Quản lý bộ nhớ trong DOS

Tài liệu Quản lý bộ nhớ trong DOS: Quản lý bộ nhớ trong DOS Bộ nhớ của DOS trở nên quá chật chội với bạn? Làm thế nào để các ứng dụng và trình thường trú có nhiều hơn 640 KB?á Bộ nhớ máy tính giống như tiền bạc - bạn chỉ nghĩ về nó khi cảm thấy thiếu thốn. Đáng tiếc là DOS dường như được thiết kế để tạo ra sự thiếu bộ nhớ. Chỉ có 640 KB được dành cho các ứng dụng, chương trình thường trú, bộ điều khiển thiết bị và chính bản thân DOS. Trong thực tế thường gặp các chương trình lớn ngốn tốn bộ nhớ, khi chạy nó bạn không thể nạp thêm được các trình khác như nhật ký và lịch bàn, trong trường hợp này 1 MB vẫn có thể không đủ. Cũng có thể có nhu cầu chạy 2 chương trình thường trú một lúc để có thể cắt dữ liệu từ một bảng tính và dán vào văn bản khác. Nếu 2 chương trình này quá lớn, không thể đạt được mục đích đó. Những version trước đây của DOS không giải quyết được vấn đề. Chỉ đến DOS 4.01 hãng Microsoft mới tỉnh ngộ và bắt đầu đưa vào các công cụ đặt cấu hình và truy nhập vùng nhớ bổ sung. Trong DOS 5.0 bạn có thể truy...

doc119 trang | Chia sẻ: Khủng Long | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Quản lý bộ nhớ trong DOS, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quản lý bộ nhớ trong DOS Bộ nhớ của DOS trở nên quá chật chội với bạn? Làm thế nào để các ứng dụng và trình thường trú có nhiều hơn 640 KB?á Bộ nhớ máy tính giống như tiền bạc - bạn chỉ nghĩ về nó khi cảm thấy thiếu thốn. Đáng tiếc là DOS dường như được thiết kế để tạo ra sự thiếu bộ nhớ. Chỉ có 640 KB được dành cho các ứng dụng, chương trình thường trú, bộ điều khiển thiết bị và chính bản thân DOS. Trong thực tế thường gặp các chương trình lớn ngốn tốn bộ nhớ, khi chạy nó bạn không thể nạp thêm được các trình khác như nhật ký và lịch bàn, trong trường hợp này 1 MB vẫn có thể không đủ. Cũng có thể có nhu cầu chạy 2 chương trình thường trú một lúc để có thể cắt dữ liệu từ một bảng tính và dán vào văn bản khác. Nếu 2 chương trình này quá lớn, không thể đạt được mục đích đó. Những version trước đây của DOS không giải quyết được vấn đề. Chỉ đến DOS 4.01 hãng Microsoft mới tỉnh ngộ và bắt đầu đưa vào các công cụ đặt cấu hình và truy nhập vùng nhớ bổ sung. Trong DOS 5.0 bạn có thể truy nhập vùng nhớ mở rộng (extended memory) theo đặc tả EMS. Bây giờ bạn có thể nạp được nhiều bộ điều khiển thiết bị (device driver), nhiều chương trình thường trú (terminate and stay resident program - TSR) và các đoạn của DOS vào vùng các khối nhớ cao (upper memory blocks - UMB). Toàn bộ vùng nhớ qui ước 640 KB được dành cho chính các chương trình của bạn. XMS và EMS cho phép bạn cài đặt 2 chiến lược lớn để địa chỉ hóa được bộ nhớ ở xa. Trước hết, bạn có thể truy nhập các địa chỉ RAM cao hơn hạn chế quy ước của DOS. Thứ hai là bạn có thể dùng các bộ đổi nhiệm (task swapper) và khả năng đa nhiệm để có thể mở vài chương trình cùng một lúc. Chiến lược thứ 3 cho phép nạp và đẩy ra chỉ các TSR mà bạn muốn. Để hiểu biết rõ thêm về cấu trúc bộ nhớ của máy vi tính, hãy đọc thêm bài của Brian Livingston "Năm kiểu bộ nhớ của DOS" đăng trong số này. Có lúc bạn chỉ theo một trong các chiến lược trên, khi khác có thể bạn cần đến các chương trình dùng tới 2 hoặc cả 3 cách tiếp cận. Quản lý bộ nhớ: cấu trúc lại bộ nhớ DOS Trước khi bỏ tiền ra mua các trình quản lý bộ nhớ (memory manager) bạn cần xem kỹ khả năng sẵn có của DOS có đáp ứng được nhu cầu của bạn hay không (xem thêm bài "Các chương trình quản lý bộ nhớ của MS-DOS 5" cũng đăng trong số này). Kể từ DOS 5 bạn có 2 trình quản lý bộ nhớ là HIMEM.SYS và EMM386.EXE. Một số chương trình lớn của các hãng nổi tiếng có thể tự truy nhập vùng bộ nhớ mở rộng một cách trực tiếp. Tuy nhiên, nhiều hệ, kể cả DOS và Windows, được cài đặt để dùng bộ nhớ mở rộng thông qua đặc tả XMS. Đặc tả này là quy cách thống nhất và đơn giản dành cho các chương trình khác truy nhập bộ nhớ mở rộng mà tránh được các tranh chấp bộ nhớ không cần thiết. HIMEM.SYS đảm bảo truy nhập qua XMS đối với các hệ với hơn 1MB RAM. HIMEM.SYS được cài vào tập tin CONFIG.SYS như một phần của các thông số khởi đặt khi bộ nhớ mở rộng được phát hiện. Trình này có thể quản lý bất cứ RAM nào với hơn 1 MB trở lên, kể cả vùng nhớ cao - 64 KB đầu tiên tiếp sau 1 MB đầu (hạt nhân của DOS 5 có thể được đưa vào vùng này). Bộ nhớ mở rộng cao hơn điểm này được cấp phát như XMS. Từ đó, một chương trình được thiết kế để truy cập đến XMS RAM khi bộ nhớ này tồn tại có thể tìm thấy nó. Như vậy, người lập trình có thể tạo ra các chương trình cần tới hơn 640 K của bộ nhớ quy ước (conventional memory). Chương trình EMM386.EXE làm việc hơi khác. Bạn có thể khởi đặt nó (set up) để dùng một phần hoặc tất cả bộ nhớ mở rộng nhằm phỏng bộ nhớ bành trướng (còn gọi là RAM theo quy cách EMS) đối với các chương trình sử dụng đặc tả này. Truy nhập có chậm hơn so với XMS nhưng người dùng có nhiều bộ nhớ hơn và có thể làm việc trên nhiều loại máy. Ngoài ra, EMM386.EXE có thể quản lý các khối UMB (các vùng bộ nhớ trước kia được dự trữ để dùng cho phần cứng hệ thống, chẳng hạn như video card), cho phép bạn nạp các driver và TSR vào vùng không sử dụng giữa 640 K và 1 MB và do đó tiết kiệm được lượng tương đương trong bộ nhớ quy ước. Bản thân tên của trình này cũng cho biết là EMM386.EXE chỉ làm việc trên các máy 386 và 486. HIMEM.SYS còn làm việc được trên máy 286 được ghép thêm bộ nhớ mở rộng. Những máy PC và PC/XT đầu tiên không thể truy nhập vùng nhớ cao hơn 640 KB nếu như bộ nhớ này không được đảm bảo bởi phần cứng EMS thích hợp. Nếu bạn chạy trong Windows, môi trường này tự động quản lý được bộ nhớ cao hơn 640 KB. Windows tự động thiết đặt HIMEM.SYS của riêng nó để quản lý bộ nhớ mở rộng và ngoài ra còn dùng thêm SmartDrive để lưu trữ tạm thời phần dữ liệu của đĩa cứng với mục đích tăng tốc độ truy nhập. Hơn thế nữa, Windows kết hợp các chức năng quản lý bộ nhớ này với khả năng hiển thị song song và đối với máy 386/486, khả năng đa nhiệm thực sự. Ví dụ, trong Windows có thể làm việc với bảng tính trong khi đó một trình liên lạc tập tin từ máy tính khác. Tất nhiên, Windows đòi hỏi đầu tư vào bộ nhớ và phần cứng nhiều hơn, chưa kể đến các chương trình tận dụng mọi tiện ích của môi trường này. Bạn cần ít nhất một máy 386 với 4 MB RAM và vùng đĩa khá lớn. Bạn nên có CPU chạy nhanh và card video nâng cao để đảm bảo được hiệu quả thích hợp, đặc biệt đối với các ứng dụng đồ họa. Nếu không quan tâm đến Windows, bạn có thể có các lựa chọn khác nhanh hơn. Ví dụ DESQview 386 của Quarterdeck cho phép quản lý bộ nhớ, tổ chức cửa sổ và thực hiện đa nhiệm đối với các hệ 386/486 (hoặc là tổ chức cửa sổ và đổi nhiệm đối với các máy XT và AT). Do DESQview là chương trình làm việc trong chế độ ký tự (khác với Windows làm việc với giao diện đồ họa), nó chạy nhanh hơn, đặc biệt trên các máy chậm với bộ nhớ hạn chế. Các trình quản lý thứ ba Nếu bạn không muốn dùng hệ điều hành mới mà vẫn có được công cụ quản lý bộ nhớ thích hợp, hãy mua các bộ quản lý bộ nhớ của hãngthứ ba (third - party manager). Các chương trình này bổ sung khả năng quản lý bộ nhớ của DOS ít nhất theo 4 cách. Hệ Netroom của Helix mở rộng sự hổ trợ UMB cho máy 386 hoặc ngay cả loại 8088 có bộ nhớ bành trướng (hãng Quarterdeck có sản phẩm tương tự dành cho các máy 386). Đặc điểm của Netroom là cho phép máy 386 nạp các network driver vào một "máy tính ảo" trong thực tế là giao diện mạng đa nhiệm, thay vì nạp chúng như các driver vào vùng bộ nhớ quy ước. Nhiều trình quản lý bộ nhớ cũng xem xét việc sử dụng UMB để có thể đưa được nhiều driver và TSR hơn vào vùng nhớ cao và do đó giải phóng được vùng nhớ quy ước quý giá. Thêm vào đó là khả năng mở rộng vùng bộ nhớ quy ước tới hơn 640 KB. Video Memory Commander của V.Communications đảm bảo được tới 920 KB bộ nhớ quy ước bằng cách tiếp cận này. Các trình quản lý hàng đầu dành cho máy 386/486 cho phép mô phỏng EMS trong quá trình thực hiện, mỗi khi chương trình cần đến nó, thay vì buộc bạn phải sửa CONFIG.SYS và khởi động lại máy hoặc buộc phải dự trữ một lượng lớn RAM mở rộng để mô phỏng bộ nhớ bành trướng. Trong khi DOS sao chép hệ điều hành lên đĩa cứng của bạn và hướng dẫn bạn về cách tối ưu, các trình quản lý bộ nhớ cao cấp còn giúp bạn nhiều hơn. Cài đặt tự động và các trình tối ưu xác định sự sẵn sàng của vùng nhớ cao để nạp các driver và TSR theo thứ tự tốt nhất. Đối với một số chương trình, bạn phải tự điều chỉnh phụ thuộc vào thông số khởi đặt hệ thống. Tuy nhiên, hệ thống của bạn sẽ được tinh chỉnh tốt hơn là dùng EMM386.EXE. Trên các máy 386, QEMM386 và 386 MAX chạy tương đương với nhau. Cả hai hệ đều dùng được tốt. Khả năng Stealth của QEMM-386 có thể tiết kiệm được nhiều vùng nhớ cao hơn một chút, trong khi đó việc cài đặt tối ưu của 386MAX có sức lôi cuốn hơn. Netroom nên được xét đánh giá như một giải pháp mạng. Memory Commander cho phép mở rộng được bộ nhớ quy ước bằng kỹ thuật và phương pháp mới. Memory Management Kit của Biologic gia tố cho DOS thêm dịch vụ UMB bổ sung, một khả năng toàn diện nhất để mô phỏng EMS (ngay cả trên 8088, có sử dụng đĩa cứng, nạp và rút bỏ các TSR). Hệ điều hành DOS 6 của Novell cũng xứng đáng để xem xét. Nó cho phép quản lý bộ nhớ tinh vi hơn MS-DOS, ngoài ra còn kèm theo các trình tiện ích dùng để nén đĩa. Làm chủ các TSR Một trong những tùy chọn quản lý bộ nhớ đáng nhắc tới là khả năng đưa các trình thường trú (TSR) vào vùng nhớ cao. Bằng cách này có thể tiết kiệm được đáng kể vùng nhớ quy ước quý giá. Hệ QRAM của Quarter deck và 386MAX của Qualitas (chỉ dùng trên các máy 386) đưa ra dịch vụ như vậy. Một cách tiếp cận khác để quản lý các TSR là công cụ Switch của DR DOS cho phép bạn khởi đặt nhiều cấu hình vào CONFIG.SYS và AUTOEXE.BAT, mỗi cấu hình có các TSR của riêng mình và sẽ nạp chúng vào vùng nhớ cao khi khởi động lại máy. Bộ đổi nhiệm: "Đa nhiệm" khi ít bộ nhớ Sự khác biệt giữa bộ đổi nhiệm (task swapper) và môi trường đa nhiệm (multitasking) như sau: đa nhiệm cho phép nhiều chương trình cùng tồn tại và làm việc một lúc, trong khi đó đổi nhiệm chỉ cho phép một chương trình làm việc nhưng bạn có thể dễ dàng chuyển từ việc này sang việc khác mà không phải đóng chương trình đầu tiên lại. Các bộ đổi nhiệm nhớ các chương trình cần tạm rời bỏ vào bộ nhớ mở rộng hoặc bộ nhớ EMS, thậm chí ghi cả vào đĩa cứng, tại thời điểm đổi nhiệm. Chú ý rằng đa nhiệm chỉ thực hiện được trên 386/486, trong khi đó đổi nhiệm (tức là giải đa nhiệm - ND) có thể được dùng trên bất cứ loại máy nào. MS-DOS 5 có khả năng đổi nhiệm như một tùy chọn trong DOSSHELL. Sau hai lần chọn trong thực đơn có thể đạt được khả năng của hệ và cửa sổ hoạt động bao giờ cũng được nhìn thấy trong Shell để trình bày danh sách các việc đang hoạt động (có thể có tới 13 việc như vậy). Không như các bộ đổi nhiệm thứ ba nào khác, DOS 5 không cho phép bạn dễ dàng quan sát việc cấp phát bộ nhớ hoặc thực hiện cắt/dán giữa những công việc. DR DOS 6 cho phép truy nhập tới 20 việc một lúc qua ViewMax và Shell hoặc qua menu TaskMax riêng biệt - bằng cách này sẽ dễ dàng hơn và nhanh hơn. DR DOS có những chức năng không có trong MS-DOS: bạn có thể tham khảo các tài nguyên bộ nhớ qua menu và làm được các thao tác cắt/dán. Nó cũng cho phép (như phần lớn các bộ đổi nhiệm thứ ba) nạp TSR như một việc. Các bộ đổi nhiệm có thể dùng đĩa cứng để lưu các trình không hoạt động. Nếu bạn có đủ bộ nhớ mở rộng hoặc bộ nhớ bành trướng, chúng sẽ không dùng đĩa cứng nữa, do đó tốc độ truy nhập sẽ được nâng cao. Kết luận Sự lựa chọn khá rõ ràng. Trước hết, để giải quyết vấn đề thiếu bộ nhớ cần mua thêm bộ nhớ bổ sung và môi trường quản lý bộ nhớ kiểu như Windows (tất nhiên như vậy phải mua thêm các sản phẩm dùng cho Windows và phần cứng thích hợp để chạy chúng có hiệu quả). Nếu bạn muốn giữ nguyên phần cứng và phần mềm hiện có, bạn cần dùng các trình quản lý bộ nhớ, bộ đổi nhiệm và bộ nạp TSR. Về tác giả: Patrick Marshall là biên tập viên của InfoWorld. Tom Marshall là tiến sĩ văn học Anh ngữ, làm việc tại Washington University, sử dụng máy tính từ năm 1985. Các chương trình quản lý bộ nhớ trong DOS 5.0á Khi cài đặt DOS 5 lên hệ thống có bộ nhớ mở rộng, HIMEM.SYS sẽ tự động được khởi đặt (set up). EMM386.EXE không được đặt tự động như vậy. Hãy soạn thảo tập tin CONFIG.SYS và nếu không thấy dòng DEVICE = [path] HIMEM.SYS [/machine:n] ở đầu dòng đầu tiên, hãy thêm nó vào. Mệnh đề này nên là dòng đầu tiên, hoặc ít nhất là dòng thứ hai của CONFIG.SYS. Tham số / MACHINE:N đặc tả bộ điều khiển A20 sẽ được sử dụng. Tham số này không được tự động đưa vào bởi thủ tục khởi đặt chuẩn nhưng lại thường xuyên cần đến. Trong trang 611 của tài liệu DOS của Microsoft có bảng các mã chuẩn. Nói chung bạn hay dùng nhất là /MACHINE:1.