Thiết kế tổ chức thi công 1km mặt đường (30%)

Tài liệu Thiết kế tổ chức thi công 1km mặt đường (30%): PHẦN III THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG 1KM MẶT ĐƯỜNG (30%) Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1.1.Giới thiệu chung về đoạn tuyến: Đoạn tuyến thiết kế kỹ thuật thi công từ KM2+900 đến KM3+900. Đoạn tuyến có độ dốc ngang sườn tương đối nhỏ từ 2,6 ÷ 6,6%, có một công trình thoát nước BTCT 2 Ф200 tại KM3+300. Trên bình đồ có bố trí một đường cong nằm có R = 350m Trong đoạn tuyến có hai đoạn đào hoàn toàn với chiều cao đào lớn nhất 3,27m và đoạn tuyến đắp hoàn toàn với chiều cao đắp lớn nhất là 3,50m. 1.2.Xác định các điều kiện thi công: 1.2.1.Điều kiện tự nhiên khu vực tuyến đi qua: 1.2.1.1.Địa hình - địa mạo: Đây là vùng đồi, rừng thuộc loại tái sinh loại III, cây cối mọc không dày lắm, những cây lớn đã bị khai thác lấy gỗ chỉ còn lại những cây nhỏ và một số cây lá kim mọc thưa thớt. Địa hình khu vực tuyến đi qua có độ dốc ngang nhỏ và khá rộng nên đây là điểm thuận lợi để tập kết nguyên vật liệu . 1.2.1.2.Địa hình - địa mạo: Điều kiện địa chất nơi tuyến đi qua khá ổn định, lớp trên ...

doc84 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2072 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kế tổ chức thi công 1km mặt đường (30%), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN III THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG 1KM MẶT ĐƯỜNG (30%) Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1.1.Giới thiệu chung về đoạn tuyến: Đoạn tuyến thiết kế kỹ thuật thi công từ KM2+900 đến KM3+900. Đoạn tuyến có độ dốc ngang sườn tương đối nhỏ từ 2,6 ÷ 6,6%, có một công trình thoát nước BTCT 2 Ф200 tại KM3+300. Trên bình đồ có bố trí một đường cong nằm có R = 350m Trong đoạn tuyến có hai đoạn đào hoàn toàn với chiều cao đào lớn nhất 3,27m và đoạn tuyến đắp hoàn toàn với chiều cao đắp lớn nhất là 3,50m. 1.2.Xác định các điều kiện thi công: 1.2.1.Điều kiện tự nhiên khu vực tuyến đi qua: 1.2.1.1.Địa hình - địa mạo: Đây là vùng đồi, rừng thuộc loại tái sinh loại III, cây cối mọc không dày lắm, những cây lớn đã bị khai thác lấy gỗ chỉ còn lại những cây nhỏ và một số cây lá kim mọc thưa thớt. Địa hình khu vực tuyến đi qua có độ dốc ngang nhỏ và khá rộng nên đây là điểm thuận lợi để tập kết nguyên vật liệu . 1.2.1.2.Địa hình - địa mạo: Điều kiện địa chất nơi tuyến đi qua khá ổn định, lớp trên là lớp á sét lẫn sỏi sạn, rất thuận lợi cho việc đắp nền đường, có chiều dày từ 3 đến 6m, bên dưới là lớp đất sét dày 10m, dưới cùng là lớp đá gốc. Đất đai trong khu vực chủ yếu dùng cho trồng trọt nên việc đền bù và giải tỏa rất thuận lợi. 1.2.1.3.Địa chất thuỷ văn: Qua khảo sát cho thấy tình hình địa chất thuỷ văn trong khu vực hoạt động ít biến đổi, mực nước ngầm hoạt động thấp rất thuận lợi cho việc xây dựng tuyến đường. 1.2.1.4.Điều kiện khí hậu: Khu vực tuyến đi qua mang đặc trưng của khí hậu Miền Trung chịu ảnh hưởng của hai mùa gió. Mùa đông với gió Đông Bắc, mưa lạnh. Mùa hè với gió Tây Nam khô hanh. Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8, mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau. Theo số liệu thống kê nhiều năm cho thấy: - Nhiệt độ trung bình hàng năm: 26 0C. - Nhiệt độ cao nhất trong năm: 38 0C. - Nhiệt độ thấp nhất trong năm: 130 C. - Lượng mưa trung bình hàng năm: 2044mm. - Lượng mưa lớn nhất trong năm: 3077mm. - Lượng mưa nhỏ nhất trong năm: 1440mm. - Lượng mưa ngày lớn nhất (ứng tần suất p=4%): 501mm. - Tốc độ gió lớn nhất 4m/s theo hướng Đông Bắc vào khoảng tháng 8 đến tháng11. - Hướng gió chủ yếu theo hai phương. Hướng gió Tây Nam vào tháng 2 đến tháng 8 vơi vận tốc trung bình năm là 2,5 m/s. Hướng gió Đông Bắc vào tháng 9 đến tháng 1 năm sau 3,3m/s. Với điều kiện khí hậu khu vực tuyến đi qua thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao thời gian thi công thuận lợi nhất là từ tháng 2 đến tháng 8. 1.2.2.Điều kiện xã hội và các điều kiện liên quan khác: 1.2.2.1. Điều kiện phân bố dân cư: Dân cư trong khu vực tập trung phân bố không đồng đều theo tuyến và tập trung chủ yếu ở hai đầu tuyến. Người dân ở đây có trình độ văn hoá tương đối cao. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở đây tương đối đồng đều và ở mức trung bình. Đa số lực lượng lao động thuộc nghề nông giàu kinh nghiệm dân gian về canh tác nông nghiệp . 1.2.2.2. Điều kiện khai thác, cung cấp vật liệu và đường vận chuyển: - Xi măng, sắt thép lấy tại các đại lý vật tư ở khu vực dọc tuyến (cự ly 3km). - Bê tông nhựa lấy tại trạm trộn bê tông nhựa Bình An-Thăng Bình (cự ly 6 km). - Đá các loại lấy tại mỏ đá (cự ly vận chuyển 2 Km). - Cát, sạn lấy tại sông Thu Bồn (cự ly 5 Km). - Đất đắp nền đường, qua kiểm tra chất lượng cho thấy có thể lấy đất từ nền đường đào. Đào từ nền đào sang đắp ở nền đắp, ngoài ra có thể lấy đất tại các vị trí mỏ dọc tuyến với cự ly trung bình là: 5km. 1.2.2.3. Điều kiện cung cấp bán thành phẩm, cấu kiện và đường vận chuyển: Các bán thành phẩm và cấu kiện đúc sẵn được sản xuất tại xí nghiệp phục vụ công trình, xí nghiệp đóng tại Thành Phố Tam Kỳ cách chân công trình 30km. Năng lực sản xuất của xưởng đáp ứng đầy đủ về số lượng, chất lượng theo yêu cầu đặt ra. Tuyến đường được hình thành trên cơ sở tuyến đường sẵn có do đó các loại bán thành phẩm , cấu kiện và vật liệu vận chuyển đến chân công trình là tương đối thuận lợi. 1.2.2.4. Khả năng cung cấp nhân lực phục vụ thi công: Đơn vị thi công có đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân có trình độ và tay nghề cao, có khả năng đảm bảo thi công công trình đúng tiến độ. Những công việc cần nhiều lao động thủ công thì có thể thuê nhân lực nhàn rỗi ở địa phương, tạo công ăn việc làm cho người dân ở đó, mặt khác cũng có thể giảm giá thành xây dựng công trình. 1.2.2.5. Khả năng cung cấp các thiết bị phục vụ thi công: Các đơn vị xây lắp trong và ngoài tỉnh có đầy đủ trình độ năng lực và trang thiết bị thi công có thể đảm bảo thi công đạt chất lượng và đúng tiến độ. 1.2.2.6. Khả năng cung cấp các loại nhiên liệu ,năng lượng phục vụ thi công: Nhiên liệu như xăng, dầu nhớt, ... sử dụng cho máy móc đã được chuẩn bị đảm bảo đầy đủ về số lượng và chất lượng. Hệ thống điện được nối với mạng lưới điện sinh hoạt của nhân dân, ngoài ra đơn vị còn có máy phát điện riêng nhằm đảm bảo công việc được tiến hành liên tục không bị gián đoạn trong trường hợp bị cúp điện. 1.2.2.7. Khả năng cung cấp các loại nhu yếu phẩm phục vụ sinh hoạt: Khu vực tuyến đi qua nối liền hai trung tâm huyện do đó khả năng cung cấp các loại nhu yếu phẩm phục vụ sinh hoạt cho cán bộ, công nhân thi công rất thuận lợi. 1.2.2.8. Điều kiện về thông tin liên lạc và y tế: Hiện nay hệ thống thông tin liên lạc, y tế đã xuống đến cấp huyện, xã. Các bưu điện văn hoá của xã đã được hình thành góp phần đưa thông tin liên lạc về thôn xã đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Đây là điều kiện thuận lợi cho công tác thi công, giám sát thi công, tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách giữa ban chỉ huy công trường và các ban ngành có liên quan. Chương 2: THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 2.1.Công tác khôi phục hệ thống cọc : Để xây dựng kết cấu mặt đường đúng vị trí, kích thước, cao độ. Trước khi xây dựng các lớp mặt đường bao giờ cũng phải khôi phục cọc, từ đó xác định lại hệ thống cọc hai bên mép lề xe chạy và phần lề gia cố, bổ sung các cọc bị mất, sửa lại các cọc bị xiên lệch. Sau đó kiểm tra lại cao độ nền đường tại các cọc chi tiết để có những điều chỉnh cần thiết trước khi thi công kết cấu mặt đường . Để thực hiện các công tác này ta bố trí 1 kỹ sư, 1 trung cấp và 2 công nhân cùng với các trang thiết bị cần thiết. Tổ này thực hiện công tác kiểm tra cao độ trong suốt quá trình thi công. 2.2.Thi công khuôn đường : * Mặt cắt ngang khuôn đường dạng đào lòng hoàn toàn : Hình III.2.1 * Mặt cắt ngang khuôn đường dạng đắp lề hoàn toàn : Hình III.2.2 2.2.1.Trình tự thi công khuôn đường : STT NỘI DUNG CÔNG VIỆC  I Đào lòng hoàn toàn đoạn KM2+900 KM3+080 1 Khôi phục cọc kiểm tra cao độ 2 Đào lòng đường lần 1 dày 12cm, rộng 8m. 3 Vận chuyển đất đắp lề 4 Đào lòng đường lần 2 dày 15cm, rộng 8m 5 Vận chuyển đất đổ đi. 6 Đào lòng đường lần 3 dày 8cm, rộng 8m. 7 Vận chuyển đất đổ đi 8 San sửa lòng đường tạo độ dốc mui luyện. 9 Lu tăng cường phần lòng đường 10 Đầm mép lòng đường 11 Lu hoàn thiện phần lòng đường 12 Đào rãnh ngang thoát nước+hố tụ 13 Công tác kiểm tra, nghiệm thu khuôn đường  II Đắp lề hoàn toàn đoạn KM3+080÷KM3+520 1 Khôi phục cọc kiểm tra cao độ 2 Vận chuyển gỗ, cọc sắt làm thành chắn. 3 Tưới nước tạo dính bám với nền đất 4 Dựng thành chắn lần 5 Vận chuyển đất từ nền đào đến để đắp lề lần 1 6 San rải đất đắp lề. 7 Đầm lề + bù phụ.. 8 Tưới nước tạo dính bám 9 Vận chuyển đất từ nền đào đến để đắp lề lần 2 10 San rải đất đắp lề. 11 Đầm lề + bù phụ 12 Tưới nước tạo dính bám 13 Vận chuyển đất từ nền đào đến để đắp lề lần 3. 14 San rải đất đắp lề 15 Đầm lề + bù phụ. 16 Tháo thành chắn 17 Đào rãnh ngang thoát nước 18 San sửa bề mặt lòng đường tạo độ dốc mui luyện. 19 Lu hoàn thiện phần lòng đường 20 Công tác kiểm tra, nghiệm thu khuôn đường  III Đào lòng hoàn toàn đoạn KM3+520÷KM3+900 1 Khôi phục cọc kiểm tra cao độ 2 Đào lòng đường lần 1 dày 12cm, rộng 8m. 3 Vận chuyển đất đổ đi 4 Đào lòng đường lần 2 dày 15cm, rộng 8m 5 Vận chuyển đất đổ đi. 6 Đào lòng đường lần 3 dày 8cm, rộng 8m. 7 Vận chuyển đất đổ đi 8 San sửa lòng đường tạo độ dốc mui luyện. 9 Lu tăng cường phần lòng đường 10 Đầm mép lòng đường 11 Lu hoàn thiện phần lòng đường 12 Đào rãnh ngang thoát nước. 13 Công tác kiểm tra, nghiệm thu khuôn đường 2.2.2.Kỹ thuật thi công từng hạng mục : 2.2.2.1.Thi công đoạn đào lòng hoàn toàn : 1.Khôi phục lại cọc tim, cọc mép: - Để xây dựng kết cấu mặt đường đúng vị trí, kích thước và cao độ, trước khi thi công các lớp kết cấu áo đường bao giờ cũng khôi phục lại hệ thống cọc, xác định vị trí trục đường. Từ đó xây dựng hệ thống cọc cố định 2 bên mép phần xe chạy và lề gia cố để định phạm vi thi công. - Tiếp theo tiến hành kiểm tra cao độ nền đường ở các cọc chi tiết để kịp thời có những điều chỉnh cần thiết trước khi thi công kết cấu mặt đường. - Định phạm vi thi công và tiến hành dời cọc ra khỏi phạm vi thi công: lòng đường (Bm= 7m), lề đường (2 x 1,0m). Trong đó phần lề gia cố có chiều rộng mỗi bên là 0,5m. Khi dời cọc ra ngoài phạm vi thi công phải được đánh dấu vào sơ đồ cọc thi công cùng với khoảng cách cụ thể để sau này dể rà soát kiểm tra khi cần. - Dụng cụ thi công bao gồm: Máy kinh vĩ, máy thuỷ bình, mia, thước thép. Để thực hiện công tác này bố trí 1KS +1Trung cấp+ 2CN cùng với các thiết bị cần thiết. Tổ này thực hiện công tác kiểm tra cao độ trong suốt quá trình thi công. 2.Đào lòng đường lần 1: Dùng máy ủi D-271 xén đất theo lớp mỏng lớp dày 12cm, chiều dài đoạn xén đất l=6m. Sau khi xén đất xong máy ủi vận chuyển đất dồn đống ở lòng đường, khoảng cách giữa các đống đất dồn đống là ld= 50 m. Hình III.2.3:Xén đất theo kiểu lớp mỏng của máy ủi D-271 3.Vận chuyển đất đến đắp lề ở nền đắp: Sau khi đất được máy ủi dồn đống ở lòng đường, ta dùng máy xúc lật xúc đất lên xe ôtô 15T chở đến tập kết ở phần lề đường của nền đắp để san rải đắp lề, phần đất còn lại được vận chuyển đổ đi cách công trình 2km. *Ta chọn máy xúc lật hãng Caterpiler mã hiệu 914 G có các thông số kỹ thuật cơ bản như sau: -Công suất động cơ tổng cộng: 98 Cv. -Năng suất lý thuyết 82 m3/h. -Mã hiệu động cơ: 3054T -Tốc độ di chuyển: tiến 6,7-38,5 km/h ; lùi 6,5-21,6km/h. -Thời gian tổng cộng chu kỳ thủy lực với trọng tải định mức trong gầu: 11s trong đó: Nâng 5,6s; đổ: 2,1 s; hạ gầu không tải:3,2s. -Chiều rộng giới hạn: 2,3 m -Dung tích gầu 1,3 m3. *Ô tô vận chuyển: chọn loại Hino Motor mã hiệu ZG150D loại 15 T tự đổ có các thông số kỹ thuật như sau: -Sức chở lớn nhất: 15 T -Trọng lượng xe : 14,775 T -Kích thước xe: Dài x Rộng x Cao : 6,595 x 3 x 3,275 m -Kích thước thùng xe: Dài x Rộng x Cao : 4,21 x 2,76 x 0,97 m -Dung tích hình học thùng xe : 9,0 m3 -Công suất lý thuyết : 210 CV -Mã hiệu động cơ: KD100 4.Đào lòng đường lần 2: Dùng máy ủi D-271 xén đất thành những lớp mỏng, mỗi lớp dày 7,5cm, chiều dài đoạn xén đất l=8m. Sau khi xén đất xong máy ủi vận chuyển đất dồn đống ở lòng đường, khoảng cách giữa các đống đất dồn đống là ld= 50 m. Hình III.2.4Xén đất theo kiểu lớp mỏng của máy ủi D-271 5.Vận chuyển đất đến đắp lề ở nền đắp: Sau khi đất được máy ủi dồn đống ở lòng đường, ta dùng máy xúc lật 914G có dung tích gầu 1,3m3 xúc đất lên xe Hino Motor mã hiệu ZG150D 15T chở đến tập kết ở phần lề đường của nền đắp để san rải đắp lề, phần đất còn lại được vận chuyển đổ đi cách công trình 2km. 6.