Luận văn Ngôn ngữ chat: Tiếng Việt và tiếng Anh

Tài liệu Luận văn Ngôn ngữ chat: Tiếng Việt và tiếng Anh: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Nguyễn Thị Khánh Dương LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Nguyễn Thị Khánh Dương Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Mã số : 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. NGUYỄN ĐỨC DÂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xu hướng toàn cầu hóa dẫn đến nhịp sống gấp gáp hay còn gọi đơn giản là sống nhanh. Nhịp “sống nhanh” phát sinh những vấn đề: ăn nhanh, ngủ nhanh, làm việc nhanh, suy nghĩ nhanh, nói nhanh … và một trong những vấn đề đáng lưu ý là viết cũng nhanh. Điều này tạo nên khuynh hướng muốn tiếp cận lối nói đơn giản, khẩn trương, đôi lúc pha chút dí dỏm, hợp thời. Ngày nay, việc tìm kiếm và trao đổi thông tin trên Internet đã trở thành phổ biến, thế là một ngôn ngữ chat-trò chuyện qua mạng ra đ...

pdf141 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1326 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Ngôn ngữ chat: Tiếng Việt và tiếng Anh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Nguyễn Thị Khánh Dương LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- Nguyễn Thị Khánh Dương Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Mã số : 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. NGUYỄN ĐỨC DÂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xu hướng toàn cầu hóa dẫn đến nhịp sống gấp gáp hay còn gọi đơn giản là sống nhanh. Nhịp “sống nhanh” phát sinh những vấn đề: ăn nhanh, ngủ nhanh, làm việc nhanh, suy nghĩ nhanh, nói nhanh … và một trong những vấn đề đáng lưu ý là viết cũng nhanh. Điều này tạo nên khuynh hướng muốn tiếp cận lối nói đơn giản, khẩn trương, đôi lúc pha chút dí dỏm, hợp thời. Ngày nay, việc tìm kiếm và trao đổi thông tin trên Internet đã trở thành phổ biến, thế là một ngôn ngữ chat-trò chuyện qua mạng ra đời. Xu hướng này không chỉ diễn ra đơn thuần ở những ngôn ngữ phổ biến như tiếng Anh mà còn lan rộng ở nhiều ngôn ngữ khác, trong đó có tiếng Việt. Thực tế cho thấy, ngôn ngữ chat không chỉ có mặt trong những văn bản chat, những trang blog, những tin nhắn trong điện thoại di động, những tác phẩm văn học dành cho tuổi mới lớn hay các diễn đàn trên mạng internet mà còn xuất hiện trong bài thi, bài luận của học sinh sinh viên. Ngôn ngữ chat xâm nhập vào học đường không đơn thuần là chỉ tạo thêm nét vui tươi dí dỏm trong giao tiếp như một số ý kiến đánh giá mà thực chất, nó cũng tạo ra những hạn chế nhất định trong tư duy ngôn ngữ của học sinh. Cách nghĩ tắt, viết tắt, lâu dần sẽ trở thành thói quen và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự trong sáng của tiếng Việt. Để giúp các em biết trân trọng vẻ đẹp của ngôn ngữ Việt truyền thống, làm chủ được một ngôn ngữ giao tiếp trong sáng, khúc chiết, giàu sức biểu cảm mà vẫn phù hợp với xu thế hiện đại là “cải tiến” và ngắn gọn, chúng tôi đã quyết định chọn nghiên cứu ngôn ngữ chat của tuổi teen để tìm hiểu về nguồn gốc phát sinh, bối cảnh sử dụng các từ biến thể và tâm lý sử dụng những từ đã được “cải tiến” này của các em. Chúng ta cần đồng hành, cần thấu hiểu và biết cách chia sẻ mới có thể giúp trẻ chỉnh sửa các “biến thể” của từ ngữ một cách hữu hiệu. Trong giới hạn của những biểu hiện khác biệt so với tiếng Việt chuẩn, người viết muốn tiếp cận một khía cạnh nhỏ của ngôn ngữ chat, mà cụ thể là tìm hiểu những thay đổi trong cấu trúc so với ngôn ngữ gốc, đối chiếu giữa tiếng Việt và tiếng Anh, đưa ra biện pháp khắc phục… Chắc hẳn trong quá trình tiếp cận sẽ còn nhiều thiếu sót, mong quý thầy cô hướng dẫn, góp ý để luận văn của chúng tôi hoàn thiện hơn. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Ngôn ngữ chat là sản phẩm của thời đại công nghệ thông tin. Ngôn ngữ này xuất hiện khi máy tính ra đời. Với những biểu tượng, ký hiệu, con số … có sẵn trên máy, người dùng vi tính sử dụng chúng để cho ra đời thứ ngôn ngữ nhanh, gọn … Sự ra đời của ngôn ngữ chat có cả một quá trình hình thành lâu dài và tự phát. Nguyên nhân chủ yếu là do phần mềm phục vụ chat không có phần hỗ trợ tiếng Việt nên những người chat (chatter) đã tùy biến từ ngữ mình dùng để tránh bị hiểu lầm. Ngôn ngữ chat thường ngắn gọn (tiết kiệm được thời gian), chứng tỏ người sử dụng là sành điệu, hợp thời (đặc biệt với tuổi “teen”). Không những thế, ngôn ngữ chat dễ đánh máy, ít tốn kém thời gian, dí dỏm - phù hợp với những suy nghĩ thức thời của lứa tuổi mới lớn (chatter đôi lúc có thể sáng tạo cho mình cách đánh). Trong vài trường hợp, ngôn ngữ này còn dùng để trêu đùa người đọc và tránh sự kiểm soát của người lớn. Đây là một đề tài nghiên cứu còn khá mới nên việc tham khảo ý kiến và tìm tài liệu là rất khó khăn. Nó không mới mẻ đối với người sử dụng vi tính nhưng hệ thống lại sự hình thành và tìm nguyên nhân ra đời của ngôn ngữ này, cũng như nhận ra và thấu hiểu những tiện ích, tác hại của chat thì thực sự người viết chưa tìm thấy luận văn nào đề cập đến, ngoài đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2008 “Hiện tượng dị thường trong tiếng Việt qua 100 văn bản ngẫu nhiên sử dụng ngôn ngữ chat trên internet ở Việt nam hiện nay” của ba sinh viên: Nguyễn Tấn Thu Tâm, Nguyễn Thùy Nương, Đỗ Lan Phương. Cho nên, đây có thể xem là đề tài khá mới mẻ. 3. Ý nghĩa và đóng góp của đề tài Ngôn ngữ là một trong những thứ tài sản chung vo cùng quý báu của ông cha để lại, là bản sắc văn hóa riêng, là niềm tự hào của cả dân tộc. Chính vì vậy, Đảng và nhà nước luôn đề cao chủ trương phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Trong thực tế hiện nay, việc xuất hiện những hiện tượng biến thiên trong việc sử dụng ngôn ngữ khiến chúng ta, hơn bao giờ hết, phải thống nhất về quan điểm, sự đánh giá khả năng kiểm soát và khắc phục đối với những sự biến đổi trong ngôn ngữ mà cụ thể là ngôn ngữ chat. Trong các bài bình luận, nhận xét và phân tích có tính chất cá nhân đã có từ trước đến nay, ngôn ngữ chat mới chỉ được tìm hiểu ở một vài khía cạnh thông qua những trường hợp cụ thể. Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi tổng hợp lại những quy luật chuyển đổi căn bản về mặt ngữ âm, từ vựng … của ngôn ngữ chat, từ đó giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về hiện tượng ngôn ngữ này. Ngôn ngữ chat tuy là một hiện tượng không mới nhưng sự phổ biến và mức độ ảnh hưởng của nó đang ngày càng phát triển rất sâu rộng trong xã hội. Do đó, đi tìm hiểu và phân tích về những sự biến đổi của ngôn ngữ chat so với ngôn ngữ đúng chuẩn thông thường là cả một quá trình lâu dài. Đề tài nghiên cứu này hy vọng sẽ vừa cung cấp một cái nhìn tổng quan, khái quát về dạng hình ngôn ngữ này, vừa mong những kết quả sẽ trở thành một cơ sở nền tảng tổng quan làm cứ liệu cho những đề tài nghiên cứu sâu và rộng hơn về sau. Ngoài ra, đề tài cũng muốn gởi đến người đọc cái nhìn, cách nghĩ của giới trẻ thông qua yếu tố ngôn ngữ để thấu hiểu phần nào tâm lí của lớp trẻ và có phương cách hòa hợp các mối quan hệ trong xã hội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các trao đổi trên mạng, các trang web, các bài báo có liên quan đến ngôn ngữ chat… Phạm vi nghiên cứu: người viết nghiên cứu trong thời gian từ năm 2006 đến 2009, chủ yếu là ngôn ngữ trên mạng (tiếng Việt và tiếng Anh), không nghiên cứu tin nhắn. Hướng nghiên cứu thứ nhất từ cái nhìn tổng thể của ngôn ngữ. Từ đó làm tiền đề để đào sâu vào những biến thể của ngôn ngữ mà cụ thể là ngôn ngữ chat. Hướng nghiên cứu thứ hai đi từ những yếu tố liên quan trực tiếp đến văn bản chat: biểu tượng cảm xúc, yếu tố phương ngữ, tiếng bồi.… 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Về cơ sở lý luận của đề tài, chúng tôi dựa trên hệ thống quan điểm của ngôn ngữ học hiện đại. Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng tài liệu của một số ngành khoa học có liên quan như: kí hiệu học, tâm lý học, xã hội học, địa lý học… Về phương pháp nghiên cứu, đầu tiên, chúng tôi thu thập tài liệu liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài, sau đó, lựa chọn dữ liệu và áp dụng các phương pháp nghiên cứu. - Các phương pháp chủ đạo được sử dụng trong luận văn là phương pháp miêu tả và phương pháp so sánh-đối chiếu, phân tích. - Phương pháp miêu tả: giúp chỉ ra những đặc điểm của đối tượng, giúp cho việc đối chiếu dễ dàng hơn. - Phương pháp đối chiếu: tìm hiểu những nét giống và khác nhau của ngôn ngữ chat giữa những vùng miền trong nước, giữa tiếng Việt và tiếng Anh… - Phương pháp phân tích: từ nhiều cứ liệu, chúng tôi phân tích để tìm ra điểm chung và riêng của ngôn ngữ chat, giải thích nguyên nhân, tìm ra quy luật chung … - Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, người viết sử dụng thêm các phương pháp giải thích, khảo sát thực nghiệm… Chương 1 NGÔN NGỮ VÀ NGÔN NGỮ CHAT 1.1. Ngôn ngữ và chữ viết 1.1.1. Khái niệm về chữ viết Hệ thống chữ viết là một hệ thống kí hiệu dùng để ghi lại ngôn ngữ. Nếu ngôn ngữ là hệ thống kí hiệu thì chữ viết là hệ thống kí hiệu của kí hiệu. Chữ viết là phương tiện để văn bản hóa ngôn ngữ nhưng không thể đồng nhất ngôn ngữ và chữ viết. Người ta có thể không biết chữ nhưng vẫn nói, vẫn dùng ngôn ngữ như thường. Về mặt lịch sử, ngôn ngữ xuất hiện cùng với xã hội loài người, trong khi đó, cho tới nay nhiều ngôn ngữ vẫn chưa có chữ viết. Con người có mặt trên trái đất hàng chục vạn năm, nhưng mãi tới khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định, loài người mới có chữ viết. F Engels, triết gia người Đức - Nhà cách mạng vĩ đại đã viết: “Giai đoạn này bắt đầu với việc nấu quặng sắt và chuyển qua thời đại văn minh với việc sáng tạo ra chữ viết có vần và việc sử dụng chữ để ghi lời văn” (Dẫn F. Engels, Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và nhà nước, Nxb Sự thật, năm 1961) Đối với lịch sử phát triển của xã hội loài người, chữ viết có một vai trò rất to lớn. Ngôn ngữ, là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người, dầu sao vẫn có những hạn chế nhất định. Vì vỏ vật chất của ngôn ngữ là âm thanh cho nên nếu ở xa nhau không thể nghe nhau nói được.Khả năng truyền âm thanh và tiếp nhận âm thanh của tai người là hữu hạn. Ở cùng một chỗ, có thể nghe nhau nói được nhưng lại có những hạn chế khác. Các cụ ta thường nói: “Lời nói gió bay”. Mỗi lời nói chỉ được thu nhận vào lúc nó phát ra, sau đó không còn nữa. Như vậy ngôn ngữ cũng không vượt qua được cái hố ngăn không gian và thời gian. Nhưng liệu người ta có thể hiểu được lời nói của nhau, khi gián cách về không gian và thời gian, bằng con đường truyền mieng hay không? Hiển nhiên là có nhưng rất hạn chế. Khả năng nhận thức của mỗi người khác nhau và trí nhớ của con người cũng có hạn nên tình trạng “tam sao thất bản” không thể nào tránh khỏi. Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, hiện nay người ta đã dùng điện thoại, vô tuyến điện, radio… nhưng những biện pháp đó không phải là phổ biến, rộng rãi khắp mọi lĩnh vực. Trong tình hình như vậy, chữ viết có giá trị rất to lớn. Vì chữ viết dựa trên sự tiếp nhận về thị giác cho nên có thể thắng được không gian, thời gian và làm hạn chế đi nhiều hiện tượng “tam sao thất bản”. Nhờ có chữ viết, chúng ta mới hiểu lịch sử quá khứ của nhân loại. Không phải ngẫu nhiên người ta gọi thời kỳ có chữ viết trong quá trình phát triển của loài người là giai đoạn lịch sử còn thời kỳ trước đó là giai đoạn tiền sử hoặc dã sử. Chữ viết chẳng những khắc phục được khoảng cách về không gian và thời gian mà còn phát huy được tác dụng trong những hoàn cảnh giao tiếp không dùng ngôn ngữ bằng lời được. Với tác dụng đó, chữ viết thực sự là một bước tiến lớn trong sự phát triển của xã hội loài ngưới. Nó thực sự giúp cho con người có thể truyền tải kinh nghiệm và học tập lẫn nhau trên tất cả lĩnh vực hoạt động, từ lĩnh vực văn hoá, xã hội, lịch sử đến lĩnh vực khoa học kĩ thuật. Chữ viết là sáng tạo kì diệu của con người, nhưng sản phẩm kì diệu đó không phải được hình thành ra một cách dễ dàng mà phải trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Nhưng chữ viết cổ nhất không ra đời một cách ngẫu nhiên, đột ngột mà đều trên những cơ sở nhất định, tức là nguồn gốc của nó. Từ xưa đến nay con người luôn luôn sử dụng những biện pháp giao tiếp bổ sung. Nếu như ngôn ngữ dựa vào sự tiếp nhận về thính giác thì các phương tiện giao tiếp bổ sung thường dựa vào sự tiếp nhận về thị giác. Hình thức của chúng là hiện vật và hình vẽ. 1.1.2. