Luận văn Quy chế đấu thầu cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty Sông Đà

Tài liệu Luận văn Quy chế đấu thầu cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty Sông Đà: 1 Luận văn Quy chế đấu thầu cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty Sông Đà 2 LỜI MỞ ĐẦU Cơ chế kinh tế thị trường xuất hiện cùng với công cuộc cải cách kinh tế ở Việt Nam đã được trên 15 năm. Nhờ đó nền kinh tế đã thu được những thành tựu quan trọng bước đầu, tốc độ tăng trưởng được duy trì ở mức độ tương đối cao trong một thời gian dài. Cùng với sự phát triển của đất nước, hoạt động xây dựng trong những năm gần đây đã có sự chuyển mình và đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Ngành xây dựng nước ta đã có những bước phát triển không ngừng về mọi mặt, trưởng thành nhanh chóng trong mọi lĩnh vực của hoạt động xây dựng, có thể thiết kế, thi công hoàn thiện nhiều công trình có quy mô lớn, hiện đại và ngày càng đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ xây dựng các công trình công nghiệp, công trình dân dụng và hạ tầng kỹ thuật. Đóng góp một phần không nhỏ vào thành tích này, ta phải kể đến hoạt động đấu thầu. Đấu thầu xây dựng là công việc tuy mới được áp dụn...

pdf89 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Quy chế đấu thầu cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty Sông Đà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Luận văn Quy chế đấu thầu cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty Sông Đà 2 LỜI MỞ ĐẦU Cơ chế kinh tế thị trường xuất hiện cùng với công cuộc cải cách kinh tế ở Việt Nam đã được trên 15 năm. Nhờ đó nền kinh tế đã thu được những thành tựu quan trọng bước đầu, tốc độ tăng trưởng được duy trì ở mức độ tương đối cao trong một thời gian dài. Cùng với sự phát triển của đất nước, hoạt động xây dựng trong những năm gần đây đã có sự chuyển mình và đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Ngành xây dựng nước ta đã có những bước phát triển không ngừng về mọi mặt, trưởng thành nhanh chóng trong mọi lĩnh vực của hoạt động xây dựng, có thể thiết kế, thi công hoàn thiện nhiều công trình có quy mô lớn, hiện đại và ngày càng đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ xây dựng các công trình công nghiệp, công trình dân dụng và hạ tầng kỹ thuật. Đóng góp một phần không nhỏ vào thành tích này, ta phải kể đến hoạt động đấu thầu. Đấu thầu xây dựng là công việc tuy mới được áp dụng ở nước ta từ năm 1994 nhưng đến nay, qua nhiều bước hoàn thiện đã chứng tỏ phù hợp với nền kinh tế thị trường, thực sự mang lại hiệu quả kinh tế to lớn, tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng, thúc đẩy sự hoàn thiện của bản thân Nhà thầu về năng lực và tổ chức để đảm bảo các yêu cầu về tiến độ thi công và chất lượng các công trình. Tuy nhiên, công tác đấu thầu là lĩnh vực tương đối mới nên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những lúng túng, bất cập thậm chí có những sai lầm gây thất thoát tài lực của đất nước, đòi hỏi Nhà nước phải tập trung sự nghiên cứu, cập nhật, đổi mới phương thức phù hợp trong quản lý và điều hành công tác đấu thầu nói chung. Khi đất nước bước sang thiên niên kỷ mới, Đại hội Đảng IX đã thông qua một số văn kiện quan trọng đề ra mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trong những năm tới, thực hiện chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để đạt được mục tiêu trên, trong thời gian qua, Nhà nước đã xây dựng và ban hành các biện pháp, cơ chế, chính sách nhằm phát huy nội lực đất nước, phù hợp với các cam kết quốc tế. 3 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng đặc biệt là hoạt động đấu thầu ngày càng được bổ sung, hoàn thiện phục vụ đắc lực cho công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực này, tạo ra một thị trường xây dựng trong sạch, mang tính cạnh tranh cao. Qua thời gian thực tập tại phòng Kinh tế Tổng công ty Sông Đà, em đã nhận thức được tầm quan trọng của phương thức đấu thầu đối với nền kinh tế nói chung và đối với Tổng công ty Sông Đà nói riêng. Hơn nữa, để hiểu sâu hơn các quy định của pháp luật về phương thức đấu thầu từ đó thấy được những ưu điểm, tồn tại cùng các giải pháp để phương thức đấu thầu ngày càng hoàn thiện nên em chọn đề tài: “Quy chế đấu thầu cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty Sông Đà” . Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm các phần: Chương I: Những vấn đề pháp lý chung về đấu thầu, đấu thầu xây lắp Chương II: Vấn đề áp dụng pháp luật về đấu thầu xây lắp tại Tổng công ty Sông Đà Chương III: Kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ pháp lý về đấu thầu xây lắp tại Tổng công ty Sông Đà CHƯƠNG I- NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CHUNG VỀ ĐẤU THẦU, ĐẤU THẦU XÂY LẮP I - KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẤU THẦU 1- Sự cần thiết phải tiến hành đấu thầu trong hoạt động xây dựng Khi một dự án đã được phê duyệt, công việc tiếp theo là triển khai thực hiện dự án. Để triển khai thực hiện dự án có rất nhiều việc phải làm như: tư 4 vấn, thiết kế kỹ thuật, thi công, mua sắm thiết bị, xây lắp... Có hai cách để thực hiện các công việc này: - Chủ dự án tự mình làm tất cả các công việc của dự án - Thuê các đối tác bên ngoài Đối với cách thứ nhất, chủ dự án sẽ tự mình thực hiện toàn bộ dự án bằng các nguồn lực sẵn có, phát triển những công nghệ sẵn có của mình. Nếu theo cách thứ hai, chủ đầu tư sẽ phải tìm kiếm các đối tác cho các công việc cụ thể, chi tiết của dự án từ một công ty khác bằng cách sử dụng hình thức đấu thầu( khi đó chủ dự án sẽ là chủ đầu tư và các đối tác tham gia là các Nhà thầu) để lựa chọn Nhà thầu thích hợp nhất hoặc chủ dự án có thể thoả thuận, thuyết phục trực tiếp bên đối tác nhất định thực hiện dự án cho mình. Tuy nhiên trong một nền kinh tế phát triển luôn tồn tại rất nhiều các doanh nghiệp xây dựng( chính là các đối tác của chủ dự án) có các thế mạnh và nhược điểm khác nhau, giữa các doanh nghiệp này luôn có sự cạnh tranh gay gắt. Do đó, chủ dự án có rất nhiều cơ hội lựa chọn cho mình một đối tác tốt nhất, để lựa chọn được thì chủ dự án nên chọn phương thức đấu thầu. Vậy, đấu thầu là phương thức cần thiết để lựa chọn những Nhà thầu tốt nhất phù hợp nhất để thực hiện toàn bộ hay từng phần dự án một cách có hiệu quả. Việc tiến hành đấu thầu đem lại rất nhiều thuận lợi cho cả ba bên: Nhà nước, chủ đầu tư và Nhà thầu. Đứng trên phương diện Nhà nước, nhờ có đấu thầu, Nhà nước đã lựa chọn được các Nhà thầu đáp ứng yêu cầu cơ bản của chủ đầu tư; các cơ quan quản lý nhà nước có đủ thông tin thực tế và cơ sở khoa học để đánh giá đúng năng lực thực sự của các Nhà thầu đồng thời tạo ra được thị trường xây dựng minh bạch, cạnh tranh và bình đẳng. Mặt khác, đấu thầu đã nâng cao hiệu quả dự án, chất lượng các công trình được cải thiện rất nhiều, tiết kiệm cho Nhà nước hàng ngàn tỷ đồng. Xét về phía Nhà thầu, qua đấu thầu đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong cạnh tranh, tiếp thu được kiến thức về khoa học công nghệ tiên tiến hiện 5 đại trong việc xây dựng dự án lớn, có cơ hội để cạnh tranh với nhau trên thương trường trong nước và quốc tế, từ đó có điều kiện để khẳng định mình ở hiện tại và tương lai. Còn về phía chủ đầu tư, có rất nhiều thuận lợi phải kể đến như có khả năng tăng thêm nguồn lực từ bên đối tác, tạo cơ hội lựa chọn được Nhà thầu tốt nhất với chi phí thấp nhất trong số rất nhiều ứng cử viên. Bên cạnh đó có thể tăng chất lượng dự án, tăng cường các mối quan hệ, uy tín của công ty và chủ đầu tư tăng lên rất nhiều. Vậy, trong nền kinh tế thị trường, hoạt động đấu thầu là một phương thức phổ biến và thực sự cần thiết để thực hiện dự án một cách hiệu quả. 2- Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu đối với đấu thầu. 2.1 Khái niệm Trên thực tế hiện nay tồn tại rất nhiều khái niệm, cách hiểu về đấu thầu. Xuất phát từ Từ điển Tiếng việt, “ đấu thầu ” được hiểu là việc tổ chức cuộc so đọ công khai ai nhận làm, nhận bán với điều kiện tốt nhất thì được chấp nhận. Theo đó thì “đấu thầu” là một cuộc đọ sức công khai giữa các tổ chức về kỹ thuật và tài chính. Còn theo quan niệm chủ thầu( Bên mời thầu), cũng như theo định nghĩa trong Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ- CP ngày 1/9/1999 của Chính phủ thì “đấu thầu” là quá trình lựa chọn Nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của Bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các Nhà thầu. Xét theo quan niệm Nhà thầu thì “đấu thầu” là cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các Nhà thầu để nhận được dự án cung cấp các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ từ Bên mời thầu. Vậy đứng trên quan niệm Nhà thầu và chủ thầu, “đấu thầu” là cuộc “thi tuyển” trong hoạt động xây dựng giữa các Nhà thầu thoả mãn các yêu cầu của chủ thầu từ đó lựa chọn được Nhà thầu thích hợp nhất. Một số thuật ngữ liên quan theo Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ- CP ngày 1/9/1999 của Chính phủ: 6 “Dự án” là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc đáp ứng mục tiêu hoặc yêu cầu nào đó. Dự án bao gồm dự án đầu tư và dự án không có tính chất đầu tư. “Người có thẩm quyền” là người đứng đầu hoặc người được uỷ quyền theo quy định của pháp luật thuộc tổ chức, cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp. “Cấp có thẩm quyền” là tổ chức, cơ quan được người có thẩm quyền giao quyền hoặc uỷ quyền theo quy định của pháp luật. “ Bên mời thầu ” là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp của chủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu. “ Nhà thầu” là tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự, đối với cá nhân còn phải có năng lực hành vi dân sự để ký kết và thực hiện hợp đồng. Nhà thầu là nhà xây dựng trong đấu thầu xây lắp; là nhà cung cấp hàng hoá trong đấu thầu mua sắm hàng hoá; là nhà tư vấn trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn; là nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư. “Gói thầu” là toàn bộ dự án hoặc một phần công việc của dự án được phân chia theo tính chất kỹ thuật hoặc trình tự thực hiện dự án, có quy mô hợp lý để bảo đảm tính đồng bộ của dự án. Trong trường hợp mua sắm, gói thầu có thể là một loại đồ dùng trong thiết bị hoặc phương tiện. Gói thầu được thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng( gói thầu được chia thành nhiều phần). “Xây lắp” là những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị các công trình, hạng mục công trình. Tóm lại, “đấu thầu” thực chất là quá trình thoả mãn các yêu cầu về kỹ thuật, tài chính của cả hai chủ thể cơ bản tham gia vào quá trình đấu thầu để thực hiện một dự án sao cho có hiệu quả nhất với chi phí thấp, tạo ra các công trình có chất lượng cao. 7 2.2 Đặc điểm Từ các khái niệm nêu trên ta có thể thấy có một số đặc điểm riêng đặc trưng cho phương thức đấu thầu. Thứ nhất, xét về chủ thể, chủ thể của đấu thầu có thể là cá nhân( trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn) hay bắt buộc phải là tổ chức( đấu thầu xây lắp và đấu thầu mua sắm hàng hoá). Các tổ chức, cá nhân này muốn tham gia đấu thầu phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Thứ hai, khác với hình thức đấu giá chỉ có một người bán mà có nhiều người mua, đấu thầu là phương thức có một người mua nhưng có rất nhiều người bán. Trong đó chủ đầu tư là người mua, Nhà thầu là người bán, người bán nào trả giá thấp nhất với chất lượng cao sẽ được người mua lựa chọn hay chính là trúng thầu. Chính các đặc điểm trên đã tạo ra cho đấu thầu những ưu điểm riêng mà các hình thức lựa chọn Nhà thầu khác không có. 2.3 Yêu cầu với đấu thầu trong hoạt động xây dựng Khi chủ đầu tư muốn tổ chức đấu thầu để lựa chọn Nhà thầu cho dự án của mình, cả quy trình đấu thầu đó phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nhất định theo quy định của pháp luật. Yêu cầu đầu tiên đối với đấu thầu là việc lựa chọn Nhà thầu phù hợp nhất nhưng phải đảm bảo tính cạnh tranh. Nếu không đảm bảo tính cạnh tranh thì quy trình đấu thầu đó sẽ không bao giờ tồn tại được. Thứ hai, chủ đầu tư muốn tiến hành đấu thầu chỉ khi đã xác định được nguồn vốn để thực hiện dự án, điều này đảm bảo tính minh bạch và tiến độ của hoạt động đấu thầu. Yêu cầu thứ ba đặt ra đối với đấu thầu là cả bên mời thầu và Nhà thầu không được kéo dài thời gian thực hiện đấu thầu, phải luôn bảo đảm tiến độ, hiệu quả của đấu thầu trong hoạt động xây dựng đồng thời bên dự thầu phải có phương án kỹ thuật tối ưu, công nghệ hiện đại, có giá dự thầu hợp lý khi tham gia đấu thầu, điều này tạo tính hiệu quả, chất lượng cho dự án. Bên cạnh đó để