Luận văn Hành động bác bỏ trong tiếng Việt

Tài liệu Luận văn Hành động bác bỏ trong tiếng Việt: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Vũ Thị Kỳ Hương HÀNH ĐỘNG BÁC BỎ TRONG TIẾNG VIỆT Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Mã số : 66 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. DƯ NGỌC NGÂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2010 DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài Giao tiếp là hoạt động đặc trưng của con người, là cách thức để các cá nhân trong cộng đồng gắn kết và phát triển. Trong xã hội hiện đại, giao tiếp ngày càng đóng vai trò quan trọng. Cùng với sự phát triển không ngừng của các liên ngành và một số phân ngành ngôn ngữ học như Ngôn ngữ học tâm lý, Ngôn ngữ học xã hội, Ngôn ngữ học tri nhận, Ngữ dụng học v.v…, việc nghiên cứu những vấn đề liên quan đến giao tiếp trở thành một yêu cầu cấp thiết không chỉ của lý thuyết các ngành khoa học mà còn của nhu cầu thực tế. Hành động bác bỏ là một trong những hành động giao tiếp phổ biến và thông dụng của con người. Nó thúc đẩy tính hiệu quả và chuyển tải mong muốn đạt đ...

pdf111 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Hành động bác bỏ trong tiếng Việt, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Vũ Thị Kỳ Hương HÀNH ĐỘNG BÁC BỎ TRONG TIẾNG VIỆT Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Mã số : 66 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. DƯ NGỌC NGÂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2010 DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài Giao tiếp là hoạt động đặc trưng của con người, là cách thức để các cá nhân trong cộng đồng gắn kết và phát triển. Trong xã hội hiện đại, giao tiếp ngày càng đóng vai trò quan trọng. Cùng với sự phát triển không ngừng của các liên ngành và một số phân ngành ngôn ngữ học như Ngôn ngữ học tâm lý, Ngôn ngữ học xã hội, Ngôn ngữ học tri nhận, Ngữ dụng học v.v…, việc nghiên cứu những vấn đề liên quan đến giao tiếp trở thành một yêu cầu cấp thiết không chỉ của lý thuyết các ngành khoa học mà còn của nhu cầu thực tế. Hành động bác bỏ là một trong những hành động giao tiếp phổ biến và thông dụng của con người. Nó thúc đẩy tính hiệu quả và chuyển tải mong muốn đạt được một nhu cầu nào đó trong giao tiếp. Do đó, nghiên cứu loại hành động này sẽ có nhiều ý nghĩa thực tiễn và lý luận hữu ích để nghiên cứu các vấn đề khác có liên quan của hoạt động giao tiếp. Mặt khác, xã hội càng phát triển, các mối quan hệ giao tiếp liên nhân ngày càng trở nên phong phú về nội dung, phức tạp về cấu trúc, đa dạng về hành vi, đòi hỏi mỗi một cá nhân cần phải biết cách vận dụng để xử lý khéo léo các nguồn thông tin được tiếp nhận. Bên cạnh hành động chấp thuận, đồng tình được sử dụng một cách dễ dàng, tự nhiên, hành động bác bỏ lại chứa đựng nhiều yếu tố tinh tế, phức tạp. Đây là hành động giao tiếp cần thiết trong các cuộc hội thoại; nắm vững và sử dụng nhuần nhuyễn những hành động ngôn từ này sẽ giúp người giao tiếp đạt được hiệu quả giao tiếp cao hơn. Vấn đề nghiên cứu hành động bác bỏ thực ra không còn quá mới mẻ. Đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, các nghiên cứu còn mang tính chất riêng lẻ, chỉ xuất hiện rải rác trong những công trình nghiên cứu về ngữ pháp học, ngữ dụng học. Trên cơ sở sự quan tâm sẵn có đối với đề tài, thực trạng nghiên cứu hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu toàn diện về vấn đề này, chúng tôi đã chọn hành động bác bỏ tiếng Việt làm đề tài cho luận văn cao học. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của chúng tôi là những hành động bác bỏ được sử dụng trong môi trường giao tiếp bằng ngôn ngữ, trong hội thoại giữa người và người. Để củng cố thêm những nhận định và tính xác thực, chúng tôi sử dụng hệ thống dữ liệu trong các văn bản hội thoại hiện đại, các tác phẩm truyện ngắn, truyện dài của một số tác giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, môi trường giao tiếp không chỉ đơn thuần liên quan tới yếu tố ngôn ngữ, mà còn có thể xuất hiện một số yếu tố phi ngôn ngữ khác như điệu bộ, cử chỉ, hành động nên những hành động thể hiện nhận định hoặc hành động bác bỏ phi lời cũng là đối tượng nghiên cứu bổ sung của chúng tôi. Do giới hạn của đề tài, chúng tôi không đi sâu vào việc đi tìm đặc trưng văn hóa trong hành động bác bỏ, hay đối chiếu hành động bác bỏ giữa các cộng đồng ngôn ngữ khác nhau mà chỉ tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu, tìm hiểu những phương thức, phương tiện bác bỏ đặc trưng được sử dụng phổ biến trong tiếng Việt. Ngoài ra, chúng tôi cũng cố gắng đi tìm một quan niệm thống nhất về hành động bác bỏ vốn đang ít nhiều gây tranh cãi trong giới ngôn ngữ học ngày nay. 3. Lịch sử vấn đề Trước khi đi vào tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề hành động bác bỏ, chúng tôi không thể không đề cập đến lịch sử nghiên cứu hành động ngôn ngữ - tiền đề lý thuyết quan trọng nhất của đối tượng nghiên cứu. Lý thuyết hành động ngôn từ, hay còn gọi là lý thuyết hành động lời nói được đánh cột mốc ra đời kể từ công trình nghiên cứu “Những cơ sở lý thuyết của ký hiệu” (1938) của nhà ký hiệu học Mỹ Charles W. Morris. Lần đầu tiên ông đã xem xét ký hiệu trên ba bình diện: Kết học, Nghĩa học và Dụng học (tức Ngữ dụng học). Tuy nhiên, Ngữ dụng học chỉ phát triển rực rỡ trong vòng ba thập niên gần đây. Sự phát triển của nó kéo theo sự phát triển của các lý thuyết mới như Lý thuyết hành động ngôn từ. Nếu Morris là người khởi xướng những tiền đề nghiên cứu thì chính John L.Austin là người đã xây dựng nền móng cho lý thuyết hành động ngôn từ với công trình được công bố sau khi ông qua đời hai năm “How to do things with words”. Tên gọi của công trình đã hé mở cho chúng ta thấy lý thuyết hành động ngôn từ chính là lý thuyết về các hoạt động ngôn ngữ, trong đó, tác giả đã điều chỉnh lại một cách sâu sắc mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói vốn được tách bạch từ thời của Ferdinand de Saussure. Hành động bác bỏ được Austin xếp vào lớp lớn thứ năm trong năm lớp lớn: 1. Phán xét; 2. Hành xử; 3. Cam kết; 4. Ứng xử; 5. Bày tỏ. Ông coi bác bỏ, cũng như khẳng định, phủ định, giải thích, minh họa, báo cáo, luận điểm…là những hành động dùng để trình bày các quan niệm, dẫn dắt các lập luận, giải thích từ ngữ, đảm bảo sự quy dẫn. Sự phân loại này, ngay chính Austin cũng cảm thấy còn có những điều không thỏa mãn, có chỗ chồng chéo, có chỗ mơ hồ không rõ ràng. Searle bằng cách bổ sung thêm tiêu chí về nội dung, lại phân chia hành động bác bỏ này vào lớp thứ ba được gọi là lớp chi phối, song song với các hành động như mệnh lệnh, thách thức, hỏi, yêu cầu, đề nghị v.v… Từ thời Aristotle, hành động phủ định, bác bỏ đã được chú ý nghiên cứu, nhưng dưới góc nhìn của của Triết học và Logic học. Phải đến những năm 70 của thế kỷ XX trở lại đây, hành động bác bỏ mới được xem như một trong những đối tượng nghiên cứu của Ngữ dụng học- một phân ngành của Ngôn ngữ học và dần được đề cập trong các công trình nghiên cứu độc lập. Panfilov trong công trình Grammar and Logic đã tiến hành khảo sát hành động phủ định theo hướng logic-cú pháp và nhận định sự phủ định như một hiện tượng ngôn ngữ phổ quát. A. M. Peshkovsij là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ câu phủ định toàn bộ và phủ định bộ phận. Ông cho rằng câu phủ định toàn bộ là câu mà vị ngữ bị phủ định, câu phủ định bộ phận là câu mà những bộ phận khác bị phủ định. Tại Việt Nam, trước đó trong ngôn ngữ học truyền thống, câu biểu thị hành động bác bỏ được xem như một dạng câu song song bên cạnh những dạng như miêu tả, khẳng định, trần thuật…, đôi khi nó được đồng nhất với câu phủ định. Lúc bấy giờ, câu chỉ được đánh giá là đúng hay sai về mặt ngữ nghĩa theo tiêu chuẩn logic, và được phân tích chủ yếu dựa trên cơ sở cấu trúc hoặc những khái niệm về chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ v.v… Những trợ từ, tiểu từ bị xem nhẹ và được coi là những từ hư. Vì thế, những dạng câu như: - Con ở nhà. - Con ở nhà chứ bộ. - Con ở nhà mà. đều được coi là đồng nhất về cấu trúc và ngữ nghĩa. Do đó, các công trình nghiên cứu về hành động bác bỏ theo quan điểm này hầu không có nhiều ý nghĩa, vì phần đông các câu có hành động bác bỏ, hoặc bị đồng nhất vào những kiểu cấu trúc nhất định, hoặc không được nghiên cứu đến. Sau này, khi đối tượng nghiên cứu được tiếp cận dưới những nền tảng lý thuyết mới của logic học, ngữ dụng học, hành động bác bỏ dần được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu. Hầu hết các công trình ngữ pháp, ngữ nghĩa trong giới Việt ngữ học đều đề cập ít nhiều đến một đối tượng rất gần gũi và có khi thống nhất với hành động bác bỏ là câu phủ định. Từ Trần Trọng Kim, Lê Văn Lý, Hoàng Tuệ, Nguyễn Đức Dân, Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê… tới Hoàng Trọng Phiến, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Thị Hai… đều đề cập đến đối tượng nghiên cứu này. Công trình nghiên cứu có ý nghĩa lý thuyết quan trọng phải kể đến là bài viết “Phủ định và bác bỏ” của Nguyễn Đức Dân đăng trên tạp chí Ngôn ngữ số 1-1983 và sau này được đề cập hoàn chỉnh hơn trong công trình Logic- Ngữ nghĩa- Cú pháp. Tác giả là người đầu tiên có xu hướng xác định ranh giới giữa phủ định và bác bỏ, phần nào phá bỏ thế nhập nhằng trước đây về hai loại hành động này. Các tác giả khác, với những cách tiếp cận khác nhau, ít nhiều đề cập đến những mặt đa diện về phương thức và cách thức của loại hành động này. Tiêu biểu có Hành động từ chối trong tiếng Việt hiện đại của Nguyễn Thị Hai, Cách biểu hiện hành động từ chối lời cầu khiến bằng các phát ngôn lảng tránh của Trần Chi Mai. Một số khác lại chú trọng vào việc nghiên cứu chiến lược dùng trong giao tiếp như Một số chiến lược phản bác thường dùng trong tiếng Việt của Nguyễn Quang Ngoạn, Một số kiểu hồi đáp tích cực của hành vi chê của Nguyễn Thị Hoàng Yến. Đi theo con đường đối chiếu có các tác giả như Dương Bạch Nhật, Siriwong Hongsawan. Nếu Dương Bạch Nhật chỉ tiến hành đối chiếu một khía cạnh nhỏ của hành động bác bỏ (khía cạnh lịch sự trong từ chối lời mời) thì Siriwong Hongsawan trong bài báo “Đối chiếu hành động bác bỏ gián tiếp thông qua hàm ý trong giao tiếp tiếng Thái và tiếng Việt” đã chủ trương đi sâu nghiên cứu phương thức bác bỏ bằng hàm ý, cụ thể ở đây là đối chiếu giữa tiếng Thái và tiếng Việt. Vấn đề của lập luận và lịch sự cũng được khá đông các nhà nghiên cứu quan tâm như Nguyễn Đức Dân, Lê Thị Kim Đính, Lê Tô Thúy Quỳnh, Dương Bạch Nhật, Nguyễn Như Ý, Nguyễn Thị Hoàng Yến… Ngoài các công trình dưới dạng sách, báo, tạp chí, một số luận án, luận văn cao học viết về bác bỏ, lập luận, lịch sự cũng đã xuất hiện. Nhìn chung, chúng tôi nhận thấy, hành động bác bỏ không phải là một đề tài mới mà đã được nhiều nhà nghiên cứu nhìn nhận ở các góc độ cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào xem xét hành động này một cách toàn diện dưới góc độ Ngữ dụng học, và tìm hiểu đầy đủ những phương thức và phương tiện biểu hiện hành động này. Đó cũng chính là cơ sở để chúng tôi quyết định bắt tay vào thực hiện đề tài. 4. Các phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, ngoài những thủ pháp, phương pháp nghiên cứu khoa học chung như thu thập ngữ liệu, phân loại ngữ liệu…, luận văn sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau. - Phương pháp phân tích ngữ dụng học. Trên cơ sở nguồn dữ liệu đã thu thập, chúng tôi tiến hành thao tác phân tích từng cơ sở dữ liệu về các mặt như mục đích phát ngôn, hành động ngôn từ, hình thức biểu hiện, ngữ cảnh v.v… nhằm đem lại những nhận định có tính xác thực và khái quát nhất của từng vấn đề. Đây cũng là cơ sở giúp chúng tôi tiến hành xây dựng các biểu thức bác bỏ thông qua hệ thống dữ liệu thu thập được. - Phương pháp miêu tả. Vì đối tượng nghiên cứu là dạng hành động ngôn từ phổ biến và tồn tại trong giao tiếp, do đó trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi phải tiến hành mô tả các dạng hành động bác bỏ từ hiện tượng tới bản chất, những nội dung rút ra từ miêu tả sẽ là cơ sở để chúng tôi xây dựng các tiêu chí phân loại cũng đồng thời giúp chúng tôi giải thích, minh họa cho các nhận định của mình. - Phương pháp so sánh - đối chiếu. Chúng tôi tiến hành so sánh - đối chiếu trên cơ sở dữ liệu và giữa các quan điểm nghiên cứu. Đối với dữ liệu, chúng tôi tiến hành đối chiếu từng dữ liệu với nhau, hoặc giữa nhóm dữ liệu này với nhóm dữ liệu khác, từ đó tìm ra những điểm khác biệt hoặc tương đồng về hình thức hoặc nội dung, trên cơ sở đó có thể rút ra các nhận định cần thiết. Việc đối chiếu bổ sung với một số hành động bác bỏ của các nền văn hóa khác cũng là một cách thức để chúng tôi đi tìm bản sắc riêng trong hành động bác bỏ của tiếng Việt. