Thực trạng hệ thống bệnh viện quy mô nhỏ tại Hà Nội và một số kinh nghiệm trên thế giới

Tài liệu Thực trạng hệ thống bệnh viện quy mô nhỏ tại Hà Nội và một số kinh nghiệm trên thế giới: B - phần nội dung chương I Thực trạng hệ thống bệnh viện QUY MÔ NHỏ TạI Hà nội và một số Kinh nghiệm trên thế giới. 1.1 hệ thống bệnh viện của Hà nội. Sự hình thành hệ thống bệnh viện tại Hà Nội. Bệnh viện là thể loại công trình công cộng phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ con người. Nói một cách đơn giản bệnh viện là nơi khám, chẩn đoán, điều trị chữa bệnh cho con người. Những năm gần đây, bệnh viện còn đóng vai trò một trung tâm y tế phòng chống bệnh tật cho cộng đồng dân cư mà nó phụ trách. Dưới chế độ phong kiến, cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng vẫn chữa bệnh theo cách cổ truyền từ đời này sang đời khác. Các thầy lang, thầy đồ kiêm luôn vai trò thầy thuốc, nhân dân ta chữa bệnh nhờ vào họ cùng các bài thuốc dân gian. Thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, Hà nội tuy là trung tâm nhưng số lượng bệnh viện để lại rất ít, chỉ một vài bệnh viện quy mô vừa và nhỏ được xây dựng để phục vụ bộ máy cai trị, cùng một số nhà thương làm phúc như Phủ Doãn, Bạch Mai, Saint-Paul... với số lư...

doc72 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1140 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thực trạng hệ thống bệnh viện quy mô nhỏ tại Hà Nội và một số kinh nghiệm trên thế giới, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
B - phần nội dung chương I Thực trạng hệ thống bệnh viện QUY MÔ NHỏ TạI Hà nội và một số Kinh nghiệm trên thế giới. 1.1 hệ thống bệnh viện của Hà nội. Sự hình thành hệ thống bệnh viện tại Hà Nội. Bệnh viện là thể loại công trình công cộng phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ con người. Nói một cách đơn giản bệnh viện là nơi khám, chẩn đoán, điều trị chữa bệnh cho con người. Những năm gần đây, bệnh viện còn đóng vai trò một trung tâm y tế phòng chống bệnh tật cho cộng đồng dân cư mà nó phụ trách. Dưới chế độ phong kiến, cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng vẫn chữa bệnh theo cách cổ truyền từ đời này sang đời khác. Các thầy lang, thầy đồ kiêm luôn vai trò thầy thuốc, nhân dân ta chữa bệnh nhờ vào họ cùng các bài thuốc dân gian. Thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, Hà nội tuy là trung tâm nhưng số lượng bệnh viện để lại rất ít, chỉ một vài bệnh viện quy mô vừa và nhỏ được xây dựng để phục vụ bộ máy cai trị, cùng một số nhà thương làm phúc như Phủ Doãn, Bạch Mai, Saint-Paul... với số lượng y, bác sĩ hạn chế, chủ yếu là người Pháp nên chỉ phục vụ được phần nào nhu cầu của người dân. Những năm 1930-1945, các huyện ngoại thành đều có bệnh xá được quản lý bởi chính quyền thực dân Pháp. Do chính sách cai trị thuộc địa của chế độ thực dân và số lượng thuốc men, người có chuyên môn ít nên các bệnh xá chỉ phục vụ cầm chừng. Từ năm 1945-1954 diễn ra cuộc kháng chiến chống Pháp, những năm đầu Hà Nội là nơi diễn ra chiến sự ác liệt, các bệnh viện thời kỳ này phát triển mạnh ở vùng tự do tạo tiền đề cho sự phát triển mạng lưới bệnh viện sau này. Thời kỳ từ năm 1955 đến 1985. Sau ngày giải phóng Thủ đô đến trước năm 1985: Miền Bắc hoàn toàn giải phóng và đi lên Chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN nhưng mang nặng tính tập trung quan liêu bao cấp. Trong giai đoạn này hệ thống bệnh viện ở Hà Nội được xây dựng theo định hướng XHCN trên cơ sở cải tạo mở rộng tái sử dụng các nhà thương cũ : Bệnh viện trung ương quân đội 108, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch mai, Bệnh viện Saint-Paul. . . Các bệnh viện được xây mới với quy mô, hệ thống tương đối hoàn chỉnh : Bệnh viện Việt Xô, Bệnh viện E, Bệnh viện Đống Đa, Bệnh viện - Nhi Thuỵ Điển... Đã lập thành một mạng lưới có cấu trúc tầng bậc từ Trung ương đến cơ sở: bệnh viện Trung ương; bệnh viện thành phố; bệnh viện quận, huyện; phòng khám đa khoa; trạm xá. Mạng lưới y tế này được kiện toàn trên cơ sở mạng lưới giao thông từ nội thành đến ngoại thành. Mặc dù các bệnh viện được xây dựng trên diện rộng đủ các hạng mục nhưng chất lượng chưa cao, cộng với việc sử dụng lại các nhà thương cũ với cơ sở hạ tầng lạc hậu, không phù hợp. Theo định hướng XHCN, mạng lưới y tế Hà Nội cũng như Việt Nam thời kỳ này có nhiệm vụ: Chăm sóc sức khoẻ, phòng chữa bệnh theo tuyến. - Nhà nước đảm nhận hoàn toàn các chi phí xây dựng và hoạt động của các bệnh viện (cơ chế bao cấp). Do cơ chế bao cấp của nền kinh tế, nên trong thời kỳ này: Nền kinh tế kém phát triển, thiếu thốn mọi mặt. Với chính sách: Chỉ mở cửa về phía các nước XHCN, nên mặc dù trong ngành y tế mức trao đổi, viện trợ, đào tạo nhiều nhưng cũng không thể đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế một nước gồm gần 70 triệu dân. Hệ thống khám chữa bệnh thiếu các loại thuốc men, trang thiết bị y tế hiện đại mà các nước trên thế giới đã có, đang sử dụng và phát triển. Một yếu tố khách quan, rõ rệt nhất là do hoàn cảnh chiến tranh, nhân lực, vật lực và kinh phí hạn chế nên mạng lưới trên không có điều kiện phát triển; các bệnh viện không được đầu tư, xây dựng, nâng cấp cho nên đã xuống cấp nghiêm trọng, không đủ đIều kiện kĩ thuật, vệ sinh môi trường tối thiểu.[1] Nhìn chung các bệnh viện có diện tích khu đất rộng, tuy nhiên, do nhiều nơi chưa có quy hoạch chi tiết hoàn chỉnh cho nên bản thân các bệnh viện cũng chưa có phương án tổng thể phù hợp với kế hoạch đầu tư trong tương lai. Các công trình bố trí rải rác, không có nhà cầu liên hệ với nhau khó khăn trong điều kiện thời tiết xấu. Hạ tầng kĩ thuật lạc hậu, cấp điện lấy từ nguồn thành phố, chưa có trạm biến áp riêng. Hệ thống cấp nước sạch tuy có nhưng chưa đủ cho sử dụng mặc dù đã được ưu tiên. Một số bệnh viện còn phải dùng nước giếng. Toàn bộ hệ thống nước thải được xử lý rất ít, không đảm bảo vệ sinh môi trường, chảy thẳng ra cống thành phố. Việc cải tạo không đồng bộ, chắp vá do kinh phí đầu tư cải tạo nâng cấp còn hạn hẹp, ngoại trừ một số bệnh viện lớn do nước ngoài viện trợ.[1] Nhận xét: Thời kỳ này mạng lưới bệnh viện tại Hà Nội và cả nước được hình thành và phát triển theo định hướng XHCN, cách thức tổ chức cũng như quy cách kiến trúc đặc trưng của nền kinh tế bao cấp: phát triển mạnh cả số lượng và chất lượng trung bình với quy mô lớn dần. Chất lượng phục vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân chưa cao một phần do hoàn cảnh chiến tranh, một phần do cơ chế quản lý bao cấp, nhưng đã tạo được nền móng vững chắc cho giai đoạn sau này. Thời kỳ từ 1986 đến nay. Cùng với việc chuyển nền kinh tế từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, Đảng và nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách về tăng cường đầu tư cho y tế và giáo dục, với nhiều nguồn viện trợ quốc tế, nên trong giai đoạn này việc đầu tư xây mới, nâng cấp cải tạo các bệnh viện lớn cấp Trung ương đến các bệnh viện địa phương đã được quan tâm đúng mức. Theo thống kê trên địa bàn Hà nội có 27 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa với tổng số 9.035 giường bệnh và mạng lưới trạm y tế cơ sở, nhà hộ sinh khu vực khá hoàn chỉnh [3]. Mạng lưới bệnh viện được phân loại như sau : Phân theo tuyến : + Tuyến trung ương :15 bệnh viện + Tuyến địa phương (Hà nội) :12 bệnh viện - Phân theo chức năng : + Bệnh viện đa khoa : 07 bệnh viện + Bệnh viện chuyên khoa 20 bệnh viện Phân loại theo cấp độ : + Bệnh viện loại I : 15 bệnh viện +Bệnh viện loại II : 04 bệnh viện +Bệnh viện loại III : 08 bệnh viện Mạng lưới bệnh viện được tổ chức theo từng cấp từ trung ương đến địa phương Mạng lưới quy hoạch . Sự phát triển của hệ thống y tế đang đòi hỏi một chiến lược phát triển không những trong lĩnh vực quản lý mà cả về kĩ thuật xây dựng, chuyên ngành, trang thiết bị y tế. Để đáp ứng nhu cầu, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó có sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá các bệnh viện, góp phần nâng cao mức sống của nhân dân đòi hỏi hệ thống các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh không ngừng phát triển, cải tạo và xây dựng mới. Với biện pháp trước mắt: mở rộng số giường của các bệnh viện hiện có, phát triển mạnh hệ thống y tế cơ sở với các trung tâm y tế và trạm y tế . Cách thức tổ chức quản lý. Thay đổi cách thức tổ chức quản lý : Không quản lý theo địa giới hành chính mà quản lý theo vùng lãnh thổ, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, giải quyết tình trạng bệnh nhân vượt tuyến. Các bệnh viện cấp trung ương, thành phố như Bạch Mai, Hữu Nghị, Việt Đức, Saint-Paul, Thanh Nhàn… đang được đầu tư, nâng cấp. Các bệnh viện ngoại thành, trung tâm y tế cũng được thay đổi, xây dựng mới cho phù hợp. Các công trình được đầu tư, cải tạo, xây mới bằng nhiều nguồn vốn khác nhau kể cả các dự án tài trợ quốc tế [1]. Phương châm xã hội hoá công tác sức khoẻ, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ khám chữa bệnh phát triển dưới mọi hình thức: Khám tại nhà, khám bệnh từ xa qua điện thoại. Các phòng khám tư nhân, trung tâm chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm nhanh đa thông số... được xây dựng hầu hết tại các địa phương có các điểm dân cư.[2] Những tồn tại để lại của các thời kỳ trước đối với các bệnh viện tại Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung và ngành tế vẫn còn. Ngoài cơ sở hạ tầng, phương thức quản lý ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của bệnh viện. Để đáp ứng nhu cầu chẩn trị và chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong thời kỳ mới, các bệnh viện cần đạt được các yêu cầu sau: Nội dung chẩn trị ở các bệnh viện cần được đổi mới. Nội dung quản lý, điều hành trang thiết bị y tế hiện đại đòi hỏi phải có tổ chức không gian kiến trúc thích hợp. Yêu cầu về một môi trường cây xanh hạ tầng kĩ thuật, xử lý nước thải và chất thải một cách triệt để. Yêu cầu về quy hoạch tổng mặt bằng bố trí cho phù hợp với công năng và các chuẩn mực về môi trường. Nhận xét thời kỳ này do đổi mới của nền kinh tế và phương thức chăm sóc sức khoẻ nhân dân, ngành y tế cả nước nói chung, mạng lưới bệnh viện Hà nội nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu. Hà nội là tuyến cuối cùng trong mạng lưới nên số lượng các bệnh viện chuyên khoa tăng nhanh là điều tất yếu, bên cạnh đó cho thấy sự thiếu hụt trong công tác chăm sóc sức khoẻ tại các tuyến dưới cho sự quá tải của các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa cấp thành phố, Trung ương ngày càng trầm trọng, kế hoạch cải tạo còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Cho thấy thực trạng ở Hà nội: đang thiếu một mô hình các bệnh viện tuyến dưới có điều kiện tốt phát triển rộng để giải quyết vấn đề này. Thực trạng các bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ tại Hà nội. Các bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ với số lượng ít gồm các trung tâm y tế quận huyện (quy mô khoảng 150 giường), và 2 bệnh viện tư nhân với số giường là 30 và 70. Ta có thể đánh giá thêm 4 bệnh viện đa khoa cấp thành phố với quy mô từ 200 đến 550 giường Tập trung chủ yếu tại trung tâm thành phố. Cơ cấu tổ chức không gian. Các công trình đã được đầu tư cải tạo nâng cấp trong thời gian gần đây nhưng nhìn chung giải pháp kiến trúc vẫn trung thành với bố cục phân tán, tổ hợp công trình bộ phận. Các không gian chức năng của các bệnh viện đã có thay đổi với các hoạt động, nhưng do quan điểm đầu tư cũng như nguồn vốn dẫn đến việc cải tạo, mở rộng chắp vá, không đầu tư theo dây chuyền khám chữa bệnh hiện đại. Kiến trúc và kết cấu công trình: Ngôn ngữ hình thức được quan tâm tìm tòi, biểu đạt một số đặc trưng của loại hình công trình CSSK. Các không gian kiến trúc đã được xây dựng để đáp ứng yêu cầu đặc thù của một số chuyên môn đơn giản. Các công trình được thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn cũ, một số xây mới có sử dụng theo tiêu chuẩn y tế thế giới nhưng chưa đồng bộ. Giải pháp kết cấu: ngoài các công trình xây dựng trước năm 1985 được xây dựng bằng tường gạch chịu lực thì còn lại sử dụng rộng rãi hệ khung cột chịu lực bằng bê tông cốt thép với bước cột có khẩu độ nhỏ 6m x3,6m. Hệ thống khung cột giải quyết được một số yêu cầu bố trí các khoa phòng tuy còn nhiều bất cập. Mái bằng bê tông cốt thép có chống nóng và chống thấm bằng tấm lợp kim loại. Vật liệu hoàn thiện. Vật liệu xây dựng và hoàn thiện: chủ yếu sử dụng những vật liệu thông thường, nền lát gạch Ceramic, tường quét vôi hoặc cao cấp hơn dùng sơn nước, trần bê tông cốt thép, chống thấm đơn giản, tường ốp gạch men kính, cửa dùng gỗ kính hoặc kính kim loại, phụ kiện đơn giản, mở một chiều. Thiết bị vệ sinh, chậu rửa đều dùng loại phổ thông. Chất lượng vật liệu hoàn thiện cấp thấp, không đảm bảo yêu cầu đặc thù của công trình y tế, các vật liệu hoàn thiện khu kỹ thuật nghiệp vụ chưa được quan tâm đúng mức. Kỹ thuật hạ tầng, trang thiết bị y tế Cơ sở hạ tầng đang dần được nâng cấp trong sự phát triển chung của mạng lưới CSSK cả nước. Hệ thống điện được cung cấp đầy