Sự hiểu biết giữa gia đình và trẻ em về vấn đề quyền trẻ em hiện nay

Tài liệu Sự hiểu biết giữa gia đình và trẻ em về vấn đề quyền trẻ em hiện nay: Xã hội học thực nghiệm Xã hội học số 4 (92), 2005 37 Sự hiểu biết giữa gia đình và trẻ em về vấn đề quyền trẻ em hiện nay (Qua cuộc Điều tra kiến thức, thái độ và hành vi của cộng đồng về quyền trẻ em 2004 -2005) trịnh hòa bình 1. Đặt vấn đề Trẻ em giữ một vị trí rất quan trọng đối với mỗi quốc gia - dân tộc. Chúng ta th−ờng nhắc đến khẩu hiệu hành động "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai". Những vấn đề liên quan đến trẻ em hiện đang rất bức xúc của chính "ngày hôm nay" cần giải quyết tr−ớc khi b−ớc vào "thế giới ngày mai". Trẻ em là nhóm xã hội đặc biệt rất cần đ−ợc sự quan tâm, chăm lo đầy đủ về cả vật chất và tinh thần từ phía gia đình - nhà tr−ờng - xã hội. Gia đình là một trong ba môi tr−ờng quan trọng có tính quyết định giúp trẻ phát triển toàn diện và thực hiện đầy đủ quyền của mình. Để gia đình thực sự là một môi tr−ờng lý t−ởng thực hiện tốt chức năng chăm sóc và giáo dục trẻ em thì quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đặc biệt là quan hệ giữa...

pdf9 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 746 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự hiểu biết giữa gia đình và trẻ em về vấn đề quyền trẻ em hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học thực nghiệm Xã hội học số 4 (92), 2005 37 Sự hiểu biết giữa gia đình và trẻ em về vấn đề quyền trẻ em hiện nay (Qua cuộc Điều tra kiến thức, thái độ và hành vi của cộng đồng về quyền trẻ em 2004 -2005) trịnh hòa bình 1. Đặt vấn đề Trẻ em giữ một vị trí rất quan trọng đối với mỗi quốc gia - dân tộc. Chúng ta th−ờng nhắc đến khẩu hiệu hành động "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai". Những vấn đề liên quan đến trẻ em hiện đang rất bức xúc của chính "ngày hôm nay" cần giải quyết tr−ớc khi b−ớc vào "thế giới ngày mai". Trẻ em là nhóm xã hội đặc biệt rất cần đ−ợc sự quan tâm, chăm lo đầy đủ về cả vật chất và tinh thần từ phía gia đình - nhà tr−ờng - xã hội. Gia đình là một trong ba môi tr−ờng quan trọng có tính quyết định giúp trẻ phát triển toàn diện và thực hiện đầy đủ quyền của mình. Để gia đình thực sự là một môi tr−ờng lý t−ởng thực hiện tốt chức năng chăm sóc và giáo dục trẻ em thì quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đặc biệt là quan hệ giữa cha mẹ với con cái phải đạt đ−ợc sự thống nhất, thấu hiểu lẫn nhau. Gần đây, ở nhiều n−ớc trong khu vực và trên thế giới đang gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ của trẻ em đối với sự thiếu hiểu biết về chúng của chính các bậc cha mẹ. Trẻ em luôn luôn mong muốn cha mẹ không chỉ là những ng−ời chăm sóc, giáo dục mà còn là những "ng−ời bạn" đáng tin cậy để có thể hiểu và đáp ứng những mong muốn của chúng. Chính điều này đã tác động không nhỏ đến việc thực hiện Công −ớc quốc tế về Quyền trẻ em mà Liên hiệp quốc đã thông qua. Việt Nam là một quốc gia đã và đang đạt đ−ợc những b−ớc tiến v−ợt bậc trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, sự tồn tại song trùng với những tiến bộ đạt đ−ợc là hàng loạt hệ lụy tiêu cực của xã hội hiện đại đang cản trở chúng ta thực hiện mục tiêu phát triển con ng−ời toàn diện. Gia đình Việt Nam trong quá trình tồn tại và phát triển hiện cũng đang gặp phải những trở ngại t−ơng tự khiến cho những nhà quản lý, hoạch định chính sách và giới nghiên cứu không khỏi quan ngại khi chủ tr−ơng hiện thực hoá các quyền của trẻ em và thực hiện khẩu hiệu "dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất". Trong khuôn khổ cuộc Điều