Luận văn Tiềm năng du lịch Thái Nguyên nhìn từ góc độ lịch sử, văn hoá (1995 - 2007)

Tài liệu Luận văn Tiềm năng du lịch Thái Nguyên nhìn từ góc độ lịch sử, văn hoá (1995 - 2007): Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TẠ THỊ KIM NIÊN TIỀM NĂNG DU LỊCH THÁI NGUYÊN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LỊCH SỬ, VĂN HOÁ (1995 - 2007) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN DUY TIẾN THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TẠ THỊ KIM NIÊN TIỀM NĂNG DU LỊCH THÁI NGUYÊN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LỊCH SỬ, VĂN HOÁ (1995 - 2007) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN DUY TIẾN THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ của mình, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Sau đại học, Khoa Lịch sử và các Giảng viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trìn...

pdf116 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 979 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tiềm năng du lịch Thái Nguyên nhìn từ góc độ lịch sử, văn hoá (1995 - 2007), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TẠ THỊ KIM NIÊN TIỀM NĂNG DU LỊCH THÁI NGUYÊN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LỊCH SỬ, VĂN HOÁ (1995 - 2007) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN DUY TIẾN THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TẠ THỊ KIM NIÊN TIỀM NĂNG DU LỊCH THÁI NGUYÊN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LỊCH SỬ, VĂN HOÁ (1995 - 2007) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN DUY TIẾN THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ của mình, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Sau đại học, Khoa Lịch sử và các Giảng viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ. Em xin gửi lời cảm ơn tới TS Nguyễn Duy Tiến - Người trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ. Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Thái Nguyên, Ban giám hiệu trường Trung học phổ thông Sông Công và các thầy cô giáo trong tổ, trong trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Thái Nguyên, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Nguyên, Chi cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên… đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu để hoàn thành Luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn. Thái Nguyên, ngày 28 tháng 9 năm 2009 Tác giả Tạ Thị Kim Niên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU............................................................................................................................................................................................................ 1 Chƣơng 1. THÁI NGUYÊN TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC .........................................................................7 1.1.Vài nét về điều kiện tự nhiên và xã hội ..............................................................................................7 1.2. Địa danh Thái Nguyên qua các thời kỳ lịch sử ............................................................... 15 1.3. Truyền thống chống ngoại xâm ............................................................................................................... 17 Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................................................................................................ 23 Chƣơng 2. TIỀM NĂNG DU LỊCH THÁI NGUYÊN - NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LỊCH SỬ, VĂN HOÁ .................................................................................................................................................................................... 24 2.1. Thành phố Thái Nguyên ...................................................................................................................................... 26 2.2. Đại Từ ................................................................................................................................................................................................ 29 2.3. Định Hoá - Phú Lương ........................................................................................................................................... 32 2.4. Đồng Hỷ - Võ Nhai .................................................................................................................................................... 39 2.5. Phú Bình, Phổ Yên ...................................................................................................................................................... 44 Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................................................................................................ 54 Chƣơng 3. MỘT VÀI GIẢI PHÁP PHÁT HUY TIỀM NĂNG DU LỊCH THÁI NGUYÊN ................................................................................................................................................................................. 56 3.1. Thực trạng ................................................................................................................................................................................... 56 3.2. Một vài giải pháp nhằm phát huy tiềm năng du lịch Thái Nguyên....... 67 Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................................................................................................ 80 KẾT LUẬN ....................................................................................................................................................................................................................... 82 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................................................................................ 86 Phần phụ lục ........................................................................................................................................................................................... 92 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Bảng thống kê các dân tộc sinh sống trên địa bàn Thái Nguyên ....... 10 Bảng 1.2. Tỷ trọng kết cấu các dân tộc theo đơn vị hành chính trong tỉnh ......... 11 Bảng 3.1. Doanh thu du lịch trên địa bàn ...................................................................................................... 60 Bảng 3.2. Tình hình khách du lịch đến Thái Nguyên qua các năm .............................. 61 Bảng 3.3. Số lượng cơ sở lưu trú và công suất sử dụng buồng, phòng của du lịch Thái Nguyên ................................................................................................................................... 65 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thái Nguyên là cầu nối giữa khu vực miền núi và miền xuôi, qua các thời kỳ lịch sử, đây là nơi hội tụ của nhiều thành phần dân tộc. Do đó, sự giao lưu văn hoá diễn ra, đã đem lại những nét văn hoá phong phú và đa dạng cho Thái Nguyên. Tuy nhiên, các dân tộc sinh sống trên địa bàn Thái Nguyên đều giữ được những nét bản sắc riêng biệt của mình như: Điệu hát “pả dzung” trong các ngày lễ tết của người Dao, lễ cưới độc đáo của người Nùng Phàn Sình, truyền thống đan lát, dệt vải và điệu hát “sli ”, hát “lượn” của người Tày, Nùng… Dù mỗi thành phần dân tộc ở Thái Nguyên đều mang những đặc điểm riêng về tiếng nói, trình độ sản xuất, bản sắc văn hoá… Nhưng họ đều có những nét tương đồng, hoà nhập trong một cộng đồng, tạo thành một nền văn hoá đặc trưng của Thái Nguyên. Thái Nguyên là chiếc cầu nối giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng với vùng miền núi phía Bắc của Tổ quốc, là trung tâm vùng Việt Bắc, có bề dày lịch sử và văn hoá, giàu truyền thống cách mạng, vì vậy Thái Nguyên có vị trí hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong tiến trình lịch sử, các dân tộc ở Thái Nguyên đã đoàn kêt gắn bó cùng nhân dân cả nước xây dựng Tổ quốc và bảo vệ giang sơn. Công sức của nhiều người, của nhiều thế hệ khác nhau đã cống hiến tạo nên một Thái Nguyên giầu truyền thống lịch sử, văn hoá với những địa danh nổi tiếng, những danh nhân văn hoá, những di tịch lịch sử được đánh giá cao. Các di tích lịch sử, các yếu tố văn hoá đó trải rộng khắp mọi vùng, miền của cả tỉnh, không đâu là không có. Đây chính là thế mạnh phục vụ thiết thực cho ngành du lịch của tỉnh nhà. Những tiềm năng đó đã và đang được khơi dậy, nhưng cần được quan tâm, nghiên cứu, thông tin tuyên truyền rộng rãi hơn nữa, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 tạo dựng được mạng lưới du lịch rộng khắp cả về chiều rộng lẫn chiều sâu để cho du khách chỉ một lần đến với Thái Nguyên, sẽ không quên mảnh đất có truyền thống lịch sử lâu đời và đầy sắc thái văn hoá này. Là một giáo viên công tác tại Thái Nguyên, qua đề tài nghiên cứu này, bằng các phương pháp trực quan sinh động về lịch sử và văn hoá, tôi mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao lòng tự hào dân tộc, truyền thống yêu nước, yêu quê hương xứ sở cho các em học sinh Thái Nguyên, đồng thời quảng bá cho du lịch tỉnh nhà, nêu lên được thực trạng và những giải pháp nhằm khai thác tiềm năng du lịch vào việc phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Từ những lý do trên tôi chọn “Tiềm năng du lịch Thái Nguyên - Nhìn từ góc độ lịch, sử văn hoá (1995-2007)” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ lịch sử. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Tìm hiểu và quảng bá cho du lịch, nhất là du lịch Thái Nguyên là một vấn đề mới mẻ, thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu Trung ương và địa phương. Từ những năm 90, khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu tham quan du lịch ngày càng tăng, việc thông tin tuyên truyền về du lịch ngày càng được phổ biến. Năm 1994, Tổng cục Du lịch ban hành “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995-2000” nhằm đưa ngành du lịch Việt Nam phát triển theo định hướng của nhà nước. Năm 1999, Nguyễn Thị Kim Anh sinh viên khoa Địa lý viết khoá luận tốt nghiệp “An toàn khu - Tiềm năng du lịch về cuội nguồn”, đã đề cập đến vấn đề du lịch cội nguồn của ATK Định Hoá, Tuyên Quang, đánh giá sơ bộ về tiềm năng du lịch của vùng trên cơ sở các tài nguyên du lịch sẵn có, đồng thời đưa ra một số định hướng trong tương lai. Đặc biệt trong những năm đầu thế kỷ XXI, khi ngành công nghiệp không khói đóng vai trò quan trọng trong ngành kinh tế của các quốc gia, du lịch trở thành một nhu cầu không nhỏ của cuộc sống con người hiện đại thì việc quảng bá cho du lịch nói chung, du lịch Thái Nguyên nói riêng ngày càng được đẩy mạnh. Năm 2003, Bảo tàng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 Thái Nguyên phát hành cuốn Thái Nguyên di tích danh thắng và triển vọng tương lai, Đồng Khắc Thọ viết Di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh Thái Nguyên. Hai tác phẩm nêu trên đã liệt kê các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh của Thái Nguyên. Sở thương mại và Du lịch Thái Nguyên có Kỷ yếu hội thảo khoa học Du lịch sáu tỉnh Việt Bắc với vùng du lịch Bắc Bộ, trong đó có đề cập đến tính liên vùng của du lịch Thái Nguyên. Năm 2005, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia biên soạn Thái Nguyên thế và lực mới trong thế kỷ XXI, giới thiệu một số tour du lịch tiêu biểu trên đất Thái Nguyên. Năm 2006 Sở Thương mại và Du lịch Thái Nguyên phát hành Sổ tay du lịch Thái Nguyên, hướng dẫn các du khách lựa chọn các tuyến du lịch phù hợp cho mình khi đến với Thái Nguyên.Cũng trong năm 2006, Nguyễn Văn Chiến viết Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Thái Nguyên. Trong đó đã đề cập đến những tiềm năng và thực trạng du lịch Thái Nguyên đến trước năm 2006 dưới góc độ kinh tế. Đặc biệt năm 2008 Phạm Mỹ Đức sinh viên khoa Địa lý trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên làm khoá luận tốt nghiệp với đề tài Tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên, đã phân tích, đánh giá tiềm năng tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhân văn dưới góc độ kinh tế có liên quan đến hoạt động du lịch của Thái Nguyên, đánh giá hiện trạng du lịch của tỉnh qua năm du lịch Quốc gia tổ chức tại Thái Nguyên, tìm hiểu định hướng và đưa ra một số kiến nghị góp phần thúc đẩy du lịch Thái Nguyên phát triển theo hướng bền vững. Những công trình nghiên cứu trên đã trực tiếp, hoặc gián tiếp đề cập tới vấn đề du lịch Thái Nguyên. Ngoài ra còn có một số bài báo, tạp chí, thông tin khoa học cũng nghiên cứu các vấn đề đề tài quan tâm. Song, cho đến nay, vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu riêng và trình bày một cách hệ thống về sự phát triển của du lịch Thái Nguyên với những tiềm năng du lịch về lịch sử, văn hoá và danh thắng vốn có. Mặc dù vậy, chúng tôi đánh giá rất cao những công trình trên và coi đó là nguồn tài liệu quý, giúp chúng tôi trong quá trình tìm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 hiểu về “Tiềm năng du lịch Thái Nguyên - Nhìn từ góc độ lịch sử, văn hoá (1995 – 2007)”. 