Luận văn Xây dựng mô hình làng nghề, khu du lịch sinh thái gắn liền với phát triển nông thôn bền vững tại các xã vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên

Tài liệu Luận văn Xây dựng mô hình làng nghề, khu du lịch sinh thái gắn liền với phát triển nông thôn bền vững tại các xã vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ LOAN XÂY DỰNG MÔ HÌNH LÀNG NGHỀ, KHU DU LỊCH SINH THÁI GẮN LIỀN VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỀN VỮNG TẠI CÁC XÃ VÙNG ĐỆM VƢỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO THUỘC HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60-31-10 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ GẤM Thái Nguyên, năm 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong điều tra này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Nguyễn Thị Loan Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên iii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và...

pdf131 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1198 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Xây dựng mô hình làng nghề, khu du lịch sinh thái gắn liền với phát triển nông thôn bền vững tại các xã vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ LOAN XÂY DỰNG MÔ HÌNH LÀNG NGHỀ, KHU DU LỊCH SINH THÁI GẮN LIỀN VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỀN VỮNG TẠI CÁC XÃ VÙNG ĐỆM VƢỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO THUỘC HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60-31-10 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ GẤM Thái Nguyên, năm 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong điều tra này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Nguyễn Thị Loan Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên iii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân: Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các thầy, cô giáo trường đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, Khoa Sau đại học đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cô giáo TS Nguyễn Thị Gấm, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ, nhân viên Phòng Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Nông nghiệp & PTNT, Phòng Thống kê huyện Đại Từ, UBND, các cơ sở, hộ sản xuất ở các xã Văn Yên, Quân Chu, La Bằng, Hoàng Nông, Phú Xuyên đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài. Tác giả Nguyễn Thị Loan Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên iv MỤC LỤC Trang bìa phụ .............................................................................................. i Lời cam đoan.............................................................................................. ii Lời cảm ơn ................................................................................................ iii Mục lục ..................................................................................................... iv Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt.......................................................... xi Danh mục các bảng biểu ........................................................................... xii MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài.................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 3 4. Đóng góp mới của luận văn .................................................................. 3 5. Bố cục của luận văn ............................................................................. 3 Chƣơng I. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 4 1.1. Cơ sở khoa học.................................................................................. 4 1.1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................. 4 1.1.1.1. Khái niệm về phát triển, phát triển bền vững.......................... 4 1.1.1.2. Khái niệm về làng nghề ........................................................ 8 1.1.1.3. Du lịch, du lịch sinh thái ..................................................... 15 1.1.1.4. Mối quan hệ giữa phát triển làng nghề và phát triển du lịch trong phát triển kinh tế xã hội tại địa phương............................. 17 1.1.2. Cơ sở thực tiễn.......................................................................... 18 1.1.2.1. Một số kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững.............. 18 1.1.2.2. Phát triển làng nghề, du lịch sinh thái ở Việt Nam................ 22 1.1.2.3. Phát triển làng nghề, du lịch sinh thái ở tỉnh Thái Nguyên .... 24 1.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 26 1.2.1. Các câu hỏi nghiên cứu ............................................................. 26 1.2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................... 27 1.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .............................................. 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên v 1.2.2.2. Phương pháp phân tích ....................................................... 28 1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................... 29 Chƣơng II. HIỆN TRẠNG LÀNG NGHỀ, KHU DU LỊCH VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH LÀNG NGHỀ KHU DU LỊCH SINH THÁI HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN .................................................................................. 30 2.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình phát triển KT- XH huyện Đại Từ .................. 30 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ...................................................... 30 2.1.1.1. Vị trí địa lý......................................................................... 30 2.1.1.2. Địa hình ............................................................................. 30 2.1.1.3. Khí hậu thuỷ văn ................................................................ 31 2.1.1.4. Tài nguyên đất đai, khoáng sản ........................................... 32 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................ 32 2.1.2.1. Về tăng trưởng kinh tế năm 2005 ........................................ 35 2.1.2.2. Nguồn nhân lực .................................................................. 38 2.1.2.3. Kết cấu hạ tầng của huyện .................................................. 39 2.1.2.4. Tình hình đầu tư phát triển .................................................. 41 2.2. Đặc điểm của các xã vùng đệm VQG tam đảo có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển làng nghề .......................................................... 43 2.2.1. Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý ............................................ 43 2.2.2. Trình độ phát triển kinh tế ..................................................... 44 2.2.3. Điều kiện văn hoá xã hội ........................................................... 47 2.3. Thực trạng ngành nghề và làng nghề của huyện đại từ ........................... 48 2.3.1. Phân bố và phát triển ngành nghề, làng nghề .............................. 48 2.3.2. Tình hình vốn sản xuất .............................................................. 49 2.3.3. Thị trường đầu vào và đầu ra ..................................................... 50 2.3.4. Tình hình lao động trong các cơ sở sản xuất, hộ ngành nghề ....... 52 2.4. Tình hình sản xuất một số nghề trên địa bàn huyện đại từ....................... 52 2.4.1. Nghề và chế biến chè ................................................................ 52 2.4.1.1. Về tình hình đầu tư cho sản xuất ......................................... 52 2.4.1.2. Tình hình đầu tư cho chế biến chè ....................................... 56 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên vi 2.4.1.3. Thị trường tiêu thụ chè ....................................................... 57 2.4.1.4. Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển cây chè................... 58 2.4.1.5. Các loại hình kinh tế tham gia SX, chế biến và tiêu thụ chè ........ 59 2.4.1.6. Đánh giá hiệu quả sản xuất và chế biến chè ......................... 59 2.4.1.7. Những hạn chế và nguyên nhân trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè huyện Đại Từ .......................................................... 66 2.4.2. Nghề trồng nấm thực phẩm và nấm dược liệu............................. 68 2.4.2.1. Tình hình cơ bản của hộ điều tra ......................................... 68 2.4.2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất nấm ......... 69 2.4.2.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nấm trên địa bàn huyện ................................................................... 72 2.4.2.5. Thuận lợi và khó khăn ........................................................ 78 2.5. Hiện trạng về du lịch ....................................................................... 81 2.5.1. Tiềm năng du lịch của huyện Đại Từ ......................................... 81 2.5.2. Hoạt động du lịch tại huyện Đại Từ ........................................... 81 2.5.2.1. Hoạt động du lịch ............................................................... 81 2.5.2.2. Các dịch vụ phục vụ du lịch ................................................ 82 2.5.3. Những vấn đề còn tồn tại và thách thức...................................... 83 Chƣơng III. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG MÔ HÌNH LÀNG NGHỀ KHU DU LỊCH SINH THÁI HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN............................................................................................................... 84 3.1. Những định hướng, quan điểm, phương hướng phát triển làng nghề, du lịch.................................................................................................... 84 3.1.1. Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam ............. 84 3.1.2. Quan điểm phát triển làng nghề, du lịch ..................................... 85 3.1.2.1. Quan điểm của nhà nước phát triển làng nghề, du lịch .......... 85 3.1.2.2. Quan điểm của huyện Đại Từ về phát triển làng nghề, du lịch....... 86 3.1.3. Phương hướng, mục tiêu xây dựng làng nghề, du lịch ................. 86 3.1.3.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển làng nghề, du lịch của chính phủ ........................................................................................ 86 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên vii 3.1.3.2. Phương hướng, mục tiêu phát triển làng nghề, du lịch, du lịch sinh thái của Đảng bộ, chính quyền huyện Đại Từ ..................... 89 3.2. Các giải pháp chủ yếu xây dựng làng nghề khu du lịch sinh thái các xã vùng đệm VQG Tam Đảo thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên ................. 91 3.2.1. Các giải pháp phát triển làng nghề ............................................. 91 3.2.1.1. Giải pháp về đào tạo kỹ thuật .............................................. 91 3.2.1.2. Giải pháp về thông tin thị trường và tiêu thụ sản phẩm ......... 91 3.2.1.3. Giải pháp về huy động vốn đầu tư ....................................... 94 3.2.1.4. Giải pháp phát triển đồng bộ và rộng khắp các thành phần kinh tế ............................................................................................ 94 3.2.2. Các giải pháp phát triển du lịch.................................................. 96 3.2.2.1. Đầu tư các cơ sở hạ tầng khu du lịch ................................... 96 3.2.2.2. Giải pháp về tuyên truyền quảng bá các sản phẩm du lịch .... 96 3.2.3. Các giải pháp phát triển làng nghề, khu du lịch........................... 96 3.2.3.1. Quy hoạch các khu du lịch, khu vui chơi giải trí gắn với các làng nghề ........................................................................................ 96 3.2.4. Các giải pháp ở tầm vĩ mô ....................................................... 103 3.2.4.1. Về tổ chức quản lý ........................................................... 103 3.2.4.2. Giải pháp về cơ chế chính sách ......................................... 103 3.2.4.3. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng ................................. 104 3.2.4.4. Giải pháp về môi trường ................................................... 