Văn hóa - Mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội

Tài liệu Văn hóa - Mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội: Xã hội học số 3 (91), 2005 3 Văn hóa - mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội Nguyễn Văn Huyên Văn hóa là phạm trù hết sức rộng lớn và phức tạp, nó đ−ợc nhìn từ nhiều khía cạnh khác nhau với các cách hiểu khác nhau tuỳ vào mục tiêu tìm hiểu của mỗi ng−ời. Chính điều đó dẫn tới việc quan niệm về văn hóa nhiều khi thiếu sự thống nhất, và điều quan trọng hơn là thiếu khhoa học, không nhìn thấy đúng bản chất của văn hóa, không thấy hết đ−ợc vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa trong đời sống xã hội. Cho đến nay, dù đã có tới hàng trăm định nghĩa, chung qui lại, nhận thức về văn hóa diễn ra d−ới một số khía cạnh sau: - Văn hóa là thế giới tinh thần, hay là đời sống tinh thần của con ng−ời. - Văn hóa là toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần do loài ng−ời sáng tạo ra. - Văn hóa là các hệ thống biểu tr−ng của các cộng đồng ng−ời, các dân tộc, các quốc gia. - Văn hóa là các cách ứng xử giữa con ng−ời với con ng−ời, giữa con ng−ời với thiên nhiên....

pdf8 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 935 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn hóa - Mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 3 (91), 2005 3 Văn hóa - mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội Nguyễn Văn Huyên Văn hóa là phạm trù hết sức rộng lớn và phức tạp, nó đ−ợc nhìn từ nhiều khía cạnh khác nhau với các cách hiểu khác nhau tuỳ vào mục tiêu tìm hiểu của mỗi ng−ời. Chính điều đó dẫn tới việc quan niệm về văn hóa nhiều khi thiếu sự thống nhất, và điều quan trọng hơn là thiếu khhoa học, không nhìn thấy đúng bản chất của văn hóa, không thấy hết đ−ợc vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa trong đời sống xã hội. Cho đến nay, dù đã có tới hàng trăm định nghĩa, chung qui lại, nhận thức về văn hóa diễn ra d−ới một số khía cạnh sau: - Văn hóa là thế giới tinh thần, hay là đời sống tinh thần của con ng−ời. - Văn hóa là toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần do loài ng−ời sáng tạo ra. - Văn hóa là các hệ thống biểu tr−ng của các cộng đồng ng−ời, các dân tộc, các quốc gia. - Văn hóa là các cách ứng xử giữa con ng−ời với con ng−ời, giữa con ng−ời với thiên nhiên. - Văn hóa là tổng các giá trị và ph−ơng thức sống của một cộng đồng ng−ời, của một dân tộc, nói chung là của loài ng−ời. - Văn hóa là sức mạnh bản chất ng−ời. - Văn hóa là thiên nhiên thứ hai. - V.v Có thể nêu thêm nhiều khía cạnh khác nữa từ trong hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa. Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là, các cách tiếp cận khác nhau đó về văn hóa theo lôgíc nêu trên đều quan niệm về một thế giới độc lập, bên ngoài, đứng đối diện với chính con ng−ời: thế giới sản phẩm do con ng−ời (loài ng−ời) sáng tạo ra, mặc dù trong đó đã phản ánh sinh động hoạt động và những thuộc tính vô cùng phong phú của đời sống con ng−ời nh− sinh hoạt, ứng xử, ph−ơng thức sống, v.v Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Văn hóa - mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội 4 Với các cách tiếp cận nêu trên, văn hóa chỉ đ−ợc hiểu là một vài mặt của đời sống xã hội. Đó có thể là sự hóa thân của con ng−ời, là những giá trị tinh tuý