Luận văn Tốt nghĩa và xấu nghĩa trong tiếng Việt

Tài liệu Luận văn Tốt nghĩa và xấu nghĩa trong tiếng Việt: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH TĂNG THỊ TUYẾT MAI TỐT NGHĨA VÀ XẤU NGHĨA TRONG TIẾNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 602201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HOÀNG DŨNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2010 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hoàng Dũng đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn quý thầy cô, gia đình và bạn bè đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. TP. Hồ Chí Minh - 2010 Tăng Thị Tuyết Mai LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TP. Hồ Chí Minh - 2010 Tăng Thị Tuyết Mai BẢNG QUY ƢỚC TRÌNH BÀY 1. Quy ƣớc về tài liệu trích dẫn Số thứ tự (tương ứng với số thứ tự ở phần Tài liệu tham khảo) và số trang của tài liệu trích dẫn được đặt trong dấu ngoặc v...

pdf292 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1444 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tốt nghĩa và xấu nghĩa trong tiếng Việt, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH TĂNG THỊ TUYẾT MAI TỐT NGHĨA VÀ XẤU NGHĨA TRONG TIẾNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 602201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HOÀNG DŨNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2010 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hoàng Dũng đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn quý thầy cô, gia đình và bạn bè đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. TP. Hồ Chí Minh - 2010 Tăng Thị Tuyết Mai LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TP. Hồ Chí Minh - 2010 Tăng Thị Tuyết Mai BẢNG QUY ƢỚC TRÌNH BÀY 1. Quy ƣớc về tài liệu trích dẫn Số thứ tự (tương ứng với số thứ tự ở phần Tài liệu tham khảo) và số trang của tài liệu trích dẫn được đặt trong dấu ngoặc vuông [] và ngăn cách nhau bằng dấu phẩy (,). Nếu đoạn trích dẫn gồm nhiều trang liên tục thì giữa trang đầu và trang cuối có ghi thêm dấu gạch ngang (-), ví dụ [5,2-11]; nếu đoạn trích dẫn gồm nhiều trang không liên tục thì giữa các trang này có chữ “và” ở giữa, ví dụ…[1,1 và 2]. 2. Quy ƣớc về chú thích nghĩa của từ Tất cả các định nghĩa không ghi nguồn trong luận văn đều được trích từ Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (NXB Đà Nẵng, 2002). Cách viết của các từ cũng được sao từ tài liệu này. 3. Quy ƣớc viết tắt %: Tỉ lệ phần trăm DK: Danh từ khối DTĐV: Danh từ đơn vị DTĐVCL: Danh từ đơn vị chất liệu DTĐVKCL: Danh từ đơn vị không chất liệu KNKH: Khả năng kết hợp NC: Ngữ cảnh SL: Số lượng STNN: Sắc thái ngữ nghĩa T: Tốt nghĩa TH - Xấu: Sắc thái ngữ nghĩa giao thoa giữa trung hoà và xấu nghĩa TH: Trung hoà về nghĩa THX: Khả năng kết hợp với yếu tố trung hoà về nghĩa và xấu nghĩa Tốt - TH - Xấu: Sắc thái ngữ nghĩa giao thoa giữa tốt nghĩa, trung hoà và xấu nghĩa Tốt - TH: Sắc thái ngữ nghĩa giao thoa giữa tốt nghĩa và trung hoà về nghĩa Tốt - Xấu: Sắc thái ngữ nghĩa giao thoa giữa tốt nghĩa và xấu nghĩa TTH: Khả năng kết hợp với yếu tố tốt nghĩa và trung hoà về nghĩa TTHX: Khả năng kết hợp với yếu tố tốt nghĩa, trung hoà và xấu nghĩa TX: Khả năng kết hợp với yếu tố tốt nghĩa và xấu nghĩa VTTT: Vị từ trạng thái X: Xấu nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Khi nói về màu trắng của da người, trắng hồng, trắng tươi... được xem là những từ biểu thị thái độ đánh giá tích cực trong khi trắng hếu, trắng bệch, trắng nhởn... biểu thị điều ngược lại. Bằng chứng là trắng hồng, trắng tươi... không thể dùng để chê và trắng hếu, trắng bệch... không thể dùng để khen làn da của một người nào đó. Như vậy, rõ ràng trong tiếng Việt tồn tại những sự biểu đạt tốt nghĩa (ameliorative) và xấu nghĩa (pejorative). Tốt nghĩa và xấu nghĩa được giới ngôn ngữ học quan tâm dưới nhiều phương diện, có thể là dưới quan điểm ngôn ngữ học lịch đại hay ngôn ngữ học đồng đại, cũng có thể là dưới cái nhìn ngữ âm học, từ vựng học, ngữ pháp học, hay ngữ dụng học. Trong tiếng Việt, nghiên cứu hiện tượng tốt nghĩa và xấu nghĩa hứa hẹn nhiều điều thú vị, đặc biệt là trong sự thể hiện của các danh từ đơn vị (DTĐV) và các vị từ trạng thái (VTTT) bởi vì theo đánh giá của chúng tôi, so với các loại đơn vị từ vựng khác, hai loại đơn vị này có sự biểu hiện phức tạp hơn cả về sắc thái ngữ nghĩa (STNN) theo từng loạt ngữ cảnh mà chúng xuất hiện. Trong giới hạn của luận văn, chúng tôi sẽ đề cập đến tốt nghĩa và xấu nghĩa ở hai loại đơn vị từ vựng đã nêu dưới quan điểm ngôn ngữ học đồng đại, dưới góc độ ngữ nghĩa học từ vựng để có thể có một hình dung tương đối khái quát về STNN của các đơn vị từ vựng này trong tiếng Việt. 1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tốt nghĩa và xấu nghĩa là những khái niệm không xa lạ trong giới ngôn ngữ học. Chúng thường được chú ý dưới dạng danh từ: sự biến đổi tốt nghĩa (amelioration) và sự biến đổi xấu nghĩa (pejoration). 2 Nói đến sự biến đổi tốt nghĩa và sự biến đổi xấu nghĩa, trước hết là nói đến những quá trình chuyển nghĩa mang tính chất lịch đại. Trong các công trình nghiên cứu ngôn ngữ học lịch sử, các tác giả thường đề cập đến hai quá trình này khi bàn về sự biến đổi ngữ nghĩa (semantic change). Hầu như không một công trình nào bàn về ngôn ngữ học lịch sử lại không bàn về quá trình chuyển nghĩa, và nếu đã bàn về quá trình này thì nhất định sẽ không bỏ qua quá trình biến đổi tốt nghĩa và biến đổi xấu nghĩa dưới hai dạng thức: mở rộng và thu hẹp nghĩa. Chúng ta có thể nhận ra điều này qua các công trình nghiên cứu theo quan điểm lịch đại: Introduction to Historical Linguistics (1972) của Anthony Arlotto, Historical Linguistics (1979) của Theodora Bynon, Historical Linguistics: An Introduction (1992) của Winfred Lehmann, Understanding Language Change (1994) của April M. S. McMahon, An Introduction to Historical Linguistics (1997) của Terry Crowley, Language History - An Introduction (2000) của Andrew L. Sihler, An Approach to Semantic Change (2003) của Brian D. Joseph and Richard D. Janda… Về sự biến đổi xấu nghĩa, April M.S. McMahon đã lấy một ví dụ tiếng Pháp maitresse (bà chủ nhà), từng có nghĩa là “cô dâu”. Tương tự, sely (thiêng liêng) đã biến đổi nghĩa thành “ngớ ngẩn”, và từ tiếng Pháp crétin đã chuyển nghĩa từ “sùng đạo Cơ Đốc” thành “ngu ngốc”. Tác giả cũng đã lấy từ tiếng Anh cổ cniht làm ví dụ cho sự biến đổi tốt nghĩa. Nghĩa gốc của nó là “người hầu”, nhưng tiếng Anh hiện đại có nghĩa là “hiệp sĩ”. Tốt nghĩa và xấu nghĩa mang tính phổ quát cho mọi ngôn ngữ chứ không giới hạn ở một ngôn ngữ nào. Có lẽ vì vậy mà vấn đề này được nghiên cứu trong một phạm vi rộng ở nhiều ngôn ngữ: tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga, tiếng Italia... Trong công trình A History of the Spanish Language (2002), Ralph Penny có bàn về những hậu tố xấu nghĩa trong tiếng Tây Ban Nha kèm theo những ví dụ rất thú vị. Chẳng hạn hậu tố -aco trong những từ 3 libraco (cuốn sách cũ mục nát), pajarraco (con chim xấu xí)… hay hậu tố - ajo trong từ cintajo (dải ruy băng loè loẹt), trapajo (giẻ rách)… John J. Kinder và Vincenzo M. Savini trong Using Italian: A Guide to Contemporary Usage cũng đã đề cập đến những hậu tố xấu nghĩa tiếng Italia. Chẳng hạn như hậu tố -accio (hay -azzo) trong những từ libraccio (cuốn sách dở tệ), ragazzaccio (cậu bé thô lỗ), coltellaccio (con dao lớn nguy hiểm)… Nhìn chung, khi bàn về tốt nghĩa và xấu nghĩa, các tác giả chủ yếu xem xét chúng như một phần của quá trình chuyển nghĩa dưới quan điểm của ngôn ngữ học lịch đại. Trong tiếng Việt, hầu như chưa có công trình nào tập trung bàn về vấn đề này. Đáng kể nhất là các công trình của Nguyễn Ngọc Trâm [65], Chu Bích Thu [11] và Nguyễn Thị Bảo [74]. Khi đi sâu tìm hiểu bản chất ngữ nghĩa của nhóm từ biểu thị tâm lí - tình cảm trong tiếng Việt, Nguyễn Ngọc Trâm đã đề cập đến tính chất tích cực/tiêu cực của chúng. Luận án mô tả cấu trúc ngữ nghĩa điển hình của 19 nhóm vị từ tâm lí - tình cảm cơ bản của tiếng Việt (vui - buồn, tự hào - xấu hổ, thoả mãn, chán, giận, tiếc, thương, thích…). Chẳng hạn, nhóm vị từ vui - buồn được tác giả mô tả như sau:  Trạng thái tâm lí - tình cảm tích cực/tiêu cực  Cho rằng sự việc xảy ra phù hợp/không phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng của mình. Có thể nói, công trình của Nguyễn Ngọc Trâm khai thác một cách hiệu quả bản chất ngữ nghĩa - ngữ pháp của nhóm vị từ tâm lí - tình cảm tiếng Việt, trong đó có chú ý đến thành phần đánh giá, một trong những thành phần ngữ nghĩa quan trọng của loại đơn vị này. Cũng như Nguyễn Ngọc Trâm, Chu Bích Thu đặc biệt chú ý khai thác thành phần đánh giá khi nghiên cứu ngữ nghĩa của tính từ tiếng Việt hiện đại. 4 Tác giả chỉ ra hai bộ phận trong cấu trúc ngữ nghĩa của tính từ tiếng Việt: bộ phận miêu tả và bộ phận đánh giá. Theo Chu Bích Thu, nghĩa của các tính từ kiểu như đẹp, xấu, hay, dở… có thể được phân tích: Đẹp: - Có hình thức - Gây cảm giác dễ chịu - Phù hợp với ý thích Hay: - Có âm thanh, kỹ thuật… - Gây cảm giác dễ chịu - Phù hợp với ý thích Và cấu trúc nghĩa của chúng có thể khái quát thành ba thành tố: 1. Có thuộc tính nào đó tác động vào giác quan 2. Gây cảm giác nào đó 3. Đánh giá tác động do cảm giác gây nên Trong ba thành tố ngữ nghĩa trên, thành tố (1) biểu thị phạm trù thuộc tính của bản thân sự vật (hoàn toàn mang tính chất khách quan); thành tố (2) biểu thị phản ứng của con người trước tác động của thuộc tính sự vật (vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan) và thành tố (3) biểu thị thái độ của con người đối với thuộc tính của sự vật qua sự tác động của thuộc tính ấy vào giác quan của mình (hoàn toàn mang tính chất chủ quan). Chu Bích Thu áp dụng quan điểm này một cách nhất quán khi miêu tả đặc trưng ngữ nghĩa của các tính từ tiếng Việt tiêu biểu trong luận án của mình. Khi bàn về ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt (đối chiếu với tiếng Anh), Nguyễn Thị Bảo cũng đã xét đến tiêu chí tích cực, 5 tiêu cực, trung hoà về ngữ nghĩa và đưa ra những phân tích khá thú vị. Theo tác giả, đa số từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh đều thiên về nghĩa tiêu cực, chẳng hạn như “bò”, “cáo”, “lợn”, “chó”, “vịt”, “chuột”, “ếch”, “mèo”, “ốc”, “rắn”, “ruồi”… Số lượng từ ngữ thiên về nghĩa tích cực rất ít: “ngựa”, “phượng”, “rồng”… Nghĩa tích cực, tiêu cực hay trung hoà của các đơn vị này do văn hoá của mỗi dân tộc quy định. Nhìn chung, mặc dù đã chú ý đến hiện tượng tốt nghĩa và xấu nghĩa trong tiếng Việt như một thành phần quan trọng trong ngữ nghĩa của từ nhưng các tác giả chỉ gói gọn vấn đề trong một phạm vi hẹp, chẳng hạn như trong một nhóm từ mà thôi. 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Do khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi tạm chưa khảo sát hiện tượng tốt nghĩa và xấu nghĩa trong tiếng Việt ở góc độ ngữ dụng học mà chỉ xem xét ở góc độ ngữ nghĩa học từ vựng, trên quan điểm ngôn ngữ học đồng đại, trong đó chú ý đến sự kết hợp của từ trong ngữ cảnh. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu STNN trong hai bộ phận từ loại cơ bản của tiếng Việt: DTĐV và VTTT. 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn của mình, người viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 1.4.1. Phương pháp phân tích phân bố Đây là phương pháp vô cùng quan trọng trong việc xác định STNN của các đơn vị từ vựng tiếng Việt. Thông qua các kết hợp của từ trong các loạt 6 ngữ cảnh khác nhau, chúng ta có thể nhận ra STNN chứa đựng trong từ cũng như những biến đổi ngữ nghĩa (nếu có) qua các loạt ngữ cảnh nhất định. 1.4.2. Phương pháp thống kê ngôn ngữ Luận văn sử dụng phương pháp này để thống kê số lượng các tiểu loại DTĐV và VTTT dựa trên STNN tốt, xấu, trung hoà cũng như khả năng kết hợp của chúng. Bên cạnh đó, việc khảo sát mối quan hệ giữa vỏ ngữ âm và STNN của các yếu tố chỉ mức độ cao theo sau VTTT cũng cần đến phương pháp này. 1.4.3. Phương pháp miêu tả ngôn ngữ Để thực hiện có hiệu quả đề tài này, vấn đề miêu tả ngữ nghĩa các đơn vị, đặc biệt là các đơn vị có biểu hiện phức tạp về STNN là việc làm vô cùng cần thiết. Vì vậy, phương pháp miêu tả ngôn ngữ cũng được chúng tôi lưu ý ở đây. 1.4.4. Phương pháp so sánh đối chiếu Ở một vài luận điểm, luận văn có sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để thấy sự tương đồng và khác biệt giữa tốt nghĩa và xấu nghĩa trong tiếng Việt và trong các ngôn ngữ khác. 1.5. Tƣ liệu nghiên cứu Vì luận văn cần đến một số lượng ngữ cảnh đủ lớn để đảm bảo tính chính xác cho việc xác lập các mức độ STNN của từng đơn vị từ vựng nên việc thu thập tư liệu từ nhiều nguồn là vô cùng cần thiết.  