Sinh kế của cộng đồng ngư dân ven biển: thực trạng và giải pháp

Tài liệu Sinh kế của cộng đồng ngư dân ven biển: thực trạng và giải pháp: Xã hội học, số 4 (116), 2011 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 54 SINH KẾ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯ DÂN VEN BIỂN: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NGUYỄN XUÂN MAI* NGUYỄN DUY THẮNG** 1. Giới thiệu 1.1. Một số thông tin về tình trạng khai thác thủy sản ở Việt Nam Việt Nam có trên 3.000km bờ biển, trài dài từ Móng Cái đến Hà Tiên với bốn khu vực đánh cá chính là Vịnh Bắc Bộ, Miền Trung, Đông Nam Bộ, và Tây Nam Bộ. Vùng nước đánh bắt thủy sản được chia thành gần bờ, trong lộng và xa bờ (ngoài khơi). Vùng nước gần bờ là những khu vực trong vòng 6 hải lý tính từ bờ biển trở ra, từ 6-24 hải lý là trong lộng và ngoài khơi – trên 24 hải lý. Theo một đánh giá gần đây, tiềm năng thủy sản biển được ước tính khoảng 4,2 triệu tấn/năm, trong đó sản lượng đánh bắt cho phép hàng năm là 1,7 triệu tấn. Trong năm 2010, tổng sản lượng khai thác biển đạt 2,5 triệu tấn, vượt quá ngưỡng cho phép đánh bắt gần 50%. Truyền thống của cộng đồng ngư dân ven biển là đánh bắt trực tiếp ...

pdf13 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1278 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sinh kế của cộng đồng ngư dân ven biển: thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học, số 4 (116), 2011 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 54 SINH KẾ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯ DÂN VEN BIỂN: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NGUYỄN XUÂN MAI* NGUYỄN DUY THẮNG** 1. Giới thiệu 1.1. Một số thông tin về tình trạng khai thác thủy sản ở Việt Nam Việt Nam có trên 3.000km bờ biển, trài dài từ Móng Cái đến Hà Tiên với bốn khu vực đánh cá chính là Vịnh Bắc Bộ, Miền Trung, Đông Nam Bộ, và Tây Nam Bộ. Vùng nước đánh bắt thủy sản được chia thành gần bờ, trong lộng và xa bờ (ngoài khơi). Vùng nước gần bờ là những khu vực trong vòng 6 hải lý tính từ bờ biển trở ra, từ 6-24 hải lý là trong lộng và ngoài khơi – trên 24 hải lý. Theo một đánh giá gần đây, tiềm năng thủy sản biển được ước tính khoảng 4,2 triệu tấn/năm, trong đó sản lượng đánh bắt cho phép hàng năm là 1,7 triệu tấn. Trong năm 2010, tổng sản lượng khai thác biển đạt 2,5 triệu tấn, vượt quá ngưỡng cho phép đánh bắt gần 50%. Truyền thống của cộng đồng ngư dân ven biển là đánh bắt trực tiếp từ bãi biển hoặc trong rừng ngập mặn nông, cửa sông, đầm phá, nhờ ảnh hưởng của thủy triều. Một loạt các ngư cụ từ đơn giản đến tinh vi đã được sử dụng để bắt tất cả các loại cá và các loài động vật có vỏ. Trong năm 2010, khoảng 107.500 tàu thuyền đánh cá nhỏ đang hoạt động gần bờ, trong đó có 5.200 tàu thuyền là không có động cơ (đánh cá dọc theo bờ biển với mức nước 4-5 m ), còn lại khoảng 102.300 tàu thuyền cơ giới nhỏ (<90 CV, đánh bắt cá trong các khu vực gần bờ). Các ngư cụ phổ biến nhất bao gồm lưới kéo, lưới rê, câu vàng, mành, bẫy... Mặc dù các nguồn tài nguyên ven biển được báo cáo là đã bị suy giảm đáng kể trong những thập kỷ qua, nhưng số lượng tàu thuyền đánh cá nhỏ hoạt động gần bờ đã không giảm mà ngược lại có xu hướng tăng trong những năm gần đây. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Tình trạng đánh bắt ven bờ mang tính hủy diệt đã làm cho các nguồn tài nguyên ven biển ngày càng cạt kiệt và khó có thể khôi phục lại được. Để giảm bớt tình trạng khai thác quá mức, bảo vệ và phát triển các nguồn tài nguyên ven bờ, cần phải tìm các nguồn sinh kế thay thế cho một bộ phận ngư dân ven biển làm nghề đánh bắt ven bờ. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu thực trạng sinh kế, những rủi do sinh kế hiện thời và khả năng chuyển đổi sinh kế của cộng đồng ngư dân ven biển. Mặt khác, nghiên cứu cũng đề xuất các mô hình sinh kế thay thế đánh bắt ven bờ thông qua tham vấn cộng đồng ngư dân ven biển. Các kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp cho việc thiết kế dự án “Nguồn tài nguyên ven biển cho sự phát triển bền vững“ của Bộ NN&PTNT do Ngân hàng thế giới tài trợ sẽ được thực hiện ở * PGS.TS, Viện Xã hội học. ** ThS, Viện Xã hội học. Mai Văn Hai & Nguyễn Duy Thắng 55 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 8 tỉnh Miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu này được thực hiện ở 3 tỉnh duyên hải là Thanh Hóa (Bắc Trung Bộ), Khánh Hòa (Trung Bộ) và Sóc Trăng (ĐBSCL) với sự tài trợ của Ngân hàng thế giới. 2. Phương pháp luận nghiên cứu 2.1. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu đã áp dụng cách tiếp cận sinh kế để tìm hiểu và phân tích thực trạng sinh kế cũng như các rủi ro sinh kế của cộng đồng ngư dân ven biển. Khái niệm về sinh kế và khung phân tích sinh kế được sử dụng trong nghiên này như trình bày dưới đây: “Một sinh kế bao gồm những khả năng, tài sản (các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết cho một kế sinh nhai: Một sinh kế là bền vững khi nó (i) có thể đối phó với và phục hồi được từ những áp lực và những tác động đột ngột, (ii) duy trì hoặc làm tăng các khả năng và tài sản, và (iii) cung cấp những cơ hội sinh kế bền vững cho thế hệ mai sau“ (Nguồn: Chambers and Conway). Sơ đồ 1: Khung phân tích các sinh kế nông thôn bền vững Sinh kế của cộng đồng cưv dân ven biển.. Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 56 Con người được xem là trọng tâm của một mô hình sinh kế với các tài sản của họ được gắn vào sinh kế đó. Vì vậy, để phân tích mô hình sinh kế của một hộ gia đình hay một cộng đồng cần xem xét khả năng về các tài sản của họ, bao gồm: Vốn tự nhiên: là nền tảng các nguồn lực tự nhiên của cộng đồng/hộ, bao gồm: đất, rừng, nước, khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên khác. Vốn tự nhiên cung cấp các tài sản mà cộng đồng/hộ có thể sử dụng cho mục đích riêng của họ. Vốn tài chính: gồm các khoản tiết kiệm, tín dụng, tiền mặt, vay nợ và các tài sản khác có khả năng lưu thông, và kể cả khả năng tiếp cận đến các nguồn vốn tài chính. Vốn vật chất: gồm máy móc và các công cụ được sử dụng cho các hoạt động sản xuất. Đối với người nghèo nông thôn nói chung và ven biển nói riêng, vốn vật chất của họ thường dễ bị tổn thương nhất trước những tác động từ bên ngoài như thiên tai, bão lũ. Vốn con người: là khả năng của mỗi cá nhân bao gồm học vấn, kỹ năng, khả năng lãnh đạo, sự sáng tạo, sức khỏe,... và thường là tài sản có giá trị nhất của mỗi cá nhân. Vốn xã hội: là các mạng lưới xã hội tạo nên vốn xã hội của một cộng đồng. Vốn xã hội và các thành phần của nó là nền tảng của một xã hội dân sự năng động và hiệu quả. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng gồm điều tra chọn mẫu cấp hộ (phương pháp định lượng) bằng phỏng vấn bảng hỏi kết hợp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm (phương pháp định tính) với đại diện các bên liên quan từ cấp tỉnh đến cộng đồng và người dân. Ngoài ra, các tài liệu và số liệu thống kê của các cấp, ngành liên quan cũng được thu thập để nghiên cứu. Cuộc khảo sát được thực hiện ở 8 xã ven biển của 3 tỉnh là Thanh Hóa (Bắc Trung bộ), Khánh Hòa (Nam Trung bộ) và Sóc Trăng (Đồng bằng sông Cửu Long). Số hộ được khảo sát là 180, trong đó người trả lời phỏng vấn là chủ hộ chiếm 80,5%, người dân tộc Khơme chiếm 8,8% (ở Sóc Trăng). Có 66,7% hộ làm nghề đánh bắt, số còn lại làm nghề hỗn hợp đánh bắt, nuôi trồng thủy sản (NTTS), buôn bán, dịch vụ và chế biến thủy sản. 3. Thực trạng sinh kế của cộng đồng ngư dân được khảo sát Để đánh giá thực trạng sinh kế của cộng đồng ngư dân ven biển, các khả năng về tài sản, hệ thống sinh kế hiện thời và những rủi ro sinh kế của họ đã được nghiên cứu và phân tích dựa trên Khung phân tích sinh kế nêu trên. 3.1. Vốn con người Nhân khẩu và lao động Trong mẫu khảo sát, tỷ lệ nam nữ thành viên hộ gia đình có sự chênh lệch không đáng kể: nam chiếm 50,4%, nữ - 49,6%. Nhóm dân dưới 15 tuổi chiếm 24,8%, nhóm từ 15-55 tuổi: 66,4%, nhóm trên 55 tuổi: 8,8%. Số nhân khẩu bình quân hộ toàn mẫu khảo sát là 4,9 người, cao hơn nhiều so với số nhân khẩu bình quân vùng nông thôn cả nước (4,2) trong Điều tra mức sộng hộ gia đình (ĐTMSHGĐ) 2008, trong đó nhóm đánh bắt là 4,8 người/hộ. Số lao động bình quân hộ toàn mẫu khảo sát là 3,5, trong đó nhóm đánh bắt là 2,9. Số lao động bình quân Mai Văn Hai & Nguyễn Duy Thắng 57 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn hộ của khu vực khảo sát cao hơn nhiều so với số lao động bình quân hộ khu vực nông thôn cuả cả nước trong ĐTMSHGĐ 2008 (3,5 so với 2,5). Sự khác biệt trên có thể là do trong mẫu khảo sát tính theo số lao động có việc làm và thu nhập, chứ không phải theo số người trong độ tuổi 15-60, trong khi thực tế ở các vùng ven biển, các hộ ngư dân có thể sử dụng lao động đánh bắt ven bờ từ 13 tuổi, thậm chí đến tuổi 70. Bảng 1: Đặc điểm nhân khẩu - xã hội các thành viên hộ được khảo sát Đặc điểm nhân khẩu xã hội Tỉnh Tổng Khánh Hòa Sóc Trăng Thanh Hóa Thành viên Tỷ lệ % Thành viên Tỷ lệ % Thành viên Tỷ lệ % Thành viên Tỷ lệ % Giới Nam 152 49.5% 185 50.0% 161 51.8% 498 50.4% Nữ 155 50.5% 185 50.0% 150 48.2% 490 49.6% Tuổi <15 63 20.5% 85 23.0% 97 31.3% 245 24.8% 15-25 82 26.7% 85 23.0% 73 23.5% 240 24.3% 26-35 57 18.6% 68 18.4% 38 12.3% 163 16.5% 36-55 73 23.8% 94 25.4% 85 27.4% 252 25.5% >55 32 10.4% 38 10.3% 17 5.5% 87 8.8% Số NK và LĐ TB/hộ Nhân khẩu TB/hộ (người) 4,97 - 4,97 - 5,21 - 5,05 - Lao động TB/hộ (người) 3,67 - 3,47 - 3,36 - 3,5 - Ghi chú: Trong cuộc khảo sát, nhóm đánh bắt là nhóm mà nguồn thu nhập chủ yếu từ đánh bắt, nhóm hỗn hợp thuỷ sản là nhóm có nguồn thu nhập chính cả từ đánh bắt lẫn nghề thủy sản khác, nhóm hỗn hợp khác bao gồm những hộ có nguồn thu nhập chính từ những nghề phi thủy sản. Nhìn chung, vùng khảo sát có dân số trẻ với tỷ lệ phụ thuộc khá thấp. Đây là một lợi thế cho sự phát triển KTXH của vùng ven biển, nhưng lại là áp lực lớn trong giải quyết việc làm và khai thác tài nguyên ven bờ. Số lao động bình quân của hộ cao sẽ là một trở ngại cho việc chuyển đổi sinh kế thay thế cho đánh bắt. Học vấn và kỹ năng Tỷ lệ mù chữ của tất cả các thành viên hộ gia đình toàn mẫu khảo sát là 9,5%. Tỷ lệ thành viên có trình độ tiểu học là 34,3%, trong đó thành viên từ 15 tuổi trở lên có trình độ tiểu học là 38,0%. Số thành viên đã từng qua đào tạo từ ngắn hạn đến Đại học chỉ chiếm 4,9%, trong đó 3,2% có trình độ cao đẳng và đại học (Bảng 2). Điều này cho thấy vấn đề phổ cập giáo dục THCS và đào tạo nghề ở các xã ven biển, đặc biệt là ở Sóc Trăng là hết sức cấp thiết để phục vụ cho việc tạo nguồn sinh kế thay thế đánh bắt bền vững, trong đó cần đặc biệt chú ý đến nhóm DTTS (Khơme). 3.2. Vốn tự nhiên Trong mẫu khảo sát, chỉ 20% số hộ có đất sản xuất, 19,0% có ao hồ, mặt nước, 7,2% hộ thuê đất các loại và có 4,1% hộ không có đất ở. Tỉnh Sóc Trăng có tỷ lệ hộ có đất nông nghiệp cao nhất 37,0%. Tỉnh Khánh Hòa có tỷ lệ hộ có mặt nước NTTS lớn hơn cả (31,1%). Tỉnh Thanh Hóa dường như khan hiếm các loại đất nông nghiệp và mặt nước, chỉ có 6,6% số hộ có đất nông nghiệp và 14,8% số hộ có ao hồ mặt nước (Bảng 2). Sinh kế của cộng đồng cưv dân ven biển.. Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 58 Bảng 2: Trình độ học vấn, chuyên môn Đặc điểm nhân khẩu xã hội Tỉnh Tổng Khánh Hòa Sóc Trăng Thanh Hóa Thành viên Tỷ lệ % Thành viên Tỷ lệ % Thành viên Tỷ lệ % Thành viên Tỷ lệ % Mù chữ 6 2.0% 35 9.5% 4 1.3% 45 4.6% Tiểu học 89 29.3% 149 40.3% 100 32.2% 338 34.3% THCS 118 38.8% 95 25.7% 114 36.7% 327 33.2% THPT 41 13.5% 48 13.0% 40 12.9% 129 13.1% THCN 4 1.3% 1 .3% 5 .5% Học nghề ngắn hạn 4 1.3% 1 .3% 5 .5% Học nghề dài hạn 2 .7% 4 1.1% 1 .3% 7 .7% Cao Đẳng 4 1.3% 2 .5% 9 2.9% 15 1.5% Đại học 8 2.6% 2 .5% 7 2.3% 17 1.7% Chưa đi học bao giờ 2 .5% 2 .6% 4 .4% Chưa đến tuôit đi học 27 8.9% 31 8.4% 32 10.3% 90 9.1% Nguồn: Kết quả điều tra Đối với các hộ Khơme được khảo sát ở tỉnh Sóc Trăng, có 35,3% số hộ đang sử dụng đất nông nghiệp, trong đó 5,9% số hộ thuê đất, số còn lại là được cấp đất. Diện tích đất nông nghiệp trung bình của những hộ có đất trong mẫu khảo sát là 5.271m2/hộ (hộ Khơme là 4.742m2), gấp đôi so với ở đồng bằng Bắc bộ, nhưng phân bố không đều và không đủ để phát triển sản xuất hàng hóa. Một thực tế là hầu hết (80%) các hộ ngư nghiệp không có đất sản xuất. Trong mẫu khảo sát, nhóm đánh bắt và nhóm hỗn hợp thủy sản chỉ có lần lượt 15,5% và 20,2% số hộ có đất nông nghiệp. Không có đất canh tác là một trở ngại lớn đối với việc chuyển đổi nghề thay thế đánh bắt. Sự khan hiếm đất đai sản xuất ở vùng ven biển đã dẫn đến sự phụ thuộc lớn vào đánh bắt ven bờ của cộng đồng ven biển và tạo ra thách thức khó vượt qua cho việc chuyển đổi sinh kế thay thế đánh bắt. Vì thế, việc khai thác những nguồn đất đai, mặt nước chưa được sử dụng hiệu quả ở các vùng ven biển là vấn đề hết sức cấp thiết cho việc hoạch định những hoạt động về sinh kế thay thế. 3.3. Vốn vật chất Đối với các hộ thuộc nhóm đánh bắt trong mẫu khảo sát, 69,0% số hộ có tàu thuyền đánh bắt các lọai, trong đó tỷ lệ hộ có ghe thuyền dưới 20CV là 22,1%, từ >20CV đến <90 CV là 43,3% và trên 90CV chỉ có 3,6%. Tỷ lệ hộ có ngư cụ, lưới đánh bắt chỉ chiếm 67,5%. Nhóm hỗn hợp thủy sản (vừa nuôi trồng vừa đánh bắt) có tỷ lệ hộ có các lọai tàu thuyền thấp hơn nhóm đánh bắt (68,6% so với 88,3%), tuy nhiên nhóm đánh bắt có đến gần một phần ba số hộ có tàu thuyền dưới 20CV và trên một nửa chỉ có thể đánh trong lộng (>20CV-<90CV). Nhóm thu nhập thấp nhất có 45,0% số hộ có tàu thuyền các loại (nhưng chỉ dưới 