nhất do loài ng−ời sáng tạo ra và chúng trở thành các tiêu chí giá trị Chân - Thiện - Mĩ mà đến l−ợt mình, chúng trở thành mục tiêu lí t−ởng để loài ng−ời không ngừng phấn đấu v−ơn tới. Tiếp cận theo các cách này, chúng ta đã thấy đ−ợc văn hóa là mục tiêu của xã hội, của con ng−ời. Nh−ng văn hóa không chỉ là mục tiêu phấn đấu của xã hội và mỗi con ng−ời, nó có vai trò đặc biệt và quan trọng nh− là nội lực và động lực phát triển của xã hội. Với t− cách là mục tiêu, thì văn hóa theo cách tiếp cận trên đã là một động lực mạnh mẽ, tạo nên sự phát triển xã hội. Nh−ng đó là động lực bên ngoài - do sự cuốn hút của mục tiêu văn hóa mà con ng−ời, loài ng−ời phấn đấu v−ơn tới. Triết học duy vật biện chứng coi động lực là cái nằm bên trong bản thân sự vật. Động lực căn bản nhất của văn hóa phải là những cái nằm bên trong các yếu tố của văn hóa: nó nằm ở tận đáy sâu trong các giá trị xã hội, trong bản thân con ng−ời và các ph−ơng thức hoạt động xã hội, đó là những hạt nhân lí trí, tình cảm, ý chí, bản lĩnh cô đúc thành tài năng, năng lực tiềm tàng, tạo nên động lực bên trong nh− những nội lực của sức sống xã hội, đ−ợc ch−ng cất thành sức sống của nền văn hóa, thúc đẩy xã hội phát triển. Cho nên, định nghĩa văn hóa sau đây khả dĩ phản ánh đầy đủ các nội hàm văn hóa với t− cách vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển: văn hóa là phạm trù Ng−ời, nó chỉ toàn bộ đời sống con ng−ời trong quan hệ giữa chính mình và với thế giới bên ngoài, ở đó kết tinh toàn bộ các giá trị, ph−ơng thức sống, năng lực hoạt động và trình độ phát triển của con ng−ời. Cấu trúc văn hóa theo nhận thức nh− trên, vì thế, nh− là một lăng kính bao trùm ba mặt (toàn bộ) đời sống con ng−ời : Thứ nhất: Toàn bộ các giá trị (thế giới sản phẩm) do loài ng−ời sáng tạo ra, bao gồm: a. Sản phẩm vật chất - văn hóa vật thể: công cụ lao động, tiện nghi sống, cảnh quan lịch sử, công trình kiến trúc,v.v.. b. Sản phẩm tinh thần - phi vật thể: hệ thống kí hiệu, biểu tr−ng nh− ngôn ngữ, chữ viết, tôn giáo, lễ nghi, phong tục tập quán, lối sống, các chuẩn mực đạo đức, các chuẩn mực thẩm mĩ,v.v.. Thứ hai: Trình độ hoạt động của con ng−ời: Ph−ơng thức và trình độ hoạt động, khả năng tổ chức và điều hành xã hội, cải tạo thiên nhiên, sáng tạo khoa học, nghệ thuật, v.v Chung qui, đó là khả năng nội tâm hóa - năng lực chiếm hữu thế giới, trang bị tri thức, kĩ năng hoạt động; và khả năng ngoại tâm hóa - năng lực phân thân chủ thể trong hoạt động sống, hóa thân vào sản phẩm do mình tạo ra trong quá trình sáng tạo các giá trị chân - thiện - mĩ. Trình độ hoạt động của con ng−ời là khía cạnh thể hiện sức mạnh bản chất Ng−ời với t− cách là chủ thể lịch sử. Thứ ba: Trình độ phát triển chính bản thân con ng−ời, bao gồm: a. Sự tự nâng cao và hoàn thiện các phẩm chất Ng−ời - thể, đức, trí, mĩ trong con ng−ời với t− cách là chủ thể phát triển toàn diện - hài hòa; b. Sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Nguyễn Văn Huyên 5 - các thang bậc tiến triển về phẩm chất và trình độ làm ng−ời trong thế giới (tự nhiên và xã hội) với t− cách là chủ thể văn hóa. Với bản chất và cấu trúc nh− vậy, văn hóa thực sự đảm nhiệm các chức năng: - Nhận thức, đánh giá, sáng tạo ra các giá trị. - Cải tạo, xây dựng xã hội mới theo lí t−ởng chân chính của con ng−ời. - Thỏa mãn các nhu cầu chân - thiện - mĩ. - Khẳng định giá trị của nền văn