Truyền thông và phát triển nông thôn

Tài liệu Truyền thông và phát triển nông thôn: Xã hội học số 3 (83), 2003 9 Truyền thông và phát triển nông thôn Mai Quỳnh Nam I. Truyền thông là một dạng căn bản của hành vi con ng−ời trong xã hội “Đó là cơ chế để các liên hệ của con ng−ời tồn tại và phát triển” (Cooley) Truyền thông tồn tại từ khi có con ng−ời, nh−ng chỉ gần đây mới đ−ợc nghiên cứu về mặt khoa học. Lý luận thông tin đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu truyền thông. Truyền thông đ−ợc nghiên cứu theo lý luận ngôn ngữ học tâm lý, việc hiểu ngôn ngữ gắn liền với cơ chế tri giác. Xã hội học quan tâm tới tác động của cấu trúc xã hội, quan hệ xã hội trong quá trình truyền đạt, tiếp nhận thông tin. Khái niệm truyền thông đ−ợc sử dụng ở nhiều lĩnh vực. Theo nghĩa rộng nhất, nó là sự tạo ra mối liên hệ giữa các đối t−ợng có thể mang bản chất sự sống hay không. Khái niệm này không chỉ ứng dụng cho các quy trình hóa học, các tr−ờng lực vật lý, các quá trình tâm lý mà còn cho các ph−ơng thức hành vi trong xã hội. Quá trình truyền thông nhằm th...

pdf6 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Truyền thông và phát triển nông thôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 3 (83), 2003 9 Truyền thông và phát triển nông thôn Mai Quỳnh Nam I. Truyền thông là một dạng căn bản của hành vi con ng−ời trong xã hội “Đó là cơ chế để các liên hệ của con ng−ời tồn tại và phát triển” (Cooley) Truyền thông tồn tại từ khi có con ng−ời, nh−ng chỉ gần đây mới đ−ợc nghiên cứu về mặt khoa học. Lý luận thông tin đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu truyền thông. Truyền thông đ−ợc nghiên cứu theo lý luận ngôn ngữ học tâm lý, việc hiểu ngôn ngữ gắn liền với cơ chế tri giác. Xã hội học quan tâm tới tác động của cấu trúc xã hội, quan hệ xã hội trong quá trình truyền đạt, tiếp nhận thông tin. Khái niệm truyền thông đ−ợc sử dụng ở nhiều lĩnh vực. Theo nghĩa rộng nhất, nó là sự tạo ra mối liên hệ giữa các đối t−ợng có thể mang bản chất sự sống hay không. Khái niệm này không chỉ ứng dụng cho các quy trình hóa học, các tr−ờng lực vật lý, các quá trình tâm lý mà còn cho các ph−ơng thức hành vi trong xã hội. Quá trình truyền thông nhằm thực hiện sự trao đổi qua lại về kinh nghiệm, tri thức, t− t−ởng, ý kiến, tình cảm. Ng−ời ta có thể sử dụng các hệ thống ký hiệu khác nhau theo dạng phi ngôn từ hoặc ngôn từ để thông báo. M.Weber cho rằng có thể hiểu truyền thông nh− là ph−ơng tiện của t−ơng tác xã hội, làm sáng tỏ các ý nghĩa chủ quan của một bên là hành động xã hội và bên kia là định h−ớng xã hội. Ng−ời ta thống kê đ−ợc có khoảng 160 định nghĩa khoa học xã hội cho thuật ngữ truyền thông (Merton) và đã phân chia truyền thông theo chuẩn cấu trúc: loại có cấu trúc một chiều, truyền thông nh− là truyền dẫn, nh− là hành động kích thích phản ứng, loại có quá trình cấu trúc đối xứng, truyền thông nh− là thông hiểu, nh− là trao đổi, nh− là tham gia, nh− là quan hệ. ở đây, vấn đề t−ơng tác rất đ−ợc coi trọng. Ng−ời ta nhất trí rằng: truyền thông là một phạm trù cơ bản, qua đó các hệ thống xã hội đ−ợc hình thành và phát triển. Do có truyền thông mà các thành tố xã hội, hệ thống con ng−ời, các hệ thống xã hội bao gồm cả hệ thống con, hệ thống lớn liên tiếp đ−ợc cải biến và phân hóa. Sự phát triển của xã hội học cho thấy, ngay từ đầu, hiện t−ợng truyền thông đã ở vị trí trung tâm. Nó đ−ợc xem là khái niệm cơ bản của xã hội học. Ng−ời ta nhận rõ ý nghĩa quan trọng của truyền thông đối với quá trình xã hội hóa con ng−ời cũng nh− việc hình thành và phát triển các cộng đồng ng−ời. Đặc biệt, ngày nay, các ph−ơng tiện truyền thông đại chúng có vai trò hết sức to lớn trong đời sống xã hội, nó tham gia ngày càng tích cực vào hoạt động tổ chức, quản lý xã hội. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Truyền thông và phát triển nông thôn 10 II. Vấn đề phát triển trong sự quan tâm của khoa học xã hội: Các nhà xã hội học tiền bối: A.Comte, H.Spencer đã có sự quan tâm tới phát triển. Khi đó, ng−ời ta đã ý thức đ−ợc cần phải xây dựng lý thuyết về các giai đoạn phát triển và nhấn mạnh tới yếu tố tiến hóa trong phát triển. Những nỗ lực của A.Comte trong thuyết ba giai đoạn, hay cách nhìn xã hội theo kiểu sinh học của H.Spencer cho thấy điều này. Với t− cách là một khái niệm cơ bản không chỉ trong xã hội học phát triển, khái niệm phát triển đã mở rộng phạm vi ảnh h−ởng trong đời sống xã hội. Nó cho phép nghiên cứu khả năng thay đổi, sự thay đổi từ hoàn cảnh xuất phát cũng nh− phạm vi tác động của nó, qua đó có thể giải thích về các nguyên nhân và hiệu quả của phát triển nhằm phục vụ hoạt động tổ chức, quản lý các quá trình xã hội theo các định h−ớng xã hội nhất định. Khái niệm phát triển đã tạo ra những cuộc tranh luận trong các nhà chuyên môn. Một số nhà nghiên cứu xuất phát từ trạng thái kém phát triển tập trung vào sự nghèo khổ, coi đây là đặc tr−ng chủ yếu để nhìn nhận phát triển. Những ng−ời khác lại coi sự hạn hẹp của thị tr−ờng và tăng tr−ởng dân số quá cao là nguyên nhân dẫn đến trì trệ. Một số học giả th−ờng có xu h−ớng gắn phát triển với tăng tr−ởng kinh tế, thậm chí đóng khung sự phát triển xã hội vào tăng tr−ởng kinh tế. Hiện nay, trong một số giới nghiên cứu về phát triển và kém phát triển lấy nội dung do Liên hiệp quốc đ−a ra làm căn cứ, phát triển đ−ợc hiểu là một quá trình trong đó toàn thể loài ng−ời áp dụng những công cụ hiện đại của khoa học và công nghệ vào những mục tiêu của mình qua những thời kỳ khác nhau với tính hoàn toàn không đảo ng−ợc của quá trình đó. Một tài liệu khác của ủy ban môi tr−ờng và phát triển thế giới cho rằng: "Phát triển bao hàm một sự biến đổi kinh tế và xã hội không ngừng... ngay cả khái niệm hẹp về sự bền vững vật chất cũng hàm chứa mối quan tâm với bình đẳng xã hội, giữa các thế hệ, mối quan tâm cần đ−ợc mở rộng một cách hợp lý tới sự bình đẳng trong các thế hệ"1 ở Việt Nam, ph−ơng thức phát triển đ−ợc xác định là thực hiện có hiệu quả các mục tiêu kinh tế - xã hội. Chúng ta không đối lập giữa tăng tr−ởng kinh tế với việc thực hiện các mục tiêu xã hội. Mục tiêu xã hội đ−ợc đ−a lên hàng đầu trong sự phát triển, vì nếu con ng−ời vừa là mục tiêu, vừa là động lực của phát triển thì không thể hy sinh con ng−ời cho phát triển "Chúng ta chọn ph−ơng thức phát triển mà cái kinh tế và cái xã hội sẽ hòa nhập vào nhau. Sự phát triển khác với sự tăng tr−ởng. Tăng tr−ởng về số l−ợng, còn phát triển có tính chất l−ợng. Tăng tr−ởng là sự tiến bộ cục bộ về kinh tế. Phát triển 1 Dẫn theo: Jean-Guyuaillan Court: Phát triển bền vững: nguồn gốc và khái niệm. Tạp chí Xã hội học số 2 (70).2000. tr.88. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Mai Quỳnh Nam 11 là sự tiến bộ toàn diện về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, môi sinh"2. Quan điểm phát triển toàn diện nh− vậy dựa trên phép biện chứng Mác xít. Phép biện chứng Mác xít chỉ ra rằng bản chất của phát triển là sự vận động theo h−ớng đi lên của bản thân sự vật, hiện t−ợng, giới tự nhiên, con ng−ời và xã hội. Theo quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử thì xã hội đ−ợc cấu thành bởi các quan hệ xã hội chặt chẽ và phức hợp: quan hệ con ng−ời - con ng−ời, con ng−ời - xã hội, con ng−ời - tự nhiên. Sự phát triển của một xã hội diễn ra bởi các mâu thuẫn cơ bản tr−ớc hết là mâu thuẫn sản xuất và tiêu dùng, giữa lực l−ợng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa nhu cầu, lợi ích và khả năng đáp ứng các nhu cầu, lợi ích. Vì vậy, sự thúc đẩy xã hội đi lên là do các yếu tố lợi ích con ng−ời, hoạt động xã hội, cải tạo xã hội, khắc phục các bất bình đẳng xã hội, tạo nên các quan hệ tích cực trong cơ cấu xã hội và trong hành vi xã hội. Nền tảng phát triển tr−ớc hết chính là sản xuất vật chất, sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, nền đại công nghiệp, trình độ quản lý khoa học, quản lý kinh tế, xã hội là những nguồn lực và động lực của phát triển. Bên cạnh việc xem yếu tố kinh tế là chỉ số có tính quyết định sự phát triển xã hội, các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin không xem nhẹ các yếu tố tinh thần, văn hóa, chính trị, pháp quyền trong phát triển. III. Trong thời đại ngày nay, không có chiều cạnh nào của phát triển tách rời hoạt động truyền thông Hoạt động truyền thông chỉ có ý nghĩa khi nó kích thích đ−ợc lợi ích của đối t−ợng tiếp nhận, thuyết phục họ về mặt nhận thức, tạo cho họ hành động chung. Từ ý nghĩa đó, ng−ời ta nhận thấy khả năng truyền bá rộng lớn của hoạt động truyền thông trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển. Các phân tích về cơ chế từ tác động truyền thông đối với hành động của con ng−ời cho thấy: bằng việc cung cấp thông tin, kiến thức, thông qua các kênh, hay một con đ−ờng nào đó đến với đối t−ợng tiếp nhận, đối t−ợng tiếp nhận hiểu và có khả năng làm theo sự chỉ dẫn của thông tin đã tạo nên hành động của các cá nhân và các tập đoàn ng−ời. Sự quảng bá thông tin đ−ợc thực hiện trong quá trình truyền thông luôn luôn gắn liền với các điều kiện xã hội cụ thể, trong đó diễn ra các hoạt động sống với các ph−ơng thức sinh hoạt của đối t−ợng tiếp nhận thông tin. Giữa thông điệp truyền thông và đối t−ợng tiếp nhận có mối liên hệ chặt chẽ. Một số thông điệp có thể quảng bá với nhóm công chúng lớn. Một số thông điệp khác chỉ đến với một bộ phận công chúng nhất định. Do vậy, trong hoạt động truyền thông vì các 2 Nguyễn Hồng Phong: Một số vấn đề về hình thái kinh tế xã hội văn hóa và phát triển. Nxb. Khoa học xã hội. Hà Nội - 2000. Tr. 391. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Truyền thông và phát triển nông thôn 12 mục tiêu phát triển không thể chỉ quan tâm đến các mục tiêu chung mà phải xem xét các điều kiện thực tế của các nhóm đối t−ợng tiếp nhận để thiết lập các kênh truyền và các nội dung thông điệp sao cho phù hợp với đặc tr−ng xã hội của các nhóm ng−ời. Các khác biệt xã hội đ−ợc phản ánh trong cơ cấu xã hội đã dẫn đến sự lựa chọn các thông điệp tạo nên sự quan tâm của công chúng. Dựa vào tính chất này, các thiết chế truyền thông xác định cho mình đối t−ợng truyền tin và tạo lập các kênh thông tin thích hợp. Thông điệp có ý nghĩa rất quan trọng. Thông điệp là nội dung thông tin đ−ợc truyền đến đối t−ợng tiếp nhận. Nó là cái mà chủ thể truyền thông xác lập nên mối quan hệ với công chúng. Với vai trò là tác nhân của sự phát triển, hoạt động truyền thông thực chất là quá trình phê phán cái cũ, bổ sung, hoàn thiện nhân rộng cái mới, cái tích cực trong môi tr−ờng xã hội để cải thiện các quan hệ xã hội. Những tính chất cơ bản mà thông điệp truyền thông cần phải có nh− tính kịp thời, trung thực, có sức thuyết phục và đặc biệt là khả năng ứng dụng rộng rãi cần đ−ợc các nhà truyền thông coi trọng trong hoạt động chuyên môn của họ. Trên thế giới ngày nay, nhu cầu thông tin và đ−ợc thông tin ngày càng lớn