Về những quan điểm cơ bản trong công tác di dân ở Việt Nam

Tài liệu Về những quan điểm cơ bản trong công tác di dân ở Việt Nam: Xã hội học số 4 - 1985 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn VẤN ĐỀ DÂN CƯ VÀ ĐỊNH CƯ VỀ NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN TRONG CÔNG TÁC DI DÂN Ở VIỆT NAM TRẦN ĐÌNH HOAN Thứ trưởng Bộ Lao động 1. Tính tất yếu của công tác di dân, phân bố lại lao động ở nước ta trong chặng đường đều của thời kỳ quá độ. Nước ta đất nước ít người đông, dân số lao động tăng nhanh và phân bố hợp lý giữa các vùng trên lãnh thổ, biểu hiện: a) Hiện ta có ngót 60 triệu dân, đất nông nghiệp (đất canh tác) đã khai phá mới có 6,9 triệu ha, bình quân 0,12 ha/người. Trong khi của thế giới là 0,35 ha, các nước đang phát triển 0,32 ha; Pháp 1,02 ha; Ba Lan 9,94 ha; Rumani 1,13 ha, Bungari 1,21 ha/người Giả định dân số năm 2000 là 76 – 78 triệu, nếu không mở mang thêm diện tích thì diện tích canh tác bình quân đầu người giảm từ 1280m2 xuống 921m2/người, điều đáng quan tâm hiện nay là diện tích đất nông nghiệp hàng năm giảm khoảng 2 vạn ha chuyển sang đất chuyên dùng. b) Dân số và lao độ...

pdf6 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 797 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Về những quan điểm cơ bản trong công tác di dân ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 4 - 1985 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn VẤN ĐỀ DÂN CƯ VÀ ĐỊNH CƯ VỀ NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN TRONG CÔNG TÁC DI DÂN Ở VIỆT NAM TRẦN ĐÌNH HOAN Thứ trưởng Bộ Lao động 1. Tính tất yếu của công tác di dân, phân bố lại lao động ở nước ta trong chặng đường đều của thời kỳ quá độ. Nước ta đất nước ít người đông, dân số lao động tăng nhanh và phân bố hợp lý giữa các vùng trên lãnh thổ, biểu hiện: a) Hiện ta có ngót 60 triệu dân, đất nông nghiệp (đất canh tác) đã khai phá mới có 6,9 triệu ha, bình quân 0,12 ha/người. Trong khi của thế giới là 0,35 ha, các nước đang phát triển 0,32 ha; Pháp 1,02 ha; Ba Lan 9,94 ha; Rumani 1,13 ha, Bungari 1,21 ha/người Giả định dân số năm 2000 là 76 – 78 triệu, nếu không mở mang thêm diện tích thì diện tích canh tác bình quân đầu người giảm từ 1280m2 xuống 921m2/người, điều đáng quan tâm hiện nay là diện tích đất nông nghiệp hàng năm giảm khoảng 2 vạn ha chuyển sang đất chuyên dùng. b) Dân số và lao động phân bố chưa hợp lý giữa các vùng. Vùng đồng bằng và ven biển chiếm 80% dân số của toàn quốc, nhưng diện tích canh tác chỉ bằng 29% diện tích đất tự nhiên của toàn quốc, và người lại trung du, miền núi, Tây nguyên chiếm 80% diện tích tự nhiên dân số chiếm 20%. Điều đáng lưu ý là ngay trong từng tỉnh bản thân từng huyện, xã, mật độ dân số và diện tích canh tác bình quân đầu người cũng không hợp lý. Mật độ dân số Thái Bình 1000 người/km2, trong đó huyện Đông Hưng 1.157 người/km2; tỉnh Hà Nam Ninh 757 người/km2, nhưng huyện Mường tè 5 người/km2; Tây Nguyên 23 người/km2 c) Phân bố lao động không hợp lý giữa các ngành. Hiện nay lao động nông nghiệp vẫn chiếm ngót 60% lao động trong các ngành của nền kinh tế quốc dân, trong đó lao động trồng trọt vẫn chiếm 75%, lao động chăn nuôi mới chiếm 3,8%. Đất có khả năng nông nghiệp 10 triệu ha, lâm nghiệp là 15 triệu ha, lao động nông nghiệp là 16 triệu ha. Lao động công nghiệp mới chiếm 13% lao động xã hội, trong đó