đủ, đảm bảo. Hệ thống nước mặc dù được cung cấp đầy đủ nhưng chưa có hệ thống cung cấp nước tiệt khuẩn, nước sạch tinh khiết, mà chỉ dừng lại ở nguồn cấp nước sinh hoạt thành phố. Nước sạch vô trùng, tiệt khuẩn hầu như trong danh mục đầu tư không được đề cập tới, hiện tại được cung cấp theo hình thức cục bộ. Hệ thống cung cấp khí y tế ở các bệnh viện được đầu tư không đồng bộ, sử dụng các bình khí cục bộ. Hệ thống thông tin liên lạc chỉ lắp đặt qua mạng lưới chung của bưu điện, chưa có hệ thống thông tin liên lạc nội bộ. Trang thiết bị: sau những năm đổi mới, trang thiết bị hiện nay của các bệnh viện nói chung và các bệnh viện nhỏ nói riêng có được từ nhiều nguồn khác nhau và xuất xứ ở nhiều nước trên thế giới, sử dụng chung với các trang thiết bị có từ nhiều năm trước để lại phần lớn đã lạc hậu, hết niên hạn sử dụng. Các thiết bị y tế được tăng cường đổi mới lại không tương thích với hệ thống kỹ thuật hạ tầng hiện có. Vấn đề môi trường. Hệ thống thoát nước chưa đồng bộ còn nhiều vấn đề bất cập. Hiện tại nước thải chảy chung vào cùng hệ thống thoát nước mưa, và trực tiếp chảy ra cống chung, không có khu xử lý triệt để, một số bệnh viện đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải nhưng với qui mô nhỏ, chưa giải quyết triệt để. Rác thải y tế được thu gom xử lý cùng với rác thải sinh hoạt, tập trung xử lý bằng nhiều hình thức hợp đồng với công ty vệ sinh môi trường Hà nội, một số rác thải được đốt trực tiếp ảnh hưởng xấu đến môi trường. Chất thải rắn được xử lý bằng thu gom và chôn lấp là chính chưa được phân loại triệt để. 1.1.2.6 Hiện trạng các bệnh viện - Khối bệnh viện tư nhân: đăng ký với sở y tế và hoạt động có hiệu quả gồm có Bệnh viện Tràng An, bệnh viện Hồng Ngọc và phòng khám tư nhân Y cao đang phát triển lên thành một bệnh viện đa khoa khi xây dựng khối điều trị nội trú. Bệnh viện Tràng An: Diện tích khu đất: 500m2. Điạ điểm xây dựng: 59 ngõ Thông Phong, quận Đống Đa. Xây dựng và thành lập 1994 đã qua một số lần cải tạo sửa chữa nhỏ. Số giường bệnh: 70 giường. Diện tích sàn: 800m2. Bố trí mặt bằng: gồm một khối nhà chính và sân vườn phụ trợ. Khối hành chính gồm 5 tầng: tầng 1, 2, 3 dùng để khám chữa bệnh, tầng 4, 5 dành cho bệnh nhân nội trú. Cơ sở hạ tầng: đầy đủ nhưng chưa đồng bộ, dây chuyền lạc hậu, trang thiết bị không đồng bộ. Xử lý nước thải và rác thải: không đảm bảo vệ sinh môi trường: rác thu gom tập trung chuyển đi nơi khác xử lý, nước thải chảy thẳng ra cống chung thành phố. Bệnh viện Hồng Ngọc. Diện tích xây dựng: 65m2. Đỉa chỉ: 95, Nguyễn Trường Tộ. Diện tích sàn: 400m2. Thành lập:1999. Trang thiết bị: được đầu tư hiện đại, đồng bộ với quy mô nhỏ. Số giường bệnh: 30 giường. Công trình là một toà nhà 6 tầng, hiện trạng trước kia là nhà dân, sau được cải tạo, sửa chữa cho phù hợp với một bệnh viện tư nhân (đã cơi nới lên 8 tầng). Bố trí tầng 1-3 là các phòng khám chữa bệnh, tầng 4-6 là giường nằm các bệnh nhân. Tầng 7,8 là các không gian phẫu thuật nhỏ. Trang thiết bị, dụng cụ y tế tương đối tốt, một số phòng có sử dụng điều hoà cục bộ. Vì việc cải tạo từ một nhà dân cũ nên chưa đáp ứng được dây chuyền, vệ sinh môi trường. Bệnh viện không có chỗ đỗ ôtô, xe đạp, xe máy, người đến bệnh viện phải gửi xe ở nơi khác. 3- Phòng khám chữa bệnh đa khoa Y cao (Trong địa bàn Hà nội các phòng khám đa khoa, chuyên khoa phát triển rất mạnh, tác giả chỉ nêu lên một ví dụ điển hình, phòng khám này có quy mô lớn hơn so với các phòng khám khác, đang có dự án mở rộng, xây mới, đầu tư trang thiết bị vào các hạng mục để tiến tới trở thành một bệnh viện đa khoa tư nhân). Diện tích khu đất ( cả đất thuê) 600m2. Địa chỉ số 262 đường Cầu giấy. Thành lập năm 2002. Diện tích sàn : 420m2 Số giường lưu : 14 giường Phòng khám theo đăng ký : Khám và thủ thuật nhỏ hầu hết các khoa Trang thiết bị : Không đồng đều, hơn nửa trang thiết bị dừng lại ở mức sử dụng được. Tổng thể công trình gồm 1 khối nhà chính 2 tầng với diện tích sử dụng 200 m2 bố trí các phòng khám, khu lưu bệnh nhân, hành chính, tiểu phẫu. Khối nhà 1 tầng nằm vuông góc gồm các phòng khám, quầy thuốc, cấp cứu. Khối nhà giáp với đường Cầu giấy mới được thuê lại với các chức năng khám chữa răng hàm mặt, tai mũi họng, mắt. Nhìn vào tổng thể cho thấy sự yếu kém của hạ tầng kỹ thuật, vệ sinh môi trường không đảm bảo, tất cả các chuyên khoa khám bộc lộ rõ quan điểm của chủ đầu tư nặng về lượng mà nhẹ về chất. Một số khoa đơn giản hoạt động tốt (RHM, TMH, Mắt, các khoa khác chỉ hoạt động cầm chừng. Nhận xét: Nền kinh tế thị trường thúc đẩy y tế tư nhân phát triển nhưng để lại sau nó nhiều vấn đề: Sự yếu kém về cơ sở hạ tầng, không đồng bộ trang thiết bị, vệ sinh môi trường không đảm bảo, chưa tạo được lòng tin đối với nhân dân. - Khối bệnh viện đa khoa cấp thành phố Bệnh viện Đống Đa. Bố cục mặt bằng gồm 3 khối nhà chính. Chỉ có một cửa vào chính nằm cách mặt đường lớn 40m. Nhà A 3 tầng: tập trung các khoa chính; nhà B 2 tầng: tập trung các phòng khám; nhà C 3 tầng: bố trí khu phục vụ, hành chính, phòng khám y học dân tộc. Xung quanh các hạng mục phụ trợ như: khu dịch vụ, nhà giặt là, nhà để xe nhân viên, bể nước, chỗ thu gom rác thải tạo nên tổng thể bệnh viện Đống Đa. Là một bệnh viện cấp thành phố với quy mô vừa phải, các công trình chính được xây dựng tại 3 thời điểm khác nhau nên hình thức kiến trúc có phần khác biệt là điều dễ hiểu. Địa điểm xây dựng: ngõ 192, phố Nguyễn Lương Bằng. Diện tích xây dựng: 1.5 ha. Xây dựng, thành lập: 1968. Qua nhiều lần mở rộng cải tạo hình thành như ngày nay. Quy mô: 280 giường. Đã xây mới khối nhà khoa lây. Cơ sở hạ tầng không đồng bộ, cấp thoát nước không đảm bảo, chưa có hệ thống xử lý nước thải. Hệ thống thu gom rác: thủ công, đóng vào các thùng và chuyển đi nơi khác xử lý. Hệ thống cấp nước đã cũ, lạc hậu: gồm 1 bể chứa với khối tích 30m2 xây nổi trên mặt đất, cung cấp nước phục vụ cho phần lớn các hoạt động của bệnh viện. Hồ cảnh của bệnh viện có diện tích khoảng 1000m2 nằm trong tình trạng chung của hệ thống ao hồ Hà Nội: tù đọng, là nơi tập trung rác thải. Nhận xét: bệnh viện tuy được xây trên diện tích rộng nhưng các công trình bố trí phân tán, các khoa phòng có cơ sở hạ tầng lạc hậu nên chất lượng phục vụ không cao, không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của quận Đống Đa nơi có mật độ dân số cao sau khu phố cổ, bệnh viện thường xuyên quá tải. Bệnh viện E. Bố cục chung: trên một khu đất hình tam giác, một mặt là đường 69, phía sau là đường bờ mương thoát nước lớn. Các khối nhà đượcc bố trí ngay ngắn, nằm phân tán. Khối khám chữa bệnh (nhà F), kĩ thuật (nhà E) đựoc bố trí gần lối ra vào. Các khoa phía sau nằm trong các nhà A, B, C, D. Các khoa, các khối phụ trợ nằm rải rác đan xen các nhà chính. Qua nhiều năm sử dụng, xây dựng bổ sung để lại một tổng thể chắp vá, thiếu sự hài hoà, cơ sở hạ tầng xuống cấp. Hệ thống thoát nước đã lạc hậu và hư hỏng, thoát thẳng ra mương phía sau ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của dân cư xung quanh. Hệ thống thoát nước mưa đã xuống cấp nghiêm trọng, mặt sân, cống rãnh bong rộp nhiều. Hệ thống thoát nước mưa và nước bẩn chưa được phân biệt rõ ràng. Nước thải ứ đọng nhiều nơi. Xử lý và thu gom rác thải vẫn theo phương pháp thủ công, chưa có hệ thống phân loại rác. Địa điểm xây dựng: đường Cổ Nhuế. Diện tích khu đất: 4.5 ha. Thành lập: 1960. Quy mô: 350 giường. Các khoa bố cục phân tán. Đã được đầu tư một số trang thiết bị mới cho khu nhà khám chữa bệnh. Hệ thống thu gom rác: thô sơ, chuyển đi nơi khác xử lý. Bệnh viện Bắc Thăng Long. Tiền thân là bệnh viện ngành than III. (Bệnh viện đa khoa duy nhất nằm ở ngoại thành Hà nội) Xây dựng: 1986, sử dụng chung với ngành điện. Năm 2000, sở y tế tiếp nhận, sửa chữa, cải tạo, xây mới khối nhà ăn và nhà khám bệnh trở thành một tổng thể như ngày nay. Quy mô: 200 giường. Diện tích khu đất: 1.1 ha. Kế hoạch trong tương lai: mở rộng quy mô thành bệnh viện đa khoa khu vực điều trị bệnh nghề nghiệp. Bệnh viện đa khoa Bắc Thăng Long được xây dựng trên khu đát vuông vắn. Cách quốc lộ III -1 km, lối vào chính của công trình hướng ra đường giao thông thị xã Đông Anh, mặt cắt 7.5m, 3 mặt còn lại tiếp giáp với các công trình xung quanh nên chức năng hoạt động còn nhiều hạn chế. Công trình gồm các khối: Khối khám chữa bệnh 3 tầng: tầng 1 gồm khoa xét nghiệm - khám chuyên khoa; tầng 2 gồm khoa ngoại, phòng mổ; tầng 3 khoa HSCC-chẩn đoán hình ảnh-khám tổng hợp. Khối điều trị nội trú 5 tầng. Nằm song song với khồi khám chữa bệnh gồm: tầng 1 khoa sản; tầng 2 khoa nhi; tầng 3 khoa nội; tầng 4 khu hành chính; tầng 5 khu giường bệnh. Các khoa, hạng mục phụ trợ nằm xung quanh hai khối chính gồm các khoa: y học cổ truyền, khoa chhống nhiễm khuẩn, khoa truyền nhiễm và các hạng mục: nhà ăn, nhà xe, thường trực bảo vệ, xử lý nước thải. Với cách bố trí phân tán rải rác nên khả năng phục vụ chưa cao mặc dù đã được đầu tư một số trang thiết bị mới như: chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm, xử lý nước thải. Số bệnh nhân tăng nhiều nhất vào tháng 5-6, lên đến 300 bệnh nhân. Nhận xét: thực trạng bệnh viện Bắc Thăng Long chứng tỏ sự lạc hậu, phục vụ yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân huyện Đông Anh nói chung. Việc tìm ra mô hình hiệu quả giải quyết những tính thiếu đồng bộ trong việc CSSK nhân dân trong khu vực cũng như thành phố là vô cùng cần thiết. 4- Bệnh viện Saint-Paul. Xây dựng và giữ nguyên tên từ thời chính quyền Pháp thuộc. Ngay từ khi xây mới, các hạng mục đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh với quy mô 1.6 ha. Phía Bắc giáp đường Trần Phú, phía Nam giáp Nguyễn Thái Học, Đông giáp Chu Văn An, Tây giáp khối cơ quan. Quy mô: 550 giường Bệnh viện được sử dụng từ ngày hoà bình đến nay, đã được mở rộng, nâng cấp đợt 1: 1995, đợt 2: 2002 xây mới khu nhà E khám bệnh phía đường Trần Phú. Bệnh viện được trang bị, cải tạo một số hạng mục theo yêu cầu hiện đại, nhưng nhìn chung hạ tầng kỹ thuật vẫn không đồng bộ, lạc hậu, đặc biệt là các khu nhà cũ (khu nhà mái ngói xuống cấp nghiêm trọng), khoảng cách an toàn giữa các nhà không đảm bảo. Chủ trương của thành phố giữ nguyên số giường bệnh, không tăng trong tương lai, cải tạo hạ tầng kỹ thuật, đổi mới trang thiết bị. 5- Bệnh viện Thanh Nhàn. Diện tích khu đất: 1,4 ha. Cơ sở khám chữa bệnh được thành lập năm 1982. Phía Bắc: giáp khu đân cư. Phía Nam: (lối vào chính) giáp phố Thanh Nhàn. Phía Đông: giáp bệnh viện U Bướu. Phía Tây: giáp viện Lao & Phổi Hà nội. Quy mô 400 giường. Sau khi mở rộng sẽ lên đến 500 giường. Đã có trên 20 năm vận hành, sử dụng đến nay hầu hết các cơ sở hạ tầng cũ đã xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là một số khu như khu điều trị, cấp cứu, khu nhà ăn, sân vườn, cảnh quan. Hệ thống xử lý rác thải: hiện tại chưa có khu xử lý riêng, rác thải còn tập trung tại các hành lang trong bệnh viện sau đó đưa tới nơi khác xử lý. Các hệ thống kỹ thuật hạ tầng như: cấp - thoát nước, cấp điện đến nay đã xuống cấp, không đảm bảo các tiêu chuẩn hiện hành. Hình thức kiến trúc: cơ sỏ hạ tầng cũ do đã bị xuống cấp nghiêm trọng, nên không đáp ứng được về mặt hình thức kiến trúc của một bệnh viện đa khoa hiện đại cấp thành phố, qua đó, đã làm ảnh hưởng đến hình thức kiến trúc của cả một mặt phố. Vì vậy, hiện nay bệnh viện đang được đầu tư xây mới một khu nhà 11 tầng với kiểu dáng kiến trúc hiện đại, dự kiến đưa vào sử dụng trong năm 2004 để tăng cường khả năng phục vụ CSSK nhân dân trong bán kính phục vụ. Nhận xét : Nằm trong mạng lưới khám chữa bệnh của Hà nội, được xây dựng qua nhiều thời kỳ các bệnh viện đa khoa cấp thành phố cũng đã và đang dần phát triển , đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế hiện đại nhưng đó vẫn chỉ nhằm giải quyết vấn đề trước mắt khi số bệnh nhân gia tăng mà số giường bệnh không tăng hoặc tăng với số lượng ít. Việc đầu tư vào các công trình nay tuy cao nhưng vẫn chưa giải quyết tận gốc vấn đề: bệnh nhân vượt tuyến của ngành y tế nói chung. Cho ta thấy sự thiếu hụt lớn của các bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ tại tuyến dưới. 1.2. Một số kinh nghiệm bệnh viện đa khoa hiện đại quy mô nhỏ trên thế giới. 1.2.1 Sự hình thành và phát triển bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ. Mỗi quốc gia đều có mạng lưới y tế riêng phục vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân tại quốc gia đó. Cùng với lịch sử phát triển bệnh viện hiện đại trên thế giới, từ thời cổ đại, trung đại, đến gần một thế kỉ nay, khoa học y tế và kiến trúc bệnh viện đã bước vào kỉ nguyên hiện đại hoá. Sự hiện đại hoá cốt để đáp ứng các biến đổi, các tiến bộ vượt bậc của các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ, kĩ thuật…Với các biến đổi về mọi mặt của y tế, hệ thống bệnh viện đã có những biến đổi sau: - Về y học: xuất hiện các khoa mới: kĩ thuật gây mê, cầm máu… đưa ra những triển vọng mới về chữa bệnh, dẫn đến bệnh viện có những bước phát triển mới, nhiều khoa mới được bổ sung, các loại thuốc chữa bệnh ngày càng hữu hiệu. [2] Trong sự phát triển mạnh mẽ của bệnh viện thì bệnh viện loại nhỏ đóng một vai trò quan trọng. Tất cả các nước đều có, đều rất phát triển bệnh viện loại này, tuỳ theo tính chất và quy định của mỗi quốc gia. 1.2.1.1 Tại các nước phát triển: + Xã hội chuyển sang thời thời kì phát triển: y học, dược học có bước nhảy vọt nhờ sự phát triển của các ngành khoa học cơ bản: hoá học, quang học, điện học, sinh học… đã phát hiện ra tế bào cấu trúc mô, phôi. Các vấn đề được đi sâu nghiên cứu, được chuyên môn hoá và thúc đẩy sự phát triển mạnh trong hệ thống bệnh viện; Bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ được sử dụng triệt để những tiến bộ khoa học đó nên đã đáp ứng hiệu quả nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong phạm vi bán kính phục vụ của mình. + Các bệnh viện nhỏ được xây dựng để phục vụ nhu cầu của các cụm dân cư với hình thức bệnh viện tự hạch toán quản lý theo cách tư nhân hoá, nhà nước và tư nhân cùng làm hoặc liên doanh giữa các công ty. + Về cơ cấu tổ chức không gian: thường là hợp khối với diện tích xây dựng nhỏ, khu đất xây dựng quy mô vừa phải (nhỏ hơn 2 ha), số tầng cao trung bình nhỏ hơn 5 tầng, có bệnh viện chỉ có 1 tầng. Được phân ra 2 không gian chủ yếu: không gian khám chữa bệnh và không gian điều trị nội trú. Các tầng đế (tầng một và tầng hai) làm các khoa khám bệnh, các tầng trên (tầng 3 đến tầng 5) là các phòng nội trú với hình thức kiến trúc hiện đại, hình thức kiến trúc, sử dụng các công nghệ mới trong thiết kế và thi công. + Về kĩ thuật vật liệu xây dựng: bệnh viện được thiết kế, xây dựng bằng những vật liệu mới, giải pháp kiến trúc linh hoạt, hình thức kiến trúc hiện đại. Kết cấu dùng khung cột bê tông cốt thép, nhịp lớn, vật liệu bao che đa dạng, phong phú, đặc biệt là các không gian đón tiếp và chờ khám thường được chú trọng giải quyết bằng các dàn không gian vượt khẩu độ lớn. Các không gian kỹ thuật nghiệp vụ được xử lý triệt để bằng các vật liệu đặc thù. + Tuy là các bệnh viện quy mô nhỏ nhưng sử dụng các thiết bị tiên tiến nhất. Không gian khám chữa bệnh có nhiều thiết bị mới CT Scan, cộng hưởng từ MRI, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm. Khoa bệnh nhân nội trú: hệ thống vacum dẫn khí trong phòng, đổi mới các thiết bị phục vụ giường, thiết bị sinh hoạt cho bệnh nhân. thiết bị chữa bệnh mang lại hiệu quả ngày càng cao do ứng dụng thiết bị khoa học kĩ thuật ở lĩnh vực điện tử, y sinh, X- quang, phóng xạ, y học hạt nhân trong điều trị, chủ động, tích cực trong các lĩnh vực cấp cứu, hồi sức, công nghệ giải phẫu, các thiết bị cấp cứu, thiết bị mổ. Dẫn đến tại các nước phát triển, ngoài các bệnh quy mô nhỏ đã sử dụng lâu đời có giá trị về mặt kiến trúc được cải tạo, các bệnh viện mới xây dựng phát triển mạnh theo hệ thống cùng với quy hoạch dân cư, nhưng tập trung nhiều hơn tại các khu công nghiệp, đô thị. Các khoa, phòng ngày càng được rút gọn, tinh giản đảm bảo tối ưu khả năng khám chữa bệnh. Các bệnh viện này ứng dụng vật liệu tiên tiến, hiện đại: kính, thép, chất dẻo; hoàn thiện bằng những vật liệu bền đẹp, đảm bảo vệ sinh môi trường. Trang thiết bị tiên tiến, hệ thống khí y tế xây dựng tập trung, thông hơi, thoát nhiệt, vi khí hậu nhân tạo được quản lí điều chỉnh theo yêu cầu chuyên môn cụ thể. Các bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ được quản lý bởi các chủ đầu tư tư nhân, tồn tại và cạnh tranh theo thị trường, đựoc phân bố đồng đều, khả năng phục vụ cao, chủ yếu là phục vụ tầng lớp có thu nhập khá trở lên, một số ít bệnh viện dành cho người nghèo với số lượng nhỏ. Các công trình bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ trong khu vực: Cùng với sự tăng trưởng vượt bậc về kinh tế hệ thống công trình chăm sóc sức khoẻ các nước khu vực Đông Nam á đã tiến lên một bước dài. Các công trình tăng nhanh về số lượng hoàn chỉnh về quy mô không gian, đủ các bộ phận cơ cấu, hoàn thiện bằng các vật liệu bền đẹp, bên cạnh đó là các giải pháp không gian, kiến trúc hiện đại. Do điều kiện hoàn cảnh có nhiều tương đồng, việc tham khảo nhằm rút ra các kinh nghiệm là cần thiết. + Chủ yếu là xây dựng mới bằng nhiều nguồn vốn: .Nhà nước và nhân dân cùng làm. .Nhà nước hoặc tư nhân. Tại Malaysia và Thái lan ngưòi dân có thể đến khám tại bất cứ cơ sở CSSK nào mà không phân biệt địa giới hành chính.[2] + Dây chuyền chặt chẽ, mạch lạc. Sảnh đón tiếp rộng rãi, đẹp, được thiết kế như sảnh khách sạn hay văn phòng. trong những không gian này thực hiện đủ các chức năng: ngồi đợi, lấy số…ở những công trình mới xây dựng khu khám bệnh đảm nhận các chức năng đón tiếp, làm các thủ tục thanh toán, cung cấp thuốc, khám chữa bệnh ngoại trú. Ngoài khu đón tiếp chung, tại các khoa phòng đều có không gian chờ riêng biệt, đầy đủ tiện nghi hoặc kết hợp hành lang có ghế nghỉ. + Giải pháp kiến trúc và kết cấu : Các công trình thường được bố trí hợp khối, với quy mô lớn các công trình thường lớn hơn 7 tầng, với quy mô nhỏ các công trình thường nhỏ hơn 7 tầng. Giao thông đứng bằng thang máy bố trí thành nhiều khu với các chức năng riêng : vận chuyển bệnh nhân, y bác sỹ, người thăm, hậu cần. Không gian giao thông ngang gồm các hành lang rông hơn 3m, có đệm chống va quệt. Khu sảnh, phòng đón tiếp tường được sử dụng giải pháp không gian thông tầng. Các khoa phòng chức năng bố trí không gian linh hoạt, ngăn chia bằng các vật liệu nhẹ. Giải pháp kết cấu sử dụng hệ thống khung cột bê tông cốt thép có khẩu độ lớn Vật liệu xây dựng tường bao che bằng gạch hoặc bê tông cốt thép đối với nhà cao tầng, mái bằng bê tông, tường ngăn bằng các vật liệu nhẹ như tấm thạch cao, vách kính khung kim loại, các tấm tường bằng các vật liệu tổng hợp chịu nước. Trần 2 lớp với trần phụ được làm bằng xốp, cách nhiệt, hoặc thạch cao. Nền ngoài khu sảnh lát bằng đá granit nhân tạo hoặc gạch ceramic cao cấp khổ lớn 0,5mx0,5m. Các phòng chức năng và hành lang trải bằng tấm Vinyn khổ rộng, liền mạch. Hệ thống cửa đi có kích thước lớn hơn 1,2m hai cánh, một to, một nhỏ, bản lề 2 chiều, tự động. Màu sắc sử dụng các gam màu sáng, màu lạnh tạo cảm giác nhẹ nhàng. Kỹ thuật : Sử dụng nhiều ánh sáng nhân tạo, hệ thống kỹ thuật đồng bộ, vệ sinh trong bệnh viện được quan tâm hàng đầu. Nhận xét : So với các nước có nền kinh tế phát triển trong khu vực cũng như trên thế giới mạng lưới các công trình chăm sóc sức khoẻ của chúng ta còn yếu về nhiều mặt. Ngoài việc hiện đại hoá các trung tâm chuyên sâu cho kịp với sự phát triển chung còn cần phải quan tâm đến sự thiếu hụt trong công tác chăm sóc sức khoẻ tuyến dưới. Các xu hướng phát triển. Ngoài việc đẩy mạnh các mô hình tập trung chuyên môn hoá theo từng chức năng của các cơ sở chăm sóc sức khoẻ, việc tổ chức chúng với nhiều bộ phận song hành là cần thiết. Các bộ phận song hành gồm : Bộ phận xét nghiệm (Thực hiện cùng lúc với các xét nghiệm với thiết bị hiện đại, tốc độ) Bộ phận chẩn đoán hình ảnh Bộ phận điều trị kỹ thuật cao Bộ phận chăm sóc điều dưỡng Hành chính, hậu cần. Xu hướng xây dựng phân theo các bộ phận chức năng không chỉ được ứng dụng tổ chức cho các cơ sở chăm sóc sức khoẻ có quy mô lớn mà còn được sử dụng rộng rãi cho các cơ sở có quy mô nhỏ ở các cụm dân cư - tuyến đầu của hệ thống công trình chăm sóc sức khoẻ. Tại cụm dân cư xây dựng các trung tâm chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng các phòng xét nghiệm độc lập phục vụ cho nhiều phòng khám – chữa bệnh nhỏ trong cùng địa bàn hoặc các địa bàn lân cận với bán kính cho phép. Xu hướng chung của các quốc gia là tăng cường các hoạt động các dịch vụ tế bằng nhiều hình thức chữa bệnh ngoại trú (bệnh viện ban ngày), chữa lưu động, chữa bệnh từ xa, trên mạng Internet… Ngày càng ứng dụng rộng rãi công nghệ cao trong công tác khám chữa bệnh cũng như điều trị với trang thiết bị tiên tiến, nhằm giải quyết triệt để công tác chăm sóc sức khoẻ cho mỗi cộng đồng. Các công trình bệnh viện cộng đồng quy mô nhỏ nằm trong mạng lưới các công trình chăm sóc sức khoẻ chung, thực hiện hầu hết các trường hợp chẩn đoán chữa trị cơ bản sẽ được phát triển với quy mô rộng, đặc biệt đối với Việt nam trong đó sử dụng các không gian linh hoạt để tương thích với sự phát triển của trang thiết bị. Các văn bản liên quan đến bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ tại Hà nội. Những chính sách bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ toàn dân: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 35/2001/QD-TTg về việc chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001-2010. “Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế đặc biệt là cơ sở. Xây dựng một số trung tâm y tế chuyên sâu”, “Thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khoẻ, đổi mới cơ chế chính sách viện phí, có chính sách trợ cấp và bảo hiểm y tế cho người ngèo, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân”, “ Các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân được phát triển” Chính sách công bằng trong chăm sóc sức khoẻ. Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân với các mục tiêu : “ Phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là các dịch vụ khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ ban đầu.”, “Thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ, quan tâm những người có công với nước, những người ngèo, đồng bào các dân tộc thiểu số. Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng và các bệnh tật về dinh dưỡng ở trẻ em.” 1.1.3.3. Xã hội hoá công tác y tế. Nghị quyết số 90/CP của Chính phủ ngày 21-08-1997 về phương hướng và chủ trương xã hội các hoạt động giáo dục y tế và văn hoá. Nghị định của Chính phủ số 73/1999/NĐ - CP ngày 19/8/1999 về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục y tế , văn hoá, thể thao. 1.1.3.4. Các quyết định, nghị định của bộ y tế, Chính phủ như : Quyết định số 1351/1999/QĐ - BYT ngày 4/5/1999 của bộ trưởng bộ y tế về việc ban hành Qui trình kỹ thuật bệnh viện. Quyết định số 1895/BYT – QĐ ngày 19/9/1997 của bộ trưởng bộ y tế về việc ban hành Quy chế bệnh viện. Các chính sách nghị định của chính phủ có tính định hướng cho mạng lưới y tế nói chung và bệnh viện đa khoa nói riêng trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ của toàn dân. Bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ là một mô hình thúc đẩy nhanh những vấn đề cần giải quyết đó. Kết luận chương i Mạng lưới bệnh viện Hà nội với một bề dày truyền thống hơn 100 năm đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển của cả nước, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trên địa bàn thành phố. Qua khảo sát hiện trạng các bệnh viện quy mô vừa và nhỏ cho thấy: 1 . Về quy hoạch các công trình chủ yếu tập trung tại trung tâm thành phố, các bệnh viện chưa có quy hoạch hợp lý. Mạng lưới các bệnh viện mang nặng tính chất của các công trình xây dựng nhiều thời kỳ, đều trong hoàn cảnh khó khăn. Các công trình được xây dựng, cải tạo chắp vá, với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, chất thải không được xử lý triệt để chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ hầu như chưa có, tình trạng vượt tuyến xảy ra thường xuyên dẫn đến sự quá tải của các bệnh viện tuyến trên. Các phòng khám đa khoa phát triển mạnh nhiều nơi với các trang thiết bị kỹ thuật tương đối hiện đại phục vụ theo kinh tế thị truờng với các chuyên khoa đơn lẻ chưa tạo được lòng tin cho người bệnh. Qua phân tích một số kinh nghiệm các bệnh viện hiện đại ở khu vực và trên thế giới cho thấy: quy mô vừa phải (100 – 200 giường); tương đối tập trung, dây chuyền chức năng, mối quan hệ không gian chặt chẽ, đặc biệt là chất lượng công trình hoàn thiện, kỹ thuật và môi trường trang thiết bị y tế hiện đại, chất lượng cao. Vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu một mô hình hiện đại kiến trúc bệnh viện quy mô nhỏ nhằm tạo ra các cơ sở chăm sóc sức khoẻ triệt để tại các quận, huyện trong toàn thành phố Hà nội. chương II những yếu tố tác động đến sự hình thành mô hình bệnh viện đa khoa hiện đại (BVĐK HĐ) quy mô nhỏ tại thành phố hà nội 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển BVĐKHĐ quy mô nhỏ 2.1.1 Điều kiện tự nhiên. Hà Nội có diện tích 927,39 km2, địa hình tương đối bằng phẳng; độ dốc nhỏ, khoảng 0,3% theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Phía tây Bắc (hữu ngạn sông Hồng và khu vực Vân Trì - Đông Anh, cao hơn với độ cao trung bình 7-8m), còn vùng Nam và Đông Nam là vùng ruộng trũng có cao độ 4,5-5m. Nhiệt độ trung bình năm 24,40C, lượng mưa trung bình 1433,6mm, độ ẩm không khí cao: 84% (độ ẩm trung bình năm). Khí hậu chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa nhiệt đới với hai mùa rõ rệt: mùa mưa nóng, ẩm và mùa khô, lạnh. Với những công trình quy mô nhỏ thì điều kiện tự nhiên ở Hà nội sẽ không có tác đọng nào lớn. 2.1.2. Điều kiện kinh tế. Hà Nội là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất, quan trọng nhất của cả nước. Nhịp độ tăng trưởng GDP đạt 8% thời kỳ 1986 - 1990; 9% thời kỳ 1991 - 1992; 12,35% thời kỳ 1993 - 1994 và 13% thời kỳ 1995 - 1996. GDP bình quân đầu người tăng 100USD năm 1993 lên 