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài a) Ý nghĩa khoa học - Vận dụng những thành tựu về lý thuyết ngữ dụng học nói chung và lý thuyết hành động ngôn từ, lý thuyết hội thoại, lý thuyết lập luận nói riêng vào việc khảo sát một hành động ngôn từ cụ thể là hành động bác bỏ trong tiếng Việt. - Xác định rõ khái niệm bác bỏ, phân biệt với các hành động ngôn từ khác trong giao tiếp. - Kết quả của luận văn có thể góp phần làm rõ hơn một số vấn đề lý thuyết như phương thức bác bỏ, mối quan hệ giữa hành động bác bỏ với vấn đề lập luận, vấn đề lịch sự. b) Ý nghĩa thực tiễn - Luận văn có thể là tài liệu hỗ trợ cho quá trình học và dạy tiếng Việt trong nhà trường. - Luận văn có thể là tài liệu tham khảo về các chiến thuật trong giao tiếp, về hành động bác bỏ. - Hệ thống cứ liệu, tuy không đồ sộ về quy mô, nhưng đã được chọn kỹ lưỡng để người đọc có thể hình dung về các phương thức, cách bác bỏ khác nhau trong tiếng Việt. - Tư liệu và nội dung của luận văn này, có thể là tài liệu tham khảo cho các công trình khác liên quan về ngữ dụng học, đặc biệt là các công trình có liên quan tới hành động bác bỏ. 6. Bố cục của luận văn Luận văn bao gồm 133 trang chính văn, một danh mục các tài liệu tham khảo và tài liệu trích dẫn, một phụ lục gồm 70 trang. Phần nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương. Chương Một có tiêu đề Những cơ sở lý thuyết. Trong chương này, luận văn trình bày ba vấn đề lớn: lý thuyết hành động ngôn từ; lý thuyết hội thoại; tổng quan về hành động bác bỏ bao gồm các tiêu chí phân biệt bác bỏ và phủ định, khái niệm, mục đích của hành động bác bỏ. Chương Hai có tiêu đề Hành động bác bỏ trong tiếng Việt và vấn đề lịch sự, vấn đề lập luận. Chương này nghiên cứu về mối quan hệ qua lại giữa bác bỏ và lịch sự, bác bỏ và lập luận, cách thức để tăng hiệu quả và thể hiện sự lập luận cũng như lịch sự trong bác bỏ. Chương Ba có tiêu đề Phương thức, phương tiện biểu hiện của hành động bác bỏ trong tiếng Việt. Chương này nghiên cứu về những phương thức thực hiện hành động bác bỏ, và các phương tiện hình thức và biểu thức được sử dụng để bác bỏ. Chương 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. LÝ THUYẾT HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ 1.1.1. Khái niệm hành động ngôn từ Hoạt động giao tiếp là hoạt động có tính chất liên nhân diễn ra hai chiều: liên hệ xuôi từ người phát tới người nhận, và liên hệ ngược từ người nhận đến người phát. Nếu chỉ có một nửa quá trình thì sẽ không tạo thành hoạt động giao tiếp. Ngôn ngữ phục vụ cho việc giao tiếp như một cách thức chuyển tải thông điệp và tạo hành động, do đó nó luôn chịu ảnh hưởng của người khác ngoài chủ thể giao tiếp, đồng thời cũng mang tính quy ước xã hội sâu sắc. Mối liên hệ giữa hành động ngôn từ và hành động của con người mang tính hiển nhiên, không thể bỏ qua và là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học liên quan, đặc biệt trong ngữ dụng học, vấn đề này là một đối tượng nghiên cứu quan trọng. Người ta cho rằng người đặt tiền đề, đi tiên phong cho lý thuyết này là nhà triết học người Áo L.Wittgenstein với quan niệm đồng nhất hoạt động giao tiếp với hoạt động xã hội và coi việc sử dụng ngôn từ như một loại hành động. Nếu L.Wittgenstein là người đặt tiền đề thì chính J. Austin và J. Searle là người đã đặt nền móng vững chắc cho đối tượng nghiên cứu này. Các ông tin rằng ngôn ngữ không chỉ được dùng để thông báo hay miêu tả cái gì đó mà nó thường được dùng để “làm cái gì đó”, để thực hiện hành động. Với công trình nghiên cứu “How to do thing with words”, J. Austin đã bày tỏ quan điểm “To say is to do something”, (nói là làm). Ông cho rằng để thực hiện một hành động ngôn từ thì việc nói ra điều đó phải đi với việc làm một điều gì đó, tức phải tác động một điều gì đó vào thực tế. Từ luận điểm trên, lý thuyết về hành động ngôn từ đã dần được xây dựng. Khi chúng ta nói một câu, nghĩa là chúng ta thực hiện một hành động nào đó, chẳng hạn như cầu khiến, van xin, bác bỏ, chúc mừng, tuyên bố… Chúng được xem là những hành động ngôn từ và được thực hiện bằng ngôn từ. Ví dụ 1 - Con chào mẹ ạ. - Tôi tuyên bố khai mạc hội nghị. - Tôi chúc anh sớm khỏi bệnh. Dễ dàng nhận ra đây là những câu chào, câu tuyên bố, câu chúc phổ biến. Chính những động từ như “chào, tuyên bố, khuyên” đã thể hiện lần lượt các hành động trên. Người ta gọi những động từ này là động từ ngữ vi (hay ngôn hành). J. Austin đã coi hành động ngôn từ là một thể thống nhất của ba loại hành động: hành động tạo lời; hành động tại lời; hành động mượn lời, hay còn gọi là hành động sau lời. Cái khó trong lý thuyết hành động ngôn từ là một phát ngôn thường không chỉ thực hiện một hành động mà thực hiện hai hoặc ba hành động và không phải bao giờ cũng dễ dàng quyết định được là phát ngôn ấy thực hiện hành động nào hoặc những hành động nào bởi vì nội dung của hành động có khi không phụ thuộc vào bản thân nội dung phát ngôn mà còn tùy thuộc vào văn cảnh nơi phát ngôn nảy sinh. Ví dụ 2 Đứa con mới đi học về: - Thưa mẹ, con mới về ạ. Hình thức là một câu thông báo sự tình, tuy nhiên, mục đích của phát ngôn trên không chỉ là đưa ra một thông báo, mà đó là một lời chào lễ phép của người nhỏ tuổi so với người lớn tuổi. 1.1.2. Các hành động ngôn từ Phân tích cụ thể hơn, hành động ngôn từ bao gồm những hành động cụ thể như sau. (1) Hành động tạo lời Đây là hành động sử dụng các chất liệu vật chất tạo nên ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp… để tạo nên một câu nói. Đây là một hành động thuần tính vật chất. (2) Hành động tại lời Hành động tại lời, hay còn được gọi là hành động ngôn trung là những hành động phát ra một câu với nghĩa và sở chỉ xác định. Thực hiện hành động này tức là nói một điều gì đó và thực hiện nó. Nó có thể tạo ra một lời tuyên bố, một lời chào, lời hứa… khi phát ra một câu nhờ hiệu lực của những quy ước liên quan tới nó. J. R. Searle khi nghiên cứu về hành động ngôn từ lại đặc biệt quan tâm đến người nói và điều được nói. Dựa trên quan điểm và khắc phục những hạn chế trong lý thuyết của J. Austin, ông đưa ra khái niệm hành động ngôn từ gián tiếp. Ông cho rằng: “Một hành động ngôn từ gián tiếp là hành động ngôn từ được thực hiện bằng hình thức của một hành động ngôn từ khác”. Nói cách khác, một hành động tại lời được thực hiện gián tiếp phải thông qua một hành động tại lời khác với hai đặc điểm như sau. - Một hành động ngôn từ gián tiếp được thực hiện thông qua những hành động tại lời khác nhau. - Cùng một hành động tại lời có thể tạo ra những hành động gián tiếp khác nhau. Ví dụ 3 - Bố tôi sắp về rồi. Anh làm ơn đi ngay được không? Ở ví dụ trên, hành động tại lời là hỏi, nhưng mục đích chính là để đề nghị, yêu cầu: Anh hãy đi ngay đi. J. R. Searle đưa ra 12 tiêu chí phân loại hành động ngôn từ, trong đó có 3 tiêu chí quan trọng nhất như sau. - Mục đích của hành động tại lời. - Hướng thích nghi giữa lời lẽ và hiện thực. - Trạng thái tâm lý được biểu hiện. Dựa theo đó, ông đã phân chia hành động ngôn từ ra làm 5 loại. a) Khẳng định - Mục đích của hành động tại lời: người nói phải chịu trách nhiệm về những giá trị chân lý của mệnh đề được biểu đạt. - Hướng thích nghi: từ hiện thực tới lời lẽ. - Trạng thái tâm lý: tin tưởng vào tính đúng đắn, giá trị chân lý của điều được nói ra. b) Cầu khiến - Mục đích của hành động tại lời: nhằm để người tiếp nhận làm một việc gì đó. - Hướng thích nghi: lời lẽ có trước, hiện thực thay đổi theo lời lẽ, do người tiếp nhận thực hiện. - Trạng thái tâm lý: người nói mong muốn điều mình cầu khiến sẽ được thực hiện. c) Hứa hẹn - Mục đích của hành động tại lời: người nói tự gán trách nhiệm cho mình là phải thực hiện một hành động nào đó đã cam kết trước đó. - Hướng thích nghi: từ lời nói tới hiện thực đều do người nói thực hiện. - Trạng thái tâm lý: khi hứa hẹn trạng thái tâm lý không xác định, phụ thuộc vào từng hành động hứa cụ thể. d) Bày tỏ - Mục đích của hành động tại lời: bày tỏ một trạng thái tâm lý nào đó. - Hướng thích nghi: người nói làm cho lời lẽ thích nghi với hiện thực. Hiện thực xảy ra trước, lời lẽ làm cho thích nghi. - Trạng thái tâm lý: không xác định, phụ thuộc vào hành động ngôn từ. e) Tuyên bố - Mục đích của hành động tại lời: gây ra một sự thay đổi nào đó bằng lời tuyên bố. - Hướng thích nghi: từ lời lẽ tới hiện thực, hiện thực xảy ra ngay sau khi hành động ngôn từ được thực hiện. - Trạng thái tâm lý: không xác định được nhưng các yếu tố của thể chế làm cho hành động ngôn từ của người nói có giá trị. (3) Hành động mượn lời Hành động mượn lời là hành động thông qua câu nói, người nói tác động đến tư tưởng, tình cảm… của người tiếp nhận. Với một hành động mượn lời, người nghe có thể không nhận ra ngay mặc dù hiểu được hành động tại lời. Một hành động tại lời có thể có nhiều hành động mượn lời khác nhau. 1.1.3. Điều kiện sử dụng hành động ngôn từ Việc sử dụng lời nói trong hoạt động ngôn từ sẽ phải chịu những sự chi phối nhất định mà L.Wittgenstein gọi là “trò chơi ngôn ngữ”, và J. Austin đưa ra quan điểm “nói là làm”, tức sử dụng âm thanh để bộc lộ ra một nội dung hành động nào đó. Để đạt được hiệu quả trong giao tiếp, người nói cần quan tâm đến các điều kiện sử dụng của các hành động ngôn từ, bởi để hành động được thực hiện thì mỗi hành động ngôn từ phải có những điều kiện nhất định. Muốn cho người nghe thực hiện một hành động nào đó theo đúng như mong muốn, suy nghĩ của mình thì người nói phải lựa chọn cách nói làm sao để người nghe không chỉ hiểu mình nói ở bề mặt ngôn từ mà còn tri nhận được đích ngôn trung. Đối với hành động ngôn từ tạo lời, các điều kiện sử dụng của nó liên quan đến ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của một ngôn ngữ cấu tạo nên lời nói và có thể hiểu được đối với người nghe. Người nói, khi phát ngôn, buộc phải tôn trọng tính hình thức và các quy tắc kết hợp của một ngôn ngữ cụ thể. Đồng thời, cả hai bên đều phải có khả năng tiếp nhận và tạo thông tin, không bị những hạn chế sinh lý như câm hay điếc hay không hiểu các mã ngôn ngữ mà cộng đồng tại nơi đó quy định. Chẳng hạn, nếu ta đi ra nước ngoài và muốn trao đổi thông tin nào đó với người nước ngoài (mua bán hay trao đổi hàng hóa v.v…), ta buộc phải hiểu rõ và sử dụng được những chất liệu ngôn ngữ và các cách thức kết hợp đặc trưng chúng lại với nhau, khi đó hành động tạo lời mới có kết quả. Đối với hành động tại lời, các hành động tại lời bị chi phối bởi các quy tắc hình thành tự nhiên theo cộng đồng vì vậy mà mỗi loại hành động tại lời có những điều kiện sử dụng riêng mà Austin gọi là những điều kiện thuận lợi. Về vấn đề này, Searle chia ra làm ba loại chính như sau. - Điều kiện ban đầu: liên quan đến quan hệ của hai người, người nói và người nghe, tới những ý nguyện, lợi ích và khả năng của người nghe. - Điều kiện chân thành: còn gọi là điều kiện hiện thực. Tập trung chủ yếu nói đến trạng thái tâm lý của hành động mà người nói thực hiện. Yếu tố chân thành ở đây liên quan tới trạng thái tâm lý đặc trưng, khác với điều kiện chân thực về mặt logic tức tính đúng sai của mệnh đề được nói ra. Thông báo một điều gì đó cho người khác là phải tâm niệm rằng thông tin đó là sự thật. Ra lệnh không chỉ là ép buộc mà phải thực sự mong muốn người nhận lệnh chấp hành. Dùng câu hỏi để tìm hiểu những thông tin mình chưa biết và thật sự muốn được biết về thông tin đó chứ không phải là hỏi để xã giao, lấy lệ, hay mỉa mai, thực hiện hành động mời mọc thì phải thực sự mong muốn người đối thoại tiếp nhận lời mời của mình. - Điều kiện căn bản: là những điều kiện về trách nhiệm, sự ràng buộc với người nói hoặc người nghe khi hành động đã được thực hiện. Đối với hành động ra lệnh, trách nhiệm thuộc về người nhận lệnh. Đối với hành động mời mọc, điều kiện thiết yếu là người nghe sẵn sàng chấp nhận lời mời mọc. Đối với hành động khuyên răn, điều kiện thiết yếu là người nghe nhận thấy rõ giá trị của những lời khuyên răn và thực hiện một cách chủ động, tâm phục khẩu phục lời khuyên ấy. Trong hành động ngôn từ, tính cộng đồng không chỉ ảnh hưởng tới những yếu tố vật liệu tạo nên ngôn ngữ, mà còn là một cách thức để hiểu rõ đích ngôn trung của lời nói. Ví dụ 4 Hai cách thức hội thoại thể hiện một đích ngôn trung mời mọc, thúc giục người cùng bàn hãy ăn uống thoải mái, tự nhiên của người Việt Nam và người Trung Quốc. Người Việt: Ăn tự nhiên nhé. Người Trung: Nĩmen màn chi. Dịch sát nghĩa bề mặt của câu chữ, câu tiếng Trung có ý đối nghịch với câu tiếng Việt. “Màn” có nghĩa là chậm, do đó, có thể hiểu là các bạn hãy ăn với tốc độ chậm lại, nhìn ở một phương diện cụ thể, là đối ngược với cách thức ăn “tự nhiên” trong câu tiếng Việt, tức cứ ăn nhiều, ăn thoải mái. Tuy nhiên, đích ngôn trung cuối cùng trong câu tiếng Trung lại thống nhất với câu tiếng Việt, biểu lộ ý ngược lại nghĩa thực trên bề mặt câu chữ, là mời mọc các bạn hãy cứ ăn uống tự nhiên đi. Do đó, trong khi thực hiện các hành động ngôn từ, ta không thể bỏ qua các yếu tố ngữ cảnh xung quanh, bao gồm yếu tố về môi trường, văn hóa và đặc trưng cộng đồng nơi câu nói được thực hiện. Dễ dàng nhận thấy hành động ngôn từ trong hoạt động giao tiếp nói chung, và đặc biệt hay được nhắc tới trong các tác phẩm văn chương, thường bao hàm hai tầng ý nghĩa. Ý nghĩa thứ nhất là “ý tại ngôn trung” tức ý ở trong lời, là ý tường minh của phát ngôn, được nói ra trực tiếp nhờ các yếu tố ngôn ngữ như từ vựng, ngữ âm, câu, văn bản… Ý nghĩa thứ hai là “ý tại ngôn ngoại” tức ý ở ngoài lời, là những tầng ý nghĩa mà người nghe phải dùng đến các thao tác suy ý và phải dựa vào những yếu tố khác ngoài ngôn ngữ, vào văn cảnh, vào các quy tắc điều khiển hành động ngôn từ, điều khiển lập luận, điều khiển hội thoại… mới nắm bắt được. Ngoài ra, lý thuyết hành động ngôn từ của Searle còn đề cập đến các điều kiện khác như: điều kiện xuất phát và tới đích, điều kiện nội dung mệnh đề… Những điều kiện này có tác động không nhỏ vào hiệu quả giao tiếp trong hội thoại. 