Tính toán ngắn mạch và chọn khí cụ bảo vệ

Tài liệu Tính toán ngắn mạch và chọn khí cụ bảo vệ: Chương 7: TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH VÀ CHỌN KHÍ CỤ BẢO VỆ TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH: ĐẶT VẤN ĐỀ. Trong một hệ thống điện bất kỳ, ngoài tính toán dòng làm việc bình thường, dòng sự cố, ta cần tính toán dòng ngắn mạch. Dòng ngắn mạch rất lớn, nó phá hỏng các thiết bị điện, thiết bị bảo vệ, phá hỏng cách điện. Chính vì vậy ta cần tính toán dòng ngắn mạch để kiểm chứng được khả năng đảm bảo làm việc của các thiết bị bảo vệ tại điểm đó, mức độ ổn định nhiệt của cáp khi xảy ra sự cố … sao cho mạng điện được bảo vệ ở bất kỳ sự cố nào xảy ra. Các dạng sự cố trong mạng hạ thế: Ngắn mạch ba pha. Ngắn mạch hai pha. Ngắn mạch một pha. Ngắn mạch một pha chạm đất. Trong các dạng ngắn mạch thì dòng ngắn mạch ba pha đối xứng là ngặn nề nhất, ngoài ra tính toán cũng đơn giản và cho kết quả tương đối chính xác cả (ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt dòmg ngắn mạch một pha có thể lớn hơn dòng ngắn mạch ba pha). Tính toán ngắn mạch ba pha đối xứng tại những điểm đặt trưng là điều kiện cần thiết nhằm lựa c...

doc16 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 5494 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tính toán ngắn mạch và chọn khí cụ bảo vệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 7: TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH VÀ CHỌN KHÍ CỤ BẢO VỆ TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH: ĐẶT VẤN ĐỀ. Trong một hệ thống điện bất kỳ, ngoài tính toán dòng làm việc bình thường, dòng sự cố, ta cần tính toán dòng ngắn mạch. Dòng ngắn mạch rất lớn, nó phá hỏng các thiết bị điện, thiết bị bảo vệ, phá hỏng cách điện. Chính vì vậy ta cần tính toán dòng ngắn mạch để kiểm chứng được khả năng đảm bảo làm việc của các thiết bị bảo vệ tại điểm đó, mức độ ổn định nhiệt của cáp khi xảy ra sự cố … sao cho mạng điện được bảo vệ ở bất kỳ sự cố nào xảy ra. Các dạng sự cố trong mạng hạ thế: Ngắn mạch ba pha. Ngắn mạch hai pha. Ngắn mạch một pha. Ngắn mạch một pha chạm đất. Trong các dạng ngắn mạch thì dòng ngắn mạch ba pha đối xứng là ngặn nề nhất, ngoài ra tính toán cũng đơn giản và cho kết quả tương đối chính xác cả (ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt dòmg ngắn mạch một pha có thể lớn hơn dòng ngắn mạch ba pha). Tính toán ngắn mạch ba pha đối xứng tại những điểm đặt trưng là điều kiện