Thông tin về tổ chức thương mại thế giới WTO

Tài liệu Thông tin về tổ chức thương mại thế giới WTO: World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thị trường trong và ngoài nước đã xóa đi khái niệm về thị trường độc lập. Việc phát triển kinh tế mậu dịch giữa các quốc gia ngày càng đa dạng và phổ biến. Có thể nói nền kinh tế của thế giới đã và đang tiến tới một xu hướng chung_ xu hướng "TOÀN CẦU HÓA" Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu này, đã cho ra đời các tổ chức mang tính chất quốc tế để tạo lập một tiếng nói chung cho mọi người khi thực hiện các mối quan hệ mua bán_giao thương với nhau. Trên quy mô khu vực có các tổ chức sau: EU : Europe Union (Khối liên minh Châu Âu) NAFTA : North American Free Trade Agreement ( Hiệp định Tự do mậu dịch Bắc Mỹ) ASEAN : Association of South East Asian ( hiệp hội các quốc gia Đông nam Á) APEC:Asian - Pacific Economic Cooperation (Khối hợp tác Kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương) Trên quy mô toàn cầu: UN :United Nations Organization ( Tổ chức Liên hiệp quốc) ...

doc16 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1290 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thông tin về tổ chức thương mại thế giới WTO, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thị trường trong và ngoài nước đã xóa đi khái niệm về thị trường độc lập. Việc phát triển kinh tế mậu dịch giữa các quốc gia ngày càng đa dạng và phổ biến. Có thể nói nền kinh tế của thế giới đã và đang tiến tới một xu hướng chung_ xu hướng "TOÀN CẦU HÓA" Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu này, đã cho ra đời các tổ chức mang tính chất quốc tế để tạo lập một tiếng nói chung cho mọi người khi thực hiện các mối quan hệ mua bán_giao thương với nhau. Trên quy mô khu vực có các tổ chức sau: EU : Europe Union (Khối liên minh Châu Âu) NAFTA : North American Free Trade Agreement ( Hiệp định Tự do mậu dịch Bắc Mỹ) ASEAN : Association of South East Asian ( hiệp hội các quốc gia Đông nam Á) APEC:Asian - Pacific Economic Cooperation (Khối hợp tác Kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương) Trên quy mô toàn cầu: UN :United Nations Organization ( Tổ chức Liên hiệp quốc) WB: World Bank (Tổ chức Ngân hàng thế giới) WTO :World Trade Organization ( Tổ chức thương mại thế giới) ...v..v WTO được thành lập nhằm tạo nên một diễn đàn thương mại, nơi các vấn đề liên quan đến thương mại được đưa ra bàn bạc, đàm phán một cách công khai. Tuy nhiên, việc tranh luận và đàm phán chỉ thực sự có hiệu quả khi người ta hiểu biết đúng đắn về chức năng và nhiệm vụ của WTO Với những kiến thức và thông tin thu thập được, tôi hy vọng ít nhiều sẽ mang đến cho các bạn những khái niệm cơ bản về WTO, để cùng VN hòa nhập vào Tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh này vào năm nay. SƠ LƯỢC NỘI DUNG -Giới thiệu tổng quan về WTO -Lịch sử hình thành -Cơ cấu tổ chức -Điều kiện gia nhập -10 lợi ích của hệ thống WTO -Mặt hạn chế -VN trên đường gia nhập WTO -Tư liệu tham khảo GIỚI THIỆU TỒNG QUAN VỀ WTO WTO – Hiệp hội thương mại thế giới là sân chơi chung cho thị trường toàn cầu. Là Tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh điều chỉnh những hoạt động buôn bán đa phương mang tính chất tương đối tự do, công bằng và tuân thủ những luật lệ rõ ràng. Là