563USD năm 1995, 600 USD năm 1996 và 822USD năm 2002. Cơ cấu kinh tế của Hà Nội theo hướng dịch vụ - công nghiệp và nông nghiệp trong đó công nghiệp và xây dựng chiếm 34,8%, dịch vụ chiếm 62,8% và nông nghiệp chiếm 2,4%. Sự tăng trưởng và phát triển của kinh tế và chuyển đổi kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và các ngành khác của Hà Nội rất nhanh, gia tăng theo từng năm. Với sự tăng trưởng cao của Thành phố, khả năng đầu tư xây dựng bệnh viện (với nguồn đầu tư: cả nhà nước và tư nhân) là điều kiện thuận lợi. 2.1.3. Văn hoá xã hội. 2.1.3.1- Về văn hoá: Hà nội là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển một nền văn hoá hội tụ, một mặt đó là sự hoà quyện nhuần nhuyễn của hai dòng văn hoá dân gian và văn hoá bác học, mặt khác đó cũng là sự hội tụ có chắt lọc những tinh hoa văn hoá của mọi miền đất nước kể cả những tinh hoa văn hoá của nước ngoài khi có điều kiện tiếp xúc và tiếp nhận. Kinh tế thị trường mở cửa đã làm biến đổi và mở ra nhiều hướng phát triển mới cho toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần dân cư Hà nội. Khi văn hoá được nâng cao, nhận thức về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khoẻ bản thân nên khám chữa bệnh như thế nào, ở đâu trong cuộc sống hiện đại là những câu hỏi đầu tiên đặt ra cho mỗi cá nhân, nhu cầu khám chữa bệnh của người dân không chỉ dừng lại ở chỗ có bệnh, khám, nhận thuốc rồi đi về. Người ta đã thực sự coi y tế là một vấn đề có tính chủ động, định kỳ, là một bước thể hiện mức sống, mức văn hoá đang ngày càng được nâng cao. 2.1.3.2- Chính sách công bằng trong khám - chữa bệnh: Trong xu hướng cải cách hệ thống y tế phù hợp với việc đổi mới và kinh tế xã hội từ một hệ thống y tế nhà nước cung cấp dịch vụ CSSK miễn phí sang một hệ thống hỗn hợp trả phí, đảm bảo sự tiếp cận của người dân với dịch vụ y tế, các chương trình y tế công cộng và thiết lập chính sách y tế thực hiện theo nguyên tắc: - Đẩy mạnh CSSK thiết yếu với các chương trình phòng bệnh, giáo dục, truyền thông.v.v... theo phương châm CSSK ban đầu. - Thực hiện công bằng xã hội trong đầu tư với các hệ số ưu tiên ngân sách cho mức độ khó khăn của các vùng kinh tế và các chương trình chuyên biệt dành cho những nhóm đối tượng đặt biệt. Tăng cường đầu tư của Nhà nước cho các hoạt động xã hội bảo vệ CSSK nhân dân. - Thực hiện thu một phần viện phí và phát triển BHYT để tăng thêm kinh phí đảm bảo điều kiện như nhau trong công tác khám - chữa bệnh ở mọi tầng lớp, mọi đối tượng và ở mọi nơi. Bên cạnh hình thức thu một phần viận phí, có hình thức thu viện phí đầy đủ đối với người có khả năng chi trẻ. Chuyển đổi phương thức hoạt động của BHYT, thực hiện BHYT tự nguyện. Thu viện phí phần lớn được thực hiện qua BHYT. - Đưa hoạt động bảo vệ CSSK vào cộng đồng phục vụ người nghèo, vùng nghèo, phát triển y tế cộng đồng, thực hiện CSSK ban đầu, nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm y tế Huyện, trạm y tế xã, y tế thôn bản. Nâng cao hoạt động khám - chữa bệnh đông - tây y kết hợp có chất lượng ngay trong cuộc sống sinh hoạt thường nhật của nhân dân. - Nâng cao hiệu quả y tế, đồng thời thực hiện mở rộng phạm vi phục vụ CSSK, cần huy động sự tham gia đóng góp của Nhà nước, nhân dân, của các ngành, đoàn thể, tổ chức phi chính phủ bằng nhiều hình thức tăng ngân sách hoạt động liên ngành cho sức khoẻ. 2.1.3.3- Xã hội hoá công tác y tế và đa dạng hoá các hình thức CSSK: Công tác y tế phải được huy động trách nhiệm của toàn xã hội thưo y nghĩa Nhà nước và Nhân dân cùng làm, cùng chia sẻ trách nhiệm. Hoạt động y tế không phải chỉ là trách nhiệm riêng của ngành y tế mà là trách nhiệm chung của xã hội, của các chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, các cộng đồng tổ chức phi lợi nhuận, các hộ gia đình và các cá nhân. Mọi người đều được huy động bằng mọi hình thức cho sự nghiệp y tế. Xã hội hoá là một công tác bổ sung cho quá trình đa dạng hoá cho công bằng, phát triển và huy động xã hội cũng là nội dung của xã hội hoá. Xã hội hoá y tế còn là trách nhiệm của Nhà nước đối với công tác CSSK cộng đồng, tu bổ bệnh viện, cơ sở y tế, xây dựng cơ chế bền vững kết hợp xã hội hoá với đa dạng hoá cho công bằng và phát triển sự nghiệp bảo vệ CSSK nhân dân. ở Việt Nam, việc đa dạng hoá y tế là một nhu cầu tất yếu để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác khám - chữa bệnh, y tế tư nhân, bán công đã làm cho hệ thống y tế trở nên năng động hơn, hiệu suất hơn. Phân bố lại hệ thống cơ sở CSSK sao cho mọi người dễ tiếp cận với các dịch vụ y tế khi cần thiết, bằng cách nâng cấp, mở rộng các không gian khám - chữa bệnh trong các công trình CSSK tại các địa phương trong toàn quốc. Xã hội hoá và đa dạng hoá công tác y tế vừa là quan điểm chỉ đạo, vừa là chính sách lâu dài, vừa là phương thức châm thực hiện chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, không phải là biện pháp tạm thời hoặc tình thế trước mắt do nguồn ngân sách hạn hẹp. Khi đời sống kinh tế được nâng cao, công tác xã hội hoá y tế vẫn là định hướng đúng đắn cho việc phát triển sự nghiệp bảo vệ CSSK lâu dài, tận dụng triệt để sự phát triển các nguồn lực to lớn không ngừng tăng trong nhân dân. Thực hiện xã hội hoá với mô hình đa dạng hoá các hình thức theo địa bàn dân cư và theo hiệu quả sử dụng với mọi quy mô thích hợp. Tổ chức lại mạng lưới y tế các ngành nhằm hoạt động có hiệu quả và hoà nhập vào mạng lưới y tế chung cuả cả nước. Từng bước thực hiện đa dạng hoá các loại hình thức khám - chữa bệnh. Xây dựng bệnh viện công, bệnh viện liên doanh, dân lập và bệnh viện tư nhân.v.v... trong đó cơ sở y tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Xã hội hoá trong lĩnh vực y tế với quan điểm đúng đắn về công bằng xã hội chính là thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa theo đường lối của Đảng “Xây dựng một hệ y tế mới, bền vững và công bằng ở Việt Nam”. Việc đa dạng hoá y tế là một nhu cầu tất yếu và đang dần được phát triển để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác khám chữa bệnh, y tế tư nhân, bán công đã làm cho hệ thống y tế trở nên năng động hơn, hiệu suất hơn. Phương châm xã hội hoá, đa dạng hoá công tác y tế là quan điểm chỉ đạo và chính sách lâu dài của Đảng và nhà nước. Khi đời sống kinh tế được nâng cao, công tác xã hội hoá y tế vẫn là định hướng đúng đắn cho việc phát triển sự nghiệp bảo vệ và CSSK. Công tác xã hội hoá thúc đẩy sự phát triển bệnh viện quy mô nhỏ phù hợp với quá trình xã hội hoá công tác y tế như việc xây dựng các bệnh viện công, liên doanh, dân lập và tư nhân… 2.1.4. Dân số và nhu cầu khám chữa bệnh. Tổng dân số Hà Nội năm 2002 là 2.847.100 người, trong đó dân số 7 quận nội thành 1.521.300 người tương đương 53,43% so với tổng dân số Thành phố. Phân bố không đồng đều, khu vực nội thành mật độ dân số cao 18.221 người/km2, đặc biệt tại khu phố cổ mật độ dân lên tới 70.000 - 80.000 người/km2. Do tốc độ đô thị hoá cao trong những năm vừa qua nên tỷ lệ tăng trưởng dân số toàn Thành phố giai đoạn 1992 - 1997 dao động từ 2,1% đến 2,8% năm (năm 1997 tăng 2,8%). Riêng khu vực nội thành tỷ lệ tăng cao hơn, năm 1996 tăng 3,13% và năm 1997 tăng 4,6%. Cơ cấu lao động: - Khu vực I (nông ngư nghiệp ) : 6,5% - Khu vực II (công nghiệp, TTCN, XD) : 39,9% - Khu vực III (thương mại - dịch vụ) : 53,7% Quy hoạch Hà Nội. Hà Nội là một cực phát triển mạnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Quy hoach phát triển Thủ đô Hà nội nhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội được xác định là xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều hình thức kinh doanh và vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, khai thác triệt để các cơ sở vật chất kỹ thuật của thành phố hiện có kết hợp với việc động viên nhiều nguồn vốn.[5] Động lực phát triển của thủ đô trong giai đoạn tới gồm các ngành sản xuất phi vật chất như thương mại, dịch vụ, du lịch, quản lý hành chính, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, kết cấu hạ tầng và các ngành sản xuất vật chất. Như nông nghiệp, công nghiệp xây dựng cơ bản và lâm nghiệp. Cơ cấu kinh tế của thủ đô Hà Nội được dự báo như sau: Dịch vụ 2010: 52%. Công nghiệp và xây dựng 2010: 47%. Các đô thị xung quanh gồm chuỗi, cụm đô thị phía Tây: Xuân Mai-Hoà Lạc; phía Bắc: Sóc Sơn, Xuân Hoà, Đại Lải, Phúc Yên giữ vai trò điều hoà quá trình phát triển của thành phố trung tâm. Quy mô dân số của toàn khu vực đô thị Hà Nội: phát triển khoảng 4,5-5,0 triệu dân vào năm 2020, trong đó trung tâm Hà Nội: 2,5 triệu, bao gồm 7 quận nội thành và phần phát triển phía Nam ở Bắc Sông Hồng. Dự kiến đến năm 2020, toàn bộ diện tích đất đô thị của thành phố Hà nội khoảng 25 nghìn ha với chỉ tiêu bình quân 100m2 đất đô thị cho một người dân Hà Nội là một đô thị cải tạo và mở rộng do đó các khu chức năng đô thị cũng sẽ phát triển theo định hướng đó. Cấu trúc các khu dân cư được phân thành 3 khu vực đặc trưng là hạn chế phát triển, ngoài hạn chế phát triển và phát triển mới. Sự phát triển mạnh mẽ của thủ đô Hà nội cả về dân số, địa giới hành chính trong tương lai gần đòi hỏi sự phát triển nhanh của ngành y tế nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân trong các khu đô thị mới và cũ. 2.2. Các yếu tố liên quan đến một bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ 2.2.1. Yếu tố công năng Bố cục mặt bằng. Phù hợp với dây chuyền khám chữa bệnh, hài hoà với cảnh quan và kiến trúc khu vực. Các khối chức nằng được bố trí hợp lý, tận dụng đất đai, sử dụng các mặt tích cực, hạn chế các mặt tiêu cực của các yếu tố xung quanh. Bố cục hợp lý các khu chức năng: khám, điều trị, kỹ thuật, quản trị hậu cần…Bỗ cục hợp lý các khối ra vào của bệnh nhân, cán bộ công nhân viên, vật tư. Ngoài các yêu cầu chức năng thông thường của các bệnh viện , trong thời kì mới có thêm các yêu cầu khác như kết hợp tối đa chức năng sử dụng, tinh giảm các khoa, phòng theo trang thiết bị, yêu cầu sử dụng. Kết hợp cây xanh, bãi đỗ xe là một trong những vấn đề lớn trong bố cục mặt bằng. Sử dụng hợp khối các chức năng, các khoa, phòng là cần thiết. Tại Hà Nội, các khu đất dành cho bệnh viện với diện tích chật hẹp khó có thể đáp ứng yêu cầu của một bệnh viện đa khoa nên quan niệm về tổng mặt bằng cần phải thay đổi: ngoài các quy định khống chế đặc biệt, còn lại có thể sử dụng theo các quy định chung của các công trình khác. Cách thức tổ chức quản lý bệnh viện đã thay đổi theo các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hoá… Các quy chế bệnh viện đang dần được hoàn thiện thông qua các văn bản, thể chế. Việc thay đổi quản lý kinh tế với yêu cầu phù hợp trong công tác khám chữa bệnh như bảo hiểm y tế, thu viện phí…, hiện đại hoá quản lý hành chính. 2.2.2. Các yếu tố kỹ thuật xây dựng Cùng với sự phát triển chung của nền văn minh nhân loạI, kĩ thuật xây dựng phát triển nhanh, phục vụ trực tiếp đời sống con người. Với bệnh viện nói chung luôn sử dụng những công nghệ kĩ thuật mới nhất. Về kiến trúc: Xuất phát từ nhu cầu sử dụng, thẩm mĩ đã cấu thành nên hình khối kiến trúc, tạo ngôn ngữ riêng cho hình thức kiến trúc bệnh viện. Các không gian phù hợp với từng chức năng sử dụng mang tính thẩm mĩ đặc trưng. Kiến trúc bệnh viện quy mô nhỏ sử dụng trực tiếp các giải pháp kĩ thuật hiện đại. Về kết cấu: Việc sử dụng rộng rãi khung cột bê tông cốt thép chịu lực làm thay đổi kiến trúc bệnh viện. Các khoa phòng từ chỗ không thể thay đổi về chức năng, yêu cầu sử dụng đến chỗ có thể thoải mái ngăn chia, mở rộng, thu hẹp không gian sử dụng; ảnh hưởng trực tiếp đến hình thức kiến trúc. Sơ đồ khung thích hợp cần được nghiên cứu đưa ra module hợp lý phù hợp với yêu cầu hiện đại hoá các khoa, phòng; góp phần điển hình hoá, đáp ứng nhu cầu xây dựng trên diện rộng. Vật liệu xây dựng và hoàn thiện. Sử dụng những tiến bộ mới nhất về khoa học xây dựng áp dụng cho tường, trần, sàn, vách ngăn… dẫn tới ảnh hưởng lớn đến chất lượng không gian kiến trúc theo các yêu cầu chuyên môn. Cấp độ vật liệu cũng cần được lưu ý để tránh lạc hậu trong tương lai gần. Vật liệu hoàn thiện với nhiều chủng loại, mẫu mã vật liệu mới như: hoàn thiện bề mặt, trang trí, kĩ thuật; làm tăng khả năng sáng tạo của kiến trúc sư, giúp các không gian đạt hiệu quả tốt. Việc quản lí công tác hoàn thiện cũng là một mắt xích không thể thiếu trong việc thi công xây dựng công trình. 