Luận văn Nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân khu chế xuất Tân Thuận tại thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu Luận văn Nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân khu chế xuất Tân Thuận tại thành phố Hồ Chí Minh: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HCM --------------------------- PHÙNG THỊ HƯƠNG NGA NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA CÔNG NHÂN KHU CHẾ XUẤT TÂN THUẬN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : TÂM LÝ HỌC Mã số: 60 31 80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ HẠNH NGA Thành Phố Hồ Chí Minh - 2010 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt đề tại này, trong suốt quá trình thực hiện, người nghiên cứu đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ phía các cá nhân và tập thể. Người nghiên cứu xin gửi lời tri ân chân thành đến Tiến sĩ Đỗ Hạnh Nga, Cô đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và đồng hành cùng người nghiên cứu suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã giảng dạy, truyền kiến thức, kinh nghiệm, góp ý khoa học cho toàn thể học viên cao học K18. Cảm ơn các Anh, Chị, Bạn bè cùng khóa học; đồng nghiệp; người thân và gia đình đã động viên, giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Qua đây người nghiên...

pdf106 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân khu chế xuất Tân Thuận tại thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HCM --------------------------- PHÙNG THỊ HƯƠNG NGA NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA CÔNG NHÂN KHU CHẾ XUẤT TÂN THUẬN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : TÂM LÝ HỌC Mã số: 60 31 80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ HẠNH NGA Thành Phố Hồ Chí Minh - 2010 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt đề tại này, trong suốt quá trình thực hiện, người nghiên cứu đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ phía các cá nhân và tập thể. Người nghiên cứu xin gửi lời tri ân chân thành đến Tiến sĩ Đỗ Hạnh Nga, Cô đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và đồng hành cùng người nghiên cứu suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã giảng dạy, truyền kiến thức, kinh nghiệm, góp ý khoa học cho toàn thể học viên cao học K18. Cảm ơn các Anh, Chị, Bạn bè cùng khóa học; đồng nghiệp; người thân và gia đình đã động viên, giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Qua đây người nghiên cứu xin chân thành cảm ơn - UBND phường Bình Thuận, Q.7, TP. Hồ Chí Minh - Chủ các nhà trọ gần khu chế xuất - Các nhà quản lý doanh nghiệp và các anh (chị) công nhân đang làm việc tại khu chế xuất Tân Thuận Đã tận tình giúp đỡ tôi, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài này. Chân thành cảm ơn! Học viên (Phùng Thị Hương Nga) Tp. Hồ Chí Minh ngày 30 tháng 10 năm 2010 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trên là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tác giả Phùng Thị Hương Nga DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết đầy đủ Viết tắt Cán bộ Phường CBP Công nhân CN Chủ nhà trọ CNT Điểm trung bình ĐTB Đồng ý ĐY Hiếm khi HK Hoàn toàn đồng ý HTĐY Hoàn toàn không đồng ý HTKĐY Không bao giờ KBG Không đồng ý KĐY Lưỡng lự LL Nhà quản lý doanh nghiệp NQLDN Tham vấn tâm lý TVTL Thỉnh thoảng TT Thường xuyên TX Rất thường xuyên RTX MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời, trưởng thành và gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa. Sau hơn 20 năm tiến hành đổi mới, từ một nước nông nghiệp là chủ yếu, chuyển mình thành một nước công nghiệp theo xu hướng hiện đại. Giai cấp công nhân là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Trong những năm đổi mới, giai cấp công nhân đã có những bước chuyển biến tích cực, mạnh mẽ, đang tăng nhanh về số lượng, ngày càng đa dạng về cơ cấu, đồng thời chất lượng đội ngũ được nâng lên. Cùng với các giai cấp khác, giai cấp công nhân đã đóng góp to lớn vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Về mặt sản xuất, giai cấp công nhân là lực lượng cơ bản, chủ yếu có vai trò to lớn trong nền kinh tế quốc dân. Sự lớn mạnh của giai cấp công nhân là nhân tố quan trọng để đưa công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến tầng lớp công nhân đang trực tiếp lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. Trong Nghị Quyết TW Đảng số 20-NQ/TƯ [55] “Về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” ban hành 28/01/2008 có nêu rõ mục tiêu xây dựng giai cấp công nhân đến năm 2020 là: “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân mạnh về số lượng và nâng cao về chất lượng, giải quyết những vấn đề bức xúc, cấp bách của giai cấp công nhân, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của công nhân (về nhà ở tại các khu công nghiệp, tiền lương và thu nhập, bảo hiểm xã hội, nơi sinh và văn hóa, cơ sở nuôi dạy trẻ…)” Để đáp ứng mục tiêu đề ra, Nhà nước đã cho phép xây dựng nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất ở nhiều vùng miền trên cả nước, và TP. Hồ Chí Minh là một trong những nơi có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất nhất. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ có rất nhiều lao động trẻ tập trung làm việc và sinh sống tại đây. Khu chế xuất Tân Thuận là khu chế xuất đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam năm 1991, có những đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế của TP.HCM, tại đây thu hút trên 90.000 công nhân lao động. Chính vì số lượng công nhân sinh sống và làm việc đông đúc như vậy đã đặt ra cho những nhà quản lý, người sử dụng lao động, chính quyền địa phương nhiều vấn đề cần phải giải quyết để đảm bảo cho công nhân có đủ điều kiện vật chất và tinh thần để làm việc. Thực tế hiện nay cho thấy, các nhà đầu tư trong khu chế xuất chỉ quan tâm đến phát triển sản xuất, kinh doanh và tăng lợi nhuận mà không bị ràng buộc trách nhiệm phải chăm lo đến điều kiện làm việc, ăn, ở, hưởng thụ văn hoá của công nhân. Một số tổ chức công đoàn tại khu chế xuất có tổ chức các hoạt động văn hoá cho công nhân, song còn rất khiêm tốn. Điều kiện làm việc, ăn ở của công nhân chưa được cải thiện nhiều, họ không được hưởng ưu đãi gì nhiều từ chủ lao động. Những năm gần đây, rất nhiều phương tiện thông tin đại chúng đã đề cập những vấn đề xảy ra trong giới công nhân, chẳng hạn trên những trang web: www.tuoitre.vn , www.vietbao.com hoặc www.vietnamnet.vn cho thấy bi kịch sống thử của công nhân, quen nhau, yêu vội, sống thử, quan hệ buông thả dẫn đến tỉ lệ nạo phá thai trong giới nữ công nhân tăng cao. Những kết quả thống kê từ các bài viết trên các trang web đã cho thấy tại bệnh viện Từ Dũ số công nhân nạo phá thai chiếm 30%, Bệnh viện Hùng Vương 10%, Bệnh viện Đồng Nai con số lên đến 65% [54]. Đáng lưu ý hiện nay con số này ngày một tăng nhanh, tại Trung tâm y tế Quận 7 có những trường hợp công nhân nạo phá thai đến 6 lần [55]. Tác giả Lý Hà [52] cho biết: Trong năm 2009 tại các khu công nghiệp, khu chế xuất có 216 vụ đình công tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà nguyên nhân xuất phát từ phía người sử dụng lao động. Đồng tác giả Lê Thanh Hà, Yến Trinh, Thi Ngôn [53] có bài “Đời sống tinh thần của công nhân nhạt như bát canh công nhân” ta thấy đời sống tinh thần của công nhân rất nghèo nàn, đi làm về suốt ngày chỉ quanh quẩn tại nơi ở trọ, ngủ vùi để lấy sức tiếp tục làm việc, hoặc tụ tập tán ngẫu, không có ti vi để xem, ngại ra đường vì xe đạp cọc cạch…mặc dù những thông tin lấy được từ các trang web, bài báo hiện nay vẫn chưa đủ để cho chung ta thấy đầy đủ đời sống tinh thần của công nhân hiện nay tại khu chế xuất nhưng cũng phần nào nói lên đuợc hiện trạng cuộc sống tinh thần hiện nay. Vì vậy, hiện trạng này cho thấy trách nhiệm của những nhà quản lý (chủ đầu tư, chính quyền địa phương nơi có công nhân sinh sống…) cần phải có sự thống nhất trong việc chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của công nhân. Nhà quản lý cần nắm được những nhu cầu thực sự của công nhân về công việc, nhà ở, tiền lương và cả nhu cầu đuợc chia sẻ, đuợc lắng nghe những vấn đề nảy sinh trong đời sống tinh thần của họ. Nếu kịp thời lắng nghe, chia sẻ thì công nhân sẽ có sự cân bằng về đời sống tinh thần, qua đó họ sẽ an tâm hơn khi làm việc, bảo đảm tái tạo sức lao động đáp ứng cho mục tiêu CNH-HĐH của đất nước. Từ những vấn đề đã được trình bày ở trên cho thấy nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân ở các khu chế xuất chưa được nghiên cứu một cách khoa học và bài bản. Chính vì vậy, người nghiên cứu đã chọn đề tài: “Nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân khu chế xuất Tân Thuận tại TP.HCM” là đề tài nghiên cứu của mình. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân khu chế xuất Tân Thuận tại TPHCM. Trên cơ sở đó, đề ra một số biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu Nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân 3.2 Khách thể nghiên cứu - Công nhân khu chế xuất Tân Thuận - Nhà quản lý các doanh nghiệp trong khu chế xuất Tân Thuận - Chủ nhà trọ cho công nhân thuê - Cán bộ Phường phụ trách về đời sống của người dân tại khu chế xuất Tân Thuận T.P Hồ Chí Minh. 4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - Nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân ở các khía cạnh: + Nhu cầu tham vấn tâm lý từ các cá nhân và các tổ chức bên ngoài + Nhu cầu sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lý + Nguyên nhân hình thành nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân được nảy sinh trong mối quan hệ với người khác và công việc Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân khu chế xuất Tân Thuận. - Khách thể: 200 công nhân và 45 nhà quản lý doanh nghiệp, chủ nhà trọ, cán bộ Phường tại khu chế xuất Tân Thuận - Địa bàn: Công nhân và nhà quản lý doanh nghiệp hiện đang làm việc tại khu chế xuất Tân Thuận Quận 7 TPHCM, chủ nhà trọ cho công nhân thuê, cán bộ Phường nơi công nhân đăng kí thường trú. - Thời gian: Tháng 09/2009  tháng 09/2010 5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU - Công nhân có nhu cầu tham vấn tâm lý và có sự khác biệt về nguyên nhân hình thành nhu cầu tham vấn tâm lý giữa các nhóm công nhân theo giới tính, tuổi và tình trạng hôn nhân. - Công nhân có nhu cầu sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lý, nhưng do có những khó khăn về kinh tế và do dịch vụ tham vấn tâm lý còn ít, nên đa số công nhân vẫn chưa có điều kiện thỏa mãn nhu cầu tham vấn tâm lý của mình. 6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 6.1 Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về: nhu cầu, đặc điểm của nhu cầu, các loại nhu cầu, tham vấn và tham vấn tâm lý, nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân, đặc điểm tâm lý của công nhân… 6.2 Khảo sát thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân khu chế xuất Tân Thuận. 6.3 Đề xuất một số biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân khu chế xuất Tân Thuận. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài sử dụng phối hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu sau: 7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp tài liệu nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. 7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: nhằm tìm hiểu thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân và nhu cầu sử dụng dịch vụ tham vấn tâm lý của công nhân tại khu chế xuất Tân Thuận hiện nay. Đề tài sử dụng hai phương pháp sau: 7.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đề tài nghiên cứu sử dụng hai bảng hỏi, được thu trên hai nhóm khách thể. Bảng hỏi thứ nhất gồm 14 câu điều tra trên 200 công nhân hiện đang làm việc tại khu chế xuất Tân Thuận nhằm tìm hiểu thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân và nhu cầu sử dụng với các dịch vụ tham vấn tâm lý. Bảng hỏi thứ hai gồm 9 câu, lấy ý kiến trên nhà quản lý doanh nghiệp, chủ nhà trọ và cán bộ Phường về thực trạng nhu cầu tham vấn và nhu cầu sử dụng các dịch vụ tham vấn của công nhân hiện nay. 7.2.2 Phương pháp phỏng vấn: sử dụng phương pháp phỏng vấn với 10 người công nhân trong số khách thể 200 công nhân có tham gia trả lời trên bảng hỏi, nhằm tìm hiểu sâu hơn về nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân và xác định thêm nhu cầu sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lý hiện nay của công nhân như thế nào. 7.3 Phương pháp thống kê: sử dụng thống kê toán học bằng phần mềm SPSS for Windows 11.5. 