á EMM386.EXE phức tạp hơn. Sau dòng của HIMEM.SYS là DEVICE =[PATH] EMM386.EXE với các tham số mà bạn muốn. Mệnh đề này có cấu trúc cơ bản như sau:á DEVICE = [path] EMM386.EXE [memory][f=address] [x=mmmm-nnnn] [RAM I NOEMS]á Trong đó: MEMORY là lượng KB mà bạn cần cấp phát cho quá trình mô phỏng EMS; F = ADDRESS mô tả vị trí khung trang của EMS (có tác dụng trong trường hợp tranh chấp UMB) và X = MMMM -NNNN đặc tả vùng bộ nhớ cao phải được loại trừ khỏi sự truy nhập của EMM386.EXE (đừng dùng các tham số F hoặc X nếu bạn không biết về tranh chấp). Tham số RAM báo cho driver để truy nhập cả EMS và UMB, trong khi đó NOEMS chỉ cho phép truy nhập các khối UMB. Bạn cần dùng tham số này hay tham số kia nếu muốn nạp các trình thường trú vào UMB.á Sau 2 dòng DEVICE kể trên bạn có thể đưa vào dòng thứ 3:á DOS=HIGH,UMB.á Dòng này kết hợp 2 lệnh: DOS = HIGH để nạp hạt nhân hệ điều hành vào vùng nhớ cao, giải phóng một phần của 640 KB bộ nhớ qui ước quý giá. Lệnh DOS = UMB báo cho hệ điều hành là phải duy trì mối liên kết giữa bộ nhớ quy ước và UMB, cho phép nạp các bộ điều khiển thiết bị và TSR vào vùng nhớ cao.á Sau khi ghi CONFIG.SYS ra đĩa và khởi động lại máy, hãy đánh vào lệnh MEM/C I MORE để xem chi tiết kết quả cấp phát tài nguyên bộ nhớ. Đặc biệt chú ý đến lượng vùng bộ nhớ cao đang sử dụng.á Tiếp theo, bạn có thể nạp các driver vào vùng nhớ cao bằng cách soạn thảo lại CONFIG.SYS và thay DEVICEHIGH = DRIVER tại tất cả các mệnh đề DEVICE = DRIVER sao cho còn đủ chổ trong vùng nhớ cao. Chú ý rằng một số driver không làm việc được bình thường khi nạp vào vùng nhớ cao; một số khác chỉ nạp được vào vùng nhớ thấp dù có làm thế nào chăng nữa. Cách tốt nhất là thử. Tương tự, trong AUTOEXE.BAT hãy đặt LOADHIGH vào trước mỗi dòng gọi tới các trình thường trú.á Thông thường, các chương trình không nạp được vào vùng nhớ cao sẽ sinh ra thông báo lỗi khi khởi động. Tại dấu nhắc của DOS hãy đánh vào lệnh MEM/C I MORE lần nữa để quan sát sự khác biệt trong cấp phát bộ nhớ. Bạn có thể điều chỉnh lại nếu muốn.á Nếu vùng nhớ cao còn chổ mà vẫn nạp được các driver hoặc trình thường trú, hãy trình bày lại thứ tự sắp đặt trong các tập tin cấu hình. Bạn có thể dùng các bộ quản lý bộ nhớ thứ ba để tận dụng các trình tối ưu và bộ nạp cao cấp hơn. 5 kiểu bộ nhớ trong DOS Máy vi tính 286, 386 hoặc 486 có thể có đến 5 kiểu bộ nhớ. Các chương trình phải được viết để sử dụng một kiểu bộ nhớ hoặc hơn nữa. Hãy hình dung các kiểu bộ nhớ như các phần tử xếp chồng lên nhau giống như chiếc bánh gatô ngày cưới. Bộ nhớ quy ước (conventional memory) Là lớp dưới cùng. Nếu máy tính chỉ có các chip nhớ với tổng dung lượng 640 KB, toàn bộ đây là bộ nhớ quy ước. Các chương trình chạy trong DOS đều phải dùng ít nhất kiểu bộ nhớ này. Các khối nhớ cao (The upper memory blocks) Là lớp kế tiếp chiếm tới 384 KB, cao hơn vùng nhớ quy ước. Vùng này (gọi tắt là UMB) bao gồm 6 khối (block), mỗi khối 64 KB. Do DOS đặt vùng này bên ngoài dành cho các chức năng phần cứng, bạn không thể thêm vào các chip nhớ để lấp đầy bộ nhớ này. Thông thường, các UMB chỉ được phần cứng đặt trên bản mạch chủ sử dụng. Các phần cứng đó là: bản mạch video, bản mạch giao diện của máy quét hình (scanner interface) và ROM. Vùng nhớ cao (The high memory area) Gọi tắt là HMA, là vùng 64 KB kế tiếp các khối UMB. Chỉ có một vài trình tiện ích dùng đến vùng nhớ này. Đó là HIMEM.SYS của Windows, QEMM-386 của QUARterdeck và một số phần mềm mạng. Bộ nhớ mở rộng (extended memory) Là lớp trên của bộ nhớ quy ước, UMB và HMA. Máy 286 có thể có tới 15 MB bộ nhớ mở rộng, trong khi đó 386 về lý thuyết cho phép đạt tới 4 GB (4 tỉ bytes). Về mặt kỹ thuật, HMA là 64 KB đầu tiên của bộ nhớ mở rộng, tuy nhiên trong thực tế HMA và phần còn lại của bộ nhớ mở rộng có thể được xem như các lớp riêng biệt. Bộ nhớ bành trướng (expanted memory) Là kiểu bộ nhớ thứ 5. Hãy hình dung nó được đặt bên ngoài các lớp khác. Kiểu bộ nhớ này yêu cầu một khối 64 KB của vùng UMB. Nếu chương trình cần nhiều hơn 64 KB bộ nhớ bành trướng, các phần của bộ nhớ bành trướng được trao đổi qua khối UMB này. Phương pháp này cho phép có được bộ nhớ bành trướng dung lượng lớn mà không cần phải dự trữ một vùng lớn bên trong bộ nhớ phân lớp. Bạn có thể phân biệt sự khác nhau giữa bộ nhớ mở rộng (extended memory) và bộ nhớ bành trướng (expanded memory) như sau. Các chip nhớ trên bản mạch chủ (mother board) hầu như bao giờ cũng được cấp phát cho bộ nhớ quy ước và bộ nhớ mở rộng. Bộ nhớ bành trướng thường được cài đặt (install) trên bản mạch riêng. Các máy với bộ xử lý 8088 hoặc không thể truy nhập được bộ nhớ mở rộng hoặc HMA. Những máy này chỉ được hạn chế bởi bộ nhớ quy ước, các khối UMB và bộ nhớ bành trướng. Các máy 286 hoặc cao hơn có thể có kiểu bộ nhớ bất kỳ hoặc có tất cả 5 kiểu. Bây giờ ta sẽ xem xét một vấn đề quan trọng: cách xác định sơ đồ cấp phát bộ nhớ cho máy tính của bạn. Với các máy 8088 và 8086 tất cả các chip nhớ phải được dành cho bộ nhớ quy ước hoặc (nếu bạn có hơn 640 KB) bộ nhớ bành trướng. Bạn không có lựa chọn nào khác. Trên các máy 286, bạn nên cấp phát toàn bộ nhớ ngoài 640 KB cho bộ nhớ mở rộng, nếu như bạn không có chương trình của DOS hổ trợ đặc biệt bộ nhớ bành trướng. Trong trường hợp này, bạn nên cấp phát đủ bộ nhớ bành trướng để đáp ứng nhu cầu của các chương trình DOS và dành phần còn lại như bộ nhớ mở rộng mà Windows và các trình khác có thể sử dụng. Đối với các máy 386, bạn nên cấu hình toàn bộ bộ nhớ ngoài 640 KB như bộ nhớ mở rộng. Bộ nhớ này sau đó có thể được chuyển đổi theo yêu cầu thành bộ nhớ bành trướng đối với các chương trình hổ trợ nó. Windows và QEMM-86 có thể chuyển đổi một cách tự động. Bạn sẽ cấp phát bộ nhớ trên máy của mình như thế nào? Các bản mạch bộ nhớ bành trướng bao giờ cũng có bộ chuyển đổi hoặc phần mềm mà bạn thiết đặt để xác định xem tất cả hoặc chỉ một phần của bộ nhớ được xem xét là bành trướng hay mở rộng. Chỉ cần thực hiện cấp phát đúng đắn trong nột lần. Việc cấp phát này sẽ còn tác dụng cho đến khi bạn thay đổi nó. Brian Livingson là chủ tịch của Ban Tư Vấn về Windows, tác giả của nhiều cuốn sách về Windows do IDG xuất bản. Bạn biết gì về PCMCIA Trong cuộc tranh đua giữa các máy tính sổ tay loại nhỏ, PCMCIA là một trong những cách để giảm kích thước. Trước đây, với các máy tính sổ tay (notebook) thì điều đáng quan tâm trước tiên là bàn phím và bộ nguồn nuôi. Các máy này thiếu mất khả năng cơ động và các khe cắm mở rộng. Nhưng giờ đây, người dùng sẽ không phải than phiền về những vấn đề trên nữa bởi các nhà thiết kế đã tìm ra cách giải quyết các bản mạch có kích thước thẻ tín dụng có thể cắm vào máy và cho phép bổ sung các cổng giao tiếp, mở rộng bộ nhớ và lưu trữ các phần mềm. Với trọng lượng chỉ vài gam và từ 3 đến 10,5 mm bề dày, các loại card PCMCIA -như chúng được gọi, hy vọng sẽ trở thành tương đương như ISA (Industry Standard Architecture) trong các máy để bàn. Đâu là vấn đề? Personal Computer Memory Card International Association là nhóm bao gồm 300 nhà sản xuất công nghiệp đang thực hiện việc chuẩn hóa các đặc tính của PCMCIA để người dùng có thể dễ dàng trao đổi card giữa các máy tính. Thành quả đầu tiên của việc thiết lập chuẩn PCMCIA đạt được vào cuối năm 1990 cùng với việc đưa ra phiên bản 1.0 nhằm đáp ứng nhu cầu về bộ nhớ cho máy tính di động. Phiên bản 2.0 được giới thiệu vào tháng 9-1991 và thiết lập các chuẩn cho modem. LAN, băng tần radio cầm tay và các thiết bị ngoại vi I/O (Input/Output). Phiên bản 2.0 tương thích với phiên bản trước đó, vì vậy các card dùng cho phiên bản 2.0 cũng sẽ hoạt động với các khe cắm của phiên bản 1.0. Phiên bản 2.0 bao gồm 3 kích thước card tương thích: Type I: Loại card đầu tiên xuất hiện trên thị trường, dày 3 mm và thường được dùng để mở rộng bộ nhớ. Type II: Dày hơn 5 mm. Loại này được sử dụng cho các ứng dụng như Fax-modem, LAN... Type III: Dày 10,5 mm, có chứa bộ phận lưu trữ quay và chủ yếu dùng trong liên lạc viễn thông, kể cả liên lạc không dây. Hiện tại, phiên bản 2.01 đã được đưa ra nhằm điều khiển quá trình đọc dữ liệu trên card. Phiên bản này chứa phần hiệu chỉnh kiểu chữ và không thêm các đặc tính kỹ thuật nào mới. Lựa chọn card Cho đến nay có khoảng 30 card PCMCIA fax và modem, 10 card lưu trữ và khoảng 300 card nhớ khác nhau trên thế giới. Các nhà nghiên cứu tại Gartner Group dự tính vào năm 1997 gần 60% các máy tính để bàn và máy xách tay trên thế giới sẽ được trang bị ít nhất một khe cắm PCMCIA, số lượng khoảng 40 triệu đơn vị. Tác dụng ưu việt của card PCMCIA thể hiện rõ nhất đối với các máy tính sổ tay. Trên thị trường hiện nay có đủ các loại card với nhiều kích cỡ và chức năng. Các loại card hiện có bao gồm: Mở rộng bộ nhớ (Memory expansion). Còn được biết với tên gọi "Flash Cards" (card tác động nhanh), khả năng lưu được đến 20 MB. Loại card này tiện lợi nhưng còn đắt. Ví dụ card nhớ của AMD dung lượng 2 M có giá 338 USD. Giá này có thể chấp nhận cho loại máy tính nhỏ cầm tay (palmtop) với bộ nhớ trong hạn chế nhưng lại quá cao để chi phí cho máy sổ tay (notebook) cần nhiều bộ nhớ hơn. Các phần mềm ứng dụng. Nhiều card PCMCIA chứa các chương trình ứng dụng thông dụng đã được đơn giản hóa. Ưu điểm của việc sử dụng card loại này là chúng không chiếm dụng đĩa cứng và không tốn thời gian cài đặt. Chuẩn PCMCIA 2.0 cho phép nhanh chóng và dễ dàng sử dụng trực tiếp các phần mềm từ card nhớ, ví dụ như Lotus 1-2-3 cho máy xách tay. Người dùng có thể sao chép các phần mềm của họ lên card nhớ PCMCIA, nhưng còn bị hạn chế do dung lượng của bản thân card. Một ưu điểm chính của PCMCIA là thời gian truy cập rất nhanh và chương trình được tải gần như tức thời. Card LAN adapter (Token Ring hay Ethernet). Công ty Xircom vừa đưa ra tại Hồng Kông card Ethernet và hy vọng sẽ còn nhiều loại khác nữa xuất hiện trong thời gian tới. Viễn thông (Communication). Đây là lĩnh vực thu được nhiều lợi nhất từ công nghệ PCMCIA. Card fax/modem được tung ra tràn ngập. Một trong số sản phẩm đầu tiên loại này là modem MNP-5 của Intel. Hãng US Robotics vừa công bố loại fax/modem làm việc với 14,4 Kbit/s. Còn Motorola đang nghiên cứu card Type II loại modem không dây có sẳn pin và anten, hệ thống báo cho người dùng biết trước về tín hiệu thư tín sắp nhận được. Các thông điệp này sau đó được lưu lại trên modem và có thể truy cập lại bằng cách cắm modem vào khe PCMCIA trên máy tính. Những hạn chế Mặc dù thấy rõ được những ưu việt của PCMCIA nhưng vẫn có những tồn tại với công nghệ mới nổi lên này. Một trong những vấn đề chủ yếu là sự khác nhau về kích thước các loại card và tính tương thích giữa các hệ thống. Hiệp hội đang buộc các nhà sản xuất duy trì các loại card nhỏ hơn Type III nhưng vẫn yêu cầu về tính năng công nghệ cao. Tuy vậy, một số nhà sản xuất vẫn đưa ra loại thứ tư. Mới đây Toshiba đã cho ra máy sổ tay T4600 với khe cắm PCMCIA Type IV 16 mm. Trong khi đó, mặc dù có nững yêu cầu từ các nhà sản xuất, kích thước các khe cắm PCMCIA và tính tương thích giữa các hệ thống và máy tính vẫn tiếp tục khác biệt. Người ta dự tính chuẩn chung cho các máy Notebook và Palmtop phải đến giữa năm sau mới được áp dụng. Tính linh hoạt của PCMCIA có vẻ như là một ưu điểm lớn, tuy vậy không phải tất cả các loại card đều có thể rút ra khỏi khe cắm được trong khi máy đang làm việc vì có thể mất dữ liệu. Trong số các thành phần cấu thành máy tính, nếu CPU là yếu tố quyết định khả năng và tốc độ xử lý của hệ thống thì bo mạch chủ đóng vai trò tạo ra một môi trường hoạt động ổn định cho tất cả các thiết bị khác, kể cả CPU. Bản thân tên gọi motherboard cũng chứng tỏ điều này. Bo mạch chủ, hay còn gọi là bo mẹ (motherboard) có ý nghĩa rất lớn trong cả hệ thống PC của bạn. Bạn có thể là chủ nhân của ổ đĩa cứng SCSI nhanh nhất, đầu DVD/CD-ROM tân kỳ, 64 MB SDRAM DIMM, BXL Pentium II 400MHz, card âm thanh Creative Sound Blaster Live, đồ họa Voodoo II và modem V.90 56kbps... nghĩa là những gì tốt nhất có thể. Nhưng tất cả những thứ trên sẽ đều không có nghĩa lý nếu máy tính của bạn thường xuyên bị treo, chạy chập chờn. Đây là cơn ác mộng của nhiều người dùng máy tính mà có lẽ nguyên nhân chính là bạn đang có một bo mạch chủ chất lượng kém. Thật không có gì tồi tệ hơn khi bạn vừa hoàn tất bản luận án 80 trang được trình bày tỷ mỉ với nhiều hình ảnh minh họa, và ghi thực hiện động tác lưu cuối cùng, máy tính đột ngột đưa ra thông báo lỗi "chết người", đại loại như "không thể lưu lên đĩa cứng bởi....", và sau đó hoàn toàn bất động trước mọi thao tác của bạn. Chỉ còn cách cuối cùng là tắt máy rồi bật lại. Kết quả thật thảm hại: tập tin Word của bạn giờ đây chỉ là rỗng tuếch với kích thước 0 byte. Tất cả những nỗ lực của bạn nhằm hồi phục lại tập tin đều vô nghĩa. Cũng