Luật doanh nghiệp tư nhân

Tài liệu Luật doanh nghiệp tư nhân: DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM: Khái niệm: Sự ra đời của doanh nghiệp đại diện cho hình thức sở hữu tư nhân khá muộn so với hình thức doanh nghiệp đại diện cho các hình thức sở hữu khác. Ngày 9/3/1988, nghị định số 27HĐBT-1988 của Hội đồng Bộ trưởng đã cho phép các cá thể kinh doanh đạt mức lợi nhuận cao hơn được mở rộng thêm quy mô kinh doanh để trở thành doanh nghiệp tư nhân hoặc kết hợp với nhau thành đơn vị lớn gọi là công ty tư doanh. Tuy đã được pháp luật thừa nhận nhưng mãi hơn 10 năm sau mới có những qui định pháp luật hoàn thiện địa vị pháp lí của doanh nghiệp tư nhân. Luật doanh nghiệp năm 1999 ra đời đã đánh dấu một mốc son trên con đường hoàn thiện khung pháp luật về các loại hình doanh nghiệp ở nước ta nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Luật doanh nghiệp 1999 đã bổ sung và cơ cấu lại các qui định về doanh nghiệp tư nhân ở mọi phương diện từ cơ cấu tổ chức, trình tự thành lập, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp cũng như của chủ doanh nghiệp tư n...

doc13 trang | Chia sẻ: Khủng Long | Lượt xem: 853 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật doanh nghiệp tư nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM: Khái niệm: Sự ra đời của doanh nghiệp đại diện cho hình thức sở hữu tư nhân khá muộn so với hình thức doanh nghiệp đại diện cho các hình thức sở hữu khác. Ngày 9/3/1988, nghị định số 27HĐBT-1988 của Hội đồng Bộ trưởng đã cho phép các cá thể kinh doanh đạt mức lợi nhuận cao hơn được mở rộng thêm quy mô kinh doanh để trở thành doanh nghiệp tư nhân hoặc kết hợp với nhau thành đơn vị lớn gọi là công ty tư doanh. Tuy đã được pháp luật thừa nhận nhưng mãi hơn 10 năm sau mới có những qui định pháp luật hoàn thiện địa vị pháp lí của doanh nghiệp tư nhân. Luật doanh nghiệp năm 1999 ra đời đã đánh dấu một mốc son trên con đường hoàn thiện khung pháp luật về các loại hình doanh nghiệp ở nước ta nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Luật doanh nghiệp 1999 đã bổ sung và cơ cấu lại các qui định về doanh nghiệp tư nhân ở mọi phương diện từ cơ cấu tổ chức, trình tự thành lập, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp cũng như của chủ doanh nghiệp tư nhân. Ngày 29/11/2005, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua luật doanh nghiệp thay thế cho Luật doanh nghiệp năm 1999; Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 và Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996. Luật doanh nghiệp năm 2005 ra đời một lần nữa khẳng định vị trí vai trò của doanh nghiệp tư nhân bên cạnh các loại hình doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp tư nhân là “ tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo qui định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Bên cạnh đó doanh nghiệp tư nhân còn có những nét đặc thù để phân biệt doanh nghiệp tư nhân với các doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp tư nhân có đặc điểm pháp lí:” Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp; doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kì một loại chứng khoán nào; mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân”. Đặc điểm: Đặc điểm pháp lí của doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ: Theo pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp tư nhân được xếp vào nhóm các doanh nghiệp một chủ sở hữu. Các doanh nghiệp một chủ bao gồm: Công ty nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn một chủ và doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên ngay trong nhóm các doanh nghiệp một chủ, doanh nghiệp tư nhân cũng mang những nét khác biệt, đó là loại hình doanh nghiệp này chỉ có một chủ sở hữu. Như vậy trong doanh nghiệp tư nhân không xuất hiện sự góp vốn giống như ở các công ty nhiều chủ sở hữu, tài sản của doanh nghiệp chủ yếu xuất phát từ tài sản của một cá nhân duy nhất. Những đặc trưng của doanh nghiệp tư nhân: Quan hệ sở hữu vốn trong doanh nghiệp: nguồn vốn ban đầu của doanh nghiệp tư nhân chủ yếu xuất phát tù tài sản của một cá nhân, phần vốn này do chủ doanh nghiệp tự khai báo với cơ quan đăng kí kinh doanh (gọi là vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân) và được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán của doanh nghiệp. Nhưng trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư, chỉ phải khai báo với cơ quan đăng kí kinh doanh trong trường hợp giảm vốn xuống dưới mức đăng kí. Vì vậy mà hầu như không có giới hạn giữa phần vốn và tài sản đưa vào kinh doanh và phần tài sản của chủ doanh nghiệp. Quan hệ sở hữu quyết định quan hệ quản lý: Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ đầu tư duy nhất, vì vậy cá nhân có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể tự mình quản lý doanh nghiệp hoặc thuê người khác quản lí doanh nghiệp. Giới hạn trách nhiệm được phân chia giữa chủ doanh nghiệp và người được thuê để quản lí thông qua một hợp đồng. Nhưng về cơ bản, người chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật và các bên thứ ba đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn là chủ doanh nghiệp tư nhân. Về phân phối lợi nhuận: Vấn đề phân chia lợi nhuận không đặt ra với doanh nghiệp tư nhân, bởi lẽ doanh nghiệp này chỉ có một chủ sở hữu và toàn bộ lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ thuộc về một mình chủ doanh nghiệp, sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước và các bên thứ ba. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân: Theo qui định của Luật doanh nghiệp năm 2005, doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp duy nhất không có tư cách pháp nhân do không có độc lập về tài sản. Việc không phải là pháp nhân khiến doanh nghiệp tư nhân gặp một số khó khăn nhất định và bị hạn chế ít nhiều trong hoạt động thương mại dưới sự điều chỉnh của pháp luật hiện hành. Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp tư nhân: Đối với doanh nghiệp tư nhân do không có tính độc lập về tài sản của doanh nghiệp nên chủ doanh nghiệp( người chịu trách nhiệm duy nhất trước mọi rủi ro của doanh nghiệp) sẽ phải chịu chế độ trách nhiệm vô hạn. Chủ doanh nghiệp tư nhân không chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong phạm vi phần vốn đầu tư đã đăng kí với cơ quan đăng kí kinh doanh mà phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình trong trường hợp phần vón đầu tư đã không đủ để trang trải các khoản nợ của doanh nghiệp tư nhân. VỊ TRÍ PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC,QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP: Chủ doanh nghiệp tư nhân: Chủ doanh nghiệp tư nhân là cá nhân đáp ứng được các điều kiện pháp luật theo điều 13 Luật doanh nghiệp 2005. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người duy nhất góp vốn nên cũng là người toán quyền quyết định mọi hoạt động của doanh nghiệp cũng như là người quản lý doanh nghiệp để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh quyền lợi cũng là nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân, thể hiện ở chỗ chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn trước pháp luật và các bên thứ ba trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện của doanh nghiệp trước pháp luật và cũng là nguyên đơn, bị đơn trong các quan hệ tố tụng. Chủ doanh nghiệp tư nhân còn có một quyền cơ bản nữa, đó là quyền được góp vốn vào các doanh nghiệp khác, quyền liên doanh, liên kết. Tuy nhiên đây cũng không phải là một vấn đề đơn giản. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân: Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp là hệ thống các cơ quan quản lý giúp cho doanh nghiệp thực hiện chức năng hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp tư nhân thì pháp luật không quy định ràng buộc về cơ cấu tổ chức quản lý. Vì vậy việc tổ chức, phân chia quyền lực và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho các bộ phận quản lý đều do chủ doanh nghiệ tư nhân quyết định, nhà nước không can thiệp. Đó là cơ chế tự quản và doanh nghiệp tư nhân không có nghĩa vụ báo cáo về cơ cấu tổ chức quản lí của mình đối với nhà nước. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể thuê người để quản lí doanh nghiệp và phân chia trách nhiệm theo hợp đồng giữa chủ doanh nghiệp và người được thuê quản lí. Tuy nhiên , người chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật vá các bên thứ ba vẫn là chủ doanh nghiệp tư nhân. Vốn và chế độ tài chính của doanh nghiệp tư nhân: Vốn đầu tư của doanh nghiệp là do chủ doanh nghiệp góp vốn. Toàn bộ vốn và tài sản được sử dụng vào các hoạt động của doanh nghiệp đều phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn mà không phải báo cáo với cơ quan nhà nước, trừ những trường hợp giảm vốn thấp hơn mức đã đăng kí ban đầu thì phải thông báo và đăng kí lại với cơ quan đăng kí kinh doanh. Việc tăng hoặc giảm vốn phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Thay đổi địa vị pháp lí của doanh nghiệp tư nhân Bán doanh nghiệp: Việc bán toàn bộ doanh nghiệp tư nhân được hiểu là việc chuyển giao quyền sở hữu doanh nghiệp tư nhân cho người khác, cũng giống như việc cho thuê doanh nghiệp, bán doanh nghiệp cũng bao gồm việc bán tài sản và các giá trị khác của doanh nghiệp tư nhân. Sau khi bán doanh nghiệp tư nhân, bên mua phải đăng kí kinh doanh lại để hoạt động kinh doanh trên cơ sở doanh nghiệp tư nhân đã mua. Pháp luật yêu cầu chủ doanh nghiệp tư nhân cũ phải thông báo trước cho cơ quan đăng kí kinh doanh trước ít nhất 15 ngày trước ngày chuyển giao doanh nghiệp cho người khác. Về nguyên tắc, sự chấm dứt sự tồn tại của một doanh nghiệp thông qua một hợp đồng mua bán đòi hỏi chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện. Cho thuê doanh nghiệp: Cho thuê doanh nghiệp tư nhân được hiểu là chủ doanh nghiệp tư nhân chuyển quyền sử dụng doanh nghiệp do mình đăng kí kinh doanh cho người khác sử dụng trong một thời gian nhất định. Trong quan hệ thuê doanh nghiệp, người đi thuê không chỉ được sử dụng tài sản hữu hình của doanh nghiệp mà còn có thể sử dụng những tài sản vô hình khác như tên doanh nghiệp, thương hiệu Việc cho thuê doanh nghiệp không làm chấm dứt tư cách pháp lý của doanh nghiệp đó, cũng không làm thay đổi chủ sở hữu của doanh nghiệp, chính vì thế pháp luật yêu cầu chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật và các bên thứ ba. Khi cho thuê, chủ doanh nghiệp phải có nghia vụ báo cáo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến cơ quan đăng kí kinh doanh, cơ quan thuế. HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP : Thành lập doanh nghiệp: Đăng kí kinh doanh doanh nghiệp tư nhân Điều kiện đăng kí kinh doanh: Điều kiện về chủ thể: hững cá nhân không thể trở thành chủ doanh nghiệp tư nhân: Cán bộ, công chức. Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị trực thuộc quân đội nhân dân Việt Nam; Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân; Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần góp vốn của nhà nước tại doanh nghiệp khác. Người chưa thành niên, người thành niênbị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; Người đang chấp nhân hình phạt tù hoặc đang bị tòa án cấm hành nghề kinh doanh. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản. ( Trích điều 13 Luật doanh nghiệp 2005) Điều kiện về vốn:Để thành lập doanh nghiệp tư nhân chủ đầu tư không phải đáp ứng điều kiện bắt buộc về một số vốn tối thiểu phải có nếu doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh trong những ngành nghề thuộc danh mục phải có vốn pháp định (Vd: ngân hàng.) Điều kiện khác: Điều kiện về ngành nghề kinh doanh: Nhóm nghành nghề kinh donh tự do, nhóm nghành nghề kinh doanh có điều kiện. Điều kiện về tên doanh nghiệp: Tất cả các doanh nghiệp tư nhân đều phải có cụm từ “ Doanh nghiệp tư nhân”. Thủ tục đăng ký kinh doanh: Điều 16, Hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân : Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định. Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định. Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc và cá nhân khác đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề. Quản lý doanh nghiệp: Quyền của doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp tư nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân cóa quyền chủ động lựa chọn ngành nghề, địa bàn đầu tư, hình thức đầu tư, chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh và đồng thời, doanh nghiệp tư nhân có quyền chủ động tìm kiếm thị tường, khách hang và kí kết hợp đồng. Doanh nghiệp tư nhân có quyền lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn. Doanh nghiệp tư nhân có quyền kinh doanh xuất khẩu và nhập khẩu. Doanh nghiệp tư nhân có quyền tuyển, thuê và sử dubng5 lao động hteo yêu cầu kinh doanh, tự chủ kinh doanh, chủ động áp dụng phương thức quản lí khoa học hiện đại để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh. Doanh nghiệp tư nhân có quyền từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định của bất kì cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào, trừ những khoản tự nguyện đóng góp vì mục đích nhân đạo và công ích, ngoài ra, còn có quyền khiếu nại, tố cáo và trực tiếp hoặc thông qua người đại diện để tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật. Nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân: Bảo đảm kinh doanh đúng ngành nghề đã ghi trong giấy phép Bảo đảm chất lượng hang hóa theo tiêu chuẩn đã đăng kí Bảo đảm các nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ khác với nhà nước Ghi chép sổ sách kế toán, quyết toán theo quy định Nghĩa vụ ưu tiên sử dụng lao động trong nước Tôn trọng các quyền được pháp luật trao cho người lao động Doanh nghiệp có nghĩa vụ kê khai và định kì báo cáo chính xác, đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp và tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan đăng kí kinh doanh. Phân chia, tạm dừng, giải thể doanh nghiệp: Điều 157: Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn. Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần. Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn sáu tháng liên tục. Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Điều 158: Thủ tục giải thể doanh nghiệp Việc giải thể doanh nghiệp được thực hiện theo quy định sau đây: Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp. Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây: Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp. Lý do giải thể. Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá sáu tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể. Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động. Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp. Đối với trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải đăng báo thì quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp. Quyết định giải thể phải được gửi cho các chủ nợ kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ. Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây: Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết. Nợ thuế và các khoản nợ khác. Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh. Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải giải thể trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trình tự và thủ tục giải thể được thực hiện theo quy định tại Điều này. Sau thời hạn sáu tháng quy định tại khoản này mà cơ quan đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó coi như đã được giải thể và cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này, người đại diện theo pháp luật, các thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, các thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác chưa thanh toán. ƯU NHƯỢC ĐIỂM CUẢ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN: Ưu điểm: Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư mà không phải thông qua bất kì thủ tục nào, trừ trường hợp doanh nghiệp giảm vốn dưới mức đã đăng kí. Điều này làm tăng tính linh động của doanh nghiệp tư nhân cho từng giai đoạn kinh doanh cần nhiều hay ít vốn. Một trong những ưu điểm của việc lựa chọn mô hình doanh nghiệp tư nhân để kinh doanh đó là chủ doanh nghiệp tư nhân không chia sẻ quyền quản lí doanh nghiệp với bất kì ai khác, tức là chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền định đoạt đối với tài sản doanh nghiệp cũng như quyền tổ chức quản lí doanh nghiệp để hoạt động có hiệu quả nhất. Toàn bộ lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân sẽ thuộc về một mình chủ doanh nghiệp. Nhược điểm: Việc một cá nhân duy nhất có quyền hưởng lợi nhuận cũng có nghĩa là cá nhân duy nhất đó sẽ có nghĩa vụ chịu mọi rủi ro trong kinh doanh mà không thể yêu cầu người khác gánh đỡ những rủi ro này. Doanh nghiệp tư nhân không có sự độc lập về tài sản vì thế doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Điều này gây ra một số khó khăn và hạn chế cho doanh nghiệp trong hoạt động thương mại. Do tính chất độc lập về tài sản của doanh nghiệp không có nên chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ phải chịu chế độ trách nhiệm vô hạn. Chính vì đặc trưng pháp lý cơ bản này, doanh nghiệp tư nhân phải chịu một số hạn chế như: không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào và chủ doanh nghiệp chỉ được thành lập một doanh nghiệp khi doanh nghiệp đó còn tồn tại.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctailieu.doc