Luận văn Ngôn từ nghệ thuật trong xình ca Cao Lan

Tài liệu Luận văn Ngôn từ nghệ thuật trong xình ca Cao Lan: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ------------------------ TRIỆU THỊ LINH NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG XÌNH CA CAO LAN Chuyên ngành: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ THÁI NGUYÊN - 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: Cơ sở lí thuyết và thực tiễn 11 1.1. Cơ sở lí thuyết 11 1.2. Cơ sở thực tiễn 21 Chương 2: Ngôn từ nghệ thuật của xình ca xét về mặt hình thức 31 2.1. Kết cấu xình ca 31 2.2. Thể, vần và nhịp điệu trong xình ca 49 Chương 3: Ngôn từ nghệ thuật xình ca xét về mặt nội dung 62 3.1. Các biện pháp tu từ thường gặp trong xình ca 62 3.2. Sự thể hiện thời gian, không gian nghệ thuật và một vài biểu 75 tượng thường gặp qua ngôn từ xình ca. KẾT LUẬN 102 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN 104 QUAN ĐẾN LUẬN VĂN TÀI LIỆU THAM KHẢO 105 PHỤ LỤC Một số khúc xình ca được ghi bằng chữ Hán, chữ Nôm Cao Lan. Một số hình ả...

pdf122 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1428 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Ngôn từ nghệ thuật trong xình ca Cao Lan, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ------------------------ TRIỆU THỊ LINH NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG XÌNH CA CAO LAN Chuyên ngành: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ THÁI NGUYÊN - 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: Cơ sở lí thuyết và thực tiễn 11 1.1. Cơ sở lí thuyết 11 1.2. Cơ sở thực tiễn 21 Chương 2: Ngôn từ nghệ thuật của xình ca xét về mặt hình thức 31 2.1. Kết cấu xình ca 31 2.2. Thể, vần và nhịp điệu trong xình ca 49 Chương 3: Ngôn từ nghệ thuật xình ca xét về mặt nội dung 62 3.1. Các biện pháp tu từ thường gặp trong xình ca 62 3.2. Sự thể hiện thời gian, không gian nghệ thuật và một vài biểu 75 tượng thường gặp qua ngôn từ xình ca. KẾT LUẬN 102 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN 104 QUAN ĐẾN LUẬN VĂN TÀI LIỆU THAM KHẢO 105 PHỤ LỤC Một số khúc xình ca được ghi bằng chữ Hán, chữ Nôm Cao Lan. Một số hình ảnh về phong tục và hát xình ca của đồng bào Cao Lan. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Sán Chay là một trong 54 dân tộc thiểu số ở Việt Nam, có số dân là 147.315 người (1999), gồm 2 nhóm chính: Cao Lan và Sán Chỉ (1) . Nhóm Cao Lan (còn được gọi bằng tên khác: Hờn Bán, Chùng,…) hiện cư trú ở các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Hoà Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Bắc Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh…, nhưng tập trung đông nhất ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang (27.869 người). Theo một số nhà nghiên cứu và lời kể của đồng bào, người Cao Lan vốn từ các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc) sang Việt Nam, cách đây khoảng 300-500 năm. Dân tộc Sán Chay nói chung và người Cao Lan nói riêng, với vốn văn hoá văn nghệ truyền thống phong phú và độc đáo của họ, đang góp phần làm nên sự đa dạng văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu ngôn từ nghệ thuật trong xình ca Cao Lan có thể góp phần giới thiệu và tôn vinh những nét bản sắc văn hoá của nhóm người này. 1.2. Xình ca là dân ca của người Cao Lan, được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Theo truyền thuyết, đây là lời hát của Bà chúa thơ ca Lằu Slam khi đối đáp với người yêu và nỗi lòng của cô gái Lằu Slam khi tìm tình yêu trong tuyệt vọng. Người Cao Lan ghi nhớ và truyền lại các bài xình ca bằng văn bản chữ “Nôm Cao Lan” (và cho đến nay bằng cả chữ tự chế trên cơ sở chữ Quốc ngữ). Tương truyền một bộ sách xình ca được hát trong 36 ngày đêm chưa hết... (1) Trong Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam (Tổng cục thống kê ban hành ngày 2/3/1979), tên dân tộc này được ghi là Sán Chay, Cao Lan - Sán Chỉ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 Có thể nói, xình ca là một trong những nét đặc sắc, độc đáo làm nên văn hoá truyền thống Cao Lan. Ngôn từ trong xình ca không chỉ là hình thức, là chất liệu nghệ thuật, mà còn là tâm huyết và tài năng của rất nhiều nghệ sĩ dân gian Cao Lan trong sáng tạo, trau chuốt tiếng mẹ đẻ không ngừng. Vì vậy, nghiên cứu ngôn từ trong xình ca sẽ góp phần phát hiện ra nguyên cớ sự hấp dẫn đặc biệt của xình ca về mặt ngôn từ, cũng như tìm hiểu cái hay cái đẹp trong tiếng Cao Lan. 1.3. Là một người con của đồng bào Cao Lan, tác giả của luận văn này rất băn khoăn trước tình trạng nhiều nét văn hoá cổ truyền của dân tộc mình - trong đó có xình ca và cả ngôn ngữ - đang bị mai một, pha tạp, không được coi trọng đúng mức, từ đó có nguyện vọng tìm hiểu nhằm bảo tồn và phát triển vốn văn hoá của dân tộc mình, trước hết là vốn văn nghệ truyền thống trong đó có xình ca, từ góc nhìn ngôn ngữ học. Nghiên cứu Ngôn từ nghệ thuật trong xình ca Cao Lan còn phục vụ cho việc giảng dạy môn Ngữ văn ở trường Cao đẳng Sư phạm Tuyên Quang - nơi tác giả đang công tác. 2. LỊCH SỬ SƢU TẦM NGHIÊN CỨU VỀ VĂN HOÁ NGƢỜI CAO LAN, VỀ XÌNH CA VÀ NGÔN NGỮ TRONG XÌNH CA CAO LAN 2.1. Nghiên cứu về văn hoá Sán Chay (nói chung) và ngƣời Cao Lan (nói riêng) Các mặt trong văn hoá Sán Chay (nói chung) và của người Cao Lan (nói riêng) là những đề tài khoa học được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đã có không ít những công trình sưu tầm nghiên cứu, những hội thảo khoa học ở các cấp, những bài báo, báo cáo..., bàn về những vấn đề này. Sự nghiên cứu và thảo luận chủ yếu về văn hoá truyền thống Sán Chay và quan hệ giữa hai nhóm Cao Lan và Sán Chỉ trong dân tộc Sán Chay. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như: - Hợp tuyển Văn học dân gian các dân tộc Tày - Nùng - Sán Chay, Nxb Văn hoá dân tộc, 1994. - Phù Ninh - Nguyễn Thịnh (1999), Văn hoá truyền thống Cao Lan, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. - Khổng Diễn (2003), Dân tộc Sán Chay ở Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. - Lâm Quý (2003), Văn hoá Cao Lan, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Cho đến nay, vấn đề quan hệ giữa hai nhóm Cao Lan và Sán Chỉ trong dân tộc Sán Chay vẫn chưa có được ý kiến thống nhất: Đây là các nhóm của một dân tộc hay là hai dân tộc riêng biệt? Câu hỏi này đã được đặt ra và nhận được nhiều ý kiến bàn luận rất khác nhau, đặc biệt trong Hội nghị xác định thành phần dân tộc Sán Chay (Cao Lan - Sán Chí) ở Bắc Giang (ngày 29-30/3/2004) do Viện Khoa học - Xã hội Việt Nam và Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang chủ trì. Trong các tài liệu về dân tộc Sán Chay nói chung và người Cao Lan nói riêng, đều thấy có khẳng định người Cao Lan có nguồn gốc từ Trung Quốc sang đã nhiều đời, sống rải rác ở phía bắc Việt Nam, là một cộng đồng người cấu kết chặt chẽ, còn lưu giữ được những nét văn hoá đặc sắc, đặc biệt là kho tàng văn nghệ dân gian rất phong phú. 2.2. Nghiên cứu về văn nghệ dân gian và XCCL Trong kho tàng văn nghệ dân gian Cao Lan, xình ca là mảng văn nghệ đặc sắc nhất, giá trị nhất. Xình ca được xem như cái làm nên nét “bản sắc văn hoá” của người Cao Lan, vì thế cũng được các nghệ nhân Cao Lan và các nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 Ở Tuyên Quang, những cụ già Cao Lan như bà Nịnh Thị Nhân (63 tuổi), ông Tiểu Văn Học (66 tuổi - thôn cây Thị, xã Đội Bình, huyện Yên Sơn), ông Vương Hùng Tá (58 tuổi - thôn Dân Chủ, xã Đội Bình, huyện Yên Sơn), ông Sầm Văn Dừn (63 tuổi - thôn Mãn Hoá, xã Đại Phú, huyện Sơn Dương), ông Trần Văn Tố (67 tuổi, thôn Giếng Tanh, xã Kim Phú, huyện Yên Sơn)... được tôn vinh là các nghệ nhân hát xình ca. Vì yêu làn điệu dân ca của dân tộc mình nên họ đã sưu tầm, ghi chép lại các quyển sách hát viết bằng chữ Hán và "dịch" ra để tiện cho việc dạy các con cháu. Ông Sầm Văn Dừn còn sáng tác và dàn dựng nhiều tác phẩm mang đậm những nét văn hoá truyền thống dân tộc Cao Lan... Có thể nói, những nghệ nhân Cao Lan đã có ý thức và có công rất lớn trong việc bảo vệ, lưu truyền lại xình ca cho thế hệ sau. Tuy nhiên họ chỉ mới chủ yếu dừng lại ở việc bảo tồn và lưu truyền xình ca bằng cách dạy tự phát truyền miệng. Trên cơ sở lòng nhiệt tình của các nghệ nhân, cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, việc sưu tầm, biên soạn, dịch xình ca đã được tổ chức tiến hành với quy mô khá rộng ở các tỉnh miền núi phía Bắc, nơi có đồng bào Cao Lan sinh sống như Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Giang, Phú Thọ... Một số công trình và bài báo về văn nghệ dân gian Cao Lan đã được công bố như: - Phương Bằng (1981), Dân ca Cao Lan, Nxb Văn hóa, Hà Nội. - Lâm Quý (2003), Ngày xuân đi hát "Xình ca", Báo Tân Trào số tết 158+159. - Lê Hồng Sinh (2003), Khảo sát đặc điểm truyện thơ Cao Lan "Kó Lau Slam", Luận văn thạc sỹ khoa học Ngữ văn, Hà Nội. - Nịnh Văn Độ (2003), Bảo tồn hát xình ca dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang, Đề tài nghiên cứu, Sở Văn hóa Thông tin, Tuyên Quang. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 - Lâm Quý (2003), Xịnh ca Cao Lan - đêm hát thứ nhất, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. - Đặng Đình Thuận (2005), Văn hoá dân gian của dân tộc Cao Lan, Nxb Khoa học xã hội, 2005. - Phạm Thị Kim Dung (2005), Khảo sát đặc điểm Xình ca dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang, Luận văn tốt nghiệp, trường Đại học Sư phạm 1, Hà Nội. - Ngô Văn Trụ (2006), Dân ca Cao Lan, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. - Trịnh Thành Công (2005), "Đi tìm câu hát xình ca", Báo Tuyên Quang số tết Xuân Ất Dậu. - Triệu Thị Linh (2006), “Đặc điểm thi pháp truyện cổ tích về người mồ côi của dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang”, Luận văn trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, 2006. - Triệu Thị Linh (2007), “Cách biểu thị thời gian nghệ thuật trong cổ tích Cao Lan”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 11. - Triệu Thị Linh (2007), "Một số biểu tượng trong xình ca Cao Lan", Hội thảo ngữ học trẻ - Xuân 2008. Về xình ca Cao Lan, các tác giả đã có công sưu tầm những đêm hát, những câu hát còn rải rác trong dân gian, tập hợp và biên soạn lại khá công phu. Nhà thơ Lâm Quý đã sưu tầm được 9 đêm, dịch văn học trọn vẹn Xịnh ca Cao Lan - đêm hát thứ nhất gồm 266 câu. Tác giả Ngô Văn Trụ sưu tầm biên soạn được gần 1000 câu hát lẻ in trong cuốn Dân ca Cao Lan. Tác giả Phương Bằng cũng sưu tầm được gần 500 câu hát... Từ tư liệu sưu tầm, biên soạn, các nhà nghiên cứu đã xác định số lượng và kết cấu những đêm hát, nội dung của mỗi đêm. Các tác giả Lâm Quý, Ngô Văn Trụ đã bước đầu phân tích được bối cảnh diễn ra đêm hát, giai điệu lời hát; phân tích ý nghĩa một số câu hát... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 Trong luận văn tốt nghiệp "Khảo sát đặc điểm xình ca dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang", tác giả Phạm Thị Kim Dung đã đặt xình ca trong hoàn cảnh văn hoá truyền thống Cao Lan để thấy được vai trò, vị trí của xình ca đối với đời sống tinh thần của cộng đồng này. Tác giả đã khảo sát, rút ra đặc điểm của xình ca trên ba phương diện: diễn xướng, nội dung và nghệ thuật biểu hiện. Trong luận văn, tác giả cũng đã phân tích cách dùng đại từ nhân xưng và tính từ trong xình ca, từ đó rút ra kết luận: "XCCL có nhiều điểm đắc sắc trong nghệ thuật biểu hiện: từ hình thức diễn xướng đến việc sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ, kết cấu, biểu tượng nghệ thuật, các thủ pháp tu từ…" [7;tr.94]. Trong luận văn thạc sĩ “Khảo sát đặc điểm truyện thơ Cao Lan “Kó Lằu Slam”", tác giả Lê Hồng Sinh đã phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật trong truyện thơ “Kó Lằu Slam”, đồng thời miêu tả về xình ca như một phần không thể thiếu để kết tinh thành truyện thơ này: “Lời của truyện thơ được đặt theo thể thơ có trong xình ca. “Kó Lằu Slam” dường như lấy cảm hứng từ tục hát ví đầu xuân” [37; tr.41] . 2.3. Nghiên cứu tiếng Cao Lan và ngôn ngữ trong xình ca Nhìn chung, cho đến nay những nghiên cứu về tiếng Cao Lan ở Việt Nam không nhiều và chưa đầy đủ. Hầu như không thấy một công trình nào miêu tả tiếng Cao Lan ở diện đồng đại. Các tác giả A.G. Haudricout, Jereld Edmondson và David Strecker... đã có một số thảo luận về quan hệ cội nguồn của tiếng Cao Lan. Trong Hội nghị xác định thành phần dân tộc Sán Chay (Cao Lan - Sán Chí) ở Bắc Giang (ngày 29-30/3/2004), hầu hết các báo cáo tham luận đều nhắc đến sự khác biệt giữa tiếng Cao Lan và Sán Chí (hai nhóm trong “dân tộc” Sán Chay) và cố gắng lí giải, đánh giá sự khác biệt này. Báo cáo của tác giả Nguyễn Văn Lợi “Quan hệ Cao Lan - Sán Chí xét về mặt ngôn ngữ” đã góp phần trả lời Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 các câu hỏi: Nguồn gốc, quá trình phát triển, mối quan hệ lịch sử giữa tiếng Cao Lan và Sán Chí như thế nào; Hiện nay các ngôn ngữ này đang hành chức ra sao; Quan niệm và nguyện vọng của những người sử dụng tiếng Cao Lan và Sán Chí như thế nào? Trả lời được những câu hỏi này có thể giúp cho việc xác định mối quan hệ giữa người Cao Lan và người Sán Chí. Về ngôn ngữ trong xình ca, trong cuốn Văn hoá Cao Lan tác giả Lâm Quý nhận định: Đây là “thứ tiếng cổ dùng trong cúng bái và hát ví thuộc ngữ hệ Hán - Tạng, thổ ngữ Quảng Đông - Trung Quốc” [34; tr.166]. Xình ca có hai loại, ca bậc và ca ý, tương ứng với mỗi loại thì ngôn ngữ cũng có đặc điểm riêng. “Ca ý” nghĩa là “lời hát nhỏ”, lời hát tâm tình của đôi người yêu thương nhau, được sáng tạo một các bất chợt” nên lời ca có vần có điệu, dễ nhớ người hát có thể ứng đối ở nhiều tình huống khác nhau, có thể thay đổi giọng, lời ca cho phù hợp. “Ca bậc” nghĩa là “hát lớn”, “hát cho cả dân bản cùng nghe, nhờ thế lời ca được ghi chép vào sách thành chương, mục có tình chất qui định bắt buộc” [34; tr.188-192]. Tác giả Lâm Quý cũng thống kê tập một của xình ca gồm trên 500 cặp bài hát bằng 1.000 bài theo thể thơ tứ tuyệt (4 câu, 7 chữ), với trên 4.000 câu thơ 7 chữ [34; tr.193]. Tác giả Ngô Văn Trụ nhận xét: “Ở một số trường hợp, câu thứ nhất chỉ có 3, 4 chữ, 4 câu chỉ gồm 24, 25 chữ, do vậy khi hát, người ta phải dùng lời láy để ngân nga”[44; tr.2]. Về ý nghĩa của lời ca, những người già Cao Lan thường khen rằng ý tứ trong lời đối đáp của xình ca rất thâm sâu, nhiều hình ảnh ví von bất ngờ, thú vị. Tuy nhiên, cảm nhận cũng như nghiên cứu về ngôn từ xình ca là một công việc không dễ dàng. Ông Nịnh Văn Độ - một người con của đồng bào Cao Lan đã Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 tâm sự: “Suốt quãng đời của tôi...tôi say sưa tìm hiểu về xình ca mà vẫn chưa cảm nhận được hết cái hay cái đẹp của lời ca trong xình ca dân tộc mình”[8; tr.5]. Như đã liệt kê ở trên (mục 2.2), trong Hội thảo Ngữ học trẻ - Xuân 2008 (do Hội ngôn ngữ học Việt Nam tổ chức), tác giả của luận văn này đã trình bày báo cáo về một khía cạnh nhỏ của NTNT trong XCCL - "Một số biểu tượng trong xình ca Cao Lan". Quả thật, NTNT của XCCL cho đến nay vẫn là một ẩn số, một vấn đề khoa học chưa được chuyên luận nào trình bày đầy đủ và sâu sắc. Đây là hướng gợi mở tích cực để tác giả luận văn này tiếp cận xình ca từ góc độ ngôn ngữ học, với hi vọng hiểu rõ hơn cách tổ chức văn bản và các tầng ý nghĩa sâu sắc, thú vị của lời ca, cách biểu đạt bằng ngôn từ độc đáo của các nghệ nhân Cao Lan. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN 3.1. Mục đích - Chỉ ra đặc trưng NTNT của xình ca xét về mặt hình thức, như: kết cấu một đêm hát, khúc hát, thể thơ, nhịp điệu, cách gieo vần... - Chỉ ra đặc trưng NTNT của xình ca xét về mặt ngữ nghĩa, như các phép tu từ: ẩn dụ, so sánh, nhân hoá; cách biểu thị thời gian, không gian nghệ thuật... - Qua tìm hiểu các đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa của ngôn từ xình ca, có được một số nhận xét về những giá trị của NTNT trong xình ca, đồng thời chỉ ra được phần nào những nét đặc trưng trong văn hoá như cách ứng xử, cách cảm, cách nghĩ... của người Cao Lan. 3.2. Nhiệm vụ - Tập hợp các tài liệu đã có, sưu tầm thêm, dịch các tư liệu về XCCL. - Miêu tả một số cách sử dụng NTNT đáng chú ý trong XCCL. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 - Khái quát được những nét đặc trưng chính của NTNT trong XCCL. 4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN 4.1. Về lí luận - Cung cấp những cứ liệu cho việc khái quát hoá các đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật trong thi pháp dân ca: tính cách điệu hoá, cách gieo vần, các đặc điểm cú pháp như đối và điệp, sự chuyển nghĩa theo những cách khác nhau. - Từ việc chỉ ra đặc trưng của NTNT trong XCCL, giúp thêm kinh nghiệm và cách thức cho việc tìm hiểu văn bản văn nghệ dân gian cổ, cũng như việc biên dịch, sưu tầm các văn bản này có hiệu quả và sâu sắc hơn. 4.2. Về thực tiễn - Góp phần bảo tồn và phát triển vốn nghệ thuật truyền thống của người Cao Lan, trong đó có xình ca và ngôn ngữ của họ. - Khuyến khích và tạo cơ sở, đề xuất hướng tiếp tục đi sâu nghiên cứu các mặt khác trong ngôn ngữ cũng như vốn văn nghệ truyền thống của người Cao Lan. - Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng trong giảng dạy về văn nghệ dân gian các dân tộc thiểu số nói chung và về XCCL nói riêng. 5. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Đối tƣợng Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là ngôn từ trong văn bản "Xịnh ca Cao Lan - đêm hát thứ nhất" của tác giả Lâm Quý, Nxb Văn hoá Dân tộc phát hành năm 2003. Đêm hát thứ nhất này có 8 chương, 266 khúc hát. Phần một của tác phẩm được viết bằng chữ Nôm - Cao Lan, phần hai được tác giả dịch văn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 học ra tiếng Việt. Chúng tôi đã tiến hành dịch nghĩa từng đơn vị từ của 266 khúc hát này để hiểu và phân tích sâu hơn về ngôn từ trong xình ca. Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu còn là ngôn từ của xình ca trong các văn bản: "Dân ca Cao Lan", Nxb Văn hoá dân tộc, phát hành năm 2006 được tác giả Ngô Văn Trụ sưu tầm và biên soạn, với 898 khúc hát; "Dân ca Cao Lan", Nxb Văn hoá dân tộc, phát hành năm 1981, tác giả Phương Bằng sưu tầm và biên soạn, với 665 khúc hát... Việc mở rộng đối tượng nghiên cứu trên nhiều văn bản khác nhau là để có cái nhìn tổng thể về XCCL, từ đó có những nhận định về đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa của xình ca. 5.2. Phƣơng pháp - Điền dã: sưu tầm, ghi âm và ghi chép về văn hoá truyền thống Cao Lan, phiên dịch (dịch nghĩa từng từ và dịch văn học ra tiếng Việt) các bản xình ca. - Miêu tả: với các thủ pháp phân tích và tổng hợp, trên cơ sở các văn bản xình ca (nguyên bản và bản dịch). - Thống kê: tính xác suất một số hiện tượng ngôn từ đáng chú ý trong các văn bản XCCL. 6. BỐ CỤC LUẬN VĂN Ngoài Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, luận văn gồm các chương mục sau: Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lí thuyết 1.2. Cơ sở thực tiễn CHƢƠNG 2: NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT CỦA XÌNH CA XÉT VỀ MẶT HÌNH THỨC 2.1. Kết cấu xình ca 2.2. Thể, vần và nhịp điệu Chƣơng 3: NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT XÌNH CA XÉT VỀ MẶT NGỮ NGHĨA Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 3.1. Các biện pháp tu từ thường gặp trong xình ca 3.2. Sự thể hiện thời gian, không gian nghệ thuật và một vài biểu tượng thường gặp qua ngôn từ xình ca. Trong Phụ lục có một số khúc xình ca được ghi bằng chữ Hán, chữ Nôm Cao Lan...; một số hình ảnh về phong tục và hát xình ca của đồng bào Cao Lan. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 1.1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1.1. Ngôn ngữ - Ngôn ngữ văn học - Ngôn từ nghệ thuật 1.1.1.1. Ngôn ngữ Theo cách hiểu chung nhất, ngôn ngữ là “hệ thống những âm, những từ và những quy tắc kết hợp chúng mà những người trong một cộng đồng dùng làm phương tiện để giao tiếp với nhau” [53; tr.683]. Khi nói đến ngôn ngữ, người ta thường hiểu đó là ngôn ngữ tự nhiên của con người (đối lập với ngôn ngữ nhân tạo và ngôn ngữ của động vật). Đây có thể được xem là phương tiện quan trọng nhất được dùng trong giao tiếp giữa các thành viên của cộng đồng, đồng thời cũng là phương tiện để tư duy, để diễn đạt và truyền lại các giá trị văn hoá - lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác. Khi bàn về ngôn ngữ nói chung, còn có thể nói đến các hình thức giao tiếp khác: bằng động tác của cơ thể, màu sắc... Tuy nhiên, hình thức phổ biến nhất của ngôn ngữ trong xã hội loài người là ngôn ngữ âm thanh (ngôn ngữ được nói ra bằng lời, thành tiếng) và chữ viết (hình thức đường nét ghi lại, phản ánh, đại diện cho ngôn ngữ thành tiếng). Trong luận văn, khái niệm "ngôn ngữ" có chỗ được gọi là ngôn từ. Ngôn từ được hiểu chính là ngôn ngữ ở dạng nói hay viết thành văn. Trong một quốc gia đa dân tộc như Việt Nam, khi nói về ngôn ngữ và tình hình sử dụng ngôn ngữ ở một cộng đồng thiểu số như Cao Lan, không thể không nhắc đến các khái niệm “ngôn ngữ giao tiếp chung giữa các tộc người” (ở người Cao Lan hiện nay là tiếng Việt và trước đây là tiếng Hán); “ngôn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 ngữ dân tộc/tộc người” (ở người Cao Lan đó là tiếng Cao Lan); “tiếng mẹ đẻ”: ngôn ngữ con người học được trong những năm đầu của đời mình, thường là công cụ tư duy và quan trọng nhất của mỗi người (ở người Cao Lan đó là tiếng Cao Lan)... 1.1.1.2. Ngôn ngữ văn học Hiện nay có hai cách hiểu về ngôn ngữ văn học: 1, là hình thức ngôn ngữ trùng với “ngôn ngữ văn hoá” (ngôn ngữ toàn dân tộc có hệ thống chuẩn thống nhất, được sử dụng trong mọi lĩnh vực đời sống văn hoá, chính trị, xã hội) [53;tr.683]; 2, là hình thức ngôn ngữ được sử dụng trong sáng tác văn học. Trong cách hiểu thứ hai này, ngôn ngữ được xem là yếu tố quan trọng nhất của văn học. Hai cách hiểu trên không hoàn toàn đồng nhất, nhưng có điểm chung là chú ý đến ngôn ngữ ở phương diện sử dụng trong đời sống xã hội. Mặt khác, khi đã được dùng để sáng tác văn học, thì ngôn ngữ của một cộng đồng thường được khẳng định những ưu điểm (chẳng hạn như “chuẩn mực” về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) và có khả năng sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực đời sống. Tuy nhiên trong thực tế, một ngôn ngữ được sử dụng trong sáng tác văn học (văn học hiểu theo nghĩa chung nhất, là “nghệ thuật dùng ngôn ngữ và hình tượng để thể hiện đời sống và xã hội con người” [52; tr.1079]), chưa hẳn đã có được những ưu điểm và được "sử dụng trong mọi lĩnh vực đời sống”. Đây là trường hợp trong cộng đồng Cao Lan ở Việt Nam. Ở người Cao Lan, tiếng Cao Lan được sử dụng trong đời sống hàng ngày và phần nào đã được sử dụng trong văn nghệ dân gian (xình ca là một loại sáng tác như vậy). Tuy nhiên, hình thức “ngôn ngữ văn học” này chưa được xác định là “chuẩn mực”, cũng chưa được sử dụng rộng rãi mà chỉ trong phạm vi gia đình và làng bản. Hình thức trong văn nghệ dân gian Cao Lan này cũng chưa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 được ghi nhận bằng thứ chữ viết ai cũng đọc được, cho nên không có điều kiện phổ biến. Như vậy, trong điều kiện hiện nay, nên hiểu ngôn ngữ văn học của người Cao Lan theo cách thứ hai (đó là hình thức ngôn ngữ được sử dụng trong sáng tác văn học). Tuỳ theo phạm vi sử dụng, trong ngôn ngữ văn học có ba dạng thức khác nhau, đó là: ngôn từ hội thoại, ngôn từ chuyên môn và ngôn từ nghệ thuật. 1.1.1.3. Ngôn từ nghệ thuật NTNT là một dạng trong ngôn ngữ văn học, là "khái niệm chỉ loại hình ngôn ngữ dùng để biểu đạt nội dung hình tượng của các tác phẩm ngôn từ (sáng tác lời truyền miệng và văn học viết)" [52; tr.1090]. Xét về mặt chất liệu, NTNT bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ được sử dụng đạt tới mức nghệ thuật, đó là các hình thức ngôn ngữ bóng bẩy thường được sử dụng trong tác phẩm văn học như ví von, ẩn dụ, khoa trương, tượng trưng, nhân hoá… Đồng thời, NTNT cũng bao gồm cả những yếu tố như phương thức tổ chức, cách gieo vần, ngắt nhịp, sử dụng thể thơ, tạo dựng kết cấu… Như vậy, NTNT là sự thể hiện của ngôn ngữ chung một cách khéo léo và năng động, nhằm phản ánh đầy đủ, sinh động và gợi cảm mọi hình tượng, đồng thời truyền đạt được tư tưởng, tình cảm của người nói, người viết. Xét về mặt tính chất, NTNT được các nhà nghiên cứu xác định là mang nhiều đặc trưng của ngôn ngữ nói chung, ngôn ngữ nghệ thuật nói riêng. Tác giả Đinh Trọng Lạc cho rằng có bốn đặc trưng là: "tính cấu trúc; tính hình tượng; tính cá thể hoá; tính cụ thể hoá" [20]. Tác giả Đào Thản nhấn mạnh ba đặc trưng cơ bản của NTNT là: "tính tạo hình; tính truyền cảm; tính cá thể hoá" [20]. Khi bàn về các tính chất của ngôn ngữ nghệ thuật, tác giả Nguyễn Thế Lịch xác định có bảy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 đặc trưng là: "tính hình tượng; tính biểu cảm; tính cụ thể; tính cá thể hoá; tính chính xác; tính hàm súc; tính phóng đại; tính cách điệu [20]... Có thể nói, từ ngôn ngữ chung đến NTNT là cả một quá trình, bắt đầu là sự tìm kiếm, thu nạp những yếu tố ngôn ngữ chung, để rồi lựa chọn mài giũa chúng, phát triển thành NTNT. Đó là con đường sáng tạo theo qui luật của cái đẹp khiến NTNT không ngừng được hoàn thiện. Tác giả Trần Đình Sử cho rằng "đặc trưng thứ nhất của lời văn là tính hình tượng từ trong nội dung của lời nói" [20]. Trong các tác phẩm văn nghệ nói chung, XCCL nói riêng, ngôn từ là chất liệu chính để xây dựng hình tượng. Chắc hẳn, cùng với việc sáng tác theo khuôn mẫu có tính chất qui ước của dân ca nói chung, các TGDG Cao Lan đã có những sáng tạo riêng trong sử dụng ngôn từ để xây dựng hình tượng nghệ thuật, để xình ca có được sức sống lâu bền và hấp dẫn. 1.1.2. DÂN CA - XÌNH CA 1.1.2.1. Dân ca Theo cách hiểu phổ biến nhất, dân ca là bài hát lưu truyền trong dân gian. Trong cách định nghĩa mang tính thuật ngữ thì dân ca là “một loại hình sáng tác dân gian mang tính chất tổng hợp bao gồm lời nhạc, động tác, điệu bộ kết hợp với nhau trong diễn xướng” [9; tr.91]. Căn cứ vào đặc điểm âm nhạc, làn điệu có thể chia dân ca thành hai loại chính: loại đa điệu và loại đơn điệu. Đa điệu là loại có nhiều làn điệu như dân ca quan họ Bắc Ninh (có khoảng 200 làn điệu khác nhau). Đơn điệu như hát ví, giặm Nghệ Tĩnh, hát trống quân, hát đúm...