Luận văn Thiết kế websites hỗ trợ dạy học chương “tính chất sóng của ánh sáng” vật lý lớp12 trung học phổ thông

Tài liệu Luận văn Thiết kế websites hỗ trợ dạy học chương “tính chất sóng của ánh sáng” vật lý lớp12 trung học phổ thông: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HCM -------------- LƯU THANH TÚ THIẾT KẾ WEBSITES HỖ TRỢ DẠY HỌC CHƯƠNG “TÍNH CHẤT SÓNG CỦA ÁNH SÁNG” VẬT LÝ LỚP12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn vật lý Mã số: 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Người hướng dẫn khoa học TS. MAI VĂN TRINH Thành phố hồ Chí Minh - 2006 LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Khoa đào tạo Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Vật lý và tổ bộ môn Phương pháp giảng dạy Vật lý trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, các thầy giáo, cô giáo khoa Vật lý trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh cùng trường THPT Võ Thị Sáu huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà rịa – Vũng tàu. Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo, TS. Mai Văn Trinh, người đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp gi...

pdf137 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Thiết kế websites hỗ trợ dạy học chương “tính chất sóng của ánh sáng” vật lý lớp12 trung học phổ thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HCM -------------- LƯU THANH TÚ THIẾT KẾ WEBSITES HỖ TRỢ DẠY HỌC CHƯƠNG “TÍNH CHẤT SÓNG CỦA ÁNH SÁNG” VẬT LÝ LỚP12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn vật lý Mã số: 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Người hướng dẫn khoa học TS. MAI VĂN TRINH Thành phố hồ Chí Minh - 2006 LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Khoa đào tạo Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Vật lý và tổ bộ môn Phương pháp giảng dạy Vật lý trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, các thầy giáo, cô giáo khoa Vật lý trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh cùng trường THPT Võ Thị Sáu huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà rịa – Vũng tàu. Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo, TS. Mai Văn Trinh, người đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập ở trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè và những người thân yêu đã động viên, giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn này. TP HCM, tháng 07 năm 2006 Tác giả Lưu Thanh Tú CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BGĐT Bài giảng điện tử CNTT Công nghệ thông tin DH Dạy học DHVL Dạy học vật lý GV Giáo viên HS Học sinh LLDH Lí luận dạy học MVT Máy vi tính PPDH Phương pháp dạy học PTDH Phương tiện dạy học QTDH Qúa trình dạy học SGK Sách giáo khoa SGV Sách giáo viên THPT Trung học phổ thông TN Thí nghiệm TNSP Thực nghiệm sư phạm DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 3.1 Bảng thông kê điểm số Xi của các bài kiểm tra 5 phút 78 3.2 Bảng phân phối tần suất tích lũy của 6 bài kiểm tra 5 phút 78 3.3 Bảng phân phối tần suất tích lũy của 6 bài kiểm tra 5 phút 79 3.4 Điểm trung bình và độ lệch chuẩn của 6 bài kiểm tra 5 phút 80 3.5 Bảng thông kê điểm số Xi của các bài kiểm tra 80 3.6 Bảng phân phối tần suất 81 3.7 Bảng phân phối tần suất tích lũy 82 3.8 Điểm trung bình và độ lệch chuẩn 83 3.9 Tổng hợp các chỉ số thống kê của các bài kiểm tra 84 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình Tên hình Trang 1.1. Sơ đồ phương pháp mô phỏng 11 2.1 Sơ đồ cấu trúc lôgic nội dung kiến thức trong chương “Tính chất sóng của ánh sáng” 38 2.2 Trang chủ của Website 42 2.3 Site “Cơ sở vật lý” 43 2.4 Site “Sách giáo khoa” 44 2.5 Site “Sách GV” 45 2.6 Site “Bài giảng điện tử” 46 2.7 Site “Ôn tập” 47 2.8 Site “Bài tập” 49 2.9 Site “vật lý và đời sống” 50 2.10 Site “Các nhà Bác học” 50 2.11 Site “thí ngh ệm mô phỏng” 51 2.12 Site “Giải trí” 52 2.13 Trang “Trao đổi - góp ý” 52 Đồ thị Tên đồ thị Trang 3.1 Biểu đồ phân bố điểm 6 bài kiểm tra 5 phút của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm 78 3.2 Biểu đồ phân phối tần suất điểm 6 bài kiểm tra 5 phút của hai nhóm TN và ĐC 79 3.3 Biểu đồ phân phối tần suất tích lũy của 6 bài kiểm tra 5 phút 79 34 Biểu đồ phân bố điểm của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm 81 3.5 Biểu đồ phân phối tần suất điểm của hai nhóm TN và ĐC 81 3.6 Biểu đồ phân phối tần suất tích lũy 82 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong những năm gần đây, đổi mới giáo dục và đào tạo diễn ra rất sôi động trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Những thành tựu mới của khoa học công nghệ nửa cuối thế kỷ XX, tính chất toàn cầu hoá nền kinh tế tri thức và nền giáo dục điện tử... đã và đang làm thay đổi hình thức, nội dung và phương thức hoạt động của xã hội loài người. Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu mới của khoa học giáo dục trên thế giới và phát huy những thành tựu đã đạt được của nền giáo dục trong nước, các giải pháp đổi mới giáo dục Việt Nam phải vừa theo kịp sự phát triển chung của khoa học giáo dục trên thế giới, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta sao cho có tính khả thi và hiệu quả. Sự ra đời của các thế hệ MVT với hệ thống đa phương tiện (Multimedia) và dịnh vụ mạng thông tin toàn cầu World Wide Web (WWW) đã đặt ra những yêu cầu mới trong nghiên cứu, phát triển lý thuyết DH hiện đại, tạo tiền đề cho những thay đổi sâu sắc về PPDH và phương thức đào tạo. Việc sử dụng lớp học trực tuyến (On - line) hỗ trợ DH đang trên đà phát triển và trở thành một trong các xu hướng mới trong giáo dục hiện nay. [20] Trước tình hình đó, tuyên bố chung của hội nghị bộ trưởng giáo dục các nước thành viên Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) - “Giáo dục trong xã hội học tập ở thế kỷ XXI” đã vạch rõ: giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc định hình một xã hội học tập, ứng dụng CNTT và truyền thông trong giáo dục nhằm mở ra một tiềm năng rộng lớn trong việc chuẩn bị tương lai cho HS, cung cấp cơ hội học tiếp cho những người lớn tuổi, đổi mới về cách dạy và học, tạo điều kiện cho việc hợp tác nghiên cứu khoa học và đào tạo từ xa. UNESCO cũng chính thức đưa ra vấn đề này thành chương trình trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI. Nhiều quốc gia trên thế giới đã thành công trong việc ứng dụng CNTT và truyền thông vào công tác giáo dục và đào tạo dưới những hình thức khác nhau. [3] Đối với nước ta, đổi mới PPDH thông qua việc ứng dụng CNTT và truyền thông là một trong những mục tiêu lớn được các ngành, các cấp đặc biệt quan tâm. Các nghị quyết, chỉ thị đã ra đời như nghị quyết TW2 khoá VIII đã nêu “Cần phải đổi mới phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào QTDH, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”, hay chỉ thị 58 - CT/TW về “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá” của Bộ chính trị... [6] Trong khoa học giáo dục, việc nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu của CNTT để hiện đại hoá QTDH theo hướng công nghệ là một yêu cầu có tính thời sự. Nét nổi bật của đổi mới PPDH hiện nay là áp dụng những thành tựu của CNTT vào QTDH để thực hiện mục đích giáo dục với hiệu quả cao trong đó có hướng ứng dụng xây dựng và sử dụng Website DH. Đây là hướng ứng dụng còn khá mới mẻ ở nước ta, tuy nhiên việc ứng dụng thành công nó vào DH sẽ góp phần tích cực vào quá trình đổi mới PPDH trong các nhà trường. Để hội nhập với sự phát triển chung của khu vực và thế giới, trong nhà trường của xã hội thông tin, HS phải được học các phương pháp, phải được tiếp cận với các PTDH hiện đại bên cạnh việc học các nội dung tri thức khoa học. Thực tế DH đòi hỏi phải có những thay đổi có tính chiến lược về PPDH ở phổ thông mới có thể đáp ứng nhiệm vụ mà đại hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ ra: “Xác định rõ hơn mục tiêu, thiết kế nội dung, chương trình, đổi mới phương pháp giáo dục - đào tạo, lựa chọn những nội dung có tính cơ bản, hiện đại... từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào các quá trình đào tạo”. [7] Website DH với sự trợ giúp của MVT và Internet tỏ ra có nhiều thế mạnh. Chất lượng DH với sự hỗ trợ của Website đã được khẳng định về mặt lý luận và thực tiễn nhưng cho đến nay những công trình nghiên cứu, tài liệu... bàn về phương pháp xây dựng Website DH như thế nào để nâng cao chất lượng, đảm bảo nắm vững kiến thức và phát triển óc sáng tạo của HS trong DH nói chung và DHVL nói riêng còn chưa được quan tâm đúng mức. Nội dung kiến thức vật lý ở phổ thông chủ yếu là vật lý thực nghiệm, trong đó có sự kết hợp giữa quan sát, TN và suy luận lý thuyết để đạt được sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Ở nước ta, thực tế DH các môn khoa học nói chung, Vật lý nói riêng còn mang nặng tính “thông báo, tái hiện”, các PTDH hiện đại chưa được chú ý khai thác, sử dụng đúng mức, QTDH chủ yếu là sự truyền thụ kiến thức một chiều. Nhiều nội dung vật lý trong chương trình vật lý phổ thông khá trừu tượng, có những nội dung vật lý GV không thể hình thành chỉ bằng suy luận lý thuyết, không thể chỉ “dạy chay” mà phải quan sát, phân tích hiện tượng, sử dụng TN,... Tuy nhiên không phải bất kỳ TN nào cũng có thể thực hiện được vì nhiều lí do khác nhau, vì vậy GV phải có biện pháp kỹ thuật thay thế để trực quan hoá các sự kiện, hiện tượng vật lý đó. Với những đặc thù riêng của môn Vật lý thì đổi mới PPDH bằng cách áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, đặc biệt là những thành tựu của CNTT làm PTDH là điều rất cần thiết. Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thiết kế Website hỗ trợ dạy học chương Tính chất sóng của ánh sáng-vật lý lớp 12 THPT”. 2. Mục đích nghiên cứu - Xây dựng Website hỗ trợ DH chương Tính chất sóng của ánh sáng góp phần đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS. - Nghiên cứu quy trình sử dụng Website DH chương Tính chất sóng của ánh sáng và khai thác khả năng hỗ trợ của nó trong DHVL nhằm nâng cao chất lượng dạy và học vật lý lớp 12 THPT. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu - Qúa trình DHVL ở trường THPT - Website DH và QTDH chương Tính chất sóng của ánh sáng với sự hỗ trợ của Website.  Phạm vi nghiên cứu Nội dung và PPDH chương Tính chất sóng của ánh sáng trong chương trình vật lý 12 THPT với sự trợ giúp của Website DH. 4. Giả thuyết khoa học Việc xây dựng và sử dụng Website DH một cách hợp lý sẽ có tác dụng hỗ trợ tốt hoạt động dạy của GV, tích cực hóa hoạt động nhận thức, kích thích hứng thú học tập của HS, góp phần hiện đại hoá PTDH và nâng cao chất lượng DHVL chương Tính chất sóng của ánh sáng lớp 12 THPT. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc sử dụng MVT với Website trong DH nói chung và DH vật lý nói riêng. - Nghiên cứu nội dung, cấu trúc chương Tính chất sóng của ánh sáng trong chương trình vật lý 12 THPT và tìm hiểu những khó khăn khi DH chương này. - Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc thiết kế Website DH - Thiết kế Website DH chương Tính chất sóng của ánh sáng vật lý 12 THPT và hình thức tổ chức DH với Website này. - Áp dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài vào DH một số bài trong chương Tính chất sóng của ánh sáng, tiến hành TNSP để kiểm chứng giả thuyết khoa học đã đặt ra. 6. Phương pháp nghiên cứu  Nghiên cứu lí thuyết - Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, Nhà nước cũng như các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục và đổi mới PPDH. - Nghiên cứu lý luận của việc sử dụng MVT và những ứng dụng của nó trong việc góp phần đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng DHVL ở THPT. - Nghiên cứu tài liệu giáo dục học, tâm lí học, LLDH và PPDH vật lý cần cho việc xây dựng tiến trình DH và nâng cao hiệu quả hoạt động học tập của HS. - Nghiên cứu tài liệu về PTDH vật lý, về ứng dụng MVT với Website trong DH và các phần mềm hỗ trợ thiết kế Website. - Nghiên cứu chương trình, nội dung SGK, sách GV và các tài liệu tham khảo liên quan đến nội dung chương Tính chất sóng của ánh sáng.  Nghiên cứu thực nghiệm Thiết kế và sử dụng Website DH chương Tính chất sóng của ánh sáng với công cụ đã lựa chọn, cài đặt Website đã thiết kế vào hệ thống MVT nơi tổ chức TNSP.  Điều tra thực tế - Tìm hiểu, thăm dò thực trạng DH chương Tính chất sóng của ánh sáng ở trường THPT - Thông qua đàm thoại với GV, các nhà quản lý giáo dục để điều tra về vấn đề trang bị và ứng dụng MVT với Website DH ở trường THPT. - Trao đổi, thăm dò thái độ của HS đối với việc sử dụng MVT với Website trong DH và hiệu quả các giờ học có sử dụng PTDH hiện đại này.  