Một số kết quả nghiên cứu, ứng dụng của viện công nghệ mới thuộc lĩnh vực sinh học, môi trường và năng lượng phục vụ quốc phòng - Tô Văn Thiệp

Tài liệu Một số kết quả nghiên cứu, ứng dụng của viện công nghệ mới thuộc lĩnh vực sinh học, môi trường và năng lượng phục vụ quốc phòng - Tô Văn Thiệp: Những vấn đề chung Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 49 MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG CỦA VIỆN CÔNG NGHỆ MỚI THUỘC LĨNH VỰC SINH HỌC, MÔI TRƯỜNG VÀ NĂNG LƯỢNG PHỤC VỤ QUỐC PHÒNG Tô Văn Thiệp* Tóm tắt: Bài báo này trình bày những kết quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực môi trường, sinh học và năng lượng phục vụ quốc phòng như: Xử lý các chất thải từ các cơ sở sản xuất và sửa chữa quốc phòng; xử lý các hóa chất độc hại tồn dư; đánh giá ảnh hưởng và các phương pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu (BĐKH) đối với các công trình và hoạt động quân sự; bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bộ đội (đảm bảo nước uống sạch và dinh dưỡng trong huấn luyện diễn tập); các sản phẩm phục vụ công tác quan trắc, trinh sát các chất độc hại. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp, định hướng phát triển và ứng dụng trong thời gian tới. Từ khóa: Công nghệ sinh học, Công nghệ môi trường. 1. MỞ ĐẦU Viện Công nghệ mới (Viện) ti...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kết quả nghiên cứu, ứng dụng của viện công nghệ mới thuộc lĩnh vực sinh học, môi trường và năng lượng phục vụ quốc phòng - Tô Văn Thiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những vấn đề chung Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 49 MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG CỦA VIỆN CÔNG NGHỆ MỚI THUỘC LĨNH VỰC SINH HỌC, MÔI TRƯỜNG VÀ NĂNG LƯỢNG PHỤC VỤ QUỐC PHÒNG Tô Văn Thiệp* Tóm tắt: Bài báo này trình bày những kết quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực môi trường, sinh học và năng lượng phục vụ quốc phòng như: Xử lý các chất thải từ các cơ sở sản xuất và sửa chữa quốc phòng; xử lý các hóa chất độc hại tồn dư; đánh giá ảnh hưởng và các phương pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu (BĐKH) đối với các công trình và hoạt động quân sự; bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bộ đội (đảm bảo nước uống sạch và dinh dưỡng trong huấn luyện diễn tập); các sản phẩm phục vụ công tác quan trắc, trinh sát các chất độc hại. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp, định hướng phát triển và ứng dụng trong thời gian tới. Từ khóa: Công nghệ sinh học, Công nghệ môi trường. 1. MỞ ĐẦU Viện Công nghệ mới (Viện) tiền thân là Trung tâm Công nghệ mới và Bảo vệ môi trường / Viện Kỹ thuật quân sự được thành lập theo Quyết định số 91/QĐ-TM, ngày 14/02/1996 của Tổng Tham mưu trưởng và sau đó đổi tên thành Phân viện Công nghệ mới và Bảo vệ môi trường theo Quyết định số 358/2000/QĐ-TM, ngày 02/6/2000 của Tổng Tham mưu trưởng và theo Quyết định số 71/ QL ngày 22 tháng 6 năm 2000 của Giám đốc Trung tâm KHKT và CNQS. Phân viện Công nghệ mới và Bảo vệ môi trường được đổi tên thành Viện Công nghệ mới trên cơ sở Quyết định số 810/QĐ-TM ngày 21/5/2010 của Tổng Tham mưu trưởng và theo Quyết định số 478/QĐ-VKHCNQS ngày 28 tháng 5 năm 2010 của Giám đốc Viện KH – CN quân sự. Viện Công nghệ mới có chức năng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới của Khoa học công nghệ vào thiết kế, chế thử, sản xuất các sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học, năng