Vai trò của người cha trong gia đình

Tài liệu Vai trò của người cha trong gia đình: Xã hội học thực nghiệm Xã hội học số 4 (80), 2002 29 Vai trò của ng−ời cha trong gia đình Vũ Tuấn Huy I. Giới thiệu Tất cả các xã hội đều có những chuẩn mực quy định hành vi phù hợp và không phù hợp đối với cha mẹ và con cái. Một số chuẩn mực này là phổ biến cho tất cả mọi xã hội, một số chuẩn mực khác mang tính đặc thù đối với một xã hội hoặc một nền văn hoá cụ thể. Điều này cho thấy rằng cha mẹ (Parenthood) nh− một cấu trúc xã hội phản ánh mối quan hệ t−ơng tác giữa cha mẹ và con cái - khác nhau từ xã hội này đến xã hội khác và trong cùng một xã hội, cấu trúc này cũng biến đổi theo thời gian và theo chu kỳ của đời sống gia đình. Cho đến tr−ớc giai đoạn công nghiệp hoá, một quan niệm phổ biến khi nói đến cha mẹ là th−ờng nhấn mạnh đến ng−ời vợ, ng−ời mẹ là ng−ời có trách nhiệm chủ yếu trong việc chăm sóc con cái: "Cha sinh không bằng mẹ d−ỡng" và xem đó nh− là "thiên h−ớng" của phụ nữ. Còn ng−ời cha là ng−ời chủ gia đình, ng−ời trụ cột về kinh tế. Quan hệ ...

pdf11 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 770 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của người cha trong gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học thực nghiệm Xã hội học số 4 (80), 2002 29 Vai trò của ng−ời cha trong gia đình Vũ Tuấn Huy I. Giới thiệu Tất cả các xã hội đều có những chuẩn mực quy định hành vi phù hợp và không phù hợp đối với cha mẹ và con cái. Một số chuẩn mực này là phổ biến cho tất cả mọi xã hội, một số chuẩn mực khác mang tính đặc thù đối với một xã hội hoặc một nền văn hoá cụ thể. Điều này cho thấy rằng cha mẹ (Parenthood) nh− một cấu trúc xã hội phản ánh mối quan hệ t−ơng tác giữa cha mẹ và con cái - khác nhau từ xã hội này đến xã hội khác và trong cùng một xã hội, cấu trúc này cũng biến đổi theo thời gian và theo chu kỳ của đời sống gia đình. Cho đến tr−ớc giai đoạn công nghiệp hoá, một quan niệm phổ biến khi nói đến cha mẹ là th−ờng nhấn mạnh đến ng−ời vợ, ng−ời mẹ là ng−ời có trách nhiệm chủ yếu trong việc chăm sóc con cái: "Cha sinh không bằng mẹ d−ỡng" và xem đó nh− là "thiên h−ớng" của phụ nữ. Còn ng−ời cha là ng−ời chủ gia đình, ng−ời trụ cột về kinh tế. Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đặc tr−ng bởi khía cạnh tình cảm, tuy nhiên ng−ời cha đ−ợc xem là nghiêm khắc hơn, còn ng−ời mẹ tình cảm hơn trong quan hệ với con cái. Trong cấu trúc xã hội này, vai trò ng−ời cha và ng−ời mẹ mang tính phân công tách biệt, nhằm bổ sung cho nhau. Giới này không làm việc của giới kia. “Trong gia đình có sự phân chia các vai trò một cách rõ rệt, phần lớn chức năng ph−ơng tiện do ng−ời cha thực hiện còn phần lớn chức năng biểu hiện do ng−ời mẹ thực hiện”. (Philip Slater, 1961) Những biến đổi trong vai trò của nam giới và nữ giới gắn liền với sự tham gia của phụ nữ trong lực l−ợng lao động xã hội tăng lên đã dẫn đến những quan niệm mới về vai trò của ng−ời cha trong gia đình. Phân tích các bài báo trên các tạp chí phổ thông xuất bản ở Mỹ từ 1900 đến 1989, Maxine P. Atkinson và Stephen P. Blackwelder thấy rằng vai trò ng−ời cha trong thế kỷ qua đã dao động giữa hai cực: ng−ời cha là ng−ời cung cấp nguồn sống (providers) và ng−ời cha là ng−ời nuôi d−ỡng (nuturers). Các nhà nghiên cứu tập trung vào ý nghĩa của ng−ời cha trong sự phát triển của con cái từ quan điểm xã hội- tâm lý (Lynn, 1974; Biller, 1971; Lamb, 1976). Đánh giá vai trò của cha mẹ không thể tách khỏi môi tr−ờng xã hội. Điều nhấn mạnh này cũng đòi hỏi rằng nói về ng−ời cha (Fatherhood) không thể tách rời ng−ời mẹ (Motherhood) và con cái (Childhood). Một hiện thực trong cơ cấu gia đình, ng−ời đàn ông và ng−ời phụ nữ không phải chỉ có một vai trò duy nhất, mà đảm nhiệm rất nhiều các vai trò khác nhau. Các vai trò này có thể gối lên nhau, bổ sung cho nhau và đôi khi