Nguồn tư liệu chủ yếu là các loại từ điển (từ điển tiếng Việt, từ điển đồng nghĩa tiếng Việt, từ điển từ láy, từ điển từ đồng nghĩa…), trong đó Từ điển tiếng Việt (2002) do tác giả Hoàng Phê chủ biên được xem là nguồn tư liệu chính. 7  Các văn bản thuộc các phong cách ngôn ngữ khác nhau cũng được xem là nguồn tư liệu quan trọng của luận văn. 1.6. Đóng góp của luận văn 1.6.1. Về mặt lý luận Từ những tiền đề lý thuyết về ngữ cảnh, chúng tôi khái quát một phương pháp phân tích STNN dựa trên ngữ cảnh nhằm xác lập STNN của các đơn vị từ vựng tiếng Việt. Theo đó, phân loại và miêu tả STNN của hai bộ phận DTĐV và VTTT tiếng Việt dựa theo phương pháp này là đóng góp chủ yếu của luận văn. 1.6.2. Về mặt thực tiễn Luận văn nghiên cứu hiện tượng tốt nghĩa và xấu nghĩa trong hai loại đơn vị từ vựng tiếng Việt (DTĐV và VTTT) trên phương diện đồng đại, dưới góc độ ngữ nghĩa học từ vựng, từ đó hình thành cái nhìn bao quát về STNN của các đơn vị từ vựng này, giúp người bản ngữ hiểu rõ hơn ngôn ngữ mẹ đẻ của mình đồng thời góp phần giúp học viên nước ngoài có thể dễ dàng hơn khi sử dụng các đơn vị từ vựng vốn được xem là tinh tế và khó phân biệt trong quá trình học tiếng Việt. 1.7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được chia làm ba chương. Chƣơng một đề cập đến những vấn đề lý thuyết cơ bản như các thành phần nghĩa, các phương pháp phân tích ngữ nghĩa, STNN của các đơn vị từ vựng, từ đó đúc kết nên phương pháp nhận diện STNN trong các đơn vị từ vựng tiếng Việt của luận văn. Dựa trên phương pháp nhận diện này, chƣơng hai xác lập và miêu tả STNN của hai tiểu loại DTĐV tiếng Việt (DTĐVKCL và DTĐVCL). Tương tự, chƣơng ba phân loại các VTTT tiếng Việt dựa trên STNN của chúng kèm theo những miêu tả cụ thể. Bên cạnh đó, chương này 8 còn đề cập đến các vấn đề: 1. STNN của những từ láy xuất phát từ VTTT và vai trò của các yếu tố cộng thêm vào VTTT trong những kết hợp này. 2. Mối quan hệ giữa ngữ âm và STNN của những từ chỉ mức độ cao theo sau các VTTT. 3. STNN của những kết hợp giữa một VTTT và một vị từ chỉ hướng biểu thị một quá trình. Ngoài 121 trang chính văn, luận văn dành 166 trang cho 4 phụ lục. 9 CHƢƠNG MỘT NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Sắc thái ngữ nghĩa của các đơn vị từ vựng 1.1.1. Các thành phần nghĩa Nghĩa từ vựng (lexical meaning) của một đơn vị từ vựng gồm ba thành phần cơ bản: nghĩa miêu tả (descriptive meaning), nghĩa xã hội (social meaning) và nghĩa biểu cảm (expressive meaning). Bên cạnh đó, người ta thường hay nhắc đến một loại nghĩa được xem là loại nghĩa thêm vào - nghĩa liên tưởng (connotation). 1.1.1.1. Nghĩa miêu tả và sự quy chiếu Nhiều người cho rằng nghĩa miêu tả chỉ tồn tại đối với những thực từ. Đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Nếu nghĩa miêu tả của một thực từ (content word) là “một khái niệm dành cho các vật quy chiếu tiềm năng của nó”1 thì những từ chức năng như giới từ, liên từ… hay những hình thức ngữ pháp (đối với những ngôn ngữ biến hình) vẫn có nghĩa miêu tả, và ở đây, nghĩa miêu tả chính là “đóng góp của chúng vào nghĩa miêu tả của câu”2. Chẳng hạn, nghĩa miêu tả của từ mèo là một khái niệm dành cho tất cả các con mèo, những con thú nhỏ cùng họ với hổ báo thường được nuôi trong nhà để bắt chuột. Trong khi đó, nghĩa miêu tả của từ sẽ là một khái niệm “biểu thị sự việc, hiện tượng nói đến xảy ra trong tương lai, sau thời điểm nói, hoặc xảy ra trong thời gian sau thời điểm nào đó trong quá khứ được lấy làm 1 “The descriptive meaning of a content word is a concept for its potential referents.” [117,23] 2 “The descriptive meaning of a word or a grammatical form is its contribution to descriptive sentence meaning” [117,24] 10 mốc.” Và từ này sẽ biểu hiện nghĩa miêu tả một cách cụ thể khi tham gia vào các câu cụ thể. Khi nhắc đến nghĩa miêu tả, người ta hay nhắc đến nghĩa sở thị (denotation hay denotative meaning). Sự phân biệt nghĩa miêu tả và nghĩa sở thị được Sebastian Lobner thể hiện qua sơ đồ hình tam giác trong công trình của mình [117]. Theo đó, nghĩa sở thị không có quan hệ trực tiếp với từ mà quan hệ gián tiếp thông qua nghĩa miêu tả. Nói cách khác, chính nghĩa miêu tả đã quyết định nghĩa sở thị. nghĩa biểu thị quyết định Một số tác giả xác định nghĩa sở thị trong quan hệ với nghĩa liên tưởng như phần nghĩa hạt nhân, cơ bản của từ (phần nghĩa mà chúng ta có thể tìm thấy trong từ điển) và phần nghĩa thêm vào. 1.1.1.2. Nghĩa xã hội và mối tương tác xã hội Nghĩa xã hội được xem là một trong những thành phần nghĩa chính yếu của nghĩa từ vựng song song với thành phần nghĩa miêu tả bên trên. Phần nghĩa này được hiểu là tất cả những STNN do xã hội quy định, nghĩa là tính chất phù hợp hay không phù hợp với các chuẩn đạo đức, văn hoá… của xã hội. Chẳng hạn, mặc dù cùng có chung một nghĩa miêu tả, nhưng hai từ phu Thực từ Nghĩa miêu tả Một khái niệm Nghĩa sở thị Một phạm trù 11 nhân và vợ lại có nghĩa xã hội rất khác nhau. Từ phu nhân chỉ dùng để chỉ vợ của những người có địa vị cao trong xã hội. Không ai dùng phu nhân để nói về vợ của một người bình thường, trừ khi có một hàm ý khác (trêu đùa, mỉa mai…) bởi vì khi dùng từ phu nhân, tức là đã giả định sự trang trọng. Nghĩa xã hội không chỉ xuất hiện trong các thực từ mà còn có mặt cả trong các hư từ. Chẳng hạn, các trợ từ à, ư, nhỉ, nhé… chỉ dùng trong các trường hợp biểu hiện sự thân mật. Vì thế, những phát ngôn kiểu như: “Tình hình có vẻ rất nghiêm trọng, thủ tướng nhỉ?” khó được chấp nhận khi xuất phát từ người nói có địa vị xã hội thấp hơn thủ tướng. Tuy nhiên, nghĩa xã hội có được xem là một phần nghĩa nằm trong nghĩa từ vựng hay không vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Phần lớn các tác giả quy phần nghĩa này về phong cách chức năng, nghĩa là một vấn đề thuộc tu từ học. 1.1.1.3. Nghĩa biểu cảm và tính chủ quan Bất cứ một sự biểu đạt nào cũng bao hàm trong đó tình cảm, quan điểm, thái độ của con người. Chẳng hạn, từ xanh lè không chỉ đơn thuần biểu thị màu sắc của sự vật mà còn thể hiện sự đánh giá (hàm ý chê) của người nói. Thật vậy, với câu “Chiếc áo này màu xanh lè.”, ai cũng hiểu rằng người nói đang thể hiện thái độ đánh giá tiêu cực về màu sắc của chiếc áo. Cũng như nghĩa miêu tả, nghĩa biểu cảm là một phần của nghĩa từ vựng, một phẩm chất ngữ nghĩa của từ và ngữ không phụ thuộc vào ngữ cảnh. Phần nghĩa biểu cảm được hiểu là tất cả những STNN do cảm xúc con người quy định, nghĩa là tính chất phù hợp hay không phù hợp với cảm xúc con người. Phần nghĩa này do tính chủ quan của con người quy định, nhưng nó có một mẫu số chung tương đối giữa các cá nhân. Nghĩa biểu cảm có một vị trí khá quan trọng trong nghĩa của từ. Nếu 12 một cặp từ có nghĩa sở thị đồng nhất thì phần nghĩa biểu cảm sẽ quyết định ngữ cảnh xuất hiện của từ. Một ví dụ điển hình là các DTĐV đồng nhất về nghĩa sở thị trang, đấng, vị, tên, thằng… Những từ này đều có cùng nghĩa sở thị là chỉ cá thể người, nhưng chúng khác nhau ở phần nghĩa biểu cảm. Nếu trang, đấng, vị… bao hàm thái độ, tình cảm trân trọng thì tên, thằng… lại bao hàm thái độ, tình cảm coi khinh. Trong trường hợp này, chính nghĩa biểu cảm đã quyết định sự có mặt hay không của từng từ trong từng ngữ cảnh. 1.1.1.4. Nghĩa liên tưởng và sự liên tưởng Nếu như ba thành phần nghĩa kể trên được xem là những thành phần chính yếu trong nghĩa từ vựng của từ thì nghĩa liên tưởng chỉ được xem là phần nghĩa thêm vào. Mikko Lehtonen [116,74] cho rằng nghĩa đầu tiên của từ chính là nghĩa sở thị trong khi đó nghĩa liên tưởng được hiểu là một số phẩm chất (những ngữ cảnh và hành vi cảm xúc) liên quan đến sở chỉ của từ. Ronald Carter, Angela Goddad, Danuta Reah, Keith Sanger & Maggie Bowing [103,102] cũng cho rằng nghĩa liên tưởng của từ là phần nghĩa thuộc về cá nhân, cảm xúc; còn nghĩa sở thị là phần nghĩa trong từ điển. Sebastian Lobner [117] thì lại phân biệt rất rõ nghĩa liên tưởng với những thành phần nghĩa từ vựng cơ bản. Nó không thể là nghĩa miêu tả hay nghĩa biểu cảm vì nó có thể thay đổi theo từng cá nhân trong khi các thành phần nghĩa từ vựng cơ bản không như vậy. Theo ý kiến của chúng tôi, nếu nghĩa sở thị là thành phần hạt nhân, cơ bản của đơn vị từ vựng thì nghĩa liên tưởng là phần thêm vào, không nằm trong nghĩa từ vựng của từ. Tuy nhiên, đó không phải là sự liên tưởng của từng cá nhân mà là sự liên tưởng của cả một cộng đồng. Do đó, dù nghĩa liên tưởng có mang tính chủ quan, nhưng là liên chủ quan, nên nó vẫn là khách 13 quan. Đây là vấn đề của ngôn ngữ học chứ không phải vấn đề của tâm lý học. Nghĩa liên tưởng là sự liên tưởng của cả một cộng đồng nên nó liên quan nhiều đến văn hoá. Sự liên tưởng ở đây có thể là tình cảm, có thể là bất kỳ một vấn đề nào khác. Chẳng hạn, nghĩa liên tưởng gợi ra của từ kiến là “nhỏ”. Bất cứ khi chúng ta nói một câu nào đó về kiến (ví dụ Chuyện bằng con kiến), hàm ý đầu tiên cũng là nghĩa liên tưởng này. Nếu thật sự trên thế giới này có một loài kiến khổng lồ đi chăng nữa, chúng ta cũng sẽ nói: Tuy là kiến nhưng nó rất to. Khi nói như vậy, ta hiểu sự khổng lồ của loài kiến này là điều bất thường bởi vì tiền giả định của từ kiến ở đây chính là “nhỏ”. 1.1.2. Sắc thái ngữ nghĩa trong quan hệ với các thành phần nghĩa STNN không thuộc về nghĩa miêu tả mà thuộc về nghĩa biểu cảm và nghĩa xã hội. Tuy nhiên, STNN của từ không hoàn toàn trùng lắp phần nghĩa biểu cảm và phần nghĩa xã hội. STNN của từ còn bị chi phối ít nhiều bởi nghĩa liên tưởng. Cũng giống như nghĩa biểu cảm và nghĩa liên tưởng, STNN mang đậm tính chủ quan nhưng đó là liên chủ quan, nghĩa là phải liên hệ đến những chuẩn chung mang tính phổ biến, mang tính cộng đồng. Nó phải là một cái gì đó có tính xu hướng chứ không phải chỉ là những trường hợp riêng lẻ. Chẳng hạn, khi nói về phạm trù kích cỡ của người, đối với người này, có thể béo là tích cực, nhưng đối với người khác lại không như vậy. Điều đó xảy ra tương tự đối với từ gầy. Chuẩn chung nhất là xem béo và gầy đều mang nghĩa trung hoà khi nói về người. Ở đây, cần chú ý phân biệt ranh giới về STNN giữa các từ kiểu như béo và đầy đặn; gầy và thon thả, mảnh mai… hay béo với béo ịch, béo núc ních, béo xụ, béo xù…; gầy và gầy gò, gầy guộc, gầy rốc, gầy rộc... Nếu như béo và gầy trung tính khi miêu tả người, thì đầy đặn, thon thả, mảnh mai… mang nghĩa tích cực còn béo ịch, béo núc ních, béo xụ, béo xù, 14 gầy gò, gầy guộc, gầy rốc, gầy rộc… mang nghĩa tiêu cực. Có 3 loại STNN cơ bản: tốt (hay tích cực), trung hoà và xấu (hay tiêu cực). The Dictionary of Historical and Comparative Linguistics đã định nghĩa sự biến đổi tốt nghĩa là “bất cứ sự thay đổi nào về ngữ nghĩa trong đó từ biểu thị một cái gì đó trang trọng hơn hay cao quý hơn so với trước đây […]. Ngược lại là sự biến đổi xấu nghĩa.”3. Như vậy, tốt nghĩa hàm ý trang trọng, cao quý… còn xấu nghĩa mang hàm ý ngược lại. Từ pejorative vốn bắt nguồn từ từ Latin pejor có nghĩa là “tệ” (worse). The Encyclopedia of Language and Linguistics do R. E. Asher chủ biên xem sự biến đổi tốt nghĩa là việc “mất đi những sự quy chiếu không hài lòng trong nghĩa của từ (trái với sự biến đổi xấu nghĩa).”4 Như vậy, một từ hay một sự biểu đạt nào đó có thể xem là tốt nghĩa nếu nó mang những hàm ý quy ước như: tích cực, tán thành, trân trọng, ca tụng… và ngược lại, nếu nó có xu hướng tiêu cực, không tán thành, không trân trọng, coi thường… thì được xem là xấu nghĩa. STNN trung hoà dành cho các trường hợp không tốt nghĩa, cũng không xấu nghĩa. Tốt nghĩa và xấu nghĩa mà chúng tôi muốn đề cập ở đây là tốt nghĩa và xấu nghĩa trên quan điểm ngôn ngữ học, trên bình diện người nói - người nghe chứ không phải trên quan điểm đạo đức học, thẩm mỹ học, tâm lý học… Chẳng hạn, trên quan điểm đạo đức học, những hành động như giết, bắn chết, đâm chết… có thể được xem là tiêu cực, nhưng trên quan điểm ngôn ngữ học, chúng được xem là trung hoà về STNN. Hay với kinh nghiệm bản thân, chúng ta luôn nghĩ rằng cao là tốt, thấp là xấu. Thực tế là chúng ta đang dùng thước 3 “any change in meaning in which a word comes to denote something grander or more elevated than formerly (…). The opposite is pejoration” [126,17] 4 “Loss of an unpleasant reference in the meaning of a word. (Contrasts with deterioration)” [101,5091] 15 đo thẩm mỹ để đo giá trị tốt/xấu của từ. Với câu nói “Cô ấy rất cao.”, người nói đơn giản chỉ muốn miêu tả trạng thái, tính chất của đối tượng được nói đến, hoàn toàn không bao hàm một lời khen tặng hay chê bai nào cả. Điều này diễn ra tương tự trong trường hợp “Cô ấy rất thấp.”