lượng và môi trường phục vụ quốc phòng – an ninh và kinh tế quốc dân. Viện được tổ chức thành 05 phòng nghiên cứu với biên chế chính thức trên 20 cán bộ nghiên cứu và 10 cán bộ hợp đồng. Trong đó, có 07 Tiến sĩ, 11 Thạc sĩ thuộc các ngành hoá học, sinh học, môi trường và điện tử. Trong gần 20 năm hình thành và phát triển, Viện đã đạt được các kết quả chính như sau: 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG KHCN TRONG LĨNH VỰC SINH HỌC, MÔI TRƯỜNG VÀ NĂNG LƯỢNG CỦA VIỆN CÔNG NGHỆ MỚI 2.1. Thực hiện các đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học Hoạt động nghiên cứu khoa học được đẩy mạnh ở các lĩnh vực sinh học, môi trường và năng lượng. Tổng số đã có trên 90 đề tài, nhiệm vụ các cấp được triển khai thực hiện trong gần 20 năm qua, chủ yếu tập trung phục vụ quốc phòng Trong lĩnh vực công nghệ sinh học đã triển khai thực hiện trên 24 đề tài, nhiệm vụ các cấp (01 đề tài cấp Nhà nước, 03 cấp Bộ Quốc phòng (BQP), 12 cấp Viện KHCNQS, 2 cấp Sở KHCN và 6 cấp cơ sở), tập trung vào: 1) phục vụ chăm sóc sức khoẻ, cải thiện điều kiện sinh hoạt của bộ đội hoạt động trong điều kiện đặc biệt như: khẩu phần ăn dạng tuýp Những vấn đề chung Tô Văn Thiệp, “Một số kết quả nghiên cứu, ứng dụng của viện phục vụ quốc phòng.” 50 cho bộ đội đặc công nước, xà phòng sinh học dùng trong điều kiện nước mặn, chế phẩm khử mùi chuồng trại chăn nuôi cho nhà dàn, và trên đảo; các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ sức khoẻ cho bộ đội,2) trinh sát phát hiện chất độc hoá học và tác nhân sinh học độc hại như: sản xuất enzym cholinesterase để trinh sát phát hiện chất độc thần kinh, thiết bị phát hiện tự động vi sinh vật độc hại kiểu ACP,3) tạo ra các chế phẩm sinh học để xử lý các chất thải sinh ra từ các hoạt động quân sự như: chế phẩm sinh học, enzym ngoại bào xử lý chất thải chứa các thành phần thuốc phóng thuốc nổ; chế phẩm xử lý chất thải sinh hoạt trong điều kiện nước mặn; chế phẩm sinh học xử lý đất nhiễm da cam/dioxin Trong lĩnh vực môi trường đã triển khai thực hiện trên 64 đề tài, nhiệm vụ các cấp, bao gồm  đề tài cấp Nhà nước, 34 cấp Bộ Quốc phòng, 3 hợp tác quốc tế, 5 cấp Viện KHCNQS, 8 cấp Sở KHCN và 8 cấp cơ sở. Đây là một trong những thế mạnh của Viện Công nghệ mới trong thời gian qua, các đề tài tập trung vào: 1) nghiên cứu đưa ra các giải pháp công nghệ xử lý triệt để các chất thải gây ô nhiễm môi trường sinh ra từ các hoạt động quân sự, như: xử lý nước thải, khí thải phát sinh từ các dây chuyền sản xuất thuốc phóng thuốc nổ, sửa chữa đạn dược, nhuộm đen vũ khí, mạ kim loại, sửa chữa khí tài quang học; lò đốt chất thải nguy hại và thuốc nổ bẩn,2) xử lý nước phục vụ sinh hoạt của bộ đội, đặc biệt là trong điều kiện huấn luyện dã ngoại (xe lọc nước cơ động, thiết bị lọc nước dạng modul lắp ghép) 3) nghiên cứu xây dựng các phương pháp đánh giá tác động môi trường, qui hoạch và kiểm toán môi trường phục vụ công tác quản lý môi trường 4) nghiên cứu đánh giá tác động và xây dựng mô hình công nghệ, thiết bị cảnh báo, ứng phó với tác động của khí hậu và biến đổi khí hậu đối với các công trình và hoạt động quân sự (vũ khí trang bị, doanh trại, công sự, hầm hào, kho tàng, bảo quản vũ khí trang bị (VKTB), huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ), ). Công nghệ năng lượng là lĩnh vực mới của Viện, được hình thành năm 2010. Tuy vậy, Viện đã nhanh chóng định hướng trong công tác nghiên cứu thực hiện 02 nhiệm vụ BVMT BQP và 01 đề tài cấp TCKT, tập trung