Tăng cường yếu tố nghiệp vụ Sư phạm khi tổ chức các hoạt động giải toán cho sinh viên - Vũ Quốc Khánh

Tài liệu Tăng cường yếu tố nghiệp vụ Sư phạm khi tổ chức các hoạt động giải toán cho sinh viên - Vũ Quốc Khánh: TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 8(3/2017) tr. 9 - 16 9 TĂNG CƢỜNG YẾU TỐ NGHIỆP VỤ SƢ PHẠM KHI TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIẢI TOÁN CHO SINH VIÊN Vũ Quốc Khánh1, Lê Thị Tuyết22 1Trường Đại học Tây Bắc, 2Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên Tóm tắt: Bài viết này, chúng tôi đề cập yêu cầu tăng cường cách hoạt động nghiệp vụ sư phạm trong dạy học giải toán. Đề xuất một số biện pháp tổ chức các hoạt động giải toán phù hợp với sinh viên: 1. Tổ chức thực hành các hoạt động định hướng tìm kiếm lời giải bài toán bám sát nội dung toán ở trung học phổ thông; 2. Tăng cường tổ chức hoạt động rèn luyện các kĩ năng xây dựng chương trình giải và thực hiện chương trình giải cho các đối tượng sinh viên khác nhau, phù hợp với thực tế yêu cầu dạy học giải toán ở trung học phổ thông;3. Tổ chức các cuộc thi có chủ đề về lý luận nghiệp vụ sư phạm trong dạy học toán và hướng dẫn dạy giải toán trung học phổ thông. Từ khoá: Đào tạo sư phạm, sinh viên chuyên ngành toán, T...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tăng cường yếu tố nghiệp vụ Sư phạm khi tổ chức các hoạt động giải toán cho sinh viên - Vũ Quốc Khánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 8(3/2017) tr. 9 - 16 9 TĂNG CƢỜNG YẾU TỐ NGHIỆP VỤ SƢ PHẠM KHI TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIẢI TOÁN CHO SINH VIÊN Vũ Quốc Khánh1, Lê Thị Tuyết22 1Trường Đại học Tây Bắc, 2Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên Tóm tắt: Bài viết này, chúng tôi đề cập yêu cầu tăng cường cách hoạt động nghiệp vụ sư phạm trong dạy học giải toán. Đề xuất một số biện pháp tổ chức các hoạt động giải toán phù hợp với sinh viên: 1. Tổ chức thực hành các hoạt động định hướng tìm kiếm lời giải bài toán bám sát nội dung toán ở trung học phổ thông; 2. Tăng cường tổ chức hoạt động rèn luyện các kĩ năng xây dựng chương trình giải và thực hiện chương trình giải cho các đối tượng sinh viên khác nhau, phù hợp với thực tế yêu cầu dạy học giải toán ở trung học phổ thông;3. Tổ chức các cuộc thi có chủ đề về lý luận nghiệp vụ sư phạm trong dạy học toán và hướng dẫn dạy giải toán trung học phổ thông. Từ khoá: Đào tạo sư phạm, sinh viên chuyên ngành toán, Trường Đại học Tây Bắc. 1. Đặt vấn đề Trong dạy học toán, tổ chức các hoạt động giải toán (HĐGT) chiếm vị trí quan trọng trong quá trình giảng dạy. Thông qua HĐGT các sinh viên (SV) thực hiện các hoạt động “hình thành, củng cố tri thức, kĩ năng kĩ xảo,... rèn luyện các thao tác tư duy, hình thành những phẩm chất trí tuệ” [2]. Như vậy, tổ chức các HĐGT toán có tầm quan trọng đặc biệt, giúp SV trong học tập và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm (NVSP). Theo [1], có nhiều biện pháp, cách thức tổ chức các hoạt động rèn luyện NVSP cho SV. Trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập việc tăng cường yếu tố NVSP khi tổ chức các hoạt động giải toán. Phạm vi tổ chức các hoạt động