Luận văn Tác động của phong tục tập quán đến phát triển kinh tế - Xã hội cộng đồng người Khmer tỉnh Sóc Trăng

Tài liệu Luận văn Tác động của phong tục tập quán đến phát triển kinh tế - Xã hội cộng đồng người Khmer tỉnh Sóc Trăng: Trường Đại học cần thơ Viện nghiên cứu phát triển đồng bằng sông cửu long ___________&___________ Đề TàI nghiên cứu khoa học Tác động của phong tục tập quán đến phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng người Khmer tỉnh Sóc Trăng (Báo cáo tổng hợp) Cần Thơ, 05-2007 Trường Đại học cần thơ Viện nghiên cứu phát triển đồng bằng sông cửu long ___________&___________ Đề TàI nghiên cứu khoa học Tác động của phong tục tập quán đến phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng người Khmer tỉnh Sóc Trăng ( Báo cáo tổng hợp) Chủ nhiệm: TS. Trần Thanh Bé Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Phát triển đồng bằng sông Cửu Long, Đại học Cần Thơ Đề tài này được hoàn thành với sự tài trợ toàn bộ của Trung tâm Hỗ trợ Nghiên cứu Châu Á, ĐHQGHN Cần Thơ, 05-2007 Danh sách những người tham gia thực hiện TT Cộng tỏc viờn Họ và tờn Học hàm học vị Chuyờn ngành Cơ quan cụng tỏc 1 Dương Ngọc Thành Tiến sĩ Phỏt triển nụng thụn Viện Nghiờn cứu phỏt triển ĐBSCL 2 Nguyễn Văn Sỏnh Tiến sĩ Chớnh s...

doc90 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1251 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tác động của phong tục tập quán đến phát triển kinh tế - Xã hội cộng đồng người Khmer tỉnh Sóc Trăng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tr­êng §¹i häc cÇn th¬ ViÖn nghiªn cøu ph¸t triÓn ®ång b»ng s«ng cöu long ___________&___________ §Ò TµI nghiªn cøu khoa häc T¸c ®éng cña phong tôc tËp qu¸n ®Õn ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi céng ®ång ng­êi Khmer tØnh Sãc Tr¨ng (B¸o c¸o tæng hîp) CÇn Th¬, 05-2007 Tr­êng §¹i häc cÇn th¬ ViÖn nghiªn cøu ph¸t triÓn ®ång b»ng s«ng cöu long ___________&___________ §Ò TµI nghiªn cøu khoa häc T¸c ®éng cña phong tôc tËp qu¸n ®Õn ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi céng ®ång ng­êi Khmer tØnh Sãc Tr¨ng ( B¸o c¸o tæng hîp) Chñ nhiÖm: TS. TrÇn Thanh BÐ C¬ quan chñ tr×: ViÖn Nghiªn cøu Ph¸t triÓn ®ång b»ng s«ng Cöu Long, §¹i häc CÇn Th¬ §Ò tµi nµy ®­îc hoµn thµnh víi sù tµi trî toµn bé cña Trung t©m Hç trî Nghiªn cøu Ch©u Á, §HQGHN CÇn Th¬, 05-2007 Danh s¸ch nh÷ng ng­êi tham gia thùc hiÖn TT Cộng tác viên Họ và tên Học hàm học vị Chuyên ngành Cơ quan công tác 1 Dương Ngọc Thành Tiến sĩ Phát triển nông thôn Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL 2 Nguyễn Văn Sánh Tiến sĩ Chính sách phát triển nông thôn Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL 3 Lê Cảnh Dũng Thạc sĩ Kinh tế tài nguyên Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL 4 Sơn Phước Hoan Cử nhân Ngữ Văn Ủy ban Dân tộc – Cơ quan TT khu vực ĐBSCL 5 Nguyễn Văn Nay Cử nhân Xã hội học Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL 6 Hứa Hồng Hiểu Cử nhân Kinh tế Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL 7 Nhan Xuân Thanh Cử nhân Luật Ủy ban Dân tộc – Cơ quan TT khu vực ĐBSCL 8 Đỗ Thị Đến Cử nhân Kinh tế Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL 9 Nguyễn Thanh Bình Kỹ sư Nông học Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL 10 Nguyễn Ngọc Sơn Kỹ sư Nông học Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL 11 Phạm Hải Bửu Cử nhân Kinh tế Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL 12 Nguyễn Thị Xuân Trang Cử nhân Khoa học môi trường Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL 13 Nguyễn Công Toàn Cử nhân Kinh tế Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài nghiên cứu “Tác động của phong tục tập quán đến phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng người Khmer tỉnh Sóc Trăng” chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ và hợp tác rất nhiệt tình của các tổ chức, cơ quan ban ngành, các vị sư sãi và bà con nông dân. Chúng tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến: Trung tâm Hỗ trợ Nghiên cứu Châu Á & Quỹ Giáo dục Cao học Hàn Quốc – The Foundation for Advanced Studies đã tài trợ toàn bộ kinh phí thực hiện nghiên cứu này. Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ về mặt nhân sự, chuyên môn trong quá trình thực hiện đề tài. Uỷ ban Dân tộc – Cơ quan Thường trú khu vực ĐBSCL đã tư vấn và hỗ trợ nhân sự tham gia nghiên cứu Các cơ quan ban ngành chức năng của tỉnh Sóc Trăng thuộc địa bàn nghiên cứu đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp thông tin, số liệu cho nghiên cứu bao gồm: Ủy ban Nhân dân tỉnh, huyện, xã, Ban Dân tộc, Trung tâm Khuyến nông, Sở Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Y tế Dự phòng, Phòng Dân tộc, Trạm Khuyến nông, Phòng Văn hoá Thông tin, Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng Chính sách Xã hội, Phòng Giáo dục Các cán bộ xã, ấp, các vị sư sãi và nông dân thuộc 4 xã trong địa bàn nghiên cứu (xã Viên Bình, Tham Đôn, Phú Tâm, Phú Mỹ) đã nhiệt tình tham gia, cung cấp thông tin, số liệu,… giúp chúng tôi hoàn thành nghiên cứu. Thay mặt nhóm nghiên cứu TS. Trần Thanh Bé MÉu sè 12 - HDTT§T MÉu tiÕng ViÖt Tãm T¾t ®Ò tµi nghiªn cøu khoa häc Tªn §Ò tµi: T¸c ®éng cña phong tôc tËp qu¸n ®Õn ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi céng ®ång ng­êi Khmer tØnh Sãc Tr¨ng M· sè: Chñ nhiÖm ®Ò tµi: TS. TrÇn Thanh BÐ C¬ quan chñ tr× ®Ò tµi: ViÖn Nghiªn cøu Ph¸t triÓn §BSCL C¬ quan vµ c¸ nh©n phèi hîp thùc hiÖn TT Cộng tác viên Họ và tên Học hàm học vị Chuyên ngành Cơ quan công tác 1 Dương Ngọc Thành Tiến sĩ Phát triển nông thôn Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL 2 Nguyễn Văn Sánh Tiến sĩ Chính sách phát triển nông thôn Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL 3 Lê Cảnh Dũng Thạc sĩ Kinh tế tài nguyên Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL 4 Sơn Phước Hoan Cử nhân Ngữ Văn Ủy ban Dân tộc – Cơ quan TT khu vực ĐBSCL 5 Nguyễn Văn Nay Cử nhân Xã hội học Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL 6 Hứa Hồng Hiểu Cử nhân Kinh tế Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL 7 Nhan Xuân Thanh Cử nhân Luật Ủy ban Dân tộc – Cơ quan TT khu vực ĐBSCL 8 Đỗ Thị Đến Cử nhân Kinh tế Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL 9 Nguyễn Thanh Bình Kỹ sư Nông học Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL 10 Nguyễn Ngọc Sơn Kỹ sư Nông học Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL 11 Phạm Hải Bửu Cử nhân Kinh tế Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL 12 Nguyễn Thị Xuân Trang Cử nhân Khoa học môi trường Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL 13 Nguyễn Công Toàn Cử nhân Kinh tế Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL Môc tiªu vµ néi dung cña §Ò tµi - Đề tài nhằm nghiên cứu tác động của yếu tố phong tục tập quán đến phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng người Khmer tỉnh Sóc Trăng. Đồng thời, đề tài mong muốn sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan địa phương và những ai quan tâm có cách nhìn tổng thể và sâu sắc vai trò của yếu tố phong tục tập quán và các giải pháp có thể phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng dân tộc có số dân đứng thứ hai ở đồng bằng sông Cửu Long. - Yếu tố phong tục tập quán ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng người Khmer thông qua các mặt sau: Quan niệm về sản xuất và cuộc sống Chi phí nông hộ trong hoạt động sản xuất, chi tiêu và lễ hội Hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật trong cộng đồng Khmer Tiếp cận với nguồn vốn Khả năng thích ứng trước những thay đổi về thị trường, kỹ thuật trong sản xuất Tính cộng đồng và mối quan hệ của họ trong sản xuất và đời sống và sự liên kết giữa họ với cộng đồng khác Yếu tố giới trong đời sống người Khmer - Những giải pháp có thể phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng người Khmer KÕt qu¶ - KÕt qu¶ khoa häc (nh÷ng ®ãng gãp cña ®Ò tµi, c¸c c«ng tr×nh khoa häc c«ng bè): Một báo cáo khoa học cho thấy sự tác động của yếu tố phong tục tập quán đến phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng người Khmer tỉnh Sóc Trăng và những giải pháp có thể phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng người Khmer thông qua việc tác động vào các yếu tố phong tục tập quán. Báo cáo này sẽ được đăng trên tạp chí khoa học của trường Đại học Cần Thơ và phạm vi rộng hơn nếu có thể. - KÕt qu¶ n©ng cao tiÒm lùc khoa häc (n©ng cao tr×nh ®é c¸n bé vµ t¨ng c­êng trang thiÕt bÞ cho ®¬n vÞ): Đề tài là cơ hội giúp cán bộ nghiên cứu nâng cao năng lực về chuyên môn cũng như bổ sung kiến thức về cộng đồng người Khmer ở nhiều khía cạnh khác nhau như: văn hoá, tôn giáo, phong tục tập quán. Đây là cơ sở cho những đề tài nghiên cứu sâu hơn về cộng đồng này trong thời gian tới. T×nh h×nh sö dông kinh phÝ TT Néi dung Kinh phÝ (1000VN§) 1 NhËp sè liÖu 960 2 Xö lý sè liÖu 750 3 ViÕt b¸o c¸o PRA 1.800 4 ViÕt b¸o c¸o 2.000 5 ViÕt b¸o c¸o tæng hîp 1.000 6 V¨n phßng phÈm, photocopy 1.390 7 Qu¶n lý phÝ 4.000 Tæng 11.900 C¬ quan chñ tr× ®Ò tµi Chñ nhiÖm ®Ò tµi (X¸c nhËn, ®ãng dÊu) (Hä tªn, ch÷ ký) TS. NguyÔn Duy Cần TS. TrÇn Thanh BÐ MÉu tiÕng anh Project summary Project Title: Impacts of Custom on Socio-economic Development of Khmer Community in Soc Trang Province Code Number: Principal Researcher: dr. tran thanh be Implementing Institution: Mekong delta development research institute Cooperating Institution(s): No. Collaborators Contact address/ Tel./Fax./E-mail Full name Degree, professional ranking Major(s) Place of work 1 Duong Ngoc Thanh Ph.D Rural Development MDI Tel: 071.831260 Fax: 071.831270 Email: dnthanh@ctu.edu.vn 2 Nguyen Van Sanh Ph.D Development Policy MDI Tel: 071.831260 Fax: 071.831270 Email: nvsanh@ctu.edu.vn 3 Le Canh Dung MSc Resource Economics MDI Tel: 071.831260 Fax: 071.831270 Email: lcdung@ctu.edu.vn 4 Son Phuoc Hoan Bachelor Literature Mekong Delta Standing Office of Ethnical Committee Tel: 071.824219 Fax: 071.824219 5 Nguyen Van Nay Bachelor Humanity Sociology MDI Tel: 071.832475 Fax: 071.831270 Email: nvnay@ctu.edu.vn 6 Hua Hong Hieu Bachelor Agricultural Economics MDI Tel: 071.831260 Fax: 071.831270 Email: hhhieu@ctu.edu.vn 7 Nhan Xuan Thanh Bachelor Law Mekong Delta Standing Office of Ethnical Committee Tel: 071.824219 Fax: 071.824219 8 Do Thi Den Bachelor Agricultural Economics MDI Tel: 071.831260 Fax: 071.831270 Email: dtden@ctu.edu.vn 9 Nguyen Thanh Binh Engineering Agronomy MDI Tel: 071.832475 Fax: 071.831270 Email: nvnay@ctu.edu.vn 10 Nguyen Ngoc Son Engineering Agronomy MDI Tel: 071.832475 Fax: 071.831270 Email: nvnay@ctu.edu.vn 11 Pham Hai Buu Bachelor Agricultural Economics MDI Tel: 071.831260 Fax: 071.831270 Email: phbuu@ctu.edu.vn 12 Nguyen Thi Xuan Trang Bachelor Environmental sciences MDI Tel: 071.831260 Fax: 071.831270 Email: ntxtrang@ctu.edu.vn 13 Nguyen Cong Toan Bachelor Agricultural Economics MDI Email: nctoan@ctu.edu.vn 1. Objectives and Contents The study on impacts of custom to socio-economic development of Khmer community in Soc Trang province is aimed to supply policy makers, local authorities and whom it may concern with a comprehensive view about the role of customs and possible solutions for socio-economic development of Khmer community, the second largest community in the Mekong Delta. It is studied through the following aspects: Conception about production and life Time and finance in household’s production and expenses Technology transfers in Khmer community Access ability to capital sources Adapt ability to changes in market and production technology Community’s consensus and relationships in production and life and links among communities Gender issues in Khmer’s life 2. Results obtained - scientific results A research report shows impacts of customs to socio-economic development of Khmer community in Soc Trang province and possible solutions for socio-economic development of Khmer community. - capacity building The research project creates opportunity to improve the researchers’ knowledge of Khmer community including different aspects such as culture, religion, custom. This provides the foundation for further research on this community. Budget used TT Activities Budget (1000VND) 1 Data entry 960 2 Data analysis 750 3 PRA report writing 1.800 4 Report writing 2.000 5 General report writing 1.000 6 Stationery, photocopy 1.390 7 Overhead cost 4.000 Total 11.900 Implementing Institution Principal Researcher (full name, signature and stamp) (full name and signature) Nguyen Duy Can Tran Thanh Be Mục lục Trang Chương I: Giới thiệu …………………………………………………………...01 Lý do chọn đề tài ..............................................................................................01 Chương II: Phương pháp nghiên cứu ................................................................04 Cách tiếp cận ...............................................................................................04 Lý thuyết tiếp cận hệ thống ...................................................................04 Lý thuyết hành vi lựa chọn hợp lý ........................................................05 Tiếp cận dưới góc độ lối sống ...............................................................05 Khung lý thuyết nghiên cứu ........................................................................06 Địa bàn nghiên cứu .....................................................................................07 Một số nét về địa bàn nghiên cứu .........................................................07 Tính đại diện của địa bàn nghiên cứu ...................................................08 Phương pháp thu thập thông tin và phân tích số liệu ..................................09 Phương pháp thu thập thông tin ............................................................09 Các chỉ tiêu thu thập ..............................................................................09 Phương pháp phân tích số liệu ..............................................................09 Chương III: Kết quả và thảo luận ......................................................................10 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng ....................10 Một số mô tả về mẫu nghiên cứu ................................................................11 Hiện trạng kinh tế - xã hội và tác động của phong tục tập quán đến sự phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng người Khmer ....................................13 Quan niệm về sản xuất và cuộc sống .......................................................13 Hiện trạng sản xuất và đời sống ............................................................13 Quan niệm về cuộc sống .......................................................................16 Chi phí nông hộ trong hoạt động sản xuất, chi tiêu và lễ hội ................19 Hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật trong cộng đồng người Khmer ........................................................................................ 24 Khả năng tiếp cận với nguồn vốn ..........................................................29 Khả năng thích ứng trước những thay đổi về thị trường, kỹ thuật trong sản xuất ........................................................................................35 Yếu tố giới trong đời sống người Khmer ..............................................39 Hoạt động sản xuất ................................................................................39 Công việc gia đình ................................................................................40 Hoạt động xã hội ...................................................................................41 Quyền quyết định ..................................................................................42 Tính cộng đồng và mối quan hệ của người Khmer trong sản xuất, đời sống và mối liên kết của họ với cộng đồng khác ............................45 Chương IV: Kết luận và kiến nghị .....................................................................50 Kết luận .......................................................................................................50 Kiến nghị ....................................................................................................52 Các bảng Bảng 1: Số hộ và nhân khẩu người Khmer ……………………………….. ...11 Bảng 2 : Tỷ lệ hộ khảo sát …………………………………………………....13 Bảng 3 : Các hoạt động tạo thu nhập chủ yếu ………………………………..14 Bảng 4 : Cơ cấu thu nhập của các nhóm nông dân …………………………..14 Bảng 5 : Cơ cấu thu nhập của nông hộ Khmer ………………………………16 Bảng 6 : Chi phí nông hộ …………………………………………………….19 Bảng 7: Tổng thu nhập nông hộ năm 2005 …………………………………..20 Bảng 8: Lao động công nghiệp ngoài Nhà nước ……………………………..20 Bảng 9: Mức sống nông hộ năm 2005 ……………………………………….21 Bảng 10: So sánh biến đổi số ngày diễn ra lễ hội ……………………………23 Bảng 11: Tham gia các lớp huấn luyện kỹ thuật ……………………………..25 Bảng 12: Mức độ tiếp cận với cán bộ kỹ thuật ……………………………….26 Bảng 13: Nguồn nhận thông tin khi không tham dự …………………………27 Bảng 14: Thành viên gia đình tham gia lớp huấn luyện ……………………..27 Bảng 15: Hiệu quả của việc áp dụng thông tin ………………………………28 Bảng 16: Lãi suất, vốn vay và thời hạn vay ………………………………….30 Bảng 17: Các nguồn vốn vay phân theo nhóm hộ ……………………………30 Bảng 18: Lý do không vay vốn theo phân tổ hộ ……………………………..32 Bảng 19: Các biện pháp đối phó của người nghèo ………………………….33 Bảng 20: Những nguồn tiếp cận thông tin thị trường ………………………..36 Bảng 21: Lý do không bán sản phẩm ở chợ xã ………………………………37 Bảng 22: Quyết định của người dân về lựa chọn …………………………….38 Bảng 23: Thành viên đứng tên quyền sử dụng đất …………………………...43 Bảng 24: Người giữ và quản lý tiền trong gia đình …………………………..43 Bảng 25: Mức độ quyết định các hoạt động trong sản xuất ………………….44 Bảng 26: Mức độ quyết định các vấn đề quan trọng …………………………44 Bảng 27: Nơi có thể giúp đỡ khi gia đình ……………………………………46 Bảng 28: Giao tiếp giữa người Khmer với người Kinh ……………………..47 Các hình vẽ và biểu đồ Hình 1: Khung lý thuyết nghiên cứu …………………………………………07 Hình 2: Kết quả thực hiện biểu đồ Venn ……………………………………..48 Hình 3: Kết quả thực hiện biểu đồ Venn ……………………………………..49 Biểu đồ 1: Diện tích đất trồng lúa từ năm 2000 – 2005 ……………………...32 Biểu đồ 2: Sự phân công công việc trong sản xuất …………………………..40 Biểu đồ 3: Sự phân công công việc trong gia đình …………………………..41 Biểu đồ 4: Sự phân công công việc cộng đồng xã hội………………………..42 Phụ lục 1: Danh sách các bảng số liệu …………………………………….......57 Phụ lục 2: Danh sách các hình …………………………………………………61 Tài liệu tham khảo ……………………………………………………………...65 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU Lý do chọn đề tài Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng kinh tế mang tính chiến lược trong tiến trình phát triển kinh tế đất nước. Đây là khu vực trọng điểm về sản xuất lương thực, thực phẩm, thuỷ hải sản hàng hoá của cả nước, đồng thời khu vực này giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn lương thực quốc gia. Việc phát triển kinh tế ĐBSCL, do vậy, là nhiệm vụ hết sức quan trọng và đã nhận được nhiều sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước. Phát triển kinh tế ĐBSCL cũng đồng thời với quá trình nâng cao đời sống của những cộng đồng cư dân ở đây, đặc biệt là đồng bào người dân tộc. Với số dân đứng thứ hai khu vực đồng bằng sông Cửu Long, người Khmer đã có những đóng góp quan trọng trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội vùng. Bên cạnh đó, cộng đồng dân tộc Khmer còn có đời sống văn hoá tinh thần, phong tục tập quán rất phong phú và độc đáo. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội tại một số địa phương có người Khmer sinh sống như Sóc Trăng, Trà Vinh vẫn còn chậm so với mặt bằng chung của vùng. Ở Sóc Trăng, ngoài người Kinh chiếm tỷ lệ khoảng 65,28% dân số còn có nhiều dân tộc khác cùng chung sống, trong đó người Khmer chiếm 28,85%, người Hoa chiếm 5,86% . Thực tế ở Sóc Trăng cho thấy địa bàn người Khmer cư trú tập trung chiếm 51,53% dân số là vùng sâu, vùng xa gồm 52 xã thuộc vùng III, vùng đặc biệt khó khăn Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp, 2003, Thực trạng kinh tế - xã hội và những giải pháp xoá đói giảm nghèo ở người Khmer tỉnh sóc Trăng, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, trang 3 . Ở đây kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội còn thấp, giao thông đi lại khó khăn, các công trình thuỷ lợi, điện, nước sạch, trường học, trạm xá, trạm và các dịch vụ khác rất thấp kém. Trình độ học vấn còn quá thấp, tỷ lệ thất học và mù chữ cao. Mặc dù các cấp chính quyền đã có những sự quan tâm đầu tư thích đáng ở các khu vực này nhưng trên thực tế hiệu quả các chương trình cũng như thực trạng đời sống người Khmer vẫn chưa được cải thiện nhiều. Và người Khmer vẫn là cộng đồng tương đối chậm phát triển về nhiều mặt của đời sống trong tương quan với cộng đồng dân cư còn lại như người Kinh, người Hoa. Điều này thể hiện ở mức thu nhập bình quân đầu người thấp, trình độ văn hoá chưa cao, đồng thời đây là cộng đồng có tỷ lệ nghèo đói cao nhất ĐBSCL hiện nay. Cụ thể, năm 2001 tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Sóc Trăng theo tiêu chí mới của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội là 30,75% trong đó hộ người Khmer chiếm 42,92%. Năm 2002 tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh giảm xuống còn 28% nhưng số hộ Khmer nghèo vẫn khá cao 42,15% Nguyễn Ngọc Đệ, Trần Thanh Bé, 2003, Người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long: Những điều kiện để thoát nghèo (Báo cáo nghiên cứu Dự án Ausaid), trang 8 . Trong bối cảnh đó, nghiên cứu về cộng đồng người Khmer đã thu hút sự quan tâm của các cơ quan nghiên cứu cũng như các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực như: văn hoá học, dân tộc học, lịch sử, văn học, kiến trúc, tôn giáo, kinh tế, xã hội. Đề tài nghiên cứu “Người Khmer tỉnh Cửu Long” Huỳnh Ngọc Trảng, Văn Xuân Chí, Hoàng Túc - Đặng Vũ Thị Thảo, Phan Thị Yến Tuyết, 1987, Người Khmer tỉnh Cửu Long, Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Cửu Long xuất bản đi sâu tìm hiểu một số nét về tôn giáo tín ngưỡng, phong tục, văn học nghệ thuật, truyền thống đoàn kết Việt - Khmer của người Khmer tỉnh Cửu Long cũ, nay là tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh. Trường Lưu với công trình “Văn hoá người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long” Trường Lưu (Chủ biên), 1993, Văn hoá người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long, NXB Văn hoá Dân tộc trình bày rất phong phú về yếu tố văn hoá, phong tục tập quán, văn học, các loại hình nghệ thuật đặc sắc của người Khmer đồng bằng. Các lễ hội của đồng bào dân tộc Khmer được trình bày rất cụ thể qua công trình song ngữ “Các lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ” Sơn Phước Hoan (Chủ biên), Sơn Ngọc Sang, Danh Sên, 1998, Các lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ, NXB Giáo dục Các loại hình sân khấu, nghệ thuật truyền thống của người Khmer cũng được quan tâm nghiên cứu trong đề tài “Về sân khấu truyền thống Khmer Nam Bộ” Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Sóc Trăng & Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, 1998, Về sân khấu truyền thống Khmer Nam Bộ . Những nét văn hoá truyền thống về nhà ở, trang phục, ăn uống, giao tiếp của người Khmer được Phan Thị Yến Tuyết tìm hiểu trong công trình nghiên cứu “Nhà ở - Trang phục – Ăn uống của các dân tộc vùng đồng bằng sông Cửu Long” Phan Thị Yến Tuyết, 1993, Nhà ở - Trang phục – Ăn uống của các dân tộc vùng đồng bằng Sông Cửu Long, NXB Khoa học Xã hội . Tiếp đó Nguyễn Mạnh Cường Nguyễn Mạnh Cường, 2002, Vài nét về người Khmer Nam Bộ, NXB Khoa học Xã hội cũng có một nghiên cứu khái quát về nhiều mặt của đời sống người Khmer Nam Bộ như tôn giáo, phong tục tập quán, lễ hội, các yếu tố văn hoá vật thể, phi vật thể, .... Công trình nghiên cứu “Vấn đề dân tộc và tôn giáo ở Sóc Trăng” Trần Hồng Liên (Chủ biên), 2002, Vấn đề dân tộc và tôn giáo ở Sóc Trăng, NXB Khoa học Xã hội ghi nhận hiện trạng vấn đề dân tộc, tôn giáo của người Kinh, người Khmer, người Hoa ở Sóc Trăng. Công trình được thực hiện dưới dạng tập hợp các bài viết của nhiều nhà nghiên cứu nên phần nào phản ánh sự phong phú của cách tiếp cận dân tộc học, tôn giáo, văn hoá. Nhưng cũng vì vậy công trình chưa có sự gắn kết của các góc độ tiếp cận nhằm giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể và hoàn chỉnh về các cộng đồng dân tộc ở Sóc Trăng. Nghiên cứu của Ngô Văn Lệ và Nguyễn Văn Tiệp Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp, 2003, Thực trạng kinh tế - xã hội và những giải pháp xoá đói giảm nghèo ở người Khmer tỉnh Sóc Trăng, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã phản ánh rất cụ thể hiện trạng đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng người Khmer ở Sóc Trăng. Đề tài cũng phân tích một số vấn đề trong đời sống của người Khmer nhưng cách tiếp cận chủ yếu từ góc độ nghiên cứu đánh giá nghèo đói. Các yếu tố văn hoá, phong tục tập quán chưa được xem như là các chỉ báo tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội. Và còn rất nhiều công trình nghiên cứu cũng như các bài viết về người Khmer của nhiều tác giả được đăng trên các tạp chí, báo. Những công trình trên đã góp phần cung cấp cho chúng ta một cái nhìn về cộng đồng người Khmer ở các địa phương của đồng bằng sông Cửu Long từ nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, việc tiếp cận với cộng đồng người Khmer ở góc độ nghiên cứu tổng thể, có sự liên kết nhiều yếu tố để đưa ra một bức tranh hoàn chỉnh và sâu sắc về người Khmer vẫn là công việc còn bỏ ngõ. CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Cách tiếp cận 1.1. Lý thuyết tiếp cận hệ thống Nghiên cứu đề tài “Tác động của phong tục tập quán đến phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng người Khmer tỉnh Sóc Trăng” chúng tôi sử dụng lý thuyết hệ thống là lý thuyết