vào: 1) nghiên cứu khai thác, tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ cho sinh hoạt của bộ đội trên đảo, bảo vệ môi trường; 2) nghiên cứu thay thế các bộ nguồn cho các thiết bị, khí tài quân sự (máy thuỷ âm, máy đẩy cho đặc công nước). Kết quả nghiên cứu của các đề tài là cơ sở quan trọng trong việc thiết lập các giải pháp công nghệ, thiết kế các hệ thống thiết bị ứng dụng trong thực tế tại các đơn vị, nhà máy, cơ sở sản xuất, sửa chữa, bảo quản quốc phòng trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động bất lợi của khí hậu và biến đổi khí hậu; chăm sóc sức khoẻ, cải thiện điều kiện sinh hoạt và nâng cao sức chiến đấu của bộ đội hoạt động trong các điều kiện đặc biệt. 2.2. Hoạt động quan trắc, điều tra, đánh giá hiện trạng và tác động môi trường các cơ sở quốc phòng và kinh tế Đơn vị đã được Bộ Quốc phòng giao Kiểm soát, quan trắc môi trường đối với các cơ sở sản xuất, sửa chữa quốc phòng từ năm 2009 đến nay (2015). Chủ trì thực hiện 02 dự án điều tra cơ bản về môi trường là “Điều tra, đánh giá và đề xuất các giải pháp khắc phục, giảm thiểu tác động của môi trường đến vũ khí, trang bị và hoạt động tác chiến của các đơn vị tên lửa, rada, sân bay và pháo phòng không thuộc quân chủng PK-KQ” và tư vấn dự án “Điều tra, khảo sát, xác định, phân loại và đề xuất các giải pháp xử lý vật tư, hoá Những vấn đề chung Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 51 chất không rõ nguồn gốc có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đang lưu giữ tại các đơn vị trong quân đội”. Phối kết hợp với các đơn vị thực hiện điều tra, đánh giá hiện trạng và tác động môi trường, điển hình là các đơn vị thuộc Quân khu III, Quân chủng Phòng không – Không quân, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Hậu cần. Tổng số có trên 200 báo cáo hiện trạng môi trường và ĐTM đã được lập trong thời gian qua. Đặc biệt, Viện là đơn vị chịu trách nhiệm tư vấn môi trường cho toàn bộ Dự án Đường tuần tra biên giới (Dự án 47), đến nay, đã tư vấn và lập trên 40 báo cáo ĐTM cho Dự án 47; dự án tẩy độc dioxin tại sân bay Đà Nẵng và Biên Hòa; tư vấn lập Đề án qui hoạch môi trường cho các đơn vị trong toàn quân (Cục Khoa học quân sự chủ trì). Viện đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo Nghị định 127/2014/NĐCP (Quyết định số 630/QĐ- BTNMT, giấy chứng nhận số hiệu VIMCERTS 070). 2.3. Các công trình đã được thử nghiệm, ứng dụng trong thực tiễn (ứng dụng các kết quả nghiên cứu tại các đơn vị) Nghiên cứu ứng dụng đã được Lãnh đạo, chỉ huy Viện quan tâm triển khai đến từng lĩnh vực nghiên cứu của Viện. Đến nay, đã có hàng chục công trình, sản phẩm khoa học công nghệ đưa vào thử nghiệm và ứng dụng trong thực tiễn phục vụ bộ đội, như: xe lọc nước sạch cơ động và thiết bị lọc nước sạch dạng mô đul lắp ghép phục vụ cho bộ đội trong huấn luyện, diễn tập (ứng dụng tại sư đoàn 312/QĐ1 và sư đoàn 32/QĐ2); các sản phẩm thức ăn dạng tuýp dùng cho bộ đội hoạt động trong điều kiện đặc biệt (QC Hải quân và BC Đặc Công); các hệ thống xử lý khí thải, nước thải, chất thải nguy hại tại các nhà máy, kho xưởng trong quân đội (Nhà máy Z121, Z11, Z131, Z127, Z113, Z117,/TCCNQP; K81, K80, X, J102, J10, J20,/TCKT; Lữ đoàn 21, Trường bắn Cam Lâm, Trường SQ Tăng Thiết giáp, Tiểu đoàn 987/BC Tăng Thiết giáp; Lữ đoàn 242/QK3; Sư đoàn 31, A31, A41,/QC Phòng không Không quân,); Các hệ thống cảnh báo và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến kho vũ khí, đạn dược (K802, K80/Cục Quân khí); Xà