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp Khi con người đã sáng tạo ra chữ viết, biện pháp giao tiếp bằng hình vẽ vẫn được sử dụng. Hiển nhiên, các hiện vật, các hình vẽ và quan hệ giữa chúng cũng có thể biểu trưng đến mức nào đó những sự vật, hiện tượng và quan hệ trong thực tế, nhưng chúng không thể nào diễn đạt được tất cả mọi nội dung, nhất là những nội dung trừu tượng. Đối với hình thức giao tiếp bằng hiện vật còn có một hạn chế khác là các hiện vật không thể tồn tại lâu bền được. Một số người gán cho thuật ngữ “chữ viết” một phạm vi thể hiện quá rộng. Họ cho các hình thức giao tiếp kiểu trên cũng là chữ viết. Như vậy, theo họ chữ viết phải hiểu là tất cả các kiểu giao tiếp của con người nhờ các tín hiệu thị giác, tức là các tín hiệu thu nhận được bằng mắt. Số khác gạt những hình thức giao tiếp bằng hiện vật ra khỏi chữ viết, nhưng vẫn thừa nhận chữ hình vẽ hay còn gọi là chữ tượng hình. Thực ra cả hai hình thức giao tiếp trên đây chỉ là những hình thức tiền thân của chữ viết. Nói đến chữ viết là nói đến mối liên hệ của nó với ngôn ngữ. Chỉ những tín hiệu nào liên hệ với các hình thái của ngôn ngữ mới được xem là chữ viết. Khái niệm “chữ viết có vần” hay “chữ để ghi lời văn” của Engels là vậy. Những hình thức giao tiếp bằng hiện vật và hình vẽ là nguồn gốc của “chữ viết có vần” của “chữ để ghi lời văn”. Chữ viết và những hình thức giao tiếp đó có cùng một bản chất tín hiệu như nhau. Nếu như sự giống nhau giữa chữ viết và hình thức giao tiếp bằng hiện vật chỉ có bấy nhiêu thôi thì hình thức giao tiếp bằng hình vẽ còn mách bảo cho con người cách đặt hình chữ như thế nào. Như chúng ta đã biết, hình chữ của những chữ viết đầu tiên thường là hình vẽ. Sự khác nhau chỉ là ở chỗ một bên là hình vẽ không liên hệ với các hình thái ngôn ngữ còn một bên là hình vẽ có liên hệ với các hình thái ngôn ngữ. Chính nhờ chữ viết - ngôn ngữ mà con người có thể hiểu nhau trong quá trình sinh hoạt và lao động, mà người ta có thể diễn đạt và làm cho người khác hiểu được tư tưởng, tình cảm, trạng thái và nguyện vọng của mình. Từ đó có thể nói ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Từ những hiểu biết cơ bản về ngôn ngữ, ta cùng trải nghiệm quá trình biến đổi của chúng qua từng thời kỳ. Bước vào thiên niên kỷ thứ 3, những thành tựu tiến bộ của khoa học kĩ thuật làm nảy sinh những biến đổi nhất định có ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, mà cụ thể là chữ viết. Ở đây, chúng tôi xin đề cập đến một mảng biến đổi của ngôn ngữ trước mạng thông tin đa chiều như ngày nay, đó là ngôn ngữ chat. 1.2. Ngôn ngữ chat Ngôn ngữ chat còn gọi là ngôn ngữ mạng, ngôn ngữ @... Trong tiếng Anh, danh từ “chat” có nghĩa là “chuyện phiếm, chuyện gẫu”, còn sử dụng với nghĩa động từ thì nó là “nói chuyện phiếm, tán gẫu”. Từ ý nghĩa đó, người Việt mượn nguyên thể từ “chat” trong tiếng Anh để chỉ việc trò chuyện, tán gẫu giữa hai hay nhiều người với nhau một cách gián tiếp thông qua mạng internet. Như vậy, ngôn ngữ chat trước hết là ngôn ngữ nói. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của hoạt động trao đổi thông tin nhiều tiện ích này, ngôn ngữ “chat” càng trở nên quen thuộc và phổ biến với cộng đồng “dân cư mạng”. Là dạng biến thể của ngôn ngữ chuẩn, nó không chỉ được sử dụng làm công cụ giao tiếp trên “không gian ảo” như mạng internet mà còn thâm nhập vào đời sống thông qua sách báo dành cho tuổi mới lớn, qua tin nhắn, điện thoại…. Theo tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, trưởng bộ môn Tâm lý học (Khoa Tâm lý giáo dục trường ĐH Sư phạm TP.HCM): “Dưới ảnh hưởng của phương tiện giao tiếp đơn giản tới mức hời hợt như thế, các em sẽ mất năng lượng cảm thụ vẻ đẹp của ngôn ngữ mẹ đẻ. Tình trạng này lan rộng sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý của các em. Bắt chước là chuyện bình thường nhưng nếu cứ để trẻ bắt chước mà không được định hướng, chọn lọc thì sự bắt chước sẽ trở thành thói quen khó điều chỉnh và về lâu dài tạo nên những vết trầm tích ảnh hưởng đến tâm lý. Nếu cứ để trẻ chạy theo thói quen qua loa, đại khái khi sử dụng ngôn ngữ thì trong việc làm, sinh hoạt cũng dễ dàng trượt theo sự hời hợt, đơn giản ấy.” (Theo Ngọc Mai - Báo Người Lao Động) GS.TS Nguyễn Đức Dân từng nhận định về ngôn ngữ chat trên báo Tuổi trẻ như sau: “Thực tế thời nào cũng có chuyện này. Chỉ có điều bây giờ Internet phát triển nên giới trẻ sáng tạo nhiều cách viết mới, nhiều tiếng lóng mới càng nở rộ hơn mà thôi. Tâm lý của trẻ thường thích sự mới lạ, khác người nên các em muốn có kiểu viết, kiểu nói của riêng mình. Cách đây 40 năm, lúc đi học chúng tôi cũng dùng tiếng lóng, nhiều khi chỉ vì không muốn cha mẹ biết. Các em thích ngôn ngữ chat phải cẩn thận ở chỗ phân biệt nơi nào nên sử dụng, nơi nào không. Đặc biệt là trong sách vở, trong các bài học ở trường”. Từ đặc điểm trên, ta tìm hiểu đôi nét khác biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. 1.2.1. So sánh ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Xác định ngôn ngữ chat chính là ngôn ngữ nói, ta tìm hiểu vài điểm khác biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết để hiểu rõ được bối cảnh, đặc điểm và cấu trúc của ngôn ngữ chat. Hai khía cạnh khác nhau của chúng là: - Nói thì nhanh hơn viết - Người nói tương tác trực tiếp với người nghe, còn người viết thì không. [Theo W. L. Chafe (32, tr. 35-53)] Ngoài ra, cứ liệu của ngôn ngữ nói thường bị ngắt quãng do nhịp độ nhanh của ngôn ngữ nói (ngôn ngữ chat không thông qua lời nói nhưng cường độ và tính chất thông tin của ngôn ngữ này làm thao tác gõ bàn phím gần như theo kịp những tư duy đang hình thành trong đầu người chat). Các lỗi thường gặp của người chat là: lỗi về từ vựng, cú pháp, việc bỏ lửng những ý mình định nói lúc đầu hoặc quên đi phần mình vừa phát biểu xong và lặp lại cùng một ý. Đây là những lỗi mà người chat hay mắc phải do tính chất chủ quan, hời hợt và tính xã giao. Người chat sẽ không biết thực người đang nói chuyện trên mạng là ai? làm gì? ở đâu? Trong khi đó, các cứ liệu của ngôn ngữ viết thì được tổ chức chặt chẽ hơn về cấu trúc ngữ pháp bởi người viết xác định được đối tượng viết và độc giả biết rõ tác giả là ai. Chính vì thế, tính khách quan, sự cẩn trọng và thái độ nghiêm túc là điều được xét đến trong văn bản viết. Không những thế, trong ngôn ngữ chat, người chat cố gắng thể hiện cảm xúc bằng những yếu tố liên kết “lấp đầy chỗ trống” như: -Tiếng Việt: vâng, tiện thể, ừm, để xem, ờ, ơ, a, à, ấy, ừ, ứ, chăng, nhá, hén, nghen, đúng không? ... -Tiếng Anh: by the way, well, oh, yeah, uh huh, I see, I mean, hmmm.... Những từ trên đây rất gần với những tiếng đệm xuất hiện trong ngôn ngữ chat: uh huh, hihihi, muh, oh, huhuhu, kakaka, Omg (Oh My God).... Ngoài ra, có một số khác biệt về diễn ngôn nói và diễn ngôn viết: Diễn ngôn nói Diễn ngôn viết - hội thoại không chuẩn bị trước - truyện kể và bài phát biểu - giao dịch dịch vụ chính thức. - trò chuyện thư giãn, mở rộng - tường thuật truyện kể dài đề tài - bài phát biểu cổ động - đề tài tự do trực tiếp… - bài phát biểu mang tính pháp lý, hành chính, học thuật…  phong cách khẩu ngữ  phong cách ngôn ngữ văn hóa, gọt giũa Như ta biết, ngôn ngữ nói thường diễn ra một cách tự nhiên, ít gò bó. Người nói thường có khả năng phát ra một tràng dài, thường là các ngữ đoạn ngắn hơn một câu, và các ngữ đoạn này thường thiếu sự liên kết bề mặt như cách tổ chức một văn bản viết nhưng thường vẫn có liên kết, gắn bó về nội dung. Ngoài ra, ngôn ngữ nói có tính tức thời - tức tính chất không dàn dựng trước, tính tự nhiên, tính trực tiếp, tính ngắn gọn, trong khi ngôn ngữ viết có tính hoàn chỉnh và cố định, tính bền vững và tính gọt giũa. Ngôn ngữ viết đòi hỏi sự chuẩn mực về chính tả cũng như những quy tắc về cách viết, cách trình bày văn bản còn ngôn ngữ nói có tính nhất thời và không cố định, tính nôm na và thiếu gọt giũa. Thành ngữ “nôm na là cha mánh qué” phần nào cũng nói lên tính thiếu gọt giũa trong ngôn ngữ nói nhưng cũng phần nào phản ánh cách nhìn nhận sai lệch về tính chất của ngôn ngữ nói. Từ đó, ta nhận thấy hoàn cảnh diễn ra ngon ngữ chat giống như bối cảnh của một văn bản nói. Người chat thường trò chuyện với tâm trạng thoải mái, tư nhiên, không bị gò bó bởi không biết rõ người chat đối diện là ai và cũng biết rằng người đối diện không biết mình là ai, không phải đối diện trực tiếp nên không ảnh hưởng tới cách xưng hô và không câu nệ trong cách dùng từ ngữ, lời nói khi diễn đạt. Do đó, cách viết thường thiếu chủ ngữ, lời lẽ có tính chất tức thời, không gọt giũa. Người chat không quá quan trọng mình nói gì, nói như thế nào và nói với ai. Họ thoải mái bộc lộ suy nghĩ, tư tưởng của mình, không đắn đo. Vì thế, các văn bản chat diễn ra hết sức tự nhiên, không chú ý đến hình thức, dòng suy nghĩ tuôn chảy nhanh trên những con chữ tốc kí. Nếu thiếu ý, người chat nhanh chóng bổ sung, chắp vá… 1.2.2. Đối tượng của ngôn ngữ chat Ta dễ dàng nhận thấy có sự thay đổi sâu sắc trong ngôn ngữ giao tiếp những năm gần đây, nhất là từ khi Internet và điện thoại di động trở nên thông dụng. Nhịp sống càng gấp gáp, các phương tiện hiện đại càng gần gũi hơn với sinh hoạt thường ngày bao nhiêu thì những ngôn ngữ mới càng có nhiều cơ hội sản sinh và tác động trực tiếp vào đời sống hàng ngày. Đối tượng chính của ngôn ngữ chat là tuổi teen (từ 12 đến 18 tuổi) – lứa tuổi hay sử dụng mạng và điện thoại. Đây là đối tượng dễ tiếp cận và thích tiếp cận cái mới. Sự nắm bắt nhanh chóng ngôn ngữ chat của lứa tuổi này không chỉ phổ biến trong phạm vi một cộng đồng nhỏ mà lan rộng trở thành những từ ngữ quen thuộc được chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong thanh thiếu niên. Ngoài ra, những người hay chat ở những lứa tuổi khác nhau cũng thường sử dụng ngôn ngữ này tuy mức độ sử dụng có phần nhẹ hơn so với tuổi teen. 1.2.3. Nguyên nhân ra đời của ngôn ngữ chat a. Những nhân tố chủ quan Ngôn ngữ phát triển dưới sự tác động của những quy luật chủ quan và khách quan. Sự phát triển ấy chính là kết quả tác động của những nguyên nhân khách quan (nguyên nhân bên trong cũng như nguyên nhân bên ngoài). Tuy nhiên, nhân tố chủ quan của con người cũng góp phần không nhỏ trong sự phát triển của ngôn ngữ. Như ta biết, ngôn ngữ phát triển từ từ, liên tục, không đột biến, nhảy vọt mà theo con đường kế thừa, phát triển và cải tiến những yếu tố cơ bản của ngôn ngữ hiện có. Ngôn ngữ chat được hình thành là do sự phát triển của ngôn ngữ mạng trong thời đại bùng nổ công nghê thông tin. Ngôn ngữ @ ban đầu là cách biến đổi chữ cái học theo các web nước ngoài, ví dụ số 4 là cách viết tắt cho chữ A (4 giống chữ A); 3 viết tắt cho chữ E (3 viết ngược giống E); chữ I thay bằng J… Ngôn ngữ biến dạng dần, thay đổi từng chi tiết của chữ cái, chủ yếu do người viết muốn tiết kiệm thời gian, không phải tốn nhiều công sức. Ngoài ra, để đọc và hiểu được ngôn ngữ chat của tuổi teen, chúng ta phải có chút vốn kiến thức về ngôn ngữ mạng kết hợp với tưởng tượng, suy ngẫm, phân tích… Hiện tượng này khá thông dụng trong giới net, đã xuất hiện từ lâu nhưng chỉ phổ biến trong bạn bè, tạo cảm giác thân mật, trêu đùa, làm “trẻ hoá” ngôn ngữ, làm cho ngôn ngữ thêm phần đa dạng. Đôi khi cách viết này cũng là do quán tính của người viết và một phần là do nhiễm những từ viết tắt của game (trò chơi). Ngoài ra, giới trẻ không hài lòng với những gì đã có, họ vận dụng sự sáng tạo của mình tạo ra một ngôn ngữ mới như một kiểu giao tiếp thân mật, đúng với phong cách của thế hệ mình. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và truyền thông, giới trẻ đã sử dụng loại ngôn ngữ này một cách phổ biến và nó trở thành một trào lưu của xã hội hiện nay. Tuy nhiên, những gì không phù hợp với giới trẻ sẽ nhanh chóng bị đào thải cho những xu hướng mới hấp dẫn hơn. Họ chỉ cần không quên rằng những sản phẩm này đơn giản là một cuộc chơi và chỉ nên có ở thế giới ảo. Nó hoàn toàn vô nghĩa nếu bạn dùng nó trong văn bản chính thống, trong giao tiếp, thông tin với những đối tượng khác (không phải là giới trẻ). Ngôn ngữ chat là một bước phát triển mới, song chứa một số lỗi không phù hợp với chuẩn tiếng Việt, việc gìn giữ bản sắc tiếng Việt hay phát triển ngôn ngữ mới này đều có phần quan trọng và quan hệ mật thiết với nhau. b. Những nhân tố khách quan Sự biến đổi và phát triển của các ngôn ngữ luôn luôn diễn ra trên cả hai mặt cấu trúc và chức năng. Quá trình phát triển từ ngôn ngữ bộ lạc đến ngôn ngữ cộng đồng là quá trình phát triển của các ngôn ngữ về mặt chức năng. Sự phát triển về mặt cấu trúc của ngôn ngữ thể hiện ở sự biến đổi của hệ thống ngữ âm, thành phần hình thái học, từ vựng - ngữ nghĩa và kết cấu ngữ pháp của nó. Những hiện tượng mới trong ngôn ngữ thường hình thành và phát triển từ những hiện tượng đã có, trên cơ sở những hiện tượng đã có. Sự xuất hiện của ngôn ngữ chat như là một tất yếu của sự phát triển nhảy vọt trong việc sử dụng phương tiện giao tiếp trong công nghệ. Ngôn ngữ chat xuất hiện để thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của một số đối tượng nhất định nhằm mục đích: tiết kiệm thời gian (nhưng có những trường hợp là ngược lại), nhấn mạnh bản sắc cá nhân, tạo phong cách riêng. Trong thời đại công nghệ thông tin, “thời gian là vàng bạc”. Tuy nhiên, giá trị thời gian không thay đổi trong bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc sống. Mỗi người có một suy nghĩ riêng, lối diễn đạt riêng, cách sử dụng từ ngữ riêng, cách sắp xếp riêng… Sự biến đổi của ngôn ngữ này mang lại một số tiện ích cho người trẻ. Nhưng ngôn ngữ chat không phải lúc nào cũng mang lại mặt tích cực. Những tiện ích mà giới trẻ liệt kê đôi khi chỉ mang giá trị chủ quan. Người chat có khi rất mất thời gian để thực hiện văn bản. Vả lại, ngôn ngữ chat khó đọc, khó hiểu. Dùng nhiều sẽ gây nhức mắt, mệt mỏi vì phải suy luận nhiều và đôi lúc gây phản cảm. Không riêng gì các bạn trẻ Việt Nam, giới trẻ thế giới đã và đang bị cuốn vào cơn lốc Internet với các dạng ngôn ngữ mới làm các bậc phụ huynh đau đầu. Một khi đã hình thành thói quen sử dụng ngôn ngữ chat, liệu họ có thể hạn chế khi viết những văn bản chính thống hay không? Không thể phủ nhận hay gò ép những gì mà văn hóa teen đang hình thành. Hơn các thế hệ khác, họ mong muốn được khẳng định mình, sáng tạo ra những điều mới mẻ không chỉ để giải trí mà còn để tiết kiệm tiền và thời gian chat, nhắn tin. Đó có thể là một hướng đi đúng khi họ sáng tạo có hiệu quả, không thái quá và qua thời gian, thứ ngôn ngữ này sẽ được gạn lọc. 1.2.4. Các sắc thái giao tiếp trong ngôn ngữ chat a. Chat với người chưa quen biết Khi trò chuyện trên mạng, có trường hợp, ta không biết người thật, không biết về tuổi tác, địa vị, nghề nghiệp, giới tính, hình thức...của người chat. Đây chính là những yếu tố gây cản trở cho quá trình giao tiếp. Chính vì những điều không biết này, người chat dễ bị nói dối, bị cung cấp thông tin sai lệch. Bởi thế, ta thấy có hiện tượng bị lừa tiền, lừa tình trong không gian ảo. Do mù mờ thông tin về đối phương, người chat đổ đồng các mối quan hệ. Họ cho tất cả mọi người đều “bằng vai phải lứa”, “bình đẳng” và tùy tiện sử dụng ngôn từ, không cần xác định tuổi tác, vai trò, vị trí xã hội… Điều này dẫn tới một số hành vi giao tiếp thiếu văn hoá. - Mọi người sẽ dùng những lời chào giống nhau với tất cả mọi đối tượng. Ví dụ: Hi hoặc hey (cho tất cả mọi người, chứ không phân biệt hi - dành cho đồng trang lứa và good morning/good afternoon/good evening - với người lớn tuổi hơn mình) - Nói trống chủ ngữ hoặc dùng xưng hô chung cho tất cả mọi người Ví dụ: Khoẻ không? Làm gì? A/S/L/M/H (trong tiếng Anh) Bạn tên gì? Bạn ở đâu? (Xưng hô “bạn” cho tất cả mọi người) b. Chat với người đã quen biết Nếu hai người chat đã từng biết nhau, ngôn ngữ chat sẽ khác, có phần thân quen, dạn dĩ hơn và đặc biệt sự hình dung về đối tượng sẽ rõ hơn. Nhưng căn bản vẫn là ngôn ngữ rút gọn, cộc lốc, ngôn ngữ mà chữ viết cốt sao cho phép nhận ra âm thanh (vỏ ngữ âm của ngôn ngữ) mà không câu nệ tới “chuẩn” chữ viết. Hệ quả là phần con chữ nào có thể bỏ được thì cứ bỏ. Bằng cảm nhận, người chat thấy có thể bỏ đi một số chữ trong một từ mà người khác vẫn tiếp nhận được. Ví dụ : không  khôg, ko được  đc những  nhữg như thế nào  ntn Ví dụ: Thay vì những lời chào hỏi quen thuộc như khi ta gặp nhau: Bạn khoẻ không? Bạn tên gì? Bạn làm gì? Bạn ở đau?..Người chat sẽ rút gọn: Hi, Tên? Ở đâu? Làm gì? … (Cư dân mạng gọi đây là phong cách “giản lược”) c. Các kiểu chat vui nhộn Để gây cảm giác vui nhộn, người chat dùng những từ ngữ tạo sự hài hước: + Đệm từ (khẩu ngữ) Người chat thường thêm vào những từ đệm như: nghen, chứ bộ, hổng chừng, thấy mồ (thấy mừ), nhứt, lận, hơi bị … Ví dụ: Nhỏ nhớ nghen! Người ta nhớ chứ bộ! Hổng chừng đợt này tui rớt à nghen! Pùn thấy mồ nhỏ ơi! Nhớ nhứt là fai? đến chỗ hẹn đúng giờ đó! Tui bit a từ thuở cởi truồng tắm mưa lận nghen! Hum nay diện đồ hơi bị đẹp nha! + Nói vần (dù là vô nghĩa) Ví dụ: Chán như con gián, nhỏ như con thỏ, ngu như con thú, điên như chuối chiên, bèo nhèo như cục cứt mèo, chảnh như cá cảnh (chó cảnh), dở hơi lại chẳng biết bơi, thần kinh dẫm phải đinh, cướp trên giàn mướp… + Dùng từ biến đổi phụ âm hoặc phần vần o Lạ hóa chữ viết: Người chat sử dụng những từ ngữ lạ này chủ yếu tạo cảm giác vui tai, dí dỏm. Sự lạ hóa này do nhiều nguyên nhân khác nhau: tự chế tác để tạo sự vui tai, khác lạ (tình củm, pùn, kỉm tra...); những âm tiết phát âm giống nhau (i = y: tình iu, b = p: pó tay, d = z =gi: zô dziên, zải quyết...); ảnh hưởng từ tiếng Anh (d = z: zí zỏm, zô ziên...) Phụ âm đầu: tình cảm  tình củm buồn  pùn buổi tối  pủi túi bó tay  pó tay vô duyên  zô dziên giải quyết  zải wuyết... Nguyên âm: kiểm tra  kỉm tra tình yêu  tình iu muốn  mún mờ  moh... Phụ âm cuối: không  hok à  àh mừ  muh cay  cayz cổ tích  cổ tick... o Dùng từ địa phương Ví dụ: hôn  hun (người miền Nam) rồi  gồi (người miền Tây Nam bộ) trời ơi  dời ơi (người miền Bắc) đi học về  đi họx dìa (người miền Nam) rồi thì sao  rùi thì seo (người Quảng Ngãi) tại sao  tại seo (người Quảng Ngãi) thương em  xương em (người miền Bắc)… o Dùng từ gần âm (nghe vẫn nhận ra được) Ví dụ: rồi  oài với  dzí tôi  toy d. Thành phần hỗn hợp (“tạp-pí-lù”) Tham gia chat có rất nhiều thành phần với đủ mọi trình độ và cách ứng xử văn hóa khác nhau, đó là những dạng người: + Trình độ nhận thức kém: chưa nắm vững tiếng Việt, viết sai ngữ pháp, sai chính tả. Ngoài ra, họ còn “chế biến” ngôn ngữ tạo cái cười hời hợt, thiếu văn hóa khi chat trên mạng. Ví dụ: Ho^m Nay mìnH hok pài Thơ lo*m ku~a TO^’ hư?u.  Hôm nay mình học bài thơ “Lượm” của Tố Hữu (viết sai chính tả, viết hoa tuỳ tiện) Vũng Tàu  vũng xình (nói đùa dễ dãi) loncon@yahoo.com  lợn con a móc da heo chấm cơm chấm canh chấm nước mắm… (liên tưởng hời hợt) bó tay, bó chân, bó chiếu, bó gối …  không tìm ra hướng giải quyết (liên tưởng hời hợt) giám đốc, dzám xúi… xúi giục, đốc thúc người khác (liên tưởng hời hợt) mày hả bưởi?  thể hiện thái độ vui sướng khi đã trả đũa (bông đùa xuề xoà) + Những người có kien thức: Họ viết tắt tiếng Việt theo một nguyên tắc khá lôgích, có thể chấp nhận được. Ví dụ: Ư = u* hay u+ Ơ = o* hay o+ Đ = dd Ô = o^ Ă = a( … Không  ko Ngôn ngữ  n2 Nông dân  nôg dân Ngày mai  ngmai Thế giới  thgiới… Ví dụ: Ngmai mi`nh se~ thi mo^n Va(n. Cha(‘c ha(?n se~ kho’ dda^y. Mo.i ngu*o*`i co^’ ga(‘ng nha! <:-P  Ngày mai mình sẽ thi môn Văn. Chắc hẳn sẽ khó đây. Mọi người cố gắng nha! <:-P + Người có học tiếng Anh Đa phần người chat ảnh hưởng nhiều bởi tiếng nước ngoài, mà tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất. Bên cạnh thói quen dùng tiếng Anh, người chat đôi lúc cố tình khoe vốn tiếng Anh của mình. Ví dụ: Hi, hôm nay bạn kó happy ko? Wow, WC trôg pồ cool nha! Đúng là phong cách pro. By the way, tối nay nhớ online nha! Đừng để mih wait đó! CU. Take care! :o)  Chào, hôm nay bạn có vui không? Chào, webcam trông bồ ngầu nha! Đúng là phong cách chuyên nghiệp. Này, tối nay nhớ lên mạng nha! Đừng để mình chờ đó! hẹn gặp lại. Giữ gìn sức khỏe nha! :o) Đây là những lý do dẫn đến cách xưng hô không chuẩn, cách nói năng tùy tiện, cách rút gọn không theo một quy luật nhất định nào… 1.3. Tiểu kết Nhìn chung, chương thứ nhất cho ta có cái nhìn khái quát về sự hình thành, phát triển và biến đổi của ngôn ngữ. Đặc biệt, ở mảng ngôn ngữ chat, ta xác định đây là ngôn ngữ nói và tìm hiểu những khác biệt so với ngôn ngữ viết. Đồng thời, xác định được đối tượng, nguyên nhân ra đời và tìm ra các sắc thái giao tiếp của ngôn ngữ chat. Để từ đó, tiếp tục tìm hiểu những yếu tố xung quanh ngôn ngữ này và những biến thể của nó trong tiếng Việt và tiếng Anh. Chương 2 BIỂU TƯỢNG CẢM XÚC (HÍ TƯỢNG, HÌNH HIỆU…) 2.1. Định nghĩa Biểu tượng cảm xúc (emoticon) là các hình đồ họa mà ta có thể thêm vào trong bài viết để thể hiện cảm xúc. Biểu tượng cảm xúc là một kí hiệu hoặc sự kết hợp của những kí hiệu được sử dụng để truyền tải cảm xúc trong văn viết hoặc trong tin nhắn. (Theo “”) Hí tượng là một chương trình cho phép sử dụng lại những hình hiệu trong MSN (Microsoft network) để thêm bớt những mặt cười lấy trong Yahoo, những hình ảnh hoặc kí tự từ những máy đánh chữ và giải mã trong MSN. Từ đó, nó được sử dụng rộng rãi trên máy vi tính, hộp thư để chia sẻ với bạn bè. (Theo 2.2 Nguồn gốc của biểu tượng cảm xúc Emoticon(s) là một từ được cấu tạo bởi hai từ khác nhau là: emotion (cảm xúc) và icon (biểu tượng). Emoticon(s) có nghĩa là: biểu tượng cảm xúc, hình hiệu, hí tượng (vì những biểu tượng này có nguồn gốc từ những khuôn mặt cười) Ngoài ra, hẳn bạn đã từng nghe nói đến mật mã Morse với những chuỗi ký hiệu dài ta (-) và ngắn tích (.) đại diện cho các chữ cái? Tháng 4/1857, Bộ phận hướng dẫn và duyệt trình điện tín quốc gia của Mĩ đã dẫn ra tài liệu rằng: con số 73 trong bảng Morse là dùng để diễn tả tình yêu và nụ hôn. Nhưng đến năm 1908, ghi chép của Dodge lại công bố: số 88 mới là biểu tượng của hai danh từ này. Từ đó người ta cho rằng những ký hiệu Morse súc tích hơn những chữ viết tắt ngày nay. Đến năm 1912, Ambrose Bierce đưa ra một biểu tượng được xem như sự cách tân cho dấu chấm câu. Nó giống một khuôn miệng đang cười \ / và thường được thêm vào sau mỗi câu nói hài hước hoặc châm biếm. Năm 1963, « gương mặt cười » - sản phẩm của họa sĩ tự do Harvey Ball ra đời. Đó là chiếc huy hiệu tròn màu vàng với hai chấm đen tượng trưng cho mắt và một đường cong dày ngoặc lên – giống như khuôn miệng. Nó được phát hiện khi một công ty bảo hiểm lớn đặt hàng cho một chiến dịch khích lệ tinh thần các nhân viên của mình và chúng mau chóng lan nhanh. Có lẽ, mặt cười đó đã truyền cảm hứng cho nhiều biểu tượng cảm xúc sau này. Và gần đây, giáo sư Scott E Fahlman của trường đại học Carnegie Mellon được cho là người đầu tiên dùng ba ký tự: dấu hai chấm, dấu gạch ngang và dấu ngoặc đơn để tạo thành hình mặt cười trong tin nhắn gởi qua máy tính. Lúc 11h44 ngày 19/09/1982, trong một cuộc thảo luận về những giới hạn của sự hài hước trực tuyến và cách thức để thể hiện cảm xúc qua tin nhắn điện tử, ông đã gởi thông điệp: 19-9-82 11 :44 Scott E Fahlman :-) Gửi từ : Scott E Fahlman Tôi đề nghị chúng ta sẽ dùng chuỗi kí tự sau cho những lúc muốn pha trò :-) Hãy đọc biểu tượng theo chiều ngang nhé! Và để diễn tả những gì không vui, ta có thể sử dụng biểu tượng :-( Nhưng mãi đến 20 năm sau, khi khuôn mặt cười trên ra đời, đồng nghiệp của Fahlman mới tìm được đoạn văn bản gốc trong bức thư điện tử của ông. Tuy nhiên, không ít người trong giới công nghệ thông tin và ngôn ngữ học phủ nhận chuyện Fahlman là cha đẻ của biểu tượng mặt cười. Theo họ, biểu tượng này đã trở nên quen thuộc từ lâu, nên rất khó truy ra nguồn gốc. Nhưng dù do ai sáng tạo nên biểu tượng cười đầu tiên, các cư dân mạng thời nay vẫn là người may mắn nhất vì có quá nhiều hình hiệu để thể hiện đủ mọi cảm xúc trên đời. Từ đó, những dòng chat của teen trở nên sinh động và ngộ nghĩnh hơn với những khuôn mặt vui, buồn, giận, cau có, mắc cỡ… tràn ngập cửa sổ chat. Sự kết hợp giữa các dấu câu và kí hiệu khác đã chứng tỏ sức tưởng tượng và óc sáng tạo không giới hạn của cư dân mạng. Ngoài những từ viết tắt, các hình hiệu cũng trở thành một loại tiếng lóng đặc biệt của thế hệ @. Ta sẽ nhận thấy các hình hiệu của phương Tây và phương Đông có những điểm khác biệt. 2.3. Phân loại biểu tượng cảm xúc 