105 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................109 I. Kết luận............................................................................................ 109 II. Kiến nghị ........................................................................................ 110 1. Đối với nhà nước .......................................................................... 110 2. Đối với tỉnh Thái Nguyên, huyện Đại Từ ....................................... 110 3. Đối với các hộ sản xuất, tổ sản xuất, HTX, doanh nghiệp, công ty .. 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................112 PHẦN PHỤ LỤC ..................................................................................... 115 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên viii DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Chữ và ký hiệu viết tắt Giải thích ATK An toàn khu VQG Vườn Quốc Gia TNHH Trách nhiệm hữu hạn CNH-HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá HTX Hợp tác xã SX Sản xuất KTCB Kiến thiết cơ bản ADB Ngân hàng Châu Á LĐLĐ Liên đoàn lao động TNCS Thanh niên cộng sản BTXM Bê tông xi măng SC Sửa chữa CN-TTCN Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp CNH Công nghiệp hoá TTCN Tiểu thủ công nghiệp DT Diện tích XH Xã hội UBND Uỷ ban nhân dân GDP Tổng sản phẩm quốc nội FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài THPT Trung học phổ thông KT – XH Kinh tế xã hội ĐVT Đơn vị tính SL Sản lượng GT Giá trị TSCĐ Tài sản cố định NL Nguyên liệu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ix DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 01: Số hộ, vùng điều tra năm 2007 ..................................................... 27 Bảng 02: Một số chỉ tiêu tổng hợp về phát triển kinh tế huyện Đại Từ.......... 33 Bảng 03: Giá trị ngành nông nghiệp huyện Đại Từ qua 3 năm ..................... 34 Bảng 04: Giá trị một số cây trồng trong huyện tính trên 1ha diện tích........... 35 Bảng 05: Giá trị ngành công nghiệp huyện Đại Từ qua 3 năm...................... 36 Bảng 06: Hoạt động thương mại dịch vụ huyện Đại Từ qua 3 năm ............... 37 Bảng 07: Một số chỉ tiêu về dân số, lao động huyện Đại Từ......................... 38 Bảng 08: Thu hút vốn đầu tư phát triển ....................................................... 41 Bảng 09. Tình hình sử dụng đất ở các xã vùng đệm VQG Tam Đảo ............. 43 Bảng 10: Kết quả sản xuất cây lúa qua các năm .......................................... 45 Bảng 11: Kết quả sản xuất cây chè qua 3 năm ............................................. 46 Bảng 12.Tình hình dân số, lao động của vùng năm 2007 ............................. 47 Bảng 13: Tình hình phát triển ngành nghề trên địa bàn huyện ...................... 48 Bảng 14: Diện tích chè qua các năm ........................................................... 53 Bảng 15: Kết quả trồng chè qua các năm .................................................... 54 Bảng 16: Năng suất, sản lượng chè ............................................................. 55 Bảng 17: Kết quả huy động vốn cho đầu tư sản xuất chè ............................. 56 Bảng 18: Giá tiêu thụ chè trên địa bàn huyện .............................................. 58 Bảng 20: Chi phí cho sản xuất và chế biến chè của hộ điều tra ..................... 62 Bảng 21: Kết quả sản xuất chế biến chè của hộ điều tra ............................... 64 Bảng 23: Chi phí cho sản xuất nấm của hộ điều tra...................................... 69 Bảng 24: Kết quả sản xuất nấm của hộ điều tra ........................................... 70 Bảng 25: Thu nhập bình quân của các hộ điều tra ........................................ 71 Bảng 26: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành SX nấm.................. 73 Bảng 27: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình trước khi trồng nấm ............................................................................. 75 Bảng 28: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình sau khi trồng nấm ..................................................................................... 76 Bảng 29: Quy hoạch vùng chè chất lượng cao ............................................. 93 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ý tưởng về phát triển bền vững sớm hình thành trong xã hội loài người. Nhưng phải đến thập niên đầu của thế kỷ XX ý tưởng này mới được phát triển, chuyển hoá thành hành động và cao hơn là phong trào của xã hội. Ở Việt Nam, quan điểm phát triển bền vững đã được khẳng định trong các văn kiện của Đại hội đại bảng toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam và trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010 đó là: "Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường" và "Phát triển kinh tế-xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học". Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, nhiều chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã được ban hành và triển khai thực hiện; nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này đã được tiến hành và thu được những kết quả bước đầu; nhiều nội dung cơ bản về phát triển bền vững đã đi vào cuộc sống và dần dần trở thành xu thế tất yếu trong sự phát triển của đất nước. Thực hiện đường lối quan điểm phát triển bền vững của nhà nước, các địa phương trong cả nước đã và đang tiến hành xây dựng, phát triển kinh tế xã hội của địa phương mình dựa trên những lợi thế, tiềm năng của từng vùng. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển vẫn còn dựa nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, năng xuất lao động còn thấp, công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng còn sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu và thải ra nhiều chất thải. Dân số tăng nhanh, tỷ lệ hộ nghèo còn cao,... đang là những vấn đề gây ảnh hưởng tới phát triển bền vững của địa phương nói riêng và đất nước nói chung. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 Tại các vùng nông thôn có đến 80% dân số sống bằng sản xuất nông nghiệp, kinh tế xã hội còn kém phát triển, với tiềm lực về khoa học, công nghệ còn hạn chế, vốn sản xuất thiếu, lao động phổ thông dư thừa, thiếu lao động có tay nghề cao nên chưa có khả năng để phát triển ngay nền sản xuất công nghiệp, vì vậy cần phải chú trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp, coi đó là một bước đệm, song song với việc tích luỹ tạo tiền lực để tiến dần lên nền sản xuất đại công nghiệp. Mục tiêu và cũng là động lực phát triển nông thôn bền vững là nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, xét trên cả khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Xét riêng quá trình phát triển kinh tế bền vững thì sản phẩm sản xuất ra phải đảm bảo 4 yêu cầu đó là: Chất lượng, giá cả, quy mô sản phẩm sản xuất và thời gian cung ứng sản phẩm. Vì vậy, cần thiết phải phát triển nền nông nghiệp đa chức năng vừa sản xuất nông phẩm hàng hoá và phát triển du lịch sinh thái và tạo môi trường sống đẹp. Xây dựng các mô hình phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn gắn với phát triển bền vững là nhu cầu tất yếu của các địa phương và của cả nước trong gia đoạn hiện nay. Xuất phát từ xu thế phát triển theo hướng bền vững của đất nước, để góp phần phát triển kinh tế xã hội các xã vùng đệm VQG Tam Đảo huyện Đại Từ tôi nghiên cứu đề tài: Xây dựng mô hình làng nghề, khu du lịch sinh thái gắn liền với phát triển nông thôn bền vững tại các xã vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quan Xây dựng mô hình phát triển kinh tế phù hợp, nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân theo hướng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nông thôn góp phần thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn. 2.2. Mục tiêu cụ thể Phân tích, làm rõ sự cần thiết xây dựng làng nghề và khu du lịch sinh thái ở các xã vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 Phân tích hiện trạng của hoạt động du lịch, các ngành nghề, làng nghề trên địa bàn huyện Đại Từ. Xây dựng các mô hình làng nghề để cung cấp các sản phẩm đặc trưng của địa phương ra ngoài tỉnh đồng thời cung cấp sản phẩm phục vụ khách du lịch tạo điều kiện phát triển kinh tế hộ nông thôn. Xây dựng tua du lịch sinh thái lịch sử dọc phía đông dãy núi Tam Đảo kết hợp tham quan làng nghề. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về tiềm năng phát triển, đặc điểm tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế, tình hình phát triển nghề phụ, quá trình phát triển làng nghề và hoạt động du lịch tại các xã nằm trong vùng đệm VQG Tam Đảo thuộc Huyện Đại Từ Tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: 11 xã nằm trong vùng đệm VQG Tam Đảo. Thời gian từ 2005 - 2007. 4. Đóng góp mới của luận văn Việc đưa ra được mô hình phát triển kinh tế mới là mục tiêu nghiên cứu của đề tài và mong muốn đề tài được ứng dụng vào thực tế góp phần phát triển kinh tế xã hội Huyện Đại Từ nói chung và các xã vùng đệm VQG Tam Đảo nói riêng. 5. Bố cục của luận văn Phần mở đầu Chương I: Một số vấn đề về lý luận chung Chương II: Hiện trạng làng nghề, khu du lịch và xây dựng mô hình làng nghề khu du lịch sinh thái huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên. Chương III: Những giải pháp chủ yếu xây dựng mô hình làng nghề, khu du lịch sinh thái huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên. Kết luận và kiến nghị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 CHƢƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC 1.1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1.1. Khái niệm về phát triển, phát triển bền vững 1.1.1.1.1. Khái niệm Phát triển kinh tế là một quá trình lớn lênhay tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội [15]. Năm 1987, trong báo cáo “Tương lai của chúng ta” của hội đồng thế giới về môi trường và phát triển (WCED) của liên hợp quốc “Phát triển bền vững là sự phát triển thoả mãn những nhu cầu của hiện tại mà không phương hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau [13]. Nói cách khác, phát triển bền vững phải đảm bảo có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ gìn giữ. Hội nghị thượng đỉnh trái đất về môi trường và phát triển Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 và hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tổ chức tại Rohannesburrg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định “Phát triển bền vững” là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: Phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường, phòng cháy và chặt phá rừng, khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên) [13]. 1.1.1.1.2. Phát triển nông thôn bền vững Trong vòng năm thập kỷ vừa qua, thế giới đã từng trăn trở tìm tòi con đường phát triển nông thôn. Trước hết là cuộc "cách mạng xanh", thành tựu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 của việc phát triển nông thôn gắn với phát triển nông nghiệp, hướng mọi cố gắng vào phát triển công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp và sử dụng hợp lý tài nguyên của thập kỷ 60 của thế kỷ XX. Bước sang thập kỷ 70, người ta tập trung chú ý đến việc làm và thu nhập, tăng trưởng và sự công bằng... trong suốthai thập kỷ tiếp theo. Đối với các nước đang phát triển, quan điểm phát triển nông thôn đa chức năng nhấn mạnh vào khía cạnh phát triển bền vững, phát triển tổng hợp cả kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, môi trường nông thôn [29]. Trong công cuộc phát triển đất nước, Việt Nam chủ trương tăng trưởng kinh tế gắn với nâng cao phúc lợi, giảm đói nghèo và bảo đảm công bằng xã hội. Tăng trưởng kinh tế để nâng cao đời sống của dân và giảm số hộ đói nghèo. Nhưng những thành quả của tăng trưởng được phân phối như thế nào để tránh tình trạng thiếu công bằng, một số người giàu lên, còn đa số người khác vẫn sống trong nghèo khổ, chênh lệch giàu - nghèo gia tăng là vấn đề đang được Đảng và nhà nước quan tâm. Đối với nông thôn, nông dân là khu vực thụ hưởng ít nhất kết quả của đổi mới, đang còn nhiều khó khăn và là bộ phận bị thiệt thòi nhất khi nước ta gia nhập WTO, thì nhiệm vụ phát triển nông thôn bền vững được đặt ra lại càng cấp bách. Nông thôn là địa bàn để người dân (chủ yếu là hộ gia đình nông dân) sinh sống và phát triển. Nông thôn Việt Nam có chức năng chính: Sản xuất và cung ứng nông phẩm cho xã hội; giữ bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc và đảm bảo môi trường sinh thái [28]. Về kinh tế, đó là phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh, tăng năng suất lao động và năng suất ruộng đất, tạo ra những vùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân. Đó cũng là quá trình phát triển thêm nhiều ngành nghề, làng nghề, các loại hình doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tiểu thủ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 công nghiệp cùng với các tổ chức hoạt động dịch vụ ở nông thôn. Phát triển hơn nữa các doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Về văn hóa, đó là phát triển và mở rộng các hình thức nâng cao trình độ văn hóa, kỹ năng lao động cho nông dân, để họ tiếp cận với yêu cầu mới của sản xuất, kinh doanh. Trong đó cần trú trọng giáo dục nghề nghiệp cho nông dân vùng bị thu hồi đất, để họ sớm có việc làm phù hợp. Các thiết chế văn hóa ở nông thôn cần được củng cố và phát triển; bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, những làng nghề truyền thống của từng vùng. Về xã hội, đó là giải quyết việc làm, yêu cầu bức xúc số một hiện nay của nông thôn. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, lao động nông nghiệp sẽ giảm cả về tỷ trọng và số tuyệt đối (dự kiến năm 2010, lao động nông nghiệp chỉ còn chiếm dưới 50% lao động xã hội so với hiện nay là khoảng 70%). Vì vậy, giải quyết việc làm cho nông dân không chỉ là yêu cầu cấp bách để tận dụng lao động nông thôn lúc nông nhàn, tăng thu nhập cho họ, mà cấp bách hơn nữa là ở những vùng đất bị thu hồi, tránh tình trạng số người này ồ ạt chuyển vào thành phố, gây ra nhiều vấn đề xã hội rất khó giải quyết. Nội dung phát triển nông thôn bền vững bao gồm 4 quá trình: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đô thị hoá, kiểm soát dân số, bảo vệ môi trường sinh thái [32]. * Tình hình phát triển nông thôn bền vững ở Việt nam Sau hơn 20 năm đổi mới, nông nghiệp, nông thôn và nông dân nước ta đã đạt nhiều kết quả phát triển khả quan nhờ đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng. Suốt từ Đại hội IV đến Đại hội X Đảng ta đã luôn xác định nông nghiệp là lĩnh vực ưu tiên trước hết; công nghiệp hoá-hiện đại hoá trước hết là công nghiệp hoá-hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Từ năm 1990, an ninh lương thực nước ta được bảo đảm và đã bắt đầu xuất khẩu gạo, mỗi năm một tăng từ lúc 1,5 triệu tấn/năm đến trên 4 triệu tấn/năm góp phần giải quyết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 lương thực toàn cầu, đặc biệt là trong thời gian khủng hoảng lương thực thế giới năm 2008 hiện nay. GDP trong lĩnh vực nông nghiệp bình quân tăng 3,3%; thu nhập và đời sống nhân dân cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn giảm bình quân 1,5%/năm; bộ mặt nông thôn thay đổi theo hướng văn minh; trình độ văn hoá, khoa học, kỹ thuật của nhiều nông dân được nâng lên cao hơn trước… Tuy nhiên, trong nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam đang còn nhiều vấn đề nổi cộm, búc xúc kìm hãm sự phát triển [30]. Vấn đề ruộng đất sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa ngày càng bị thu hẹp. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ năm 2001 đến 2007 cả nước đã bị mất 500 nghìnha đất nông nghiệp, riêng năm 2007 mất 120 nghìnha, trong đó nhiềuha đất trồng lúa màu mỡ do đô thị hoá và công nghiệp hoá; bình quân đất nông nghiệp/1 nhân khẩu hiện nay rất thấp, có nơi chỉ trên 1sào/1 khẩu. Các vùng mất đất nông nghiệp nhiều là Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ. Đất nông nghiệp ít nhưng lại phân tán, chia nhỏ, manh mún càng tạo ra cho sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp phát triển chậm [30]. Đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn từ ngân sách nhà nước giảm nhanh về tỷ trọng. Thực tế mấy năm qua, đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn có tăng về giá trị tuyệt đối nhưng lại giảm về tỷ trọng: năm 1990 là 20% đến năm 2001 chỉ còn 10%, năm 2007 còn 8%, nếu cả khu vực nông thôn 14% trong tổng vốn từ ngân sách nhà nước [30]. Vốn FDI đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn cũng rất ít chỉ chiếm trên 3%, riêng năm 2007 chỉ chiếm 1,8% tổng số vốn FDI của cả nước. Thiếu vốn đầu tư khiến cho nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển chậm, đây là khó khăn lớn đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân nước ta [30]. Đời sống lao động, việc làm ở nông thôn đang là vấn đề nổi cộm, bức xúc hiện nay, do ruộng đất quá ít lại giảm nhanh. Nhiều vùng nông thôn, số Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 hộ nghèo còn lớn, khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày càng doãng ra, số hộ giàu do lao động nông nghiệp còn ít. Trong 10 triệu hộ nông dân hiện nay, số hộ có trang trại chỉ chiếm trên 1%. Mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp chưa chặt chẽ, tác động của công nghiệp và nông nghiệp chưa rõ, thị trường nông thôn yếu kém, tổ chức sản xuất và quản lý nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay, môi trường sinh thái ở nông thôn ngày càng suy giảm, dịch bệnh ở người, gia cầm, gia súc có xu hướng phát triển và lan rộng ở nông thôn [30]. 1.1.1.2. Khái niệm về làng nghề 1.1.1.2.1. Khái niệm về làng nghề Làng nghề là một cộng đồng được tập trung trên một địa bàn nhỏ, ở đó dân cư cùng nhau sản xuất một hoặc một số loại hàng hoá hoặc dịch vụ, trong đó có ít nhất một sản phẩm hoặc dịch vụ đặc trưng, thu hút đại bộ phận lao động hoặc hộ gia đình tham gia, đem lại nguồn thu nhập chính và chiếm tỷ trọng lớn so với thu nhập được tạo ra trên địa bàn hoặc cộng đồng dân cư đó [17]. Như vậy, các làng nghề là cầu nối giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa nông thôn và thành thị, giữa truyền thống và hiện đại là nấc thang quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nông thôn nước ta. Để xác định làng nghề cụ thể cần căn cứ các tiêu chí đó là: - Làng nghề đó phải là những làng quê mà nông nghiệp phát triển đến một trình độ nhất định, nhưng do điều kiện ruộng đất có hạn, dân cư ngày càng đông đúc nên số lao động dư thừa ngày càng nhiều. Nhu cầu giải quyết việc làm để tạo ra thu nhập cho người lao động là đòi hỏi cấp bách của làng. - Phải có ít nhất một người, một gia đình, một doanh nghiệphay một dòng tộc làm nghề, sản xuất kinh doanh phát triển nghề đó làm hạt nhân. - Phải tìm được nguồn nguyên liệu ổn định, đáp ứng được nhu cầu sản xuất của làng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 - Phải có sản phẩm đã trở thành hàng hoá, giao lưu đáp ứng được nhu cầu thị trường và công nghệ sản xuất của làng. - Phải có thị trường tiêu thụ độc lập hoặc thị trường giao lưu qua các doanh nghiệp thương mại. - Phải có vốn để dự trữ nguyên vật liệu sản xuất và chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất. - Phải có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tối thiểu thuận tiện như: đường xá, điện, công cụ sản xuất… - Phải có nguồn lao động trong làng ổn định và tạo ra nguồn lao động phụ ở các địa phương lân cận để đáp ứng nhu cầu lao động khi cần thiết. - Phải có sự quan tâm hỗ trợ về các mặt của các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương. Làng nghề là một khái niệm mang tính tương đối, nó phụ thuộc vào chủ trương chính sách, quy định của từng địa phương. Mỗi khu vực, địa phương có thể có những quy định về những tiêu chí nhận dạng làng nghề khác nhau, nó chịu ảnh hưởng bởi tình hình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và tầm quan trọng của các hoạt động ngành nghề nói riêng tại địa phương. 1.1.1.2.2. Phân loại làng nghề + Phân theo lịch sử tồn tại và phát triển: Theo tiêu chí trên người ta phân chia các làng nghề thành làng nghề truyền thống và làng nghề mới. Làng nghề truyền thống thường là một bộ phận dân cư sinh sống giới hạn trong một địa bàn tại các vùng nông thôn, tách khỏi sản xuất nông nghiệp cùng làm một hoặc nhiều nghề thủ công có truyền thống lâu đời để sản xuất ra các sản phẩm phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân quanh vùng [19]. Làng nghề mới là những làng nghề xuất hiện do sự lan toả của các làng nghề truyền thống trong những năm gần đây, đặc biệt là thời kỳ đổi mới, thời Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 kỳ bước sang nền kinh tế thị trường. Ngày nay khái niệm về làng nghề không chỉ còn bó hẹp ở những làng chỉ có những người chuyên làm các ngành nghề thủ công nghiệp mà nó được mở rộng ra theo hướng hiểu là những làng nghề có các ngành nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ số lao động và số thu nhập so với nghề nông [20]. + Phân chia theo tính chất của sản phẩm Có thể phân chia làng nghề thành các nhóm sau: Nhóm I: bao gồm các nghề gốm sứ, sơn mài thêu ren, thảm, chạm khắc gỗ, chạm mạ vàng bạc, dệt tơ tằm, thổ cẩm, mây tre đan các loại. Đây là những làng nghề thủ công mỹ nghệ có sản phẩm được ưa chuộng không những trong mà cả ngoài nước. Tiềm năng thị trường xuất khẩu tương đối lớn, vấn đề hiện nay là các biện pháp maketing còn yếu và chưa được quan tâm đúng mức. Nhóm II: Các làng nghề sản xuất các mặt hàng phục vụ tiêu dùng thông thường gồm dệt chiếu, làm nón, đan mành rổ rá bồ sọt... Đây là những làng nghề mà sản phẩm của chúng đang bị chèn ép lớn do sự phát triển của khoa học công nghệ về vật liệu mới, cạnh tranh với hàng nước ngoài... Nhóm III: Gồm các làng nghề chế biến lương thực thực phẩm: làm bún, bánh, làm đường, làm mật, chế biến nông, lâm, thuỷ sản các loại... Nhìn chung nguyên liệu cung ứng cho các làng nghề này là khá phong phú. Nhóm IV: Các làng nghề phục vụ cho sản xuất và đời sống như nề, mộc rèn, hàn, đúc, làm cày bừa... Nhóm V: Bao gồm các nghề khác: Việc phân loại như trên chỉ mang tính tương đối, bởi một số nghề có thể vừa thuộc nhóm này, lại vừa thuộc nhóm khác. Một số nghề đối với địa phương cơ sở được coi là nghề truyền thống nhưng trên phạm vi vĩ mô thì có thể chưa được coi là làng nghề truyền thống. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 Ngoài ra, người ta còn thực hiện phân chia làng nghề theo số nghề có đóng góp đáng kể trong giá trị sản xuất của địa phương thành làng một nghề, làng đa nghề hoặc để thuận tiện cho quản lý người ta thực hiện chia theo địa giới hành chính, tỉnh, huyện, xã. 1.1.1.2.3. Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của làng nghề Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của làng nghề đa dạng và phong phú, bao gồm: Các cơ sở ngành nghề và hộ cá thể. Hộ cá thể thường tồn tại 2 loại hộ là hộ kiêm nghề, hộ chuyên nghề. - Hộ kiêm là những hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm ngành nghề. - Hộ chuyên là những hộ có toàn bộ hoặc phần lớn lao động trong hộ cũng như thuê thêm lao động ngoài tham gia các ngành nghề phi nông nghiệp và đây cũng chính là nguồn thu chủ yếu của họ. Các hộ chuyên có thể có đất nông nghiệp song sản xuất nông nghiệp chỉ là thứ yếu. Cơ sở chuyên ngành nghề nông thôn là những cơ sở ở nông thôn chuyên hoạt động sản xuất kinh doanh, các hoạt động phi nông nghiệp đã được cấp đăng ký kinh doanh theo luật định. Phân loại theo hình thức tổ chức sản xuất, cơ sở chuyên nghề được chia thành 5 nhóm: Tổ hợp sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH và xí nghiệp quốc doanh. Các cơ sở chuyên nghề hình thành ngày càng nhiều, với vai trò quan trọng trong phát triển ngành nghề nông thôn. 1.1.1.2.4. Đặc điểm của làng nghề Làng nghề gắn bó chặt chẽ với sản xuất nông nghiệp: Sự ra đời của làng nghề trước tiên được xuất phát từ 1 bí quyết nào đó của làng, sau này do sự phát triển của xã hội, sự đô thị hoá ở các vùng nông thôn làm cho diện tích đất canh tác bị thu hẹp, nhu cầu việc làm trong nông thôn ngày càng nhiều. Tuy vậy, ở nông thôn thì sản xuất nông nghiệp là việc làm không thể thiếu được. Vì sản xuất phi nông nghiệp của làng nghề cũng nhiều khi gặp rất nhiều Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 khó khăn, vì vậy mà họ vẫn phải sản xuất nông nghiệp để phục vụ sinh hoạt và nhu cầu sống của họ. Nguyên vật liệu trong các làng nghề thường là nguyên vật liệu tại chỗ, đó là các nguyên liệu được lấy từ sản xuất nông nghiệp hoặc các hoạt động khác ngay trong nông thôn nhằm tận dụng những tiềm năng sẵn có vừa nhiều, vừa rẻ, mặt khác giúp cho làng nghề kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp và sản xuất phi nông nghiệp. Công nghệ sản xuất trong các làng nghề chủ yếu là công nghệ thủ công, công nghệ mang tính đơn chiếc, nhiều sản phẩm chủ yếu dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ. Nhiều làng nghề phát triển, công nghệ được đổi mới nhưng vẫn phải dựa vào đôi bàn tay và khối óc tinh tế của người thợ. Phần lớn lao động được sử dụng trong các làng nghề là lao động thủ công, dựa vào đôi bàn tay khéo léo, tinh xảo và đầu óc thẩm mỹ đầy sáng tạo của người thợ. Phương thức dạy nghề chủ yếu là theo phương thức truyền nghề vừa học, vừa làm. Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong làng nghề chủ yếu quy mô hộ gia đình, một số ít đã phát triển thành hợp tác và doanh nghiệp tư nhân. 1.1.1.2.5. Vai trò của làng nghề trong phát triển KT-XH nông thôn Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nông thôn, làng nghề có vị trí vai trò quan trọng đóng góp vào quá trình CNH-HĐH nông thôn. - Các làng nghề bảo lưu và gìn giữ những giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc của nông thôn Việt Nam. Các sản phẩm của các làng nghề là sự kết tinh, sự bảo lưu và phát triển các giá trị văn hoá, văn minh lâu đời của dân tộc Việt Nam, vừa mang nét đặc sắc riêng biệt vừa mang nét tương đồng với những sản phẩm của các dân tộc khác trên thế giới. Giá trị của các sản phẩm thủ công truyền thống được khách hàng trong và ngoài nước nhìn nhận chủ yếu từ góc độ văn hoá, nghệ thuật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 dân tộc sau đó mới đến vấn đề kỹ thuật và kinh tế.… Bảo tồn và phát triển làng nghề là tăng thêm sức mạnh cội nguồn, gieo vào lòng mỗi người Việt Nam tình cảm dân tộc, yêu quý, trân trọng, giữ gìn di sản và bản sắc văn hoá Vịệt Nam. Điều đó cũng không có gì khác là giữ và phát huy một bộ phận của nền văn hoá - văn minh nhân loại, làm tăng những giá trị văn hoá truyền thống trong một thế giới ngày càng hiện đại. - Hình thành loại hình sản xuất có tính chất công nghiệp ngay tại địa bàn nông thôn, bên cạnh hoạt động nông nghiệp. Để hoạt động có hiệu quả, bắt buộc các làng nghề phải áp dụng việc tổ chức sản xuất một cách khoa học dựa trên sự phân công và hợp tác lao động phù hợp với từng loại hình nghề nghiệp. Sự phân công hợp tác đó có thể là đơn giản như nghề (mây tre đan, dệt chiếu), có thể phức tạp như (rèn, mộc, chạm khắc), các trang thiết bị mới hiện đại thay thế dần sức lao động cũng được ưu tiên sử dụng. Như vậy, sự phát triển của các làng nghề cũng là sự phát triển của công nghiệp địa bàn nông thôn làm cho nông thôn phát triển dần theo hướng CNH - HĐH. - Phát triển làng nghề sẽ giải quyết tốt nhu cầu việc làm tại chỗ, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Trong sự chuyển dịch đó lao động nông thôn có điều kiện tiếp cận sản xuất mới được tiếp xúc và giao lưu với xã hội bên ngoài nhiều hơn, do đó trình độ hiểu biết, dân trí cũng được nâng lên từng bước. Có thể coi ngành nghề không chỉ là cơ hội nâng cao thu nhập mà còn là cơ hội phát triển dân trí tiếp cận sản xuất hàng hoá và thị trường nhanh hơn. - Các làng nghề phát triển góp phần huy động vốn nhàn rỗi trong dân, tận dụng mặt bằng sản xuất. Mức huy động vốn nhàn rỗi trong dân mới chỉ đạt khoảng 36% trong tổng lượng vốn hiện có. Ngành nghề nông thôn phát triển là một biện pháp rất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 tốt nhằm huy động những nguồn vốn này vào sản xuất. Thực tế, ở làng nghề hầu hết các đơn vị sản xuất đều có nhu cầu vay thêm vốn để mở rộng sản xuất, tức là họ đã tận dụng được toàn bộ số vốn nhàn rỗi của mình. Nếu khai thông được hoàn toàn nguồn vốn trên, thì lượng vốn đầu tư vào nông nghiệp nông thôn sẽ tăng lên đáng kể. - Phát triển làng nghề tạo điều kiện thúc đẩy sự nghiệp xây dựng nông thôn mới hiện đại, cải thiện kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn. Muốn xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn rộng lớn của nước ta, đòi hỏi phải nguồn vốn rất lớn, mà chỉ Nhà nước thì không thể làm được. Thu nhập được tạo ra từ các làng nghề, từ ngành nghề nói chung sẽ là nguồn vốn quan trọng cho sự nghiệp này. Qua nghiên cứu tìm hiểu ở một số làng nghề chúng tôi thấy ở đây không chỉ đời sống của đồng bào được nâng cao, cơ sở vật chất tốt hơn mà điều kiện chính trị xã hội cũng ổn định hơn, làm cơ sở cho sự phát triển lâu dài của địa phương của tỉnh và cả nước. 1.1.1.2.6. Làng nghề và phát triển nông thôn bền vững Phát triển làng nghề gắn với phát triển nông thôn bền vững đó là sự phát triển kết hợp hài hoà giữa 3 tiêu chí: kinh tế, xã hội và bảo vệ tài nguyên và môi trường Về mặt kinh tế: tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định, nâng cao hàm lượng khoa học công nghệ trong giá trị sản phẩm, sử dụng tiết kiệm và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, đất, nước, không khí, tiếng ồn, đa dạng sinh học...), giảm tối đa chất độc hại và khó phân huỷ, tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm công nghiệp. Sản phẩm sản xuất ra đáp ứng yêu cầu thị trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Về mặt xã hội: tích cực xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm, tạo cơ hội bình đẳng để mọi người được tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, chính trị, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 Bảo vệ tài nguyên và môi trường: khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả tài nguyên khoáng sản, tài nguyên đất, nước... Xây dựng một xã hội bền vững về môi trường theo nguyên lý: “về lâu dài, số lượng chủng loại cây con bị huỷ diệt không được vượt quá số chủng loại được phát triển; sự sói mòn đất không được vượt quá mức hình thành đất đai, việc phá rừng không được vượt quá mức tái sinh cửa rừng; lượng Cacbon sinh ra không được vượt quá lượng cacbon tổng hợp, số lượng cá được đánh bắt không vượt quá khả năng tái sinh của cá, số lượng trẻ em sinh ra không vượt quá số người chết đi” [6]. 1.1.1.3. Du lịch, du lịch sinh thái 1.1.1.3.1. Khái niệm - Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định [16]. Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch [16]. Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năm đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai [16]. Hoạt động bền vững trong lĩnh vực du lịch là - “các hình thức du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch, ngành du lịch và cộng đồng địa phương nhưng không ảnh hưởng đến khả năm đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau, du lịch khả thi về kinh tế nhưng không phá huỷ môi trường mà tương lai của du lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trường tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng địa phương” [5]. Du lịch - sự gắn bó giữa văn hoá và kinh tế. Bản chất của du lịch là văn hoá, kinh tế vừa là phương tiên vừa là mục tiêu phát triển du lịch. Hiện nay có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 đến 60% dòng khách du lịch có mục tiêu tìm hiểu nền văn hoá khác lạ, cho nên sản phẩm quan trọng của du lịch là du lịch văn hoá. Sức hấp dẫn du khách là bản sắc văn hoá, cách ứng xử văn hoá của điểm đến và trình độ văn hoá của những nhà tổ chức chuyên nghiệp [21]. - Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững [16]. - Du lịch văn hoá là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống [16]. 1.1.1.3.2. Vai trò phát triển du lịch “Du lịch là con đẻ của hoà bình, là phương tiện củng cố hoà bình, là phương tiện cân bằng cán cân thanh toán quốc tế ...” và ”du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hoá sau sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao” [21]. - Phát triển du lịch tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, trong đó có những công việc không đòi hỏi trình độ học vấnhay trình độ chuyên môn cao và đa phần ở các vùng sâu, vùng xa nơi người lao động địa phương vốn rất khó tìm được việc làm, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn. - Phát triển du lịch góp phần đáng kể vào sự gia tăng giá trị sản xuất của các địa phương, chuyển đổi cơ cấu kinh tế tăng dần tỷ trọng ngành du lịch - dịch vụ, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển. Góp phần tích cực xoá đói, giảm nghèo và giao lưu văn hoá, phát triển kinh tế đối ngoại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 - Phát triển du lịch góp phần huy động vốn nhàn rỗi trong dân thông qua phát triển các dịch vụ phục vụ du lịch và các nguồn vốn khác đầu tư cho khu vực, tạo điều kiện thúc đẩy sự nghiệp xây dựng nông thôn mới hiện đại, cải thiện kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn. - Phát triển du lịch hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thu hút nhiều dự án với quy mô lớn tạo điều kiện cho phát triển cơ sở hạ tầng địa phương. Du lịch là ngành xuất khẩu tại chỗ rất hiệu quả và đầy triển vọng. 1.1.1.4. Mối quan hệ giữa phát triển làng nghề và phát triển du lịch trong phát triển kinh tế xã hội tại địa phương Làng nghề là một trong những nguồn tài nguyên du lịch quan trọng. Mỗi làng nghề đều gắn liền với một vùng văn hóa, hệ thống di tích và truyền thống nói riêng. Hiện nay du lịch làng nghề đang được phát triển mạnh ở nhiều địa phương như Lụa Vạn Phúc, đồ gỗ Đồng Kỵ, Gốm Bát Tràng... Đến với làng nghề du khách sẽ được tận hưởng khung cảnh làng quê thanh bình và đồng thời được tham quan nơi sản xuất, tiếp xúc trực tiếp với những nghệ nhân và thậm chí được cùng tham gia vào quy trình sản xuất sản phẩm. Sự phát triển của các làng nghề giúp cho ngành du lịch quảng bá, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm truyền thống. Du lịch làng nghề đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về văn hoá, cùng khám phá sản xuất sản phẩm thì các làng nghề sẽ trở thành điểm thu hút khách du lịch quan trọng. Sự phát triển du lịch gắn liền với việc xây dựng hệ thống dịch vụ phục vụ du lịch như: hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, các dịch vụ vui chơi giải trí, bán sản phẩm, đồ lưu niệm... Từ đó, thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài tỉnh vào khu vực, tạo điều kiện cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và ngược lại cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội được phát triển tác động trở lại tạo điều kiện chư hoạt động du lịch, các làng nghề phát triển. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 1.1.2. Cơ sở thực tiễn 1.1.2.1. Một số kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững 1.1.2.1.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới * Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Trung Quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ rõ: "Không có sự ổn định của nông thôn sẽ không có sự ổn định của cả nước, không có sự sung túc của nông dân sẽ không có sự sung túc của nhân dân cả nước, không có hiện đại hóa nông nghiệp sẽ không có hiện đại hóa của toàn bộ nền kinh tế quốc dân". Trung Quốc chủ trương nâng cao hiệu quả sử dụng đất và cải tạo đất trồng, giải quyết vấn đề dôi dư lao động bằng cách thu hẹp kiểu sản xuất cần nhiều lao động, mở rộng việc sản xuất tập trung vốn và kỹ thuật... Chỉ có phương thức sản xuất với quy mô lớn mới phù hợp cho việc đầu tư nhiều vốn và kỹ thuật nhằm đạt tới một nền sản xuất hiện đại và bền vững [12]. Bảo đảm đầy đủ quyền tự chủ, phát huy tính tích cực của nông dân; phát triển nhiều loại sở hữu kinh tế, trong đó công hữu là chủ thể, thực hiện sở hữu tập thể đối với ruộng đất kinh doanh khoán gia đình, tách quyền sử dụng với quyền sở hữu; cải cách theo hướng thị trường, tạo ra sức sống mới cho kinh tế nông thôn; xây dựng địa vị chủ thể của trang trại trong kinh doanh tự chủ của các nông hộ, khuyến khích nông dân phát triển sản xuất hàng hóa hướng về thị trường; tôn trọng tinh thần sáng tạo của nông dân, thúc đẩy sự nghiệp cải cách, khoán chế độ trách nhiệm đến hộ gia đình và phát triển các xí nghiệp hương trấn; kiên trì đường lối căn bản “từ quần chúng mà ra, đi vào quần chúng"; coi trọng cao độ nông nghiệp, kết hợp cải cách nông thôn và cải cách thành thị... [12]. * Kinh nghiệm của Thái Lan xây dựng nền nông nghiệp chất lƣợng cao, sức cạnh tranh mạnh Thái Lan là nước có nền nông nghiệp chiếm địa vị chi phối, Chính phủ Thái Lan xác định hướng chiến lược là xây dựng nền nông nghiệp với chất lượng cao, có sức cạnh tranh mạnh. Do đó, những năm gần đây, Thái Lan tập Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 trung mũi nhọn phát triển mạnh hàng chế biến nông sản và công nghiệp phục vụ nông nghiệp. Bên cạnh đó, chính phủ còn chú trọng xây dựng các tổ chức nông nghiệp và phát triển hệ thống điều hành nông nghiệp và nông thôn trên cơ sở sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý hướng tới phát triển bền vững [12]. Một trong những tiêu chí để phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững và hiện đại hóa là cơ giới hóa nông nghiệp và áp dụng các quy trình kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Thái Lan chú trọng phát triển cơ giới hóa nhằm đưa nông nghiệp đi vào thâm canh, cải tạo và xây dựng nông thôn. Phát triển mạng lưới xí nghiệp cơ khí nhỏ và vừa của tư nhân ở các thành phố, thị trấn và nông thôn. Khuyến khích nông dân mua máy móc do các xí nghiệp cơ khí trong nước chế tạo, có cơ chế bảo hành và sửa chữa miễn phí trong vòng từ 1 đến 3 năm. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu cải tạo đất, áp dụng công nghệ sinh học để lai tạo giống cây trồng, vật nuôi; thực hiện việc chuyển giao công nghệ nuôi cấy phôi; nghiên cứu các công nghệ bảo quản sau thu hoạch. Thái Lan còn chú trọng phát triển các ngành mũi nhọn như hàng nông, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang các nước khác, nhất là các nước công nghiệp phát triển. * Kinh nghiệm phát triển du lịch gắn với làng nghề của một số quốc gia châu Á [30] Năm 1979, ông Hiramatsu, Thống đốc quận Oita, Nhật Bản đã đưa ra sáng kiến khởi động phong trào “Một làng một sản phẩm” (được gọi tắt là OVOP). Mục tiêu của mô hình OVOP là tìm ra những sản phẩm độc đáo, đặc trưng nhất của mỗi làng, sau đó liên kết, xây dựng lại để giới thiệu bán trên toàn quốc và thế giới. Chẳng mấy lâu sau, các sản phẩm của mô hình OVOP đã có tính cạnh tranh trên cả nước Nhật Bản và thế giới, nhưng vẫn giữ được giá trị của nền văn hoá địa phương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 Sau thành công của phong trào OVOP ở Nhật Bản, Thái Lan và Lào cũng đã áp dụng mô hình này và thực tế cũng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các nước này. Nhưng vẫn muốn tạo ra những sản phẩm làng nghề đặc trưng hơn nữa, Thái Lan tiếp tục cho xây dựng một phong trào mới mang tên “Mỗi huyện một sản phẩm” (có tên viết tắt là OTOP). Tư tưởng xuyên suốt của OTOP là tạo ra các sản phẩm có hàm lượng văn hoá và đặc trưng của mỗi địa phương, mỗi cộng đồng trong địa phương. 1.1.2.1.2. Những kinh nghiệm rút ra và khả năng vận dụng vào điều kiện Việt Nam Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững và hiện đại hóa hiện là xu thế tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế các nước. Trung Quốc, Thái Lan và Nhật Bản đều thực hiện chính sách lấy nông nghiệp làm nền tảng ổn định xã hội và tích lũy cho công nghiệp, thu hút vốn đầu tư, phát triển công nghiệp hướng vào xuất khẩu... Phát triển mạnh ngành nghề chế biến nông sản và công nghiệp phục vụ nông nghiệp. Các nước đã đánh giá đúng vị trí của công nghiệp chế biến nông sản công nghiệp phục vụ nông nghiệp trong phát triển kinh tế nông thôn và giải quyết việc làm cho lao động, xã hội, từ đó xây dựng được chương trình phát triển toàn diện và tổ chức hệ thống quản lý toàn ngành có hiệu lực. Coi trọng việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất nông nghiệp. Coi trọng công tác quy hoạch trong đó quan tâm đến tour khép kín các dịch vụ như: bến bãi đậu xe, nơi dừng chân tham quan tìm hiểu sản phẩm, khu bán hàng ăn uống, hướng dẫn viên du lịch làng nghề. Bảo đảm đầy đủ quyền tự chủ, phát huy tính tích cực của nông dân; phát triển nhiều loại sở hữu kinh tế, tách quyền sử dụng với quyền sở hữu; cải cách theo hướng thị trường, tạo ra sức sống mới cho kinh tế nông thôn; xây dựng địa vị chủ thể của trang trại trong kinh doanh tự chủ của các nông hộ, khuyến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 khích nông dân phát triển sản xuất hàng hóa hướng về thị trường; tôn trọng tinh thần sáng tạo của nông dân, thúc đẩy sự nghiệp cải cách, khoán chế độ trách nhiệm đến hộ gia đình. Đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo đảm rủi ro cho nông dân. Đối với các sản phẩm nông sản, Nhà nước tăng cường sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản bằng việc tăng khả năng tổ chức và tiếp thị thị trường. Chú trọng phát triển cơ giới hóa nhằm đưa nông nghiệp đi vào thâm canh, cải tạo và xây dựng nông thôn Các nước này đã rất coi trọng đầu tư chất xám cho các làng nghề (đào tạo cố vấn, cán bộ quản lý, xây dựng các dịch vụ cố vấn, phát triển các Viện nghiên cứu ngành nghề); đầu tư vốn thích đáng cho phát triển ngành nghề ở nông thôn. Nhà nước có vai trò quan trọng đối với phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn bằng việc đề ra một hệ thống đồng bộ các chính sách có tác dụng khuyến khích từ nghiên cứu, dịch vụ, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nhằm đảm bảo cho nông nghiệp phát triển. Phong trào “Mỗi huyện một sản phẩm”. Tạo ra các sản phẩm có hàm lượng văn hoá và đặc trưng của mỗi địa phương, mỗi cộng đồng trong địa phương. góp phần phát huy sáng tạo và tự chủ; phát triển nguồn nhân lực. Tạo điều kiện phát triển du lịch, nâng cao kim ngạch xuất khẩu sản phẩm. Bên cạnh những bài học thành công, trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn của các nước cũng còn một số hạn chế đáng chú ý là: Nảy sinh sự tranh chấp đất đai giữa công nghiệp tiểu thủ công nghiệp với đất nông nghiệp. Ngoài đất đai ra còn có sự tranh chấp về lao động, vốn giữa ngành này với ngành khác đặc biệt là lao động có tay nghề cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 Công nghiệp nông thôn nhiều nước đang gây ô nhiễm môi trường sinh thái nặng nề. Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp phát triển đã phá vỡ hệ sinh thái nông thôn, khai thác tài nguyên cũng như chất thải bừa bãi làm huỷ hoại môi trường thiên nhiên… 1.1.2.2. Phát triển làng nghề, du lịch sinh thái ở Việt Nam 1.1.2.2.1. Phát triển làng nghề ở Việt Nam Các làng nghề đang đóng vai trò tích cực trong việc phát triển ngành tiểu thủ công, ngành nghề truyền thống và nghề mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Hiện nay cả nước có 2017 làng nghề, thu hút hàng chục vạn cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các loại hình khác nhau như doanh nghiệp, tổ sản xuất, hộ gia đình. Xuất khẩu sản phẩm làng nghề đóng vai trò quan trọng trong việc đóng góp giá trị gia tăng cho nền kinh tế mỗi địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Các sản phẩm làng nghề Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Năm 1991, xuất khẩu sản phẩm làng nghề cả nước đạt 6,8 triệu USD, năm 2000 là 300 triệu USD và năm 2005 đạt 700 triệu USD. Nhận thức rõ vai trò và tiềm năng kinh tế từ phát triển làng nghề, Chính phủ, các Bộ, ngành đều đã có những chương trình, chính sách nhằm bảo tồn, phát triển làng nghề, phát triển ngành nghề nông thôn. Tuy nhiên trong qua trình phát triển làng nghề Việt Nam hiện tại đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như khả năng tổ chức quản lý, thiết bị và nguồn lực tài chính, kiến thức thị trường, kỹ năng marketing, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật công nghệ. Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm tại các làng nghề còn chưa đồng đều, mẫu mã sản phẩm không phù hợp với phong cách hiện đại… làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, nhất là thị trường quốc tế [23]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 Các làng nghề Việt Nam chưa tạo được tour khép kín các dịch vụ như: bến bãi đậu xe, nơi dừng chân tham quan tìm hiểu sản phẩm, khu bán hàng ăn uống, hướng dẫn viên du lịch làng nghề [23]. 1.1.2.2.2. Phát triển du lịch, du lịch sinh thái ở Việt Nam Trong những năm gần đây du lịch Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, tiềm năng của các tài nguyên du lịch được khơi dậy với những nét đặc sắc, phong phú và đa dạng với nhiều loại hình du lịch khác nhau như du lịch dọc theo bờ biển, du lịch tại các đảo ngoài khơi, tại các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu di tích lịch sử văn hoá quan trọng như: Du lịch sinh thái Vịnh Hạ Long, Phong nha Kẻ Bảng, đô thị cổ Hội An..., nhiều khu du lịch mới được đầu tư xây dựng như Tuần Châu, Hòn Tre, Mũi Né... đã tạo ra một diện mạo mới nâng cao hình ảnh của du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập với du lịch khu vực và thế giới. Cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch đã được nâng lên rõ rệt, nhiều khách sạn, nhà hàng được đầu tư với quy mô lớn, chất lượng cao để phục vụ du khách. Du lịch Việt Nam đã và đang ngày càng hấp dẫn và thu hút nhiều hơn khách du lịch thế giới và trong nước. Chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch được nâng lên rõ rệt, tính chuyên nghiệp trong phục vụ ngày càng được nâng cao, vị thế du lịch Việt Nam được cải thiện đáng kể. Kết quả hoạt động du lịch năm 2007: Khách quốc tế ước đạt 4.171.564 lượt, tăng 17,2% so với năm 2006; Khách du lịch nội địa ước đạt 19, 2 triệu lượt, tăng 9,7% so với năm 2006; Thu nhập xã hội về du lịch ước đạt 56 nghìn tỷ đồng, tăng 9,8%so với năm 2006 [26]. Tuy nhiên, điều mà ngành du lịch cũng như mọi ngành khác đều hướng đến là sự phát triển mang tính bền vững thì vẫn còn nhiều điều đáng bàn. Chưa thể khẳng định được du lịch Việt Nam đã phát triển bền vững vì còn nhiều vấn đề chưa tốt, đặc biệt là sản phẩm du lịch, các hoạt động vui Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 chơi chủ yếu là ăn uống, chưa tạo được không khí, màu sắc văn hóa địa phương; chưa có sự đầu tư đúng mức để tạo ra những sản phẩm hấp dẫn, nhất là những chương trình bảng diễn nghệ thuật dân tộc chuyên dành cho du khách; có những thế mạnh chưa khai thác được như du lịch sông nước... Khi kinh tế phát triển mạnh, tất nhiên du lịch cũng tăng theo, nhất là khách trong nước, nhưng do chưa có chính sách dài hạn, cụ thể, nhất là về đầu tư con người, khách sạn và điểm đến. Nên du lịch Việt Nam vẫn còn nhiều điều bất ổn: Các khách sạn, công trình phục vụ du lịch và giải trí "bung ra" thiếu sự quy hoạch thận trọng, nhiều trường hợp phá hoại các di tích lịch sử và cảnh quan thiên nhiên; nạn kẹt xe, ô nhiễm cũng ảnh hưởng sức hấp dẫn của du lịch Việt Nam; môi trường văn hoá - xã hội chịu tác động của lối sống ngoại lai cũng có những biến đổi xấu đi. Tệ nạn mại dâm, nghiện hút, bệnh xã hội (chèo kéo khách, ăn xin, ăn mày, tranh cướp khách, doạ dẫm, mê tín dị đoan...), ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển du lịch Việt Nam. 1.1.2.3. Phát triển làng nghề, du lịch sinh thái ở tỉnh Thái Nguyên 1.1.2.3.1. Phát triển làng nghề ở Thái Nguyên Hiện nay, toàn tỉnh Thái Nguyên có 30 làng nghề, trong đó huyện Phổ Yên có 21 làng nghề, huyện Phú Bình có 5 làng nghề, Định Hoá và Đồng Hỷ, mỗi huyện có 2 làng nghề với các ngành nghề chủ yếu như chế biến chè đặc sản, mành cọ, mành trúc, mây tre đan, làm bún, bánh [31]... Để các làng nghề phát huy có hiệu quả, tỉnh Thái Nguyên đã đề ra nhiều chính sách như ưu đãi về sử dụng đất, thuế, xây dựng mô hình làm nghề mẫu, đào tạo nguồn nhân lực trong việc truyền nghề và phát triển các ngành nghề truyền thống... Nhờ vậy, đời sống người dân các làng nghề ngày càng được nâng cao và là mô hình cho nhiều địa phương trong tỉnh tham quan, học tập. Tuy nhiên trong quá trình hình thành và phát triển, các làng nghề ở tỉnh Thái Nguyên vẫn còn có những vấn đề cần phải được quan tâm tháo gỡ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 Một vài làng nghề đã làm được một số mặt hàng mỹ nghệ, xuất khẩu đạt chất lượng tốt, cho thu nhập cao nhưng số lượng hạn chế vì không ổn định về giá và đầu ra cho sản phẩm, không chủ động được nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Nhiều cơ sở chưa chú trọng đầu tư vào chất lượng sản phẩm cũng như tay nghề do đó các sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Thêm nữa, do chưa có thương hiệu nên các sản phẩm này chưa được nhiều người biết đến. Công tác quy hoạch ngành nghề nông thôn chưa được chú trọng quan tâm, sản xuất phân tán, quy mô nhỏ; cơ sở hạ tầng yếu kém; công nghệ, máy móc, thiết bị lạc hậu, sản phẩm mới ở dạng sơ chế nên giá thành thấp... đã khiến các làng nghề làm ăn không hiệu quả, vấn đề gây ô nhiễm môi trường sảy ra ở hầu hết các làng nghề trên địa bàn tỉnh. Nhu cầu phát triển các làng nghề để giải quyết việc làm cho nông dân là rất cần thiết nhưng với thực trạng như trên thì vấn đề đặt ra là tỉnh Thái Nguyên cần phải có có cơ chế chính sách để hỗ trợ sản xuất làng nghề như: Công tác quy hoạch phát triển các làng nghề, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là xây dựng thương hiệu làng nghề được đặt lên hàng đầu vì khi đã có thương hiệu thì mọi khó khăn khác sẽ được giải quyết kịp thời như việc xây dựng vùng nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, đầu tư nâng cao tay nghề... 1.1.2.3.2. Phát triển du lịch ở Thái Nguyên Thái Nguyên là một tỉnh miền núi cửa ngõ Việt Bắc, cùng với Tuyên Quang, Thái Nguyên là thủ đô của cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp. Cách Hà Nội 80 km, Thái Nguyên có một tiềm năng thiên nhiên, lịch sử, văn hoá cộng đồng các dân tộc rất đa dạng tạo thế mạnh cho phát triển du lịch. đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch lịch sử, du lịch văn hoá... Hàng năm đã thu hút được lượng khách ngày càng tăng đến thăm các điểm du lịch của Thái Nguyên. Năm 2005 đã thu hút 338.600 lượt khách trong nước và 975 lượt khách nước ngoài; Năm 2006 đã thu hút 374.883 lượt khách trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 nước và 1.600 lượt khách nước ngoài; Năm 2007 đã thu hút 398.300 lượt khách trong nước và 1.700 lượt khách nước ngoài [18]. - Với hệ thốnghang động thiên nhiên nằm ở các huyện xung quanh thành phố: Động Linh Sơn (Đồng Hỷ),hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà (Võ Nhai), thác Ba Dội (Đại Từ), Hồ Núi Cốc... đã tạo cho Thái Nguyên trở thành một trong những tỉnh có hệ thống du lịch sinh thái nhiều tiềm năng nhất. - Tuyến du lịch lịch sử cũng đã được quan tâm đầu tư của Đảng và nhà nước nên các điểm du lịch lịch sử như: ATK Định Hoá, nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên xã La Bằng, khu di tích 27/7 xã Hùng Sơn... đã thu hút được đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh quan tâm tới lịch sử dựng nước và giữ nước của tỉnh Thái Nguyên nói riêng và của nước ta nói chung. - Thái Nguyên là tỉnh duy nhất có Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, nơi trưng bày hơn 10.000 hiện vật giới thiệu về văn hoá của 54 dân tộc anh em hiện đang sinh sống ở nước ta. Các di tích kiến trúc nghệ thuật của Thái Nguyên có chùa Phủ Liễn, Chùahang, đình Phượng Độ... Tuy nhiên, du lịch của Thái Nguyên còn nhiều khó khăn và thách thức. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn đặc biệt là hệ thống đường giao thông tới các điểm du lịch chưa được quan tâm đầu tư, các di lích lịch sử đã xuống cấp chưa được đầu tư tôn tạo tương xứng, hệ rhống cơ sở hạ tầng phục vụ khách du lịch (khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi...) còn thiếu. 1.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.2.1. Các câu hỏi nghiên cứu Hiện trạng phát triển làng nghề và du lịch sinh thái ở Huyện Đại Từ như thế nào? Mô hình phát triển làng nghề nào, xây dựng phát triển du lịch sinh thái như thế nào để phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội địa phương? Phát triển làng nghề gắn với việc phát triển vùng nguyên liệu tại địa phương như thế nào? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 Phát triển làng nghề, khu du lịch sinh thái gắn liền với vấn đề bảo vệ môi trường như thế nào? Các giải pháp nào để quảng bá sản phẩm của làng nghề, sản phẩm du lịch của địa phương? 1.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 1.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu về tình hình điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội chung, phát triển làng nghề của huyện Đại Từ. Thu thập số liệu về đặc điểm kinh tế xã hội các xã vùng đệm VQG Tam Đảo (điều kiện tự nhiên, dân số, lao động, ngành nghề...). Số liệu được lấy từ UBND huyện, Phòng Kế hoạch và Đầu tư, phòng Tài nguyên Môi trường, Phòng Thống kê huyện. - Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Điều tra chọn mẫu: Thu thập thông tin, đánh giá hoạt động ngành nghề. Bảng 01: Số hộ, vùng điều tra năm 2007 STT Tên đơn vị Tổng số hộ sản xuất (Hộ) Tổng số hộ điều tra (Hộ) I Điều tra sản xuất, chế biến chè * Toàn huyện 22.531 * * Vùng điều tra 3.165 200 1 Xã Quân Chu 547 50 2 Xã Hoàng Nông 913 50 3 Xã La Bằng 610 50 4 Xã Phú Xuyên 1.095 50 II Điều tra sản xuất nấm * Toàn huyện 96** * Vùng điều tra (Xã Văn Yên) 58 50 (* Nguồn: Phòng Nông nghiệp & phát triển nông thôn) (**Ban chủ nhiệm dự án sản xuất nấm) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 - Chọn điểm điều tra, ngành nghề điều tra: Căn cứ vào tình hình thực tế phát triển sản xuất ngành nghề trên địa bàn huyện Đại Từ thì nghề chế biến chè trên địa bàn huyện đang là ngành nghề được tổ chức phát triển sản xuất mạnh. Cây chè đang là cây mũi nhọn, là cây tạo ra sản phẩm hàng hóa vừa xuât khẩu, vừa nội tiêu. Địa bàn phát triển cây chè có hiệu quả về quy mô và chất lượng được nhiều người trong và ngoài tỉnh biết đến tập trung ở các xã: Quân Chu, Hoàng Nông, La Bằng, Phú Xuyên, Hùng Sơn. Nghề sản xuất nấm đang được triển khai đưa vào huyện để hình thành một ngành nghề mới góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phát triển nông nghiệp nông thôn đồng thời giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nông dân. - Chọn mẫu điều tra: Bằng cách chọn điển hình phân loại chúng tôi chọn và tiến hành điều tra tổng số 200 hộ tham gia chế biến chè tại các xã: Quân Chu, Hoàng Nông, La Bằng, Phú Xuyên, 50 hộ sản xuất nấm tại xã Văn Yên. - Tiến hành điều tra, phỏng vấn theo mẫu điều tra, kết hợp quan sát, trao đổi để rút ra những thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu. 1.2.2.2. Phương pháp phân tích Phương pháp xử lý số liệu: Từ số liệu điều tra tiến hành kiểm tra độ tin cậy, thống kê dưới dạng bảng để phân tích đánh giá hoạt động sản xuất và chế biến chè, hoạt động sản xuất nấm. Phương pháp phân tích thống kê: Trên cơ sở số liệu thu thập được qua quá trình tổng hợp tiến hành phân tích theo phương pháp so sánh, đối chiếu bằng số tương đối và số tuyệt đối. Sử dụng hệ thống chỉ tiêu thống kê để làm rõ thực trạng sản xuất và chế biến chè trên địa bàn nghiên cứu. Phương pháp phân tổ: Chia các đơn vị điều tra vào các tổ theo khoảng cách tổ đã định sẵn. Sử dụng phương pháp phân tổ để tìm ra xu hướng tác động của các yếu tố nguyên nhân đến yếu tố kết quả. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi dùng tiêu thức phân tổ theo quy mô chế biên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 Trong quá trình nghiên cứu việc phân tổ các hộ tham gia chế biến, đồng thời có sự tham khảo ý kiến của lãnh đạo địa phương. Các hộ tham gia chế biến chè phân làm 2 nhóm quy mô. Nhóm hộ có quy mô lớn: Chế biến 25 tấn chè búp tươi/ năm trở lên. Nhóm hộ có quy mô nhỏ: Chế biến nhỏ hơn 25 tấn chè búp tươi/ năm. Phương pháp phân tích hồi quy để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành sản xuất nấm, các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình... 1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu Tổng giá trị sản xuất GO: là toàn bộ giá trị bằng tiền của toàn bộ các loại sản phẩm trong một chu kỳ sản xuất. Chi phí trung gian IC: là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất như thuê nhân công, chi phí về nguyên liệu, nhiên liệu... Giá trị tăng thêm VA: là phần giá trị tăng thêm của hộ nông dân khi sản xuất một khối lượng sản phẩm: VA=GO-IC Thu nhập hỗ hợp MI: là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận khi sản xuất: MI=VA-(A+T) (A: Phần giá trị khấuhao tài sản cố định và chi phí phân bổ; T: Thuế) Tỷ suất lợi nhuận tình theo chi phí TGO: là chỉ số giá trị sản xuất với chi phí trung gian trên một đơn vị sản phẩm sản xuất: TGO = GO/IC (lần) Tỷ xuất giá trị gia tăng theo chi phí (TVA): TVA=VA/IC (Lần) Tỷ xuất thu nhập hỗn hợp theo chi phí (TMI): TMI=MI/IC(Lần) Thu nhập hỗn hợp MI/công lao động Giá trị gia tăng/ công lao động. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 CHƢƠNG II HIỆN TRẠNG LÀNG NGHỀ, KHU DU LỊCH VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH LÀNG NGHỀ KHU DU LỊCH SINH THÁI HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KT- XH HUYỆN ĐẠI TỪ 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía Tây bắc của tỉnh Thái Nguyên cách trung tâm thành phố 25 km ở vị trí từ 21 o 30' đến 21 o 50'độ vĩ Bắc, từ 105 o 32' đến 105 o 42' kinh độ Đông. Với các đường ranh giới - Phía Bắc giáp huyện Định hoá - Phía Nam giáp huyện Phổ Yên và T.P Thái Nguyên - Phía Đông giáp huyện Phú Lương - Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vĩnh Phúc. 2.1.1.2. Địa hình Địa hình nằm trải dài theo dãy núi Tam Đảo về phía Tây. Hệ thống núi thấp, là phần cuối của cánh cung sông Gâm và cánh cung Ngân Sơn (Núi Hồng, Núi Chúa), là huyện có địa hình tương đối phức tạp mang tính đặc trưng của miền núi trung du. Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 57.847, 86ha. Với tổng dân số là 169.645 người bao gồm 8 dân tộc anh em sinh sống, phân loại địa hình như sau: Vùng1: (Gồm 11 xã, thị trấn: Thị Trấn Quân Chu, xã Quân Chu, Cát Nê, Ký Phú, Văn Yên, Mỹ Yên, Hoàng Nông, La Bằng, Phú Xuyên, Yên Lãng, Minh Tiến), là vùng địa hình của dãy núi Tam Đảo chạy theo hướng Tây bắc và Tây nam, phía Bắc của dẫy Tam Đảo có các ngọn núi cao từ 500 đến 600 m đỉnh cao nhất là đèo khế cao 1.591 m, phía Nam dãy Tam Đảo có các ngọn núi thấp từ 300 - 500 m. Thế mạnh của vùng là Phát triển mạnh cây Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 chè, cây ăn quả, tạo ra một khối lượng lớn nông sản hàng hoá. Phát triển chăn nuôi đàn gia súc: Trâu, bò, dê... Thực hiện chương trình quốc gia 661 trồng rừng, kết hợp khoanh nuôi, bảo vệ rừng. Tiềm năng lớn của vùng là phát triển du lịch dọc triền Đông dãy núi Tam Đảo. Vùng 2: (gồm: Xã Phú Cường, Phú Lạc, Na Mao, Phú Thịnh, Bản Ngoại, Thị trấn Đại Từ, Hùng Sơn, Tiên Hội, Khôi Kỳ, Lục Ba, Vạn Thọ, Tân Thái, Bình Thuận.). Thế mạnh của vùng tập trung phát triển cây lương thực (Sản lượng lương thực đạt trên 50% sản lượng lương thực của huyện) Vùng 3: (gồm 7 xã: Cù Vân, Hà Thượng, An Khánh, Phúc Lương, Đức Lương, Tân Linh, Phục Linh) là vùng thung lũng chạy song song với chân dãy núi Tam Đảo. Đây là vùng tập trung sản xuất công nghiệp lớn nhất huyện (chủ yếu công nhgiệp khai khoáng: Than, thiếc...). Vì vậy, thương mại dịch vụ cũng phát triển theo phục vụ cho khu công nghiệp khai thác khoáng sản. 2.1.1.3. Khí hậu thuỷ văn - Khí hậu: Là huyện Trung du miền núi có nhiệt độ trung bình hàng năm là 21,5 0 C (thấp nhất là 3 o C, cao nhất là 39 o C). Lượng mưa bình quân là 1.758 mm /năm. Số ngày mưa từ 55 - 60 ngày. Thời gian mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 - 10 hàng năm. Độ ẩm không khí trung bình là 85,6% .Tốc độ gió là 1,46m/s có các hiện tượng rét đậm, sương muối, sương giá,hanh khô, nắng nóng xuất hiện theo mùa trong năm. - Thuỷ văn: Với sông Công bắt nguồn từ tỉnh Tuyên Quang chảy qua huyện Đại Từ dài trên 30 km đổ về hồ Núi Cốc có diện tích mặt nước là 2.000ha với sức chứa 173 triệu m 3 nước, ngoài ra còn có nhiều khe núi bắt nguồn từ dẫy Tam Đảo đổ về sông công và Hồ Núi Cốc. Đây là một điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển ngành nông nghiệp và thuỷ sản. Đồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 thời, hồ Núi Cốc còn là một khu du lịch sinh thái được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Chính đây cũng tạo nguồn thu đáng kể góp phần phát triển kinh tế cho huyện nhà. Thời tiết khí hậu, thuỷ văn ở Đại Từ thích hợp trồng 2 vụ lúa chính ngoài ra còn trồng các loại cây mầu như khoai, sắn, ngô, đậu tương, lạc... và cây công nghiệp dài ngày như chè, chẩu, cọ... với diện tích rừng là 24.469ha đây cùng là nơi phát triển rừng lâm nghiệp để đảm bảo cho môi sinh môi trường và trữ nước cho sản xuất nông nghiệp. 2.1.1.4. Tài nguyên đất đai, khoáng sản * Tài nguyên rừng: Đất lâm nghiệp là 24.469ha chiếm 43% trong đó rừng tự nhiên là 15.348ha (12.000ha thuộc rừng quốc gia tam đảo) còn lại là rừng phòng hộ, có 9.120ha rừng trồng. Động vật đa dạng phong phú. * Khoáng sản: Đại Từ được thiên nhiên ưu đãi có rất nhiều tài nguyên khoáng sản nhiều nhất tỉnh gồm: than, quặng thiếc, vàng, sắt, ba rít, pi rít, đá vôi, cát sỏi... Trong đó, hiện đang có 3 mỏ lớn được khai thác (2 mỏ than có trữ lượng 17 triệu tấn, hàng năm khai thác được trên 10.000 ngàn tấn). 1 mỏ thiếc có trữ lượng 13 ngàn tấn, ngoài ra còn có các mỏ khác nằm rải rác hầu hết trong huyện. 