Một số đặc điểm tâm lý cá nhân tác động đến nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

Tài liệu Một số đặc điểm tâm lý cá nhân tác động đến nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0020 Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 1, pp. 150-158 This paper is available online at MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CÁ NHÂN TÁC ĐỘNG ĐẾN NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÍ CỦA TRẺ EM BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS Phạm Văn Tư Khoa Công tác Xã hội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt.Một số đặc điểm tâm lí cá nhân được nghiên cứu trong bài viết này là nhận thức về tham vấn tâm lí, niềm tin về hiệu quả tham vấn tâm lí và sự tự kì thị của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Đây là các yếu tố chủ quan tác động đến nhu cầu tham vấn tâm lí khi có khó khăn trong cuộc sống của những trẻ em này. Với phương pháp điều tra bằng bảng hỏi cá nhân và phương pháp phỏng vấn sâu trên trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có độ tuổi từ 10 đến 16, nghiên cứu tiến hành khảo sát vào năm 2013-2014 tại 4 tỉnh/thành là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và Phú Thọ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cả ba đặc điểm tâm lí cá nhân này đều có tác động nhất định đến nhu cầu tham...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đặc điểm tâm lý cá nhân tác động đến nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0020 Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 1, pp. 150-158 This paper is available online at MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CÁ NHÂN TÁC ĐỘNG ĐẾN NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÍ CỦA TRẺ EM BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS Phạm Văn Tư Khoa Công tác Xã hội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt.Một số đặc điểm tâm lí cá nhân được nghiên cứu trong bài viết này là nhận thức về tham vấn tâm lí, niềm tin về hiệu quả tham vấn tâm lí và sự tự kì thị của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Đây là các yếu tố chủ quan tác động đến nhu cầu tham vấn tâm lí khi có khó khăn trong cuộc sống của những trẻ em này. Với phương pháp điều tra bằng bảng hỏi cá nhân và phương pháp phỏng vấn sâu trên trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có độ tuổi từ 10 đến 16, nghiên cứu tiến hành khảo sát vào năm 2013-2014 tại 4 tỉnh/thành là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và Phú Thọ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cả ba đặc điểm tâm lí cá nhân này đều có tác động nhất định đến nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, trong đó nhận thức về tham vấn tâm lí là yếu tố chủ quan tác động mạnh hơn cả đến nhu cầu tham vấn tâm lí của những trẻ em này. Từ khóa: Đặc điểm tâm lí cá nhân, nhu cầu tham vấn tâm lí, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. 1. Mở đầu Nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS là đòi hỏi được trợ giúp tâm lí của trẻ em có HIV và có nguy cơ cao có HIV khi gặp khó khăn trong cuộc sống. Trong quá trình tương tác với những trẻ em này, nhà tham vấn giúp các em khai thác những tiềm năng của bản thân để có thể tự ứng phó tích cực, hiệu quả trước những khó khăn tâm lí mà các em gặp phải trong cuộc sống, góp phần cân bằng, ổn định và phát triển nhân cách của các em. Trong nghiên cứu này, các đặc điểm tâm lí cá nhân của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được xem xét bao gồm nhận thức về sự cần thiết và lợi ích của tham vấn tâm lí, niềm tin vào hiệu quả tham vấn tâm lí, sự tự kì thị của những trẻ em này. Với quan điểm cho rằng, các đặc điểm tâm lí cá nhân của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS là các yếu tố chủ quan tác động đến việc những trẻ em này có mong muốn được tham vấn tâm lí trên thực tiễn hay không, nghiên cứu đã tiến hành khảo sát