2.3.1. Kiểu phương Tây Theo truyền thống, hí tượng (hình hiệu) của phương Tây được viết từ trái sang phải – giống như cách đọc và viết trong hầu hết các nền văn hóa thuộc khu vực này. Vì vậy, với biểu tượng cảm xúc, chúng ta sẽ thấy đôi mắt nằm bên trái, rồi lần lượt đến mũi và miệng. Sẽ dễ đọc nhất nếu bạn chịu khó nghiêng đầu qua trái và thỉnh thoang là qua phải nếu đỉnh của hình hiệu hướng về bên phải. :-) hoặc :) cười vui vẻ, hạnh phúc :-( hoặc buồn bã ;-) hoặc ;) nháy mắt (đá lông nheo) :-/ :/ hoặc :-\ :\ do dự, nghi ngại hoặc hơi lưỡng lự :-| hoặc :| im lặng, “miễn bình luận” (-: cười - người cười thuận tay trái hoặc là người Úc (mặt quay sang phải, khác với quay trái thông thường) :*) cười đỏ mũi, người say rượu  Biến thể của hình hiệu phương Tây Một dấu hiệu tương tự thường dùng cho mắt thay cho dấu hai chấm mà không có sự thay đổi gì về ý nghĩa của hình hiệu là =. Trong những trường hợp này, dấu gạch nối hầu như bị tước mất hoặc thỉnh thoảng được thay bằng ký tự o như trong =O) Một biến thể cũng khá phổ biến ở vài nước bởi các lý do như cách bố trí bàn phím, ví dụ biểu tượng mặt cười =) rất được ưa chuộng ở Thụy Điển và Phần Lan - hai nước có phím = và ) đặt ngay cạnh nhau. Để thể hiện chúng, người sử dụng đều phải dùng đến phím Shift. Ngoài ra còn có hiện tượng umlaut – hiện tượng biến âm sắc thể hiện quan hai dấu chấm đặt trên nguyên âm, mà theo đó, người sử dụng không cần phải nghiêng qua một bên mới đọc được hí tượng. Chẳng hạn, với nét mặt ngạc nhiên, thay cho hí tượng: o, hai dấu chấm được dời lên trên ký tự ư. Ta còn thấy XD (tượng trưng cho nụ cười) sớm trở nên phổ biến trên mạng sau khi nó được dùng trong chương trình truyền hình South Park (kênh phim hoạt hình của Mĩ). Nó diễn tả “thái độ không biết việc gì đó”, giống với kiểu của một nhân vật trong phim hoạt hình khi anh bạn này cười đến nỗi nhắm mắt lại (kí tự X đại diện cho hai mắt). 2.3.2 Kiểu Á Đông Trước tiên, dân cư mạng Á Đông đã chỉnh lại các hình hiệu cho dễ hiểu hơn mà không cần phải “nghiêng đầu qua lại”. Đôi mắt – điểm trung tâm của biểu tượng, lúc này được thay bằng dấu hoa thị, miệng là dấu gạch dưới và dấu ngoặc đơn tượng trưng cho khuôn mặt (* - *) Ta có thể sử dụng các kí tự khác để mô tả mắt – đây thường là nơi phát ra nét biểu cảm của hình hiệu, trái với phong cách phương Tây – thể hiện cảm xúc qua miệng. Sự nhấn mạnh vào đôi mắt được thể hiện trong cách dùng của các hình hiệu thông thường, có khi người chat - chatter chỉ sử dụng độc nhất phần mắt ^ ^ Chiếc miệng/mũi nhỏ nhắn, duyên dáng được thể hiện qua dấu chấm câu (^.^). Đôi lúc, người ta cũng lược bỏ phần miệng/mũi và hình hiệu chỉ còn là (^^) Với khuôn mặt, bạn có thể thay ngoặc đơn bằng dấu ngoặc ôm {^^}.Đơn giản hơn nữa, ta có thể bỏ luôn dấu ngoặc đơn ^^ hoặc o O Người sử dụng có thể thêm dấu ngoặc kép đơn/đôi, hoặc dấu chấm phẩy với hàm ý thể hiện sự e sợ hay lúng túng - nó sẽ trông như những giọt mồ hôi của nhân vật trong phim hoạt hình ;^ ^; Nếu cần phải thêm tay/cánh tay vào biểu tượng, bạn có thể dùng thêm một số ký tự khác , V^-^V hoặc ^^b Một số ví dụ: ^_^ và n_n – or ^^ Typical anime smile - Cười đặc trưng o_o – và O_O Concern, nervousness, or shock - diễn tả sự căng thẳng, lo âu. (; ^_^;) lo âu, căng thẳng – (dấu ; diễn tả những giọt mồ hôi) o_O Indicates raising an eyebrow inquisitively, or general confusion. (ngụ ý rướn mày dò hỏi hoặc sự lẫn lộn chung chung) *^_^* - Blushing, for whatever reason - bối rối vì một lý do nào đó. @_@ Dizzy, disoriented, unconscious, or confused - hoa mắt, mất phương hướng hoặc lẫn lộn.(@: thể hiện tròng mắt xoắn tít nhiều vòng) x_x Dead – cheat (x: sự nhắm mắt) z_z Asleep - ngủ -_- or u_u Exasperated. Can also indicate closed eyes - giận điên người, có thể là nhắm mắt. =_= Narrowed eyes - hí mắt (=: chỉ mắt nhắm tít) >_<- Anger - tức giận: đỉnh hai chữ V giao về trung tâm, như thể hiện sự nhíu mày cau có. >_<# giận dữ hoặc thất vọng (# : tượng trưng cho bóng đen: sự sụp đổ, thất vọng) c_c or >_> hoặc <_< Sideglance. The latter two are often used in conjuction to indicate looking around. Ví dụ: >_> <_<: liếc ngang (đỉnh chữ V cùng hướng về phải hoặc về trái.) h_h User is thinking perverted thoughts - khuôn mặt cua người đang nghĩ đến điều xấu xa, đồi trụy. ^,,^ Vampire - ma cà rồng (hai dấu phẩy tượng trưng cho hai cái răng nanh) =^_^= Cat - mèo (dấu =: biểu hiện râu mèo) ^n_n^ Dog, or any other animal with pointy ears - chó hoặc con vật nào đó có tai thính (dấu ^: chỉ đôi tai của chó) *_* fascination - sự thôi miên, basically starry - eyed: mắt hình sao (dấu *: mắt tập trung như bị thôi miên) 9_9 User is rolling his/her eyes, or looking up - đảo mắt tìm kiếm. 6_6 User is looking down - nhìn xuống (hình tròn trong số sáu liên tưởng đến tròng mắt đang nhìn xuống) $_$ User has money on the brain - đang nghĩ về tiền ($: tượng trưng cho đô la) ^_~ or ^_- Wink - nháy mắt (dấu ~: con mắt đang đá lông nheo) ._. Seems to indicate timidness, though I'm not sure why - bẽn lẽn, nghĩ là mình không chắc. ;_; Crying - khóc (dấu ;: thể hiện giọt nước mắt đang rơi) ;o; Bawling - người nói oang oang (o: miệng đang toác ra) ^o^ Laughing - cười vui vẻ u`u User is smiling, upside down - cười nhìn xuống. (=) User is wearing a helm – nụ cười của kẻ nắm quyền chỉ huy. #_# User has fallen asleep on the keyboard - người đang buồn ngủ (dấu #: đôi mắt như đang cụp xuống) |/_n Gourry, from Slayers - kẻ sát nhân (l/: chỉ con mắt không đường hoàng, bị che khuất bởi / ý đồ không tốt ) Zelgadis, also from slayers - kẻ sát nhân (như trên nhưng có thêm < >: chỉ khuôn mặt ) }I{ , })i({Butterfly - con bướm. (((H))) Big Hug - cái hôn nồng thắm ((()): chỉ vòng tay ôm) *^_^* Huge Dazzling Grin - nhăn mặt sững sờ (n_n) Cười (._.) Gật đầu (-__-) Đau, buồn ngủ, mệt (;_ Khĩc (T_T) Khĩc, buồn (@_@) Chống vng, chĩng mặt (O_O) Sửng sốt, ngạc nhin (*^*) Ngạc nhin, kinh ngạc (>_<) Ối (^_^) Vui vẻ, hạnh phc *(^O^)* Vui hơn (¬_¬) Bực bội (¬_¬") Bực mình (X_X) Chết (=_=) Chn (*-*) Yu thích (!__!) Buồn (o_O) Hồi nghi, ngờ vực (*O*) Không thể tin được (-O-) Kiêu căng, khoe khoang ([o]) Khĩc lĩc, ku la ([-]) Khĩc lĩc, ku la (p_q) Bối rối, ngượng ngùng (o_o) Không đùa chứ ??? (mắt mở to như thắc mắc) (;O Khĩc cay đắng (.O.') Bối rối, ngượng ngùng 2.3.3. Đông – Tây giao thoa Các kênh hoạt hình sử dụng tiếng Anh chấp nhận những hình hiệu dùng ký tự thuộc ASCII (hệ thống tiêu chuẩn để biểu hiện chữ cái thành con số) sẵn có trên bàn phím của người phương Tây. Chính vì điều này, chúng thường được gọi là hình hiệu theo “phong cách hoạt hình” trong các trò chơi trực tuyến - game online, tin nhắn nhanh và cả những diễn đàn khác không liên quan đến hoạt hình. Các hình hiệu như , <(.<), <(o_o<) có các dấu ngoặc đơn, mũi/miệng và hai cánh tay thường gợi nhắc đến nhân vật Kirby trong trò chơi video của Nintendo. Dấu ngoặc đơn hay bị quên lãng trong hình hiệu phương Tây và đường gạch dưới được kéo dài ra như một cách nhấn mạnh cảm xúc, ví dụ ^__^ là để diễn tả một gương mặt đang rất hạnh phúc. Thỉnh thoảng, các hình hiệu được xâu chuỗi với nhau theo một sê-ri cho thấy sự “động đậy”, chẳng hạn: o_o)> ^(o_o^) (^o_o)^ (^o_o)> <(o_o^) (>^_(>O_o)> Ngày nay, ta thường sử dụng hình hiệu đồ họa tích hợp1 có sẵn trong các chương trình chat, email hoặc blog. Các hình hiệu đồ họa (tức những hình ảnh nhỏ tự động hiển thị thay cho phần văn bản đã gõ ra) hay được dùng thay cho các biến thể văn bản cũ, đặc biệt là trên các diễn đàn Internet hoặc trên tin nhắn nhanh. Những biểu tượng dạng này thường được thổi thêm sinh khí nhờ các cử động nhẹ (như trong tin nhắn nhanh) còn có thêm âm thanh để khiến chúng gần hơn với thực tế. Một số ví dụ: @>--;-- A rose - bông hồng %-6 All Mixed Up - lẫn lộn cảm xúc O:-) Angel - thiên thần 0*-) Angel wink (female) - nữ thiên thần nháy mắt (dấu *: con mắt nháy, trông nữ tính hơn dùng ‘) ------------------------------------------------------------------- 1 Chỉ những khuôn mặt cười đã lập trình sẵn trong máy. Ví dụ: khi ta gõ :) rồi enter, màn hình sẽ tự động xuất hiện , hoặc :(   ... 0;-) Angel wink (male) - nam thiên thần nháy mắt :-{ Angry, Count Dracula - tức giận, ác quỷ Dracula (dấu { : hàm râu chau lại, cũng có thể diễn tả hành động nhe răng của ác quỷ Dracula) :-Z Angry face - giận dữ :-{{ Very Angry - rất giận >:-( Annoyed - bực mình (râu quặp, tóc dựng đứng) ~:o Baby - em bé (ít tóc, mắt tròn, miệng chúm chím) ~~\8-O Bad-Hair Day - mái tóc tệ hại d:-) Baseball - bóng chày :-{0 Basic Mustache - có râu (:-D Blabber Mouth - người nói năng khéo léo (D: chỉ độ co giãn cuả miệng) :~-( Bawling - nói oang oang :-){ Beard - râu mép (:-{~ Beard, long - râu dài : = Beaver - bộ lông con hải ly %-| Been up All Night - trăn trở cả đêm :-)^< Big Boy - người đàn ông cao to (dau ^: tay chống nạnh, dấu <: đôi chân  một người đang đứng ) :-)8< Big Girl - cô gái cao to (dấu 8: hai tay trông mềm mại hơn ^) (:-) Big Face - khuôn mặt lớn :-X Big Wet Kiss - nụ hôn nồng cháy (dấu X: sự giao nhau giữa môi và môi) ?-( Black Eye - mắt đen (:- Blank Expression - vô cảm (dấu (: đầu nhẵn bóng, dấu “:”: hai mắt như mở thao láo) #-) Blinking - chớp mắt :-] Blockhead - người đần độn :-! Bored - chán nản :-}X Bow Tie - cài nơ = Boy Scout - hướng đạo sinh (dấu : đeo khăn đồng phục) %-6 Brain Dead - đầu óc mê muội :-(=) Bucktoothed - ma cà rồng (dấu =: chỉ hàm răng) :-E Bucktoothed Vampire - ma cà rồng :-F Bucktoothed Vampire with One Tooth - ma cà rồng có răng nanh (dấu F : chỉ răng nanh) :-C Bummed Out - người lười biếng :-#| Bushy Mustache - râu rậm rạp (dấu #: chỉ sự rậm rạp) }:-X Cat - con mèo q:-) Catcher - người hướng dẫn (q: nón chỉ hướng đi) C=:-) Chef - đầu bếp 8^ Chicken - con gà ;-( Chin up - nói luôn mồm *<<<<+ Christmas Tree - cây thông Noel (dấu <<< : chỉ các nhánh thông) :-8( Condescending Stare - cái nhìn hạ mình :-S Confused, Makes No Sense, Talking Gibberish - cảm xúc lẫn lộn, bối rối nói nói lắp bắp. %) Confused - cảm xúc lẫn lộn H-) Cross-Eyed - nhìn xuyên :`-( Crying - khóc (dấu `: chỉ giọt nước mắt) :*( Crying softly - khóc nhẹ &:-) Curly Hair - tóc quăn (&: chỉ tóc quéo lại, quăn tít) :-@! Cursing - lời nguyền rủa (@: chỉ miệng đang rầm rầm khấn) O-) Cyclops - thần khổng lồ một mắt (O: chỉ con mắt) =) Daffy Duck - con vịt ngớ ngẩn >:-> Devilish - con quỷ :-e Disappointed - sự thất vọng %-} Dizzy - hoa mắt (%: hai mắt không cân xứng) :3-] Dog - con chó (3: liên tưởng đến hàm răng) :-)) Double Chin - cằm đôi :-B Drooling out of Both Sides of Mouth - chảy nước dãi (B: miệng nước dãi) :#) Drunk - bợm nhậu .\/ Duck - con vịt <:-l Dunce - người tối dạ :-6 Eating Something Spicy - ăn nhiều gia vị. (:-| Egghead - người trí thức :") Embarrased - sự bối rối 0|-) Enjoying the Sun - tắm nắng >:) Evil - nham hiểm >-) Evil Grin - độc ác, khó chịu -" Whistling - thổi sáo l:-O FlatTop Loudmouth - kẻ bốc phét =:-H Football player - cầu thủ bóng đá :-W Forked Tongue - lưỡi lè ra (W: chỉ hình lưỡi) %*@:- Freaking Out - sự mộng tưởng (@: cái trán đang suy nghĩ, %* là những mộng tưởng trong đầu) /:-) Frenchman with a beret - người đàn ông Pháp với mũ bêrê 8) Frog - con ếch :-< Frowning - cau mày (<: râu quặp xuống) ):-( Frowning - cau mày :-/ Frustrated - sự thất vọng =:-) Funny Hair - mái tóc ngộ nghĩnh *:* Fuzzy - tóc xù *:*} Fuzzy With a Mustache - tóc xù với ria mép ~~:-( Getting Rained On - mưa 8*) Glasses and a Half - mắt kính và lúm đồng tiền :oÞ Grinning and sticking tongue out - cái nhăn mặt lè lưỡi {:-) Hair Parted in the Middle - tóc chẻ ngôi giữa ({: dấu ngăn cách ở giữa chỉ tóc chẻ ngôi) }:-) Hair Parted in the Middle Sticking up on Sides - tóc chẻ ngôi giữa (} : có ngoặc ở giữa, chia tóc làm hai phần) :-}) Handlebar Mustache - bộ râu cong (}: giống bộ râu hình ghi đông) %-) Happy Drunk - cụng ly trăm phần trăm :-' Has a Dimple - có lúm đồng tiền :%)% Has Acne - mặt nổi mụn :(#) Has Braces variation - biến đổi khôn lường |:-) Heavy Eyebrows - lông mày đậm /;-) Heavy Eyebrows, Slanted - lông mày đậm nghiêng l^o Hepcat - tay chơi nhạc jazz cừ khôi :0 Hungry - đói o[-<]: I am a skater or I like to skate - người trượt băng nghệ thuật %*} Inebriated - tâm thần :-T Keeping a Straight Face - mặt hướng thẳng :) Kid smiley - trẻ em cười :-x Kiss – hôn (x: hai môi giao nhau) :-* Kiss on the cheek - hôn má @:-} Just Back From - mới trở về từ.. (@: chỉ sự nghi vấn) & Kitty cleaning a hind paw - Kitty liếm chân sau >* Kitty doesn't like taking its pill - Kitty không thích chơi bóng ~*= Kitty running away from you - Kitty chạy trốn bạn :p Kitty with tongue hanging out - mèo Kitty le lưỡi :-)8 : Woman - người đàn bà :-D Laughing - cười lớn %OD Laughing like crazy - cười rũ rượi (-: Left Hand - thuận tay trái ?-: Left Handed Tongue Touching Nose - lưỡi chạm mũi >;-> Lewd Remark - sự nhận xét vô liêm sỉ :-9 Licking Lips - liếm môi -=#:-) \ Wizard with Wand - phù thủy với đũa thần 8:-) Little Girl - cô gái nhỏ %-) Long Bangs - tiếng nổ ngân dài %+{ Lost a Fight - thất trận ;-( Mad Look - cái nhìn giận dữ X-( Mad - khùng &-l Makes Me Cry - làm tôi khóc :-(*) Makes Me Sick - nhìn phát ốm 8<:-) Wizard - thầy phù thủy @|-) Meditating Smiley - cười trầm ngâm #:-) Messy Hair - đầu ổ quạ '-) Winking - nháy mắt :) Midget - người nhỏ con ~~:-( Mohawk - thổ dân Bắc Mĩ :-{ Mustache - râu mép :-{)= Mustache & Goatee - râu mép và râu dê :-# My Lips Are Sealed - mím môi (-) Needs Haircut - cần cắt tóc ):-( Nordic - người Bắc Âu :/) Not Amused - tâm trạng không vui 8-O Omigod! - Oh my God! - sửng sốt :=) Orangutan - con đười ươi 8> Penguin - chim cánh cut :-? Pensive - đăm chiêu :^) Personality - duyên dáng 3:] Pet Dog - Cún cưng :8) Pig - con heo :~) Wondering - sự kinh ngạc P-( Pirate - cướp biển :-< Pointy Mustache - râu quặp }:^#) Pointy Nosed - phồng mũi :-> Sarcastic - chế nhạo, mỉa mai :-t Pouting - trề môi :-[ Pouting variation - khinh bỉ +:-) Priest - linh mục ;~[ Prizefighter - võ sĩ quyền Anh :-)8 Woman - người đàn bà ?-) Proud of black eye - mắt nhung đen =:-) Punk - côn đồ =:-( Punk Not Smiling - tụi côn đồ bặm trợn :-@ Screaming - la toáng lên :-r Rasberry - mụn trứng cá (((((:-{=Rave Dude - trưởng giả học làm sang :-C Real Unhappy - không thật sự hạnh phúc :-)) Really Happy - hạnh phúc tràn trề ~:-( Really Bummed Out - lười chảy thây [:] Robot - rô bốt (dấu ngoặc vuông trông cứng rắn như rô bốt) @};--- Rose - hoa hồng (@hình xoắn như những cánh hồng,}: là đài hoa) 3:*> Rudolph the red nose reindeer - Rudolph mũi đỏ cưỡi con tuần lộc :-d Said with a smile - cười nói (d: khuôn miệng đang mỉm cười) :-y Said with a Smile variation - nói hay M:-) Saluting - chào kiểu quân sự )8-) Scuba Diver with Hair - lặn búi tóc :-))) Triple Chin - cằm chẻ :-I Semi-Smile - cười mím chi ,:-) Shaved Left Eyebrow - râu tài ở bên mày trái 8-0 Shocked - bị sốc +-( Shot Between the Eyes - bắn giữa 2 mắt :-V Shouting - la toáng lên :O Singing - đang ca hát ~:-P Single Hair - ít tóc :-/ Skeptical - hoài nghi ':-/ Skeptical again - lặp lại sự hoài nghi :-7 Skeptical variation - trạng thái nghi ngờ O-) Smiley After Smoking - cảm giác lâng lâng phê thuốc ):-) Smiley with Hair - cười duyên với mái tóc :-, Smirk - cười điệu đà ;^) Smirking - làm duyên :-i Smoking a cig - hút thuốc :-? Smoking a pipe - hút xì gà (?: hình tẩu thuốc) :-Q Smoking while talking - nói chuyện trong khi hút thuốc ~~~~8} Snake - con rắn :-( <| Standing Firm - địa vị cao (l: thế đứng) =%-O Stared at Computer Way Too Long - phát biểu dài dòng %-) Staring at a Screen for 15 hours - hoa mắt: dán vào màn hình trong 15 giờ (8-{)} Sunglasses - đeo kính mát (8: chỉ mắt kính) /8^{~ Sunglasses, Mustache, Goatee - đeo kính mát, râu dê :0 Surprised - ngạc nhiên (0: miệng) `:-) Sweating - mồ hôi ,:-) Sweating on the - mồ hôi lấm tấm :-0 Talkative - nói nhiều &-| Tearful - mắt đẫm lệ :-)--- Thin as a Pin - gầy như cây sậy %-\ Tired - mệt :-? Tongue Sticking Out - người lẹo lưỡi :-& Tongue Tied - râu quắn :-a Tongue Touching Nose - lưỡi chạm mũi *!#*!^*&:- Total Head Case - những rắc rối điên đầu :-\ Undecided - phân vân x:-/ Uncertain - không chắc chắn ,-} Wry and Winking - ương ngạnh và lém lỉnh |:-) Unibrow - trán ngang |:-| Unyielding - cứng cỏi :-))) Very Happy - rất hạnh phúc (dấu ))): chỉ miệng cười toe toét) %') Very Tired - rất mệt :-< Walrus - con hải mã {(:-) Wearing a Toupee - đội tóc giả 8-) Wearing Contacts - đeo kính :-(0) Yelling - cười vang :-{} Wearing Lipstick - thoa son |^o Yawning or Snoring variation - ngáp, ngáy :-D hoặc :D cười toe toét :-C hoặc :C buồn :-O mouth open in amazement - sửng sốt :-Q tongue hanging out in nausea - chặc lưỡi khinh bỉ :-{) smile (user has moustache) - người cười có râu mép cười :-{)} moustache and beard - người cười có râu mép và râu quai nón 8-) smile (user wears glasses) - người đeo kính cười D-: hoặc D: - tức tối, bực bội, sốc hoặc sợ hãi :-p / :p hoặc :P / :-Þ cười le lưỡi (bao gồm cả bỉu môi và mỉa mai) :-S hoặc :S bối rối, lúng túng 54 hí tượng trong Yahoo Mesenger :) :( :/ :-O >:) O:-) :-& (:| @-) :)] :x X-( :(( :-B :-$ =P~ :^O :-c ;) :"> :-> :)) =; [-( :-w ~x( :D :-P B-) :| I-) :o) #-o :-< :-h ;;) :-* /:) 8-| 8-} =D> >:P :-t >:D< ;  =(( #:-S L-) =)) “>> Đặc biệt, hí tượng còn thể hiện những nhân vật nổi tiếng với những nét đặc trưng riêng của họ: ^_^x Kenshin, from Rurouni Kenshin - cười giống Kenshin_nhân vật kiếm khách lãng mạn trong phim hoạt hình Nhật bản. \\//_n or ///_n Trowa Barton, from Gundam Wing - một trong năm thủ lĩnh của phim hoạt hình Nhật bản. ^_^= Gene Starwind, from Outlaw Star - nhân vật trong phim hoạt hình Nhật bản-người sống ngoài vòng pháp luật @:{)=== sikh with turban and long beard - nguời theo đạo Sikh với khăn xếp va hàm râu quai nón dài =|:o} Bill Clinton smiley - cựu tổng thống Mĩ :-.) Cindy Crawford - người mẫu nổi tiếng của Mĩ, có đặc trưng là nốt ruồi duyên (8 { John Lennon - ca sĩ Mĩ nổi tieng trong ban nhạc Beatles (_8(|) Homer Simpson - nhân vật trong phim hoạt hình +<:-) Pope - Đức Giáo hoàng == Turkey - người Thổ Nhĩ Kì *<|:-) *<|:{)} Santa Claus - ông già Noel >^,,^< Kitty Cat - mèo Kitty (nhân vật hoạt hình nổi tiếng Nhật bản) 8(:-) Mickey Mouse - chuột Mickey nổi tiếng trong phim hoạt hình Walt Disney =):-) Uncle Sam - chú Sam, biểu tượng của nước Mĩ *<):o) Clown - chú hề /('.')\ Puppy dog - chó Puppy :^{= Jim Carrey - diễn viên nổi tiếng của Mỹ :---) Pinnochio - tên nhân vật trong truyện thiếu nhi Hình ảnh hí tượng của một số nhân vật: (_8(|) Homer Simpson - nhân vật trong phim hoạt hình @@@@:-) Marge Simpson +<:-) Pope /('.')\ Puppy dog - chó Puppy =|:o} Bill Clinton smiley - cựu tổng thống Mĩ :-‘ Cindy Crawford - người mẫu nổi tiếng của Mĩ, có đặc trưng là nốt ruồi duyên =):-) Uncle Sam (chú Sam - biểu tượng của nước Mĩ) *<):o) Clown - chú hề >^,,^< Kitty Cat (mèo Kitty - nhân vật hoạt hình nổi tiếng Nhật bản) 8(:-) Mickey Mouse - chuột Mickey nổi tiếng trong phim hoạt hình Walt Disney. :^{= Jim Carrey - diễn viên hài nổi tiếng của Mĩ *<|:-) *<|:{)} Santa Claus - ông già Noel :---) : Pinnochino - tên nhân vật trong phim Nhật bản (nhân vật mỗi lần nói dối mũi sẽ dài ra) == Turkey - người Thổ Nhĩ Kì ^_^x Kenshin, from Rurouni Kenshin (cười giống Kenshin - nhân vật kiếm khách lãng mạn trong phim hoạt hình Nhật bản) \\//_n or ///_n Trowa Barton, from Gundam Wing - một trong năm thủ lĩnh của phim hoạt hình Nhật bản ^_^= Gene Starwind, from Outlaw Star (nhân vật trong phim hoạt hình Nhật bản - người sống ngoài vòng pháp luật) (8 { John Lennon - ca sĩ Anh nổi tiếng trong ban nhạc Beatles {)=== sikh with turban and long beard - nguời theo đạo Sikh với khăn xếp và hàm râu quai nón dài. 2.4. Tiểu kết Ngôn ngữ chat thường yêu cầu ngắn gọn, cảm xúc… Chính vì thế mà ngôn ngữ biểu trưng hay kí hiệu xuất hiện. Điều này ta có thể thấy rất rõ trong các biểu tượng cảm xúc của Yahoo Messenger tràn ngập các cửa sổ chat. Ngoài ra, qua quá trình thu thập thông tin về hí tượng phương Đông - phương Tây, ta có thêm cái nhìn về văn hóa, tư duy của dân tộc ở những vùng này, đặc biệt là phong cách sáng tạo ngộ nghĩnh, dí dỏm của tuổi teen được thể hiện qua những hình hiệu trên. Chương 3 CHAT TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH 3.1. Chat trong tiếng Việt 3.1.1. Nguyên nhân hình thành ngôn ngữ chat tiếng Việt 3.1.1.1. Yếu tố phương ngữ Trong giao tiếp hàng ngày, mỗi người qua giọng nói sẽ thể hiện phương ngữ của mình. Trong ngôn ngữ chat, người đọc khó mà phân biệt được vùng miền của người chat đối diện. Tuy nhiên, thông qua câu chữ, ta có thể xác định được tiếng địa phương của người chat. Có thể tiếng địa phương ấy đã “phủ sóng” toàn quốc, nhưng số lần dùng những tiếng đặc trưng vùng miền vẫn là những yếu tố tạo nên nét chat riêng của người địa phương. Chính vì lí do đó mà lối chat của ngưới Bắc sẽ khác lối chat của người Nam hay người Trung. a.Phương ngữ Bắc Những lỗi phát âm sai của người Bắc được tìm thấy và có ảnh hưởng nhất định đến ngôn ngữ chat. Người miền Bắc trong phát âm thường phát âm sai một số phụ âm đầu: tr, ch, s, x, l, n, r, d, gi… Sau đây là những trường hợp biến đổi thuộc phương ngữ Bắc.  Trường hợp “l” chuyển thành “n” và ngược lại Ví dụ: làm lành  nàm nành, lòng anh  nòng anh, chỉ là  chỉ nà, Mí ngày nay em hôx chẵng dc j`! Nòg dối bời.Chỉ nà ham chơi wá! Hôg bít thi koá dc hôn nữa. Bùn chit.:(  Mấy ngày nay em học chẳng được gì! Lòng rối bời. Chỉ là ham chơi quá! Không biết thi có được hông nữa. Buồn chết.:( (Sự lẫn lộn giữa “l” và “n” rất phổ biến trong phương ngữ vòng cung biên giới phía Bắc nước ta, phương ngữ vùng Hà Nội và các tỉnh xung quanh, phương ngữ miền hạ lưu sông Hồng và ven biển. Nhưng nổi bật nhất là các vùng Bắc Ninh, Vĩnh Phú, Hà Tây, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh.)  Trường hợp “l” chuyển thành “nh”: Đây không phải là trường hợp sai chính tả mà là biến thể của ngôn ngữ nói (khẩu ngữ) Ví dụ: lớn  nhớn, lắm  nhém, hoa lài  hoa nhài, nhiều lời  nhìu nhời … Ca dao: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” (Hoa nhài = hoa lài) Pé này kàg nhớn kàg xinh. hOk dc iu nhi`u đấy nhé! Iu nha(m chi? tô? mất thì g. ^-^  Bé này càng lớn càng xinh. Không được yêu nhiều đấy nhé! Yêu lắm chỉ tổ mất thì giờ ^-^ (Sự chuyển đổi “l” thành “nh” là khá quen thuộc trong đời sống phương ngữ Bắc. Đặc trưng này tồn tại nhiều trong dân gian vùng phương ngữ khu vực miền hạ lưu sông Hồng và ven biển.)  Trường hợp “th” chuyển thành “x” Ví dụ: thương  xương, thum thủm  xum xủm, thái thịt  xái xịt… HUm nay e di làm về kO mịt ko? Xương e wá. hEn e cúi tuần dzẢnh đi an cem ha!!!!?? #o _O  Hôm nay em đi làm về có mệt không? Thương em quá. Hẹn em cuối tuần rảnh đi ăn kem ha!!!!??# o _O (Sự chuyển đổi “th” thành “x” là nét nổi bật của vùng phương ngữ Thái Bình nằm trong vùng hạ lưu sông Hồng và ven biển.)  Trường hợp “tr” chuyển thành “ch” Ví dụ: trời ơi trời  chời ơi chời, tru tréo  chu chéo… HUm nay, chời ko TrEg cu?g chẳng sao. dzỦ nhau ngo^`I pàn chiện thiên ha thấy kũng xú vị thật đấy!!!!***  Hôm nay, trời không trăng cũng không sao, rủ nhau ngồi bàn chuyện thiên hạ thấy cũng thú vị thật đấy!!!!*** (Sự chuyển đổi “tr” thành “ch” là một hiện tượng của phương ngữ Bắc. Trong hệ thống phụ âm đầu của phương ngữ này có 9 âm vị và không có sự phân biệt giữa: s/x, r/d/gi, tr/ch. Hơn nữa, trong lịch sử biến đổi ngữ âm tiếng Việt đã có nhiều trường hợp “tr” biến đổi thành “ch”: trảm  chém, trà  chè, trầm  chìm, trản  chén, trữ  chứa, truyện  chuyện…)  Trường hợp “tr” chuyển thành “gi” Ví dụ: con trai  kon giai (con zai), trời ơi  giời ơi (zời ơi, trùi ui..) Me tO*’ vừa mới Sanh kon giai. Ku kậu trôg bụ bẫm la('m !!! ^^^^  Mẹ tớ vừa mới sinh con trai. Cu cậu trông bụ bẫm lắm !!! ^^^^^ Đây cũng là đặc trưng quan trọng của phương ngữ Bắc. Và cũng là trường hợp biến đổi xuất hiện nhiều trong lịch sử ngữ âm tiếng Viet: tranh  giành, trầm  dìm, trào  giễu, trương  giương, trao  giao, trăng  giăng, trải  giải, trời  giời … (Sáu thanh điệu của phương ngữ Bắc được phân bố đầy đủ và rõ rệt dựa trên cơ sở tiếng Hà Nội.) b. Phương ngữ Trung Phương ngữ Trung bao gồm các tỉnh Bắc Trung bộ, từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân. Đây cũng là vùng phương ngữ còn bảo lưu nhiều yếu tố cổ của tiếng Việt. Trong phương ngữ Trung có ba vùng phương ngữ nhỏ hơn là: phương ngữ Thanh Hoá, phương ngữ vùng Nghệ Tĩnh, phương ngữ vùng Bình Trị Thiên .  Trường hợp “o” chuyển thành “oa” Ví dụ: nó  noá , có  koá, á  oá , cho  choa… Noá ddi hok muh nóa ko hok pài mới ghê chứ!