Luận văn Tổ chức ngoại khóa phần định luật bảo toàn động lượng – vật lí 10 nâng cao nhằm phát triển tư duy sáng tạo học tập của học sinh

Tài liệu Luận văn Tổ chức ngoại khóa phần định luật bảo toàn động lượng – vật lí 10 nâng cao nhằm phát triển tư duy sáng tạo học tập của học sinh: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Ngọc Loan TỔ CHỨC NGOẠI KHÓA PHẦN ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG – VẬT LÍ 10 NÂNG CAO NHẰM PHÁT TRIỂN TƯ DUY SÁNG TẠO HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Ngọc Loan TỔ CHỨC NGOẠI KHÓA PHẦN ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG – VẬT LÍ 10 NÂNG CAO NHẰM PHÁT TRIỂN TƯ DUY SÁNG TẠO HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học môn Vật lí Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGÔ DIỆU NGA Thành phố Hồ Chí Minh – 2009 PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG NGOẠI KHÓA TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY Để phục vụ tốt hơn trong việc nghiên cứu khoa học, chúng tôi mong rằng các quí thầy cô có thể giúp đỡ chúng tôi trả lời những câu hỏi qua phiếu điều tra: (Quí thầy cô đánh dấu x vào ô lựa chọn) 1. Hằng n...

pdf113 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tổ chức ngoại khóa phần định luật bảo toàn động lượng – vật lí 10 nâng cao nhằm phát triển tư duy sáng tạo học tập của học sinh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Ngọc Loan TỔ CHỨC NGOẠI KHÓA PHẦN ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG – VẬT LÍ 10 NÂNG CAO NHẰM PHÁT TRIỂN TƯ DUY SÁNG TẠO HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Ngọc Loan TỔ CHỨC NGOẠI KHÓA PHẦN ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG – VẬT LÍ 10 NÂNG CAO NHẰM PHÁT TRIỂN TƯ DUY SÁNG TẠO HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học môn Vật lí Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGÔ DIỆU NGA Thành phố Hồ Chí Minh – 2009 PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG NGOẠI KHÓA TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY Để phục vụ tốt hơn trong việc nghiên cứu khoa học, chúng tôi mong rằng các quí thầy cô có thể giúp đỡ chúng tôi trả lời những câu hỏi qua phiếu điều tra: (Quí thầy cô đánh dấu x vào ô lựa chọn) 1. Hằng năm, tổ bộ môn của quí thầy cô có kế hoạch tổ chức ngoại khóa cho học sinh không? Có Không 2. Nếu có thì hoạt động ngoại khóa đó được tổ chức: Không thường xuyên Định kỳ 1 tháng/ 1 lần Tùy thuộc vào chủ đề hoạt động của năm học đó 3. Theo quí thầy cô, học sinh thích loại hình ngoại khóa nào nhất? Viết báo tường Nghe báo cáo chuyên đề Tham quan công trình kỹ thuật Tham gia thiết kế, chế tạo các mô hình kỹ thuật Tham gia câu lạc bộ 4. Học sinh có thích thú với các hoạt động ngoại khóa không? Có Không 5. Quí thầy cô có được học lớp giảng dạy kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa không? Có Không 6. Theo quí thầy cô, việc tổ chức hoạt động ngoại khóa hiện nay chưa hiệu quả là do những nguyên nhân nào sau đây? Nguyên nhân Đồng ý Không đồng ý Hình thức thi cử : với hình thức thi hiện nay, giáo viên chỉ quan tâm đến những kiến thức liên quan phục vụ cho các kì thi, không hoặc ít dành thời gian cho việc tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh. Kinh phí cho hoạt động ngoại khóa : để tổ chức được một buổi ngoại khoá cần nhiều kinh phí để hỗ trợ chẳng hạn như : âm thanh, ánh sáng, thiết bị, dụng cụ để phục vụ ngoại khóa… Thực tế kinh phí các trường dành cho phần hoạt động này quá eo hẹp, thậm chí không có. Thời gian chuẩn bị : để tổ chức hoạt động ngoại khóa, giáo viên tốn rất nhiều thời gian, công sức, nhưng thù lao, kết quả họ nhận được không tương xứng , thậm chí ở một số trường phổ thông việc tổ chức hoạt động ngoại khóa là được coi là trách nhiệm công việc của cá nhân giáo viên. Giáo viên chưa có hoặc ít kinh nghiệm và kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa. Chương trình dạy nội khóa quá nặng nên giáo viên và học sinh không còn thời gian để tổ chức hoặc tham gia ngoại khóa. Nội dung ngoại khóa chưa hấp dẫn, dễ lặp đi lặp lại, gây nhàm chán. Phụ huynh, học sinh: phụ huynh chỉ quan tâm đến kết quả học tập, không để ý đến các hoạt động ngoại khóa. Chính vì thế, họ không thích học sinh tham gia vì tốn nhiều thời gian. Nhiều học sinh thì không hứng thú với các hoạt động ngoại khóa, có tham gia chỉ mang tính gượng ép, bắt buộc vì hoạt động này không được đánh giá vào điểm tổng kết bộ môn. Chân thành cảm ơn các quí thầy cô Chúc quí thầy cô thành công và hạnh phúc PHỤ LỤC 2 BÀI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ TÌNH HÌNH HỌC SINH HỌC PHẦN ĐỘNG LƯỢNG Học sinh dùng bút chì tô đen câu trả lời. Ví dụ : chọn A A Câu 1: Động lượng là một dạng năng lượng như nhiệt năng, cơ năng… A. Đúng B. Sai Câu 2: Đại lượng đặc trưng cho sự truyền tương tác giữa các vật chuyển động A. Vận tốc B. Lực C. Động lượng D. Gia tốc Câu 3: Trong chuyển động nào dưới đây động lượng được bảo toàn A. Thẳng đều B. Tròn đều C. Thẳng biến đổi đều D. A&B Câu 4: Một vật có khối lượng 1 kg chuyển động tròn đều với vận tốc 10m/s thì độ biến thiên động lượng của vật bằng bao nhiêu khi vật chuyển động được ¼ vòng tròn? 10 2A. 0kgm/s B. 20kgm/s C. kgm/s D. 10kgm/s Câu 5: Một viên đạn khối lượng 2kg đang bay thẳng đứng lên trên với vận tốc 40m/s thì nổ thành 10 mảnh đạn bay theo các hướng khác nhau. Tổng động lượng của 10 mảnh đạn thì A. có độ lớn là 80kg.m/s và hướng thẳng đứng lên trên B. độ lớn là 80 kg.m/s và hướng thẳng đứng xuống dưới C. có độ lớn là 80 kg.m/s, hướng thì không xác định được D. không xác định được vì không biết khối lượng, vận tốc, hướng bay của các mảnh Câu 6 : Một vật khối lượng m1 chuyển động đến va chạm trực diện với vật 1 2 4 mm  đang nằm yên. Cho biết va chạm là va chạm mềm. Tỉ số (phần trăm) giữa động năng của vật m1 lúc sau so với trước va chạm là: A. 64% B. 50% C. 80% D. 20% Câu 7 : Chuyển động bằng phản lực là chuyển động tuân theo đúng định luật III Newton A. Đúng B. Sai Câu 8 : Em hãy giải thích vì sao trong bóng đá, khi người thủ môn bắt một quả bóng sút rất căng, người đó phải làm động tác kéo dài thời gian bóng chạm tay mình ( thu bóng vào bụng) ? .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... Câu 9 : Khẩu đại bác đặt trên chiếc xe lăn, nòng súng hợp với phương ngang 1 góc 600. Khi bắn 1 viên đạn ra khỏi nòng thì súng sẽ chuyển động : A. Giật lùi theo phương ngang. B. Giật lùi theo phương hợp với phương ngang 1 góc đúng bằng 600. C. Bị đẩy về phía trước. D. không xác định được vì không biết khối lượng, vận tốc của đạn và súng. Câu 10: Một viên đạn đang bay thẳng đứng lên trên thì nổ thành 2 mảnh có giá trị động lượng bằng nhau và bằng giá trị động lượng ban đầu của viên đạn. Vậy 2 mảnh hợp với nhau 1 góc là : A. 300 B. 600 C. 1200 D. 1800 PHỤ LỤC 3 PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH SAU KHI THAM GIA NGOẠI KHÓA Để phục vụ tốt hơn trong việc nghiên cứu khoa học, chúng tôi mong rằng các em có thể giúp đỡ chúng tôi trả lời những câu hỏi qua phiếu điều tra: Phần 1: Một số câu trắc nghiệm liên quan đến kiến thức động lượng Học sinh dùng bút chì tô đen câu trả lời. Ví dụ : chọn A A Câu 1: Một quả đạn có khối lượng 20kg đang bay thẳng đứng xuống dưới với vận tốc 70m/s thì nổ thành hai mảnh. Mảnh thứ nhất có khối lượng 8kg bay theo phương ngang với vận tốc 90m/s. Độ lớn vận tốc mảnh thứ hai có thể nhận giá trị nào sau đây : A. 56,7 m/s B. 131,1m/s C. 123m/s D. 680m/s Câu 2: Hai vật có khối lượng m1 = 1kg và m2 = 3kg chuyển động với các vận tốc v1 = 3m/s, v2 =1m/s ; 1v 2v và hợp với nhau góc 1200 tổng động lượng của hệ là: A. 3 kg.m/s B. 6 kg.m/s C. 8kg.m/s D. 12 kg.m/s Câu 3: Trong các điều kiện I, II, III sau đây : I. Khối lượng khí phụt ra lớn. II. Vận tốc khí phụt ra lớn. III. Khối lượng tên lửa lớn. Muốn tăng tốc độ cho tên lửa cần thỏa mãn các điều kiện. A. I,II B. II,III C. I,III D. I,II,III Câu 4: Một viên đạn có khối lượng m đang bay với vận tốc v = 500m/s thì nổ thành hai mảnh có khối lượng bằng nhau và có phương chiều như sau: 030 060 v 1p  2 p Độ lớn vận tốc của mảnh thứ nhất có giá trị: A. 250 m/s B. 850 m/s C. 400 m/s D. 500 m/s Câu 5: Câu nào dưới đây không nói về một chuyển động bằng phản lực? A. Trong một hệ kín đứng yên, khi một phần của hệ chuyển động theo một hướng thì phần còn lại chuyển động theo hướng ngược lại. B. Khi chiếc ca-nô chạy về phía trước thì nước sông ở sau ca-nô đẩy về phía sau. C. Sau khi em nhỏ châm ngòi, chiếc pháo thăng thiên vụt lên trời và phụt lửa về phía sau. D. Một người từ chiếc thuyền của mình nhảy mạnh sang chiếc thuyền bên cạnh. Chiếc thuyền của người đó lùi ngược lại. Phần 2: Thái độ của học sinh sau khi tham gia ngoại khóa Học sinh đánh dấu x vào ô lựa chọn Câu 6: Em có cảm thấy thích thú khi tham gia ngày hội vật lí này không? Có Không Câu 7: Sau khi quan sát các đội tham gia phần thi tách tầng, em có thể tự mình chế tạo một chiếc xe chạy bằng bong bóng khí không ? Có Không Câu 8: Trong các trò chơi của hoạt động ngoại khóa, em thích trò chơi nào? ( có thể chọn nhiều trò chơi) Phản ứng nhanh Giải ô chữ Bức tranh bí mật Đua xe tốc độ cao Bắn tên lửa nước Ai khéo hơn Câu 9: Ngoài việc chế tạo xe chạy bằng bong bóng khí và tên lửa nước, em có chế tạo một mô hình động cơ phản lực đơn giản nào không ? Nếu có, em hãy trình bày ý tưởng chế tạo của mình .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... Câu 10: Em có thể nêu một số hạn chế về cách tổ chức, hình thức, nội dung trong ngày hội vật lí này : Tổ chức : ............................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... Hình thức : ............................................................................................ .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... Nội dung : ............................................................................................. .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... Chân thành cảm ơn các em Chúc các em nhiều sức khỏe và học thật tốt ! PHỤ LỤC 4 MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRÒ CHƠI DÀNH CHO KHÁN GIẢ, NGÀY HỘI QUẬN ĐOÀN 5 VÀ GIAO LƯU VỚI CÂU LẠC BỘ HÀNG KHÔNG PHÍA NAM Cảnh vui nhộn khi khán giả tham gia trò chơi ai khéo hơn Biểu diễn máy bay của SSRC Học sinh thắc mắc về cách chế tạo tên lửa nước với BGK và câu lạc bộ hàng không phía Nam Các thành viên trong câu lạc bộ hàng không phía Nam giải thích những thắc mắc của học sinh Học sinh tham gia văn nghệ trong ngày hội Chuẩn bị phóng tên lửa dùng thuốc phóng rắn Ngày hội Quận đoàn 5-chuẩn bị tên lửa MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong một thời gian dài, người thầy được trang bị phương pháp để truyền thụ tri thức cho học sinh theo quan hệ một chiều: thầy đọc - trò chép, chính vì thế học sinh trở nên thụ động, thiếu tính độc lập và sáng tạo. Nguyên tắc thụ động biểu lộ ở hình ảnh người giáo viên đứng riêng biệt trên bục cao trong lớp và cung cấp cái mẫu, còn phía dưới là hình ảnh các học sinh ngồi thành hàng trên ghế, cùng làm một công việc giống nhau là sao lại cái mẫu mà thầy đang cung cấp cho họ. Hiện nay theo quan điểm hiện đại về dạy học, dạy học bằng hoạt động, thông qua hoạt động của học sinh thì việc tổ chức dạy học thực chất là tổ chức cho học sinh hoạt động tự học, thông qua đó mà chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng và phát triển năng lực và hình thành thái độ. Trong mỗi hình thức tổ chức dạy học lại có nhiều cách tổ chức hoạt động của học sinh, lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động nào tùy thuộc vào mục đích, nội dung, phương tiện dạy học và trình độ của học sinh. Có nhiều cách phân loại các hình thức dạy học vật lí, mỗi cách dựa trên một dấu hiệu nhất định như: - Dựa vào thành phần học sinh có thể chia thành dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, dạy học theo lớp. - Dựa vào mục đích có thể chia thành nghiên cứu kiến thức mới, luyện tập, ôn tập…. - Theo địa điểm thì có thể làm việc ở lớp, làm việc phòng thí nghiệm…Tuy nhiên, mỗi hình thức dạy học đều bao hàm nội dung của một số cách phân loại khác. Hoạt động ngoại khóa là một hình thức dạy học thuộc hệ thống các hình thức dạy học ở