Luận văn Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THÀNH CHUNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Thái Nguyên, năm 2007 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THÀNH CHUNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60.31.10 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: T.S Nguyễn Thị Minh Thọ Thái Nguyên, năm 2007 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên i Lời cam đoan Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, và chưa hề được sử dụng...

pdf107 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 951 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THÀNH CHUNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Thái Nguyên, năm 2007 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THÀNH CHUNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60.31.10 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: T.S Nguyễn Thị Minh Thọ Thái Nguyên, năm 2007 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên i Lời cam đoan Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cám ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thành Chung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ii Lời cảm ơn Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của tập thể và các cá nhân. Trước hết tôi xin chân thành cám ơn các giảng viên khoa Kinh tế, khoa Sau Đại học trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, đặc biệt là sự hướng dẫn của Tiến sỹ Bùi Đình Hòa và Tiến sỹ Nguyễn Thị Minh Thọ trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các đồng chí lãnh đạo và chuyên viên sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; sở Kế hoạch và Đầu tư; Phòng Tài chính – Kế hoạch 9 huyện, thành tỉnh Thái Nguyên. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên; Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Thái Nguyên; Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Thái Nguyên, các quý Ông, Bà lãnh đạo các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện, góp ý và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo sở Tài chính, lãnh đạo các phòng, ban trong sở cùng các đồng nghiệp, bạn bè đã cổ vũ động viên và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện Luận văn này. T¸c gi¶ luËn v¨n Nguyễn Thành Chung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên iii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ................................................................................. i Lời cảm ơn ..................................................................................... ii Mục lục .......................................................................................... iii Danh mục các chữ viết tắt ............................................................. vi Danh mục các bảng ....................................................................... vii Danh mục các hình vẽ, đồ thị ....................................................... viii MỞ ĐẦU............................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................ 3 4. Đóng góp mới của Luận văn .................................................... 4 5. Bố cục của Luận văn ................................................................. 4 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 1.1. Doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp .................................................... 5 1.1.2. Khái niệm doanh nghiệp nông lâm nghiệp ....................... 6 1.1.3. Vai trò của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh ............................................................................... 7 1.1.4. Phân loại doanh nghiệp nông lâm nghiệp ......................... 10 1.2. Công nghệ thông tin - vai trò và các ứng dụng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ....................................... 13 1.2.1. Khái niệm công nghệ thông tin .......................................... 13 1.2.2. Vị trí, vai trò của công nghệ thông tin ............................... 14 1.2.3. Các ứng dụng của công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ................................. 16 1.2.4. Những lợi ích của công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ................................. 19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên iv 1.3. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trên thế giới ........ 22 1.3.1. Hiện trạng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trên thế giới ................................................................................... 22 1.3.2. Kinh nghiệm của Mỹ ......................................................... 22 1.3.3. Kinh nghiệm của Nhật Bản ............................................... 25 1.3.4. Kinh nghiệm của Sinhgapore ............................................ 25 1.3.5. Kinh nghiệm của Trung Quốc ........................................... 27 1.4. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam ........................... 28 1.4.1. Thực trạng 28 1.4.2. Hiệu quả ứng dụng CNTT của các doanh nghiệp 30 1.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................... 33 1.5.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................ 33 1.5.2. Các phương pháp nghiên cứu ........................................... 33 1.5.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá và phương pháp phân tích ..... 34 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG LÂM NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN 37 2.1. Đặc điểm Tự nhiên - Kinh tế - Xã hội của tỉnh Thái Nguyên .................................................................................. 37 2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh ................................. 38 2.2.1. Tình hình lao động và trình độ lao động ........................... 38 2.2.2. Tình hình thu nhập bình quân của người lao động ........... 41 2.2.3. Đánh giá về hiệu quả kinh tế các loại hình doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ........................ 42 2.3. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .......... 47 2.3.1. Cơ sở vật chất về công nghệ thông tin ............................... 47 2.3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý doanh nghiệp ............................................................................................ 50 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên v 2.3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất ................. 53 2.3.4. Internet và ứng dụng trong thương mại ............................ 53 2.3.5. Đánh giá chung việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên................. 54 2.3.6. Thực trạng về các chính sách của Nhà nước ảnh hưởng đến ứng dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 57 2.3.7. Đánh giá hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên 58 2.3.8 Nguyên nhân của việc ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên 60 Chƣơng 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN. 62 3.1. Bối cảnh hiện nay của các doanh nghiệp.............................. 62 3.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp 3.2.1. Quan điểm phát triển công nghệ thông tin ........................ 64 3.2.2. Mục tiêu tổng quát phát triển công nghệ thông tin ........... 65 3.3. Các giải pháp nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh 66 3.3.1. Các giải pháp của tỉnh ........................................................ 67 3.3.2. Các giải pháp đối với các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên .......................................................................... 70 3.3.3. Các giải pháp đối với các doanh nghiệp công nghiệp công nghệ thông tin ....................................................................... 79 KẾT LUẬN ................................................................................... 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................... 83 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên vi PHỤ LỤC ...................................................................................... 86 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Gốc tiếng Anh Nghĩa của từ CAD Computerized Aided Design Thiết kế với sự trợ giúp của máy tính điện tử CAM Computerized Aided Manufacture Chế tạo với sự trợ giúp của máy tính điện tử CIO Chief Information Officer Giám đốc thông tin CSDL Cơ sở dữ liệu CNTT Công nghệ thông tin CNTT&TT Công nghệ thông tin và truyền thông DN Doanh nghiệp MIS Managerment Information Systems Hệ thống thông tin quản lý DSS Decision Support Systems Hệ thống thông tin hỗ trợ ra quyết định ES Expert Systems Các hệ chuyên gia EPR Enterprise Resource Planning Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp CRM Customor Relationship Management Hệ thống quản lý quan hệ với khách hàng ITU International Telecommunication Union Liên minh viễn thông quốc tế IRS Information Reporting Systems Hệ thống thông tin thông báo LAN Local Area Network Mạng nội bộ NLN Nông lâm nghiệp SCM Supply Chain Management Hệ thống quản lý chuối cung ứng PCS Process Control Systems Hệ thống điều khiển các quá trình PC Personal Computer Máy vi tính TPS Transaction Processing Systems Hệ thống xử lý giao dịch Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên vii DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN Trang Bảng 1.1: Phân loại doanh nghiệp nông lâm nghiệp theo ngành nghề sản xuất kinh doanh năm 2006 ............................ 11 Bảng 1.2: Phân loại doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2006 theo hình thức sở hữu vốn ............... 13 Bảng 2.1: Thực trạng trình độ người lao động trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2006 .. 39 Bảng 2.2: Số lượng lao động tại các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2006 .............................. 40 Bảng 2.3: Thực trạng thu nhập bình quân của người lao động tại doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên ........ 41 Bảng 2.4: Hiệu quả kinh tế loại hình doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên ..................... 42 Bảng 2.5: Hiệu quả kinh tế loại hình doanh nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên................................. 43 Bảng 2.6: Hiệu quả kinh tế loại hình doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ trong lĩnh vực nông lâm nghiệp ... 45 Bảng 2.7: Hiệu quả kinh tế loại hình doanh nghiệp nông lâm nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .................. 46 Bảng 2.8: Cơ sở vật chất cho công nghệ thông tin của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2006 .. 48 Bảng 2.9: Tình hình đầu tư hạ tầng CNTT trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2006 50 Bảng 2.10: Tình hình sử dụng các loại phần mềm ở các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2006 .. 50 Bảng 2.11: Các khó khăn lớn nhất trong việc đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2006 ............................. 55 Bảng 2.12: Một số ứng dụng công nghệ thông tin có nhu cầu lớn trong thời gian tới của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên ............................................... 56 Bảng 2.13: Đánh giá hiệu quả ứng dụng CNTT tại các doanh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên viii nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2006 59 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN Trang Biểu đồ 1.1: Phân loại doanh nghiệp nông lâm nghiệp theo ngành nghề sản xuất kinh doanh năm 2006 ............................ 12 Biểu đồ 1.2: Cơ cấu các loại hình doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến 31/12/2006 ................................ 