Thái độ ủng hộ thể chế của người dân Việt Nam

Tài liệu Thái độ ủng hộ thể chế của người dân Việt Nam: Xó hội học, số 2(110), 2010 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 3 Thái độ ủng hộ thể chế của người dân Việt Nam Phạm Thành Nghị* 1. Đặt vấn đề Mặc dù vẫn còn là quốc gia thuộc nhóm có thu nhập trung bình thấp, Việt Nam được biết đến như một nền kinh tế đang nổi do sự tăng trưởng cao liên tục trong suốt hàng chục năm qua. Uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế đã có những bước phát triển vượt bậc. Thu nhập quốc nội trên đầu người từ khoảng 200$ đầu những năm 1990 tăng lên trên 1000$ năm 2010. Xoá đói giảm nghèo đã đạt được những kết quả ấn tượng. Chỉ số phát triển con người tăng từ 0,539 năm 1995 lên 0,733 năm 2007. Thành tựu phát triển y tế và giáo dục rất đáng khích lệ. Kết quả điều tra giá trị Châu á cho thấy, so với một số nước Đông Nam á khác, Việt Nam có sự ủng hộ thể chế cao nhất. Câu hỏi đặt ra là tại sao Việt Nam lại có sự ủng hộ thể chế cao như vậy? Những yếu tố nào đã tác...

pdf5 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 803 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thái độ ủng hộ thể chế của người dân Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xó hội học, số 2(110), 2010 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 3 Thái độ ủng hộ thể chế của người dân Việt Nam Phạm Thành Nghị* 1. Đặt vấn đề Mặc dù vẫn còn là quốc gia thuộc nhóm có thu nhập trung bình thấp, Việt Nam được biết đến như một nền kinh tế đang nổi do sự tăng trưởng cao liên tục trong suốt hàng chục năm qua. Uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế đã có những bước phát triển vượt bậc. Thu nhập quốc nội trên đầu người từ khoảng 200$ đầu những năm 1990 tăng lên trên 1000$ năm 2010. Xoá đói giảm nghèo đã đạt được những kết quả ấn tượng. Chỉ số phát triển con người tăng từ 0,539 năm 1995 lên 0,733 năm 2007. Thành tựu phát triển y tế và giáo dục rất đáng khích lệ. Kết quả điều tra giá trị Châu á cho thấy, so với một số nước Đông Nam á khác, Việt Nam có sự ủng hộ thể chế cao nhất. Câu hỏi đặt ra là tại sao Việt Nam lại có sự ủng hộ thể chế cao như vậy? Những yếu tố nào đã tác động đến thái độ ủng hộ này? Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng kết quả điều tra giá trị Châu á vòng II (2006 - 2008) để lý giải cho sự ủng hộ thể chế cao của người dân Việt Nam. 2. Quan niệm về sự ủng hộ thể chế Sự ủng hộ chế thể hiện qua thái độ ủng hộ của người dân ở một quốc gia đối với hệ thống chính trị của đất nước mình cũng như hình thức chính phủ hiện hành. Các nhà khoa học xã hội luôn đặt ra câu hỏi tại sao người dân lại ủng hộ thể chế này và không hài lòng với thể chế khác. Tìm kiếm các dữ liệu làm rõ điều này thông qua nghiên cứu thực tiễn là công việc lý thú. Chỉ số này được đo bằng tổ hợp niềm tin vào các thể chế hiện hành và niềm tin vào hình thức chính phủ “tốt nhất” ở một đất nước. Hai chỉ số thành phần này được xem xét tách biệt và được phối hợp lại với trọng số bằng nhau. Mức độ ủng hộ thể chế chịu ảnh hưởng của ba yếu tố gồm (1) kết quả hoạt động của chính phủ, (2) sự điều hành của chính phủ và (3) thái độ chính trị và văn hoá của công dân (Evans & Whitefield, 1995). Thành tố trung tâm đánh giá hoạt động của chính phủ là kết quả phát triển kinh tế. Chỉ số phát triển kinh tế cao luôn đi liền với sự ủng hộ thể chế cao. Bổ sung cho chỉ số kinh tế, tính trách nhiệm của chính phủ, khả năng tiếp cận tới dịch vụ xã hội của người dân và mức độ an toàn, an ninh xã hội có thể là những chỉ báo có mối quan hệ với thái độ ủng hộ thể chế của người dân. Yếu tố thành phần thứ hai bao gồm những số đo về thái độ của người dân đối với trách nhiệm từ trên xuống, trách nhiệm theo chiều ngang và mức