. Nhưng với câu nói “Cô ấy cao lênh khênh.” hay “Cô ấy thấp chủn.” thì rõ ràng đã xuất hiện một sự đánh giá tiêu cực. Trong tiếng Anh, chúng ta có thể nhận ra hai hệ thống từ vựng dùng để chỉ những đối tượng giống nhau, một hệ thống được gọi là từ kiêng kỵ (taboo word) và một được gọi là uyển ngữ (euphemism). Nếu một số từ trong hệ thống từ kiêng kỵ mang nghĩa xấu thì những uyển ngữ tương đương của chúng lại mang nghĩa trung hoà và đây chính là một cách nói giảm nhẹ STNN xấu ở từ kiêng kỵ. Chẳng hạn, nếu deaf (điếc) mang nghĩa xấu thì uyển ngữ tương đương của nó là hard of hearing (nghe khó khăn) lại mang nghĩa TH. Tương tự, nếu crippled (người què) là từ kiêng kỵ với STNN xấu thì uyển ngữ tương đương handicapped (người khuyết tật) lại trung hoà về STNN. Như vậy, việc từ nói về đối tượng nào trong hiện thực khách quan thì không quan trọng mà quan trọng là nói bằng cách nào, thái độ của người nói ra sao. STNN của từ sản sinh từ đó. Một câu hỏi đặt ra là chúng ta có thể dùng chệch chuẩn các STNN không, nghĩa là đặt một từ xấu nghĩa vào ngữ cảnh cần phải dùng từ tốt nghĩa và ngược lại. Nếu có thể thì điều gì sẽ xảy ra? Người vợ diện một chiếc áo màu sắc loè loẹt. Người chồng liếc nhìn chiếc áo, buông một câu thõng thượt: “Đẹp!”. Anh ta không hề thích chiếc áo này và không hề thấy nó đẹp nhưng đã dùng một từ có STNN tích cực (đẹp) thay vì một từ có STNN tiêu cực (xấu) để nhận xét về nó. Rõ ràng là trong câu nói của người chồng có hàm ý mỉa mai và đây chính là mục đích của anh ta khi dùng chệch chuẩn các STNN. 16 Như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể dùng chệch chuẩn các STNN với các mục đích tu từ khác nhau: mỉa mai, châm biếm, trêu đùa… Việc một từ có thể tham gia vào các ngữ cảnh cần đến các STNN khác nhau không hề làm nó đánh mất đi STNN của riêng mình mà ngược lại, càng khẳng định rõ ràng hơn STNN của mình thông qua các sắc thái tu từ được tạo thành khi dùng chệch chuẩn. 1.2. Các phƣơng pháp phân tích ngữ nghĩa 1.2.1. Phương pháp phân tích thành tố Phương pháp phân tích thành tố là thành tựu của ngữ nghĩa học cấu trúc. Theo phương pháp này, mỗi đơn vị từ vựng được coi như một cấu trúc gồm các nghĩa có quan hệ với nhau, được tổ chức theo một trật tự nhất định. Mỗi nghĩa lại được xem như một cấu trúc gồm các nét nghĩa (hay còn gọi là nghĩa vị, thành tố ngữ nghĩa) có quan hệ với nhau, được tổ chức theo một trật tự nhất định. Chẳng hạn như từ béo2 có 5 nghĩa sau: 1. (Cơ thể động vật) có nhiều mỡ; trái với gầy. 2. Có tính chất của mỡ, của dầu thực vật. 3. (Thức ăn) có nhiều chất béo. 4. (Đất) có nhiều màu mỡ. 5. Có tác dụng nuôi béo. Trong nghĩa 1, chúng ta lại có thể phân tích thành các nét nghĩa sau: 1. Tính chất của cơ thể động vật 2. Có nhiều mỡ 3. Trái với gầy Tương tự, các nghĩa còn lại cũng được phân tích thành các nét nghĩa như nghĩa 1. Phương pháp phân tích thành tố được áp dụng tương đối phổ biến trong 17 nghiên cứu ngôn ngữ nói chung và trong nghiên cứu tiếng Việt nói riêng. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả đối với những nghiên cứu cần đến sự phân tích các thành tố ngữ nghĩa, chẳng hạn như việc xử lý các nhóm từ đa nghĩa, các nhóm từ đồng nghĩa cũng như xác lập ranh giới giữa các nhóm từ vựng ngữ nghĩa. Nghiên cứu các nhóm danh từ chỉ người trong quan hệ họ hàng thân thuộc, nhóm danh từ chỉ cấp bậc, chỉ chức vụ… bằng phương pháp phân tích thành tố là ví dụ điển hình cho việc sử dụng phương pháp nghiên cứu một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp phân tích thành tố không phải là lựa chọn tối ưu cho mọi đối tượng nghiên cứu. Có những loại đơn vị từ vựng không thể đem ra phân tích thành các thành tố ngữ nghĩa, chẳng hạn các loại đơn vị chức năng như: giới từ, liên từ, phụ từ… hay những loại đơn vị từ vựng với những nét nghĩa phức tạp, có nhiều biểu hiện trong từng loạt ngữ cảnh khác nhau cũng khó có thể áp dụng phương pháp này một cách có hiệu quả. 1.2.2. Phương pháp sử dụng ngữ cảnh 1.2.2.1. Ngữ cảnh là gì? Theo nghĩa rộng, ngữ cảnh chỉ “những nhân tố quan yếu thuộc cấu trúc ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ xung quanh trong mối liên hệ với sự biểu đạt được xem xét.”5 Như vậy, ngữ cảnh có thể là một tình huống, một phát ngôn, một câu, một ngữ đoạn và cũng có thể là một từ. Trong mỗi ngữ cảnh, từ thể hiện khả năng kết hợp từ vựng và khả năng kết hợp ngữ pháp, qua đó bộc lộ một nghĩa xác định nào đó. Từ có khả năng tham gia vào những cấu trúc ngữ pháp nhất định. Chẳng hạn như DTĐV có thể tham gia vào cấu trúc trước nó là một lượng từ, sau nó 5 “In a broad sense, it refers to the relevant elements of the surrounding linguistic or nonlinguistic structures in relation to an uttered expression under consideration” [101,730-731] 18 là một danh từ khối (DK) (một con gà, mấy quả cam, vài cuốn sách…). Vị từ hành động có thể tham gia vào cấu trúc có chứa các từ: đã, đang, sẽ, sắp, lại, vừa, cứ... ở đằng trước; và: xong, rồi, mãi... ở đằng sau (ví dụ: đã học xong, cứ làm mãi…). VTTT có thể tham gia vào cấu trúc mà ở trước và sau nó là các từ chỉ mức độ: hơi, quá, rất (ở đằng trước) và lắm, quá (ở đằng sau), chẳng hạn như: hơi đẹp, quá tức giận, rất vui, buồn lắm, xinh quá… Từ cũng có khả năng tham gia vào những cấu trúc từ vựng nhất định. Đó là những kết hợp giữa một nghĩa của từ này với một nghĩa của từ khác để tạo thành kết hợp sao cho có nghĩa đúng với thực tại, phù hợp với logic và thói quen sử dụng ngôn ngữ của người bản ngữ. Chẳng hạn, đối với các kết hợp có chứa từ lòng diễn tả tâm trạng của con người, có thể có đắng lòng, xót lòng… mà không có những kết hợp kiểu như chua lòng, cay lòng…; ngược lại, với những từ chua, cay, chúng ta có các kết hợp: giọng nói chua, cay mắt, cay mũi… Điều này phụ thuộc vào khả năng kết hợp của từng từ: có những từ có khả năng kết hợp cao nhưng có những từ, khả năng đó rất thấp. 1.2.2.2. Cách phân tích nghĩa của từ dựa vào ngữ cảnh Để thực hiện phương pháp phân tích nghĩa của từ dựa vào ngữ cảnh, chúng ta cần tiến hành các thao tác sau: 1.2.2.2.1. Thu thập ngữ cảnh Đây chính là bước thu thập ngữ liệu cho quá trình phân tích nghĩa của từ. Chúng ta phải tập hợp được một số lượng đủ lớn những ngữ cảnh có chứa từ cần phân tích trong các loại văn bản thành văn thuộc các loại hình phong cách chức năng khác nhau để đảm bảo cho một kết quả chính xác. Chẳng hạn, các ngữ cảnh của từ béo2 mà luận văn thu thập được gồm: (1) Con gà béo (2) Cô gái béo 19 (3) Nó béo bệu. (4) Không nên ăn nhiều chất béo! (5) Miếng mồi có vẻ béo bở đấy! (6) Đất béo (7) Chỉ béo bọn con buôn. (8) Gà rán béo ngậy. (9) Trông nó béo phè. (10) Ông ấy béo phệ. (11) Nó bị béo phì. 1.2.2.2.2. Phân loại ngữ cảnh Chúng ta hình dung rằng các nghĩa của một từ đa nghĩa sẽ cấu tạo thành một mạng cấu trúc có quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi nhóm ngữ cảnh sẽ tương ứng với một nghĩa trong mạng cấu trúc này. Vì thế, khi đã thu thập được đủ số lượng ngữ cảnh có thể phản ánh trọn vẹn các nghĩa của từ, chúng ta sẽ tiến hành phân loại chúng thành những nhóm ngữ cảnh đồng loại tương ứng với các nghĩa của từ. Luận văn đã chia 11 ngữ cảnh của từ béo2 (đã liệt kê ở phần 1.2.2.2.1.) Nghĩa 4 Nhóm NC 4 Nghĩa 3 Nhóm NC 3 Nghĩa 2 Nhóm NC 2 Nghĩa 1 Nhóm NC 1 Nho 20 thành 5 nhóm tương ứng với 5 nghĩa cơ bản của nó. Nhóm 1 gồm ngữ cảnh (1), (2), (3), (9), (10), (11) Nhóm 2 gồm ngữ cảnh (4) Nhóm 3 gồm ngữ cảnh (5), (8) Nhóm 4 gồm ngữ cảnh (6) Nhóm 5 gồm ngữ cảnh (7) 1.2.2.2.3. Phân tích nghĩa Sau khi phân loại các nhóm ngữ cảnh, chúng ta có thể tiến hành phân tích nghĩa theo các bước sau: 1/ Loại bỏ nghĩa không thường trực (nếu có) 2/ Xác định nghĩa cơ bản của từ Chúng ta có thể đặt từ trong mối tương quan với các từ khác cùng nhóm (tương đồng, tương cận hoặc tương phản) để phát hiện ra nét nghĩa cơ bản nhất trong cấu trúc nghĩa của từ. Chẳng hạn, đối với trường hợp béo2 đã đề cập ở trên, tất cả 5 nghĩa mà luận văn thu thập được (tương đương với 5 nhóm ngữ cảnh) đều là các nghĩa thường trực của từ. Luận văn nhận thấy nghĩa 1 (nghĩa miêu tả tính chất “có nhiều mỡ” của cơ thể động vật) xuất hiện trong đa số các ngữ cảnh (6 ngữ cảnh) đồng thời các nghĩa khác đều xuất phát từ nghĩa này - đều chỉ ý nhiều mỡ (Gà rán béo ngậy. Không nên ăn nhiều chất béo!), màu mỡ (đất béo), có tác dụng nuôi béo đối tượng nào đó (Chỉ béo bọn con buôn.)… Khi đặt từ béo2 trong nhóm từ tương quan (gầy2, mập, ốm2), chúng ta thấy rằng tính chất có nhiều mỡ hay ít mỡ của cơ thể động vật chính là nghĩa cơ bản của cả nhóm từ này. Như vậy, nghĩa 1 xuất hiện trong 6 nhóm ngữ cảnh trên chính là nghĩa cơ bản của từ béo2. Thực ra, nếu phân loại ngữ cảnh chuẩn xác thì về cơ bản, số nhóm ngữ 21 cảnh cùng loại sẽ tương ứng với số nghĩa khác nhau của từ bởi thao tác phân loại ngữ cảnh đã bao hàm việc tách nghĩa từ trong đó. 1.2.2.3. Ngữ cảnh và sắc thái ngữ nghĩa của từ Sử dụng ngữ cảnh trong phân tích STNN của từ có một hiệu quả đặc biệt, nhất là đối với những đơn vị từ vựng khó xác định STNN. Cũng như phân tích ngữ nghĩa của từ nói chung, việc đầu tiên chúng ta cần làm khi sử dụng ngữ cảnh trong phân tích STNN của từ là thu thập ngữ cảnh và phân loại chúng thành những loạt ngữ cảnh cùng loại. Khi đã phân loại được các loạt ngữ cảnh cùng loại, chúng ta tiến hành phân tích STNN của từ.  Nếu từ biểu hiện một STNN duy nhất trong toàn bộ ngữ cảnh đã thu thập được, chúng ta kết luận từ mang STNN đó trong toàn bộ ngữ cảnh. Chẳng hạn, nếu một từ tốt nghĩa trong tất cả các ngữ cảnh, chúng ta kết luận STNN của từ là tốt nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh. Đối với DTĐV trang5, trong tất cả các ngữ cảnh mà chúng tôi thu thập được, từ này đều có biểu hiện tốt nghĩa, kể cả khi yếu tố cộng thêm là tốt nghĩa (hào kiệt, thục nữ, quân tử, nam nhi) hay là trung hoà về nghĩa (thanh niên). Vì vậy, luận văn đi đến kết luận trang5 mang STNN tốt trong toàn bộ ngữ cảnh.  Nếu STNN của từ biến đổi ở các loạt ngữ cảnh khác nhau, chúng ta xét hai trường hợp nhỏ sau: 1/ Nếu từ biến đổi STNN trong một (hay một vài) loạt ngữ cảnh nhất định với cơ chế biến đổi rõ ràng, chúng ta kết luận từ đã biến đổi STNN. Chẳng hạn, trong tất cả các nhóm ngữ cảnh, từ trung hòa về STNN, trừ trong loạt ngữ cảnh chỉ người, nó có nghĩa xấu; chúng ta sẽ kết luận từ mang sắc thái trung hòa về nghĩa nhưng biến đổi xấu nghĩa trong loạt ngữ cảnh nhất định. 22 Mớ1 là một trường hợp như vậy. Mớ1 mang STNN trung hoà trong hầu hết các ngữ cảnh (mớ cá, mớ trầu cay, mớ dây, mớ khoai, mớ rau, mớ tóc…), trừ trong loạt ngữ cảnh chỉ người như: mớ đàn ông, mớ đàn bà, mớ con gái, mớ người…, mớ1 mang nghĩa xấu. Như vậy, chúng ta có thể kết luận mớ1 trung hoà về nghĩa nhưng biến đổi nghĩa trong loạt ngữ cảnh nhất định. 2/ Nếu từ có biểu hiện phức tạp về STNN ở các ngữ cảnh khác nhau mà không có cơ chế biến đổi rõ ràng, chúng ta kết luận từ có STNN giao thoa giữa các STNN. Chẳng hạn, một từ có biểu hiện trung hoà về nghĩa trong ngữ cảnh này nhưng lại có biểu hiện xấu nghĩa trong một ngữ cảnh khác, chúng ta nói từ đó có STNN giao thoa giữa trung hoà và xấu (TH - Xấu). DTĐV tụi là một trường hợp như vậy. Khi phân tích các ngữ cảnh, luận văn nhận thấy, STNN của tụi có biểu hiện khác nhau ở các ngữ cảnh khác nhau mà không có cơ chế biến đổi rõ ràng. Đối với những ngữ cảnh chỉ người, chẳng hạn như tụi nó, tụi có thể vừa mang STNN trung hoà vừa mang STNN xấu. Nếu tụi nó được người nói dùng khi nói về những người bạn thân thiết của mình với thái độ thân mật, tụi sẽ mang nghĩa trung hoà nhưng khi dùng để nói về kẻ thù của mình, tụi sẽ mang nghĩa xấu với hàm ý coi khinh. Như vậy, trên lý thuyết, các đơn vị từ vựng tiếng Việt có thể có các loại STNN sau:  Đơn vị tốt nghĩa  Tốt nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh  Tốt nghĩa nhưng biến đổi STNN trong loạt ngữ cảnh nhất định  Đơn vị trung hòa về nghĩa  Trung hoà về nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh  TH về nghĩa nhưng biến đổi STNN trong loạt ngữ cảnh nhất định  Đơn vị