3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn đề cập tới các di tích lịch sử, văn hoá và danh thắng chính ở Thái Nguyên gắn với vấn đề du lịch hiện nay. Quá trình phát triển của ngành du lịch Thái Nguyên từ 1995 đến 2007. Những giải pháp nhằm phát triển du lịch Thái Nguyên dựa trên thế mạnh du lịch lịch sử, du lịch văn hoá. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Thời gian: Từ 1995 đến 2007.Tuy nhiên, để làm rõ vấn đề, luận văn có đề cập đến một số vấn đề của du lịch Thái Nguyên trước năm 1995. 3.3. Nhiệm vụ của đề tài Trên cơ sở tìm hiểu những di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh ở Thái Nguyên, luận văn đi sâu tìm hiểu tiềm năng du lịch Thái Nguyên, đồng thời nêu lên thực trạng và đề ra những giải pháp nhằm phát triển du lịch Thái Nguyên trong tương lai. 4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Nguồn tài liệu Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi khai thác triệt để các nguồn sử liệu viết về du lịch Thái Nguyên từ năm 1995 đến nay, đặc biệt chú trọng đến những tài liệu sau: - Những bài nói, bài viết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, giáo sư Trần Quốc Vượng, nhà sử học Dương Trung Quốc. - Các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Thương mại và Du lịch Thái Nguyên từ năm 1995 đến 2007 - Báo cáo tổng kết các năm của Sở Thương mại và Du lịch Thái Nguyên từ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 1995 đến 2007. - Hệ thống niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên phần về Thương mại và Du lịch từ 1995 đến 2007. - Ngoài ra luận văn còn sử dụng công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã được công bố, tạp chí “Xưa và nay”, tạp chí “Nghiên cứu lịch sử”, kỷ yếu các hội thảo khoa học, các sách đã xuất bản, các đề tài nghiên cứu của sinh viên các khoá… 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgíc là chủ yếu. Các phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp cũng được sử dụng để làm sáng tỏ nội dung của đề tài. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát, điền dã… 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN - Luận văn trình bày một cách cơ bản và hệ thống các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và vị trí, vai trò của nó với vấn đề du lịch hiện nay. - Luận văn đã chỉ ra thực trạng tình hình du lịch ở Thái Nguyên, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm khai thác tiềm năng du lịch của Thái Nguyên dựa trên thế mạnh du lịch lịch sử, du lịch văn hoá, du lịch danh thắng. - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử địa phương của các trường chuyên nghiệp và phổ thông trên địa bàn tỉnh. Luận văn góp phần vào việc giáo dục lòng tự hào về quê hương, đất nước cho các thế hệ. 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Thái Nguyên trong lịch sử dân tộc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 Chương 2: Tiềm năng du lịch Thái Nguyên - Nhìn từ góc độ lịch sử, văn hoá. Chương 3: Một vài giải pháp nhằm phát huy tiềm năng du lịch Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 CHƢƠNG 1. THÁI NGUYÊN TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC 1.1. VÀI NÉT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, thuộc vùng trung du miền núi Đông Bắc, có diện tích tự nhiên 3.541,67 km2, điểm cực Bắc là thượng nguồn Khuổi Tát, thuộc xã Linh Thông, huyện Định Hoá. Điểm cực Nam là cầu Đa Phúc, huyện Phổ Yên. Điểm cực Tây là vùng núi phía Bắc Đèo Khế, thuộc xã Yên Lãng, huyện Đại Từ. Điểm cực Đông là vùng núi đá vôi xã Phương Giao, huyện Võ Nhai [59, tr.22]. Phía Bắc của Thái Nguyên giáp với tỉnh Bắc Kạn; phía Đông giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang; phía Nam giáp Hà Nội; phía Tây giáp các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang. Với vị trí địa lý như vậy, Thái Nguyên trở thành điểm tiếp giáp, là cầu nối giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng với các tỉnh miền núi phía Bắc (Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn). Thái Nguyên có 3 quốc lộ: Quốc lộ số 3 chạy suốt theo chiều dài tỉnh, từ phía Nam (cầu Đa Phúc, Phổ Yên) lên phía Bắc (cầu Ổ Gà, Phú Lương) qua Bắc Kạn lên Cao Bằng. Quốc lộ 1B từ cầu Gia Bẩy (thành phố Thái Nguyên) qua 2 huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai lên Lạng Sơn. Quốc lộ 19 chạy từ Hiệp Hoà (Bắc Giang) sang Thái Nguyên. Ngoài ra Thái Nguyên còn có 2 đường sắt Hà Nội - Quan Triều - Núi Hồng và Lưu Xá (Thái Nguyên). Kép (Bắc Giang), Uông Bí (Quảng Ninh), cùng nhiều tuyến giao thông nội tỉnh, liên tỉnh thuận tiện như: Đường 13A từ Bờ Đậu (Phú Lương) qua Đại Từ, vượt Đèo Khế sang Tuyên Quang … với hệ thống giao thông thuận lợi như vậy có thể giúp du khách đến với Thái Nguyên dễ dàng, để từ Thái Nguyên, du khách toả đi khắp những di tích rải rác trên 6 tỉnh Việt Bắc xưa để tìm lại cội nguồn sức mạnh của dân tộc thế kỉ XX. Sự kết hợp giữa hoàn lưu gió mùa với yếu tố địa hình tạo cho tự nhiên ở Thái Nguyên phân hoá thành 3 vùng rõ nét: Vùng phía Tây và Tây Bắc tỉnh, bao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 gồm huyện Đại Từ, Định Hoá và các xã miền tây huyện Phú Lương, đây là khu vực miền núi, có tài nguyên rừng phong phú. Vùng núi phía Đông, gồm có các huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai, địa hình không cao lắm, chỉ khoảng 500 - 600m nhưng rất phức tạp và hiểm trở, được cấu tạo từ núi đá vôi - địa hình Caxtơ tạo thành nhiều hang động với cảnh quan thiên nhiên đẹp, đồng thời có thể dùng làm nơi ẩn náu trong thời kỳ có chiến tranh như các hang động của Võ Nhai, Đồng Hỷ. Theo hướng Đông Nam, vùng có địa hình thấp dưới 100m gồm phía Nam huyện Phú Lương, phía Tây huyện Đồng Hỷ, Thành phố Thái Nguyên, các huyện Phú Bình, Phổ Yên, và thị xã Sông Công, đây là vùng đồi trung du xen với đồng bằng phù sa sông Cầu và sông Công, có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội. Nhìn chung, địa hình Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi, diện tích đồi núi cao trên 100m chiếm 2/3 diện tích đất đai toàn tỉnh. Vùng có độ cao dưới 100m chiếm 2/3 diện tích toàn tỉnh. Đất nông nghiệp chiếm 221,6% tổng diện tích, đất đồi rừng chiếm chiếm 47,1%. Với điều kiện tự nhiên đó, ta thấy Thái Nguyên có nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch thám hiểm, du lịch sinh thái (vì khách du lịch thường ưa thích những nơi có phong cảnh đẹp và đa dạng, những vùng có nhiều đồi núi và thường tránh những nơi bằng phẳng mà họ cho là tẻ nhạt không thích hợp với du lịch). Thái Nguyên có nhiều sông, suối phân bố tương đối đều trên địa bàn tỉnh, trong đó lớn nhất là sông Cầu và sông Công. Sông Cầu bắt nguồn từ huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) chảy xuống địa bàn Thái Nguyên suốt từ Bắc tới Nam qua các huyện Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Thành phố Thái Nguyên, Phú Bình và Phổ Yên. Sông Công bắt nguồn từ xã Điềm Mặc (Định Hoá) chảy theo hướng bắc - nam qua Đại Từ, một phần thành phố Thái Nguyên xuống huyện Phổ Yên, hợp lưu với sông Cầu ở xã Thuận Thành (Phổ Yên). Thái Nguyên không có hồ tự nhiên nhưng lại có nhiều hồ nhân tạo, trong đó quan trọng nhất là Hồ Núi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 Cốc, được xây dựng năm 1973 với diện tích 25km2, dung tích khoảng 2.000m2 nước, đủ cung cấp cho 12.000 ha ruộng đất của Phú Bình, Phổ Yên. Ngày nay hồ Núi Cốc không chỉ có giá trị phục vụ sản xuất nông nghiệp, mà còn là khu vực đầy tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái, du lịch tham quan nghỉ dưỡng cuối tuần. Ngoài ra, Thái Nguyên còn có hàng trăm con sông, suối nhỏ khác phân bố trên khắp địa bàn tỉnh. Hệ thống sông ngòi ở Thái Nguyên có tác dụng giao thông không lớn, nhưng lại là nguồn cung cấp nước quan trọng cho sinh hoạt và kinh tế của nhân dân trong tỉnh, đồng thời còn tạo ra những cảnh quan thiên nhiên kì thú, là những danh thắng đẹp, nơi dừng chân của du khách trong và ngoài nước như suối Mỏ Gà, thác Mưa Rơi (Võ Nhai), Thác Khuôn Tát (Định Hoá)… Theo sách Đại nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn “Ở Thái Nguyên vào cuối mùa xuân mới hơi nóng, đến mùa hè nóng lắm, đầu thu lạnh dần, đến mùa đông thì rét lắm.Vì địa thế núi cao nên rét nhiều, nóng ít” [41, tr.162,163]. Với khí hậu tương đối mát mẻ, Thái Nguyên có điều kiện phát triển du lịch quanh năm, như: Du lịch lễ hội vào mùa xuân, du lịch thám hiểm vào mùa đông, du lịch tham quan nghỉ dưỡng vào mùa hè… Đất Thái Nguyên chủ yếu là đất Feralit đỏ vàng, ngoài ra còn có đất đá vôi được hình thành chủ yếu ở các huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ, đất đầm lầy trong các thung lũng và đất ruộng lúa… Do đó Thái Nguyên có tiềm năng phát triển nền kinh tế nông, lâm nghiệp đa dạng. Trong lòng đất có nhiều khoáng sản quý như: “Vàng ở huyện Võ Nhai có mỏ Kim Hỷ, mỏ Thuần Mang, mỏ Bảo Nang. Sắt có ở các huyện Phổ Yên, Đồng Hỷ, Phú Lương … Huyện Định Hoá có bạc, đồng, chì, vàng…” [41] Trong lịch sử, ở Thái Nguyên, các tộc “Người Kinh, người Thổ ở lẫn nhau, tiếng nói líu lo; mặc áo mầu xanh thẫm; chỗ thì làm nhà sàn dựa vào núi, gặp ngày sinh thì ăn uống linh đình; giá thú thì nặng về của cải” [41, tr. 163,164] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 (Bảng 1.1). Bảng 1.1. Bảng thống kê các dân tộc sinh sống trên địa bàn Thái Nguyên (Theo kết quả điều tra dân số năm 1979) Số TT Dân tộc Số dân Tỷ lệ (%) 1. Kinh 789.903 75,23 2. Tày 106.238 10,15 3. Nùng 54.628 5,22 4. Sán Dìu 37.365 3,57 5. Sán Chay 29.229 2,79 6. Dao 21.818 2,08 7. Hmông 4.831 0,46 8. Hoa 2.573 0,24 9. Mường 969 0,09 10. Thái 465 0,04 11. Ngái 422 0,04 [Nguồn: 59, tr.470] Thái Nguyên là mảnh đất hội tụ nét văn hoá đa dạng, nhiều màu sắc, tạo nên bản sắc văn hoá riêng, ấn tượng và đẹp đẽ. Vì thế, giáo sư Trần Quốc Vượng đã khẳng định “Hội tụ và tiếp xúc” [17, tr.597] là đặc điểm của văn hoá Thái Nguyên. Thái Nguyên là ngôi nhà chung sống của các dân tộc anh em: Kinh, Tày, Nùng, Dao, H’Mông… (bảng 1.1) Mỗi thành phần dân tộc có phong tục, tập quán, có trình độ sản xuất, tiếng nói riêng, nhưng do cùng sống trên một địa bàn nên các dân tộc ở Thái Nguyên có những nét tương đồng về văn hoá. Đó chính là “Văn hoá hội tụ” của Thái Nguyên. Bên cạnh đó, người dân bản địa ở Thái Nguyên không nhiều như ở các tỉnh khác, song qua các thời kì lịch sử, thành phần dân tộc và dân số Thái Nguyên đã gia tăng, chỉ tính riêng trong thời kì kháng chiến chống Pháp 1946 - 1954, với vị trí là căn cứ địa, là thủ đô kháng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 chiến của cả nước, Thái Nguyên đã đón tiếp trên 21.000 đồng bào các tỉnh bạn đến tản cư [10, tr.18]. Ngày nay Thái Nguyên đã có điều kiện để phát triển về kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế… Trong suốt quá trình bảo vệ và xây dựng đất nước, Thái Nguyên là địa điểm gặp gỡ, hội tụ của những nền văn hoá khác nhau. Tất cả đã làm nên sức mạnh của văn hoá “Tiếp xúc” của Thái Nguyên. Ở Thái Nguyên, dân tộc Kinh (hay còn gọi dân tộc Việt) chiếm 75,23% dân số. Đây là dân tộc mang nguồn gốc bản địa, chiếm số lượng đông nhất. Dân tộc Kinh gồm nhiều bộ phận hợp thành: Dân bản địa, dân được tuyển mộ vào làm công trong các mỏ đồn điền, người di cư từ các vùng đồng bằng lên. Địa bàn cư trú của người Kinh rộng khắp toàn tỉnh nhưng tập trung đông nhất ở thành phố và các vùng giao thông tương đối thuận tiện (Bảng 1.1, 1.2) Bảng 1.2.Tỷ trọng kết cấu các dân tộc theo đơn vị hành chính trong tỉnh Đơn vị tính: % Dân tộc TP. Thái Nguyên TX. Sông Công Định Hoá Phú Lương Võ Nhai Đại Từ Đồng Hỷ Phú Bình Phổ Yên Kinh Tày Nùng Dao Sán Dìu Các dân tộc khác 90,07 4,49 2,18 0,15 1,52 0,65 98,52 4,49 0,88 0,21 0,10 0,10 37,92 46,63 3,02 1,97 0,02 10,42 54,17 25,06 4,07 4,03 3,28 8,96 78,37 7,80 6,61 2,14 1,29 3,75 39,14 22,23 19,80 12,30 0,01 6,49 63,74 2,53 13,15 4,34 12,77 3,44 93,99 1,18 2,97 0,01 1,51 0,31 93,02 0,54 0,32 0,23 0,54 5,32 [Nguồn: 59, tr.107 ] Người Kinh có kinh nghiệm sản xuất và tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kĩ thuật. Tổ chức xã hội của người Kinh cũng rất chặt chẽ, từ thành thị đến nông thôn, mang nét đặc thù tiêu biểu của cơ cấu xã hội Việt Nam. Xuất phát từ đặc điểm cư trú, người Kinh có truyền thống trồng lúa nước, làm nông nghiệp và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 các nghề thủ công. Cộng đồng người Kinh ở Thái Nguyên được hình thành từ sớm, ổn định qua nhiều thế kỷ đã giúp người Kinh ở các vùng quê vẫn giữ được sắc thái văn hoá của người Kinh miền xuôi, ví dụ như cưới xin vẫn tuân thủ theo trình tự: Dạm ngõ, ăn hỏi, cưới… Dân tộc Tày chiếm 10,15% dân số (Bảng 1.1). Người Tày tiếp thu yếu tố ngôn ngữ, văn hoá của các dân tộc khác để phát triển ngôn ngữ của mình ngày càng phong phú. Đặc biệt người Tày có quan hệ gần gũi với người Nùng, Cao Lan, Sán Chí, bởi vì họ có sự tương đồng về ngôn ngữ, văn hoá. Địa bàn cư trú của người Tày rộng khắp trong toàn tỉnh, song chủ yếu ở các huyện miền núi, vùng cao như: Định Hoá, Phú Lương, Đại Từ, Võ Nhai (Bảng 1.2). Ngoài việc trồng lúa, người Tày còn trồng rất nhiều ngô, khoai, sắn để nâng cao đời sống. Người Tày còn có các nghề thủ công truyền thống như đan lát, dệt vải. Vào mùa xuân từ mùng 1 tháng giêng trở đi, người Tày ở Thái Nguyên thường tổ chức lễ hội Lồng Tồng (lễ hội xuống đồng), với mục đích cầu cho mùa màng tốt tươi, trời đất yên hoà, người an vật thịnh. Trong lễ hội thường có các trò chơi dân gian như ném còn, đánh du, đánh quay... Cũng trong lễ hội Lồng Tồng hoặc trong các chợ phiên, thanh niên nam nữ thường biểu lộ tình cảm của mình qua những điệu hát Lượn, Phong slư. Bên cạnh đó người Tày ở Thái Nguyên còn có những điệu hát then, thơ lẩu, các điệu vũ, điệu múa võ thuật chủ yếu diễn ra trong sinh hoạt tín ngưỡng hoặc hội hè, đình đám… Dân tộc Nùng ở Thái Nguyên chiếm 5,22% dân số toàn tỉnh (Bảng 1.2), người Nùng có nhiều chi tộc: Nùng Phàn Sình, Nùng Cháo, Nùng Inh. Phạm vi cư trú của người Nùng gần như người Tày, ở tất cả các huyện, thị trong tỉnh, nhưng nhiều nhất là ở Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ. Người Nùng sống chủ yếu bằng trồng trọt và chăn nuôi. Người Nùng ở Thái Nguyên cũng có lễ cấp sắc, nhưng không bắt buộc. Lễ cấp sắc của người Nùng ở xã Động Đạt - Phú Lương có hai bậc là tiểu tao và đại tao. Tiểu tao làm một đêm, lễ vật gồm có: Một thủ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 lợn, một đến hai chai rượu, khách mời là anh em trong họ, người được cấp sắc phải ngồi trong màn đọc sách trong 49 ngày, kiêng không đến chỗ bẩn thỉu. Lễ đại tao làm trong một ngày, một đêm, lễ vật gồm có: Một con lợn, mười con gà, mười chai rượu, ba thầy cúng, người được cấp sắc mặc áo cà sa mới. Về mặt xã hội, những người đã qua lễ cấp sắc được tôn trọng hơn. Ngoài ra việc cấp sắc còn mang ý nghĩa làm “Danh giá cửa nhà”… Dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên chiếm 2,79% dân số toàn tỉnh, chủ yếu sống ở Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Lương (Bảng 1.1, 1.2). Cũng giống như các dân tộc Tày, Nùng, Dao… sinh sống trên đất Thái Nguyên, người Sán Dìu đã biết dựa vào thiên nhiên, khai thác tự nhiên để duy trì cuộc sống của mình. Nguồn sống chính của đại đa số các gia đình người Sán Dìu ở Thái Nguyên là trồng các loại cây lương thực, chủ yếu là lúa. Ngoài ra chăn nuôi, thủ công nghiệp của người Sán Dìu cũng khá phát triển. Người Sán Dìu thường chỉ làm lễ cấp sắc cho người đã có vợ (có nơi còn cấp sắc cho cả phụ nữ là vợ thầy cúng hoặc những người không có con). Lễ cấp sắc của người Sán Dìu khác với người Nùng, có ba cấp: Cấp thứ nhất là pháp sư, người được cấp sắc có quyền hạn thấp, chỉ được cầu khấn, trả lễ thông thường, được thay tên đệm, gọi theo tên mới. Sau đó muốn được cấp sắc ở cấp cao hơn, thì phải lấy điệp tử do Phan chủ thay mặt Thiên Đình cấp cho các đệ tử qua lễ Đại phàn. Cấp thứ hai là Chức sư, được cấp ấn chức sư và được khắc họ tên của thầy vào ấn. Cấp thứ ba là Thứ gia tổng xuyến, chức này phải có thời gian hành pháp lâu năm. Một trong những địa phương còn giữ gìn gần như nguyên vẹn lễ cấp sắc của người Sán Dìu là làng Thông Nhãn, xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ. Ngoài ra, người Sán Dìu còn giữ được nhiều phong tục, tập quán cổ truyền như: Lễ cưới hỏi diễn ra theo trình tự: Xin lá số, lễ xem mặt, lễ ăn hỏi, lễ sang bạc, lễ chọn ngày cưới, lễ báo ngày cưới… Tang ma theo các nghi lễ: Lễ tắm rửa cho người chết, lễ khâm liệm, lễ nhập quan, lễ mở đường cho người chết, lễ trao nhà táng… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 Dân tộc Sán Chay chiếm 2,79% dân số trong toàn tỉnh, chủ yếu sống ở các huyện Phú Lương, Định Hoá, Đại Từ (Bảng 1.1, 1.2). Trong số các loại cây lương thực người Sán Chay canh tác thì lúa, ngô, sắn là những loại cây chủ đạo. Những gia đình tương đối khá giả có thể trồng bông, dệt vải. Tập quán cưới xin của người Sán Chay đơn giản hơn người Sán Dìu, chỉ gồm lễ dạm hỏi, lễ cưới và đón dâu, trong lễ cưới cũng có hát sình ca hoặc sọng cô ( là kiểu hát đối đáp giữa nhà trai và nhà gái). Các trò chơi dân gian giải trí của người Sán Chay là đánh cầu, đánh quay, trồng chuối, vặn rau cải… Một số nơi còn tổ chức hội Óc pò (ra/chơi núi). Người Dao ở Thái Nguyên chiếm 2,08% dân số toàn tỉnh, thuộc 3 nhóm: Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt, Dao Lô Gang, sống chủ yếu ở các huyện: Đại Từ, Võ Nhai, Định Hoá, Phổ yên (Bảng 1.1, 1.2). Dân tộc Dao có truyền thống du canh, du cư, sống bằng canh tác nương rẫy, ngoài ra họ còn chăn nuôi, làm các nghề thủ công như đan lát, dệt, làm giấy, làm đồ trang sức… Lễ cấp sắc của người Dao rất phong phú, liên quan đến nhiều lĩnh vực văn hoá như: Thế giới tâm linh, văn học nghệ thuật, tập quán sinh hoạt và giáo dục… Nếu tiếp tục duy trì theo tập quán cổ truyền sẽ góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn và phát huy các đặc trưng văn hoá truyền thống của tộc người Dao ở Thái Nguyên. Dân tộc Hmông chiếm 0, 46% dân số toàn tỉnh, sống rải rác ở các huyện, thị trong toàn tỉnh, nhưng nhiều nhất là ở các huyện: Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Lương (Bảng 1.1, 1.2). Cây lương thực chính của người Hmông là ngô, khoai, sắn. Người Hmông có rất nhiều làn điệu dân ca, trong đó nổi tiếng là các làn điệu mộ nha (đi làm dâu), cú nhe ca (yêu nhau), mọ ha rưng (đi rừng)… Đi liền với các làn điệu dân ca là các loại nhạc cụ khèn, kèn, sáo. Những điệu múa khèn, thổi khèn lá của người đàn ông Hmông không chỉ làm say mê các dân tộc trong nước mà còn cuốn hút cả du khách nước ngoài. Người Hmông có nhiều trò chơi dân gian như pá mò ma (tung còn), tàu xí (đánh khăng), xi pá rối (đánh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 ngón tay)… Dân tộc Hoa chiếm 0,24% dân số toàn tỉnh, cư trú phân tán trong một số huyện, thị như: Định Hoá, Đồng Hỷ, Phú Bình (Bảng 1.1, 1.2). Họ sống bằng nhiều ngành nghề khác nhau, như nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, thủ công nghiệp… Trong những ngày lễ tết, ngày hội… người Hoa thường hát sơn ca, múa sư tử, múa quyền thuật, đấu vật, đánh đu… Ngoài ra ở Thái Nguyên còn có các dân tộc Mường, Thái, Ngái… chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số dân (Bảng 1.1, 1.2). Như vậy, Thái Nguyên là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc, mỗi dân tộc đều có những sắc thái văn hoá riêng, giống như những gam màu tạo nên một bức tranh văn hoá hết sức đặc sắc, riêng biệt mà không nơi nào có được. Sự giao lưu văn hoá là một hiện tượng mang tính phổ biến và quen thuộc ở các quốc gia đa dân tộc. Song ở Thái Nguyên, sự giao lưu đó không diễn ra lẻ tẻ, rời rạc mà là một sự tiếp thu, bồi đắp của cả quá trình lâu dài, mang tính hệ thống, tạo nên những chuyển biến cơ bản trong việc hình thành và phát triển một truyền thống văn hoá phong phú và đặc sắc, thể hiện qua các lễ hội truyền thống như: Hội đền Đuổm - Phú Lương, hội chùa Hang - Đồng Hỷ, hội Lồng Tồng - Định Hoá… cùng với nếp văn hoá nhà sàn và cách sống quần cư theo làng bản. 1.2. ĐỊA DANH THÁI NGUYÊN QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ Theo sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi, đời các Vua Hùng, nước Văn Lang chia làm 15 bộ. “Thái Nguyên thuộc đất bộ Vũ Định, Đông và Bắc giáp Cao, Lạng; Tây và Nam giáp Kinh - Bắc; có 2 lộ phủ, 9 huyện, 2 châu và 336 làng xã. Đây là nơi phên giậu thứ 2 về phương Bắc”[63, tr.238]. Thái Nguyên lúc đó nằm dưới sự cai quan của chế độ lạc tướng. Khoảng đầu công nguyên, chế độ lạc tướng chấm dứt, bộ chuyển thành huyện, Vũ Định vẫn giữ tên cũ. Dưới thời đô hộ của nhà Triệu (phong kiến phương Bắc), Thái Nguyên nằm trong quận Giao Chỉ. Đời nhà Hán, Thái Nguyên nằm trong huyện Long Biên thuộc quận Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 Giao Chỉ. Đến đời Đường, Thái Nguyên là đất châu Long và châu Vũ Nga, thuộc An Nam Đô hộ phủ. Dưới thời Đinh, Tiền Lê (thế kỷ X), nước ta chia làm 10 đạo. Khi Lý Thái Tổ lên ngôi, rời kinh đô từ Hoa Lư ra Thăng Long đã đổi 10 đạo thành 24 lộ, các vùng xa xôi hẻo lánh như Thái Nguyên nằm trong các châu biên viễn. Đầu năm 1226, nhà Trần đổi châu thành lộ, vùng đất Thái Nguyên thuộc Như Nguyệt Giang lộ. Năm 1397, nhà Trần đổi châu Thái Nguyên thành trấn Thái Nguyên, “Đại thể trấn Thái Nguyên tương đương với tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và nửa tỉnh Cao Bằng ngày nay” [2, tr.119]. Thời thuộc Minh (1407-1427), vào năm Vĩnh Lạc thứ 5 (1407) trấn Thái Nguyên được đổi thành phủ Thái Nguyên; năm 1426, phủ Thái Nguyên đổi thành Thái Nguyên Thừa chính ty. Năm 1428, Lê Thái Tổ chia đất nước thành 5 đạo: Tây Đạo, Đông Đạo, Bắc Đạo, Nam Đạo và Hải Tây Đạo. Thái Nguyên thuộc Bắc Đạo. Năm Quang Thuận thứ 7 (1466), Lê Thánh Tông định lại bản đồ cả nước, từ 5 đạo được chia nhỏ thành 12 đạo Thừa Tuyên. Thái Nguyên là một trong 12 đạo Thừa Tuyên đó và được gọi là Thái Nguyên Thừa Tuyên. Năm Quang Thuận thứ 10 (1469) nhà Lê đổi Thái Nguyên Thừa Tuyên thành Ninh Sóc Thừa Tuyên. Đến đời Hồng Đức (1483), Ninh Sóc Thừa Tuyên được đổi thành xứ Thái Nguyên; năm 1533, xứ Thái Nguyên được đổi thành trấn Thái Nguyên. Từ thời Lê Trung Hưng (1533-1789), đến hết thời Nguyễn Gia Long, Thái Nguyên vẫn gọi là trấn. Dưới thời Gia Long, Thái Nguyên thuộc tổng trấn Bắc Thành. Năm 1831, 1832, Minh Mệnh chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên, trấn Thái Nguyên được đổi thành tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 Dưới thời Pháp thuộc từ tháng 10-1890 đến tháng 9-1892, tỉnh Thái Nguyên bị xóa bỏ, phân tán vào các địa bàn khác nhau đặt dưới quyền quản lí của chính quyền quân sự Pháp. Ngày 11-4-1900, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập tỉnh Bắc Kạn trên cơ sở toàn bộ phủ Thông Hoá của Thái Nguyên. Ngày 21/4/1965, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà quyết định hợp nhất tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái. Ngày 29/12/1978, Quốc hội khoá VI quyết định tách 2 huyện Ngân Sơn và Chợ Rã khỏi Bắc Thái chuyển về tỉnh Cao Bằng. Tháng 4/1985 thị xã Sông Công được thành lập trên cơ sở một số xã phía Bắc của huyện Phổ Yên và một xã phía Nam của huyện Đồng Hỷ theo quyết định số 113/QĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Ngày 1/1/1997, tỉnh Bắc Thái tách thành 2 tỉnh: Thái Nguyên và Bắc Kạn. Tỉnh Thái Nguyên ngày nay có một thành phố, một thị xã và 7 huyện: Thành phố Thái Nguyên, thị Sông Công, các huyện Phú Bình, Phổ Yên,Võ Nhai, Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, Định Hoá. Dân số trên 1,1 triệu người với 9 dân tộc anh em cùng chung sống [59, tr.11]. 1.3. TRUYỀN THỐNG CHỐNG NGOẠI XÂM Là trung tâm của vùng chiến lược phía Bắc sông Hồng, với địa hình sông núi hiểm trở nên trong lịch sử, các dân tộc Thái Nguyên phải thường xuyên đối mặt với các thế lực ngoại bang và cả các tầng lớp phản nghịch trong nước. Từ xa xưa, Thái Nguyên đã từng được coi là “phên giậu” phía Bắc của kinh thành Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, là điểm xuất phát triển khai chống giặc ngoại xâm ở miền biên giới, vì vậy nhân dân các dân tộc Thái Nguyên sớm có bản lĩnh kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm và chống bất công xã hội. Ngay từ trước công nguyên, người dân Thái Nguyên đã tham gia vào cuộc kháng chiến đầu tiên của dân tộc chống quân Tần xâm lược, bản sắc phong ở Đền Giá (Phổ Yên) có ghi: “Một người dân làng Giá có công đánh giặc Ân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 được phong là Mạnh Điền Đại Vương” [59, tr.15]. Trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, nhiều cuộc khởi nghĩa với những quy mô lớn nhỏ, trên những địa bàn khác nhau luôn luôn bùng nổ nhằm chống lại ách đô hộ của kẻ thù. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, khởi nghĩa Bà Triệu, khởi nghĩa Phùng Hưng…[59, tr.136]. Trong cuộc kháng chiến chống Tống lần I (981), nhân dân Thái Nguyên lại sát cánh cùng với nhân dân cả nước, dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn đánh tan quân xâm lược Tống. Trong cuộc kháng chiến chống Tống lần II (1076-1077), phần đất phía Nam của Thái Nguyên từng là nơi diễn ra những trận đánh ác liệt giữa quân nhà Lý với giặc Tống. Biết bao người con ưu tú của Thái Nguyên đã đổ xương máu, hi sinh cả tuổi thanh xuân để giữ gìn độc lập cho dân tộc. Tiêu biểu là Dương Tự Minh, người trực tiếp tham gia chiến đấu góp phần đánh tan quân xâm lược Tống trên phòng tuyến sông Cầu. Đến thế kỉ XIII, nhân dân Thái Nguyên góp phần cùng với triều Trần, 3 lần kháng chiến chống Mông - Nguyên thắng lợi. Khi nhà Minh xâm lược và nô dịch nước ta, phong trào giải phóng dân tộc ở Thái Nguyên cũng bùng lên mạnh mẽ. Mở đầu là cuộc khởi nghĩa của Trần Nguyên Khoáng, Nguyễn Đa Bí diễn ra vào năm 1408, tiếp theo là những cuộc nổi dậy của Chu Sư Nhan, Bùi Quý Thăng, Nguyễn Khắc Chẩn, Nguyễn Trừ, ông Lão … Đến năm 1410 hình thành phong trào “Áo đỏ” ( hay còn gọi là nghĩa binh hồng y). Nghĩa quân lợi dụng địa hình hiểm trở của núi rừng chặn đánh địch rất hiệu quả. Từ Thái Nguyên phong trào lan rộng ra khắp vùng Việt Bắc, Tây Bắc và cả miền rừng núi Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh: “Nghĩa quân chiến đấu rất anh dũng phát triển phong trào ra khắp vùng Việt Bắc và còn lan rộng sang Tây Bắc và đến núi Thanh Nghệ, suốt 17 năm ròng rã gây cho giặc nhiều tổn thất nặng nề” [38, tr.239]. Ngày 7/2/1418, Lê Lợi cùng nghĩa quân dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn - Thọ Xuân - Thanh Hoá đã thu hút nhiều hào kiệt quy tụ, trong đó có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 Lưu Nhân Chú (con trai Lưu Trung - một gia đình nhiều đời làm quan nhỏ ở vùng An Thuật - Huyện Đại Từ - Thái Nguyên). Năm 1884, sau khi về cơ bản đánh chiếm xong các tỉnh Nam Kì và đồng bằng Bắc Kì, thực dân Pháp mở rộng đánh chiếm các tỉnh thượng du Bắc Kì, trong đó có Thái Nguyên, nhưng ở đây quân Pháp đã vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của nhân dân Thái Nguyên, phải đến những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XIX, thực dân Pháp mới hoàn thành việc đánh chiếm tỉnh Thái Nguyên. Nhưng chưa kịp thiết lập và cải cách bộ máy thống trị đến các làng, các tổng, thì phong trào đấu tranh của nhân dân Thái Nguyên lại một lần nữa diễn ra mạnh mẽ, chống lại chính sách cai trị của thực dân Pháp. Tiêu biểu là phong trào chống Pháp do Mã Sinh Long (Mã Mang) lãnh đạo. Cùng thời gian đó, nghĩa quân Yên Thế từ Bắc Giang tràn sang Thái Nguyên, nhân dân Phú Bình, Phổ Yên, Đại Từ, Võ Nhai… đã hăng hái tiếp tế lương thực, thực phẩm và dẫn đường cho nghĩa quân, nhiều người tình nguyện đứng vào hàng ngũ nghĩa quân đánh Pháp. Cuối 1892, binh lính người Việt trong Quân đội Pháp đóng ở đồn Hùng Sơn (Đại Từ) dưới sự chỉ huy của Cai Bát đã nổi dậy làm binh biến, được nhân dân các vùng hưởng ứng mạnh mẽ. Đặc biệt, một sự kiện vang dội cả nước, làm chấn động nước Pháp, ảnh hưởng tới tận các xứ thuộc địa khác trên thế giới đã nổ ra vào đêm 30 rạng 31/8/1917 tại thị xã Thái Nguyên, đó là khởi nghĩa Thái Nguyên do Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến lãnh đạo. Nghĩa quân gồm binh lính yêu nước, tù chính trị và các tầng lớp nhân dân khác đã giết giám binh, chiếm toà công sứ, trại lính khố xanh, phá nhà lao, làm chủ tỉnh thành Thái Nguyên. Lần đầu tiên trong lịch sử cận đại Việt Nam, một cuộc khởi nghĩa chống Pháp đã làm chủ được tỉnh lỵ (mặc dù chỉ trong một thời gian ngắn), đặt quốc hiệu là Đại Hùng, thành lập quân đội riêng là Quang phục quân, định ra tôn chỉ: Đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập dân tộc. Cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên tuy cuối cùng thất bại, nhưng ảnh hưởng của nó, tên tuổi của Đội Cấn, Lương Ngọc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 Quyến đã thực sự là những dấu son chói lọi trong trang sử hào hùng của vùng đất Thái Nguyên nói riêng và của cả nước nói chung. Từ 1939 đến trước cách mạng Tháng 8 năm 1945, đồng chí Trường Chinh, đồng chí Hoàng Quốc Việt, Lê Thanh Nghị, và nhiều đồng chí Uỷ viên Trung ương Đảng, Thường vụ Xứ uỷ Bắc Kì thường xuyên qua lại, hoạt động, phát triển lực lượng cách mạng ở Thái Nguyên. Vùng Tiên Phong (Phổ Yên), Kha Sơn (Phú Bình) được Trung ương chọn và xây dựng thành An toàn khu II (ATK II). Tháng 9/1941, lực lượng tiền thân của quân đội nhân dân Việt Nam - đội Cứu Quốc Quân II ra đời tại rừng Khuôn Mánh (Tràng Xá, Võ Nhai). Năm 1944, chiến khu Nguyễn Huệ được hình thành ở Yên Lãng - Đại Từ, nhằm xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang, chuẩn bị cho cách mạng Tháng 8 năm 1945. Ngày 15/5/1945 tại Định Biên Thượng - Định Hoá, đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và Cứu quốc quân thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân. Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, cả dân tộc chưa kịp hưởng niềm vui độc lập đã phải bước vào một cuộc chiến đấu mới, chống lại sự tái chiếm của thực dân Pháp để bảo vệ nền độc lập dân tộc, bảo vệ thành quả cách mạng tháng Tám… Do có vị trí chiến lược quan trọng “Tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ”, lại nằm sát với Tân Trào - Tuyên Quang - thủ đô của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945, Thái Nguyên có đủ điều kiện “Thiên thời, địa lợi, nhân hoà”, (đồng bào các dân tộc Thái Nguyên có truyền thống yêu nước, một lòng, một dạ đi theo Đảng, theo cách mạng, hết lòng che chở, đùm bọc cán bộ…) nên Định Hoá - Thái Nguyên được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng chọn làm An Toàn Khu Trung ương (ATK). ATK Định Hoá - Thái Nguyên trở thành nơi chỉ đạo và chỉ huy kháng chiến chống Pháp của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh và các cơ quan, các Tổng cục. Các quyết sách lớn của Đảng, Chính phủ phần lớn đều ra đời từ đây. Ví dụ: Hạ quyết tâm tiêu diệt địch tiến công lên Việt Bắc, quyết định Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 mở các chiến dịch nhỏ ở Đông Bắc và Tây Bắc, hạ quyết tâm mở chiến dịch giải phóng đường Biên giới, quyết định mở các chiến dịch: Trung Du, Đường số 18, Hà Nam Ninh, Hoà Bình, Tây Bắc, Thượng Lào, chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954… Các sắc lệnh, quyết định, thông tư như: Phong quân hàm cho một loạt tướng lĩnh trong Quân đội Quốc gia và dân quân Việt Nam, thành lập Đảng uỷ Mặt trận và Bộ chỉ huy chiến dịch Biên giới… đều ra đời trong thời gian các cơ quan lãnh đạo cao nhất của ta có mặt tại Định Hoá … Cũng từ ATK Định Hoá, Trung ương Đảng, Chính phủ và Bộ Tổng tư lệnh thường xuyên nhận được tin tức về tình hình kháng chiến, kiến quốc ở các địa phương để từ đó có những chủ trương, biện pháp chỉ đạo kịp thời. ATK Định Hoá cũng là một trong những nơi nhân dân được hưởng chế độ dân chủ mới đầu tiên trong cả nước, được chia ruộng đất, được giảm tô, giảm tức, văn hoá, giáo dục, y tế được quan tâm … Các hoạt động ngoại giao của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà non trẻ cũng diễn ra chủ yếu trên đất Thái Nguyên. Bác gặp Paul-Mus, đại diện Cao uỷ Pháp ở thị xã Thái Nguyên. Đoàn đại biểu của Đảng cộng sản Pháp do Léo Figuères dẫn đầu, các đoàn cố vấn Trung Quốc, đoàn điện ảnh Liên Xô (cũ) và nhà đạo diễn nổi tiếng Karmen, nhiều nhà ngoại giao, nhà báo quốc tế… được Bác Hồ tiếp tại Định Hoá. Các đồng chí lãnh đạo Đảng các nước bạn như chủ tịch Xuphanuvông, đồng chí Cay Xỏn - Tổng Bí thư Đảng nhân dân cách mạng Lào, đồng chí Sơn Ngọc Minh - Tổng Bí thư Đảng nhân dân cách mạng Cam-pu-chia… trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp đã ở và làm việc nhiều ngày trên đất Đại Từ - Thái Nguyên. Có thể nói, phần lớn các cuộc họp của ban Thường vụ Trung ương Đảng để quyết định những vấn đề hệ trọng, có lên quan đến vận mệnh quốc gia, có liên quan đến các vấn đề về quốc kế dân sinh nói chung, đều diễn ra trên đất Định Hoá - Thái Nguyên. Vì vậy, có thể khẳng định rằng, Thái Nguyên đã đáp ứng trọn vẹn yêu cầu của Đảng, bảo vệ an toàn tới mức tuyệt đối các cơ quan lãnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 đạo của Đảng, Nhà nước trong kháng chiến chống Pháp 1946 - 1954. Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, hoà bình được lập lại trên một nửa đất nước, Thái Nguyên lại đi tiên phong trên mặt trận chống phong kiến, hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá, tạo ra những nhân tố cơ bản về giá trị tinh thần và lực lượng vật chất. Đồng thời, Thái Nguyên cùng với cả miền Bắc, có nhiệm vụ của một hậu phương lớn, chi viện cho cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam để thống nhất đất nước. Từ năm 1954 trở đi, thị xã Thái Nguyên không chỉ là nơi trao đổi hàng hoá của nhân dân trong tỉnh, mà còn là nơi cung cấp nhiều nguồn hàng cho các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, đồng thời cũng là nơi trung chuyển hàng hoá giữa vùng tự do và vùng tạm chiếm… Do đó, sản xuất công, thương nghiệp của Thái Nguyên đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, tài chính của chiến khu Việt Bắc. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Thái Nguyên là thành phố công nghiệp luyện kim và cơ sở sản xuất cơ khí lớn nhất miền Bắc, nằm sâu trong nội địa, là hậu phương của hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Khi cảng biển Hải Phòng bị đế quốc Mỹ phong toả, Thái Nguyên trở thành cảng nổi của miền Bắc, tiếp nhận hàng viện trợ (lương thực, nhiên liệu, vũ khí, đạn dược…) của bạn bè quốc tế cho nhân dân ta đánh Mỹ. Do có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quân sự, nên mỗi khi kẻ thù xâm lược nước ta, chúng đều có âm mưu chiếm giữ hoặc đánh phá ác liệt vị trí then chốt này bằng cả thủ đoạn quân sự tàn bạo cùng những âm mưu thâm độc về chính trị, kinh tế. Trong hai lần chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, nhân dân Thái Nguyên vừa phải đẩy mạnh sản xuất, tiếp tục sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của tỉnh nhà, vừa phải chiến đấu và phục vụ chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, lại vừa phải tăng cường sự chi viện cho chiến trường miền Nam. Với những nhiệm vụ nặng nề như vậy, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 nhân dân các dân tộc Thái Nguyên phát huy truyền thống của quê hương căn cứ địa cách mạng, thủ đô kháng chiến đã hoàn thành xuất sắc cả 3 nhiệm vụ to lớn ấy, góp phần cùng nhân dân cả nước làm nên Đại thắng Mùa xuân 1975. Từ sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước đến nay, Thái Nguyên vẫn được coi là khu vực có vị trí chiến lược về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá của vùng Việt Bắc cũng như của cả nước. Thái Nguyên vẫn là địa bàn xung yếu của khu vực Bắc Bộ, là cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội, có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước. Tiểu kết chƣơng 1 Từ những nét khái quát về vị trí địa lý, tình hình dân cư và truyền thống chống ngoại xâm của Thái Nguyên, ta thấy: Đây là vùng đất tương đối thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội, vì vậy Thái Nguyên là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc anh em, tạo nên một bức tranh văn hoá độc đáo. Đồng thời, với địa thế “Tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ”, từng là “phên giậu” che chở cho kinh thành Thăng Long xưa, là cửa ngõ của vùng đại ngàn Việt Bắc, hàng nghìn năm qua, Thái Nguyên đã trở thành căn cứ địa vững chắc trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc. Với một bề dày lịch sử, văn hoá, danh thắng và tiềm năng kinh tế, tri thức lớn, Thái Nguyên trở thành một vùng đất nhiều tiềm năng cho du lịch văn hoá, du lịch lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch lễ hội - tâm linh và du lịch tham quan, nghỉ dưỡng cuối tuần… Những tiềm năng đó đan xen, hoà quyện vào nhau nếu được khai thác tốt sẽ hình thành những tour, tuyến du lịch hấp dẫn đối với du khách, đem lại một nguồn lợi nhuận không nhỏ cho nền kinh tế địa phương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 CHƢƠNG 2. TIỀM NĂNG DU LỊCH THÁI NGUYÊN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LỊCH SỬ, VĂN HOÁ Với địa thế “giao lưu và hội tụ”, Thái Nguyên nằm ở trung tâm vùng Việt Bắc, có vị trí thuận lợi gần như là đầu mối trung tâm toả đi các tỉnh Việt Bắc chiến khu xưa. Từng là thủ phủ của Khu Tự trị phía Bắc, nơi ra đời của khu công nghiệp gang thép đầu tiên của Tổ quốc, đồng thời, là nơi quy tụ của 6 trường đại học là thành viên của Đại học Thái Nguyên, nơi tồn tại của gần 20 trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, và Dạy nghề. Tỉnh Thái Nguyên đã trở thành trung tâm giáo dục, nơi đào tạo nguồn cán bộ khoa học kĩ thuật cho các tỉnh trung du miền núi Việt Bắc và Tây Bắc. Thái Nguyên được mệnh danh là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, từ ngàn xưa những chứng tích về nền văn hoá cổ nhất vùng Đông Nam Á được khẳng định bởi di chỉ khảo cổ học tại Thần Sa, Võ Nhai. Thái Nguyên là quê hương của người anh hùng dân tộc Dương Tự Minh - Người có công dẹp yên bờ cõi phía Bắc trong nhiều năm. Thái Nguyên còn là nơi có di tích núi Văn, núi Võ gắn liền với danh tiếng nghĩa quân Lam Sơn - Lưu Nhân Chú, người đã góp phần không nhỏ vào chiến thắng Ải Chi Lăng. Về với Thái Nguyên cũng chính là về với cội nguồn vinh quang của ATK Trung ương, vẫn còn đây với bao địa danh nổi tiếng: Phú Đình, Điềm Mặc, Tỉn Keo, Khuôn Tát,… Nơi Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Trung ương Đảng, Chính phủ đã sống, làm việc và lãnh đạo cách mạng trong kháng chiến chống Pháp 1946 - 1954. Một nền văn hoá sâu bền, đậm đà bản sắc dân tộc trải theo chiều dài lịch sử còn in hằn trong những nét chạm khắc tinh xảo ở đình Phương Độ, đình Hộ Lệnh, đình Xuân La (Phú Bình), hay những vần thơ trên đá ở Chùa Hang (Đồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 Hỷ). Bản sắc dân tộc của các dân tộc quần cư ở Thái Nguyên cũng được phản ánh sâu đậm qua các điệu hát Sli, hát Lượn, lễ hội Lồng Tồng… Địa hình 2/3 núi non cũng tạo nét đặc sắc cho Thái Nguyên, với núi rừng hùng vĩ, nhiều hang động, thác ghềnh đẹp như tranh bên những dòng sông thơ mộng, hiền hoà cùng hàng loạt đầm hồ rộng mênh mông đã trở thành những điểm đến hấp dẫn với du khách đó là: Hang Phượng Hoàng lung linh kì vĩ, suối Mỏ Gà róc rách thuyết tình yêu, chùa Hang sừng sững muôn vàn nhũ đá kì dị, con sông Cầu như nét vẽ của thiên nhiên làm cho thành phố Thép thêm thơ mộng, Hồ Núi Cốc, Hồ Bảo Linh, Thác Mưa Rơi… tất cả đã tạo nên vẻ đẹp hài hoà giữa thiên nhiên và con người. Trên miền đất hội tụ này du khách còn được chứng kiến nhiều nét văn hoá đa dạng, phong phú: Từ kiến trúc, ẩm thực đến y phục và cả phong tục tập quán về thờ cúng, ma chay, cưới hỏi… của từng dân tộc. Những sinh hoạt văn nghệ dân gian cũng thật phong phú với hát Then bằng cây đàn tính của dân tộc Tày, Nùng, hát “Gầu phềnh” (hát giao duyên), “Gầu xống” (hát cưới xin), “Gầu tú ở” (hát cúng ma)… của người Mông. Hát “sọng cô” của người Sán Dìu, hát “sình ca” của người Sán Chay… Và những điệu vũ dân gian truyền thống, uyển chuyển, nhịp nhàng nhưng khoẻ khoắn và hết sức độc đáo của từng dân tộc. Có nhiều nhà nghiên cứu về du lịch đã tìm hiểu du lịch Thái Nguyên với tư cách là một trong những điểm du lịch quan trọng của tiểu vùng du lịch Đông Bắc. Những nghiên cứu đó đều thống nhất ở nhận định cho rằng: Điểm nhấn của du lịch Thái Nguyên nói chung, là sự kết hợp giữa nhiều loại hình du lịch hết sức phong phú. Đặc điểm riêng của du lịch Thái Nguyên khác đối với các điểm du lịch khác là chi phí thấp, thích hợp cho những đoàn có số lượng lớn (sinh viên, cán bộ hưu trí... ) và có nhiều hình thức để du khách lựa chọn, đó là: Du lịch văn hoá, du lịch lễ hội - tâm linh, du lịch lịch sử, du lịch tham quan nghỉ dưỡng cuối tuần… Những loại hình du lịch đó có ở khắp các huyện, thị trong toàn tỉnh: Thành phố Thái Nguyên, Đại Từ, Phú Lương, Định Hoá, Đồng Hỷ, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 Võ Nhai, Phổ Yên, Phú Bình, đưa Thái Nguyên trở thành một vùng đất đầy tiềm năng cho phát triển du lịch. 2.1. THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh, nằm trải dọc bên bờ sông Cầu. Thành phố Thái Nguyên được xác định là trung tâm du lịch của tỉnh với đầy đủ các loại hình sản phẩm du lịch. Các điểm tham quan chính sẽ là: Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam: Đây là một địa chỉ du lịch văn hoá độc đáo của Thái Nguyên. Bảo tàng toạ lạc giữa trung tâm thành phố, trên một vùng đất rộng, phía sau là một khu vườn, nhiều cây cối cổ thụ tạo phong cảnh râm mát. Trước đây, Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam là một bảo tàng tổng hợp về truyền thống văn hoá và cách mạng của Việt Bắc, sau này, khi không còn Khu Tự trị nữa, bảo tàng được chuyển đổi chức năng thành một bảo tàng dân tộc học. Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam hiện đang lưu giữ và trưng bày hơn 10.000 tài liệu, hiện vật của 54 dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Ngoài gian đại sảnh, bảo tàng có 5 phòng trưng bày chính giới thiệu văn hoá của 54 dân tộc Việt Nam chia theo 5 nhóm ngôn ngữ: Việt - Mường, Tày - Thái, Hmông - Dao, Môn - Khơ me, Hán - Hoa. Cho dù ở Hà Nội đã có bảo tàng Quốc gia về dân tộc học đang ngày càng hấp dẫn du khách, nhưng để hiểu được cái đặc sắc của nền văn hoá một quốc gia đa dân tộc thì không đâu bằng ở Thái Nguyên. Sắc thái phong phú, độc đáo của nền văn hoá các dân tộc đã tạo ra cho bảo tàng này một sự hấp dẫn hiếm có và trở thành một địa chỉ du lịch văn hoá độc đáo mà không nơi nào có được. Chính vì vậy, mỗi năm, bảo tàng đón từ 40.000 đến 50.000 lượt khách tham quan. Thăm bảo tàng, ta dễ dàng cảm nhận được những nét đại cương về tộc người, về văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần và đời sống xã hội của 54 dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, làm thoả lòng mong muốn tìm hiểu, khám phá của du khách. Ngày nay xu hướng mở cửa, hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ, làm cho Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 nền văn hoá truyền thống có nguy cơ bị mai một. Việc nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt đối với thế hệ trẻ là điều hết sức cần thiết. Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam đã góp phần tích cực trong công cuộc chấn hưng nền văn hoá dân tộc. Bên cạnh loại hình du lịch văn hoá, đến với khu du lịch trung tâm thành phố Thái Nguyên, du khách còn được tham gia loại hình du lịch lịch sử với đền thờ Đội Cấn thuộc phường Hoàng Văn Thụ. Đội Cấn tên thật là Trịnh Văn Đạt, quê huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên (nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc) [10, tr.44]. Ông cùng với Lương Ngọc Quyến lãnh đạo binh lính Thái Nguyên khởi nghĩa chống lại ách thống trị của thực dân Pháp vào đêm 30 rạng ngày 31/8/1917. Đây là cuộc khởi nghĩa lớn nhất trong thời cận đại lịch sử Việt Nam. Nghĩa quân làm chủ được tỉnh lỵ Thái Nguyên, đề ra khẩu hiệu: Nam binh phục quốc, tuyên bố Thái Nguyên độc lập và đặt quốc hiệu là Đại Hùng, ra cương lĩnh đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập tự do cho đất nước [10, tr.46,47]. Cuộc khởi nghĩa đã làm rung động nước Pháp và ảnh hưởng tới tận các xứ thuộc địa xa xôi của Pháp. Khởi nghĩa Thái Nguyên và tên tuổi của Đội Cấn, Lương Ngọc Quyến là những nét son trong trang sử hào hùng của Thái Nguyên nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung. Đền thờ ông được nhân dân địa phương lập trên một quả đồi, với kiến trúc truyền thống của đền chùa Việt Nam theo kiểu chữ đinh hình chuôi vồ, có tiền đường và hậu cung. Chân bậc thang, cạnh lối đi lên đền là một bia lớn ghi thân thế, sự nghiệp của Đội Cấn, trước cửa đền là một bia đá ghi lời hịch của những người lãnh đạo khởi nghĩa. Du lịch lễ hội - Tâm linh của thành phố Thái Nguyên là chùa Phủ Liễn (tên chữ là Phù Chân Tự). Chùa được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX tại trung tâm phường Hoàng Văn Thụ, theo lối kiến trúc cổ, có Tam bảo, Điện mẫu, nhà tổ, tháp cổ, có tiếng là rất linh thiêng. Hàng tháng, vào dịp mùng một và rằm, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 các phật tử khắp nơi về đây dâng hương cúng Phật. Lễ hội chùa được tổ chức vào 12/1 âm lịch hàng năm với các nội dung: Cầu phúc, cầu tài, các trò chơi chọi gà, đánh đu, cờ tướng, bình đọc thơ văn... Không giống như các khu du lịch khác trong tỉnh, khu du lịch Trung tâm thành phố Thái Nguyên rất phù hợp cho loại hình du lịch vui chơi giải trí - nghỉ dưỡng cuối tuần với các khách sạn cao cấp như: Khách Sạn Dạ Hương (3 sao) số 50 Lương Ngọc Quyến - Phường Quang Trung, khách sạn Thái Nguyên (2 sao) số 02 đường Hoàng Văn Thụ, khách sạn Đông Á (2 sao), tổ 30B - phường Hoàng Văn Thụ… hoặc các khách sạn bình dân, phù hợp với nhiều đối tượng du khách như: Khách sạn Hữu Nghị 937 Dương Tự Minh, Khách sạn Minh Cầu tổ 12 - phường Phan Đình Phùng… Nếu quan tâm đến mua sắm, buổi tối, du khách có thể bách bộ hay chọn một cuốc xe, một chuyến taxi để dạo một vòng quanh thành phố, ghé vào một cửa hiệu nào đó để lựa chọn cho mình một món đồ ưng ý trong các siêu thị như: Siêu thị Khắc Vượng (trên đường Hoàng Văn Thụ), siêu thị Minh Cầu (trên đường Minh Cầu)… Một hoạt động vui chơi giải trí rất sôi động vào buổi tối đó là các quán cà phê, giải khát. Nếu muốn ngắm dòng sông Cầu thơ mộng về đêm, giao lưu ca nhạc, hay thể hiện giọng hát của chính mình, du khách có thể đến với quán cà phê Trung Nguyên 351, đường Bắc Kạn. Nếu muốn ngắm toàn cảnh thành phố về đêm, du khách có thể lựa chọn cho mình khá nhiều điểm lý tưởng như: Cà phê giải khát tầng 8 khách sạn Đông Á, tầng 10 khách sạn Dạ Hương… Rời trung tâm thành phố Thái Nguyên chừng 10 km theo đường Đán - Hồ Núi Cốc, du khách sẽ bắt gặp ngay trước mắt một mầu xanh ngút ngàn của núi rừng, của những đồi chè đang đơm lộc biếc. Chè Tân Cương có hương thơm tự nhiên, đậm đà bởi vị ngọt chát mà chỉ có đất trời Tân Cương mới tạo ra được, là thức uống nổi tiếng khắp các vùng trong cả nước. Đến với khu du lịch sinh thái làng nghề chè truyền thống Tân Cương, du khách sẽ được tận mắt ngắm nhìn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 những vạt chè xanh mơn mởn trải dài, du khách còn có thể được trực tiếp hái chè, sao chè và tìm hiểu từ khâu chăm sóc đến khâu chế biến thành phẩm. Ngoài ra ở Thái Nguyên còn có nhiều điểm là di tích lịch sử, văn hoá, tín ngưỡng, nếu được đưa vào quy hoạch, sẽ trở thành những khu du lịch hấp dẫn đối với du khách như: Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên (phường Cam Giá), địa điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm trường thiếu nhi Rẻo cao khu tự trị Việt Bắc (phường Quang Vinh), chùa Hồng Long Tự, đền Xương Rồng (phường Phan Đình Phùng)… 2.2. ĐẠI TỪ Ra khỏi làng nghề chè truyền thống Tân Cương, con đường quanh co uốn lượn mở ra trước mắt du khách một mầu xanh tinh khiết của núi rừng, Hồ Núi Cốc hiện ra với sóng nước bồng bềnh và không gian mát mẻ. Với một hệ thống nhà nghỉ đầy đủ tiện nghi, ẩn mình trong xanh mát bóng rừng và một loạt các công trình vui chơi giải trí, hấp dẫn như: “Chuyện tình ba cây thông”, “Huyền thoại cung”, “Công viên cổ tích”… Hồ núi Cốc đã thực sự chinh phục du khách gần xa. Đó là một vùng trời nước mênh mông, cả một dải phía Tây Hồ là bức tường thành Tam Đảo thẳm xanh và bồng bềnh mây trắng, phía Đông Hồ, từ rừng chè đặc sản Tân Cương tới phía Nam Đại Từ là những cánh rừng xanh chạy dài theo sát mép hồ. Núi ôm ấp hồ, hồ lồng bóng núi! Trong màu xanh ngăn ngắt của mặt hồ, trong cái tĩnh lặng của trời mây, sông nước, sự có mặt của 89 hòn đảo trên hồ lại góp thêm cho đầy chất thơ, chất huyền thoại, làm cho hồ càng đẹp hơn, quyến rũ hơn. Hòn đảo lớn nhất thuở chưa có hồ gọi là núi Tiên Nằm, giờ là đảo Tiên Nằm, ngày đêm bồng bềnh sóng vỗ. Xa xa hơn nữa là đảo Cò xanh thẫm. Mỗi buổi hoàng hôn, khi mặt trời từ đỉnh Tam Đảo rắc vàng lấp lánh mặt hồ, từng đàn cò trắng bay lượn rồi hạ xuống đậu trắng các vòm cây trên đảo. Núi Tương Tư, núi Đợi Chờ, đảo Dê, đảo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 Hang Rắn… chỉ mới nghe tên thôi mà lòng những muốn một lần được đặt chân đến. Bức tranh toàn cảnh Hồ Núi Cốc thật đẹp nên thơ và câu chuyện tình huyền thoại về nàng Công, chàng Cốc cũng đẹp tựa như hồ. Chuyện kể rằng: Ngày xưa, dưới chân núi Tam Đảo có chàng trai nghèo sống bằng nghề kiếm củi, quanh năm, suốt tháng lam lũ lao động mà chẳng đủ ăn, nên dân làng gọi chàng là Cốc. Vì nghèo quá nên chẳng có cô gái nào dám lấy chàng. Lúc buồn, chàng chỉ biết ngồi thổi sáo. Cũng vào thuở ấy, ông quan Lang vùng núi Ba Lá có cô con gái rất xinh đẹp là nàng Công, quanh năm nàng chỉ ở trong nhà với bao nỗi buồn tẻ. Đã mấy lần quan Lang tổ chức kén rể nhưng rồi nàng vẫn phòng không cô quạnh. Vào một năm hạn hán, mất mùa, chàng Cốc tìm đến nhà quan Lang nọ để làm thuê, Quan Lang giao cho chàng việc chăn đàn trâu trong rừng. Vậy là cuộc đời chàng lại vẫn phải gắn với rừng sâu, núi thẳm. Nhớ quê hương, buồn cho thân phận, chàng chỉ biết gửi lòng mình vào cây sáo trúc. Tiếng sáo của niềm cô đơn, của nỗi lòng nhớ thương da diết làm nàng Công xúc động. Theo