cần thiết nhằm lựa chọn các thiết bị đóng cắt (theo dòng sự cố), cáp (theo tính ổn định nhiệt), thiết bị bảo vệ… NGẮN MẠCH SAU MÁY BIẾN ÁP PHÂN PHỐI. Sơ bộ có thể tính toán dòng ngắn mạch đối với trường hợp một máy biến áp như sau: Isc = (7.1) In = (7.2) Với: Pn: công suất định mức máy biến áp (KVA). U20: điện áp dây phía thứ cấp khi không tải (V). In: dòng định mức (A). Isc: dòng ngắn mạch (A). Usc: điện áp ngắn mạch (%). Giá trị Usc: được cho trong bảng sau theo Tài liệu tham khảo 2: Bảng 7.1 Công suất định mức của máy biến áp (KVA) Usc, % Dạng của điện áp Dầu Khô 50 đến 630 4% 6% 800 đén 2500 6% 6% TÍNH NGẮN MẠCH BA PHA TẠI ĐIỂM BẤT KỲ CỦA LƯỚI HẠ THẾ. 7.1.3.1 Công thức tính ngắn mạch ba pha: (7.3) Trong đó: Uo: điện áp dây dẫn (V). I(3)N: dòng điện ngắn mạch (KA). ZS: tổng trở ngắn mạch tính từ nguồn đến điểm ngắn mạch (W). 7.1.3.2 Công thức tính ngắn mạch một pha: (7.4) Z1: điện kháng thứ tự thuận, được xác định từ sơ đồ thứ tự thuận. Z2: điện kháng thứ tự nghịch, cho bằng Z1. Z0: điện kháng thứ tự không, xác định từ sơ đồ thứ tự không. Đối với dây trung tính điện kháng thứ tự không bằng ba lần điện kháng thứ tự thuận. Vì hệ thống nối đất dùng mạng TN-C-S nên ta có thể sử dụng công thức tính dòng chạm vỏ lafm công thức tính dòng ngắn mạch một pha: (7.5) 7.1.3.3 Công thức tính ZS: Mổi phần tử trong lưới đều được đặc trưng bằng tổng trở Z của chúng bao gồm hai phần: điện trở R và điện kháng X (chủ yếu là cảm kháng, dung kháng có vai trò không quan trọng, trong tính toán ngắn mạch): ZS = a. Tổng trở của mạng phía sơ cấp của máy biến áp phân phối. Công thức: (7.6) Trong đó: Zs: tổng trở của hệ thống phía sơ cấp máy biến áp (m) U0: điện áp dây thứ cấp khi không tải (V). Ssc: công suất ngắn mạch ba pha của hệ thống phía sơ cấp của máy biến áp (KVA). b. Tổng trở máy biến áp nhìn từ thanh cái phía thứ cấp. Tổng trở của máy biến áp: (7.7) Trong đó: U20: điện áp thứ cấp khi không tải (V). Pn: công suất định mức của máy biến áp (KVA). Usc: điện áp ngắn mạch (%). Trở kháng cuộn dây máy biến áp: (7.8) Trong đó: ΔPN: tổn thất đồng (W). Iđm: dòng điện định mức của máy biến áp (A). Cảm kháng của cuộn dây: (7.9) TÍNH TOÁN CHI TIẾT. 7.1.4.1 Ngắn mạch ba pha. Tính tổng trở máy biến áp : Thông số MBA : Iđm = 850,83 (A), ΔPN = 7600 (W), UN% = 5 % = 14,29 (mΩ). = 3,5 (mΩ). = 13,86 (mΩ). 