thực trạng các đặc điểm tâm lí cá nhân của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và phân tích tác động của các đặc điểm tâm lí cá nhân đó đến nhu cầu tham vấn tâm lí của các em. Nghiên cứu về nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có một số tác giả tiêu biểu sau: Kết quả nghiên cứu của các tác giả Cooper, ES; Risley, CL; Drake, LJ; Bundy (2007) đã chỉ ra rằng, trong lớp học, những trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS bị kì thị và phân biệt đối xử, Ngày nhận bài: 15/12/2017. Ngày sửa bài: 20/12/2017. Ngày nhận đăng: 20/1/2018. Liên hệ: Phạm Văn Tư, e-mail: tupv@hnue.edu.vn. 150 Một số đặc điểm tâm lí cá nhân tác động đến nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ em bị ảnh hưởng... giáo viên và bạn học thiếu nhạy cảm đối với các nhu cầu của trẻ, do đó những trẻ em này dễ bị tổn thương, trẻ cảm thấy xấu hổ cùng với sức khỏe giảm sút đã ảnh hưởng đến tần suất đến lớp của các em. Bên ngoài lớp học, hay bên ngoài trường học, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS gặp khó khăn trong việc tiếp cận với các hoạt động vui chơi giải trí như các bạn cùng lứa tuổi [1]. Các tác giả Bezuidenhoudt, C. (Đại học Namibia), Elago, H. (Đại học Bách khoa Namibia), Kalenga, E. (Đại học Namibia), Salome Klazen (Đại học Bách khoa), Nghipondoka, K. (Đại học Namibia), và Ashton, D. (Đại học Namibia) tập trung nghiên cứu các tác động tâm lí của virus HIV/AIDS đối với những người sống chung với HIV/AIDS và người chăm sóc họ. Nghiên cứu đã chỉ ra những tác động tâm lí đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Đó là cảm giác sợ hãi, lo lắng, đôi khi đổ lỗi cho bản thân vì chưa hiểu hoàn cảnh mà mình đang sống, cảm thấy gánh nặng gia đình đặt lên vai mình, tức giận và không quan tâm, học kém hay bỏ học, bị tổn thương, trầm cảm,... Tác động tâm lí đối với các thành viên trong gia đình và người chăm sóc bao gồm: sợ bị nhiễm bệnh, nỗi đau buồn được báo trước, xấu hổ, bất lực, phân biệt đối xử [2]. Kết quả nghiên cứu của Dự án Vòng tay gia đình (Dự án được tài trợ bởi Chương trình Hỗ trợ trẻ sơ sinh bị bỏ rơi thuộc Phòng Các dịch vụ con người và sức khỏe Mỹ và được triển khai tại quận Columbia từ năm 1996) đã chỉ ra những vấn đề tâm thần của trẻ em và các gia đình bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS bao gồm: lo lắng thường xuyên, căng thẳng kéo dài, rối loạn chức năng gia đình, ảnh hưởng giao tiếp, giảm khả năng tự điều chỉnh, giảm khả năng đương đầu, trầm cảm. Một cách tiếp cận cần thiết để đáp ứng những nhu cầu của trẻ em sống chung với HIV/AIDS là nhóm lâm sàng. Các chủ đề và hoạt động có thể được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu đặc thù của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS [3]. Nghiên cứu trên 800 trẻ em, trong đó có 400 trẻ em đang sống chung với HIV/AIDS và 400 trẻ em không mắc HIV/AIDS, Ravikumar, M.B. và Sampathkumar (2012), đã phát hiện ra rằng, trẻ em sống chung với HIV/AIDS có nhiều vấn đề về điều chỉnh xã hội, cảm xúc và giáo dục hơn trẻ em không sống chung với HIV/AIDS, trẻ em gái và trẻ em sống ở nông thôn có HIV/AIDS theo thống kê có nhiều vấn đề về điều chỉnh xã hội và cảm xúc hơn các trẻ em trai và trẻ em sống ở thành thị [4]. Nghiên cứu về tình trạng sức khỏe và nhu cầu của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại Scotland do Cree, V.E. và Shidhva, D. (Đại học Edinbugh, Vương Quốc Anh) thực hiện năm 2009 với sự tài trợ của Quỹ AIDS EltonJohn đã chỉ ra rằng, khi ngày càng có nhiều người có HIV dương tính hơn thì rõ ràng sẽ có nhiều trẻ em phải sống chung với HIV và do đó các chính sách trực tiếp liên quan đến HIV và các dịch vụ cho trẻ em cần phải đáp ứng được các nhu cầu đặt ra của các em [5]. Nghiên cứu trên những trẻ em từ 11-18 tuổi có cha mẹ đã từng/hiện đang tham gia chương trình chăm sóc tại nhà Nadeli Hospice, các tác giả Mpeli M.R., và Fichardt A., (2007) đã xác định và