Nhân vật phụ nữ trong tiểu thuyết của Gabriel García Márquez - Nguyễn Thị Hảo

Tài liệu Nhân vật phụ nữ trong tiểu thuyết của Gabriel García Márquez - Nguyễn Thị Hảo: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0078 Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 10, pp. 17-22 This paper is available online at NHÂN VẬT PHỤ NỮ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA GABRIEL GARCÍA MÁRQUEZ Nguyễn Thị Hảo Trung tâm Đại học và Nghề nghiệp, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Tóm tắt. Bài viết nghiên cứu về nhân vật phụ nữ trong tiểu thuyết của Gabriel García Márquez (G.G.Márquez) với các nội dung: Các kiểu nhân vật nữ và thông điệp về tình yêu thương; Nghệ thuật xây dựng nhân vật phụ nữ. Kết quả nghiên cứu của bài viết góp phần khẳng định đóng góp trong lĩnh vực tiểu thuyết của nhà văn G.G.Márquez với nền văn học thế giới. Từ khóa: Gabriel García Márquez, tiểu thuyết Mỹ Latinh, nhân vật phụ nữ, văn học hiện thực huyền ảo, văn học hậu hiện đại. 1. Mở đầu G.G.Márquez là tác giả vĩ đại của nền văn học Mỹ Latinh. Tiểu thuyết của nhà văn là bức tranh sinh động về số phận của các nhân vật: phụ nữ, kẻ độc tài, hồn ma,. . . Trong đó, phụ nữ là một trong những kiểu nhân...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 667 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhân vật phụ nữ trong tiểu thuyết của Gabriel García Márquez - Nguyễn Thị Hảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0078 Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 10, pp. 17-22 This paper is available online at NHÂN VẬT PHỤ NỮ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA GABRIEL GARCÍA MÁRQUEZ Nguyễn Thị Hảo Trung tâm Đại học và Nghề nghiệp, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Tóm tắt. Bài viết nghiên cứu về nhân vật phụ nữ trong tiểu thuyết của Gabriel García Márquez (G.G.Márquez) với các nội dung: Các kiểu nhân vật nữ và thông điệp về tình yêu thương; Nghệ thuật xây dựng nhân vật phụ nữ. Kết quả nghiên cứu của bài viết góp phần khẳng định đóng góp trong lĩnh vực tiểu thuyết của nhà văn G.G.Márquez với nền văn học thế giới. Từ khóa: Gabriel García Márquez, tiểu thuyết Mỹ Latinh, nhân vật phụ nữ, văn học hiện thực huyền ảo, văn học hậu hiện đại. 1. Mở đầu G.G.Márquez là tác giả vĩ đại của nền văn học Mỹ Latinh. Tiểu thuyết của nhà văn là bức tranh sinh động về số phận của các nhân vật: phụ nữ, kẻ độc tài, hồn ma,. . . Trong đó, phụ nữ là một trong những kiểu nhân vật tiêu biểu. Tìm hiểu về kiểu nhân vật này, một số công trình nghiên cứu đã tiếp cận từ những bình diện khác nhau: Lorna arejola Billanes phân tích hình ảnh nhân vật phụ nữ từ các tiếp cận về đặc điểm chung (phụ nữ bị tổn thương, phụ nữ quyền lực) [10], Phụ nữ với tình yêu trong nghiên cứu của Phan Tuấn Anh [1]; Phụ nữ với tình dục trong nghiên cứu của Mike Giuffrida [9],... Các công trình nghiên cứu về vấn đề này chủ yếu mới chỉ ra đặc điểm của một số dạng nhân vật phụ nữ, chưa đi sâu phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật. Tiếp cận nhân vật phụ nữ trong tiểu thuyết của G.G.Márquez từ góc độ thi pháp học, bài viết đưa ra cách phân loại các dạng nhân vật phụ nữ theo đặc điểm thi pháp xây dựng nhân vật, cách phân loại này khác hoàn toàn so với những cách phân loại trước đây. Bài viết cũng chỉ ra ý nghĩa của từng kiểu dạng, phân tích thủ pháp xây dựng nhân vật. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Các kiểu nhân vật phụ nữ trong tiểu thuyết của G.G.Márquez và thông điệp được gửi gắm Trong tiểu thuyết của G.G.Márquez, phụ nữ xuất hiện với những kiểu khác nhau, một số kiểu tiêu biểu là: người đẹp say ngủ, người đẹp không thuộc về trần thế phụ nữ tự do tình dục, phụ nữ lai đen và phụ nữ lớn tuổi. Ngày nhận bài: 15/5/2016. Ngày nhận đăng: 2/10/2016 Liên hệ: Nguyễn Thị Hảo, e-mail: nguyenthihao1985@gmail.com 17 Nguyễn Thị Hảo Người đẹp say ngủ là kiểu nhân vật bắt gặp nhiều trong các tác của các nhà văn trên thế giới (Người đẹp say ngủ của Kawabata Yasunari, Chết ở Viên của Thomas Mann,. . . ). Kiểu nhân vật này thường gắn liền với những người đàn ông già cả, nỗ lực tìm về quãng đời tuổi trẻ của mình bỗng bắt gặp những tình cảm khác, mong manh nhưng nhân văn và ấm áp tình người. Tiêu biểu là cô bé 12 tuổi trong Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi. Sự trong sáng, thánh thiện của cô bé đã làm cho nhà báo 90 tuổi cảm thấy được niềm vui đích thực của cuộc sống và đặt cho cô cái tên thân thương: Delgadina. Người đẹp say ngủ gợi cho độc giả sự thanh thản, trong sáng trong tâm hồn của phụ nữ ở bất kì độ tuổi nào. Tuy chỉ xuất hiện trong số ít tiểu thuyết của NV, nhưng chỉ qua Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi cũng đủ để người đẹp say ngủ thành một kiểu nhân vật tiêu biểu. Bởi lẽ, chính kiểu nhân vật này đã đánh thức tình thương yêu cùng với: “niềm thích thú khi ngắm nhìn toàn thân thể người phụ nữ ngủ say mà không bị áp lực của dục vọng hay bối rối vì ngượng ngùng” [5;36]. Nói khác đi, sự thánh thiện của phụ nữ là vẻ đẹp tiềm ẩn, có tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và tình cảm của con người. Đến mức, so với mục đích ban đầu khi nhà báo già tìm đến cô, gần như ông làm hoàn toàn ngược lại, không phải chỉ một đêm với cô gái trinh nguyên, mà ông còn trở lại nhiều đêm, nhưng không phải để tìm trinh nguyên trong thể xác cô bé mà tìm trinh nguyên trong tâm hồn của cô. Thay vì tìm đến cô để che chở sự cô đơn của tuổi già, ông lại che chở cho cô bé. Đó cũng chính là thông điệp mà nhà văn muốn mang đến cho độc giả, khi có tình yêu, thì mọi ưu phiền, nỗi cô đơn sẽ bị đẩy lùi. Bên cạnh người đẹp say ngủ, người đẹp không thuộc về trần thế, tiêu biểu là Remedios - Người đẹp trong Trăm năm cô đơn cũng là một kiểu nữ nhân vật tiêu biểu. Nàng là cô gái khác thường từ hình dáng cho đến cách ứng xử. Remedios không thể hòa nhập với cuộc sống trần thế và cuối cùng cô đã ra đi theo cách cũng không giống người trần thế. Nhân vật người đẹp không thuộc về trần thế mang đến thông điệp về tình yêu đích