2.2.3. Trang thiết bị. Tiến bộ khoa học công nghệ dẫn đến thay đổi trang thiết bị y tế, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá các bệnh viện đồng nghĩa với việc sử dụng công nghệ thông tin, trang thiết bị hiện đại. Trong 8 ngành khoa học công nghệ cao, trụ cột của ngành kinh tế tri thức là khoa học thông tin, khoa học sinh mạng, năng lượng mới, vật liệu mới, khoa học môi trường, khoa học mẫu, khoa học không gian, khoa học hải dương. Ngành y tế sử dụng kết quả của 6 trong 8 ngành khoa học trên. Có thể nói, trang thiết bị y tế được thừa hưởng sự phát triển khoa học kĩ thuật. Chúng luôn được đổi mới: trong vòng 3 năm, có thể đã hình thành một thế hệ thiết bị mới. Trong điều kiện phát triển kinh tế, xu hướng đầu tư trang thiết bị hiện đại cho các bệnh viện là cần thiết, đặc biệt là các bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ. Với việc đầu tư vừa phải, chủ yếu là sử dụng vào công tác chăm sóc sức khoẻ, khám chữa những bệnh thông thưòng nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài các trang thiết bị, còn phải tính đến các thiết bị kĩ thuật hiện đaị phục vụ cho cả công trình. Như các đưòng ống kĩ thuật, thông hơi, thông gió, thoát khí. Yêu cầu về các thiết bị kĩ thuật cần được tính đến khi thiết kế, có sự tư vấn trực tiếp của các chuyên gia, đảm bảo các yêu cầu về không gian kiến trúc, kĩ thuật mới. - Công nghệ thông tin và tự động hoá trong công tác khám chữa bệnh cần được nghiên cứu, ứng dụng trên diện rộng như trao đổi thông tin trong và ngoài bệnh viện qua mạng Internet, thông tin trực tuyến, thông tin bằng thiết bị viễn thông, phục vụ y tế từ xa (tele-medicine). Các thiết bị tự động hoá trong các khâu như rôbôt trong xét nghiệm và chẩn đoán đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng, vận hành, xử lí các thao tác trong môi trường độc hại nhằm mang lại hiệu quả cao. Bảng 21: Sự đổi mới trang thiết bị y tế ảnh hưởng đến một bệnh viện Bộ phận chức năng Trang thiết bị công nghệ y tế kinh điển Trang thiết bị công nghệ y tế mới Yêu cầu mới (không gian tương thích) - Thiết bị đơn giản - Thiết bị hiện đại (sử dụng điện tử, vi tính) - Hành lang rộng, kết giao thông & chờ đợi Khám chữa bệnh ngoại trú - Khám thăm vấn trực tiếp - Thông tin truyền thông nộ bộ - Không gian lớn ngăn chia linh hoạt - Tổ chức tương đối độc lập - Khám có thiết bị tư vấn CSSK ban đầu - Ưu tiên không gian đón tiếp kết hợp với các - Tổ chức tập trung dịch vụ, truyền thông qua mạng & truyền hình - Xây dựng trung tâm kỹ thuật cao Xét nghiệm - Thiếu bị thủ công - Tốc độ chậm - Thông tin kém - Khả năng vô trùng kém - Bảo quản tiếp nhận bệnh phẩm thủ công - Lấy máu, phức tạp phải có không gian cách ly - Thiết bị hiện đại (hàng nghìn thông số/giờ) - Đa chức năng xét nghiệm sàng lọc và các xét nghiệm đặc trưng - Thông tin nối mạng - Tiếp nhận bệnh phẩm hiện đại, vệ sinh vô trùng - Lấy máu & Bảo quản hiện đại đơn giản - Không gian đặt thiết bị nhỏ không gian hoạt động & không gian dành cho hệ thống kỹ thuật lớn - Vi khí hậu nhân tạo. - vật liệu hoàn thiện cao cấp dễ vệ sinh - Sử dụng thiết bị công trình hiện đại Chẩn đoàn hình ảnh - Chiếu X quang - Chụp phim X quang - Rửa phim thủ công - Bảo quản, đọc phim đơn giản - Chụp phim X quang - Chụp cắt lớp CT Scanner - Chụp mạch máu, MRI (cộng hưởng từ) - Tự động rửa phim - Có thiết bị đọc phim - Không gian phù hợp với yêu cầu kỹ thuật thiết bị hiện đại. - Kết cấu linh hoạt, vật liệu đảm bảp an toàn tia xạ. Chẩn đoán hình ảnh - Siêu âm các loại - Không gian độc lập cho nội soi, siêu âm, đảm bảo vô trùng - Thăm dò chức năng - Nội soi - Hệ thống kỹ thuật hạ tầng đồng bộ dễ bảo trì Cấp cứu và hồi sức cấp cứu - Thiết bị thông thường - Theo dõi thủ công trực tiếp - Cấp cứu độc lập với hồi sức tích cực - Tiết bị cấp cứu hiện đại đa dạng. Nhiều chức năng (monitor, máy thở, sốc tim tạo ôxy) - Vận chuyển cứu thương hiện đại kịp thời sơ cứu - Liên quan với xét nghiệm, chuẩn đoán và phòng mổ. - Yêu cầu vô trùng cao - Không gian cấp cứu ban đầu 1 phòng - Tổ hợp thành một đơn vị cấp cứu (ICU) 6 - 10 giường hoàn chỉnh độc lập. - Thiết bị vật liệu cao cấp - Hệ thống kỹ thuật hạ tầng đồng bộ Khu mổ - Thiết bị gây mê thủ công - Bàn mổ thường - Dụng cụ mổ và phục vụ mổ thông thường - Vận chuyển phức tạp - Dịch vụ mổ cấp thấp - Hạ tầng kỹ thuật kém - Không gian quan sát mổ phức tạp - Có máy gây mê, máy thở hiện đại cơ động - Bàn mổ hiện đại đa năng - Dụng cụ mổ tiện ích dễ thao tác và dễ vệ sinh vô trùng - Dịch vụ mổ đa dạng - Thông tin chẩn đoán hiện đại - Yêu cầu vô khuẩn cao, đảm bảo ánh sáng, nhiệt độ, không khí, áp suất. - Quan sát bằng Camera - Phòng có diện tích đủ rộng đảm bảo vận hành của nhiều thiết bị cùng lúc - Vô trùng cao, tổ chức nhiều lớp không gian, hành lang sạch. - Giao thông 1 chiều sạch, bẩn. - Quản lý, điều khiển vi khí hậu trong phòng mổ. - Vật liệu hoàn thiện cao cấp dễ vệ sinh. - Hệ thống kỹ thuật hạ tầng đồng bộ. - Không cần không gian quan sát mổ. Khám chữa bệnh nội trú - Khám chữa trực tiếp qua bác sỹ, y tá. Trong phòng bệnh nhân hầu như không có thiết bị chăm sóc riêng mỗi người bệnh - Hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị tới từng giường bệnh nhân. Các vancum, máy móc trang bị cho từng phòng. Thông tin về bệnh nhân được chuyển trực tiếp qua mạng thông tin nội bộ - Không gian lớn ngăn chia theo các tiêu chuẩn số giường. Trang thiết bị tương lai. Dự báo được sự phát triển của các thiết bị bệnh viện là cần thiết. Các thế hệ thiết bị ra đời ngày càng tiên tiến, nhỏ gọn, nhiều chức năng làm giảm sự phức tạp trong quá trình khám chữa bệnh, ảnh hưởng lớn đến dây chuyền của bệnh viện. Tất cả các thiết bị hiện đại cũng như sự phát triển của chúng góp phần trong việc hiện đại hoá trong công tác khám chữa bệnh tại các bệnh viện. Bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ sẽ được thừa hưởng những lợi ích trực tiếp này trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân. 2.2.4. Yêu cầu về vệ sinh môi trường. Việc lựa chọn vị trí khu đất dựa trên các chỉ tiêu: quy hoạch tổng mặt bằng, theo các tiêu chuẩn cũ, diện tích khu đất xây dựng lớn dẫn đến diện tích cây xanh lớn. Theo tiêu chuẩn cây xanh của TCVN – 4470-95 trong đó cây xanh chiếm 40% - 50%. Do yêu cầu cuộc sống hiện đại, đất dành cho công trình công cộng trong khu ở chiếm một lượng nhỏ tuỳ theo mỗi khu ở. Đất công trình bệnh viện là một phần nhỏ của đất công trình công cộng nên việc đảm bảo theo tiêu chuẩn cũ là rất khó, dẫn đến các quy định về cây xanh cần được tham khảo và xử lý theo các yêu cầu thực tế, áp dụng linh hoạt để nâng cao hiệu quả phục vụ của bệnh viện, Các bệnh viện của các nước trong khu vực và trên thế giới sử dụng diện tích cây xanh linh hoạt như tính đến diện tích cây xanh các khu xung quanh, vì vậy công trình có thể có ít cây xanh nhằm nâng cao diện tích xây dựng. Như vậy: cây xanh là yếu tố cần thiết đảm bảo cảnh quan vi khí hậu, nhưng trong trong thành phố cần có những giải pháp cụ thể đưa cây xanh vào công trình. Xử lý chất thải. Trong thời gian gần đây, công tác sử lý môi trường, đặc biệt sử lí chất thải đã được quan tâm. Chỉ thị 36/CTTW, ngày 25-8-1998 của bộ chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môI trường trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá ghi rõ: “ưu tiên chất thải độc hại, chất thải bệnh viện”. Chất thải bệnh viện nghiên cứu gồm 8 loại do 3 nguồn: hoạt động chuyên môn; sinh hoạt bệnh nhân, cán bộ công nhân viên; hoạt động nghiệp vụ. Chất thải bệnh viện chia làm 3 loại: chất thải rắn gồm các bệnh phẩm, chất thải sinh hoạt, các chất thải trong nghiệp vụ y tế, lượng chất thải được tính với quy định 2,1-2,8 kg/giường/1 ngày đêm, cần được thu gom phân loại trước khi tiêu huỷ; chất thải lỏng: nước thải được tính 470-600 l/giường/1 ngày đêm đều được sử lý bằng các phương pháp trước khi chảy vào hệ thống chung; chất thải khí: sản sinh từ các phòng thí nghiệm. Sự phân huỷ của chất thải, điều hoà không khí cần được sử lý theo các cách riêng. Chất thải còn được phân thành: chất thảI nhiễm khuẩn, chất thải sinh hoạt không nhiễm khuẩn, chất thải đặc biệt (chất thải hoá học và phóng xạ). Yêu cầu đặt ra với bệnh càng hiện đại thì yêu cầu tương ứng với việc xử lý chất thải cũng càng khắt khe và đáng quan tâm. Cần áp dụng các công nghệ mới trong lĩnh vực này một cách đồng bộ và hiệu quả. . Kết luận chương II Những yếu tố trực tiếp hoặc dán tiếp ảnh hưởng trong chương này là các luận cứ giúp cho việc đề xuất một mô hình hiện đại – bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ: Các yếu tố tự nhiên hướng mô hình bám sát với điều kiện tự nhiên Hà nội, vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm của nền kiến trúc các thời kỳ trước. Các yếu tố xã hội cho thấy sự phát triển thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế cũng như nhận thức của người dân, hướng tới một xã hội văn minh hiện đại. Định hướng quy hoạch Hà nội là một trong những nền tảng cho sự phát triển các yếu tố khác, nó bao hàm nhiều yếu tố : dân số, các nghành kinh tế, chính trị … Trang thiết bị hiện đại trong ngành y tế và các nghành khoa học khác làm cơ sở của các không gian, phương thức khám chữa bệnh hiện đại. Sự phát triển trong khoa học công nghệ xây dựng, vận dụng trong việc xử lý các không gian kiến trúc hướng tới sự hoàn thiện tốt nhất. Các yếu tố trên chính là cơ sở khoa học cho sự hình thành mô hình hiện đại bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ, sẽ được đề xuất giải quyết ở chương 3. Chương III đề xuất mô hình bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ Xu hướng hiện đại hoá các công trình chăm sóc sức khoẻ trên thế giới và thực trạng bệnh viện đa khoa của Hà Nội cho ta thấy cần phải có những cơ cấu tổ chức mới giải quyết đưọc những vấn đề trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong hiện tại và tương lai đã được nêu rõ trong chương 1. Những tiến bộ về mặt xã hội cùng các thành tựu của các ngành khoa học kĩ thuật thúc đẩy sự phát triển ngành y tế, đòi hỏi phải có một mô hình phù hợp. 3.1. Cơ cấu chức năng, quy hoạch tổng mặt bằng, mối quan hệ không gian 3.1.1. Quy mô, cơ cấu chức năng. 3.1.1.1. Quy mô. Bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ là công trình nằm trong mạng lưới y tế ở vị trí cuối trong hệ thống phân cấp bệnh viện, nhưng là nơi chăm sóc sức khoẻ ban đầu ban đầu hiệu quả, đầy đủ cho đô thị, bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ là mắt xích quan trọng trong mạng lưới công trình y tế, hỗ trợ đắc lực trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân tại Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Về quy mô, mô hình bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ dựa trên bệnh viện đa khoa cấp khu vực trong tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam: TC VN 4470-1995 và tiêu chuẩn thiết kế trung tâm y tế quận huyện: 52 TCN-CTYT-2003, bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ có từ 100 đến 200 giường. Bệnh viện đa khoa là bệnh viện có ít nhất 5 khoa: nội ,ngoại, phụ-sản, nhi, lây. Qua nhu cầu thực tế, tác giả nhận thấy phải có vị trí của chuyên khoa, các chuyên khoa khác nhau được tổ chức trong một bộ phận 1 đơn vị hộ lý gọi chung là chuyên khoa. Với quy mô theo tiêu chuẩn thiết kế, phục vụ số dân khoảng 150.000 người, việc xác định số giường tương đối theo: Ni: các trường hợp chủng loại bệnh nhân. N: tổng số bệnh nhân: N1, N2, N3. NT: tổng số dân trên địa bàn phục vụ của bênh viện đa khoa trong đó: N1 là tỷ lệ người bệnh nặng nhất cần cấp cứu; N2 là người nặng cần nội trú điều trị ngay; N3 là những người cần được khám sơ chẩn và hướng dẫn dụng thuốc (bệnh nhân ngoại trú). ( N=N1+N2+N3). Việc xác định tốt số giường của bệnh viện làm cho: Bệnh viện phục vụ hết công suất, không có quả nhiều giường bỏ trống, lãng phí thiết bị và quỹ lương. Bệnh viện không bị căng thẳng vì thiếu giường. Trị G nền là bao nhiêu, đó là con số do nhóm các nhà chuyên môn xác định gồm các ngành: xã hội học y tế, kinh tế học, kién trúc và quy hoạch bệnh viện, huấn luyện điều trị chăm sóc sức khoẻ, dân số học. Ngoài số giường còn căn cứ vào các bệnh viện hiện có theo số liệu thống kê bệnh nhân của bệnh viện trong vòng 2 năm trở lên. 3.1.1.2. Cơ cấu chức năng. Mô hình dựa trên cơ sở chức năng bệnh viện đa khoa nói chung với đầy đủ các chức năng, đã được giản lược, bổ xung thêm vào cho phù hợp với xu hướng hiện đại. Cơ cấu chức năng gồm : Khối khám chữa bênh ngoại trú: hạt nhân là chẩn đoán điều trị, goi tắt là chẩn trị gồm các chức năng: sơ khám, phân loại bệnh nhân quyết định nội hay ngoại trú, tiến hành chẩn đoán kĩ, lên phương án điều trị, cấp thuốc. Bộ phận này có quan hệ trực tiếp với các bộ phận như xét nghiệm, mổ, X-quang, lý liệu pháp, pha chế dược..v..v… Khối kỹ thuật nghiệp vụ: hạt nhân là các phòng mổ, xét nghiệm, giảng dạy, đào tạo qua thực tiễn, lâm sàng. Có quan hệ trực tiếp với khu bệnh nhân nôị trú, khu chẩn trị, khu hậu cần , hành chính. Khối bệnh nhân nội trú: gồm các phòng bệnh nhân, y tá, hộ lý; liên hệ trực tiếp với khu chẩn trị, khu kĩ thuật nghiệp vụ. Khối hành chính quản trị phục vụ hậu cần. Đây là khu vực gồm nhiều chức năng, phục vụ cho sự vận hành phức tạp của bệnh viện , đòi hỏi có sự gắn bó trực tiếp với hầu hết các khối khác trong bệnh viện. Khối dịch vụ tổng hợp: Trong điều kiện kinh tế thị trường mọi vấn đề phục vụ người bệnh không còn như trước nữa, công trình bệnh viện mang chức năng của một công trình công cộng phục vụ người dân như thuốc, ăn uống, giải khát … Thực hiện khám và chữa bệnh đa khoa: nội, ngoại, phụ sản, nhi, răng hàm mặt, tai mũi họng, mắt, bệnh truyền nhiễm. Liên kết với các công trình y tế khác trong mạng lưới y tế. Đảm nhiệm vai trò tuyến trên trực tiếp của y tế cơ sở (phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế cơ sở), tiếp nhận bệnh nhân từ tuyến cơ sở và chuyển tiếp bệnh nhân nặng lên tuyến trên (trong trường hợp cần thiết); Tư vấn, đào tạo nghiệp vụ và cập nhật thông tin y tế cho cán bộ tuyến cơ sở trong địa bàn; 3.1.2. Quy hoạch tổng mặt bằng 3.1.2.1 Bố trí các khối Mặt bằng tổng thể của bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ có các khối chức năng sau sơ đồ được thể hiện trong hình 3.1 Hình 3.1 – Sơ đồ bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ Các khối có thể kết hợp với nhau để thuận lợi trong việc bố cục kiến trúc, giao thông. Có nhiều cách kết hợp: Kết hợp khối khám chữa bệnh ngoại trú và khối dịch vụ tổng hợp. Kết hợp khối nội trú và khối hậu cần Căn cứ vào dây chuyền công nghệ đề ra các giải pháp phù hợp với điều kiện nước ta trong hiện tại cũng như trong tương lai. Bố cục hợp khối các khối có cùng chức năng trong tổng thể, tuỳ theo điều kiện khu đất mà bố trí hợp khối từng phần hay hợp khối toàn bộ, những nơi như ngoại thành hoặc các khu đô thị mới quỹ đất dành cho bệnh viện theo quy hoạch nên bố trí theo kiểu hỗn hợp, vì theo cách sử dụng, quan niệm , điều kiện trong bệnh viện của nước ta còn chậm thay đổi. Hướng nhà nên chọn hướng Bắc Nam là hợp lý nhất, Bố cục sân trong hợp lý, có thể có mái che. Lối vào nên bố trí 2 cổng vào trên hai trục giao thông khác nhau gồm một lối chính, một lối phụ. Các giải pháp cây xanh cách ly cần được tuân thủ Các giao thông phụ trợ xung quanh công trình cần được bố trí thuận lợi cho các hoạt động : cấp cứu, cứu hoả, vệ sinh môi trường, hệ thống kỹ thuật hạ Khi hợp khối tuỳ theo các điều kiện hiện đại khống chế số tầng cao theo quy hoạch tổng thể quy hoạch chung, cần tính đến khả năng mở rộng, nâng cấp trong tương lai . 