xung đột lẫn nhau. Ví dụ, Khi cả ng−ời cha và ng−ời mẹ đều Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Vai trò của ng−ời cha trong gia đình 30 thực hiện tốt vai trò nuôi d−ỡng con cái thì sẽ làm cho quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng đ−ợc củng cố và thực hiện tốt hơn vai trò ng−ời chồng và ng−ời vợ, hoặc ng−ời mẹ (và cả ng−ời cha) sử dụng đứa con nh− một ph−ơng tiện để thực hiện hoặc đạt đ−ợc quyền lực trong hôn nhân. Trong chức năng xã hội hoá đối với con cái, ng−ời cha và ng−ời mẹ không chỉ là những mô hình hành vi cho đứa trẻ, mà thông qua việc thực hiện các vai trò, cha mẹ còn củng cố những hành vi kỳ vọng đối với con cái và truyền những giá trị của mình cho thế hệ sau. Nhiều hoạt động diễn ra nhân ngày gia đình của Việt Nam năm nay 28/6/2002) đã diễn ra với chủ đề “Vai trò của ng−ời cha trong gia đình Việt Nam”. Mục đích của bài viết này nhằm xem xét những mô hình quan niệm và hành vi vai trò của ng−ời cha đối với con cái trong sự so sánh với ng−ời mẹ, sự khác nhau trong mô hình vai trò của ng−ời cha d−ới tác động của các yếu tố nh− giảm tỷ lệ sinh đẻ, cơ cấu gia đình và biến đổi xã hội. Số liệu sử dụng cho phân tích này là các nghiên cứu về “Xã hội hoá vai trò giới ở tuổi ấu thơ” do Ban nghiên cứu, Trung −ơng Hội Liên hiệp phụ nữ, UNICEF và tác giả bài báo này thực hiện năm 2000 tại 3 tỉnh Yên Bái, Huế, và Sóc Trăng; nghiên cứu về “Biến đổi gia đình” của Viện Xã hội học phối hợp với Trung tâm Dân số, Đại học Michigan, Đại học Pelsivania tiến hành tháng 1 năm 2002 tại tỉnh Hải D−ơng. II. Vai trò của ng−ời cha trong gia đình 1. Vai trò của ng−ời cha trong gia đình nh− là ng−ời cung cấp nguồn sống Kết quả nghiên cứu ở 3 tỉnh Yên Bái, Huế và Sóc Trăng cho thấy ng−ời chồng nói chung đóng góp thu nhập nhiều hơn ng−ời vợ. Phụ nữ chia sẻ quan điểm này, bất kể khả năng nghề nghiệp riêng của họ. Ngay cả trong tr−ờng hợp ng−ời phụ nữ có đóng góp đáng kể trong thu nhập thì họ vẫn xem ng−ời chồng là trụ cột kinh tế, nghề nghiệp của bản thân phụ nữ chỉ là phụ so với các công việc trong gia đình. "Nam giới phải là trụ cột trong gia đình, trong gia đình có cả nam và nữ thì chắc chắn ng−ời chồng phải là trụ cột, điều hành mọi công việc gia đình, những công việc lớn ng−ời phụ nữ không quyết đoán đ−ợc đâu mà chủ yếu phải là nam giới". Một cán bộ phụ nữ xã ở Yên Bái, dân tộc Tày. Phân tích số liệu từ nghiên cứu tại Hải D−ơng cho thấy, trong số các thành viên của gia đình, trên 90% ý kiến trả lời ng−ời đóng góp thu nhập chủ yếu trong 12 tháng qua trong gia đình là vợ hoặc chồng. So sánh giữa ng−ời vợ và ng−ời chồng trong việc đóng góp thu nhập, trên 70% ý kiến của ng−ời trả lời cho rằng ng−ời đóng góp thu nhập chủ yếu là ng−ời chồng. Không có sự khác biệt theo giới tính của ng−ời trả lời trong đánh giá này. Vai trò trụ cột kinh tế cùng với những đặc điểm khác nh− trình độ học vấn, nghề nghiệp, mức thu nhập là cơ sở cho quyền lực của ng−ời đàn ông trong vai trò ng−ời chồng, ng−ời cha trong gia đình. Tuy nhiên, sự tham gia của phụ nữ trong lực l−ợng lao động xã hội ngày càng tăng cho thấy sự suy giảm của vai trò trụ cột kinh tế của ng−ời cha. Điều này cũng gắn liền với quá độ dân số đặc tr−ng bởi quá trình giảm tỷ lệ sinh đẻ. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Vũ Tuấn Huy 31 Khi xem xét mối t−ơng quan giữa ý kiến “Đàn ông là ng−ời quyết định chính các công việc trong gia đình” và số con, kết quả phân tích cho thấy rằng những gia đình có ít con, xu h−ớng rất không đồng ý với đánh giá này tăng lên: 17,6% những ng−ời có 2 con so với 8,6% những ng−ời có 5 con trở lên rất không đồng ý với ý kiến này. Bảng 1: Ng−ời đóng góp thu nhập chủ yếu trong 12 tháng qua theo giới tính của ng−ời trả lời Giới tính của ng−ời trả lời Ng−ời đóng góp thu nhập chủ yếu trong 12 tháng qua Nam Nữ Tổng số Ng−ời trả lời 71.9% 22.4% 47.1% Vợ/Chồng 22.1% 71.3% 46.8% Con cái 4.0% 4.0% 4.0% Con riêng/con nuôi .5% 1.7% 1.1% Con dâu/con rể .8% .5% .6% Bố mẹ đẻ .5% .3% Bố mẹ vợ/bố mẹ chồng .3% .1% Tổng số 100.0% 100.0% 100.0% Nguồn số liệu: Nghiên cứu "Biến đổi gia đình Việt Nam". Viện Xã hội học và Trung tâm Dân số, Đại học Michigan. 