mô tả những nhu cầu của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Một là các nhu cầu thể chất: Thức ăn; Quần áo; Chỗ ở; Năng lượng/Chất đốt. Hai là các nhu cầu khách quan: Có quan hệ bình thường với họ hàng, láng giềng; Được yêu thương và là một phần của cộng đồng; Được xuất hiện như những trẻ em khác; Được tham vấn tâm lí; Không phải lo lắng; Được biết thông tin về HIV/AIDS. Ba là những nhu cầu kiểm soát: Sự độc lập, Sự đoàn kết gia đình [6]. Các phát hiện từ nghiên cứu tác động của HIV/AIDS đối với trẻ em châu Phi được thực hiện vào tháng 5 năm 2003 đã chỉ ra rằng, HIV/AIDS có tác động nghiêm trọng tới trẻ em trên thế giới, đặc biệt là trẻ em ở các nước đang phát triển, và trẻ em ở châu Phi. Gánh nặng của HIV/AIDS ảnh hưởng đến trẻ em theo nhiều cách. Đó là phải đảm nhận những trách nhiệm của người lớn, lao động trẻ em, căng thẳng về tâm lí, mất cha mẹ, bị phân biệt đối xử và kì thị, lớn lên trong những 151 Phạm Văn Tư điều kiện nghèo khó, dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe nghèo nàn, tác động tiêu cực đến giáo dục, mất quyền thừa kế, bị lạm dụng về thể chất và tình dục [7]. Từ các nghiên cứu ở trong và ngoài nước có liên quan cho thấy, nhìn chung các công trình nghiên cứu đó đã đánh giá được mức độ tác độ của những yếu trong đó có những yếu tố tâm lý cá nhân đến nhu cầu của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Hầu như các công trình đó chưa đánh giá một cách đầy đủ và có hệ thống các yếu tố tâm lý cá nhân ảnh hưởng đến nhu cầu tham vấn tânm lý của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Vì vậy, bài viết này sẽ đề cập đầy đủ và có hệ thống về mức độ ảnh hưởng của một số đặc điểm tâm lý cá nhân đến nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khách thể và phương pháp nghiên cứu Những số liệu được dùng để phân tích trong bài viết được trích từ Đề tài nghiên cứu: “Nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS”. Đề tài khảo sát trên 332 trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có độ tuổi từ 10 đến 16. Để xem xét mức độ ảnh hưởng của các đặc điểm tâm lí cá nhân (các yếu tố chủ quan) đến nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, chúng tôi sử dụng thang đo cho mỗi yếu tố, trong đó mỗi mệnh đề được thiết kế 4 phương án trả lời ứng với 4 điểm số như sau: Hoàn toàn không đúng: 1 điểm; Đúng một phần: 2 điểm; Phần lớn đúng: 3 điểm và Hoàn toàn đúng: 4 điểm. Để tiện cho việc so sánh, đối với mỗi thang đo chúng tôi phân điểm trung bình (ĐTB) mà khách thể đạt được thành 3 nhóm điểm khác nhau: thấp, trung bình và cao. Cách thức phân nhóm điểm được tiến hành theo hai bước: 1) Khám phá số liệu thông qua đường cong chuẩn; 2) Dựa trên sơ đồ đường cong chuẩn phân chia thành các nhóm điểm khác nhau. Điểm các mức độ cụ thể ở mỗi thang đo như sau: 1) Thang đo “Nhận thức về tham vấn tâm lí”: Thấp (ĐTB dưới 2,51); Trung bình (ĐTB từ 2,51 đến 3,59); Cao (ĐTB trên 3,59). 2) Thang đo “Niềm tin vào hiệu quả tham vấn”: Thấp (ĐTB dưới 2,25); Trung bình (ĐTB từ 2,25 đến 3,41); Cao (ĐTB trên 3,41). 3) Thang đo “Sự tự kì thị”: Thấp (ĐTB dưới 2,51); Trung bình (ĐTB từ 2,51 đến 3,59); Cao (ĐTB trên 3,59). Như vậy, ĐTB càng cao thì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS càng thấy được sự cần thiết và lợi ích của tham vấn tâm lí, càng có niềm tin vào hiệu quả tham vấn tâm lí và càng tự kì thị bản thân. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các đặc điểm tâm lý cá nhân đến nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS là phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi, kết hợp với phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp thống kê toán học (sử dụng phần mềm SPSS). 