giải toán nhằm rèn luyện NVSP xác định theo bốn trọng tâm: 1) Rèn luyện NVSP trong hoạt động định hướng tìm kiếm lời giải; 2) Rèn luyện NVSP trong xây dựng chương trình giải; 3) Rèn luyện NVSP trong thực hiện chương trình giải; 4) Rèn luyện NVSP trong khai thác, ứng dụng kết quả lời giải. Khi tổ chức các hoạt động giải toán theo mỗi trọng tâm, đòi hỏi SV phải tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo tham gia thường xuyên, đầy đủ những hoạt động rèn luyện NVSP tương ứng với những thao tác kĩ thuật cụ thể. Nội dung NVSP của SV đại học sư phạm toán gắn liền với việc dạy học toán ở THPT. Do đó, tổ chức các hoạt động NVSP của SV phải gắn liền với hoạt động giải các dạng toán có trong chương trình toán THPT. SV thực hành các hoạt động giải toán thường xuyên, liên tục, đầy đủ sẽ hình thành và phát triển nhóm năng lực nhận thức về Toán học (Năng lực sử dụng ngôn ngữ Toán học; Năng lực xây dựng và phát triển các lập luận Toán học; Năng lực nhận thức về các cấu trúc toán học trừu tượng; Năng lực phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, cụ thể hóa trong Toán học; Năng lực nghiên cứu các dạng phương trình toán học; Năng lực tính toán; Năng lực vận dụng toán học vào các môn học khác và vào cuộc sống). Góp phần hoàn thiện nhóm Năng lực dạy học (Năng lực giải Toán sơ cấp ở trường phổ thông; Năng lực vận dụng các kiến thức của toán Ngày nhận bài: 17/2/2016. Ngày nhận đăng: 20/3/2017 Liên lạc: Vũ Quốc Khánh, e - mail: khanhs29tb@gmail.com 10 cao cấp trong dạy toán ở phổ thông; Năng lực sử dụng các công cụ tính toán và máy tính cầm tay trong giải toán; Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động Toán học; Năng lực vận dụng các kiến thức về văn hóa toán học và lịch sử toán học trong dạy học toán). Từng bước, SV nâng cao năng lực phát triển nghề nghiệp (Năng lực thích ứng với môi trường mới; Năng lực tự đánh giá; Năng lực tự học, tự nghiên cứu Toán học và giáo dục Toán học; Năng lực nghiên cứu khoa học; Năng lực trải nghiệm thực tiễn). Thực tế SV đại học sư phạm toán ở Trường Đại học Tây Bắc được tuyển sinh từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm nhiều đối tượng ưu tiên, thuộc các dân tộc ở các vùng, miền khó khăn. Do đó, có sự khác biệt rất lớn về khả năng NVSP và kết quả học giải toán ở phổ thông. Sự khác biệt này dẫn đến những hạn chế nhất định về kết quả rèn luyện NVSP của các SV trong quá trình đào tạo. Từ đó cho thấy, việc nghiên cứu biện pháp nâng cao kết quả rèn luyện NVSP cho SV đại học sư phạm toán ở Trường Đại học Tây Bắc cần được quan tâm thực hiện. Mặt khác do có sự khác biệt rất lớn về khả năng NVSP giữa các đối tượng SV khác nhau (đặc biệt là SV người dân tộc vùng sâu, vùng xa và lưu HS Lào) nên cần tổ chức cho các đối tượng SV này thường xuyên thực hành các hoạt động giải toán bám sát nội dung toán ở phổ thông. Việc tăng cường yếu tố NVSP giúp SV làm quen với việc hoạt động dạy và học giải toán ở THPT. Mặt khác, tăng cường yếu tố NVSP giúp SV qua hoạt động, thấy rõ ràng và cụ thể hơn những yêu cầu cơ bản của việc dạy giải toán ở phổ thông gắn với nội dung học phần “Lý luận và phương pháp dạy học môn toán” đã học ở đại