từ đây, bạn mới hiểu được tác hại của một bo mạch chủ tồi. Bài học về tốc độ Đối với người tự lắp ráp máy tính, điều quan trọng là phải chọn đúng bo mạch chủ. Bởi nếu có trục trặc sau này, bạn phải tự mình xoay sở lấy mà không có sự hỗ trợ kỹ thuật nào. Bạn có thể đẩy tốc độ bus PCI lên đến 133MHz, nhưng khi đó đừng đòi hỏi nhà cung cấp đổi cho bạn bo khác trong trường hợp sự cố. Tốc độ quan trọng, nhưng tính ổn định có ý nghĩa lớn hơn. Có gì hay ho khi bạn lái xe với tốc độ 200km/h để chỉ đi được nửa quảng đường vì xe chết máy. Tốc độ của bo mạch chủ phải nhanh. Tuy nhiên sự ổn định và những đặc tính khác như khả năng hỗ loại CPU, chế độ tiết kiệm năng lượng, các đầu kết nối I/O và kiểm soát nhiệt độ.. đóng vai trò quan trọng trong việc bảo dưỡng hệ thống và đáng giá với chi phí bỏ ra. Để minh họa, bạn hãy thử xem thử một máy server dùng cho LAN. Server và các phần mềm đi kèm không chỉ mạnh về cấu hình, tính năng mà nó còn báo trước được những sự cố sắp xảy ra, cho dù đó là đĩa cứng hay các vấn đề liên quan đến mạng, và thường là tự khắc phục chúng. Điều này cho thấy tầm quan trọng của sự ổn định và độ tin cậy của một hệ thống. Bạn dể dàng nhận thấy là các máy PC xoàng xĩnh thường có nhiều thiết bị, tính năng phụ trợ bổ sung nhằm hấp dẫn người mua. Thử nghiệm thực tế Chúng ta cùng xem xét một số bo mạch sử dụng chip "Klamath", Pentium II của Intel. Đây không phải là những CPU mạnh nhất, và chúng sử dụng loại SDRAM DIMM 66MHz và thậm chí còn EDO DRAM SIMM/DIMM. Các bo mạnh dựa trên bộ chip 82440LX này không hỗ trợ AGP và có giá thấp trong số các bo mạch Slot 1. Các bo mạch mới loại Super Socket 7 (bus 100MHz) vừa được đưa ra có giá cao hơn. Loại bo mạch tân tiến và nhanh nhất sử dụng bộ chip Intel 82440BX AGP có thể chạy ổn dịnh ở tốc độ 100MHz và hỗ trợ AGP, SDRAM DIMM 100MHz và tính năng tự kiểm soát. Nhưng đối với các bạn, người tự lắp ráp máy tính, thì hay nhất có lẽ là đặc tính tự phát hiện và tự cấu hình được cài sẵn vào nhiều bo mạch loại BX, giúp bạn khỏi phải khó nhọc với các jumper và switch DIP (dual in-line package). Để kiểm tra về mặt kỹ thuật, chúng ta sử dụng chương trình PC WorldBench 98 (chương trình trắc nghiệm tốc độ) và chạy trên mỗi bo mạch chủ. Ngoài ra, các thiết bị ngoại vi được sử dụng cùng với bo mạch bao gồm: đĩa cứng Quantum Fireball SE2 2,1 GB, 64MB SDRAM DIMM cho các bo mạch LX và 64MB SDRAM DIMM 100MHz theo chuẩn PC-100 cho bo mạch BX; Card AGP và 2D/3D; 24x CD-ROM... Vấn đề tồn tại chung cho tất cả các bo mạch, và không chỉ đối với các loại đang xem xét mà còn tất cả bo mạch trước đây là sự không cẩn thận, lẫn lộn, đôi khi sai trong tài liệu và sơ đồ hướng dẫn. Thật khó để xác định vị trí cắm đèn LED của đĩa cứng, và thậm chí cả công tắc nguồn. Điều này có thể do phần lớn các bo mạch chủ đều được sản xuất tại Đài Loan, nơi mà tiếng Anh chưa phải thông dụng. Với người dùng PC, không có gì hạnh phúc hơn khi máy tính khởi động chuẩn xác. Nếu tất cả được cấu hình đúng, trò chơi 3D sẽ chạy nhanh và trơn tru, các ứng dụng văn phòng được thực hiện nhịp nhàng, không có sự trì trệ khó chịu. Hơn nữa, bạn có thể tin chắc rằng bo mạch của bạn đang kiểm soát nhiệt độ và mọi hoạt động của nó với sự chính xác và cẩn thận. Bo mạch sử dụng bộ chip Intel 822440BX Aristo AM-608BX Được giới thiệu như một bo mạch tích hợp cao, gọn và có giá hấp dẫn, Aristo AM-608BX hỗ trợ SDRAM và Registered SDRAM, có đặc tính Super I/O, Ultra-DMA/33, PCI Bus Master IDE, AGP version 1.0, tuân thủ PCI version 2.1, USB, theo chuẩn VRM 8.2, kiểm soát hệ thống LM79/75 và Creative sound (tùy chọn). Khe cắm Slot 1 có thể tiếp nhận bất kỳ loại Pentium II nào từ 233 - 450MHz với tốc độ bus 66MHz hoặc 100MHz. Voltage Regulator Module (VRM) được cài sẵn trên bo cho phép dễ dàng nâng cấp lên các bộ xử lý OverDriver của Intel trong tương lai. Bo mạch hỗ trợ đến 412MB SDRAM hay 1GB Registered SDRAM với các khe DIMM 168 chân. SDRAM chỉ được hỗ trợ cho bus 66MHz. Có 4 khe DIMM (đủ để nâng cấp bộ nhớ), 3 khe cắm ISA (1 dùng chung với PCI), một khe cắm AGP1 (hỗ trợ version 1.0, 1x/2x), và 4 khe cắm PCI Bus-Master. Bo mạch thuộc loại ATX (ATX form factor). BIOS hệ thống là loại flash có thể nâng và có jumper để thay đổi điện áp 5V hay 12V. BIOS có thể nhận biết đĩa cứng loại LBA với dung lượng trên 8,4GB. Về khả năng quản lý năng lượng, Aristo hỗ trợ SMM, APM và ACPI. Ngoài ra, còn có công tắc chuyển đổi dùng để tạm ngưng thao tác hệ thống (suspend/resume), Wake-On-LAN (WOL), Wake-On-Ring (WOR) dùng cho modem và tuân theo tiêu chuẩn Energy Star "green PC". Bo Aristo AM608BX là loại PC97/98 và bao gồm cả tính năng kiểm soát hệ thống. Trong thử nghiệm với PC WorldBench 98, Aristo đạt 172 điểm với card video PCI S33ViRGE/GX. Tài liệu hướng dẫn ít và không chỉ ra ký hiệu +/- của dây nối. AZZA PT-6IB Đây là bo mạch nhanh thứ hai trong số các bo BX được xem xét (điểm PC WorldBench 98 là 172), và thuộc loại tốt đối với tùy chọn giá thấp. Tuy nhiên, có vài vấn đề về setup và phải khởi động lại vài lần. Nhưng sau khi thiết lập, bo mạch hoạt động bình thường. Điều gây nhầm lẫn là hàng chân nối đèn tín hiệu của LED/power/HDD không có ký hiệu cho cực dương/âm (+/-), buộc người dùng phải tự mò mẫm để thử. Với một PCI Local Bus, PT-6IB là bo mạch loại ATX dựa trên cơ sở bộ chip hệ thống 82440BX AGPset và Winbond I/O. Nó bao gồm hai kênh PIO (Programmed Input/Output) và cổng Ultra-DMA/33 Bus Master mode PCI IDE cài trên bo, một cổng điều khiển đĩa mềm, hai cổng serial tốc độ cao (UART) và một cổng parallel nhiều chế độ, hỗ trợ mouse PS/2, cổng hồng ngoại IrDA và USB. AZZA có thể chạy với các chip Pentium II từ 233 đến 450MHz với cấu trúc SEC. Ngoài ra, PT-6IB còn có các đặc tính như mạch chỉnh điện áp, hỗ trợ +1,8V DC đến +3,5V DC của CPU, kích thước từ có thể là 8-, 16-, 32- và 64-bit, đường địa chỉ 32-bit. Trên bo có 3 khe cắm DIMM 168 chân, cho phép tối đa 384MB bộ nhớ loại parity và ECC (error correcting code). AZZA PT-6IB hỗ trợ tính năng Wake-On-LAN và các chức năng Green (tiêu chuẩn môi trường). DFI P2XBL Bo mạch P2XBL được trang bị đế cắm CPU Slot 1 cho Pentium II các loại từ 266MHz đến 450MHz. PCI Bus có thể thiết lập 66MHz hay 100MHz. Với 3 khe cắm dành cho bộ nhớ loại DIMM 168 chân, kích thước bộ nhớ có thể đạt 384MB. Khe cắm mở rộng bao gồm: một dành riêng cho AGP, ba PCI, hai ISA và một chung cho PCI/ISA. Tất cả khe cắm PCI và ISA có Bus Mastering. P2XBL hỗ trợ bộ nhớ EC và ECC. Hệ thống kèm theo Desktop Management Interface (DMI) 2.0 được cài vào Award BIOS có thể nâng cấp. Tiện ích này tự động ghi lại các thông tin về cấu hình hệ thống và lưu chúng vào "vùng DMI" (một phần trong BIOS Plug-and-Play của hệ thống. DMI được thiết kế nhằm giúp việc bảo dưởng, sửa chữa, khắc phục sự cố trở nên dễ dàng hơn. Kết nối I/O có sẵn trên bo mạch bao gồm: hai cổng serial ND16C550 tương thích DB-9, một cổng parallel SPP/ECP/EPP DB-25, một giao tiếp cho đĩa mềm hỗ trợ đến hai ổ đĩa mềm loại 2,88MB, một cổng mouse PS/2 mini-DIN-6, một cổng bàn phím PS/2 mini-DIN và một đầu nối Wake-On-LAN. Ngoài ra, bo mạch còn có một cổng IrDA và hai USB. Bộ điều khiển PCI Bus Master IDE cho phép hai giao tiếp PCI IDE hỗ trợ 4 thiết bị IDE. Bo mạch cũng hỗ trợ Ultra-DMA/33 (chế độ Synchronous Ultra DMA/33), Enhanced IDE PIO Mode 3 và Mode 4 với tốc độ truyền 16,6MB/s, ATAPI CD-ROM và LS-120 và Iomega ZIP. DFI P2XBL còn có đầu cắm cho Creative SB-Link để kết nối giữa bo hệ thống và card Creative SB PCI. Bo mạch này có khả năng theo dõi và điều khiển nhiệt độ làm việc và hoạt động của quạt thông gió. P2XBL đạt 172 điểm trong thử nghiệm. Setup bo mạch dễ dàng và nó làm việc ổn định. Elitergroup P6BX-A+ Đây là bo mạch nhanh nhất và cũng là một trong số những bo mạch nhiều tính năng nhất (điểm trắc nghiệm 176). P6BX-A+ không chỉ chạy ổn định mà còn rất dễ setup, cả điện áp cho BIOS và xung nhịp đều được tự động thiết lập. Tuy nhiên, tài liệu hướng dẫn còn chưa hoàn hảo. Bo mạch có 3 khe cắm DIMM, có thể tiếp nhận 384MB SDRAM loại 3,3V. Elitegroup chỉ sử dụng SDRAM 100MHz tuân theo chuẩn PC-100 để đạt tốc độ cao nhất. Đặc tính tiết kiệm năng lượng bao gồm nguồn cung cấp loại ATX và ACPI. BIOS hệ thống hỗ trợ tự động Wake-On-LAN và Wake-On-Call. P6BX-A+ còn được trang bi SB-Link của Creative, cho phép tương thích ngược giữa chip PCI audio và chip ISA audio (thuật ngữ thường dùng là "PC to PCI bridge"). Bo mạnh có 7 khe cắm mở rộng: hai ISA 16-bit, năm PCI 32-bit (trong đó 1 dùng chung với ISA) và một khe cắm AGP. Các cổng chuẩn gồm hai kênh Enhanced IDE, mỗi kênh hỗ trợ hai thiết bị; một đầu nối hỗ trợ hai ổ đĩa mềm; một cổng parallel và hai cổng serial; hai cổng USB; hai cổng PS/2 (cho mouse và bàn phím). Sử dụng firmware (phần mềm được cài cứng), bạn có thể cài thêm phím nóng để bật nguồn (power-on hot-key). Gigabyte GA-686BX Gigabyte là một trong những nhà sản xuất có tên tuổi trên thị trường hiện nay. Bo mạch mới GA-686BX của Gigabyte (172 điểm PC WorldBench 98) kèm theo một đĩa CD-ROM với 6 tiện ích hữu dụng cho mainboard. Tài liệu trình bày tốt với nhiều sơ đồ và hình ảnh. Bo mạch làm việc tốt và ổn định. Các đầu cắm cho LED, DIP swich được bố trí hợp lý, mạch lạc và tiết kiệm chỗ. Về tính năng, GA-686BX được trang bị một khe cắm AGP, đế Slot 1 tiếp nhận Pentium II 233 - 450MHz. Tốc độ bus có thể thay đổi 66 hay 100MHz và được tự động điều chỉnh. Bo mạch gồm bộ chip Intel 440BX AGPset, Winbond 83977 I/O và chip Winbond 83781 Health (tương đương với LM78). Bộ chip 440BX hỗ trợ đặc tính Quad-Port Acceleration (QPA) của Intel, cho phép mở rộng băng thông giữa CPU, AGP, 100MHz SDRAM và bus hệ thống PCI. Phần bộ nhớ gồm 4 khe cắm 3,3V DIMM với khả năng hỗ trợ tới 1GB DRAM. Khả năng mở rộng gồm 1 khe cắm AGP, bốn khe PCI và ba khe ISA. GA-686BX được trang bị 2Mbit Award BIOS loại flash có chức năng chống virus và Green. Nó còn cung cấp những thông tin bổ ích như nhiệt độ CPU và tình trạng quạt gió. Đầu cắm nguồn loại ATX và các chế độ tắt/mở được áp dụng công nghệ mới nhất. Bo mạch còn hỗ trợ Wake-On-LAN, đầu nối Creative SB-Link, cầu chì bảo vệ bàn phím. Các driver bao gồm LDCM, SIV, Intel PIIX4 và Ultra DMA/33 Bus Master IDE. Microstar (MSI) MS-6116 Giống như bo mạch LX, MS-6116 với bộ chip 82440BX có đầy đủ tính năng và là bo mạch rất ổn định. mặc dù chỉ đạt điểm 170 (thấp nhất trong thử nghiệm). Nhưng bạn cần biết rằng khác biệt 10 điểm không đáng kể và khó nhận thấy đối với nhiều người. Bo mạch có nhiều khả năng tự theo dõi và kiểm soát nhiệt độ tăng cường. Một số đặc tính cơ bản của MS-6116 là tuân theo chuẩn PCI/ISA và Green, kết nối Host/AGP, các chức năng ACPI, hỗ trợ Ultra-DMA/33 và SHMC (system hardware monitor control). SHMC có thể nhận biết CPU, nguồn điện, vòng quay của quạt và kiểm soát điện áp và nhiệt độ của CPU, hệ thống. Đế cắm Slot 1 trên bo có thể dùng cho Pentium II 233 - 400MHz. Tỷ lệ tốc độ lõi/bus được thay đổi từ x2 đến x6 hoặc cao hơn. Switching Voltage Regulator cho phép điều chỉnh điện áp DC và tuân theo chuẩn Intel VRM 8.2. Bo MS-6116 hỗ trợ cho bus 66,6MHz và 100MHz, cũng như dành cho 75MHz và 83MHz. Bộ nhớ chính gồm 4 khe cắm DIMM cho phép đạt tối đa 512MB. Bo mạch cũng hỗ trợ chức năng ECC và hỗ trợ 3,3V SDRAM DIMM. Có thể mổ rộng với một khe AGP (hỗ trợ thiết bị AGP bất kỳ với 66MHz/133MHz và 3,3V), 4 khe cắm PCI và 3 khe ISA (một khe cho cả ISA và PCI). MS-6116BX hỗ trợ PCI Bus Interface 3,3/5V. Bộ điều khiển IDE trên cơ sở bộ chip Intel 82371EB PCI cho phép một ổ cứng và/hay một ổ CD-ROM với PIO, Bus Master và Ultra-DMA/33. Các thiết bị cài sẵn trên bo gồm cổng cho 2 ổ đĩa mềm, hai cổng serial, một parallel (SPP/EPP/ECP), hai USB và một IrDA. Tyan S1846S/L/A Tsunami ATX Bo mạch chất lượng cao của Tyan giành được sự tin cậy của người dùng trên thế giới (mặc dù giá cũng cao). Bản hướng dẫn sử dụng bo mạch rất rõ ràng, cẩn thận và chi tiết, tốt nhất trong số các tài liệu được xem xét. Về những đặc tính cơ bản, S1846S/L/A Tsunami ATX có thể hỗ trợ Pentium II 233MHz đến 400MHz và cao hơn. Ngoài ra còn có tùy chọn cho chip Celeron. Bo mạch chạy ở tốc độ bus 66MHz hoặc 100MHz và trên bo cài sẵn các thành phần VRM. Tsunami được trang bi bộ chip National "309" Super I/Ovà Intel 82440BX AGPset. Bo mạnh sử dụng công nghệ GTL+ cho phép giảm năng lượng tiêu thụ và EMI (electro-Magnetic Interference). Ngoài ra còn có đặc tính Wake-On-LAN khi sử dụng với bộ nguồn ATX. Một tính năng khác là power-recovery-after-interrupt (hồi phục nguồn sau khi ngắt). Khả năng mở rộng của bo mạch gồm 5 khe cắm 32-bit PCI, hai khe 16-bit ISA và một khe chung PCI/ISA. Trên bo có hai cổng USB loại ATX, một IrDA, một cổng parallel tốc độ cao, hai cổng serial UART16550 và hỗ trợ ổ đĩa mềm Mode-3. Hệ thống I/O và điều khiển đĩa gồm hai cổng Ultra-DMA/33 PCI Bus Master cho phép CD-ROM loại EIDE. Bus Mastering hỗ trợ PIO Mode 3 và 4 (tốc độ truyền đạt 22MB/s) và hai ổ đĩa mềm (dung lượng đến 2,88MB). Phải nói rằng bo mạch Tsunami có đầy đủ tính năng và rất đáng tin cậy. Ngoài ra còn được bảo hành 3 năm. ENPC EP-KL21 Bo mạch được sản xuất bởi ENPC Technologies Corporation tích hợp bộ điều kheỉn IDE với hai giao tiếp IDE tốc độ cao cho 4 thiết bị IDE như đĩa cứng, CD-ROM. Bộ điều khiển Super I/O có những chức năng chính: giao tiếp ổ đĩa mềm, 2 cổng serial 16byte FIFO và một cổng parallel EPP/ECP. Bo mạch hỗ trợ từ 8 đến 512MB SDRAM, 1GB EDO RAM. Nó cũng hỗ trợ Fast Page chuẩn, EDO và SDRAM. Có 3 khe cắm DIMM 169 chân, mỗi khe 32MB. Bộ nhớ đòi hỏi RAM loại 70ns Fast Page hay 60ns EDO. Thiết bị không hỗ trợ RAM parity. Trên bo mạch EP-KL21 có hai đầu nối PCI-IDE, khả năng tự nhận biết loại đĩa cứng nhờ BIOS. Hệ thống cũng hỗ trợ Award Plug-and-Play BIOS cho card ISA và PCI. Các tính năng khác bao gồm hỗ trợ Ultra-DMA/33, Softpower SM-bus của Windows 95, cổng IrDA, kiểm soát phần cứng LM 78/75, chuẩn ATX. Phần mở rộng bao gồm 3 khe cắm ISA, 4 khe PCI và 1 AGP. Bo mạch đạt 137 điểm PC WorldBench 98. Microstar MS-6117 ATX LX6 Bo mạch sử dụng bộ chip Intel 82440LX AGPset tích hợp và Quad Port Acceleration (QPA). QPA cho phép xử lý đồng thời 4 đường cho CPU bus, đồ họa, PCI bus và SDRAM. Bộ chip Intel 82371AB tích hợp tất cả các chức năng điều khiển của hệ thống như Advanced Configuration and Power Interface (ACPI). ACPI đặc trưng bởi tính năng tiết kiệm năng lượng cho OS Direct Power Management (OSPM). 