3.1.2.2 Yêu cầu diện tích. Tổng diện tích mặt bằng của khu đất được quy định trong bảng 3.1 : Bảng .3.1- Yêu cầu diện tích tương ứng Quy mô (số giường bệnh) Diện tích khu đất Diện tích (m²/ giường bệnh) Diện tích khu đất (ha) Quy mô 100-200 120-150 1,2 – 2 Diện tích chiếm đất của tất cả các khối công trình (mật độ xây dựng) không lớn hơn 40% tổng diện tích khu đất. Trong trường hợp diện tích đất xây dựng các bệnh viện trong đô thị không đảm bảo được quy định trên vì diện tích khu đất, khuyến khích thiết kế bệnh viện hợp khối cao tầng nhưng phải tuân thủ dây chuyền hoạt động của một bệnh viện.[4] 3.1.2.3 Các yêu cầu kỹ thuật : Khoảng cách từ công trình tới chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng được thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN 4470-1995 và quy định của quy hoạch chung. Diện tích cây xanh không nhỏ hơn 35% tổng diện tích khu đất. Hệ thống giao thông nội bộ phải đảm bảo các yêu cầu sau: Các luồng giao thông không chồng chéo ( sạch - bẩn một chiều). Thuận tiện cho hoạt động của nhân viên, khách, bệnh nhân, dịch vụ hậu cần, vận chuyển rác và phải có tối thiểu 2 cổng ra vào; Cổng chính dành cho bệnh nhân, CBCNV và khách, bố trí đường riêng cho cấp cứu 24h/ngày. - Cổng phụ dành cho cung ứng vật tư, vận chuyển chất thải, kỹ thuật phụ trợ Đường nội bộ phải được thiết kế theo tiêu chuẩn dành cho xe cấp cứu, xe vận chuyển vật tư và xe chữa cháy (tới được tất cả các khu vực); Hệ thống hành lang, đường dốc, nhà cầu phải được thiết kế có mái che theo tiêu chuẩn dành cho người đi bộ, người khuyết tật, xe đẩy cáng, xe lăn và đảm bảo liên hệ thuận tiện giữa các khối công trình; 3.2. Sơ đồ dây chuyền công năng các khoa phòng chức năng trong bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ. 3.2.1 Sơ đồ dây chuyền các khoa khám và chữa bệnh ngoại trú Khối các phòng khám đa khoa bao gồm chủ yếu là các phòng khám của các chuyên khoa khác nhau, phòng khám chung có sơ đồ và bố cục không gian theo các yêu cầu riêng. Nhiệm vụ là đón tiếp, thăm khám ban đầu – chữa bệnh ngoại trú, tiếp nhận và chọn lọc bệnh nhân chuyển vào nội trú khi cần thiết. . Khu vực đón tiếp và chờ khám cần có diện tích thích hợp, diện tích phòng chờ được tính thêm hệ số 2-2,5 dành cho người nhà bệnh nhân. Hình 3.2 – Sơ đồ khoa khám chữa bệnh ngoại trú Bảng 3.2. Tỷ lệ phòng khám của các khoa trong khu khám bệnh đa khoa. Phòng khám theo khoa Tỷ lệ % 1. Khoa Nội 27 2. Khoa Ngoại 17 3. Khoa Sản , Phụ 11 4. Khoa Nhi 16 5. Khoa Mắt 8 6. Khoa TMH 8 7. Khoa RHM 6 8 Khoa Truyền nhiễm 7 Mỗi chuyên khoa đều có phòng khám tại khu khám đa khoa của bệnh viện . 3.2.1.1 Sơ đồ công năng khám - chữa nội: Nằm trong khu khám đa khoa của bệnh viện, có nhiệm vụ khám và điều trị ngoại trú; sơ cứu và theo dõi một thời gian ngắn trước khi chuyển bệnh nhân đi chuyên khoa sâu, khám chọn lọc, tiếp nhận bệnh nhân vào nội trú. ở những bệnh viện có quy mô lớn, ngoài phòng khám nội chung cần tổ chức những phòng khám chuyên khoa nội (tiêu hoá, tim mạch, cơ, xương khớp...) khám hẹn ngày trong tuần. Trong mỗi không gian khám nội phải đủ diện tích hoạt động bàn làm việc của bác sĩ với bệnh nhân và 01 giường bệnh có các trang thiết bị y tế thông thường (đèn soi đọc phim X quang, máy đo huyết áp, khám đông tử v.v....) Hình 3.3 – Sơ đồ khám chữa bệnh nội khoa 3.2.1.2 Sơ đồ công năng khám - chữa hệ ngoại: Chuyên trị các bệnh chấn thương, ung nhọt ngoài da, viêm tấy, khám thăm vấn, sơ cứu, tiểu phẫu, chích đắp thuốc, tiêm v.v... Bệnh nhân khoa Ngoại phần lớn đi lại không dễ dàng nên bố trí ở gần lối đi (tầng trệt). Ngoài phòng khám còn có phòng thuốc, thủ thuật. Tỷ lệ yêu càu được khám bệnh và các phòng tư vấn thay đổi theo từng khoa lâm sàng. Nhưng qua tổng kết nhu cầu tư vấn và các yêu cầu khám nội khoa kéo dài thời gian hơn việc khám ngoại kha. Các khoa lâm sàng yêu cầu chỉ có một tiến trình khám cho một tư vấn, trong khi đó các bệnh ngoại khoa phải cần đến hai (2) hay ba (3) phòng khám cho một tư vấn. Hình 3.4 – Sơ đồ khám chữa bệnh ngoại khoa 3.2.1.3 Sơ đồ công năng khám - chữa Tai Mũi Họng. Phòng khám Tai Mũi Họng (TMH) thường bố trí làm 2 loại: (1) Loại phòng nhỏ ngăn đơn đặt một dẫy nghề khám: (2) Loại phòng lớn ngăn kép đặt hai dạy ghế khám, cần cách ly hướng bệnh nhân vào và hướng đặt máy. Khám thử Tai cần phòng nghe rõ, được cách âm theo yêu cầu chuyên dùng. Khám Mũi Họng chú ý đến hệ thống cấp nước và thoát nước khi khám (khạc nhổ...) Hình 3.5 – Sơ đồ khám chữa bệnh TMH 3.2.1.4 Sơ đồ công năng khám - chữa Răng - Hàm - Mặt: Khám chữa răng phải có ghế chuyên dùng, được bố trí trong không gian lớn. Mỗi ghế có khoảng các đủ để bác sỹ thao tác, các bộ phận phụ trợ làm răng giả, cấy răng. Hình 3.6 – Sơ đồ khám chữa bệnh RHM 3.2.1.5 Sơ đồ công năng khám - chữa mắt gồm 3 phòng chính: Tiếp đón (đo thị lực, thử kính); Thủ thuật (đo nhãn áp, đo đáy mắt lấy dị vật, trích chắp lẹo); Buồng tối (đo loạn thị, đo thị trường). Hình 3.6 – Sơ đồ khám - chữa bệnh Mắt 3.2.1.6 Sơ đồ dây chuyền khám - chữa Nhi (khám chữa bệnh cho trẻ em từ 0 - 15 tuổi), được bố trí trong khu khám đa khoa nhưng cần thiết kế thích hợp với đối tượng trẻ nhỏ có kèm bà mẹ và gia đình. Dây chuyền khám thăm vấn bố cục tương tự như không gian khám hệ nội, hoặc ngoại. Do sức đề kháng yếu cần tách riêng giữa tuổi thiếu niên và vị thành niên, tổ chức cách lý các em bị bệnh truyền nhiễm. Phòng khám khoa Nhi nên bố trí cửa riêng, có chỗ khám sơ bộ để phân loại. Hình 3.7 – Sơ đồ khám chữa bệnh Nhi 3.2.2 Sơ đồ dây chuyền khoa Cấp cứu – hồi sức. Các bệnh viện khu cấp cứu được thống nhất tổ chức thành 2 khu vực: Cấp cứu ban đầu và Cấp cứu tích cực (khoa hồi sức cấp cứu) - hỗ trợ nhau trong công tác cứu giúp bệnh nhân theo sơ đồ dây chuyền hoạt động tăng dần. Số lượng giường cấp cứu trong hai khu cấp cứu ban đầu và cấp cứu tích cực được tính 5 - 8 % tổng số giường lưu trong bệnh viện {4} Khu cấp cứu ban đầu được bố trí ở tầng 1 gần khu khám bệnh ngay cổng có lối vào riêng thuận tiện cho xe cấp cứu hoạt động, ngoài phòng phải có bãi đỗ xe, sảnh đón xe được che mưa, nắng và làm đường dốc để vận chuyển bệnh nhân trên cáng, bố trí trực theo dõi cấp cứu 24h/ngày. Một bộ phận bệnh nhân sau khi cấp cứu sẽ được điều trị tại bệnh viện, do vậy liên hệ giữa các bộ phận nội trú, khu mổ, xét nghiệm, X.quang với khu cấp cứu phải thuận lợi. Sảnh của khu cấp cứu tiếp đón nhiều bệnh nhân phức tạp dễ lây nhiễm, do vậy thiết kế cần quan tâm đến tổ chức giao thông hợp lý, tránh chồng chéo; đồng thời bố trí không gian nghỉ có ghế đợi, điện thoại công cộng, và giá để đồ dùng. Trong khu cấp cứu nên bố trí một số giường cho người theo dõi bệnh nhân để tăng thêm hiệu lực của cấp cứu. Khu cấp cứu ban đầu trong điều kiện hiện đại nên xây dựng theo tiêu chuẩn cao một đơn vị cấp cứu 6 - 10 giường, có các phòng băng bó, tiểu phẩu & phòng bột. Khu cấp cứu tích cực được bố trí ở phí trong gần khu mổ, hậu phẫn tiện vận chuyển bệnh nhân và vật tư đảm bảo cự ly ngắn nhất tới các khoa chính trong bệnh viện. Bệnh viện tổ chức ít nhất1 đơn vị ICU hoặc 2 đơn vị ICU. Một đơn vị cấp cứu tích cực ICU gồm 6 - 10 giường có các phòng: Hồi sức tích cực, trực thường xuyên theo dõi 24h/ngày. Với qui mô 6 - 10 giường bố trí 2 - 4 giường bệnh lây, nhiễm có phòng phòng cách ly. Còn lại bố trí chung các giường bệnh được ngăn bằng riđô khi cần thiết. Hình 3.8 – Sơ đồ dây chuyền khoa Hồi sức - Cấp cứu 3.2.3. Khoa sản phụ: Được bố trí độc lập.Phòng khám phụ, sản nằm trực tiếp trong khoa gồm 2 buồng khám riêng biệt: Buồng khám thai (có đủ dụng, cân, giường khám) và buồng khám phụ khoa (bàn khám phụ & các dụng cụ chuyên dụng). Ngoài ra, cần có buồng lưu bệnh nhân để theo dõi trong ngày. Do đặc thù của khoa sản, phụ (đối tượng bệnh nhận đông, dịch vụ khám chữa thường xuyên và hoạt động trên diện rộng gây ô nhiễm môi trường và dễ bị nhiễm khuẩn khu vực) nên việc thiết kế các không gian hoạt động của khoa phụ sản (phòng sản; phòng khám chữa phụ khoa và dịch vụ KHHGĐ) cần được tuân thủ theo đúng dây chuyền - sạch bẩn và phải tuyệt đối đảm bảo môi trường vô khuẩn cũng như việc dễ dàng làm vệ sinh thường xuyên để tránh gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Khu sản của các bệnh viện gồm: Phòng Chờ đẻ, Phòng Sản (vô khuẩn, nhiễm khuẩn), Phòng trẻ sơ sinh, Phòng làm thuốc, phòng xét nghiệm đơn giản. Phòng chờ đẻ lên hệ thuận tiện với phòng Sản. Mỗi một bàn đẻ có thể bố trí 2 á 3 giường chờ đẻ. Phòng trẻ em sau sinh bố trí thành một khu có phòng trẻ em bình thường và phòng trẻ em sau sinh bố trí thành một khu có phòng trẻ em bình thường và phòng trẻ em thiếu tháng, phong cho bú, phòng tiệt khuẩn bình sữa và phòng rửa cho trẻ; Có cả phòng dành cho trẻ cách ly. Hình 3.9 – Sơ đồ dây chuyền khoa Sản , Phụ 3.2.4 . Sơ đồ dây chuyền khu lưu bệnh nhân nội trú Lưu bệnh nhân chia theo các chuyên khoa độc lập để quản lý và điều trị. Trong một khoa được tổ chức theo các đơn nguyên bệnh phòng. Mỗi đơn nguyên có từ 20 đến 30 giường lưu. Hình 3.10 – Sơ đồ dây chuyền khoa điều trị nội trú Phòng bệnh nhân thông thường trong các đơn nguyên điều trị có từ 1 đến 6 giường. Diện tích tối thiểu được thể hiện tại bảng 3.2 Bảng 3.2 Đơn nguyên Diện tích (m2) Chiều cao TT Khối tích/ Giường 1 Giường 9 3 27 2 Giường 12 3 19 3-4 Giường 18-24 3 19 6 Giường 36 3 19 Loại phòng 6 giường tuy kinh tế nhưng thiếu tiện nghi, thích hợp nhất là loại phòng 3-4 giường, loại phòng 2 giường đảm bảo tiện nghi nhưng không kinh tế. Các bệnh nhân có yêu cầu cao hoặc bệnh nhân lây dùng phòng 1 giường. 