tra về kiến thức, thái độ và hành vi của cộng đồng về quyền trẻ em (2004 - 2005) trên quy mô 10 tỉnh, thành trong cả n−ớc với sự tham gia của 3.000 ng−ời là cha, mẹ, một trong những phát hiện quan trọng trùng khớp với những vấn đề nói trên là sự thấu hiểu giữa cha mẹ với con cái còn Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Sự hiểu biết giữa gia đình và trẻ em về vấn đề quyền trẻ em hiện nay 38 nhiều bất cập thể hiện qua những mâu thuẫn cơ bản trong gia đình Việt Nam hiện nay qua việc phân tích những thông tin định l−ợng và định tính thu đ−ợc từ cuộc khảo sát. 2. Sự hiểu biết của cha mẹ đối với con cái trong gia đình Trong các mối quan hệ của gia đình, có những vấn đề mà ai cũng cho là mình đã hiểu, đã biết rất rõ nh−ng thực tế đó chỉ là một sự lầm t−ởng. Sự hiểu biết giữa cha mẹ với con cái là một dẫn dụ điển hình chứng minh nghịch lý đó mà bài viết có thể đ−a ra d−ới đây hai cách nhìn nhận từ phía cha mẹ và con cái về một vấn đề. Những phân tích đây giúp chúng ta có thể hình dung và nhìn nhận lại một cách toàn diện nhất và về mối quan hệ hiểu biết giữa cha mẹ với con cái trong gia đình hiện nay. 2.1. Cha mẹ đánh giá sự hiểu biết của mình đối với trẻ em Với câu hỏi "ông (bà) có thể tự cho rằng mình đã hiểu đến mức nào đối với con cái (trẻ em) trong gia đình mình?", số liệu thu đ−ợc nh− sau: có 25,4% cha mẹ cho rằng mình hiểu rất rõ con cái, 40,4%: hiểu khá rõ, 26,4%: hiểu ở mức trung bình, 5,7% hiểu ch−a rõ, còn ít và 2% không hiểu gì về con cái. Những chỉ số này cho thấy, số cha mẹ khẳng định mình đã hiểu rõ về con cái còn rất ít. Khi xem xét t−ơng quan về giới tính trong nhóm cha mẹ thì tỷ lệ có sự chênh giữa nam giới và nữ giới. Tỷ lệ nữ giới trả lời hiểu về con cái cao hơn nam giới (nữ: 65,1%, nam: 61,8%). Điều này chứng tỏ, vai trò giới trong gia đình đ−ợc thể hiện rất rõ, nữ giới dành nhiều thời gian quan tâm đến con cái nhiều hơn nam giới bởi theo quan niệm của phần lớn phụ nữ hiện nay cho rằng, họ tỏ ra thích hợp hơn nam giới khi thực hiện công việc này. So sánh về trình độ học vấn, nghiên cứu cho thấy có sự không đồng nhất giữa các nhóm học vấn. Tỷ lệ cha mẹ hiểu về con cái tỷ lệ thuận với trình độ học vấn từ mù chữ đến cao đẳng (mù chữ: 37,7%, tiểu học: 51%, trung học cơ sở: 62,1%, trung học phổ thông: 74%, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng: 74%). Điều đặc biệt ở nhóm có trình độ học vấn cao nh− đại học và sau đại học lại có tỷ lệ cha mẹ tự đánh giá hiểu về con cái lại thấp hơn (đại học: 69,7%, sau đại học: 63,7%) so với các nhóm có trình độ học vấn thấp hơn. Phải chăng, ở nhóm này, ng−ỡng đặt ra để khẳng định sự hiểu biết con cái của họ cao hơn? Hay ở chừng mực nào đó, nhóm cha mẹ này lại quá tập trung vào công việc và khẳng định vị thế xã hội khiến mối quan tâm và quỹ thời gian dành cho việc chăm lo, tìm hiểu những tâm t−, nguyện vọng của con cái bị thu hẹp? Còn giữa nông thôn và thành thị, những số liệu thu đ−ợc lại tỏ ra thuận chiều hơn. Thực tế cho thấy, ở khu vực nào có mức sống dân c− cao thì ở đó gia đình có nhiều điều kiện để quan tâm đến con cái nhiều hơn. Trẻ em ở khu vực nông thôn bị thiệt thòi so với trẻ em cùng trang lứa ở thành thị bởi cha mẹ chúng vẫn phải đặt vấn đề "cơm áo gạo tiền" lên trên hết mà ch−a có điều kiện để quan tâm đến con cái. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ cha mẹ ở thành thị hiểu biết con cái mình cao hơn nông thôn (thành thị: 69%, nông thôn: 59,5%). T−ơng tự, giữa các vùng địa lý có sự Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Trịnh Hòa Bình 39 cách biệt. Tỷ lệ ông bà cha mẹ hiểu biết con cái cao hơn vẫn thuộc nhóm đồng bằng (65,5%) so với miền núi (60,5%). Nếu nh− chúng ta phần nào lạc quan về sự hiểu biết của cha mẹ đối với con cái qua các chỉ số mà nghiên cứu định l−ợng mang lại thì chúng ta không khỏi hoài nghi về mối quan hệ này qua những thông tin định tính có tính chiều sâu hơn. Các bậc cha mẹ th−ờng lầm t−ởng về sự am hiểu của mình đối với con cái nh−ng kỳ thực lại không hoàn toàn nh− vậy. Hầu hết họ quan niệm về "hiểu rất rõ con cái" rất đơn giản và chỉ mang tính bề nổi mà ch−a đi sâu vào những tâm t− tình cảm và −ớc muốn cá nhân. "Tôi thì nghĩ rằng, hàng ngày biết nó thích gì, ví dụ nó thích ăn gì, chơi gì... thì tôi cho rằng tôi đã hiểu rất rõ trẻ" (TLN ng−ời dân, Quận Hai Bà Tr−ng, Hà Nội). "Tôi hiểu thằng con nhà tôi, hiểu rõ là đằng khác vì hàng ngày nó thích đá bóng sau giờ học là tôi biết ngay. Có ngày nó lên bà chơi nh−ng nó nói dối tôi là nó đi học tôi cũng biết. Trẻ em là mình phải hiểu rõ nh− thế mới dạy bảo đ−ợc nó" (TLN lãnh đạo thị trấn Chợ Chùa, Quảng Ngãi". Trên đây là những đánh giá về sự hiểu biết của cha mẹ đối với con cái một cách chung nhất. Để có thể xem xét kỹ l−ỡng hơn về mối quan hệ này, cuộc khảo sát không chỉ dừng lại ở đấy mà đi sâu hơn nữa vào những hành động, việc làm cụ thể của gia đình đối với con cái họ. Cha mẹ hiểu con cái phải đ−ợc thể hiện qua các hành vi cụ thể nh− quan tâm, chăm lo và tạo điều kiện để chúng đ−ợc phát triển, thực hiện các quyền và bổn phận của mình. Trong những vấn đề cụ thể đó thì "chăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh" và "bảo vệ khỏi bị xâm phạm" đ−ợc nhiều cha mẹ quan tâm nhất (78,1% và 78,7%). Tiếp đến là các vấn đề về học hành, ăn uống (84,1% và 81.6%). Tuy nhiên, có những vấn đề rất quan trọng đối với trẻ em lẽ ra phải đ−ợc khuyến khích và phát huy tối đa thì nghiên cứu cho thấy hầu nh− bị hạn chế: đ−ợc bày tỏ ý kiến (46,2%), kết bạn (48,5%), tiếp xúc những thông tin thích hợp (48,9%),v.v... Điều này cho thấy mức độ quan tâm, am hiểu con cái của bậc cha mẹ trong gia đình còn ch−a sâu sắc. Trong gia đình, các bậc cha mẹ th−ờng lầm t−ởng sự hiểu biết đối với con cái của mình chỉ đơn thuần dừng lại việc bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ, học tập, v.v. mà không tính đến những nhu cầu cá nhân khác nh− kết giao, bày tỏ ý kiến, vui chơi, giải trí, v.v. Đặc biệt khi đi sâu về vấn đề trẻ em đ−ợc tham gia nh− thế nào về các quyền quyết định liên quan đến chúng thì hầu hết cha mẹ vẫn ch−a quan tâm và còn coi nhẹ. Chỉ có 28,5% cha mẹ cho rằng trẻ em "đ−ợc quyết định những vấn đề liên quan đến bản thân"; tỷ lệ cho rằng "đ−ợc thông báo" cao hơn nh−ng cũng chỉ đạt 42,7%, cao nhất là "đ−ợc tham gia bàn bạc" có cũng chỉ có 58,5% cha mẹ trả lời. Rõ ràng, trẻ em không đ−ợc quyết định các vấn đề liên quan trực tiếp đến bản thân đồng nghĩa với việc trẻ bị gia đình ép buộc hay áp đặt trong sự lựa chọn hay quyết định t−ơng lai của mình. Không những thế, còn có nhiều bậc cha mẹ đã có những hành vi ứng xử với con cái "thiếu tính giáo dục" khiến cho trẻ bị tổn th−ơng về Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Sự hiểu biết giữa gia đình và trẻ em về vấn đề quyền trẻ em hiện nay 40 tâm lý và trở nên b−ớng bỉnh, không nghe lời. "Cứ đến sáng là cháu khóc và không chịu đi học. Tôi cố gắng mãi không đ−ợc nên một lần đã tức giận đánh cháu mấy cái. Tôi biết thế là không tốt nh−ng tôi không thể kiềm chế đ−ợc" (TLN ng−ời dân, nữ, 34 tuổi, Hà Nội). Tuy nhiên, đã có không ít những ng−ời làm cha, làm mẹ hiện nay thản nhiên cung cấp tiền bạc, ph−ơng tiện đi lại và để con cái đ−ợc tự do quyết định bản thân, coi đó là hiểu và phát huy tính "tự chủ", "độc