Ở loại dân ca đa điệu, “khi hát đối đáp, người ta thường yêu cầu phải đổi giọng (nghĩa là bên nam hát làn điệu nào Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 thì bên nữ cũng phải hát đúng làn điệu ấy). Còn ở loại đơn điệu thì khi hát đối đáp, đôi bên chỉ đối nhau bằng lời, bằng ý” theo một điệu nhất định [9; tr.33]. Xình ca Cao Lan có thể được coi là loại dân ca đơn điệu. Khi nói đến dân ca, người ta thường nghĩ đến đồng thời ba yếu tố cơ bản cấu thành nó: lời ca, âm nhạc và phương thức diễn xướng. Dân ca các dân tộc thiểu số, theo đặc điểm diễn xướng của văn hoá dân gian nói chung, luôn gắn bó mật thiết với sinh hoạt xã hội (như lao động sản xuất, giao duyên, phong tục, nghi lễ, sinh hoạt ngày thường...) và mang đậm dấu ấn của từng cộng đồng. Với những nét đặc sắc trong kết cấu ngôn ngữ, trong cách sử dụng ngôn ngữ để xây dựng hình tượng nghệ thuật, tạo nên nhịp điệu với cách thức diễn xướng..., đi kèm với ý nghĩa sâu sắc của lời ca, XCCL đã được lưu truyền trong dân gian và có sức sống tới ngày nay. 1.1.2.2. Xình ca Cho đến nay, chưa có định nghĩa đủ rõ xình ca (còn viết là “xịnh ca”, “sịnh ca”, “sình ca”) là gì. Nhưng khi nghiên cứu xình ca, nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập đến khái niệm này. Theo tác giả Lâm Quý thì xình ca là tác phẩm thơ ca dân gian mang tính sử thi về một cuộc thiên di đầy vất vả gian lao của tộc người Cao Lan di cư từ nội địa các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Trung Quốc sang Việt Nam sinh sống từ cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII vì nhiều lí do như giặc giã, đời sống khó khăn [34; tr.12]. Trong lời nhà xuất bản cuốn “Xịnh ca Cao Lan - đêm hát thứ nhất” có đoạn viết: “Đây là tác phẩm thơ ca dân gian cổ của người dân tộc Cao Lan được ghi chép bằng chữ Hán Nôm Cao Lan và lưu truyền trong đồng bào từ nhiều đời Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 nay” [34; tr.2]. Xuất phát từ ý nghĩa của chính từ này (xình ca nghĩa là xướng lên (để đối đáp) - ca, hát), có thể hiểu “xình ca” là một tên gọi chung chỉ dân ca Cao Lan, nhưng chủ yếu là hát giao duyên. Xình ca hay xịnh ca, hay sịnh ca, sình ca? Căn cứ vào cách ghi phổ biến hiện nay và “giọng” của người Cao Lan khi phát âm từ này, đồng thời căn cứ vào sự tương ứng kí hiệu của chữ Quốc ngữ, theo chúng tôi, nên viết là xình ca. 1.1.3. KẾT CẤU - NHỊP ĐIỆU - VẦN 1.1.3.1. Kết cấu Hiểu theo cách chung nhất, kết cấu là "sự phân chia và bố trí các phần, các chương, các mục theo hệ thống nhất định để thể hiện nội dung của tác phẩm" [53; tr.485]. Kết cấu đảm nhiệm chức năng rất đa dạng: bộc lộ tốt chủ đề và tư tưởng của tác phẩm, triển khai hấp dẫn cốt truyện, cấu trúc hợp lí hệ thống tính cách nhân vật, tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả..., kết cấu tạo ra "tính toàn vẹn của tác phẩm như một hiện tượng thẩm mĩ" [9; tr.131-132]. Trong kết cấu XCCL, những khái niệm như "chương hát", "bài hát", "khúc hát", "câu hát", "lời hát" cần được hiểu một cách thống nhất. Theo cách hiểu chung nhất, Chương là một "phần của sách có nội dung tương đối trọn vẹn" [53; tr.203]. Chương hát xình ca cũng tương tự là một bộ phận được chia ra và được đặt trong quan hệ với tổng thể đêm hát, có nội dung tương đối hoàn chỉnh. Trong chương hát có một đơn vị (trên chữ viết được ghi thành 4 "dòng thơ", mỗi "dòng" 7 chữ) được các tác giả trước đây gọi bằng nhiều tên khác nhau như: "câu", "bài" [34; tr.193], "bài", "câu", "lời ca" [48; tr.121-124]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 Theo cách hiểu chung nhất, câu là "đơn vị cơ bản của lời nói, do từ tạo thành, có một ngữ điệu nhất định, diễn đạt một ý trọn vẹn" [53; tr.137], đồng vì vậy để dễ dàng trong miêu tả chúng tôi đề nghị một "dòng" thơ như trong XCCL (trên chữ viết là một dòng) nên gọi là một câu. Nếu hiểu "lời" là một "chuỗi âm thanh phát ra trong không khí nói mang một nội dung trọn vẹn nhất định" [53; tr.582], thì một đến hai "dòng" thơ có thể gọi là "lời". Như vậy, không nên gọi cả 4 "dòng" thơ 7 chữ hoặc những hình thức tương tự là "lời hát", "câu hát", vì như vậy rất đại khái và khó phân định từ nó ra những đơn vị nhỏ hơn. Khái niệm "bài" chỉ "công trình sáng tác hoặc biên tập, có nội dung tương đối hoàn chỉnh, nhưng không dài" [53; tr.40] có thể phù hợp với đơn vị đang xét (4 "dòng thơ" mỗi "dòng" 7 chữ). Tuy nhiên đối chiếu vào những văn bản XCCL sưu tầm và dịch của các tác giả Lâm Quý, Ngô Văn Trụ, Phương Bằng…, chúng tôi thấy rằng XCCL còn bao gồm cả những "cụm ca" [44;tr.14], gồm có từ một đến nhiều "bài" hợp thành. Vì vậy, đơn vị ở trong một chương hát (thường gồm 4 dòng thơ 7 chữ) có thể được gọi là một "khúc hát" - là "phần có độ dài nhất định được tách ra khỏi một vật để thành một đơn vị riêng" [53; tr.512]. Có thể một khúc hát là một bài xình ca hoàn chỉnh, có thể nhiều khúc hát mới hợp thành một bài, nhiều bài hợp thành một chương, nhiều chương làm nên một đêm hát. Hình thức và biện pháp kết cấu của xình ca Cao Lan như thế nào, xin được phân tích kĩ hơn ở chương sau. 1.1.3.2. Nhịp điệu (tiết tấu, tiết điệu) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 Theo cách hiểu chung nhất, nhịp điệu là "sự nối tiếp và lặp lại một cách đều đặn, tuần hoàn các độ dài thời gian bằng nhau làm nền cho nhạc" [53;tr.714]. Đặc điểm nổi bật của thơ và ca là ngôn từ có nhịp điệu. Từ yêu cầu nhịp điệu, văn bản thường được tổ chức thành từng dòng, từng khổ, từng câu, từng khúc. Sau đây là nhận xét về nhịp điệu trong thơ: "Cứ nhìn những khổ thơ tương đối như nhau, sắp xếp nối tiếp nhau với những khoảng cách nhất định, người đọc đã nhận ra một nhịp điệu hài hoà nào đó. Sự hài hoà về thị giác đó sẽ được củng cố hơn nữa với sự hài hoà âm thanh, nhịp điệu khi đọc" [52;tr.1686]. Cơ sở của khái niệm này là từ Hy Lạp “Rhythmós”, có nghĩa là “tính nhịp nhàng, đều đặn”. Từ điển giải thích thuật ngữ văn học định nghĩa “Sự lặp lại đều đặn các đơn vị lời nói giống nhau, được dùng để thực hiện các chức năng cấu trúc, cấu tạo văn bản và chức năng cảm xúc - biểu cảm” [46. tr.292] được xem là "tiết điệu", hay còn gọi là "tiết tấu". Có thể xem nhịp điệu như đặc trưng của một tác phẩm nghệ thuật có hình thức thể hiện là lời ca. Đó là “lặp lại cách quãng đều đặn và có thay đổi của các hiện tượng ngôn ngữ, hình ảnh, môtip... nhằm thể hiện sự cảm nhận thẩm mĩ về thế giới” [9; tr.205]. Nhịp điệu, tiết tấu tạo ra cảm giác vận động nhịp nhàng có qui luật, chống lại sự đơn điệu, đơn nhất của tác phẩm. Tác giả Mã Giang Lân khẳng định rằng "nhịp điệu là linh hồn của thơ ca, vần và nhịp điệu còn gắn liền với thể" [18; tr.20]. Ở mỗi thể, nhịp điệu được sử dụng khác nhau, chẳng hạn trong thơ: thơ 2 chữ - nhịp 2/2 giống đồng dao; thơ 3 chữ - nhịp 1/2; thơ 4 chữ - nhịp 2/2; thơ 5 chữ - nhịp 3/2 và 2/3; thơ 6 chữ - nhịp 2/2/2 và 2/4; thơ 7 chữ - nhịp 2/2/3, nhịp 3/2/2, nhịp 4/3, nhịp 3/4; thơ 8 chữ - nhịp 3/2/5. Thơ lục bát chủ yếu ngắt nhịp 2, có khi ngắt nhịp 1, nhịp 3… hoặc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 hỗn hợp cho thích ứng với nội dung cảm xúc; thơ tự do - nhịp được sử dụng linh hoạt, phong phú. Trong cấu trúc ngôn ngữ của các tác phẩm nghệ thuật dân gian nói chung, XCCL nói riêng đều có những yếu tố ngôn ngữ được lặp lại, luân phiên tạo thành nhịp điệu. Chức năng của nhịp điệu không chỉ là cấu trúc, cấu tạo văn bản mà còn được sử dụng để tạo cảm xúc và sự gợi cảm. 1.1.3.3. Vần Nói đến nhịp điệu trong thơ ca, không thể không nhắc đến vần. Theo cách hiểu chung nhất, vần được sử dụng trong thơ ca là hiện tượng lặp lại một (hoặc các) bộ phận của âm tiết ở một (hoặc những) vị trí nhất định trong câu, để tạo nên nhịp điệu. Đồng thời, vần có vai trò liên kết các câu trong khúc ca hay bài thơ. Phân biệt theo vị trí gieo vần, ta có vần chân và vần lưng; phân biệt theo mức độ hoà âm, ta có vần chính và vần thông. Trong thơ, vần chân là vần được gieo vào cuối dòng thơ, có tác dụng đánh dấu sự kết thúc dòng thơ và tạo nên mối liên kết giữa các dòng thơ, có các dạng vần liền, vần ôm, vần cách. Vần lưng là vần “được gieo vào giữa dòng thơ”. Vần thông "được tạo nên bởi sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng được gieo vần”. Còn vần chính cũng được tạo bởi “sự hoà phối âm thanh ở mức độ cao giữa các tiếng được gieo vần” nhưng trong đó “bộ phận vần cái (kể từ nguyên âm chính đến cuối âm tiết) hoàn toàn trùng hợp” [9; tr.362-364]. 1.1.4. So sánh - Ẩn dụ - Nhân hoá 1.1.4.1. So sánh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 Có thể hiểu so sánh là: "Phương thức biểu đạt bằng ngôn từ một cách hình tượng dựa trên cơ sở đối chiếu hai hiện tượng có những dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng này qua đặc điểm thuộc tính của hiện tượng kia" [9; tr.237]. So sánh thường có hai vế. Một vế là đối tượng cần được biểu đạt một cách hình tượng. Vế kia là đối tượng được dùng để so sánh. Hai vế này thường được nối liền với nhau bởi các từ so sánh: như, bằng, hơn, kém... Phương thức so sánh đem lại hiệu quả cao đối với nghệ thuật biểu đạt bằng ngôn từ, vì vậy được dùng phổ biến trong dân ca các dân tộc thiểu số , trong đó có XCCL. 1.1.4.2. Ẩn dụ "Ẩn dụ là cách lấy tên gọi của một đối tượng này để lâm thời biểu thị một đối tượng khác, trên cơ sở thừa nhận ngầm một nét giống nhau nào đấy giữa hai đối tượng" [9; tr.11]. Có thể hiểu, ẩn dụ là so sánh ngầm, nghĩa là trong cấu trúc so sánh có ẩn từ so sánh và cái được so sánh. Để nhận diện ẩn dụ, cần phải có căn cứ vào tiêu chí ngôn ngữ và phi ngôn ngữ: - Tiêu chí ngôn ngữ gồm có ngữ cảnh hẹp (những yếu tố, những quan hệ cụ thể của câu chữ có mặt trong ngôn bản) và ngữ cảnh rộng (hoàn cảnh giao tiếp). - Tiêu chí phi ngôn ngữ: gồm tính lôgic và thói quen thẩm mĩ hay giá trị truyền thống văn hóa... Có thể nói, ẩn dụ là một trong những phương thức chuyển nghĩa hữu hiệu để thực hiện việc trao đổi thông tin ngầm, đưa đẩy, bóng gió, lời ít mà ý nhiều... Vì vậy ca dao, dân ca các dân tộc và xình ca của người Cao Lan thường sử dụng phương thức này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 1.1.4.3. Nhân hoá Hiểu một cách chung nhất, nhân hoá hay nhân cách hoá là "một biến thể của ẩn dụ, ở đó người ta chuyển đổi ý nghĩa của các từ ngữ chỉ thuộc tính của con người sang đối tượng khác không phải con người" [53; tr.704]. "Tác dụng chủ yếu của nhân hoá đối với sự biểu đạt là miêu tả và trữ tình"[53; tr.704]. Việc đưa ra các sự vật hiện tượng không phải là con người sang thế giới loài người đã tạo nên một không khí mới, sinh động, làm cho chúng trở lên gần gũi hơn, dễ hiểu hơn. Nhân hoá là một cách biểu đạt trữ tình, là cách nói năng hình ảnh mà người Cao Lan hay sử dụng, đặc biệt trong xình ca. 1.1.5. Biểu tƣợng nghệ thuật Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm "biểu tượng". Theo nghĩa rộng nhất, "biểu tượng là một loại tín hiệu mà mối quan hệ giữa mặt hình thức cảm tính (tồn tại trong hiện thực khách quan hoặc trong sự tưởng tượng của con người, được gọi là cái biểu trưng) và mặt ý nghĩa (cái được biểu trưng) mang tính có lí do, tính tất yếu" [12]. Hiểu đơn giản hơn, biểu tượng là "hình ảnh tượng trưng" hay hình ảnh cảm tính về hiện thực khách quan, thể hiện quan niệm thẩm mĩ, tư tưởng của người