Vấn đề việc làm trong chiến lược sống của người nông dân vùng ven đô dưới tác động của đô thị hóa

Tài liệu Vấn đề việc làm trong chiến lược sống của người nông dân vùng ven đô dưới tác động của đô thị hóa: Xã hội học số 1 (101), 2008 21 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn vấn đề việc làm trong chiến lược sống của người nông dân vùng ven đô dưới tác động của đô thị hóa Phan Mai Hương 1. Đặt vấn đề Đô thị hóa là quá trình chuyển đổi từ xã hội nông thôn truyền thống sang xã hội đô thị hiện đại, làm thay đổi không chỉ những yếu tố vật chất, mà còn chuyển biến những khuôn mẫu trong đời sống xã hội. Tác động của nó thể hiện cả đối với khu vực đô thị và nông thôn. ở đô thị, bên cạnh những biến đổi quan trọng và tích cực về tình trạng kinh tế, là những hệ quả xã hội: thiếu chỗ ở, thiếu việc làm, phân hóa giầu nghèo, gia tăng tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, tình trạng nhập cư lộn xộn, quản lý xã hội lỏng lẻo Đối với các vùng nông thôn, đặc biệt là các vùng ven, những ảnh hưởng thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống: biến đổi lao động và việc làm; biến đổi lối sống và phong tục tập quán, biến đổi trong quan hệ xã hội, biến đổi nhận thức và th...

pdf9 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 835 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề việc làm trong chiến lược sống của người nông dân vùng ven đô dưới tác động của đô thị hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 1 (101), 2008 21 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn vấn đề việc làm trong chiến lược sống của người nông dân vùng ven đô dưới tác động của đô thị hóa Phan Mai Hương 1. Đặt vấn đề Đô thị hóa là quá trình chuyển đổi từ xã hội nông thôn truyền thống sang xã hội đô thị hiện đại, làm thay đổi không chỉ những yếu tố vật chất, mà còn chuyển biến những khuôn mẫu trong đời sống xã hội. Tác động của nó thể hiện cả đối với khu vực đô thị và nông thôn. ở đô thị, bên cạnh những biến đổi quan trọng và tích cực về tình trạng kinh tế, là những hệ quả xã hội: thiếu chỗ ở, thiếu việc làm, phân hóa giầu nghèo, gia tăng tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, tình trạng nhập cư lộn xộn, quản lý xã hội lỏng lẻo Đối với các vùng nông thôn, đặc biệt là các vùng ven, những ảnh hưởng thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống: biến đổi lao động và việc làm; biến đổi lối sống và phong tục tập quán, biến đổi trong quan hệ xã hội, biến đổi nhận thức và thái độ đối với các giá trị truyền thống Nhiều vấn đề xã hội đã và đang đặt ra cho công tác quản lý các khu vực: đô thị, ven đô và cả những vùng nông thôn kề cận trong quá trình đô thị hóa. Sự thay đổi trong quy mô và nội dung hoạt động sản xuất nông nghiệp dẫn tới áp lực đòi hỏi phải có cơ cấu nghề nghiệp thích ứng ở các vùng ngoại thành. Cùng với quá trình biến đổi thành tố vật chất và thành tố tổ chức xã hội của đô thị còn là sự thay đổi về lối sống... Đấy là những vấn đề mà các nhà nghiên cứu cũng như các nhà quản lý ở các cấp khác nhau đều quan tâm. Phân tích những biến đổi tâm lý xã hội của các nhóm xã hội trong quá trình đô thị hóa ở Việt Nam còn là chủ đề để ngỏ với nhiều câu hỏi cần phải làm sáng tỏ trên bình diện lý thuyết và thực tiễn. Chẳng hạn, vấn đề chuyển đổi cơ cấu xã hội, cơ cấu nghề nghiệp dẫn đến sự thay đổi phương thức kiếm sống, chiến lược sống của người nông dân; sự thay đổi lối sống để thích nghi với những biến đổi xã hội; thái độ với các vấn đề liên quan đến xã hội truyền thống; vấn đề các tệ nạn xã hội cũng như công tác quản lý,.v.v. là những vấn đề còn rất ít công trình nghiên cứu đề cập đến. Trong quá trình đô thị hóa, với những biến đổi xã hội nhanh chóng, tâm lý của cư dân vùng ven không chỉ có những thay đổi mang tính cá nhân (biến đổi nhu cầu, biến đổi để thích nghi với lối sống đô thị) mà cả những biến đổi mang tính xã hội sâu sắc. Đó là những biến đổi liên quan đến giao tiếp, quan hệ xã hội, quan hệ gia Vấn đề việc làm trong chiến lược sống của người nông dân vùng ven đô... Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 22 đình và cả lối tư duy cũng như hành động trong chiến lược sống cá nhân. Chiến lược sống của mỗi cá nhân hay hộ gia đình trước hết gắn bó chặt chẽ với nghề nghiệp, việc làm và phương kế sinh nhai. Có thể nói nghề nghiệp, việc làm chính là sự thể hiện một cách rõ nét nhất mối liên hệ của cá nhân với xã hội: những giá trị xã hội, những năng lực cá nhân, tính năng động của họ, những định hướng của cuộc đời hay là chiến lược sống đều gắn kết với nghề nghiệp, việc làm. Tính tích cực nghề nghiệp cũng thể hiện tính tích cực xã hội của mỗi cá nhân. Những biến động về việc làm, nghề nghiệp đều dẫn đến những biến đổi tâm lý nhất định thể hiện trong cách nghĩ, cách hành động để ứng phó với sự đổi thay này. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến những biến đổi tâm lý liên quan đến động thái trong chiến lược sống của người nông dân vùng vên đô từ góc độ nghề nghiệp, việc làm dưới ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa. 2. Xu hướng việc làm trong quá trình đô thị hóa Trong quá trình đô thị hóa, nguồn tư liệu sản xuất chủ yếu của người nông dân là đất đai đã bị thu hẹp đáng kể để xây dựng cơ sở hạ tầng và mở rộng thành phố với những khu đô thị mới. Một bộ phận người nông dân bị mất việc làm truyền thống của mình. Vậy dưới ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, việc làm hiện tại của họ có những đặc điểm và xu hướng như thế nào? 2.1. Xu hướng đa dạng hóa việc làm Có thể nhận thấy trước hết là cơ cấu nghề khá đa dạng ở các khu vực đô thị hóa. Không có những nghề chủ đạo chiếm đa số như xã hội truyền thống mà có đủ các thành phần khác nhau trong cơ cấu nghề: công nhân, nông dân, cán bộ, viên chức, buôn bán, dịch vụ, và tất nhiên là có cả những người không có việc làm. Sự biến đổi này chịu ảnh hưởng đậm nét của mức độ đô thị hóa. ở những nơi có mức độ đô thị hóa cao thì những nơi đó việc làm càng có mức độ đa dạng hóa cao hơn. Sự đa dạng hóa việc làm không chỉ quan sát thấy trên bình diện xã hội, mà còn được thấy ở trong mỗi hộ gia đình. Số gia đình mà trong đó các thành viên có các việc làm khác nhau chiếm tỷ lệ tương đối lớn, đặc biệt là các gia đình trẻ. Điểm nổi bật là các con trong độ tuổi đi học đều được các hộ gia đình đầu tư học hành tốt. Không có trường hợp con cái bỏ học trong độ tuổi tiểu học. Hầu hết các gia đình đều mong muốn cho con cái được học hành đến nơi đến chốn để có cơ hội vươn lên chứ không muốn tiếp tục nghề nông và vất vả như cha mẹ chúng. 2.2. Xu hướng đa dạng hóa nguồn thu nhập: Mỗi người có nhiều nguồn thu trong một thời điểm Một bộ phận không nhỏ số hộ gia đình, các thành viên làm một lúc nhiều việc để tăng thu nhập. Tính đa dạng hóa việc làm đồng nghĩa với đa dạng hóa nguồn thu nhập ở cả cấp độ cá nhân. Điều này diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là sự kết hợp công việc. Các công việc mà người dân thường kết hợp để làm là vừa làm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) vừa đi bán rau, bán quả ngoài chợ, hoặc bán hàng quà ăn buổi sáng, buổi chiều, tối, hoặc vừa bán