Xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường phổ thông tiếp cận xu hướng đổi mới giáo dục

Tài liệu Xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường phổ thông tiếp cận xu hướng đổi mới giáo dục: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 62 (02/2019) No. 62 (02/2019) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn 37 XÂY DỰNG VĂN HÓA CHẤT LƯỢNG TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG TIẾP CẬN XU HƯỚNG ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Building quality culture in high schools to approach the trend of education innovation ThS. Lê Thanh Hải Phòng Giáo dục Quận 5, TP.HCM Tóm tắt Nhà trường là đơn vị cơ sở của hệ thống giáo dục, đồng thời là một dạng của tổ chức trong xã hội. Văn hóa chất lượng nhà trường là công cụ không thể thiếu trong xây dựng và phát triển giáo dục. Văn hóa chất lượng góp phần giúp nhà trường tạo dựng được hệ thống quản lý ổn định, thích nghi với môi trường bên ngoài và có sự hài hòa của môi trường bên trong. Bài viết giới thiệu và phân tích một số nghiên cứu liên quan đến văn hóa chất lượng của các tác giả trong và ngoài nước, nghiên cứu thực trạng về văn hóa ...

pdf13 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường phổ thông tiếp cận xu hướng đổi mới giáo dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 62 (02/2019) No. 62 (02/2019) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn 37 XÂY DỰNG VĂN HÓA CHẤT LƯỢNG TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG TIẾP CẬN XU HƯỚNG ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Building quality culture in high schools to approach the trend of education innovation ThS. Lê Thanh Hải Phòng Giáo dục Quận 5, TP.HCM Tóm tắt Nhà trường là đơn vị cơ sở của hệ thống giáo dục, đồng thời là một dạng của tổ chức trong xã hội. Văn hóa chất lượng nhà trường là công cụ không thể thiếu trong xây dựng và phát triển giáo dục. Văn hóa chất lượng góp phần giúp nhà trường tạo dựng được hệ thống quản lý ổn định, thích nghi với môi trường bên ngoài và có sự hài hòa của môi trường bên trong. Bài viết giới thiệu và phân tích một số nghiên cứu liên quan đến văn hóa chất lượng của các tác giả trong và ngoài nước, nghiên cứu thực trạng về văn hóa chất lượng ở các trường phổ thông hiện nay; từ đó làm cơ sở cho các trường phổ thông xây dựng văn hóa chất lượng được thể hiện qua: văn hóa trách nhiệm, văn hóa tinh thần và văn hóa quản lý tiếp cận xu hướng đổi mới giáo dục. Từ khóa: mô hình văn hóa, văn hóa chất lượng, văn hóa chất lượng trường phổ thông. Abstract The school is the basic unit of the education system, and is also a form of organization in society. School quality culture is an indispensable tool in construction and educational development. Quality culture in the school plays a role in creating a stable management environment, helping the school adapt to the external environment, creating a harmonious internal environment. The article first introduces and analyses some research related to quality culture of domestic and foreign authors; it then studies the status of quality culture in schools at present; thereby serving as a basis for high schools to build a quality culture shown by: culture of responsibility, spiritual culture and management culture to approach the trend of education innovation. Keywords: cultural models, quality culture, quality culture in high schools. 1. Đặt vấn đề Quá trình toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động mạnh đến các quốc gia trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người, trong đó có giáo dục. Mỗi một cơ sở giáo dục (CSGD) đều có sứ mạng xây dựng và phát triển nhà trường. Chất lượng giáo dục theo xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa đang tạo động lực thúc đẩy các tổ chức giáo dục phải xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng (VHCL). Tất cả các CSGD phải luôn luôn đổi mới, phát triển tích cực, định hướng chiến Email: lethanhhaih@yahoo.com SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 62 (02/2019) 38 lược và xây dựng lộ trình phát triển phù hợp với tình hình chung của quốc gia, khu vực và quốc tế để có thể đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế tri thức [1]. VHCL trong nhà trường là công cụ không thể thiếu trong xây dựng và phát triển giáo dục. VHCL có thể được xem là ý thức, nhận thức và trách nhiệm của tất cả mọi người trong CSGD về chất lượng, phù hợp với chiến lược và mục tiêu chung khi thực hiện bất kỳ công việc gì. Điều này được hiểu là bản thân mỗi người luôn có ý thức và trách nhiệm về công việc mình làm và đặt chất lượng phù hợp với chiến lược và mục tiêu lên hàng đầu. VHCL trong nhà trường tạo nên niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong các hoạt động của nhà trường. VHCL trong nhà trường tạo ra một môi trường quản lý ổn định, giúp cho Nhà trường thích nghi với môi trường bên ngoài, tạo ra sự hoà hợp môi trường bên trong. Ở bất kỳ giai đoạn nào, các CSGD phải nỗ lực tìm kiếm giải pháp xây dựng VHCL để phù hợp với bối cảnh bên trong, đáp ứng yêu cầu bên ngoài, hướng đến tăng cường và đồng thuận nhận thức chất lượng của các cá nhân và tập thể. Vì vậy, VHCL là công cụ không thể thiếu trong xây dựng và phát triển giáo dục. Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi tìm hiểu một số nghiên cứu liên quan đến VHCL của các tác giả trong và ngoài nước. Đồng thời, nghiên cứu thực trạng về VHCL trong nhà trường phổ thông hiện nay. Từ đó đề xuất một số giải pháp xây dựng VHCL trong trường phổ thông tiếp cận xu hướng đổi mới giáo dục. 2. Quan niệm và một số yếu tố cấu thành văn hóa chất lượng trường phổ thông Nhiều tác giả trong và ngoài nước có những quan điểm khác nhau về VHVL, cụ thể: Quan điểm thứ nhất cho rằng, VHCL là tất cả mọi người trong CSGD cùng nhau gánh vác và chịu trách nhiệm về chất lượng [8] và nhận định VHCL chỉ thật sự có khi mọi người đoàn kết xung quanh những giá trị chung và nhằm mục đích đạt được kết quả khác thường cho rằng VHCL (Blanchard, O’Connor, 1988). VHCL là yếu tố kích hoạt sử dụng hợp lý các nguồn lực khác nhau trong một CSGD [4]. Quan điểm thứ hai theo hướng hành động cho rằng, VHCL có liên quan chặt chẽ đến văn hóa tổ chức (VHTC) nhằm mục tiêu nâng cao và cải tiến chất lượng liên tục [7, 9], trong đó văn hóa học đường/VHCL được xem như một công cụ để phản ánh chất lượng của CSGD [1, 14] và việc đánh giá và cải tiến liên tục tạo thành vòng tròn chất lượng dần dần hình thành văn hóa chất lượng [5]. Quan điểm thứ ba theo hướng nhận thức cho rằng, tập trung vào yếu tố con người có thói quen làm việc có chất lượng [4], VHCL như một chủ đề bối cảnh (bản chất phong cách sống, cách suy nghĩ và cách hiểu, là một cái gì đó không thể hiện được bằng văn bản) thay vì một tập các thủ tục [10, 3] nhấn mạnh thêm yếu tố nhận thức của cá nhân và tập thể trong VHCL (dựa trên quan điểm của Lanarès [11]). VHCL được xem như một tiểu văn hóa, dựa trên giá trị của văn hóa tổ chức và đề xuất khung quan sát quá trình tiến triển VHCL như hình 1 [11]. LÊ THANH HẢI TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 39 2. Chuyển các giá trị thành hành động 1. Gia tăng số người đồng thuận 1+2 = Sự phát triển của VHCL Hình 1. Sơ đồ phát triển VHCL 2 chiều Năm 2012, tác giả Ngô Doãn Đãi đưa ra giải pháp xây dựng VHCL qua các giải pháp như: (1) Bồi dưỡng kiến thức về đảm bảo chất lượng, kiểm định chất lượng cho các cán bộ quản lý các cấp và (2) Phát triển đội ngũ chuyên gia về đảm bảo chất lượng trong các cơ sở giáo dục [2]. Tác giả Lê Văn Hảo và Nguyễn Kim Dung năm 2012 đã trình bày những điều kiện cần thiết để xây dựng và phát triển VHCL trong CSGD gồm: (1) Thay đổi tư duy, trước hết ở cấp lãnh đạo; (2) Xác định đúng vị trí của VHCL; (3) Xây dựng hệ thống giá trị và chính sách triển khai; (4) Tạo sự đồng thuận trong GV, cán bộ viên chức và người học [4]. Qua việc nghiên cứu về VHCL trong các CSĐT của các tác giả trên cho thấy VHCL luôn gắn liền với các hoạt động của một CSGD. VHCL nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức sư phạm. Tổng hợp các yếu tố cấu thành VHCL, chúng ta có sơ đồ dưới đây: Hình 2: Một số yếu tố cấu thành VHCL trường phổ thông SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 62 (02/2019) 40 VHCL trong nhà trường nhằm mục tiêu khẳng định được phong cách, xác định hệ thống giá trị, chuẩn