học. Các biện pháp tăng cường yếu tố NVSP có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng việc rèn luyện NVSP của SV. Quá trình thực hiện các biện pháp có tác động tích cực đối với chất lượng rèn luyện NVSP của SV, cả về góc độ lý luận dạy học và thực hành dạy học. Các biện pháp khi triển khai thực hiện tốt giúp SV tích hợp, bổ sung các phương pháp giải toán theo quy trình bốn bước có sự kết hợp sử dụng kiến thức của toán cao cấp vận dụng vào giải toán THPT. Khi SV thành thạo việc tích hợp, bổ sung các phương pháp giải toán sẽ nhận thấy tính thống nhất, sự mở rộng và nâng cao giữa các phương pháp giải toán ở THPT so với phương pháp dạy học giải toán đã học ở đại học. Mục tiêu tăng cường yếu tố NVSP đầu tiên là rèn cho SV luyện tập viết và trình bày bảng, viết chữ rõ ràng, thẳng hàng, ngay ngắn, đúng ngữ pháp, chính tả. SV phải rèn luyện cách sử dụng ngôn ngữ, ký hiệu, tư thế tác phong phù hợp với hoạt động dạy học giải toán khi đứng trên bục giảng phù hợp yêu cầu và tiến trình dạy học. Mục tiêu thực hành thứ hai là rèn luyện kỹ năng truyết trình trong dạy giải toán cho SV. Các tiêu chí cụ thể là rèn từ cách phát âm sao cho to, rõ ràng, cách nói thế nào thì học sinh dễ nghe và nghe chăm chú nhất. Mục tiêu thực hành thứ ba là rèn kĩ năng dạy giải toán trong thiết kế bài soạn. Giảng viên phải tổ chức cho SV tự luyện tập, tự trình bày thiết kế bài soạn để rút kinh nghiệm theo nhóm, từ đó đưa ra phương án tối ưu cho cách dạy nội dung đó. Sau khi đã thống nhất thiết kế nội dung giải toán trong bài soạn, SV phải tự chỉnh lại kết quả và tổ chức tập giảng. Mục tiêu thực hành thứ tư là rèn kĩ năng dạy học. Trước khi dự giờ, yêu cầu các SV phải tự tập giảng theo nhóm. Khi tổ chức thi giảng, phải khuyến khích được tất cả SV tích cực tập giảng. 11 Đó là bốn mục tiêu thực hành cơ bản nhất trong việc rèn luyện NVSP qua hoạt động giải toán cho SV. Ngoài ra SV cần kết hợp cơ hội khác để rèn luyện NVSP gắn với các môn học: tâm lý, giáo dục, tin học; trong các hoạt động tập thể; trong các cuộc thi. 2. Một số biện pháp tổ chức các hoạt động giải toán nhằm tăng cƣờng yếu tố NVSP cho sinh viên đại học sƣ phạm Toán Biện pháp 1: Tổ chức thực hành các hoạt động định hướng tìm kiếm lời giải bài toán bám sát nội dung toán ở THPT cho SV a) Cơ sở, ý nghĩa của biện pháp: Theo [2] “rèn luyện kỹ năng định hướng tìm lời giải là một yêu cầu cần thiết trong việc đổi mới phương pháp dạy học toán. Rèn luyện kỹ năng định hướng tìm lời giải có một ưu thế rất thuận lợi, có tính khả thi cao trong dạy học toán”. Thực tế việc dạy toán ở phổ thông chưa nhấn mạnh và đi sâu việc rèn luyện cho học sinh nắm vững quy trình giải toán cơ bản. Do đó, khi học đại học nhiều SV chưa thực sự nắm vững lý thuyết và thực hành giải toán theo bốn bước. Mặt khác, khi học về dạy học giải toán nhiều SV chưa thấy rõ tầm quan trọng của việc định hướng tìm kiếm lời giải bài toán. Nguyên nhân chính là do SV có lỗ hổng kiến thức cơ bản về giải toán ở phổ thông và thói quen chỉ tìm một lời giải cho bài toán. Trong thực tiễn, vốn kiến thức, kinh nghiệm, thói quen giải toán giữa các SV có sự khác biệt rất lớn tạo nên khác biệt về khả năng NVSP