hàng vừa chăn Phan Mai Hương Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 23 nuôi. Hoặc có một số thì vừa làm nông nghiệp, tranh thủ những ngày nông nhàn thì đi làm thợ xây, thợ bả, thợ hồ ngoài thành phố, đến vụ mùa lại trở về thu hoạch, bán sản phẩm ở chợ và gieo cấy mùa sau. Cũng có khi vừa làm nông nghiệp, vừa có những việc làm thêm như trong trường hợp người dân vừa trồng trọt, vừa chăn nuôi, hoặc vừa nấu rượu, làm đậu, vừa nuôi lợn Sự kết hợp việc làm là khá đa dạng, thể hiện sự vận động của người dân hiện nay trong bối cảnh phải thay đổi việc làm do đô thị hóa. Đây cũng có thể coi là sự thích nghi nhanh chóng của người dân với những thay đổi của hoàn cảnh. Tuy nhiên, liệt kê các việc kết hợp của người dân cũng cho thấy rằng những việc mà họ có thể kết hợp làm để kiếm thêm thu nhập là những việc không choán nhiều thời gian, không cho thu nhập ổn định hoặc chỉ cho thu nhập thấp mà thôi. Lý do làm nhiều việc mà người dân bộc lộ chủ yếu có thể chia thành hai nhóm chính: những lý do liên quan đến nhu cầu cấp thiết của hộ gia đình, bắt buộc họ phải tìm kiếm các việc khác để làm thêm, và những lý do liên quan đến việc tận dụng cơ hội thuận lợi mà hộ gia đình có được. Tuy nhiên, người dân chủ yếu làm nhiều việc có thu nhập cùng lúc là vì lý do kinh tế gia đình, đảm bảo việc học hành của con cái hơn là vì tận dụng các lợi thế của bản thân để phát triển tiềm năng. Xét theo hoàn cảnh kinh tế gia đình, có thể thấy những gia đình làm nhiều việc trong một thời điểm thường là những gia đình có điều kiện kinh tế không dư dật, lại đang nuôi con đang ăn học. Các nghiên cứu cũng cho thấy những gia đình neo đơn, nghèo, thuộc diện hộ nghèo thường chỉ làm 1 việc mà thôi. Nó cho thấy rằng làm nhiều việc trong cùng một thời điểm là một trong những cách thức giảm nghèo, tăng mức sống gia đình cho các hộ dân. 2.3. Xu hướng làm việc tại chỗ hoặc đi làm ăn xa phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương Đi làm ăn xa là một trong những phương thức tương đối phổ biến của người lao động ở các vùng nông thôn ở các tỉnh hiện nay. Tuy nhiên tại các vùng ven đô lại có xu hướng làm việc tại chỗ. Cả 2 xu hướng này phụ thuộc nhiều vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, sự đầu tư của Nhà nước về hạ tầng cơ sở, chính sách kêu gọi đầu tư của địa phương cũng như sự năng động của người dân. Không kể đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp phải thực hiện tại địa phương, có những việc làm liên quan đến buôn bán, kinh doanh, mở hàng tạp hóa, hàng xây dựng, làm dịch vụ cũng được thực hiện chủ yếu tại địa bàn họ sinh sống. Đô thị hóa đã phần nào mở ra những cơ hội mới cho một số hộ gia đình có vị trí nhà ở thuận lợi, tạo cơ hội cho phát triển một số việc làm về dịch vụ cho người dân ven đô. Khảo sát việc làm của cư dân ven đô cho thấy, với một số hộ gia đình không có được những điều kiện thuận lợi thì có một số không ít người thường đi bán rong (bán rau, quả, bán giấy vệ sinh, bán hoa) trong nội thành. Tuy nhiên, với khu vực nông thôn kề cận vùng đô thị hóa thì thường có những dòng xuất cư với mức độ lớn. Những việc làm khác khiến họ vào thành phố làm việc Vấn đề việc làm trong chiến lược sống của người nông dân vùng ven đô... Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 24 là làm công nhân, làm thợ hoặc làm thuê thời vụ, đánh giày (chủ yếu rơi vào các đối tượng là nam giới, và trẻ em trai), đi chợ, làm nghề giúp việc gia đình hoặc phụ bán hàng(chủ yếu là phụ nữ và trẻ em gái). 