tránh các tiêu cực thường xuất hiện trong hoạt động 8 đấu thầu, các Nhà thầu không được sử dụng tư cách pháp nhân của tổ chức khác để tham gia dự thầu; dàn xếp; mua bán thầu; dùng ảnh hưởng của mình làm sai lệch kết quả đấu thầu hoặc bỏ giá thầu thấp dưới giá thành xây dựng công trình. Để thúc đẩy hoạt động xây dựng của nước ta phát triển thì khi Nhà thầu trong nước tham gia đấu thầu quốc tế tại Việt Nam sẽ được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định trong Quy chế đấu thầu. Bất cứ hành vi của Nhà thầu nào vi phạm các yêu cầu trên đều bị xử lý một cách thích đáng như bị loại bỏ Hồ sơ dự thầu, không công nhận kết quả đấu thầu... 3- Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động đấu thầu Bất cứ hoạt động nào xuất hiện trong nền kinh tế đều có một quá trình phát triển và đấu thầu cũng vậy. Đấu thầu đã manh nha xuất hiện ở nước ta từ rất lâu nhưng trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, khi mà mọi công trình xây dựng đều được thực hiện theo chỉ tiêu pháp lệnh, Nhà nước chỉ định cho các đơn vị thực hiện xây lắp tuỳ theo kế hoạch mà Nhà nước đề ra hoặc căn cứ vào mối quan hệ giữa các đơn vị đó với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà không qua đấu thầu. Với cơ chế này, không tồn tại khái niệm cạnh tranh trong tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế nói chung và trong hoạt động đầu tư xây dựng nói riêng, từ đó tạo ra nhiều tiêu cực, sai lầm gây thất thoát lớn cho xã hội. Tuy nhiên, khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, khái niệm cạnh tranh trở nên thông dụng. Trong hoạt động đầu tư xây dựng, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật, đều có cơ hội tham gia xây dựng các công trình ngang nhau nên giữa các doanh nghiệp luôn tồn tại sự cạnh tranh. Nền kinh tế càng phát triển thì mức độ cạnh tranh càng gay gắt. Đứng trước thực tế đó, hoạt động đấu thầu đã xuất hiện và tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, các doanh nghiệp xây dựng có cơ hội được thể hiện mình một cách tốt nhất. Ở các nước phát triển, 9 đấu thầu đã được áp dụng từ lâu và mang lại hiệu quả to lớn, còn ở Việt Nam hình thức này còn rất mới. Để tạo ra môi trường pháp lý nhằm tăng cường hiệu quả của hình thức đấu thầu, cùng với việc tổ chức thực hiện, các văn bản có tính quy chế được xây dựng, bổ sung và sửa đổi ngày càng hoàn thiện hơn. - Đầu những năm 1990, trong các văn bản quản lý đầu tư xây dựng đã xuất hiện “ Quy chế đấu thầu trong xây dựng” nhưng chưa rõ ràng. - Tháng 3/1994- Bộ Xây dựng ban hành “ Quy chế đấu thầu xây lắp” ( Quyết định số 06/BXD- VKT thay cho Quyết định số 24/BXD- VKT trước đây). Đây là văn bản được coi là Quy chế đấu thầu đầu tiên, theo đó quy định tất cả công trình xây dựng thuộc sở hữu Nhà nước đều phải thực hiện đấu thầu. - Đến ngày 16/4/1994, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 183 TTg. Theo Quy chế này, các dự án dùng vốn Nhà nước( bao gồm Ngân sách cấp, vốn vay, vốn viện trợ, vốn Nhà nước ở các doanh nghiệp) đều phải qua đấu thầu, kết quả đấu thầu có vốn đầu tư trên 10 triệu USD phải thông qua Hội đồng xét thầu quốc gia thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và phê duyệt. - Năm 1996, Chính phủ ban hành Quy chế đấu thầu kèm theo Nghị định số 43/CP ngày 16/7/1996. Văn bản này mang tính pháp lý cao hơn và phạm vi điều chỉnh rộng hơn, theo đó, “gói thầu” lần đầu tiên đã trở thành đối tượng quản lý của công tác đấu thầu. Nghị định 43/CP của Chính phủ đã được thay thế bằng Nghị định số 88/CP ngày 1/9/1999 và Nghị định này đã được bổ sung, sửa đổi bởi Nghị định số 14/CP ngày 5/5/2000. Từ năm 1999 đến năm 2003, công tác đấu thầu được điều chỉnh chủ yếu bằng Nghị định số 88/CP và Nghị định số 14/CP, so với cơ chế cũ thì nhiều vấn đề đã sáng tỏ hơn, phương pháp đánh giá để đấu thầu đã khoa học hơn, chuẩn mực hơn... - Nền kinh tế ngày càng phát triển, yêu cầu đặt ra với đấu thầu ngày càng cao. Để đáp ứng các yêu cầu đó, năm 2003, Chính phủ đã ban hành 10 Nghị định số 66/CP ngày 12/6/2003 sửa đổi bổ sung Quy chế đấu thầu kèm theo Nghị định số 88/CP và Nghị định số 14/CP. Với 45% số điều bổ sung Nghị định 88/CP và 13% số điều sửa đổi bổ sung Nghị định 14/CP đã tăng cường tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong đấu thầu, bảo đảm hiệu quả kinh tế của dự án, tăng cường một bước công tác thanh tra quản lý hoạt động đấu thầu và thực hiện hợp đồng, nâng cao công tác quản lý thông tin về đấu thầu và Nhà thầu... Đặc biệt là việc ban hành Luật Xây dựng với chương VI về lựa chọn Nhà thầu và hợp đồng xây dựng đã thực sự là bước tiến cơ bản trong công tác quản lý nhà nước về đấu thầu, tạo cho hoạt động đấu thầu ngày càng phù hợp với xu thế hội nhập hiện nay. 4- Phạm vi, đối tượng áp dụng đấu thầu Nhà nước ta chỉ quy định một số dự án bắt buộc phải tiến hành đấu thầu, còn các dự án khác chỉ khuyến khích áp dụng. Trong đó các dự án bắt buộc phải áp dụng phương thức đấu thầu: - Các dự án đầu tư thực hiện theo Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng có quy định phải thực hiện Quy chế đấu thầu. - Các dự án liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc cổ phần có sự tham gia của các tổ chức kinh tế nhà nước( các doanh nghiệp nhà nước) từ 30% trở lên vào vốn pháp định, vốn kinh doanh hoặc vốn cổ phần. - Các dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc của nước ngoài được thực hiện trên cơ sở nội dung văn bản thoả thuận được hai bên ký kết( bên tài trợ và bên Việt Nam). Trường hợp có những nội dung liên quan tới quy định về đấu thầu trong dự thảo văn bản thoả thuận khác với Quy chế đấu thầu này thì cơ quan được giao trách nhiệm đàm phán ký kết thoả thuận phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước khi ký kết. Trường hợp văn bản thoả thuận 11 đã ký có những nội dung liên quan với quy định về đấu thầu khác với Quy chế đấu thầu của Việt Nam thì áp dụng theo văn bản đã ký. Riêng thủ tục để trình duyệt, thẩm định phê duyệt kế hoạch đấu thầu và kết quả lựa chọn Nhà thầu thực hiện theo Quy chế đấu thầu tại Việt Nam. - Các dự án cần lựa chọn đối tác đầu tư để thực hiện:  Đối với các dự án đầu tư trong nước, chỉ thực hiện khi có từ hai nhà đầu tư trở lên cùng muốn tham gia một dự án;  Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ tổ chức đấu thầu theo Quy chế đấu thầu khi có từ hai nhà đầu tư trở lên cùng muốn tham gia một dự án hoặc Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải đấu thầu để lựa chọn đối tác đầu tư thực hiện dự án. - Đầu tư mua sắm đồ dùng, vật tư, trang thiết bị, phương tiện làm việc của các cơ quan nhà nước, đoàn thể, doanh nghiệp nhà nước; đồ dùng và phương tiện làm việc thông thường của lực lượng vũ trang. Bộ Tài chính quy định chi tiết phạm vi mua sắm, trách nhiệm, quyền hạn của đơn vị mua sắm theo Luật Ngân sách nhà nước. Với các dự án trên, các quy định của Nhà nước đang ngày càng mở rộng đối tượng áp dụng phương thức đấu thầu. 5- Phân loại đấu thầu trong xây dựng Trên thực tế có rất nhiều cách phân loại đấu thầu khác nhau nhưng có một số cách phân loại phổ biến như sau: 5.1- Phân loại theo phạm vi gói thầu đối với các Nhà thầu: Dựa theo các lĩnh vực hoạt động khác nhau của dự án đem đấu thầu, người ta có thể nhóm thành các loại đấu thầu như sau: Đấu thầu trong nước: Đây là phương thức đấu thầu chỉ có các Nhà thầu trong nước tham dự. 12 Đấu thầu quốc tế: Đây là phương thức đấu thầu có sự tham gia của Nhà thầu trong nước và Nhà thầu ngoài nước tham dự. Đối với đấu thầu quốc tế chỉ được áp dụng trong một số dự án nhất định. 5.2- Phân loại theo nội dung chung của công việc gọi thầu( đối tượng của đấu thầu) Dựa theo các lĩnh vực hoạt động khác nhau của dự án đem đấu thầu, người ta có thể nhóm thành các loại đấu thầu như sau: Đấu thầu tuyển chọn tư vấn là quá trình đấu thầu nhằm tuyển chọn một công ty hoặc một cá nhân tư vấn có kinh nghiệm chuyên môn để thực hiện các công việc có liên quan trong quá trình chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư. Đấu thầu mua sắm hàng hoá là phương thức đấu thầu nhằm tuyển chọn nhà cung cấp hàng hoá, thiết bị, công nghệ( gồm cả việc cung cấp thiết bị công nghệ cho việc thi công dự án) phù hợp đáp ứng các yêu cầu của dự án đầu tư. Đấu thầu xây lắp là phương thức đấu thầu mà sau khi giai đoạn chuẩn bị dự án được hoàn tất, chủ đầu tư phải tổ chức tuyển chọn Nhà thầu xây dựng phù hợp, thực hiện các công việc xây dựng và lắp đặt các công trình đáp ứng các yêu cầu của dự án đầu tư. Đây cũng là một trong những giai đoạn rất quan trọng trong đầu tư xây dựng. Đấu thầu để chọn đối tác thực hiện dự án là loại đấu thầu để chọn nhà đầu tư thực hiện dự án khi có những dự án chưa có nhà đầu tư hoặc cần gọi thêm nhà đầu tư. Loại đấu thầu này áp dụng cho những dự án thuộc danh mục đầu tư hàng năm do Chính phủ công bố hoặc nhà đấu tư đề xuất. Nếu có từ hai đối tác trở lên quan tâm thực hiện dự án thì phải tổ chức đấu thầu để người có thẩm quyền có cơ sở xem xét lựa chọn đối tác thực hiện dự án. 5.3- Đấu thầu theo hình thức lựa chọn Nhà thầu Theo cách phân loại này đấu thầu được chia làm các loại đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu. 13 Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng Nhà thầu tham gia. Khi đó bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện, thời gian dự thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc thông báo trên tờ thông tin về đấu thầu và trang Web về đấu thầu của Nhà nước và của Bộ, ngành địa phương tối thiểu 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu. Đây là hình thức chủ yếu áp dụng trong đấu thầu hiện nay. Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số Nhà thầu( tối thiểu là 5 người) có đủ kinh nghiệm và năng lực tham dự. Hình thức này chỉ được xem xét áp dụng khi có một trong các điều kiện sau: - Chỉ có một số Nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của gói thầu - Do nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế - Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế. Chỉ định thầu là hình thức chọn trực tiếp Nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng. Hình thức này chỉ được áp dụng trong các trường hợp đặc biệt có tính chất nghiên cứu thử nghiệm, cấp bách do thiên tai địch hoạ, hay có liên quan đến bí mật quốc gia. Một số dự án trong loại này thường do Thủ tướng Chính phủ quyết định và cho phép. Các dự án được chỉ định thầu hay gói thầu thường có giá trị nhỏ. Đối với các gói thầu lớn phải thông qua Thủ tướng Chính phủ xét duyệt. Chào hàng cạnh tranh là hình thức áp dụng cho những gói thầu mua sắm hàng hoá có giá trị dưới 2 tỷ đồng. Mỗi gói thầu phải có ít nhất 3 chào hàng của 3 Nhà thầu khác nhau trên cơ sở yêu cầu chào hàng của Bên mời thầu. Mua sắm trực tiếp là hình thức được áp dụng trong trường hợp bổ sung hợp đồng cũ đã thực hiện xong( dưới 1 năm) hoặc hợp đồng đang thực hiện với điều kiện chủ đầu tư có nhu cầu tăng thêm số lượng hàng hoá hoặc khối lượng công việc mà trước đó đã được tiến hành đấu thầu nhưng phải đảm bảo không được vượt mức giá hoặc đơn giá trong hợp đồng đã ký trước đó. 14 Tự thực hiện là hình thức chỉ được áp dụng đối với các gói thầu mà chủ đầu tư có đủ năng lực thực hiện trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật, khi đó chủ đầu tư sẽ thực hiện toàn bộ các công việc của một dự án. Mua sắm đặc biệt: hình thức này được áp dụng đối với các ngành hết sức đặc biệt mà nếu không có những quy định riêng thì không thể đấu thầu được. Khi đó cơ quan quản lý ngành phải xây dựng quy trình thực hiện đảm bảo các mục tiêu của Quy chế đấu thầu và có ý kiến thoả thuận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. 