Tổ chức Quốc tế duy nhất quản lý luật lệ giữa các quốc gia trong thương mại quốc tế, đó là những hiệp định đã và đang tiếp tục được đàm phán và ký kết giữa các quốc gia hoặc lãnh thổ quan thuế thành viên. WTO hiện chiếm 97% giao dịch thương mại thế giới. HỆ THỐNG Được thành lập ngày 01 tháng 01 năm 1995 theo vòng đàm phán Urguay ( 1896- 1994). Trụ sở chính: Geneva, Thụy Sĩ Thành viên: 149 quốc gia ( 11/2005_ Quỹ ngân sách: 175 triệu Franc Thụy Sĩ vào năm 2006 Hội đồng thư ký: 635 thành viên Người đứng đầu: Pascal Lamy (Director-General) Hội phí của mỗi thành viên được tính theo mức % thương mại của nước đó trong tổng kim ngạch thương mại thế giới. CHỨC NĂNG CƠ BẢN Chức năng cơ bản: -Quản lý, điều hành các hiệp định thương mai WTO -Diễn đàn cho các cuộc đàm phán thương mại -Giải quyết các tranh chấp thương mại -Giám sát các chính sách thương mại của các quốc gia thành viên. -Trở giúp về mặt kỷ thuật và đào tạo cho các nước đang phát triển -Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH - WTO kế tục và mở rộng phạm vi của tổ chức tiền thân của nó là Hiệp định chung về thuế quan và Thương mại ( GATT) - GATT ra đời sau đại thế chiến thứ 2, trong trào lưu hình thành hàng loạt các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế, điển hình là Ngân hàng thế giới (World Bank) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).. - Từ đó đến nay, GATT đã trãi qua 8 vòng đàm phán chủ yếu. Tuy nhiên, do thương mại không ngừng phát triển, các vấn đề trong các cuộc đàm phán ngày càng mở rộng. Với tư cách là một sự thỏa thuận. GATT có những hạn chế về quyền hạn. - Để chấm dứt tình trạng nan giải đó, các bên tham gia GATT quyết tâm thành lập WTO với đầy đủ tư cách là một tổ chức Quốc tế toàn cầu, đặt nền móng cho một hệ thống thương mại đa phương bền vững trong tương lai. - Ngày 15 tháng 04 năm 1994 tại Marốc, các nước thành viên đã ký hiệp định thành lập tổ chức thương mại thế giới. Theo đó, WTO chính thức được thành lập độc lập với hệ thống Liên hiệp quốc và đi vào hoạt động từ 01 tháng 01 năm 1995. GIỚI THIỆU TỒNG QUAN VỀ WTO WTO – Hiệp hội thương mại thế giới là sân chơi chung cho thị trường toàn cầu. Là Tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh điều chỉnh những hoạt động buôn bán đa phương mang tính chất tương đối tự do, công bằng và tuân thủ những luật lệ rõ ràng. Là Tổ chức Quốc tế duy nhất quản lý luật lệ giữa các quốc gia trong thương mại quốc tế, đó là những hiệp định đã và đang tiếp tục được đàm phán và ký kết giữa các quốc gia hoặc lãnh thổ quan thuế thành viên. WTO hiện chiếm 97% giao dịch thương mại thế giới. HỆ THỐNG Được thành lập ngày 01 tháng 01 năm 1995 theo vòng đàm phán Urguay ( 1896- 1994). Trụ sở chính: Geneva, Thụy Sĩ Thành viên: 149 quốc gia ( 11/2005_ Quỹ ngân sách: 175 triệu Franc Thụy Sĩ vào năm 2006 Hội đồng thư ký: 635 thành viên Người đứng đầu: Pascal Lamy (Director-General) Hội phí của mỗi thành viên được tính theo mức % thương mại của nước đó trong tổng kim ngạch thương mại thế giới. CHỨC NĂNG CƠ BẢN Chức năng cơ bản: -Quản lý, điều hành các hiệp định thương mai WTO -Diễn đàn cho các cuộc đàm phán thương mại -Giải quyết các tranh chấp thương mại -Giám sát các chính sách thương mại của các quốc gia thành viên. -Trở giúp về mặt kỷ thuật và đào tạo cho các nước đang