phòng sinh học sử dụng trong điều kiện nước mặn (QC Hải quân); các hệ thống khử trùng, khử axit cho tài liệu lưu trữ bằng giấy (Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng; Trung tâm Lưu trữ quốc gia III). Các sản phẩm khoa học công nghệ do Viện nghiên cứu đã được ứng dụng trong thực tiễn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải thiện điều kiện sinh hoạt, tăng cường sức khoẻ cho bộ đội. Đồng thời qua đó, Viện đã khẳng định được vai trò, vị trí trong công tác bảo vệ môi trường, nâng cao sức khỏe, sức chiến đấu của bộ đội và bảo quản vũ khí, trang bị của quân đội. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn, Viện đã được Bộ KH-CN cấp 01 bằng độc quyền giải pháp hữu ích cho sáng chế: “Quy trình và hệ thống xử lý nước thải bị ô nhiễm các chất nổ”, năm 2008; và 01 bằng độc quyền sáng chế “Quy trình khử độc cho đất bị nhiễm các chất hữu cơ độc hại bằng cách sử dụng mùn trồng nấm và cây trồng” năm 2011 và được tặng nhiều Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài Nguyên và Môi trường và của Viện KHCN quân sự. 2.4. Đào tạo, hợp tác khoa học công nghệ Song song với công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ mới, công tác đào tạo nguồn nhân lực được lãnh đạo, chỉ huy đơn vị và các cán bộ khoa học chú tâm Những vấn đề chung Tô Văn Thiệp, “Một số kết quả nghiên cứu, ứng dụng của viện phục vụ quốc phòng.” 52 thực hiện. Trên cơ sở đó, các cán bộ đầu ngành về hoá môi trường và sinh học của đơn vị đã tham gia tích cực và có hiệu quả trong công tác đào tạo cao học và nghiên cứu sinh trong và ngoài quân đội, cụ thể đã hướng dẫn bảo vệ thành công 14 luận án tiến sĩ, 24 luận văn thạc sĩ và nhiều luận văn, đồ án tốt nghiệp đại học, đang hướng dẫn 07 nghiên cứu sinh làm luận án tiến sĩ, tham gia Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ; Hội đồng tuyển sinh sau đại học của Viện KH-CN quân sự từ năm 2001 đến nay. Trong thời gian qua, các cán bộ nghiên cứu của Viện đã chủ trì hoặc tham gia viết và biên soạn nhiều sách, giáo trình và tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy, huấn luyện về môi trường. Trong đó, đã biên soạn 12 giáo trình, tài liệu, sách chuyên khảo trong lĩnh vực hóa – môi trường, công bố hơn 200 bài báo, báo cáo khoa học trên các tạp chí trong và ngoài nước. Viện cũng thường xuyên quan tâm và đẩy mạnh hợp tác trong nghiên cứu khoa học, thử nghiệm sản phẩm đối với các đối tác trong và ngoài nước, trong đó có một số nhiệm vụ Hợp tác quốc tế theo Nghị định thư với Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức, Cơ quan hợp tác, phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) để xử lý môi trường ô nhiễm chất độc tồn lưu sau chiến tranh bằng các công nghệ mới, tiên tiến. 3. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG KHCN TRONG LĨNH VỰC SINH HỌC, MÔI TRƯỜNG VÀ NĂNG LƯỢNG CỦA VIỆN CÔNG NGHỆ MỚI TRONG THỜI GIAN TỚI Trong thời gian tới, bám sát chỉ đạo về công tác KHCN&MT của Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng và Viện KH-CN quân sự, Viện Công nghệ mới tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và mở rộng hợp tác nghiên cứu khoa học trên các lĩnh vực sinh học, môi trường và năng lượng tạo ra các sản phẩm phục vụ quốc phòng, an ninh và kinh tế theo các định hướng sau: 3.1. Đối với nghiên cứu cơ bản  Nghiên cứu phát triển các giải pháp, công nghệ để kiểm soát và xử lý các chất thải phát sinh từ các hoạt động quân sự (sản xuất, sửa chữa quốc phòng, huấn luyện, diễn tập, sẵn sàng chiến đấu và sinh hoạt của bộ đội) và các loại hoá chất độc tồn dư, tác nhân chiến tranh công nghệ cao; các giải pháp, công nghệ ứng phó giảm thiểu tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, nước biển dâng.  