Luận văn Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở trường trung học phổ thông Tân Yên 2 - Tỉnh Bắc Gian

Tài liệu Luận văn Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở trường trung học phổ thông Tân Yên 2 - Tỉnh Bắc Gian: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ----------------------------- NGUYỄN HỮU TÂN QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƢỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI Ở TRƢỜNG THPT TÂN YÊN 2 - TỈNH BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thái nguyên, năm 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ----------------------------- NGUYỄN HỮU TÂN QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƢỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI Ở TRƢỜNG THPT TÂN YÊN 2 - TỈNH BẮC GIANG Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60.14.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Thế Truyền Thái nguyên, năm 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 Lời cảm ơn Lời cảm ơn đầu tiên và sâu sắc nhất của tôi xin đƣợc dành gửi tới thầy giáo, PGS.TS Hà Thế Truyền - ng...

pdf143 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1157 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ở trường trung học phổ thông Tân Yên 2 - Tỉnh Bắc Gian, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ----------------------------- NGUYỄN HỮU TÂN QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƢỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI Ở TRƢỜNG THPT TÂN YÊN 2 - TỈNH BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thái nguyên, năm 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ----------------------------- NGUYỄN HỮU TÂN QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƢỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI Ở TRƢỜNG THPT TÂN YÊN 2 - TỈNH BẮC GIANG Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60.14.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Thế Truyền Thái nguyên, năm 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 Lời cảm ơn Lời cảm ơn đầu tiên và sâu sắc nhất của tôi xin đƣợc dành gửi tới thầy giáo, PGS.TS Hà Thế Truyền - ngƣời đã quan tâm và tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Thầy đã cho tôi thêm nhiều kiến thức về khoa học quản lý giáo dục cũng nhƣ giúp tôi rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học. Một lần nữa, tôi xin đƣợc nói lời Cảm ơn Thầy! Tôi xin chân thành cảm ơn Trƣờng Đại học sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên, cùng các thầy cô giáo đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi, dành nhiều công sức giảng dạy, hƣớng dẫn giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, Ban giám hiệu, các đồng chí cán bộ giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh trƣờng THPT Tân Yên 2 – Bắc Giang đã nhiệt tình cộng tác, cung cấp số liệu, cho ý kiến, những ngƣời thân trong gia đình và bạn bè đã luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và nghiên cứu trong suốt thời gian qua! Mặc dù đã cố gắng thật nhiều trong quá trình thực hiện đề tài, song không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận đƣợc sự thông cảm và đóng góp ý kiến của quý các thầy, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và những ngƣời cùng quan tâm tới những vấn đề đƣợc trình bày trong luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Cùm từ viết tắt 1 CBGV Cán bộ, giáo viên 2 CNH-HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá 3 GD Giáo dục 4 ĐĐ Đạo đức 5 GDĐĐ Giáo dục đạo đức 6 GV Giáo viên 7 GVCN Giáo viên chủ nhiệm 8 GVBM Giáo viên bộ môn 9 HS Học sinh 10 QL Quản lý 11 QLGD Quản lý giáo dục 12 THCS Trung học cơ sở 13 THPT Trung học phổ thông 14 TN Thanh niên 15 TNCS Thanh niên cộng sản 16 XH Xã hội 17 HĐND Hội đồng nhân dân 18 UBND Uỷ ban nhân dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 MỤC LỤC Lời cảm ơn 1 Danh mục các ký hiệu viết tắt 2 Phần mở đầu 6 1. Lý do chọn đề tài 7 2. Mục đích nghiên cứu 10 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu: 11 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 11 5. Giả thuyết khoa học: 11 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 11 7. Phạm vi nghiên cứu: 12 8. Những đóng góp của đề tài: 12 Chƣơng 1 Cơ sở lí luận và cơ sở pháp lí của quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội 13 1.1. Khái quát về lịch sử vấn đề giáo dục đạo đức 13 1.2. Một số khái niệm cơ bản 15 1.2.1. Đạo đức và giáo dục đạo đức 15 1.2.1.1. Đạo đức 15 1.2.1.2. Giáo dục đạo đức 17 1.2.2. Khái niệm về các lực lƣợng giáo dục 17 1.2.3. Khái niệm về quản lí, quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội 19 1.2.3.1. Quản lý 19 1.2.3.2. Khái niệm quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội 19 1.3. Mục tiêu, nội dung, phƣơng thức và nguyên tắc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT 20 1.3.1. Mục tiêu giáo dục đạo đức học sinh 20 1.3.2. Nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh 21 1.3.3. Nội dung giáo dục đạo đức 21 1.3.4. Phƣơng pháp giáo dục đạo đức học sinh 22 1.3.5. Hình thức giáo dục đạo đức 23 1.3.6. Nguyên tắc giáo dục đạo đức 25 1.4. Một số đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT ảnh hƣởng đến giáo dục đạo đức 25 1.5. Vai trò của quản lí hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội 27 1.5.1. Vai trò của từng lực lƣợng trong quản lí giáo dục đạo đức học sinh 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 1.5.1.1. Vai trò của nhà trƣờng THPT 28 1.5.2.2. Vai trò của gia đình 28 1.5.2.3. Vai trò của xã hội 29 1.5.2. Vai trò của quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội 30 1.6. Nội dung và biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp nhà trƣờng, gia đình và xã hội 31 1.6.1. Quản lý giáo dục đạo đức 31 1.6.2. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp nhà trƣờng, gia đình và xã hội 32 1.6.3. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp nhà trƣờng, gia đình và xã hội 32 1.7. Hiệu quả và những yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lí hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trong mối quan hệ phối hợp nhà trƣờng, gia đình và xã hội 34 1.7.1. Hiệu quả quản lí hoạt động giáo dục đạo đức học sinh 34 1.7.2. Những yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trong mối quan hệ phối hợp 35 1.7.2.1. Nhận thức của cán bộ giáo viên, gia đình và các tổ chức xã hội 35 1.7.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội, văn hoá của địa phƣơng, của gia đình 36 1.8. Cơ sở pháp lí của quản lí hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trong mối quan hệ phối hợp nhà trƣờng, gia đình và xã hội 36 Kết luận chƣơng 1 40 Chƣơng 2 Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp cho học sinh trƣờng THPT Tân Yên 2 42 2.1. Vài nét khái quát về đặc điểm kinh tế, xã hội địa phƣơng 42 2.1.1. Tổng quan về kinh tế, xã hội địa phƣơng 42 2.1.2. Vài nét khái quát về trƣờng THPT Tân Yên 2 - Bắc Giang 42 2.1.3. Khái quát về tình hình giáo dục của các trƣờng THPT huyện Tân Yên 45 2.2. Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội ở trƣờng THPT Tân Yên 2 - tỉnh Bắc Giang 47 2.2.1. Thực trạng về quản lí giáo dục đạo đức ở trƣờng THPT Tân Yên 2 - tỉnh Bắc Giang trong các năm qua 47 2.2.2. Thực trạng về vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh 53 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 2.2.3. Thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội ở trƣờng THPT Tân Yên 2 - tỉnh Bắc Giang 55 2.2.4. Thực trạng các biện pháp quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng THPT Tân Yên 2 59 2.2.4.1 Các biện pháp phối hợp giữa gia đình và nhà trƣờng 59 2.2.4.2. Các biện pháp phối hợp giữa nhà trƣờng và xã hội 61 2.2.5. Thực trạng về hiệu quả của các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp ở trƣờng THPT Tân Yên 2 63 2.3. Những nguyên nhân ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lí hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trong mối quan hệ phối hợp nhà trƣờng, gia đình và xã hội 64 2.4. Đánh giá chung về thực trạng giáo dục đạo đức và quản lí hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trong mối quan hệ phối hợp ở trƣờng THPT Tân Yên 2 – Bắc Giang 69 2.4.1. Mặt mạnh 69 2.4.2. Mặt yếu 70 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế 70 2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan 70 2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan 73 Kết luận chƣơng 2 75 Chƣơng 3 Biện pháp Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội ở trƣờng THPT Tân Yên 2 - tỉnh Bắc Giang 77 3.1. Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh THPT 77 3.2. Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội ở trƣờng THPT Tân Yên 2 - tỉnh Bắc Giang 78 3.2.1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lí, giáo viên, cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh 78 3.2.1.1. Mục tiêu 78 3.2.1.2. Cách thức thực hiện 82 3.2.1.3. Điều kiện thực hiện 86 3.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội ở trƣờng THPT Tân Yên 2 - tỉnh Bắc Giang 86 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 3.2.2.1. Mục tiêu 86 3.2.2.2. Cách thức thực hiện 87 3.2.2.3. Điều kiện thực hiện 89 3.2.3. Tăng cƣờng năng lực công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp 91 3.2.3.1. Mục tiêu 91 3.2.3.2. Cách thức thực hiện 93 3.2.3.3. Điều kiện thực hiện 96 3.2.4. Đa dạng hoá các nội dung hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng THPT Tân Yên 2 97 3.2.4.1. Mục tiêu 97 3.2.4.2. Cách thức thực hiện 98 3.2.4.3. Điều kiện thực hiện 101 3.2.5. Tăng cƣờng trao đổi thông tin giữa nhà trƣờng - gia đình - xã hội trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh 102 3.2.5.1. Mục tiêu 102 3.2.5.2. Cách thức thực hiện 103 3.2.5.3. Điều kiện thực hiện 105 3.2.6. Nâng cao chất lƣợng hoạt động kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm về sự quản lí phối hợp giữa nhà trƣờng - gia đình - xã hội 106 3.2.6.1. Mục tiêu 106 3.2.6.2. Cách thức thực hiện 107 3.2.6.3. Điều kiện thực hiện 107 3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trong sự phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội 108 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất 109 Kết luận chƣơng 3 118 Kết luận và kiến nghị 119 1. Kết luận: 119 2. Kiến nghị 121 Tài liệu tham khảo 124 Phụ lục 127 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử phát triển của loài ngƣời gắn liền với giáo dục, sự tồn tại và phát triển của giáo dục luôn chịu sự chi phối của kinh tế xã hội và ngƣợc lại giáo dục có vai trò to lớn trong việc trong việc phát triển kinh tế xã hội; giáo dục là công cụ, là phƣơng tiện để cải tiến xã hội. Khi xã hội phát triển, giáo dục đƣợc coi là động lực vừa là mục tiêu cho việc phát triển xã hội. Đạo đức là nhân tố cốt lõi trong nhân cách của mỗi con ngƣời. Giáo dục đạo đức cho học sinh trong trƣờng THPT nhằm mục đích hình thành nhân cách cho học sinh, giáo dục đạo đức nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản về các phẩm chất đạo đức và chuẩn mực đạo đức, hoàn thiện nhân cách con ngƣời. Đức và tài là hai mặt cơ bản hợp thành trong một cá nhân. Nhiều quan điểm cho rằng đạo đức là gốc của nhân cách. Giáo dục đạo đức là một phần quan trọng không thể thiếu trong hoạt động giáo dục, nhƣ Bác Hồ đã dạy “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” hoặc trong luận ngữ của Khổng Tử khẳng định: “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri đạo” (nghĩa là: Viên ngọc không mài dũa thì không thành đồ dùng được, con người không học thì không biết đạo) và nhiều nhà hiền triết đã nhấn mạnh “con ngƣời muốn trở thành con ngƣời cần phải có giáo dục”. Vì vậy, việc quan tâm tới công tác quản lý và giáo dục đạo đức trong nhà trƣờng là một việc làm cần thiết. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khoá VIII) về định hƣớng chiến lƣợc phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá có ghi: “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con ngƣời và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cƣờng xây dựng và bảo vệ tổ quốc; công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 nƣớc; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con ngƣời Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tƣ duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật ; có sức khoẻ, là những ngƣời thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên" nhƣ lời dặn của Bác Hồ”. Hiện nay, ở vào thời kì hội nhập nhiều học sinh, sinh viên có ý chí vƣơn lên trong học tập, có hoài bão khát vọng lớn. Tuy nhiên, cũng dƣới tác động của nền kinh tế thị trƣờng và cơ chế mở cửa và do nhiều nguyên nhân khác, hành vi lệch chuẩn của thanh thiếu niên có xu hƣớng ngày càng tăng. Một số hành vi vi phạm pháp luật của học sinh khiến gia đình và xã hội lo lắng nhƣ: vi phạm giao thông, đua xe trái phép, bạo lực nhà trƣờng, quay cóp bài, mua điểm, cờ bạc, nghiện rƣợu, trong gia đình trẻ em thiếu kính trên nhƣờng dƣới, không vâng lời cha mẹ, ngƣời lớn....Một số hành vi lệch chuẩn khác về mặt đạo đức nhƣ: sống hƣởng thụ, chạy theo đồng tiền, xa hoa, lãng phí, lƣời lao động và học tập, thiếu ý thức rèn luyện, không dám đấu tranh với cái sai, thờ ơ vô cảm, vị kỷ …cũng ngày càng nhiều hơn ở đối tƣợng còn ngồi trên ghế nhà trƣờng. Trong thông báo kết luận của bộ chính trị về việc tiếp tục thực hiện nghị quyết Trung ƣơng 2 (khoá VIII), phƣơng hƣớng phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2020 có viết: “...Việc giáo dục tƣ tƣởng đạo đức, lối sống, về truyền thống văn hoá, lịch sử dân tộc, về Đảng, về quyền lợi và nghĩa vụ công dân cho học sinh, sinh viên chƣa đƣợc chú ý đúng mức cả về nội dung và phƣơng pháp; giáo dục phổ thông chỉ mới quan tâm nhiều đến “dạy chữ”, chƣa quan tâm đúng mức đến “dạy ngƣời”, kĩ năng sống và “dạy nghề” cho thanh thiếu niên”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 Trƣớc tình hình và thực trạng này trong những năm qua các cấp, các ngành đặc biệt là ngành giáo dục đã quan tâm đầu tƣ chú trọng công tác giáo dục toàn diện cho các thế hệ học sinh. Vấn đề giáo dục đạo đức đƣợc coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong các nhà trƣờng. Nhƣng thực tế việc giáo dục đạo đức trong nhà trƣờng thƣờng chú trọng tới nề nếp kỷ cƣơng với nội quy, những bài học giáo huấn, không chú ý đến hành vi ứng xử thực tế. Bên cạnh đó biện pháp phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội nằm giáo dục đạo đức cho học sinh chƣa đồng bộ, thƣờng xuyên và chặt chẽ. Giáo dục là quá trình mang tính xã hội sâu sắc, thể hiện nhiều góc độ khía cạnh, có sự tham gia của nhiều lực lƣợng xã hội. Việc giáo dục đạo đức học sinh nếu chỉ diễn ra trong khuôn viên nhà trƣờng tất yếu không phát huy đƣợc sức mạnh chung, không toàn diện và đầy đủ nên hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức trong các nhà trƣờng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đào tạo con ngƣời mới phù hợp với sự phát triển của xã hội trong giai đoạn hiện nay. Trƣờng THPT Tân Yên 2 - Bắc Giang trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến trong các mặt giáo dục nhƣ các chỉ tiêu về học sinh đỗ tốt nghiệp, đỗ Đại học cao đẳng, chỉ tiêu học sinh gỏi, học sinh tiên tiến... nhƣng bên cạnh đó hiệu quả công tác giáo dục đạo đức học sinh còn nhiều hạn chế và tồn tại: - Giáo dục đạo đức học sinh chƣa đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, chƣa đƣợc thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc; thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng với gia đình, các cấp uỷ Đảng chính quyền, các ngành hữu quan, các tổ chức chính trị xã hội và quần chúng nhân dân. - Giáo viên lên lớp còn nặng dạy chữ, chƣa chú trọng đến vấn đề dạy ngƣời, môn giáo dục công dân nhiều giáo viên và học sinh xem là “môn phụ’’, nặng lí luận thiếu sự đầu tƣ nâng cao chất lƣợng giảng dạy của giáo viên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 - Có một số cán bộ giáo viên còn né tránh, thậm trí còn làm ngơ trƣớc những hành vi vi phạm đạo đức của học sinh. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp còn một bộ phận không nhỏ chƣa có nhiều kinh nghiệm, chƣa thực sự tâm huyết với học sinh, chƣa có sự quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức học sinh. - Vẫn tồn tại một bộ phận học sinh thƣờng xuyên có biểu hiện vi phạm về đạo đức, có lối sống hƣởng thụ, vƣớng vào các tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật, xúc phạm tới nhân cách nhà giáo. Để nâng cao chất lƣợng giáo dục đạo đức học sinh của trƣờng lên một bƣớc mới, góp phần tạo bƣớc đột phá trong chiến lƣợc phát triển giáo dục giai đoạn 2010 - 2020. Đáp ứng việc nâng cao chất lƣợng giáo dục của trƣờng THPT Tân Yên 2 - Bắc Giang góp phần đào tạo ra những con ngƣời phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ - nguồn nhân lực chính thúc đẩy sự phát triển của địa phƣơng và đất nƣớc trong giai đoạn Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. Vì vậy trong công tác quản lý trƣờng THPT Tân Yên 2, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang thấy cần phải định hƣớng tìm tòi các biện pháp quản lí tốt nhất hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm không ngừng nâng cao chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng. Xuất phát từ những lí do khách quan và chủ quan nhƣ đã nêu, chúng tôi lựa chọn đề tài "Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội ở trƣờng THPT Tân Yên 2 - tỉnh Bắc Giang ". 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất và lí giải một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội ở trƣờng THPT Tân Yên 2 - tỉnh Bắc Giang. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu: 3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT. 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu: Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội ở trƣờng THPT Tân Yên 2, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc giang. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Xác định cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội. 4.2. Tìm hiểu thực trạng của việc quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội ở trƣờng THPT Tân Yên 2 - tỉnh Bắc Giang. 4.3. Đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội ở trƣờng THPT Tân Yên 2 - tỉnh Bắc Giang. 5. Giả thuyết khoa học: Chất lƣợng giáo dục đạo đức học sinh trƣờng THPT Tân Yên 2, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc giang còn nhều vấn đề cần giải quyết và chịu sự tác động của nhiều nhân tố kinh tế – xã hội khác nhau. Tuy nhiên, nếu hiệu trƣởng trƣờng THPT áp dụng một cách đồng bộ một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội ở trƣờng THPT Tân Yên 2 - tỉnh Bắc Giang nhƣ tác giả đã nghiên cứu và đề xuất, thì chất lƣợng giáo dục đạo đức học sinh trƣờng THPT Tân Yên 2, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang sẽ đƣợc nâng cao nhiều hơn nữa. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu lý luận: - Nghiên cứu các văn kiện của Đảng về giáo dục và đào tạo, của các cơ quan khác có liên quan; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 - Nghiên cứu tài liệu kinh điển; - Nghiên cứu các giáo trình, sách báo, các công trình sản phẩm liên quan. 6.2. Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: - Quan sát, khảo sát thực tế; - Thống kê số liệu, phân tích thực trạng; - Tổng kết kinh nghiệm; - Điều tra cơ bản bằng phiếu hỏi; - Lấy ý kiến chuyên gia, trao đổi, toạ đàm. 6.3. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu bổ trợ Thống kê toán học: Sử dụng công thức toán học để thống kê, xử lý số liệu đã thu đƣợc từ các phƣơng pháp khác. Sử dụng bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ. 7. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội ở trƣờng THPT Tân Yên 2 - tỉnh Bắc Giang Đề tài nghiên cứu trong khoảng phạm vi thời gian từ năm học 2007 – 2008 đến nay, đƣợc tiến hành ở cả ba khối lớp: khối 10, khối 11 và khối 12. Giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, cán bộ quản lý trƣờng THPT Tân Yên 2 và cán bộ quản lý xã hội. 8. Những đóng góp của đề tài: Đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội ở trƣờng THPT Tân Yên 2 - tỉnh Bắc Giang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÍ CỦA QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THPT TRONG MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƢỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI 1.1. Khái quát về lịch sử vấn đề giáo dục đạo đức Đạo đức là hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những nguyên tắc, qui định, chuẩn mực nhằm định hƣớng con ngƣời tới cái chân - thiện - mỹ, chống lại cái giả, cái ác, cái xấu… Đạo đức nảy sinh do nhu cầu đời sống xã hội, là sản phẩm của lịch sử xã hội, do cơ sở kinh tế - xã hội quyết định. Từ xa xƣa, đạo đức và GDĐĐ cho con ngƣời nói chung và cho học sinh nói riêng đã trở thành vấn đề đƣợc quan tâm và đánh giá cao. Cha ông chúng ta từng dạy: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Ở Việt Nam, vấn đề GDĐĐ đã và đang trở thành mối quan tâm của các nhà sƣ phạm nói chung và các nhà quản lý giáo dục nói riêng. Trong các văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam đã thƣờng xuyên thể hiện sự quan tâm đến đề tài xây dựng con ngƣời Việt Nam, đặc biệt là đạo đức của con ngƣời Việt Nam qua từng thời kỳ. GDĐĐ cho học sinh là bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của giáo dục trong nhà trƣờng xã hội chủ nghĩa “Dạy cũng nhƣ học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng” (Hồ Chí Minh. Bài nói chuyện với cán bộ, học sinh trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội, ngày về thăm trƣờng 21/10/1964)[27]. Ngƣời nói: “Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức thì là ngƣời vô dụng”. Nguyễn Trãi cũng đã so sánh khẳng định “Tài thì kém đức một vài phần” và cho rằng “Ngƣời có tài mà không có đức thì nhũng nhiễu thiên hạ”. Cho nên “sĩ tử đi học trƣớc hết phải trau dồi đạo đức rồi sau mới học làm văn chƣơng, giỏi thì giúp đời cứu dân, không giỏi thì sửa mình, sửa tục”[25]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 GDĐĐ là khâu quan trọng nhất thuộc về các nhà trƣờng, nhƣng việc GDĐĐ muốn đạt kết quả tốt không thể không nói tới sự phối hợp giáo dục của gia đình và xã hội. Vì đạo đức đƣợc hình thành trong cuộc sống, hoạt động và giao tiếp với các thành viên khác trong xã hội. Song làm thế nào để nhà trƣờng, gia đình và xã hội cùng đạt đƣợc mục đích trong GDĐĐ đó là vấn đề luôn đƣợc đặt ra cho các nhà quản lí. Vì vậy việc phối hợp ba lực lƣợng: Nhà trƣờng, gia đình và xã hội nhằm nâng cao hiệu quả quản lí GDĐĐ cho học sinh đã trở thành đề tài nghiên cứu khoa học của các nhà giáo dục Việt nam. Hiện tại đã có nhiều tác giả nghiên cứu về đạo đức và GDĐĐ nhƣ GS- TS Hà Thế Ngữ, GS-TS Đặng Vũ Hoạt đã đề cập đến vai trò, vị trí và ý nghĩa của GDĐĐ cho học sinh với giáo trình: Giáo dục học tập 1 và tập 2 – NXBGD - Hà Nội (1999). Các tác giả nhƣ GS Hoàng Đức Nhuận, GS-TS Phạm Minh Hạc đã nghiên cứu định hƣớng giá trị đạo đức con ngƣời Việt Nam trong thời kì Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nƣớc. PGS-TS Phạm Khắc Chƣơng với đóng góp về lý luận đạo đức trong nhà trƣờng hiện nay với tác phẩm: Chỉ nam nhân cách học trò – NXBTN – Hà Nội (1998). “Đạo đức học” – NXBGD – Hà Nội (2000). PGS-TS Đặng Quốc Bảo với: Một số ý kiến về nhân cách thế hệ trẻ, thanh niên, sinh viên và phƣơng pháp giáo dục (Học viện QLGD – Hà Nội). TS Nguyễn Minh Đức (1990) về: Đổi mới quản lí giáo dục một số vấn đề lí luận và thực tiễn. Nhƣ vậy, GDĐĐ là yêu cầu khách quan của sự nghiệp "trồng ngƣời", nó giúp đào tạo ra thế hệ vừa "hồng" vừa "chuyên" nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc Do vậy, việc nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lí hoạt động GDĐĐ trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội ở trƣờng THPT Tân Yên 2 - tỉnh Bắc Giang; Thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội ở trƣờng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 THPT Tân Yên 2 - tỉnh Bắc Giang để tìm ra những biện pháp quản lý phù hợp, có tính khả thi nhằm nâng cao kết quả GDĐĐ cho học sinh ở trƣờng THPT Tân Yên 2 - Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết, nhất là khi việc nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội ở trƣờng THPT là vấn đề hầu nhƣ còn để ngỏ. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Đạo đức và giáo dục đạo đức 1.2.1.1. Đạo đức Đạo đức đƣợc xem là khái niệm luân thƣờng đạo lý của con ngƣời, nó thuộc về vấn đề tốt-xấu, hơn nữa xem nhƣ là đúng-sai, đƣợc sử dụng trong ba phạm vi: lƣơng tâm con ngƣời, hệ thống phép tắc đạo đức và trừng phạt đôi lúc còn đƣợc gọi giá trị đạo đức; nó gắn với nền văn hoá, tôn giáo, chủ nghĩa nhân văn, triết học và những luật lệ của một xã hội về cách đối xử từ hệ thống này. Dưới góc độ Triết học, đạo đức là một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội, bao gồm những nguyên lý, quy tắc, chuẩn mực điều tiết hành vi của con ngƣời trong quan hệ với ngƣời khác và với cộng đồng. Căn cứ vào những quy tắc ấy, ngƣời ta đánh giá hành vi, phẩm giá của mỗi ngƣời bằng các quan niệm về thiện ác, chính nghĩa và phi nghĩa, nghĩa vụ, danh dự [21, tr 145]. Dưới góc độ Đạo đức học, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt bao gồm một hệ thống các quan điểm, quan niệm, những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội [21, tr 12]. Dưới góc độ Giáo dục học, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt bao gồm một hệ thống các quan niệm về cái thực, cái có trong mối quan hệ của con ngƣời với con ngƣời [14, tr 170-171]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 Theo nghĩa rộng, khái niệm đạo đức liên quan chặt chẽ với phạm trù chính trị, pháp luật, lối sống. Đạo đức là thành phần cơ bản của nhân cách, phản ánh bộ mặt nhân cách của một cá nhân đã đƣợc xã hội hoá. Đạo đức đƣợc biểu hiện ở cuộc sống tinh thần lành mạnh, trong sáng, ở hành động giải quyết hợp lý, có hiệu quả những mâu thuẫn. Khi thừa nhận đạo đức là một hình thái ý thức xã hội thì đạo đức của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, mỗi tầng lớp giai cấp trong xã hội cũng phản ánh ý thức chính trị của họ đối với các vấn đề đang tồn tại [21, tr 153-154]. Ngày nay, đạo đức đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt bao gồm một hệ thống những quan điểm, quan niệm, những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội. Nó ra đời, tồn tại và biến đổi từ nhu cầu của xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội”. [ 21, tr 12 ] Bản chất đạo đức là những qui tắc, những chuẩn mực trong quan hệ xã hội, nó đƣợc hình thành, tồn tại và phát triển trong cuộc sống, đƣợc xã hội thừa nhận và tự giác thực hiện. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội phản ánh những quan hệ xã hội đƣợc hình thành trên cơ sở kinh tế, xã hội. Mỗi hình thái kinh tế hay mỗi giai đoạn đều có những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức tƣơng ứng. Vì vậy, đạo đức có tính giai cấp, tính dân tộc và tính thời đại. Ngày nay trong nền kinh tế thị trƣờng và sự hội nhập quốc tế, thì khái niệm đạo đức cũng có thay đổi theo tƣ duy và nhận thức mới. Tuy nhiên, không có nghĩa là các giá trị đạo đức cũ hoàn toàn mất đi, thay vào đó là các giá trị đạo đức mới. Theo quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta, các giá trị đạo đức hiện nay là sự kết hợp sâu sắc truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc với xu hƣớng tiến bộ của thời đại, của nhân loại. Đó là tinh thần cần cù lao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 động, sáng tạo, tình yêu quê hƣơng đất nƣớc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, có nếp sống văn minh lành mạnh, có tinh thần nhân đạo và tinh thần quốc tế cao cả. Tóm lại: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt bao gồm một hệ thống những quan điểm, quan niệm, những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội. Nó ra đời, tồn tại và biến đổi từ nhu cầu của xã hội, nhờ đó con ngƣời tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con ngƣời và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, giữa cá nhân và xã hội”. [ 21, tr 12 ] 1.2.1.2. Giáo dục đạo đức Theo giáo sƣ Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt: “GDĐĐ là quá trình biến các chuẩn mực đạo đức, từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội đối với cá nhân thành những đòi hỏi bên trong của bản thân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục”. GDĐĐ là quá trình tác động tới học sinh của nhà trƣờng, gia đình và xã hội, nhằm hình thành cho học sinh ý thức, tình cảm, niềm tin đạo đức và cuối cùng quan trọng nhất là hình thành cho họ thói quen, hành vi đạo đức trong đời sống xã hội. Song giáo dục trong nhà trƣờng giữ vai trò chủ đạo định hƣớng. “GDĐĐ cho học sinh là bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của giáo dục trong nhà trƣờng xã hội chủ nghĩa”. [10,tr 128]. Ngày nay, GDĐĐ cho học sinh là GDĐĐ xã hội chủ nghĩa. Nâng cao chất lƣợng giáo dục chính trị, đạo đức, pháp luật, làm cho học sinh có tinh thần yêu nƣớc, thấm nhuần lý tƣởng xã hội chủ nghĩa, thật sự say mê học tập, có ý thức tổ chức kỷ luật, kính thầy, yêu bạn, có nếp sống lành mạnh, biết tôn trọng pháp luật. 1.2.2. Khái niệm về các lực lƣợng giáo dục Quá trình GDĐĐ cho học sinh bao gồm tác động của nhiều yếu tố Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 khách quan và chủ quan, bên ngoài và bên trong. Có thể hiểu rằng có bao nhiêu mối quan hệ trong nhà trƣờng và xã hội mà học sinh tham gia hoạt động thì có bấy nhiêu yếu tố tác động đến học sinh. Đó là gia đình, nhà trƣờng và xã hội. Mỗi lực lƣợng có tầm quan trọng, có nhiệm vụ, có phƣơng pháp và tính ƣu việt riêng. - Gia đình là một tế bào xã hội , là nơi lƣu giữ và phát triển vững chắc nhất giá trị truyền thống. Từ gia đình có thể giáo dục tất cả các lứa tuổi lòng kính yêu cha mẹ, ngƣời thân trong gia đình, yêu thƣơng đồng loại. Gia đình hạnh phúc dựa trên nguyên tắc cơ bản là mọi ngƣời đều phải yêu thƣơng quí mến nhau, giúp đỡ nhau trong công việc và là chỗ dựa tinh thần cho mỗi thành viên. - Nhà trƣờng là một tổ chức xã hội đặc thù với cấu trúc tổ chức chặt chẽ, có nhiệm vụ chuyên biệt là giáo dục, đào tạo nhân cách trẻ em theo những định hƣớng của xã hội. Quá trình thể hiện các chức năng trên là quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục,... theo hệ thống chƣơng trình, nội dung đƣợc tổ chức một cách chặt chẽ, có kế hoạch. - Các lực lƣợng xã hội bao gồm: Các cơ quan, các tổ chức chính trị, xã hội, các tổ chức kinh tế, các tổ chức đoàn thể quần chúng, các cơ quan chức năng,... [29-tr7]. Trong các lực lƣợng giáo dục nhà trƣờng có vai trò chủ đạo, là trung tâm tổ chức phối hợp và dẫn dắt công tác giáo dục bởi vì: + Nhà trƣờng là cơ quan thuộc sự quản lý của Nhà nƣớc, đƣợc sự lãnh đạo trực tiếp và chặt chẽ của Đảng, nắm quan điểm và đƣờng lối giáo dục xã hội chủ nghĩa, có đội ngũ chuyên gia sƣ phạm xã hội chủ nghĩa. + Nhà trƣờng có chức năng thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo nhân cách. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 + Nhà trƣờng có nội dung giáo dục và phƣơng pháp giáo dục đƣợc chọn lọc và tổ chức chặt chẽ. + Nhà trƣờng có lực lƣợng giáo dục mang tính chất chuyên nghiệp. + Môi trƣờng giáo dục trong nhà trƣờng có tính chất sƣ phạm, có tác dụng tích cực trong quá trình GDĐĐ. 1.2.3. Khái niệm về quản lí, quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội 1.2.3.1. Quản lý Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có mục đích của chủ thể (ngƣời quản lý, tổ chức quản lý) về các mặt chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế,… bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phƣơng pháp và các biện pháp cụ thể nhằm đạt tới các mục tiêu đề ra. Mục tiêu quản lý là định hƣớng toàn bộ hoạt động quản lý đồng thời là công cụ để đánh giá kết quả quản lý. Để thực hiện những mục tiêu đó, quản lý phải thực hiện bốn chức năng: Kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá. 1.2.3.2. Khái niệm quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội Nhà trƣờng, gia đình và xã hội có vai trò giáo dục khác nhau đối với sự hình thành và phát triển phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của học sinh. Trong mối quan hệ đó thì nhà trƣờng đƣợc xem là trung tâm, chủ động, định hƣớng trong việc phối hợp với gia đình và xã hội. Nhà trƣờng là môi trƣờng giáo dục toàn diện nhất, là cơ quan nhà nƣớc thực hiện chức năng giáo dục chuyên nghiệp nhất nên nhà trƣờng nhà trƣờng là lực lƣợng giáo dục có hiệu quả nhất, hội tụ đủ những yếu tố cần thiết để có thể huy động sức mạnh giáo dục từ phía gia đình và xã hội. Quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh trong mối quan hệ phối hợp giữa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 nhà trƣờng, gia đình và xã hội về bản chất là sự tổ chức quá trình GDĐĐ cho học sinh của các lực lƣợng giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. Mục tiêu của quản lý hoạt động GDĐĐ trong mối quan hệ phối hợp là làm cho quá trình GDĐĐ đƣợc tiến hành đồng bộ, hiệu quả, tạo ra bầu không khí hăng hái và thuận lợi để nâng cao chất lƣợng GDĐĐ cho học sinh trong nhà trƣờng, ở gia đình và ngoài xã hội. 1.3. Mục tiêu, nội dung, phƣơng thức và nguyên tắc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT 1.3.1. Mục tiêu giáo dục đạo đức học sinh Mục tiêu của GDĐĐ là giúp cho mỗi cá nhân nhận thức đúng các giá trị đạo đức, biết hành động theo lẽ phải, công bằng và nhân đạo, biết sống vì mọi ngƣời, vì gia đình, vì sự tiến bộ của xã hội và phồn vinh của đất nƣớc. - Về nhận thức: Cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản về các phẩm chất đạo đức và chuẩn mực đạo đức. Giúp học sinh có nhận thức đúng đắn vầ bản chất, nội dung các chuẩn mực đạo đức của con ngƣời Việt Nam trong thời kì mới phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội. Trên cơ sở đó giúp các em hình thành niềm tin đạo đức. - Về thái độ tình cảm: Giúp học sinh có thái độ đúng đắn với các qui phạm đạo đức, có tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. Khơi dậy ở học sinh những rung động, những cảm xúc đối với những hiện thực xung quanh, làm cho chúng biết yêu, biết ghét và có thái độ rõ ràng đối với các hiện tƣợng đạo đức, phi đạo đức trong xã hội, có thái độ đúng đắn về hành vi đạo đức của bản thân. - Về hành vi: Có hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, có quan hệ xã hội lành mạnh, trong sáng, tích cực làm điều thiện, tránh điều ác làm tổn thƣơng đến vật chất và tinh thần của cá nhân và xã hội vì mục đích động cơ “ích kỉ hại nhân”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 1.3.2. Nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh Nhiệm vụ cơ bản của GDĐĐ cho học sinh nói chung và cho học sinh THPT nói riêng đó là; - Giáo dục ý thức đạo đức: Giáo dục cho mọi ngƣời nhận thức đúng đắn các chuẩn mực đạo đức, những giá trị chân chính của các chuẩn mực đó và có ý chí đạo đức vững vàng. - Giáo dục tình cảm đạo đức: Là khơi đậy ở ngƣời đƣợc giáo dục những rung động, những cảm xúc đối với hiện thực xung quanh; biết yêu ghét rõ ràng và có thái độ đúng đắn với các hiện tƣợng phức tạp trong đời sống xã hội và tập thể. - Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức: Hình thành cho đối tƣợng giáo dục có hành vi và thói quen đạo đức phù hợp với các chuẩn mực đạo đức trong mỗi cộng đồng, mỗi xã hội, chúng đƣợc thể hiện trong các hoạt động hàng ngày: Trong học tập, trong lao động, trong quan hệ với mọi ngƣời và môi trƣờng xung quanh. 1.3.3. Nội dung giáo dục đạo đức Nội dung GDĐĐ xã hội chủ nghĩa bao gồm các phẩm chất đạo đức đƣợc thể hiện dƣới dạng các biểu hiện về hành vi đạo đức, các khái niệm về các quy tắc đạo đức, các thói quen ứng xử trong các quan hệ đạo đức,... Những yếu tố của tri thức, tình cảm và thói quen đạo đức đó đƣợc chứa đựng trong nội dung của tất cả các nôn học trong nhà trƣờng, trong yêu cầu về nội dung, thái độ của học sinh tham gia các loại hình hoạt động đa dạng trong và ngoài nhà trƣờng, trong giao lƣu với tập thể trong nhà trƣờng và ngoài xã hội, nơi học sinh học tập và sinh sống. Theo Phạm Minh Hạc thì chuẩn mực đạo đức của con ngƣời Việt Nam thời kỳ công nghiện hoá - hiện đại hoá (có thể xác định một cách tƣơng đối) đƣợc chia thành 5 nhóm, phản ánh các mối quan hệ chính mà con ngƣời phải giải quyết. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 - Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện nhận thức tƣ tƣởng chính trị nhƣ: có lý tƣởng xã hội chủ nghĩa, yêu quê hƣơng, đất nƣớc, tự cƣờng, tự hào dân tộc, tin tƣởng vào Đảng và Nhà nƣớc. - Nhóm chuẩn mực đạo đức hƣớng vào sự tự hoàn thiện bản thân nhƣ: tự trọng, tự tin, tự lập, giản dị, tiết kiệm, trung thành, siêng năng, hƣớng thiện, biết kiềm chế, biết hối hận. - Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ với mọi ngƣời và dân tộc khác: nhân nghĩa, hiếu đễ, khoan dung, vị tha, hợp tác, bình đẳng, lễ độ, tôn trọng mọi ngƣời, thuỷ chung, giữ chữ tín. - Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ đối với công việc đó là: trách nhiệm cao, có lƣơng tâm, tôn trọng pháp luật, lẽ phải, dũng cảm, liêm khiết. - Nhóm chuẩn mực liên quan đến xây dựng môi trƣờng sống (môi trƣờng tự nhiên, môi trƣờng văn hoá - xã hội) nhƣ: xây dựng hạnh phúc gia đình, giữ gìn bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng tự nhiên, xây dựng xã hội dân chủ bình đẳng... Mặt khác, có ý thức chống lại những hành vi gây tác hại đến con ngƣời và môi trƣờng sống; bảo vệ hoà bình, bảo vệ và phát huy truyền thống, di sản văn hoá của dân tộc và của nhân loại. Tóm lại, GDĐĐ là trang bị cho đối tƣợng giáo dục những hiểu biết và niềm tin về các chuẩn mực và quy tắc đạo đức, giáo dục ý thức về lối sống cá nhân, ý thức về các mối quan hệ trong gia đình, trong tập thể và ngoài xã hội, ý thức về cuộc sống lao động sáng tạo, về trách nhiệm trong công việc, về nghĩa vụ lao động và bảo vệ Tổ quốc... 1.3.4. Phƣơng pháp giáo dục đạo đức học sinh Phƣơng pháp GDĐĐ học sinh là cách thức tác động của nhà giáo dục lên đối tƣợng giáo dục để hình thành cho họ những phẩm chất cần thiết. Có nhiều phƣơng thức GDĐĐ khác nhau, nhƣng có thể tạm phân thành ba nhóm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 chính: - Nhóm phương pháp thuyết phục: là nhóm các phƣơng pháp tác động vào mặt nhận thức và tình cảm của con ngƣời nhằm khai sáng cho họ ý thức, thái độ tốt đẹp với cuộc sống. Nhóm này bao gồm các phƣơng pháp khuyên giải, tranh luận, nêu gƣơng. - Nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động: Đây là nhóm phƣơng pháp đƣa con ngƣời vào hoạt động thực tiễn để tập dƣợt, rèn luyện tạo nên các hành vi thói quen. Nhóm này bao gồm các phƣơng pháp tập luyện, rèn luyện. - Nhóm phương pháp kích thích hành vi: Đây là nhóm phƣơng pháp tác động vào mặt tình cảm của đối tƣợng giáo dục nhằm tạo ra những phấn chấn, thúc đẩy tích cực hoạt động, đồng thời giúp cho những ngƣời có khuyết điểm nhận ra và khắc phục những sai lầm. Nhóm này gồm các phƣơng pháp khen thƣởng, trách phạt thi đua. Phƣơng pháp GDĐĐ rất đa dạng. Nhà giáo dục cần vận dụng linh hoạt các phƣơng pháp đó cho phù hợp với mục đích, với đối tƣợng giáo dục, với tình huống cụ thể. 1.3.5. Hình thức giáo dục đạo đức Trong quá trình giáo dục thì GDĐĐ là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể, nó đƣợc tiến hành thông qua những hình thức sau: - Thông qua việc dạy học các bộ môn khoa học cơ bản làm cho ngƣời đƣợc giáo dục tự giác chiếm lĩnh một cách có hệ thống những khái niệm đạo đức. Các môn khoa học xã hội và nhân văn nhƣ: Văn học, Lịch sử, giáo dục công dân,…có tiềm năng to lớn trong việc GDĐĐ cho ngƣời học. Những kiến thức các bộ môn khoa học này có liên quan đến nhận thức những chuẩn mực giá trị đạo đức và liên quan đến thái độ và cách ứng xử, hành vi đạo đức trong xã hội. Các môn khoa học tự nhiên cũng góp phần GDĐĐ. Nó có tác dụng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 giúp ngƣời học hình thành thế giới quan duy vật biện chứng, những phẩm chất xã hội nhƣ: Con đƣờng tƣ duy hợp lý, tác phong làm việc, coi trọng nhân quả và ý thức nâng cao kiến thức xã hội… Các môn khoa học khác nhƣ : Giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng…tạo cơ hội để ngƣời học phát triển những xúc cảm, rèn luyện ý chí kiên cƣờng, lòng dũng cảm, những bổn phận và nghĩa vụ của ngƣời công dân. - Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhƣ các hoạt động đoàn thể và hoạt động xã hội. Dựa vào đặc điểm tâm lý của học sinh là rất thích hoạt động, năng động và hứng thú với các hoạt động phong trào, vì vậy cần phải tổ chức các hoạt động theo từng chủ đề, mang nội dung giáo dục và phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh để lôi cuốn họ tham gia, thông qua đó GDĐĐ cho học sinh. Các hoạt động này đƣợc tổ chức bởi các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng, bao gồm: Chính quyền, Đoàn thể, các câu lạc bộ … Mỗi tổ chức đều có vai trò quan trọng trong việc GDĐĐ cho học sinh. - GDĐĐ cho học sinh thông qua con đƣờng tự rèn luyện, tự tu dƣỡng, tự giáo dục của bản thân mỗi học sinh. Mỗi học sinh từ chỗ là đối tƣợng của quá trình GDĐĐ sẽ trở thành chủ thể của quá trình GDĐĐ. Đặc biệt đối với học sinh THPT, ở các em đã có những hiểu biết nhất định về những kiến thức tự nhiên, xã hội, về mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời thì nhà giáo dục cần khơi dậy và kích thích họ tự giác, tự giáo dục bản thân là chính. - GDĐĐ cho học sinh thông qua sự gƣơng mẫu của ngƣời thầy. Hình ảnh của ngƣời thầy trên bục giảng, trong những buổi sinh hoạt mang tính tập thể của nhà trƣờng hoặc ngay trong đời sống hàng ngày và những ứng xử trong các tình huống sƣ phạm có ý nghĩa GDĐĐ cho học sinh thiết thực nhất. Chính vì vậy, mỗi thầy cô giáo phải thực sự là một tấm gƣơng sáng về đạo đức cho học sinh noi theo. Các hình thức giáo dục trên muốn đạt kết quả phải đƣợc thực hiện với Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 sự phối hợp hài hoà. Các lực lƣợng giáo dục phải thực sự quan tâm và thực hiện theo đúng chức năng và nhiệm vụ của mình. Trong đó, giáo dục cho học sinh tự giác thực hiện việc tự giáo dục là hình thức cơ bản. Có nhƣ vậy những mục tiêu của giáo dục nói chung và GDĐĐ nói riêng mới đạt kết quả cao. 1.3.6. Nguyên tắc giáo dục đạo đức Một trong những yếu tố quan trọng để hoạt động GDĐĐ có thể đạt hiệu quả cao là phải đảm bảo các nguyên tắc GDĐĐ, đó là: - Phải bảo đảm tính mục đích, tính thống nhất trong toàn bộ hoạt động giáo dục. - Phải thông qua hoạt động thực tiễn. - Phải phù hợp với lứa tuổi, giới tính và đặc điểm riêng của từng học sinh. - Phải phát huy tính tích cực, sáng tạo, khắc phục thiếu sót, nhƣợc điểm. - Giáo dục trong tập thể và bằng tập thể. - Giáo dục gắn với đời sống xã hội, thực tiễn của đất nƣớc và địa phƣơng. - Tôn trọng nhân cách và yêu cầu cao đối với học sinh. - Liên kết nhà trƣờng - gia đình - xã hội trong giáo dục học sinh. 1.4. Một số đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT ảnh hƣởng đến GDĐĐ Học sinh THPT có độ tuổi thƣờng từ 15 đến 18 tuổi, các em đang trong giai đoạn phát triển mạnh về thể lực, tâm lý, sinh lý, đang ở thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ con sang ngƣời lớn. Đây là thời kỳ các em gia nhập tích cực vào đời sống xã hội và hình thành cơ sở nhân cách của ngƣời công dân trong tƣơng lai. Đặc điểm của sự phát triển nhân cách của họ là sự tự ý thức gắn liền với nhu cầu nhận thức và đánh giá các phẩm chất tâm lý, đạo đức trong nhân cách của mình trên các bình diện mục đích và nguyện vọng cụ thể trong cuộc sống. Sự đánh giá đó không phải là cái đã qua mà là cái hiện tại và tƣơng lai. Nét đặc trƣng của sự phát triển các phẩm chất đạo đức là sự tăng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 cƣờng vai trò của các niềm tin đạo đức, ý thức đạo đức trong hành vi. Cuộc sống học tập, lao động xã hội trong các tập thể lành mạnh, có yêu cầu cao sẽ có tác dụng tích cực đến các thành viên, ngăn ngừa, hạn chế và cải tạo những yếu tố tiêu cực trong ý thức và hành vi của học sinh. Cũng ở lứa tuổi này, học sinh có nhu cầu mạnh về tình bạn, tình yêu. Họ cũng đang tự xây dựng cho mình những kế hoạch và viễn cảnh cuộc sống của bản thân trong tƣơng lai. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, thông tin trên thế giới và nhất là sự phức tạp của nền kinh tế thị trƣờng dẫn đến sự biến đổi sâu sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; kéo theo đó là sự biến đổi về tâm lý, đạo đức của thế hệ trẻ Việt Nam mà chủ yếu là học sinh. Họ có những nét tâm lý - đạo đức nói chung của thế hệ, mang truyền thống của dân tộc, song có cả những nét mới mang dấu ấn của thời đại. Có thể thấy đƣợc ở họ một số đặc điểm nổi bật sau: - Lứa tuổi giàu ƣớc mơ hoài bão, có khát vọng đƣợc cống hiến, mong muốn đƣợc xã hội ghi nhận. Đa số học sinh có ý thức rèn luyện phẩm chất đạo đức, có ý chí vƣơn lên trong học tập, chiếm lĩnh tri thức khoa học và có ý thức sẽ tiếp tục học lên cao hơn nữa để tiến thân, lập nghiệp. Đó là ƣớc mơ, nguyện vọng chính đáng, hợp quy luật của tuổi trẻ trong sự phát triển chung của xã hội. - Lứa tuổi dồi dào về thể lực, trí tuệ, cảm xúc, nhạy bén, sáng tạo, thích tòm tòi cái mới. Học sinh có ý thức học hỏi, có khát vọng tìm đến cái “chân, thiện, mỹ”, mong muốn tự khẳng định bản thân và có ý thức của ngƣời lớn nên tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, đặc biệt là hoạt động văn, thể, mỹ, hoạt động nhân đạo, từ thiện…Lứa tuổi này cũng nhận thức đƣợc các quy tắc, các chuẩn mực đạo đức xã hội, có ý thức chính trị rõ nét, có lý tƣởng và lẽ sống đúng đắn, có ý thức tự học và tu dƣỡng phẩm chất đạo đức. Mặt khác, các em có khả năng giao lƣu phong phú, tự tôn, phóng khoáng, hào hiệp, nhiệt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 tình, hăng hái trƣớc những khó khăn, thử thách của cuộc sống. - Lứa tuổi phát triển tình cảm phong phú: Ở học sinh xuất hiện những tình cảm lớn nhƣ tình cảm dân tộc, quốc gia, nhân loại; có lòng nhân ái, biết sống có nghĩa tình, có ý thức làm việc thiện; tình bạn phát triển mạnh mẽ, tình yêu nam nữ nảy nở. Bên cạnh những đặc điểm về đạo đức mang tính tích cực của học sinh THPT có thể thấy một số hạn chế: Một bộ phận học sinh định hƣớng chính trị - xã hội còn mờ nhạt, lý tƣởng, niềm tin chƣa vững chắc, ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm công dân chƣa cao, mơ hồ, bàng quan với xung quanh, có xu hƣớng thực dụng, đua đòi chạy theo cái mới, chạy theo thị hiếu tầm thƣờng, dễ bị sa ngã, bị cuốn vào những tiêu cực về đạo đức của xã hội, nhìn nhận và đánh giá con ngƣời, xã hội thƣờng hay siêu hình, cực đoan. Tóm lại, học sinh ở lứa tuổi này dồi dào về thể lực, phong phú về tinh thần, phức tạp về tính cách và hành vi. Tuy nhiên, đây cũng là thời kỳ nhận thức và hiểu biết các phẩm chất đạo đức của nhân cách sâu sắc hơn trƣớc . Hơn nữa, con ngƣời không phải là một thực thể thụ động mà là một chủ thể tích cực. Do đó, việc GDĐĐ cho học sinh ở lứa tuổi này phải căn cứ vào các đặc điểm tâm, sinh lý và đặc điểm đạo đức của họ để xác định phƣơng châm giáo dục phù hợp. Bên cạnh đó cũng cần hiểu rằng mỗi cá nhân lại có những đặc điểm riêng về tâm, sinh lý và có vốn sống riêng của mình, cho nên quá trình GDĐĐ cho học sinh, đặc biệt là học sinh ở lứa tuổi có nhiều biến đổi về tâm, sinh lý nhƣ học sinh THPT là hết sức phức tạp. Vấn đề là phải có định hƣớng những giá trị đạo đức phù hợp với sự phát triển của xã hội để có hình thức, phƣơng pháp giáo dục đa dạng, biện chứng và thích ứng trong quá trình GDĐĐ cho học sinh. 1.5. Vai trò của quản lí hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 Trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình, là tƣơng lai của đất nƣớc, là lớp ngƣời sẽ tiếp tục sự nghiệp của tổ tiên, gánh vác công việc và sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Chính xuất phát từ tinh thần trách nhiệm với dân tộc, mà gia đình và xã hội phải chăm lo, phấn đấu để tạo những điều kiện tốt nhất để bảo vệ, chăm sóc, nuôi dƣỡng và giáo dục các em, để các em trở thành công dân tốt, thành những ngƣời lao động mới có lý tƣởng và đạo đức xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định về vai trò của việc kết hợp các lực lƣợng trong xã hội để GDĐĐ cho học sinh nhƣ mọt trách nhiệm chung: “Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, gia đình và xã hội, cùng với nhà trƣờng có trách nhiệm giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng”. 1.5.1. Vai trò của từng lực lƣợng trong quản lí giáo dục đạo đức học sinh 1.5.1.1. Vai trò của nhà trƣờng THPT Hiện nay Đảng, Nhà nƣớc yêu cầu đổi mới trong sự nghiệp giáo dục để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Chúng ta đang sống trong thời đại có sự tiến bộ mạnh mẽ về khoa học công nghệ, sự bùng nổ của thông tin toàn cầu. Việc này đặt ra cho từng con ngƣời phải phấn đấu nỗ lực vƣơn lên trong cuộc sống để không lạc hậu với thời cuộc. Từng bƣớc theo kịp tốc độ phát triển của thời đại. Nhà trƣờng ngoài nhiệm vụ cung cấp kiến thức phổ thông cho học sinh thì việc GDĐĐ cho học sinh là mặt thứ hai của một vấn đề đào tạo con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa có tài có đức để phục vụ xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. 