Mục đích của việc lập cam kết bảo vệ môi trường

Tài liệu Mục đích của việc lập cam kết bảo vệ môi trường: MỞ ĐẦU 1. Mục đích của việc lập cam kết bảo vệ môi trường. Bản cam kết bảo vệ môi trường cho Dự án: Xây dựng nhà ở cho học sinh sinh viên các cơ sở đào tạo tại lô đất CT1 thuộc khu đô thị mới Mỹ Đình II được thực hiện theo đúng Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của chính phủ, Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của chính phủ và thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn lập và thẩm định Báo cáo Đánh giá tác động môi trường, Bản cam kết bảo vệ môi trường. Căn cứ vào hướng dẫn và phụ lục tại Nghị định số 80/2006/NĐ-CP và phụ lục tại Nghị định số 21/2008/NĐ-CP thì dự án xây dựng nhà ở cho học sinh sinh viên các cơ sở đào tạo tại lô đất CT1 thuộc khu đô thị mới Mỹ Đình II của Công ty CP tư vấn và đầu tư Vinaconex 36. thuộc danh mục lập Bản cam kết bảo vệ môi trường. Bản cam kết bảo vệ môi trường cho Dự án: Xây dựng nhà ở cho học sinh sinh viên các cơ sở đào tạo tại lô đất CT1 thuộc khu đô thị...

doc89 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Mục đích của việc lập cam kết bảo vệ môi trường, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Mục đích của việc lập cam kết bảo vệ môi trường. Bản cam kết bảo vệ môi trường cho Dự án: Xây dựng nhà ở cho học sinh sinh viên các cơ sở đào tạo tại lô đất CT1 thuộc khu đô thị mới Mỹ Đình II được thực hiện theo đúng Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của chính phủ, Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của chính phủ và thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn lập và thẩm định Báo cáo Đánh giá tác động môi trường, Bản cam kết bảo vệ môi trường. Căn cứ vào hướng dẫn và phụ lục tại Nghị định số 80/2006/NĐ-CP và phụ lục tại Nghị định số 21/2008/NĐ-CP thì dự án xây dựng nhà ở cho học sinh sinh viên các cơ sở đào tạo tại lô đất CT1 thuộc khu đô thị mới Mỹ Đình II của Công ty CP tư vấn và đầu tư Vinaconex 36. thuộc danh mục lập Bản cam kết bảo vệ môi trường. Bản cam kết bảo vệ môi trường cho Dự án: Xây dựng nhà ở cho học sinh sinh viên các cơ sở đào tạo tại lô đất CT1 thuộc khu đô thị mới Mỹ Đình II nhằm mục đích sau: Xác định các nguồn gây ô nhiễm và chất gây ô nhiễm tới môi trường bên trong và môi trường xung quanh khu vực thực hiện dự án bắt đầu từ giai đoạn đầu tư xây dựng tới khi dự án hoàn thiện và đi vào hoạt động. Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm tới môi trường xung quanh cũng như môi trường lao động trong quá trình thi công. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu và hạn chế tới mức thấp nhất các tác động tiêu cực tới môi trường, nhằm xử lý các chất thải phát sinh đạt TCMT Việt Nam. Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả theo đúng các nội dung quy định của Pháp luật Bảo vệ môi trường Việt Nam. 2.Căn cứ pháp lý, số liệu kỹ thuật cho việc lập Bản cam kết bảo vệ môi trường. Luật bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 12/12/2005, có hiệu lực từ ngày 01/07/2006. Nghị định số 80/2006/NDD-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết và thi hành mội số điều của Luật bảo vệ môi trường năm 2005. Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính Phủ về việc sửa đổi, bổ sung mội số điều của Luật Bảo vệ môi trường. -Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn lập và thẩm định Báo cáo Đánh giá tác động môi trường, Bản cam kết bảo vệ môi trường. Hướng dẫn số 3899/HD-TNMTNĐ của Sở Tài nguyên và môi trường và Nhà đất Hà Nội về việc lập, đăng ký xác nhận Bản Cam kết bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Luật xây dựng số 16/2003/QH 11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 quy định về hoạt động xây dựng. Luật đấu thầu của Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 61/2005/QH11ngày 29 tháng 11 năm 2005 quy định về các hoạt động đấu thầu . Luật đất đai năm 2003; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004; Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004; Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004; Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004; Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ và các thông tư ban hành của các Bộ liên quan về việc tuân thủ luật đất đai. Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 và Nghị định số 10/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006. Sắc lệnh của thành phố Hà Nội ngày 28 tháng 12 năm 2000; Nghị định số 92/2005/NĐ-CP ngày 12 tháng 07 năm 2005 quy định việc thực hiện sắc lệnh về chính sách, phân chia trách nhiệm, trách nhiệm bao gồm quản lý đô thị, đầu tư xây dựng và triển khai nguồn vốn Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Nghị định số 49/2008/NĐ-CP (“Nghị định 49”) ra ngày 18/4/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/204/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng (“Nghị định 209”). Nghị định số 99/ 2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/6/2007 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Căn cứ Quyết định số 42/2005/QĐ-BXD ban hành Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 353-2005 – Tiêu chuẩn thiết kế. Căn cứ Nghị định số 08/NĐ-CP ngày 24/1/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định lập các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị. Căn cứ Quyết định số 18/NQ-CP ngày 20/4/2009 của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị. Căn cứ quyết định số 65/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề thuê. Căn cứ thông tư số 10/2009/TT-BXD của Bộ xây dựng về hướng dẫn quản lý dự án đầu tư xây dựng Nhà ở sinh viên, nhà ở công nhân khu công nghiệp và nhà ở thu nhập thấp. Quyết định số 108/1998/QĐ Ttg ngày 20/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Từ Liêm giai đoạn 2001 - 2010 đã được UBND Thành phố phê duyệt năm 2001. Căn cứ quyết định số 98/2001/QĐ-UB ngày 31/10/2001 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Mỹ Đình II, huyện Từ Liêm – tỷ lệ 1/500. Căn cứ hồ sơ bản vẽ thiết kế quy hoạch chi tiết 1/500 khu đô thị Mỹ Đình II - Từ Liêm - Hà Nội do Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị – Bộ Xây dựng lập tháng 7 năm 2001 đã được Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội - KTST thành phố chấp thuận tháng 11 năm 2001. Căn cứ Quyết định số 72/QĐ-UB ngày 03/01/2002 của UBND thành phố Hà Nội thu hồi 246.303 m2 đất tại xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm giao Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị để đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu đô thị mới Mỹ Đình. Căn cứ biên bản bàn giao đất lô đất CT1 thuộc quỹ đất 20% - Khu đô thị mới Mỹ Đình II ngày 22/02/2002. Căn cứ Văn bản số 5505/UBND-XDĐT ngày 15/6/2009 của UBND Thành phố Hà Nội về việc triển khai chương trình phát triển nhà ở cho sinh viên, sinh viên nhà ở cho công nhân khu công nghiệp và người thu nhập thấp. Căn cứ Quyết định 3228/2009/QĐ-UBND ngày 29/6/2009 của UBND Thành phố giao Sở Xây dựng làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo tại quỹ đất 20% thuộc khu đô thị mới Pháp Vân – Tứ Hiệp, khu đô thị mới Mỹ Đình-Mễ Trì. Văn bản số 4693/QĐ-SXD ngày 01/7/2009 của Sở Xây dựng Hà Nội về việc giao nhiệm vụ, ủy quyền quản lý, thực hiện dự án xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo tại ô đất CT1(quỹ đất 20%) thuộc khu đô thị mới Mỹ Đình-Mễ Trì. Căn cứ Quyết định số 3573/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà nội phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên Mỹ Đình II, huyện Từ Liêm, Hà Nội. NỘI DUNG BẢN CAM KẾT DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH “NHÀ Ở CHO HỌC, SINH SINH VIÊN CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO TẠI LÔ ĐẤT CT1 THUỘC KĐTM MỸ ĐÌNH II” I.THÔNG TIN CHUNG 1.1.Tên dự án: Dự án xây dựng công trình “Nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo tại lô đất CT1 thuộc khu đô thị mới Mỹ Đình II” 1.2.Tên cơ quan, doanh nghiệp chủ dự án: Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư Vinaconex 1.3.Địa chỉ liên hệ: Nhà E10, Thanh Xuân Bắc, Hà Nội 1.4.Đại diện công ty: Ông Lê An Chức vụ: Giám đốc 1.5.Số điện thoại: 04-5533657 Fax: 04-5533658 II.ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN 2.1 Vị trí xây dựng dự án Lô đất đầu tư xây dựng dự án “Nhà ở cho học sinh, sinh viên Mỹ Đình II tại lô đất CT1” thuộc khu đô thị mới Mỹ Đình II . Khu đô thị mới Mỹ Đình II thuộc địa bàn xã Mỹ Đình – huyện Từ Liêm – Hà Nội có diện tích 262.440 m2 và có ranh giới như sau: Phía Bắc và Đông Bắc giáp khu trại giống lúa của huyện Từ Liêm. Phía Nam và Tây Nam giáp khu liên hợp thể thao Quốc Gia Phía Đông và Đông Nam giáp khu dân cư thôn Phú Mỹ, xã Mỹ Đình Phía Tây và Tây Bắc giáp khu đô thị mới Mỹ Đình I do Công ty Kinh doanh nhà Hà Nội (Bộ Quốc Phòng) làm chủ đầu tư. Lô đất đầu tư xây dựng dự án “Nhà ở cho học sinh, sinh viên Mỹ Đình II tại lô đất CT1 khu đô thị mới Mỹ Đình II” có diện tích 16.900 m2 được giới hạn như sau: Phía bắc giáp tuyến đường khu vực dự án hướng nhìn vào khu vực cơ quan dự kiến và là ranh giới Lô CT1 khu đô thị Mỹ Đình II. Phía Tây giáp tuyến đường quy hoạch khu vực hướng nhìn ra các khối nhà cao 09 và 12 tầng (thuộc dự án khu đô thị Mỹ Đình I do Công ty kinh doanh nhà Hà Nội – Bộ Quốc Phòng) và là ranh giới Lô CT1 khu đô thị Mỹ Đình II. Phía Đông giáp tuyến đường khu vực dự án hướng nhìn sang khu biệt thự và khối cơ quan cao 02 tầng. Phía Nam giáp tuyến đường khu vực dự án và hướng nhìn vào khu vui chơi của dự án và khu biệt thự. 2.2. Phạm vi dự án Khu Xây dựng nhà ở thấp tầng tại lô xã Mỹ Đình – huyện Từ Liêm – Hà Nội Quy mô khu đất nghiên cứu quy hoạch có tổng diện tích mặt bằng là 16.900m2 Quy mô dự án bao gồm: Xây dựng hạ tầng kỹ thuật (cấp điện, cấp thoát nước, cảnh quan,…) trên khu đất, xây dựng các cụm công trình nhà ở cho học sinh, sinh viên trên diện tích 16.900m2 tuân thủ đúng theo quy hoạch 1/500 điều chỉnh được chấp thuận. Trên khu đất xây dựng dự án đầu tư các hạng mục sau: - Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng: + Xây dựng hệ thống thoát nước mặt. + Xây dựng hệ thống thoát nước thải. + Hệ thống cấp nước. + Hệ thống điện chiếu sáng. + Hệ thống sân đường nội bộ, cây xanh, sân chơi. + Trạm biến áp. - Xây dựng 3 cụm công trình nhà ở học sinh, sinh viên 17 tầng (không kể tầng hầm và tầng kỹ thuật) gồm có 5 đơn nguyên: + Cụm 1: DN1 và DN2. + Cụm 2: DN2 và DN3. + Cụm 3: DN5. Tính chất của khu đất: Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng Hà Nội dự báo có động đất cấp 8 (theo tài liệu phân vùng động đất của Viện Vật Lý địa cầu thuộc Viện Khoa Học Việt Nam). 2.3 Điều kiện tự nhiên Tại vị trí xây dựng khu nhà ở cho học sinh sinh viên Mỹ Đình II có những đặc điểm về điều kiện tự nhiên chính như sau: 2.3.1 Địa hình: Khu đất có địa hình bằng phẳng, hướng thấp dần từ tây sang đông, cốt độ cao trung bình từ 5,8-8,3m theo cốt số 0. 2.3.2 Địa chất: Khu vực nghiên cứu chưa có tài liệu kham khảo sát. Khi xây dựng công trình cần khoan khảo sát kỹ thuật địa chất để gia cố nền móng. Địa chất thủy văn: Nước mặt: phụ thuộc vào mùa mưa trong năm, khi có mưa lớn có thể gây ngập ở một số nơi. Nước ngầm mạch sâu: nước ngầm trong mùa mưa thường cách mặt đất ở cốt ở cốt (-9)m đến cốt (-11)m. Mùa khô ở cốt (-10)m đến cốt (-13)m. Nước ngầm mạch nông: ở độ sau cách mặt đất từ 1 – 1,5m 2.3.3 Đặc điểm khí hậu Khu nghiên cứu thuộc vùng khí hậu Hà Nội. Nhiệt độ không khí cao nhất trung bình năm: 38,2oC, nhiệt độ không khí trung bình năm: 23oC, Nhiệt độ không khí thấp nhất trung bình năm: 5oC. Độ ẩm: Cao nhất 94%, thấp nhất 31%, trung bình 86% Mưa: Mưa: Lượng mưa trung bình năm 1620mm, lượng mưa trung bình năm cao nhất 2497,1mm. Lượng mưa trung bình tháng 135mm Lượng mưa 3ngày ứng với các tần suất: + P = 5%= 346mm + P = 10% = 295mm + P = 20% = 240mm Bảng 2.1 Lượng mưa trung bình tháng (%) Năm I II III IV V VI VII VIII ĨX X 2000 2,5 32,7 34,5 151,6 104,6 187,1 260,1 193,9 48,0 260,8 2002 8,6 17,8 11,3 59,4 214,2 239,6 263,5 201,7 178,6 127,5 2003 41,3 36,8 12,9 61,0 281,6 274,0 243,1 375,0 250,9 13,4 2004 6,1 29,2 44,5 161,4 335,3 229,0 366,2 246,8 106,6 7,9 2005 11,4 35,6 27,4 32,9 221,4 278,0 277,9 377,2 366 17,8 Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2007 Lượng bốc hơi: Cao nhất 896,7mm, trung bình năm: 817mm, thấp nhất năm: 709,5mm. Lượng bốc hơi trung bình tháng: 68mm. Thành phố Hà Nội nói chung và khu vực thực hiện dự án nói riêng chị ảnh hưởng của khí hậu đồng bằng Bắc Bộ, một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông khá phân biệt. Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ không khí trung bình trong những năm gần đây trong khu vực đạt trên 240C. Nền nhiệt độ của khu vực khá cao. Tổng nhiệt độ hàng năm vào khoảng 8.6000C. Các tháng VI, VII, VIII thường có nhiệt độ trung bình giao động quanh trị số 290C. Tháng I lạnh nhất với nhiệt độ trung bình cũng đạt trên 160C. Nhiệt độ không khí trung bình tháng những năm gần đây được trình bày trong bảng 2.2 Bảng 2.2 Nhiệt độ không khí trung bình tháng (0C) năm I II III IV V VI VII VIII IX 2001 18,4 16,2 20,2 25,2 27,5 28,6 29,7 29,1 27,7 2002 17,7 19,5 22,4 25,9 27,7 29,6 29,4 28,4 27,6 2003 16,9 20,8 21,9 26,2 29,0 30,1 29,8 29,0 27,9 2004 17,2 18,2 20,7 24,2 26,6 29,7 29,1 29,1 28,3 2005 16,2 17,8 19,2 24,3 29,2 30,2 28,7 28,8 28,7 (nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2007) Độ ẩm không khí Độ ẩm không khí trong khu vực nói riêng cũng như của thành phố nội tương đối cao, độ ẩm tương đối trung bình trong những năm gần đây đạt xấp xỉ 80% (tháng I và tháng XII). Độ ẩm tương đối trung bình cao nhất là tháng III. Có những năm như năm 2000 đạt tới 89%. Độ ẩm không khí trung bình tháng những năm gần đây tại trạm Láng được trình bày trong bảng 2.3 Bảng 2.3. Độ ẩm không khí trung bình tháng(%) năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI 2001 78 81 89 84 80 79 80 82 78 82 71 2002 79 85 82 82 81 80 79 81 76 78 78 2003 76 82 77 81 78 75 80 82 81 72 71 2004 79 84 81 85 82 75 79 83 81 67 75 2005 79 85 83 83 78 77 79 83 78 76 79 Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2007 Độ ẩm không khí trung bình hàng tháng trong năm của khu vực này đều cao (trên dưới 80%), đặc biệt trong các tháng chuyển mùa từ xuân sang hè (85%). Vào tháng 6 độ ẩm trung bình khá thấp do vào thời gian này trong năm thường có đợt gió Tây khô nóng. Gió và hướng gió. Vùng đồng bằng Bắc Bộ nói chung và Hà Nội nói riêng nằm trong vùng ảnh hưởng gió mùa. Gió chủ đạo mùa hè là gió mùa Đông Nam với tần suất từ 41,5 đến 57,5%, bắt nguồn từ Thái Bình Dương mang theo không khí mát và ẩm từ đại dương. Gió chủ đạo về mùa đông là gió mùa Đông Bắc với tần suất 28,6% đến 29,8% mang tính khô vào đầu mùa lạnh và ẩm thịnh hành về cuối mùa. Trong mùa đông cũng xuất hiện gió mùa Đông Nam với tần suất khá cao 28,3% đem lại thời tiết dễ chịu. Ngoài ra, về mùa hè Hà Nội còn chịu ảnh hưởng của gió mùa hướng Tây khô nóng song tần suất không lớn. a. vào 9 giờ sáng b. vào 3 giờ chiều Hình 3.4, Biểu đồ tần suất và vận tốc gió tại Hà Nội (theo 8 hướng và 12 tháng). . Nắng và bức xạ mặt trời a. Biểu đồ mặt trời Hình 3.2, Mô hình bầu trời và chuyển động biểu kiến của mặt trời ở Hà Nội. Hình 3.3, Biểu đồ mặt trời của Hà Nội (vị trí 210 vĩ độ bắc và 105,80 kinh độ đông). Đặc điểm chuyển động của mặt trời: Một năm có hai lần mặt trời đi qua thiên đỉnh vào các ngày 26 tháng 5 và 19 tháng 7, là những ngày có bức xạ mặt trời là cực đại. Thời gian giữa hai lần đi qua thiên đỉnh cách nhau 53 ngày, chế độ hoạt động của mặt trời kiểu chí tuyến. Phần lớn thời gian trong năm, mặt trời chuyển động trên nửa bán cầu Nam, thời gian chuyển động trên phần bán cầu Bắc trùng vào thời gian nóng nhất trong năm. Khu vực này thuộc Đồng Bằng Bắc Bộ. Tổng số giờ chiếu nắng trung bình trong 5 năm gần đây dao động từ 1285 đến 1632 giờ/năm. Thời kỳ ít nắng nhất là những tháng đầu mùa đông đến cuối mùa xuân, chủ yếu từ tháng 1 đến tháng 5. Tháng nhiều nắng nhất là tháng 7. Tháng ít nắng nhất là tháng 2. Số giờ nắng các tháng trong năm tại trạm Láng được trình bày trong bảng 2.4. Bảng 2.4 Số giờ nắng các tháng (giờ). năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB 2001 78 81 89 84 80 79 80 82 78 82 71 71 80 2002 79 85 82 82 81 80 79 81 76 78 78 81 80 2003 76 82 77 81 78 75 80 82 81 72 71 71 77 2004 79 84 81 85 82 75 79 83 81 67 75 73 79 2005 79 85 83 83 78 77 79 83 78 76 79 69 79 Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2007 Bức xạ mặt trời hàng năm tại khu vực Hà Nội là 122,8Kcal/cm2. Thời gian chiếu sáng trung bình: 13 – 15,5 giờ/ngày vào các tháng mùa hè 10 – 11,5 giờ/ngày vào các tháng mùa đông. Từ các số liệu về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, các số liệu về gió nắng, bức xạ mặt trời ta thấy từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, các yếu tố kể trên ở khu vực đều cao, đó là các điều kiện không thuận lợi cho môi trường lao động vì vậy việc giám sát và giảm thiểu ô nhiễm trong khu vực thực hiện dự án là rất cần thiết. Nhật xét chung: Khí hậu chung của khu vực thực hiện dự án mang tính chất của khí hậu Đồng Bằng Bắc Bộ, nóng ẩm và mưa nhiều, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa. Thời tiết trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. 2.4 Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên khu vực dự án Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực dự án, ngoài việc xem xét và kế thừa kết quả đo đặc đã có, chúng tôi đã tiến hành khảo sát đo đặc đánh giá tại các điểm khác nhau trong phạm vi hoạt động của dự án. Cụ thể như sau: Để đánh giá chất lượng không khí tại khu vực dự án, Chủ đầu tư và cơ quan tư vấn phối hợp với (Trung tâm quan trắc và ứng dụng công nghệ môi trường) tiến hành khảo sát lấy mẫu tại một số điểm khu vực dự án. Kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực dự án ở bảng 2.5; 2.6 Kết quả phân tích chất lượng nước thải được thể hiện trong bảng 2.7. Các thiết bị phân tích được sử dụng bao gồm: + Đo tiếng ồn: Đo tiếng ồn bằng máy Testo-815 của Đức. + Đo bụi: Lấy mẫu bụi bằng máy đếm hạt Staplex của Mỹ. + Đo hơi độc: Lấy mẫu khí độc bằng phương pháp hấp thụ hóa học và đem vè phòng thí nghiệm để phân tích. + Đo nước mặt: Lấy mẫu nước mặt tại hiện trường và đem đi phân tích trong phòng thí nghiệm, đo nhanh các thông số toC, pH tại hiện trường bằng máy đo nhanh của đức. 2.5 Hiện trạng môi trường không khí xung quanh a. Chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực dự án Ngày lấy mẫu: 11/8/2009 Bảng 2.5 Chất lượng không khí khu vực dự án. STT Thông số đo Đơn vị Kết quả đo TCVN 5937-2005 (Đo trung bình 1 giờ) 1 Bụi lơ lửng mg/m3 0,25 0,3 2 SO2 mg/m3 KPHĐ 0,35 3 CO mg/m3 0,005 30 4 NO2 mg/m3 KPHĐ 0,2 Ghi chú: Ký hiệu “ KPHĐ”: Không phát hiện được (Sơ đồ các vị trí đo thể hiện trong phần phụ lục) Nhận xét: Tại thời điểm đo, chất lượng môi trường không khí tại khu đất đạt TCVN, không có dấu hiệu ô nhiễm b.Các yếu tố vi khí hậu Ngày đo, lấy mẫu: 11/8/2009 Bảng 2.6 Các yếu tố vi khí hậu và độ ẩm STT Thông số đo Đơn vị Kết quả đo TCVN 5949:1998 1 Nhiệt độ 0C 31,1 - 2 Tốc độ gió m/s 1,68 - 3 Tiếng ồn dBA 75,4 75 4 Độ ẩm % 85 - Nhận xét: Tại thời điểm khảo sát và đo kiểm tiếng ồn và vi khí hậu đều nằm trong giới hạn cho phép. f. Hiện trạng chất lượng môi trường nước Nguồn nước của khu vực dự án gồm nước chính: nước mưa thoát qua hệ thống rãnh hở dọc các tuyến đường khu đô thị, nước mặt của khu vực xung quanh địa điểm thực hiện dự án. Để đánh giá chính xác và khánh quan chất lượng nước của khu vực dự án, đơn vị đo kiểm tiến hành lấy mẫu tại điểm gần với lô đất của dự án. Bảng 2.8 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm ngày 11 tháng 8 năm 2009 STT Thông số phân tích Đơn vị Kết quả phân tích (M) QCVN 09:2008/BTNMT 1 pH - 6,15 5,5-8,5 2 Chất rắn tổng số mg/l 200 1500 3 Độ cứng mg/l 250 500 4 COD mg/l KPHĐ 4 5 NH4+ mg/l 0,01 0,1 6 Cl- mg/l KPHĐ 250 7 F- mg/l KPHĐ 1,0 8 CN- mg/l KPHĐ 0,01 9 NO2- mg/l 0,012 1,0 10 NO3- mg/l 0,055 15 11 Pb mg/l KPHĐ 0,01 12 Fe mg/l 2,3 5 13 Hg mg/l KPHĐ 0,001 14 As mg/l 0,01 0,05 15 Coliform MNP/100ml - 3 * Ký hiệu mẫu: M: Mẫu nước giếng khoan lấy tại nhà dân cách 50m Ghi chú: Ký hiệu “ KPHĐ”: Không phát hiện được Căn cứ kết quả phân tích nước ngầm cho thấy: Trong tổng số 15 chỉ tiêu phân tích có 0 chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn cột B – TCVN 5942 – 1995 (tiêu chuẩn nước ngầm sử dụng cho sản xuất và nuôi trồng thủy sản). Như vậy nước ngầm quanh khu vực thực hiện dự án có một số chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam về chất lượng nước sử dụng cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. 2.7 Hiện trạng sử dụng đất, dân cư, công trình kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật: 2.7.1 Hiện trạng sử dụng đất Tổng diện tích quy hoạch thực hiện dự án: 16.900 m2 Tình hình hiện trạng khu đất trong khu vực quy hoạch cho thấy việc lựa chọn khu vực này để xây dựng khu nhà ở cho học sinh sinh viên là rất hợp lý. 2.7.2 Hiện trạng dân cư Trong phạm vi quy hoạch của dự án chủ yếu là các khu đất đã được quy hoạch thuộc khu đô thị mới Mỹ Đình II, do ban quản lý khu đô thị Mỹ Đình quản lý chung. Dân cư đang sinh sống xung quanh khu vực dự án hầu như không có. 2.7.3 Hiện trạng công trình kiến trúc: Trong phạm vi khu đất nghiên cứu thực hiện dự án hiện tại chưa có công trình kiến trúc nào. Toàn bộ khu đất thực hiện dự án đã được Ban quản lý khu đô thị Mỹ Đình san nền bằng phẳng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật (cấp điện, cấp nước, đường bê tông nhựa, hệ thống thoát nước và thu gom nước thải) hoàn chỉnh. 2.7.4 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật Giao thông Giao thông nội bộ: Xung quanh khu vực thực hiện dự án là các khu đất khác của khu đô thị mới Mỹ Đình đã được quy hoạch chi tiết và xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Cả bốn mặt của khu đất thực hiện dự án đã được xây dựng đường bê tông nhựa. Phía bắc giáp tuyến đường khu vực dự án hướng nhìn vào khu vực cơ quan dự kiến và là ranh giới Lô CT1 khu đô thị Mỹ Đình II. Phía Tây giáp tuyến đường quy hoạch khu vực hướng nhìn ra các khối nhà cao 09 và 12 tầng (thuộc dự án khu đô thị Mỹ Đình I do Công ty kinh doanh nhà Hà Nội – Bộ Quốc Phòng) và là ranh giới Lô CT1 khu đô thị Mỹ Đình II. Phía Đông giáp tuyến đường khu vực dự án hướng nhìn sang khu biệt thự và khối cơ quan cao 02 tầng. Phía Nam giáp tuyến đường khu vực dự án và hướng nhìn vào khu vui chơi của dự án và khu biệt thự. Hiện trạng nền Khu đất nghiên cứu quy hoạch có hiện trạng nền chủ yếu là đất bằng phẳng, đã được ban quan lý khu đô thị Mỹ Đình san nền từ trước. Cao độ trung bình của khu đất là 5,4 m – 5,7 m. Cấp điện, cấp thoát nước Cấp điện: Hiện khu đất để thực hiện dự án đã có đường điện hạ áp 0,4KV của khu đô thị Mỹ Đình chạy qua. Đường dây điện này được đặt ngầm dưới lòng đất, được nối từ trạm biến áp của khu đô thị Mỹ Đình. Cấp nước sạch: Trong phạm vi quy hoạch dự án đã có đường ống cấp nước sạch, đường ống cấp nước sạch này do ban quản lý khu đô thị Mỹ Đình xây dựng. Hệ thống thoát nước: xung quanh lô đất thực hiện dự án đã được xây dựng hệ thống thoát nước hoàn chỉnh, các cống thu nước chảy dọc theo các đường nhánh xung quanh khu đất thực hiện dự án, các tuyến cống này được đấu nối vào cống thu nước tập trung của khu đô thị Mỹ Đình, nước thải được chuyển đến trạm xử lý nước thải tập trung của khu đô thị trước khi xả ra môi trường. 2.8 Nguồn tiếp nhận chất thải của dự án 2.81 Nơi tiếp nhận nước thải của dự án Nước thải của dự án “Nhà ở cho học sinh sinh viên các cơ sở đào tạo tại lô đất CT1 thuộc khu đô thị mới Mỹ Đình II” chỉ gồm có nước thải sinh hoạt phát sinh khi dự án hoàn thành, đi vào khai thác sử dụng. Nước thải sinh hoạt: Phát sinh từ các căn nhà của khu nhà ở. Nước thải sinh hoạt có tính chất đặc trưng là hàm lượng các chất hữu cơ cao và chứa nhiều vi trùng. Nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ trước khi xả ra hệ thống cống tiếp nhận nước thải chung của khu dô thị Mỹ Đình, và được xử lý đạt tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6772 – 2000 tại trạm xử lý nước thải tập trung trước khi thải vào nguồn tiếp nhận là sông. Như vậy nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt cuối cùng của khu nhà ở là hệ thống cống tiếp nhận nước thải của khu đô thi sau khi đã được xử lý sơ bộ. Nhiệm vụ xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường TCVN 6772 – 2000 cho toàn bộ khu đô thị thuộc về ban quản lý khu đô thị Mỹ Đình, mà cụ thể là các nhà đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng của khu đô thị này. Nước thải của khu nhà ở hoàn toàn không chứa các chất độc hại như các kim loại nặng hay hóa chất. Mà chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy. 2.8.2 Nơi tiếp nhận khí thải của dự án Hoạt động xây dựng thực hiện dự án phát sinh khí thải là không đáng kể vì dự án có quy mô nhỏ. Khí thải phát sinh chủ yếu là từ các phương tiện giao thông chuyên chở vận liệu xây dựng để thực hiện dự án, nguồn khí thải này phát thải vào môi trường không khí của khu vực thực hiện dự án. Để hạn chế tác động của khí thải do các phương tiện vận tải đến môi trường, công ty Cổ phần T ư vấn và Đầu tư Vinaconex 36 và nhà thầu sẽ cho các phương tiện vận chuyển và thi công thực hiện dự án ra vào khu vực dự án với tốc độ thấp để tránh việc phát sinh bụi từ mặt đường vào không khí cũng như hạn chế lượng khí thải ô nhiễm môi trường vào không khí xung quanh, tốc độ xe máy chậm sẽ giảm lượng khí CO, NO2, SO2, phát thải. Sau khi dự án hoàn thiện, đi vào khai thác sẽ phát sinh lượng khí thải nhỏ, đó là khí thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt, nấu ăn của các nhà ăn phục vụ cho học sinh, sinh viên sống tại khu nhà ở này. 2.8.3 Nơi tiếp nhận chất thải rắn của dự án Chất thải rắn phát sinh trong quá trình thực hiện dự án: Chất thải phát sinh chủ yếu là vật liệu xây dựng, bao gồm vỏ bao bì các loại gạch vỡ, các mảnh vụn kim loại… Chất thải rắn phát sinh khi dự án đi vào khai thác: chất thải chủa yếu gồm chất thải sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của nhân dan sinh sống trong khu nhà, không có chất thải nguy hại. Tất cả các loại chất thải xây dựng phát sinh trong quá trình xây dựng dự án sẽ được công ty CP Tư vấn và Đầu tư Vinaconex 36 thu gom triệt để, được phân loại lưu giữ đúng quy trình và chuyển cho các đơn vị thu gom vận chuyển xử lý có đủ giấy phép cũng như năng lực. Đối với chất thải sinh hoạt phát sinh khi khu nhà đi vào khai thác sẽ được công ty môi trường đô thị Mỹ Đình thu gom hàng ngày và đưa đi xử lý tại khu xử lý chất thải rắn tập trung. III.QUY MÔ DỰ ÁN 3.1 Tổng mức đầu tư Chi phí đầu tư xây dựng công trình gồm: * Chi phí xây dựng: Bao gồm các chi phí dưới đây: - Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình chính; - Chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ; - Chi phí san lấp mặt bằng xây dựng; - Chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; - Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công Chi phí xây dựng được tính toán dựa trên khối lượng thiết kế cơ sở phù hợp với quy mô, chức năng công trình. * Chi phí thiết bị: Bao gồm các chi phí dưới đây: - Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết bị công nghệ phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công); - Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; - Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh; - Chi phí vận chuyển, bảo hiểm thiết bị; - Thuế và các loại phí liên quan ; Chi phí thiết bị được tính toán dựa trên khối lượng thiết kế cơ sở phù hợp với quy mô, chức năng công trình. Một số chỉ tiêu chất lượng và thông số kỹ thuật để tính toán chi phí đầu tư các hạng mục công trình trong dự án như sau : - Toà nhà có 21 tầng và 1 tầng hầm, Biện pháp thi công: - Cọc BTCT đúc sẵn - Tường xây gạch 110, 220, Mác 75# Phần hoàn thiện: - Tường trong, ngoài nhà sơn bả - Sảnh, hành lang, các phòng dịch vụ tầng 1 dùng gạch ceramic 400x400 - Các phòng kỹ thuật lát gạch ceramic 300x300 - Sàn các căn hộ lát gạch ceramic 300x300 - Trần thạch cao - Cửa căn hộ dùng cửa gỗ công nghiệp - Cửa sổ dùng cửa nhựa UPVC - Vách kính Temper Phần điện: - Hệ thống thiết bị dùng hàng liên doanh - Dây điện dùng Trần Phú hoặc tương đương - Các thiết bị (bóng đèn, ổ cắm…) dùng loại tương đương với SINO, ROMAN Phần nước: - Ống nước cấp dùng ống PPR - Ống thoát nước dùng ống PVC - Thiết bị vệ sinh dùng Viglacera loại bình thường - Hệ thống thông tin liên lạc, âm thanh, … được bố trí hoàn chỉnh - Hệ thống thang máy: Dùng xuất sứ Việt Nam (Thiên Nam hoặc tương đương) * Chi phí quản lý dự án: Bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bao gồm: - Chi phí tổ chức lập báo cáo đầu tư, chi phí tổ chức lập dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật; - Chi phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư; - Chi phí tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc; - Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, tổng mức đầu tư; chi phí tổ chức thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình; - Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; - Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phí xây dựng công trình; - Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình; - Chi phí tổ chức lập định mức, đơn giá xây dựng công trình; - Chi phí tổ chức kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư; - Chi phí tổ chức kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình; - Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; - Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình; - Chi phí khởi công, khánh thành, tuyên truyền quảng cáo; - Chi phí tổ chức thực hiện một số công việc quản lý khác. * Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: Bao gồm các chi phí dưới đây: - Chi phí khảo sát xây dựng; - Chi phí lập báo cáo đầu tư (nếu có), chi phí lập dự án hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật; - Chi phí thi tuyển thiết kế kiến trúc; - Chi phí thiết kế xây dựng công trình; - Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình; - Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp vật tư thiết bị, tổng thầu xây dựng; - Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị; - Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; - Chi phí lập định mức, đơn giá xây dựng công trình; - Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán, định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình, hợp đồng,... - Chi phí tư vấn quản lý dự án; - Chi phí kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư; - Chi phí kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình; - Chi phí quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình đối với dự án có thời gian thực hiện trên 3 năm; - Chi phí thực hiện các công việc tư vấn khác. * Chi phí khác: Bao gồm các chi phí dưới đây: - Chi phí thẩm tra tổng mức đầu tư; - Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ; - Chi phí bảo hiểm công trình; - Chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến công trường; - Chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình; - Chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công các công trình; - Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; - Các khoản phí và lệ phí theo quy định; - Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan dự án; vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao trừ giá trị sản phẩm thu hồi được; - Một số chi phí khác. * Chi phí dự phòng: Bao gồm các chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh chưa lường trước được khi lập dự án và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án. Chỉ số giá xây dựng quý I năm 2009 công bố theo công văn số 1028/BXD-VP ngày 3/6/2009 của Bộ Xây dựng. Dựa trên những căn cứ và tính toán ở trên ta có bảng tổng mức đầu tư dự án Dự án xây dựng công trình “Nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo tại lô đất CT1 thuộc khu đô thị mới Mỹ Đình II” có 978.923.227.000 VNĐ Bao gồm: - Chi phÝ x©y dùng : 675.649.112.975 VN§ - Chi phÝ thiÕt bÞ : 70.669.173.650 VN§ - Chi phÝ qu¶n lý dù ¸n : 7.955.869.270 VN§ - Chi phÝ t­ vÊn x©y dùng : 28.332.366.412 VN§ - Chi phÝ kh¸c : 18.159.326.640 VN§ - Chi phÝ dù phßng : 178.157.378.261 VN§ 3.2 Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật Trên khu đất xây dựng dự án đầu tư các hạng mục sau: - Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng: + Xây dựng hệ thống thoát nước mặt. + Xây dựng hệ thống thoát nước thải. + Hệ thống cấp nước. + Hệ thống điện chiếu sáng. + Hệ thống sân đường nội bộ, cây xanh, sân chơi. + Trạm biến áp. - Xây dựng 3 cụm công trình nhà ở học sinh, sinh viên 17 tầng (không kể tầng hầm và tầng kỹ thuật) gồm có 5 đơn nguyên: + Cụm 1: DN1 và DN2. + Cụm 2: DN2 và DN3. + Cụm 3: DN5. II.2.1. Các Thông số chung Stt Chỉ tiêu kỹ thuật Tổng cộng 1 Diện tích lô đất nghiên cứu 16.900 m2 2 Diện tích xây dựng 7.255,13 m2 3 Tổng diện tích sàn khoảng 109.847,85 m2 4 Mật độ xây dựng 43% 5 Tầng cao Trung bình 13,35 tầng 6 Hệ số sử dụng đất 5,73 lần 7 Quy mô sinh viên đáp ứng khoảng 8000 hs,sv II.2.2. Đơn nguyên 1&2: - Diện tích xây dựng : 2649,2 m2. - Diện tích tầng hầm: 2611,4 m2 - Diện tích tầng 1: 2611,4 m2 - Diện tích tầng kỹ thuật: 2060,2 m2 - Diện tích tầng điển hình: 2060,2 m2 - Tổng diện tích các tầng ở: 34 284 m2 - Diện tích tum: 156,9 m2 - Số lượng sinh viên: 2688 (sinh viên). II.2.3. Đơn nguyên 3&4: - Diện tích xây dựng : 2788,7 m2. - Diện tích tầng hầm: 2744,8 m2 - Diện tích tầng kỹ thuật: 2065 m2 - Diện tích tầng điển hình: 2065 m2 - Tổng diện tích các tầng ở: 34 364 m2 - Diện tích tum: 156,9 m2 - Số lượng sinh viên: 2688 sinh viên. II.2.4. Đơn nguyên 5: - Diện tích xây dựng : 1807,3 m2. - Diện tích tầng hầm: 1785,4 m2 - Diện tích tầng kỹ thuật: 1302,8 m2 - Diện tích tầng điển hình: 1302,8 m2 - Tổng diện tích các tầng ở: 21 613 m2 - Diện tích tum: 78,45 m2 - Số lượng sinh viên: 1728 sinh viên Khu đất để thực hiện dự án có rất nhiều điều kiện thuận lợi: Có vị trí đẹp nằm trong khu đô thị Mỗ Lao, là một khu đô thị mới được đầu tư đồng bộ. Phần hạ tầng kỹ thuật của lô đất cũng như tổng thể chung của cả khu đô thị đã được BQLDA khu đô thị Mỗ Lao đầu tư xây dựng hoàn chỉnh như hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước, hệ thống đèn chiếu sáng đảm bảo tính đồng bộ cao. Được sử dụng chung các các công trình phụ trợ của khu đô thị: chợ, siêu thị, trường học, nhà trẻ, trạm y tế, nhà văn hóa,… Khi triển khai dự án không phải thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng do khu đất đã được xây dựng hệ thống kỹ thuật hoàn chỉnh, được san lấp bằng phẳng. Có một không gian sống khá lý tưởng, xanh, sạch, đẹp do đây là một khu đô thị đồng bộ và hiện đại, rất gần trung tâm Hà Nội. 3.3 Giải pháp quy hoach, kiến trúc - Giải pháp thiết kế quy hoạch kiến trúc của dự án đã được sự chấp thuận của các cơ quan: sở Xây dựng Hà Nội, Ban quản lý dự án khu đô thị mới Mỹ Đình và các cơ quan chức năng khác 3.3.1 Giải pháp thiết kế quy hoạch Thiết kế điều chỉnh quy hoạch cục bộ khu đất xây dựng dự án tỷ lệ 1/500 đã được Sở Quy Hoạch kiến trúc Hà Nội phê duyệt. Theo thiết kế Quy hoạch này, khu đất dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên tại lô đất CT1 khu đô thị mới Mỹ Đình II có diện tích là: 16.900 m2 Lô đất CT1 được thiết kế như sau: + Quy hoạch tổng mặt bằng tuân thủ triệt để tổng mặt bằng đã được Sở quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội phê duyệt. + Công trình đảm bảo về chỉ giới xây dựng, hành lang bảo vệ sông, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao công trình, diện tích đất xây dựng, diện tích sàn xây dựng. + Công trình gồm 03 cụm công trình 21 tầng. Tổng hợp chỉ tiêu của dự án theo quy hoạch được duyệt Số TT Phân loại Chỉ tiêu 1 Diện tích đất 16.900.m2 2 Diện tích xây dựng 6.105,04 m2 3 Diện tích sàn xây dựng 95.239,72 m2 4 Mật độ xây dựng 36,13% 5 Hệ số sử dụng đất 5,64 lần 6 Tầng cao trung bình 15,6 tầng * Ghi chú: Số lượng sinh viên 7368 sinh viên. 3.3.2 Giải pháp bố trí mặt bằng, phân khu chức năng nhà liền kề Giải pháp kiến trúc: Tổng thể của khối công trình tuân thủ theo điều chỉnh quy hoạch cục bộ ô đất 1/500 đã được phê duyệt, bao gồm 03 cụm công trình (DN1 & DN2; DN3 & DN4; DN5). Diện tích chiếm đất là: 6.105,04 m2, chiều cao công trình là 21 tầng, tổng diện tích sàn là: 95.239,72 m2 (không bao gồm tầng tum và tầng kỹ thuật). Công trình được đặt lùi vào so với chỉ giới đường đỏ, hình dáng công trình được thiết kế hiện đại, góp phần tô điểm cho không gian kiến trúc khu vực. Giải pháp mặt đứng: Công trình nhà ở cho học sinh, sinh viên Mỹ Đình II được tổ hợp dạng mảng, khối kiến trúc đặc rỗng đan xen tạo thành tổng thể hiện đại thống nhất. Các vật liệu màu sắc đan xen kết hợp với các khoảng sân trồng cây xanh (cách 3 tầng) làm tăng sự sinh động trên tổng thể mặt đứng. Công trình được phối màu nhẹ nhàng, hiện đại, sinh động gắn kết toàn khối nhà tạo sự thống nhất về phong cách kiến trúc. Toàn bộ công trình mang phong cách kiến trúc hiện đại kết hợp hài hòa giữa cảnh quan chung cho toàn khu đô thị mới Mỹ Đình. Giải pháp mặt bằng: Chức năng sử dụng của công trình được phân chia như sau: -Tầng hầm cao 3m, được sử dụng để xe và bố trí các không gian kỹ thuật. -Tầng 1 là khối dịch vụ công cộng phục vụ cho khu nhà với chiều cao tầng là 5,5 m (xem phần phục lục bản vẽ) có diện tích là: 6105,04 m2 bao gồm ban quản lý, phòng kỹ thuật, phòng thu gom rác thải, an ninh, các dịch vụ công cộng như căng tin, bưu điện, ngân hàng, intternet… Mỗi khối ở đều có lối vào riêng tiếp cận bởi sảnh chính và sảnh