Nguyên tắc và kỹ xảo trong hoạt động dạy học chữ Hán - Bùi Huy Cường

Tài liệu Nguyên tắc và kỹ xảo trong hoạt động dạy học chữ Hán - Bùi Huy Cường: 46 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chữ Hán là ký hiệu ngôn ngữ của tiếng Hán, là loại chữ trải qua tiến trình phát triển lâu đời, với các dấu mốc là các kiểu chữ Giáp cốt - Kim - Triện - Lệ - Khải - Thảo - Hành. Về mặt kết cấu chỉnh thể, chữ Hán là sự kết hợp giữa ba yếu tố hình - âm - nghĩa, tức là mỗi chữ Hán đều có mối liên hệ giữa âm đọc, hình dạng và ý nghĩa. Đặc điểm này khác biệt với loại chữ biểu âm như chữ phiên âm Latinh. Do vậy, hoạt động dạy học chữ Hán cũng mang những đặc trưng riêng và cần tuân thủ các nguyên tắc, vận dụng các phương pháp, kỹ xảo mang tính đặc thù. Những nguyên tắc, phương pháp và kỹ xảo này có sự khác biệt so với dạy học các loại ngôn ngữ văn tự khác trên thế giới. 2. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC DẠY HỌC CHỮ HÁN 2.1. Nguyên tắc “dễ trước khó sau” Phần lớn các học giả Hán tự của Trung Quốc đều có chung quan điểm về tính tuần tự “dễ trước BÙI HUY CƯỜNG* *Học viện Khoa học Quân sự,...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 469 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyên tắc và kỹ xảo trong hoạt động dạy học chữ Hán - Bùi Huy Cường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
46 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chữ Hán là ký hiệu ngôn ngữ của tiếng Hán, là loại chữ trải qua tiến trình phát triển lâu đời, với các dấu mốc là các kiểu chữ Giáp cốt - Kim - Triện - Lệ - Khải - Thảo - Hành. Về mặt kết cấu chỉnh thể, chữ Hán là sự kết hợp giữa ba yếu tố hình - âm - nghĩa, tức là mỗi chữ Hán đều có mối liên hệ giữa âm đọc, hình dạng và ý nghĩa. Đặc điểm này khác biệt với loại chữ biểu âm như chữ phiên âm Latinh. Do vậy, hoạt động dạy học chữ Hán cũng mang những đặc trưng riêng và cần tuân thủ các nguyên tắc, vận dụng các phương pháp, kỹ xảo mang tính đặc thù. Những nguyên tắc, phương pháp và kỹ xảo này có sự khác biệt so với dạy học các loại ngôn ngữ văn tự khác trên thế giới. 2. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC DẠY HỌC CHỮ HÁN 2.1. Nguyên tắc “dễ trước khó sau” Phần lớn các học giả Hán tự của Trung Quốc đều có chung quan điểm về tính tuần tự “dễ trước BÙI HUY CƯỜNG* *Học viện Khoa học Quân sự,  huiqiang1985@gmail.com Ngày nhận bài: 16/12/2018; ngày sửa chữa: 17/01/2019; ngày duyệt đăng: 25/02/2019 NGUYÊN TẮC VÀ KỸ XẢO TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỮ HÁN TÓM TẮT Chữ Hán là đơn vị cơ bản trong kết cấu ngôn ngữ văn tự tiếng Hán. Học chữ Hán ngoài việc phải nhớ âm, nhớ nghĩa còn phải nhớ cả mặt chữ. Nếu người học không nhớ được mặt chữ sẽ không đọc được, không viết được và không biên dịch được. Do vậy, hoạt động dạy học chữ Hán ở giai đoạn sơ cấp có ý nghĩa then chốt, hiệu quả của nó quyết định lớn đến năng lực thực hành tiếng Hán tổng hợp của người học ở các giai đoạn tiếp theo. Bài viết chỉ ra và phân tích một số nguyên tắc, kỹ xảo cơ bản trong hoạt động dạy học chữ Hán, hy vọng có thể bổ sung thêm một số kiến giải hữu ích cho vấn đề nghiên cứu quan trọng này. Từ khóa: chữ Hán, dạy học, kỹ xảo, nguyên tắc khó sau” trong dạy viết chữ Hán, ví dụ Ngô Thế Hùng (吴世雄, 1998) cho rằng, dạy học chữ Hán cần phải tiến hành từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Về vấn đề dạy bộ kiện trước hay chữ chỉnh thể trước, dạy chữ độc thể trước hay chữ hợp thể trước, có hai quan điểm khác nhau. Tô Anh Hà (苏英霞, 2015) cho rằng, sau khi nắm vững các nét chữ người học mới có thể viết được chữ Hán, đồng thời chỉ ra rằng, bộ kiện nên được dạy viết trước chữ hoàn chỉnh, chữ độc thể nên được dạy viết trước chữ hợp thể. Châu Kiện (周健, 2010) lại cho rằng, trong hoạt động dạy học chữ Hán có lúc đi từ bộ phận đến chỉnh thể, có lúc đi từ chỉnh thể đến bộ phận, bởi nghiên cứu tâm lý học đã chứng minh rằng, con người tri nhận sự vật ở thế giới bên ngoài, vừa đi từ bộ phận đến chỉnh thể, cũng có cả từ chỉnh thể đến bộ phận. Theo chúng tôi, dạy học chữ Hán cần tiến hành theo nguyên tắc “dễ trước khó sau”, tuy nhiên việc thực hiện nguyên tắc này cũng cần có sự linh hoạt. Dạy học chữ Hán không nên cứng nhắc đi từ bộ kiện đến chỉnh thể, từ chữ độc thể đến chữ hợp thể, 47KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v từ chữ ít nét đến chữ nhiều nét. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể đi từ chỉnh thể đến bộ phận ở mức độ phù hợp. Dạy chữ nào trước, chữ nào sau còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, có lúc không còn phụ thuộc vào số nét của chữ, cũng như độ khó trong viết và nhớ chữ, mà phụ thuộc vào tính thực dụng, tần suất sử dụng của chữ đó cao hay thấp, độ khó trong sử dụng của chữ đó như thế nào,... Dạy học chữ Hán không đơn thuần chỉ là viết và nhớ chữ, mà cần kết hợp với dạy học các kiến thức về ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp. Ví dụ, chữ “我” (tôi) tạo bởi 7 nét bút, chữ “了” (rồi) tạo bởi 2 nét bút, nhưng chữ “我” được dạy sớm hơn chữ “了” . Bởi lẽ “我” là đại từ nhân xưng, có tính thực dụng và tần suất sử dụng cao. Chữ “了” mặc dù ít nét hơn, dễ viết hơn, nhưng là trợ từ, cách sử dụng tương đối phức tạp. Trọng điểm dạy học chữ “了” không còn ở phương diện cách viết mà là ở phương diện ngữ pháp, cho nên chữ Hán này sẽ phải bố trí ở các bài về sau. Đơn vị tạo chữ nhỏ nhất là nét, nét cấu thành bộ, bộ cấu thành chữ, do vậy muốn học tốt chữ Hán người học cần phải cần mẫn từ những nét bút đầu tiên. Nét chữ Hán có thể chia thành 2 nhóm, đó là nhóm nét cơ bản và nhóm nét phái sinh. Nhóm nét cơ bản gồm 6 nét, đó là: ngang (一), sổ (丨), phẩy (丿), chấm (丶), mác (㇏), hất (㇀). Nhóm nét phái sinh gồm 25 nét, được hình thành trên cơ sở 6 nét cơ bản. Các nét phái sinh thông dụng như: ngang gập (𠃍), ngang móc (乛), ngang phẩy (フ), ngang uốn móc (𠃌), sổ gập (𠃊), sổ móc (亅), sổ hất (𠄌), phẩy chấm (𡿨), phẩy gập (𠃋). Việc nhớ tên 6 nét cơ bản và một số nét phái sinh thông dụng là điều bắt buộc đối với người học. Đối với việc rèn luyện nét chữ, giảng viên cần hướng dẫn cho học viên về cách cầm bút và động tác viết, khi nào nhấn bút, khi nào nâng bút để tạo nét đậm và nét mảnh khác nhau. Nét là đơn vị cơ bản nhất, nét cấu thành bộ, bộ cấu thành chữ Hán. Việc phân tích, giảng giải ý nghĩa các bộ thủ cũng là nội dung hết sức quan trọng trong dạy học chữ Hán. Hệ thống chữ Hán có 214 bộ thủ, giảng viên không nhất thiết phải giảng giải ý nghĩa của tất cả 214 bộ thủ này, nhưng cần phải giới thiệu cho học viên cách viết và ý nghĩa của các bộ thủ cơ bản, thường gặp, như: “十” (thập), “亻” (nhân), “八” (bát ), “力” (lực), “讠” (ngôn), “又” (hựu) , “氵” (chấm