mực đạo đức của nhà trường. Một số yếu tố cấu thành VHCL trường phổ thông thể hiện qua (hình 2) được biểu hiện cụ thể qua các phương diện sau: Từ phương diện cá nhân: các cá nhân phải cùng nhau chia sẻ những khó khăn, thách thức; đặt hết niềm tin vào công việc hiện tại vì sự phát triển; có trách nhiệm với nhà trường, xã hội; sống hòa đồng, đồng thuận trong kế hoạch, chiến lược của nhà trường, đấu tranh với những việc làm trái với quy định. Từ phương diện tập thể: các báo cáo của đơn vị được phản ánh đúng thực trạng; nhà trường có xây dựng kế hoạch tự điều chỉnh; tăng cường trách nhiệm của CBQL và GV; nâng cao nhận thức chất lượng trong giảng dạy và học tập; có biện pháp đổi mới chính sách nâng cao chất lượng. 3. Thực trạng của văn hóa chất lượng ở các trường phổ thông VHCL trong nhà trường đều được biểu hiện qua bốn phương diện đặc trưng: văn hoá quản lí giáo dục, văn hoá học tập, chia sẻ, văn hoá dạy học và tư vấn, văn hoá cộng đồng và giao tiếp. Có thể thấy những yếu tố trên là tập hợp những giá trị tích hợp chủ yếu như những truyền thống tốt dẹp, những giá trị cốt lõi tích luỹ được trong phát triển với những nét khác biệt tùy theo từng CSGD. Tiêu chí quyết định của VHCL của nhà trường phổ thông chính là sự khác biệt [4]. Đặc biệt văn hoá nghề nghiệp của mỗi nhà giáo, văn hoá học tập của mỗi người học, văn hoá quản lí của mỗi nhà quản lí càng sâu sắc thì VHCL trong nhà trường đó càng tạo được sự khác biệt. Để tìm hiểu thực trạng của VHCL ở trường phổ thông, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn một số cán bộ quản lý (CBQL) và giáo viên (GV) ở một số trường phổ thông bằng các hình thức như trao đổi trò chuyện hoặc qua các buổi họp. Trong một vài trường hợp không thể phỏng vấn trực tiếp, tác giả trao đổi thông tin qua điện thoại. Tổng số đối tượng phỏng vấn là 17 người. Phương pháp trưng cầu ý kiến và thực hiện qua 60 phiếu khảo sát gồm 20 CBQL và 40 GV từ một số trường tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh để tìm hiểu những biểu hiện văn hóa cũng như những suy nghĩ của họ về công việc đổi mới giáo dục mà nhà trường phổ thông đã thực hiện. Như chúng ta đều biết, trong môi trường giáo dục không thể tránh khỏi những đối kháng hoặc bất đồng quan điểm dẫn đến chưa đồng thuận giữa các cá nhân, đơn vị, giữa nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài. Vì vậy, các vấn đề này sẽ được giải quyết nếu chúng ta có được VHCL. VHCL là cầu nối hài hòa và logic chất lượng giữa các thực thể trong và ngoài trường. Khảo sát hành vi của mọi người trong trường phổ thông chúng tôi thu được kết quả (bảng 1) như sau: LÊ THANH HẢI TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 41 Bảng 1: Tỉ lệ phần trăm ý kiến của GV về những biểu hiện của mọi người trong CSGD Biểu hiện CBQL GV 1. Cùng nhau chia sẻ những khó khăn, thách thức 80% 88% 2. Tin tưởng, chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau 90% 80% 3. Đặt hết niềm tin vào công việc hiện tại vì sự phát triển 85% 75% 4. Hỗ trợ, giúp đỡ đồng nghiệp mới 75% 70% 5. Có trách nhiệm với nhà trường, xã hội 70% 75% 6. Sống hòa đồng, đồng thuận trong kế hoạch, chiến lược 90% 80% 7. Đấu tranh với những việc làm trái với quy định 70% 73% 8. Lãnh đạo luôn khuyến khích, tạo điều kiện 80% 75% Kết quả thu được không có sự khác biệt đáng kể giữa 2 đối tượng CBQL và GV. Các tiêu chí đạt kết quả từ 70% trở lên. Điều này thể hiện sự đồng thuận, niềm tin, cam kết và bình đẳng của mọi người đối với công việc và những người xung quanh. Tiêu chí đấu tranh với những việc làm trái với quy định và có trách nhiệm với nhà trường, xã hội, tỉ lệ chỉ ở mức từ 70% đến 75%. Điều này có nguyên nhân từ đặc điểm văn hóa của người Việt Nam, thích sống yên ổn, ngại đụng chạm nếu như lợi ích của bản thân không bị ảnh hưởng. VHCL của nhà trường phổ thông thể hiện qua các yếu tố cá nhân cùng nhau chia sẻ, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong công việc, đặc biệt là mỗi cá nhân phải có trách nhiệm trong công việc, kết quả thu được như hình 3. Hình 3: Ý kiến của CBQL, GV về những biểu hiện của mọi người trong trường phổ thông SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 62 (02/2019) 42 