Luận văn Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng dầu khí Nghệ An

Tài liệu Luận văn Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng dầu khí Nghệ An: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ TOÁN --------***-------- TẠ QUANG THOAN HOÀN THIỆN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG DẦU KHÍ NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HÀ NỘI -10/2010 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Phân tích tài chính doanh nghệp là một công cụ quản lý quan trọng giúp các nhà quản trị nhận thức được thực trạng, chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp, trên cơ sở đó cung cấp những căn cứ khoa học và thực tiễn cho các quyết định tài chính trong tương lai. Vì vậy công tác phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp cần phải được nghiên cứu dựa trên cơ sở khoa học về mặt lý luận và thực tiễn. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, phân tích tài chính trong các doanh nghiệp đã được các nhà quản lý quan tâm và đã đem đến những hiệu quả nhất định. Mặc dù vậy công tác phân tích tài chính vẫn còn vướng mắc về nội dung hệ thống các chỉ tiêu và phương pháp làm hạn chế tác động tích cực. Vì vậy đò...

doc102 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng dầu khí Nghệ An, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ TOÁN --------***-------- TẠ QUANG THOAN HOÀN THIỆN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG DẦU KHÍ NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HÀ NỘI -10/2010 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Phân tích tài chính doanh nghệp là một công cụ quản lý quan trọng giúp các nhà quản trị nhận thức được thực trạng, chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp, trên cơ sở đó cung cấp những căn cứ khoa học và thực tiễn cho các quyết định tài chính trong tương lai. Vì vậy công tác phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp cần phải được nghiên cứu dựa trên cơ sở khoa học về mặt lý luận và thực tiễn. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, phân tích tài chính trong các doanh nghiệp đã được các nhà quản lý quan tâm và đã đem đến những hiệu quả nhất định. Mặc dù vậy công tác phân tích tài chính vẫn còn vướng mắc về nội dung hệ thống các chỉ tiêu và phương pháp làm hạn chế tác động tích cực. Vì vậy đòi hỏi phải có sự thay đổi về chất Trong quá trình nghiên cứu với việc chọn đề tài “Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An” hy vọng sẽ cung cấp cho các nhà quản lý thuộc ngành xây lắp nói chung và c Công ty cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An và các đối tượng quan tâm nói riêng những phương pháp , nội dung và hệ thống chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Từ sự cần thiết trên, mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm: Góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về công tác phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp nói chung và tại Công ty cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An nói riêng. Nghiên cứu đánh giá thực trạng về hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An. Vận dung những vấn đề lý luận và thực tiễn về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An. góp phần nâng cao chất lượng công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn của công tác phân tích tài chính, hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích tình hình tài chính tai Công ty cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An. Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ nghiên cứu lý luận về phân tích hiệu quả kinh doanh một cách chuyên sâu. Số liệu thực tế chỉ nghiên cứu tại Công ty cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An. 4. Phưong pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác-Lê nin làm phương pháp luận, đồng thời kết hợp các phương pháp tư duy trìu tượng, phân tích, tổng hợp...để làm rõ vấn đề đặt ra cần giải quyết nhằm đề xuất được những giải pháp khả thi. Đề tài cũng sử dụng lý thuyết hệ thống, mô hình hoá và phương pháp thống kê so sánh bằng các số liệu minh hoạ, các bài viết đăng trên các báo và tạp chí để phân tích và làm sáng tỏ vấn đề. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về mặt khoa học: Góp phần tổng kết lại về mặt lý luận nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính. Làm tiền đề áp dụng lý thuyết vào thực tiễn. Về mặt thực tiễn: Khảo sát thực trạng về nôi dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An, đánh giá công tác phân tích tài chính tại công ty, từ đó kiến nghị những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện nôi dung và phương pháp phân tích tài chính tại công ty. 6. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liêu tham khảo, kết cấu của luận văn gồm những nội dung chính sau đây: Chương 1: Cơ sở lý luận về nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính các doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An. Chương 3: Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tài chính tại công ty Cổ phần Xây dựng dầu khí Nghệ An. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÁC DOANH NGHIỆP 1.1. TÀI CHÍNH DOANH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1.1. Tài chính doanh nghiệp Tài chính là một bộ phận cấu thành trong các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. Nó có mối liên hệ hữu cơ và tác động qua lại với các hoạt động kinh tế khác. Mối quan hệ này phản ánh và thể hiện sự tác động gắn bó, thường xuyên giữa phân phối với sản xuất và trao đổi có thể tiến hành bình thường và liên tục. Trong doanh nghiệp thương mại, để thực hiện việc mua bán, trao đổi hàng hoá được vận động luân chuyển không ngừng qua các giai đoạn mua hàng, dự trữ hàng, bán hàng và thanh toán tiền hàng. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh phải bù đắp được các khoản chi phí đã bỏ ra và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp từ đó hình thành nên các nguồn tài chính. Trong doanh nghiệp thương mại nguồn tài chính đựơc hình thành từ kết quả quá trình sản xuất kinh doanh tạo nên các mối quan hệ tài chính tiền tệ khác nhau, song chúng đều mang những đặc trưng cơ bản sau: Phản ánh những luồng chuyển dịch giá trị, sự vận động của các nguồn tài chính nảy sinh và gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Sự vận động chuyển hoá các nguồn lực trong kinh doanh được điều chỉnh bằng hệ thống các quan hệ phân phối thông qua việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ, các loại vốn kinh doanh nhất định trong hoạt động của doanh nghiệp. Động lực của sự vận và chuyển hoá các nguồn lực nhằm mục tiêu thu được các khoản doanh lợi trong khuôn khổ cho phép của Luật kinh doanh. Như vậy có thể nói tài chính doanh nghiệp là mối quan hệ tiền tệ gắn liền với việc hình thành vốn, phân phối sử dụng và quản lý vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Bản chất bên trong của tài chính là những mối quan hệ kinh tế đa dạng. Xét trong phạm vi hoạt động của một doanh nghiệp thì có các quan hệ tài chủ yếu sau: Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước : Thể hiện trong việc doanh nghiệp thực hiện sản xuất kinh doanh theo hướng phát triển kinh tế- xã hội của Nhà nước hoặc Nhà nước giao chỉ tiêu, kế hoạch thực hiện. Doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách Nhà nước và ngược lại trong một số trường hợp cần thiết Nhà nước có thể can thiệp và bảo hộ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó thể hiện mối quan hệ tác động qua lại và tương hỗ lẫn nhau trong hành lang pháp lý cho phép. Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường: Bao gồm thị trường hàng hoá, thị trường sức lao động, thị trường tài chính….Đây là những quan hệ mua bán, trao đổi các yếu tố phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và những quan hệ cung ứng giao lưu vốn. Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp: Là những quan hệ về phân phối, điều hoà cơ cấu thành phần vốn kinh doanh, phân phối thu nhập giữa các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp; các quan hệ về thanh toán hợp đồng lao động giữa chủ doanh nghiệp với người lao động. Các mối quan hệ này đều thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp như: Vốn pháp định, vốn lưu động, quỹ tiền lương, quỹ khấu hao, quỹ dự trữ tài chính…nhằm phuc vụ các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Các mối quan hệ này phát sinh một cách thường xuyên, liên tục, đan xen nhau và hình thành nên các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, tài chính của doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tình hình tài chính của doanh nghiệp ổn định và phát triển cho phép doanh nghiệp thực hiện chế độ hạch toán một cách đầy đủ. Nếu trong quá trình vận động của vốn, sau một chu kỳ kinh doanh, lượng vốn thu về lớn hơn số vốn đã bỏ ra. Ngoài ra tình hình tài chính tốt cho phép doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh của mình trên thị trường. Vì vậy Tài chính doanh nghiệp là một nội dung cần được xem xét và đánh giá kỹ lưỡng để giúp doanh nghiệp và các đối tác có khả năng nắm bắt tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách đầy đủ và chính xác nhất. Phân tích tình hình tài chính là tổng thể các phưong pháp được sử dụng để nghiên cứu các mối quan hệ nói trên nhằm nhận thức đánh giá một cách đúng đắn, toàn diện tình hình tài chính doanh nghiệp, qua đó giúp cho những người sử dụng thông tin đưa ra được những quyết định đúng đắn trong qun lý kinh tế nói chung và quản lý tài chính nói riêng. 1.1.2. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 1.1.2.1. Khái niệm phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính là tổng thể các phương pháp được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay. Giúp cho nhà quản lý đưa ra được những quyết định quản lý chuẩn xác, đánh giá chính xác tình trạng của doanh nghiệp. Nói cách khác phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình xem xét, đối chiếu , kiểm tra, so sánh số liệu giữa hiện tại và quá khứ để đánh giá tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó dự đoán tiềm năng, hiệu quả kinh doanh và các rủi ro tài chính cũng như triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai. Từ đó giúp cho nhà quản lý đưa ra được những quyết định quản lý sản xuất kinh doanh đúng đắn, chính xác để phát triển doanh nghiệp, giúp cho những đối tượng quan tâm đi tới những dự đoán chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp, qua đó có những quyết định sáng suốt, phù hợp với những mục tiêu mà doanh nghiệp phấn đấu để hương tới. 1.1.2.2. Vai trò phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp * Đối với nhà quản lý: Là người trực tiếp quản lý doanh nghiệp, phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm hướng tới các mục tiêu sau đây: Thứ nhất, tạo ra những chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong giai đoạn đã qua, việc thực hiện nguyên tắc cân bàng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và rủi ro tài chính trong doanh nghiệp. Thứ hai, phân tích tài chính là cơ sở cho những dự đoán tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. Thứ ba, hướng các quyết định của ban giám đốc theo chiều hướng phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, như các quyết định về đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận. Thứ tư, phân tích tài chính nhằm kiểm tra, kiểm soát hoạt động quản lý trong doanh nghiệp. * Đối với các nhà đầu tư (cá nhân, cổ đông, các đơn vị khác …): là những người giao vốn của mình cho doanh nghiệp quản lý và sử dung trong qua trình sản xuất kinh doanh để hưởng lãi. Thu nhập của họ là tiền lời được chia và thặng dư vốn cổ phần. Hai yếu tố này phần lớn chịu ảnh hưởng của lợi nhuận thu được của doanh nghiệp. Vì vậy, phân tích tài chính giúp cho các nhà đầu tư đánh giá chính xác thực trạng hoạt động của doanh nghiệp và ước đoán giá trị cổ phiếu, dựa vào việc nghiên cứu các báo cáo tài chính của doanh nghiệp qua đó phân tích được khả năng sinh lời, các tiềm ẩn rủi ro tài chính của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. * Đối với các nhà cung cấp vật tư, hàng hoá dịch vụ: Phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm mục đích xác định khả năng thanh toán của doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại và trong tương lai qua đó để đưa ra quyết đinh có nên giao dịch với doanh nghiệp hay không, mức độ bán chịu vật tư hàng hoá dịch vụ như thế nao? * Đối với ngân hàng và các tổ chức tín dụng: Là những người cho các doanh nghiệp vay vốn để đảm bảo nhu cầu tài chính trong quá trình sản xuất kinh doanh. Khi quyết định cho doanh nghiệp vay họ phải biết chắc chắn khả năng