7.1.4.1.1 Dòng ngắn mạch tại tủ phân phối chính : Trở kháng và cảm kháng đoạn cáp từ TPPC đến MBA: Rcáp = 0,95(mΩ), Xcáp = 2,5 (mΩ) Trở kháng và cảm kháng từ MBA đến TPPC: RMBA-PPC = RMBA + Rcáp = 3,5 + 0,95 = 4,45 (mΩ). XMBA-PPC = XMBA + Xcáp = 13,86 + 2,5 = 16,36 (mΩ). Suy ra tổng trở từ MBA đến TPPC: ZMBA-TPPC = = 16,95 (mΩ). Dòng ngắn mạch: = 13,63(KA) 7.1.4.1.2 Dòng ngắn mạch tại tủ phân phối phụ Nguội – Lắp Ráp ( PPPA ): Trở kháng và cảm kháng đoạn cáp từ PPPA đến PPC: Rcáp = 8,19 (mΩ), Xcáp = 0 (mΩ) Trở kháng và cảm kháng từ MBA đến TPPPA: RMBA-PPA = RMBA-PPC + Rcáp = 4,45 + 8,19 = 12,64 (mΩ). XMBA-PPA = XMBA-PPC + Xcáp = 16,36 + 0 = 16,36 (mΩ). Suy ra tổng trở từ MBA đến TPPPA: ZMBA-PPA = 24 (mΩ). Dòng ngắn mạch: = 11,2 (KA) 7.1.4.1.3 Dòng ngắn mạch tại tủ phân phối phụ Tiện ( PPPB ): Trở kháng và cảm kháng đoạn cáp từ PPPB đến PPC: Rcáp = 3,75 (mΩ), Xcáp = 0 (mΩ) Trở kháng và cảm kháng từ MBA đến TPPPA: RMBA-PPA = RMBA-PPC + Rcáp = 4,45 + 3,75 = 8,2 (mΩ). XMBA-PPA = XMBA-PPC + Xcáp = 16,36 + 0 = 16,36 (mΩ). Suy ra tổng trở từ MBA đến TPPPA: ZMBA-PPA = 18,3 (mΩ). Dòng ngắn mạch: = 12,62 (KA) 7.1.4.1.4 Dòng ngắn mạch tại tủ phân phối phụ Phay – Bào – Doa ( PPPC ): Trở kháng và cảm kháng đoạn cáp từ PPPC đến PPC: Rcáp = 4 (mΩ), Xcáp = 0 (mΩ) Trở kháng và cảm kháng từ MBA đến TPPPA: RMBA-PPA = RMBA-PPC + Rcáp = 4,45 + 4 = 8,45 (mΩ). XMBA-PPA = XMBA-PPC + Xcáp = 16,36 + 0 = 16,36 (mΩ). Suy ra tổng trở từ MBA đến TPPPA: ZMBA-PPA = 18,41 (mΩ). Dòng ngắn mạch: = 12,54 (KA) 7.1.4.1.5 Dòng ngắn mạch tại tủ phân phối phụ Văn Phòng ( PPPD ): Trở kháng và cảm kháng đoạn cáp từ PPPC đến PPC: Rcáp = 6,55 (mΩ), Xcáp = 0 (mΩ) Trở kháng và cảm kháng từ MBA đến TPPPA: RMBA-PPA = RMBA-PPC + Rcáp = 4,45 + 6,55 = 11 (mΩ). XMBA-PPA = XMBA-PPC + Xcáp = 16,36 + 0 = 16,36 (mΩ). Suy ra tổng trở từ MBA đến TPPPA: ZMBA-PPA = 19,71 (mΩ). Dòng ngắn mạch: = 11,7 (KA) 7.1.4.1.6 Dòng ngắn mạch tại tủ động lực II phân xưởng Nguội – Lắp Ráp TĐLIIA: Trở kháng và cảm kháng đoạn cáp từ PPPA đến TĐL IIA: Rcáp = 36,3 (mΩ), Xcáp = 0 (mΩ) Trở kháng và cảm kháng từ MBA đến TĐLIIA: RMBA-ĐLIIA = RMBA-PPA + Rcáp = 12,64 + 36,3 = 48,94 (mΩ). XMBA-ĐLIIA = XMBA-PPA + Xcáp = 16,36 (mΩ). Suy ra tổng trở từ MBA đến TĐLIIA: ZMBA-TĐLIA = 51,6 (mΩ). Dòng ngắn mạch: = 4,48 (KA) 7.1.4.1.7 Dòng ngắn mạch tại các thiết bị trong tủ động lực II phân xưởng Nguội – Lắp Ráp : a. Dòng ngắn mạch tại động cơ 23 (cáp 1). Trở kháng và cảm kháng đoạn cáp từ động cơ 1 (cáp 1) đến TĐLIA: Rcáp = 12 (mΩ), Xcáp = 0 (mΩ) Trở kháng và cảm kháng từ MBA đến động cơ 1 (cáp 1): RMBA-ĐCơ1 = RMBA-ĐLIA + Rcáp = 