####()()()  Nó đi học mà nó không học bài mới ghê chứ!####()()()  Trường hợp a, ă chuyển thành e Ví dụ: anh  eng, ăn  eng Hem no eng noa’ da^~n noa ddi sinh nha^t, noa ko chiu, noa khóc bù lu bù loa …  ;;;;  Hôm nọ, anh nó dẫn nó đi sinh nhật, nó không chịu, nó khóc bù lu bù loa… ;;;;  Lẫn lộn thanh hỏi thành thanh ngã Ví dụ: ủng hộ  ũng hộ, ngủ  ngũ, chẳng  chẵng… Mý ngày nay e chẵng ge gì! Pài kiểm tra thỳ dưới trug bình hem ah! Kết wa nem hộx này e woá íu.bI h hộx thi pùn ngu wá nè! ^^ ^^ ^^  Mấy ngày nay em chẳng nghe gì! Bài kiểm tra thì dưới trung bình hông à! Kết quả năm học này em quá yếu. Bây giờ học thì buồn ngủ quá nè!^^ ^^ ^^  Lẫn lộn thanh ngã thành thanh hỏi Ví dụ: cũng  củn, sẽ  sẻ, đã  đả…  Pủi trúi thức khuya đến 1g, làm củn đc nhìu pài, chắc mai sẻ đc cô giáo khen đây.    Buổi tối thức khuya đến 1giờ, làm cũng được nhiều bài, chắc mai sẽ được cô giáo khen đây.  (Đây là đặc trưng của xứ Huế)  Lẫn lộn giữa thanh ngã và thanh nặng Ví dụ: nghĩ ngợi  nghị ngợi, đi Mĩ  đi Mị … Hắng nghị ngợi nhìu, trông ha(g mau zà hi???!!!>>>><<<<<<  Hắn nghĩ ngợi nhiều, trông hắn mau già hỉ???!!!>>>><<<<<< (Phương ngữ vùng Bình Trị Thiên) Đây là đặc trưng của phương ngữ Trung bộ được trải khắp cả ba vùng miền phương ngữ nhỏ (vùng Thanh Hoá, vùng Nghệ Tĩnh và vùng Bình Trị Thiên). Cả ba vùng này đều không có sự phân biệt hai thanh này. Nhưng phương ngữ Nam cũng có sự trùng nhau giữa hai thanh điệu hỏi và ngã (tiêu biểu như vùng phương ngữ từ Quy Nhơn đến Thuận Hải). c. Phương ngữ Nam Phương ngữ Nam thường trải dài từ đèo Hải Vân đến miền cực nam của đất nước, là một phương ngữ mới, được hình thành dần dần trong vòng 5 thế kỷ gần đây. Trong phương ngữ Nam, gồm có miền Tây (Kiên Giang, Rạch Giá…) và miền Đông (Củ Chi, Tây Ninh…)  Trường hợp “kh” chuyển thành “h” Ví dụ: không  hông, khóc  hóc Trc h` E nghi~ cái j` wa zòy thỳ cứ cho wa lun… E hông mun way lại …Nhung HOk hiu saO zờ ngồi lại thý nhớ A wá ah #...  Trước giờ em nghĩ cái gì qua rồi thì cứ cho qua luôn. Em không muốn quay lại. Nhưng không hiểu sao giờ ngồi lại thấy nhớ anh quá à #...  Trường hợp “r” chuyển thành “g” Ví dụ: rồi  gồi (bắt con cá gô bỏ dô gỗ kêu gột gột ) (Đây là đặc trưng phương ngữ vùng Đồng Tháp thuộc Nam bộ)  Trường hợp “v” được chuyển thành “d” hoặc thành “z” Ví dụ: vậy  dậy, zậy; với  dới, zới; vui vẻ  dui dẻ, zui zẻ… Chính do đặc trưng này mà ngôn ngư chat có thêm sự biến đổi: v  dz (vui vẻ  dzui dzẻ ) E nói dzậy đó, a tinh thì tinh, e mit la(m goy… Anyway, ku?ng chuc a zui zẻ.=) =)  E nói vậy đó, anh tin thì tin, em mệt lắm rồi… Dẫu sao, cũng chúc anh vui vẻ. =) =)  Trường hợp “ê” chuyển thành “ia” Ví dụ: thế  thía, ghế  ghía, về  dìa (viết thành dzìa) Thui, tớ out day, tớ fải dzìa ruì. Mơi ga(p lai nghe!  Thôi, tớ thoát đây, tớ phải về rồi. Mai gặp lại nghe!  Trường hợp “a” chuyển thành “ơ” Ví dụ: mai  mơi, mà  mờ... Kon nho? ddo’ mờ ddep xao? Tui thay nho? sao sao ddo’!****  Con nhỏ đó mà đẹp sao? Tôi thấy nhỏ sao sao đó!****  Trường hợp “o” thành “ e” Ví dụ: hông  hem ***A thấy e hôm nai kó ddẹp hem? ****  ***Anh thấy em hôm nay có đẹp hông? ****  Trường hợp “ô” chuyển thành “u” Ví dụ: hôm nay  hum nay, ngồi  ngùi… A a`, hum no*I body ga~ gơ`I, mình thấy mợt mợt, chẳng mún làm j` hít. Cứ ngùi thừ ga./////\\\\\  Anh à, hôm nay người rã rời, mình thấy mệt mệt, chẳng muốn làm gì hết. Cứ ngồi thừ ra.//////\\\\\ (Ở đây có sự đối ứng giữa nguyên âm khép hơn ở phương ngữ Nam với nguyên âm mở hơn ở phương ngữ Bắc là u/ô như: chùi/chồi, mui/môi, tui/tôi, thúi/thối, khun/khôn…)  Trường hợp “a” chuyển thành “u”, “o”: làm bài  lùm bài, lòm bài  Trường hợp “ơ” chuyển thành “ u”: lớp  lúp  Trường hợp “ê” chuyển thành “i”: đêm  đim, bếp  bíp…  Trường hợp “ươ” chuyển thành “ơ”: bươm bướm  bơm bớm, lượm  lợm…  Trương hợp “uô” chuyển thành “u”: buồn  bùn, buổi tối  pủi tối…  Trường hợp “y” chuyển thành “i” (ở âm cuối): nhảy  nhải, tay  tai.. Hum nai lup mih hok pài thơ Lo*m. of Tố Huu? Kak pan dơ tai fat biu wa chừng.((((“”))))  Hôm nay lớp mình học bài thơ “Lượm” của Tố Hữu. Các bạn giơ tay phát biểu quá chừng. ((((“”))))  Trường hợp “n” chuyển thành “nh”, “ng” (ở âm cuối) Ví dụ: nhà in  nhà inh, con lươn  con lương…  Trường hợp “t” chuyển thành “c” : Ví dụ: Bác Hồ  Bát Hồ, vớt vát  dớt dác… (Lẫn lộn thanh điệu: phương ngữ Nam bộ lẫn lộn giữa thanh hỏi và thanh ngã.) Ví dụ: củ khoai  kũ khoai, áo củ  áo kũ… 3.1.1.2. Nguyên nhân tâm lý Ngôn ngữ chat mặc dù không đúng chuẩn tiếng Việt nhưng vẫn được giới trẻ sử dụng phổ biến, điều này được lý giải bởi những nguyên nhân về tâm lý. Thứ nhất, đó là do nhu cầu của cuộc sống hiện đại, họ luôn muốn quá trình giao tiếp diễn ra nhanh chóng, gọn gàng nên hình thành nên xu hướng viết tắt. Thứ hai, qua chat, giới trẻ muon thể hiện cá tính của bản thân. Việc sử dụng ngôn ngữ chat khiến giới trẻ có cảm giác mình đang theo kịp thời đại. Bởi như “luật bất thành văn”, ngôn ngữ chat trở thành mốt. Với chat, giới trẻ cho rằng mình được chấp nhận vào một nhóm bạn. Mặt khác, khi sử dụng ngôn ngữ chat đúng lúc, đúng đối tượng sẽ gây hiệu quả cao rất cao khi giao tiếp giữa bạn bè với nhau, bởi nó cho thấy sự đồng điệu trong cảm xúc giữa các thành viên trong cùng nhóm bạn, tạo nét dí dỏm bông đùa, thể hiện rõ nét cá tính của người chat. a. Nhu cầu nhanh chóng giao tiếp Như đã trình bày ở chương 2, học sinh khi ngồi ở ghế nhà trường không biết gõ tiếng Việt có dấu bằng những bộ gõ như Unikey (hoặc nếu biết cũng gõ rất chậm kiểu “cò mổ”), vì vậy phải gõ không dấu, nhưng lại nảy sinh tình trạng hiểu sai ý của nhau vì thiếu dấu, từ đó họ sử dụng các dấu có sẵn trên bàn phím cách sáng tạo. Ví dụ: công chúa  co^ng chu’a thế giới  the^’ gio*’i hương thơm  hu+o+ng tho*m Hiện tượng sáng tạo trên cũng xuất phát từ nhu cầu muốn quá trình giao tiếp diễn ra nhanh chóng. Từ đó nảy sinh hiện tượng viết tắt, thay vì viết “không” thì viết là “ko”, “hok” hoặc “k”, “phải” viết là “fải”, “ghê” viết là “gê”, “nghĩ” thành “ngĩ”, “qua” thành “wa”… Ngoài ra, hiện tượng chat không chỉ diễn ra trên máy vi tính mà còn sử dụng trên điện thoại di động. Trên điện thoại di động, ta có tổ hợp chữ cái “jkl”, “ghi” … sẽ nhanh chóng hơn nếu ta nhấn j (một lần) thay vì nhấn i (ba lần). Chính vì lý do đó, “j” được thay bằng “i” không chỉ trên điện thoại di động mà còn sử dụng trên máy vi tính. Có rất nhiều hiện tượng tương tự như vậy được sử dụng như một thói quen và được lan truyền rộng rãi. b. Nhu cầu thể hiện cảm xúc Qua ngôn ngữ chat, giới trẻ dùng nhiều hình thức khác nhau để thể hiện cá tính, cảm xúc của mình. Qua những văn bản chat, ta bắt gặp những hiện tượng dùng “y” thay thế cho “i” như “suy nghĩ” viết thành “suy nghỹ”, “thôi” viết thành “thôy”, “tự tin” viết thành “tự tyn”, hoặc “k” thay thế cho “t” như “tao” thanh “kao”, “tr” thay thế cho “t” với “buổi tối” thành “pủi trúi”… những kiểu viết này rõ ràng không nhằm mục đích tiết kiệm thời gian mà chỉ nhằm “lạ hoá” cách viết đúng chính tả. Bên cạnh đó, ta bắt gặp những dạng “ngủ” thành “nhủ”, “rồi” thành “gồi”, “thì” thành “hì”, “thôi” thành “hôi”. Điều này có thể giải thích đây là cách nhại giọng trẻ con. Có thể người trẻ cũng muốn làm mới phong cách của mình cũng như thể hiện những cảm xúc mang tính trẻ con: nũng nịu, vòi vĩnh, giận dỗi… Một hiện tượng khá phổ biến trong chat có thể lý giải bởi nguyên nhân tâm lý là trường hợp dùng “p” thay “b” với “bó tay” thành “pó tay”, “k” thay “c” với “bà con” thành “pà kon”… Ngoài việc ta thấy “k” và “c” cùng một âm, có thể đây là cách phát âm nhấn mạnh câu chữ mình sử dụng, muốn gây ấn tượng cho người đọc. Rõ ràng khi đọc, ta có cảm giác vui tai, ngộ nghĩnh. Ngoài ra, có thể lý giải đây là việc giới trẻ bắt chước cách phát âm của người Hoa nói tiếng Việt sống ở Việt Nam (đặc biệt là vùng Chợ Lớn), ta thường nghe cách phát âm như: “Pánh pao chỉ lê…”; cũng có thể giải thích đây là cách đọc của người miền Nam, một số vùng lẫn lộn giữa “p” và “b”. Ngoài ra, ta bắt gặp những cách sử dụng dạng như: “anh iêu em”, “anh iu em” thay vì “anh yêu em”, “bùn quá” và “pùn wá” thay cho “buồn quá”, “zị hả” thay cho “vậy hả”, “hẻm bít” thay cho “không biết”. Nhiều người cho rằng cách viết này làm cho việc phát âm nghe gọn hơn. Joe - Biên tập viên, MC của chương trình “Kết nối trẻ” trên VTV6 cũng nhận xét: “Cách viết này nghe nhẹ nhàng hơn, dễ chịu hơn, thân thiện hơn.” Nguyên nhân của hiện tượng này có lẽ là để thể hiện cá tính, cảm xúc của người sử dụng. Chúng tạo không khí trẻ trung, vui nhộn, dí dỏm trong cuộc giao tiếp. Không những thế, việc viết hoa tùy tiện khi sử dụng phím Shift kèm với một chữ cái hoặc máy vi tính để chế độ Toggle Case2, thì các chữ cái sẽ được viết hoa bất kì không tuân theo quy luật chính tả tiếng Việt. Lý giải cho trường hợp này cũng không nằm ngoai nguyên nhân người chat muốn thể hiện cá tính của mình mà còn để trang trí hoa văn, chữ viết của mình cho khác người. Tuy cách viết này làm cho hình thức của văn bản trở nên phức tạp, khó đọc hơn nhưng đó mới là điều mà giới trẻ mong muốn. Và, cũng không thể quên việc chêm thêm các hí tượng mặt người với đủ trạng thái cảm xúc khác nhau vào văn bản chat. Việc sử dụng hí tượng một phần để tiết kiệm thời gian, mặt khác không kém quan trọng là những biểu tượng đó sẽ giúp “cá tính hoá”, dễ dàng bộc lộ cảm xúc trong quá trình giao tiếp. Đó có thể xem như một “ngôn ngữ không lời”, một cách biểu hiện rất riêng, rất ý nghĩa của ngôn ngữ chat. Tóm lại, ngôn ngữ chat được đa phần tuổi teen sử dụng. Đây là lứa tuổi có _______________________ 2 chế độ chữ thường đầu mỗi từ nhiều biến đổi về tâm lý. Việc sử dụng chat là cách chứng tỏ vai trò, bản lĩnh, vị trí của họ trong giai đoạn đang trưởng thành. Cho nên lý do tâm lý và thể hiện cảm xúc là những lý giải tất yếu cho hiện tượng trên. Một điều cần lưu ý là đa phần người sử dụng ngôn ngữ chat thường cố tình phạm những lỗi sai trong phát âm thường ngày để tạo nên ngôn ngữ độc đáo, lạ đời cho riêng mình (mà có những hiện tượng người nghiên cứu không thể lý giải được, thậm chí cả người chat cũng không hiểu tại sao mình lại viết vậy). 3.1.2. Những biến thể cơ bản trong ngôn ngữ chat tiếng Việt Một nguyên nhân sâu xa của sự ra đời ngôn ngữ chat là thời kì đầu (khoảng những năm trước 2003 và kể cả đến bây giờ) các hệ thống hộp thư – email đều không có sự thống nhất trong việc hiển thị tiếng Việt có dấu. Chính vì thế, khi bạn gửi một email bằng tiếng Việt có dấu, nếu không cùng một hệ thống email, người nhận sẽ nhận được một hệ thống kí tự loằng ngoằng xảy ra với các kí tự dấu mũ và thanh điệu như: ư, á, à, ả, ạ.. Do vậy, người viết cố gắng thể hiện những kí tự thuần trên máy tính để có thể biểu đạt tiếng Việt tốt nhất để tránh hiểu lầm. Ví dụ: “Anh oi, em dang o truong. Den ngay di anh, muon lam roi! A, tien the mua bao moi nhe, o nha toan bao cu thoi, rach ca roi. Ma thoi khong can mua bao dau. Em vua mat kinh roi, khong nhin duoc nua anh oi, den ngay di, muon lam roi…” Người đọc đôi lúc sẽ hiểu lầm sang nội dung khác. Từ đó, người chat đã sử dụng các dấu có sẵn trên bàn phím để quy ước ngầm với nhau. Loại chat này được đông đảo thế hệ 8x trở về trước sử dụng. Việc sử dụng này thể hiện trình độ và ý thưc trân trọng tiếng mẹ đẻ của người viết. Dấu: người sử dụng không dùng theo kiểu gõ vni hay telex, mà vận dụng những dấu có sẵn hay tương tự trên bàn phím. Dấu: Sắc : dùng dấu Huyền : dùng dấu ` Hỏi : dùng dấu ? Ngã : dùng dấu ~ Nặng : dùng dấu . Chữ: Ư : u* hay u+ Ơ : o* hay o+ Đ : dd Ô : o^ Ă : a( Ê : e^  : A^ Ví dụ: +++ Nga`y xu*?a nga`y xu+a, trong mo^.t khu ru*`ng no., co’mo^.t go^’c ca^y to o*i la` to. Tre^n mo^.t go^’c ca^y, co’ ba` cu. gia` o*i la` gia`…:-B @-----^^------@  +++ Ngày xửa ngày xưa, trong một khu rừng nọ, có một gốc cây to ơi là to. Trên một gốc cây, có bà cụ già ơi là già…:-B Ngoài ra, có những loại chat được đông đảo tuổi teen sử dụng và ngày càng phổ biến. Chúng có những thay đổi nhất định: bỏ dấu, thay thế các kí tự này bằng các kí tự khác, bỏ bớt các kí tự …@-----^^------@ 3.1.2.1 Thay thế nguyên âm a  e (khó quá  khó wé) (ảnh hưởng của phương ngữ Nam, lẫn lộn giữa [- a-], [-e-] và [-ie-]) ă  e (đẹp lắm  đẹp lém) (ảnh hưởng của Quảng Nam) ê  i (phái yếu  phái íu, chết cha  chít cha) (nhại giọng trẻ con) y  j (ngày  ngàj, cây  câj…) (lạ hóa cách viết cho dí dỏm, ngoài ra, hình dáng của “j” trông giống với “y”) i  j (vui lên  dzuj lên, xuôi  xuôj…) (gõ “j” nhanh hơn “i” trong bàn phím điện thoại) i  y (tình yêu  tỳnh iu, mới  mớy) (khuynh hướng đổ đồng cách viết i và y vì phát âm giống nhau. Ngoài ra, /i/ được ghi bằng y trong chu cảnh có âm đệm /- w/ như tuy, thuý, luỹ, suy…) o  oa (có sao không  kóa sao không) (ảnh hưởng của phương ngữ Nam lẫn lộn giữa [-oa-] và [-a]) ô, ơ  u (ngôn ngữ  ngun ngữ, trời ơi  trùi ui) (cách đọc dí dỏm) y  i (yêu  iu, nhuyễn  nhiễn, chuyện  chiện, duyên  diên, xuyến  xiến…) (thổ ngữ của phương ngữ Nam ở Quảng Bình) 3.1.2.2. Thay thế phụ âm + Thay thế phụ âm đầu b  p (buôn bán  puon pan) (cách phát âm của người Hoa) gi  j (cái gì  cái j`) (giống nhau về cách phát âm) d  gi (bà dì  bà gì) (trong phương ngữ Trung gồm Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên…vắng mặt âm / p / nó được thay bằng âm /j/ và âm vị /z/ cũng được thực hiện bằng âm /j/) kh  h (đẹp không?  