thực. Những mối tình không xuất phát từ tình cảm chân thành, không biết thể hiện tình yêu, chỉ hướng đến nhục dục sẽ tự bị thiêu hủy, thậm chí chủ nhân đơn phương của nó còn phải chết tức tưởi và tất nhiên không được người đẹp đáp lại. Một trong những kiểu nữ nhân vật gây ấn tượng mạnh mẽ với độc giả trong tiểu thuyết của G.G.Márquez là phụ nữ tự do tình dục. Họ khao khát và có khả năng tình dục mãnh liệt, thỏa mãn và giúp đối phương có thể đạt được khoái lạc tình dục, phổ biến là các bà quả phụ (các bà quả phụ trong Tình yêu thời thổ tả, Hồi ức về một cô gái điếm buồn của tôi, Trăm năm cô đơn) và những cô gái điếm (trong Hồi ức về một cô gái điếm buồn của tôi, Trăm năm cô đơn, Tướng quân giữa mê hồn trận), đôi khi là những cô gái chưa chồng (trong Tướng quân giữa mê hồn trận, Hồi ức về một cô gái điếm buồn của tôi). Họ cũng là những người phóng túng, thường không có nhu cầu ràng buộc về gia đình, mà chỉ cần thỏa mãn tình dục. Các bà quả phụ từng khiến cho những chàng trai trẻ chưa một lần bước vào tình dục ngây ngất trên giường, quên đi những đau buồn trong cuộc sống tại thời khắc đó. Ý nghĩa đặc biệt trong khi khắc họa kiểu nhân vật tự do tình dục, đặc biệt là những cô gái điếm là nhà văn đã mang đến cho độc giả cái nhìn đa trị, trong đó đề cao bản năng của người phụ nữ. Bản năng tình dục không phải là điều đem ra phê phán, mà được nhà văn miêu tả rất thực. Thông thường, khi nghĩ tới những cô gái điếm, người ta hay xếp họ vào thành phần rác rưởi, cặn bã của xã hội. Tuy nhiên, những cô gái điếm trong tiểu thuyết của ông lại có những nét đáng yêu của họ, hay ít ra họ cũng còn có những người thực sự cần đến mình chứ không phải chỉ để khách làng chơi mua vui. Cô gái làm lay động, thức tỉnh tình yêu trong sáng trong tâm hồn nhà báo 90 tuổi với vẻ trong sáng, sợ sệt của một cô gái điếm. Nhắc đến nhân vật nữ trong sáng tác của G.G.Márquez, chúng ta không thể không kể đến các cô gái lai đen. Kiểu nhân vật này bước vào tiểu thuyết của nhà văn từ hiện thực, sống động và rất đời. Cội nguồn văn hóa Mỹ Latinh là sự tổng hòa của nhiều dân tộc, màu da, trong đó da trắng là đối tượng có vị thế cao nhất, da đen là đối tượng có vị thế thấp nhất, thường làm nô lệ, bị 18 Nhân vật phụ nữ trong tiểu thuyết của Gabriel García Márquez trị và tất yếu gắn liền với sự lạc hậu. Các cô gái da đen đương nhiên chịu chung số phận với người da đen, bị khinh rẻ. Tuy nhiên, những cô gái lai đen lại đặc biệt lên ngôi trong sáng tác của nhà văn. Sự say đắm của nhà văn với Martina Fonseca – người đàn bà lai đen khi còn sống cũng chính là một trong những lí do cá nhân khiến nhà văn có cảm tình đặc biệt với kiểu phụ nữ này. Các cô gái lai đen trong tiểu thuyết của nhà văn đều xinh đẹp, có sức cuốn hút kì lạ, phần lớn đều xuất thân từ gia đình danh giá và là người có học thức. Họ làm cho những người đàn ông mẫu mực nhất cũng phải ngã gục trong tình yêu và tình dục. Họ đều có cá tính, mà những người đàn ông không dễ dàng gì có thể vượt qua cửa ải ái tình. Ngoài ra, một số phụ nữ lai đen có biệt tài và có thể làm được những việc quan trọng: giải thoát Tướng quân khỏi vụ ám sát, giải tỏa nỗi u sầu cho các thế hệ trong dòng họ Buendía,. . . Bác sĩ Ucbino, cả đời làm người chồng mẫu mực và hoàn hảo, vẫn phản bội vợ vì phải lòng Bacbara Lin – nữ tiến sĩ thần học lai đen. Florentino Ariza cũng đắm say trong các mối tình với phụ nữ da đen (Xara Noriega, Olympia, Naxaret, Sangtande,..) đều là phụ nữ lai đen. Các cô gái với sức mạnh và ham muốn tình dục, cũng như sự thoải mái của tư tưởng không ràng buộc các chàng trai trong quan hệ yêu đương. Những cô gái lai đen thể hiện cái nhìn đa trị của nhà văn. Dù ít dù nhiều, tuy có tư tưởng nhân văn và tiến bộ, G.G.Márquez cũng bị ảnh hưởng bởi tư tưởng phân biệt màu da. Những cô gái da đen không được nhà văn đề cập đến nhiều, nhưng những cô gái lai đen lại được nhắc đến nhiều hơn. Sự say đắm của những nhân vật tiếng tăm, có học thức và địa vị trong xã hội với những cô gái lai đen phần nào khẳng định sức cuốn hút của đối tượng này. Ảnh hưởng từ bà và mẹ nhiều trong quá trình sáng tác, phụ nữ lớn tuổi bước vào tác phẩm của ông chân thực, tự nhiên và như một lẽ đương nhiên. Phụ nữ vào tuổi trung niên cho đến ngoài trăm tuổi đều xuất hiện trong tiểu thuyết của nhà văn. Trong cuộc phỏng vấn về Trăm năm cô đơn do Dreifus thực hiện, ông tâm sự rằng cuốn tiểu thuyết chỉ viết về 100 năm cô đơn, nhưng ông lại nhận ra một cách thường xuyên là bà cụ Úrsula sống quá lâu và cố gắng để cho bà chết đi nhưng cuối cùng bà vẫn tiếp tục sống, thậm chí ngay cả sau khi tác phẩm kết thúc. Nhân vật này cũng đã được khắc họa qua hình ảnh Bà mẹ vĩ đại trong Đám tang của Bà Mẹ vĩ đại và quả thật bà cụ xứng đáng làm chủ nhà khi dũng cảm đối mặt và chống lại tư tưởng hẹp hòi đóng cửa không giao lưu của cô con dâu cũng như những người đàn ông xung quanh bà. Cùng với tuổi tác, tính quyết đoán và quyền năng làm chủ gia đình là đặc điểm nổi bật của phụ nữ lớn tuổi. Tranxito Ariaza - mẹ của Florentino Ariza trong Tình yêu thời thổ tả cũng là người đã cho anh những lời khuyên về tình yêu, cuộc sống, đưa ra những quyết định chính xác trong những thời điểm gay go nhất. Khi bị Fermina Daza từ chối, anh vô cùng đau khổ, mẹ của Florentino Ariza ngay lập tức quyết định rằng phải đưa anh vào hãng tàu thủy làm. Mặc dù đi xa không phải là cách mà Florentino Ariza nghĩ sẽ quên được Fermina Daza, nhưng nó đã có tác dụng nhất định đối với tâm trạng của anh. Trong Trăm năm cô đơn, người quyết định cách trang hoàng nhà cửa không phải là đàn ông mà là cụ Úrsula khi còn cai quản ngồi nhà và Fermina khi cụ Úrsula đã già. Ý thức về hậu quả của cuộc sống khép kín, bà cũng là người ra lệnh cho trang hoàng ngôi nhà và mở cửa đón khách. Vì thế, thời kì bà cai quản ngôi nhà cũng chính là thời kì Macondo thịnh trị nhất. Ngay cả đối với phạm vi ngoài gia đình, tính quyết đoán của Úrsula vẫn có hiệu quả. Trong thời gian đại tá Aureliano Buendía và đại tá Herinenco Márquez đều bị giam giữ, khi bố mẹ của đại tá Herinenco Márquez đến thăm, bọn lính đã lấy báng súng nện cho một trận rồi đuổi đi. Úrsula với bản tính kiên quyết vốn có đã một mình đến thẳng trại lính, khi bị ngăn cản, bà khăng khăng: “Muốn thế nào thì thế, tôi cứ vào (. . . ) Nếu như các người được lệnh bắn, hãy bắt đầu bắn luôn một thể đi” [6;160]. Bất chấp bọn lính ẩy sang một bên, bà vẫn bước vào. Chính sự kiên quyết của bà đã thuyết phục được một viên sĩ quan bảo lãnh cho bà vào thăm con 15 phút. Phụ nữ lớn tuổi cũng là những người vợ, người tình gắn bó suốt một đời với các nhà chính trị có tên tuổi trong cả cuộc đời. Dù là người tình, người yêu hay vợ, thì người phụ nữ lớn tuổi trong tiểu thuyết của nhà văn cũng là trợ thủ đắc 19 Nguyễn Thị Hảo lực cho các đấng mày râu. Manuel Saenh là người tình của Tướng quân, nhưng tất cả những sự vụ chính trị của Tướng quân bà đều tham gia và cũng là người duy nhất được phép ra vào dinh Tổng thống của ngài một cách tự do. Manuel là người tình duy nhất gắn bó với Tướng quân từ khi vợ ngài mất. Bà là người được Tướng quân tin tưởng nhất và cũng là người duy nhất được phép nói thật với ngài. Đôi khi, phụ nữ lớn tuổi xuất hiện rất gần gũi với kẻ độc tài tuy không nhiều. Đó là những nữ tu độc ác đã hành hạ cô bé María với những hình thức tra tấn dã man. Nữ tu trở thành vợ của Tổng thống trong Mùa thu của vị trưởng lão cũng trở thành một nữ độc tài khát máu, bất chấp tất cả để thỏa mãn những nguyện vọng cá nhân của mình. 2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật phụ nữ Tả thực hình dáng, điệu bộ, cử chỉ của người phụ nữ nhằm toát lên vẻ đẹp và bản chất của họ. Tùy từng nhân vật, nhà văn chọn những chi tiết để đặc tả. Đó có thể là một tư thế ngủ, một ánh mắt, nụ cười, độ mềm mại của vóc dáng hay chỉ một lời nói e thẹn mà kiên quyết. Với kiểu người đẹp say ngủ, tả thực cho thấy vẻ đẹp tinh khiết, trong trắng của người phụ nữ. Tiêu biểu nhất là hình ảnh của cô bé trong Hồi ức về một cô gái điếm buồn của tôi: “Bé gái vẫn ngủ say, quay lưng về phía tôi trong tư thế bào thai trong bụng mẹ” [3; 35]. Tư thế ngủ rất thánh thiện, bình yên bao bọc bên trong một tâm hồn sóng gió. Ta cũng từng bắt gặp tư thế ngủ rất đẹp của Fernanda ở Trăm năm cô đơn khi tâm hồn bà đang không được bình yên: “Không một ai đẹp hơn bà trong lúc ngủ: bà ngủ với tư thế một tay vắt lên trán trong khi toàn thân co lại như khi đang múa” [6;48]. Những cử chỉ phóng túng của Hindebranda trên chiếc xe ngựa khi có mặt Ucbino: thi cởi giầy, cởi cái “chuồng sắt” làm phồng chiếc váy cộng với lời thú nhận của cô với Fermina khiến cho Femina Daza đánh giá cô một cách rất dứt khoát: “Chị hơi đĩ đấy!” [7;218]. Thái độ vồn vã, phóng túng của Ximena Otriz trong Hồi ức về một cô gái điếm buồn của tôi đã tự nói lên bản chất tình dục phóng túng của cô gái qua lời kể của chính nhân vật “tôi”: “Chúng tôi càng biết kĩ về nhau thì Ximena Ortriz càng trở nên háu trai, cuồng nhiệt, nàng luôn cởi bớt áo lót và váy trong cho nhẹ người nhất là khi gió nóng tháng Sáu thổi về, và cũng dễ mường tượng sự tàn phá của nàng khi