Xây dựng bộ chỉ số tổn thương môi trường khí hậu trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Nam Định - Đào Ngọc Hùng

Tài liệu Xây dựng bộ chỉ số tổn thương môi trường khí hậu trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Nam Định - Đào Ngọc Hùng: 167 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1059.2018-0018 Natural Sciences 2018, Volume 63, Issue 3, pp. 167-175 This paper is available online at XÂY DỰNG BỘ CHỈ SỐ TỔN THƢƠNG MÔI TRƢỜNG KHÍ HẬU TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH NAM ĐỊNH Đào Ngọc Hùng¹, Lê Thị Hồng Thúy¹ và Cù Thị Phương² ¹Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ²Khoa Thủy văn và tài nguyên nước, Trường Đại học Thủy lợi Tóm tắt. Ban ứng dụng khoa học địa chất Nam Thái Bình Dương (SOPAC) đã đưa ra phương pháp xây dựng bộ chỉ số tổn thương môi trường dựa trên tính tổn thương, tính chống chịu và khả năng phục hồi tự nhiên của các yếu tố môi trường. Qua nghiên cứu về các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại Nam Định chúng tôi nhận thấy môi trường khí hậu bị tổn thương nhiều nhất. Dựa vào cách tiếp cận của SOPAC, thông qua phương pháp thu thập sử lí số liệu, phương pháp EVI, phương pháp bản đồ và GIS cùng với phương pháp toán học, kết quả thu đư...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng bộ chỉ số tổn thương môi trường khí hậu trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Nam Định - Đào Ngọc Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
167 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1059.2018-0018 Natural Sciences 2018, Volume 63, Issue 3, pp. 167-175 This paper is available online at XÂY DỰNG BỘ CHỈ SỐ TỔN THƢƠNG MÔI TRƢỜNG KHÍ HẬU TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH NAM ĐỊNH Đào Ngọc Hùng¹, Lê Thị Hồng Thúy¹ và Cù Thị Phương² ¹Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ²Khoa Thủy văn và tài nguyên nước, Trường Đại học Thủy lợi Tóm tắt. Ban ứng dụng khoa học địa chất Nam Thái Bình Dương (SOPAC) đã đưa ra phương pháp xây dựng bộ chỉ số tổn thương môi trường dựa trên tính tổn thương, tính chống chịu và khả năng phục hồi tự nhiên của các yếu tố môi trường. Qua nghiên cứu về các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại Nam Định chúng tôi nhận thấy môi trường khí hậu bị tổn thương nhiều nhất. Dựa vào cách tiếp cận của SOPAC, thông qua phương pháp thu thập sử lí số liệu, phương pháp EVI, phương pháp bản đồ và GIS cùng với phương pháp toán học, kết quả thu được cho thấy các vùng ven biển có chỉ số tổn thương môi trường khí hậu lớn nhất, đặc biệt tổn thương môi trường khí hậu bởi thời kì nóng, thời kì lạnh. Các vùng ở khu vực phía Tây Bắc của lãnh thổ nghiên cứu bị tổn thương ít nhất. Từ khóa: Biến đổi khí hậu, tổn thương môi trường, bộ chỉ số tổn thương môi trường khí hậu, phát triển bền vững. 1. Mở đầu Nguồn tài nguyên đang dần suy kiệt và bị tàn phá nặng nề do các nhu cầu vật chất của con người đã làm cho môi trường sống ngày càng bị tổn thương hơn. Chính vì vậy, có rất nhiều tổ chức và các nhà khoa học đã nghiên cứu về môi trường hoặc đầu tư các nguồn tài chính cho nghiên cứu