Phân tích tài chánh và phân tích rủi ro

Tài liệu Phân tích tài chánh và phân tích rủi ro: Chương 5: PHÂN TÍCH TÀI CHÁNH VÀ PHÂN TÍCH RỦI RO PHÂN TÍCH TÀI CHÁNH DỰ ÁN Nội dung phần phân tích tài chánh của dự án sẽ bao gồm việc xác định các thông số của dự án như tổng giá trị đầu tư, giá trị đầu tư tài sản cố định, chi phí của dự án, suất chiết khấu MARR, báo cáo thu nhập, dòng tiền dự án và kết quả phân tích tài chánh qua hai phương pháp giá trị hiện tại ròng NPV và suất thu lợi nội tại IRR trên hai quan điểm Chủ đầu tư và Tổng đầu tư. Tổng giá trị đầu tư Tổng giá trị đầu tư của dự án được xác định là 10 tỉ đồng, trong đó đầu tư vào tài sản cố định là 5,463,217,000đồng (bao gồm: máy móc trang thiết bị là 2,963,217,000 đồng và nhà xưởng là 2,500,000,000 đồng - chi tiết được trình bày ở mục 5.1.2 sau đây), giá trị đầu tư đất đai là 3,875,000,000 đồng và vốn lưu động là 661,783,000 đồng. Giá trị đầu tư tài sản cố định của dự án Giá trị các h...

doc18 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích tài chánh và phân tích rủi ro, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 5: PHÂN TÍCH TÀI CHÁNH VÀ PHÂN TÍCH RỦI RO PHÂN TÍCH TÀI CHÁNH DỰ ÁN Nội dung phần phân tích tài chánh của dự án sẽ bao gồm việc xác định các thông số của dự án như tổng giá trị đầu tư, giá trị đầu tư tài sản cố định, chi phí của dự án, suất chiết khấu MARR, báo cáo thu nhập, dòng tiền dự án và kết quả phân tích tài chánh qua hai phương pháp giá trị hiện tại ròng NPV và suất thu lợi nội tại IRR trên hai quan điểm Chủ đầu tư và Tổng đầu tư. Tổng giá trị đầu tư Tổng giá trị đầu tư của dự án được xác định là 10 tỉ đồng, trong đó đầu tư vào tài sản cố định là 5,463,217,000đồng (bao gồm: máy móc trang thiết bị là 2,963,217,000 đồng và nhà xưởng là 2,500,000,000 đồng - chi tiết được trình bày ở mục 5.1.2 sau đây), giá trị đầu tư đất đai là 3,875,000,000 đồng và vốn lưu động là 661,783,000 đồng. Giá trị đầu tư tài sản cố định của dự án Giá trị các hạng mục đầu tư tài sản cố định của dự án được thu thập trực tiếp từ các nhà cung cấp và phân phối tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2003. Tài sản cố định của dự án bao gồm máy móc trang thiết bị, nhà xưởng và đất đai: Đầu tư máy móc trang thiết bị Tổng trị giá đầu tư máy móc trang thiết bị là 2,963,217,000 đồng bao gồm trị giá của tất cả các danh mục máy móc, dụng cụ, trang thiết bị dùng trong sản xuất (2,112,217,000 đồng), các thiết bị phòng thí nghiệm (43,400,000 đồng), và thiết bị văn phòng (807,600,000) được mô tả ở Chương 4 - Bảng 4.1, 4.2 và 4.3. Đầu tư xây dựng nhà xưởng Chi phí xây dựng nhà xưởng là chi phí xây dựng cơ bản cho tổng diện tích nhà xưởng khoảng 3500m2. Với mặt bằng giá xây dựng tại khu công nghiệp Nhơn Trạch hiện nay, chi phí để xây dựng 1m2 nhà xưởng khoảng 750,000đ/m2, trị giá đầu tư nhà xưởng