48,94 + 12 = 60,94 (mΩ). XMBA-ĐCơ1 = XMBA-ĐLIA + Xcáp = 16,36 + 0 = 16,36 (mΩ). Suy ra tổng trở từ MBA đến động cơ 23 (cáp 1): ZMBA-ĐCơ1= 63,1(mΩ). Dòng ngắn mạch: = 3,66 (KA) b. Dòng ngắn mạch tại động cơ 24 (cáp 2). Trở kháng và cảm kháng đoạn cáp từ động cơ 1 (cáp 2) đến TĐLIA: Rcáp = 54,45 (mΩ), Xcáp = 0 (mΩ) Trở kháng và cảm kháng từ MBA đến động cơ 24 (cáp 2): RMBA-ĐCơ1 = RMBA-ĐLIA + Rcáp = 48,94 + 54,45 = 103,39 (mΩ). XMBA-ĐCơ1 = XMBA-ĐLIA + Xcáp = 16,36 (mΩ). Suy ra tổng trở từ MBA đến động cơ 24 (cáp 2): ZMBA-ĐCơ1= 104,68 (mΩ). Dòng ngắn mạch: = 2,2 (KA) c. Dòng ngắn mạch tại động cơ 25 (cáp 3). Trở kháng và cảm kháng đoạn cáp từ động cơ 25 (cáp 3) đến TĐLIA: Rcáp = 96,8 (mΩ), Xcáp = 0 (mΩ) Trở kháng và cảm kháng từ MBA đến động cơ 25 (cáp 3): RMBA-ĐCơ4 = RMBA-ĐLIA + Rcáp = 48,94 + 96,8 = 145,74 (mΩ). XMBA-ĐCơ4 = XMBA-ĐLIA + Xcáp = 16,36 (mΩ). Suy ra tổng trở từ MBA đến động cơ 4 (cáp 3): ZMBA-ĐCơ4= 146,66 (mΩ). Dòng ngắn mạch: = 1,6 (KA) 7.1.4.2 Ngắn mạch một pha. 7.1.4.2.1 Dòng ngắn mạch một pha tại tủ phân phối chính : Trở kháng và cảm kháng từ MBA đến TPPC: RMBA-PPC = 3,5 + 0,95 = 4,45 (mΩ) , RPE = 3,83 (mΩ). XMBA-PPC = XMBA + Xcáp = 13,86 + 2,5 = 16,36 (mΩ). Suy ra dòng ngắn mạch một pha tại tủ phân phối chính: = 11,4 (KA) 7.1.4.2.2 Dòng ngắn mạch một pha tại tủ phân phối phụ Nguội Lắp Ráp ( PPPA ): Trở kháng và cảm kháng từ MBA đến PPPA: RMBA-PPA = RMBA-PPC + Rcáp = 4,45 + 8,19 = 12,64 (mΩ) , RPE = 32,71 (mΩ). XMBA-PPA = XMBA-PPC + Xcáp = 16,36 + 0 = 16,36 (mΩ). Suy ra dòng ngắn mạch một pha tại tủ phân phối phụ A: I(1)N = 4,34 (KA) 7.1.4.2.3 Dòng ngắn mạch một pha tại tủ phân phối phụ Tiện (PPPB ): Trở kháng và cảm kháng từ MBA đến PPPB: RMBA-PPA = RMBA-PPC + Rcáp = 4,45 + 3,75 = 8,2 (mΩ) , RPE = 15 (mΩ). XMBA-PPA = XMBA-PPC + Xcáp = 16,36 + 0 = 16,36 (mΩ). Suy ra dòng ngắn mạch một pha tại tủ phân phối phụ A: I(1)N = 7,36 (KA) 7.1.4.2.4 Dòng ngắn mạch một pha tại tủ phân phối phụ Phay – Bào – Doa (PPPC ): Trở kháng và cảm kháng từ MBA đến PPPC: RMBA-PPA = RMBA-PPC + Rcáp = 4,45 + 4 = 8,45 (mΩ) , RPE = 12,65(mΩ). XMBA-PPA = XMBA-PPC + Xcáp = 16,36 + 0 = 16,36 (mΩ). Suy ra dòng ngắn mạch một pha tại tủ phân phối phụ A: I(1)N = 7,82(KA) 7.1.4.2.5 Dòng ngắn mạch một pha tại tủ phân phối phụ Văn Phòng ( PPPD ): Trở kháng và cảm kháng từ MBA đến PPPD: RMBA-PPA = RMBA-PPC + Rcáp = 4,45 + 6,55 = 11 (mΩ) , RPE = 26,2(mΩ). XMBA-PPA = XMBA-PPC + Xcáp = 16,36 + 0 = 16,36 (mΩ). Suy ra dòng ngắn mạch