Thực nghiệm sư phạm Tổ chức TNSP, tiến hành thực nghiệm có đối chứng để đánh giá hiệu quả sử dụng MVT với Website trong DH chương Tính chất sóng của ánh sáng vật lý 12 THPT.  Thống kê toán học Dùng phương pháp thống kê mô tả và thống kê kiểm định để xử lý kết quả TNSP. Qua đó khẳng định giả thuyết sự khác biệt giữa kết quả học tập của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm và khẳng định kết quả nghiên cứu của đề tài. 7. Những đóng góp của đề tài - Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc sử dụng MVT với Website DH trong quá trình DHVL ở phổ thông, làm rõ khái niệm và thế mạnh của mô phỏng bằng máy tính trong DH vật lý. - Thiết kế được Website DH có khả năng hỗ trợ tốt QTDH chương Tính chất sóng của ánh sáng vật lý 12 THPT, đồng thời đề xuất tiến trình DH với sự hỗ trợ của Website đã thiết kế góp phần nâng cao chất lượng DHVL ở trường THPT. 8. Cấu trúc của luận văn Luận văn có ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương I. Cơ sở khoa học của xây dựng và sử dụng Website dạy học Chương II. Thiết kế website hỗ trợ dạy học chương Tính chất sóng của ánh sáng. Chương III. Thực nghiệm sư phạm CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG WEBSITE DẠY HỌC 1.1. Cơ sở khoa học của việc sử dụng máy vi tính với Website dạy học 1.1.1. Cơ sở tâm lí học Các công trình nghiên cứu về tâm lý học và thực tiễn DH trên toàn thế giới đã khẳng định vai trò quan trọng của PTDH trong việc nâng cao chất lượng DHVL. Bên cạnh PTDH truyền thống, sự phát triển của khoa học công nghệ đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng PTDH hiện đại trong QTDH ở phổ thông. Các PTDH hiện đại có khả năng kích thích tư duy sáng tạo ở HS trong quá trình học, MVT là một trong những PTDH hiện đại được sử dụng trong DHVL. Khi sử dụng MVT với Website DH, sự phối hợp giữa hình ảnh với văn bản, đồ hoạ, âm thanh... tác động tích cực đến các giác quan của HS làm tăng tính trực quan trong giờ học, tạo điều kiện phát triển các năng lực tư duy, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo. [17] Khi học tập với MVT và Website HS cùng lúc thực hiện nhiều thao tác: nghe, nhìn, đọc, tư duy… nên phát huy được nhiều giác quan trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Sự tri giác trực tiếp với hình ảnh các đối tượng, quá trình xảy ra trên màn hình giúp HS hiểu rõ bản chất và mỗi liên hệ giữa các đối tượng, các quá trình vât lý, điều đó giúp HS ghi nhớ kiến thức bền vững và sâu sắc hơn. Các công trình nghiên cứu của Treichler (1967) về tác động của các giác quan đối với khả năng tiếp thu và ghi nhớ kiến thức của HS đã đưa ra kết luận: quá trình tiếp thu kiến thức khi học đạt được: 1% qua nếm; 1,5% qua sờ; 3,5% qua ngửi; 11% qua nghe; 83% qua nhìn. Ông cũng chỉ ra hoạt động cá nhân đối với sự ghi nhớ kiến thức sau khi học: 10% qua những gì nghe được; 30% qua những gì nhìn được; 50% qua những gì nhìn và nghe được; 80% qua những gì nói được; 90% qua những gì nói và làm được. [5] Học tập, làm việc với MVT theo hệ thống chương trình với một lôgic thuật toán chặt chẽ sẽ tạo điều kiện tốt cho việc phát triển tư duy lôgic, khả năng lập luận chặt chẽ một vấn đề, khả năng hiểu cấu trúc từng bộ phận trong sự thống nhất của tổng thể… vì thế giúp phát triển trí tuệ cho người học ở mức độ cao. DH phải đi trước sự phát triển, dẫn dắt sự phát triển trí tuệ của HS. Việc DH với MVT sẽ kích thích những phán đoán lôgic của HS, chương trình học tập sẽ gợi mở, dẫn dắt HS trong quá trình tìm tòi tri thức. Vì vậy kết hợp với những nỗ lực cá nhân của mình HS có thể lĩnh hội được tri thức ở mức độ cao hơn. Điều đó có nghĩa là với sự hỗ trợ của MVT, DH sẽ có điều kiện đi trước sự phát triển, dẫn dắt sự phát triển trí tuệ của HS. Vậy DH với MVT là hoạt động DH tích cực. [13] Theo quan điểm tích cực, việc học tập có sự hỗ trợ của MVT với Website sẽ tạo điều kiện thuận lợi để HS chương trình hoá không chỉ nội dung tri thức, mà cả con đường nắm vững tri thức - hoạt động trí tuệ. Chương trình học tập sẽ gợi mở, dẫn dắt HS trong quá trình tìm tòi tri thức, qua đó góp phần phát triển khả năng lĩnh hội và ghi nhớ kiến thức. Như vậy, DH với MVT có sự hỗ trợ của Website là hoạt động DH tích cực và có tính tương tác mạnh. Bên cạnh đó, Website còn có thể cá thể hoá hoạt động học tập của HS ở mức độ cao, các em có thể tự triển khai học tập ở mọi nơi (any where), học mọi lúc (any time), học mọi thứ (anything) và chủ động điều chỉnh hoạt động học theo nhịp độ riêng, phù hợp với khả năng, đặc điểm tâm lý và điều kiện học tập của từng cá nhân. 1.1.2. Cơ sở lí luận dạy học QTDH là một quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức và kế hoạch. Trong QTDH, mục đích - nội dung - phương pháp có mối quan hệ biện chứng trong đó mục đích là nhân tố đầu tiên của quá trình. Căn cứ vào mục đích để đưa ra nội dung và để thực hiện nội dung một cách tốt nhất, đạt hiệu quả sư phạm cao nhất thì phải biết vận dụng, phối hợp hài hoà, hợp lý giữa các PPDH. Trong xu thế phát triển như hiện nay cần phải có sự đổi mới, điều chỉnh nội dung, PPDH đi kèm với cải tiến và hiện đại hoá PTDH. [18] Theo LLDH thì một QTDH phải đảm bảo một số nguyên tắc nhất định, trước hết là nguyên tắc trực quan. Tính trực quan trong DH thường thể hiện qua PTDH, mỗi nội dung DH phải có phương pháp và PTDH tương ứng. Trong DH nói chung, DH vật lý nói riêng, MVT được sử dụng như một PTDH hiện đại. Ngoài những chức năng như các PTDH khác thì nó còn có những chức năng nổi bật như: làm tăng tính trực quan trong học tập, có thể mô phỏng, minh họa các hiện tượng, quá trình vật lý không thể quan sát trực tiếp. Khi sử dụng MVT, HS có thể học tập độc lập với nhịp độ thích hợp với khả năng của bản thân. Ngoài ra khi sử dụng MVT các PPDH tích cực sẽ được hoàn thiện và sử dụng rộng rãi hơn. [13] Các kết quả nghiên cứu việc sử dụng MVT với Website DH cho thấy, MVT ngày càng tỏ ra ưu việt ở những chỗ mà không một phương tiện truyền thông nào trước đây có thể giải quyết được. Nó có thể thực hiện được các chức năng cơ bản của QTDH: Củng cố trình độ và kỹ năng xuất phát của HS; hình thành kiến thức và kỹ năng mới cho HS; củng cố, ôn luyện và vận dụng kiến thức; tổng kết, hệ thống hoá kiến thức; kiểm tra, đánh giá trình độ kiến thức, kỹ năng của HS. Các chức năng này được thực hiện đan xen, phối hợp với nhau trong QTDH. [21] Theo quan điểm chung nhất của DH vật lý thì DH vật lý có nhiệm vụ cơ bản là truyền thụ cho HS hệ thống tri thức vật lý, làm phát triển năng lực tư duy sáng tạo, giáo dục nhân cách, đạo đức, góp phần giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp cho HS. Các nhiệm vụ DH vật lý được thực hiện hài hoà, liên tục trong QTDH. [16] Có ý kiến cho rằng, sử dụng MVT trong DH vật lý làm giảm khả năng thực hiện các nhiệm vụ của QTDH vật lý. Song thực tế cho thấy quan điểm đó không đầy đủ và thiếu chính xác. Bên cạnh đó có ý kiến cho rằng, sử dụng MVT làm PTDH có thể thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ DH vật lý mà không cần sự hướng dẫn trực tiếp của GV. Ý kiến này đã quá cường điệu vai trò của MVT, coi MVT là "máy dạy học" có thể thay thế hoàn toàn vai trò của GV. Thực tiễn DH cho thấy, đây là quan điểm sai lầm. Nếu hiểu theo quan điểm này thì kết quả của QTDH sẽ cho ra đời thế hệ trẻ phát triển không toàn diện. [13] Như vậy MVT với Website DH trong vai trò là PTDH hiện đại có thể góp phần thực hiện có hiệu quả các chức năng của QTDH, tạo môi trường DH có tính tương tác mạnh với tính năng giao tiếp hai chiều. Hiệu suất học tập của HS sẽ được tăng cường trong môi trường học tập đa phương tiện, chất lượng giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp cho HS cũng được nâng lên rõ rệt, tạo cho các em lòng say mê khoa học, hiểu được khả năng sáng tạo vô tận của con người và niềm tin vào khả năng và ý nghĩa tốt đẹp của lao động sáng tạo. 1.1.3. Cơ sở thực tiễn Những cơ sở của việc sử dụng MVT với Website DH làm PTDH chỉ ra trên đây cần phải được thực tiễn của hoạt động DH kiểm nghiệm, nó chỉ trở thành hiện thực trong những điều kiện cụ thể của nhà trường và nền kinh tế của mỗi quốc gia. Kết qủa thực tế ứng dụng sẽ là minh chứng tốt nhất, đáng tin cậy nhất để lựa chọn MVT với Website DH làm PTDH hay không. Lịch sử phát triển của nhà trường, của ngành giáo dục cho thấy mọi sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, mọi biến đổi của sản xuất xã hội cuối cùng cũng đi vào giáo dục và đặt ra cho giáo dục nhiệm vụ mới. Thực tế các thành tựu của CNTT cũng đã tác động sâu sắc đến việc cải tiến, đổi mới và phát triển nội dung, PPDH. [18] Sử dụng phương tiện kỹ thuật vào hoạt động DH là đặc trưng của nhà trường hiện đại ở các nước phát triển và đang phát triển hiện nay. Việc nghiên cứu ứng dụng CNTT vào QTDH được triển khai mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới. Ở các nước phát triển như Mỹ, Đức, Hàn Quốc,… các công ty sản xuất thiết bị DH về ứng dụng CNTT đã sản xuất nhiều ấn phẩm điện tử, sách điện tử, các PTDH hiện đại được điều khiển bởi MVT, hệ thống trường học được trang bị phòng học đa chức năng với mạng máy tính, máy chiếu khuếch đại,… đã đánh dấu một cuộc cách mạng mới trong công nghệ DH. Biến QTDH từ phương thức cổ điển thành DH trên mạng, biến Internet với các Website thành môi trường học tập và thư viện tư liệu cho HS truy cập. [13] Ở Việt Nam, thành công của sự nghiệp đổi mới trong hai thập niên qua đã tạo tiền đề cho việc ứng dụng các thành tựu của CNTT trong giáo dục-đào tạo. Môn tin học đã được đưa vào giảng dạy dưới các hình thức và mức độ khác nhau, một số trường học được trang bị phòng máy tính, phòng nghe nhìn đa chức năng với máy chiếu khuếch đại,… Một số trường THPT, các trường đại học, viện nghiên cứu đã sử dụng các thiết bị hiện đại phục vụ cho DH. Việc sử dụng Internet như một công cụ học tập đang dần trở nên quen thuộc với HS, sinh viên. Thông qua mạng tương tác trong trường học, với các Website DH, các em có khả năng tiếp cận thông tin nhanh hơn, có thể vào đọc bài giảng, tự ôn tập, làm bài tập và thực hành trên những bài kiểm tra do GV soạn thảo. Việc sử dụng có hiệu quả MVT với Website DH chính là bước hiện đại hoá PTDH. Xác định tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT và Internet đối với việc dạy và học, hàng năm nhà nước đã đầu tư kinh phí cho các trường học hệ thống cơ sở hạ tầng trang thiết bị DH hiện đại. Giá thành máy tính ngày càng rẻ, cước phí sử dụng Internet giảm, các phần mềm DH ngày càng phong phú,… tạo tiền đề thuận lợi cho việc triển khai ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ có hiệu quả trong hoạt động giáo dục của nhà trường. Công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GV để có thể sẵn sàng tiếp cận với các PTDH hiện đại trong DH nói chung và DHVL nói riêng đang được các trường đại học, cao đẳng sư phạm dành một thời lượng đáng kể trong chương trình đào tạo. Các học phần "Tin học ứng dụng trong vật lý", "Phương tiện dạy học vật lý" đều được triển khai và cập nhật các ứng dụng cụ thể của CNTT trong việc xây dựng, phát triển và hiện đại hoá PTDH vật lý. [14] Với nhu cầu cấp thiết của thực tiễn giáo dục và đào tạo, những kết quả khả quan của việc ứng dụng CNTT vào phát triển và hiện đại hoá các PTDH đã tác động sâu sắc đến sự phát triển của nền khoa học và giáo dục hiện đại của mỗi quốc gia trong khu vực và trên toàn thế giới. Các nhà giáo dục tìm cách nghiên cứu để phát huy một cách tốt nhất PTDH hiện đại (máy tính với môi trường DH Multimedia), đồng thời mở ra những triển vọng mới trong việc ứng dụng nó để cải tiến PPDH, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo hiện nay. 1.2. Website dạy học 1.2.1. Mô phỏng bằng máy tính và khả năng ứng dụng trong dạy học Phương pháp mô phỏng chỉ là một trong nhiều cách các nhà khoa học đang sử dụng để tìm ra nhiều hiểu biết mới. Thật ra, kể từ thập niên 80 của thế kỷ 20, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp mô phỏng để khám phá nhiều vấn đề như: họat động của các thiết kế mới trong máy bay, sự chuyển động hỗn độn của các khối khí qua các vì sao trước khi đi vào lỗ đen của vũ trụ…. . Với sự ra đời của máy vi tính và máy tính xách tay ở thập niên 80, các nhà khoa học có khuynh hướng nghĩ nhiều về những hệ thống phức tạp khác nhau, đó là nhờ công dụng lớn lao của náy vi tính tạo ra. [27] Giải quyết vần đề Học tập chủ điểm Nhà xuất bản giáo dục Nhà xuất bản thương mại Mô phỏng trên mạng Khái quát kiến thức Vấn đề thực tế Bối cảnh Biến số Quy luât tương tác Phương pháp mô phỏng: khả năng ứng dụng trong dạy học Học bằng phương pháp mô phỏng Phương pháp mô phỏng trong dạy học Nghiên cứu Lợi ích của phương pháp mô phỏng Hạn chế của phương pháp mô phỏng Phương pháp mô phỏng trong khoa học Phương pháp mô phỏng trong đào tạo nghề Phương pháp mô phỏng trong lớp học Đặc điểm và chức năng của phương pháp mô phỏng Chuẩn bị Phỏng vấn Hoạt động nhóm Phương pháp mô phỏng là một phần không thể thiếu trong giờ học Định nghĩa Phân loại mô phỏng Nguồn chương trình mô phỏng Đặc tính của phương pháp mô phỏng Hình 1.1: Sơ đồ Phương pháp mô phỏng Thật ra, mô phỏng vi tính hiệu nghiệm đến mức trước thập niên 80, nó đã được nói đến như “hình thức thứ 3 của khoa học”, nằm giữa một bên là lý thuyết, một bên là thực hành (Waldrop, 1992). Arthur (1992, trang 268) đã chỉ ra trong tác phẩm của mình có 3 cách làm khoa học: lý thuyết toán, thí nghiệm phòng và thiết kế vi tính. Ví dụ, mô phỏng vi tính về cơn bão sấm sét sẽ giống như lý thuyết ở chỗ bão sấm sét không tồn tại thực bên trong máy vi tính mà nó chỉ là một phương trình mô tả ánh sáng, gió, và sự bốc hơi nước… Tuy nhiên, mô phỏng vi tính cũng giống như một thí nghiệm ở chỗ ngưới ta có thể nhìn vào những họat động diễn ra bên trong cơn bão, mà điều này lý thuyết không thể làm được. Từ đó, các nhà khoa học cũng thấy được sự hữu ích của phương pháp mô phỏng vi tính để hỗ trợ quá trình dạy và học. [27] 1.2.1.1. Đặc điểm và chức năng của phương pháp mô phỏng bằng vi tính 1.2.1.1.1. Định nghĩa Rất khó đưa ra một định nghĩa chính xác cho phương pháp mô phỏng vi tính để mọi người cùng thống nhất ý kiến hoàn toàn. Có nhà giáo dục phân biệt giữa trò chơi manh tính giáo dục và mô phỏng vi tính, giữa giải quyết vấn đề, diễn vai và mô phỏng vi tính. Tuy nhiên, chúng ta có thể xem xét một số định nghĩa sau đây: • Phương pháp mô phỏng là sự trình bày một cách ngắn gọn, đơn giản một sự kiện, sự vật, hoặc một hiện tượng bao gồm những yếu tố mấu chốt, cơ bản nhất của vấn đề được mô phỏng. [Simmson và Thompson, 1994] • Phương pháp mô phỏng là sự trình bày trên máy vi tính một hệ thống có thật hoặc tưởng tượng được thiết kế cho việc giảng dạy về phương thức hoạt đông của hệ thống đó. Phương pháp mô phỏng có thể là những hướng dẫn hoặc thực hành, trong đó có ít công thức cấu trúc nhưng laị nhiều hoạt động học được hướng dẫn cụ thể đối với người học. [Roblyer, Edwards, và Havriluk, 1997]. • Phương pháp mô phỏng tạo cơ hội cho người học giải mã được những biến số ảnh hưởng đến kinh nghiệm làm việc. Thông thường người học đọc hoặc xem kịch bản, phân tích và đưa ra quyết định dựa trên những dữ liệu có được. Môi trường mô phỏng sau đó sẽ thay đổi dựa trên quyết định của người học, tiếp tục tạo ra một tình huống mới buộc người học phải tiếp tục đưa ra những quyết định mới. Tương tự như vậy, hoạt động này cứ tiếp tục cho đến khi giải pháp tối ưu định trước đươc giải mã, hoặc khi thời gian quy định hết, hoặc người học không còn đủ kiên nhẫn để tiếp tục chơi, hoặc cho đến khi số lỗi người học mắc phải vượt quá quy định. [Lockard et Al., 1994] • Trong phương pháp mô phỏng, máy tính không chỉ đơn thuần mô phỏng hoặc trình bày lại một tình huống định trước. Thế mạnh của phương pháp mô phỏng là máy tính có thể phản ứng lại đối với thông tin do người học nhập vào máy; điều đó có nghĩa là, máy tính sẽ đưa ra những tình huống khác nhau tùy thuộc vào đáp án lựa chọn hoặc trả lời của người học. Cho dù người ta chọn định nghĩa nào đi nữa, nếu đã là phương pháp mô phỏng đúng nghĩa của nó thì các chương trình mô phỏng đều có chung nhiều đặc điểm. Chúng lôi cuốn được sự quan tâm của người học, taọ ra tình huống liên tục, cho phép người học đạt được mục đích trong khoảng thời gian hơp lý, thực tế và khả thi, tình huống sắp xếp ngẫu nhiên. [27] Phương pháp mô phỏng vi tính có thể được xem là chương trình vi tính loại II. (Maddux, Johnson và Willis, 1997) Phương pháp mô phỏng vi tính chính là những cơ hội giáo dục bởi những phương pháp dạy mới hơn và hiệu quả hơn. Phương pháp mô phỏng là những chiến lược giáo dục có một không hai ở chỗ chúng là thể hiện của thực tế được đặt trong những bối cảnh giáo dục lập đi lập lại, ổn định, tốn ít thời gian và ít tốn kém hơn nhiều so với những chiến lược giáo dục khác. Phương pháp mô phỏng là một phương tiện để tiếp thu kiến thức và kỹ năng trong một môi trường học tập và khám phá năng động. Phương pháp mô phỏng cho phép người học tương tác hoặc giao tiếp với tình huống thật qua máy vi tính bằng cách gõ bàn phím nhập câu trả lời, hướng dẫn, quyết định hoặc giải pháp cho một vấn đề. Trong quá trình này, người học thật sự hòa mình vào tình huống đặt ra, vận dụng đi vận dụng lại kiến thức của mình vào việc xử lý tình huống. Quyền năng nằm trong đôi tay của người học, cho phép họ khả năng kiểm tra và truyền tải ý tưởng của mình vào tình huống, nhằm xem ý tưởng của mình có tác dụng gì. [Gatto, 1993] 1.2.1.1.2. Phân loại phương pháp mô phỏng vi tính Alessi và Trollip chia phương pháp mô phỏng làm hai loại chính: phương pháp mô phỏng lý thyết và phương pháp mô phỏng dạy thực hành. Hai loại này được chia thành 4 loại nhỏ: • Phương pháp mô phỏng vật lý: Những mô phỏng này tạo điều kiện cho người học phân tích các sự vật hiện tượng được trình bày trên màn hình vi tính. • Phương pháp mô phỏng quá trình: mô phỏng quá trình làm tăng nhanh tốc độ hoặc làm chậm lại các quá trình thường là diễn ra quá nhanh hoặc quá chậm đến nỗi người học không thể quan sát kịp hoặc không thể quan sát liên tục. Trong phân loại này gồm có các mô phỏng điển hình như: các quy luât di truyền, sự phát triển dân số, sự thay đổi năng động của thị trường chúng khoáng, và các hệ môi trường sinh thái. • Phương pháp mô phỏng tiến trình: phương pháp mô phỏng này dạy cho người học các bước thích hợp để tiến hành một công việc. Trong phân loại này điển hình có mô phỏng các bước thực hiện một chuyến bay, hay một quy trình chẩn đoán y khoa. • Phương pháp mô phỏng tình huống: phương pháp mô phỏng này cho phép người học tiếp xúc với những tình huống khác nhau, yêu cầu người học thiết kế hành động để giải quyết những vấn đề đưa ra trong tình huống. Trong phân loại này người học có thể thử nghiệm việc bán nước chanh tại một quầy giải khát, xây dựng những đường ray xe lửa xuyên lục địa, lên kế họach kinh tế hoặc thiết kế một thành phố. 1.2.1.1.3. Đặc trưng của phương pháp mô phỏng Cho dù được định nghĩa như thế nào, phân lọai nào, tất cả chương trình mô phỏng đều có chung 5 đặc trưng sau: • Tạo cái nhìn tổng quan kiến thức: Khi giáo viên chọn phương pháp mô phỏng để giảng dạy, giáo viên đang truyền tải đến học sinh một cái nhìn tổng thể kiến thức. Khi dạy học với phương pháp mô phỏng, kiến thức truyền tải đến người học không còn là một tập hợp thuần túy các sự kiện một cách cứng nhắc. Kiến thức trong phương pháp mô phỏng không là một mớ hỗn độn những câu trả lời đúng sai hoàn toàn tách rời khỏi ngữ cảnh. Có thể nói, phương pháp mô phỏng là một phương pháp không đơn giản cũng không máy móc. Thay vào đó, các chương trình mô phỏng bao gồm những hệ thống phức tạp trong đó các nhà lập trình đã thể hiện sự hiểu biết về các cấu trúc hoặc các khái niệm trọng tâm bao trùm một lĩnh vực kiến thức cụ thể và sự thể hiện các quá trình tương tác của các cấu trúc được đề cập. Ngày nay, người học không cần nhớ một loạt các loại cơ quan và xương trong cơ thể con người. Thay vào đó, người học nên hiểu các cơ quan cơ thể tương tác với nhau như thế nào. [Norton và Wiburs, 1998] Vai trò của cấu trúc kiến thức không phải là một khái niệm mới, chỉ là một khái niệm chưa biết đến. Trong phương pháp này, người học học bằng cách nắm bắt những quy luật tổ chức kiến thức trong lĩnh vực nghiên cứu của mình. “Nắm vững cấu trúc của vấn đề cũng đồng nghĩa với hiểu tất cả những điều khác có liên quan đến vấn đề đó.” [Bruner, 1960] • Vấn đề thực tế: Phương pháp mô phỏng trình bày với học sinh những vấn đề thật. “Vấn đề thật” không cần thiết phải là vấn đề đang diễn ra thật sự. “Vấn đề thật” có thể là những vần đề về mặt logic là có thể xảy ra. Trong phương pháp mô phỏng, những con người thật tưởng tượng ra, hoặc nghiên cứu. Những con người thật tập lái máy bay trong môi trường mô phỏng, đối phó với các tình huống thời tiết xấu, cất cánh hoặc hạ cánh máy bay. Những con người thật tập ra quyết định để đối phó với các thảm họa môi trường. Có một điều cần lưu ý: Trong hầu hết các chương trình mô phỏng đều có lời giới thiệu ở đầu chương trình. Người học phải biết chú ý lắng nghe cẩn thận lời hướng dẫn để hiểu yêu cầu mà chương trình đưa ra. Thỉnh thoảng, sự hướng dẫn nằm trong mục menu trong thanh công cụ. Cho nên người học phải nhấp chuột vào các nút quy định. Tuy nhiên thông thường người học quá hồi hộp nên không chú ý đến những hướng dẫn này. • Bối cảnh: Mô phỏng được định nghĩa là “thế giới” vì nó được thể hiện trong một ngữ cảnh cụ thể, có thể là thật hoặc tưởng tượng. Chương trình này mô phỏng lại khung cảnh của những vùng đất, đồi núi và nhà cửa. Ngữ cảnh cũng có thể là một bản đồ. Người học tham gia chương trình mô phỏng phải biết cách hòa mình vào ngữ cảnh đó. • Các biến số: Ngữ cảnh được mô phỏng thông thường đi kèm với các biến số vì chúng chính là đặc điểm của tình huống mô phỏng mà trong đó khi người học chọn biến số này sẽ cho ra tình huống này và ngược lại. Tuy nhiên, thông thường các biến số lại hay đi kèm với các manh mối gợi ý. Ngoài ra, tốt nhất là người học nên nghiên cứu kỹ lưỡng menu trên thanh công cụ của màn hình vì có thể trong các biểu tượng trên chứa những biến số cần tìm. Tình huống mô phỏng càng phức tạp thì càng có nhiều biến số. • Quy luật tương tác: Trong chương trình mô phỏng có các qui luật tương tác đã được lập trình. Thực hiện sai qui luật tương tác, kết quả chỉ là ngẫu nhiên chứ không đúng yêu cầu. 1.2.1.2. Học bằng phương pháp mô phỏng Phương pháp mô phỏng là một công cụ có tác động rất lớn đối với người học. Thuận lợi chính khi sử dụng phương pháp mô phỏng là chúng giúp cho người học có khả năng sử dụng nhiều khía cạnh khác nhau của một biểu mẫu. Nhờ việc sử dụng phương pháp mô phỏng vi tính, người học sẽ năng động hơn trong môi trường giáo dục và họ sẽ thường xuyên thấy được kết quả từ quyết định của họ trong môi trường này. Ngoài ra, phương pháp mô phỏng sẽ giúp cho người học có khả năng chơi với một vật mẫu nào đó đã được nghiên cứu và từ đó giúp người học rút kinh nghiệm qua kết quả về sự thay đổi khác nhau trong vật mẫu đó. [Simonson và Thompson, 1994] 1.2.1.2.1. Nghiên cứu phương pháp mô phỏng trong môi trường giáo dục Việc sử dụng công nghệ giáo dục là bằng chứng để hổ trợ cho việc sử dụng phương pháp mô phỏng vi tính trong quá trình dạy và học. Có một vài nghiên cứu có sẵn và rất bổ ích. Gatto (1993) cho rằng hầu hết các nhà nghiên cứu giáo dục đồng ý rằng phương pháp mô phỏng là một trong những cách tốt nhất để biến các khái niệm trừu tượng thành cụ thể. Có thể tạo ra những bức tranh thật từ các khái niệm trừu tượng và mối quan hệ giữa các khái niệm. Từ đó chỉ ra các biến số thay đổi như thế nào, điều gì sẽ xảy ra trong quá trình đó và quá trình đó có chức năng như thế nào. Giải quyết vấn đề: Bởi vì phương pháp mô phỏng tạo điều kiện cho người học áp dụng những gì họ học được vào cuộc sống thật nên những chương trình này nhằm áp dụng cho những mục tiêu giáo dục cao hơn. Thông thường, phương pháp mô phỏng yêu cầu người học thực hiện các hoạt động phân tích, tổng hợp và ứng dụng. Bằng cách tạo cơ hội cho người học luyện tập và cải tiến các chiến lược suy nghĩ của họ, phương pháp mô phỏng sẽ nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề của người học (Quinn 1993). Các sinh viên đại học nhận thấy rằng phương pháp mô phỏng vi tính được xem là phương pháp khá hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề trong môi trường mô phỏng (Faryniarz và Lockwood, 1992). Đặt biệt, các bài tập sử dụng phương pháp mô phỏng vi tính dựa vào lí thuyết học từ sự khám phá và các bài tập này giúp cho người học năng động hơn, tránh những quan niệm sai lầm, có thể trao đổi thông tin và nâng cao chất lượng học tập (Mayes, 1992). Theo Magnuson and Palincsar (1995), phương pháp mô phỏng được xem như là một công cụ có tác động rất lớn trong việc dạy nội dung và kỹ năng lập luận. Những kỹ năng này rất cần thiết cho việc giải quyết vấn đề trong cuộc sống thật. Học nội dung: Mặt dù phương pháp mô phỏng rất phù hợp cho việc giải quyết vấn đề nhưng một số nhà nghiên cứu cho rằng phương pháp mô phỏng ít hiệu quả hơn là việc