như: Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc, Trung tâm thông tin môi trường toàn cầu, Ban ứng dụng khoa học địa chất Nam Thái Bình Dương, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á. Nam Định là một tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông Hồng, có nhiều lợi thế của một vùng duyên hải nhưng cũng chịu nhiều thiên tai bão lũ. Cùng với sự phát triển kinh tế, hiện nay Nam Định đang phải đối mặt với vấn đề môi trường như các hiện tượng nắng nóng, lạnh ẩm, các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế và đời sống xã hội của tỉnh [1]. Trong bối cảnh đó việc xác định mức độ tổn thương của môi trường là cần thiết, giúp các cấp quản lí xác định rõ đối tượng tổn thương và đề ra các biện pháp khắc phục chính xác và hợp lí. Đã có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước theo hướng xác định mức độ tổn thương của môi trường như xây dựng các bộ chỉ số môi trường, mà kết quả giúp các nhà khoa học, các nhà quản lí sử dụng và có định hướng trong các hoạt động bảo vệ môi trường. Nghiên cứu “Sự phân bố không gian của chỉ số hạn hán trong mùa khô ở Tiền Giang theo các kịch bản khí nhà kính 4.5 và 8.5” của Đào Ngọc Hùng, Trần Văn Thương, Nguyễn Trọng Hiệu [2]; Nghiên cứu “Sự biến đổi theo thời gian của các chỉ số hạn hán trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở tỉnh Tiền Giang” của Ngày nhận bài: 19/2/2017. Ngày sửa bài: 20/3/2017. Ngày nhận đăng: 27/3/2017. Tác giả liên hệ: Đào Ngọc Hùng. Địa chỉ e-mail:daongochung69@gmail.com Đào Ngọc Hùng, Lê Thị Hồng Thúy và Cù Thị Phương 168 Trần Văn Thương, Phan Văn Phú, Đào Ngọc Hùng [3] là những nghiên cứu định tính xây dựng chỉ số khô hạn phù hợp cho lãnh thổ Đồng bằng sông Cửu Long với một mùa khô điển hình, nhưng chỉ đánh giá tổn thương môi trường khí hậu ở khía cạnh hạn hán. Các nghiên cứu xây dựng chỉ số chất lượng môi trường đô thị (UEQI) và áp dụng cho một số đô thị tại Việt Nam” của Trần Quang Lộc và Phạm Khắc Liêu [4], xây dựng chỉ số môi trường - xã hội cho thực hiện REDD + Cấp tỉnh của Trung tâm con người và Thiên nhiên của Nguyễn Việt Dũng, Nguyễn Hải Vân [5] đều xây dựng chỉ số môi trường theo phương pháp bán định lượng, nên tính khách quan, độ tin cậy của kết quả không cao. Đánh giá tính dễ bị tổn thương môi trường được phát triển bởi Ban ứng dụng khoa học địa chất Nam Thái Bình Dương (SOPAC) và Chương trình môi trường Liên hiệp quốc (UNEP)[6] bằng cách xây dựng các chỉ số dựa trên trụ cột phát triển bền vững phù hợp với đặc thù tỉnh Nam Định và cách tính định lượng sẽ đảm bảo kết quả mang tính khách quan và tin cậy. Hơn nữa tất cả các chỉ số sẽ được quy về 7 mức độ để có thể so sánh mức độ tổn thương giữa các yếu tố môi trường khác nhau. Trong bài báo này, dựa trên hướng dẫn của SOPAC tác giả tiến hành xây dựng bộ chỉ số tổn thương môi trường khí hậu EVI cho tỉnh Nam Định với các chỉ số nhiệt, ẩm cho một số thiên tai khí hậu cực đoan như: thời kì nóng, thời kì lạnh, thời kì khô và thời kì ẩm. Đây là những dữ liệu thứ cấp và thông tin nền đáng tin cậy, phản ánh hiện trạng mức độ tổn thương của môi trường khí hậu, ứng dụng vào quản lí môi trường vì sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội và phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai do biến đổi khí hậu tại Nam Định. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 2.1.1. Bối cảnh nghiên cứu Nam Định là một tỉnh ven biển ở phía nam đồng bằng sông Hồng. Về vị trí địa lí, tỉnh Nam Định phía bắc giáp tỉnh Thái Bình, phía tây tiếp giáp với tỉnh Hà Nam, phía nam giáp với tỉnh Ninh Bình, phía đông là biển Đông [8], có diện tích tự nhiên 166,9 nghìn ha, chiếm khoảng 0,5% diện tích tự nhiên của Việt Nam [9]. Về đặc điểm địa lí tự nhiên, trước tiên khí hậu Nam Định là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 24˚C, và có sự phân hóa theo mùa. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu chung của khu vực, nhiệt độ ở Nam Định có xu hướng gia tăng, đặc biệt trong các năm gần đây (Hình 1). Lượng mưa trung bình năm ở Nam Định từ 1400 - 1700 mm, mùa mưa bắt đầu từ tháng V đến tháng X. Tổng lượng mưa trong mùa mưa chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm, mùa khô từ tháng XI đến tháng IV năm sau. Nam Định nằm trong khu vực hàng năm chịu ảnh hưởng của từ 4 đến 6 cơn bão, chủ yếu trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 10 [7]. Nằm ở rìa Đông Nam của Đồng bằng sông Hồng, Nam Định có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần theo hướng tây bắc đông nam với độ cao trung bình khoảng 0,5 - 2m so với mực nước biển. Nam Định có hệ thống sông ngòi dày đặc, chủ yếu chạy theo hướng tây bắc đông nam - hướng nghiêng của địa hình. Chế độ thủy văn phân thành hai mùa rõ rệt: mùa cạn và mùa lũ. Các loại đất chính ở khu vục này chủ yếu thuộc nhóm đất phù sa, đất mặn và đất phèn. So với diện tích tự nhiên của tỉnh, diện tích đất nông nghiệp của Nam Định chiếm 54,8%, đất lâm nghiệp chiếm 1,73% - chủ yếu là rừng ngập mặn phân bố ở khu vực ven biển [9]. Theo kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2016), đến cuối thế kỷ 21, nếu mực nước biển dâng lên 100 cm thì Nam Định có nguy Xây dựng bộ chỉ số tổn thương môi trường khí hậu trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Nam Định 169 cơ ngập 58% diện tích tỉnh và Nam Định chính là nơi có nguy cơ ngập sâu nhất của vùng đồng bằng sông Hồng [10]. Hình 1. Biến trình nhiều năm và xu thế nhiệt độ không khí trung bình năm trạm Nam Định Nam Định có hệ động thực vật phong phú và đa dạng, trong đó thực vật chiếm khoảng 50%, động vật chiếm khoảng 40% các loài trong cả nước. Nam Định có hai khu vực đất ngập nước nằm trong vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển Châu thổ sông Hồng - được UNESCO công nhận vào năm 2004 do có những giá trị đa dạng sinh học nổi bật toàn cầu [11]. Mật độ dân số tỉnh Nam Định luôn ở mức cao. Tính đến năm 2016 tổng dân số toàn tỉnh là 1852,6 nghìn người, trong đó số dân thành thị chiếm 18,3%, số dân nông thôn chiếm 81,7%, mật độ dân số 1110 người/km2 [9]. Về đặc điểm kinh tế - xã hội, thu nhập bình quân theo tháng của người lao động ở địa phương đạt 4.512 nghìn đồng, thấp hơn giá trị trung bình của cả nước, tuy nhiên kinh tế Nam Định có tốc độ tăng trưởng cao. GDP theo giá thực tế năm 2016 đạt 76.807,9 tỉ đồng tăng 107% so với năm 2005. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng thể hiện đúng bản chất của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa [9]. Hình 2. Biểu đồ thể hiện cơ cấu chuyển dịch kinh tế theo ngành của Nam Định giai đoạn 2006 - 2016 Đào Ngọc Hùng, Lê Thị Hồng Thúy và Cù Thị Phương 170 Cơ sở hạ tầng tại tỉnh Nam Định khá hoàn thiện. Hệ thống đường giao thông đầy đủ các loại hình, đặc biệt tỉnh có tiềm năng phát triển về giao thông hàng hải qua cảng biển Thịnh Long. Hệ thống đường dây truyền tải điện, lưới điện và hệ thống biến áp của Nam Định được xây dựng đồng bộ, phù hợp; hệ thống thủy lợi đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. 2.1.2. Số liệu nghiên cứu Đề tài đánh giá tính tổn thương môi trường khí hậu thông qua xây dựng bộ chỉ số đánh giá mức độ tổn thương qua các chỉ số khí hậu về thời kì nóng, thời kì lạnh, thời kì ẩm và thời kì khô. Nghiên cứu đã sử dụng các số liệu nhiệt độ và lượng mưa của 2 trạm Nam Định và Văn Lí với độ dài chuỗi là 30 năm (1986 - 2015). Cụ thể hơn đó là tổng lượng mưa các tháng và nhiệt độ trung bình các tháng trong năm. Đặc biệt hơn để so sánh mức độ tổn thương của hiện tại so với quá khứ, chuỗi số liệu 5 năm gần đây (2001 - 2005) được sử dụng chi tiết hơn, đó là nhiệt độ tối cao ngày, nhiệt độ tối thấp ngày. Để xác định chính xác hơn sự phân bố không gian của chỉ số tổn thương môi trường khí hậu, ngoài hai trạm khí tượng trên địa bàn Nam Định (Nam Định, Văn Lí), nghiên cứu này còn sử dụng số liệu của một số trạm xung quanh Nam Định, đó là các trạm: Ninh Bình, Nho Quan, Cúc Phương, Thái Bình, Hà Nam, Hồi Xuân, Hải Dương và Hưng Yên. 2.1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu * Phương pháp thu thập xử lí và tổng hợp tư liệu Trong quá trình tính toán các chỉ số tổn thương khí hậu việc thu thập các tư liệu, số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu là rất quan trọng. Bên cạnh đó, do đặc thù của từng loại số liệu, tư liệu (không đồng nhất về thời gian, về đơn vị hoặc chuỗi số liệu không liên tục) vận dụng phương pháp này để xử lí số liệu, tư liệu sẽ đảm bảo được tính tổng hợp, đồng nhất tương đối của cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu [12]. Cụ thể tác giả đã tiến hành thu thập tư liệu của tỉnh Nam Định: số liệu khí tượng trong giai đoạn 1986 - 2015. Các số liệu về đất đai, dân cư, kinh tế - xã hội được được thu thập từ niên giám thống kê tỉnh Nam Định năm 2015. Sau khi thu thập tác giả tiến hành xử lí và tổng hợp tư liệu, để có tư liệu liên tục và đồng bộ. * Phương pháp biểu đồ, bản đồ và hệ thống thông tin địa lí (GIS) Biểu đồ và bản đồ là những ngôn ngữ quan trọng của địa lí, vận dụng các phương pháp trên số liệu nghiên cứu sẽ được trực quan hóa trên các biểu đồ, sự phân hóa theo không gian của các chỉ số tổn thương khí hậu cũng sẽ được thể hiện rõ hơn trên bản đồ với sự trợ giúp của công nghệ GIS. Cụ thể, những biến động theo thời gian của các yếu tố, số liệu khí hậu sẽ được thể hiện trên các biểu đồ với sự trợ giúp của phần mềm Microft Exel; sự phân hóa không gian của các chỉ số tổn thương khí hậu trên bản đồ đã được công nghệ GIS với phần mềm Arcgis trợ giúp. * Phương pháp khảo sát thực địa Khảo sát thực địa giúp xác định những thông tin thực tế về mức độ tổn thương môi trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Nam Định, đề xuất những giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững gắn với hoàn cảnh địa phương. Bên cạnh đó khảo sát thực địa còn giúp kiểm chứng độ phù hợp của kết quả nghiên cứu trong tự nhiên. Trong quá trình nghiên cứu tác giải đã thực hiện các tuyến thực địa: Thành phố Nam Định - Mĩ Lộc - Vụ Bản - Xuân Trường - Trực Ninh và Giao Thủy - Hải Hậu - Nghĩa Hưng. * Phương pháp EVI Các chỉ số EVI đều được thiết kế và đánh giá theo ba tiêu chí: mối nguy hiểm, mức độ thiệt hại và khả năng chịu đựng, chống lại mối nguy hiểm và các chính sách liên quan tới khả năng phục hồi. Do vậy bộ chỉ số sẽ cung cấp cái nhìn sâu rộng là phương pháp đánh giá nhanh và chuẩn Xây dựng bộ chỉ số tổn thương môi trường khí hậu trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Nam Định 171 hóa các đặc trưng một cách tổng thể từ mức độ ảnh hưởng phụ thuộc, mức độ tác động và khả năng phục hồi. Chỉ số tổn thương môi trường khí hậu thời kì ẩm, được tính bằng mức độ vượt quá lượng mưa trung bình năm (mm) trong 5 năm gần đây cho tất cả các tháng có lượng vượt quá lớn hơn 20% giá trị trung bình 30 năm của tháng chia cho % số tháng vượt quá ngưỡng 20% trong năm năm cuối, ta thu được tổng lượng mưa vượt ngưỡng là X. Giá trị thô thời kì ẩm W được tính theo công thức: W = X . Chỉ số EVI về mức độ tổn thương thời kì ẩm (W) được tính theo bảng: EVI 1 2 3 4 5 6 7 W ≤ 5 5 15 Nguồn: [9] Về chỉ số tổn thương môi trường khí hậu thời kì khô, tương tự như chỉ số ẩm. Tính tổng lượng mưa hụt so với ngưỡng là X. Giá trị thô thời kì khô được tính theo công thức: D = Log(X) Chỉ số EVI về mức độ tổn thương thời kì khô (D) được tính theo bảng: EVI 1 2 3 4 5 6 7 D ≤ 4 4 6,5 Nguồn: [9] Chỉ số tổn thương môi trường khí hậu thời kì nóng (H) được tính bằng cách lượng nhiệt của tất cả các ngày trong 5 năm cuối vượt quá 5ºC so với nhiệt độ trung bình tháng trong 30 năm trước đó. Giá trị thô thời kì nóng được tính theo công thức: H = Log(X+1) Chỉ số EVI về mức độ tổn thương thời kì nóng (H) được tính theo bảng: EVI 1 2 3 4 5 6 7 H ≤ 3,5 3,5 6 Nguồn: [9] Chỉ số tổn thương môi trường khí hậu thời kì lạnh (C) được tính bằng cách lượng nhiệt của tất cả các ngày trong 5 năm cuối thiếu hụt nhiệt ở mức nhỏ hơn 5ºC so với nhiệt độ trung bình tháng trong 30 năm trước đó. Giá trị thô thời kì nóng được tính theo công thức: C = Log(X+1) Chỉ số EVI về mức độ tổn thương thời kì lạnh được tính theo bảng: Mức độ tổn thương 1 2 3 4 5 6 7 C ≤ 3,5 3,5 6 Nguồn: [9] 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Kết quả tính toán Qua những tính toán cho từng chỉ số tổn thương cho hai trạm Nam Định, trạm Văn Lí và 8 trạm khí tượng ở vùng xung quanh thu được những kết quả cho từng chỉ số như sau: Về chỉ số tổn thương môi trường khí hậu thời kì ẩm: theo các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tổn thương môi trường khí hậu thời kì ẩm của tỉnh Nam Định chỉ ở mức độ 1 (Hình 3). Tuy nhiên Đào Ngọc Hùng, Lê Thị Hồng Thúy và Cù Thị Phương 172 thấy rằng chỉ số về tổn thương