Nghiên cứu phát triển công nghệ gen, protein tái tổ hợp, chuyển gen; công nghệ vi sinh để tạo ra các sản phẩm sử dụng trong phòng chống chiến tranh công nghệ cao, bảo quản và ngụy trang vũ khí trang bị; sản xuất các sản phẩm phục vụ bộ đội tác chiến trong điều kiện đặc biệt, thương bệnh binh và xử lý môi trường.  Nghiên cứu phát triển các giải pháp công nghệ khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo phục vụ sinh hoạt, tác chiến của bộ đội và bảo quản vũ khí trang bị. 3.2. Đối với nghiên cứu ứng dụng  Thiết lập, hoàn thiện các qui trình công nghệ và thiết bị để xử lý các chất thải phát sinh từ các hoạt động quân sự (sản xuất, sửa chữa quốc phòng, chất thải từ hoạt động huấn luyện, diễn tập, sinh hoạt của bộ đội); xử lý và phục hồi môi trường các khu vực nhiễm chất độc tồn dư, hoá chất bảo vệ thực vật và các hoá chất không rõ nguồn gốc, hết hạn sử dụng; tẩy độc, tẩy xạ cho vũ khí trang bị, các công trình quân sự và lương thực thực phẩm. Những vấn đề chung Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 53  Xây dựng và hoàn thiện qui trình công nghệ và thiết bị lọc nước cơ động sử dụng trong huấn luyện, diễn tập dã ngoại; công nghệ, thiết bị khai thác và xử lý nước dùng cho sinh hoạt của các đơn vị đóng quân tại các khu vực khan hiếm hoặc ô nhiễm nguồn nước ngọt.  Hoàn thiện qui trình công nghệ và thiết bị cảnh bảo, giảm thiểu tác động bất lợi của các yếu tố biến đổi khí hậu và môi trường đối với vũ khí trang bị và các công trình quân sự, đặc biệt là các kho thuốc nổ, đạn dược và các kho vũ khí, khí tài quân sự hiện đại.  Thiết lập công nghệ và thiết bị quan trắc tự động, phục vụ giám sát môi trường, an ninh nguồn nước các sông và kiểm soát chất lượng nước của các hệ thống xử lý chất thải và nước sinh hoạt, lương thực thực phẩm cho bộ đội hoạt động trên biển đảo. Xây dựng cơ sở dữ liệu quan trắc và phân tích môi trường đối với các đơn vị quốc phòng phục vụ công tác quản lý, giám sát môi trường của Bộ Quốc phòng.  Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học phân tử xây dựng các qui trình công nghệ sản xuất các dòng tế bào có hiệu năng cao để chế tạo các enzym, các chất có hoạt tính sinh học sử dụng trong trinh sát phát hiện chất độc quân sự, vũ khí sinh học, vi sinh vật biến đổi gen; chỉ thị sinh học, phòng chống sóng điện từ, nguỵ trang, bảo quản lương thực thực phẩm; xử lý ô nhiễm môi trường, khử mùi trong hoạt động tăng gia sản xuất của bộ đội và phòng trừ côn trùng.  Ứng dụng công nghệ chuyển gen thiết lập nguồn nguyên liệu và hoàn thiện qui trình công nghệ để chế tạo các loại thực phẩm chức năng, khẩu phần ăn quân dụng, các loại chất tẩy rửa có hoạt tính sinh học cao dùng cho bộ đội hoạt động trong những điều kiện đặc biệt (tàu thuyền, hầm ngầm, người nhái, phi công,), các lực lượng tham gia duy trì chấp pháp trên Biển Đông và thực phẩm chức năng cho thương bệnh binh.  Thay thế, nâng cấp các bộ nguồn và hệ thống cung cấp năng lượng cho các thiết bị, khí tài quân sự.  