5.4- Phân loại theo phương thức đấu thầu Căn cứ vào phương thức đấu thầu người ta chia thành các loại như: Đấu thầu một túi hồ sơ là phương thức mà Nhà thầu nộp tất cả các hồ sơ dự thầu, đề xuất các phương án kỹ thuật, tài chính trong một túi hồ sơ. Phương thức này được áp dụng đối với đấu thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp. Đấu thầu hai túi hồ sơ là phương thức mà Nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về giá trong từng túi hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm. Túi hồ sơ đề xuất kỹ thuật sẽ được xem xét trước khi đánh giá. Các Nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật từ 70% trở lên sẽ được mở tiếp túi hồ sơ đề xuất về giá để đánh giá. Phương thức này chỉ được áp dụng đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn Đấu thầu hai giai đoạn là phương thức đấu thầu hai giai đoạn được áp dụng cho các dự án lớn có giá trị từ 500 tỷ đồng trở lên, phức tạp về công nghệ và kỹ thuật hoặc dự án chìa khoá trao tay. Quá trình thực hiện phương thức này như sau: Giai đoạn thứ nhất: các Nhà thầu nộp hồ sơ dự thấu sơ bộ gồm đề xuất về kỹ thuật và phương án tài chính( chưa có giá) để Bên mời thầu xem xét và thảo luận cụ thể với từng Nhà thầu, nhằm thống nhất về yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật để Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu chính thức của mình; 15 Giai đoạn thứ hai: Bên mời thầu mời các Nhà thầu tham gia trong giai đoạn thứ nhất nộp hồ sơ dự thầu chính thức với đề xuất kỹ thuật đã được bổ sung hoàn chỉnh trên cùng một mặt bằng kỹ thuật và đề xuất chi tiết về tài chính với đầy đủ nội dung về tiến độ thực hiện, điều kiện hợp đồng, giá dự thầu. 6- Nguyên tắc trong đấu thầu Toàn bộ quy trình của đấu thầu đều tuân theo một số các nguyên tắc nhất định nhằm đưa hoạt động đấu thầu theo một quy chế chung. Các nguyên tắc chính điều chỉnh đấu thầu như sau: 6.1- Nguyên tắc cạnh tranh với điều kiện ngang nhau: Mỗi cuộc đấu thầu đều phải được thực hiện với sự tham gia của một số Nhà thầu có đủ năng lực để hình thành một cuộc canh tranh mạnh mẽ. Điều kiện đặt ra với các đơn vị ứng thầu là thông tin cung cấp cho họ phải ngang nhau, nhất thiết không có sự phân biệt đối xử, phải bình đẳng để tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các Nhà thầu, đảm bảo cho các Nhà thầu khi tham dự thấy mình bình đẳng như các Nhà thầu khác. 6.2- Nguyên tắc dữ liệu đầy đủ Các Nhà thầu phải nhận được đầy đủ tài liệu đấu thầu từ Bên mời thầu với các thông tin chi tiết, rõ ràng và có hệ thống về quy mô, khối lượng, quy cách, yêu cầu chất lượng của công trình hay hàng hoá dịch vụ cần cung ứng, về tiến độ và điều kiện thực hiện( có nghĩa là chủ công trình phải nghiên cứu, tính toán, cân nhắc thấu đáo để tiên liệu rất kỹ và rất chắc về mọi yếu tố có liên quan, phải cố tránh tình trạng chuẩn bị sơ sài, tắc trách). Khi có đầy đủ dữ liệu, các Nhà thầu tham dự mới thấy được hết các tiêu chuẩn dự án đề ra, từ đó xem xét mình có đáp ứng các yêu cầu của dự án hay không. 6.3- Nguyên tắc đánh giá công bằng Các hồ sơ đấu thầu phải được đánh giá một cách không thiên vị theo cùng một chuẩn mực đã được xây dựng sẵn và được đánh giá bởi một Hội 16 đồng xét thầu có đủ năng lực và phẩm chất. Lý do để “ được chọn” hay “ bị loại” phải được giải thích đầy đủ mạch lạc để tránh sự ngờ vực, điều này cũng đảm bảo cho nguyên tắc cạnh tranh được thực hiện. 6.4- Nguyên tắc trách nhiệm phân minh Không chỉ các nghĩa vụ, quyền, quyền lợi của các bên liên quan được đề cập và chi tiết hoá trong Hợp đồng mà phạm vi trách nhiệm của mỗi bên ở từng phần việc đều được phân định rạch ròi để không một sai sót nào không có người chịu trách nhiệm. Mỗi bên có liên quan đều biết rõ mình phải gánh chịu những hậu quả gì nếu có lỗi vô ý hay cố ý kể cả do sơ suất và do đó mỗi bên đều phải nỗ lực tối đa trong việc kiểm soát bất trắc và phòng ngừa rủi ro. 6.5- Nguyên tắc ba chủ thể Thực hiện dự án theo thể thức đấu thầu luôn có sự hiện diện đồng thời của ba chủ thể: cơ quan tư vấn, chủ đầu tư và Nhà thầu. Trong toàn bộ dự án, mỗi chủ thể này đảm đương các công việc khác nhau theo đúng quyền và trách nhiệm của mình để dự án được hoàn thành một cách hiệu quả nhất. 6.6- Nguyên tắc bảo lãnh, bảo hành và bảo hiểm thích đáng Với mỗi giai đoạn của đấu thầu, Nhà thầu khi tham dự đều phải đảm bảo sự tham gia của mình trước Bên mời thầu bằng cách bảo lãnh. Việc bảo lãnh có thể bằng tiền hay bằng sự xác nhận của một Ngân hàng có uy tín. Mặt khác, để thực hiện dự án, Bên mời thầu phải mua bảo hiểm cho chính các dự án các công trình của mình một các thích đáng. 6.7- Nguyên tắc bí mật Chủ đầu tư đảm bảo giữ bí mật về giá trần( thường lấy theo giá dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt) của gói thầu và lưu giữ hồ sơ dự thầu gốc của các Nhà thầu theo chế độ bảo mật của nhà nước. Các Hồ sơ dự thầu, trước sự chứng kiến của hội đồng mở thầu Hồ sơ dự thầu được bóc niêm phong. Trên đây là một số nguyên tắc chính trong đấu thầu, ngoài ra còn rất nhiều nguyên tắc khác điều chỉnh đấu thầu như nguyên tắc pháp lý, nguyên tắc công khai minh bạch... 17 7- Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động đấu thầu Khi tham gia hoạt động đấu thầu, người có thẩm quyền, Bên mời thầu và Nhà thầu có các quyền và nghĩa vụ khác nhau nhưng tổng thể tạo ra sự nhịp nhàng cho hoạt động đầu tư xây dựng. 7.1- Quyền và nghĩa vụ của Bên mời thầu Quyền: - Yêu cầu các bên dự thầu cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho việc lựa chọn Nhà thầu. - Lựa chọn Nhà thầu trúng thầu hoặc huỷ bỏ kết quả lựa chọn Nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu. - Các quyền khác theo quy định của pháp luật. Nghĩa vụ: - Lập Hồ sơ mời thầu, kế hoạch đấu thầu phù hợp với nội dung của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt. - Kiểm tra việc kê khai năng lực hoạt động xây dựng, giấy phép hành nghề xây dựng và tình trạng tài chính của bên dự thầu được lựa chọn. - Đáp ứng đầy đủ, kịp thời nguồn vốn để thực hiện công việc theo tiến độ; - Thông báo những yêu cầu cần thiết cho các bên dự thầu và thực hiện đúng các nội dung đã thông báo; - Công bố công khai các đơn vị trúng thầu và giá trúng thầu đối với các công trình xây dựng thuộc nguồn vốn nhà nước sau khi có kết quả lựa chọn Nhà thầu; - Mua bảo hiểm công trình; - Bồi thường thiệt hại cho các Nhà thầu tham gia dự thầu trong trường hợp do lỗi của mình gây ra; - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi dàn xếp thầu, mua, bán thầu, tiết lộ thông tin khi xét thầu hoặc thông đồng với Nhà thầu và những hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu; 18 - Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật; 7.2- Quyền và nghĩa vụ của Bên dự thầu Quyền: - Tham gia dự thầu độc lập hoặc liên danh với các Nhà thầu khác để dự thầu - Yêu cầu cung cấp đầy đủ thông tin, khảo sát hiện trường để lập Hồ sơ dự thầu - Khiếu nại, tố cáo khi phát hiện hành vi vi phạm các quy định về lựa chọn Nhà thầu; - Các quyền khác theo quy định của pháp luật; Nghĩa vụ: - Lập Hồ sơ dự thầu trung thực, chính xác, đảm bảo các yêu cầu của Hồ sơ mời thầu; - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật; - Bồi thường thiệt hại do các hành vi vi phạm của mình gây ra dẫn đến huỷ đấu thầu hoặc đấu thầu lại; - Thực hiện bảo lãnh dự thầu theo quy định; - Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Khi trúng thầu, Nhà thầu có trách nhiệm thực hiện dự án theo đúng tiến độ, đúng thiết kế trong Hồ sơ dự thầu và trên hết phải đảm bảo chất lượng của dự án. 7.3- Trách nhiệm của người quyết định đầu tư xây dựng công trình - Kiểm tra, xử lý các vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lựa chọn Nhà thầu; - Đình chỉ việc lựa chọn Nhà thầu, huỷ bỏ kết quả lựa chọn Nhà thầu khi xuất hiện có những hành vi vi phạm trong lựa chọn Nhà thầu; - Chịu trách nhiệm trước pháp luật, bồi thường thiệt hại do các quyền của mình gây ra. 19 8- Quản lý nhà nước về đấu thầu Đấu thầu là một hoạt động quan trọng trong nền kinh tế cho nên đứng về phía Nhà nước, cần phải phân cấp cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động đấu thầu nhằm tạo ra sự ổn định, sự nề nếp cho hoạt động đấu thầu. Theo đó cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu bao gồm: - Chính phủ thống nhất quản lý công tác đấu thầu trên phạm vi cả nước - Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý công tác đấu thầu. - Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về đấu thầu trong phạm vi và trách nhiệm của mình, đồng thời cử một Thứ trưởng hoặc các cấp phó tương ứng( ở cơ quan ngang Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ) trực tiếp chỉ đạo công tác đấu thầu. - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn quản lý nhà nước về đấu thầu đối với các gói thầu thuộc quyền quản lý của mình, đồng thời cử một cấp phó trực tiếp chỉ đạo công tác đấu thầu. Các cơ quan trên sẽ quản lý hoạt động đấu thầu trên một số nội dung:  Soạn thảo, ban hành hoặc trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu.  Tổ chức hướng dẫn thực hiện.  Tổ chức thẩm định kế hoạch đấu thầu của dự án và thẩm định kết quả đấu thầu.  Phê duyệt kế hoạch đấu thầu của dự án và kết quả đấu thầu.  Tổ chức kiểm tra công tác đấu thầu.  Tổng kết, đánh giá, báo các tình hình đấu thầu và thực hiện Quy chế Đấu thầu. 20  Giải quyết các vướng mắc, khiếu nại về đấu thầu.  Quản lý hệ thống thông tin về đấu thầu.  Quản lý hệ thống dữ liệu thông tin về Nhà thầu.  Thực hiện kiểm tra, thanh tra về đấu thầu và việc thực hiện hợp đồng( đã ký giữa chủ đầu tư và Nhà thầu). Đây chỉ là một số nội dung mà các cơ quan Nhà nước quản lý về đấu thầu. ngoài các quy định trên thì các nội dung khác theo sự thoả thuận của các bên trong đấu thầu. Điều này đảm bảo sự tự do trong đấu thầu cho các bên. II- CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP Đấu thầu xây lắp là một trong các hình thức của đấu thầu, đối tượng của đấu thầu xây lắp là các công việc xây dựng và lắp đặt thiết bị, do đó yêu cầu, hình thức cũng như các điều kiện tiến hành cũng có nhiều điểm khác biệt. 1-Lựa chọn Nhà thầu trong đấu thầu xây lắp Lựa chọn Nhà thầu trong hoạt động xây dựng là một công việc vô cùng quan trọng bởi vì có lựa chọn được Nhà thầu tốt nhất thì dự án mới được hoàn thành có hiệu quả, chất lượng công trình mới được đảm bảo. Việc lựa chọn này được thực hiện đối với các công việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ công việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, riêng đối với xây lắp thì lựa chọn Nhà thầu để thi công xây dựng, giám sát và các hoạt động xây dựng khác. Mặt khác, việc lựa chọn Nhà thầu là nhằm tìm được Nhà thầu chính, tổng thầu, thầu phụ có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với loại và cấp công trình. Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có thể giao một phần công việc của hợp đồng cho các thầu phụ. Thầu phụ phải có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng tương ứng và được chủ đầu tư xây dựng công trình chấp nhận; thầu phụ không được giao toàn bộ hoặc phần việc chính theo hợp đồng cho các Nhà thầu khác. 21 Để chọn được Nhà thầu tốt nhất thì việc lựa chọn phải đảm bảo những yêu cầu sau: - Đáp ứng được hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình - Chọn được Nhà thầu có đủ điệu kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực ngành nghề xây dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý; - Khách quan, công bằng, công khai, minh bạch; - Trong việc lựa chọn Nhà thầu, người quyết định đầu tư, chủ đầu tư xây dựng công trình có quyền quyết định hình thức lựa chọn Nhà thầu. 2- Điều kiện thực hiện đấu thầu xây lắp Việc thực hiện đấu thầu nói chung và đấu thầu xây lắp nói riêng luôn đi kèm các điều kiện mà các bên chủ thể của đấu thầu phải đáp ứng thì đấu thầu mới được tổ chức. Các điều kiện được đặt ra đối với dự án, bản thân các Nhà thầu và bên mời thầu. 2.1- Điều kiện tổ chức đấu thầu Điều kiện đối với dự án, bắt buộc trước khi tổ chức đấu thầu phải có được văn bản quyết định đầu tư hoặc giấy phép của người có thẩm quyền phê duyệt, đồng thời kế hoạch đấu thầu, các thiết kế cho dự án và Hồ sơ mời thầu cũng phải được người có thẩm quyền phê duyệt. Nếu không có đầy đủ các điều kiện trên mà các chủ thể vẫn tiến hành đấu thầu thì sẽ vi phạm vào Quy chế quản lý hoạt động đầu tư xây dựng. 2.2- Điều kiện đối với các Nhà thầu Nhà thầu khi muốn tham dự đấu thầu hoặc các hình thức lựa chọn Nhà thầu( trong đấu thầu xây lắp, Nhà thầu chỉ có thể là tổ chức) tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện: Thứ nhất phải có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự( đối với tổ chức). Năng lực pháp luật dân sự đối với Nhà thầu trong nước được căn cứ theo quy định của Bộ Luật Dân sự nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, còn đối 22 với Nhà thầu nước ngoài được căn cứ theo pháp luật của nước Nhà thầu mang quốc tịch. Thứ hai là sự độc lập về tài chính: Nhà thầu được coi là độc lập về tài chính nếu đáp ứng đủ các yêu cầu: là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập và phải không có cùng lợi ích kinh tế với các tổ chức và cá nhân liên quan. Các Nhà thầu chỉ được tham gia một đơn dự thầu trong một gói thầu, dù dưới hình thức độc lập hay liên danh; Thứ ba phải có tên trong hệ thống dữ liệu thông tin về Nhà thầu( hệ thống thông tin này do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý); Và cuối cùng là đại diện hợp pháp của Nhà thầu không có thân nhân là vợ, chồng, cha, mẹ, con hoặc anh, chị, em ruột tham