và đa dạng. Quốc gia càng phát triển thì nhu cầu thông tin càng cao. Dân trí càng mở mang đòi hỏi thông tin càng nhiều mặt. Nh− vậy, hoạt động cung cấp thông tin rộng rãi về các mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá vừa là mục tiêu đồng thời cũng là ph−ơng tiện của sự phát triển. Vấn đề này xuất phát từ cơ sở lý luận về hoạt động và quá trình nhận thức. Tâm lý học giải thích rằng ng−ời ta hành động theo cách ng−ời ta suy nghĩ. Ng−ời ta suy nghĩ trên cơ sở thông tin ng−ời ta tiếp nhận đ−ợc. Không có hoạt động truyền thông hoặc truyền thông không đầy đủ thì không thể có suy nghĩ đúng và do đó cũng không có hành động đúng. Theo chỉ dẫn của M.Weber, ng−ời ta thấy rõ ràng là hành động xã hội theo các giá trị và chuẩn mực xã hội đ−ợc truyền bá trong quá trình truyền thông, đ−ợc thực hiện từ sự thấu hiểu của các cá nhân, các cộng đồng ng−ời. Vì thế, truyền thông đ−ợc coi là cái tạo nên khuôn mẫu hành động. Nguyên lý đó có khả năng ứng dụng rất to lớn. Nó có giá trị trong mối quan hệ giữa truyền thông với các nhóm ng−ời, các tập đoàn ng−ời, hay các tổ chức xã hội. ảnh h−ởng của nó còn rộng lớn hơn và trở thành một khả năng của truyền thông là liên kết và hội nhập các cộng đồng ng−ời trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế. IV. Truyền thông, tác nhân phát triển nông thôn Tr−ớc hết, cần xuất phát từ vai trò của nông thôn, nông nghiệp trong đời sống kinh tế - xã hội. Tính đến năm 2000, nông nghiệp n−ớc ta liên quan đến tạo việc làm, thu nhập đời sống của 75,4% dân c−, trên 60% lao động xã hội, tạo ra 24% GDP và trên 30% kim ngạch xuất khẩu. Điều này cho thấy vai trò của nông thôn, nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế - xã hội. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Mai Quỳnh Nam 13 Đảng và Nhà n−ớc ta xác định tầm quan trọng của phát triển nông thôn và nông nghiệp. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX chỉ rõ: trong 10 năm tới cần “Tăng c−ờng chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Tiếp tục phát triển và đ−a nông nghiệp, nông thôn lên trình độ mới”, với các biện pháp chủ yếu: − Phát triển thị tr−ờng, tổ chức tiêu thụ nông sản, hàng hóa sản xuất từ nông thôn. − Phát triển công nghệ, tăng c−ờng ứng dụng khoa học và công nghệ. − Xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. − Tăng c−ờng năng lực kinh tế hộ, mở rộng nâng cao hiệu quả kinh tế nhà n−ớc, kinh tế hộ tập thể và các hình thức kinh tế khác trong nông nghiệp, nông thôn. − Xây dựng chính quyền cơ sở và hệ thống chính trị, tiếp tục hoàn thiện chính sách và nâng cao hiệu lực chỉ đạo của nhà n−ớc. Các biện pháp đó chỉ có thể thực hiện thành công bằng con đ−ờng tổ chức, thuyết phục quần chúng nhân dân, trên cơ sở hoàn thiện chính sách và năng lực điều hành của hệ thống quản lý xã hội. Hoạt động truyền thông cần tạo ra khả năng tổ chức quần chúng vì các mục tiêu của phát triển từ định h−ớng xã hội, quảng bá các khuôn mẫu, chuẩn mực xã hội, chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ, kiểm soát xã hội Việc tiếp cận thông tin còn có thể tạo ra sức ép không chính thức phải thi hành các chuẩn mực của cộng đồng với vai trò là vốn xã hội trong phát triển. Thực tế hoạt động truyền thông cho thấy, các ph−ơng tiện truyền thông đại chúng rất có −u thế trong việc phổ biến các chính sách chung, trên bình diện chung cho các bộ phận dân c−. Đây là một tác nhân để thực hiện dân chủ hoá các quá trình xã hội và quan hệ xã hội trong những phạm vi rộng lớn, nó v−ợt qua khuôn khổ hạn hẹp của nền dân chủ làng xã. Nhân tố công khai của truyền thông đại chúng làm hạn chế