Một số biện pháp tu từ trong tiêu đề bài báo tiếng Trung Quốc và tiếng Việt

Tài liệu Một số biện pháp tu từ trong tiêu đề bài báo tiếng Trung Quốc và tiếng Việt: 92 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) v TRAO ĐỔI NGUYỄN THỊ PHƯỢNG* *Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội,  huabiao84@gmail.com Ngày nhận bài: 08/11/2018; ngày sửa chữa: 27/8/2019; ngày duyệt đăng: 30/8/2019 1. MỞ ĐẦU Không phải ngẫu nhiên mà người ta thường nói: “Đọc sách xem bìa, đọc báo xem tiêu đề”. Một bài văn hay một bản tin có thể thu hút được độc giả hay không chính ở tiêu đề của nó. Có thể nói, tiêu đề bài báo là bộ mặt, đôi mắt, yếu tố đầu tiên, là cánh cửa để người đọc tiếp cận phần văn bản, có ý nghĩa quyết định “số phận” của bài báo. Đó là thông tin truyền tải đầu tiên, ngắn gọn, súc tích nhất, giúp bạn đọc đưa ra quyết định đọc hay không đọc toàn văn. Nội dung bài báo có hay đến mấy nhưng tiêu đề không có sức hút thì bạn đọc cũng sẽ dễ dàng lướt qua, thậm chí không đọc. Vì vậy, ngày càng nhiều tờ báo quan tâm “giật tít” để cuốn hút sự chú ý của bạn đọc. Có ...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp tu từ trong tiêu đề bài báo tiếng Trung Quốc và tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
92 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) v TRAO ĐỔI NGUYỄN THỊ PHƯỢNG* *Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội,  huabiao84@gmail.com Ngày nhận bài: 08/11/2018; ngày sửa chữa: 27/8/2019; ngày duyệt đăng: 30/8/2019 1. MỞ ĐẦU Không phải ngẫu nhiên mà người ta thường nói: “Đọc sách xem bìa, đọc báo xem tiêu đề”. Một bài văn hay một bản tin có thể thu hút được độc giả hay không chính ở tiêu đề của nó. Có thể nói, tiêu đề bài báo là bộ mặt, đôi mắt, yếu tố đầu tiên, là cánh cửa để người đọc tiếp cận phần văn bản, có ý nghĩa quyết định “số phận” của bài báo. Đó là thông tin truyền tải đầu tiên, ngắn gọn, súc tích nhất, giúp bạn đọc đưa ra quyết định đọc hay không đọc toàn văn. Nội dung bài báo có hay đến mấy nhưng tiêu đề không có sức hút thì bạn đọc cũng sẽ dễ dàng lướt qua, thậm chí không đọc. Vì vậy, ngày càng nhiều tờ báo quan tâm “giật tít” để cuốn hút sự chú ý của bạn đọc. Có nhiều cách khác nhau để đặt tiêu đề báo chí, song chung quy lại thì mỗi tiêu đề báo chí cần phải vừa nêu được thần thái của bài viết vừa phải thu MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG TIÊU ĐỀ BÀI BÁO TIẾNG TRUNG QUỐC VÀ TIẾNG VIỆT TÓM TẮT Tiêu đề có ý nghĩa quyết định “số phận” của bài báo. Đó là thông tin truyền tải đầu tiên, ngắn gọn nhất, giúp bạn đọc đưa ra quyết định đọc hay không đọc toàn văn. Tiêu đề là lời giới thiệu súc tích nhất về nội dung tư tưởng của toàn bài. Một trong những nhân tố làm nên thành công của tiêu đề là việc sử dụng biện pháp tu từ. Trong khuôn khổ bài viết này, trên cơ sở khái quát đặc điểm tiêu đề bài báo nói chung, thông qua các ví dụ cụ thể, chúng tôi tiến hành phân tích đặc điểm cũng như vai trò của biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ và hoán dụ được sử dụng trong tiêu đề bài báo tiếng Trung Quốc và tiếng Việt