12 Biểu đồ 2.1: Doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên đánh giá hiệu quả mà Internet mang lại ........................... 55 Biểu đồ 2.2: Doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên đánh giá lợi ích do công nghệ thông tin mang lại.......... 59 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong bối cảnh công nghệ thông tin đang phát triển như vũ bão trên toàn thế giới; từng ngày làm thay đổi và tác động mạnh vào mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế - xã hội của con người và đang giữ một vai trò hết sức quan trọng cho sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu thì các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức của Việt Nam mới chỉ đứng ở ngưỡng cửa của công nghệ thông tin. Nói thế có nghĩa phần lớn các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức của ta chưa sử dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả trừ những khu vực kinh tế có yêu cầu hội nhập và cạnh tranh cao như ngân hàng, viễn thông, hàng không v.v… việc ứng dụng công nghệ thông tin đã trở thành yếu tố sống còn. Trong nhiều năm qua các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã cơ bản thực hiện tốt vai trò nhiệm vụ của mình, song cũng bộc lộ nhiều tồn tại khó khăn như: năng lực quản lý kinh doanh yếu kém, công nghệ máy móc lạc hậu, chất lượng sản phẩm hạn chế, sức cạnh tranh chưa cao, dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp. Điều đó là tất yếu và tự nhiên đối các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào quy trình sản xuất thủ công truyền thống nên đã chi phối hầu hết các quy trình, tác nghiệp quản lý. Các quy trình sản xuất kinh doanh được thực hiện thủ công và vì vậy đã làm ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng sản phẩm. Các thông tin quản lý được lưu trữ tách biệt, không thể chia sẻ, khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả. Các mối quan hệ (bao gồm cả quan hệ ngang và dọc) trong quá trình quản lý sản xuất đều chưa được liên kết, liên thông một cách chặt chẽ để trao đổi, chia sẻ thông tin nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 Quy trình sản xuất kinh doanh thủ công là một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh như: Doanh thu đạt thấp, chi phí kinh doanh không tương ứng với doanh thu, đặc biệt lãng phí chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu ... làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh còn thấp… Để phát triển, hội nhập, nâng cao vị thế của mình, các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở cải thiện các bất cập nêu trên. Điều đó có nghĩa phải thay đổi phương thức quản lý sản xuất kinh doanh từ thủ công sang phương thức quản lý hiện đại, chuyên nghiệp hơn. Và ứng dụng công nghệ thông tin là lựa chọn tất yếu để xây dựng quy trình sản xuất kinh doanh hiện đại, chuyên nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài: "Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên". Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 2. Mục đích nghiên cứu: 2.1. Mục đích chung: Đánh giá thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp. Thông qua phân tích thấy được những tồn tại, nguyên nhân. Từ đó tìm ra những giải pháp khả thi nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. 2.2. Mục đích cụ thể: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay; - Đánh giá thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Đánh giá tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp, đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, bao gồm: - Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nông lâm nghiệp. - Doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ nông lâm nghiệp. - Doanh nghiệp chế biến nông lâm sản. - Doanh nghiệp khác (xây dựng trong nông lâm nghiệp). 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 - Về không gian: Đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Bao gồm 29 doanh nghiệp. - Về thời gian: Phần tổng quan được thu thập từ các tài liệu đã công bố trong khoảng thời gian từ năm 2004-2006. 4. Đóng góp mới của Luận văn - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp; - Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp; - Đề xuất các giải pháp phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; - Khẳng định được vai trò quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; - Thông qua thu thập và phân tích số liệu, luận văn đã đánh giá được thực trạng tình hình ứng dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp. Từ đó có thể giúp cho các cấp chính quyền địa phương xây dựng cơ chế, giải pháp khoa học nhằm phát triển doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. 5. Bố cục: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Chương 2:Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái nguyên. Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 Chƣơng I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm Doanh nghiệp Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về doanh nghiệp, nhưng có thể nhận định doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, được thành lập để thực hiện các hoạt động kinh doanh với mục tiêu thu lợi nhuận. Doanh nghiệp được coi là chủ thể kinh doanh chủ yếu trong nền kinh tế thị trường bởi một số lý do sau đây [13], [17]: - Doanh nghiệp là một tổ chức được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật, vì thế cơ sở pháp lý và ràng buộc của doanh nghiệp là chặt chẽ và ổn định; - Doanh nghiệp có mức vốn đầu tư và quy mô hoạt động đủ lớn, vượt ra khỏi quy mô của cá nhân và hộ gia đình kinh doanh, vì vậy có thể phát huy ưu thế về quy mô trong hoạt động sản xuất kinh doanh; - Doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ khá chặt chẽ và bền vững, vì vậy có nhiều điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; - Doanh nghiệp lấy việc kinh doanh thu lợi nhuận làm mục tiêu cơ bản nhất, vì vậy có thể coi doanh nghiệp là một chủ thể chủ lực, đi đầu trong việc tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận của toàn bộ nền kinh tế. Để thống nhất, Doanh nghiệp được định nghĩa như sau [13]: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh . Trên thực tế các doanh nghiệp ở Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ trừ các Tổng Công ty 90, 91 nên đối tượng nghiên cứu của đề tài là những doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thực chất là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký kinh doanh không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình năm không quá 300 người [12]. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhìn chung có những đặc điểm chủ yếu sau đây [4], [12]: Thứ nhất: bộ máy quản lý gọn nhẹ, có tính linh hoạt cao, đáp ứng nhanh với tình hình biến đổi của thị trường trong và ngoài nước, có thể thay đổi kịp thời số lượng và chất lượng theo yêu cầu của khách hàng trên cơ sở quan hệ trực tiếp giữa người cung ứng và khách hàng Thứ hai: vốn ít nên dễ chuyển đổi ngành nghề kinh doanh, ít khi bị tổn thất lớn khi thị trường biến động mạnh. Thứ ba: vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh thiếu, nhất là giai đoạn đầu tư ban đầu nên ít có điều kiện đầu tư vào công nghệ, nếu có, chỉ dừng lại ở mức cải tiến kỹ thuật giản đơn Thứ tư: do tiềm lực về tài chính yếu nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ có xu hướng sử dụng nhiều lao động Thứ năm: các doanh nghiệp vừa và nhỏ có mặt trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất của nền kinh tế, tuy nhiên chủ yếu trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, gia công may mặc, da giầy, công nghiệp nhẹ, cơ khí. 1..1.2. Khái niệm Doanh nghiệp nông lâm nghiệp: Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp tuỳ thuộc vào cách tiếp cận và nội dung nghiên cứu, nhưng nhìn chung đều đồng nhất với ý kiến cho rằng [17]: Doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp là đơn vị kinh doanh cơ sở của nền sản xuất xã hội trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, được Nhà nước bảo hộ, không phân biệt hình thức sở hữu vốn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 Ngoài ra cũng có ý kiến cho rằng có thể tách bạch khái niệm doanh nghiệp nông nghiệp và doanh nghiệp lâm nghiệp khi thực hiện mục đích nghiên cứu riêng, do vậy ta có khái niệm sau [17]: Doanh nghiệp nông nghiệp là tổ chức thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, với các hoạt động khai thác vận chuyển, chế biến các loại nông sản, xây dựng cơ bản và thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp. Doanh nghiệp lâm nghiệp là tổ chức thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực lâm nghiệp, với các hoạt động xây dựng rừng, khai thác vận chuyển và chế biến các loại lâm sản, thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực lâm nghiệp, đáp ứng nhu cầu về lâm sản đối với toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường tồn tại nhiều thành phần kinh tế, tất yếu có nhiều loại hình doanh nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau, có những doanh nghiệp đa ngành nghề như: Sản xuất vật liệu xây dựng - Xây dựng cơ bản; Kinh doanh thương mại - Du lịch; Nông Lâm nghiệp ... hoặc cũng có những doanh nghiệp chỉ tổ chức sản xuất kinh doanh trong một lĩnh vực như: Xây dựng; Sản xuất vật liệu xây dựng; Nông nghiệp hay Lâm nghiệp ... Do vậy việc định nghĩa loại hình doanh nghiệp theo ngành nghề kinh doanh phục vụ công tác nghiên cứu là điều cần thiết. 1.1.3. Vai trò của các doanh nghiệp Nông lâm nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh 1.1.3.1. Tăng thu cho Ngân sách: Doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là động lực thúc đẩy hình thành các trung tâm kinh tế, văn hoá khoa học kỹ thuật, đổi mới cho toàn bộ nền kinh tế, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công nhân lành nghề và tạo thêm điều kiện hạ tầng cho quá trình phát triển, là lực lượng thường xuyên và lâu dài của công cuộc phát triển kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Hiện nay, trên thế giới đặc biệt là các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 nước đang phát triển đều thấy rõ vai trò quan trọng của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế của đất nước. Đối với Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trình độ công nghệ còn lạc hậu, công tác quản lý điều hành còn nhiều yếu kém, năng suất và trình độ lao động chưa cao. Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang đóng góp đáng kể là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, đã tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng triệu người lao động [4]. Đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực Nông Lâm nghiệp, đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế ở nước ta như tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân, tạo nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội, thúc đẩy đổi mới công nghệ sản xuất, khai thác nguồn tài nguyên và thế mạnh tiềm tàng trong lĩnh vực Nông Lâm nghiệp, kích thích và mở mang giao lưu thương mại quốc tế. Doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp phát triển làm tăng khả năng cung ứng sản phẩm cho xã hội, và tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp nói riêng đã và đang có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của nước ta. 1.1.3.2 Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn: Doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp tạo việc làm và thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn, ngoài việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội miền núi còn phải thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp là mắt xích quan trọng trong việc triển khai một số chương trình có mục tiêu để hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhân dân các dân tộc hoà cùng vào tiến trình phát triển của cả nước như chương trình xoá đói giảm nghèo, có thể nói chương trình này đã giúp cho đại bộ phận nhân dân và bộ mặt nông thôn miền núi nhất là vùng cao, vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng, biên giới hải đảo, vùng an toàn khu đã được cải thiện một cách rõ rệt, góp phần Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 ổn định kinh tế chính trị, văn hoá xã hội, thực hiện công bằng văn minh cùng với các thành phần kinh tế khác giải quyết các vấn đề về việc làm, thu nhập cho người lao động, xoá đói giảm nghèo, phát triển văn hoá y tế giáo dục, làm cơ sở và nền tảng cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đảm bảo an ninh quốc phòng. 