trường phổ thông hiện nay. Ngoại khóa vật lí nói riêng và hoạt động ngoại khóa nói chung hỗ trợ cho học nội khóa trong việc củng cố, mở rộng, đào sâu kiến thức, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế đời sống vào kỹ thuật, phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh. Những kiến thức học sinh thu được khi tham gia các hoạt động ngoại khóa thường sâu sắc và có tính bền vững, sản phẩm học sinh làm ra mang nhiều ý nghĩa. Mặt khác, thời lượng phân bố từng phần trong chương trình còn rất ít nên phần lớn học sinh chỉ nắm sơ lược về lí thuyết, hầu như không có thời gian để làm thí nghiệm và nghiên cứu những ứng dụng có liên quan. Chính trình độ thực hành thí nghiệm của học sinh hạn chế nên trong các kỳ thi quốc tế học sinh Việt Nam thường gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, tổ chức hình thức ngoại khóa rất cần thiết cho việc dạy và học. Trong các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa vật lí ở trường phổ thông hiện nay thì hình thức hướng dẫn các nhóm học sinh thiết kế, chế tạo là phổ biến hơn cả vì nó đáp ứng được yêu cầu dạy học đổi mới hiện nay là phát huy cao độ tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Trong chương trình vật lí 10, khi giảng dạy phần định luật bảo toàn động lượng, khó khăn nhất đối với giáo viên là không làm thí nghiệm để kiểm chứng được, học sinh thì khó hình dung về định nghĩa động lượng, các bài tập vận dụng thì rắc rối về việc tổng hợp vectơ. Theo phân bổ chương trình, phần này dạy trong ba tiết. Với một khoảng thời gian ngắn, học sinh rất khó hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của định luật trong đời sống và kỹ thuật. Chính vì những lí do trên, với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học vật lí ở trường THPT chúng tôi chọn đề tài : Tổ chức ngoại khóa phần “Định luật bảo toàn động lượng – vật lí 10 nâng cao” nhằm phát triển tư duy sáng tạo học tập của học sinh. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu việc tổ chức hoạt động ngoại khóa phần “Định luật bảo toàn động lượng- vật lí 10 nâng cao” nhằm kích thích hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, đồng thời củng cố kiến thức đã học trong chương trình nội khóa và giúp học sinh hiểu rõ hơn cách thức ứng dụng vật lí vào đời sống, kỹ thuật. 3. Giả thuyết khoa học Nếu tổ chức được buổi ngoại khóa một cách khoa học, nội dung kiến thức phù hợp với đối tượng học sinh và hình thức hoạt động phong phú thì sẽ kích thích hứng thú học tập, phát huy tính sáng tạo của học sinh, đồng thời củng cố kiến thức đã học một cách sâu sắc, bền vững hơn và học sinh hiểu rõ hơn ứng dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn đời sống, kỹ thuật. 4. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động ngoại khóa vật lí trong dạy học vật lí ở trường phổ thông. 5. Phạm vi nghiên cứu Tổ chức hoạt động ngoại khóa phần “Định luật bảo toàn động lượng – vật lí 10 nâng cao”. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận về hoạt động ngoại khóa nói chung và ngoại khóa vật lí nói riêng. - Nghiên cứu thực trạng các hoạt động ngoại khóa vật lí ở các trường phổ thông hiện nay. - Xây dựng nội dung hoạt động ngoại khóa phần “Định luật bảo toàn động lượng – vật lí 10 nâng cao”. - Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của buổi ngoại khóa đã xây dựng. 7. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của hoạt động ngoại khóa vật lí ở trường phổ thông. Chương 2: Nội dung hoạt động ngoại khóa phần “ Định luật bảo toàn động lượng- vật lí 10 nâng cao”. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1.1.Cơ sở lí luận của hoạt động ngoại khóa vật lí ở trường phổ thông 1.1.1. Các hình thức tổ chức dạy học ở trường phổ thông Hình thức tổ chức dạy học là một thành tố trong cấu trúc của quá trình dạy học, là sự biểu hiện bên ngoài của hoạt động được phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và học sinh, được thực hiện theo một trật tự xác định và trong một chế độ nhất định. Nó thay đổi tùy thuộc vào mục đích, nhiệm vụ dạy học, mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau, theo số lượng người học và không gian diễn ra quá trình dạy học, theo cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật phục vụ cho quá trình dạy học. Hiện nay, trong trường phổ thông chúng ta thường gặp một số hình thức tổ chức dạy học sau: - Hình thức lớp-bài (lên lớp) - Hình thức dạy học theo nhóm - Hình thức tự học - Hình thức thực hành - Hình thức thảo luận và xêmina - Hình thức hoạt động ngoại khóa … Trong mỗi hình thức tổ chức dạy học lại có nhiều cách tổ chức hoạt động của học sinh, việc lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động nào tùy thuộc vào mục đích, nội dung, phương tiện dạy học và trình độ của học sinh. Mỗi hình thức dạy học có những ưu- khuyết điểm riêng vì vậy việc phối hợp hài hòa, khéo léo các hình thức tổ chức dạy học sẽ mang lại hiệu quả, tạo chất lượng toàn diện cho quá trình học tập của học sinh.[7] 1.1.2. Hoạt động ngoại khóa 1.1.2.1. Khái niệm hoạt động ngoại khóa Hoạt động ngoại khóa là hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp, một trong những mảng hoạt động giáo dục quan trọng ở nhà trường phổ thông. Hoạt động này có ý nghĩa hỗ trợ cho giáo dục nội khóa, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo của học sinh. Nội dung ngoại khóa rất phong phú và đa dạng nhờ đó các kiến thức tiếp thu được trên lớp có cơ hội được áp dụng, mở rộng thêm trên thực tế, đồng thời có tác dụng nâng cao hứng thú học tập nội khóa. Nó có những đặc trưng: dựa trên tính tự nguyện của học sinh, có sự hướng dẫn của giáo viên, số lượng học sinh tham gia không hạn chế; việc đánh giá kết quả không thông qua điểm mà thông qua sản phẩm của học sinh làm được, thông qua sự hứng thú, tích cực, tính sáng tạo của học sinh.[8] 1.1.2.2. Vị trí, vai trò của hoạt động ngoại khóa trong hệ thống các hình thức tổ chức dạy học trường trung học phổ thông Hoạt động ngoại khóa có vị trí rất quan trọng đối với việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. Ngoài việc củng cố, bổ sung và hoàn thiện hệ thống tri thức, kĩ năng, thái độ được học sinh lĩnh hội thông qua học các môn văn hóa ở trên lớp thì hoạt động ngoại khoá còn tạo điều kiện cho học sinh vận dụng những điều đã học được vào thực tiễn cuộc sống; rèn luyện các phẩm chất nhân cách và học hỏi thêm nhiều tri thức ngoài sách vở, luyện tập được nhiều kĩ năng, thói quen cần thiết cho cuộc sống. Hoạt động ngoại khóa là những hoạt động có mục đích giáo dục, tổ chức có kế hoạch, có chương trình, nội dung và phương pháp phù hợp, được thực hiện với vai trò chủ đạo của giáo viên. Đó là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lí luận với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin đúng đắn ở học sinh. Ngoại khóa là con đường phát triển toàn diện nhân cách, là điều kiện tốt nhất để học sinh phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động trong quá trình học tập, rèn luyện. Nó vừa củng cố, bổ sung, mở rộng kiến thức đã học, vừa phát triển các kỹ năng cơ bản phù hợp với yêu cầu, mục tiêu giáo dục của nhà trường như: kĩ năng giao tiếp, thích ứng, tổ chức cuộc sống, tự quản… Hoạt động ngoại khóa là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về văn hóa, khoa học, kỹ thuật, lao động, hoạt động chính trị, xã hội, nhân đạo, hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí…để giúp các em phát triển, hoàn thiện đạo đức, năng lực, sở trường…thực hiện mục tiêu của quá trình sư phạm toàn diện. Việc tổ chức ngoại khóa sẽ thu hút và phát huy được tiềm năng của các lực lượng giáo dục của xã hội và gia đình để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục toàn diện của nhà trường.[8] 1.1.2.3. Tác dụng của hoạt động ngoại khóa trong hệ thống các hình thức tổ chức dạy học ở trường phổ thông - Về giáo dục nhận thức: hoạt động ngoại khóa giúp học sinh củng cố, đào sâu, mở rộng những tri thức đã học trên lớp, ngoài ra giúp học sinh vận dụng tri thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn đời sống đặt ra, theo phương châm học đi đôi với hành, lí thuyết gắn liền với thực tiễn. - Về rèn luyện kỹ năng: hoạt động ngoại khóa rèn luyện cho học sinh khả năng tự quản, kỹ năng tổ chức, điều khiển, làm việc theo nhóm, ngoài ra còn góp phần phát triển kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, chế tạo dụng cụ và làm thí nghiệm … - Về giáo dục tinh thần thái độ: hoạt động ngoại khóa tạo hứng thú học tập, khơi dậy lòng ham hiểu biết, lôi cuốn học sinh tự giác tham gia nhiệt tình các hoạt động, phát huy tính tích cực, nỗ lực của học sinh.[1] - Về rèn luyện năng lực tư duy: các loại tư duy có thể rèn luyện cho học sinh trong dạy học là: + Tư duy lôgic: là tư duy về mối quan hệ nhân quả mang tính tất yếu, quy luật. Vì vậy các yếu tố, đối tượng (gọi chung là các yếu tố) trong tư duy lôgic bắt buộc phải có quan hệ với nhau, trong đó có những yếu tố là nguyên nhân, tiền đề; những yếu tố còn lại là kết quả, kết luận. + Tư duy trừu tượng: giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận. + Tư duy kinh nghiệm: kinh nghiệm bao hàm toàn bộ mọi sự hiểu biết, mọi cách ứng xử mà một cá nhân tiếp thu được trong cuộc sống. Kinh nghiệm có thể do cá nhân tự rút ra được trong quá trình hoạt động của mình hoặc do tiếp thu từ người khác. Xét đến cùng mọi tri thức của nhân loại cũng là kinh nghiệm bởi chúng được rút ra từ quá trình phát triển của loài người với mức độ cô đọng, sâu sắc. Tư duy kinh nghiệm là sự vận dụng kinh nghiệm vào một quá trình nhận thức mới hay thực hiện một công việc mới hoặc thực hiện một công việc cũ trong điều kiện, hoàn cảnh mới. Tư duy kinh nghiệm xem xét, đánh giá các sự vật, sự việc mới theo những cách thức có sẵn; cố gắng đưa sự nhận thức những sự vật, sự việc đó về những cái đã biết; do đó thường gặp khó khăn khi tiếp xúc với những sự vật, sự việc, vấn đề có nhiều điểm khác lạ. Tư duy kinh nghiệm dễ tạo nên các lối mòn, thói quen trong tư duy. Tư duy kinh nghiệm có thể làm thay đổi sự vật, sự việc, vấn đề về quy mô, hình dạng, địa điểm, thời gian nhưng không làm thay đổi tính chất của chúng; nói cách khác, tư duy kinh nghiệm có thể làm thay đổi một cái gì đó nhưng sự thay đổi chỉ xảy ra về lượng chứ không thay đổi về chất. Tư duy kinh nghiệm là sự giải quyết các vấn đề hiện tại theo những khuôn mẫu, cách thức đã biết với một vài biến đổi nào đó cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Tư duy kinh nghiệm vận hành trên cơ sở các liên kết thần kinh được tạo do tác động từ bên ngoài; vì vậy, năng lực tư duy phụ thuộc vào lượng kinh nghiệm tích lũy và phương pháp tác động tạo liên kết ghi nhớ. Khi lượng kinh nghiệm còn ít, các liên kết ghi nhớ chỉ được thực hiện trong từng vấn đề, sự vật, sự việc, đối tượng thì tư duy kinh nghiệm mang tính máy móc, giáo điều, lặp lại mọi cái đã được ghi nhớ, thực tế trường hợp này có thể coi là chưa có tư duy mặc dù hệ thần kinh thực hiện hoạt động tái hiện lại những cái đã ghi nhớ. Sự tích luỹ nhiều kinh nghiệm giúp cho việc tìm ra cách giải quyết các vấn đề hiện tại nhanh hơn và giải quyết được nhiều vấn đề hơn. Trong một số trường hợp việc phản ứng nhanh của hệ thần kinh tích luỹ nhiều kinh nghiệm dễ bị nhầm với sự thông minh hay thông thái. Trường hợp này xảy ra khi tại địa điểm và thời gian đó không còn ai ngoài người giải quyết được vấn đề có đủ kinh nghiệm. Tư duy kinh nghiệm chỉ là sự chấp nhận và sử dụng các kinh nghiệm đã có. + Tư duy phân tích: phân tích là sự chia nhỏ sự vật, sự việc, vấn đề, sự kiện..., gọi chung là các đối tượng, thành các thành phần để xem xét, đánh giá về các mặt cấu trúc, tổ chức, mối liên hệ giữa các thành phần, vai trò và ảnh hưởng của từng thành phần trong các đối tượng; trên cơ sở các phân tích, đánh giá đó xác định mối quan hệ và ảnh hưởng của đối tượng được phân tích tới các đối tượng khác. Tư duy phân tích là tư duy về một đối tượng, tìm các thành phần tham gia vào đối tượng, các mối liên kết, quan hệ giữa các đối tượng, xác định các đặc điểm, tính chất, đặc trưng, vai trò của đối tượng trong mối quan hệ với các đối tượng khác (gọi chung là các yếu tố). Với việc xác định các yếu tố