thuỷ), “口” (khẩu), “土” (thổ), “女” (nữ), “山” (sơn), “大” (đại), “扌” (thủ) , “忄” (tâm đứng), “马” (mã), “心” (tâm) , “日” (nhật ), “曰” (viết), “月” (nguyệt), “木” (mộc), “车” (xa), “火” (hoả), “贝” (bối), “目” (mục), “田” (điền ), “禾” (hoà), “白” (bạch), “立” (lập), “米” (mễ). Chúng tôi cho rằng, trong hoạt động dạy học chữ Hán, giảng viên không những phải phân tích kết cấu của chữ, mà còn phải phân tích ý nghĩa của các bộ thủ hoặc bộ kiện tham gia cấu thành chữ Hán đó. Từ đó giúp học viên hình thành ý thức tìm hiểu, khám phá nội hàm ẩn chứa bên trong mỗi bộ thủ, mỗi con chữ, hình thành ý thức nhớ chữ, học chữ theo bộ thủ. 2.2. Chú trọng thuần thục quy tắc bút thuận Khi viết những chữ Hán có từ hai nét trở lên, thông thường đều phải tuân thủ theo các quy tắc bút thuận, tức là phải tuân thủ nét nào trình bày trước, nét nào trình bày sau, không được tùy tiện đảo lộn thứ tự các nét. Quy tắc chính tả chữ Hán (thường gọi là quy tắc bút thuận) bao gồm 7 quy tắc như sau: phẩy trước mác sau (VD: 人, 八, 入); ngang trước sổ sau (VD: 十, 干, 王); trên trước dưới sau (VD: 三, 竟, 音); trái trước phải sau (VD: 理, 湖, 谢); ngoài trước trong sau (VD: 同, 风, 周); vào nhà trước đóng cửa sau (VD: 国, 圆, 园); giữa trước hai bên sau (VD: 小, 水, 办). Ngoài 7 quy tắc kể trên, chữ Hán còn tuân theo một số quy tắc bổ sung khác. Ví dụ, đối với những chữ được vây kín 3 mặt sẽ có thêm các quy tắc như: khuyết bên trên - trong trước ngoài sau (VD: 凶, 幽); khuyết bên phải - trên trước trong sau rồi đến trái và dưới (VD: 巨, 医, 区). Đối với những chữ có nét chấm: những chữ có nét chấm bên trên chính giữa hoặc bên trái thường thì nét chấm viết trước (VD: 六, 义, 门); những chữ có nét chấm bên phải phía trên thường thì nét chấm viết sau (VD: 我, 书, 发); những chữ có nét chấm bên trong thường thì nét chấm viết sau (VD: 叉, 丹, 鸟). 48 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Có thể nhận thấy rằng, về kết cấu chữ Hán được tổ hợp theo những quy tắc hết sức chặt chẽ. Giảng viên cần lấy ví dụ để giới thiệu, giảng giải kỹ lưỡng về các quy tắc chính tả cơ bản nêu trên, để học viên hiểu rõ và ghi nhớ. Đồng thời trong phần dạy viết từ mới ở những bài đầu tiên, giảng viên cũng nên thường xuyên nhắc lại những quy tắc đó để học viên nhuần nhuyễn, thành thục hơn, từng bước hình thành kỹ năng viết chữ Hán đúng quy tắc bút thuận. Việc nắm vững, vận dụng thành thục quy tắc bút thuận sẽ giúp ích cho học viên rất nhiều trong việc trình bày chữ Hán sau này, đặc biệt là đối với việc rèn luyện kỹ năng viết tốc ký. Nếu không nắm vững và thuần thục các quy tắc này, học viên có thể viết sai, viết chậm, đặc biệt là hình thành thói quen “vẽ chữ”, dẫn đến tình trạng không ghi chép kịp thời và chính xác các nội dung bài giảng ở trình độ cao hơn, ảnh hưởng tiêu cực tới việc nâng cao trình độ các kỹ năng thực hành tiếng khác. Học giả Hồ Văn Hoa (胡文华, 2008) cho rằng, nắm vững và tuân thủ quy tắc bút thuận còn giúp cho học viên viết chữ mỹ quan hơn, có phong cách hơn. 2.3. Coi trọng tính cân đối của chữ Hán Trong bài giảng nhập môn, giảng viên cần khái quát cho học viên về tính cân đối của chữ Hán, bất luận là chữ một nét hay mấy chục nét cũng đều nằm trọn trong một ô vuông. Ví dụ, chữ “一” (“nhất”, hình 1) có 1 nét, chữ “赢” (“doanh”, hình 2) có 17 nét, đều được trình bày cân đối trong một ô vuông. Nếu