được tính toán như sau: IFact = 3500m2 x 750,000đ/m2 = 2,625,000,000 đồng Tuy nhiên, qua thảo luận với các nhà thầu, giá trên có thể thương lượng giảm xuống do yếu tố cạnh tranh giữa các nhà thầu. Trên cơ sở này, giá đầu tư xây dựng nhà xưởng được hiệu chỉnh lại như sau: IFact-Adj = 2,500,000,000 đồng Đầu tư đất đai Với tổng diện tích quy hoạch cần thiết là 10,000m2 được mô tả trong Chương 4 - bảng 4.6, và vị trí lựa chọn để xây dựng nhà máy là khu công nghiệp Nhơn Trạch được phân tích ở Chương 4 - mục 4.3.2, với chi phí thuê đất là 387,500 đồng/m2 cho thời hạn là 45 năm, ta có giá trị đầu tư vào đất đai được tính như sau: ILand = 10,000m2 x 387,500đồng/m2 = 3,875,000,000 đồng Chi phí hoạt động của dự án Chi phí hoạt động của dự án bao gồm chi phí nguyên liệu, chi phí vận hành, chi phí tài chánh và các chi phí khác. Chi phí nguyên liệu Nguyên liệu chính của quá trình sản xuất là các loại nông sản tươi sống bao gồm: hành Paro, ớt, bắp cải, các loại rau thơm, ngò gai, và kim chi. Đơn giá của từng loại nguyên liệu trên thị trường hiện nay được thu thập và liệt kê ở Bảng 5.1. Bảng 5.1: Đơn giá của các loại nguyên liệu nông sản Paro Ớt Bắp cải Rau thơm Ngò gai Kim chi Đơn giá (VNĐ/kg) 1,800 5,500 2,500 3,000 3,200 4,500 (Nguồn: Thu thập điều tra - Thị trường Đà Lạt, năm 2003) Chi phí vận hành Chi phí vận hành bao gồm các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của nhà máy như điện, nước, giao tế, thông tin liên lạc, bảo trì, lương nhân viên … được thu thập từ mô hình tương đương là Công ty Asuzac Food. Các chi phí này được liệt kê chi tiết trong Phụ Lục 7. Chi phí tài chánh Chi phí tài chánh bao gồm các chi phí lãi vay của vốn vay trung hạn đầu tư vào dự án và vốn vay phát sinh trong kỳ nếu có. Lãi suất vay được ấn định là 9.6%/năm trên số dư nợ cuối kỳ cho phương thức vay trung hạn 5 năm, trong đó có khoảng thời gian ân hạn không tính lãi vay trong thời gian đầu tư xây dựng nhà máy đến hết năm đầu tiên kể từ khi tiến hành xây dựng (số liệu Ngân Hàng Ngoại Thương - Tháng 2 năm 2003). Cấu trúc nguồn vốn Tổng vốn đầu tư là 10 tỉ đồng, trong đó 7 tỉ đồng được góp bởi các thành viên Công ty TNHH Thực Phẩm NFC (chiếm 70%), và 3 tỉ đồng là vốn vay từ ngân hàng (chiếm 30%). Xác định suất chiết khấu MARR MARR của dự án xét trên quan điểm chủ đầu tư được Hội đồng quản trị Công ty NFC xác định là 12%. Mức chiết khấu này được xác định dựa trên ba cơ sở chính sau đây: Lãi suất ngân hàng, khả năng có được các cơ hội đầu tư khác, và dựa vào MARR của Công ty Asuzac Food (12%) có cùng qui mô và lĩnh vực đầu tư. MARRChủ đầu tư = 12% MARR theo quan điểm tổng đầu tư được xác định trên cơ sở WACC của dự án: MARRTổng đầu tư = WACC = 0.7x12% + 0.3x9.6% = 11.28% Khấu hao Phương pháp tính khấu hao được áp dụng trong dự án là phương pháp khấu hao đều. Thời gian khấu hao cho