giữa các đối tượng SV khác nhau (đặc biệt là SV người dân tộc vùng sâu vùng xa và lưu học sinh Lào). Do đó, cần tăng cường tổ chức thực hành các hoạt động định hướng tìm kiếm lời giải bài toán bám sát nội dung toán ở THPT cho SV. Biện pháp có tác dụng trực tiếp đến chất lượng rèn luyện NVSP thông qua hoạt động định hướng tìm kiếm lời giải giúp SV vừa củng cố nhận thức về vận dụng lý luận dạy học giải toán theo bốn bước vừa thực hiện củng cố kỹ năng trong dạy học định hướng tìm lời giải. Biện pháp này có ý nghĩa thực tiễn góp phần nâng cao năng lực chuyên môn và NVSP cho SV. b) Nội dung của biện pháp: Tổ chức hoạt động giúp SV phân tích thành thạo, đầy đủ, triệt để các yếu tố trong bài toán. Phân tích thành thạo các yếu tố trong bài toán giúp SV nhìn nhận bài toán một cách đầy đủ rõ ràng trong một lượng thời gian quy định. Phân tích đầy đủ các yếu tố trong bài toán (các dữ kiện, điều kiện, các yêu cầu của bài toán) giúp SV thấy rõ bản chất của bài toán. Phân tích triệt để các yếu tố trong bài toán giúp SV thấy được quan hệ ẩn tàng giữa các yếu tố của bài toán với kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm đã có. Từ kết quả phân tích SV xác định được các hướng giải khác nhau cho bài toán. Từ các hướng giải khác nhau SV biết tổng hợp đầy đủ các hướng giải cho bài toán. Qua đó giúp SV thấy được một bài toán ở THPT có thể tìm được nhiều hướng giải khác nhau. Từ kết quả tổng hợp hướng giải, SV thực hiện lựa chọn được hướng giải phù hợp với yêu cầu bài toán và trình độ học sinh. Nhiều hướng giải phù hợp với yêu cầu bài toán có thể tìm được từ kết quả phân tích nhưng chưa chắc đã phù hợp với từng đối tượng học sinh khác nhau. Do đó, tiếp theo SV phải luyện tập lựa chọn hướng giải phù hợp với trình độ học sinh. c) Ví dụ minh họa: Cho 1 2 3M (2;1),M (5;3),M (3; 4) là ba trung điểm của ba cạnh của tam giác ABC . Hãy hướng dẫn học sinh lớp 10 viết phương trình các cạnh AB; AC; BC. 12 Nhằm tăng cường các hoạt động định hướng tìm kiếm lời giải bài toán cho SV có thể đưa ra các yêu cầu hoạt động sau: (1) Hãy nêu các định hướng cơ bản để hướng dẫn học sinh tìm định hướng lời giải bài toán (các định hướng về phương trình đường thẳng: dạng tham số, dạng chính tắc, dạng tổng quát; dạng theo hệ số góc). (2) Hãy hướng dẫn học sinh phân tích các điều kiện cơ bản để viết được các dạng phương trình của các cạnh. (Dạng tham số: tìm vec tơ chỉ phương và một điểm đi qua cùng các biến thể của dạng này; dạng chính tắc: từ tìm biểu diễn tham số theo phương trình tham số đã biết và các biến thể của dạng này; dạng tổng quát: tìm vec tơ pháp tuyến và một điểm đi qua và các biến thể của dạng; dạng tìm hệ số góc k và một điểm đi qua và các biến thể của dạng). (3) Hãy hướng dẫn học sinh phân biệt các cách khác nhau để viết phương trình các cạnh. (Mỗi cạnh có bốn hướng viết khác nhau mỗi hướng có nhiều cách viết khác nhau do có nhiều biến thể tương đương để viết phương trình các cạnh với các điều kiện cơ bản). Biện pháp 2: Tăng cường tổ chức hoạt động rèn luyện các kĩ năng xây dựng chương trình giải và thực hiện chương trình giải cho các đối tượng SV khác nhau, phù hợp với thực tế yêu cầu dạy học giải