phụ và qua bộ phận kiểm soát. Phân khu chức năng sử dụng của tầng 1 cụ thể như sau: - Mỗi khối đều có sảnh chính được đặt ở trung tâm, xoay chung quanh bao gồm các không gian dịch vụ, phòng thường trực, phòng kỹ thuật, khu vệ sinh của khối phục vụ, phòng quản lý thuận lợi cho việc quản lý và 02 thang bộ, 03 tháng máy, lối lên cho người khuyết tật thuận lợi khi tiếp cận công trình. - Mỗi khối đều có bộ phận thu gom rác thải riêng được bố trí lối và riêng biệt, kín đáo tạo thuận lợi cho việc thu gom rác không làm ảnh hưởng tới sinh hoạt chung cũng như môi trường. - Mỗi khối đều có thang thoát hiểm riêng được bố trí với lối thoát hiểm trực tiếp ra bên ngoài ở tầng 1. - Tầng 2 đến tầng 21 với chiều cao mỗi tầng là 3,6m bố trí các phòng ở cho học sinh, sinh viên. Các phòng được thiết kế đảm bảo đủ ánh sáng và thông thoáng tự nhiên hợp lý. Trên mỗi tầng có 1 phòng sinh hoạt chung dùng làm phòng học, tổ chức sinh nhật…và cách 3 tầng lại bố trí 1 khoảng sân sinh hoạt chung tạo ra những không gian xanh đan xen. *Chi tiết như sau: 1. Đơn nguyên 1&2 a. Tầng hầm - Cao độ sàn : -3.00 - Diện tích sàn: 2088,41m2 - Diện tích để xe: 1301,54 m2 - Diện tích kỹ thuật điện: 58,38 m2 - Diện tích phòng kỹ thuật nước: 41,7 m2 b. Mặt bằng tầng 1 - Cao độ sàn : +0.00 - Diện tích sàn: 1999,93 m2 - Diện tích sảnh, buồng thang, thang máy: 197,6 m2 - Diện tích công cộng: + Diện tích nhà ăn + bếp : 575,04 m2 + Diện tích TDTT: 78 m2 + Diện tích cắt tóc: 29 m2 + Diện tích Internet: 74,9 m2 + Diện tích Cafe: 103,5 m2 + Diện tích bưu điện: 26,05 m2 + Diện tích ngân hàng: 26,05 m2 + Diện tích phòng khách: 26,8 m2 + Diện tích phòng quản lý: 28,78 m2 + Diện tích phòng y tế: 28,78m2 + Diện tích phòng hành chính, tài vụ, quản trị: 31,37 m2 + Diện tích giặt là: 29 m2 c. Mặt bằng tầng 2 - Cao độ sàn: +5,50 - Tổng diện tích sàn: 1670,07 m2 - Diện tích sảnh, buồng thang, thang máy: 192,8 m2 - Diện tích sử dụng các phòng ở ( bao gồm cả vệ sinh và ban công): 837,4 m2 d. Mặt bằng tầng 3;6;9;12;15;18: - Diện tích sàn 1 tầng: 1433,74 m2 e. Mặt bằng tầng 4;7;10;13;16;19: - Diện tích sàn 1 tầng: 1524,6 m2 f. Mặt bằng tầng 5;8;11;14;17: - Diện tích sàn 1 tầng: 1563,4 m2 g. Mặt bằng tầng 20: - Diện tích sàn: 1433,7 m2. Trong đó: + Phòng ở đặc biệt: 4phòng. Diện tích: 54,76m2/1phòng. g. Mặt bằng tầng 21: - Diện tích sàn: 1142,75 m2 2. Đơn nguyên 3&4 a. Tầng hầm - Cao độ sàn : -3.00 - Diện tích sàn: 2651,6m2 - Diện tích để xe: 1585,78 m2 - Diện tích kỹ thuật điện: 43,27 m2 - Diện tích phòng kỹ thuật nước: 43,2 m2 b. Mặt bằng tầng 1 - Cao độ sàn : +0.00 - Diện tích sàn: 2567,55 m2 - Diện tích sảnh, buồng thang, thang máy: 197,6 m2 - Diện tích công cộng: + Diện tích nhà ăn + bếp : 647,4 m2 + Diện tích TDTT: 138,46 m2 + Diện tích cắt tóc: 44,5 m2 + Diện tích cửa hàng tự chọn: 183 m2 + Dịch vụ văn phòng phẩm: 74,9 m2 + Diện tích Internet: 183,61 m2 + Diện tích Cafe: 130,35 m2 + Diện tích bưu điện: 26,05 m2 + Diện tích ngân hàng: 26,05 m2 + Diện tích phòng quản lý: 28,97 m2 + Diện tích phòng y tế: 28,97 m2 + Diện tích phòng hành chính, tài vụ, quản trị: 77,31 m2 + Diện tích giặt là: 44,27 m2 c. Mặt bằng tầng 2 - Cao độ sàn: +5,50 - Tổng diện tích sàn: 1870 m2 - Diện tích sảnh, buồng thang, thang máy: 192,8 m2 - Diện tích các phòng ở: 1172,36 m2 - Diện tích phòng ở điển hình: + Diện tích ở chính: 23,76 m2 + Diện tích khu vệ sinh: 9,6 m2 + Diện tích tiền phòng: 3,85 m2 + Diện tích lôgia: 4 m2 d. Mặt bằng tầng 3;6;9;12;15;18: - Diện tích sàn 1 tầng: 1880,92 m2 e. Mặt bằng tầng 4;7;10;13;16;19: - Diện tích sàn 1 tầng: 1971,72 m2 f. Mặt bằng tầng 5;8;11;14;17: - Diện tích sàn 1 tầng: 2010,62 m2 3. Đơn nguyên 5 a. Tầng hầm - Cao độ sàn : -3.00 - Diện tích sàn: 1575,48 m2 - Diện tích để xe: 967,52 m2 - Diện tích kỹ thuật điện: 66,3 m2 - Diện tích phòng kỹ thuật nước: 51,8 m2 b. Mặt bằng tầng 1 - Cao độ sàn : +0.00 - Diện tích sàn: 1301,7 m2 - Diện tích sảnh, buồng thang, thang máy: 90 m2 - Diện tích công cộng: + Diện tích nhà ăn + bếp : 457,2 m2 + Diện tích TDTT: 74,8 m2 + Diện tích dv văn phòng phẩm: 28 m2 + Diện tích Internet: 59,5 m2 + Diện tích bưu điện: 20,8 m2 + Diện tích ngân hàng: 20,8 m2 + Diện tích phòng khách: 37,2 m2 + Diện tích phòng y tế: 28,9 m2 + Diện tích phòng hành chính, tài vụ, quản trị: 59,5 m2 + Diện tích giặt là: 29 m2 c. Mặt bằng tầng 2 - Cao độ sàn: +5,50 - Tổng diện tích sàn: 1128,16 m2 - Diện tích sảnh, buồng thang, thang máy: 106 m2 - Diện tích sử dụng các phòng ở: 628,05 m2 d. Mặt bằng tầng 3;6;9;12;15;18; 21: - Diện tích sàn 1 tầng: 1019,05 m2 - Diện tích phòng sinh hoạt chung: 59,5 m2 e. Mặt bằng tầng 4;7;10;13;16;19: - Diện tích sàn 1 tầng: 1076,09 m2 f. Mặt bằng tầng 5;8;11;14;17;20: - Diện tích sàn 1 tầng: 1070,85 m2 3.3.3 Giải pháp kết cấu * Những căn cứ để tính: - Tiêu chuẩn tải trọng và tác động TCVN 2737-95. - Tiêu chuẩn thiết kế công trình chịu động đất TCVN 375:2006 - Tiêu chuẩn thiết kế bê tông cốt thép TCXDVN 356:2005. - Tiêu chuẩn tính toán kết cấu bê tông cốt thép (EURO CODE 02) - Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế TCXD-205:1998 - Các bản vẽ thiết kế thi công phần kiến trúc của công trình. - Vị trí xây dựng và điều kiện thi công lắp dựng. - Các tài liệu chuyên môn. * Lựa chọn giải pháp kết cấu cho công trình: Các công trình thuộc dự án "Xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên Mỹ Đình II” là công trình cao tầng được sử dụng với mục đích làm nhà ở, giải pháp kết cấu sử dụng cho công trình là hệ kết cấu khung và vách kết hợp. Hệ lõi , vách cứng được bố trí và tính toán để chịu toàn bộ tải trọng ngang cho công trình đồng thời tham gia chịu tải trọng đứng cho công trình, sử dụng bê tông mác 350#. Hệ cột chịu tải trọng đứng dùng cột tiền chế trong nhà máy sử dụng bê tông mác 450#, liên kết giữa các cột tiền chế bằng thép chờ xỏ lỗ có vữa không co mác >=550#. Liên kết này được tính toán là liên kết ngàm cứng. Dầm sàn sử dụng dầm sàn dự ứng lực bán tiền chế mác 450 và được toàn khối hoá tại công trường bằng lớp bê tông đổ bù mác 350# kết hợp lưới thép D5a150. Liên kết giữa cột với dầm (tiền chế) dùng thép chờ và được bơm đầy bằng bê tông mác 350#, liên kết này được tính toán là liên kết khớp. Đây là giải pháp kết cấu tối ưu cho công trình, vừa đảm bảo khả năng chịu lực và ổn định của công trình, vừa đẩy nhanh tiến độ thi công và giảm giá thành xây dựng. * Lựa chọn giải pháp nền móng cho công trình: Theo báo cáo khảo sát địa chất công trình. Địa tầng khu đất được phân chia thành 07 lớp như sau: - Lớp 1: Đất lấp. - Lớp 2: Lớp sét ít dẻo, trạng thái dẻo mềm đến dẻo cứng. - Lớp 3: Lớp cát cấp phối kém trạng thái xốp, đôi chỗ xen kẹp các lớp sét mỏng - Lớp 4: Lớp sét ít dẻo, trạng thái dẻo cứng- nửa cứng. - Lớp 5: Lớp sét ít dẻo, trạng thái dẻo chảy đến dẻo mềm. - Lớp 6: Lớp cát cấp phối kém, trạng thái chặt vừa. - Lớp 7: Lớp sỏi sạn lẫn cát, trạng thái rất chặt. Căn cứ vào giải pháp kết cấu lựa chọn cho công trình: Giải pháp móng sử dụng cho công trình là hệ móng cọc 400x400. Chiều dài cọc 37.500m, sử dụng bê tông mác 600#, ứng lực trước. Cọc xuyên qua 06 lớp đất phía trên xuống lớp đất số 07 (Lớp sỏi sạn lẫn cát, trạng thái rất chặt). GiảI pháp móng cọc 400x400 đảm bảo ổn định cho công trình, dễ thi công, tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư. a.vật liệu sử dụng: Vật liệu chính sử dụng ở đây có sự thống nhất cao, tiện cho việc quản lý thực hiện dự án cũng như hiệu quả tương đồng trong kiến trúc. a. Cửa - Cửa đi khu vực sảnh và khu vực công cộng tầng 1 sử dụng cửa kính an toàn tấm lớn. - Cửa đi và cửa sổ mặt ngoài công trình sử dụng của khung nhựa lõi thép màu trắng, kính an toàn dán 2 lớp dày 6,38mm màu xanh nhạt phản quang 7%. - Cửa vào căn hộ sử dụng cửa gỗ công nghiệp khuôn đơn. - Cửa trong căn hộ sử dụng cửa khuôn và cánh bằng gỗ công nghiệp. - Các hệ thống cửa khu vực kỹ thuật sử dụng cửa khung thép cánh bọc tôn tráng kẽm dày 1,5mm. Cửa khu vực thang thoát hiểm sử dụng cửa chống cháy b, Nền - Nền khu vực gara để xe, kho rác láng vữa xi măng mác 75. - Khu vực sảnh, công cộng, hành lang chung lát gạch ceramic 400x400. - Các phòng kỹ thuật lát gạch ceramic 300x300 - Sàn các căn hộ lát gạch ceramic 400x400 - Nền các khu wc, lôgia lát gạch chống trơn 200x200 c, Tường - Tường được sơn bả matít: Mầu vàng nhạt cho các phòng, mầu ghi sáng và màu trắng cho mặt ngoài nhà. - Khu vực vệ sinh ốp gạch men kính 200x300 - Khu vực đế toà nhà và tầng 1 ốp đá mầu xanh rêu nhạt. d, Các hệ thống tay vịn cầu thang, lan can: Lan can, tay vịn cầu thang bộ, thang thoát hiểm làm bằng ống inốc. Bản thang đổ BTCT, cổ bậc xây gạch vữa XM mác #75, mặt bậc thang lát tấm Granitô. e, Trần nội thất - Trần tầng 1 khu vực công cộng sử dụng trần thạch cao xương nổi. - Khu vực sảnh tầng và hành lang sử dụng trần thạch cao xương nổi. - Khu vệ sinh dùng trần nhựa. - Các thiết bị nội thất sử dụng sản phẩm trong nước hoặc liên doanh. f, Phần điên: - Hệ thống thiết bị dùng hàng liên doanh - Dây điện dùng Trần Phú hoặc tương đương - Các thiết bị (bóng đèn, ổ cắm…) dùng loại tương đương với SINO, ROMAN g, Phần nước: - Ống nước cấp dùng ống PPR - Ống thoát nước dùng ống PVC - Thiết bị vệ sinh sử dụng thiết bị trong nước hoặc liên doanh. - Hệ thống thông tin liên lạc, âm thanh, … được bố trí hoàn chỉnh - Hệ thống thang máy: Dùng xuất sứ Đông Nam á. * Tải trọng tác dụng a. Tĩnh tải. Tên loại sàn, tường Tên chi tiết tải Chiều dầy (m) Tr.lượng riêng (daN/m3) Tải tiêu chuẩn (daN/m2) Tổng tĩnh tải (KN/m2) Lớp hoàn thiện sàn khu văn phòng, khu dịch vụ công cộng Lớp gạch lát dầy 20 mm 0.02 2000 40.0 1.19 Vữa lót dầy 30mm 0.03 1800 54.0 Trần treo - 25 daN/m2 25.0 Lớp hoàn thiện sàn khu chung cư Lớp gạch lát dầy 20 mm 0.02 2000 40.0 1.21 Vữa lót dầy 30mm 0.03 1800 54.0 Trát trần dầy 15mm 0.015 1800 27.0 Sàn Panel P 60+60 Sàn tiền chế dầy 60mm 0.06 2500 150.0 3.00 Bê tông đổ bù dày 60mm 0.06 2500 150.0 Sàn Panel P 80+60 Sàn tiền chế dầy 80mm 0.08 2500 200.0 3.50 Bê tông đổ bù dày 60mm 0.06 2500 150.0 Sàn Panel P 80+70 Sàn tiền chế dầy 80mm 0.08 2500 200.0 3.75 Bê tông đổ bù dày 70mm 0.07 2500 175.0 Sàn Panel R 150+50 Sàn tiền chế + lớp đổ bù 0.20 355 daN/m2 355.0 3.55 Sàn Panel R 150+60 Sàn tiền chế + lớp đổ bù 0.21 380 daN/m2 380.0 3.80 Sàn Panel R 190+60 Sàn tiền chế + lớp đổ bù 0.25 405 daN/m2 405.0 4.05 Sàn Panel R 24+6 Sàn tiền chế + lớp đổ bù 0.30 440 daN/m2 440.0 4.40 Sàn Panel R 24+8 Sàn tiền chế + lớp đổ bù 0.32 490 daN/m2 490.0 4.90 Sàn Panel R 28+8 Sàn tiền chế + lớp đổ bù 0.36 570 daN/m2 570.0 5.70 Cầu thang GRANITO dầy 20 mm 0.02 2200 44.0 6.68 Vữa lót dầy 15 0.015 1800 27.0 Bậc xây gạch 150 0.15 1800 270.0 Sàn BTCT dầy 120 0.12 2500 300.0 Trát đáy thang dầy 15 0.015 1800 27.0 Tường ngăn văn phòng Vách nhôm kính - 50 daN/m2 50.0 0.50 Tờng xây gạch đặc 110 Xây gạch nung 110 mm 0.11 1800 198.0 2.52 Trát 2 mặt dầy 30 0.03 1800 54.0 Tờng xây gạch đặc 220 Xây gạch nung 220 mm 0.22 1800 396.0 4.50 Trát 2 mặt dầy 30 0.03 1800 54.0 Tờng xây gạch rỗng 220 Xây gạch rỗng 220 mm 0.22 1400 308.0 3.62 Trát 2 mặt dầy 30 0.03 1800 54.0 b. Hoạt tải : Hoạt tải tiêu chuẩn STT Tên sàn Tải TC (daN/m2) 1 Gara ô tô, xe máy 500 2 Dịch vụ, cửa hàng 400 3 Văn phòng 200 4 Phòng họp 400 5 Căn hộ chung cư 150 6 Khu sảnh, hành lang 300 7 Mái Panel có SD 150 8 Mái Panel không SD 75 3.4 Giải pháp thiết kế hạ tầng kỹ thuật * Căn cứ thiết kế Hệ thống kỹ thuật công trình “Nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo” được thiết kế dựa trên các căn cứ sau: - Mặt bằng tổng thể qui hoạch của công trình - Phương án thiết kế kiến trúc công trình - Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng TCXD 16:1986 Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng TCXD 259:2001 Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường phố, quảng trường đô thị TCVN 4746:1989 Quy phạm nối đất. Nối không các thiết bị điện TCXD 25:1991 Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng. Tiêu chuẩn thiết kế TCXD 27: 1991 Đặt thiết bị điện trong xây dựng. Yêu cầu chung Tiêu chuẩn IEC 364 Lắp đặt điện trong công trình xây dựng TCN - 68- 161- 1996: Tiêu chuẩn phòng chống ảnh hưởng của đường dây điện lực đến các hệ thống thông tin. TCXD 46: 1984 Chống sét cho các công trình xây dựng. Tiêu chuẩn thiết kế, thi công. Các tiêu chuẩn Việt nam có liên quan khác. 3.4.1 Giải pháp cấp điện và chống sét a) Phương án và giải pháp cấp điện * Nguồn điện: Nguồn cung cấp cho các được lấy từ lưới điện 22KV của thành phố, dự kiến xây dựng 01 trạm biến áp 1x1600KVA+1x2000KVA+1x1000KVA 22/0,4KV. Để đảm bảo tính liên tục cung cấp điện cho các phụ tải trong các