ở hai trạm Văn Lí và trạm Nam Định lại có sự khác biệt. Tại trạm Nam Định tổng số tháng dư thừa ẩm trong 5 năm cuối là 18 tháng trong khi đó tại trạm Văn Lí là 25 tháng. Tính theo giá trị quy đổi thì mặc dù tại Trạm Văn Lí ở mức độ 1 nhưng giá trị bằng 5 là giới hạn cuối của mực độ tổn thương 1. Xét về mặt không gian có thể thấy mức độ tổn thương môi trường khí hậu thời kì ẩm của khu vực tỉnh Nam Định không đáng lo ngại và có xu hướng giảm dần từ biển trong đất liền. Về chỉ số tổn thương môi trường khí hậu thời kì khô tại khu vực Nam Định có nhiều nét tương đồng với tổn thương môi trường khí hậu thời kì ẩm. Tại trạm trạm Văn Lí tổng số tháng thâm hụt ẩm là 20 tháng còn tại trạm Nam Định là 17 tháng. Kết quả tính toán cho thấy số tháng thâm hụt ẩm ở cả hai trạm rơi vào các tháng 3, 4 và tháng 9, 10. Lí giải cho kết quả trên có thể thấy tổn thương môi trường khí hậu thời kì ẩm và thời kì khô ở khu vực tỉnh Nam Định ở mức thấp do tỉnh là giáp biển nên có sự điều hòa hơn về chế độ ẩm. Về chỉ số tổn thương môi trường khí hậu thời kì nóng: dựa vào các tính toán cho thấy tổn thương môi trường khí hậu thời kì nóng là một yếu tố tổn thương nhất trong các yếu tố khí hậu mà đề tài nghiên cứu, hầu như tất cả các trạm đều ở mức 5, mức 6 và mức 7 (Hình 3). Tại trạm Nam Định tổng số ngày có nhiệt độ tối cao lớn hơn 5ºC so với nhiệt độ trung bình trong 30 năm là 238 ngày và tại trạm Văn Lí là 230 ngày, 2 trạm tại tỉnh Nam Định đều tổn thương ở mức 5. Phân tích theo không gian, chỉ số tổn thương môi trường khí hậu thời kì nóng có thể phân ra ba khu vực phân bố mức độ tổn thương theo vị trí gần hay xa biển. Khu vực có mức độ tổn thương ít nhất tại khu vực ven biển phía nam và đông nam. Khu vực tổn thương nhiều nhất chủ yếu ở khu vực phía tây bắc giáp với Hà Nam, Ninh Bình. Về chỉ số tổn thương môi trường khí hậu thời kì lạnh ở trên toàn khu vực tương đối đồng nhất hầu như tại các trạm đều ở mức độ tổn thương 5, chỉ duy nhất ở trạm Văn Lí ở mức độ tổn thương 6. Số ngày nhiệt độ tối thấp thấp hơn nhiệt độ trung bình năm trong 30 năm ở trạm Nam Định là 238 ngày và tại trạm văn Lí là 248 ngày chủ yếu rơi vào các tháng mùa đông từ tháng 10 đến tháng 12. Tại khu vực ven biển có mức độ tổn thương nặng hơn so với khu vực trong đất liền do đặc điểm ở khu vực này thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và gió thổi từ biển vào, nên thường nhiệt độ tối thấp thấp hơn nơi khác. Hình 3. Biểu đồ chỉ số tổn thương môi trường khí hậu tại các trạm Nam Định và Văn Lí Xây dựng bộ chỉ số tổn thương môi trường khí hậu trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Nam Định 173 2.2.2. Phân vùng tổn thƣơng khí hậu Qua số liệu thu thập trong giai đoạn 30 năm từ 1986 đến 2015 và tính toán tại các trạm khí tượng để có thể nội suy ra mức độ tổn thương về khí hậu tại tỉnh Nam Định có thể thấy trong bối cảnh biến đổi khí hậu, chỉ số tổn thương khí hậu thời kì khô và chỉ số tổn thương khí hậu thời kì ẩm chỉ ở mức độ thấp - mức 1. Tuy nhiên các chỉ số tổn thương khí hậu thời kì nóng (dựa trên số liệu nhiệt độ tối cao ngày) khá cao: tại trạm Văn Lí và Nam Định đều có mức độ tổn thương là 5. Chỉ số tổn