phát triển -Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH - WTO kế tục và mở rộng phạm vi của tổ chức tiền thân của nó là Hiệp định chung về thuế quan và Thương mại ( GATT) - GATT ra đời sau đại thế chiến thứ 2, trong trào lưu hình thành hàng loạt các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế, điển hình là Ngân hàng thế giới (World Bank) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).. - Từ đó đến nay, GATT đã trãi qua 8 vòng đàm phán chủ yếu. Tuy nhiên, do thương mại không ngừng phát triển, các vấn đề trong các cuộc đàm phán ngày càng mở rộng. Với tư cách là một sự thỏa thuận. GATT có những hạn chế về quyền hạn. - Để chấm dứt tình trạng nan giải đó, các bên tham gia GATT quyết tâm thành lập WTO với đầy đủ tư cách là một tổ chức Quốc tế toàn cầu, đặt nền móng cho một hệ thống thương mại đa phương bền vững trong tương lai. - Ngày 15 tháng 04 năm 1994 tại Marốc, các nước thành viên đã ký hiệp định thành lập tổ chức thương mại thế giới. Theo đó, WTO chính thức được thành lập độc lập với hệ thống Liên hiệp quốc và đi vào hoạt động từ 01 tháng 01 năm 1995. CƠ CẤU TỔ CHỨC Về cơ cấu tổ chức của WTO: có một cơ cấu gồm ba cấp: 1) Các cơ quan lãnh đạo chính trị và có quyền ra quyết định bao gồm : - Hội nghị Bộ trưởng ( Ministerial Conference) là cơ quan quyền lực cao nhất, nhóm họp ít nhất hai năm một lần. Là đại diện cấp Bộ trưởng thương mại của các quốc gia thành viên. Có thẩm quyền quyết định mọi vấn đề, mọi quyết định phải thông qua 3/4 số phiếu của các thành viên. 2) Cơ quan thường trực: -Đại Hội đồng, có chức năng giải quyết và điều phối mọi hoạt động của WTO. Đồng thời đóng vai trò là "Cơ quan giải quyết tranh chấp" ( Dispute Settlement Body) và "Cơ quan rà soát chính sách" (Trade Policy Review Body) -Là các quan chức tương đương cấp thứ trưởng của các quốc gia thành viên. Nhóm họp khi có yêu cầu (trung bình 9 lần/năm) -Dưới Đại hội đồng là các Hội đồng trực thuộc và các Ủy ban tương ứng như: Hội đồng Thương mại hàng hóa ( Council for Trade in Goods ) Hội đồng Thương mại dịch vụ. ( Trade in Sevices) Hồi đồng về quyền sở hữu trí tuệ (Council for Trade-Related Aspects of Intellectual Property Rights) và các Ủy ban trược thuộc tương ứng...(hình trên) Các hội đồng trên chịu trách nhiệm việc thực thi Hiệp định WTO về từng lĩnh vực thương mại tương ứng. Tham gia các Hội đồng là đại diện của các thành viên. Các cơ quan thừa hành và giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại đa phương, bao gồm Hội đồng GATT, Hội đồng GATS và Hội đồng TRIPS; 3) Cuối cùng là các cơ quan thực hiện chức năng hành chính: - Ban Thư ký WTO gồm 1 Tổng giám đốc và 4 phó tổng giám đốc. Được lập bởi Hội nghị bộ trưởng. -Tổng Giám đốc là đại diện hợp pháp của WTO, chức danh và nhiệm kỳ của TGĐ được quyết định bở Hội nghị Bộ trưởng. Phần lớn các quyết định của WTO đều được thông qua trên cơ sở đồng thuận. Trong một số trường hợp, khi không đạt được sự đồng thuận, các thành viên có thể tiến hành bỏ phiếu. Khác với các tổ chức khác, mỗi thành viên chỉ có quyền bỏ 1 phiếu và các phiếu có giá trị ngang nhau Hội nghị Bộ trưởng diễn ra vừa qua tại Ho62ngKong. quang cảnh buổi làm việc của WTo tại trụ sở chính Geneva NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG Toàn bộ hoạt động của WTO dựa trên một loạt các