viết các nét của chữ vượt ra ngoài Hình 1: Chữ “nhất” Hình 2: Chữ “doanh” phạm vi của ô vuông thì chữ Hán đó sẽ không cân đối, không đúng quy phạm chính tả. Cần giới thiệu cho học viên các bố cục hình thức phổ biến của chữ Hán. Các chữ đơn giản, không chia thành các phần, nhưng khi viết phải trình bày cân đối trong ô vuông, ví dụ chữ “我” (ngã), “主” (chủ), “大” (đại), “天” (thiên). Các chữ được trình bày theo tỷ lệ “trên 1/2, dưới 1/2”, ví dụ: “早” (tảo), “条” (điều), “杂” (tạp), “志” (chí). Các chữ được trình bày theo tỷ lệ “trên 1/3, dưới 2/3”, ví dụ: “花” (hoa), “第” (đệ), “箱” (tương/ sương), “萌” (manh). Các chữ được trình bày theo tỷ lệ “trên 2/3, dưới 1/3”, ví dụ: “热” (nhiệt), “杰” (kiệt), “煮” (chử), “想” (tưởng). Các chữ được trình bày theo tỷ lệ “trên 1/3, giữa 1/3, dưới 1/3”, ví dụ: “草” (thảo), “蓝” (lam), “意” (ý), “章” (chương). Các chữ được trình bày theo tỷ lệ “trái 1/2, phải 1/2” , ví dụ: “相” (tương), “期” (kỳ), “职” (chức), “银” (ngân). Các chữ được trình bày theo tỷ lệ “trái 1/3, phải 2/3” , ví dụ: “你” (nhĩ), “他” (tha), “河” (hà), “诚” (thành). Các chữ được trình bày theo tỷ lệ “trái 2/3 phải 1/3”, ví dụ: “利” (lợi), “创” (sang/sáng), “副” (phó), “刘” (lưu). Các chữ được trình bày theo tỷ lệ “trái 1/3, giữa 1/3, phải 1/3” , ví dụ: “谢” (tạ), “辩” (biện), “涨” (trướng), “斑” (ban). Bùi Huy Cường (2016) cho rằng, “giảng viên nêu gương trong việc viết chữ đúng quy tắc” là điều hết sức quan trọng. Viết đúng quy tắc ở đây chủ yếu tập trung ở việc viết chữ cân đối và đúng thứ tự các nét, các bộ thủ, bộ kiện. Giảng viên chỉn 49KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v chu trong trình bày từng nét chữ sẽ có tác dụng làm cho học viên hình thành tính cẩn thận, tỉ mỉ trong học viết chữ. Ngược lại nếu như giảng viên viết chữ không cân đối, không chỉn chu sẽ làm cho học viên mô phỏng sai, hoặc sao nhãng các quy tắc chính tả, ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng dạy học chữ Hán giai đoạn Hán ngữ cơ sở. 2.4. Coi trọng tính hệ thống trong dạy học Trong dạy học chữ Hán, chúng ta nên hình thành thói quen đặt chữ Hán đó vào hệ thống các chữ có liên quan với nó về mặt cấu tạo và ý nghĩa. Theo Lương Ngạn Dân (梁彦民, 2004), khi giảng dạy chữ “戈” (qua: giáo/thương/mâu/mác), nếu chỉ đi phân tích hình thể hiện tại của nó thì khó có thể làm cho người học hình dung ra hình ảnh của “giáo/thương/mâu/mác”. Theo học giả này, giảng dạy chữ “戈” cần giới thiệu cả những chữ mà “戈” tham gia cấu thành và mang các ý nghĩa liên quan với nó, như “戒” (giới: phòng bị), “伐” (phạt: chặt/đốn/đánh/đánh dẹp), “战” (chiến: chiến tranh/ chiến đấu), “栽” (tài: cắm), “戳” (tróc: chọc/đâm/ xuyên),“戮” (lục: giết/giết hại). Việc dạy học chữ Hán chú trọng đến tính hệ thống này, giúp người học không chỉ nắm được kết cấu hình thức mà còn nắm được ý nghĩa nội tại của chữ Hán đó một cách tốt hơn. Tính hệ thống ở đây còn được thể hiện ở mối liên hệ giữa chữ Hán với phiên âm, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp. Khi thiết kế bài giảng, xây dựng giáo trình, giảng viên cần nắm chắc và bám sát những vấn đề mang tính hệ thống nêu trên để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho bài giảng và giáo trình biên soạn. 3. MỘT SỐ KỸ XẢO DẠY HỌC CHỮ HÁN 3.1. Mô tả phương thức cấu tạo chữ Hán Giảng viên cần giới thiệu, phân tích cho học viên thấy rằng, chữ Hán được cấu tạo dựa trên những phương thức nhất định, để học viên hiểu sâu hơn về chữ Hán, hứng thú hơn với việc khám phá ý nghĩa của loại chữ này, chứ không dừng lại ở việc học chữ một cách máy móc, thụ động. Cần mô tả rõ ràng các phương thức cấu tạo cơ bản của chữ Hán như tượng hình, chỉ sự, hội ý, hình thanh. Phương pháp dạy học mô tả này cũng góp phần hiện thực hóa mục tiêu ứng dụng thành tựu nghiên cứu bản thể ngôn ngữ văn tự vào quá trình dạy học. Người Trung Quốc từ xa xưa trên cơ sở quan sát các sự vật hiện tượng ở thế giới xung quanh đã vẽ lại thành hệ thống những ký hiệu biểu ý, hệ thống ký hiệu biểu ý này chính là chữ tượng hình. Chữ tượng hình mặc dù số lượng không nhiều, nhưng chúng được coi là những chữ nguyên thủy nhất và là nền móng của hệ thống chữ Hán sau này. Các chữ được tạo bởi phương thức khác như chỉ sự, hội ý, hình thanh nhắc đến dưới đây cũng đều được phát triển trên cơ sở chữ tượng hình, nên chúng vẫn giữ lại nhiều đặc điểm của loại chữ này. Hình 3: Chữ “sơn” Hình 4: Chữ “dương” Hình 5: Chữ “ngư” 50 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Khi ta quan sát bằng mắt thường cũng có thể thấy được chữ tượng hình có nhiều điểm giống với những sự vật mà nó biểu thị ý nghĩa. Các chữ “ 山” (sơn: núi), “羊” (dương: dê), “鱼” (ngư: cá) ở hình 3, hình 4, hình 5 trên đây lần lượt rất giống với hình ảnh ngọn núi, con dê, con cá ngoài thực tế. Một số chữ tượng hình thường gặp khác như: “水” (thủy: nước), “日” (nhật: mặt trời), “月” (nguyệt: trăng), “雨” (vũ: mưa), “门” (môn: cửa), “木” (mộc: cây), “刀” (đao: dao), “斤” (cân: nửa ký), “手” (thủ: tay), “目” (mục: mắt), “口” (khẩu: miệng), “耳” (nhĩ: tai), “人” (nhân: người), “大” (đại: to), “牛” (ngưu: trâu), “马” (mã: ngựa), “鸟” (điểu: chim), “犬” (khuyển: chó), “虎” (hổ: hổ/ hùm), “龟” (quy: rùa). Đối với chữ tượng hình, giảng viên có thể thông qua việc cho học viên quan sát hiện vật, hình ảnh, cử chỉ, động tác trước rồi cho luyện viết và nhớ chữ sau, cũng có thể sử dụng Powerpoint để trình chiếu, giới thiệu quá trình diễn tiến của những chữ tượng hình đó. Đối với những chữ tượng hình biểu thị hình ảnh đơn giản, dễ vẽ như chữ “门” (môn), “刀” (đao), “日” (nhật), “月” (nguyệt), “山” (sơn) “水” (thủy), “木” (mộc) thì giảng viên có thể dùng phấn vẽ lên bảng quá trình diễn tiến của các chữ đó, điều này góp phần đa dạng hóa phương thức truyền đạt, giúp bài giảng trở nên sinh động hơn. “Chỉ sự” là phương thức tạo chữ dựa trên việc sử dụng những ký hiệu mang tính biểu trưng hoặc ước lệ. Ví dụ: xem hình 6, 7, 8. Hình 6: Chữ “bản/bổn” Hình 7: Chữ “trung” Hình 8: Chữ “thượng” “本” (bổn/bản): gốc cây. Nét ngang ngắn phía dưới chữ mộc chỉ rõ đó là phần gốc cây (hình 6). “中” (trung): giữa. Nét sổ biểu thị ở vị trí chính giữa. Trong giáp cốt tự là hình ảnh của cái cán cờ cắm thẳng đứng, chính giữa (hình 7). “上” (thượng): ở trên. Lấy nét ngang dài làm mốc, nét ngang ngắn ở trên chỉ một vị trí ở bên trên, nét sổ chỉ sự di chuyển từ dưới lên trên (hình 8). Giảng viên có thể giới thiệu cho học viên các chữ được tạo bởi phương thức chỉ sự thường gặp khác như: “一” (nhất), “二” (nhị), “三” (tam), “下” (hạ),“爻” (hào) , “寸”(thốn),“刃” (nhẫn), “元” (nguyên), “示” (thị), “中” (trung), “屯” (đồn), “末” (mạt), “朱” (chu), “亦” (diệc), “孔” (khổng), “尤” (vưu), “甘” (cam). “Hội ý” là kiểu chữ Hán được tạo bởi hai hoặc nhiều