một pha tại tủ phân phối phụ A: I(1)N = 5,14 (KA) 7.1.4.2.6Dòng ngắn mạch một pha tại TĐL II phân xưởng: Trở kháng và cảm kháng từ MBA đến TĐL IIA: RMBA-ĐLIA = RMBA-PPA + Rcáp = 12,64 + 36,3 = 48,94 (mΩ). , RPE = 145,2 (mΩ). XMBA-ĐLIA = XMBA-PPA + Xcáp = 16,36 (mΩ). Suy ra dòng ngắn mạch một pha tại TĐL IIA : I(1)N= 1,07 (KA) 7.1.4.2.7 Dòng ngắn mạch một pha tại các thiết bị trong tủ động lực II phân xưởng TĐL IIA: a. Dòng ngắn mạch một pha tại động cơ 23 (cáp 1). Trở kháng và cảm kháng từ MBA đến động cơ 23 (cáp 1): RMBA-ĐCơ23 = RMBA-ĐLIA + Rcáp = 48,94 + 12 = 60,94 (mΩ) , RPE = 9,2 (mΩ). XMBA-ĐCơ23 = XMBA-ĐLIA + Xcáp = 16,36 + 0 = 16,36 (mΩ). Suy ra dòng ngắn mạch một pha tại động cơ 1 (cáp 1): I(1)N= 2,9 (KA) b. Dòng ngắn mạch một pha tại động cơ 24 (cáp 2). Trở kháng và cảm kháng từ MBA đến động cơ 24 (cáp 2): RMBA-ĐCơ24 = RMBA-ĐLIA +Rcáp = 48,94 + 54,45 = 103,39 (mΩ) , RPE = 54,45 (mΩ). XMBA-ĐCơ24 = XMBA-ĐLIA + Xcáp = 16,36 (mΩ). Suy ra dòng ngắn mạch một pha tại động cơ 1 (cáp 1): I(1)N= 1,32 (KA) c. Dòng ngắn mạch một pha tại động cơ 25 (cáp 3). Trở kháng và cảm kháng từ MBA đến động cơ 25 (cáp 3): RMBA-ĐCơ25 = RMBA-ĐLIA + Rcáp = 48,94 + 96,8 = 145,74 (mΩ) , RPE = 96,8(mΩ). XMBA-ĐCơ25 = XMBA-ĐLIA + Xcáp = 16,36 (mΩ). Suy ra dòng ngắn mạch một pha tại động cơ 4 (cáp 3): I(1)N= 0,86 (KA) CHỌN THIẾT BỊ BẢO VỆ: Các yêu cầu chung: Các thiết bị điện, dây dẫn muốn vận hành an toàn, hiệu quả cũng như lân dài, tránh bị hư hỏng, đặc biệt là khi sự cố xảy ra ta phải sử dụng các thiết bị bảo vệ. Ngoài ra khi cần bảo trì và sửa chữa thiết bị, để không ảnh hưởng đến các thiết bị khác ta phải sử dụng các thiết bị bảo vệ. Các thiết bị bảo vệ phải đảm bảo các yếu tố sau: Vận hành tốt. Tính tương hợp giữa các sản phẩm được chọn từ dòng định mức đến ngưỡng dòng sự cố. Tính tương hợp với các thiết bị đặt ở phần mạch trước hoặc tính đến khả năng phối hợp của chúng để đảm bảo các chức năng trên. Đảm bảo tất cả các quy cách an toàn và vận hành tin cậy. Đối với mạng hạ áp cung cấp điện cho nhà máy hoặc phân xưởng, thiết bị bảo vệ thường hay dùng là CB bởi vì nó đáp ứng yêu cầu của thiết bị đóng cắt, bảo vệ và kinh tế khi thiết kế cung cấp. Đặc tính cơ bản của một CB: Tùy theo hình thức bảo vệ mà ta lựa chọn các loại cb cho phù hợp với yêu cầu. CB bảo vệ ngắn mạch. CB bảo vệ quá tải. CB bảo vệ chống chạm đất ELCB. CB bảo vệ chống dòng rò RCCB. Các đặt tính cơ bản của một CB: Số cực của CB. Điện áp sử dụng định mức