sáng tạo ra nó, ví dụ hình ảnh "chim bồ câu" là biểu tượng của hoà bình. Để tạo nên các biểu tượng, từ ngữ phải được khai thác chủ yếu ở nét nghĩa biểu cảm, nghĩa bóng. Từ hình ảnh trở thành biểu tượng phải trải qua một quá trình biến đổi ý nghĩa. Quá trình chuyển hoá này diễn ra trong một phạm vi khác nhau: đời sống Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 văn hoá, nghệ thuật, văn học… Vì vậy, khi nghiên cứu về biểu tượng cần phân biệt rõ các khái niệm: "biểu tượng văn hoá", "biểu tượng nghệ thuật", "biểu tượng NTNT". - Biểu tượng văn hoá: "Những thực tế vật chất hoặc tinh thần (sự vật, hành động, ý niệm,…) có khả năng biểu hiện những ý nghĩa rộng hơn chính hình thức cảm tính của nó, tồn tại trong một tập hợp, một hệ thống đặc trưng cho những nền văn hoá nhất định" [12] là những biểu tượng văn hoá. Biểu tượng văn hoá bao gồm cả những biến thể vật thể (trong các ngành nghệ thuật như kiến trúc, hội hoạ, điêu khắc,…) và phi vật thể (tín ngưỡng, lễ hội, phong tục, văn học). - Biểu tượng nghệ thuật: là các biến thể loại hình của biểu tượng văn hoá trong những ngành nghệ thuật khác nhau như hội hoạ, âm nhạc, văn học… - Biểu tượng NTNT: là các biểu tượng nghệ thuật được thể hiện dưới dạng tín hiệu ngôn ngữ trong văn học, còn gọi là "từ - biểu tượng" (word-symbols) [12]. Nếu như biểu tượng chỉ là hình ảnh cảm tính của con người về các hình thức vật chất cụ thể ở hiện thực khách quan, thì biểu tượng ngôn từ là sự tín hiệu hoá các hình thức vật chất cụ thể ấy qua hệ thống âm thanh ngôn ngữ. Có thể nói, "ngôn từ đã mở ra cho biểu tượng những quan hệ mới, những khả năng mới, những khả năng kết hợp còn đang tiềm ẩn hoặc không xuất hiện trong thực tế khách quan, hiện thực hoá và phát triển ý nghĩa của một biểu tượng trong một năng lực biểu hiện to lớn" [12]. Cấu trúc NTNT trong các tác phẩm nghệ thuật nói chung, xình ca nói riêng có thể xem như một tổng thể các tín hiệu thẩm mĩ, trong đó vai trò quan trọng thuộc về các "từ - biểu tượng" với tư cách là những điểm nhấn trong tổng thể cấu trúc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.2.1. Một vài đặc điểm tiếng Cao Lan Như đã nói ở phần Mở đầu (mục 2.3), cho đến nay những nghiên cứu về tiếng Cao Lan không nhiều và không phong phú, đặc biệt chưa thấy có một chuyên luận nào miêu tả tiếng Cao Lan ở diện đồng đại. Tuy nhiên, qua các tài liệu đã công bố, có thể phác hoạ một số nét chung về tiềng Cao Lan như sau: Xét về quan hệ cội nguồn, tiếng Cao Lan là một ngôn ngữ thuộc nhóm Tai Bắc (ở Việt Nam có các đại diện là: Giáy, Bố Y, Pu Nà...) của nhánh Tày - Thái (gồm các nhóm Tai Bắc, Tai Tây Nam, Tai Trung Tâm) của chi Tai (gồm các nhánh Tày Thái và Đồng Thuỷ) của ngữ hệ Tai - Kađai (gồm các chi Tai, Hlai - Lê và Kađai). Trong các tài liệu lịch sử, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy tiếng Cao Lan rất gần với các ngôn ngữ thuộc nhóm Tai Trung Tâm (Tày, Nùng, Thu Lao) và giả định rằng đây là kết quả của sự tiếp xúc ngôn ngữ (với các ngôn ngữ thuộc Tai Trung Tâm) khi người Cao Lan di chuyển xuống phía Nam. Trong tiếng Cao Lan cũng có nhiều yếu tố và hiện tượng ngữ âm như ở tiếng Hán, và điều này cũng được giải thích bằng ảnh hưởng của tiếng Hán mà cộng đồng người Cao Lan từng sử dụng như ngôn ngữ thứ hai. Như vậy, có một điểm đáng chú ý khi xét về quan hệ cội nguồn: Ở trạng thái hiện nay, tiếng Cao Lan và tiếng Sán Chí (tiếng nói của hai cộng đồng thuộc “dân tộc” Sán Chay) không có điểm chung: tiếng Cao Lan thuộc ngữ hệ Tai - Kađai, còn tiếng Sán Chí thuộc ngữ hệ Hán - Tạng (người Sán Chí đang nói bằng một phương ngữ tiếng Hán). Trạng thái ngôn ngữ phổ biến ở vùng đồng bào Cao Lan hiện nay là đa ngữ, trong đó chủ yếu là song ngữ (Cao Lan - Việt). Đa số người Cao Lan nói Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 được tiếng Việt. Ở một số nơi, đồng bào còn nói được tiếng Tày, tiếng Hoa. Một số người già Cao Lan biết chữ Hán. Trạng thái đa/song ngữ kể trên, bên cạnh khía cạnh tích cực (là giúp cho các dân tộc hiểu nhau) còn có cả mặt trái, vì đó là trạng thái đa/song ngữ tự nhiên và không bình đẳng. Người Cao Lan, đặc biệt là lớp trẻ, trong khi cố gắng sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác (chủ yếu là tiếng Việt) thì lại quên đi một phần, hoặc hoàn toàn tiếng mẹ đẻ của mình. Đây cũng là trường hợp của người Sán Chí (quên hoàn toàn tiếng dân tộc mình chuyển sang nói tiếng Hán), và điều này có thể lặp lại ở người Cao Lan. Chưa có tài liệu nào giúp ta hình dung được đầy đủ và sâu sắc về tiếng Cao Lan hiện nay (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, tiếng địa phương, chữ viết...). Sau đây là một số nhận xét rút ra từ các tài liệu đã có: - Xét về cấu trúc, tiếng Cao Lan là một ngôn ngữ rất gần với các ngôn ngữ Tày - Thái ở Việt Nam (Tày, Nùng, Giáy, Thái...), với một số đặc điểm: đơn tiết (các “tiếng” được phát âm tách rời, thường trùng với các đơn vị nhỏ nhất có nghĩa là từ và hình vị ); có thanh điệu (thường được chi nhận là 6 thanh); hệ thống các phụ âm giữ chức năng âm đầu tương đối phong phú, các âm cuối có đối lập giữa các âm mũi và không mũi, hệ thống nguyên âm có đối lập không đều đặn giữa các âm dài/ngắn; đơn/đôi... - Trong từ vựng tiếng Cao Lan, có sự phân biệt giữa các từ ngữ “thuần” Cao Lan được sử dụng hàng ngày kết hợp với các từ vay mượn mới đây từ tiếng Việt; Các từ ngữ “cổ” mang sắc thái trang trọng được dùng trong cúng bái và xình ca, phần lớn là các từ có nguồn gốc từ tiếng Hán. - Người Cao Lan có một hệ thống chữ cổ - chữ “Nôm Cao Lan”, được hình thành trên cơ sở chữ Hán (là chữ khối vuông ghi ý), theo cách vừa biểu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 đạt ý vừa biểu đạt âm Cao Lan (giống như chữ “Hán Nôm” của người Việt). Chữ này được dùng trong các sách cúng, ghi gia phả, một số tác phẩm thơ ca dân gian. Nhà thơ Lâm Quý, người Cao Lan , tác giả cuốn Văn hoá Cao Lan nhận xét rằng thứ chữ này “rất khó đọc và khó hiểu nghĩa”, “đại đa số quần chúng nhân dân khi nghe đọc là hiểu, còn không tự đọc và viết được” [34 ;tr 172-173]. Cách “sáng tạo” ra chữ Cao Lan như thế lại lặp lại một lần nữa: Người ta đã dùng các kí hiệu của hệ thống chữ Quốc ngữ kết hợp với một vài cải tiến để ghi tiếng Cao Lan. Kết quả là một loại chữ Cao Lan ra đời, với các chữ cái và nguyên tắc tương tự như chữ Quốc ngữ. Nhà thơ Lâm Quý nhận xét rằng: “Loại chữ này rất phổ thông. Chỉ cần đọc thông viết thạo chữ Quốc ngữ là có thể viết thư, thông tin cho nhau bằng tiếng Cao Lan trong cộng đồng dân tộc mình”[34; tr.176-177]. Ông cho biết rất nhiều bài ca dao, dân ca, tục ngữ, vở kịch... đã được chi chép lại bằng chữ này, chẳng hạn sau đây là một bài thơ bộ đội viết ra để trêu các cô gái Cao Lan (1) : Slính nung slính Nhớ em lắm Slính nung slam tọn mấy kêu ngoài Nhớ em ba bữa không ăn cơm Slính nung slam tọn mấy kêu láu Nhớ em ba bữa không uống rượu Mấy đáy au nung tụp láu thai... Không được lấy em (anh) đập đầu chết... Trong các bản xình ca do Lâm Quý, Ngô Văn Trụ sưu tầm được , ở phần tiếng Cao Lan cũng được ghi bằng loại “chữ” này. 1.2.2. Xình ca trong vốn văn nghệ dân gian Cao Lan Đồng bào Cao Lan không chỉ biết lao động chăm chỉ để tạo cho mình cuộc sống ấm no, mà họ còn rất chú trọng xây dựng một kho báu văn nghệ dân gian Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 vô cùng phong phú, đa dạng và hấp dẫn. Đó là kho tàng truyện cổ tích, tục ngữ, ca dao, dân ca, hội họa..., cùng với những lễ hội dân gian tưng bừng, những vũ điệu nhịp nhàng uyển chuyển theo tiếng trống tang sành...Tất cả đã tạo nên một đời sống văn hoá tinh thần của người Cao Lan thật trí tuệ mà tình cảm, gần gũi, vui vẻ, cởi mở. 1.1.2.1. Truyện dân gian Truyện dân gian Cao Lan có nội dung phong phú, phản ánh quan niệm về nguồn gốc vũ trụ, loài người như "Truyện quả bầu", "Sự tích bàn chân người"; phản ánh quá trình lao động sản xuất, chinh phục tự nhiên của người Cao Lan như "Sự tích hạt lúa", "Ba chàng khổng lồ", "Chàng khổng lồ gánh núi"; truyện ngợi ca tình yêu thương, lòng kính trọng, hiếu thảo của con cái với cha mẹ như: "Láu Đoi", "Sự tích con bìm bịp", "Chiếc hũ vàng"; lại có truyện ngợi ca tinh thần đấu tranh chống áp bức và giặc ngoại xâm: "Lâm Khê", "Cây trám", "Chuyện kể về người mồ côi"; truyện lí giải về loài vật như "Sự tích con bìm bịp", "Truyện hươu, rùa, cua"... Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện dân gian của người Cao Lan rất đa dạng mộc mạc, giản dị, có lúc thâm trầm, sâu sắc nhiều khi lại dí dỏm, vui tươi. Dân gian Cao Lan còn lưu truyền một truyện đặc sắc kể về bà Chúa thơ ca của người Cao Lan - "Kó Lằu Slam". Đây được xem là: tác phẩm mang chất tự sự của truyện cổ. Truyện này có nguồn gốc từ các đêm hát ví và lấy thể của xình ca để sáng tác, vì vậy gắn bó chặt chẽ với những đêm hát của các chàng trai, cô (1) Để tiện trình bày và dễ theo dõi, các ví dụ bằng tiếng Cao Lan dẫn trong luận văn sẽ được ghi bằng chữ này (mượn các kí hiệu chữ Quốc ngữ để ghi, với một số cải tiến) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 gái Cao Lan. Cụ thể, truyện gồm nhiều chương hát về Lằu Slam (hát mời, hát tiễn và kể về chuyện tình của Lằu Slam). Vì vậy, nghiên cứu về xình ca trước hết phải tìm hiểu tích truyện này. Bao trùm lên những truyện cổ tích Cao Lan là tư tưởng nhân nghĩa sâu sắc, là khát vọng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, con người sống với nhau nhân ái, thủy chung. Tiếc rằng, mảng tự sự dân gian này chưa thực sự được các nhà khoa học quan tâm sưu tầm, nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc. 1.2.2.2. Múa - Âm nhạc - Hội họa XCCL không có múa phụ hoạ và có ít âm nhạc đệm, nếu có chỉ dùng sáo, hoặc gõ phách khi hát đố. Cùng với múa và âm nhạc, hội hoạ cũng là một nét đẹp văn hoá của đồng bào Cao Lan. Tranh vẽ Cao Lan vừa thể hiện thế giới tâm linh và tín ngưỡng của người xưa, vừa mang khát vọng về cuộc sống ấm no của con người nơi trần thế. Ví dụ như các bức tranh vẽ thần Nông, thần Đất, thần Sông, thần bà Mụ...Đặc biệt là bức tranh “Vương ca” mô phỏng về bà Lằu Slam và cảnh sinh hoạt ca hát của dân tộc Cao Lan có liên quan đến Bà Chúa thơ ca này của họ. 1.2.2.3. Tục ngữ - Ca dao (dân ca) Dân tộc nào cũng có tục ngữ - ca dao để mọi người trong cộng đồng thưởng thức, tiếp thu những lời dạy, những đức tính tốt đẹp, những kinh nghiệm ứng xử trong cuộc sống. Đặc trưng của tục ngữ - ca dao là ngắn gọn, cô đúc, có quy luật vần điệu dễ nhớ, dễ bắt chước làm theo trong đời sống hàng ngày. Tục ngữ - ca dao Cao Lan không ngoài đặc trưng đó. Tục ngữ Cao Lan đã đúc rút kinh nghiệm trong cuộc sống, lao động sản xuất; nhắc nhở những điều sai, khuyên răn, dạy bảo những điều hay lẽ phải cho mọi người. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 Cho đến nay, ta chỉ biết người Cao Lan có một loại bài hát ru (ru con và ru em) với làn điệu du dương, dịu dàng. Bên cạnh đó, trẻ em Cao Lan có nhiều bài hát đồng dao rất hay, được sáng tác tự nhiên khi vui chơi. Những ý tứ thâm sâu trong tục ngữ, những vần điệu nhịp nhàng của bài hát ru và đồng dao, có thể được tìm thấy trong xình ca... 1.2.3. Xình ca Cao Lan XCCL có từ bao giờ? Điều này chưa ai có thể nói rõ được. Theo lời kể của các cụ già Cao Lan thì xình ca được lưu truyền từ xa xưa cho đến ngày nay. Làn điệu này tương truyền do nàng Lằu Slam sáng tạo ra, vì thế nó gắn liền với truyện thơ “Kó Lằu Slam” và truyền thuyết “Truyện tình nàng Lưu Tam”. Truyền rằng, khi mới biết nói, cô bé Lằu Slam “thần đồng” này đã nói lên những lời thơ, bảy tuổi đã hát ra những bài hát, đọc những lời đồng dao cho trẻ chăn trâu trong làng vui hát trong những đêm trăng. Lời hát có câu: Pá phoom dòm dòm pây khựt phứ Ông trăng dòm dòm đi vén mây Mệt phứ tèo tèo háy bôn heo... Mây bay bay trời cao cao... Mười sáu tuổi, Lằu Slam đã trở thành cô gái xinh đẹp, hát ví hay, đối đáp giỏi làm mê hồn các chàng trai trong vùng. Trong đám hội làng ném còn, hát ví, nàng đem lòng yêu chàng trai nghèo tên là Dừn. Chị dâu ép gả Lằu Slam cho nhà giàu. Nàng phải giả làm người câm điếc suốt ba năm...Trong lòng nàng luôn nhớ người tình cũ, ấp ủ hàng nghìn lời ca nhưng không được hát ra thành lời. Cuối cùng, Lằu Slam đi hết núi này đến bản nọ để tìm người yêu. Những lời ca tình yêu nhớ nhung được sáng tác trong suốt mấy chục năm ròng...Người đời chép lại bằng chữ Nôm với hàng thuyền sách, hát 36 ngày đêm không hết. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 Chuyện kể rằng, khi biết chàng Dừn đã chết, Lằu Slam tựa vào gốc thông hát lên những lời thương tiếc và cũng trút hơi thở cuối cùng ở đó...Hồn nàng nhập vào gốc cây, từ đó cây thông này xanh mướt, quanh năm bốn mùa vi vu trong gió, hát mãi những bài xình ca tình yêu da diết. Nhân vật huyền thoại Lằu Slam đã được đồng bào Cao Lan tôn là “Bà Chúa thơ ca”. Mỗi dịp vui xuân, đám hát ví đều có những lời ca mời hồn nàng về nhập cuộc, để con trai con gái hát hay và đối đáp thông minh. Sau cuộc vui lại có những lời hát tiễn nàng về cõi Phật. Người Cao Lan coi xình ca là “kho báu trí tuệ” và “kho tàng tình cảm” của mình. Đời sống của người Cao Lan xưa gắn bó với xình ca. Xình ca gần gũi, thân thiết như bếp lửa, như nếp nhà sàn, như ruộng nương...Xình ca đã được gìn giữ và lưu truyền bằng việc ghi chép, tập hợp thành sách, và chủ yếu vẫn là nhờ truyền miệng. XCCL có nhiều loại: - Xình ca Thsăn lèn (hát năm mới): đó là những bài hát chúc nhau an khang thịnh vượng trong những ngày đầu năm mới âm lịch. - Xình ca Thsao bạo (hát đối đáp hay còn gọi là giao duyên): đây là loại xình ca được nhiêu người ưa thích. Nội dung những bài ca này là những lời yêu thương, nhớ nhung, hờn giận... - Xình ca Kên láu (hát đám cưới). - Xình ca Tò tèn (hát đố): người hát phải thuộc những bài có sẵn, phải nhanh trí nghĩ ra câu đố và trả lời được câu đố của bạn hát… Hai môi trường diễn xướng cơ bản của xình ca là trong nhà sàn và ngoài trời. Xình ca trong nhà sàn thường diễn ra vào ban đêm (mùa xuân hoặc lúc nông nhàn). Trai gái hát theo các tập sách ghi chép của người già truyền lại. Tương truyền xình ca Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 có mười hai tập, ứng với mỗi tập là một đêm hát với nội dung khác nhau. Hai bên hát phải cùng nhau hát theo các chương có tính chất bắt buộc. Người Cao Lan gọi đó là “ca bậc” - hát lớn để mọi người cùng nghe. Đêm hát tổ chức ở đâu, chủ nhà trải chiếu hoa, chuẩn bị ấm chè, miếng trầu mời khách. Một đêm hát thường bắt đầu khoảng từ tám, chín giờ tối đến sáng hôm sau. Những đêm hát xình ca trong nhà có nội dung rất phong phú. Dường như người Cao Lan hát về tất cả mọi điều xung quanh cuộc sống lao động và đời sống tinh thần của họ. Những điều gần gũi như ngày tháng trong năm, các nông cụ, thiên nhiên, quá trình di cư..., đến cả những điều xa xôi như vũ trụ, công chúa, hoàng tử, các vị thần thánh... rồi cả những vấn đề thuộc về tâm linh như can chi ngũ hành trong bát quái, kiện cáo số mệnh, con người chết vào tháng nào sẽ đi hướng nào, số mệnh cung tuổi hợp hôn, xem ngày giờ làm nhà, lấy vợ, đặt mồ mả, thờ cúng tổ tiên... Nhưng trên tất cả, xình ca vẫn hấp dẫn bởi những chương hát về tình yêu đôi lứa với tất cả cung bậc tình cảm, hát về khát vọng được cùng nhau trao đổi tâm tình, xây đắp hạnh phúc, đi đến hôn nhân. Ngoài những đêm hát bên bếp lửa nhà sàn, trai gái Cao Lan còn hát ở nhiều không gian khác nhau (ở chợ phiên, trên nương, trong rừng, suối nước...), gọi chung là xình ca ngoài trời. Đây là không gian diễn xướng phóng khoáng để trai gái Cao Lan tự do đặt lời, ứng khẩu đối đáp mà không cần sách. Vì thế, đặc trưng của lời xình ca hát ngoài trời là không cố định, bắt buộc, người hát có thể tự thay đổi, thêm bớt sao cho phù hợp với hoàn cảnh và với bạn hát, với tình cảnh của hai bên. Bao giờ họ cũng đứng thành tốp hát tập thể, rồi từng cặp từng đôi “ưng nhau” mới tách ra hát riêng. Loại xình ca này còn được gọi là "cao shềnh" (hát giao duyên). Nội dung chủ yếu của nó là hỏi thăm, trao đổi tâm tình, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 bày tỏ yêu đương, đố chữ, đố vật, trêu đùa nhau...Tuy vậy, xình ca dạng “ứng khẩu biến hoá” này cũng phải tuân theo các bước sau: - Vèo ca: hát để gọi bạn đến. - Sạo ca: hát dạo đầu (hỏi tên, tuổi, họ hàng, quê quán để làm quen). - Mầng ca: hát thề thốt (bày tỏ tình cảm, hẹn ước)… Những bài hát tình yêu này được gọi chung là “ca ý”. Những ý tứ yêu đương luôn tiềm ẩn trong đầu những chàng trai cô gái ở tuổi đang yêu, nhưng sẽ thành kỉ niệm khi họ đã có vợ có chồng… Có thể khẳng định rằng, xình ca là mảng văn nghệ dân gian còn giữ lại được nhiều nhất những giá trị quý báu của văn hoá truyền thống Cao Lan, trong đó có vốn ngôn ngữ của cộng đồng này. Có thể xem NTNT trong xình ca như chìa khoá để chúng ta mở cánh cửa bước vào thế giới đa chiều, phong phú về đời sống xã hội và đặc biệt tinh thần của người Cao Lan, được phản ánh qua XCCL. TIỂU KẾT Được thể hiện chủ yếu qua truyền khẩu, được ghi lại qua chữ viết sau này, NTNT trong XCCL mang những đặc trưng của ngôn ngữ văn nghệ dân gian nói chung: vừa bị ràng buộc bởi các khuôn mẫu truyền thống, vừa được ứng tác sáng tạo tuỳ thuộc vào hoàn cảnh và mục đích cụ thể của cuộc xướng ca, đồng thời có thể có những đặc điểm riêng của một hình thức cụ thể của một cộng đồng. Xuất phát từ quan niệm như vậy, việc chỉ ra các cơ sở lí thuyết và thực tiễn trong nghiên cứu xình ca Cao Lan là nhằm hình dung đối tượng này trong những phổ niệm về ngôn ngữ trong văn bản văn nghệ dân gian và các phương thức chuyển nghĩa, những cách liên kết văn bản thường gặp, đồng thời xác định bước Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 đầu những điểm đáng chú ý trong xình ca của cộng đồng này. Các khái niệm được xác định là: ngôn ngữ, ngôn ngữ văn học, ngôn từ nghệ thuật, so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, biểu tượng, nhịp điệu, vần, xình ca..., có vai trò định hướng khi xem xét những đặc trưng của NTNT trong xình ca về hình thức và ngữ nghĩa ở những chương sau. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 CHƢƠNG 2 NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT CỦA XÌNH CA XÉT VỀ MẶT HÌNH THỨC 2.1. KẾT CẤU XÌNH CA Xình ca là vốn quý trong văn hoá dân gian cổ truyền Cao Lan. Kết cấu của xình ca vừa có nét tương đồng với dân ca trữ tình của các tộc người trên đất nước ta, vừa có những đặc điểm riêng. Trong giới hạn của luận văn, xin được tìm hiểu kết cấu của xình ca trên hai phương diện chính: Hình thức kết cấu và biện pháp kết cấu. 2.1.1. Các dạng kết cấu Do ảnh hưởng của thể tứ tuyệt (Trung Quốc) nên những khúc hát xình ca giao duyên bao giờ cũng có bốn câu hát, mỗi câu 7 chữ. Trường hợp đặc biệt là những khúc có 3 câu mỗi câu 7 chữ, hoặc bốn câu, câu đầu 3 chữ, ba câu sau mỗi câu 7 chữ. Như vậy, câu hát xình ca không quá dài, trong khi hát, người hát thường phải thêm những từ đưa đẩy “ư...ờ...” để ngân nga. Khúc hát chỉ có bốn câu hát và chỉ gồm 28 chữ là một khúc hát ngắn nên đa số các bài xình ca phải gồm từ hai khúc trở lên. Xình ca được hát vào ban đêm và xình ca được hát trong nghi lễ (hát trong đám cưới, đám tang...) được ghi chép vào sách in thành tập, khi hát người hát phải cầm sách hoặc học thuộc lòng từng câu rồi hát theo. Vì thế, một khúc hát đến cả tập sách thường có tính công thức, khuôn mẫu, bắt buộc người hát phải ghi nhớ. Nếu không thuộc và không hát được sẽ bị chê cười... Bên cạnh kết cấu cố định, bắt buộc, XCCL còn có những khúc hát giao duyên, đối đáp có kết cấu khá linh hoạt. Từ mẫu gốc có sẵn, câu hát, khúc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 hát có thể được thay đổi ít nhiều sao cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Lại có cả những câu hát, khúc hát được sáng tác nhất thời với yêu cầu phải ứng đối nhanh, thông minh, nên người ta khi hát phải nghĩ ra lời mới để đối đáp với nhau. Một số bài xình ca còn có cấu trúc tựa như một câu chuyện kể, mà cốt truyện được trình bày qua lời đối đáp của bên nam và bên nữ. Đó là những tích truyện cổ gắn liền đời sống văn hóa, tinh thần của người Cao Lan như Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài, Nàng Lằu Slam... Có những truyện gắn với các biến cố lịch sử của tộc người như kể về cuộc bơi thuyền vượt biển, về quá trình di cư đầy gian khổ của người Cao Lan từ Trung Quốc sang Việt Nam. Trong số những bài xình ca trên, bài hát kể về Lằu Slam có cấu trúc cốt truyện rõ nét nhất. Chuyện bắt đầu giới thiệu về "quê quán Lằu Slam ở Tây Châu", "nhà ở hướng Tây", vì nàng làm ra nhiều thơ hay nên bị ganh ghét đẩy xuống vực, nàng leo lên vực bằng dây rừng, rồi lại đến chuyện Lằu Slam đi tìm người yêu, chuyện nàng tắm suối bị bọn trẻ trâu nhìn trộm. Kết thúc bài xình ca là chuyện Lằu Slam chết bên gốc cây thông… Yếu tố cốt truyện trong một bài xình ca làm cho những câu hát, khúc hát trong bài liên kết chặt hơn, tình tiết chuyện phát triển theo những khúc hát cứ liên tiếp nhau, khiến cho người nghe có cảm giác như nghe một câu truyện cổ có kết cấu chặt chẽ, cốt truyện li kì. Ví dụ đoạn cuối câu chuyện về Lằu Slam như sau: Lằu Slam cáo kích mục tàu tặng Lênh pén lủy nhừ tun dắt chăng Pắt slặn ngo họn Lằu Slam mòi Dắt pin hay mép dắt pin hằng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 Lấy cọ họn nhàu hai nhờn cáng Lău Slam pắt tỉnh slấy ngoày ngoày Cấy to co sì cáng cú lêu Ậy ắc họn nhàu kịch slấy màu. Sồng phéc mộc Dơu cọ mò phằn và sắc háo Phông sui thin dính Lằu Slam ca. (Lằu Slam ghếch chân lên gốc cây / Quấn cho gọn lại đôi xà cạp / Hở ra cặp đùi trắng hây hây / Xâu vào đôi cá đang thở ngớp / Nép vào đôi bên một chãng cây / Đôi lời đồng dao trẻ chăn trâu / Thấy thế bèn chơi hát đôi câu / Một chốc vô tâm làm lộ hết / Của báu dành cho mối tình đầu / Bao nhiêu lời hát bay đâu hết / Để mắng đàn trẻ em mục đồng / Tựa ngồi buồn bã nơi gốc thông / Sống làm gì nữa chết cho xong / Dưới gốc thông già phần mộ ai / Cỏ hoa, bướm lượn vẽ vòng chơi / Người đời thương cảm người dưới ấy/Gió reo thông vút tiếng ca vui). Khi nói đến kết cấu của một bài dân ca, người ta thường nói đến hai dạng kết cấu đặc trưng là một chiều và đối đáp. XCCL cũng được sáng tác theo hai dạng này. Có thể hiểu kết cấu một chiều là kết cấu liên kết một lượt lời ca do một chủ thể phát ngôn diễn xướng. Trong XCCL, kết cấu một chiều được sử dụng để liên kết những câu hát, khúc hát liên tiếp của bên nam, hoặc bên nữ khi diễn xướng mà không có lời đáp. Kết cấu một chiều được sử dụng ở những bài hát “mời trầu”, “dâng tổ” trong xình ca đám cưới, bài “lời khuyên” của ông mòi (ông mối) sau đám cưới, toàn bộ xình ca đám tang, và số bài hát mang tính tự sự diễn xướng trong 12 đêm hát giao duyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 Ở lễ “dâng tổ” và “mời trầu” của đám cưới người Cao Lan, có hai bài sáng tác theo dạng kết cấu một chiều gồm trên 40 khúc hát, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt bốn câu bảy chữ, có trường hợp câu đầu ba chữ. Lời do bên nhà trai hát: Kênh cụ slốc ông su tặng tàu Xin bẩm các cụ ngồi bàn đầu Tạm pu phân phát pá lang đau Bạn bè chú rể được phát tiếp trầu cau Chú công chóc slin tù phát lêu Trưởng họ chú cô đã phát hết Lài vằn phát hấy mùn tài tàu. Xin được quay ra tiếp khắp nhà. Sau tất cả các nghi lễ trong đám cưới, người Cao Lan còn có một bài hát riêng do ông mòi hát khuyên răn cô dâu làm tròn bổn phận và trách nhiệm với gia đình chồng. Bài hát gồm nhiều khúc hát nối tiếp tạo thành lượt lời dàn trải. Kết cấu một chiều độc lập làm cho bài hát nghe như bài giảng về đạo lí: ... Em chưa có chồng em chưa biết Lấy chồng ba năm em sẽ biết Bao nhiêu cơm cháy cũng là em ăn Bao nhiêu việc khó cũng là em làm. Xình ca đám tang có số lượng ít hơn xình ca đám cưới, đến nay chỉ sưu tầm được một bài gồm năm khúc hát có kết cấu một chiều, bài hát này do say phù (thầy cúng) hát lúc căn dặn linh hồn người chết về với tổ tiên. Những câu hát trong năm khúc hát mang tính trần thuật khá rõ nét, là lời của thầy cúng vừa kể lể, vừa chuyện trò, tâm sự, khuyên bảo linh hồn. Mở đầu bài cúng, say phù thường khai giọng bằng các từ “ờ... ự... ư” ngân dài rồi hát: Dắt shồng mào nhằn mền dình tông Thứ nhất tiễn linh hồn theo hướng Đông Sắt héng dừ hô kít dừ phông Xuất hành như gió cũng như mưa Mài nhằn hời tạo mềnh vùng ốc Hình nhân hãy đến vương quốc (nhà) của mình Dui mộc tạo lằn sằn chú công. Yêu cây đào (mà) về trần với tổ tông. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 Ngừy sồng mào nhằn mền dình nam Thứ hai tiễn linh hồn theo hướng Nam Môi mìn tam tạng sầng cao san Mai này bước lên tầng núi cao Dâu phờn chi sí mây pin héc Có cơm cho mi để mi ăn Hàn sính di nà mù tác phan. Dù nhớ bố mẹ cũng không được quay lại. Nói đến xình ca giao duyên, có thể thấy đặc trưng nổi bật là hát đối đáp trao đổi tâm tình, nhưng xen kẽ vào đó vẫn có những bài có kết cấu một chiều. Đây là những khúc hát của chàng trai hoặc cô gái tự bộc lộ nỗi lòng mình trước thiên nhiên, cảnh vật, mượn cảnh tả tình, hoặc tưởng như với người yêu mà không có lời đáp, nhiều khi chỉ là một khúc hát lẻ, được hát bâng quơ nhưng đầy ngụ ý: Căn nhặt cổng làng sơi lư thằu Hôm nay gặp anh ở giữa đường Kịn làng săn sắc lểnh dầu dầu Thấy anh xuân sắc mỹ miều thay Lư sẩng nhằn to màn hoi hắu Phong cảnh đông người em không dám nói Nàng hú quay ca ạm dứt sầu. Em đã nhớ anh đêm ngày. Có những khúc hát dài giống như thơ tự do bảy câu mỗi câu bảy chữ, người hát than thở về gia cảnh nghèo, đường xa khó đi, hát về bàn tay, cánh tay (có lẽ tưởng như khi nắm tay người yêu)... Câu hát trong những khúc hát này mang tính tự sự, có khi thiên về kể lể, miêu tả: Dừ tồng mềnh dịp tởi cao thin Nhìn như những lá cây trên trời cao Tao sẩng kít hới pùn lồng cạy Kết lại như hoa mào gà Dừ tồng tông hái dắt chi lìn Trông như biển đông liền một dải Tông hái ngo lồng can kếch shới Rồng ở biển đông mà phải khát khao Mò phông mò hự ệnh săn thin Không mưa không gió đẹp duyên tình Nà nìn sập lằn sham sẩu Cha mẹ sinh ra rồi để lại (cho mình) Sẩu sắu ngo lồng sắt há lìn. Năm ngón tay như năm con rồng nằm liền một dải. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 Bên cạnh kết cấu một chiều, đa số XCCL có dạng kết cấu đối đáp. Đây là dạng kết cấu gồm những lời thoại, gồm hai hay nhiều lượt lời trao đáp tương tác với nhau, do hai hay nhiều chủ thể diễn xướng. Đơn vị cơ sở được liên kết thành kết cấu trao đáp là các cặp đối đáp. Ví dụ: Chàng trai hát: Di sùi mừy vắn tàu lộc chắm Đêm nằm anh mơ thấy em Mấy slơi ca cậy vừy cao sài Việc nhà lười nhác chẳng thèm làm Mấy tắc sú mình pụn tính slấy Không được lấy em thà chết đi Senh di tồng chắm, slấy tồng mài. Sống chung chăn gối, chết cùng chôn. Cô gái cũng ứng đối lại rất khôn khéo khiến chàng trai ủy mị kia bị thuyết phục không thể “chết đi” mà cố gắng làm việc chăm chỉ hơn và sống trong hi vọng: Mù tắc ây Ấy ấy, đừng vội chết Dực làng kệc hơi slấy ngoày ngoày Chết rồi mang kiếp người không vợ Công chác ca tàng mù nhằn chếnh Chàng ơi việc nhà đừng lười nhác Nhằn nhằn sừn cáng tửy mù say Em chỉ lấy người chăm làm thôi. Những bài xình ca giao duyên có kết cấu đối đáp linh hoạt như thế được các thanh niên nam nữ Cao Lan rất yêu thích. Ngoài xình ca giao duyên, kết cấu đối đáp còn có trong những bài xình ca đám cưới. Đám cưới (làn mùn) của người Cao Lan được tiến hành qua các bước: - Hoi mặc (dạm ngõ) - Phạn ngằn (ăn hỏi) - Làn mùn (giữ cửa) - Đám an lìu (lấy dâu) và ca lực slau (gả con gái) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 - Kệnh tró (dâng tổ) - Phát mạc làng hò (mời trầu) Xình ca trong đám cưới được bắt đầu ở lễ “giữ cửa’’ (làn mùn), là những khúc hát thường chỉ có hai câu, mỗi câu bảy chữ sắp xếp theo kết cấu đối đáp giữa nhà trai và nhà gái. Khi nhà trai mang lễ vật đến, nhà gái ra đón ở cửa nhà và hát hỏi: Mơn tưu héc nhằn sợ ná chau ? Xin hỏi đoàn khách ở phương đâu? Slạo sệch tềnh sưn hun hới su. Sân nhà đã quét xin mời đợi. Nhà trai đáp: Tưi sì héc nhằn sợi Cống Châu Anh là người khách từ Quảng Châu Lài tạo tềnh sưn hun hới su. Đã đến sân rồi anh xin đợi. Với kết cấu đối đáp ngắn như vậy, hai họ tiếp tục hỏi thăm nhau về những người đi theo đoàn, về lễ vật... Tiếp đó là những khúc ca dài bốn câu bảy chữ, đối đáp giữa pù tàu (phù rể) và các thiếu nữ giữ cửa. Khi bước đến cầu thang, thấy nhà gái có giăng hai chiếc thắt lưng xanh đỏ treo vòng bạc, pù tàu hỏi: Hò mợt hồng hồng làn lù háu Cái gì đỏ đỏ chắn đường vào Hò một hồng hồng làn lù tàu Cái gì đỏ đỏ chắn đầu đường Tàu di mù tàu mấy mù mấy Đầu không có đầu đuôi không có đuôi Mấy sếch hò pun làn lù tàu ? Không biết tại sao chắn đầu đường? Thiếu nữ nhà gái trả lời: Sáu căn hồng hồng làn lù háu Thắt lưng đo đỏ chắn đầu vào Sáu căn hồng hồng làn lù tàu Thắt lưng đo đỏ chắn đầu đường Quạy hàng mấy sếch mình sư pạo Các anh không biết em bảo cho Chếch sì sáu căn làn lù tàu. Chính là thắt lưng chắn đầu đường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 Kết cấu đối đáp như trên được tiếp tục dùng để nhà gái hát đố thử tài nhà trai, nhưng những khúc xình ca lúc này chỉ còn kết cấu trung bình, gồm ba câu bảy chữ. Chẳng hạn, nhà gái hỏi: Cấy căn chủ nhục cấy căn bào Mấy cân thịt lợn mấy cân mỡ Cấy táu dầu nà cấy tầu tồ? Mấy bó vừng được mấy đấu tro Thụ nhi sắt tắc cấy to mào? Con thỏ có bao nhiêu cái lông? Nhà trai đáp: Sặp căn chủ nhục dắt căn lào Mười cân thịt lợn một cân mỡ Sặp táu dầu nà dắt táu tồ Mười bó vừng được một đấu tro Thụ nhi sắt tắc mầu pun mào. Con thỏ có hàng vạn cái lông. Ngoài ra, nhà gái còn đưa ra những đồ vật khác như cái cân, cái chổi, khay ấm chén, bát tiết lợn..., để đố nhà trai. Bao giờ nhà trai đối được đúng, hoặc có một ông bác, ông chú nhà gái nói một lời: “Hát thế được rồi, để họ vào nhà thôi...”, thì nhà trai mới được vào dâng lễ vật. Trong 12 tập sách, xình ca được hát vào ban đêm có rất nhiều chương hát đối đáp với những nội dung phong phú. Đêm đầu tiên có 4/8 chương hát đối đáp, đó là các chương: Bơi thuyền vượt biển (gồm 61 khúc hát); Chúc tụng (gồm 9 khúc hát); Mời Bà Lằu Slam (gồm 20 khúc hát); Phụng chủ nhà (gồm 53 khúc hát). Những đêm hát sau này, từ đêm thứ hai đến mười hai, nam – nữ hát đố nhau về 12 tháng trong năm, đố về các loài hoa, các nông cụ, thời tiết, vận mệnh, can chi ngũ hành, hoặc ca ngợi về các vị thần thơ ca, thần nông... với những đề tài rất phong phú được thể hiện dưới dạng hát hỏi. Bên trai hát hỏi rồi bên gái trả lời hoặc ngược lại. Cứ như vậy, người ta giở sách ra hát suốt đêm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 Về kết cấu của chương, bài cụ thể trong những đêm hát này, cho đến nay chưa có nhà nghiên cứu nào tìm hiểu cặn kẽ. Chỉ có tác giả Lâm Quý giới thiệu rằng đêm hát thứ sáu có ba bản sao, tập sách “gồm 100 trang, mỗi trang 4 bài thơ chữ Hán - Nôm Cao Lan cổ. Với 400 bài thơ tứ tuyệt (4 câu, 7 chữ) được chia làm nhiều chương, mục”[34; tr199]. Trong giới hạn của luận văn này, xin được phân tích cụ thể về hình thức kết cấu của đêm hát thứ nhất ghi trong cuốn Xịnh ca Cao Lan - đêm hát thứ nhất do Lâm Quý sưu tầm và biên soạn. Tập sách gồm 8 chương hát: - Chương 1 - Ca hoi slinh (Mở đầu) có 38 khúc hát, trong đó 32 khúc theo thể thất ngôn tứ tuyệt bốn câu, mỗi câu bảy chữ, sáu khúc còn lại có bốn câu, câu đầu ba chữ, ba câu sau mỗi câu bảy chữ. Toàn bộ chương Mở đầu có kết cấu một chiều độc lập, là lời của chàng trai đi làm khách hát ở làng xa. Chàng kể chuyện mùa xuân đi chơi tìm người thương, vào làng đông thấy nhiều hoa đẹp, thấy các cô gái tươi đẹp như hoa, thế là chàng xin ở lại hát ví. Vào làng, chàng trai hát lời ngợi ca, kính chúc người già, bạn bè bốn phương. Sau đó chàng hỏi họ tên cô gái, tỏ vẻ thán phục vẻ đẹp của nàng, ướm hỏi để được cùng vào nhà để hát với nhau. Cuối cùng chàng trai hát lời kính chúc làng bản và những người già. - Chương 2 - Nhợp sun co (Vào bản): Gồm 34 khúc hát trong đó 31 khúc theo thể thất ngôn tứ tuyệt, bốn khúc có dạng biến thể, câu đầu ba chữ. Chương này có kết cấu một chiều độc lập, vẫn là lời hát của chàng trai kể chuyện đi trên đường đến làng của bạn hát, chàng gặp bến sông, cối nước, con suối... Chàng kể về việc đến đầu làng hát xin được vào, vì nghe người ta đồn về cô gái rằng cô đẹp, duyên dáng, có bao nhiêu người hỏi mà chưa ưng đám nào ... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 Ẩn sâu bên trong lời hát kể chuyện “vòng vo” ấy là ngụ ý ước muốn được giao duyên cùng cô gái. - Chương 3 - Dàu dinh co (Du hương ca): Gồm 41 khúc hát theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Chương này không có những khúc hát dạng biến thể như hai chương trên. Vẫn là kết cấu một chiều, là lời chàng trai kể chuyện từ nhỏ đi chơi khắp phương trời, qua nhiều nước có nhiều chuyện hay, cuối chương có năm khúc hát kể chuyện về Pắc Po (Bắc Đô) - nhân vật lịch sử được ca ngợi như một vị thần của người Cao Lan. - Chương 4 - Súi co sờu sờn cụ hái (Bơi thuyền vượt biển): Gồm 61 khúc hát, trong đó 51 khúc theo thể thất ngôn tứ tuyệt, 10 khúc có dạng biến thể câu đầu ba chữ, ba câu sau bảy chữ. Chương này chủ yếu là lời chàng trai kể chuyện bơi thuyền vượt biển. Thực chất, đây là chương hát miêu tả cuộc thiên di “chạy loạn giặc giã” bằng thuyền từ các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây Trung Quốc vượt eo biển Đông sang Việt Nam của người Cao Lan. Trong khi chàng trai kể chuyện làm thuyền để đi ra biển, có năm khúc hát là lời của cô gái hỏi đố thử trí thông minh của chàng. Sau mỗi khúc hát hỏi lại có một khúc hát đáp trả lời. Hỏi - đáp liên tiếp tạo thành năm cặp đối đáp trong lời kể chuyện của chàng trai. Ở cuối chương hát có ba khúc hát là lời tự sự của cô gái nhớ lại lúc chàng trai mới đến làng mình. Như vậy chương này có hai dạng kết cấu một chiều và đối đáp đan xen nhau tạo cho cấu trúc của chương có sự phong phú đa dạng. - Chương 5 - Co phùng sun (Hát chúc tụng) gồm 10 khúc hát theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Năm khúc hát đầu là lời chàng trai chúc chủ nhà được mạnh khỏe, bốn khúc hát sau là hai cặp đối đáp: Chàng trai hát hỏi chủ nhà về việc làm nhà, cô gái thay lời chủ nhà trả lời. Khúc hát cuối cùng lại là lời chàng trai hát Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 chúc mừng chủ nhà thêm mạnh khoẻ, giàu có, no đủ. Trong chương hát này cũng có sự đan xen hai dạng kết cấu đối đáp và một chiều như chương hát bơi thuyền vượt biển. - Chương 6 - Sếnh Lằu Slam co (Thỉnh mời thần ca hát): gồm 20 khúc hát, 19 khúc theo thể thất ngôn tứ tuyệt, một khúc hát dạng biến thể thất ngôn tứ tuyệt câu đầu ba chữ, ba câu sau mỗi câu bảy chữ. Đây là khúc hát miêu tả cái chết của Lằu Slam, khi hồn nàng nhập vào cây thông và để lại tiếng hát ca cho đời. Trong chương này, năm khúc hát đầu là lời đối đáp của chàng trai và cô gái về Lằu Slam. Khúc hát đầu tiên, chàng trai hỏi ai là người làm ra lời hát xình ca; Ai là người sáng tác ra những câu hát mà không biết hát; Ai là người tiếp lấy những câu hát ấy để hát. Hai câu hát tiếp theo, cô gái trả lời Cửu Ca là người sáng tác mà không biết hát, Lằu Slam là người tiếp lấy ca hát. Khúc hát thứ tư chàng trai lại hỏi về quê và nhà của Lằu Slam ở đâu. Khúc hát thứ năm, cô gái trả lời quê của Lằu Slam ở Tây Châu. Từ khúc hát thứ sáu đến hết chương hát là lời của một người hát không xưng danh mà chỉ nói rằng Đôi ta cùng hát lời cầu thỉnh Lằu Slam (có thể là nam hoặc nữ hát), sau đó kể chuyện cuộc đời của Lằu Slam từ lúc còn trẻ đến lúc chết. Như vậy, chương hát này cũng được kết hợp bởi hai dạng kết cấu: kết cấu đối đáp, với những khúc hát hỏi - đáp không liên tục mà có sự cách quãng; và kết cấu một chiều, là lời kể do nam hoặc nữ thể hiện. - Chương 7 - Ca tày co (Hát về gà gáy): gồm bốn khúc hát theo thể thất ngôn tứ tuyệt, kết cấu một chiều độc lập. Chàng trai hát nhắc khéo cô gái rằng gà gáy báo quá nửa đêm rồi, tình tự đến thế nên đi nghỉ thôi. Chàng còn hát khen vu vơ con gà trống có tiếng gáy hay quá, gáy lên cho gia chủ có giấc ngủ bình yên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 - Chương 8 - Phùng chứ co (Hát chúc tụng chủ nhà): gồm 55 khúc hát, trong đó 37 khúc hát đầu chàng trai kính chúc tất cả mọi người trong gia đình cô gái. Trong lời hát còn có ý thăm dò xem tình cảm của bạn hát với mình như thế nào. Sau đó là bài hát cảm ơn của cô gái đối với sự quan tâm của chàng trai. Bài hát của cô gái gồm ba khúc hát đều theo dạng biến thể thất ngôn tứ tuyệt, câu đầu ba chữ Cảm ơn chàng, ba câu sau mỗi câu bảy chữ. 13 khúc hát cuối cùng là lời chàng trai cảm ơn, kính chúc cả làng và tạm biệt bạn hát. Kết cấu của cả chương hát là kết cấu đối đáp (bên nam chúc gia đình, bên nữ cảm ơn, bên nam chúc cả thôn và tạm biệt nhau). Tuy vậy, lời đối và đáp dài (trên hai khúc hát), nên mỗi bài đối và đáp ấy lại có kết cấu một chiều. Khép lại tập sách Xịnh ca Cao Lan - đêm hát thứ nhất, bước đầu có thể nhận xét rằng hình thức kết cấu của đêm hát này khá phong phú và phức tạp. Mỗi chương hát có số lượng khúc hát khác nhau, độ dài ngắn khác nhau. Có hai chương hát dài: Chương 4 (61 khúc hát) và chương 8 (55 khúc hát). Đây là hai chương chiếm vị trí quan trọng của đêm hát. Chương 4 được hát vào khoảng giữa đêm, đây là thời điểm khi tình cảm của đôi nam - nữ đã có thể chuyển sang giai đoạn thân mật hơn, thắm thiết hơn. Khi họ đã biết và hiểu nhiều về nhau cũng là lúc họ hát tâm tình, kể cho nhau nghe một chuyện nào đó, có thể đố nhau để thử tài. Chương 8 được hát vào cuối đêm hát, lúc rạng sáng đôi trai gái sắp phải chia tay. Đây là những giây phút đầy lưu luyến để đôi bạn