Đào lòng đường lần 3: Để đảm bảo cao độ nền đường sau khi lu lèn xong đáy áo đường thì khi thi công đào khuôn đường cần phải tính toán chiều cao phòng lún. Công thức tính: Trong đó : Kyc : Độ chặt yêu cầu, Kyc=0,98 đối với phần lòng đường, Kđn : Độ chặt nền tự nhiên, Kyc= 0,8 Hđn : Chiều dày đầm nén yêu cầu, H=20cm. Þ Khi kể đến chiều cao phòng lún thì chiều dày lớp đất đào là 37 cm Dùng máy ủi D-271 xén đất theo lớp mỏng lớp dày 10cm, chiều dài đoạn xén đất l=6m. Sau khi xén đất xong máy ủi vận chuyển đất dồn đống ở lòng đường, khoảng cách giữa các đống đất dồn đống là ld= 50 m. 7.Vận chuyển đất đỗ đi Dùng máy xúc lật 914Gcó dung tích gầu 1,3m3 xúc lên xe Hino Motor mã hiệu ZG150D 15T tập kết ở đống đất bỏ cách công trình 2km. 8.San sửa lòng đường tạo độ dốc mui luyện : Dùng san D144 của Liên Xô để san sửa tạo mui luyện cho lòng đường,có các tính năng kỹ thuật sau: * Công suất : 100 (CV) * Kích thước lưỡi gạt: B_H=3.60_0.55(m) * Vận tốc di chuyển: Tiến: 3.28-26 (km/h) Lùi :3.37-6.56(km/h) * Kích thước giới hạn:L_B_H=8.2_2.47-2.77 * Trọng lượng :13.13 (tấn) Dùng máy san D-144 để san tạo mui luyện phần lòng đường 3lượt/điểm, vận tốc V = 3km/h. Trong quá trình máy san san gọt mui luyện lề đường cho công nhân đi theo sau máy san dùng cuốc, xẻng xén sửa thành lề đường cho đúng kích thước thiết kế. Hình III.2.5:Sơ đồ san sữa lòng đường 9.Lu tăng cường lòng đường bằng lu nặng bánh lốp : Dùng lu nặng bánh lốp D-472 lu 16lượt/điểm, vận tốc lu V = 4,5km/h. Lớp đáy áo đường phải được đầm đạt độ chặt K ≥ 0,98. Khi lu cần chú ý mép bánh lu cách mép lòng đường 10cm để đảm bảo bánh lu không phạm vào thành lòng đường, vệt lu sau chồng lên vệt lu trước tối thiểu từ 15÷20cm để đảm bảo mức độ đồng đều. Hình III.2.5:Sơ đồ lu tăng cường lòng đường bằng lu nặng bánh lốp D472 10.Đầm mép lòng đường: Công tác đầm mép dùng nhân công + đầm diezel để đầm phần mép còn lại của lòng đường đạt độ chặt yêu cầu K ≥ 0,98. 11.Lu hoàn thiện phần lòng đường: Để đảm bảo độ bằng phẳng và tăng cường độ cứng bề mặt lớp đáy áo đường ta tiến hành lu lèn hoàn thiện lớp đáy áo đường. Sử dụng lu bánh cứng KAWASAKI D400Alu 4 lượt/điểm với vận tốc 2 km/h Lu bánh cứng KAWASAKI D400A có các tính năng kỹ thuật sau: - Trọng lượng : 11,3 (15,5) tấn. - Áp lực lên :+Con lăn dẫn hướng :13,5/23,5 (Kg/cm2). +Con lăn chủ động :47/64 (Kg/cm2). - Kích thước giới hạn : L_B_H=6,03_1,9_1,9 (m). - Chiều rộng vệt dầm : 1,3 (m). - Kích thước con lăn : + Dẫn hướng : D_B= 1,3-1,3 + Chủ động : D_B= 1,6-1,3 Hình III.2.6:Sơ đồ lu hoàn thiện lòng đường bằng lu D400A 12.Làm hệ thống thoát nước tạm trong thời gian thi công : -Trong quá trình thi công lòng đường cần đặc biệt chú ý thực hiện các biện pháp thoát nước tạm thời, không để nước mưa đọng lại trong lòng đường bằng cách : xẻ các rãnh ngang tạm qua lề đường, hố thu nước, thi công lòng đường từ nơi thấp đến nơi cao. -Cấu tạo rãnh ngang tạm qua lề : +Chiều rộng 30 cm. +Độ dốc (10 ÷ 12)%. +Các rãnh bố trí so le nhau hai bên đường và cách nhau khoảng 20m. -Mặt khác đối với những đoạn đào khuôn vì cao độ đáy áo đường thấp hơn cao độ rãnh biên do đó phải có biện pháp thoát nước trong quá trình thi công. Biện pháp thoát nước được chọn ở đây là làm hố tụ nước. Cấu tạo như sau : +Chiều sâu hố tụ :1m +Tiết diện hố :(0,5x1) m2 +Khoảng cách giữa các hố tụ là 20m . +Các rãnh ngang cấu tạo đi liền với các hố tụ , các rãnh dốc từ đáy lòng đường vào hố tụ với độ dốc (10 ÷ 12)% như đã nói ở trên. Khi gặp trường hợp thời tiết xấu, trời mưa nước từ đáy lòng đường sẽ theo độ dốc dọc và rãnh ngang thoát ra hố tụ. Khi đó có thể dùng công nhân tát nước trong hố tụ, hoặc dùng bơm bơm nước (trường hợp nước thoát không kịp) đến cao độ có thể đảm bảo làm khô mặt đường. =>Biện pháp này có ưu điểm đảm bảo thoát nước trong quá trình thi công. Sau khi thi công xong lớp móng có thể lấp lại dễ dàng bằng nhân lực đồng thời vẫn đảm bảo cho nước trong rãnh biên được lưu thông dễ dàng. Hình III.2.7:Sơ đồ bố trí rãnh thoát nước tạm trong thi công 13.Công tác kiểm tra nghiệm thu khuôn đường: Trong quá trình thi công lòng đường phải thường xuyên kiểm tra cao độ và độ dốc dọc của lòng đường bằng máy kinh vĩ, đồng thời phải kiểm tra hình dạng lòng đường cũng như kiểm tra kích thước và độ bằng phẳng của lòng đường . Sau khi thi công xong khuôn đường cần kiểm tra và nghiệm thu các hạng mục sau đây : - Kích thước hình học : + Bề rộng nền đường sai số cho phép 10 (cm). + Tim đường cho phép lệch so với thiết kế 10 (cm). + Độ dốc ngang và độ dốc dọc lòng đường, sai số cho phép 0,5 % - Độ chặt và độ bằng phẳng : + Kiểm tra 3 vị trí ngẫu nhiên trong 1 km, ở mỗi vị trí đặt thước dài 3m dọc tim đường và ở hai bên cách mép mặt đường 1m . + Kiểm tra độ chặt của đất nền đường bằng phương pháp rót cát. Nền đường phải đạt độ chặt Kyc/0,98 . 2.2.2.2.Thi công đoạn đắp lề hoàn toàn : 1.Khôi phục lại cọc tim, cọc mép: - Để xây dựng kết cấu mặt đường đúng vị trí, kích thước và cao độ, trước khi thi công các lớp kết cấu áo đường bao giờ cũng khôi phục lại hệ thống cọc, xác định vị trí trục đường. Từ đó xây dựng hệ thống cọc cố định 2 bên mép phần xe chạy và lề gia cố để định phạm vi thi công. - Tiếp theo tiến hành kiểm tra cao độ nền đường ở các cọc chi tiết để kịp thời có những điều chỉnh cần thiết trước khi thi công kết cấu mặt đường. - Định phạm vi thi công và tiến hành dời cọc ra khỏi phạm vi thi công: lòng đường (Bm= 7m), lề đường (2 x 1,0m). Trong đó phần lề gia cố có chiều rộng mỗi bên là 0,5m. Khi dời cọc ra ngoài phạm vi thi công phải được đánh dấu vào sơ đồ cọc thi công cùng với khoảng cách cụ thể để sau này dể rà soát kiểm tra khi cần. - Dụng cụ thi công bao gồm: Máy kinh vĩ, máy thuỷ bình, mia, thước thép. Để thực hiện công tác này bố trí 1KS +1Trung cấp+ 2CN cùng với các thiết bị cần thiết. Tổ này thực hiện công tác kiểm tra cao độ trong suốt quá trình thi công. 2.Vận chuyển thành chắn gỗ, cọc sắt: Dùng ôtô Hino Motor mã hiệu ZG150D 15T để chuyên chở và dùng nhân lực để bốc dỡ. Gỗ thành chắn có kích thước là 22x5 cm và dài 5m. 3.Tưới nước tạo dính bám với nền đất : Dùng xe tưới nước DM10 để tưới nước tạo dính bám với đất nền đường, liều lượng 2l/m2. 4.Dựng thành chắn lần 1 : Công việc này được dùng nhân lực để thi công. 5.Vận chuyển đất từ nền đào đến đắp lề lần 1 : Đất đắp lề được lấy ở phần đào khuôn của nền đào được vận chuyển bằng ôtô Hino Motor mã hiệu ZG150D 15T đến nền đắp để đắp lề. Đất vận chuyển đến được đổ thành hai luống ở hai bên lề , mỗi xe đổ thành 4 đống, khoảng cách tim giữa các đống đất như sau : L = Chiều dày san rải : h = htk.kr = 15.1,4 = 21 (cm). Khối lượng đất ôtô vận chuyển trong một chuyến : Q =9m3. Bề rộng đất đắp trung bình B = 1,02m. => L= = 10,5 m. Hình III.2.8:Sơ đồ đổ đống đất đắp lề lần 1 6.San rải đất đắp lề : Do diện thi công hẹp nên ta dùng nhân công để san rải đất đắp lề, bề dày san rải h =15x1,4 =21cm. 7.Đầm lề + bù phụ : Sau khi đắp lề đúng bề rộng, cao độ thiết kế ta tiến hành đầm lề và bù phụ đất vào những chổ thiếu. Dùng đầm diezel để đầm nén đất đắp lề đạt K ≥ 0,95. 8.Tưới nước tạo dính bám với nền đất : Dùng xe tưới nước DM10 để tưới nước tạo dính bám với đất nền đường, liều lượng 2l/m2. 9.Vận chuyển đất từ nền đào đến đắp lề lần 2 : Đất đắp lề được lấy ở phần đào khuôn của nền đào được vận chuyển bằng ôtô Hino Motor mã hiệu ZG150D 15T đến nền đắp để đắp lề. Đất vận chuyển đến được đổ thành hai luống ở hai bên lề , mỗi xe đổ thành 6 đống, khoảng cách tim giữa các đống đất như sau : L = Chiều dày san rải : h = htk.kr = 15.1,4 = 21 (cm). Khối lượng đất ôtô vận chuyển trong một chuyến : Q =9m3. Bề rộng đất đắp trung bình B = 0,8m. => L= = 8,93 m. Hình III.2.9:Sơ đồ đổ đống đất đắp lề lần 1 10.San rải đất đắp lề : Do diện thi công hẹp nên ta dùng nhân công để san rải đất đắp lề, bề dày san rải h =15x1,4 =21cm. 11.Đầm lề + bù phụ : Sau khi đắp lề đúng bề rộng, cao độ thiết kế ta tiến hành đầm lề và bù phụ đất vào những chổ thiếu. Dùng đầm diezel để đầm nén đất đắp lề đạt K ≥ 0,95. 12.Tưới nước tạo dính bám với nền đất : Dùng xe tưới nước DM10 để tưới nước tạo dính bám với đất nền đường, liều lượng 2l/m2. 13.Vận chuyển đất từ nền đào đến đắp lề lần 3 : Đất đắp lề được lấy ở phần đào khuôn của nền đào được vận chuyển bằng ôtô Hino Motor mã hiệu ZG150D 15T đến nền đắp để đắp lề. Đất vận chuyển đến được đổ thành hai luống ở hai bên lề , mỗi xe đổ thành 6 đống, khoảng cách tim giữa các đống đất như sau : L = Chiều dày san rải : h = htk.kr = 12.1,4 = 16,8 (cm). Khối lượng đất ôtô vận chuyển trong một chuyến : Q =9m3. Bề rộng đất đắp trung bình B = 0,59m. => L= = 15,1 m. 14.San rải đất đắp lề : Do diện thi công hẹp nên ta dùng nhân công để san rải đất đắp lề, bề dày san rải h =12x1,4 =16,8cm. 15.Đầm lề + bù phụ : Sau khi đắp lề đúng bề rộng, cao độ thiết kế ta tiến hành đầm lề và bù phụ đất vào những chổ thiếu. Dùng đầm diezel để đầm nén đất đắp lề đạt K ≥ 0,95. 16.Tháo thành chắn lần 2 : Dùng nhân công để tháo dỡ thành chắn 17.Thi công hệ thống thoát nước tạm : Được thi công tương tự trình tự thứ 11 ở mục 2.2.2.1. 18.San sửa bề mặt lòng đường tạo độ dốc mui luyện : Dùng máy san D-144 san sửa lại bề mặt lòng đường tạo độ dốc mui luyện, số lượt san 3l/đ, V=3km/h. Sơ đồ san như hình 3.2.5. 19.Lu hoàn thiện phần lòng đường : - Dùng lu rung hãng Kawasaki mã hiệu KVR 15 có các thông số kỹ thuật: +Trọng lượng :15,5 T. Lực rung lớn nhất : 4,0 - 7,41 T +Kích thước giới hạn:Dài x Rộng x Cao = 5,45 x 2,28 x 2,6 m +Chiều rộng vệt đầm 1,99 m. Vận tốc di chuyển : 0 - 18 km/h +Động cơ có mã hiệu: DA640 . Công suất thiết kế: 80,5 Cv - Khi tắt rung, tiến hành lu lèn hoàn thiện lớp đáy áo đường với số lượt đầm nén yêu cầu là nyc= 4 l/đ, vận tốc lu V=2 Km/h. Sơ đồ lu hoàn thiện như hình 3.2.8 20.Công tác kiểm tra nghiệm thu khuôn đường : Trong quá trình thi công lòng đường phải thường xuyên kiểm tra cao độ và độ dốc dọc của lòng đường bằng máy kinh vĩ, đồng thời phải kiểm tra hình dạng lòng đường cũng như kiểm tra kích thước và độ bằng phẳng của lòng đường . Sau khi thi công xong khuôn đường cần kiểm tra và nghiệm thu các hạng mục sau đây - Kích thước hình học : + Bề rộng nền đường sai số cho phép 10 (cm). + Tim đường cho phép lệch so với thiết kế 10 (cm). + Độ dốc ngang và độ dốc dọc lòng đường, sai số cho phép 0,5 % - Độ chặt và độ bằng phẳng : + Kiểm tra 3 vị trí trong 1 km ,ở mỗi vị trí đặt thước dài 3m dọc tim đường và ở hai bên cách mép mặt đường 1m . + Kiểm tra độ chặt của đất nền đường bằng phương pháp rót cát. Nền đường phải đạt độ chặt Kyc≥0.98. Mẫu phải lấy ở độ sâu cách đáy KCAĐ 15cm. 2.2.3.Xác lập công nghệ thi công khuôn đường : STT NỘI DUNG CÔNG VIỆC MÁY MÓC, NHÂN LỰC SỬ DỤNG MÁY MÓC NL  I Đào lòng hoàn toàn đoạn KM2+900 KM3+080 1 Khôi phục cọc kiểm tra cao độ 2 Đào lòng đường lần 1 dày 12cm, rộng 8m. ỦI- D271 3 Vận chuyển đất đắp lề XÚC LẬT914G+HINO MOTOR 4 Đào lòng đường lần 2 dày 15cm, rộng 8m ỦI D271 5 Vận chuyển đất đắp lề XÚC LẬT914G+HINO MOTOR 6 Đào lòng đường lần 3 dày 10cm, rộng 8m. ỦI D271 7 Vận chuyển đất đổ đi XÚC LẬT914G+HINO MOTOR 8 San sửa lòng đường tạo độ dốc mui luyện 3l/đ,V=3Km/h SAN D144 9 Lu tăng cường phần lòng đường 16l/đ,V=4,5 Km/h D-472 10 Đầm mép lòng đường Đầm Điezel 11 Lu hoàn thiện phần lòng đường 4l/đ,V=2 Km/h D400A 12 Đào rãnh ngang thoát nước+hố tụ NC 13 Công tác kiểm tra, nghiệm thu khuôn đường NC  II Đắp lề hoàn toàn đoạn KM3+080÷KM3+520 1 Khôi phục cọc kiểm tra cao độ NC 2 Vận chuyển gỗ, cọc sắt làm thành chắn. HINO MOTOR 15T 3 Tưới nước tạo dính bám với nền đất DM10 4 Dựng thành chắn lần NC 5 Vận chuyển đất từ nền đào đến để đắp lề lần 1 HINO MOTOR 15T 6 San rải đất đắp lề. NC 7 Đầm đất đắp lề . Đầm Điezel 8 Tưới nước tạo dính bám DM10 9 Vận chuyển đất từ nền đào đến để đắp lề lần 2 HINO MOTOR 15T 10 San rải đất đắp lề. NC 11 Đầm đất đắp lề Đầm Điezel 12 Tưới nước tạo dính bám DM10 13 Vận chuyển đất từ nền đào đến để đắp lề lần 3. HINO MOTOR 15T 14 San rải đất đắp lề NC 15 Đầm đất đắp lề Đầm Điezel 16 Tháo thành chắn NC 17 Đào rãnh ngang thoát nước NC 18 San sửa lòng đường tạo độ dốc mui luyện 3l/đ,V=3Km/h SAN D144 19 Lu hoàn thiện phần lòng đường 4l/đ,V=2 Km/h D400A 20 Công tác kiểm tra, nghiệm thu khuôn đường NC  III Đào lòng hoàn toàn đoạn KM3+520÷KM3+900 1 Khôi phục cọc kiểm tra cao độ NC 2 Đào lòng đường lần 1 dày 12cm, rộng 8m. ỦI- D271 3 Vận chuyển đất đổ đi XÚC LẬT914G+HINO MOTOR 4 Đào lòng đường lần 2 dày 15cm, rộng 8m ỦI D271 5 Vận chuyển đất đổ đi. XÚC LẬT914G+HINO MOTOR 6 Đào lòng đường lần 3 dày 10cm, rộng 8m. ỦI D271 7 Vận chuyển đất đổ đi XÚC LẬT914G+HINO MOTOR 8 San sửa lòng đường tạo độ dốc mui luyện 3l/đ,V=3Km/h SAN D144 9 Lu tăng cường phần lòng đường 16l/đ,V=4,5 Km/h D-472 10 Đầm mép lòng đường Đầm Điezel 11 Lu hoàn thiện phần lòng đường 4l/đ,V=2 Km/h D400A 12 Đào rãnh ngang thoát nước+hố tụ NC 13 Công tác kiểm tra, nghiệm thu khuôn đường NC 2.2.4.Tính toán khối lượng vật liệu, khối lượng công tác thi công khuôn đường 2.2.4.1.Khối lượng vật liệu : - Khối lượng thành chắn : 19,36 m3. - Khối lượng cọc sắt : cọc sắt bằng thép AI, Ф20 có chiều dài tổng cộng 1,0m đặt cách nhau 1,5m . Số cọc cần thiết là : N = cọc - Khối lượng đất đào khuôn lần 1 : 537,6m3. - Khối lượng đất đào khuôn lần 2 : 672m3. - Khối lượng đất đào khuôn lần 3 : 448 m3. - Khối lượng đất đắp lề lần 1 : 201,96m3. - Khối lượng đất đắp lề lần 2 : 158,4m3. - Khối lượng đất đắp lề lần 3 : 93,45m3. - Khối lượng nước tưới tạo dính bám : 4,78m3. 