toán ở THPT a) Cơ sở, ý nghĩa của biện pháp: Do có sự khác biệt rất lớn về khả năng NVSP giữa các đối tượng SV khác nhau (đặc biệt là SV người dân tộc vùng sâu, vùng xa và lưu học sinh Lào) nên cần tranh thủ mọi mọi cơ hội, mọi tình huống để tăng cường các yếu tố NVSP cho các đối tượng SV này được tiếp cận với hoạt động rèn luyện các kĩ năng xây dựng chương trình giải và thực hiện chương trình giải một cách thường xuyên liên tục. Việc rèn luyện các kĩ năng xây dựng chương trình giải và thực hiện chương trình giải vừa phải phù hợp yêu cầu rèn luyện nghiệp vụ sư phạm qua thực tế phổ thông vừa phải phù hợp khả năng NVSP đã có của từng cá nhân SV. Việc rèn luyện các kĩ năng xây dựng chương trình giải và thực hiện chương trình giải một cách thường xuyên liên tục có tác dụng trực tiếp đến kết quả thực hiện lời giải toán và năng lực giải toán cho từng đối tượng SV khác nhau. Khả năng, điều kiện, kết quả của mỗi cá nhân SV trong rèn luyện các kĩ năng xây dựng chương trình giải và thực hiện chương trình giải khác nhau nên cần phải tạo mọi cơ hội, mọi tình huống có thể để SV được thực hành các hoạt động này. Biện pháp có ý nghĩa thiết thực góp phần rèn luyện NVSP cho từng cá nhân phù hợp với yêu cầu theo tiêu chí chung của NVSP và đặc điểm riêng của cá nhân. Thực hiện tốt biện pháp giúp phát huy có hiệu quả tính chủ thể của từng cá nhân trong rèn luyện NVSP. b) Nội dung của biện pháp: Tùy điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường nhưng việc tranh thủ mọi cơ hội, mọi tình huống có thể bố trí cho các đối tượng SV khác nhau tiếp xúc với giải toán phổ thông càng nhiều và càng sớm thì càng tốt. Qua hoạt động luyện tập NVSP với nội dung cụ thể rèn luyện các kĩ năng xây dựng chương trình giải và thực hiện chương trình giải SV với tư cách là người giáo viên, làm quen với các bước dạy giải các dạng, loại giải toán cơ bản cần trong giáo dục phổ thông. Điều này có vai trò rất quan trọng vì nó giúp cho SV hiểu và nắm vững từng bước của hoạt động giải toán. Từ đó SV xác định rõ cho mình những yêu 13 cầu rèn luyện các kĩ năng xây dựng chương trình giải và thực hiện chương trình giải phù hợp với thực tế phổ thông để trở thành người giáo viên theo chuẩn quy định. Về thời gian, có thể bố trí các hoạt động rèn luyện các kĩ năng xây dựng chương trình giải và thực hiện chương trình giải toán THPT vào học kì 3. Cho SV có từ 2 đến 3 tuần tiếp xúc làm quen với giáo dục và dạy học giải toán ở THPT. Với thời gian này có thể chia làm nhiều buổi, mỗi tuần SV tối thiểu xuống trường phổ thông một buổi. Nội dung mỗi buổi tiếp xúc làm quen với giáo dục và dạy học giải toán THPT có tiêu chí cụ thể về kĩ năng xây dựng chương trình giải và thực hiện chương trình giải để SV viết thu hoạch. Về hoạt động tìm hiểu dạy học rèn luyện các kĩ năng xây dựng chương trình giải và thực hiện chương trình giải toán ở THPT, sang học kì 4, 5 và 6 sinh viên vẫn tiếp tục nhưng nội dung phải thay đổi gắn với việc nhận biết các phương pháp dạy học cụ thể, các bước cơ bản trong quá trình thực hiện một hình thức dạy học giải toán trong chương trình quy định (vận dụng khái niệm, định lý và bài tập vào giải bài tập, dạy ôn tập). Cần nâng cao dần yêu cầu đối với việc viết thu hoạch về dạy kĩ năng xây dựng chương trình giải và thực hiện chương trình giải của SV. Đánh giá viết thu hoạch cần đưa tiêu chí cụ thể: Giải toán theo các phương pháp trong sách giáo khoa phổ thông; Giải toán theo phương pháp toán cao cấp ở đại học; giải toán kết hợp các hai phương pháp khác nhau, một mặt giúp SV củng cố lại kiến thức giải toán THPT đã có, mặt khác cũng phải củng cố những nội dung về giải toán ở đại học đã rèn luyện được trong khi học các học phần của toán cao cấp. SV thấy được sự kết nối có tính hệ thống và thống nhất liên kết chương trình toán ở thổ thông với chương trình toán ở đại học. Những nội dung về kỹ năng xây dựng chương trình giải và thực hiện chương trình giải cần rèn luyện trong thời gian này có thể là: Dự giờ để có thể nắm được cách thức tiến hành sử dụng kỹ năng giải toán một tiết học (nội dung ghi chép có tiêu chí đánh giá vận dụng lý luận và phương pháp dạy học môn toán rèn luyện thiết kế ba loại bài soạn theo các hình thức dạy học giải toán cơ bản (giải toán vận dụng khái niệm, giải toán vận dụng định lý; giải toán vận dụng kết quả giải bài tập đã biết). Qua các giờ thực tế phổ thông, SV ngoài kiến thức chuyên môn còn rèn luyện một số phẩm chất, năng lực cần thiết như: Sự tự tin trước học sinh, có ý thức về vị trí của mình trong nhà trường, thái độ trong quan hệ với học sinh, với đồng nghiệp và với công việc của người giáo viên. Thiết nghĩ việc hướng dẫn sinh viên tiếp xúc với trường phổ thông trong học kì 3 và 4 có thể giao cho các tổ chuyên môn phụ trách. Sang học kì 7, SV tiếp tục xuống trường phổ thông, nội dung chính trong kì này là rèn kĩ năng soạn bài, giảng bài, kĩ năng tổ chức các hoạt động giải toán gắn với các bước cụ thể. Tuy nhiên vẫn cần chú ý đến, kĩ năng sử lý các tình huống sư phạm trong dạy học giải toán để sang học kì 8 sinh viên xuống trường phổ thông thực hiện các nội dung thực tập tổng hợp. c) Ví dụ minh họa: Hãy hướng dẫn học sinh lớp 12 xây dựng chương trình giải và thực hiện chương trình giải bài toán sau: Viết phương trình các mặt phẳng của tứ diện ADB'C' . Biết AD và B'C' là hai đường chéo, chéo nhau của hai mặt đối diện của hình lập phương ABCDA'B'C'D'ADB'C' có cạnh là a. Để tăng cường yếu tố xây dựng chương trình giải và thực hiện chương trình giải rèn luyện NVSP cho SV có thể đưa ra các yêu cầu hoạt động sau: 14 (1) Hãy nêu các định hướng cơ bản để hướng dẫn học sinh tìm lời giải bài toán các định hướng chính về phương trình mặt phẳng: dạng tham số, dạng tổng quát; dạng đoạn chắn). (2) Hãy hướng dẫn học sinh trình bày các điều kiện cơ bản để viết được phương trình các mặt phẳng. (Dạng tham số: tìm vec tơ chỉ phương và một điểm đi qua cùng các biến thể của dạng này; dạng tổng quát tìm vec tơ pháp tuyến và một điểm đi qua và các biến thể của dạng; dạng đoạn chắn và các biến thể của dạng). (3) Hãy hướng dẫn học sinh chỉ ra các cách khác nhau để viết được phương trình các mặt phẳng. (Mỗi mặt phẳng chọn các hướng viết khác nhau, mỗi hướng có nhiều cách viết khác nhau do có nhiều biến thể tương đương để viết phương trình mặt phẳng từ các điều kiện cơ bản đã có. (4) Hãy hướng