gia bên mời thầu, tổ chuyên gia, tư vấn đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định kết quả đấu thầu của gói thầu mà mình tham dự; Cụ thể các Nhà thầu phải đáp ứng các yêu cầu sau: 2.2.1- Đối với Nhà thầu là tổ chức trong nước: Khi đó Nhà thầu( các doanh nghiệp xây dựng) phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép kinh doanh và thực hiện đúng theo đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có quyết định thành lập( đối với các đơn vị không có đăng ký kinh doanh) do cơ quan có thẩm quyền cấp và thực hiện đúng theo quyết định thành lập. Đây là yêu cầu đầu tiên đối với bất cứ một doanh nghiệp muốn tham gia bất cứ lĩnh vực, hoạt động kinh tế nào. 2.2.2- Đối với Nhà thầu nước ngoài Nhà thầu nước ngoài có đăng ký hoạt động hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi Nhà thầu mang quốc tịch. Bên cạnh đó, để được tham dự đấu thầu tại Việt Nam các Nhà thầu nước ngoài phải lập hồ sơ xin cấp Giấy phép thầu xây dựng công trình. Giấy phép này được cấp cho từng hợp đồng nhận thầu, đây là chứng chỉ pháp lý để Nhà thầu nước ngoài thực 23 hiện xây lắp công trình, để quan hệ với các cơ quan Nhà nước Việt Nam trong việc thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan tại Việt Nam. 2.3- Điều kiện đấu thầu quốc tế 2.3.1- Điều kiện tiến hành đấu thầu quốc tế Đấu thầu quốc tế là một hình thức vô cùng quan trọng trong nền kinh tế hiện nay nhưng do để đảm bảo quyền lợi cho sự phát triển của ngành Xây dựng trong nước thì chỉ được tổ chức đấu thầu quốc tế trong các trường hợp: Thứ nhất là gói thầu mà không có Nhà thầu nào trong nước có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu về kỹ thuật cũng như về tài chính; Thứ hai là các dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc của nước ngoài có quy định trong Điều ước là phải đấu thầu quốc tế. Ngoài các trường hợp trên thì bắt buộc phải tổ chức đấu thầu trong nước. 2.3.2- Điều kiện đối với Nhà thầu nước ngoài tham dự đấu thầu quốc tế tại Việt Nam Nhà thầu nước ngoài tham dự đấu thầu quốc tế tại Việt Nam về xây dựng phải liên danh với Nhà thầu Việt Nam hoặc phải cam kết sử dụng thầu phụ Việt Nam, trong đó nêu rõ sự phân chia giữa các bên về phạm vi công việc, khối lượng và giá trị tương ứng. Mặt khác khi trúng thầu, Nhà thầu trúng thầu phải thực hiện cam kết về tỷ lệ % khối lượng công việc cùng với đơn giá tương ứng dành cho phía Việt Nam là liên danh hoặc thầu phụ như đã nêu trong Hồ sơ dự thầu. Trong khi thương thảo hoàn thiện hợp đồng, nếu Nhà thầu nước ngoài trúng thầu không thực hiện các cam kết nêu trong Hồ sơ dự thầu thì kết quả đấu thầu sẽ bị huỷ bỏ. Các Nhà thầu nước ngoài tham gia đấu thầu ở Việt Nam phải cam kết mua sắm và sử dụng các vật tư thiết bị phù hợp về chất lượng và giá cả, đang sản xuất, gia công hoặc hiện có tại Việt Nam. 24 Nếu không đảm bảo được các yêu cầu trên thì các Nhà thầu nước ngoài sẽ không được tham dự thầu tại Việt Nam. 2.4- Ưu đãi Nhà thầu Khi tham gia đấu thầu tại Việt Nam, các Nhà thầu sẽ được hưởng các ưu đãi trúng thầu trong một số trường hợp nhất định. Thứ nhất, trong trường hợp hai Hồ sơ dự thầu của Nhà thầu nước ngoài được đánh giá ngang nhau, Hồ sơ dự thầu có tỷ lệ công việc dành cho phía Việt Nam( là liên danh hoặc thầu phụ) cao hơn sẽ được chấp nhận; Thứ hai là khi Nhà thầu trong nước tham dự đấu thầu quốc tế( đơn phương hoặc liên danh) được xét ưu tiên khi có Hồ sơ dự thầu được đánh giá tương đương với các Hồ sơ dự thầu của Nhà thầu nước ngoài; Mặt khác trong trường hợp hai Hồ sơ dự thầu được đánh giá ngang nhau, sẽ ưu tiên Hồ sơ dự thầu có tỷ lệ lao động trong nước nhiều hơn và các Nhà thầu trong nước, trong các gói thầu xây lắp, khi xác định giá đánh giá việc ưu đãi thực hiện bằng cách cộng thêm 7.5% giá trị dự thầu. 3- Hình thức, phương thức đấu thầu xây lắp Do đặc điểm riêng của đấu thầu xây lắp là việc lựa chọn Nhà thầu để xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nên để tổ chức đấu thầu, Bên mời thầu chỉ có thể áp dụng các hình thức, phương thức nhất định. Trong đó các hình thức thường được áp dụng trong đấu thầu xây lắp như đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu với các phương thức như đấu thầu một túi hồ sơ; đấu thầu hai túi hồ sơ và đấu thầu hai giai đoạn nhiều khi cả hình thức tự thực hiện cũng được áp dụng. Trên thực tế hiện nay, hình thức phổ biến nhất là hình thức đấu thầu rộng rãi. 4- Quy trình thực hiện đấu thầu xây lắp Việc tổ chức đấu thầu xây lắp được thực hiện theo trình tự sau: 4.1- Chuẩn bị đấu thầu 4.1.1- Lập kế hoạch đấu thầu 25 Kế hoạch đấu thầu do Bên mời thầu lập và người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt. Trường hợp chưa đủ điều kiện để lập kế hoạch đấu thầu toàn bộ dự án thì Bên mời thầu có thể lập kế hoạch đấu thầu từng phần của dự án theo các giai đoạn đầu tư khác nhau. Phân chia dự án thành các gói thầu: Việc phân chia gói thầu phải phù hợp với công nghệ, tính chất hoặc trình tự thực hiện dự án, có quy mô hợp lý và đảm bảo tính đồng bộ của dự án, chủ đầu tư không được chia dự án thành các gói thầu quá lớn ( trừ một số trường hợp đặc biệt) làm giảm tính hợp lý của dự án, hạn chế sự tham gia của các Nhà thầu trong nước. Giá của các gói thầu: được xác định trên cơ sở phù hợp với cơ cấu tổng mức đầu tư trong Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tổng dự toán được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mỗi gói thầu phải được xác định nguồn gốc tài chính đầu tư cho gói thầu đó. Việc ước tính giá của từng gói thầu trong đấu thầu xây lắp được quyết định sau thời điểm hết hạn nộp thầu và trước thời điểm mở thầu. Giá xét thầu phải nằm trong phạm vi của tổng dự toán hoặc dự toán và không làm vượt tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt. Thời gian tổ chức đấu thầu cho từng gói thầu: thời gian này được tính từ khi phát hành Hồ sơ mời thầu cho đến khi công bố kết quả đấu thầu. Xác định hình thức lựa chọn Nhà thầu và phương thức áp dụng: tuỳ theo từng loại dự án khác nhau Bên mời thầu sẽ chọn các hình thức lựa chọn Nhà thầu và các phương thức áp dụng cho phù hợp nhất Xác định phương thức thực hiện đấu thầu: căn cứ vào các loại dự án khác nhau thì Bên mời thầu sẽ chọn phương thức hợp đồng cho phù hợp nhất. Việc ký kết hợp đồng giữa Bên mời thầu và Nhà thầu trúng thầu là bắt buộc. 4.1.2- Sơ tuyển Nhà thầu (nếu có) Việc sơ tuyển Nhà thầu phải được tiến hành đối với các gói thầu xây lắp có giá trị từ 200 tỷ đồng trở lên( giá trị gói thầu được xây dựng trong kế hoạch đấu thầu, phải phù hợp với cơ cấu mức tổng đầu tư do chủ đầu tư xây 26 dựng được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt) nhằm lựa chọn các Nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm thực hiện, đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu Việc sơ tuyển Nhà thầu được thực hiện theo các bước sau: - Lập Hồ sơ sơ tuyển, bao gồm:  Thư mời sơ tuyển  Chỉ dẫn sơ tuyển  Tiêu chuẩn đánh giá  Phụ lục kèm theo - Thông báo mời sơ tuyển - Nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển - Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển - Trình duyệt kết quả sơ tuyển - Thông báo kết quả sơ tuyển Thời gian sơ tuyển từ khi phát hành Hồ sơ mời thầu đến khi công bố kết quả đối với đấu thầu quốc tế không quá 90 ngày và 60 ngày đối với đấu thầu trong nước. 4.2- Lập hồ sơ mời thầu Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu do Bên mời thầu lập( có thể do chính Chủ đầu tư tự xây dựng hoặc thuê tổ chức tư vấn ), đó là các yêu cầu cho một gói thầu được dùng làm căn cứ để Nhà thầu chuẩn bị Hồ sơ dự thầu và Bên mời thầu đánh giá Hồ sơ dự thầu. Hồ sơ mời thầu phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi phát hành. Để chuẩn bị tốt cho cuộc đấu thầu nội dung của Hồ sơ mời thầu gồm: - Thư mời thầu; - Mẫu đơn dự thầu; - Chỉ dẫn đối với Nhà thầu; - Các điều kiện ưu đãi nếu có; - Các loại thuế theo quy định của pháp luật; 27 - Hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bản tiên lượng và chỉ dẫn kỹ thuật; - Tiến độ thi công; - Tiêu chuẩn đánh giá( bao gồm cả phương pháp và cách thức quy đổi về cùng mặt bằng để xác định giá đánh giá); Ngoài ra các Hồ sơ mời thầu cần phải được quy định một đầy đủ và tỉ mỉ về điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, Mẫu thoả thuận hợp đồng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng. 4.3- Gửi thư mời thầu hoặc thông báo mời thầu Thư hoặc thông báo mời thầu bao gồm các nội dung như: tên và địa chỉ của Bên mời thầu; khái quát dự án, địa điểm, thời gian xây dựng và các nội dung khác; chỉ dẫn việc tìm hiểu Hồ sơ mời thầu; các điều kiện tham gia dự thầu; thời gian, địa điểm nhận Hồ sơ mời thầu... Tuỳ theo hình thức đấu thầu mà thời gian và cách gửi thư hoặc thông báo mời thầu có khác nhau. 4.4- Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu Hồ sơ dự thầu là các tài liệu do Nhà thầu lập theo yêu cầu của Hồ sơ mời thầu. Nội dung Hồ sơ dự thầu xây lắp gồm: - Các nội dung về hành chính, pháp lý:  Đơn dự thầu hợp lệ( phải có chữ ký của người có thẩm quyền);  Bản sao giấy đăng ký kinh doanh;  Tài liệu giới thiệu năng lực và kinh nghiệm của Nhà thầu kể cả Nhà thầu phụ( nếu có);  Văn bản thoả thuận liên danh( trường hợp liên danh dự thầu);  Bảo lãnh dự thầu;  Các nội dung về kỹ thuật:  Biện pháp và tổ chức thi công đối với gói thầu;  Tiến độ thực hiện hợp đồng;  Đặc tính kỹ thuật, nguồn cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng;  Các biện pháp đảm bảo chất lượng; 28 - Các nội dung về thương mại và tài chính:  Giá dự thầu kèm theo thuyết minh và biểu giá chi tiết;  Điều kiện về tài chính( nếu có);  Điều kiện thanh toán; Nhà thầu phải nộp bảo lãnh dự thầu cùng với Hồ sơ dự thầu. Giá trị bảo lãnh dự thầu bằng từ 1% đến 3% giá dự thầu( theo Quy chế đấu thầu). Bên mời thầu sẽ nhận và quản lý Hồ sơ dự thầu theo phương thức “mật” cho đến ngày mở thầu. 4.5- Mở thầu Mở thầu là thời điểm tổ chức mở các Hồ sơ dự thầu được quy định trong Hồ sơ mời thầu. Sau khi tiếp nhận các Hồ sơ dự thầu( đủ niêm phong, nộp theo đúng yêu cầu của Hồ sơ mời thầu và được quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “ mật”), việc mở thầu được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu theo ngày, giờ và địa điểm ghi trong Hồ sơ mời thầu. Thông tin chính nêu trong Hồ sơ dự thầu của từng Nhà thầu phải được thông báo công khai trong buổi mở thầu và ghi lại trong biên bản mở thầu. Trong buổi mở thầu, đại diện của Bên mời thầu, đại diện các Nhà thầu được mời tham dự, nếu có mặt phải ký vào biên bản mở thầu. Bản gốc Hồ sơ dự thầu sau khi được mở phải được Bên mời thầu ký xác nhận từng trang để đảm bảo nguyên trạng trước khi tiến hành đánh giá và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “ mật”. 4.6- Đánh giá, xếp hạng Nhà thầu Sau khi mở thầu, Bên mời thầu tiến hành xét thầu. Đây là quá trình Bên mời thầu nghiên cứu, đánh giá chi tiết và xếp hạng các Hồ sơ dự thầu đã được mở căn cứ theo yêu cầu của Hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá được người có thẩm quyền phê duyệt trước khi mở thầu để lựa chọn Nhà thầu trúng thầu. Việc đánh giá Hồ sơ dự thầu dựa theo các tiêu chuẩn được quy định trong pháp luật( kinh nghiệm Nhà thầu khi thực hiện trên các vùng địa lý tương tự; số lượng, trình độ cán bộ công nhân viên; khả năng đảm bảo chất 29 lượng...) và khi đánh giá Bên mời thầu phải căn cứ theo các tiêu chuẩn đó một cách đầy đủ. Ngoài tiêu chuẩn đánh giá quy định trong Hồ sơ mời thầu không được bỏ bớt, bổ sung hoặc thay đổi bất kỳ nội dung nào của tiêu chuẩn đánh giá trong quá trình xét thầu. Việc đánh giá Hồ sơ dự thầu được thực hiện theo trình tự sau: Đánh giá sơ bộ: việc đánh giá sơ bộ là nhằm loại bỏ các Hồ sơ dự thầu không đáp ứng yêu cầu, bao gồm: - Kiểm tra tính hợp lệ của Hồ sơ dự thầu ; - Xem xét sự đáp ứng cơ bản của Hồ sơ dự thầu đối với Hồ sơ mời thầu; - Làm rõ Hồ sơ dự thầu( nếu cần); Đánh giá chi tiết: Việc đánh giá chi tiết Hồ sơ dự thầu gồm hai bước: Bước 1: Đánh giá về mặt kỹ thuật để lựa chọn danh sách ngắn( danh sách các Nhà thầu đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật theo tiêu chuẩn đánh giá); Sử dụng thang điểm( 100 hoặc 1.000) hoặc tiêu chí “ đạt”, “ không đạt”( áp dụng đối với gói thầu quy mô nhỏ; các gói thầu có các yêu cầu về đặc tính, thông số kỹ thuật được xác định rõ và chính xác) để xác định các nội dung quy định tại bước này. Tiêu chuẩn đánh giá cần quy định mức điểm tối thiểu về mặt kỹ thuật nhưng không được thấp hơn 70% tổng số điểm về mặt kỹ thuật( đối với gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao, mức điểm tối thiểu quy định không thấp hơn 90% tổng số điểm về mặt kỹ thuật) khi sử dụng thang điểm để đánh giá Hồ sơ dự thầu. Trường hợp sử dụng tiêu chí “ đạt”, “ không đạt” cũng phải quy định rõ mức yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật. Hồ sơ dự thầu có tổng số điểm đạt hoặc vượt mức điểm tối thiểu đối với phương pháp chấm điểm hoặc các đạt yêu cầu theo tiêu chí “ đạt”, “ không đạt” được coi là đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật. Trong quá trình đánh giá, Bên mời thầu có quyền yêu cầu Nhà thầu giải thích những nội dung chưa rõ, chưa hợp lý trong Hồ sơ dự thầu của các Nhà thầu như khối lượng, số lượng. Bước 2: Đánh giá về mặt tài chính, thương mại 30 Tiến hành đánh giá tài chính, thương mại các Nhà thầu thuộc danh sách ngắn trên cùng một mặt bằng theo tiêu chuẩn đánh giá được duyệt nhằm xác định giá đánh giá trong đó phải chuyển đổi giá dự thầu sang một đồng tiền chung. Trong quá trình đánh giá, Bên mời thầu có quyền yêu cầu Nhà thầu làm rõ về những đơn giá bất hợp lý và nếu văn bản giải trình của Nhà thầu không đủ rõ, thì được coi là sai lệch để đưa vào giá đánh giá của Nhà thầu đó. Sau khi đánh giá, Bên mời thầu xếp hạng Hồ sơ dự thầu theo giá đánh giá và kiến nghị Nhà thầu trúng thầu với giá trúng thầu tương ứng. 4.7-Trình duyệt kết quả đấu thầu Nhà thầu có Hồ sơ dự thầu hợp lệ, đáp ứng cơ bản các yêu cầu của Hồ sơ mời thầu, có giá đánh giá thấp nhất và có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu hoặc dự toán, tổng dự toán được duyệt( nếu dự toán, tổng dự toán được duyệt thấp hơn giá gói thầu được duyệt) sẽ được xem xét trúng thầu. Khi đó chủ đầu tư hoặc chủ dự án có trách nhiệm trình kết quả đấu thầu lên người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền để xem xét phê duyệt. Bên mời thầu phải nộp lệ phí thẩm định kết quả đấu thầu được tính trong chi phí chung của dự án đầu tư và bằng 0.01%( một phần vạn) giá trị gói thầu, nhưng tối đa không quá 30 triệu đồng. 4.8- Công bố trúng thầu, thương thảo hoàn thiện hợp đồng Ngay sau khi có quyết định của người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền, Bên mời thầu tiến hành công bố kết quả đấu thầu qua việc thông báo bằng văn bản cho các Nhà thầu tham dự, bao gồm Nhà thầu trúng thầu và Nhà thầu không trúng thầu về kết quả đấu thầu. Với Nhà thầu trúng thầu ngoài thông báo trúng thầu, Bên mời thầu phải gửi kèm theo dự thảo hợp đồng và những điểm cần lưu ý, cần trao đổi khi thương thảo hoàn thiện hợp đồng. Khi nhận được thông báo trúng thầu, Nhà thầu trúng thầu phải gửi cho Bên mời thầu thư chấp thuận thương thảo hoàn thiện hợp đồng. Theo lịch 31 biểu đã được thống nhất, hai bên sẽ tiến hành thương thảo hoàn thiện hợp đồng để tiến tới ký hợp đồng chính thức. Thương thảo hoàn thiện hợp đồng bao gồm những nội dung nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn tại, chưa hoàn chỉnh về hợp đồng đối với Nhà thầu trúng thầu. Việc thương thảo hoàn thiện hợp đồng cũng bao gồm cả việc nghiên cứu các sáng kiến, giải pháp ưu việt do Nhà thầu đề xuất ra. 4.9-Trình duyệt nội dung hợp đồng và ký hợp đồng Sau khi thương thảo hoàn thiện hợp đồng, Bên mời thầu phải trình duyệt nội dung hợp đồng lên cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bên cạnh đó, Nhà thầu trúng thầu phải nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng trước khi ký hợp đồng cho Bên mời thầu để đảm bảo trách nhiệm thực hiện hợp đồng đã ký. Giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng không quá 10% giá trị hợp đồng tuỳ theo loại hình và quy mô của hợp đồng, trong trường hợp đặc biệt cần yêu cầu mức bảo lãnh cao hơn phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp thuận. Hình thức bảo lãnh dưới dạng tiền mặt, séc, bảo lãnh ngân hàng hoặc hình thức tương đương. Điều kiện để Nhà thầu chuẩn bị bảo lãnh thực hiện hợp đồng là quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu của người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền và công bố trúng thầu của Bên mời thầu. Sau khi nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng Nhà thầu trúng thầu sẽ nhận lại bảo lãnh dự thầu. Sau khi hoàn thiện việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng, hai bên sẽ tiến tới ký hợp đồng chính thức. 5- Hợp đồng trong đấu thầu xây lắp Hợp đồng trong đấu thầu xây lắp được xác lập cho việc thi công, xây lắp công trình giữa Bên mời thầu và nhà trúng thầu. 5.1- Các loại hợp đồng trong đấu thầu xây lắp 5.1.1-Phân loại theo phương thức giao nhận thầu thì hợp đồng trong đấu thầu xây lắp gồm ba loại sau: 32 Hợp đồng về tổng thầu xây lắp: đây là hợp đồng ký giữa chủ đầu tư và Nhà thầu đã trúng thầu trong đó Nhà thầu nhận thầu về toàn bộ các công việc của một, một số bước hoặc tất cả các bước trong quá trình xây lắp. Hợp đồng về giao thầu chính: hợp đồng ký giữa chủ đầu tư và Nhà thầu chính nhận thầu trực tiếp với chủ đầu tư để thực hiện chính một giai đoạn trong quá trình thi công xây lắp. Phương thức này áp dụng cho những công trình mang tính phức tạp. Hợp đồng giao thầu phụ: hợp đồng mà tổng thầu hoặc Nhà thầu chính ký với Nhà thầu phụ trong đó Nhà thầu phụ thực hiện một phần công việc của Nhà thầu chính hoặc tổng thầu. 5.1.2- Căn cứ thời hạn và tính chất của gói thầu được quy định trong kế hoạch dự thầu, hợp đồng được thực hiện theo các loại sau: Hợp đồng trọn gói: là hợp đồng theo giá khoán gọn, được áp dụng cho những gói thầu được xác định rõ về số lượng. Yêu cầu về chất lượng và thời gian. Trường hợp có những phát sinh ngoài hợp đồng nhưng không do Nhà thầu gây ra thì sẽ được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; Hợp đồng chìa khoá trao tay: là hợp đồng bao gồm toàn bộ các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp của một gói thầu được thực hiện thông qua một Nhà thầu( viết tắt tiếng Anh là EPC). Hợp đồng có điều chỉnh giá: là hợp đồng áp dụng cho những gói thầu mà tại thời điểm ký kết hợp đồng không đủ điều kiện xác định chính xác về số lượng và khối lượng hoặc có biến động lớn về giá cả do chính sách của Nhà nước thay đổi và hợp đồng có thời gian thực hiện trên 12 tháng. Việc thực hiện hợp đồng có điều chỉnh giá phải tuân theo quy định tại Quy chế pháp luật. Xét về bản chất pháp lý của hợp đồng thì theo pháp luật hiện hành đó là hợp đồng kinh tế( chủ yếu) và hợp đồng dân sự. 33 5.2- Chủ thể ký kết hợp đồng Chủ thể ký kết hợp đồng trong đấu thầu xây lắp là hai bên: bên mời thầu và bên nhận thầu. Trong đó Bên mời thầu có thể là: Chủ đầu tư( chủ sở hữu về vốn đầu tư của dự án- nếu vốn từ ngân sách nhà nước hoặc vốn vay do Nhà nước bảo lãnh thì chủ đầu tư là cấp được chỉ định được ghi trong quyết định đầu tư). Đối với dự án lớn, thời gian thực hiện dài cần thành lập ban quản lý dự án thì ban quản lý dự án là người ký hợp đồng. Mặt khác bên giao thầu có thể là Nhà thầu chính hoặc tổng thầu. Bên nhận thầu: Đó là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp, khi đó các doanh nghiệp này chỉ được ký hợp đồng phù hợp với lĩnh vực đăng ký trong giấy đăng ký kinh doanh, phù hợp với năng lực của mình. 5.3- Nội dung và hình thức của hợp đồng xây lắp Hợp đồng trong đấu thầu xây lắp được xác lập bằng văn bản phù hợp với quy định của Luật xây dựng và các quy định pháp luật có liên quan.Tùy theo quy mô, tính chất của công trình, loại hình xây lắp, các mối quan hệ của các bên, hợp đồng trong đấu thầu xây lắp có các nội dung khác nhau, nhưng nội dung chủ yếu của hợp đồng bao gồm: Nội dung công việc phải thực hiện; - Chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật khác của công việc; - Thời gian và tiến độ thực hiện; - Điều kiện nghiệm thu, bàn giao; - Giá cả, phương thức thanh toán; - Thời hạn bảo hành; - Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; - Các thoả thuận khác theo từng loại hợp đồng; - Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng. 34 6- Xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu xây lắp Khi Nhà thầu có những hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu, người có thẩm quyền phê duyệt kết quả lựa chọn Nhà thầu có thẩm quyền và chịu trách nhiệm ra văn bản xử lý vi phạm từ đăng tên trên Tờ thông tin về đấu thầu đến bị truy cứu trách nhiệm hình sự tuỳ theo mức độ vi phạm. Văn bản xử lý vi phạm được gửi cho cho đương sự, bên mời thầu, chủ dự án, cơ quan cấp trên của chủ dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư( cơ quan quản lý Tờ thông tin về đấu thầu và trang Web về đấu thầu của Nhà nước) và các cơ quan hành chính Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật có liên quan. Trường hợp Nhà thầu vi phạm pháp luật về đấu thầu, bị đăng trên Tờ thông tin về đấu thầu và trang Web về đấu thầu của Nhà nước nhiều lần, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ căn cứ vào các mức độ vi phạm ra thông báo trên Tờ thông tin đấu thầu hoặc trang Web về đấu thầu về việc cấm Nhà thầu không được tham dự thầu trong phạm vi 1năm, 2 năm, 3 năm hoặc vĩnh viễn. Ngoài ra, số tiền bảo lãnh dự thầu do Nhà thầu vi phạm Quy chế đấu thầu không được nhận lại sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Các biện pháp này đã ngăn chặn được khá nhiều các vi phạm pháp luật về đấu thầu, đưa hoạt động đấu thầu vào nề nếp quy củ. CHƯƠNG II- THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP TẠI TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ I- TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ 1- Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Sông Đà Tổng công ty Sông Đà ngày nay là sự kết tinh của một hành trình xây dựng và phát triển liên tục trong suốt hơn 40 năm gắn liền với sự phát triển của đất nước. 35 Tiền thân của TCTSĐ là ban chỉ huy công trường thuỷ điện Thác Bà được thành lập theo Quyết định số 214/Ttg của Thủ tướng Chính phủ ngày 1/6/1961. Quyết định này đã trở thành Quyết định lịch sử khai sinh ra TCT, đồng nghĩa với ngành Xây dựng thuỷ điện Việt Nam ra đời. Nhưng chỉ đến năm 1995, theo Quyết định số 966/BXD- TCLĐ ngày 15/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng chính thức thành lập Tổng công ty xây dựng Sông Đà (đến năm 2003 đổi tên thành Tổng công ty Sông Đà) là một TCT được tổ chức theo mô hình TCT 91 có tư cách pháp nhân trực thuộc Bộ Xây dựng với giấy Đăng ký dinh doanh số 109676 sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp ngày 30/3/1996. Từ khi được thành lập đến nay, các ngành nghề kinh doanh của TCT liên tục được bổ sung. Ban đầu TCT chỉ tập trung vào xây dựng các công trình thuỷ điện theo kế hoạch, chỉ thị của Nhà nước đến nay lĩnh vực kinh doanh chính của TCT mở rộng lên hơn 16 lĩnh vực khác nhau như sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng; xây dựng nhà và hạ tầng; xây dựng các công trình giao thông và đường cao tốc; lắp đặt thiết bị; xuất khẩu lao động... 36 Tû träng ngµnh nghÒ cña TCTS§ 13% 17% 28% 21% 2% 8% 3% 8% XuÊt nhËp khÈu X©y l¾p kh¸c X©y l¾p thuû ®iÖn C«ng nghiÖp T­ vÊn thiÕt kÕ S¶n phÈm phôc vô x©y dùng Kinh doanh nhµ vµ h¹ tÇng Kinh doanh vËt t­ vËn t¶i Tổng công ty Sông Đà đã và đang tham gia xây dựng hầu hết các công trình thuỷ điện lớn của đất nước: Nhà máy thủy điện Thác Bà- 108MW, Hoà Bình- 1920MW, Trị An- 400MW,Vĩnh Sơn- 66MW, Yaly- 720MW, Sông Hinh- 66MW... các công trình này hiện nay cung cấp 70% sản lượng điện toàn quốc, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, TCT đã xây dựng hướng đi mới, chuyển dần từ vai trò là người làm thuê( thực hiện thi công xây lắp theo hợp đồng mang tính trợ giúp cho các doanh nghiệp khác) sang làm chủ đầu tư nhiều dự án quan trọng, thực hiện nhiều dự án tổng thầu EPC như nhà máy thuỷ điện Sê San 3, thủy điện Tuyên Quang. 37 Cùng với sự phát triển của đất nước, TCTSĐ đã tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm trong thiết kế, thi công và trong điều hành sản xuất. Ngày nay TCT đã có một đội ngũ gần 30.000 cán bộ công nhân viên( CBCNV) lành nghề, có trình độ chuyên môn cao, đồng thời chú trọng đầu tư đổi mới trang thiết bị thi công chuyên ngành tiên tiến và hiện đại. Điều này đã giúp cho TCT thực hiện được các công trình xây dựng có chất lượng cao, kỹ mỹ thuật và tiến độ; được Đảng và Chính phủ trao tặng huy chương vàng chất lượng cao ngành Xây dựng cùng các phần thưởng cao quý khác. Bước vào giai đoạn mới, TCT chủ trương xây dựng thành một tập đoàn kinh tế mạnh với định hướng “ đa dạng hoá ngành nghề , đa dạng hoá sản phẩm”. 2- Cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty Sông Đà 2.1- Sơ đồ tổ chức của Tổng công ty Sông Đà Tổng công ty Sông Đà có cơ cấu tổ chức quản lý theo mô hình Tổng công ty Nhà nước gồm: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc điều hành, các Phó tổng giám đốc, kế toán trưởng và bộ máy giúp việc. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức hoạt động được quy định trong pháp luật có liên quan và trong điều lệ của TCT. Ngoài ra, TCT còn có các đơn vị thành viên là Công ty Nhà nước, Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, Công ty Liên doanh. Cơ cấu tổ chức của các đơn vị này theo quy định của pháp luật. 38 Hội đồng quản trị Tổng giám đốc p.Tổ chức đào ạ p.Thiết bị công ệ p. Quản lý kỹ ậ p. Cơ khí cơ ớ p.Quản lý vật ư Ban thanh tra p. Tài chính p. Kế toán p. Đầu tư p. Kế hoạch p. Kinh tế Văn phòng TCTSĐ Các đại diện các văn phòn g ĐD Các phó tổng giám đốc Đơn vị hạch toán độc lập Đơn vị hạch toán phụ thuộ c Đơn vị sự nghi ệp Công ty cp. TCT chi phối và khôn Công ty liên doan h của TCT Ban kiểm soát 39 2.2- Chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý Tổng công ty Sông Đà 1) Hội đồng quản trị(HĐQT) HĐQT là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước có quyền nhân danh TCT để quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của TCTSĐ, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu phân cấp cho các cơ quan, tổ chức khác là đại diện chủ sở hữu thực hiện. HĐQT chịu trách nhiệm trước người quyết định thành lập TCT, người bổ nhiệm và trước pháp luật. HĐQT có năm thành viên gồm Chủ tịch HĐQT và các thành viên HĐQT trong đó có thành viên chuyên trách và thành viên không chuyên trách. Chức năng của HĐQT : - Nhận vốn( kể cả nợ), đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Nhà nước giao cho TCT ; - Kiểm tra, giám sát mọi hoạt động trong TCT trong đó có việc sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn và nguồn lực được giao... - Xem xét, phê duyệt phương án do Tổng giám đốc đề nghị về việc giao vốn cho các doanh nghiệp thành viên và phương án điều hoà vốn, có nguồn lực khác giữa các doanh nghiệp thành viên... - Phê duyệt phương án huy động vốn( dưới mọi hình thức), bảo lãnh các khoản vay, phương án thanh lý tài sản các doanh nghệp thành viên để quyết định hoặc trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định. - Các chức năng nhiệm vụ khác theo Quy chế hoạt động của HĐQT. 2) Ban kiểm soát HĐQT thành lập Ban kiểm soát để giúp cho HĐQT kiểm tra, giám sát tính hợp pháp,chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động 40 kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài chính và việc chấp hành Điều lệ TCT, Nghị quyết, quyết định của HĐQT, quyết định của Chủ tịch HĐQT. Ban kiểm soát báo cáo và chịu trách nhiệm trước HĐQT. Ban kiểm soát có năm người gồm Trưởng ban là thành viên HĐQT và một số thành viên chuyên trách khác do HĐQT quyết định. 3) Tổng giám đốc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động hàng ngày của TCT theo mục tiêu, kế hoạch, phù hợp với Điều lệ TCT. Tổng giám đốc được bổ nhiệm với thời hạn tối đa là 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại. Việc tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng giám đốc được thực hiện theo quy định của Bộ Xây dựng. Chức năng của Tổng giám đốc: - Cùng HĐQT ký nhận vốn( kể cả nợ), đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Nhà nước giao cho TCT; - Sử dụng bảo toàn và phát triển vốn theo phương án được HĐQT phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án đó. Thực hiện và chỉ đạo việc huy động vốn, cho vay vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của TCT và các doanh nghiệp thành viên; - Điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của TCT, chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của TCT, thực hiện các nhiệm vụ và các cân đối lớn do Nhà nước giao cho TCT; - Các chức năng nhiệm vụ khác quy định trong Điều lệ tổ chức hoạt đọng của TCT đã được Bộ Xây dựng phê duyệt. 4) Các Phó tổng giám đốc TCT có năm Phó tổng giám đốc chuyên trách về các vấn đề lớn của TCT. Phó tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành TCT theo đúng chuyên môn, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về nhiệm vụ được Tổng giám đốc phân công hoặc uỷ quyền. 5) Văn phòng TCT 41 Văn phòng TCT là bộ phận tham mưu tổng hợp; là cơ quan đầu mối giải quyết các công việc tham mưu cho Tổng giám đốc điều hành chỉ đạo thống nhất các công tác như công tác tài chính, công tác tín dụng, công tác phát triển điều hành doanh nghiệp và công tác xây dựng, phổ biến chế độ tài chính, phổ biến hướng dẫn kịp thời các chế độ của Nhà nước trong lĩnh vực tài chính tín dụng... 6) Phòng Kế toán Phòng Kế toán có chức năng giúp việc cho HĐQT, Tổng giám đốc TCT trong lĩnh vực kế toán và hạch toán kinh doanh cùng các báo cáo tài chính trong toàn TCT; giúp HĐQT, Tổng giám đốc kiểm soát bằng đồng tiền các hoạt động kinh tế trong TCT theo các quy định về quản lý kinh tế của Nhà nước và của TCT; kiểm soát hoạt động tài chính của các đơn vị thành viên. 7) Phòng Cơ khí cơ giới Phòng cơ khí cơ giới có các chức năng giúp Tổng giám đốc trong các lĩnh vực như quản lý cơ giới, công tác cơ khí, nghiên cứu, đề xuất, tính năng tổ chức khả năng sử dụng các xe máy thiết bị mới hiện đại để TCT xem xét quyết định đầu tư, cải tiến biện pháp quản lý phù hợp với từng thời kỳ về công tác quản lý cơ giới và ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực cơ khí... 8) Phòng Đầu tư Chức năng của phòng Đầu tư là tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc trong lĩnh vực xây dựng và quản lý công tác kế hoạch; quản lý công tác đầu tư; thực hiện và quản lý công tác báo cáo kế hoạch, báo cáo thống kê; lập thẩm định và trình duyệt các dự án đầu tư, dự án liên doanh liên kết với các đối tác trong và ngoài nước... 9) Phòng Kinh tế Phòng Kinh tế là phòng mới được tách ra từ phòng Kế hoạch. Phòng Kinh tế đảm đương các nhiệm vụ như lưu toàn bộ các văn bản Nhà nước, TCT ban hành liên quan tới các công trình, tham gia tính toán mức, đơn giá 42 của các dự án; theo dõi toàn bộ công việc có liên quan tới các dự án, công trình TCT thực hiện, giá trị thanh toán, giá trị dự toán được duyệt; dự thảo hợp đồng, đàm phán hợp đồng với các đối tác; theo dõi việc thực hiện hợp đồng, thanh lý hợp đồng ... Các phòng ban khác có các chức năng nhiệm vụ tương đương được ghi trong Điều lệ của TCT. Các phòng ban trong TCT có sự liên kết chặt chẽ với nhau tạo ra bộ máy quản lý hiệu quả, có tính sáng tạo cao. 3-Tình hình hoạt động kinh doanh Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Bộ Xây dựng và sự giúp đỡ của Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương, chính quyền nhân dân các địa phương trong cả nước; đặc biệt là sự cố gắng nỗ lực, tiềm năng sẵn có và chủ động giải quyết trong mọi công việc. Trong các năm qua, TCT liên tục hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu đề ra; tốc độ tăng trưởng và phát triển bền vững của TCT liên tục tăng; công nghệ kỹ thuật mới, trình độ thi công, trang thiết bị xe máy và nguồn lực con người của TCT liên tục được nâng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh; hoàn thành mục tiêu, tiến độ các dự án lớn của đất nước, chất lượng các công trình ngày càng nâng cao, được sự chứng nhận của các tổ chức trong và ngoài nước, được Chính phủ tin tưởng giao làm tổng thầu các công trình thuỷ điện trọng điểm của quốc gia; đời sống CBCNV được nâng cao. Cụ thể: 43 ( Đơn vị: tỷ đồng) Năm ND 2000 2001 2002 2003 2004 Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Xây lắp 778 53 994 47 1367 45 2145 49 2772 45 Kinh doanh VTVT 176.5 12 233 11 313 10 347.6 8 475 7.7 Sản xuất CN 195.5 13.4 275 13 513 18 933.7 23 1655 27 Giá trị khác 310 21.6 613 29 725 27 813.3 20 1248 20.3 Tổng giá trị SXKD 1460 100 2115 100 2919 100 4300 100 6150 100 So với năm trước 102 121 138 145 143 Doanh thu 1365 1867 2647 4535 5833 Lợi nhuận thực hiện 13 21 39 146 231.8 ( Báo cáo tài chính Tổng công ty Sông Đà) Theo số liệu trên bảng ta thấy tổng giá trị sản xuất kinh doanh tăng từ 1460 tỷ đồng năm 2000 đến 6150 tỷ đồng năm 2004, đạt mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay. Trong tổng giá trị sản xuất kinh doanh, tỷ trọng lĩnh vực xây lắp vẫn ổn định trong khoảng 47%- 48% qua các năm, giá trị xây lắp của TCT liên tục tăng dù con số tương đối có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao, chứng tỏ xây lắp vẫn là ngành chính không thể thiếu của TCT. Tiếp theo sau là sản xuất công nghiệp có sự tăng trưởng ổn định qua các năm: năm 2001 so với năm 2000 tăng 41%; năm 2002 tăng 87% so với năm 2001; năm 2003 44 so với năm 2002 tăng 94% và năm 2004 tăng 66.5% so với năm 2003. Các lĩnh vực khác cũng tăng trưởng liên tục trong đó ngành tiêu biểu như kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh nhà và hạ tầng, đầu tư xây dựng là những ngành mới nhưng đóng góp không nhỏ vào tổng giá trị sản xuất kinh doanh của TCT. Điều này nói lên xu hướng phát triển của TCT trong hiện tại cũng như trong tương lai là “ đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm”. Tổng doanh thu liên tục tăng qua năm 2000- 2003 với tỷ lệ trung bình là 56.5%. Đến năm 2004 doanh thu của TCT đạt 5833 tỷ đồng so với năm 2003( 4535 tỷ đồng) tăng 29%. Doanh thu này đã đem lại cho TCT số lợi nhuận thực hiện rất lớn( mức tăng lợi nhuận trung bình đạt 55.6% đặc biệt năm 2004 lợi nhuận thực hiện của TCT là 241.8 tỷ đồng). Đây là thành tích không nhỏ có được do sự nỗ lực không mệt mỏi, sự đoàn kết trong nội bộ của toàn thể ban lãnh đạo và CBCNV của TCT. Điều này ngày càng góp phần tăng thế và lực cho TCT trong giai đoạn phát triển mới của đất nước. Để chuẩn bị cho những mục tiêu mới, TCT đã và đang tạo ra các nguồn lực quan trọng. Trong đó: Xét về nguồn nhân lực, TCT luôn luôn chú trọng tới việc bổ sung lực lượng lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề cao, có trình độ chuyên môn vững vàng. Số CBCNV của TCT tăng liên tục cả về chất lượng và số lượng. Nếu năm 2000, TCT có 16.200 CBCNV( với số cán bộ kỹ thuật là 2.430 người và công nhân bậc cao là 4.860 người) thì sau 5 năm, năm 2004 số CBCNV của TCT là 28.000 người( số cán bộ kỹ thuật là 5.600 người, số công nhân bậc cao là 7.000 người) tăng trung bình 35% với bậc thợ bình quân là 3.57/7. Đội ngũ CBCNV này đã trưởng thành qua hàng loạt công trình gắn liền với tên tuổi Tổng công ty Sông Đà, tay nghề chuyên môn đã ngày càng được nâng lên, có khả năng vận hành và sử dụng thành thạo các thiết bị máy móc công nghệ hiện đại của các nước. Để đáp ứng nhu cầu cán bộ và lực lượng công nhân kỹ thuật trong thời kỳ mới TCT đã hợp tác với các trường Đại học Bách Khoa, Xây dựng, Mỏ- Địa chất, Ngoại ngữ, trường công nhân 45 kỹ thuật Việt Xô để tổ chức các khoá đào tạo và đào tạo lại cho CBCNV, hàng năm bổ sung cho các đơn vị hàng trăm cán bộ, công nhân có trình độ chuyên môn cao. Nhân lực của TCTSĐ giai đoạn 2000-2004 và dự kiến đến năm 2010: CHỈ TIÊU NĂM 2000 NĂM 2000 NĂM 2000 NĂM 2000 NĂM 2000 NĂM 2000 NĂM 2000 NĂM 2000 NĂM 2000 NĂM 2000 NĂM 2000 Tổng số CBCNV bình quân 16.200 17.202 21.727 26.453 28000 36.600 38.100 39.200 40.600 41.300 42.200 Cán bộ lãnh đạo quản lý 972 1.032 1.119 1.306 1.352 1.387 1.422 1.439 1.480 1.515 1.595 Cán bộ kỹ thuật 2.430 3.902 5.290 6.046 5600 7.320 7.620 7.840 8.120 8.260 8.440 Công nhân bậc cao 4.860 5.161 6.516 7.935 7000 9.150 9.525 9.800 10.150 10.325 10.550 Về nguồn vốn: Để có thể thực hiện các dự án lớn hoàn thành đúng chỉ tiêu, tiến độ, vốn cũng là một trong những nguồn lực được TCT vô cùng quan tâm. Vốn của TCT được huy động từ các nguồn vốn: từ quỹ hỗ trợ phát triển, vốn ưu đãi đầu tư, nguồn vốn tự có, và vốn tín dụng thương mại trong đó nguồn vốn tín dụng thương mại chiếm đại đa số, bên cạnh đó nguồn vốn tự có cũng liên tục được bổ sung(nguồn vốn chủ sở hữu năm 2001 hơn 270 tỷ đồng; năm 2002 là 326 tỷ đồng, năm 2003 xấp xỉ 785 tỷ đồng và đến năm 2004 con số này là 805 tỷ đồng). Năm 2004, để tăng nguồn vốn, TCT đã hoàn thành ký kết hợp đồng tín dụng với các tổ chức tín dụng giá trị 5.126 tỷ đồng, đồng thời ký hợp đồng hạn mức bảo lãnh với ngân hàng NN&PTNT Việt Nam và ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 1.100 tỷ đồng, đáp ứng cơ bản nhu cầu bảo lãnh cho các công trình trọng điểm của TCT. 46 Về máy móc thiết bị: Nếu trước đây máy móc thiết bị cho việc thi công lắp đặt các công trình của TCT chủ yếu là thiết bị của Liên Xô và các nước XHCN thì bắt đầu từ năm 1995, TCT đã chú trọng đầu tư nâng cấp các thiết bị máy móc, công nghệ từ các nước như máy khoan hầm BOOMER và máy khoan néo an kế hoạch BOLTEC của hãng ATLAS- COPCO( Thuỵ Điển), TAMROCK( Phần Lan), máy phun vảy bê tông ALIVA( Thuỵ Sĩ), máy khoan ngược( Mỹ), máy kinh vĩ điện tử ĐT- 6( Nhật Bản)... nhằm nâng cao năng lực sản xuất đáp ứng nhu