lập" của trẻ. Đây cũng là một biểu hiện của sự thiếu quan tâm, hiểu biết con cái của cha mẹ. "Có những bậc bố mẹ quá buông lỏng trong việc quản lý con cái. Nhiều bậc phụ huynh vì bận trăm công nghìn việc nghĩ rằng chỉ cần cung cấp đủ tiền cho nó là đủ, chính vì thế mà họ bỏ mặc con cái với một đống tiền, muốn làm gì thì làm. Con cái đ−ợc h−ởng tự do thật sự, muốn học gì, làm gì, chơi gì, thậm chí bỏ nhà đi chơi vài hôm bố mẹ cũng không quan tâm đến. Sự tự do quá mức nh− thế này liệu có cần thết hay không?" (TLN ng−ời dân, 40 tuổi, nữ, Hai Bà Tr−ng, Hà Nội). Còn những nhu cầu tối thiểu của trẻ em trong học tập, vui chơi giải trí hàng ngày thì hầu nh− các bậc cha mẹ vẫn ch−a đáp ứng đ−ợc. Chỉ có 67.5% có trang bị "đồ chơi" cho trẻ, tiếp đến là "chỗ chơi trong nhà" (54,2%) và "sân chơi" (33,5%). Tỷ lệ cha mẹ trả lời có trang bị "th− viện, tủ sách" cho con cái chỉ có 18%. Các loại hình vui chơi giải trí mà trẻ em đ−ợc cha mẹ tạo điều kiện tham gia còn t−ơng đối ít và mới chỉ tập trung vào nhóm trẻ em ở những khu vực có trình độ kinh tế - xã hội cao nh− đồng bằng, thành thị hay những gia đình có học vấn, thu nhập cao hơn. "Trẻ em hầu nh− vẫn còn thiệt thòi nhiều về các điều kiện sinh hoạt, vui chơi giải trí mà nhất là ở các khu vực còn khó khăn về kinh tế, ch−a có điều kiện phát triển" (TLN lãnh đạo ủy ban Dân số - Gia đình - Trẻ em thành phố Hồ Chí Minh). Nh− vậy, trong khi các bậc cha mẹ cho rằng họ rất hiểu con cái nh−ng những gì họ đã làm cho con cái còn hạn chế và ch−a đáp ứng đ−ợc những nhu cầu của trẻ. Có những gia đình lại thể hiện sự quan tâm, chăm sóc con cái quá mức mà thiếu sự kiểm soát cần thiết. Có rất nhiều yếu tố ảnh h−ởng đến sự bất cập này mà chúng ta đề cập ở những phần sau. 2.2. Trẻ em đánh giá sự hiểu biết của cha mẹ Đánh giá của trẻ em là th−ớc đo về sự hiểu biết của cha mẹ đối với chúng. Quá trình phát triển của trẻ em phụ thuộc rất nhiều vào sự quan tâm, chăm sóc và giáo dục của những thành viên trong gia đình. Những thông tin định l−ợng và định tính thu đ−ợc từ cuộc điều tra cho thấy, trẻ em đánh giá về sự hiểu biết của gia đình nh− một sự cảnh tỉnh đối với các bậc cha mẹ trong gia đình hiện nay. Trong t−ơng quan so sánh với các thành viên trong gia đình, có sự khác biệt lớn trong cách nhìn nhận, đánh giá của trẻ em đối với sự hiểu biết của ông bà và cha mẹ đối với chúng. Chỉ có 30,3% trẻ em cho rằng ông bà đã hiểu rất rõ, 43% hiểu rõ, 21% hiểu ít và 2,3% không hiểu. Nh−ng khi đánh giá về bố mẹ trẻ thì tỷ lệ lại cao Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Trịnh Hòa Bình 41 hơn: hiểu rất rõ: 73,4%, hiểu rõ: 20,4%, hiểu ít: 5,2%, không hiểu: 0,7%. 4. Kết quả nh− vậy không có gì đáng ngạc nhiên bởi bố mẹ th−ờng gần gũi và chăm sóc trẻ nhiều hơn ông bà. Về phía trẻ em các đặc điểm về giới tính, học vấn, nghề nghiệp và tình trạng sức khoẻ có ảnh h−ởng đến sự đánh giá sự hiểu biết của cha mẹ. Tỷ lệ trẻ em nam đánh giá thấp hơn so với trẻ em gái tuy mức độ chênh lệch không lớn. Nếu nh− trẻ em nam đánh giá cha mẹ ở mức hiểu rất rõ với tỷ lệ 69,8% thì tỷ lệ t−ơng ứng đối với trẻ em nữ là 70,1%. T−ơng tự, ở tiêu chí hiểu rõ, nam có tỷ lệ 19,3% trong khi nữ là 19,5%. Điều đáng chú ý là, trẻ em ở các đô thị lớn nh− ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, trẻ em đánh giá về sự hiểu biết của cha mẹ lại thấp hơn so với một số địa ph−ơng khác. (Hà Nội (64,3%), Thành phố Hồ Chí Minh (68,3%), Hòa Bình (74,2%), Lào Cai (71,7%), Thanh Hoá (80,9%)). Nh−ng xem xét trong mối t−ơng quan chung giữa khu vực đô thị và nông thôn thì trẻ em ở đô thị vẫn có đánh giá cao hơn trẻ em ở nông thôn (đô thị: 