dạy kiến thức bằng sự thật (Jones, 1990). Gokhale (1996) cho rằng phương pháp mô phỏng hỗ trợ khá nhiều cho những người học các khóa điện tử ở trường đại học. Qua một bài kiểm tra giải quyết vấn đề, những người học sử dụng phương pháp mô phỏng ghi điểm cao hơn những người không sử dụng phương pháp mô phỏng. Qua bài kiểm tra luyện tập, điểm giữa hai nhóm không có sự khác biệt. Vì vậy, những người học bằng phương pháp mô phỏng không những làm tốt các bài kiểm tra kiến thức cơ bản như những người học khác mà còn làm tốt hơn trong bài kiểm tra giải quyết vấn đề. 1.2.1.2.2. Lợi ích của phương pháp mô phỏng vi tính Roblyer et al. (1997) đưa ra một số điểm thuận lợi khi sử dụng phương pháp mô phỏng. Thông qua những điểm thuận lợi này, các nhà giáo dục có thể lồng phương pháp này vào chương trình dạy học của họ. Cơ hội nhập cuộc của người học: Với phương pháp mô phỏng, người học rất dễ tìm những chủ đề và những tình huống phù hợp với sở thích của họ. Phương pháp mô phỏng có thể thu hút sự chú ý của người học bằng cách đưa họ nhập cuộc. Giá cả thấp: Học trong cuộc sống thật có thể là đắt đỏ nhưng phương pháp mô phỏng thì không. Thêm vào đó, chương trình mô phỏng có thể tạo ra những họat động giao tiếp lặp đi lặp lại và mở rộng. Điều này làm cho phương pháp mô phỏng trở thành một phương pháp giáo dục rẻ tiền. An toàn: Màn hình vi tính thì ít rủi ro hơn cuộc sống thật. Những tình huống trong cuộc sống thật thường rất phức tạp đặc biệt là đối với những ai gặp phải vấn đề đó lần đầu tiên. Khi nhiều vấn đề xảy ra cùng một lúc, đôi khi người học sẽ gặp khá nhiều khó khăn khi xử lý. Còn đối với phương pháp mô phỏng thì khác. Bất cứ khi nào người học gặp nguy hiểm về thân thể thì phương pháp mô phỏng là chiến lược để lựa chọn. Điều này rất thực tế khi học lái xe hoặc sử dụng các chất dễ bay hơi hay là phản ứng đối với những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra. Với phương pháp mô phỏng, người học có thể mạo hiểm với những chiến lược dẫn đến việc làm tổn thương chính họ hoặc người khác trong cuộc sống thật. Liên tưởng tốt hơn: Phương pháp mô phỏng giúp người học dễ liên tưởng đến những tình huống khác. Không giống như những tình huống đời thường, phương pháp mô phỏng tạo điều kiện cho người học tiếp cận với các sự kiện nhiều lần. Điều này giúp người học hiểu sâu hơn và dễ liên tưởng đến những vấn đề tương tự khác. Giảm bớt sự căng thẳng: Phương pháp mô phỏng cho phép người học đưa ra nhiều câu trả lời mà không quan tâm đến việc đúng hay sai vì họ có thể thử nhiều cách khác nhau khi thực hiện lại bằng phương pháp mô phỏng. Khuyến khích tinh thần hòa nhập xã hội và sự cộng tác: Hầu hết phương pháp mô phỏng được thiết kế để tạo điều kiện cho người học thảo luận nhóm trước khi đưa ra quyết định. Một vài chương trình mô phỏng tạo ra sự giao tiếp liên tục giữa những người học. Điều chỉnh việc học thực tế hơn để đạt hiệu quả học tập cao nhất: Quá trình đưa ra quyết định của người học là thật nhưng bản thân thế giới thật không phải là một phiên bản hoàn toàn giống thật. Đây là một điều có lợi. Vì thời gian sự kiện xảy ra có thể được thu ngắn lại hoặc kéo dãn ra, nên chương trình mô phỏng có thể giúp người học sử dụng kỹ năng của mình dễ dàng vì thời gian được điều chỉnh rất hợp lý. Những sự kiện xảy ra trong một khoảng thời gian dài thì được trình bày trong khoảng thời gian ngắn hơn để người học có thể thấy được kết quả liên đới từ quyết định của mình. Tương tự, sự kiện diễn ra quá nhanh sẽ được kéo dài ra nhằm giúp người học có thể quan sát các tiến trình diễn ra sự kiện một cách rõ ràng hơn. Biến cái không thể thành có thể: Đây có thể nói là đặc điểm nổi bật nhất của phương pháp mô phỏng. Thường thì giáo viên không tạo điều kiện cho người học tiếp cận với các tình huống mà phương pháp mô phỏng có thể làm được. Phương pháp mô phỏng có thể chỉ cho người học biết đi du lịch đến Sao Hỏa sẽ như thế nào. ( hoặc giúp người học thiết kế xã hội hoặc các hành tinh và nhìn thấy kết quả từ sự lựa chọn của mình. 1.2.1.2.3. Hạn chế của phương pháp mô phỏng vi tính Khi đưa ra lựa chọn, người thiết kế chương trình có thể gặp một số khó khăn. Khi các nhà giáo dục sử dụng phương pháp mô phỏng trong quá trình giảng dạy, họ cần phải xem lại chương trình để tránh sự xuyên tạc, bóp méo. Thêm vào đó, sẽ rất quan trọng nếu như có những cuộc trao đổi với người học về sự khác nhau và giống nhau giữa những tình huống thật với những tình huống được thực hiện bằng phương pháp mô phỏng. Như chúng tôi đã thảo luận ở trên, phương pháp mô phỏng giúp cho người học hiểu biết về các cấu trúc và các tiến trình. Tuy nhiên, phương pháp này không thích hợp trong mội trường dạy liên quan đến sự thật và kết quả của các sự kiện. Sự linh hoạt trong môi trường này làm cho những câu trả lời đúng và sai ít quan trọng hơn việc học giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định. Phương pháp mô phỏng cung cấp cho người học về sự có thể chứ không phải sự tất nhiên. Mặc dù rất nhiều người đồng ý rằng khả năng học như thế rất có giá trị trong việc giáo dục người học, nhưng các nhà giáo dục lại không có kỹ năng đánh giá khả năng của người học bằng việc họ đánh giá sự thật và qua kiến thức. Một khi các nhà giáo dục có khả năng đánh giá được thì những gì học từ môi trường mô phỏng không còn giá trị nữa. Maddux (1997) đã đưa ra 6 hạn chế của phương pháp mô phỏng: Nhu cầu về thời gian: Phương pháp mô phỏng không phù hợp với khoảng thời gian quá ngắn. Nó đòi hỏi phải có một khoảng thời gian dài để người học làm việc thông qua những quyết định khác nhau. Căng thẳng hơn: Đối với phương pháp mô phỏng thì đưa ra ngay kết quả của sự quyết định, đôi khi tạo ra sự lo lắng nhiều hơn là phương pháp dạy truyền thống. Sử dụng tài liệu chứ không sử dụng các khái niệm: Một số giáo viên có thể không hiểu chương trình: họ có thể làm cho chương trình kém hiệu quả. Khó quyết định mức độ can thiệp: Giáo viên khó quyết định phải can thiệp vào việc học của người học ở mức độ nào: phải dạy trước bao nhiêu và khi nào thực sự cần can thiệp giúp đỡ khi học sinh gặp khó khăn. Mục tiêu không tương hợp: Các nhà giáo dục không thể dựa vào những mục tiêu được quảng cáo trong chương trình. Ngược lại họ phải nghiên cứu quyết định thực sự người học cần học gì qua chương trình mô phỏng. Tính cạnh tranh: Phương pháp mô phỏng có thể gây ra sự cạnh tranh trong ý thức người học, đôi khi vượt quá mục đích học tập. 1.2.1.3. Dạy học bằng phương pháp mô phỏng Phương pháp mô phỏng được sử dụng tốt nhất khi người học đã nắm vững các khái niệm và sẵn sàng ứng dụng các kiến thức đã học được. Bởi vì học bằng sự tìm tòi luôn đặt một yêu cầu về nhận thức khá cao đối với người học nên việc học không hiệu quả có thể xảy ra đối với những người học yếu kém. Đối với người học yếu, phương pháp mô phỏng càng có ít tác dụng. Vì vậy, muốn cho phương pháp mô phỏng đạt được hiệu quả, trước hết cần có sự có mặt của giáo viên để hướng dẫn các thao tác thực hiện. Mục đích của việc hướng dẫn này là để đưa người học vào môi trường học bằng sự khám phá. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về vấn đề này. [Gatto, 1993] Sự chuẩn bị Để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình mô phỏng, trước hết người học phải có sự chuẩn bị bối cảnh một cách kỹ càng. Hiếm khi người ta thiết kế phương pháp mô phỏng để hổ trợ cho phương pháp học từ những khám phá. Hơn nữa người học phải nắm vững nội dung hoặc các thủ tục cơ bản để việc mô phỏng đạt được hiệu quả. Nói chung, người ta không yêu cầu người học làm trong phòng thí nghiệm sử dụng phương pháp học từ khám phá có sẵn. (Lokard, 1994) Phỏng vấn Chiodo và Haim cho rằng giáo viên phải tạo ra những hoạt động phỏng vấn sao cho hiệu quả để tạo ra được một môi trường học như mong đợi. Giáo viên và người học cần phải thảo luận xem nên làm gì và không nên làm gì. Họ cần phải cùng nhau tìm ra những tình huống khác nhau và quy luật tương tác. Giáo viên và người học cần dành thời gian để so sánh môi trường mô phỏng và cuộc sống thật. Liệu sự mô phỏng đó có được thể hiện một cách chính xác không? Sự giống nhau và khác nhau giữa môi trường mô phỏng và cuộc sống thật là gì? Người học có thể học được những gì từ môi trường mô phỏng và có thể áp dụng cho những tình huống khác được không? Những câu hỏi như thế đóng một vai trò quan trọng trong phần phỏng vấn. Làm việc theo nhóm Phương pháp mô phỏng rất phù hợp với hoạt động làm việc theo nhóm. Chiến lược dạy hiệu quả nhất để tạo nên tính tự nhiên khi mô phỏng gồm có: 1. Chia lớp thành từng nhóm và cần phải có sự nhất trí giữa các thành viên. 2. Đặt ra những nhiệm vụ đặc biệt cho từng thành viên trong nhóm như ghi lại các kết luận, kết quả và nghiên cứu. 3. Việc sử dụng hệ thống máy chiếu màn hình rộng sẽ lôi cuốn được người học và giúp cho họ không phải mệt mỏi trong việc cố theo dõi các hoạt động trên một màn hình nhỏ. Việc này cũng phù hợp với phương pháp dạy học và phỏng vấn. [Lockard et al., 1994] Phương pháp mô phỏng là một phần không thể thiếu trong quá trình giảng dạy trên lớp Chúng tôi tin rằng phương pháp mô phỏng có thể và nên được xem là một phần không thể thiếu trong quá trình dạy học. Khi người học nắm vững được nội dung và thành thạo các khái niệm liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của họ thì phương pháp mô phỏng cho phép người học thử nghiệm các công thức học được cũng như kiểm tra kiến thức của mình. Nếu phương pháp mô phỏng được xem là một phần không thể thiếu trong quá trình dạy học thì chúng là tiềm lực để xây dựng nền tảng cho người học theo nhiều cách khác nhau. Người học phải hiểu được ý nghĩa của kiến thức mới, và làm sao để ứng dụng kiến thức đó để đưa ra quyết định, giải quyết vần đề và củng cố kiến thức. Từ những nghiên cứu về mô phỏng bằng máy tính và khả năng ứng dụng trong dạy học, chúng tôi đã đưa mô phỏng bằng máy tính vào website hỗ trợ dạy học cụ thể là đưa vào site bài giảng điện tử. Trong site này một số thí nghiệm vật lý rất khó thực hiện được thay thế bằng các thí nghiệm mô phỏng với phần mềm Crocodile physics 1.2.2. Những định hướng sư phạm của việc sử dụng Website dạy học 1.2.2.1. Sử dụng Website tạo môi trường tương tác để học sinh làm quen với máy vi tính, Website và Internet Sử dụng Website có khả năng đáp ứng yêu cầu của người sử dụng, những hình thức học tập mới được hình thành và tỏ ra có hiệu quả. Việc hình thành các nhóm học tập, thảo luận, các quá trình động… trên mạng làm cho người học phát huy tính tích cực, thu thập, học hỏi và trao đổi được nhiều thông tin Vai trò của GV hướng dẫn trong trường hợp này cũng rất quan trọng, mỗi GV phụ trách một nhóm HS, GV có thể đến với HS ngay từ đầu hoặc chỉ đến với HS khi HS gặp khó khăn thông qua hình thức trao đổi thông tin qua Internet. [20] 1.2.2.2. Sử dụng Website như công cụ hỗ trợ giảng dạy GV sử dụng Website đã thiết kế để trình bày bài giảng kết hợp với các hệ thống đa phương tiện khác. Với tính năng nổi trội của MVT về màu sắc, âm thanh, hình ảnh… làm bài giảng trở nên sinh động. Các TN, quá trình, hiện tượng vật lý… khó quan sát, khó thực hiện vì nhiều lí do cũng sẽ được mô phỏng bởi MVT. Sử dụng Website, GV cũng có thể kiểm soát việc học tập của HS khi truy cập vào trang Web thông qua các phần mềm kiểm tra đã thiết kế. Khả năng hỗ trợ DH của Website với các môn học khác nhau là khác nhau. Ví dụ với vật lý học, là môn khoa học thực nghiệm, vì vậy người ta quan tâm nhiều hơn ở khả năng hỗ trợ cho các TN, các quá trình động... bên cạnh các khả năng khác. Có thể chỉ ra một số chức năng hỗ trợ DH của Website như sau: [21] - Sử dụng Website hỗ trợ GV điều khiển mức độ thực hiện kế hoạch, lịch trình giảng dạy. Mặt khác giảm thời gian lên lớp của GV do đó giảm bớt chi phí về sức lực, trí tuệ trong quá trình chuẩn bị lên lớp. - Sử dụng Website kết hợp với PTDH truyền thống sẽ phát huy tính sáng tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng các PTDH truyền thống. - Với hệ thống bài học được thiết kế công phu, sáng tạo... có khả năng hỗ trợ GV rất nhiều trong việc truyền thụ kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo... Các TN ảo, mô hình... cung cấp cho HS những hình ảnh trực quan với tư cách là cơ sở thực nghiệm giúp HS khái quát hoặc kiểm chứng các kiến thức vật lý. - Website DH còn là công cụ giúp GV có thể trao đổi chuyên môn với nhau nhằm nâng cao tay nghề, trình độ, qua đó giúp GV tích luỹ kinh nghiệm và phát huy tính sáng tạo trong hoạt động giảng dạy của mình. Bên cạnh đó việc sử dụng Website DH còn tạo cho GV thói quen, kỹ năng