dành cho nhau lời chúc, lời hẹn. Có thể vì dùng dằng mãi không xa bạn hát được, nên họ cứ kéo dài lời chúc, lời chia tay tạm biệt... Giữa hai chương hát dài là ba chương hát ngắn (Chương 5 gồm 10 khúc hát, chương 6 gồm 20 khúc hát, chương 7 gồm bốn khúc hát). Những chương ngắn có vai trò như bước đệm nối giữa hai chương dài, giống như quãng nghỉ lấy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 hơi lấy đà, những chỗ được ngân nga của bài hát lớn, hoặc như các hồi luân phiên nhau của một vở kịch dài. Ba chương hát đầu tiên của đêm hát có độ dài trung bình (Chương 1 có 38 khúc, chương 2 có 34 khúc, chương 3 có 41 khúc). Có thể nói, ba chương này là 3 ba chương quan trọng của đêm hát, có chức năng dẫn dắt, mở đường cho câu chuyện sẽ được kể ở những chương tiếp theo. Hai dạng kết cấu đặc trưng của dân ca là kết cấu đối đáp và kết cấu một chiều được sử dụng triệt để trong XCCL đêm hát đầu tiên. Kết cấu một chiều độc lập (1) ở ba chương đầu tiên gắn liền với tính chất trần thuật, kể lể, tâm tình, với chủ thể diễn xướng là chàng trai. Những chương sau (chương 4, chương 6, chương 8) có kết cấu phức tạp hơn, là kết cấu một chiều và đối đáp đan xen nhau, kết hợp với nhau ở nhiều mức độ. Có kết cấu một chiều với lời hát dài của một chủ thể diễn xướng, xen vào đó là những cặp đối đáp ngắn. Có chương bao gồm những kết cấu đối đáp, nhưng bài đối và bài đáp lại kéo dài theo dạng kết cấu một chiều. Sự đan xen này làm cho kết cấu những chương hát xình ca biến đổi linh hoạt, thành một đêm hát không đơn điệu, mà rất sinh động... Có lẽ vì thế mà trong 12 đêm hát, đêm đầu tiên được đánh giá là đêm hát hay nhất, quan trọng nhất. Có thể nói, khác với dân ca các dân tộc Giáy, Thái, Mường, Hmông thường có kết cấu dài với tính trần thuật, kể lể, tự sự, những khúc hát xình ca (1) Ngoài văn bản Xịnh ca Cao Lan - đêm hát thứ nhất của Lâm Quý còn có những văn bản khác là Dân ca Cao Lan của Phương Bằng cũng có phần về xình ca trong đêm hát đầu tiên. Trong bản Sịnh ca đêm đầu tiên của Phương Bằng sưu tầm được có kết cấu đối đáp giữa nam và nữ ngay từ khúc hát đầu tiên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 lại có kết cấu ngắn từ hai đến bốn dòng thơ. Nhờ vậy, XCCL có tính chất cô đọng, súc tích, gần giống như ca dao, dân ca người Việt. Những khúc hát ngắn, câu hát ngắn nói lên phần nào về lối tư duy và cách nói năng mộc mạc, giản dị của người Cao Lan. Bên cạnh đó, người Cao Lan còn thể hiện sự sáng tạo phong phú trong cách thể hiện. Họ kết hợp, đan xen những lời kể chuyện miêu tả, có đôi chút phô diễn, với những lời đối đáp ứng khẩu nhanh trí, thông minh. Hai dạng kết cấu một chiều và đối đáp được kết hợp linh hoạt làm cho xình ca thêm phần lôi cuốn, hấp dẫn. Chưa kể các khúc hát có yếu tố cốt truyện khá li kì về lịch sử tộc người, về các vị thần..., khiến người nghe theo dõi hồi hộp, chăm chú. 2.1.2. Biện pháp kết cấu 2.1.2.1. Biện pháp đối chiếu Một trong những biện pháp thường được sử dụng để thể hiện, khắc họa tâm trạng và diễn biến cảm xúc trong XCCL là biện pháp đối chiếu. Có thể hiểu, đó là biện pháp các TGDG tìm ra những nét tương đồng và khác biệt giữa hiện tượng (ngoài con người) với trạng thái tình cảm của con người, cốt để miêu tả và làm nổi bật tâm trạng của con người. Đây là một biện pháp kết cấu quen thuộc của dân ca các dân tộc ở Việt Nam. Trong XCCL, nhất là xình ca giao duyên, các chàng trai cô gái cần thể hiện tình cảm khéo léo, tế nhị, kín đáo..., vì thế họ thường mượn cảnh vật, những con vật quen thuộc để thể hiện cảm xúc, tình cảm trong lòng, ví dụ: Chốc mục tủn căn vừy sắc slấy Cằn lằn pụi sừng vừy pằn cau Lồng sời sằm van nhừ lùng phát Sờn sời hái chông phông lờng dàu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 (Dịch ý: Búi trúc nhiều cây đẹp, bị chặt ắt chết thôi. Kì lân mọc gai nhọn, chỉ vì không có mồi. Anh héo gầy xấu xí, chỉ vì thiếu em thôi). Những hiện tượng có tính quy luật của đời sống như "búi trúc đẹp bị chặt sẽ chết, con kì lân mọc gai vì không có mồi" được miêu tả đầy ẩn ý trong lời chàng trai. Chàng mượn những chuyện về búi trúc, về con kì lân để nói ra câu chuyện riêng của lòng mình, đó là tâm trạng héo mòn trong nỗi cô đơn vì không có người yêu bên cạnh. Cái được đem ra đối chiếu với tâm trạng của con người còn có cả những con vật gắn bó hoặc thường gặp cuộc sống lao động thường ngày con ngựa, con ếch... Cời mơ cụ cang mấy héc súi Cưỡi ngựa đường xa bao đèo suối Xí mơ phan quay sung lủi lằn Nhìn ngựa quay về ngựa cũng buồn Mơ di shơi héc lư pin sáo Chăn ngựa ven đường em phải khóc Slính làng tìu lư di nàn dằn. Nhớ chàng đường xa bao giờ gặp. Cóp thìu cóp Ếch ơi ếch Cóp thìu tàng sênh sênh cón sênh Ếch kêu ngoài đồng tiếng lên tiếng Ốc pạo di nà sùi mắng chậc Bố mẹ trong nhà chưa ngủ say Vợi hò tán cóp thìu tàng sênh. Vậy mà con ếch vẫn nhảy kêu... Đối chiếu những sự vật hiện tượng của thiên nhiên với những trạng thái tình cảm của con người là biện pháp kết cấu được người Cao Lan rất ưa sử dụng. Tình yêu có bao nhiêu cung bậc thì dường như thiên nhiên, cảnh vật cũng có bấy nhiêu tình ý để giúp đôi trai gái thổ lộ tâm tình với nhau. Lời chàng trai : Dằn ham chí Bóng cây me Có chí dằn ham lài tẻm thằu Bẻ lấy cành me đem cùng ngồi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 Hai nhằn sày lính dằn ham chỉ Hai người cùng nhớ bóng cây me Slính chặc dằn ham sông lụi lằn Nhớ bóng cây me nước mắt chảy. Lời cô gái : Ham chí sọc Quả me chín Một sì chí sọc hai sì sanh Một giờ thì chín hai giờ sinh Dăn pốc hắm kịn ham chí sọc Có phúc mới gặp quả me chín Dăn dừn hắm tắc cỏng làng hành. Có duyên mới được cùng chàng đi. Dùng thiên nhiên, cảnh vật, những con vật quen thuộc để đối chiếu, làm nổi bật sự phong phú, đa dạng trong đời sống tình cảm của người Cao Lan, là cách diễn đạt quen thuộc không chỉ trong xình ca, mà cả trong lời ăn, tiếng nói hàng ngày của người Cao Lan, là kết quả của lối tư duy trực quan sinh động. Cách diễn đạt này phản ánh rõ sự gắn bó, sự hoà đồng với cỏ cây, với sông núi và các sự vật bình thường trong đời sống... của đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó có người Cao Lan. 2.1.2.2. Biện pháp trùng điệp "Trùng điệp là biện pháp lặp lại một ý, một câu, thậm chí một khúc ca theo nguyên tắc điệp ý, điệp cấu trúc ngữ pháp" [11; tr.138]. Thơ ca trữ tình dân gian rất hay sử dụng biện pháp kết cấu này để tổ chức văn bản, tuy nhiên mỗi ngôn ngữ và từng loại văn bản có thể sử dụng ở mức độ khác nhau. Tác giả Phạm Thu Yến cho rằng: nếu như ở dân ca người Việt có sử dụng biện pháp trùng điệp nhưng số lượng ít thì biện pháp này ở dân ca Hmông được sử dụng vượt trội cả về số lượng cũng như diễn tả... Nếu như dân ca Thái có ưu thế của thủ pháp lặp một dòng thơ, thì dân ca Hmông hay dùng thủ pháp điệp cả khổ thơ [47; tr.64]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 Trong những bài xình ca của người Cao Lan, các TGDG luôn sử dụng biện pháp trùng điệp, trong đó có thủ pháp điệp từ, điệp câu hát, điệp khúc hát. Điệp từ là một thủ pháp lặp lại một từ trong câu hay trong một số câu tiếp theo. Thủ pháp này được sử dụng với mức độ cao trong XCCL: Cù nìn cù líu slăn nìn lài Năm cũ qua rồi năm mới đến So slam so slợi pơi hènh hai Mùng ba mùng bốn đi du xuân So slam so slợi va hai sáo Mùng ba mùng bốn hoa đua nở Tưy hắm sin tìu lưy lù lài. Anh đi nghìn dặm thăm người thương. Thủ pháp lặp lại từ nhiều lần trong một câu hát và những câu tiếp theo không chỉ là nét riêng trong lối diễn đạt, mà còn là biện pháp tạo nên tính nhịp điệu cho câu hát, khúc hát, đồng thời tạo lên tính liên kết trong văn bản. Có những từ được lặp lại với dụng ý nhấn mạnh, gây ấn tượng, thể hiện một sắc thái biểu cảm nhất định, làm nổi bật chủ ý và cảm xúc của người hát: Sì slíu dàu dinh dinh cắn dinh Phao tìu di nà nìn cụ nìn Phao tìu di nà nìn cấy lơu Di nà chựu mùng tưy hùi dinh (Lúc còn trẻ mải mê đi chơi, cứ để cha mẹ chờ năm này qua năm khác, cứ để cha mẹ mỗi năm một già đi, cha mẹ mong mình về chơi). Trong tiếng Cao Lan, dàu dinh có nghĩa là “đi chơi”, phao tìu có nghĩa là “cứ để”, di nà có nghĩa là "cha mẹ", nìn có nghĩa là "năm"... Đây là những từ ngữ lặp đi lặp lại trong khúc hát của chàng trai, đó có thể được xem là những "từ được đánh dấu". Người con trai ấy tự hào khi kể cho bạn hát nghe thời niên thiếu mình đã đi chơi khắp năm châu bốn biển, song chàng cũng ngậm ngùi, đôi chút ân hận vì hiểu rõ lòng cha mẹ già ngóng trông khi con mải mê theo những Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 chuyến du hương hết năm này qua năm khác. Nhưng không phải chỉ có vậy, những tiếng được lặp lại này giúp cho việc liên kết các câu thành một chỉnh thể và tiếp nối trong khúc hát, tạo thành lời kể chuyện liền mạch trong sự cởi mở chân thành. Điệp câu hát cũng được sử dụng với mật độ cao và khá linh hoạt trong XCCL. Thủ pháp này đã tạo ra những cặp "sóng đôi" cả về ngữ nghĩa và cấu trúc cú pháp. Sự lặp lại không phải y nguyên những câu hát trước mà thường có sự thay đổi trật tự từ, ví dụ: Sờu sờn dàu dàu hậy Cúng Tông Đoàn thuyền du du trên Quảng Đông Lộc chi hậy tắc lộc chi hông Sáu thuyền đi đến sáu thuyền không Lộc chi chi hậy tạo Ai Nàm Cúc Sáu thuyền đi đến An Nam quốc Lộc chi nùi pún thụi quay hông. Sáu thuyền không đến phải về không. Hoặc: Su lài tạo Cụ súi mù chi pù pù săm Cụ súi mù chi pù pù lợc Ná pù sằm van sờn pạo nhằn. (Vào đến nơi (thôn của em), qua suối không biết chỗ nào trơn trượt, qua suối không biết chỗ nào trơn ngã, ai biết chỗ nào trơn thì bảo với anh một lời). Người Cao Lan còn thường hay có cách nói cặp đôi, cặp ba như so slam so slơi (mồng ba mồng bốn); tời dắt, tời ngừy, tời slam (thứ nhất, thứ nhì, thứ ba); sắu chắp, sắu tày (tay nắm, tay làm); cụ súi, cụ sun, cụ san (qua suối, qua thôn, qua núi)...Thủ pháp điệp trong câu hát trong xình ca còn bắt nguồn từ cách nói trên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 Tời dắt pin kệnh sun lơu tời Thứ nhất chúc người cao tuổi nhất Tời ngừy pin kệnh sun lơu nhằn Thứ hai xin chúc các lão làng Tời slam pin kệnh nình chếnh súi Thứ ba chúc suối làng em trong nhất Nìn sun chếnh súi lềnh phăn phăn. Uống vào mát thấu tận trong lòng. Điệp khúc hát là thủ pháp lặp lại về hình thức cấu trúc một khúc hát nào đó trong bài hát, giữa nội dung ý nghĩa khúc hát “gốc” và khúc hát được lặp lại có mối liên hệ nhất định. Bài xình ca sau là lời đối đáp của chàng trai và cô gái đang trong giai đoạn tìm hiểu, họ thử tài của nhau bằng việc ra câu đố. Mỗi câu hỏi và câu trả lời tạo thành một cặp “sóng đôi”, hai khúc hát tạo thành một bài có hình thức kết cấu chặt chẽ và ý nghĩa sâu sắc: Hỏi: Slăn hấy tời ốc cấy to chốc? Bao nhiêu gỗ nứa làm nên nhà Slăn hấy tời sờn cấy to tênh? Làm thuyền cần mấy cân đinh Cấy sợp căn tênh tềnh sờn táy? Mấy thanh ván ghép thành thuyền lớn Cấy vài hợp lài sờn hắm sềnh? Đôi ta vượt sóng biển trùng xa. Trả lời: Slăn hấy tời ốc slợi to chốc Bốn mươi cây gỗ làm nên nhà Slăn hấy tời sờn slợi to tênh Làm thuyền cần bốn mươi cân đinh Slăn hấy căn tênh tềnh sờn táy Bốn mươi tấm ván bao thành tấm Slam vài hợp lài sờn hắm sềnh. Ba bên hợp lại tạo nên thuyền. Xình ca hát đố chủ yếu sử dụng thủ pháp điệp khúc hát để tạo nên những cặp đối đáp sát ý và chặt chẽ. Về cơ bản, điệp khúc hát đã bao hàm cả thủ pháp điệp từ, điệp câu hát. Việc lặp lại này không hề gây nên nhàm chán, đơn điệu bởi một số từ ngữ đã được thay đổi, thêm bớt, đảo trật tự, để tạo ra nhịp điệu uyển Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 chuyển khi diễn xướng. Hơn nữa, điều đó luôn kết hợp với những ý nghĩa sâu sắc, phong phú dưới hình thức của ngôn ngữ, tạo nên nét hấp dẫn, lôi cuốn người nghe. Xét về phương diện liên kết văn bản và nghệ thuật hình tượng, có thể thấy biện pháp trùng điệp tạo nên một số giá trị biểu đạt và nét đặc trưng trong xình ca như sau: Trước hết, cách trùng điệp câu hát theo kiểu “sóng đôi”, “sóng ba” làm cho khúc hát dễ nhớ, dễ thuộc, từ đó dễ dàng lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Đồng thời, nhờ có lối điệp, những khúc xình ca trở nên mềm mại, uyển chuyển hơn, sinh động hơn, có thể truyền tải được nhiều thông tin ngữ nghĩa, diễn đạt được những ẩn ý thâm sâu trong lời hát. Cách trùng điệp còn góp phần tạo nên nhịp điệu, tiết tấu cho khúc hát. Nó giúp tạo lập mối quan hệ kết liền, gắn bó giữa các câu hát trong khúc ca thành một mạch cảm xúc nhất định phù hợp với cảnh diễn xướng cụ thể của xình ca. Tóm lại, từ những đặc điểm về hình thức và biện pháp kết cấu nổi bật trong XCCL có thể khẳng định rằng: Kết cấu là yếu tố quan trọng trong hình thức NTNT của xình ca. Đây có thể được xem là yếu tố ổn định, bền vững để cấu tạo, tổ chức, sắp xếp những câu hát, lời hát theo công thức chung của xình ca, đồng thời mở lối cho những sáng tạo của chủ thể diễn xướng. 