đẹp hôg?) (ảnh hưởng của phương ngữ Nam) l  n, nh, g (làm sao  nàm sao, lớn  nhớn, luôn là  lun gà) (ảnh hưởng của phương ngữ Bắc) ng  nh, x (buồn ngủ  pùn nhủ, người  xười) (phát âm của người Hoa, ảnh hưởng của phương ngữ Bắc) ph  f (phải không  fải không) (cách viết tắt thông dụng) qu  w (quê quá  wê wá, quán quân  wán wân) (âm /w/ viết thành /u/ khi xuất hiện trước các nguyên âm: i, ê, iê, ơ, â…) r  g (rồi  gồi) (Ở Nam bộ, trong một vài thổ ngữ, âm /z/ được thay bằng //) r  z, dz, gr (rồi  zòi, rồi  dzòi, đi ra  đi gra) (những âm đầu ngoại lai: z, dz,gr...do tiếp xúc với các ngôn ngữ Âu châu) r  d (ru  du) (trong phương ngữ Bắc gồm Bắc bộ và Thanh Hoá, âm quặt lưỡi /-z/ không có mặt nên r = d) s  x (sao  xao, sẽ  xẽ…) x  s (xin xỏ sin sỏ, xa xôi  sa sôi) (ảnh hưởng của phương ngữ Nam, lẫn lộn [s-] và [x-]) th  h, x (thì thôi  hì hôi, thương  xương) (giọng ngọng của trẻ con, ảnh hưởng của phương ngữ Bắc) t  c (vớt vát  vớc vác, lớt phớt  lớc phớc...) (ảnh hưởng của phương ngữ Nam, lẫn lộn [-t] và [-c]) t  tr (tụi mày  kụi mày, buổi tối  pủi trúi) (nhái giọng trẻ con, ảnh hưởng của phương ngữ Trung) tr  ch, z (trời ơi  chời ơi, con trai  con zai) (trong phương ngữ Bắc gồm Bắc bộ và Thanh Hoá, âm quặt lưỡi / ţ / không có mặt nên tr = ch) v  d, gi, z, dz (vậy  dậy, và  già, vì  zì, vui vẻ  dzui dzẻ) (ảnh hưởng của phương ngữ Nam: lẫn lộn [d-], [v-] và [gi-], trong phương ngữ Nam - một số vùng từ Quảng Nam vào Cà Mau và phương ngữ Trung, âm vị /z/ không có, được thay bằng /j/ .Ngoài ra, những âm đầu ngoại lai: z, dz..do tiếp xúc với các ngôn ngữ Âu châu) + Thay thế phụ âm cuối t  k ( thút thít  thúk thík) (lạ hoá chữ viết) c  k (rất tiếc  rất tiek) (âm cuối c, ch chính là k) ch  k (kích thích  kík thík) (lạ hoá cách viết mà người đọc vẫn đoán được con chữ viết tắt) 3.1.2.3. Bỏ bớt các kí tự ê (hiểu không  hỉu không) ơ (hươu  hưu) ô (chuôi  chui) (Trong phương ngữ Nam, các nguyên âm đôi khi kết hợp với các âm cuối, ở một số bối cảnh đã mất đi yếu tố thứ hai và biến thành nguyên âm đơn: cướp  cứp, tiêm  tim, gươm  gưm, chiều  chìu, hươu  hưu…) h (mình đây  mìn đây) (cách đọc vui) n (lạnh  lạh, linh tinh  lih tih, mình  mih) (viết tắt có thể đoán được) g (buông thả  buôn thả, vở tuồng  vở tuồn…) (ảnh hưởng của phương ngữ Nam: lẫn lộn [-n] và [-ng]) n (con công  con côg) (viết tắt thông thường) Ngoài ra, ở một số thổ ngữ ở Quảng Nam, âm đệm vắng mặt trong một số từ có âm đầu là t, c, t, j, l… và có âm chính là: i, e, iê…, ta có: o (toe toét  te tét, lòe loẹt  lè lẹt...) u (thuê  thê…) 3.1.2.4. Thêm thán từ để biểu cảm Các “chatter” còn sử dụng một số cách để biểu lộ cảm xúc vui buồn như: hic hic, huhu (buồn), haha, kaka, hi hi, keke, ac ac, ak ak ak, hix hix, hehe (vui), uhm (ừ, tỏ vẻ đang suy nghĩ), uh hah!! (ờ há), wow (ngạc nhiên) và một vài tư lai tiếng Anh có tính sáng tạo: bưa bưa, pí po (bye bye: tạm biệt); một số cách nói vui: nghèo như con cá kèo, chán như con gián, buồn như con chuồn chuồn, dở hơi lại chẳng biết bơi, đói như con chó sói, chảnh như con cá cảnh, nhí nhảnh như con cá cảnh, ngu như con thú, đầu to mà óc như trái nho, đuối như trái chuối, nhục như con rắn lục, thần kinh giẫm phải đinh, nhà nghèo ba má keo, ăn mì gói cho đời ói khói, cướp trên giàn mướp, hôn nhau không có rau, từ từ nó mới nhừ, chậm như voi giậm trong rừng rậm, bực như con cá mực, nhục như con trùng trục, khổ như con hổ, ngu như cái xe lu, xinh như con tinh tinh, xinh nhưng trông nó kinh, nó xấu nhưng cấu hình nó xinh, nó xấu nhưng kết cấu nó hoàn chỉnh, sành điệu con hàng hiệu, yêu thì ốm – ôm thì yếu, dân chơi không sợ mưa rơi – mưa rơi chỉ làm ướt áo dân chơi, chuối hết cả nải, thanh-kiu Vinamiu (thank you Vinamilk)…  Những thán từ biểu cảm trên được hình thành chủ yếu bởi những từ cùng vần. Cách nói này tạo cảm giác vui tai, dễ nhớ… đôi lúc hời hợt, dễ dãi … nhưng điều này lại phù hợp với phong cách của tuổi teen. Ví dụ: “***Kác bạn kó bít fím shift hôg? Mih sẽ dzùg kái fím áy để trg trí văn kủa min mụt chút. Fải lun lun cố gắg để chữ kủa min đẹp hơn chữ kủa ng` khák chứ! Gọi là sĩ dziện điện tử đấy!! Hi hi!!!! Kák pạn có tha^’y min nhí nha?nh nhu+ kon ka’ ka?h ho^n? ((((*/*)))) Xog! Bh min đã bít chat chít như 1 ng Vịt chính gúc rùi! Dzui wá, thix lém! Nhưg min vẫn hơi lo, hôg bit tương lai kủa ngun ngũu tiếng Vịt thân iu sẽ là ntn? Thui kệ! Bh là TK21 rùi, lo j` mà vớ vỉn thế! Kekekekekekekeke”   “***Các bạn có biết không? Mình sẽ dùng cái phím ấy để trang trí văn bản của mình một chút. Phải luôn luôn cố gắng để chữ của mình đẹp hơn chữ của người khác chứ! Gọi là sĩ diện điện tử ấy!! Hi hi!!!! Các bạn có thấy mình nhí nhảnh như con cá cảnh không? ((((*/*)))) Xong! Bây giờ mình đã biết chat chít như một người Việt chính gốc rồi! Vui quá, thích lắm! Nhưng mình vẫn hơi lo, không biết tương lai của ngôn ngữ chat tiếng Việt thân yêu sẽ là như thế nào? Thôi kệ! Bây giờ là TK 21 rồi, lo gì mà vớ vẩn thế! Kekekekkekekekekeke”  3.1.2.5. Viết tắt  Chỉ giữ lại âm đầu hoặc một phần âm đầu Ví dụ: không  k, bây giờ  bi g, tình yêu  ty, sinh nhật  sn, anh  a, em  e… Bi g, e k kòn là j ` trog a nua. E bit, ty da het. Ngày sn e, a kòn ko nhớ nữa là…>_< #  Bây giờ, em không còn là gì trong anh nữa. Em biết, tình yêu đã hết. Ngày sinh nhật em, anh còn không nhớ nữa là…>_< #  Bỏ âm chính, chỉ giữ lại âm đầu và một phần âm cuối Ví dụ: được  đc, thương  thg, trong  trg… Đc anh thg là e sướg bít bao. Chỉ ca^`n trg tim a lun kó 1 góc nhỏ dành cho e. E chỉ ca^`n thế thui. :") +++++  Được anh thương là em sướng biết bao. Chỉ cần trong tim anh luôn có một góc nhỏ dành cho em. Em chỉ cần thế thôi. :")+++++  Lấy âm đầu và biến âm Ví dụ: không  ko, ngôn ngữ  n2 ## Ko, tui ko còn, »•Š€•Đ¦+Đ•Š¦+Đ•« tui ko còn iu a nữa, a ơi…=(  ## Không, tôi không còn, »•Š€•Đ¦+Đ•Š¦+Đ•« tôi không còn yêu anh nữa, anh ơi…=(  Chỉ giữ lại một phần âm đầu và thanh điệu Ví dụ: nhưng  n”, những  n~, nhiều  n` Kó nhi`u lúc pùn lém n” hok bit nói zới ai, kó n~ lúc mit mỏi lém n” hok có ai chia sẻ cùg…////++\\\  Có nhiều lúc buồn lắm nhưng không biết nói với ai, có những lúc mệt mỏi nhưng không có ai chia sẻ cùng… ////++\\\  Bỏ bớt phụ âm ng  n (ảnh hưởng của phương ngữ Nam: lẫn lộn [-n] và [-ng]) Ví dụ: cũng  cũn, chẳng  chẳn, thằng  thằn, đúng  đún ..) ng  g (hình thức viết tắt thông thường) Ví dụ: những  nhữg, con công  con côg… 3.1.2.6. Thanh điệu + Thay đổi các thanh Nguyên nhân chính làm thay đổi các thanh là do yếu tố phương ngữ. Tuy nhiên có những trường hợp người chat cố tình đánh dấu thanh sai để thể hiện cá tính của mình. - Hỏi → Ngã Ví dụ: “của”  “cũa”, “ngủ”  “ngũ”, “chẳng”  “chẵng”, “ủng hộ”  “ũng hộ” … ????**Mý ngày nay e hô.x chẵng dc gi` hít trơn á ! … pài kiểm tra thỳ dưới trung bình hem hà!!! [chỉ cóa mí mo^n dễ thỳ còn dớt dác] Nghỹ nại thý tức mình thiệt lun!> … Kết wả nem hộx này iem woá iếu… Mẹc dầu em đã cố gắng hít sức cũn chẵng có lợi ích gì [bao nhiêu chĩ nà gác gữi mờ thui]… :o)  ????**Mấy ngày nay em học chẳng được gì hết trơn à!...bài kiểm tra thì dưới trung bình không à!!! [chỉ có mấy môn dễ thì còn vớt vát]. Nghĩ lại thấy tức mình thật luôn!>Kết quả năm học này em quá yếu …Mặc dầu em đã cố gắng hết sức cũng chẳng có lợi ích gì [bao nhiêu chỉ là rác rưởi mà thôi]… :o) - Ngã → Hỏi Ví dụ: “cũng” → “cũn” → “củn”, “sẽ” → “sẻ” =++=Pủi trúi thì thức khuya đến 1-2h sáng coi phim [bởi thía sáng dzậy lúc nèo củn pùn nhủ chẳn hộx hènh dzì được hít trơn a!!] … ngừi thì ốm, óc thì mu. ma^~m… cứ sống theo kỉu cach mô-đên như dzầy chéc len trời sím.. ngey từ giờ em wuyết sẻ thay đổi cách sống …@@@  =++=Buổi tối thì thức khuya đến 1-2 giờ sáng coi phim [bởi thế sáng dậy lúc nào cũng buồn ngủ chẳng học hành gì được hết trơn à!!]  ..người thì ốm, óc thì mụ mẫm...cứ sống theo kiểu cách mô-đen như vậy chắc lên trời sớm…ngay từ giờ em quyết sẽ thay đổi cách sống…@@@ + Đặt các dấu sai vị trí và thay bằng các kí hiệu khác Khi chưa có phần mềm hỗ trợ tiếng Việt, người chat tận dụng những phím có sẵn trên bàn phím để đánh dấu tiếng Việt. Chính vì lý do đó, các dấu câu thường đặt không đúng vị trí thông thường. Ví dụ: sấy  sa^’y, một  mo^.t, sẽ  se~, ăn  a(n, người  ngu*o*`i, cửa  cu*?a, màu +)en  màu đen... Ba^y h min me^.t la(‘m rùi. Bao g mo*’I nghi ? he` dda^y? Cha’n chit ddi ddu*o*c!!!! /////===  Bây giờ mình mệt lắm rồi. Bao giờ mới nghỉ hè đây? Chán chết đi được!!!/////==== 3.1.2.7. Dùng phong cách sáng tạo Như chúng ta đã biết, trong tiếng Việt, chỉ những từ chỉ danh từ riêng, những chữ cái đứng đầu câu, hoặc chữ cái sau dấu chấm câu... nhưng trong các văn bản chat, ta dễ dàng bắt gặp những lối viết hoa tùy tiện. Đây cũng là cách mà giới trẻ muốn chứng tỏ sự sáng tạo của bản thân. Ví dụ: ???^^^^ nO’ sO+. phAI ? ngHe nhU+ng~ diEu` tiE^ng’ kO tO^t’ vE^` nO’ lA^~n aNh..rO^`i moI ngUO+`i sE~ ngHi~ nO’ lA^~n aNh rA sAo da^Y... @@|♥|-|PMµ|-|♥|. nO’ chA^’P’ nhA^.n tA^’t cA ? mA(.c chO ng` tA cO’ nO’i rY`... nO’ va^N~ tUO+i cuO+`i...   ???^^^^Nó sợ phải nghe những điều tiếng không tốt về nó lẫn anh... rồi mọi người sẽ nghĩ nó lẫn anh ra sao đây.. @@|♥|-|PMµ|-|♥|. Nó chấp nhận tất cả mặc cho người ta có nói gì...nó vẫn tươi cười...  3.1.2.8. Dùng kí hiệu Giống như hình thức viết tắt thông thường, ngôn ngữ chat cũng sử dụng những kí hiệu viết tắt ấy. Ví dụ: khác  # , những  ~, và &, tồn tại  , tình yêu  , thuộc  ... Pạn nào kó dĩa nhạc nào # ko? ~ dĩa mình kó đã lẹc hậu rùi. :)  :)   Bạn nào có dĩa nhạc nào khác không? Những dĩa mình có đã lạc hậu rồi. :)  :)  3.1.2.9. Hiện tượng sử dụng tiếng nước ngoài trong chat tiếng Việt a. Sử dụng nguyên thể tiếng nước ngoài Đây là hiện tượng đan xen tiếng nước ngoài có ý nghĩa tương đương. Người chat thường chọn những từ quen thuộc (thường là tiếng Anh) lẫn lộn trong chat tiếng Việt. Hiện tượng này rất phổ biến trong chat. Ví dụ: dad (tiếng gọi cha thân mật), mom (tiếng gọi mẹ thân mật), film (phim), lonely (cô đơn), blog (trang cá nhân), shopping (mua sắm), money (tiền), beer (bia), virus (virut), reset (cài lại), free (tự do), anyway (dù sao), problem (vấn đề), today (hôm nay), thanks (cảm ơn) … Ví dụ: Today đi ko dc rùi, tí nữa mom kó ở nhà. Chán wá, ko dc free tí nào. Chắc fải lủi thủi vào blog wá…hic hic hic… lonely wá! >>>_ _<<<  Hôm nay đi không được rồi, tí nữa mẹ có ở nhà. Chán quá, không được tự do tí nào. Chắc phải lủi thủi vào blog quá! …hic hic hic… (từ diễn tả tiếng khóc) cô đơn quá! >>>_ _<<< b. Sử dụng dạng biến thể + Phiên âm tiếng nước ngoài - Viết rời có dấu chữ, dấu thanh và có gạch nối Ví dụ: Columbia  Co-lôm-bi-a, Gorki  Go-rơ-ki, Kenedy  Ken- nơ-đi, … - Viết rời có dấu chữ, dấu thanh Ví dụ: Mátcơva, Irắc, Ả Rập…. Ngoài ra, còn có những dạng phiên âm ngẫu hứng, sáng tạo của người sử dụng. Ví dụ: Po*t dey (birthday: sinh nhật), hép-pi-net’ (happiness: niềm hạnh phúc), mô-đên (model: người mẫu), rồ-man-tịt (romantic: lãng mạn), hýt hót (hiphop: một điệu nhảy), bét-fơ-ren (bestfriend: bạn thân), xì-tai (style: phong cách), lớp dzu phò ré vờ (love you forever: yêu em mãi mãi).