tiếng sáo, nàng đã tìm đến với chàng. Rồi đêm sau, đêm sau nữa, mái lều tranh xơ xác chốn rừng sâu chỉ có chàng và nàng. Nhưng rồi mọi chuyện vỡ lở, Quan Lang tìm mọi cách để hãm hại chàng. Chàng được lệnh vào khu rừng nhiều thú dữ để tìm ngà voi, sừng tê giác. Nhưng lạ thay, nghe tiếng sáo của chàng, chẳng có loài thú dữ nào dám ăn thịt chàng. Quan Lang lại hạ lệnh đốt rừng để cho chàng phải chết cháy. Nhưng trời đã đổ mưa, dập tắt ngọn lửa hung dữ. Trong mưa gào, gió quất, chàng chạy về túp lều của mình, lấy sáo ra thổi. Nghe tiếng sáo, nàng Công lén dắt ngựa đến, chàng và nàng lên ngựa chạy về quê chàng. Theo vết chân ngựa, lũ tôi tớ của Quan Lang truy đuổi gấp gáp. Khi chúng đuổi tới nơi, biết không thể trốn thoát, nàng Công trao ngựa cho chàng Cốc chạy về chân Tam Đảo, còn mình thì chịu bị bắt giam trong hang đá lạnh. Nhớ thương chàng Cốc, nàng than khóc ngày đêm, nước mắt thành dòng chảy mãi, rồi một ngày, thân nàng cũng hoá thành dòng nước, trở thành dòng sông Công chảy đến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 tận quê chàng. Đau đớn vô cùng, than khóc suốt bao ngày, một ngày kia chàng Cốc gục xuống bên dòng sông và hoá thành núi. Từ đó, Thái Nguyên mới có sông Công, núi Cốc. Kể từ khi Thái Nguyên chặn dòng sông Công làm hồ núi Cốc thì chàng Cốc, nàng Công đã được bên nhau mãi mãi. Đồng thời, Hồ Núi Cốc trở thành điểm đến lí tưởng của du khách bốn phương. Hồ Núi Cốc không chỉ là một thắng cảnh du lịch nổi tiếng của Thái Nguyên mà của cả cùng Việt Bắc. Đến với hồ núi Cốc, du khách sẽ được đắm mình trong không gian lãng đãng, bồng bềnh của mây trời, sông nước, được thả hồn trong thế giới huyền thoại nàng Công, chàng Cốc bất tử, đồng thời, được sống trong không gian văn hoá đặc sắc, đậm chất Việt. Ngoài ra, đến với Đại Từ, du khách còn được thăm quan di tích lịch sử Núi Văn, núi Võ nằm dưới chân núi Tam Đảo thuộc 2 xã: Văn Yên và Ký Phú. Núi Văn là ngọn núi đá vôi, cao khoảng 100m, nằm trên đất Ký Phú và Văn Yên của huyện Đại Từ. Từ phía Đông nhìn lại, núi trông giống hình chiếc mũ cánh chuồn của quan văn ngày xưa. Lưng chừng núi có hang khá rộng và sâu. Đây là nơi Lưu Nhân Chú từng tụ họp với các nghĩa sĩ để chống giặc Minh. Từ 1416 đến 1418, cha con họ Lưu đã xây dựng được một đội quân vài trăm người, tổ chức khá quy củ, chờ đợi thời cơ theo Lê Lợi đánh giặc Minh. Cách núi Văn chừng 1km về phía Đông là núi Võ. Nhìn xa núi Võ giống hình mũ trụ của quan võ ngày xưa. Núi Võ thuộc địa phận xã Văn Yên, có những vách đá cao dựng đứng. Về phía Đông núi Võ chừng 200m là núi Quần Ngựa, có hình mâm xôi, cao so với mặt ruộng khoảng 70m, đỉnh đồi khá bằng phẳng, theo nhân dân địa phương, đây là nơi Lưu Nhân Chú và đội kị binh của ông luyện ngựa, bắn cung, đấu kiếm… Cách núi Võ, núi Quần Ngựa không xa là núi Xem, từ đỉnh núi, Lưu Nhân Chú và những vị chỉ huy thân tín thường ngồi xem binh sĩ tập đội ngũ, đánh trận giả… Giữa xóm Dưới 3 là đầm Sen mà trong truyền thuyết là đầm Tắm ngựa, nơi nghĩa quân của Lưu Nhân Chú luyện tập thuỷ binh, tắm giặt, bơi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 lội sau mỗi ngày luyện tập gian khổ, đồng thời cũng là nơi tắm cho ngựa chiến của đội kị binh vào những chiều hè. Những cánh đồng của Văn Yên, Ký Phú khá rộng và màu mỡ, thóc lúa thu hoạch từ những cánh đồng này đủ nuôi dân trong vùng và nuôi đội nghĩa binh vài trăm người của Lưu Nhân Chú. Những truyền thuyết đẹp gắn với danh tướng Lưu Nhân Chú và đội nghĩa binh của ông sáng mãi trong tâm thức người dân Thuận Thượng xưa, Văn Yên, Ký Phú ngày nay, tất cả đã tạo dựng nên một khu di tích lịch sử núi Văn, núi Võ, núi Xem… trên đất Đại Từ - Thái Nguyên để muôn đời con cháu chiêm ngưỡng, thời phụng. Tại Đại Từ, du khách còn được tham quan địa điểm công bố ngày thương binh liệt sỹ toàn quốc 27/7/1947 tại xã Hùng Sơn, thăm địa điểm thành lập cơ quan chỉ huy chiến khu Nguyễn Huệ 10/10/1944 tại ngôi nhà sàn của gia đình ông Lâm Vạn Đại xã Yên Lãng, thăm nơi thành lập cơ sở Đảng đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên xã La Bằng. Ngoài ra, theo thống kê của Sở Thương mại và Du lịch Thái Nguyên [51], trên đất Đại Từ còn có 39 di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh khác, đây sẽ là nguồn tài nguyên du lịch phong phú cho Đại Từ nói riêng và Thái Nguyên nói chung. 2.3. ĐỊNH HOÁ - PHÚ LƢƠNG Từ thành phố Thái Nguyên, ngược theo Quốc lộ 3 (Hà Nội - Thái Nguyên - Cao Bằng) khoảng 25 km về phía tây bắc, du khách sễ đến với đền Đuổm thuộc xã Động Đạt, huyện Phú Lương. Sách Đại Nam nhất thống chí viết “Điểm Sơn ở cách huyện Phú Lương 30 dặm về phía Tây Bắc, phía trước núi có phiến đá, có chỗ lên xuống như con rồng ngóc đầu, phía dưới có 2 phiến đá lớn như hình 2 con voi chầu vào. Đỉnh núi và sườn núi đều có đền” [28]. Điểm Sơn còn có tên gọi là Thạch Long, ngày nay nhân dân địa phương quen gọi là núi Đuổm. Đây là nơi không những nổi tiếng bởi phong cảnh hùng vĩ, hữu tình, mà núi ấy, đất ấy còn gắn liền với tên tuổi của vị thủ lĩnh nổi tiếng phủ Phú Lương - Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 Dương Tự Minh. Theo sử sách, sắc phong và truyền thuyết dân gian để lại, Dương Tự Minh là người Tày, quê Quan Triều, phủ Phú Lương, thông minh, có đức, có tài, lại gặp đúng thời nhà Lý thực hiện chích sách “nhu viễn”, ông trở thành thủ lĩnh phủ Phú Lương. Ông ra sức chăm lo, xây dựng Phú Lương ngày càng phồn thịnh, đồng thời ông còn là người có công lớn trong việc giữ yên bờ cõi phía Bắc Đại Việt. Ông cũng là người duy nhất trong lịch sử dân tộc 2 lần được phong làm phò mã. Sau hơn 30 năm cống hiến, hoàn thành sự nghiệp, tuổi cao ông lui về ở ẩn dưới chân núi Điểm Sơn và mất ở đó. Khắp các tỉnh trong phủ Phú Lương cũ như Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên đều có đền thờ Dương Tự Minh. Trong đó đền Đuổm là ngôi đền chính. Đền Đuổm ngày nay sát chân núi Đuổm, tương truyền được dựng năm 1180, gồm đền Hạ, đền Trung và đền Thượng. Đền Hạ ở dưới cùng thờ 2 vị phu nhân của Dương Tự Minh là công chúa Thiều Dung và công chúa Diên Bình, đền Trung thờ thánh Đuổm Dương Tự Minh, phía trên cùng là đền Thượng thờ Mẫu - mẹ Dương Tự Minh. Từ xa xưa, vào ngày 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm, nhân dân trong vùng lại mở lễ hội đền Đuổm để tưởng nhớ công ơn vị anh hùng dân tộc, đồng thời cầu mong vị Thánh Đuổm ban cho một năm mới mọi sự tốt lành, mùa màng bội thu, no ấm. Ngoài lễ rước cỗ chay, còn nhiều trò chơi dân gian khác diễn ra trong lễ hội Đền Đuổm. Trai tài, gái sắc chen vai về dự hội. Hội Đuổm trở thành hội xuân lớn nhất vùng, thu hút hàng chục vạn lượt khách thập phương về dự, trở thành điểm du lịch tâm linh có tiếng của Thái Nguyên mỗi dịp xuân về. Ngoài đền Đuổm, Phú Lương còn được biết đến với các di tích nổi tiếng như: Địa điểm Đại hội chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất (thị trấn Giang Tiên), Địa điểm Xưởng quân giới, nơi chế tạo thành công súng Bazôca, lễ hội Cầu mùa của dân tộc Sán Chí (xã Cổ Lũng) và hơn 20 di tích lịch sử, văn hoá và danh thắng khác [51], chắc chắn sẽ để lại cho du khách những ấn tượng đẹp đẽ về vùng đất lịch sử này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 Rời đền Đuổm, du khách tiếp tục hành trình trên Quốc lộ số 3, đến km 31 rẽ trái đi tiếp con đường quanh co uốn lượn trong rừng núi, len lỏi qua những đồi chè xanh mơn mởn và đồi cọ râm mát tạo cho du khách một tâm trạng thư dãn sau một hành trình dài đến với vùng ATK - Định Hoá. Đây là một địa điểm quan trọng trong tuyến du lịch về nguồn của Thái Nguyên. Từ 1947 đến 1954, Bác Hồ, các cơ quan Trung ương Đảng, Tổng bộ Việt Minh, Tổng quân uỷ, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tư lệnh, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục chính trị, Tổng cục cung cấp và các đồng chí: Trường Chinh, Tổng Bí thư Đảng, Tôn Đức Thắng, Phó Chủ tịch thường trực Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Võ Nguyên Giáp, Bí thư Quân uỷ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội, Hoàng Quốc Việt, Chủ tịch Tổng bộ Việt Minh, Phạm Văn Đồng, Phó Thủ tướng Chính phủ… chủ yếu đều đặt đại bản doanh ở ATK Định Hoá để lãnh đạo cả nước kháng chiến chống Pháp. Từ ATK Định Hoá, nhiều quyết định quan trọng liên quan đến vận mệnh quốc gia đã ra đời. Đặc biệt cuối 1953, tại Tỉn Keo, dưới chân đèo De, núi Hồng thuộc xã Phú Đình, Hồ Chí Minh cùng Bộ chính trị đã họp bàn để thông qua kế hoạch Đông Xuân 1953 - 1954 và hạ quyết tâm mở chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, biết bao tên xóm, tên làng, tên núi, tên sông của ATK Định Hoá như: Đèo De, núi Hồng, Khau Tý, Khuôn Tát, Tỉn Keo, Bảo Biên… đã trở thành thiêng liêng, sống mãi cùng lịch sử cuộc kháng chiến thần thánh chống Pháp của dân tộc, mãi là niềm tự hào vô bờ bến của đồng bào các dân tộc Thái Nguyên. Ngày nay, ATK Định Hoá được đánh giá là khu du lịch đầy tiềm năng với 108 di tích nằm rải rác khắp núi rừng Định Hoá, trong đó có 8 di tích được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia, 4 di tích được Uỷ ban nhân dân tỉnh xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh. Ngoài ra, Định Hoá còn hấp dẫn du khách với nhiều cảnh quan thiên nhiên kì thú như: Thắng cảnh chùa Hang, thác Khuôn Tát 7 tầng, hồ Bảo Linh… Với tuyến du lịch về nguồn này, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 du khách sẽ đến những điểm tham quan chính, nơi diễn ra các sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc đó là: Di tích Lán Tỉn Keo nằm trên đồi Tỉn Keo thuộc xóm Nà Lọm, xã Phú Đình. Đây là nơi trong thời kì kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc nhiều lần. Lần thứ nhất từ 5/9/1947 đến 1/5/1948, lần 2 từ 25/5/1948 đến 12/9/1948, lần thứ 3 cuối 1953. Tại đây, các đồng chí lãnh đạo cấp cao thường xuyên đến và làm việc với Bác Hồ, nhiều cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng đã diễn ra ở đây như: Thông qua kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953 - 1954, hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ… Di tích Khuôn Tát bao gồm lán Khuôn Tát, hầm Khuôn Tát và những địa điểm gần gũi với Bác Hồ trong những năm 1947-1954. Lán Khuôn Tát nằm trên đồi Cọ thuộc xóm Khuôn Tát, xã Phú Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở đây 3 lần, lần thứ nhất: Từ 20/1 đến 28/11/1947, lần thứ 2: Từ 11/11/1947 đến 7/3/1948, và lần thứ 3: Từ 5/4 đến 1/5/1948. Tại đây, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã viết rất nhiều tài liệu để củng cố chính quyền hậu phương, động viên quân và dân ta kháng chiến. Cách lán Khuôn Tát không xa là một căn hầm nhỏ, tương đối chắc chắn và tiện lợi, đó là hầm Khuôn Tát. Cạnh lán Khuôn Tát có một bãi đất nằm dưới chân cây đa cành lá sum suê toả bóng mát, hàng ngày Bác vẫn ra đây tập thể dục. Di tích Khau Tý xã Điềm Mặc, nơi ở đầu tiên của Bác Hồ khi đặt chân về ATK Định Hoá, thuộc xóm Bản Quyên, xã Điềm Mặc. Ngày 20/5/1947, Bác Hồ cùng các chiến sĩ bảo vệ, giúp việc xây dựng Phủ Chủ tịch đầu tiên tại đồi Khau Tý. Tại Khau Tý, bài thơ “Cảnh khuya” của Người đã ra đời. Đồng thời cũng tại “Phủ chủ tịch” đầu tiên này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết cuốn sách “Sửa đổi lối làm việc” với bút danh XYZ. Di tích Nà Mòn, là nơi đồng chí Trường Chinh ở và làm việc trong những năm 1949, 1952-1953. Lán Nà Mòn được phục hồi, tôn tạo trên nền móng cũ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 Đó là một căn nhà sàn 4 gian rộng rãi và thoáng mát, lợp lá cọ nằm giữa một khu vườn râm mát. Di tích cơ quan Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam thuộc xóm Bảo Biên, Bảo Linh. Đây được coi là trung tâm đầu não quân sự của Đảng ta. Tại đây, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cùng với Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh xây dựng nhiều kế hoạch quân sự quan trọng, đồng thời trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch lớn. Di tích gồm hai điểm chính là nơi ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp kiêm văn phòng Quân uỷ và văn phòng Bộ Tổng Tư lệnh. Di tích đình làng Quặng: Ngày 15-5-1945 tại làng Quặng, xã Định Biên diễn ra lễ sát nhập Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân và Cứu quốc quân thành Việt Nam Giải phóng quân. Đây là đơn vị chủ lực đầu tiên của Đảng ta, là kết quả của cả một quá trình đấu tranh kiên cường, bền bỉ của nhân dân ta, là sự trưởng thành của lực lượng vũ trang dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Di tích nhà tù Chợ Chu nằm trên đồi cao xóm Vườn Rau, thị trấn Chợ Chu - Định Hoá. Năm 1889, thực dân Pháp đóng đồn bốt, chiếm Định Hoá. Năm 1894, chúng đặt cơ quan Đại Lý cai trị vùng này, đến 1916 thì xây dựng nhà tù Chợ Chu. Ban đầu nhà tù Chợ Chu được làm bằng tre, gỗ đơn sơ, chủ yếu để giam tù thường phạm, đến 1942 nhà tù được xây dựng lại bằng gạch ngói, xi măng kiên cố. Tháng 8/1943, sau khi thả hết số tù cũ, thực dân Pháp đưa 100 tù chính trị từ nhà tù Sơn La về Chợ Chu, trong đó có 15 đồng chí là Đảng viên cộng sản. Những Đảng viên cộng sản này tổ chức thành một chi bộ bí mật trong tù, chính vì vậy mà phong trào cách mạng của Định Hoá phát triển như vũ bão. Ngày 2/10/1944, 12 đồng chí vượt ngục thành công, xây dựng một vùng căn cứ địa quan trọng ở các huyện Đại Từ, Định Hoá (Thái Nguyên), Sơn Dương (Tuyên Quang). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 Nhà trưng bày ATK Định Hoá được xây dựng và khánh thành nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Bác Hồ về ở và làm việc tại ATK Định Hoá (20/5/1947- 20/5/2007), kiến trúc nhà trưng bày được phỏng theo kiểu kiến trúc nhà sàn của đồng bào Tày, Nùng vùng chiến khu Việt Bắc. Nội dung trưng bày gồm có tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tư thế đang ngồi làm việc dưới bầu trời của Thủ đô kháng chiến, bộ sưu tập giới thiệu về đất và người Định Hoá, bộ sưu tập về hiện vật của cơ quan đầu não kháng chiến Việt Nam, những thành tựu nhân dân Định Hoá đạt được trong thời kỳ đổi mới. Nhà tưởng niệm Bác Hồ được xây dựng và khánh thành nhân dịp kỷ niệm 115 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890-19/5/2005), do Đảng bộ và nhân dân thủ đô Hà Nội tặng Đảng bộ và đồng bào các dân tộc tỉnh Thái Nguyên. Nhà tưởng niệm trưng bày 8 tủ ảnh tư liệu liên quan đến cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, nhà nước ở ATK Định Hoá trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Di tích thắng cảnh Khuôn Tát Thuộc xóm Tỉn Keo, xã Phú Đình. Đây là nơi có cảnh đẹp thơ mộng, nằm giữa núi rừng hoang sơ và yên tĩnh, bốn bề có nhiều cây cổ thụ, nước từ trên 7 tầng thác cao đổ xuống tung bọt trắng xoá ngày đêm, tạo thành dòng suối trong xanh uốn lượn chảy róc rách. Từ đỉnh đèo De cao vút nhìn xuống thác Khuôn Tát 7 tầng như những bậc thang nhà sàn, nguồn nước trong vắt đổ ào ào quanh năm. Thác cao khoảng trên 20m, tầng dưới cùng đẹp nhất, cao khoảng 13m, rộng khoảng 15m, các tầng còn lại chênh lệch nhau trên dưới 3m và chiều rộng thu nhỏ dần trên đỉnh thác. Du khách có thể leo lên các tầng thác, mỗi tầng đều có cây to toả bóng mát, phía dưới từng tầng, nước đổ xuống tạo thành bồn tắm, xung quanh mỗi bồn tắm có nhiều tảng đá bằng phẳng, nếu muốn, du khách có thể tắm mát xong lên phơi nắng rồi nghe chim kêu, vượn hót, hít thở không khí trong lành của thiên nhiên. Quanh thác, những cây cổ thụ như: Si, dẻ, vả soi bóng mát cùng các dải đồi vầu, tre, nứa đan xen… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 tạo nên vẻ hoang sơ, yên tĩnh của rừng già Việt Bắc. Chân thác Khuôn Tát là một bồn tắm thiên tạo, chỗ sâu nhất chừng từ 2 đến 3m rồi nông dần ra phía ngoài, tạo thành con suối róc rách trải dài qua các khe đá, bờ cây, thích hợp cho cả người lớn, trẻ em đến tắm. Hai bên suối là bãi cỏ bằng phẳng, xanh tươi rất thuận lợi cho việc cắm trại, dựng lều nghỉ ngơi, vui chơi cho các đoàn khách du lịch đông người. Thắng cảnh Khuôn Tát, một bức tranh sơn thuỷ hữu tình không chỉ của Thái Nguyên mà còn nổi tiếng khắp vùng Việt Bắc, được xếp hạng danh thắng cấp Quốc gia năm 2002, đã đi vào thơ ca của nhiều thế hệ. Ngoài ra, ATK Định Hoá còn là nơi hội tụ của văn hoá các dân tộc miền núi phía bắc, có nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc với những lễ hội độc đáo, các phong tục tập quán đa dạng và các làn điệu dân ca phong phú… Đó là lễ hội Lồng Tồng của người Tày vào 10/1 âm lịch, với mong muốn cây cối xanh tươi, mùa màng bội thu, làng bản ấm no, hạnh phúc, trong lễ hội có các trò chơi cổ truyền dân gian như: Tung còn, đánh yến, bịt mắt bắt dê, hát giao duyên, thi sản vật địa phương… Lễ hội chùa Hang - Bảo Cường từ 12 đến 15 tháng giêng âm lịch, gồm lễ hội cầu phúc, cầu tài, chiêm ngưỡng thắng cảnh, chơi hang, leo núi. Trong những ngày hội, người dân còn tổ chức các trò chơi như tung còn, chọi gà, kéo co, thi hát… Lễ hội của Định Hoá còn là sự giao lưu văn hoá giữa các xã trong huyện, là cơ hội để người dân mua bán các mặt hàng lưu niệm, các món ăn, bánh trái quê hương… Thông qua lễ hội, du khách có thể hiểu được phần nào phong tục, tập quán của người dân địa phương. Với những tài nguyên du lịch phong phú và độc đáo, nếu được sự đầu tư, quan tâm đúng mức của các Ban, Ngành Trung ương và địa phương, Định Hoá sẽ trở thành điểm du lịch đầy hấp dẫn đối với du khách quan tâm đến lịch sử cách mạng. Đồng thời cũng là nơi giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn cho các thế hệ, đem lại cả nguồn lợi về vật chất và tinh thần cho nhân dân địa phương nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 2.4. ĐỒNG HỶ - VÕ NHAI Từ trung tâm thành phố Thái Nguyên qua cầu Gia Bẩy, theo hướng quốc lộ 1B, du khách sẽ đến với di tích thắng cảnh Chùa Hang. Quần thể di tích thắng cảnh Chùa Hang bao gồm chùa trong hang và 3 ngọn núi đá dài gần 1000m ở trung tâm thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ. Trong động, bên trái là ông Trừng Ác cưỡi hổ uy nghi, linh thiêng, bên phải là tượng ông Khuyến Thiện cưỡi voi. Vòm hang rộng mở, lô nhô chùm nhũ đá, những cột đá 3 người ôm không xuể… Tọa trên đài sen là tượng Adiđà to lớn, cao trên 3m, tay xếp bằng kết ấn thiền định, khuôn mặt toát vẻ nhân từ, mình mặc áo cà sa, ngoài ra chùa Hang còn thờ Phật Tổ, Tiên nữ. Vách đá trong chùa có 3 tấm bia cổ, cả 3 tấm bia này đều ca ngợi vẻ đẹp của chùa Hang, và nhắc tới sự tích Tiên xuống động chơi. Vào khoảng 1831, Cao Bá Quát trong chuyến ngao du đến Chùa Hang đã làm bài thơ chữ Hán: “Du Tiên Lữ động văn nhân đàm Thái Nguyên sơn thủy chi thắng tuý hậu thành ngâm” (Chơi Tiên Lữ động nghe người ta nói về cảnh đẹp của sông núi Thái Nguyên say rồi làm thơ) [62]. Thật là hiếm có di tích thắng cảnh nào lại có sự giao thoa văn hoá vật thể và phi vật thể hài hoà, kì thú đến vậy. Động Chùa Hang vẫn còn giữ được nhiều cảnh quan thiên tạo, đó là những nhũ đá hình Bụt ốc, cột đá hình Linga, một số hình ảnh nhân vật trong Tây Du Kí… Động có cả đường lên trời, đường xuống âm phủ, không khí trong lành mát mẻ, thanh tịnh, linh thiêng, động lòng trắc ẩn cho du khách. Hội chùa Hang xưa diễn ra từ ngày 18 đến 20 tháng Giệng, có dâng hương lễ Phật, có các trò chơi dân gian, thu hút hàng vạn du khách thập phương đến dự. Nay lễ hội Chùa Hang vẫn vào thời gian trên, nhưng các trò chơi dân gian đã không còn, hội chỉ còn lễ Phật, dâng hương và vãn cảnh. Rời chùa Hang và Quốc lộ 1B, du khách đi thẳng theo đường Đồng Hỷ - Trại Cau để đến với thắng cảnh động Linh Sơn. Xưa động Linh Sơn thuộc xã Linh Nham, tổng Huống Thượng, huyện Đồng Hỷ, xứ Thái Nguyên. Nay động Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 thuộc xóm núi Hột, xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, cách thành phố 6km về phía Đông Bắc và cách thị trấn Chùa Hang huyện lỵ Đồng Hỷ 3km về phía Đông Nam. Động có nhiều cảnh quan tự nhiên kỳ thú do nhũ đá tạo thành như: Hình voi chầu, hổ phục, kỳ lân, sư tử, rồng bay, phượng múa… Động Linh Sơn là một trong những thắng cảnh đẹp nổi tiếng của Thái Nguyên. Động Linh Sơn gồm 2 hang đá tự nhiên, gắn liền với nhau. Hang Thiên rộng trên 360m2, nền hang bằng phẳng rồi cao dần lên như bậc tam cấp. Tại đây có các bệ thờ Phật bằng đá, trong hang các nhũ đá tạo nhiều cảnh đẹp tự nhiên như hình tượng Phật, những san hô và nhũ đá hình con voi, con hổ, kì lân… Cuối hang Thiên có đường chui lên đỉnh núi Hột ở độ cao trên 16m, có đường thông xuống hang Địa chui sâu vào lòng đất. Hang Địa có diện tích trên 480m2, sâu và thấp hơn hang Thiên chừng 15m, nền hang khá phẳng, rộng rãi, thấp dần từ trái qua phải, tạo thành 3 chiếu nghỉ lớn. Nơi đây không gian tĩnh tại, thiên nhiên huyền ảo với những hình tượng đẹp được cấu tạo do nhũ đá như hình bút tháp, mẹ bồng con… Ngày xưa nhân dân địa phương đã dùng động làm chùa thờ Phật. Ngày nay hang động còn tượng Phật Thích Ca bằng đồng, một số tượng phủ sơn son thiếp vàng, tượng đá tự nhiên trên các bệ đá. Động là nơi để nhân dân các xã từ Hoá Thượng, Hoá Trung, Vân Hán, Khe Mo, thành phố Thái Nguyên, thậm chí cả dân các tỉnh Bắc Giang, Hà Nội, Lạng Sơn… đến tế lễ, dâng hương, cầu lộc, cầu tài… Ngày lễ chính của Động được tổ chức vào mồng 8 tháng Giêng hàng năm. Ngoài chùa Hang, động Linh Sơn, Đồng Hỷ còn có rất nhiều các di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh có tiếng khác như: Đình, đền Đồng Tâm (xã Đồng Bẩm), đình Bảo Nang (xã Tân Lợi), núi Voi (thị trấn Chùa Hang)… Tạm biệt Đồng Hỷ, ngược Quốc lộ 1B theo hướng Đông Bắc, du khách sẽ đến với Võ Nhai. Theo thống kê của Sở Thương mại và Du lịch [51], Võ Nhai có 87 điểm di tích trong đó 51 điểm là di tích lịch sử, 7 điểm là di tích tín ngưỡng, 19 thắng cảnh, 10 di tích khảo cổ học với các địa danh đã trở nên quen Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 thuộc như Thần Sa, hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, rừng Khuôn Mánh….Tất cả đã tạo nên một quần thể di tích hấp dẫn, hứa hẹn mang lại cho du khách một tour du lịch kỳ thú, đồng thời, đem lại một nguồn lợi không nhỏ cho Võ Nhai từ loại hình du lịch lịch sử, du lịch văn hoá, du lịch sinh thái… Điểm đầu tiên mà du khách dừng chân là trong tuyến du lịch này là di chỉ khảo cổ học Thần Sa thuộc xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, gồm các di chỉ: Phiêng Tung, mái đá Ngườm, Ranh 1, Ranh 2, Nà Ngần… Tại Phiêng Tung qua 4 đợt khai quật vào các năm 1972, 1973, 1980 (hai đợt) các nhà khảo cổ học đã thu thập được 659 công cụ đá với nhiều loại hình khác nhau như: Công cụ hòn cuội, công cụ mũi nhọn, công cụ mảnh cuội, công cụ mảnh tước. Di chỉ quan trọng nhất của Thần Sa là mái đá Ngườm, nằm trên sườn núi phía Bắc dãy núi Ngườm, thuộc bản Trung Sơn, cách Phiêng Tung khoảng 1km về phía Nam. Đây là một mái đá khổng lồ, chiều rộng chừng 60m, chiều cao 30m, nằm ở độ cao 30m so với mặt sông Thần Sa. Các nhà khảo cổ phát hiện tại đây có 4 tầng văn hoá. Những di vật đá đặc trưng của các nền văn hoá Bắc Sơn, Hoà Bình, Sơn Vi nằm ở tầng 1, tầng 2, còn tầng 3 thuần các công cụ đặc trưng của Ngườm, ở tầng 4 là hàng vạn công cụ đá kiểu Phiêng Tung. Những công cụ mũi nhọn, công cụ nạo và kĩ thuật gia công lần thứ 2 ở Phiêng Tung và Ngườm giống với những công cụ và kĩ thuật của văn hoá Mút-chi-ê - Nền văn hoá tiêu biểu cho thời đại trung kì đồ đá cũ của thế giới và gần gũi với nền văn hoá trung kì đá cũ của Ấn Độ Nêvasien. Những phát hiện khảo cổ học ở Phiêng Tung và Ngườm đã giúp các nhà khảo cổ học xác định, ở Thần Sa có một nền văn hoá - văn hoá Thần Sa, chủ nhân của nền văn hoá này là những người Homosapiens. Ngoài 2 di chỉ quan trọng là Ngườm và Phiêng Tung, những di chỉ còn lại cũng là nơi cư trú của người nguyên thuỷ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 Như vậy, những phát hiện khảo cổ học quan trọng nêu trên đã góp phần chứng minh sự xuất hiện và phát triển liên tục của con người trên đất Việt Nam thuộc các nền văn hoá: Núi Đọ, Thần Sa, Sơn Vi, Hoà Bình, Bắc Sơn… để bước vào thời đại kim khí với nền văn hoá Đông Sơn rực rỡ. Ngày nay, khi đến với Thần Sa, du khách không những có cơ hội được đến với những ngọn núi đá vôi hùng vĩ, được tìm hiểu về cuộc sống của người xưa, mà còn được chiêm ngưỡng một vùng non nước “Sơn thuỷ hữu tình” với rừng già nguyên sinh, với thác Mưa Rơi ào ạt… và biết thêm về nền văn hoá đặc sắc của dân tộc Tày với măng đắng, rau rừng, với những phong tục, tập quán khác lạ, được tận mắt ngắm những bản nhà sàn xinh xắn mà ít nơi nào có được. Ở Võ Nhai, ngoài di chỉ khảo cổ học Thần Sa, du khách còn được đến với nơi thành lập đội Cứu Quốc quân II tại rừng Khuôn Mánh - Tràng Xá. Sau khi khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại (27/9/1940), Pháp khủng bố ác liệt phong trào cách mạng ở căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai, hầu hết đội Cứu quốc quân I đã phải rút lui khỏi các căn cứ để bảo toàn lực lượng. Nhiều cơ sở Đảng của ta bị phá vỡ, phong trào cách mạng ở vào thế cực kì khó khăn. Trước tình hình đó, đồng chí Hoàng Quốc Việt - Uỷ viên Trung ương Đảng cùng ban lãnh đạo căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai (lúc đó đang ở núi Lều, Tràng Xá) đã chủ trương khôi phục lại đội Cứu quốc quân I, nhằm duy trì lực lượng vũ trang để hỗ trợ và cổ vũ cho phong trào cách mạng. Sáng 15/9/1941, từng tốp chiến sĩ Cứu quốc kéo đến một quả đồi nhỏ nằm giữa rừng Khuôn Mánh hiểm