2.2.4.2.Khối lượng công tác : STT NỘI DUNG CÔNG VIỆC KHỐI LƯỢNG ĐƠN VỊ K.LƯỢNG 1 2 3 4 I Đào lòng hoàn toàn đoạn KM2+900÷ KM3+080 1 Khôi phục cọc kiểm tra cao độ m 180 2 Đào lòng đường lần 1 dày 12cm, rộng 8m. m3 172,8 3 Vận chuyển đất đắp lề m3 172,8 4 Đào lòng đường lần 2 dày 15cm, rộng 8m m3 216 5 Vận chuyển đất đổ đi. m3 216 6 Đào lòng đường lần 3 dày 10cm, rộng 8m. m3 144 7 Vận chuyển đất đổ đi m3 144 8 San sửa lòng đường tạo độ dốc mui luyện 3l/đ,V=3Km/h m2 1404 9 Lu tăng cường phần lòng đường 16l/đ,V=4,5 Km/h m2 1404 10 Đầm mép lòng đường m3 32,4 11 Lu hoàn thiện phần lòng đường 4l/đ,V=2 Km/h m2 1404 12 Đào rãnh ngang thoát nước+hố tụ m3 11,2 13 Công tác kiểm tra, nghiệm thu khuôn đường m 180  II Đắp lề hoàn toàn đoạn KM3+080÷KM3+520 1 Khôi phục cọc kiểm tra cao độ m 440 2 Vận chuyển gỗ, cọc sắt làm thành chắn. m3 19,55 3 Tưới nước tạo dính bám với nền đất m3 1,99 4 Dựng thành chắn lần m 880 5 Vận chuyển đất từ nền đào đến để đắp lề lần 1 m3 201,96 6 San rải đất đắp lề. m3 201,96 7 Đầm đất đắp lề m3 201,96 8 Tưới nước tạo dính bám m3 1,6 9 Vận chuyển đất từ nền đào đến để đắp lề lần 2 m3 158,4 10 San rải đất đắp lề. m3 158,4 11 Đầm đất đắp lề m3 158,4 12 Tưới nước tạo dính bám m3 1,19 13 Vận chuyển đất từ nền đào đến để đắp lề lần 3. m3 93,45 14 San rải đất đắp lề m3 93,45 15 Đầm đất đắp lề m3 93,45 16 Tháo thành chắn m 880 17 Đào rãnh ngang thoát nước m3 4,62 18 San sửa lòng đường tạo độ dốc mui luyện 3l/đ,V=3Km/h m2 3432 19 Lu hoàn thiện phần lòng đường m2 3432 20 Công tác kiểm tra, nghiệm thu khuôn đường m 440  III Đào lòng hoàn toàn đoạn KM3+520÷KM3+900 1 Khôi phục cọc kiểm tra cao độ m 380 2 Đào lòng đường lần 1 dày 12cm, rộng 8m. m3 364,8 3 Vận chuyển đất đổ đi m3 364.8 4 Đào lòng đường lần 2 dày 15cm, rộng 8m m3 456 5 Vận chuyển đất đổ đi. m3 456 6 Đào lòng đường lần 3 dày 10cm, rộng 8m. m3 304 7 Vận chuyển đất đổ đi m3 304 8 San sửa lòng đường tạo độ dốc mui luyện 3l/đ,V=3Km/h m2 2964 9 Lu tăng cường phần lòng đường 16l/đ,V=4,5 Km/h m2 2964 10 Đầm mép lòng đường m3 68,4 11 Lu hoàn thiện phần lòng đường 4l/đ,V=2 Km/h m2 2964 12 Đào rãnh ngang thoát nước+hố tụ m3 22,94 13 Công tác kiểm tra, nghiệm thu khuôn đường m 380 2.2.5.Tính toán năng suất máy móc, xác định các định mức sử dụng nhân lực : 2.2.5.1.Tính toán năng suất cho máy lu : Năng suất của lu được xác định theo công thức sau: (m2/ca) (3.2.1). Trong đó : + V : Tốc độ lu (km/h). + B : bề rộng đầm nén trung bình. + Kt : Hệ số sử dụng thời gian, Kt = 0,85. + T : Thời gian làm việc trong 1 ca, T = 7(giờ). + L : Chiều dài thao tác(m). + tq : Thời gian quay đầu đổi số, tq= 0,5(phút). + β : Hệ số kể đến do lu chạy không chính xác , lấy β =1,2. + N : Tổng số hành trình lu để đạt được độ chặt yêu cầu : N = Nck . Nht. + Nck : Số chu kỳ phải thực hiện để đảm bảo số lần đầm nén yêu cầu : (3.2.2) + n : Số lần đầm nén qua một điểm của lu sau một chu kỳ. + Nht : Số hành trình lu trong một chu kỳ. Kết quả tính năng suất lu cho các hạng mục công việc : Bảng III.3.1Bảng tính năng suất lu khuôn đường S TT BẢNG TÍNH NĂNG SUẤT LU HẠNG MỤC CÔNG TÁC LOẠI LU L (m) V (km/h) nyc Nck Nht N P (m2/ca) A Thi công khuôn đường 1 Lu tăng cường lòng đường đào D-472 100 4,5 16 8 6 48 2618 2 Lu hoàn thiện lòng đường D400A 100 2 4 1 12 12 5478 2.2.5.2.Tính năng suất máy ủi đào lòng đường: Năng suất máy ủi đào lòng đường tính theo công thức sau: (m3/ca.) (3.2.6) Trong đó : + T : Thời gian làm việc trong một ca, T = 7(giờ). + Kt : Hệ số sử dụng thời gian, Kt= 0,85. + Q : Khối lượng đất trước lưỡi ủi khi xén và vận chuyển đất ở trạng thái chặt vào cuối giai đoạn xén : (3.2.7). + L : Chiều dài lưỡi ủi, L = 3,03(m). + H : Chiều cao lưỡi ủi, H = 1,1(m). +φ : Góc ma sát trong của đất, φ = 250. +Kr : Hệ số rời rạc của đất, Kr = 1,2. + Ktt : Hệ số tổn thất của đất khi vận chuyển. Ktt=1-(0,005+0,004 LVC) = 0,8. + LVC : Cự ly vận chuyển, LVC = 50(m). Thay các giá trị vào công thức (3.5.7) ta có : (m3) + Kd: Hệ số ảnh hưởng của độ dốc dọc, Kd = 1,05. + Tck: Thời gian làm việc của một chu kỳ. (phút). (3.2.8) + Lx : Chiều dài xén đất bình quân: Lx = 6m. + Lc : Chiều dài vận chuyển đất trung bình, Lc= LVC -Lx= 50-6 = 44(m). + Ll : Chiều dài lùi lại, Ll = Lx + Lc = 50 (m). + Vx : Tốc độ xén đất, Vx = 2km/h = 33,33m/ph. + Vc : Vận tốc vận chuyển đất, Vc= 3km/h = 50 m/ph. + Vl : Tốc độ lùi lại, Vl = 4km/h = 66,67 m/ph. + tq : Thời gian quay đầu chuyển hướng, tq = 30s = 0,5phút. + tđ : Thời gian đổi số, tđ = 6s = 0,1 phút. + th : Thời gian nâng hạ lưỡi ủi, th= 15s = 0,25 phút. (phút). Vậy năng suất máy ủi lòng đường là : (m3/ca). 2.2.5.3.Tính năng suất ôtô vận chuyển: Năng suất ô tô vận chuyển đất được tính theo công thức: (m3/ca) (3.2.9) Trong đó: + T: thời gian trong một ca T=7h. + Kt: hệ số sử dụng thời gian Kt= 0,85 + L: cự ly vận chuyển trung bình + Ktt: hệ số lợi dụng tải trọng Ktt = 1,0. + V1: tốc độ xe chạy khi mang tải V1=35 km/h + V2: tốc độ xe chạy khi không mang tải V2=45km/h + t: thời gian bốc dỡ trong 1 chu kỳ + V (m3) : dung tích thùng xe 15 tấn; V=9 m3 Bảng III.3.2:Bảng tính năng suất của ô tô vận chuyển thi công khuôn đường BẢNG TÍNH NĂNG SUẤT ÔTÔ VẬN CHUYỂN STT TÊN CÔNG VIỆC t(h) L(km) V1(km/h) V2(km/h) N(m3/ca) 1 Vận chuyển thành chắn 0,4 5,0 35 45 88,78 2 Vận chuyển đất đắp lề 0,2 0,5 35 45 237,58 3 Vận chuyển đất đổ đi 0,2 2,0 35 45 177,56 2.2.5.4.Tính năng suất máy san D-144. Năng suất của máy san được xác định theo công thức: (m2/ca) (3.2.10) Trong đó : + T = 7h: thời gian làm việc trong 1 chu kỳ. + tss = 0,01 h : thời gian sang số ở cuối đoạn . + Kt = 0,85 : hệ số sử dụng thời gian. + L : chiều dài thao tác .L=100m +B : Chiều rộng san sữa + n : số hành trình của máy san. +V1, V2 : tốc độ của máy khi làm việc và khi chạy không. +V1=3,5 Km/h=58,33 m/phút. +V2=4 Km/h=66,67 m/phút. ==> Năng suất của máy san, san tạo mui luyện lòng đường : (m2/ca) 2.2.5.5.Năng suất của xe tưới nước DM10 : Năng suất xe tưới tính theo công thức: N = (m3/ca) (3.1.11). Trong đó :+ T : Thời gian làm việc trong 1 ca T=7(giờ). + Kt : Hệ số sử dụng thời gian : Kt= 0,85. + L : Cự ly vận chuyển trung bình. + Q : Dung tích xe tưới, Q = 5m3. + V1 : Tốc độ xe chạy khi có tải, V1 = 20km/h. + V2 : Tốc độ xe chạy khi không tải, V2 = 30km/h. + tp : Thời gian phun nước (nhựa) : tp=0,5h. + tb : Thời gian bơm nước (nhựa) : tp= 0,5h. * Xe tưới nước DM10 : L = 2km Thay các giá trị vào công thức (3.3.6 )ta có : N = 25,5(m3/ca). 2.2.5.6.Năng suất của máy xúc lật hãng Caterpiler mã hiệu 914 G : Năng suất của máy xúc lật : Q = (m3/h) Trong đó: + q: dung tích gầu 1,3 m3 + kđ: hệ số đầy gầu kđ=0,8 + Tck thời gian chu kỳ làm việc gồm thời gian xúc và đưa về vị trí vận chuyển, thời gian đổ, thời gian quay vòng và tiến về nơi xúc Tck= 40s + kt hệ số tơi của vật liệu kt=1,2 + k1 hệ số kể đến điều kiện làm việc cụ thể k1=0,85 đến 0,9 chọn k1= 0,85 Do đó năng suất của máy xúc lật Caterpilar 914G là : Q = m3/h Năng suất của máy trong một ca thi công: N = Q*T Trong đó: + Q là khối lượng công tác của máy trong 1h; Q = 66,3 m3/h + T thời gian trong 1 ca làm việc của máy; T = 7h Suy ra : N = 66,3*7=464,1 (m3/ca) 2.2.5.7.Năng suất của máy đầm Điezel: Năng suất đầm diezel : 40m3/ca . 2.2.5.8.Định mức sử dụng nhân lực : Công tác khôi phục cọc : Định mức nhân công làm công tác khôi cọc, định vị tim đường, mép phần xe chạy có thể lấy như sau : 350m/công. Công tác đào rãnh ngang thoát nước : Định mức nhân công làm công tác đào rãnh biên được tính theo định mức xây dựng cơ bản 24/2005 mã hiệu AB.11831 (trang 33) là : 0,64 công/m3. Công tác dựng và tháo dỡ thành chắn : 100 m/công San rải đất đắp lề 10 m3/công. Công tác hoàn thiện và ngiệm thu khuôn đường 300m/công 2.2.6.Tính toán số công, số ca máy cần thiết hoàn thành các tao tác trong công nghệ thi công khuôn đường. STT TÊN CÔNG VIỆC Khối lượng Đơn vị Máy móc Nhân lực Năng suất Đơn vị Thời gian ca công I Đào lòng hoàn toàn đoạn KM2+900÷ KM3+080 1 Khôi phục cọc ,kiểm tra cao độ 180 m NC 350 m/công 0,51 2 Đào lòng đường lần 1 dày 12cm, rộng 8m. 172,8 m3 Ủi- D271 288 m3/ca 0,6 3 Vận chuyển đất đổ đi 172,8 m3 914G 464,1 m3/ca 0,37 172,8 m3 ZG150D 177,56 m3/ca 0,97 4 Đào lòng đường lần 2 dày 15cm, rộng 8m 216 m3 Ủi- D271 288 m3/ca 0,75 5 Vận chuyển đất đổ đi. 216 m3 914G 464,1 m3/ca 0,47 216 m3 ZG150D 177,56 m3/ca 1,22 6 Đào lòng đường lần 3 dày 10cm, rộng 8m. 144 m3 Ủi- D271 288 m3/ca 0,5 7 Vận chuyển đất đổ đi 144 m3 914G 464,1 m3/ca 0,31 144 m3 ZG150D 177,56 m3/ca 0,81 8 San sửa lòng đường tạo độ dốc mui luyện 3l/đ,V=3 Km/h 1404 m2 SAN D144 10514 m2/ca 0,13 9 Lu tăng cường phần lòng đường 16l/đ,V=4,5Km/h 1404 m2 D-472 2618 m2/ca 0,54 10 Đầm mép lòng đường 32,4 m3 Điezel 40 m3/ca 0,81 11 Lu hoàn thiện phần lòng đường 4l/đ,V=2Km/h 1404 m2 D400A 5478 m2/ca 0,26 12 Đào rãnh ngang thoát nước. 11,20 m3 NC 0,64 Công/m3 7,17 13 Công tác kiểm tra, nghiệm thu khuôn đường 180 m NC 300 m/công 0,6  II Đắp lề hoàn toàn đoạn KM3+080÷KM3+520 1 Khôi phục cọc ,kiểm tra cao độ 440 m NC 350 m/công 1,26 2 Vận chuyển gỗ, cọc sắt làm thành chắn. 19,55 m3 ZG150D 81,8 m3/ca 0,24 3 Tưới nước tạo dính bám với nền đất 1,99 m3 DM10 25,5 m3/công 0,08 4 Dựng thành chắn lần 880 m NC 100 m/công 8,8 5 Vận chuyển đất từ nền đào đến để đắp lề lần 1 201,96 m3 ZG150D 237,58 m3/ca 0,85 6 San rải đất đắp lề. 201,96 m3 NC 10 m3/công 20,2 7 Đầm đất đắp lề . 201,96 m3 Điezel 40 m3/ca 5,05 8 Tưới nước tạo dính bám 1,60 m3 NC 25,5 m3/công 0,06 9 Vận chuyển đất từ nền đào đến để đắp lề lần 2 158,4 m3 ZG150D 237,58 m3/ca 0,67 10 San rải đất đắp lề. 158,4 m3 NC 10 m3/công 15,84 11 Đầm đất đắp lề . 158,4 m3 Điezel 40 m3/ca 3,96 12 Tưới nước tạo dính bám 1,19 m3 NC 25,5 m3/công 0,05 13 Vận chuyển đất từ nền đào đến để đắp lề lần 3. 93,45 m3 ZG150D 237,58 m3/ca 0,39 14 San rải đất đắp lề 93,45 m3 NC 10 m3/công 9,35 15 Đầm đất đắp lề . 93,45 m3 Điezel 40 m3/ca 2,34 16 Tháo thành chắn 880 m NC 100 m/công 8,8 17 Đào rãnh ngang thoát nước 4,62 m3 NC 0,64 Công/m3 2,96 18 San sửa lòng đường tạo độ dốc mui luyện 3l/đ,V=3 Km/h 3432 m2 SAN D144 10514 m2/ca 0,33 19 Lu hoàn thiện phần lòng đường 4l/đ,V=2Km/h 3432 m2 D400A 5478 m2/ca 0,63 20 Công tác kiểm tra, nghiệm thu khuôn đường 440 m NC 300 m/công 1,47 III Đào lòng hoàn toàn đoạn KM3+520÷KM3+900 1 Khôi phục cọc ,kiểm tra cao độ 380 m NC 350 m/công 1,09 2 Đào lòng đường lần 1 dày 12cm, rộng 8m. 364,8 m3 Ủi- D271 288 m3/ca 1,27 3 Máy xúc lật 364,8 m3 914G 464,1 m3/ca 0,79 Vận chuyển đất đắp lề lần 1 201,96 m3 ZG150D 237,58 m3/ca 0,85 Vận chuyển đất đổ đi 162,84 m3 ZG150D 177,56 m3/ca 0,92 4 Đào lòng đường lần 2 dày 15cm, rộng 8m 456 m3 Ủi- D271 288 m3/ca 1,58 5 Máy xúc lật 456 m3 914G 464,1 m3/ca 0,98 Vận chuyển đất đắp lề lần 2 158,4 m3 ZG150D 237,58 m3/ca 0,67 Vận chuyển đất đổ đi. 297,6 m3 ZG150D 177,56 m3/ca 1,68 6 Đào lòng đường lần 3 dày 10cm, rộng 8m. 304 m3 Ủi- D271 288 m3/ca 1,06 7 Máy xúc lật 304 m3 914G 464,1 m3/ca 0,66 Vận chuyển đất đắp lề lần 3 93,45 m3 ZG150D 237,58 m3/ca 0,39 Vận chuyển đất đổ đi. 210,55 m3 ZG150D 177,56 m3/ca 1,19 8 San sửa lòng đường tạo độ dốc mui luyện 3l/đ,V=3 Km/h 2964 m2 SAN D144 10514 m2/ca 0,28 9 Lu tăng cường phần lòng đường 16l/đ,V=4,5Km/h 2964 m2 D-472 2618 m2/ca 1,13 10 Đầm mép lòng đường 68,4 m3 Điezel 40 m3/ca 1,71 11 Lu hoàn thiện phần lòng đường 4l/đ,V=2Km/h 2964 m2 D400A 5478 m2/ca 0,54 12 Đào rãnh ngang thoát nước. 22,99 m3 NC 0,64 Công/m3 14,71 13 Công tác kiểm tra, nghiệm thu khuôn đường 380 m NC 300 m/công 1,27 2.2.7.Biên chế tổ đội thi công : -Tổ 1:1 kỹ sư+1 trung cấp +4 công nhân -Tổ 2A :2 ôtô HINO MOTOR ZG 150D -Tổ 2B :1 ôtô HINO MOTOR ZG 150D -Tổ 3 :1 DM10 -Tổ 4 : 1 lu D400A -Tổ 5: 2 lu D-472 -Tổ 6A: 16 công nhân -Tổ 6B : 10 công nhân -Tổ 7 : 1 ủi D271+1 xúc lật 914G -Tổ 8 : 1 SAN D144 -Tổ 9: 6 đầm Diezel. 