bộ thủ trở lên cùng biểu thị một ý nghĩa. Loại chữ này không những có thể mô tả lại hình dạng bên ngoài của sự vật, hiện tượng, mà còn có thể biểu thị hành vi, động tác của sự vật hiện tượng, cũng như các khái niệm trừu tượng khác. Việc phân tích, mô tả phương thức cấu tạo hội ý của chữ Hán mang đến cho học viên hứng thú khám phá, phát triển tư duy trừu tượng, nâng cao hơn hiệu quả quá trình học tập. Ví dụ: 51KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v Hình 9: Chữ “hưu” Hình 10: Chữ “lâm” Hình 11: Chữ “minh” “休” (hưu: nghỉ ngơi) - người (人) dựa vào cây (木) để nghỉ ngơi (hình 9). “林” (lâm: rừng) - nhiều cây thì thành rừng, chữ “林” (lâm) được tạo bởi hai chữ “木”(mộc) (hình 10). “鸣” (minh: kêu, hót) tạo bởi bộ “khẩu” (口) và bộ “điểu” (鸟), trong đó bộ “khẩu” chỉ cái miệng, bộ “điểu” chỉ con chim (hình 11). Giảng viên có thể giới thiệu cho học viên các chữ hội ý thường gặp khác như: “森” (sâm), “打” (đả), “尘” (trần), “尖” (tiêm), “劣” (liệt), “闷” (muộn), “看” (khán) , “宿” (túc)... “Hình thanh” là cách tạo chữ trên cơ sở phối hợp giữa hai bộ phận: bộ phận biểu ý (hình bàng) biểu thị ý nghĩa của chữ và bộ phận biểu âm (thanh bàng) biểu thị âm đọc của chữ. Những chữ Hán được tạo bởi phương thức này được gọi chung là chữ hình thanh. “Hình thanh” là nguyên lý tạo ra được nhiều chữ Hán nhất, số lượng chữ hình thanh chiếm khoảng 90% trong hệ thống chữ Hán, do vậy trong hoạt động dạy học chữ Hán chúng ta nên lấy dạy học chữ hình thanh làm trọng điểm dạy học. Nắm vững phương thức cấu tạo chữ hình thanh này rất hữu ích cho học viên trong việc lý giải ý nghĩa và phán đoán, ghi nhớ âm đọc chữ Hán. Ví dụ, ba chữ “清” (thanh) , “晴” (tinh/tình), “情” (tình) đều có chung bộ kiện “青” (thanh) để chỉ cách đọc chung là “qing”. Còn bộ kiện bên trái của mỗi chữ để chỉ nghĩa. Chữ “清” (thanh) bên trái có bộ “chấm thủy” (氵) để biểu thị ý nghĩa là “trong suốt, trong vắt”. Chữ “晴” (tinh/tình) bên trái có bộ “nhật” (日) để chỉ “trời nắng”. Chữ “情” (tình) bên trái có bộ “tâm đứng” (忄) để biểu thị ý nghĩa là “tình cảm”. Có 6 cách tổ hợp hình bàng và thanh bàng là: Trái biểu ý phải biểu âm (VD: 材 (tài), 桐 (đồng), 评 (bình)...); Phải biểu ý trái biểu âm (VD: 攻 (công ), 鸠 (cưu), 期 (kỳ) ...); Trên biểu ý dưới biểu âm (VD: 芽 (nha), 霜 (sương), 竿 (can) ); Dưới biểu ý, trên biểu âm (VD: 盒 (hấp), 忠 (trung), 驾 (giá) ); Ngoài biểu ý trong biểu âm (VD: 阂 (ngạt), 圆 (viên), 病 (bệnh) );Trong biểu ý ngoài biểu âm (VD: 问 (vấn), 闷 (muộn), 辩 (biện) ). Trong hoạt động dạy học, tùy vào từng chữ, giảng viên có thể phân tích, mô tả ở mức độ phù hợp, làm cho học viên cảm thấy thú vị trong lý giải và học tập chữ Hán. 3.2. So sánh những chữ gần giống nhau Biện Giác Phi (卞觉非, 1999) cho rằng, khi người học đã có một vốn chữ Hán nhất định, giảng viên có thể tiến hành so sánh kết cấu, ý nghĩa và cách dùng của những chữ gần giống nhau để giúp học viên không bị nhầm lẫn. Các chữ gần giống nhau có thể chia thành các nhóm để tiến hành so sánh như: Thừa ngang thiếu chấm: “亨” với “享”, “兔” với “免”; Trên dài dưới ngắn: “未” với “末”, “士” với “土”; Trái giống phải khác: “扰” với “拢”, “伧” với “伦”; Trái khác phải giống: “课”, 52 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY “棵” với “裸”; Trên giống dưới khác: “暮” với “幕”, “简” với “筒”; Dưới giống trên khác: “籍” với “藉”; Ngoài giống trong khác: “遣” với “遗”, “圆” với “圜”; Hai bên giống, ở giữa khác: “辨”, “辩” với “瓣”. Chúng tôi cho rằng, giảng viên có thể hướng dẫn cho học viên hình thành ý thức, thói quen so sánh những chữ gần giống nhau giúp học viên tránh được nhầm lẫn trong sử dụng các chữ đó. Phương pháp so sánh này cũng giúp học viên ghi nhớ chữ mới nhanh hơn, trên cơ sở liên tưởng, so sánh với những chữ đã học, điều này cũng hoàn toàn phù hợp với quy luật tiếp nhận tri thức mới. Khi so sánh các chữ gần giống nhau, ngoài việc so sánh cách viết, thì cần chú trọng đến việc phân biệt ý nghĩa chỉnh thể cũng như ý nghĩa các bộ phận cấu thành chữ đó, điều này sẽ làm cho học viên ghi nhớ sâu hơn. Ví dụ, khi so sánh chữ “代” (đại: thay thế) và chữ “伐” (phạt: đánh dẹp), giảng viên nên đi sâu phân tích ý nghĩa bộ kiện “戈” và liệt kê một số chữ tạo bởi bộ kiện này (đã trình bày ở phần 2.4). Khi nắm được ý nghĩa của bộ kiện “戈” , học viên sẽ hiểu được sự khác biệt giữa chữ “代” và chữ “伐” một cách rõ ràng và sâu sắc hơn. 3.3. Sử dụng phương pháp chiết tự “Chiết tự” là phương pháp dạy học chữ Hán truyền thống, thường được hiểu là sử dụng những câu thơ vui, văn vần để bẻ chữ, ghép chữ và giải chữ, từng được vận dụng trong nhiều lĩnh vực như thử tài trí tuệ, sáng tác văn chương và là phương pháp dạy học chữ Hán vô cùng độc đáo mà ông cha ta từ xa xưa đã sử dụng. Ví dụ: (1) Cô kia đội nón chờ ai? Sao cô yên phận đứng hoài thế cô? (Đố là chữ gì?) - Đáp: Chữ “an”, còn gọi là chữ “yên” (安). Chữ “nữ” (女) nghĩa là con gái, bên trên có bộ “miên” (宀) giống như đội cái nón. “Sao cô yên phận” đã nói rõ chữ “an/yên” (安) rồi. (2) Lưỡng nhật bình đầu nhật, Tứ sơn điên đảo sơn, Lưỡng vương tranh nhất quốc, Tứ khẩu tung hoành gian. (Đố là chữ gì?) - Đáp: Chữ “điền” (田). Chữ “điền” (田) cắt ra thành hai chữ “nhật” (日) bằng nhau. Do bốn chữ “sơn” (山) chữ ngược chữ xuôi tạo thành. Còn có thể tạo bởi 2 chữ “vương” (王) hoặc 4 chữ “khẩu” (口) ghép thành. (3) Thị tại môn tiền náo, Nguyệt lai môn hạ nhàn. (Đố là chữ gì?) - Đáp: Chữ “náo” (闹) và chữ “nhàn” (閒) . Nghĩa của hai câu trên là: chợ ở trước cửa thì ồn ào, trăng soi xuống cửa thì nhàn hạ. Chữ “thị” (市) kết hợp với chữ “môn” (门) thành chữ “náo” (闹). Chữ “nguyệt” (月) bên trong chữ môn (门) thành chữ “nhàn” (閒) (“閒” là chữ phồn thể, giản thể viết là “闲”) Giảng viên cũng có thể giao cho học viên sưu tầm, biên soạn câu đố vui để đố lẫn nhau, hoặc đố vui giữa các nhóm với nhau tạo nên không khí học tập sôi nổi và tinh thần cầu thị cao trong học tập. 3.4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Chữ Hán Nếu như trước đây khi phân tích nét bút hoặc quá trình diễn tiến của chữ Hán, giảng viên chủ yếu thông qua trình bày trên bảng hoặc trên giấy, thì ngày nay dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, giảng viên có thể thiết kế các bài giảng có tính trực quan hơn, sinh động hơn nhờ sử dụng tranh, ảnh điện tử hoặc tạo các đường liên kết với các tệp âm thanh, video vào trong trình chiếu PowerPoint, qua đó có thể làm cho hình thức phân tích, giảng giải chữ Hán phong phú hơn, trực quan hơn, tạo thêm sự hứng thú học tập chữ Hán cho học viên. 53KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v Ví dụ, khi giảng giải các chữ “鸟” (điểu: chim), “马” (mã: ngựa), “吃” (ngật: ăn), “睡” (thụy: ngủ) dưới đây, có thể kết hợp trình chiếu một số hình vẽ như sau. 