Một số CBQL, GV cho rằng vai trò của lãnh đạo đơn vị rất quan trọng trong việc tạo nên sự hòa thuận, bình đẳng trong môi trường giáo dục. Mặc khác, tuy có sự ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi của lãnh đạo trường, nhưng một số ít các cá nhân trong trường vẫn còn gây khó khăn hoặc chưa hợp tác chặt chẽ với nhau để thực hiện công việc. Niềm tin của cá nhân về một vấn đề nào đó có thể dựa vào một người khác mà họ tin tưởng để có thể đi đến một quyết định chấp nhận hay bác bỏ. Khảo sát CBQL, GV trong những tình huống khó khăn hoặc quyết định một vấn đề quan trọng liên quan đến công việc, họ sẽ tham khảo ý kiến các đối tượng nào (hình 4). Kết quả khảo sát (hình 4) cho thấy đồng nghiệp thân nhất là người tin cậy nhiều nhất để CBQL, GV tham khảo ý kiến. Điều này cho thấy GV và CBQL rất e dè trong việc bày tỏ những tình huống khó khăn của mình với Ban giám hiệu cũng như tổ trưởng của mình. Hình 4: Tỉ lệ CBQL, GV tham khảo ý kiến các đối tượng trong tình huống khó khăn Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc và chất lượng trong công việc của lãnh đạo và GV ở một số trường phổ thông, qua phỏng vấn cho thấy ý thức, môi trường làm việc và hiệu quả công việc là những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến chất lượng công việc rõ nhất. Đây là những yếu tố tạo niềm tin và động lực để họ quan tâm đến chất lượng. Nhìn chung, sự tin tưởng là động lực thúc đẩy mỗi cá nhân, tập thể quyết tâm thực hiện mục tiêu, kế hoạch đã vạch ra, là nền tảng cho sự thành công trong mọi hoạt động. Số liệu khảo sát (bảng 1) chứng tỏ sự bình đẳng và đồng thuận của mọi người trong đơn vị. Các trường phổ thông cần tăng cường trao đổi chuyên môn, tăng cường tiếp xúc, trao đổi, giao lưu giữa lãnh đạo nhà trường đối với GV để tạo mối quan hệ thân thiện hơn nữa, từ đó GV có thể đặt niềm tin vào nhà trường nhiều hơn trong việc giải quyết các vấn đề khó khăn liên quan đến giảng dạy và học tập. Ngoài ra, để tìm hiểu về các hoạt động ở trường phổ thông chúng tôi còn lấy ý kiến của CBQL, GV về hoạt động hiện tại mà nhà trường đang thực hiện, kết quả thu được ở bảng 2 như sau: LÊ THANH HẢI TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 43 Bảng 2: Tỉ lệ ý kiến của CBQL và CB về thực trạng hoạt động giáo dục trường PT Nội dung CBQL GV 1. Các báo cáo phản ánh đúng thực trạng 95% 95% 2. Nhà trường có xây dựng kế hoạch tự điều chỉnh 90% 80% 3. Tăng cường trách nhiệm của CBQL và GV 85% 83% 4. Nâng cao nhận thức chất lượng trong giảng dạy và học tập 80% 88% 5. Đổi mới mục tiêu, phương pháp, nội dung giảng dạy 85% 80% 6. Có biện pháp đổi mới chính sách nâng cao chất lượng 90% 83% 7. Thực hiện đánh giá kết quả giảng dạy đảm bảo khách quan 90% 80% 8. Kết quả sau các đợt kiểm tra được sử dụng hợp lý 80% 75% 9. Các hoạt động chuyên môn và phong trào được các cá nhân tham gia với tinh thần tích cực 80% 85% Kết quả của bảng 2 chỉ ra rằng các hoạt động tại trường phổ thông hiện nay có chất lượng khá tốt, đội ngũ CBQL và GV luôn ý thức trong công tác quản lý và giảng dạy. Mặt khác, 95% vừa CBQL và GV đều nhìn nhận các báo cáo phản ánh đúng thực trạng của các CSGD. Tổng hợp thông tin từ các CSGD hiện nay, việc báo cáo công việc hoạt động của các CSGD khá ổn định và nề nếp, đây là bước tiến đáng kể của hoạt động ĐBCL và từng bước hình thành VHCL trong trường phổ thông. Về cơ bản các trường phổ thông đã nhận thức được các việc làm cần thiết phải thực hiện và có những bước đi khác nhau để thúc đẩy và nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, tạo sự đồng thuận của mọi người trong trường, đặc biệt GV là những người tham gia trực tiếp vào hoạt động này. Các thông tin khảo sát chỉ ra ảnh hưởng từ nhận thức chất lượng của CBQL và GV đã có sự thay đổi qua cách nhìn nhận vấn đề mới, thể hiện sự đổi mới, nhận thức, trách nhiệm trong bước đầu hình thành và phát triển VHCL. Từ ý kiến của CBQL và GV cho thấy họ đã đồng thuận với hoạt động này trong nhận thức, góp phần tăng cường năng lực, hành động đối với các hoạt động trong nhà trường phổ thông hiện nay, điều này là nền tảng cho việc hình thành VHCL ở trường phổ thông. Ngoài ra, VHCL trong trường phổ thông trước hết thể hiện ở phong cách hoạt động quản lí và chuyên môn hài hoà, hiểu biết lẫn nhau để tạo nên môi trường học tập thân thiện, hợp tác và cởi mở cho người học. Trong học tập, nếu nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để người học học hỏi, chia sẻ và trải nghiệm xã hội trong học tập tương tác lẫn nhau thì đây là điều kiện thúc đẩy môi trường văn hóa phát triển. Mọi người trong đơn vị có trách nhiệm, hòa thuận, bình đẳng và cam kết chất lượng hay không phần lớn do sự lãnh đạo của lãnh đạo đơn vị, môi trường và không khí làm việc. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 62 (02/2019) 44 Bảng 3: Tỉ lệ ý kiến của CBQL và CB về công tác hỗ trợ của Nhà trường Nội dung CBQL GV 1. Điều kiện, môi trường học tập tốt 100% 93% 2. Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi 95% 80% 3. Công khai, minh bạch các hoạt động hỗ trợ 90% 80% 4. Đội ngũ CBQL nhiệt tình hướng dẫn hỗ trợ GV và người học 85% 75% 5. Định kỳ, nhà trường có tổ chức trao đổi kinh nghiệm học tập 90% 78% 6. Cách ứng xử của CBQL nhã nhặn, nhiệt tình 95% 80% 7. Hỗ trợ đầy đủ trang thiết bị học tập 95% 78% 8. Thông tin có liên quan đến công việc được đáp ứng kịp thời 85% 73% 9. GV được tham gia phản hồi ý kiến về các mặt hoạt động liên quan 85% 83% Qua số liệu thu thập được hầu hết đánh giá của CBQL và GV về công tác hỗ trợ nhà trường khá cao hơn mức trung bình. Nội dung 2, 4, 5, 7 và 8 ở đối tượng CBQL và GV có độ chênh lệch trong ý kiến. Các nội dung còn lại không có sự chênh lệch đáng kể. Việc hỗ trợ giữa các thành viên trong nhà trường và giữa nhà trường với bên ngoài cũng là những tiêu chí giúp xã hội nhìn vào mà xem xét VHCL của nhà trường. Nó là những giá trị riêng thể hiện ở nghi thức, phong cách hành vi và ngôn ngữ giao tiếp tương đối tiêu biểu cho những chuẩn mực chung và truyền thống của trường. Cách ứng xử của CBQL nhã nhặn, nhiệt tình giúp cho tập thể đoàn kết và mọi người hợp tác cùng nhau làm việc. Tóm lại, qua sự phân tích thực trạng về văn hóa chất lượng của trường phổ thông, chúng tôi thấy các hoạt động của giáo dục phổ thông hiện nay tương đối ổn định, hầu hết CBQL và GV đều nhận xét việc đổi mới giáo dục có tác động nhất định đối với bản thân, mọi hoạt động của tổ chức thay đổi và phát triển theo hướng tích cực tiếp cận xu thế đổi mới hiện nay. Tuy nhiên, giữa 2 đối tượng CBQL và GV còn có sự chênh lệch trong một số nội dung như: nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi; định kỳ, nhà trường có tổ chức trao đổi kinh nghiệm học tập.v.v. Bên cạnh đó, qua phỏng vấn, CBQL và GV đều nhìn nhận có sự tiến triển tốt, tích cực trong các hoạt động quản lý và giảng dạy, chất lượng đào tạo có thay đổi theo hướng tích cực, có sự thay đổi về quy trình làm việc trong cách quản lý, điều hành. Trong các báo cáo cho thấy mỗi cá nhân đều có ý thức về hoạt động phản hồi, chất lượng làm việc được cải thiện sau công tác kiểm tra. Tuy nhiên, những thay đổi còn chậm và chưa được rộng khắp vì hiện tại những thay đổi còn mang tính hình thức và chưa đi vào thực chất. VHCL chưa có sẵn mà đang từng bước hình thành tạo nền tảng cho sự phát triển vững chắc. Hơn nữa, đa số các CBQL, GV cho rằng việc xây dựng và phát triển VHCL là hoạt động không thể thiếu ở một trường phổ thông trong thời kỳ hội nhập và phát triển. LÊ THANH HẢI TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 45 4. Đề xuất biện pháp xây dựng văn hóa chất lượng trường phổ thông Trong quá trình hình thành và phát triển, trường phổ thông cần tạo nên một hệ thống các giá trị phản ánh niềm tin, truyền thống văn hóa, chuẩn mực về chuyên môn, để xây dựng và phát triển thương hiệu của Nhà trường. VHCL trong trường phổ thông là những giá trị và khát vọng chung, là sức mạnh tinh thần tích cực, dám nghĩ dám làm cho sự phát triển và lớn mạnh trong mọi hoàn cảnh, là sức mạnh tập thể thể hiện trong việc truyền cảm hứng cho các thành viên để đạt được những mục tiêu hiệu quả hơn. Vì vậy, dựa trên kết quả khảo sát, đánh giá, chúng tôi sẽ đề xuất 3 biện pháp xây dựng VHCL trong môi trường giáo dục phổ thông trên 3 phương diện là: xây dựng VHCL về mặt trách nhiệm (văn hóa trách nhiệm), VHCL về mặt tinh thần (văn hóa tinh thần) và VHCL về mặt quản lý (văn hóa quản lý). 