1.2. LÝ THUYẾT HỘI THOẠI 1.2.1. Khái niệm lý thuyết hội thoại Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người, là một trong những yếu tố cơ bản dùng để phân tách con người ra khỏi những loại động vật khác trong tự nhiên. Giao tiếp ngôn ngữ có hai dạng: giao tiếp một chiều, hay còn gọi là độc thoại; giao tiếp hai chiều: có bên nói bên nghe và có sự phản hồi ngược trở lại lẫn nhau, đó là hội thoại. Hội thoại là hoạt động giao tiếp phổ biến nhất, căn bản nhất của con người. Vấn đề hội thoại được ngữ dụng học đặc biệt quan tâm. Hội thoại bao gồm ba loại chính. - Song thoại (dialogue) - Tam thoại (trilogue) - Đa thoại (polylogue) Lý thuyết về hội thoại được các nhà ngôn ngữ học, ngữ dụng học nghiên cứu chủ yếu tập trung vào loại song thoại, vì loại hội thoại này có tính chất bao quát và mang hầu hết những đặc trưng cơ bản của các loại hội thoại còn lại. Song thoại, đa thoại dù xảy ra ở quy mô như thế nào đi nữa, cũng luôn được giữ ở trạng thái song phương đối thoại, tức có song song hai nguồn phát tín hiệu và nguồn tiếp nhận tại cùng một thời điểm nói. 1.2.2. Những đặc điểm khái quát của cuộc hội thoại (1) Những đặc điểm nội tại - Tương tác qua lại: Sacks và Schegloff nêu nguyên tắc: trong cuộc thoại, mỗi lúc có người nói và không nói đồng thời. Những người nói sẽ nói luân phiên nhau. Đó là nguyên tắc luân phiên lượt lời. - Sự liên kết: các lượt lời có liên kết với nhau và tạo ra sự liên kết hội thoại. Đó là nguyên tắc liên kết hội thoại. Nguyên tắc này ảnh hưởng tới sự luân phiên lượt lời. Do đó, luân phiên lượt lời không phải đi theo một thứ tự máy móc đơn thuần, hay lần lượt giữa những người tham gia hội thoại, mà được xác định tự động, tự nhiên giữa những người tham gia trên cơ sở tạo ra những lượt lời có sự liên kết. - Tính mục đích: mọi cuộc thoại đều có mục đích, đều chứa đựng một hoặc nhiều chủ đề. Ở mỗi một cá nhân lại tìm thấy những mục đích riêng. - Tôn trọng nguyên tắc: Muốn cho cuộc thoại thành công, mỗi bên phải tôn trọng nguyên tắc hội thoại và nguyên lý tế nhị. (2) Những đặc điểm bên ngoài Những đặc điểm bên ngoài được thể hiện ở ba phương diện: số lượng, quan hệ và chu cảnh. - Về số lượng người tham dự. Mỗi cuộc thoại đều có một số người nhất định tạo thuận tiện cho sự trao đổi. Số người tham dự hội thoại càng đông, thì tính chất tập trung vào một chủ đề chính và không khí bổ sung, tán thưởng càng rõ nét. - Về quan hệ giữa những người tham dự. Nguyễn Đức Dân cho rằng, “trong hội thoại, nói một cách khái quát, không cần trước một quan hệ cá nhân. Quá trình hội thoại sẽ làm nên quan hệ” (14 – tr.81). Chúng tôi nhận thấy quan hệ cá nhân không quyết định việc xảy ra hay không xảy ra một hoạt động hội thoại, mà nó chỉ ảnh hưởng tới cấu trúc bên trong của cuộc hội thoại: nội dung, không khí hội thoại v.v… - Về chu cảnh của những cuộc hội thoại. Có hai phương diện chính là thời gian và không gian. Về thời gian, những người tham dự có cùng một thời lượng. Thời lượng đó có thể không xác định, cũng có thể được quy định nghiêm ngặt tùy vào từng ngữ cảnh. Ví dụ, một cuộc họp bình bầu trong công ty có thể kéo dài cả ngày, hoặc một buổi tùy theo sự đơn giản hay phức tạp của những nội dung đang bàn xét, nhưng một buổi làm thủ tục hành chính có thể quy định thời lượng được phép đối với mỗi cuộc hội thoại giữa nhân viên nhà nước và mỗi một công dân. - Về không gian. Có những không gian khác nhau cho mỗi cuộc hội thoại, tuy nhiên, hầu như không có hàng rào về không gian. Cuộc hội thoại có thể diễn ra trực diện khi hai người đối diện nói chuyện trực tiếp với nhau, cũng có thể diễn ra ở một khoảng cách rất xa mà nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật, người ta có thể thực hiện được như giữa người và người cách xa nhau nửa vòng trái đất, giữa người ở mặt đất và người ngoài không gian vũ trụ… 1.2.3 Cấu trúc hội thoại (1) Lượt lời Lượt lời được đa số các nhà nghiên cứu coi như một đơn vị của hội thoại. Đó là một lần nói xong của một người trong khi những người khác sẽ không nói, để rồi đến lượt một người tiếp theo nói. Nếu có nhiều người khác nhau nói cùng một lúc, sẽ không xảy ra lượt lời, ngoại trừ những hành vi xưng tụng, thề nguyền trong các lễ nghi tôn giáo. Ví dụ 5 - Tôi nói đồng bào nghe rõ không? - Rõ. (Trích Tuyên ngôn độc lập) Do mỗi lượt lời được xây dựng trên cơ sở lượt lời trước đó nên ta có sự luân phiên lượt lời trong cấu trúc hội thoại. Cơ chế hoạt động của chúng chính là sự tranh lời và trao lời. Trao lời là sự chuyển lời tự nhiên có ý thức chủ động của người đang giữ lời. Mỗi một người đều có thể trực tiếp chuyển giao lượt lời cho một đối tượng xác định hoặc không xác định. Trái với trao lời gọi là tranh lời hay ngắt lời, là những lời nói “xen ngang” vào giữa lượt lời của người đang nói. Nguyên nhân có thể xuất phát từ sự nhầm tưởng họ đã nói xong, hoặc một phản ứng tâm lý tức thời (tích cực hay tiêu cực). Lối nói tranh lời liên quan tới văn hóa, tập tục và quy ước của từng dân tộc, chúng thường phản ánh những quan hệ tôn ti, những cương vị nào đó. Ví dụ thầy cô có quyền ngắt lời học sinh, cha mẹ có quyền ngắt lời con, thủ trưởng có quyền ngắt lời nhân viên nhưng hiếm khi có trường hợp ngược lại ngoại trừ cuộc hội thoại đang nằm trong một hoàn cảnh đặc biệt nào đó (quá bức xúc hoặc quá tức giận chẳng hạn). Trong một số ngữ cảnh đặc biệt, tranh lời là cần thiết và được cho là không vi phạm các nguyên tắc về tính lịch sự, hay chất lượng giao tiếp. Chẳng hạn, trong các phiên tòa tại Mỹ, luật sư bên nguyên, trong quá trình chất vấn nhân chứng, có thể tranh lời nhân chứng ngay tại một nội dung thông tin mà anh ta cho là quan trọng để có thể thuyết phục tòa và bảo vệ ý kiến bào chữa của anh ta. Trong hội thoại, khoảng cách giữa các lượt lời cũng được chú ý làm sao để không quá kéo dài, tạo ấn tượng trống rỗng và ngắt quãng quá trình giao tiếp. Thường khi giai đoạn “im lặng” này kéo dài lâu hơn mức thường lệ, nó lại được xem như một chiến thuật giao tiếp được áp dụng một cách cố ý vào trong quá trình giao tiếp. Chẳng hạn, nguyên tắc im lặng kiểu Nhật Bản, hoặc kiểu Phần Lan trong đàm phán thương mại thường dễ làm cho người đối thoại cảm thấy bối rối, lúng túng. (2) Mở thoại - thân thoại - kết thoại Mở thoại là những lời nói được sử dụng trong một lúc nào đó để người khác cảm nhận được là sẽ có một hoặc một chuỗi những lời nói tiếp theo. Ví dụ 6 Người vợ nói với chồng: - Anh ạ. Điều đó có nghĩa là người vợ đang có câu chuyện gì đó muốn nói với người chồng. Tuy nhiên, lời mở thoại này có thực sự thành công hay không, tức có hoàn thành được vai trò mở thoại của mình hay không lại còn phụ thuộc vào mức độ sẵn lòng của người tiếp nhận lời mở thoại. Đối với lời mở thoại trên, ba người chồng khác nhau có thể có ba cách phản ứng khác nhau như sau: Người thứ nhất: - Có chuyện gì vậy em? -> Lời mở thoại được xem là thành công, vì người chồng đã chấp nhận lời mở thoại và đang giữ cho cuộc thoại tiếp diễn. Người thứ hai: - Anh đang bận bù đầu đây.-> Lời mở thoại được xem là thất bại, vì người chồng có thái độ bất hợp tác và đã có hành động kết thúc cuộc thoại. Người thứ ba: - Anh đang bận nhưng có chuyện gì quan trọng không hả em? -> Người chồng này có thái độ lấp lửng, nửa muốn tiếp tục cuộc thoại, nửa lại muốn kết thúc cuộc thoại. Thái độ nước đôi này cho thấy cuộc thoại có tiếp diễn hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào người mở thoại, hay cụ thể hơn, là tầm quan trọng của nội dung vấn để sẽ được người mở lời nói tiếp sau đó trong cuộc thoại. Mở thoại - thân thoại - kết thoại được coi là một cấu trúc hoàn chỉnh, đầy đủ nhất của một cuộc thoại. Tuy nhiên, trong thực tế, các cuộc thoại không phải khi nào cũng diễn ra một cách trình tự và bài bản như vậy. Tùy vào mục đích giao tiếp và nội dung chuyển tải, cuộc thoại có thể đi đến hoàn thiện một quy trình cũng có thể ngắt quãng tại một thời điểm nào đó của cuộc thoại. (3) Cặp thoại Khái niệm cặp thoại được hình thành từ chính bản chất của các lời thoại trong hội thoại. Các hành động ngôn ngữ không đứng biệt lập nhau, hành động này kéo theo hành động kia, lượt lời này tiếp ứng lượt lời kia trong một sự tương tác hội thoại. Chúng ta hay bắt gặp các cặp thoại như sau: hỏi - đáp, chào - chào, đề nghị - đáp ứng, đề nghị - bác bỏ… Sau hoạt động mở thoại, người mở thoại sẽ mong đợi hành động tiếp nối cuộc thoại ngay sau đó. Vai trò của lời mở thoại sẽ là định hướng nội dung ngữ nghĩa cho người thứ hai. Những trường hợp đặc biệt như người ta cố ý vi phạm các phương châm hội thoại sẽ là những trường hợp ngoại lệ không được tính đến ở đây. Lời mở thoại thường là câu hỏi, câu đề nghị, để tương ứng với câu trả lời, câu đồng ý hay bác bỏ tạo thành một cặp thoại tương đối hoàn chỉnh và phổ biến. Trong công trình nghiên cứu mang tên Ngữ dụng học (1988), tác giả Nguyễn Đức Dân có đề cập đến hai yếu tố cấu trúc khác của cuộc thoại là lượt lời ưa dùng và lời chêm xen và coi đó cũng là một chiến thuật giao tiếp. Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với nhận định trên, và nhận thấy đây cũng là một vấn đề thú vị cần được nghiên cứu trong một dịp khác. Lời chêm xen, trong một số ngữ cảnh đặc biệt, cũng là một cách thức tạo ra sự bác bỏ. Ví dụ 7 Khách: - Cháu ngoan quá, mai cô cho cháu sang nhà chị chơi nhé. Chủ nhà: - Sáng ngày mai hả chị. Để em xem. Linh, sao lại vẽ đầy tường nhà thế kia. Mẹ nhắc hoài mà vẫn chứng nào tật đấy. Đấy chị xem, đi đâu cũng phá thế đấy. Theo logic thông thường, thì câu trả lời đã có sự xen ngang đột ngột của nội dung và đối tượng tiếp nhận ngôn ngữ. Trong một lượt lời, vừa hướng đến hai cá nhân khác nhau. Tuy nhiên, đó chính là chiến thuật “một mũi tên trúng hai đích”, vì người mẹ vừa nhắc nhở đứa con, vừa bày tỏ thái độ từ chối không muốn cho đứa bé đi chơi. 1.3. KHÁI NIỆM BÁC BỎ, HÀNH ĐỘNG BÁC BỎ Bác bỏ là một trong những loại hành động ngôn từ đặc trưng thường được sử dụng phổ biến trong các quá trình giao tiếp. Tuy nhiên, vai trò của nó có phần ít được chú ý hơn so với các hoạt động ngôn từ được phân chia theo mục đích nói khác như nghi vấn, cầu khiến, trần thuật, cảm thán. Trên cơ sở những công trình nghiên cứu trước đây, chúng tôi cố gắng hệ thống một số vấn đề lý thuyết về hành động bác bỏ, làm căn cứ cơ sở cho các bước nghiên cứu cụ thể hơn của chúng tôi ở các phần sau. 1.3.1. Khái niệm Bác bỏ là một phương thức lập luận đã được chú ý ngay từ thời của Aristote. Nó gắn liền với nghệ thuật hùng biện. Bác bỏ có mối quan hệ hữu cơ với lập luận và sự bảo vệ quan điểm của cái tôi. Đó là một hành động phức tạp, phức hợp và có sự liên quan với nhiều hành động khác như cầu khiến, nghi vấn, giải thích, cấm đoán, cảm thán… Chính sự phức tạp nội tại của hành động này, mà người ta khó có thể sắp xếp bác bỏ vào làm một trong số những kiểu câu tiêu biểu theo đích ngôn trung. Bác bỏ là một vấn đề được nhiều bộ môn khoa học xã hội quan tâm và cũng là đối tượng nghiên cứu