thương khí hậu thời kì lạnh (dựa trên số liệu nhiệt độ tối thấp ngày) tại Nam Định ở mức 5 và Văn lí ở mức 6. Như vậy có thể thấy Nam Định là khu vực mà chịu ảnh hưởng của yếu tố nhiệt rất lớn. Đặc biệt là do tổn thương lạnh ngày mà có sự thiếu hụt nhiệt độ, chủ yếu là trong các tháng mùa đông, cao nhất là vào tháng 1 và tháng 12. Dựa vào việc tính toán các số liệu quan trắc trong 30 năm, từ 1986 đến 2015 tại 10 trạm khí tượng bao gồm: trạm Nam Định, trạm Văn Lí, trạm Ninh Bình, trạm Hà Nam, trạm Thái Bình, trạm Cúc Phương, trạm Nho Quan, trạm Hưng Yên, trạm Hồi Xuân và trạm Hải Dương, lấy trị số trung bình của các chỉ số tổn thương môi trường khí hậu, thành lập được bản đồ thể hiện mức độ tổn thương của tỉnh Nam Định với 3 mức độ tổn thương: tổn thương mức độ thấp; tổn thương mức độ trung bình và tổn thương mức độ cao (Hình 4). Từ bản đồ đồ tổn thương môi trường khí hậu tỉnh Nam Định, nhận thấy mức độ tổn thương phân bố theo hướng giảm dần từ ven biển và sâu trong nội địa. Các khu vực ven biển bao gồm toàn bộ huyện Giao Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hưng, Xuân Trường và một bộ phận một số khu vực thuộc phía Tây Nam của tỉnh chịu mức độ tổn thương về khí hậu lớn nhất. Khu vực ít chịu tổn thương nhất nằm sâu trong nội địa thuộc khu vực thành phố Nam Định. Hình 4. Bản đồ tổn thương môi trường khí hậu tỉnh Nam Định Đào Ngọc Hùng, Lê Thị Hồng Thúy và Cù Thị Phương 174 3. Kết luận Từ kết quả nghiên cứu có thể nhận thấy mức độ tổn thương môi trường khí hậu ở tỉnh Nam Định tăng dần từ lục địa ra phía biển, thấp nhất ở khu vực trung tâm thành phố Nam Định. Tuy nhiên, mức độ tổn thương môi trường khí hậu bởi thời kì khô và thời kì ẩm ở khu vực nghiên cứu là không đáng kể. Nguyên nhân do Nam Định là một tỉnh duyên hải, độ ẩm không khí luôn được biển điều hòa, nên sự biến động thời kì khô và thời kì ẩm trong 5 năm cuối so với chuỗi 30 năm trước đó không đáng kể. Bên cạnh đó, mức độ tổn được môi trường khí hậu khá lớn trong thời kì nóng. Chỉ số tổn thương môi trường khí hậu thời kì nóng là 5/7 ở cả hai trạm khí tượng Văn Lí và Nam Định. Có nhiều nguyên nhân cho sự tổn thương môi trường khí hậu, trong đó hàng đầu phải kể đến nguyên nhân do sự phát triển kinh tế - xã hội và do bản thân nhân tố biến đổi khí hậu gây nên. Môi trường khí hậu thời kì nóng tổn thương khá lớn như vậy sẽ gây áp lực trên bề mặt Trái đất, đến môi trường nước trên lục địa vào các thời gian có nhiệt độ cao, ảnh hưởng đến năng suất sinh học, mức độ oxi hóa, sự ô nhiễm, sự sinh sản và những mối quan hệ hữu cơ trong các hệ sinh thái, trong tự nhiên. Trên các khu vực đất liền, thời kì nhiệt độ cao kéo dài có thể dẫn tới các hiệu ứng kèm theo như hạn hán, cháy rừng. Mức độ tổn được môi trường khí hậu lớn nhất là trong thời kì lạnh. Chỉ số tổn thương môi trường khí hậu thời kì lạnh đạt 6/7 tại trạm Văn Lí và 5/7 tại trạm Nam Định. Nguyên nhân của sự tổn thương này do tác động của biến đổi khí hậu; Mặc dù nhiệt độ có xu thế chung là tăng, nhưng những giá trị nhiệt độ tối thấp ngày càng cực đoan hơn. Môi trường khí hậu thời kì lạnh tổn thương lớn như vậy sẽ gây áp lực trên bề mặt Trái đất và tài nguyên