dựa trên ngữ liệu “Nhân dân nhật báo” Trung Quốc và báo “Hà Nội mới” Việt Nam. Từ khóa: bài báo, tiêu đề, tu từ, tiếng Trung Quốc, tiếng Việt hút độc giả. Nói cách khác, tiêu đề bài báo đóng vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện nội dung thông tin mà bài báo chuyển tải, đồng thời kích thích nhu cầu đọc để tìm hiểu thông tin của đông đảo bạn đọc. Phương tiện tu từ là một công cụ không thể thay thế trong giao tiếp, giúp người nói và người viết truyền đạt ý tưởng của mình một cách có hiệu quả hơn. Đây chính là lý do tại sao các phương tiện tu từ lại được áp dụng nhiều trong tiêu đề báo chí. Trong tiêu đề báo, phương tiện tu từ giúp tạo ra nhiều hiệu ứng độc đáo khác nhau tác động lên người đọc. Tuy nhiên, làm thế nào để hiểu hết thông điệp mà người viết muốn truyền tải đến người đọc thông qua tiêu đề bài báo có chứa phương tiện tu từ vẫn đang là vấn đề lớn mà giới báo chí cũng như giới nghiên cứu ngôn ngữ đặc biệt quan tâm. 93KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) TRAO ĐỔI v Từ tất cả các lý do trên, bài viết này được tiến hành nhằm mục đích làm rõ vai trò của một số biện pháp tu từ được sử dụng trong việc đặt tiêu đề bài báo, đi sâu phân tích các biện pháp so sánh, ẩn dụ và hoán dụ trong tiêu đề báo chí tiếng Trung Quốc và tiếng Việt, dựa trên số liệu thống kê khảo sát các tiêu đề chuyên mục tin tức trên "Nhân dân nhật báo" Trung Quốc và Báo "Hà Nội mới" Việt Nam. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Đặc điểm chung của tiêu đề báo chí Trước hết, về khái niệm tiêu đề, “Từ điển quy phạm tiếng Hán hiện đại” (现代汉语规范词典) giải thích rằng, tiêu đề là những “câu ngắn gọn ghi rõ nội dung của bài viết hoặc tác phẩm ngôn từ, thường đặt ở phía trước, bên trên của bài viết hoặc một đoạn văn.” (李宝嘉&唐志超, 2001, tr. 61). Về tiêu đề bài báo, các học giả tuy có những cách định nghĩa khác nhau, nhưng đều có những điểm chung căn bản. Đỗ Thị Thanh Huyền (2017, tr. 59) cho rằng, đó là những “hình thức câu ngắn gọn, có chức năng tóm lược nội dung của bài báo hoặc bài tạp chí”. Trên cơ sở đó, tác giả đã khẳng định thêm về tính chất và vai trò của tiêu đề bài báo là không đồng nghĩa với giá trị của toàn bộ tác phẩm báo chí, nhưng nó là nhân tố đầu tiên tiếp cận với độc giả, có vai trò giúp độc giả lựa chọn đọc hay không đọc. Vũ Quang Hào (2009) cũng khẳng định, tiêu đề bài báo có tính chất quyết định số phận của bài báo và khái quát được nội dung của cả bài báo trong một cấu trúc ngôn ngữ định danh xác định, chuẩn mực, ngắn gọn và có thể có sức biểu cảm. Những quan điểm trên cho thấy, điểm chung nhất trong quan điểm của các tác giả là tiêu đề phải ngắn gọn, súc tích, thể hiện được một cách khái quát nhất tư tưởng nội dung của bài báo, giúp độc giả từ tiêu đề mà đoán biết được nội dung để đi đến quyết định “đọc hay không đọc?”