Những yếu tố quyết định đến mức sinh và chương trình dân số Việt Nam

Tài liệu Những yếu tố quyết định đến mức sinh và chương trình dân số Việt Nam: Xã hội học, số 3 - 1992 Những yếu tố quyết định đến mức sinh và chương trình dân số Việt Nam NGUYÊN MINH THẮNG Chương trình dân số là một trong những phần cơ bản trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Mặc dù vậy, cuộc tổng điều tra dân số năm 1989 và các cuộc điều tra khác cho thấy tỷ lệ tăng tự nhiên vẫn ở mức cao, vào khoảng 2, 2%. Thêm nữa, mỗi năm khoảng 1 triệu ca nạo phá thai chứng tỏ sự yếu kém của chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình, đặc biệt là trong việc lập chính sách, thực hiện và điều hành (Vu Quý Nhân và các đồng tác giả, 1991). Hiện nay chưa có các nghiên cứu cung cấp những cơ sở cần thiết để thiết lập các chính sách và chương trình. Từ năm 1989, đã có một vài nghiên cứu về dân số Và Xã hội liên quan đến các yếu tố quyết định đến mức sinh, sự kết hợp giữa các biến dân số vào các dự án phát triển, dự báo dân số... Nhưng những nghiên cứu này không gắn với nhau và cũng không phàn ánh cụ thể các nhân tố cơ bản về khả năng ...

pdf9 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 747 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những yếu tố quyết định đến mức sinh và chương trình dân số Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học, số 3 - 1992 Những yếu tố quyết định đến mức sinh và chương trình dân số Việt Nam NGUYÊN MINH THẮNG Chương trình dân số là một trong những phần cơ bản trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Mặc dù vậy, cuộc tổng điều tra dân số năm 1989 và các cuộc điều tra khác cho thấy tỷ lệ tăng tự nhiên vẫn ở mức cao, vào khoảng 2, 2%. Thêm nữa, mỗi năm khoảng 1 triệu ca nạo phá thai chứng tỏ sự yếu kém của chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình, đặc biệt là trong việc lập chính sách, thực hiện và điều hành (Vu Quý Nhân và các đồng tác giả, 1991). Hiện nay chưa có các nghiên cứu cung cấp những cơ sở cần thiết để thiết lập các chính sách và chương trình. Từ năm 1989, đã có một vài nghiên cứu về dân số Và Xã hội liên quan đến các yếu tố quyết định đến mức sinh, sự kết hợp giữa các biến dân số vào các dự án phát triển, dự báo dân số... Nhưng những nghiên cứu này không gắn với nhau và cũng không phàn ánh cụ thể các nhân tố cơ bản về khả năng sinh hoặc các phân tích về tính thực tế của những mục tiêu của các chương trình dân số. Mục đích của bài báo này nhằm cung cấp: 1) Phương pháp phân tích những tác động đến mức sinh hiện nay cho các nhà nghiên cứu dân số Việt Nam và những người xây dựng chính sách; 2) Một ví dụ được nghiên cứu nhằm giúp cho những người quản lý chương trình dân số trong việc điều hành và giám sát mọi vấn đề, nhất là việc tập trung ngân sách cho các khâu quan trọng của chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình. Dựa trên các kết quả của tổng điều tra dân số năm 1989. Điều tra về nhân khẩu học và y tế 1988 (DHS 188), các nghiên cứu hiện nay và các tài liệu khác về dân số và kế hoạch hóa gia đình, tôi đã tiến hành: 1 Xác định phương pháp phân tích những yếu tố tác động tới mục tiêu thực tế của chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình. 2. Xây dựng mô hình thống kê phản ánh mối quan hệ về lượng giữa xác suất của những phụ nữ có chồng sinh con trong một năm và các yếu tố ảnh hưởng tới nó. Kế hoạch hóa gia đình/ sức khỏe bà mẹ và trẻ em (FP/MCH), giáo dục, đô thi hóa, mức tử vong của trẻ em, các thái độ đối với việc sinh đẻ, khoảng cách giữa các lần sinh và tình trạng hôn nhân. 3. Vạch rõ thực tiễn và triển