xấu nghĩa 23  Xấu nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh  Xấu nghĩa nhưng biến đổi STNN trong loạt ngữ cảnh nhất định  Các đơn vị có STNN giao thoa  Giao thoa giữa sắc thái tốt nghĩa và trung hòa về nghĩa  Giao thoa giữa sắc thái tốt nghĩa và xấu nghĩa  Giao thoa giữa sắc thái trung hòa về nghĩa và xấu nghĩa  Giao thoa giữa sắc thái tốt nghĩa, trung hòa về nghĩa và xấu nghĩa 1.3. Sắc thái ngữ nghĩa của danh từ đơn vị và vị từ trạng thái tiếng Việt Trong tiếng Việt, bên cạnh các đơn vị có sự biểu hiện rõ ràng về STNN như thành ngữ, DK, các đơn vị chức năng… thì cũng có những đơn vị từ vựng rất khó xác định STNN, nhất là những đơn vị đa nghĩa có khả năng kết hợp cao dẫn đến có sự biểu hiện phức tạp về STNN. Một trong những loại đơn vị như vậy là DTĐV và VTTT. 1.3.1. Danh từ đơn vị tiếng Việt và sắc thái ngữ nghĩa 1.3.1.1. Danh từ đơn vị tiếng Việt Là bộ phận từ loại có vị trí quan trọng trong hệ thống từ loại của ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng, danh từ tiếng Việt đã được các nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu trên nhiều phương diện, trong đó có các tiểu loại của nó. Và như thế, một tiểu loại của danh từ tiếng Việt là DTĐV đã được xem xét từ nhiều quan điểm với những tiêu chí phân loại và phương pháp nghiên cứu khác nhau. “DTĐV là loại danh từ biểu thị hình thức tồn tại của thực thể hoặc biểu thị những sự vật được ngôn ngữ đối xử như những thực thể phân lập, có kích thước xác định, có thể phân lượng hoá được, dùng để chỉ đơn vị của thực thể, chuyên đảm đương chức năng thành tố chính trong cấu trúc danh ngữ” 24 [77,42]. DTĐV thiên về chỉ thuộc tính hình thức của thực thể. Theo Cao Xuân Hạo, người Việt thiên về cách gọi tên sự vật dựa trên chất liệu hình thành nên vật đó. Bản thân tên gọi không cung cấp cho ta một ý niệm nào về hình thức, phân lập vật đó với những cái không phải là nó, mà chỉ đề cập đến thuộc tính chủng loại của nó. Điều này rất khác so với tiếng Anh, ngôn ngữ thiên về cách gọi tên sự vật dựa trên cả chất liệu và hình thức. Quan sát sự tương quan giữa tiếng Anh và tiếng Việt chúng ta có thể nhận thấy điều này. Từ table trong tiếng Anh phải được dịch trong tiếng Việt là cái/chiếc bàn bởi nó đã bao hàm trong đó cả chất liệu và hình thức trong khi từ bàn của tiếng Việt chỉ đơn thuần mang tính chất liệu. Nếu muốn thể hiện cả chất liệu và hình thức, người Việt phải nhờ đến DTĐV như từ cái hoặc chiếc trong ví dụ trên. Hai đặc trưng cơ bản của DTĐV là tính đếm được và tính đơn vị. Đây cũng được xem là các tiêu chí khu biệt DTĐV trong hệ thống danh từ tiếng Việt. Tính đếm được Căn cứ vào tiêu chí đếm được, Cao Xuân Hạo đã phân biệt hai loại danh từ tiếng Việt: DTĐV (Danh từ đếm được, Count Nouns) và DK (Mass Nouns). Theo ông, tính đếm được là đặc trưng của DTĐV [6,266-297]. Một ví dụ điển hình của tính đếm được trong tiếng Anh là chalk (phấn) và stone (viên đá). Chúng ta có thể nói: a stone (một viên đá), two stones (hai viên đá)… nhưng không thể nói a chalk, two chalks… Muốn diễn tả một viên phấn, hai viên phấn, chúng ta phải dùng a piece of chalk, two pieces of chalk. Nói cách khác, a và two không kết hợp được với chalk nhưng lại có thể kết hợp được với piece. Như vậy, ta có thể thấy rằng stone, piece là danh từ đếm được còn chalk là danh từ không đếm được. 25 Trong tiếng Việt, tính đếm được của DTĐV thể hiện ở khả năng kết hợp sau các lượng từ (mấy, từng, mỗi, một, vài, đôi, dăm, những…). Những DTĐV như cái, con, quyển, chiếc… đều có khả năng này (mấy cái, từng con, mỗi quyển, một chiếc, vài con, đôi chiếc, dăm quyển, những cái…) trong khi DK hầu như không có. Tính đơn vị Khái niệm đơn vị có thể hiểu với ba nội dung sau6: 1/ Đại lượng dùng để đo các vật đồng tính, chia cắt chúng ra thành những phần quy ước bằng nhau (chẳng hạn sào, dặm, mét, năm, tháng, giây, phút…). Với nghĩa này, DTDV được dùng để đo lường và qua đó mà tính đếm sự vật. 2/ Vật rời được xác định (cái, con, tấm, đứa…) hoặc là tập hợp của những vật đó thành một đơn vị (bầy, đàn, cụm, đống…). Với nghĩa vừa nêu, DTĐV không dùng để biểu thị sự đo lường, mà dùng để tính đếm. 3/ Thành tố trong một hệ thống tổ chức/chỉnh thể nào đó (tỉnh, xã, trung đội…) hoặc là yếu tố làm nên một chỉnh thể (câu, bài, từ…), những loại đơn vị có tính văn hoá (hầu hết đều là từ Hán Việt). Nguyễn Thị Ly Kha cho rằng, tính đơn vị mới là đặc trưng cơ bản của DTĐV, chứ không phải tính đếm được, vì có những đơn vị là DK vẫn có tính đếm được (chẳng hạn như học sinh, giáo viên, cầu thủ, quốc tịch…). Chính tính đơn vị là dấu hiệu khu biệt danh từ [+đơn vị] và danh từ [-đơn vị] (như quyển, chiếc, cân, tấc, xã, trung đội… với học sinh, giáo viên, cầu thủ, quốc tịch…). DTĐV thường không độc lập làm danh ngữ mà phải kết hợp với các yếu tố khác để làm nên danh ngữ. Những trường hợp danh ngữ được cấu tạo từ 6 Xem [16,33] và [75,34-37] 26 hai DTĐV như tấm miếng, tấm món… chỉ là lối nói có tính thành ngữ mà thôi. DTĐV có khả năng kết hợp với phân lượng từ7 (nửa cái, nửa con…), với DK (cái bàn, con thuyền, chiếc lá…), với từ ngữ chỉ xuất (cái con mèo đen ấy, cái quyển sách này…) và có thể mang mọi loại định ngữ như: định ngữ bao hàm ý đơn nhất (quyển cuối cùng, con duy nhất, bức thứ hai…), định ngữ bao hàm ý phức số (một bầy đông đúc, mấy thứ khác nhau…), định ngữ miêu tả (con to tướng, chiếc đẹp nhất, cái đen xì…)… Trong cấu trúc các danh ngữ, DTĐV chuyên đảm đương chức năng thành tố chính. Chẳng hạn, khi xét danh ngữ: con mèo đen to tướng kia, chúng ta nhận thấy tất cả các yếu tố: đen, to tướng, kia chỉ có quan hệ cú pháp với DTĐV con, chứ không có quan hệ cú pháp với DK mèo, vì có thể có: Nó ghét con mèo đen to tướng kia. chứ không thể có: *Nó ghét mèo đen to tướng kia. Ngữ cảnh này cho thấy trung tâm của danh ngữ trên là con chứ không phải là mèo. Cấu trúc cú pháp của danh ngữ con mèo đen to tướng kia là như sau: con mèo đen to tướng kia Các DTĐV có thể là: 1/ DTĐV không chất liệu (Danh từ hình thức thuần tuý) Là những danh từ mà sở biểu chỉ bao gồm hình thức tồn tại phân lập (tuy 7 Cao Xuân Hạo cho rằng DTĐV có khả năng kết hợp với lượng từ. Tuy nhiên, Nguyễn Thị Ly Kha [75] nhận thấy trong thực tế, có những danh từ chỉ chủng loại và đếm được, tức là có khả năng kết hợp với lượng từ, nhưng không có tính đơn vị, không phân lượng hoá được nên đã sửa cụm từ “lượng từ” thành “phân lượng từ”. 27 có thể kèm theo một vài thuộc tính hình thức khác), không chứa đựng những thuộc tính nội dung (chất liệu). Chất liệu ở đây “không phải chỉ là vật liệu, mà là cái tập hợp những đặc trưng làm cho một chủng loại sự vật này khu biệt với các chủng loại khác” [6,293]. Chẳng hạn những DTĐV như cái, con… là những danh từ hình thức thuần tuý. 2/ DTĐV chất liệu Là những danh từ mà sở biểu, ngoài hình thức tồn tại phân lập, còn chứa đựng những thuộc tính nội dung (chất liệu) tương tự như các DK. Vì có tính trội về nội dung, nên đặc điểm ngữ pháp của nhóm này có những biểu hiện không hoàn toàn rõ ràng, dứt khoát, nghĩa là chúng có thể được dùng như DTĐV và cũng có thể được dùng như DK. Chẳng hạn, DTĐV bài, đại đội… vừa có tính đơn vị lại vừa có tính chất liệu nên ta có thể dùng như những DTĐV (hai bài, những đại đội đặc công…) vừa có thể dùng như những DK (hai loại bài ấy, những kiểu đại đội…). Nếu dựa vào tiêu chí chất liệu, chúng ta có hai loại DTĐVKCL và DTĐVCL như trên; còn nếu dựa vào số lượng âm tiết, chúng ta có hai loại DTĐV đơn tiết và DTĐV đa tiết. 1.3.1.2. Sắc thái ngữ nghĩa của danh từ đơn vị Theo khảo sát của luận văn, những DTĐVKCL đa tiết như: niên kỷ, thế kỷ, thời điểm, thời hạn và những DTĐVCL đa tiết như bệnh xá, công ty, hạm đội, khối lượng, phân khối, thành đoàn... đều trung hoà về STNN. Trong các danh ngữ một bệnh xá tốt, một bệnh xá rác rưởi, ai cũng nhận thấy rằng không phải STNN của bệnh xá quy định STNN của cả danh ngữ mà chính các yếu tố theo sau: tốt, rác rưởi đã quyết định sắc thái tốt hay xấu của cụm từ này. Tương tự như vậy, hơn hai trăm DTĐVCL đa tiết8 còn lại đều được xem 8 Xem danh sách các DTĐV đa tiết này ở công trình của Nguyễn Thị Ly Kha [77] 28 như các đơn vị trung hoà về nghĩa. Do đó, trong luận văn, chúng tôi sẽ chỉ tập trung xác lập STNN của DTĐV đơn tiết mà thôi. Phần lớn DTĐV đơn tiết tiếng Việt mang STNN trung hòa. Các đơn vị mang STNN tốt và STNN xấu chỉ chiếm một tỉ lệ rất khiêm tốn. Điều đáng nói là trong bộ phận DTĐV đơn tiết mang sắc thái trung hòa có một số lượng tương đối DTĐV bị biến đổi nghĩa trong loạt ngữ cảnh nhất định. Khám phá cơ chế biến đổi nghĩa của chúng, chúng ta có thể phát hiện ra nét tinh tế trong ngữ nghĩa tiếng Việt, từ đó giúp người Việt cũng như học viên nước ngoài học tiếng Việt có ý thức sử dụng tiếng Việt một cách phù hợp hơn. Bên cạnh đó, DTĐV đơn tiết tiếng Việt còn có những đơn vị có cùng một nghĩa sở thị nhưng khác nhau về STNN. Đó là sự khác biệt mà những học viên người nước ngoài học tiếng Việt, và đôi khi cả người Việt, cũng khó nhận ra. Chẳng hạn như dấu1 và vết đều chỉ về cái để lại do tác động của những sự vật, hiện tượng đã qua nhưng dấu1 mang sắc thái trung hoà trong khi vết mang STNN giao thoa TH - Xấu. Trong các kết hợp vết mực, vết bẩn, có vết…, vết mang nghĩa xấu còn trong kết hợp vết chân, vết lại mang nghĩa trung hoà. Trong khi đó, từ dấu1 luôn xuất hiện với STNN trung hoà trong tất cả các ngữ cảnh (dấu chân, dấu son, dấu tích, dấu vết…). 1.3.2. Vị từ trạng thái tiếng Việt và sắc thái ngữ nghĩa 1.3.2.1. Vị từ trạng thái tiếng Việt Vị từ là những từ có khả năng làm chức năng của một vị ngữ trong câu có cấu trúc chủ vị hay là thành phần chính trong thuyết ngữ của câu có cấu trúc đề thuyết. Cao Xuân Hạo [3,440] cho rằng, thuật ngữ “trạng thái” dùng để chỉ chung “những tính chất và những tình trạng của sự vật”. Tính chất là đặc trưng thường tồn của một đối tượng. Tình trạng là một trạng thái nhất thời. Và 29 sự phân biệt này dĩ nhiên là tương đối. Cao Xuân Hạo cũng khu biệt tính chất thành hai cặp phạm trù: thể chất và tinh thần. Ông còn phân biệt các tính chất vật chất ở các vật vô sinh (rắn, mềm, đặc, loãng…) với các tính chất vật chất của các vật hữu sinh (khoẻ, yếu, béo, gầy…). Trong nhóm các tính chất tinh thần ở con người, ông lại phân biệt thành các tính chất thuộc trí tuệ (thông minh, dốt nát, nhanh trí, chậm hiểu…), thuộc đạo đức (thật thà, trung thực, gian xảo…), thuộc phong cách ứng xử (nóng nảy, bình tĩnh, nhu nhược…), thuộc cảm tính (nhạy cảm, lạnh lùng, nhẫn tâm…). Nếu tính chất là đặc trưng thường tồn nằm trong thuộc tính của một đối tượng, thì tình trạng là một cách thức tồn tại nhất thời không nằm trong thuộc tính của đối tượng. Tác động vật lý hay hoá học của môi trường làm nên các tình trạng vật chất ở các vật vô sinh, trong khi các tình trạng vật chất có được ở vật hữu sinh ngoài nguyên nhân này, cần kể thêm những nhân tố thuộc lĩnh vực sinh lý. Những tình trạng tâm lý chủ quan: những cảm giác như đau, nóng, khoái cảm…, những tâm trạng như vui, lo, sợ, mừng… chỉ có ở các động vật. Như vậy, về cơ bản, chúng ta có thể hiểu khái niệm VTTT như sau: VTTT là vị từ biểu thị tính chất và tình trạng của sự vật. Trong đề tài của mình, để phục vụ cho mục đích xác lập STNN của các VTTT và các yếu tố cộng thêm vào các VTTT gốc, chúng tôi phân loại VTTT dựa trên tiêu chí: Số lượng âm tiết. Tiêu chí này được tiến hành để phân loại VTTT thành hai bộ phận: đơn tiết và đa tiết. Tuy nhiên, vì VTTT đa tiết có biểu hiện khá đơn giản về STNN cho nên luận văn sẽ tập trung bàn kỹ về bộ phận có biểu hiện về STNN phức tạp hơn: VTTT đơn tiết. 30 1.3.2.2. Sắc thái ngữ nghĩa của vị từ trạng thái tiếng Việt Có thể nói VTTT là lớp từ loại có STNN phức tạp, đặc biệt đối với các từ đa nghĩa, vì vậy việc xác định STNN của chúng là điều không mấy dễ dàng. Mặc dù STNN trung hòa vẫn chiếm ưu thế trong VTTT tiếng Việt nhưng tỉ lệ sắc thái tốt nghĩa và xấu nghĩa ở lớp từ này đã tăng vọt so với ở DTĐV. Điều này không có gì khó hiểu bởi VTTT là lớp từ chỉ tính chất, tình trạng của đối tượng, nghĩa là đã bao hàm sự đánh giá, nhận xét của con người trong đó, mà đã gọi là đánh giá, nhận xét thì hiển nhiên sẽ xuất hiện sự phù hợp hay không phù hợp với mong muốn của con người, tương ứng với STNN tốt/xấu; trong khi đó DTĐV là loại từ chỉ cá thể, chỉ hình thức phân lập của thực thể, vì vậy hầu hết các DTĐV không bao hàm sự đánh giá, nhận xét của con người. 