đoen nguyên lắp đặt 03 máy phát dự phòng 2x200KVA+1x125KVA 380/220V cùng bộ chuyển nguồn ATS. * Phần hạ thế: Từ máy biến áp sử dụng cáp ngầm cấp cho tủ điện tổng đặt tại tầng hầm. Từ tủ điện tổng sử dụng cáp đi trên thang cáp dọc theo hộp kỹ thuật tới cấp điện cho các tủ điện tầng. Từ tủ điện tầng các lộ ra cấp cho hệ thống điện chiếu sáng được đi trên trần. Dây cấp cho ổ cắm được luồn trong ống SP đi ngầm tường. Hệ thống điện chiếu sáng khu vực công cộng sử dụng đèn huỳnh quang âm trần, trong các phòng ở sinh viên sử dụng đèn huỳnh quang gắn trần Khu sảnh, hành lang sử dụng các đèn ốp trần, tại các khu vực phụ trợ sử dụng các loại đèn lắp nổi. Tại khu vực cầu thang bố trí các đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ báo lối ra trong trường hợp có sự cố như hoả hoạn nhằm giải tán người trong thời gian nhanh nhất (phần này thể hiện trong bản vẽ Phòng cháy chữa cháy). Độ rọi tối thiểu trong các khu vực như sau: - Khu vực dịhc vụ : 200 lux - Khu phòng ăn : 200 lux - Phòng ở sinh viên : 150 lux - Khu Gara : 100 lux - Các khu phụ trợ : 100 lux b) Công suất của các phụ tải điện: * Đơn nguyên 1,2 - Công suất tính toán của các phòng ở sinh viên + PCH = åPtb.Ksd PCH : Công suất đặt của 1 hộ tiêu thụ điện Ptb : Công suất thiết bị Chiếu sáng : 0,3 KW/ phòng ổ cắm : 1,2kW/ phòng Bình nước nóng: 2,5 KW/bình Ksd: Hệ số sử dụng thiết bị Ksd = 1 + PCH = (1,2 + 0,3 +2,5)*1 = 4KW Các phòng ở sinh viên từ tầng 2 trở lên do vậy công suất đặt của các tầng như sau : - Công suất đặt tầng điển hình PđT2 = 10 căn* 4KW+1,5+0,22 = 41,7KW Công suất tính toán tầng điển hình Ptt2 = PđT2* Kđt = 41,7*0,78= 32,5 Hệ số đồng thời các tủ tầng lấy Kđt =0,78 - Đơn nguyên 1 gồm 194 phòng do vậy công suất đặt của đơn nguyên 1 là PĐN1 = 194*4= 776KW Pđiều hoà = 70KW Pthang máy = 30KW Pchiếusáng= 20KW - Công suất tính toán đơn nguyên 1 Hệ số đồng thời tủ tổng Kđt =0,5 PTTĐN1 = 776*0,5+30+70+20=508KW Tương tự với đơn nguyên 1, công suất TĐN1= 508KW Công suất tính toán các phụ tải ưu tiên Put = 129KW Tổng công suất tính toán đơn nguyên 1+2 P1,2 = 435+505+129 = 1069KW Dung lượng tính toán Stt= P1,2/cosj = 1069/0,85= 1257KVA Chọn máy biến áp 1600KVA-22/0,4KV cấp cho đơn nguyên 1,2 Chọn máy phát dự phòng 200KVA cấp cho đơn nguyên 1,2 * Đơn nguyên 3,4 Đơn nguyên 3 và đơn nguyên 4 có số phòng bằng nhau 252 phòng P3 = 252*4= 1008KW Pđiều hoà = 90KW Pthang máy = 30KW Pchiếusáng= 36KW Công suất tính toán của đơn nguyên 3 PĐN3 = 1008*0,5+90+30+35=660KW Tương tự với đơn nguyên 4 PĐN4 = 1008*0,5+30+36=570KW Công suất tính toán các phụ tải ưu tiên Put =132,2KW P3,4 = 660+570+132,2 = 1362,2KW Dung lượng tính toán Stt= P3,4/cosj = 1362,2/0,85= 1602KVA Chọn máy biến áp 2000KVA-22/0,4KV cấp cho đơn nguyên 3,4 Chọn máy phát dự phòng 200KVA cấp cho đơn nguyên 3,4 * Đơn nguyên 5 Đơn nguyên 5 có số phòng 300 phòng P3 = 300*4= 1200KW Pđiều hoà = 50KW Pthang máy = 30KW Công suất tính toán của đơn nguyên 3 PĐN5 = 1200*0,5+50+30=680KW Công suất tính toán các phụ tải ưu tiên Put =77KW P5 = 680+77=757KW Dung lượng tính toán Stt= P5/cosj = 757/0,85= 890KVA Chọn máy biến áp 1000KVA-22/0,4KV cấp cho đơn nguyên 5 Chọn máy phát dự phòng 125KVA cấp cho đơn nguyên 5 c) Hệ thống tiếp đất an toàn, chống sét: - Tiếp địa an toàn: Tiếp địa sử dụng cọc sắt bọc đồng D16 dài 2,4m được liên kết với nhau bằng băng đồng dẹt 20x3, đảm bảo điện trở tiếp đất không vượt quá 4 ôm. Toàn bộ vỏ tủ bảng điện bằng kim loại, ổ cắm đều được nối đất an toàn. - Hệ thống chống sét: Tại mỗi đơn nguyên lắp 01 kim thu sét loại phát xạ sớm Fulsar 18 bán kính bảo vệ 55m lắp trên mái công trình. Tiếp địa sử dụng cọc sắt bọc đồng D16 dài 2,4m được liên kết với nhau bằng băng đồng dẹt 20x3 đảm bảo điện trở tiếp đất không lớn hơn 10 ôm, cáp thoát sét sử dụng dây đồng trần M70 đi dọc theo tường nhà. d) Quy cách của các thiết bị và vật liệu: Thiết bị và vật liệu đưa vào công trình phải mới, đồng bộ và tuân theo các tiêu chuẩn tối thiểu về kỹ thuật và chất lượng. Theo chỉ định về chủng loại, quy cách của chủ đầu tư. Tủ điện tổng và các tủ phân phối điện là loại trọn bộ gồm khung tủ lắp Aptomat và các thiết bị khác như mô tả trong bản vẽ. Thiết kế, bố trí, lắp đặt các thiết bị bên trong tủ điện sẽ do nhà thầu thực hiện. Công tắc đèn, ổ cắm điện, Aptomát phải có dòng điện định mức như đã ghi trong bản vẽ và bảng thống kê vật tư. Cáp và dây dẫn điện là loại lõi đồng, cách điện PVC, điện áp cách điện 0,6/1KV. Các thiết bị điện trong thiết kế này có thể được thay thế bằng các chủng loại vật tư của các hãng khác nhau nhưng có đặc tính kỹ thuật tương đương. 3.4.2 Giải pháp thông gió * Căn cứ thiết kế * Hệ thống điều hoà không khí và thống gió cho công trình được thiết kế dựa trên các quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, và các tài liệu sau đây: TCVN 5687:1992 Thông gió, điều tiết không khí, sưởi ấm - Tiêu chuẩn thiết kế. TCXD 232:1999 Hệ thống thông gió, điều hoà không khí và cấp lạnh - Chế tạo, lắp đặt và nghiệm thu. TCVN 6160:1996 Phòng cháy chữa cháy - Nhà cao tầng - Yêu cầu thiết kế. TCVN 4088:1985 Số liệu khí hậu dùng trong thiết kế xây dựng. TCVN 4605:1988 Kĩ thuật nhiệt - Kết cấu ngăn che - Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4605:1988 Heating techniques – Insulating components – Design standard SMACNA Tiêu chuẩn gia công lắp đặt hệ thống điều hoà không khí. (Anh quốc) ASHRAE 2007 - Phần ứng dụng (Hiệp hội các kỹ sư Nhiệt, Lạnh và Điều hòa Hoa Kỳ) Các quy phạm về bảo vệ môi trường Việt Nam. Các quy phạm của Cục phòng cháy chữa cháy cho công trình xây dựng Việt Nam. * Các thông số khí hậu Theo đặc điểm của công trình cấp điều hòa không khí được chọn cho công trình là cấp II, với số giờ không đảm bảo các thông số kỹ thuật yêu cầu là nhỏ hơn 200 giờ/năm. Các thông số khí hậu tính toán được chọn ở Hà Nội, và theo tiêu chuẩn TCVN 4088 - 85; bảng No 2; bảng A1: Thông số tính toán của không khí bên ngoài (phụ lục 3, TCVN 5687 - 1992) Nhiệt độ (°C) Độ ẩm (%) Mùa hè 37,2 66 Mùa đông 8.5 64 Thông số tính toán của không khí bên trong nhà Khu vực điều hoà Mùa hè Mùa đông Nhiệt độ (°C) Độ ẩm (%) Nhiệt độ (°C) Độ ẩm (%) Các phòng chức năng 24 60 22 60 Hành lang (khu vực đệm) 28 60 20 60 * Các yêu cầu thiết kế khác Tại khu vực đặt máy, tầng hầm: 55 ¸ 70dB. Các khu vực bếp, khu WC, các phòng kỹ thuật phải được hút thải không khí với bội số trao đổi không khí n = 5 ¸ 10 lần. * Khái quát Dự án “Xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo tại khu đô thị mới Mỹ đình II” là dự án nhà ở xã hội phục vụ chính cho đối tượng là học sinh, sinh viên các trường trung học, đại học và các trường dạy nghề đóng trên địa bàn Hà Nội. Do vậy việc tính toán thiết kế kết cấu, kiến trúc cũng như các hệ thống cơ điện khác phải đảm bảo giảm tỷ suất đầu tư và đầu tư các hệ thống khác ở mức tối thiểu nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ và đáp ứng được các chỉ tiêu kỹ thuật, thông số chung của từng hệ thống cơ điện. Khu nhà ở cho học sinh, sinh viên gồm 5 tòa nhà từ đơn nguyên 1 đến đơn nguyên 5. Mỗi đơn nguyên có 1 tầng hầm và 21 tầng nổi. Tầng 1 được sử dụng làm khu dịch vụ phục vụ cho sinh viên, từ tầng 2 trở lên bố trí các phòng cho học sinh, sinh viên thuê. Hệ thống điều hòa và thông gió phục vụ cho khu nhà ở phục vụ cho đối tượng là học sinh, sinh viên nên cũng phải đảm bảo các tiêu chí đó, đáp ứng tối thiểu về mức đầu tư nhưng vẫn đảm bảo kỹ thuật. Do vậy việc nên phương án thiết kế cơ sở cho hệ thống điều hòa và thông gió cho dự án này bao gồm những phần việc sau: Hệ thống điều hòa không khí tại tầng 1 của các tòa nhà dùng để cho thuê bán hàng phục vụ sinh viên. Do vậy, hệ thống được đầu tư ở mức tương đối với việc thiết kế hệ thống điều hòa cục bộ nhằm giảm chi phí đầu tư. Tại tầng 1 các khu vực lắp đặt điều hòa không thiết kế hệ thống cấp gió tươi do các phòng có diện tích nhỏ, đảm bảo sự lọt khí đủ cung cấp lượng oxy cần thiết, chỉ thiết kế bổ sung một số quạt gắn tường cho sự lưu thông không khí tốt hơn. Hệ thống tầng hầm được đầu tư hệ thống thông gió, hệ thống thông gió được thiết kế đơn giản, sử dụng hệ thống hoạt thông gió hướng trục gắn tường tại các vị trí trước và sau tòa nhà nhằm đảm bảo sự lưu thông không khí tốt nhất và đáp ứng được chỉ tiêu kỹ thuật và tỷ suất đầu tư. Đối với các công trình cao tầng, cần phải thiết kế hệ thống tăng áp cầu thang cho các thang thoát hiểm nhằm đảm bảo chi tiêu thoát hiểm khi có hỏa hoạn xảy ra. Nhưng do đặc thù công trình và việc bố trí thang máy tại các vị trí đã hợp lý và việc bố trí cửa thông gió tại các thang bộ thoát hiểm. Do vậy đơn vị tư vấn đưa ra ý kiến không thiết kế hệ thống tăng áp cầu thang thoát hiểm cho các tòa nhà trong công trình. * Yêu cầu thiết kế Là một công trình hiện đại với các yêu cầu cao về điều kiện vi khí hậu. Hệ thống thông gió và điều hoà không khí thiết kế cho toà nhà cần đạt được các chỉ tiêu cơ bản sau: - Tạo ra môi trường vi khí hậu với các thông số nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, và độ trong sạch của không khí được kiểm soát và điều chỉnh theo điều kiện tiện nghi của con người. - Tổ chức thông thoáng, hút thải không khí từ các khu vệ sinh, bếp, và các khu vực cần thiết ra khỏi toà nhà. - Hệ thống thông gió và điều hòa không khí được thiết kế lắp đặt không phá vỡ kiến trúc công trình, làm tăng vẻ đẹp nội thất. Độ ồn do hệ thống gây ra ở mức độ cho phép không ảnh hưởng tới các khu vực trong và ngoài toà nhà. - Tầng hầm được hút thải khí bằng hệ thống thông gió cưỡng bức với hệ số trao đổi không khí theo tiêu chuẩn vệ sinh: 4- 6 lần thể tích phòng. - Thiết bị lựa chọn cho hệ thống phải đảm bảo tính hiện đại, làm việc tin cậy, vận hành đơn giản và thuận tiện cho việc bảo dưỡng, sửa chữa. - Hệ thống có khả năng phục vụ độc lập theo yêu cầu sử dụng cho từng khu vực. Công suất của hệ thống được tự động điều chỉnh theo tải nhiệt thực tế của toà nhà tại từng thời điểm để nâng cao hiệu suất hoạt động của hệ thống và giảm chi phí vận hành. - Hệ thống được thiết kế tuân theo các tiêu chuẩn và quy phạm về an toàn phòng chống cháy, không tạo ra các nguồn nhiệt có nhiệt độ cao, và không sử dụng các loại vật liệu dễ gây cháy nổ. a) Hệ thống điều hoà không khí và thông gió bao gồm: -Hệ thống điều hoà không khí và thông gió tầng 1 - Hệ thống hút khí thải tầng hầm - Hệ thống hút khí thải khu vệ sinh. b)Thiết kế hệ thống thông gió các khu WC: + Tại tầng 1 thiết kế hệ thống thông gió nối ống gió độc lập, đảm bảo hút toàn bộ lượng khí thải cho WC. + Hệ thống thông gió cho khu WC các tầng phòng sinh viên, sử dụng loại quạt thông gió gắn tường hút khí thải thổi trực tiếp ra ngoài. - Tại các phòng ở cho học sinh, sinh viên thuê không đầu tư hệ thống điều hòa không khí. Do vậy hệ thống điều hòa không khí thiết kế đảm bảo nhưng chỉ tiêu cơ bản sau của điều hoà tiện nghi: - Đảm bảo các thông số nhiệt độ, độ ẩm, độ sạch của không khí theo các tiêu chuẩn tiện nghi của tiêu chuẩn Việt Nam. - Các thiết bị lựa chọn cho công trình cần có độ tin cậy cao, vậnh hành đơn giản đảm bảo mãy quan của công trình. * Mô tả hệ thống: a) Hệ thống thông gió: *Hệ thống thông gió tầng hầm: Hệ thống thông gió cho tầng hầm bao gồm hệ thống quạt thông gió gắn tường và các cửa gió nan thẳng gắn phía ngoài tầng Tại các phòng kỹ thuật điện, kỹ thuật nước tầng hầm bố trí hệ thống quạt thông gió hướng trục. * Hệ thống thông gió WC: Hệ thống thông gió WC được thiết kế để tạo ra sự thông thoáng trong phòng vệ sinh. Hệ thống thông gió cho nhà vệ sinh được thiết kế gồm các quạt thông gió gắn tường, khí thải được hút trực tiếp ra ngoài. b) Hệ thống điều hoà không khí: Hệ thống điều hoà không khí được thiết kế là hệ thống điều hoà không khí dạng cục bộ treo tường, âm trần nối ống gió. Dàn nóng được bố trí trên ban công, sân sinh hoạt chung trên mái tầng1. 3.4.3 Giải pháp thiết kế cấp thoát nước và phòng cháy chữa cháy * Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng - Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình ban hành theo quyết định số 47/1999/QĐ-BXD ngày 21 tháng 12 năm 1999 của Bộ Xây Dựng. - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam tập I, II, III ban hành theo quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14 tháng 12 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng. - Cấp nước bên trong- Tiêu chuẩn thiết kế (TCVN 4513-88) - Hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà và công trình - Quy phạm thi công và nghiệm thu (TCVN 4519-88). - Thoát nước bên trong- Tiêu chuẩn thiết kế (TCVN 4474-87). - Thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình; Tiêu chuẩn thiết kế (20 TCN 51-84). - Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Ký hiệu quy ước trang thiết bị kỹ thuật vệ sinh (TCVN 5673-92). - Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Ký hiệu quy ước trang thiết bị kỹ thuật vệ sinh (TCVN 4615-88). - Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng. Cấp thoát nước bên trong; Hồ sơ bản vẽ thi công (TCVN 6077-95) (ISO 4067/2-80). 