2.2.8.Tính toán thời gian hoàn thành các thao tác : STT TÊN CÔNG VIỆC Số công ca Máy móc Nhân lực Tổ đội Thời gian hoàn thành I Đào lòng hoàn toàn đoạn KM2+900÷ KM3+080 1 Khôi phục cọc ,kiểm tra cao độ 0,51 6 NC Tổ 1 0,09 2 Đào lòng đường lần 1 dày 12cm, rộng 8m. 0,6 1 Ủi- D271 Tổ 7 0,6 3 Vận chuyển đất đổ đi 0,37 1 914G Tổ 7 0,37 0,97 3 ZG150D Tổ 2A+2B 0,32 4 Đào lòng đường lần 2 dày 15cm, rộng 8m 0,75 1 Ủi- D271 Tổ 7 0,75 5 Vận chuyển đất đổ đi. 0,47 1 914G Tổ 7 0,47 1,22 3 ZG150D Tổ 2A+2B 0,41 6 Đào lòng đường lần 3 dày 10cm, rộng 8m. 0,5 1 Ủi- D271 Tổ 7 0,5 7 Vận chuyển đất đổ đi 0,31 1 914G Tổ 7 0,31 0,81 3 ZG150D Tổ 2A+2B 0,27 8 San sửa lòng đường tạo độ dốc mui luyện 3l/đ,V=3 Km/h 0,13 1 SAN D144 Tổ 8 0,13 9 Lu tăng cường phần lòng đường 16l/đ,V=4,5Km/h 0,54 2 D-472 Tổ 5 0,27 10 Đầm mép lòng đường 0,81 6 Điezel Tổ 9 0,14 11 Lu hoàn thiện phần lòng đường 4l/đ,V=2Km/h 0,26 1 D400A Tổ 4 0,26 12 Đào rãnh ngang thoát nước. 7,17 26 NC Tổ 6A+6B 0,28 13 Công tác kiểm tra, nghiệm thu khuôn đường 0,6 6 NC Tổ 1 0,10  II Đắp lề hoàn toàn đoạn KM3+080÷KM3+520 1 Khôi phục cọc ,kiểm tra cao độ 1,26 6 NC Tổ 1 0,21 2 Vận chuyển gỗ, cọc sắt làm thành chắn. 0,24 1 ZG150D Tổ 2B 0,24 3 Tưới nước tạo dính bám với nền đất 0,08 1 DM10 Tổ 3 0,08 4 Dựng thành chắn lần 8,8 26 NC Tổ 6A+6B 0,34 5 Vận chuyển đất từ nền đào đến để đắp lề lần 1 0,85 2 ZG150D Tổ 2A 0,43 6 San rải đất đắp lề. 20,2 26 NC Tổ 6A+6B 0,78 7 Đầm đất đắp lề . 5,05 6 Điezel Tổ 9 0,84 8 Tưới nước tạo dính bám 0,06 1 DM10 Tổ 3 0,06 9 Vận chuyển đất từ nền đào đến để đắp lề lần 2 0,67 2 ZG150D Tổ 2A 0,34 10 San rải đất đắp lề. 15,84 26 NC Tổ 6A+6B 0,61 11 Đầm đất đắp lề . 3,96 6 Điezel Tổ 9 0,66 12 Tưới nước tạo dính bám 0,05 1 DM10 Tổ 3 0,05 13 Vận chuyển đất từ nền đào đến để đắp lề lần 3. 0,39 2 ZG150D Tổ 2A 0,2 14 San rải đất đắp lề 9,35 26 NC Tổ 6A+6B 0,36 15 Đầm đất đắp lề . 2,34 6 Điezel Tổ 9 0,39 16 Tháo thành chắn 8,8 26 NC Tổ 6A+6B 0,34 17 Đào rãnh ngang thoát nước 2,96 10 NC Tổ 6B 0,3 18 San sửa lòng đường tạo độ dốc mui luyện 3l/đ,V=3 Km/h 0,33 1 SAN D144 Tổ 8 0,33 19 Lu hoàn thiện phần lòng đường 4l/đ,V=2Km/h 0,63 1 D400A Tổ 4 0,63 20 Công tác kiểm tra, nghiệm thu khuôn đường 1,47 6 NC Tổ 1 0,25 III Đào lòng hoàn toàn đoạn KM3+520÷KM3+900 1 Khôi phục cọc ,kiểm tra cao độ 1,09 6 NC Tổ 1 0,18 2 Đào lòng đường lần 1 dày 12cm, rộng 8m. 1,27 1 Ủi- D271 Tổ 7 1,27 3 Máy xúc lật 0,79 1 914G Tổ 7 0,79 Vận chuyển đất đắp lề lần 1 0,85 2 ZG150D Tổ 2A 0,43 Vận chuyển đất đổ đi 0,92 3 ZG150D Tổ 2A+2B 0,31 4 Đào lòng đường lần 2 dày 15cm, rộng 8m 1,58 1 Ủi- D271 Tổ 7 1,58 5 Máy xúc lật 0,98 1 914G Tổ 7 0,98 Vận chuyển đất đắp lề lần 2 0,67 2 ZG150D Tổ 2A 0,34 Vận chuyển đất đổ đi. 1,68 3 ZG150D Tổ 2A+2B 0,56 6 Đào lòng đường lần 3 dày 10cm, rộng 8m. 1,06 1 Ủi- D271 Tổ 7 1,06 7 Máy xúc lật 0,66 1 914G Tổ 7 0,66 Vận chuyển đất đắp lề lần 3 0,39 2 ZG150D Tổ 2A 0,2 Vận chuyển đất đổ đi. 1,19 3 ZG150D Tổ 2A+2B 0,4 8 San sửa lòng đường tạo độ dốc mui luyện 3l/đ,V=3 Km/h 0,28 1 SAN D144 Tổ 8 0,28 9 Lu tăng cường phần lòng đường 16l/đ,V=4,5Km/h 1,13 2 D-472 Tổ 5 0,57 10 Đầm mép lòng đường 1,71 6 Điezel Tổ 9 0,29 11 Lu hoàn thiện phần lòng đường 4l/đ,V=2Km/h 0,54 1 D400A Tổ 4 0,54 12 Đào rãnh ngang thoát nước. 14,71 16 NC Tổ 6A+6B 0,92 13 Công tác kiểm tra, nghiệm thu khuôn đường 1,27 6 NC Tổ 1 0,21 Chương 3: THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG MẶT ĐƯỜNG 3.1.Nêu đặc điểm, chọn phương pháp tổ chức thi công: 3.1.1.Đặc điểm của kết cấu mặt đường: -Kết cấu áo đường đã cho là kết cấu của mặt đường cấp cao A1, chặt, kín nước. - Vật liệu tầng mặt gồm hai lớp:lớp mặt là BTN chặt loại I-Dmax20, lớp dưới là bê tông nhựa chặt loại I - D max25. - Vật liệu tầng móng gồm hai lớp: lớp trên là lớp cấp phối đá dăm loại I Dmax 25, lớp dưới là lớp cấp phối đá dăm loại II Dmax 37,5 Hình III.3.1:Các lớp kết cấu áo đường 3.1.1.1.Lớp cấp phối đá dăm loại II Dmax37,5 : a.Chức năng : Đóng vai trò là lớp móng dưới trong kết cấu áo đường cấp cao A1.Vì vậy nên chịu tác dụng của lực thẳng đứng do hoạt tải gây ra là chủ yếu, thành phần lực ngang lúc này hầu như đã tắt sau khi truyền qua kết cấu tầng mặt hoặc có giá trị rất nhỏ . Vì vậy chức năng chủ yếu của lớp này là tiếp nhận và truyền lực thẳng đứng để khi lực này truyền đến nền đất thì ứng suất đã giảm đến mức nền đường có thể chịu được, không phát sinh biến dạng quá lớn. b.Nguyên lý sử dụng vật liệu : Vật liệu được sử dụng theo nguyên lý cấp phối, cốt liệu là đá hoặc cuội sỏi nghiền, trong đó cở hạt nhỏ hơn 2,36mm có thể là khoáng vật tự nhiên không nghiền nhưng hàm lượng không vượt quá 50%. c.Nguyên lý hình thành cường độ : Cường độ cấp phối hình thành do thành phần lực dính và lực ma sát trong . - Thành phần lực dính : đây là thành phần quan trọng quyết định chất lượng của cấp phối, được tạo ra bởi 2 yếu tố : + Thành phần lực dính phân tử : phát sinh do lực dính của các hạt có kích thước cở hạt keo, thành phần lực dính này nâng cao được cường độ cấp phối khi chịu được lực thẳng đứng và nằm ngang. + Lực dính tương hỗ : do sự móc vướn vào nhau giữa các hạt có kích thước lớn ,thành phần này nâng cao được cường độ của cấp phối khi chịu lực thẳng đứng ,có thể được cải thiện bằng biện pháp đầm nén chặt hoặc sử dụng cấp phối có kích cở lớn . - Thành phần lực ma sát : sinh ra do sự tiếp xúc và ma sát giữa các hạt cốt liệu lớn . Độ chặt của cấp phối càng lớn thì hệ số ma sát càng tăng . d.Ưu nhược điểm : -Do sử dụng vật liệu địa phương nên giảm công vận chuyển, giảm chi phí xây dựng. -Công nghệ thi công tương đối đơn giản, dễ thực hiện. -Kết cấu mặt đường chặt, kín nước, đặc biệt khi lu lèn với độ chặt cao. Tính ổn định nước của mặt đường chưa cao, khi khô hanh mặt đường sinh bụi và khi ẩm ướt mặt đường giảm cường độ . 3.1.1.2.Lớp cấp phối đá dăm loại I Dmax25 : Đóng vai trò là lớp móng trên trong kết cấu áo đường A1. Vì là lớp móng trên nên có chức năng tiếp nhận và truyền lực thẳng đứng xuống lớp móng dưới. Là lớp móng trên của mặt đường cấp cao A1 nên phải thi công lớp nhựa thấm sau khi lu lèn xong, có tác dụng : + Hạn chế mặt đường bớt bụi. + Bảo vệ mặt đường không bị hư hỏng khi xe máy thi công lớp mặt. + Lớp tạo liên kết giữa tầng móng và tầng mặt cấp cao. 3.1.1.3Hai lớp bêtông nhựa chặt loại I Dmax 20 và Dmax 25 : a.Chức năng : mặt đường bêtông nhựa chặt loại I là mặt đường cấp cao A1, chịu tác dụng trực tiếp của hoạt tải thẳng đứng và cả lực ngang, đồng thời cũng là lớp chịu tác dụng trực tiếp của các điều kiện khí hậu , thời tiết. b. Nguyên lý sử dụng vật liệu : Bêtông nhựa là loại mặt đường sử dụng theo nguyên lý cấp phối. c. Nguyên lý hình thành cường độ : Cường độ mặt đường hình thành bởi các yếu tố sau : -Lực ma sát : Do độ lớn, độ đồng đều và sắc cạnh của các hạt cốt liệu quyết định. Lực ma sát ít thay đổi khi nhiệt độ và thời gian tác dụng của tải trọng thay đổi, nhưng sẽ giảm nhiều khi hàm lượng nhựa tăng. -Thành phần lực dính trong bêtông nhựa, đây là thành phần rất quan trọng để tạo nên cường độ và tính ổn định cường độ của bêtông nhựa bao gồm hai thành phần chính + Thành phần lực dính tương hỗ : do sự móc vướn giữa các hạt khi dịch chuyển gây ra, khi vật liệu càng lớn, càng sắc cạnh thì thành phần này càng tăng. Lực dính tương hỗ ít thay đổi theo nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ biến dạng, nhưng sẽ giảm đi khi bêtông nhựa chịu tải trọng trùng phục. + Lực dính phân tử : tạo ra do sự tác dụng tương hỗ giữa nhựa và mặt ngoài khoáng vật và do lực dính kết bên trong của bản thân nhựa. Thành phần này phụ thuộc nhiều vào cấu trúc, độ nhướt của nhựa, nhiệt độ của hỗn hợp, tỉ diện bề mặt của cốt liệu khoáng vật, sự tương tác lý học, lý hóa hoặc hóa học giữa màng nhựa và mặt ngoài khoáng vật, chiều dày màng nhựa bao bọc các hạt khoáng và tốc độ biến dạng. d.Ưu nhược điểm của mặt đường bêtông nhựa : -Cường độ mặt đường cao, chịu tải trọng thẳng đứng và nằm ngang đều tốt. -Mặt đường có độ rỗng còn dư nhỏ, chặt, kín nước hạn chế được nước thấm xuống phía dưới. -Mặt đường dễ tạo phẳng, độ cứng của mặt đường không lớn nên cho phép xe chạy với vận tốc cao mà vẫn êm thuận, ít gây tiếng ồn. -Mặt đường có độ bào mòn nhỏ, ít sinh bụi. -Có thể cơ giới hóa trong hầu hết các khâu công tác, công tác duy tu bảo dưỡng, sửa chữa ít, đơn giản. -Cường độ mặt đường giảm khi nhiệt độ cao. -Hệ số bám giữa bánh xe và mặt đường giảm khi mặt đường ẩm ướt. -Loại mặt đường này có giá thành tương đối cao. -Yêu cầu phải có thiết bị trộn, rải, lu lèn chuyên dụng. e. Các lưu ý trong quá trình thi công : -Chiều dài đoạn rải không được quá lớn nhằm mục đích lu lèn mặt đường bêtông nhựa khi còn ở nhiệt độ cao. -Nhiệt độ khi rải của bêtông nhựa >1200 và kết thúc giai đoạn lu lèn khi nhiệt độ > 700. 3.1.2.Đặc điểm điều kiện tự nhiên, xã hội: Các điều kiện tự nhiên xã hội như đã nêu ở chương I. 3.1.3.Chọn phương pháp thi công: Nhằm đảm bảo công trình thi công đảm bảo chất lượng, hạ giá thành, sử dụng hiệu quả và hợp lý nhân lực máy móc thi công và đạt năng suất cao cần phải chọn phương pháp tổ chức thi công hợp lý tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể của tuyến đường. 3.1.3.1.Đặc điểm xây dựng mặt đường: -Dùng khối lượng vật liệu lớn, do đó quá trình thi công phải kết hợp chặt chẽ với khâu lựa chọn địa điểm, khai thác vật liệu, bố trí cơ sở gia công vật liệu, tổ chức vận chuyển và cung ứng vật liệu. -Khối lượng công trình phân bố tương đối đồng đều trên toàn tuyến do kết cấu mặt đường không thay đổi. Do đó công tác phân phối và bố trí vật liệu phải liên tục và đồng đều trên toàn tuyến. -Diện thi công hẹp, chiều dài đoạn thi công kéo dài vì vậy nhân lực không thể bố trí một chổ được và khâu vận chuyển tương đối khó khăn. Công tác tổ chức khá phức tạp. -Công tác thi công phải tiến hành ngoài trời nên phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu. -Sản phẩm cố định còn công trường luôn di chuyển nên đời sống của cán bộ công nhân gặp nhiều khó khăn. 3.1.3.2.Chọn phương pháp tổ chức thi công: Do những đặc điểm trên nên ta chọn thi công mặt đường theo phương pháp dây chuyền là hợp lý nhất nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng công trình, nâng cao năng suất lao động, đẩy nhanh tiến độ thi công. Tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền tức là phân chia công việc thi công mặt đường thành những công việc khác nhau. Các công việc này được các đơn vị thi công chuyên nghiệp hoàn thành một cách lần lượt. Các đơn vị thi công được chuyên môn hóa và tiến hành thi công một cách nhịp nhàng theo một trình tự đã vạch trước. 3.2.Xác định tốc độ thi công: Tốc độ thi công tối thiểu của dây chuyền là chiều dài đoạn đường ngắn nhất phải hoàn thành sau một ca. Tốc độ thi công tối thiểu được xác định theo công thức: (m/ca). (3.3.1). Trong đó: + L : Chiều dài toàn bộ đoạn tuyến thi công, L = 1000(m). + n : Số ca trong một ngày: n = 1(ca). + T : Thời gian tính thi công theo lịch , T = 24(ngày). + t1: Thời gian khai triển (ngày), tức là số ngày kể từ ngày khởi công của tổ đầu tiên đến ngày khởi công của tổ chuyên nghiệp sau cùng : t1 =13 (ngày).(Trong đó công tác chuẩn bị 8 ngày) + t2 : Thời gian nghỉ không làm việc (ngày), do thời tiết, do nghỉ lễ, tết, chủ nhật : t2 = 2 (ngày). Thay các giá trị vào công thức 3.3.1 ta có: (m). Thông thường Vtt = 100÷200m/ca. Vậy ta chọn vận tốc dây chuyền VDC = 160m. 3.3.Xác định trình tự thi công : 3.3.1.Trình tự thi công chính : Trình tự chính thi công các lớp kết cấu mặt đường : 1. Thi công lớp cấp phối đá dăm loại II Dmax37,5 dày 15cm. 2. Thi công lớp cấp phối đá dăm loại I Dmax25 dày 15cm. 3. Thi công lớp bêtông nhựa loại I Dmax25 dày 7cm. 4. Thi công lớp bêtông nhựa loại I Dmax20 dày 5cm. 3.3.2.Trình tự thi công chi tiết các lớp kết cấu mặt đường : BẢNG TRÌNH TỰ THI CÔNG CHI TIẾT STT NỘI DUNG CÔNG VIỆC I Thi công lớp cấp phối đá dăm loại II Dmax37,5 dày 15cm. 1 Tưới ẩm lòng đường 2 Vận chuyển CPĐD loại II Dmax37,5 3 Rải CPĐD loại II 4 Lu lèn sơ bộ + bù phụ. 5 Lu lèn chặt+đầm mép 6 Lu lèn hoàn thiện. 7 Lấp rãnh thoát nước lần 1 sâu 15cm 8 Kiãøm tra vaì nghiãûm thu. II Thi công lớp cấp phối đá dăm loại I Dmax25 dày 15cm 9 Tưới ẩm tạo dính bám với lớp móng dưới 10 Vận chuyển CPĐD loại I Dmax25 11 Rải CPĐD loại I Dmax25 12 Lu lèn sơ bộ + bù phụ 13 Lu lèn chặt +đầm mép 14 Lu lèn hoàn thiện. 15 Lấp rảnh thoát nước lần 2 16 Kiểm tra và nghiệm thu 17 Chải sạch mặt đường bằng bàn chải sắt 18 Thổi bụi bằng máy nén khí. 19 Tưới nhựa thấm bằng nhũ tương nhựa 1,2kg/m2. III Thi công lớp bêtông nhựa loại I Dmax25 dày 7cm 20 Tưới nhựa dính bám dùng nhựa nóng 1kg/m2 21 Vận chuyển hỗn hợp bêtông nhựa. 22 Rải hỗn hợp bêtông nhựa 23 Lu lèn sơ bộ + bù phụ 24 Lu lèn chặt+đầm mép 25 Lu hoàn thiện. IV Thi công lớp bêtông nhựa loại I Dmax20 dày 5cm 26 Tưới nhựa dính bám dùng nhựa nóng 0,5kg/m2 27 Vận chuyển hỗn hợp bêtông nhựa. 28 Rải hỗn hợp bêtông nhựa 29 Lu lèn sơ bộ + bù phụ 30 Lu lèn chặt 31 Lu hoàn thiện. 32 Lấp rảnh thoát nước lần 3+hố tụ 33 Kiểm tra và nghiệm thu 34 San sửa hoàn thiện lề đất ,nạo vét rãnh biên 35 Hoàn thiện và bàn giao công trình 3.4.Xác định quy trình, kỹ thuật thi công các lớp mặt đường: 3.4.1.Các quy trình thi công và nghiệm thu : - Quy trình thi công và nghiệm thu lớp cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường ôtô 22TCN 334-06 - Quy trình thi công và nghiệm thu mặt đường bêtông nhựa 22TCN 249 - 98. 3.4.2.Các yêu cầu vật liệu: 3.4.2.1.Yêu cầu đối với vật liệu CPĐD loại I Dmax25 vàloại II Dmax37,5 : a.Thành phần hạt: Theo 22TCN 334-06 ta có thành phần hạt của cấp phối đá dăm nằm trong giới hạn quy định ở bảng III.3.3: Kích cỡ mắt sàn vuông (mm) 50 37,5 25,0 19 9,5 4,75 2,36 0,425 0,075 Tỷ lệ lọt sàn % Theo khối lượng Dmax37,5 100 95÷100 - 5878 3959 2439 1530 7÷19 212 Dmax25 - 100 79÷90 6783 4964 3454 2540 12÷24 212 a.Chỉ tiêu cơ lý yêu cầu của CPĐD: Bảng III.3.4 TT Chỉ tiêu kỹ thuật Cấp phối đá dăm Phương pháp thí nghiệm Loại I Loại II 1 Độ hao mòn Los-Angeles của cốt liệu(LA),% ≤35 ≤40 22 CN318-04 2 Chỉ số sức chịu tải CBR tại độ chặt K98,ngâm nước 96 giờ,% ≥100 Không quy định 22 TCN332-06 3 Giới hạn chảy (WL),% ≤25 ≤35 AASHTO T89-02 4 Chỉ số dẻo (IP),% ≤6 ≤6 AASHTO T9-02 5 Chỉ số PP=Chỉ số dẻo IP x% lượng lọt qua sàng 0,075mm ≤45 ≤60 6 Hàm lượng hạt thoi dẹt,% ≤15 ≤15 TCVN 1772-87 7 Độ chặt đầm nén (Kyc).% ≥98 ≥98 22 TCN333-06 3.4.2.2 .Yêu cầu vật liệu của BTNC loại I Dmax 20 và Dmax25 a.Yêu cầu về thành phần hạt: Thành phần cấp phối cỡ hạt của hỗn hợp BTN chặt rải nóng Dmax20 và Dmax 25 phải nằm trong giới hạn qui định ở bảng III.3.5: Bảng II.3.5 Lượng nhựa tính theo % cốt liệu 5÷6 5÷6 LƯỢNG LỌT QUA SÀNG % THEO BỘ SÀNG LỖ TRÒN (mm) 0.071 THEO BỘ SÀNG ASTM (mm) 0.075 5-10 5-10 0.14 0.16 8-13 8-13 0.315 0.3 12-18 12-18 0.63 0.5 16-24 16-24 1.25 1.0 22-33 22-33 2.5 2.0 31-44 31-44 5 4.0 43-57 43-57 10 8.0 65-75 60-70 15 12.5 81-89 76-84 20 16.0 95-100 - 25 19.0 100 95-100 31.5 25.0 100 40 31.5 CỠ HẠT LỚN NHẤT DANH ĐỊNH 20 25 LOẠI BÊTÔNG NHỰA BTNC20 BTNC25 b. Đá dăm: - Đá dăm dùng trong hỗn hợp BTN được xay từ đá tảng ,đá núi, từ cuội sỏi, từ xỉ lò cao không bị phân hủy. - Không dùng đá dăm xay từ đá mác-nơ, sa thạch sét, diệp thạch sét. - Các chỉ tiêu cơ lý của đá dăm dùng cho bêtông nhựa loại II rải nóng phải thỏa mãn các quy định ở bảng sau Bảng III.3.6 Chỉ tiêu cơ lý của đất Lớp mặt Lớp móng đá đen Phương pháp thí nghiêm Lớp trên Lớp dưới Loại I 1-Cường độ nén ( ) không nhỏ hơn a) Đá dăm xay từ đá macma và đá biến chất b) Đá dăm xay từ đá trầm tích 1000 800 0 800 600 600 600 TCVN1771 1772-87 (Lấy chứng chỉ từ nơi sản xuất đá) 2- Độ ép nát ( nén đập trong xi lanh) của đá dăm xay từ cuội sỏi 8 12 16 TCVN1771, 1772-87 3- Độ ép nát của đá dăm xay từ lò cao: + Loại + Không lớn hơn, % 1 15 2 25 3 35 4-Độ hao mòn losAngeles(LA), không lớn hơn, % 25 35 45 AASHTO -T98 5-Hàm lượng cuội sỏi được xay vỡ trong tổng số cuội sỏi % khối lượng khong nhỏ hơn 100 80 70 Bằng mắt 6-Tỹ số nghiền của cuội sỏi Rc= Dmin/dmax không nhỏ hơn 4 4 4 Bằng mắt kết hợp với xác định bằng sàng GHI CHÚ: -Dmin: Cỡ nhỏ nhất của cuội sỏi đem xay; -dmax: Cỡ lớn nhất của viên đá đã xay ra được - Móng đá dăm đen dùng để so sánh vói phương án kết cấu móng đá gia cố ximăng + Lượng đá dăm mềm yếu và phong hoá không được vượt quá 10% khối lượng đối với bê tông nhựa rải lớp trên và không quá 15% khối lượng đối với bê tông nhựa rải lớp dưới. Xác định theo TCVN 1771,1772-87. + Lượng đá thoi dẹt của đá dăm không được vượt quá 15% khối lượng đá dăm trong hỗn hợp. Xác định theo TCVN 1771, 1772-87. + Trong cuội sỏi xay không được quá 20% khối lượng là loại đá gốc silic. + Hàm lượng bụi, bùn, sét trong đá dăm không vượt quá 2% khối lượng, trong đó hàm lượng sét không quá 0,05% khối lượng đá. Xác định theo TCVN1771,1772-87. + Trước khi cân đong sơ bộ để vào trống sấy , đá dăm cần phải được phân loại theo các cỡ hạt: - Đối với bê tông nhựa hạt nhỏ, phân ra ít nhất 2 cỡ hạt 10-15mm và 5-10mm. - Đối với bê tông nhựa hạt trung, phân ra ít nhất 3 cỡ hạt 15-20(25) mm; 10-15mm và 5-10mm. - Đối với bê tông nhựa hạt lớn, phân ra ít nhất 2 cỡ hạt 20(25)-40 mm và 5-20(25) mm. c Yêu cầu đối với cát: + Để chế tạo bê tông nhựa phải dùng cát thiên nhiên hoặc cát xay. Đá để xay ra cát phải có cường độ nén không nhỏ hơn của đá dùng để sản suất ra đá dăm. + Cát thiên nhiên phải có môđun độ lớn Mk>2. Trường hợp Mk<2 thì phải trộn thêm cát hạt lớn hoặc cát xay từ đá ra. Xác định theo TCVN 342-86. + Đối với bê tông nhựa cát phải dùng cát hạt lớn hoặc cát hạt trung có Mk>2 và hàm lượng cỡ hạt 5mm-12..5mm không dưới 14%. + Hệ số đương lượng cát (ES) của thành phần cỡ hạt 0-4.75mm trong cát thiên nhiên phải lớn hơn 80, trong cát xay phải lớn hơn 50. xác định theo ASTM - D2419-79. Cát không được lẫn bụi, bùn sét quá 3% khối lượng trong cát thiên nhiên và không quá 7% trong cát xay trong đó, lượng sét không quá 0.5%. cát không được lẫn tạp chất hữu cơ. Xác định theo TCVN 343,344,345-86. d Yêu cầu đối với bột khoáng: + Bột khoáng được nghiền từ đá cacbonat( đá vôi canxit, đô lô mít, đá dầu...) có cường độ nén không nhỏ hơn 200daN/ và xỉ badơ của lò luyện kim hoặc xi măng. + ĐA cacbonat dùng sản suất bột khoáng phải sạch, chứa bụi, bùn, sét không quá 5%. + Bột khoáng phải khô, tơi (không vón hòn). + Các chỉ tiêu quy định cho bột khoáng ghi ở bảng sau Bảng III.3.7 Cát chỉ tiêu Trị số Phương pháp thí nghiệm 1- Thành phần cỡ hạt, % khối lượng - Nhỏ hơn 1,25mm - Nhỏ hơn 0,315mm - Nhỏ hơn 0,071mm 100 ≥90 ≥70 (1) 22 TCN 63-90 2- Độ rỗng, % thể tích ≤35 22 TCN 58-84 3- Độ nở của mẫu chế tạo bằng hỗn hợp bột khoáng và nhựa, %% ≤2,5 22 TCN 63-90 4- Đổ ẩm, % khối lượng ≤1,0 22 TCN 63-90 6- Khả năng làm cứng nhựa của bột khoáng ( Hiệu số nhiệt độ mềm của vữa nhựa với tỷ lệ 4 nhựa mác 60/70 và 6 bột khoáng theo trọng lượng, với nhiệt độ mềm của nhựa cùng mác 60/70. ≥40g NFP 98-256 6- Khả năng làm cứng nhựa của bột khoáng ( Hiệu số nhiệt độ mềm của vữa nhựa với tỷ lệ 4 nhựa mác 60/70 và 6 bột khoáng theo trọng lượng, với nhiệt độ mềm của nhựa cùng mác 60/70. 10º≤TNM≤20ºC(2) 22TCN 63-84 (Thí nghiệm vòng và bi) Ghi chú: (1) Nếu bột khoáng xay từ đá có Rnén ≥400daN/ cm2 thí cho phép giảm đi 15% (2) Thí nghiệm chưa bắt buộc e.Nhựa đường: - Nhựa đường dùng để chế tạo hỗn hợp bêtông nhựa rải nóng là loại nhựa đường đặc gốc dầu mỏ. - Nhựa đặc dùng để chế tạo bêtông nhựa rải nóng tuân theo tiêu chuẩn 22 TCN - 279-01. - Nhựa phải sạch, không lẫn nước và tạp chất. - Trước khi sử dụng nhựa, phải có hồ sơ về các chỉ tiêu kỹ thuật của các loại nhựa sẽ dùng và phải thí nghiệm lại theo quy định. f.Hỗn hợp BTN :Các chỉ tiêu cơ lý của BTN C loại Iphải thỏa mãn các yêu cầu quy định trong bảng III.3.8 Bảng III.3.8 : Yêu cầu về các chỉ tiêu cơ lý của bêtông nhựa chặt. TT Các chỉ tiêu Yêu cầu đối với bêtông nhựa chặt loại I Phương pháp thí nghiệm a) Thí nghiệm theo mẫu nén hình trụ 1 Độ rỗng cốt liệu khoáng chất, % thể tích. 15-19 Quy trình thí nghiệm bê tông nhựa 22 TCN 62-84 2 Độ rỗng còn dư, % thể tích. 3-6 3 Độ ngậm nước, % thể tích. 1,5-3,6 4 Độ nở, % thể tích, không lớn hơn. 0,5 5 Cường độ chịu nén, daN/cm2 ở nhiệt độ: +) 20oC không nhỏ hơn. +) 60oC không nhỏ hơn. 35 14 6 Hệ số ổn định nước, không nhỏ hơn. 0,90 7 Hệ số ổn định nước, khi cho ngậm nước 15 ngày đêm, không nhỏ hơn. 0,85 8 Độ nở, % thể tích khi cho ngậm nước trong 15 ngày đêm, không nhỏ hơn. 1,50 b) Thí nghiệm theo phương pháp Marshall (Mẩu đầm 75 cú mỗi mặt) 1 Độ ổn định(Stability) ở 600C, kN, không nhỏ hơn. 8,00 AASHTO-T245 hoặc ASTM-D1 559-95 2 Chỉ số dẻo qui ước (flow) ứng với S = 8kN, mm nhỏ hơn hay bằng 4,0 3 Thương số Marshall (Marshall quotient). Âäü Độ ổn định (Stability) kN Chỉ số dẻo quy ước (flow) mm min 2,0 max 5,0 4 Độ ổn định còn lại sau khi ngâm mẫu ở 60 oC, 24 h so với độ ổn định ban đầu, (%) lớn hơn. 75 5 Độ rỗng bêtông nhựa (Air voids). 3-6 6 Độ rỗng cốt liệu (Voids in mineral aggregate). 14-18 c) Các chỉ tiêu khác 1 Độ dính bám vật liệu với đá. Đạt yêu cầu 22TCN 63-84 Ghi chú : Có thể sử dụng một trong hai phương pháp thí nghiệm a hoặc b. 3.4.3.Kỹ thuật thi công các lớp mặt đường: 3.4.3.1.Thi công lớp CPĐD loại II Dmax37,5: Lớp CPĐD loại II Dmax37,5 có chiều dày 15cm trong phạm vi lòng đường 8m. 1.Tưới ẩm lòng đường : Dùng xe tưới nước DM10 tưới ẩm lòng đường 2lít/m2. Tưới nước đến đâu tiến hành vận chuyển và rải vật liệu đến đó. 2.Vận chuyển cấp phối đá dăm: - Trước khi vận chuyển CPĐD, phải kiểm tra chất lượng của CPĐD trước khi tiếp nhận. Vật liệu CPĐD phải được phía tư vấn giám sát chấp thuận ngay tại cơ sở gia công hoặc bãi chứa. - Vật liệu cấp phối đá dăm phải được trộn ẩm ở trạm trộn đạt độ ẩm xấp xỉ độ ẩm tốt nhất Wo , tuỳ theo tình hình thời tiết có thể lớn hơn W0 1÷ 3%. - Khi xúc vật liệu lên ôtô phải dùng máy xúc, không được dùng thủ công hất trực tiếp để tránh hiện tượng phân tầng, ôtô tự đổ phải có bạt che phủ để tránh bốc bụi, bốc hơi. - Đến hiện trường xe đổ cấp phối đá dăm trực tiếp vào máy rải. 3.San rải lớp cấp phối đá dăm : - Dùng máy rải NF 4W để rải cấp phối đá dăm. Khi rải độ ẩm của cấp phối đá dăm phải bằng độ ẩm tốt nhất W0 hoặc W0+1% ; nếu cấp phối đá dăm chưa đủ độ ẩm thì phải vừa rải vừa tưới thêm nước bằng bình hoa sen hoặc vòi phun cầm tay của xe xitec, khi phun phải chếch lên tạo mưa không được xói thẳng. - Trong quá trình rải thì bố trí công nhân đi theo máy rải để tiến hành công tác bù phụ, nếu phát hiện có hiện tượng phân tầng thì phải xúc bỏ hỗn hợp cũ và lấy hỗn hợp tốt trên phểu chứa để san rải lại. Nếu có hiện tượng kém bằng phẳng cục bộ thì phải khắc phục ngay bằng chỉnh lại thao tác máy. Số lượng công nhân làm công tác bù phụ 4 ÷8 người. -Bề dày rải được nhân với hệ số rải 1,3 và phải được xác định chính xác thông qua đoạn rải thử . Phải tổ chức thi công một đoạn rải thử 50-100m trước khi triển khai thi công đại trà để rút kinh nghiệm hoàn chỉnh quy trình và dây chuyền công nghệ trên thực tế ở tất cả các khâu : chuẩn bị rải và đầm nén cấp phối đá dăm , kiểm tra chất lượng, kiểm tra năng lực của các phương tiện xe máy ... - Với bề rộng san rải 8m ta rải thành 2 vệt, bố trí vệt rải so le nhau như hình 3.3.2 - Trước khi rải vệt sau phải xén thẳng đứng vách thành của vệt rải trước để đảm bảo chất lượng lu lèn chổ tiếp giáp giữa 2 vệt. Hình III.3.2:Sơ đồ bố trí vệt rải cấp phối đá dăm loại II Dmax 37,5 4.Lu lèn sơ bộ + bù phụ : Dùng lu nhẹ bánh cứng VM7706 lu 4l/đ, tải trọng 6,6T ; chiều rộng vệt đầm b=1,27m ; vận tốc lu V = 2km/h. Ngay sau chu kỳ lu đầu tiên kịp thời phát hiện những chổ mặt đường gồ ghề, lồi lõm để kịp thời bù phụ, thường bố trí 3÷ 4 công nhân theo 1 máy lu. Kết thúc giai đoạn lu lèn sơ bộ mặt đường phải đảm bảo độ bằng phẳng, đúng độ dốc, độ mui luyện. Lu bánh cứng SAKAI VM7706 có các tính năng kỹ thuật sau: Công suất :58 (CV) Trọng lượng :Không có tải trọng dằn 6.6 tấn Trọng lượng :Có tải trọng dằn 8.8 tấn Kích thước giới hạn dài x rộng x cao 5,32x1,5x 2,52. Chiều rộng vệt đầm : 1,27 m Phạm vi tốc độ :2,1-8 (km/h) Hình III.3.3:Sơ đồ lu sơ bộ cấp phối đá dăm loại II Dmax 37,5 bằng lu VM7706 5.Lu chặt CPĐD +đầm mép: -Để lu lèn chặt lớp CPĐD có nhiều phương pháp : 1) Dùng lu rung lu lèn 8÷ 10l/đ V=2 ÷4km/h. Tiếp sau dùng lu nặng bánh lốp lu 20÷25l/đ đến khi độ chặt CPDD đạt K≥ 0,98. Cách lu này rất tốt nhưng dễ hư lốp khi lu CPĐD. 2) Dùng lu rung lu lèn 8 ÷10l/đ V=2÷ 4km/h. Tiếp sau dùng lu nặng bánh cứng tiếp tục lu lèn cho đến khi đạt độ chặt K ≥0,98 lu 25 ÷35l/đ. Nếu lu rung có tải trọng tĩnh 14÷ 15T thì có thể tắt rung và lu lèn đến khi mặt đường đạt độ chặt yêu cầu. 3) Nếu không có lu rung có thể dùng lu bánh lốp để lu 28÷ 35l/đ. Đặc biệt nếu không có lu bánh lốp và lu rung thì cũng có thể lu lèn chặt bằng lu nặng bánh cứng 35÷ 45l/đ và chỉ lu lèn lớp vật liệu dày tối đa 15÷ 18cm. -Tuy nhiên, do CPĐD là loại vật liệu có tính xúc biến lớn nên dùng phương pháp lu rung là hiệu quả hơn cả. -Đầu tiên dùng lu rung loại KVR15 (tải trọng tĩnh 15,5T), khi bật rung đạt 22,94 tấn lu với nyc=8 lượt/điểm, vận tốc lu V=3,5Km/h. -Sau đó tiếp tục lu lèn lớp CPĐD bằng lu bánh lốp loại D472 với nyc=24 lượt/điểm, với vận tốc 4 Km/h -Công tác đầm mép được thực hiện bằng đầm Điezel -Trong quá trình lu nếu trời quá nắng, hỗn hợp bị bốc hơi thì có thể tưới thêm nước bổ sung. Lượng nước tưới trong một lần không được lớn hơn (2 ÷3) l/m2, đảm bảo luôn giữ ẩm cho lớp CPĐD khi đang lu lèn. -Phần sát mép lề gia cố rộng 10cm dùng đầm điêzen để đến độ chặt yêu cầu. -Kết thúc giai đoạn lu lèn này lớp CPĐD phải đạt độ chặt yêu cầu K ≥ 0,98. Hình III.3.4:Sơ đồ lu lèn chặt cấp phối đá dăm loại II Dmax 37,5 bằng lu KVR15 Hình III.3.5:Sơ đồ lu lèn chặt cấp phối đá dăm loại II Dmax 37,5 bằng lu D472 6.Lu hoàn thiện : Dùng lu D400A ; bề rộng vệt lu 1,30 m để lu hoàn thiện, số lượt lu 4l/đ, V=3km/h. Lu bánh cứng KAWASAKI D400A có các tính năng kỹ thuật sau: - Trọng lượng : 11,3 (15,5) tấn. - Áp lực lên :+Con lăn dẫn hướng :13,5/23,5 (Kg/cm2). +Con lăn chủ động :47/64 (Kg/cm2). - Kích thước giới hạn : L_B_H=6,03_1,9_1,9 (m). - Chiều rộng vệt dầm : 1,3 (m). - Kích thước con lăn : + Dẫn hướng : D_B= 1,3-1,3 + Chủ động : D_B= 1,6-1,3 Hình III.3.6:Sơ đồ lu hoàn thiện cấp phối đá dăm loại II Dmax 37,5 bằng lu D400A 7.Lấp rãnh thoát nước lần 1: Công việc này được thực hiện bằng nhân công, lấp phần rãnh sâu 15cm, dài 0,9m 8.Kiểm tra và nghiệm thu : a.Kiểm tra trong quá trình thi công: *Trong suốt quá trình thi công , đơn vị thi công phải thường xuyên tiến hành thí nghiệm kiểm tra các nội dung sau : *Độ ẩm ,sự phân tầng của vật liệu CPĐD Cứ 200m vật liệu CPĐD hoặc một ca thi công phải tiến hành lấy một mẫu thí nghiệm thành phần hạt , độ ẩm. *Độ chặt lu lèn: +Việc thí nghiệm thực hiện theo “Quy trình kỷ thuật xác định dung trọng của đất bằng phương pháp rót cát “22 TCN 13-79 hoặc tiêu chuẩn AASHTO T191 và được tiến hành tại mỗi lớp móng CPĐD đã thi công xong . +Đến giai đoạn cuối của quá trình lu lèn ,phải thường xuyên thí nghiệm kiểm tra độ chặt lu lèn để làm cơ sở kết thúc quá trình lu lèn .Cứ 800 m2 phải tiến hành thí nghiệm độ chặt lu lèn tại một vị trí ngẫu nhiên . *Các yếu tố hình học ,độ bằng phẳng +Cao độ độ dốc ngang củ bề mặt lớp móng được xác định dựa trên số liệu đo cao độ tại tim và tại mép của mặt móng . +Chiều dày lớp móng được xác định dựa trên số liệu đo đạc cao độ trước và sau khi thi công lớp móng tại các điểm tương ứng trên cùng một mặt cắt +Bề rộng lớp móng được xác định bằng thước thép +Độ bằng phẳng được đo bằng thước 3m “Quy trình kỷ thuật đo bằng phẳng mặt đường bằng thước dài 3 m “22 TCN 16-79 .Khe hở lớn nhất dưới thước được quy định tại bảng 4. Bảng 4.Yêu cầu về kích thước hình học và độ bằng phẳng của lớp móng CPĐD TT Chỉ tiêu kiểm tra Giới hạn cho phép Mật độ kiểm tra Móng dưới Móng trên 1 Cao độ -10mm -5mm Cứ 40-50mvới đoạn tuyến thẳng, 20-25m với đoạn tuyến cong bằng hoặc cong dứngddo một trắc ngang 2 Độ dốc ngang ±0,5% ±0,3% 3 Chiều dày ±10mm ±5mm 4 Bề rộng -50mm 50mm 5 Độ bằng phẳng:khe hở lớn nhất dưới thước 3m ≤10mm ≤5mm Cứ 100m đo tại một vị trí +Các số liệu thí nghiệm trên là cơ sở để tiến hành nghiệm thu công trình. *Kiểm tra nghiệm thu chất lượng thi công +Đối với độ chặt lu lèn: Cứ 700m2 hoặc 1Km (với đường hai làn xe) thí nghiệm kiểm tra tại hai vị trí ngẩu nhiên +Đối với các yếu tố hình học ,độ bằng phẳng :mật độ kiểm tra bằng 20% khối lượng quy định ở bảng trên. 3.4.3.2.Thi công lớp CPĐD loại I Dmax25: Lớp CPĐD loại I Dmax25 có chiều dày 15cm trong phạm vi lòng đường 8m. 9.Tưới ẩm lòng đường : Dùng xe tưới nước DM10 tưới ẩm lòng đường 2lít/m2. Tưới nước đến đâu tiến hành vận chuyển và rải vật liệu đến đó. 10.Vận chuyển cấp phối đá dăm: - Trước khi vận chuyển CPĐD, phải kiểm tra chất lượng của CPĐD trước khi tiếp nhận. Vật liệu CPĐD phải được phía tư vấn giám sát chấp thuận ngay tại cơ sở gia công hoặc bãi chứa. - Vật liệu cấp phối đá dăm phải được trộn ẩm ở trạm trộn đạt độ ẩm xấp xỉ độ ẩm tốt nhất Wo , tuỳ theo tình hình thời tiết có thể lớn hơn W0 1÷ 3%. - Khi xúc vật liệu lên ôtô phải dùng máy xúc, không được dùng thủ công hất trực tiếp để tránh hiện tượng phân tầng, ôtô tự đổ phải có bạt che phủ để tránh bốc bụi, bốc hơi. - Đến hiện trường xe đổ cấp phối đá dăm trực tiếp vào máy rải. 11.San rải lớp cấp phối đá dăm : - Dùng máy rải NF 4W để rải cấp phối đá dăm. Khi rải độ ẩm của cấp phối đá dăm phải bằng độ ẩm tốt nhất W0 hoặc W0+1% ; nếu cấp phối đá dăm chưa đủ độ ẩm thì phải vừa rải vừa tưới thêm nước bằng bình hoa sen hoặc vòi phun cầm tay của xe xitec, khi phun phải chếch lên tạo mưa không được xói thẳng. - Trong quá trình rải thì bố trí công nhân đi theo máy rải để tiến hành công tác bù phụ, nếu phát hiện có hiện tượng phân tầng thì phải xúc bỏ hỗn hợp cũ và lấy hỗn hợp tốt trên phểu chứa để san rải lại. Nếu có hiện tượng kém bằng phẳng cục bộ thì phải khắc phục ngay bằng chỉnh lại thao tác máy. Số lượng công nhân làm công tác bù phụ 4 ÷8 người. -Bề dày rải được nhân với hệ số rải 1,3 và phải được xác định chính xác thông qua đoạn rải thử . Phải tổ chức thi công một đoạn rải thử 50-100m trước khi triển khai thi công đại trà để rút kinh nghiệm hoàn chỉnh quy trình và dây chuyền công nghệ trên thực tế ở tất cả các khâu : chuẩn bị rải và đầm nén cấp phối đá dăm , kiểm tra chất lượng, kiểm tra năng lực của các phương tiện xe máy ... - Với bề rộng san rải 8m ta rải thành 2 vệt, bố trí vệt rải so le nhau như hình 3.3.2 - Trước khi rải vệt sau phải xén thẳng đứng vách thành của vệt rải trước để đảm bảo chất lượng lu lèn chổ tiếp giáp giữa 2 vệt. Hình III.3.7:Sơ đồ bố trí vệt rải cấp phối đá dăm loại I Dmax 25 12.Lu lèn sơ bộ + bù phụ : Dùng lu nhẹ bánh cứng VM7706 lu 4l/đ, tải trọng 6,6T ; chiều rộng vệt đầm b=1,27m ; vận tốc lu V = 2km/h. Ngay sau chu kỳ lu đầu tiên kịp thời phát hiện những chổ mặt đường gồ ghề, lồi lõm để kịp thời bù phụ, thường bố trí 3÷ 4 công nhân theo 1 máy lu. Kết thúc giai đoạn lu lèn sơ bộ mặt đường phải đảm bảo độ bằng phẳng, đúng độ dốc, độ mui luyện. Lu bánh cứng SAKAI VM7706 có các tính năng kỹ thuật sau: Công suất :58 (CV) Trọng lượng :Không có tải trọng dằn 6.6 tấn Trọng lượng :Có tải trọng dằn 8.8 tấn Kích thước giới hạn dài x rộng x cao 5,32x1,5x 2,52. Chiều rộng vệt đầm : 1,27 m Phạm vi tốc độ :2,1-8 (km/h) Hình III.3.8:Sơ đồ lu sơ bộ cấp phối đá dăm loại I Dmax 25 bằng lu VM7706 13.Lu chặt CPĐD +đầm mép: -Để lu lèn chặt lớp CPĐD có nhiều phương pháp : 1) Dùng lu rung lu lèn 8÷ 10l/đ V=2 ÷4km/h. Tiếp sau dùng lu nặng bánh lốp lu 20÷25l/đ đến khi độ chặt CPDD đạt K≥ 0,98. Cách lu này rất tốt nhưng dễ hư lốp khi lu CPĐD. 2) Dùng lu rung lu lèn 8 ÷10l/đ V=2÷ 4km/h. Tiếp sau dùng lu nặng bánh cứng tiếp tục lu lèn cho đến khi đạt độ chặt K ≥0,98 lu 25 ÷35l/đ. Nếu lu rung có tải trọng tĩnh 14÷ 15T thì có thể tắt rung và lu lèn đến khi mặt đường đạt độ chặt yêu cầu. 3) Nếu không có lu rung có thể dùng lu bánh lốp để lu 28÷ 35l/đ. Đặc biệt nếu không có lu bánh lốp và lu rung thì cũng có thể lu lèn chặt bằng lu nặng bánh cứng 35÷ 45l/đ và chỉ lu lèn lớp vật liệu dày tối đa 15÷ 18cm. -Tuy nhiên, do CPĐD là loại vật liệu có tính xúc biến lớn nên dùng phương pháp lu rung là hiệu quả hơn cả. -Đầu tiên dùng lu rung loại KVR15 (tải trọng tĩnh 15,5T), khi bật rung đạt 22,94 tấn lu với nyc=8 lượt/điểm, vận tốc lu V=3,5Km/h. -Sau đó tiếp tục lu lèn lớp CPĐD bằng lu bánh lốp loại D472 với nyc=24 lượt/điểm, với vận tốc 4 Km/h -Trong quá trình lu nếu trời quá nắng, hỗn hợp bị bốc hơi thì có thể tưới thêm nước bổ sung. Lượng nước tưới trong một lần không được lớn hơn (2 ÷3) l/m2, đảm bảo luôn giữ ẩm cho lớp CPĐD khi đang lu lèn. -Phần sát mép lề gia cố rộng 10cm dùng đầm điêzen để đến độ chặt yêu cầu. -Kết thúc giai đoạn lu lèn này lớp CPĐD phải đạt độ chặt yêu cầu K ≥ 0,98. Hình III.3.9:Sơ đồ lu lèn chặt cấp phối đá dăm loại I Dmax 25 bằng lu KVR15 Hình III.3.10:Sơ đồ lu lèn chặt cấp phối đá dăm loại IDmax 25 bằng lu D472 14.Lu hoàn thiện : Dùng lu D400A ; bề rộng vệt lu 1,30 m để lu hoàn thiện, số lượt lu 4l/đ, V=3km/h. Lu bánh cứng KAWASAKI D400A có các tính năng kỹ thuật sau: - Trọng lượng : 11,3 (15,5) tấn. - Áp lực lên :+Con lăn dẫn hướng :13,5/23,5 (Kg/cm2). +Con lăn chủ động :47/64 (Kg/cm2). - Kích thước giới hạn : L_B_H=6,03_1,9_1,9 (m). - Chiều rộng vệt dầm : 1,3 (m). - Kích thước con lăn : + Dẫn hướng : D_B= 1,3-1,3 + Chủ động : D_B= 1,6-1,3 Hình III3.11:Sơ đồ lu hoàn thiện cấp phối đá dăm loại I Dmax 25 bằng lu D400A 15.Lấp rãnh thoát nước lần 2: Công việc này được thực hiện bằng nhân công, lấp phần rãnh sâu 15cm, dài 0,75m 16.Kiểm tra và nghiệm thu : Giống trình tự 8 17. Chải sạch mặt đường bằng bàn chải sắt : -Chải sạch mặt đường có thể dùng thủ công và bàn chải sắt hoặc xe chải đường chuyên dụng có gắn chổi quét, quét theo một chiều. -Chải mặt đường phải đảm bảo để lộ các viên đá lớn trên bề mặt, bề mặt cấp phối không bị phủ kín bởi lớp bột đá để tránh hiện tượng trượt giữa tầng mặt và tầng móng sau này. -Làm sạch mặt đường bằng máy thổi bụi hoặc máy hút bụi, nên dùng máy hút bụi để đảm bảo điều kiện vệ sinh. -Do điều kiện của đơn vị thi công, và yêu cầu của nhà thầu, công tác chải sạch mặt đường được dùng bằng thủ công và bàn chải sắt. 18.Thổi bụi bằng máy nén khí : -Yêu cầu sau khi chải mặt đường phải thổi sạch lớp bụi bám trên mặt đường. -Công tác thổi sạch bụi trên mặt đường sau khi đã chải sạch bằng bàn chải sắt có thể dùng máy thổi bụi chuyên dụng hoặc máy hút bụi. Tuy nhiên để đảm bảo vệ sinh nên dùng máy hút bụi. 19.Tưới nhựa thấm bằng nhũ tương nhựa : Đối với lớp CPĐD loại I Dmax25 dày 15 cm làm lớp móng trên của mặt đường cấp cao nên theo quy trình thi công và nghiệm thu 22 TCN334-06 thì bắt buộc phải thi công lớp nhựa thấm. Nhựa dùng để thi công lớp nhựa thấm có thể là nhựa pha dầu hoặc bằng nhựa nhủ tương phân tách nhanh với định mức 1,2±0,1kg/m2 -Tác dụng của lớp nhựa thấm như sau : +Hạn chế mặt đường bốc bụi +Bảo vệ mặt đường không bị hư hỏng khi phương tiện thi công đi lại hoặc phải thông xe hạn chế (trong trường hợp nâng cấp, cải tạo) +Là lớp liên kết giữa tầng móng và tầng mặt cấp cao. -Kỷ thuật thi công lớp nhựa thấm như sau : +Sau khi lu hoàn thiện phải chờ tối thiêu (1 ÷ 2) ngày cho bề mặt cấp phối khô se, tạo điều kiện cho nhựa thấm vào CPĐD được tốt hơn. +Chải sạch mặt đường theo trình tự +Tưới thấm một lượng nhủ tương nhựa phân tách nhanh tiêu chuẩn 1,2 Kg/m2 đều khắp mặt đường bằng thủ công hoặc bằng xe tưới chuyên dụng. +Do điều kiện của đơn vị thi công có sẳn xe tưới nhựa chuyên dụng nên ở đây chọn phương pháp tưới nhựa thấm bằng xe tưới nhựa. Khi tưới dùng xe tưới nhựa loại D164A, dung tích thùng chứa 5000 (l), chiều rộng phun nhựa 1-7m để tưới nhựa thấm. +Lượng nhựa dùng để thi công lớp nhựa thấm : 1,2 x 8 x1x103=9,6.103 (Kg). -Yêu cầu nhựa phải được tưới đều, không để các dải trống, lượng nhựa theo quy định. -Để đạt được các yêu cầu ấy phải điều chỉnh các bộ phận của xe phun nhựa như tốc độ xe chạy, số vòng quay của bơm nhựa, chiều rộng phân bố của cần tưới. Tốc dộ khi làm việc của xe tưới nhựa là 5-7 Km/h. Trường hợp trên mặt đường còn rải rác những chổ chưa có nhựa thì dùng cần phun cầm tay mà tưới bổ sung cho nhựa kín mặt. Ở những đoạn dốc >2% thì xe phun nhựa từ dưới chân lên dốc để nhựa khỏi chạy dồn xuống. -Tuyệt đối không nên dùng nhựa nóng để thi công lớp nhựa thấm. 3.4.3.3.Thi công lớp BTNC loại I - Dmax25 dày 7cm. -Chỉ được thi công mặt đường bêtông nhựa trong những ngày không mưa, móng đường khô ráo. -Trong những ngày đầu thi công hoặc khi sử dụng một loại bêtông nhựa mới phải tiến hành thi công thử một đoạn để kiểm tra và xác định công nghệ của quá trình rải, lu lèn áp dụng cho đại trà. Đoạn thi công thử dùng ít nhất 80 tấn hỗn hợp bêtông nhựa. Nếu đoạn rải thử chưa đạt chất lượng yêu cầu, nhất là về độ chặt, độ bằng phẳng thì phải làm một đoạn thử khác với sự điều chỉnh lại công nghệ rải và lu lèn cho đến khi đạt được chất lượng yêu cầu. -Chỉ cho phép rải bêtông nhựa khi cao độ mặt lớp móng, độ bằng phẳng, độ dốc ngang, độ dốc dọc đã đạt yêu cầu. 20.Tưới nhựa dính bám : Nhằm mục đích tạo liên kết tốt giữa lớp mặt bêtông nhựa và tầng móng, trên bề mặt lớp móng và bằng phẳng tưới một lượng nhựa dính bám bằng nhựa nóng liều lượng 1kg/m2 bằng xe tưới nhựa D164A tưới ở nhiệt độ 110oC ±10oC. 21: Vận chuyển BTNC loại I Dmax25: + Dùng ôtô Hino Motor mã hiệu ZG150D15 T vận chuyển hỗn hợp bêtông nhựa từ trạm trộn bêtông nhựa Bình An cự ly 10Km, đảm bảo sự liên tục và nhịp nhàng . + Cự li vận chuyển luôn đảm bảo cho hỗn hợp bê tông nhựa đến nơi rải không thấp hơn 1200C . +Thùng xe phải kín ,sạch có quét lớp mỏng dung dịch xà phòng và dáy và thành thùng xe(hoặc dầu chống dính bám).Không được dùng dầu mazút hay các dung môi hoà tan được nhựa Bitum để quét đáy và thành thùng xe .Xe vận chuyển hổn hợp bê tông nhựa phải có bạc che phủ. +Mỗi chuyến ô tô vận chuyển hổn hợp khi rời trạm phải có phiếu xuất xưởng ghi rỏ nhiệt độ hổn hợp ,khối lượng, chất lượng(đánh giá bằng mắt), thời điểm xe rời trạm trộn ,nơi xe sẽ đến,tên người lái xe . + Trước khi đổ hỗn hợp bê tông nhựa vào phểu máy rải, phải kiểm tra nhiệt độ hỗn hợp bằng nhiệt kế, nếu nhiệt độ hỗn hợp dưới 1200C thì phải loại đi . 