văn bản pháp lý đề cập tới rất nhiều lĩnh vực thương mại. Tuy nhiên các văn bản pháp lý này chỉ dựa trên một số nguyến tắc sau: - Không phân biệt đối xử - Thương mại ngày càng tự do thông qua đàm phán -Xây dựng môi trường kinh doanh dễ dự đoán - Tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng - Dành cho các thành viên đang phát triển một số ưu đãi ĐIỀU KIỆN GIA NHẬP Bất kỳ quốc gia nào có quyền độc lập về chính sách thương mại điều có thể gia nhập WTO. Quá trình gia nhập được trãi qua các giai đoạn sau: - Diều kiện đầu tiên là phải công nhận các bản Thỏa ước GATT - Quá trình gia nhập trãi qua 4 bước * "Nói cho chúng tôi biết tình hình của bạn" Chính phủ quốc gia muốn gia nhập phải giới thiệu mọi phương diện chính sách kinh tế và thương mại có liên quan đến WTO. Thuyết minh này được đệ trình lên WTO dưới hình thức "Bị vong lục", sẽ được nhóm công tác thụ lý và thẩm tra. Nhóm công tác có thể là tất cả các thành viên của WTO. *"Từng bước đưa ra đánh giá của bạn cho chúng tôi" Khi Ban công tác đạt được những tiến triển phù hợp về các nguyên tắc và chính sách, thành viên tương lai và các nước thành viên WTO sẽ tiến hành các cuộc đàm phán song phương, cam kết tham gia thị trường và các chính sách khác. Những cam kết của thành viên mới sẽ được trình tất cả các thành viên WTO thông qua nguyên tắc không phân biệt. *"Chúng ta cùng nhau khởi thảo điều kiện gia nhập" Khi việc thẩm tra cơ chế thương mại của nước đăng ký gia nhập WTO và các cuộc đàm phán vể gia nhập thị từường song phương hoàn tất, ban công tác sẽ kết thúc các điều khoản gia nhập. *"Đưa ra quyết định" Túi hồ sơ cuối cùng gồm bản báo cáo, nghị định thư và danh mục cam kết được đệ trình lên Hội đồng WTO hoặc Hội nghị Bộ trưởng WTO. Nếu 2/3 thành viên WTO bỏ phiếu chấp thuận, thì quốc gia đó chính thức là thành viên của WTO. Dựa trên cơ sở xem xét các chính sách kinh tế, thương mai của nước xin gia nhập và các cuộc đàm phán song phương về mở cửa thị trường. Việc gia nhập được chính thức hóa bằng việc ký vào Nghị định thư gia nhập. Có hiệu lực 30 sau khi nộp văn bản thông báo việc cơ quan có thẩm quyền đã thông qua hay phê chuẩn Nghị định thư gia nhập. 10 LỢI ÍCH CHUNG CỦA WTO Đây là 10 lợi ích chung của hệ thống thương mại WTO, nhưng không có ý nói rằng mọi thứ đều hoàn hảo, và cũng không nói rằng tất cả mọi người đều đồng tình với mọi điều trong WTO. 10 lý do sau đây giải thích sao chúng ta nên có hệ thống này hơn là không có nó: 1. hệ thống này giúp thúc đẩy hòa bình. 2. Giải quyết các tranh chấp một cách xây dựng. 3. Các nguyên tắc làm cho cuộc sống trở nên dễ dàng hơn với tất cả mọi người. 4. Chi phí cuộc sống giảm nhờ thương mại tự do. 5. Hệ thống này mang đến nhiều lựa chọn hơn về sản phẩm và chất lượng. 6. Thương mại làm tăng thu nhập. 7. Thương mại kích thích tăng trưởng kinh tế. 8. Các nguyên tắc cơ bản làm cho cuộc sống có hiệu quả hơn. 9. Các chính phủ không bị ảnh hưởng bởi những vận động ngoài hành lang. 10. hệ thống này khuyến khích chính phủ hoạt động tốt. NHỮNG ĐIỀU CÒN BẤT CẬP - WTO được thành lập cách đây không lâu, thực tiễn đã chứng minh còn có nhiều điều bất cập. Điều đó cũng lý giải vì sao xuất hiện một số phong trào, làn sóng biếu tình chống đối WTO ở một số quốc gia, nhất là trong cuộc họp tại Mexixo, Hồng Kong những năm vừa qua. Trong bất cập đó đặc biệt nổi cộm đó là những vấn đề chủ yếu sau: 1. Việc thực hiện các hiệp định vẫn chưa thực sự bình đẳng. Các thành viên phát triển chỉ tích cực thúc đẩy thực hiện hiệp định có lợi cho bản thân. 2. Các nước mạnh về thương mai tiếp tục nắm quyền chủ động trong quá trình đưa ra quyết sách. 3. Thời gian tuyển cử cho vị trí TGĐ WTO xuất hiện nhiều “lỗ hổng quyền lực”. 