hóa; điều chỉnh mục tiêu và hoạt động, làm tiêu chí cho sự lựa chọn h−ớng phát triển. - Giữ gìn văn hóa và l−u truyền bản sắc văn hóa thực sự là mục tiêu và động lực của sự phát triển. Văn hóa với t− cách là mục tiêu của sự phát triển xã hội Theo bản chất, cấu trúc và chức năng của văn hóa thì lịch sử xã hội loài ng−ời là lịch sử của văn hóa - đó là quá trình chiếm hữu những giá trị, tạo dựng các mô hình xã hội lí t−ởng theo mục tiêu thỏa mãn ngày càng cao các nhu cầu chính đáng của con ng−ời. Có nhà văn hóa học (Biblle) đã viết rất đúng thực chất của văn hóa rằng, lôgíc của đời sống xã hội chính là lôgíc của văn hóa. Nhà văn hóa học Taylor cũng chứng minh rằng, lịch sử của loài ng−ời là lịch sử tự giải phóng mình khỏi sự ràng buộc của thiên nhiên bằng văn hóa và khẳng định sức mạnh của mình trong văn hóa. Điều đó có nghĩa là sự phát triển một xã hội theo đúng lí t−ởng nhân văn là phát triển theo đúng bản chất của văn hóa. Trong suốt tiến trình chinh phục thiên nhiên, xây dựng cuộc sống, con ng−ời đã chiếm lĩnh những đỉnh cao trí tuệ, làm nên một thế giới tinh thần phong phú. Quá trình giải phóng những nhu cầu tâm linh, khát vọng v−ơn tới sự hiểu biết đã hình thành các niềm tin tôn giáo, các hệ t− t−ởng, các nền khoa học, thế giới nghệ thuật, v.v Đó là hành trình văn hóa đi từ Cổ đại đến Phục h−ng, cận đại, đ−a con ng−ời tới văn minh và hiện đại. Các phong tục, tập quán, lễ nghi, ra đời chính là sự biểu tr−ng hóa không chỉ những suy t−, ý nghĩ, −ớc mơ, khát vọng thành lối sống, mà quan trọng hơn nữa là các yêu cầu về quan hệ xã hội, kinh tế, pháp lí, hình thành ph−ơng thức sống và nền văn hóa cộng đồng. Sáng tạo là nội dung đặc tr−ng của văn hóa. Trong lao động, các sản phẩm ra đời và cùng với chúng, những phẩm chất Ng−ời cũng đ−ợc xác lập. Kinh nghiệm sáng tạo qui tụ nên các giá trị, thăng hoa thành các hệ thống chuẩn mực xã hội bền vững. Đó chính là quá trình, hành trình loài ng−ời không ngừng v−ơn tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp. Các lĩnh vực hoạt động sống muôn màu muôn vẻ xây dựng nên các hệ thống chuẩn mực pháp luật, đạo đức, thẩm mĩ nh− những mô hình lí t−ởng xã hội cao quí. Các hệ thống chuẩn mực này đan kết, thẩm thấu trong đời sống con Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Văn hóa - mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội 6 ng−ời, hình thành nếp t− duy, nếp sống, chúng h−ớng con ng−ời đến định chuẩn đúng - sai, thiện - ác, xấu - đẹp. Chân lí, chính nghĩa, đạo đức, thẩm mĩ là những lĩnh vực giá trị −u trội trong văn hóa, chúng mang các hệ giá trị cùng chiều với văn hóa, cho nên chúng là nền tảng cho văn hóa t−ơng lai và h−ớng tới một nền văn hóa t−ơng lai. Nếu văn hóa là trình độ Ng−ời, thì trình độ ng−ời biểu hiện tập trung trong lối sống. Lối sống thể hiện trên các mặt lao động, sinh hoạt, giao tiếp, gia đình, cộng đồng, đặc biệt là trong nhân cách. Các giá trị, các động cơ, mục đích, ý chí hoạt động đều là cơ cấu bên trong của lối sống. Do vậy, đến l−ợt mình, lối sống h−ớng con ng−ời hành động theo tiêu chí văn hóa. Sự tìm kiếm văn hóa luôn đ−ợc thể hiện ở mục tiêu nhân đạo, công bằng, tự do, bác ái. Phấn đấu theo và cho các giá trị đó, tạo ra các giá trị đó là thiên chức của con ng−ời văn hóa. Chính vì vậy mà trong lịch sử loài ng−ời đã xuất hiện những mẫu hình nhân cách cao đẹp, những hệ giá trị nhân văn