làm việc trong thời đại thông tin, ngoài ra còn nâng cao uy tín của nhà trường, tạo niềm tin của xã hội đối với giáo dục. 1.2.2.3. Sử dụng Website như công cụ hỗ trợ học tập Khi thiết kế Website hỗ trợ DH nhà thiết kế luôn phải đặt ra các yêu cầu về mặt sư phạm và kỹ thuật, ngoài các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn Website phải đảm bảo cơ sở LLDH bộ môn. Chính vì lẽ đó Website luôn có những tác dụng tích cực khi sử dụng với chức năng hỗ trợ hoạt động học tập của HS. HS có thể sử dụng Website để ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức đã học, ngoài ra còn có thể sử dụng Website để xem trước nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các nhiệm vụ học tập ở bất cứ thời điểm nào và bất cứ nơi đâu nếu có MVT với Website đã cài đặt. Đặc biệt khi MVT kết nối với mạng và Website được đưa lên mạng thì khả năng tìm kiếm thông tin phục vụ cho bài học càng lớn, HS có thể tìm kiếm những thông tin cần thiết cho mình, hình thành môi trường học tập và phong cách làm việc mới, tạo điều kiện trao đổi thông tin, giao lưu học hỏi với các đối tượng khác. [20] Khi sử dụng chức năng mô phỏng các quá trình, hiện tượng vật lý HS có thể thao tác trên máy tính như đang tiến hành với TN thật. Từ đó góp phần rèn luyện phương pháp thực nghiệm cho HS trong điều kiện không thể tiến hành TN. Với hệ thống câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm trong Website sẽ phát huy tính độc lập, tích cực và tự chủ của HS. Nó cho phép GV đánh giá một cách nhanh chóng, khách quan và chính xác những kiến thức mà HS tiếp thu được. Như vậy, khi sử dụng Website trong DH sẽ tạo ra môi trường học tập mới, góp phần nâng cao chất lượng học tập của HS trên nhiều mặt: kích thích hứng thú, tạo sự chú ý, tăng cường trí nhớ, mở rộng, đào sâu kiến thức, phát triển tư duy, bồi dưỡng các phương pháp nhận thức, chiếm lĩnh tri thức một cách tự lực, tự giác... Đây chính là mục đích của QTDH trong mọi thời đại, nhất là thời đại CNTT và truyền thông như ngày nay. 1.2.2.4. Sử dụng Website như công cụ quản lý học tập Các chương trình ứng dụng có khả năng kiểm soát việc sử dụng, truy cập vào Website của HS, kiểm tra và lưu trữ kết quả học tập… tạo điều kiện để quản lí việc học tập của HS cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho sự kết hợp quản lí giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Các ứng dụng trên Website có khả năng cung cấp thông tin chọn lọc, chính xác, khách quan góp phần đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời. Điều này càng trở nên quan trọng hơn khi lượng thông tin ngày càng lớn, phức tạp và vượt quá khả năng bao quát của GV, và đặc biệt nó có tác dụng rất lớn trong công tác đào tạo từ xa. 1.2.3. Những hạn chế khi sử dụng Website dạy học Không có phương pháp, PTDH vạn năng, nó có thể tốt cho người này, mục đích này nhưng chưa hẳn đã tốt với người khác và mục đích khác. Với vai trò là PTDH hiện đại Website DH tỏ ra có nhiều ưu thế nổi trội. Tuy nhiên cần hiểu rằng nó không phải là “chìa khoá vạn năng”, và dù phát triển đến mức độ nào cũng không thể thay thế vai trò của người GV. Như vậy phải khẳng định rằng Website DH là một PTDH đa năng chứ không phải là vạn năng vì vậy trong QTDH phải biết sử dụng một cách hợp lý để phát huy tối đa những thế mạnh và hạn chế những điểm yếu của nó. Sau đây là những hạn chế khi sử dụng Website làm PTDH và phương án khắc phục chúng: [13] - Thực tiễn cho thấy, sử dụng Website có sẵn nhiều khi còn tuỳ thuộc vào sự hiểu biết của người dùng. Về mặt kiến thức mặc dù đã được chuẩn hoá, tuy nhiên nếu xét về góc độ sư phạm thì chưa hẳn đã có giá trị cao. Vì vậy có thể phù hợp với người này nhưng lại không thể áp đặt cho người khác. Đây là hạn chế lớn khi sử dụng Website DH được thiết kễ sẵn. Khi sử dụng Website DH nếu GV không hiểu được ý đồ của nhà thiết kế sẽ dễ xa rời định hướng của bài học, còn HS khi độc lập sử dụng Website để học tập có thể có hiện tượng ''nhảy cóc'' giữa các nội dung của bài học, HS có thể chỉ đọc những phần mình thích mà bỏ qua những phần khác, hoặc chỉ tìm những thông tin có sẵn để giải quyết yêu cầu của GV. Để khắc phục hạn chế này, khi xây dựng Website người thiết kế cần chú ý tới các yêu cầu sư phạm đồng thời có hướng dẫn sử dụng cụ thể, còn người sử dụng phải thực hiện các yêu cầu đó một cách chặt chẽ và tự giác. - Các Website được cài đặt và sử dụng trên MVT vì vậy nó cũng có những hạn chế như khi sử dụng MVT làm PTDH. Ngoài ra còn có nhược điểm: bảo mật dữ liệu, các kết nối bị hỏng hóc bất thường… có thể làm mất hoàn toàn dữ liệu. Bên cạnh đó tốc độ MVT cũng như đường truyền Internet cũng ảnh hưởng ít nhiều nhất là việc tải các mô phỏng vật lý, các hình ảnh động [23] - Khi HS học tập độc lập với Website cài đặt trên MVT sẽ hạn chế về mặt giao tiếp giữa GV và HS. GV không phải là người trực tiếp dẫn dắt, hướng dẫn HS từng bước cụ thể do vậy không thu được những ý kiến phản hồi từ HS. Khi sử dụng Website DH với nhiều nội dung phong phú dễ dẫn người học xa rời định hướng của bài giảng mà GV đang dạy. Những liên kết và rẽ nhánh phong phú của Website đòi hỏi GV phải có kiến thức bao quát rộng, phải theo dõi tất cả các liên kết có ích cũng như các liên kết làm sai lệch trọng tâm kiến thức. Vì vậy, GV sẽ rất khó thực hiện một giáo án cố định như cách thức tổ chức DH truyền thống. [21] - Trong Website DH việc kiểm tra, đánh giá thường bằng hình thức trắc nghiệm khách quan. Ngoài những ưu thế nổi trội thì cũng có những hạn chế như: kết quả kiểm tra GV nhận được từ HS thường là cuối cùng, những lí luận, phép tính trung gian hầu như không được giới thiệu, vì vậy GV không phát hiện được sai sót trong quá trình tư duy của HS, còn HS không được rèn luyện khả năng trình bày. Để khắc phục hạn chế này GV cần có sự phối hợp với hình thức kiểm tra tự luận. - Hiện trạng thiết bị CNTT và trình độ Tin học của GV phần lớn chưa đủ khả năng triển khai sử dụng Website đồng bộ. Thực tế cho thấy đa số GV phổ thông chưa sử dụng thành thạo MVT và chưa có sự đầu tư thời gian cho lĩnh vực này nhất là các trường ở vùng sâu, vùng xa. Để khắc phục hạn chế này các ban ngành có liên quan cần có chính sách hỗ trợ đầu tư thích đáng. Nên tổ chức các lớp đào tạo tin học định kỳ về ứng dụng CNTT vào DH cho GV, tăng thời lượng giảng dạy chuyên đề tin học ứng dụng cho sinh viên các ngành sư phạm. Trên đây là một số hạn chế khi sử dụng Website làm PTDH. Tuy nhiên nếu biết sử dụng một cách hợp lý thì có thể khắc phục đáng kể các hạn chế trên. 1.3. Website và dạy học vật lý 1.3.1. Website dạy học Website DH là một PTDH dưới dạng phần mềm máy tính được tạo ra bởi các siêu văn bản (đó là các tài liệu điện tử như: bài giảng điện tử, sách giáo khoa, ôn tập, bài tập, sách tóm tắt tổng hợp những kiến thức cơ bản hay những kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực khoa học…), trên đó gồm tập hợp các công cụ tiện ích và các siêu giao diện (trình diễn các thông tin Multimedia: văn bản, âm thanh, hình ảnh tĩnh/động,…) để hỗ trợ cho các hoạt động quản lý, đào tạo, giảng dạy, tự học và tham khảo của các nhà quản lý giáo dục, GV và HS. Website DH thực sự là một phương tiện hữu hiệu để phổ biến kiến thức, cung cấp thông tin cho nhiều đối tượng sử dụng khác nhau trên mạng máy tính. [13] 1.3.2. Cơ sở lí luận dạy học của việc xây dựng Website dạy học vật lý Các chức năng của LLDH được thực hiện một cách đan xen, phối hợp với nhau trong QTDH. Thực tiễn đã chứng tỏ với vai trò là PTDH hiện đại MVT với Website DH có thể thực hiện hiệu quả các chức năng của LLDH. 1.3.2.1. Xây dựng trang Web hỗ trợ củng cố trình độ xuất phát Có thể sử dụng Website để tóm tắt kiến thức, nêu các hiện tượng, câu hỏi để HS giải thích, cũng có thể dùng hình ảnh để mô phỏng một quá trình, hiện tượng mới dẫn dắt HS vào tình huống có vấn đề. Từ đó xuất hiện nhu cầu nhận thức mới, dẫn dắt HS vào bài giảng một cách nhẹ nhàng nhưng hiệu quả. Cần chú ý khi sử dụng Website vào mục đích này: phải rõ ràng, ngắn gọn và sát với nội dung bài học, phục vụ cho việc nắm tri thức, kỹ năng mới. 1.3.2.2. Xây dựng trang Web hỗ trợ hình thành tri thức, kỹ năng mới Ở chức năng này Website có khả năng thực hiện rất hiệu quả. Các phần mềm mô phỏng, minh hoạ các hiện tượng, quá trình vật lý, các TN… vừa là nguồn cung cấp tri thức, vừa là phương tiện xây dựng tri thức. Việc sử dụng phối hợp các hình ảnh tĩnh, động giúp HS hình thành biểu tượng ban đầu trong trí nhớ và những quan niệm ban đầu về vấn đề nghiên cứu. Việc mô phỏng, minh hoạ có thể làm nổi bật mối quan hệ giữa sự kiện đang khảo sát với hiện tượng đã biết. Từ đó dẫn dắt tư duy HS theo hướng khái quát hoá để xây dựng tri thức mới. 1.3.2.3. Xây dựng trang Web hỗ trợ ôn tập, củng cố và khắc sâu tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo Website DH có khả năng rất lớn, HS có thể tự ôn tập với các chương trình đã thiết kế trên Website, GV có thể yêu cầu HS giải quyết nhiệm vụ ôn tập và vận dụng kiến thức đã lĩnh hội thông qua trang Web ôn tập - củng cố và vận dụng. 1.3.2.4. Xây dựng trang Web hỗ trợ tổng kết, hệ thống hoá tri thức một cách lôgic Sử dụng Website để thực hiện nhiệm vụ này có nhiều thuận lợi, có thể dùng các phần mềm để xây dựng chương trình tổng kết, hệ thống hoá tri thức theo từng modul chương trình. Có thể điều khiển tiến trình tổng kết, hệ thống hoá một cách có hệ thống đảm bảo tính lôgic cao của nội dung. Với phần mềm ôn tập, HS có thể chọn nội dung ôn tập với số lần thích hợp không hạn chế, dễ dàng chuyển đổi giữa các nội dung cần ôn tập. 1.3.2.5. Xây dựng Web để kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng Website tỏ ra có nhiều ưu điểm với chức năng này. Trước hết là tính chính xác, nhanh chóng và khách quan trong đánh giá. Kiểm tra trắc nghiệm khách quan được xem là phương tiện kiểm tra đánh giá (thường xuyên và nhanh chóng) kết quả học tập của HS. Nó được sử dụng như một biện pháp tích cực, hữu hiệu để chỉ đạo hoạt động học, định hướng hoạt động tích cực, tự chủ của HS. [10] GV xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để HS sử dụng vào mục đích ôn luyện, kiểm tra kiến thức. Chương trình sẽ tiến hành đánh giá và phản hồi kết quả, qua đó giúp HS tự đánh giá khả năng của mình và GV cũng có thể đánh giá năng lực học tập của từng HS. Thế mạnh của Website trong lĩnh vực này là cho phép nhiều HS ở những vị trí địa lý khác nhau có thể tham gia làm bài kiểm tra trong những thời gian khác nhau, phù hợp với điều kiện của mỗi cá nhân. 1.3.3. Hình thức triển khai Website trong dạy học vật lý Căn cứ vào thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị DH của nhà trường để có thể tiến hành cài đặt và khai thác Website DH dưới các hình thức sau đây: - Cài đặt Website trên các máy tính cá nhân. - Cài đặt Website lên máy chủ của hệ thống mạng cục bộ trong trường. - Đưa Website lên mạng Internet để phổ biến Website trên phạm vi toàn thế giới. Trong điều kiện hiện nay khi mà hầu như các trường học đều có hệ thống phòng máy tính thì một giải pháp công nghệ mới, đơn giản, không qua tốn kém là: hệ thống mạng đào tạo đa phương tiện (multimedia Education Networrk System - HiClass). Với hình thức DH này GV điều khiển một hệ thống máy tính được kết nối với nhau và kết nối với máy chủ, từ màn hình máy chủ GV điều khiển, quan sát toàn bộ hoạt động của HS. Mọi hoạt động của GV trên màn hình máy tính cùng với lời nói của GV đều có thể chuyển tải tới HS, vì vậy GV có thể thuyết trình BGĐT, giao nhiệm vụ học tập… trên máy chủ còn HS tiếp nhận mọi thông tin nhận được từ máy tính cá nhân của mình. Trong quá trình học tập HS có thể trao đổi ý kiến của mình với GV thông qua micro và headphone (tai nghe) khi GV nhận được tín hiệu từ máy tính. Các kết quả nghiên cứu về hệ thống giáo dục đa chức năng này cho thấy: HiClass là một sự đổi mới quan trọng về PTDH, nó cho phép tạo ra môi trường DH hiệu quả cao với tính năng tương tác hai chiều giữa GV và HS, cùng khả năng truyền thông đa phương tiện với sự hấp dẫn của âm thanh, hình ảnh. Nó là điều kiện khá lí tưởng cho việc thực hiện các yêu cầu của QTDH và của các PTDH hiện đại, có thể sử dụng để DH tất cả các bộ môn, đặc biệt là các môn khoa học thực nghiệm như vật lý. Môi trường học tập Multimedia với công nghệ HiClass sẽ là cơ sở tốt nhất để khai thác khả năng hỗ trợ của Website trong QTDH. [13] Khai thác các tính năng hỗ trợ của Website DH cũng như tính khả thi của việc triển khai ứng dụng trong thực tiễn thì mỗi hình thức triển khai đều có những thế mạnh và hạn chế nhất định. Tuỳ thuộc vào điều kiện và mục đích sử dụng để lựa chọn hình thức triển khai phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất. 1.4. Lựa chọn công cụ và các nguyên tắc xây dựng Website dạy học 1.4.1. Lựa chọn công cụ xây dựng Website 1.4.1.1. Yêu cầu về công cụ Việc lựa chọn công cụ để xây dựng Website đóng vai trò rất quan trọng. Các công cụ được lựa chọn phải đạt các tiêu chuẩn cơ bản sau: - Hiện đại: công cụ lựa chọn phải kết hợp được âm thanh, hình ảnh, hoạt hình, văn bản... để tạo ra những phần mềm có giá trị khoa học và tính sư phạm cao. - Dễ thiết kế: phù hợp với khả năng tin học của số đông GV và HS. - Sử dụng tiện lợi và mang lại hiệu quả cao trong DH. 1.4.1.2. Các công cụ dùng để thiết kế Website dạy học  Công cụ thiết kế Website Hiện nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ thiết kế Website, mỗi phần mềm đều có ưu và nhược điểm riêng. Ở đây chúng tôi lựa chọn và sử dụng phần mềm FrontPage 2003, nó không đòi hỏi phải lập trình bằng các ngôn ngữ bậc cao, người sử dụng không nhất thiết là những chuyên gia về CNTT. [22] Phần mềm này do hãng Microsoft (Mỹ) xây dựng, có ưu điểm là phổ biến, dễ sử dụng, hỗ trợ mạnh cho các tính năng đa phương tiện, tương thích hoàn toàn với Window 98 và các tác dụng trong bộ Micrsoft Office. Tuy nhiên, có một số nhược điểm như quản lý các Hyperlink kém, không có khả năng quản lý cấu trúc Site; khả năng thể hiện đồng thời văn bản và các Applet kém.  