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Một số đặc điểm tâm lí cá nhân a. Nhận thức của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS về tham vấn tâm lí Nhận thức của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS về tham vấn tâm lí được tìm hiểu ở hai 152 Một số đặc điểm tâm lí cá nhân tác động đến nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ em bị ảnh hưởng... khía cạnh là nhận thức của những trẻ em này về sự cần thiết và về lợi ích của tham vấn tâm lí. Kết quả khảo sát thực tiễn về sự cần thiết phải tham vấn tâm lí khi gặp khó khăn trong cuộc sống của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được trình bày ở biểu đồ 1. Nhìn chung, trên một nửa trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS nhìn nhận tham vấn tâm lí là rất cần thiết và tương đối cần thiết (với tỉ lệ phần trăm tương ứng là 37,3%và 21,7%); 31,1%các em cho rằng, đôi khi cần thiết và chỉ có một số ít (9,9%) cho rằng, hoạt động này không cần thiết. Biểu đồ 1. Nhận thức của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS về sự cần thiết của tham vấn tâm lí (%) Nhận thức về lợi ích của tham vấn tâm lí chính là cơ sở định hướng cho thái độ và hành vi của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, thúc đẩy các em tìm đến tham vấn tâm lí khi gặp khó khăn, mặc dù tham vấn tâm lí ra đời ở Việt Nam tương đối mới, nhưng nó đã mang lại những lợi ích thiết thực trong việc trợ giúp những đối tượng có khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Bảng 1. Nhận thức của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS về lợi ích của tham vấn tâm lí Nhận thức về lợi ích tham vấn tâm lí ĐTB ĐLC 1. Giải tỏa những bức xúc, khó khăn, vướng mắc của bản thân 3,10 0,89 2. Có thêm kiến thức về giới tính, lứa tuổi, sức khỏe. . . 3,15 0,83 3. Được trò chuyện, nói lên những tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của mình 3,30 0,83 4. Giúp em có nhận thức và có lối sống tích cực 3,32 0,81 5. Có thêm kĩ năng sống 3,27 0,82 6. Có thêm kiến thức về các vấn đề liên quan đến HIV/AIDS 3,19 0,93 ĐTB nhóm 3,20 0,62 (Ghi chú: Điểm thấp nhất = 1, điểm cao nhất = 4; ĐTB càng cao, trẻ em càng có nhận thức về lợi ích tham vấn tâm lí) Nhìn chung, nhận thức về lợi ích tham vấn tâm lí của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ở mức trung bình (ĐTB = 3,20). Đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, tham vấn tâm lí đã “Giúp bản thân có nhận thức và có lối sống tích cực” (ĐTB = 3,32) và đó là lợi ích mà tham vấn tâm lí mang lại nhiều nhất. Mang lại lợi ích ít nhất là việc “Giải tỏa những bức xúc, khó khăn, vướng mắc của bản thân” với ĐTB = 3,10, nhưng vẫn nằm ở mức trung bình nghiêng về mức độ cao. b. Niềm tin của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS vào hiệu quả tham vấn tâm lí Trong nghiên cứu này, niềm tin của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS vào hiệu quả tham vấn tâm lí được xác định bởi đánh giá của chính các em khi trả lời 5 mệnh đề hỏi. Kết quả thu được cho thấy, nhìn chung, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có niềm tin vào hiệu quả tham vấn tâm 153 Phạm Văn Tư lí ở mức trung bình với ĐTB = 2,83 (2,25 ≤ ĐTB≤ 3,41). Trong toàn bộ mẫu có một tỉ lệ đáng kể trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (92 em chiếm 27,7%) hoàn toàn tin tưởng vào hiệu quả tham vấn tâm lí (với ĐTB > 3,24). Phần lớn trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (200 em chiếm 60,2%) có niềm tin ở mức trung bình (với ĐTB nằm trong khoảng từ 2,25 đến 3,41) và chỉ có trên 1/10 số trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (40 em chiếm 12,1%) có niềm tin thấp (với ĐTB < 2,25). Bảng 2. Niềm tin của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS vào hiệu quả tham vấn tâm lí Những biểu hiện của niềm tin vào hiệu quả tham vấn tâm lí ĐTB ĐLC 1. Em tin tưởng rằng, khi được tham vấn tâm lí em sẽ giải tỏa được bức xúc, khó khăn, vướng mắc của mình 2,96 0,89 2. Em tin rằng, khi đến tham vấn tâm lí em có thêm kiến thức về giới, sức khỏe, HIV/AIDS... 3,00 0,87 3. Em chắc chắn rằng, khi được tham vấn tâm lí em biết thêm một số kĩ năng sống 3,07 