1- Bản vẽ nhà và công trình xây dựng. Lắp đặt- Phần 2. Ký hiệu quy ước các thiết bị vệ sinh (TCVN 6077-95) (ISO 4067/2-80). - Bản vẽ TKCS kiến trúc công trình. * Hệ thống cấp thoát nước ngoài nhà a) Cấp nước sinh hoạt Nguồn nước cấp cho khu nhà được lấy từ mạng lưới cấp nước khu vực, qua đồng hồ, nước được dẫn đến các bể chứa nước ngầm đặt bên ngoài công trình bằng đường ống f90. b) Thoát nước ngoài nhà Hệ thống thoát nước ngoài nhà có tác dụng vận chuyển toàn bộ lượng nước mưa, nước mặt và nước bẩn từ trong các công trình ra ngoài. Vì diện tích sân đường quanh nhà khá lớn nên lượng nước mưa chảy tràn được thu vào các rãnh thoát nước quanh nhà. Sau đó nước được tập trung vào hố ga và chảy ra mạng lưới thoát nước chung của Thành phố. * Hệ thống cấp thoát nước bên trong công trình a) Phần cấp nước sinh hoạt: Hệ thống cấp nước sinh hoạt và hệ thống cấp nước chữa cháy được thiết kế thành hai hệ thống riêng biệt. Hệ thống cấp nước sinh hoạt: dùng sơ đồ cấp nước phân vùng: + Vùng I cấp cho các tầng: tầng 21 đến tầng 18 bằng trục cấp C1, đường kính D63 + Vùng II cấp cho các tầng 17 đến tầng 14 bằng trục cấp C2, đường kính D63. Lắp đặt van giảm áp cho vùng II để đảm bảo an toàn về mặt áp lực nước cấp. + Vùng III cấp cho các tầng 13 đến tầng 10 bằng trục cấp C3, đường kính D63. Lắp đặt van giảm áp cho vùng III để đảm bảo an toàn về mặt áp lực nước cấp. + Vùng IV cấp cho các tầng 09 đến tầng 06 bằng trục cấp C4, đường kính D63. Lắp đặt van giảm áp cho vùng IV để đảm bảo an toàn về mặt áp lực nước cấp. + Vùng V cấp cho các tầng 05 đến tầng 02 bằng trục cấp C5, đường kính D63. Lắp đặt van giảm áp cho vùng V để đảm bảo an toàn về mặt áp lực nước cấp. + Vùng VI cấp cho các tầng 1 bằng trục cấp C6, đường kính D63. Lắp đặt van giảm áp cho vùng V để đảm bảo an toàn về mặt áp lực nước cấp. Két nước trên mái được cấp nước nhờ bơm tăng áp đặt trong phòng kỹ thuật qua đường ống hút chung f80, ống hút vào từng bơm f65 và đường ống đẩy f80. Bơm làm việc 1 ngày 2 giờ (máy bơm hoạt động theo sự điều khiển của rơ le điện đặt trong bể chứa và bể chứa nước mái) đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhu cầu dùng nước cho toà nhà. Nước từ bể nước trên mái phân phối xuống khu vệ sinh bằng các tuyến ống cấp chính, trong các khu vệ sinh đều có bố trí các van chặn. Đường ống C2-C6 cấp nước cho vùng II, III, IV, V, VI qua các van giảm áp đặt tại ống nhánh dẫn vào các khu vệ sinh. b) Phần thoát nước Hệ thống thoát nước của toà nhà được thiết kế 3 mạng độc lập gồm mạng thoát nước rửa, mạng thoát nước từ các xí, tiểu và mạng thoát nước mưa. Vật liệu đường ống thoát nước trong nhà sử dụng ống nhựa PVC có áp lực công tác P = 8kg/cm2. * Hệ thống thoát nước rửa Thoát nước rửa gồm nước từ các chậu rửa, nước từ các sàn khu WC thu gom vào ống đứng thoát nước rửa đặt trong các hộp kỹ thuật, đổ vào các hố ga của hệ thống thoát nước sân nhà, và đổ trực tiếp vào hệ thống thoát nước chung cho toàn nhà vì hàm lượng chất bẩn không lớn. * Hệ thống thoát nước xí, tiểu Thoát nước xí và tiểu treo được thu gom vào 2 ống đứng thoát nước xí, tất cả đặt trong các hộp kỹ thuật đổ vào bể tự hoại (xem tính toán phần sau). Nước thải sau khi bể phốt xử lý sẽ được thoát ra hệ thống thoát nước bẩn sân nhà và thoát vào hệ thống thoát nước bẩn ngoài nhà đến trạm xử lý nước thải của khu vực. Bể tự hoại có chức năng lắng cặn và phân huỷ cặn trong môi trường yếm khí. Bể tự hoại được tính toán có dung tích đủ lớn để phân huỷ bùn trong khoảng thời gian 12 tháng, hàng năm thuê Công ty vệ sinh môi trường tới dùng xe téc bơm hút bùn cặn 1 lần. Hệ thống thu nước sàn cho tầng hầm được thu gom vào các rãnh thu và được bơm ra ngoài nhà bằng đường ống áp lực, được xả ra hệ thống thoát nước chung. * Tính toán hệ thống cấp thoát nước a. Đơn nguyên 1,2 *Tính toán nhu cầu dùng nước của khu nhà Nước sử dụng cho công trình gồm nước sinh hoạt (nước phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của người & công trình) và lượng nước cứu hoả. Lượng cứu hoả trong nhà: xem phần thuyết minh cứu hoả. Tổng lưu lượng nước cho chữa cháy là: Qch =108 m3 * Nước dùng rửa đường nội bộ được tính: Qrd= = = 3 (m3/ngày) q –Tiêu chuẩn nước rửa đường hoàn thiện chọn q=0.5l/m2 cho 1 lần , rửa bằng thủ công. F - diện tích cần tưới. * Nước dùng tưới cây được tính: Qtc= == 24 (m3/ngày) q –Tiêu chuẩn nước tưới cây chọn q=6l/m2 cho 1lần tưới, tưới 1 lần trong ngày. F - diện tích cần tưới. * Nhu cầu nước sinh hoạt : Nước cấp cho nhu cầu sinh hoạt bao gồm lượng nước cấp cho sinh viên cư trú từ tầng 2 đến tầng 21 và lượng nước cấp cho nhu cầu dịch vụ, công cộng tại tầng 1. Lượng nước cấp cho sinh viên cư trú được tính: Qsh1 = Trong đó: q: tiêu chuẩn dùng nước cho người sử dụng nước trong khu nhà q=120 l/ng.ngđ. N: số sinh viên tính toán, N = 2328 người. Qsh1 = =280 (m3/ngày) Lượng nước cấp cho nhu cầu dịch vụ tầng 1 là: Qsh2 = = = 4 (m3/ngày) Tổng lượng nước cần cung cho một ngày là: =Qsh1+ Qsh2 + Qrd+Qtc=280 + 4 + 3+24 = 311 (m3/ngày) * Lưu lượng nước cần cung cấp trong 1 ngày dùng nước lớn nhất là: Qmax = QTT = 311 x1,2 = 373 (m3) Để phù hợp với dung tích điều hoà của bể nước ngầm và bể chứa nước trên mái, ta chọn máy bơm làm việc 2h trong một ngày. Lưu lượng máy bơm sẽ là: Qb = 373m3/ng.d / 2h = 187 m3/h * Tính toán bể nước ngầm Bể chứa nước được tính theo công thức: W=QTT + QCC Bể Phục vụ cho cứu hoả có dung tích WCC=108(m3). Bể Phục vụ cho sinh hoạt+ tưới cây+ rửa đường là: QTT = 373 (m3) W= 108 + 373 = 481 (m3). * Tính toán bể nước mái. Dung tích bể nước mái được tính theo công thức Wbể = k * (Wđh + Wcc) Trong đó: k: Hệ số dự trữ kể đến chiều cao xây dựng và phần cặn lắng ở đáy bể nước mái, k=1,2¸1,3. Wđh : Dung tích điều hoà của bể nước mái Wđh = = = 94 m3 n = 1 là số lần mở bơm trong 1 giờ. Wcc : 10 phút x qcc = 6m3, Dung tích dự trữ chữa cháy tính theo tiêu chuẩn phòng cháy, đảm bảo để chữa cháy trong 10 phút. Lưu lượng để chữa cháy 10 l/s tức là bằng lưu lượng của 4 vòi rồng chữa cháy, mỗi vòi có lưu lượng 2,5 l/s. Wbể = 1,2*(94 + 6) = 120 m3 * Thiết kế đường ống thoát nước * Đường ống nhánh thoát nước Đối với ống nhánh thoát nước thải chậu xí: thiết kế ống nhánh thoát cho 1 xí có đường kính D110, độ dốc 2% về phía ống đứng thoát nước xí. Đối với ống thoát nước rửa: ống nhánh thoát chậu rửa, D60, độ dốc 2% về phía ống đứng thoát nước rửa D90. * Đường ống đứng thoát nước ống đứng thoát nước thải chậu xí có đường kính D125. Đối với ống đứng thoát nước rửa có đường kính D110. Các ống thông hơi cho bể tự hoại có đường kính D76 * Tính toán dung tích bể phốt. Thống kê thiết bị thoát vào bể tự hoại Loại thiết bị Số thiết bị Đương lượng T.B thoát nước Tổng đương lượng T.B thoát nước Xí bệt, két xả 6l/lần xả 400 6,0 2400 Theo “Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình”, dung tích của bể tự hoại có thể xác định như sau: Wth = 13 + (2400 - 100) ´ 0,095 = 232 (m3) * Tính toán lưu lượng nước chữa cháy. Nước chữa cháy được dự trữ trong bể chứa nước ngầm. Dung tích bể chứa nước được tính toán để đảm bảo chữa cháy trong 3h. Thiết kế 4 họng chữa cháy đặt tại vị trí các thang lên xuống của nhà. Do đó lưu lượng nước chữa cháy tổng cộng là: 10l/s Wcc = 3 giờ x qcc = 3 giờ x 36 m3/giờ = 108 (m3). b. Đơn nguyên 3,4 * Tính toán nhu cầu dùng nước của khu nhà Nước sử dụng cho công trình gồm nước sinh hoạt SH (nước phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của người & công trình) và lượng nước cứu hoả CH. - Lượng cứu hoả trong nhà: xem phần thuyết minh cứu hoả. Tổng lưu lượng nước cho chữa cháy là: Qch =108 m3 - Lượng nước cho nhu cầu sinh hoạt. Nước cấp cho nhu cầu sinh hoạt bao gồm lượng nước cấp cho sinh viên cư trú từ tầng 2 đến tầng 21 và lượng nước cấp cho nhu cầu dịch vụ, công cộng tại tầng 1. Lượng nước cấp cho sinh viên cư trú được tính: Qsh1 = Trong đó: q: tiêu chuẩn dùng nước cho người sử dụng nước trong khu nhà q=120 l/ng.ngđ. N: số sinh viên tính toán, N = 3240 người. Qsh1 = =389 (m3/ngày) Lượng nước cấp cho nhu cầu dịch vụ tầng 1 là: Qsh2 = = = 4 (m3/ngày) Tổng lượng nước cần cung cho một ngày là: =Qsh1+ Qsh2 = 389 + 4 = 493 (m3/ngày). Lưu lượng nước cần cung cấp trong 1 ngày dùng nước lớn nhất là: Qmax = QTT = 493 x1,2 = 597 (m3) Để phù hợp với dung tích điều hoà của bể nước ngầm và bể chứa nước trên mái, ta chọn máy bơm làm việc 2h trong một ngày. Lưu lượng máy bơm sẽ là: Qb = 597m3/ng.đ / 2h = 299 m3/h. * Tính toán bể nước ngầm Bể chứa nước được tính theo công thức: W=QTT + QCC Bể Phục vụ cho cứu hoả có dung tích WCC=108(m3). W= 108 + 597 = 705 (m3) * Tính toán bể nước mái. Dung tích bể nước mái được tính theo công thức: Wbể = k * (Wđh + Wcc) Trong đó: k: Hệ số dự trữ kể đến chiều cao xây dựng và phần cặn lắng ở đáy bể nước mái, k=1,2¸1,3. Wđh : Dung tích điều hoà của bể nước mái: Wđh = = = 150 m3 n = 1 là số lần mở bơm trong 1 giờ. Wcc : 10 phút x qcc = 6m3, Dung tích dự trữ chữa cháy tính theo tiêu chuẩn phòng cháy, đảm bảo để chữa cháy trong 10 phút. Lưu lượng để chữa cháy 10 l/s tức là bằng lưu lượng của 4 vòi rồng chữa cháy, mỗi vòi có lưu lượng 2,5 l/s. Wbể = 1,2*(150 + 6) = 187 m3 * Thiết kế đường ống thoát nước * Đường ống nhánh thoát nước Đối với ống nhánh thoát nước thải chậu xí: thiết kế ống nhánh thoát cho 1 xí có đường kính D110, độ dốc 2% về phía ống đứng thoát nước xí. Đối với ống thoát nước rửa: ống nhánh thoát chậu rửa, D60, độ dốc 2% về phía ống đứng thoát nước rửa D90. * Đường ống đứng thoát nước Ống đứng thoát nước thải chậu xí có đường kính D125. Đối với ống đứng thoát nước rửa có đường kính D110. Các ống thông hơi cho bể tự hoại có đường kính D76. * Tính toán dung tích bể phốt. Thống kê thiết bị thoát vào bể tự hoại Loại thiết bị Số thiết bị Đương lượng T.B thoát nước Tổng đương lượng T.B thoát nước Xí bệt, két xả 6l/lần xả 560 6,0 3360 Theo “Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình”, dung tích của bể tự hoại có thể xác định như sau: Wth = 13 + (3360 - 100) ´ 0,095 = 322 (m3) * Tính toán lưu lượng nước chữa cháy. Nước chữa cháy được dự trữ trong bể chứa nước ngầm. Dung tích bể chứa nước được tính toán để đảm bảo chữa cháy trong 3h. Thiết kế 4 họng chữa cháy đặt tại vị trí các thang lên xuống của nhà. Do đó lưu lượng nước chữa cháy tổng cộng là: 10l/s Wcc = 3 giờ x qcc = 3 giờ x 36 m3/giờ = 108 (m3). c. Đơn nguyên 5 * Tính toán nhu cầu dùng nước của khu nhà Nước sử dụng cho công trình gồm nước sinh hoạt SH (nước phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của người & công trình) và lượng nước cứu hoả CH. - Lượng cứu hoả trong nhà: xem phần thuyết minh cứu hoả. Tổng lưu lượng nước cho chữa cháy là: Qch =54 m3 Nhu cầu nước sinh hoạt : Qsh = . Trong đó: q: tiêu chuẩn dùng nước cho người sử dụng nước trong khu nhà q=120 l/ng.ngđ. N: số người tính toán, N = 1800 người. Qsh = =216 (m3/ngày) Lưu lượng nước cần cung cấp trong 1 ngày dùng nước lớn nhất là: Qmax = QTT = 216 x1,2 = 259 (m3). * Tính toán bể nước ngầm Bể chứa nước được tính theo công thức: W=QTT + QCC Bể Phục vụ cho cứu hoả có dung tích WCC=54(m3). Bể Phục vụ cho sinh hoạt+ tưới cây+ rửa đường là: QTT = 259 (m3) W= 54 + 259 = 303 (m3) Để phù hợp với dung tích điều hoà của bể nước ngầm và bể chứa nước trên mái, ta chọn máy bơm làm việc 2h trong một ngày. Lưu lượng máy bơm sẽ là: Qb = 259m3/ng.