và những con ng−ời khổng lồ về tài năng và nhân cách. Mục tiêu phổ quát của văn hóa là tiến tới một xã hội văn hóa cao. Điều này đã đ−ợc Hồ Chí Minh nhận thấy từ ngày đầu sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và nêu nhiệm vụ cho cán bộ và toàn dân ta thực hiện. Hành trình tìm kiếm văn hóa và thể hiện giá trị văn hóa đạt đỉnh cao là đi tới một xã hội thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu văn hóa của con ng−ời. Trong xã hội đó, mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội một mặt phải giải quyết những vấn đề bức xúc tr−ớc mắt là nâng cao đời sống vật chất, phát triển kinh tế, nâng cao kĩ thuật, tạo điều kiện cho việc tiến tới một xã hội văn minh; mặt khác, mục tiêu làm giàu không chỉ đơn thuần vì một cuộc sống tiện nghi, mà phải nâng cao đời sống tinh thần, bảo đảm các tiêu chuẩn đạo đức, thẩm mĩ, lối sống văn hóa. Có nghĩa là sự phát triển kinh tế, tạo các tiện nghi để cuối cùng là nâng cao chất l−ợng sống, thoả mãn ngày càng cao các nhu cầu văn hóa. Tạo ra một xã hội đầy đủ các điều kiện để con ng−ời đ−ợc tự do phát triển sức mạnh bản chất Ng−ời và phát huy sức mạnh đó vì sự phát triển của chính con ng−ời là mục tiêu cao cả nhất của một xã hội, của loài ng−ời tiến bộ. Phát triển kinh tế bảo đảm định h−ớng xã hội chủ nghĩa - cộng sản chủ nghĩa có nghĩa là phát triển kinh tế, khoa học - công nghệ, đời sống vật chất hài hòa với đời sống tinh thần; một xã hội mà con ng−ời đ−ợc giải phóng toàn diện và triệt để ở tất cả các mặt, từ kinh tế, xã hội, chính trị đến năng lực và tiềm năng sáng tạo, đ−ợc làm chủ và có đủ năng lực làm chủ xã hội, làm chủ tự nhiên, làm chủ bản thân, phát triển toàn diện - hài hòa. Đó thực sự là −ớc mơ về một xã hội văn hóa cao - văn hóa là mục tiêu phấn đấu của con ng−ời, của xã hội. Văn hóa với t− cách là động lực phát triển xã hội Một khi văn hóa đã là mục tiêu v−ơn tới của xã hội, thì bản thân văn hóa đã trở thành động lực mạnh mẽ, thôi thúc con ng−ời hành động, thúc đẩy xã hội không ngừng tiến lên. Bởi vì văn hóa lúc này trở thành đối t−ợng chiếm lĩnh của con ng−ời Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Nguyễn Văn Huyên 7 với t− cách là chủ thể làm nên lịch sử. Nhu cầu và khát vọng chiếm lĩnh những đỉnh cao văn hóa là nội lực to lớn có tính phổ biến nhất của loài ng−ời. Nói văn hóa là động lực thúc đẩy xã hội phát triển có nghĩa là văn hóa mang trong mình những sức mạnh và những tiềm năng nội lực thúc đẩy xã hội tiến lên. Cũng nh− khi ta nói con ng−ời, hay là lợi ích, nhu cầu xã hộilà động lực phát triển xã hội, là chúng ta nói tới những trình độ lao động, trí tuệ, tài năng sáng tạo xây dựng xã hội của con ng−ời, là nói tới sức mạnh của nhu cầu và lợi ích lôi cuốn, kích thích hoạt động thoả mãn các nhu cầu và lợi ích, làm giàu cho cá nhân và cho đất n−ớc. Hêghen từng chứng minh rằng, lợi ích là động lực thúc đẩy các quốc gia phát triển. Hồ Chí Minh thấy rõ, chủ nghĩa yêu n−ớc là động lực cách mạng của dân tộc Việt Nam. Lịch sử phát triển xã hội chính là lịch sử hoạt động của con ng−ời theo đuổi các mục đích của chính mình (Các Mác). Mục đích cao nhất của loài ng−ời là xây dựng một xã hội văn hóa cao (Hồ Chí Minh). Văn hóa là sức mạnh bản chất Ng−ời. Văn hóa vừa là những giá trị trừu t−ợng nh− tinh hoa xã hội, tinh hoa dân tộc, thời đại, đồng thời nó cũng tồn tại cụ thể trong mỗi con