8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI - Góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận về nhu cầu tham vấn tâm lý - Xác định thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý và nhu cầu sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lý của công nhân trong khu chế xuất Tân thuận. - Đề xuất các biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân, giúp công nhân có đời sống tinh thần tốt đẹp hơn. CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 1.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 1.1.1 Ở nước ngoài. Cuối thế kỷ thứ XIX sang đầu thế kỷ thứ XX là giai đoạn đầu của công tác hướng nghiệp và tham vấn nghề. Công tác trợ giúp nhằm tập trung vào việc cung cấp những phúc lợi căn bản cho người nghèo, hướng đến việc cho lời khuyên và cung cấp thông tin cho mọi người nhằm giúp cho cuộc sống của họ tốt hơn và có khả năng thích ứng với lao động công nghiệp. Trong giai đoạn này, công tác hướng dẫn nghề – tham vấn nghề được phát triển, với phong trào sử dụng các thang đo – trắc nghiệm, của các lý thuyết nghiên cứu tâm lý cá nhân và sự ứng dụng đầu tiên của thuyết phân tâm học vào quá trình trị liệu những rối loạn tâm lý của con người. Những người đóng góp cho sự ra đời của tham vấn hướng nghiệp trong giai đoạn này là: Francis Galton (1822 – 1911) và Wilheim Wundt (1832 – 1920) người Anh, đây là những nhà tâm lý học ứng dụng đầu tiên đã phát triển phòng thực nghiệm tâm lý. Ở Mỹ, G. Stanley (1846 – 1924) và James Cattel (1860 – 1940), đã mở phòng thực nghiệm tại Đại học Harvard và Đại học Pennsylvania cuối thế kỷ thứ XIX, đã phát triển trắc nghiệm đo nhân cách được áp dụng trong tham vấn nghề. [Dẫn theo 10, tr.50] Năm 1907, Jesse Davis (1817 – 1955) đã xây dựng cơ sở đào tạo đầu tiên về công tác hướng dẫn nghề tại Michigan. Tuy nhiên người có ảnh hường đầu tiên là Frank Parsons (1854 – 1908) với sự ra đời cuốn sách “Cẩm nang hướng nghiệp”, được sử dụng trong trường học. Những ý tưởng của F. Parsons trong công tác hướng nghiệp đã thực sự trở thành nguyên tắc của nghề tham vấn sau này. [7] Vào giữa thế kỷ thứ XX, tham vấn tâm lý đã phát triển thành một ngành chuyên nghiệp. Năm 1930, E.G. Williamson đưa ra một lý thuyết hoàn chỉnh về tham vấn với tên gọi là “Tiếp cận đặc điểm và nhân tố”, Ông đã xây dựng các bước của một hoạt động tham vấn. Giai đoạn này có sự ra đời của rất nhiều thuyết nghiên cứu về quá trình phát triển tâm lý con người: Thuyết phát triển tâm lý xã hội, Thuyết phát triển tư duy trẻ em; Thuyết phát triển nhu cầu con người; Thuyết gắn bó mẹ – con; Thuyết tổn thương tâm lý… đã cho phép các nhà tham vấn vận dụng để giúp đỡ cho thân chủ của mình. Các thuyết này là cơ sở để nhận biết, giải thích nguồn gốc của hành vi và các biểu hiện rối loạn tâm lý con người. [Dẫn theo 10, tr.53] Năm 1892, Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kì (APA) được thành lập với thành phần chủ yếu là các nhà tâm lý học kinh nghiệm. Nhưng từ giữa thập niên 20 của thế kỷ XX thì các nhà Tâm lý học lâm sàng tham gia vào Hiệp hội ngày càng nhiều, đã có ảnh hưởng lớn hơn trong lĩnh vực trị liệu tâm lý. Sau này, do sự hợp nhất của nhiều Hiệp hội lâm sàng nên Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kì đã phát triển phân nhánh tâm lý học tham vấn của APA. [47] Cũng vào những năm 50 của thế kỷ XX, phương pháp thân chủ làm trọng tâm của C. Rogers (1902 – 1987) là một bước chuyển từ sự tham vấn có định hướng, do ảnh hưởng của hướng nghiệp, sang tham vấn tập trung vào thân chủ và vấn đề của họ với tập sách Tham vấn và trị liệu tâm lý, cuốn sách có ảnh hưởng rất lớn đến nghề tham vấn chuyên nghiệp sau này. Thập niên 60 của thế kỷ XX với sự ra đời của vô số cách tiếp cận mới bên cạnh cách tiếp cận của C. Rogers và S. Freud, như tiếp cận xúc cảm thuần túy của Albert Ellis, tiếp cận hành vi của Bandura…tất cả cách tiếp cận này giúp cho sự phát triển rực rỡ của ngành tham vấn trong suốt thế kỷ XX. [20] Giai đoạn từ cuối thế kỷ XX cho đến nay, tham vấn tâm lý được tiếp cận theo xu hướng đa văn hóa. Một trong những thay đổi lớn nhất của tham vấn là tập trung vào lĩnh vực văn hóa hay còn gọi là tham vấn đa văn hóa. Các nhà tham vấn cho rằng sẽ rất khó khăn trong việc giúp đỡ khách hàng nếu nhà tham vấn không nắm được nền tảng văn hóa của khách hàng. Whitfield, McGrath và Coleman (1952) [Dẫn theo 10,tr.60] chỉ ra các yếu tố xác định một mô hình văn hóa cụ thể, đó là: 1/Đặc điểm bản thân cá nhân; 2/Diện mạo và cách ăn mặc; 3/Có niềm tin và hành vi đặc trưng; 4/Mối liên hệ với gia đình và với các đặc trưng quan trọng khác; 5/Cách dành và sử dụng thời gian nhàn rỗi; 6/Cách tiếp thu và sử dụng kiến thức; 7/Cách thức giao tiếp và ngôn ngữ; 8/Những giá trị và các tập tục; 9/Cách sử dụng thời gian và không gian sống;10/Thói quen ăn uống và cách chế biến món ăn theo phong tục tập quán; 11/Công việc và cách thức thực hiện công việc. Như vậy, ngành tham vấn tâm lý thật sự trở nên chuyên nghiệp trên thế giới khi các học thuyết nghiên cứu tâm lý người phát triển, các hướng tiếp cận trị liệu tâm lý với cá nhân, nhóm đã thay đổi, hoàn chỉnh cho phù hợp với ngành tham vấn, các tổ chức, các Hiệp hội tham vấn ra đời quy định các chuẩn mực đạo đức và pháp lý cho người làm công tác trợ giúp. Các phòng khám sức khỏe tâm thần, các trung tâm tham vấn cộng đồng, hay trường học gia tăng nhu cầu về người trợ giúp tâm lý. Các hiệp hội, trường học đào tạo nghề tham vấn phát triển mạnh, đa dạng và công tác giám sát tham vấn theo hướng ngày càng khoa học và kiểm soát chặc chẽ. Bằng cấp hóa những người hoạt động trong lĩnh vực tham vấn và xây dựng được những mô hình đào tạo nhà tham vấn chuyên nghiệp theo hướng chuyên môn. 1.1.2 Ở Việt Nam. Ngành tâm lý học đã được phát triển gần 50 năm, với tư cách là một ngành được đào tạo nghề – nghề dạy tâm lý (nghề sư phạm) và nghiên cứu tâm lý. Mặc dù hiện nay những người hoạt động trong lĩnh vực ứng dụng tâm lý vẫn chưa được cấp mã số, nhưng các hoạt động trợ giúp tâm lý đã và đang đáp ứng nhu cầu của xã hội. Tại các đô thị lớn ngày nay, khi các cá nhân hoặc gia đình có vấn đề tâm lí họ tìm đến các văn phòng, trung tâm tham vấn tâm lý để nhờ giúp đỡ. Thực tế cho thấy, những hoạt động trợ giúp tâm lý cho những người gặp khó khăn đã xuất hiện từ rất sớm trong xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, tham vấn tâm lý với tư cách là một lĩnh vực hoạt động mang tính chất khoa học và chuyên nghiệp chỉ mới phát triển trong những năm gần đây, khoảng cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 của thế kỉ XX. Vào thời kì này, các hoạt động tham vấn tâm lý thường đi kèm với chương trình cải thiện cuộc sống và kinh tế cho các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội. Công tác tham vấn là một phần của công tác xã hội, công tác từ thiện, nhằm giải quyết những vấn đề mang tính thời đại, như đói nghèo, bệnh tật, mại dâm, người có HIV, trẻ mồ côi, trẻ lang thang, người già không nơi nương tựa…với những tổn thương tâm lý sâu sắc. Nhìn từ góc độ hoạt động tâm lý, theo đánh giá của thạc sỹ Nguyễn Thị Oanh, “Phòng tư vấn tâm lý” đầu tiên được thành lập ở TP. Hồ Chí Minh năm 1988, do Tiến Sĩ Tâm lí Tô Thị Ánh phụ trách. Các đối tượng đến đây xin tham vấn thuộc mọi thành phần và các nhu cầu trợ giúp cũng đa dạng [10]. Năm 1991 Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em đã được Nhà nước phê chuẩn và ban hành Luật Bảo vệ và Chăm sóc Giáo dục Trẻ em. Cũng từ đó, Ủy ban Bảo vệ Chăm sóc Trẻ em Việt Nam đã xây dựng nhiều mô hình chăm sóc trẻ em, trong đó có mô hình Văn phòng Tư vấn, nhằm bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, như trẻ em lang thang cơ nhỡ kiếm sống ở thành phố, trẻ trộm cắp, nghiện hút, trẻ bị bóc lột lao động và tình dục, trẻ mồ côi không nơi nương tựa. [43] Hiện nay, nhiều dịch vụ tham vấn và trị liệu tâm lí xuất hiện ở khá nhiều công ty, cơ quan và trường học. Có thể kể ra một số cơ sở tham vấn, trị liệu, như: Cơ sở thăm khám trẻ em N-T của cố bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ tâm lí (Trường học Khoa học Xã hội và Nhân văn), Trung tâm Ứng dụng Tâm lý học của Viện Tâm lý học; Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Truyền thông; Trung tâm Tham vấn Tâm lý Hoàng Nhân; Công ty Tư vấn An Việt Sơn; Trung tâm Tư vấn Giáo dục – Tâm lý – Thể chất (1088- TP.HCM)……. Đây là các trung tâm tham vấn được thành lập dưới sự quản lý của các tổ chức nhà nước, hoặc các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đoàn thể nhân dân, cũng có một số trung tâm hoạt động dưới sự tài trợ kinh phí của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ trong và ngoài nước. Do nhu cầu tham vấn của xã hội tăng nhanh nên các hình thức tham vấn trực tiếp và tham vấn gián tiếp qua phương tiện truyền thông như báo chí, phát thanh, truyền hình, điện thoại phát triển nhanh chóng… Một điều đáng lưu ý là dù dưới bất kì hình thức nào, thì sự can thiệp giúp đỡ cũng thường mang tính tư vấn, thuyết phục, cho lời khuyên đối với nhu cầu là chính và ít chú ý tới tính tiếp cận, phương pháp thân chủ trọng tâm. Như vậy, hoạt động tham vấn tâm lý tại Việt Nam trong những năm đầu chỉ là hoạt động cung cấp thông tin, thuyết phục, cho lời khuyên là chủ yếu. Những năm gần đây, hoạt động tham vấn tâm lý đã có đôi chút chuyển biến đáng kể, chúng ta chú ý hơn cách tiếp cận thân chủ trọng tâm, tránh áp đặt và ra lời khuyên. Đội ngũ chuyên viên tham vấn tại các trung tâm cũng đã được đào tạo một cách bài bản và chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, hoạt động tham vấn tâm lý một cách chuyên nghiệp ở nước ta hiện nay còn khá mới mẻ, yếu về số lượng cũng như chất lượng.Trong khi đó, nhu cầu tham vấn trong xã hội ngày nay là rất lớn. Hầu như ở bất cứ một lĩnh vực nào, bất cứ ngành nghề nào, vị trí xã hội nào,… đều có những cá nhân gặp phải những vấn đề xã hội, tâm lý quan hệ gia đình, bạn bè, công việc. Điều đó tạo ra cho mỗi chúng ta sự nỗ lực rất nhiều trong nghiên cứu, phát triển tâm lý trên mọi phương diện. Những nghiên cứu về nhu cầu và thực trạng của hoạt động tham vấn tâm lý ở Việt Nam Nhìn chung các tác giả đã chỉ ra các yếu tố làm nảy sinh nhu cầu tham vấn hiện nay trong xã hội, nghiên cứu những lĩnh vực mà thân chủ có nhu cầu tham vấn, thực trạng của việc đáp ứng nhu cầu tham vấn hiện nay về mặt cơ sở vật chất, chất lượng và các hình thức tham vấn, tìm ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp cho thực trạng đó, chẳng hạn: - Tìm hiểu “Nhu cầu thực trạng tham vấn tâm lý tại Thành Phố Hồ Chí Minh” nhóm nghiên cứu của Trần Thị Giồng và Đỗ Văn Bình (2003) [3], kết quả nghiên cứu cho thấy: cần phải đầu tư đào tạo chuyên viên tham vấn tâm lý mạnh về số lượng lẫn chất lượng. - Khảo sát nhu cầu tham vấn tâm lý và giáo dục dưới góc nhìn của Sinh Viên Cao Đẳng Sư Phạm TPHCM do tác giả Nguyễn Việt Bắc [1], nội dung khảo sát tập trung vào những vấn đề mà sinh viên trường CĐSP TPHCM mong muốn được tham vấn cũng như những hình thức tham vấn nào là sinh viên cảm thấy thích hợp nhất. - Nghiên cứu nhu cầu tham vấn tình yêu – hôn nhân – gia đình và những vấn đề liên quan của tác giả Đặng Văn Huệ [16] thông qua việc xem xét các câu hỏi của những người có nhu cầu tham vấn lời của tham vấn viên. Kết quả cho thấy, người có nhu cầu tham vấn thường thuộc vào lứa tuổi trẻ và đa phần là phụ nữ. Đặc biệt, vấn đề cần tham vấn đa phần thuộc lĩnh vực tình yêu hoặc mối quan hệ người khác phái, thông qua đó người nghiên cứu kiến nghị xây dựng mạng lưới tham vấn để tránh hiện tượng phát triển tự phát trong xã hội. - Nghiên cứu nhu cầu tham vấn tâm lý giới tính của học sinh một số trường Trung Học Phổ Thông tại TPHCM do tác giả Ngô Đình Qua – Nhóm nghiên cứu Nguyễn Thương Chí [18] tiến hành khảo sát trên học sinh lớp 8, lớp 9 trường THCS Nguyễn Gia Thiều và học sinh THPT Nguyễn Gia Thiều- cho thấy nhu cầu tham vấn tâm lý tăng theo từng bậc và các em mong có phòng tham vấn tâm lý giới tính miễn phí. - Bên cạnh đó còn có rất nhiều lượng sách báo, tạp chí tài liệu dịch liên quan đến tham vấn tâm lý tại Việt Nam ngày càng nhiều như Tô Thị Ánh, Trần Thị Minh Đức, Đỗ Ngọc Khanh, BS Nguyễn Khắc Viện, BS Đỗ Hồng Ngọc… đây là những người tham gia vào hoạt động tham vấn tại Việt Nam. Những nghiên cứu về nhu cầu tham vấn tâm lý trên đối tượng là người Lao động Nghiên cứu nhu cầu tham vấn tâm lý và chăm sóc đời sống tinh thần cho người lao động do Hội tâm lý thành phố phối hợp với công ty Hồn Việt [42] thực hiện tháng 3 – 2006, khảo sát trên 531 người lao động và 28 nhà doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu tham vấn tâm lý được thể hiện rất cao và sự cần thiết phải có những văn phòng tham vấn tâm lý đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tinh thần cho những đối tượng này. Nghiên cứu nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tham vấn tâm lý trong doanh nghiệp do tác giả Nguyễn Thị Tâm [30] nghiên cứu trên 239 người lao động làm việc tại các doanh nghiệp và 80 nhà quản lý. Kết quả cho thấy, trong các doanh nghiệp người lao động chưa có nhận thức và thái độ rõ ràng về các hoạt động tham vấn tâm lý. Thực hiện các dịch vụ tham vấn tâm lý chỉ mang lại lợi ích cho giới chủ và nhà quản lý. Sau khi tổ chức các dịch vụ tham vấn tâm lý thì người lao động có hiểu rõ hơn về ý nghĩa của tham vấn tâm lý. Từ kết quả nghiên cứu, người nghiên cứu đưa ra kiến nghị, đối với doanh nghiệp cần quan tâm chăm sóc tinh thần cho người lao động, đào tạo kỹ năng tham vấn tâm lý cho cán bộ công đoàn, gắn kết người lao động với các dịch vụ tham vấn tâm lý, đầu tư vị trí chuyên viên tham vấn tâm lý trong doanh nghiệp. Nghiên cứu tâm lý người lao động trong quá trình lao động trên địa bàn TPHCM và lân cận, ý nghĩa của bảo hộ lao động về vấn đề này. Tác giả Huỳnh Thị Ngọc Hân– Khoa môi trường và bảo hộ lao động- trường ĐH Bán Công Tôn Đức Thắng. Cho thấy, người lao động chịu rất nhiều áp lực, cảm thấy căng thẳng trong công việc.Từ đó, kéo theo việc giảm hiệu quả lao động, và xảy ra tai nạn nghề nghiệp. Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lao động và môi trường đến sức khỏe và hiệu quả công việc của giáo viên phổ thông, do nhóm tác giả Trần Thị Nguyệt Sương– Khoa môi trường và bảo họ lao động – Trường ĐH Bán Công Tôn Đức Thắng. Kết quả cho thấy, chính sự bất hợp lý trong cơ chế quản lý và sự thiếu quan tâm đến điều kiện, môi trường làm việc của giáo viên nên chất lượng giảng dạy giảm. [Dẫn theo 30, tr.3] Một nghiên cứu của tác giả Trịnh Thị Minh Dung [8]: Bước đầu tìm hiểu stress nghề nghiệp của nữ công nhân một số công ty tại khu công nghiệp Biên Hòa, khóa luận tốt nghiệp đại học, thực hiện tháng 5/2005. Khảo sát trên trên 168 nữ công nhân lao động đang làm việc tại công ty, kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ công nhân nữ bị stress cao, có sự căng thẳng diễn ra và muốn thay đổi tác nhân gây ra căng thẳng, bằng cách xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp. Qua đó người nghiên cứu đưa ra kiến nghị, cần thành lập, xây dựng các khu vui chơi, giải trí để công nhân sử dụng thời gian rỗi, giảm căng thẳng trong giờ làm việc, tổ chức các dịch vụ tư vấn tâm lý cá nhân, các giải pháp ứng phó với stress. 1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1.2.1 Nhu cầu 1.2.1.1 Khái niệm nhu cầu Nhu cầu là thể hiện sự đòi hỏi của cơ thể sống vào môi trường bên ngoài, thể hiện thành những ứng xử tìm kiếm khi cơ thể thiếu những điều kiện để tồn tại và phát triển. Có nhiều quan điểm khác nhau về nhu cầu, Theo quan điểm triết học Mác – Lênin [40] “nhu cầu là những đòi hỏi khách quan của mỗi con người trong những điều kiện nhất định đảm bảo cho sự phát triển của mình”. Như vậy, nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu của con người đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của con người, nhu cầu xuất hiện trong những điều kiện nhất định, trong mỗi giai đoạn phát triển của loài người. Nhu cầu là nguyên nhân khởi đầu cho các hoạt động khác nhau của con người. Khái niệm nhu cầu trong Từ điển tâm lý học của Viện tâm lý học Việt Nam do Vũ Dũng [9] chủ biên được định nghĩa như sau: “nhu cầu là trạng thái của cá nhân, xuất phát từ chỗ nhận thấy cần những đối tượng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mình và đó là nguồn gốc tính tích cực của cá nhân”. Trong lịch sử phát triển tâm lý học, nhu cầu là một trong những vấn đề quan trọng được các nhà tâm lý học rất quan tâm. Trong tâm lý học Xô Viết, người đầu tiên đề cập một cách khá sâu sắc tới vấn đề nhu cầu là D.N. Uznatze. Trong cuốn tâm lý học đại cương xuất bản năm 1940, ông đã chú ý tới khái niệm nhu cầu và ý nghĩa của nó đối với hoạt động của cơ thể ngoài nhu cầu của con người. Theo ông, nhu cầu là yếu tố đặc trưng cho một cơ thể sống, là cội nguồn của tính tích cực và nó phát triển tương ứng với sự phát triển của con người. Khi có một nhu cầu cụ thể nào đó xuất hiện, chủ thể hướng sức lực của mình vào hiện thực khách quan nhằm thỏa mãn nhu cầu đó. [15] Đầu thế kỷ XIX, Small đã thấy những hoạt động tâm lý của cá nhân bắt nguồn từ những nhu cầu (về của cải, quyền lực, về sự tán thành của người khác…). Giữa thế kỷ thứ XIX, V. Koller, E. Thorndike, N.E. Miller… nghiên cứu các kiểu hành vi của động vật được thúc đẩy bởi nhu cầu. Họ đã đưa ra những thuật ngữ “luật hiệu ứng” để giải thích sự liên hệ giữ kích thích và sự đáp ứng của cơ thể. Trên cơ sở này, họ đã đề xướng lý thuyết nhu cầu cơ thể quyết định hành vi.[13] Cuối thế kỷ thứ XIX, S.Freud và U.Mc.Dougall đã đề cập tới vấn đề nhu cầu trong lý thuyết bản năng của con người và lý thuyết này được kiện toàn vào đầu thế kỷ XX. Theo Freud [17], lực vận động hành vi con người nằm trong bản năng. Ông khẳng định rằng, tất cả hành vi của con người đều hướng tới việc mong muốn thỏa mãn hay phá hủy và xâm lăng. Ông nghiên cứu ở động vật và chứng minh một cách hùng hồn những hành vi hung bạo và phá hủy là phương tiện để thỏa mãn những nhu cầu quan trọng của cuộc sống. Đáng lưu ý là nghiên cứu của nhà tâm lý học người Mỹ - Henrry Murray [16], nhu cầu được ông hiểu là một tổ chức cơ động, có tổ chức và hướng dẫn các quá trình nhận thức, tưởng tượng và hành vi. Nhờ nhu cầu mà hoạt động của con người mang tính mục đích, do đó hoặc là đạt được sự thỏa mãn nhu cầu hoặc ngăn ngừa sự đụng độ khó chịu với môi trường. Theo ông, nhu cầu là một động lực xuất phát từ cơ thể và sự thỏa mãn nhu cầu đòi hỏi phải có sự tác động qua lại với các tình huống xã hội, phải có sự cải tổ chúng nhằm mục đích đạt được sự thích ứng. Vào những năm 30 của thế kỷ XX, đã xuất hiện hàng loạt các nghiên cứu về nhu cầu của con người. Đầu tiên là thuyết động cơ hệ của K.Levin đề xướng. K.Levin cho rằng, dưới sự tác động của nhu cầu nào đó, trạng thái căng thẳng sẽ xuất hiện, đồng thời ở chủ thể cũng xuất hiện sự liên tưởng có liên quan tới nhu cầu. Nhu cầu vừa là nguyên nhân làm xuất hiện căng thẳng và đó cũng là nguyên nhân tạo ra sự hoạt động tích cực của con người, hoạt động sẽ làm dịu sự căng thẳng. [Dẫn theo 15, tr.23] Tiếp theo đó là những công trình đại diện cho nhà tâm lý học nhân văn như A.Maslow, G. Ollport, K. Rodzerc và một số người khác. Trong đó điển hình là công trình nghiên cứu của A.Maslow. Ông chứng minh rằng tính xã hội nằm trong chính bản tính của con người. Con người có những nhu cầu chân chính về giao tiếp, về sự lệ thuộc, về tình yêu, về lòng kính trọng…..những nhu cầu này có bản chất, bản năng đặc trưng cho giống người. Như vậy theo ông, tính người được hình thành trong quá trình phát sinh loài người. Ông đã hình dung nhu cầu và sự phát triển của con người theo một chuỗi liên tiếp như chiếc cầu thang, sắp xếp thành năm bậc từ thấp đến cao. [13] Vào nửa cuối thế kỷ thứ XX, có rất nhiều quan niệm khác nhau về nhu cầu. Chẳng hạn, Mc.Clelland cho rằng động cơ thúc đẩy con người có thể hiểu theo nghĩa “nhu cầu” chứ không phải “sinh lý”. Thay vào đó Mc. Clelland nhấn mạnh tầm quan trọng của nhu cầu xã hội, nhất là nhu cầu thành tựu và nhu cầu hội nhập. Mc.Clelland cho rằng động cơ thúc đẩy thành tựu và lý do giải thích tại sao một số người có vẻ rất thành thạo trong khi người khác tỏ ra lưỡng lự, không có vẻ thành công. [14] X.L. Rubinstêin [19] đã tạo ra một hệ thống tri thức phong phú, trong đó có lý thuyết về nhu cầu, dựa trên quan niệm triết học Mác – Lênin. Theo ông, con người có nhu cầu sinh vật nhưng bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, vì vậy cần xem xét đồng thời các vấn đề cơ bản của con người với nhân cách. Ông cho rằng, nhu cầu là một thành tố của động cơ – “hạt nhân của nhân cách”. Với tư cách này, nhu cầu sẽ xác định những biểu hiện khác nhau của nhân cách – đó là xúc cảm, tình cảm, ý chí, hứng thú niềm tin. Tuy nhiên khi nghiên cứu về nhân cách, ta không nên xuất phát từ nhu cầu mà khám phá ra quá trình nảy sinh và những biểu hiện của nhu cầu. Ông nhấn mạnh mối quan hệ lẫn nhau của con người với tự nhiên, đó là mối quan hệ nhu cầu, nghĩa là sự cần thiết của con người về một “cái gì đó” nằm ngoài cơ thể con người. “Cái gì đó” chính là đối tượng của nhu cầu, có khả năng đem lại sự thỏa mãn của nhu cầu thông qua hoạt động của chủ thể. Vì vậy, theo ông, phải thống nhất các yếu tố khách quan (thuộc về đối tượng) với yếu tố chủ quan (thuộc về chủ thể - trạng thái tâm lý của chủ thể) trong quá trình hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu. Người đi sâu vào nghiên cứu bản chất tâm lý của nhu cầu hơn ai hết phải kể đến là A.N Lêonchiev. Khi bàn về vấn đề nhu cầu, A.N Lêonchiev [22] cho rằng, một nhu cầu thực sự bao giờ cũng phải là nhu cầu về một cái gì đó. Nghĩa là nhu cầu phải có đối tượng (các vật thể có khả năng thỏa mãn nhu cầu). Đối tượng này không phải xuất hiện cùng một lúc và rõ rệt với các trạng thái có tính chất nhu cầu (những ước mong, những ý muốn chủ quan của chủ thể) mà nó chỉ “phát lộ” ra trong quá trình con người hoạt động để thỏa mãn nhu cầu. Ông viết “nhu cầu với tính chất là một sức mạnh nội tại chỉ có thể được thực thi trong hoạt động” Ở Việt Nam, hầu hết các nhà tâm lý học chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi tâm lý học Macxit. Nhu cầu vừa là tiền đề, vừa là kết quả của hoạt động. Nhu cầu của con người không ngừng phát triển, bởi nhu cầu luôn gắn kết với lịch sử xã hội, là một bộ phận cấu thành của nó. Nhu cầu và mục đích của con người có mối liên hệ với nhau. Cũng giống như nhu cầu, mục đích của con người có tính ý thức chủ quan, con người tin rằng sự thỏa mãn nhu cầu chỉ cụ thể bằng cách đạt được mục đích. Điều đó tạo cho họ khả năng cân nhắc giữa hình dung chủ quan của họ về nhu cầu với nội dung khách quan của nó khi tìm kiếm công cụ để đạt được mục đích tức là chiếm lĩnh đối tượng. Nhu cầu thể hiện ở động cơ, cái thúc đẩy con người hoạt động và động cơ trở thành hình thức thể hiện nhu cầu. Nếu trong nhu cầu, hoạt động của con người thực chất phụ thuộc vào nội dung xã hội – đối tượng, thì động cơ, sự phụ thuộc đó được thể hiện ở tính tích cực riêng lẻ của chủ thể. Quan niệm của tất cả các nhà tâm lý học ở Việt Nam về nhu cầu thể hiện trong bộ sách Tâm lý học do tập thể các nhà tâm lý học đầu ngành của Việt nam biên soạn như: Phạm Minh Hạc, Phạm Hoàng Gia, Hồ ngọc Đại, Trần Trọng Thủy, Trương Anh Tuấn, Nguyễn Thị Tuyết Ánh, Đặng Xuân Hoài, lê Văn hồng, Nguyễn Quang Uẩn, lê Khanh…. Dù mỗi tác giả có một cách lập luận khác nhau, nhưng tất cả đều có chung một quan điểm là: nhu cầu được hiểu là sự biểu hiện mối quan hệ tích cực của các cá nhân đối với hoàn cảnh, là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển. [41]. Từ quan niệm trên của nhu cầu, ta thấy, nhu cầu của con người vừa mang tính tích cực vừa mang tính thụ động. Cụ thể: nhu cầu là sự đòi hỏi cần được thỏa mãn của chủ thể, nhưng được thỏa mãn hay không phụ thuộc vào hệ thống các đối tượng trong những điều kiện cụ thể (tính thụ động của nhu cầu); mặt khác, nhu cầu sẽ thúc đẩy chủ thể tích cực tìm kiếm đối tượng; phương thức, phương tiện thỏa mãn nhu cầu, nghĩa là nhu cầu thúc đẩy hoạt động, kích thích hoạt động (tính tích cực của nhu cầu). Vì vậy khi xem xét một nhu cầu cụ thể nào đó của con người dưới sự tham gia của ý thức, sự thống nhất giữa hai yếu tố chủ quan và khách quan ta thấy ý nghĩa của nhu cầu như là nguồn gốc tích cực của nhân cách con người. Và chính sự tham gia của ý thức vào trong quá trình hình thành nhu cầu đã làm cho nhu cầu của con người khác xa về chất so với nhu cầu của con vật. Từ những lập luận ở trên cho thấy có nhiều lý thuyết và quan điểm nghiên cứu về nhu cầu khác nhau. Mỗi định nghĩa về nhu cầu đều có những đặc điểm riêng, song có thể nhận định khái quát như sau: Nhu cầu là sự đòi hỏi của chủ thể về một đối tượng nào đó, cần được thỏa mãn để con người có thể tồn tại và phát triển. Nhu cầu là nguồn gốc tích cực thúc đẩy con người chủ động hoạt động. 1.2.1.2 Đặc điểm của nhu cầu Tính đối tượng của nhu cầu: Nhu cầu bao giờ cũng có tính đối tượng, khi nhu cầu gặp đối tượng và chứa đựng khả năng thỏa mãn thì lúc đó nhu cầu trở thành động cơ thúc đẩy con người hoạt động nhằm đạt được đối tượng đó. Đối tượng của nhu cầu mang tính khách quan, nằm ngoài cơ thể của chủ thể, đối tượng đáp ứng của nhu cầu chỉ bộc lộ khi chủ thể tiến hành hoạt động và chính bản thân vật thể được nhận biết, nghĩa là chủ thể hình dung ra lại trở thành động cơ có chức năng thúc đẩy, hướng dẫn hoạt động. Nhu cầu thực sự là một sức mạnh nội tại, sức mạnh tâm lý kích thích và hướng dẫn con người hoạt động khi nhu cầu mang tính đối tượng. Phương thức thỏa mãn nhu cầu: Nhu cầu chỉ được thỏa mãn thông qua hoạt động. Chỉ có thông qua hoạt động thì đối tượng của nhu cầu mới được bộc lộ ra và đáp ứng được nhu cầu, thông qua đó nhu cầu được phát triển và được thỏa mãn. Và sau khi được thỏa mãn lại nảy sinh nhu cầu mới ở cấp độ cao hơn. Lúc đó, nhu cầu đã xác định được hướng cho hoạt động và trở thành sức mạnh nội tại kích thích và hướng dẫn hoạt động của con người. Tính ổn định của nhu cầu: Nhu cầu có thể xuất hiện lặp đi lặp lại, tính ổn định của nhu cầu thể hiện ở tần số xuất hiện thường xuyên, liên tục. Nhu cầu là một thuộc tính tâm lý, khi nhu cầu phát triển ở mức độ cao thì nó trở nên bền vững và ổn định. Chính vì có tính ổn định, nên trong quá trình hoạt động để tìm phương thức thỏa mãn nhu cầu, chủ thể đôi lúc sẽ gặp những điều không xuông sẻ, khó khăn, tuy nhiên nhu cầu không thể tự nhiên mất đi, mà trái lại nhu cầu còn thúc đẩy con người hoạt động mạnh mẽ hơn. Tính ổn định của nhu cầu chỉ có được khi con người ý thức đầy đủ về đối tượng của nhu cầu và phương thức để thỏa mãn nhu cầu đó Tính chu kỳ của nhu cầu: Khi một nhu cầu được thỏa mãn, nhu cầu đó không mất đi, nó vẫn còn tồn tại và lặp đi lặp lại nhiều lần, được củng cố và phát triển ngày càng phong phú hơn trong những điều kiện và phương thức sinh hoạt của con người. Nhu cầu và hoạt động thực hiện nhu cầu là động lực hết sức quan trọng nhằm tìm ra phương thức thỏa mãn nhu cầu. Trạng thái ý chí- xúc cảm của nhu cầu: Nhu cầu thường đi kèm với trạng thái ý chí, xúc cảm, đặc biệt khi nhu cầu ở mức độ cao. Những trạng thái xúc cảm của nhu cầu được biểu hiện, đó là sự sự hài lòng và không hài lòng, thậm chí là trạng thái đau khổ khi nhu cầu không được thỏa mãn. Trạng thái ý chí – xúc cảm thúc đẩy hoạt động của con người tìm kiếm các phương thức thỏa mãn nhu cầu. Chính vì vậy, nhu cầu trở thành một trong những động cơ mạnh mẽ thúc đẩy con người hoạt động nói chung và thực hiện các hành vi mang tính ý chí nói riêng. Trạng thái ý chí – xúc cảm sẽ bị giảm thậm chí có lúc hoàn toàn biến mất hoặc có thể chuyển sang trạng thái ngược lại khi nhu cầu đã được thỏa mãn. Bản chất xã hội – lịch sử của nhu cầu: Nhu cầu của con người mang bản chất xã hội – lịch sử. Đó chính là sự khác nhau về bản chất giữa nhu cầu của con người với nhu cầu của con vật. Con người biết sáng tạo để tạo ra đối tượng thỏa mãn nhu cầu của mình. Chính vì vậy nhu cầu của con người ngày càng trở nên phong phú và phức tạp hơn. Nhu cầu phong phú chẳng những do đối tượng thỏa mãn ngày càng được mở rộng, mà còn do phương thức thỏa mãn ngày càng được phát triển. Ngoài nhu cầu vật chất gắn liền với cơ thể (ăn, mặc, ở, đi lại…), ở con người còn có nhu cầu tinh thần bao gồm nhu cầu nhận thức, nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu chia sẻ và nhu cầu hoạt động xã hội. 1.2.1.3 Các loại Nhu cầu Hệ thống nhu cầu của con người rất đa dạng. Căn cứ vào tính chất, đặc điểm, nội dung đối tượng, phương thức thỏa mãn người ta phân loại nhu cầu thành nhiều nhóm khác nhau. Việc phân chia hệ thống các nhu cầu chỉ mang tính chất quy ước ở một mức độ nhất định. Theo Erich Fromm [Dẫn theo 12, tr.7], nhà phân tâm học hiện đại cho rằng “Nhu cầu tạo ra cái tự nhiên cho con người”. Đó là những nhu cầu: - Nhu cầu quan hệ giữa người và người - Nhu cầu tồn tại cái tâm con người - Nhu cầu đồng nhất bản thân và xã hội với dân tộc, giai cấp, tôn giáo - Nhu cầu về sự bền vững, hài hòa - Nhu cầu nhận thức, nghiên cứu Tất cả những nhu cầu này là thành phần tạo nên nhân cách. Theo D.N Uznatze [Dẫn theo 12, tr.9], ở con người tồn tại hai dạng nhu cầu cơ bản: nhu cầu sống (nhu cầu tồn tại – đói, khát, tình dục...) – nhu cầu cấp thấp và nhu cầu cấp cao (nhu cầu đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ…). Trong những hành vi hằng ngày của mình, con người không chỉ mong muốn thỏa mãn những nhu cầu cấp thấp mà còn mong muốn thỏa mãn những nhu cầu cấp cao. Ý nghĩa của các loại nhu cầu ở những con người khác nhau là khác nhau. Ở những người này nhu cầu cấp cao có ý nghĩa nhưng ở những người khác lối sống được xác định một phần lớn bởi nhu cầu cơ thể. Theo ông, sự trội hơn của nhu cầu cấp cao hay nhu cầu cấp thấp phụ thuộc vào hoàn cảnh sống, vào giáo dục và ấn tượng, vào sự thể nghiệm mà con người thấy có ý nghĩa. Lý thuyết của Carl Rogers nhấn mạnh tầm quan trọng của cái tôi và sự phát triển cá nhân, cho rằng cả hai yếu tố này đều cần thiết cho sự phát triển nhân cách khỏe mạnh, Rogers cho rằng con người ai cũng có hai nhu cầu cơ bản. Thứ nhất là nhu cầu thể hiện đầy đủ tiềm năng của mình, mà Rogers xem là sự phấn đấu tích cực cho sự phát triển cá nhân. Thể hiện đầy đủ tiềm năng của mình là tạo ra những khía cạnh cái tôi có thực. Rogers xem nhu cầu này là nhu cầu cơ bản của con người, phải được thỏa mãn nếu không sẽ sinh ra rối loạn tâm lý. Nhu cầu thứ hai là nhu cầu tôn trọng tích cực – tình cảm thương yêu hay tôn trọng từ người khác. Rogers xem sự phát triển nhân cách khỏe mạnh hay xảy ra thông qua các mối quan hệ, cung cấp cho cá nhân sự tôn trọng tích cực không điều kiện. Ông khẳng định nếu muốn tâm lý khỏe mạnh cả hai nhu cầu này phải được thỏa mãn. [30] Còn Philip Koler [28] lại đưa ra quan niệm phân tích nhu cầu dựa vào các hoạt động quản trị kinh doanh. Ông chia nhu cầu thành năm loại: - Nhu cầu được nói ra. - Nhu cầu thực tế. - Nhu cầu không được nói ra. - Nhu cầu được thích thú - Nhu cầu thầm kín Henrry Murray [Dẫn theo 12, tr.8] đã xây dựng bảng phân loại nhu cầu, đây là một trong những bản phân loại phổ biến nhất ở phương tây bao gồm: - Nhu cầu chiếm ưu thế. - Nhu cầu gây hấn - Nhu cầu tìm kiếm các mối quan hệ - Nhu cầu bỏ rơi người khác - Nhu cầu tự trị - Nhu cầu phục tùng thụ động - Nhu cầu về sự tôn trọng, ủng hộ - Nhu cầu thành đạt - Nhu cầu trở thành sự trung tâm của chú ý - Nhu cầu vui chơi - Nhu cầu tìm người bảo trợ - Nhu cầu giúp người, quan tâm đến người khác - Nhu cầu bị trách phạt. - Nhu cầu tự vệ. - Nhu cầu vượt qua sự thất bại. - Nhu cầu an toàn. - Nhu cầu ngăn nắp trật tự. - Nhu cầu phán đoán. Maslow (1908-1970) [Dẫn theo 12, tr.7] xây dựng lý thuyết nhu cầu về sự phát triển của con người nhằm giải thích những nhu cầu nhất định của con người cần được đáp ứng như thế nào để một cá nhân có thể định hướng cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất và tinh thần. Maslow quan niệm nhu cầu và sự phát triển của con người theo “một chuỗi liên tiếp” như cái cầu thang (nhu cầu vật chất, nhu cầu an toàn, nhu cầu thừa nhận, nhu cầu về sự tự trọng, nhu cầu về sự phát triển cá nhân). Sơ đồ: Thứ bậc nhu cầu của A. Maslow Trong hệ thống thứ bậc nhu cầu của A. Maslow, ông cho rằng mỗi nhu cầu của con người đều phụ thuộc vào nhu cầu trước đó. Nếu một nhu cầu không được đáp ứng (đầu tiên là nhu cầu tồn tại – nhu cầu thể chất), cá nhân sẽ gặp cản trở trong việc theo đuổi những nhu cầu cao hơn (nhu cầu giao tiếp xã hội, nhu cầu hoàn thiện cá nhân). Như vậy, có nhiều cách phân loại khác nhau về nhu cầu, tất cả cách phân loại trên dù dựa trên lý thuyết nào đều có chung nhận định là nhu cầu được phân chia thành hai loại: nhu cầu vật Vật chất An toàn Được thừa nhận Tự trọng Phát triển cá nhân chất và nhu cầu tinh thần. Do đó, nhu cầu tham vấn tâm lý cũng thuộc nhu cầu tinh thần và là nhu cầu bậc cao của con người. 1.2.1.4 Sự hình thành nhu cầu Nguồn gốc của nhu cầu bắt nguồn từ các hoạt động sinh lý, ngay cả nhu cầu nhận thức của con người, một số tác giả cố gắng giải thích nhu cầu nhận thức xuất phát từ nhu cầu sinh lý, S.Freud thì quả quyết rằng nguồn gốc hành vi của con người bắt nguồn từ bản năng sinh học, những nhu cầu cơ thể. Theo Muller, ngay cả những nhu cầu của tinh thần cũng đều có nguồn gốc, từ trạng thái cơ thể mà ông gọi là những xung động thứ phát, thực chất lực phát động các xung động thứ phát là những rung động bẩm sinh. Còn Addler mà Maslow đã nhận ra nhu cầu con người không chỉ là nhu cầu cơ thể, nhu cầu sinh lý mà lực kích thích hành vi ở con người còn do mục đích hành động, con đường đạt đến mục đích đó… Sau này H.Murray, K.Horney, K.Lewin thừa nhận rằng: nhân tố thực của hoạt động tâm lý con người không chỉ xuất phát từ nhu cầu cơ thể mà còn xuất phát từ nhu cầu xã hội. A.N Leonchiev [26] đã đưa ra hồ sơ giải thích mối quan hệ giữa nhu cầu và hoạt động (hoạt động – nhu cầu – hoạt động). Ông giải thích như sau: “Thoạt đầu nhu cầu chỉ xuất hiện như một điều kiện, một tiền đề cho hoạt động. Nhưng ngay khi chủ thể bắt đầu hành động thì ngay lập tức xảy ra sự biến hóa các nhu cầu và cũng không còn giống như khi nó tồn tại một cách tiềm tàng, tồn tại “tự nó” nữa. Sự phát triển của hoạt động này đi xa bao nhiêu thì cái tiền đề này của hoạt động (tức là nhu cầu) cũng chuyển hóa bấy nhiêu thành kết quả của hoạt động”. A.N Leonchiev [26] cho rằng bởi vì bản thân thế giới đối tượng hàm chứa những nhu cầu tiềm tàng, nên trong quá trình chủ thể hoạt động tích cực, tất yếu sẽ nhận thức được những yêu cầu, đòi hỏi phải được đáp ứng để tồn tại và phát triển, tức là xuất hiện nhu cầu mới. Thông qua hoạt động sản xuất loài người một mặt thỏa mãn nhu cầu hiện tại, đồng thời lại xuất hiện nhu cầu mới, vì thế con người tích cực hoạt động lao động sản xuất, loài người một mặt thỏa mãn nhu cầu hiện tại, đồng thời lại xuất hiện nhu cầu mới, vì thế con người tích cực hoạt động lao động sản xuất qua đó thúc đẩy tiến bộ xã hội. Như vậy trạng thái nhu cầu xuất hiện khi cơ thể mất cân bằng, thiếu hụt cái gì đó (các chỉ số sinh lý….), đó là một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự hoạt động tích cực của con người để làm dịu sự căng thẳng, khắc phục sự mất cân bằng. Nói một cách khác, hoạt động tích cực của con người thỏa mãn nhu cầu là hướng tới sự cân bằng tương đối của cơ thể. Để hình thành nhu cầu về một đối tượng nào đó thì, chúng ta phải làm cho chủ thể có cơ hội làm quen với đối tượng, chủ thể sẽ có cơ hội và điều kiện để thấy được vai trò, ý nghĩa của đối tượng với cuộc sống của bản thân, từ đó hình thành mong muốn về đối tượng và nhu cầu sẽ dần xuất hiện. 1.2.2 Tham vấn tâm lý 1.2.2.1 Khái niệm tư vấn Hiện nay ở Việt Nam, khái niệm Tư vấn (consultation) hay Tham vấn (counseling) trong từ điển Tiếng Việt, tác giả Hoàng Phê [32], NXB Đà Nẵng, năm 2000 hiện nay đều được dịch là tư vấn. Đó là sự “đóng góp ý kiến về những vấn đề được hỏi đến, nhưng không có quyền quyết định”, việc cung cấp thông tin hay cho lời khuyên, trợ giúp những khó khăn tâm lý, chỉ bảo hay hướng dẫn…cho một cá nhân hay một tổ chức nào đó khi họ có nhu cầu đều được gọi là tư vấn. Theo tài liệu về công tác tham vấn, Hà Nội, Unicef Việt Nam [47], cho rằng bạn sẽ là người tư vấn khi bạn đang cố gắng thay đổi hoặc cải tiến một tình huống, nhưng không trực tiếp cải tiến việc thực hiện. Phần lớn những người trong vai trò là người phụ tá ở các tổ chức đã thực sự là những nhà tư vấn, dù họ không được chính thức gọi là những nhà tư vấn. Trên thế giới, khái niệm tư vấn không chỉ hiểu đơn thuần như cho lời khuyên, như công việc của một chuyên gia hay cố vấn, là sự khuyên bảo từ một tổ chức hay người có trình độ chuyên môn về một lĩnh vực cụ thể, như một hình thức đóng góp ý kiến. Trong đó, người xin tư vấn thường họ là những người chủ động, tích cực còn những người được tư vấn thì có thể là người thụ động để giải quyết vấn đề của họ. Hiệp hội tâm lý học Hoa kì (1998) định nghĩa: tư vấn là mối quan hệ giữa một người trợ giúp chuyên nghiệp và người, nhóm người hoặc một chỉnh thể xã hội cần được giúp đỡ, trong đó nhà tư vấn cung cấp sự giúp đỡ cho thân chủ trong việc xác định và gải quyết một vấn đề nào đó liên quan đến công việc hoặc người khác. Có thể giải thích hoạt động tư vấn là: Nhà tư vấn được một người đề nghị cung cấp dịch vụ giúp đỡ trực tiếp cho một người, nhóm, tổ chức hay cộng đồng với nỗ lực trợ giúp cho cá nhân (nhóm, hay hệ thống đó) vượt qua những khó khăn của họ. Như vậy tư vấn được xem như là mối quan hệ tay ba trong đó trọng tâm là người xin tư vấn, bên thứ ba có thể là một người hay một nhóm người, một tổ chức. Tư vấn với một người về một người khác, không chỉ liên quan đến ba cá nhân chính, đó là nhà tư vấn, người được tư vấn và người khác mà còn liên quan đến đến môi trường mà người khác đang tồn tại.