2001. Bảng 2: Đàn ông là ng−ời quyết định chính các công việc gia đình và số con Số con của ng−ời trả lời ý kiến 2 con 3-4 con 5 con trở lên Tổng số Rất không đồng ý 17.6% 8.4% 8.6% 8.9% Không đồng ý 2.9% 8.6% 6.6% 7.8% Đồng ý 20.6% 23.3% 23.5% 23.3% Rất đồng ý 58.8% 59.7% 61.3% 60.1% Tổng số 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% Nguồn số liệu: Nghiên cứu "Biến đổi gia đình Việt Nam". Viện Xã hội học và Trung tâm Dân số, Đại học Michigan. 2001. Cả hai giới đều quan niệm về những vai trò chính của đàn ông trong gia đình nh− là ng−ời trụ cột về kinh tế. Mặc dù thành kiến giới nh− vậy đã dần dần thay đổi khi phụ nữ tham gia vào những nghề nghiệp mới và mức sống tăng lên, sự bám chặt vào những thành kiến giới vẫn còn rất mạnh và tiếp tục là những chuẩn mực. Tuy nhiên, không thể không thừa nhận sự suy giảm vai trò trụ cột kinh tế của ng−ời cha trong gia đình mà còn mang lại một xu h−ớng mới thích hợp hơn. Sự mở rộng vai trò của ng−ời cha trong việc chăm sóc con cái về ph−ơng diện tình cảm. Sự chuyển đổi nhấn mạnh đến tham gia của ng−ời cha trong chăm sóc con Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Vai trò của ng−ời cha trong gia đình 32 cái tạo ra một cơ hội cho một định nghĩa mới và mở rộng về vai trò của ng−ời cha đối với con cái. 2. Vai trò ng−ời cha trong gia đình trong việc nuôi d−ỡng con cái Trong quá trình đ−ợc nuôi dạy, đứa trẻ dần dần phát triển những quan niệm về những khác nhau về giới tính cũng nh− những đặc tính về giới. Cha mẹ trong vai trò ng−ời xã hội hoá cố gắng giúp đỡ con trai và con gái của họ phát triển những đặc tính giới đ−ợc xem là phù hợp và phổ biến trong xã hội và cộng đồng. Một đứa trẻ học những bản sắc giới của chúng bằng cách quan sát và giao tiếp với những ng−ời khác, đó là các thành viên gia đình ngay từ khi còn bé mà tr−ớc hết là trong giao tiếp với cha mẹ. Vai trò nuôi d−ỡng con cái của ng−ời cha trong gia đình thay đổi do sự tham gia của phụ nữ ngày càng tăng vào lực l−ợng lao động xã hội khác nhau từ gia đình này đến gia đình khác do tác động của những yếu tố nh− cơ cấu gia đình, độ tuổi của con cái. Kết quả phân tích số liệu nghiên cứu về biến đổi gia đình tại Hải D−ơng cho thấy đối với đứa con đầu trong độ tuổi từ 3-6, mức độ ng−ời cha chăm sóc con cái ít hơn rất nhiều so với ng−ời mẹ và ngay cả trong một số việc nh− chơi với con hoặc cho ăn uống tắm rửa, ng−ời cha làm cũng ít hơn so với bố mẹ chồng. Ví dụ, 80,5% ng−ời mẹ là ng−ời chủ yếu cho con ăn uống, tắm rửa so với 4,1 % ng−ời cha và 9% là ông bà nội làm công việc này. Tuy nhiên, trong những công việc chăm sóc con cái mà tỷ lệ ng−ời cha làm là chủ yếu tăng lên thì tỷ lệ ng−ời mẹ làm những công việc đó giảm xuống rõ rệt. Ví dụ, giúp con học thêm ở nhà, đi họp phụ huynh học sinh và đặc biệt là việc th−ởng phạt đối với con cái. Điều đáng ngạc nhiên khi phân tích theo nhóm tuổi, giữa những ng−ời trong độ tuổi từ 25 – 35 và 45 – 55, mức độ ng−ời cha tham gia các công việc chăm sóc cái trong độ tuổi này không có sự khác biệt đáng kể. Tuy nhiên, những ng−ời cha ở khu vực đô thị và có trình độ học vấn cao hơn, mức độ tham gia các hoạt động liên quan đến con cái có sự khác biệt so với ng−ời cha có trình độ học vấn thấp và trong gia đình ở nông thôn: tỷ lệ ng−ời cha làm các công việc nh− cho con ăn uống, tắm rửa, chơi với con, giúp con học thêm ở nhà tăng lên trong khi họ ít phạt con cái hơn. Ng−ời cha trong vai trò ng−ời nuôi d−ỡng không đ−ợc nhấn mạnh tr−ớc hết phản ánh một tâm thế chung đánh giá thấp vai trò của ng−ời cha trong các hoạt động