cầu đòi hỏi các công trình lớn. Đặc biệt năm 2004, TCT đã đầu tư 528 tỷ đồng xe máy, thiết bị thi công với công nghệ tiên tiến hiện đại, bao gồm các dây chuyền xúc chuyển công suất lớn( ô tô tự đổ 42 tấn, máy xúc 3.5 m3/ gầu), 3 dây chuyền trạm trộn- cần trục- băng tải đổ bê tông lạnh, bê tông đầm lăn( công suất từ 125- 250 m3/h). Xuất phát từ các nguồn lực đặc biệt là 3 nguồn lực trên, TCTSĐ hoàn toàn có khả năng đảm đương thực hiện các công trình lớn của đất nước, có đủ năng lực tham gia dự thầu với các dự án quan trọng của Chính phủ. Chính vì vậy TCT đã được Chính phủ tin tưởng giao làm tổng thầu, thầu chính cho một loạt các công trình trọng điểm của quốc gia. II- THỰC TẾ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐẤU THẦU XÂY LẮP TẠI TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ 1-Tư cách, phương thức đấu thầu được Tổng công ty Sông Đà áp dụng Nếu như trước kia khi mới thành lập, thế và lực còn yếu, TCT chỉ tham gia đấu thầu với tư cách thầu phụ( làm thuê) cho các doanh nghiệp khác hoặc các doanh nghiệp nước ngoài thì nay, khi năng lực, uy tín cũng như kinh nghiệm được các doanh nghiệp trong và ngoài nước đánh giá hàng đầu trong ngành xây dựng; vị thế TCT đã chuyển từ chỗ làm Nhà thầu phụ sang làm chủ các công trình lớn, tự tay xây lắp các công trình mà không cần có sự tư vấn của các chuyên gia nước ngoài. TCT đã đảm đương vai trò tổng thầu, Nhà 47 thầu chính hay liên danh với các đối tác nước ngoài. Các đối tác trong và ngoài nước của TCT như Tổng công ty điện lực Việt Nam, các ban quản lý dự án thuộc Bộ Giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong cả nước... , công ty xây dựng Đông AH( Hàn Quốc), tập đoàn OTVSA ( Cộng hoà Pháp), tập đoàn khí điện Trung Quốc... Trong đó các hình thức mà TCT thường áp dụng như đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu và tự thực hiện. Một số dự án TCTSĐ tham gia với các tư cách khác nhau: TÊN VÀ TÍNH CHẤT CÔNG TRÌNH ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG TỔNG GIÁ TRỊ (TRIỆU ĐỒNG) THỜI HẠN HỢP ĐỒNG THỰC HIỆN TÊN CƠ QUAN CHỦ ĐẦU TƯ GHI CHÚ Nhà máy thuỷ điện Yaly 720 MW: tổng thầu phần xây dựng công trình Chư pả Gia lai 3.400.000 1993-2001 BQL công trình thuỷ điện Yaly Thầu chính Nhà máy thuỷ điện Sông Hinh 70MW: xây dựng tuyến năng lượng và tràn sự cố Sông Hinh Phú Yên 720.000 1996-2000 BQL công trình thuỷ điện Sông Hinh Thầu chính Nhà máy thuỷ điện Cần Đơn 72MW: tổng thầu thi công xây lắp và mua sắm thiết bị( BOT) Phước Long Bình Phước 1.060.000 1998-2002 Bộ Công nghiệp Thầu chính Nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận 300MW: thầu phụ phần đào hố móng nhà máy Hàm Thuận Bình Thuận 28.000 1998-2000 Thầu chính liên danh KKA Thầu phụ Nhà máy xi măng Hoàng Mai 1.4 tấn/năm: thi công 35% gói thầu khu nhà sản xuất chính Quỳnh Lưu Nghệ An 85.329 1999-2000 Công ty xi măng Nghệ An Liên danh Khách sạn mặt trời Sông Hồng 17 tầng: thi công phần móng, xây trát, hoàn thiện Hoàn Kiếm Hà Nội 330.000 1996-1998 Liên doanh KS Mặt trời Sông Hồng Thầu phụ Quốc lộ 1 Hợp đồng thi Tam Điệp 12.324 1998-1999 BQL DA1 Thầu 48 công Hầm dốc Xây Ninh Bình Bộ Giao thông chính Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân: thi công 49% giá trị hợp đồng Đà Nẵng 391.000 2000-2004 BQLDA85 Bộ Giao thông Liên danh Đường Hồ Chí Minh: đoạn Aroàng- Atép Thừa Thiên Huế 234.700 2000-2003 BQL DA đường Hồ Chí Minh Thầu chính Nhà máy kính nổi Bắc Ninh: thi công phần hạ tầng, đóng cọc, công tác bê tông, lắp khung và hoàn thiện Thị xã Bắc Ninh 245.000 1997-1998 Công ty kính nổi Việt Nhật Thầu chính 2- Quy trình đấu thầu tại Tổng công ty Sông Đà Do là một doanh nghiệp lớn nên trong các cuộc đấu thầu, TCTSĐ chủ yếu tham gia với tư cách Nhà thầu tham dự, TCT chỉ làm chủ đầu tư trong các gói thầu mua sắm hàng hoá thiết bị. Khi tham gia đấu thầu, TCT có áp dụng theo một quy trình cho việc chuẩn bị, xem xét và phê duyệt Hồ sơ sơ tuyển, Hồ sơ dự thầu trước khi chuyển cho Bên mời thầu, trình tự thương thảo và ký hợp đồng khi TCT trúng thầu. Theo đó quy trình tham gia đấu thầu của TCT như sau: 2.1- Thu thập thông tin Trong TCT, phòng Kinh tế có trách nhiệm tiến hành thu thập thông tin về các dự án sẽ được đầu tư xây dựng trong nước, trong khu vực và quốc tế thông qua các nguồn thông tin: - Các kế hoạch phát triển của các Bộ, ngành, địa phương trong cả nước - Các văn bản, quyết định, chủ trương và kế hoạch đầu tư, xây dựng của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền - Kế hoạch, quyết định đầu tư dự án của các Chủ đầu tư - Thông tin đăng tải trên các loại báo của trung ương và địa phương - Thông tin về các dự án do các đơn vị thành viên cung cấp 49 - Thông tin trên mạng - Thông tin từ các đối tác - Thông tin từ các đơn vị tư vấn Trong đó các thông tin chủ yếu về dự án cần thu thập: - Tên dự án - Chủ đầu tư - Nguồn vốn của dự án - Địa điểm của dự án - Các đặc điểm của dự án - Các đặc điểm về quy mô, loại hình dự án( công trình giao thông, xây dựng công nghiệp, dân dụng...) - Các yêu cầu chủ yếu của dự án về kỹ thuật, tài chính và các điều kiện đáng chú ý khác Khi đã thu thập đầy đủ thông tin về dự án, các cán bộ phòng Kinh tế sẽ tiến hành lập báo cáo và trình lãnh đạo TCT xem xét. 2.2- Lập báo cáo về dự án trình lãnh đạo Tổng công ty: 2.2.1- Phân cấp phê duyệt a) Chủ trương tham gia đấu thầu: - Hội đồng Quản trị Tổng công ty Sông Đà phê duyệt các gói thầu, công trình tham gia đấu thầu được xây dựng ở nước ngoài, các công trình, gói thầu liên danh với Nhà thầu nước ngoài, các gói thầu có giá trị lớn hơn 50 tỷ đồng. - Tổng giám đốc quyết định chủ trương tham gia đấu thầu các gói thầu còn lại. b) Hồ sơ dự thầu: Căn cứ vào giá trị gói thầu: - Hội đồng quản trị Tổng công ty Sông Đà phê duyệt các gói thầu mà phần việc do Tổng công ty tham gia có giá trị từ 50 tỷ đồng trở lên. 50 - Tổng giám đốc quyết định các gói thầu mà phần việc do Tổng công ty tham gia có giá trị dưới 50 tỷ đồng. 2.2.2- Trình duyệt chủ trương tham gia đấu thầu: - Đối với các gói thầu, công trình do Hội đồng Quản trị phê duyệt: Phòng Kinh tế báo cáo và dự thảo tờ trình của Tổng giám đốc trình Hội đồng quản trị TCT xin phê duyệt. - Đối với các gói thầu, công trình đấu thầu trong nước: Phòng Kinh tế lập báo cáo trình Tổng giám đốc. - Các đơn vị thành viên khi cần tham gia đấu thầu các gói thầu bằng pháp nhân của TCT phải lập báo cáo trình lãnh đạo TCT thông qua phòng Kinh tế 2.2.3- Nội dung trình duyệt: Khi có thông tin về dự án, phòng Kinh tế kết hợp với các phòng: phòng Kế hoạch, phòng Đầu tư, phòng Kỹ thuật, phòng Tổ chức lập báo cáo về dự án với nội dung: - Các thông tin chung về dự án: Tên, địa điểm, Chủ đầu tư, nguồn vốn của dự án, đặc điểm kỹ thuật cơ bản của gói thầu, thời điểm tổ chức đấu thầu, thời gian dự kiến thi công.. . - Báo cáo năng lực và cơ hội tham gia của TCT vào dự án, đơn vị thành viên của TCT tham gia làm hồ sơ và thi công chính khi thắng thầu. - Kiến nghị hình thức tham gia dự án: Độc lập, liên danh (với các đối tác trong nước hoặc nước ngoài) hoặc chào giá thầu phụ. Tất cả các gói thầu sau khi được phê duyệt chủ trương tham gia mới được tiến hành các công việc tiếp theo. 2.3- Quyết định của Lãnh đạo TCT: Sau khi xem xét báo cáo của phòng Kinh tế, lãnh đạo TCT họp ra quyết định tham gia hoặc không tham gia dự án, hình thức cụ thể khi tham gia dự án. 51 2.4- Mua hồ sơ mời thầu hoặc Hồ sơ sơ tuyển: Sau khi có quyết định tham gia dự án, cán bộ phòng Kinh tế sẽ làm Giấy giới thiệu cán bộ đại diện TCT liên hệ với bên mời thầu để mua Hồ sơ mời thầu hoặc Hồ sơ sơ tuyển( Hồ sơ sơ tuyển áp dụng đối với gói thầu có tổ chức sơ tuyển Nhà thầu). 2.5- Chuẩn bị Hồ sơ: Việc chuẩn bị Hồ sơ sơ tuyển, Hồ sơ dự thầu do các phòng ban hoặc đơn vị thành viên TCT lập tuỳ theo từng trường hợp. 2.5.1- Hồ sơ sơ tuyển: Phòng Kinh tế chịu trách chuẩn bị Hồ sơ sơ tuyển. Trường hợp liên danh với các đối tác khác thì tiến hành dự thảo Thoả thuận liên danh và trình lãnh đạo TCT xem xét, ký kết với bên đối tác liên danh. Các bên căn cứ vào các quy định Thoả thuận liên danh và Hồ sơ sơ tuyển để tiến hành chuẩn bị Hồ sơ. 2.5.2- Hồ sơ dự thầu: 2.5.2.1- Trường hợp TCT tham gia dự thầu độc lập: a. Đơn vị thành viên TCT chủ trì làm Hồ sơ: Đơn vị lập báo cáo về dự án gửi về TCT thông qua phòng Kinh tế và đề nghị cung cấp các tài liệu liên quan theo tiêu chí của Hồ sơ mời thầu như: bảo lãnh dự thầu, báo cáo tài chính, năng lực kinh nghiệm, Hồ sơ pháp lý của TCT... - Nội dung hồ sơ dự thầu do đơn vị lập:  Biện pháp thi công, các giải pháp kỹ thuật chính để thực hiện sát thực với yêu cầu của Chủ đầu tư và hiện trường thi công.  Tiến độ thi công  Bảng khối lượng, đơn giá dự thầu,  Các bảng biểu theo yêu cầu của Hồ sơ mời thầu: Sơ đồ tổ chức công trường, nhân sự, thiết bị thi công...  Giá bỏ thầu: 52 Giá trần: Tính toán theo điều kiện thi công bình thường, định mức, chế độ hiện hành của Nhà nước và cân đối với giá địa phương. Giá sàn: Tính toán trên cơ sở biện pháp hạ giá thành mà đơn vị có thể thực hiện được.  Đề nghị duyệt giá bỏ thầu và cam kết nếu thắng thầu với giá đó thì sẽ thi công đạt hiệu quả kinh tế, không bị lỗ mà chất lượng vẫn đảm bảo. - Nội dung do TCT chuẩn bị:  Phòng Tài chính Kế toán trên cơ sở đề nghị của phòng Kinh tế được Tổng giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc phê duyệt làm thủ tục bảo lãnh dự thầu, thư cấp tín dụng, cung cấp báo cáo tài chính theo yêu cầu của Hồ sơ mời thầu.  Phòng Kinh tế cung cấp Hồ sơ pháp lý, Hồ sơ kinh nghiệm theo yêu cầu của Hồ sơ mời thầu. b. Tổng công ty chủ trì làm hồ sơ, phối hợp với các đơn vị: - Trách nhiệm của đơn vị:  Gửi giấy đề nghị TCT làm thủ tục bảo lãnh dự thầu cho gói thầu.  Cử cán bộ tham gia cùng TCT trong quá trình làm Hồ sơ dự thầu.  Thống nhất giá bỏ thầu với TCT - Tổng công ty:  Phòng Kinh tế chủ trì làm Hồ sơ dự thầu: Lập đề cương chi tiết, kế hoạch làm Hồ sơ dự thầu báo cáo Tổng giám đốc. Phối hợp với các đơn vị tham gia khảo sát hiện trường, họp tiền đấu thầu với Chủ đầu tư, lập các câu hỏi gửi Chủ đầu tư để làm rõ Hồ sơ mời thầu nếu có. 53 Phối hợp với đơn vị Tư vấn lập biện pháp thi công, tiến độ thi công theo yêu cầu của Hồ sơ mời thầu.  Tính giá bỏ thầu: Giá trần: Theo khối lượng của Hồ sơ mời thầu, định mức, chế độ Nhà nước và đơn giá của địa phương đó. Giá sàn: Theo biện pháp hạ giá thành có sự thống nhất của đơn vị.  Kiến nghị các tính toán theo định mức nội bộ, các yêu cầu nội bộ của TCT. Phòng Tài chính Kế toán trên cơ sở đề nghị của phòng Kinh tế được Tổng giám đốc hoặc Phó tổng giám đốc phê duyệt làm thủ tục bảo lãnh dự thầu, thư cấp tín dụng, cung cấp báo cáo tài chính theo yêu cầu của Hồ sơ mời thầu. Phòng Quản lý kỹ thuật phối hợp lập biện pháp và tiến độ thi công khi có yêu cầu đối với những gói thầu có giá trị lớn, tính chất phức tạp, cung cấp các tài liệu có liên quan đến số lượng xe máy, công suất thiết bị, catalo các thiết bị của TCT theo yêu cầu của Hồ sơ mời thầu. Các phòng ban khác theo chức năng nhiệm vụ của phòng mình cung cấp các số liệu cần thiết có liên quan đến Hồ sơ mời thầu khi có yêu cầu. 2.5.2.2- Trường hợp liên danh với các đối tác khác để tham gia dự thầu:  Phòng Kinh tế nghiên cứu kỹ Hồ sơ dự thầu  Thảo luận với đối tác liên danh về tỷ lệ phân chia công việc, trách nhiệm chuẩn bị Hồ sơ dự thầu và các công việc khác có liên quan đến gói thầu  Dự thảo Thoả thuận liên danh và trình Tổng giám đốc xem xét, ký kết với bên đối tác liên danh  Chuẩn bị Hồ sơ theo yêu cầu của Hồ sơ mời thầu và phạm vị công việc được phân công( các bước chuẩn bị Hồ sơ như trường hợp TCT đấu thầu độc lập). 54 Nội dung các Hồ sơ được các đơn vị, phòng ban lập căn cứ theo yêu cầu của Quy chế đấu thầu và Hồ sơ mời thầu. Sau khi các Hồ sơ đã được lập xong trước khi gửi tham dự đấu thầu, Hồ sơ phải được kiểm tra. 2.6- Kiểm tra Hồ sơ 2.6.1-Hồ sơ sơ tuyển: Trưởng phòng Kinh tế tiến hành kiểm tra Hồ sơ trước khi trình lãnh đạo Tổng công ty xem xét, phê duyệt. Tính hợp lệ và sự đáp ứng cơ bản của Hồ sơ dự thầu được xem xét ở các nội dung: - Có quyết định thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh - Số liệu bản chính và bản sao, hình thức trình bày Hồ sơ đúng theo yêu cầu - Đơn dự thầu được điền đầy đủ - Bảo lãnh dự thầu hợp lệ - Năng lực tài chính và kinh nghiệm của Nhà thầu - Các phụ lục khác theo yêu cầu của Hồ sơ mời thầu - Trường hợp Hồ sơ không đạt yêu cầu: Chỉnh sửa và bổ sung đầy đủ. 2.6.2- Hồ sơ dự thầu 2.6.2.1- Tổng công ty tham gia dự thầu độc lập: Trường hợp Tổng công ty chủ trì làm Hồ sơ: Phòng Kinh tế hoàn chỉnh hồ sơ, kiểm tra và trình duyệt. 