4.1. Nâng cao trách nhiệm của cá nhân hình thành VHCL về mặt trách nhiệm Theo tác giả Mergler (2007) định nghĩa tinh thần trách nhiệm cá nhân là khả năng nhận biết và kiểm soát suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của bản thân, sẵn sàng chịu trách nhiệm trước bản thân và xã hội về kết quả các việc đã thực hiện do bản thân đảm nhận. Mergler đưa ra cấu trúc tinh thần trách nhiệm cá nhân gồm bốn thành phần như Hình 4 [7]. Hình 4. Các thành tố của tinh thần trách nhiệm cá nhân Từ các thành phần của tinh thần trách nhiệm cá nhân, chúng ta có thể thấy rằng tinh thần trách nhiệm cá nhân rất quan trọng và là nền tảng để hình thành các loại hình văn hóa trong trường phổ thông. Tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân cần được thể hiện qua các hoạt động trong nhà trường để hình thành văn hóa trách nhiệm trong từng bộ phận, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ trên tinh thần nhận thức, kiểm soát và chịu trách nhiệm những gì họ đã làm. Mỗi giá trị trách nhiệm (tác phong, quy trình làm việc, thực hiện nội quy, quy định của đơn vị, cơ quan,) trong tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân góp phần xây dựng tập hợp các giá trị trách nhiệm trong văn hóa trách nhiệm của tập thể, đơn vị. Vì vậy, mỗi cá nhân cần rèn luyện các phẩm chất và kĩ năng cụ thể như: + Rèn luyện tinh thần vượt khó trong SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 62 (02/2019) 46 công việc. + Kĩ năng nhận thức và giải quyết vấn đề nảy sinh trong nghề nghiệp. + Tự học và tự nghiên cứu các văn bản, nội quy, quy định cùng những đổi mới về mặt chuyên môn nghiệp vụ giảng dạy. + Rèn luyện thái độ hòa nhã đối với đồng nghiệp, học sinh và cộng đồng. Đối với mỗi cá nhân nếu có tinh thần trách nhiệm thì các hoạt động giáo dục của trường phổ thông sẽ được triển khai hiệu quả, đúng kế hoạch, phản ánh đúng thực trạng, hỗ trợ cải tiến, nâng cao chất lượng. Tinh thần trách nhiệm cá nhân sẽ mang lại kết quả tích cực sẽ tạo ra các giá trị chất lượng thẩm thấu vào ý thức của cá nhân. Văn hóa trách nhiệm được hình thành hoặc được đánh thức trong mỗi cá nhân khi tham gia vào hoạt động giáo dục và đào tạo. Vì vậy, văn hóa trách nhiệm là tích hợp kết quả hoạt động hiệu quả vào tinh thần trách nhiệm cá nhân. Khi văn hóa trách nhiệm được hình thành sẽ thúc đẩy nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân. 4.2. Nâng cao tinh thần làm việc lên tầm cao thành VHCL về mặt tinh thần Văn hóa tinh thần trong trường phổ thông được thể hiện trong cách suy nghĩ, cách cư xử và cách sống của mỗi cá nhân thông qua lý tưởng chung về mặt đạo đức, quy tắc và đặc trưng của mọi hoạt động ở trường học và cuộc sống hàng ngày của cá nhân. Đời sống, vật chất và tinh thần luôn gắn kết chặt chẽ với nhau trong mối quan hệ biện chứng. Tinh thần làm việc tốt sẽ tạo động lực thúc đẩy sự phát triển, chuyển hóa các giá trị tinh thần thành hoạt động tạo ra vật chất. Nếu mỗi người làm việc với tâm thế thoải mái sẽ hình thành các giá trị tinh thần tích cực qua hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất nhằm phát triển văn hóa tinh thần. Ở góc độ quá trình phát triển, VHCL tinh thần trong nhà trường phổ thông phải có tính ổn định, bền vững và thường xuyên; ở góc độ hệ thống, văn hóa tinh thần trong trường phổ thông nhấn mạnh sự lãnh đạo, khai trí, thẩm thấu và giáo dục khai phóng; ở góc độ hình thức, văn hóa tinh thần phải có tính nhân văn, mỗi thành viên đều phải có đặc điểm tinh thần này, được thể hiện qua lời nói, quy tắc, hoạt động, môi trường hoặc phong cách làm việc, học tập, phong cách sống; ở góc độ cống hiến, văn hóa tinh thần trong trường phổ thông thể hiện bốn đặc điểm gồm tính nhân văn, tính hiện đại, tinh thần đổi mới và phẩm chất của các thành viên. Cách tăng cường xây dựng văn hóa tinh thần trong trường chủ yếu là xây dựng hệ giá trị cốt lõi, phát triển ý thức trách nhiệm của mọi người trong trường và hình thành mô hình văn hóa tinh thần mới. Hệ giá trị cốt lõi là các giá trị phản ánh được các yêu cầu thiết yếu của nhà trường. Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt của đời sống xã hội dẫn đến đa dạng hóa các giá trị trong đời sống. Do đó, đa dạng hóa các giá trị trong trường phổ thông là điều cần thiết để đáp ứng sự thay đổi của xã hội. Vì vậy, mỗi CBQL, GV cần rèn luyện một số phẩm chất sau: + Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo. + Có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác. + Có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp. + Sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, LÊ THANH HẢI TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 47 đồng nghiệp và cộng đồng. + Tận tụy với công việc, thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường, của ngành. + Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí. + Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục. Bên cạnh việc rèn luyện các giá trị cốt lõi trên, CBQL, GV còn phải nuôi dưỡng ý thức trách nhiệm trong nhà trường. Để hình thành văn hóa tinh thần trong nhà trường cũng như những giá trị cốt lõi là một quá trình tích lũy lâu dài và khó khăn. Sự vượt trội của văn hóa nếu có từ ý thức trách nhiệm của mọi thành viên trong nhà trường phù hợp với sứ mệnh đã tuyên bố. Một số cách phát triển ý thức trách nhiệm như: kích thích sự nhiệt tình, động viên mọi người làm việc, cư xử đúng mực, tuân thủ nguyên tắc, bảo đảm hiệu quả và thời gian. Đảm bảo mọi người đều biết về sứ mệnh, mục tiêu và tầm nhìn của nhà trường. Chỉ đạo quyết liệt từ cấp lãnh đạo: lãnh đạo tạo động lực thúc đẩy ý thức trách nhiệm của mọi người chuyển thành hành động trong công việc của mình. 4.3. Xây dựng môi trường VHCL về mặt quản lý Các trường phổ thông gắn liền với văn hoá quản lí, đó là những giá trị tích cực trong phong cách, năng lực và hiệu quả quản lí. Điều đó phải tích luỹ từ truyền thống và bồi dưỡng bằng hiện tại, đặc biệt từ những tác động của quá trình hiện đại hoá giáo dục. Văn hoá quản lí cần thấm đậm trong nhà quản lí, trong thủ tục và công cụ quản lí, trong tác phong và nền nếp làm việc (quản lí thời gian), đặc biệt trong hiệu lực và hiệu quả giải quyết vấn đề quản lí khi chúng nảy sinh, nhất là trước những trạng thái khác nhau của đối tượng quản lí. Những trạng thái này thường không được áp trực tiếp vào các quy định và thủ tục hành chính có sẵn. Chẳng hạn, tình trạng khấn cấp mà nhà trường thường phải đối mặt là hoả hoạn, bão lụt, bệnh dịch, mất điện, ô nhiễm nước, sinh viên nổi loạn hay chống đối.v.v. Cốt lõi của văn hoá quản lí là những kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giải quyết vấn đề và kĩ năng thể hiện phong cách quản lí thích hợp với quá trình giải quyết vấn đề. Để xây dựng văn hoá quản lý trong trường phổ thông, CBQL, GV cần tạo dựng ra môi trường giáo dục tích cực bằng cách thực hiện những việc làm cụ thể sau: (1) Xây dựng mối quan hệ lành mạnh giữa các thành viên trong nhà trường bằng cách thiết lập các chuẩn mực đạo đức tạo dựng bởi mối quan hệ giữa GV với GV, GV với nhân viên, giữa các nhân viên với nhau và giữa hội đồng giáo dục với HS. Trong môi trường này, mọi người đều cảm thấy được tôn trọng, được yêu thích vì thế mỗi người trong tập thể đều tìm thấy sự thành công. Việc xây dựng các mối quan hệ lành mạnh trong nhà trường cần được duy trì và chú trọng bằng việc tạo ra các tương tác tích cực giữa các thành viên trong nhà trường, thể hiện dược sự quan tâm của cá nhân về mục tiêu, hoạt động và chính lí tưởng về sự phát triển bản thân mỗi thành viên. (2) CBQL cần rèn luyện kĩ năng cần thiết như kĩ năng lắng nghe, chia sẻ, ra SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 62 (02/2019) 48 quyết định, phê bình và tự phê bình,... những kĩ năng này phải được các nhà QLCB quan tâm để tạo được sự tin cậy từ phía GV, học sinh, phụ huynh và các đối tượng có liên quan. Đó là tiền đề mọi người trong tập thể có được sự trung thực nghề nghiệp, sự nhạy cảm, quan tâm, tôn trọng, đáng tin cậy và những bộ óc thông minh trong việc tạo ra môi trường giáo dục nhân văn và văn hoá quản lý tiếp cận xu hướng đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. (3) Tạo môi trường giáo dục công bằng và dân chủ: Từng học sinh và từng GV cần được thấy về tầm nhìn chiến lược của nhà trường, nhận thấy nhà trường là một môi trường công bằng và dân