này và mặt khác nhấn mạnh đến vai trò là ng−ời trụ cột về kinh tế. Kết quả từ nghiên cứu tại 3 tỉnh về vai trò của cha mẹ trong việc nuôi d−ỡng con cái cũng khẳng định đánh giá này. Trong tất cả các vùng nghiên cứu, những ng−ời trả lời chia sẻ một tâm thế chung rằng phụ nữ là và nên là ng−ời chăm sóc chính đối với con cái. Nếu ng−ời mẹ đang đi làm, ông hoặc bà sẽ là ng−ời chăm sóc thay thế. Hầu hết nam giới nghĩ rằng phụ nữ là ng−ời chăm sóc tốt hơn vì "khả năng tự nhiên bẩm sinh của họ" về ph−ơng diện này. Tuy nhiên, một số phụ nữ giải thích rằng ng−ời chồng ít khi tham gia vào việc chăm sóc trẻ em vì những vai trò xã hội của họ - điều hành những công việc quan trọng nh− việc làm ăn, hoặc vì kiến thức nuôi con của họ hạn chế. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Vũ Tuấn Huy 33 Bảng 3: Ai là ng−ời làm những công việc chủ yếu sau đây khi đứa con đầu trong độ tuổi từ 3-6 tuổi (%) Chơi với con Cho ă n, tắm rửa Giúp con học Họp phụ huynh Th−ởng phạt Chồng 8.4% 4.1% 17.1% 16.5% 31.0% Vợ 59.3% 80.3% 49.8% 50.0% 40.4% Vợ chồng bằng nhau 7.5% 2.5% 8.5% 4.0% 9.9% Bố mẹ chồng 18.5% 9.0% 3.6% 1.9% 3.6% Bố mẹ vợ 2.3% 1.4% .5% - .6% Anh em trai .1% - - - .1% Chị em gái .3% .1% .1% - .1% Ng−ời họ hàng .6% .3% .5% .1% .1% Ng−ời phục vụ .1% - - - Ng−ời khác 1.0% .4% .3% - .4% Không thích hợp 2.0% 2.0% 19.6% 27.5% 13.8% Tổng số 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% Nguồn số liệu: Nghiên cứu "Biến đổi gia đình Việt Nam". Viện Xã hội học và Trung tâm Dân số, Đại học Michigan. 2001. "Ng−ời chăm sóc con cái chính trong gia đình là ng−ời mẹ. Họ làm tất cả từ khi sinh con, ví dụ cho con bú, chăm lo sức khỏe của con. Bên cạnh đó, ng−ời chồng cũng chăm sóc con, tất nhiên không trực tiếp nh− ng−ời mẹ. Vai trò chính là ng−ời mẹ vì ng−ời mẹ sinh con, gần gũi con và hiểu con nhiều hơn nên việc chăm sóc là không thể tách rời. Cán bộ xã ở Yên Bái, nam giới, dân tộc Kinh, 46 tuổi "Có thể do đàn ông thiếu kiến thức không thể chăm sóc con bằng đàn bà, nhất là khi con còn nhỏ". Một phụ nữ ở Huế, giáo viên 34 tuổi Khi phụ nữ tham gia vào lực l−ợng lao động ngày càng tăng, ng−ời chồng chứng tỏ đã đảm nhận một số công việc nội trợ để giảm nhẹ gánh nặng cho ng−ời vợ. Tuy nhiên, nam giới nhìn chung vẫn quan niệm công việc nội trợ là lĩnh vực của riêng phụ nữ. Nếu nam giới thực sự làm các công việc này thì đó chỉ là một số ít, hoặc làm một cách miễn c−ỡng và đó chỉ là 'giúp đỡ vợ' chứ không coi đó là một phần trách nhiệm của mình. "Chị em bây giờ có nhiều yêu cầu cao lắm, nh−ng theo tôi nghĩ là phải hiểu và cảm thông cho vợ. Thứ hai là từ cảm thông tạo điều kiện cho vợ hoàn thành công tác xã hội và gia đình. Mặc dù bận bịu công việc chung của xã hội nh−ng mình gói ghém giúp cho bà vợ một số công việc nhà. Thực tế xã hội hiện nay rất ít đức ông chồng làm đ−ợc nh− vậy". Nam giới, 46 tuổi, Hiệu tr−ởng cấp I ở Huế. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Vai trò của ng−ời cha trong gia đình 34 Các hoạt động nuôi d−ỡng này không chỉ phản ánh nhu cầu của con cái mà còn phản ánh những nhu cầu của cha mẹ ở mức độ khác nhau về tình cảm. Ví dụ, suy nghĩ chung th−ờng cho rằng ng−ời cha giao tiếp với con cái về ph−ơng diện xã hội nhiều hơn, ví dụ chơi với con khi nhàn rỗi hoặc giúp con học thêm ở nhà. Tuy nhiên, mức độ ng−ời cha chơi với con cũng bị ảnh h−ởng bởi vai trò của ng−ời trụ cột về kinh tế, kiến thức và tâm thế của ng−ời cha đối với các hoạt động này. "Cha đi làm cả ngày tối mới về nên thích đùa giỡn với con, chơi với nó". Một phụ nữ ở Sóc Trăng, dân tộc Khơme, làm ruộng 32 tuổi "Các ông bố cũng không biết chăm con đâu. Đàn ông họ nóng tính lắm, với lại họ cũng không kiên nhẫn đ−ợc nh− chị em phụ nữ mình đâu. Con mà hơi khóc là họ đã làm cuống lên rồi lại quát khắp mọi ng−ời. Họ không biết cách dỗ con, mà họ cũng không biết cách cho con