2.4. Xu hướng nghề nghiệp chịu ảnh hưởng của mức độ đô thị hóa Các địa phương có mức độ đô thị hóa khác nhau sẽ có các xu hướng nghề nghiệp khác nhau tương ứng. Cơ cấu việc làm có sự khác biệt rõ nét giữa các địa bàn có mức độ đô thị hóa khác nhau. Tại nơi có tốc độ đô thị hóa thấp thường có tỷ lệ số hộ làm nông nghiệp cao nhất. Một bức tranh ngược lại đối với số hộ làm kinh doanh, buôn bán, dịch vụ. Tại nơi có mức độ đô thị hóa cao, số hộ làm công việc buôn bán, kinh doanh, dịch vụ chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn. Như vậy có thể thấy một qui luật là cùng với mức độ đô thị hóa, số hộ làm ăn buôn bán, dịch vụ tăng lên và số hộ gắn bó với nông nghiệp giảm đi. Tức là một bộ phận người nông dân chuyển từ làm nông nghiệp sang làm dịch vụ, buôn bán trong quá trình đô thị hóa. Qui mô của sự chuyển đổi này cũng tăng dần theo mức độ đô thị hóa. Tại nơi có mức độ đô thị hóa cao, số lượng các cửa hàng dịch vụ (cắt tóc, gội đầu, cho thuê áo cưới, hiệu ảnh, hàng quán ăn uống, cửa hàng Internet, game) đang tăng nhanh về số lượng và qui mô. Trong khi đó, ở những nơi có mức độ đô thị hóa thấp thường chỉ phổ biến bán đồ ăn sáng, và tạp phẩm, thực phẩm, còn các hàng quán dịch vụ cao cấp hơn thì có thể chưa có. Như vậy, xu hướng việc làm khi đô thị hóa là đa dạng hóa và cá nhân hóa. Đô thị hóa mở ra nhiều cơ hội việc làm cho những cá nhân biết nắm bắt cơ hội, có ý thức và nỗ lực bản thân. 3. Sự chuyển đổi việc làm như là một chiến lược sống Thay đổi cơ cấu nghề nghiệp của địa phương phản ánh rõ xu thế chuyển đổi việc làm của người dân. Từ người nông dân với nghề nông làm gốc, họ chỉ có kỹ năng làm nghề nông. Nay chuyển sang nghề khác là cả một thách thức lớn. Họ phải thay đổi cả thói quen, cả lề lối làm việc cũng như cả cách nghĩ, cách làm. Sự chuyển đổi như là một nhu cầu và cũng là điều bắt buộc khi nó tác động thẳng đến miếng cơm, manh áo. Để tồn tại và phát triển trong môi trường mới, người dân bắt buộc phải tính kế sinh nhai mới với rất nhiều phương thức khác nhau tùy thuộc vào khả năng và điều kiện của mỗi người. Một chiến lược sống mới hình thành mà trong đó không chỉ có con trâu và cái cày. Nhiều kế hoạch được vạch ra thực hiện, và tất nhiên với những người chưa được chuẩn bị kỹ năng thì không tránh khỏi những lúng túng và thất bại. Đây cũng là một vấn đề cần được đặt ra cho các cấp quản lý xã hội tại những khu vực đô thị hóa. Chiến lược sống của người dân ven đô trong quá trình đô thị hóa thể hiện ở sự chuyển đổi việc làm. Trong khi sự di động ở các nhóm nghề khác chủ yếu là tăng lên, tức là tăng số lượng đầu vào, giảm số lượng đầu ra, thì ở ngành nông nghiệp lại có tình hình ngược lại: số lượng người thay đổi nghề, chuyển sang nghề khác chiếm tỷ lệ cao nhất. Thực tế cho thấy đây chính là những người chịu tác động mạnh mẽ của tình trạng thu hồi đất nông nghiệp phục vụ phát triển hạ tầng cơ sở, phát triển các Phan Mai Hương Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 25 khu công nghiệp và mở rộng đô thị. Có thể coi chuyển đổi nghề như là một phương thức, một chiến lược sống tất yếu của người nông dân trong quá trình đô thị hóa. Trong khi đó, ở các nhóm khác, sự chuyển đổi diễn ra rất yếu. Hầu như không có người chuyển từ buôn bán, dịch vụ sang làm nghề khác, mà chỉ thay đổi ở chỗ mở rộng lĩnh vực dịch vụ, tăng mặt hàng hoặc chuyển đổi mặt hàng. Tình trạng tương tự cũng diễn ra với nhóm công nhân, làm thuê, làm công ăn lương. Khi đã làm nghề này, họ ít thay đổi sang nghề khác mà chỉ là những thay đổi nội trong nghề: di chuyển chỗ làm việc, học tập nâng cao trình độ Tốc độ chuyển đổi cũng có sự khác nhau đối với các