nền tảng xuyên suốt quá trình nghiên cứu. Hệ thống ở đây được hiểu như là tổng hoà các thành tố, các thành phần, các bộ phận và các mối quan hệ giữa chúng theo một kiểu nào đó tạo thành một cấu thể toàn vẹn, hoàn chỉnh. Như vậy, khi chúng ta nói đến một hệ thống bất kỳ nào đó cũng bao gồm các bộ phận, các kiểu quan hệ và kiểu cấu trúc. Xã hội ở tầm vĩ mô hay vi mô đều tồn tại với tư cách là một hệ thống toàn vẹn. Đối với một hệ thống như thế đòi hỏi phải được xem xét trong một sự thống nhất, điều đó có nghĩa là mỗi một sự kiện, hiện tượng hay quá trình xã hội của chủ thể xã hội, mỗi một phương diện xã hội ở tầm mức khác nhau phải được đặt dưới một nhãn quan đa diện, nhiều chiều, biện chứng và thống nhất. Chúng phải được đặt trong một cấu thể toàn vẹn, hữu cơ bởi lẽ tất cả mọi bộ phận cấu thành nên hệ thống đều có sự phụ thuộc lẫn nhau một cách chặt chẽ, mỗi yếu tố riêng lẻ chỉ có ý nghĩa khi đặt nó trong một tổng thể. Do vậy, khi nói đến hệ thống thì nằm trong một hệ thống rộng lớn bao gồm các tiểu hệ thống (các hệ thống ở đây phải được xem xét trong sự thống nhất, bởi lẽ các bộ phận cấu thành hệ thống đều có những mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo một cấu trúc nhất định). Nếu so sánh các tiểu hệ thống này trong một mối quan hệ đồng nhất thì chúng được coi là hệ thống nội nằm trong một hệ thống lớn, nhưng khi so sánh các tiểu hệ thống này với tư cách là một hệ thống lớn bao gồm nhiều tiểu hệ thống nhỏ hơn nữa thì chúng được coi là hệ thống ngoại. Chính vì vậy, sự phân loại hệ thống nội và hệ thống ngoại ở đây chỉ mang ý nghĩa tương đối. Như đã nói ở trên, một hệ thống bao gồm các bộ phận, các kiểu quan hệ và kiểu cấu trúc. Các bộ phận trong một hệ thống đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và theo một kiểu nhất định. Với mỗi sự thay đổi của các bộ phận hay cấu trúc của hệ thống đều dẫn đến sự thay đổi của hệ thống đó. Một hệ thống có thể thay đổi trạng thái chất lượng và cấu trúc hoặc cũng có thể bị huỷ diệt khi mà có sự thay đổi trật tự, thứ tự của các thành phần trong một hệ thống. Tuy nhiên, mức độ thay đổi của hệ thống như thế nào còn tuỳ thuộc vào giá trị của bộ phận chịu tác động. Trong đề tài này, trên góc độ này, phong tục tập quán được xem xét như một tiểu hệ thống nằm trong hệ thống lớn của xã hội, nó chịu sự tác động của xã hội ở cả tầm vi mô lẫn vĩ mô, đó có thể là các chính sách về kinh tế, văn hoá, xã hội,…. Ở góc độ khác thì phong tục tập quán được nhìn nhận như một hệ thống lớn bao gồm các bộ phận cấu thành nên nó (các tiểu hệ thống), chúng ta có thể hiểu đó là các khuôn mẫu hành vi, các chuẩn mực, giá trị, vai trò… mà các cá nhân trong cộng đồng xã hội người Khmer đã được xã hội hoá trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Nghiên cứu tác động của phong tục tập quán đến phát triển kinh tế - xã hội của người Khmer nghĩa là chúng ta phải xem phong tục tập quán như là một tiểu hệ thống nằm trong hệ thống lớn của xã hội người Khmer. Và các điều kiện kinh tế xã hội của người Khmer, đến lượt mình cũng được xem như là một tiểu hệ thống nằm trong hệ thống lớn của toàn xã hội Việt Nam. Và mỗi tiểu hệ thống tuỳ theo góc độ tiếp cận mà chúng ta xem xét nó như một hệ thống nội hoặc hệ thống ngoại. 1.2. Lý thuyết hành vi lựa chọn hợp lý Lý thuyết này là sự biến thái từ lý thuyết hành vi do Coleman khởi xướng. Các nhà lý thuyết hành vi cho rằng phần lớn các hoạt động của con người đều có thể giải thích được bằng công thức: S ® R (kích thích ® phản ứng). Điều đó có nghĩa là con người dù da trắng hay đen, nam hay nữ, học vấn cao hay thấp thì cũng hoạt động theo cơ chế hộp đen (black box), tức là hễ có một kích thích giống nhau ở đầu vào thì sẽ có một phản ứng như nhau ở đầu ra. Còn lý thuyết hành vi lựa chọn hợp lý thì cũng dựa trên nguyên tắc hộp đen nhưng Coleman lại không quan tâm nhiều lắm đến đầu vào và đầu ra mà ông lại đi tìm cơ chế bên trong điều khiển các quá trình diễn ra trong hộp đen. Cơ chế đó chính là “sự lựa chọn hợp lý”, và cơ chế này đều giống nhau ở mọi người. Nội dung cơ bản của lý thuyết hành vi lựa chọn hợp lý là khi một cá nhân nhận được một loạt các kích thích từ bên ngoài thì không phải cá nhân ngay lập tức sẽ phản ứng lại tất cả mà sẽ tiến hành lựa chọn những kích thích nào cảm thấy phù hợp với bản thân, còn những kích thích nào tỏ ra không phù hợp, không mang lại lợi ích gì thì sẽ bị khước từ và loại bỏ. Khi nghiên cứu sự tác động của phong tục tập quán đến điều kiện kinh tế - xã hội người Khmer tỉnh Sóc Trăng chúng ta sẽ nhận ra sự lựa chọn các hành động, các phản ứng của từng cá nhân, từng nhóm trước các diễn biến của đời sống xã hội. Từng cá nhân, từng nhóm sẽ có sự lựa chọn các khuôn mẫu, cách ứng xử, hành vi, định hướng giá trị sao cho phù hợp với chuẩn mực của phong tục tập quán trong sự tiến bộ của hệ thống xã hội rộng lớn tuỳ vào điều kiện cụ thể của bản thân. Cơ chế bên trong điều khiển sự lựa chọn hợp lý của người Khmer chính là sự nhận thức về điều kiện chủ quan và khách quan của họ kết hợp với điều kiện sống. Từ sự nhận thức này họ sẽ quyết định lựa chọn hoạt động nào, ứng xử như thế nào, hành vi ra sao, lựa chọn các hoạt động sống nào cho hợp lý. 1.3. Tiếp cận dưới góc độ lối sống Hoạt động đời sống con người chịu sự tác động bởi những điều kiện chủ quan và khách quan. Các điều kiện khách quan bao gồm điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, điều kiện tư tưởng và văn hoá hay những điều kiện thuộc về môi trường tự nhiên,…. Còn điều kiện chủ quan ở đây là các điều kiện tâm lý xã hội, tình trạng chung của ý thức con người, thái độ đối với môi trường xung quanh,…. Những điều kiện này bao gồm: những tâm thế xã hội, lợi ích và các định hướng giá trị quyết định lập trường sống và hành vi. Lối sống là phạm trù thống nhất biện chứng các nhân tố chủ quan và khách quan. Hoạt động đời sống con người không thể tách khỏi hai yếu tố trên, chúng luôn chi phối hoạt động của con người không ở khía cạnh này thì ở khía cạnh khác. Lối sống là cách thức cá nhân tham gia vào các quan hệ xã hội bằng những hoạt động của mình, là khả năng lựa chọn các phương thức cụ thể của hoạt động sống. Và sự lựa chọn đó được xác định trên cơ sở con người biết đánh giá hoạt động sống của mình trong tương quan với điều kiện sống. Chính vì vậy khi tìm hiểu tác động của phong tục tập quán đến điều kiện kinh tế - xã hội trong cộng đồng người Khmer cũng phải đặt trong mối tương quan chặt chẽ với điều kiện sống cụ thể của họ, đó chính là điều kiện chủ quan, điều kiện khách quan tác động đến sự lựa chọn các khuôn mẫu hành vi, các hoạt động sống, định hướng giá trị, vai trò, vị thế của từng cá nhân trong xã hội. Phong tục tập quán chính là những chuẩn mực, khuôn mẫu hành vi, định hướng giá trị mang tính chính thức và phi chính thức chi phối tất cả các mặt của hoạt động sống người Khmer. Sự chi phối của phong tục tập quán đã hình thành lối sống đặc trưng của người Khmer khác với lối sống của các cộng đồng xã hội khác. Khung lý thuyết nghiên cứu Phong tục tập quán được xem xét như một tiểu hệ thống nằm trong hệ thống lớn của xã hội, nó chịu sự tác động của xã hội ở cả tầm vi mô lẫn vĩ mô, đó có thể là các chính sách về kinh tế, văn hoá, xã hội,… Ở góc độ khác, phong tục tập quán được nhìn nhận như một hệ thống lớn bao gồm các bộ phận cấu thành nên nó (các tiểu hệ thống). chúng ta có thể hiểu đó là các khuôn mẫu hành vi, các chuẩn mực, giá trị, vai trò của các thiết chế văn hóa, lối sống, tôn giáo, quan hệ cộng đồng… mà các cá nhân trong cộng đồng người Khmer đã được xã hội hoá trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Sự tác động của yếu tố phong tục tập quán đến sản xuất trong cộng đồng người Khmer thông qua hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật và tiếp cận nguồn vốn được thể hiện ở khung lý thuyết. Sự tác động này không chỉ trong nội tại cộng đồng mà còn thể hiện trong mối quan hệ với cộng đồng khác và từ các chính sách cũng như điều kiện kinh tế - xã hội nói chung. Hoạt động sản xuất, đến lượt mình tác động trở lại cộng đồng ở nhiều khía cạnh như hoạt động thực tiễn, thiết chế, chuẩn mực xã hội, quan điểm, lối sống, thế giới quan. Yếu tố văn hóa xã hội Phong tục tập quán Tôn giáo Quan hệ xã hội Sản xuất (Kinh tế) - Khoa học kỹ thuật - Vốn Cộng đồng khác Điều kiện kinh tế - xã hội, Chính sách CỘNG ĐỒNG KHMER Hình 1: Khung lý thuyết nghiên cứu Địa bàn nghiên cứu Một số nét về địa bàn nghiên cứu Theo Cục Thống kê tỉnh Sóc Trăng, năm 2003 tỉnh Sóc Trăng có 1.243.982 người, trong đó có 812.128 người Kinh, chiếm 65,2%, người Khmer có 358.921 người, chiếm 28,8% và người Hoa có 72.578 người chiếm 6% Cục Thống kê tỉnh Sóc Trăng, 2005, Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng năm 2004, trang 21 . Đặc điểm phân bố dân cư của tỉnh Sóc Trăng là tình trạng cư trú xen kẽ giữa người Khmer và người Kinh ở hầu hết các phường, thị trấn và vùng nông thôn. Sự phân bố xen kẽ này tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu tiếp xúc về kinh tế, văn hoá xã hội để đồng bào các dân tộc giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau, tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa các dân tộc. Tuy sống xen kẽ với các dân tộc khác nhưng đặc điểm cư trú của người Khmer có những nét riêng. Người Khmer thường sống tập trung dày đặc trong các phum, sóc trên các giồng đất cát cao có nước ngọt xung quanh ngôi chùa của mình. Đây là nơi cư trú lâu đời của họ và ít có tình trạng cư trú xen kẽ với người Kinh. Sau này do đất giồng ít họ mở rộng địa bàn cư trú ven đất ruộng và nhiều nơi họ cư trú hai bên trục lộ giao thông hoặc ven kênh, rạch để thuận tiện cho việc đi lại. Hình thức cư trú này cũng giống với người Kinh và ở đây tính chất cư trú xen kẽ Kinh – Khmer – Hoa chiếm tỷ lệ cao. Cư trú lâu đời ở ĐBSCL hoạt động kinh tế truyền thống của người Khmer chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Hơn 95% đồng bào sinh sống bằng nghề nông và chủ yếu tập trung ở nông thôn. Nhưng nền kinh tế cộng đồng người Khmer còn phát triển thiếu cân đối, chủ yếu là độc canh cây lúa; chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh cá và nghề thủ công kém phát triển. Người Khmer lại sống tập trung chủ yếu ở vùng giồng đất cát nhiễm mặn nên gặp nhiều khó khăn cho việc tăng vụ lúa và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Địa bàn người Khmer cư trú tập trung chiếm 51,53% dân số là vùng sâu, vùng xa gồm 52 xã thuộc vùng III, vùng đặc biệt khó khăn. Ở đây kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn thấp, giao thông đi lại khó khăn, các công trình thuỷ lợi, điện, nước sạch, trường học, trạm xá, trạm và các dịch vụ khác rất thấp kém. Trình độ học vấn còn quá thấp, tỷ lệ thất học và mù chữ cao Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp, 2003, Thực trạng kinh tế - xã hội và những giải pháp xoá đói giảm nghèo ở người Khmer tỉnh sóc Trăng, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, trang 30 . Người Khmer ở ĐBSCL nói chung và ở Sóc Trăng nói riêng mỗi năm tham gia vào rất nhiều lễ hội dân tộc và tôn giáo. Dù là lễ hội dân tộc hay tôn giáo thì chúng luôn gắn bó chặt chẽ với ngôi chùa. Chùa của người Khmer không chỉ là trung tâm sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng mà từ lâu nó đã trở thành trung tâm văn hoá của cộng đồng người Khmer. Đến vùng cư trú của người Khmer, bao giờ chúng ta cũng thấy trước tiên và nổi bật là ngôi chùa. Người Khmer dù nghèo khó đến đâu, dù ở nhà tranh vách đất, nhưng họ phải xây dựng nơi thờ Phật khang trang, lộng lẫy. Đặc điểm của chùa là trồng nhiều cây sao, dầu cao vút có thể nhìn thấy từ xa; một vài chùa có trồng nhiều cây dừa và cây thốt nốt; mỗi chùa có hàng rào bao bọc, một cổng chính và nhiều cổng phụ. Có thể nói, mỗi ngôi chùa là một công trình kiến trúc độc đáo tiêu biểu có giá trị văn hoá cao của người Khmer. Chùa đối với người Khmer mang một tình cảm sâu sắc, vì chùa là nơi thờ Phật, nơi gửi cốt của tổ tiên đã đành, còn vì sự gắn bó buổi đầu khai hoang lập ấp. Những người đầu tiên đến đây từ cụm nhỏ, lập chùa và chính chùa là nơi quy tụ người Khmer thành cộng đồng phum sóc, cho nên có tên “chùa gốc” với sự gắn bó chặt chẽ là vậy. 2.2. Tính đại diện của địa bàn nghiên cứu ĐBSCL là khu vực cư trú chủ yếu của đồng bào dân tộc Khmer. Họ sinh sống rải rác khắp các tỉnh nhưng tập trung chủ yếu ở 3 tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng và Kiên Giang. Trong đó tỷ lệ người Khmer tập trung cao nhất ở tỉnh Sóc Trăng, chiếm 31,8% dân số người Khmer sinh sống ở đồng bằng này Nguyễn Ngọc Đệ, Trần Thanh Bé, 2003, Người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long: Những điều kiện để thoát nghèo (Báo cáo nghiên cứu Dự án Ausaid), trang 8 . Đặc điểm sinh sống của người Khmer là tập trung trên các giồng đất cát, sống tụ cư xung quanh các ngôi chùa nhưng do điều kiện kinh tế - xã hội và dân số phát triển nên từ lâu người Khmer Sóc Trăng đã sống xen kẽ với cộng đồng người Kinh, người Hoa. Do vậy, ở đây đã có sự