1.1.3.3 Vai trò trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào khu vực nông thôn [30]: Doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp có vai trò tích cực trong việc triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào khu vực nông nghiệp nông thôn, góp phần nâng cao năng suất chất lượng của sản phẩm. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là thực hiện các chương trình có mục tiêu đối với khu vực nông thôn miền núi, việc áp dụng công nghệ chế biến hàng nông lâm sản là cơ sở nâng cao giá trị sản phẩm sau thu hoạch, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý với tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, từng địa phương. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nông thôn. 1.1.3.4 Vai trò trong việc bảo vệ môi trường sinh thái Doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam, việc giải phóng sức sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, cũng như việc phát triển nền kinh tế dịch vụ, mở cửa đầu tư nước ngoài và tham gia vào nền thương mại khu vực và Quốc tế đã đem lại nhiều thành tựu kinh tế - xã hội to lớn, nền kinh tế phát triển tương đối nhanh nhưng cũng phải đương đầu với một số vấn đề gay cấn như bảo vệ môi trường sinh thái và tài nguyên, đây là vấn đề khó giải quyết bởi tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường thường mâu thuẫn trực tiếp với nhau. ở nước ta, đồi núi chiếm khoảng 3/4 diện tích, miền núi là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 vùng hiện còn trên 90% diện tích rừng cả nước, là nơi cung cấp nguồn động thực vật và nhiều tài nguyên khoáng sản quan trọng cho cả nước, nhưng hiện nay hệ sinh thái đang bị suy giảm nghiêm trọng, cuộc sống của cư dân miền núi gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp đã và đang là cầu nối giúp Nhà nước thực hiện các chính sách nhằm gìn giữ và bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ môi trường, chống lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, bảo tồn thảm thực vật xanh chống lại sự biến đổi khí hậu, bảo tồn nguồn nước mặt và nước ngầm, giảm mức độ ô nhiễm không khí và nước, tạo điều kiện cho loại hình du lịch sinh thái phát triển [12],[30]. 1.1.4. Phân loại doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp 1.1.4.1. Phân loại theo ngành nghề kinh doanh Phân loại doanh nghiệp theo lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ và chế biến nông lâm sản trong giai đoạn hiện nay chỉ mang tính tương đối, việc tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ bó hẹp trong phạm vi một khâu hoặc một công đoạn nào đó từ sản xuất đến tiêu dùng. Trong giai đoạn hiện nay nhiều doanh nghiệp thực hiện theo mô hình sản xuất kinh doanh tổng hợp, đa ngành đa nghề. Các ngành nghề hỗ trợ cho nhau cùng phát triển và giảm tính rủi ro cho doanh nghiệp. Việc phân loại doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp theo ngành nghề kinh doanh phục vụ nghiên cứu là cần thiết và tập trung cơ bản các loại sau [4]: - Đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nông lâm nghiệp: Là doanh nghiệp được Nhà nước giao đất, thuê đất, đảm bảo thực hiện quy trình khép kín từ tổ chức trồng và chăm sóc, thu hoạch chế biến và đưa sản phẩm tiêu thụ ra thị trường. - Doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ trong lĩnh vực nông lâm nghiệp: Là doanh nghiệp thực hiện một công đoạn mua sản phẩm nông lâm nghiệp của doanh nghiệp này và bán cho doanh nghiệp khác nhằm thu được lợi nhuận. Hoặc thực hiện dịch vụ môi giới mua bán hàng hoá, thực hiện xuất nhập Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 khẩu uỷ thác hưởng hoa hồng, thực hiện dịch vụ đối với nhà nước trong lĩnh vực nông lâm nghiệp thông qua các dự án ví dụ như trồng rừng... - Doanh nghiệp chế biến nông lâm sản: Là doanh nghiệp thực hiện một công đoạn thu mua nguyên liệu của doanh nghiệp hoặc của nhân dân, sau đó tổ chức chế biến thành sản phẩm và bán ra thị trường. - Doanh nghiệp khác: Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng các công trình cơ bản phục vụ nông lâm nghiệp. (Xem Bảng 1.1, 1.2, 1.3 và Hình 1.1, 1.2) Bảng 1.1: Phân loại doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp theo ngành nghề sản xuất kinh doanh năm 2006 Đơn vị tính: Doanh nghiệp TT Huyện, thành, thị Số DN Sản xuất sản phẩm NLN Thương mại, dịch vụ NLN Chế biến nông lâm sản Khác (XDCB) NLN 1 TP Thái Nguyên 12 1 3 7 1 2 Phổ Yên 1 1 3 TX Sông Công 1 1 4 Phú Lương 3 1 1 1 5 Đại Từ 6 1 5 6 Đồng Hỷ 5 1 1 3 7 Võ Nhai 1 1 Tổng cộng: 29 4 8 16 1 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên, 2006. Đối với loại hình doanh nghiệp sản xuất sản phẩm Nông Lâm nghiệp có 4 doanh nghiệp chiếm 13,33% tổng số doanh nghiệp, nhưng chiếm 59,48% trên tổng số vốn đăng ký, bình quân 32.200 triệu đồng/doanh nghiệp (trong đó công ty Ván dăm là doanh nghiệp Trung ương có mức vốn đăng ký 117.600 triệu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 đồng, còn lại doanh nghiệp sản xuất Địa phương mức vốn đăng ký bình quân khoảng 3.700 triệu đồng/doanh nghiệp). Biểu đồ 1.1 Phân loại doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp toàn tỉnh theo ngành nghề sản xuất kinh doanh năm 2006 Hình 1.2: Biểu đồ cơ cấu các loại hình doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến 31/12/2006 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 Sản xuất sản phẩm NLN Thương mại, dịch vụ lĩnh vực NLN Chế biến nông lâm sản Khác (XDCB) NLN DN Sản xuất sản phẩm NLN DN KD thương mại, dịch vụ NLN DN Chế biến nông lâm sản DN khác (XDCB) ngành NLN 13,33% 53,33 0% 3,33 % 30% Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 Đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ chủ yếu là đầu tư vốn lưu động, mức vốn không đòi hỏi lớn, thời gian quay vòng vốn và thu hồi vốn nhanh nên cũng thu hút được các nhà đầu tư vào lĩnh vực này. 1.1.4.2. Phân loại theo hình thức sở hữu vốn: Phân loại doanh nghiệp theo hình thức sở hữu vốn được chia làm 4 loại là doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn. Bảng 1.2: Phân loại doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2006 theo hình thức sở hữu vốn. Đơn vị tính: Doanh nghiệp TT Huyện, thành thị Tổng Số DN Nhà nước Công ty cổ phần DN tư nhân Công ty TNHH 1 TP Thái Nguyên 12 3 5 4 2 Phổ Yên 1 1 3 TX Sông Công 1 1 4 Phú Lương 3 1 1 1 5 Đại Từ 6 1 4 1 6 Đồng Hỷ 5 1 2 1 1 7 Võ Nhai 1 1 Tổng cộng: 29 7 13 2 7 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên, 2006 1.2. Công nghệ thông tin - vai trò và các ứng dụng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. 1.2.1. Khái niệm công nghệ thông tin Bắt đầu từ giữa thập kỷ 70, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tạo ra những biến đổi sâu sắc trong cuộc cách mạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của các nước. Chỉ trong vòng 20 năm qua, nền công nghiệp của thế giới đã có mức tăng trưởng hơn cả thời gian 70 năm trước đó. Việc ứng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 dụng rộng rãi của công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực đã góp phần quyết định cho sự tăng trưởng trên. Công nghệ thông tin thực chất là sự hoà nhập của công nghệ máy tính với công nghệ liên lạc viễn thông được thực hiện nhờ công nghệ vi điện tử. Công nghệ thông tin bao gồm cả phần cứng, phần mềm và dịch vụ [2]. Công nghệ thông tin có thể được định nghĩa như sau: Công nghệ thông tin (CNTT) là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội [2]. Ứng dụng CNTT là việc sử dụng các phương tiện CNTT và truyền thông phục vụ các hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh thương mại, khoa học, giáo dục, văn hoá xã hội và an ninh quốc phòng. Trong đó CNTT và truyền thông bao gồm: công nghệ máy tính, công nghệ truyền thông, công nghệ nội dung được chứa đựng trong các sản phẩm và dịch vụ sau: Các hệ thống thiết bị thông tin và truyền thông; các dịch vụ thông tin; các dịch vụ truyền thông; các sản phẩm phần mềm ứng dụng; sản xuất và xây dựng các nội dung thông tin [2]. 1.2.2. Ví trí, vai trò của công nghệ thông tin: 1.2.2.1. Về Kinh tế Công nghệ thông tin đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi cơ cấu xã hội. Công nghệ thông tin góp phần tạo ra nhiều ngành nghề kinh tế mới, làm thay đổi sâu sắc các ngành công nghiệp hiện đại, tăng khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp truyền thống thông quan một hệ thống hỗ trợ như viễn thông, Internet, thương mại điện tử, dịch vụ truyền thông đa phương tiện. Nhiều nước đang phát triển, trong đó có không ít quốc gia tuy nghèo và đi sau, song biết tận dụng cơ hội ứng dụng và phát triển công nghệ thông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 tin nên đã tạo được những bước phát triển vượt bậc. Tiêu biểu trong nhóm nước này phải kể tới là ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc. Nắm bắt được tiềm năng của CNTT, cho phép vượt qua các rào cản lạc hậu về phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ để nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện các mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cải thiện điều kiện y tế, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục đào tạo, cũng như thương mại. Để làm được điều đó các nước đang phát triển phải xây dựng các chiến lược quốc gia, xây dựng một môi trường pháp lý và chính sách khuyến khích phát triển và khai thác CNTT để thực hiện các mục tiêu phát triển xã hội, phát triển nguồn nhân lực CNTT, khuyến khích sáng kiến cộng đồng và hợp tác trong nước [1]. 1.2.2.2. Về Văn hoá Xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT trong những thập niên cuối của thế kỷ XX đã tạo ra những điều kiện thuận lợi mới cho sự phát triển của kinh tế xã hội trên phạm vi toàn cầu. Công nghệ thông tin đã được ứng dụng trong mọi lĩnh vực trong đó có văn hoá, xã hội. ứng dụng của CNTT đã không ngừng nâng cao, cải thiện đời sống văn hoá, chất lượng cuộc sống cho người dân. Nhờ có kết nối Internet toàn cầu, sự giao lưu văn hoá giữa các quốc gia trở nên dễ dàng. Đồng thời con người dễ dàng tìm hiểu được các vấn đề xã hội trên Internet. 