90CV), trong khi các nhóm thu nhập khác có từ 60% đến trên 80% có tàu thuyền. Nhóm DTTS chỉ có 29,4% có tàu thuyền đánh bắt, nhưng có đến 94,1% số hộ DTTS có ngư cụ các loại, nghĩa là đa số hộ DTTS khai thác ven bờ không dùng tàu thuyền (Bảng 3). Vì vậy, họ là một đối tượng quan trọng cần chuyển đổi sinh kế thay thế. Mai Văn Hai & Nguyễn Duy Thắng 59 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn Bảng 3: Tỉ lệ % hộ có tàu thuyền đánh bắt, nuôi trồng TS Ghe/thuyền máy <20CV Tàu đánh cá >20 và <90CV Tàu đánh cá >90CV Ngư cụ, lưới đánh bắt Tổng mẫu 22,1 43,3 3,6 67,5 Theo nhóm nghề Đánh bắt 29,6 52,9 5,8 74,3 Hỗn hợp thuỷ sản 21,2 44,4 3,0 74,8 Hỗn hợp khác 4,0 12,0 0 20,0 Theo nhóm thu nhập 20% Nhóm 1 15,0 30,0 0 45,0 Nhóm 2 35,7 35,7 2,4 69,0 Nhóm 3 14,3 51,5 2,9 76,1 Nhóm 4 35,1 40,5 0 72,9 Nhóm 5 10,0 61,5 12,8 76,9 Theo dân tộc Kinh 22,6 46,6 4,0 75,4 Khơ me 17,6 11,8 0 94,1 3.4. Vốn tài chính Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết các hộ ngư dân không có một khoản tiết kiệm nào từ thu nhập của họ. Thiếu vốn trầm trọng, nợ nần chồng chất khó có khả năng chi trả là đặc điểm chung của các hộ đánh bắt và NTTS được khảo sát. Tổng số hộ đang vay nợ trong mẫu khảo sát là 67,7%, chủ yếu vay để đầu tư cho khai thác và NTTS (chiếm 64,4% số hộ đang vay nợ), trồng trọt và chăn nuôi (18,9% số hộ vay). Mức vay trung bình cho thủy sản là cao nhất, lên tới 57,7 triệu đồng/hộ, người vay nhiều nhất là 300 triệu đồng. Vay cho trồng trọt trung bình ở mức 19,2 triệu/hộ. 3.5. Vốn xã hội Vốn xã hội - như một cơ sở xã hội của sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động tập thể như bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên ven biển. Kết quả khảo sát cho thấy mạng lưới xã hội của các cộng đồng ngư dân ven biển chủ yếu là khép kín trong mỗi cộng đồng với các mối quan hệ họ hàng, người thân, hàng xóm hay nhóm đi bạn (một nhóm từ 3-5 tàu cùng đi đánh bắt ngoài khơi/lộng). Các quan hệ bắc cầu (giữa các cộng đồng) còn bị hạn chế ở các cộng đồng này. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, 62,9% số hộ cho rằng người giúp đỡ thứ nhất khi gặp khó khăn là họ hàng, người thân, hàng xóm. Người giúp đỡ thứ 2 là chính quyền xã (20,6%), đoàn thể (10,1%), bạn bè (9,5%). Tỷ lệ hộ không nhờ ai giúp đỡ chỉ là 6,2%. Đây là cơ sở xã hội quan trọng trong việc tổ chức các nhóm đồng quản lý nhằm bảo vệ và phát triển bền vững nguồn tài nguyên ven biển. 3.6. Các nguồn sinh kế hiện thời của cộng đồng ngư dân ven biển Các nguồn sinh kế chính của cộng đồng được khảo sát là đánh bắt hải sản, nuôi trồng thủy sản, buôn bán và chế biến thủy sản. Trong mẫu khảo sát, có 66,7% số hộ làm nghề đánh bắt với trên một nửa (52,4%) số thành viên có tham gia lao động của các hộ. Nghề thủy sản khác như NTTS, chế biến, dịch vụ chiếm 10,3% số thành viên. Trồng trọt và chăn nuôi là nghề chính của 11,2% số thành viên, công nhân công nghiệp và TTCN chiếm tương ứng 4,8% và 1,0% số thành viên. Những số liệu trên cho thấy sự phụ thuộc sinh kế rất lớn của cộng đồng ven biển vào nghề đánh bắt, và do công cụ chủ yếu cuả họ là tàu thuyền công suất nhỏ (dưới 20CV) nên chủ yếu là đánh bắt ven bờ. Sinh kế của cộng đồng cưv dân ven biển.. Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 60 Kết quả khảo sát cũng cho thấy nhóm phụ nữ chủ hộ có tỷ lệ người làm nghề đánh bắt thấp hơn nhóm chủ hộ nam ( 40,0% so với 53,5%) và chủ yếu là đánh bắt ven bờ. Nhóm thu nhập thấp nhất có tỷ lệ thành viên làm nghề đánh bắt cao nhất 69,2% so với các nhóm thu nhập khác. Nhóm DTTS có tỷ lệ làm nghề đánh bắt cao hơn đôi chút so với nhóm dân tộc Kinh (55,6% so với 51,8%) vì đa số họ không có đất sản xuất. Vì vậy, các nhóm thu nhập thấp nhất, nhóm phụ nữ chủ hộ và DTTS là các nhóm đối tượng cần được ưu tiên chuyển đổi nghề. Bảng 4: Việc làm chính của người lao động (tính tất cả các thành viên của hộ có tham gia lao động) Việc làm chính T rồ ng lú a/ m àu C hă n nu ôi N uô i t rồ ng th ủy s ản Đ án h bắ t t hủ y sả n C hế b iế n th uỷ sả n D ịc h vụ th uỷ sả n T iể u T C N X ây d ựn g B uô n bá n C án b ộ C ôn g nh ân C N K há c Tổng mẫu 7,5 3,7 6,4 52,4 3,1 0,8 0,6 0,4 6,6 3,9 4,8 9,7 Theo giới chủ hộ Nam 7,7 3,8 5,9 53,5 2,7 0,9 0,2 0,2 6,5 3,8 5,0 9,7 Nữ 5,0 2,5 12,5 40,0 7,5 0 5,0 2,5 7,5 5,0 2,5 10,0 Theo nhóm thu nhập20% Nhóm 1 (TN thấp nhất) 6,4 0 2,6 69,2 2,6 0 0 1,3 3,8 2,6 0 11,5 Nhóm 2 6,7 2,2 5,6 56,7 1,1 0 1,1 1,1 8,9 2,2 4,4 10,0 Nhóm3 5,7 5,7 2,9 52,4 0 2,9 0 0 4,8 3,8 6,7 15,2 Nhóm 4 