độ bình đẳng và tự do. Yếu tố thành phần thứ ba bao gồm các các số đo về truyền thống chính trị, truyền thống xã hội, tinh thần dân tộc, quan tâm chính trị, nguồn vốn xã hội, sử dụng thông tin truyền thông và internet. Việc phân tích kết quả điều tra dưới đây chỉ dựa vào các thành tố có hệ số tương quan có ý * PGS.TS, Viện Nghiên cứu Con người. Thỏi độ ủng hộ thể chế của người dõn Việt Nam Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 4 nghĩa với thái độ ủng hộ thể chế. 3. Đánh giá thái độ ủng hộ thể chế qua kết quả điều tra (a) Chỉ số ủng hộ thể chế chung, như đã nói ở trên, được tính trên cơ sở phối hợp giữa niềm tin vào thể chế và hình thức chính phủ tốt nhất. Kết quả điều tra cho thấy niềm tin vào các thiết chế và những người đại diện cho các thiết chế đó là rất cao cũng như tỷ lệ rất cao những người được hỏi khẳng định hình thức chính phủ hiện nay là tốt nhất đối với Việt Nam. Có tới 94,4% số người được hỏi rất tin hoặc khá tin vào người đứng đầu nhà nước và có tới 96,2% rất tin hoặc khá tin vào chính phủ trung ương. Tỷ lệ ủng hộ này đối với các thiết chế khác như quân đội, công an, báo chí v.v. cũng rất cao. Các dịch vụ dân sự được đánh giá thấp hơn một chút. Trong khi đó, các cơ quan phi chính phủ (NGO) chỉ nhận được sự đánh giá thấp với 37,9% rất tin hoặc khá tin mà thôi. So sánh niềm tin của người dân vào người đứng đầu nhà nước ở 7 quốc gia tham gia vào cuộc điều tra này ở vùng Đông Nam á, Việt Nam có chỉ số cao nhất về niềm tin vào người đứng đầu nhà nước, vào chính phủ trung ương và vào hình thức chính phủ tốt nhất (Bảng 1). Bảng 1. Sự ủng hộ thể chế ở các nước Đông Nam á Nước Niềm tin vào người đứng đầu nhà nước (%) Niềm tin vào chính phủ trung ương (%) Chính phủ hiện nay là tốt nhất (%) Việt Nam 95,5 96,2 83,8 Singapore 89,8 89,1 82,7 Campuchia 75,8 65,2 56,6 Malaysia 75,8 69,6 65,5 Indonesia 74,2 65,3 77,6 Thailand 65,0 59,0 61,5 Phillippines 38,1 39,1 51,0 Nếu chia 7 nước thành ba nhóm theo mức độ từ cao đến thấp về thái độ ủng hộ thể chế, Việt Nam và Singapore là hai nước có sự ủng hộ thể chế cao nhất của người dân. Các nước Campuchia, Malaysia, Indonesia và Thái Lan có mức độ ủng hộ trung bình, trong khi đó Philippines có mức độ ủng hộ thể chế thấp nhất. Câu hỏi đặt ra là tại sao người dân có thái độ ủng hộ thể chế ở nước ta cao đến như vậy. Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi sử dụng kết quả điều tra ý kiến của người dân về (1) kết quả hoạt động của chính phủ, (2) sự điều hành của chính phủ và (3) thái độ chính trị và văn hoá của người dân. Trong bài viết này chúng tôi cố gắng làm rõ mối quan hệ giữa thái độ ủng hộ thể chế của người dân và các yếu tố tác động tới thái độ này trên cơ sở sử dụng Phạm Thành Nghị 5 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn các mối tương quan và thử đưa ra sự giải thích dựa trên những hiện tượng thể hiện mối quan hệ trong xã hội quan sát được cũng như những kết quả nghiên cứu nói đến trong các tài liệu đã có. (b) Khi xem xét mối quan hệ giữa mức độ ủng hộ thể chế và kết quả hoạt động của chính phủ, trong nghiên cứu này chúng tôi dựa vào 2 chỉ số: chỉ số kinh tế và chỉ số an toàn và an ninh con người (có cùng hệ số tương quan là 0,085), trong khi đó, tiếp cận dịch vụ công và trách nhiệm của chính phủ không tìm thấy mối tương quan có ý nghĩa. Hầu hết người Việt Nam được hỏi đánh giá tình hình kinh tế của đất nước “rất tốt” và “khá tốt”; tình hình kinh tế gia đình được đánh giá kém lạc quan hơn một chút, nhưng tỷ lệ người cho rằng tình hình kinh tế đất nước và gia đình họ tốt lên theo thời gian là rất cao (Bảng 2). Bảng 2. Thái độ về tình hình kinh tế Tình hình kinh tế hiện tại “Rất tốt” và “tốt”(%) 1. Của đất nước 70,4 2. Của gia đình 36,7 Sự thay đổi về kinh tế “Tốt hơn rất nhiều” và “Tốt hơn chút ít” 3. Của đất nước 94,6 4. Của gia đình 84,7 Có được kết quả lạc quan này là do việc thực thi chính sách đổi mới của Đảng từ năm 1986 đến nay dẫn đến những thay đổi to lớn: tỷ lệ lạm phát giảm, tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm cao (khoảng 7,5%). Việt Nam có chỉ số Gini khá thấp (34,4) bằng với Indonesia, thấp hơn Thái Lan (44,0), Philippines (44,5), Malaysia (49,2). Chỉ số này thể hiện sự bất công bằng thấp so với các nước khác trong khu vực. Kết quả phát triển kinh tế rất khả quan cùng với những thành tựu xoá đói giảm nghèo ấn tượng đã làm tăng sự hài lòng của người dân và, do đó, làm tăng sự ủng hộ thể chế. ý kiến của người dân về an toàn và an ninh con người là khá cao. Về mặt thống kê, tương quan của chỉ số này với sự ủng hộ thể chế là có ý nghĩa. Theo kết quả điều tra, người trả lời Việt Nam rất tin tưởng vào sự an toàn tại nơi cư trú với 93% số người khẳng định và có tới 91,9 % số người nói rằng nơi họ cư trú ngày càng trở nên an toàn hơn. Có thể nói rằng người Việt Nam đã phải chứng kiến nhiều sự mất mát trong chiến tranh, họ đã từng trải nghiệm nỗi đau mà chiến tranh và bạo lực gây ra, do đó họ đánh giá cao giá trị của hoà bình, an ninh, an toàn xã hội. Đặc biệt, sự quan tâm của chính quyền các cấp tới vấn đề này đã làm tăng sự hài lòng của người dân đối với hoạt động của họ. Thỏi độ ủng hộ thể chế của người dõn Việt Nam Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 6 (c) Trong các chỉ báo về sự điều hành của chính phủ, môi trường bầu cử và tính chịu trách nhiệm chiều ngang có mối tương quan có ý nghĩa (tương ứng là 0,18 và 0,15). Điều đó có nghĩa là những người cho rằng họ có nhiều lựa chọn trong bầu cử có thái độ ủng hộ thể chế cao. Thực tế, những năm gần đây cùng với việc mở rộng dân chủ cơ sở, quy trình bầu cử đã tạo thêm nhiều lựa chọn hơn cho cử tri. Ngoài những ứng cử viên là đảng viên, các ứng cử viên không phải là đảng viên cũng như những người tự ứng cử đã có cơ hội như nhau để được bầu vào cơ quan lập pháp cũng như các cơ quan dân biểu ở địa phương; các ứng cử viên có quyền bình đẳng trong tiếp cận phương tiện thông tin đại chúng. Trong thực tế, trong nhiệm kỳ Quốc hội Khoá 12 (2007 - 2012), có 10% đại biểu không phải là đảng viên và 26,7% là phụ nữ. Trong Hội đồng nhân dân TP. Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2004 - 2009, có tới 17% số đại biểu không phải là đảng viên, 21,2% là phụ nữ. Về mối quan hệ trách nhiệm chiều ngang và sự ủng hộ thể chế, những ai nhận thức được trách nhiệm của cán bộ, công chức đối với người dân có thái độ ủng hộ thể chế cao. Khoảng hai phần ba số người được hỏi cho rằng “khi công chức vi phạm pháp luật, hệ thống pháp luật có khả năng trừng phạt họ”. Tỷ lệ này ở các nước trong khu vực như Philippines, Thái Lan và Campuchia thấp hơn rất nhiều. Thực tế giám sát của các cơ quan dân biểu với các cơ quan hành pháp các cấp cũng như các phiên chất vấn được truyền hình trực tiếp đã giúp người dân có thêm thông tin về hoạt động của các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân và biết được quyền lực của của chính quyền đối với người vi phạm pháp luật, thậm chí ngay cả khi họ nắm giữ các vị trí quan trọng. Việc lắng nghe ý kiến, những bức xúc của người dân trong các cuộc tiếp xúc cử tri của các đoàn đại biểu Quốc hội, cũng như kết quả giải quyết các khiếu nại của người dân đã làm tăng thêm niềm tin của người dân vào các cơ quan dân biểu và nhà nước. (d) Chính trị nhân dân và thái độ chính trị của người dân. Mối quan hệ giữa chính trị nhân dân, thái độ của người dân đối với sự ủng hộ thể chế có thể thấy trong số đo về sự quan tâm chính trị, tinh thần dân tộc. Hai mối quan hệ này là khá mạnh và là quan hệ thuận, tức