0,89 4. Em tin chắc rằng, khi nói ra những khó khăn của mình với nhà tham vấn tâm lí, những bí mật của em sẽ được giữ kín 2,39 0,87 5. Khi tham vấn tâm lí, chắc chắn là em phát huy được tiềm năng của bản thân để tự giải quyết khó khăn của chính mình 2,71 0,83 ĐTB nhóm 2,83 0,58 (Ghi chú: Điểm thấp nhất = 1, điểm cao nhất = 4; ĐTB càng cao, trẻ càng có niềm tin vào hiệu quả tham vấn tâm lí) Trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cảm thấy kém tin tưởng nhất là việc giữ kín những bí mật của trẻ khi các em nói ra những khó khăn của mình với nhà tham vấn (ĐTB = 2,39 và đứng cuối cùng trong bảng xếp hạng). Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho phần lớn trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS chưa mạnh dạn tìm đến nhà tham vấn để được hỗ trợ khi có khó khăn. Phỏng vấn sâu em Hà T.N 14 tuổi ở Cộng đồng em cho biết: “Con thật sự lo lắng, không thấy yên tâm khi không chắc chắn là những việc con nói ra, con chia sẻ với các cô chú liệu có được giữ kín không. Chỉ nghĩ đến việc sau khi đến tham vấn mà bị đem ra làm ví dụ con đã thấy rất không ổn rồi, nếu việc của con bị bung ra, đi đâu cũng bị xì xào, chỉ trỏ thì con sợ lắm chẳng dám đến tham vấn đâu. Chỉ khi nào con tin chắc 100%bí mật con chỉ có người tham vấn biết con mới dám đến tham vấn. Con chắc chắn các bạn cùng cảnh ngộ như con cũng nghĩ vậy cô ạ”. c. Sự tự kì thị của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS Bảng 3. Những biểu hiện tự kì thị của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS Những biểu hiện tự kì thị ĐTB ĐLC 1. Em ngại nói chuyện với những người khác 2,98 0,88 2. Em không dám ăn chung với những người khác 2,52 0,94 3. Em không dám bắt tay người khác 2,39 0,87 4. Em thấy mình kém cỏi hơn các bạn cùng trang lứa 2,75 0,96 5. Em không tham gia vào các hoạt động vui chơi chung 2,60 0,93 6. Em nghĩ rằng, em đáng bị mọi người xa lánh 2,65 0,93 ĐTB nhóm 2,65 0,59 (Ghi chú: Điểm thấp nhất = 1, điểm cao nhất = 4; điểm càng cao, trẻ em càng tự kì thị) Tự kì thị của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS là các em tự thấy mình không được những người xung quanh chấp nhận hay tự cảm thấy hoàn cảnh của mình đáng xấu hổ. Khi tự kì thị, trẻ 154 Một số đặc điểm tâm lí cá nhân tác động đến nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ em bị ảnh hưởng... em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có thái độ chán ghét, thấy xấu hổ, lên án chính bản thân mình, mặc cảm, tự tách mình ra khỏi người thân và cộng đồng. Kết quả tìm hiểu về những hiểu hiện tự kì thị ở trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được trình bày ở Bảng 3. Nhìn chung, sự tự kì thị của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ở mức độ trung bình với ĐTB nhóm là 2,65. Nghiên cứu 6 biểu hiện của sự tự kì thị ở trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cho thấy, biểu hiện tự kì thị nhiều nhất ở các em này là việc “không dám bắt tay người khác” (ĐTB = 2,39 và đứng đầu tiên trong bảng xếp hạng). Biểu hiện thấp nhất là “không dám ăn chung với những người khác” (ĐTB = 2,52). Em Hoàng V.L. 13 tuổi ở Trung tâm cho biết: “Bố mẹ con mất rồi. Lúc con mới vào thì con cảm thấy khác lạ về chỗ ở , không có người thân, gia đình, bạn bè quen thuộc ở đây. Lúc con vào đây con cũng không thể làm quen được với các bạn. Con rất ngại nói chuyện với các bạn vì sợ các bạn không chơi với con. Một tuần sau con mới quen. Những người đến thăm con họ muốn bắt tay con nhưng con rất sợ vì trước đây con ở nhà mọi người xung quanh và kể cả người thân của con không bắt tay con. Cách đây mấy hôm có một ông Tây đến thăm chúng con, ông ấy giơ tay ra bắt nhưng con rụt tay lại, không dám bắt tay ông ấy”. 