[30] Hoạt động tư vấn có thể diễn ra bất cứ nơi nào, trường học, cơ quan, doanh nghiệp… bất kể nơi nào có tồn tại người được tư vấn, mong muốn cải thiện tình hình mà mình đang có vấn đề gặp phải và muốn xem xét những cách thức giải quyết mới tạo nên sự thay đổi tích cực trong con người của họ. Có thể nói khái niệm tư vấn đồng nghĩa với khái niệm cố vấn hay chuyên gia. Trong tiếng Việt, cố vấn được hiểu là người thường xuyên được hỏi ý kiến để tham khảo, giải quyết công việc. Khi nhà tư vấn sử dụng kiến thức của mình để đưa ra những gợi ý hay lời khuyên hay tìm ra cách giải quyết mới hướng đến sự thay đổi của tổ chức thì nhà tư vấn có thể trở thành chuyên gia, cố vấn là người hướng dẫn, người huấn luyện hoặc người giáo dục. Ngược lại, nhà tư vấn hoạt động nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cho quá trình thay đổi bằng cách cùng làm việc với cá nhân liên quan, cung cấp tài liệu và các giải pháp thì nhà tư vấn có thể trở thành nhà điều đình, hoặc người cộng tác, người tạo điều kiện thuận lợi.[31] Ở Việt Nam hoạt động tham vấn còn khá mới mẻ và tự phát, việc dùng khái niệm còn chưa thống nhất trong xã hội, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài người nghiên cứu sử dụng khái niệm tham vấn (counseling). 1.2.2.2 Khái niệm tham vấn tâm lý Tham vấn tâm lý (TVTL) (counseling psychology) là một thuật ngữ không còn xa lạ ở Việt Nam trong khoảng 10-15 năm năm lại đây. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau liên quan đến thuật ngữ này, đôi khi nó được hiểu chỉ những hoạt động của người giúp đỡ thông thường, hoặc của tình nguyện viên, hay người người làm tham vấn chuyên nghiệp tại các bệnh viện, trung tâm, dịch vụ xã hội hoặc các trường học với nền tảng kiến thức tâm lý học, công tác xã hội hoặc các ngành khác. Trong phạm vi nghiên cứu cuả đề tài, người nghiên cứu đề cập đến khái niệm tham vấn với tư cách là một hoạt động trợ giúp mang tính chuyên nghiệp, trong đó đòi hỏi nhà tham vấn có kiến thức sâu về tâm lý và hành vi con người nhằm giải quyết những vấn đề của cuộc sống xã hội được coi là nguyên nhân nảy sinh những rối loạn tâm lý cần được giúp đỡ của các cá nhân. Dẫn tài liệu về công tác tham vấn, Hà Nội, Unicef Việt Nam, 2002 [47], tham vấn là nói đến sự trợ giúp tâm lý, chứ không đơn thuần là sự hỏi đáp về thông tin, kiến thức. Hiệp hội các nhà tham vấn Hoa kì (ACA, 1997) cho rằng: tham vấn là sự áp dụng nguyên tắc tâm lý, sức khỏe tinh thần hay nguyên tắc về sự phát triển con người thông qua các chiến lược can thiệp một cách có hệ thống về nhận thức, xúc cảm, hành vi tập trung vào sự lành mạnh, sự phát triển cá nhân, phát triển nghề nghiệp cũng như vấn đề bệnh lý. Theo Hiệp hội tham vấn Hoa Kì cũng xác định rằng quá trình tham vấn là một quá trình tự nguyện giữa nhà tham vấn và khách hàng. Trong mối quan hệ này, nhà tham vấn giúp khách hàng tự xác định và tự giải quyết vấn đề của mình. [23] P.K Onner [Dẫn theo 11, tr.48] cho rằng, tham vấn là quá trình, vì vậy nó đòi hỏi các nhà tham vấn dành thời gian nhất định và sử dụng các kỹ năng thuần thục để giúp đỡ thân chủ tìm hiểu, xác định vấn đề triển khai các điều kiện cho phép. Trong điều kiện hoạt động tham vấn ở Việt Nam còn tự phát và ai cũng có thể tự cho mình là nhà tham vấn khi họ muốn làm công việc trợ giúp người khác thì định nghĩa tham vấn tâm lý mà người nghiên cứu đề tài nhận thấy nó tương đối đầy đủ hơn, theo tài liệu về công tác tham vấn tâm lý: tham vấn là một quá trình tương tác giữa nhà tham vấn (người có chuyên môn và kỹ năng tham vấn, có phẩm chất đạo đức của nghề tham vấn và được pháp luật thừa nhận) với thân chủ (còn gọi là khách hàng- người đang có vấn đề về khó khăn tâm lý muốn được giúp đỡ). Thông qua các kỹ năng trao đổi và chia sẻ tâm tình (dựa trên các nguyên tắc đạo đức và mối quan hệ mang tính chất nghề nghiệp), thân chủ hiểu và chấp nhận thực tế của mình, tự tìm lấy tiềm năng của bản thân để giải quyết vấn đề của mình. Nói tóm lại, tham vấn tâm lý: là quá trình nhà tham vấn giúp thân chủ tự chịu trách nhiệm về cuộc sống, tự tìm cách giải quyết các vấn đề của mình và nhà tham vấn chỉ là người soi sáng vấn đề, giúp về mặt thông tin, giải tỏa các xúc cảm gây ảnh hưởng tiêu cực đến các quyết định của thân chủ, không đưa ra lời khuyên hay quyết định hộ vấn đề cho thân chủ. Tham vấn là tiến trình giúp đỡ chứ không làm hộ cho thân chủ. Quá trình tự quyết sẽ giúp cho thân chủ mạnh lên, dám nghĩ và đương đầu với những vấn đề khó khăn của chính mình. 1.2.2.3 So sánh sự khác biệt giữa tư vấn và tham vấn tâm lý Về mục tiêu: Tư vấn giúp giải quyết những vấn đề mang tính chất nhất thời, hiện tại, còn tham vấn không giải quyết những vấn đề của thân chủ mà bằng quá trình tương tác giúp cho thân chủ tự giải quyết vấn dề của họ. Về tiến trình: Tư vấn cung cấp thông tin, đưa ra lời khuyên cho những vấn đề mà người cần tư vấn đặt ra, trong một thời gian ngắn. Còn tham vấn thì cần phải có một quá trình, thông qua mối tương tác giữa nhà tham vấn và thân chủ có thể kéo dài tháng này qua tháng nọ, hay năm này qua năm khác. Về mối quan hệ: Trong quá trình tư vấn thể hiện mối quan hệ trên dưới, người tư vấn ở dưới góc độ là người đưa ra ý kiến, lời khuyên chỉ bảo cho người tư vấn thực hiện, tháo gỡ những vấn đề vướng mắc của họ, trong mối quan hệ này không đòi hỏi sự tương tác từ phía đối tượng được tư vấn. Còn trong mối quan hệ tham vấn thể hiện sự bình đẳng, mối quan hệ tương tác chặc chẽ giữa nhà tham vấn và thân chủ, không có mối quan hệ trên dưới, mà thông qua sự tương tác sẽ quyết định sự thành công trong một ca tham vấn. Cách thức tương tác: Trong tư vấn thể hiện rõ ràng đó là sự can thiệp trực tiếp, cung cấp thông tin, cho lời khuyên. Còn tham vấn thì cần phải sử dụng kỹ năng, kỹ thuật tương tác của tham vấn viên đối với thân chủ của mình, nhằm giúp thân chủ tự nhận thức hiểu chính bản thân mình và hoàn cảnh của mình, từ đó chủ động tìm ra giải pháp phù hợp và thực hiện nó. 1.2.2.4 Các chủ đề tham vấn tâm lý Tham vấn tâm lý cho người nhiễm HIV/AIDS Đây là một trong những chủ đề tham vấn quan trọng ở Việt Nam, công tác hướng dẫn, tham vấn cho người có HIV và truyền thông về HIV được khởi sướng từ các bác sỹ, từ ngành y tế. Những năm gần đây một số trung tâm tham vấn HIV/AIDS, một số trung tâm bảo trợ xã hội, các bệnh viện lớn của các thành phố hoặc các tổ chức xã hội khác đều tham gia công tác tham vấn cho người có HIV/AIDS. Phát triển mạnh mẽ các khóa đào tạo về tham vấn HIV/AIDS cho các tình nguyện viên làm công tác này. Hoạt động mạnh mẽ nhất về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người HIV và người bị ảnh hưởng vẫn là khối các Nhà chùa, các Nhà thờ Thiên Chúa và các trung tâm nuôi dưỡng người có HIV. Hiện nay hầu hết các cơ sở tham vấn HIV/AIDS hoạt động chưa mang tính độc lập như một dịch vụ nghề, mà chúng thường nằm dưới sự bảo trợ của Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ, các hoạt động trợ giúp này mang tính chất tự nguyện. Tham vấn tâm lý về tình yêu – hôn nhân – gia đình Đây là chủ đề tham vấn có liên quan đến việc giải quyết các mối quan hệ bạn bè, tình yêu, kiến thức về tình dục, những vấn đề về giáo dục con cái, học hành của con cái, xung đột quan hệ vợ chồng, quan hệ đồng nghiệp, các tri thức lien quan tới pháp lý….khá phát triển ở Việt Nam. Những chủ đề tham vấn này phát triển với nhiều loại hình giúp đỡ khác nhau, rất phong phú và đa dạng như: tham vấn qua điện thoại, qua thư, tham vấn trên đài báo, tham vấn qua báo chí và tham vấn trực tiếp tại trung tâm tham vấn. Phát triển nhiều nhất vẫn là tham vấn qua điện thoại. Tham vấn tâm lý cho nạn nhân bị bạo hành Tham vấn bạo hành phụ nữ cũng là chủ đề được các tổ chức Quốc tế đóng tại Việt Nam như Unicef, Radda barnen, Care, Ngân hàng Thế giới, Hội đồng Dân số, Tổ chức Plan quan tâm. Đã có những dự án với sự giúp đỡ của các chuyên viên tham vấn về bạo hành, họ đã tổ chức triển khai tương đối rộng rãi nhiều khóa tập huấn về tham vấn bạo hành. Nhiều trung tâm tham vấn xuất hiện với sự trợ giúp của các dự án, trương trình nhằm giúp các cán bộ làm tham vấn có kiến thức và kỹ năng trợ giúp chon hững phụ nữ, trẻ em bị bạo hành trong gia đình. Tham vấn tâm lý cho trẻ em làm trái pháp luật. Chủ đề tham vấn này cũng được Nhà nước quan tâm rất sớm. Trong những năm 1996 – 2000, trên phạm vi các thành phố lớn như Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh đã xuất hiện các dự án bảo vệ trẻ em, trong đó có mảng tham vấn trẻ em làm trái pháp luật. Các phòng tham vấn được hình thành tại cộng đồng với các tình nguyện viên làm công tác tham vấn miễn phí cho các nhóm trẻ em, chủ yếu là trẻ em lang thang kiếm sống trên đường phố. Hiện nay, tham vấn cho trẻ em phạm pháp được mở rộng trong các trường giáo dưỡng, số trẻ em vào trường giáo dưỡng chủ yếu là hành vi trộm cắp, cướp của, lừa đảo, gây rối trật tự, đánh người gây thương tích… Xuất phát từ nhận định nguyên nhân do các em trong giai đoạn tự khảng định mình, thiếu vắng sự hướng dẫn, dạy dỗ và tình yêu thương của gia đình. Chính vì vậy, dưới sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, như Unicef, Quỹ Dân số Thế giới, tổ chức Plan đã hướng dẫn và tổ chức những khóa tập huấn nâng cao năng lực tham vấn cho trẻ em trong giai đoạn này. [7] 1.2.2.5 Các loại hình tham vấn tâm lý - Hình thức tham vấn tâm lý trực tiếp Hình thức tham vấn trực tiếp là hình thức nhà tham vấn và thân chủ đối thoại với nhau một cách trực tiếp, nhà tham vấn sử dụng các kỹ năng của mình giúp thân chủ hiểu, nhìn lại sự việc một cách tích cực hơn, tìm ra các nguyên nhân dẫn đến sự việc đó, khơi dậy những tiềm năng của thân chủ để họ tự lựa chọn các giải pháp giải quyết vấn đề của chính mình. Hình thức tham vấn trực tiếp bao gồm các loại hình: tham vấn trực tiếp qua điện thoại, tham vấn trực tuyến qua internet, tham vấn trực tiếp tại trung tâm tham vấn, tham vấn trực tiếp tại nhà, tham vấn trực tiếp tại nơi làm việc, tham vấn trực tiếp tại trường học... Loại hình này là cách tối ưu nhất giúp thân chủ vượt qua những khó khăn bởi loại hình tham vấn này giúp thân chủ hiểu sâu sắc về vấn đề của mình hơn. Chính vì thế nó được coi là loại hình tham vấn có hiệu quả nhất đồng thời cũng là loại hình đòi hỏi nhà tham vấn phải sử dụng phối hợp các kỹ năng tham vấn để khai thác thông tin, phản hồi cảm xúc, phản ánh lại suy nghĩ, tình cảm của thân chủ…… Có những vấn đề thân chủ chỉ giải quyết thành công thông qua hình thức tham vấn này. Loại hình tham vấn này cho phép khám phá thành công chiều sâu vô thức của thân chủ và chiều sâu cảm xúc tình cảm của họ. Có thể tham vấn trực tiếp theo dạng tham vấn cá nhân, tham vấn gia đình và tham vấn nhóm. Với loại hình này nguyên tắc bí mật được tuyệt đối bảo đảm thực hiện Đặc điểm: + Thông tin 2 chiều trong một thời gian ngắn. + Các kỹ năng tham vấn được thực hiện một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, loại hình tham vấn trực tiếp này có nhược điểm đối với những người nhút nhát, ngại tiếp xúc đối diện với những người lạ. Họ sẽ không tự tin để bày tỏ những điều họ suy nghĩ. Loại hình tham vấn trực tiếp này cũng bất lợi đối với những người không có nhiều thời gian và hạn chế về mặt tài chính. Với những khó khăn này thì bắt buộc họ phải lựa chọn một loại hình tham vấn khác, đó là tham vấn gián tiếp. - Hình thức tham vấn tâm lý gián tiếp Hình thức tham vấn gián tiếp là hình thức thân chủ và nhà tham vấn không đối thoại trực tiếp mà thường thông qua khâu trung gian như là báo chí, qua đài, qua truyền hình, qua internet….. Hình thức tham vấn gián tiếp bao gồm các loại hình sau: Tham vấn qua thư từ trên báo chí: đây là loại hình tham vấn gián tiếp xuất hiện sớm nhất ở Việt Nam, thường tham vấn cho các thân chủ gặp rắc rối trong tình yêu, hôn nhân và hạnh phúc gia đình. Người muốn được tham vấn bày tỏ vấn đề của mình dưới dạng một bức thư. Tuy nhiên, báo chí là phương tiện thông tin đại chúng nên nguyên tắc bí mật không được thực hiện tuyệt đối. Bên cạnh đó, nội dung tham vấn trên báo chí thường là những nhận định và cho lời khuyên vì thông tin thân chủ đưa ra không đủ cơ sở để nhà tham vấn giải quyết. Tuy nhiên, ở Việt Nam mọi người dể tiếp cận với hình thức này nhất. Tham vấn qua đài: hiện nay trên đài tiếng nói Việt Nam trong chương trình lúc 10giờ đến 11 giờ sáng chủ nhật hàng tuần có chương trình “cửa sổ tình yêu”, chương trình tư vấn tình yêu – hôn nhân – gia đình trên đài Bình Dương. Đây là hình thức đặc biệt và mới phổ biến trong những năm gần đây. Ở đây, thân chủ gặp những khó khăn về sức khỏe, giới tính và tình yêu sẽ gọi điện cho các nhà tham vấn, họ sẽ được giải đáp các khó khăn đó và chương trình này phát sóng trực tiếp và phủ sóng toàn quốc. Để đạt được hiệu quả của hình thức này, đòi hỏi nhà tham vấn phải tinh ý, có giác quan nhạy bén và tập trung cao độ. Trong những năm gần đây, do công nghệ thông tin phát triển, hệ thống Internet đến hầu hết tất cả mọi người, chính vì vậy xuất hiện thêm một hình thức tham vấn qua mạng internet cũng ngày càng phong phú, đáp ứng một phần nào nhu cầu của xã hội. 1.2.3 Nhu cầu tham vấn tâm lý 1.2.3.1 Khái niệm nhu cầu tham vấn tâm lý. Trong cuộc sống con người có rất nhiều nhu cầu khác nhau từ nhu cầu cơ bản nhất như: nhu cầu vật chất đến nhu cầu cao hơn như nhu cầu được thừa nhận, nhu cầu về lòng tự trọng, nhu cầu phát triển về nhận thức, nhu cầu thành đạt trong cuộc sống, trong gia đình…. Sống trong xã hội hiện đại, con người gặp phải những xung đột trong các mối quan hệ xã hội hoặc xung đột xảy ra trong chính nội tâm của họ mà bản thân họ không thể tự mình giải quyết. Vì vậy, ở họ xuất hiện nhu cầu TVTL, nhu cầu này chỉ được giải quyết khi được sự trợ giúp của một người khác và người giúp đỡ sẽ chuyên nghiệp hơn khi họ được đào tạo bài bản. Dựa trên khái niệm nhu cầu, các cách phân loại nhu cầu và khái niệm tham vấn tâm lý đã được phân tích ở trên, người nghiên cứu xây dựng khái niệm nhu cầu TVTL là công cụ nghiên cứu cho đề tài nghiên cứu như sau: Nhu cầu TVTL là sự đòi hỏi tất yếu của bản thân khi gặp phải những xung đột tâm lý mà bản thân cần phải có sự trợ giúp của nhà tham vấn để tìm ra một giải pháp mang tính khả thi. Đây là một trong những nhu cầu bậc cao, nhu cầu tinh thần của con người. Xã hội phát triển, đời sống vật chất càng cải thiện thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe tinh thần ngày càng được quan tâm, đồng nghĩa với nhu cầu tham vấn tâm lý trong xã hội ngày càng cao. 1.2.3.2 Đặc điểm nhu cầu tham vấn tâm lý Đối tượng của nhu cầu tham vấn tâm lý: đó chính là cái mà người tham vấn muốn chiếm lĩnh khi tham gia vào quá trình tham vấn tâm lý, là hệ thống các thông tin, những kỹ năng và phương thức để giải quyết vấn đề. Phương thức thỏa mãn nhu cầu tham vấn tâm lý: chính là hoạt động tham vấn tâm lý, hay nói cách khác, nhu cầu tham vấn tâm lý không thể được thỏa mãn ngoài hoạt động đi tham vấn tâm lý. Vì chính hoạt động tham vấn tâm lý chứa đựng đối tượng của nhu cầu tham vấn. Trạng thái xúc cảm của nhu cầu tham vấn tâm lý: Nhu cầu tham vấn tâm lý thường đi kèm với trạng thái xúc cảm. Trạng thái xúc cảm thể hiện sự hài lòng hay không hài lòng, những cảm xúc âm tính xuất hiện khi không được thỏa mãn, chính vì vậy thúc đẩy con người tìm kiếm các phương thức để thỏa mãn nhu cầu. Trạng thái xúc cảm sẽ giảm hay mất khi nhu cầu tham vấn tâm lý được thỏa mãn. Bản chất xã hội của nhu cầu tham vấn tâm lý: nhu cầu tham vấn tâm lý được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Chính sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống các tri thức, khoa học kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo của nhân loại về mọi mặt làm cho con người xuất hiện và phát triển nhiều nhu cầu khác nhau, trong đó có nhu cầu tham vấn tâm lý, và ngày nay con người có thể thỏa mãn nhu cầu tham vấn tâm lý bằng nhiều hình thức khác nhau. 1.2.3.3 Nguyên nhân hình thành nhu cầu tham vấn tâm lý Nhu cầu tham vấn tâm lý xuất hiện khi xảy ra những xung đột tâm lý với môi trường bên ngoài hay xung đột ngay chính bên trong mỗi con người. Xung đột tâm lý là gì? Xung đột tâm lý là khái niệm đầu tiên được S.Freud đề cập đến vào những năm đầu thế kỷ XIX khi ông nghiên cứu động lực cơ bản của sự phát triển nhân cách của con người [Dẫn theo 27, tr.3]. Theo S.Freud ở con người có những hình thức xung đột tâm lý khác nhau: - Xung đột tâm lý bên trong cá nhân - Xung đột tâm lý liên nhân cách - Xung đột tâm lý liên nhóm Kể từ thời gian đó đến nay có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về xung đột tâm lý. Khái niệm xung đột tâm lý cũng được phát biểu theo nhiều cách tiếp cận khác nhau. Theo Meseriacova và V.P.Zinchencô [49] cho rằng: “Xung đột tâm lý là sự mâu thuẫn tích cực, sự va chạm có tính đối kháng những quyền lợi, mục tiêu, quan điểm, ý kiến của một cá nhân hay của các chủ thể có mối liên hệ với nhau”. A.V. Petrovxki định nghĩa: Xung đột tâm lý là sự va chạm của những quan điểm, hoài bão, lợi ích đối lập nhau [28,T.2,tr.164]. Mai Hữu Khê [21], Bùi Văn Huệ [16]… cho rằng xung đột tâm lý là mâu thuẫn giữa các chủ thể về vị thế xã hội, quyền lợi, uy tín của cá nhân. Đặc biệt các tác giả có nhấn mạnh rằng khi mâu thuẫn đạt đến mức độ cao thì mới trở thành xung đột. Đỗ Hạnh Nga [31] trong “Nghiên cứu xung đột tâm lý và con lứa tuổi thiếu niên và thần tượng” cho rằng: “Xung đột tâm lý là sự va chạm, mâu thuẫn ở mức độ cao của các xu hướng đối lập nhau trong tâm lý – ý thức của mỗi cá nhân, trong mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân hay các nhóm người, nó biểu hiện trong các trải nghiệm cảm xúc kèm theo những chấn động về tình cảm (thường là những cảm xúc âm tính: bực bội, khó chịu, căm giận….). Xung đột tâm lý là mâu thuẫn ở mức độ cao, khi hai bên xung đột không còn duy trì được sự ngấm ngầm bên trong và cần phải tích cực khắc phục tình trạng này thông qua sự bộc lộ công khai các mối quan hệ mâu thuẫn để giải quyết vấn đề bằng hành vi. Do đó cơ sở của xung đột tâm lý là những mâu thuẫn chủ quan và khách quan, mâu thuẫn có thể tồn tại trong một thời gian tương đối dài và không chuyển hóa thành xung đột tâm lý. Dựa trên cơ sở về xung đột tâm lý, ta thấy khi có xung đột tâm lý xảy ra thường kèm theo những cảm xúc âm tính: khó chịu, bực bội, bức rức…. và luôn hướng đến giải quyết xung đột bằng những hành vi cụ thể. Chính vì vậy khi con người xuất hiện xung đột tâm lý, những xung đột này có thể xảy ra bên trong cá nhân hay những xung đột xảy ra trong những mối quan hệ với những người xung quanh, họ cần có nhu cầu để giải quyết những xung đột đó làm cho đời sống tâm lý được cân bằng. Như vậy, có thể nói rằng xung đột tâm lý là nguyên nhân xuất hiện nhu cầu tham vấn tâm lý. Xung đột tâm lý xảy ra trong cuộc sống hằng ngày có những biểu hiện sau: - Trong gia đình thường xuất hiện những trạng thái tâm lý như căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng… khi bất đồng quan điểm sống giữa hai vợ chồng, trong việc nuôi dạy con cái, vấn đề chi tiêu trong gia đình, không hòa hợp với ba mẹ chồng (vợ), với anh chị em hai bên họ hàng nội ngoại. - Trong công việc thường có những lo lắng về lương bổng, không an tâm hay không hài lòng về công việc hiện tại mình đang làm, có quá nhiều áp lực: có thể về thời gian làm việc nhiều, công việc hiện tại không phù hợp, điều kiện về an toàn lao động hay chế độ phụ cấp chính sách chưa được thỏa đáng… dẫn đến những xung đột tâm lý. - Trong những mối quan hệ khác như bạn bè, đồng nghiệp, người yêu,… Trong các mối quan hệ này cũng xuất hiện những điều không được hài lòng, gây nên những cảm xúc khó chịu, bực bội, căng thẳng, căm giận với nhau, có thể là bất đồng trong cách sống, cách ăn ở làm việc sinh hoạt, tiếp xúc hằng ngày với nhau. Trong tất cả các mối quan hệ, khi có những xung đột tâm lý xảy ra, con người rất cần sự chia sẻ, giải quyết những áp lực đó. Quá trình giải quyết những xung đột tâm lý có thể bản thân mỗi người tự giải quyết, nhưng cũng có thể tìm đến sự trợ giúp của một đối tượng khác. Khi một cá nhân tìm đến sự trợ giúp của một đối tượng khác thì ta có thể thấy được họ có nhu cầu tham vấn tâm lý, nếu kịp thời đáp ứng nhu cầu này, cũng có nghĩa là những xung đột tâm lý của họ ít nhiều được giải quyết, cuộc sống của họ sẽ tốt đẹp hơn. 1.2.4 Công nhân 1.2.4.1 Khái niệm công nhân Theo từ điển Tiếng Việt của Viện khoa học xã hội Việt Nam – Viện ngôn ngữ học, trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà Nội 200 [44]: “Công nhân là những người lao động công nghiệp, làm việc trong nền đại công nghiệp”. Công nhân được xem là con đẻ của nền đại công nghiệp, đặc trưng chủ yếu của công nhân là lao động công nghiệp, trực tiếp sản xuất hoặc tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội. Như vậy, theo quan niệm này công nhân không chỉ hiểu theo quan niệm là những người làm việc tay chân, những người trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất mà còn là tất cả những người tham gia vào quá trình sản xuất như những nhà nghiên cứu, sáng chế, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật… Đó là những người công nhân đã trí thức hóa ở các nước tư bản phát triển, lao động sử dụng trí tuệ của công nhân nhiều hơn lao động cơ bắp. [2] Từ quan niệm trên, có thể xây dựng nên đặc điểm của công nhân Việt Nam: - Là lao động công nghiệp - Là lực lượng lao động ở nước ta có trình độ học vấn kỹ thuật thấp, bất cập so với yêu cầu chung của môi trường công nghiệp hiện đại, chiếm một tỷ lệ lớn. Do đó khái niệm của Lênin là khái niệm phù hợp với tình hình công nghiệp của nước ta và người nghiên cứu cũng có chung một nhận định: “Công nhân là những người lao động công nghiệp, trực tiếp sử dụng tư liệu sản xuất để làm ra sản phẩm cho xã hội”. 1.2.4.2 Đặc điểm tâm lý của công nhân. - Đội ngũ công nhân Việt Nam đa phần xuất thân từ những người nông dân. Họ là những người tiểu nông, tuy không bị vô sản hóa để đi vào đi vào xí nghiệp, nhưng họ cũng là những người nghèo không đủ khả năng học thêm về văn hóa, kỹ thuật. Có thể nói, lao động của họ vừa có một sự chuyển biến từ canh tác dựa vào tự nhiên sang sản xuất dựa vào trang thiết bị kỹ thuật. Họ chưa thể thích nghi ngay với yêu cầu kỹ thuật hiện đại. - Họ chú tâm vào làm việc để lấy lương, còn việc quản lý, đưa máy móc khoa học kỹ thuật hiện đại là thuộc về giới chủ, nhà nước - Trình độ văn hóa, tay nghề còn thấp. So với trước đây, trình độ văn hóa của họ được tăng lên nhưng so với công nhân của một số nước phát triển khác và yêu cầu của nền sản xuất công nghiệp hiện đại thì công nhân Việt Nam hiện nay có trình độ văn hóa cũng như trình độ kỹ thuật, khả năng tay nghề còn thấp đã ảnh hưởng không tốt đến việc tiếp thu khoa học kỹ thuật, đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, ý thức học tập nâng cao trình độ văn hóa, sự say mê rèn luyện tay nghề không chiếm ưu thế trong giai cấp công nhân. - Tác phong tay nghề của đội ngũ công nhân còn kém. Do được sinh ra và lớn lên ở một nước nông nghiệp lạc hậu, nền công nghiệp chưa phát triển nên công nhân nước ta còn có những hạn chế nhất định trong tuân thủ kỷ luật, tự chủ và năng động. Tính tự do tùy tiện của những người sản xuất nhỏ trong một thời gian dài đã là hiện tượng phổ biến trong công nhân. Công nhân chưa linh hoạt, chưa nhạy bén trong việc tiếp thu cái mới, có tính ỷ lại, thụ động. - Do điều kiện lao động, kinh tế khó khăn, công nhân ít có cơ hội, ít quan tâm và không tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, thờ ơ với chính trị – xã hội trong nước và nước ngoài. 1.2.4.3 Đặc điểm tâm lý công nhân trong xu thế phát triển của xã hội. - Phát huy truyền thống quý báo của dân tộc Việt Nam, đó là lòng yêu nước nồng nàng, cần cù trong lao động, sáng tạo trong công việc. Ngày nay, giai cấp công nhân đang phát huy được tính tích cực, tập trung hết sức lực của mình cùng với nông dân, tầng lớp trí thức và các lực lượng sản xuất khác tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xu thế phát triển của thời đại đã đặt ra cho công nhân Việt Nam một số thuộc tính cơ bản: yêu nước, không sùng ngoại, biết yêu cái tốt, ghét cái xấu và dám đấu tranh vì công bằng, lẽ phải; có tác phong công nhân nhanh nhẹn, hoạt bát, có tính tổ chức và kỷ luật, biết quý trọng thời gian, dám nghĩ, dám làm, biết đưa cái mới vào cuộc sống. - Trên thực tế, có nhiều công nhân có trình độ thấp, không có chuyên môn kỹ thuật đã không kiếm được việc làm, hoặc những người đang làm việc nhưng không đủ trình độ bị thôi việc. Do vậy, vấn đề trình độ tay nghề là vấn đề đầu tiên và cơ bản nhất trong đội ngũ công nhân công nghiệp hiện nay, đây là vấn đề trọng tâm của lực lượng sản xuất và phát triển lực lượng sản xuất trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Người công nhân phải hăng hái học tập, vươn lên nắm vững, làm chủ khoa học kỹ thuật hiện đại, có tay nghề cao, năng động tự tin, độc lập, sáng tạo trong công việc và trong cuộc sống nhạy bén với cái mới. 1.3 Đời sống và nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân khu chế xuất Tân Thuận 1.3.1 Đời sống của công nhân khu chế xuất Tân Thuận. Hiện nay trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, có 17 khu công nghiệp và khu chế xuất, thu hút khoảng 220.000 lao động, trong đó khoảng 60% công nhân đến từ các tỉnh khác. Khu chế xuất Tân Thuận được xây dựng đầu tiên tại Việt Nam năm 1991, nằm ở quận 7, TP. Hồ Chí Minh, kề bên khu đô thị Phú Mỹ Hưng, khu chế xuất Tân Thuận đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế của TP.HCM. Số lượng công nhân tăng rất nhanh, năm 1991 chỉ với 40.000 công nhân đến năm 2006 là 70.000 công nhân và đã thu hút 112 doanh nghiệp đầu tư, hiện nay số lượng công nhân đã lên đến trên 90.000 [56]. Thế nhưng hầu hết những doanh nghiệp trong khu chế xuất ít quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân, theo chủ trương của Đảng và Nhà nước một số công ty có xây những khu nhà lưu trú cho công nhân nhưng số lượng công nhân vào thuê ở rất ít, có rất nhiều lý do khác nhau, nhưng chủ yếu là họ không thích cách quản lý tại các khu nhà lưu trú, họ bị hạn chế về thời gian ra vào buổi tối, không được tiếp bạn, không có chổ giữ xe… còn lại đa số công nhân sống tách biệt trong các khu nhà trọ gần nơi họ làm việc, bị áp lực công việc, có cuộc sống vật chất và tinh thần nghèo nàn, phần lớn làm việc theo ca hoặc tăng ca. Ngoài giờ ở công ty, họ hầu như không biết làm gì, ngoại trừ một vài công ty xây dựng khu nhà văn hoá cho công nhân. Còn lại phần lớn ở cách xa trung tâm, những nơi giải trí lại quá xa xỉ với đồng lương eo hẹp, trình độ học vấn thấp, xa gia đình, thiếu thốn tình cảm. 1.3.2 Nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân khu chế xuất Tân Thuận. 