. Điều đó có ý nghĩa to lớn đối với việc thực hiện sứ mệnh tuyên truyền của báo chí trong thời đại bùng nổ thông tin và nhịp sống khẩn trương, thời gian là vàng bạc như ngày nay. Do đó, tiêu đề bài báo thường có những đặc điểm như sau: (1) Tiêu đề đòi hỏi hàm lượng thông tin cao, được xem như là một thông điệp đầu tiên mà tác giả thông qua bài báo gửi tới độc giả, gần như quyết định tâm lý liệu có muốn đọc nữa hay không; (2) Tiêu đề phải chính xác và khái quát được nội dung chính của toàn bài, nhấn mạnh thông tin mới, thông tin quan trọng và tạo điều kiện cho bạn đọc lựa chọn ngay khi xem lướt qua tờ báo; (3) Tiêu đề phải ngắn gọn súc tích. Điều này khiến cho yêu cầu tiêu đề báo chí cô đọng, súc tích được đẩy lên cao. Một tiêu đề ngắn gọn, súc tích sẽ có sức cuốn hút người đọc hơn, nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin và nhịp sống khẩn trương như hiện nay. 2.2. Tu từ và tiêu đề bài báo Tu từ là “một phương diện quan trọng trong vận dụng ngôn ngữ. Nói một cách khái quát, tu từ là điều chỉnh ngôn từ. Cái gọi điều chỉnh ngôn từ chính là đồng thời với việc tìm cách thu gọn nội dung, cân nhắc câu từ, chọn lựa chương mục. Cân nhắc câu từ tức là lựa chọn tăng giảm từ ngữ, hoặc thay đổi, chuyển hóa cấu trúc câu. Lựa chọn chương mục là suy nghĩ đến bố cục để được một văn bản.” (李宏伟 & 武晓平, 2003, tr. 199). Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin ngày nay, việc đặt tiêu đề một bài báo không chỉ yêu cầu nội dung chuẩn xác mà còn phải sinh động, bắt mắt, thu hút độc giả. Nhân tố quan trọng giúp cho người viết thực hiện ý đồ của mình là sử dụng thủ pháp tu từ. Ví von, so sánh là một trong những thủ pháp tu từ thường được áp dụng trong tiêu đề bài báo. Ở đó, người ta đã lấy sự vật, sự việc này để đối chiếu với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt, góp phần tạo nên sức hấp dẫn và là tiền đề giúp người đọc đưa ra quyết định tiếp tục theo dõi nội dung toàn văn của bài báo. 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ THƯỜNG GẶP TRONG TIÊU ĐỀ BÀI BÁO TIẾNG TRUNG QUỐC VÀ TIẾNG VIỆT Trong tiêu đề bài báo tiếng Trung Quốc và tiếng Việt xuất hiện nhiều biện pháp tu từ như: so sánh, 94 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) v TRAO ĐỔI ẩn dụ, hoán dụ, nhân cách hóa, chơi chữ, tương phản, đối ngẫu,... nhằm thu hút độc giả. Ngoài ra, trong tiêu đề bài báo tiếng Trung Quốc, tác giả còn tận dụng tính chất biểu ý của chữ Hán, nhất là quan hệ giữa hình, âm và nghĩa của chữ Hán, trong đó có biện pháp hài âm để tạo ra nét đặc sắc, tinh tế về ngôn ngữ, văn tự trong tiêu đề bài báo, đó là điều mà tiêu đề bài báo tiếng Việt không có được. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chủ yếu bàn về phép tu từ so sánh, ẩn dụ và hoán dụ. Ngữ liệu phục vụ phân tích được chọn lựa từ những tiêu đề bản tin trên "Nhân dân nhật báo" số ra tháng 01/2017 và báo "Hà Nội mới" số ra tháng 8/2018. 