2.2.2. Tác động của một số đặc điểm tâm lí cá nhân đến nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS Để phân tích tương tác của một số đặc điểm tâm lí cá nhân đến nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, chúng tôi tiến hành tìm hiểu mối tương quan giữa các yếu tố này và đưa ra một số dự báo về sự thay đổi nhu cầu tham vấn tâm lí của những trẻ em này khi các đặc điểm tâm lí cá nhân của các em thay đổi. a. Tương quan giữa các đặc điểm tâm lí cá nhân và nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS Sơ đồ 1. Tương quan giữa nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS với các đặc điểm tâm lí cá nhân của các em Ghi chú: r** khi P < 0,01; r là hệ số tương quan nhị biến pearson Đánh giá khái quát nhất, kết quả khảo sát thực tiễn được hiển thị ở Sơ đồ 1 phản ánh mối tương quan giữa nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và ba đặc điểm tâm lí cá nhân là nhận thức về tham vấn tâm lí, niềm tin vào hiệu quả tham vấn tâm lí và sự tự kì 155 Phạm Văn Tư thị của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Trong các mối tương quan đó, chúng tôi nhận thấy giữa nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và nhận thức của các em về tham vấn tâm lí có mối tương quan thuận gắn bó, khăng khít nhất với r = 0,496 và P < 0,01. Điều này có nghĩa là khi trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS nhận thức được sự cần thiết phải tham vấn tâm lí khi có khó khăn, hiểu được các lợi ích mà tham vấn tâm lí mang lại thì các em càng đòi hỏi được tham vấn tâm lí và ngược lại khi các em chưa có được nhận thức rõ ràng về tham vấn tâm lí thì các em sẽ ít có nhu cầu tham vấn tâm lí. Kết quả thống kê cho thấy, mối quan hệ tỉ lệ thuận có ý nghĩa thống kê giữa nhu cầu tham vấn tâm lí và niềm tin vào hiệu quả tham vấn của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS với r = 0,158 và P < 0,01. Hệ số tương quan nhị biến này cho thấy, nếu trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS càng có niềm tin vào hiệu quả tham vấn tâm lí thì các em càng có nhu cầu tham vấn tâm lí và ngược lại khi trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS càng có nhu cầu tham vấn tâm lí thì niềm tin vào hiệu quả tham vấn tâm lí của các em càng được tăng cường. Nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS còn có tương quan tỉ lệ thuận với sự tự kì thị của các em (r = 0,302 và P < 0,01). Nếu trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có thái độ chán ghét, thấy xấu hổ, lên án chính bản thân mình, mặc cảm, tự tách mình ra khỏi người thân và cộng đồng thì các em cũng sẽ ít có nhu cầu tham vấn tâm lí và ngược lại khi trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đòi hỏi được tham vấn tâm lí khi có khó khăn thì các em càng đỡ cảm thấy chán ghét, lên án bản thân, ít mặc cảm hơn và ít tách mình khỏi người thân và cộng đồng. Như vậy, giữa nhu cầu tham vấn tâm lí với nhận thức về tham vấn tâm lí, niềm tin vào hiệu quả tham vấn tâm lí và sự tự kì thị của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có mối tương quan thuận có ý nghĩa thống kê. Trong mối tương quan đó, sự gắn kết chặt nhất, có tác động mạnh nhất là tương quan giữa nhu cầu tham vấn tâm lí và nhận thức về tham vấn tâm lí của các em. Có thể nói, khi trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS nhận thức được sự cần thiết phải tham vấn tâm lí khi có khó khăn; hiểu được tham vấn tâm lí đem lại cho các em một lối sống tích cực hơn, qua tham vấn các em được trò chuyện, được nói lên tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của bản thân; qua tham vấn các em có thêm kĩ năng sống, có thêm kiến thức về giới, về sức khỏe, về sức khỏe sinh sản, về các vấn đề liên quan đến HIV/AIDS; qua tham vấn các em phát huy được tiềm năng của bản thân để tự giải quyết khó khăn của chính mình hoặc khi những trẻ em này giảm thiểu những mặc cảm về bản thân, bớt các hành vi tự ti như không dám bắt tay, ngại nói chuyện với những người khác thì nhu cầu tham vấn tâm lí của các em càng tăng. b. Dự báo sự thay đổi nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS khi các đặc điểm tâm lí cá