Một số giải pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số tại huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu

Tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số tại huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu: 49TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ QUẢN LÝ - KINH TẾ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC CẤP XÃ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI HUYỆN SÌN HỒ, TỈNH LAI CHÂU SOME SOLUTIONS FOR IMPROVING THE PERFORMANCE OF CIVIL SERVANTS AT COMMUNE LEVEL OF ETHNIC MINORITIES SINHO DISTRICT, LAICHAU PROVINCE Lường Văn Thưởng Tóm tắt: Để chính quyền cấp xã tại các tỉnh miền núi thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước rất cần đến năng lực của đội ngũ công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số. Huyện Sìn Hồ là một trong những huyện có điều kiện về kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của tỉnh Lai Châu. Tỷ lệ đội ngũ công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số chiếm hơn 81,5% . Thực tiễn tại địa phương này cho thấy năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế. Để địa phương này phát triển kịp thời với các địa phương khác trong tỉnh và trong khu vực cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau. ...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số tại huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
49TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ QUẢN LÝ - KINH TẾ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC CẤP XÃ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI HUYỆN SÌN HỒ, TỈNH LAI CHÂU SOME SOLUTIONS FOR IMPROVING THE PERFORMANCE OF CIVIL SERVANTS AT COMMUNE LEVEL OF ETHNIC MINORITIES SINHO DISTRICT, LAICHAU PROVINCE Lường Văn Thưởng Tóm tắt: Để chính quyền cấp xã tại các tỉnh miền núi thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước rất cần đến năng lực của đội ngũ công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số. Huyện Sìn Hồ là một trong những huyện có điều kiện về kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của tỉnh Lai Châu. Tỷ lệ đội ngũ công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số chiếm hơn 81,5% . Thực tiễn tại địa phương này cho thấy năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế. Để địa phương này phát triển kịp thời với các địa phương khác trong tỉnh và trong khu vực cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau. Từ khóa: Giải pháp, Năng lực, Công vụ, Công chức cấp xã, Dân tộc thiểu số, Lai Châu. Abstract: Capacity of the commune-level civil servants of ethnic minorities is extremely neccessary for commune authorities in the mountainous provinces to well perform well their state management function. Sin Ho District is one of the districts with extremely difficult socio-economic conditions in Lai Chau province. The percentage of commune- level civil servants is more than 81.5%. Current situation in this district shows that the capacity of communal civil servants is still limited. To develop this district in time with other localities in the province and in the region, there is a need to synchronously execute various solutions. Keywords: Solutions, Capacity, Public Affairs, Commune Officials, Ethnic Minorities, Lai Chau Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 29/01/2018 Ngày phản biện đánh giá: 20/02/2018 Ngày bài báo được duyệt đăng: 20/03/2018 Đặt vấn đề Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số là toàn bộ kiến thức và thái độ trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước tại chính quyền cấp xã bảo đảm hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống, xã hội của địa phương. Thực tế tác giả khảo sát về năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức này tại địa phương còn nhiều hạn chế như: Về kiến thức: Trình độ học vấn chưa tốt nghiệp THPT chiếm 51,2%, trình độ chuyên môn chưa đạt chuẩn theo quy định chiếm hơn 5,8%, trình độ lý luận chính trị chưa qua đào tạo hơn 72,7%.... Về kỹ năng nghề nghiệp: Nhiều công chức còn yếu nhiều kỹ năng quan trọng để giải quyết 50 TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ công việc như: kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng làm việc nhóm.... Về thái độ ứng xử một số công chức với người dân, đồng nghiệp còn chưa tốt. Nhiều công chức không tự tin trong công việc và đánh giá xếp loại trong thi hành công vụ tỷ lệ không hoàn thành nhiệm vụ còn chiếm hơn 1,9%. Qua phân tích số liệu ở trên cho thấy để đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay, chính quyền huyện Sìn Hồ cần tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ để nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số, cụ thể như sau: Thứ nhất, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội về chính sách phát triển, nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số Công tác cán bộ là nhiệm vụ của các cấp, các ngành nhưng trước hết là của các cấp ủy Đảng. Các cấp ủy cần tập trung nhiều hơn thời gian cho việc xây dựng và phát triển về năng lực của đội ngũ công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số. Trong tình hình hiện nay các thế lực thù địch đang tìm mọi cách để chống phá Đảng ta, thì công tác xây dựng đội ngũ công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số tại các địa phương trở nên quan trọng và cần thiết, đòi hỏi các cấp, các ngành mà quan trọng hơn hết là các cấp ủy phải tăng cường hơn vai trò lãnh đạo đối với công tác cán bộ. - Trước hết, cần khẳng định lại vị trí, vai trò của nhiệm vụ xây dựng đội ngũ công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số ở huyện, xem đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trong đó trách nhiệm trước hết, thường xuyên và trực tiếp là người đứng đầu cấp ủy. - Hoàn thiện thể chế liên quan đến công tác xây dựng đội ngũ công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số của huyện, cụ thể: - Xây dựng đội ngũ tham mưu chuyên trách tham mưu công tác xây dựng cán bộ, công chức đó là Ban tổ chức huyện ủy, Phòng Nội vụ. Những người tham mưu công tác cán bộ, công chức phải là những người có trình độ, năng lực cao phù hợp, phải có tâm trong đánh giá và có tầm trong sử dụng công chức; có kiến thức sâu rộng về khoa học tổ chức, có kinh nghiệm, và xử lý được nhiều tình huống xảy ra trong việc xây dựng đội ngũ công chức là người dân tộc thiểu số. Mặt khác cần phải có cơ chế, chính sách đối với đội ngũ này để họ phát huy hết năng lực của mình, để họ bằng lòng với những gì họ đóng góp. - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy Đảng trong việc xây dựng và thực hiện các chủ trương, đề án tạo nguồn công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số của huyện. - Thường xuyên sơ kết, tổng kết và rút kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo và tham gia thực hiện tạo nguồn công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số của các cấp, các ngành. Thứ hai, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội tạo nên tảng vững chắc cho việc nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số Một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế về năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số tại huyện Sìn Hồ là do kinh tế chậm phát triển. Ngoài những yếu tố trở ngại về điều kiện tự nhiên, khí hậu khắc nghiệt của vùng núi cao, điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn là một yếu tố trở ngại cho sự nỗ lực, phấn đấu vươn lên trong công việc của công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số. Khi điều kiện kinh tế - xã hội tại các địa phương phát triển không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ công chức vươn lên trong hoạt động công vụ mà quan trọng hơn hết là nâng cao đời sống của người dân, người dân có kinh tế vững mạnh, được tiếp cận với các thông tin kinh tế - xã hội...từ đó nhận thức của người dân địa phương cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực. Từ đó việc triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại các 51TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ Học viện Hành chính Quốc gia Email: thuongtcns@ gmail.com địa phương này sẽ được thực hiện dễ dàng hơn, góp phần nâng cao hiệu quả thực thi nhiệm vụ của đội ngũ công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số. Để tập trung phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, nhanh, bền vững bảo đảm an ninh, quốc phòng trong toàn huyện, trong thời gian tới chính quyền địa phương cần: - Phát triển hệ thống giao thông liên huyện, liên xã bảo đảm các xã có đường đến trung tâm xã được cứng hóa; các hộ dân được sử dụng điện thường xuyên, được sử dụng nước sạch trong sinh hoạt; bảo đảm các xã đều có điểm phục vụ bưu chính, viễn thông, internet đến hầu hết các thôn, bản; phấn đấu xây dựng các trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia. - Thực hiện đồng bộ, lồng ghép có hiệu quả các chính sách, đề án, chương trình như: 135, 30a, xây dựng nông thôn mới, đào tạo nghề cho lao động nông thôn; chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số, địa bàn đặc biệt khó khăn; chú trọng phát triển đa dạng cây trồng, vật nuôi có lợi thế, chuyển đổi chăn nuôi từ phân tán, thả rông sang phát triển chăn nuôi trang trại, kết hợp chăn nuôi và trồng rừng; đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trên cơ sở đó, quy hoạch, hình thành vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa phù hợp với từng vùng, từng địa phương. - Xây dựng chính sách thu hút đầu tư, khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số; khuyến