82371AB cũng hỗ trợ LM78 System Hardware Monitor Controller như một chức năng tùy chọn. Chức năng LM78 bao gồm nhận biết CPU/Power supply, vòng quay quạt thông gió, kiểm soát điện áp, nhiệt độ của CPU và hệ thống. MS-6117 có một đế cắm CPU Slot 1 loại ATX hỗ trợ CPU 200 - 333MHz. Tỉ lệ tốc độ lõi/bus từ x2 đến x6 và cao hơn. Bộ điều chỉnh điện áp trên bo mạch tuân theo chuẩn Intel VRM ver. 8.1 với khả năng bảo vệ quá điện áp. Bo mạch có năm khe cắm Master PCI bus 32-bit, hai khe ISA 16-bit. và một khe chung PCI/ISA. Thiết bị trên bo bao gồm một cổng đĩa mềm hỗ trợ hai ổ đĩa, hai cổng serial, một cổng parallel (SPP/EPP/ECP), cổng mouse PS/2 và bàn phím, hai cổng USB và một IrDA. Điểm trắc nghiệm của MS-6117 là 137 PC World Bench98. Để đánh giá tốc độ chung của hệ thống, tạp chí PC World của Mỹ đã đưa ra một hệ chương trình để chạy trên mỗi máy tính cần kiểm tra. Hệ chương trình này được gọi là PC World Bench 98. Để chạy PC World Bench 98, trên máy phải cài sẵn các ứng dụng Microsoft Word 97, Microsoft Excell 97, Lotus 1-2-3 97, Corel Word Pro 97, Corel Paradox 8 và Micrograf Picture Publisher 7. PC WorldBench 98 chạy một kịch bản soạn sẵn (script) cho mỗi ứng dụng trong 3 lần, khởi động lại sau mỗi lần chạy. Trên cơ sở thời gian chạy mỗi kịch bản, PC WorldBench 98 đưa ra đánh giá và so sánh với điểm chuẩn của hệ máy cơ sở (Dell 200MHz MMX, 32MB RAM) rồi cho điểm cuối cùng. Điểm càng cao, tốc độ máy càng nhanh. Bộ nguồn ATX Các máy tính sản xuất gần đây, nhất là từ Pentium II trở đi đều sử dụng mainboard và bộ nguồn theo chuẩn ATX. Bộ nguồn ATX hoạt động tiết kiệm, an toàn và linh động hơn bộ nguồn AT vì ta có thể điều khiển một số hoạt động của bộ nguồn thông qua Bios trên mainboard. Thí dụ: Có thể bật/tắt máy từ xa thông qua card mạng, modem, cổng...Tắt máy bằng lịnh Shutdown của Windows 95. Theo dỏi tình trạng hoạt động của máy, kiểm tra nhiệt độ CPU, Mainboard, tự động tắt máy để tiết kiệm nguồn hay để bảo vệ. Điểm khác biệt lớn nhất khi ráp bộ nguồn ATX là đầu cắm cung cấp điện cho mainboard và công tắc Power. Đầu cắm Đầu cắm ATX có 20 chân Chân Tín hiệu Chân Tín hiệu 1 +3.3v 11 +3.3v 2 +3.3v 12 -12v 3 Đất (Ground) 13 Đất (Ground) 4 +5v 14 PW_ON (mở nguồn) 5 Đất (Ground) 15 Đất (Ground) 6 +5v 16 Đất (Ground) 7 Đất (Ground) 17 Đất (Ground) 8 PWRGOOD (nguồn tốt) 18 -5v 9 +5vSB 19 +5v 10 +12v 20 +5v Công tắc Power Do có 1 số tính năng điều khiển từ xa nên về nguyên tắc bộ nguồn phải luôn luôn được cấp điện. Bạn sẽ không thấy công tắc Power tự giử theo kiểu AT nữa (Sau khi bấm, công tắc sẽ tự giử trạng thái đó cho đến khi bấm lần nửa để thay đổi trạng thái), thay vào đó là 1 nút bấm kích (tự động trở về vị trí ban đầu sau khi ngưng bấm) tương tự như nút Reset. Khi bạn bấm nút nầy, đường tín hiệu thứ 14 của đầu cắm nguồn (PW_ON) sẽ được nối đất để tạo ra tín hiệu mở máy nếu máy đang trong tình trạng tắt (hay tắt máy nếu máy đang trong tình trạng mở). Chú ý: Khi mở máy bạn chỉ cần kích nút Power (bấm rồi nhả liền) nhưng đặc biệt khi tắt, tùy theo mainboard có thể bạn phải bấm rồi giử sau 4 giây mới được nhả (do xác lập trong Bios). Khi máy trong tình trạng tắt, thực sự bộ nguồn vẫn tiêu thụ 1 lượng điện rất nhỏ để duy trì sự hoạt động cho mạch điều khiển tự động mở máy (theo xác lập trong Bios hay chương trình điều khiển). Chỉ khi nào bạn rút dây cắm nguồn hay tắt điện bằng công tắt phía sau bộ nguồn thì máy bạn mới bị ngắt điện hoàn toàn. Kiểm tra bộ nguồn rời Để kiểm tra nhanh bộ nguồn có hoạt động hay không, bạn có thể kích nối tắt đường tín hiệu 14 và 15 (chập rồi nhả liền) hay chắc ăn nhất là cắm đầu nối nguồn vào Mainboard rồi kích nối tắt 2 chấu của Jumper PowerSw trên mainboard (khi thử chỉ cần có bộ nguồn và mainboard ATX là đủ, không cần thêm gì nữa). Sử dụng ổ đĩa cứng IDE 1- SƠ NéT Về ĐặC TíNH Kỹ THUậT: A/ GIAO TIếP: ổ đĩa cứng đang được dùng đại trà hiện nay trên các máy PC gia đình là loại theo chuẩn giao tiếp IDE do tính dễ lắp ráp và giá thành thấp. Ngoài ra còn có chuẩn SCSI nhưng không thông dụng do giá thành cao, đòi hỏi phải có card SCSI riêng cũng như phần mềm quản lý các thiết bị SCSI riêng. B/ LắP RáP, KếT HợP Và DI CHUYểN: Máy PC cho phép bạn sử dụng 2 ổ đĩa cứng (Mainboard đời cũ) hay 4 ổ đĩa cứng (Mainboard đời mới) cùng lúc. Để phân biệt các ổ đĩa trên cùng 1 cáp tín hiệu, chúng ta phải xác lập bằng cách nối tắt các chân cắm được quy định cụ thể trên từng ổ đĩa (set jumper). Nhà sản xuất luôn cung cấp sơ đồ set jumper kèm theo ổ đĩa của mình vì nếu thiếu, chỉ có cách là set "mò" hay dựa trên ổ đĩa khác. Chú ý: Bạn phải hiểu về nguyên lý, máy tính xem ổ đĩa cứng là 1 thiết bị IDE hay nói một cách khác, máy PC cho phép bạn sử dụng tối đa 4 thiết bị IDE nối vào 2 dây cáp. ổ đĩa CDROM theo chuẩn giao tiếp IDE cũng được xem là 1 thiết bị IDE nên sẽ được tính vào tổng số nầy. Các quy ước khi lắp ráp, kết hợp ổ đĩa: Dây cáp: Cáp tín hiệu của ổ đĩa cứng có 3 đầu nối giống y nhau. 1 đầu để gắn vào đầu nối IDE trên Card I/O hay mainboard, 2 đầu còn lại để gắn vào đầu nối trên 2 ổ đĩa cứng. Khi cắm dây, chú ý cắm sao cho vạch sơn đỏ ở cạnh cáp nối với chân số 1 của đầu nối. Thường chân số 1 được quy ước như sau: Trên mainboard hay trên card I/O: Cạnh có ghi số 1 hay có dấu chấm tròn hay dấu tam giác. Chú ý: Có hãng sản xuất, đã ngừa trường hợp cắm ngược cáp bằng cách bỏ bớt 1 chân ở đầu nối trên mainboard, và bít 1 lổ tương ứng ở đầu nối trên cáp. Trên ổ đĩa: Cạnh có ghi số 1 hay vạch sơn đỏ trên cáp nằm sát dây cắm nguồn. Chú ý: Có hãng sản xuất, đã ngừa trường hợp cắm ngược cáp bằng cách bỏ bớt 1 chân ở đầu nối trên ổ đĩa cứng, và bít 1 lổ tương ứng ở đầu nối trên cáp. Khi nối cáp, cố gắng xoay trở đầu cáp sao cho đoạn dây đi từ mainboard hay Card I/O đến ổ đĩa cứng là ngắn nhất. Thậm chí bạn có thể nối đầu giữa lên Mainboard, 2 đầu bìa lên ổ đĩa cứng. ổ đĩa: Giữa 2 nhóm ổ đĩa 1,2 và 3,4 phân biệt bởi hai dây cáp gắn vào 2 đầu nối Pri (thứ nhất 1,2) hay Sec (thứ nhì 3,4). Giữa ổ đĩa 1,2 hay 3,4 phân biệt bằng cách set Jumper trên mỗi ổ đĩa là Master (1,3) hay Slave (2,4). - Trên ổ đĩa có các set sau: Master (single): Chỉ sử dụng 1 ổ đĩa duy nhất. Master (dual): ổ nầy là master nhưng có kết hợp với ổ khác. Slave: ổ nầy là slave. Cable Selec: Xác lập master hay slave bằng cáp (giống ổ đĩa mềm) Thông thường bạn nên set là Master (dual) hay Slave, nhưng khi dùng ổ đĩa Caviar có khi bạn bắt buộc phải set là Master (single) nó mới chịu chạy. ổ đĩa khởi động bắt buộc phải được set là Master và được gắn vào cáp Pri (1). Có trường hợp 2 ổ đĩa không chịu chạy chung với nhau khi gắn cùng 1 cáp. Bạn phải sử dụng 2 cáp cho 2 ổ đĩa nầy, nếu máy bạn không có đường cáp thứ 2 bạn buộc phải đổi ổ đĩa khác (hay xảy ra với ổ Caviar của WD). Chú ý: Trong số những cải tiến trong BIOS của mainboard P5, quan trọng và có ích trong sử dụng là phần BOOT máy. Cải tiến nầy giúp bạn khỏi mất thì giờ đặt lại các jumper cho ổ đĩa cứng khi chuyển đổi. Bạn có thể chọn lựa cho Boot máy bằng ổ đĩa mềm A, ổ đĩa CD ROM, ổ đĩa SCSI, ổ đĩa cứng C hay D, E, F (nếu có). Nghĩa là ngoài các ổ đĩa truyền thống như A, C, bạn có thể cho Boot bằng CD ROM và bất cứ ổ đĩa cứng vật lý nào đang có trên máy mà không cần phân biệt chúng đang là Master hay Slave, là IDE hay SCSI. Thí dụ: Máy bạn có ổ đĩa A, 1 ổ đĩa CDROM (G), 3 ổ đĩa cứng IDE (C, D, E), 1 ổ đĩa cứng SCSI (F). Bạn có quyền chỉ định cho khởi động bằng ổ đĩa nào trong số các ổ đĩa nầy (A, C, D, E, F, G) cũng được. Khi bạn sử dụng Win97 (OSR2 hay Memphis), bạn không cần khai báo ổ đĩa cứng thứ 2 trở đi trong Bios (kể cả ổ mềm). Win97 tự biết các ổ đĩa nầy và đặt tên cho chúng tiếp theo tên ổ đĩa Logic cuối cùng trên ổ đĩa vật lý có khai báo. Dĩ nhiên là khi đó chúng không thể khởi động được do không có khai báo. C/ TUổI THọ: Tuổi thọ của ổ đĩa cứng chính là tuổi thọ của các thành phần di chuyển trong cấu tạo ổ đĩa. ổ đĩa có 2 mô tơ chính là mô tơ quay đĩa và mô tơ dịch chuyển đầu từ. Để đảm bảo tốc độ truy xuất cao của ổ đĩa, ổ đĩa cứng bắt buộc phải quay liên tục từ khi bạn mở máy cho đến khi bạn tắt máy và đầu từ luôn luôn treo lơ lửng phía trên mặt đĩa 1 khoảng cách cực nhỏ bởi 1 lớp đệm khí được tạo ra do tốc độ quay nhanh (khi ổ đĩa ngưng quay, đầu từ sẽ "đáp" lên trên mặt đĩa do mất lớp đệm khí. Để an toàn, hãng sản xuất tạo vị trí đáp tự động cho đầu từ khi tắt máy). Như vậy mô tơ quay đĩa có chế độ làm việc nặng nhất và tuổi thọ của nó quyết định tuổi thọ của ổ đĩa. Hay nói 1 cách khác, tuổi thọ của ổ đĩa tuỳ thuộc vào thời gian sử dụng máy chớ không tuỳ thuộc vào thời gian truy xuất ổ đĩa như đĩa mềm. Về nguyên tắc kỹ thuật trong việc sử dụng động cơ, càng ít lần tắt mở động cơ càng thọ. Như vậy khi bạn cho máy chạy liên tục 24/24, ổ đĩa cứng của bạn sẽ đạt thời gian sử dụng tối đa. Đối với máy gia đình, do việc sử dụng không liên tục (mỗi ngày mở máy vài lần) nên tuổi thọ ổ đĩa có giảm nhưng bù lại thời gian sử dụng thực sẽ kéo dài hơn (thí dụ: ổ đĩa nếu chạy liên tục 24h/ngày sẽ thọ thọ 10.000giờ tức là 417 ngày thực tế, nếu chạy không liên tục 8h/ngày, tuổi thọ giảm còn 7.000giờ nhưng sẽ là 875 ngày thực tế). Việc tắt mở máy còn làm tăng nguy cơ va chạm đầu từ với mặt đĩa, tạo hư hỏng không phục hồi được. Do đó bạn càng hạn chế việc tắt mở máy càng tốt. Trong Bios các máy mới thường hay có mục chỉ định ngừng ổ đĩa cứng khi không hoạt động sau 1 thời gian nhất định (Power Manager). Chúng tôi khuyên bạn đừng sử dụng mục nầy vì nó chỉ có tác dụng trên những máy xách tay là loại máy mà người ta chấp nhận giảm thọ tất cả các linh kiện trong máy để đổi lấy thời gian sử dụng pin lâu. Nếu bạn thích sử dụng mục nầy thì cứ thử và chú ý tiếng kêu của ổ đĩa khi chuyển trạng thái hoạt động, có thể bạn sẽ cảm thấy tội nghiệp ổ đĩa của bạn. 2- BIOS SETUP: Sau khi lắp ráp ổ đĩa, bạn phải làm thủ tục khai báo trong Bios để máy chấp nhận cho ổ đĩa là 1 thành phần của máy. Có 2 trường hợp khai báo cho ổ đĩa dưới 528Mb và trên 528Mb. ổ đĩa dưới 528Mb: Khai báo bình thường trên mọi loại mainboard cũ cũng như mới. Bạn cần khai báo C (cylinder) H (head) S (sector) theo số liệu nhà sản xuất ghi trên nhản hay dùng Auto Detect IDE. ổ đĩa trên 528Mb: Đối với các mainboard đời mới, bạn cần khai báo C (cylinder) H (head) S (sector) theo số liệu nhà sản xuất ghi trên nhản sau đó chọn thêm mục LBA hay dùng Auto Detect IDE rồi chọn thông số do Bios đề nghị có kèm LBA. Đối với mainboard đời cũ không có mục LBA, bạn không thể sử dụng được phần dung lượng trên 528Mb của ổ đĩa thông qua Bios, bạn bắt buộc phải dùng chương trình Disk Manager của hãng sản xuất ổ đĩa cứng (Quantum, WD, Ontrack...), chương trình nầy cũng đảm trách luôn việc Fdisk và Format cho ổ đĩa (đặc tính của chương trình nầy chúng tôi sẽ bàn sau). 