2.2. THỂ, VẦN VÀ NHỊP ĐIỆU TRONG XÌNH CA 2.2.1. Thể Có thể nói, thể (còn gọi là thể thơ) là yếu tố quan trọng trong NTNT của dân ca. Nó chi phối các yếu tố khác như kết cấu, nhịp điệu, vần..., của bài hát, khúc hát. Về cơ bản thể của XCCL giống với thơ Đường của Trung Quốc, hầu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 hết các bài xình ca giao duyên được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt và dạng biến thể của tứ tuyệt. Trong giới hạn của luận văn, xin được giới thiệu khái quát về hai loại thể mà các TGDG Cao Lan thường sử dụng để tạo nên hình thức của xình ca.  Thể thất ngôn tứ tuyệt: Một khúc hát xình ca tương ứng với một khổ thơ thể thất ngôn tứ tuyệt bao giờ cũng có bốn câu, mỗi câu bảy tiếng, ví dụ: Kịn nình sanh tắc háo chi va Nhìn em như thể thiên nga Mỉn pếc dừ tồng công phán xà Chẳng phải phấn son như ngọc ngà Mấy sếch di nà trang hới tởi Bõ công sinh thành cha mẹ dưỡng Di nà sanh tởi tạng lìn va. Sinh được ra em đẹp như hoa. Nhịp thường gặp trong thể này là 2/2/3 hoặc 4/3, có khi ngắt nhịp 3/2/2 hoặc 3/4. Vần thơ trong xình ca có nhiều loại như: vần bằng, vần trắc; vần gián cách, vần ôm. Khúc ca sau đây có hình thức đặc trưng của các khúc trong xình ca: Nhịp 4/3 ở mỗi câu và gieo vần ôm (dạng AA-A), vần chân được gieo ở hai câu đầu với câu cuối: Cù nìn cù líu / slăn nìn lài Năm cũ qua rồi / năm mới đến So slam so slợi / pơi hènh hai Mùng ba mùng bốn / đi du xuân So slam so slợi / va hai sáo Mùng ba mùng bốn / hoa đua nở Tưy hắm sin tìu / lưy lù lài. Anh đi nghìn dặm/ thăm người thương.  Dạng biến thể của thể thất ngôn tứ tuyệt: Đó là những khúc ca có bốn câu, nhưng câu đầu tiên chỉ có ba tiếng, ba câu sau mỗi câu có bảy tiếng. Về cơ bản, những khúc hát thuộc dạng biến thể này có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 nguồn gốc là những khổ thơ thất ngôn tứ tuyệt, do hoàn cảnh diễn xướng đã được biến đổi đi cho phù hợp, ví dụ: Sếch nình nhợp Mời em vào (nhà) Làng mù sắc mục họn săn sài Anh không đẹp gì mà như thân cây mục Căm sì slính phồng vằn hợp slính Chỉ vì hồn nhớ nhau mà nhớ Hống phạ mù dưn cù sềnh lài Đổ tại tình yêu đến nên nối thế. Hoặc khúc ca có hai dòng, mỗi dòng bảy tiếng, được nhà gái hát lên với ý hỏi han chào đón: Mơn tưu héc nhắn sợ ná chau? Xin hỏi đoàn khách ở phương đâu? Slạo sệch tềnh sưn hun hới su. Sân nhà đã quét xin mời đợi. Nhà trai đáp: Tưi sì héc nhằn sợi cống châu Anh là người khách từ Quảng Châu Lài tạo tềnh sưn hun hới su. Đã đến sân rồi anh xin đợi. Và khúc ca có ba câu, mỗi câu bảy tiếng, với ý hỏi: Cấy căn chủ nhục cấy căn bào Mấy cân thịt lợn mấy cân mỡ Cấy táu dầu nà cấy tầu tồ Mấy bó vừng được mấy đấu tro Thụ nhi sắt tắc cấy to mào? Con thỏ có bao nhiêu cái lông? Nhà trai đáp: Sặp căn chủ nhục dắt căn lào Mười cân thịt lợn một cân mỡ Sặp táu dầu nà dắt táu tồ Mười bó vừng được một đấu tro Thụ nhi sắt tắc mầu pun mào. Con thỏ có hàng vạn cái lông. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 Về cơ bản, nhịp trong những khúc ca “biến thể” giống như thể thất ngôn tứ tuyệt, chỉ có câu hát đầu ba tiếng được tách ra một nhịp riêng. Những khúc hát thuộc dạng “biến thể” linh hoạt và phong phú này cho thấy: Khi sáng tác xình ca, người Cao Lan đã chịu ảnh hưởng của lối diễn xướng trực tiếp. Khúc ca không bắt buộc phải nhất loạt theo công thức thể cứng nhắc mà được làm mới sao cho việc giao tiếp bằng lời hát được thuận tiện nhất. Một trong những cách thức như vậy là những yếu tố của lời ăn tiếng nói hàng ngày được sử dụng, tạo nên sắc thái biểu cảm nhất định cho khúc ca. Yếu tố lời ăn tiếng nói xuất hiện ở những đoạn mở đầu một câu ca và những chỗ ngắt nhịp giống như lời khai giọng hoặc nghỉ lấy hơi, hay chuyển tiếp, thường là “ờ... ư...”, “ò... ư...”, “ừ... ư...”,... Các phụ từ đưa đẩy: hò pun (làm sao), dằn (mấy), hò nìn, dằn nìn (nào), hò mợt (bao nhiêu là)..., có vai trò làm cho khúc hát mềm mại, uyển chuyển hơn, đồng thời được cảm nhận dễ dàng hơn. Những yếu tố như vậy xuất hiện rõ nét nhất trong những câu hát đầu có ba tiếng, đó thường là những lời nhắn, hỏi, mời, gọi..., giống ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày: sếnh nình nhợp (mời em vào), sếnh nùnh su (mời em đi), làng mấy sếch (chàng biết chưa), mấy sếch co (không biết hát đâu), lằu lờng nháu (anh chàng lãng du ơi), làng sời dừn (xem anh chàng hiền này)... Những yếu tố này với tính chất vừa khuôn mẫu vừa phá cách rất linh hoạt của chúng, làm cho ngôn ngữ xình ca rất gần gũi, quen thuộc với đời sống của đồng bào Cao Lan. Có thể coi hát xình ca cũng là một cách trò chuyện, trao đổi tâm tình với nhau: Lờng sờn líu Thả thuyền thôi Lờng sờn tý lợc hái chông can Đã đến biển rồi thả thuyền thôi Lơu lồng vừn súi quay ạo tỉn Rồng già quay gót về linh điện Tạo sự lưy nhừ cụ pịt van. Cá chép về nơi giữa biển khơi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 Mòi tồng pan Bạn tình ơi Xinh líu sờu sờn co dắt pan Hát chương vượt biển đã xong rồi Xinh líu sờu son co dắt pún Đôi ta đã đến bến bờ hạnh phúc Lại vằn xịnh hậy lờng co tàng. Bồi hồi nhớ lại lúc gian truân. Có thể nói, thể của xình ca đã được biến đổi cho phù hợp hơn với lối nói, cách cảm, cách nghĩ hàng ngày của người Cao Lan. Thường là khúc ca bị rút gọn đi một số tiếng nhưng về cơ bản vẫn có thể coi đó thuộc thể thất ngôn. Đây là một thể truyền thống cách luật đòi hỏi ngôn từ phải hàm súc, chọn lọc. Tuy nhiên từ ngữ dùng trong xình ca lại phải rất mộc mạc, gần gũi với đời sống của người lao động, vừa trang trọng vừa mang tính khẩu ngữ. Phải chăng, việc lựa chọn thể và sử dụng NTNT của các TGDG Cao Lan ở trong sự mâu thuẫn? Vậy thì phải chăng cũng có thể coi việc xử lí mâu thuẫn này trong ý đồ của nghệ thuật biểu đạt. Bởi với những khúc ca ngắn, ngôn từ bị gói gọn chỉ trong hai mươi tám tiếng, thậm chí hai mươi tư tiếng, mười bốn tiếng, nhưng xình ca vẫn thể hiện được tất cả các cung bậc tình cảm và những ẩn ý sâu sắc của người hát, ví dụ: Căm di vênh lài tạo mòi chau Đêm nay anh đến làng em Kịn nình chếch pậu sời cao làu Thấy em dệt vải trên nền nhà cao Làng dịu cùng nình cao chếch pậu Cho anh dệt vải cùng nào Pha nhằn sờn càng tưy phông làu. Sợ người ta bảo anh vào giao duyên. Hoặc: Xíp tìu căm dì xịnh sì slíu Đêm nay lời hát hết rồi Ngò mầy nhịt ếnh chịu slam kenh Trăng lên soi tỏ núi đồi trong đêm Chi chao kít mung làn cụ lù Nhện vàng giăng mắc tơ duyên Mù hai tời hù tưy nàn hènh. Anh qua vướng phải khó xin đường về. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 Trên thực tế, bên cạnh thể thất ngôn tứ tuyệt và dạng biến thể, người Cao Lan còn sử dụng cả thể tự do trong những bài cúng, bài hát ru... Việc tìm hiểu các quy tắc cùng những giá trị nghệ thuật của sự "pha trộn" giữa cách luật và biến thể hoặc tự do trong các loại dân ca này, rất đáng được quan tâm, chú ý tìm hiểu kĩ hơn, ở một công trình khác. 2.2.2. Vần Khảo sát 8 chương và 266 khúc hát trong đêm hát đầu tiên, xin đưa ra một số nhận xét về đặc điểm của vần như sau: Trong XCCL có sự hiệp vần chặt chẽ, 100% khúc ca được khảo sát có vần, không có khúc hát nào bị bỏ cách. Hai dạng vần được sử dụng chủ yếu là vần chân và vần lưng.  Vần chân được dùng trong xình ca với các dạng cơ bản là: vần liền và vần cách. Ngoài ra, vần chân còn được gieo theo cách riêng của người Cao Lan, có thể coi đó là những trường hợp đặc biệt. Qua khảo sát: Có 97 khúc ca dùng vần liền (dạng AA-A), ví dụ: Hai sênh pin xịnh mồi sun tàu Sun tàu sun mấy lình dàu dàu Chộng vừy lơu sun sùi mấy vắn Sền làng lài chú kít phông làu. Có 14 khổ thơ dùng vần cách (dạng ABAB), ví dụ: Làng lài hènh cù keo nhi cúc Căm u nhục thụ pời lênh cai Slăng nhằn nỉm kênh quay phợt cúc Làng pan mù dửn sắt sênh tài. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 Những trường hợp vần chân được gieo tương đối đặc biệt là dạng vần cách mà chỉ ở hai câu: câu đầu với câu cuối, hoặc câu thứ hai với câu cuối. Có 153 khúc gieo vần chân dạng này. Các ví dụ: - Vần cách ở câu đầu với câu cuối: Sờu sờn hậy tạo cáu tìu cang Hò pun (lồng mu) sắt sênh sời cang thăn Mù chi (di mù) kéch làng súi lù Mù chi (di mù) kéch tủy co tàng. - Vần cách ở câu thứ hai với câu cuối: Sời sờn hậy tạo dăm dinh mìu Dăm dình mìu lủy dơu lềnh lò Dịu sú lềnh lò hợ sư sì Sư sì cấy to sú cấy to. - Vần liền chỉ được gieo ở hai dòng đầu, có 4 khúc, ví dụ: Làng lài hènh cù nháu từng cai Tắc kịn nháu va tú tú hai Sa sáu áo lài slin mờn mòi Nhằn tàng dơu nháu sì hò ca. Có 5 khúc không có vần chân, ví dụ: Sòng phéc mộc Dơu cọ mò phằn mấy chi nhằn Dơu cọ mò phằn va sắc háo Phong sui thin sính lằu slam ca. Nhưng có 2 khúc hiệp vần cả 4 câu, ví dụ: Cằm di làng lài tạo mòi chau Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 Kịn nình tạm súi cụ sun tàu Làng dịu tày tàu thau dắt káu Cam tìu tu lưy thạu slăm tàu. Kết quả khảo sát vần chân trong 266 khúc ca có thể được trình bày qua bảng sau: Dạng vần Số lƣợng khúc ca Tỉ lệ % Vần liền (Dạng AA-A) 97 36,5 Vần cách (Dạng ABAB) 14 5 Vần cách gieo ở 2 câu (câu đầu - câu cuối; câu thứ hai - câu cuối) 153 54 Vần liền gieo ở hai 2 đầu 4 1,5 Vần liền gieo ở 4 2 1 Không gieo vần chân 5 2 Các dạng vần chân trong XCCL  Vần lưng trong xình ca có cách gieo vần khá phong phú, ở các vị trí khác nhau từ đầu đến cuối câu theo các dạng khác nhau. Dạng vần lưng gieo trong cùng một câu, hay còn gọi là “vần chuỗi” được sử dụng rất nhiều trong XCCL (khoảng 240/266 khúc ca, chiếm khoảng 90%), ví dụ: Cù nìn cù líu slăn nìn lìn So slam so slợi pơi hènh slin So slam so slợi va hai sáo Tƣy hắm sin tìu lƣy lù lìn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61 Vẫn chuỗi có hai dạng: Vần liền như "nìn, lìn" và "slợi, pợi"; và vần cách như "nìn - nìn, lìn", "tưy - lưy". Đối với vần chuỗi, cách gieo vần phải tuân theo quy tắc nhất định, chỉ được gieo vần ở các tiếng cùng một nhóm thanh điệu hoặc "bằng" hoặc "trắc". Vần chuỗi trong xình ca thường là vần "bằng". Những vần liền gieo giữa câu thường ở các tiếng trước và sau ranh giới thuộc hai vế của nhịp ngắt : So slam so slợi / pơi hènh slin Tời dắt sì sằn / nhằn tá cú San san dơu lúi / súi lơu lồng... Bên cạnh sử dụng vần chuỗi, các TGDG Cao Lan còn sử dụng những cách bắt vần chân với vần lưng rất linh hoạt, đặc biệt ở những khúc hát có dạng "biến thể": Tá tìu tưi/ Lão ngồi câu Nhợt nhợt tá tìu/ sời căng chăn Ngày nào cũng thấy lão câu bên bờ Tìu căn lộc cang/ mù nhừ héc Có đâu cá đớp rung phao Nàn với sắc séc /sưng sa chau? Cần câu trĩu nặng nhấc sao khỏi bờ. Sau đây là các ví dụ tiếng cuối ở câu trước bắt vần với các tiếng của câu sau: + Bắt vần với tiếng thứ nhất: Tời ngừy hai sênh slin mời chau Slạu sài sắt cai táu mùng một. + Bắt vần với tiếng thứ hai: Hai sênh pin xịnh mòi sun tàu Sun tàu sun mấy lình dàu dàu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62 + Bắt vần với tiếng thứ ba : En chí phây thin phùng pệc hợc Pẹc sính lợc tàng phùng kiu ngò. + Bắt vần với tiếng thứ tư : Căm dì slinh phồng vằn sau hấy Lài vằn sau hấy mờn san co. + Bắt vần với tiếng thứ năm: Có sì mấy tồng sênh mấy háo Xịnh sắt mấy tồng lao tời ông. + Bắt vần với tiếng thứ sáu: Làng mấy sếch Ốc táy tời tàng mấy sếch dàu. Ngoài ra vần lưng còn được hiệp vần theo chiều dọc khúc ca: Dơu mờn hò sì pin sláy phấu Dơu mờn hò sì pin sláy tao Dơu mờn hò sì pin sláy cậy Dơu mờn hò sì dùng sláy páo. Và chéo giữa các câu: Sếch lưu lằu slam vằn phùng chứ Phùng háy chứ nhằn sài sốc an Căm nìn phùng háy mềnh nìn phú Mềnh nìn sài sốc num ca tàng. Có thể thấy trong xình ca, người Cao Lan có cách gieo vần rất phong phú. Vần chân có sáu dạng vần, trong đó vần cách ở hai dòng thơ rất hay được sử Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 dụng. Vần lưng có dạng vần chuỗi và các cách bắt vần linh hoạt của vần chân với các tiếng trong câu, cách bắt vần lưng dọc và chéo khúc ca. Những hiện tượng điệp vần trên đã liên kết, móc xích các tiếng trong các câu hát, khúc hát lại với nhau thành một chỉnh thể hoàn chỉnh. Điệp vần còn tạo cho lời xình ca trở nên cân đối, hài hòa, nhịp nhàng, có giá trị tạo nhịp điệu. 2.2.3. Nhịp điệu Tính nhạc trong xình ca được t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG XÌNH CA CAO LAN.pdf
Tài liệu liên quan