quan trọng của một số ngành khoa học như Logic học, Ngữ dụng học. Logic học rất quan tâm đến phủ định và bác bỏ và mối quan hệ của chúng với vấn đề lập luận. Tuy nhiên, bác bỏ chỉ trở thành đối tượng chính thống của ngôn ngữ học kể từ khi có sự ra đời của ngành Ngữ dụng học và bộ môn Phân tích diễn ngôn. Bác bỏ về mặt giao tiếp, là một loại hành động có nguy cơ đe dọa thể diện của người nói khá cao, vì bác bỏ, dưới góc độ nhẹ nhàng nhất, cũng là cách thức phủ định một vấn đề nào đó mà người nói đồng tình, đặt ra nhưng người nhận không chấp thuận. Dưới áp lực này, khi thực hiện hành động bác bỏ, người ta có nhiều hình thức bác bỏ khác nhau nhằm phù hợp với mục đích giao tiếp, ngữ cảnh giao tiếp và đảm bảo khả năng bảo toàn thể diện cho cả đôi bên. Khái niệm bác bỏ hiện nay cũng được sử dụng không nhất quán. Lý do là tùy theo đối tượng khảo sát, mục đích khảo sát mà thuật ngữ này được các nhà logic học, logic học ngôn ngữ và ngữ dụng học nhìn nhận rất khác nhau. Phân tích theo phương thức chiết tự dựa trên từ điển Hoàng Phê, bác là gạt bỏ bằng lý lẽ quan điểm, ý kiến của người khác, còn bỏ là không giữ lại, coi là đối với mình không có giá trị. Cũng theo Hoàng Phê, bác bỏ là bác đi, gạt đi, không chấp thuận, ví dụ như bác bỏ ý kiến. Cùng trường nghĩa với bác bỏ, chúng ta có các từ phản bác, phủ định, phủ nhận, phủ quyết, cãi… Có thể hình dung, bác bỏ là một hành động ngôn từ, ở đó người ta sử dụng lý lẽ của mình để gạt bỏ quan niệm, nhận xét, đánh giá của người khác. Một số nhà nghiên cứu có ý phân biệt hành động bác bỏ và hành động từ chối. Trong bài nghiên cứu “Hành động từ chối trong tiếng Việt hội thoại” (Nguyễn Thị Hai, Ngôn ngữ số 1-2001- trang 1), tác giả cho rằng “Sự bác bỏ, chối, cãi chỉ xảy ra khi trước đó có sự khẳng định. Do vậy, trong mối quan hệ với hành động hỏi, hành động bác bỏ, chối, cãi có liên quan với các câu có hình thức hỏi mang nội dung khẳng định. Còn hành động từ chối không liên quan tới những câu hỏi loại này”. Tuy nhiên, tác giả cũng thấy được sự nhập nhằng của hai loại hành động này khi chỉ rõ “Mặt khác, hành động từ chối lại cũng có thể liên quan đến hành động bác bỏ nói chung. Bởi vì khi thực hiện hành động từ chối, người đáp lời không tránh khỏi việc phải nêu lý do từ chối. Những tham thoại có nội dung chỉ ra các lý do ấy chính là tiền đề kích thích hành động bác bỏ nảy sinh, có thể là, tiếp ngay sau đó”. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng đã bắt gặp không ít các hiện tượng thuần tính phủ định, tuy nó cũng nằm trong cặp thoại nhưng lại không có dấu hiệu của hành động bác bỏ. Ví dụ 8 Bỗng anh người nhà về, nói: - Thưa cụ, đích là chết rồi. - Mày thấy tiếng khóc chưa? - Chưa. - Sao mày biết là chết? - Con hỏi thăm. - Thăm ai? - Ngay chị cu Sứt ạ. - Tốt. Thế mày không xui chị ta biện cái gì để đi trình làng à? - Không ạ. (21-tr.419) Đoạn hội thoại chỉ đơn thuần là việc người mẹ đưa ra đề nghị mang tính lựa chọn và không hề khẳng định bất cứ một điều gì, đưa ra một nhận định chủ quan nào. Do đó, lời thoại trả lời của đứa con chỉ đơn thuần mang ý nghĩa phủ định nội hàm, tức thông báo, miêu tả một tình huống chứ không hề có sự bác bỏ ý kiến của người mẹ trước đó. Chúng tôi nhận thấy bên cạnh một số trường hợp nhập nhằng, thì yếu tố quan trọng nhất phân biệt hành động bác bỏ và hành động từ chối là ở chỗ hành động bác bỏ chỉ xảy ra khi câu trước hành động đó có ẩn chứa một ý kiến, một suy nghĩ, một quan điểm nào đó, có thể hiện thực trên bề mặt câu chữ, có thể tiềm tàng trong các nội dung hàm ý, còn hành động từ chối xuất hiện trong những lời thoại có tính lựa chọn. Trong những lời thoại ấy, chúng ta gần như không thể tìm ra được bất cứ một sự khẳng định, một quan niệm hay một ý kiến cá nhân nào. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp rất nhập nhằng không thể phân tách trên bề mặt câu chữ, mà phải dựa vào văn cảnh hoặc chỉ có những người trong cuộc đối thoại biết được. Ví dụ 9 Tôi vừa nhai đậu phộng vừa trầm trồ: - Nhà mày đẹp quá há? - Ừ. - Ba mẹ mày hiền quá hả? - Ừ. - Mày là con một hở? - Không. Tao còn một đứa em gái. Nó học lớp mười một. Đông Anh hí hửng khoe: - Em tao dễ thương lắm. Người đẹp mà tên cũng đẹp. Tên nó là Đinh Lăng. Tôi liếc vào trong nhà: - Em mày ở đằng sau hở? - Không. Nó đi mua đồ, lát về. (11-tr.68) Trong hai câu trả lời lần lượt cho câu hỏi “Mày là con một hở?” và “Em mày ở đằng sau hở” nếu hiểu theo nghĩa hỏi đáp thông thường, không có hành động bác bỏ, vì nhân vật “tôi” không biết, do đó không có dấu hiệu của một ý kiến hay một suy nghĩ, nhận định gì. Tuy nhiên, nếu đặt nhân vật “tôi” vào hoàn cảnh đang ngờ ngợ, đang đoán mò những thông tin về nhà nhân vật “Đông Anh”, và đang muốn khẳng định những điều mình đang suy đoán, thì hai câu trả lời lại chính là hai hành động bác bỏ thông tin vừa được nêu ra. Có thể thấy, để xác định hành động nào là bác bỏ, hành động nào không phải là bác bỏ, không thể dựa vào bản thân hành động đó, mà phải dựa vào câu hội thoại trước nó. Và trong một số trường hợp, đôi khi chúng ta còn phải dựa vào ngữ cảnh cụ thể bên ngoài câu, chữ nữa. Do phạm vi của luận văn, chúng tôi sẽ không đi sâu vào nghiên cứu về hành động từ chối, mà chỉ tập trung vào các vấn đề trọng tâm và xung quanh hành động bác bỏ. 1.3.2. Hành động phủ định1 và hành động bác bỏ2 Trong quá trình hành chức, các phán đoán về thuộc tính và quan hệ của các sự vật tất yếu xảy ra, và tất yếu xảy ra thao tác tư duy khẳng định hoặc phủ định thuộc tính, sự vật ấy. Phủ định và bác bỏ có một đặc trưng chung là không thừa nhận một đặc tính, một sự vật, một thuộc tính A nào đó. Cũng chính từ đặc trưng chung này mà người nghiên cứu cũng như người tiếp nhận rất dễ có những nhầm lẫn và đôi khi nghiên cứu nhầm đối tượng. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy cơ sở để có thể phân tách hai loại hành động này một phần nằm sẵn ngay trong tên gọi loại hành động. Khi nói đến phủ định, người ta thường hiểu sự phủ định đó mang tính nội tại, tức bản thân bên trong câu nói, thuộc phạm vi câu nói và quan điểm của người phát ra câu nói, không có mối quan hệ liên nhân với ý kiến của người khác. Những câu dạng này thường được gọi rõ ràng hơn dưới dạng câu phủ định miêu tả. Khi nói đến bác bỏ, người ta thường hiểu đó là sự phủ định mang tính hướng ngoại, tức có liên hệ hữu cơ với một nhận định nào đó bên ngoài câu nói, do một người đối thoại khác đem tới. Vì một cá nhân không thể tự mâu thuẫn với chính mình, không thể bác bỏ chính những nhận định của mình (trừ một số ngữ cảnh rất đặc biệt) do đó, hiện tượng bác bỏ hiếm khi xảy ra trong phạm vi của một cá nhân, trong một văn cảnh không có tính hội thoại. Chúng tôi nhận thấy giữa hai loại đối tượng này có những tiêu chí phân biệt nhau như sau. Bảng 1.1 1 Chúng tôi thống nhất hiểu phủ định theo nghĩa hẹp, tức phủ định trong bản thân câu nói, hay được các nhà nghiên cứu hiểu dưới dạng phủ định miêu tả. 2 Bác bỏ cũng là một hành động phủ định, nhưng là hành động phủ định theo nghĩa rộng, còn gọi là phủ định bác bỏ. Hành động phủ định (tức phủ định miêu tả) Hành động bác bỏ (tức phủ định bác bỏ) Hình thức - Sử dụng những từ ngữ phủ định đơn thuần như không, chẳng, chưa… Ví dụ 10 Con cá này không tươi. - Sử dụng những từ ngữ đặc trưng cho hành động bác bỏ như nào, đâu,mà… Ví dụ 11 Con cá này mà không tươi. Tôi đâu có biết. - Thường hạn chế trong hình thức câu trần thuật và ít gặp trong giao tiếp hội thoại. Ví dụ 12 Nhưng bà nực, bà không ngủ được. Bà chỉ chợp mắt được độ dăm phút là cùng. Vừa thấy ngọn quạt phẩy không đều tay, bà đã cựa, và giục (…) (21-tr.101) - Có thể sử dụng nhiều hình thức câu khác nhau như cảm thán, cầu khiến, nghi vấn….để tạo thành hành động bác bỏ. Hành động bác bỏ chỉ nảy sinh trong môi trường có sự đối thoại, có thể là song thoại, tam thoại hoặc đa thoại. Ví dụ 13 -Ngươi đứng lên, ta sẽ giết ngươi bằng cây kiếm này, vì ngươi đã giết con trai ta. Người thương gia run lẩy bẩy đáp: - Làm sao tôi lại giết con ông được? Tôi không biết anh ấy kia mà. (12-tr.26) - Không thể thực hiện hành động phủ định bằng cách im lặng hoặc ngập ngừng. - Có thể dùng sự im lặng, hoặc ngập ngừng để thể hiện hành động bác bỏ. Ví dụ 14 - Bây giờ tôi nuôi thằng bé này, cũng như thằng bếp trước, vì nó là người làng nhà tôi đây. Nó ngoan lắm. Tôi cười nhạt, không trả lời. (21-tr.399) Nội dung - Chỉ chuyển tải thông điệp miêu tả thuộc tính mà không góp phần vào việc biểu lộ những sắc thái, ý nghĩa, cảm xúc của câu nói. Ví dụ 15 Lần này, nó không thể thức hơn được nữa. Quả nhiên bà ngáy hơi to. Nó không biết bà ngủ, song tự nhiên tay nó đưa thong thả dần, rồi như chiếc đồng hồ hết dây, tay nó không phe phẩy nữa. (21-tr.102) - Vì câu phủ định không nhất thiết phải nảy sinh ngay sau một nhận định của người tham gia đối thoại nên không thể phủ định tiền giả định của bản thân câu nói mà chỉ phủ định - Bộc lộ nhiều đích ngôn trung và các sắc thái cảm xúc khác nhau. Ví dụ 16 - Tại tôi không muốn để ông đi, mà ông cũng không đi được, vì tôi biết ông rồi. Không ai tin ông nữa đâu. Bởi vì ông là người thụt két, ông có biết không? - Tôi? Thụt két? Thưa cụ? 21-tr.382) - Ngoài thuộc tính nghĩa biểu hiện của bản thân câu nói vừa tiếp nhận, có thể phủ định tiền giả định của câu đó. thuộc tính nội tại bên trong câu nói. Ví dụ 17 Vì muốn có tiền để thỏa mãn đời sống vật chất với chồng, nên cô không từ chối người Mỹ. (21-tr.478) - Tại bất kỳ thời điểm nào của quá trình tư duy về sự vật và mối quan hệ giữa chúng. Câu phủ định có thể đứng một mình hoặc trong bất kỳ vị trí nào của đoạn mà không gây ra sự bất thường về cách diễn đạt. Ví dụ 19 Nhưng không hiểu sao, mãi không thấy ông vào nằm. Tôi bèn lắng tai nghe, và cố giương mắt xem ông làm những gì. Song, tôi chẳng trông thấy và nghe thấy ông đâu. Góc nhà, thằng Quít vẫn ngáy khò khò như tiếng hàng xóm xay lúa. (21-tr.67) Ví dụ 18 Thấy Cóc cứ chõ vào nhà mình mà la. Trê đực quát hỏi: Này cái anh nhà kia, ở đâu đến mà to mồm thế? Tôi mất con thì tôi phải rao chứ! (28-tr.10-11) - Chỉ xảy ra khi trước đó có sự khẳng định hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp, hoặc phi ngôn ngữ về một thuộc tính, một sự vật A nào đó, nói cách khác, phải xuất hiện trong một cuộc hội thoại. Nếu không có câu trước đó, câu bác bỏ sẽ trở nên “bất bình thường” trong cách diễn đạt. Ví dụ 20 - Ông có ăn, tôi không nói sai. Nghĩa vẫn cãi: - Tôi không ăn gì cả. (21-tr.20 Những cách thức phân biệt trên chỉ mới dựa vào mặt nội dung và hình thức về mặt ngôn từ, còn một số yếu tố khác không thể nắm bắt về mặt câu chữ, mà thuộc về ngữ cảnh giao tiếp và hành vi của những người tham gia thực hiện hành động. Ví dụ 21 A: Món ăn này ngon không? B: Món này không ngon. Đặt trong bối cảnh A chỉ đơn thuần hỏi ý kiến B về món ăn, thì sự trả lời của B là một hành động phủ định, tức tự loại trừ một thuộc tính “ngon” của món ăn, và không bác bỏ nhận định nào cả (vì A không đưa ra nhận định, mà hỏi nhận định của B). Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh A hỏi B trong tư thế đang ăn rất ngon lành, thích thú, thì mặc nhiên B sẽ hiểu là A đang nghĩ món ăn này rất ngon, thì câu trả lời của B chính là một hành động bác bỏ: bác bỏ ý kiến của A về thuộc tính “ngon”. Do đó, sự phân tách hành động của B là bác bỏ hay phủ định không thể dựa vào bản thân ý nghĩa của hành động ngôn từ, mà phụ thuộc vào cách thức tri nhận hành động và thái độ của người tiếp nhận. Do đó, để hiểu đúng đích ngôn trung, đòi hỏi người tham gia đối thoại phải có kinh nghiệm hiểu ý nghĩa của hành vi, ngữ cảnh cũng như kinh nghiệm xử lý những hành vi, hoặc bối cảnh mà mình đang thực hiện hoạt động giao tiếp. 1.3.3. Mục đích của hành động bác bỏ Mỗi một hành động ngôn từ đều hướng đến những cái đích khác nhau. Hành động bác bỏ cũng vậy. Bên cạnh mục đích rõ ràng là “dùng để bác bỏ”, trong quá trình nghiên cứu hệ thống dữ liệu, chúng tôi nhận thấy hành động bác bỏ còn tiềm tàng chuyển tải những mục đích cụ thể khác hướng tới người đối thoại. 