Công cụ thiết kế BGĐT Các BGĐT được thiết kế với phần mềm Power Point XP, là một trong những phần mềm của bộ Microsoft Office XP. Đây là một phần mềm trình diễn mạnh, linh hoạt và dễ học. So với Power Point 2000 thì Power Point XP có nhiều tính năng mạnh hơn, các hiệu ứng của nó cũng phong phú và đa dạng hơn, thuận lợi cho thiết kế các hoạt hình, mô phỏng vật lý. Chương trình còn có thế mạnh làm gia tăng các chất liệu cho trình diễn có minh hoạ, nhờ đó có thể thiết kế các bài báo cáo, bài giảng với các bảng biểu, hình minh hoạ, ảnh chụp được quét vào MVT, các hoạt hình, âm thanh… Vì vậy Power Point XP là một công cụ mạnh để thiết kế BGĐT mà không đòi hỏi phải dùng ngôn ngữ lập trình bậc cao.  Công cụ lập trình các Applets Các ứng dụng nhỏ (Applets) chạy trên Web được lập trình bằng ngôn ngữ Java, được biên dịch sang các mã trung gian và được các trình duyệt hỗ trợ Java dịch sang mã máy. Lập trình tạo nên khả năng đặc biệt về hoạt hình với các cơ sở dữ liệu, tạo ra các tương tác linh hoạt với người sử dụng. 1.4.2. Nguyên tắc xây dựng Website dạy học Nhờ kỹ thuật biểu diễn thông tin có tên là ''Siêu văn bản'' (HyperText) và được xây dựng bằng ngôn ngữ có tên là HTML (HyperText Markup Language) Website đã trở thành phương tiện có tính chuẩn hoá quốc tế để tìm kiếm, trao đổi thông tin và giao lưu trên mạng Internet. Về phương diện DH, để xây dựng được Website đáp ứng những yêu cầu trên, cần tuân theo một số nguyên tắc cơ bản: [23] - Website DH phải đảm bảo những yêu cầu của một phần mềm hỗ trợ DH, đó là phải hàm chứa trong đó những tri thức chuyên gia của hai lĩnh vực Giáo dục và Tin học vì về bản chất thì nó là phần mềm được cài đặt trên máy tính để hỗ trợ hoạt động DH của GV và HS. Đáp ứng được yêu cầu này là đề cao tính hiệu quả của việc sử dụng nó trong điều kiện hiện nay. - Hoạt động DH rất đa dạng và phong phú bao gồm cả những hoạt động chân tay và hoạt động trí óc vì vậy khi thiết kế Website DH phải xuất phát từ những ý tưởng sư phạm đã được xác định rõ từ đầu, phải lấy tính hiệu quả làm tiêu chí cho việc triển khai ứng dụng. Website với tư cách là một phần mềm, cùng với máy tính phải hỗ trợ được nhiều mặt của QTDH, giải phóng người dạy khỏi những lao động phổ thông để có thời gian đầu tư cho việc tổ chức, điều khiển và giám sát hoạt động nhận thức của người học. Đồng thời phải tạo những điều kiện tốt để hoạt động nhận thức của HS diễn ra tích cực, độc lập, chủ động và sáng tạo. Do vậy, Website DH vừa đáp ứng được yêu cầu của lý thuyết DH hiện đại, vừa phát huy những thế mạnh riêng của việc sử dụng MVT và nâng cao hiệu quả sử dụng của thiết bị DH hiện đại. - Trong Website thường có sự liên kết của nhiều Site, mỗi một Site sẽ đảm nhận hỗ trợ một số chức năng nào đó. Xây dựng cấu trúc của Website cũng là thực hiện sự phân nhóm các chức năng mà Website có thể hỗ trợ. - Khi xây dựng một phần mềm nói chung, Website nói riêng thì việc xây dựng cơ sở dữ liệu là hết sức quan trọng. Dữ liệu ấy phải được cập nhật dễ dàng và thuận lợi, có kích thước tối thiểu, dễ dàng chia sẻ, dùng chung hay trao đổi giữa nhiều người dùng. Đặc biệt đối với giáo dục, cấu trúc cơ sở dữ liệu phải hướng tới việc hình thành những thư viện điện tử trong tương lai, như thư viện bài tập, đề thi, tranh ảnh, phim học tập,... Cùng với việc xây dựng Website, cần xây dựng công cụ nhập dữ liệu một cách thuận tiện, đơn giản để mọi người đều có thể tham gia xây dựng kho dữ liệu, làm cho nó ngày càng phong phú. - Sự hấp dẫn người sử dụng khi khai thác các Website trên mạng là khả năng trình diễn thông tin Multimedia. Do được mặc nhiên xem là phương tiện giao diện chuẩn có tính quốc tế giữa các máy tính nối mạng mà Website được hỗ trợ nhiều công cụ. Nhờ đó Website ngày càng trở nên sinh động, hấp dẫn trong việc trình diễn thông tin Multimedia. Cách thiết kế này có thể rất hấp dẫn với những người sử dụng nói chung, nhưng trong DH nếu thiết kế rập khuôn theo kiểu như vậy sẽ không đáp ứng được yêu cầu của QTDH, thậm chí còn phản tác dụng. Trình tự xuất hiện các thông tin, sử dụng các hiệu ứng, hình ảnh động, màu sắc... đều phải cân nhắc kỹ lưỡng và phải tuân theo những nguyên tắc sư phạm của QTDH. Như vậy, xây dựng Website DH luôn gắn với việc xây dựng cấu trúc và kịch bản cho quá trình trình diễn thông tin. - Xu hướng xây dựng phần mềm DH hiện nay là chương trình phải có giao diện thuận tiện (dễ tìm hiểu, dễ thao tác, dễ sử dụng, tận dụng được các thói quen...). Việc xây dựng Website DH cũng không nằm ngoài yêu cầu đó. Sử dụng quá nhiều phím chức năng, giao tiếp người máy quá nhiều menu, hộp thoại, trình bày thông tin ngược với tư duy thông thường, sử dụng màu sắc, độ tương phản không phù hợp với tâm lý thị giác sẽ là những cản trở lớn đối với người sử dụng. - Lựa chọn công cụ thiết kế Website vốn là công việc của người lập trình. Song hiện nay, do sự phát triển có tính bùng nổ của Tin học, trên thị trường xuất hiện nhiều loại chương trình ứng dụng và cũng theo nó là nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau. Có sự hiểu biết nhất định ở mức khái quát về chúng sẽ giúp nhà giáo dục biết được khả năng của công nghệ có thể hỗ trợ được gì cho hoạt động DH. Nhờ đó có thể đưa ra nhiều yêu cầu hơn, các yêu cầu thiết thực và có tính khả thi hơn. Việc phối hợp chặt chẽ giữa một bên là nhà sư phạm, một bên là nhà tin học là sự cần thiết cho sự ra đời của những sản phẩm có giá trị cao. - Vấn đề bảo mật thông tin và phát triển Website cũng cần lưu ý. Khi xây dựng Website và ứng dụng vào DH cần xác định rõ loại thông tin, mức độ quan trọng để phân quyền truy cập, bảo vệ và bảo mật. Đặc điểm của khoa học tin học là trẻ và phát triển nhanh chóng. Sự phát triển của phần cứng luôn kéo theo sự phát triển của phần mềm và ngược lại. Vì thế, kéo dài tuổi thọ của một chương trình vẫn là cách nghĩ, cách làm trong hoàn cảnh của đất nước ta hiện nay. 1.5. Các tiêu chí đánh giá Website dạy học Qua thực tiễn xây dựng và sử dụng Website DH, theo chúng tôi các tiêu chí để đánh giá chất lượng của một Website DH gồm có: [21] Các tiêu chí về mặt khoa học: Tiêu chí này thể hiện ở tính chính xác về nội dung khoa học chứa đựng trong Website. Các nội dung trong Website phải đáp ứng tính đa dạng phong phú (tài liệu học tập và các tài liệu tra cứu), phù hợp với chương trình đào tạo, kiến thức và khả năng tiếp thu của HS. Các thuật ngữ khoa học, các khái niệm, định nghĩa… phải chính xác và nhất quán với giáo trình hiện hành, các nội dung trong Website phải nhằm thực hiện mục đích DH đề ra. Các tiêu chí về LLDH: Website DH phải thực hiện được các chức năng LLDH mà phần mềm đảm nhận, phải thực hiện đầy đủ các giai đoạn của QTDH, từ khâu củng cố trình độ xuất phát, hình thành tri thức mới, ôn tập, hệ thống hoá kiến thức cho đến kiểm tra đánh giá kiến thức của HS. Có sự phối hợp giữa lý thuyết, thực tiễn và các PPDH với sự hỗ trợ của Website. Tính chuẩn mực trong Website cho phép GV chủ động về kiến thức và phương pháp tổ chức lớp học. Các BGĐT trong Website phải thể hiện được tiến trình của một giờ học. Các tiêu chí về mặt sư phạm: Website DH phải thể hiện được tính ưu việt về mặt tổ chức DH so với hình thức lớp - bài truyền thống. Tính ưu việt của Website DH so với các phần mềm DH khác là khai thác triệt để khả năng hỗ trợ, truyền tải thông tin đa dạng, trực quan hoá các hiện tượng, quá trình Vật lý,... kích thích động cơ học tập, tính tích cực và khả năng sáng tạo của HS. Thông qua việc trình bày kiến thức một cách trực quan, dễ hiểu với các chương trình mô phỏng giúp HS đào sâu nội dung học tập. Các tài liệu trong Website phải giúp HS khắc sâu kiến thức đã lĩnh hội, rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, mở rộng nội dung kiến thức đã học và đi sâu vào bản chất vấn đề nghiên cứu. Các tiêu chí về mặt kỹ thuật: Giao diện trên màn hình phải thân thiện, cấu trúc site rõ ràng, các đối tượng phải được sắp xếp một cách hợp lí phù hợp với tiến trình của một giờ học, có hệ thống liên kết, điều hướng và chỉ dẫn rõ ràng. Khả năng tương tác, cập nhật thông tin nhanh chóng, thuận tiện, chính xác và thể hiện được tính mở. Việc sử dụng các tương tác âm thanh, màu sắc phải khéo léo, không nên lạm dụng khả năng trình diễn thông tin dưới dạng hình ảnh của máy tính. Đặc biệt Website phải dễ sử dụng, phần mềm thiết kế ổn định và có khả năng thích ứng cao với các thế hệ máy tính và các hệ điều hành. 1.6. Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng Website dạy học Để phát huy tốt vai trò của Website DH cần lưu ý một số vấn đề sau: - Website DH thực chất là phương tiện hỗ trợ DH, bản thân tự nó không có khả năng thực hiện các nhiệm vụ của QTDH, mọi quyết định nhằm đảm bảo những yêu cầu của một QTDH, hiệu quả mà nó mang lại đều bắt nguồn từ GV. - Việc sử dụng Website DH phải tuân thủ những yêu cầu của hoạt động học tập của HS. Mỗi thao tác của GV, mỗi chức năng hỗ trợ của Website phải diễn ra theo một trình tự lôgic chặt chẽ, phù hợp với hoạt động nhận thức của HS. Website DH có thể hỗ trợ GV ở nhiều mặt, điều đó không có nghĩa là sẽ phủ nhận vai trò của GV mà ngược lại, nó tạo điều kiện tốt để GV tập trung vào việc tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của HS, tăng cường, cá biệt hoá hoạt động học tập của HS. Đó cũng là chức năng cơ bản của mọi PTDH. - Cần khai thác hết khả năng hỗ trợ DH của Website, đặc biệt đối với các chức năng đưa đến những hiệu quả sư phạm lớn. Luôn quan tâm đến tính hiệu quả sử dụng là nhiệm vụ quan trọng của GV khi sử dụng các PTDH hiện đại, đắt tiền trong hoàn cảnh chi phí đầu tư hạn chế như hiện nay. Khi sử dụng các PTDH hiện đại, đặc biệt là MVT cần hết sức chú ý, tránh phô trương hay lạm dụng sức mạnh của công nghệ ở những chỗ mà QTDH không nhất thiết cần đến nó. - Sử dụng Website với MVT luôn đòi hỏi môi trường mà trong đó QTDH diễn ra. Những lưu ý đến điều kiện ánh sáng, âm thanh, kích thước của phòng học, công tác vệ sinh môi trường DH là quan tâm tới hiệu quả của việc sử dụng. - Sử dụng MVT với Website hỗ trợ DH ít nhiều làm cho QTDH phụ thuộc vào các thiết bị. Cần lưu ý và biết cách khắc phục các trở ngại kỹ thuật do hệ thống thiết bị gây nên, có khả năng làm chủ phương tiện. - Dù rằng Website đã rất gần gũi và thân thuộc với nhiều người, nhưng có một sự hiểu biết nhất định về lĩnh vực Tin học vẫn là yếu tố quyết định cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng Website trong DH. Kết luận chương 1 Qua phân tích cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc sử dụng MVT làm PTDH ta thấy với tư cách là một PTDH hiện đại, việc sử dụng Website DH với sự hỗ trợ của MVT trong QTDH nói chung, DHVL nói riêng là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với lý luận và thực tiễn. X Thực tế đã chứng tỏ tính ưu việt của Website DH. Nó đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của QTDH, tạo ra môi trường DH khá lý tưởng với đặc tính tương tác mạnh, với các luồng thông tin thuận nghịch được đảm bảo liên thông ở mức độ cao, phù hợp với việc triển khai vận dụng các PPDH hiện đại theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS. Y Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ máy tính với hệ thống đa phương tiện đã cơ bản khắc phục những nhược điểm trước đây trong việc ứng dụng MVT vào DH. Những thành tựu đó càng khẳng định tính hiện thực và khả thi của việc ứng dụng CNTT và truyền thông vào công tác giáo dục và đào tạo. Z Việc xây dựng và sử dụng Website trong DH không yêu cầu người thiết kế phải có kiến thức chuyên gia về tin học. Với sự say mê, khả năng sáng tạo cùng sự hỗ trợ của các công nghệ sẽ là tiền đề, điều kiện để mọi người có thể tham gia xây dựng Website DH. Để Website DH đáp ứng được các yêu cầu: đa dạng, sinh động, khả năng tích hợp cao, đảm bảo tính chuẩn mực về mặt sư phạm thì cần có sự kết hợp giữa hai yếu tố khoa học và kỹ thuật. Do đó, xét về yêu cầu của một PTDH hiện đại, xây dựng Website DH phải đảm bảo tính cấu trúc, nguyên tắc và những yêu cầu cơ bản xác định. Việc xây dựng và khai thác sử dụng chúng trong hoàn cảnh nước ta cần phải tuân thủ những nguyên tắc xác định, đảm bảo tính khoa học và hiệu quả. [ Khi sử dụng MVT với Website DH cần lưu ý đến mục đích DH và phải xuất phát từ những yêu cầu sư phạm của QTDH, phải đầu tư đúng mức, khai thác hết công suất, khả năng của loại PTDH hiện đại này. Hiện nay, các Website DH nói chung và DHVL nói riêng còn rất khiêm tốn, xu thế sử dụng Website hỗ trợ QTDH còn đang mới mẻ. Do đó, cùng với việc hình thành ý tưởng xây dựng Website DH phải đề cập đến một số lưu ý và hạn chế cần khắc phục. \ Với vai trò là PTDH hiện đại, Website có khả năng thực hiện các chức năng của LLDH cũng như các nhiệm vụ của quá trình DHVL. Có thể sử dụng Website dưới nhiều hình thức khác nhau trong QTDH và tỏ ra có nhiều thế mạnh so với PTDH truyền thống. Vì vậy sử dụng MVT với Website DH làm PTDH vật lý ở các trường phổ thông hiện nay hoàn toàn phù hợp với quy luật và sự phát triển PTDH hiện đại. Tuy nhiên sử dụng MVT với Website DH không thể thay thế hoàn toàn các PTDH truyền thống từ trước tới nay và càng không thể thay thế vai trò của GV. Chất lượng của QTDH luôn bắt nguồn từ phía GV và nhờ sự hỗ trợ tích cực, đúng mức và phù hợp của các PTDH. CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ DẠY HỌC CHƯƠNG TÍNH CHẤT SÓNG CỦA ÁNH SÁNG 2.1. Những cơ sở của việc xây dựng Website. 2.1.1. Cấu trúc lôgic nội dung chương Tính chất sóng của ánh sáng Tính chất sóng của ánh sáng là một chương thuộc phần Quang học trong chương trình vật lý 12 THPT. Chương này được giảng dạy trong 9 tiết trong đó có 7 tiết lý thuyết, 1 tiết bài tập và 1 tiết kiểm tra. Đây là chương thứ ba và là chương kế cuối của phần quang học, việc nắm vững kiến thức trong chương là điều hết sức cần thiết vì đó là những kiến thức cơ bản, một số kiến thức trong chương được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống. Nội dung chính của chương gồm những kiến thức sau: [1] - Khái niệm về sự tán sắc ánh sáng, về ánh sáng đơn sắc và ánh sáng trắng. - Mối liên hệ giữa chiết suất của chất làm lăng kính với các ánh sáng đơn sắc khác nhau. - Khái niệm về hiện tượng giao thoa ánh sáng, về vân giao thoa. - Hiện tượng giao thoa xảy ra khi dùng ánh sáng trắng. - Kết luận về tính chất sóng của ánh sáng - Các công thức xác định vị trí các vân và tính khoảng vân. - Mối quan hệ giữa màu của ánh sáng đơn sắc và bước sóng ánh sáng - Sự phụ thuộc của chiết suất của môi trường vào bước sóng ánh sáng. - Cấu tạo của máy quang phổ và tác dụng của từng bộ phận. - khái niệm về quang phổ liên tục, nguồn phát, những đặc điểm và công dụng của quang phổ liên tục. - khái niệm về quang phổ vạch phát xạ, nguồn phát, những đặc điểm và công dụng của quang phổ vạch phát xạ. - khái niệm về quang phổ vạch hấp thụ, cách thu và điều kiện để thu được quang phổ vạch hấp thụ, mối liên hệ giữa quang phổ vạch phát xạ và quang phổ vạch hấp thụ của cùng một nguyên tố. - Khái niệm về phép phân tích quang phổ và tiện lợi của phép phân tích quang phổ. - Thí nghiệm phát hiện ra các tia hồng ngoại và tử ngoại. - Định nghĩa tia hồng ngoại. Nguồn phát tia hồng ngoại, các tính chất và tác dụng của tia hồng ngoại. - Định nghĩa tia tử ngoại. Nguồn phát tia tử ngoại, các tính chất và tác dụng của tia tử ngoại. - Cấu trúc và hoạt động của ống Rơnghen. - Bản chất của tia Rơnghen: Các tính chất, tác dụng và công dụng của tia Rơnghen. - Cấu trúc và những đặc điểm của thang sóng điện từ. Kiến thức trong chương được trình bày theo cấu trúc lôgic hợp lí, các kiến thức trước là cơ sở, nền tảng để nghiên cứu các kiến thức tiếp sau. Căn cứ vào nội dung kiến thức có thể chia kiến thức trong chương một cách tương đối thành ba nhóm chính: [4] + Nhóm 1: Nhóm các kiến thức về bản chất sóng của ánh sáng. + Nhóm 2: Nhóm các kiến thức về Quang phổ. + Nhóm 3: Nhóm các kiến thức về một số loại sóng điện từ. SÓNG ÁNH SÁNG Bản chất sóng của ánh sáng Quang phổ Một số loại sóng điện từ - Hiện tượng tán sắc ánh sáng - Hiện tượng giao thoa ánh sáng - Đo bước sóng - Máy quang phổ - Quang phổ liên tục - Quang phổ vạch phát xạ - Quang phổ vạch hấp thụ - Tia hồng ngoại - Tia tử ngoại - Tia Rơnghen Hình 2.1: Sơ đồ cấu trúc lôgic nội dung kiến thức trong chương “Tính chất sóng của ánh sáng” 2.1.2. Một số khó khăn và thực trạng dạy học chương Tính chất sóng của ánh sáng Để Website thực sự góp phần mang lại hiệu quả cao cho QTDH, trước khi thiết kế chúng tôi tiến hành tìm hiểu thực trạng giảng dạy phần này ở trường THPT, tìm ra những khó khăn GV và HS thường gặp cũng như ưu, nhược điểm của DH truyền thống trong QTDH. Qua đó tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng MVT, các phương tiện hỗ trợ DH ở các trường phổ thông từ đó có hướng khắc phục hợp lý và có thể đưa ra PPDH mới hiệu quả. Một số khó khăn trong quá trình dạy học chương Tính chất sóng của ánh sáng: - Khó khăn lớn nhất trong quá trình dạy học chương này là rất nhiều kiến thức vật lý trong chương được rút ra từ thí nghiệm. Tuy nhiên, do trang thiết bị thí nghiệm liên quan đến các kiến thức của chương còn thiếu và chưa đồng bộ, các thí nghiệm thực tế rất khó thực hiện. Do đó khi dạy chương này GV không thực hiện thí nghiệm mà chỉ thông báo kết quả cho HS vì thế HS tiếp thu kiến thức một cách thụ động. - Nhiều kiến thức được ứng dụng để giải thích các hiện tượng vật lý trong tự nhiên và đời sống (hiện tượng cầu vồng, hiện tượng quầng…), một số kiến thức có nhiều ứng dụng quan trọng trong thực tế (chụp X quang, dò khuyết tật các sản phẩm công nghiệp, đo nhiệt độ các vật nung nóng, ...). Tuy nhiên khi DH vấn đề gắn lý thuyết vào thực tiễn, sự liên hệ với thực tế chưa được quan tâm đúng mức và HS hầu như không có cơ hội vận dụng lý thuyết để lí giải các hiện tượng đó. Thực trạng dạy học chương Tính chất sóng của ánh sáng ở trường phổ thông - Về phương pháp giảng dạy: GV chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, GV đóng vai trò là người "thông báo" kiến thức còn HS tiếp thu kiến thức một cách thụ động. QTDH chỉ là truyền thụ kiến thức một chiều, “thầy đọc - trò chép". GV chưa thực sự quan tâm đến việc gắn lí thuyết vào thực tế mặc dù các kiến thức phần này được ứng dụng trong thực tế rất nhiều. Vì vậy không tạo cho HS thói quen “Học đi đôi với hành“, gắn lý thuyết với thực tiễn cuộc sống. - Về phương tiện dạy học: GV chỉ sử dụng các PTDH truyền thống là bảng đen và phấn trắng, một số GV có thêm hình vẽ của một số TN, hiện tượng. Các TN phần này như: thí nghiệm về tán sắc ánh sáng, thí nghiệm về ánh sáng đơn sắc, thí nghiệm về tổng hợp ánh sáng trắng, thí nghiệm về hiện tượng giao thoa ánh sáng, thí nghiệm phát hiện tia hồng ngoại và tia tử ngoại, ... hầu như không được trình bày hoặc không có biện pháp thay thế. Ta biết rằng DHVL có nhiệm vụ hình thành và bỗi dưỡng cho HS phương pháp thực nghiệm, nhưng với tình trạng DH như thế thì có thể HS sẽ không bao giờ được tiếp xúc với dụng cụ TN chứ chưa nói đến hình thành phương pháp thực nghiệm cho HS. - Về việc ứng dụng MVT vào DH bộ môn: hầu như các trường phổ thông trên địa bàn đều có phòng máy riêng, tuy nhiên các phòng máy đó chỉ phục vụ cho dạy và thực hành môn tin học. Nhiều HS có MVT riêng nhưng chưa có mục đích sử dụng cụ thể, một số HS có khả năng tin học nhưng cũng chỉ sử dụng MVT như một công cụ để giải các bài toán mang nặng tư duy tin học. Như vậy ở các trường phổ thông MVT chưa thực sự phát huy hết hiệu quả và chưa được xem như một PTDH để ứng dụng vào quá trình giảng dạy các môn học khác. 2.2. Những định hướng sư phạm của việc thiết kế Website Khi thiết kế Website DH chúng tôi quan tâm khai thác khả năng hỗ trợ của nó trên các mặt sau: [21] - Tích cực hoá hoạt động học của HS, có thể dẫn dắt HS vào hoạt động sáng tạo, tích cực chiếm lĩnh kiến thức, tự lực giải quyết vấn đề bằng cách khai thác, tìm kiếm thông tin trên Website. Tổ chức thảo luận nhóm với sự hướng dẫn của GV, hình thức học này tạo điều kiện cho người học trao đổi, tìm kiếm thông tin, phát huy khả năng tự học. Với site ôn tập và kiểm tra HS có thể tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập một cách chính xác và nó cũng là phương tiện hữu hiệu để GV quản lý và kiểm tra kết quả học tập của HS khách quan và chính xác. - Khả năng trình diễn thông tin sinh động và ấn tượng, các nội dung được trình bày dưới nhiều dạng dữ liệu khác nhau như văn bản, hình ảnh, các video clip, TN ảo... có khả năng hỗ trợ tốt QTDH. Đặc biệt GV có thể sử dụng TN ảo để mô phỏng các hiện tượng vật lý, thay thế các TN thực không thể hoặc không có điều kiện thực hiện để trực quan hoá QTDH. Điều này có tác dụng kích thích hứng thú, tăng cường chú ý và độ bền trí nhớ cho HS trong quá trình học tập. - Truy cập nhanh chóng một nội dung kiến thức: chức năng này cho phép tìm kiếm thông tin nhanh chóng và chính xác, với thao tác click chuột đơn giản có thể tìm đến một bài học hay bất kỳ nội dung nào cần tra cứu trong Website. Đặc biệt khi Website đưa lên mạng thì khả năng tìm kiếm thông tin sẽ tăng lên. - Bên cạnh mục đích hỗ trợ DH vật lý, việc giảng dạy và học tập với Website tạo điều kiện cho GV và HS tiếp cận với PTDH hiện đại, làm quen với môi trường học tập mới - học tập điện tử, là môi trường học tập phổ biến trong tương lai không xa 2.3. Nội dung cơ bản của Website Website được xây dựng với mục đích hỗ trợ và khắc phục phần nào khó khăn của GV, HS trong DH chương này. Các nội dung trong Website được đảm bảo bởi tính chính xác khoa học, bám sát mục tiêu, nội dung chương trình SGK, phù hợp với kiến thức và khả năng của người học. Bên cạnh đó các nội dung còn được trình bày hết sức ngắn gọn, súc tích và khá hấp dẫn, người học dễ dàng chuyển đổi giữa các nội dung nhờ chức năng liên kết trong Website. Website khai thác được các lợi thế của MVT về khả năng trực quan hoá hiện tượng vật lý, khả năng hiển thị và truyền tải thông tin. Vì vậy, theo chúng tôi nó có khả năng điều khiển sự quan sát và chú ý của HS, tạo động cơ hứng thú và tích cực học tập, kích thích khả năng khám phá, đào sâu nội dung học tập của HS. [5] Đến nay việc xây dựng Website hỗ trợ DHVL vẫn chưa có cấu trúc chuẩn. Các Website DHVL đã đưa lên mạng Internet khá đa dạng về cấu trúc và nội dung tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng cũng như quan điểm thẩm mỹ của nhà thiết kế. Để đáp ứng vai trò hỗ trợ hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS trong chương “Tính chất sóng của ánh sáng” chúng tôi đã xây dựng Website với các site nội dung chính: Cơ sở vật lý, Sách giáo khoa, Sách giáo viên , Bài giảng điện tử, Ôn tập theo chủ đề, Bài tập, Nhà bác học, Vật lý và đời sống, Trao đổi - góp ý, Giải trí, Hướng dẫn sử dụng Website. Hình ảng trang chủ của Website được giới thiệu trên hình 2.2 Hình 2.2: Trang chủ của Website Các sites nội dung chính trong Website hỗ trợ dạy học 2.3.1. Giới thiệu Website và hướng dẫn sử dụng Hiện nay ở các trường THPT, việc sử dụng MVT đã trở nên phổ biến, tuy nhiên việc tiếp cận và truy cập mạng Internet đang còn hạn chế (nhất là các vùng xa trung tâm thành phố). Sự hạn chế đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả khai thác và sử dụng Website DH. Chính vì vậy, trong Website này có một site giới thiệu tổng quan và hướng dẫn cách sử dụng để hỗ trợ cho GV và HS tham khảo mỗi khi gặp trở ngại. Từ trang chủ Website click đúp chuột vào nút “HD sử dụng“, site này được mở ra với những hướng dẫn chi tiết, cụ thể giúp GV và HS dễ dàng sử dụng Website. Từ site hướng dẫn sử dụng người đọc có thể trở lại trang chủ Home thông qua liên kết đã thiết lập sẵn. 2.3.2. Cơ sở vật lý Site “Cơ sở vật lý” cung cấp khá đầy đủ thông tin cơ bản liên quan đến phần Tính chất sóng của