các thiết bị sản xuất chính, ô tô và nhà xưởng là 10 năm. Các dụng cụ, thiết bị phòng thí nghiệm và thiết bị văn phòng có thời gian khấu hao là 5 năm. Lịch khấu hao được trình bày ở Phụ Lục 7. Trả lãi và vốn ngân hàng Số tiền đầu tư vay từ ngân hàng 3 tỉ đồng được trả hàng năm theo phương thức trả vốn gốc đều trong 5 năm. Lãi vay được tính trên tổng số dư nợ còn lại. Kế hoạch vay và trả nợ vốn vay được trình bày ở Phụ Lục 7. Năm gốc của dự án Dự án được dự định khởi công vào đầu tháng 6 năm 2003 và xây dựng trong vòng bốn tháng. Năm gốc được chọn là năm 2003 và hoạt động sản xuất được bắt đầu từ tháng 10 năm 2003. Thuế và ưu đãi đầu tư Theo Thông tư của Bộ Tài Chánh số 154 ban hành ngày 30 tháng 12 năm 1999 và Thông tư số 122/2000/TT-BTC ban hành ngày 29 tháng 12 năm 2000 qui định chung về thuế suất thuế nhập khẩu và thuế suất thuế VAT cho các trang thiết thiết bị, dụng cụ được nhập khẩu dùng để sản xuất là 0%. Cũng theo Thông tư số 51/1999/NĐ-CP ban hành ngày 8 tháng 7 năm 1999, thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn trong hai năm đầu hoạt động, hai năm tiếp theo là 12.5% và từ năm thứ 5 trở đi, mức thuế áp dụng là 25%. Trong 4 năm đầu hoạt động, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì được chuyển lỗ sang năm kế tiếp. Kết quả phân tích tài chánh Kết quả phân tích tài chánh được trình bày ở Phụ Lục 7 bao gồm: Số liệu phân tích, báo cáo thu nhập, báo cáo ngân lưu - theo hai quan điểm Chủ đầu tư và Tổng đầu tư. Kết quả của phân tích tài chánh theo hai tiêu chí NPV và IRR dựa trên hai quan điểm tổng đầu tư và chủ đầu tư cụ thể được tóm lược qua Bảng 5.3 như sau: Bảng 5.2: Kết quả phân tích tài chánh Tiêu chí đánh giá Quan điểm Chủ đầu tư Quan điểm Tổng đầu tư NPV (VNĐ) 1,915,553,410 3,014,460,629 IRR (%) 15.99% 17.12% MARR (%) 12% 11.28% Từ kết quả trên có thể kết luận đây là dự án hoàn toàn có tính khả thi về mặt tài chánh theo cả hai quan điểm vì NPV>0 và IRR>MARR. Chi tiết được tính toán ở Phụ Lục 7. PHÂN TÍCH RỦI RO Phân tích rủi ro được thực hiện qua hai phương pháp: phân tích độ nhạy, và phân tích rủi ro bằng mô phỏng. Phân tích độ nhạy Phân tích độ nhạy là quá trình nghiên cứu các biến mà khi giá trị của chúng thay đổi sẽ làm ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả của dự án. Trong quá trình phân tích tài chánh, các biến sau đây có ảnh hưởng trực tiếp đến NPV của dự án bao gồm giá bán, lượng bán, giá nguyên liệu, chi phí vận hành, suất chiết khấu và lãi vay. Tuy nhiên, đối với dự án, chỉ có các biến sản lượng, giá bán, giá nguyên liệu, chi phí vận hành được chọn làm biến phân tích vì khả năng biến động của các biến này là khó kiểm soát, trong khi biến suất chiết khấu và lãi vay thường không thay đổi trong suốt quá trình hoạt động của dự án. * Sản lượng: Sản lượng của các sản phẩm có thể không đạt được như