lao động tiểu thủ công nghiệp (nhẽ ra hàng năm tăng chục vạn) thì 5 năm (1978 – 1983) chỉ tăng có 3 vạn người. d) Bản thân dân số và lao động cũng có những đặc điểm nội tại đáng lưu ý. Từ 1921 – 1983, dân số tăng rất nhanh, xấp xỉ 3,7 lần. Đặc biệt cuộc bùng nổ dân số vào, những năm 60 đã và đang ảnh hưởng tới tốc độ tăng nguồn lao động. Nếu những năm Xã hội học số 4 - 1985 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Về những quan điểm 63 1955 – 1989 bình quân hàng năm tăng 65 – 70 vạn lao động, thì từ 1981 – 1985 hàng năm tăng 1 triệu lao động, và tốc độ tăng lao động từ nay đến 1992 vẫn từ 3,3 – 3,5%, đến nay 200, tốc độ tăng lao động là 2,2% trong tổng số 16 triệu lao động. d) Sự phân bố sản xuất, tài nguyên thiên nhiên khác nhau giữa các vùng và nói chung, những vùng giàu đất đai tài nguyên thì lại thiếu lao động Tóm lại, nước ta hiện nay trình độ phát triển của sức sản xuất trong nông nghiệp còn thấp, dân số đông và tăng nhanh. Tốc độ tăng lao động cao hơn tốc độ tăng dân số, lại phân bố không hợp lý giữa các vùng lãnh thổ; đất đai đưa vào sản xuất cho nền kinh tế, trong khi đó ta có nguồn lao động dồi dào, phân bố chưa hợp lý, quỹ đất đai, rừng, biển, tài nguyên chưa được khai thác còn lớn. Chính sự tác động giữa các yếu tố đó tạo nên tính tất yếu của quá trình di dân khai khẩn những vùng đất mới ở nước ta. Đồng thời, sự phát triển nông nghiệp nước ta cũng buộc phải phát triển theo hai hướng, vừa nâng ao trình độ thâm canh, tăng vụ, đồng thời mở mang diện tích mới thông quan quá trình di dân có tổ chức. Cả hai hướng trên đều tác động và thúc đẩy quá trình di dân. Trong khi vốn liếng đầu tư của Nhà nước có khó khăn, chính một phần suất đầu tư lần đầu cho một hộ di dân ở miền đất mới lại được sản sinh ra từ sản xuất nông nghiệp thặng dư ở miền đất cũ tăng cường trình độ thâm canh mà có. 2. Phải xuất phát từ những chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác di dân đi khai khẩn những vùng đất mới. Đặc biệt phải thường xuyên tổng kết, đúc rút kinh nghiệm (rút ra những quy luật, tính quy luật, những bài học kinh nghiệm) để thường xuyên cụ thể hóa và bổ sung những chủ trương, phương hướng, biện pháp của Đảng và Nhà nước đối với công tác di dân. Các Nghị quyết Đại học Đảng toàn quốc lần thứ III, IV, V và các Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 2, lần thứ 8, thứ 19 thứ 22 (khóa III); lần thứ 2, thứ 5, thứ 6 (khóa IV) và lần thứ 3 thứ 4 thứ 7 (khóa V), đã giành những vị trí xứng đáng cho công tác di dân và phân bố lao động. Đặc biệt, Bộ chính trị Trung ương Đảng đã có một nghị quyết riêng số 71/NQ-TW tháng 2-1963 về công tác di dân mở mang kinh tế - văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc. Đây là một hệ thống những chủ trương phương hướng và những biện pháp lớn về công tác di dân ở nước ta. Trên cơ sở các chủ trương cơ bản của Nhà nước, Hội đồng Chính phủ và Hội đồng Bộ trưởng cũng đã ra một loạt những văn bản nhằm cụ thể hóa các chủ trương của Đảng về công tác di dân, phân bố và phân bố lại lao động. Chúng tôi suy nghĩ, nhiệm vụ của công tác di dân trong thời kỳ 1986 – 2000 là công tác rất quan trọng có tính chất chiến lược trong toàn bộ chiến lược kinh tế - xã hội của đất nước. Yêu cầu cấp bách của thực tiễn đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải có những chủ trương mới nhằm tiếp tục cụ thể hơn nữa những tư tưởng và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực này. Muốn vậy các văn bản của Đảng về công tác di dân phải được xây dựng trên cơ sở tổng kết một cách khoa học – tức là những tổng kết này phải rút ra được những đặc điểm cơ bản, những quy luật, tính quy luật, biểu hiện của quy luật và tính quy luật, và những bài học kinh nghiệm trong công tác di dân từ 1960 đến 1985. Xin nêu một số ý kiến bước đầu về những vấn đề trên đây: a) Về đặc điểm (có tính đặc thù của di dân ở Việt Nam): thực chất quá trình di dân ở nước ta từ xưa đến nay chủ yếu là quá trình di dân nông nghiệp, trong đó di Xã hội học số 4 - 1985 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 64 TRẦN ĐÌNH HOAN dân mở mang, khai nhá diện tích của đất nước, những diện tích chưa được khai thác nếu có điều kiện mở mang để trồng được lúa nước đều đã đang được triệt để tận dụng. b) Mục đích di dân bao gồm những mục đích và chính trị, kinh tế, sức ép của gia tăng dân số - hay nói một cách khác mục đích di dân của nước ta bao giờ cũng gắn liền với lịch sử dụng nước và giữ nước của dân độc, gắn với lịch sừ chống quân xâm lược phương Bắc và từng bước mở mang bờ cõi về phía Nam. Quá trình lịch sử trên dây đã hình thành luồng di dân lịch sử, đó là luồng di dân Bắc - Nam; xen vào đó là các hình thức khai khẩn đất hoang do quân đội, lực lượng tù nhân đảm nhiệm. c) Về tiềm năng đất hoang và những đặc điểm của đất hoang đối với công tác di dân. Theo số liệu báo cáo của Bộ Nông nghiệp (Viện thiết kế quy hoạch nông nghiệp), tổng diện tích đất hoang hiện nay có khoảng 11,6 – 12 triệu ha (con số này hiện nay chưa có sự thống nhất giữa các cơ quan có liên quan). Đất hoang có khả năng nông nghiệp (từ 3,6 - 4 triệu) phân bố tập trung gồm nhiều mảnh đất liên khoảnh lớn ở các vùng: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, còn các vùng khác như Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Nam trung Bộ, đất hoang đã được phân bố thành nhiều mảnh nhỏ do địa hình chia cắt tạo nên. Vì vậy tại những vùng này, đất hoang đã được phân bố theo thể đa báo. Toàn quốc có 1.041 khoảnh đất hoang đã được đo. Khoảnh nhỏ nhất có diện tích 20 - 150 ha. Loại này chiếm 70 % tổng số khoảng, khoảnh đất lớn có diện tích từ 10.000 - 30.000 ha. Về chất lượng đất: so với những vùng đất hoang của Đông Nam Á và thế giới thì nhìn chung chất lượng đất hoang ở ta vào loại khá tốt: 40% đất hoang có tầng dày trên 100cm; 50% đất hoang có tầng dày 50 -100cm; chỉ có 10% có tầng dày dưới 50cm. Thông qua việc những không đặc điểm của đất hoang, chúng ta có thể rút ra một số kết luận liên quan đến công tác di dân như sau: - Cơ cấu đất hoang cũng là đặc điểm rất đa đáng lưu ý trong công tác di dân. Đất có khả năng trồng lúa nước (thế mạnh của những người có khả năng di cư) chỉ còn khoảng 50 vạn bằng 15% đất có khả năng nông nghiệp lại chủ yếu tập trung ở Đông bằng sông Cửu Long là vùng đất phèn nặng nên khả năng phát huy thế mạnh bị hạn chế, còn 80% đất hoang là đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày. Ở những vùng này phần lớn lại là những vùng hiếm nước (hiếm cả nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt). Như vậy ở nước ta khó khăn chính trong việc khai khẩn những vùng đất mới là những điều kiện để khai thác chung. - Những khoảnh đất liền khoảnh lớn ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long là cơ sở để thực hiện phân bố lao động nội tỉnh và các luồng di dân Bắc – Nam. (Nhưng do điều kiện khai thác khó khăn và cự li di dan lớn nên nhìn chung đòi hỏi tốn kém, thường phải gấp từ 8 -10 lần so với việc đầu tư ở những vùng khác). Còn ở những khoảnh đất nhỏ và ở thế da báo ở Trung du miền núi phía Bắc, ở Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và ven biển, ở đồng bằng sông Hồng chiếm tới trên 60% diện tích đất hoang của toàn quốc – một khả năng to lớn để mở rộng đất hoang nội tỉnh, nội huyện thậm chí có nơi nội xã. Phải thừa nhận rằng đã có một thời kỳ chúng ta chưa nhận thức tới đặc điểm thực tế này nên chưa quan tâm đúng mức tới công tác khai khẩn những vùng đất mới nội tỉnh, nội huyện. Chính những đặc điểm cơ bản trên đây làm cho công tác di dân ở ta khác hẳn với công tác di dân của các nước – thậm chí có những đặc điểm nổi lên như một tính quy luật hay biểu hiện của tính quy luật đặc thù trong công tác di dân ở Việt Nam. Xã hội học số 4 - 1985 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Về những quan điểm 65 Tính quy luật đáng lưu ý hàng đầu ở nước ra là hướng di dân. Chính V.I Lê nin đã từng chỉ ra rằng tính quy luật của di dân biểu hiện: người dân sẽ di chuyển từ vùng có mức sống thấp tới vùng có mức sống cao. Qua việc khảo sát công tác di dân ơ Việt Nam chúng tôi nhận thấy rằng di dân ở ta cũng tính theo quy luật này tuy vậy biểu hiện có thể của tính quy luật này ở nước ta cũng có những nét đặc thù. Qua điều tra xã hội học do Bộ lao động phối hợp với Ủy ban Khoa học đã lộ thì nói chung những người di dân ở ta không đặt ra một điều kiện nên quyết cho việc di dân là nói đến phải có ngay cuộc sống hơn vùng đất cũ, 36,9% số người được hỏi ý kiến có những ý nghĩ về một cơ hội tốt dẹp đang trải ra trước mắt họ; 21,5% không cho rằng niềm hy vọng như trên là đúng và 1 phần rất lớn tới 41,6% cho thấy họ không có ý tưởng gì về miền đất mới. Qua những khảo sát của chúng tôi ở Sa Thay (Gia Lai- Kon Tum); Iasup, Krôngpach, các trung đoàn 715, 720 của sư 333 (Đắc Lắc); Đa Hoài (Lâm Dông) một số “cơ sở 2” ở Phú Khánh; Nam Đồng - Khe Tre huyện Phú Lộc, A lưới (Bình Trị Thiên); Văn Trấn (Hoàng Liên Sơn)... khi đồng bào mới dân chưa có ngay cuộc sống hơn vùng đất cũ, nhưng sau 2 – 3 năm đồng bào từng bước có cuộc sống cao hơn vùng đất cũ. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải tạo ra được những tiền đề để di dân (theo chúng tôi những tiền đề quan trọng nhất là đất, nước cho sản xuất và đời sống, suất đầu tư lần đầu vừa phải yêu cầu có ngay và từng bước tạo nên cơ sở hạ tầng quan trọng như đường xá, trường học, trạm xá...). Nếu ở Việt Nam cũng yêu cầu suất đầu tư lớn như Liên Xô 3 vạn rúp/hộ; Inđônêxia 5000 đô-la cho 1 hộ di dâu vì chắc chắn chúng ta rất hạn chế tổ chức quá trình di dân. Hướng di dân ở Việt Nam còn biểu hiện ở những luồng di dân cổ truyền tro lịch sử. Sau khi nước nhà hoàn toàn thống nhất, hướng di dân Bắc -Nam có điều kiện thực hiện. Nếu trong thời kỳ 1960 - 975 hướng đi dân ngoại tỉnh chủ yếu là trung du và miền núi phía Bắc chiếm tới 70-80% thì sau 1975 chỉ còn 28% (thời kỳ 1976 – 1980) và 2% (thời kỳ 1981 – 1985), hướng di dân Bắc - Nam chiếm 30% (1076 - 1980) và 75% 1981 – 1985). Nay luồng di dân Bắc - Nam qua thời gian cũng được điều chỉnh theo hướng những vùng có tiên đề di dân