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 2.1.2.1. Về tăng trưởng kinh tế Kinh tế liên tục đạt mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được quan tâm đầu tư xây dựng. Kết quả tăng trưởng kinh tế thể hiện qua bảng 02. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 Bảng 02: Một số chỉ tiêu tổng hợp về phát triển kinh tế huyện Đại Từ TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Tổng giá trị gia tăng (giá cố định năm 1994) Tỷ đồng 460,6 510,0 576,3 -Tốc độ tăng trưởng % 8.6 10.7 13.0 2 Tổng giá trị gia tăng (giá hiện hành) Tỷ đồng 714,2 780,9 1.014,8 - Giá trị gia tăng BQ đầu người Ngàn đồng 4.309,5 4.681,7 6.057,0 3 Cơ cấu Tổng GTGT theo ngành kinh tế (giá hiện hành) % 100 100 100 - Nông, lâm, ngư nghiệp % 37,69 36,50 31,44 - Công nghiệp, xây dựng % 31,98 32,75 35,57 - Dịch vụ % 30,33 30,75 32,99 4 Giá trị sản xuất (giá cố định năm 1994) Tỷ đồng 714,8 824,5 987,3 - Nông, lâm, ngư nghiệp " 266,8 280,3 297,2 - Công nghiệp, xây dựng " 225,9 273,4 354,2 - Dịch vụ " 222,1 270,8 335,9 (Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KTXH năm 2005, 2006, 2007 của UBND huyện Đại Từ) Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13% năm 2007, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Năm 2007 cơ cấu kinh tế của huyện là nông nghiệp 31,44%, công nghiệp, xây dựng 35,57%, dịch vụ 32,99%. Năm 2007 toàn huyện không có hộ đói, tỷ lệ hội nghèo giảm xuống còn 24,63. Kết cấu hạ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 tầng kinh tế có bước phát triển khá. 100% các xã, thị trấn đã có điện quốc gia, hệ thông giao thông, trường học, công tình thuỷ lợi... được đầu tư xây dựng đã tạo tiền đề cơ bản phát triển kinh tế xã hội của địa phương. * Ngành Nông nghiệp Bảng 03: Giá trị ngành nông nghiệp huyện Đại Từ qua 3 năm Chỉ tiêu (Giá cố định 1994) Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Trung bình (Tỷ.đ) Giá trị SX (Tỷ.đ) Cơ cấu (%) Giá trị SX (Tỷ.đ) Cơ cấu (%) Giá trị SX (Tỷ.đ) Cơ cấu (%) I. Tổng 266,81 100 280,30 100 297,26 100 580,23 1. Trồng trọt 191,24 71,68 197,24 70,37 217,09 73,03 416,23 1.1 Cây hàng năm 128,79 67,35 132,31 67,08 135,10 62,23 268,69 Trong đó: Cây lương thực có hạt - Giá trị: - Sản lượng (tấn) 111,41 69.821 86,50 112,43 70.378 84,98 110,07 68.905 81,47 223,61 69.700 1.2. Cây lâu năm 55,75 29,15 57,47 29,14 74,64 34,38 132,67 Trong đó: Cây chè 46,35 83,15 48,03 83,58 64,83 86,86 113,33 1.3. Sản phẩm phụ 6,70 3,50 7,46 3,78 7,35 3,39 14,88 2. Chăn nuôi 64,39 24,14 70,52 25,16 70,18 23,61 141,34 3. Dịch vụ phục vụ trồng trọt và chăn nuôi 11,17 4,18 12,54 4,47 10,00 3,36 22,66 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007) Kinh tế nông nghiệp đóng vai trò quan trọng hàng đầu của huyện, chiếm tỷ trọng 31.44% trong cơ cấu nền kinh tế năm 2007. Trong những năm qua giá trị sản xuất nông nghiệp liên tục tăng từ 266,81 tỷ đồng năm 2005 lên 297,26 tỷ đồng năm 2007 (tính theo giá cố định). Sản lượng lương thực có hạt đạt bình quân 69,7 nghìn tấn, bình quân lương thực đầu người đạt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 406kg/người/năm. Giá trị trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành nông nghiệp (trên 70%), Cây trồng phổ biến đem lại giá trị cho ngành nông nghiệp của huyện là cây lương thực có hạt (Lúa, ngô) và cây chè. Giá trị sản xuất một số cây trồng chủ yếu trong huyện. Bảng 04: Giá trị một số cây trồng trong huyện tính trên 1ha diện tích ĐVT: Triệu đồng /1ha (Theo giá hiện hành) Cây Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Cây lúa 11,2 13,7 17,6 Cây chè 19,7 23,6 24,9 Cây ăn quả 6,8 8 7,3 (Nguồn: Niên giám Thống Kê huyện) Từ bảng 04 cho thấy cây lúa và cây chè hiện đang là cây trồng chủ lực trong huyện. Cây lúa có giá trị tỉnh trên đơn vị diện tích khá cao năm 2005 đạt 11,2 triệu đồng/1ha, đến năm 2007 đạt 17,6 triệu đồng/1ha. Tuy nhiên tính toàn bộ sản lượng lúa gieo cấy hàng năm chỉ đủ cho tiêu dùng trên địa bàn huyện và một phần nhỏ để phát triển chăn nuôi vì vậy cây lúa trên địa bàn huyện chỉ là cây ổn định đời sống. So sánh cây trồng trên đất vườn đồi thì cây chè là cây có hiệu quả kinh tế cao năm 2005 đạt 19,7 triệu đồng/1ha, đến năm 2007 đạt 24,9 triệu đồng/1ha. Đánh giá về giá trị kinh tế và lợi thế cây chè trên địa bàn so với các địa phương khác, Đảng bộ, chính quyền huyện Đại Từ đã định hướng “Tập trung khai thác tiềm năng và thế mạnh để phát triển cây chè, coi đây là giải pháp đột phá trong phát triển kinh tế nông lâm nghiệp để nâng cao đời sống của nhân dân” [2]. * Ngành công nghiệp - xây dựng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 Bảng 05: Giá trị ngành công nghiệp huyện Đại Từ qua 3 năm Chỉ tiêu (Giá cố định 1994) Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Bình quân (Tỷ.đ) Giá trị SX (Tỷ.đ) Cơ cấu (%) Giá trị SX (Tỷ.đ) Cơ cấu (%) Giá trị SX (Tỷ.đ) Cơ cấu (%) 1. Giá trị sản xuất 225,90 100 273,40 100 354,20 100 284,50 - Công nghiệp 163,09 72,20 177,24 64,83 167,81 47,38 169,38 Công nghiệp quốc doanh 97,13 59,56 79,00 44,57 79,09 47,13 85,07 Công nghiệp ngoài quốc doanh 57,95 35,53 93,91 52,98 83,39 49,69 78,41 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 8,02 4,91 4,34 2,45 5,34 3,18 5,90 - Xây dựng 62,81 27,80 96,16 35,17 186,39 52,62 115,12 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007) Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển theo hướng tích cực và phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Giá trị công nghiệp năm 2007 đạt 167,81 tỷ đồng, tăng 4,72 tỷ đồng so với năm 2005. Trong đó sản xuất công nghiệp khu vực ngoài quốc doanh bao gồm sản xuất của các HTX, doanh nghiệp tư nhân, hộ cá thể tăng trưởng mạnh, năm 2005 đạt 57,95 tỷ đồng đến năm 2007 đạt 83,39 tỷ đồng tăng 25,44 tỷ đồng. tỷ trọng công nghiệp ngoài quốc doanh tăng mạnh qua các năm. Năm 2005 chiếm 35,53% đến năm 2007 chiếm 49,69% cơ cấu ngành nông nghiệp. Xây dựng cơ bản qua các năm phát triển mạnh cả ở khu vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của nhà nước và khu vực đầu tư trong dân cư. Năm 2005 giá trị sản xuất xây dựng đạt 62,81 tỷ đồng đến năm 2007 đạt 186,39 tỷ đồng tăng lên 132,56 tỷ đồng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 * Ngành thương mại dịch vụ Bảng 06: Hoạt động thƣơng mại dịch vụ huyện Đại Từ qua 3 năm Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1. Giá trị sản xuất (Theo giá cố định) Tỷ .đ 222.1 270.84 335.9 2. Tốc độ tăng trưởng % 15,8 18,4 21,9 3. Số doanh nghiệp thương mại, khách sạn - nhà hàng, du lịch và dịch vụ có tại thời điểm 31/12 hàng năm Doanh nghiệp 12 13 15 4. Số cơ sở cá thể kinh doanh thương nghiệp, khách sạn - nhà hàng, du lịch và dịch vụ có tại thời điểm 01/10 hàng năm Cơ sở 2.292 2.434 2.481 Trong đó: - Thương nghiệp, SC xe có động cơ, mô tô xe máy và đồ dùng cá nhân Cơ sở 2.038 2.211 2.301 - Khách sạn - Nhà hàng Cơ sở 92 98 102 - Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc Cơ sở 162 125 78 5. Số lao động kinh doanh thương nghiệp, khách sạn - nhà hàng, du lịch và dịch vụ trên địa bàn Người 2.460 2.520 3.130 Trong đó: Cá thể Người 2.063 2.250 2.830 (Nguồn: Phòng Thống kê huyện) Hoạt động thương mại dịch vụ có nhiều tiến bộ, tốc đô tăng trưởng hàng năm đạt khá năm 2005 đạt 15,8% đến năm 2007 đạt 21,9%. Các cơ sở kinh doanh thương nghiệp, khách sạn - nhà hàng, du lịch và dịch vụ tăng nhanh năm 2005 có 2.292 cơ sở cá thể và 12 doanh nghiệp, đến năm 2007 đã phát Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 triển lên 2.481 cơ sở cá thể và 15 doanh nghiệp. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2007 đạt 220,42 tỷ đồng. Khả năng lưu thông hàng hoá giữa các vùng trong và ngoài huyện được nâng cao. Hệ thống chợ được đầu tư xây dựng tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình lưu thông hàng hoá. 2.1.2.2. Nguồn nhân lực * Quy mô dân số và lao động - Huyện Đại Từ (Theo báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2007) có tổng số là 169.645 người, có 8 dân tộc sống rải rác khắp các xã trong huyện. Dân số sống ở địa bàn nông thôn chiếm 95%. Còn lại 5% sống ở thành thị. Bảng 07: Một số chỉ tiêu về dân số, lao động huyện Đại Từ Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 - Dân số trung bình Người 165.729 167.096 169.645 - Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động “ 84.254 85.932 86.781 - Số người lao động được giải quyết việc làm trong năm " 1.954 2.182 2.150 - Số lao động chưa có việc làm ổn định " 4.689 3.780 2.871 - Tỷ lệ lao động được đào tạo so với tổng số lao động % 2.5 15.6 26 - Tỷ lệ hộ đói nghèo % 31,84 28,80 24,63 (Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KTXH năm 2005, 2006, 2007 của UBND huyện Đại Từ) - Lực lượng lao động trên địa bàn huyện năm 2007 có 86.781 người trong độ tuổi lao động chiếm 51.15% dân số trong đó: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 + Lao động nông, lâm nghiệp có 79.187 người chiếm 46,68% dân số. + Lao động tiểu thủ công nghiệp có 4.300 người chiếm 2,5% dân số. + Lao động dịch vụ thương mại có 1.800 người chiếm 1,1% dân số. + Còn lại là số lao động trong các ngành nghề khác. Nhìn chung phân bố lao động trong ngành sản xuất nông, lâm nghiệp còn rất cao, lao động các nghề khác còn thấp nên việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhằm tạo ra các ngành nghề mới để thu hút lao động còn chậm. Lực lượng lao động có trình độ Đại học và cao đẳng mới chỉ có 900 người bằng 1,03% tổng số lao động, tập trung chủ yếu ở các đơn vị hành chính sự nghiệp và quản lý nhà nước. Còn các ngành nghề khác thì lực lượng lao động chủ yếu là lao động phổ thông, chỉ có 1 số ít là qua trường lớp đào tạo cơ bản mà lực lượng này chính là lực lượng tiếp thu khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của huyện. 2.1.2.3. Kết cấu hạ tầng của huyện - Giao thông: Có quốc lộ 37 chạy qua trung tâm của huyện dài 35 Km được trải nhựa cấp 5 miền núi nối liền từ Thái Nguyên đến tuyên Quang. Đã có hệ thống đường giao thông thông suốt từ các xóm đến trong tâm xã, có đường ô tô đi đến trung tâm xã đảm bảo cả mùa mưa và mùa khô. Tuy nhiên, hệ thống đường giao thông nông thôn còn kém phát triển, đặc biệt là tuyến đường xã. Theo số liêu của Phòng kế hoạch và đầu tư huyện, hiện tại toàn huyện có 96 km đường huyện (Trong đó: 4,1 km đường bê tông xi măng; 9,4 km đường đường đá nhựa; 34,6 km đường cấp phối; 47,9 km đường đất), 462,3 km đường xã (Trong đó: 12,9 km đường bê tông xi măng; 4,5 km đường đường đá nhựa; còn lại là đường đất). Phân loại theo tình trạng đường hiện tại có 79,5 km đường huyện và 317 km đường xã được xếp loại xấu; 5,5km đường huyện; 127,9 km đường xã được xếp loại trung bình, chỉ có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 11km đường huyện và 17,4 km đường xã được xếp loại tốt. Xác định giao thông là yếu tố quan trọng cho việc phát triển kinh tế xã hội huyện nên các tuyến đường quan trọng đang được chú trọng đầu tư. - Thuỷ lợi: Cóhai công trình đại thuỷ nông là hồ Núi cốc có sức chứa là 173 triệu m 3 nước và diện tích mặt nước là 2.000ha.hồ vai miếu có sức chứa trên 50 triệu m 3 nước, có diện tích là 15ha.hai hồ này là nguồn cung cấp nước lớn nhất cho phục vụ sản xuất, sinh hoạt trong huyện và cho tỉnh nhà bao gồm các huyện bạn và thành phố Thái Nguyên. Đồng thời còn phục vụ cho khu công nghiệp thành phố Thái Nguyên và khu công nghiệp thị xã Sông Công. Đây còn là một lợi thế trong dịch vụ du lịch và nuôi trồng thuỷ sản, ngoài ra Đại Từ còn có 5 hồ khác có sức chứa từ 1 - 8 triệu m 3 nước tưới cho hơn 1000ha lúa mỗi năm, toàn huyện có 200 km kênh mương, có 45 đập nhỏ dâng nước và hàng trăm đập tạm dùng để chứa chắn nước cho sản xuất. Hệ thống thuỷ lợi của huyện đảm bảo được tưới nước chắc chắn cho 65% diện tích hoa màu và cây luá của huyện. - Điện: Lưới điện 0.4 KV: Toàn huyện đã có 31 xã, thị trấn được xây dựng lưới điện 0, 4 KV. Tuy nhiên các công trình này đã được xây dựng từ lâu (từ năm 1990 trở về trước) nên chất lượng nguồn điện thấp, độ an toàn không đảm bảo. - Cơ sở vật chất phục vụ công cộng + Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung: Các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung được đầu tư chưa nhiều. Hiện tại toàn huyện có 2 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung đang được khai thác sử dụng (xã Yên Lãng; xã Mỹ Yên) và 10 công trình khởi công xây dựng năm 2007, bàn giao đầu năm 2008, chưa đưa vào vận hành khai thác phát huy tác dụng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 2.1.2.4. Tình hình đầu tư phát triển Đầu tư phát triển có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, xóa đói giảm nghèo và quyết định chất lượng cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế. Xác định đầu tư phát triển có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương, Huyện ủy, UBND huyện đã ra sức chỉ đạo với phương châm “Tập trung khai thác tốt các tiềm năng và thế mạnh của địa phương, phát triển kinh tế xã hội của huyện lấy nội lực là chính, đồng thời xây dựng cơ chế thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào địa phương... [2]”. Do vậy đã thu hút được lượng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn khá lớn. Bảng 08: Thu hút vốn đầu tƣ phát triển Lĩnh vực chủ yếu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Vốn đầu tƣ (Tỷ.