1.5.1.2. Vai trò của gia đình Gia đình là tế bào của xã hội. Đạo đức gia đình luôn gắn liền với đạo đức xã hội, gia đình có ảnh hƣởng sâu sắc, trực tiếp đến việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Nếp sinh hoạt của gia đình, những giá trị đạo đức của xã hội đƣợc ông, bà, cha, mẹ, anh chị em chọn lựa là những tác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 động trực tiếp, thƣờng xuyên, lâu dài và mạnh mẽ đến học sinh, đƣợc học sinh tiếp nhận, thực hiện đầy đủ nhất. Gia đình sống hạnh phúc, cha mẹ yêu thƣơng nhau cùng nhau chăm lo dạy dỗ con cái, các cháu ngoan học giỏi. Lẽ tất nhiên những gia đình không hòa thuận, mạnh ai nấy sống, chỉ lo làm giàu, không quan tâm đến con cái, hay chỉ biết sau giờ đến trƣờng ném ra một số tiền cho con học thêm nhƣng không quan tâm gì đến kết quả của con em, không biết tâm lý con em mình cần gì, muốn gì, gia đình ai cũng sống ích kỷ, hệ quả đƣơng nhiên làm sao con cái học siêng năng, ngoan ngoãn, kết quả tốt đƣợc. Vì vậy cần có sự quan tâm đúng mức, giáo dục toàn diện của cha mẹ đến con em mình, hình thành nề nếp đạo đức lối sống của con em mình, không ỷ lại vào nhà trƣờng và xã hội. 1.5.1.3. Vai trò của xã hội Quá trình hình thành và phát triển nhân cách cá nhân bị chi phối và ảnh hƣởng bởi các điều kiện khách quan và các yếu tố chủ quan nhƣ bẩm sinh - di truyền, môi trƣờng, giáo dục, tự giáo dục và hoạt động của cá nhân. Trong đó, các yếu tố sinh học là tiền đề, môi trƣờng là điều kiện, giáo dục giữ vai trò chủ đạo và hoạt động của các nhân là yếu tố quyết định trực tiếp đối với sự phát triển nhân cách. Môi trƣờng xã hội bao gồm: môi trƣờng vĩ mô và môi trƣờng vi mô. Môi trƣờng vĩ mô đƣợc coi là nguyên nhân chung của tính quyết định xã hội, còn môi trƣờng vi mô là những hoàn cảnh xã hội trực tiếp, mang tính đặc thù của tính quyết định xã hội. Đó có thể là hệ thống giáo dục địa phƣơng, là nhà trƣờng, gia đình... Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, môi trƣờng xã hội (trong đó có gia đình, nhà trƣờng, bạn bè,..) có tầm quan trọng đặc biệt vì nếu không có xã hội loài ngƣời thì những tƣ chất của con ngƣời không thể phát triển đƣợc. Nhƣ vậy, có thể nói, sự hình thành và phát triển nhân cách là một quá Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 trình lâu dài và phức tạp. Trong quá trình đó, giữa các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài, giữa cái sinh học và cái xã hội thƣờng xuyên tác động lẫn nhau và vai trò của mỗi yếu tố đó thay đổi trong từng giai đoạn phát triển của mỗi ngƣời. Trong quá trình sống, con ngƣời có đƣợc những kinh nghiệm sống, niềm tin, thói quen... và ngƣợc lại, khi tiếp nhận bất cứ việc gì, nhân cách cũng dựa trên chuẩn mực xã hội để điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. Không chỉ thế, họ còn dựa vào những cái bên trong, những kinh nghiệm của mình để đánh giá, tiếp nhận hay gạt bỏ cái bên ngoài. Nhƣ thế, quá trình này luôn gắn với năng lực tự đánh giá, tự ý thức của mỗi ngƣời và do vậy, gắn với quá trình tự giáo dục, quá trình thƣờng xuyên tự hoàn thiện mình của nhân cách. Nhân cách không phải là một cái gì đó đã hoàn tất, mà là quá trình luôn đòi hỏi sự trau dồi thƣờng xuyên. Từ những vấn đề nêu trên, chúng ta thấy, môi trƣờng có ảnh hƣởng không nhỏ tới sự hình thành và phát triển nhân cách. Vì vậy việc tạo ra một môi trƣờng đảm bảo cho nhân cách có sự phát triển hài hòa trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta hiện nay là điều cần thiết. Ngƣợc lại, những nhân cách có đủ đức và tài sẽ là điều kiện để chúng ta đạt đƣợc mục tiêu "dân giầu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". 1.5.2. Vai trò của quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội Việc phối hợp thống nhất giáo dục của nhà trƣờng với giáo dục của gia đình và xã hội đã trở thành một nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Bản chất của việc phối hợp đó là đạt đƣợc sự thống nhất về các yêu cầu giáo dục cũng nhƣ về các hành động giáo dục của tất cả ngƣời lớn, khiến cho nhân cách của trẻ phát triển đúng đắn, đầy đủ và vững chắc, tạo đƣợc môi trƣờng giáo dục thuận lợi trong nhà trƣờng, trong gia đình và ngoài xã hội. Nhờ có môi trƣờng giáo dục đó, học sinh buộc phải hành động đúng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 theo các yêu cầu và các chuẩn mực ứng xử. Môi trƣờng giáo dục bao gồm: Những yêu cầu thống nhất của nhà trƣờng, gia đình và xã hội đối với hành vi của học sinh; Những tình huống đƣợc tạo ra trong cuộc sống để các hành vi tích cực có điều kiện thực hiện; Những phƣơng pháp và biện pháp giáo dục đƣợc sử dụng khéo léo, không mâu thuẫn với nhau và không để dẫn đễn tính chất hai mặt trong ứng xử của học sinh. Chất lƣợng và hiệu quả của giáo dục nói chung và GDĐĐ nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quản lý và đặc biệt việc phối hợp quản lý giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội để GDĐĐ cho học sinh có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng. - Tạo nên tác động tổng hợp và phát huy đƣợc những tiềm năng phong phú của toàn xã hội tham gia vào quá trình giáo dục hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. - Là nguyên tắc quan trọng tạo ra sự thống nhất thực hiện mục tiêu giáo dục, thực hiện các chuẩn mực đạo đức của học sinh. - Tạo ra sức mạnh tổng hợp và đồng bộ trong toàn xã hội, tạo ra môi trƣờng sƣ phạm lành mạnh, hạn chế tối đa những ảnh hƣởng tiêu cực, tạo ra những tác động tích cực cho quá trình GDĐĐ và hình thành nhân cách học sinh. Việc định hƣớng cho học sinh THPT về các giá trị chuẩn mực đạo đức, hạn chế những ảnh hƣởng tiêu cực là cần thiết. Yêu cầu đó không chỉ là trách nhiệm của nhà trƣờng, mà cần đặt ra cho các bậc cha mẹ học sinh, cho mọi ngƣời, cho các ngành, các cấp trong xã hội. 1.6. Nội dung và biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp nhà trƣờng, gia đình và xã hội 1.6.1. Quản lý giáo dục đạo đức Quản lí hoạt động GDĐĐ là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lí Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 tới đối tƣợng quản lí để công tác GDĐĐ đạt kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất. Về bản chất, quản lí hoạt động GDĐĐ là quá trình tác động có định hƣớng của chủ thể quản lí lên các thành tố tham gia vào quá trình giáo dục nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu GDĐĐ. Nhƣ vậy, quản lí hoạt động GDĐĐ là hoạt động điều hành việc GDĐĐ để đạo đức vừa là yêu cầu, vừa là mục tiêu của nền giáo dục. 1.6.2. Nội dung quản lý hoạt động GDĐĐ trong mối quan hệ phối hợp nhà trƣờng, gia đình và xã hội Nội dung quản lý hoạt động phối hợp GDĐĐ của nhà trƣờng, gia đình và xã hội bao gồm các công việc chủ yếu sau: * Tổ chức các lực lƣợng giáo dục trong xã hội, tạo nên mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhà trƣờng. Chỉ đạo công tác xây dựng kế hoạch GDĐĐ, đảm bảo sao cho kế hoạch phải vừa bao quát, vừa cụ thể phù hợp với từng đối tƣợng khác nhau. * Phối hợp các kế hoạch chăm sóc và giáo dục học sinh của tập thể sƣ phạm nhà trƣờng, của hội phụ huynh, của các cơ sở sản xuất, của đoàn thanh niên, phụ nữ ở địa phƣơng, của các cơ quan văn hoá - giáo dục ngoài nhà trƣờng. * Theo dõi tiến trình, đánh giá kết quả của việc giáo dục thanh thiếu niên ở địa phƣơng, phân tích nguyên nhân, nêu biện pháp khắc phục. * Tổ chức việc tiến hành phổ biến các tri thức khoa học giáo dục cho cha mẹ học sinh, cho cán bộ và nhân dân địa phƣơng (do các giáo viên phối hợp tiến hành). * Tổng kết, đánh giá, khen thƣởng, trách phạt kịp thời nhằm động viên các lực lƣợng tham gia tổ chức quản lý GDĐĐ. 1.6.3. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp nhà trƣờng, gia đình và xã hội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 Lựa chọn các biện pháp quản lý phối hợp các lực lƣợng giáo dục học sinh nhƣ thế nào là yếu tố quyết định có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thành công của công tác tổ chức quản lý. Căn cứ vào mục tiêu, nội dung, hình thức, nguyên tắc GDĐĐ cho học sinh THPT, căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT, sự phát triển nhân cách và hoạt động của học sinh THPT, có thể đƣa ra một số biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội cụ thể nhƣ sau: - Thứ nhất: Nâng cao nhận thức cho mọi ngƣời về tầm quan trọng và vai trò của GDĐĐ cho học sinh, trƣớc hết là nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp. Do vậy, việc làm cho mọi ngƣời, mọi ngành, mọi cấp, mọi tổ chức thấy đƣợc trách nhiệm của mình trong việc cùng nhà trƣờng GDĐĐ cho học sinh là biện pháp tiên quyết trong tổ chức quản lý hoạt động GDĐĐ. Đây là điều kiện đầu tiên tạo ra sự thống nhất hành động trong toàn xã hội. Không thể coi tổ chức quản lý GDĐĐ là việc làm riêng của nhà trƣờng, của ngành giáo dục. Hiện nay vẫn còn một số ngƣời, trong đó có cả giáo viên, coi tổ chức phối hợp GDĐĐ là việc riêng của bộ phận chức năng, của giáo viên chủ nhiệm. Họ đứng ngoài cuộc và trách cứ thế hệ trẻ hƣ hỏng, phê phán nhà trƣờng trong quản lý học sinh yếu kém dẫn đến chất lƣợng giáo dục thấp. - Thứ hai: Xây dựng một cơ chế tổ chức và chỉ đạo thống nhất các lực lƣợng trong xã hội về tổ chức quản lý GDĐĐ là biện pháp then chốt, là đòn bẩy quyết định hiệu quả, chất lƣợng của hoạt động tổ chức, quản lý GDĐĐ. Củng cố, tăng cƣờng việc quản lý ở gia đình và cộng đồng, kết hợp chặt chẽ với quản lý của nhà trƣờng và các đoàn thể trong việc GDĐĐ cho học sinh. Thực hiện nghiêm minh pháp luật, tăng cƣờng công tác quản lý xã hội là biện pháp trực tiếp góp phần vào GDĐĐ và tổ chức quản lý GDĐĐ cho Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 toàn xã hội. - Thứ ba: Nâng cao năng lực hoạt động cho giáo viên chủ nhiệm lớp. Tong quản lí hoạt động GDĐĐ học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò đặc biệt quan trọng, họ là ngƣời hƣớng dẫn, tổ chức, điều khiển, theo dõi mọi diễn biến trong quá trình GDĐĐ học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là ngƣời kiểm tra đánh giá kết quả toàn diện trong quá trình rèn luyện của mỗi học sinh, là cầu nối giữ mối liên lạc giữa nhà trƣờng và gia đình học sinh. - Thứ tư: Thực hiện tốt các quá trình tổ chức phối hợp các lực lƣợng. Đó chính là quá trình xây dựng kế hoạch, lập ra cơ cấu bộ máy đủ năng lực để hoạt động, tổ chức hiệu quả công tác chỉ đạo, chức năng thông tin, tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm. 1.7. Hiệu quả và những yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lí hoạt động GDĐĐ học sinh trong mối quan hệ phối hợp nhà trƣờng, gia đình và xã hội 1.7.1. Hiệu quả quản lí hoạt động giáo dục đạo đức học sinh Tổ chức quản lý phối hợp tốt giữa các lực lƣợng giáo dục thì việc GDĐĐ học sinh sẽ đạt đƣợc những kết quả hết sức to lớn nhƣ sau: Làm cho mọi ngƣời có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, tính cấp thiết của công tác GDĐĐ. Nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề phát triển con ngƣời toàn diện, gắn liền với sự nghiệp đổi mới đất nƣớc. Hăng hái tích cực tham gia công tác GDĐĐ học sinh trong nhà trƣờng và xã hội, ủng hộ những việc làm tốt, đấu tranh chống lại những việc làm xấu, trái pháp luật, trái qui định của xã hội, có thái độ đúng đắn với hành vi của bản thân đối với công tác tổ chức quản lý GDĐĐ. Tự giác thực hiện những quy định chung, tích cực rèn luyện, tu dƣỡng, tự hoàn thiện nhân cách. Hiệu quả quan trọng nhất của công tác tổ chức GDĐĐ là làm sao cho Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 công tác GDĐĐ tác động tới mọi ngƣời để hình thành cho họ ý thức, tình cảm, niềm tin đạo đức; từ đó tạo lập đƣợc những thói quen hành vi đạo đức cụ thể đƣợc biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày. 1.7.2. Những yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trong mối quan hệ phối hợp 1.7.2.1. Nhận thức của cán bộ giáo viên, gia đình và các tổ chức xã hội Để xây dựng đƣợc con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa có tri thức, có sức khoẻ và có những phẩm chất đạo đức cần thiết phục vụ cho đất nƣớc hiện nay đòi hỏi phải có sự hợp tác thống nhất, sự kết hợp nhịp nhàng và đồng bộ, hỗ trợ nhau giữa ba môi trƣờng giáo dục là nhà trƣờng, gia đình và xã hội. Sự phối hợp ấy phải trở thành một quá trình thống nhất, liên tục, tác động mạnh mẽ vào quá trình phát triển nhân cách toàn diện của trẻ. Tuy nhiên để thực hiện đƣợc sự phối hợp trên thì trình độ nhận thức của thày cô giáo, của gia đình học sinh và các tổ chức xã hội đóng vai trò quan trọng. Chỉ khi nào nhận thức đầy đủ, đúng đắn và đạt tới mức độ cho phép thì sự phối hợp ấy mới đạt hiệu quả cao trong giáo dục nói chung và trong GDĐĐ nói riêng. Thực tế cho thấy, có một số thày cô thờ ơ trong việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội. Một số gia đình không quan tâm đến việc giáo dục con em mình, nhất là việc học của con cái, phó mặc cho nhà trƣờng. Cha mẹ quan niệm không thống nhất về mục đích, nhiệm vụ và phƣơng pháp giáo dục con cái. Cha mẹ không thông cảm với nhu cầu của con, một số cha mẹ còn mắng chửi, đánh đập con cái,... Vì vậy trình độ văn hoá chung và trình độ sƣ phạm của những ngƣời làm cha mẹ có ảnh hƣởng trực tiếp đến việc hình thành phẩm chất đạo đức cho con em mình. Sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng, gia đình trong việc giáo dục con em là điều kiện cơ bản để làm tốt việc giáo dục của nhà trƣờng cũng nhƣ làm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 tốt việc giáo dục của gia đình và xã hội. 1.7.