giao lưu, tiếp biến văn hoá giữa ba dân tộc Kinh – Hoa – Khmer. Dù vậy người Khmer ở Sóc Trăng vẫn bảo lưu được những đặc trưng văn hoá dân tộc trong sự giao thoa văn hoá này. Vì thế có thể nói người Khmer Sóc Trăng là sự thể hiện đầy đủ nhất, phong phú nhất những đặc trưng văn hoá, lối sống, phong tục tập quán, điều kiện kinh tế - xã hội của người Khmer khu vực ĐBSCL. Phương pháp thu thập thông tin và phân tích số liệu 4.1. Phương pháp thu thập thông tin Địa bàn nghiên cứu bao gồm 2 huyện của tỉnh Sóc Trăng, mỗi huyện chọn 2 xã. Đó là xã Viên Bình, xã Tham Đôn (huyện Mỹ Xuyên) và xã Phú Tâm, xã Phú Mỹ (huyện Mỹ Tú) Thu thập số liệu thứ cấp của tỉnh, huyện và xã Phỏng vấn cán bộ địa phương bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia (KIP) Cấp tỉnh: Sở Văn hoá, Sở Giáo dục, Sở Y tế, Trung tâm Khuyến nông,... Cấp huyện: Phòng Văn hoá, Phòng Giáo dục, Phòng Y tế, Trạm Khuyến nông, Ngân hàng Chính sách Xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp. Cấp xã: Ủy ban nhân xã, trạm y tế, khuyến nông xã. Phỏng vấn Sư sãi trong các chùa bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia (KIP) Phỏng vấn nông hộ bằng hai phương pháp Đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA): mỗi xã sẽ chọn 3 nhóm nông dân (khá giàu, trung bình và nghèo), mỗi nhóm 8 – 10 người. Phỏng vấn bằng phiếu điều tra (Questionnaire): phỏng vấn 232 nông hộ 4.2. Các chỉ tiêu thu thập Điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của người Khmer tỉnh Sóc Trăng Khả năng tiếp cận giáo dục, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ Tài sản nông hộ Sản xuất và thu nhập Chi tiêu nông hộ Khả năng tiếp cận vốn Khả năng tiếp cận, ứng dụng thông tin về kỹ thuật và thị trường Khả năng thích ứng trước những thay đổi về kỹ thuật và thị trường Lễ hội truyền thống Tính cộng đồng của người Khmer, sự liên kết với cộng đồng khác Phân tích giới 4.3. Phương pháp phân tích số liệu Sử dụng phần mềm SPSS CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng Sóc Trăng là một tỉnh nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long với diện tích tự nhiên 3.223km2, trong đó 80,84% diện tích đất được dùng vào sản xuất nông nghiệp (trong đó, đất trồng lúa chiếm 75,50% diện tích đất nông nghiệp) Cục Thống kê Sóc Trăng, 2004, Số liệu kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng 1976 – 2003 . Ranh giới của tỉnh được bao bọc bởi phía Đông và Đông Bắc là vùng biển Đông và sông Hậu, phía Tây và Tây Bắc là những cánh đồng trải dài nối với tỉnh Hậu Giang, phía Nam là sông Mỹ Thanh ranh giới tự nhiên với tỉnh Bạc Liêu. Điều kiện tự nhiên Sóc Trăng có nhiều thuận lợi cơ bản. Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ấm gió mùa với hai mùa rõ rệt. Mùa khô với gió mùa Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Ngoài ra, Sóc Trăng còn được hưởng những luồng gió biển trong lành thổi quanh năm do tiếp giáp biển Đông với đường bờ biển dài 72km. Nhiệt độ hàng năm dao động khoảng từ 26,5 – 28,50C. Số giờ nắng khá cao, trung bình 2.585 giờ/năm, lượng mưa trung bình 1.489 mm/năm, với hơn 90% lượng nước mưa tập trung vào 6 tháng mùa mưa . Khí hậu như vậy là rất thích hợp với sự phát triển thảm thực vật, đặc biệt với sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên cho thấy bên cạnh những thuận lợi cơ bản, điều kiện tự nhiên của Sóc Trăng cũng hàm chứa những khó khăn và mâu thuẫn nội tại. Đó là tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt do 90% lượng nước tập trung vào mùa mưa, không có nguồn nước dự trữ. Địa hình bằng phẳng, độ dốc trung bình chỉ 1cm/1km khiến điều kiện thoát nước dễ dàng và nước trở nên cạn kiệt vào mùa khô; tác động thường xuyên của thuỷ triều đưa nước biển tràn sâu vào nội địa, nhất là vào mùa khô, nước biển có thể lấn sâu 60 – 70km cách bờ biển gây nhiễm mặn nặng. Sự thiếu vắng các nguồn lợi khoáng sản cũng là trở ngại cho sự phát triển ngành công nghiệp và các ngành nghề khác. Dân số toàn tỉnh là 1.243.982 người theo thống kê năm 2003, trong đó thành thị chiếm 18,44%, nông thôn 81,56%, nữ chiếm 51,29%. Mật độ dân số trung bình của tỉnh là 386 người/km2, thấp hơn mức trung bình ở ĐBSCL (401 người/km2). Dân số phân bố không đều, tập trung đông ở vùng ven các trục lộ giao thông, ven sông, kênh, rạch và các giồng cát do có điều kiện thuận tiện cho giao lưu kinh tế. Thị xã (thành phố từ năm 2007) Sóc Trăng có mật độ dân cư cao nhất 1.583 người/km2, cao gấp 4,62 lần mật độ dân cư trung bình của các huyện; huyện Cù Lao Dung là nơi có mật độ dân cư thưa nhất khoảng 247 người/km2. Cơ cấu này sẽ thay đổi theo quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chiến lược phát triển của tỉnh trong tương lai. Ở Sóc Trăng, ngoài người Kinh còn có nhiều dân tộc khác cùng chung sống, chủ yếu là người Khmer, người Hoa. Thêm vào đó còn có người Nùng, Thái, Chăm... nên đời sống và sinh hoạt văn hóa của người dân Sóc Trăng rất đa dạng và phong phú . Bảng 1: Số hộ và nhân khẩu người Khmer/ tổng số hộ và nhân khẩu theo đơn vị hành chính Trần Hồng Liên (Chủ biên), 2002, Vấn đề dân tộc và tôn giáo ở Sóc Trăng, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, trang 57 STT Đơn vị hành chính Số hộ Số nhân khẩu Tổng số hộ Hộ Khmer Tỷ lệ % Tổng số người Số người Khmer Tỷ lệ % Toàn tỉnh 221.208 61.292 27,71 1.197.119 335.193 28,00 1 Kế Sách 32.302 3.056 9,46 173.395 15.218 8,78 2 Mỹ Xuyên 35.596 12.797 35,95 189.748 69.234 36,49 3 Thạnh Trị 29.180 5.504 18,86 156.389 31.485 19,88 4 Long Phú 45.755 11.617 25,39 234.442 61.106 26,06 5 Vĩnh Châu 24.311 12.570 51,70 144.284 75.418 52,27 6 Mỹ Tú 38.399 12.221 31,83 198.182 61.597 31,08 7 TX Sóc Trăng 15.576 3.438 22,07 96.692 19.148 19,80 Điều kiện tự nhiên hình thành 3 vùng sinh thái ngọt, lợ, mặn, đất đai màu mỡ, ruộng đồng phì nhiêu, khí hậu ôn hoà; có nền sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, ngư nghiệp và chế biến hàng nông, hải sản xuất khẩu; có nền văn hoá đặc thù với nếp sinh hoạt của 3 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa từ bao đời nay vẫn sống hoà thuận và hội nhập đã tạo nên bản sắc độc đáo qua các lễ hội. Giao thông đường thuỷ, đường bộ đều thuận lợi nhờ địa thế của tỉnh nằm trên trục Quốc lộ 1A nối liền các tỉnh Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau; Quốc lộ 60 nối Sóc Trăng với các tỉnh Trà Vinh, Tiền Giang. Bờ biển dài là một lợi thế so sánh của Sóc Trăng so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với cảng Trần Đề, và sắp tới là cảng biển nước sâu sẽ rất thuận lợi cho việc giao thương từ Sóc Trăng đến mọi miền của đất nước và quốc tế,.... Những nhân tố “ thiên thời, địa lợi” đó đã và đang được chính quyền và nhân dân địa phương vận dụng để phát triển kinh tế, nhằm đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà. Một số mô tả về mẫu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu “Tác động của phong tục tập quán đến phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng người Khmer tỉnh Sóc Trăng” thuộc lĩnh vực nghiên cứu xã hội học thực nghiệm và chúng tôi sử dụng một số công cụ để thực hiện nghiên cứu bao gồm: phương pháp phỏng vấn chuyên gia (KIP), đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA), điều tra xã hội học bằng bảng hỏi. Quá trình khảo sát, thu thập thông tin được tiến hành từ tháng 10/2005 đến tháng 12/2005 bởi nhóm cán bộ nghiên cứu Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL. 2.1. Phỏng vấn chuyên gia cán bộ thuộc các cơ quan từ cấp tỉnh, huyện và cấp xã bao gồm: Cấp tỉnh: 7 cán bộ thuộc Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng, Sở Giáo dục và Đào tạo Sóc Trăng, Sở Y tế Sóc Trăng, Trung tâm Y tế Dự phòng Sóc Trăng, Ban Dân tộc Sóc Trăng. Cấp huyện: + Huyện Mỹ Tú: 7 cán bộ thuộc Phòng Dân tộc Tôn Giáo, Trạm Khuyến nông, Phòng Kinh tế, Ngân hàng Chính sách Xã hội, Trung tâm Y tế + Huyện Mỹ Xuyên: 7 cán bộ thuộc Phòng Dân tộc Tôn Giáo, Phòng Giáo dục, Trạm Khuyến nông, Trung tâm Y tế, Phòng Kinh tế, Ngân hàng Chính sách Xã hội, Phòng Văn hoá Thông tin Cấp xã: 4 cán bộ thuộc các xã Viên Bình và Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên; xã Phú Tâm và Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú 2.2. Đánh giá nông thôn có sự tham gia với các cán bộ, sư sãi và nông dân thuộc địa bàn nghiên cứu, gồm: Cấp huyện: + Huyện Mỹ Tú: 7 cán bộ là cán bộ Phòng Dân tộc Tôn Giáo, Trạm Khuyến nông, Phòng Kinh tế, Ngân hàng Chính sách Xã hội, Trung tâm Y tế + Huyện Mỹ Xuyên: 9 cán bộ là cán bộ Phòng Dân tộc Tôn Giáo, Phòng Giáo dục, Trạm Khuyến nông, Trung tâm Y tế, Phòng Kinh tế, Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phòng Văn hoá Thông tin Cấp xã: + 19 cán bộ là cán bộ Ủy ban Nhân dân, Trạm Y tế, Giáo viên thuộc xã Viên Bình và Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên; xã Phú Tâm và Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú + 9 sư sãi ở các chùa của 4 xã thuộc địa bàn nghiên cứu + 50 nông dân của 4 xã trong địa bàn nghiên cứu, mỗi xã có 1 nhóm nông dân nghèo và 1 nhóm nông dân khá giàu Và phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi phỏng vấn trực tiếp 232 nông hộ nghèo và khá giàu tại 4 xã của huyện Mỹ Xuyên và Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. Do hạn chế về kinh phí thực hiện nên số đơn vị mẫu khảo sát bằng bảng hỏi còn hạn chế và chưa thể đại diện cho toàn tỉnh Sóc Trăng. Các kết quả nghiên cứu chỉ mang tính đại diện cho địa bàn khảo sát. Tuy nhiên, việc kết hợp nhiều công cụ trong đề tài nghiên cứu sẽ giúp kết quả nghiên cứu mang tính khoa học và phần nào giảm bớt mặt hạn chế của phương pháp điều tra bảng hỏi. Số nông hộ khảo sát được phân bố trên các địa bàn nghiên cứu như sau: Bảng 2: Tỷ lệ nông hộ khảo sát theo địa bàn nghiên cứu Huyện Xã Số nông hộ Tỷ lệ % Tổng (%) Mỹ Tú Phú Mỹ 62 26,7 51,7 Phú Tâm 60 25,9 Mỹ Xuyên Tham Đôn 66 28,4 48,3 Viên Bình 44 19,0 Tổng 232 100 100 Về giới tính, số đơn vị mẫu là nữ trong cuộc khảo sát là 125 chiếm tỷ lệ 53,9% và 107 nam chiếm tỷ lệ 46,1% trong mẫu nghiên cứu (Xem phụ lục 1, bảng 29). Về phân loại hộ, số nông hộ khá giàu là 106 chiếm tỷ lệ 45,7% và 126 nông hộ là hộ nghèo chiếm tỷ lệ 54,3% trong tổng số 232 đơn vị mẫu khảo sát (Xem phụ lục 1, bảng 30). Về phân loại nhà ở, 34,1% (79 hộ) tổng số nông hộ khảo sát đã xây dựng được nhà kiên cố. Số hộ đã xây dựng được nhà bán kiên cố là 64 hộ chiếm tỷ lệ 27,6%, 13,8% (32 hộ) nông hộ có nhà gỗ cột đúc và vẫn còn 57 hộ được khảo sát chiếm tỷ lệ 24,6 % sống trong những căn nhà được xây cất tạm bợ (Xem phụ lục 1, bảng 31). Về mức sống của nông hộ, trong tổng số nông hộ được phỏng vấn có 159 hộ chiếm 68,5% cho biết mức sống hiện nay khá hơn so với năm 2000. Cũng có 19,4% (45 hộ) số hộ cho rằng mức sống vẫn như trước và 28 hộ chiếm 12,1% tổng số hộ khảo sát cho rằng mức sống thời điểm phỏng vấn kém hơn năm 2000 (Xem phụ lục 1, bảng 32). Các nhóm nhân khẩu và xã hội mô tả trên cũng chính là những phân tổ chính khi phân tích những yếu tố tác động trong đời sống kinh tế - xã hội cộng đồng người Khmer như quan điểm, thế giới quan, sự tiếp cận các nguồn lực, sự nhạy bén trước những thay đổi của đời sống kinh tế xã hội và sự liên kết trong cộng đồng. Hiện trạng kinh tế - xã hội và tác động của phong tục tập quán đến sự phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng người Khmer. Quan niệm về sản xuất và cuộc sống 3.1.1. Hiện trạng sản xuất và đời sống Cộng đồng người Khmer do tập quán coi trọng canh tác lúa nước với nền nông nghiệp độc canh, chăn nuôi gia súc, gia cầm kém phát triển. Kết quả từ cuộc khảo sát tại 2 huyện của tỉnh Sóc Trăng cho thấy chưa có sự chuyển đổi đáng kể trong cơ cấu hoạt động sản xuất của người Khmer. Trồng lúa là hoạt động nông nghiệp chủ yếu và mang lại thu nhập chính cho 60,5% số nông hộ được phỏng vấn. Bên cạnh đó, đồng bào Khmer ở nhiều vùng cũng phát triển cây màu để tăng thu nhập. Bảng 3: Các hoạt động tạo thu nhập chủ yếu trong gia đình Nguồn thu nhập Tần số Tỷ lệ % Trồng lúa 138 60,5 Trồng màu 72 31,6 Trồng cây ăn trái 6 2,6 Nuôi thuỷ sản 13 5,7 Chăn nuôi 48 21,1 Làm thuê NN 97 42,5 Làm thuê phi NN 66 28,9 Phi nông nghiệp 54 23,7 Hoạt động khác 30 13,2 Đối với những hộ nghèo thì hoạt động làm thuê nông nghiệp (37,5%) và làm thuê phi nông nghiệp (21,1%) là chủ yếu, tỷ lệ này ở nhóm khá giàu lần lượt là 4,3% và 7,3%. Đa số những nông dân nghèo đều có ít đất hoặc không có đất sản xuất. Do vậy, họ phải lựa chọn hoạt động sản xuất phù hợp với những nguồn lực mà nông hộ họ đang có, đó chính là nguồn nhân lực - sức lao động để làm thuê. “Những hộ không đất hoặc thiếu đất sản xuất đi làm thuê làm mướn cả gia đình từ đồng này sang đồng khác là việc làm kiếm sống của họ, kéo theo việc bỏ học của con cái. (Kết quả PRA nhóm cán bộ xã Phú Mỹ) “Thậm chí đi làm ở các đồng xa như ở Đồng Tháp, An Giang, Long An nên nhiều lúc sẽ không tìm được việc làm” (Kết quả PRA nhóm nông dân nghèo xã Phú Mỹ). Việc đi làm thuê nông nghiệp của những nông hộ nghèo cũng kéo theo những hệ quả khác trong đời sống mà chúng tôi sẽ phân