4. Các nước phát triển bất đồng ý kiến về mô hình đàm phán. Cụ thể, EU chủ trương áp dụng mô hình đàm phán thống nhất đã được áp dụng tại lâu nay. Ngược lại Mỹ thì cho rằng mô hình này vừa mất thời gian vừa tốn nhiều công sức, và đưa ra mô hình đàm phán mới, đàm phán xong một ngành, thì lại đàm phán sang ngành khác. VIỆT NAM VÀ WTO • Hành trình gia nhập: - Nộp đơn xin gia nhập vào cuối tháng 12/ 1994. Đến ngày 04/01/1995 WTO tiếp nhận đơn. 27 ngày sau, 31/01/1995 Ban công tác về Việt Nam gia nhập WTO được thành lập. Tham gia ban công tác có nhiều thành viên WTO quan tâm đến thị trường Việt Nam. - Tháng 8/1996 gửi “Bị vong lục về chính sách thương mại” tới Ban thư ký WTO nhầm giới thiệu tổng quan về kinh tế và cung cấp các thông tin về chính sách thương mại. • Những tiến triển hiện tại: - Tháng 6 vừa qua, Việt Nam đã kết thúc đàm phán song phương về mở cửa thị trường trong nước với 26 nước thành viên của WTO. 02/3/ 2006, ký hiệp định kết thúc đàm phán với Australia. 03/5/2006, kết thúc đàm phán với Mexico- là đối tác thứ 27/28 đã kết thúc đàm phán song phương, chỉ còn lại Hoa Kỳ. - Ngày 19/7/ 2006, Việt Nam đã kết thúc phiên đàm phán đa phương thứ 13 về việc Việt Nam gia nhập WTO, tại trụ sở chính Geneva. - Trong tháng 9/ 2006, đoàn đàm phán của Việt Nam sẽ tiếp tục lên đường để tiếp tục đàm phán đa phương. - Dự kiến vào tháng 11 năm 2006, Việt Nam có thế chính thức gia nhập WTO. NHỮNG LỢI ÍCH CÓ ĐƯỢC KHI GIA NHẬP WTO - Khi là thành viên của WTO, Việt Nam sẽ được đối xử bình đẳng như những thành viên khác. Mở rộng cơ hội thương mai, nâng cao lợi ích kinh tế. Nhất là các lợi ích cho lĩnh vực nông nghiệp, lĩnh vực xuất khẩu hàng dệt may. - Nhập khẩu hàng hóa với giá rẻ hơn. Cải thiện chất lượng dịch vụ. - Mặt hàng do Việt Nam sản xuất sẽ dễ dàng hơn trong việc thâm nhập vào thị trường xuất khẩu lớn. - Tăng tỷ lệ lao động có việc làm. Tăng thu nhập cho người dân. Thúc đẩy cải cách kinh tế trong nước, đẩy nhanh tốc độ phát triển. - Tạo cho Việt Nam vị thế tốt hơn trong các vấn đề tranh chấp thương mại. NHỮNG THÁCH THỨ PHẢI ĐỐI MẶT - Không có quá trình nào là chỉ được mà không mất. Gia nhập WTO, hàng hóa Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn, sự đào thải khắc nghiệt hơn. Không loại trừ khả năng một số ngành kinh tế sẽ bị chết yểu trước sức tấn công của hàng hóa ngoại nhập. - Mặc dù với tư cách là một nước đang phát triển nghèo, được miễn trừ cắt giảm trợ giá xuất khẩu nông sản, giảm mức hỗ trợ cho nông dân nhưng đổi lại Việt Nam phải cam kết nhượng bộ các đối tác nước ngoài. - Trong bối cảnh Việt Nam đang còn tới 70% số dân sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, hàng hoá của chúng ta với sức cạnh tranh hiện tại mà bỏ trợ giá - dù dưới hình thức nào - đều có nguy cơ rủi ro rất cao, và những người nông dân nghèo là đối tượng gánh chịu nặng nề. - Cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam kém hơn về