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội, văn hoá của địa phƣơng, của gia đình Điều kiện kinh tế xã hội, văn hoá của địa phƣơng, của gia đình có ảnh hƣởng trực tiếp và sâu sắc tới việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh trong mối quan hệ phối hợp giữa các lực lƣợng giáo dục là vì: - Điều kiện kinh tế của địa phƣơng cung cấp nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất cho nhà trƣờng, cho học sinh ngồi trên ghế nhà trƣờng. Chính nền tảng kinh tế của địa phƣơng đã tạo nền tảng cho các trƣờng xây dựng trƣờng ra trƣờng, lớp ra lớp. Nền tảng kinh tế của địa phƣơng tốt cũng sẽ tạo điều kiện cho các chủ thể giáo dục, các thày cô giáo có thời gian và tâm sức dành cho sự nghiệp giáo dục. - Nền tảng kinh tế gia đình vững chắc, bố mẹ có điều kiện trang bị cho con cái những điều kiện học tập tốt hơn, bố mẹ dành nhiều thời gian quan tâm tới sự học tập và tu dƣỡng của con. Mối quan hệ này dẫn đến sự phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình một cách tự nhiên, không gò bó. Môi trƣờng xã hội ổn định, nền tảng gia đình tốt đẹp là điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội. Các phong trào văn hoá, xã hội địa phƣơng tổ chức tốt sẽ lôi cuốn gia đình và nhà trƣờng tham gia một cách tự nhiên tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp. Chính phong trào “Xây dựng gia đình văn hoá”, “Giữ gìn trật tự an ninh”, “Bảo vệ môi trƣờng xanh, sạch, đẹp”, “Phòng chống các tệ nạn xã hội”,... là điều kiện để GDĐĐ cho học sinh tốt và hiệu quả. Nhƣ vây, các hoạt động văn hoá tinh thần là môi trƣờng thuận lợi cho sự phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội nhằm GDĐĐ cho HS. 1.8. Cơ sở pháp lí của quản lí hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trong mối quan hệ phối hợp nhà trƣờng, gia đình và xã hội - Trong sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nƣớc và tiến trình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 hội nhập quốc tế trên mọi lĩnh vực ở Việt Nam nhằm đƣa đất nƣớc trở thành một nƣớc phát triển, mở ra những khả năng mới để con ngƣời đƣợc hƣởng cuộc sống độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc trong một đất nƣớc “Dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, vấn đề con ngƣời mà cụ thể là nguồn nhân lực với trình độ chuyên môn vững vàng và phẩm chất đạo đức trong sáng đóng một vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Đây là nhiệm vụ quan trọng của các nhà trƣờng phổ thông. Do đó, ngày 14 tháng 6 năm 2005, Quốc hội đã ban hành Luật giáo dục số 38/2005/QH11 có nêu: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dƣỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. - Để đƣa đất nƣớc ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại hóa, thì giáo dục và khoa học công nghệ có vai trò quyết định. Trong quan điểm chỉ đạo phát triển chiến lƣợc giáo dục giai đoạn 2001 - 2010 lại tiếp tục nhấn mạnh: “Giáo dục con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe và thẩm mỹ, phát triển đƣợc năng lực của cá nhân, đào tạo những ngƣời lao động có kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, trung thành với lý tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vƣơn lên lập thân, lập nghiệp, có ý thức công dân, góp phần làm cho dân giầu nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. - Theo điều lệ trƣờng trung học cơ sở, trƣờng trung học phổ thông và trƣờng phổ thông có nhiều cấp học Ban hành kèm theo Quyết định số: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Nhà trƣờng phối hợp với các tổ chức, cá nhân tham gia giáo dục ngoài nhà trƣờng thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật nhằm phát triển toàn diện và bồi dƣỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lƣu văn hoá, giáo dục môi trƣờng; các hoạt động xã hội, từ thiện phù hợp với đặc điểm sinh lý lứa tuổi học sinh”. Công tác phối hợp nhà trƣờng, gia đình và xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với chất lƣợng giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên. Điều 93 Luật Giáo dục 2005 khẳng định “Nhà trƣờng có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục”. Hiện nay, công tác phối hợp nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong việc nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp và huy động đƣợc các nguồn lực trong xã hội tham gia ngày càng tích cực vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, công tác phối hợp còn nhiều hạn chế, chƣa đáp ứng kịp với nhu cầu về chất lƣợng và số lƣợng nguồn nhân lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tƣợng một số trẻ em chƣa đƣợc hƣởng điều kiện nuôi dƣỡng, chăm sóc và giáo dục tốt nhất; vẫn tồn tại một bộ phận học sinh, sinh viên có biểu hiện vi phạm về đạo đức, có lối sống hƣởng thụ, vƣớng vào các tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật. Trƣớc tình hình đó, Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chỉ thị Số: 71/2008/CT-BGDĐT về tăng cƣờng phối hợp nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên. Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 Đào tạo chỉ thị chung cho các nhà trƣờng:  Thƣờng xuyên giữ mối liên hệ với gia đình, cơ quan, tổ chức, đoàn thể có liên quan để kịp thời xử lý thông tin thƣờng xuyên, đột xuất liên quan đến học sinh, sinh viên.  Xây dựng môi trƣờng giáo dục lành mạnh, thân thiện, phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập, rèn luyện và chủ động tham gia các hoạt động xã hội; rèn luyện kỹ năng sống và định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh; tăng cƣờng giáo dục cho học sinh ý thức, thái độ học tập chủ động, nghiêm túc.  Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trên địa bàn nhƣ Công an, Giao thông, Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu Giáo chức, Hội Cựu Chiến binh, Hội Khuyến học, Hội Phụ nữ, Ban đại diện cha mẹ học sinh và các tổ chức có liên quan trong việc giáo dục học sinh trong và ngoài nhà trƣờng. Vấn đề GDĐĐ cho học sinh không chỉ đƣợc Đảng, Nhà nƣớc quan tâm mà ngành giáo dục cũng rất quan tâm đến vấn đề này. Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành chỉ thị Số: 4899/CT-BGDĐT, ngày 04 tháng 8 năm 2009 về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, Giáo dục thƣờng xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2009 - 2010. Năm học 2009 - 2010 đƣợc xác định là “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lƣợng giáo dục". Toàn ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thực hiện ba cuộc vận động và phong trào thi đua "Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực" trong toàn ngành nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục, đặc biệt là GDĐĐ, nhân cách và kỹ năng sống cho học sinh. Cùng với chỉ thị Số: 4899/CT-BGDĐT thì trong hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2009-2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo lại tiếp tục yêu cầu các cơ sở giáo dục bên cạnh hoạt động dạy học, cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa có tác dụng giáo dục toàn diện cho học sinh. Tổ chức tốt các hoạt động văn nghệ, trò chơi dân gian và các hội thi năng khiếu văn nghệ, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 TDTT, tin học, ngoại ngữ; thi Giải toán trên máy tính cầm tay, thi Giải toán trên Internet (Violympic)... để thúc đẩy học sinh hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng sống, bổ sung hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống. Các trƣờng THCS, THPT chủ động xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa, củng cố kỷ cƣơng nền nếp, tăng cƣờng giáo dục kỷ luật tích cực, bài trừ mọi hình thức bạo lực. Công văn số 1144/SGD&ĐT-GDTrH ngày 31 tháng 8 năm 2009 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang về việc hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2009 - 2010 đã chỉ đạo các trƣờng “Tiếp tục thực hiện nghiêm túc quan điểm giáo dục toàn diện; coi trọng và thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục chính trị tƣ tƣởng, đạo đức lối sống cho cán bộ giáo viên và học sinh; gắn chặt phong trào thi đua “Xây dựng trƣờng học thân thiện học sinh tích cực” với việc đổi mới kiểm tra đánh giá, thúc đẩy đổi mới phƣơng pháp dạy học, gắn với chuẩn đạo đức nhà giáo”. Nhƣ vậy vấn đề quản lí hoạt động GDĐĐ cho học sinh trong giai đoạn hiện nay đƣợc xã hội rất quan tâm. QL hoạt động GDĐĐ, cho thế hệ trẻ nói chung và học sinh nói riêng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của mỗi gia đình và toàn xã hội với nội dung sâu rộng, hình thức phong phú đa dạng. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Trên đây là cơ sở lý luận và cơ sở pháp lí cơ bản về đạo đức, quản lí GDĐĐ cho học sinh trong nhà trƣờng và sự phối hợp giữa các lực lƣợng xã hội để quản lý và GDĐĐ cho học sinh THPT. Thực tế đã có nhiều tác giả nghiên cứu vấn đề này, nhƣng đa số tập trung vào nghiên cứu giáo dục và tổ chức phối hợp GDĐĐ cho học sinh chứ ít ngƣời nghiên cứu về quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội ở trƣờng THPT nói chung và ở trƣờng THPT Tân Yên 2 nói riêng. Nội dung chƣơng 1 chúng tôi đã cố gắng làm rõ thêm khái niệm về ĐĐ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 và GDĐĐ cho học sinh, khái niệm về quản lý hoạt động phối hợp giữa các lực lƣợng trong xã hội để GDĐĐ cho học sinh THPT. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống xã hội. Đạo đức chỉ đƣợc hình thành thông qua quá trình giáo dục, đó là một quá trình lâu dài, liên tục, xen kẽ giữa giáo dục, tự giáo dục, giáo dục lại và mang tính nghệ thuật. GDĐĐ là bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của giáo dục nói chung trong nhà trƣờng. Mục tiêu GDĐĐ trong nhà trƣờng là hình thành nên những phẩm chất đạo đức mới cho học sinh trên cơ sở có nhận thức, tình cảm, thái độ, hành vi đạo đức. Nội dung của GDĐĐ là góp phần hƣớng tới sự phát triển con ngƣời, phát triển nhân cách của từng học sinh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc nhất là trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Chất lƣợng của GDĐĐ có ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng giáo dục của các nhà trƣờng và nhất là với các trƣờng THPT - nơi đào tạo nguồn nhân lực cơ bản cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc. Để thực hiện đƣợc mục tiêu và nội dung GDĐĐ thì mỗi cơ sở giáo dục, mỗi trƣờng học phải áp dụng đƣợc một hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ thích hợp và có hiệu quả. Tất cả các nội dung nêu trên đều phụ thuộc vào việc phối hợp các tổ chức các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng gồm: nhà trƣờng - gia đình - xã hội tham gia vào hoạt động GDĐĐ cho HS. Muốn đƣa ra đƣợc những biện pháp QL hoạt động GDĐĐ trong mối quan hệ phối hợp các lực lƣợng thì trƣớc tiên cần phải làm sáng tỏ, đánh giá một cách đúng đắn thực trạng các biện pháp QL hoạt động GDĐĐ trong mối quan hệ phối hợp các lực lƣợng. Chính vì vậy, ở chƣơng 2 của luận văn chúng tôi sẽ tập trung làm rõ thực trạng biện pháp QL hoạt động GDĐĐ HS trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội ở trƣờng THPT Tân Yên 2, tỉnh Bắc Giang. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP NHÀ TRƢỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI Ở TRƢỜNG THPT TÂN YÊN 2 – BẮC GIANG 2.1. Vài nét khái quát về đặc điểm kinh tế, xã hội địa phƣơng 2.1.1. Tổng quan về kinh tế, xã hội địa phƣơng Bắc Giang là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Bắc Bộ. Dân số Bắc Giang có 1.555.720 ngƣời, với mật độ dân số 407 ngƣời/km², gấp 1,7 lần mật độ dân số bình quân của cả nƣớc. Trên địa bàn Bắc Giang có 26 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đông nhất là ngƣời Kinh, chiếm 88,1% dân số toàn tỉnh, tiếp đến là ngƣời Nùng chiếm 4,5%; ngƣời Tày 2,6%; ngƣời Sán Chay và ngƣời Sán Dìu, mỗi dân tộc 1,6%; ngƣời Hoa 1,2%; ngƣời Dao 0,5%. Tân Yên là một huyện miền núi thấp của tỉnh Bắc Giang. Huyện có diện tích 203,7 km2 và dân số là 170.000 ngƣời (năm 2008). Huyện ly là thị trấn Cao Thƣợng nằm trên tỉnh lộ 248 cách thành phố Bắc Giang khoảng 15km về hƣớng tây bắc. Ngƣời dân Tân Yên có truyền thống hiếu học, thƣợng võ gắn liền với địa danh “Trai cầu vồng Yên thế”. Với nền kinh tế thuần nông; đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, việc đầu tƣ cho giáo dục còn hạn chế. Hiện nay Tân Yên là một huyện đang trên đà phát triển, đời sống của nhân dân dƣợc đảm bảo, các điều kiện phục vụ cho giáo dục đã đƣợc cải thiện đáng kể. 2.1.2. Vài nét khái quát về trƣờng THPT Tân Yên 2 - Bắc Giang Trƣờng THPT Tân Yên 2, đƣợc thành lập vào ngày 04/9/1973 trên cơ sở tách ra từ một phân hiệu của trƣờng THPT Tân Yên 1, trƣờng đóng trên địa bàn xã Lam Cốt, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Tính đến nay nhà trƣờng đã có gần 40 năm bề dày kinh nghiệm, đã có nhiều thành tích đáng kể: nhiều năm đạt trƣờng tiên tiến và tiên tiến suất sắc, đã đƣợc nhận bằng khen Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 của UBND Tỉnh, của bộ trƣởng Bộ giáo dục và đào tạo, bằng khen của Thủ Tƣớng Chính phủ, đang phấn đấu để đƣợc nhà nƣớc tặng thƣởng huân chƣơng lao động hạng 3 và công nhận đạt chuẩn quốc gia vào năm 2010. Năm học 2009 - 2010 tổng số cán bộ giáo viên của nhà trƣờng là 89 ngƣời, có 6 giáo viên có trình độ thạc sĩ, 12 giáo viên hiện đang theo học các lớp thạc sĩ. Tập thể nhà trƣờng là một khối đoàn kết thống nhất. Nhà trƣờng có 39 lớp với 1678 học sinh, đại đa số các em xuất thân từ gia đình làm nông nghiệp thuần tuý, nên nhìn chung các em ngoan, chăm chỉ học tập. Mục tiêu chung của nhà trường: Xây dựng nhà trƣờng có uy tín về chất lƣợng giáo dục, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nƣớc và thời đại. * Những thuận lợi - Có sự quan tâm và chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang, Huyện Uỷ, HĐND, UBND, các Ban ngành đoàn thể của huyện Tân Yên. - Đội ngũ giáo viên đã đảm bảo đủ về số lƣợng, cơ cấu đã có sự hợp lý; đội ngũ GV trẻ bƣớc đầu đã thể hiện sự năng động trong giảng dạy và hoạt động phong trào. Tập thể sƣ phạm nhà trƣờng đã có sự đoàn kết thống nhất và có quyết tâm cao trong việc thực hiện các chỉ tiêu đề ra trong năm học. - Cơ sở vật chất phòng học, phòng bộ môn đã có sự đầu tƣ, đảm bảo đủ điều kiện tối thiểu cho hoạt động dạy và học. - Chất lƣợng các mặt giáo dục bƣớc đầu đã có sự chuyển biến tích cực, các chỉ tiêu trong nghị quyết cơ bản đƣợc thực hiện, đặc biệt là chỉ tiêu mũi nhọn. - Bộ máy cán bộ quản lí nhà trƣờng đã có sự đồng bộ trong chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao, hiện có đủ điều kiện để chỉ đạo thực hiện các mục tiêu đề ra trong năm học. Các tổ chức đoàn thể và chính quyền đã có sự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 phối thuộc chặt chẽ trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học. - Hội cha mẹ học sinh quan tâm đến việc học tập của con em, ủng hộ, tạo điều kiện giúp nhà trƣờng về mọi mặt để nâng cao chất lƣợng giáo dục. * Khó khăn - Sự chuyển biến về mặt nhận thức của một số cán bộ giáo viên về nội dung giáo dục đạo đức học sinh cũng nhƣ cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi thày cô giáo là tấm gƣơng đạo đức, tự học và sáng tạo” gắn với phong trào “Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực” còn chậm và hiệu quả đạt đƣợc còn thấp. - Chất lƣợng giáo dục toàn diện chƣa có sự ổn định, diện học sinh xếp học lực khá, giỏi đang còn thấp (trung bình khoảng 20%), số học sinh đạt giải văn hoá cấp tỉnh tuy có tăng trong một vài năn gần đây, song không ổn định. - Đội ngũ giáo viên đứng lớp kinh nghiệm trong giảng dạy và hoạt động phong trào còn hạn chế, nhất là việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy trên lớp. Trong những năm gần đây đội ngũ giáo viên của trƣờng THPT Tân Yên 2 thƣờng có biến động, số giáo viên xin chuyển trƣờng hàng năm đều khá đông (từ 15 đến 20) và thƣờng là giáo viên có khả năng chuyên môn và tay nghề vững; đây là một khó khăn trực tiếp liên quan đến chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng. - Chất lƣợng tuyển sinh hàng năm thƣờng thấp hơn nhiều so với trƣờng THPT Tân Yên 1, chẳng hạn năm học 2008-2009 điểm chuẩn vào trƣờng đợt 1 là 15,75 điểm, đợt hai là 13 điểm, trong khi trƣờng THPT Tân Yên 1 điểm chuẩn đợt 1 là 26 điểm, đợt 2 là 24,5 điểm; số học sinh có năng khiếu thể dục thể thao, có học lực giỏi, nhiều em đã chuyển thi và học tại trƣờng THPT Tân Yên 1, trƣờng THPT Hiệp Hoà 1 (do các trƣờng này đã đạt chuẩn Quốc gia). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 2.1.3. Khái quát về tình hình giáo dục của các trƣờng THPT huyện Tân Yên Huyện Tân Yên có 25 trƣờng mầm non, 26 trƣờng tiểu học, 23 trƣờng THCS, 3 trƣờng THPT công lập, 1 trƣờng THPT dân Lập và 1 trung tâm giáo dục thƣờng xuyên và dạy nghề. Trong những năm qua các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phƣơng luôn quan tâm chăm lo đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Việc xây dựng trƣờng đạt chuẩn Quốc gia, kiên cố hoá trƣờng lớp học và công tác xã hội hoá giáo dục có bƣớc phát triển khá. Ngành giáo dục và đào tạo Tân Yên đã có bƣớc chuyển mình đáng kể và không ngừng phấn đấu để phù hợp và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. hệ thống giáo dục THPT từ chỗ chỉ có 2 trƣờng đến nay có 5 trƣờng với 6578 học sinh. Nhận thức đƣợc trọng trách của ngành trong công cuộc xây dựng và phát triển địa phƣơng, trong những năm qua, ngành giáo dục Tân Yên không ngừng đổi mới, sự đổi mới trong cơ chế quản lí và công tác bồi dƣỡng đội ngũ luôn đƣợc ngành quan tâm lấy đó là động lực phát triển nhà trƣờng. Với tinh thần chỉ đạo của Huyện uỷ, UBND về giáo dục đào tạo “thày cô tâm huyết, cha mẹ quan tâm, chính quyền vào cuộc” chất lƣợng giáo dục trên địa bàn huyện, cơ sở vật chất phụ vụ cho giáo dục đƣợc cải thiện, nâng lên một mức rõ rệt. Trong chỉ thị của huyện uỷ về triển khai nhiệm vụ năm học 2009 – 2010, với chủ đề “Đổi mới quản lí và nâng cao chất lƣợng giáo dục” đã giao nhiệm vụ cho ngành giáo dục: Nâng cao chất lượng giáo dục là mục tiêu mang tính thường xuyên, lâu dài của ngành. Quan tâm đến giáo dục đạo đức, lối sống và kĩ năng sống cho học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu hiện nay. Đổi mới hơn nữa phương pháp đánh giá học sinh và thông tin cụ thể, đúng thực chất chất lượng của từng em đến gia đình hoặc phụ huynh học sinh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 Tuy nhiên, so với các huyện, thành phố trong tỉnh, thứ hạng giáo dục của huyện chƣa đƣợc cải thiện mà có xu hƣớng giảm dần so với các năm trƣớc. Chất lƣợng các trƣờng chuẩn quốc gia không đƣợc củng cố tăng cƣờng và có phần xuống cấp. Cụ thể năm học 2008 – 2009 có 9/36 trƣờng chuẩn quốc gia không đạt trƣờng tiên tiến. Trình độ đào tạo trên chuẩn của giáo viên tăng nhƣng chất lƣợng giáo dục không tƣơng xứng với trình độ đào tạo của ngƣời thày.Việc phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục học sinh chƣa đƣợc duy trì thƣờng xuyên. Bảng 1: Tổng hợp kết quả xếp loại hai mặt giáo dục của huyện Tân Yên từ năm 2007 – 2010 S T T Năm học Tổng số học sinh % xếp loại văn hoá % xếp loại hạnh kiểm Giỏi Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu 1 2007 - 2008 6822 0.4 18. 5 74. 4 6.7 50. 5 32. 4 14. 5 2.6 2 2008 - 2009 6707 0.9 27. 8 67. 6 4.7 54. 7 32. 4 10. 6 2.3 3 2009 - 2010 6377 1.3 33. 2 62. 4 3.1 57. 5 31. 1 9.4 2.0 Nguồn phòng Giáo dục và Đào tạo Tân Yên Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ học sinh có học lực giỏi hàng năm có tăng nhƣng còn ở mức rất thấp, trong khi đó tỷ lệ học sinh có học lực yếu ở mức rất cao (trên 3%); Học sinh có hạnh kiểm yếu cũng ở mức cao (trên 2%). Điều này chứng tỏ chất lƣợng GD của huyện còn ở mức thấp chƣa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, nhất là tình hình GDĐĐ cho học sinh đòi hỏi cần phải có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lƣợng giáo dục của huyện nhà. Để nâng cao chất lƣợng giáo dục đòi hỏi nhà trƣờng cùng với các cấp quản lí phải tìm ra nguyên nhân và các giải pháp phù hợp với thực tế của từng nhà nhà trƣờng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 2.2. Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội ở trƣờng THPT Tân Yên 2 - tỉnh Bắc Giang 2.2.1. Thực trạng về quản lí hoạt động giáo dục đạo đức ở trƣờng THPT Tân Yên 2 - tỉnh Bắc Giang trong các năm qua Đạo đức của con ngƣời biểu hiện rất đa dạng qua nhận thức, thái độ và hành vi trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, đánh giá đạo đức, đánh giá kết quả rèn luyện và xếp loại đạo đức cho đúng là công việc khó khăn phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức và phải kết hợp thu thập nhiều nguồn thông tin khác nhau. Đặc biệt là đối với học sinh THPT thì công việc này càng khó khăn phức tạp bởi vì thời gian học tập trên lớp thƣờng chiếm khoảng 4 đến 6 tiếng một ngày, ngoài thời gian trên thì phần thời gian còn lại là các em ở nhà hoặc tham gia các hoạt động xã hội ngoài nhà trƣờng. Để có những thông tin đáng tin cậy, chúng tôi tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra với 400 học sinh và 65 cán bộ giáo viên; Ngoài ra còn gặp gỡ thăm dò, hỏi ý kiến với nhiều đối tƣợng liên quan đến học sinh. Kết quả: Bảng 2: Đánh giá các ý kiến về thực trạng đạo đức học sinh trƣờng THPT Tân Yên 2 hiện nay STT Nội dung ý kiến Số ngƣời ( N = 65) Tỷ lệ (%) 1 Biểu hiện tốt nhiều hơn xấu 40 61.5 2 Đan xen giữa tốt và xấu 11 16.9 3 Xấu nhiều hơn tốt 8 12.3 4 Đạo đức của HS xuống cấp 6 9.3 Nhận xét: Từ bảng 2 ta thấy rằng có 40 ngƣời (chiếm 61.5%) cho rằng đạo đức của HS hiện nay có nhiều biểu hiện tốt hơn những biểu hiện xấu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 Có 11 ngƣời, chiếm 16.9% nhận định cho rằng trong tập thể học sinh hiện nay, các biểu hiện tốt xấu về đạo đức có sự đan xen nhau. Có 08 ngƣời (chiếm 12.3%) cho rằng trong tập thể học sinh hiện nay các biểu hiện tốt về đạo đức ít hơn biểu hiện xấu. Có 06 ngƣời, chiếm 9.3% cho rằng đạo đức của học sinh hiện nay xuống cấp nghiêm trọng. Điều này phản ánh thực tế hiện nay đa số đạo đức học sinh của nhà trƣờng là tốt. Họ hăng say học tập, thực hiện tốt các quy định của trƣờng, của lớp, tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể, kính trọng thầy cô giáo. Có nhận thức cao về ý thức và nghĩa vụ của nguời học sinh trong nhà trƣờng, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức vƣợt khó vƣơn lên trong học tập, tự giác và biết đồng cảm thƣơng yêu giúp đỡ lẫn nhau, tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện, công việc từ thiện, tham gia các hoạt động nhân đạo do nhà trƣ- ờng, Đoàn thanh niên và các tổ chức xã hội khác tổ chức. Trong những năm gần đây, đã có học sinh có ý thức học tập rèn luyện, có lập trƣờng tƣ tƣởng vững vàng, có ý thức giác ngộ chính trị. Điều đó đƣợc thể hiện là đã có học sinh đƣợc kết nạp Đảng, mặc dù số lƣợng này không nhiều (mỗi năm chỉ có từ một đến hai học sinh) nhƣng đã có tác dụng tốt: Họ đã trở thành những tấm gƣơng sáng