3- QUảN Lý, Sử DụNG: A/ CáCH QUảN Lý CủA Hệ ĐIềU HàNH: Đặc điểm quan trọng mà người sử dụng cần hiểu rõ là cách cấp phát không gian đĩa để chứa file của hệ điều hành. Mỗi hệ điều hành có 1 cách quản lý khác nhau, chúng tôi chỉ chú trọng bàn về Dos, Win95 và sẽ nói sơ về Win NT. Dos, Win 95: Tùy theo dung lượng của ổ đĩa Logic mà đơn vị cấp phát cho tập tin thay đổi theo. Cụ thể như sau: Dung lượng ổ đĩa Logic Đơn vị cấp phát (cluster) đến 31,5Mb 512Byte trên 31,5 1Kb trên 64Mb 2Kb trên 127Mb 4Kb trên 254,9Mb 8Kb trên 504,9Mb 16Kb trên 1Gb 32Kb trên 2Gb 64Kb Cách cấp phát trên có nghĩa là tuỳ theo file của bạn có kích thước bao nhiêu mà hệ điều hành sẽ cấp phát số đơn vị (cluster) tương ứng. Dung lượng đơn vị phải bằng hoặc lớn hơn dung lượng file cần chứa, nếu trong 1 đơn vị cấp phát còn dư cũng sẽ bị bỏ, không dùng chứa file khác được. Thí dụ: Trên ổ đĩa 860Mb. Nếu file 234byte sẽ được cấp 1 cluster 16Kb, Nếu file 50Kb sẽ được cấp 4 cluster 64Kb. Như vậy trên ổ đĩa logic có dung lượng lớn, bạn chứa file nhỏ càng nhiều, bạn càng bị mất dung lượng đĩa do có những khoảng bị bỏ trống quá nhiều. Điều nầy dẩn đến việc cần phải tính toán chia ổ đĩa Logic sao cho kích thước Cluster là có lợi nhất tuỳ theo thực tế sử dụng. Win NT: Nói tổng quát, Win NT có thể sử dụng cách quản lý đĩa của Dos, Win 95 để bạn có thể sử dụng đồng thời Win NT và Dos, Win 95 trên cùng 1 máy. Nhưng Win NT cũng có 1 cách quản lý riêng của mình là đơn vị cấp phát lớn tối đa chỉ có 4Kb cho ổ đĩa logic trên 254,9Mb và không có bất kì hệ điều hành nào có thể sử dụng được ổ đĩa do Win NT quản lý theo kiểu riêng. B/ Sử DụNG: Để sử dụng được ổ đĩa cứng với hệ điều hành Dos/Win 95, bạn phải tiến hành các thủ tục sau: Fdisk: chương trình dùng để chỉ định cho hệ điều hành quản lý ổ đĩa như thế nào. Format: Định dạng đĩa theo tiêu chuẩn quy định của hệ điều hành để hệ điều hành có thể sử dụng được ổ đĩa. Trong trường hợp bạn mới ráp máy hay làm lại ổ đĩa master của mình, bạn phải khởi động bằng đĩa mềm rồi mới dùng chương trình được chứa trên đĩa mềm mà tiến hành thao tác với ổ đĩa cứng. Cách làm đĩa mềm khởi động như sau: * Đưa đĩa mềm vào ổ đĩa A, đánh lịnh FORMAT A: /S * Chép tối thiểu các file sau lên đĩa mềm: Fdisk, format, Sys (Chú ý: phải cùng version với Dos bạn đã dùng để format đĩa mềm trước đó). Bạn có thể chép thêm NC, các chương trình chống Virus, các chương trình tiện ích...tuỳ theo nhu cầu và dung lượng đĩa mềm còn trống. 4- CáCH Sử DụNG FDISK: Khi bạn đánh lịnh Fdisk, màn hình đầu tiên như sau: FDISK Options Current fixed disk drive: 1 Choose one of the following: 1. Create DOS partition or Logical DOS Drive 2. Set active partition 3. Delete partition or Logical DOS Drive 4. Display partition information 5. Change current fixed disk drive Enter choice: [1] Giải thích: * Create DOS partition or Logical DOS Drive: Tạo khu vực trên đĩa (có thể là 1 phần, có thể là toàn bộ) và tạo ổ đĩa Logic cho Dos sử dụng. Trong mục nầy còn có các mục con sau: Create DOS Partition or Logical DOS Drive Current fixed disk drive: 1 Choose one of the following: 1. Create Primary DOS Partition 2. Create Extended DOS Partition 3. Create Logical DOS Drive(s) in the Extended DOS Partition * Đầu tiên bạn phải tiến hành mục 1 tức là tạo Partition Dos thứ nhất. Vùng nầy có đặc điểm là chỉ chứa 1 ổ đĩa duy nhất có dung lượng chiếm toàn bộ không gian vùng và chỉ ổ đĩa nầy được phép khởi động. Nếu bạn không chia nhỏ ổ đĩa cứng vật lý thì bạn cho vùng nầy chiếm toàn bộ ổ đĩa vật lý và quá trình fdisk kể như hoàn tất, Dos sẽ tự động chỉ định cho ổ đĩa nầy là ổ khởi động. Nếu bạn muốn chia nhỏ ổ đĩa, bạn chỉ định kích thước cụ thể cho vùng nầy rồi tiến hành mục 2. * Mục 2 tạo vùng đĩa mở rộng dành cho Dos. Dung lượng là không gian còn lại của ổ đĩa vật lý hay chỉ 1 phần nếu bạn muốn dự trữ 1 vùng riêng ngoài tầm kiểm soát của Dos (dành cho hệ điều hành khác) gọi là vùng Non Dos. Vùng Dos mở rộng nầy sẽ chứa tất cả các ổ đĩa Logic mà bạn muốn tạo và bạn tiến hành tạo chúng bằng mục 3. Khi tạo ổ đĩa Logic bạn nên chú ý là đừng nên tạo quá nhiều (tốt nhất là 2) vì dung lượng còn trống sẽ bị phân tán trên từng ổ đĩa Logic khiến cho việc cài đặt các chương trình lớn trở nên khó khăn. Ngoài ra nếu bạn có nhiều ổ đĩa vật lý, bạn cần chú ý cách gán tên ổ đĩa Logic của Dos như sau: Dos đặt tên theo thứ tự ABC và gán cho vùng Pri trên mỗi ổ đĩa vật lý trước (theo thứ tự ổ đĩa vật lý) sau đó mới đến các ổ đĩa Logic trên vùng Ext của từng ổ đĩa theo thứ tự. Thí dụ: Có 2 ổ đĩa vật lý, trên ổ đĩa master (1) chia 1 Pri, 2 Logic, trên ổ đĩa Slave (2) chia như ổ 1. Chúng sẽ được gán tên như sau: ổ 1 có C (Pri), E, F (Logic). ổ 2 có D (Pri), G, H (Logic). Thứ tự gán tên rất quan trọng nếu sơ ý sẽ dẩn đến việc Format sai ổ đĩa. Set active partition: Chỉ định ổ đĩa được phép khởi động. Theo quy định của Dos, chỉ có ổ đĩa nằm trong Pri Partition mới được phép active (ổ đĩa C). Mục nầy chỉ dùng khi bạn không cho vùng Pri chiếm toàn bộ dung lượng ổ đĩa vật lý. Delete partition or Logical DOS Drive: Xoá bỏ những gì bạn tạo trong mục 1. Theo quy định của Dos, quá trình xóa phải ngược lại với quá trình tạo, nghĩa là cái gì tạo đầu tiên phải được xoá sau cùng và ngược lại. Trong mục nầy có các mục con: Delete DOS Partition or Logical DOS Drive Current fixed disk drive: 3 Choose one of the following: 1. Delete Primary DOS Partition 2. Delete Extended DOS Partition 3. Delete Logical DOS Drive(s) in the Extended DOS Partition 4. Delete Non-DOS Partition Trong mục nầy bạn phải tiến hành ngược từ dưới lên trên tức là tiến hành theo thứ tự 4,3,2,1. Display partition information: Hiển thị tình trạng hiện tại của ổ đĩa cứng. Mục nầy bạn nên chọn đầu tiên để tránh tình trạng thao tác lộn ổ đĩa. Change current fixed disk drive: Chọn ổ đĩa vật lý để thao tác. Chú ý: Khi bạn Fdisk trên ổ đĩa cứng nào (logic hay vật lý) toàn bộ dữ liệu trên ổ đĩa đó sẽ bị xoá. Fdisk chỉ dùng cho ổ đĩa cứng, bạn không thể Fdisk ổ đĩa mềm. 5- CáCH Sử DụNG FORMAT: Việc phân vùng, tạo ổ đĩa Logic giống như mới quy hoạch miếng đất trống. Muốn sử dụng bạn còn phải cất nhà và đó là nhiệm vụ của Format. Format được dùng cho đĩa cứng lẩn đĩa mềm và gần như là chương trình thông dụng khi sử dụng máy tính. Nhưng Format có 2 tính năng chưa được đánh giá đúng mức là format triệt để (/u) là quá trình kiểm tra đĩa kỹ lưỡng nhất và format /q (format nhanh) là cách xoá đĩa có nhiều file nhanh nhất. Công dụng chính của Format /u là định dạng ổ đĩa theo đúng tiêu chuẩn của hệ điều hành. Bạn hãy tưởng tượng như việc san bằng mọi thứ hiện có trên miếng đất, chia lô rồi cất nhà, chia phòng, đặt số nhà, lên sơ đồ...để chứa hàng hoá sau này. Có nghĩa là làm mới toàn bộ, xoá bỏ hết cái cũ. Trong quá trình xây dựng nó còn kiểm tra đánh dấu vị trí xấu không sử dụng được. Công dụng của Format /q là không làm gì có ảnh hưởng đến hàng hoá hiện chứa trên miếng đất, mọi xây dựng cũ vẩn giữ nguyên. Nó chỉ làm một việc đơn giản là tuyên bố toàn bộ khu vực nầy hiện đang trống, chưa có gì cả. Khi nào có hàng hoá mới gởi vào nó mới tống cái cũ đi để chứa. 6- LàM CHO ĐĩA CứNG KHởI ĐộNG ĐƯợC: Sau khi bạn Fdisk xong, bạn có thể dùng lịnh Format c: /s để vừa định dạng vừa làm cho ổ đĩa cứng khởi động được. Trong trường hợp đĩa cứng đã format sẫn, bạn có thể cho khởi động bằng đĩa mềm rồi dùng lịnh SYS để chuyển các file hệ thống từ đĩa mềm xuống đĩa cứng, giúp cho đĩa cứng tự khởi động được. Nếu Sys từ đĩa mềm, hệ điều hành trên đĩa cứng sẽ giống y như đĩa mềm. Do đó cần cẩn thận chọn đĩa mềm đúng hệ điều hành khi muốn dùng lịnh Sys. 7- BOOT BằNG DOS HAY WINDOWS 95: Để cho đĩa cứng khởi động bằng Dos version nào, bạn chỉ cần có đĩa mềm khởi động version đó rồi Sys xuống mà không cần phải cài lại nguyên bộ Dos hay Windows 95 Chú ý: Trên đĩa mềm nên có thêm các file Fdisk, Format, Sys, Himem, Emm386, Smartdrv...cùng hệ điều hành. Khi Sys cho Windows 95, bạn phải tạo lại thông tin trong file MSDOS.SYS thì Windows mới chạy được. Thí dụ: [Paths] WinDir=C:\MEMPHIS WinBootDir=C:\MEMPHIS HostWinBootDrv=C [Options] BootMulti=1 BootGUI=1 BootWin=1 Network=1 Trong nội dung nầy quan trọng nhất là phần [Paths]. Phần nầy thay đổi tuỳ theo thực tế trên từng máy. Giải thích: WinDir=C:\MEMPHIS: Tên và địa chỉ của thư mục chứa Windows 95. WinBootDir=C:\MEMPHIS: Tên và địa chỉ của thư mục chứa file hệ thống cần thiết khi khởi động của Windows 95. HostWinBootDrv=C: Tên ổ đĩa khởi động. BOOT 2 Hệ ĐIềU HàNH: * Nếu đã có Dos: Bạn đổi các file Command.com thành Command.dos . Io.sys thành Io.dos . Msdos.sys thành Msdos.dos . Autoexec.bat thành Autoexec.dos . Config.sys thành Config.dos Rồi Sys Windows 95 từ đĩa mềm xuống. Cuối cùng tạo lại Msdos.sys giống như phần trên. * Nếu đã có Windows 95: Bạn chép (copy) các file đã liệt kê của Dos xuống đĩa cứng và đổi đuôi là Dos. Cụ thể như: Command.dos, Io.dos, Msdos.dos, Autoexec.dos, Config.dos. Thêm dòng BootMilti=1 vào file Msdos.sys của Windows 95. Chú ý: * Nếu dùng Windows 95 bản OSR2 (950B), khi copy bạn đổi Io.sys thành IBMBIO.COM, Msdos.sys thành IBMDOS.COM. Các file khác vẫn như cũ. Cụ thể như: Command.com thành Command.dos . Io.sys thành Ibmbio.com . Msdos.sys thành Ibmdos.com . Autoexec.bat thành Autoexec.dos . Config.sys thành Config.dos Đồng thời bạn phải xóa file MSDOS .DOS nếu có hiện diện trong thư mục gốc. * Bạn phải sửa chữa các đường dẫn trong Autoexec.bat, Autoexec.dos và Config.sys, Config.dos cho đúng với tình trạng của từng hệ điều hành ví có 1 số file hệ thống không thể dùng "lẫn lộn" được. 8- Sử DụNG DISK MANAGER CủA HãNG SảN XUấT ĐĩA CứNG: Có nhiều chương trình Disk Manager do các hãng sản xuất đĩa cứng đưa ra (Quantium, WD, Ontrack, Conner...), mục đích là giúp cho người dùng có thể sử dụng ổ đĩa lớn hơn 504MB trên máy đời cũ có BIOS không nhận biết được những ổ đĩa dung lượng lớn nầy. Khi sử dụng các chương trình nầy, bạn nên chú ý các vấn đề sau: ổ đĩa có dùng Disk Manager phải là ổ đĩa khởi động, vì nếu nó không là ổ đĩa khởi động, chương trình Disk Manager của ổ đĩa nầy sẽ không được nạp khi khởi động máy, và kết quả là máy của bạn không thể nhận diện cũng như sử dụng được ổ đĩa nầy. Chương trình nầy chỉ nên sử dụng trên các máy đời cũ (386), không nên sử dụng trên các máy đời mới (486, 586...) có BIOS hỗ trợ LBA. Vì nó không tương thích với Windows 95. Để "dụ khị" người sử dụng, các chương trình luôn luôn dùng đơn vị tính: 1MB=1000000Byte, khác với đơn vị tính của Dos là: 1MB=1048576Byte. Như vậy dung lượng ổ đĩa do các chương trình nầy báo cáo lớn hơn khoảng 5% dung lượng do Dos báo cáo. Khi bạn đã cài chương trình nầy, nó sẽ chiếm Master Boot Record làm "của riêng" và bạn không thể nào "tống khứ" nó đi được, dù cho dù bạn có Fdisk hay format lại. Bạn phải dùng Diskedisk xoá sạch Master Boot Record rồi sau đó mới Fdisk và format lại. Sử dụng ổ đĩa CD ROM 1- ĐặC TíNH Kỹ THUậT: ổ đĩa CD ROM có 2 loại giao tiếp là: A/ ISA hay AT Bus: Cho các ổ đĩa cũ, tốc độ 1 hay 2. Khi sử dụng phải nối cáp tín hiệu vào Card âm thanh hay Card I/O riêng. Thường các Card âm thanh hay thiết kế sẵn đầu nối cho 3 loại ổ đĩa thông dụng là Pana, Sony và Mitsu. Các hãng sản xuất không nổi tiếng phải bán kèm Card riêng cho ổ đĩa của mình. B/ IDE: Cho các ổ đĩa đời mới, tốc độ 2 trở đi. Khi sử dụng phải nối cáp tín hiệu vào đầu nối IDE của I/O như ổ đĩa cứng hay nối vào đầu nối IDE của Card Sound. Để nhận diện loại giao tiếp, bạn đừng căn cứ và cáp vì chúng có thể giống nhau. Bạn nên quan sát phía sau ổ đĩa, chúng thường có một bộ Jumper với các vị trí Set như sau: Master, Slave, Cap Selec cho IDE. Không Jumper hay có Jumper Set ID= 0, 1, 2, 3 cho ISA. 2- CàI ĐặT: A/ Loại ISA: Bạn nối cáp tín hiệu vào Card riêng hay Card Âm thanh có đầu nối dành cho ổ đĩa của bạn. Nếu là Card âm thanh nhà sản xuất thường có ghi đầu nào dành cho ổ đĩa nào lên hẳn Card cho dễ, nếu trên Card không ghi, bạn nên xem trong sách hướng dẫn. Bạn phải Set địa chỉ cho ổ đĩa CD ROM bằng các Jumper trên Card đời cũ hay bằng phần mềm trên card đời mới. Thường đối với loại ISA, bạn không cần Set ngắt. Nếu bạn nối vào Card sound, đầu tiên bạn phải cài đặt các chương trình điều khiển card sound. Chỉ khi nào Card sound chạy tốt, ổ đĩa CD ROM mới hoạt động được. Đó là do nó phải mượn đường đi qua card sound. B/ Loại IDE: Bạn nối vào đầu còn lại của cáp ổ đĩa cứng, vào đầu nối IDE trên card âm thanh hay vào đầu nối Sec IDE trên mainboard. Bạn phải Set ổ đĩa CD ROM của bạn là Master hay Slave sao cho không đụng với các ổ đĩa cứng hay ổ đĩa đang có. Nếu nó 1 mình 1 cáp thì Set sau cũng được. Nếu bạn nối vào card sound, bạn phải cho card sound chạy tốt như trên đã nói. Sau đó bạn cho hiệu lực (enable) và set ngắt, địa chỉ cho đường IDE 2 trên card sound. Trong trường hợp trên mainboard có đường Sec IDE, bạn phải vào BIOS set Disable đường nầy cho chúng khỏi "đụng". Có khi bạn set ngắt và địa chỉ thông qua dòng lịnh trong Config.sys. * CD ROM IDE Interface cho Card Sound