của một đối tượng, tư duy phân tích mang tính tư duy theo chiều sâu. Mức độ sâu sắc của tư duy được đánh giá qua số lượng các yếu tố mà tư duy phân tích tìm được. + Tư duy tổng hợp: trái ngược với tư duy phân tích, là sự chia nhỏ đối tượng. Tư duy tổng hợp tập hợp các yếu tố cùng loại, có liên quan với nhau. Sự phân tích cho thấy tất cả hay phần lớn các yếu tố của đối tượng, nhưng vai trò của từng yếu tố trong những hoàn cảnh, những thời điểm khác nhau có thể thay đổi, có yếu tố chủ yếu và không thể thiếu, có yếu tố hỗ trợ, có yếu tố cần cho hoàn cảnh này nhưng không cần cho hoàn cảnh khác. Tư duy tổng hợp giúp đánh giá được các tính chất của từng yếu tố thuộc đối tượng và xác định thành phần, đặc điểm, tính chất của đối tượng phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Tư duy tổng hợp được thực hiện khi xem xét một đối tượng xuất hiện nhiều lần tại những địa điểm và thời gian khác nhau, các đối tượng cùng dạng hoặc các đối tượng khác nhau . Vì vậy tư duy tổng hợp cũng có thể được chia thành nhiều dạng và dẫn đến những kết quả khác nhau. Tư duy tổng hợp thực hiện trên một đối tượng xuất hiện nhiều lần tại nhiều địa điểm khác nhau nhằm đánh giá được các yếu tố xuất hiện thường xuyên nhất và có vai trò chính của đối tượng. Tư duy tổng hợp xem xét đánh giá sự giống và khác nhau giữa các đối tượng cùng dạng và qua đó xác định xem giữa chúng có mối liên hệ hay không và nếu có là những mối liên hệ như thế nào. Một đối tượng xuất hiện nhiều lần tại các địa điểm khác nhau nhiều khi cũng được xem xét như các đối tượng cùng dạng. Tư duy tổng hợp thực hiện trên các đối tượng khác nhau là tư duy tìm kiếm các mối quan hệ giữa các đối tượng hoặc tìm kiếm các yếu tố trong các đối tượng đó có thể hợp thành một đối tượng mới. Tìm kiếm các mối quan hệ nhằm đánh giá sự ảnh hưởng, tương tác lẫn nhau giữa các đối tượng. Tìm kiếm các yếu tố có thể và liên kết chúng lại với nhau trong những mối quan hệ nào đó tạo nên một nhận thức mới về thế giới hoặc một phương thức hành động mới. Sự liên kết lôgic mang đến sự nhận thức đúng đắn về thế giới hoặc một phương thức hành động có kết quả đúng đắn. Sự liên kết không lôgic sẽ đem đến sự vô nghĩa, nhận thức sai lầm hoặc phương thức hành động dẫn đến kết quả tiêu cực. Tư duy tổng hợp phát triển đến trình độ cao sẽ có khả năng tóm tắt, khái quát hoá. Khái quát hoá là sự tóm lược đến mức cô đọng nhất các yếu tố cơ bản, các mối quan hệ chính của đối tượng nhưng không làm mất đi các tính chất của đối tượng và đối tượng không bị hiểu sai. Khái quát hoá có vai trò quan trọng khi các đối tượng có nhiều yếu tố cấu thành, mối quan hệ phức tạp, lượng tri thức lớn với khả năng ghi nhớ của bộ não. Bộ não cần biết về sự tồn tại, vai trò và một số đặc điểm, tính chất của đối tượng. Nếu ghi nhớ đầy đủ các yếu tố của một đối tượng thì bộ nhớ của não sẽ không còn đủ chỗ cho việc ghi nhớ về các đối tượng khác, do đó sẽ hạn chế một số khả năng tư duy. Vì vậy, sử dụng thêm các phương pháp ghi nhớ ngoài để ghi nhớ đầy đủ các yếu tố của đối tượng là sự hỗ trợ tốt cho tư duy. + Tư duy sáng tạo: tư duy sáng tạo cũng có yêu cầu về sự tích luỹ kinh nghiệm hay tri thức. Nhưng tư duy sáng tạo vận hành không hoàn toàn dựa trên các liên kết ghi nhớ được hình thành do các tác động từ bên ngoài mà có nhiều liên kết do hệ thần kinh tự tạo ra giữa các vấn đề, các sự vật, sự việc tác động riêng rẽ lên hệ thần kinh. Tư duy sáng tạo tìm ra cách giải quyết vấn đề không theo khuôn mẫu, cách thức định sẵn. Trong tư duy kinh nghiệm, để giải quyết được vấn đề đòi hỏi người giải quyết phải có đủ kinh nghiệm về vấn đề đó, còn trong tư duy sáng tạo chỉ yêu cầu người giải quyết có một số kinh nghiệm tối thiểu hoặc có kinh nghiệm giải quyết những vấn đề khác. Tư duy sáng tạo là sự vận dụng các kinh nghiệm giải quyết vấn đề này cho những vấn đề khác. Người chỉ có tư duy kinh nghiệm sẽ lúng túng khi gặp phải những vấn đề nằm ngoài kinh nghiệm, còn người có tư duy sáng tạo có thể giải quyết được những vấn đề ngoài kinh nghiệm mà họ có. Tư duy sáng tạo tạo nên các kinh nghiệm mới trên các kinh nghiệm cũ vì vậy làm phong phú thêm kinh nghiệm, tạo nên sự thay đổi về chất cho các vấn đề, sự vật, sự việc mà nó giải quyết. Biểu hiện của tư duy sáng tạo là sự thông minh, dám thay đổi kinh nghiệm. Tư duy sáng tạo cũng góp phần tạo nên kinh nghiệm. [18] 1.1.3. Các đặc điểm của giờ học ngoại khóa Hoạt động ngoại khóa nói chung và ngoại khóa vật lí nói riêng có những đặc điểm cơ bản sau: - Việc tổ chức ngoại khóa dựa trên tính tự nguyện tham gia của học sinh có sự hướng dẫn của giáo viên. - Số lượng học sinh tham gia không hạn chế, có thể là theo nhóm nhưng cũng có thể là tập thể đông người. - Có kế hoạch cụ thể về hình thức tổ chức, phương pháp và nội dung ngoại khóa. - Kết quả hoạt động ngoại khóa của học sinh không đánh giá bằng điểm như đánh giá kết quả học tập nội khóa. - Việc đánh giá kết quả của hoạt động ngoại khóa vật lí thông qua sản phẩm mà học sinh có được, thông qua sự tích cực, sáng tạo của học sinh trong quá trình tham gia hoạt động và sự đánh giá này phải công khai, kết quả của học sinh phải được khích lệ kịp thời. - Nội dung và hình thức hoạt động ngoại khóa phải đa dạng, mềm dẻo để lôi cuốn nhiều học sinh tham gia.[4] 1.1.4. Nội dung, hình thức tổ chức và phương pháp hướng dẫn ngoại khóa vật lí 1.1.4.1. Nội dung ngoại khóa vật lí Nội dung ngoại khóa phải bổ sung kiến thức cho nội khóa, củng cố, đào sâu, mở rộng hợp lí các kiến thức trong chương trình vật lí, bổ sung những kiến thức mà học sinh còn thiếu hụt hay mắc sai lầm khi học nội khóa. Nội dung ngoại khóa vật lí ở trường phổ thông có thể gồm: - Đào sâu nghiên cứu những kiến thức lí thuyết về vật lí và kỹ thuật. - Nghiên cứu những lĩnh vực riêng biệt của vật lí học ứng dụng như kỹ thuật điện, kỹ thuật vô tuyến, kỹ thuật chụp ảnh… - Nghiên cứu thiết kế chế tạo dụng cụ và làm thí nghiệm vật lí, nghiên cứu những ứng dụng kỹ thuật của vật lí. Việc lựa chọn nội dung nào để tổ chức hoạt động ngoại khóa vật lí, giáo viên phải dựa vào một số yếu tố, đó là: - Vai trò của hoạt động ngoại khóa vật lí. - Xuất phát từ đặc điểm nội dung kiến thức vật lí có tính trừu tượng, có nhiều ứng dụng trong thực tiễn nhưng học nội khóa chưa đáp ứng được do điều kiện thời gian, phương tiện dạy học. - Nội dung ngoại khóa phải hấp dẫn để thu hút được đông đảo học sinh tự nguyện tham gia. - Nếu kết hợp các nội dung để tổ chức ngoại khóa sẽ làm các hoạt động phong phú hơn và thu hút được nhiều học sinh tham gia hơn.[1] Căn cứ vào nội dung ngoại khóa đã nêu trên, sau khi nghiên cứu chương trình vật lí 10 nâng cao, chúng tôi thấy rằng phần “ Định luật bảo toàn động lượng” kiến thức về lí thuyết rất trừu tượng, khó hiểu, học sinh học một cách nhàm chán vì thí nghiệm kiểm chứng rất khó thực hiện và thành công, nên phần lớn giáo viên dạy phần này chỉ thuyết giảng là chủ yếu. Mặt khác phần này thì có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống và kỹ thuật nhưng do hạn chế về thời gian nên giáo viên không thể đi sâu. Vì vậy trong đề tài này, chúng tôi chọn tổ chức ngoại khóa phần “Định luật bảo toàn động lượng- vật lí 10 nâng cao” nhằm phát huy tính sáng tạo học tập của học sinh, tạo niềm đam mê của học sinh khi học vật lí. 1.1.4.2. Hình thức tổ chức ngoại khóa vật lí Việc chia ra các hình thức ngoại khóa chỉ là tương đối, có thể dựa trên các cơ sở khác nhau như: - Dựa vào cách thức tổ chức cho học sinh tham gia ngoại khóa, có: + Tham quan các công trình kỹ thuật ứng dụng vật lí: là một hình thức tổ chức dạy học trong thực tế, quan sát trực tiếp của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên và cơ sở tham quan nhằm nghiên cứu sự vật, hiện tượng, qui trình …cần tìm hiểu trong nội dung dạy học. Hình thức tham quan ngoại khóa có thể được tổ chức trước, trong và sau khi học một kiến thức nào đó. Nếu tiến hành tham gia trước khi học một kiến thức mới, ta gọi là tham quan chuẩn bị. Mục đích của tham quan chuẩn bị là giúp cho học sinh tích lũy được những hiểu biết cần thiết để lĩnh hội tri thức mới dễ dàng và hứng thú. Nếu tiến hành tham quan trong quá trình học gọi là tham quan bổ sung, mục đích của nó là nhằm minh họa, làm rõ vấn đề, kiến thức vừa mới được học. Nếu tiến hành tham quan sau khi học thì gọi là tham quan tổng kết với mục đích là để củng cố, đào sâu kiến thức đã học. Tham quan ngoại khóa vật lí có tác dụng:  Mở rộng, nâng cao hiểu biết, bồi dưỡng phương pháp nhận thức như quan sát, phân tích, tổng hợp những tư liệu cụ thể đã thu thập được trong quá trình tham quan.  Nâng cao hứng thú học tập, phát triển óc quan sát, tính tò mò khoa học, giáo dục tư tưởng, tình cảm của học sinh, đảm bảo dạy học gắn liền với lao động sản xuất.[1] + Câu lạc bộ vật lí là nơi tập trung những cá nhân có cùng sở thích, nhu cầu, nguyện vọng, cùng nhau hoạt động để đạt được mục đích nào đó. Hoạt động câu lạc bộ vật lí ở trường học là một loại hình hoạt động ngoài giờ lên lớp, là môi trường tốt nhất để các cá nhân yêu thích vật lí có dịp học tập, sinh hoạt, rèn luyện, vui chơi, giải trí …với các kiến thức vật lí, trên tinh thần tự nguyện, nhằm phát huy năng lực bản thân, trang bị cho các em những kĩ năng cần thiết để vận dụng vào thực tiễn đời sống xã hội. [8] + Hội thi vật lí là hình thức ngoại khóa khá phổ biến, lôi cuốn được đông đảo học sinh tham gia, tạo ra được khí thế trong hoạt động học tập và nghiên cứu. Hội thi là dịp để mỗi cá nhân hoặc tập thể thể hiện khả năng của mình, khẳng định thành tích, kết quả của quá trình tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu trong học tập. Qui mô, đối tượng tham gia, cách thức tổ chức hội thi phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu, ý nghĩa, tính chất và nội dung của hội thi. Thông qua tổ chức hội thi vật lí:  Bồi dưỡng cho học sinh động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú đối với các lĩnh vực của vật lí.  Phát hiện, bồi dưỡng các em có năng khiếu, phát huy tính sáng tạo, độc lập suy nghĩ.  Bồi dưỡng và phát huy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn. Hình thành, phát triển khả năng hoạt động tích cực và tương tác của học sinh.[1] - Dựa vào cách thức tham gia hoạt động ngoại khóa của học sinh, có: + Học sinh đọc sách báo về vật lí và kỹ thuật: hình thức này có thể tổ chức trong một lớp học. Giáo viên tạo điều kiện cho các em trình bày những thông tin mà các em đã đọc về các lĩnh vực vật lí nhằm mục đích cung cấp thông tin, mở rộng hiểu biết cho các học sinh còn lại trong lớp học. + Học sinh tổ chức buổi báo cáo về một số vấn đề của vật lí, có thể kết hợp biểu diễn thí nghiệm: học sinh nghiên cứu thêm về một số kiến thức còn khó hiểu, trừu tượng mà giờ học nội khóa không có thời gian để tìm hiểu. Bên cạnh đó, học sinh có thể tự tạo thí nghiệm để minh họa thêm. + Học sinh tổ chức triển lãm, giới thiệu những kết quả tự học, tự nghiên cứu, chế tạo được hoặc làm báo tường hoặc tập san về vật lí: hình thức này ít được học sinh áp dụng vì không gây hứng thú, nó chỉ được thực hiện nếu giáo viên yêu cầu. + Tham gia thiết kế, chế tạo các dụng cụ thí nghiệm, các mô hình kỹ thuật: hình thức này thu hút được nhiều học sinh tham gia vì học sinh lứa tuổi này rất thích tự thể hiện mình và thích khám phá những điều mới lạ so với những kiến thức thuần túy trong giờ học nội khóa. + Luyện tập giải các bài tập vật lí: vì thời lượng giải toán vật lí không nhiều, do đó giáo viên không có thời gian hướng dẫn cho học sinh những phương pháp hay hoặc bài toán hay mà chỉ tập chung giới thiệu những bài toán cơ bản để củng cố lý thuyết. Chính vì thế, việc tổ chức cho học sinh giải bài tập vật lí là hình thức rất hay, giúp cho học sinh tìm tòi phương pháp giải toán mới và đưa ra một số bài toán lạ. Hoạt động này rất thiết thực góp phần làm tăng hiệu quả học tập rất rõ và dễ lôi cuốn học sinh tham gia. Tuy nhiên, việc tổ chức cũng gặp một số khó khăn như thời gian và địa điểm… Căn cứ vào yếu tố thời gian, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực…chúng tôi thực hiện ngoại khóa phần “ Định luật bảo toàn động lượng- vật lí 10 nâng cao” dưới thức hội thi vật lí. 1.1.4.3. Phương pháp hướng dẫn ngoại khóa vật lí Để thực hiện giờ học ngoại khóa, giáo viên cần xây dựng giáo án ngoại khóa. Ngoại khóa có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, do đó phương pháp cũng khác nhau. Tuy nhiên, việc tổ chức ngoại khóa có thể tiến hành theo các bước chung sau: Bước 1: Đặt tên cho hoạt động ngoại khóa Đặt tên cho hoạt động ngoại khóa là một việc làm cần thiết vì tên của nó nói lên được chủ đề, mục tiêu, nội dung, hình thức của ngoại khóa. Tên hoạt động cũng tạo ra được sự hấp dẫn, lôi cuốn, tạo ra được trạng thái tâm lí đầy hứng khởi và tích cực của học sinh. Vì vậy, cần có sự tìm tòi, suy nghĩ đặt tên cho phù hợp và hấp dẫn. Đặt tên cho hoạt động cần rõ ràng, chính xác, ngắn gọn, phản ánh được chủ đề và nội dung, tạo được ấn tượng ban đầu cho học sinh. Bước 2: Xác định mục tiêu ngoại khóa Mục tiêu của hoạt động là dự kiến trước kết quả của hoạt động. Các mục tiêu hoạt động cần phải rõ ràng, cụ thể và phù hợp; phản ánh được các mức độ cao thấp của yêu cầu cần đạt về tri thức, kĩ năng, thái độ và định hướng giá trị. Bước 3: Lập kế hoạch. Muốn biến các mục tiêu thành hiện thực phải lập kế hoạch. - Lập kế hoạch để thực hiện hệ thống mục tiêu, tức là tìm các nguồn lực (nhân lực- vật lực- tài liệu) và thời gian, không gian…cần cho việc hoàn thành các mục tiêu. - Chi phí về tất cả các mặt cần phải được xác định, hơn nữa phải tìm ra phương án chi phí ít nhất cho việc thực hiện mỗi một mục tiêu. Vì đạt được mục tiêu với chi phí thấp nhất là để đạt hiệu quả cao nhất trong công việc. - Tính cân đối của kế hoạch đòi hỏi giáo viên phải tìm ra đủ các nguồn lực và điều kiện để thực hiện mỗi mục tiêu. - Những nguyên nhân thất bại khi thực hiện kế hoạch: + Thiếu đầu tư vào việc lập kế hoạch nên kế hoạch sơ lược, không xác định. + Dự báo không đầy đủ, không chính xác dẫn đến định hướng sai hoặc chọn mục tiêu không xác đáng. + Sức ì của tư duy, thói quen dẫn đến không biến đổi kịp, không sáng tạo để bắt kịp những đổi mới về nhiều mặt. + Giao việc cho các thành viên trong ban tổ chức chưa cụ thể và rõ ràng dẫn đến không có sự phối hợp nhịp nhàng trong công việc. + Thiếu một hệ thống kế hoạch đồng bộ và thống nhất. Việc lập kế hoạch cần chú trọng tới hai vấn đề a. Xác định nội dung và hình thức của hoạt động ngoại khóa. Mục tiêu có thể đạt được hay không, phụ thuộc vào việc xác định đầy đủ và hợp lý những nội dung và hình thức của hoạt động. Trước hết cần căn cứ vào chủ đề, các mục tiêu đã xác định, các điều kiện hoàn cảnh cụ thể để xác định nội dung phù hợp với hoạt động. Có thể trong một hoạt động nhưng có nhiều hình thức khác nhau được thực hiện đan xen hoặc trong đó có một hình thức là trung tâm, còn các hình thức khác là phụ trợ. b. Chuẩn bị hoạt động ngoại khóa. Trong bước này, giáo viên và học sinh cùng tham gia công tác chuẩn bị. Để chuẩn bị tốt cho hoạt động, giáo viên cần làm tốt các công việc sau: - Nắm vững các nội dung và hình thức hoạt động đã được xác định và dự kiến tiến trình hoạt động. - Dự kiến những phương tiện, điều kiện cần thiết để hoạt động có thể được thực hiện một cách có hiệu quả. Các phương tiện và điều kiện cụ thể : + Các tài liệu cần thiết liên quan đến chủ đề, phục vụ cho các hình thức hoạt động. + Các phương tiện hoạt động như: âm thanh, nhạc cụ, đạo cụ, phục trang, ánh sáng, tranh ảnh, băng đĩa, máy tính, máy chiếu overhead, projector, các loại bảng… + Phòng óc, bàn ghế và các phương tiện phục vụ khác. + Tài chính chi phí cho việc tổ chức hoạt động… - Dự kiến phân công nhiệm vụ cho các bộ phận. - Dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức hoạt động, những lực lượng mời tham gia hoạt động. - Về phía học sinh cần phân công cụ thể công việc rõ ràng. Bước 4: Thiết kế chi tiết hoạt động ngoại khóa. Trong bước này, cần phải xác định trong buổi ngoại khóa: - Có bao nhiêu việc cần phải thực hiện? - Các việc đó là gì? Nội dung của mỗi việc đó ra sao? - Tiến trình và thời gian thực hiện như thế nào? - Các công việc cụ thể cho các tổ, nhóm, các cá nhân. - Yêu cầu cần đạt được của mỗi việc. Thông thường trong buổi ngoại khóa có 3 giai đoạn  Mở đầu Mở đầu hoạt động thường là ổn định tổ chức, chuẩn bị tâm thế cho việc thực hiện các việc chủ yếu, những việc mang tính nghi thức, nghi lễ…để chuẩn bị cho việc chính thức. Mở đầu thường những việc sau đây: - Văn nghệ tập thể - Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình - Giới thiệu đại biểu, những thành phần tham dự - Giới thiệu Ban giám khảo, Ban cố vấn… - Chào hỏi hay tự giới thiệu các đội, nhóm… Công việc mở đầu nên gọn nhẹ nhưng sôi động, hấp dẫn, tránh rườm rà, dài dòng, chiếm nhiều thời gian hay quá hình thức, qua loa, đại khái.  Các việc chính và bổ trợ Các việc chính đã được xác định ngay phần kế hoạch, nó xuyên suốt quá trình và là việc chủ yếu để đạt được mục tiêu giáo dục. Các việc hỗ trợ là các việc phối hợp để tạo không khí sôi động, để chuyển giai đoạn hay để thư giãn sau các việc chính như văn nghệ, trò chơi, đố vui...Tuy nhiên, nội dung của chúng cũng thống nhất và có tác dụng bổ trợ các nội dung việc chính.  Kết thúc Kết thúc thường là ý kiến tổng kết của giáo viên, của đại biểu, công bố kết quả cuộc thi, trao giải thưởng. Có thể kết thúc bằng tiết mục văn nghệ tập thể, bằng kiểm tra, nhận xét và đánh giá. Bước 5: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện. Rà soát, kiểm tra lại nội dung và trình tự của các việc, thời gian thực hiện cho từng việc, xem xét tính hợp lý, khả năng thực hiện và kết quả cần đạt được. Nếu phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lý ở khâu nào, bước nào, nội dung nào hay việc nào thì kịp thời điều chỉnh. Cuối cùng, hoàn thiện bản thiết kế chương trình hoạt động và cụ thể hóa đó bằng văn bản. Đó là giáo án ngoại khóa. Một giáo án ngoại khóa giống một giáo án lên lớp, bao gồm: Bảng 1.1. Giáo án ngoại khóa TÊN CHỦ ĐỀ NGOẠI KHÓA I. Mục tiêu hoạt động II. Nội dung hoạt động III. Công tác chuẩn bị 1) Giáo viên - Nêu vấn đề tổ chức hoạt động giúp học sinh định hướng được mục đích, ý nghĩa và yêu cầu hoạt động. - Gợi ý công việc cho học sinh chuẩn bị - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 2) Học sinh - Chuẩn bị các công việc giáo viên yêu cầu - Phân chia công việc giữa các nhóm hợp lý. - Chuẩn bị các kiến thức có liên quan đến chủ đề. … IV. Tổ chức hoạt động 1) Hoạt động mở đầu: (…phút) 2) Hoạt động 1: (…phút) 3) Hoạt động 2: (…phút) … V. Kết thúc hoạt động VI. Đánh giá kết quả hoạt động Trên đây là phương pháp chung cho hầu hết các hình thức hoạt động ngoại khóa. Tuy nhiên tùy vào từng hình thức mà phương pháp có thể thay đổi cho phù hợp. Chúng tôi xin trình bày về phương pháp tổ chức một hội thi vật lí gồm các bước như sau: Bước 1: Xác định chủ đề, mục tiêu, nội dung và đặt tên cho hội thi Bước 2: Xác định thời gian, địa điểm tổ chức hội thi Sau khi lựa chọn chủ đề hội thi, cần xác định thời điểm tổ chức hội thi. Thời điểm tổ chức hội thi thường được chọn vào những ngày đặc biệt như 20/11, 26/03… Bước 3: Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, vận động cho hội thi. Để tổ chức hội thi đạt được mục tiêu giáo dục, cần phải làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền. Cần phải thông báo cụ thể chủ đề, nội dung và mục đích, yêu cầu của hội thi tới giáo viên và học sinh trước khi tổ chức hội thi một thời gian để học sinh chuẩn bị, luyện tập. Bước 4: Thành lập ban tổ chức( BTC) hội thi Số lượng thành viên BTC tùy thuộc vào quy mô tổ chức hội thi. Thông thường BTC gồm có: - Trưởng ban: chịu trách nhiệm điều hành chung toàn bộ các hoạt động của hội thi. - Các phó ban: phụ trách, chuẩn bị cơ sở vật chất, chỉ đạo nghệ thuật ( thiết kế nội dung thi, các cách thức thi, hệ thống câu hỏi và đáp án…) - Nếu qui mô lớn thì cần có các tiểu ban phụ trách từng vấn đề, nội dung. - BTC có trách nhiệm thành lập ban giám khảo (BGK) hội thi. Số lượng thành phần BGK cũng phụ thuộc vào qui mô của hội thi. Thông thường BGK là những người có chuyên môn trong lĩnh vực của hội thi. Ngoài ra, BTC cũng cần cử ban thư ký (BTK), ban kỹ thuật (BKT) và người dẫn chương trình. Bước 5: Thiết kế nội dung chương trình hội thi BTC có trách nhiệm xây dựng kịch bản, nội dung, chương trình hội thi và các phương án dự phòng. Bước 6: Dự trù kinh phí, chuẩn bị cơ sở vật chất…cho hội thi Bước 7: Tổ chức hội thi Đây là một bước rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng của hội thi. Trước khi tiến hành hội thi, cần phải làm tốt những công việc sau: - Tạo không khí sôi nổi, phấn khởi cho hội thi thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các phương tiện khác như băng rôn, biểu ngữ… - Kiểm tra các công tác chuẩn bị của các đội tham gia hội thi, công tác chuẩn bị của các tiểu ban và BGK. - Kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị, loa máy, sân khấu, phần thưởng, các phương tiện phục vụ hội thi… - Thông báo chương trình hội thi đến các đội tham dự - Họp BGK để phổ biến biểu điểm, quy cách chấm và tính điểm, xác định các yêu cầu đối với BGK và quy trình hoạt động của BGK. Sau khi đã hoàn tất các công việc nêu trên, hội thi được tiến hành theo kế hoạch đã vạch sẵn. Thông thường chương trình hội thi gồm những nội dung: - Khai mạc hội thi: Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, BGK, thông báo chương trình hội thi. - Phần tự giới thiệu hoặc ra mắt của các đội thi hoặc toàn đoàn dự thi. - Tiến hành hội thi. Bước 8: Kết thúc hội thi Thông thường kết thúc hội thi bằng các nội dung sau: - BTC công bố kết quả, tổng kết, đánh giá hội thi. - Trao giải thưởng hội thi. - Rút kinh nghiệm - Kết thúc hội thi trong không khí hân hoan, phấn khởi  Một số yêu cầu khi tổ chức hội thi: - Về việc thành lập ban tổ chức, ban giám khảo và thư kí hội thi: + Nên mời người có kinh nghiệm tổ chức vào BTC. + Nên mời người có chuyên môn trong lĩnh vực thi vào BGK. + Cần chọn người có khả năng sử dụng máy tính vào BTK. - Yêu cầu đối với người dẫn chương trình: + Kiến thức vững vàng. + Thông minh, nhanh nhẹn trong ứng xử, đối đáp. + Có chất giọng truyền cảm, phát âm rõ ràng. + Biết cách pha trò để không khí hội thi được sôi nổi. - Hội trường, âm thanh, ánh sáng, phương tiện kĩ thuật: phải được chuẩn bị chu đáo, bố trí hợp lí. - Nội dung các câu hỏi trong hội thi phải: ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, dễ hiểu, phù hợp với năng lực và trình độ nhận thức của học sinh, thời gian trả lời phải hợp lí.  Một số hình thức của hội thi vật lí - Thi trả lời nhanh - Thi giải thích hiện tượng. - Thi giải bài tập. - Thi giải ô chữ. - Thi thực hành, làm thí nghiệm, chế tạo dụng cụ thí nghiệm. - Thi chơi một số trò có sử dụng kiến thức vật lí.[8] 1.1.5. Cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động ngoại khóa trong việc phát triển tư duy sáng tạo của học sinh 1.1.5.1. Biểu hiện tư duy sáng tạo - Chuyển tải tri thức và kĩ năng từ lĩnh vực quen biết sang tình huống mới, vận dụng kiến thức đã học trong điều kiện, hoàn cảnh mới. - Nhận thấy vấn đề mới trong điều kiện quen biết. - Nhìn thấy cấu trúc của đối tượng đang nghiên cứu. - Đề xuất các giải pháp khác nhau khi phải xử lí một tình huống. - Khả năng đưa ra các giả thuyết hay dự đoán khác nhau khi phải lí giải một hiện tượng. - Nhìn nhận một vấn đề dưới các góc độ khác nhau, xem xét đối tượng ở những khía cạnh khác nhau, đôi khi mâu thuẫn, tìm ra các giải pháp lạ.