31 CHƢƠNG HAI TỐT NGHĨA VÀ XẤU NGHĨA TRONG DANH TỪ ĐƠN VỊ TIẾNG VIỆT Trong giới hạn của luận văn, chúng tôi khảo sát hiện tượng tốt nghĩa và xấu nghĩa ở 396 DTĐV đơn tiết9 không chất liệu và 279 DTĐVCL với 4861 ngữ cảnh. Một điều có thể dễ dàng nhận thấy là DTĐV trung hoà về nghĩa chiếm ưu thế về số lượng trong DTĐV tiếng Việt (91.16% ở DTĐVKCL và 95.70% ở DTĐVCL). Trong khi đó, STNN tốt, STNN xấu và các loại STNN giao thoa (TH - Xấu và Tốt - Xấu) chiếm một tỉ lệ rất khiêm tốn. Điều này dẫn đến một nhận xét ban đầu: dường như các DTĐV đều có biểu hiện STNN khá đơn giản với xu hướng là trung tính. Tỉ lệ các loại STNN ở hai bộ phận DTĐV không chênh lệch nhiều lắm. Đơn vị tốt nghĩa có tỉ lệ khá cân bằng (1.52% so với 1.08%), còn đơn vị xấu nghĩa và đơn vị có STNN giao thoa ở DTĐVKCL có tỉ lệ nhiều hơn ở DTĐVCL một ít. Tất cả những điều này thể hiện ở các bảng thống kê dưới đây: bảng thống kê STNN của từng bộ phận DTĐV tiếng Việt và bảng thống kê STNN của DTĐV tiếng Việt nói chung. Bảng 1. Bảng thống kê STNN của DTĐVKCL Loại STNN Tốt TH Xấu Giao thoa Tổng cộng Số lƣợng 6 361 20 9 396 % 1.52 91.16 5.05 2.27 100.00 9 Vì DTĐV đa tiết không được đề cập đến trong khi miêu tả STNN, vì vậy để giản lược, từ bây giờ trở đi, chúng tôi gọi DTĐV thay cho DTĐV đơn tiết. 32 Bảng 2. Bảng thống kê STNN của DTĐVCL Loại STNN Tốt TH Xấu Giao thoa Tổng cộng Số lƣợng 3 267 6 3 279 % 1.08 95.70 2.15 1.08 100.00 Bảng 3. Bảng thống kê STNN của DTĐV Loại STNN Số lƣợng % Tốt nghĩa 9 1.33 TH về nghĩa 628 93.04 Xấu nghĩa 26 3.85 Giao thoa 12 1.78 Tổng cộng 675 100.00 2.1. Danh từ đơn vị tốt nghĩa Như đã nói ở trên, đơn vị tốt nghĩa chiếm một tỉ lệ rất khiêm tốn trong tổng số DTĐV tiếng Việt, chỉ có 9 trường hợp (1.33%). Dựa vào tính đồng nhất về STNN trong toàn bộ ngữ cảnh mà các đơn vị này xuất hiện, luận văn chia loại này thành hai nhóm: DTĐV tốt nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh và DTĐV tốt nghĩa biến đổi nghĩa trong loạt ngữ cảnh nhất định. Dưới đây là bảng thống kê hai nhóm DTĐV tốt nghĩa. Bảng 4. Bảng thống kê DTĐV tốt nghĩa DTĐV tốt nghĩa Số lƣợng % Tốt nghĩa trong toàn bộ NC 5 55.56 Biến đổi STNN 4 44.44 Tổng cộng 9 100 33 Trong 9 trường hợp tốt nghĩa, có đến 5 trường hợp thuộc nhóm DTĐV tốt nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh. Nếu xét riêng hai bộ phận DTĐVKCL và DTĐVCL, các trường hợp tốt nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh chủ yếu rơi vào bộ phận DTĐVKCL. DTĐVCL chỉ xuất hiện nhóm đơn vị tốt nghĩa bị biến đổi STNN trong loạt ngữ cảnh nhất định. Dưới đây là bảng thống kê các nhóm tốt nghĩa trong hai bộ phận DTĐV. Bảng 5. Bảng thống kê các tiểu loại DTĐV tốt nghĩa DTĐV tốt nghĩa SL % Tốt nghĩa trong toàn bộ NC DTĐVKCL 5 55.56 DTĐVCL 0 0.00 Biến đổi STNN DTĐVKCL 1 11.11 DTĐVCL 3 33.33 Tổng cộng 9 100 2.1.1. Tốt nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh Theo lý thuyết, loại đơn vị này mang sắc thái tốt nghĩa trong tất cả các ngữ cảnh mà chúng tham gia. Chúng chỉ có thể kết hợp với những yếu tố tốt nghĩa và/hoặc trung hoà để tạo thành những kết hợp mang nghĩa tốt và hoàn toàn không có khả năng kết hợp với các yếu tố xấu nghĩa. 2.1.1.1. Bình thường về KNKH 4/5 DTĐV tốt nghĩa loại này (áng2 10, đấng, đứcII, trang5) đều tuân thủ nguyên tắc kể trên một cách nghiêm ngặt: chỉ có thể kết hợp với cả hai mức độ STNN (tốt và trung hoà) để tạo nên nghĩa tốt. Dưới đây là một số kết hợp được tạo thành khi các DTĐV tốt nghĩa nhóm này kết hợp với các yếu tố tốt nghĩa và trung hoà về nghĩa. 10 Từ dùng chỉ đơn vị thuộc loại sự vật được coi là có vẻ đẹp lộng lẫy, rực rỡ. 34  Kết hợp với những yếu tố tốt nghĩa áng2 áng văn bất hủ áng văn hay áng văn kiệt tác đấng đấng anh hùng đứcII đức anh minh đức chí tôn trang5 trang hào kiệt trang quân tử trang thục nữ  Kết hợp với những yếu tố trung hoà áng2 áng mây áng văn đấng đấng mày râu đấng sinh thành đứcII đức ấy đức vua trang5 trang nam nhi trang thanh niên 2.1.1.2. Bất thường về KNKH DTĐV trong nhóm này ngoài khả năng kết hợp với yếu tố trung hoà còn có thể kết hợp với các yếu tố xấu nghĩa để tạo ra các kết hợp mang nghĩa xấu. Chỉ có duy nhất 1 DTĐV thuộc nhóm này: vị1. Vị1 có khả năng kết hợp với các yếu tố tốt nghĩa và trung hoà về nghĩa để tạo ra các kết hợp mang nghĩa tốt như vị tướng tài, vị tướng, vị đại biểu, vị khách… nhưng đồng thời cũng có thể kết hợp với các yếu tố xấu nghĩa để tạo ra các kết hợp mang nghĩa xấu: vị tướng bất tài, vị khách điên rồ, vị khách không mời… 2.1.2. Biến đổi sắc thái ngữ nghĩa trong loạt ngữ cảnh nhất định DTĐV trong nhóm này có xu hướng biến đổi STNN sang trung hoà hoặc xấu nghĩa. Danh sách nhóm này chỉ có 4 từ (1 DTĐVKCL và 3 DTĐVCL). 2.1.2.1. Biến đổi sang sắc thái ngữ nghĩa trung hoà 35 DTĐVKCL dịp1 ban đầu chỉ “toàn bộ nói chung những điều kiện khách quan có được vào thời gian nào đó, thuận tiện để làm việc gì” (có dịp, dịp được sống sung sướng, dịp hiếm có, dịp may, dịp may mắn, dịp thuận tiện, dịp tốt…), nhưng nghĩa thứ hai của từ dịp1 đã mở rộng hơn so với nghĩa thứ nhất, chỉ “khoảng thời gian gắn liền với sự việc được nói đến” (dịp ấy, dịp cưới hỏi, dịp đầu xuân, dịp Tết…). Nếu nghĩa thứ nhất mang sắc thái tốt thì nghĩa thứ hai chỉ mang sắc thái trung hoà. Tương tự như vậy, DTĐVCL hội₁ ban đầu chỉ “cuộc vui tổ chức chung cho đông đảo người dự, theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt” (ngày hội, hội vui, hội xuống đồng, hội Lim, hội hè, hội xuân, hội mùa…) nhưng sau đó đã mở rộng phạm vi đối tượng, chỉ “tổ chức quần chúng rộng rãi của những người cùng chung một nghề nghiệp hoặc có chung một hoạt động” (hội từ thiện, hội chữ thập đỏ, hội phá phách…). Như vậy, hội₁ đã biến đổi STNN của mình từ tốt thành trung hoà trong loạt ngữ cảnh sau. Nghĩa thứ nhất của DTĐVCL lẽ1 là điều thường thấy ở đời, được coi là hợp với quy luật, với đạo lí (lẽ sống, phải lẽ, lẽ phải, lẽ tự nhiên, lẽ thường tình…) nhưng nghĩa thứ hai của nó đã không giữ được sắc thái tốt nữa. Nghĩa thứ hai chỉ “điều được coi là lí do giải thích, là nguyên nhân của sự việc” (làm cho ra lẽ, vì nhiều lẽ…). So với nghĩa thứ nhất, nghĩa thứ hai của từ lẽ1 đã giảm đi mức độ tích cực. 3.1.2.2. Biến đổi sang xấu nghĩa Mánh có thể vừa có sắc thái tốt nghĩa với nét nghĩa thứ nhất - “ý tứ khôn khéo, kín đáo” (Người khôn nói mánh, người dại đánh đòn) vừa có sắc thái xấu nghĩa như trong các kết hợp về “lối khôn khéo đánh lừa người để mưu lợi cho mình một cách không đàng hoàng, không chính đáng” (mánh khóeI, mánh lớiI, mánh mung…) hoặc “môi giới giữa các bên để kiếm lợi một cách 36 bất minh” (chạy mánh, mánh ấy…). Rõ ràng những nét nghĩa sau của DTĐVCL mánh đã biến đổi xấu nghĩa so với nghĩa ban đầu. Như vậy, 4 DTĐV trên đều có chung một quy luật biến đổi STNN: nét nghĩa thứ hai (và thứ ba) đã biến đổi sắc thái theo chiều hướng tiêu cực hơn so với nét nghĩa thứ nhất. 2.2. Danh từ đơn vị trung hòa về nghĩa DTĐV trung hoà về nghĩa có số lượng lớn nhất trong DTĐV tiếng Việt, trong đó chủ yếu là loại DTĐV trung hoà trong toàn bộ ngữ cảnh. Nhóm DTĐV trung hoà biến đổi STNN trong loạt ngữ cảnh nhất định chỉ chiếm tỉ lệ 6.05% tổng số các DTĐV trung hoà. Bảng 6. Bảng thống kê DTĐV trung hoà về nghĩa DTĐV TH Số lƣợng % TH trong toàn bộ NC 590 93.95 Biến đổi STNN 38 6.05 Tổng cộng 628 100.00 Chỉ xét riêng trong 628 DTĐV trung hoà về nghĩa, tỉ lệ nhóm TH trong toàn bộ ngữ cảnh ở DTĐVKCL cao hơn ở DTĐVCL, trong khi đó nhóm TH bị biến đổi STNN ở hai bộ phận DTĐV là tương đương. Bảng 7. Bảng thống kê các loại DTĐV trung hoà về nghĩa DTĐV trung hoà về nghĩa SL % TH trong toàn bộ NC DTĐVKCL 342 54.46 DTĐVCL 248 39.49 Biến đổi STNN DTĐVKCL 19 3.03 DTĐVCL 19 3.03 Tổng cộng 628 100.00 37 2.2.1. Trung hoà về nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh Nhóm DTĐV này chiếm số lượng chủ yếu trong các DTĐV trung hoà về nghĩa của tiếng Việt. STNN của nhóm này không biến đổi qua các loạt ngữ cảnh khác nhau. STNN của những kết hợp do các DTĐV nhóm này tạo ra phụ thuộc vào STNN của yếu tố cộng thêm. Nếu kết hợp với các yếu tố tốt nghĩa, các đơn vị này sẽ tạo ra các kết hợp tốt nghĩa; nếu kết hợp với các yếu tố trung hoà về nghĩa, chúng sẽ tạo ra các kết hợp có STNN trung hoà; và nếu kết hợp với các yếu tố xấu nghĩa, chúng sẽ tạo ra các kết hợp mang nghĩa xấu. Dựa vào khả năng kết hợp, luận văn chia nhóm DTĐV này thành 2 nhóm nhỏ: 1. Nhóm DTĐV trung hoà về nghĩa chỉ kết hợp với yếu tố TH. 2. Nhóm DTĐV trung hoà về nghĩa có khả năng kết hợp với cả ba loại STNN. Dưới đây là bảng phân loại DTĐV trung hoà theo khả năng kết hợp của chúng. Bảng 8. Bảng phân loại DTĐVKCL trung hoà về nghĩa theo khả năng kết hợp TH TTHX Tổng cộng SL % SL % SL % 108 31.58 234 68.42 342 100 Bảng 9. Bảng phân loại DTĐVCL trung hoà về nghĩa theo khả năng kết hợp TH TTHX Tổng cộng SL % SL % SL % 100 40.32 148 59.68 248 100 Nhìn vào hai bảng trên, chúng ta có thể nhận thấy, khả năng DTĐV trung hoà về nghĩa kết hợp với cả ba loại STNN là phổ biến hơn khả năng còn lại. Điều này chứng tỏ khả năng kết hợp đa dạng của DTĐV trung hoà. Mặt 38 khác, chúng ta cũng thấy ở đây vắng mặt khả năng DTĐV trung hoà kết hợp với hai yếu tố tốt và trung hoà và khả năng kết hợp với hai yếu tố xấu và trung hoà. Điều này càng khẳng định rõ hơn sắc thái trung hoà của các đơn vị này thay vì có xu hướng nghiêng về sắc thái tốt nghĩa hay xấu nghĩa. 2.2.2.1. Chỉ kết hợp với các yếu tố trung hoà Nhóm DTĐV này chỉ có khả năng kết hợp với các yếu tố trung hoà về nghĩa để tạo ra các kết hợp mang STNN trung hoà. Các DTĐV không chất liệu chỉ đơn vị quy ước như: bảng3 11, bạt3 12 , bít1 13 , giây1, hào3, kỉ2 14, kỉ3 15 , lai2… và một số DTĐV chất liệu chỉ các đơn vị hành chính như châu1, chiềng1 16, chủng1, cục2, nha1, phủ1, quận2, sở2, sư2, viện1, vụ3… nằm trong loại này. 2.2.2.2. Kết hợp với yếu tố tốt nghĩa, trung hoà về nghĩa và xấu nghĩa Đây là nhóm DTĐV điển hình cho loại DTĐV trung hoà trong toàn bộ ngữ cảnh. Nhóm này chiếm ưu thế về số lượng và mang những đặc trưng của loại đơn vị trung hoà: khả năng kết hợp cao nên có thể kết hợp được với các yếu tố ở đủ mọi STNN và do đó tạo ra các kết hợp đa dạng về ngữ nghĩa. Dựa vào STNN của các kết hợp do DTĐV nhóm này tạo nên, chúng tôi chia chúng thành hai nhóm nhỏ sau. 11 Bảng Anh 12 Bạt Thái 13 Đơn vị thông tin nhỏ nhất, được lưu giữ trong bộ nhớ của máy tính, tương đương với sự lựa chọn giữa một trong hai giá trị (thường được ký hiệu bằng 0 và 1); một chuỗi 8 bít làm thành một byte, đơn vị thông tin cơ bản của máy tính. 14 Kỷ carbon, kỷ nguyên 15 Khoảng thời gian giữa 12 năm 16 Mường hay bản lớn nhất, có lang cun hoặc phìa tạo ở, là trung tâm của khu vực do lang cun hoặc phìa tạo cai trị. 39 2.2.2.3.1. Có quy trình kết hợp bình thường Các DTĐV trong nhóm này có thể kết hợp với các yếu tố tốt nghĩa để tạo nên những kết hợp tốt nghĩa, có thể kết hợp với các yếu tố trung hoà về nghĩa để tạo nên những kết hợp trung hoà và cũng có thể kết hợp với các yếu tố xấu nghĩa để tạo nên những kết hợp mang nghĩa xấu. Chẳng hạn, DTĐV trung hoà bướcII17 vừa có thể kết hợp với những yếu tố tốt nghĩa (tiến bộ) để tạo thành những kết hợp mang nghĩa tốt (bước tiến bộ), vừa có thể kết hợp với những yếu tố trung hoà (một, hai, này, kia…) để tạo thành những kết hợp mang nghĩa trung hoà (bước một, bước hai, bước này, bước kia…) và vừa có thể kết hợp với những yếu tố xấu nghĩa (thụt lùi) để tạo thành những kết hợp mang nghĩa xấu (bước thụt lùi). Khả năng kết hợp của DTĐVKCL bướcII có thể được hệ thống thành một quy trình như sau: bướcII (TH) + tiến bộ (T) → bước tiến bộ (T) bướcII (TH) + một/hai/này/kia… (TH) → bước một/hai/này/kia… (TH) bướcII (TH) + thụt lùi (X) → bước thụt lùi (X) Như vậy, một quy trình kết hợp của các DTĐV trung hoà với các yếu tố khác được xem là bình thường sẽ có dạng như sau: 1/ A (TH) + B (T) → C (T) 2/ A (TH) + B (TH) → C (TH) 3/ A (TH) + B (X) → C (X) Với A là DTĐV trung hoà về nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh B là yếu tố cộng thêm C là kết hợp được tạo thành từ hai yếu tố trên Hầu hết các DTĐV có khả năng kết hợp với 3 loại STNN đều thực hiện theo đúng quy trình trên, chẳng hạn như các quy trình kết hợp của DTĐVCL 17 Phần chia nhỏ của một quá trình; giai đoạn 40 bướcII18 bướcII + hùng dũng (T) → bước (chân) hùng dũng (T) bướcII + chân (TH) → bước chân (TH) bướcII + uể oải (X) → bước (chân) uể oải (X) Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có một vài trường hợp không tuân theo quy trình này. Chúng tôi gọi các đơn vị này là các DTĐV trung hoà có quy trình kết hợp bất thường. 