vọng của các biến giải thích, bàn về những mục tiêu cơ bản của chương trình dân số Việt Nam giảm tỷ lệ tăng tự nhiên và tăng tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai sau khi xác định mối quan hệ giữa một vài chỉ bảo về mức sinh - tỷ xuất sinh thô, tỷ xuất sinh chung và tỷ xuất sinh của phụ nữ đã có chồng và số sinh trong năm. 4. Những khuyến nghị SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Số liệu Số liệu phục vụ cho nghiên cứu này, đặc biệt là để xây dựng mô hình hồi quy logistic, được lấy từ cuộc điều tra DHS của Việt Nam (VNDHS) do Ủy ban quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình tiến hành vào mùa hè năm 1988. VNDHS đã dựa trên kết quả mẫu cấp quốc gia để cung cấp những ước lượng độc lập cho hai vùng chủ yếu của đất nước, Bắc và Nam, và cho các khu vực thành thị và nông thôi. Tổng số 151 phường, xã của 12 tỉnh (cả nước) được chọn một cách ngẫu nhiên như là các chùm mẫu. Từ 151 chùm này, 4806 hộ được chọn với tổng số 25386 nhân khẩu. Có 4172 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 - 49) đã từng có chồng đã được xác định là đối tượng phỏng vấn. Mặc dù vậy, trong nghiên cứu này chỉ xét đến 3734 phụ nữ hiện có chồng, vì điểm chính của nghiên cứu này là mối quan hệ giữa tỷ xuất sinh chung sau hôn nhân và các biến giải thích của nó. Tôi cũng sử dụng kết quả điều tra năm 1989 do Ban chỉ đạo điều tra dân số Trung ương xuất bản năm 1990 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 3 - 1992 (Tổng cục thống kê 1990) và báo cáo của ủy ban quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình về các hoạt động của dân số và kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam 1979 - 1989 và kế hoạch cho năm 1990 và 1991 - 1995 tại Hội nghị Dân số Việt Nam, tháng 4-1990 (NCPFP, 1990) để phân tích thực tiễn và triển vọng của các biến giải thích và những ảnh hưởng của chúng tới các mục tiêu của chương trình dân số khi mô hình hồi qui được thiết lập. Những phương pháp nhân khẩu học Nghiên cứu này áp dụng mối liên hệ giữa các chỉ báo thống kê về mức sinh (tỷ suất sinh thô, tỷ suất sinh chung và tỷ suất sinh của những phụ nữ có chồng) và các chỉ số về phân bố dân số để đưa ra một phương pháp phân tích và dự báo những thay đổi của tỷ suất sinh thông qua việc thống kê mỗi đơn vị cá thể trong điều tra nhân khẩu học và y tế. Phương pháp này dựa trên một hàm được tạo ra để phản ánh mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tổng hợp và giá trị của mỗi đơn vị cá thể trong mẫu điều tra. Bởi thế, phương pháp như vậy thích hợp với mẫu nhỏ mà mẫu đó không cho phép xây dựng phép hồi quy giữa các chỉ tiêu tổng hợp. Các phương pháp thống kê Một tập hợp các mô hình hồi quy đã được xây dựng để nghiên cứu mối quan hệ giữa các biến giải thích và xác suất sinh trong một năm và số các biến giải thích được chọn đối với phụ nữ có chồng. Các biến giải thích chủ yếu dùng trong nghiên cứu này là: Các biến về phát triển xã hội Trình độ văn hóa của phụ nữ và chồng của họ được phân tổ qua số mù chữ và biết đọc biết viết với nhóm các trình độ văn hóa khác. Tỷ lệ phụ nữ sống ở khu vực thành thị. Số con mong muốn được biểu thị qua tỷ lệ phụ nữ muốn có 3 con trở lên. Số trẻ sinh ra còn sống một năm trước thời điểm điều tra biểu thị qua tỷ lệ phụ nữ có hai con đang sống trở lên Các biến về nhân khẩu học Tuổi của phụ nữ tại thời điểm điều tra, chia theo nhóm ít hơn hoặc bằng 30 và trên 30. Tuổi kết hôn lần đầu chia theo nhóm lớn hơn 20 trở lên. Khoảng cách trung bình giữa các lần sinh (tính theo những phụ nữ có ít nhất 2 con) được biểu thị bằng độ dài thời gian lớn hơn hoặc bằng 5 năm. Các biến về kế hoạch hoá gia đình và sức khoẻ bà mẹ và trẻ em. Tỷ lệ phụ nữ đã từng sử dụng các biện pháp tránh thai (vòng, thuốc, bao cao su và triệt sản). Tỷ lệ phụ nữ có con chết. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH, NHŨNG TÁC DỤNG TỚI TỶ LỆ SINH THÔ (CBR) THÔNG QUA SỰ THAY ĐỔI CỦA ĐƠN VỊ TRONG ĐIỀU TRA MẪU Để xây dựng một pháp hồi quy cổ điển trong mô hình cần có một dãy các giá trị của các biến số. Những giá trị này là các số thống kê cá thề của mỗi đơn vị hoặc là thống kê tổng hợp của mỗi chùm trong mẫu. Chẳng hạn, để phân tích mối liên hệ giữa CBR và CPR chúng ta cần có các CBR và CPR của các chùm trong mẫu, bởi vì các thống kê tổng hợp (các CBR và CPR) không thể tính cho mọi đơn vị cá thể. Trong các nghiên cứu dân số, đòi hỏi này là khó khăn thật sự cho các nhà nghiên cứu vì phần lớn các cuộc điều tra trong nghiên cứu về xã hội và nhân khẩu học là cuộc điều tra có cỡ mẫu nhỏ. Mô hình hồi quy cần một số chùm để có được một ước lượng có ý nghĩa. Vì là mẫu nhỏ nên số đơn vị trong mẫu chùm không đủ lớn để ước lượng các thống kê tổng hợp. Một hàm số phản ánh mọi liên hệ giữa việc có hoặc không xảy ra của một tập hợp các dự kiến được xây dựng bằng phép hồi qui logistic mới có khả năng giải quyết vấn đề. Để xác định mối liên hệ hàm số khi phân tích những tác dụng tới CBR, cần phải tìm ra mối liên hệ giữa CBR và xác suất của các biến giải thích trong mô hình hồi quy logistic. Chúng ta hãy xem xét các biến chỉ tiêu sau đây: tỷ suất sinh thô (CBR), tỷ suất sinh chung Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 3 - 1992 (GFR), tỷ suất sinh chung sau hôn nhân (GFRIN), sơ sinh (NB), dân số giữa nam (MP), số phụ nữ trong độ tuổi 15 - 49 (W15-49) và những phụ nữ có chồng (W[N]). Chúng ta có các mối liên hệ: CBRff 2111 *GFR(N = ) (l), hoặc )21(GFR(N) MBff NB= (2) W(N) W(15-49) 49)-W(15 W(N_)1=f MPf 49)-W(152 =Ở đây và f2 = MP chúng ta có f1- tỷ lệ phụ nữ có chồng và f2- tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi 15 - 49 trong tổng số dân Xác suất phụ nữ có chồng sinh con trong năm có thể tính bằng: W(N) NPP = (3) Sau đó chúng ta có GFR(N) =P. Bởi vậy những thay đổi của CBR có thể được ước lượng qua những thay đối của GFR(N) hoặc những thay đổi của xác suất P. KIỂM TRA MÔ HÌNH LIGISTIC ĐỂ ĐÁNH GIÁ NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN MỨC SINH Trong 12 tháng trước cuộc điều tra, có 932 trong số 3734 phụ nữ đã sinh con (không có sinh đôi và P = 0,2496). Trong năm 1985, 1986, 1987 số sinh của những phụ nữ đó là 558; 516; 578 (P1985 = 0, 1494; P1986 = 0,1382; P1987 = 0,1548, vậy rõ ràng trong 6 tháng đầu năm 1988 đã có sự thay đổi lớn trong Mức sinh. Bởi thế việc lấy mẫu này để nghiên cứu là hấp dẫn. Thống kê đơn giản về các biến giải thích và các tham số của mô hình hồi quy logistic được trình bày trong phụ lục 1. Các biến liên quan đến các nhân tố phát triển và xã hội. Biến chữ và trình độ văn hóa: Từ khi Việt Nam được giải phóng năm 1945, Chính phủ đã chú trọng đến giáo dục toàn diện. Hệ thống giáo dục đã được tổ chức lại, trình độ giáo dục đã được nâng lên một cách vững chắc. Sự phân biệt giáo dục giữa nam và nữ đã được giảm đi. Theo cuộc điều tra dân số 1989, 77% dân số đã có trình độ giáo dục cấp cơ sở và 12,2% có trình độ cấp trung học trở lên. Sở dĩ có một vài sự khác nhau giữa số liệu của cuộc tổng điều tra và cuộc điều tra DHS là do cách định nghĩa. Tuy nhiên trình độ văn hóa thu được từ DHS có vẻ đại diện hơn Trong DHS 1988, khoảng 6% số phụ nữ được điều tra là mù chữ, 19% chỉ biết đọc, biết viết, 58% có trình độ phổ thông cơ sở (từ lớp 1 đến lớp 9), 