1.2.2.3 Về Quốc phòng – An ninh. CNTT đã trở thành phương tiện được ứng dụng rộng rãi và có chiều sâu trong Quốc phòng, an ninh. CNTT đã góp phần to lớn trong công tác quản lý, điều hành và giải pháp hữu hiệu trong việc đảm bảo quốc phòng, an ninh [12]. Khi xu thế hội nhập, hợp tác quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ, các thế lực chính trị phát triển không ngừng, vấn đề đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia luôn được đặt lên hàng đầu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 1.2.3. Các ứng dụng của công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. CNTT được ứng dụng trong mọi hoạt động do khả năng xử lý thông tin tự động, nhanh chóng và chính xác. Việc ứng dụng CNTT cho phép nâng cao sức sản xuất, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. CNTT được ứng dụng vào các tổ chức, doanh nghiệp trên rất nhiều lĩnh vực, khía cạnh như: sản xuất, kinh doanh, quản lý. Đặc biệt trong quản lý, ứng dụng nổi bật nhất là việc hình thành các hệ thống thông tin. Hệ thống thông tin là tập hợp những con người, các thiết bị phần cứng, phần mềm, dữ liệu… cùng thực hiện các hoạt động thu thập, lưu trữ, xử lý, truyền đạt thông tin trong một tập các ràng buộc gọi là môi trường [1]. Hệ thống thông tin được chia làm hai loại là hệ thống thông tin tác nghiệp và hệ thống thông tin quản lý. 1.2.3.1. Hệ thống thông tin tác nghiệp : Hệ thống thông tin tác nghiệp (OIS-Operations Information Systems) gắn liền với việc xử lý các hoạt động tác nghiệp của một chức năng nghiệp vụ xác định. Nó nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động có tính thường xuyên trong một doanh nghiệp [19]. Hệ thống thông tin tác nghiệp chịu trách nhiệm xử lý các hoạt động giao dịch, công việc điều khiển các quá trình hoặc các hệ thống tự động hoá văn phòng. Hệ thống xử lý tác nghiệp có các đặc trưng sau: Khối lượng công việc giao dịch nhiều; các quy trình để xử lý giao dịch là rõ ràng, chặt chẽ, có thể mô tả một cách chi tiết; ít có trường hợp ngoại lệ [19]. Hệ thống xử lý giao dịch (TPS. Transaction Processing Systems) là ví dụ tiêu biểu về hệ thống xử lý tác nghiệp [12]. Đó là hệ thống thông tin xử lý các dữ liệu thu được từ các việc xảy ra hàng ngày trong các hoạt động giao dịch của một doanh nghiệp như các hoạt động: mua vào, bán ra, gửi tiền ở ngân hàng, rút tiền ra, trả tiền, thanh toán. Có thể kể một vài hệ thống loại này như: Hệ thống thanh toán tài vụ, hệ thống quản lý khách hàng, hệ thống bán hàng tự động, hệ thống quản lý Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 nhân sự, hệ thống gửi tiền qua bưu điện, hệ thống thanh toán ngân hàng, hệ thống xử lý hoạt động giao dịch bán hàng, các dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ vận tải hàng hoá. Phần lớn các hệ thống này đều hợp tác chặt chẽ với các mạng lưới thông tin viễn thông. Hệ thống điều khiển các quá trình (PCS. Process Control Systems) là hệ thống sử dụng máy tính điện tử để ra các quyết định điều chỉnh các quá trình sản xuất một cách tự động [19]. Ví dụ: các hệ thống lọc dầu; các dây chuyền lắp ráp tự động ô tô, xe máy và các máy móc khác; các dây chuyền in hoa, phun màu và dệt tự động tại các nhà máy dệt và các dây chuyền tự động khác tại các nhà máy sản xuất. ở đây hệ thống kiểm tra các quá trình vật lý, thu thập và xử lý các dữ liệu được phát hiện bởi các biến cảm và thực hiện các điều chỉnh cần thiết đối với quá trình. Hoạt động văn phòng tin học hoá (OAS. Office Automation Systems) cũng là một hệ thống xử lý tác nghiệp [12]. Ở đây máy tính được sử dụng để thực hiện các chức năng của hoạt động văn phòng như: - Xử lý văn bản: Người quản lý sử dụng các phần mềm soạn thảo, xử lý văn bản để biên soạn, in ấn các tài liệu văn bản như thư từ, công văn, báo cáo, bảng biểu. Đó là ứng dụng phổ biến nhất của tin học văn phòng. - Giao dịch: Ngày nay, nhờ việc ứng dụng CNTT mà doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin, khảo sát thị trường, liên lạc với khắp nơi trên trái đất nhanh và rẻ hơn rất nhiều so với bưu điện. Nhờ sự phát triển mang tính chất bùng nổ của mạng thông tin toàn cầu Internet, các doanh nghiệp có thể: sử dụng nguồn thông tin vô tận trên thế giới, toàn cầu hoá hoạt động của tổ chức, thực hiện việc điều hành từ xa, thực hiện việc tiếp thị từ xa, thực hiện các dịch vụ thương mại điện tử. - Bảng tính điện tử: Sử dụng các bảng tính điện tử để lập các bảng biểu thống kê, tính toán và quản trị cơ sở dữ liệu. Các dữ liệu được thể hiện không chỉ trong các bản dữ liệu mà còn dưới dạng biểu đồ, bảng biểu liên quan đến dữ liệu đó. 1.2.3.2. Hệ thống thông tin quản lý : Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 Hệ thống thông tin quản lý (MIS. Management Information Systems) có mục đích cung cấp thông tin trợ giúp các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý trong việc ra quyết định và quản lý công việc trong tổ chức, cung cấp thông tin và hỗ trợ cho việc ra quyết định ở tất cả các cấp độ quản lý, từ quản lý chiến lược, quản lý chiến thuật đến quản lý tác nghiệp. Hệ thống thông tin quản lý bao gồm các cơ sở dữ liệu, các luồng thông tin và được quy định các chức năng để thực hiện mục tiêu chung. Hệ thống này hỗ trợ nhiều chức năng xử lý dữ liệu trong giao dịch và lưu trữ, thích ứng được với những thay đổi của quy trình xử lý thông tin, cung cấp đầy đủ thông tin để các nhà quản lý sử dụng trong quá trình ra quyết định và điều hành hoạt động của doanh nghiệp [19]. So với hệ thống thông tin tác nghiệp, hệ thống thông tin quản lý mềm dẻo hơn, có nhiều chức năng xử lý dữ liệu hơn. Có hai các loại hệ thống thông tin quản lý sau [19]: Hệ thống thông tin tổng hợp thông báo (IRS. Information Reporting Systems) là dạng chung nhất của hệ thống thông tin quản lý, nó cung cấp cho nhà quản lý các sản phẩm thông tin hỗ trợ việc ra quyết định hàng ngày của họ. Các hệ thống thông tin này tìm các thông tin về các hoạt động nội bộ từ các cơ sở dữ liệu được cập nhật bởi hệ thống xử lý các hoạt động giao dịch. Chúng cũng có thể nhận dữ liệu về môi trường xung quanh từ các nguồn bên ngoài. Hệ thống phải cung cấp cho nhà quản lý những thông tin theo yêu cầu, những thông tin mang tính định kỳ hoặc theo một danh mục đã xác định từ trước. Ngoài ra còn cung cấp những thông tin đặc biệt mang tính ngoại lệ, những bản báo cáo theo yêu cầu và những câu trả lời tức thì cho những câu hỏi. Ví dụ, người quản lý bán hàng có thể nhận được câu trả lời tức thời về tình hình bán một sản phẩm nào đó, các báo cáo hàng tuần đánh giá các kết quả bán được của một nhân viên hay một cửa hàng. Các chương trình ứng dụng và các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu của IRS sẽ cho phép nhà quản lý tiếp cận tới các cơ sở dữ liệu hợp thành của tổ chức và cả những cơ sở dữ liệu bên ngoài khi cần thiết. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 Hệ thống thông tin hỗ trợ quyết định (DSS.Decision Support Systems): Hệ thống này thường được xây dựng dựa trên hệ thống thông tin tác nghiệp và hệ thống thông tin thông báo tồn tại trong tổ chức. Hệ thống này cung cấp cho các nhà quản lý các mô hình phân tích để mô phỏng các vấn đề trong thực tiễn, cách tìm kiếm dữ liệu, các khả năng biểu diễn thông tin và thường nhấn mạnh việc kết xuất thông tin bằng hình ảnh. DSS không tự làm quyết định cụ thể giúp con người trong công tác quản lý mà chỉ hỗ trợ việc tính toán các phương án để nhà quản lý lựa chọn và đưa ra quyết định cuối cùng. 1.2.4. Những lợi ích của công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việc ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp đem đến một sự tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế và xã hội. Tác động của việc ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và quản lý có thể tóm lược như sau [2]: Đối với công nghiệp, CNTT được ứng dụng trong các quá trình sản xuất và trong tổ chức của các ngành công nghiệp vốn có thể tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, tạo ra sản phẩm mới với nhiều tính năng hiện đại, tự động hoá các hoạt động thiết kế và chế tạo sản phẩm, tin học hoá các hoạt động tiếp thị, kinh doanh. CNTT không chỉ tác động đến các ngành công nghiệp công nghệ cao, mà còn tác động tới các ngành thủ công nghiệp hoặc công nghiệp với công nghệ thấp như dệt, may mặc, thêu ren. bằng việc ứng dụng CNTT trong việc tự động hoá thiết kế, chế tạo sản phẩm. Đối với ngành dịch vụ, CNTT làm thay đổi một cách sâu sắc nội dung và cách thức hoạt động của nhiều loại hình dịch vụ như thương mại, quảng cáo và tiếp thị, giao thông vận tải, bảo hiểm, thông tin liên lạc. và đặc biệt quan trọng là các dịch vụ tài chính và ngân hàng. CNTT tạo điều kiện cho các hoạt động dịch vụ biến đổi theo hướng tăng hàm lượng trí tuệ, vì vậy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 trong nhiều trường hợp làm chuyển đổi vai trò của các dịch vụ đó từ chỗ phục vụ thụ động sang trợ giúp quyết định đối với khách hàng. Năng suất và tăng trưởng kinh tế phụ thuộc rất lớn vào việc ứng dụng CNTT trong sản xuất. Việc ứng dụng CNTT trong sản xuất kinh doanh đã làm nổi bật vai trò năng động của các doanh nghiệp, xí nghiệp có quy mô vừa và nhỏ so với các tập đoàn lớn mang nặng tính chất quan liêu. Nhờ các ứng dụng CNTT, một nền kinh tế mới mang tính chất toàn cầu đã xuất hiện. Điều này mang lại lợi thế to lớn cho các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia do chúng có nhiều ưu thế về các nguồn lực và các tri thức, thông tin cần thiết đối với việc sản xuất và tiêu thụ các hàng hoá và dịch vụ trên quy mô quốc tế. Nhờ các thành tựu của tin học - viễn thông, các công ty xuyên và đa quốc gia đều tiến hành phân bố sản xuất theo hướng phân tán: tiến hành nghiên cứu, thiết kế sản phẩm ở một nước, sản xuất các yếu tố cấu thành ở nước thứ hai, lắp ráp ở nước thứ ba, tiêu thụ sản phẩm ở nước thứ tư và gửi lợi nhuận để đầu tư vào nước thứ năm.. Lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp được thể hiện như sau [12]: Thứ nhất, giúp các doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú, nhanh chóng, kịp thời: Việc ứng dụng CNTT, đặc biệt là khi sử dụng Internet/Web sẽ giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nắm được thông tin phong phú về thị trường trong nước và quốc tế. Nhờ đó các doanh nghiệp có thể xây dựng được chiến lược sản xuất kinh doanh thích hợp với xu thế phát triển của thị trường trong nước, khu vực và quốc tế. Thứ hai, giảm các chi phí: chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, tiếp thị và chi phí giao dịch: Việc ứng dụng CNTT cho phép các doanh nghiệp giảm được chi phí sản xuất, trước hết là chi phí văn phòng. Các văn phòng không giấy tờ chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều, chi phí tìm kiếm, chuyển giao tài liệu cũng giảm nhiều lần. Theo số liệu của hãng General Electricity của Mỹ, tiết kiệm trên hướng này đạt tới 30%. Thêm vào đó, các nhân viên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 có năng lực được giải phóng khỏi nhiều công đoạn sự vụ, có thể tập trung vào nghiên cứu phát triển. Hơn nữa, việc ứng dụng các dây truyền sản xuất tự động có tác dụng tăng năng suất lao động lên rất nhiều lần, hạn chế tới mức tối đa sản phẩm hỏng, dư thừa sản phẩm do lạc hậu với thị hiếu, thị trường . Tất cả những điểm trên đưa đến kết quả là chi phí sản xuất giảm đi rất nhiều lần. Thứ ba, giúp thiết lập và củng cố quan hệ với đối tác: Thông qua mạng, người tiêu thụ, doanh nghiệp, cơ quan Chính phủ có thể giao tiếp trực tiếp và liên tục với nhau gần như không còn khoảng cách địa lý và thời gian. Nhờ đó cả sự hợp tác lẫn sự quản lý đều được tiến hành nhanh chóng và liên tục. Các bạn hàng mới, các cơ hội kinh doanh mới được phát hiện nhanh chóng trên bình diện toàn quốc, toàn khu vực, toàn thế giới và có nhiều cơ hội để lựa chọn hơn. Thứ tư, tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số: Công nghệ thông tin phát triển kéo theo sự ra đời của mạng máy tính, từ các mạng cục bộ, mạng diện rộng cho tới mạng toàn cầu Internet và xa lộ thông tin. Trong nền kinh tế số, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có ưu thế về tính linh hoạt, chủ quyền và mềm dẻo, không bị đè nặng bởi các bất lợi mà các công ty lớn phải chịu là quan liêu, trật tự ngột ngạt và ít có khả năng thay đổi, có thể dựa vào lợi thế của Internet để vượt qua được các ưu thế chính của các công ty lớn, tiết kiệm nhờ mở rộng quy mô và có khả năng tiếp cận với các nguồn tài nguyên. Nếu không nhanh chóng tiếp cận vào nền kinh tế số thì sau khoảng một thập kỷ nữa, nước đang phát triển có thể bị bỏ rơi hoàn toàn. Khía cạnh lợi ích này mang tính tiềm tàng, tính chiến lược công nghệ và tính chính sách phát triển mà các nước chưa công nghiệp hoá cần lưu ý vì có luận điểm cho rằng sớm chuyển sang nền kinh tế số thì một nước đang phát triển có thể tạo ra một bước nhảy vọt, tiếp kịp các nước đi trước trong một thời gian ngắn hơn [9]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 1.3. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trên thế giới. 1.3.1. Hiện trạng phát triển và ứng dụng CNTT trên thế giới CNTT đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá của các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. CNTT được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi cơ cấu xã hội. CNTT góp phần tạo ra nhiều ngành nghề kinh tế mới, làm thay đổi sâu sắc các ngành công nghiệp hiện đại, tăng khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp truyền thống, thông qua một hệ thống hỗ trợ như viễn thông, thương mại điện tử, dịch vụ tryền thông đa phương tiện. Nhiều nước đang phát triển, trong đó có không ít quốc gia tuy nghèo và đi sau, song biết tận dụng cơ hội ứng dụng và phát triển CNTT, nên đã tạo được những bước phát triển vượt bậc. Tiêu biểu trong nhóm nước này phải kể tới là Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc [24]. Các tổ chức quốc tế đã đánh giá cao vai trò của CNTT đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các nước, do đó đã tổ chức nhiều diễn đàn, hội nghị, hội thảo để tuyền truyền, quảng bá, tổng kết kinh nghiệm, nêu bài học, khuyến cáo chương trình hành động, hướng dẫn và hỗ trợ các nước hoạch định chiến lược ứng dụng và phát triển CNTT [24]. Dưới đây sẽ xem xét những kinh nghiệm thành công trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh của một số nước mà Việt Nam có thể học tập. 1.3.2. Kinh nghiệm của Mỹ Theo kết quả thăm dò của Viện nghiên cứu quốc phòng RAND (Mỹ), siêu cường quốc này vẫn sẽ bám chắc vị trí dẫn đầu thế giới của mình trong tiến trình phát triển CNTT nhiều năm tới, bất chấp sự nổi lên của một số nước ở Châu Á. Nguyên nhân chính là các nhà chức trách tại Mỹ đã tạo ra một môi trường cực kỳ thuận lợi cho sự phát triển của CNTT [18]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 Mỹ là nước đầu tiên trên thế giới khởi xướng việc xây dựng hạ tầng cơ sở thông tin quốc gia (NII) và toàn cầu (GII) nhằm xây dựng tiềm lực thông tin để tăng trưởng kinh tế và chuẩn bị cho toàn nước Mỹ bước vào xã hội thông tin. Ngay từ năm 1993 Mỹ đã quyết định đầu tư 200 tỷ USD để triển khai Siêu lộ cao thông tin với dự kiến hoàn thành trong 10-15 năm. Kế hoạch xây dựng hạ tầng cơ sở thông tin quốc gia Mỹ được thực hiện từ tháng 9/1993 để đảm bảo mọi công dân Mỹ có quyền truy nhập thông tin một cách bình đẳng và giám sát môi trường hiệu quả với các thành tố chủ yếu sau đây [24]: 1. Một loạt lớn các thiết bị tin học và viễn thông đang được triển khai trên quy mô lớn ở Mỹ. 2. Thông tin dưới các dạng thức như chương trình Video, các cơ sở dữ liệu khoa học hay kinh doanh, các hình ảnh, các băng ghi âm, các tài liệu lưu trữ ở thư viện. 3. Các ứng dụng và các phần mềm cho phép người dùng truy cập, thao tác, tổ chức và lĩnh hội khối lượng thông tin phổ biến trên mạng. 4. Các tiêu chuẩn và các giao thức của mạng thông tin tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối và vận hành liên mạng và đảm bảo tính chất riêng tư của các cá nhân, sự an toàn của thông tin đưa vào mạng cũng như sự an ninh và khả năng thực hiện của mạng lưới. 5. Các đơn vị, cơ quan sản xuất thông tin, phát triển các ứng dụng và các dịch vụ, tạo ra các phương tiện hỗ trợ và đào tạo nguồn nhân lực thông tin. Để thực hiện các mục tiêu đã vạch ra, Tổng thống Bin Clintơn đã đưa ra các chương trình cụ thể sau [24]: 1. Thực hiện chương trình Máy Tính và Truyền thông tính năng cao (HPCC High Performance Computing and Communicating Program). Công tác nghiên cứu triển khai do chương trình này tài trợ nhằm tạo ra: các siêu máy tính mạnh hơn; các mạng máy tính nhanh hơn và mạng tốc độ cao quốc gia đầu tiên của Mỹ; phần mềm tinh vi hơn, mạng lưới này do khu vực tư nhân xây dựng, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 nhưng được khuyến khích bởi chính sách Liên bang và các chính sách phát triển công nghệ. 2. Thành lập một lực lượng đặc nhiệm về hạ tầng cơ sở thông tin nằm trong Hội đồng kinh tế quốc gia, làm việc cùng với Quốc Hội Mỹ và khu vực tư nhân để tìm ra tiếng nói chung và thực hiện những thay đổi chính sách cần thiết nhằm thúc đẩy sự triển khai một hạ tầng cơ sở thông tin quốc gia. 3. Tạo ra một chương trình công nghệ hạ tầng cơ sở thông tin để hỗ trợ nền công nghiệp trong việc phát triển phần cứng và phần mềm cần thiết cho việc ứng dụng đầy đủ công nghệ mạng và máy tính tiên tiến vào các ngành chế tạo, y tế, học tập và thư viện. 4. Cung cấp vốn cho các đề án thử nghiệm mạng: Thông qua Cục quản lý thông tin viễn thông quốc gia Mỹ (NTIA) thộc Bộ Thương mại Mỹ, NTIA cấp vốn cần thiết cho các bang, trường học, thư viện và các tổ chức phi lợi nhuận khác để họ có thể mua sắm máy tính nối mạng cần thiết cho việc học tập từ xa và kết nối vào mạng cần thiết cho việc học tập từ xa và kết nối vào mạng Internet. Những đề án thử nghiệm này sẽ mang lại lợi ích của mạng tới cho các cộng đồng giáo dục và thư viện trên toàn nước Mỹ. 5. Thúc đẩy phổ biến thông tin khoa học công nghệ trong toàn liên bang. Nhà nước Mỹ cam kết sử dụng công nghệ mạng và máy tính mới để thu thập và xử lý hàng năm những thông tin khoa học công nghệ (các dữ liệu kinh tế, dữ liệu môi trường và thông tin công nghệ ) với chi phí hàng tỷ USD của chính phủ liên bang nhằm làm cho chúng trở nên luôn được sẵn sàng tiếp cận và phục vụ ngày càng nhiều hơn cho những người đã đóng thuế và những người đã trả tiền dịch vụ này. Bởi vậy, chính phủ Mỹ sẽ phải đề ra các chính sách thông tin liên bang phù hợp nhằm đảm bảo luôn luôn có sẵn thông tin với giá cả hợp lý đối với càng nhiều người dùng càng tốt, đồng thời khuyến khích sự phát triển của ngành thông tin. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 1.3.3. Kinh nghiệm của Nhật Bản : Chính phủ Nhật Bản đã có ý thức rất sớm về việc phát triển CNTT. Tháng 3/1993, Bộ Bưu chính viễn thông Nhật Bản đã thành lập một tổ chức có tên là Uỷ ban viễn thông để hoạch định chính sách hành động của Nhật Bản từ đầu thập kỷ 90 tới đầu thế kỷ sau, với nội dung thực hiện chương trình triển khai một hạ tầng thông tin và truyền thông mới, đặc biệt là xây dựng một mạng cáp quang cũng như chính sách tạo điều kiện phát triển các ứng dụng vào khu vực tư nhân. Mục tiêu cuối cùng là triển khai hàng loạt và nhanh chóng các siêu lộ cao tốc thông tin để đến năm 2010, tất cả các gia đình và các xí nghiệp thuộc lãnh thổ Nhật Bản đều có thể truy nhập các siêu lộ này. Để thực hiện mục tiêu này, Nhật Bản đã đề xướng xây dựng môt hạ tầng thông tin quốc gia và các siêu lộ cao tốc thông tin với tổng chi phí lên tới gần 400 tỷ USD. Cụ thể là Chính phủ đảm bảo cung cấp các máy tính có chức năng cung cấp thông tin và truyền thông cho tất cả các cán bộ nghiên cứu của Nhà nước làm việc trong các lĩnh vực nghiên cứu vào năm 2000; đảm bảo cung cấp cho tất cả các viện của Nhà nước các mạng cục bộ (LAN), đồng thời nối kết với tất cả các máy tính của các cán bộ nghiên cứu lại; triển khai các cơ sở dữ liệu về thông tin nghiên cứu; triển khai các mạng thông tin điện tử trong các viện. Nhật Bản cho rằng việc thúc đẩy duy trì và sử dụng một cơ sở thông tin nghiên cứu như vậy sẽ chắc chắn tạo ra một hệ thống thông tin cho toàn xã hội Nhật cũng như trong từng lĩnh vực công nghiệp, giáo dục - đào tạo, y tế … nói riêng và cuối cùng sẽ đưa đến một xã hội thông tin tiên tiến [24]. 1.3.4. Kinh nghiệm của Singapore Singapore tách ra khỏi thuộc địa Anh và được Anh thừa nhận độc lập từ năm 1959. Singapore có diện tích khoảng 623 km2 và là một trong những nước có mật độ dân số cao nhất [12]. Hệ thống viễn thông tiên tiến của Singapore có lẽ là hạ tầng cơ sở lớn nhất với những tuyến cáp dưới biển trực tiếp, nối với 4 vệ tinh và 2 trạm mặt đất bao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 phủ 2/3 trái đất. Một trong những khác biệt thực tế của Singapore là việc không xây dựng quá nhiều hạ tầng cơ sở công nghệ mà tập trung xây dựng những ứng dụng để sử dụng hạ tầng cơ sở thông tin này. Hội đồng điện toán quốc gia được thành lập năm 1980 với nhiệm vụ chính là tập trung vào phát triển và tiếp cận những ứng dụng về CNTT tầm cỡ quốc tế. Hội đồng này đã lập kế hoạch CNTT quốc gia (NITP) một cách toàn diện. Kế hoạch này có 5 vấn đề trọng tâm [12], [24]. 1) Nguồn lực CNTT: Mặc dù Singapore gần như đã có đủ lao động CNTT cho hơn 20 năm, song Chính phủ đã xác định là phải tạo đủ số lao động được đào tạo kỹ càng về chuyên môn CNTT, và phải chuẩn bị nhập khẩu số còn thiếu. 2) Đào tạo CNTT: bằng việc sử dụng các chương trình giáo dục và khuyến khích duy trì thường xuyên, chính phủ đã thành công trong việc tạo ra môi trường giáo dục không chỉ đảm nhận mà còn sử dụng CNTT. 3) Hạ tầng cơ sở truyền thông tin: Với nhiệm vụ cập nhật hạ tầng cơ sở viễn thông của Singapore 4) Ứng dụng CNTT: Có chương trình hỗ trợ và khuyến khích cụ thể ứng dụng CNTT trong nhiều lĩnh vực khác nhau. 5) Phát triển ngành công nghiệp CNTT nhằm tạo ra phần mềm, phần cứng trong nước và phát triển các công ty dịch vụ máy tính Singapore là một trong số các nước đầu tiên trên thế giới có mạng phổ cập liên kết ảo các máy tính trong từng ngôi nhà, trường học và văn phòng. Dự án Mạng Singapore One được triển khai có mục đích thoả mãn nhu cầu trong tương lai của Singapore đối với các kết nối dải rộng toàn quốc. Khi được triển khai đầy đủ, nó sẽ là mạng dải rộng toàn quốc đầu tiên trên thế giới có khả năng phân phát các ứng dụng đa phương tiện, các ứng dụng trực tuyến và các dịch vụ đến từng nhà, trường học và các văn phòng ở Singapore. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 1.3.5. Kinh nghiệm của Trung Quốc Trung Quốc là nước có dân số lớn nhất thế giới, cũng là nước có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới, được mệnh danh là một quốc gia có đất rộng, tài nguyên phong phú. Theo dự đoán của các nhà nghiên cứu kinh tế thế giới, Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc buôn bán thế giới trong thế kỷ XXI. Hiện nay Trung Quốc đang nổi lên như một đối thủ lớn tại Châu Á cũng như trên thế giới, đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất phần cứng, chiếm từ 70% đến 80% tổng sản lượng toàn cầu về vật liệu, linh kiện và sản phẩm CNTT [24]. Từ những năm 1980, Trung Quốc đã có những quan tâm lớn đến việc tin học hoá quốc gia. ý tưởng thiết lập nên một mạng lưới thông tin hiện đại và tăng tốc quy trình tin học hoá nền kinh tế quốc gia được nêu ra trong quyết định của Hội đồng Nhà nước về việc tăng tốc độ phát triển khoa học và công nghệ công bố ngày 6/5/1995. Trong kế hoạch lần thứ 9 và kế hoạch dài hạn đến năm 2010 về phát triển xã hội và kinh tế quốc gia được ban hành vào ngày 17/3/1996, mục tiêu tin học hoá quốc gia đến năm 2010 là Cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia (NII) được xây dựng trên cơ sở mạng số dịch vụ tích hợp (ISDN) dải tần rộng có thể cải thiện to lớn mức độ tin học hoá nền kinh tế quốc gia [25]. Trung Quốc đã xây dựng mạng lưới điện thoại công cộng truyền số hoá lớn hàng thứ hai trên thế giới với cáp quang làm phương tiện chính và các vệ tinh, sóng viba số hoá làm phương tiện bổ trợ. Trên cơ sở đó thành lập nên mạng lưới điện thoại công cộng quốc gia chuyển theo bó (PSTN), mạng lưới viễn thông số hoá và mạng lưới viễn thông di động công cộng. Mạng thông minh và mạng số dịch vụ tích hợp (ISDN) cũng đang được xây dựng [20]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 1.4. Thực trạng và đánh giá hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam 1.4.1. Về thực trạng : CNTT là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành nghề công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại [2]. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước [6]. Tuy nhiên, công nghệ thông tin Việt Nam hiện nay vẫn đang ở tình trạng lạc hậu, phát triển chậm, có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với nhiều nước trên thế giới và khu vực. Việc ứng dụng CNTT chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và yêu cầu về hội nhập khu vực và quốc tế, vai trò động lực và tiềm năng to lớn của CNTT chưa được phát huy mạnh mẽ. Việc phát triển nguồn nhân lực CNTT chưa được chuẩn bị kịp thời cả về số lượng và chất lượng, về chuyên môn cũng như về ngoại ngữ, viễn thông và Internet chưa thuận lợi, chưa đáp ứng các yêu cầu về tốc độ, chất lượng và giá cước cho ứng dụng và phát triển CNTT. Đầu tư cho CNTT chưa đủ mức cần thiết, quản lý Nhà nước về lĩnh vực này vẫn phân tán và chưa hiệu quả, ứng dụng CNTT ở một số nơi còn hình thức, chưa thiết thực và còn lãng phí. Hiện nay Việt Nam có khoảng 272.000 doanh nghiệp hoạt động trên thương trường [12]. Trong đó có 18 Tổng công ty 91, 78 Tổng công ty 90, hơn 4.800 doanh nghiệp Nhà nước. Theo tiêu chí của Việt Nam hiện nay về Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 doanh nghiệp vừa và nhỏ (có quy mô dưới 300 lao động và số vốn dưới 10 tỷ VND) thì khoảng 95% doanh nghiệp Việt Nam nói trên thuộc loại vừa và nhỏ với các hình thức: doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty liên doanh. Thực tế trong những năm qua các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đã có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực cho nền kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam còn có những hạn chế là: khả năng thâm nhập thị trường kém; thiếu nguồn vốn và cơ cấu vốn không hợp lý; khả năng tiếp cận công nghệ hạn chế; yếu kém trong công tác quản lý và tổ chức; yếu kém trong quan hệ kinh doanh và mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. Theo kết quả điều tra mới đây của Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam về thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin, khoảng 70% doanh nghiệp có ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, sản xuất và kinh doanh ở các mức độ khác nhau. Trong 2.233 doanh nghiệp thuộc 5 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh, các thiết bị phục vụ CNTT được sử dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu là máy tính để bàn và máy in, các thiết bị khác như máy scan, máy tính xách tay vẫn chiếm tỷ lệ thấp. Trong quá trình ứng dụng CNTT, có tới 24% doanh nghiệp không sử dụng bất kỳ dịch vụ hỗ trợ nào khác như tư vấn, bảo trì, sửa chữa, thiết kế web … Phần lớn các doanh nghiệp chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ bên ngoài, đặc biệt có tới 96,4% không sử dụng dịch vụ tư vấn, và 97% không ứng dụng thương mại điện tử. Thêm vào đó, tỷ trọng đầu tư của doanh nghiệp vào CNTT có sự mất cân đối nghiêm trọng, 59,9% quỹ đầu tư dành cho phần cứng, 10,9% dành cho phần mềm và chỉ có 4,8% cho đào tạo nhân lực trong khi đây là yếu tố rất quan trọng để ứng dụng CNTT có hiệu quả. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 1.4.2. Đánh giá hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam Tại hội thảo quốc gia về ứng dụng CNTT-TT trong doanh nghiệp năm 2006 tại Đà Nẵng, nhiều doanh nghiệp đã khẳng định CNTT đang trở thành yếu tố không thể thiếu trong sự thành công của họ. Nổi bật trong đó là Tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Công ty Hữu Nghị Đà Nẵng [31]... Với Vinatex, ứng dụng mang lại hiệu quả nhất là hệ thống CAD/CAM, đã giúp doanh thu của Tổng công ty tăng 16-17%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 18-19%/năm. Đây là hệ thống phục vụ cho việc thiết kế và sản xuất bằng máy tính, được ứng dụng rộng rãi ở tất cả các khâu; đối với ngành may là thiết kế thời trang, thiết kế mẫu rập, nhảy cỡ, giác sơ đồ, trải vải, cắt, lắp ráp thành phẩm,... còn đối với ngành dệt là dệt nhãn, dệt vải thêu... Trong các doanh nghiệp may, khâu cắt được quan tâm nhất vì mang lợi nhiều nhất. Giả sử một sản phẩm may cần trung bình 1,5m2 và mỗi năm cần sản xuất một triệu sản phẩm thì lượng vải tiêu thụ ít nhất là 1.500.000m2. Nếu tiết kiệm 1% lượng vải sử dụng trong năm thì đã tiết kiệm được 15.000m2. Nếu giá vải khoảng 10.000 đồng/m2 thì doanh nghiệp đã lãi khoảng 150 triệu đồng/năm. Việc ứng dụng hệ thống CAD/CAM tại Vinatex chính là đã đem lại sự tiết kiệm như vậy! Trong khi đó, với phương châm "đi tắt đón đầu" áp dụng các giải pháp công nghệ tiến tiến của thế giới ngay từ những năm đầu thập kỷ 1990, Vietcombank đã nhanh chóng vươn lên trở thành ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam. Với lợi thế đi trước về mặt công nghệ trong việc đầu tư hệ thống hạ tầng CNTT bao gồm hệ thống bán lẻ, hệ thống mạng diện rộng và các chuẩn mực về hệ thống, tuy dịch vụ thẻ ghi nợ Connect-24 của Vietcombank chỉ mới đưa ra cho khách hàng sử dụng trong vòng chưa đầy hai năm nhưng đã nhận được sự đón nhận tích cực ngoài mức dự kiến. Đến nay, Vietcombank đã đạt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 200.000 thẻ trong khi kế hoạch cho hai năm 2002–2003 chỉ khoảng trên 50.000 thẻ! Trên thực tế, nguyên nhân của việc tăng số lượng thẻ một cách đột biến như vậy không phải chỉ do Vietcombank có mạng lưới máy ATM rộng hơn các ngân hàng khác, cũng không đơn thuần do việc dịch vụ này chưa chịu phí (dù phí phát hành vẫn là 100.000đ/thẻ) mà điều quan trọng là mức độ ổn định cao, tiện lợi cho khách hàng cả về không gian và thời gian giao dịch (24x7x365) tại 160 điểm đặt máy - tính đến hết tháng 2/2004. Ngoài ra, thông qua việc thiết lập nền tảng kỹ thuật vững chắc cho hệ thống Connect-24, Vietcombank đã và đang tiếp tục đưa ra hàng loạt sản phẩm và tiện ích cho khách hàng mở tài khoản cá nhân (có kỳ hạn và không kỳ hạn) có thể sử dụng tiền trên các tài khoản của mình một cách tiện lợi nhất. Kể cả với một doanh nghiệp địa phương như Công ty Hữu Nghị Đà Nẵng, việc ứng dụng CNTT-TT cũng đã mang lại những lợi ích thiết thực và lớn lao. Hiện Công ty đã xây dựng được mạng LAN với 124 máy trạm nối mạng vào một máy chủ kết nối internet cùng hệ thống tổng đài nội bộ 120 số nối với tất cả các bộ phận đầu mối quản lý. Bên cạnh đó, Công ty đã cũng ứng dụng phần mềm phát triển thiết kế chi tiết giày từ năm 1996, phần mềm quản lý đối với trên 1.000 loại vật tư, phần mềm quản lý tiến độ sản xuất và phần mềm quản lý nhân sự... Chính nhờ hệ thống ICT này mà chất lượng công tác quản lý mọi mặt của đơn vị đã tăng lên đáng kể, góp phần đưa doanh thu trong bốn năm qua tăng từ 181,4 tỷ đồng năm 2001 lên 270 tỷ đồng năm 2004; kim ngạch xuất khẩu cũng tăng từ 12 triệu USD lên 18 triệu USD. Chỉ riêng việc sử dụng hệ thống mạng điện thoại nội bộ đã giúp Công ty tiết kiệm được mỗi năm gần 500 triệu đồng tiền cước phí điện thoại so với chi phí lắp đặt ban đầu chỉ 43 triệu đồng! Nhờ những lợi ích thiết thực như vậy mà qua khảo sát tại 217 doanh nghiệp trong cả nước, đã có 77% doanh nghiệp cho rằng CNTT giúp tăng năng suất lao động; 43% cho rằng CNTT làm tăng chất lượng sản phẩm dịch vụ; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 59% đánh giá CNTT làm tăng khả năng cạnh tranh và 6% ghi nhận CNTT còn mang lại các hiệu quả khác... Một trong những doanh nghiệp thành công trong ứng dụng CNTT là công ty dệt Phong Phú. Công ty dệt Phong Phú đã thắng lợi lớn nhờ ứng dụng CNTT. Công ty đã sử dụng thông tin trên mạng Internet về thị trường bông quốc tế, phân tích dự báo tình hình cung cầu của Mỹ, Trung Quốc, Châu Phi trên Internet, phán đoán khả năng tiêu thụ thị trường trong nước và đã quyết định ký những hợp đồng nhập khẩu số lượng lớn bông. Ngay sau ký hợp đồng, giá bông thế giới và trong nước tăng vọt, Phong Phú đã thu lợi hàng tỷ đồng. Hiện nay, Công ty đã trang bị hơn 180 máy vi tính nối mạng, tự viết các phần mềm quản lý kho, tài chính, kỹ thuật, vật tư và phần mềm thiết kế mặt hàng. Đặc biệt phần mềm thiết kế mặt hàng đảm bảo thiết kế các loại hoa văn trên vải theo yêu cầu khách hàng. Chương trình quản lý vật tư đã giúp công ty luôn chủ động quản lý vật tư, tiết kiệm thời gian và chi phí. Nhờ đó có kế hoạch dự trữ vật tư, nguyên liệu hợp lý, không để thừa hoặc thiếu như trước đây. Năm 2006, Công ty Dệt Phong Phú vừa sản xuất vừa tiến hành đầu tư mở rộng với quy mô lớn. Hơn 450 tỷ đồng đã được đầu tư nhập thiết bị và công nghệ hiện đại, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Nhờ đó, công suất sợi từ 2.000 tấn tăng lên 10.000 tấn/năm; công suất vải từ 5 triệu mét tăng lên 15 triệu mét/năm; từ chỗ chưa có mặt hàng khăn, đến nay mỗi năm xuất trên 3.500 tấn khăn sang Nhật và các nước EU; nộp ngân sách tăng 44 lần... Nhìn chung, việc ứng dụng CNTT ở Việt Nam những năm qua đã có khởi sắc. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: chưa tạo được nền tảng CNTT vững chắc cho quốc gia; thiếu cơ chế, chính sách và sự phối hợp có hiệu quả giữa các bộ, ban, ngành có liên quan; hệ thống quản lý còn bất cập; đặc biệt là nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu 1.5.1. Câu hỏi nghiên cứu: - Thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay như thế nào? có hiệu quả không? - Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay như thế nào? - Hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên? - Các giải pháp nào góp phần tăng cường phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên? 1.5.2. Các phương pháp nghiên cứu 1.5.2.1. Phương pháp thu thập thông tin * Thu thập thông tin thứ cấp: Thông tin thứ cấp được chọn lọc và tổng hợp từ các tài liệu đã được các cơ quan chức năng thu thập, công bố. Các tài liệu này được thu thập từ các Bộ, cơ quan ngang bộ thuộc trung ương và các Sở, ban, ngành ở địa phương. * Thu thập thông tin sơ cấp: Trong điều kiện số lượng các doanh nghiệp nông lâm nghiệp của tỉnh không nhiều, chúng tôi quyết định lựa chọn phương thức điều tra tổng thể 29 doanh nghiệp nông lâm nghiệp có trên địa bàn tỉnh đến thời điểm nghiên cứu. - Phương pháp điều tra trực tiếp: Được tổng hợp và hệ thống hoá từ phiếu điều tra thực tế tình hình ứng dụng công nghệ thông tin của 29 doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 1.5.2.2. Phương pháp sử lý số liệu: - Dùng chương trình Excel trong phần mềm Microsoft office. 1.5.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá và phương pháp phân tích: 1.5.3.1. Hệ thống chỉ tiêu: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 - Chỉ tiêu lao động: đánh giá số lượng, trình độ, năng lực sử dụng công nghệ thông tin của lực lượng lao động trong doanh nghiệp; - Chỉ tiêu về cơ sở vật chất công nghệ thông tin của doanh nghiệp: các loại thiết bị công nghệ thông tin đang sử dụng, các loại mạng thông tin, chi phí sử dụng mạng, mục đích sử dụng và lợi ích sử dụng; - Chỉ tiêu ứng dụng CNTT trong quản lý, sản xuất: Khảo sát tình hình sử dụng các loại phần mềm, qua đó đánh giá nhu cầu ứng dụng phần mềm trong quản lý sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp tỉnh. - Phân tích một số chỉ tiêu về tình hình tài chính: Tổng vốn kinh doanh, doanh thu, chi phí, lợi nhuận, số nộp ngân sách ... đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; - Các chỉ tiêu phản ánh những khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh (tiêu thụ, quảng cáo, tài chính, quản lý, xuất khẩu, nhập khẩu ...) đặc biệt là vấn đề tiêu thụ sản phẩm. - Các chỉ tiêu về kỹ thuật sử dụng soạn thảo văn bản, khai thác mạng Internet, sử dụng các chương trình phần mềm trong doanh nghiệp và các hiệu quả sử dụng thực tế trong quản lý doanh nghiệp, quảng cáo sản phẩm, thương hiệu, Marketting, phân tích dữ liệu, công tác kế toán, tiêu thụ sản phẩm … - Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp: Giảm được nhân lực; Tiếp cận thị trường nhanh; Giảm thời gian lao động; Quan hệ chi tiết với khách hàng; Mang lại hiệu quả công việc; Tra cứu thông tin nhanh; hoặc không có tác dụng rõ rệt. - Các chỉ tiêu ứng dụng công nghệ thông tin khác trong doanh nghiệp. 