dự kiến nhưng cũng có thể cao hơn so với dự kiến. Đối với biến sản lượng, ta có 7 biến khác nhau tương ứng cho 7 loại sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, trong 7 biến này, ta sẽ chỉ chọn các biến sản lượng cho các sản phẩm Hành Paro, Bột ớt, Bắp cải và Kim chi để phân tích vì các lý do sau đây: Đây là các sản phẩm được sử dụng phổ biến nhất trong ngành chế biến thực phẩm ăn liền. Doanh thu dự kiến của các sản phẩm này chiếm tỉ trọng cao nhất. Tổng khả năng sinh lợi cao hơn các sản phẩm khác. Tuy nhiên, các biến sản lượng này chỉ có thể tăng thêm tối đa là 30% do đã đạt đến công suất thiết kế của nhà máy, do đó ta chọn độ dao động của các biến sản lượng này từ -30% tới +30% so với mức kỳ vọng. * Giá bán: Mặc dù có những chiến lược ký kết giữ giá không đổi dài hạn đối với các nhà tiêu thụ, nhưng rủi ro về giá bán vẫn có thể xảy ra vì khi thị trường có sự biến động lớn sẽ khiến các nhà tiêu thụ có thể hủy bỏ những cam kết đã ký. Tương tự như biến sản lượng, ta cũng có 7 biến giá bán khác nhau tương ứng cho 7 loại sản phẩm khác nhau, và trong đó chỉ có các biến giá bán của các sản phẩm Hành Paro, Bột ớt, Bắp cải và Kim chi được chọn để phân tích. Với giá cả và chất lượng hàng nhập ngoại, nếu không có hàng rào thuế quan thì hàng nhập khẩu sẽ có khả năng thay thế hàng trong nước. Trên cơ sở này, độ dao động của biến giá bán sẽ được xác định dựa trên mức thuế quan đánh vào hàng nhập khẩu. Hiện nay, thuế suất thuế nhập khẩu hàng nông sản sấy là 30% do đó khả năng tối đa mức thuế suất này có thể giảm xuống là 30%. Mặt khác, để có thể cạnh tranh với hàng nhập ngoại, mức giá hàng sản xuất trong nước cần phải giảm một lượng tương ứng khi có sự giảm xuống của mức thuế suất nhập khẩu, do đó độ dao động của các biến giá bán được lựa chọn là từ -30% đến +30%. * Giá nguyên liệu: nguyên liệu ở đây được hiểu là các loại nguyên liệu chính dùng trong quá trình sản xuất. Mặc dù thực hiện chiến lược ký các hợp đồng bao tiêu dài hạn với giá không đổi với các cung cấp nông sản, tuy nhiên, sự rủi ro do biến động giá cả thị trường theo chiều hướng tăng lên có thể sẽ làm các nhà cung cấp ngưng cung cấp nguyên liệu cho dự án. Với các ghi nhận trong quá khứ, giá nguyên liệu có thể biến động ở mức cao nhất và thấp nhất lên đến khoảng 30% khi bị mất mùa hay dội chợ, do đó độ dao động của biến giá nguyên liệu được lựa chọn cũng sẽ từ -30% tới +30% so với mức tính toán ban đầu. Tương tự như biến sản lượng, biến giá nguyên liệu cũng sẽ bao gồm 7 biến giá khác nhau cho 7 loại nguyên liệu khác nhau. Tuy nhiên, với cùng lý do như các biến sản lượng, ta cũng sẽ chỉ chọn các biến chính của giá nguyên liệu để phân tích độ nhạy là Hành Paro, Bột ớt, Bắp cải và Kim chi. * Chi phí vận hành: chi phí vận hành hàng năm có khả năng thay đổi từ các nguyên nhân như dự tính chi phí vận