tốt hơn: Luồng di dân Bắc - Nam (tính theo vùng nhập cư, %) Năm Tây nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long 1976 – 1980 1981 - 1985 34 49 5,4 3,15 3l,6 11,1 Mặt khác, hướng di dân cũng được điều chỉnh theo 1 tính quy luật là khoảnh cách qua 2 giai đoạn (tính bằng %) Năm Nội tỉnh Ngoại tỉnh 1976 – 1980 1991 – 1985 35,2 59,8 64,8 40,2 Thực tế vừa qua đã chứng minh tất cả các vùng đều có khả năng di dân nội phiện, nội tỉnh, chính lợi thế về khoảng cách di dân (ở cự ly ngắn) đã làm nền cho Xã hội học số 4 - 1985 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 66 TRẦN ĐÌNH HOAN hệ số dân trụ lại. Sự di dân thành công ở Nam Trung Bộ theo hình thức “cơ sở 2” biểu hiện rõ thế mạnh và hiệu quả thiết thực của cự ly ngắn trong di dân. Xét cụ thể trong 4 năm gần đây xu hướng di dân nội tỉnh tăng lên rõ rệt. 1981 1982 1983 1984 Di dân nội tỉnh Di dân ngoại tỉnh 2/3 1/1 5/1 2/1 Chính đây là tính quy luật phản ánh tính lợp lý trong quá trình di dân. Những yêu cầu khách quan, bức thiết của từng địa phương (tỉnh, huyện) đòi hỏi phải khai thác hợp lý, nhanh chóng thế mạnh về đất đai, lao động ngay tại địa phương mình. Ngay những địa bàn khả năng nhập cư lớn đều có quá trình phân bố lại lao động tại chỗ lớn. Trung du miền núi, đồng bằng sông Cửu Long đang diễn ra quá hình di dân nội tỉnh nhằm đáp ứng những yêu cầu kinh tế xã hội của địa phương, đồng thời cũng là bước quan trọng đặt cơ sở cho việc tiếp nhận lao động theo kế hoạch chung cho chương trình di dân của cả nước. Có thể nói yếu tố khoảng cách trong di dân nông nghiệp có tổ chức ở nước ta cần được xem như là một đại lượng khả biến rất đáng được lưu ý. Khoảng cách giữ một vai trò quan trọng trong trường hợp độ dài của nó không lớn lắm giữa các vùng và đặc biệt có ý nghĩa khi diễn ra quá trình di dân nội tỉnh, nội vùng. Với địa hình của đất nước hẹp, chia cắt, số đất liền khoảnh ít, yếu tố khoảng cách trong di dân ở nước ta cần được xem xét tới như một đặc điểm không thể thiếu được khi hoạch định các địa bàn di dân trong tương lai. Một tính quy luật khác của công tác di dân là di dân nông nghiệp có tổ chức phải tuân thủ quy luật phân công lao động xã hội. Di dân nông nghiệp là một bộ phận cấu thành toàn bộ các hoạt động di dân có tổ chức khác trên lãnh thổ. Sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất khách quan đặt ra phải luôn luôn phát triển và hoàn thiện phân công lao động, Các Mác đã viết: “sự cần thiết phải phân bố lao động xã hội theo những tỷ lệ nhất định tồn tại ở mọi hình thức sản xuất xã hội”. Vì vậy di dân nông nghiệp không thể tách rời mà phải nằm trong một tổng thể khung dựa trên tổ sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất. Quá trình di dân trong các năm qua cũng xuất hiên tính quy luật đáng lưu ý, đó là tốc độ di dân. Mức biến động dân số do di dân giai đoạn 1979 – 1980 trung bình hàng năm là 0,59% so với dân số, và ở giai đoạn 1918 – 1984 là 0,38%. Nếu trừ trên 30 vạn người bỏ về ở giai đoạn 1976 - 1980 thì khối lượng di dân trung bình trong giai đoạn này bằng khối lượng di chuyển dân cư trung bình từ 1981 – 1984. Vậy phải chăng trong điều kiện kinh tế - xã hội phải xem xét tới mức độ biến động dân số do di dân nông nghiệp có tổ chức ở nhiều là phù hợp. Ở Liên Xô con số này (di dân nói chung) giao động xung quanh 1%, chúng tôi cho rằng trong những năm 80 phải chăng tốc độ di dân (nói chung) sẽ giao động xung quanh 0,7% (bao gồm di dân nông nghiệp có tổ chức khoảng 0,5%, di dân công nghiệp 0,2%). 