chúng tôi đứng trong bóng tối” [7;41]. Vẻ duyên dáng của Bacbara Lin đến từ hình dáng, điệu bộ và cử chỉ: thân hình cao to, lịch thiệp, nước da nâu bánh mật, dịu dàng, uyển chuyển, thân hình có sức khêu gợi mãnh liệt, bộ vú đầy đặn, hàm răng trắng muốt và đều đặn. Lần đầu gặp cô, bác sĩ Ucbino đã cảm thấy ở cô một sức hút kì lạ. Trong lần thứ hai đến nhà khám cho Lin mà không phải do yêu cầu của bệnh nhân, bác sĩ đã quên mất vị trí của mình, có những hành động sờ nắn vượt qua giới hạn. Cô gái đã “trườn thân mình khỏi bàn tay ngài và không hề nghi ngờ rằng người thày thuốc này đã quên mất nghề nghiệp của mình, nàng nói: - Em nghĩ rằng điều này trái với luân thường đạo lí” [6;379]. Thái độ tự chủ của cô gái đã khiến bác sĩ phải run rẩy tự thú về tình cảm của mình. Sự thật đúng như cô nói: “Bác sĩ ạ, em biết ngay từ khi anh nhìn em ở bệnh viện cơ, em là người lai đen nhưng em không ngốc đâu” [6;379]. Trong Tướng quân giữa mê hồn trận, dù đã trải qua nhiều cuộc tình, nhưng mối tình với cô gái lai đen Rayna Maria Luisa luôn ngự trị trong tâm trí ngài. Cô gái lai ở tuổi dậy thì này rất đẹp: gương mặt nhìn nghiêng huyền ảo trong chiếc khăn choàng thêu hoa dài che kín chân, khỏa thân. Khi được Tướng quân giúp thoát khỏi thân phận nô lệ, vẻ đẹp của cô lại xuất hiện ở một hình thức khác: “đẹp lộng lẫy dưới bầu trời trong sáng vùng Danô, mặc toàn đồ trắng hồ bột với chiếc váy phồng nhiều tầng viền đăng ten và chiếc áo blu bó sát người của các cô gái nô lệ” [4;75]. Pilla Tecnera có những đặc điểm đã làm nhiều thế hệ trong dòng họ Buendía phải say đắm, trong đó có cả các Aureliano và Arcadio: da rám nắng, mùi khét, tiếng cười cù cục như tiếng của những con chim bồ câu. Khả năng tình dục của thị đã từng làm Aureliano Buendía say đắm, José Arcadio được thỏa mãn trong những ngày vui vẻ và làm cho đàn gia súc tăng trưởng nhanh theo sức làm 20 Nhân vật phụ nữ trong tiểu thuyết của Gabriel García Márquez tình của cặp đôi này, thậm chí con trai thị là Arcadio vì không biết đó là mẹ mình, cũng đam mê thị đến nỗi cậu ta nằm trên võng đợi thi và định lôi thị vào đè ngửa ra. Cùng với tả thực, phóng đại kết hợp với các yếu tố siêu nhiên được sử dụng thành công trong miêu tả nhân vật. Dựa trên tư duy tiền logic của người dân Mỹ Latinh, nhà văn sử dụng các chi tiết phóng đại dù phi lí nhưng có thể chấp nhận được. Đồng thời, sự phóng đại của nhà văn thường gắn với những yếu tố siêu nhiên, làm nhân vật trở nên huyền ảo. Bên cạnh đó, phóng đại cũng thường gắn liền với những chi tiết chính xác (có thể là những con số, những chi tiết cụ thể, có thực). Nhà văn từng phát biểu rằng nếu như nói có một đàn voi đang bay trên trời không ai tin nhưng nếu như nói có 425 con voi đang bay trên trời hẳn sẽ có rất nhiều người tin. Đó cũng chính là một trong những cách Márquez chuyển tải những điều mình tin có thực là có thực đến độc giả để đạt đến mục đích quan trọng nhất là làm cho độc giả tin vào điều đó. Tiêu biểu nhất là hình ảnh Remedios – Người đẹp. Nguyên mẫu của nhân vật này là