đ) Cơ cấu % Vốn đầu tƣ (Tỷ.đ) Cơ cấu % Vốn đầu tƣ (Tỷ.đ) Cơ cấu % Tổng 208,682 100 238,268 100 274,075 100 1. Nông nghiệp 99,700 48 108,074 45 124,160 45 2. Xây dựng CSHT 49,583 24 67,005 28 85,094 31 3. Công nghiệp-TTCN 59,398 28 63,189 27 64,821 24 (Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KTXH năm 2005, 2006, 2007 của UBND huyện Đại Từ) Nguồn vốn đầu tư phát triển hàng năm khá lớn năm 2005 đạt 208,682 tỷ đồng, đến năm 2007 đạt 174.075 tỷ đồng. Trong cơ cấu huy động vốn, vốn đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp vần chiếm tỷ trọng lớn thể hiện kinh tế của huyện chủ yếu là kinh tế nông nghiệp. Tỷ trọng vốn đầu tư cho đầu tư xây Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 dựng cơ sở hạ tầng tăng hàng năm đã tạo ra nhiều năng lực mới phục vụ cho phát triển trinh tế xã hội của địa phương. * Đánh giá chung: Đại Từ là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên có diện tích tự nhiên tương đối lớn trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao so với các huyện tương đương của tỉnh, đất đai mầu mỡ điều kiện khí hậu ôn hoà, tài nguyên khoáng sản đa dạng, có trữ lượng lớn, nguồn lực dồi dào. Cơ sở hạ tầng đã và đang được đầu tư xây dựng. Đây là những yếu tố thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp nói riêng và các ngành nghề nói chung, tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế địa phương. Tuy vậy để phát triển kinh tế xã hội còn gặp không ít khó khăn đó là: - Việc đầu tư phát triển và mở rộng các ngành nghề đa dạng chưa được phát huy triệt để, chưa tạo ra được các ngành nghề có mũi nhọn, ngành nghề đặc trưng trong sản xuất kinh doanh. - Cơ sở hạ tầng đã được quan tâm đầu tư trong nhưng năm gần đây nhưng vần còn yếu kém nhất là mạng lưới giao thông nông thôn chủ yếu còn là tạm thời chưa được đầu tư nâng cấp. Các công trinh thuỷ lợi, trường học, trạm xá chưa được đầu tư đầy đủ... - Khả năng huy động vốn của nhân dân còn hạn chế, dân cư còn ở rải rác nhiều vùng phong tục tập quán còn lạc hậu, mặt bằng dân chí còn thấp. Điều kiện để nâng cao dân chí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo các nhân tài cho huyện còn bị hạn chế. - Nguồn nhân lực rồi rào về số lượng, nhưng chất lượng còn thấp kém, chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo. Lao động thủ công chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu lao động. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 2.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC XÃ VÙNG ĐỆM VQG TAM ĐẢO CÓ ẢNH HƢỞNG TỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ 2.2.1. Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý Bảng 09. Tình hình sử dụng đất ở các xã vùng đệm VQG Tam Đảo S TT Tên xã Tổng diện tích Năm 2007) (ha) Chia ra Đất nông nghiệp (ha) Đất lâm nghiệp (ha) Đất nuôi trồng thuỷ sản (ha) Đất ở (ha) Đất chuyên dùng (ha) Đất chƣa sử dụng (ha) 1 TT Quân Chu 700 312 224 6 29 74 55 2 Minh Tiến 2,720 326 2,147 5 38 72 130 3 Yên Lãng 3,912 321 2,712 12 65 630 174 4 Phú Xuyên 2,350 408 1,518 18 56 148 203 5 La Bằng 2,229 376 1,478 7 33 139 196 6 Hoàng Nông 2,735 671 1,703 31 57 53 221 7 Mỹ Yên 3,453 751 1,839 9 51 199 605 8 Văn Yên 2,461 519 1,559 0 77 126 179 9 Ký Phú 1,835 438 693 5 122 369 208 10 Cát Nê 2,967 721 1,466 25 114 135 507 11 X.Quân Chu 4,249 732 3,027 12 58 311 109 Cộng 29,613 5,575 18,367 130 699 2,257 2,586 (Nguồn: Phòng thống kê huyện) Các xã thuộc vùng đệm VQG Tam Đảo của huyện Đại Từ nằm dọc triền đông dãy Tam Đảo. Tổng diện tích đất tự nhiên là: 29.613ha. Trong đó đất nông nghiệp 5,575ha; Đất lâm nghiệp 18.367ha (có 12.000ha rừng quốc gia Tam Đảo). Thế mạnh của vùng là phát triển mạnh cây chè, cây ăn quả, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 chăn nuôi gia súc, trồng rừng đầu nguồn, kết hợp khoanh nuôi, bảo vệ rừng và phát triển du lịch dọc triền Đông dãy núi Tam Đảo. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp chiếm tỷ lệ rất lớn: Đất nông nghiệp 5.575/29.613ha chiếm 19%, đất lâm nghiệp 18,367/29.613ha chiếm 62%. Do cơ cấu diện tích đất nên kinh tế các xã vùng đệm VQG Tam Đảo chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp (cây lúa) và cây lâm nghiệp (cây chè, cây ăn quả). Diện tích đất cho sản xuất thấp 2.257/29.613ha chiếm 7,6% tổng diện tích đất. Những đặc điểm trên góp phần tạo điều kiện cho một số ngành nghề chế biến nông, lâm sản phát triển. Về cơ sở hạ tầng nông thôn: Đã có các tuyến đường giao thông đi đến trung tâm xã đảm bảo cả mùa mưa và mùa khô, hệ thống điện được đầu tư đến 100% các xóm, đến nay 100% các hộ gia đình sử dụng điện lưới quốc gia. Hệ thống chợ đã được xác lập tạo điều kiện cho việc phát triển giao lưu hàng hoá cho các vùng và ra bên ngoài. 2.2.2. Trình độ phát triển kinh tế Kinh tế các xã thuộc vùng đệm VQG Tam Đảo trong những năm qua có những bước phát triển khá. Lĩnh vực tập trung phát triển kinh tế chủ yếu của địa phương đó là sản xuất cây lúa, cây chè. Kết quả trồng lúa qua các năm mang tính ổn định. Các hộ sản xuất lúa nhằm mục đích đảm bảo tiêu dùng trong gia đình diện tích gieo cấy luôn đạt ở mức khoảng 4.700ha/ năm, sản lượng đạt ổn định ở mức 23.000-24.000 tấn. Nếu tính bình quân sản lượng lương thực trên đầu người của vùng năm 2007 đạt 367 kg/1 nhân khẩu/ năm (Toàn huyện đạt 413 kg/người. Cây lúa chỉ là cây ổn định đời sống, không phải là cây mang tính chất hàng hoá của vùng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 Bảng 10: Kết quả sản xuất cây lúa qua các năm S TT Xã Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 DT (ha) SL (Tấn) DT (ha) SL (Tấn) DT (ha) SL (Tấn) 1 TT Quân Chu 32 157 32 170 50 256 2 Minh Tiến 316 1,549 323 1,710 330 1,650 3 Yên Lãng 580 2,972 579 3,064 579 3,025 4 Phú Xuyên 494 2,615 494 2,666 492 2,487 5 La Bằng 343 1,800 343 1,877 343 1,754 6 Hoàng Nông 354 1,773 353 1,918 339 1,646 7 Mỹ Yên 553 2,758 554 2,844 555 2,665 8 Văn Yên 780 3,973 780 4,014 776 3,767 9 Ký Phú 654 3,374 654 3,405 655 3,091 10 Cát Nê 382 1,907 384 2,013 398 1,973 11 Quân Chu 234 1,151 234 1,199 235 1,176 Cộng 4,722 24,028 4,730 24,881 4,752 23,489 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007) Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền huyện Đại Từ đã xác định lấy cây chè làm cây mũi nhọn để phát triển kinh tế địa phương, là cây xoá đói, giảm nghèo vươn lên làm giàu. Các xã vùng đệm VQG Tam Đảo có diện tích đất lâm nghiệp lớn 18,367/29.613ha (chiếm 62% diện tích đất), điều kiện đất đai, thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển cây chè, có nhiều nơi tạo ra được sản phẩm chè ngon, chè đặc sản. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 Bảng 11: Kết quả sản xuất cây chè qua 3 năm STT Xã Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Diện tích (ha) Sản lƣợng (Tấn) Diện tích (ha) Sản lƣợng (Tấn) Diện tích (ha) Sản lƣợng (Tấn) 1 TT Quân Chu 222 1,380 223 1,405 294 2,279 2 Minh Tiến 150 968 132 832 135 863 3 Yên Lãng 127 854 136 869 158 1,230 4 Phú Xuyên 155 998 154 959 203 1,677 5 La Bằng 157 1,035 176 1,114 223 2,054 6 Hoàng Nông 224 1,456 243 1,476 324 2,909 7 Mỹ Yên 78 486 99 598 109 825 8 Văn Yên 92 497 102 625 121 853 9 Ký Phú 67 384 81 488 105 925 10 Cát Nê 112 721 127 755 145 877 11 Quân Chu 67 454 99 705 169 1,528 Cộng 1,451 9,233 1,571 9,826 1,986 16,020 (Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Đại Từ) Từ kết quả trồng chè cho thấy, diện tích trồng chè và sản lượng tăng rõ rệt qua các năm, sản lượng năm 2005 đạt 9.233 tấn thì năm 2007 đạt 16.020tấn bằng 173% so với năm 2005. Trong đó sản xuất đạt hiệu quả cao tập trung vào các xã La Bằng, Hoàng Nông và Thị trấn Quân Chu. Phát triển sản xuất chè tạo ra nhu cầu phát triển ngành công nghiệp chế biến chè. Trong cơ cấu lao động, lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ quá lớn (87%), trong khi diện tích đất canh tác trên đầu người thấp (23.942ha đất nông, lâm nghiệp/64.052 nhân khẩu = 0.37ha/nhân khẩu); Các cơ sở sản xuất ngành nghề còn chưa phát triển dẫn đến tình trạng thiếu việc làm cho lao động trong nông thôn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 Bảng 12.Tình hình dân số, lao động của vùng năm 2007 STT Xã Tổng dân số (ngƣời) Số LĐ trong độ tuổi, có khả năng LĐ (ngƣời) Cơ sở sản xuất ngành nghề Lao động sản xuất nông nghiệp (ngƣời) Lao động khác (ngƣời) Số cơ sở Số lao động (ngƣời) 1 TT Quân Chu 4,231 2,519 15 23 2,015 481 2 Minh Tiến 4,085 2,432 28 51 2,286 95 3 Yên Lãng 12,688 7,552 152 274 5,664 1,614 4 Phú Xuyên 6,399 3,808 51 69 3,237 502 5 La Bằng 3,730 2,220 5 11 1,887 322 6 Hoàng Nông 4,940 2,940 30 46 2,734 160 7 Mỹ Yên 5,997 3,569 20 21 3,391 157 8 Văn Yên 7,337 4,367 87 164 3,930 273 9 Ký Phú 7,153 4,258 24 37 3,832 389 10 Cát Nê 3,771 2,244 1 1 2,132 111 11 Quân Chu 3,721 2,215 2 8 2,082 125 Cộng 64,052 38,124 415 705 33,190 4,229 (Nguồn: Phòng thống kê huyện) Trong cơ cấu tổng thu nhập của hộ gia đình chủ yếu từ hoạt động nông nghiệp. Các cơ sở sản xuất ngành nghề phát triển còn chậm, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực say sát lương thực, làm gạch, khai thác vật liệu xây dựng, làm bún bánh, hoạt động chăn nuôi chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hộ gia đình. Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thấp, thu nhập từ trồng lúa chỉ đảm bảo ổn định đời sống của nhân dân, Cây chè hiện đang là cây phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo và làm giàu của vùng cùng như của toàn huyện. Hiện nay trong phạm vi vùng số hộ đói không còn, song tỷ lệ hộ nghèo khá lớn dao động từ 20 - 57%, đời sống nhân dân vẫn còn rất nhiều khó khăn. 2.2.3. Điều kiện văn hoá xã hội Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp và có xu hướng dần thu hẹp hơn do qua trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Tình trạng thiếu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 việc làm có xu hướng gia tăng đặc biệt vào thời điểm nông nhàn. Từng đoàn người kéo ra các thành phố để tìm việc làm, gây nên nhiều những vấn đề nhức nhối cho xã hội. Tỷ lệ sử dụng quỹ thời gian vào sản xuất trong năm ở nông thôn chỉ đạt 77%. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ không có, chất lượng lao động hạn chế. Trong quá trình phát triển tất yếu phải đi lên một xã hội công nghiệp, để đi từ nông nghiệp lên công nghiệp đối với nước ta cần có những bước dịch chuyển dần lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp mà một trong những bước trung gian quan trọng đó là phát triển công nghiệp nông thôn. 2.3. THỰC TRẠNG NGÀNH NGHỀ VÀ LÀNG NGHỀ CỦA HUYỆN ĐẠI TỪ 2.3.1. Phân bố và phát triển ngành nghề, làng nghề Qua khảo sát trên địa bàn huyện không có làng nghề truyền thống, chỉ có một số hộ, nhóm hộ có nghề truyền thống như: Đan lát, chế biến nông lâm sản, may mặc, cơ khí... song còn nhỏ lẻ, thô sơ [11]. Bảng 13: Tình hình phát triển ngành nghề trên địa bàn huyện Ngành nghề Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số cơ sở Doanh thu (Tr.đ) Lao động Số cơ sở Doanh thu (Tr.đ) Lao động Số cơ sở Doanh thu (Tr.đ) Lao động Sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng 156 7.558 468 195 9.447 583 205 9.656 612 Xay sát lương thực 206 2.472 247 276 3.490 299 290 3.958 315 Chế biến lương thực 187 8.415 281 194 8.877 292 196 9.210 295 May đo 120 4.675 163 121 5.398 171 121 5.712 171 Chế biến gỗ 208 11.648 348 223 12.665 397 225 12.886 404 Sản xuất mây tre đan - - - 12 167 16 12 180 16 Gia công cơ khí 65 5.070 130 73 5,673 150 78 6.566 156 Tổng cộng 942 39.838 1.637 1.094 45.717 1.908 1.127 48.16

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc264.pdf
Tài liệu liên quan