1.3.2.1 Khái niệm nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân. Từ những đặc điểm đặc tâm lý những người công nhân và khái niệm nhu cầu tham vấn tâm lý đã nêu, người nghiên cứu cho rằng: Nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân là nhu cầu muốn cùng nhà tham vấn trò chuyện, chia sẻ, đồng cảm, trợ giúp trước những xung đột tâm lý mà họ gặp phải nhưng không tự giải quyết được. Chính những bức xúc, gây xung đột tâm lý thúc đẩy những người công nhân tích cực tìm kiếm những hoạt động tham vấn tâm lý nhằm đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của bản thân. 1.3.2.2 Đặc điểm nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân Đối tượng của nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân Đối tượng của nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân đó chính là cái mà những người công nhân muốn chiếm lĩnh khi tham gia vào quá trình tham vấn tâm lý. Theo tác giả Trần Thanh Hương [26] tham vấn tâm lý đáp ứng được những đòi hỏi sau của con người: - Được có thông tin: thông qua hoạt động tham vấn, nhà tham vấn cung cấp những thông tin, những kiến thức, giúp người được tham vấn cung cấp những hiểu biết nhất định về những vấn đề mà họ quan tâm. - Được tháo gỡ những khó khăn: ai trong cuộc đời cũng trải qua những giai đoạn khó khăn (lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn bạn đời, nuôi dạy con cái, mâu thuẫn trong gia đình…). Những lúc như vậy con người cần có nơi nương tựa, chia sẻ và cho họ những gợi ý về cách giải quyết những khủng hoảng. - Được tôn trọng: nhà tham vấn đồng thời với việc lắng nghe còn có sự an ủi, đồng cảm, nâng đỡ tinh thần, giúp người được tham vấn hiểu những giá trị của mình, từ đó có sự tự khẳng định phù hợp. Người được tham vấn tìm thấy nhà tham vấn một tình cảm như với một người bạn mà trong cuộc sống, không phải lúc nào họ cũng tìm thấy. - Được giải trí: bằng kỹ thuật nói chuyện và những kỹ năng chuyên nghiệp, tham vấn có thể trở thành một địa chỉ mà khách hàng có thể trút những tâm sự buồn hoặc san sẻ niềm vui, hay đơn giản nhất chỉ là một nơi được nói chuyện thể hiện cái tôi mà không e sợ sự đánh giá, phán xét. - Được chăm sóc sức khỏe tinh thần. Phương thức thỏa mãn nhu cầu nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân Như đã nói, phương thức thỏa mãn nhu cầu tham vấn tâm lý chính là hoạt động đi tham vấn tâm lý. Vậy để thỏa mãn nhu cầu tham vấn tâm lý, trước hết những người công nhân phải tiến hành hoạt động tham vấn tâm lý. Hoạt động đi tham vấn của công nhân được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau, đa dạng và phong phú. Trước hết, nhu cầu TVTL được biểu hiện ở mức độ thấp thông qua hình thức tâm sự cá nhân với những người mà họ tin cậy như người thân, bạn bè, đồng nghiệp…. đây là hình thức phổ biến trong cuộc sống tuy nhiên còn mang tính chủ quan ở cả phía người hỏi và người được hỏi. Do vậy, phải có dịch vụ TVTL chuyên nghiệp đảm nhiệm. Từ đó xuất hiện nhu cầu sử dụng dịch vụ tham vấn tâm lý của công nhân. Nhu cầu sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lý của công nhân: chính là mong muốn của công được tham gia vào những hình thức tham vấn để giải quyết những xung đột trong tâm lý mà bản thân gặp phải. Công nhân mong muốn được trao đổi những vấn đề của bản thân với những người làm công tác tham vấn tâm lý, và có những yêu cầu nhất định (giới tính, tuổi, thâm niên, kinh nghiệm….) đối với những người làm công tác này, và những mong muốn về thời gian, địa điểm, hình thức tham vấn thích hợp với mình. Sau đây là một số hình thức tham vấn tâm lý điển hình nhằm đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân: - Liên hệ tham vấn trực tiếp tại một số các trung tâm tham vấn hiện nay, những trung tâm này có thể do nhiều tổ chức lập nên, cũng có thể do chính những nhà quản lý trong công ty nhận thấy công nhân thực sự có nhu cầu tham vấn tâm lý. Họ phối hợp với các trung tâm tham vấn khác lập nên những văn phòng tham vấn trong hoặc gần công ty. Những trung tâm này trong những năm gần đây với đội ngũ chuyên viên tham vấn ngày càng có chuyên môn, nghiệp vũ, được đào tạo trong những trường đại học với chuyên ngành tâm lý học. Chính vì vậy, chất lượng hoạt động của các trung tâm ngày càng cao. - Liên hệ tham vấn qua các phương tiện thông tin: báo chí, Radio, Truyền hình, điện thoại… Những kênh thông tin này hiện nay cũng rất phong phú, hoạt động hầu như liên tục, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội với chất lượng tham vấn tâm lý ngày càng chuyên môn hóa cao. - Ngoài ra, công nhân có thể tham vấn tâm lý vào những buổi sinh hoạt chuyên đề nói về tình yêu, hôn nhân, gia đình và giới tính, sức khỏe sinh sản do chính công ty hoặc một số các tổ chức xã hội, Đoàn thanh niên địa phương tổ chức. Những hoạt này cũng đáp ứng một phần nào những vướng mắc, khó khăn trong cuộc sống của những người công nhân. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lý của công nhân khu chế xuất Tân Thuận Khi những người công nhân xuất hiện nhu cầu cần được tham vấn tâm lý một cách chuyên nghiệp, họ bị cản trở bởi nhiều yếu tố khác nhau, chủ quan lẫn khách quan. - Những yếu tố khách quan: + Điều kiện kinh tế: Mặc dù trong những năm gần đây chính sách tiền lương có thay đổi và được cải thiện, nhưng cuộc sống của người công nhân còn rất nhiều khó khăn. Chính vì kinh tế khó khăn, làm cho mong muốn được chăm sóc sức khỏe tinh thần, được tham vấn khi gặp những khó khăn trong đời sống tâm lý cũng dần dần bị triệt tiêu, không có điều kiện để thực hiện. + Địa bàn công tác cũng ảnh hưởng đến nhu cầu đi tham vấn tâm lý của công nhân. Đa phần công nhân tập trung sinh sống và làm việc tại tại những Quận ven Thành Phố, cách xa trung tâm, điều này cũng gây cản trở đến nhu cầu đi tham vấn tâm lý của họ. + Thời gian làm việc không ổn định cũng là một yếu tố đáng quan tâm. Đa số công nhân trong khu chế xuất Tân Thuận làm việc theo ca, và thời gian tăng ca diễn ra thường xuyên, có thể thấy công nhân làm việc từ 10 giờ  14 giờ trong một ngày, sau thời gian làm việc họ phải ngủ để lấy lại sức khỏe. Chính vì vậy, đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc đi tham vấn tâm lý của họ. + Phương tiện đi lại cũng là yếu tố ảnh hưởng có thể tác động đến nhu cầu đi tham vấn tâm lý của công nhân. Hiện nay không phải công nhân nào cũng có xe gắn máy đi làm, có nhiều người công nhân hiện nay dùng xe đạp làm phương tiện đi lại, hoặc đi bộ đến công ty. Như vậy, phương tiện đi lại cũng là yếu tố tác động đến nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh. + Không có thông tin về dịch vụ tham vấn tâm lý, mặc dù hiện nay dịch vụ tham vấn tâm lý không còn xa lạ gì đối với người dân. Thông qua công nghệ truyền thông như báo chí, đài phát thanh, truyền hình, internet…cũng có đưa thông tin về dịch vụ tham vấn tâm lý. Thế nhưng, do tính chất công việc như đã nói ở trên và việc tiếp cận với thông tin còn chậm, nên cũng có những người công nhân vẫn chưa có thông tin về dịch vụ tham vấn tâm lý. + Không có địa chỉ về các dịch vụ tham vấn tâm lý tin cậy, hiện nay trên TP.Hồ Chí Minh tồn tại rất nhiều trung tâm tham vấn tâm lý với chất lượng khác nhau. Vì vậy, để tạo được niềm tin cho công nhân cũng không phải dể dàng, đây cũng là yếu tố ảnh hưởng ít nhiều đến việc đi tham vấn tâm lý. - Những yếu tố chủ quan: lý do xuất phát trong chính bản thân của những người công nhân. Đó là do sự nhận thức của công nhân chưa cao đối với vấn đề khi nào cần đi tham vấn tâm lý và lợi ích của việc tham vấn tâm lý, sự hứng thú tìm hiểu thông tin về dịch vụ này còn hạn chế, từ đó dẫn đến chưa hình thành thói quen và tâm lý e ngại đi tham vấn tâm lý khi có khó khăn trong cuộc sống. 1.3.2.3 Nguyên nhân hình thành nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân khu chế xuất Tân Thuận. Nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân được nảy sinh khi có xung đột tâm lý. Xung đột tâm lý có thể xảy ra bên trong bản thân của công nhân hay xung đột với các mối quan hệ bên ngoài, cụ thể với những người trong gia đình, hay tại nơi làm việc, hoặc với những mối quan hệ khác. Trong bản thân của những người công nhân xuất hiện những cảm xúc âm tính: khó chịu, lo lắng, bực tức, căng thẳng… họ không tự mình giải quyết được mà cần sự trợ giúp từ một người khác. Trong gia đình: đối với những người công nhân còn độc thân họ thường sống chung với anh chị em ruột hay anh chị em họ, nên trong mối quan hệ này cũng có những xung đột, mâu thuẫn phát sinh. Đối với những người công nhân đã lập gia đình thì xung đột thường phát sinh giữa vợ chồng, con cái, hay anh chị em bên chồng (vợ) hoặc với ba mẹ hai bên. Tại nơi làm việc: Những người công nhân họ làm việc rất nhiều nhưng đồng lương không cao, bên cạnh đó những chính sách phúc lợi của công ty chưa cao, thậm chí không có. Chính vì vậy, những người công nhân họ có những xung đột với chính công việc của họ, hay với đồng nghiệp và cấp quản lý trong công ty. Trong những mối quan hệ khác: với bạn bè cùng ở trọ, với người yêu hay với những người chủ cho thuê nhà trọ…. Họ cũng có những xung đột tâm lý với nhau, có thể cách sống khác nhau, không quan tâm đến nhau. CHƯƠNG II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA CÔNG NHÂN KHU CHẾ XUẤT TÂN THUẬN 2.1 THỂ THỨC NGHIÊN CỨU 2.1.1 Khách thể nghiên cứu 2.1.1.1 Khách thể nhóm nghiên cứu là công nhân (CN) Tổng số phiếu phát ra là 350 phiếu, thu về 280 phiếu trong đó có 35 phiếu không hợp lệ, số phiếu hợp lệ còn lại là 245 phiếu. Trong tổng số khách thể nghiên cứu 245 người, người nghiên cứu tách ra thành hai nhóm khách thể (công nhân và nhà quản lý, chủ nhà trọ, cán bộ Phường) và nghiên cứu trên hai loại phiếu hỏi, dưới đây là phần mô tả chi tiết trên hai nhóm khách thể. Bảng 2.1 Đặc điểm nhóm khách thể nghiên cứu là công nhân Đặc điểm Số lượng % Tổng Số lượng % Giới tính Nam 95 47.5 200 100 Nữ 105 52.5 Tuổi 1822 tuổi 71 35.5 200 100 2227 tuổi 70 35.0 27 tuổi trở lên 59 29.5 Tình trạng hôn nhân Độc thân 89 44.5 200 100 Đã kết hôn, chưa có con 57 28.5 Đã kết hôn, có con 54 27.0 Bảng 2.1 cho thấy, khách thể nghiên cứu là 200 công nhân hiện đang làm việc tại khu chế xuất Tân Thuận và ở trong một số khu nhà trọ tại Phường Bình Thuận, Quận 7, TPHCM. Trong 200 công nhân có: - Xét về giới tính: có 95 nam (47.5%), 105 nữ (52.5%) - Xét về tuổi: được chia làm 3 nhóm tuổi, từ 1822 tuổi có 71 người (35.5%), từ 2327 tuổi có 70 người (35%), trên 27 tuổi (29.5%). - Xét về tình trạng hôn nhân: ban đầu người nghiên cứu phân thành 4 nhóm: độc thân, đã kết hôn nhưng chưa có con, đã kết hôn và có con và nhóm đối tượng cuối là ly hôn. Thế nhưng, khi thu thập số liệu thì số lượng người ly hôn trong công nhân rất ít, chỉ có 1 phiếu, nhưng số phiếu đó lại rơi vào số phiếu không hợp lệ. Chính vì vậy, để cho việc xử lý số liệu được thuận lợi, người nghiên cứu đã loại đối tượng này. Cụ thể như sau, có 89 người (44.5%) còn độc thân, 57 người (28.5%) là đã kết hôn nhưng chưa có con, 54 người (27%) đã kết hôn và có con, không có đối tượng ly hôn. 2.1.1.2 Khách thể nhóm nghiên cứu là nhà quản lý doanh nghiệp (NQLDN), chủ nhà trọ (CNT) và cán bộ Phường (CBP) Để nhìn thấy rõ hơn về nhóm khách thể nghiên cứu trên đối tượng là những nhà quản lý, chủ cho công nhân thuê phòng trọ và cán bộ Phường phụ trách đời sống cho người dân trong khu vực có công nhân ở trọ, người nghiên cứu mô tả cụ thể bảng dưới đây. Bảng 2.2 cho thấy: Trong tổng số 45 người bao gồm: - Xét về giới tính: có 19 người nam (42.2%), 26 người nữ (57.8%). - Xét theo tuổi: từ 1822 tuổi không có người (0.0%), từ 2327 tuổi có 10 người (22.2%), 27 tuổi trở lên có 35 người (77.8%). - Xét trên thâm niên công tác: dưới 2 năm có 16 người (35.6%), từ 24 năm có 15 người (33.3%), từ 5 năm trở lên (31.1%). - Xét theo vị trí làm việc: chủ cho công nhân thuê nhà trọ gọi tắc là chủ nhà trọ có 10 người (22.2%), cán bộ làm việc tại Ủy Ban Nhân Dân Phường Bình