1.3.3.1. Thực thi những hành động ngôn hành cụ thể (1) Mệnh lệnh, yêu cầu Người thực hiện hành động bác bỏ có thể dùng chính hành động đó để yêu cầu người nghe thực hiện một hành động nào đó đối nghịch với A, do đó, gián tiếp bác bỏ A. Yêu cầu có thể được thể hiện trực tiếp, mà khẩu ngữ dân gian hay dùng là “nói huỵch toẹt”, tuy nhiên, cũng có thể vì những lý do tế nhị (muốn giữ thể diện cho mình, tránh đề cập đến một vấn đề nhạy cảm, che giấu đối với những người nghe…) mà người ta có thể dùng những lối nói vòng vo, liên tưởng xa xôi. Mục đích cuối cùng là chuyển được đích xác đích ngôn trung tới người đối thoại. Ví dụ 22 Người xúm quanh, mỗi người một điều: - Thôi, bác quản, giời sinh ra thế, bác ngơ cho chị ấy, chị ấy không biết phép. - Không được, nghĩa là không biết phép thì tôi làm cho biết phép. Tôi có tư cách coi đường làng. Nếu tôi dễ dãi, ngộ rồi trên các cụ “trách nhiệm” tôi, thì ai ra chịu tội cho tôi. (21-tr.425) Ở ví dụ này, “bác quản” ngoài việc bác bỏ sự xin xỏ và yêu cầu làm ngơ cho “chị ấy”, còn hàm ý yêu cầu nhân vật “chị ấy” phải làm theo đúng lệ làng (được bác ta gợi ý ngầm khi nói “không biết phép thì tôi làm cho biết phép”. Dụng ý cuối cùng bác ta muốn chuyển tới người nghe là phải gửi cho bác vài xu tiền gọi là tiền bảo vệ đường, chứ không phải là nhất quyết không cho “chị ấy” đưa đám ma mẹ chồng. (2) Van xin Động thái van xin chỉ xảy ra khi người ta tha thiết cầu khẩn về một điều gì đó rất hệ trọng, và người van xin ở trong vị trí “lép vế” rất nhiều so với người được van xin. Chính vì thế mà sự bác bỏ ở đây cũng có những đặc trưng riêng: thường không trực tiếp, không thẳng thừng, không dùng lý lẽ, lập luận mà chủ yếu nhằm đánh vào tư tưởng, tình cảm của người đối thoại, kẻ bề trên. Ví dụ 23 Chị Cu choáng váng, vội đứng dậy. Chị thấy ông quản lộ giẫm một chân lên đầu đón để ghì xuống. Chị khóc: - Thôi, tôi lạy ông, tủi vong linh mẹ tôi lắm, ông ơi. (21-tr.61) Ví dụ 24 - Mai ai thổi cơm cho tao ăn? Mày phải chờ đến sáng, đến chiều, tao thuê được đứa khác cái đã. - Lạy ông, mai ba mươi mất rồi. (21-tr.78) Sự bác bỏ trong hai ví dụ này lộ rõ tâm lý sợ sệt, thái độ chống cự yếu ớt, đầy vẻ van xin của nhân vật người ở. Nhân vật người ở, rõ ràng yếu thế hơn trước con người đang nắm nhiều quyền lợi của họ trong tay, do đó, anh ta phải thực hiện sự bác bỏ của mình như một sự xin xỏ ơn huệ. Hành động cầu xin thể hiện ở nhiều cấp độ, trong đó cấp độ lạy thể hiện cầu xin ở mức độ cao. Nghĩa là khi người ta tha thiết với một việc gì đó lắm, thì người ta mới đi đến hành động này, và từ đặc trưng đó, nó mới được mượn như một hình thức bên ngoài của nội dung bác bỏ bên trong. Trong một số trường hợp, do tính chất “van xin” trở nên lấn át và bao trùm lên toàn bộ những nội dung được nói ra khác nên tính chất bác bỏ trở nên mờ nhạt. Hay nói cách khác, người ta vô thức quên đi đó là một câu bác bỏ. Ví dụ 25 Alice trân trối nhìn tôi, ánh nhìn đầy vẻ van nài, đôi lông mày dài và đen của cô bạn nhíu sát vào nhau kéo xếch lên, khóe môi run rẩy. Alice đang rất đau lòng. - Mình xin bạn, mình xin bạn, mình xin bạn – Alice nói liền một nơi – Mình xin bạn đấy, Bella, mình xin bạn – Nếu bạn thật lòng thương yêu mình… Xin bạn hãy để cho mình đứng ra tổ chức đám cưới. (34-tr.704) Khi nhân vật “tôi” đang rất băn khoăn và có ý không đồng tình với đám cưới của Alice, Alice đã bác bỏ thái độ đó nhằm mục đích cầu xin “tôi” đi tới một quyết định khác mà Alice mong muốn hơn. Tính chất bác bỏ ở đây yếu, vì người bác bỏ không đưa ra bất cứ lỹ lẽ, dẫn chứng hay lời nói biểu thị sự bác bỏ nào mà chỉ thực hiện hành động chuyển hướng nội dung sang phía có lợi cho mình với một thái độ rất khẩn khoản, chân thành nhằm mục đích thể hiện sự tha thiết muốn đạt được một điều gì đó khác. (3) Khen, chúc tụng Công thức chung của mục đích này là bác bỏ những yếu tố có phẩm chất thấp, thay thế bằng những yếu tố có phẩm chất cao hơn, do đó, hình thành nên lời khen, lời chúc tụng. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy hình thái bác bỏ nhằm khen, chúc tụng cũng có hai sắc thái, hai mục đích thể hiện khác nhau: bác bỏ của đối tượng B bằng cách đưa ra những phẩm chất tốt đẹp hơn được cho là có ở đối tượng A là sự khen ngợi từ bên ngoài; bác bỏ nhận xét của đối tượng B về mình bằng cách đưa ra những thuộc tính tốt đẹp hơn của bản thân là sự tự tôn, tự khen. Công thức 1: A nói về nội dung A B bác bỏ nội dung A bằng một nội dung A’ cao hơn thì đây là lời khen ngợi, đề cao A. Ví dụ 26 Thủ trưởng: Việc khó khăn vậy mà cậu cũng hoàn thành đúng hẹn. Tôi rất hài lòng. Nhân viên: Em chỉ may mắn thôi, chứ sếp giao người khác chắc họ cũng làm được như em thôi. Thủ trưởng: Làm gì có chuyện đó. Chỉ có cậu mới làm nổi cái việc khó khăn đấy thôi. Thông qua thông điệp của người nhân viên: việc đó là bình thường, ai cũng làm được, ông giám đốc đã bác bỏ nhận định đấy bằng cách bác bỏ tính chất của công việc (đó không phải là công việc bình thường), qua đó, đề cao khả năng làm việc của anh nhân viên này. Công thức 2: A nói về nội dung B B bác bỏ nội dung B bằng B’ cao hơn thì đây là tời tự khen, tự tôn. Ví dụ 27 Thủ trưởng: Cậu làm tốt đấy. Nhiệm vụ tôi phân công cũng nhẹ nhàng chứ hả. Nhân viên: Tính chất công việc cũng có nhiều khó khăn hơn công việc của những người khác đấy ạ. Trái ngược với ví dụ trên, ở đây, cậu nhân viên tự bác bỏ nội dung nhận xét của thủ trưởng, thông qua đó gián tiếp tự đề cao khả năng, công sức của mình cao hơn so những gì thủ trưởng của cậu ta đánh giá. Thông thường, cách thức này không được sử dụng nhiều như cách thức trong công thức 1. Một phần lý do xuất phát từ văn hóa của người phương Đông, đề cao sự khiêm tốn, khiêm nhường, phần nữa xuất phát từ tâm lý thường có: không thích nghe người khác khen về mình và tự khen mình là một cách thể hiện thông tin dễ khiến người ta lúng túng, ngại ngần nhất. Tất nhiên ngoại trừ trường hợp những người bị cho là mắc bệnh ngôi sao, thích tự nói về bản thân mình. (4) Thanh minh Một khi ý kiến, quan điểm của người đối thoại trước được cho là sai, vô lý và không thỏa mãn mong đợi của người đối thoại sau, tất yếu họ sẽ thực hiện hành động bác bỏ thông qua việc giải thích, trình bày lý do dẫn tới sự bác bỏ. Nếu như ở mục đích van xin như đã phân tích ở phần (2) trên đây thể hiện rõ cho thấy mối quan hệ không cân xứng giữa hai bên đối thoại, thể hiện rất rõ sự thống trị của một bên và sự yếu ớt, lép vế của một bên thì ở mục đích thanh minh, mối quan hệ đó không được chỉ định rõ nếu không có các dấu hiệu trực chỉ như cách xưng hô, cách dùng các từ hô, gọi… Ví dụ 28 Ông chủ cau mặt có vẻ giận: - Tôi xem ý, thì ra ông không muốn làm với tôi, có lẽ tại ai đã trả ông hơn tôi. Vậy tôi xin nhắc lại, ông cứ nói thực, tôi sẽ đãi ông như người ta, chứ không khi nào tôi để người ta cướp nổi ông với tôi đâu. - Bẩm không phải thế. Chỉ tại sức tôi yếu. (21-tr.381) Với ví dụ trên, ông chủ ngờ rằng người làm từ chối làm thuê tiếp bởi vì đã có người trả cao hơn. Đây cũng là nội dung thông tin quan trọng nhất trong câu nói của ông chủ. Người làm đã bác bỏ nguyên nhân này bằng cách trình bày một nguyên nhân khác mà anh ta cho là xác thực hơn, đó là nghỉ làm vì lý do sức khoẻ. Ở dạng mục đích này, hiệu quả bác bỏ sẽ phụ thuộc vào tính chất của lời giải thích, thanh minh. Nếu lời giải thích, thanh minh được người nghe cho là xác thực, có lý và có độ tin cậy cao, thì hiệu quả bác bỏ càng lớn. Ngược lại, nếu người nghe cảm thấy lời giải thích đó vô lý, nghe “không lọt tai” thì tất nhiên sẽ làm cho lời bác bỏ trở nên vô ích. Tuy nhiên, nó cũng phần nào phụ thuộc vào vị trí vai giao tiếp và tâm tư, suy nghĩ của người tham gia giao tiếp. Nếu người phát ngôn ở vào vị thế thống trị, tức không sợ bị đe dọa về thể diện, lý lẽ, họ có thể biến cái có lý thành vô lý, vô lý thành “có lý”. Hoặc tình cảm cũng có thể tham gia làm cho chuyện vô lý trở thành có lý, có lý trở thành vô lý v.v… Dân gian có câu “Một trăm cái lý không bằng một tý cái tình” và được nói chệch ra thành “Một trăm cái lý không bằng một tý cái tiền”. Do đó, mục đích thanh minh có đạt được hay không, ngoài lý lẽ, chứng cứ xác thực còn phụ thuộc vào các yếu tố ngoại biên nữa. (5) Ám chỉ sâu xa Trong một số trường hợp, người ta mượn lời bác bỏ để nhằm hiện thực hóa một nhận định khác, một thông tin khác mà người bác bỏ mong muốn người tiếp nhận tri nhận được ý nghĩa hàm ẩn sâu xa đấy. Trong một số trường hợp, hành động bác bỏ mượn hình thức của hành động đồng ý, thừa nhận như “ừ”, “phải”, “đúng”… đi kèm theo một nội dung vô lý khác để tạo thành hành động bác bỏ. Ví dụ 29 Học sinh: Băng Cốc là thủ đô của Singapore. Thầy giáo: Ừ, như Luân Đôn là thủ đô của Pháp ấy. Trong câu nói của học sinh không chứa bất kỳ một hàm ý nào, chỉ đơn thuần là sự thể hiện kiến thức về địa lý của cậu ta. Còn câu nói của thầy giáo, xét về nghĩa biểu hiện, là một so sánh sai thực tế, vì đối tượng được so sánh (Luân Đôn là thủ đô của Pháp) không xác thực. Tuy nhiên, đối tượng so sánh (Băng Cốc là thủ đô của Singapore) sai, đưa tới đối tượng được so sánh cũng sai, và mục đích “cố ý đưa một thông báo sai về chất” của thầy giáo là nhằm làm cho học trò tự nhận thức được giá trị sai thứ hai, và do đó, đồng thời liên tưởng ngược và nhận thức được giá trị sai đầu tiên do mình nói ra. Điều ám chỉ sâu xa mà thầy giáo muốn nói ở đây chính là việc tại sao cậu học sinh lại có thể sai một điều đơn giản, căn bản như thế. Đây là một cách bác bỏ rất nhẹ nhàng, không gây nhiều áp lực bị bác bỏ lên đối tượng, có phần hài hước nhưng vô cùng ý vị, sâu xa. 1.3.3.2. Bổ sung thông tin mới Giữa hai mục đích thanh minh và bổ sung thông tin mới chúng tôi nhận thấy cũng có nhiều điểm tương đồng. Vì xét về nội dung, thông tin sử dụng trong thanh minh cũng là một dạng thông tin mới so với người tiếp nhận hành động bác bỏ. Nhưng xét về mục đích, có những thông tin mà người bác bỏ sử dụng để thanh minh, nhưng cũng có những thông tin người ta chú trọng vào vấn đề bổ sung thông tin mới hơn, hay nói cách khác, là làm xác thực hóa, minh bạch hóa thông tin, nhận định sai lệch từ người phát chứ không nhằm mục đích phân trần, giãi bày. Ví dụ 30 - Anh bắt được? - Bà cụ nhà tôi, à, bà đẻ ra Huệ ấy mà, rình bắt được. Chứ tôi tin nó quá, nên không ngờ. (21-tr.398) Xét về phương diện phương châm hội thoại, câu trả lời đã không đi vào trọng tâm câu hỏi, hay nói cách khác, yêu cầu về lượng không được coi trọng. Vì người hỏi có ý ngờ rằng người đối thoại với mình là người bắt được. Người trả lời, ngược lại, không đi thẳng vào việc bác bỏ thông tin sai này, mà đưa ra một thông tin khác bổ sung cho tính xác thực của sự việc, qua đó gián tiếp trả lời trọng tâm nghi vấn là không phải tôi bắt được, mà là mẹ vợ tôi bắt được. Do đó, người hỏi đã có được thêm thông tin mới mà anh ta chưa kịp có nhu cầu biết hoặc ngoài sự mong đợi của anh ta. Hành động bác bỏ nhằm bổ sung thông tin mới thường xảy ra với những thông tin mang tính dự đoán và không thỏa mãn nhu cầu của người tiếp nhận. Do đó, việc bổ sung thêm thông tin trở thành một cách thức để người tiếp nhận “chế biến” và “làm đúng” thông tin mà mình nhận được. 1.3.3.3. Bộc lộ thái độ, cảm xúc (1) Sửng sốt Sửng sốt là một trạng thái tâm lý khi người ta đạt đến mức độ cao của sự ngạc nhiên, và không thể tin được về một sự việc, hành động được cho là có thể xảy ra nào đó. Do đó, trong một số trường hợp, khi một thông tin vừa tiếp nhận mang quá nhiều yếu tố bất ngờ đối với họ, họ phản ứng lại thông qua việc bác bỏ. Mối quan hệ giữa hai yếu tố này có tính thuận chiều thống nhất. Mức độ bác bỏ Sơ đồ 1.1 Mức độ sửng sốt + + _ _ Mức độ bác bỏ Mức độ sửng sốt Qua đó chúng tôi thấy, mức độ sửng sốt càng lớn, hiệu lực bác bỏ càng mạnh và ngược lại. Ở đây, chúng tôi đặt tình huống nghiên cứu trong bối cảnh chân thật: chân thật về tâm lý và cách thể hiện của những người tham gia đối thoại, không tính đến các trường hợp được cho là động tác giả, hay tâm lý đóng kịch… Ví dụ 31 Quan bà cau mặt, đáp: - Thì ông ra lệnh cấm chợ kia mà? Quan ông trợn mắt, ngạc nhiên nhìn vợ: - Tôi cấm chợ à? Có đâu? (21-tr.398) Sự thực trong ý niệm của quan bà khác hẳn với ý niệm thực tế trong tâm thức của quan ông nên đã dẫn vị quan ông này tới sự bất ngờ và một câu trả lời đầy băn khoăn “Tôi cấm chợ à? Có đâu?. “Có” là một từ thường được dùng để thừa nhận, đồng ý một việc gì đó. Tuy nhiên, do đặc trưng kết hợp từ ngữ của tiếng Việt, khi kết hợp với “đâu” thành cụm “Có đâu” nó đã trở thành câu mang nội dung bác bỏ. Tuy nhiên, đây là hành động bác bỏ mang giá trị biểu cảm hơn là giá trị đúng sai của nội dung sự tình. (2) Chán nản Chán nản là một trạng thái tâm lý tiêu cực xảy ra khi người ta đã nản lòng và không còn thiết tha với bất cứ một điều gì nữa. Nguyên nhân của tâm trạng chán nản trong thực tế có thể phát sinh từ tình huống, do những hoàn cảnh không mong muốn đưa đẩy. Nguyên nhân của trạng thái chán nản bộc lộ trong hành động bác bỏ là do nội dung thông tin ám chỉ tới, hoặc gợi nhắc cho người thực hiện hành động bác bỏ tới một yếu tố nào đó