tích sâu hơn ở phần sau. Bảng 4: Cơ cấu thu nhập của các nhóm nông dân nghèo và khá giàu Đơn vị % Nhóm nông dân Nhóm nghèo Nhóm khá giàu Nguồn thu nhập Thu nhập NN Làm thuê NN, PNN Thu nhập NN Làm thuê NN, PNN Tham Đôn 50 50 92 8 Viên Bình 20 80 80 20 Phú Tâm 10 90 60 40 Phú Mỹ 10 90 90 10 Kết quả PRA các nhóm nông dân Hoạt động làm thuê phi nông nghiệp ở nhóm nông hộ nghèo chủ yếu là đan đát, giúp việc nhà, làm công nhân, phụ hồ,…. Đa số lực lượng lao động trong lĩnh vực này có trình độ học vấn và chuyên môn thấp, công việc đơn giản, thiếu ổn định và điều này cũng đồng nghĩa với mức thu nhập thấp và không ổn định. Mức thu nhập trung bình/ nhân khẩu ở hộ nghèo là 171.676đ/ người/ tháng, trong khi ở nhóm nông hộ khá giàu là 628.964đ/ người/ tháng, gấp 3,6 lần hộ nghèo (Xem phụ lục 1, bảng 33). Kết quả khảo sát về trình độ học vấn các thành viên trong độ tuổi lao động của nông hộ Khmer chỉ 14% có trình độ từ cấp 3 trở lên (9% học đến cấp 3, 2% Trung học chuyên nghiệp, 3% cao đẳng/ đại học) tỷ lệ mù chữ 18%, 38% trình độ cấp 1 và cấp 2 là 30% (Xem Phụ lục 2, hình 10). Những người có trình độ khá hơn và gia đình có khả năng thì họ làm công nhân ở các công ty, xí nghiệp tại địa phương, các tỉnh lân cận, thậm chí đến thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai. Đồng bào Khmer tự nhận mình là những cư dân nông nghiệp, không có khả năng trong hoạt động kinh doanh mua bán giỏi như người Hoa, người Kinh. “Xét về góc độ kinh tế, thương mại, phát triển thành phần kinh tế tư nhân thì người dân Khmer còn nhiều khó khăn, hạn chế nhất là về kiến thức kinh doanh so với người Kinh, người Hoa. Do vậy, những cơ sở mua bán lớn tại địa phương hầu hết là người Kinh, Hoa nắm giữ. Bản chất người Khmer vốn hiền lành không thích bon chen, họ không thích mua bán kinh doanh. Nếu có người Khmer mua bán thì họ mua bán nhỏ bánh kẹo cho trẻ em tại những trường học, tại chợ ấp với quy mô nhỏ. Do vậy, thu nhập của họ chỉ đảm bảo nhu cầu tối thiểu cuộc sống hoặc đôi khi còn thiếu hụt, không có sự tích luỹ, làm ngày nào ăn ngày nấy, cơ bản không thoát khỏi cuộc sống khó khăn, thiếu trước hụt sau của đại đa số người Khmer không có hoặc ít đất sản xuất. ” (Kết quả PRA nhóm nông dân khá giàu xã Tham Đôn) Các hoạt động nông nghiệp khác như làm vườn, trồng rẫy, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản vẫn giữ vai trò khiêm tốn trong cơ cấu sản xuất. Do tập quán cư trú trên giồng đất dày đặc, nhà liền kề nhau cho nên việc xây dựng chuồng trại gặp khó khăn, điều kiện vệ sinh khó đảm bảo Lối tụ cư truyền thống người Khmer sống tụ cư hình thành các khu dân cư tập trung, nhà cửa san sát nên họ khó có thể trồng trọt hoặc chăn nuôi quanh nhà. Do vậy tính tự túc, tự cấp rất thấp, họ phải mua hầu hết mọi thứ để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày từ trái ớt, cọng rau. . Thêm nữa hiệu quả thu nhập từ chăn nuôi thấp hơn so với trồng lúa, màu và thuỷ sản cộng với việc thiếu vốn và chậm ứng dụng khoa học kỹ thuật về giống, thú y, chăm sóc, chăn nuôi gia súc, gia cầm chưa có sự quan tâm đầu tư đúng mức. Hoạt động nông nghiệp đóng góp rất lớn vào thu nhập gia đình. Điều này thể hiện rất rõ ở nhóm nông hộ khá giàu. Trồng lúa đóng góp 63% thu nhập hàng năm của nông hộ. Hoạt động làm thuê nông nghiệp và phi nông nghiệp đóng góp đáng kể vào thu nhập gia đình của nông hộ ở nhóm nghèo. Trong cơ cấu ngành nghề cũng như cơ cấu thu nhập nông hộ có sự phân biệt khá rõ rệt giữa nhóm hộ nghèo và khá giàu. Bảng 5: Cơ cấu thu nhập của nông hộ Khmer theo nhóm hộ Đơn vị thu nhập 1.000 đ Nguồn thu Bình quân Hộ nghèo Hộ khá giàu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Lúa 10.820 46,6 1.569 11,8 21.305 63 Cây ăn trái 852 3,7 1.436 10,7 84 0,3 Trồng rẫy 781 3,5 584 4,3 1.008 3,0 Chăn nuôi 1.110 4,8 952 7,1 1.245 3,7 Thuỷ sản 692 2,7 886 6,6 282 0,8 Đánh bắt thủy sản 120 0,5 43 0,3 202 0,6 Làm thuê NN 2.036 8,8 1.871 13,9 2.174 6,4 Làm thuê phi NN 2.425 10,4 2.698 20,2 1.894 5,6 Ngành nghề PNN 1.448 6,2 1.391 10,4 1.434 4,3 Buôn bán 790 3,4 683 5,1 856 2,5 Tiền lương 1.631 7,0 893 6,6 2.370 7,0 Dịch vụ NN 326 1,4 396 3,0 437 1,3 Khác 242 1,0 0 0,0 527 1,5 Tổng 23.273 100 13.402 100 33.818 100 Ở nhóm nông hộ nghèo hoạt động làm thuê là chủ yếu bên cạnh thu nhập từ nông nghiệp. Kết quả thực hiện PRA trên nhóm nông dân nghèo cho thấy cơ cấu thu nhập của họ phần lớn từ hoạt động làm thuê nông nghiệp (cắt lúa, làm cỏ, cấy, dặm,…) làm thuê phi nông nghiệp và phi nông nghiệp chiếm (công nhân chế biến thuỷ sản, làm bánh pía, đan đát, giúp việc, chạy xe ôm,…) trên 50%. Thậm chí nhóm nông hộ nghèo ở xã Phú Tâm và Phú Mỹ chiếm đến 90% trong cơ cấu thu nhập. Sản xuất nông nghiệp đóng góp từ 10 – 50% trong cơ cấu thu nhập của nhóm nông hộ nghèo Kết quả PRA cho thấy đối với những nông hộ nghèo ít đất hoặc không đất sản xuất thì thu nhập từ hoạt động nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ 10% (xã Phú Mỹ, Phú Tâm huyện Mỹ Tú) hoặc 20% (Xã Viên Bình, huyện Mỹ Xuyên). Thu nhập của họ chủ yếu từ làm thuê nông nghiệp, làm thuê phi nông nghiệp hoặc các hoạt động buôn bán tạp hoá, thức ăn lặt vặt, chạy xe ôm,…. Cơ cấu thu nhập từ làm thuê nông nghiệp và phi nông nghiệp khi thực hiện PRA ở nhóm nông dân khá giàu xã Phú Tâm cao hơn xã khác (40%) vì đây là nơi sản xuất bán pía nổi tiếng của Sóc Trăng nên người dân có nhiều cơ hội việc làm tại các cơ sở làm bánh. . Đối với nhóm nông dân khá giàu thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp 70% (trồng lúa, chăn nuôi, trồng màu,…) và các hoạt động khác: làm thuê phi nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp, buôn bán,… đóng góp phần còn lại. Các hoạt động tạo thu nhập trong nông hộ cũng nói lên sự hạn chế về tư liệu sản xuất chủ yếu (đất đai) của nhóm hộ nghèo cũng như sự hạn chế trong tiếp cận các phúc lợi trong lĩnh vực nông nghiệp của người nghèo. 3.1.2. Quan niệm về cuộc sống Ở khía cạnh đời sống tâm linh, một đặc điểm quan trọng của văn hoá truyền thống Khmer là ảnh hưởng của Phật giáo tiểu thừa và dấu ấn của nó trong sinh hoạt văn hoá dân tộc. Phật giáo du nhập vào cộng đồng người Khmer khá sớm và đóng vai trò, vị trí quan trọng trong nhiều mặt của đời sống cuả họ. Bản thân mỗi người mới được sinh ra đã được xem là một tín đồ Phật giáo và người đàn ông chỉ được xã hội công nhận là người trưởng thành sau khi đã qua một thời gian tu hành. Ngôi chùa trong mỗi phum, sóc không chỉ là trung tâm tôn giáo tín ngưỡng mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hoá, giáo dục của địa phương. Sự hiện diện của Phật giáo và ngôi chùa Khmer đã tạo ra một sắc thái văn hoá riêng của người Khmer khác với văn hoá của những tộc người khác ở đồng bằng sông Cửu Long. Đó là chất nhân bản và lối sống tương đối bình dị, chất phác của nông dân Khmer. Phật giáo tiểu thừa để lại dấu ấn sâu sắc trong cuộc sống người Khmer qua sự tác động đến tâm tư tình cảm, suy nghĩ, lối sống và thế giới quan của họ. Mỗi người Khmer cuộc sống của họ ít nhiều luôn gắn bó với ngôi chùa. Nó là một mối liên kết không chỉ mang tính tôn giáo tín ngưỡng mà còn là sợi dây liên kết tình cảm giữa người dân Khmer và sư sãi. Tổ chức xã hội của người Khmer ở ĐBSCL là một tổ chức xã hội Phật giáo tiểu thừa. Mỗi ấp đều có một ngôi chùa có sư trụ trì, và tất cả dân làng trong ấp đều chịu sự điều khiển của nhà chùa về cả việc đạo lẫn việc đời. Do đó, đối với người Khmer, phong tục tập quán đã liên quan đến tôn giáo và ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt văn hoá nghệ thuật. Đồng bào Khmer đã sống và hoạt động trong hệ thống những quy định của phong tục tập quán, và nói đến phong tục tập quán của người Khmer là nói đến những đám phước và đám lễ, mà những đám phước và đám lễ này đều chịu sự chi phối chủ yếu bởi những giới luật của đạo Phật tiểu thừa, là đạo của tuyệt đại bộ phận người dân trong cộng đồng người Khmer. Kết quả PRA ở các nhóm nông dân cho thấy trong quan niệm của những người ở nhóm tuổi trung niên vẫn còn một số điều cấm kỵ hoặc muốn hạn chế trong cuộc sống hàng ngày, nhất là những người đã từng trải qua việc tu học tại chùa. Họ hạn chế trong việc chăn nuôi Bà con người Khmer ít chăn nuôi nhất là nuôi heo nái. Họ quan niệm con vật cũng như con người, việc nuôi heo nái để đẻ nhiều lứa là tội lỗi, nếu không để heo đẻ nhiều lần thì không có lời. , hoạt động kinh doanh buôn bán, bán rượu Rượu là 1 trong những điều cấm kỵ trong giáo lý Phật giáo Nam tông. vì đó là nguồn gốc sinh ra điều không tốt, điều tội lỗi Là những người nông dân chân chất thật thà, làm bạn với ruộng đồng nên người Khmer họ cho rằng bản thân họ không có khả năng kinh doanh buôn bán giỏi như người Kinh, người Hoa. Và việc kinh doanh buôn bán đòi hỏi phải có lời nên người làm việc đó sẽ tìm nhiều biện pháp khác nhau để có lợi nhuận cao như cân đong thiếu, mua rẻ bán đắt,…. Điều đó dễ dẫn đến việc làm gian dối mà điều này đi ngược lại với đạo đức, quan niệm sống và giáo lý phật pháp. Do vậy, hoạt động kinh doanh không phổ biến ở người Khmer (Kết quả PRA các nhóm nông dân). . Hơn 90% đồng bào Khmer theo Phật giáo tiểu thừa do vậy thế giới quan, quan niệm về thế giới, về cuộc sống của người Khmer ít nhiều bị ảnh hưởng bởi giáo lý phật pháp, nhất là những người đã từng qua thời gian tu học ở chùa. Người ta vẫn quan niệm “Hiện tại có nhà cao cửa rộng, ruộng rẫy, tiền bạc chết cũng không mang theo được, chỉ mang theo được cái tốt lành để tái sinh ở kiếp sau được giàu có, để phước đức cho con cháu.” (Kết quả PRA nhóm sư sãi xã Tham Đôn) Người con trai Khmer có thể tu vào bất cứ lúc nào “tuỳ cái phước của mình” và cũng không có quy định là phải tu bao nhiêu lâu, tuỳ ý, có thể tu từ một đêm cho đến cả cuộc đời. Nhưng do nhu cầu phong tục hay nhu cầu xã hội, điều đó thực khó xác định. Có lẽ là tất cả đã tạo nên trong ý thức bất kỳ thanh niên nào, trong cuộc đời mình đều muốn đi tu ít nhất là một lần. Họ xem việc đi tu vừa là nghĩa vụ, vừa là vinh dự của cuộc đời. Vinh dự và cơ hội tốt đẹp này lại không dành cho phụ nữ, nam giới cũng có thể từ chối mà không có lời chê bai nào. Cũng như một người đi tu có thể cởi chiếc áo cà sa để hoàn tục bất cứ lúc nào. Một đời người, thậm chí nhiều lần đi tu cũng không có quy định nào cấm cản. Do đó, quan hệ giữa nhà chùa và phum sóc được gắn bó chặt chẽ hơn do định chế đi tu hành cởi mở này. Việc quan niệm người con trai có tu, khi hoàn tục dễ lấy vợ, ở đây không có sự phân biệt đẳng cấp hay thiên vị cho tuyên truyền đạo giáo, mà chủ yếu người con trai Khmer xưa có tu ở chùa là người được học chữ, giáo lí nhà Phật, được rèn luyện đức hạnh và đạo lý làm người. Theo quan niệm của họ là người tu biết lễ nghi, giỏi việc giao tiếp ứng xử ngoài xã hội, tóm lại là người có tư cách và nhân phẩm hơn người khác. Ngày nay, việc tu học của người Khmer ở chùa đã giảm đi rất nhiều. Điều kiện giao thông thuận tiện, có nhiều trường học hơn, kinh tế người dân khá hơn do vậy quan niệm cho con đi tu để được đi học đã dần dần không còn. Đồng bào Khmer thuận tiện hơn trong việc cho con cái đến trường học hành để có kiến thức phục vụ cho cuộc sống và công việc sau này. Việc học ở chùa chủ yếu là học chữ Khmer trong những tháng hè. Những người đến chùa tu học cũng học song song ở trường của nhà nước và học giáo lý phật pháp, chữ phạn và chữ Khmer ở chùa. Ngày nay, không phải những người đã qua tu học ở chùa mới được tôn trọng mà giá trị của người thanh niên Khmer phải là người có kiến thức, trí tuệ, hiểu biết về cuộc sống xã hội, biết sản xuất làm ăn, có đạo đức, tôn trọng pháp luật sẽ được cộng đồng tôn trọng dù chưa qua tu đạo. (Kết quả PRA nhóm sư sãi tại các chùa trên địa bàn nghiên cứu) Sự phát triển của cộng đồng người Khmer cũng không nằm ngoài quy luật phát triển chung của xã hội. Xã hội càng phát triển, sự phổ biến của các phương tiện thông tin đại chúng, sự giao lưu giữa các cộng đồng dân tộc làm cộng đồng người Khmer ngày càng hoà nhập vào tiến trình phát triển chung của cộng đồng xã hội. Cuộc sống của họ không còn bó hẹp trong phạm vi phum sóc. Sự giao lưu và việc phá vỡ hình thức sống biệt lập trên những giống cát đã làm cho cộng đồng người Khmer ngày càng dễ dàng tiếp cận với đời sống xã hội. Bước đầu họ có nhiều chuyển biến trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Người Khmer ngày càng tham gia nhiều hơn vào các lĩnh vực của hoạt động kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội. Hoạt động kinh tế có nhiều biến chuyển. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp phong phú hơn, người Khmer cũng tham gia ngày càng nhiều hơn vào các ngành nghề, lĩnh vực khác ngoài nông nghiệp. Chi phí nông hộ trong hoạt động sản xuất, chi tiêu và lễ hội Nguồn tài chính trong mỗi nông hộ luôn có sự luân chuyển, vận động không ngừng. Nguồn vốn luân chuyển qua hoạt động đầu tư cho sản xuất và chi tiêu nông hộ để thực hiện việc tái sản xuất sản phẩm và sức lao động. Các loại chi phí của nông hộ được chia ra theo nhóm, bao gồm chi phí tối thiểu, chi phí nâng cao, chi phí cho quan hệ cộng đồng và các khoản chi thực hiện theo quy định nhà nước. Chi phí tối thiểu chiếm đến 65% tổng chi phí nông hộ, bao gồm những khoản chi đáp ứng nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt hàng ngày của nông hộ. Bảng 6: Chi phí nông hộ Đơn vị: 1.000đ Nhóm Loại chi phí Số tiền/năm Tỷ lệ % Chi phí tối thiểu Lương thực 3.557 16 Thực phẩm 5.965 27 Quần áo 727 3 Học hành 2.044 9 Khám chữa bệnh 1.228 5 Điện/nước sinh hoạt 555 2 Điện thoại 650 3 Chi phí nâng cao Đi lại 1.070 5 Vật dụng gia đình 1.403 6 Vật dụng sản xuất 2.873 13 Quan hệ cộng đồng Cưới, hỏi, giỗ, tang 2.009 11 Quy định nhà nước Các loại phí, đóng góp quỹ 399 2 Tổng 22.482 100 Chi phí nâng cao, mà chủ yếu là việc mua sắm các vật dụng phục vụ sinh hoạt gia đình và sản xuất cũng chiếm tỷ lệ đáng kể trong chi tiêu gia đình. Chi phí này nhằm đầu tư lại cho hoạt động sản xuất và phục vụ đời sống vật chất tinh thần của nông hộ, chiếm 24% tổng chi tiêu hàng năm của nông hộ. Các hoạt động giao tiếp trong cộng đồng, thân tộc nhằm tăng cường và mở rộng mạng lưới quan hệ xã hội thông qua các dịp hiếu hỉ, tang ma chiếm 11% tổng chi phí. Kết quả khảo sát cho thấy xu hướng gia tăng tổng thu nhập nông hộ diễn ra ở hầu hết các nhóm nông hộ nghèo và khá giàu giai đoạn từ 2000 - 2005. Bảng 7: Tổng thu nhập nông hộ năm 2005 so với năm 2000 Tổng thu nhập Nghèo Giàu Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Tăng 74 59,2 87 84,5 Giảm 16 12,8 7 6,8 Không thay đổi 35 28,0 9 8,7 Tổng 125 100 103 100 Sự tăng lên của thu nhập nông hộ Khmer do sự tác động của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan. Nguồn thu tăng chủ yếu dựa trên hoạt động nông nghiệp nhờ năng suất được cải thiện và thị trường ổn định đảm bảo sản xuất có lợi nhuận. Sự gia tăng các hoạt động tạo thu nhập khác bên cạnh sản xuất nông nghiệp góp phần giúp nông hộ gia tăng nguồn thu. Nguồn thu nhập không chỉ từ làm ruộng mà các hoạt động khác như trồng rẫy, chăn nuôi, buôn bán, thủ công nghiệp, làm công nhân,… cũng đóng góp đáng kể vào kinh tế nông hộ. Có thể nói đã bắt đầu có sự chuyển đổi trong cơ cấu và các nguồn thu nhập của nông hộ Khmer, họ không hoàn toàn dưạ vào thu nhập từ trồng luá. Đối với nhóm nông hộ nghèo thì nguồn thu nhập từ hoạt động làm thuê nông nghiệp và phi nông nghiệp đóng vai trò quan trọng do sự hạn chế tư liệu đất đai cho sản xuất nông nghiệp. “Nghề đan đát cũng được ngân hàng chính sách cho vay. Đối với nghề này thì người nghèo tham gia nhiều chiếm 80%, chủ yếu là họ tận dụng thời gian nhàn rỗi và kiếm thêm thu nhập.” (Kết quả PRA nhóm cán bộ xã Tham Đôn) “Hiện nay những phụ nữ thường đi làm công nhân cho công ty thủy sản ở địa phương hay TPHCM, hiện nay khoảng 600 người.” (Kết quả PRA nhóm cán bộ xã Phú Mỹ) Bảng 8: Lao động công nghiệp ngoài nhà nước phân theo huyện, thị Cục Thống kê Sóc Trăng, 2004, Số liệu kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng 1976 – 2003 Người Năm 1995 2000 2001 2002 2003 Toàn tỉnh 15.173 18.585 20.358 23.498 23.655 Mỹ Tú 1.493 1.752 1.719 2.112 2.210 Mỹ Xuyên 1.497 1.881 1.936 2.135 2.775 Đồng bào Khmer ngày càng thuận tiện hơn trong việc tiếp cận các cơ hội việc làm tại các công ty, xí nghiệp qua các chương trình, chính sách ưu đãi giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc. Ban Dân tộc Tôn giáo tỉnh Sóc Trăng cho biết nguồn vốn của Đề án 134 dành cho tỉnh Sóc Trăng có tổng kinh phí 2.000 tỷ đồng, trong đó tỉnh dành 400 tỷ đồng cho Đề án dạy nghề. Những người đã sang bán, không còn đất sản xuất sẽ đưa vào Đề án dạy nghề. Kết quả thực hiện PRA nhóm cán bộ xã Phú Tâm cho biết “hiện địa phương cũng có chương trình hỗ trợ cho người nghèo dạy hớt tóc và may công nghiệp.” Đối với nghề thủ công thì “xã Viên Bình có nghề dệt chiếu, xã Tham Đôn có nghề đan đát như thúng, xà ngom, các dụng cụ đánh bắt thuỷ sản khác. Nguyên liệu là từ tre, trúc trong làng, sản phẩm làm xong tự mang ra chợ bán. Hiện tại xã Tham Đôn đã có tổ kinh tế hợp tác đan đát thu hút được 40 hộ, mỗi hộ được hỗ trợ 500.000đ nguồn vốn từ Ban Dân tộc tỉnh, tổ này thành lập được 3 năm.” (Kết quả PRA nhóm cán bộ huyện Mỹ Xuyên) Các nguồn thu nhập nông hộ ngày càng tăng lên bên cạnh hoạt động nông nghiệp và mức thu nhập cũng có xu hướng tăng lên. Đồng thời với sự tăng lên của thu nhập, chi phí nông hộ cũng tăng lên ở 75,2% nông hộ được phỏng vấn (Xem bảng phụ lục 1, bảng 34). Sự gia tăng chi phí do tác động nhiều yếu tố như giá cả thị trường, nhu cầu cuộc sống cao hơn, sự gia tăng các mối quan hệ xã hội. Quan trọng hơn là sự gia tăng chi phí nông hộ cũng đồng thời với sự cải thiện thu nhập và mức sống người dân cũng như mức sống xã hội nói chung. Mức sống của 85,8% nông hộ khá giàu và 54% nông hộ nghèo được cải thiện tốt hơn trong năm 2005 so với năm 2000. Bảng 9: Mức sống nông hộ năm 2005 so với năm 2000 Mức sống Hộ nghèo Hộ khá giàu Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Khá hơn trước 68 54,0 91 85,8 Vẫn như trước 35 27,8 10 9,4 Kém hơn trước 23 18,2 5 4,8 Tổng 126 100 106 100 Bên cạnh các khoản chi phí nêu trên, mỗi năm người Khmer dành khoản không nhỏ thu nhập nông hộ cho việc tổ chức và tham gia các lễ hội, cúng chùa làm phước. Kết quả nghiên cứu của Trần Hồng Liên Trần Hồng Liên (Chủ biên), 2002, Vấn đề dân tộc và tôn giáo ở Sóc Trăng, NXB Khoa học Xã hội cho thấy mỗi năm người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long phải tham gia vào khoảng 22 đám lễ Phật giáo và tín ngưỡng dân gian, chưa kể đến số lễ tết theo phong tục tập quán của người Việt, người Hoa cộng vào. Cho đến nay có nhiều đám lễ đã mất đi do không còn phù hợp nữa, song tính trung bình mỗi tháng người Khmer phải tham gia gần ba đám. Riêng về những đám lễ theo phong tục cổ truyền mà người Khmer phải theo và góp công, góp của, đối với một đời người là không ít, khiến cho con người ngày nay phải có nhiều suy nghĩ. Có thể chia các đám lễ ra làm hai khối: Khối những đám lễ theo định kỳ hàng năm và khối những đám lễ không định kỳ. Đám lễ, dù to hay nhỏ, được tổ chức theo đạo pháp của Phật giáo hay tín ngưỡng dân gian, định kỳ hay không định kỳ thì trong các ngày lễ các phật tử người Khmer phải dâng vật cúng lên chùa. Ngoài vật cúng các phật tử còn phải dâng cơm cho các vị sư sãi vào buổi sáng và buổi trưa, ngoài ra còn dâng lên chùa: đuờng, trà, thuốc, bánh trái,… cho nhà chùa dùng và tiếp khách. Kết quả khảo sát cho thấy cứ trung bình hàng tháng mỗi nông hộ thuộc nhóm nghèo chi phí 193.700đ cho việc cúng chùa, làm phước, và ở nhóm hộ khá giàu là 174.860đ/ tháng. Ở kết quả thực hiện biểu đồ Venn cho thấy nhóm nông dân nghèo có quan hệ chặt chẽ và gần gũi hơn với thiết chế tôn giáo. Người nghèo đến chùa, cúng chùa và làm phước thường xuyên hơn. Trong khi kết quả PRA cho thấy ở nhóm nông dân khá giàu thì thiết chế tôn giáo chỉ có vai trò hỗ trợ về tinh thần, và chỉ những người già trong gia đình mới đến chùa thường xuyên. Trong các dịp lễ hội thì nhóm nông hộ khá giàu chi phí nhiều hơn cho việc mua sắm, đi chơi. Các lễ hội hàng năm mỗi nông hộ chi phí trung bình 1.314.060đ /năm, trong đó nhóm nghèo chi phí 785.390đ, nhóm hộ khá giàu là 1.942.490đ /năm (Xem phụ lục 1, bảng 35). Và các chi phí này có tăng lên so với năm trước đó thể hiện ở 46,5% số hộ khảo sát (Xem phụ lục 1, bảng 36). Chi phí trung bình cho lễ hội và cúng chùa, làm phước của mỗi nông hộ chiếm 13,7% chi phí gia đình hàng năm (đứng thứ 3, sau chi phí cho lương thực và thực phẩm) và chiếm 15,4% thu nhập nông hộ. Các chi phí này phần nào làm giảm mức tái đầu tư tài chính cho các hoạt động sản xuất và đời sống như giáo dục, y tế. Người Khmer một năm phải tổ chức không biết bao nhiêu là hội lễ với nhiều lễ tiết rất quy mô và phức tạp, đã đem đến một hậu quả không kém phần tai hại là làm tốn kém rất nhiều thời gian và tiền bạc của dân chúng, từ đó ảnh huởng đến sự phát triển kinh tế, văn hoá của dân tộc. Có những tín đồ suốt năm tháng chỉ lo phục vụ hết đám phước này đến đám phước khác ở chùa, hay có tiền là chỉ lo dành dụm dâng cúng vào chùa trong các lễ hội, quên cả việc chăm lo gia đình, gia đình ở đây được hiểu theo ý niệm mới: gia đình có văn hoá, trong nền văn minh xã hội mới. Tuy nhiên, việc xem xét các yếu tố thuộc về phạm trù văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng không thể chỉ đánh giá ở góc độ thuần kinh tế. Đối với mỗi người Khmer tham gia các lễ hội, cúng chùa và làm phước thể hiện giá trị chuẩn mực trong đời sống văn hoá xã hội và tín ngưỡng của cộng đồng. Trong tiến trình vận động phát triển, giao lưu văn hóa cũng như sự tác động của điều kiện kinh tế - xã hội các lễ hội của đồng bào Khmer cũng biến đổi không ngừng dựa trên sự thay đổi nhận thức, các giá trị chuẩn mực ở nhiều góc độ, nhiều khía cạnh trong đời sống. Trước kia, sự lãng phí về tiền của và thời gian lao động do phong tục lễ nghi là rất cao, mỗi năm một gia đình người Khmer, theo thời giá 1987 phải chi phí hàng trăm nghìn đồng và hàng mấy tháng trời cho các đám lễ theo phong tục. Chính vì vậy mà sau giải phóng (1975) nhân dân Khmer, đi đầu là nhân dân Khmer tỉnh Hậu Giang Tỉnh Hậu Giang cũ bao gồm tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang và Thành phố Cần Thơ hiện nay. , đã tự động đứng ra, thông qua Đại hội đại biểu sư sãi và chủ chùa, từ 1982 ở Sóc Trăng đã lập quy ước đơn giản hoá các lễ hội và phong tục tập quán. Từ đấy, tết vào năm mới chỉ còn tổ chức trong 3 ngày (trước đây 7 ngày), lễ cúng ông bà 3 ngày thay vì 15 ngày trước đây, lễ dâng áo cà sa trước đây các chùa lần luợt tổ chức lai rai kéo dài 1 tháng, nay thống nhất trong toàn tỉnh chỉ cử hành lễ hội 1 ngày 1 đêm. Lễ cầu an trước đây tổ chức vừa kéo dài ngày, vừa ăn uống linh đình tốn kém thì nay tổ chức cho toàn ấp trong 2 ngày, giảm tiệc tùng và thay vào đó là những sinh hoạt vui chơi, biểu diễn văn nghệ góp phần nâng cao tính tư tưởng, tính nghệ thuật, ý nghĩa giáo dục của phong tục truyền thống. Bảng 10: So sánh biến đổi về số ngày diễn ra các lễ hội chủ yếu của người Khmer Tên lễ hội Trước đây Hiện tại Lễ vào năm mới Một số chùa tổ chức trong 7 ngày 3 ngày Lễ cầu an Nhiều ngày đêm 2 ngày đêm Lễ cúng ông bà 15 ngày 3 ngày Lễ dâng y cà sa Mỗi chùa tổ chức 1 đêm trong vòng 1 tháng do vậy người Khmer thường đi làm phước ở nhiều chùa, có khi đi cả 1 tháng Toàn tỉnh Sóc Trăng có 92 chùa, tất cả các chùa cùng tổ chức thống nhất 1 ngày trong toàn tỉnh (chỉ ở tỉnh Sóc Trăng), bà con chỉ đi làm phước ở 1 chùa gần nơi ở trong 1 ngày Lễ cúng trăng + đua ghe ngo Người dân tự tổ chức, phải chuẩn bị trước lễ “cơm áo gạo tiền”, bơi ghe sang Nhu Gia (nơi tổ chức lễ) để chuẩn bị ít nhất 1 tuần trước khi diễn ra lễ Chính quyền tổ chức tại Thị xã Sóc Trăng, phân bố thời gian, cách thức thi cụ thể, có trật tự Lễ cưới Thường kéo dài 1 tuần (ngày cất rạp, ngày làm bánh, ngày chuẩn bị mâm bàn, nhóm họ kéo dài vài ngày) Chỉ còn 2 ngày: ngày nhóm họ, ngày đãi chính Lễ tang Thường kéo dài, có khi tới 4 – 6 đêm, phải xem ngày giờ trước khi đi thiêu, rước sư sãi về tụng kinh, đưa đi hoả táng Nhiều nhất 2 đêm, ít khi xem ngày Lễ kết giới 3 đến 4 đêm Mỗi năm cho phép 2 chùa tổ chức trong 2 ngày đêm Lễ an vị tượng phật 3 ngày 3 đêm hoặc 7 ngày 7 đêm 1 ngày hoặc vài tiếng, thường được kết hợp với lễ kết giới, diễn ra trong ngày đầu tiên của lễ kết giới “Rút ngắn thời gian của lễ hội sẽ hạn chế việc mất thời gian học hành, làm ăn của con em người Khmer. Những người xuyên tạc có thể nói đi ngược lại với Phật pháp. Tuy vậy, quy định 1 ngày cũng đúng với Phật pháp vì 1 vị sư, 1 chùa chỉ được nhận 1 lần từ việc làm phước của phật tử. Làm 1 ngày không ảnh huởng đến việc làm ăn, học hành của phật tử. Mỗi lần làm sẽ làm giảm học sinh trong lớp, nếu làm 29 ngày sẽ làm mất chất lượng học tập. Các vị sư sãi và phật tử đều cảm thấy vui, đoàn kết nhau cùng làm trong 1 ngày.” (Kết quả PRA nhóm sư sãi xã Viên Bình) Các lễ hội của đồng bào Khmer không ngừng vận động cho phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Bên cạnh sự tự thân vận động, sự tự nhận thức của cộng đồng người Khmer cùng với sự định hướng của các chính sách phù hợp là nhân tố xây dựng nền văn hoá tiên tiến nhưng vẫn giữ được bản sắc của cộng đồng người Khmer. Giải quyết lễ hội cũ như thế nào trong xã hội mới đối với các dân tộc ít người ở nước ta không đơn giản, riêng các lễ hội của người Khmer lại càng khó khăn hơn, bởi lễ hội đối với người Khmer không chỉ là thói quen, nếp sống của dân tộc mà còn chịu sự điều khiển của Phật giáo nên được tín đồ tôn sùng bảo vệ vững chắc. Do đó, khi muốn cải tổ các lễ hội của người Khmer theo nếp sống mới, trước hết phải phân tích tìm hiểu vấn đề tôn giáo trong các lễ hội đó, đâu là những lễ hội có các yếu tố tiến bộ và tích cực, phát huy được những nét đẹp truyền thống của dân tộc, đâu là những mặt tiêu cực, mê tín làm chậm bước tiến của dân tộc. Hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật trong cộng đồng Khmer Nông nghiệp là hoạt động đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất cũng như cơ cấu thu nhập của đồng bào Khmer. Ngoài các nguồn