ánh sáng. Nội dung trong site được trình bày lôgic, chi tiết, đi sâu vào bản chất vấn đề và có phần nâng cao so với nội dung kiến thức trong SGK, đó là các bài viết về cơ sở vật lý, các vấn đề có liên quan đến kiến thức phần Tính chất sóng của ánh sáng. [25] Qua tập các bài viết này người đọc sẽ được cung cấp nhiều kiến thức cơ bản, sâu sắc và có thể mở rộng hiểu biết của bản thân. Các bài viết được trình bày ngắn gọn, súc tích, chứa đựng nhiều thông tin khoa học chính xác, cần thiết, ngoài ra còn có ảnh chụp minh họa các hiện tượng vật lý trong thực tiễn có liên quan đến nội dung học tập và giảng dạy. Các bài viết sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích đối với mỗi GV giảng dạy Vật lý ở phổ thông và cũng là tài liệu tham khảo quý giá đối với HS và những ai yêu thích môn vật lý. Hình 2.3: Site “Cơ sở vật lý” Từ trang chủ của Website, click chuột vào mục “Cơ sở vật lý”, site này được mở ra với các chỉ dẫn và thông tin tóm tắt giúp người đọc dễ dàng định hướng và lựa chọn nội dung bài đọc. Từ mục chọn, click chuột vào nội dung cần đọc. 2.3.3. Sách giáo khoa và sách giáo viên Site ‘Sách giáo khoa” và “Sách giáo viên” thực chất là sự số hoá SGK và SGV thông thường, song ở đây khả năng tìm kiếm, truy xuất và trình diễn thông tin của tài liệu được tăng cường, đồng thời có thể dễ dàng thực hiện việc liên kết giữa chúng và các tài liệu điện tử khác với nhau nhờ khả năng lưu trữ và truy cập thông tin trực tuyến trên Website. Nội dung trong 2 sites bám sát mục tiêu của chương trình, cung cấp cho người sử dụng kiến thức các bài theo phân phối chương trình của Bộ giáo dục – Đào tạo. Mục đích khi đưa hai site này vào Website là giúp GV và HS dễ dàng tra cứu, tham khảo khi đang làm việc với các nội dung khác trong Website mà không cần mang theo cuốn SGK hay sách GV thông thường. Site “Sách giáo khoa” được dùng để GV và HS tham khảo trước nội dung bài học và có thể thay thế SGK thông thường. Từ site này GV và HS có thể dễ dàng chuyển tới các nội dung khác trong Website thông qua liên kết đã thiết lập. Hình 2.4: Site “Sách giáo khoa” Site “Sách giáo viên” dành cho GV tham khảo trước khi giảng dạy, giúp GV định hướng mục đích, yêu cầu và những chuẩn bị cần thiết cho QTDH cũng như việc phân bố thời gian cho các nội dung trong bài học. Ngoài ra còn làm rõ một số vấn đề khó và đề ra phương pháp giảng dạy cho GV tham khảo. Hình 2.5: Site “Sách GV” Để truy cập vào site “Sách giáo khoa” hoặc “Sách giáo viên”, từ trang chủ Website click chuột vào mục chọn tương ứng. Danh mục các bài học trong site chủ cho phép người sử dụng chọn tên bài học. Từ site đang truy cập, có thể chuyển đến các site khác của Website khi click chuột vào Menu liên kết của site mà không cần quay về trang chủ. 2.3.4. Bài giảng điện tử BGĐT được hiểu là toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS với các PTDH (tranh, ảnh, phim thí nghiệm, mô phỏng…) của một tiết học được số hoá và cài đặt vào MVT dưới dạng một chương trình nhằm thực hiện mục đích của QTDH đã đặt ra (truyền thụ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, phát triển trí tuệ… cho HS). Nó vừa là một bản kế hoạch, vừa là phương tiện hỗ trợ đồng thời hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Nội dung bài học trong BGĐT sẽ tuần tự xuất hiện theo kịch bản của tiến trình DH có sự hỗ trợ của các công cụ khác đã được cài đặt trên máy tính. Trong Website, việc hình thành site BGĐT đã thể hiện thế mạnh và hiệu quả trong thiết kế và trình diễn kịch bản của bài giảng. Công cụ Microsoft PowerPoint XP, với những tính năng nổi trội đã hỗ trợ tốt việc thiết kế và trình diễn cho các bài giảng, tổ chức tốt các slide trình chiếu phục vụ bài giảng như một giáo án thực sự. GV hoàn toàn có thể chủ động điều khiển bài giảng theo mục đích DH của mình. [19] Hình 2.6: Site “Bài giảng điện tử” Site BGĐT có 07 bài được thiết kế theo phân phối chương trình SGK là: Hiện tượng tán sắc ánh sáng, hiện tượng giao thoa ánh sáng, đo bước sóng ánh sáng - bước sóng và màu sắc ánh sáng, máy quang phổ - quang phổ liên tục, quang phổ vạch, tia hồng ngoại và tia tử ngoại, tia Rơnghen. Trong QTDH, GV sẽ sử dụng các BGĐT để giảng dạy và HS học tập theo tiến trình dạy học đã được thiết kế trong BGĐT. So với bài giảng thông thường thì BGĐT có khả năng lớn trong việc tăng cường tính trực quan, sinh động cho bài giảng thông qua sử dụng các mô phỏng, phim TN, các quá trình động… Nhờ vậy sử dụng BGĐT trong giảng dạy sẽ góp phần khắc phục một phần khó khăn trong điều kiện không thể tiến hành các TN thực. Trong các BGĐT có sử dụng một số mô phỏng, phim TN để tăng tính trực quan cho các bài giảng như: thí nghiệm về tán sắc ánh sáng, thí nghiệm về ánh sáng đơn sắc, thí nghiệm tổng hợp ánh sáng trắng… Các mô phỏng, phim TN hay các quá trình động được sử dụng với các mục đích DH khác nhau: đặt vấn đề cho bài học để đưa HS vào tình huống có vấn đề, hình thành kiến thức hay củng cố, khắc sâu lý thuyết… Từ trang chủ của Website, click chuột vào “Bài giảng điện tử” site này được mở ra với bảng menu liên kết cho phép người sử dụng chọn bài giảng để tiến hành trình diễn. Để chọn bài giảng trình diễn chỉ việc click chuột vào tên bài giảng trong menu liên kết ở site chủ (hình 2.5). 2.3.5. Ôn tập Hình 2.7: Site “Ôn tập” Site này hình thành với mục đích giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết nhiệm vụ học tập hay để thực hiện chức năng kiểm tra đánh giá năng lực học tập của HS. Site ôn tập gồm 04 mục chính là: lời giới thiệu, ôn tập lý thuyết, bài tập mẫu và bài tập luyện tập. Sử dụng site này, HS có thể độc lập và chủ động ôn luyện, củng cố kiến thức sau khi học lý thuyết, vì vậy sẽ có tác dụng cá thể hoá quá trình học tập, hình thành thói quen tự học, tự nghiên cứu - là phong cách làm việc cần thiết trong thời đại mới. Bên cạnh đó còn có thể giúp HS rèn luyện khả năng định hướng khi đứng trước một bài tập cụ thể. 2.3.6. B ài t ập Khai thác thế mạnh của MVT trong việc hỗ trợ khả năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong Website đã hình thành site ‘Bài tập”. Trong site đã hình thành một hệ thống gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm bao quát toàn bộ nội dung kiến thức chương Tính chất sóng của ánh sáng, mỗi câu hỏi đều có bốn phương án lựa chọn phù hợp với các tiêu chí đánh giá một câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Sử dụng site này giúp GV kiểm tra mức hiểu biết, khả năng áp dụng, phân tích, tổng hợp của HS một cách nhanh chóng, chính xác. Bên cạnh đó hệ thống câu hỏi trắc nghiệm cũng sẽ giúp HS kiểm tra, củng cố và ôn tập kiến thức một cách nhanh chóng, khuyến khích HS tích luỹ nhiều kiến thức, rèn luyện khả năng phản ứng nhanh nhạy và làm việc độc lập (vì thời gian trả lời các câu hỏi trắc nghiệm thường rất ít), đặc biệt tránh được tình trạng học tủ, học lệch đang rất phổ biến hiện nay. Với hệ thống câu hỏi trắc nghiệm được soạn thảo khá công phu sẽ góp phần giúp HS làm quen với hình thức kiểm tra trắc nghiệm sẽ được sử dụng phổ biển trong những năm tới đây. Từ trang chủ, click chuột vào “Bài tập”, site này mở ra với 25 câu hỏi trắc nghiệm. HS trả lời các câu hỏi bằng cách click chuột vào nút chọn lựa ở cuối các phương án trả lời, sau khi kết thúc bài kiểm tra HS có thể xem kết quả bằng cách click chuột vào mục “trả lời” ở cuối bài. Từ site “Bài tập” có thể trở về trang chủ hoặc bất kỳ trang nào của Website bằng cách click chuột vào nút chọn trên thanh tiêu đề. [12] Hình 2.8: Site “Bài tập” 2.3.7. Vật lý và đời sống. Nội dung của site là các bài viết về những hiện tượng vật lý quen thuộc trong tự nhiên và đời sống. Nhiều hiện tượng vật lý có liên quan đến kiến thức phần Tính chất sóng của ánh sáng được giải thích cặn kẽ, có cơ sở khoa học tạo điều kiện cho người đọc hiểu được nhiều điều tưởng chừng như bí ẩn, giải thích được bản chất của nhiều sự vật và hiện tượng trong thế giới tự nhiên trên cơ sở kiến thức đã học. Từ site “Vật lý và đời sống”, tên của chủ đề và tóm tắt tin tức định hướng sẽ là cơ sở để người sử dụng chọn nội dung cần đọc. Người đọc có thể đến các nội dung khác trong Website nhờ các nút chỉ dẫn trên thanh liên kết. [28] Hình 2.9: Site “vật lý và đời sống” 2.3.8. Các nhà bác học . Hình 2.10: Site “Các nhà Bác học” Thông tin trong site giúp người đọc “làm quen” những nhà bác học có nhiều phát minh, cống hiến quan trong cho lĩnh vực sóng ánh sáng trong chương trình Vật lý phổ thông. Với 8 bài viết giới thiệu về 8 nhà bác học - những tấm gương cần cù, không ngại khó để đến với con đường khoa học đầy chông gai và những phát minh kỳ diệu đã đưa nhân loại đến với nền văn minh mới. Qua đó HS hiểu hơn về các nhà Bác học và lịch sử phát minh tri thức khoa học, góp phần giáo dục tư tưởng, nhân cách cho HS, hình thành ở các em lòng say mê nghiên cứu khoa học. [15] 2.3.9. Thí nghiệm mô phỏng Trong site này gồm các video thí nghiệm, các hình động, các hình tĩnh liên quan đến các thí nghiệm, hình ảnh trong chương. Với các hình ảnh, thí nghiệm này học sinh có thể tham khảo, giáo viên có thể sử dụng như tư liệu để thiết kế lại bài giảng điện tử theo ý riêng của mình. [28] Hình 2.11: Site “thí ngh ệm mô phỏng” 2.3.10. Giải trí Để QTDH đạt chất lượng cao nhất bên cạch sự nỗ lực của thầy và trò thì những giây phút thư giãn bổ ích cũng là điều cần thiết, chính vì lẽ đó việc hình thành site “Giải trí” trong Website này là không thể thiếu. Với các bài hát tiếng Anh nổi tiếng có kèm theo lời bài hát sẽ tạo tâm lý thoải mái, thư giãn cho HS sau những giờ học căng thẳng. Tuy nhiên cũng cần lưu ý đến tính hai mặt của trang này, không nên quá lạm dụng hay hoang phí thời gian vào nó quá nhiều Hình 2.12: Site “Giải trí” 2.3.11. Trao đổi - góp ý Hình 2.13: Trang “Trao đổi - góp ý” Trang “Trao đổi - góp ý” cung cấp một liên kết tới địa chỉ Email của tác giả. Qua đó, người sử dụng có thể coi đó như “diễn đàn” trao đổi ý kiến, đăng nhập các thông tin cần thiết, soạn thảo những nội dung cần trao đổi, phản hồi về cấu trúc tổ chức của Website cũng như những kiến thức liên quan với tác giả qua hộp thư thoại trong site. Tóm lại: Với hệ thống cấu trúc và nội dung đã xây dựng Website có khả năng hỗ trợ nhiều mặt trong hoạt động giảng dạy của GV (tổ chức lớp học, trình chiếu sinh động nội dung bài giảng, biểu diễn các TN phức tạp, nguồn tri thức cung cấp đa dạng, phong phú và dễ dàng cập nhật,...), và hoạt động học tập của HS (kích thích hứng thú, tính tích cực học tập, rèn luyện khả năng tự tiếp cận tri thức và công nghệ, ôn tập hệ thống hoá kiến thức, giám sát năng lực học tập của bản thân, rèn luyện khả năng tự học,…). Vì vậy khai thác những thế mạnh và sử dụng Website để hỗ trợ DH vật lý là điều cần thiết. 2.4. Tổ chức dạy học với sự hỗ trợ của Website 2.4.1. Các kỹ năng cơ bản sử dụng Website Website DH là công cụ truy cập, khai thác và tìm kiếm thông tin liên quan đến giáo dục và DH mang tính toàn cầu khi đưa lên mạng. Ở đây Website DH được sử dụng như một PTDH hiện đại hỗ trợ một số khâu trong QTDH. Cũng như các PTDH khác, khi sử dụng Website đòi hỏi người GV phải có một số kỹ năng nhất định để sự hỗ trợ của phương tiện đem lại hiệu quả như mong muốn. Sử dụng Website DH đòi hỏi có sự hỗ trợ của MVT và một số thiết bị ngoại vi khác. Vì vậy, để sử dụng tốt GV cần có một số kỹ năng cơ bản sau: - Các kỹ năng cơ bản khi sử dụng MVT: tắt, mở đúng quy trình, biết kết nối MVT với các thiết bị ngoại vi, thành thạo các thao tác với chuột. - Kỹ năng sử dụng chương trình cài đặt trên máy, biết cài đặt, tìm kiếm các chương trình, phần mềm cài đặt trên máy, cách đóng mở chương trình… - Khi sử dụng Website và BGĐT, phải có kỹ năng phối hợp hài hoà giữa lời nói và các thao tác kích hoạt trên máy sao cho nội dung trình duyệt xuất hiện đúng với tiến trình DH đã soạn thảo. - Website hỗ trợ dạy học với các BGĐT được thiết kế sao cho người dùng dễ sử dụng nhất với vốn kiến thức tin học không nhiều. Từ trang chủ Website, có thể đến các trang khác thông qua các liên kết đã được thiết lập (click chuột vào dòng chữ chỉ dẫn nơi trỏ chuột có hình bàn tay). Vì vậy phải biết sử dụng thành thạo các nút điều khiển, nhận biết được dấu hiệu liên kết trong Website và các BGĐT. - Bên cạnh kỹ năng sử dụng thành thạo Website và BGĐT, GV cần trang bị một số kiến thức tin học cơ bản trong việc khắc phục, sửa chữa một số lỗi đơn giản, thường gặp như lỗi về phông chữ, lỗi khi trình diễn, treo máy, liên kết bị sai lệch… và một số tình huống khác. Đây là m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVLPPDH049.pdf
Tài liệu liên quan