mọi mặt, không đủ sức cạnh tranh dễ dẫn đến bị sáp nhập, phá sản kéo theo các hiệu ứng xã hội. - Cắt giảm và cắt giảm: Theo cam kết, Việt Nam sẽ cắt giảm 22% thuế nhập khẩu so với mức hiện hành, thực hiện chủ yếu trong vòng 5 năm kể từ khi gia nhập WTO. Trong số 10.600 dòng thuế nhập khẩu sẽ có 36% phải cắt giảm; lộ trình cắt giảm kéo dài bình quân từ 5 – 7 năm. Mức cắt giảm nói trên tập trung vào thuế đối với ngành công nghiệp (23,9%), nông nghiệp (10,6%). Nếu so với cam kết gia nhập WTO của Trung Quốc, thì mức cắt giảm này ở Việt Nam mạnh hơn ở ngành hàng công nghiệp (Trung Quốc chỉ giảm 9,6%) và nhẹ hơn ở ngành hàng nông nghiệp (Trung Quốc giảm 16,7%). Mức cắt giảm thuế nhập khẩu cụ thể có biên độ khá rộng theo từng ngành khác nhau, từ 2% cho đến 63,2%. Cao nhất là ngành dệt may (cắt tới 63,2% so với MFN); kế đến là cá và các sản phẩm cá (giảm 38,4%); ngành gỗ, giấy (giảm 32,8%); máy móc thiết bị điện (giảm 23,6%); da, cao su (giảm 21,5%) rồi đến nông sản (giảm 10,6%), kim loại, thiết bị vận tải… Thấp nhất là ngành hàng khoáng sản, cắt giảm 2% so với mức thuế hiện hành. - Theo yêu cầu của vòng đàm phán tự do hóa thương mại của WTO (vòng Doha), Việt Nam cũng đã cam kết bỏ trợ cấp xuất khẩu khi gia nhập WTO. - Bên cạnh đó, chính phủ phả rà soát lại và sẽ chỉnh sửa 260 văn bản pháp luật, đồng thời ban hành bổ sung thêm hơn 100 luật mới để phù hợp với yêu cầu của WTO. NHẬN XÉT CHUNG - Nhìn chung, trong quá trình gia nhập WTO, Việt Nam có những thuận lợi và thách thứ nhất định: • Về mặt thuận, Việt Nam đã khắc phục tình trạng bị một số nước phân biệt đối xử, tạo dựng và dần dần nâng cao thế và lực của Việt Nam; tạo dựng được môi trường phát triển kinh tế công bằng, không phân biệt đối xử; nâng cao tính hấp dẫn thu hút đầu tư và công nghệ bên ngoài; nâng cao khả năng tiếp thu kinh nghiệm quản lý theo chuẩn mực quốc tế. • Về mặt nghịch, một khi mở cửa thị trường Việt Nam cho hàng hóa các nước, các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động yếu kém phải chấp nhận cạnh tranh gay gắt với doanh nghiệp nước ngoài; trình độ chuyên môn của cán bộ ta còn thấp… • WTO còn có ý nghĩa cải thiện cách nhìn nhận của cộng đồng doanh nghiệp thế giới đối với Việt Nam. Chừng nào Việt Nam chưa gia nhập, nhiều nhà đầu tư sẽ tự hỏi : “WTO đã có 147 thành viên, chiếm 97% thương mại thế giới. Tại sao VN chưa vào? Phải chăng nước này đang gặp vấn đề gì?”. Nếu bie1t VN nằm trong WTO, tức là chịu sự rằng buộc của nhiều luật chơi quốc tế, các nhà đầu tư sẽ nghĩ rằng độ rủi ro tại đây sẽ giảm đi, và do đó tăng cường đầu tư. NHẬN XÉT CÁ NHÂN • Trong kỷ nguyên mà thương mại liên quốc gia ngày càng phát triển to mạnh, để dược đối xử bình đẳng như những quốc gia khác chỉ còn cách duy nhất là gia nhập vào WTO, nếu không muốn nền ngoại thương của mình bị cô lập. Đó là lý do ngày càng có nhiều quốc gia muốn được gia nhập vào WTO mặc dù biết rằng WTO không chỉ gồm những gì tốt đẹp đúng như họ mong đợi. • Nhưng đó là xu thế của lịch sử, mà đi ngược lại với xu thế của lịch sử thì hậu quả có thể rất quan trọng cho sự tồn vong của một quốc gia. Tóm lại, gia nhập WTO là cơ hội lớn, là sự lựa chọn đúng đắn. Gia nhập WTO giúp cho thương mại phát triển mạnh mẽ, tăng cường thu hút FDI, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh cải cách