2.6.2.2- Tổng công ty liên danh với các đối tác khác tham dự thầu: Phòng Kinh tế kiểm tra Hồ sơ thuộc phạm vi công việc của Tổng công ty. 2.7- Trình lãnh đạo Tổng công ty xem xét và phê duyệt Hồ sơ: Sau khi kiểm tra chi tiết Hồ sơ, Trưởng phòng Kinh tế trình lãnh đạo TCT xem xét và phê duyệt Hồ sơ dự thầu: 55 Thứ nhất, báo cáo Tổng giám đốc và dự thảo tờ trình của Tổng giám đốc trình Hội đồng quản trị TCT phê duyệt các gói thầu mà phần việc do TCT tham gia có giá trị từ 50 tỷ đồng trở lên. Thứ hai, trình Tổng giám đốc phê duyệt các gói thầu mà phần việc do TCT tham gia có giá trị dưới 50 tỷ đồng. 2.8- Nộp Hồ sơ và tham dự lễ mở thầu: Phòng Kinh tế cử cán bộ hoặc phối hợp với đơn vị( có Giấy giới thiệu cán bộ đại diện TCT xuất trình cho Bên mời thầu) nộp Hồ sơ đúng theo quy định cho Bên mời thầu và tham dự lễ mở thầu. 2.9- Kết quả đấu thầu: Cán bộ tham dự lễ mở thầu báo cáo kết quả đấu thầu. 2.9.1- Trường hợp không trúng thầu: Phòng Kinh tế họp rút kinh nghiệm. 2.9.2-Trường hợp trúng thầu: Sau khi nhận được Thông báo trúng thầu của Bên mời thầu, phòng Kinh tế chuẩn bị nội dung để thương thảo ký hợp đồng với Bên mời thầu. 2.10- Thương thảo và ký hợp đồng: Phòng Kinh tế chuẩn bị nội dung và/hoặc phối hợp với các phòng chức năng khác và đơn vị thành viên tham gia dự thầu để thương thảo hợp đồng với Bên mời thầu. Cán bộ được giao nhiệm vụ soạn thảo và thương thảo phải nghiên cứu kỹ các yêu cầu và nhiệm vụ của hợp đồng, nghiên cứu kỹ chính sách và pháp luật hiện hành để vận dụng trong việc soạn thảo hợp đồng phù hợp với từng loại công việc cụ thể. Trước khi trình ký hợp đồng người được giao nhiệm vụ soạn thảo đàm phán phải làm báo cáo đầy đủ về tính hợp pháp, nội dung chủ yếu của hợp đồng. 56 Sau khi thống nhất các nội dung của hợp đồng với Bên mời thầu, phòng Kinh tế báo cáo, trình lãnh đạo TCT xem xét và ký hợp đồng với Bên mời thầu. Tổng giám đốc ký các hợp đồng có giá trị đến 50 tỷ đồng. Đối với các hợp đồng có giá trị lớn hơn, Tổng giám đốc phải trình Hội đồng quản trị TCT phê duyệt nội dung của hợp đồng trước khi ký. Các Đơn vị thành viên khi sử dụng pháp nhân của TCT chỉ được ký kết các hợp đồng theo uỷ quyền của Tổng giám đốc TCT. Trước khi ký kết hợp đồng phải trình TCT( thông qua phòng Kinh tế) phê duyệt nội dung hợp đồng. Trường hợp gói thầu có giá trị lớn, yêu cầu phức tạp, gói thầu nhận được từ đấu thầu quốc tế: phòng Kinh tế đề xuất thành lập Tổ đàm phán Hợp đồng( có thể do đồng chí Tổng giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc làm tổ trưởng) để đàm phán, ký kết hợp đồng. Thành phần Tổ đàm phán gồm: Trưởng hoặc phó phòng Kinh tế, chuyên viên Tổ hợp đồng phòng Kinh tế, đại diện các phòng ban TCT có liên quan, đại diện Ban điều hành, đại diện các đơn vị sẽ tham gia thi công gói thầu. 2.11- Giao nhiệm vụ thực hiện hợp đồng: - Sau khi ký hợp đồng với Bên mời thầu, Tổng giám đốc căn cứ quy mô, yêu cầu kỹ thuật của dự án giao nhiệm vụ cho Ban điều hành hoặc các Đơn vị thành viên thực hiện hợp đồng. Phòng Kinh tế có trách nhiệm dự thảo: - Hợp đồng nội bộ hoặc Giấy giao nhiệm vụ thực hiện hợp đồng của Tổng giám đốc. - Quản lý thực hiện hợp đồng:  Phòng Kinh tế theo dõi, đôn đốc các đơn vị được Tổng giám đốc giao nhiệm vụ thực hiện hợp đồng.  Tổng hợp báo cáo của các đơn vị thi công về giá trị thực hiện, thanh toán, tiến độ thực hiện các hợp đồng. 57  Phối hợp với các phòng chức năng, các đơn vị thi công giải quyết các vấn đề vướng mắc, phát sinh, sửa đổi, bổ sung trong quá trình thực hiện hợp đồng. Mỗi khi có gói thầu TCT tham dự đều theo đúng quy trình trên điều này đã tạo sự chuẩn mực, sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, nâng cao năng lực Hồ sơ dự thầu của TCT. Sơ đồ quá trình đấu thầu và ký hợp đồng Trách nhiệm Sơ đồ Tài liệu/biểumẫu Phòng Kinh tế TCT - Báo cáo TGĐ - Tờ trình HĐQT Lãnh đạo TCT Cán bộ phòng Kinh - Giấy giới thiệu tế TCT đại diện TCT mua hồ sơ Thu thập thông tin Quyết định Mua hồ sơ 58 - Giấy yêu cầu CB phòng Kinh tế phòng TCKT cung TCT và đơn vị thành cấp bảo lãnh dự thầu viên tham gia đấu thầu và báo cáo tài chính của TCT Trưởng phòng Kinh tế TCT - Giấy giới thiệu Lãnh đạo TCT CB đại diện TCT nộp và dự lễ mở thầu CB phòng Kinh tế TCT hoặc đơn vị thành viên tham gia đấu thầu Lãnh đạo TCT, CB phòng Thị trường TCT -Hợp đồng và đơn vị thành viên tham gia đấu thầu - Hợp đồng nội bộ/giấy uỷ Các đơn vị thành viên quyền 3-Ví dụ cụ thể về đấu thầu xây lắp mà Tổng công ty Sông Đà tham gia TCTSĐ ngoài việc được Chính phủ tin tưởng chỉ định làm tổng thầu các công trình lớn của đất nước đã tham gia rất nhiều dự án với hình thức đấu thầu rộng rãi cũng như đấu thầu hạn chế. TCT chủ yếu tham gia đấu thầu với tư cách Nhà thầu nên các công đoạn tham gia đấu thầu tại TCT, ví dụ theo một dự án cụ thể như sau: Tên dự án: Nhà máy Xi măng Tam Điệp- Ninh Bình Chuẩn bị hồ sơ Trình lãnh đạo TCT ký Sao và nộp hồ sơ Tham dự đấu thầu Thương thảo và ký hợp đồng Kết quả đấu thầu Kiểm tra hồ sơ Tổ ng k ết r út k in h ng hi ệm Thực hiện hợpđồng 59 Hạng mục: Thi công cọc khoan nhồi- Đường kính D600, D800 và D1000 Sau khi gói thầu được chủ đầu tư thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, Công ty Bê tông thép Ninh Bình muốn tăng thêm khả năng trúng thầu nên đã liên hệ với TCTSĐ đề nghị liên danh với TCT tham gia gói thầu này. Sau khi xem xét đề nghị liên danh, phòng Kinh tế thu thập thông tin về dự án: - Tên dự án: Nhà máy Xi măng Tam Điệp- Ninh Bình - Thi công cọc khoan nhồi- Đường kính D600, D800 và D1000 - Chủ đầu tư: Công ty Xi măng Ninh Bình - Địa điểm của dự án: tại xã Quan Sơn, thị xã Tam Điệp tỉnh Ninh Bình - Đặc điểm của dự án: quy mô: thi công cọc khoan nhồi đường kính D600, D800 và D1000 với loại hình dự án là xây dựng công nghiệp. - Các yêu cầu tổng thể về kỹ thuật, tài chính, nguồn vốn của Bên mời thầu Phòng Kinh tế đã lập báo cáo chủ trương tham gia đấu thầu là liên danh với Công ty Bê tông thép Ninh Bình. Nhận thấy đây là dự án nằm trong khả năng của TCT, HĐQT đã phê duyệt chủ trương tham gia. Đây là dự án không qua vòng sơ tuyển nên sau khi có văn bản thoả thuận liên danh giữa TCT với Công ty Bê tông thép Ninh Bình với đại diện liên danh là TCTSĐ đã mua Hồ sơ mời thầu. Tiếp theo là chuẩn bị Hồ sơ dự thầu, đây là trường hợp liên dạnh với đối tác khác nên phòng Kinh tế thảo luận với đối tác liên danh về tỷ lệ phân chia công việc cho mỗi bên đồng thời chuẩn bị Hồ sơ dự thầu theo phần việc thuộc phạm vi của TCT. Sau đây là nội dung của Hồ sơ dự thầu: Phần 1: Đơn dự thầu Trong Đơn dự thầu có nêu giá dự thầu là 86.414.805 tỷ đồng kèm theo giá trị các hợp đồng được chia theo thành phần công việc và Hồ sơ dự thầu có hiệu lực trong vòng 120 ngày. Theo giấy uỷ quyền trong Hồ sơ dự thầu thì 60 ông Hứa Vĩnh Thêm- phó Tổng giám đốc của TCTSĐ được uỷ quyền thay mặt liên danh để ký kết và giải quyết các vấn đề liên quan đến Hồ sơ dự thầu. Phần 2: Bảo lãnh dự thầu Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chấp thuận bảo lãnh dự thầu là 300 triệu đồng chẵn để bảo lãnh cho Nhà thầu TCTSĐ tham gia dự thầu. Bảo lãnh có giá trị kể từ ngày nộp Hồ sơ dự thầu đến sau 30 ngày kể từ ngày hết hiệu lực của Hồ sơ dự thầu. Phần 3: Tài liệu giới thiệu năng lực Nhà thầu Dữ liệu liên danh: gồm tên và địa chỉ của hai bên liên danh và sự phân chia công việc theo đó TCTSĐ: 70% khối lượng công việc theo hợp đồng và Công ty Bê tông thép Ninh Bình là 30% công việc. Bản thoả thuận liên danh tham gia đấu thầu công trình bao gồm có tên liên danh Sông Đà- Bê tông thép. Theo bản thoả thuận này, mỗi bên đều có tư cách pháp nhân riêng và phải chịu trách nhiệm về những hoạt động của mình của quá trình thực hiện phần công việc trong gói thầu. Trách nhiệm của các bên trong khi tham gia đấu thầu theo đó,TCT được uỷ quyền đại diện liên danh. Với mỗi Hồ sơ dự thầu, mỗi bên phải chịu trách nhiệm về Hồ sơ dự thầu thuộc thẩm quyền của mình; khi trúng thầu mỗi bên phải đảm vảo phần công việc thuộc thẩm quyền của mình Phần thông tin về các bên liên danh như quyết định thành lập, trụ sở, giấy Đăng ký kinh doanh, năng lực tài chính thông qua các báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán... Hồ sơ kinh nghiệm: đây là phần nêu lên kinh nghiệm của các bên trong việc thực hiện các công trình trong lĩnh vực xây lắp có giá trị từ 5 tỷ đồng trở lên và có tính chất kỹ thuật tương tự như công trình này. Bảng kê máy móc thiết bị thi công của Nhà thầu vào thi công công trình( bao gồm các máy móc chính dùng cho việc thi công công trình của cả hai bên liên danh như máy khoan ED- 400- ITALY, máy khoan HITACHI KH 100- Nhật Bản, máy xúc CAT 330B- Mỹ...). 61 Phần 4: Tổ chức công trình và biện pháp thi công trong đó phần bố trí nhân lực nêu lên các cán bộ chủ chốt sẽ nằm trong ban quản lý thực hiện công trình về học vấn, kinh nghiệm, năm công tác và công việc đảm nhận của cả hai bên liên danh. Trong liên danh này không sử dụng thầu phụ, mọi công việc khi liên danh trúng thầu sẽ do các bên liên danh tự mình thực hiện. Sơ đồ tổ chức hiện trường: đây là phần thuyết minh cho việc tổ chức hiện trường thi công dự án, điều này nhằm đảm bảo tiến độ và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật Thuyết minh bản vẽ và mô tả biện pháp thi công gồm tổ chức thi công, tổ chức mặt bằng thi công, biện pháp công nghệ thi công, môi trường và biện pháp công nghệ thi công cọc khoan nhồi, biện pháp đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, đảm bảo vệ sinh môi trường và biện pháp khoan kiểm tra đáy cọc. Phần 5: Tiến độ thi công: thuyết minh các điều kiện đảm bảo tiến độ thi công. Trong đó điều kiện để đảm bảo tiến độ thi công gồm bố trí mặt bằng thi công, tổ chức thi công hợp lý và khoa học, lựa chọn cán bộ có kinh nghiệm, công nhân lành nghề để tham gia thi công công trình, chuẩn bị vật tư, vật liệu, nhân lực đầy đủ phù hợp với yêu cầu tiến độ. Tập kết các loại xe máy thiết bị thi công phù hợp với yêu cầu công việc- thi công liên tục 2 ca/ ngày có thể thi công tới 3 ca/ ngày. Tiến độ thi công công trình: Đây là phần phân chia số ngày thực hiện cho mỗi hợp đồng. Tổng thời gian thi công là 285 ngày,trong đó:  Huy động chuẩn bị công trình là 10 ngày  Thi công cọc khoan nhồi: 275 ngày  Hợp đồng 01: cọc D1000mm: 90 ngày  Hợp đồng 02: cọc D1000mm: 85 ngày  Hợp đồng 03: cọc D1000mm và cọc D600mm: 90 ngày  Hợp đồng 04: cọc D600mm : 95 ngày 62  Hợp đồng 05: cọc D800mm: 80 ngày  Hợp đồng 06: cọc D600mm : 105 ngày Trong đó mỗi giai đoạn hợp đồng lại được phân chia chi tiết theo từng công việc cụ thể Phần 6: Bảng giá dự thầu: phần này nêu lên giá trị dự thầu cho mỗi hợp đồng cụ thể. Tóm lại qua ví dụ trên ta thấy nội dung Hồ sơ dự thầu cũng như tiến độ thi công được xây dựng tuân thủ với các quy định của Quy chế đấu thầu. Mặt khác theo giá dự thầu so với giá mời thầu thì đã tiết kiệm được 10% chi phí. Sau khi gói thầu được mở liên danh Sông Đà- Bê tông thép đã trúng thầu và tiến đến ký kết hợp đồng chính. Sau khi đã hoàn thành các thủ tục của giai đoạn đấu thầu TCT đã giao cho Công ty Sông Đà 10 thi công gói thầu này. CHƯƠNG III- KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP TẠI TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ 1- Đánh giá chung về công tác đấu thầu tại Tổng công ty Sông Đà TCTSĐ ra đời vào thời điểm phương thức đấu thầu bắt đầu được áp dụng rộng rãi ở nước ta, cùng với sự ra đời của Quy chế đấu thầu đã tạo ra một môi trường vô cùng thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp xây 63 dựng nói chung và TCTSĐ nói riêng. Nhờ có Quy chế đấu thầu cùng các văn bản hướng dẫn, hoạt động đấu thầu của TCT đã đạt được nhiều thành tích to lớn. TCT đã trúng thầu một loạt các dự án lớn, trọng điểm của đất nước, tuy nhiên việc áp dụng Quy chế đấu thầu tại TCT cũng như tồn tại của Quy chế đã tạo ra không ít khó khăn cho TCTSĐ. 1.1- Kết quả đạt được Cùng với năng lực, uy tín và kinh nghiệm của mình, TCTSĐ đã khẳng định được vị thế của mình trong các cuộc đấu thầu rộng rãi hay đấu thầu hạn chế cũng như được Nhà nước chỉ định làm tổng thầu đặc biệt là công tác tiếp thị đấu thầu. Trong những năm đầu của giai đoạn năm 2001-2005, công tác đấu thầu xây lắp chủ yếu tập trung thực hiện chủ trương của TCT xin chỉ định thầu một số công trình thuỷ điện có giá trị lớn nhằm tạo công việc ổn định cho TCT trong một thời gian dài. Công tác đấu thầu trong giai đoạn này, ngoài Gói thầu CW 1- Dự án điện Đại Ninh nguồn vốn JBIC mà TCT tham gia Liên danh KKS dự thầu, không có nhiều dự án có giá trị cao được đấu thầu. Một số dự án có giá trị lớn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Quy chế đấu thầu cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty Sông Đà.pdf
Tài liệu liên quan