chủ, một môi trường mà các nội quy nhất quán được thực thi và đáng tin cậy dành cho tất cả mọi thành viên. Điều đó có nghĩa là sự tin cậy đã giúp duy trì và phát triển môi trường giáo dục công bằng và dân chủ. 5. Kết luận Nhà trường là một hệ thống xã hội và là một dạng tổ chức. Những yếu tố thực thể của hệ thống này gồm người học, người dạy, các nhà quản lí, tài chính, tài sản, đất đai, hạ tầng kĩ thuật, thư viện, học liệu. Trong mỗi trường học, VHCL là thành tố không thể thiếu được, nó được hình thành và phát triển khi nhà trường được thành lập và vận hành. Một nhà trường được xem như một xã hội thu nhỏ với các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn nhất định, hoạt động trong khuôn khổ cho phép, là một thành phần đang tồn tại trong xã hội. Trường phổ thông là một tổ chức giáo dục đào tạo những con người đáp ứng nhu cầu của xã hội về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Trong đó, VHCL trong trường học là thành tố cốt lõi quyết định chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của nhà trường. Trong quá trình xây dựng và phát triển VHCL, trường phổ thông phải chú trọng đến các nội dung phát triển văn hóa trách nhiệm, văn hóa tinh thần và văn hóa quản lý để phù hợp với bối cảnh hiện tại. Những nội dung nào tiên quyết phải thực hiện, đặc biệt chú trọng tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân làm nền tảng xây dựng lộ trình phát triển VHCL góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, thương hiệu và uy tín của nhà trường phổ thông. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Khánh Đức (2009), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 2. Ngô Doãn Đãi (2012), Những thách thức đối với các trường ĐH Việt Nam trong việc xây dựng và phát triển VHCL, Báo cáo tập huấn Xây dựng hệ thống ĐBCL và VHCL bên trong các trường ĐH, 22-24/02/2012, Vinh. 3. Nguyễn Chí Hòa, Vũ Minh Hiền (2011), Phát triển văn hóa chất lượng hướng tới xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế, Kỷ yếu hội thảo khoa học VHCL trong trường ĐH, 20/10/2011, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội. 4. Lê Đức Ngọc (2008). Văn hóa tổ chức. Trung tâm Kiểm định Đo lường và Đánh giá chất lượng giáo dục (CAMEEQ), Hà Nội. 5. Nguyễn Kim Sơn (2011), Bước đầu xây dựng văn hóa chất lượng ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Kỷ yếu hội thảo khoa học VHCL trong trường ĐH, 20/10/2011, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội. 6. Thai, D. D. 2013. Forming Quality Institutions in Higher Education Establishment, 2013 AQAN Seminar and Roundtable meeting: "Building Quality Culture and National Qualifications Framework", Ho Chi Minh City, Vietnam, October 16th - 18th, 2013. LÊ THANH HẢI TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 49 7. Ahmed S. M. (2008), “Quality Culture”, College of Engineering and Computing, Florida International University, Miami, Florida. 8. Crosby P. B. (1986), Running Things – The art of making things happen, New York: McGraw Hill. 9. Gvaramadze I. (2008), “From Quality Assurance to Quality Enhancement in the European Higher Education Area”, European Journal of Education (43), pp. 443-455. 10. Harvey L. (2009), Deconstructing quality culture, EAIR Conference in Vilnius. 11. Lanarès J. (2009), Tracking the development of a Quality Culture: Is the discourse translated into action?, University of Lausanne. 12. Mergler, A. 2007. Personal Responsibility: The Creation, Implementation and Evaluation of A School-Based Program. Doctor thesis Doctor of Philosophy in Education, Queensland University of Technology. 13. Smith T. (1994). Changing University Culture Through Promotion Policies. 1994 Frontiers in Education Conference, pp. 552-556. 14. Vettori O. (2012), Examining Quality Culture: Part III - From self-reflection to enhancement, EUA Publications 2012, European University Association. 15. Wang W. (2011). On the Destruction of Spiritual Culture in University. 978-1- 4577-0536-6/11, IEEE, pp. 5656-5659. Ngày nhận bài: 13/9/2018 Biên tập xong: 15/02/2019 Duyệt đăng: 20/02/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf64_3106_2214969.pdf
Tài liệu liên quan