2.2.2.3.2. Có quy trình kết hợp bất thường Chỉ trong một vài ngữ cảnh, các DTĐV trong nhóm này đi chệch ra khỏi quy trình kết hợp chung. Xét trên lý thuyết, quy trình kết hợp chúng tạo ra sẽ có dạng: 1/ A (TH) + B (T) →C (TH/X) 2/ A (TH) + B (TH) →C (T/X) 3/ A (TH) + B (X) →C (T/TH) Với A là DTĐV trung hoà về nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh B là yếu tố cộng thêm C là các kết hợp được tạo thành từ hai yếu tố trên. C có thể mang một trong hai loại STNN đề cập trong ngoặc (). Với những dữ liệu chúng tôi thu thập được, có hai loại bất thường như sau. Trƣờng hợp 1: A (TH) + B (T/X) → C (TH) DTĐV trung hoà có khả năng kết hợp với yếu tố tốt nghĩa hoặc xấu nghĩa để tạo thành các kết hợp có STNN trung hoà. Chẳng hạn như DTĐV phái1 19 có thể kết hợp với yếu tố tốt nghĩa (đẹp, 18 Khoảng cách giữa hai chân khi bước 19 Tập hợp người đứng về một phía nào đó, trong quan hệ với những người phía khác. 41 mạnh) và các yếu tố xấu nghĩa (yếu) để tạo thành các kết hợp mang nghĩa trung hoà (phái đẹp, phái mạnh, phái yếu). Quy trình kết hợp của chúng có thể được viết lại như sau: phái1 (TH) + đẹp (T) → phái đẹp (TH) phái1 (TH) + mạnh (T)→ phái mạnh (TH) phái1 (TH) + yếu (X) → phái yếu (TH) Muốn lý giải cho các trường hợp này có lẽ phải viện đến sự biến đổi tính chất của các yếu tố đi sau từ phái1. Đẹp, yếu, mạnh vốn là các VTTT chỉ tính chất nhưng trong các kết hợp này, chúng đã được hình dung như yếu tố dùng để phân biệt các tiểu loại của phái1. Như vậy, cách giải quyết thoả đáng là xem phái đẹp, phái yếu, phái mạnh cũng giống như phái nam, phái nữ, nghĩa là không mang STNN đánh giá, chỉ đơn giản là định danh mà thôi. Trƣờng hợp 2: A (TH) + B (TH) → C (T/X) Trong trường hợp này, các DTĐV trung hoà kết hợp với các yếu tố trung hoà khác để tạo thành các kết hợp mang nghĩa tốt hoặc xấu thay vì các kết hợp mang STNN trung hoà như trên lý thuyết. Các kết hợp tốt nghĩa và xấu nghĩa được tạo ra trong trường hợp này đều ít nhiều mang tính thành ngữ, chẳng hạn kết hợp tốt nghĩa như kiểu như: khuôn mẫu (khuônI) và các kết hợp mang nghĩa xấu như: bụi bờ (bụi1), bờ bụi (bờ), bữa đực bữa cái, bữa no bữa đói (bữa), nửa vời, nửa mùa, nửa nạc nửa mỡ, nửa dơi nửa chuột (nửaI), làng chơi (làng), lời ong tiếng ve, lời qua tiếng lại, lời ra tiếng vào (lời2), tiếng bấc tiếng chì (tiếng1)… Ngoài ra, còn có các trường hợp DTĐV trung hoà có thể kết hợp với các yếu tố trung hoà có thể tạo ra các kết hợp xấu nghĩa hay tốt nghĩa khi dùng với nghĩa hình tượng như: lỗ1 (lỗ hổng), trái1 (trái ngọt, trái đắng). 42 2.2.2. Biến đổi sắc thái ngữ nghĩa trong loạt ngữ cảnh nhất định Các DTĐV nhóm này có khả năng biến đổi STNN trong loạt ngữ cảnh nhất định theo hai hướng: hướng biến đổi tốt nghĩa và hướng biến đổi xấu nghĩa, nghĩa là trong loạt ngữ cảnh ấy, các DTĐV có nghĩa tốt hoặc nghĩa xấu thay vì nghĩa trung hoà. Trong hai hướng biến đổi này, biến đổi xấu nghĩa được xem là hướng biến đổi chính của các DTĐV trung hoà với tỉ lệ 78.95%. Nếu xét riêng hai bộ phận DTĐV, DTĐVCL có tỉ lệ biến đổi tốt nghĩa cao hơn một ít (26.32% so với 15.79%). Dưới đây là bảng thống kê các hướng biến đổi STNN của từng bộ phận DTĐV trung hoà và DTĐV trung hoà nói chung. Bảng 10. Bảng thống kê hƣớng biến đổi của DTĐVKCL trung hoà Hƣớng biến đổi Số lƣợng % Biến đổi tốt nghĩa 3 15.79 Biến đổi xấu nghĩa 16 84.21 Tổng cộng 19 100.00 Bảng 11. Bảng thống kê hƣớng biến đổi của DTĐVCL trung hoà Hƣớng biến đổi Số lƣợng % Biến đổi tốt nghĩa 5 26.32 Biến đổi xấu nghĩa 14 73.68 Tổng cộng 19 100.00 Bảng 12. Bảng thống kê hƣớng biến đổi của DTĐV trung hoà Hƣớng biến đổi Số lƣợng % Biến đổi tốt nghĩa 8 21.05 Biến đổi xấu nghĩa 30 78.95 Tổng cộng 38 100.00 43 2.2.2.1. Biến đổi tốt nghĩa Các DTĐV trong nhóm này có xu hướng biến đổi tốt nghĩa, nghĩa là ở một nét nghĩa hay một loạt ngữ cảnh nhất định nào đó, chúng sẽ có STNN tốt thay vì trung hoà. DTĐVCL bậc được dùng với nghĩa đơn vị đầu tiên là để chỉ “hạng, thứ xếp theo trình độ cao thấp, trên dưới” (bậc bốn, vượt bậc, bậc thầy…) nhưng sau đó nó đã biến đổi theo chiều hướng tốt nghĩa, dùng để chỉ “người thuộc hàng đáng tôn kính” (bậc tiền bối, bậc anh hùng, bậc cha mẹ…). Nghĩa đầu tiên của DTĐVKCL thiên1 chỉ “từng phần lớn của quyển sách (thường là sách cổ), thường gồm có nhiều chương” (Sách Luận ngữ có cả thảy hai mươi thiên, thiên dở, thiên hay…), nghĩa thứ hai của nó mang sắc thái tốt nghĩa chỉ “từng đơn vị bài viết, tác phẩm có giá trị” với hàm ý trang trọng (thiên phóng sự, thiên truyện, thiên tiểu thuyết…). DTĐVCL sắc3 có nghĩa ban đầu chỉ màu sắc (sắc hồng, sắc cầu vồng, sắc xanh, sắc tím, sắc hoa, sắc phục…), nghĩa thứ hai chỉ “nước da và những biểu hiện trên mặt con người, phản ánh tình trạng sức khoẻ hay trạng thái tâm lí, tình cảm nhất định” (sắc mặt hồng hào, sắc mặt tái nhợt…), và nghĩa thứ ba chỉ “vẻ đẹp của người phụ nữ” (sắc đẹp, gái sắc, tài sắc…). Như vậy rõ ràng là ở nghĩa thứ ba với loạt ngữ cảnh về ngoại hình của người phụ nữ, từ sắc3 đã có sự biến đổi STNN so với nghĩa ban đầu. Các DTĐV trung hoà có hướng biến đổi tốt nghĩa khác là: đoá, niềm (DTĐVKCL) và phép, quả1, thời1 (DTĐVCL). 2.2.2.2. Biến đổi xấu nghĩa Ở một (một vài) nét nghĩa hay một (một vài) loạt ngữ cảnh nhất định nào đó, các DTĐV trong nhóm này có xu hướng biến đổi xấu nghĩa, nghĩa là chúng sẽ có STNN xấu thay vì trung hoà. 44 2.2.2.2.1. Kết hợp với yếu tố chỉ người a. Nhóm bầy, đàn4, đám, mớ1, xâu2III + Yếu tố chỉ người bầy, đàn4 Từ bầy, đàn4 vốn chỉ đám đông động vật cùng sống với nhau (bầy chim, bầy gia súc, bầy đàn, bầy dê, đàn gà, đàn kiến, đàn gia súc…) và mang STNN trung hoà, nhưng khi dùng để chỉ đám đông người thì các từ này đã biến đổi xấu nghĩa (bầy người, đàn thằng ngọng, đàn công tử…). Mặc dù vậy, trong các kết hợp như bầy trẻ, bầy lại mang nghĩa trung hoà, nghĩa là không mang sắc thái coi khinh mà mang sắc thái thân mật. Như chúng ta đã biết, ranh giới giữa sắc thái coi khinh hay thân mật rất mong manh. Cùng một từ, nhưng trong ngữ cảnh này thì được xem là thân mật, trong ngữ cảnh khác thì lại được xem là coi khinh. Chẳng hạn việc dùng các từ xưng hô mày, tao trong các cuộc đối thoại giữa những người bạn bè thân thiết thì được xem là thân mật, còn trong các cuộc khẩu chiến giữa những kẻ thù không đội trời chung, đó sẽ là coi khinh. Trong trường hợp bầy trẻ, sở dĩ bầy vẫn giữ được STNN trung hoà là vì kết hợp này thường được dùng với sắc thái thân mật trong các ngữ cảnh mà người nói/người viết đều ở bậc trên (tuổi tác, địa vị…) so với đối tượng được đề cập đến. đám Trong 6 nét nghĩa của từ đám trong từ điển thì có đến 5 nét nghĩa chỉ đơn vị, trong đó có nét nghĩa thứ 5 chỉ tập hợp người: “tập hợp gồm một số người có cùng một nét chung nào đó. Đám bạn bè của anh ta.” Trong các kết hợp chỉ đơn vị chỉ vật (đám cây, đám cháy, đám cỏ…), ruộng đất (đám đất, đám ruộng…) hay một số đông tập hợp lại (đám ma, đám rước, đám lễ…), từ đám có STNN trung hoà. Nhưng trong các kết hợp chỉ tập hợp người, STNN của từ đám có sự biến đổi. Chúng ta hãy cùng xét các kết hợp sau: 45 Nhóm 1: đám trẻ, đám học sinh… Nhóm 2: đám con gái, đám con trai, đám thân thích, đám bạn bè… Nhóm 3: đám lính, đám người, đám quân, đám phu kiệu, đám thủ hạ… Nhóm 4: đám cựu thần, đám kiêu binh, đám hào kiệt, đám quan quân, đám thân quân… Nhóm 1 không mang sắc thái coi khinh, chỉ mang sắc thái thân mật. Nhóm 2 có thể mang sắc thái coi khinh hoặc thân mật. Nhóm 3 và nhóm 4 mang sắc thái coi khinh. Quan sát 4 nhóm kết hợp kể trên, chúng ta có thể nhận thấy từ đám không bị biến đổi xấu nghĩa trong nhóm kết hợp 1 (đám trẻ, đám học sinh). Lý giải cho điều này cũng giống như trường hợp bầy trẻ ở trên: kết hợp này được dùng trong các ngữ cảnh mà người nói/người viết đều ở bậc trên (tuổi tác, địa vị…) so với đối tượng được đề cập đến nên nó vẫn giữ được STNN trung hoà. Ở nhóm 2, từ đám có STNN tuỳ thuộc vào ngữ cảnh người nói/viết sử dụng. Ở nhóm 3 và nhóm 4, đám có STNN xấu với hàm ý coi khinh thường được người nói/người viết sử dụng để nói về những người không có quan hệ thân thiết với mình hoặc không bao gồm mình trong đó. Đặc biệt với các yếu tố cộng thêm mang nghĩa tốt (cựu thần, hào kiệt…), sắc thái xấu nghĩa của cả kết hợp này được đẩy lên một mức. Lý do là ở đây đã có một sự tương phản khi dùng một từ có sắc thái bị biến đổi thành xấu nghĩa để nói về một đối tượng mang sắc thái tích cực. Bảng 13. Bảng thể hiện sự kết hợp của DTĐV đám DTĐV Kết hợp từ STNN của DTĐV STNN của yếu tố cộng thêm STNN của cả kết hợp đám đám cây TH TH TH đám đám cháy TH TH TH 46 đám đám củi TH TH TH đám đám tro TH TH TH đám đám sương mù TH TH TH đám đám cưới TH TH TH đám đám đông TH TH TH đám đám giỗ TH TH TH đám đám hỏi TH TH TH đám đám hội TH TH TH đám đám khao TH TH TH đám đám ma TH TH TH đám đám rước TH TH TH đám đám trẻ TH TH TH đám đám học sinh TH TH TH đám đám bạn bè TH/X TH TH/X đám đám con gái TH/X TH TH/X đám đám con trai TH/X TH TH/X đám đám lính X TH X đám đám người X TH X đám đám phu kiệu X TH X đám đám quân X TH X đám đám thổ hào X TH X đám đám thủ hạ X TH X đám đám cựu thần X T X đám đám hào kiệt X T X đám đám kiêu binh X T X đám đám thân quân X T X đám đám ăn xin TH/X X X đám đám du côn TH/X X X 47 đám đám đầu gấu TH/X X X đám đám loạn quân TH/X X X đám đám nịnh thần TH/X X X đám đám ruồi nhặng TH/X X X mớ1 Bản thân mớ1 không phải là một từ xấu nghĩa. Trong từ điển, nghĩa đầu tiên của từ mớ1 được ghi là: “Tập hợp gồm một số vật cùng loại được gộp lại, gom lại thành đơn vị. Mua mấy mớ rau. Một mớ cá.” Xem một số ngữ cảnh chúng tôi đã liệt kê bên dưới để thấy rằng: mớ1 hoàn toàn trung hoà về nghĩa với các kết hợp mang nghĩa trung hoà khi kết hợp với các yếu tố trung hoà khác (mớ cá, mớ dây, mớ khoai, mớ rau, mớ tóc, mớ trầu cay…). Tuy nhiên, trong từ điển còn có một nghĩa thứ hai của từ mớ1: “Số lượng tương đối nhiều những vật, những thứ cùng loại, nhưng khác nhau nhiều và ở tình trạng lộn xộn, ngổn ngang, không theo một trật tự nào cả (hàm ý chê).” Nghĩa thứ hai này phái sinh từ nghĩa thứ nhất và điều đó có nghĩa là từ mớ1 đã có xu hướng biến đổi nghĩa theo chiều hướng tiêu cực trong những ngữ cảnh kiểu như mớ tín ngưỡng, mớ lý luận suông, mớ lộn xộn, mớ bòng bong, mớ giấy lộn… Trong các kết hợp trên, chúng ta còn có thể nghi ngờ STNN xấu của từ mớ1, bởi vì hoàn toàn có thể cho rằng sắc thái xấu nghĩa của cả kết hợp được góp phần từ từ mớ1, hoặc từ yếu tố cộng thêm, hoặc từ cả hai yếu tố nhưng rõ ràng trong các kết hợp kiểu như mớ đàn bà, mớ đàn ông, mớ người…, chúng ta không thể nói sắc thái xấu nghĩa của cả kết hợp do các yếu tố cộng thêm (đàn bà, đàn ông, người…) mang lại. Ở đây chỉ có một hướng giải quyết duy nhất đó là xác lập STNN tiêu cực cho từ mớ1 trong loạt ngữ cảnh này. Tại sao lại có sự biến đổi STNN này? Chúng ta nhận thấy rằng trong cả 48 hai nghĩa của từ mớ1, không có nghĩa nào chỉ tập hợp người cả. Nó chỉ dùng để nói về vật mà thôi. Vì vậy, chúng ta có thể dễ dàng phát hiện sự tinh tế trong cách dùng từ ở đây: dùng từ chỉ về vật để nói về con người nghĩa là đã có hàm ý coi khinh, không tôn trọng. xâu2III Đối với trường hợp xâu2III, chúng ta cũng giải quyết như đối với trường hợp mớ1. Bản thân xâu2III không phải là một từ xấu nghĩa. Trong từ điển, nghĩa đầu tiên của từ xâu2III được ghi là “tập hợp những vật được xâu chung lại với nhau” (xâu bánh chưng, xâu cá, xâu chìa khóa…). Tuy nhiên, nghĩa thứ hai của xâu2III lại mang sắc thái xấu nghĩa “tập hợp nhiều người cùng một loại không được coi trọng như nhau, làm thành một đám, một dãy” (xâu người, xâu trẻ con, hàng xâu hàng xốc…). b. Nhóm dạng, hạng, giống1, kiểu, loài, loại₁,môn2, phường, thớ, thứ1 + Yếu tố liên quan đến con người Các DTĐV trên đều là các đơn vị dùng để chỉ một loại, một kiểu sự vật, hiện tượng. Nghĩa thứ nhất của chúng đều mang sắc thái trung hoà (dạng bột, dạng lỏng, hạng ghế, hạng vé, giống cây trồng, giống vật nuôi, kiểu áo, kiểu tóc, loài động vật, loài thực vật, loại ghế, loại vải, môn toán, môn văn, phường chèo, phường vải, thớ gỗ, thứ áo, thứ vải…) nhưng khi kết hợp với các yếu tố liên quan đến con người, những từ này biến đổi xấu nghĩa. Dưới đây là một số kết hợp xấu nghĩa do các DTĐV kể trên tạo ra khi kết hợp với các yếu tố liên quan đến con người. dạng dạng đàn bà dạng đàn ông dạng người dạng ba hoa dạng trộm cắp giống1 giống đàn bà giống đàn ông giống tư sản giống ba hoa giống trộm cắp hạng hạng đàn bà hạng đàn ông hạng người 49 hạng lăng nhăng hạng trộm cắp kiểu kiểu con gái kiểu đàn bà kiểu đàn ông kiểu ba hoa kiểu lăng nhăng loài loài đàn bà loài đàn ông loài ba hoa loài lăng loàn loài trộm cắp loại1 loại đàn bà loại đàn ông loại người loại lăng loàn loại trộm cắp phƣờng phường ấy phường ba hoa phường lăng loàn phường trộm cắp phường vô dụng môn2 môn ăn diện môn ba hoa môn nịnh hót môn nói khoác môn tán gái thớ thớ ấy thớ người thớ lăng loàn thớ lăng nhăng thớ trộm cắp thứ1 thứ chồng thứ con thứ người thứ ba hoa thứ trộm cắp c. Nhóm nắmII, dúm, nhúm + Yếu tố chỉ người/thuộc tính của người Với ý nghĩa là một lượng nhỏ vật gì đó được nhúm lấy, nắm lấy trong một lần, nắmII, dúm, nhúm có STNN trung hoà. Tuy nhiên, khi chúng kết hợp với các yếu tố chỉ người hay thuộc tính của người như trong các kết hợp bên dưới đây, các kết hợp đó lại mang STNN tiêu cực. Chúng hàm ý là ít ỏi, đồng nghĩa với STNN xấu. dúm2 dúm người dúm tuổi dúm thịt dúm xương nắmII nắm da nắm xương nhúm1II nhúm người nhúm tuổi d. “bản2” + Yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người (mặt) Từ bản2 chỉ có duy nhất một kết hợp trong đó nó mang nghĩa xấu: bản mặt. Người ta thường nói: Bản mặt anh ta khó ưa. Không ai nói: Bản mặt anh ta dễ thương. Nói như vậy để thấy bản mặt mang sắc thái tiêu cực, và cụ thể là ở đây, DTĐV bản2 xấu nghĩa. 