3.2.5. Sơ đồ dây chuyền các khoa phòng khối kỹ thuật nghiệp vụ 3.2.5.1 khoa xét nghiệm Y học hiện đại phụ thuộc ngày càng nhiều vào các dịch vụ xét nghiệm, các xét nghiệm cận lâm sàng vi sinh, huyết học, hóa học lâm sàng nếu được thực hiện đầy đủ, có chất lượng sẽ góp phần không nhỏ trong công tác khám - chữa bệnh & phòng chống dịch bệnh. Công tác xét nghiệm đòi hỏi nghiêm ngặt về tổ chức dây chuyền hoạt động, điều kiện hạ tầng kỹ thuật, không gian kiến trúc. Thành phần chính: - Khu vực xét nghiệm: + Hoá học lâm sàng (Chủ yếu là hoá sinh) + Huyết học + Vi sinh & kí sinh trùng. Nơi nhận bệnh phẩm & trả kết quả (Có chỗ cho bệnh nhân ngồi chờ). Phòng pha thuốc thử (dung môi nếu có) Phòng sấy rửa dụng cụ & cung cấp nước cất, nước khử ion. Phòng xử lý các bệnh phẩm thừa. Kho (có phòng lạnh hoặc tủ lạnh để bảo quản thuốc thử hoá chất & các sinh vật phẩm. Hình 3.1 – Sơ đồ dây chuyền các phòng khoa xét nghiệm 3.2.5.2. Khoa chẩn đoán hình ảnh. Với chức năng phục vụ các yêu cầu về chẩn đoán cho các khoa trong bệnh viện và các phòng khám trong khu vực. Khu chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện thường được đặt ở vị trí gần cổng ra vào ở tầng trệt, nơi không có bậc thang, ngưỡng cửa hoặc các trở ngại khác cho việc vận chuyển bệnh nhân bằng cáng hoặc xe đẩy. - Trần có độ cao tôi thiểu lớn hơn 3,0m - Cửa ra vào giữa hành lang và phòng chụp dùng vật liệu cản tia xạ (bọc cao su chì) cửa quan sát bằng kính chì. ở những bệnh viện lớn, khu chẩn đoán hình ảnh, ngoài máy X. quang di động. Máy X.quang cắt lớp và máy cộng hưởng từ (MRI). Các yêu cầu không gian hoạt động phải phù hợp với tùng loại thiết bị. Đặc biệt chú ý là hệ thống an toàn cản tia xạ và bảo đảm môi trường xung quanh. Yêu cầu thiết kế Phòng siêu âm: - Phòng siêu âm có diện tích tối thiểu 6 - 9m2/máy, thường ghép và bố trí gần khu Xquang. Không gian thăm dò chức năng cơ thể: - Kiểm tra các chức năng của cơ thể như điện não, điện tim, chức năng phổi và thực hiện nội soi. Các thiết bị kiểm tra, thăm dò chức năng có kích thước nhỏ hoặc xách tay, tiện sử dụng trong cùng không gian khám - chữa tại phòng khám ở khu khám đa khoa. Riêng công tác nội soi được tiến hành trong những không gian có yêu cầu kỹ thuật đặc thù đảm bảo vô khuẩn, có nơi tháo thút, đặt máy vi tính và thiết bị đầu dò, có giường bệnh nhân đặc chủng cho việc nội soi (đại trạng, dạ dày...) Hình 3.12 – Sơ đồ dây chuyền khoa chẩn đoán hình ảnh 3.2.5.3. Phòng mổ. Phòng mổ là nơi tập trung công nghệ, kỹ thuật cao, có đủ các điều kiện cung ứng hiện đại, trang thiết bị tiên tiến. Việc thiết kế các phòng mổ ngày càng đòi hỏi chuẩn mực về dây chuyền công nghệ, các không gian phải đủ diện tích hoạt động của các thiết bị tiện nghi phục vụ công tác mổ mà không gây trở ngại cho việc thao tác của kíp mổ và phải dễ dàng cọ rửa làm vệ sinh đảm bảo tiệt khuẩn. Số lượng phòng mổ cần thiết được tính toán trên cơ sở số lượng giường bệnh. Theo quy định của Việt Nam thống nhất với qui định chung của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): 1 phòng mổ đáp ứng cho 55 - 65 giường bệnh hoặc 1 phòng mổ đáp ứng cho 25 - 30 giường lưu của khoa ngoại. Đối với bệnh viện chuyên khoa ngoại, chấn thương thì 1 phòng mổ đáp ứng cho 20 - 25 giường lưu. Một đơn vị phẫu thuật nhỏ nhất gồm 2 phòng mổ theo nguyên tắc (1 phòng mổ vô khuẩn & 1 phòng mổ tổng hợp). Bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ với số giường 100-200 có số phòng mổ từ 2 đến 4 phòng mổ tuỳ theo yêu cầu hiện đại của bệnh viện Một đơn vị phẫu thuật gồm: các phòng mổ và các phòng phụ trợ (phòng tiền mê, giải mê, bán khử khuẩn v.v...). Mỗi đơn vị phẫu thuật có thể đứng độc lập trong một khu của bệnh viện (ở những bố cục phân tán), hoặc được bố trí trong cùng một nhà của khu kỹ thuật cận lâm sàng, thường đặt ở tầng 2 (ở những bố cục hỗn hợp). .Bảng 3.3 Kích thước tối thiểu phòng mổ Phòng mổ Chiều dài (m) Chiều rộng (m) Chiều cao (m) 1. Phòng mổ đặc biệt 8,0 5,1 4,2 2. Phòng mổ lớn 5,4 5,1 3,9 3. Phòng mổ vừa 4,2 5,1 3,6 4. Phòng mổ nhỏ 3,3 4,8 3,3 Ngoài phòng mổ chính trong khu mổ còn có các phòng chức năng :Phòng tiền mê, phòng giảm mê, phòng dụng cụ vô khuẩn, bán khử khuẩn, phòng hồi tỉnh. Các phòng phụ trợ đi theo. Trong khối mổ, việc nhiễm khuẩn luôn luôn đe doạ có thể xảy ra bất cứ lúc nào nên công tác chống nhiễm khuẩn được quan tâm hàng đầu. Khi thiết kế phải có những phương án tối ưu, tuân thủ theo nguyên tắc cơ bản của dây chuyền hoạt động một chiều sạch, bẩn. Hình 3.13 – Sơ đồ dây chuyền phòng mổ 3.2.6. Sơ đồ khoa thăm dò, phục hồi chức năng. 3.2.6.1. Sơ đồ khoa thăm dò chức năng : Các ứng dụng khoa học và thiết bị vào điều trị và thăm do chức năng như nội soi, điện tâm đồ, điện não đồ, siêu âm.. Nhìn chung các kỹ thuật thăm dò chức năng này yêu cầu không gian lớn và được trang bị các máy mocs, thiết bị ngày càng hiện đại. Hình 3.14 – Sơ đồ dây chuyền khoa thăm do chức năng Hình 3.15 Sơ đồ khoa thăm dò chức năng Được bố trí thuận tiện cho điều trị nội trú và ngoại trú, với nhiều chuyên nghành riêng biệt ( vận động, điện, thuỷ trị liệu…)Mặt bằng tổ chức gần như phòng khám, đầu tiên là khu đón tiếp làm thủ tục, sau đó là các khu phục hồi chức năng. Sơ đồ công năng minh hoạ theo hình 3.15 Hình 3.15 Sơ đồ khoa phục hồi chức năng 3.2.7. Sơ đồ khoa dinh dưỡng: Vị trí đảm bảo thuận tiện cho việc vận chuyển thức ăn tới các buồng bệnh, vận chuyển thực phẩm và đưa rác ra ngoài. Mặt bằng bố trí gọn nhẹ, hợp lý do hiện tại tất cả các công đoạn đã được hiện đại hoàn toàn : nguyên liệu đầu vào đã được sơ chế, cung ứng tại chỗ, bếp nấu dùng nhiên liệu sạch. Minh hoạ theo hình 3.16 Hình 3.16 Sơ đồ khoa dinh dưỡng 3.2.8. Sơ đồ khoa chống nhiễm khuẩn: Là bộ phận quan trọng trong bệnh viện, đặt ở vị trí an toàn, thuận lợi cho việc nhận đồ bẩn và trả đồ sạch. Mặt bằng phải tuyệt đối tuân thủ dây chuyền sạch bẩn một chiều. Minh hoạ theo hình 3.17 Hình 3.17 Sơ đồ khoa chống nhiễm khuẩn 3.3.1. Giải pháp kiến trúc Trong một bệnh viện các khoa được liên hệ với nhau theo nhiều chiều, ngoài các chức năng độc lập của từng khoa, đảm bảo hoạt động tốt của dây chuyền chung. Ngoài các khoa đã nêu trong mục bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ có thêm một số khoa phòng phụ trợ khác như khoa dược, dịch vụ… giúp bệnh viện vận hành tốt hơn. 3.3. Các yêu cầu khác 3.3.1. Giải pháp kiến trúc: Kiến trúc bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ là thể loại công trình kiến trúc công cộng, mang nét đặc thù công trình chăm sóc sức khoẻ, ngoài việc tuân theo nguyên lý thiết kế chung của công trình công cộng, còn phải tuận theo các quy định của một công trình chăm sóc sức khoẻ. Đối tựơng phục vụ là các tầng lớp nhân dân mọi lứa tuổi, ngôn ngữ kiến trúc hiện đại nhưng phải thật gần gũi, thân thiện với mọi người. Các không gian trong nhà xử lý tốt các yếu tố kỹ thuật, tổ chức hợp với chức năng sử dụng, đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ chung, tránh tạo cảm giác khô cứng. Giải pháp mặt bằng ; theo kiểu trực tuyến, bố cục đơn giản, sử dụng hợp lý, tổ hợp mặt bằng đủ chức năng, nhưng thuận lợi cho việc sử dụng, tạo mọi điều kiện để các phòng tiếp xúc trục tiếp với ánh sáng thiên nhiên. Ngôn ngữ kiến trúc: Môi trường kiến trúc được cảm thụ dưới dạnghình thức. Hình thức là một bộ phận của một quá trình tạo thành kiến trúc hình tượng kiến trúc được hiểu theo một nghĩa rộng, bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, liên quan đến nhau tạo thành ngôn ngữ kiến trúc.[9] Những thành phần của ngôn ngữ kiến trúc bao gồm : Các hình thái học : điểm, tuyến, diện, khối Không gian và thời gian. ánh sáng, bóng đổ, màu sắc, chất liệu và cấu tạo vật chất. Sự kết hợp ngôn ngữ kiến trúc với ngôn ngữ các nghành nghệ thuật tạo hình và phi tạo hình khác. Đối với công trình bệnh viện đa khoa ngôn ngữ kiến trúc phải thống nhất, đơn giản nhưng không đơn điệu, đảm bảo vệ sinh, gây ấn tượng sạch đẹp gần gũi, thân thiện với con người. Trong cuộc sống hiện đại bệnh viện được coi như một công trình văn hoá, với yêu cầu một kến trúc đẹp cả về kiến trúc và cảnh quan. 3.3.2. Giải pháp kết cấu, vật liệu xây dựng. Là một công trình CSSK gồm tổ hợp của nhiều bộ phận, thành phần chức năng khác biệt, có những yêu cầu đặc thù cao về chuyên môn chăm sóc chữa trị(diện tích, khối tích, vận hành trang thiết bị X quang, phòng mổ v.v...) được xây dựng trên địa bàn Hà nội. Dựa vào những kinh nghiệm thực tế tại Hà nội , việc lựa chọn giải pháp kết cấu thích hợp sẽ dễ dàng cho việc điển hình hoá và tiêu chuẩn hoá, đáp ứng được yêu cầu xây dựng trên diện rộng. 3.3.2.1- Giải pháp kết cấu. Tuy quy mô công trình nhỏ nhưng để đáp ứng nhu cầu hiện đại trong thời đại mới và vị trí xây dựng để chọn giải pháp kết cấu hợp lý. Qua nghiên cứu thực tế có một số giải pháp kết cấu tương đối phù hợp với mô hình này: - Giải pháp kết cấu cơ bản dùng hệ khung cột chịu lực. áp dụng thống nhất cho toàn bộ các hạng mục công trình nhưng được biến đổi linh hoạt với kích thước thông dụng theo: + Ô lưới hình vuông: 6,0m x 6,0m hoặc 7,2m x 7,2m, 6,4mx6,4m + Ô lưới hình chữ nhật: 7,2 x 6,0m, 9,6m x 6,4m Sử dụng hệ kết cấu khung cột chịu lực bằng BTCT phù hợp với điều kiện môi trường khí hậu ở Việt Nam. Có nhiều khả năng tổ chức các không gian bộ phận với các vách ngăn bằng vật liệu nhẹ, hoặc bằng kính, thuận lợi cho cho những khu vực có yêu cầu đặc thù và dễ dàng thay đổi không gian khi cần thiết, linh hoạt trong bố cục kiến trúc. - Sử dụng hệ thống khung cột BTCT lắp ghép Việt nam chúng ta đã từng làm thành công tại các khu ở trong thời kỳ bao cấp, sự tiến bộ của vật liệu xây dựng tạo ra những kết cấu mới. Hiện tại hệ thống khung lắp ghép BTCT ứng lực trước đang sử dụng rộng rãi tại Hà nội, đã mang lại hiệu quả cao trong công việc thiết kế cũng như thi công công trình. Ưu điểm lớn nhất của hệ khung cột BTCT lắp ghép này là vượt khẩu độ lớn với tiết diện dầm nhỏ, thi công nhanh theo các mo đun điển hình cho thấy tiềm năng của hệ thống khung cột này là rất lớn. Tại Hà nội nhà máy bê tông Xuân Mai đảm nhận công việc này với dây chuyền công nghệ của vương quốc Bỉ, đã đạt được nhiều thành công trong các công trình công cộng và dân dụng tại Hà nội. Trong điều kiện kỹ thuật xây dựng ngày càng phát triển, thiết kế, xây dựng công trình hiện đại nên áp dụng giải pháp kiến trúc hiện đại theo phương pháp mạng (tram-planing). Có các gabarit được chọn là buồng khám, hoặc là một đơn vị thủ thuật chữa bệnh, kích thước phù hợp: 1,2M x 1,2m (1,3mx1,3m)hoặc 1,5m x 1,5m (1,6mx1,6m).[2] Từ kích thước thiết bị y tế và không gian sử dụng vận hành, thiết kế tổ hợp các mặt bằng, mặt cắt, kiến trúc mặt đứng thống nhất với giải pháp kết cấu và các chi tiết cấu kiện cơ bản trong toàn bộ công trình tạo nên các đơn vị thống nhất, thuận lợi chơ sự nghiệp công nghiệp hoá, tạo được ngôn ngữ đặc thù của loại hình kiến trúc một trong những công trình y tế trong toàn quốc. 3.3.2.2- Vật liệu xây dựng hoàn thiện công trình: Không gian kiến trúc được hình thành dựa trên cơ sở sử dụng vật liệu xây dựng và giải pháp kết cấu, xã hội phát triển, công nghệ xây dựng ngày càng phát triển, có nhiều loại vật liệu mới xuất hiện. Việc lựa chọn vật liệu xây dựng không chỉ góp phần tạo ra các không gian kiến trúc phù hợp với công năng, thích dụng, thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến độ bền của công trình, ảnh hưởng đến chi phí trong quá trình vận hành, duy tu bảo dưỡng lâu dài. Với yêu cầu của một bệnh viện hiện đại đòi hỏi việc sử dụng vật liệu xây dựng cũng như vật liệu hoàn thiện rất nghiêm ngặt. Các yêu cầu về điều kiện vệ sinh môi trường vật liệu xây dựng không những đảm bảo yêu cầu bền dễ dàng vệ sinh mà phải có mầu sắc, sáng sủa ưa nhìn dễ phát hiện ẩm mốc.v.v... Một số yêu cầu đặc biệt khi lựa chọn vật liệu xây dựng cũng như vật liệu hoàn thiện trong các công trình y tế ở Việt Nam cần được quan tâm: - Sàn và nền của khu khám - chữa bệnh từ khám thông thường đến những phòng khám các thủ thuật đặc biệt đều phải sử dụng vật liệu chống thấm. Hoàn thiện ốp gạch men các loại với mục đích dễ dàng cọ rửa đảm bảo vệ sinh môi trường. Riêng khu phòng mổ và phòng sản yêu cầu sử dụng vật liệu chất lượng tốt hơn đảm bảo vệ sinh vô khuẩn (sàn đổ bê tông) toàn khối, nền lát vật liệu nhẵn, ít hoặc không có mạch, tường ốp gạch men kính , hoặc vật liệu đặc biệt như sơn đặc chủng cao tới trần không có gờ mấu hứng bụi bẩn, dễ lau chùi, cọ rửa vệ sinh thường xuyên).Các phòng bệnh nhân với các yêu cầu cao đối với các công trình y tế : tuờng, trần lăn sơn, sàn trải tấm Vinyl ( không có mạch, chịu mài mòn, chịu được sự ăn mòn hoá chất), . - Vật liệu làm cửa và thiết bị đóng góp không nhỏ trong hoạt động của công trình . Sử dụng cửa kính khuôn kim loại, hoặc khuôn nhựa cốt thép cao cấp cách âm, cách nhiệt, thiết bị chốt hãm 2 chiều tự động với cửa đi, cửa sổ chớp kính mờ hoặc sáng tuỳ theo chức năng từng phòng tạo độ thoáng sáng khi cần thiết và kín về mùa đông. (Thí dụ cửa sổ EURROWINDOW) - Vật liệu bao che sử dụng các vật liệu bền chắc, kiên cố như gạch đá, bê tông. Ngăn chia các bộ phận không gian bên trong sử dụng vật liệu nhẹ, các vách ngăn tổng hợp chịu nước, dễ vệ sinh cọ rửa hoặc khung vách kính với những nơi cần quan sát theo rõi thường xuyên. Là một trong các công trình CSSK , trợ giúp, cứu chữa tai nạn, chăm lo sức khoẻ cho cộng đồng, do vậy cần được xây dựng kiên cố bền vững, với cấp độ cao, sạch, đẹp, lắp đặt thiết bị hoàn chỉnh đúng với chức năng công trình bảo vệ, CSSK. 3.3.3. Giải pháp thẩm mỹ, hoàn thiện công trình Hoàn thiện công trình được thực hiên đồng bộ từ khâu sử dụng vật liệu bao phủ, màu sắc chi tiết, khai thác mở rộng không gian kết hợp với sân vườn, cây xanh và những cảnh quan xung quanh sẽ là những giải pháp làm tăng thẩm mỹ của công trình kiến trúc. 3.3.3.1- Hoàn thiện công trình. ở Việt Nam nên chọn những loại vật liệu hoàn thiện công trình phù hợp với từng vùng khí hậu sơn phủ ở những phòng khô ráo ,với công trình quy mô lớn dùng vật liệu ốp bằng gạch gốm, đá tự nhiên. Trong phòng dùng sơn chịu nước hoặc ốp gạch men kính ở các phòng khám, làm thủ thuật để dễ cọ rửa vệ sinh. Trần 2 lớp có trần phụ dùng cho hệ thống đường ống kỹ thuật. Sàn phải được chống thấm, tường ốp gạch men kính cao đến 1,8m. Hàng lang phải có đệm chống va, biển dẫn đường.v.v... Tận dụng không gian mở rộng là nhà cầu, hành lang, sân trong được thiết kế hoàn chỉnh sử dụng vào mục đích chờ, nghỉ thư giãn và đón không khí tự nhiên. Do vậy kích thước hành lang nhà cầu phải tính đến hệ số tăng hơn cho khoảng diện tích sử dụng đa chức năng. Tường ngoài có thể ốp vật liệu chống ẩm mốc tạo màu sắc, chất liệu vừa bền vững. Giải pháp kết hợp không gian mở rộng linh hoạt trong sử dụng là nét đặc thù của công trình khám - chữa bệnh. Thực tế sẽ tăng giá trị hữu ích