17% có trình độ phổ thông trung học trở lên. Sự phát triển của hệ thống giáo dục có thể là lý do giúp cho phụ nữ Việt Nam có được nhận thức về vấn đề dân số, vì thế không có tác động đáng kế nào của trình độ văn hóa tới hành vi sinh sản của họ. Sự khác biệt giữa hiểu biết và thực hành về chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình cần được tìm kiếm trong khía cạnh khác. Một trong số đó là sức ép của xã hội - thái độ của cộng đồng đối với các vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình. Ảnh hưởng đáng chú ý của trình độ văn hóa của người chồng trong mô hình là chỉ tiêu gián tiếp phản ánh sức ép của xã hội lên hành vi sinh đẻ của phụ nữ. Trong mô hình, tỷ lệ nam trung bình mù chữ hoặc biết đọc, biết viết là 14,33%. Cố định các biến số khác trong mô hình, giả sử tỷ lệ này giảm 1% thì GFR(N) sẽ giảm 0, 08%. Sự khác nhau trong ảnh hưởng của trình độ văn hóa giữa chồng và vợ lên mức sinh cho thấy vai trò của nhân tố giáo dục trong các chỉ báo về dân số, đặc biệt giáo dục dân số cần được xem xét một cách đặc biệt. Hơn thế nữa, đối tượng của chương trình dân số không chỉ là phụ nữ mà còn cả những người chồng và toàn bộ cộng đồng. Đô thị hóa: Đô thị hóa có thể được coi như là một nhân tố phức tạp của phát triển. Nó thâu tóm những sự khác nhau trong hầu hết các vấn đề về kinh tế - xã hội ở các nước đang phát triển giữa các khu vực thành thị và Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 3 - 1992 nông thôn. Mức sinh ở khu vực thành thị tương đối thấp (CEB = 3, 59 tại thời điểm điều tra DHS với TFR của thời kỳ 1983 - 1987 là 2,659 và của thời kỳ 1986 - 1987 là 2,221). Trong khi đó mức sinh ở khu vực nông thôn vẫn còn khá cao, CEB tại thời điểm điều tra DHS là 5,92 tổng tỷ xuất sinh (TFR) trong thời kỳ 1983 - 1987 là 5,214 và trong năm 1986 - 1987 là 4,610. Mức sinh ở khu vực thành thị gần bằng một nửa của khu vực nông thôn. Điều đáng quan tâm là các biến thành thị/nông thôn không có ảnh hưởng đáng kể lắm tới các biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy. Điều này đúng khi các biến thu được được giải thích bằng một nhóm nhiều nhân tố khác nhau. Hơn nữa không có một ảnh hưởng đáng kể nào của các biến thành thị/nông thôn lên các biến về kế hoạch hóa gia đình hoặc các biến về số con mong muốn khi nghiên cứu hồi quy giữa các nhóm biến giải thích. Tuy nhiên, sự đóng góp của các biến giải thích này nên được quan tâm: nếu tỷ lệ phụ nữ thành thị tăng 1% thì GFR(N) sẽ giảm 0,04%. Mức sinh mong muốn: Điều tra DHS 1988 cho thấy số con mong muốn là 3, 4 con đối với toàn quốc và 42,62% phụ nữ muốn có 3 con trở lên. Trong mô hình hồi quy, nếu tỷ lệ phụ nữ muốn có 3 con trở lên giảm đi 1%, thì GFR(N) sẽ giảm 0, 07%. Trong chính sách dân số của việt Nam, giảm tỷ lệ phụ nữ có 3 con được xem như là một trong những chỉ tiêu cơ bản. Tuy nhiên, ảnh hưởng đáng kể của mức sinh mong muốn lên mức sinh trong mô hình là quan trọng đối với việc lập mục tiêu của chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình Việt Nam. Rõ ràng không dễ gì giảm được mức sinh trong khi số con mong muốn vẫn còn khá cao. Ảnh hưởng của các nhân tố lên mức sinh mong muốn sẽ được giải thích trong một nghiên cứu khác. Cũng nên có một cuộc điều tra để nghiên cứu vai trò của thông tin, giáo dục, truyền thông trong chương trình dân số và những ảnh hưởng của nó tới việc giảm sinh. Mức sinh mong muốn có liên quan chặt chẽ với số trẻ sinh ra sống và số trẻ bi chết, đó là các nhân tố khác cần được xem xét. Số trẻ sinh ra sống: Số trẻ sinh ra sống có ảnh hưởng rõ rệt tới mức sinh và thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Khi