3.1. Thủ pháp tu từ so sánh trong tiêu đề bài báo tiếng Trung Quốc và tiếng Việt So sánh là thủ pháp thường gặp trong các thủ pháp tu từ của cả tiếng Trung Quốc và tiếng Việt. Đặc điểm của thủ pháp tu từ so sánh (tiếng Trung Quốc gọi là “明喻” minh dụ) là bản thể và dụ thể cùng xuất hiện, giữa chúng thường dùng từ so sánh “像” tượng (như), “好像” hảo tượng (dường như), “似” tự (tựa hồ), “如同” như đồng (giống như) ở giữa để kết nối đối tượng so sánh và đối tượng được so sánh, tạo thành kết cấu: “A像B”, “A如B” (A như/giống như B). Ví dụ: (1) 笑靥如花福到家 (Nhân dân nhật báo, 31/1/2017) (Nụ cười như hoa, phúc đến nhà) Đây là tiêu đề bài báo xuất hiện trong dịp tết Nguyên Đán 2017. Cười tươi như hoa đón Tết về. “笑靥”tức là cười để lộ núm đồng tiền. Trong thơ ca tiếng Việt, đôi má lúm cũng tạo nét duyên mặn nồng khiến tác giả Nguyên Đỗ thành như “con nhạn chợt sa xuống đời”: Hai bên má lúm đồng tiền, Em cười xinh lạ nét duyên mặn mà. Em nghiêng mắt liếc nhìn ta, Ta như con nhạn chợt sa xuống đời (Má lúm đồng tiền - Nguyên Đỗ). Hoặc như : (2) “等风来”不如真督实干 (Nhân dân nhật báo, 16/1/2017) (“Chờ gió lên” chẳng bằng bắt tay vào làm) Trong tiêu đề bài báo này, tác giả sử dụng hình thức phủ định của tu từ so sánh “A 不如B” để nói về thực trạng ô nhiễm môi trường của Bắc Kinh, Thiên Tân và 11 huyện thị của tỉnh Hà Bắc. “等风 来” đẳng phong lai (chờ gió lên) ở đây chỉ chờ đợi vận may, chờ cơ hội, không bằng tự mình nỗ lực kiểm tra giám sát tìm biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường của khu vực này. Thủ pháp so sánh được sử dụng trong tiêu đề bài báo tiếng Việt thường có cấu trúc A像B, ví dụ: (3) Như núi Cao Muôn lộng gió. (Hà Nội mới, 2/9/2018) Trong ví dụ trên, núi Cao Muôn thuộc thị trấn Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Ngày 11/3/1945, cuộc khởi nghĩa Ba Tơ đã giành thắng lợi, giải phóng hoàn toàn huyện lỵ Ba Tơ, góp phần làm nên đại thành công của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 ở Quảng Ngãi cũng như khu vực Nam Trung Bộ. Trở lại mảnh đất Ba Tơ trong dịp cả nước tưng bừng kỷ niệm 73 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, tuy Ba Tơ còn nhiều khó khăn thách thức, nhưng như Núi Cao Muôn lộng gió ngàn, nhân dân Ba Tơ vẫn đang nỗ lực từng ngày để viết tiếp trang sử vẻ vang của quê hương. Tác giả đặt tiêu đề bài viết với thủ pháp so sánh đã khiến cho độc giả hình dung ra khí thế hào hùng, nhiệt thành cách mạng được đẩy lên cao trào, bền vững, như núi Cao Muôn – cái tên đầy ý nghĩa là hình ảnh biểu trưng cho tinh thần cách mạng của Ba Tơ. Có thể thấy, các tác giả không những phải có vốn ngôn ngữ phong phú mà còn phải am tường lịch sử, văn hóa mới có thể cho ra đời những bài viết với tiêu đề ý nhị và chuyển tải được nhiều thông tin, khơi gợi hứng thú của bạn đọc như vậy. 3.2 Thủ pháp tu từ ẩn dụ trong tiêu đề bài báo tiếng Trung Quốc và tiếng Việt Về khái niệm ẩn dụ (so sánh ngầm), “Từ điển quy phạm tiếng Hán hiện đại” giải thích rằng, ẩn 95KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) TRAO ĐỔI v dụ là “một loại so sánh ví von, thường dùng 是 (là), 就是 (chính là), 成为 (trở thành), 变成 (biến thành) để thay thế từ so sánh, bề ngoài mang dạng thức phán đoán nhưng thực chất là một kiểu ví von” (李宝嘉&唐志超, 2001, tr. 1363). Theo quan điểm của Nguyễn Thiện Giáp (2014, tr. 90-91), “Ẩn dụ là công cụ quan trọng để ý niệm hóa.... Ẩn dụ ý niệm là những ý niệm trừu tượng như ‘Tranh luận là cuộc chiến tranh’, ‘Tình yêu là cuộc hành trình’”. Ẩn dụ góp phần làm cho ngôn ngữ giàu tính hình tượng, sức hấp dẫn của ngôn