hoàn trả các khoản. Thu nhập của ngân hàng và các tổ chức tín dụng đó là lãi vay mà doanh nghiệp phải trả. Do đó phân tích tài chính doanh nghiệp đối với ngân hàng và các tổ chức tín dung nhằm mục đích xác đinh khả năng thanh toán các khoản nợ mà doanh nghiệp vay của ngân hàng và xác định mức lãi thu được như thế nào. * Đối với những người hưởng lương trong doanh nghiệp: là những người có thu nhập duy nhất là tiền lương được trả hàng tháng. Ngoại trừ trong các công ty cổ phần, thu nhập của họ còn có thêm khoản tiền lãi được chia tương ứng với tỷ lệ cổ phần mà họ đóng góp. Các khoản thu nhập này nhận được còn phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy phân tích tài chính doanh nghiệp giúp họ định hướng việc làm ổn định của mình, trên cơ sở đó họ yên tâm cống hiến hết mình cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . * Đối với cơ quan quản lý nhà nước ( Cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra nhà nước…) Phân tích tài chính doanh nghiệp giúp họ đánh giá đúng thực trạng tài chính, trách nhiệm nộp thuế cho ngân sách nhà nước, trên cơ sở đó các cơ quan quản lý nhà nước hoạch định chính sách về quản lý tài chính như chống độc quyền và chống phá giá … Như vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp là một công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, đánh giá tình hình tình hình tài chính doanh nghiệp giúp cho những đối tượng quan tâm lựa chọn và đưa ra những quyết định phù hợp nhất để thực hiện mục tiêu mà mình theo đuổi. 1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP Phân tích báo cáo tài chính xét theo nghĩa khái quát đề cập tới nghệ thuật phân tích và giải thích các báo cáo tài chính. Để áp dụng hiệu quả nghệ thuật này đòi hỏi phải thiết lập một quy trình có hệ thống và logic, có thể sử dụng làm cơ sở cho việc ra quyết định. Trong phân tích cuối cùng, việc ra quyết định là mục đích chủ yếu của phân tích BCTC. 1.2.1. Phương pháp so sánh Đây là phương pháp được sử dụng khá phổ biến trong phân tích để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích. Để áp dụng phương pháp này cần chú ý những vấn đề sau: - Các chỉ tiêu phải đảm bảo các điều kiện: + Các chỉ tiêu so sánh phải thống nhất về nội dung phản ánh; + Phải thống nhất về phương pháp tính toán; + Phải thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường; Nếu không đảm bảo các điều kiện trên thì việc so sánh sẽ mất giá trị, có khi còn phản ánh sai lệch thông tin. - Cần phải có gốc để so sánh; việc xác định gốc so sánh tùy thuộc vào mục đích cụ thể của phân tích. + Khi nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu (về mặt thời gian): có thể lựa chọn gốc để so sánh là trị số của các chỉ tiêu kỳ kế hoạch, kỳ trước, số liệu dự toán, cùng kỳ này năm trước… + Khi đánh giá kết quả đạt được của doanh nghiệp so với các đơn vị khác (về mặt không gian): có thể lựa chọn số liệu của các đơn vị có điều kiện tương đương, chọn tổng thể hay bộ phận của cùng tổng thể hoặc số liệu trung bình ngành…, để làm gốc so sánh. Các trị số của chỉ tiêu ở kỳ trước, kế hoạch, dự toán, cùng kỳ năm trước gọi chung là trị số kỳ gốc và thời kỳ chọn làm gốc so sánh đó, gọi chung là kỳ gốc. Còn kỳ chọn để phân tích gọi là kỳ phân tích. Với mục đích cụ thể của phân tích có thể chọn phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối; so sánh bằng số tương đối (tương đối giản đơn, tương đối liên hệ, tương đối kết cấu…); so sánh bằng số bình quân. 1.2.2. Phương pháp loại trừ Phương pháp loại trừ được sử dụng để xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng phân tích. Bằng cách, khi xác định sự ảnh hưởng của nhân tố này thì loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố còn lại. Khi sử dụng phương pháp này cần chú ý tới hai điều kiện sau: - Các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới dạng một tích số (hoặc một thương số). - Việc sắp xếp và trình tự xác định ảnh hưởng lần lượt trong từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích dựa trên quan điểm tích lũy về lượng sẽ dẫn đến biến đổi về chất (nhân tố số lượng sắp xếp trước, nhân tố chất lượng xếp sau). Có hai phương pháp được sử dụng, đó là: + Phương pháp thay thế liên hoàn; + Phương pháp số chênh lệch Phương pháp thay thế liên hoàn Thay thế liên hoàn là phương pháp xác định ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu bằng cách thay thế lần lượt (mỗi nhân tố một lần) các nhân tố từ giá trị kỳ gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu nghiên cứu khi trị số của nhân tố thay đổi; rồi so sánh trị số của chỉ tiêu nghiên cứu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu nghiên cứu trước khi thay thế nhân tố. Từ đó rút ra được nhận xét về ảnh hưởng của nhân tố thay thế đến chỉ tiêu nghiên cứu. Có thể khái quát mô hình chung của phương pháp này như sau: Giả sử có đối tượng phân tích (đối tượng nghiên cứu) là Q và Q chịu ảnh hưởng của các nhân tố a,b,c,d và các nhân tố này có quan hệ tích số với chỉ tiêu cần phân tích Q => Q = a.b.c.d Ta có: Chỉ tiêu nghiên cứu kỳ phân tích: Q1 = a1. b1. c1. d1 Chỉ tiêu nghiên cứu kỳ gốc : Q0 = a0. b0. c0. d0 Số tuyệt đối : DQ = Q1 – Q0 Số tương đối: x 100 DQ là số chênh lệch tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích giữa kỳ phân tích và kỳ gốc. Các nhân tố ảnh hưởng DQa = a1. b0. c0. d0 - a0.b0.c0.d0 DQb = a1.b1. c0. d0 - a1. b0. c0. d0 DQc = a1. b1. c1. d0 - a1.b1. c0. d0 DQd = a1.b1.c1.d1 - a1. b1. c1. d0 Cuôi cùng là tổng hợp. DQ = DQa + DQb + DQc + DQd Trên cơ sở xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố cần rút ra nhật xét, kết luận và kiến nghị giải pháp thiết thực nhằm không ngừng nâng cao kết quả của chỉ tiêu phân tích. Phương pháp số chênh lệch Với những điều kiện, trình tự vận dụng và giả sử như trên phương pháp chênh lệch để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì trực tiếp dùng số chênh lệch về giá trị kỳ phân tích so với kỳ gốc của nhân tố đó để xác định. Có thể khái quát mô hình chung của phương pháp số chênh lệch như sau: DQ = Q1 – Q0 = DQa + DQb + DQc + DQd Trong đó : DQa = (a1 – a0). b0. c0. d0 DQb = (b1 – b0). a1. c0. d0 DQc = (c1 – c0). a1. b1. d0 DQd = (d1 – d0). a1.b1.c1 1.2.3. Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích Khi phân tích có thể chi tiết chỉ tiêu phân tích theo bộ phận cấu thành, theo thời gian và theo địa điểm. Sau đó, mới tiến hành xem xét, so sánh mức độ đạt được của từng bộ phận giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc và mức độ ảnh hưởng của từng bộ phận đến tổng thể cũng như xem xét tiến độ thực hiện và kết quả đạt được trong từng thời gian hay mức độ đóng góp của từng bộ phận vào kết quả chung. Từ đó, tìm cách cải tiến các giải pháp cũng như điều kiện vận dụng từng giải pháp một cách phù hợp, hiệu quả. 1.2.4. Các phương pháp phân tích khác Phương pháp liên hệ cân đối Cơ sở của phương pháp này là dựa trên mối quan hệ của các nhân tố liên hệ cân đối doanh thu và chi phí, mua sắm và sử dụng vật tư… Có thể xây dựng phương pháp phân tích mà trong đó, các chỉ tiêu, nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới dạng là tổng số hoặc hiệu số (mối quan hệ lỏng lẻo). Trong mối quan hệ cân đối này, các nhân tố đứng độc lập tách biệt với nhau và cùng tác động đồng thời đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu. Mỗi một sự biến đổi của từng nhân tố độc lập giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc sẽ làm cho chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu thay đổi một lượng tương ứng và không cần phải đặt nguyên tố đó trong các điều kiện giả định. Có thể khái quát mô hình chung của phương pháp này như sau: Với những giả sử như trên, có đối tượng phân tích (đối tượng nghiên cứu) là Q và Q chịu ảnh hưởng của các nhân tố a, b, c, d và mối quan hệ giữa các nhân tố với chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới dạng tổng số kết hợp với hiệu số, như sau: Q = a + b + c – d Kỳ kế hoạch: Q0 = a0 + b0 + c0 – d0 Kỳ thực hiện: Q1 =a1 + b1 + c1 – d1 Đối tượng phân tích: Số tuyệt đối: DQ = Q1 – Q0 = (a1 + b1 + c1 – d1) – (a0 + b0 + c0 – d0) Số tương đối: x 100 Các nhân tố ảnh hưởng: Qa = a1 – a0 Qb = b1 – b0 Qc = c1 – c0 Qd = d1 – d0 Tổng hợp, phân tích và kiến nghị: DQ = Qa + Qb + Qc + Qd Trên cơ sở xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích cần rút ra những nguyên nhân và kiến nghị những giải pháp nhằm đưa các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở kỳ tiếp theo đạt được những kết quả cao hơn. Phương pháp phân tích xu hướng Là kỹ thuật phân tích bằng cách so sánh các tỷ số tài chính của công ty qua nhiều năm để thấy được xu hướng tốt lên hay xấu đi của các tỷ số tài chính. Thực ra, đây chỉ là bước tiếp theo của phân tích tỷ lệ. Sau khi tính toán các tỷ số, thay vì so sánh các tỷ số này với bình quân ngành chúng ta còn có thể so sánh các tỷ số của các năm với nhau và so sánh qua nhiều năm bằng cách vẽ đồ thị để thấy xu hướng chung. Phương pháp này bào gồm hai bước như sau: + Thứ nhất, chọn một năm làm gốc; + Thứ hai, tính toán các khoản mục trên báo cáo tài chính của năm sau theo phần trăm của khoản mục tương ứng ở năm gốc. Có thể sử dụng kết hợp giữa phương pháp tỷ lệ và đồ thị: Người ta thường nhận thấy rằng “trăm nghe không bằng mắt thấy” và việc mô tả các kết quả phân tích dưới dạng đồ thị thường rất hữu ích và xúc tích. Nếu ta chọn phương pháp này để trình bày các kết quả thì tốt nhất là nên trình bày cả tiêu chuẩn ngành và xu thế trên cùng một biểu đồ. Các tỷ lệ tài chính then chốt thường được nhóm lại thành bốn loại chính (khả năng sinh lời, tính thanh khoản, hiệu quả hoạt động, cơ cấu vốn), tuỳ theo khía cạnh cụ thể về tình hình tài chính của công ty mà các tỷ lệ này muốn làm rõ. Ngoài các phương pháp trên, trong quá trình phân tích BCTC các nhà phân tích còn sử dụng một số phương pháp khác như: Phương pháp xác định giá trị theo thời gian của tiền, phương pháp Dupont, phân tích xu hướng. Phương pháp xác định giá trị theo thời gian của tiền: Cơ sở của phương pháp này là đồng tiền có giá trị theo thời gian (đồng tiền hôm nay có giá trị hơn đồng tiền thu được trong trương lai) do ảnh hưởng của các nhân tố lạm phát, chính sách kinh tế, thiên tai…. Do đó, để đánh giá chính xác hiệu quả vốn đầu tư, nhất thiết phải tính đổi tiền về một thời điểm nhất định. Phương pháp này thường được sử dụng để phân tích các dự án đầu tư. Phương pháp Dupont: Đây là phương pháp lần đầu tiên được công ty Dupont sử dụng nên gọi là phương pháp Dupont. Phương pháp này phân tích các chỉ tiêu suất sinh lời dựa vào mối quan hệ với các chỉ tiêu khác. Theo phương pháp này, suất sinh lời của vốn chủ sở hữu được thể hiện qua sơ đồ sau: Tổng tài sản bình quân Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu Suất sinh lời của tổng tài sản (ROA) Số vòng quay của tài sản Suất sinh lời của doanh thu (ROS) Doanh thu Lợi nhuận sau thuế Doanh thu Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh suất sinh lời theo phương pháp Dupont * Các bước trong phương pháp Dupont - Thu nhập số liệu kinh doanh (từ bộ phận tài chính); - Tính toán (sử dụng bảng tính); - Đưa ra kết luận; - Nếu kết luận xem xét không chân thực, kiểm tra số liệu và tính toán lại. * Thế mạnh của Mô hình Dupont - Tính đơn giản: Đây là một công cụ rất tốt để cung cấp cho mọi người kiến thức căn bản giúp tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của công ty. - Có thể dễ dàng kết nối với các chính sách đãi ngộ đối với nhân viên. - Có thể được sử dụng để thuyết phục cấp quản lý thực hiện một vài bước cải tổ nhằm chuyên nghiệp hóa chức năng thu mua và bán hàng. Đôi khi điều cần làm trước tiên là nên nhìn vào thưc trạng của công ty. Thay vì tìm cách thôn tính công ty khác nhằm tăng thêm doanh thu và hưởng lợi thế nhờ quy mô, để bù đắp khả năng sinh lợi yếu kém. * Hạn chế của Mô hình phân tích Dupont - Dựa vào số liệu kế toán cơ bản nhưng có thể không đáng tin cậy; - Không bao gồm chi phí vốn; - Mức độ tin cậy của mô hình phụ thuộc hoàn toàn vào giả thuyết và số liệu đầu vào. * Điều kiện áp dụng phương pháp Dupont: Số liệu kế toán đáng tin cậy. Trên đây là một số phương pháp cơ bản thường được sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính. Vì một nội dung cần phân tích có thể được phản ánh qua nhiều chỉ tiêu nên các nhà phân tích có thể vận dụng phương pháp phân tích phù hợp với nội dung và chỉ tiêu cần phân tích. Hoặc có thể kết hợp các phương pháp phân tích để đưa ra những kết luận chính xác và từ đó có những quyết định đúng đắn và chuẩn xác cho quá trình kinh doanh. 1.3. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 1.3.1. Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp Phân tích cơ cấu tài sản Là việc so sánh sự biến động của tổng tài sản cũng như của từng loại tài sản cuối kỳ so với đầu năm và tỷ trọng của từng loại tài sản chiếm trong tổng tài sản và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bổ. Tỷ trọng của từng Giá trị của từng bộ phận tài sản bộ phận tài sản chiếm = x 100 trong tổng tài sản Tổng tài sản Việc đánh giá phải dựa trên tính chất kinh doanh và tình hình biến động của từng bộ phận, ngành nghề sản xuất kinh doanh, tính thời vụ hoặc chính sách đầu tư của doanh nghiệp. Có thể lập bảng phân tích như sau: Bảng 1.1: Bảng phân tích cơ cấu tài sản Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ Cuối kỳ so với đầu năm Số tiền (đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (đ) Tỷ trọng (%) 1 2 3 4 5 6 7 Tài sản ngắn hạn Tiền và tương đương tiền II. Đầu tư tài chính ngắn hạn III.Phải thu ngắn hạn IV.Hàng tồn kho V.Tài sản ngắn hạn khác B.Tài sản dài hạn I. Phải thu dài hạn II. Tài sản cố định III.Bất động sản đầu tư IV.Đầu tư tài chính dài hạn V.Tài sản dài hạn khác Về tiền và tương đương tiền. Do tính thời điểm của chỉ tiêu này, nên khi xem xét cần liên hệ với tính biến động của chỉ tiêu hệ số khă năng thanh toán nợ ngắn hạn của tiền và các khoản tương đương tiền. Ngoài ra cũng phải căn cứ vào nhu cầu thực tế về tiền của doanh nghiệp trong từng giai đoạn và kế hoạch của doanh nghiệp trong việc sử dụng tiền để nhận xét. Về đầu tư tài chính. Đây là một hoạt động quan trọng của doanh nghiệp nhằm phát huy hết mọi tiềm năng sẵn có và lợi thế của doanh nghiệp để sử dụng nguồn vốn dôi thừa đồng thời tạo cho doanh nghiệp có nhiều cơ hội để nắm bắt, học hỏi được kinh nghiệm từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh. Khi xem xét chỉ tiêu này cần liên hệ với chính sách đầu tư của doanh nghiệp cũng như môi trường đầu tư trong từng thời kỳ vì môi trường đầu tư ảnh hưởng nhiều đến tỷ trọng của khoản đầu tư. Về các khoản phải thu. Tỷ trọng của loại tài sản này phụ thuộc vào phương thức bán hàng, chính sách bán hàng, khả năng quản lý của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp bán lẻ, bán hàng thu tiền ngay thì tỷ trọng khoản phải thu thấp và ngược lại đối với doanh nghiệp bán buôn thì còn tùy thuộc vào chính sách tín dụng bán hàng của doanh nghiệp ngắn hạn hay dài hạn mà tỷ trọng này cao hay thấp. Tuy nhiên, tín dụng bán hàng lại ảnh hưởng đến doanh số bán hàng nên khi đánh giá tính hợp lý của chỉ tiêu này cần đặt trong mối quan hệ với doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp. Về hàng tồn kho. Lượng hàng tồn kho dự trữ hợp lý là lượng dự trữ vừa đáp ứng được nhu cầu kinh doanh liên tục, vừa không gia tăng chi phí tồn kho gây ứ đọng vốn. Tỷ trọng loại tài sản này phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của từng loại hình doanh nghiệp, vào quy mô sản xuất, tiêu thu, vào mức độ chuyên môn hóa, vào hệ thống cung cấp và tình hình tài chính của doanh nghiệp… Ngoài ra khi xem xét chỉ tiêu này cũng cần liên hệ với ngành nghề, chính sách dự trữ, tính thời vụ, chu kỳ sống của sản phẩm. Trong các doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ kinh doanh dài như xây lắp, đóng tàu hay các doanh nghiệp thương mại mà hàng hóa là đối tượng kinh doanh của doanh nghiệp thì tỷ trọng hàng tồn kho thường lớn; ngược lại, đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thì tỷ trọng hàng tồn kho thường thấp. Bên cạnh đó khi phân tích tỷ trọng hàng tồn kho cần xem xét trong mối tương quan với tăng trưởng doanh nghiệp. Về tài sản cố định. Tỷ trọng tài sản cố định chiếm trong tổng số tài sản phụ thục vào ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh. Tỷ trọng này thường cao đối với các doanh nghiệp sản xuất, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành có hàm lượng kỹ thuật cao: Như công nghiệp thăm dò khai thác dầu khí (90%), ngành luyện kim (70%); trong khi đó ngành công nghiệp thực phẩm chỉ chiếm khoảng (10%), hay ngành kinh doanh thương mại, dịch vụ tỷ trọng này lại thấp, ngoại trừ trong kinh doanh khách sạn và hoạt động vui chơi giả trí. Ngoài ra khi xem xét tỷ trọng của tài sản cố định trong tổng tài sản các nhà phân tích cần liên hệ với tình hình đầu tư, phương pháp khấu hao mà doanh nghiệp áp dụng và số liệu trung bình ngành để rút ra nhận xét thích hợp. Trong trường hợp thu thập đầy đủ số liệu, nên phân tích sự biến động về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản của doanh nghiệp qua nhiều thời kỳ, nhiều năm khác nhau, đồng thời có thể so sánh với cơ cấu chung của ngành để việc đánh giá được toàn diện và hợp lý hơn. Phân tích cơ cấu nguồn vốn. Phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng tiến hành tương tự như phân tích cơ cấu tài sản. Ngoài việc so sánh tổng số vốn cuối kỳ so với đầu năm, cần phải xem xét từng khoản vốn của doanh nghiệp chiếm trong tổng số tài sản, để thấy được mức độ đảm bảo và xu hướng biến động của chúng nhằm đánh giá được khả năng tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng như mức độ chủ động trong kinh doanh. Việc đánh giá cơ cấu nguồn vốn phải dựa trên chính sách huy động vốn của doanh nghiệp trong từng thời kỳ gắn với điều kiện kinh doanh cụ thể, tính chất và ngành nghề kinh doanh. Kết hợp với việc xem xét tác động của từng loại tài sản đến quá trình kinh doanh và hiệu quả kinh doanh đạt được trong kỳ. Có như vậy mới đưa ra được quyết định hợp lý về việc phân bổ vốn cho từng giai đoạn, từng loại tài sản của doanh nghiệp. Tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng số được xác định như sau: Tỷ trọng của từng bộ Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn phận nguồn vốn chiếm = x 100 trong tổng số nguồn vốn Tổng số nguồn vốn Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng thì điều đó cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp là cao, mức độ phụ thuộc về mặt tài chính đối với các chủ nợ thấp và ngược lại. Một số chỉ tiêu thường được sử dụng để thấy rõ hơn khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp là: - Hệ số tài trợ (Ratio of finance): Đây là một chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Vốn chủ sở hữu Hệ số tài trợ = Tổng số nguồn vốn - Hệ số tự tài trợ (Ratio of equity to non – current assets): Còn gọi là hệ số vốn chủ sở hữu trên tài sản dài hạn. Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư vốn chủ sở hữu vào tài sản dài hạn là bao nhiêu. Trị số của trỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ vốn chủ sở hữu được đầu tư vào tài sản dài hạn càng lớn. Điều này tuy giúp cho doanh nghiệp tự bảo đảm về mặt tài chính nhưng hiệu quả kinh doanh sẽ không cao do vốn đầu tư chủ yếu vào tài sản dài hạn, ít sử dụng vào kinh doanh quay vòng để sinh lời. Vốn chủ sở hữu Hệ số tự tài trợ = Tài sản dài hạn - Hệ số nợ so với tài sản: Chỉ tiêu cho biết mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng các khản nợ. Hệ số này càng cao chứng tỏ mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn điều đó sẽ dẫn đến doanh nghiệp hạn chế tính tự chủ về mặt tài chính. Nợ phải trả Hệ số nợ so với tài sản = Tài sản Hệ số nợ so với tài sản= 1 – Hệ số tài trợ ( vì Nợ phải trả = Nguồn vốn – Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Vốn chủ sở hữu) Do đó để giảm hệ số nợ so với tài sản, doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để tăng hệ số tài trợ. - Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đảm bảo nợ bởi vốn chủ sở hữu. Trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ mức độ đảm bảo của vốn chủ sở hữu đối với các khoản nợ càng lớn, tính tự chủ của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Nợ phải trả Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu - Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu: Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư tài sản của DN bằng vốn chủ sở hữu. Trị số này càng > 1, chứng tỏ mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp càng thấp. Tài sản Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu = 1 + Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu Như vậy các nhà quản lý phải tìm mọi biện pháp để giảm hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu. Như vậy sẽ tăng mức độ độc lập về tài chính. 1.3.2. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh hay phân tích cân bằng tài chính của DN chính là việc xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của DN. Nhằm đáp ứng nhu cầu về tài sản (vốn) cho hoạt động sản xuất kinh doanh, DN cần phải có các biện pháp tài chính cần thiết để huy động và hình thành nguồn vốn, từ nguồn vốn chủ sở hữu đến nguồn vốn vay hay chiếm dụng trong quá trình thanh toán… Dưới góc độ ổn định về nguồn tài trợ tài sản, toàn bộ nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời. Dưới góc độ này, cân bằng tài chính được thể hiện qua đẳng thức: Tài sản NH + Tài sản DH = Nguồn tài trợ TX + Nguồn tài trợ tạm thời Phân tích dưới góc độ này sẽ cung cấp cho nhà quản lý biết được sự ổn định, bền vững, cân đối và an toàn trong tài trợ và sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng như những nhân tố có thể gây ảnh hưởng đến cân bằng tài chính. Khi phân tích cân bằng tài chính, cần so sánh tổng nhu cầu về tài sản với nguồn tài trợ thường xuyên. Nếu nguồn tài trợ thường xuyên không đáp ứng đủ nhu cầu về tài sản thì doanh nghiệp cần phải có biện pháp huy động và sử dụng phù hợp để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được ổn định và liên tục. Ngược lại, khi nguồn tài trợ thường xuyên có đủ hoặc lớn hơn nhu cầu về tài sản thì doanh nghiệp cần sử dụng số thừa này một cách hợp lý để tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn. Đồng thời, đối với từng nguồn tài trợ, cần phải phân tích sự biến động về tổng số cũng như từng loại giữa cuối kỳ so với đầu năm và dựa vào sự biến động của bản thân từng nguồn tài trợ để rút ra nhận xét hợp lý. Có thể khái quát cân bằng tài chính của doanh nghiệp trong trường hợp này qua bảng sau: Bảng 1.2: Nguồn tài trợ tài sản. Tổng số Tài Sản Tài Sản Dài Hạn -Tài sản cố định - BĐS đầu tư - Phải thu dài hạn - Đầu tư tài chính dài hạn -Tài sản dài hạn khác -Nguồn vốn CSH -Vay dài hạn -Nợ dài hạn -Vay trung hạn -Nợ trung hạn Nguồn Tài Trợ Thường Xuyên Tổng Số Nguồn Tài Trợ Tài Sản Ngắn Hạn -Tiền và tương đương tiền -Đầu tư tài chính ngắn hạn -Phải thu ngắn hạn -Hàng tồn kho -Tài sản ngắn hạn khác -Vay ngắn hạn -Nợ ngắn hạn -Chiếm dụng bất hợp pháp Nguồn Tài Trợ Tạm Thời Từ đẳng thức trên ta có thể biến đổi như sau: TSNH – Nguồn Tài trợ tạm thời = Nguồn tài trợ TX – TSDH (1) Thực chất, nguồn tài trợ tạm thời cũng chính là số nợ ngắn hạn phải trả. Như vậy vế trái của đẳng thức phản ánh số vốn của doanh nghiệp được sử dụng để duy trì những hoạt động bình thường, diễn ra thường xuyên tại doanh nghiệp - Vốn hoạt động thuần. Nó bảo đảm khả năng chi trả cho các hoạt động diễn ra mà không cần phải vay mượn hay chiếm dụng bất kỳ một khoản nào khác. Như vậy, vốn hoạt động thuần có thể tính theo hai cách. Vốn hoạt động thuần = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn (1a) Vốn hoạt động thuần được tài trợ chủ yếu do tài sản ngắn hạn là những tài sản có tính thanh khoản cao (tiền và tương đương tiền, nợ phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho,…) Hay Vốn hoạt động thuần = Nguồn tài trợ TX – Tài sản dài hạn (1b) Ở đây, vốn hoạt động thuần lại phản ánh quan hệ tài trợ giữa nguồn tài trợ thường xuyên, ổn định với tài sản dài hạn. Với cả hai cách xác định trên, chỉ tiêu vốn hoạt động thuần có thể có giá trị =0, 0 . Trường hợp = 0. Trong trường hợp này, nguồn tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp vừa đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn nên doanh nghiệp không phải huy động thêm ở nợ ngắn hạn để bù đắp. Khi đó, cân bằng tài chính tương đối bền vững; tuy nhiên, tính ổn định chưa cao, vẫn tồn tại nguy cơ rơi vào tình trạng mất cân bằng hay cân bằn xấu vẫn tiềm tàng. Trường hợp < 0. Trong trường hợp này, nguồn tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn nên phần thiếu hụt doanh nghiệp phải huy động một phần nợ ngắn hạn để bù đắp. Khi đó nếu cân bằng tài chính xảy ra thì doanh nghiệp sẽ luôn trong tình trạng chịu áp lực nặng nề về thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán mất cân bằng. Như vậy, khi vốn hoạt động thuần càng nhỏ hơn 0, doanh nghiệp càng khó khăn trong thanh toán ngắn hạn và có nguy cơ phá sản. Trường hợp > 0. Trường hợp này nguồn tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn và một phần cho tài sản ngắn hạn. Do vậy, cân bằng tài chính trong trường hợp này được coi là “cân bằng tốt”, bền vững và an toàn. Vì thế, khi doanh nghiệp muốn hoạt động không bị gián đoạn thì cần thiết phải duy trì một mức vốn hoạt động thuần hợp lý để đáp ứng việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và dự trữ hàng tồn kho. Để khắc phục được những sai lệch về số liệu do tính thời vụ hay tính chu kỳ trong kinh doanh của doanh nghiệp và cho phép dự đoán được tính ổn định và cân bằng tài chính trong tương lai, các nhà phân tích cần phải xem xét sự biến động của vốn hoạt động thuần trong nhiều năm liên tục. Như vậy, sẽ có căn cứ để đánh giá tính ổn định và bền vững của cân bằng tài chính được chính xác. Ngoài ra, khi phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh, để có nhận xét chân thực và chính xác các nhà phân tích còn sử dụng các chỉ tiêu sau: Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thường xuyên: Hệ số vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ = thường xuyên Nguồn tài trợ thường xuyên Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng số nguồn tài trợ thường xuyên, số vốn chủ sở hữu chiếm mấy phần. Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện tính tự chủ, độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Hệ số giữa nguồn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn: Hệ số giữa nguồn tài Nguồn tài trợ thường xuyên trợ thường xuyên so với = tài sản dài hạn Tài sản dài hạn Chỉ tiêu này cho biết, mức độ tài trợ của tài sản dài hạn bằng nguồn tài trợ thường xuyên. Chỉ tiêu này càng lớn thì tính ổn định và bền vững về tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Nguồn tài trợ thường xuyên Hệ số tài trợ thường xuyên = Tổng nguồn vốn Hệ số tài trợ thường xuyên: Chỉ tiêu này cho biết nguồn tài trợ thường xuyên chiếm mấy phần trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn thì tính ổn định và cân bằng tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Hệ số tài trợ tạm thời: Nguồn tài trợ tạm thời Hệ số tài trợ tạm thời = Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này cho biết, nguồn tài trợ tạm thời chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ thể hiện tính cân bằng và ổn định tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Hệ số giữa tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn: Hệ số giữa tài ngắn Tài sản ngắn hạn hạn so với nợ ngắn hạn = Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này cho biết, mức độ tài trợ tài sản ngắn hạn bằng nợ ngắn hạn là cao hay thấp. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1, thể hiện tính ổn định, bền vững về tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. 1.3.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán Vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư, các chủ nợ là liệu số vốn họ bỏ ra đầu tư có thu hồi lại được không, mức độ rủi ro là bao nhiêu. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ cho phép các nhà quản lý, nhà đầu tư, chủ nợ và ngân hàng… đánh giá được sức mạnh tài chính hiện tại, tương lai cũng như dự đoán được tiềm lực trong thanh toán và an ninh tài chính của doanh nghiệp; từ đó có những quyết định đúng đắn. Để phân tích khả năng thanh toán, các nhà phân tích thường dùng các chỉ tiêu liên quan đến hệ số thanh toán sau: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát. Hệ số này cho biết mối quan hệ giữa tổng tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng với tổng số nợ phải trả. Phản ánh một đồng vay nợ có mấy đồng tài sản đảm bảo. Hệ số này được tính như sau: Tổng số tài sản Hệ số khả năng thanh toán tổng quát= Tổng số nợ phải trả Nếu trị số của chỉ tiêu này <1 có nghĩa là tổng tài sản nhỏ hơn tổng nợ phải trả, như vậy toàn bộ số tài sản hiện có của DN không đủ để thanh toán các khoản nợ, chứng tỏ DN mất khả năng thanh toán, gặp khó khăn trong tài chính và có nguy cơ phá sản. Ngược lại nếu trị số của chỉ tiêu này ≥ 1 thì doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán. Nhưng nếu quá cao thì cần phải xem xét lại vì khi đó việc sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty sẽ kém hiệu quả. Thông thường hệ số này bằng 2, được đa các chủ nợ chấp nhận. Hệ số khả năng thanh toán nợ hiện thời (hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn _ Current ratio) Hệ số khả năng Tổng giá trị thuần của tài sản ngắn hạn thanh toán nợ ngắn hạn = Tổng số nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn với khoản nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này được xác định như sau: Trị số của chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan. Ngược lại, nếu trị số của chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng thấp. Có tác giả cho rằng, “chỉ tiêu này được các chủ nợ chấp nhận là bằng 2”. Tuy nhiên, không phải hệ số này càng lớn càng tốt. Để đánh giá hệ số này của doanh nghiệp tốt hay xấu cần phải quan tâm tới tính chất ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, cơ cấu tài sản ngắn hạn, hệ số quay vòng của từng loại tài sản ngắn hạn. Ví như các công ty thương mại thường có tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản, do đó hệ số này thường lớn và ngược lại. Hệ số khả năng thanh toán nhanh Là thước đo về việc huy động các tài sản có khả năng chuyển đổi ngay thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà các chủ nợ yêu cầu hay đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Chỉ tiêu này được tính như sau: Tiền, các khoản tương đương tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tổng số nợ ngắn hạn Có nhiều cách tính tử số của Hệ số khả năng thanh toán nhanh như: Theo hầu hết các tài liệu về phân tích báo cáo tài chính thì tử số này bằng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trừ (-) giá trị thuần của hàng tồn kho. Còn theo các nhà khoa học của trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân thì tử số được xác định bằng “Tiền, các khoản tương đương tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn”. Nhìn chung, nếu hệ số thanh toán nhanh lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan, nếu hệ số này nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ, và có thể công ty phải bán tài sản với giá bất lợi để trả nợ và giảm uy tín với bạn hàng. Nếu hệ số này quá lớn lại phản ánh lượng tiền tồn quỹ nhiều, giảm hiệu quả sử dụng vốn, mất cân đối của tài sản ngắn hạn do tập trung quá nhiều vốn bằng tiền và các chứng khoán ngắn hạn. Cũng giống như hệ số khả năng thanh toán hiện thời, giá trị của hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, kỳ hạn thanh toán của món nợ phải thu, phải trả trong kỳ. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của tiền và các khoản tương đương tiền. Các chỉ tiêu “hệ số khả năng thanh toán hiện thời, hệ số khả năng thanh toán nhanh” tính toán dựa trên số liệu của Bảng cân đối kế toán nên trong nhiều trường hợp các chỉ tiêu này không phản ánh đúng với tình hình thực tế vì mang tính thời điểm. Để khắc phục nhược điểm này “Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của tiền và các khoản tương đương tiền” được các nhà phân tích sử dụng kết hợp với hai chỉ tiêu trên vì nó được xác định cho cả kỳ kinh doanh và nó không phụ thuộc vào yếu tố thời vụ. Hệ số khả năng thanh toán Số tiền thuần lưu chuyển trong kỳ nợ ngắn hạn của tiền và các = khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có đủ khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợ bằng dòng tiền thuần tạo ra từ hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ hay không. Do tính chất của các hoạt động mà doanh nghiệp tiến hành, trong điều kiện cho phép, chỉ tiêu này có thể được xác định riêng cho từng hoạt động (hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính). Bên cạnh các chỉ tiêu trên, để đánh giá đầy đủ và toàn diện hơn về khả năng thanh toán của doanh nghiệp, nhà phân tích còn sử dụng chỉ tiêu sau: Hệ số khả năng thanh toán lãi vay Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả sử dụng vốn vay như thế nào, đưa lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả không và mức độ sẵn sàng trả lãi vay của công ty ra sao. Lợi nhuận trước thuế + lãi vay phải trả Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lãi vay phải trả Đây là hệ số giữa nguồn dùng để trả lãi vay với số lãi vay phải trả. Hệ số này được tính như sau: Nếu hệ số này > 1 phản ánh doanh nghiệp có khả năng thanh toán lãi vay, hoạt động kinh doanh có lãi, sử dụng vốn vay có hiệu quả và ngược lại. Hệ số khả năng thanh toán Khả năng thanh toán của doanh nghiệp cho biết năng lực tài chính trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp. Chỉ tiêu khả năng thanh toán phản ánh mối quan hệ giữa khả năng thanh toán các nguồn có thể huy động dùng để trả nợ và nhu cầu thanh toán các khoản nợ cần phải trả trước mắt hoặc trong thời gian ấn định. Chỉ tiêu này được tính như sau: Khả năng thanh toán Hệ số khả năng thanh toán = Nhu cầu thanh toán Trong đó: Nhu cầu thanh toán bao gồm: Nhu cầu thanh toán ngắn hạn (các khoản phải thanh toán ngay: nợ quá hạn, phải nộp ngân sách, phải trả tiền vay, phải trả người lao động, trả người bán, các khoản nợ đến hạn…), nhu cầu thanh toán dài hạn và các khoản phải thanh toán trong thời hạn tới. Khả năng thanh toán bao gồm: Khả năng thanh toán ngắn hạn (các khoản có thể dùng để thanh toán ngay: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản tương đương tiền khác) và các khoản có thể thanh toán trong thời gian tới. Hệ số khả năng thanh toán có thể được tính cho cả kỳ hoặc cho từng giai đoạn (ngắn hạn, dài hạn, tháng, quí tới…). Giá trị của chỉ tiêu này nhỏ hơn 1, doanh nghiệp sẽ không bảo đảm khả năng thanh toán và càng nhỏ hơn 1, doanh nghiệp mất dần khả năng thanh toán, còn nếu gần bằng 0 thì doanh nghiệp bị phá sản, không còn khả năng thanh toán. Còn ngược lại nếu giá trị này lớn hơn 1 thì chứng tỏ doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan. 1.3.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh Mục tiêu cuối cùng của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận. Để có được lợi nhuận cao thì quá trình kinh doanh phải được tiến hành một các có hiệu quả cả trong tổ chức và quản lý sản xuất. Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp cho các nhà quản lý và người sử dụng thông tin có thể đánh giá được thực trạng tài chính, tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai, và triển vọng của doanh nghiệp, đáng giá được khả năng sinh lời và tính ổn định và bền vững về tài chính của doanh nghiệp cũng như những nhân tố, các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng sinh lời. Việc phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện bằng cách xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về kết quả kinh doanh hiện thời với quá khứ. Để đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh, các nhà phân tích thường sử dụng các chỉ tiêu như: Sức sinh lời của tài sản, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận so với chi phí, lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu. Sức sinh lời của tài sản: Chỉ tiêu này phản ánh sử dụng bình quân 1 đồng tài sản thì tạo ra mấy đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Chỉ tiêu này cho biết tài sản được sử dụng hiệu quả như thế nào, đồng thời cho biết việc thực hiện chức năng của ban quản lý trong việc sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập. Chỉ tiêu này được tính như sau: Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi vay Sức sinh lời của tài sản = Tổng tài sản bình quân Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản tốt, đó là nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Chỉ tiêu này rất quan trọng với người cho vay vì lợi nhuận trước thuế và lãi vay là nguồn để trả lãi vay. Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn chủ sở hữu sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của chủ doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính như sau: Tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Sức sinh lời của VCSH = Vốn chủ sở hữu bình quân Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí: Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí thì thu được bao nhiêu động lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp càng tốt, góp phần nâng cao mức lợi nhuận trong kỳ. Chỉ tiêu này được tính như sau: Tỷ suất lợi nhuận Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế = x 100 so với chi phí Tổng chi phí trong kỳ Chỉ tiêu này đánh giá trình độ tổ chức sản xuất, sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất. Lãi cơ bản trên cổ phiếu: Chỉ tiêu này cho biết, các cổ đông đầu tư 1 đồng cổ phiếu phổ thông theo mệnh giá thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì càng hớp dẫn các nhà đầu tư. Chỉ tiêu này được tính như sau: Lãi cơ bản Lãi (lỗ) được chia cho các cổ phiếu phổ thông = trên cổ phiếu Tổng cổ phiếu phổ thông trong kỳ Thông qua chỉ tiêu này để xem xét khả năng tạo ra lợi nhuận của mỗi cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ phân tích của doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định: Có nhiều chỉ tiêu để tính toán hiệu quả sử dụng tài sản cố định nhưng phổ biến là các chỉ tiêu sau: Sức sản xuất của tài sản cố định: Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị nguyên giá bình quân của tài sản cố định đem lại bao nhiêu đơn vị tổng giá trị sản xuất. Tổng giá trị sản xuất Sức sản xuất của tài sản cố định = Nguyên giá bình quân của tài sản cố định Chỉ tiêu này được tính như sau: Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao; ngược lại, sức sản xuất của tài sản cố định sẽ càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng thấp. Trong đó: Tổng giá Doanh thu thuần Chênh lệch cuối kỳ so với Giá trị nguyên liệu trị sản = về bán hàng và ± đầu kỳ của thành phẩm tồn kho, + nhận gia công cho xuất cung cấp dịch vụ hàng gửi bán, sản phẩm dở dang khách hàng Sức sinh lời của tài sản cố định: Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị nguyên giá bình quân của tài sản cố định đem lại mấy đơn vị lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế. Chỉ tiêu này được tính như sau: Lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế Sức sinh lời của tài sản cố định = Nguyên giá bình quân của tài sản cố định Giá trị của chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng lớn và ngược lại. Sức hao phí của tài sản cố định: Chỉ tiêu này cho biết, để có một đơn vị tổng giá trị sản xuất, doanh nghiệp cần phải có bao nhiêu đơn vị nguyên giá bình quân tài sản cố định. Nguyên giá bình quân của tài sản cố định Sức hao phí của tài sản cố định = Tổng giá trị sản xuất Trị số của chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng nhỏ và ngược lại. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn: Tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn. Để xác định tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn các nhà phân tích thường sử dụng một số chỉ tiêu sau: Số vòng quay của tài sản ngắn hạn: Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ kinh doanh, tài sản ngắn hạn quay được mấy vòng. Công thức tính như sau: Tổng số luân chuyển thuần Số vòng quay của tài sản ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn bình quân Trị số của chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng thấp và ngược lại. Thời gian của một vòng luân chuyển: Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để cho tài sản ngắn hạn quay được một vòng. Chỉ tiêu này được tính như sau: Thời gian của Thời gian của kỳ phân tích một vòng quay = tài sản ngắn hạn Số vòng quay của tài sản ngắn hạn trong kỳ Thời gian một vòng quay càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn càng lớn và ngược lại. Bên cạnh việc đánh giá hiệu quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu trên, khi phân tích báo cáo tài chính các nhà phân tích có thể đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua báo cáo kết quả kinh doanh bằng phương pháp so sánh. 1.3.5. Phân tích rủi ro tài chính Rủi ro hoạt động kinh doanh nói chung và rủi ro tài chính nói riêng luôn là sự quan tâm của các nhà quản lý và nhà đầu tư. Phân tích rủi ro tài chinh sẽ giúp các nhà quản lý đưa ra được các chính sách tài chính phù hợp, các quyết định kịp thời, hợp lý để ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp; giúp nhà đầu tư có những quyết định đầu tư chính xác giảm thiểu rủi ro trong quá trình đầu tư. Rủi ro tài chính là rủi ro gắn liền với cấu trúc nguồn vốn và là rủi ro mà các chủ sở hữu phải gánh chịu do việc sử dụng nợ mang lại. Khi xem xét rủi ro tài chính, các nhà phân tích thường xem xét rủi ro thanh toán nợ và ảnh hưởng của cơ cấu nợ đến khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Khi phân tích các nhà phân tích thường xem xét khả năng thanh toán, đặc biệt là khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trả nợ và nợ ngắn hạn bởi đây là các chỉ tiêu cho biết năng lực thanh toán nợ đến hạn và nó còn cảnh báo cho nhà quản lý biết khả năng doanh nghiệp có thể lâm vào tình trạng phá sản hay không. Ngoài ra, các nhà phân tích còn phân tích khả năng thanh toán trong tương lai gần để dự đoán được rủi ro tiềm ẩn về thanh toán trong tương lai. Các chỉ tiêu đáng giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp đã được đề cập ở phần trên như: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn…Có thể phân tích thêm hệ số khả năng thanh toán ngay. Tiền và các khoản tương đương tiền Hệ số khả năng thanh toán ngay = Các khoản nợ đến hạn và quá hạn Nếu trị số của chỉ tiêu này ≥ 1, thì chứng tỏ doanh nghiệp hoàn toàn đảm bảo được khả năng thanh toán; ngược lại nếu trị số của chỉ tiêu này < 1 thì doanh nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và quá hạn, doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Ngoài ra để phân tích rủi ro tài chính các nhà phân tích cung xem xét rủi ro do ảnh hưởng của cơ cấu nợ đến khả năng sinh lời tính trên vốn chủ sở hữu hay mức lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu thường của doanh nghiệp, thông qua các chỉ tiêu đòn bẩy tài chính và hệ số khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp. - Đòn bẩy tài chính được tính bằng tỷ lệ tham gia tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu: Nợ phải trả Đòn bẩy tài chính = Vốn chủ sở hữu Bên cạnh đó nhà phân tích còn sử dụng chỉ tiêu “ Độ nhạy của đòn bẩy tài chính” để phân tích mức độ thay đổi của lợi nhuận sau thuế so với lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Chỉ tiêu này được tính như sau: % thay đổi của lợi nhuận sau thuế Độ nhạy của đòn = bẩy tài chính % thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay Để xác định hệ số khả năng chi trả lãi vay, đã được đề cập ở phần trên. 1.4. TỔ CHỨC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH Tổ chức phân tích báo cáo tài chính là vận dụng tổng hợp các phương pháp phân tích để đánh giá đúng kết quả, chỉ rõ những sai lầm và tìm biện pháp sửa chữa thiếu sót trong kinh doanh. Chuẩn bị phân tích Cần lập kế hoạch phân tích: xác định trước nội dung, phạm vi, thời gian và cách thức phân tích. Nội dung phân tích xác định rõ các vấn đề cần được phân tích: toàn bộ hoạt động kinh doanh hay một số vấn đề cụ thể. Phạm vi phân tích có thể là một đơn vị hoặc một vài đơn vị để làm điểm phân tích. Tùy theo yêu cầu và thực tiễn quản lý mà xác định nội dung và phạm vi phân tích phù hợp. Thời gian ấn định trong kế hoạch phân tích bao gồm cả thời gian chuẩn bị và thời gian tiến hành phân tích. Chuẩn bị phân tích có thể quy về những công việc chủ yếu sau: + Lập kế hoạch phân tích: Ở bước này cần xác định mục tiêu phân tích và chương trình phân tích báo cáo tài chính. Mục tiêu phân tích là phục vụ cho đối tượng nào sẽ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu và số liệu cần phân tích. + Thu thập và kiểm tra tài liệu: Công việc này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng thông tin của việc phân tích. Nguồn tài liệu làm căn cứ phân tích thường bao gồm: Báo cáo tài chính, các tài liệu kế hoạch, định mức, dự toán; các tài liệu phi tài chính như các bản nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, chỉ thị trong đơn vị hay của cơ quan quản lý cấp trên. Các tài liệu này cần được kiểm tra nhiều mặt: tính hợp pháp của tài liệu (trình tự lập, ban hành, người lập, người ký duyệt…), nội dung và phương pháp tính của các chỉ tiêu, sự chính xác của việc tính và ghi các con số, cách đánh giá đối với các chỉ tiêu giá trị. Phạm vi kiểm tra không chỉ giới hạn ở các tài liệu trực tiếp làm căn cứ phân tích mà cả ở những tài liệu khác liên quan, đặc biệt là tài liệu gốc. + Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích: Tùy theo nội dung phân tích, tài liệu thu thập được, nhu cầu thông tin của chủ thể phân tích mà xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích phù hợp Tiến hành phân tích: Đây là giai đoạn triển khai, thực hiện các công việc đã ghi trong kế hoạch, thực chất đây là sự kết hợp hài hòa giữa con người, phương pháp phân tích, tài liệu sử dụng để đạt được các thông tin theo mục tiêu đề ra. Tiến hành phân tích có thể quy về những loại công việc chủ yếu sau: + Đánh giá khái quát tình hình biến động của chỉ tiêu phân tích ; + Xác định nhân tố ảnh hưởng, xu hướng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích; + Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích, rút ra nhận xét, kết luận và đánh giá sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu. Viết báo cáo phân tích: Đây là giai đoạn sau cùng của việc phân tích. Báo cáo phân tích là bảng tổng hợp những đánh giá cơ bản cũng những tài liệu chọn lọc để minh họa những kết luận rút ra từ quá trình phân tích. Thông qua báo cáo phải nêu rõ thực trạng hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo cũng cần đưa ra những kiến nghị, đề xuất các giải pháp về những vấn đề đã phân tích. Những kiến nghị, đề xuất phải rõ ràng, thuyết phục, cụ thể kèm theo các điều kiện thực thi. CHƯƠNG 2: THỤC TRẠNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG DẦU KHÍ NGHỆ AN 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG DẦU KHÍ NGHỆ AN 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An Công ty Cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An là thành viên của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam, thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Tiền thân là Công ty Xây dựng Số 1 Nghệ An. Được thành lập 20/4/1961 và được tổ chức lại theo chỉ thị 500/TTG của Thủ tướng chính phủ, quyết định số 4495/QĐ-UB của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh Nghệ An, là một trong những đơn vị hàng đầu trong ngành xây dựng Nghệ An Từ ngày 19/ 01/2005 Công ty chính thức đi vào hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần theo quyết định số: 284/QĐ-UB-ĐMDN ngày 19/1/2005 của UBND Tỉnh Nghệ An và đổi tên thành Công ty Cổ phần Xây dựng và Đầu tư số 1 Nghệ An Tháng 5 năm 2007, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tiếp nhận Công ty làm thành viên của Tập đoàn theo quyết định số: 2397/QĐ-DKVN ngày 04 tháng 05 năm 2007 và được đổi tên Công ty thành Công ty Cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An (Tên viết tắt của công ty là PVNC). Ngày 26/10/2007 Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam chuyển 51% số cổ phần chi phối tại công ty PVNC sang Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) và Công ty chính thức là thành viên của Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam. Việc gia nhập Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam và trở thành Đơn vị thành viên của Tổng công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam đánh dấu một bước ngoặt quan trọng và mở ra nhiều triển vọng lớn cho Công ty cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An. Một mặt, công ty được nâng cao tiềm lực tài chính, tăng năng lực cạnh tranh, uy tín thương hiệu trên thị trường, mặt khác Công ty còn có cơ hội tiếp cận với các dự án lớn của Tập đoàn Dầu khí và các đơn vị thành viên khác trong Tập đoàn. Đây chính là cơ hội lớn đối với Công ty để có thể phát triển lên một tầm cao mới. 2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An: - Xây dựng công trình: dân dụng, công nghiệp, giao thông (cầu, đường), thủy lợi, điện năng (đường dây, trạm biến áp đến 500 KV), các công trình hạ tầng kỹ thuật; - Đầu tư kinh doanh kho công nghiệp, khu đô thị, thủy điện, dân dụng, công nghiệp, giao thông, công trình thủy, điện năng, công trình hạ tầng kỹ thuật; - Tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng; - Tư vấn thiết kế công trình: dân dụng, công nghiệp; - Tư vấn đấu thầu, tư vấn quản lý dự án; - Tư vấn giám sát thi công các công trình: dân dụng, công nghiệp; - Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; - Trang trí nội thất công trình xây dựng; - Kinh doanh xăng dầu; - Kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành, ăn uống đầy đủ; - Cho thuê văn phòng làm việc; - Kinh doanh thiết bị điện, thiết bị viễn thông, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình; - Dịch vụ công nghệ thông tin; - Đào tạo nghề ngắn hạn; - Khai thác, chế biến, mua bán khoáng sản (đá, cát, sỏi, quặng các loại,…); - Kinh doanh phân bón nông nghiệp, các sản phẩm từ nông sản, dịch vụ cây giống; - Kinh doanh các sản phẩm từ gỗ, khai thác và sơ chế gỗ, đồ mỹ nghệ. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức kế toán và cơ chế tài chính ảnh hưởng đến nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính Đặc điểm về tổ chức bộ máy kế toán Công tác hoạch toán kế toán tại Công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Theo mô hình này, công việc kế toán đều được tập trung giải quyết ở phòng kế toán. Phòng kế toán có nhiệm vụ tổ chức công tác hạch toán kế toán trong toàn Công ty và thực hiện các công việc về tài chính kế toán liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Có thể khái quát bộ máy kế toán tại Công ty như sau: Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán công nợ phải thu, doanh thu Kế toán công nợ phải trả, chi phí Kế toán tài sản, thuế, thống kê Thủ quỹ Sơ đồ: 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại PVA Kế toán trưởng phụ trách phòng kế toán, tổ chức công tác kế toán của công ty, theo dõi và phân tích tình hình tài chính, chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, phản ánh đầy đủ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trước ban giám đốc. Kế toán tổng hợp phụ trách công việc ghi sổ tổng hợp, sổ cái, lập các báo cáo nội bộ và báo cáo tài chính của Công ty, đồng thời bảo quản và lưu trữ hồ sơ chứng từ theo quy định. Kế toán thanh toán phụ trách công việc liên quan đến huy động vốn cho các dự án, ghi chép, theo dõi tình hình thu, chi bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, đối soát với ngân hàng về tài khoản tiền gửi của Công ty. Kế toán công nợ phải thu, doanh thu theo dõi tình hình thanh toán của các khách hàng và doanh thu của Công ty. Kế toán công nợ phải trả, chi phí theo dõi tình hình thanh toán với các nhà cung cấp, ghi chép theo dõi tất cả các khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty. Kế toán tài sản, thuế chịu trách nhiệm ghi chép báo cáo tình hình sử dụng và biến động của tài sản toàn công ty và lập và báo cáo thuế với Nhà nước. Cơ chế tài chính Cơ chế quản lý tài chính mà Công ty cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An ban hành tuân thủ các nguyên tắc quản lý tài chính của Nhà nước, đảm bảo các quy định đối với một công ty niêm yết và phù hợp với đặc thù của Công ty. Cơ chế này đề cập đến những vấn đề chủ yếu sau: - Trong các hoạt động sử dụng vốn đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp, mua sắm tài sản, Giám đốc có quyền quyết định đối với các hoạt động sử dụng dưới 15% vốn điều lệ; từ 15% đến 50% vốn điều lệ do Hội đồng quản trị quyết định; trên 50% vốn điều lệ do Đại hội đồng cổ đông quyết định. - Công ty có trách nhiệm bảo toàn vốn bằng các biện pháp như: Thực hiện đúng chế độ quản lý, sử dụng vốn, tài sản, phân phối lợi nhuận và chế độ kế toán theo quy định của Nhà nước; mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật; hàng năm Công ty phải trích từ lợi nhuận sau thuế của mình một khoản quỹ dự phòng tài chính theo quy định của pháp luật. Khoản này không được phép vượt quá 5% lợi nhuận sau thuế của Công ty và chỉ trích cho đến khi quỹ này bằng 10% vốn Điều lệ của Công ty. - Hàng năm căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, Hội đồng quản trị trích một khoản từ lợi nhuận sau thuế vào quỹ đầu tư phát triển và quỹ khen thưởng phúc lợi. Khoản trích vào quỹ khen thưởng phúc lợi không được vượt quá 3 tháng thu nhập của toàn bộ người lao động trong Công ty, trường hợp đặt biệt phải có sự chấp thuận của Đại hội cổ đông. - Mọi tổn thất về tài sản của Công ty đều phải được lập biên bản xác định giá trị đã tổn thất, nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý. - Ban điều hành Công ty phải quản lý chặt chẽ các khoản chi phí để giảm chi phí và giá thành sản phẩm nhằm tăng lợi nhuận. - Lợi nhuận thực hiện của Công ty sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, phần còn lại sẽ được chia cổ tức; trích lập các quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ dự phòng tài chính, các quỹ khác theo quy định của pháp luật. - Hội đồng quản trị quyết định kế hoạch tài chính của Công ty và thông qua Đại hội đồng cổ đông hàng năm. - Cuối kỳ kế toán (quý, năm), Công ty phải lập báo cáo tài chính; Công ty phải giửi các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Công ty phải gửi các báo cáo theo quy định Sở Giao dịch chứng khoán đối với công ty niêm yết. 2.2. THỰC TRẠNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG DẦU KHÍ NGHỆ AN Qua khảo sát thực tế tại công ty Cổ phần Xây dựng dầu khí Nghệ An cho thấy nguồn số liệu chủ yếu được công ty sử dụng trong quá trình phân tích tình hình tài chính là trên báo cáo tài chính như: Bảng cân đối kế toán , báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính. Nội dung phân tích bao gồm: Phân tích khái quát tình hình tài chính, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh với phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp so sánh. 2.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính tại doanh nghiệp Để đánh giá khái quát về tình hình tài chính của Công ty bộ phận phân tích tiến hành phân tích chủ yếu là các chỉ tiêu: hệ số tài trợ, hệ số tự tài trợ, hệ số khả năng thanh toán hiện hành, hệ số thanh toán nhanh. Bảng 2.1. Các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính Chỉ tiêu Công thức tính Đầu năm Cuối năm Chênh lệch 1. Hệ số tài trợ Vốn chủ sở hữu Tổng số nguồn vốn 0,19 0,25 0,06 2. Hệ số tự tài trợ Vốn chủ sở hữu Tài sản dài hạn 0,80 0,85 0,05 3.Hệ số khẳ năng thanh toán tổng quát Tổng số tài sản Tổng số nợ phải trả 1,24 1,33 0,09 4. Hệ số khả năng thanh toán NNH Tổng số giá trị thuần của TSNH Tổng số nợ ngắn hạn 0,98 1,42 0,44 5. Suất sinh lời của VCSH (ROE) Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân 0,12 0,206 0,086 (Nguồn: Công ty cổ phần xây dựng dầu khí Nghệ An năm 2009) Nhìn vào số liệu bảng 2.1 cho thấy hệ số tài trợ của Công ty tăng 0,06 một lượng tăng không đáng kể, trong khi đó hệ số tự tài trợ lại tăng thêm 0,05. Điều này cho thấy khả năng tự đảm bảo và mức độ độc lập về tài chính của Công ty đã tăng lên; Công ty đảm bảo tài chính cho mình bằng các khoản vay, nợ dài hạn và Vốn đàu tư của chủ sở hữu. Tương tự khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty tăng 0,44 và tăng lên lớn hơn 1, khả năng thanh toán tổng quát lại tăng 0,09 điều đó chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ của Công ty là ngày càng bảo đảm hơn. 2.2.2. Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp Phân tích cơ cấu và tình hình biến động về tài sản Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán, Công ty tiến hành so sánh tổng số tài sản cuối kỳ so với đầu năm cả về số tuyệt đối và tương đối, đồng thời xem xét từng loại tài sản chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng tài sản. Qua việc phân tích này sẽ đánh giá quá trình biến động của tài sản diễn ra trong năm. Qua bảng 2.2 ta thấy, trong năm 2009, tổng tài sản của Công ty vào thời điểm đầu năm là 270.699 triệu đồng, trong đó chủ yếu là tài sản ngắn hạn với 205.242 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 75,80%, tài sản dài hạn là 65.470 triệu đồng, chiếm tỷ trọng tương ứng là 24,20%. Đến cuối năm, tổng tài sản là 518.860 triệu đồng, tăng 248.161 triệu đồng, tương ứng tăng 91,67% so với đầu năm. Cùng với sự tăng lên của tổng tài sản, từng loại tài sản cũng có sự thay đổi cả về số tuyệt đối và tương đối. Tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu là do Công ty tăng Tiền và các khoản tương đương tiền đầu năm là 5.128 triệu đồng, cuối năm tăng lên 69.016 triệu đồng, tăng 63.888 triệu đồng, tương ứng tăng 12,5 lần. Đầu tư vào tài chính dài hạn tăng từ 4.130 triệu đồng đầu năm lên 12.607 triệu đồng vào cuối năm, tăng 8.477 triệu đồng đồng, tương ứng tăng 2,1 lần, Các khoản phải thu tăng từ 135.735 triệu đồng đầu năm lên 211.150 triệu đồng cuối năm, tăng 75.425 triệu đồng đồng tương ứng tăng 60%. Tài sản ngắn hạn khác đầu năm 10,857 triệu đồng giảm xuống 4.892 triệu đồng, giảm 5.965 triệu đồng tương ứng giảm 0,5% . Qua đây cho thấy sự tăng đột biến chủ yếu là do Công ty tăng các khoản nợ dài hạn, tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu bàng cách phát hành thêm ... cổ phiếu và công ty tăng thêm phần lợi nhuận chưa phân phối. Mặt khác do sự tăng mạnh của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 2,1 lần; và các khoản phải thu tăng 0,6%, tương ứng là 75.425 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ trong năm, Công ty đã không có những biện pháp đốc thúc khách hàng trả nợ, và không có các biện pháp thu hồi nợ hiệu quả nên nợ phải thu đã tăng. Hàng tồng kho tăng 0,4%, tiền và các khoản tương đương tiền tăng 12,5 lần góp phần vào sự biến động của tài sản ngắn hạn và tổng tài sản của Công ty. Đối với tài sản dài hạn vào đầu năm là 65.407 triệu đồng cuối năm là 151,880 triệu đồng, tăng 86.473 triệu đồng, tương ứng tăng 1,32 lần so với đầu năm; chủ yếu là do Công ty tăng đầu tư vào tài chính dài hạn tăng từ 1.719 triệu đồng đầu năm lên 20.000 triệu đồng vào cuối năm, tăng 18.281 triệu đồng, tương ứng tăng 10,6 lần, đây là một sự tăng đột biến chủ yếu là do Công ty tăng Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh... Bên cạnh đó tài sản cố định cũng tăng từ 61.069 triệu đông đầu năm lên 128.778 triệu đồng vào cuối năm tăng 67.709 triệu đồng, tương ứng tăng xấp xỉ 110%, để đầu tư vào máy móc trang thiết bị và chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng rất đáng kể. Những nguyên nhân trên góp phần vào sự tăng lên của tổng tài sản của Công ty. Bảng 2.2: Phân tích cơ cấu tài sản năm 2009 Đơn vị: triệu đồng TT TÀI SẢN Mã số Đầu năm Cuối năm Cuối năm so với đầu năm Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ lệ (%) A Tài sản ngắn hạn 100 270.699 100 518.860 100 248.161 - 5,11 I Tiền và các khoản tương đương tiền 110 205.292 75,8 366.980 70,7 161.688 11,41 II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 5.128 1,9 69.016 13,3 63.888 0,90 III Các khoản phải thu 130 4.130 1,5 12.607 2,4 8.477 - 9,44 IV Hàng tồn kho 140 135.725 50,1 211.150 40,7 75.425 - 4,91 V Tài sản ngắn hạn khác 150 49.452 18,3 69.315 13,4 19.863 - 3,07 VI Chi sự nghiệp 150 10.857 4,0 4.892 0,9 - 5.965 5,11 B TÀI SẢN DÀI HẠN 200 65.407 24,2 151.880 29,3 86.473 0,00 I Các khoản phải thu dài hạn 220 4 0,0 - - - 4 2,26 II Tài sản cố định 220 61.069 22,6 128.778 24,8 67.709 - III Bất động sản đầu tư 240 - - - - - 3,22 IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 1.719 0,6 20.000 3,9 18.281 - 0,37 V Tài sản dài hạn khác 260 2.615 1,0 3.102 0,6 487 - 5,11 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 11,41 (Nguồn: Công ty cổ phần xây dựng dầu khí Nghệ An năm 2009) Phân tích cơ cấu nguồn vốn Tổng nguồn vốn của công ty cuối kỳ so với đầu kỳ cúng tăng mạnh từ 270.699 triệu đồng đầu kỳ so với 518.860 triệu đồng cuối năm, tăng 248.161 triệu đồng tương ướng tăng 0.92% . Nguồn vốn của công ty tăng là do nợ phải trả tăng mạnh cụ thể như sau: Nợ phải trả đầu năm 2009 là 218.290 triệu đồng cuối năm tăng lên 389.36 triệu đồng, tăng 171.46 triệu đồng với tỷ lệ tăng 78,5%. Trong đó Nợ phải trả tăng từ 208.67 triệu đồng chủ yếu là do phải trả người bán và người mua trả tiền trước. Mặt khác Nợ dài hạn tăng là do công ty có khoản vay và nợ dài hạn tăng từ 9.264 triệu đồng đầu năm lên 130.854 triệu đồng, tăng 121.811 triệu đồng tương ứng tăng 13,14 lần, như vậy trong năm công ty có một khoản vay ngân hàng lơn để đầu tư. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng mạnh từ 52.409 triệu đồng đầu năm lên 129.325 triệu đồng tăng 76.915 triệu đồng, tương ứng tăng 1,46 lần. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng là do vốn đầu tư cảu chủ sở hữu tăng 55 tỷ trong năm và trong năm công ty có khoản lợi nhuận chưa phân phối tăng từ 5,2 tỷ đầu năm lên 26,6 tỷ cuối năm điều này đã làm cho vốn chủ sở hữu tăng lên rất nhiều. Trong toàn bộ vốn chủ sở hữu tăng thi vốn chủ sở hữu đầu tư chiếm toàn bộ phần tăng, cuối năm 2009 công ty không tiến hành trích lập các khoản dự phòng, các quỹ.. công ty chủ yếu là vay vốn để tiến hành đầu tư mở rông hoạt đông kinh doanh của mình. Bảng 2.3. Phân tích cơ cấu nguồn vốn năm 2008 TT NGUỒN VỐN Mã số Đầu năm Cuối năm Cuối năm so với đầu năm Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ lệ (%) TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 270.699 100 518.860 100 248.161 A Nợ phải trả 300 218.290 80,64 389.536 75,08 171.246 -6 I Nợ ngắn hạn 310 208.567 77,05 258.002 49,72 49.435 -27 II Nợ dài hạn 330 9.723 3,59 131.534 25,35 121.811 22 B Vốn chủ sở hữu 400 52.409 19,36 129.324 24,92 76.915 6 I Vốn chủ sở hữu 410 52.304 19,32 129.146 24,89 76.842 6 II Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 105 0,04 178 0,03 73 -0 (Nguồn: Công ty cổ phần xây dựng dầu khí Nghệ An năm 2009) 2.2.