… + Thay thế phụ âm cuối trong ngôn ngữ chat ch  ck ( sách  cáck, cổ tích  cổ tick, ích kỉ  ick kỉ..)  x (thích  thíx, thýx, tách  táx…) nh  nk (anh  ank, chanh  chank, tanh  tank…) nd (minh  mind, tinh  tind) k (tình  tỳk, chanh  chak..) n  nk (lan  lank, tin  tynk …) ng  x (thương  thươx, cương  cươx, chung  chux…) ng  k (hông  hôk, ngang  ngak, trăng  trăx…) t  k (chết  chjk, biết  bik, bek, pík..) t  x (chút  chux, tốt  tốx…) c  x (học  hox, thực  thux, các  kax, trước  truox, được  đx, ngốc  ngốx, bức xúc  bứx xux…)... (Đây là cách chat ảnh hưởng của nước ngoài, giống từ thanks - cảm ơn  thanx) + Hiện tượng thêm “ h” vào cuối từ à  àh là  làh mờ  moh ta  tah mừ  muh mà  mah á  oáh nó  noáh có  coáh... (Hiện tượng này xuất phát từ những tiếng đệm trong tiếng Anh, ví du: ah, uh huh...) + Hiện tượng “z” hóa âm cuối hông  humz qua  waz muốn  munz đến  denz ... + Hiện tượng 1 con chữ ghép thành 2 d  dz (dẹp lép  dzẹp lép, dan díu  dzan dzíu...) gi  gj (giỏi giang  gjo?i gjang, đám giỗ  đám gjỗ...) r  dz (rồi  dzòi, rón rén  dzón dzén...)  gr (đi ra  đi gra, rủ rê  grủ grê...)... (Hiện tượng này xuất hiện do những âm đầu ngoại lai tiếp xúc với các ngôn ngữ Âu châu.) 3.1.2.10. Hiện tượng sử dụng tiếng bồi trong chat tiếng Việt Tiếng bồi xuất hiện khi tiếng Anh trở nên phổ biến ở Việt Nam. Trong quá trình nói tiếng Anh, những người có trình độ tương đối, do thiếu vốn từ, họ thường ghép nối nghĩa của từng từ thành một ý, một câu mà không tuân thủ theo ngữ pháp. Cách sử dụng này ta gọi là tiếng bồi. Khi ta nói tiếng bồi, người nước ngoài sẽ không hiểu ta nói gì, vì đây là cách nói tiếng Anh theo cách hiểu của người Việt. Những đề tài thường dùng tiếng bồi là những câu nói ngắn được sử dụng thường nhật trong văn nói. (Ví dụ: you lie see me: em xạo thấy thương), những câu bông đùa, trả treo nhau (Ví dụ: no table - miễn bàn, thích thì chiều - like is afternoon, no four go - vô tư đi...) Ngoài cách dịch từng từ (ví dụ: number – số, house – nhà  number house: số nhà; no – miễn, table – bàn  no table: miễn bàn...), tiếng bồi còn sử dụng từ đồng âm khác nghĩa (ví dụ: sugar you you go – đường anh anh đi: sugar – đường ăn = street - đường đi; Find children peanut - tìm trẻ lạc: peanut – lạc, đậu phộng = lost – lạc), hoặc cách chơi chữ, sử dụng từ Hán Việt (ví dụ: Give me beg 2 word soldier black peace - cho em xin hai chữ binh huyền (bình) yên; soldier - lính, binh, black – màu đen, huyền  binh huyền = bình)... Một số ví dụ: No star where: không sao đâu Like is afternoon: thích thì chiều I no want salad again: anh không muốn cãi với em nữa. If you want, I’ll afternoon you: Nếu em muốn, anh sẽ chiều anh. No I love me: không ai yêu tôi. No four go: vô tư đi. Know die now: hiểu chết liền. No table: miễn bàn. No dare where: không dám đâu. Go die go: đi chết đi. Ugly tiger: xấu hổ Lemon question: chảnh You like see love: em xạo thấy thương. I love toilet you sit down: tôi yêu cầu em ngồi xuống. Sugar you you go, sugar me me go: đường anh anh đi, đường tôi tôi đi. I come you, I hate you, far me please: Tôi “căm” bạn, tôi ghét bạn, xa tôi ra. When I seven love, I look at star and ask myself star I seven love: Khi tôi thất tình, tôi nhìn vì sao và tự hỏi sao tôi thất tình. When it’s rain, give me a bow, and I’ll create a rainbow: khi trời mưa, đưa tôi cái cung, và tôi sẽ tạo ra cầu vồng. When somebody seven love, after seven loves, he’ll find love leg right: khi một người bị thất tình, sau 7 mối tình, anh ta sẽ tìm được tình yêu chân chính. You ugly bottle exceed god: anh xấu chai (trai) quá trời. I slap you drop teeth: tôi tát anh rụng răng. No table silver: miễn bàn bạc. No table salad: miễn bàn cãi. No door: không có cửa. I love you die up die down: anh yêu em chết lên chết xuống. You do what do go, I go sleep: anh làm gì thì làm đi, em đi ngủ. Life me aunt form: đời tôi cô đơn. Love is die inside intestine a little: yêu là chết ở trong lòng một ít. Fruit heart no love two people: trái tim không thể yêu hai người. Mum go take husband child live with who: mẹ đi lấy chồng con ở với ai. I want toilet kiss you: tôi muốn cầu hôn bạn. Kiss also ok, no remain what where: hôn cũng được, không cứ ở đâu. Number house: số nhà (địa chỉ) Eat you better eat thief: ăn mày hơn ăn cướp. Effort father like mountain pregnant paint: công cha như núi Thái Sơn. Mouth sister pineapple too: miệng em thơm lắm. Bridge enough for use: cầu đủ để xài. Mouth me get wash mosquito day test right pineapple word: miệng em được rửa mỗi ngày thở phải thơm chứ! No drink wine happy, want drink wine punish: không uống rượu mừng, muốn uống rượu phạt. Kill people body love: giết người mình yêu. Find children peanut: tìm trẻ lạc. Sick want die: đau muốn chết. Love together much, bite together painful: yêu nhau lắm, cắn nhau đau. No have spend: không có chi. Slow pepper: chậm tiêu. Give me beg 2 word soldier black peace: cho em xin hai chữ binh huyền (bình) yên… Ví dụ: Kitty!*__(^.^)__†X—FiRe†__(*.*)__@!: Hi, khoe? ko ? it’s really a log time to C. Puppy: No table, khoe? như dzoi :D. Ne`, kòn wen tha(`ng Danny Tú ko? ### Kitty !*__(^.^)__†X—FiRe†__(*.*)__@!: nói gra thi` ugly tiger wá ddi. No’ xù dde.p tao goy. B-) Puppy: pùn chi ma^ y kái thăg sơ? khanh ddo’. Mai mô’t tao gthiệu cho 1 tha(`ng #, pa?nh ho*n nhi`u. Don worry nha! S:-/ ---@@@--- Kitty !*__(^.^)__†X—FiRe†__(*.*)__@!: thanx ma`y tr’c nha! <;)    Puppy: No have spend. Tao hứa muh. o:-)  Kitty !*__(^.^)__†X—FiRe†__(*.*)__@!: Chào, khỏe không? Lâu quá không gặp. Puppy: Miễn bàn, khoẻ như voi :D Nè, còn quen thằng Danny Tú không? ### Kitty !*__(^.^)__†X—FiRe†__(*.*)__@!: Nói ra thì xấu hổ quá! Nó xù đẹp tao rồi. Puppy: buồn chi mấy thằng sở khanh đó. Mai mốt tao giới thiệu cho một thằng khác, bảnh hơn nhiều. Đừng lo lắng nha! S:-/ ---@@@--- Kitty !*__(^.^)__†X—FiRe†__(*.*)__@!: cảm ơn mày trước nha! <;)    Puppy: không có chi. Tao hứa mà! o:-) 3.2. Chat trong tiếng Anh 3.2.1. Nguyên nhân hình thành ngôn ngữ chat tiếng Anh Ngoài những nguyên nhân ra đời của ngôn ngữ chat tiếng Việt, ngôn ngữ chat tiếng Anh hình thành là do xu thế hấp thụ những cái mới trong cuộc sống liên tục diễn ra theo xu hướng mở của giới trẻ, điều này làm nhiều bậc phụ huynh đau đầu, lo lắng khi thỉnh thoảng liếc qua màn hình vi tính hoặc lén đọc tin nhắn của con. Như vậy, ngôn ngữ chat ra đời một phần là tạo mật mã. Ta dễ dàng gặp những chữ viết tắt khi các teen chat với nhau: Paw có nghĩa là Parents are watching (ba mẹ đang theo dõi đấy!), Mos tức Mom over shoulder = Mbb - Mom behind my back (mẹ đang ở sau lưng tớ), Brb: Be right back - tớ sẽ quay lại sau, Ttul: Talk to you later - nói chuyện với bạn sau nhé! Wu: What’s up - gì thế….những cách nói như vậy chỉ có những người trong thế giới chat mới hiểu nhau, điều này một phần tránh sự kiểm soát của cha mẹ, một phần tạo phong cách nổi trội vì thanh thiếu niên đang cố khẳng định mình qua thứ ngôn ngữ này. Ngoài ra, ngôn ngữ chat với cách gõ nhanh, gọn, sử dụng những công cụ đắc lực ở bàn phím sẽ đỡ tốn kém thời gian. Chat còn là trào lưu chung của thanh thiếu niên thế giới. Bước vào thế giới mạng là bước vào thế giới thông tin. Những nước đi đầu trong khoa học công nghệ thông tin là những nước cường quốc như Mĩ, Anh.. cộng với tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng trên toàn thế giới nên giới trẻ hiện đại tự sáng tạo ra một ngôn ngữ cho riêng mình là điều tất yếu, và thứ ngôn ngữ này lan rộng và ảnh hưởng đến các nước khác là điều hiển nhiên. 3.2.2. Những biến thể của ngôn ngữ chat tiếng Anh 3.2.2.1. Thay thế các kí tự (trên cơ sở gần đồng âm) a  o (what  wot): gì, cái gì al  o (talk  tok): nói c  see (I see  ic): tôi hiểu (rút ngắn kí tự do phát âm giống nhau) i  y (like  lyk): thích k  c (cool  kool): ngầu ph  f (phone  fone): điện thoại (giúp viết nhanh hơn) s  z (its  itz) (phiên âm gần giống nhau): của nó th  f (thanks  fanks): cảm ơn ks  x (thanks  thanx): cảm ơn 3  e (see you  s33 u): hẹn gặp lại (“3” thay cho “e” để tạo sự khác lạ, ngộ nghĩnh, vui mắt…) s  z (miss  mizz): nhớ k, c  x (skill  sxill, access  accexx): kĩ năng, lối vào u  w (kumys  kwmys): rượu sữa… 3.2.2.2. Lược bỏ các kí tự am  m ( I am  I m ): tôi là is not  isn (he is not engineer  he isn engineer: anh ta không phải là kĩ sư) like  lyk (bỏ bớt e): thích th  t ( think  tink): nghĩ wh  w (what  wat): gì would’t  wudn – sẽ không (viết theo phiên âm) know  kno – biết (viết theo phiên âm) talk  tok – nói (viết theo phiên âm) the  da – mạo từ (viết theo phiên âm) 3.2.2.3. Viết tắt các kí tự A  age (tuổi) s  sex (giới tính) l  location (vị trí, địa phương) m  music (âm nhạc) h  hobbies (sở thích)... Chúng ta thường gặp chúng trong lần chat đầu tiên với người ban mới quen. Sau câu chào (how day?...: how are you today... ?: hôm nay bạn thế nào?), họ sẽ đưa ra hàng loạt kí tự: A/S/L/M/H (age/sex/location/music/hobbies - tuổi/ giới tính/vị trí địa lý/thể lọai nhạc ưa thích/sở thích …) để hỏi han người chat. Ngoài ra, chung ta những kí tự viết tắt: b  be (thì, là, ở ): I’ll b there (tôi sẽ ở đó) c  see (thấy, hiểu): I c (tôi hiểu) u  you (bạn): I love u (em yêu anh) g  gee (cứ thế, đi nào): U g (bạn cứ thế mà làm) k  okay (đồng ý): We k (chúng tôi đồng ý) m  am (động từ tobe): M 5 (tôi khoẻ) n  in (trong): They n kitchen (họ ở trong bếp) n  and (và): Mom n Dad (mẹ và cha) o  oh (biểu lộ sự ngạc nhiên): omg (ôi, trời) r  are (động từ tobe): U’r student (bạn là sinh viên) s  smile (cười): God s (Thượng đế đang cười với bạn) g  grin (nhăn nhó): Don g (Đừng nhăn nhó chứ!)… 3.2.2.4. Viết tắt những chữ thông thường OMG: Oh, My God (ôi, trời) ABT: about (về, khoảng) SO: someone (người nào đó) SB: somebody (người nào đó) STH: something (vật nào đó) BC: because (bởi vì) TNX: thanks (cảm ơn) EMSG: Email Message (tin nhắn điện tử) GF: Girl Friend (bạn gái) BF: Boy Friend (bạn trai) ASAP: As Soon As Possible (càng sớm càng tốt) ATM: At The Moment (trong lúc này) IDK: I Don’t Know (tôi không biết) BTW: By The Way (này) KIT: Keep In Touch (giữ liên lạc) OTP: On The Phone (đang nghe điện thoại) NP: No Problem (không vấn đề gì) NVM: Never Mind (không có chi) OIC: Oh, I See (Tôi hiểu) PLS, PLZ: Please (vui lòng) N/C: No Comment (miễn bình luận, miễn bàn) PM: Private Message or Personal Message (tin nhắn cá nhân) WTH: What The Huck? What The Hell? (Cái quái gì vậy? - Đây là tiếng dùng để chửi) YW: You ‘re Welcome (không có chi) CU: See You (hẹn gặp lại)… 3.2.2.5. Kết hợp chữ và số S1: someone - một người nào đó 14AA41: One for All and All for One - một người vì mọi người, mọi người vì một người (1: one, 4: four = for) 2B or not 2B: ToBe or Not ToBe - Tồn tại hay không tồn tại (2: two = to) F2f: face to face - mặt đối mặt (two /tu/ = to /tu/: 2) 2moro: tomorrow - ngày mai (2: two = to) 2U2: to you too - bạn cũng vậy 2nite: tonight - tối nay 2G2B4G: Too Good To Be Forgotten - tốt nhất là quên đi 2G2BT: Too Good To Be True - tốt nhất là hãy thành thật IM2BZ2P: I aM Too Busy To (even ) Pee - Tôi bận đến nỗi không có thời gian đi tiểu. N2M: Not To Mention or Not Too Much - Đừng đề cập đến, thấm vào đâu S2U: Same To You - giống bạn S33U: see you - hẹn gặp lại E123: Easy As 123 - dễ như là 1, 2, 3 B4: before - trước đó 4CO: for crying out loud - gào to lên (4 = four =for, C viết tắt của crying, O: viết tắt của out, L: viết tắt của loud ) 4EAE: for Ever And Ever - mãi mãi 4ever: forever - mãi mãi 4NR: foreigner - người nước ngoài J4G: Just for Grin - chỉ đùa thôi LY4E: Love you forever - yêu anh mãi mãi S4L: Spam For Life - đồ hộp cho cuộc đời bạn 5FS: 5 Finger Salut - chào giơ 5 ngón tay 6Y: sexy – khỏa thân TLK2UL8R: Talk to you later - nói với bạn sau L8R: later - hẹn sau AAR8: At Any Rate - bằng bất cứ giá nào DNBL8: Do Not Be Late - đừng đến trễ DSTR8: Damn Straight - Lời nguyền rủa (chửi thẳng vào mặt) M8 or M8s: Mate or Mates - tình bạn U8: You Ate? - Bạn ăn không? W8: Waite - chờ H8: Hate - ghét L8: Late - trễ CD9: Code 9 - it means parents are around: mã số 9 (ý nói cha mẹ đang ở quanh đây) F9: fine - tốt (9: nine /nain/ = fine /fain/: cùng phiên âm /ain/) P911: Parents Alert - báo động cha mẹ tới. RU/18: Are You over 18 - bạn đã trên 18 tuổi? G9: Good night - ngủ ngon BI5: Back In 5 - trở lại sau 5 phút 3.2.2.6. Hiện tượng dùng con số viết tắt Số 0: có thể thay thế bằng kí tự O Số 1:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVNNH021.pdf
Tài liệu liên quan