ăn, tắm rửa cho con. Thỉnh thoảng các ông bố cũng chơi với con, nh−ng mà lúc nào con phải ngoan mà không hay khóc cơ, chứ con mà quấy thì các ông bố cũng không dám đến gần con ". Một phụ nữ ở Yên Bái, dân tộc Tày, giáo viên mẫu giáo Đặc biệt sau khi ng−ời mẹ sinh con là giai đoạn đòi hỏi sự tham gia nhiều hơn của ng−ời cha trong việc chăm sóc con cái. Tuy nhiên, sự −a thích con trai có thể dẫn đến sự bỏ mặc, vô trách nhiệm của ng−ời cha trong vai trò của ng−ời nuôi d−ỡng khi ng−ời vợ sinh con gái. "Đến lúc đẻ vẫn ra con gái, ông chồng chả làm cái gì nữa, thế là chị ấy cứ một mình, phải tự mình gánh vác hết công việc lại phải nuôi con nhỏ vất vả, chị ấy bảo thôi thế này thì lần sau xin chừa". Một phụ nữ ở Yên Bái Th−ởng và phạt là những biện pháp mà cha mẹ th−ờng sử dụng để thể hiện tình cảm cũng nh− định h−ớng suy nghĩ và hành vi của trẻ em phù hợp với những kỳ vọng của họ. Kỷ luật là một khía cạnh của việc nuôi dạy con cái mà ng−ời cha là nhân vật t−ơng đối nổi bật - quyền lực, sự hạn chế, vâng lời và kiểm soát là đặc tr−ng trong quan hệ cha - con. Con cái cũng xem ng−ời mẹ là ng−ời có quyền lực, nh−ng quyền lực đó chỉ hạn chế d−ới hình thức đe doạ nhiều hơn và liên quan đến sự âu yếm. Trong thực tế, trừng phạt về thể xác đ−ợc xem là hình thức kỷ luật bình th−ờng ở cả gia đình và nhà tr−ờng. Trẻ em nói chung biểu hiện sợ ng−ời bố vì thỉnh thoảng chúng bị bố đánh đòn. Sự khác nhau rõ ràng là đáng chú ý trong mức độ đ−ợc tự do của trẻ em trai và mức độ hạn chế đối với trẻ em gái. Bố mẹ nói chung chấp nhận trẻ em trai nghịch ngợm hơn, nh−ng chúng cũng bị phạt nhiều hơn vì con trai th−ờng bị xem là h− hơn. Giữa ng−ời cha và ng−ời mẹ có những quan niệm khác nhau về th−ởng phạt, nh− ng−ời mẹ vì yêu con hơn nên ít khi phạt hoặc phạt không đúng lúc, không đúng mức. Còn ng−ời bố thì ít tình cảm, nghiêm khắc. Vì vậy con cái cứ có lỗi là phạt và đôi khi quá mức cần thiết. Điều này không chỉ làm trẻ em bối rối khi chúng nhận đ−ợc những thông điệp lẫn lộn từ ng−ời cha và ng−ời mẹ, mà còn làm tách biệt hơn những quan niệm của trẻ em về vai trò giới, ng−ời mẹ thì thụ động còn ng−ời cha thì nóng tính gây gổ. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Vũ Tuấn Huy 35 "Khi phạt đối với con trai và con gái bao giờ cũng khác, con trai nếu nghịch ngợm hoặc chơi bời, đánh nhau thì phải phạt úp mặt vào t−ờng hoặc vẽ vòng tròn bắt cháu đứng, nếu cháu còn bé, hoặc các hình thức khác nh− không đ−ợc đi chơi, không đ−ợc ăn một loại bánh kẹo nào đó nếu cháu đã lớn. Con gái th−ờng bị phạt bằng cách doạ những ng−ời mà cháu sợ nếu cháu còn bé, hoặc doạ báo cô giáo vì các cháu bao giờ cũng sợ cô giáo hơn, nếu cháu đã lớn thì phạt bằng cách mắng. Con trai th−ờng bị phạt nặng hơn con gái vì con gái bao giờ cũng yếu đuối, xấu hổ, ngại và nhát hơn". Một phụ nữ ở Yên Bái, 31 tuổi "Ngay khi nó biết nghe mình, 1 tuổi r−ỡi có khi cũng bị đánh rồi. Giữa bố và mẹ thì chắc chắn là nó sợ em hơn". Nam giới ở Huế, 30 tuổi, buôn bán "Em hay phạt nhiều hơn vì bố nó bận đi làm cả ngày. Thỉnh thoảng nó làm trái ý em, em hay rầy la và phạt nó. Giữa con trai và con gái em phạt cũng khác nhau. Cháu gái khi còn nhỏ thì không có phạt còn thằng con trai thì em hay phạt nó, đánh nó". Một phụ nữ ở Sóc Trăng, Dân tộc Khơme, nội trợ 32 tuổi, chồng cán bộ nhà n−ớc "Phát hiện ra con h− chủ yếu là mẹ, nh−ng mẹ lại hay giấu bố. Chờ khi bố đi vắng rồi mẹ mới nói "Mẹ biết hôm nay con nh− thế, nếu con không sửa chữa mẹ sẽ về nói với bố". Bố kiên quyết hơn và giáo dục khác với mẹ. Con h− thì bố chỉ có dùng "quân sự" và các biện pháp nghiêm khắc. Mẹ thì biết nh−ng động viên con sửa chữa, 1, 2 lần không đ−ợc thì mới nói với bố". Một phụ nữ ở Yên Bái, cán bộ phụ nữ xã Điều này cũng đ−ợc khẳng định qua đánh giá của con cái về cách dạy con khác nhau giữa ng−ời cha và ng−ời mẹ. Kết quả điều tra về biến