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán Sức mạnh tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở khả năng chi trả các khoản cần phải thanh toán. Nhận thức rõ ván đề này, Công ty Cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An đặc biệt quan tâm đến phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của đơn vị. * Về phât tích tình hình công nợ ( các khoản phải thu và các khoản phải trả): Công ty chú ý đến chi tiết các khoản phải thu, nợ phải trả, các khoản nợ đã quá hạn thanh toán, đang tranh chấp hoặc mất khả năng thanh toán theơtngf đối tượng cụ thể và các lý do chủ yếu dẫn đến tình hình tăng , giảm , đang tranh chấp. Cuối năm Công ty căn cứ vào số liệu trên báo cáo tài chính tiến hành lập bảng phân tích tình hình công nợ để xem xét, đánh giá tình hình công nợ. Từ đó có những giải pháp quản lý thích hợp ( Xem phụ lục 8 ). *Về phân tích khả năng thanh toán: Phân tích khả năng thanh toán Công ty sử dụng các chỉ tiêu như: Khả năng thanh toán hiện hành (tổng quát), khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh. Cách thức xác định chỉ tiêu như sau: 1. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành: Phản ánh khả năng thanh toán tổng quát của công ty trong kỳ báo cáo. = Hệ số khả năng thanh toán Tổng giá trị tài sản Hiện hành (tổng quát) Tổng nợ phải thanh toán Việc công ty căn cứ vào tổng tài sản bao gồm TSLĐ và các khoản đàu tư ngắn hạn, TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn để đo lường khả năng thanh toán là chưa hoàn toàn hợp lý. Bởi trong thực tế tổng tài sản của công ty còn bao gồm cá khoản phải thu, tạm ứng khó đòi. Do vậy, để có thể đánh giá một cách chính xác nhất khả năng thanh toán hiện hành thì khoản tiền mà công ty dùng để thanh toán các khoản nợ phải trả là tổng số tiền có thể dùng trong thanh toán. 2. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Phản ánh khả năng thanh toán tạm thời các khoản nợ ngắn hạn của công ty trong kỳ báo cáo. = Hệ số khả năng thanh toán TSLĐ và đầu tư ngắn hạn Nợ ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn Việc công ty sử dụng TSLĐ và các khoản đầu tư ngắn hạn để đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là hoàn toàn hợp lý. Bởi các khoản nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải trả trong vòng 1 năm, trong khi đó TSLĐ và đầu tư ngắn hạn là loại tài sản luôn luôn vận động và có khả năng chuyển đổi thành tiền trong vòng một năm. Tuy nhiên, công ty cũng càn phỉa căn cứ vào tình hình thực tế từ việc thu hồi các khoản phải thu, các khoản tạm ứng để đánh gía chính xác. 3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh : Phản ánh khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ phả trả khi đến hạn thanh toán. = Hệ số khả năng Vốn bằng tiền + các khoản đầu tư ngắn hạn Thanh toán nhanh Tổng nợ ngắn hạn Việc công ty sử dụng chỉ tiêu này để đo lường khả năng thanh toán nhanh của công ty là chưa hợp lý. Bởi tử số là tiền tại thời điểm lạp báo cáo đến hạn và chưa đến hạn, cho nên việc xác định mối quan hệ giữa hai đại lượng đó là chưa hợp lý. Vì vậy để đảm bảo tính hợp lý thì lượng tiền hiện có tại thời điểm lập báo cáo chỉ nên so với nợ đén hạn và nợ quá hạn. Phương pháp phân tích: Công ty tiến hành so sánh các chỉ tiêu giữa năm nay và năm trước để đanh giá khả năng thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên là chưa hợp lý vì công ty chưa xác định rằng các hệ số này cụ thể bằng bao nhiêu là hợp lý. Công ty mới chỉ dừng lại ở chỗ đanh giá khả năng thanh toán giữa kỳ này so với kỳ trước là tăng hay giảm, mà không đi phân tích nguyến nhân dẫn đến sự tăng giảm đó, không đề cập đến giải pháp để có khả năng thanh toán hợp lý. Bảng 2.9 Trích thuyết minh báo cáo tài chính của công ty năm 2009 Chỉ tiêu Cuối năm Đầu năm Chênh lệch 1. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành 1,33 1,24 0,09 2. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1,42 0,98 0,44 3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0,31 0,04 0,27 Dựa vào kết quả trên công ty đánh giá khả năng thanh toán hiện hành của công ty là khả quan, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là vững chắc. Căn cứ vào kết qảu bảng trên chúng ta có thể đánh giá: Tại thời điểm đầu năm và cuối năm đều thiếu khả năng thanh toán nhanh. Tuy nhiên , khả năng thanh toán nhanh của công ty về cuối năm đã tăng lên. Khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cuối kỳ so với đầu kỳ đã tăng lên cụ thể là: Hệ số khả năng thanh toán hiện hành đầu năm là 1,24 cuối năm là 1,33 tăng 0,09; hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đầu năm là 0,98 cuối năm là 1,42 tăng 0,44. Điều này cho thấy công ty đã có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, rủi ro tài chính giảm, mặc dù các khoản nợ ngắn hạn này đều chưa đến hạn trả. Tuy nhiên công ty có thể tăng khả năng thanh toán bằng cách làm tốt công tác thu hồi nợ, tích cực trả nợ vay dài hạn. Biện pháp này một mặt vừa làm tăng khả năng thanh toán, mặt khác vừa tăng được lợi nhuận vì chi phí lãi vay và chi phí hoạt động tài chính giảm. 2.2.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh Để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh Công ty đã sử dụng các chỉ tiêu: 1. Tỷ suất lợ nhuận trước thuế trên doanh thu. Công thức xác định = Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận trước thuế Thuế trên doanh thu Doanh thu bán hàng và các dịch vụ Thông qua chỉ tiêu này doanh nghiệp đánh giá: Trong 100 đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thì thu được bao nhiêu đồng lợ nhuận trước thuế. 2. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Công thức xác định: = Tỷ suất lợ nhuận trước Lợi nhuận trước thuế thuế trên doanh thu Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Thông qua chỉ tiêu này doanh nghiệp đánh giá : trong 100 đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vị thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. 3. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản. Công thức xác định: = Tỷ suất lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận trước thuế Trên tổng tài sản Tổng Tài sản Thông qua chỉ tiêu này công ty đánh giá: trong 100 đồng tài sản thì công ty thu được bao nhiêu dồng lợi nhuận trước thuế. 4. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản: Công thức xác định. = Tỷ suất lợi nhuận sau Lợi nhuận sau thuế thuế trên tổng tài sản Tổng tài sản Thông qua chỉ tiêu này doanh nghiệp đánh giá: trông 100 đồng tài sản thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. 5. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu. Công thức xác định: = Tỷ suất lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữu Thông qua chỉ tiêu này doanh nghiệp đánh giá: trong 100 đồng vốn chủ sở hữu đem ra đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Phương pháp phân tích: Công ty tiên hành so sánh giữa năm này với năm trước để xác định sự biến động, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời của vốn. Bảng 2.10: Trích thuyết minh báo cáo tài chính của công ty năm 2009. Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu - Tỷ suất lợi nhuận trớc thuế trên doanh thu 4.,4 12,70 8,46 - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu 3,4 11,11 7,46 2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản - Tỷ suất lợi nhuận trớc thuế trên tổng tài sản 2,71 5,31 2,60 - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản 2,33 4,64 2,31 3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu 12,04 20,63 8,59 Căn cứ vào số liệu tính toán qua bảng 2.10 của công ty ta rút ra kết luận: Khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh, từ vốn và nguồn vốn là tương đối tốt, năn sau đều cao hơn năm trước. Việc công ty dùng các chỉ tiêu trren để phân tích kết quả kinh doanh và đánh giá khả năng sinh lời của vốn là chưa đầy đủ, bởi vì: Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chỉ cho phép đánh giá khả năng sinh lời của hoạt động sx kinh doanh chính, song trên thực tế tại Công ty Cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An ngoài haotj động sx kinh doanh còn có các hoạt động đầu tư tài chính, liên doanh liên kết... Vì thế ngoài chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tính riêng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty nên tiến hành phân tích chỉ tiêu tổng lợi nhuận trên tổng thu nhập tính chung cho tất cả các hoạt động có tạo ra lợi nhuận để đánh giá chính xác khả anwng sinh lời của các hoạt động có tạo ra lợi nhuận tại công ty. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu mới chỉ đánh giá được khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, trong khi đó nguồn vốn cảu công ty gồm cả vốn vay chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Vì vậy, bên cạnh việc đánh giá khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, công ty nên tính thêm chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn vay để đánh giá khả năng sinh lời của vốn vay, trên cơ sở đó có những biện pháp quản lý và sử dụng vốn vay một cách có hiệu quả. Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần ngoài việc đánh giá tài sản, chi phí, nguồn vốn ta còn sử dụng các chỉ tiêu mang tính đặc thì của công ty cổ phần như: *, Thu nhập của một cổ phiếu phổ thông được xác định như sau: Thu nhập của một Tổng lợi nhuận sau thuế – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi cổ phiếu phổ thông Số cổ phiếu phổ thông bình quân Chỉ số này cho biết trong năm hoạt động mỗi cổ phiếu phổ thông sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh tốt, là nhân tố hấp dẫn các cổ đông. *, Cổ tức một cổ phiếu phổ thông, được xác định như sau: Tổng cổ tức được phân chia Cổ tức một cổ phiếu phổ thông = Số cổ phiếu phổ thông bình quân Chỉ tiêu này cho biết mỗi cổ phiếu phổ thông trong năm hoạt động thu được bao nhiêu cổ tức. Chỉ tiêu này càng cao càng hấp dẫn cacs nhà đầu tư. *, Tỷ suất cổ tức của cổ phiếu phổ thông so với mệnh giá, được tính như sau: = Tỷ suất cổ tức của cổ phiếu Cổ tức của cổ phiếu phổ thông phổ thông so với mệnh giá Mệnh giá của cổ phiếu phổ thông Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ kinh doanh các nhà đầu tư nếu đầu tư 100 đồng cổ phiếu theo mệnh giá thì thu được bao nhiêu đồng cổ tức. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh là tốt. *, Tỷ suất cổ tức cổ phiếu phổ thông so với giá thị trường, được xác định như sau: = Tỷ suất cổ tức cổ phiếu phổ Cổ tức cổ phiếu phổ thông thông so với giá thị trường Giá thị trường một cổ phiếu Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp đàu tư 100 đồng cổ phiếu theo giá thi trường thì thu được bao nhiêu đồng cổ tứ, đây là căn cứ để các cổ đông quyết định đầu tư. *, Chỉ số giá của cổ phiếu, được xác định như sau: Giá thị trường một cổ phiếu phổ thông Chỉ số giá của cổ phiếu = Mệnh giá của một cổ phiếu phổ thông Chỉ tiêu này cho biết, xu hướng tăng giảm của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán , chỉ tiêu này tăng chứng tỏ tình hình tài chính cua công ty mạnh, hiệu quả kinh doanh tốt. 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG DẦU KHÍ NGHỆ AN 2.3.1. Những ưu điểm đạt được * Về mặt tổ chức công tác phân tích tình hình tài chính: Công ty đã thực hiện tổ chức công tác phân tích tình hình tài chính, lập kế hoạch phân tích như xác định đối tượng phân tích, phạm vi phân tích và phân công trách nhiệm cho tổ chức , các nhân thực hiện theo yêu cầu cụ thể của lãnh đạo công ty hoặc theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước, để đánh giá một cách khái quát, sơ lược về tình hình tài chính của công ty. * Về nguồn tài liệu sử dụng trong quá trình phân tích. Khi thực hiện phân tích tình hình tài chính, dựa vào số liệu của BCĐKT, và BCKQKD, thuyết minh báo cáo tài chính để tính toán và tiến hành phân tích tình hình tài chính của công ty.., tuy chưa đầy đủ và phong phú nhưng đã cung cấp các thông tin cơ bản nhất cho công tác phân tích tài chính . Công ty đã tuân thủ chế độ BCTC, phân tích tình hình tài chính của nhà nước và công ty. * Về nội dung hệ thống chỉ tiêu phân tích. Công ty đã vận dụng linh hoạt nội dung và hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp để tiến hành phân tích tình hình tài chính của đơn vị trren các nội dung: Phân tích khái quát tình hình tài chính và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nhằm đánh giá tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty, qua đó đề xuất những biện pháp quản lý và sử dụng tài chính của công ty một cách có hiệu quả. Hơn nữa hiện tại các chỉ tiêu được sử dụng không nhiều, chưa đầy đủ nhưng đã tính được theo đúng yêu cầu cơ bản của thuyết minh báo cáo tài chính hàng kỳ giúp cho công ty hiểu rõ và có các biện pháp giải quyết kịp thời. * Về phương pháp sử dụng trong quá trình phân tích. Hiện nay công ty đang áp dụng hai phương pháp phân tích truyền thống, đó là phương pháp tỷ lệ và phương pháp so sánh rất đơn giản và nhiều người có thể sử dụng được. Trong một giới hạn nhất định các phương pháp này phục vụ một cách tương đối nhu cầu