[12] 1.1.5.2. Các yếu tố cần thiết cho việc rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo của học sinh trong học tập - Yếu tố quan trọng để nảy sinh sáng tạo là hứng thú, hứng thú gây ra sáng tạo và sáng tạo lại thúc đẩy hứng thú mới. - Yếu tố cần thiết để sáng tạo là phải có kiến thức cơ bản, vững chắc. - Yếu tố để sáng tạo là học sinh cần phải có tính “nghi ngờ khoa học” luôn đặt câu hỏi: “ cách làm này hay phương án này đã tối ưu chưa? còn có cách giải quyết nào nữa không?” - Một yếu tố nữa không thể thiếu là học sinh phải có khả năng tư duy độc lập, đó là khả năng của con người trong việc xác định phương hướng hoạt động của mình trong tình huống mới, tự phát hiện và nêu lên các vấn đề cần giải quyết, tự tìm ra con đường giải quyết và thực hiện nó. 1.1.5.3. Phương pháp đánh giá Để đánh giá học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa dựa trên nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, mục đích của đề tài nhằm phát triển tư duy sáng tạo của học sinh thông qua ngoại khóa nên chúng tôi chỉ căn cứ vào hai phương pháp chính sau:  Quan sát Quan sát là quá trình tri giác trực tiếp đối tượng nhằm thu thập thông tin về đối tương hoặc kiểm tra thông tin về đối tượng. Quan sát được sử dụng như là một phương pháp kiểm tra, trong đó, giáo viên sử dụng các giác quan (chủ yếu bằng mắt) để theo dõi, tri giác mọi diễn biến hoạt động của học sinh nhằm thu thập thông tin phản ánh về các biểu hiện của hành vi, thái độ, kỹ năng, tính tích cực hoạt động của học sinh làm cơ sở đánh giá. Quan sát được thực hiện trong suốt quá trình hoạt động, từ khâu chuẩn bị, diễn biến đến kết thúc hoạt động. Những thông tin thu được từ quan sát mang tính sinh động, đa dạng, phong phú, chân thực nhưng đôi khi bị nhiễu do tính chủ quan của chủ thể quan sát. Do đó, khi quan sát cần đảm bảo một số yêu cầu sau: - Xác định rõ đối tượng quan sát. Quan sát phải được tiến hành trong điều kiện tự nhiên của hoạt động để đảm bảo tính khách quan của hiện tượng, quá trình nghiên cứu. - Xác định rõ mục đích, nhiệm vụ quan sát, từ đó phải xây dựng kế hoạch quan sát. Điều quan trọng cần xác định quan sát toàn bộ hay bộ phận có chọn lọc. - Cần ghi lại kết quả quan sát. Chỉ có ghi lại mới đảm bảo tính lâu dài và có hệ thống, nhờ đó mới thiết lập được mối quan hệ, liên hệ bản chất điển hình của những biểu hiện, hiện tượng. Có thể ghi lại kết quả quan sát bằng máy ảnh, camêra, ghi âm, tốc ký, biên bản...  Trao đổi ý kiến Thông tin thu được qua việc giáo viên trao đổi với học sinh rất phong phú, có thể trung thực hay không trung thực, có độ tin cậy hay không có độ tin cậy. Vì vậy, giáo viên cần hết sức cẩn trọng trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin để có được những thông tin xác đáng nhất.[8] 1.2. Thực trạng hoạt động ngoại khóa trong nhà trường phổ thông hiện nay, tình hình dạy và học phần “Định luật bảo toàn động lượng” 1.2.1. Thực trạng hoạt động ngoại khóa trong nhà trường phổ thông hiện nay Qua điều tra (bằng phiếu điều tra (PĐT), nội dung PĐT chúng tôi trình bày ở phần phụ lục 1) ở một số trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận thấy: hoạt động ngoại khóa nói chung, ngoại khóa vật lí nói riêng trong những năm gần đây được quan tâm nhưng thực tế việc tổ chức hoạt động ngoại khóa ở các trường phổ thông rất hạn chế hoặc nếu có thì tổ chức chỉ mang tính hình thức. Nguyên nhân chủ yếu là : - Hình thức thi cử: với hình thức thi hiện nay, giáo viên chỉ quan tâm đến những kiến thức liên quan phục vụ cho các kì thi, không hoặc ít dành thời gian cho việc tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh. - Kinh phí cho hoạt động ngoại khóa : để tổ chức được một buổi ngoại khoá cần nhiều kinh phí để hỗ trợ chẳng hạn như : âm thanh, ánh sáng, thiết bị, dụng cụ để phục vụ ngoại khóa… Thực tế kinh phí các trường dành cho phần hoạt động này quá eo hẹp, thậm chí không có. - Thời gian chuẩn bị : để tổ chức hoạt động ngoại khóa, giáo viên tốn rất nhiều thời gian, công sức, nhưng thù lao, kết quả họ nhận được không tương xứng , thậm chí ở một số trường phổ thông việc tổ chức hoạt động ngoại khóa được coi là trách nhiệm công việc của cá nhân giáo viên. - Giáo viên chưa có hoặc ít kinh nghiệm và kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa. - Chương trình dạy nội khóa quá nặng nên giáo viên và học sinh không còn thời gian để tổ chức hoặc tham gia ngoại khóa. - Nội dung ngoại khóa chưa hấp dẫn, dễ lặp đi lặp lại, gây nhàm chán. - Phụ huynh, học sinh: phụ huynh chỉ quan tâm đến kết quả học tập, không để ý đến các hoạt động ngoại khóa. Chính vì thế, họ không thích học sinh tham gia vì tốn nhiều thời gian. Nhiều học sinh thì không hứng thú với các hoạt động ngoại khóa, có tham gia chỉ mang tính gượng ép, bắt buộc vì hoạt động này không được đánh giá vào điểm tổng kết bộ môn. 1.2.2. Tình hình dạy và học phần “ Định luật bảo toàn động lượng” 1.2.2.1. Mục đích điều tra Một trong những căn cứ để tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm phát huy tư duy sáng tạo của học sinh là những khó khăn của học sinh khi học phần “ Định luật bảo toàn động lượng”. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu thực tế nhằm thu được một số thông tin về: - Những khó khăn chủ yếu và sai lầm của học sinh khi học phần này. - Tình hình dạy học phần này ở trường phổ thông. 1.2.2.2. Phương pháp điều tra Để đạt được mục đích trên chúng tôi tiến hành: - Điều tra học sinh: thông qua bài kiểm tra (trình bày phụ lục số 2), trao đổi trực tiếp. (chúng tôi đã điều tra 139 học sinh) - Điều tra giáo viên: trao đổi trực tiếp, tham khảo giáo án, dự giờ. 1.2.2.3. Kết quả điều tra  Tình hình dạy - Các bài soạn của giáo viên khi dạy bài “Định luật bảo toàn động lượng” chủ yếu tóm tắt các kiến thức trong sách giáo khoa. Mặc dù, giáo án vẫn thể hiện được từng hoạt động nhưng một số rất ít giáo viên dạy theo trong giáo án mà chủ yếu là thuyết giảng, buộc học sinh chấp nhận công thức để giải toán. - Giáo viên chưa chú trọng phần ý nghĩa vật lí của đại lượng động lượng. - Thí nghiệm kiểm chứng hầu hết giáo viên đều không thể thực hiện được, giáo viên chỉ thông báo cho học sinh thí nghiệm, thậm chí có giáo viên không giới thiệu phần thí nghiệm kiểm chứng vì mất thời gian. - Trong quá trình giảng dạy kiến thức ở phần này, giáo viên không nhắc lại một số kiến thức như : cộng, trừ vectơ, cách chuyển một biểu thức vectơ thành biểu thức đại số. - Khi dạy phần chuyển động bằng phản lực, giáo viên chỉ giới thiệu sơ nét về động cơ phản lực và tên lửa, sau đó đưa ra một số bài toán để học sinh áp dụng.  Tình hình học Kết quả của PĐT như sau: Câu 1: Động lượng là một dạng năng lượng như nhiệt năng, cơ năng… Bảng 1.2. Số ý kiến HS trả lời câu 1- phụ lục 2 Đúng Sai 34 24,5% 105 75,5% Câu 2: Đại lượng đặc trưng cho sự truyền tương tác giữa các vật chuyển động là Bảng 1.3. Số ý kiến HS trả lời câu 2- phụ lục 2 Vận tốc Lực Động lượng Gia tốc 2 1,4% 87 62,6% 27 19,4% 23 16,6% Câu 3: Trong chuyển động nào dưới đây động lượng được bảo toàn Bảng 1.4. Số ý kiến HS trả lời câu 3- phụ lục 2 Thẳng đều Tròn đều Thẳng biến đổi đều A & B 76 54,7% 0 0% 0 0% 63 45,3% Câu 4: Một vật có khối lượng 1 kg chuyển động tròn đều với vận tốc 10m/s thì độ biến thiên động lượng của vật bằng bao nhiêu khi vật chuyển động được ¼ vòng tròn? Bảng 1.5. Số ý kiến HS trả lời câu 4- phụ lục 2 0kgm/s 20kgm/s 10 2 kgm/s 10kgm/s 46 33,1% 9 6,5% 84 60,4% 0 % Câu 5: Một viên đạn khối lượng 2kg đang bay thẳng đứng lên trên với vận tốc 40m/s thì nổ thành 10 mảnh đạn bay theo các hướng khác nhau. Tổng động lượng của 10 mảnh đạn thì Bảng 1.6. Số ý kiến HS trả lời câu 5- phụ lục 2 có độ lớn là 80kg.m/s và hướng thẳng đứng lên trên có độ lớn là 80 kg.m/s và hướng thẳng đứng xuống dưới có độ lớn là 80 kg.m/s, hướng thì không xác định được không xác định được vì không biết khối lượng, vận tốc, hướng bay của các mảnh 8 5,8% 4 2,8% 10 7,2% 117 84,2% Câu 6: Một vật khối lượng m1 chuyển động đến va chạm trực diện với vật 1 2 4 mm  đang nằm yên. Cho biết va chạm là va chạm mềm. Tỉ số (phần trăm) giữa động năng của vật m1 lúc sau so với trước va chạm là: Bảng 1.7. Số ý kiến HS trả lời câu 6- phụ lục 2 64% 50% 80% 20% 14 10,1% 0 0% 125 89,9% 0 % Câu 7: Chuyển động bằng phản lực là chuyển động tuân theo đúng định luật III Newton Bảng 1.8. Số ý kiến HS trả lời câu 7- phụ lục 2 Đúng Sai 21 15,1% 118 84,9% Câu 8: Em hãy giải thích vì sao trong bóng đá, khi người thủ môn bắt một quả bóng sút rất căng, người đó phải làm động tác kéo dài thời gian bóng chạm tay mình ( thu bóng vào bụng) ? Bảng 1.9. Số ý kiến HS trả lời câu 8- phụ lục 2 Nắm được vần đề để giải thích Không giải thích hoặc giải thích lan man 114 82% 25 18% Câu 9: Khẩu đại bác đặt trên chiếc xe lăn, nòng súng hợp với phương ngang 1 góc 600. Khi bắn 1 viên đạn ra khỏi nòng thì súng sẽ chuyển động : Bảng 1.10. Số ý kiến HS trả lời câu 9- phụ lục 2 Giật lùi theo phương ngang Giật lùi theo phương hợp với phương ngang 1 góc đúng bằng 600 Bị đầy về phía trước không xác định được vì không biết khối lượng, vận tốc của đạn và súng 41 29,5 % 97 69,8% 0 0% 1 0,7% Câu 10: Một viên đạn đang bay thẳng đứng lên trên thì nổ thành 2 mảnh có giá trị động lượng bằng nhau và bằng giá trị động lượng ban đầu của viên đạn. Vậy 2 mảnh hợp với nhau 1 góc là : Bảng 1.11. Số ý kiến HS trả lời câu 10- phụ lục 2 300 600 1200 1800 7 5% 46 57,5% 75 29,5% 11 8% Qua những câu trả lời của học sinh từ bảng 1.2.đến bảng 1.11.,chúng tôi rút ra được những nhận xét sau: - Học sinh nắm được khái niệm động lượng nhưng chưa hiểu ý nghĩa vật lí của đại lượng. - Vì phần động lượng được bố trí trong chương các định luật bảo toàn và khi nói đến bảo toàn học sinh chỉ nghĩ đến bảo toàn năng lượng nên học sinh dễ nhầm lẫn động lượng là một dạng năng lượng. - Một số em chưa hiểu rõ được khi một đại lượng vectơ không đổi tức là cả hướng và độ lớn cũng phải không đổi. - Chưa vững kiến thức về toán vectơ. - Còn nhầm lẫn giữa chuyển động bằng phản lực với chuyển động theo định luật III Newton. - Khả năng vận dụng lý thuyết để giải thích tình huống cụ thể trong cuộc sống còn kém. - Học sinh không có ý thức tìm hiểu thêm về ứng dụng của phần này vào đời sống và kỹ thuật.  Những khó khăn chủ yếu và sai lầm của học sinh khi học phần “ Định luật bảo toàn động lượng” Khi khảo sát bài toán , học sinh chỉ biết rập khuôn áp dụng như sau : bài toán về tên lửa, đạn nổ, va chạm là áp dụng định luật bảo toàn động lượng. Một số em học không tốt về toán vectơ sẽ rất khó khăn khi giải các bài toán động lượng. Các em thường mắc sai lầm: công thức định luật bảo toàn động lượng là một công thức vectơ nhưng khi làm toán các em thường quên và xét như các đại lượng vô hướng. Ví dụ bài toán như sau: một viên đạn có khối lượng m = 3 kg đang bay thẳng đứng lên cao với vận tốc v = 471 m/s thì nổ thành 2 mảnh. Mảnh lớn có khối lượng là m1 = 2 kg, bay theo phương chếch lên cao hợp với đường thẳng đứng góc 450 với vận tốc v1 = 500 m/s. Hỏi mảnh kia bay theo hướng nào với vận tốc bao nhiêu? Những sai lầm của học sinh khi giải bài toán này: một số học sinh ban đầu tính động lượng của viên đạn ban đầu p = mv = 3 .471=1413 kg.m/s, động lượng của mảnh lớn p1 = mv1= 2 . 500= 1000 kg.m/s. Sau đó tính động lượng mành còn lại bằng cách lấy động lượng ban đầu trừ động lượng mảnh lớn được 413 g.m/s.  Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn của học sinh - Về sách giáo khoa: + Cách hình thành định nghĩa động lượng bằng cách xét tương tác giữa 2 vật, sau khi khảo sát rồi đưa ra biểu thức cuối cùng ' '1 1 2 2 1 1 2 2m v m v m v m v      Sau đó, thông báo với học sinh: có một đại lượng (mv) mô tả chuyển động của vật và gọi đó là động lượng. + Cách định nghĩa động lượng : động lượng của một vật chuyển động là đại lượng đo bằng tích của khối lượng và vận tốc của vật. Với cách định nghĩa này học sinh chưa hiểu được phần định tính của đại lượng, không biết động lượng đặc trưng cho điều gì? Tại sao đưa ra định nghĩa động lượng? + Cách hình thành định luật bảo toàn trước khi đưa ra định nghĩa động lượng. Học sinh chỉ nhớ được rằng tổng động lượng trong một hệ kín được bảo toàn, còn ý nghĩa của định luật thì học sinh chưa nắm rõ. + Cách hình thành xung lượng của lực là phần đọc thêm của bài học, tuy nhiên ý nghĩa phần này rất quan trọng trong thực tiễn. - Về phía giáo viên: + Giáo viên chủ yếu chú ý đến giảng dạy kiến thức sao cho đúng khoa học, rõ ràng, đầy đủ nên chưa chú ý đến việc tổ chức, định hướng hoạt động thế nào để học sinh phát huy tính tự chủ, sáng tạo trong học tập. + Phần lớn giáo viên ngại phải tổ chức hoạt động, làm thí nghiệm cho học sinh vì mất thời gian và công sức mà chỉ tập trung rèn kỹ năng giải bài tập. - Về phía học sinh: + Mục đích chính là giải được bài tập nên không chú trọng ý nghĩa, nguyên nhân của vấn đề. + Có thói quen tiếp nhận kiến thức một cách thụ động.  