nước trên lục địa vào các thời gian có nhiệt độ thấp, ảnh hưởng đến năng suất sinh học, đặc biệt là các loài sinh vật nhiệt đới tại Nam Định cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các hoạt động KT - XH khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đào Ngọc Hùng, 2009. Hoàn lưu gió mùa mùa đông ở lớp dưới của khí quyển và ảnh hưởng của nó đến một số cây trồng trên lãnh thổ phía Bắc Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu khoa học SPHN-09-323, Trường ĐHSP Hà Nội 09-43. [2] Hung D.N, Thuong T.V, Hieu N.T., 2017. The spatial distribution of drought index in dry season in Tien Giang province under representative concentration pathways scenarios 4.5 and 8.5. Disaster Advances, Vol 10 (9) September 2017, page 27-33. [3] Thuong T. V., Phu V. P., Hung D. N, 2017. The Temporal Variation of Drought Indices in times of Climate Change in Tien Giang Province. Disaster Advances, Vol 10 (6) June 2017. p. 10-16. [4] Trần Quang Lộc, Phạm Khắc Liệu, 2012. Nghiên cứu xây dựng chỉ số chất lượng môi trường đô thị (UEQI) và áp dụng cho một số đô thị tại Việt Nam. Tạp chí khoa học, Trường Đại học Huế, Tập 74B, Số 5, 93-102. [5] Nguyễn Việt Dũng, Nguyễn Hải Vân, 2016. Chỉ số môi trường-xã hội cho thực hiện REDD+ Cấp tỉnh, Trung tâm Con người và Thiên nhiên. [6] SOPAC, 2004, Manual: How to Use the Environmental Vulnerability Index (EVI). [7] Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thuỷ văn, Số liệu khí tượng. [8] Lê Thông chủ biên, 2002. Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam (tập 1), Nxb Giáo dục, Hà Nội. [9] Cục thống kê Nam Định, 2016. Niên giám thống kê Nam Định 2016. Nxb Thống kê. Xây dựng bộ chỉ số tổn thương môi trường khí hậu trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Nam Định 175 [10] Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam. Nxb Tài nguyên-Môi trường và Bản đồ Việt Nam. [11] [12] Phan Văn Tân, 2005. Phương pháp thống kê trong khí hậu. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. ABSTRACT Building environmental climatic vulnerability index for Nam Dinh province in the context of climate change Dao Ngoc Hung¹, Le Thi Hong Thuy¹ and Cu Thi Phuong² 1 Faculty of Geography, Hanoi National University of Education, ²Faculty of Hydrology and Water resources, Thuyloi University, Hanoi South Pacific Applied Geoscience Commission (SOPAC) has developed a vulnerability indexes based on the vulnerability, resilience and rehabilitability of environment. Previous researches on natural and socio-economic factors in the context of climate change showed that the climatic environment is the most vulnerable in Nam Dinh. Based on the SOPAC approach, data collection, EVI and, GIS and mapping methods, the research shows that coastal areas have a high index according to the most environmental climatic vulnerability. The northern region of the research area is the least affected. Keywords: Climate change, environmental vulnerability, environmental climatic vulnerability index, climate change, sustainable development.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5151_18_nhung_7899_2123678.pdf
Tài liệu liên quan