hay I/O: Địa chỉ I/O : 170H 1E8H 168H Ngắt : 15 11 hay 12 10 hay 11 3- QUảN Lý Và Sử DụNG: Dos quản lý ổ đĩa CD ROM không thông qua BIOS như ổ đĩa mềm hay ổ đĩa cứng. Bạn phải cài Driver thiết bị (do hãng sản xuất cung cấp kèm theo, có đuôi file là SYS) vào file Config.sys để Dos có thể chấp nhận và quản lý ổ đĩa CD ROM như 1 thành phần của máy. Ngoài ra bạn còn phải nạp 1 chương trình dùng để sử dụng và gán tên cho ổ đĩa CD ROM là MSCDEX.EXE (do Dos cung cấp) vào file Autoexec.bat. A/ Loại ISA: Mỗi ổ đĩa CD ROM loại ISA đều phải sử dụng đúng Driver của hãng sản xuất, ổ đĩa sẽ không hoạt động nếu sai Driver. Dòng lịnh cài đặt trong config.sys và autoexec.bat có thể như sau: DEVICEHIGH=C:\CDROM\SBCD.SYS /B:340 /D:CD1 /L:F /V SBCD.SYS= TRìNH ĐIềU KHIểN ổ ĐĩA CD ROM SONY. /B:340= Địa chỉ của ổ đĩa. /D:CD1= Tên ổ đĩa (tên nầy phải trùng với tên trong Autoexec.bat). /V= Hiển thị thông tin về quá trình cài đặt. LH C:\DOS\MSCDEX.EXE /D:CD1 /L:F /V /D:CD1= Tên ổ đĩa (tên nầy phải trùng với tên trong config.sys). /L:F= Tên logic gán cho ổ đĩa CD ROM. B/ Loại IDE: Loại ổ đĩa CD ROM nấy bạn sử dụng dễ dàng hơn loại ISA nhưng nếu máy bạn thuộc loại cũ thì có hơi rắc rối hơn các máy loại mới. Các dòng lịnh trong các file hệ thống giống như loại ISA nhưng có thêm set ngắt. Thí dụ: DEVICE=C:\CDROM\CR_ATAPI.SYS /P:170,15 /D:CD1 /L:F /V CR_ATAPI.SYS= TRìNH ĐIềU KHIểN ổ ĐĩA CD ROM PANA. /P:170,15= Địa chỉ của ổ đĩa (170) và ngắt (15). LH C:\DOS\MSCDEX.EXE /D:CD1 /L:F /V Chú ý: Bình thường, bạn không cần ghi thông số /P: trong dòng lịnh. Driver tự dò ra địa chỉ và ngắt nhưng đôi khi bạn phải chỉ định trên các mainboard đời cũ. Bạn có thể dùng Driver của hãng sản xuất khác nếu đó là Driver đa dụng cho ổ đĩa CD ROM IDE. Thí dụ: SBIDE.SYS, ECSCIDE.SYS.v..v...Nhưng tốt nhất vẫn là dùng đúng Driver, bởi vì khi dùng Driver đa dụng có thể chương trình Xing (xem đĩa phim) không chịu chạy. Dòng lịnh cài driver CD ROM luôn luôn phải nằm dưới dòng lịnh xác lập card sound. Thí dụ: DEVICEHIGH=C:\4X4\TROINIT.SYS /A220 /I5 /D1 /H5 /P340 /CS /CA340 /G DEVICEHIGH=C:\CDROM\SBCD.SYS /B:340 /D:CD1 /L:F /V Khi bạn gắn chung ổ đĩa CD ROM với ổ đĩa cứng, bạn không thể chạy 32BITDISKACCESS trong Windows 3.xx. Có vài hãng cung cấp driver tên WDCTRL.386 kèm theo để bạn có thể sử dụng trong trường hợp nầy. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, bạn nên dành đường Sec IDE trên mainboard (PCI) hay Card I/O (Vesa) cho ổ đĩa CD ROM, nó sẽ chạy ổn định hơn. Đối với các máy cũ không có Sec IDE, nên mua Card sound có đầu nối IDE vì đây chính là đường SEC IDE bổ sung cho máy. Các đĩa cài đặt driver kèm theo ổ đĩa CD ROM do người bán cung cấp đôi khi rất lộn xộn. Có đĩa cài rất dễ dàng, có đĩa không cài được phải cài thủ công. Trường hợp nầy là do hãng sản xuất hay do chỗ bán sĩ làm ăn không nghiêm túc (chúng tôi đã từng bị khách hàng than phiền do tin tưởng chỗ bỏ sĩ mà không kiểm tra lại đĩa driver). Khi gặp trục trặc khi cài driver bạn nên tham khảo ý kiến nơi bán, xem lại file Read me hay kiểm tra lại dòng lịnh trong 2 file hệ thống. Khi gắn ổ đĩa CD ROM vào Card Sound, bạn phải luôn luôn Set và cài đặt chương trình cho Card Sound trước. Chỉ khi nào Card Sound chạy tốt và cổng CD Rom đã được Set đúng thì bạn mới cài được ổ đĩa CD ROM. 4- Sử DụNG ổ ĐĩA CD ROM VớI WINDOWS 3.XX: Bạn cài driver trong 2 file hệ thống, ổ đĩa CD ROM phải chạy tốt ngoài Dos thì mới chạy tốt trong Windows 3.xx. Nếu bạn muốn nghe CD nhạc trong Windows 3.xx. Bạn vào win, chạy Control Panel/Drivers, chọn ADD rồi chọn [MCI] CD Audio. 5- Sử DụNG ổ ĐĩA CD ROM VớI WINDOWS 95/NT: Để sử dụng ổ đĩa CD ROM loại IDE hay loại ISA của 3 hãng Pana, Sony, Mitsu trong Windows 95/NT, bạn không cần cài lịnh trong Config.sys hay Autoexec.bat (thậm chí bạn chẳng cần có 2 file nầy trên máy). Các dòng lịnh đã nói trên chỉ cần thiết khi bạn muốn sử dụng ổ đĩa CD ROM ngoài dấu nhắc Dos (không vào GUI). A/ LOạI ISA: Nếu bạn cài đặt ổ đĩa CD ROM trước khi cài Windows 95/NT. Windows 95/NT sẽ tự động thay thế driver của Dos (16bit) bằng driver của Windows 95/NT (32bit). Nếu bạn cài đặt ổ đĩa CD ROM sau khi cài Windows 95/NT. Windows 95/NT. Bạn dùng tiện ích Add New Hardware để Windows tự dò tìm hay bạn có thể chỉ định Driver cho nhanh. Sau đó Windows sẽ hỏi địa chỉ của bộ Windows 95/NT gốc để chép các driver điều khiển cần thiết. B/ LOạI IDE: Windows 95/NT tự nhận biết khi khởi động cho dù chúng do bất cứ hãng nào sản xuất. Khi đó trong Device Manager của Windows sẽ có thêm mục CDROM. Mục Auto insert notification dùng để sử dụng tính năng Autoplay của Windows 95 (khi đưa đĩa nhạc vào là tự động hát). Chú ý: Windows NT chỉ hỗ trợ ổ đĩa CD ROM loại ISA của 3 hãng: Pana, Sony, Mitsu. ổ đĩa của các hãng khác không chạy được trong Windows NT. Windows NT không chấp nhận các driver của Dos. Đối với những ổ đĩa CD ROM ISA không được Windows 95 hỗ trợ, bạn bắt buộc phải cài driver của chúng trong 2 file hệ thống. Bạn cũng sẽ không sử dụng được tính năng AUTOPLAY của Windows 95. Nếu trong 2 file hệ thống có cài Driver của CD ROM. Khi bạn vào Windows 95, bạn có thể thấy máy bạn có tới 2 ổ đĩa CD ROM. Đó là do Dos gán tên logic cho ổ đĩa khác với tên logic của Windows 95. Bạn có thể sửa chữa bằng cách thay đổi tên gán của Dos (/L:) hay thay đổi tên gán của Windows 95 cho chúng trùng nhau. Nếu bạn cài driver CD ROM trong 2 file hệ thống rồi cài Windows 95, Win sẽ bỏ dòng lịnh trong Autoexec.bat và chuyển vào file DOSSTART.BAT. File nầy sẽ được nạp khi bạn chọn MS-DOS mode. 6- LàM CHO ĐĩA CD ROM KHởI ĐộNG ĐƯợC: * Để làm đĩa CD khởi động, bạn phải có 1 chương trình đặc biệt để tạo đĩa CD khởi động trong quá trình ghi đĩa do cấu trúc của đĩa CD khác với ổ đĩa cứng. Bạn có thể tạo đĩa CD khởi động theo hệ điều hành Dos hay Windows 95, 97 đều được. * Sau khi khởi động xong. Track khởi động trên đĩa CD sẽ chiếm đĩa A (Nếu bạn chỉ có 1 ổ mềm A, nó sẽ bị đổi tên thành B. Nếu bạn có 2 ổ mềm, ổ tên B sẽ biến mất). Track dữ liệu sẽ là ổ đĩa CD bình thường và có ký tự tiếp theo ổ đĩa cứng. Bạn có thể khởi động và chạy chương trình chỉ trên 1 đĩa CDROM. * Để máy khởi động bằng đĩa CD, bạn phải có ổ đĩa CD theo chuẩn giao tiếp IDE, gắn trực tiếp vào Mainboard (có thể gắn vào bất cứ đường IDE nào trên main, set Master hay Slave đều được) và Bios trên Main phải hổ trợ việc nầy (có thêm mục chọn lựa cho Boot bằng ồ đĩa CDROM). Chú ý: Có 1 số Mainboard tuy cho chọn Boot bằng CD Rom nhưng thực tế lại không Boot được. Có 1 số ổ đĩa không Boot được do khó đọc đĩa ghi, bạn phải tìm loại đĩa thích hợp với ổ đĩa nầy. Dù bạn nâng cấp PC cũ hay mua máy Pentium II mới, một bo mạch đồ họa tốt có thể tăng tốc độ các ứng dụng công việc hay thỏa mãn nỗi đam mê chơi trò chơi của bạn. Trong những lý do sau, lý do nào là không thích hợp cho việc nâng cấp bo mạch đồ họa? Bạn không biết chắc là chính bạn rung hay ảnh trên màn hình lớn của mình rung. Những đoạn video bạn vừa tải xuống trông giống như màn hình TV những năm 50. Ai đó nói rằng bạn không thể có đồ họa đẹp nếu không có bo mạch AGP (Accelerated Graphics Port). Những cảnh trò chơi 3D dường như được tạo từ đồ chơi lắp ráp Lego. Nếu bạn chọn câu 3 thì xin chúc mừng! Bạn có thể tiết kiệm cho mình chi phí mua cả một hệ thống Pentium II mới có hỗ trợ AGP. Trừ khi bạn muốn có ngay một PC mới, còn không sẽ chẳng có lý do gì phải mua máy mới chỉ để cho đồ họa đẹp hơn. Các bo mạch video PCI có tốc độ nhanh như loại AGP và các chip mà chúng dùng cũng khá cao cấp. Trong bài là kết quả thử nghiệm 10 bo mạch PCI cùng 10 bo mạch AGP và xếp hạng 5 sản phẩm đứng đầu mỗi loại. Dẫn đầu danh sách các bo PCI là StarFighter PCI của Real3D với tính năng 3D xuất sắc, nhiều RAM video, chơi trò chơi tốt hơn, và phần mềm kèm theo có giá trị. Nó dựa trên chip Intel740 mới, mang lại cho máy tính để bàn tốc độ tổng thể cao và đồ họa đẹp mắt. Vậy thì còn cần mua card AGP làm gì? Nếu bạn có Pentium II, chắc bạn đã có sẵn card AGP. Nhưng nếu hệ thống PII của bạn trang bị bo AGP cũ và chậm thì nên nâng cấp. Còn khi dự định mua Pentium II mới, bạn chắc chắn sẽ muốn phải có một bo mạch AGP tốt. Trong số 10 bo AGP được thử nghiệm, Diamond Stealth II G460 chiếm vị trí hàng đầu. Cũng như bo PCI hạng nhất và 4 card AGP khác, Stealth II dùng chip Intel740. Nhưng nhìn chung, vì sao cần nâng cấp card đồ họa? Những người ham chơi trò chơi là những người đòi hỏi nhiều nhất về khả năng đồ họa, nhưng khả năng này còn hữu dụng trong các công việc khác như xử lý ảnh, chế bản, thường yêu cầu độ phân giải màn hình cao hơn. Dù bạn làm việc với AGP hay PCI, những công nghệ video mới như DVD đều đòi hỏi khả năng đồ họa cao. Tính năng DVD trong Xpert 98 của ATI cho phép bạn không cần có card giải mã riêng để phát phim DVD. Cuối cùng, có thể bạn muốn có chút sức mạnh phụ trội về đồ họa để thao tác các ứng dụng 3D trong công việc (sẽ có tuy chưa phải tương lai gần). Một vài ứng dụng sơ khởi loại này như LiveArt98 của Viewpoint Data Labs cho phép người dùng bổ sung các plug-in 3D vào các ứng dụng tương thích OLE, và Fremont của Portola, một chương trình hình tượng hóa dữ liệu. Nếu chất lượng trò chơi là điều không thể thiếu đối với bạn, thì nhất thiết phải chọn card 3D thuần túy. Card 3D thuần túy nhanh hơn tới 50% so với loại 2D/3D và nói chung, chất lượng ảnh của nó tốt hơn hẳn. Sau khi thử nghiệm 5 card 3D thuần túy (xem mục "Niềm vui của người chơi game"), người ta nhận thấy bo mạch có chip Voodoo2 làm việc tốt nhất. Kích thước phù hợp với tất cả Bạn đang tìm một bo mạch đáp ứng mọi yêu cầu, thể hiện xuất sắc trình diễn PowerPoint và đem lại cho bạn nhiều điều mới lạ? Chẳng có bo mạch nào cho kết quả nổi bật trong cả 2D lẫn 3D, nhưng bo Intel740 mới cũng gần được như vậy. Trình diễn 3D của nó thật xuất sắc, với một yếu điểm: tất cả các bo mạch dựa trên Intel740 đều làm cho hình ảnh trong trò chơi bị quá tối. Chip Intel740 cũng hoạt động rất tốt trong văn phòng. Mặc dù chip Intel740 được thiết kế đặc biệt cho bus AGP, song có một bo PCI cũng sử dụng nó, đó là StarFighter của Real3D. StarFighter tận dụng các ưu thế 3D của Intel740 bằng cách làm cho chip tưởng rằng nó đang chạy trên bus AGP. Có một số chip mới xuất hiện. Riva 128zx, kế tiếp Riva 128 của NVidia, được thiết kế để cạnh tranh với Intel740; mặc dù không gây ấn tượng mạnh như đối thủ, nhưng nó cũng hoạt động tốt. Với chip này, STB Velocity 128zx chiếm vị trí thứ ba trong biểu đồ AGP. Nó chạy rất nhanh trong các trò chơi và trong kết cấu AGP, nhưng đôi khi có chất lượng hình kém. Sau một thời gian dài vắng bóng, Matrox đã giới thiệu Productiva G100, loại card AGP dựa trên chip MGAG100 mới của công ty. Productiva không nằm trong danh sách card hạng nhất vì chất lượng hình 3D của nó chưa đạt yêu cầu, nhưng nó khá mạnh về mặt tốc độ trong ứng dụng nghiệp vụ . Đáng ngạc nhiên là các bo mạch ATI lại xuống dốc. Phiên bản PCI của ATI XpertYỵPlay và phiên bản AGP của Xpert 98 đều hơi chậm trong các thử nghiệm. Các driver mới cập nhật của ATI dường như có cải thiện được tốc độ. Phần mềm AGP Nếu AGP không nhanh hơn PCI thì nó có điểm gì tốt? Chủ yếu là nó làm cho các trò chơi trông hiện thực hơn. Phần lớn các trò chơi 3D và các ứng dụng khác tạo ra hình ảnh 3D bằng cách dùng ảnh tượng kết cấu (texture map) để đặt một lớp vỏ giống thật lên đối tượng. Aảnh tượng kết cấu càng lớn hay càng chi tiết thì đối tượng trông càng rõ. Ví dụ trong viện bảo tàng, ảnh tượng kết cấu lớn sẽ tăng cường chi tiết cho bức họa. Tuy nhiên bạn sẽ phải trả giá: Cũng như tất cả các ảnh số, ảnh tượng kết cấu lớn "ngốn" rất nhiều video RAM. Khi tạo hình ảnh, card PCI phụ thuộc rất nhiều vào bộ nhớ trên bo mạch, nó hạn chế kết cấu ở mức cho phép. Ngược lại, bo AGP có thể quản lý ảnh tượng kết cấu lớn nhờ mượn RAM từ bộ nhớ chính của PC. Điều này thật tuyệt về mặt lý thuyết. Tuy nhiên, phần mềm sử dụng được ưu thế của AGP còn rất hiếm. Khi nào thì mới có nhiều phần mềm? Dự đoán mới nhất của Intel: những trò chơi có kết cấu phức tạp sẽ xuất hiện vào cuối năm nay. Nếu bạn muốn chuẩn bị cho các ứng dụng AGP nhưng lại không muốn chi phí cho một máy Intel, thì hãy mua máy nhái. Các đối thủ của Intel là AMD và Cyrix đang dùng bộ chip chế tạo theo đặc tính AGP. Một số máy của các công ty như Unicent dựa trên chip AGP không phải của Intel có giá dưới 1000 USD. Thực hiện thử nghiệm Với các ứng dụng nghiệp vụ 3D đang thấp thoáng phía chân trời, các bo mạch đồ họa hiện nay cần phải làm được nhiều hơn là tài liệu Word. Để xem các bo mạch PCI và AGP thực hiện phần mềm chuyên dụng mới nhất như thế nào, người ta đã tiến hành những thử nghiệm như PC World-Bench 98, đa nhiệm dùng Macromedia Director và Active Movie, trình diễn PowerPoint