là những người trả lời có quan tâm đến chính trị, có tinh thần dân tộc cao thì có sự ủng hộ thể chế cao. Có tới 36,6% số người Việt Nam được hỏi nói rất quan tâm và 37,6% nói khá quan tâm tới chính trị. Con số này cao hơn Singapore (tương ứng là 2,2% và 21,4%), Malaysia (tương ứng là 8% và 32,4%), Philippines (tương ứng là 11,0% và 41,1%). Những người quan tâm đến chính trị dành nhiều thời gian tìm hiểu đường lối, chính sách và kết quả thực hiện đường lối, chính sách và, do đó, họ có thêm thông tin, có thái độ lạc quan và lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Chính phủ. Về tinh thần dân tộc, kết quả điều tra cho thấy những người tự hào mình là người Việt Nam có thái độ ủng hộ thể chế rất mạnh mẽ. Tỷ lệ người dân tự hào là người Việt Nam rất cao. Có tới 81,9% số người được hỏi rất tự hào và 15,8% người được hỏi khá tự hào là người Việt Nam. Tỷ lệ này cũng rất cao ở Thái Lan (tương ứng là 91,1% và 7,2%), thấp hơn một chút ở Philippines (72,3% và 18,1%), Campuchia (67,2% Phạm Thành Nghị 7 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn và 26,3%), Malaysia (62,8% và 28%), Singapore (51,2% và 43,2%) và Indonesia (50,2% và 45,7%). Người dân các nước Đông Nam á tham gia cuộc điều tra này đều rất tự hào về dân tộc mình nhưng mối quan hệ có ý nghĩa giữa tính dân tộc và sự ủng hộ thể chế chỉ tìm thấy ở Việt Nam (0,101), Indonesia (0,104), Singapore (0,183). Rõ ràng chính phủ ba quốc gia này đã rất thành công trong việc gắn kết hoạt động của chính quyền với nâng cao tinh thần dân tộc. Trong thực tiễn đấu tranh giành độc lập, Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã khơi dậy ở nhân dân tinh thần dân tộc. Tinh thần “thà chết chứ không chịu làm nô lệ”, “không có gì quý hơn độc lập tự do” và tinh thần đấu tranh chống “giặc đói, giặc dốt”, “xoá đói, giảm nghèo” luôn đi liền với các hoạt động của các cấp đảng và chính quyền từ trung ương đến địa phương. Chính các hoạt động đó đã gắn tinh thần dân tộc, lòng tự hào là người Việt Nam với sự ủng hộ chính phủ, ủng hộ đường lối của Đảng và Nhà nước hay sự ủng hộ thể chế hiện hành. Kết luận: Thái độ ủng hộ thể chế cao của người dân xuất phát từ những đánh giá cao của người dân về tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống, mức độ an toàn và an sinh xã hội. Thái độ ủng hộ này còn thể hiện mức độ hài lòng của người dân với những người đại diện cho mình trong các cơ quan dân biểu. Sự ủng hộ cao này được đặt trên nền tảng sự quan tâm chính trị, niềm tự hào dân tộc và truyền thống chính trị của người dân. Đó là kết quả của việc thực hiện đường lối đổi mới trong 20 năm qua hướng tới đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của người dân cũng như sự phát triển lâu dài của đất nước và xã hội, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Những phát hiện ban đầu trong nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế, hội nhập và mở cửa, từng bước tăng cường dân chủ cơ sở. Những gì trình bày trong bài viết này cho thấy người Việt Nam rất lạc quan về chính phủ của mình, có thái độ ủng hộ thể chế cao và những đánh giá tích cực của họ về kết quả phát triển kinh tế - xã hội và sự ổn định chính trị có thể xem là bằng chứng về sự hài lòng của người dân đối với đường lối đổi mới và kỳ vọng tốt đẹp của họ về tương lai của đất nước. Tài liệu tham khảo 1. Chu Y.H & Welsh B. (2009) Sources, Strenghs and Shortcomings: Regime support in Southeast Asia, Draft theoretical Overview, Bài chưa đăng. 2. Evans G. & Whitefield S. (1995). The Politics and Economics of Democratic Commitment: Support for Democracy in Transition Societies, British Journal of Political Science, 25, 4, tr. 485-514.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_2_2010_phamthanhnghi_1469.pdf