ngành nghề chính. Phù hợp với giả thuyết về mức độ đô thị hóa của các địa phương, sự chuyển đổi ở nơi có tốc độ đô thị hóa cao diễn ra nhanh nhất, đặc biệt đối với sự giảm các hộ thuần nông nghiệp. Tại mỗi địa phương luôn có các hoạt động nghề nghiệp khác hỗ trợ, đặc biệt là các hộ có kết hợp giữa các ngành nghề khác nhau. Thông thường là số hộ làm nghề hỗn hợp vừa sản xuất nông nghiệp vừa buôn bán, dịch vụ hay TCN/CBVC tăng lên theo thời gian. Số hộ thuần nông giảm đáng kể. Nhìn chung, có thể thấy cơ cấu nghề nghiệp tại những vùng đô thị hóa cao có những nét cơ bản của một vùng đô thị. Một điều đáng lưu ý về cơ cấu nghề nghiệp của dân cư các địa bàn khảo sát là sự thay đổi trong phương thức sản xuất nông nghiệp. Đây là một nét đặc trưng cho hoạt động trồng lúa. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp tại các vùng ven không còn tập trung vào trồng lúa theo truyền thống mà dần chuyển sang các ngành nghề nông nghiệp khác như trồng cây lâu năm, cây cảnh, trồng rau sạch và nuôi trồng thuỷ sản với các sản phẩm chất lượng cao hơn, đáp ứng được nhu cầu thị trường và cho thu nhập cao hơn. 4. Chiến lược sống và mong muốn về nghề nghiệp cho con cái Nhìn chung, việc thay đổi nghề nghiệp của người dân vùng đô thị hóa diễn ra không dễ dàng. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã làm thay đổi chức năng truyền thống của địa phương. Thay vào đó là các hoạt động sản xuất công nghiệp với công nghệ cao và các dịch vụ đô thị. Các hoạt động này đòi hỏi người lao động phải có một trình độ học vấn nhất định và phải được đào tạo nghề mới có thể đáp ứng được yêu cầu về tuyển dụng lao động. Tuy nhiên, do quá trình đô thị hóa nhanh đã làm cho người nông dân không có đủ thời gian chuẩn bị để thích ứng với những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế - xã hội. Vì vậy, họ không đáp ứng được những yêu cầu tuyển dụng lao động của các nhà máy, xí nghiệp, cơ quan trên địa bàn, dẫn đến tình trạng dư thừa lao động, đặc biệt là số lao động ở độ tuổi ngoài 40. Đây đang là thách thức lớn đối với chính quyền các xã và chính quyền thành phố trong quá trình đô thị hóa. Tạo công ăn việc làm cho bộ phận trung niên làm nông nghiệp bị mất đất cho việc xây dựng các công trình quốc gia, đã trở thành một khó khăn chung cho tất cả các địa phương trong quá trình đô thị hóa. Nhiều sơ sở sản xuất được xây dựng trong quá trình đô thị hóa nhưng không thể tuyển người ở địa phương đó do người lao động không đáp ứng đủ các yêu cầu của Vấn đề việc làm trong chiến lược sống của người nông dân vùng ven đô... Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 26 người sử dụng lao động. Do vậy, các chủ sử dụng lao động phải tuyển dụng lao động từ nơi khác đến. Hậu quả là thêm một gánh nặng quản lý người nhập cư lại được đặt lên vai chính quyền các xã, trong khi họ đang phải lo giải quyết việc làm cho số lao động dôi dư. Liên quan đến những thay đổi nghề là những mong muốn của cha mẹ về nghề nghiệp đối với con cái. Rất nhiều nếu không nói là đa số nông dân mong muốn con cái được làm việc trong khu vực nhà nước. Điều này cho thấy sự bảo lưu một phần những quan niệm nghề nghiệp của thời kỳ kế hoạch hóa tập trung bao cấp. Các quan niệm này vẫn chịu ảnh hưởng của thời kỳ bao cấp, nghĩa là nếu làm việc trong khu vực nhà nước, công viêc sẽ ổn định và bảo đảm về cuộc sống sau này. Tuy nhiên, quan niệm này đến nay đã có phần thay đổi. Những công việc ngoài khu vực nhà nước cũng đang ngày càng thu hút được nhiều người lao động trẻ. Nhìn chung, mong muốn về nghề nghiệp cho con cái đều hướng vào