từ và hiệu quả biểu đạt nhờ đó mà được nâng cao. Ví dụ: (4) 姚建萍银针翩翩舞彩线绣古今 (Nhân dân nhật báo, 2/1/2017) (Đường kim mũi chỉ Diêu Kiến Bình thêu dệt cổ kim) Bài viết này nhằm ca ngợi tài hoa của nghệ nhân thêu tranh Diêu Kiến Bình. Trong tiêu đề bài viết, tác giả dùng hình ảnh nghệ nhân múa cây kim và chỉ màu để tái hiện cổ kim. Từ năm 7, 8 tuổi, bà đã cầm cây kim, đến nay đã hơn 40 năm trong nghề, bà nổi tiếng với rất nhiều tác phẩm thêu, như: “Xuân tảo Giang Nam” (春早江南) được treo trong Đại lễ đường Nhân dân, “Giang sơn như thử đa kiều” (江山如此多娇) là tác phẩm dành cho Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân nhân Trung Hoa, hay “Ti trù chi lộ” (丝 绸之路). (5) 干部成了群众的“小棉袄” (Nhân dân nhật báo, 31/1/2017) (Cán bộ trở thành “áo bông” của quần chúng) “小棉袄” tiểu miên áo nghĩa gốc là “cái áo bông nhỏ”. Trong tiêu đề bài viết này, tác giả muốn nói về mối quan hệ giữa cán bộ trạm trưởng của thôn Quách Dĩnh tỉnh Thẩm Dương với quần chúng rất đỗi gần gũi, ấm áp. Qua đó, tác giả muốn gửi gắm thông điệp cán bộ cần quan tâm, gần gũi như tấm áo bông bao bọc, đem lại hơi ấm cho quần chúng nhân dân những ngày đông tháng giá. Ẩn dụ trong báo chí tiếng Việt cũng được các nhà báo khai thác triệt để. Ví dụ : (6) Dựa vào “tai mắt” của dân (Hà Nội mới, 8/8/2018) “Tai mắt” trong tiêu đề bài báo này là chỉ quần chúng nhân dân. Từ thực tiễn trên địa bàn Thủ đô đã cho thấy, ở đâu biết dựa vào “tai mắt” của dân, thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thì ở đó ít xảy ra các trường hợp vi phạm, nâng cao chất lượng các công trình công cộng phục vụ nhân dân. Hay như: (7) Đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai của đất nước (Hà Nội mới, 11/8/2018) Ở tiêu đề bài viết này, thủ pháp tu từ so sánh A là B để nói về việc đầu tư cho trẻ em là vô cùng quan trọng, cũng là quốc sách hàng đầu, bởi trẻ em là tương lai, là vận mệnh của đất nước. Ngoài ra, còn có nhiều tiêu đề bài báo khác, cũng sử dụng thủ pháp ẩn dụ, như: (8) Gỡ “ngòi nổ” cuộc chiến thương mại Mỹ- Ấn Độ (Hà Nội mới, 9/8/2018) (9) Những “bông hoa” của đất (Hà Nội mới, 17/8/2018) Hai ví dụ trên đều sử dụng thủ pháp tu từ ẩn dụ. Để thu hút sự chú ý của độc giả ngay từ giây phút đầu tiên tiếp xúc với tờ báo, các tác giả đã khéo léo đưa tâm điểm của tiêu đề vào trong dấu ngoặc kép: “ngòi nổ”, “bông hoa” để tăng cường sức hấp dẫn đối với độc giả. 3.3. Thủ pháp tu từ hoán dụ trong tiêu đề bài báo tiếng Trung Quốc và tiếng Việt Về khái niệm hoán dụ, Lakoff và Johnson cho rằng: “Giống như ẩn dụ, hoán dụ không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên, hay tùy tiện, bị đối xử như trường hợp biệt lập. Hoán dụ ý niệm có tính hệ thống như có thể thấy trong các ví dụ điển hình tồn tại trong văn hóa của chúng ta.” (Lakoff 96 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) v TRAO ĐỔI và Johnson, 1980). Các tác giả như Thúc Định Phương (束定芳, 2015), Lí Phúc Ấn (李福印, 2008) cũng có nhận định về hoán dụ ý niệm giống như Lakoff & Johnson. Các học giả Việt Nam theo quan niệm tu từ học truyền thống cũng đưa ra quan điểm “Hoán dụ bao gồm một quan