với bổ sung 3D LiveArt98. Nhóm thử nghiệm thậm chí còn kết hợp một đoạn video và một bảng tính Excel vào phần trình diễn. Vì các trò chơi 3D rất phổ biến nên mỗi bo mạch được chạy thử với 4 trò chơi: Turok Dinosaur Hunter, Redline Racer, Flight Unlimited II, và Quake II. Điểm được tính cả về tốc độ và chất lượng hình ảnh. Đối với các bo mạch AGP, người ta còn bổ sung cả TrueSpace3, một chương trình mô hình hóa dùng kết cấu AGP. Nhóm thử nghiệm phát hiện rằng AGP 2X, đáng lý phải chuyển dữ liệu nhanh gấp đôi so với chuẩn AGP 1X, song lại chỉ nhanh hơn có 29%. Vì các card AGP và PCI xuất hiện trong nhiều loại máy khác nhau, nên thử nghiệm với bo AGP được tiến hành trên hệ thống Pentium II, còn card PCI trên Pentium MMX. Hệ PII là NEC Direction 333MHz với 64MB RAM và 512KB cache thứ cấp. PMMX là Micron Millennia Mme 133MHz với 32MB RAM và 512KB cache. (Muốn biết chi tiết hơn, hãy xem mục "How We Test" tại www.pcworld.com/aug98/graphics.) Kết quả? Nếu bạn chỉ thực hiện những công việc thông thường thì tất cả các bo mạch được thử nghiệm ở đây đều cho bạn hiệu suất như nhau, trừ các bo ATI, chúng chạy quá chậm. Có tốc độ tổng thể nhanh nhất trong các thử nghiệm là bo mạch Revolution 3D của Number Nine, lại không có trong biểu đồ. Bản PCI của Revolution 3D chạy nhanh hơn các bo mạch PCI khác 22%, còn bản AGP thì cũng trên mức trung bình 12%. Card Revolution 3D và Hercules Dynamite 3D/GL có chip hỗ trợ tăng tốc 3D khi ở chế độ 16 triệu màu (hay màu thực). Các bo mạch này rất xuất sắc trong thử nghiệm PowerPoint. Tuy nhiên, cả ba loại này đạt tốc độ cao với ứng dụng nghiệp vụ nhờ hy sinh khả năng về trò chơi. Chỉ có Hercules Dynamite 3D/GL còn tương đối nhưng cũng không phải là lựa chọn tốt cho trò chơi. Nhóm bo mạch dựa trên Intel740 thực hiện trò chơi tốt nhất: hình ảnh rõ ràng, tốc độ 3D nhanh. Một lựa chọn khác cho trò chơi là Intense 3D Voodoo của Intergraph có chứa chip 3D riêng. Intense 3D chiếm được điểm cao, và nếu bạn chơi trò chơi với các driver được viết trực tiếp cho chip Voodoo Rush, bạn sẽ đạt tốc độ tối đa. Với AGP thì Best Buy là Diamond Stealth II G460. Nó chạy các trò chơi có kết cấu AGP và các ứng dụng nghiệp vụ đều nhanh, đồng thời chất lượng ảnh cũng xuất sắc. Không có card nào hoàn hảo đối với mọi ứng dụng và trò chơi, cũng như các driver bo đồ họa. Chẳng hạn, Diamond Viper V330 và STB Velocity 128zx đều không hoàn thành được thử nghiệm PowerPoint, chúng bị treo khi gặp bổ sung 3D của LiveArt98. Một ví dụ khác: Hercules Dynamite 3D/GL không chạy được trò chơi Turok. Các lỗi này đều được hứa hẹn sẽ sửa đổi trong phiên bản tới. Những gì sắp có Một số chip hấp dẫn sắp ra đời, càng làm cho việc quyết định thời gian nâng cấp trở nên khó khăn hơn. NEC, nhà sản xuất quen thuộc trên thị trường 3D, có hai sản phẩm đang hứa hẹn được thực hiện: phiên bản mới của chip PowerVR (xem mục "Niềm vui của người chơi game"), và chip kết hợp 2D/3D đầu tiên của công ty. Tương tự, 3Dfx, nhà sản xuất chip Voodoo2, cũng sắp đưa ra một loại chip kết hợp. Còn S3, chủ nhân của họ Virge cũ, thì đang thiết kế chip mới là Savage 3D, sẽ cạnh tranh với Intel740. Các bo mạch dựa trên Savage 3D sẽ xuất hiện cuối hè này. Matrox cũng hứa hẹn chip G200 cho tốc độ 3D nhanh hơn. Bạn có nên đợi các chip mới này để nâng cấp? Thử nghiệm cho thấy Millennium G200 có thể cạnh tranh được với card dựa trên Intel740. Nếu chờ đợi, bạn sẽ có thêm nhiều bo mạch để lựa chọn, nhưng tính năng đồ họa chắc sẽ không hơn gì nhiều. Kết luận: với 3D chất lượng cao và khả năng xử lý các ứng dụng nghiệp vụ phức tạp, những card đồ họa mới nhất hiện nay mạnh chưa từng có. Nếu bạn là người chơi game sành sỏi, bạn cần bổ sung một card 3D thuần túy, mạnh và tốc độ nhanh cho PC của mình. Không nghi ngờ gì nữa, bo mạch đó phải có chip Voodoo2 - như Diamond Monster 3D II giá 250 USD, hay Creative Labs 3D Blaster Voodoo2 giá 300 USD. Các card Voodoo2 tạo hình ảnh tuyệt đẹp: ánh sáng bao phủ trong Quake II hoàn hảo; nước chảy và tiếng nổ trong Turok rất sống động; và các kết cấu trong Redline Racer rất thật. Tuy nhiên, Monster 3D II có vấn đề với Redline Racer: khi thao tác di chuyển, bo mạch làm xoay toàn cảnh gây cho người chơi cảm giác như sắp rớt ra khỏi trái đất bất cứ lúc nào. Cũng trò chơi này được thực hiện với driver 3Dfx thì lại bình thường. Mặc dù Monster 3D II và 3D Blaster Voodoo2 có lượng RAM trên bo mạch khác nhau (8MB và 12MB), chúng cho tốc độ như nhau. Nhưng các trò chơi trong tương lai sẽ tận dụng tốt hơn lượng bộ nhớ này nên bạn có thể sẽ muốn đầu tư cho bo 12MB hơn. Chất lượng hình của các bo Voodoo và Voodoo2 cũng như nhau, nhưng tốc độ của Voodoo2 nhanh hơn nhiều. Diamond Monster 3D giá 130 USD và Canopus Pure3D giá 149 USD dùng chip Voodoo cũ. Với giá 129 USD, Apocalypse 3D của NEC/Videologic dùng chip Power VR. Tuy chất lượng hình trong Quake II xuất sắc, nhưng tất cả các trò chơi 3D Direct đều không rõ và tốc độ chậm. Chip Power VR thế hệ thứ hai của NEC sắp ra đời và hứa hẹn sẽ khá hơn nhiều so với thế hệ trước. Canopus, www.canopuscorp.com Creative Labs, www.soundblaster.com Diamond Multimedia Systems, www.diamondmm.com NEC/Videologic, www.powervr.com Real3D StarFighter PCI Ưu: Tốc độ PCI cao nhất, 3D xuất sắc, 24MB RAM trên bo mạch Khuyết: Đắt nhất Với giá 290 USD, StarFighter PCI của Real3D là bo mạch đắt nhất, nhưng hiệu suất cũng cao nhất. Nó sử dụng chip Intel740. Mặc dù chip này được thiết kế cho bus AGP, song Real3D đã khôn khéo lừa nó chạy trên PCI, khiến bạn có được hiệu suất tuyệt vời của Intel740 mà không cần nâng cấp lên Pentium II PC. StarFighter hoạt động xuất sắc trong phần lớn các trò chơi 3D. So với các bo PCI được thử nghiệm, nó trội hơn trong các trò Turok và Redline Racer, chất lượng hình đạt điểm gần như tối đa ngoại trừ trò Quake II. Cũng như các bo mạch dùng chip Intel740 khác, StarFighter làm cho hình ảnh của Quake II bị quá tối. Bo mạch này còn có một số tính năng hấp dẫn khác. Phần mềm kèm theo bao gồm phiên bản thu gọn của các tên tuổi như Rage Incoming và Caligari TrueSpace SE. Công ty hỗ trợ kỹ thuật miễn phí 16 giờ mỗi ngày, và bạn có thể tìm đến họ cả trong ngày nghỉ. *Real3D, www.real3d.com. STB Velocity 128 Ưu: Giá rất hợp lý, hiệu suất đảm bảo Khuyết: Chất lượng ảnh 3D kém Nhiều phần mềm kèm theo và cái giá khiêm tốn 129 USD làm cho STB Velocity 128 trở thành lựa chọn nâng cấp tốt, mặc dù tốc độ của nó chỉ ở mức trung bình. Trong thử nghiệm trò chơi 3D, tốc độ của nó nhanh hơn chút ít so với phần lớn các card PCI, ngoại trừ trong trò Quake II. Vì STB chưa đưa ra driver cho Quake II nên trò này không tận dụng được tăng tốc phần cứng của bo mạch. Trong các trò chơi khác, chất lượng ảnh nói chung là tốt. STB cung cấp chế độ bảo hành theo tuổi thọ cho Velocity và hỗ trợ kỹ thuật miễn phí qua điện thoại 10 giờ mỗi ngày. Công ty còn cho kèm nhiều phần mềm, bao gồm 3 trò chơi và Simply 3D, một chương trình mô hình hóa cơ bản. * STB, www.stb.com. Diamond Viper V330 Ưu: Tốc độ 3D trên trung bình Khuyết: Không chạy được PowerPoint với bổ sung 3D Dựa trên cùng loại chip như STB Velocity 128, Diamond Viper V330 giá 120 USD được xếp ngang hàng hoặc thậm chí vượt bo mạch số 2, chỉ trừ một điểm: chạy trên driver Turbo mới của Diamond, Viper không có khả năng phát plug-in 3D LiveArt trong thử nghiệm PowerPoint. Tuy nhiên, bo mạch không gặp trục trặc nào khi xử lý các bổ sung khác của PowerPoint. Diamond hứa hẹn sẽ nhanh chóng sửa lỗi driver. Vấn đề với plug-in 3D không có nghĩa là Viper đáng bị gạt ra ngoài. Card này cho hiệu suất làm việc đảm bảo và nhanh hơn Velocity chút ít trong 3D. Viper ngoài ra còn cung cấp driver OpenGL Quake II. Diamond cho kèm vài trò chơi và một số công cụ xử lý ảnh. * Diamond Multimedia, www.diamondmm.com. Intergraph Intense 3D Voodoo Ưu: Hình ảnh rõ nét và tốc độ 3D nhanh, hiệu suất cao nhất trong thử nghiệm Director Khuyết: Đắt, các menu xuất hiện trong Turok không đẹp mắt Chỉ nhìn qua cấu hình của Intergraph Intense 3D Voodoo giá 200 USD cũng đủ thấy đây là bo mạch dành cho các trò chơi. Thay vì chip kết hợp 2D/3D, Intense 3D chứa hai chip riêng biệt - Alliance Promotion cho 2D và 3Dfx Voodoo Rush cho 3D. Đáng tiếc là chip Alliance Promotion không cho tốc độ 2D cao, nó chỉ hỗ trợ EDO DRAM - loại chậm nhất, nhưng bạn không thể có chip 3D nào trên bo kết hợp tốt hơn Voodoo Rush. Intense 3D không nổi bật khi thực hiện công việc, mặc dù nó hỗ trợ tốt cho việc phát video AVI. Nhưng bo mạch này cho chất lượng ảnh 3D rất đẹp. Nó được điểm xuất sắc trong Quake II cũng như Redline Racer và điểm tốt trong Flight Unlimited II, song lại không đạt lắm trong Turok vì ảnh bị mờ. Intense 3D có một phần thưởng đặc biệt thú vị: bạn có thể dùng TV như một màn hình lớn - rất thuận tiện cho các trò chơi. Bạn còn nhận được một số trò chơi miễn phí để tận dụng tính năng trò chơi nổi bật của Intense 3D. * Intergraph, www.ingr.com. Hercules Thriller 3D Ưu: Hiệu suất 3D cao, đủ dùng cho các ứng dụng nghiệp vụ cỡ trung, giá rất phải chăng Khuyết: Phát video không chính xác trong thử nghiệm Director, không kèm thêm phần mềm, khó cài đặt Hercules Thriller 3D cho tốc độ 3D rất hấp dẫn với giá gốc là 99 USD. Nhưng nó nằm ở vị trí thứ 5 vì thiếu tính năng, ví dụ như không có phần mềm kèm theo. Nếu bạn chỉ định thực hiện những công việc văn phòng thông thường với card đồ họa thì Thriller 3D là phù hợp. Còn nếu bạn muốn phát lại video, nên tìm kiếm cái khác vì bo mạch này đôi khi không phát được đoạn video thử nghiệm. Nó không chạy nổi cả thử nghiệm PC WorldBench 98 với độ phân giải 1024x768. Về tốc độ 3D, Thriller 3D vượt qua nhiều đối thủ. Nhờ tạo hình ảnh sinh động và những hiệu ứng ánh sáng tuyệt diệu, nó đạt điểm xuất sắc trong các thử nghiệm Redline Racer và Quake II. Hercules có chính sách hỗ trợ tốt. Nhóm kỹ thuật luôn sẵn sàng 12 giờ/ngày, và thời hạn bảo hành là 5 năm. * Hercules, www.hercules.com. Diamond Stealth II G460 Ưu: Chất lượng 3D và tốc độ cao nhất; giá hợp lý Khuyết: Tính năng hạn chế Stealth II G460 giá 130 USD của Diamond chiếm vị trí đầu trong biểu đồ AGP nhờ kết hợp hiệu suất 3D cao và giá phải chăng. Nó chạy nhanh nhất trong thử nghiệm PowerPoint, và nhanh thứ nhì trong thử nghiệm Director. Chất lượng ảnh của Stealth II trong các trò chơi 3D vào loại cao nhất. Chỉ có một điều đáng phàn nàn là hình ảnh hơi bị tối, chẳng hạn trong trò chơi Quake II, bạn khó lòng nhìn rõ quạt trên trần nhà và lưới sắt dưới chân; tuy nhiên, chỉ cần tăng độ sáng của màn hình là hầu như sẽ giải quyết được vấn đề. Tốc độ hiện hình của Stealth II nhanh hơn 18% so với card AGP loại trung bình khi chạy trò chơi và 24% trong thử nghiệm mô hình hóa Caligari. Stealth II không có nhiều tính năng bổ sung như màn hình phóng to thu nhỏ, nhưng những gì nó có đều đứng nhất về chất lượng. Phần mềm kèm theo gồm trò chơi 3D (Incoming của Rage), hoạt hình 3D và các công cụ xử lý ảnh. Diamond cung cấp hỗ trợ kỹ thuật 7 ngày/tuần. * Diamond Multimedia, www.diamondmm.com. Real3D StarFighter AGP Ưu: Tốc độ 3D cao, nhiều thời gian hỗ trợ Khuyết: Tốc độ chạy ứng dụng nghiệp vụ trung bình Cũng dùng chip Intel740 như bo hạng nhất Stealth II G460, StarFighter AGP chạy khá nhanh. Nhìn chung, StarFighter xử lý các trò chơi 3D chỉ chậm hơn Stealth II chút ít. Hình ảnh nó tạo ra cũng hơi bị tối. (Ngoài cách hiệu chỉnh màn hình, bạn còn có thể tăng độ sáng bằng tiện ích sửa gamma đi kèm với card.) StarFighter AGP thực hiện trôi chảy các công việc văn phòng, nhưng nó không phải là lựa chọn tốt nhất khi bạn sử dụng nhiều đoạn video hay định tạo những bản trình bày hấp dẫn. Card này trội hơn Stealth trong một thử nghiệm, đó là tác vụ mô hình hóa Caligari yêu cầu tạo kết cấu AGP. Cũng như bo StarFighter PCI, card có kèm theo nhiều phần mềm, gồm cả các trò chơi như Wing Commander và Redline Racer. Real3D tương đối mới trên thị trường tiêu thụ, nhưng công ty đã bắt đầu rất đúng hướng, đặc biệt trong lĩnh vực hỗ trợ. Đây là công ty sản xuất bo đồ họa duy nhất cung cấp hỗ trợ kỹ thuật miễn phí cả những ngày nghỉ, 16 giờ/ngày. * Real3D, www.real3d.com. STB Velocity 128zx Ưu: Nhanh trong 3D và tạo kết cấu AGP Khuyết: Chất lượng hình kém trong một số trò chơi Về nhiều mặt, STB Velocity 128zx giá 150 USD chỉ là phiên bản tăng cường của Velocity 128 - đứng hàng thứ hai trong biểu đồ PCI. Thay vì dùng chip Riva 128 của NVidia (tạo sức mạnh cho card PCI), nó lại làm việc với thế hệ kế tiếp Riva 128zx. Velocity 128zx không thật xuất sắc trong một lĩnh vực nào, nhưng nó thực hiện tốt hầu hết các tác vụ. Một ngoại lệ đáng tiếc: cũng như Diamond Viper V330, Velocity 128zx không thể chạy các bổ sung 3D để tạo hoạt hình cho trình diễn PowerPoint. STB hy vọng sẽ nhanh chóng sửa