các hoạt động phi nông nghiệp. Các ngành nghề phi nông nghiệp với các hoạt động đa dạng, hấp dẫn hơn, cho nguồn thu nhập cao hơn, với những đòi hỏi cao hơn đang trở thành các mục tiêu để người dân phấn đấu. Điều này cho thấy xu hướng là số người tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp sẽ ngày càng giảm tại các xã, thị trấn vùng ven. 5. Những đặc điểm trong chiến lược sống của cư dân ven đô trong quá trình đô thị hóa Nghiên cứu chiến lược sống qua nghề nghiệp việc làm của cư dân ven đô trong quá trình đô thị hóa có thể rút ra một số đặc điểm sau đây. 5.1. Chiến lược sống của cư dân vùng ven đã đô thị hóa bắt đầu đa dạng và mang yếu tố cá nhân Tính đa dạng hóa và tính cá nhân hóa là xu hướng phát triển cùng với những biến đổi xã hội trong quá trình đô thị hóa. Một khuôn mặt làng xã mang dáng dấp của một khu phố đô thị với những nét không giống nhau về nhiều mặt của đời sống xã hội: từ những cái dễ nhận thấy như nhà cửa, ăn mặc, bài trí trong nhà, cho đến những cái khó nhận biết như nghề nghiệp, sự tính toán qua chiến lược sống cá nhân, nhu cầu hưởng thụ, lối tư duy Một khu vực đang có xu hướng thóat khỏi tính khuôn mẫu của một xã hội nông thôn cổ truyền, tiến dần đến hiện đại hơn và phát triển hơn cả trong tư duy, suy nghĩ và hành động. Đó cũng là một trong những chỉ số của sự phát triển và biến đổi xã hội. Cùng với xu thế đa dạng hóa việc làm trong quá trình đô thị hóa, cư dân vùng ven cũng có chiến lược nghề nghiệp đa dạng, phù hợp với đặc điểm cá nhân. Xu hướng chuyển đổi nghề đã nói lên tính đa dạng này. Xu hướng dịch chuyển nghề nghiệp nói chung trong vòng 10 năm qua của hộ gia đình vùng ven đô đã được đô thị hóa bao gồm cụ thể như sau: - Chuyển đổi trong một nghề: chủ yếu ở lĩnh vực nông nghiệp (chuyển đổi loại cây trồng, giống cây trồng, chuyển từ cây sang con), và buôn bán, dịch vụ (chuyển đổi mặt hàng, tăng mặt hàng). Phan Mai Hương Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 27 - Chuyển đổi bằng cách kết hợp nghề đã có với nghề khác: Trồng trọt kết hợp bán sản phẩm nông nhiệp của mình; nghề phụ kết hợp chăn nuôi Phương thức bán hàng cũng đa dạng: bán tại chợ đầu mối, bán tại vườn, bán rong, bán vào các nhà hàng - Chuyển đổi sang làm nghề khác: Chuyển từ nông nghiệp sang làm nghề tự do (đối với nam: thợ xây, thợ bả, xe ôm); Chuyển từ nông nghiệp sang lĩnh vực dịch vụ (bán hàng qùa sáng, mở hàng quán); Từ nuôi cá sang buôn cá. Các chiến lược thay đổi nghề này mang tính thực dụng và xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn cũng như những điều kiện của bản thân mỗi gia đình. Hầu như các chuyển đổi đều mang lại hiệu quả khi hầu hết mọi người đều nhận thấy thu nhập hiện nay đã khá hơn ngày xưa, đời sống ngày được cải thiện tốt hơn. Người dân đã có thể để dành, tuy không nhiều. 5.2. Chiến lược sống xuất hiện trong hoàn cảnh bắt buộc, bị động, chịu sự tác động của ngoại cảnh Xu hướng chuyển đổi phụ thuộc rất nhiều vào mức độ đô thị hóa của địa phương. Vì lẽ đó có thể nói đô thị hóa tác động mạnh mẽ đến chiến lược sống của cư dân vùng ven, bắt buộc họ phải thay đổi cách kiếm sống, thay đổi phương kế sinh nhai cho gia đình mình. Nhưng sự tự thân chủ động trong chiến lược này chưa được thể hiện rõ. Sau sự chuyển đổi bởi tình thế, rất nhiều người không có dự định gì hơn nữa, hoặc không có thêm một kế hoạch phát triển nào cho tương lai. Điều này diễn ra đồng đều ở cả ba địa phương được khảo sát, dù đó là các địa bàn với các mức độ đô thị hóa khác nhau. Có thể thấy, đô thị hóa tác động lên chiến lược sống ở mặt hình thức, nhưng chưa