Thuận, Q7 (địa chỉ: 342 Huỳnh Tấn Phát – P. Bình Thuận), phụ trách về đời sống tinh thần của người dân (trong đó có công nhân đang ở trọ) gọi tắc là cán bộ Phường có 17 người (37.8%), có 18 người (40.0%) với vai trò là chuyền trưởng, quản lý hiện đang làm việc tại khu chế xuất Tân Thuận. Bảng 2.2 Đặc điểm nhóm khách thể nghiên cứu là NQLDN, CNT và CBP Số lượng % Tổng Giới tính Nam 19 42.2 45 (100%) Nữ 26 57.8 Tuổi 18 22tuổi 0 0.0 45 (100%) 2327tuổi 10 22.2 27 tuổi trở lên 35 77.8 Thâm niên công tác Dưới 2 năm 16 35.6 45 (100%) 24 năm 15 33.3 5 năm trở lên 14 31.1 Vị trí làm việc Chủ nhà trọ 10 22.2 45 (100%) Cán bộ Phường 17 37.8 Nhà quản lý 18 40.0 2.1.2 Mô tả công cụ nghiên cứu 2.1.2.1 Cách thức xây dựng bảng hỏi Để nghiên cứu nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân khu chế xuất Tân Thuận, tôi thành lập bảng hỏi để điều tra công nhân hiện đang làm việc tại khu chế xuất Tân Thuận. Bảng hỏi được xây dựng dưới dạng phiếu thăm dò ý kiến theo các bước như sau: - Bước 1: Xây dựng phiếu thăm dò mở: Người nghiên cứu xác định nhu cầu tham vấn tâm lý và nguyên nhân hình thành nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân thông qua các mối quan hệ mà công nhân tiếp xúc hằng ngày. Trên cơ sở đó đưa ra 6 câu hỏi mở (xem thêm phụ lục 1) và điều tra trên 20 công nhân hiện đang làm việc tại khu chế xuất Tân Thuận, nhằm tìm hiểu sơ bộ các biểu hiện nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân, nguyên nhân hình thành nhu cầu tham vấn tâm lý và những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu được đi tham vấn của công nhân. - Bước 2: Xây dựng phiếu thăm dò chính thức: Tổng hợp các ý kiến thu được qua phiếu thăm dò mở, đối chiếu những vấn đề lý luận để thiết lập hệ thống câu hỏi trong phiếu thăm dò chính thức. Người nghiên cứu đã xây dựng gồm hai phiếu thăm dò, một cho công nhân và một cho những nhà quản lý doanh nghiệp, chủ nhà trọ và cán bộ Phường. 2.1.2.2 Mô tả bảng hỏi dành cho công nhân Phần 1: Các thông tin về bản thân công nhân Phần 2: Nội dung bảng hỏi gồm 14 câu (xem thêm phụ lục 2) Công nhân tự đánh giá về 5 mức độ mà nhà nghiên cứu đưa ra: rất thường xuyên (RTX), thường xuyên (TX), thỉnh thoảng (TT), hiếm khi (HK) và không bao giờ (KBG) - Câu 1, câu 2, câu 3, câu 4, câu 5: Khảo sát thực trạng nguyên nhân hình thành nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân - Câu 6: Khảo sát nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân. - Câu 7, câu 8: Khảo sát nhu cầu sử dụng các dịch vụ TVTL của công nhân. - Riêng câu 9: được chia làm 5 mức độ rất đồng ý (RĐY), đồng ý (ĐY), lưỡng lự (LL), không đồng ý (KĐY), hoàn toàn không đồng ý(HTKĐY) của công nhân về các lý do không sử dụng các dịch vụ . Những câu còn lại với phương thức nhiều chọn lựa: - Câu 10, câu 11, câu 12, câu 13, câu 14: nhằm khảo sát mong muốn của công nhân đối với dịch vụ tham vấn tâm lý Để tăng thêm độ tin cậy cho bảng câu hỏi, ngoài những câu hỏi đóng, người nghiên cứu còn đưa ra: những ý kiến khác… vào cuối mỗi câu hỏi để cho công nhân trả lời theo ý kiến riêng của mình. 2.1.2.3 Mô tả bảng hỏi dành cho NQLDN, CNT, CBP. Phần 1: Các thông tin về bản thân khách thể nghiên cứu Phần 2: Nội dung bảng hỏi bao gồm 9 câu (xem thêm phụ lục 3) Người được khảo sát tự đánh giá về 5 mức độ mà người nghiên cứu đưa ra: rất thường xuyên, thường xuyên, thỉnh thoảng, hiếm khi và không bao giờ, nhằm khảo sát ý kiến của nhà quản lý, chủ nhà trọ và cán bộ phường về thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân khu chế xuất Tân Thuận cụ thể như sau: - Câu 1, câu 2, câu 3, câu 4: khảo sát nguyên nhân hình thành nhu cầu tham vấn tâm lý cho công nhân. - Câu 5: Khảo sát nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân. - Câu 6: Khảo sát nhu cầu sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lý. Những câu còn lại: câu 7, câu 8, câu 9 với hình thức một lựa chọn, tìm hiểu mong muốn của công nhân đối với dịch vụ tham vấn tâm lý hiện nay. Để tăng thêm độ tin cậy cho bảng câu hỏi, ngoài những câu hỏi đóng, người nghiên cứu còn đưa ra: những ý kiến khác… vào cuối mỗi câu. 2.1.3 Cách thức thu và xử lý số liệu Bước 1: Phát bảng hỏi dành cho công nhân và nhà quản lý, chủ nhà trọ, cán bộ Phường Bước 2: Thu thập số liệu và kiểm tra, loại bỏ những phiếu không hợp lệ Bước 3: Nhập và xử lý số liệu Đối với các câu hỏi có mức độ thì được tính điểm như sau: Rất thường xuyên: 5 Rất đồng ý: 5 Thường xuyên: 4 Đồng ý: 4 Thỉnh thoảng: 3 Lưỡng lự: 3 Hiếm khi: 2 Không đồng ý: 2 Không bao giờ: 1 Hoàn toàn không đồng ý: 1 Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê trên phần mềm SPSS for window 11.5, thực hiện các số thống kê sau: - Tỷ lệ %, thống kê tần số - Điểm trung bình (Mean), xếp thứ hạng - Kiểm nghiệm T.Test, Anova Điểm trung bình các câu được phân chia như sau: - ĐTB > 4.5: Mức độ rất cao - 3.5 <= ĐTB <= 4.5: Mức độ cao - 2.5 <ĐTB < 3.5: Mức độ trung bình - Dưới 2.5: Mức độ thấp - Mức ý nghĩa quan sát: <=.05 Bước 4: Phỏng vấn một số công nhân: Tập trung vào phỏng vấn các nội dung gắn liền với bảng hỏi (xem thêm phụ lục 4), phỏng vấn với số lượng 10 công nhân để làm sáng tỏ thêm kết quả thu được từ phương pháp điều tra. 2.2 THỰC TRẠNG NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA CÔNG NHÂN KHU CHẾ XUẤT TÂN THUẬN. 2.2.1 Nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân. 2.2.1.1 Ý kiến của công nhân về nhu cầu tham vấn tâm lý Bảng 2.3 Ý kiến của công nhân về nhu cầu tham vấn tâm lý Nội dung Mức độ ĐTB Thứ hạng KBG % HK % TT % TX % RTX % Âm thầm chịu đựng* 1.0 15.5 38.5 36.5 8.5 3.36 5 Tự mình chủ động giải quyết* 4.0 3.5 23.0 56.0 13.5 3.72 4 Nhờ bạn bè can thiệp 0.0 7.0 12.5 43.5 37.0 4.11 1 Nhờ người thân trong gia đình can thiệp 0.5 3.0 17.5 52.5 26.5 4.02 2 Nhờ đồng nghiệp can thiệp 0.0 13.5 20.5 39.0 27.0 3.80 3 Nhờ Công đoàn công ty can thiệp 30.0 40.5 29.0 0.5 0.0 2.00 7 Nhờ cán bộ Phường can thiệp 84.0 11.5 4.0 0.5 0.0 1.21 9 Tìm đến Luật sư 89.0 8.5 2.0 0.5 0.0 1.14 10 Tìm hướng giải quyết thông qua phương tiện thông tin 32.5 18.0 38.0 8.5 3.0 2.32 6 Tìm đến chuyên viên tham vấn 83.5 9.0 6.0 1.0 0.5 1.26 8 Bảng 2.3 cho thấy: Công nhân có nhu cầu tìm đến sự chia sẻ từ một cá nhân chiếm tỷ lệ tương đối cao: “nhờ bạn bè can thiệp” có 37.0% người chọn ở mức độ rất thường xuyên và 43.5% người chọn mức độ thường xuyên, nghĩa là có đến 80.5% công nhân thường xuyên có nhu cầu, với ĐTB = 4.11, mức độ cao. Nhu cầu “nhờ người thân trong gia đình can thiệp” cũng mức độ cao với ĐTB= 4.02, có 52.5% người chọn mức độ thường xuyên và 26.5% chọn mức độ rất thường xuyên, có nghĩa là 79.0% công nhân có nhu cầu và nhu cầu này cũng ở mức độ cao. Nhu cầu “nhờ đồng nghiệp can thiệp” ở mức độ cao ĐTB = 3.80, với 39.0% người chọn mức độ thường xuyên và 27.0% người chọn rất thường xuyên, có nghĩa là 66.0% công nhân có nhu cầu nhờ bạn bè chia sẻ những vướng mắc trong cuộc sống hằng ngày. Qua kết quả trên cho thấy, khi nảy sinh xung đột tâm lý, công nhân thường có nhu cầu tìm đến những người thân thiết, những người mà công nhân tiếp xúc hằng ngày trong cuộc sống như bạn bè, người thân và những người đồng nghiệp để tham vấn tâm lý chiếm một tỷ lệ tương đối cao, ĐTB từ 3.80  4.11, từ 66.0% công nhân trở lên có nhu cầu. Kết quả thống kê bảng 2.3 cũng được chứng minh thông qua cuộc phỏng vấn với 10 công nhân. Đa số công nhân nhờ đến sự giúp đỡ của những người bạn ở chung phòng hoặc những người sống trong cùng khu nhà trọ, hoặc những người bạn đồng nghiệp làm chung một bộ phận. Chẳng hạn, chị Lê Thị Hương Giang,(25 tuổi, đang làm công nhân may công ty Nhà Bè, quê ở Bình Định) cho biết: “khi gặp một vấn đề nào lo lắng, buồn phiền, căng thẳng, mệt mỏi trong công việc, gia đình hay vấn đề nào đó, em thường tâm sự với bạn bè ở chung phòng trọ với nhau, các chị có thể cho em những lời khuyên làm em cũng yên tâm hơn. Có những vấn đề em biết nói ra bạn bè cũng không giải quyết được, như chuyện gia đình dưới quê của em hay đòi hỏi gửi tiền về, nói ra các chị ấy cũng không giúp gì được cho em. Bởi vì, em thấy mỗi ngưười ai cũng có hoàn cảnh tương tự như em, cũng khó khăn như nhau. Thế nhưng khi nói ra thì trong lòng cũng vơi bớt đi được phần nào đó, chứ giữ mãi trong lòng chắc chịu không nổi. Em có nghe nói đến một số trung tâm tham vấn tâm lý và có những chương trình tham vấn tâm lý qua đài Bình Dương, nhưng em không có liên hệ để tham vấn”. Công nhân có nhu cầu tìm đến sự chia sẻ từ một tổ chức chiếm tỷ lệ rất thấp: một tổ chức ở đây đó chính là Công Đoàn trong công ty, Đoàn thanh niên hay Hội phụ nữ Phường hoặc văn phòng luật sư hay văn phòng tham vấn tâm lý. Quan sát bảng 2.3 cho thấy, khi gặp những xung đột xảy ra trong tâm lý, những người công nhân có nhu cầu tìm đến sự giúp đỡ, chia sẻ từ một tổ chức nào đó rất ít, ở mức độ tương đối thấp. Cụ thể: “nhờ Công Đoàn công ty can thiệp” với ĐTB = 2.00, có 0.5% công nhân có nhu cầu thường xuyên tìm đến, “tìm đến chuyên viên tham vấn” với ĐTB = 1.26, có 1.5% công nhân có nhu cầu ở mức độ thường xuyên; “nhờ cán bộ Phường can thiệp” với ĐTB = 1.21, có 0.5% công nhân có nhu cầu ở mức độ thường xuyên, “tìm đến luật sư” với ĐTB = 1.14, có 0.5% công nhân có nhu cầu ở mức độ khảo sát thường xuyên; Nhu cầu “tìm hướng giải quyết thông qua phương tiện thông tin” được rất ít người công nhân quan tâm, ĐTB = 2.32, số lượng người chọn từ mức độ thường xuyên trở lên cũng rất ít, xếp thứ 6 trong 10 giải pháp mà người nghiên cứu đưa ra. Thông qua kết quả khảo sát người nghiên cứu nhận thấy rằng, công nhân có nhu cầu tìm đến một người nào đó tin cậy, tiếp xúc trực tiếp hằng ngày nhiều hơn là tìm đến một tổ chức nào đó để giải quyết những xung đột tâm lý của mình. Công nhân họ cho rằng khi gặp một vấn đề nào đó thật to lớn, đụng chạm đến luật pháp thì họ mới tìm đến một tổ chức để có thể giúp họ vượt qua những khó khăn đó, có thể những tổ chức có uy tín như là cán bộ Đoàn, Hội Phụ Nữ trên Phường, Công Đoàn công ty chưa thật sự chăm lo đến đời sống của công nhân, những người công nhân chưa thật sự tin cậy vào các tổ chức này. Dựa vào kết quả thu được, tỷ lệ những người công nhân có nhu cầu nhờ đến một tổ chức xã hội can thiệp là rất thấp, ĐTB từ 1.14  2.32, nhưng tìm đến sự chia sẻ, sự can thiệp từ một cá nhân khác ở mức độ tương đối cao. Bên cạnh đó công nhân có xu hướng “tự mình tìm cách giải quyết”, có 13.5% người chọn ở mức độ rất thường xuyên và 56.0% chọn ở mức độ thường xuyên với ĐTB = 3.72, có nghĩa là có 69.5% công nhân có nhu cầu ở mức độ thường xuyên, mức độ cao. Qua đó, ta có thể nhận thấy, tầng lớp công nhân hiện nay với sự năng động trong công việc cũng như trong cuộc sống, họ đã chủ động hơn rất nhiều trong cách giải quyết những khó khăn, xung đột xảy ra trong tâm lý, họ có thể giải quyết những xung đột của mình bằng cách mà họ cho là tốt nhất. Công nhân có xu hướng “âm thầm chịu đựng” với ĐTB = 3.36, ở mức độ thấp, tuy nhiên nhìn vào số lượng phần trăm người công nhân chọn giải pháp này cũng đáng làm ta chú ý, 8.5% chọn rất thường xuyên và 36.5% chọn mức độ thường xuyên sử, nghĩa là có 44.5% công nhân có nhu cầu ở mức độ thường xuyên. Từ đó ta thấy rằng bên cạnh những người công nhân năng động còn không ít những người công nhân sống rất thụ động, điều này nếu kéo dài sẽ tác động mạnh đến đời sống tinh thần, làm giảm chất lượng cuộc sống. Qua cuộc phỏng vấn với anh Nông Văn Bình (26 tuổi, quê Bắc Ninh, hiện đang làm việc tại công ty TNHH YASUDA Việt Nam trong khu chế xuất Tân Thuận) cho biết: “khi gặp những vấn đề không được vui, chẳng hạn bị cấp trên la mắng, mâu thuẫn với bạn bè, đồng nghiệp trong công ty… mình rất buồn, căng thẳng kéo dài cũng cả tuần lễ. Nhưng bản thân em cũng không muốn cho ai biết, một thời gian dài rồi mình cũng quên. Cũng có những trường hợp mình giải quyết theo cách của riêng mình, đối diện trực tiếp với sự việc, thẳng thắng trao đổi với những người mà mình có mâu thuẫn hoặc có thể rủ bạn bè đi nhậu, đi uống cà phê để làm lành với nhau”. Biểu đồ 2.1: Nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân Nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 Âm thầm chịu đựng* Tự mình chủ động giải quyết* Nhờ bạn bè can thiệp Nhờ người thân trong gia đình can thiệp Nhờ đồng nghiệp can thiệp Nhờ Công đoàn công ty can thiệp Nhờ cán bộ Phường can thiệp Tìm đến luật sư Tìm hướng giải quyết thông qua phương tiện thông tin Tìm đến chuyên viên tham vấn Trong 200 người được khảo sát thì số lượng công nhân có nhu cầu tìm đến sự chia sẻ, giúp đỡ, can thiệp của một cá nhân khác ở mức độ cao (với ĐTB ý kiến từ 3.80 đến 4.11), nhiều hơn nhu cầu tự bản thân giải quyết (với ĐT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVTLH035.pdf
Tài liệu liên quan