nắm bắt tình hình tài chính công ty của ban giám đốc. Công ty đã chú trọng đến việc so sánh số liệu giữa các thời kỳ khác nhau để xác định được mức độ tăng giảm tuyệt đối và tăng giảm tương đối. 2.3.2. Những hạn chế cần khắc phục * Về nội dung hệ thống chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính. Nội dung hệ thống các chỉ tiêu phân tích còn nghèo nàn chưa đầy đủ, mang tính rời rạc và thiếu tính hệ thống. Việc phân tích tình hình tài chính chủ yếu là phân tích tĩnh, việc tính toán chỉ dựa vào một số chỉ tiêu đặc trưng trong từng thời kỳ để đánh giá một cách khái quát, sơ lược về tình hình tài chính của công ty. Đối với nội dung phân tích cơ cấuvà sự biến động về vốn , nguồn vốn của đơn vị, công ty chỉ mới dừng lại ở việc sử dụng các chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng của từng loại tài sản trên tổng số, hệ số nợ, hệ số tự chủ tài chính. Công ty chưa xem xét mơi quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn chủ sở hữu, giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, chưa xem xét mối quan hệ giữa hệ số vốn chủ sơ hữu và hệ số nợ… Khi tiến hành phân tích kết quả kinh doanh, công ty chỉ sử dụng những chỉ tiêu phản ánh tỷ suất lợi nhuận của công ty. Công ty chưa xem xét mối quan hệ giữa thu nhập và chi phí, công ty chưa sử dụng các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí như: tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần, tỷ suất chi phí bán hàng ( Chi phí quản lý doanh nghiệp) trên doanh thu thuần để đánh giá mức độ hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Công ty không sử dụng hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn, rủi ro tài chính. Công ty không sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ để tính toán các chỉ tiêu phản ánh khả năng tạo tiền và khả năng chi trả thực tế của doanh nghiệp, … đêt tiến hành phân tích tài chính , mặc dù báo cáo lưu chuyển tiền tệ đã được công ty đã được công ty lập theo phương pháp gián tiếp. Do đó việc đánh giá tình hình tài chính chỉ mang tính khái quát, không cụ thể và thiếu tính toàn diện. * Về phương pháp phân tích tình hình tài chính. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính chưa được hoàn thiện, mới chỉ dừng lại ở phương pháp tỷ lệ, phương pháp so sánh để xác định mức độ biến động của chỉ tiêu. Công ty chưa sử dụng phương pháp số chênh lệch và phương pháp cân đối để xác định mức độ ảnh hưởng, tính chất ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Một hạn chế lớn nhất đối với công tác phân tích tài chính là mặc dù đã thấy được tầm quan trọng của nó song công ty vẫn chưa đưa ra một mực tiêu cụ thể nào, chưa cói nó là một hoạt động chính thức, mang ý nghĩa cung cấp thông tin phục vụ quản lý, có thể định hướng và dự báo trong tương lai. Do đó công ty cần phải nhìn nhận rằng phân tích tài chính xét cho cung là nhằm phát hiện ra những vấn đề tài chính nảy sinh trong hoạt động kinh doanh, nhằm đảm bảo đưa ra những dự đoán chính xác về nhu cầu tài chính của công ty tại những thời điểm cần thiết. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế đang tồn tại Nguyên nhân chủ quan Nguyên nhân của những tồn tại trên một mặt là do yếu tố chủ quan cảu công ty do chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, chưa có đội ngũ cán bộ chuyên trách việc phân tích tình hình tài chính của đơn vị để đưa ra những kiến nghị có giá trị đối với công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp. Nội dung phân tích tài chính tại doanh nghiệp còn hẹp, chưa toàn diện. Do đó nội dung hệ thống chỉ tiêu và các phương pháp phân tích tài chính tại công ty chưa đầy đủ, rời rạc và thiếu tính hệ thống. Do công ty chỉ sử dụng hai phương pháp tỷ lệ đều đúng độc lập, không có sự liên quânhy ít liên quan tói những biện số khác. Tình hình tài chính chỉ được nhận xét thông qua sự thay đổi của những tỷ lệ đơn lẽ bằng việc đối chiếu chúgn theo thời gian. Các tỷ số này phần nào đã phản ánh hiệu quả kinh doanh, song tác động của từng chỉ tiêu tới hoạt kinh doanh lại rất khó xác định. điều này không làm toát lên ảnh hưởng của từng nhân tố tới kết quả cuối cùng. Việc công ty chỉ sử dụng hai phương pháp nêu trên sẽ gây trở ngại cho công tác lên kế hoạch hoạt động, cán bộ phân tích sẽ khó xác định được việc tăng , giảm hay duy trì giá trị một tỷ lệ nào đó. Nguyên nhân khách quan Yếu tố khách quan ở đây là nhà nước và cơ quan chủ quản chưa đặt ra yêu cầu cáp thiết là các doanh nghiệp cần phải thực hiện công tác phân tích tài chính, do đó chưa có những quy định cụ thể để xây dựng hệ thống định mức chung về nội dung hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích tài chính … Chỉ tiêu phân tích tài chính trung bình ngành chưa có, khiến cho công tác phân tích tài chính tại công ty nói riêng và toàn ngành nói chung thiếu tính logic và chính xác . Chế độ không công khai tài chính hoặc dừng lại ở việc chỉ công bố một số chỉ tiêuu chính đã cản trở tiến trình phân tích, báo cáo tài chính không chính xác, không đầy đủ và thiếu cơ sở đãn chứng đẻ công ty tiến hành so sánh, xác định vị trí trong toàn ngành. Số liệu phân tích chủ yếu lấy từ báo cáo tài chính nhưng thực tế là các mẫu báo cáo tài chính này do bộ Tài chính phát hành phản ánh chưa thật đầy đủ các tài sản, khoản mục có giá trị tài chính như nguồn nhân lực, kỹ năng quản lý, chất lượng sản phẩm, uy tín của doanh nghiệp chưa được tính dến. Từ những kết quả đạt được, nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại. Nội dung hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần xây lắp đàu khí Nghệ an cần có những giải pháp đồng bộ để hoàn thiện nó. Chương 3 của luận văn sẽ đề cập đến những giải pháp này. CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP DẦU KHÍ NGHỆ AN 3.1. SỰ CẦN THIẾT VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP DẦU KHÍ NGHỆ AN 3.1.1 Sự cần thiết hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần xây lắp dầu khí Nghệ An. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, để tồn tại và phát triển trong sản xuất kinh doanh. Đòi hỏi các doanh nghiệp phải xác định đúng phương hướng và mục tiêu đầu tư, có biện pháp sử dụng hiệu quả các điều kiện vốn có về nguồn lực, vật lực. Bên cạnh đó các quyết định về đầu tư quyết định về mặt hàng, trang thiết bị, nhân sự, nguồn nguyên liệu, các quyết định về chi phí, giá bán, các quyết định về tổ chức huy động sử dụng vốn… có ý nghĩa sống còn liên quan đén sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp do họ quản lý nói riêng, của ngành và toàn thể nền kinh tế nói chung. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, sẽ giúp các nhà quản lý đưa ra được những quyết định quản lý trong sản xuất kinh doanh sáng suốt, đúng định hướng và đạt hiêu quả cao nhất. Mọi hoạt động kinh tế tài chính luôn nằm trong thế tác động qua lại lẫn nhau. Do vậy, chỉ có thể thông qua phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp một cách toàn diện, phân tích các chỉ tiêu trong mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau thì các doanh nghiệp mới có thể đánh giá được một cách đầy đủ và chính xác nhất mọi hoạt động tài chính trong trạng thái thực của chúng. Trên cơ sở đó, nêu lên được một cách tổng hợp về trình độ hoàn tahnhf các mục tiêu, biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của doanh nghiệp, đánh giá đầy đủ mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Qua phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, các nhà quản trị sẽ tìm ra các biện pháp khả thi, sát thực để tăng cường các hoạt động tài chính và quản lý doanh nghiệp, nhằm huy động mọi khả năng tiềm tàng về vốn , lao động… vào quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tài liệu của phân tích tài chính còn là những căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo thực trạng và xu thế phát triển trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong những năm gần đây nhận thức được mục tiêu và tầm quan trọng của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, Công ty Cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An đã quan tâm và chú trọng đến công tác phân tích tình hình tài chính một cách thường xuyên, định kỳ theo năm kế toán. Thông tin do phân tích tài chính mang lại đã giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp, những đối tượng quan tâm thấy rõ được thực trạng tài chính và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó giúp họ đưa ra những giải pháp hữu hiệu cải thiện tình hình tài chính hiện tại và trong các năm tới nhăm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển với hiệu quả cao. Song để phục vụ tốt hơn nhu cầu thông tin về tình hình tài chính để đáp ứng đựoc yêu cầu đổi mới của nền kinh tế, yêu cầu hoàn thiện nội dung hệ thống các chỉ tiêu và phương pháp phân tích tài chính trong công ty cần phải được đặt ra là yêu cầu cấp bách . Yêu cầu đó đòi hỏi hoàn thiện trên những vãn đề sau đây: Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tài chính phải đảm bảo đáp ứng được mục tiêu của từng đối tượng quan tâm. Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tài chính phải đảm bảo tính khả thi và hiệu quả. 3.1.2. Nguyên tắc cơ bản hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An Một là, đảm bảo tính chính xác, cung cáp kịp thời đầy đủ thông tin kinh tế tài chính cho các đối tượng quan tâm. Trong nền kinh tế thị trường sản xuất kinh doanh sẽ không có hiệu quả nếu như các nhà quản trị không đưa ra được những quyết định kịp thời hợp lý. Điều này đòi hỏi thông tin kinh tế tài chính phải được cung cấp kịp thời đầy đủ cho các nhà quản trị. Hơn nữa các hoạt động đầu tư, cho vay vốn sẽ không diễn ra nếu các nhà đầu tư không có được đầy đủ và kịp thời các thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Mặt khác các thông tin về doanh nghiệp rất đa dạng và phức tạp, đòi hỏi phải được xử lý bằng các phương pháp khoa học, giúp các đối tượng sử dụng thông tin có được các quyết định đúng đắn phù hợp với mục tiêu mà họ theo đuổi. Phân tích tình hình tài chính là một trong những công cụ xử lý thông tin đáp ứng được yêu cầu của các đối tượng quan tâm. Trên thực tế ở việt nam việc thực hiện nguyên tắc này còn gặp nhiều khó khăn bởi những quy định của nhà nước về việc cung cấp thông tin chưa phù hợp, hơn nữa các doanh nghiệp cũng chưa nhận thức đầy đủ những lợi ích khi cung cáp thông tin ra bên ngoài . Vì vậy hoàn thiện nội dung hệ thống các chỉ tiêu và phương pháp phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp phải lấy việc cung cấp thông tin kịp thời đầy đủ chính xác cho các đối tượng quan tâm làm mục tiêu phấn đấu. Hai là, hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính phait phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An. Công ty Cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An là một doanh nghiệp nhà nước có những đặc thù riêng về cơ cấu tổ chức quản lý nói chung và tổ chức quản lý tài chính nói riêng. Vì vậy, việc hoàn thiện nội dung hệ thống các chỉ tiêu và phương pháp phân tích tình hình tài chính phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới đem lại hiệu quả thiết thực cho công tác quản lý của doanh nghiệp. Ba là, hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính phải phù hợp với pháp luật, chính sách quản lý tài chính đã ban hành của nhà nước Việt Nam, phù hợp với xu hương phát triển kt và yêu cầu quản lý trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Bốn là, hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính phải đảm bảo được tính khả thi và hiệu quả. Điều này có nghĩa là có thể thực hiện được và thu được lợi ích cao. Mỗi quốc gia đều có chính sách và yêu cầu quản lý khác nhau, phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và phong tục tập quán truyền thống của quốc gia đó. Công ty Cổ phần Xây dựng Dầu khí Nghệ An thuộc Tập đoàn đầu khí Việt Nam hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, phải chấp hành đầy đủ chế độ chính sách và quy định của nhà nước Việt Nam ban hành, phải chịu sự kiểm soát của các cơ quan quản lý chức năng có thẩm quyền. Vì vậy, nội dung hệ thống các chỉ tiêu và phương pháp phân tích tình hình tài chính của công ty phải phù hợp với pháp luật và chính sách quản lý tài chính của nhà nước. Mặt khác, Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý kinh tế tài chính, điều đó đòi hỏi việc hoàn thiện nội dung hệ thống các chỉ tiêu và phương pháp phân tích tình hình tài chính phải phù hợp với xu thế phát triển và yêu cầu quản lý trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuân thủ những nguyên tắc cơ bản trên đây sẽ đảm bảo cho việc hoàn thiện nội dung, hệ thống các chỉ tiêu và phương pháp phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBT668.DOC
Tài liệu liên quan