đổi gia đình ở Hải D−ơng cho thấy: 33% ng−ời trả lời rằng cha của họ hiền hậu so với 55% ý kiến cho rằng mẹ của họ cũng có đặc điểm này trong cách dạy con. Trái lại 49% cho rằng cha của họ nghiêm khắc hơn trong khi chỉ có 29% cho rằng mẹ của họ là ng−ời nghiêm khắc trong cách dạy con Bảng 4: Đặc điểm cách dạy con của cha mẹ Đặc điểm dạy con của ng−ời cha Đặc điểm dạy con của ng−ời mẹ Nuông chiều 10.8% 12.5% Hiền hậu 32.8% 55.1% Nghiêm khắc 49.0% 29.8% Hay đánh con 2.5% 1.4% Không biết 5.0% 1.3% Tổng số 100.0% 100.0% Nguồn số liệu: Nghiên cứu "Biến đổi gia đình Việt Nam". Viện Xã hội học và Trung tâm Dân số, Đại học Michigan. 2001. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Vai trò của ng−ời cha trong gia đình 36 Những hạn chế trong việc thực hiện vai trò ng−ời cha trong việc nuôi d−ỡng vẫn còn khá phổ biến. Trong quan niệm, phụ nữ xem khả năng vai trò của nam giới rộng hơn so với chính quan niệm của nam giới. Tuy nhiên, nam giới ít có thành kiến về vai trò giới, đặc biệt là vai trò của ng−ời cha hơn nếu họ làm việc trong khu vực nhà n−ớc, hoặc cả hai vợ chồng đều làm việc trong những ngành kinh doanh có thu nhập cao, hoặc ng−ời vợ theo đuổi những nghề nghiệp có uy tín. Những phụ nữ tham gia trong lực l−ợng lao động xã hội th−ờng kỳ vọng nam giới không chỉ thực hiện tốt vai trò của ng−ời chồng mà còn làm nhiều hơn các công việc của ng−ời cha đối với con cái trong gia đình. Xã hội cũng dần dần xem những vai trò của phụ nữ đa dạng hơn v−ợt quá khuôn khổ gia đình mặc dù quan điểm chính thống vẫn đi theo nh− hình với bóng đối với những phụ nữ. Ng−ời phụ nữ gắn liền với vai trò ng−ời vợ, ng−ời mẹ là một quan niệm phổ biến. 3. Những tác động của vai trò ng−ời cha đối với con cái trong gia đình Trong suy nghĩ thông th−ờng thể hiện qua những câu ngạn ngữ truyền thống của Việt Nam cũng đánh giá cao vai trò của ng−ời cha đối với con cái. Ví dụ “Cha nào, con nấy” hoặc “Con gái giống cha giàu ba họ, con trai giống mẹ khó ba đời'. Nói cách khác, con gái có những đặc điểm đàn ông từ ng−ời cha dễ chấp nhận hơn là con trai có những nét nữ tính từ ng−ời mẹ. Điều này ám chỉ rằng những đặc điểm của phụ nữ ít đ−ợc đánh giá cao so với những đặc điểm của nam giới, những đặc điểm của ng−ời cha đ−ợc truyền sang thế hệ con cái nhiều hơn. Trẻ em th−ờng bắt ch−ớc mô hình vai trò của ng−ời lớn, và đồng nhất với cha mẹ trên cơ sở cùng giới tính. Khi trẻ em đ−ợc hỏi, con gái nói rằng chúng giống mẹ, trong khi hỏi con trai thì chúng nói rằng chúng giống cha dù hình thức bề ngoài thực sự nh− thế nào. "Tr−ớc hết nó phân biệt nó là đàn ông, bố cũng là đàn ông. Cái thứ hai là nó cũng thích làm những việc nh− bố, ví dụ bố đi xe máy là nó cũng rất thích. Nó th−ờng bắt ch−ớc bố, chứ không bắt ch−ớc mẹ. Ngay cả những lời nói, cách nói cũng bắt ch−ớc bố. Em th−ờng xuyên tiếp xúc, gần gũi với con nhiều hơn, bố thì đi suốt ngày. Nh−ng nói ảnh h−ởng thì bố lại là ng−ời ảnh h−ởng đến thằng cu lớn nhiều hơn, mọi cái nó bắt ch−ớc theo bố. " Một phụ nữ dân tộc M−ờng ở Yên Bái, 31 tuổi, có 2 con trai "Em thấy ng−ời bố th−ờng ảnh h−ởng đến con trai còn ng−ời mẹ th−ờng ảnh h−ởng đến con gái. Con trai nó th−ờng làm những việc theo ng−ời bố, còn con gái nó làm những việc nh− ng−ời mẹ". Một cán bộ phụ nữ xã ở Sóc Trăng, 29 tuổi Những kết quả nghiên cứu định l−ợng cũng cho thấy cơ chế của quá trình xã hội hoá, sự đồng nhất trên cơ sở giới tính. Con cái xem cách dạy dỗ của ng−ời cha nh− một mô hình và điều này có sự khác biệt giữa con trai và con gái. Ví dụ 19% nam giới so với 16,5% nữ giới xem ng−ời cha nh− một mô hình trong cách dạy dỗ con cái, trái lại chỉ có 15% nam giới so với 17,5% nữ giới coi ng−ời mẹ nh− một mô hình dạy dỗ con cái. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Vũ Tuấn Huy 37 Bảng 5: ảnh h−ởng cách dạy con của ng−ời cha theo giới tính Nhóm tuổi Nam giới Nữ giới Tổng số Rất nhiều 19.0% 16.5% 17.8% Nhiều 32.3% 33.9% 33.1% Không nhiều lắm 33.8% 32.2% 33.0% Hoàn toàn không 14.8% 17.5% 16.1% Tổng số 100.0% 100.0% 100.0% Nguồn số liệu: Nghiên cứu "Biến đổi gia đình Việt Nam". Viện Xã hội học và Trung tâm Dân số, Đại học Michigan. 2001. Tuy nhiên, ảnh h−ởng này đã suy giảm theo thế hệ. Những ng−ời ở nhóm tuổi cao chịu ảnh h−ởng của ng−ời cha trong cách dạy dỗ con cái nhiều hơn so với thế hệ ít tuổi hơn. Ví dụ 21% ở nhóm tuổi 45-55 so với 14% trong nhóm tuổi 25-35 coi ng−ời cha nh− một mô hình trong việc dạy dỗ con cái. Bảng 6: ảnh h−ởng cách dạy con của ng−ời bố theo nhóm tuổi Nhóm tuổi 45 - 55 25 - 35 Tổng số Rất nhiều 21.1% 14.4% 17.8% Nhiều 33.9% 32.3% 33.1% Không nhiều lắm 27.9% 38.1% 33.0% Hoàn toàn không 17.1% 15.2% 16.1% Tổng số 100.0% 100.0% 100.0% Nguồn số liệu: Nghiên cứu "Biến đổi gia đình Việt Nam". Viện Xã hội học và Trung tâm Dân số, Đại học Michigan. 2001. IV. Kết luận Phân tích vai trò của ng−ời cha trong quan niệm và thực tế nuôi con trên cơ sở so sánh với vai trò của ng−ời mẹ cho thấy sự khác biệt giới trong các chuẩn mực, kỳ vọng, đối xử, và những thành kiến dẫn đến sự phân cực trong vai trò của ng−ời cha và ng−ời mẹ trong gia đình. Đặc điểm này khác nhau khi xem xét trong sự t−ơng quan với những yếu tố nh− sự tham gia lực l−ợng lao động xã hội, mức sinh đẻ và cơ cấu gia đình. Một quan niệm còn khá phổ biến cho rằng ng−ời cha là trụ cột về kinh tế trong gia đình. Vai trò cung cấp nguồn sống của ng−ời cha đ−ợc đánh giá cao hơn là vai trò nuôi d−ỡng, đặc biệt trong điều kiện ng−ời vợ và con cái phụ thuộc về kinh tế và gia đình mở rộng nhiều thế hệ. Chính nhận thức này đã hạn chế sự tham gia của ng−ời cha trong các hoạt động nuôi d−ỡng. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Vai trò của ng−ời cha trong gia đình 38 Cùng với sự biến đổi của xã hội h−ớng đến bình đẳng giới, vai trò kinh tế của phụ nữ tăng lên cùng với quá trình hạt nhân hoá gia đình thì quan niệm về vai trò ng−ời cha có sự chuyển đổi từ ng−ời cung cấp sang ng−ời nuôi d−ỡng. Suy giảm vai trò kinh tế của ng−ời cha cũng mở ra một h−ớng mới cho sự phát triển vai trò nuôi d−ỡng của ng−ời cha đối với con cái. Thực tế quá trình xã hội hoá cho thấy vai trò quan trọng của ng−ời cha trong sự phát triển những đặc điểm nhân cách của con cái ngay từ khi còn nhỏ. Vai trò của ng−ời cha tăng lên trong việc nuôi d−ỡng con cái và những công việc nội trợ có tác động tích cực đến việc giảm căng thẳng của ng−ời mẹ do phải tham gia lực l−ợng lao động. Tuy nhiên những biến đổi trong mô hình hành vi của ng−ời cha không đi cùng với sự biến đổi trong quan niệm. Do vậy, nếu phụ nữ có xu h−ớng giữ những vị trí ít có uy tín trong gia đình và ngoài xã hội, và làm việc trong những nghề thu nhập thấp thì điều này sẽ trực tiếp hạn chế những khát vọng của con gái vì chúng ít có những tấm g−ơng về những phụ nữ thành đạt để liên hệ. T−ơng tự, nếu con trai ít khi thấy ng−ời bố tham gia vào những vai trò tái sản xuất và những công việc trong gia đình, tự chúng cũng không muốn tham gia vào những công việc này, do vậy, vai trò giới vẫn mang tính ổn định và không linh hoạt. Tuy nhiên, sự phong phú về tình cảm và xã hội của trẻ em đ−ợc cải thiện khi ng−ời bố tham gia tích cực vào việc nuôi dạy chúng. Mức độ quan hệ của ng−ời cha với con cái khi còn nhỏ là quan trọng vì đó là khi trẻ em hình thành sự gắn bó chặt chẽ với ng−ời chăm sóc và đòi hỏi sự chú ý nhất. Tuy nhiên, những kỳ vọng văn hóa, sự ủng hộ của thiết chế có giới hạn và những thành kiến giới đã hạn chế tính tích cực của nam giới, sự chuẩn bị để làm ng−ời cha và toàn bộ sự t−ơng tác giữa cha và con. Chỉ khi những vai trò giới trong gia đình đ−ợc xác định lại, trẻ em gái sẽ thấy những mô hình vai trò giới rộng hơn và con trai sẽ có những mô hình vai trò đàn ông nhạy cảm và chăm sóc. Điều này thách thức những chuẩn mực hạn chế về đặc tính nam giới cũng nh− sự chuyển đổi vai trò của ng−ời cha trong gia đình. Tài liệu tham khảo 1. Bruce, J., Lloyd, C.B, Leonard, A., Engle, P.L. & Duffy, N., Families in Focus: New Perspectives on Mothers, Fathers and Children, The Population Council, New York, 1995. 