Đề xuất những biện pháp khắc phục khó khăn của học sinh Kiến thức phần động lượng quá khô khan, khó hiểu, thuần túy về lý thuyết dễ gây nhàm chán cho học sinh. Do đó, cần tổ chức cho học sinh vừa học vừa chơi. Vì thời lượng nội khóa có hạn nên không thể tổ chức trên lớp, giáo viên nên tổ chức một buổi ngoại khóa cho phần này. Trong buổi ngoại khóa, giáo viên tạo điều kiện cho học sinh tham gia trò chơi dưới hình thức chuyên đề. Thông qua đó, giáo viên sẽ phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, điều mà giờ học nội khóa rất khó thực hiện được. Kết luận chương 1 Trong chương này, chúng tôi trình bày cơ sở lí luận về phương pháp hoạt động ngoại khóa trong dạy học vật lí. Để giải quyết nhiệm vụ của luận văn, chúng tôi chú trọng những cơ sở lí luận sau: - Vị trí, vai trò và tác dụng của hoạt động ngoại khóa trong trường phổ thông. - Các đặc điểm của giờ học ngoại khóa. - Nội dung, hình thức tổ chức và phương pháp hướng dẫn ngoại khóa vật lí. - Cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động ngoại khóa trong việc phát triển tư duy sáng tạo của học sinh. - Các khó khăn khi tổ chức các hoạt động ngoại khóa nói chung, hội thi vật lí nói riêng. Ở chương này chúng tôi cũng trình bày thực trạng của hoạt động ngoại khóa trong trường phổ thông hiện nay và tình hình dạy học phần “ Định luật bảo toàn động lượng vật lí 10- nâng cao” . Những vấn đề này sẽ được chúng tôi vận dụng khi tổ chức hội thi vật lí theo chủ đề “ Định luật bảo toàn động lượng”. Chương 2 NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA PHẦN ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG 2.1. Mục tiêu dạy học phần “ Định luật bảo toàn động lượng” 2.1.1. Mục tiêu về kiến thức - Học sinh cần phát biểu được đặc điểm, ý nghĩa của vectơ động lượng p + Động lượng là một đại lượng vật lí đặc trưng cho sự truyền chuyển động giữa các vật thông qua lực tương tác. + Vectơ động lượng p có chiều cùng chiều với vectơ vận tốc v . + Độ lớn p được tính bằng công thức p m.v - Học sinh cần phát biểu được định luật bảo toàn động lượng: “Vectơ động lượng của hệ kín được bảo toàn” . - Học sinh nêu được điều kiện áp dụng định luật bảo toàn động lượng + Hệ kín: là hệ chỉ có những lực của các vật trong hệ tác dụng lẫn nhau mà không có tác dụng của những lực bên ngoài hệ, hoặc nếu có thì những lực này phải triệt tiêu lẫn nhau. + Có thể áp dụng định luật bảo toàn động lượng theo một phương có tổng hợp lực theo phương đó bằng không. - Học sinh vận dụng định luật bảo toàn động lượng để: + Chỉ ra được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực: trong hệ kín đứng yên, nếu có một phần của hệ chuyển động theo một hướng thì phần còn lại của hệ chuyển động theo hướng ngược lại. + Giải các bài toán va chạm mềm, va chạm trực diện đàn hồi.. - Học sinh hiểu được một số ứng dụng chuyển động bằng phản lực trong nguyên tắc hoạt động của tên lửa, các động cơ phản lực… - Học sinh cần phân biệt được ý nghĩa của 2 biểu thức sau : F ma  (2.1)  mv pF t t       (2.2) Biểu thức (2.1) chính là định luật II Newton, coi lực là nguyên nhân gây ra sự biến đổi vận tốc (tức là gây ra gia tốc cho vật). Khi tức là vận tốc không đổi cả về độ lớn và phương chiều ( định luật quán tính). Cách phát biểu này đã tách riêng khối lượng của vật, và từ (2.1) ta thấy ý nghĩa của khối lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật. Khối lượng của vật như là thuộc tính cố hữu của vật chất, không đổi trong khi vật chuyển động. Điều này không còn đúng nữa khi vật chuyển động với vận tốc lớn gần bằng vận tốc ánh sáng c: F 0 0 2 2 mm v1 c   (2.3) m0 : khối lượng vật nằm yên (hệ thức Einstein) Dựa vào biểu thức (2.3) ta nhận thấy rằng khối lượng tăng theo vận tốc. Biểu thức (2.2) chính là hệ thức của định luật bảo toàn động lượng, coi lực là nguyên nhân làm biến đổi sự truyền tương tác giữa các vật, cách phát biểu này cho thấy rằng đối với một vật chuyển động không thể tách rời khối lượng và vận tốc của nó. Khi F 0 tức là không có sự truyền tương tác thì động lượng của vật không thay đổi. Khi vật chuyển động với vận tốc lớn thì định luật bảo toàn động lượng vẫn đúng trong khi định luật II Newton không còn đúng nữa: 0 2 2 m vp mv v1 c      (2.4) Dựa vào biểu thức (2.4) ta nhận thấy rằng khi vận tốc tăng lên thì sự truyền tương tác cũng tăng lên. 2.1.2. Mục tiêu về kĩ năng - Biết biểu diễn vectơ động lượng p . - Vận dụng được định luật bảo toàn động lượng. - Sử dụng được các qui tắc cộng vectơ đồng phẳng, đồng qui. - Sử dụng đúng đơn vị. - Giải thích được một số chuyển động bằng phản lực trong thực tế. 2.2. Tổ chức hoạt động ngoại khóa phần “Định luật bảo toàn động lượng - vật lí 10 nâng cao” Vì tính chất thời gian, không gian và qui mô của mỗi hoạt động nên chúng tôi tổ chức hai ngày hội. Ngày hội thứ nhất có tên gọi “Khai hỏa” gồm có các hoạt động: thi phản ứng nhanh, đua xe tốc độ cao, thi tìm bức tranh bí mật, thi tìm từ khóa bí ẩn; gồm có 4 đội đại diện của 4 lớp; các hoạt động này sẽ diễn ra vào sáng 26/03/2009 tại hội trường của trường PTTH chuyên Lê Hồng Phong. Ngày hội thứ hai có tên gọi “Bay vào vũ trụ” hội thi bắn hỏa tiễn nước gồm 15 đội tham dự và giao lưu cùng với câu lạc bộ hàng không phía Nam, hoạt động này diễn ra vào sáng chủ nhật 30/03/2009 tại sân Lam Sơn của trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. 2.2.1. Ngày hội Khai hỏa 2.2.1.1. Các bước cần thực hiện trước khi tổ chức Bước 1: Xác định chủ đề, mục tiêu, nội dung và đặt tên cho hội thi - Chủ đề: Tìm hiểu thêm về tầm quan trọng của định luật bảo toàn động lượng trong kỹ thuật, đời sống. - Mục tiêu + Về kiến thức : ôn lại các kiến thức về phần động lượng, các ứng dụng của phần này vào cuộc sống, kỹ thuật. + Về rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy: qua hội thi vật lí giúp các em dạn dĩ hơn, rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm, thông qua việc thiết kế xe chạy bằng bong bóng khí giúp các em phát huy tính sáng tạo, rèn luyện khả năng nghiên cứu. - Nội dung: kiến thức liên quan đến khái niệm động lượng, định luật bảo toàn động lượng, một số kiến thức về cơ học chất điểm trong chương trình vật lí phổ thông. - Tên hội thi: Khai hỏa Bước 2: Xác định thời gian, địa điểm tổ chức hội thi - Thời gian: dự kiến tổ chức vào 26/03/2009 - Địa điểm : hội trường trường PTTH chuyên Lê Hồng Phong. - Thời lượng: dự kiến từ 7giờ 30phút đến 9 giờ - Đối tượng tham gia: học sinh khối 10 Bước 3: Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, vận động cho hội thi. Trước khi tổ chức hội thi, BTC làm đơn đề xuất ban giám hiệu, có kèm theo bảng kế hoạch hoạt động ngoại khóa. Trong bảng kế hoạch đó, BTC có nhấn mạnh thời hạn đăng ký tham gia và cách thức tham gia hội thi. Sau đó, kế hoạch được thông báo đến từng lớp và phát loa trong mỗi giờ chơi trước ngày tổ chức hội thi. Bước 4: Thành lập ban tổ chức( BTC) hội thi - Trưởng ban : cô Nguyễn Thị Ngọc Loan - Ban giám khảo: gồm một số thầy cô trong tổ vật lí - Bộ phận hỗ trợ âm thanh, ánh sáng, sân khấu - Bộ phận hỗ trợ kỹ thuật hội thi : học sinh lớp 11 chuyên Tin trường PTTH chuyên Lê Hồng Phong. - Ban thư ký ghi nhận điểm thi đua của từng đội : học sinh lớp 11 chuyên Toán trường PTTH chuyên Lê Hồng Phong - Người dẫn chương trình: 2 học sinh lớp 11 chuyên Văn trường PTTH chuyên Lê Hồng Phong Bước 5: Thiết kế nội dung chương trình hội thi - Người dẫn chương trình ổn định tổ chức và bắt đầu hội thi. - Khai mạc, tuyên bố lý do. - Các đội tham dự ra mắt khán giả. - Các đội tham gia các nội dung thi theo chương trình của hội thi. - Công bố kết quả, trao giải thưởng cho các đội. Bước 6: Dự trù kinh phí, chuẩn bị cơ sở vật chất…cho hội thi - Chuẩn bị phòng có sức chứa hơn 120 học sinh, có dàn âm thanh ánh sáng và ghế ngồi. - Các khu vực diễn ra các trò chơi : đua xe, bắn hỏa tiễn nước - Máy tính xách tay, máy chiếu , bộ chuông đèn, các bảng chữ điền tên các đội tham dự. - Nước uống, ít bánh ngọt, các phần quà dành cho khán giả, phần quà dành cho các đội tham dự. - Kinh phí: dự trù 600.000 đồng cho các giải thưởng, phần quà cho khán giả, văn phòng phẩm để hỗ trợ.  Các công việc chuẩn bị của BTC trước khi tiến hành hội thi: - Tập hợp các thành viên trong BTC kiểm tra thật kỹ nội dung các câu hỏi trong hội thi. - Yêu cầu bộ phận kỹ thuật sẽ truyền tải nội dung đó bằng các phần mềm tin học. Tùy vào nội dung mà có các cách thức thi khác nhau. Do đó, bộ phận kỹ thuật phải dùng nhiều loại hình trò chơi khác nhau để thể hiện được ý tưởng cũng như nội dung của từng phần. - Kiểm tra các công tác chuẩn bị của các đội tham gia hội thi: học sinh nộp danh sách dự thi từng phần cho BTC - Họp BGK để phổ biến cách thức thi, biểu điểm, quy cách chấm và tính điểm như sau: + Cách thức thi: gồm có 4 vòng thi, thi lần lượt các vòng thi. Mỗi vòng thi có thang điểm và thể lệ khác nhau; có 4 đội ở 4 lớp tham gia. Học sinh tham gia các vòng thi không được trùng nhau để nhằm tạo điều kiện cho hầu hết các học sinh tham dự đều được chơi. + Cách chấm điểm sẽ được trình bày cụ thể trong từng phần thi. - Liên hệ với các bộ phận phụ trách cơ sở vật chất, trang thiết bị để chạy thử chương trình, thống nhất chương trình hoạt động và bố trí các vị trí SÂN KHẤU CHÍNH ( Nơi treo máy chiếu và phong màn) B A N G IÁ M K HẢ O B À N T H Ư K Ý V À T Ổ TR ỌN G T À I ĐƯỜNG ĐUA SỐ 1 VẠ C H X UẤ T PH Á T Á V ị tr í c ác độ i l ắp rá p xe V Ề Đ ÍC H ĐƯỜNG ĐUA SỐ 2 ĐƯỜNG ĐUA SỐ 4 ĐƯỜNG ĐUA SỐ 3 V ị tr í c ác độ i l ắp rá p xe ĐỘI 1 ĐỘI 2 ĐỘI 3 ĐỘI 4 HÀNG GHẾ KHÁN GIẢ HÀNG GHẾ KHÁN GIẢ Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bố trí hội trường Sau khi đã hoàn tất các công việc nêu trên, hội thi được tiến hành theo kế hoạch. 2.2.1.2. Tổ chức thi Vì đây là các trò chơi nên tất cả 4 vòng thi đều thực hiện dựa trên quy trình sau:  Qui trình tổ chức trò chơi - Bước 1: ổn định tổ chức, bố trí đội hình với trò chơi theo địa điểm và số lượng người tham gia, dụng cụ phương tiện phục vụ cho trò chơi ( trong nhà, ngoài sân, trên xe hoặc đội hình hàng dọc, hàng ngang…) - Bước 2: xác định vị trí cố định hoặc vị trí di động của người dẫn chương trình sao cho khẩu lệnh các đội tham dự đều nghe thấy, các động tác của các đội đều quan sát được, ngược lại bản thân người dẫn chương trình phải thấy được đúng, sai khi quan sát các đội chơi. - Bước 3: giới thiệu trò chơi: phải ngắn gọn, hấp dẫn, dễ hiểu, dễ tiếp thu, dễ thực hiện, bao gồm các bước sau: + Nói tên trò chơi, chủ đề chơi. + Nêu mục đích và các yêu cầu của trò chơi. + Nói rõ cách chơi và luật chơi, cách đánh giá thắng thua và một số tình huống có thể xảy ra. - Bước 4: bắt đầu chơi, có thể chơi nháp nếu cảm thấy các đội chưa nắm vững cách thức chơi. - Bước 5: kết thúc trò chơi, BTC công bố ngay kết quả. Sau khi nhận xét, đánh giá, cần động viên khích lệ tinh thần của các đội chơi.