nào mà số trẻ sinh ra sống vẫn còn ít hơn số con mong muốn thì sớm hay muộn những phụ nữ vẫn tiếp tục sinh con. Vì thế nếu phụ nữ kết hôn muộn hoặc có con đầu lòng muộn thì dường như bà ta sẽ đẻ mau hơn để đạt được số con mong muốn. Số con mong muốn bị tác động bởi một nhân tố kinh tế - xã hội, cho nên khi tình trạng kinh tế - xã hội thay đổi thì số con mong muốn cũng có thể thay đổi. Trong một vài năm gần đây, chính sách kinh tế mới và mức sống được cải thiện ở Việt Nam đã làm cho người ta muốn sinh nhiều con hơn. Trong mô hình hồi quy, sự đóng góp của biến số về số trẻ sinh ra sống là có ý nghĩa.Nếu tỷ lệ phụ nữ muốn có 3 con trở lên giảm 1% thì GFR(N) có thể giảm được 0, 14%. Phân tích này có thể cung cấp chỉ báo để xem xét vấn đề sinh con thứ ba trong việc đạt mục tiêu dân số. Các biến liên quan dấn các nhân tố nhân khẩu học Phân bố tuổi. Trong Tổng điều tra 1989 và trong điều tra DHS 1988, tỷ lệ phụ nữ từ 15 đến 49 tuổi trong tổng dân số Việt Nam là 24, 7%. Một vài nghiên cứu đã dự báo rằng tỷ lệ này sẽ là 26,1% vào năm 1995 (NCPFP 1990). Tỷ lệ phụ nữ có chồng dưới 30 tuổi điều tra DHS 1988 là 48% và có thể sẽ là 43% trong năm 1995. Chi tiêu này giảm là do giảm sinh trong 10 năm qua. Sự thay đổi trong phân bố này có thể làm giảm GFR(N) trong mô hình xuống còn 2,1% trong khoảng 6 năm. Tuổi kết hôn lần đầu và tuổi sinh con lần đầu: Trong nghị định số 29 của Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12/8/1981, đã đề ra 3 mục tiêu phải đạt được trong việc tiến hành các chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình. Một trong số đó là: phụ nữ không nên lấy chồng quá sớm và những phụ nữ có chồng nên sinh con ở độ tuổi từ 22 trở lên. So sánh với những mục tiêu này, kết quả thu được từ cuộc điều tra DHS 1988 cho thấy một vài số thống kê về tuổi kết hôn lần đầu và tuổi khi sinh con đầu lòng. Số phụ nữ thành lập gia đình ở độ tuổi dưới 20 là ít hơn và chỉ một nửa số phụ nữ độ tuổi từ 20 đến 24 hiện nay Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 3 - 1992 đã kết hôn. Điều đó góp phần làm tăng tuổi kết hôn trung bình và tuổi trung bình khi sinh con đầu lòng (xem bảng l). Tuổi kết hôn trung bình của nam giới là 24, 5 và của nữ giới là 23, 2. Tuy nhiên, trong mô hình hồi quy tuổi kết hôn lần đầu và tuổi sinh con đầu lòng không ảnh hưởng đáng kể tới mức sinh vì quan niệm xã hội về quy mô gia đình. Việc giảm tỷ lệ phụ nữ lấy chồng hoặc sinh con đầu lòng muộn không đóng vai trò quan trọng trong việc giảm mức sinh. Giảm 1% giá trị của biến số này chỉ có thể góp phần giảm 0, 04% của biến phụ thuộc. Bảng 1. Tuổi trung bình khi kết hôn lần đầu và tuổi khi sinh con đầu lòng, thời kỳ 1955 - 1988 ở Việt Nam. Tuổi trung bình Thời kỳ Kết hôn lần đầu Sinh con đầu lòng 18.1(1.7) 17.5(1.8) 1955-59 20.6(2.0) 19.3(2.2) 1960-54 22.3(2.9) 20.2(3.0) 1965-69 22.7(3.6) 20.4(3.3) 1970-74 22.6(3.5) 20.4(3.2) 1975-79 22.9(3.5) 21.0(3.5) 1980-84 22.5(3.6) 21.8(3.7) 1985-89 Nguồn điều tra về nhân khẩu họcvà y tế năm 1988 (DHS 1988) Các số trong dấu ngoặc đơn là độ lệch chuẩn Trong phạm vi chương trình dân số Việt Nam rõ ràng việc giảm tuổi kết hôn lần đầu và tuổi sinh con đầu lòng không thể là những biến then chốt. Khoảng cách giữa các lần sinh: Một chỉ tiêu quan trọng của chương trình dân số hiện nay là khoảng cách giữa các lần sinh phải hơn 5 năm. Trong DHS 1988, chỉ có 4% số phụ nữ được hỏi là có khoảng cách trung bình giữa các lần sinh hơn 5 năm. Biến số này có ảnh hưởng quan trọng tới mức sinh. Nó cho thấy trong những năm tới, chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình nên coi biến số