Udm. Dòng điện định mức Iđm. Dòng tác động có hiệu chỉnh khi quá tải và khi ngắn mạch. Dòng định mức cắt ngắn mạch Icu. Đường cong ngắn mạch. Điện áp sử dụng định mức: Là giá trị điện áp mà thiết bị có thể vận hành trong điều kiện bình thường. Điện áp này phải lớn hơn điện áp nguồn tại nơi đặt CB. Dòng điện định mức: Là giá trị cực đại của dòng điện liên tục mà xb với rơle bảo vệ quá dòng có thể chịu được vô hạn ở nhiệt độ môi trường do nhà chế tạo quy định, và nhiệt độ các bộ phận mang điện không vược quá giới hạn cho phép. Khả năng cắt dòng ngắn mạch lớn nhất: ICu. Giá trị này phải lớn hơn dòng điện ngắn mạch trên tuyến dây cắt CB–dòng ngắn mạch ba pha (Icu ³ I(3)N). Tuy nhiên để CB cắt ngắn mạch ba pha có hiệu quả thì chọn Ics ³ I(3)N. Trong đó Ics là dòng điện tính theo phần trăm của ICu cho các thiết bị trong công nghiệp. Nguyên tắc chọn thiết bị bảo vệ. Điều kiện để chọn CB: UđmCB ≥ Uđmlưới (7.10) IđmCB ≥ Ilvmax (7.11) Im ≤ INmin (7.12) Icu ≥ INmax (7.13) Trong đó: UđmCB : Điện áp làm việc định mức của CB, được cho bởi nhà sản xuất. Uđmlưới : Điện áp của mạch cần bảo vệ. IđmCB : Dòng điện làm việc định mức của CB. Ilvmax : Dòng điện làm việc lớn nhất của mạch cần bảo vệ. INmin : Dòng điện ngắn mạch nhỏ nhất của mạch cần bảo vệ (ngắn mạch 1 pha I(1)N). Icu : Dòng cắt lớn nhất của CB, giá trị này phải lớn hơn dòng ngắn mạch lớn nhất trong mạch để tránh làm hư hỏng CB và đảm bảo an toàn cho lưới. INmax : Dòng điện ngắn mạch lớn nhất của mạch cần bảo vệ (ngắn mạch 3 pha I(3)N). Im : Dòng cắt từ CB (dòng tác động tức thời), khi trong mạch có dòng điện lớn hơn giá trị trên CB lập tức ngắt mạch bảo vệ thiết bị trong mạch. Đối với CB công nghiệp IEC 947-2: Loại từ nhiệt: + Ngưỡng thấp: 2IđmCB ≤ Im ≤ 5IđmCB + Ngưỡng chuẩn: 5IđmCB ≤ Im ≤ 10IđmCB Loại điện tử: 1.5Ir ≤ Im ≤ 10Ir Nếu chọn CB loại cài đặt cao (dạng K, D) không cần kiểm tra khả năng tác động của CB khi khởi động động cơ. Nếu chọn loại khác cần kiểm tra điều kiện sau: Im > Iđn. Với Iđn: dòng đỉnh nhọn của của một thiết bị hay bhóm thiết bị. Điều kiện phối hợp chọn dây dẫn và CB: Itt ≤ Ir ≤ I’cp = K.Icp (7.14) Icp : Dòng cho phép của dây dẫn. K : Tích số của các hệ số hiệu chỉnh. Ir : Dòng tác động nhiệt của CB. Đối với CB công nghiệp IEC 947-2 tác động từ nhiệt: Ir = (0.7÷1)IđmCB Đối với CB có cơ cấu điện tử thường cho vùng hiệu chỉnh rộng: Ir = (0.4÷1)IđmCB Tính toán cụ thể. 7.2.4.1 Chọn CB cho các thiết bị nhóm II của phân xưởng Nguội - Lắp Ráp : Thiết bị 23 (cáp 1): Có Ilvmax = 61,3 (A), IN(1) = 2,9 (KA), IN(3) = 3,6(KA) Dây dẫn: 4G4. Có Icp = 113 (A). Hệ số hiệu chỉnh: K = 0,84. Suy ra: K.Icp = 0,84113 = 94,92 (A) Chọn CB điện tử của hãng Merlin Gerin Mã hiệu: C60N có các thông số sau: Dòng điện định mức: IđmCB = 63 (A) Dòng cắt ngắn mạch: Icu = 6(KA) Điện áp định mức: Uđm = 440 (V) Để phối hợp bảo vệ với dây dẫn: Itt ≤ Ir ≤ I’cp = K.Icp CB C60N có thể chỉnh định Ir (Ir = KIđmCB) với nấc chỉnh nhuyễn nhỏ nhất là 5A. Ta sẽ cài đặt giá trị: Ir = 0,9IđmCB = 50 < K.Icp = 94,92 (A) (thõa). Im = 5 Ir = 550 = 252 (A) < IN(1) = 2,9 (KA) (thõa). Tương tự ta có bảng chọn CB cho các thiết bị trong nhóm cũng như trong toàn nhà máy trong bảng 7.2 ÷7.4 7.2.4.2 Chọn CB cho tủ động lực II của phân xưởng Nguội - Lắp Ráp: Itt = 68,8 (A), IN(1) = 1,07 (KA), IN(3) = 4,48 (KA) Dây dẫn: 4x1,5. Có Icp = 124 (A). Hệ số hiệu chỉnh: K = 0,84. Suy ra: K.Icp = 0,8124 = 99,2 (A) Chọn CB điện tử của hãng Merlin Gerin Mã hiệu:ns100 có các thông số sau: Dòng điện định mức: IđmCB = 100 (A) Dòng cắt ngắn mạch: Icu = 6 (KA) Điện áp định mức: Uđm = 500 (V) Để phối hợp bảo vệ với dây dẫn: Itt ≤ Ir ≤ I’cp = K.Icp CB NC125H có thể chỉnh định Ir (Ir = KIđmCB) với nấc chỉnh nhuyễn nhỏ nhất là 5A. Ta sẽ cài đặt giá trị: Ir = 0,7IđmCB = 70 < K.Icp = 99,2 (A) (thõa). Im = 5 Ir = 570 = 350 (A) < IN(1) = 1,07(KA) (thõa). 7.2.4.3 Chọn CB cho tủ phân phối phụ Nguội – Lắp Ráp của phân xưởng : TPPPA có: Itt = 288,75 (A), IN(1) = 4,34 (KA), IN(3) = 11,2(KA) Dây dẫn: 4 x 25. Có Icp = 552 (A). Hệ số hiệu chỉnh: K = 0,672. Suy ra: K.Icp = 0,672552 = 371 (A) Chọn CB điện tử của hãng Merlin Gerin Mã hiệu: NS400N có các thông số sau: Dòng điện định mức: IđmCB = 400 (A) Dòng cắt ngắn mạch: Icu = 15 (KA) Điện áp định mức: Uđm = 500 (V) Để phối hợp bảo vệ với dây dẫn: Itt ≤ Ir ≤ I’cp = K.Icp CB C801N có thể chỉnh định Ir (Ir = KIđmCB) với nấc chỉnh nhuyễn nhỏ nhất là 5A. Ta sẽ cài đặt giá trị: Ir = 0,9IđmCB = 360 < K.Icp = 371 (A) (thõa). Im = 5 Ir = 5360 = 1800 (A) < IN(1) = 4,34 (KA) (thõa). 7.2.4.4 Chọn CB cho Phân Phối Phụ Tiện của phân xưởng : TPPPA có: Itt = 445 (A), IN(1) = 7,36 (KA), IN(3) = 12,62 (KA) Dây dẫn: 4 x 25. Có Icp = 1072 (A). Hệ số hiệu chỉnh: K = 0,672. Suy ra: K.Icp = 0,6721072 = 720,38 (A) Chọn CB điện tử của hãng Merlin Gerin Mã hiệu: NS630N có các thông số sau: Dòng điện định mức: IđmCB = 630 (A) Dòng cắt ngắn mạch: Icu = 30 (KA) Điện áp định mức: Uđm = 500 (V) Để phối hợp bảo vệ với dây dẫn: Itt ≤ Ir ≤ I’cp = K.Icp CB C801N có thể chỉnh định Ir (Ir = KIđmCB) với nấc chỉnh nhuyễn nhỏ nhất là 5A. Ta sẽ cài đặt giá trị: Ir = 0,9IđmCB = 567 < K.Icp = 720,38 (A) (thõa). Im = 5 Ir = 5567 = 2835 (A) < IN(1) = 7,36 (KA) (thõa). 