khích hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho đồng bào. Thực hiện các chính sách hỗ trợ đất sản xuất, vốn tín dụng phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số và đặc biệt khó khăn. Thứ ba, giải pháp về công tác tạo nguồn công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số Để tạo nguồn công chức cấp xã cho đối tượng con em là người dân tộc thiểu số tại các địa phương, chính quyền huyện cần phải xây dựng các chính sách ưu tiên và hỗ trợ cho các đối tượng con em người dân tộc thiểu số đi học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện, cấp tỉnh và có chính sách khuyến khích, hỗ trợ đi học cử tuyển tại các trường Đại học, Cao đẳng, sau đó có chính sách thu hút trọng dụng những đối tượng này quay trở về chính quê hương mình làm việc tại các vị trí khác nhau. - Quản lý chặt chẽ số học sinh cử đi học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú Chính quyền cấp xã trực tiếp quản lý số con em được cử đi học và số học sinh này thực chất đã được đưa vào dự nguồn để đào tạo thành cán bộ, công chức tại địa phương. Chính quyền các xã cần phải thường xuyên phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các nhà trường về quản lý chất lượng học tập của học sinh. Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở tại các trường trung học phổ thông dân tộc nội trú huyện chỉ có một số học sinh tiếp tục học tiếp lên phổ thông trung học tại trường phổ thông dân tộc nội trú huyện, một số còn lại trở về địa phương và chính quyền cấp xã cần có phương án bố trí sử dụng đội ngũ học sinh này vào công tác trong tổ chức đoàn thể. - Quản lý chặt chẽ học sinh đi học theo chế độ cử tuyển Chính quyền cấp tỉnh cần ban hành quy chế quản lý nguồn công chức dân tộc thiểu số tại các xã; chính quyền cấp huyện và cấp xã căn cứ vào pháp luật hiện hành để thực hiện tốt sự phối hợp với các cơ sở đào tạo để quản lý số con em dân tộc thiểu số được đưa đi học theo chế độ cử tuyển. Một khi đã thực hiện tốt việc quản lý học sinh cử tuyển từng xã, từng thôn, chính quyền cấp xã sẽ đủ điều kiện để tiến hành quy hoạch nguồn công chức dân tộc thiểu số ở địa phương mình. Thứ tư, nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số Thứ nhất, thực hiện việc tuyển dụng đúng theo quy định của pháp luật và theo quy chế của tỉnh về tuyển dụng công chức. Người được tuyển dụng phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và phù hợp với chức danh được tuyển dụng. Tránh tình trạng tuyển dụng không đúng người đúng việc. 52 TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ Thứ hai, tuyển dụng công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số phải bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và đúng pháp luật. Thứ ba, thực hiện các chính sách ưu tiên và thu hút đối với công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số. Ưu tiên tuyển dụng người dân tộc thiểu số tại các địa phương, xây dựng và triển khai các chính sách thu hút, ưu đãi đối với đối tượng con em dân tộc thiểu số được cử đi học cử tuyển đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng. Thứ tư, chính quyền địa phương cần căn cứ vào tình thực tế của địa phương để đưa ra hình thức tuyển dụng phù hợp. Đối với các xã miền vùng sâu, vùng xa, vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số nên xét tuyển để bảo đảm bổ sung số lượng công chức vào làm việc tại chính quyền các xã. Thứ năm, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số * Đổi mới nội dung, phương thức đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số Để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số đòi hỏi phải đổi mới nội dung, phương thức sao cho phù hợp với yêu cầu công việc cụ thể quản lý nhà nước tại các chính quyền xã. Do vậy, đổi mới nội dung đào tạo, bồi dưỡng sao cho đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữ tri thức nền tảng lý luận với tri thức chuyên môn và thực hành. Nên ngoài mục đích cung cấp kiến thức cơ bản, kiến thức chung về lý luận chính trị, chuyên môn cần phải tập trung đào tạo, bồi dưỡng sâu về những kỹ năng cần thiết để đội ngũ công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số đáp ứng được yêu cầu công việc của một nền hành chính hiện đại, để giúp cho công chức làm việc ngày một chuyên nghiệp hơn. - Kết hợp hài hòa giữa đào tạo chính quy và đào tạo tại chức. Phải áp dụng hình thức đào tạo phù hợp với từng công chức. Cụ thể: công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số cần được đào tạo theo hình thức chính quy, hình thức đào tạo tại chức chỉ áp dụng đối với công chức có tuổi đời lớn hơn 40 họ đã làm việc tại chính quyền cấp xã từ rất lâu. - Nâng cao ý thức, trách nhiệm của công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số khi theo các lớp đào