50 Nguyên nhân là bản2 vốn dùng để chỉ vật (bản án, bản báo cáo, bản bút thiếp, bản chỉ thị, bản chính, bản chứng nhận, bản danh sách, bản dịch, bản đồ, bản ghi âm, bản giao hưởng…), nay được dùng để chỉ mặt người với hàm ý chê bai, coi khinh. e. con2 + Yếu tố chỉ cá nhân người (nữ) Con2 vốn là DTĐV mang STNN trung hoà (con dao, con dấu, con đường, con mắt, con mèo, con sông, con tàu, con tim, con thuyền, con đực, con cái…), nhưng biến đổi xấu nghĩa trong một số trường hợp chỉ cá nhân người đàn bà, con gái với hàm ý coi khinh (con đàn bà, con mẹ, con ấy, con kế toán, con trợ lý...). f. kiếp - nét nghĩa “thân phận” Nghĩa đầu tiên (khoảng thời gian sống của một con người từ lúc sinh ra cho đến lúc chết) và nghĩa thứ ba (đời sống của con người, chết đi lại có một đời sống khác, trong một thể xác khác, trước và sau có quan hệ nhân quả với nhau, theo thuyết luân hồi của đạo Phật) của từ kiếp mang STNN trung hoà (ăn đời ở kiếp, kiếp trước, kiếp sau…) nhưng nghĩa thứ hai của nó đã có sự biến đổi STNN, chỉ “thân phận của con người, coi như một định mệnh, một sự đầy ải” (kiếp người, kiếp đời, kiếp đàn bà, kiếp nô lệ, kiếp trâu ngựa, kiếp hồng nhan, kiếp phong trần…). 2.2.2.2.2. Kết hợp với yếu tố chỉ động vật và yếu tố chỉ người Mống2 vốn được dùng để chỉ mầm mới nhú và hoàn toàn mang sắc thái trung hoà (mống khoai), nhưng khi được dùng để chỉ người và động vật với hàm ý ít ỏi, nó đã biến đổi STNN thành tiêu cực (mống đàn bà, mống đàn ông, mống người, vài mống, vài mống chó, vài mống gà…). 51 2.2.2.2.3. Kết hợp với yếu tố chỉ đám đông, có quan hệ lợi ích với nhau Từ bè1 khi được dùng với nghĩa là một tập hợp kết từ những cây rau, cỏ, tre, nứa…, nó có STNN trung hoà còn khi được dùng để chỉ sự liên kết giữa một nhóm người (bè cánh, bè đảng, bè lũ, bè phái…), nó thường mang nghĩa tiêu cực. Từ phe không được dùng với nghĩa là một tập hợp kết lại từ thực vật như bè1 mà chỉ là một tập hợp người liên kết với nhau. Trong các kết hợp kiểu như phe mình, phe ta…, từ phe có sắc thái trung hoà, nhưng trong các kết hợp kiểu như phe cánh, phe phái, phe lũ…, từ phe có chiều hướng tiêu cực. 2.2.2.2.4. Các kiểu kết hợp khác ChuyệnI hoàn toàn trung hoà về nghĩa khi biểu thị “sự việc được kể lại, nhắc lại, hoặc được nói đến” (chuyện lạ, chuyện cũ, kể chuyện…) hoặc biểu thị “việc, công việc, nói chung” (chuyện chồng con, chuyện học hành, chuyện yêu đương…) nhưng nó biến đổi xấu nghĩa trong nét nghĩa chỉ “việc lôi thôi, rắc rối” (gặp chuyện, gây chuyện, xảy ra chuyện…). Rõ ràng trong các kết hợp gặp chuyện, gây chuyện, xảy ra chuyện, sắc thái xấu nghĩa của cả tổ hợp do chuyện mang lại chứ không phải do các yếu tố gặp, gây, xảy ra… mang lại. Nét nghĩa thứ nhất của trò1 là “hoạt động diễn ra trước mặt người khác, trước đám đông để mua vui” (trò ảo thuật, trò giải trí, trò chơi…) nhưng nghĩa thứ hai của nó đã biến đổi STNN, chỉ “việc làm bị coi là không ngay thẳng hoặc thiếu nghiêm chỉnh” (trò cờ bạc, trò lừa đảo, giở trò…). Trong các kết hợp trò cờ bạc, trò lừa đảo, người ta còn có thể nghi ngờ STNN xấu của yếu tố trò vì có thể STNN xấu của cả kết hợp do các yếu tố cờ bạc, lừa đảo tạo ra. Tuy nhiên, trong kết hợp giở trò, chúng ta dễ dàng nhận ra chính STNN của trò đã quyết định STNN của cả kết hợp. 52 Các DTĐV khác thuộc nhóm này là: quầng (quầng sáng, trăng quầng, quầng thâm, mắt có quầng), tao2 (tao dây, tao loạn lạc, mấy tao điêu đứng), thói (thói quen, quen thói, thói gian, thói hư tật xấu), tấn2 (tấn tuồng cổ, tấn bi kịch, tấn trò đời). 2.3. Danh từ đơn vị xấu nghĩa Trong 675 DTĐV, DTĐV xấu nghĩa chiếm một tỉ lệ khá nhỏ, 3.85% (xem bảng 3), trong đó, nhóm đơn vị xấu nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh chiếm ưu thế so với nhóm còn lại. Chúng ta có thể kiểm nghiệm điều này qua bảng thống kê các nhóm DTĐV xấu nghĩa dưới đây. Bảng 14. Bảng thống kê các nhóm DTĐV tiếng Việt xấu nghĩa DTĐV xấu nghĩa Số lƣợng % Xấu nghĩa trong toàn bộ NC 25 96.15 Biến đổi STNN 1 3.85 Tổng cộng 26 100.00 Trong các DTĐV xấu nghĩa, có đến 96.15% đơn vị xấu nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh, chỉ có 3.85% đơn vị không giữ nguyên sắc thái xấu nghĩa qua các loạt ngữ cảnh khác nhau. DTĐV xấu nghĩa bị biến đổi STNN chỉ xuất hiện một trường hợp ở DTĐVCL trong khi đó ở DTĐVKCL, tỉ lệ đơn vị xấu nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh lại chiếm ưu thế so với DTĐVCL. Bảng 15. Bảng thống kê hai loại DTĐV xấu nghĩa DTĐV xấu nghĩa SL % Xấu nghĩa trong toàn bộ NC DTĐVKCL 20 76.92 DTĐVCL 5 19.23 Biến đổi STNN DTĐVKCL 0 0.00 DTĐVCL 1 3.85 Tổng cộng 26 100.00 53 2.3.1. Xấu nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh Theo lý thuyết, một đơn vị xấu nghĩa chỉ có thể kết hợp với các yếu tố trung hoà và xấu nghĩa để tạo thành những đơn vị mang nghĩa xấu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn có những ngoại lệ. Dựa vào STNN của các kết hợp theo ngữ liệu mà luận văn thu thập được, chúng tôi chia nhóm DTĐV này thành hai nhóm nhỏ: 1. Bình thƣờng về khả năng kết hợp (gồm a. chỉ kết hợp với yếu tố trung hoà về nghĩa, và b. kết hợp với yếu tố trung hoà và xấu nghĩa). 2. Bất thƣờng về khả năng kết hợp (kết hợp được với cả ba loại STNN). Dưới đây là bảng thống kê khả năng kết hợp của DTĐVKCL xấu nghĩa và DTĐVCL xấu nghĩa. Bảng 16. Bảng thống kê khả năng kết hợp của DTĐVKCL xấu nghĩa Bình thƣờng về KNKH Bất thƣờng về KNKH Tổng cộng TH THX TTHX SL % SL % SL % SL % 1 5.00 17 85.00 2 10.00 20 100 Bảng 17. Bảng thống kê khả năng kết hợp của DTĐVCL xấu nghĩa Bình thƣờng về KNKH Tổng cộng TH THX SL % SL % SL % 1 20.00 4 80.00 5 100 Tỉ lệ 85% và 80% cho thấy khả năng kết hợp với cả hai yếu tố trung hoà và xấu nghĩa của DTĐV xấu nghĩa phổ biến hơn hai khả năng còn lại. Với 2 trường hợp duy nhất ở DTĐVKCL, khả năng kết hợp với cả ba mức độ STNN có thể xem như một lệ ngoại về khả năng kết hợp của DTĐV xấu nghĩa. 54 2.3.1.1. Bình thường về khả năng kết hợp Các DTĐV trong nhóm này có khả năng kết hợp bình thường như bất kỳ đơn vị xấu nghĩa nào khác, nghĩa là chúng có khả năng kết hợp với yếu tố trung hoà về nghĩa, hoặc với yếu tố xấu nghĩa, hoặc cả hai để tạo ra những kết hợp mang nghĩa xấu. 2.3.1.1.1. Chỉ kết hợp với yếu tố trung hoà về nghĩa Nhóm này chỉ có thể kết hợp được với yếu tố trung hoà về nghĩa. Danh sách trong nhóm này chỉ có 2 từ chia đều cho hai bộ phận DTĐV: mửng20 (DTĐVKCL) và lốt2 21 (DTĐVCL). Khả năng tạo ra kết hợp với từ mửng là không nhiều, và đó đều là các yếu tố trung hoà về nghĩa: ấy, này, cũ... Khả năng kết hợp của lốt2 có khá hơn, tuy nhiên lốt2 vẫn không bứt ra được giới hạn đi kèm với các yếu tố trung hoà. Lý do là, lốt2 dùng để chỉ dấu hằn còn để lại bởi những hành động đã qua mà các vị từ hành động kiểu này vốn trung hoà về STNN: lốt chân, lốt rắn bò, lốt dao chém… 2.3.1.1.2. Kết hợp với yếu tố trung hoà về nghĩa và xấu nghĩa Kết hợp với cả hai loại yếu tố trung hoà và xấu nghĩa là cách thức phổ biến hơn đối với các DTĐV xấu nghĩa để tạo thành các kết hợp mang nghĩa xấu. Chẳng hạn như đối với DTĐVKCL xó, các kết hợp mà nó tạo ra đều mang sắc thái xấu nghĩa khi kết hợp với các yếu tố trung hoà (chợ, nhà quê, quê…) và các yếu tố xấu nghĩa (bẩn thỉu, nghèo nàn, rách nát…): xó chợ, xó nhà quê, xó quê, xó bẩn thỉu, xó nghèo nàn, xó rách nát... Nếu như thay 20 (ph) Kiểu, điệu 21 Dấu hằn còn để lại 55 những DTĐV trung hoà vào vị trí của xó ở những ngữ cảnh có chứa yếu tố trung hoà, chắc chắn, kết quả tạo ra sẽ không phải là những kết hợp xấu nghĩa. Chẳng hạn: ở nhà quê, miền quê, vùng quê, khu chợ… Một điều thú vị là giữa hai từ đồng âm có một sự liên hệ ngữ nghĩa nào đó, nếu từ thứ nhất mang nghĩa trung hoà, từ thứ hai có thể xấu nghĩa. Điều này sẽ dễ dàng lý giải hơn với các nghĩa của cùng một từ, khi đó, hiện tượng này sẽ là sự biến đổi xấu nghĩa từ nghĩa gốc đến nghĩa phái sinh. Chúng ta hãy cùng xem sự biểu hiện sắc thái ý nghĩa qua các kết hợp của hai từ đồng âm bãi1 và bãi2 như sau: bãi1 bãi biển đẹp bãi cỏ đẹp bãi bể bãi biển bãi cát bãi cỏ bãi dâu bãi hoang bãi muối bãi phù sa bãi sa mạc bãi sông bãi tắm bãi tập bãi tha ma bãi mìn bãi rác bãi2 bãi cốt trầu bãi nước dãi bãi nước miếng bãi phân Nếu từ bãi1 trung hoà về nghĩa với các kết hợp được tạo thành mang STNN của từ kết hợp cùng nó, thì bãi2 là từ xấu nghĩa với các kết hợp mang nghĩa xấu dù yếu tố cộng thêm mang nghĩa xấu hay trung hoà. Không thể nói rằng hai từ đồng âm bãi1 và bãi2 không có bất kỳ sự liên hệ ngữ nghĩa nào, bởi vì chúng đều gợi ra hình dung về một khoảng không gian trải rộng, trong đó có chứa thứ gì đó. Chẳng qua là bãi2 được thu hẹp nghĩa bằng cách giảm cái diện tích mặt phẳng ấy lại và giới hạn về thứ vật chất chứa đựng trong mặt phẳng ấy (chất bẩn nhỏ, thường lỏng hoặc sền sệt, do cơ thể thải ra), do đó bãi2 mang sắc thái xấu nghĩa. 56 2.3.1.2. Bất thường về khả năng kết hợp Theo lý thuyết, một đơn vị xấu nghĩa sẽ không thể kết hợp với một đơn vị tốt nghĩa và ngược lại. Tuy nhiên, ở đây cũng có lệ ngoại. Bằng chứng là trong các DTĐV xấu nghĩa cũng có một trường hợp có khả năng kết hợp với những yếu tố tốt nghĩa, hay nói cách khác, chúng bất thường về khả năng kết hợp. gã điển trai gã bảnh trai gã học giỏi gã ấy gã bơi đò gã buôn gã thanh niên gã trai gã lưu manh gã người thấp bé gã khùng gã điên gã vô học bất tài Các kết hợp trên của DTĐVKCL gã đều có STNN xấu mặc dù yếu tố cộng thêm vào từ gốc có đủ ba loại STNN: tốt, trung hoà, xấu thể hiện ở 3 cột bên trên. Một trường hợp trên không thể thay đổi được những tiền lệ trên lý thuyết, nhưng chúng ta vẫn cần phải ghi nhận rằng, DTĐV xấu nghĩa nếu có khả năng kết hợp được với những yếu tố tốt nghĩa, thì những kết hợp của chúng tạo thành vẫn mang nghĩa xấu. Nguyên nhân có phải nằm ở cấu trúc của ngữ danh từ: yếu tố chính bao giờ cũng có ý nghĩa quyết định STNN của cả kết hợp? Hãy xem các trường hợp sau đây. (1) Trang thanh niên (2) Bãi (biển) đẹp Bãi rác (3) Bãi cốt trầu (4) Gã điển trai Tất cả đều có một kiểu cấu trúc là một yếu tố chính kết hợp với một yếu tố phụ (C + P). Tuy nhiên, nếu như ở các trường hợp (1), (3), (4), STNN của 57 yếu tố chính (trang5, bãi2, gã) quyết định STNN của cả kết hợp thì ở trường hợp (2), chính yếu tố phụ (đẹp, rác) mới có tác dụng quyết định STNN của kết hợp chứ không phải yếu tố chính (bãi1). Một điều cần lưu ý là trang5, đẹp (tốt nghĩa) và bãi2, gã, rác (xấu nghĩa) đều được đánh dấu về sự tích cực/tiêu cực trong khi bãi1 (trung hoà về nghĩa) thì không. Như vậy, nguyên nhân có lẽ không nằm ở cú pháp mà nằm ở tính ưu tiên của các loại STNN được xếp theo thứ bậc: các yếu tố có STNN tốt và xấu sẽ có tác dụng quyết định các kết hợp trong đó có chứa yếu tố trung hoà, còn trong kết hợp giữa một yếu tố tốt và một yếu tố xấu – như trường hợp gã điển trai ở trên, ngữ liệu cho chúng ta hình dung về tính ưu tiên của các đơn vị xấu nghĩa. Tóm lại, trong một kết hợp, thứ tự ưu tiên của các loại STNN sẽ quyết định STNN của cả kết hợp là: 1. Xấu nghĩa. 