dẫn học sinh thực hiện các chi tiết cụ thể của các cách khác nhau để viết được phương trình các mặt phẳng. (Mỗi mặt phẳng chọn các hướng viết khác nhau, mỗi hướng có nhiều cách viết khác nhau do có nhiều biến thể tương đương để viết phương trình mặt phẳng từ các điều kiện cơ bản đã có). Biện pháp 3: Tổ chức các cuộc thi có chủ đề về lý luận nghiệp vụ sư phạm trong dạy học toán và hướng dẫn dạy giải toán THPT a) Cơ sở, ý nghĩa của biện pháp: Việc rèn luyện NVSP ở cấp độ cao nhất phát huy được nhiều nhất các tiềm năng trong SV chính là các cuộc thi NVSP cấp Khoa, cấp Trường. Các cuộc thi không chỉ nhằm mở rộng các loại hình rèn luyện NVSP trở thành thường xuyên rộng khắp mà còn trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa, của Trường, Các kết quả thi NVSP góp phần tăng cường đánh giá, bám sát thực tiễn các hoạt động NVSP của Khoa và các lớp. Biện pháp có ý nghĩa thực tiễn góp phần đánh giá đúng phong trào thi đua đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng đào tạo trong các khoa và các tổ chức đoàn thể. b) Nội dung của biện pháp: Tổ chức các cuộc thi NVSP cần được cải tiến về nội dung và hình thức phù hợp yêu cầu về dạy học giải toán. Các cuộc thi rất có tác dụng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động rèn luyện NVSP cho SV. Tuy nhiên việc tổ chức thi như thế nào để tăng cường được yếu tố nghiệp vụ sư phạm, huy động được tất cả đối tượng SV với các khả năng NVSP khác nhau mới là điều đáng bàn. Các hình thức tổ chức thi NVSP phải được tiến hành hàng năm bắt đầu ngay từ học kỳ 2 năm thứ nhất. Với năm thứ nhất nội dung thi chú trọng vào hoạt động nhóm nhỏ, rèn luyện ngôn ngữ toán qua việc tập đọc, viết ký hiệu; biểu diễn, thuyết trình kết quả giải toán trước nhóm, viết thu hoạch của nhóm nhỏ gắn với các kiến thức giải toán của một số học phần như: Hình học Giải tích, Đại số đại cương. Học kỳ 4, năm thứ hai, nội dung thi chú trọng viết thu hoạch cá nhân, tập viết bảng, trình bày bảng gắn với nội dung dạy học giải toán của học phần Lý luận dạy học môn toán. Học kỳ 6, năm thứ ba tập soạn giao án về dạy giải toán; tập giảng giải toán gắn với toán THPT trong học phần: phương pháp dạy học toán 1, phương pháp dạy học toán 2 và các hoạt động nghiệp vụ sư phạm thường xuyên; kiến tập sư phạm. Học kỳ 7, năm thứ tư tập soạn giao án; tập giảng và thi nghiệp vụ sư phạm chuẩn bị cho thực tập sư phạm. 15 Các cuộc thi NVSP ở kỳ 2,4,6 của năm thứ nhất, năm thứ hai và năm thứ ba giao cho các giảng viên phụ trách các lớp tổ chức. Các tiêu chí đánh giá bám sát các mục tiêu kế hoạch của Khoa. Việc tổ chức thi NVSP về giải toán THPT thì Khoa giao cho tổ Phương pháp dạy học môn toán phụ trách. Cuộc thi thường triển khai vào kì 7, trong thời gian sinh viên đi NVSP thường xuyên ở phổ thông. Tất cả các SV cuối khóa đều phải dự thi dạy một đơn vị kiến thức về giải toán trong chương trình toán THPT (với bậc học đại học với thời lượng từ 10 đến 15 phút. SV nào không đạt được yêu cầu có thể được thi lại, SV nào dạy kém sẽ không được đi thực tập. Cuộc thi được tổ chức làm hai vòng, vòng một dành cho tất cả SV, vòng hai (lấy khoảng 10% các SV thi tốt ở vòng một) có trao giải