7.2.4.5 Chọn CB cho Phân Phối Phụ Phay – Bào – Doa của phân xưởng : TPPPC có: Itt = 435,75 (A), IN(1) = 7,82 (KA), IN(3) = 12,52 (KA) Dây dẫn: 6 x 120. Có Icp = 1608 (A). Hệ số hiệu chỉnh: K = 0,672. Suy ra: K.Icp = 0,6721608 = 1080,6 (A) Chọn CB điện tử của hãng Merlin Gerin Mã hiệu: NS630N có các thông số sau: Dòng điện định mức: IđmCB = 630 (A) Dòng cắt ngắn mạch: Icu = 30 (KA) Điện áp định mức: Uđm = 500 (V) Để phối hợp bảo vệ với dây dẫn: Itt ≤ Ir ≤ I’cp = K.Icp CB C801N có thể chỉnh định Ir (Ir = KIđmCB) với nấc chỉnh nhuyễn nhỏ nhất là 5A. Ta sẽ cài đặt giá trị: Ir = 0,9IđmCB = 567 < K.Icp = 1080,6 (A) (thõa). Im = 5 Ir = 5567 = 2835 (A) < IN(1) = 7,82 (KA) (thõa). 7.2.4.6 Chọn CB cho Phân Phối Phụ Văn Phòng của phân xưởng : TPPPC có: Itt = 324,77(A), IN(1) = 5,14 (KA), IN(3) = 11,7 (KA) Dây dẫn: 4 x 25. Có Icp = 552 (A). Hệ số hiệu chỉnh: K = 0,672. Suy ra: K.Icp = 0,672552 = 370,9 (A) Chọn CB điện tử của hãng Merlin Gerin Mã hiệu: NS400N có các thông số sau: Dòng điện định mức: IđmCB = 400 (A) Dòng cắt ngắn mạch: Icu = 30 (KA) Điện áp định mức: Uđm = 500 (V) Để phối hợp bảo vệ với dây dẫn: Itt ≤ Ir ≤ I’cp = K.Icp CB C801N có thể chỉnh định Ir (Ir = KIđmCB) với nấc chỉnh nhuyễn nhỏ nhất là 5A. Ta sẽ cài đặt giá trị: Ir = 0,9IđmCB = 360 < K.Icp = 370,9 (A) (thõa). Im = 5 Ir = 5360 = 1800 (A) < IN(1) = 5,14 (KA) (thõa). 7.2.4.7 Chọn CB tổng cho tủ phân phối chính của nhà máy: TPPC có: Ilv = 850,83 (A), IN(1) = 11,4 (KA), IN(3) = 13,63 (KA). Dây dẫn: 4x120. Có Icp = 1528 (A). Hệ số hiệu chỉnh: K = 0,672. Suy ra: K.Icp = 0,6721528 = 1026,8 (A) Chọn CB điện tử của hãng Merlin Gerin Mã hiệu: C1001N có các thông số sau: Dòng điện định mức: IđmCB = 1000 (A) Dòng cắt ngắn mạch: Icu = 42 (KA) Điện áp định mức: Uđm = 500 (V) Để phối hợp bảo vệ với dây dẫn: Itt ≤ Ir ≤ I’cp = K.Icp CB C1001N có thể chỉnh định Ir (Ir = KIđmCB) với nấc chỉnh nhuyễn nhỏ nhất là 5A. Ta sẽ cài đặt giá trị: Ir = 0.9IđmCB = 900 < K.Icp = 1802 (A) (thõa) Im = 5 Ir = 5900 = 4500(A) < IN(1) = 11,4 (KA) (thõa). Tính toán tương tự ta có kết quả tính ngắn mạch và chọn CB cho trong các bảng sau:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChuong 7.tinh ngan mach 1.doc
Tài liệu liên quan