7,0 7,0 11,0 40,0 4,0 1,0 1,0 0 7,0 4,0 8,0 10,0 Nhóm 5 (TN cao nhất) 11,3 2,8 5,7 50,0 7,5 0 0,9 0 8,5 6,6 3,8 2,8 Theo dân tộc Kinh 7,3 4,2 7,3 51,8 3,5 0,9 0,7 0,5 7,5 4,0 5,4 7,0 Khơ me 9,3 0 0 55,6 0 0 0 0 0 3,7 0 31,5 Nguồn: Kết quả khảo sát Biểu đồ 2: Cơ cấu việc làm chính của tất cả các thành viên lao động của hộ Mai Văn Hai & Nguyễn Duy Thắng 61 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn Thu nhập Thu nhập trung bình của các hộ được khảo sát trong 12 tháng qua từ các nguồn cho thấy đánh bắt, chế biến, nuôi trồng thủy sản và trồng rau, màu là các nguồn cho thu nhập cao nhất (Bảng 5). Tuy nhiên, các nguồn sinh kế này đòi hỏi các yếu tố đầu vào tương đối cao như cần có tàu thuyền và ngư cụ, vốn và đất. Đối với cộng đồng ven biển được khảo sát, cả 3 yếu tố này đều bị hạn chế và thường xuyên phải chịu tác động của các yếu tố bên ngoài như thiên tai, dịch bệnh nên thu nhập của họ thường không cao và không ổn định. Mặc dù vậy, thu nhập trung bình đầu người/tháng của nhóm đánh bắt lại thấp nhất (883.000 đồng) so với nhóm kinh tế hỗn hợp thủy sản (cao gấp 1,42 lần nhóm đánh bắt) và gần tương đương với nhóm kinh tế hỗn hợp không thủy sản (901.000 đồng). Trong mẫu khảo sát, gần bốn phần năm (77,9%) số người được phỏng vấn cho rằng thu nhập từ đánh bắt thuỷ sản giảm sút trong 2 năm qua. Biểu đồ 2 cho thấy thu nhập từ các nghề thủy sản có xu hướng suy giảm rõ rệt, trong đó thu nhập từ đánh bắt và NTTS giảm sút mạnh nhất. Đây cũng là xu hướng chung của các tỉnh ven biển. Vì vậy, đa dạng hóa các nguồn thu nhập là một trong những giải pháp quan trọng trong việc xây dựng chiến lược sinh kế thay thế đánh bắt ven bờ. Lý do giảm sút thu nhập từ nghề đánh bắt chủ yếu là do thiên tai, giá xăng dầu tăng cao và sản lượng đánh bắt giảm do nguồn tài nguyên. Điều này đã dẫn đến tình trạng một bộ phận lớn nhóm đánh bắt thuộc vào nhóm thu nhập thấp nhất (62,0% nhóm đánh bắt ở trong 2 nhóm thu nhập thấp, trong khi nhóm hỗn hợp các nghề thủy sản chỉ có tỷ lệ tương ứng là 24,4%). Thu nhập từ nghề NTTS cũng bị suy giảm mạnh và không ổn định do xu huớng gia tăng dịch bệnh vì ô nhiễm môi trường nước, thiếu vốn trầm trọng dẫn đến không có khả năng tái tạo đầu tư cho NTTS và đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng nuôi trồng như kênh mương, ao lắng, máy sục khí oxy. Bảng 5: Thu nhập trung bình trong 12 tháng qua của hộ được khảo sát từ các nguồn (tính trên số hộ có loại hoạt động kinh tế này) TT Nguồn thu nhập Thu nhập (đồng) 1 Trồng lúa 22.000.000 2 Rau màu 42.218.000 3 Cây ăn quả 1.000.000 4 Chăn nuôi gia súc 10.416.000 5 Nuôi trồng thuỷ sản 37.833.000 6 Đánh bắt thủy sản 48.798.000 7 Chế biến thủy sản 40.083.000 8 Dịch vụ thủy sản 10.500.000 9 Buôn bán thủy sản 17.266.000 10 Làm thuê/mướn 16.051.000 11 Lương (kể cả lương hưu) 24.533.000 12 Buôn bán, dịch vụ (không liên quan đến thủy sản) 12.729.000 13 Sản xuất tiểu thủ công nghiệp 7.200.000 14 Lâm nghiệp (trồng rừng) 4.471.000 Nguồn: Kết quả khảo sát Sinh kế của cộng đồng cưv dân ven biển.. Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 62 Biểu đồ 3: Đánh giá của người trả lời về sự thay đổi thu nhập từ các nghề thủy sản trong 2 năm qua (% số hộ) 3.7. Những rủi ro của các hoạt động sinh kế trong nuôi trồng và đánh bắt thủy sản Kết quả nghiên cứu về các nguồn sinh kế tại các xã khảo sát cho thấy mức độ phụ thuộc rất lớn của cộng đồng ven biển vào các nguồn lợi ven bờ. Vì vậy, họ thường phải gánh chịu những rủi ro sinh kế do những tác động không mong muốn. Các rủi ro này bao gồm: giảm sút thời gian đi biển và nguy cơ mất an toàn cao về tính mạng của ngư dân; sản lượng đánh bắt giảm mạnh; NTTS bị thiệt hại nặng nề nhiều năm liên tục không khôi phục được; gánh nặng nợ nần làm cho nhiều hộ không có khả năng chuyển đổi sinh kế hay trang bị ngư cụ mới để đánh bắt hiệu quả hơn. Các rủi ro này đã gây ra sự mất ổn định về sinh kế và thu nhập thấp dẫn đến tỷ lệ nghèo khổ cao. Nguyên nhân của những rủi do trên là do: thiên tai ngày một nhiều và thất thường, khó dự báo; nguồn tài nguyên ven bờ ngày càng cạn kiệt; dịch bệnh trong NTTS ngày một tăng; thiếu vốn trầm trọng; lao động chưa qua đào tạo, trình độ học vấn thấp; ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản của người dân kém; thiếu sự phối hợp và liên kết trong tổ chức sản xuất. Trong mẫu khảo sát, gần hai phần năm (38,8%) tổng số thành viên lao động trong các gia đình được khảo sát có việc làm không ổn định, xấp xỉ hai phần ba (69,7%) số thành viên