cá nhân. Có thể nói, cuộc thi này chính là một cuộc tập dượt rất hữu ích về NVSP dạy học giải toán trước khi SV đi thực tập. Ngoài ra cũng nên cho các lớp tổ chức ngoại khóa toán học về giải toán theo tư tưởng của G.Polya, với nội dung bám sát chương trình toán phổ thông. Các lớp tự biên soạn chương trình, tự tổ chức trò chơi dưới sự cố vấn của các giảng viên tổ phương pháp dạy học môn toán. Nếu làm tốt, các chương trình này sẽ được SV vận dụng tổ chức cho học sinh THPT trong quá trình đi thực tập sư phạm. c) Ví dụ minh họa Ví dụ 1 (dành cho năm thứ nhất): Hãy trình bày kết quả thu hoạch cá nhân về ngôn ngữ, ký hiệu toán học trong các dạng bài tập chương vec tơ ở hình học lớp 10. Ví dụ 2 (dành cho năm thứ hai): Hãy trình bày bảng kết quả thu hoạch cá nhân về phương pháp tọa độ trong giải toán hình học không gian ở lớp 12. Ví dụ 3: Hãy thiết kế bài soạn về dạy học giải bài tập viết phương trình mặt phẳng theo bốn bước, sử dụng phương pháp tọa độ trong không gian cho học sinh lớp 12. Kết luận: Để nâng cao kết quả đào tạo Khoa và Trường cần chú trọng hơn nữa việc tăng cường yếu tố NVSP thông qua tổ chức rèn luyện NVSP cho SV. Một trong các hoạt động có tính khả thi là tăng cường rèn luyện NVSP thông qua hoạt động giải toán và dạy học giải toán THPT một cách thường xuyên, liên tục. Không tách rời các hoạt động NVSP với hoạt động hoạt động dạy học giải toán thực tế ở THPT. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Vũ Quốc Khánh - Nguyễn Hải Lý (2014). Định hướng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên đại học toán Trường Đại học Tây Bắc, Tạp chí Giáo dục số 332, kỳ 2 - 4/2014. [2] Vũ Quốc Khánh (2010).Về vấn đề rèn luyện kỹ năng định hướng tìm lời giải cho sinh viên sư phạm toán. Tạp chí giáo dục số 237, kỳ 14 - 5/2010. [3] Nguyễn Bá Kim (2004). Phương pháp dạy học môn toán. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. [4] G. Pôlya (1977). Giải bài toán như thế nào. (Người dịch - Hoàn Chúng, Lê Đình Phi, Nguyễn Hữu Chương), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 16 STRENGTHENING PEDAGOGICAL KNOWLEDGE AND SKILLS WHEN ORGANIZING MATHS PROBLEM SOLVING ACTIVITIES FOR STUDENTS Vu Quoc Khanh 1 , Le Thi Tuyet 2 1 Tay Bac University, 2 Dien Bien College Abstract: In this article, we mention the requirements of strengthening the pedagogical knowledge and skills in teaching maths problem solving. Also, we propose several suitatble measures to organize maths problem solving activities for students. 1. Organizing practice-oriented activities seeking solutions to maths problem solving in line with the curriculum at high schools. 2. Holding more maths problem solving skills training programs to students of different levels, being consistent with the requirements of teaching practice in maths problem solving at high schools. 3. Organizing more contests with theme focus on theoretical pedagogy in teaching maths problem solving and maths problem solving instruction at high schools. Keywords: Pedagogical training; students majoring mathematics; Tay Bac University.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf21_3207_2135933.pdf
Tài liệu liên quan