22: Rải BTNC loại I Dmax25 -Rải hỗn hợp BTN phải dùng máy rải chuyên dụng. Ở những chổ hẹp, không rải được máy rải thì mới rải bằng thủ công. -Trước khi bắt đầu ca làm việc, cho máy rải hoạt động không tải 10-15 phút để kiểm tra máy, sự hoạt động của guồng xoắn, băng chuyền, đốt nóng tấm là. Định vị cao độ và vị trí cho máy rải bằng cách đặt dưới tấm là hai con xúc xắc hoặc thanh gỗ có chiều cao bằng 1,25-1,35 bề dày thiết kế của lớp bê tông nhựa. Trị số chính xác được xác định thông qua đoạn thi công thử. -Khi hỗn hợp đã phân đều dọc theo guồng xoắn của máy rải và ngập tới 2/3 chiều cao guồng xoắn thì máy rải bắt đầu tiến về phía trước theo vệt rải quy định. Trong quá trình rải luôn giữ cho hỗn hợp thường xuyên ngập 2/3 chiều cao guồng xoắn để đảm bảo vật liệu được rải đều, lớp rải bằng phẳng. -Tốc độ của máy rải được chọn phù hợp với năng suất của máy trộn sao cho có thể giảm tối thiểu số lần đứng đợi hỗn hợp của máy rải. Máy rải phải di chuyển với vận tốc đều, không được thay đổi đột ngột. -Phải thường xuyên dùng que sắt đã đánh dấu để kiểm tra bề dày rải. Khi cần điều chỉnh thì vặn tay quay nâng (hay hạ) tấm là từ từ để bê tông nhựa khỏi bị khấc. Trong suốt thời gian rải hỗn hợp bê tông nhựa nóng bắt buộc phải để tấm đầm ở phía sau máy rải hoạt động liên tục để đầm nén sơ bộ lớp vật liệu rải. Bộ phận hoạt động sấy tấm là cũng phải họat động liên tục để đảm bảo bề mặt lớp rải không bị xước. -Cuối ngày làm việc, máy rải phải chạy không tải ra cuối vệt rải khoảng (5-7)m mới được ngừng hoạt động. Dùng bàn trang nóng, cào sắt vun vén cho mép cuối vệt rải đủ chiều dày và thành một đường thẳng, thẳng góc với trục đường và phải đặt thanh gỗ chắn dọc theo mép cuối vệt rải trước khi lu lèn. -Trước khi rải tiếp phải sữa sang lại mép chỗ nối tiếp dọc, ngang và quét một lớp nhủ tương nhựa (hoặc sấy nóng chỗ nối tiếp bằng thiết bị chuyên dụng) để đảm bảo sự dính kết tốt giữa hai vệt rải cũ và mới. -Tuỳ theo bề rộng mặt đường, nên dùng 2 hoặc 3 máy rải hoạt động đồng trên 2 hoặc 3 vệt rải. Các máy rải đi cách nhau 10-20m. -Trường hợp chỉ dùng một máy rải trên mặt đừơng rộng gấp đôi vệt rải, thì phải rải theo phương pháp so le, bề dài mỗi đoạn rải từ 25-80m tuỳ theo nhiệt độ không khí lúc rải tương ứng từ 50C-300C. Hình III.3.12:Sơ đồ rải bê tong nhụa -Dùng máy rải chuyên dụng rải BTN loại di chuyển bánh lốp NF 4W, bề rộng rải 2,5-4,5m, bề rộng rải lớn nhất 4,5m, vận tốc rải lớn nhất 8,8m/phút, rải thành hai vệt. Vận tốc chuyển động của xe 16km/h,bán kính quay nhỏ nhất 7400mm.Dung tích thùng 8 tấn -Chiều dày san rải : H=1,3x7=9,1 cm. Trong đó : Kr=1,3 : hệ số rải của hỗn hợp BTN. H=7cm : chiều dày của lớp BTN sau khi lu lèn. -Khi máy rải làm việc phải bố trí (8÷12)CN theo máy rải để làm các công việc sau : +Kịp thời phát hiện trên bê tông nhựa vừa rải những chổ hỗn hợp bị phân tầng hoặc hỗn hợp bị thiếu nhựa hay thừa nhựa để xúc bỏ và bù vào đó hỗn hợp tốt hơn. +Xử lý các mối nối thi công bao gồm : chặn thành thẳng đứng, quét nhựa dính bám vào thành mối nối. Để hạn chế số lượng mối nối nên rải xong đến đâu, lu lèn đến đấy. +Kiểm tra độ bằng phẳng của lớp bê tông nhựa mới rải bằng thước 3m (đặt theo hướng dọc và ngang của đường) để kịp thời bù phụ trước khi lu lèn. -Nhiệt độ khi rải hỗn hợp bê tông nhựa tốt nhất là không nên nhỏ hơn 1200C. 23: Lu lèn sơ bộ + bù phụ: -Lu lèn mặt đường bê tông nhựa rải nóng phải tiến hành ngay sau khi rải xong lớp rải. Cần tranh thủ lu lèn khi hỗn hợp còn giữ nhiệt độ thì lu lèn có hiệu quả. Nhiệt độ lu lèn tốt nhất là (130-140)0C. Khi nhiệt độ của lớp bê tông nhựa hạ xuống dưới 700C thì lu lèn không còn hiệu quả nữa. -Trong quá trình lu sơ bộ bằng lu bánh cứng, để đảm bảo hỗn hợp không dính vào bánh lu thì phải bố trí 1 CN theo máy lu làm công tác quét dầu chống dính bám vào bánh lu. Nếu không có dầu chống dính bám, có thể làm ẩm bánh lu bằng nước song phải đảm bảo nước không bị rơi vải xuống bề mặt lớp bê tông nhựa mới rải. Không được dùng dầu mazút bôi vào bánh xe lu để chống dính bám. -Ở hành trình lu đầu tiên, máy lu nên đi lùi vào đoạn vừa rải (bánh chủ động phải đi trước theo hướng máy rải) để hạn chế hỗn hợp bê tông nhựa bị trồi, trượt, gợn sóng. -Sau chu kỳ lu đầu tiên tiếp tục phát hiện những chổ không bằng phẳng để bù phụ kịp thời. -Dùng lu nhẹ bánh cứng loại VM7706, tải trọng lu 6,6T, lu với nyc=2 lượt/điểm, vận tốc lu V=1,5 Km/h với sơ đồ lu như sau : Hình III.3.13:Sơ đồ lu sơ bộ lớp bêtông nhựa chặt loại IDmax25 24: Lu lèn chặt + đầm mép: -Để lu lèn chặt lớp BTN có thể có nhiều cách, tuỳ vào điều kiện của đơn vị thi công. Có thể có các cách sau : 1)Dùng lu bánh sắt nhẹ và nặng kết hợp. 2)Dùng lu bánh hơi kết hợp với lu bánh sắt. 3)Dùng lu rung kết hợp với lu bánh cứng. Tuy nhiên do hỗn hợp bê tông nhựa là loại hỗn hợp có sức cản nhớt lớn, mặt khác lại khống chế thời gian lu lèn nên thích hợp nhất là dùng lu bánh lốp. -Trong quá trình lu bánh lốp lu lèn phải bố trí 1 CN đi theo quét dầu chống dính vào bánh lu, tuyệt đối không làm ẩm bánh lu bằng nước. Thường chỉ bố trí công nhân theo lu trong giai đoạn đầu, còn các giai đoạn sau khi nhiệt độ bánh lu bằng nhiệt độ hỗn hợp bê tông nhựa thì không cần bôi dầu chống dính nữa. -Nhiệt độ của bê tông nhựa khi lu lèn phải đảm bảo không được nhỏ hơn 70oC để đảm bảo lu đạt yêu cầu chất lượng. -Kết thúc giai đoạn lu lèn chặt mặt đường bê tông nhựa phải đảm bảo độ chặt K 0,98 so với dung trọng mẫu bê tông nhựa chế vị từ bê tông nhựa thiết kế cấp phối hoặc chế vị từ hỗn hợp bê tông nhựa lấy tại hiện trường. -Lu lèn chặt phải được tiến hành ngay sau khi lu lèn sơ bộ để đảm bảo yêu cầu về nhiệt độ. -Dùng lu bánh lốp loại D472, lu với nyc=18 lượt/điểm, lu với vận tốc lu lèn V=3Km/h -Phần sát mép dùng đầm Điezel để đầm mép lề đầm đến khi đạt độ chặt yêu cầu. Ta có sơ đồ lu như sau: Hình III.3.14:Sơ đồ lu lèn chặt lớp bêtông nhựa chặt loại IDmax25 25: Lu lèn hoàn thiện BTNC loại I Dmax25: Cuối cùng ta dùng lu bánh cứng D400A lu 4 lượt/điểm với tốc độ với tốc đô 3km/h - Trong quá trình lu dùng đầm Điezel để đầm mép lề để đầm mép mặt đường - Sau khi lu lèn xong nếu phát hiện thấy những chỗ cục bộ hư hỏng (rời rạc, quá nhiều nhựa, bong bật, nức nẻ...) phải đào bỏ ngay trước khi hổn hợp chưa nguội hẳn rồi quét sạch bôi lớp nhựa lỏng hay lớp mỏng nhựa đặc nóng ở đáy và xung quanh thành mép rồi đổ bêtông nhựa có chất lượng tốt vào và lu lèn lại. Ta có sơ đồ lu như sau: Hình III.3.15:Sơ đồ lu hoàn thiện lớp bêtông nhựa chặt loại I Dmax25 3.4.3.4.Thi công lớp BTNC loại I - Dmax20 dày 5cm. 26.Tưới nhựa dính bám :Giống trình tự 20 nhưng liều lượng 0,5l/m2 27.Vận chuyển hỗn hợp bêtông nhựa:Giống trình tự 21 28.Rải hỗn hợp bêtông nhựa:Giống trình tự 22 29.Lu lèn sơ bộ+bù phụ:Giống trình tự 23 ta có sơ dồ lu như sau Hình III.3.16:Sơ đồ lu sơ bộ lớp bêtông nhựa chặt loại I Dmax20 30.Lu lèn chặt:Giống trình tự 24 có sơ đồ lu như sau ,lu 14 lượt/điểm Hình III.3.17:Sơ đồ lu chặt lớp bêtông nhựa chặt loại I Dmax20 31.Lu hoàn thiện:Giống trình tự 25 có sơ đồ lu như sau Hình III.3.18:Sơ đồ hoàn thiện lớp bêtông nhựa chặt loại I Dmax20 32.Lấp rãnh thoát nước lần 3 và hố tụ: Công việc này được thực hiện bằng nhân công, lấp phần rãnh sâu 12cm, dài 0,6m Và phần hố tụ 33.Kiểm tra và nghiệm thu : a.Kiểm tra giám sát việc chế tạo hỗn hợp BTN tại trạm trộn: * Kiểm tra về sự hoạt động bình thường của các bộ phận của thiết bị ở trạm trộn: - Kiểm định lại lưu lượng của các bộ phận cân đong cốt liệu và nhựa, độ chính xác của chúng. - Kiểm định lại các đặc trưng của bộ phận trộn. - Chạy thử máy. Điều chỉnh sự chính xác thích hợp với lý lịch máy. * Kiểm tra thiết bị trong khi chế tạo hỗn hợp BTN : kiểm tra theo dõi các thông tin thể hiện trên bảng điều khiển của trạm trộn để điều chỉnh chính xác : + Lưu lượng các bộ phận cân đong. + Lưu lượng của bơm nhựa. + Lưu lượng của các thiết bị vận chuyển bột khoáng. + Khối lượng hỗn hợp của một mẻ trộn và thời gian trộn một mẻ. + Nhiệt độ và độ ẩm của cốt liệu khoáng đã được rang nóng. + Nhiệt độ của nhựa. + Lượng tiêu thụ trung bình của nhựa. Các sai số cho phép khi cân đong vật liệu là 63% khối lượng của từng loại vật liệu tương ứng. Sai số cho phép khi cân đong nhựa là 61,5% khối lượng nhựa. * Kiểm tra chất lượng vật liệu của đá dăm, cát: - Cứ 5 ngày phải lấy mẫu kiểm tra một lần, xác định hàm lượng bụi sét, thành phần cỡ hạt, lượng hạt dẹt. Ngoài ra phải lấy mẫu kiểm tra khi có loại đá mới. - Cứ 3 ngày phải lấy mẫu cát kiểm tra một lần, xác định môđun độ lớn của cát (Mk), thành phần hạt, hàm lượng bụi sét. Ngoài ra kiểm tra khi có loại cát mới. - Sau khi mưa, trước khi đưa vật liệu đá, cát vào trống sấy, phải kiểm tra độ ẩm của chúng để điều chỉnh khối lượng khi cân đong và thời gian sấy. * Kiểm tra chất lượng bột khoáng: Kiểm tra chất lượng của bột khoáng theo các chỉ tiêu ở phần yêu cầu vật liệu của BTN. Ngoài ra cứ 5 ngày một lần kiểm tra xác định thành phần hạt và độ ẩm. * Kiểm tra chất lượng của nhựa: Ngoài các quy định của nhựa đặc theo phần yêu cầu vật liệu của BTN. Phải kiểm tra mỗi ngày 1 lần độ kim lún ở 250 C của mẫu nhựa lấy từ thùng nấu nhựa sơ bộ. * Kiểm tra chất lượng của hỗn hợp BTN khi ra khỏi thiết bị trộn: - Kiểm tra nhiệt độ hỗn hợp của mẻ trộn - Kiểm tra bằng mắt chất lượng trộn đều của hỗn hợp. - Kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý của hỗn hợp BTN đã trộn xong. Trong mỗi hoạt động của trạm trộn phải lấy mẫu kiểm tra ít nhất một lần cho một công thức chế tạo hỗn hợp BTN. Các chỉ tiêu cơ lý của mẫu BTN phải thỏa mãn các yêu cầu nêu trong phần yêu cầu vật liệu của BTN. b.Kiểm tra trước khi rải bêtông nhựa ở hiện trường : * Kiểm tra chất lượng lớp móng : -Kiểm tra cao độ của mặt lớp móng bằng máy thủy bình. -Kiểm tra độ bằng phẳng của lớp móng bằng thước dài 3m. -Kiểm tra độ dốc ngang của lớp móng bằng thước mẫu. -Kiểm tra độ dốc dọc của móng. -Kiểm tra độ sạch và độ khô ráo mặt móng bằng mắt. -Kiểm tra kỹ thuật tưới nhựa dính bám bằng mắt. * Kiểm tra vị trí các cọc tim và cọc giới hạn các vệt rải. Kiểm tra các dây căng làm cữ. * Kiểm tra bằng mắt thành mép các mối nối ngang, dọc của các vệt rải ngày hôm trước. c.Kiểm tra trong khi rải và lu lèn lớp bêtông nhựa : * Kiểm tra chất lượng hỗn hợp BTN vận chuyển đến nơi rải: - Kiểm tra nhiệt độ hỗn hợp trên mỗi chuyến xe bằng nhiệt kế trước khi cho đổ vào phểu rải của máy rải. Nhiệt độ không nhỏ hơn 1300C. - Kiểm tra hỗn hợp trên mỗi chuyến xe bằng mắt (mức độ trộn đều, quá nhiều hoặc quá thiếu nhựa, phân tầng...). * Trong quá trình rải thường xuyên kiểm tra độ bằng phẳng bằng thước dài 3m, chiều dày lớp rải bằng que sắt có đánh dấu mức rải quy định, độ dốc ngang mặt đường. * Kiểm tra chất lượng bù phụ, gọt bỏ các chổ lõm, lồi do công nhân thực hiện. * Kiểm tra chất lượng các mối nối dọc và ngang bằng mắt, bảo đảm mối nối thẳng, mặt