có việc làm phụ cũng không ổn định. Tính chất ổn định trong việc làm chính của các nhóm đánh bắt và nhóm đánh bắt hỗn hợp thấp hơn so với nhóm các nghề phi đánh bắt: 50,0% và 64,8% so với 70,6%. Nhìn chung, tính ổn định của việc làm chính tỷ lệ thuận với mức thu nhập. Nghĩa là nhóm thu nhập càng cao thì tỷ lệ hộ có việc làm chính ổn định càng lớn và ngược lại. Nhóm thu nhập thấp nhất có tỷ lệ hộ có việc làm chính ổn định chỉ là 34,3%, chưa bằng một nửa tỷ lệ tương ứng của nhóm thu nhập cao nhất -74,3%. Nhóm dân tộc Khơme có tỷ lệ hộ có việc làm chính ổn định chỉ là 44,4%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ này ở nhóm dân tộc Kinh-63,7%. Nhóm lao động nam có tỷ lệ ổn định về việc làm chính cao hơn nhiều so với lao động nữ: 62,1% so với 50,0%. 4. Những định hướng chủ yếu về sinh kế bền vững vùng ven biển và các mô hình sinh kế đề xuất 4.1. Những định hướng về sinh kế bền vững Căn cứ các khả năng về tài sản và các nguồn sinh kế hiện thời của cộng đồng ven biển, một số định hướng phát triển sinh kế bền vững vùng ven biển có thể được đề xuất như sau: Mai Văn Hai & Nguyễn Duy Thắng 63 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn - Phát huy mọi nguồn lực sinh kế của hộ gia đình và cộng đồng (vốn con người, vốn tài nguyên, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn xã hội), tận dụng mọi cơ hội thị trường và thể chế, cũng như điều kiện thuận lợi ở từng địa phương nhằm phát triển những nguồn sinh kế bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường. - Đa dạng hóa nguồn thu nhập có thể là một chiến lược sinh kế hộ nhằm khai thác tối đa tiềm năng sinh kế hộ, để giảm áp lực lên khai thác ven bờ. - Nếu nút thắt về phát triển của cả nước là CSHT và chất lượng nguồn nhân lực, thì đây cũng là nút thắt đối với phát triển vùng ven biển. Vì vậy, cần chú trọng việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như một giải pháp căn cơ, lâu dài để phát triển vùng ven biển cũng như phát triển sinh kế bền vững. - Áp lực dân số cao, tình trạng kinh tế chậm phát triển ở vùng ven biển đang tạo nên áp lực giải quyết việc làm mạnh, cũng như dòng di cư tự do lớn đến các vùng kinh tế trọng điểm. Việc kết hợp với các hoạt động đào tạo nghề, hỗ trợ phổ cập giáo dục sẽ đem lại hiệu quả tốt về lâu dài. - Vùng ven biển và các hoạt động sinh kế của cộng đồng ven biển thường xuyên chịu đựng những rủi ro lớn. Điều đó làm cho một bộ phận lớn trong cộng đồng dễ rơi vào vòng xoáy của sự nghèo khổ, tạo nên áp lực lớn đối với khai tác ven bờ. Vì thế, các biện pháp phòng chống rủi ro như bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm tàu thuyền, bảo hiểm con người, bảo hiểm y tế có thể giúp hạn chế các tác động bất lợi của những rủi ro. Từ những định hướng trên có thể phân ra 3 nhóm các đề xuất sinh kế là nhóm các mô hình sinh kế khai thác trên biển, nhóm các mô hình sinh kế dựa vào đất và nhóm các mô hình sinh kế không dựa vào đất. Những đề xuất mô hình cụ thể tại từng địa phương có thể là sự kết hợp các định hướng nêu trên. 4.2. Các mô hình sinh kế chuyển đổi nghề khai thác ven bờ được đề xuất Tình trạng khai thác quá mức và kém hiệu quả đang diễn ra tại các địa phương khảo sát đòi hỏi phải thực hiện các phương thức đa dạng hóa nguồn thu nhập của ngư dân đánh bắt trên biển. Các phương thức này có thể là hướng đến mục tiêu xa bờ hay chuyển đổi các nghề có chọn lọc và thân thiện hơn với môi trường, các loại hoạt động sinh kế dựa vào đất hay không dựa vào đất. Tuy nhiên, kết quả khảo sát về thu nhập trung bình của hộ gia đình từ các nghề trong 12 tháng cho thấy, đánh bắt hải sản vẫn còn là nghề cho thu nhập cao nhất so với các nghề khác trên những địa bàn khảo sát, nên việc chuyển đổi nghề thay thế đánh bắt sẽ gặp nhiều khó khăn, nếu không có sự hỗ trợ mạnh mẽ về thể chế, vốn, đào tạo nghề, Mô hình chuyển đổi nghề sang nghề Đây là mô hình chuyển đổi từ đánh bắt ven bờ sang xa bờ, đa dạng phương thức đánh bắt với các ngư cụ đánh bắt có chọn lọc. Đánh bắt xa bờ Tình trạng cạn kiệt tài nguyên biển có một trong những nguyên nhân là sự tăng Sinh kế của cộng đồng cưv dân ven biển.. Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 64 nhanh các tàu công suất nhỏ đánh bắt ven bờ. Vì thế khuyến khích đánh bắt xa bờ là một phương thức thay thế mà chính phủ đã có những chính sách hỗ trợ ngư dân như trợ giá xăng dầu, chương trình đánh bắt xa bờ, cũng như Kế hoạch hành động quốc gia về giảm năng lực đánh bắt. Có một số nguyên nhân đã được đưa ra trong tham vấn cộng đồng như tàu đóng bằng gỗ và các phương tiện bảo quản sau thu hoạch trên tàu kém và những hạn chế của chuỗi cung ứng dịch vụ đánh bắt đã làm cho chất lượng cá bị giảm dẫn đến giảm thu nhập của người đánh bắt. Tham vấn cộng đồng cho thấy, một loại mô hình sinh kế thay thế đánh bắt ven bờ là đánh bắt xa bờ thông qua việc đầu tư đóng tàu công suất lớn (từ 90CV trở lên) và trang bị các loại ngư cụ đánh bắt có hiệu quả. Mô hình này cũng thích hợp với các khu vực ven biển khan hiếm đất sản xuất nông nghiệp hay mặt nước NTTS. Ngoài ra, trong tham vấn cộng đồng các hộ cũng đề xuất các phương thức chuyển đổi từ đánh bắt không chọn lọc sang đánh bắt có chọn lọc mang lại hiệu quả kinh tế và thân thiện với môi trường. Phương thức này đòi hỏi phải cải hoán tàu nhỏ thành tàu lớn và trang bị ngư cụ để đánh bắt trong lộng và ngoài khơi. Tuy nhiên, các phương án này đòi hỏi phải đầu tư vốn lớn, nguồn nhân lực chất lượng cao như thuyền trưởng, máy trưởng, nhưng đây lại là những khó khăn và hạn chế của các địa phương. Mô hình đồng quản lý Mô hình đồng quản lý tàu bằng cách góp cổ phần để đầu tư đóng tàu lớn đánh bắt xa bờ. Cụ thể là thành lập ra một nhóm từ 3-5 hộ cùng góp cổ phần và với sự hỗ trợ một phần vốn của dự án để đóng mới một tàu công suất >90CV. Các hộ sẽ cử ra trưởng nhóm và xây dựng các quy định hoạt động của nhóm. Mô hình này đã được thảo luận với các nhóm dân đánh bắt. Tuy nhiên, ngư dân ở ấp Mỹ Thanh (Vĩnh Hải) và Mỏ Ó (xã Trung Bình) tỉnh Sóc Trăng cho rằng mô hình này khó thực hiện và không bền vững vì việc đồng sở hữu sẽ dẫn đến không ai chịu trách nhiệm. Vì vậy, mô hình này cần được thảo luận kỹ với các hộ và trên nguyên tắc tự nguyện. Các hộ ngư dân ở xã An Thạnh 3, huyện Cù lao Dung, Sóc Trăng, đề xuất cải hoán tàu đánh bắt của họ sang tàu vận tải để làm dịch vụ vận tải mía, vật liệu xây dựng và các hàng hóa khác. Một mô hình HTX dịch vụ đã được đưa ra để thảo luận. Theo đó, cải hoán các tàu đánh bắt (nếu có thể) hoặc đóng mới một số tàu vận tải và thành lập HTX dịch vụ vận tải. HTX sẽ quản lý và điều phối hoạt động của đội tàu. Nhu cầu vận chuyển mía từ Cù Lao Dung và các địa phương khác đến nhà máy đường Sóc Trăng, vận chuyển vật liệu xây dựng và hàng hóa khác trên địa bàn huyện rất lớn. Mô hình HTX này sẽ thu hút được nhiều lao động có kinh nghiệm sông nước của các hộ đánh bắt cũng như các lao động phổ thông ở địa phương. Mô hình hợp tác xã nghêu: hiện tại ở Sóc Trăng đã có một HTX nghêu với hơn 500 hộ thành viên. Các hộ tham gia HTX phải đóng một khoản lệ phí hội viên là 50.000đ/hộ và được cấp phát một thẻ thành viên. Các hộ sẽ được quyền khai thác nghêu trong bãi nghêu của HTX theo tiêu chuẩn và quy định của HTX mà các hộ cam kết. Sản phẩm khai thác sẽ được phân bổ theo tỷ lệ người lao động hưởng 70% và HTX 30%. Mô hình HTX này một mặt tập trung được các lao động đánh bắt ven bờ bỏ nghề đánh bắt tự do để chuyển vào Mai Văn Hai & Nguyễn Duy Thắng 65 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn khai thác nghêu trong HTX, mặt khác họ tham gia bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên ven bờ và rừng ngập mặn, tránh việc khai thác bừa bãi bởi những người dân từ bên ngoài cộng đồng. Các mô hình sinh kế dựa vào đất Các mô hình sinh kế thay thế đánh bắt ven bờ có thể theo định hướng lâu bền hơn với các mô hình chuyển đổi sinh kế không đánh bắt, dựa vào đất hay không dựa vào đất. Tùy theo đặc điểm vốn tài nguyên đất đai, con người, tài chính, điều kiện tự nhiên, môi trường kinh tế khu vực mà các cộng đồng ven biển có thể lựa chọn các mô hình sinh kế thay thế phù hợp. Chẳng hạn, ở khu vực Bắc trung bộ và Duyên hải Nam trung bộ, điều kiện đất đai hạn chế hơn nhiều so với ĐBSCL nên các mô hình sinh kế thay thế dựa vào đất có thể khó lựa chọn hơn các loại mô hình khác. Mặt khác, trong điều kiện vốn tài nguyên như đất, mặt nước rất khan hiếm thì các mô hình sinh kế được đề xuất cần dựa trên nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, việc tận dụng các lợi thế của các dải đất đai ven bờ, của các đầm phá, để NTTS như ngao-loài nuôi không cần cho ăn, thích hợp cho các hộ nghèo, cận nghèo. Trồng rừng ngập mặn và NTTS sinh thái Rừng ngập mặn (RNM) có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, xã hội, môi trường, với nhiều tác dụng như: bảo vệ tính đa dạng sinh học của thảm thực vật ngập mặn; phòng hộ ven biển và mở nhanh diện tích các bãi bồi ra biển; giảm bớt sự xáo trộn đất đai và ô nhiễm nguồn nước ven biển; tạo sinh kế