2. Tốt nghĩa. 3. Trung hoà về nghĩa. 2.3.2. Biến đổi sắc thái ngữ nghĩa trong loạt ngữ cảnh nhất định Chỉ có duy nhất một trường hợp thuộc nhóm DTĐV xấu nghĩa biến đổi STNN trong loạt ngữ cảnh nhất định. DTĐV này biến đổi STNN từ xấu nghĩa sang trung hoà về nghĩa. DTĐVCL phận vốn chỉ thân phận (phận đàn bà, phận trâu ngựa, thân phận, phận nghèo…) và mang nghĩa xấu nhưng khi nó dùng để chỉ “địa vị và gắn với nó là bổn phận của người bề dưới đối với người bề trên” (phận dâu con, phận con cái…), nó đã biến đổi nghĩa theo chiều hướng tích cực và có STNN trung hoà. 2.4. Các danh từ đơn vị có sắc thái ngữ nghĩa giao thoa Sở dĩ luận văn gọi các DTĐV này là các đơn vị có STNN giao thoa là bởi sự biểu hiện STNN quá phức tạp của chúng. Người viết không thể liệt chúng vào danh sách DTĐV bị biến đổi STNN trong loạt ngữ cảnh nhất định 58 bởi giữa hai loại đơn vị này có những khác biệt quan trọng. Thứ nhất, nếu như ở đơn vị bị biến đổi STNN trong loạt ngữ cảnh nhất định, chúng tôi tìm thấy một cơ chế biến đổi rõ ràng, thì ở loại đơn vị có tính chất giao thoa giữa các STNN, điều đó là không thể. Thứ hai, nếu đơn vị bị biến đổi STNN chỉ biến đổi STNN ở một (một vài) loạt ngữ cảnh nhất định (có thể tương ứng với một (một vài) nét nghĩa) thì ở loại đơn vị có STNN giao thoa, ở một nét nghĩa vừa có thể biểu hiện STNN này vừa có thể biểu hiện STNN kia. Do đó, chúng tôi thiết nghĩ việc tách chúng ra thành hai bộ phận là một việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, giữa các STNN giao thoa trong một DTĐV bao giờ cũng có một STNN nổi trội hơn (tham gia vào nhiều ngữ cảnh hơn) và được xem là STNN điển hình của đơn vị đó. Chẳng hạn, một đơn vị có sự giao thoa giữa STNN trung hoà và xấu, nhưng sắc thái xấu nghĩa được tìm thấy ở nhiều ngữ cảnh, nhiều nét nghĩa thì xấu nghĩa được xem là STNN điển hình của đơn vị đó. Sau đây là bảng thống kê số lượng và tỉ lệ các loại DTĐV có STNN giao thoa. Bảng 18. Bảng thống kê các tiểu loại DTĐV có STNN giao thoa DTĐV có STNN giao thoa Số lƣợng % TH - Xấu DTĐVKCL 9 75.00 DTĐVCL 2 16.67 Tổng cộng 11 91.67 Tốt - Xấu DTĐVKCL 0 0.00 DTĐVCL 1 8.33 Tổng cộng 1 8.33 Tổng cộng 12 100.00 59 2.4.1. Giao thoa giữa trung hoà và xấu nghĩa DTĐV có STNN giao thoa giữa trung hoà về nghĩa và xấu nghĩa chiếm ưu thế hơn so với nhóm còn lại và DTĐVKCL chiếm ưu thế hơn DTĐVCL. Các DTĐVKCL bọn, cơn, cú2 22, đứa, lũ2, nỗi, nùi 23, thằng, tụi và các DTĐVCL vết, vệt đều thuộc nhóm này. Chẳng hạn, bọn có STNN giao thoa giữa trung hoà và xấu nghĩa, nghĩa là vừa biểu hiện sắc thái trung hoà vừa biểu hiện sắc thái xấu nghĩa tuỳ theo ngữ cảnh nó tham gia. Bọn trẻ, bọn nhóc, bọn bạn, bọn học trò, bọn sinh viên, bọn họ, bọn ta, bọn thiếp, bọn thần… mang STNN trung hoà về nghĩa. Bọn ấy, bọn này, bọn kia… có thể mang STNN thân mật hoặc coi khinh, nghĩa là có thể mang sắc thái trung hoà hay xấu nghĩa tuỳ theo tình huống giao tiếp cụ thể. Bọn đương thứ, bọn kỳ cựu, bọn lý dịch, bọn kỳ mục, bọn kỳ hào, bọn phù thuỷ, bọn đạo sĩ, bọn thầy bùa, bọn hãnh tiến, bọn cường hào, bọn phi tần mỹ nữ, bọn thủ hạ, bọn đàn bà… mang nghĩa xấu bất kể nó xuất hiện trong tình huống nào. 2.4.2. Giao thoa giữa tốt nghĩa và xấu nghĩa DTĐV có STNN giao thoa giữa tốt nghĩa và xấu nghĩa chỉ tìm thấy ở DTĐVCL (1 trường hợp). DTĐVKCL vắng mặt STNN giao thoa này. Mưu có thể vừa có sắc thái tốt nghĩa vừa có sắc thái trung hoà vừa có sắc thái xấu nghĩa tuỳ theo từng ngữ cảnh nó tham gia. Chẳng hạn mưu cao, mưu lược, mưu trí, mưu sách… mang STNN tích cực và như thế mưu trong những kết hợp này mang nghĩa tích cực (vì các yếu tố đi sau nó đều có STNN trung hoà). Mưu gian, mưu ma chước quỷ… mang STNN tiêu cực trong khi các yếu tố đi sau nó cũng mang nghĩa tiêu cực, vì thế mưu có thể mang nghĩa tiêu cực 22 Cú đấm, cú đá, cú lừa, cú sốc, một cú… 23 Nùi cỏ, nùi rơm, một nùi, nùi ghẻ rách… 60 hoặc mang nghĩa trung hoà. Trong các kết hợp bày mưu, bày mưu tính kế, mưu kế, mưu đồ…, chúng ta cũng chưa thể xác định được STNN của từ mưu (hoặc tốt hoặc xấu) bởi vì ngay cả STNN của cả kết hợp cũng chỉ có thể giới hạn trong STNN giao thoa tốt - xấu tuỳ vào từng tình huống cụ thể. Ví dụ, bày mưu giết giặc cứu nước mang nghĩa tốt, nhưng kẻ thù bày mưu thâm độc mang nghĩa xấu. Tóm lại, DTĐV tiếng Việt có biểu hiện không quá phức tạp về STNN trong các ngữ cảnh mà chúng xuất hiện nhưng vẫn có nhiều điểm thú vị thể hiện qua một loạt DTĐV có khả năng biến đổi nghĩa trong loạt ngữ cảnh nhất định cũng như những kết hợp được tạo ra theo một quy trình bất thường. Chính những điều này đã làm nên sự tinh tế trong ngữ nghĩa của DTĐV tiếng Việt. 61 CHƢƠNG BA TỐT NGHĨA VÀ XẤU NGHĨA TRONG VỊ TỪ TRẠNG THÁI TIẾNG VIỆT Như đã nói ở chương một, luận văn sẽ khảo sát VTTT ở hai bộ phận: VTTT đơn tiết và VTTT đa tiết. Tuy nhiên, chúng tôi ưu tiên bộ phận đơn tiết hơn bởi đây là loại đơn vị từ vựng có biểu hiện phức tạp về STNN, do đó, nếu muốn xác lập STNN của chúng, chúng ta cần phải tiến hành khảo sát trên diện rộng với số lượng ngữ cảnh đủ lớn. Bộ phận VTTT đa tiết thì ngược lại, sự biểu hiện STNN của chúng không quá phức tạp, vì thế, việc xác lập STNN cũng là điều không quá khó. Chính vì thế, trong các mục bàn về khả năng kết hợp của VTTT, chúng tôi sẽ chỉ bàn về VTTT đơn tiết mà thôi. Luận văn đã tiến hành khảo sát 1641 VTTT đơn tiết và 3064 VTTT đa tiết tiếng Việt với 9399 ngữ cảnh và đã thống kê được các loại VTTT cũng như các tiểu loại của chúng dựa trên các mức độ STNN. Dưới đây là bảng thống kê các loại STNN của 4705 VTTT tiếng Việt. Bảng 19. Bảng thống kê STNN của VTTT VTTT SL % Tốt nghĩa 740 15.73 TH về nghĩa 2132 45.31 Xấu nghĩa 1817 38.62 có STNN giao thoa Tốt - TH 2 0.04 Tốt - Xấu 7 0.15 TH - Xấu 7 0.15 Tốt - TH - Xấu 0 0.00 Tổng cộng 4705 100.00 62 Một điều có thể nhận thấy là, so với DTĐV, tỉ lệ đơn vị trung hoà về nghĩa đã giảm đáng kể, thay vào đó là sự gia tăng loại đơn vị xấu nghĩa và tốt nghĩa. Các đơn vị có STNN giao thoa cũng đa dạng hơn nhiều, có đến 3 loại giao thoa về STNN (chỉ vắng mặt STNN giao thoa giữa Tốt - TH - Xấu). Điều này cho thấy sự phức tạp trong việc biểu hiện STNN của VTTT tiếng Việt. Chúng ta hãy cùng xem sự khác biệt về STNN của VTTT đơn tiết trong sự đối sánh với VTTT đa tiết ở hai bảng thống kê bên dưới. Bảng 20. Bảng thống kê STNN của VTTT đơn tiết tiếng Việt VTTT đơn tiết SL % Tốt nghĩa 226 13.77 TH về nghĩa 749 45.64 Xấu nghĩa 659 40.16 có STNN giao thoa Tốt - TH 2 0.12 Tốt - Xấu 1 0.06 TH - Xấu 4 0.24 Tốt - TH - Xấu 0 0.00 Tổng cộng 1641 100.00 Bảng 21. Bảng thống kê STNN của VTTT đa tiết tiếng Việt VTTT đa tiết SL % Tốt nghĩa 514 16.78 TH về nghĩa 1383 45.14 Xấu nghĩa 1158 37.79 có STNN giao thoa Tốt - TH 0 0.00 Tốt - Xấu 6 0.20 TH - Xấu 3 0.10 Tốt - TH - Xấu 0 0.00 Tổng cộng 3064 100.00 63 Nhìn chung, số liệu trong hai bảng thống kê cho thấy tỉ lệ các loại STNN giữa VTTT đơn tiết và VTTT đa tiết khá tương đồng. Tuy nhiên, trong những mục sau, chúng ta sẽ nhận thấy rằng VTTT đa tiết có biểu hiện STNN đơn giản hơn VTTT đơn tiết rất nhiều. Bằng chứng là VTTT đa tiết chỉ có 3 trường hợp biến đổi STNN qua các loạt ngữ cảnh khác nhau và chỉ xảy ra ở loại đơn vị trung hoà về nghĩa. Điều này có nghĩa là VTTT đa tiết giữ nguyên một mức độ STNN trong tất cả các ngữ cảnh mà chúng tham gia. Để lý giải điều này, có lẽ phải cần nhờ đến khái niệm ngữ cảnh. Khi xuất hiện với hai âm tiết trở lên, từ có khả năng biểu hiện ngữ nghĩa rõ ràng hơn vì xét cho cùng, ngữ cảnh cũng có thể là một âm tiết. Như những lý do đã nói ở trên, các phần miêu tả của luận văn sẽ chủ yếu hướng vào VTTT đơn tiết. VTTT đa tiết sẽ được nhắc đến trong sự so sánh với VTTT đơn tiết để làm rõ STNN của VTTT đơn tiết. 3.1. Vị từ trạng thái tốt nghĩa VTTT tốt nghĩa, về cơ bản, luôn tạo ra các kết hợp mang nghĩa tốt khi kết hợp với các yếu tố tốt nghĩa và trung hoà về nghĩa. Chẳng hạn như VTTT tốt nghĩa xinh có thể tạo ra các kết hợp mang nghĩa tốt như nhà xinh, người xinh, xinh đẹp, xinh tươi, xinh xắn… khi kết hợp với các yếu tố tốt nghĩa (đẹp, tươi, xắn…) và các yếu tố trung hoà về nghĩa (nhà, người…). Tạo ra các kết hợp có STNN tốt - đó chính là đặc trưng của loại đơn vị này dù trên thực tế vẫn còn những ngoại lệ. Một số VTTT tốt nghĩa khi kết hợp với các yếu tố khác đã tạo ra những kết hợp mang STNN xấu hoặc trung hoà. Chẳng hạn, VTTT tốt nghĩa hay2 tạo ra các kết hợp mang nghĩa xấu (hay ho, hay hớm) và kết hợp mang nghĩa trung hoà (hay dở). Các VTTT lợi2II, may2II, hên, phải3I... là các đơn vị tương tự. VTTT tốt nghĩa chiếm tỉ lệ thấp nhất trong 3 loại VTTT tốt nghĩa, trung 64 hoà về nghĩa và xấu nghĩa (VTTT đơn tiết có tỉ lệ 13.77% và VTTT đa tiết chiếm 16.78%). Cũng như ở DTĐV, dựa vào sự biểu hiện STNN trong toàn bộ ngữ cảnh của VTTT tốt nghĩa, chúng tôi chia chúng thành hai loại như sau: 1. VTTT tốt nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh. 2. VTTT tốt nghĩa nhưng biến đổi STNN trong loạt ngữ cảnh nhất định. Bảng 22. Bảng thống kê các tiểu loại VTTT tốt nghĩa VTTT tốt nghĩa SL % Tốt trong toàn bộ NC VTTT đơn tiết 216 29.19 VTTT đa tiết 514 69.46 Tổng cộng 730 98.65 Biến đổi STNN VTTT đơn tiết 10 1.35 VTTT đa tiết 0 0.00 Tổng cộng 10 1.35 Tổng cộng 740 100.00 Chiếm ưu thế về số lượng là loại VTTT tốt nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh với 216 trường hợp (29.19%) ở VTTT đơn tiết và 514 trường hợp (69.46%) ở VTTT đa tiết. Chỉ có 10 trường hợp (1.35%) VTTT tốt nghĩa bị biến đổi STNN trong loạt ngữ cảnh nhất định. VTTT đa tiết không xuất hiện nhóm đơn vị này. 3.1.1. Tốt nghĩa trong toàn bộ ngữ cảnh Các VTTT nhóm này có biểu hiện tốt nghĩa trong tất cả các ngữ cảnh mà chúng xuất hiện. Cũng như DTĐV tốt nghĩa, dựa vào khả năng kết hợp, luận văn chia nhóm này thành hai nhóm nhỏ: bình thường về khả năng kết hợp và bất thường về khả năng kết hợp. Luận văn đã thống kê khả năng kết hợp của 216 VTTT đơn tiết tốt nghĩa 65 trong toàn bộ ngữ cảnh và thấy rằng khả năng kết hợp được với cả hai loại STNN tốt và trung hoà chiếm ưu thế, tiếp sau đó là khả năng kết hợp được với riêng yếu tố trung hoà. Ngoài khả năng kết hợp với các yếu tố tốt nghĩa và trung hoà về nghĩa, một số VTTT đơn tiết tốt nghĩa còn có khả năng kết hợp với các yếu tố có sắc thái xấu nghĩa. Các trường hợp này chiếm một tỉ lệ khiêm tốn và được xem là lệ ngoại của loại đơn vị này. Chúng ta có thể kiểm nghiệm điều này qua bảng thống kê về khả năng kết hợp của VTTT đơn tiết tốt nghĩa bên dưới. Bảng 23. Bảng phân loại VTTT đơn tiết tốt nghĩa theo khả năng kết hợp Bình thƣờng về KNKH Bất thƣờng về KNKH Tổng cộng TH TTH THX TTHX SL % SL % SL % SL % SL % 47 21.76 151 69.91 2 0.93 16 7.41 216 100 3.1.1.1. Bình thường về khả năng kết hợp Như đã nói ở trên, các VTTT bình thường về khả năng kết hợp chỉ có thể kết hợp với các yếu tố tốt và các yếu tố trung hoà. Nhóm này chiếm hơn 90% tổng số VTTT đơn tiết tốt nghĩa. 3.1.1.1.1. Kết hợp với yếu tố trung hoà về nghĩa Về cơ bản, các VTTT thuộc nhóm này chỉ kết hợp được với riêng các yếu tố trung hoà về nghĩa để tạo ra nghĩa tốt. Chẳng hạn như VTTT chạyII24 có thể kết hợp với các yếu tố trung hoà về nghĩa như hàng, việc… để tạo ra các kết hợp tốt nghĩa: chạy hàng, chạy việc... Hay VTTT đượcII25 chỉ có thể kết hợp với các yếu tố trung hoà như người, nết, giá, việc, tính… để tạo ra các 24 Được tiến hành thuận lợi, không bị tắc. 25 Đạt tiêu chuẩn, đạt yêu cầu, làm cho có thể hài lòng, có thể đồng ý. 66 kết hợp mang nghĩa tốt: được người, được nết, được giá, được việc, được tính… Tuy nhiên, vẫn có một trường hợp ngoại lệ. VTTT sõi có thể kết hợp với các yếu tố trung hoà về nghĩa để tạo nên những kết hợp mang nghĩa tốt chỉ trẻ nhỏ phát âm “rõ, đúng, rành rọt từng tiếng từng lời” (sõi nói) hoặc để chỉ ý “sành, thành thạo” một việc gì đó (sõi việc). Bên cạnh đó, sõi cũng tạo nên một kết hợp mang nghĩa xấu khi kết hợp với yếu tố trung hoà về nghĩa (sõi đời). Nhìn chung, tỉ lệ các VTTT đơn tiết tốt nghĩa thuộc nhóm này không cao (chiếm tỉ lệ 21.76%) vì khả năng kết hợp với cả hai yếu tố tốt nghĩa và trung hoà mới là đặc trưng của các đơn vị tốt nghĩa. 3.1.1.1.2. Kết hợp với yếu tố tốt nghĩa và trung hoà về nghĩa Các VTTT nhóm này hầu như đều có thể kết hợp với cả hai l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVNNH029.pdf
Tài liệu liên quan