đ / 2 = 130 m3/h. * Tính toán bể nước mái. Dung tích bể nước mái được tính theo công thức Wbể = k * (Wđh + Wcc) Trong đó: k: Hệ số dự trữ kể đến chiều cao xây dựng và phần cặn lắng ở đáy bể nước mái, k=1,2¸1,3. Wđh : Dung tích điều hoà của bể nước mái : Wđh = = = 65 m3 n = 1 là số lần mở bơm trong 1 giờ. Wcc : 10 phút x qcc = 3m3, Dung tích dự trữ chữa cháy tính theo tiêu chuẩn phòng cháy, đảm bảo để chữa cháy trong 10 phút. Lưu lượng để chữa cháy 5 l/s tức là bằng lưu lượng của 2 vòi rồng chữa cháy, mỗi vòi có lưu lượng 2,5 l/s. Wbể = 1,2*(65 + 3) = 82 m3 * Thiết kế đường ống thoát nước * Đường ống nhánh thoát nước Đối với ống nhánh thoát nước thải chậu xí: thiết kế ống nhánh thoát cho 1 xí có đường kính D110, độ dốc 2% về phía ống đứng thoát nước xí. Đối với ống thoát nước rửa: ống nhánh thoát chậu rửa, D60, độ dốc 2% về phía ống đứng thoát nước rửa D110. * Đường ống đứng thoát nước Ống đứng thoát nước thải chậu xí có đường kính D125. Đối với ống đứng thoát nước rửa có đường kính D110. Các ống thông hơi cho bể tự hoại có đường kính D90 Các ống thông hơi phụ cho ống thoát nước rửa có đường kính D76 * Tính toán dung tích bể phốt. Thống kê thiết bị thoát vào bể tự hoại Loại thiết bị Số thiết bị Đương lượng T.B thoát nước Tổng đương lượng T.B thoát nước Xí bệt, két xả 6l/lần xả 300 6,0 1800 Theo “Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình”, dung tích của bể tự hoại có thể xác định như sau: Wth = 13 + (1800 - 100) ´ 0,095 = 195 (m3) * Tính toán lưu lượng nước chữa cháy. Nước chữa cháy được dự trữ trong bể chứa nước ngầm. Dung tích bể chứa nước được tính toán để đảm bảo chữa cháy trong 3h. Thiết kế 2 họng chữa cháy đặt tại vị trí các thang lên xuống của nhà. Do đó lưu lượng nước chữa cháy tổng cộng là: 5l/s Wcc = 3 giờ x qcc = 3 giờ x 18 m3/giờ = 54 (m3). 3.4.5 Hệ thống camera quan sát: Có 2 giải pháp thiết kế hệ thống camera: Thiết kế tổng thể hệ thống camera từng tòa nhà và các khu vực không gian công công ngoài nhà nhằm giám sát toàn bộ hoạt động của khu nhà ở của Sinh viên từ đơn nguyên 1 đến đơn nguyên 5. Với giải pháp thiết kế như trên thì nên thiết kế 1 hệ thống camera giám sát tổng thể, 1 trung tâm điều khiển đặt tại 1 đơn nguyên. Sử dụng công nghệ camera IP hình chữ nhật, hình cầu Zoom quay quét, cố định, quản lý qua mạng để giám sát toàn bộ khu nhà ở. Hệ thống camera sử dụng cáp mạng làm chuẩn truyền thông, việc quản lý hệ thống camera giống như một hệ thống mạng máy tính. Hệ thống camera IP đảm bảo độ tin cậy cao, tuy nhiên mức đầu tư khá lớn, nhưng có tính mở cho việc giám sát, điều khiển hệ thống. Thiết kế độc lập từng hệ thống camera trong từng đơn nguyên tại các khu vực không gian dịch vụ tầng 1, sảnh cầu thang từ tầng 1 lên tầng 2 và khu vực trong thang máy. Sử dụng công nghệ camera tương tự. Cụ thể sử dụng cáp truyền hình RG6. RG11 và cáp nguồn cấp tín hiệu nguồn và tín hiệu điều khiển đến từng camera. Mỗi đơn nguyên có 1 hệ thống camera giám sát độc lập. Chi phí đầu tư hệ thống thấp hơn hệ thống camera IP nhưng hệ thống không có tính mở, việc nâng cấp hệ thống camera khó khăn hơn và nhiều nhược điểm hơn hệ thống camera IP. * Hệ thống camera quan sát: Đối với quy mô và mức độ đầu tư của công trình hệ thống camera quan sát được thiết kế tại các khu vực sau: Khu vực dịch vụ công cộng của các đơn nguyên. Khu vực trong các thang máy của các đơn nguyên Khu vực cầu thang bộ từ tầng 1 lên tầng 2. Việc quản lý hệ thống camera độc lập từng đơn nguyên và phòng điều khiển giám sát hệ thống đặt tại tầng 1, phòng bảo vệ của từng đơn nguyên. 3.4.6. Hệ thống thông tin liên lạc a Các căn cứ thiết kế Hệ thống thông tin liên lạc của dự án “Xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo” là dự án nhà ở xã hội phục vụ cho các đối tượng là học sinh, sinh viên các trường trung học, đại học và các trường dạy nghề đóng trên địa bàn Hà Nôi cũng phải đáp ứng chỉ tiêu kỹ thuật và dựa trên các quy chuẩn và tiêu chuẩn sau: + Tiêu chuẩn chung về môi trường khí hậu đối với các thiết bị thông tin - TCN 68-149 : 1995; + Tiêu chuẩn về tính tương thích điện tử của các thiết bị mạng viễn thông - TCN 68-190 : 2001; + Tiêu chuẩn phòng chống ảnh hưởng của đường dây điện lực đến cáp thông tin và các trạm thu phát vô tuyến – Yêu cầu kỹ thuật - TCN 68-161 : 2006; + Tiêu chuẩn chỉ định các quy định về việc phân chia các phần trong hệ thống cáp, loại cáp, khoảng cách cho phép... Đảm bảo tính tương thích hệ thống đối với các sản phẩm từ nhiều nước sản xuất – TIA/EIA – 568A; + Tiêu chuẩn chống quá áp, quá dòng để bảo vệ đường dây và thiết bị thông tin - TCN 68-140 : 1995; + Tiêu chuẩn về cáp thông tin kim loại dùng cho mạng điện thoại nội hạt - TCN 68-132 : 1998; + Tiêu chuẩn tiếp đất cho công trình viễn thông - TCN 68-141 : 1999; + Tiêu chuẩn về thiết bị đầu cuối viễn thông - TCN 68-190 : 2000; + Yêu cầu kỹ thuật với các thiết bị đầu cuối kết nối vào với mạng viễn thông công cộng sử dụng kênh thuê riêng - TCN 68-216 : 2002; + Tiêu chuẩn về thiết bị đầu cuối kết nối vào mạng điện thoại công cộng qua giao diện tương tự - TCN 68-188 : 2003; + Tiêu chuẩn về thiết bị đầu cuối kết nối vào mạng ISDN sử dụng truy nhập tốc độ cơ sở - TCN 68-189 : 2003; + Tiêu chuẩn về dịch vụ truy nhập Internet ADSL - TCN 68-227 : 2004; + Tiêu chuẩn về cách đi cáp, phân bố ổ cắm trong toà nhà - TIA/EIA – 569; + Tiêu chuẩn các yêu cầu về quản trị hệ thống - TIA/EIA – 606; + Tiêu chuẩn về an toàn nối đất đối với các thiết bị - TIA/EIA – 607; + Quy chuẩn Việt Nam tập 1 ban hành theo quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/2/1996 của Bộ xây dựng; Tập II; III ban hành theo Quyết định số 439/BXD-CSXD ngày 15/09/1997 của Bộ Xây dựng; + Tiêu chuẩn Việt Nam : TCVN 2 : 1974; TCVN 3 : 1974; TCVN 4 : 1993; TCVN 7 : 1993; TCVN 8 : 1993; TCVN 4058 : 1985; TCVN 5898 : 1985; + Tiêu chuẩn Việt Nam – TCXD 46 : 1984; + TCXDVND 323 : 2004 ²Nhà ở cao tầng – Tiêu chuẩn thiết kế²; b. Mô tả Phương án thiết kế Do dự án là dự án nhà ở xã hội nên việc thiết kế hệ thống thông tin liên lạc phải đảm bảo một số chỉ tiêu như giảm tỷ suất đầu tư, đầu tư các hệ thống ở mức độ tối thiểu và có tính đến hướng sử dụng trong tương lai và đáp ứng đầy đủ về các chỉ tiêu kỹ thuật, thông số chung của hệ thống. Khu nhà ở cho học sinh, sinh viên gồm 5 tòa nhà từ đơn nguyên 1 đến đơn nguyên 5. Mỗi đơn nguyên có 1 tầng hầm và 21 tầng nổi. Tầng 1 được sử dụng làm khu dịch vụ phục vụ cho sinh viên, từ tầng 2 trở lên bố trí các phòng cho học sinh, sinh viên thuê. Do vậy, việc tính toán và lên phương án thiết kế hệ thống thông tin liên lạc cho dự án đảm bảo thông tin liên lạc đảm bảo, thiết kế mang tính mở rộng nhằm nâng cao chất lượng cho nhu cầu trong tương lai. Việc thiết kế hệ thống thông tin liên lạc bao gồm những phần sau: - Hệ thống mạng máy tính, điện thoại, truyền hình - Hệ thống mạng âm thanh thông báo cho các khu vực hành lang trong tòa nhà. * Mục tiêu thiết kế: Mục tiêu thiết kế cụ thể với mạng máy tính, điện thoại, truyền hình được thiết kế với mức độ đầu tư tối thiểu nhưng có tính mở rộng trong tương lai. Mạng điện thoại, máy tính được thiết kế rõ ràng và có khả năng thay thế, mở rộng trong tương lai. Vị trí lắp đặt ổ cắm điện thoại, máy tính thuận tiện cho người sử dụng nhưng vẫn đảm bảo tính mỹ quan chung cho các phòng ban trong công trình. Hệ thống mạng thông tin liên lạc được thiết kế phù hợp với các quy chuẩn chất lượng chuyên ngành. * Giải pháp kỹ thuật: * Mạng máy tính: Việc thiết kế mạng máy tính trong các tòa nhà tại những khu vực sau: Tại tầng 1 của công trình phục vụ cho nhu cầu của sinh viên và các đơn vị kinh doanh trong tòa nhà. Hệ thống mạng máy tính được kéo đến đầu chờ tại trục kỹ thuật tầng, không thiết kế và bố trí trong từng phòng. Khi sinh viên các phòng có nhu cầu về internet tốc độ cao (xDSL), ban quản lý tòa nhà khi đó cho phép đơn vị cung cấp dịch vụ kéo trực tiếp từ trục kỹ thuật tầng đến phòng cụ thể. Việc thiết kế như vậy nhằm đảm bảo giảm tỷ suất đầu tư cho công trình. * Mạng điện thoại: Hệ thống điện thoại liên lạc sử dụng loại cục bộ, không liên kết với tổng đài và chỉ bố trí tại tầng 1. Từ tầng 2 trở lên không bố trí hệ thống do nhu cầu sử dụng điện thoại cố định của sinh viên không có và không cần thiết. Hệ thống mạng điện thoại tại tầng 1 có thể bố trí đi chung máng, ống ghen với hệ thống mạng máy tính nhằm giảm tỷ suất đầu tư. * Mạng truyền hình: Hệ thống mạng truyền hình được tính toán và thiết kế hệ thống truyền hình cáp ( hệ thống truyền hình có tính phí) cho toàn bộ các tòa nhà. Tại tầng 1 bố trí hệ thống truyền hình cáp tại các vị trí không gian công cộng và các gian hàng của đơn vị cho thuê. Từ tầng 2 trở lên bố trí mỗi phòng 1 điểm truyền hình. Khi trong phòng có nhu cầu xem truyền hình có thể đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ và được cấp phát kênh truyền hình theo yêu cầu. Việc thiết kế như vậy có tính mở và đảm bảo mức độ hiện đại cho công trình cũng như đáp ứng nhu cầu của từng nhóm đối tượng trong học sinh, sinh viên. * Hệ thống âm thanh thông báo: Tại các tòa nhà bố trí 1 hệ thống loa thông báo tại từng tầng, nhằm giúp cho ban quản lý tòa nhà cung cấp thông tin thường xuyên đến sinh viên. Hệ thống loa được thiết kế hệ thống loa thông thường, tại mỗi tầng bố trí 2 loa ở tại khu hành lang. Toàn bộ hệ thống loa được kết nối 1 vùng nhằm mục đích thông báo chung và thông báo khi có sự cố cháy nổ, hỏa hoạn trong tòa nhà. 3.4.7. Giải pháp phòng cháy chữa cháy: a. Tổng quan hệ thống PCCC công trình Hệ thống phòng cháy chữa cháy cho công trình được thiết kế dựa trên tiêu chuẩn Việt Nam và tham khảo tiêu chuẩn của một số quốc gia phát triển cùng các tổ chức quốc tế. Đơn vị thiết kế tham khảo nhu cầu của chủ đầu tư, khả năng cung cấp các phương tiện kỹ thuật của các hãng tiên tiến và tài liệu kỹ thuật của các thiết bị nói trên. Trên cơ sở đó, hệ thống phòng cháy chữa cháy cho công trình sẽ đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn Việt Nam và cao hơn, tính chất hiện đại, có tính đến khả năng mở rộng cho của công trình trong tương lai. Hệ thống phòng cháy chữa cháy trong công trình bao gồm những thành phần cơ bản sau: -Hệ thống báo cháy tự động địa chỉ. -Hệ thống chữa cháy tự động bằng khí FM200 cho phòng thíêt bị tin học, phòng kỹ thuật điện. -Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler cho toàn bộ các tầng của công trình. -Hệ thống chữa cháy vách tường tích hợp chung với hệ thống cấp nước của hệ thống Sprinkler. -Trang bị các bình chữa cháy tại chỗ cho công trình. b. Nguyên nhân gây cháy Trong công trình có tồn tại rất nhiều các vật liệu có thể cháy được như: xăng dầu của các phương tiện giao thông (ô tô, xe máy), của các máy móc trong toà nhà, các chất dễ cháy từ vật dụng, bàn ghế, quần áo, tủ tài liệu, văn phòng phẩm, máy văn phòng … Các chất dễ cháy trên khi gặp nguồn nhiệt đủ lớn có thể gây ra cháy. Nguồn nhiệt ở đây có thể do các nguyên nhân khác nhau tạo ra như từ hệ thống điện, do tàn thuốc lá… Khi cháy, các vật liệu cháy trong tòa nhà có thể làm cho đám cháy phát triển rất nhanh sang khu vực lân cận. Vì đây là công trình có quy mô lớn, tập chung nhiều người và tài sản nên việc phòng cháy chữa cháy cần phải đặc biệt hiện đại để dập tắt nhanh chóng đám cháy, nếu không thì mức thiệt hại về người và tải sản do đám cháy gây ra là rất lớn. c. Giải pháp phòng cháy chữa cháy: Hệ thống phòng cháy chữa cháy phải phát hiện nhanh đám cháy khi nó mới xuất hiện và chưa phát triển thành đám cháy lớn. Hệ thống phòng cháy chữa cháy phải có khả năng chữa cháy cho tất cả các vị trí trong công trình, có khả năng hoạt động tốt ngay cả khi đám cháy đó phát triển thành đám cháy lớn. Thời gian chữa cháy phải đủ lớn, ít nhất là bằng thời gian quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành. Hệ thống phải có tính chất tự động hoặc bán tự động, sử dụng phải đơn giản, dễ bảo quản, bảo dưỡng. * Hệ thống báo cháy tự động - Hệ thống báo cháy tự động được thiết kế cho công trình bao gồm 1 trung tâm báo cháy tự động loại địa chỉ, tủ trung tâm báo cháy tự động được đặt ở phòng trực ban của công trình. Các đầu báo cháy được trang bị ở tầng hầm, khu vực công cộng và văn phòng. Các chuông báo cháy, đèn báo cháy và nút ấn báo cháy được trang bị ở khu vực sảnh thang gần với cầu thang bộ, ở tất cả các tầng. - Hệ thống báo cháy được trang bị các module để giám sát và điều khiển các thành phần, hệ thống khác trong tòa nhà như: hệ thống bơm chữa cháy, hệ thống chữa cháy ở một số tầng, hệ thống thông gió tầng hầm, hệ thống hút khói, hệ thống thang máy, … * Hệ thống chữa cháy tự động bằng khí FM200 cho phòng máy chủ - Hệ thống chữa cháy tự động bằng khí FM200 được thiết kế để chữa cháy cho phòng tin học, phòng kỹ thuật điện. Đây là hệ thống chữa cháy tự động hiện đại, rất an toàn với con người cũng như không có tác động xấu tới môi trường. Cụ thể khí FM200 không gây hiệu ứng nhà kính, không gây hư hại đối với tầng Ozone. Loại khí chữa cháy này hiện được sử dụng rất rộng rãi ở Châu âu và Bắc Mỹ, hiện nay nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đang khuyến khích sử dụng khí FM200 để thay thế cho khí CO2 trong công tác chữa cháy. - Hệ thống chữa cháy tự động bằng khí FM200 được lắp đặt với hệ thống báo cháy tự động thông qua hệ thống giao tiếp truyền tin RS485, toàn bộ thông tin về tín hiệu báo cháy cũng như trình điều khiển được lập trình thông qua hệ thống báo cháy địa chỉ của công trình. * Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler - Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler được thiết kế cho toàn bộ các tầng của công trình. Hệ thống bao gồm các đầu phun nước tự động Sprinkler hoạt động theo nguyên lý kích hoạt bằng nhiệt. Trong đường ống luôn được duy trì áp suất nước bên trong. Khi các đầu phun Sprinkler hoạt động, áp suất nước có sẵn trong đường ống sẽ làm cho nước phun ra khỏi đầu phun và xả vào đám cháy ở bên dưới. Khi đó, áp suất trong đường ống sẽ giảm đi nhanh chóng. Khi đó, hệ thống bơm cấp nước chữa cháy sẽ hoạt động tự động để cấp nước cho hệ thống chữa cháy. - Trạm bơm chữa cháy của công trình được lắp đặt ở tầng hầm 1 của công trình cung cấp toàn bộ lượng nước cho hệ thống chữa cháy của tòa nhà. Trạm bơm được đặt ở chế độ hoạt động tự động. - Trong trường hợp hệ thống bơm gặp sự cố hoặt thời gian chữa cháy quá lâu gây hết lượng nước dự trữ cho chữa cháy thì các trụ tiếp nước từ xe chữa cháy ở tầng 1 sẽ được sử dụng để cấp nước chữa cháy vào hệ thống bằng các xe chữa cháy của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp. * Hệ thống chữa cháy bằng nước vách tường - Đảm bảo mỗi vị trí bên trong công trình có đồng thời 2 họng nước chữa cháy phun tới. Cuộn vòi dùng cho hệ thống chữa cháy vách tường là cuộn vòi theo TCVN có đường kính D50mm và chiều dài 20m. - Các họng nước chữa cháy vách tường được trang bị trong công trình từ tầng hầm đến tầng mái. Tại mỗi tầng đều có 2 họng nước chữa cháy ở 2 phía cửa cầu thang bộ. - Đường ống cấp nước chữa cháy vách tường được tích hợp đi chung với đường ống của hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler. Do đó, trạm bơm cấp nước chữa cháy sẽ phải tính toán đủ để cấp nước đủ cho cả 2 hệ thống hoạt động đồng thời theo tiêu chuẩn. * Trang bị các bình chữa cháy cho công trình - Các bình chữa cháy được trang bị trong công trình bao gồm các loại bình chữa cháy bằng bột tổng hợp loại ABC để có thể chữa được các dạng đám cháy chất rắn, chất lỏng và chất khí. Ngoài ra, trong công trình còn trang bị các bình chữa cháy bằng khí CO2, loại bình này dùng để chữa cháy mà không gây hư hại cho các loại máy móc được chữa cháy. - Các bình chữa cháy được đặt trong tủ đựng phương tiện chữa cháy ở gần các lối ra vào, cầu thang thoát hiểm. Ngoài ra ở tầng hầm còn được trang bị thêm một số bình chữa cháy xe đẩy. 3.4.8. Giải pháp chống mối: Đối với những công trình kiến trúc nói chung, tác hại của mối gây ra cho các công trình là vấn đề rất đáng quan tâm của các nhà đầu tư và xây dựng. Mục tiêu xâm nhập của mối là gỗ và các sản phẩm có nguồn gốc từ Cenllulose (Gỗ, giấy, vải, thảm…) những vật liệu này thường có nhiều ở các công trình xây dựng. Khi công trình bị mối xâm nhập thì không chỉ các vật liệu gỗ, giấy tờ tài liệu trong các công trình bị huỷ hoại mà ngay cả kiến trúc của công trình cũng bị xuống cấp do việc làm tổ và đi tìm thức ăn của mối. Theo điều tra cơ bản ở Việt Nam đã phát hiện trên 20 loài mối có mặt trong các công trình, có các mức độ và hình thức gây hại khác nhau. Đặc biệt phải kể đến đối với các công trình xây dựng là sự phá hoại của mối Coptotermes. Đây là giống mối phổ biến ở nhiều nước, và gây ra tác hại đáng sợ nhất. ở mối coptotermes có một tuyến dịch tiết ra từ tuyến hạch trán (pH @ 4,5) có thể làm mủn vữa xây tường vì thế chúng có thể đi xuyên qua tường từ phòng này sang phòng khác, từ tầng dưới lên tầng trên để kiếm thức ăn. Tổ mối có thể nằm dưới nền nhà, trong lỗ hổng kiến trúc, trong panen, trong tủ, hòm… Tác hại của mối không chỉ đối với các vật liệu gỗ mà còn ngay cả với các máy móc thiết bị cũng không tránh khỏi sự phá hoại của mối. Để tìm được thức ăn mối luồn lách qua những khe nhỏ và đắp đường mui đất để đi, do đường đất của mối thường ẩm lúc mới đắp nên những thiết bị điện thường bị chập gây cháy nổ. Có những loại mối như giống mối đất Odontotermes cũng ăn hại gỗ, chủ yếu là những loại gỗ tiếp giáp đất nhưng khi các cột gỗ đã bị rỗng thì chúng có thể leo lên theo đến tận trên cùng. Loài mối này làm tổ ở dưới nền đất, tổ của chúng thường là các ụ lớn và có rất nhiều khoang nằm sát mặt đất. Chúng sẽ đùn đất qua các kẽ nứt ở nền nhà, đất đùn nên càng nhiều thì nền nhà càng rỗng, gây ra sụt lún nền nhà. Nếu tổ mối to có thể gây sụt lún nền móng công trình. Qua khảo sát vị trí xây dựng và căn cứ tình hình thực tế, để đảm bảo cho độ an toàn và tính bền vững của công trình, cũng như để tránh những hậu quả đáng tiếc do mối gây ra, việc phòng chống mối cho công trình là hoàn toàn cần thiết. Diệt tổ mối: Khi san lấp nền đất, nếu phát hiện có tổ mối thì phải đào tới tổ, tưới vào vị trí có tổ mối 20-30 lít dung dịch thuốc Lentrek 40 EC không để tàn dư thực vật như: Gỗ vụn, gốc cây, ván khuôn bị kẹt lại; Hào phòng mối: Tạo lập chướng ngại vật bằng đào hào là “Hàng rào” bao quanh phía ngoài sát mặt tường móng công trình nhằm ngăn ngừa mối từ các vùng lân cận nhằm xâm nhập vào công trình: Hào rộng khoảng 50 cm, sâu từ 60-80 cm tuỳ theo vùng đất xây dựng, nền đất xốp phải đảm bảo sâu 80-100 cm, mỗi m3 đào lên được chộn 12-14 kg thuốc PMs 100 hoặc loại thuốc có giá trị tương đương rồi lấp lại. Trước khi lấp vách hào phía ngoài lót một lớp nilon. Sau khi lấp xong, mặt trên hào được lát gạch hoặc đổ bê tông hoàn thiện. Mặt nền phía trong nhà: Đào rãnh sát chân tường rộng 30cm, sâu 40 cm kể từ lớp đất hoàn thiện, đất đào lên được trộn 12-14 kg thuốc PMs 100 hoặc thuốc có giá trị phòng mối tương đương, sau đó lấp lại; Trên mặt nền, trước khi đổ vữa bê tông, kể cả mặt các đài cọc rải một lớp thuốc PMs với liều lượng 1-2 kg/m2. Mặt tường, đài cọc được phun dung dịch Lentrek 40EC 3% với liều lượng 2 lít/m2 hoặc các loại thuốc phòng mối tương đương. Các đoạn đường ống cấp nước, thoát nước, đoạn đường cáp điện đi qua nền nhà tầng trệt hoặc tầng hầm nếu có và các khe lún kể cả các vị trí đào thêm làm gián đoạn sự liên tục của hào phòng mối, phải sử lý bổ xung theo liều lượng thuốc đã quy định. 3.4.9. Hệ thống thoát hiểm: Mỗi tòa nhà cao tầng đều được thiết kế thang thoát hiểm theo đúng tiêu chuẩn thiết kế xây dựng của Việt Nam. 3.4.10 Giải pháp thiết kế cảnh quan Hệ thống cây xanh bóng mát được bố trí dọc theo các tuyến đường trước mặt công trình và khoảng giữa hai công trình. Dành 1 dải đất phía mặt sau công trình cho đất cây xanh và thể dục thể thao. Khu đất này nằm tiếp giáp với trục đường nội bộ, đóng vai trò như là không gian cây xanh cốt lõi tạo ra khoảng không gian xanh mát, thoáng đãng; đồng thời nó cũng là khoảng cách ly đối với khu vực dân cư lân cận. Khu vực này bố trí các sân thể dục thể thao, sân chơi, đường dạo, ghế đá, tiểu cảnh…phục vụ hoạt động thể dục thể thao, giải trí, nghỉ ngơi của học sinh, sinh viên. IV. NHU CẦU NHIÊN, NGUYÊN LIỆU, NĂNG LƯỢNG SỬ DỤNG 4.1 Nhu cầu nguyên liệu cho quá trình thi công dự án Các loại nguyên vật liệu chính phục vụ cho quá trình thi công dự án gồm: Toà nhà có 21 tầng và 1 tầng hầm, Biện pháp thi công: - Cọc BTCT đúc sẵn - Tường xây gạch 110, 220, Mác 75# Phần hoàn thiện: - Tường trong, ngoài nhà sơn bả - Sảnh, hành lang, các phòng dịch vụ tầng 1 dùng gạch ceramic 400x400 - Các phòng kỹ thuật lát gạch ceramic 300x300 - Sàn các căn hộ lát gạch ceramic 300x300 - Trần thạch cao - Cửa căn hộ dùng cửa gỗ công nghiệp - Cửa sổ dùng cửa nhựa UPVC - Vách kính Temper Phần điện: - Hệ thống thiết bị dùng hàng liên doanh - Dây điện dùng Trần Phú hoặc tương đương - Các thiết bị (bóng đèn, ổ cắm…) dùng loại tương đương với SINO, ROMAN Phần nước: - Ống nước cấp dùng ống PPR - Ống thoát nước dùng ống PVC - Thiết bị vệ sinh dùng Viglacera loại bình thường - Hệ thống thông tin liên lạc, âm thanh, … được bố trí hoàn chỉnh - Hệ thống thang máy: Dùng xuất sứ Việt Nam (Thiên Nam hoặc tương đương) Và các vật liệu khác. 4.2 Nhu cầu và nguồn cung cấp điện 4.2.1 Nhu cầu cấp điện - Nhu cầu sử dụng điện: Với tổng số phòng ở trong 5 đơn nguyên 1.228 phòng Tổng số sinh viên 7.368 sinh viên, nhà cho học sinh sinh viên cần một lượng điện lớn nhằm phục vụ cho việc chiếu sáng trong và ngoài nhà: + Toàn bộ hệ thống chiếu sáng ngoài nhà cũng như các công trình phụ trợ khác sẽ do ban quản lý dự án khu đô thị Mỹ Đình xây dựng lắp đặt. Hệ thống chiếu sáng ngoài nhà có chức năng cung cấp ánh sáng trang trí, sinh hoạt và chiếu bảo vệ cho các khu vực ngoài nhà như đường nội bộ, khu vườn hoa, bãi đỗ xe. Cáp điện được đi ngầm trong rãnh cáp chôn trong đất với độ sâu 0,8m + Hệ thống chiếu sáng trong nhà cũng được ban quản lý lắp đặt và quản lý. Hệ thống chiếu sáng trong nhà được sử dụng đèn sợi đốt có công suất P = 60W với nhiệm vụ trang trí và chiếu sáng khu vực hẹp như đè tường, đèn lốp, đèn chùm, … 4.2.2 Nguồn cấp điện Nguồn cung cấp cho các được lấy từ lưới điện 22KV của thành phố, dự kiến xây dựng 01 trạm biến áp 1x1600KVA+1x2000KVA+1x1000KVA 22/0,4KV. Để đảm bảo tính liên tục cung cấp điện cho các phụ tải trong các đoen nguyên lắp đặt 03 máy phát dự phòng 2x200KVA+1x125KVA 380/220V cùng bộ chuyển nguồn ATS. 4.3 Nhu cầu và nguồn cung cấp nước 4.3.1 Nhu cầu nước Nhu cầu nước cho các căn hộ trong khu vực dự án: chủ yếu là nước phục vụ cho sinh hoạt của các học sinh, sinh viên. Với tổng số 7.368 sinh viên sống trong khu nhà thì việc tính toán cho nhu cầu sử dụng nước của khu vực dự án sẽ theo công thức: Thiết kế tính toán một phòng trung bình gồm 6 người tiêu chuẩn 250 l/người/ngày đêm. + Lưu lượng nước dùng cho sinh hoạt trong một ngày: Qsh = 6 người x 250 l/người/ngày đêm = 1,5 m3 4.3.2 Nguồn cấp nước - Hệ thống cấp nước sạch: Nguồn nước cấp cho khu nhà được lấy từ mạng lưới cấp nước khu vực, qua đồng hồ, nước được dẫn đến các bể chứa nước ngầm đặt bên ngoài công trình bằng đường ống f90. V. CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Các loại chất thải phát sinh: Các tác động đến môi trường trong quá trình xây dựng Dự án bao gồm tác động của khí thải, nước thải và chất thải rắn. 5.1 Tác động trong quá trình xây dựng cơ bản. 5.1.1 Khí thải a. Nguồn phát sinh khí thải và các nguồn gây ô nhiễm không khí Khí thải và các nguồn gây ô nhiễm khí thải bao gồm: Ô nhiễm khí thải phát sinh trong quá trình xây dựng công trình từ động cơ của các phương tiện máy móc hoạt động tại công trường như xe vận chuyển nguyên vật liệu, máy nâng hạ, máy xúc ủi,… Khí thải phát sinh từ quá trình hàn cắt kim loại thì mức độ ô nhiễm nhỏ. Bụi sinh ra trong quá trình đào đất móng, vận chuyển và đổ đất bị gió cuốn vào không khí. Bụi sinh ra do vận chuyển, bốc dỡ vật liệu (cát, xi măng,…) bị gió cuốn vào không khí. - Bụi và khí SO2, NOx, Co, VOC, từ các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công Ô nhiễm về tiếng ồn của máy móc, phương tiện thi công trên công trường – Mức độ ô nhiễm nhỏ. b.Tác động của các nguồn gây ô nhiễm không khí - Tác động của khí thải: Khí thải có chứa các chất gây ô nhiễm như CO, NO2, SO2, hydrocacbon được tạo thành trong quá trình hàn cắt kim loại và quá trình đốt cháy nhiên liệu trong động cơ máy móc thiết bị. Trong giai đoạn thi công chỉ có khoảng 10 thiết bị thi công hoạt động liên tục trên công trường và phát sinh một lượng khí thải không lớn. Việc ước tính tải lượng không lớn. Việc ước tính tải lượng không khí của các phương tiện thi công công trình phụ thuộc vào các trang thiết bị được sử dụng. Bảng 5.1 Hệ số tải lượng ô nhiễm Chất ô nhiễm Hệ số tải lượng ô nhiễm động cơ < 1.400cc động cơ 1.400cc-2000cc động cơ >2000cc SO2 1,95s 0,222s 0,274s NO2 1,64 1,87 2,25 CO 45,6 45,6 45,6 VOC 3,86 3,86 3,86 Bụi 0,07 0,07 0,07 Pb 0,08 0,08 0,08 (Nguồn do cục MT mỹ. Trong đó s là hàm lượng S có trong dầu (%)= 0,1%) Các khí ô nhiễm đều là các chất khí độc tính cao, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động thi công tại công trường và ảnh hưởng tới môi trường không khí xung quanh. Khí NO2, SO2 là hai loại khí thải có tính ôxy hóa mạnh, khi tiếp xúc với niêm mạc mũi, mắt của con người sẽ gây bỏng. Nguy hiểm hơn khi các khí này đi sâu vào phế nang trong phổi sẽ gây viêm loét phổi và phế quản, kích thích hô hấp. Như vậy khí NO2, SO2 gây tác động rất mạnh đến hệ hô hấp của con người, gây các bệnh về đường hô hấp. Đối với môi trường khí NO2, SO2 gây ra hiện tượng mưa axit và làm tăng tác hại của hiệu ứng nhà kính. Khí CO là sản phẩm tạo thành từ quá trình cháy không hoàn toàn của các nhiên liệu chứa cácbon. Khí CO tác động rất mạnh đến hệ hô hấp của con người, gây ngạt thở, kích thích hô hấp dẫn đến thiêu oxy trong máu, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong. Hydrocacbon có nhiều trong khí thải động cơ, là sản phẩm thừa do quá trình cháy không hết củ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH009.doc
Tài liệu liên quan