lực như tư liệu sản xuất, nguồn vốn và lao động thì yếu tố khoa học kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng cho sự thành công và hiệu quả của quá trình sản xuất. Nắm được vai trò quan trọng của nhân tố kỹ thuật trong sản xuất Uỷ ban Nhân dân tỉnh đã có những quan tâm thích đáng trong việc hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho người dân. Xuất phát từ trình độ văn hoá, kiến thức cơ bản về chuyên môn kỹ thuật của người nghèo, đặc biệt là người Khmer còn hạn chế, UBND tỉnh đã phân công cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo cùng các tổ chức chính trị - xã hội như Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên,... tiến hành xây dựng và triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ người nghèo làm công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp, 2003, Thực trạng kinh tế - xã hội và những giải pháp xoá đói giảm nghèo ở người Khmer tỉnh sóc Trăng, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, trang 175 . Mục đích chuyển giao kỹ thuật nhằm hướng dẫn bà con nông dân nắm vững và vận dụng tốt những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi, từng bước ổn định cuộc sống. Ngành nông nghiệp với các đơn vị Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Bảo vệ Thực vật và Chi cục Thú y, Trung tâm giống gia súc, gia cầm đã trực tiếp phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân tập huấn cho các nông dân kỹ thuật canh tác lúa, trồng cây ăn trái, chăn nuôi gia súc gia cầm. Trung tâm Khuyến nông phối hợp với các tổ chức quần chúng tập huấn về mô hình kỹ thuật canh tác lúa, trồng rau màu, chăn nuôi gà thả vườn, chăn nuôi heo nái, nuôi tôm sú. Chi cục Bảo vệ Thực vật, Trung tâm Khuyến nông đã phối hợp với các đoàn thể in ấn và chuyển giao các tờ bướm, áp phích, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi cho các hội viên. Mặc dù đã có sự phối hợp giữa nhiều cơ quan đơn vị, tổ chức đoàn thể nhằm chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật cho người dân nhưng vẫn còn một bộ phận đáng kể đồng bào người Khmer vẫn chưa có cơ hội tiếp cận. Cũng có 28,4% số nông hộ khảo sát không biết được thông tin về các lớp huấn luyện kỹ thuật được tổ chức tại địa phương (Xem phụ lục 1, bảng 37). Bảng 11: Tham gia các lớp huấn luyện kỹ thuật Tham gia tập huấn Hộ nghèo Hộ khá giàu Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Có 38 63,3 75 80,6 Không 22 36,7 18 19,4 Tổng 60 100 93 100 Những hộ nông dân nghèo thường có ít cơ hội hơn để tham gia các lớp huấn luyện kỹ thuật. Có nhiều lý do mang tính khách quan và chủ quan dẫn đến sự thiệt thòi này. Họ không tham gia các lớp huấn luyện bởi vì: không có đất canh tác; không được mời dự; không có thời gian; không biết chữ và không quan tâm. Đa số người nghèo “ít tham gia, do không có đất sản xuất, nếu có được mời cũng ít dự vì phải đi làm thuê làm mướn suốt không có thời gian rãnh rỗi. Do đa số người Khmer nghèo và ít đất nên hầu như họ không quan tâm đến hoạt động chuyển giao khoa học hỹ thuật và các chương trình khuyến nông.” (Kết quả PRA nhóm nông dân nghèo xã Viên Bình) Ngoài ra, các điều kiện tham gia các khóa đào tạo khuyến nông khá gắt gao. Ví dụ như các khóa học khuyến nông đưa ra điều kiện người tham gia phải là đại diện nhóm, có đất và có vốn. Người nghèo không có đất hoặc vốn để sản xuất không thể hưởng lợi từ các hoạt động khuyến nông AusAID, 2004, Báo cáo tổng kết Phân tích hiện trạng nghèo đói ở đồng bằng sông Cửu Long . Nông dân nghèo ít khi áp dụng ngay thông tin kỹ thuật nhận được vào sản xuất. Họ ít dám chấp nhận rủi ro nên chỉ áp dụng các giải pháp kỹ thuật sau khi nông dân khác áp dụng có hiệu quả. (Kết quả PRA nhóm nông dân nghèo xã Viên Bình) Đây chính là “sự lựa chọn hợp lý” của những người nghèo dựa trên việc tự phân tích, đánh giá nguồn lực của nông hộ. Đa số người nghèo thường dành thời gian đi làm thuê để mang lại lợi ích và thu nhập trước mắt nuôi sống gia đình hơn là bỏ thời gian tham dự lớp huấn luyện kỹ thuật. Hoạt động huấn luyện, chuyển giao kỹ thuật cũng nhằm đáp ứng nhu cầu và giải quyết khó khăn trở ngại của nông dân trong sản xuất. Các nội dung huấn luyện cũng được tập trung vào một số đối tượng chủ yếu như lúa, rau màu, chăn nuôi (Xem phụ lục 1, bảng 38). Theo kết quả phân tích, chúng tôi nhận thấy trung bình mỗi nông hộ có tham gia tập huấn được dự 2,55 lớp tập huấn kỹ thuật/năm (Xem phụ lục 1, bảng 39). Đây là một tỷ lệ rất thấp so với nhu cầu, sự đa dạng của sản xuất và sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Mức độ tiếp cận của người nghèo với cán bộ kỹ thuật cũng rất hạn chế. Bảng 12: Mức độ tiếp cận với cán bộ kỹ thuật Mức độ tiếp cận CBKT Hộ nghèo Hộ khá giàu Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Thường xuyên 5 12,5 27 45,0 Hiếm khi 8 20,0 18 30,0 Không bao giờ 27 67,5 15 25,0 Tổng 40 100 60 100 Ngoài cán bộ kỹ thuật nông dân còn tiếp cận với khoa học kỹ thuật qua các phương tiện, các kênh thông tin khác. Nông dân tiếp cận thông tin khoa học kỹ thuật, thông tin thị trường, giải trí qua các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, đài phát thanh, sách báo tài liệu. Các phương tiện truyền thông đại chúng như tivi, radio đều có những chương trình bằng tiếng Khmer ở những địa phương có đông người Khmer. Đến năm 2006, tại 7 tỉnh, thành và tại Cơ quan Thường trú Đài tiếng nói Việt Nam khu vực ĐBSCL có chương trình phát thanh bằng tiếng Khmer, với thời lượng từ 45 đến 90 phút, phát sóng 2 đến 5 lần trong ngày tùy theo điều kiện từng địa phương L.M.H, Hội thảo “Tuyên truyền bằng tiếng Khmer trên sóng phát thanh”, . Từ ngày 01/09/2004 Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Cần Thơ chính thức khai trương kênh truyền hình CVTV2 phủ sóng phục vụ cho 1,7 triệu đồng bào Khmer khu vực ĐBSCL, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Đông Nam Bộ. Với mục tiêu tăng thời lượng chương trình truyền hình tiếng Khmer lên gấp đôi, kênh truyền hình này mỗi ngày phát hình 2 buổi, từ 11giờ đến 13 giờ và từ 17 giờ đến 19 giờ phục vụ nhu cầu thông tin, giáo dục và giải trí của bà con Khmer với nhiều chuyên mục và nội dung phong phú Trần Khánh Linh, Khai trương kênh truyền hình mới CVTV2 tiếng Khmer, . Những nông dân đã tham dự các khoá huấn luyện cũng chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức của họ với những người không có cơ hội tham gia. Với những nông dân không tham gia các khoá huấn luyện họ cũng tìm đến các nguồn khác nhau để có thông tin kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất. Đặc biệt, họ áp dụng những kinh nghiệm thực tế cuả bản thân vào sản xuất cuả gia đình. Bảng 13: Những nguồn nhận thông tin khi không dự lớp tập huấn Nguồn thông tin Tần số Tỷ lệ % Bản thân có kinh nghiệm/ tự làm 118 80,3 Tivi/báo/radio 72 49,0 Hỏi nông dân được tập huấn 52 35,4 Có người thân biết kỹ thuật 41 27,9 Người bán vật tư nông nghiệp 49 33,3 Cán bộ kỹ thuật 23 15,6 Bên cạnh sự hạn chế về số lượng các lớp huấn luyện, đồng bào Khmer cũng gặp nhiều khó khăn khi tham dự. Không hiểu rõ tiếng Việt và trình độ học vấn thấp là trở ngại lớn của đồng bào Khmer khi tham dự các lớp huấn luyện kỹ thuật. Bên cạnh đó, kỹ năng của cán bộ kỹ thuật hoạt động trong vùng đồng bào Khmer cũng đóng vai trò rất quan trọng. Chính điều này sẽ làm tăng cơ hội cho người Khmer tiếp cận được một cách dễ dàng và trọn vẹn thông tin kỹ thuật. Đối với đồng bào Khmer việc chuyển giao kỹ thuật phải “cầm tay chỉ việc” do những khó khăn về ngôn ngữ; việc huấn luyện thiên về lý thuyết thiếu thực tế, thiếu hình ảnh minh hoạ; cán bộ kỹ thuật giảng quá nhanh. Và cũng cùng lý do với những người không tham gia được các lớp huấn luyện, những người dành thời gian tham gia cũng gặp khó khăn về thời gian, khi tham gia họ bị giảm thu nhập từ công việc khác cũng như tốn chi phí đi lại. Việc chọn địa điểm huấn luyện cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của người dân. Hoạt động huấn luyện thường diễn ra tại nhà của người dân trong cộng đồng, trụ sở ấp, tại Uỷ ban nhân dân xã và chùa của người Khmer cũng là nơi diễn ra hoạt động này (Xem phụ lục 1, bảng 40). Và chúng ta nhận thấy nam giới luôn đảm nhận phần lớn vai trò trong những vấn đề về kỹ thuật sản xuất. Theo kết quả khảo sát có đến 70% thành viên tham dự lớp huấn luyện là người chồng. Trong gia đình người đàn ông trực tiếp sản xuất, họ giao tiếp nhiều nên tự tin, giỏi tiếng Việt và thoải mái trong giao tiếp hơn so với người vợ. Điều này cũng phản ánh một khía cạnh khác trong đời sống, tâm lý người phụ nữ Khmer. Họ rất e dè và thiếu tự tin khi đến trước những đám đông, những nơi công cộng do vậy những lớp huấn luyện kỹ thuật họ ít tham dự hơn. Bảng 14: Thành viên gia đình tham gia lớp huấn luyện kỹ thuật Người tham gia tập huấn Tần số Tỷ Lệ % Chồng 84 70,0 Vợ 34 28,3 Con cái 19 15,8 Người khác 2 1,7 Các kiến thức kỹ thuật nhận được từ các lớp huấn luyện, từ phương tiện truyền thông đại chúng hoặc từ những nguồn khác mà nông dân tiếp cận được giúp họ ứng dụng vào hoạt động sản xuất của gia đình. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ nông dân tham gia tập huấn áp dụng những thông tin kỹ thuật vào sản xuất khá cao, 19,1% nông dân áp dụng rất thường xuyên và 70% nông dân áp dụng thường xuyên thông tin kỹ thuật nhận được vào sản xuất (Xem phụ lục 1, bảng 41). Những thông tin kỹ thuật áp dụng được đa số nông dân (86,4%) đánh giá là mang lại kết quả tốt trong sản xuất. Bởi những kiến thức đó mang lại cho nông hộ năng suất cao, chi phí đầu tư giảm và người nông dân biết cách quản lý dịch hại, quản lý sản xuất. Trong khi đó những nông dân nghèo thì ít khi áp dụng thông tin nhận được vào sản xuất. Những nông dân nghèo cho rằng “mức độ áp dụng kỹ thuật còn thấp vì ít đất lỡ làm theo không đạt thì đói. Vì vậy cán bộ đưa giống xuống làm thử nghiệm trước nông dân thấy hiệu quả mới làm theo.” (Kết quả PRA nhóm nông dân nghèo xã Viên Bình) “Khi tập huấn kỹ thuật họ không áp dụng ngay mà khi thấy ai đó làm hiệu quả thì mới làm theo, thường người giàu làm trước và khuyến nông có mô hình trình diễn.” (Kết quả PRA nhóm cán bộ huyện Mỹ Xuyên) Bảng 15: Hiệu quả áp dụng các thông tin được huấn luyện vào sản xuất Hiệu quả áp dụng thông tin kỹ thuật Tần số Tỷ lệ % Tốt 95 86,4 Trung bình 14 12,7 Không tốt 1 0,9 Tổng 110 100 Trong cộng đồng người Khmer thiết chế tôn giáo cũng đóng vai trò tích cực trong hoạt động chuyển giao kỹ thuật. Các vị sư sãi, ban quản trị chùa thường vận động, khuyến khích bà con tham dự lớp tập huấn, cho mượn địa điểm tại chùa để tổ chức tập huấn kỹ thuật cho người dân. Họ giúp nông dân và cán bộ khuyến nông trao đổi thuận tiện hơn khi nông dân không biết hoặc không rõ tiếng Việt (Kết quả phỏng vấn cán bộ Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng và PRA nhóm cán bộ huyện Mỹ Xuyên). Chùa Lao Vên thuộc xã Viên Bình, huyện Mỹ Xuyên được xem là một điển hình trong hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật cho đồng bào Khmer. Tại đây đã thành lập Câu lạc bộ nhân giống lúa mới nhằm giúp nông dân chia sẻ, học tập kinh nghiệm, kiến thức và cung cấp giống lúa mới cho cộng đồng. Trong hoạt động của Câu lạc bộ các sư sãi và những thành viên trong ban quản trị chùa luôn đóng vai trò tích cực vận động, khuyến khích bà con. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông tin đại chúng, của khoa học kỹ thuật và sự phát triển của đời sống xã hội người nông dân có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận với các nguồn thông tin. Và đồng bào Khmer cũng không nằm ngoài xu thế đó. Sự phong phú của các nguồn cung cấp thông tin kỹ thuật phục vụ sản xuất giúp đồng bào Khmer có nhiều cơ hội tiếp cận, ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện đời sống. Cộng đồng người Khmer có những nét văn hoá, lối sống, phong tục tập quán đặc trưng do vậy hoạt động chuyển giao kỹ thuật cần chú ý đến những khác biệt này. Hoạt động chuyển giao kỹ thuật không thuần tuý là trao chuyển kỹ thuật mà điều quan trọng là phải hiểu được kỹ thuật đó chuyển giao cho ai, nó được ứng dụng như thế nào, tính thích ứng, tính hiệu quả và sự bền vững và phục vụ sự phát triển cộng đồng. Khả năng tiếp cận với nguồn vốn Vốn tài chính đóng vai trò quan trọng trong các nguồn vốn nông hộ Năm yếu tố cơ bản của vốn sống nông hộ theo lý thuyết Khung sinh kế nông hộ bền vững: Vốn tự nhiên, vốn tài chính, vốn nhân lực, vốn xã hội và vốn vật chất. . Nguồn lực này không chỉ từ bản thân nông hộ mà còn được huy động từ bên ngoài, các mối quan hệ nông hộ thiết lập được. Đồng bào Khmer tiếp cận với nguồn vốn từ 2 nguồn: các tổ chức chính thức: ngân hàng, tín dụng của tổ chức đoàn thể và nguồn phi chính thức: người thân, hàng xóm, người cho vay lãi. Đa số người dân chọn vay vốn từ nguồn chính thức, tỷ lệ 64,2%. Hầu hết nông hộ khá giàu (79,8%) có điều kiện thuận tiện trong tiếp cận vốn vay từ nguồn chính thức. Vốn vay từ ngân hàng, các tổ chức đoàn thể có lãi suất thấp (từ 0,5 - 2%/ tháng), số vốn vay nhiều (từ 1.000.000 – 70.000.000đ) và thời hạn vay dài (1 - 60 tháng). Nhóm nông dân nghèo vay vốn chủ yếu từ ngân hàng (47,8%), hàng xóm (21,1%) và người cho vay lãi (15,5%). Trong khi vốn vay từ nguồn phi chính thức có lãi suất cao (2 – 20%), số vốn vay không nhiều (100.000 – 5.000.000đ) Có 1 hộ vay từ người cho vay 25.000.000đ trong 1 thời gian ngắn để hoàn vốn cho ngân hàng và làm thủ tục vay lại. và thời gian vay ngắn (1 – 24 tháng). Với số vốn vay thấp từ nguồn không chính thức người nghèo khó có thể đầu tư cho sản xuất và tạo ra lợi nhuận. Họ chủ yếu sử dụng số tiền đó để giải quyết những khó khăn trước mắt trong cuộc sống. Và như thế người nghèo sẽ càng bị tổn thương và không thoát khỏi “cái vòng lẩn quẩn của đói nghèo.” Bảng 16: Lãi suất, vốn vay và thời hạn vay của nông hộ từ các nguồn Nguồn vay Tối đa Tối thiểu Trung bình Lãi suất (%) Tổ chức tín dụng 2 0,5 1,1 Người thân 10 2 6,5 Hàng xóm 30 5 10,9 Người cho vay lãi 20 2 7,5 Khác 5 0,5 1,9 Vốn vay (1.000 đồng) Tổ chức tín dụng 70.000 1.000 8.250 Người thân 4.000 100 1.130 Hàng xóm 5.000 100 610 Người cho vay lãi 25.000 100 2.630 Khác 3.000 200 1.000 Thời hạn vay (tháng) Tổ chức tín dụng 60 1 14,8 Người thân 4 2 2,7 Hàng xóm 6 1 3,0 Người cho vay lãi 12 3 5,0 Khác 24 4 8,7 Đa số các hộ nghèo ít có cơ hội trong việc tiếp cận nguồn vốn vay, đặc biệt là từ các tổ chức tín dụng. Ở nhóm nông hộ được vay vốn thì nhóm khá giàu chiếm 75,5%. Nhóm những nông hộ không vay vốn, hộ nghèo chiếm tỷ lệ 60,4% (Xem phụ lục 1, bảng 42). Kết quả phân tích các nguồn vốn vay nông hộ tiếp cận được theo phân tổ loại nông hộ được thể hiện trong bảng sau: Bảng 17: Các nguồn vốn vay phân theo nhóm hộ Nguồn vay Nghèo Khá giàu Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Tổ chức tín dụng 43 47,8 75 79,8 Người thân 6 6,7 5 5,3 Hàng xóm 19 21,1 5 5,3 Tư nhân 14 15,5 6 6,4 Khác 8 8,9 3 3,2 Tổng 90 100 94 100 Nguồn vốn vay từ tổ chức tín dụng vẫn là ưu tiên hàng đầu của nông hộ khi có nhu cầu vay vốn. Đối với nông hộ nghèo bên cạnh nguồn vay từ tổ chức tín dụng thì việc vay mượn từ hàng xóm và người cho vay lãi cũng đóng vai trò quan trọng giúp họ giải quyết khó khăn về tài chính. Trong khi đó đại đa số nông hộ trong nhóm khá giàu vay vốn từ tổ chức tín dụng. Những hộ khá giàu nhận định “thủ tục vay ngân hàng dễ hơn và lượng tiền vay được cũng nhiều hơn so với trước. Hiện nay khoảng 80% số hộ vay để sản xuất và mua sắm phương tiện sinh hoạt trong gia đình, 20% là mua bán hoặc chi tiêu vặt trong gia đình.” (Kết quả PRA nhóm nông dân khá xã Phú Tâm) Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2005 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phát vay cho đồng bào Khmer vay vốn tổng số tiền là 14 tỷ 354 triệu đồng/11.738 hộ. Trong đó vay ngắn hạn là 94 tỷ 136 triệu đồng/10.310 hộ; vay trung và dài hạn là 20 tỷ 218 triệu đồng/1.428 hộ và Ngân hàng chính sách phát vay với số tiền là 2 tỷ 726 triệu đồng/ 1.200 hộ cho bà con nông dân các xã thuộc chương trình 135; luỹ kế từ trước đến nay nâng tổng số phát vay cho hộ nghèo là 59 tỷ 934 triệu đồng/25.970 hộ Báo cáo kết quả công tác dân tộc 9 tháng năm 2005 và quyết định 1637 của Thủ tướng Chính phủ, Ban Dân tộc Tôn giáo tỉnh Sóc Trăng, ngày 25/08/2005 . Khi người nghèo gặp khó khăn trong sản xuất hoặc đời sống họ thường vay mượn từ những cá nhân, tổ chức phi chính thức như hàng xóm, người thân, người cho vay lãi hoặc từ người chủ mà họ làm thuê. Và như vậy, người nghèo dễ bị tổn thương hơn những nhóm khác trong cộng đồng vì những bất lợi trong tiếp cận nguồn lực tài chính. Kết quả PRA nhóm nông dân nghèo cho biết có nhiều người nghèo khi gặp khó khăn về tài chính họ mượn tiền trước của chủ ruộng mà họ làm thuê sau đó sẽ bằng cách cắt lúa, suốt lúa, làm cỏ,… với giá trị lao động thấp hơn giá thực tế rất nhiều. Cũng có tình trạng người dân bán lúa non hoặc cho con đi làm công để trừ nợ ở nhóm người nghèo. “Khi gia đình gặp khó khăn về kinh tế thì hầu như người nghèo không được mượn hoặc vay từ những hộ xung quanh. Nếu có mượn thì mượn ngày công làm thuê của những người giàu sau do làm thuê lại cho họ để trả công.” (Kết quả PRA nhóm nông dân nghèo xã Phú Mỹ) Nhu cầu tài chính trong sản xuất và đời sống cuả nông hộ là rất lớn. Những hộ nghèo dù có đất hay không đất sản xuất họ đều cần nguồn vốn để lựa chọn loại hình tạo thu nhập phù hợp với nguồn lực đang có để không phải làm thuê với công việc bấp bênh, thu nhập không ổn định. Trên thực tế việc tiếp cận vốn của người nghèo có nhiều khó khăn. Có rất nhiều lý do và các lý do cũng khác nhau giữa các nhóm nông hộ có điều kiện kinh tế khác nhau. Nông hộ nhóm khá giàu không tiếp cận vốn vì 66,7% họ cho rằng họ đã đủ vốn và không có nhu cầu vay. Trong khi đó những người nghèo không tiếp cận được vốn vay vì không có tài sản đất đai để thế chấp (55,3%), sợ làm ăn thua lỗ (13,9%) và đi làm thuê xa nhà thường xuyên (11,6%) nên không vay. Những người nghèo thường đi làm thuê, mạng lưới quan hệ với các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương hạn chế nên ít có cơ hội tiếp cận được các nguồn vốn nhất là vốn vay ưu đãi. (Kết quả PRA nhóm nông dân nghèo xã Viên Bình) Bảng 18: Lý do không vay vốn theo phân tổ loại nông hộ Lý do Nghèo Giàu Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Đủ vốn 9 6,9 20 66,7 Không tài sản/ đất đai 72 55,3 3 10,0 Đi làm thuê thường xuyên 15 11,6 0 0 Sợ làm ăn lỗ 18 13,9 3 10,0 Khác 16 12,3 4 13,3 Tổng 130 100 30 100 Việc có tài sản thế chấp là điều kiện ràng buộc người vay có trách nhiệm với số tiền đã vay đồng thời giúp các tổ chức này thuận lợi trong việc thu hồi vốn. Tuy nhiên, đây cũng là rào cản đối với các hộ nghèo không đất hoặc ít đất sản xuất. Kết quả Tổng điều tra nông thôn-nông nghiệp ngày 1/10/2001 cho thấy tỷ lệ nông dân không đất sản xuất của tỉnh chiếm 21,31% số hộ nông nghiệp Cục Thống kê Sóc Trăng, 2004, Số liệu kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng 1976 - 2003 . Biểu đồ thể hiện diện tích đất trồng luá cuả nông hộ cho thấy xu hướng giảm diện tích đất sản xuất ở nhóm nông hộ nghèo và xu hướng tăng diện tích đất ở nhóm khá giàu. Diện tích đất sản xuất trung bình trên nông hộ ở nhóm nghèo cũng rất thấp. Giải quyết những khó khăn trong sản xuất và cuộc sống người nghèo phải vay từ người cho vay lãi với lãi suất cao. Họ không có cơ hội để tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi từ các tổ chức của Nhà nước. Biểu đồ 1: Diễn biến diện tích đất trồng lúa từ năm 2000 – 2005 0 5000 10000 15000 20000 25000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Nhóm khá giàu Nhóm nghèo Nhìn chung, các biện pháp đối phó của người nghèo thường hướng đến các tổ chức nhỏ phi chính thức để vay tiền trong trường hợp khủng hoảng nghiêm trọng cũng như sự thiếu hụt trong cuộc sống hàng ngày. Đối tượng vay mượn là bà con thân thuộc, các chủ thuê mướn công, những người buôn bán dịch vụ những mặt hàng cần thiết cho người nghèo: gạo, thực phẩm và những nguồn vốn vay này rất dễ tiếp cận, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người nghèo. Để giải quyết khó khăn với những khoản tiền vay nhỏ thì có thể thực hiện được với những đối tượng trên. Nhưng đối với những khoản tiền lớn thì không thể được. Cộng đồng người Khmer phần đông là người nghèo, họ không có nhiều tiền tích luỹ nên khi vay bà con thân thuộc, người lối xóm tiền vay có thể không trả lãi hoặc trả lãi thấp nhưng số tiền vay được thì rất ít. Vay các khoản lớn của tư nhân thì được khoản tiền lớn hơn nhưng khó vay vì họ không tin người nghèo sẽ có khả năng hoàn trả. Vay tư nhân các khoản nhỏ dễ hơn nhưng lãi suất cao. Cuộc sống của người nghèo có nguy cơ tổn thương cao, đặc biệt khi gặp những đột biến và khủng hoảng, cũng như những khó khăn trong cuốc sống thường nhật buộc họ phải sử dụng những biện pháp để đối phó. Bảng minh hoạ dưới đây cho thấy người nghèo đã sử dụng những biện pháp đối phó khi cần tiền tiêu dùng trong những trường hợp khẩn cấp cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Bảng 19: Những biện pháp đối phó của người nghèo Thực trạng kinh tế - xã hội và những giải pháp xoá đói giảm nghèo ở người Khmer tỉnh Sóc Trăng – PGS TS Ngô Văn Lệ, TS Nguyễn Văn Tiệp – NXB Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh 2003, Trang 141, 142 Nhu cầu cuộc sống Biện pháp đối phó 1. Khoản tiền lớn khi gặp khủng hoảng nghiêm trọng: có người chết, bệnh tật, bão lụt, mất mùa tôm, lúa, hành, gia súc chết Bán, chuyển nhượng, cầm cố ruộng đất, tài sản Vay bà con Vay tư nhân (từ 1 hoặc nhiều người) Cho con đi ở nhà khác, cho con bỏ học đi làm phụ giúp 2. Khoản tiền vừa và nhỏ do gặp khó khăn đột xuất: ốm đau, thiếu gạo, thiếu tiền chi phí, tiền học, lễ hội, giỗ, tết Vay tiền bà con Vay tiền tư nhân Vay công non, lúa non trước, trả sau Làm mướn trả công Chịu tiền người bán hàng: gạo, thực phẩm Vay quỹ tiết kiệm nhóm phụ nữ Tiết kiệm chi tiêu Bán tài sản, gia súc gia cầm 3. Khoản tiền đầu tư sản xuất: chăn nuôi, trồng hành, nuôi tôm, cá Vay vốn ưu đãi của Nhà nước qua chương trình XĐGN, Hội phụ nữ, Ngân hàng Người nghèo, Ủy ban Dân tộc và Miền núi Vay bà con, tư nhân Mua chịu tôm giống, lợn giống, hành giống, vật tư Người nghèo cũng không thể hoàn toàn trông cậy vào sự giúp đỡ của họ hàng, cộng đồng khi có những biến cố lớn gặp khủng hoảng nghiêm trọng. Có chăng chỉ giải quyết được khó khăn trước mắt khi dựa vào sự giúp đỡ của họ. Do nguồn vốn xã hội ít, trong trường hợp khủng hoảng người nghèo không có khả năng tiếp cận các nguồn vốn chính thức của Nhà nước vì thủ tục vay vốn này chỉ ưu tiên cho việc đầu tư sản xuất kinh doanh kèm theo các thủ tục hành chính như phải làm đơn, có sự xác nhận của chính quyền địa phương, phải có tài sản thế chấp - điều mà các hộ nghèo khó có thể tiếp cận được và nếu có được vay cũng chỉ được vay một khoản tiền nhỏ khó có thể sản xuất kinh doanh có lời. Nhìn chung, những biện pháp đối phó của người nghèo thường mang tính giải pháp tình thế gây nhiều thiệt thòi cả về mặt vật chất, thể chất, tinh thần và tâm lý. Nghèo đói đeo bám dai dẳng và ước mơ thoát nghèo là nguyện vọng của họ mà không phải lúc nào cũng thực hiện được nếu như thiếu sự giúp đỡ từ phía Nhà nước và cộng đồng. Bên cạnh việc vay vốn từ các tổ chức tín dụng, các cá nhân và tổ chức phi chính thức, đồng bào Khmer Sóc Trăng còn tiếp cận được các nguồn vốn vay, những hỗ trợ từ các Dự án, Chương trình của Chính phủ, địa phương và các tổ chức phi chính phủ. Ban Dân tộc Tôn giáo tỉnh Sóc Trăng phối hợp với các sở ngành và địa phương tổ chức thực hiện tốt các chính sách dân tộc nhằm giúp đỡ đồng bào dân tộc Khmer từng bước để ổn định cuộc sống. Từ năm 2001 – 2004 đã thực hiện tốt vốn hỗ trợ đặc biệt khó khăn cho đồng bào Khmer đạt được kết quả như sau: Tổng số vốn hỗ trợ 3.600 triệu đồng, trong đó Hỗ trợ đời sống: 3.265 hộ với số tiền 1.466 triệu đồng Hỗ trợ sản xuất: 2.797 hộ với số tiền 2.314 triệu đồng Chính sách vốn trợ giá trợ cước (2001 - 2004) với tổng số vốn 7.891 triệu đồng, trong đó: Muối Iot: 2.611 triệu đồng Giấy viết học sinh: 1.932 triệu đồng Thuốc thú y: 708 triệu đồng Vật nuôi, cây trồng: 2.640 triệu đồng Nhờ có chương trình và các nguồn vốn trên đã giúp người Khmer tự vươn lên xoá được đói, giảm được nghèo, tạo được nhà ở cho hộ nghèo. Bên cạnh đó, người Khmer nhận thức được và chuyển đổi dần tập quán lạc hậu, hạn chế việc đi làm thuê mướn, cầm cố, sang bán đất, vay nặng lãi và đẩy lùi được các tệ nạn xã hội từ đó cuộc sống và nhận thức của người Khmer được nâng lên Báo cáo tham luận về mức sống và tăng trưởng của đồng bào Khmer giai đoạn 2006 – 2010 tỉnh Sóc Trăng, Ban Dân tộc Tôn giáo tỉnh Sóc Trăng, ngày 11/08/2005 . Để người dân, nhất là người nghèo tiếp cận được nguồn vốn từ chương trình tín dụng của các tổ chức tín dụng chính thức cần có những chính sách, quy chế thông thoáng hơn trong việc vay vốn. Những ý kiến của các nông hộ được phỏng vấn cho rằng: cần tăng định mức vốn vay; lãi suất thấp; thủ tục vay vốn nên đơn giản; cần có chính sách ưu đãi cho những hộ nghèo, hộ chính sách. “Người dân vùng nông thôn còn gặp không ít khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn, đặc biệt là đồng bào Khmer. Cái khó khăn lớn nhất vẫn là trình độ học vấn, nhiều người còn chưa biết viết chữ, thậm chí là viết, ký tên của mình, là điều khó khăn cho ngân hàng cũng như cán bộ nghiệp vụ. Chính yếu tố khó khăn này đã dẫn đến hàng loạt khó khăn như: cách sử dụng hiệu quả đồng vốn, việc tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật,.... Chính vì thế, để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho đồng bào Khmer phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao trình độ dân trí,... thì Đảng và Nhà nước, các ngành chức năng cần quan tâm nhiều hơn nữa bằng nhiều chương trình, dự án phát triển, hỗ trợ cụ thể đến từng hộ, đảm bảo công bằng và mang đúng tính chất, ý nghĩa của chương trình, dự án mang lại.” (Kết quả PRA nhóm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc13141%5BSharingVn.Net%5D-Bao%20cao%20tong%20hop%20de%20taiTran%20Thanh%20Be.doc
Tài liệu liên quan