nhân của các em thay đổi Phép phân tích hồi qui bậc nhất cho phép dự báo sự thay đổi nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS từ những thay đổi của từng đặc điểm tâm lí cá nhân cũng như tập hợp giữa các đặc điểm tâm lí cá nhân. Số liệu được hiển thị ở bảng 4 đã chỉ ra rằng, mỗi đặc điểm tâm lí cá nhân như nhận thức về tham vấn tâm lí hoặc niềm tin vào hiệu quả tham vấn tâm lí hoặc sự tự kì thị của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đều có tác động đến nhu cầu tham vấn tâm lí của những trẻ em này. Niềm tin vào hiệu quả tham vấn tâm lí có mức dự báo thấp nhất (giải thích được 2,5%mức độ biến thiên của nhu cầu tham vấn tâm lí với P < 0,001). Trong khi đó, nhận thức về tham vấn tâm lí của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có mức độ dự báo lớn hơn rất nhiều, yếu tố chủ quan này giải thích được đến 24,6%mức độ biến thiên của nhu cầu tham vấn tâm lí (với P < 0,001). Mức dự báo cao 156 Một số đặc điểm tâm lí cá nhân tác động đến nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ em bị ảnh hưởng... thứ hai thuộc về yếu tố chủ quan “Sự tự kì thị” và giải thích được 9,1%mức độ biến thiên của nhu cầu tham vấn tâm lí với P < 0,001. Bảng 4. Dự báo sự thay đổi nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS dưới tác động của các đặc điểm tâm lí cá nhân Các biến độc lập Biến phụ thuộc - nhu cầu tham vấn tâm lí (r2) 1. Nhận thức của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS về tham vấn tâm lí 0,246*** 2. Niềm tin của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS vào hiệu quả tham vấn tâm lí 0,025*** 3. Sự tự kì thị của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS 0,091*** 4. Các đặc điểm tâm lí cá nhân (nhận thức về tham vấn tâm lí + niềm tin vào hiệu quả tham vấn tâm lí + tự kì thị) 0,249*** (Ghi chú: r2 – Hệ số hồi quy bậc nhất; ** khi P < 0,01, *** khi P < 0,001. Trên bảng chỉ hiện thị những giá trị có ý nghĩa thống kê) Phỏng vấn sâu anh Nguyễn V.H. (Cán bộ Trung tâm nuôi dưỡng trẻ có HIV) về vấn đề này anh cho biết, “Theo tôi để trẻ nhiễm HIV sẵn sàng đến với người làm tham vấn tâm lí thì điều quan trọng là phải giúp các em nhận thức đúng và đầy đủ về tầm quan trọng của tham vấn tâm lí trong việc giải quyết những khó khăn gặp phải của các em, các em phải nhận thức được rằng chỉ có người làm tham vấn tâm lí mới có thể trợ giúp có hiệu quả cho các em. Do đó, ở trung tâm tôi khi các em có khó khăn trong cuộc sống liên quan đến tâm lí chúng tôi thường hướng dẫn các em đến gặp em N. (cán bộ tham vấn tâm lí tốt nghiệp khoa Tâm lí học của trường Đại học) để được trợ giúp”. Như vậy, nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS phụ thuộc vào từng đặc điểm tâm lí cá nhân – nhận thức, niềm tin, sự tự kì thị (các yếu tố chủ quan) của các em. Trong ba yếu tố tác động đến nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS thì nhận thức về tham vấn tâm lí có ảnh hưởng mạnh nhất. Tập hợp các yếu tố chủ quan – nhận thức về tham vấn tâm lí, niềm tin vào hiệu quả tham vấn tâm lí, sự tự kì thị của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có tác động mạnh hơn và có mức độ dự báo cao hơn mức dự báo của mỗi yếu tố này khi đứng độc lập (24,9%so với 24,6%; 2,5%và 9,1%với P < 0,001). Điều này cho phép giải thích rằng, nếu nhận thức của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS về tham vấn tâm lí tăng lên, hiểu biết về lợi ích của tham vấn tâm lí được nâng cao và sự tự kì thị ở các em giảm đi thì chắc chăn nhu cầu tham vấn tâm lí của những trẻ em này tăng lên. 3. Kết luận Sự kết hợp các đặc điểm tâm lí cá nhân (các yếu tố chủ quan) có khả năng dự báo mức độ về nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cao hơn so với từng yếu tố độc lập, riêng rẽ. Kết quả này còn cho thấy, nếu nhận thức của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS về tham vấn tâm lí chưa cao, niềm tin của các em về hiệu quả tham vấn tâm lí