làm người ta cảm thấy bất lực, nản lòng với nó. Ví dụ 32 - Trong bếp khói quá, thở rất độc. Anh nên cho thằng cháu lên nhà trên. Quý chán nản đáp: - Mặc kệ, bảo mãi chẳng nghe. Biết thế tôi không cho về đây lại xong. Vì về đây, mà cả ngày chúi xuống bếp, thì cũng thế. (21-tr.393) Khi nhân vật tôi đề cập tới việc nên cho con của Quý lên nhà trên ở cho thoáng mát, sạch sẽ. Quý đã bác bỏ lại lời khuyên ấy bằng một thực tế đã diễn ra (bảo mãi rồi mà không chịu lên) và bằng một thái độ bất lực có xuất phát từ chính thực tế ấy (bảo mãi không chịu nghe nên giờ mặc kệ, không bảo nữa). Tuy nhiên, dạng thái độ này thường được biểu hiện nhờ sự đi kèm của các từ, ngữ tình thái kiểu như mãi, mặc kệ, cho xong… Những từ này tuy không trực tiếp biểu hiện nội dung ý nghĩa của câu nhưng góp phần làm rõ sắc thái tình cảm của câu hội thoại. (3) Bất bình Trạng thái tiêu cực này thường xuất hiện khi lời tiếp nhận trong cuộc đối thoại ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể diện của bên tiếp nhận thông tin, do đó, phản ứng bất bình bằng hình thức bác bỏ là phản ứng thường thấy. Theo tâm lý đối tượng, thường trạng thái này xảy ra nhiều ở trường hợp vai thống trị trong giao tiếp tỏ thái độ bất bình với kẻ yếu thế hơn, hoặc giữa hai vai ngang hàng những vai nào bị đe dọa thể diện và quyền lợi nhiều hơn, vai đó sẽ có thái độ bất bình và thực thi hành động bác bỏ nhằm biểu đạt thái độ đó. Khi có những trường hợp ngoại lệ xảy ra, tức vai yếu thế hơn thực hiện sự bác bỏ theo cách thức này, thì mức độ bác bỏ sẽ càng nghiêm trọng, tỷ lệ thuận với mức độ bất bình. Ví dụ 33 Hai mắt long lên, cụ ký giơ năm đầu ngón tay: - Ông thì vả vỡ tan họng mày ra bây giờ! Mẹ mày chết, mày đã trình báo gì tao chưa, mà đã dám khóc? - Ối mẹ ơi, tôi có miệng thì tôi khóc, chứ ông cấm thế nào được tôi. (21-tr.420) Người tiếp nhận lời nói của cụ ký cảm thấy thông tin cụ ký phát ngôn chứa đựng rất nhiều sự vô lý. Từ đe dọa, ức hiếp quá đáng, từ những quan điểm và yêu cầu hợp lý về mặt hình thức nhưng vô cùng nực cười, vô lý, trái với đạo nghĩa thông thường là người nhà mất cũng không được khóc, phải trình báo trước, quan cho khóc mới được khóc. Điều này đã dẫn người đàn bà nông dân thấp cổ bé họng tới một phản ứng mạnh mẽ, cãi lý với cụ ký bằng một thái độ bất bình và không tỏ vẻ sợ sệt. (4) Cương quyết Sắc thái cảm xúc bộc lộ thông qua hình thức bác bỏ này, phần nào soi rọi cho chúng ta thấy được mối quan hệ giữa các vai giao tiếp trong cuộc đối thoại. Trạng thái này thường xảy ra với những đoạn hội thoại có hình thức bác bỏ kép. Chúng tôi gọi là bác bỏ kép vì trong cùng một đọan hội thoại, hai đối tượng trao đổi thông tin đều tham gia thực thi hành động bác bỏ. Sơ đồ 1.2 A: Đưa ra nhận định: A -> Khẳng định A B: Bác bỏ nhận định A: ~ A -> Phủ định A A: Bác bỏ nhận định ~A: ~ (~A) -> Khẳng định A Ví dụ 34 - Kia kìa, ve kia kìa, bếp bắt cho anh! - Của nó đấy mà, bắt thế nào được? - Cứ bắt cơ. (21-tr.429) Đối chiếu sơ đồ trên, dễ dàng ta thấy nội dung A của ví dụ đối chiếu theo biểu thức trên đây là cậu con quan yêu cầu bắt con ve với thái độ rất cương quyết, một hai không thay đổi. Sự kiên định này đôi khi xảy ra không phải do bản chất của vấn đề, mà do địa vị xã hội, vai vế của bên tham gia đối thoại quyết định. Ở ví dụ trên, cậu con quan cứ bắt anh bếp phải bắt ve cho mình, mặc dù anh bếp đã đưa ra một thông tin rất xác thực và hợp lý để bác bỏ hành động cậu chủ là con ve đó thuộc sở hữu của người khác, mình không có quyền. Nhưng với địa vị “cha mẹ thiên hạ”, cậu con quan tự bác bỏ cái điều có lý, và thay thế bằng một điều vô lý mà không ai dám trái lời, đó là phải bắt cho anh ta con ve. (5) Lúng túng, tránh né Đây được coi là hình thức bác bỏ ở mức độ thấp. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có nhiều nguyên nhân để dẫn tới thái độ này. Thứ nhất, đó có thể là một vấn đề đe dọa hoặc có ảnh hưởng đến thể diện người tiếp nhận, do đó, người ta có xu hướng lảng tránh hay vì đối mặt với vấn đề. Thứ hai, nó có thể có xuất phát điểm từ vị thế của hai người tham gia đối thoại. Vị thế được chúng tôi hiểu theo nghĩa hẹp, không phải vị thế xã hội, quan hệ liên nhân mà còn là vị thế đối với vấn đề đang được bàn bạc trong cuộc hội thoại. Cụ thể có những quan hệ sau đây: - Người phát ngôn quá đề cao người nghe -> người nghe (theo truyền thống văn hóa phương Đông) sẽ trở nên lúng túng và không dám thừa nhận sự đề cao đó. - Vấn đề được bàn tới là một trong “những yếu điểm” hoặc vấn đề mà người nghe ngại đề cập đến. - Tính cách của người nghe cũng ảnh hưởng đến hành động bác bỏ, làm cho hành động bác bỏ đó trở nên cương quyết hoặc trở nên lúng túng, dè dặt. Ví dụ 35 Bọn trẻ học hành tiến bộ thấy rõ. Ban chấp hành Đoàn trường khen thưởng tôi đã có thành tích trong công tác xóa mù chữ, một phần thưởng ngoài mơ ước – Tôi được cấp học bổng. Lần lãnh tiền đầu tiên, tôi mua quà tặng Hùng - Thư phải cảm ơn anh – Tôi nói Hùng đỏ mặt - Thư đừng nói vậy…Tôi mà…Tôi có làm được gì đâu - Không có anh, Thư đã bỏ cuộc lâu rồi. (30-tr.45) Hành động bác bỏ một cách ngượng ngùng của Hùng trong ví dụ trên là một điển hình của việc tính cách có thể ảnh hưởng tới thái độ bác bỏ. Đặt trong trường hợp những người bạn rất thân mật, tính chất giao tiếp có thể suồng sã hơn, và thay vì lúng túng, người ta có thể nói kiểu như “Quà cho việc anh hùng cứu mỹ nhân à? Cảm ơn nha.” chẳng hạn. Thực ra, chúng tôi cho rằng bác bỏ theo kiểu này thực chất không phải là bác bỏ mà mang tính chất của một cuộc đối thoại trao đổi thông tin nhiều hơn. Hiện tượng bác bỏ có xảy ra, thì nó cũng không gay gắt, và một cách vô thức, người ta ít tri nhận nó như một thái độ bác bỏ mà chỉ coi đây như một lời đáp lại thông thường. Sự bác bỏ thường chỉ được nhận ra nếu phân tích và xem xét kỹ về mặt hình thức câu chữ. (6) Coi thường, mỉa mai Trong một số trường hợp, lời bác bỏ không đơn thuần là sự bài bác, phủ định một ý kiến, nhận định nào đó, mà còn là một phương thức được vay mượn để diễn tả thái độ coi thường, mỉa mai của người tạo hành động bác bỏ lên người bị bác bỏ. Ví dụ 36 - Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tối lửa tắt đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang… Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng: - Hức! Thông sang ngách nhà ta? Dễ nghe nhỉ? Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta chịu sao được. Thôi im cái điệu hát mưa dầm sụt sùi ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết! (27-tr.16-17) Chúng tôi nhận thấy dạng bác bỏ này luôn xảy ra trong trường hợp đối tượng thực hiện hành động bác bỏ ở thế thượng phong so với đối tượng còn lại. Hành động bác bỏ đồng thời là hành động từ chối thẳng thừng và không tôn trọng ý kiến, yêu cầu của người tiếp nhận. Đây là một trong những dạng thức dễ làm tổn thương thể diện và lòng tự trọng của người bị bác bỏ nhất. 1.3.4. CÁC NHÂN TỐ CHI PHỐI HÀNH ĐỘNG BÁC BỎ Hành động bác bỏ nói riêng, cũng như hành động ngôn từ nói chung, đều có những yếu tố chi phối chung đặc trưng và thống nhất với nhau. Ngoại trừ những điều kiện cần mà chúng tôi đã có dịp phân tích khi đề cập đến các điều kiện của hành động ngôn từ tại chương 1, ở đây, chúng tôi chỉ đi sâu, nghiên cứu những nhân tố đặc trưng trực tiếp chi phối hành động bác bỏ. 1.3.4.1. Nhân tố vai giao tiếp Đóng vai trò là chủ thể trong hoạt động hội thoại nói chung, là đối tượng thực hiện và tiếp nhận hành động bác bỏ, nhân tố con người, cụ thể là vai giao tiếp, là bộ phận rất quan trọng trong hành động bác bỏ. Như chúng tôi đã phân tích ở trên, vai giao tiếp chi phối thái độ thể hiện của những người tham gia cuộc đối thoại, do đó, tất yếu sẽ chi phối luôn hành động bác bỏ. Luôn có một quy luật liên hệ giữa mức độ bác bỏ và người tham gia vào hành động bác bỏ như sau: - Địa vị càng cao -> mức độ bác bỏ càng dứt khoát. - Quyền lợi cá nhân càng lớn -> mức độ bác bỏ để bảo vệ quyền lợi càng mạnh. - Quan hệ càng mang tính cá nhân -> tính chất bác bỏ càng suồng sã. - Tâm lý càng căng thẳng, bức bối -> hành động bác bỏ càng mạnh mẽ, quyết liệt Ví dụ 37 Khi bị bà mẹ chồng Thúy Thúy chì chiết vì sự vô dụng của nàng dâu, ông ngoại Thúy Thúy đã bày tỏ sự bất bình của mình: - Thật là bà già không biết điều! Nhà bà cưới con dâu hay nhà tôi cưới con rể? Tiền làm lễ cưới, chúng tôi đã đưa bà 20 vạn tệ! Cưới con dâu, nhà bà bỏ ra một đồng xu nào không?! Tôn Đại Lâm chính là con rể ở rể, còn kéo gì mà kéo! (www.evan.vnexpress.net) Những cách lựa chọn từ ngữ “bà già không biết điều”, “đồng xu”, “con rể ở rể” là những lời khi đặt cạnh nhau sẽ dễ làm cho người nghe cảm thấy bị thiếu tôn trọng, bị tổn thương và đe dọa thể diện. Tuy nhiên, trong tình huống bị bắt nạt thậm tệ, cháu gái bị vu oan một cách bất công, hành động bác bỏ của người ông đã đi quá những gì gọi là sự bác bỏ trung tính, đơn thuần nhưng vẫn được xem là ở trong mức chấp nhận được trong văn hóa cộng đồng. 1.3.4.2. Nhân tố môi trường Giao tiếp không phải là một hoạt động diễn ra đơn thuần chỉ giữa những người tham gia. Nó phải thể hiện trong những môi trường giao tiếp cụ thể và chịu sự tác động của những môi trường ấy. (1) Thời gian Trong tiến trình thời gian bình thường, tức thời gian không đe dọa tới quá trình tạm ngừng nghỉ của hội thoại, các đặc trưng của bác bỏ sẽ phụ thuộc vào những nhân tố phi thời gian. Trong điều kiện bị thời gian tác động, sẽ có hai xu hướng như sau. - Người tham gia bị thời gian đốc thúc sẽ rút ngắn và tinh giản tối đa các chi tiết hội thoại nói chung và hình thức bác bỏ nói riêng. Đôi khi, người ta chỉ bác bỏ bằng cách sử dụng những từ chỉ ý bác bỏ, không có sự tham gia của lý lẽ, dẫn chứng để viện giải, chứng minh. - Nếu họ không bị thời gian chi phối, những bác bỏ có thể mang tính chất kéo dài, nhiều khi có thể phát triển thành một câu chuyện, mà hàm ý sau cùng để lại chính là một hành động bác bỏ. (2) Không gian Không gian không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý con người theo kiểu “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Nguyễn Du) mà còn chi phối không nhỏ đến cách con người giao tiếp với nhau. Không phải ngẫu nhiên mà càng ngày, người ta càng bỏ nhiều công sức và chi phí vào việc đầu tư những không gian “nên thơ”, tạo sự thoải mái, thư thái cao nhất cho những người ở bên trong không gian đó, nhằm hỗ trợ họ đạt được hiệu quả giao tiếp như mong muốn. Một không gian thông thường, tức không có gì đặc biệt, sẽ không làm cho ta thấy rõ được ảnh hưởng của nó tới hoạt động giao tiếp nói chung và bác bỏ nói riêng. Nhưng một không gian nằm trên những thái cực sắc nét hơn, ta có thể dễ dàng nhận ra ảnh hưởng của chúng. - Không gian đẹp càng giàu tính thẩm mỹ, hiệu quả giao tiếp càng cao. Đó là lý do mà những cuộc đàm phán, trao đổi công việc hiện nay, ngoài phạm vi công sở, thường diễn ra tại các quán cà phê, những nhà hàng sang trọng, được bày trí độc đáo, có nhạc êm dịu và một không gian cởi mở nhưng ấm cúng, yên tĩnh. Không gian đẹp làm cho con người cũng trở nên thả lỏng hơn, do đó, đón nhận các vấn đề dễ dàng hơn, thực hiện hành động bác bỏ nhẹ nhàng hơn, và sự bác bỏ ít gây ảnh hưởng tiêu cực lên thể diện và cảm xúc của người tiếp nhận hơn. Ngược lại, những không gian bí bách, gây phản cảm có thể tạo ra những căng thẳng không đáng có, những cảm xúc khó chịu của người tham gia, có thể dễ dàng đưa đến những hành động bác bỏ không mong muốn. - Không gian càng công cộng, mức độ bác bỏ càng giảm nhẹ. Do phải tính toán, cân nhắc đến đối tượng nghe nhìn trong một không gian đông người, nên người thực hiện hành động bác bỏ, ngoài việc chuẩn bị những yếu tố chứng tỏ sự bác bỏ, cũng phải lựa chọn những nguyên vật liệu từ ngữ sao cho dễ nghe và dễ lọt tai nhất. Ngoại trừ những nhóm cá nhân nhỏ thân thiết, đồng trang lứa, mà sự bác bỏ có thể thẳng thừng, buông tuồng, hầu hết trong các nhóm cộng đồng khác, hành động bác bỏ sẽ được cân nhắc để giảm thiểu tối đa nhất những lời “khó nghe”, sự bác bỏ sẽ được thể hiện ở mức độ nhỏ nhất, cùng những từ ngữ trung tính nhất. 1.3.4.3. Nội dung sự tình Nội dung sự tình là một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng tới mức độ và hành động bác bỏ. Nội dung sự tình là chìa khóa lý giải tại sao một người có thể có những hành động bác bỏ trái với tính cách cư xử hằng ngày của họ, tại sao đôi khi mức độ bác bỏ lại không tương ứng với tính chất của sự thật v.v… Ví dụ 38 Tính cách của Thúy Thúy là, sỉ nhục tôi thì được, còn sỉ nhục bố mẹ tôi là điều không thể chấp nhận được! Lúc này đây, cô thực sự đã tức giận đến độ mất hết lý trí, nói không cần suy nghĩ: - Bà mới không có giáo dục đấy! (www.evan.vnexpress.net) Nếu không hiểu rõ căn cơ câu chuyện, người nghe có thể dễ dàng nghĩ rằng cách bác bỏ của Thúy Thúy là vô lễ với bố mẹ chồng, thể hiện thái độ ngang ngược, không biết tôn ti, trật tự. Tuy nhiên, đặt trong hoàn cảnh câu chuyện, thì đó là một lời nói dễ dàng được số đông chấp nhận, cảm thông. Bởi lẽ trước đó, mẹ chồng cô đã đưa ra những lời nhục mạ cô, gia đình cô một cách vô căn cứ. Do đó, theo tâm lý con người bình thường, Thúy Thúy nếu không có quyền bác bỏ một cách mạnh mẽ cho mình, thì cũng không có gì sai khi căm giận một người đã vô cớ xúc phạm chính bố mẹ đẻ của cô. Nội dung sự tình trong một số trường hợp, có thể chi phối tất cả những nhân tố khác như môi trường giao tiếp hay vai giao tiếp. Do đó, nội dung sự tình tích cực, tức người đối thoại cùng nhìn nhận câu chuyện ở trạng thái chân thực nhất, cảm thông nhất, mức độ bác bỏ sẽ giảm thiểu và trở nên nhẹ nhàng, ngược lại, nội dung sự tình không được tính đến, người tham gia chỉ cố ý bảo vệ cái tôi của mình, sẽ dễ làm nảy sinh và gia tăng mức độ bác bỏ. Tiểu kết Hành động bác bỏ là một hành động ngôn từ gắn bó chặt chẽ với giao tiếp và có thể thông qua giao tiếp để nhắm tới nhiều đích ngôn trung khác nhau. Hành động này có nhiều điểm tương đồng nhưng không đồng nhất với hành động phủ định. Để hiểu được dạng hành động này, không thể chỉ dựa vào bản thân câu bác bỏ, hoặc câu nhận định trước đó, mà đòi hỏi người đọc phải xem xét kỹ và tri nhận được những yếu tố liên quan khác như vai giao tiếp, nội dung sự tình v.v… Tên gọi bác bỏ đã chỉ rõ mối quan hệ hữu cơ giữa hai đối tượng chi phối để tạo hành động bác bỏ (người - người). Nếu không tồn tại cặp quan hệ này, mọi câu nói mượn hình thức của bác bỏ đều không được coi là bác bỏ mà có thể chỉ là một dạng phủ định đơn thuần nào đó. Thông qua nghiên cứu, chúng tôi cũng nhận rõ tính chất đan xen của hành động bác bỏ về hình thức, mục đích đối với các hành động ngôn từ khác. Cụ thể, hành động bác bỏ có thể mượn hình thức hỏi của câu nghi vấn, có thể dùng các yếu tố của cảm thán, có thể thông qua những động từ ngữ vi khác nhau để thực hiện cùng một đích ngôn trung. Do đó, nhận diện hành động bác bỏ không thể dựa vào mặt hình thức mà phải đi sâu vào đích ngôn trung mà hành động này hướng tới. Do hành động bác bỏ là một trong những dạng hành động ngôn từ được hình thành, phát triển trong hội thoại nên việc nghiên cứu những vấn đề cụ thể của hành động bác bỏ phải luôn gắn chặt với những đặc trưng của hành động ngôn từ và lý thuyết hội thoại. Thiếu những yếu tố gắn kết với thực tiễn, việc nghiên cứu hành động bác bỏ sẽ mang tính chất lý thuyết suông, và không có giá trị ứng dụng cả về lý thuyết và thực tiễn. Chương 2: HÀNH ĐỘNG BÁC BỎ TRONG TIẾNG VIỆT VÀ VẤN ĐỀ LỊCH SỰ, VẤN ĐỀ LẬP LUẬN 2.1. HÀNH ĐỘNG BÁC BỎ TRONG TIẾNG VIỆT VÀ VẤN ĐỀ LỊCH SỰ 2.1.1. Mối quan hệ giữa hành động bác bỏ và vấn đề lịch sự Mối tương quan giữa bác bỏ và lịch sự là một lĩnh vực còn ít được tập trung nghiên cứu mà mới chỉ được đề cập rải rác trong một số công trình nghiên cứu dưới dạng các bài báo, trong các tạp chí chuyên ngành. Theo P. Brown và S.Levinson, lịch sự chỉ bất cứ phương thức nào được dùng để tỏ ra lưu ý đến tình cảm hay là thể diện của nhau trong hội thoại, bất kể khoảng cách xã hội giữa người nói và người nghe như thế nào. Cũng theo hai ông, thể diện với lịch sự được thông qua hai mặt: thể hiện âm tính và thể hiện dương tính. Thể hiện dương tính là nhu cầu, là mong muốn hình ảnh cái tôi của mình được người khác xác nhận, bênh vực và ủng hộ. Thể hiện âm tính hay còn gọi là “lãnh địa của cái tôi” là mong muốn được người khác tôn trọng sự riêng tư cá nhân, quyền tự chủ, quyền tự do hành động và từ chối. Phần lớn các hành động bác bỏ tiềm ẩn nguy cơ cao trong việc làm tổn thương thể diện của người khác. Theo Lakoff, lịch sự là phương tiện để giảm thiểu sự xung đột trong diễn ngôn. Ông đề xuất hai quy tắc sử dụng ngôn ngữ: quy tắc diễn đạt rõ ràng và quy tắc lịch sự. Ông chi tiết hóa quy tắc lịch sự ra làm ba quy tắc cụ thể: (i) Không áp đặt; (ii) Để ngỏ sự lựa chọn; (iii) Hãy thể hiện tình bằng hữu. Quan điểm về lịch sự của Leech lại dựa trên khái niệm “thiệt” (cost) và “lợi” (benefit) giữa người nói và người nghe do ngôn từ gây nên. Nội dung khái quát của nguyên tắc này là giảm tới mức tối thiểu những cách nói không lịch sự và tăng tới mức tối đa những cách nói lịch sự. Trong công trình Những nguyên lý dụng học của mình, ông cho rằng lịch sự là sự bù đắp những hao tổn thiệt thòi do hành động nói năng của người nói gây ra cho người đối thoại. Leech cụ thể hóa nguyên tắc lịch sự trong sáu phương châm: - Phương châm khéo léo: giảm tới mức tối thiểu những điều thiệt và tăng tối đa những điều lợi cho người. - Phương châm hào hiệp: giảm đến mức tối thiểu những điều lợi và tăng tối đa những điều thiệt cho ta. - Phương châm tán thưởng: giảm đến mức tối thiểu những lời chê và tăng tối đa những lời khen đối với người. - Phương châm khiêm tốn: giảm tối thiểu việc khen ta, tăng tối đa việc khen người. - Phương châm tán đồng: giảm tối thiếu sự bất đồng, tăng tối đa sự đồng ý giữa ta và người. - Phương châm cảm thông: giảm tối thiếu ác cảm, tăng tối đa thiện cảm. Dựa trên những nhận định nghiên cứu trên, chúng tôi rút ra quy luật về quan hệ giữa mức độ lịch sự và mức độ bác bỏ như sau: Tính lịch sự càng gia tăng khi người đối thoại dành nhiều mức thiệt hại về phía mình và đưa cho người tiếp nhận càng nhiều mối lợi, ngược lại, tính lịch sự sẽ giảm khi người đối thoại chỉ chăm chăm giành càng nhiều điều lợi về mình và đẩy nhiều thiệt hại cho người khác. Trong giao tiếp, con người với tư cách là chủ thể xã hội có quyền lựa chọn các hành động ngôn ngữ để biểu đạt các nội dung cần thể hiện gắn với từng ngữ cảnh và từng cá nhân cụ thể. Với ý nghĩa này, khi có sự bất đồng chính kiến thì về nguyên tắc phải có hành động phủ nhận, bác bỏ. Bác bỏ gắn trực tiếp với không khí diễn ngôn và các vai giao tiếp. Vì thế, nó cũng gắn rất chặt chẽ với yếu tố lịch sự. Nhân tố văn hóa và vai giao tiếp là các nhân tố ngoại ngôn phổ biến chi phối các chiến lược giao tiếp nói chung cũng như hành động bác bỏ nói chung. Do đó, hành động bác bỏ phụ thuộc rất nhiều vào cách sử dụng các từ xưng hô, cũng như sắc thái, giọng điệu của câu nói. Trong hội thoại, để thực hiện sự bác bỏ ý kiến của người đối thoại, người bác bỏ có khi không cần nói ra những từ ngữ chỉ sự bác bỏ, mà thể hiện nó bằng một cách thức nào đó. Chẳng hạn người ta có thể sử dụng cách thức viện cớ, hay “đánh trống lảng”… theo đó, người ta có thể hiểu “hàm ý bác bỏ” của người nói. 2.1.2. Các hình thức phản ánh lịch sự trong hành động bác bỏ tiếng Việt Dựa theo 6 phương châm đã được Leech cụ thể hoá khi nghiên cứu về nguyên tắc lịch sự, cùng với những kết quả rút ra được từ hệ thống dữ liệu dùng để nghiên cứu, chúng tôi đưa ra đây những hình thức phản ảnh lịch sự trong bác bỏ. 2.1.2.1. Tự phủ nhận khả năng của mình Đối với người Việt, việc tự hạ thấp thể diện khi tham gia giao tiếp ở một mức độ có thể chấp nhận được là một hiện tượng khá tự nhiên và có tính văn hóa. Việc tự đề cao khả năng của mình hơn những gì người khác nhận xét được coi là hành động không nên làm. Điều này có thể bắt nguồn sâu xa từ toàn bộ hệ thống tư tưởng phương Đông. Đó là một truyền thống luôn có xu thế hạ thấp hay xóa bỏ vai trò cá nhân, cái tôi mà coi trọng truyền thống văn hóa, lễ nghĩa, đề cao sự cung kính, khiêm nhường với các quan hệ có trên có dưới, có trước có sau. Cũng do đặc trưng của văn hóa, nên phương thức bác bỏ này chỉ hiệu quả ở các nước phương Đông, và không hiệu quả, hay có thể gây hiệu quả ngược ở các nước phương Tây, vốn có phong cách đối thoại thẳng thắn, bình đẳng. Cũng do ảnh hưởng của văn hóa truyền thống, mức độ chênh lệnh về vị thế của hai người tham gia đối thoại càng cao, thì mức độ lịch sự càng tăng. Những vị thế có thể kể đến bao gồm tuổi tác, địa vị, quan hệ họ hàng, chức vụ… Thường người có vị thế xã hội nhỏ hơn được khuyên phải thể hiện thái độ khiêm nhường đối với những người có vị thế xã hội cao hơn. Tuỳ theo ngữ cảnh của hội thoại, mà yếu tố vị thế nào sẽ được đề cao hoặc được giảm đi. Chẳng hạn, trong môi trường công việc, một người A có thể là giám đốc và B là nhân viên, do đó, B phải tỏ rõ những thái độ kính trọng nhất định đối với chức vụ nghề nghiệp của A, và quan hệ họ hang sẽ chiếm vai trò thứ yếu, nhưng trong môi trường gia đình, A lại phải tỏ thái độ tôn kính với B nếu quan hệ giữa B-A là quan hệ cha con, còn quan hệ nghề nghiệp hầu như không được tính đến. Do đó, để đánh giá mức độ lịch sự trong hội thoại bác bỏ, cần phải tính đến các yếu tố liên quan trong suốt quá trình diễn ngôn. Theo văn hóa của người Việt, trong hành động bác bỏ có thể thể hiện thái độ khiêm nhường, của người nói. Ví dụ 39 Thủ trưởng: - Giỏi lắm. Công việc phức tạp thế mà cậu giải quyết được đâu vào đấy. - Thủ trưởng quá khen rồi. Ai được giao nhiệm vụ cũng đều hoàn thành tốt như em thôi. Trong trường hợp này, vị thủ trưởng có ý đánh giá cao năng lực của cậu nhân viên dựa trên mối tương quan so sánh giữa sự đúng giờ trong hoàn thành công việc và mức độ phức tạp của công việc được giao. Người thanh niên đã bác bỏ bằng cách bày tỏ sự khiêm tốn thông qua phép so sánh thông thường: đưa khả năng của mình ra đặt ngang bằng với những nhân viên khác. Đây là cách thức bác bỏ rất phổ biến và đặc trưng cho văn hóa phương Đông. Đó cũng là hình thức bác bỏ thể hiện thái độ bác bỏ mềm dẻo và ít tính bác bỏ nhất. Ngoài ra, hành động phủ nhận này còn là một cách thức khéo léo để hai bên đối thoại bảy tỏ sự trân trọng về những giá trị của nhau. Nói cách khác, hành động tự phủ nhận khả năng của mình chính là một cách thức để trân trọng, nâng cao giá trị, năng lực của người khác trong cuộc thoại. Ví dụ 40 Hai bà mẹ nói chuyện với nhau: - Chị giỏi quá, đi làm suốt ngày mà nhà cửa vẫn gọn gàng, sạch sẽ, cơm nước cho chồng con vẫn tinh tươm. - Em quá khen, chị thế mà giỏi gì so với em. Em còn con nhỏ, lại không có người phụ giúp mà đến nhà sạch như lau, không có lấy một hạt bụi. 2.1.2.2. Thể hiện ở sự tôn trọng phương châm hội thoại Nguyên lý hội thoại do H.P. Grice đề xướng trong những tập bài giảng “Logic và sự hội thoại” bao gồm bốn phương châm như sau: - Phương châm lượng o Hãy làm cho phần đóng góp của mình có lượng tin đúng như nó được đòi hỏi cho mục đích của cuộc thoại. o Đừng đóng góp lượng tin của mình nhiều hơn điều mà nó được đòi hỏi. - Phương châm chất o Đừng nói điều mà mình tin là sai. o Đừng nói điều mà mình không có bằng chứng chính xác. - Phương châm quan hệ o Hãy đóng góp những điều có liên quan. - Phương châm cách thức: hãy nói cho rõ ràng, đặc biệt là o Tránh tối nghĩa. o Tránh mơ hồ. o Ngắn gọn. o Có mạch lạc. Nguyên lý cộng tác có vai trò trung tâm trong lý thuyết hội thoại, và cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện hành động bác bỏ. Nguyên lý này biểu hiện cụ thể ở chỗ, sự vi phạm các phương châm hội thoại, đặc biệt là các phương châm về lượng và chất, cũng có thể tạo ảnh hưởng lên mức độ lịch sự trong hoạt động hội thoại nói chung và hành động bác bỏ nói riêng. Bản thân hành động bác bỏ đã mang tính trái chiều, do đó, việc tôn trọng các phương châm có thể làm dịu bớt tính trái chiều đó, và đưa cả hai đích ngôn trung dần về một hướng, ngược lại, sự vi phạm phương châm dễ dàng tách đích ngôn trung ra làm hai, thậm chí là hai chiều đối nghịch nhau. Trong phần trình bày nguyên tắc của Yule, có một ví dụ ông minh họa cho nguyên tắc cộng tác, mà chúng tôi thấy có những hoạt động bác bỏ đặc trưng. Ví dụ 41 Man: Does your dog bite? Người đàn ông: Chó nhà bà có cắn không nhỉ? Woman: No. Người đàn bà: Không đâu. (Người đàn ông với tay âu yếm con chó. Con chó ngoạm vào tay người đàn ông) Man: Ouch! Hey! You said your dog doesn’t bite. Người đàn ông: Uýi! Thế mà bà bảo chó nhà bà không cắn. Woman: He doesn’t bite. But that is not my dog. Người đàn bà: Nó không cắn đâu. Nhưng nó không phải chó nhà tôi. Đặt đoạn đối thoại này trong một ngữ cảnh thông thường, tức giữa người đàn ông và người đàn bà này có sự không thống nhất về vật sở chỉ, thì đây là một câu chuyện hài khá ngộ nghĩnh. Tuy nhiên, nếu đặt trong ngữ cảnh đặc biệt (thường được sắp đặt trong các phim ảnh, sân khấu) là người đàn bà này muốn “chơi khăm” người đàn ông, thì ta sẽ thấy ở đây có sự bác bỏ không có tính lịch sự, tức tiềm ẩn nguy cơ làm tổn thương người khác (người đàn