1.5.3.2. Phương pháp phân tích đánh giá: * Phương pháp duy vật biện chứng: Phương pháp chung và tổng quát cho toàn bộ đề tài, sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các lý luận kinh tế học. Với các phương pháp phân tích tổng hợp, suy diễn và quy nạp sẽ giúp xem xét, đánh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 giá các sự việc hiện tượng trong mối quan hệ hệ thống, có liên quan, có tác động ảnh hưởng với nhau chuyển biến và phát triển, từ đó rút ra những kết luận có tính chất quy luật, thực chất và bản chất của vấn đề nghiên cứu. * Phương pháp so sánh: So sánh theo thời gian, theo loại hình doanh nghiệp, theo mức độ đầu tư … để xác định xu hướng mức biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực, khoa học, chính xác hiện tượng nghiên cứu. * Phương pháp thống kê: Được coi là chủ đạo để nghiên cứu các mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào như: quy mô lao động, loại hình doanh nghiệp, đầu tư cho công nghệ thông tin … thông qua đó đánh giá so sánh và rút ra những kết luận nhằm đưa ra các giải pháp có tính khoa học cũng như trong thực tế trong việc ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. * Phương pháp chuyên gia: Dùng để nghiên cứu, tham khảo ý kiến của các chuyên gia nông, lâm nghiệp, các cán bộ khuyến nông, các thày, cô giáo đã và đang giảng dạy tại các trường đại học. Phương pháp chuyên gia giúp thu thập, chọn lọc những thông tin, ý kiến trao đổi của các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 TÓM TẮT CHƢƠNG I Trong chương này đã trình một cách vắn tắt về doanh nghiệp, công nghệ thông tin đồng thời trình bày được các ứng dụng và ích lợi của CNTT trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Đặc biệt, trong chương này tác giả đã trình bày kinh nghiệm phong phú của các nước trong việc triển khai ứng dụng CNTT bao gồm các nước: Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc. Mỗi nước này có một chiến lược, bước đi khác nhau trong việc ứng dụng CNTT nhưng đều thành công và đều để lại những bài học quý báu cho cả doanh nghiệp và Chính phủ Việt Nam học tập. Tuy mỗi nước có một bước đi khác nhau, nhưng tất cả các nước này đều có chung điểm giống nhau là: Nhà nước là người dẫn dắt, đi đầu đầu, cổ vũ, tạo mọi thuận lợi, tạo ra môi trường, tạo ra hành lang pháp lý, tạo ra con đường cho việc triển khai ứng dụng CNTT và các doanh nghiệp của họ rất nhanh nhạy, nhận thấy ngay những thuận lợi, những ích lợi và sự cần thiết phải ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh và nhanh chóng chớp ngay lấy cơ hội này, đi ngay trên con đường CNTT mà Nhà nước vừa tạo dựng nên. Trong những năm 90, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đua nhau trang bị máy tính đắt tiền, nhưng chỉ sử dụng chủ yếu vào soạn thảo văn bản, chưa phát huy được công suất của máy tính thì máy tính đó đã trở nên lạc hậu, do đó chi phí đầu tư bị khấu hao vô hình hết mà không đem lại kết quả là bao nhiêu. Bước sang thế kỷ XXI, việc đầu tư cho CNTT trong các doanh nghiệp có định hướng tốt hơn nhưng vẫn còn lúng túng, hiệu quả chưa cao, trình độ ứng dụng CNTT hiện nay của chúng ta còn thấp, kém xa các nước trong khu vực. Ứng dụng Công nghệ thông tin cho doanh nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ là vấn đề đang được mọi người, mọi ngành rất quan tâm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 Chƣơng II THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên nằm ở phía Bắc tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, phía Tây tiếp giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Tuyên Quang. Tỉnh Thái Nguyên có diện tích tự nhiên 3.541 km2 và dân số hơn 1 triệu người, với 8 dân tộc anh em chủ yếu sinh sống đó là: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Mông, Sán Chay, Hoa và Dao. Tỉnh Thái Nguyên cú 9 đơn vị hành chính gồm Thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và 7 huyện (Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ, Định Hoá, Phú Lương).. Trước đây và hiện nay, tỉnh Thái Nguyên vẫn được Chính phủ coi là Trung tâm văn hoá và kinh tế của các dân tộc các tỉnh phía Bắc. Trong 5 năm gần đây Thái Nguyên luôn giữ tốc độ phát triển kinh tế (GDP) bình quân 7 - 9%. Thái Nguyên là trung tâm đào tạo lớn thứ 3 trong cả nước với 5 trường Đại học, 16 trường Cao đẳng, Trung học và dạy nghề, có bệnh viện đa khoa khu vực. Thái Nguyên là nơi hội tụ nền văn hoá của các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Tỉnh Thái Nguyên có di tích lịch sử An toàn khu (ATK) ở huyện Định Hoá, có di tích khảo cổ học thời kỳ đồ đá cũ ở huyện Võ Nhai, có các di tích kiến trúc nghệ thuật chùa chiền, đình, đền tại nhiều địa phương trong tỉnh. Tỉnh Thái Nguyên có nhiều khu thiên nhiên phong cảnh sơn thuỷ hữu tình như khu du lịch Hồ Núi Cốc, Hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà… Các cơ sở hạ tầng của tỉnh Thái Nguyên đã được hoàn thiện dần, hệ thống đường giao thông quốc lộ đã được nâng cấp tốt hơn. Hiện nay dự án đường tránh qua thành phố Thái Nguyên đang được triển khai, cầu Quán Triều và đoạn nối quốc lộ 1B với quốc lộ 3 đã được khởi công xây dựng, đường cao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 tốc tuyến Thái Nguyên - Hà Nội dự kiến xây dựng vào năm 2006 sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội khu vực phía Bắc. Thành phố Thái Nguyên đã được Chính quyết định nâng lên thành phố loại II theo tiêu chuẩn của Việt Nam. Hệ thống cấp nước của trung tâm thành phố Thái Nguyên đó được đầu tư hoàn chỉnh. Nhà máy nước đang được nâng cấp tại thị xã Sông Công và các thị trấn, thị tứ. Hiện nay thành phố Thái Nguyên đang thực hiện dự án thoát nước và xử lý nước thải bằng nguồn vốn vay của Chính phủ Pháp. Hệ thống bưu chính viễn thông đã được phủ kín gần hết toàn tỉnh. Tỉnh Thái Nguyên có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế và xã hội. Nhiều tiềm năng đã và đang trở thành nguồn sống của con người, song có nhiều tiềm năng hiện vẫn còn là những cơ hội đang chờ đón các nhà đầu tư khai thác. 2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Để đưa ra được giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát triển doanh nghiệp nông lâm nghiệp, cần phải đánh giá được thực trạng hiện tại của các doanh nghiệp trên nhiều góc độ như về lao động, thu nhập và trình độ người lao động, phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh, tình hình đóng góp nghĩa vụ với ngân sách nhà nước... từ đó mới có thể đưa ra giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin phát triển doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp phù hợp và có cơ sở. 2.2.1. Tình hình lao động và trình độ người lao động Thực trạng lao động và trình độ của người lao động tại các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp thể hiện qua bảng 2.1 Ta thấy số lao động có trình độ sau đại học rất thấp, có 07 người trên tổng số 3.342 lao động chiếm 0,2%, và chủ yếu ở loại hình doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ và chế biến nông lâm sản. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 Bảng số 2.1 Thực trạng trình độ ngƣời lao động tại doanh nghiệp nông lâm nghiệp năm 2006 Đơn vị tính: Người TT Loại hình doanh nghiệp Tổng số lao động Trình độ đào tạo Sau đại học Đại học Cao đẳng, Trung cấp Lao động phổ thông Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) 1 DN Sản xuất sản phẩm NLN 625 0 0,00 54 8,64 98 15,68 473 75,68 2 DN Chế biến nông lâm sản 1852 2 0,10 213 11,5 302 16,3 1335 72,08 3 DN KD thương mại, dịch vụ NLN 752 5 0,68 139 18,40 167 22,22 441 59,51 4 DN NLN khác (XDCB) 113 0 0,00 23 20,35 27 23,89 63 55,75 Cộng: 3 342 7 0,20 429 12,8 594 17,77 2.312 69,1 Nguồn: Tổng hợp từ Phiếu điều tra về doanh nghiệp nông lâm nghiệp của tác giả. Số lao động có trình độ đại học có 429 người, chiếm 12,8%, có tỷ lệ cao ở doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ và doanh nghiệp khác. Số lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp có 594 người, chiếm 17,77%, chủ yếu ở doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ và doanh nghiệp khác. Số lao động là lao động phổ thông lớn nhất có 2.312 người, chiếm 69,1%, chủ yếu ở doanh nghiệp sản xuất sản phẩm và doanh nghiệp chế biến nông lâm sản . Đánh giá chung ta thấy lao động ở doanh nghiệp kinh doanh thương mại và doanh nghiệp khác (XDCB) có tỷ lệ lao động qua đào tạo cao hơn. Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm và doanh nghiệp chế biến Nông Lâm nghiệp chủ yếu sử dụng là lao động chưa qua đào tạo, hoặc ở trình độ thấp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 Bảng 2.2: Số lƣợng lao động tại các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2006 Đơn vị tính: Người TT Tên Doanh nghiệp Số lao động Tổng số Trong đó: LĐ quản lý 1 Nông trường Phú Lương 35 12 2 Công ty Chè Sông Cầu 375 33 3 Cty CP SX phân bón TN 111 15 4 Cty Ván dăm TN 102 12 5 Công ty CP Xuất nhập khẩu TN 126 14 6 Công ty CP XNK Chè Tín Đạt 71 7 7 Công ty CP Chè Quân Chu 142 13 8 Công ty CP Chè Hà Thái 93 8 9 Công ty CP Chế biến lâm Sản 45 6 10 Công ty CP Chè Hà Nội 42 4 11 Doanh nghiệp Chè Tuấn Oanh 25 3 12 Công ty TNHH Trà Phú Lương 49 3 13 Cty TNHH Chè Đồng Hỷ 21 2 14 Cty TNHH chế biến n.sản chè TN 34 3 15 Cty Chè Thái Nguyên 161 16 16 Cty TNHH Hoàng Bình 152 12 17 Cty CP Lương thực Hà Tuyên Thái 83 9 18 Cty Giấy Hoàng Văn Thụ 515 41 19 Cty CP Giấy xuất khẩu TN 321 29 20 Cty TNHH XNK Trung Nguyên 84 8 21 Công ty Lâm nghiệp Đại Từ 85 12 22 Công ty Lâm nghiệp Võ Nhai 51 53 23 DNTN Bảo quản NLS Hà Bắc 14 4 24 Cty TNHH Quản lý k.thác c.trình t.lợi 155 15 25 Cty CP Vật t nông nghiệp TN 245 21 29 Cty CP Vật tư bảo vệ thực vật TN 17 4 27 Cty CP TV XDCS Hạ tầng TN 55 6 28 Cty TNHH P.triển nông sản Phú Thái 18 2 29 Cty CP XDNN và PTNT 115 11 Cộng 3.342 747 Nguồn: Tổng hợp từ Phiếu điều tra về doanh nghiệp nông lâm nghiệp của tác giả. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 2.2.2. Tình hình thu nhập bình quân của người lao động Con người là yếu tố quan trọng, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, ngoài vấn đề về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, việc trả công lao động là một sẽ là động lực để thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm. Ta thấy thu nhập bình quân của lao động trong các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay là thấp, đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại và dịch vụ và doanh nghiệp xây dựng cơ bản trong nông nghiệp có khá hơn so với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm và doanh nghiệp chế biến nông lâm sản, thu nhập bình quân người lao động năm 2004 khoảng 740 ngàn đồng/người/tháng, năm 2005 khoảng 840 ngàn đồng/người/tháng, năm 2006 khoảng 1.000 ngàn đồng đồng/người/tháng, tốc độ tăng về thu nhập bình quân hàng năm từ 12% đến 19% . Bảng 2.3 Thực trạng thu nhập bình quân của ngƣời lao động tại doanh nghiệp nông lâm nghiệp ĐVT: 1.000đ/người/tháng Stt Loại hình Năm So sánh doanh nghiệp 2004 2005 2006 2005 /2004 2006 /2005 Tăng (+) Giảm (-) Tỷ lệ (%) Tăng (+) Giảm (-) Tỷ lệ (%) 1 DN Sản xuất sản phẩm NLN 659 764 871 105 115,93 107 114,01 2 DN Chế biến nông lâm sản 757 771 935 14 101,85 164 121,27 3 DN KD thương mại, dịch vụ NLN 795 952 1.138 157 119,75 186 119,54 4 DN NLN khác (XDCB) 759 857 1.050 98 112,91 193 122,52 Thu nhập bình quân 742 836 999 94 112,67 163 119,50 Nguồn: Tổng hợp từ Phiếu điều tra về doanh nghiệp nông lâm nghiệp của tác giả. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 2.2.3. Đánh giá về hiệu quả kinh tế các loại hình doanh nghiệp Thu được lợi nhuận được coi là mục tiêu chính của các doanh nghiệp, nếu không thu được lợi nhuận doanh nghiệp sẽ bị phá sản. Lợi nhuận là điều kiện để đáp ứng lợi ích của chủ đầu tư vốn vào doanh nghiệp. Có lợi nhuận doanh nghiệp có thể thu hút vốn để tổ chức và mở rộng quá trình kinh doanh, tái sản xuất mở rộng nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. 2.2.3.1 Loại hình doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nông lâm nghiệp: Có 04 doanh nghiệp, gồm 03 doanh nghiệp nhà nước, và 01 doanh nghiệp tư nhân sản xuất phân bón phục vụ ngành nông nghiệp trên địa bàn, trong đó Nông trường Phú Lương là địa phương quản lý. Bảng 2.4 Hiệu quả kinh tế loại hình doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm So sánh 2004 2 005 2006 2005 /2004 2006 /2005 Tăng (+) Giảm (-) Tỷ lệ (%) Tăng (+) Giảm (-) Tỷ lệ (%) 1 Vốn đăng ký kinh doanh 128.973 128.840 128.840 76 100,06 0 100 2 Tổng doanh thu 46.266 40.221 41.576 - 6.045 86,93 1.355 103,36 3 Tổng chi phí 46.999 41.984 42.738 - 5.015 89,33 754 102 4 Tổng lợi nhuận trước thuế -733 -1.763 -1.162 -1030 -240 601 65 5 Tổng số nộp ngân sách 2.584 2.458 2.497 -126 95,12 39 101,58 Nguồn: Tổng hợp từ Phiếu điều tra về doanh nghiệp nông lâm nghiệp của tác giả. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 Từ bảng 2.4 có thể đánh giá chung là các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm Nông Lâm nghiệp không có hiệu quả, năm 2004, 2005 và 2006 sản xuất kinh doanh thua lỗ. Tổng doanh thu giảm dần qua các năm, năm 2005 bằng 96,73% so với năm 2004, đến năm 2006 chỉ bằng 86,93% so với năm 2005. Các khoản nộp ngân sách hàng năm cũng giảm, năm 2005 bằng 90% so với năm 2004, đến năm 2006 bằng 95,12% so với năm 2005. 2.2.3.2 Doanh nghiệp chế biến nông lâm sản: Gồm có 16 doanh nghiệp; Năm 2006 có 01 doanh nghiệp lỗ và 15 doanh nghiệp lãi, trong đó có 01 doanh nghiệp lỗ 03 năm liên tục là công ty Giấy Hoàng Văn Thụ. Bảng 2.5 Hiệu quả kinh tế loại hình doanh nghiệp chế biến nông lâm sản ĐVT: Triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm So sánh 2004 2005 2006 2005 /2004 2006 /2005 Tăng (+) Giảm (-) Tỷ lệ (%) Tăng (+) Giảm (-) Tỷ lệ (%) 1 Vốn đăng ký kinh doanh 49.914 56.850 55.730 6.936 113,90 -1120 -1.97 2 Tổng doanh thu 580.481 680.903 611.120 100.422 117,30 -69.783 -10,2 3 Tổng chi phí 589.340 679.564 608.248 90.224 115,31 -71.316 -10,5 4 Tổng lợi nhuận tr- ước thuế -8 859 1 339 2 872 10.198 -15,11 1533 215 5 Thuế thu nhập doanh nghiệp 374,9 804,16 375 429 215 6 Lợi nhuận sau thuế 964,1 2067,84 964 1104 214,5 7 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn ĐKKD 0,66 3,71 0,66 3,05 9 Tổng số nộp ngân sách 6.375 12.108 15.215 5.733 189,93 3.107 125,66 Nguồn: Tổng hợp từ Phiếu điều tra về doanh nghiệp nông lâm nghiệp của tác giả. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 Doanh nghiệp chế biến nông lâm sản trong năm 2004, 2005 sản xuất kinh doanh lỗ, năm 2006 sản xuất kinh doanh lãi. Nguyên nhân chính dẫn đến kinh doanh lỗ. + Công ty Giấy Hoàng Văn Thụ năm 2002 được ngân sách nhà nước cải tạo nâng cấp dây chuyền sản xuất nên những năm đầu sản xuất kinh doanh bị lỗ do chi phí lãi vay, chi phí khấu hao tài sản cố định lớn, đến năm 2006 công ty sản xuất kinh doanh hoà vốn, dự kiến năm 2007 sẽ có lãi. Còn lại là các doanh nghiệp các thành phần kinh tế khác, có quy mô nhỏ, lao động ít, chủ yếu là thuê lao động ngắn hạn khi vào mùa vụ sản xuất. Do bộ máy quản lý gọn nhẹ nên các doanh nghiệp này năng động trong sản xuất, hàng năm đều kinh doanh có lãi, tuy nhiên mức lãi thấp. 2.2.3.3 Doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ trong lĩnh vực nông lâm nghiệp: gồm có 08 doanh nghiệp, hàng năm đều có 03 doanh nghiệp lỗ và 05 doanh nghiệp lãi; trong đó Công ty L âm Nghiệp Võ Nhai lỗ 03 năm liên tục, C ông ty Lâm nghiệp Đại Từ lỗ 02 năm liên tục. Hiện nay ngoài các hoạt động trồng rừng sản xuất, liên doanh trồng rừng với các hộ nông dân, các lâm trường là nơi tiếp nhận và làm dịch vụ triển khai các dự án trồng rừng 327 và 661. Các Công ty lâm nghiệp được chuyển đổi từ các lâm trường Quốc doanh trước đây. Trong giai đoạn phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, mặc dù các doanh nghiệp này đã trăn trở tìm lối ra, Nhà nước đã có cơ chế chính sách để tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp quốc doanh phát triển. Đến nay tuy đã có nhiều đổi mới phương thức quản lý, phương thức kinh doanh nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh vẫn chưa được cải thiện, hầu hết các doanh nghiệp đều thua lỗ mất vốn, thu nhập của người lao động thấp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 Bảng 2.6 Hiệu quả kinh tế loại hình doanh nghiệp kinh doanh thƣơng mại, dịch vụ trong lĩnh vực nông lâm nghiệp ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm So sánh 2 004 2 005 2 006 2005 /2004 2006 /2005 Tăng (+) Giảm (-) Tỷ lệ (%) Tăng (+) Giảm (-) Tỷ lệ (%) 1 Vốn đăng ký kinh doanh 26.583 27.900 28.451 1.317 105.0 551 102.0 2 Tổng doanh thu 151.493 166.700 17.853 15.207 110.0 -148.847 10.7 3 Tổng chi phí 150.641 166.278 16.720 15.637 110.4 -149.558 10.1 4 Tổng lợi nhuận trước thuế 852 422 1.133 -430 49.5 711 268.5 5 Thuế thu nhập doanh nghiệp 238.6 118.8 238.6 -119.8 49.8 6 Lợi nhuận sau thuế 613.4 303.8 613 -309.6 49.5 7 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn ĐKKD (%) 3.21 1.51 3,21 -1.7 47.0 8 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (%) 0.56 0.25 0,56 -0.31 44.6 9 Tổng số nộp ngân sách 1282 1149 1359 -133 89.6 210 118.3 Nguồn: Tổng hợp từ Phiếu điều tra về doanh nghiệp nông lâm nghiệp của tác giả. 2.2.3.4 Loại hình doanh nghiệp khác trong lĩnh vực nông lâm nghiệp: Là doanh nghiệp xây dựng cơ bản các công trình phục vụ trong nông lâm nghiệp, đây là công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước từ năm 2001. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 Là doanh nghiệp nhà nước sau khi được cổ phần hoá doanh nghiệp đã sắp xếp lại lao động, tổ chức lại sản xuất và kinh doanh ngày càng hiệu quả, tạo được việc làm và thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn như thiếu vốn kinh doanh phải vay vốn ngân hàng, ngành nghề bị cạnh tranh gay gắt, các công trình cây dựng cơ bản Nhà nước chậm được thanh toán vốn, dẫn đến lãi phải trả ngân hàng cao ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Có thể đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh từ năm 2004 đến năm 2006 không có hiệu quả. Năm 2004 và năm 2005 bị lỗ, đến năm 2006 có lãi nhưng thấp. Bảng 2.7 Hiệu quả kinh tế loại doanh nghiệp nông lâm nghiệp khác ĐVT: Triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm So sánh 2004 2005 2006 2005 /2004 2006 /2005 Tăng (+) Giảm (-) Tỷ lệ (%) Tăng (+) Giảm (-) Tỷ lệ (%) 1 Vốn đăng ký kinh doanh 3.753 3.950 4.105 197,0 105,2 155 103,9 2 Tổng doanh thu 13.797 7.419 17.853 -6.378,0 53,8 10.434 240,6 3 Tổng chi phí 13.117 7.164 16.720 -5.953,0 54,6 9.556 233,4 4 Tổng lợi nhuận trước thuế 680 255 1.133 -425,0 37,5 878 444,3 5 Thuế TNDN 190 71 317 -119,0 37,5 246 444,3 6 Lợi nhuận sau thuế 490 184 816 -306,0 37,5 632 444,3 7 TSLN trên vốn ĐKKD (%) 13,0 3,2 1,5 -9,8 24,6 -2 47,0 8 TSLNtrên doanh thu (%) 0,6 0,3 0,6 0 44,6 9 Tổng số nộp ngân sách 1282 1149 1359 -133,0 89,6 210 118,3 Nguồn: Tổng hợp từ Phiếu điều tra về doanh nghiệp nông lâm nghiệp của tác giả. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 2.3. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp Nông Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Hiện nay 90% các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn còn rất lúng túng không biết thực hiện từ đâu và như thế nào cho đỡ tốn kém mà vẫn hiệu quả. Mới chỉ có 50% các doanh nghiệp có ứng dụng CNTT trong hoạt động kinh doanh. Các ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp chủ yếu mới dừng lại ở công tác văn phòng, kế toán và chỉ một số ít trong sản xuất. Dưới đây là các số liệu khảo sát điều tra cụ thể về từng mặt liên quan đến ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 2.3.1. Cơ sở vật chất về CNTT Đa số các doanh nghiệp được trang bị các thiết bị CNTT chủ yếu như điện thoại, Fax, máy vi tính, máy in. Tuy nhiên máy vi tính ở các doanh nghiệp còn thiếu thốn, lạc hậu, tốc độ chậm, chỉ một số ít các doanh nghiệp có trang thiết bị CNTT hiện đại. So với các loại hình doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh thì các doanh nghiệp nông lâm nghiệp còn yếu, máy móc thiếu thốn, chắp vá, lạc hậu, tốc độ xử lý chậm, các ứng dụng CNTT hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là do khả năng tài chính của các doanh nghiệp hạn chế; đội ngũ cán bộ có nhận thức, trình độ sử dụng, làm chủ CNTT yếu kém, mơ hồ, chưa được đào tạo chuyên sâu về CNTT, chưa khai thác tối đa, hiệu quả các máy móc thiết bị đã có. Kết quả khảo sát 29 doanh nghiệp nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh về cơ sở vật chất cho ứng dụng CNTT cho thấy có 80% doanh nghiệp trang bị máy vi tính: Doanh nghiệp có trang bị máy vi tính ít nhất là 1 máy và nhiều nhất là 20 máy. 55% số người được phỏng vấn cho rằng doanh nghiệp mình còn thiếu máy vi tính trong hoạt động; 45% người được phỏng vấn cho rằng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 máy vi tính được trang bị trong cơ quan là đủ sử dụng. Tuy nhiên dựa vào số liệu điều tra về số người và số máy có trong doanh nghiệp, chỉ 10% doanh nghiệp có đủ máy vi tính làm việc theo đúng nghĩa ( mỗi người một máy). Theo số liệu điều tra, thành phố Thái Nguyên có số lượng doanh nghiệp nhiều nhất trên địa bàn với tổng số 12 doanh nghiệp tạo công ăn việc làm cho 2.092 lao động. Loại hình doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có 03 doanh nghiệp; 02 doanh nghiệp chế biến nông lâm sản; 02 doanh nghiệp xây dựng cơ bản và 05 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại dịch vụ. Trong đó 100% doanh nghiệp đều trang bị điện thoại, máy vi tính và Fax. Bảng 2.8 Cơ sở vật chất cho công nghệ thông tin của các doanh nghiệp nông lâm nghiệp (Năm 2006) Đơn vị tính: Chiếc TT Địa bàn Số lượng doanh nghiệp Số lượng máy vi tính 1 TP Thái Nguyên 12 58 2 Phổ Yên 1 2 3 TX Sông Công 1 2 4 Phú Lương 3 7 5 Đại Từ 6 20 6 Định Hoá 0 0 7 Đồng Hỷ 5 12 8 Võ Nhai 1 1 Cộng 29 101 Nguồn: Tổng hợp từ Phiếu điều tra về doanh nghiệp nông lâm nghiệp của tác giả. Đa số các máy tính, máy điện thoại, máy fax chỉ dành cho cán bộ quản lý, kế toán dùng trong giao dịch và tổng hợp tính toán số liệu kế toán thống kê, chưa có doanh nghiệp sử dụng vào trong sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, số Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 lượng máy tính còn hạn chế, nhiều máy tính còn lạc hậu, tốc độ xử lý chậm, khó đáp ứng nhu cầu công việc. Đơn vị địa bàn có số lượng doanh nghiệp đứng thứ hai là huyện Đại Từ với 6 doanh nghiệp (chiếm 20,6% tổng số doanh nghiệp) và số lượng lao động là 501 người. Trong đó 100% doanh nghiệp được trang bị đầy đủ cả máy điện thoại và máy Fax; 95% doanh nghiệp có máy vi tính nhưng trong tình trạng thiếu, không đủ sử dụng. Tỷ lệ máy tính đạt 25 người /máy, thấp hơn so thành phố Thái Nguyên do sự chênh lệch về trình độ, khả năng tài chính của các doanh nghiệp. Huyện Đồng Hỷ có 05 doanh nghiệp nông lâm nghiệp hoạt động trên địa bàn với 497 lao động. Các doanh nghiệp này được trang bị 100% máy điện thoại và máy Fax nhưng tổng số máy vi tính chỉ có 12 chiếc, đạt tỷ lệ 41,4 người/máy, thấp nhất so với các huyện, thành thị trong tỉnh. Phần lớn các máy vi tính được trang bị đã lạc hậu, chỉ sử dụng để soạn thảo và lưu trữ văn bản, chưa được khai thác triệt để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNguyen Thanh Chung.pdf
Tài liệu liên quan