Ứng dụng công nghệ và thiết bị để khai thác và tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ huấn luyện, diễn tập và sinh hoạt của bộ đội nơi biên giới, hải đảo và hầm ngầm; tích trữ và cung cấp năng lượng cho công tác bảo quản, lưu giữ vũ khí, đạn dược. 3.3. Hợp tác trong nghiên cứu KHCN Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng mở rộng và đẩy mạnh các hoạt động hợp tác KHCN với các đơn vị trong và ngoài quân đội cũng như đối với các đối tác nước ngoài để thực hiện tốt hơn các hoạt động nghiên cứu KHCN, thực hiện các nhiệm vụ trọng điểm, như xử lý chất độc tồn lưu, ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học phân tử, khai thác năng lượng tái tạo, Nắm vững phương châm bám sát cơ sở, phối hợp, hợp tác chặt chẽ với các đơn vị quân đội, kịp thời phát hiện những vấn đề phát sinh, cũng như để triển khai có hiệu quả hơn công tác thử nghiệm và phát triển các sản phẩm, làm cơ sở tham mưu cho Thủ trưởng Viện KH - CN quân sự và Bộ Quốc phòng trong công tác bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khoẻ, cải thiện điều kiện sinh hoạt và nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của bộ đội. 4. KẾT LUẬN Bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khoẻ, cải thiện điều kiện sinh hoạt và nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của bộ đội là một trong những yếu tố góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho quân đội ta. Những vấn đề chung Tô Văn Thiệp, “Một số kết quả nghiên cứu, ứng dụng của viện phục vụ quốc phòng.” 54 Trong giai đoạn phát triển mới, việc nghiên cứu phát triển và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ về các lĩnh vực môi trường, sinh học và năng lượng để tạo ra các sản phẩm có hàm lượng khoa học cao phục vụ trực tiếp cho các hoạt động sản xuất quốc phòng, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của bộ đội, đặc biệt là bộ đội hoạt động trong các điều kiện đặc biệt như biên giới, hải đảo, hầm ngầm,có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng quân đội tinh nhuệ và tiến tới hiện đại. Với sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Viện KHCN quân sự, sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng, cũng như được sự hợp tác, giúp đỡ thường xuyên của các cấp, các ngành, các đơn vị trong và ngoài quân đội; cùng với sự phấn đấu nỗ lực của đội ngũ các cán bộ khoa học, đồng thời phát huy tiềm lực về cơ sở vật chất và các kết quả đã đạt được, Viện Công nghệ mới sẽ tiếp tục thực hiện thành công các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ được Viện KHCN quân sự và Bộ Quốc phòng giao. ABSTRACT SOME SCIENTIFIC ACHIEVEMENTS OF NEW TECHNOLOGY INSTITUTE IN BIOLOGY, ENVIRONMENT AND ENERGY FOR DEFENCE This paper presents the results of scientific research and their applications in the fields of environmental, biological and energy serving military operations, such as waste disposal from facility manufacturing and repair of defense; treatment for hazardous chemical residues; the impact assessment and proposed mitigation methods for climate change to the construction and activity military; protection and the health care soldiers (ensures clean drinking water and nutrition during training exercises); manufacture of products for the environmental monitoring, reconnaissance of hazardous substances. On the basis, the proposed solutions and application development in the near future. Keywords: Biotechnology, Environmental technology. Nhận bài ngày 15 tháng 7 năm 2015 Hoàn thiện ngày 15 tháng 8 năm 2015 Chấp nhận đăng ngày 05 tháng 9 năm 2015 Địa chỉ: * Đại tá TS, Viện trưởng Viện Công nghệ mới, Viện KHCN quân sự.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf09_tovanthiep_5629_2149208.pdf
Tài liệu liên quan