ảnh hưởng tới bề sâu. Cư dân ven đô ở thế bị động trong bối ảnh phải hình thành một chiến lược mới, với những việc làm mới, hành động mới để phù hợp với thời cuộc. Nhưng chỉ dừng lại ở đó mà thôi. Người dân chưa tạo được thế chủ động cho mình. Họ có thể đòi hỏi ở chính quyền, xã hội phải tạo công ăn, việc làm nhưng tự bản thân họ lại chưa sẵn sàng với xu thế mới, chưa có những bước chuẩn bị tích cực để ứng phó với những biến đổi xã hội. Một số không có dự định và và một số khác chờ đợi sự giải quyết từ phía trên. Có thể thấy, người nông dân hiện nay không cam chịu cảnh sống nghèo khó. Họ luôn tìm cách vượt qua những khó khăn trở ngại trước mắt. Nhưng chỉ cần có chỗ dựa mà họ cảm thấy vững chắc là họ không thiết phấn đấu nữa, bằng lòng với những gì mình đã có. Chiến lược sống chưa được xác định rõ từng đường bước khi mỗi cá nhân chưa yên ổn với vị trí, nghề nghiệp của mình. 5.3. Chiến lược sống mang không nhiều yếu tố nội lực Khi được hỏi về nguyện vọng của gia đình và bản thân, nhiều người đã đề cập đến công ăn việc làm như một nguyện vọng thiết tha nhất (đặc biệt là các bậc phụ huynh lo cho công ăn việc làm của con cái mình). Không ít người có mong muốn làm Nhà nước cho nó ổn định, cho nó “oai” và cho nó đỡ vất vả. Lối tư duy này có vẻ như không hề lạc lõng ở vùng ven đô. Họ mong chờ sự giải quyết của chính quyền, của Nhà nước cho cuộc sống của mình. Lối tư duy này và hệ quả của nó có lẽ cần được Vấn đề việc làm trong chiến lược sống của người nông dân vùng ven đô... Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 28 quan tâm hơn nữa trong những nghiên cứu chuyên sâu hơn mà chúng tôi chưa có điều kiện đề cập ở đây. Chỉ biết rằng sự trông chờ có thể làm giảm tính năng động, làm mất nhiều cơ hội việc làm của mỗi cá nhân. Trong khi đó, mặc dù các cơ hội việc làm đã được mở ra cùng với quá trình đô thị hóa do sự xuất hiện của các công ty và cơ sở sản xuất ở địa phương, nhưng một thực tế là thanh niên vùng ven vẫn chưa yên tâm với tính không ổn định trong việc làm của mình. Về tình trạng không có việc làm ổn định, khá nhiều người có trách nhiệm cho rằng, trình độ học vấn thấp chính là nguyên nhân khách quan của tình trạng bán thất nghiệp ở vùng ven hiện nay. Tại các khu vực được nghiên cứu, một số cơ sở sản xuất, một số công ty... được thành lập cần nhân công nhưng không thể tuyển được người. Mặc dù cư dân địa phương có được ưu tiên theo qui định nhưng vì không đủ điều kiện về trình độ nên cũng không thể xin được ở đây. Với dẫn chứng này, họ cho rằng học vấn thấp chính là rào cản trực tiếp của quá trình nghề nghiệp. Chưa nói đến những chính sách việc làm từ phía các cơ quan chức năng, từ phía xã hội, chúng tôi quan tâm tới khía cạnh thứ hai: yếu tố nội lực của mỗi cá nhân. Nếu như mỗi người đều có một chiến lược sống (về nghề nghiệp) tốt, họ sẽ lập ra kế hoạch để đào tạo bản thân phù hợp với thời cuộc. Đây là quá trình tự thân vận động chứ không phải quá trình bắt buộc thúc đẩy hành dộng của con người. Những nỗ lực từ phía chính quyền tạo công ăn việc làm cũng trở nên vô ích nếu không gặp được những cố gắng nỗ lực của mỗi cá nhân để phù hợp hơn với thời cuộc mới. Rõ ràng thời cuộc hiện nay không dành cho những người có thói quen chờ đợi như trước kia. Họ phải tích cực hơn, chủ động hơn. Tức là một chiến lược sống mới phải được hình thành để thay thế cho cách làm cũ, chiến lược cũ. Trong chiến lược sống mới này con người phải trở nên tích cực hơn, chủ động hơn, và có trí tuệ hơn. Tuy nhiên, trong chiến lược sống hiện nay của cư dân ven đô, yếu tố nội lực, sự chủ động, tích