cho ngư dân nếu được quản lý bền vững. Do đó, việc phục hồi hệ sinh thái RNM ven biển là việc làm cần thiết và mang tính cấp bách đối với nhiều tỉnh ven biển của Việt nam. Trồng trọt và chăn nuôi Trồng trọt là mô hình sinh kế chủ yếu dựa vào nguồn lực đất đai và lực lượng lao động, và sẽ hiệu quả hơn nếu thực hiện tại các địa phương có kinh nghiệm và thành công nhất định về mô hình sinh kế này. Trong mẫu khảo sát, các xã thuộc Sóc Trăng có thế mạnh về đất đai, kinh nghiệm trồng mía, hành tím, dưa hấu, lúa, cây thuốc cá; xã Ninh Lộc, Khánh Hòa có đất để phát triển trồng trọt tại các thôn nông nghiệp, xã Ninh Vân có thành công ban đầu về trồng tỏi Lý Sơn (loại tỏi lấy giống từ đảo Lý Sơn). Các xã thuần ngư như Ngư Lộc và xã bãi ngang Hải Ninh-Thanh Hóa hầu như không có đất nông nghiệp nên không có nhiều cơ hội để phát triển theo hướng này. Mô hình tái định canh, định cư từ dự án rừng ngập mặn trên địa bàn huyện Vĩnh Châu, Sóc Trăng là một bài học tốt để giảm thiểu sức ép khai thác lên nguồn tài nguyên ven biển. Trong dự án này, mỗi hộ tái định cư được phân 0,5 ha đất để canh tác. Các hộ đã kết hợp mô hình trồng màu và nuôi cua, cá và chăn nuôi gia cầm (vịt) rất hiệu quả, mang lại thu nhập ổn định và bền vững cho các hộ. Mô hình này có thể nhân rộng cho các xã có quỹ đất sản xuất. Các mô hình sinh kế không dựa vào đất Chế biến, buôn bán và dịch vụ thủy sản là những nghề cần thiết cho sự phát triển Sinh kế của cộng đồng cưv dân ven biển.. Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 66 ngành thủy sản, gia tăng giá trị, tạo thêm việc làm Nhiều nghề chế biến là những nghề truyền thống của địa phương như chế biến các sản phẩm khô, nước mắm, mắm tôm. Các nghề chế biến khác như đông lạnh, đóng hộp tạo ra giá trị gia tăng cao, hướng về xuất khẩu, khuyến khích sự hình thành những sản phẩm đánh bắt hay nuôi trồng chủ lực, cũng tạo nhiều việc làm, đặc biệt cho lao động nữ. Các dịch vụ như thu mua, cung ứng vật tư trên biển hay trên bờ cho đánh bắt và nuôi trồng cần được triển khai ở quy mô vừa và nhỏ (quy mô hợp tác xã và hộ gia đình). Tuy nhiên, khó khăn chính vẫn là thiếu vốn để mở rộng qui mô sản xuất và quảng bá thương hiệu, đặc biệt là nước mắm khi một số công ty quốc tế đã tham gia vào lĩnh vực sản xuất này, với kinh phí quảng cáo khổng lồ và chuyên nghiệp. Di cư: cần được xem xét như một chiến lược giải quyết việc làm, tìm kiếm các nguồn sinh kế thay thế, giảm nghèo tại các vùng ven biển. Di cư có thể đem lại nhiều lợi ích cho bản thân người di cư và gia đình họ ở cả nơi đi và nơi đến. Giải pháp cho di cư, tạo việc làm là thành lập các Trung tâm GTVL để cung cấp thông tin về thị trường lao động và làm nhiệm vụ cung ứng lao động có tay nghề, có kỹ năng và trình độ, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động. Tổ chức tốt việc cung cấp thông tin thị trường lao động cho các hộ ngư dân, nhà trường, học sinh, thanh niên để có cơ sở thực tiễn định hướng nghề nghiệp và lựa chọn việc làm, tiết kiệm chi phí cơ hội. Mặt khác, cần tổ chức đào tạo nghề cho thanh niên nhằm tăng cơ hội tiếp cận việc làm bền vững, giảm thiểu áp lực khai thác ven bờ, tạo cơ sở quan trọng phát triển kinh tế biển, cũng như giảm nghèo bền vững cho các cộng đồng ven biển. 5. Kết luận Các hộ đánh bắt ven bờ thường là các hộ nghèo, đa số là không có đất hoặc có ít đất sản xuất. Sinh kế của họ phụ thuộc chủ yếu vào các nguồn tài nguyên ven biển và mang lại thu nhập chính cho các hộ. Việc làm chính của hầu hết các thành viên có khả năng lao động đều dựa vào khai thác tài nguyên ven bờ trong điều kiện nguồn lợi ngày càng cạn kiệt. Những rủi ro của các hoạt động sinh kế hiện thời biểu hiện tính dễ tổn thương của cộng đồng ngư dân ven biển. Những rủi ro này chủ yếu xuất phát từ các nguồn lực sinh kế (vốn vật chất, vốn tài nguyên, vốn con người, vốn xã hội, vốn tài chính) bị suy giảm và yếu kém. Vì vậy, để giảm thiểu những rủi ro sinh kế hiện thời, bảo vệ và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên ven biển, cần đầu tư nghiên cứu và xây dựng các mô hình sinh kế thay thế đánh bắt phù hợp để chuyển đổi nghề cho các hộ ngư dân đánh bắt ven bờ, đặc biệt chú ý đến lao động trẻ. Trước mắt, đầu tư thực hiện thí điểm các mô hình sinh kế đã được đề xuất trong nghiên cứu này, nếu thành công sẽ đầu tư nhân rộng, đồng thời nhân rộng những mô hình hiện đang thực hiện thành công ở mỗi địa phương.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso4_2011_mai_thang_3318.pdf
Tài liệu liên quan