ông). Trong trường hợp này, hành động bác bỏ đầu tiên của người đàn bà (No) được xem là bất bình thường vì đối tượng ở gần cuộc đối thoại nhất là con chó không phải của bà ta (còn con chó của bà ta có lẽ đang ở nhà hay đi đâu xa đó). Do đó, tuy câu trả lời đúng về lượng, chất nhưng lại vi phạm phương châm về quan hệ và cách thức. Do đó, việc người đàn ông hiểu lầm và bị chó cắn là điều vô cùng dễ hiểu. Người đàn bà đã có thể thể hiện tính lịch sự trong bác bỏ bằng cách đưa ra những thông tin bác bỏ khác rõ ràng hơn, kịp thời hơn trước khi người đàn ông có hành động với tay âu yếm nó, chẳng hạn như “Chó nhà tôi không cắn đâu, nhưng đấy không phải là con chó nhà tôi”. Tuy nhiên, bà đã để cho sự mập mờ phát triển, và nhu cầu cần được có những thông tin chính xác, rõ ràng của người đàn ông đã không được đáp ứng. Các yếu tố trong phương châm hội thoại được tách bạch riêng rẽ để dễ hiểu cho người tham gia nghiên cứu, còn trong quá trình thực hiện hành động bác bỏ, các phương châm này đòi hỏi phải được tôn trọng một cách toàn diện, bất kỳ một sự bỏ qua nào của một trong số các phương châm, đều ảnh hưởng đến mức độ đậm nhạt của thang độ lịch sự. Ví dụ 42 Cô giáo: Các bạn có đồng ý với nhận định của cô không? Ai đồng ý giơ tay? Học sinh…(giơ tay) Cô giáo: Ai không đồng ý giơ tay. Học sinh…(giơ tay) Cô giáo: Các bạn còn lại thì sao? Đối tượng học sinh còn lại, đã vi phạm phương châm về cách thức, tạo ra những ý kiến mơ hồ, không rõ ràng, qua đó, đã thể hiện thái độ bất cộng tác với giáo viên trong giờ học. Sự bất cộng tác này có thể mang chủ đích: biết mà không nói, cũng có thể là hành động không chủ đích: không biết câu trả lời, đang băn khoăn về câu trả lời v.v…Dù ở hành động nào, cũng ảnh hưởng tiêu cực với mức độ đậm nhạt khác nhau lên tính lịch sự trong bác bỏ. Có thể sơ đồ hóa mối quan hệ giữa mức độ lịch sự và mức độ tôn trọng các phương châm hội thoại như sau. Sơ đồ 2.1 Sự tôn trọng phương châm hội thoại cao Mức lịch sự cao + + _ _ Sự tôn trọng phương châm hội thoại thấp Mức lịch sự thấp Do đó, sự bác bỏ càng đích xác, càng bám sát và tôn trọng tối đa các phương châm hội thoại, càng bảo toàn và gia tăng mức độ lịch sự. Ngược lại, mọi sự giao tiếp vô tình hoặc cố ý đi ngược lại các phương châm, đều có thể gây những bất lợi không đáng có cho cả hai bên tham gia hội thoại, và làm giảm mức độ lịch sự cần thiết trong giao tiếp. 2.1.2.3. Thể hiện đúng chuẩn mực của các vai giao tiếp Chúng tôi coi đây là những yếu tố phụ trợ nhưng cần phải có nhằm thể hiện mức độ lịch sự trong khi thực hiện hành động bác bỏ. Trong đó, người nói và người nghe phải tôn trọng những quy tắc về tuyên xưng, gọi đáp đã được cộng đồng quy định, đồng thời phải lựa chọn những từ ngữ này một cách phù hợp. Việc không sử dụng, hoặc sử dụng sai lệch với những quy tắc cộng đồng đều được coi là mang những hàm ý có ảnh hưởng tiêu cực đến tính lịch sự trong đối thoại. Trong một số trường hợp, chính những từ ngữ này chứ không phải bản thân hành động bác bỏ, sẽ quyết định hành động bác bỏ ấy có mang tính lịch sự và “chấp nhận được” hay không. Ví dụ 43 Bác Đán nằm trên chiếc giường con bên cạnh nghe tôi trằn trọc, gióng tiếng hỏi: - Gì vậy con? - Dạ, không có gì ạ. - Muỗi cắn con hả? - Dạ không ạ. - Hay rệp đốt? - Dạ không. (11-tr.36) Trước những ngờ vực của nhân vật bác Đán: nghĩ là đang có chuyện gì đó, hoặc muỗi cắn, hoặc rệp đốt nhân vật “con” này, nhân vật “con” bác bỏ lại bằng cách sử dụng những từ tình thái đi kèm theo từ chỉ sự bác bỏ như “dạ”, “ạ”. Bản thân những từ này, khi hiện diện trong câu nói, đã thể hiện một thái độ rất tích cực về ngôi thứ và tình cảm tôn trọng, lễ phép của người tham gia đối thoại. Trong trường hợp kết hợp với hành động bác bỏ, nó làm giảm đi tính gay gắt thường xảy ra, làm dịu không khí bác bỏ và gia tăng mức độ lịch sự, thân mật trong không khí giao tiếp. Không phải ngẫu nhiên mà trong tiếng Việt, vốn từ nhân xưng, hô, gọi rất phong phú và đa dạng. Mỗi một từ lại có những ngữ cảnh xuất hiện và sắc thái biểu đạt khác nhau. Do đó, khả năng ứng xử không chỉ là khả năng sử dụng các cách thể hiện ý nghĩa của lời mà còn là cách lựa chọn các từ nhân xưng phù hợp với các vai giao tiếp vì đây là một trong những tác nhân quan trọng để đánh giá lượt lời đó mang tính lịch sự hay không. Việc lựa chọn vai giao tiếp trong hội thoại sẽ phụ thuộc vào những yếu tố sau đây. (1) Vị thế xã hội. Vị thế xã hội chính là những giá trị liên quan đến vai trò nghề nghiệp, đặc trưng giới tính, tuổi tác, cương vị, chức vụ trong xã hội của người đó. Vị thế xã hội là yếu tố để vai giao tiếp ý thức được điều mình cần nói và cách thức biểu hiện ý nghĩa lời nói. Trong giao tiếp thông thường, ngay cả khi đối thoại về một vấn đề không mang tính mâu thuẫn, xung đột, thì việc sử dụng chệch chuẩn các vai giao tiếp cũng có thể bị coi như một hành động phản đối. Ví dụ 44 - Thưa ông, bà chủ không có nhà. - Chị đang gọi con sư tử đầu xù của tôi đó hả? Do đó, chúng tôi nhận thấy, trong hoạt động giao tiếp có chứa đựng hành động bác bỏ, việc sử dụng đúng các từ ngữ biểu hiện vị thế xã hội càng đóng vai trò tích cực làm giảm thiểu các nguy cơ xung đột. Sự chênh lệch về vị thế xã hội cũng ảnh hưởng đến cách thức thể hiện sự bác bỏ, và do đó, cũng hình thành những sắc thái riêng trong việc đánh giá mức độ lịch sự. Ví dụ 45 Thủ trưởng: Anh sang ngay phòng tôi nói chuyện. Nhân viên: Dạ thưa, tôi còn một vài việc cần làm gấp ạ. Ví dụ 46 Nhân viên: Em muốn nói chuyện với thủ trưởng ạ. Thủ trưởng: Tôi đang bận. Cả hai cuộc đối thoại này đều được cho là bình thường, thể hiện đúng chuẩn mực của các vai giao tiếp. Chúng tôi thử hoán đổi hai hành vi bác bỏ này cho nhau, và kết quả như sau. Ví dụ 45’ Thủ trưởng: Anh sang ngay phòng tôi nói chuyện. Nhân viên: Tôi đang bận. Ví dụ 46’ Nhân viên: Em muốn nói chuyện với anh ạ. Thủ trưởng: Dạ thưa tôi còn một vài việc cần làm gấp ạ. Cả hai cuộc đối thoại trên đều mang tính “bất thường”. Ở ví dụ a’, cách trả lời quá ngắn gọn, lối xưng hô tự xưng tôi thường gây cảm giác ngang hàng, ngang vị thế giữa các bên tham gia đối thoại sẽ tạo cho người thủ trưởng cảm giác không được tôn trọng. Việc thực hiện hành vi bác bỏ đối với thủ trưởng đã tiềm ẩn nguy cơ đe dọa cao, lại thêm việc sử dụng cách thức giao tiếp ngang hàng sẽ làm bùng nổ nguy cơ ấy, và thông thường, hệ quả tiếp theo là ông ta sẽ phản đối lại ngay hành động bác bỏ của anh nhân viên, và đưa người nhân viên này vào tính huống bất lợi: bị mắng về cách ăn nói, bị gây khó dễ công việc, bị đuổi v.v.. Ở ví dụ b’, việc nhún nhường quá mức của người đóng vai trò là cấp trên sẽ đặt ra nhiều dấu hỏi cho người nghe. Vì cách thức xưng hô và biểu hiện quan hệ này rất phi lý về mặt quan hệ xã hội, chỉ có lý trong những trường hợp rất đặc biệt nào đó. Kiểu như vị thủ trưởng muốn bộc lộ thái độ mỉa mai về một sự tình riêng tư nào đó trong quan hệ của hai người. Nếu vị thế xã hội giữa đôi bên tham gia đối thoại có tính chất tương đương hoặc có sự chênh lệch không đáng kể, cách thức biểu hiện lời nói cũng như xưng hô thường có xu hướng đơn giản, ngắn gọn và ít mang tính nghiêm trang. Ngược lại, khi vị thế xã hội giữa đôi bên có xu hướng chênh lệch nhau ở khoảng cách lớn, phong cách đối thoại thể hiện rất rõ sự chênh lệch này, và cách thức bác bỏ của người ở vị thế thấp, do đó, cũng tránh đi vào sự gay gắt, dứt khoát và ngắn gọn. Họ có xu hướng đưa sự lý giải, đưa nguyên do vào trong lời bác bỏ của mình. Ví dụ 47 Thái hậu biết mưu mình không xong, nhưng vẫn không đổi ý, bèn vời Hiến Thành đến, bảo rằng: - Ông đối với nước nhà, có thể gọi là trung đấy! Song, tuổi ông đã xế chiều mà thời ấu chúa thì việc làm của ông ai người biết đến? Chi bằng, lập vua đã trưởng thành thì người đó sẽ đem ơn đức mà ban cho. Ông giữ được phú quí lâu dài, há chẳng nên ư? Hiến Thành nói: - Bất nghĩ mà được phú và quý, đó không phải là điều người trung thần nghĩa sĩ vui làm. Huống chi, lời di chúc của Tiên Vương còn ở bên tai. Đối với công luận sẽ như thế nào? Thần không dám vâng lời. (46-tr.54) (2) Mức độ gắn bó. Trong những môi trường giao tiếp có tính chất nhỏ, hẹp và cá nhân, việc lựa chọn cách thức giao tiếp lại phụ thuộc vào đặc trưng về quan hệ giữa hai bên tham gia giao tiếp. Với những đối tượng đã quen biết nhau từ trước, ngôn ngữ thể hiện vai giao tiếp thường rất ngắn gọn, súc tích và ít mang tính trang trọng, chuẩn mực. Ví dụ 48 Cúc Hương nhấn bàn đạp cho xe vọt tới, bảo Xuyến: - Mày nhìn vô lưng tao coi! Thấy gì không? - Thấy! Lưng mày là lưng ong! Cúc Hương gầm gừ: - Tao không giỡn! Mày nhìn kĩ lại đi! - Nhìn kĩ rồi! - Thấy gì chưa? - Thấy - Thấy gì? - Lang ben từ trên xuống dưới! – Xuyến cười khúc khích Cúc Hương tỉnh bơ: - Mày nhìn lộn rồi! Đó là lưng con Thục! - Tao không thù oán gì với tụi mày à nghen! - Thục giãy nãy khiến chiếc xe chao qua chao lại. (3-tr.58-59) Ngược lại, nếu giữa đôi bên giao tiếp chưa từng có sự gặp gỡ, quen biết nhau trước đó, thì ngược lại, ngôn ngữ của họ mang tính chuẩn mực, lịch sự, có phần khách sáo và thường phản ánh rõ đặc trưng về vị thế. Thường trong quan hệ công cộng, công việc, cách thức biểu đạt vai giao tiếp nếu không nghiêng về phản ánh chức vụ, địa vị, thì cũng nghiêng về các từ ngữ có tính trung hòa, không biểu lộ các quan hệ, cảm xúc cá nhân. 2.1.2.4. Có sử dụng hay không sử dụng các hình thức tranh lời, cướp lời Thông thường, các cuộc hội thoại phải tuân thủ theo những quy tắc về lượt lời. Một khi quy tắc này bị vi phạm sẽ ảnh hưởng tới thể diện của những người tham gia đối thoại, đặc biệt là ảnh hưởng tới nhu cầu, mong muốn được trình bày ý kiến của người đang đưa ra ý kiến, luận điểm. Bản thân hành động tranh lời, cướp lời trong hành động ngôn từ nói chung, cũng ảnh hưởng tới tính lịch sự của giao tiếp. Đối với hành động bác bỏ, ảnh hưởng của việc tranh lời, cướp lời sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc hơn. Ví dụ 49 Anh Mấu mừng rỡ, gãi tai nói: - Dạ, bẩm sáu đồng ạ. Yên lặng, quan lớn xòe ba tờ giấy vào mặt anh Mấu và nhíu đôi lông mi lại, nói: - Chúng bay láo, chỉ quen buôn gian bán giảo. Con lợn của mày chỉ đáng ba đồng. Đây tao cho mày đủ tiền vốn lại cho thêm cả một hào lãi nữa, thế là đúng rồi. Nói đoạn, quan lớn gí tiền giấy vào tay anh Mấu, rồi cậy thêm một hào nữa, ở ngăn con, quẳng xuống thềm nhẵn bóng, rồi cùng bà lớn quay trở vào. Anh Mấu ngây người toan nói, nhưng cửa đã đóng ập lại. Đồng thời cậu lệ xua đuổi: - Thôi, đi về, đồ khỉ! (21-tr.302) Trong trường hợp này, vị quan lớn đã lợi dụng chức quyền và địa vị, đã tận dụng ưu thế của mình để tranh lời, cướp lời của một anh nông dân thấp cổ bé họng, không để cho anh ta được giãi bày những ý kiến bác bỏ của mình. Do đó, vị quan - người tham gia đối thoại, đã vi phạm những phương châm hội thoại, hòng tạo tình cảnh lấn át, đe dọa nghiêm trọng quyền lợi và thể diện của người nông dân. Nhìn chung, đại đa số đối tượng sử dụng hình thức tranh lời cướp lời đều là người có vai trò thống trị, lấn át so với đối tượng còn lại trong giao tiếp. Và họ thường có một “gót chân asin”, tức một điểm yếu trong yêu cầu, nhận định của họ, do đó, họ lợi dụng sức mạnh lấn át hòng nhằm cho người đối thoại không dám bác bỏ yêu cầu, nhận định của họ. Những tham thoại sử dụng hình thức tranh lời, cướp lời để thực thi hành động bác bỏ nhằm những mục đích như sau. (1) Che giấu điểm yếu hoặc các thông tin nhạy cảm. Như ví dụ đã phân tích ở trên, một khi tham thoại cảm thấy nhận định của đối tượng tiềm ẩn nguy cơ tấn công vào một điểm yếu của mình, người ta sẽ tranh thủ vai trò của vị thế thống trị, vốn có nhiều lợi thế về việc phát huy tính lịch sự hơn, để sử dụng tranh lời, cướp lời như một biện pháp bác bỏ tức thời. Ví dụ 50 - Bố suốt ngày uống rượu, chơi tổ tôm và… - Thôi đi, mày lo cơm nước chưa mà giờ này còn ở đó nhiều chuyện. (2) Bổ sung thông tin làm yếu hiệu quả của nhận định. Trong một số trường hợp, thay vì trực tiếp bác bỏ, người tham gia giao tiếp lại mượn hình thức của sự đồng tình, nhưng đưa thêm vào những dẫn chứng nghịch chiều với nhận định của người nói, làm gián đoạn quá trình bày tỏ nhận định của người nói và làm cho người nói mất khả năng đưa ra những thông tin tiếp theo. Ví dụ 51 - Tôi làm người đàn ông thực thụ trong gia đình rồi đó, phụ bố sửa chữa điện nước trong nhà, phụ mẹ…. - Ờ! Ông phụ bố ông sửa tivi nên nhà ông mới có tậu ngay được cái tivi mới phải không? (3) Thể hiện vị thế thống trị của người thực hiện hành động bác b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVNNH028.pdf
Tài liệu liên quan