3. Nhà nước phải tạo các tiền đề ban đầu cho vùng đất mới, đồng thời phải đặc biệt chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của họ. Tiền đề di dân được xác định một cách tổng hợp bao gồm cấc yếu tố đất nước cho sản xuất và cho sinh hoạt, vốn và những điều kiện xã hội khác trên vùng đất mới. Công việc quan tọng trước tiên phải làm là giữa các cơ quan chức năng. Xã hội học số 4 - 1985 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Về những quan điểm 67 liên quan (Tổng cục ruộng đất, bộ Nông nghiệp...) phải đi đến thống nhất đánh giá khả năng đất hoang của đất nước. Đồng thời phải tổ chức đánh giá giá trị kinh tế của tiềm năng đất - một công tác rất quan trọng nhưng thường chưa được quan tâm đúng mức. Về nước cho người và cho sản xuất, cần xúc tiến khảo sát, đánh giá nước ngầm và khai thác nước ngầm - nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, thậm chí ngay cả vùng đất hoang ở ven biển thuộc Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nam Ninh Trên cơ sở làm tốt công tác điều tra cơ bản toàn diện các mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội, tiến hành tốt các quy hoạch thiết kế địa bàn khai khẩn những vùng đất mới. Điều quan trọng là tất cả những nhiệm vụ trên đây Nhà nước phải chính thức giao nhiệm vụ cho các ngành có liên quan và phải được đưa vào các kê hoạch 5 năm và hàng năm, việc cân đối cho những nhiệm vụ trên không phải chỉ có vốn mà còn có vật tư, thiết bị... Chăm lo tới đời sống vật chất và tinh thần cho người dân trước tiên và quan trọng hàng đầu là phải đảm bảo cung cấp lương thực từ 6 tháng đến một năm. Phải có kế hoạch và tiến hành xây dựng ngay những công trình cần thiết nhất phục vụ cho nhu cầu về ở, đi lại, trạm xá, trường học, nhà mẫu giáo, các cơ sở dịch vụ... là những nhu cầu không thể thiếu được trên các vùng đất mới. Có thể nói hằng việc chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của những người di dân đang là khâu yếu nhất trong toàn bộ công tác khai khẩn những vùng đất mới hiện nay. 4. Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học, thường xuyên sơ kết, tổng kết nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác di dân Công tác di dân không chỉ đòi hỏi người tổ chức quá trình di dân và những người di dân phải có nhiệt tình cách mạng cao mà còn phải biết cách tổ chức quà trình di dân một cách khoa học. Vì vậy phải tiến hành tổ chức nghiên cứu khoa học về công tác di dân. Muốn nghiên cứu công tác di dân nhanh chóng mang lại những hiệu quả thiết thực phải biết lựa chọn phương pháp nghiên cứu tốt và tập trung được đôi đảo các nhà khoa học trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội học, địa lý học, luật học, sử học, tâm lý học... cùng nhau nghiên cứu theo một chương trình có mục tiêu chung. Những kinh nghiệm rút ra từ công tác nhiên cứu khoa học, từ công tác sơ kết, tổng kết trong công tác di dân sẽ giúp chúng ta vạch ra những chủ trưng phương hướng và những biện pháp đúng đắn nhằm rút ngắn những đoạn đường vòng không cần thiết, hạn chế được công sức và tiền của mà nhân loại đã phải trả quá đắt cho các quá trình di dân của mình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso4_1985_trandinhhoan_3318.pdf