này như là chi tiêu then chốt. Trên cơ sở mô hình hồi quy, nếu tỷ lệ phụ nữ có khoảng cách trung bình giữa các lần sinh là hơn 5 năm tăng lên 1% thì GFR(N) có thể giảm 0,11% Biến số liên quan đến kế hoạch hóa gia đình và MCH Thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Chương trình kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam bắt đầu từ đầu những năm 1960 ở miền Bắc. Lúc đó, mục tiêu của chương trình là giảm tỷ lệ phát triển dân số. Chương trình chủ yếu cung cấp vòng tránh thai (IUD). Người chấp nhận hầu hết là cán bộ công nhân viên nhà nước và dân thành thị. Chương trình kế hoạch hóa gia đình được Bộ Y tế tiến hành thông qua mạng lưới các cơ quan y tế, trung tâm y tế xã ở cấp xã. Phòng khám đa khoa ở cấp huyện, bệnh viện ở cấp tỉnh/thành phố cũng như các đội tuyên truyền lưu động. Số liệu từ DHS1988 cho thấy chương trình kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam rõ ràng là chương trình một - phương pháp (one-method). Hơn 90% số phụ nữ được hỏi đã biết hoặc đã nghe thấy nói về một hoặc vài biện pháp tránh thai hiện đại, song nửa non trong số họ nói rằng họ đã biết về thuốc và bao cao su. Điều đó dường như liên quan tới việc đẩy mạnh dùng vòng hơn là dùng các biện pháp khác. Tỷ lệ chấp nhận biện pháp tránh thai ở Việt Nam là 53% khi được phỏng vấn, 72% trong số này sử dụng các phương pháp hiện đại (vòng, thuốc, bao cao su và triệt sản), và 88% số người đang dùng các biện pháp tránh thai hiện đại là dùng vòng. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 3 - 1992 Một trong số ít phụ nữ nói họ dùng thuốc, bao cao su hoặc triệt sản. Theo điều tra tiếp cận (SAC) do Viện bảo vệ bà mẹ và trẻ em sơ sinh tiến hành thì chỉ 49% phụ nữ sống ở những vùng được các trung tâm y tế xã cung cấp được các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (United Nations 1991). Trong bảng 2 tôi trình bày tỷ lệ phụ nữ và các biện pháp tránh thai hiện đại là có sẵn cho họ. Trong phụ lục 2, mô hình hồi quy logistic để phân tích việc sử dụng hiện nay các biện pháp tránh thai hiện đại (vòng, thuốc, bao cao su và triệt sản) cho thấy vòng, thuốc và bao cao su sẵn có ở trung tâm y tế xã có ảnh hưởng đáng kể tới việc dùng các biện pháp tránh thai. Tuy nhiên, tác động ngược lại của biến "thuốc tránh thai có sẵn hay không" chứng tỏ rằng cần phải có những hiểu biết về sử dụng thuốc. Bởi vì 99%, 92% và 82% phụ nữ ở những nơi mà vòng, bao cao su và thuốc tương ứng được cung cấp ở trung tâm y tế xã hoặc bệnh viện huyện hoặc phòng khám đa khoa thì khoảng cách từ xã tới bệnh viện huyện hoặc phòng khám đa khoa có ảnh hưởng quan trọng tới việc dùng các biện pháp tránh thai. Bảng 2. Tý lệ phụ nữ dược cung cấp các dịch và tránh thai. Biện pháp Bệnh viện Phòng khám Trung tâm tránh thai huyện da khoa y tế xã 95 51 35 Vòng 89 34 29 Bao cao su 78 1 25 Thuốc 24 2 0 Triệt sản nữ 72 0 31 Triệt sản nam Nguồn: United Nations 1990 Ở Việt Nam, cơ sở y tế của nhà nước là nơi cung cấp chủ yếu các biện pháp tránh thai hiện đại. Gần 45% những người đang dùng các biện pháp tránh thai là do trung tâm y tế xã cung cấp. Khu vực tư nhân đang bắt đầu đóng vai trò trong việc cung cấp các biện pháp tránh thai (28% số người dùng thuốc và bao cao su do tư thương cung cấp). Mặc dù các biện pháp này vẫn còn chưa có ý nghĩa, nhưng chúng tôi cho rằng đẩy mạnh chiến dịch sử dụng thương nghiệp bán lẻ có thể mở rộng một cách đáng kể việc sử dụng các biện pháp này và tăng tính hiệu quả của chương trình kế hoạch hóa gia đình. Phân tích này cho thấy cần phải tăng cường tính hiệu quả của chương trình kế hoạch hóa gia đình. Từ mô hình hồi quy, tỷ lệ phụ nữ đã từng sử dụng các biện pháp tránh thai (tính cho thuốc, bao cao su và vòng triệt sản) là 48% Giả sử tỷ lệ này tăng lên 1% thì GFR(N) có thể giảm 0, 24%. Mục tiêu của chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình trong năm 1991 - 1995 là tăng CPR với mức 2% mỗi năm để giảm CBR 0,5%. Trong phương trình (1) chúng ta có thể tìm thấy mối liên hệ giữa CPR bà CBR thông qua mô hình hồi quy. Mức tử vong của trẻ em: Tỷ lệ phụ nữ có trẻ tử vong có ảnh hưởng lớn tới mức sinh. Nếu chương trình MCH được tăng cường và tỷ lệ trung bình phụ nữ có con chết (trong mô hình) giảm 1% thì GFR có thể giảm 0, 17%. Trong phạm vi về mức sinh, khái niệm về gia đình lớn không chỉ phụ thuộc vào mức chết của trẻ em mà cả vào mức chết của trẻ sơ sinh. Trong DHS, một phụ nữ nói rằng họ chỉ muốn có 2 hoặc 3 con nhưng họ phải sinh nhiều hơn thế để dự phòng khi một vài đứa con của họ bị chết thì họ vẫn còn vài đứa. Số liệu của DHS cho thấy 234 trẻ bị chết trong độ tuổi từ 1 đến 5 trong tổng số 13. 137 trẻ được sinh ra của những phụ nữ trong diện điều tra. Điều đó chứng tỏ vai trò quan trọng của chương trình MCH ở Việt Nam. Một số tham số của các mối liên hệ trong mô hình đối với chỉ tiêu sinh khác. Theo số liệu của DHS: Tổng số dân trong mẫu 25.386 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 3 - 1992 Số phụ nữ trong độ tuổi 15 - 49 6.302 Phụ nữ có chồng 3.890 (Trong tổng số phụ nữ đã từng có chồng 4.172) Tính fi và f2 trong phương trình (4) ta có f1 = 3890/6320 = 0,617 f2 = 6302/25386 = 0, 248 Từ (1): CBR = fi* f2*GFR(N) = fl* f2*P (4) Giả sử mô hình hôn nhân không thay đổi trong vài năm tới, thì: CBR = 0, 617*f2*GFR(N) (5) Bởi vậy CBR sẽ phụ thuộc vào sự thay đổi của f2 và GFR(N). Theo dự đoán của ủy ban quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình, năm 1995 f sẽ là 26%, như vậy mối liên hệ của CBR và GFR trong 5 năm sẽ được ước lượng như sau: CBR = 0,617* 0,26*GFR(N) = 0,16* GFR(N) (6) Từ (6) nếu GFR(N) giảm 1% thì CBR sẽ giảm 0,16%. Tham số trong phương trình (6) có thể được thay đổi bằng số liệu mới nhất qua thống kê sinh đẻ. Dựa trên mối quan hệ của CBR và GFR(N) hay xác suất để một phụ nữ sinh con trong một năm nhất định và một vài phân tích ở trên, người lập chính sách có thể dễ dàng biến đổi sự ảnh hưởng của các biến giải thích tới CBR khi đề ra mục tiêu của chương trình. Để lập các mục tiêu về dân số, các tham số của mô hình có thể được tính bằng những số liệu mới nhất, sau đó nên xem xét khả năng thay đổi của mỗi nhân tố trong mối liên hệ của chúng thông qua mô hình. CÁC KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Nghiên cứu này cùng với những phát hiện khác trong DHS của Việt Nam là quan trọng trong việc lập các chính sách ở một vài phương diện. Thứ nhất, mặc dù trong mười năm qua mức sinh đã giảm xuống nhưng vẫn còn khá cao. Nó có thể tăng lên khi sức ép của cuộc khủng hoảng kinh tế không còn. Phụ nữ thành thị ngày nay có đủ khả năng về kinh tế để có nhiều con như họ mong muốn. Ở nông thôn, chính sách kinh tế mới làm cho hệ thống nông nghiệp cần rất nhiều lao động có thể là nhân tố phản tác dụng trong việc giảm sinh. GFR(N) đó bỗng nhiên tăng lên trong 12 tháng trước cuộc điều tra có thể là một chỉ tiêu chứng tỏ điều đó. Bởi vậy với mức sinh và tử hiện nay, thì mục tiêu của Chính phủ là tăng 1,7% năm 1990 rõ ràng là không hiện thực. Thứ hai, nghiên cứu ảnh hưởng của trình độ văn hóa cho thấy tăng cường chương trình IEC để tạo ra sự thay đổi đáng kể trong nhận thức và thái độ của cộng đồng về hậu quả của các vấn đề về dân số và gia đình đông người là quan trọng, là bước cơ bản của chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình. Việc đẩy mạnh chương trình dân số với khẩu hiệu "mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có một hoặc hai con" đã giảm tỷ lệ phụ nữ có con thứ ba và có khoảng cách giữa lần sinh thứ nhất và thứ hai hơn 5 năm là thích hợp. Thứ ba, ảnh hưởng của các biến về kế hoạch hóa gia đình cho thấy trong những năm tới chương trình kế hoạch hóa gia đình sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc giảm sinh. Để tăng CPR, các biện pháp tránh thai, đặc biệt là bao cao su và thuốc tránh thai nên có sẵn ở các trung tâm y tế xã và nên tăng cường các dịch vụ tại các xã thông qua các đội kế hoạch hóa gia đình lưu động (bao gồm cả chất lượng và thời gian phục vụ) . Thêm vào đó là hướng dẫn người sử dụng hiểu biết và dùng thuốc tránh thai. Do vậy mà hệ thống chăm sóc sức khỏe cần phải được chú trọng hơn nữa. Phụ lục 1. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 3 - 1992 Thống kê đơn giản và các ước lượng các tham số của mô hình hồi quy logistic để phân tích mối quan hệ giữa xác suất sinh của phụ nữ và các biến giải thích. Biến số Trung vi Tham số Hằng số -1,8324* Tuổi 0.4845 1,1760* Tỉnh độ văn hoá 0.2542 -0,1545 Trình độ văn hóa của chồng 0.1433 0,2856** Thành thị 0.2193 -0,1242 Sử dụng biện pháp tránh thai 0.4764 -0,8195* Khoảng cách giữa các lần sinh 0.0362 -0,3607 Kết hôn 0.4724 0,1373 Tử vong của trẻ em 0.1004 0,5908* Số con mong muốn 0.5228 0,4803* Tổng số sinh ra sống 0.4301 0,2281** (*) Mức ý nghĩa hơn 0. 001 (**) Mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05 Phụ lục 2 Thống kê đơn giản và các ước lưọng tham số của mô hình hồi quy logistic để phân tích việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Biến số Trung vi Tham số Đối với dịch vụ kế hoạch hoá gia đình Ở trung tâm y tế xã Số giờ mở cửa (> 24 giả một tuần và dưới 24 giờ) 0,2343 0,4148** Có thuốc 0,4309 -0,7393* Có vòng 0,3341 -0,8108* 0,2788 0,1854 Có bao cao su Đối với các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình ở bênh viện huyện và bệnh viện đa khoa Khoảng cách từ xã tới bệnh viện hoặc phòng khám da khoa (< l0km) 0,9234 0,4713** Phương tiện di là công cộng sẵn có 0,2409 0,4916* -1,3526* Hăng số (*) Mức ý nghĩa hơn 0. 001 (**) Mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,01 TÀI KIỆU THAM KHẢO 1. Ủy ban quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình, Điều tra về Y tế và nhân khẩu học 1988, Hà Nội, 11/1990. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 3 - 1992 2. Tổng cục thống kê, Kết quả điều tra mẫu tổng điều tra dân số 1989, Ban chỉ đạo tổng điều tra trung ương, Hà Nội, 1990. 3. Vũ Quý Nhân, Nguyễn Minh Thắng, Phạm Bích San, Vũ Duy Mân, James Allman, Những gợi ý về chính sách của điều tra y tế và nhân khẩu học 1988 đối với chương trình dân số Việt Nam. Bài thuyết trình tại Hội nghị Điều tra Y tế và nhân khẩu học, Washington, DC 5-7/8/1991. 4. Các hoạt động về dân số và kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam, 1929 - 1989. Kế hoạch cho năm 1990, 1991-1995, Hội nghị dân số Việt Nam, 17-18/4/1990, Ủy ban quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình, Hà Nội, 1991. 5. Liên hợp quốc, Tiếp cận các biện pháp tránh thai, Tập nghiên cứu dân số châu á, số 103A, LHQ, 1990. 6. Nguyễn Minh Thắng, Phân tích mật lượng các nhân tố ảnh hưởng tái mức sinh của Việt Nam Thông tin dân số, số 4/1990, Tổng cục thống kê. 7. Donald J. Bogue, Các kỹ thuật nhân khẩu học trong phân tích mức sinh, Trường tổng hợp Chicago, 1971. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso3_1992_nguyenminhthang_1514.pdf