khả năng độc quyền thông tin vốn có trong cơ chế truyền thông trực tiếp, chỉ bó hẹp ở một vài tầng lớp xã hội. Thông qua cơ chế giao tiếp đại chúng, khả năng truyền và tiếp nhận thông tin của quần chúng đ−ợc mở rộng hơn cơ chế giao tiếp trực tiếp từng đ−ợc phổ biến trong các xã hội cổ truyền. Tài liệu thống kê dân số, kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 1975 –2001 cho thấy: ở đô thị có 76,73% số hộ có ti vi, số hộ có radio là 56,04%. ở nông thôn, số hộ có ti vi là 46,45%, có radio là 41,87%3. Điều này cho thấy sự bất bình đẳng trong khả năng tiếp nhận thông tin ở bộ phận công chúng nông thôn so với công chúng đô thị. Nó cũng phản ánh các bất bình đẳng về kinh tế, văn hoá, điều kiện c− trú của các 3 Nguồn: Số liệu thống kê dân số, kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 1975 –2001. Nhà xuất bản Thống kê. Hà Nội – 2002. Tr. 222. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Truyền thông và phát triển nông thôn 14 tầng lớp dân c− nhất là ở bộ phận dân c− có thu nhập thấp ở nông thôn so với bộ phận dân c− đô thị. Việc khắc phục các bất bình đẳng nói trên là nhân tố quan trọng để tạo điều kiện cho các bộ phận dân c− nông thôn, nông nghiệp tham gia vào dòng truyền thông đại chúng vì các mục tiêu phát triển. ở nông thôn, vai trò của các đội thông tin tuyền truyền cơ sở có ảnh h−ởng đáng kể trong hoạt động truyền thông về các chính sách phát triển dành cho các nhóm ng−ời cụ thể nh− truyền thông: xoá đói giảm nghèo, dân số kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khoẻ ban đầu Đối với một quốc gia còn đến 80% dân số nông thôn, gắn với sản xuất nông nghiệp, khả năng điện khí hoá còn hạn chế, thu nhập của nhân dân còn thấp, thì không thể xem nhẹ hoạt động truyền thông trực tiếp. Ưu thế nổi bật của cơ chế truyền thông này là khả năng phổ biến thông điệp trực tiếp cho công chúng. Bằng cách ấy mối liện hệ ng−ợc diễn ra nhanh chóng, các sai sót trong quá trình hiểu và hành động theo chỉ dẫn của thông điệp có thể đ−ợc bổ sung kịp thời. Nghiên cứu truyền thông và phát triển là một vấn đề mới. Phát triển là một khái niệm động, vì vậy quan hệ giữa truyền thông và phát triển cũng là quan hệ động. Một mặt, quan hệ này phụ thuộc vào bối cảnh xã hội, mặt khác, nó cũng phụ thuộc bởi chính quá trình truyền thông. Phát triển bao hàm nhiều lĩnh vực, do đó, nghiên cứu về truyền thông và phát triển nói chung về phát triển nông thôn nói riêng đ−ợc thực hiện ở bình diện chung là không đủ, cần phải phân tích sâu quan hệ giữa truyền thông và phát triển nông thôn trên các lĩnh vực cụ thể và ở các phạm vi hoạt động truyền thông cụ thể. Tài liệu tham khảo và trích dẫn 1. G. Endruweit và G. Trommsdorff: Từ điển xã hội học. Nguỵ Hữu Tâm và Nguyễn Hoài Bão dịch. Nxb Thế Giới. Hà Nội - 2001. 2. Nguyễn Văn Huyên: Mấy vấn đề triết học về xã hội và phát triển con ng−ời. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội - 2002. 3. Jean - Guyuaillan Court: Phát triển bền vững: nguồn gốc và khái niệm. Tạp chí Xã hội học số 2 (70), 2000. 4. Nguyễn Hồng Phong: Một số vấn đề về hình thái kinh tế - xã hội, văn hoá và phát triển. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội - 2000. 5. Thống kê dân số, kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 1975 - 2001. Nxb Thống kê. Hà Nội - 2002. 6. Mai Quỳnh Nam: Về đặc điểm và tính chất của giao tiếp đại chúng. Tạp chí Xã hội học số 2 (70), 2000. 7. Nhiều tác giả: T− duy phát triển hiện đại - một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội - 2003. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso3_2003_maiquynhnam_8514.pdf