hệ tương cận giữa cái được biểu thị bằng nghĩa đen của một từ và bộ phận tương ứng có tính hình ảnh của nó”. (Nguyễn Thiện Giáp, 2014, tr. 99). Như vậy, kết cấu của thủ pháp tu từ hoán dụ là không có bản thể và từ so sánh, mà dụ thể sẽ trực tiếp thay thế bản thể. Chẳng hạn như: (10) 带着“智能小伙伴”过年 (Nhân dân nhật báo, 31/1/2017) (Cùng “bạn nhỏ thông minh” đón tết) “智能小伙伴” (người bạn nhỏ thông minh) ở đây muốn nói đến chiếc smart phone, với sự bùng nổ công nghệ thông tin ngày nay thì điện thoại di động không thể thiếu với giới trẻ mà còn cả người lớn tuổi. Chỉ cần chiếc smart phone kết nối 3G, 4G, có thể đưa chúng ta đi du lịch bất cứ đâu, với các chức năng vô cùng thông minh: chụp ảnh, google maps, facebook, zalo, chuyển tiền, thanh toán, quẹt thẻ mã QR,... thế nên tác giả đã lấy tiêu đề bài viết là “Tết này đồng hành với bạn nhỏ thông minh”. (11)大学生“懒癌”得治 (Nhân dân nhật báo, 19/1/2017) (Căn “bệnh thế kỷ ‘lười’” của sinh viên cần phải chữa) “Điều trị căn bệnh lười của sinh viên” là tiêu đề của một bài viết ngày 19/01/2017. Ở đó, tác giả bày tỏ quan ngại về việc học sinh cứ đến cuối kỳ mới cắp sách đến thư viện, còn ngày thường chứng lười học tiêm nhiễm toàn trường, triệu chứng đó là: không đi học môn chung, không đi học môn tự chọn, môn bắt buộc thì đến có mặt còn đâu thì ngồi lướt điện thoại.... Ở tiêu đề bài viết, tác giả dùng hình ảnh “懒癌 lãn nham” (bệnh ung thư lười: lười được coi là căn bệnh nan y) để miêu tả căn bệnh lười nhác đã lên đến cực độ. Tuy nhiên, trong tiếng Việt chuyển dịch thành “lười – căn bệnh thế kỷ” hoặc “căn bệnh thế kỷ ‘lười’”, “căn bệnh nan y ”. Có thể nói, hoán dụ là hình thức cao nhất của thủ pháp tu từ so sánh trong tiếng Trung Quốc. Do không có bản thể trong đó nên câu chữ được cô đọng ngắn gọn, súc tích, dễ đi vào lòng độc giả, đúng tôn chỉ của đặc điểm tiêu đề bài báo. Trong tiếng Việt, hình ảnh hoán dụ cũng được sử dụng khá linh hoạt. Ví dụ: (12) Màu áo cam giữa đại ngàn Tây Nguyên (Hà Nội mới, 22/8/2018) “Màu áo cam” là hình ảnh hoán dụ, để chỉ những công nhân thợ điện 8X, 9X giữa rừng già, quanh năm làm bạn với sông, núi, với tiếng ầm ĩ của các loại máy móc, nhưng họ vẫn một lòng gắn bó với nhà máy thủy điện ở Tây Nguyên. Màu áo cam, hết sức bình dị lại quá đỗi thân thương, toát lên vẻ đẹp của người thợ. Từ những phân tích trên đây có thể thấy, việc vận dụng các thủ pháp tu từ trong tiêu đề bài báo có vai trò làm tăng thêm tính hình tượng và sức hấp dẫn của bài báo. Các thủ pháp so sánh, ẩn dụ, hoán dụ đều được các nhà báo quan tâm. Tuy trong tổng thể các thủ pháp tu từ được sử dụng khi đặt tiêu đề, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ chỉ chiếm một tỷ lệ nhất định, song cũng đủ chứng tỏ vị trí của chúng trong việc xây dựng tiêu đề. Việt Nam và Trung Quốc cùng thuộc một không gian văn hóa, lại có quan điểm chung về mục đích, nhiệm vụ của báo chí tuyên truyền, hơn nữa, tiếng Trung Quốc và tiếng Việt đều thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, âm tiết tính. Điều đó khiến cho việc vận dụng các thủ pháp tu từ, trước hết là so sánh, ẩn dụ, hoán dụ trong quá trình đặt tiêu đề bài báo có nhiều điểm tương đồng. Điểm khác biệt chủ yếu thể hiện ở việc lựa chọn hình ảnh mà thôi. 4. KẾT LUẬN Thủ pháp tu từ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đặt tiêu đề bài báo. Vận dụng linh hoạt các thủ pháp tu từ trong đặt tiêu đề báo chí khiến 97KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019) TRAO ĐỔI v cho người viết truyền đạt ý tưởng của mình một cách có hiệu quả hơn. Trong các thủ pháp ví von, so sánh, ẩn dụ và hoán dụ càng được các nhà báo quan tâm vận dụng, bởi chính đặc điểm lấy sự vật này để nói rõ hơn cho sự vật khác, lấy cái thông dụng để giải thích cho cái trừu tượng, làm tăng sức truyền cảm, dễ đi vào lòng độc giả, đây chính là điều mà các phóng viên mong muốn đạt được. Thủ pháp tu từ thường được sử dụng nhiều trong các báo chí văn nghệ, ít sử dụng trong các báo chính luận. Mặc dù tần suất sử dụng ở những chừng mực nhất định, nhưng hình ảnh so sánh ví von, nhất là ẩn dụ và hoán dụ đã góp phần làm cho tiêu đề bài báo nói chung và "Nhân dân nhật báo", báo "Hà Nội mới" nói riêng trở nên hình tượng hơn, góp phần trau dồi ngôn ngữ và nâng cao năng lực cảm thụ của đông đảo độc giả, giúp cho báo chí càng đi sâu vào quần chúng nhân dân và trở thành phương tiện truyền thông hiệu quả. Có thể nói, tiêu đề bài báo mang đậm tính triết lý, tính nhân văn và tính nghệ thuật, đòi hỏi các tác giả phải thực sự dày công tạo ra tiêu đề bằng cả tâm huyết của mình mới góp phần khiến cho báo chí thực hiện được sứ mạng lịch sử của mình một cách xuất sắc nhất./. Tài liệu tham khảo: Nguyễn Thiện Giáp. (2014). Nghĩa học Việt ngữ. Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam. Vũ Quang Hào. (2009). Ngôn ngữ báo chí. Hà Nội: Nxb Thông tấn. Đỗ Thị Thanh Huyền. (2017). Đặc điểm đầu đề bài viết trên “Nhân dân nhật báo” Trung Quốc và những vấn đề liên quan trong dịch thuật. Tạp chí Nghiên cứu nước ngoài, 2, 59-73. Lakoff, G. & Johnson, M. (1980). Metaphors We Live by. Chicago: University of Chicago Press. 李宝嘉&唐志超.(2001). 现代汉语规范词典. 吉林 大学出版社. 李宏伟&武晓平.(2003). 汉语语法修辞. 吉林人民 出版社. 李福印.(2008). 认知语言学概论. 北京大学出版 社 束定芳.(2015). 隐喻与转喻研究. 上海外语教育 出版社 RHETORICAL DEVICES USED IN NEWS HEADLINE IN CHINESE AND VIETNAMESE NGUYEN THI PHUONG Abstract: New headlines are crucial to the “fate” of the news. They convey the shortest message, helping readers decide whether or not to read the papers. Headlines are the very concise introduction of the content in the news. What leads to success of the news lies in the use of rhetorical devices. In this article, we base on features of news headlines and some specific examples to analyze the roles of rhetorical devices including comparison, metaphor and metonymy, which are used in news headlines of the People’s Daily paper in China and of Hanoi News in Vietnam. Keywords: news, headline, rhetorical devices, Chinese, Vietnamese Received: 08/11/2018; Revised: 27/8/2019; Accepted: 30/8/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_bien_phap_tu_tu_trong_tieu_de_bai_bao_tieng_trung_quoc_va_tieng_viet_6955_2171708.pdf
Tài liệu liên quan