ng−ời, trong tập thể, trong cộng đồng là một chủ thể mang sức mạnh và tiềm năng văn hóa. Cùng với hệ thống các giá trị phong phú, đa hình đa dạng của văn hóa, bằng trình độ và kĩ năng lao động sáng tạo của chính mình, các chủ thể mang tiềm năng văn hóa đã và sẽ tạo ra các giá trị mới, làm nên sự giàu có mới cho xã hội, thúc đẩy xã hội không ngừng đi lên. Hoạt động của các chủ thể văn hóa càng có trình độ trí tuệ cao, nhân cách lớn, tức là chủ thể hoạt động với t− cách là những chủ thể văn hóa cao thì hoạt động của chủ thể đó càng đem lại giá trị lớn, và vì thế, hoạt động đó càng tác động mạnh mẽ tới sự phát triển xã hội. Chủ nghĩa Mác-Lênin đã chứng minh: xã hội loài ng−ời vận động và phát triển theo qui luật chuyển hóa ph−ơng thức sản xuất từ thấp đến cao, trong đó lực l−ợng sản xuất là yếu tố quyết định. Lực l−ợng sản xuất không phải là gì khác mà chính là kết tinh toàn bộ tinh hoa và trình độ văn hóa của loài ng−ời. Đó chính là trí tuệ và tài năng, là kinh nghiệm và kĩ năng hoạt động sống, là ý chí và bản lĩnh của con ng−ời. Chúng đ−ợc đúc kết thành lí luận đấu tranh cách mạng, xây dựng xã hội tốt đẹp theo mục tiêu của giai cấp, dân tộc nói riêng, của loài ng−ời nói chung; chúng đ−ợc tổng kết thành các hệ thống khoa học, biến thành những thành quả kĩ thuật, các nền móng công nghệ để tiếp tục chuyển thành lực l−ợng sản xuất trực tiếp, tạo ra lực l−ợng sản xuất mới để cải tạo xã hội, xây dựng các quan hệ sản xuất và quan hệ xã hội mới, đ−a xã hội không ngừng tiến lên. Bản thân văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của cộng đồng, dân tộc đ−ợc thăng hoa thành các hệ giá trị truyền thống, thành chủ nghĩa yêu n−ớc, thành tinh thần nhân văn, thành ý chí và niềm tin tạo nên sức sống bất diệt của dân tộc và trở thành sức mạnh phát triển bên trong bền vững của dân tộc, của đất n−ớc. Các giá trị văn hóa cũng đ−ợc thăng hoa thành thế giới nghệ thuật, nơi chứa đựng tâm t−, tình cảm, lí t−ởng, khát vọng và ý chí, tài năng của loài ng−ời, vạch h−ớng cho con ng−ời Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Văn hóa - mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội 8 phấn đấu v−ơn tới xã hội cao đẹp. Toàn bộ những cái đó chính là sức mạnh văn hóa biến thành công cụ, vũ khí chiếm lĩnh thiên nhiên, cải tạo xã hội, sáng tạo ra thế giới mới; nó không chỉ làm nên xã hội hiện đại, mà còn sáng tạo ra một thế giới của t−ơng lai, thế giới mà loài ng−ời cần phải có. Nh− đã chứng minh, văn hóa không chỉ là thế giới giá trị, nó còn là năng lực và sức mạnh của bản chất Ng−ời, và trình độ phát triển của chính con ng−ời. Do vậy, sức mạnh văn hóa không chỉ nằm trong th−ợng tầng kiến trúc. Nó cũng hóa thân vào trong cơ sở hạ tầng, trong lực l−ợng sản xuất, quan hệ sản xuất, trong quan hệ xã hội. Có thể nói văn hóa hiện thân trong mọi lĩnh vực hoạt động sống của con ng−ời, của xã hội loài ng−ời, văn hóa là huyết mạch xuyên suốt cơ thể xã hội, là hệ thần kinh điều tiết suy nghĩ, hành động xã hội. Văn hóa chung của một dân tộc hóa thân thành văn hóa lao động, nâng cao hiệu quả lao động, tạo ra những sản phẩm lao động có chất l−ợng tốt với hàm l−ợng trí tuệ cao, thậm chí có tâm hồn và tình cảm sâu sắc, đậm đà. Văn hóa chính trị quyết định việc lựa chọn lí t−ởng chính trị đúng đắn, mục tiêu phù hợp với dân tộc, thời đại, với lí t−ởng nhân văn; và điều quan trọng hơn, nó là