hành thiếu hay thừa, các chi phí tiện ích phục vụ sản xuất có thể thay đổi hoặc chúng ta có khả năng tiết kiệm được các nguồn chi phí trong sản xuất. Độ dao động của chi phí vận hành được chọn từ -10% tới +30% so với mức tính ban đầu. Kết quả phân tích độ nhạy Kết quả phân tích độ nhạy được trình bày ở các bảng 5.3 đến 5.15 và các hình 5.1 đến 5.10. Các kết quả phân tích sự thay đổi của NPV theo các biến dưới đây là các kết quả phân tích dựa trên quan điểm Chủ đầu tư. Sau đây là một số nhận xét về kết quả phân tích độ nhạy: Sự thay đổi của NPV theo sản lượng Theo kết quả được thể hiện ở các bảng 5.3 đến 5.6 và hình 5.1 đến 5.4, sản lượng của sản phẩm hành Paro sấy có ảnh hưởng rất lớn đến NPV của dự án. Khi sản lượng của hành Paro giảm quá 5% sẽ làm NPV âm. Sản lượng của bột ớt sấy cũng có ảnh hưởng mạnh đến NPV, tuy nhiên khi sản lượng này sụt giảm quá 15% cũng mới làm NPV âm. Các biến còn lại của sản phẩm bắp cải sấy và kim chi sấy có ảnh hưởng tương đối đến NPV của dự án. Bảng 5.3: Độ thay đổi NPV theo sản lượng hành Paro sấy Độ thay đổi sản lượng NPV (Tỉ đồng) -30% -6.30 -20% -3.43 -10% -0.76 0% 1.92 +10% 4.40 +20% 6.84 +30% 9.20 Hình 5.1 Bảng 5.4: Độ thay đổi NPV theo sản lượng bột ớt sấy Độ thay đổi sản lượng NPV (Tỉ đồng) -30% -1.47 -20% -0.34 -10% 0.79 0% 1.92 +10% 3.00 +20% 4.03 +30% 5.06 Hình 5.2 Bảng 5.5: Độ thay đổi NPV theo sản lượng bắp cải sấy Độ thay đổi sản lượng NPV (Tỉ đồng) -30% -0.17 -20% 0.53 -10% 1.22 0% 1.92 +10% 2.60 +20% 3.23 +30% 3.87 Hình 5.3 Bảng 5.6: Độ thay đổi NPV theo sản lượng kim chi sấy Độ thay đổi sản lượng NPV (Tỉ đồng) -30% -0.79 -20% 0.00 -10% 1.02 0% 1.92 +10% 2.79 +20% 3.61 +30% 4.43 Hình 5.4 Sự thay đổi của NPV theo giá bán Theo kết quả được thể hiện ở các bảng 5.7 đến 5.10 và hình 5.5 đến 5.8, giá bán của sản phẩm hành Paro sấy có ảnh hưởng rất lớn đến NPV của dự án. Khi giá bán của hành Paro giảm quá 5% sẽ làm NPV âm. Giá bán của bột ớt sấy cũng có ảnh hưởng mạnh đến NPV, tuy nhiên khi giá bán này sụt giảm quá 15% mới làm NPV âm. Các biến còn lại của sản phẩm bắp cải sấy và kim chi sấy chỉ ảnh hưởng tương đối đến NPV của dự án. Bảng 5.7: Độ thay đổi NPV theo giá hành Paro sấy Độ thay đổi giá bán NPV (Tỉ đồng) -30% -6.30 -20% -3.43 -10% -0.76 0% 1.92 +10% 4.40 +20% 6.84 +30% 9.20 Hình 5.5 Bảng 5.8: Độ thay đổi NPV theo giá bột ớt sấy Độ thay đổi giá bán NPV (Tỉ đồng) -30% -1.47 -20% -0.34 -10% 0.79 0% 1.92 +10% 3.00 +20% 4.03 +30% 5.06 Hình 5.6 Bảng 5.9: Độ thay đổi NPV theo giá bắp cải sấy Độ thay đổi giá bán NPV (Tỉ đồng) -30% -0.17 -20% 0.53 -10% 1.22 0% 1.92 +10% 2.60 +20% 3.23 +30% 3.87 Hình 5.7 Bảng 5.10: Độ thay đổi NPV theo giá kim chi sấy Độ thay đổi giá bán NPV (Tỉ đồng) -30% -0.79 -20% 0.00 -10% 1.02 0% 1.92 +10% 2.79 +20% 3.61 +30% 4.43 Hình 5.8 Sự thay đổi của NPV theo giá nguyên liệu Theo kết quả được