[8] 2.2.1.3. Hoạt động mở đầu (10 phút) Người dẫn chương trình: - Giới thiệu lý do của hội thi: chào các em! Ban tổ chức chúng tôi rất vui mừng khi các em tham gia hội thi vật lí hôm nay. Hội thi hôm nay có tên gọi là “KHAI HỎA”. Đây là một trong những bước hoạt động của động cơ phản lực đúng không các em? Và hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thêm lý thuyết về nguyên tắc hoạt động của các động cơ phản lực. BTC hy vọng rằng hội thi sẽ đem đến cho các em một không khí vui nhộn, thú vị sau những ngày học căng thẳng. - Giới thiệu các đội chơi: thật thiếu sót nếu chúng ta không nhắc đến các đội tham gia hội thi hôm nay; gồm có 4 đội đại diện của 4 lớp như sau: SỨA ( lớp 10SN2) , MỰC (lớp 10A4), ĐẠI BÁC (lớp 10 Chuyên Lý), TÊN LỬA (lớp 10A2) và cùng các cổ động viên thật dễ thương và hóm hỉnh. - Giới thiệu thành phần BGK: cuối cùng là các thành viên trong BGK của hội thi Cô Nguyễn Thị Ngọc Loan, Phạm Thị Ngọc Phương, Nguyễn Thị Tuyết Nga, Nguyễn Thị Nguyệt Anh. - Nêu thể lệ cuộc thi: hội thi chúng ta gồm có 4 vòng thi như sau: + Vòng 1: có tên gọi Chuẩn bị bệ phóng. + Vòng 2: có tên gọi Nạp nhiên liệu + Vòng 3: có tên gọi Phụt khí + Vòng 4: có tên gọi Tách tầng Mỗi vòng thi có thể lệ thi khác nhau, chúng tôi sẽ nói rõ hơn trong từng phần 2.2.1.4. Vòng thi 1: chuẩn bị bệ phóng (15 phút) - Bước 1: BTC cần chuẩn bị + 4 micro dành cho người dẫn chương trình và đội tham dự. + Các phiếu đánh số từ 1 đến 4, tương ứng với từng gói thông tin. + Chọn vị trí để 2 thành viên của mỗi đội đứng tham gia trò chơi. - Bước 2: người dẫn chương trình đứng bên góc trái màn hình trong suốt quá trình. Trước khi các đội bắt đầu chơi, người dẫn chương trình hỏi thêm thông tin về tên của các thành viên tham dự trò chơi và khích lệ các đội trước khi chơi. - Bước 3: giới thiệu trò chơi: + Tên trò chơi : chuẩn bị bệ phóng ( phản ứng nhanh) + Chủ đề chơi: sự kiện, hiện tượng và danh nhân vật lí + Mục đích : vòng thi này về kiến thức không liên quan mật thiết đến động lượng, tuy nhiên nó sẽ tạo được không khí sôi động phấn khởi ngay từ đầu của hội thi. Mặt khác, thông qua trò chơi này giúp học sinh rèn luyện khả năng phản xạ nhanh trước tình huống cùng khả năng diễn đạt súc tích hơn. + Cách chơi và luật chơi: có 4 đội chơi, mỗi đội gồm 2 học sinh. Từng đội bốc thăm gói thông tin của đội mình, trong mỗi gói có 7 gợi ý về sự kiện, hiện tượng, danh nhân vật lí…. Các thông tin này được lần lượt xuất hiện trên màn hình, học sinh dùng ngôn ngữ, có thể kết hợp động tác tay chân để diễn đạt về thông tin mà BTC đưa ra. Một học sinh gợi ý, một học sinh trả lời. Nếu trả lời chính xác các bạn sẽ nghe tín hiệu âm thanh…Lưu ý : khi gợi ý, không được dùng từ có trong gói thông tin, không dùng tiếng nước ngoài, tiếng lóng có liên quan đến thông tin. Nếu vi phạm xem như thông tin đó không được tính điểm và các bạn sẽ nghe tín hiệu âm thanh… Mỗi đội sẽ hoàn tất cuộc thi của đội mình trong 1 phút 30 giây. Sau 1 phút 30 giây , căn cứ vào số lượng thông tin đưa ra mà BTK sẽ tính điểm. Mỗi thông tin đúng được 10 điểm. Thời gian được tính khi đồng hồ đếm ngược bắt đầu. Khi hết thời gian các bạn sẽ nghe được tín hiệu âm thanh… Lưu ý: Nếu các cụm từ đã xuất hiện trên màn hình mà các đội chưa trả lời ngay được thì có thể bỏ qua để chuyển sang cụm từ khác. Khi còn thời gian, chương trình tự động quay về cụm từ này để tiếp tục trả lời. - Bước 4: các đội bắt đầu chơi. Sau khi các đội chơi xong người dẫn chương trình có thể hỏi thêm các đội tham dự: + Bạn cảm thấy phần thi thú vị không? + Các thông tin mà BTC đưa ra có quen thuộc với các bạn không? + Theo bạn những thông tin này các bạn có thể dùng ngôn ngữ đời sống bình thường để gợi ý mà không cần dùng từ chuyên môn là do vật lí gắn liền với đời sống không? + Theo bạn để chơi được trò chơi này hiệu quả thì cần phải làm gì? - Bước 5: kết thúc trò chơi, BTC công bố ngay kết quả. Thông tin trong mỗi gói như sau: - Gói 1: Newton, mù màu, con lắc lò xo, chập mạch, Ohm, khinh khí cầu, Mộc tinh. - Gói 2: Archimede, loạn thị, kính chiếu hậu, giật điện, James Watt, ống nhòm, lỗ đen. - Gói 3: Einstein, lão thị, bóng đèn dây tóc, nhật thực, Ampere, bập bênh, sao chổi. - Gói 4: Galile, mắt lé, gương phẳng, sét, Edison , chân không, lăng kính, sao hôm. 2.2.1.5. Vòng thi 2: Nạp nhiên liệu ( 30 phút) - Bước 1: BTC cần chuẩn bị + Bộ chuông đèn gồm 4 chuông và 4 đèn. + 6 micro dành cho 4 đội chơi và người dẫn chương trình + Bố trí vị trí cho các đội - Bước 2: giới thiệu trò chơi: + Tên trò chơi : Tách tầng ( giải ô chữ) + Mục đích : Củng cố lại kiến thức có liên quan đến động lượng. Thông qua trò chơi, giáo viên sẽ đánh giá phần nào về sự hiểu biết của học sinh sau khi học xong phần này. - Cách chơi và luật chơi: Ô chữ gồm 14 hàng ngang, mỗi đội có 2 lần lựa chọn hàng ngang. Thời gian đưa ra câu trả lời cho từng lựa chọn là 15 giây. Nếu đáp đúng được 10 điểm và ô chữ sẽ được hiện lên trên màn hình. Trong ô chữ đáp đúng, có một chữ cái được in chữ đỏ là một trong những chữ của hàng dọc. Đáp sai thì dành quyền ưu tiên cho các đội còn lại. Các đội còn lại nếu đáp đúng thì được 10 điểm, nếu đáp sai thì bị trừ 5 điểm. Sau khi các đội hoàn tất xong lựa chọn của mình thì dành khoảng thời gian là 20 giây cho ô hàng dọc. Đội nào nhấn chuông trước thì được quyền trả lời. Nếu đáp đúng được 30 điểm, sai bị trừ 10 điểm và dành quyền trả lời cho khán giả. Bất cứ lúc nào các đội đều có quyền trả lời ô chữ hàng dọc : nếu đáp đúng được 30 điểm, nếu sai thì bị loại khỏi vòng thi - Bước 3: các đội bắt đầu chơi - Bước 4: kết thúc trò chơi, công bố số điểm mà các đội đạt được. Lưu ý: Các ô chữ hàng ngang có nội dung liên quan đến ô chữ hàng dọc Gợi ý ô chữ: - Hàng ngang 1: đây là ô chữ gồm 13 chữ cái. Đây là ứng dụng quan trọng của định luật bảo toàn động lượng. - Hàng ngang 2: đây là ô chữ gồm 5 chữ cái. Điều kiện để áp dụng các định luật bảo toàn. - Hàng ngang 3 :đây là ô chữ gồm 7 chữ cái. Là hành tinh thứ 3 của Thái Dương hệ. - Hàng ngang 4 : đây là ô chữ gồm 7 chữ cái. Là từ dùng chỉ sự không thay đổi, được giữ nguyên vẹn. - Hàng ngang 5: đây là ô chữ gồm 8 chữ cái. Là một giai đoạn quan trọng giúp tên lửa tăng tốc. - Hàng ngang 6: đây là ô chữ gồm 6 chữ cái. Đây là một trong những hình thức để các vật trao đổi năng lượng. - Hàng ngang 7: đây là ô chữ gồm 9 chữ cái. Mọi vật có khả năng sinh công đều có đặc tính này. 1 Đ Ộ N G C Ơ P H Ả N L Ự C 2 H Ệ K Í N 3 T R Á I Đ Ấ T 4 B Ả O T O À N 5 T Á C H T Ầ N G 6 V A C H Ạ M 7 N Ă N G L Ư Ợ N G 8 Đ Ộ N G L Ư Ợ N G 9 N G O Ạ I L Ự C 10 V E C T Ơ 11 K H Ố I L Ư Ợ N G 12 G I Ậ T L Ù I 13 T Ê N L Ử A 14 V Ậ N T Ố C Hình 2.1. Ô chữ tìm chìa khóa bí ẩn - Hàng ngang 8: đây là ô chữ gồm 9 chữ cái. Là đại lượng vật lí được đo bằng tích của khối lượng và vận tốc. - Hàng ngang 9: đây là ô chữ gồm 8 chữ cái. Khi yếu tố này của hệ bằng không thì hệ là hệ kín. - Hàng ngang 10: đây là ô chữ gồm 5 chữ cái. Lực, vận tốc, động lượng, độ dời…có chung đặc điểm này. - Hàng ngang 11: đây là ô chữ gồm 9 chữ cái. Là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật. - Hàng ngang 12: đây là ô chữ gồm 7 chữ cái. Hiện tượng thường gặp trong bắn súng. - Hàng ngang 13: đây là ô chữ gồm 5 chữ cái. Đây là một động cơ được dùng nhiều nhất cho mục đích quân sự, nghiên cứu khí quyển, phóng vệ tinh và khám phá vũ trụ. - Hàng ngang 14: đây là ô chữ gồm 6 chữ cái. Là đại lượng đặc trưng cho sự nhanh chậm của chuyển động 2.2.1.6. Vòng thi 3: Phụt khí ( 20 phút) - Bước 1: BTC cần chuẩn bị + Bộ chuông đèn gồm 4 chuông và 4 đèn. + 6 micro dành cho 4 đội chơi và người dẫn chương trình + Bố trí vị trí cho các đội - Bước 2: giới thiệu trò chơi: + Tên trò chơi : Phụt khí ( bức tranh bí mật) + Mục đích : Giúp học sinh tìm hiểu thêm một số sự kiện quan trọng mà liên quan mật thiết đến kiến thức đã học. Qua đó, học sinh nhận thức được rằng kiến thức vật lí được vận dụng khá phổ biến trong đời sống và kỹ thuật. + Cách chơi và luật chơi: Trên màn hình sẽ xuất hiện một bức tranh gồm có 9 mảnh ghép lại với nhau, bức tranh này được che lấp phía sau những mảnh ghép hình vuông. Trên mỗi mảnh ghép có đánh số thứ tự từ 1 đến 9 tương ứng với thứ tự câu hỏi. Mỗi đội được lựa chọn mảnh ghép. Sau khi chọn mảnh ghép số…BTC sẽ đọc câu hỏi tương ứng với số của mảnh ghép. Nếu đội trả lời đúng thì được 10 điểm và mảnh ghép đó được mở ra. Nếu trả lời sai, dành quyền ưu tiên cho các đội còn lại. Nếu các đội còn lại trả lời đúng thì sẽ được 10 điểm và mảnh ghép đó sẽ được mở ra. Trong thời gian các đội lần lượt mở mảnh ghép, đội nào có kết luận chính xác về bức tranh bí mật thì sẽ được 40 điểm, còn trả lời sai hoặc chưa đầy đủ thì sẽ bị loại khỏi trò chơi. Trong tình huống các đội không tìm ra bức tranh bí mật thì cơ hội sẽ thuộc về khán giả. - Bước 3: các đội bắt đầu chơi. - Bước 4: kết thúc trò chơi. Sau khi tìm ra bức tranh bí mật, BTC sẽ trình chiếu một đoạn phim có liên quan đến bức tranh bí mật đó. BGK có thể cung cấp thêm một số thông tin về tên lửa như sau: Tên lửa có thể phân loại theo nhiều tiêu chuẩn phân loại:  Theo công dụng - Tên lửa chiến đấu - Tên lửa huấn luyện - Tên lửa nghiên cứu khoa học - Tên lửa vũ trụ để du hành vũ trụ (còn gọi là tên lửa mang, tên lửa đẩy hay tên lửa chuyển tải)  Theo tính chất có hay không có hệ thống điều khiển - Tên lửa có điều khiển: quỹ đạo bay hoặc các tham số khác được hiệu chỉnh trong quá trình bay có thể được điều khiển theo nhiều phương thức như theo chương trình cài đặt sẵn (tự lập), điều khiển từ xa, tự dẫn... - Tên lửa không điều khiển: không có tác động nào hiệu chỉnh quỹ đạo và các tham số khi bay.  Theo số tầng: tên lửa một tầng, tên lửa nhiều tầng  Theo đầu đạn: tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, tên lửa mang đầu đạn thông thường.  Theo tầm hoạt động: tên lửa tầm ngắn, tên lửa tầm trung, tên lửa tầm xa, tên lửa vượt đại châu (còn gọi là tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể bắn đến mọi điểm trên Trái Đất)  Theo quy mô nhiệm vụ - Tên lửa chiến lược: là loại tên lửa đạn đạo loại lớn mang đầu đạn hạt nhân sức huỷ diệt cực lớn dùng để huỷ diệt các thành phố, cơ sở hạ tầng... của đối phương, quy mô huỷ diệt của nó có vai trò quyết định kết cục chiến tranh. Đương lượng nổ của đầu đạn tên lửa chiến lược phải tính bằng megaton. - Tên lửa chiến thuật: mang đầu đạn hạt nhân để tiêu diệt các lực lượng quân sự của đối phương trong một khoảng chiến trường nhỏ hẹp, đương lượng nổ chỉ tính bằng kiloton.  Theo đặc tính quỹ đạo và đặc điểm cấu tạo - Tên lửa đạn đạo (còn gọi là tên lửa đường đạn): là loại tên lửa có phần lớn quỹ đạo tuân theo phương trình của vật dưới tác động của trường trọng lực. Loại tên lửa này không bị tác động bởi lực nâng khí động học, thường được phóng thẳng đứng vượt ra khỏi tầng khí quyển đậm đặc và thâm nhập vũ trụ như một tên lửa vũ trụ. - Tên lửa hành trình còn gọi là tên lửa cruidơ, tên lửa có cánh hay tên lửa tuần kích: là loại tên lửa có độ cao trong phạm vi tầng khí quyển thấp, luôn chịu tác động của lực nâng khí động học, bay theo cao độ địa hình.  Theo nơi phóng và vị trí mục tiêu - Tên lửa đất đối đất - Tên lửa đất đối không - Tên lửa đất đối hải - Tên lửa hàng không (gồm 3 loại: tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất, tên lửa không đối hải) - Tên lửa hải đối không  Theo đối tượng tác chiến - Tên lửa phòng không - Tên lửa chống tăng - Tên lửa chống ra-đa - Tên lửa chống tên lửa - Tên Lửa Chống Ngầm (còn gọi là tên lửa - ngư lôi) [22] Arian 5 ECA là thành viên mạnh nhất của họ tên lửa Arian5, với dung lượng “ chuyên chở” tối đa tới 9600kg. Đặc điểm này đảm bảo cho Arian 5 có thể phóng cả những vệ tinh viễn thông nặng nhất trên thế giới hiện nay. Thông tin về việc hãng Arianspace sẽ sử dụng Arian 5 để phóng cùng lúc hai vệ tinh Star One C2 của Brazil và Vinasat-1 của Việt Nam. Việc phóng thành công vệ tinh Vinasat-1 không những khẳng định chủ quyền của Việt Nam trong không gian, mà còn thể hiện vị thế ngày càng lớn mạnh của quốc gia nói chung, của ngành viễn thông, thông tin nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Vệ tinh Vinasat-1 có ý nghĩa rất lớn với việc phủ sóng viễn thông, liên lạc tới mọi vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo của đất nước, bảo đảm an ninh quốc phòng với khả năng truyền tải thông tin, hình ảnh từ mọi nơi, không chỉ trên lãnh thổ Việt Nam mà còn trong cả khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, khi đưa vào khai thác, Vinasat-1 sẽ có ý nghĩa xã hội rất lớn, góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia theo hướng hiện đại, nâng cao độ an toàn cho mạng lưới viễn thông, thúc đẩy và phát triển các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, thương mại, giải trí... cũng như các dịch vụ chuyên dùng khác. Theo tính toán, mỗi năm vệ tinh Vinasat-1 có thể tiết kiệm cho đất nước hơn 10 triệu USD từ tiền cước thuê kênh của các vệ tinh nước ngoài.