74,4%, nông thôn: 69%. Điều này chứng tỏ trẻ em ở các đô thị có nhu cầu đ−ợc quan tâm, chăm sóc bởi gia đình ở mức cao hơn so với các khu vực khác. Hơn thế nữa, trẻ em ở khu vực miền núi lại đánh giá cha mẹ hiểu con cái cao hơn trẻ em khu vực đồng bằng (đồng bằng: 69,5%, miền núi: 70,9%). Còn khi xét trong mối t−ơng quan về tình trạng sức khoẻ cho thấy, trẻ em bị khuyết tật có tỷ lệ đánh giá cha mẹ hiểu biết chúng thấp hơn so với trẻ em bình th−ờng (bình th−ờng: 47,3%, khuyết tật: 43,6%). Sự chênh lệch này có thể lý giải vì trẻ em bị khuyết tật luôn cảm thấy bị thiệt thòi so với các bạn khác nên nhu cầu đ−ợc quan tâm, hiểu biết từ phía cha mẹ chúng lớn hơn. Đánh giá về những hành động cụ thể của cha mẹ thể hiện sự quan tâm đối với trẻ em trong gia đình, đa số trẻ em vẫn đánh giá cao một số lĩnh vực mà gia đình quan tâm, tạo điều kiện nh− nuôi d−ỡng (91,1%), chăm sóc sức khoẻ (86,7%), bảo vệ nhân phẩm và danh dự (81,5%) và học tập (93,1%). Trong khi đó các nhu cầu rất quan trọng đối với trẻ nh−ng ch−a đ−ợc gia đình quan tâm và đáp ứng nên tỷ lệ trẻ em trả lời còn thấp nh− vui chơi giải trí (53,9%), phát triển năng khiếu (54,4%), có tài sản (25,1%) và đ−ợc tiếp cận các thông tin thích hợp và tham gia các hoạt động xã hội (48,1%). Đánh giá sự quan tâm, hiểu biết của cha mẹ đối với trẻ em trong gia đình qua những nghiên cứu định tính cho thấy, phần lớn các em cho rằng, cha mẹ vẫn ch−a hiểu rõ, có chăng chỉ hiểu ở một vài khía cạnh cụ thể. “Đa số ch−a hiểu vì mọi ng−ời chỉ lo vật chất cơm ăn áo mặc cho các em, còn lại không quan trọng” (TLN học sinh, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận). “Cha mẹ ông bà có hiểu một phần nhỏ, cháu có mặc cảm lớn mà ng−ời lớn không rơi vào nên không hiểu” (TLN trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Thị xã Kon Tum). Rất nhiều trẻ em đánh giá cha mẹ không hiểu chúng bởi họ hay áp đặt với trẻ, Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Sự hiểu biết giữa gia đình và trẻ em về vấn đề quyền trẻ em hiện nay 42 không cho trẻ đ−ợc quyết định các vấn đề riêng t− hoặc còn thiếu tôn trọng ý kiến cá nhân. “Ch−a hiểu vì hay áp đặt, không cho em nói ý kiến của mình vì nói lại bảo là cãi láo”. (TLN trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, Hoàng Mai, Hà Nội). "Em thấy bố mẹ bảo vệ con cái quá chặt chẽ, d−ờng nh− cứ muốn đóng khung con trong sự bao bọc của gia đình. Làm cho con cái cảm thấy nh− mình là một búp bê trong tủ kính. Giữa bố mẹ và con cái hình nh− không có đ−ợc một sự trao đổi, tâm sự nào cả. Mọi việc con cái đều phải làm theo ý bố mẹ, nếu tranh luận lại về một vấn đề nào đó mà mình cho là không đúng thì bị khép tội vô lễ với bố mẹ, ví dụ nh− xin đi chơi xa với bạn bè nh−ng bố mẹ không cho phép, bảo nh− thế là không tốt, con cái ra đ−ờng coi chừng có ngày bị h−..." (TLN trẻ em, 17 tuổi, nữ, thành phố Hồ Chí Minh). "Không phải lúc nào cũng hiểu, th−ờng bắt trẻ em làm theo ý mình” (TLN trẻ em, 14 tuổi, trẻ em đặc biệt khó khăn thị xã H−ng Yên). Nh− vậy, khi đi sâu vào những thông tin định tính, chúng ta mới thấy rõ hơn về những đánh giá, nhận định của trẻ em về sự thiếu quan tâm, hiểu biết của cha mẹ trong gia đình so với con số định l−ợng t−ởng có vẻ rất lạc quan, thuận chiều. Trong khi con cái mong muốn và có nhu cầu đ−ợc cha mẹ quan tâm, chia sẻ (nhất là những vấn đề tế nhị nh− tình bạn, tình yêu, giới tính) nh− là những ng−ời thầy, ng−ời bạn thân thiết thì hầu nh− vẫn ch−a đ−ợc đáp ứng. Các bậc cha mẹ trẻ còn ch−a hiểu hết về nhu cầu, sở thích hay những quyền mà con cái của của họ đ−ợc h−ởng từ phía gia đình. "Chỉ hiểu 1 phần vì có những