cô hầu người Anh-điêng kì lạ nhưng không đẹp, đã vô cớ biến mất khỏi nhà chủ mà không ai hay biết. Trong Trăm năm cô đơn, nàng có sắc đẹp huyền thoại: mái tóc trải dài như suối đến bắp chân không bao giờ buộc, khi bị yêu cầu buộc lại thì nàng cạo trọc luôn, phân biệt với tất cả mùi của các loài hoa trong nhà, mùi nồng nặc đến khó thở ấy ám ảnh đám đàn ông, kể cả sau khi chết. Vẻ đẹp chết người của Remedios – Người đẹp gắn với nhiều câu chuyện về số phận của những người đàn ông sau khi nhìn thấy mặt nàng: một số không thể có giấc ngủ bình an, người ngã chết ngoài chấn song cửa sổ, kẻ thì lao đầu từ mái nhà xuống chết tươi khi vén ngói để nhìn trộm tấm thân ngọc ngà khi nàng tắm, kẻ thì bị ngựa đá giập ngực chết chỉ vì quá si mê đã sờ tay vào bụng dưới của nàng, thậm chí có kẻ còn bị kích động quá mức đến nỗi ngủ quên trên đường ray và bị tàu hỏa nghiến nát. Tư duy và phản ứng của Remedios có nhiều điểm dị biệt. Khi chàng chỉ huy trẻ tuổi tỏ tình với cô rằng anh ta có thể chết vì cô thì Remedios nói với Amaranta anh chàng thật ngốc, việc anh ta nói anh ta có thể chết vì cô chẳng khác gì bảo cô bị bệnh thổ tả. Đến khi anh chàng chết ngoài song cửa sổ, cô lại khẳng định lại một lần nữa điều này. Khi bị nhìn trộm tắm, cô không hề cảm thấy xấu hổ mà chỉ lo cho tính mạng của anh chàng vén ngói nhìn trộm vì mái nhà không chắc. Remedios – Người đẹp cũng không thuộc về thế tục khi không có cảm giác gì với những chuyện nhân thế. Mặc dù Amaranta cố nhồi vào đầu cô để hình thành tình cảm với Rebeca mỗi khi đi qua ngôi nhà của bà ở nghĩa địa, nhưng Remedios – Người đẹp không có cảm giác gì với những chuyện đó. Nàng dửng dưng và không hiểu vì sao các bà các mẹ lại cứ phải làm cho cuộc sống thêm phức tạp bởi một mớ quần áo, nào xu chiêng, xi líp và chọn giải pháp là một chiếc đầm gai thoải mái. Thái độ dửng dung với ái tình khiến nàng không rung động trước một chàng trai nào, và cũng không có một chàng trai nào biết cách thể hiện tình yêu với nàng. Nàng bay lên trời cùng với chiếc chăn thô, mùi hương của những con bọ cạp và hoa mẫu đơn, đã vĩnh viễn ra đi theo số tiền định là con ong chúa. Sự kết hợp giữa cái huyễn ảo (bay lên trời) cùng với cái hiện thực (một chiếc chăn thô) làm cho sự việc được phóng đại trở nên đời thường và dễ tin. Độc giả sẽ không chú ý đến việc tại sao cô lại có thể bay lên trời được, mà sẽ chú ý hơn đến việc Remedios – Người đẹp bay lên cùng với những hiện vật rất đời thường. Độ khoái cảm trong sinh hoạt tình dục của cặp đôi Aureliano Segundo và Pilla Tecnera ảnh hưởng cả đến sự sinh sôi của đàn gia súc. Đành rằng “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Truyện Kiều – Nguyễn Du) nhưng phóng đại đến mức ảnh hưởng tới việc sinh sản của đàn gia súc mà vẫn đảm bảo tính hợp lí như hiệu ứng lây lan nỗi cô đơn thì quả thật rất tài tình. Pillar Cotes trong Trăm năm cô đơn cũng là một phụ nữ lai đen có ngoại hình rất đẹp: đôi mắt hình quả hạnh đào màu hung vàng, nước da nâu đen. Cô có nghệ thuật mồi chài ái tình tuyệt vời. Nàng