trở. Khoảng 9 giờ, các chiến sĩ tập trung đông đủ, đội ngũ chỉnh tề, đồng chí Hoàng Quốc Việt thay mặt Trung ương Đảng, tuyên bố thành lập đội Cứu quốc quân II. Nhiệm vụ của đội Cứu quốc quân II là tích cực đấu tranh chống địch khủng bố, trừ gian, diệt ác, bảo vệ cơ sở cách mạng, bảo vệ căn cứ địa, không ngừng củng cố và phát triển các đội tự vệ làm nguồn bổ sung cho Cứu quốc quân, duy trì tiếng súng đấu tranh vũ trang để cổ vũ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 phong trào cách mạng cả nước. Sau đó, các chiến sĩ Cứu quốc quân đọc 12 điều kỉ luật và lời thề quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ Quốc. Ban chỉ huy đội Cứu quốc quân II do đồng chí Hoàng Quốc Việt chỉ định gồm: Đồng chí Chu Văn Tấn, Chỉ huy trưởng, Nguyễn Cao Đàm, Chính trị Chỉ đạo viên, Trần Văn Phấn, Chỉ huy phó. Buổi lễ thành lập đội Cứu quốc quân II diễn ra nhanh gọn trong khoảng 30 phút, sau đó, các tiểu đội được phân công tản đi cơ sở, tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống khủng bố. Giữa vòng vây của thực dân Pháp và bộ máy cai trị của phong kiến tay sai, sự ra đời của đội Cứu quốc quân II là mốc son đánh dấu một thời kì lịch sử đấu tranh kiên cường của Đảng và nhân dân ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ngày nay, danh sách đội cứu quốc quân II được khắc trang trọng trên đá hoa cương giữa rừng đại ngàn Khuôn Mánh [54]. Rời rừng Khuôn Mánh, theo quốc lộ 1B lên hướng Đông Bắc, du khách vượt sẽ đến với di tích hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà nằm kề quốc lộ 1B thuộc xóm Mỏ Gà, xã Phú Thượng. Theo truyền thuyết dân gian, ngày xưa, có đôi chim phượng hoàng đi tìm nơi xây tổ ấm, bay mãi vẫn chưa tìm được nơi nào vừa ý. Mệt mỏi, đói khát, lúc đó, chúng phát hiện ra một máng đá đầy nước trước cửa hang. Đôi chim dừng cánh nghỉ ngơi, vẻ đẹp quyến rũ của nơi đây đã níu giữ đôi phượng hoàng dừng lại. Cho đến một ngày kia, chim trống không tìm được mồi nữa bèn chui vào hang và chết ở đó, chim mái kiếm mồi về không thấy chim trống đâu, nó đậu trên mỏm đá vách hang đợi, đợi mãi rồi hoá thành đá. Hang Phượng Hoàng có tên từ đó. Từ chân núi, sau khoảng một giờ leo núi, con đường lởm chởm đá tai mèo dẫn ta đến cửa hang. Ánh sáng từ 2 cửa hang rọi vào khiến du khách được chiêm ngưỡng những nhũ đá vôi thiên tạo rực rỡ với những hình voi chầu, kì lân múa, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 mẹ bồng con, vũ nữ, bút tháp… Đặc biệt, trên trần hang là đôi cánh phượng hoàng giang rộng như đón chào du khách. Không khí trong lành mát rượi. Hang Phượng Hoàng còn là một điểm di tích của căn cứ địa Bắc Sơn, Võ Nhai nổi tiếng xưa kia. Ngày 27/11/1944, đội Cứu Quốc Quân 75 người do chính trị viên Trần Thị Minh Châu và đồng chí Kì chỉ huy, cùng 373 hộ dân lên hang Phượng Hoàng chống địch khủng bố với vũ khí thô sơ: Súng kíp, mìn lưỡi cày, bẫy đá, nỏ, dáo mác và kết hợp đánh du kích đã gây thiệt hại nặng cho một tiểu đoàn Pháp và tay sai có pháo binh yểm trợ. Theo con đường lát đá ngoằn ngoèo, suối Mỏ Gà nằm kề chân hang Phượng Hoàng. Suối rộng chừng 10 đến 15m, cao 2 đến 6m, nước trong veo, mát rượi. Hang suối tối om phải có đèn pin mới vào được. Không ai biết hang suối dài bao nhiêu, riêng vài ba trăm mét vào được đã cuốn hút du khách, những tảng đá như giường tiên, cột đá lô nhô phân cách buồng tắm, vũng tắm, bãi sỏi… khiến cho du khách tĩnh tâm, khoan khoái sau giờ leo núi. Cửa hang như miệng một con cá sấu, nhiều hoa lá rủ, dây cuốn hình quả trứng, đá nhấp nhô, thác nước reo gợi thơ nhạc cho du khách qua đây. Như vậy, khu du lịch Đồng Hỷ - Võ Nhai vừa có loại hình du lịch lễ hội - tâm linh với chùa Hang, động Linh Sơn, vừa có loại hình du lịch văn hoá với khu di chỉ khảo cổ học Thần Sa, lại vừa có loại hình du lịch lịch sử, danh thắng với hang Phượng Hoàng, rừng Khuôn Mánh, cùng hàng 100 các di tích khác, nếu được khai thác hợp lý, chắc chắn đây sẽ là một tuyến du lịch đầy hấp dẫn đối với du khách khi đến với Thái Nguyên. 2.5. PHỔ YÊN, PHÚ BÌNH Đây là hai huyện có di tích kiến trúc, nghệ thuật, tín ngưỡng, tôn giáo nhiều nhất tỉnh: Phú Bình: 6 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, 5 di tích xếp hạng cấp tỉnh, hàng 100 di tích đang làm hồ sơ đề nghị xếp hạng. Phổ Yên: 1 di tích cấp Quốc gia, 9 di tích cấp tỉnh và rất nhiều di tích có giá trị khác cũng đang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 được đề nghị xếp hạng [51]. Điểm đầu tiên mà du khách sẽ tới tham quan trong tuyến du lịch này là đền Lục Giáp thuộc xã Đắc Sơn, huyện Phổ Yên. Xưa kia đền chỉ là một ngôi miếu nhỏ thờ thần linh của nhân dân vùng Sơn Cốt. Sau này, để tưởng nhớ, ghi nhận công lao của vị anh hùng dân tộc Dương Tự Minh và tướng Lưu Nhân Chú, nhân dân ở đây đã lập đền thờ 2 ông. Đến cuối thế kỉ XV, Đỗ Cận người Thống Thượng thuộc xã Minh Đức (Phổ Yên) đỗ tiến sĩ, được bổ làm Tham Nghị xứ Quảng Nam đã cho thợ giỏi, dùng gỗ tốt đục đẽo, chạm khắc thành khung nhà hoàn chỉnh tại Thanh Hoá rồi mang về dựng, thay thế cho ngôi đền nhỏ, cũ. Đền được nhân dân trong 6 giáp của vùng Sơn Cốt thờ cúng, nên được mang tên đền Lục Giáp. Đền Lục Giáp nằm trên dải đất rộng bên bờ sông Công thuộc xóm Dương, xã Đắc Sơn, cách huyện lỵ Phổ Yên 3km đường ô tô, đây là nơi có địa thế trên bến dưới thuyền, nhìn ra đồng ruộng phì nhiêu, làng xóm trù phú gợi vẻ nên thơ, yên ả của làng quê đất Việt. Khu vực chính của đền Lục Giáp gồm nhà Tiền tế và Hậu cung, rộng khoảng 136 m2, phía trước đền có sân rộng, giữa sân có bệ để cắm hương hoa. Nhà Tiền tế và Hậu cung đều mang nét chung của kiến trúc đền, miếu, cầu kì nhưng gọn, đẹp, được xây dựng theo kiểu “tiền kẻ, hậu bảy”. Cả 2 nhà Tiền tế và Hậu cung đều làm 3 gian, 2 chái, hiện nay Hậu cung vẫn lợp ngói mũi, bốn góc mái cong vút, các cột đều được làm bằng gỗ lim. Tất cả các đầu trụ, câu đầu, ván lát trước Hậu cung… đều được chạm khắc nổi tinh tế, công phu với các hình long, ly, quy, phượng. Đặc biệt, 2 cánh cửa chính vào Hậu cung được chạm nổi Lưỡng Long chầu nguyệt theo kiểu thời Lê rất đẹp, đạt trình độ mỹ thuật truyền thống tinh xảo. Hàng năm, đền Lục Giáp mở hội vào ngày 15/3 (âm lịch) để tưởng nhớ các danh nhân Dương Tự Minh, Lưu Nhân Chú, Đỗ Cận. Lễ hội có dâng hương, tế lễ, rước kiệu, hát ví… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 Sau khi tham quan đền Lục Giáp, du khách sẽ đến với di tích lịch sử cách mạng xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên. Tổng Tiên Thù (xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên ngày nay là một phần của tổng Tiên Thù xưa) trong những năm 1939 - 1945 được chọn làm ATK II của Trung ương Đảng và Xứ uỷ Bắc Kì. Nhiều đồng chí lãnh đạo Trung ương Đảng, Xứ uỷ đã ở và làm việc tại đây như: Đồng chí Trường Chinh, đồng chí Hoàng Quốc Việt, đồng chí Lê Thanh Nghị… Soi Quýt là một bãi ven sông Cầu, được bao bọc bởi quýt, trám, vải. Đây là địa điểm nối Tiên Thù (Phổ Yên) và Vân Xuyên (Hiệp Hoà, Bắc Giang) - nơi đặt trạm liên lạc bí mật của Đảng. Nhà ông Ngô Hải Long được nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Xứ uỷ đi lại, ở và làm việc trong thời kì hoạt động bí mật (1941) như đồng chí Trường Chinh - Tổng bí thư Đảng, Hoàng Quốc Việt - Thường vụ Trung ương Đảng, các đồng chí trong Xứ uỷ: Nguyễn Hải Lục, Nguyễn Trọng Tỉnh… Nhà bà Hoàng Thị Úc là địa điểm đặt cơ sở in báo “Cờ giải phóng” của xứ uỷ 1942. Nhà bà Lưu Thị Phan ở Cổ Pháp là địa điểm bí mật đưa đón cán bộ, phát hành báo chí của Trung ương Đảng, nơi diễn ra các cuộc họp quan trọng của Trung ương do đồng chí Trường Chinh và Hoàng Quốc Việt chủ trì, đồng thời cũng là nơi diễn ra những cuộc họp, học tập, phổ biến nghị quyết Hội nghị Trung ương lần VIII tháng 5/1941. Những người dân của ATK II đã không quản ngại hi sinh cả tính mạng, cuộc sống, gia đình để bảo vệ các đồng chí lãnh đạo Trung ương Đảng và Xứ uỷ Bắc Kì. Đêm 20 rạng 21/11/1942, đồng chí Trường Chinh, Tổng bí thư Đảng, tổ chức lớp huấn luyện ở Vân Xuyên (Hoàng Vân, Hiệp Hoà, Bắc Giang) bị giặc Pháp và tay sai vây bắt, đồng chí đã được hai bố con ông lão đánh cá đưa sang bên kia sông Cầu thuộc đất Tiên Thù. Tại đây đồng chí được Nguyễn Văn Tâm con rể và Ngô Hải Long con trai của ông Ngô Văn Luân bảo vệ an toàn. Ông Ngô Văn Luân bị địch bắt giam tại nhà lao Thái Nguyên, bị tra tấn dã man nhưng nhất định không khai báo và đã anh dũng hi sinh. Ngoài ra ở Phổ Yên còn rất nhiều di tích lịch sử, văn hoá, và danh thắng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 khác như: Đền Giá (xã Đông Cao), đền Đồng Thụ (xã Thuận Thành), chùa Tây Phúc (xã Tân Phú), thác Cô Tiên, hồ Suối Lạnh (xã Thành Công)… Chắc chắn sẽ là nguồn tài nguyên phong phú cho du lịch Thái Nguyên. Cụm di tích lịch sử Kha Sơn huyện Phú Bình. Gồm các điểm: Chùa Mai Sơn, làng Mai Sơn là nơi đặt cơ sở in ấn của Xứ uỷ Bắc Kì trong thời kì vận động giải phóng dân tộc. Chùa Mai Sơn là một ngôi chùa thờ Phật, có từ xa xưa. Trong chùa có 12 cột đá được đẽo gọt chau chuốt, cầu kì có chung niên đại 1737. Trong quá trình khai hoang, lập làng, cơ cấu làng xã Việt Nam được hình thành, làng Mai Sơn cũng được ra đời trong hoàn cảnh đó. Trước 1943, cơ sở in ấn của Xứ uỷ Bắc Kì đặt tại nhà bà Hoàng Thị Úc thuộc tổng Tiên Thù, xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên. Đến đầu 1943, cơ sở in chuyển đến xã Kha Sơn Hạ, đặt ở nhà ông Viễn, sau chuyển tới nhà cụ Chèo, nhà đồng chí Bình Sơn, nhà ông Toàn Thể, cuối cùng đến chùa Mai Sơn. Tại cơ sở in này, Đảng ta cho ra đời nhiều tài liệu, sách, báo quan trọng. Đồng thời đây còn là nơi thành lập mặt trận Việt Minh tổng Phương Sơn, nơi diễn ra nhiều hội nghị, cuộc họp quan trọng của Xứ uỷ Bắc Kì. Ngày 3 và 4/10/1944, địch đã phát hiện ra “nhà in đặc biệt khu” của Xứ uỷ ở chùa. Chúng tổ chức bao vây, lục soát ở các xã Kha Sơn Thượng, Kha Sơn Hạ, Mai Sơn và bắt nhiều quần chúng cách mạng. Xứ uỷ Bắc Kì còn đặt trạm “Liên lạc số 1” tại rừng Mấn, đây là nơi kín đáo, dễ cơ động, thuận lợi cho hoạt động bí mật. Năm 1944, lớp huấn luyện quân sự đào tạo tự vệ cho nhà in và các xã đã được mở tại đây. Do ảnh hưởng của phong trào cách mạng ở Hiệp Hoà (Bắc Giang) từ 1943 và hoạt động in ấn tài liệu tuyên truyền của Xứ uỷ Bắc Kì tại nhà ông Cao Nhật, đã hình thành ở đây tổ trung kiên cách mạng (tháng 4/1943), tiền thân của Chi bộ Đảng đầu tiên ở Phú Bình. Đến năm 1944, tại Kha Sơn Hạ, Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Phú Bình được thành lập. Ngày 13/3/1945, chi bộ Phú Bình nhận được chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” do đồng chí Lê Thanh Nghị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 truyền đạt, 8h sáng 14/3/1945, chi bộ Kha Sơn Hạ nhanh chóng phát động dân chúng xã đứng lên cướp chính quyền thắng lợi. Đình Kha Sơn Hạ, chùa Làng Ca còn là nơi cất giấu tài liệu của Xứ uỷ Bắc Kì thời kì 1943-1945. Ngày 14/3/1945, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Ngô Thế Sơn, đồng chí Nguyễn Thế Đạt huy động lực lượng, bắt tên phó hội Lương Đức Oai, thành lập toà án cách mạng, xử tên Oai ở cầu Ngói, đồng thời tịch thu ấn triện của Lý trưởng, thành lập chính quyền cách mạng. Đình Kha Sơn Thượng là nơi hoạt động và cất giữ tài liệu của Xứ uỷ Bắc Kì từ 1939 đến 1945. Các đồng chí Hoàng Quốc Việt, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đồng chí Hà Thị Quế, Ngô Thế Sơn thường qua lại vùng này để chỉ đạo phong trào cách mạng. Trong tuyến du lịch này, ngoài các địa điểm nêu trên, du khách còn được chiêm ngưỡng những ngôi đền, chùa, đình uy nghi, cổ kính mà không kém phần tao nhã của Phú Bình, đó là: Đình Phương Độ xã Xuân Phương. Các dòng họ Dương Quang, Dương Hữu… là những người đầu tiên đến lập làng Phương Độ và dựng đình vào thế kỉ XV. Theo sách “Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỉ XIX” [70] thì làng Phương Độ thuộc tổng La Đình, huyện Tư Nông, phủ Phú Bình, xứ Thái Nguyên (nay là xã Xuân Phương, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên). Đầu tiên đình được dựng ở ngoài bãi nổi do thiên tai, mưa lũ nên phải di chuyển nhiều lần. Cuối cùng thì chuyển vào giữa làng Phương Độ ngày nay. Trong những năm đầu cách mạng tháng Tám, đình là nơi hội họp, nghe cán bộ tuyên truyền cách mạng. Tháng 8 năm 1945, đình là nơi tổ chức lễ tế cờ chào mừng cách mạng Tháng 8 thành công. Năm 1946, ông Nguyễn Văn Tố, Trần Huy Liệu đã lấy đình làm địa điểm tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ. Cuộc vận động toàn dân xoá nạn mù chữ, mở rộng phong trào “Bình dân học vụ”, “tuần lễ vàng”… cũng được tổ chức tại đây, nhân dân quanh vùng đã góp tiền củ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc345.pdf
Tài liệu liên quan