điều tế nhị nh− chuyện con gái, bạn trai, bạn gái mà chúng em không dám nói ra chỉ sợ cha mẹ mắng mỏ và ng−ời lớn cũng chẳng quan tâm đến những vấn đề này. Nếu nói thì bị gạt đi ngay" (TLN trẻ em, học sinh Thị xã Lào Cai). Qua sự đánh giá từ hai phía (cha mẹ và con cái) đối với một vấn đề ta thấy nổi nên một số điểm đáng quan tâm trong mối quan hệ hiểu biết giữa gia đình và trẻ em hiện nay: Thứ nhất, cha mẹ trong gia đình lầm t−ởng đã hiểu rõ về con cái mình nh−ng khi đi sâu vào các vấn đề cụ thể thì hầu nh− cha mẹ vẫn ch−a nắm bắt đ−ợc những nhu cầu, mong muốn cũng nh− những đặc điểm về tâm sinh lý của trẻ trong các giai đoạn phát triển. Những gì cha mẹ làm cho con cái hiện nay mới chỉ tập trung ở các vấn đề học hành, chăm sóc sức khoẻ, dinh d−ỡng.trong khi đó những nhu cầu, mong muốn cá nhân của trẻ vẫn ch−a đ−ợc quan tâm thích đáng. Thứ hai, con cái cũng cho rằng cha mẹ đã hiểu mình thể hiện qua sự quan tâm, chăm sóc nh−ng nghiên cứu kỹ về các hành vi đó thấy rằng, cha mẹ vẫn ch−a thực sự là những "ng−ời bạn" tin cậy để trẻ em đ−ợc chia sẻ những tâm t−, nguyện vọng và giải đáp những thắc mắc trong cuộc sống về các vấn đề tâm sinh lý. Những gì mà cha mẹ thể hiện sự quan tâm của mình đối với trẻ hầu nh− ch−a xuất phát từ nhu cầu, mong muốn mà chỉ là "ban phát" theo sự áp đặt của ng−ời lớn. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Trịnh Hòa Bình 43 Thứ ba, có hai chiều h−ớng trong lối ứng xử của gia đình hiện nay đối với con cái mình: hoặc cha mẹ quan tâm, chăm sóc, giáo dục con rất ngặt nghèo, ép buộc con cái luôn theo ý muốn của cha mẹ, hạn chế một số quyền và sự phát triển tự nhiên của trẻ; hoặc cha mẹ chiều con cái quá mức, để cho trẻ tự quyết định mọi vấn đề của cá nhân mà không có sự định h−ớng, chỉ bảo cần thiết cho sự phát triển. Cả hai kiểu ứng xử đó xét cho cùng đều xuất phát từ nguyên nhân thiếu hiểu biết từ phía cha mẹ đối với con cái. Hệ quả của sự thiếu hiểu biết của cha mẹ đối với trẻ em Gia đình hiện đại ngày nay đang phải đ−ơng đầu với thách thức liên quan đến sự bền vững về mặt cấu trúc, trong đó các quan hệ giữa các thành viên là những mắt xích tạo nên cấu trúc đó. Trong các mối quan hệ cơ bản nhất tạo nên sự bền vững của gia đình là quan hệ vợ - chồng, quan hệ cha mẹ - con cái. Nh− chúng ta đã phân tích bên trên, xu h−ớng mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái trong gia đình đang trở nên lỏng lẻo, mất cân bằng bởi sự thiếu hiểu biết lẫn nhau. Cụ thể là những nhu cầu, mong muốn của trẻ em không đ−ợc đáp ứng đầy đủ. Đặc biệt, việc thực hiện quyền trẻ em trong gia đình không đ−ợc đảm bảo. Hầu hết, trẻ em vẫn tồn tại và phát triển trong sự sắp đặt của các bậc cha mẹ. Điều này sẽ ảnh h−ởng không nhỏ đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ. Trẻ em là tấm g−ơng phản chiếu các mối quan hệ trong gia đình. Cổ ngữ có câu: "ở bầu thì tròn, ở ống thì dài" là để chỉ con ng−ời bị chịu tác động rất lớn bởi môi tr−ờng. Gần đây, d− luận xã hội rất quan tâm đến các vấn đề về trẻ em nh− trẻ lang thang, tội phạm vị thành niên, ma tuý, v.v... Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những hệ lụy xã hội tiêu cực này, trong đó có liên quan rất lớn đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Ông bà, cha mẹ không hiểu biết con cái dẫn đến sự thiếu quan tâm hoặc quan tâm theo kiểu áp đặt, kìm kẹp nhu cầu phát triển tự nhiên của trẻ... cũng là nguyên nhân của nhiều hậu quả nh−: trẻ em cảm thấy chán nản, bi quan, không muốn gắn bó với các thành viên trong gia đình, cảm thấy gia đình không còn là chỗ dựa tin cậy là những vấn nạn xã hội đang thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, quản lý, khoa học và toàn cộng đồng. Nh− vậy, quan hệ giữa cha mẹ và con cái có ảnh h−ởng rất lớn đến cấu trúc gia đình và sự phát triển bền vững của xã hội. Vấn đề là chúng ta phải tìm ra những nhân tố nào ảnh h−ởng đến quan hệ hiểu biết của cha mẹ đối với trẻ em hiện nay để từ đó có những giải pháp tốt nhất cải thiện, phát triển mối quan hệ này theo h−ớng tích cực nhất. 3. Nhân tố ảnh h−ởng và giải pháp cải thiện mối quan hệ hiểu biết lẫn nhau giữa cha mẹ và con cái hiện nay Nhân tố ảnh h−ởng: Có nhiều nhân tố ảnh h−ởng đến thực trạng thiếu hiểu biết của cha mẹ đối với con cái trong gia đinh, tuy nhiên, trong bài viết này, chúng tôi đề cập một vài nhân tố chủ yếu d−ới đây. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Sự hiểu biết giữa gia đình và trẻ em về vấn đề quyền trẻ em hiện nay 44 Thứ nhất, những yếu tố về tâm lý, văn hoá, lối sống của xã hội ảnh h−ởng của Đạo Khổng nh− "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó", "tại gia tòng phụ", "cá không ăn muối cá −ơn, con cãi cha mẹ trăm đ−ờng con h−" có ảnh h−ởng không nhỏ đến mối quan hệ này. Bên cạnh đó, mô hình giáo dục trong gia đình không mang tính bình đẳng mà theo chiều dọc từ trên xuống; cha mẹ ch−a bao giờ coi con cái nh− một "đủ t− cách" trong gia đình có quyền tham gia ý kiến, quyết định những gì liên quan đến bản thân và của gia đình, v.v... Lối nghĩ này ở một khía cạnh nào đó đã ảnh h−ởng không nhỏ đến cách hành xử của các bậc làm cha, làm mẹ đối với con cái. T− t−ởng lạc hậu, cổ hủ nh− luôn áp đặt con cái theo khuôn mẫu, thiếu tôn trọng ý kiến cá nhân và sự phát triển tự do của trẻ, v.v... Hầu hết cha mẹ nghĩ rằng để con cái mình phát triển tốt nhất cần phải tuân theo những nguyên tắc, chuẩn mực mà họ đặt ra. Thứ hai, tình trạng thiếu kiến thức về tâm, sinh lý trẻ em trong quá trình nuôi d−ỡng và giáo dục dẫn đến không biết trong mỗi giai đoạn phát triển, trẻ em có những nhu cầu và mong muốn gì để tạo điều kiện đáp ứng. Từ x−a đến nay, những kiến thức về trẻ em hiện đặc biệt là về tình dục, quan hệ khác giới, chăm sóc sức khoẻ sinh sản,v.v... bị thiếu trầm trọng và đóng khung trong quan niệm cổ hủ lạc hậu kiểu "vẽ đ−ờng cho h−ơu chạy" ở các bậc cha mẹ nhất là ở các khu vực nông thôn, miền núi còn khó khăn về kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế Hậu quả tất yếu là cha mẹ không thể cung cấp, trang bị cho con cái những kiến thức nh− những “liều thuốc kháng sinh” cần thiết để tự bảo vệ và tránh đ−ợc những nguy cơ mà tuổi trẻ hay mắc phải trong cuộc sống. Thứ ba, nhận thức của cha mẹ về quyền trẻ em còn rất hạn chế. Không ít ng−ời lớn không biết trẻ em có những quyền và bổn phận gì trong gia đình để có những ứng xử phù hợp vừa bảo vệ quyền của trẻ, vừa phù hợp với cách giáo dục hiện đại có tính khoa học. Các bậc cha mẹ trong gia đình ch−a có nhận thức đầy đủ và có ý thức thực hiện pháp luật về quyền trẻ em. Hiện nay phần lớn cha mẹ vẫn "vi phạm" các quyền của trẻ nh− còn dạy dỗ con theo kiểu "th−ơng cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi", ngăn cấm trẻ quyền tự do kết giao, quyền phát biểu ý kiến, quyền tham gia, quyền đ−ợc thông báo, v.v... khiến cho trẻ cảm thấy bị hụt hẫng, chán nản và bị động trong suy nghĩ và hành động.v.v. Thứ t−, lối sống thực dụng của xã hội hiện đại khiến các thành viên trong gia đình dành thời gian để theo đuổi những mục tiêu riêng của mình mà ít nhiều giảm sự quan tâm, chăm lo đến gia đình. Đặc biệt, ở các đô thị lớn, tuy điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng tiến bộ, song, những biểu hiện gần đây cho