lỗi này. Tốc độ tải hình 3D của Velocity 128zx khá nhanh. Trong thử nghiệm mô hình hóa Caligari và các trò chơi 3D, nó gần như sánh ngang với hai bo hàng đầu dùng Intel740. Chất lượng hình có khi tốt (trong Turok và Redline Racer) có khi xấu (trong Flight Unlimited II và Quake). Velocity 128zx chỉ có ít phần mềm kèm theo. STB hỗ trợ miễn phí 10 giờ/ngày. * STB, www.stb.com. Intel Express 3D Ưu: Tốc độ 3D nhanh Khuyết: Không hỗ trợ trực tiếp Vì Intel thiết kế chip 740, có thể bạn sẽ cho rằng bo mạch của họ đè bẹp được các đối thủ dùng chip Intel 740. Hoàn toàn không phải vậy!. Express 3D giá 119 USD kém hấp dẫn nhất trong 3 bo mạch dùng Intel 740 được thử nghiệm. Nhưng nó vẫn xuất sắc đối với các trò chơi. Mặc dù Express 3D có khả năng AGP 2X, nhưng tốc độ của nó chỉ ngang hàng với loại bo mạch hỗ trợ AGP 1X như Hercules Dynamite 3D/GL và trên trung bình đối với các bo AGP. Express 3D rất nhanh trong các trò chơi. Chất lượng hình ảnh thì tuyệt vời - xuất sắc trong Turok, tốt trong Redline Racer và Flight Unlimited II. Cũng như các bo Intel740 khác, hình ảnh tạo bởi Express 3D trong Quake II hơi bị tối, nhìn không rõ. Phần mềm kèm theo khá hấp dẫn, gồm một trò chơi 3D và một số ứng dụng nghiệp vụ 3D, nhưng hỗ trợ không đảm bảo. Vì Intel không trực tiếp hỗ trợ người dùng cuối nên khách hàng phải dựa vào các nhà phân phối hay đại lý của họ. * Intel, www.intel.com/graphics. Hercules Dynamite 3D/GL Ưu: Tăng cường màu thực 3D trên bo mạch Khuyết: Chậm trong các trò chơi; hình 3D cần cải thiện Nếu bạn cần một bo mạch chỉ dùng cho văn phòng thì có thể chọn Hercules Dynamite 3D/GL. Nó thực hiện công việc nhanh, là card duy nhất có thể chạy 3D trong chế độ màu thực (true color) với tăng tốc phần cứng. Trong thử nghiệm PowerPoint tăng cường 3D 16,8 triệu màu, bo mạch này vượt trội so với các đối thủ. Thử nghiệm 3D thuần túy cho thấy Dynamite 3D/GL kém đối với các trò chơi. Do lỗi driver, nó không chạy được Turok và đạt điểm kém trong Quake II vì chất lượng hình không đảm bảo (phai màu). Trong Redline Racer, 3D/GL cho hình ảnh khá đẹp, nhưng tốc độ lại chậm, không thích hợp với yêu cầu của trò chơi. Kết quả khá nhất với Flight Unlimited II, cả về chất lượng hình và tốc độ. Các kỹ thuật viên của Hercules sẵn sàng hỗ trợ 12 giờ/ngày. Phần mềm kèm theo gồm có các công cụ xử lý ảnh và chương trình mô hình hóa, nhưng chỉ có một trò chơi. * Hercules, www.hercules.com. Card đồ họa có thể tạo những hình ảnh tuyệt đẹp, nhưng bạn không thể tận hưởng chúng trên một màn hình tầm thường. Đây là hai yếu tố quan trọng mà bạn cần kiểm tra đối với cả màn hình và card đồ họa của mình: Tốc độ phục hồi đánh giá thời gian mà card đồ họa/màn hình tạo lại cảnh trên màn hình. Tốc độ này ít nhất phải đạt 75 Hz để tránh mỏi mắt và nhức đầu. (Đối với một số người, tốc độ này phải đạt 85 Hz mới được.) Độ phân giải màn hình là số lượng điểm được hiển thị trên màn hình. Càng nhiều điểm độ phân giải càng cao và bạn càng xem được nhiều chi tiết. Tuy tất cả các card thử nghiệm đều hỗ trợ độ phân giải đến 1600x1200, nhưng một số làm hình ảnh phục hồi bị rung khi hoạt động với độ phân giải cao như vậy. Chẳng hạn với Intense 3D Voodoo, tốc độ phục hồi bị giảm xuống 70 Hz khi độ phân giải là 1600x1200. Khi xem hình độ phân giải cao trên màn hình lớn, phải đảm bảo là card và màn hình hỗ trợ cả tốc độ phục hồi cao lẫn độ phân giải cao. Cách Setup BIOS Khi khởi động máy lần đầu tiên, máy tính sẽ đọc một tập hợp dữ liệu được lưu trong CMOS (một chip bộ nhớ đặc biệt luôn hoạt động nhờ 1 cục pin nhỏ), không có thông tin nầy máy tính sẽ bị tê liệt. Việc xác lập các thông tin nầy gọi là Setup Bios và bao giờ người bán cũng phải làm thủ tục Setup Bios ngay sau khi ráp máy. Nhưng bạn cũng phải biết cách Setup Bios để đề phòng trường hợp máy tự mất các thông tin lưu trong Bios vì các lý do như: Hết pin, nhiễu điện, virus...Hiện nay, người ta dùng Flash Ram để lưu thông tin Bios nên không cần phải có Pin nuôi trên mainboard. Tùy Mainboard, các mục trong Bios có thể khác nhau theo từng hãng chế tạo (Award, Ami, Pheonix...) nhưng về căn bản chúng vẫn giống nhau và trong phần nầy chủ yếu bàn về căn bản, còn các tính năng riêng bạn phải chịu khó tìm hiểu thêm nhờ vào các kiến thức căn bản nầy. Màn hình Bios Setup đa số là màn hình chạy ở chế độ TEXT. Gần đây đang phát triển loại BiosWin (Ami) có màn hình Setup gồm nhiều cửa sổ giống tương tự Windows và sử dụng được Mouse trong khi Setup nhưng các mục vẫn không thay đổi. Chú ý thao tác để vào Bios Setup là: Bấm phím Del khi mới khởi động máy đối với máy Đài Loan. Đối với các máy Mỹ, thường là bạn phải thông qua chương trình quản lý máy riêng của từng hãng nếu muốn thay đổi các thông số của Bios. * Bios thường: Di chuyển vệt sáng để lựa chọn mục bằng các phím mũi tên. Thay đổi giá trị của mục đang Set bằng 2 phím Page Up và Page Dn. Sau đó nhấn phím Esc để thoát khỏi mục (giá trị mới sẽ được lưu trữ). Nhấn F10 để thoát Setup Bios nếu muốn lưu các thay đổi, khi hộp thoại hiện ra, bấm Y để lưu, N để không lưu. Nhấn Esc nếu muốn thoát mà không lưu thay đổi, khi hộp thoại hiện ra, bấm Y để không lưu, N để trở lại màn hình Setup Bios. * Bios Win: Màn hình Setup xuất hiện dưới dạng đồ họa gồm nhiều cửa sổ, sử dụng được mouse nếu bạn có mouse loại: PS/2 mouse, Microsoft mouse, Serial mouse, Logitect C mouse. Dùng mouse bấm kép vào cửa sổ để mở một thành phần, bấm vào mục cần thay đổi, một cửa sổ liệt kê giá trị xuất hiện, bấm vào giá trị muốn chọn rồi thoát bằng cách bấm vào ô nhỏ ở góc trên bên trái. Nếu không có mouse, dùng các phím mũi tên để di chuyển, đến mục cần thay đổi bấm Enter, xuất hiện hộp liệt kê, chọn giá trị mới, bấm Enter, cuối cùng bấm Esc. 1. Setup các thành phần căn bản (Standard CMOS Setup): Đây là các thành phần cơ bản mà Bios trên tất cả các loại máy PC phải biết để quản lý và điều khiển chúng. * Ngày, giờ (Date/Day/Time): Bạn khai báo ngày tháng năm vào mục nầy. Khai báo nầy sẽ được máy tính xem là thông tin gốc và sẽ bắt đầu tính từ đây trở đi. Các thông tin về ngày giờ được sử dụng khi các bạn tạo hay thao tác với các tập tin, thư mục. Có chương trình khi chạy cũng cần thông tin nầy, thí dụ để báo cho bạn cập nhật khi quá hạn, chấm dứt hoạt động khi đến ngày quy định...Bình thường bạn Set sai hay không Set cũng chẳng nh hưởng gì đến hoạt động của máy. Các thông tin nầy có thể sửa chữa trực tiếp ngoài Dos bằng 2 lịnh Date và Time, hay bằng Control Panel của Windows mà không cần vào Bios Setup. Chú ý: Đồng hồ máy tính luôn luôn chạy chậm khong vài giây/ngày, thỉnh thoảng bạn nên chỉnh lại giờ cho đúng. Nhưng nếu quá chậm là có vấn đề cần phải thay mainboard. * ổ đĩa mềm (Drive A/B): Khai báo loại ổ đĩa cho ổ A và ổ B, bạn căn cứ vào việc nối dây cho ổ đĩa để xác định. ổ đĩa nối với đầu nối ngoài cùng của dây nối là ổ A, ổ kia là B. ổ có kích thước lớn là 1.2M 5.25 inch, ổ nhỏ là 1.44M 3.5 inch. Nếu không có thì chọn Not Installed. Nếu bạn khai báo sai, ổ đĩa sẽ không hoạt động chớ không hư hỏng gì, bạn chỉ cần khai báo lại. Trong các mainboard sử dụng Bios đời mới, khai báo sai loại ổ dĩa 1.2Mb thành 1.4Mb hay ngược lại, ổ dĩa vẫn hoạt động bình thường nhưng kêu rất lớn lúc mới bắt đầu đọc đĩa, về lâu dài có thể hư đĩa. Các Bios và các card I/O đời mới cho phép bạn tráo đổi 2 ổ đĩa mềm mà không cần tráo đổi dây (swap floppy drive), tức là ổ A thành ổ B và ngược lại khi sử dụng. Khi tráo đổi bằng cách Set jumper trên card I/O, bạn nhớ khai báo lại trong Bios Setup (Khi tráo bằng lịnh Swap trong Bios thì không cần khai báo lại), nhưng có ứng dụng không chịu cài đặt khi Swap đĩa mềm, nhất là các ứng dụng có bảo vệ chống sao chép. * ổ đĩa cứng (Drive C/D) loại IDE: Phần khai báo ổ đĩa cứng rắc rối hơn, bắt buộc bạn phải khai báo chi tiết các thông số, bạn khai báo sai không những ổ cứng không hoạt động mà đôi khi còn làm hư ổ cứng nếu bạn khai báo quá dung lượng thật sự của ổ cứng và cho tiến hành FDISK, FORMAT theo dung lượng sai nầy. May mắn là các Bios sau nầy đều có phần dò tìm thông số ổ cứng IDE tự động (IDE HDD auto detection) nên các bạn khỏi mắc công nhớ khi sử dụng ổ đĩa cứng loại IDE. Chúng tôi sẽ nói về phần auto detect nầy sau. Ngoài ra, các ổ cứng sau nầy đều có ghi thông số trên nhãn dán trên mặt. Bạn cho chạy Auto detect, Bios sẽ tự động điền các thông số nầy dùm bạn. Việc khai báo ổ cứng C và D đòi hỏi phải đúng với việc Set các jumper trên 2 ổ cứng. Bạn xác lập ổ cứng không phải qua đầu nối dây mà bằng các jumper trên mạch điều khiển ổ cứng. Các ổ cứng đời mới chỉ có một jumper 3 vị trí: ổ duy nhất, ổ Master (ổ C), ổ Slave (ổ D) và có ghi rõ cách Set trên nhãn. Các ổ đĩa cứng đời cũ nhiều jumper hơn nên nếu không có tài liệu hướng dẫn là rắc rối, phải mò mẫm rất lâu. * ổ đĩa cứng (Drive E/F) loại IDE: Các Bios và các card I/O đời mới cho phép gắn 4 ổ dĩa cứng, vì hiện nay các ổ dĩa CDROM cũng sử dụng đầu nối ổ cứng để hoạt động, gọi là CDROM Interface IDE (giao diện đĩa IDE) để đơn giản việc lắp đặt. Chú ý: Khai báo là NONE trong Bios Setup cho ổ đĩa CD-ROM. * Màn hình (Video) - Primary Display: EGA/VGA: Dành cho loại màn hình sử dụng card màu EGA hay VGA, Super VGA. CGA 40/CGA 80: Dành cho loại màn hình sử dụng card màu CGA 40 cột hay CGA 80 cột. Mono: Dành cho loại màn hình sử dụng card trắng đen, kể c card VGA khi dùng màn hình trắng đen. * Treo máy nếu phát hiện lỗi khi khởi động (Error Halt): Tất cả lỗi (All error): Treo máy khi phát hiện bất cứ lỗi nào trong quá trình kiểm tra máy, bạn không nên chọn mục nầy vì Bios sẽ treo máy khi gặp lỗi đầu tiên nên bạn không thể biết các lỗi khác, nếu có. Bỏ qua lỗi của Keyboard (All, But Keyboard): Tất cả các lỗi ngoại trừ lỗi của bàn phím. Bỏ qua lỗi đĩa (All, But Diskette): Tất cả các lỗi ngoại trừ lỗi của đĩa. Bỏ qua lỗi đĩa và bàn phím (All, But Disk/Key): Tất cả các lỗi ngoại trừ lỗi của ổ đĩa và bàn phím. Không treo máy khi có lỗi (No error): Tiến hành quá trình kiểm tra máy cho đến khi hoàn tất dù phát hiện bất cứ lỗi gì. Bạn nên chọn mục nầy để biết máy bị trục trặc ở bộ phận nào mà có phương hướng giải quyết. * Keyboard: Install: Cho kiểm tra bàn phím trong quá trình khởi động, thông báo trên màn hình nếu bàn phím có lỗi. Not Install: Không kiểm tra bàn phím khi khởi động. Chú ý: chọn mục nầy không có nghĩa là vô hiệu hoá bàn phím vì nếu vậy làm sao điều khiển máy. Nó chỉ có tác dụng cho Bios khỏi mất công kiểm tra bàn phím nhằm rút ngắn thời gian khởi động. 2. Setup các thành phần nâng cao (Advanced Setup): * Virut Warning: Nếu Enabled, Bios sẽ báo động và treo máy khi có hành động viết vào Boot sector hay Partition của đĩa cứng. Nếu bạn cần chạy chương trình có thao tác vào 2 nơi đó như: Fdisk, Format... bạn cần phải Disable mục nầy. * Internal cache: Cho hiệu lực (enable) hay vô hiệu hoá (disable) Cache (L1) nội trong CPU 486 trở lên. * External cache: Cho hiệu lực (enable) hay vô hiệu hoá (disable) cache trên mainboard, còn gọi là Cache mức 2 (L2). * Quick Power On Self Test: Nếu enable Bios sẽ rút ngắn và bỏ qua vài mục không quan trọng trong quá trình khởi động, để giảm thời gian khởi động tối đa. * About 1 MB Memory Test: Nếu Enable Bios sẽ kiểm tra tất cả bộ nhớ. Nếu Disable Bios chỉ kiểm tra 1 Mb bộ nhớ đầu tiên. * Memory Test Tick Sound: Cho phát âm thanh (enable) hay không (disable) trong thời gian test bộ nhớ. * Extended Bios Ram Area: Khai báo mục nầy nếu muốn dùng 1 Kb trên đỉnh của bộ nhớ quy ước, tức Kb bắt đầu từ địa chỉ 639K hay 0:300 của vùng Bios hệ thống trong bộ nhớ quy ước để lưu các thông tin về đĩa cứng. Xác lập có thể là 1K hay 0:300. * Swap Floppy Drive: Tráo đổi tên 2 ổ đĩa mềm, khi chọn mục nầy bạn không cần khai báo lại loại ổ đĩa như khi tráo bằng cách Set jumper trên card I/O. * Boot Sequence: Chọn ổ đĩa cho Bios tìm hệ điều hành khi khởi động. Có thể là C rồi đến A hay A rồi đến C hay chỉ có C. Bạn nên chọn C,A hay chỉ có C, để đề phòng trường hợp vô tình khởi động bằng đĩa mềm có Virus. Hiện nay trên các Mainboard Pentium. Bios cho phép bạn chỉ định khởi động từ 1 trong 2 ổ mềm hay trong 4 ổ cứng IDE hay bằng ổ cứng SCSI thậm chí bằng ổ CD Rom cũng được. * Boot Up Floppy Seek: Nếu Enable Bios sẽ dò tìm kiểu của đĩa mềm là 80 track hay 40 track. Nếu Disable Bios sẽ bỏ qua. Chọn enable làm chậm thời gian khởi động vì Bios luôn luôn phải đọc đĩa mềm trước khi đọc đĩa cứng, mặc dù bạn đã chọn chỉ khởi động bằng ổ C. * Boot Up Numlock Status: Nếu ON là cho phím Numlock mở (đèn Numlock sáng) sau khi khởi động, nhóm phím bên tay phải bàn phím dùng để đánh số. Nếu OFF là cho phím Numlock tắt (đèn Numlock tối), nhóm phím bên tay phải dùng để di chuyển con

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctailieu.doc