hiện thân của khoa học - nghệ thuật chính trị, là sức mạnh của nền chính trị, đem lại hiệu quả cao cho hoạt động chính trị. Văn hóa pháp luật qui định một nền pháp chế khoa học và tiến bộ, giữ gìn kỉ c−ơng phép n−ớc và điều quan trọng là nó tạo điều kiện cho mọi công dân tự do sinh sống, phát huy dân chủ, thực hiện m−u sinh và góp phần xây dựng cuộc sống chung tốt đẹp. Văn hóa kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh trong cơ chế thị tr−ờng tạo điều kiện cho hoạt động kinh tế theo h−ớng nhân đạo, nhân văn, tiến tới phát triển nền kinh tế thị tr−ờng định h−ớng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm công bằng xã hội, một xã hội tiến bộ. Văn hóa đạo đức điều chỉnh và h−ớng mọi hành vi hoạt động xống của công dân v−ơn tới chất ng−ời cao cả, h−ớng mọi thành viên và tầng lớp xã hội tới tự giác thực hiện hành vi của mình theo chuẩn mực và lí t−ởng đạo đức tiến bộ. Văn hóa thẩm mĩ qui định các chuẩn mực cái đẹp do t− duy, cho cảm xúc và hành động con ng−ời; nó phát huy phẩm chất và tài năng sáng tạo vốn có của nó vào trong mọi hoạt động cải tạo và xây dựng xã hội mới, con ng−ời mới; làm theo lí t−ởng thẩm mĩ, sáng tạo thế giới tinh thần phong phú. Văn hóa hiện thân trong trình độ và ph−ơng thức tổ chức, lãnh đạo và quản lí kinh tế - xã hội sẽ là sức mạnh to lớn trong việc tạo ra sức mạnh xã hội lần thứ hai; bởi vì tổ chức, lãnh đạo, quản lí là các khoa học có thể nhân lên nhiều lần sức mạnh và hiệu quả công việc, tạo thành sức mạnh tổng hợp, không ngừng nâng xã hội lên những nấc thang phát triển mới. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Nguyễn Văn Huyên 9 Sự thống nhất giữa mục tiêu và động lực của văn hóa trong sự phát triển - tiến bộ xã hội Cho đến nay vẫn tồn tại một quan niệm sai lầm khá phổ biến là sự đồng nhất sự phát triển xã hội với tiến bộ xã hội. Quan niệm đó cho rằng, trong sự phát triển đã bao hàm sự tiến bộ. Quan niệm này dẫn tới việc xác định không đúng mục tiêu chiến l−ợc, sách l−ợc xây dựng đất n−ớc, dẫn đến thiết lập các mô hình phát triển xã hội thiên lệch, thậm chí đi ng−ợc lại mục tiêu nhân văn. Vấn đề phát triển và tiến bộ xã hội có những điểm giống nhau, đồng thời cũng có những nét khác biệt. Để làm rõ vấn đề này, tr−ớc hết cần làm rõ quan điểm về mối quan hệ giữa văn hóa, văn minh và phát triển. Văn minh là trình độ chinh phục thiên nhiên và xã hội, khả năng chiếm lĩnh những đỉnh cao trí tuệ, khoa học, công nghệ của con ng−ời, do đó nó thể hiện trình độ phát triển của một xã hội. Vì vậy, văn minh đồng nghĩa với phát triển. Song, phát triển không hoàn toàn đồng nghĩa với tiến bộ, thậm chí phát triển có thể mang nghĩa phản tiến bộ. Trong thực tế chúng ta thấy có xã hội đã đạt tới trình độ phát triển cao, nh−ng lại không đi đúng mục tiêu, lí t−ởng tốt đẹp của tất cả các thành viên trong xã hội, tức là không đáp ứng các tiêu chuẩn của một xã hội phù hợp với bản tính nhân văn của con ng−ời. Trong thực tế, có xã hội mà ở đó, lực l−ợng sản xuất và kinh tế phát triển rất cao, nh−ng đời sống tinh thần, quan hệ giữa con ng−ời với con ng−ời bất bình đẳng, nhiều ng−ời sống trong bất hạnh, thậm chí trong khủng hoảng. Văn hóa vừa mang nội dung phát triển, vừa hàm nghĩa tiến bộ, bởi vì văn hóa là cái mang bản chất Ng−ời và luôn v−ơn tới những lí t−ởng tốt đẹp của con ng−ời. Do đó, khái niệm phát triển xã hội, tự trong bản