về học tập, rèn luyện cho các thế hệ học sinh. Bên cạnh những học sinh có ý thức học tập và rèn luyện tốt còn có những học sinh chƣa có ý thức học tập và tu dƣỡng đạo đức biểu hiện qua những hành vi tiêu cực nhƣ: hay đi học muộn, không học bài khi đến lớp, hay bỏ giờ, nghỉ học tuỳ tiện, ham chơi game, chơi điện tử, ăn mặc lố lăng, hay nói tục, chủi bậy, gây gổ đánh nhau (thậm trí có cả học sinh nữ), cờ bạc, hoặc gian lận trong thi cử.... số học sinh này thƣờng có hạnh kiểm yếu (trên 2.3%). Mặc dù số lƣợng học sinh này không nhiều, nhƣng có ảnh hƣởng không nhỏ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 đến những học sinh khác trong nhà trƣờng. Kết quả thống kê số lƣợng học sinh vi phạm những khuyết điểm trên trên đƣợc thể hiện ở bảng sau: Bảng 3: Những biểu hiện vi phạm đạo đức của học sinh trƣờng THPT Tân Yên 2 trong các năm học STT Năm học Hành vi đạo đức của học sinh 2007- 2008 2008 - 2009 2009-2010 SL Tỷ lệ ( %) SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 1 Vi phạm qui chế thi 32 1.63 28 1.53 24 1.43 2 Gây gổ đánh nhau 8 0.41 7 0.38 6 0.36 3 Bỏ giờ, trốn học 45 2.29 70 3.82 84 5.01 4 Cờ bạc 1 0.05 0 0 0 0 5 Trộm cắp 2 0.10 1 0.05 1 0.06 6 Thiếu tôn trọng thầy cô 1 0.05 2 0.11 1 0.06 7 Các sai phạm khác 0 0 0 0 0 0 Nhận xét: Bảng thống kê trên cho thấy những hành vi vi phạm đạo đức của học sinh trƣờng THPT Tân Yên 2 chủ yếu là hành vi bỏ giờ, trốn học. Và điều đáng lƣu ý là tỉ lệ này năm sau lại cao hơn năm trƣớc (năm học 2007- 2008 là 2.29%; năm học 2008-2009 là 3.82%; năm học 2009-2010 là 5.01%). Tiếp theo là hành vi gây gổ đánh nhau (năm học 2007-2008 là 0.41%; năm học 2008-2009 là 0.38%; năm học 2009 -2010 là 0.36%). Để có thể hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng bỏ học tự do và hiện tƣợng gây gổ đánh nhau ở HS trƣờng THPT Tân Yên 2 thì vấn đề đặt ra là phải tăng cƣờng GD cho HS chính trị tƣ tƣởng, giáo dục động cơ học tập đúng đắn, ý thức tự giác trong học tập, đồng thĐHSG tinh thần tập thể, đoàn kết, khả năng kiềm chế, lòng khoan dung, độ lƣợng… Muốn vậy, phải kết hợp giáo dục giữa nhà trƣờng, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 gia đình và xã hội để động viên khích lệ các em học tập và rèn luyện tốt hơn. Bên cạnh những biểu hiện sai phạm chủ yếu đã nêu trên còn tồn tại các sai phạm khác nhƣ: ý thức học tập chƣa cao, thiếu trung thực trong học tập, quay cóp, gian lận trong thi cử, kiểm tra. Đặc biệt một vài học sinh có biểu hiện thiếu tôn trọng thầy cô giáo (đe dọa thầy giáo bằng vũ lực), tuy không nhiều (chỉ chiếm 0,06%) nhƣng đã phản ánh sự xuống cấp về đạo đức của một bộ phận nhỏ học sinh hiện nay, làm ảnh hƣởng đến truyền thống “Tôn sƣ, trọng đạo”. Những hiện tƣợng nhƣ cờ bạc, uống rƣợu, hút thuốc lá, nói tục, chửi thề, phá hoại của công, vi phạm nội quy của trƣờng…hàng năm vẫn còn tồn tại. Ngoài ra, một bộ phận học sinh còn tỏ ra thờ ơ với các hoạt động của tập thể, không có ý thức rèn luyện, không muốn phấn đấu trở thành ngƣời Đoàn viên. Những căn bệnh này gắn liền với việc lƣời học, ham chơi và đều tập trung vào những học sinh chƣa có động cơ học tập đúng đắn. Tóm lại: Từ những phân tích ở trên có thể khái quát nhƣ sau: trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trƣờng THPT Tân Yên 2 đã có đƣợc những kết quả đáng ghi nhận, đó là: đa số học sinh có đạo đức tốt, có ý thức trong học tập và tu dƣỡng, có ý chí vƣơn lên, thực hiện tốt nội quy của tr- ƣờng, của lớp, tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể, biết đồng cảm th- ƣơng yêu giúp đỡ lẫn nhau, kính trọng thầy cô giáo. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có một số học sinh có những biểu hiện sai phạm về đạo đức và số lƣợng đó ngày càng có xu hƣớng gia tăng làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng. Những học sinh này bị xếp loại yếu về đạo đức và có trƣờng hợp vi phạm nghiêm trọng bị xóa tên khỏi danh sách học sinh của nhà trƣờng. Việc đuổi học, xóa tên khỏi danh sách và thông báo trả về địa phƣơng đôi khi là việc làm cần thiết nhƣng phải coi là đây giải pháp cuối cùng bởi điều đáng quan tâm là khi rời khỏi môi trƣờng giáo dục trong nhà trƣờng, có gì để đảm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 bảo rằng họ không gieo mầm tội ác cho xã hội. Vì vậy, việc giáo dục đạo đức cho tất cả học sinh là rất cần thiết, song đặc biệt cần quan tâm đến đối tƣợng học sinh hay bỏ giờ, chốn học, ham chơi game, chơi điện tử, hay gây gổ đánh nhau, tham gia cờ bạc, hoặc gian lận trong thi cử,... Nguyên nhân tình trạng yếu kém về đạo đức của học sinh trƣờng THPT Tân Yên 2 - Nguyên nhân thứ nhất: đó là những nguyên nhân mang tính chất chủ quan nhƣ: Sự biến đổi tâm lý của học sinh, đó là sự nhận thức chƣa đầy đủ về các hiện tƣợng xã hội, thiếu tự chủ hay bị cám dỗ lôi kéo từ các phần tử xấu. - Nguyên nhân thứ hai: Trách nhiệm của gia đình; Với qui mô gia đình có ít con nên xu hƣớng chung của các gia đình này là tập trung mọi tình cảm, vật chất cho con. Điều đó là đúng, song cũng vì thế mà trên thực tế, một hệ quả tất yếu đã xảy ra đó là không ít trẻ trở nên ích kỷ, không biết đến ai ngoài bản thân mình, quen ỷ lại, dựa dẫm, luôn đòi hỏi ở bố mẹ cả những cái không thể đáp ứng và rất dễ phản kháng một khi nhu cầu của chúng không đƣợc đáp ứng. Trên thực tế, đã có không ít gia đình xung đột thậm chí có khi tan vỡ bởi sự nuông chiều con cái không đúng mà bản thân họ vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân. Trong nền kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta hiện nay, các giá trị đạo đức và nếp sống gia đình truyền thống ở một số gia đình có xu hƣớng bị mai một, bị xâm hại bởi sức mạnh hƣ ảo của các giá trị và lối sống ngoại nhập, bởi những quan hệ hàng hóa, thị trƣờng, lợi nhuận, bởi lối sống hƣởng thụ và tâm lý tiêu dùng, hám lợi, ích kỷ, chạy theo những lối sống xa lạ, lai căng kệch cỡm, coi thƣờng những giá trị văn hoá dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ... đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Không ít trƣờng hợp vì đồng tiền mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp. Chính vì vậy, việc giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 của gia đình Việt Nam. Xây dựng gia đình văn hoá, xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội phải đƣợc coi là nhiệm vụ trọng yếu. - Nguyên nhân thứ ba: Giáo dục nhà trƣờng chƣa thƣờng xuyên, kịp thời, chƣa có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trƣờng trong giáo dục đạo đức học sinh, đặc biệt trong công tác quản lí học sinh. Việc giáo dục đạo đức trong nhà trƣờng thƣờng chú trọng tới nề nếp kỷ cƣơng với nội quy, những bài học giáo huấn, không chú ý đến hành vi ứng xử thực tế. Những thông tin về tình hình học sinh học tập, rèn luyện ở nhà trƣờng không thông báo thƣờng xuyên và kịp thời đến gia đình học sinh. Việc xử lí học sinh vi phạm nội quy nhà trƣờng, vi phạm kỷ luật nhiều khi không kịp thời, thiếu tính răn đe. - Nguyên nhân thứ tư: là những nguyên nhân từ phía xã hội: Tác động tiêu cực của cơ chế thị trƣờng và ảnh hƣởng của xã hội; Sự bùng nổ của thông tin văn hoá; Sự xuất hiện ngày càng nhiều hiện tƣợng học sinh đánh nhau rồi quay clip bị tung lên mạng; Đời sống hiện nay còn nhiều khó khăn…Trong các nguyên nhân ảnh hƣởng của môi trƣờng thì nguyên nhân sự bùng nổ của thông tin, truyền thông ảnh hƣởng đến học sinh nhiều nhất. Điều này là phù hợp với thực tiễn hiện nay và tâm lý của học sinh. Do sự phát triển của xã hội, do quá trình mở cửa và hội nhập, nên những luồng văn hoá các loại ồ ạt đƣa vào nƣớc ta, với tâm lý của học sinh là thích cái mới, hay học hỏi đua đòi, vì vậy một bộ phận thanh niên đã chạy theo cái mới một cách mù quáng mà không có nhận thức đúng đắn. Với sự phát triển của công nghệ thông tin nhƣ hiện nay thì những luồng văn hóa tiêu cực sẽ ảnh hƣởng đến học sinh một cách dễ dàng. Vì vậy vấn đề đặt ra là phải giáo dục cho học sinh ý thức tự giác, biết nhận thức vấn đề một cách đúng đắn. - Nguyên nhân thứ năm: là những nguyên nhân thuộc về quản lí xã hội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 và quản lí giáo dục. Trong các trƣờng THPT nói chung và trong trƣờng TTHPT Tân Yên 2 nói riêng, chất lƣợng giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức chƣa cao, các bộ phận chức năng trong nhà trƣờng hoạt động chƣa đồng đều, về năng lực và nhiệt tình sƣ phạm của mỗi giáo viên cũng không giống nhau. Bên cạnh đó, các lực lƣợng xã hội cũng chƣa dành sự quan tâm đúng mức cho công tác quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Tóm lại: Có rất nhiều nguyên nhân hạn chế kết quả quản lí hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trong mối quan hệ phối hợp ở trƣờng THPT Tân Yên 2. Muốn khắc phục đƣợc chúng, cần có những giải pháp thích hợp và đồng bộ. 2.2.2. Thực trạng về vai trò của giáo viên chủ nhiệm quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội cho học sinh Trong quản lí hoạt động giáo dục đạo đức nhân cách cho học sinh sắp xếp thứ tự theo chức năng, nhiệm vụ thì giáo viên chủ nhiệm đứng ở vị trí đầu tiên. Giáo viên chủ nhiệm đƣợc Hiệu trƣởng lựa chọn từ những giáo viên có kinh nghiệm giáo dục, có uy tín trong học sinh, đƣợc hội đồng giáo dục nhà trƣờng nhất trí phân công phụ trách những lớp xác định. Nhƣng thực tế nhiều ngƣời đã coi nhẹ và lẫn lộn họ với các giáo viên bộ môn khác. Ví dụ: hàng năm không làm nhiệm vụ bổ nhiệm chức vụ chủ nhiệm lớp, không công bố quyết định đó trƣớc toàn trƣờng, trƣớc hội phụ huynh của trƣờng, mà chỉ ghi ở thời khóa biểu nhƣ mọi giáo viên bình thƣờng khác có giờ dạy. Đáng lẽ phải làm đúng quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm tuỳ theo thành tích hoặc sai phạm mà họ mắc phải. Về mặt đánh giá xếp loại giáo viên, chủ yếu chỉ coi trọng chuyên môn mà chƣa coi trọng hiệu quả công tác quản lý lớp ở giáo viên chủ nhiệm, nhƣng khi học sinh có biểu hiện lệch lạc hoặc khi lớp có khuyết điểm thì quy trách nhiệm cho họ, khi lớp có thành tích thì lẫn lộn giữa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 thành tích đoàn thể với thành tích chính quyền, cụ thể là công của các cán bộ ngành dọc chứ chƣa hẳn là của tập thể lớp do giáo viên chủ nhiệm lãnh đạo. Tuy vậy cũng cần phải thấy trong thực tế có những giáo viên chủ nhiệm yếu, vai trò của mình mờ nhạt nên dấu ấn của công tác đoàn thể sâu đậm hơn, vai trò của chính quyền lấn át, từ đó càng tạo ra sự nhìn nhận thiên lệch. Có nhiều giáo viên chủ nhiệm lớp đặc biệt là chủ nhiệm trẻ chƣa biết mình có một quyền hạn nên chƣa ai dám làm là đi dự giờ các giáo viên bộ môn trong lớp khi mình thấy cần. Giáo viên chủ nhiệm đƣợc xếp loại học sinh, đƣợc thi hành kỉ luật học sinh theo quy định, đƣợc hƣởng giờ công tác theo định mức quy định. Từ đó nếu có nhiều chủ nhiệm lớp trong trƣờng có năng lực và bản lĩnh thì công cuộc giáo dục sẽ đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể. Trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, các giáo viên khác thông thƣờng chỉ thực hiện qua bài giảng. Còn đối với giáo viên chủ nhiệm, ngoài việc giáo dục đạo đức học sinh qua bài giảng còn phải giáo dục qua hoạt động thực tiễn của lớp. Muốn giáo dục học sinh hƣ, học sinh cá biệt, dìu dắt học sinh yếu kém cũng cần phải có giáo viên chủ nhiệm. Học sinh bỏ học thì chính giáo viên chủ nhiệm cũng phải đổ thời gian, công sức vận động, giúp đỡ các em trở lại trƣờng. Học sinh trong lớp không đoàn kết với nhau, giáo viên chủ nhiệm cũng phải tháo gỡ. Nhƣng trong thực tế hiện nay, một số giáo viên làm công tác chủ nhiệm ít đọc sách báo, tìm hiểu và nắm bắt tình hình kinh tế chính trị của đất nƣớc còn chậm, không cập nhật, thiếu hiểu biết về thực tế, thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý lớp. Không nắm rõ chức năng, nhiệm vụ, nhất là trong việc sử dụng quyền hạn của mình để giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác của lớp do mình làm chủ nhiệm. Ví dụ việc giải quyết cho học sinh nghỉ học: Trong trƣờng hợp nào thì giáo viên chủ nhiệm có thể tự quyết định đƣợc, trong trƣờng hợp nào thì phải chuyển cho Ban giám hiệu giải quyết. Hay khi có học sinh vi phạm khuyết điểm, vi phạm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 nội q

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV2010_SP_QLGD_NguyenHuuTan.pdf
Tài liệu liên quan