mối nối không rỗ, không lồi lõm, không bị khấc. * Kiểm tra chất lượng lu lèn của lớp BTN trong quá trình lu lèn. Sơ đồ lu, sự phối hợp các loại lu, tốc độ lu trong từng giai đoạn, vận tốc lu, áp suất trong bánh hơi, nhiệt độ lúc bắt đầu lu lèn và lúc kết thúc lu lèn... tất cả các điều ấy phải đúng theo chế độ đã thực hiện có hiệu quả trên đoạn rải thử. d.Nghiệm thu lớp mặt đường bêtông nhựa : Sau khi thi công hoàn chỉnh mặt đường bêtông nhựa phải tiến hành nghiệm thu Các yêu cầu sau phải thỏa mãn : * Về kích thước hình học : - Kiểm tra bề rộng mặt đường bằng thước thép. - Bề dày lớp rải được nghiệm thu theo các mặt cắt bằng máy cao đạc hoặc khoan lấy mẫu . - Độ dốc ngang của mặt đường được đo theo hướng vuông góc với tim đường, từ tim ra mép đường. Điểm đo ở mép phải lấy cách mép 0,5m. Khoảng cách giữa 2 điểm đo không quá 10m. - Độ dốc dọc kiểm tra bằng máy cao đạc tại các điểm dọc tim đường - Sai số của các đặc trưng hình học không vượt quá các giá trị ghi trong bảng 3.3.6: Bảng 3.3.6 Các kích thước hình học Sai số cho phép Ghi chú Dụng cụ và phương pháp kiểm tra 1.Bề rộng mặt đường BTN -5cm Tổng số chổ hẹp không vượt quá 5% chiều dài đường Theo các phương pháp vừa nêu 2. Bề dày lớp BTN 68% Ap dụng cho 95% tổng số điểm đo: 5% còn lại không vượt quá 10mm 3. Độ dốc ngang mặtđường BTN :Đối với lớp trên 60,0025 Ap dụng cho 95% tổng số điểm đo 4. Sai số cao đạt không vượt quá :Đối với lớp trên 65mm Ap dụng cho 95% tổng số điểm đo * Về độ bằng phẳng: - Kiểm tra độ bằng phẳng bằng thước dài 3m. Với máy rải thông thường tiêu chuẩn nghiệm thu độ bằng phẳng tuân theo các giá trị ghi trong bảng 3.3.7: Bảng 3.3.7 Loại máy rải Vị trí lớp BTN Phần trăm các khe hở giữa thước dài 3m với mặt đường (%) Khe hở lớn nhất (mm) < 2mm < 3mm /3mm /5mm Thông thường Lớp trên - /85 - £5 10 Ngoài ra phải kiểm tra độ chênh giữa hai điểm dọc tim đường. Hiệu đại số độ chênh của hai điểm so với đường chuẩn phải tuân theo các giá trị ghi trong bảng 3.3.8: Loại máy rải Khoảng cách giữa hai điểm đo(m) Hiệu số đại số độ chênh của hai điểm so với đường chuẩn(mm), không lớn hơn Máy rải thông thường 5 10 20 7 12 24 Ghi chú : 90% tổng các điểm đo phải thỏa mãn các yêu cầu trên * Về độ nhám - Kiểm tra độ nhám mặt đường bằng phương pháp rắc cát theo quy trình 22TCN 65-84. Yêu cầu chiều cao lớn hơn hoặc bằng 0,4mm * Về độ chặt lu lèn: - Mặt đường bêtông nhựa rải nóng sau khi thi công xong phải đạt độ chặt K 0,98. - Cứ 200m dài đường hai làn xe hoặc cứ 1500 m2 mặt đường BTN khoan lấy 1 tổ 3 mẫu đường kính 101,6mm để thí nghiệm hệ số độ chặt lu lèn. * Về độ dính bám giữa lớp BTN với lớp móng được đánh giá bằng mắt bằng cách nhận xét mẫu khoan. Sự dính bám phải tốt. * Về chất lượng mối nối: - Chất lượng mối nối được đánh giá bằng mắt. Mối nối phải ngay thẳng, bằng phẳng, không rỗ mặt, không bị khấc, không có khe hở. - Hệ số lu lèn chặt của BTN ngay chổ mối nối dọc chỉ được nhỏ hơn 0,01 so với độ chặt yêu cầu chung. - Số mẫu để xác định hệ số độ chặt lu lèn phải chiếm 20% tổng số mẫu xác định hệ số lu lèn chặt của toàn mặt đường BTN. * Các chỉ tiêu cơ lý của BTN nguyên dạng lấy tại mặt đường và của các mẫu chế bị lại từ mẫu khoan phải thỏa mãn các yêu cầu các chỉ tiêu cơ lý của BTN nêu trong phần yêu cầu vật liệu của BTN. 34.San sửa hoàn thiện lề đất ,nạo vét rãnh biên: Sau khi lấp rãnh xong tiến hành dùng nhân công san sửa, hoàn thiện vai đường cho đúng kích thước và độ dốc thiết kế. Phương tiện san sửa là xẻng, trang, cuốc... * Nạo vét rãnh biên : Trong quá trình thi công vật liệu có thể rơi vãi ở rãnh biên. Do đó khi thi công xong mặt đường bố trí nhân công tiến hành nạo vét vật liệu còn rơi vãi lại ở rãnh biên cho sạch sẽ và san sửa hoàn thiện lại rãnh biên cho đúng kích thước thiết kế. 35. Hoàn thiện và bàn giao công trình : Sau khi thi công xong mặt đường bố trí một đội kỹ thuật làm công tác kiểm tra các hạng mục của mặt đường đã thi công xong. Công tác này bao gồm cả hai bên A & B. Sau khi kiểm tra xong tiến hành lập biên bản bàn giao công trình và chính thức đưa công trình vào khai thác sử dụng. 3.5.Xác lập công nghệ thi công các lớp mặt đường : BẢNG TRÌNH TỰ CÔNG NGHỆ THI CÔNG STT NỘI DUNG CÔNG VIỆC MÁY MÓC, NHÂN LỰC SỬ DỤNG I Thi công lớp cấp phối đá dăm loại II Dmax37,5 dày 15cm. MÁY MÓC NHÂN LỰC 1 Tưới ẩm lòng đường 2lít/m2 DM10 2 Vận chuyển CPĐD loại II Dmax37,5 ZG150D 3 Rải CPĐD loại II NF4W NC 4 Lu lèn sơ bộ 4 l/đ V=2Km/h+ bù phụ VM-7706 NC 5 Lu lèn chặt 8l/đ,V=3,5Km/h KVR15 Lu lèn chặt 24l/đ ,V=4 Km/h D472 Đầm mép Điezel 6 Lu lèn hoàn thiện 4l/đ ,V=3Km/h D400A 7 Lấp rãnh thoát nước lần 1 sâu 15cm NC 8 Kiãøm tra vaì nghiãûm thu. NC II Thi công lớp cấp phối đá dăm loại I Dmax25 dày 15cm 9 Tưới ẩm tạo dính bám với lớp móng dưới 2lít/m2 DM10 10 Vận chuyển CPĐD loại I Dmax25 ZG150D 11 Rải CPĐD loại I Dmax25 NF4W NC 12 Lu lèn sơ bộ 4 l/đ V=2Km/h+ bù phụ VM-7706 NC 13 Lu lèn chặt 10l/đ,V=3,5Km/h KVR15 Lu lèn chặt 24l/đ ,V=4 Km/h D472 Đầm mép Điezel 14 Lu lèn hoàn thiện 4l/đ ,V=3Km/h D400A 15 Lấp rảnh thoát nước lần 2 NC 16 Kiểm tra và nghiệm thu NC 17 Chải sạch mặt đường bằng bàn chải sắt NC 18 Thổi bụi bằng máy nén khí. MÁY NÉN KHÍ 19 Tưới nhựa thấm bằng nhũ tương nhựa 1,2kg/m2. D-164A III Thi công lớp bêtông nhựa loại I Dmax25 dày 7cm 20 Tưới nhựa dính bám dùng nhựa nóng 1kg/m2 D-164A 21 Vận chuyển hỗn hợp bêtông nhựa. ZG150D 22 Rải hỗn hợp bêtông nhựa NF4W NC 23 Lu lèn sơ bộ 2l/đ, V=1,5km/h + bù phụ VM-7706 NC 24 Lu lèn chặt 18l/đ, V=3 Km/h D472 Đầm mép Điezel 25 Lu hoàn thiện 4l/đ,V=3Km/h D400A IV Thi công lớp bêtông nhựa loại I Dmax20 dày 5cm 26 Tưới nhựa dính bám dùng nhựa nóng 0,5kg/m2 D164-A 27 Vận chuyển hỗn hợp bêtông nhựa. ZG150D 28 Rải hỗn hợp bêtông nhựa NF4W NC 29 Lu lèn sơ bộ 2l/đ, V=1,5km/h + bù phụ VM-7706 NC 30 Lu lèn chặt 14l/đ, V=3 Km/h D472 31 Lu hoàn thiện 4l/đ,V=3Km/h D400A 32 Lấp rảnh thoát nước lần 3+hố tụ NC 33 Kiểm tra và nghiệm thu NC 34 San sửa hoàn thiện lề đất ,nạo vét rãnh biên NC 35 Hoàn thiện và bàn giao công trình 3.6.Tính toán khối lượng vật liệu, khối lượng công tác cho đoạn tuyến: 3.6.1.Xác định khối lượng vật liệu: 3.6.1.1Khối lượng CPĐD loại 1 Dmax37,5 : V=B.L.H.Kr.K1 (3.3.2) Trong đó : B=8m : chiều rộng thi công lớp CPĐD loại II Dmax37,5. L=1000m : chiều dài đoạn tuyến thi công. H : chiều dày sau khi lèn ép. Kr=1,3 : hệ số rải CPĐD. K1=1,05 : Hệ số rơi vải vật liệu. ==>V=8.1000.0,15.1,3.1,05=1638 (m3). Khối lượng CPĐD loại 1 Dmax37,5 : V=1638 (m3). 3.6.1.2Khối lượng CPĐD loại I Dmax25 : V=B.L.H.Kr.K1 Trong đó : B=8m : chiều rộng thi công lớp CPĐD loại I Dmax25. L=1000m : chiều dài đoạn tuyến thi công. H : chiều dày sau khi lèn ép. Kr=1,3 : hệ số rải CPĐD. K1=1,05 : Hệ số rơi vải vật liệu. ==>V=8.1000.0,15.1,3.1,05=1638 (m3). Khối lượng CPĐD loại I Dmax25 : V=1638 (m3). 3.6.1.3Khối lượng nước : -Nước tưới ẩm tạo lòng đường, chiều rộng tưới B=8m, trình tự (1): 2l/m2=0,002m3/m2. V1=0,002.8.1000=16 (m3). -Nước tưới ẩm tạo dính bám , chiều rộng tưới B=8m, trình tự (9): 2l/m2=0,002m3/m2. V2=0,002.8.1000=16 (m3). ==> Tổng lượng nước tưới ẩm tạo dính bám cho các khâu thi công : V=V1+V2=16+16=32 (m3). 3.6.1.4Khối lượng nhũ tương nhựa : *Lượng nhũ tương thi công lớp nhựa thấm, trình tự (19), 1,2Kg/m2, chiều rộng thi công B=8m : G=1,2.8.1000=9600 (Kg)=9,6 (T). 3.6.1.5.Khối lượng nhựa nóng : *Lượng nhựa nóng tạo dính bám , trình tự (20), 1Kg/m2, chiều rộng thi công B=8m : G1=1.8.1000=8000 (Kg)=8,0 (T). *Lượng nhựa nóng tạo dính bám , trình tự (27), 0,5Kg/m2, chiều rộng thi công B=8m G2=0,5.8.1000=8000 (Kg)=4,0 (T). ==> Tổng lượng nhựa nóng tạo dính bám : G=G1+G2=4+8=12 (T) 3.6.1.6.Khối lượng BTN chặt loại I Dmax25 : V=B.H.L.Kr.K1 Trong đó : B=8m : chiều rộng thi công lớp BTNC loại I. H=7cm : chiều dày lớp BTN loại I sau khi lu lèn chặt. L=1000m : chiều dài tuyến thi công. Kr=1,3 : hệ số san rải BTNC loại I. K1=1,05 : hệ số rơi vải, hao hụt vật tư. ==> Lượng BTNC loại I cần thiết : V=8.0,07.1000.1,3.1,05=764,4 (m3). 3.6.1.7.Khối lượng BTN chặt loại I Dmax20 : V=B.H.L.Kr.K1 Trong đó : B=8m : chiều rộng thi công lớp BTNC loại I. H=5cm : chiều dày lớp BTNC loại I sau khi lu lèn chặt. L=1000m : chiều dài tuyến thi công. Kr=1,3 : hệ số san rải BTN loại I. K1=1,05 : hệ số rơi vải, hao hụt vật tư. ==> Lượng BTNC loại I cần thiết : V=8.0,05.1000.1,3.1,05=546 (m3). 3.6.1.8.Khối lượng đất lấp rãnh thoát nước tạm thời và hố tụ: *Khối lượng đất lấp rãnh tạm thời lần 1, trình tự (7) : V=0,825.0,15.0,30.101.1,2.1,05=4,73 (m3). Trong đó : Kr=1,2 : hệ số rời rạc của đất. K1=1,05 : hệ số rơi vải, hao hụt vật tư. *Khối lượng đất lấp rãnh tạm thời lần 2, trình tự (15) : V=0,675.0,15.0,30.101.1,2.1,05=3,87 (m3). *Khối lượng đất lấp rãnh tạm thời lần 3, trình tự (34) : V=0,55.0,12.0,30.101.1,2.1,05=2,52 (m3). *Khối lượng đất lấp hố tụ : V=0,5..57.1,2.1,05=35,91 (m3). ==> Tổng khối lượng đất đắp rãnh thoát nước tạm thời và hố tụ: V=4,73 + 3,87+2,52+35,91=47,03 (m3). 3.6.2.Xác định khối lượng công tác xây dựng kết cấu áo đường cho đoạn tuyến : BẢNG KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC CHO ĐOẠN TUYẾN BẢNG TRÌNH TỰ CÔNG NGHỆ THI CÔNG STT NỘI DUNG CÔNG VIỆC KHỐI LƯỢNG ĐƠN VỊ KL I Thi công lớp cấp phối đá dăm loại II Dmax37,5 dày 15cm. 1 Tưới ẩm lòng đường 2lít/m2 m3 16 2 Vận chuyển CPĐD loại II Dmax37,5 m3 1638 3 Rải CPĐD loại II m3 1638 4 Lu lèn sơ bộ 4 l/đ V=2Km/h+ bù phụ m3 1170 5 Lu lèn chặt 10l/đ,V=3,5Km/h m3 1170 Lu lèn chặt 24l/đ ,V=4 Km/h m3 1140 Đầm mép m3 60 6 Lu lèn hoàn thiện 4l/đ ,V=3Km/h m2 7800 7 Lấp rãnh thoát nước lần 1 sâu 15cm m3 4,73 8 Kiãøm tra vaì nghiãûm thu. m 1000 II Thi công lớp cấp phối đá dăm loại I Dmax25 dày 15cm 9 Tưới ẩm tạo dính bám với lớp móng dưới 2lít/m2 m3 16 10 Vận chuyển CPĐD loại I Dmax25 m3 1638 11 Rải CPĐD loại I Dmax25 m3 1638 12 Lu lèn sơ bộ 4 l/đ V=2Km/h+ bù phụ m3 1170 13 Lu lèn chặt 10l/đ,V=3,5Km/h m3 1170 Lu lèn chặt 24l/đ ,V=4 Km/h m3 1140 Đầm mép m3 60 14 Lu lèn hoàn thiện 4l/đ ,V=3Km/h m2 7800 15 Lấp rảnh thoát nước lần 2 m3 3,87 16 Kiểm tra và nghiệm thu m 1000 17 Chải sạch mặt đường bằng bàn chải sắt m2 8000 18 Thổi bụi bằng máy nén khí. m2 8000 19 Tưới nhựa thấm bằng nhũ tương nhựa 1,2kg/m2. m3 9,6 III Thi công lớp bêtông nhựa loại I Dmax25 dày 7cm 20 Tưới nhựa dính bám dùng nhựa nóng 1kg/m2 m3 8 21 Vận chuyển hỗn hợp bêtông nhựa. m3 764,4 22 Rải hỗn hợp bêtông nhựa m3 764,4 23 Lu lèn sơ bộ 2l/đ, V=1,5km/h + bù phụ m3 546 24 Lu lèn chặt 16l/đ, V=3 Km/h m3 532 Đầm mép m3 28 25 Lu hoàn thiện 4l/đ,V=3Km/h m2 7800 IV Thi công lớp bêtông nhựa loại I Dmax20 dày 5cm 26 Tưới nhựa dính bám dùng nhựa nóng 0,5kg/m2 m3 4 27 Vận chuyển hỗn hợp bêtông nhựa. m3 546 28 Rải hỗn hợp bêtông nhựa m3 546 29 Lu lèn sơ bộ 2l/đ, V=1,5km/h + bù phụ m3 400 30 Lu lèn chặt 12l/đ, V=3 Km/h m3 400 31 Lu hoàn thiện 4l/đ,V=3Km/h m2 8000 32 Lấp rảnh thoát nước lần 3+hố tụ m3 38,43 33 Kiểm tra và nghiệm thu m 1000 34 San sửa hoàn thiện lề đất ,nạo vét rãnh biên m 1000 35 Hoàn thiện và bàn giao công trình m 1000 3.7.Tính toán năng suất cho các loại máy móc thi công : 3.7.1.Tính năng suất ôtô vận chuyển: Năng suất ô tô vận chuyển đất được tính theo công thức: (m3/ca) (3.3.3) Trong đó: + T: thời gian trong một ca T=7h. + Kt: hệ số sử dụng thời gian Kt= 0,85 + L: cự ly vận chuyển trung bình + Ktt: hệ số lợi dụng tải trọng Ktt = 1,0. + V1: tốc độ xe chạy khi mang tải V1=30 km/h + V2: tốc độ xe chạy khi không mang tải V2=40km/h + t: thời gian bốc dỡ trong 1 chu kỳ, t =txúc + tđổ =2' +0,5' =0,042 h + V (m3) : dung tích thùng xe 15 tấn; V=9 m3 BẢNG TÍNH NĂNG SUẤT ÔTÔ VẬN CHUYỂN STT TÊN CÔNG VIỆC t(h) L(km) V1(km/h) V2(km/h) N(m3/ca) 1 Vận chuyển cấp phối đá dăm 0,4 3,0 35 45 102,65 2 Vận chuyển hổn hợp BTN 0,4 6,0 35 45 80,45 3.7.2.Tính toán năng suất cho máy lu : Năng suất của lu được xác định theo công thức sau: (m3/ca) (3.3.4) (m2/ca) (3.3.5) Trong đó : + V : Tốc độ lu (km/h). + B : bề rộng đầm nén trung bình. + Kt : Hệ số sử dụng thời gian, Kt = 0,85. + T : Thời gian làm việc trong 1 ca, T = 7(giờ). + L : Chiều dài thao tác (m) + tq : Thời gian quay đầu đổi số, tq= 0,5(phút). + β : Hệ số kể đến do lu chạy không chính xác , lấy β =1,2. + N : Tổng số hành trình lu để đạt được độ chặt yêu cầu : N = Nck . Nht. + Nck : Số chu kỳ phải thực hiện để đảm bảo số lần đầm nén yêu cầu : + n : Số lần đầm nén qua một điểm của lu sau một chu kỳ. + Nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPHAN III.doc
Tài liệu liên quan