thể hiện ở các bảng 5.11 đến 5.14 và hình 5.9 đến 5.12, giá nguyên liệu hành Paro sấy có ảnh hưởng rất lớn đến NPV của dự án. Khi giá nguyên liệu Paro tăng trên 10% sẽ làm NPV âm. Giá nguyên liệu ớt, bắp cải và kim chi cũng có ảnh hưởng tương đối đến NPV. Tuy nhiên sự biến đổi giá này nếu có tăng lên đến 30% vẫn chưa làm NPV âm. Bảng 5.11: Độ thay đổi NPV theo giá ng.liệu hành Paro Độ thay đổi giá nguyên liệu NPV (Tỉ đồng) -30% 6.63 -20% 5.07 -10% 3.52 0% 1.92 +10% 0.21 +20% -1.49 +30% -3.19 Hình 5.9 Bảng 5.12: Độ thay đổi NPV theo giá nguyên liệu ớt Độ thay đổi giá nguyên liệu NPV (Tỉ đồng) -30% 3.54 -20% 3.02 -10% 2.49 0% 1.92 +10% 1.34 +20% 0.76 +30% 0.19 Hình 5.10 Bảng 5.13: Độ thay đổi NPV theo giá nguyên liệu bắp cải Độ thay đổi giá nguyên liệu NPV (Tỉ đồng) -30% 3.30 -20% 2.85 -10% 2.40 0% 1.92 +10% 1.43 +20% 0.94 +30% 0.46 Hình 5.11 Bảng 5.14: Độ thay đổi NPV theo giá nguyên liệu kim chi Độ thay đổi giá nguyên liệu NPV (Tỉ đồng) -30% 3.36 -20% 2.90 -10% 2.43 0% 1.92 +10% 1.41 +20% 0.89 +30% 0.38 Hình 5.12 Sự thay đổi của NPV theo chi phí vận hành Chi phí vận hành tăng sẽ làm giảm NPV và ngược lại. Khi chi phí vận hành tăng 30% thì NPV đạt được 0.61 tỉ đồng. Dự án vẫn khả thi về mặt tài chánh. Bảng 5.15: Độ thay đổi NPVù theo chi phí vận hành Độ thay đổi chi phí vận hành NPV (Tỉ đồng) -30% - -20% - -10% 2.35 0% 1.92 +10% 1.48 +20% 1.04 +30% 0.61 Hình 5.13 Kết luận về phân tích độ nhạy Khi đưa tất cả các biến vào cùng một đồ thị (Hình 5.17) có thể nhận thấy rằng biến sản lượng hành Paro, sản lượng bột ớt, sản lượng kim chi, biến giá bán hành Paro, giá bán bột ớt, giá bán kim chi và biến giá nguyên liệu của hành Paro có ảnh hưởng rất mạnh đến NPV của dự án vì độ dao động của các biến này sẽ làm NPV thay đổi rất lớn và làm NPV có thể âm. Các biến này sẽ được dùng làm biến phân tích khi tiến hành phân tích rủi ro bằng kỹ thuật mô phỏng. Các biến còn lại là sản lượng bắp cải, giá bán bắp cải, giá nguyên liệu của bột ớt, giá nguyên liệu bắp cải, giá nguyên liệu kim chi và biến chi phí vận hành có ảnh không đáng kể đến NPV của dự án. Hình 5.14: Sự thay đổi NPV theo tất cả các biến Phân tích rủi ro Phân tích rủi ro được thực hiện dựa trên kỹ thuật mô phỏng Monte Carlo. Công cụ được sử dụng là phần mềm @RISK trên Excel. Chọn biến phân tích Qua phân tích độ nhạy ta thấy rằng các biến sản lượng của các sản phẩm hành Paro, bột ớt, kim chi và biến giá bán của các sản phẩm hành Paro, bột ớt, kim chi và biến giá nguyên liệu hành Paro có ảnh hưởng rất lớn đến NPV do đó các biến này sẽ được chọn làm biến phân tích trong kỹ thuật mô phỏng. Vậy ta có tổng cộng 7 biến, 3 biến sản lượng, 3 biến giá bán và 1 biến giá nguyên liệu như vừa đã chọn. Mỗi biến này lại có 10 biến cho 10 năm hoạt động. Như vậy sẽ có tổng cộng 70 biến được đưa vào mô hình phân tích. Đặc trưng của