chưa lớn, sự tự kì thị của các em vẫn còn thì những trẻ em này sẽ khó tìm đến dịch vụ tham vấn tâm lí để thỏa mãn nhu cầu tham vấn tâm lí khi các em gặp khó khăn trong cuộc sống. Trong các đặc điểm tâm lí cá nhân được nghiên cứu thì nhận thức về tham vấn tâm lí là yếu tố chủ quan có tác động mạnh hơn cả đến nhu cầu tham vấn tâm lí của những trẻ em này. Ba đặc điểm tâm lí cá nhân của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được xem xét trong nghiên cứu là những yếu tố chủ quan cần được đặc biệt quan tâm khi tìm kiếm những giải pháp nhằm tăng cường nhu cầu tham vấn tâm lí ở những trẻ em này. 157 Phạm Văn Tư TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Cooper, ES; Risley, CL; Drake, LJ; Bundy D, 2007. HIV as part of the life of children and youth, as life expectancy increases: Implications for Education. Journal of International Cooperation in Education, vol 10, pp.101-113. [2] Bezuidenhoudt, C., Elago, H., Kalenga, E., Klazen, S., Nghipondoka, K., Ashton, D., 2006. The Psychological Impact of HIV/AIDS: People are more than statistics. [3] Family Ties Project, Consortium for Child Welfare, 2001. Group work with HIV/AIDS-Affected Chilren. Adolescents and Adults: A Curriculum Guide, May. [4] Ravikumar, M.B. & Sampathkumar, 2012. Psychosocial Adjustment among Children living with HIV/AIDS. Journal of Psychology, 3(1):pp. 21-28. [5] Cree, V.E. & Shidhva, D., 2011. Children and HIV in Scotland: Findings from a Cross – sector Needs Assessement of children and young people infected and affected by HIV in Scotland. British journal of social work advance access, 4/2011, pp.1-18. [6] Mpeli M.R., Fichardt A., 2007. Needs of children affected by HIV and AIDS: Mangaung in the Free State. Curationis; Vol 30, No 3. [7] UK , 2003. Children affected by HIV/AIDS in South Africa. Produced by: HOGE Presentations and Graphics. [8] Nguyễn Lê Hoài Anh, 2010. Thực trạng chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại Việt Nam. Tạp chí Tuyên Giáo, tr.69-71. [9] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009. Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện nghị quyết số 84/2009/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và tầm nhìn đến năm 2020. [10] Nguyễn Văn Cư, Phạm Văn Tư, 2012. Khó khăn tâm lí và nhu cầu được tham vấn của trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Tạp chí Giáo dục, Kì 1 – 1/2012. [11] Phạm Văn Tư, 2014. Nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Tạp chí Tâm lí học xã hội, Số 2, tr.37-53. [12] Phạm Văn Tư, 2014. Nhu cầu tham vấn tâm lí của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS khi gặp khó khăn liên quan đến các mối quan hệ. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc gia: "Tâm lí học và an toàn con người”. Nxb Lao động, tr.277-285. ABSTRACT Some individual psychological characteristics of children affected by HIV/AIDS which impact on their counselling needs Pham Van Tu Faculty of Work Social, Hanoi National University of Education Some individual psychological characteristics of children affected by HIV/AIDS in this study including psychological counselling conciousness counselling effectiveness belief and HIV/AIDS-affected children discrimination. These subjective factors impact on such children counselling needs. By using questionares and Individual in-depth interviews (HIV/AIDS-affected children aged 10-16), the survey was conducted at 4 provinces: Hanoi, Haiphong, Quang Ninh and Phu Thọ. using a semi-structured interview guide were employed. The study found that three individual psychological characteristics all affected children’s need of counselling. Among these psychological counselling conciousness is the most important. Keywords: Individual psychological characteristics, HIV/AIDS-affected children, couselling need. 158

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5073_pvtu_7497_2123622.pdf
Tài liệu liên quan