tạo, bồi dưỡng. * Xây dựng và hoàn thiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số cần ban hành các chính sách như: - Chính sách ưu tiên cho dân tộc thiểu số đặc biệt ít người chưa có cán bộ, công chức hoặc chưa có trình độ Đại học, Cao đẳng. Trên địa bàn huyện các dân tộc đặc biệt ít người đó là dân tộc Mảng, La Hủ, Lự, Khơ mú... - Xây dựng và ban hành chính sách đối với công chức nữ dân tộc thiểu số, trong thời gian đào tạo, bồi dưỡng có con nhỏ phải được bố trí chỗ ở, hỗ trợ tiền gửi con nhỏ tại các trường mầm non công lập... - Xây dựng và ban hành chính sách khen thưởng, đãi ngộ đối với công chức là người dân tộc thiểu số có thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện. Khen thưởng, tăng lương, bổ nhiệm... đối với những công chức có uy tín, có trình độ học vấn cao. Thứ sáu, xây dựng và triển khai thực hiện bản hệ thống đánh giá, phân loại công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số Đánh giá việc thực thi công vụ của công chức được hiểu là đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của mỗi công chức trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng. Sìn Hồ là một huyện có những khó khăn nhất định về điều kiện tự nhiên, dân cư thưa thớt 53TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ và chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số ít người, an ninh, quốc phòng của từng địa phương diễn biến ngày một phức tạp. Vì vậy, ngoài những tiêu chí đánh giá theo quy định tại Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ban hành ngày 09/6/2015 của Chính phủ về việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ban hành ngày 27/7/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 56/2015/NĐ-CP, chính quyền địa phương các cấp tỉnh Lai Châu cần xây dựng, ban hành quy định về tiêu chí đánh giá khác dựa trên tiêu chuẩn từng chức danh mà tỉnh đã ban hành quy định và dựa vào công việc đặc thù tại từng địa phương. Thứ bảy, đầu tư cơ sở vật chất để nâng cao hoạt động của chính quyền cơ sở cấp xã Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, phương tiện làm việc là việc cần thiết để hỗ trợ làm việc cho đội ngũ công chức cấp xã nói chung và đội ngũ công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Với huyện Sìn Hồ còn hạn hẹp về kinh phí việc trông chờ vào ngân sách nhà nước để đầu tư cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị làm việc tại các chính quyền cấp xã rất khó khăn. Nhưng chính quyền huyện và chính quyền các xã có thể huy động nguồn tài chính bằng cách huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh với phương châm chính quyền và người dân cùng làm. Thứ tám, một số giải pháp liên quan trực tiếp đến bản thân công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số - Về nhận thức, tư duy: bản thân mỗi công chức người Dân tộc thiểu số cần nhận thức sâu sắc hơn về chức trách, nhiệm vụ quản lý nhà nước của mình. Thông qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị mỗi công chức cần khắc phục những tâm lý chủ quan, duy ý chí thay bằng tư duy đổi mới, sáng tạo và cần linh hoạt, nhạy bén trong xử lý công việc. Đặc biệt khi đã là công chức phải nhận thức sâu sắc về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để tuyên truyền, vận động gia đình, họ hàng và người dân địa phương chấp hành tốt, sống và làm việc theo tinh thần pháp luật. - Về tinh thần trách nhiệm trong công việc: cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm trong công việc, không để công việc gia đình, dòng tộc ảnh hưởng quá nhiều đến việc thực thi công vụ. Cần chấp hành tốt nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, lấy tinh thần phép tắc của nhà nước lên hàng đầu. - Về kỹ năng làm việc: mỗi công chức cần phải nâng cao ý thức tự giác để khắc phục những nhược điểm của bản thân, tìm tòi và học hỏi các kỹ năng cần có khi làm việc. Đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm. Luôn phấn đấu làm việc với tinh thần trách nhiệm, chuyên nghiệp và hiện đại. Luôn tác nghiệp tốt với cấp trên, với đồng nghiệp. Đặc biệt tự tin trước đám đông để vận động, tuyên truyền. Có được như vậy mới phù hợp với yêu cầu của nền hành chính hiện đại, kiến tạo. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Phương Thảo - Nguyễn Cúc - Doãn Hùng (2005), “Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Luận cứ và giải pháp”, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. 2. Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 16/10/2015 của Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015-2020. 3. ỦY BAN NHÂN DÂN huyện Sìn Hồ (2016), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2016, kế hoạch năm 2017, Lai Châu. 4. Một số website: moha.gov.vn; laichau.gov.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf35_968_2138501.pdf