2. Chetwynd, J. & Harnett, O., The Sex Role System, Routledge & Kegan Paul Ltd., London, 1982. 3. Cross, E., Gender Inequalities Among Children in the East Asia and Pacific Region: The Need to Address Gender Discrimination and Promote Girls’ Rights, UNICEF, July 2000. 4. David A.. Handbook of Socialization Theory and Research, Rand McNally College Publishing Company, Chicago, 1969. 5. Elkin, F. & Handel, G. , The Child and Society: The Process of Socialization, Random House, New York, 1984. 6. Eshleman, J.R., The Family: An Introduction, Allyn and Bacon Inc., Boston,1988. 7. Fraiberg, S. H., The Magic Years: Understanding the Problems of Early Childhood, Methuen & Co. Ltd., London, 1968. 8. Goslin, D. A. (ed.), Handbook of Socialization Theory and Research, Rand McNanlly College Publishing Company, Chicago, 1969. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Vũ Tuấn Huy 39 9. Landers, C., Essential Strategies for ECD, UNICEF, New York, 1999. 10. Liaget, J. & Inhelder, B., The Psychology of the Child, Basic Books, New York, 1969. 11. Lindsey, L. L., Gender Roles: A Sociological Perspective, Prentice Hall, Englewood Cliffs, New Jersey, 1990. 12. Lloyd Saxton.The Individual, marriage, and the family. California, Wadsworth Publishing Company, 1980. 13. Macine. P. Atkinson and Stephen P. Blackwelder: Fathering in the 20th Century, Journal of Marriage and the Family, Phblished by the Natioanl Council on Family Relations. Nov. 1993, Volume 55, Number 4. 14. Phares, E. J., Introduction to Personality, Harper Collins, New York, 1991. 15. R. J. R. King Family relations – Concept and Theories, The Glendessary Press, 1969 16. Rydstrom, H., Embodying Morality: Girls’ Socialization in a North Vietnamese Commune, Linkoping University, Sweden, 1998. 17. How we raise our daughters and sons: Child-rearing and Gender Socialization in the Philippines: A UNICEF and Ateneo Study UNICEF Philippines, 1999. 18. Situation of Women and Children, UNICEF Vietnam, Hanoi, 2000. 19. Today’s Child, Tomorrow’s Woman, UNICEF East Asia and Pacific Regional Office (EAPRO), 2000. 20. Vũ Mạnh Lợi. Một số quan điểm lý thuyết về giới trong nghiên cứu gia đình. Tạp chí Xã hội học, số 4-2000 21. Vu Tuan Huy - Gender role socialization of childhood in Vietnam, Vietnam WU and UNICEF Vietnam, 2000. Trên giá sách của nhà Xã hội học Tạp chí Xã hội học đã nhận đ−ợc sách của các nhà xuất bản, các tác giả sau đây gửi tặng. Cảm ơn các nhà xuất bản, các tác giả và trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. Tạp chí X∙ hội học • ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam: Báo cáo quốc gia lần thứ 3 và 4 về tình hình thực hiện Công −ớc Liên Hiệp Quốc - Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ. 2000, 76 tr. • Huỳnh Khái Vinh (chủ biên): Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội. 2001, 296 tr. • Nguyễn Đăng Vững, Kim Bảo Giang: Các mô hình can thiệp đối với sự thiếu hụt kiến thức và các vấn đề sức khỏe sinh sản lứa tuổi vị thành niên. Nxb. Đại học Y Hà Nội. 1998, 26 tr. • Lê Hữu Xanh (chủ biên): Tác động của tâm lý làng xã trong việc xây dựng đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn đồng bằng Bắc bộ n−ớc ta hiện nay. Nxb. Chính trị quốc gia. 2001, 230 tr. • Nguyễn Thị Phi Yến: Tìm hiểu vai trò quản lý nhà n−ớc đối với việc phát huy nhân tố con ng−ời trong phát triển kinh tế. Nxb. Chính trị quốc gia. 2001, 214 tr. (Xem tiếp trang 58) Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso4_2004_phamdinhchi_9375.pdf