cực của mỗi cá nhân vẫn còn tương đối mờ nhạt ở một bộ phận đông đảo người lao động. Vì thế, vấn đề phải chuẩn bị một lớp người mới sẵn sàng với cuộc sống mới như thế nào thực sự là điều đáng quan tâm. Nhiều câu hỏi được đặt ra: Đây là công việc của mỗi cá nhân hay của xã hội? Trong công tác chuẩn bị này, vai trò của cá nhân và của xã hội ra sao, có tương quan như thế nào? Ai là người giúp các cá nhân xây dựng chiến lược sống đúng đắn? Cơ sở khoa học và thực tiễn nào của công tác đào tạo nghề trong hệ thống giáo dục hiện nay? Đó chính là nhiệm vụ lớn, là chiến lược ở tầm vĩ mô, không chỉ đào tạo người, đào tạo nghề cho những khu vực, địa phương bước vào quá trình đô thị hóa, mà còn cho đất nước nói chung. Tóm lại, trong quá trình đô thị hóa đã có những chuyển biến tích cực nhất định trên bình diện xã hội, lẫn bình diện cá nhân ở khía cạnh nghề nghiệp, việc làm. Sự ra đời của các khu công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp, công ty, hệ thống dịch vụ xã hội,.. đã thu hút một số lượng đáng kể dân cư tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào các hoạt động sản xuất, dịch vụ. Cơ cấu nghề nghiệp vùng ven đô đã có nhiều biến đổi. Các ngành nghề phi nông nghiệp phát triển, tăng dần tỉ trọng trong cơ cấu kinh tế của địa phương. Cơ Phan Mai Hương Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 29 cấu ngành nghề của các vùng thị trấn, thị xã hay ven đô, đã chuyển đổi có nhiều nét giống như cơ cấu của các vùng đô thị lớn. Sự chuyển đổi nghề nghiệp diễn ra đa dạng. Nguồn thu nhập chủ yếu của các xã đang chuyển dần từ khu vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Xu hướng chuyển đổi nghề nghiệp đang hướng đến các hoạt động hưởng lương và trợ cấp (từ khu vực quốc doanh cũng như ngoài quốc doanh), sản xuất thủ công nghiệp, và buôn bán/dịch vụ. Sản xuất nông nghiệp trong các địa phương này có xu hướng giảm đi nhưng vẫn còn giữ một vị trí đáng kể trong các hoạt động kinh tế. Có thể đây cũng là một xu hướng chuyển đổi cơ cấu hoạt động sản xuất chung của nhiều địa phương khác ở Việt Nam dưới tác động của quá trình đô thị hóa. Tài liệu tham khảo 1. Đỗ Minh Khuê, 1999. Những khía cạnh xã hội học của quá trình đô thị hóa từ làng, xã thành phường ở Hà Nội. Tạp chí Xã hội học, số 3&4 năm 1999, tr. 75-84. 2. Leaf, Michael, 2000. Vùng ven đô Việt Nam: Việc quản lý hành chính sự phát triển đô thị của Hà Nội. Tạp chí Xã hội học, số 3 năm 2000, tr. 11-22. 3. Trịnh Duy Luân, 2004. Xã hội học đô thị. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 4. Nguyễn Hữu Minh, 2002. Đô thị hóa Việt Nam những năm 90: một số đặc trưng kinh tế - xã hội cơ bản. Tạp chí Xã hội học, số 1 năm 2002, tr. 11-20. 5. Trần Đan Tâm, Nguyễn Vi Nhuận, 2000. Những biến đổi xã hội ở vùng ven đô Thành phố Hồ Chí Minh dưới áp lực đô thị hóa. Trong bài: Những nghiên cứu về nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tạp chí Xã hội học, số 1 năm 2000, tr. 71-79. 6. Tôn Nữ Quỳnh Trân, 1999. Văn hóa làng xã trước sự thách thức của đô thị hóa tại thành phố Hồ Chí Minh. NXB Trẻ 7. Nguyễn Thanh Tuấn, 2006. Biến đổi văn hóa đô thị Việt Nam hiện nay. NXB Văn hóa - Thông tin và Viện Văn hóa. 8. Viện Tâm lý học, 2006. Những biến đổi tâm lý cơ bản của cư dân vùng ven đô đã được đô thị hóa, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ. 9. Viện Xã hội học, 1998. Những biến đổi kinh tế xã hội ở Dịch Vọng trong quá trình đô thị hóa từ làng xã lên phường, Báo cáo kết quả khảo sát xã hội học.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso1_2008_phanmaihuong_057.pdf