của không gian rất phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm ở Việt Nam. 3.3.3.2- Mầu sắc công trình: Sử dụng màu sắc thiên về gam màu lạnh gây cảm giác nhẹ nhàng, sạch sẽ trong công trình y tế phù hợp với sắc mầu của các trang thiết bị y tế (dụng cụ inox, thiết bị màu chủ yếu ghi sáng, xanh nhẹ). Trong phòng dùng mầu trắng pha xanh (gam màu sáng lạnh). Phía ngoài công trình nên dùng sắc mầu nhẹ sáng hoặc dùng gam màu lạnh có sắc tươi xanh (xanh dương, ghi trắng.v.v..) Màu sắc cần được công nhân phối kết có chủ định, ý đồ phù hợp với từng loại không gian và các vật dụng có trong không gian nhiều đồ mầu sáng trắng, kính, ga, đệm trắng. Cần có điểm xuyết màu rực rỡ bằng biển, đèn hiệu, chậu hoa, cây cảnh trang trí. 3.3.3.3- Cây xanh trong công trình Đưa cây xanh vào hàng lang, nhà cầu và các phòng bệnh nhân, phòng khám - chữa bệnh có thể sử dụng nhìn qua vách kính ra sân trong tạo cảm giác thư giãn. bên ngoài công trình cây xanh được phối kết ở sảnh, cổng thường trực, vườn thuốc, cây cảnh, hàng rào trang trí. Ưu tiên dành phần lớn diện tích cho việc trồng cây xanh chiếm tỷ lệ 30 - 35% tổng diện tích đất (nhưng không nên cứng nhắc tạo điều kiện chung cho cả bệnh viện ). Những nơi không có điều kiện thì dùng chậu, bồn cây di động. - Trồng theo dải cây dày bao gồm các tầng cây thân gỗ và bụi quanh khu đất công trình. - Trồng các loại cây có tán dày để cách ly khu vực bố trí công trình đại thể, tang lễ, phụ trợ. - Mỗi khu vực bố trí sân vườn, đường dạo, sân liệu pháp. - Hành lang bố trí chậu cây thay đổi thường xuyên. Bố cục và lựa chọn màu sắc hoa và cây phải phù hợp với từng khu vực, tránh loại sặc sỡ có mật thu hút côn trùng cũng như một số loại cây độc. Cây lá kim màu xanh có tác dụng tốt cho bệnh nhân ung thư, cây có màu tím tác dụng cho an thần. Cây xanh sẫm có tác dụng cho bệnh nhân mất. 3.3.4- Giải pháp kỹ thuật hạ tầng và không gian phụ trợ: Công nghệ y sinh đang được tăng cường áp dụng những trang thiết bị y tế mới và có kích thước gọn nhẹ, hiện đại, tự động hoá, vi tính hoá, nhưng muốn hoạt động tốt phải có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Hơn nữa yêu cầu về tiện nghi trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc bệnh nhân ngày càng cao, nơi làm việc có đủ các thiết bị điện, điện thoại và hệ thống nối mạng Inetrnet, phòng bệnh nhân có hệ thống thông tin nội bộ, y bác sỹ có thể liên lạc với bệnh nhân bất cứ lúc nào. Đặc biệt ở những khu: Kỹ thuật chuyên môn sâu chẩn đoán hình ảnh, khu mổ, cấp cứu và trung tâm xét nghiệm; hệ thống kỹ thuật hạ tầng các đường ống cung cấp nước sạch, khí y tế, hệ thống thông hơi thoát khí, điều hoà nhiệt độ và thoát nước thải, rác thải chiếm vị trí quan trọng. Tất cả hệ thống kỹ thuật phải được nghiên cứu - thiết kế đồng bộ. Không gian, hành lang dành riêng phục vụ yêu cầu vận hành quản lý, kiểm tra, bảo trì, thay thế thường xuyên. - Hệ thống đường ống đứng được tập trung bố trí trong các hộp kỹ thuật có không gian để kiểm tra, bảo trì thường xuyên (có thang kiểm tra) - Hệ thống đường ống ngang bố trí tập trung ở trần phụ của hành lang nhà cầu và trần phụ các phòng. - Phân biệt các loại đường ống đi trong tường, trần phụ, hành lang kỹ thuật được đánh dấu bằng các mầu sắc theo quy định chung thống nhất ống dẫn nước nóng : Màu vàng da cam. ống nước lạnh : Màu xanh lục ống thoát nước : Màu nâu ống khí nén : Màu trắng ống chân không : Màu đen 3.3.4.1- Hệ thống cấp điện, nước và thoát nước bẩn: Hệ thống cung cấp điện. Hệ thống cung cấp điện phải được ưu tiên hộ loại A được cung cấp 24h/ngày và xây dựng trạm hạ áp riêng đảm bảo điện áp cho thiết bị y tế. Có hệ thống điện dự phòng (máy phát điện). Đường dây cung cấp đến các nơi tiêu thụ dùng hệ thống cáp ngầm trong hộp kỹ thuật dễ thay thế và bảo trì. Sử dụng thiết bị loại an toàn (Atomat báo động) cần lắp đặt hệ thống chống tĩnh điện. Thiết kế bố trí riêng hai hệ thống điện chiếu sáng bảo vệ và hệ thống điện động lực phục vụ thiết bị. Hệ thống cấp nước. - Nước sinh hoạt cho các phòng bệnh nhân - Nước phục vụ giặt là, tiệt khuẩn và các nhu cầu tưới cây, phòng hoả - Nước vô khuẩn phục vụ phòng sản, mổ, thủ thuật, xét nghiệm.v.v.. - Nước tinh khiết phục vụ chuyên môn sâu như lọc thận và cấp uống các phòng. Để đảm bảo yêu cầu cung cấp nước và chất lượng nước cấp xây bể hoặc bồn chứa Inôx dự trữ với công suất tính cho 3 - 5 ngày đủ nước dùng. Hệ thống cấp đủ áp lực tự chảy. Đường ống dùng ống polyetylen thế hệ 3 thích hợp với các loại nước dư hoá chất, thiết bị lắp nối sử dụng đồng bộ với đường ống cấp. Hệ thống thoát nước. - Thoát nước thải sinh ra - Thoát nước thải độc hại Đường ống thoát nước thải thiết kế độc lập giữa hai hệ thống, nước thải độc hại tại các phòng xét nghiệm, phòng mổ, đẻ phải được xử lý tiệt khuẩn trước khi thoát vào hệ thống bể xử lý chung. Nước thoát ở các cơ sở CSSK phải được xử lý đạt tiêu chuẩn loại B (tiêu chuẩn Việt Nam) mới được thải ra hệ thống công đô thị. 3.3.4.2- Hệ thống cung cấp khí y tế: Trong công tác chữa bệnh yêu cầu cung cấp khí rất cần thiết. ở những cơ sở CSSK có quy mô từ 100 giường ưu tiên thiết kế hệ thống cấp khí tập trung đảm bảo an toàn (khí ôxy, khí chân không, khí nitơ, không khí sạch, khí nén). Hệ thống ống cấp bằng kim loại vancum trong tường đến các phòng mổ, hồi sức cấp cứu và các giường bệnh đặc biệt. Với những cơ sở có quy môi nhỏ dùng hệ thống cung cấp khí cục bộ tại các phòng hoặc giường bệnh. Khí sạch được lọc qua thiết bị để cấp cho các phòng khám, phòng mổ, cấp cứu.v.v... 3.3.4.3- Hệ thống thông hơi, thoát khí: Yêu cầu trao đổi, lưu thông không khí trong các bệnh viện phải được thực hiện đúng tiêu chuẩn quy phạm cho từng loại không gian. Giải pháp tự nhiên phù hợp với điều kiện Việt Nam trong nhiều năm tới, với những nơi không đủ điều kiện phải sử dụng giải pháp cưỡng bức, quạt đẩy hoặc những ống hút tự động theo chiều đứng. Công trình y tế là thể loại công trình phức tạp về thiết bị kỹ thuật và có những yêu cầu đặc biệt đảm bảo môi trường vô trùng và các môi trường thí nghiệm khác. Do vậy, ngoài nhiệm vụ cung cấp đủ các diện tích cho hoạt động chuyên môn, các không gian dành cho hệ thống kỹ thuật phải được quan tâm có những không gian chuyên dùng bảo đảm vận hành an toàn và dễ dàng kiểm soát quản lý bảo trì và cũng sẵn sàng thích hợp với sự thay đổi của công nghệ. 3.3.5- Giải pháp xử lý chất thải và vệ sinh môi trường: Môi trường bệnh viện là một yếu tố quan trọng trong công tác bảo vệ, CSSK cộng đồng. Đặc biệt điều kiện kinh tế kỹ thuật như ở nước ta để thực hiện tốt yêu cầu vệ sinh môi trường trong công trình y tế ở các tuyến là rất khó khăn. [2]. Mô hình bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ ngoài việc thiết kế các không gian đặc trưng của từng chức năng phải quan tâm đến sự thuận tiện cho công tác vệ sinh tương ứng theo nhiều phương pháp (cọ rửa cơ học, hoá chất, chiếu tia khử trùng.v.v...) Các giải pháp xử lý chất thải: - Chất thải khí sinh ra từ các phòng tiệt trùng, các phòng trong khu kỹ thuật nghiệp vụ cần được phân cấp xử lý như xử lý cục bộ với các khí độc cao, xử lý tập trung qua hệ thống lọc với khí ít độc hại - Các chất thải rắn trong sinh hoạt được thu gom, chứa đựng trong túi nylon to màu xanh, và được để trong thùng nhựa màu xanh. Các chất thải rắn y tế được thu gom trong các túi nhựa màu vàng, để trong các thùng nhựa màu vàng. Các vật sắc nhọn để trong các can nhựa, các chai. Chất thải rắn được thu gom chôn lấp khi đã qua phân loại, xử lý. Đối với bệnh viện nằm trong khu dân cư đông đúc hạn chế việc đốt rác tại chỗ, nên tập trung đến nơi khác để xử lý khi chưa có lò đốt rác đạt tiêu chuẩn Nước thải cần được xử lý bằng hệ thống thiết bị chung cho toàn bộ các khu, nhưng nước thải có hoá chất độc hại được xử lý cụ bộ trước khi vào hệ thống xử lý chung, sau cùng chỉ được đưa vào hệ thống thoát nước chung đô thị khi đủ tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. - Một trong các yếu tố đảm bảo môi trường là cây xanh, tỷ lệ diện tích cây xanh trong công trình. Khi thiết kế, quy hoạch tổng mặt bằng cần bố cục phối hợp giữa các khoa phòng chuyên môn, khu lây với các khu chức năng khác bằng các lối đi, hành lang nhà cầu có các dải cây xanh cách ly. Hiện nay, ở nước ta đang triển khai thực hiện dự án “Xử lý nước thải bệnh viện” theo công nghệ mới có mang tên V69 do Ban chỉ đạo Quốc gia về cung cấp nước sạch & xử lý môi trường thực hiện. Song song với hệ thống xử lý nước thải là hệ thống xử lý rác thải y tế, tại mỗi bệnh viện các tuyến đang được nghiên cứu lắp đặt lò đốt rác y tế. Trên thị trường đã xuất hiện lò đốt rác LĐ-45 sử dụng theo nguyên lý lò đốt C-A hãng I-I-I(USA) công suất đủ phục vụ cho một bệnh viện quy mô nhỏ. Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp vi sinh đang được nghiên cứu ứng dụng thành công tại bệnh viện Hữu nghị có lưu lượng 600m3/ngày đêm. Giải pháp bảo vệ môi trường và vệ sinh môi trường phải được xác định là yếu tố tiên quyết trong thiết kế xây dựng các công trình CSSK dù ở các cơ sở có quy mô nhỏ hay cấp trung ương có quy mô lớn và cực lớn. 3.4. Các yếu tố kinh tế - xã hội Cần nghiên cứu khoa học khi xác định vị trí xây dựng một bệnh viện quy mô nhỏ : số giường, cấp độ hiện đại, chỉ tiêu xây dựng số m2sàn/ giường. Xác định được bán kính phục vụ, đối tượng phục vụ. Vì nguồn vốn đầu tư xây dựng một bệnh viện mới là rất lớn cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp. Tận dụng mọi nguồn vốn trong nước, nước ngoài, tập thể, cá nhân trong điều kện có thể. Phương thức quản lý thay đổi : có thể nhà nước và nhân dân cùng làm, liên doanh, tư nhân nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển. Hướng tới bệnh viện có thể tự hạch toán, đứng vững được trong sự phát triển chung của toàn xã hội. Thu hút, khuyến khích tạo điều kiện người dân đóng bảo hiểm xã hội tại bệnh viện. Kết luận chương 3 Dựa vào các nghiên cứu đánh giá từ hiện trạng, các yếu tố tác động, cấu thành, chức năng của công trình bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ đựơc xác định rõ trong chương này. Tìm ra những định hướng, giải pháp đồng bộ cho toàn bộ mô hình, sát thực với sự phát triển trong tương lai. Quy hoạch mặt bằng hợp lý, có tính đến sự phát triển, mở rộng nâng cấp trong tương lai. Các sơ đồ dây chuyền là các yếu tố vô cùng quan trọng trong công trình bệnh viện đa khoa nói chung, và bệnh viện đa khoa quy mô nhỏ nói riêng, làm rõ được vấn đề này giúp cho sự phức tạp chở nên đơn giản hơn rất nhiều. Từ dây chuyền hoạt động chung của các khoa phòng ta có thể định hướng sự phát triể của tàon bộ dây chuyền của bệnh viện. Các giải pháp kiến trúc, kết cấu, hạ tầng kỹ thuât, phụ trợ thay đổi phù hợp với các trang thiết bị y tế hiện đại. Các giải pháp cây xanh, vệ sinh môi trưòng, vi khí hậu đưpợc tận dụng triệt để giú công trình gần gũi với người dân hơn, mang lại hiệu quả cao trong công tác chăm sóc sức khoẻ. 3.6. Một số đề xuất minh hoạ: C - Kết luận và kiến nghị 1 kết luận Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người “ khi không có sức khoẻ thì mơ ước lớn nhất của con người là sức khoẻ, có sức khỏe chúng ta mơ ước nhiều điều” . Trong một xã hội công bằng văn minh con người cần được chăm sóc sức khỏe một cách khoa học, đầy đủ nhất, chăm sóc sức khoẻ trên mọi phương diện giúp con người lạc quan hơn có nhiều thời gian cống hiến cho xã hội hơn. Hà nội là trung tâm kinh tế chính trị của cả nước, công cuộc hiện đại hoá, công nghiệp hoá diễn ra sôi động hơn bất cứ lúc nào, đòi hỏi gành y tế nói chung, mạng lưới bệnh viện đa khoa nói riêng có nhiều thay đổi cho phù hợp với yêu cầu xã hội hiện đại và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân Việc khảo sát thực trạng bệnh viện quy mô nhỏ tại Hà nội ( bằng nhiều phương pháp quan sát, chụp ảnh hiện trạng, tiếp cân phỏng vấn y bác sỹ, bệnh nhân) cho thấy: Các công trình nằm trong tình trạng chung của mạng lưới y tế Hà nội nói chung : Mang nặng kiến trúc của các công trình xây dựng trong nhiều thời kỳ, đề trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Khả năng phục vụ bệnh nhân hạn chế, trong khi đó số lượng bệnh nhân thường xuyên quá tải đặc biệt là vào các tháng 5-6. Các bệnh viện trung ương tuy có được đầu tư tốt hơn nhưng vẫn không thoát khỏi tình trạng trên, tình trạng bệnh nhân vượt tuyến thường xuyên xảy ra càng làm tăng sự quá tải. Xu hướng cải tạo mở rộng còn nhiều vấn đề bất cập, các phương án đề ra hoặc là tạm thời hoặc là giải quyết không triệt để, cuối cùng là phá đi từng hạng mục, xây mới. Khối phòng khám, bệnh viện tư phát triển mạnh với quy mô nhỏ, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng không đầy đủ, người dân phải chi trả cao cho các dịch vụ này. Phương hướng đề ra trong thời kỳ mới đề ra một mô hình để giải quyết tận gốc tình trạng trên, Người bệnh cảm thấy được tôn trọng khi được chăm sóc trong một điều kiện tốt nhất. Mô hình hiện đại kiến trúc bệnh viện quy mô nhỏ được hình thành, chịu sự tác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docmoi111.doc
Tài liệu liên quan