đã từng làm Aureliano Segundo say đắm và khiến Fernanda vợ của chàng phát điên lên vì chồng mình ăn nằm với người khác. 21 Nguyễn Thị Hảo Kết hợp nhuần nhuyễn giữa phóng đại và tả thực, nhân vật phụ nữ hiện ra trong sáng tác của G.G.Márquez rất đời và để lại ấn tượng sâu sắc với độc giả. 3. Kết luận Bước vào tiểu thuyết từ những nguyên mẫu có thật, nhân vật phụ nữ trong sáng tác của G.G.Márquez được khắc họa một cách chân thực, sống động và mang màu sắc Mỹ Latinh. Mỗi kiểu nhân vật nữ mang trong mình những thông điệp về giá trị và tình yêu cuộc sống. Bản năng nữ giới, vẻ đẹp ngoại hình, cá tính, đặc biệt là những nét Mỹ Latinh chỉ có ở các nữ nhân vật Mỹ Latinh là những nét điển hình khiến độc giả không thể quên. Vẻ đẹp tâm hồn, sự mãnh liệt trong tình yêu đôi lứa, sự nỗ lực để vượt qua mọi gian truân để đạt được tình yêu và cái đẹp trong cuộc sống là yếu tố truyền cảm hứng cho độc giả khi theo dõi tiểu thuyết của nhà văn. Phụ nữ là kiểu nhân vật tiêu biểu, kiến tạo nên thế giới nhân vật trong sáng tác, góp phần làm nên thành công trong sự nghiệp tiểu thuyết của nhà văn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phan Tuấn Anh, 2011. “Nghệ thuật xây dựng diễn ngôn tình yêu trong tương quan giữa văn bản tiểu thuyết Tình yêu thời thổ tả và tiểu sử truyện của G.G.Márquez”. Tạp chí Châu Mỹ ngày nay (4), tr.43-57. [2] Lê Nguyên Cẩn, 2000. "Cô đơn nghĩa là sự tiêu diệt”. Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 1, tr. 49-48. [3] G.G.Márquez, 1999. Sống để kể lại. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, Lê Xuân Quỳnh dịch. [4] G.G.Márquez, 1999. Tướng quân giữa mê hồn trận. Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, Nguyễn Trung Đức dịch. [5] G.G.Márquez, 2005. Hồi ức về một cô gái điếm buồn của tôi. Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, Lê Xuân Quỳnh dịch. [6] G.G.Márquez, 2003. Trăm năm cô đơn. Nxb Văn học, Hà Nội, Nguyễn Trung Đức dịch. [7] G.G.Márquez, 2004. Tình yêu thời thổ tả. Nguyễn Trung Đức dịch, Nxb Văn học. [8] Minta Stepen, 1987. G.G.Márquez: Writer of Colombia. Jonathan Cape, London. [9] Mike Giuffrida, 2011. Gabriel Garcia Marquez and aesthetics of sensuality, thesis of Doctor. California State University, Chicago. [10] Lorna arejola Billanes, 2004. “Images of women in the selected novels of Gabriel García Márquez. Review of Women’s Studie Vol 14 (1), tr.30-44. ABSTRACT Women in Gabriel García Márquez’s novels Nguyen Thi Hao The Higher and Vocational Education Center, The Vietnam Institute of Educational Sciences This article researches on the women in Gabriel García Márquez’s novels with contents: the types of women characters and message of love; the building of women characters. These results confirm the dedication in G.G.Márquez’s novels to the literature in the world. Keywords: Gabriel García Márquez, Latin American novel, women characters, magical realism, post-modern literature. 22

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4519_nthao_599_2131881.pdf