thân, nó phải hàm nghĩa phát triển - tiến bộ; nghĩa là một xã hội phát triển là một xã hội phải đáp ứng các yêu cầu và tiêu chí nhân văn. Xây dựng một xã hội phát triển - tiến bộ thực chất là thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu và động lực của văn hóa. Sự thống nhất giữa mục tiêu và động lực của văn hóa chính là sự thống nhất giữa phát triển xã hội và tiến bộ xã hội. Đất n−ớc ta còn nghèo, nh−ng với mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta tiến hành phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội một cách đồng bộ và đồng thời. Cho nên kết quả thực tế, dù chỉ số GDP Việt Nam còn thấp nh−ng chỉ số phát triển ng−ời (HDI) Việt Nam lại cao. Đ−ờng lối của Đảng ta là động lực và sức mạnh của văn hóa đ−ợc huy động không phải cho bất kì sự phát triển nào, mà là để phục vụ cho sự phát triển xã hội theo mục tiêu văn hóa đề ra, tức là phát triển một xã hội có văn hóa cao. Phát triển ch−a phải là tiến bộ xã hội, nh−ng Đảng ta cho rằng nó là điều kiện tiên quyết và tất yếu cho tiến bộ xã hội. Vì vậy, mô hình phát triển xã hội của Việt Nam là mô hình phát triển - tiến bộ của một xã hội theo tiêu chí văn hóa, đồng thời phải vận dụng sức mạnh của văn hóa nh− là động lực để phát triển xã hội. Văn hóa theo quan niệm của Đảng ta, không chỉ gắn kết một cách chặt chẽ Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Văn hóa - mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội 10 hai mặt là phát triển và tiến bộ, mà còn là hệ điều tiết xã hội, h−ớng xã hội đi theo những mục tiêu đúng đắn. Văn hóa bao giờ cũng đ−ợc kết tụ, hình thành các típ xã hội nh− là các mẫu hình lí t−ởng đ−ợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ xã hội tr−ớc đến xã hội sau. Mẫu hình văn hóa tiên tiến, đến l−ợt mình sẽ định h−ớng đ−ờng đi của dân tộc, nó quyết định sự lựa chọn các ph−ơng án hành động, mà thời đại hiện nay là hội nhập, tiếp biến những thành tựu mới của văn minh nhân loại theo tiêu chí văn hóa; nó mở rộng các phổ hình mẫu của mỗi nền văn hóa trong quan hệ với nhiều nền văn hóa triên toàn cầu, tạo ra những mẫu hình mới. Quá trình đó diễn ra liên tục và vô tận; nó làm phong phú, hiện đại hóa và tiên tiến hóa mỗi nền văn hóa dân tộc; và từ đó làm tăng sức mạnh văn hóa dân tộc, tăng nhanh quá trình phát triển xã hội theo h−ớng tiến bộ. Loài ng−ời đang ra sức khắc phục những mô hình phát triển thiên lệch: Mô hình phát triển tuyệt đối hóa kinh tế, Mô hình tuyệt đối hóa kĩ thuật, Mô hình phát triển phá vỡ sự cân bằng sinh thái và cạn kiệt tài nguyên, đe dọa cuộc sống lành mạnh của loài ng−ời, tiến tới xây dựng Mô hình phát triển hài hòa và bền vững - sự phát triển cân bằng sinh thái, hài hòa giữa thiên nhiên và xã hội, sự phát triển bảo đảm bền vững cho cả hiện tại lẫn t−ơng lai. Đó chính là mô hình phát triển - tiến bộ theo mục tiêu văn hóa và bằng sức mạnh của văn hóa của Đảng ta. Nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu và động lực của văn hóa trong mô hình phát triển xã hội là nguyên tắc đúng đắn và khoa học, bảo đảm cho sự phát triển cân bằng và bền vững trong thế giới đ−ơng đại - mô hình phát triển đ−ợc Đảng ta lựa chọn và thực hiện xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và đem lại cuộc sống tốt đẹp cho nhân dân và dân tộc ta. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso3_2005_nguyenvanhuyen_1103.pdf