biến phân tích Tương tự như đã xác định trong phần 5.2.1, khoản dao động của các biến phân tích được chọn từ 70% đến 130% so với mức 100% của kỳ vọng. Số lần chạy mô phỏng là 10.000 lần được xem là rất lớn để có thể xem phân phối xác suất của các biến phân tích là phân phối chuẩn. Kết quả mô phỏng Từ quá trình mô phỏng cho ta các kết quả sau: Kỳ vọng của NPV là 1,708,697,000 đồng. Giá trị nhỏ nhất quan sát được của NPV là -5,389,322,000 đồng. Giá trị lớn nhất của NPV quan sát được là 10,420,060,000 đồng. Độ lệch chuẩn của NPV là 2,077,032,000 đồng. Xác suất để NPV bằng hoặc nhỏ hơn không là 20.91% Kết quả mô phỏng được mô tả ở hình 5.15 và 5.16 dưới đây. Hình 5.15 Hình 5.16 Xác định “kỳ vọng âm” của NPV Qua kết quả phân tích rủi ro bằng kỹ thuật mô phỏng đã cho ta những số liệu của NPV như kỳ vọng, giá trị âm lớn nhất, giá trị dương lớn nhất cùng với xác suất tích lũy tương ứng xảy ra sự kiện. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu khi dự án bị rơi vào tình huống xấu, nghĩa là NPV âm thì mức “kỳ vọng âm” của NPV sẽ là bao nhiêu. Chúng ta thấy rằng hầu như bất kỳ dự án đầu tư nào cũng đều có khả năng lỗ với một xác suất lỗ nào đó. Tuy nhiên thực tế cho thấy đôi khi nhà đầu tư không cần quan tâm đến xác suất lỗ (mặc dù xác suất này có thể là lớn) nếu như nhà đầu tư đó biết được rằng nếu có lỗ thì giá trị kỳ vọng lỗ là không đáng kể. Trở lại kết quả mô phỏng được phân tích ở mục 5.2.2.3, ta thấy xác suất để NPV âm khoảng 21% có thể được xem là khá rủi ro. Do đó, việc đi phân tích thêm thông số giá trị “kỳ vọng âm” của NPV sẽ cung cấp cho ta thêm cơ sở để đánh giá mức độ rủi ro của dự án có đáng lo ngại hay không. Để tính toán thông số “kỳ vọng âm” của NPV, ta có thể sử dụng phương pháp vi phân diện tích phần phân bố âm của NPV, và áp dụng công thức thống kê sau đây để tính: x<0 E(NPVâm) = S xi*P(xi) Trong đó: E(NPVâm) : là “kỳ vọng âm” của NPV xi : các giá trị điểm âm của NPV P(xi) : xác suất để xảy ra xi Với các tiện ích trong phầm mềm mô phỏng @RISK, ta dễ dàng thu thập được các giá trị xi và P(xi). Sau khi tính toán, ta có được kết quả giá trị của E(NPVâm) như sau: E(NPVâm) = -243,754,315 đồng Nhận xét kết quả phân tích rủi ro Qua 10.000 lần chạy, theo các kết quả báo cáo sau phân tích, chúng ta nhận thấy rằng xác suất để NPV âm khoảng 21% được nhận xét là khá lớn, độ lệch chuẩn của NPV là 2,077,032,000 đồng cũng được xem là rất lớn, tuy nhiên giá trị “kỳ vọng âm” của NPV=-243,754,315 đồng được xem là nhỏ và không đáng kể. Kết hợp cả ba yếu tố xác suất để NPV âm, độ lệch chuẩn và giá trị “kỳ vọng âm” của NPV, ta có thể nhận xét đây là dự án có rủi ro nhưng mức độ rủi ro là không cao. Dự án vẫn được đánh giá là khả thi về mặt tài chánh vì có kỳ vọng NPV dương lớn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPT Tai Chinh & PT Rui Ro.doc