鸟 Niǎo Điểu: Chim 马 Mǎ Mã: Ngựa 吃 Chī Ngật: Ăn 睡 Shuì Thụy: Ngủ Đặng Thế Tuấn (2018) đề cập một số phần mềm và trang mạng hỗ trợ dạy học tiếng Trung, trong đó, phần mềm Writing Master 4.0 tương đối hữu ích cho dạy học chữ Hán. Trên thực tế, thông qua các công cụ tìm kiếm khác như Google, Baidu, YouTube..., chúng ta cũng có thể tìm được nhiều thông tin, hình ảnh phục vụ giảng dạy chữ Hán, cũng như hỗ trợ học viên tự học. Chỉ cần có từ khóa phù hợp là có thể tìm ra được rất nhiều những tư liệu về dạy học chữ Hán, bước tiếp theo mà chúng ta phải chú ý thực hiện đó là đánh giá, sàng lọc nội dung, lựa chọn ra những tư liệu có chất lượng tốt và độ tin cậy cao, những tư liệu điện tử này ắt sẽ hữu ích cho hoạt động dạy học chữ Hán tại nhà trường. 4. KẾT LUẬN Chữ Hán là sự kết hợp chặt chẽ giữa ba yếu tố hình-âm-nghĩa, tức là mỗi chữ Hán đều có mối liên hệ chặt chẽ giữa âm đọc, hình dạng và ý nghĩa. Hoạt động dạy học chữ Hán cần tuân theo những nguyên tắc về tính tuần tự, quy tắc viết, tính cân đối, tính hệ thống. Giảng viên cần mô tả cho học viên nắm được những phương thức cấu tạo, so sánh sự giống nhau, khác nhau giữa các chữ. Thông qua các bài giảng, bài tập và trò chơi chữ Hán phong phú sinh động làm cho học viên ý thức được rằng: mỗi chữ Hán đều có thể cho chúng ta hiểu thêm về tư duy ngôn ngữ của người Trung Quốc, khi ta viết một chữ Hán, là ta đang phác họa lại một phương thức tư duy chứ không chỉ đơn thuần là ghi lại một ký hiệu ngôn ngữ. Cần tạo cho học viên hứng thú khám phá nội hàm ẩn chứa bên trong của mỗi con chữ, như đang ngắm một bức tranh, một công trình nghệ thuật. Làm được như vậy thì hiệu quả của hoạt động dạy học chữ Hán ắt hẳn sẽ được nâng cao hơn rất nhiều./. Tài liệu tham khảo: Bùi Huy Cường (2016), “Đặc điểm chữ Hán và phương pháp dạy học chữ Hán giai đoạn cơ sở”, Tạp chí Khoa học ngoại ngữ Quân sự, số 3, tr.88-94. Đặng Thế Tuấn (2018), “Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ tại Học viện Khoa Học Quân Sự”, Tạp chí Khoa học ngoại ngữ Quân sự, số 15, tr.97-102. 卞觉非(1999),汉字教学:教什么?怎么教?, 语言文字应用,第1期。 胡文华(2008),汉字与对外汉字教学,学林出版 社,上海。 梁彦民(2004),汉字部件区别特征与对外汉字教 学,语言教学与研究,第4期。 苏英霞(2015),国际汉语教学:汉字教学方法与 技巧,北京语言大学出版社,北京。 吴世雄(1998),认知心理学的记忆原理对汉字教 学的启迪,语言教学与研究,第4期。 周健(2010),分析字词关系改进字词教学,语言 文字应用,第1期。 54 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY PRINCIPLES AND TECHNIQUES OF TEACHING CHINESE CHARACTERS BUI HUY CUONG Abtract: Chinese characters are one of the most basic units of Chinese language. Learning Chinese characters requires students to remember not only the sound but also the wordface. If the learners can not remember the wordface, they will not be able to read, write or communicate properly in Chinese. Therefore, the teaching of Chinese characters during the first year of enrollment plays an important role in determining the ability to practice the language of learners in the next stage. This article outlines several principles and techniques in Chinese teaching, hoping to add some useful insights to this important research knowledge. Keywords: Han characters, teaching, techniques, principles Received: 16/12/2018; Revised: 17/01/2019; Accepted for publication: 25/02/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhnnqs_18_3_2019_46_54_bui_huy_cuong_3899_2136258.pdf
Tài liệu liên quan