[23] Câu hỏi chính về bức tranh bí mật : đây là dòng sản phẩm của liên minh vũ trụ Châu Âu- lãnh đạo bởi European Space Agency (ESA) Mảnh ghép 1: Là một đại lượng vật lí đặc trưng cho sự truyền tương tác giữa các vật. Đáp án: động lượng Mảnh ghép 2 : Đây là một nguyên lý tổng quát cho tất cả các lý thuyết vật lí ( cơ học, điện từ học, vật lí hạt nhân…) Đáp án: định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng Mảnh ghép 3: Pháo thăng thiên hoạt động dựa trên nguyên tắc này. Đáp án: chuyển động bằng phản lực Mảnh ghép 4: Ông là người Châu Á đầu tiên bay lên vũ trụ vào năm 1980. Đáp án: Phạm Tuân Mảnh ghép 5: Đây là hành tinh thứ 3 trong Thái Dương hệ tính từ Mặt Trời trở ra. Đáp án: Trái Đất Mảnh ghép 6: Đây là thiết bị quan trọng trong chạy đua vũ trang. Đáp án: Tên lửa Mảnh ghép 7: Đây là năm đánh dấu sự kiện quan trọng của ngành viễn thông Việt Nam. Đáp án: 2008 Mảnh ghép 8: Vệ tinh viễn thông địa tĩnh đầu tiên của Việt Nam được phóng vào vũ trụ có tên gọi là gì? Đáp án:Vinasat-1 Đáp án chính: Tên lửa Ariane- 5 Hình 2.2.Bức tranh bí mật 2.2.1.7. Vòng thi 4: Tách tầng ( 20 phút) - Bước 1: BTC cần chuẩn bị + Mốp : 4 miếng loại dày 1,5cm và 4 miếng loại dày 1cm + Các loại bánh xe: 16 bánh xe bằng nắp chai bán kính 1,5cm, 16 bánh xe bằng bìa cứng bán kính 2cm, 16 bánh xe bằng ván ép bán kính 1cm, 16 bánh xe bằng cao su bán kính 1cm. + Bong bóng : các loại bong bóng dài, tròn, kích cỡ khác nhau + Vật liệu khác: 4 khoanh kẽm nhỏ, các loại băng keo, các lọ màu, đất sét, 4 cây viết bi, kéo, compa, thước, ống hút, dây thun, kiềm, dao rọc giấy, các thanh sắt nhỏ. + Bố trí vị trí lắp ráp cho từng đội. - Bước 2: người dẫn chương trình sẽ di chuyển giữa các vị trí lắp ráp của từng đội để thu thập một số thông tin về ý tưởng thiết kế của đội đó. + Xe của đội bạn được thiết kế dựa trên kiến thức vật lí nào? - Bước 3: giới thiệu trò chơi: + Tên trò chơi : nạp nhiên liệu (đua xe tốc độ cao) + Chủ đề chơi: lắp ráp xe chạy bằng bong bóng + Mục đích : phát huy khả năng vận dụng kiến thức chuyển động bằng phản lực của học sinh để thiết kế mô hình xe chạy bằng bong bóng khí và phát huy tính sáng tạo. Học sinh không những phải vận dụng kiến thức về động lượng mà còn cần biết phối hợp nhiều kiến thức vật lí khác để tạo một sản phẩm hiệu quả. Bên cạnh đó, thông qua sản phẩm này người giáo viên sẽ cảm nhận rất rõ khả năng tư duy, sáng tạo và tính thẩm mỹ của học sinh. + Cách chơi và luật chơi: đua xe cự ly 1m, đường đua có 4 làn đường, các đội cho xe chạy trên làn đường quy định của đội mình. Khi nghe hiệu lệnh xuất phát của BTC, cả 4 đội xuất phát cùng lúc, lưu ý không cho xe lấn lên trên vạch xuất phát, không để xe xuất phát sớm hơn hiệu lệnh, không để xe chạy qua làn đường khác. Nếu vi phạm sẽ bị loại khỏi cuộc thi. BTC sẽ bắt đầu bấm thời gian cho từng xe từ lúc xuất phát đến vạch kết thúc. Nếu đội nào thực hiện đoạn đường 1m trong thời gian ngắn nhất sẽ là đội thắng cuộc. Đội về nhất 100 điểm, nhì 80 điểm, ba 60 điểm, cuối cùng 40 điểm. Nếu không có xe nào về đích thì căn cứ vào cự li của xe mà chấm điểm. Cách chấm điểm cũng tương tự, xe nào đạt được cự li xa nhất thì được điểm tối đa là 100 điểm, nhì 80 điểm, ba 60 điểm, cuối cùng 40 điểm. Khi nghe hiệu lệch của BTC, các đội cho xe vào vạch xuất phát. Sau đó, BTC sẽ ra hiệu lệch bắt đầu đua thì mới được phép cho xe chạy, nếu vi phạm sẽ bị loại cuộc chơi. - Bước 4: các đội bắt đầu chơi. - Bước 5: kết thúc trò chơi, trước khi công bố kết quả người dẫn chương trình có thể hỏi các thành viên: Muốn xe đạt được tốc độ cao thì khi thiết kế xe cần chú ý điều gì? Trong thời gian các đội lắp ráp, BTC có thể tổ chức một số trò chơi dành cho khán giả:  Trò chơi 1 - Bước 1: BTC cần chuẩn bị + 8 ly nhựa ( chẳng hạn như ly mì vifon), 4 tờ giấy A4 + Bố trí vị trí chơi cho cổ động viên của 4 đội chơi - Bước 2: người dẫn chương trình vừa hướng dẫn trò chơi, vừa thao tác thử cho khán giả hình dung được cách chơi. - Bước 3: giới thiệu trò chơi: + Tên trò chơi : Ai khéo hơn. + Mục đích : thông qua trò chơi giúp học sinh hiểu sâu hơn, nắm rõ hơn ý nghĩa biểu thức xung của lực F t p    . Đồng thời qua đó kích thích tính tò mò, thích thú của học sinh khi học vật lí. + Cách chơi và luật chơi: có 2 cái ly giống hệt nhau và một tờ giấy A4. Ban đầu cho 2 ly úp ngược lại với nhau, để giấy A4 ở giữa. Các em dùng tay kéo tờ giấy A4 ra, sau khi kéo ra 2 ly vẫn còn ở trạng thái đứng yên như lúc ban đầu. Các đội sẽ được làm thử 3 lần trước khi chơi. Khi nghe hiệu lệnh của BTC các đội chơi đồng loạt kéo tờ giấy A4 ra. Đội nào thực hiện thành công sẽ là đội thắng cuộc. - Bước 4: các đội bắt đầu chơi - Bước 5: kết thúc trò chơi, BGK giải thích thêm về lý thuyết có liên quan đến trò chơi này. Khi thời gian tương tác quá ngắn thì sự truyền tương tác không đáng kể. p F t   Do đó, khi kéo thật mạnh tờ giấy A4 thì dường như trạng thái ban đầu của 2 ly không thay đổi.  Trò chơi 2 - Bước 1: BTC chuẩn bị các đoạn phim cần trình chiếu. - Bước 2: giới thiệu trò chơi: + Tên trò chơi : Đoán hiện tượng. + Mục đích : thông qua trò chơi ôn lại kiến thức về va chạm cho học sinh. + Cách chơi và luật chơi: quan sát đoạn phim trên màn hình, chiếu đoạn phim va chạm giữa 2 viên bida trắng và bi trắng có sọc tím ( 2 viên bi giống hệt nhau). Người dẫn chương trình sẽ hỏi khán giả đoán hiện tượng gì sẽ xảy ra sau đó? Lưu ý trả lời phải kèm theo giải thích. Hình 2.3. Hình ảnh 2 viên bi trước khi va chạm Hình 2.4. Hình ảnh 2 viên bi sau khi va chạm - Bước 3: các đội bắt đầu chơi - Bước 4: kết thúc trò chơi, BGK giải thích thêm về lý thuyết có liên quan đến trò chơi này. Trong quá trình va chạm, thì có cả động năng và động lượng được bảo toàn. Vì khối lượng của 2 bida bằng nhau nên gần như toàn bộ năng lượng của bi màu trắng sọc tím sẽ truyền cho bi màu trắng . Sau va chạm bi trắng sọc tím màu sẽ dừng lại, bi màu trắng chuyển động với vận tốc gần bằng vận tốc của bi trắng sọc tím lúc ban đầu. 2.2.2. Ngày hội Bay vào vũ trụ 2.2.2.1. Các bước cần thực hiện trước khi tổ chức Bước 1: Xác định chủ đề, mục tiêu, nội dung và đặt tên cho hội thi - Chủ đề: Thiết kế tên lửa nước. - Mục tiêu: giúp rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, làm việc theo nhóm, phát huy tính sáng tạo. - Nội dung: áp dụng định luật bào toàn động lượng và một số kiến thức vật lí khác có liên quan đến việc thiết kế tên lửa nước. - Tên hội thi: Bay vào vũ trụ Bước 2: Xác định thời gian, địa điểm tổ chức hội thi - Thời gian: dự kiến tổ chức vào 30/03/2009 - Địa điểm : sân Lam Sơn trường PTTH chuyên Lê Hồng Phong. - Thời lượng: dự kiến từ 7 giờ 30phút đến 9 giờ - Đối tượng tham gia: học sinh khối 10 Bước 3: Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, vận động cho hội thi. Trước khi tổ chức hội thi, BTC gởi đến từng lớp thông tin và thể lệ thi của ngày hội, đồng thời BTC dán hình ảnh tên lửa khắp các khu vực trường học để cho toàn thể học sinh đến tham dự. Bước 4: Thành lập ban tổ chức( BTC) hội thi - Trưởng ban : cô Nguyễn Thị Ngọc Loan - Ban giám khảo: gồm một số thầy cô trong tổ vật lí - Bộ phận hỗ trợ âm thanh. - Bộ phận hỗ trợ kỹ thuật hội thi : một số học sinh trong câu lạc bộ hỏa tiễn nước. - Ban thư ký ghi nhận điểm thi đua của từng đội : học sinh lớp 11 chuyên hóa trường PTTH chuyên Lê Hồng Phong - Người dẫn chương trình: thầy Lê Thịnh Bước 5: Thiết kế nội dung chương trình hội thi - Người dẫn chương trình ổn định tổ chức và bắt đầu hội thi. - Khai mạc, tuyên bố lý do. - Các đội tham dự ra mắt khán giả. - Các đội tham gia các nội dung thi theo chương trình của hội thi. - Công bố kết quả, trao giải thưởng cho các đội. Bước 6: Dự trù kinh phí, chuẩn bị cơ sở vật chất…cho hội thi Kinh phí dự trù 600.000 đồng cho các giải thưởng và nước uống, bánh ngọt cho phần giao lưu với câu lạc bộ hàng không phía Nam.  Các công việc chuẩn bị của BTC trước khi tiến hành hội thi: - Kiểm tra thật kỹ các bệ phóng tên lửa. - Làm vệ sinh khu vực sân bắn hỏa tiễn và khu vực giao lưu. - Chuẩn bị dàn âm thanh - Kiểm tra các công tác chuẩn bị của các đội tham gia hội thi: hoàn thành thiết kế hỏa tiễn. - Đo đạc sân bắn, vẽ sơ đồ Sơ đồ 2.2. Sơ đồ sân Lam Sơn - Tổ chức một buổi biểu diễn bắn tên lửa và trình bày sơ về thao tác chế tạo tên lửa nước đơn giản dành cho các đội tham gia. - Họp BGK để phổ biến cách thức thi, biểu điểm, quy cách chấm và tính điểm. 2.2.2.2. Tổ chức thi - Bước 1: Người dẫn chương trình tập hợp các đội chơi vào khu vực sân của BTC. BTC sắp xếp thứ tự bắn của từng đội. Sau khi ổn định vị trí từng đội, người dẫn chương trình bắt đầu: + Giới thiệu lý do của hội thi: + Giới thiệu các đội thi: gồm các lớp sau 10 chuyên Anh, 10A2 (2 đội), 10A3( 2 đội), 10 chuyên Lý ( 2 đội), 10 Song ngữ 2 ( 2 đội), 10 Song ngữ 1, 10 chuyên toán, 10D3, 10A1, 10 chuyên sinh. + Giới thiệu thành phần BGK: gồm có thầy Ngô Văn Thành, Nguyễn Thành Tương, cô Bùi Tuyết An, cô Nguyễn Thị Ngọc Loan, cô Phạm Thị Ngọc Phương. - Bước 2: Giới thiệu yêu cầu và cách thức thi:  Yêu cầu kĩ thuật - Mỗi đội được phải có tối thiểu 1 quả tên lửa. - Chỉ một tên lửa được dùng trong thi đấu. Không hạn chế loại tên lửa và thời gian chuẩn bị tên lửa trước khi thi đấu (1 tầng, 2 tầng, tên lửa có dù …) - Đội có thể dùng bệ phóng riêng, bơm hơi riêng nếu tự trang bị, nếu đội không có thì sẽ sử dụng bệ phóng, bơm do BTC cung cấp - Khuyến khích các đội tham dự sáng tạo, chuẩn bị kĩ những kỹ thuật giúp tên lửa hoạt động ổn định, chính xác.  Luật bắn - Nếu điểm chạm đất nằm trên đường biên giữa hai vùng thì điểm sẽ được tính có lợi cho đội. VD: Tên lửa chạm đất tại đường biên giữa vùng I và vùng II thì điểm đội vẫn là 100 điểm. - Nếu đội nào có tên lửa chạm đất ngoài vùng quy định sẽ nhận điểm 0. - Các đội được quyền thay đổi: góc bắn, hướng bắn, áp suất nén, lượng nước. - Mỗi đội sẽ được bắn thử 1 lần và 2 lần bắn chính thức. - Điểm của mỗi lần bắn sẽ được tính dựa vào điểm chạm đất tức là điểm đầu tiên mà tên lửa sẽ tiếp xúc với đất. Sau 2 lần bắn, BTC sẽ cộng điểm 2 lần bắn và tính điểm chung cuộc. - Điểm cao nhất cho mỗi lần bắn là 100 điểm nếu như điểm chạm đất của tên lửa nằm trên đường tâm điểm (là một đường thẳng nằm cách vạch phóng tên lửa 57.5m như hình 2.3) và cách tâm điểm 1,5 mét, tức là nằm trong vùng I (cách vạch phóng 56-59 mét như hình 2.3). Điểm sẽ giảm dần nếu điểm chạm đất càng xa đường tâm điểm. Vùng I: 56-59 m: 100 điểm Vùng II: 53.5-56 m và 59-61.5 m: 80 điểm Vùng III: 50-53.5 m và 61.5-65 m: 60 điểm Vùng IV: 45-50 m và 65-70 m: 40 điểm Bước 4: bắt đầu thi, trong quá trình thi có kết hợp biểu diễn máy bay mô hình và bắn tên lửa thuốc rắn của câu lạc bộ hàng không phía Nam. Bước 5: kết thúc hội thi, BTC công bố kết quả. 2.2.3. Các yếu tố cần quan tâm trong quá trình diễn ra ngày hội vật lí phần định luật bảo toàn động lượng - Tính kỷ luật trong hội thi : cần quản lí tốt các học sinh tham gia ngoại khóa, sự mất trật tự sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hội thi. - Sau mỗi vòng thi, cần xem xét đến mục đích đề ra ban đầu có thực hiện được hay không? Nếu không thực hiện được phải phân tích được nguyên nhân vì sao không đạt được. - Đánh giá thái độ của học sinh khi tham gia ngoại khóa. - Đánh giá mức độ hiểu biết của học sinh về chuyên đề trên thông qua cách trả lời các câu hỏi mà BTC đề ra của học sinh. - Đánh giá được hiệu quả của ngoại khóa khi học phần định luật bảo toàn động lượng. Kết luận chương 2 Sau khi nghiên cứu cơ sở lí luận chúng tôi vận dụng trong việc tổ chức ngày hội vật lí theo chủ đề “ Định luật bảo toàn động lượng”. Kế hoạch tổ chức ngày hội vật lí của chúng tôi hướng đến những tiêu chí sau : - Tạo một sân chơi thật bổ ích, thú vị cho học sinh. - Củng cố cho học sinh về kiến thức động lượng, đồng thời cung cấp thêm cho học sinh những kiến thức mới cũng như các ứng dụng của động lượng trong đời sống, khoa học và kỹ thuật. - Giúp học sinh biết vận dụng kiến thức về động lượng vào việc thiết kế xe chạy bằng bong bóng khí và tên lửa. Thông qua việc chế tạo, giúp học sinh phát huy tính sáng tạo, chủ động trong nghiên cứu, phát huy hiệu quả của hoạt động theo nhóm, khơi gợi niềm đam mê với môn vật lí. Để đạt được mục tiêu thu hút được nhiều nhất số học sinh tham gia chơi, chúng tôi đã thiết kế các trò chơi đối với các đội dự thi và thiết kế trò chơi với khán giả, hơn nữa khi tổ chức các đội chơi chúng tôi đưa ra qui định mỗi học sinh chỉ được tham gia chơi một lần. Việc làm này giúp tạo cơ hội cho nhiều học sinh có điều kiện ôn tập củng cố, đào sâu mở rộng kiến thức, cũng như rèn luyện các kỹ năng, rèn tính độc lập tự chủ và năng lực sáng tạo. Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm Trên cơ sở tiến trình tổ chức hoạt động ngoại khóa ở chương 2, chúng tôi tiến hành thực nghiệm nhằm đạt được mục đích sau: - Đánh giá tính khả thi của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa vật lí trong dạy học thông qua việc phân tíc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVLPPDH033.pdf
Tài liệu liên quan