thấy, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái đang ngày một bị rạn nứt và thiếu bền vững. Thời gian tiếp xúc giữa cha mẹ với con cái ngày càng bị hạn chế: ng−ời lớn quan tâm đến công việc, kiếm tiền, khẳng định vị thế trong xã hội.., trong khi trẻ em phải dành phần lớn thời gian của mình ở tr−ờng học. Gia đình đang giảm dần chức năng xã hội hoá trẻ em do các bậc làm cha, làm mẹ đã chuyển giao chức năng đó cho nhà tr−ờng và xã hội mà không biết rằng thiếu gia đình, trẻ em sẽ khó có thể phát triển toàn diện. Đây là nguyên nhân của tình trạng cha mẹ và con cái không có thời gian gần gũi bên nhau để tâm sự, trao đổi. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Trịnh Hòa Bình 45 Thứ năm, hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến vấn đề gia đình, trẻ em và quyền trẻ em ở n−ớc ta còn ch−a cụ thể và thực sự đủ mạnh để cộng đồng có thể nhìn nhận một cách toàn diện về nghĩa vụ và trách nhiệm phải chăm lo và tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ em đ−ợc phát triển và thực hiện quyền của mình. Một vài giải pháp căn bản Thật khó có thể đ−a ra đ−ợc những giải pháp toàn diện nhất cho vấn đề trên, nh−ng rõ ràng là chúng ta vẫn có thể có những cách thức tác động nhằm tích cực hoá mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái nhằm nâng cao sự hiểu biết và tìm đ−ợc những điểm chung trong giao tiếp, chia sẻ và đồng cảm. Một là, phải tăng c−ờng hoạt động tuyên truyền và giáo dục qua các hình thức truyền thông: đại chúng, trực tiếp, dân gian, v.v... cho các bậc cha mẹ về tầm quan trọng của gia đình đối với sự phát triển của trẻ. Ng−ời lớn trong gia đình phải hiểu gia đình là cái nôi nuôi d−ỡng và giáo dục con cái đầu tiên và quan trọng nhất đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách mỗi con ng−ời. Vì vậy, t−ơng lai của trẻ chính là hệ quả của mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong đó vấn đề giao tiếp, hiểu biết lẫn nhau có tầm quan trọng đặc biệt. Hai là, cha mẹ phải đ−ợc trang bị những kiến thức khoa học về trẻ em từ “bụng mang dạ chửa” đến khi sinh ra, lớn lên. Có đ−ợc những kiến thức này để các bậc cha mẹ có những ứng xử phù hợp với những nhu cầu về sinh lý, tâm lý t−ơng ứng với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Ba là, gia đình một mặt giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp (th−ơng yêu, hiếu thảo, hòa thuận, kính trọng) mặt khác xoá bỏ, loại trừ những phong tục, tập quán, cách nghĩ, tâm lý cổ hủ lâu nay đã tồn tại trong tiềm thức cộng đồng gây cản trở đến sự tiến bộ của gia đình và xã hội. Không những vậy, gia đình hiện đại phải biết tiếp thu những mặt tiến bộ, khoa học trong cách giáo dục, ứng xử với con cái nh− tôn trọng ý kiến và quyền quyết định cá nhân, cha mẹ thực sự là những ng−ời bạn gần gũi với trẻ, coi trẻ nh− là một thành viên đ−ợc quyền bình đẳng trong công việc gia đình. Gia đình phải thực sự là môi tr−ờng tốt nhất để phát triển nhân cách con ng−ời. Bốn là, cha mẹ và con cái cần tăng c−ờng thời gian tiếp xúc với nhau nhằm thoả mãn những nhu cầu tình cảm, vật chất của trẻ đồng thời cha mẹ có điều kiện trở thành những "ng−ời bạn" cùng chia sẻ, lý giải những vấn đề mà trẻ em gặp phải trong cuộc sống. Đây là cách tốt nhất để cha mẹ và con cái hiểu nhau hơn. Bốn là, cụ thể hoá các văn bản pháp quy về gia đình và trẻ em tới cộng đồng để ng−ời lớn nói chung và các bậc cha mẹ nói riêng thấy đ−ợc quyền và nghĩa vụ của mình đối với con cái và từ cơ sở đó họ có những ứng xử phù hợp hơn nữa trong mối quan hệ cơ bản của gia đình này. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso4_2005_trinhhoabinh_8123.pdf
Tài liệu liên quan