trong nước và xây dựng nhà nước pháp quyền vững mạnh. THAY LỜI KẾT Những kiến thức và thông tin trên được tham khảo từ quyển “ WTO những quy tắc cơ bản”, “ Tìm hiểu về Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ” và những trang web. Với một bài thuyết trình ngắn gọn, chắc chắn đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Để bổ sung thêm về kiến thức sâu rộng hơn về WTO các bạn có thể truy cập vào các địa chỉ sau: : trang web của tổ chức WTO : trang web của Bộ thương mại VN trang web của Bộ Ngoại giao VN trang web của Bộ Kế hoạch và Đầu tư VN Thời báo kinh tế VN __________________ ...thật đáng buồn cho sự vô ý thức của con người, dễ lẫn lộn với những điều đáng nhớ và dễ quên... Nguyên văn bởi venus NHẬN XÉT CHUNG - Nhìn chung, trong quá trình gia nhập WTO, Việt Nam có những thuận lợi và thách thứ nhất định: • Về mặt thuận, Việt Nam đã khắc phục tình trạng bị một số nước phân biệt đối xử, tạo dựng và dần dần nâng cao thế và lực của Việt Nam; tạo dựng được môi trường phát triển kinh tế công bằng, không phân biệt đối xử; nâng cao tính hấp dẫn thu hút đầu tư và công nghệ bên ngoài; nâng cao khả năng tiếp thu kinh nghiệm quản lý theo chuẩn mực quốc tế. • Về mặt nghịch, một khi mở cửa thị trường Việt Nam cho hàng hóa các nước, các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động yếu kém phải chấp nhận cạnh tranh gay gắt với doanh nghiệp nước ngoài; trình độ chuyên môn của cán bộ ta còn thấp… • WTO còn có ý nghĩa cải thiện cách nhìn nhận của cộng đồng doanh nghiệp thế giới đối với Việt Nam. Chừng nào Việt Nam chưa gia nhập, nhiều nhà đầu tư sẽ tự hỏi : “WTO đã có 147 thành viên, chiếm 97% thương mại thế giới. Tại sao VN chưa vào? Phải chăng nước này đang gặp vấn đề gì?”. Nếu bie1t VN nằm trong WTO, tức là chịu sự rằng buộc của nhiều luật chơi quốc tế, các nhà đầu tư sẽ nghĩ rằng độ rủi ro tại đây sẽ giảm đi, và do đó tăng cường đầu tư. NHẬN XÉT CÁ NHÂN • Trong kỷ nguyên mà thương mại liên quốc gia ngày càng phát triển to mạnh, để dược đối xử bình đẳng như những quốc gia khác chỉ còn cách duy nhất là gia nhập vào WTO, nếu không muốn nền ngoại thương của mình bị cô lập. Đó là lý do ngày càng có nhiều quốc gia muốn được gia nhập vào WTO mặc dù biết rằng WTO không chỉ gồm những gì tốt đẹp đúng như họ mong đợi. • Nhưng đó là xu thế của lịch sử, mà đi ngược lại với xu thế của lịch sử thì hậu quả có thể rất quan trọng cho sự tồn vong của một quốc gia. Tóm lại, gia nhập WTO là cơ hội lớn, là sự lựa chọn đúng đắn. Gia nhập WTO giúp cho thương mại phát triển mạnh mẽ, tăng cường thu hút FDI, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh cải cách trong nước và xây dựng nhà nước pháp quyền vững mạnh. THAY LỜI KẾT Những kiến thức và thông tin trên được tham khảo từ quyển “ WTO những quy tắc cơ bản”, “ Tìm hiểu về Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ” và những trang web. Với một bài thuyết trình ngắn gọn, chắc chắn đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Để bổ sung thêm về kiến thức sâu rộng hơn về WTO các bạn có thể truy cập vào các địa chỉ sau: : trang web của tổ chức WTO : trang web của Bộ thương mại VN trang web của Bộ Ngoại giao VN trang web của Bộ Kế hoạch và Đầu tư VN Thời báo kinh tế VN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docWTO.doc
Tài liệu liên quan