Luận văn Điều tra và đánh giá hiệu quả của một số mô hình phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên

Tài liệu Luận văn Điều tra và đánh giá hiệu quả của một số mô hình phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ---------------------------- CHU THỊ HỒNG HUYỀN ĐIỀU TRA VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH PHỦ XANH ĐẤT TRỐNG ĐỒI NÚI TRỌC Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC Thái Nguyên - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ---------------------------- CHU THỊ HỒNG HUYỀN ĐIỀU TRA VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH PHỦ XANH ĐẤT TRỐNG ĐỒI NÚI TRỌC Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Sinh thái học Mã số: 60-42-60 LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Đồng Tấn Thái Nguyên - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Lời cảm ơn Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình về chuyên môn và phương pháp nghiên cứu từ TS. Lê Đồng Tấn. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâ...

pdf109 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Điều tra và đánh giá hiệu quả của một số mô hình phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ---------------------------- CHU THỊ HỒNG HUYỀN ĐIỀU TRA VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH PHỦ XANH ĐẤT TRỐNG ĐỒI NÚI TRỌC Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC Thái Nguyên - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ---------------------------- CHU THỊ HỒNG HUYỀN ĐIỀU TRA VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH PHỦ XANH ĐẤT TRỐNG ĐỒI NÚI TRỌC Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Sinh thái học Mã số: 60-42-60 LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Đồng Tấn Thái Nguyên - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Lời cảm ơn Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình về chuyên môn và phương pháp nghiên cứu từ TS. Lê Đồng Tấn. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới người thầy hướng dẫn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo khoa Sinh, khoa Sau Đại học trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Lời cảm ơn chân thành gửi tới các cán bộ thuộc ban quản lý dự án 661 huyện Đồng Hỷ đã tạo điều kiện về thời gian, giúp đỡ chuyên môn và thu thập số liệu để tôi có thể hoàn thành luận văn thạc sỹ này. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu khoa học. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình nghiên cứu hoàn thành tốt luận văn. Thái Nguyên, ngày 25 tháng 9 năm 2009 Tác giả Chu Thị Hồng Huyền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả Chu Thị Hồng Huyền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TTV Thảm thực vật ĐTĐNT Đất trốn đồi núi trọc VAC Vƣờn - Ao - Chuồng VACR Vƣờn - Ao - Chuồng - Rừng RNV Rừng - Nƣơng - Vƣờn OTC Ô tiêu chuẩn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên MỤC LỤC trang MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 3 1.1. Khái niệm và định nghĩa đất trống đồi trọc .................................................................................. 3 1.2. Chiều hƣớng nghiên cứu ................................................................................................................ 3 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc ............................................................................ 3 1.2.1.1. Nghiên cứu ngoài nƣớc .............................................................................................................. 3 1.2.1.2. Nghiên cứu trong nƣớc ............................................................................................................... 5 1.2.2. Xu hƣớng nghiên cứu phủ xanh đất trống đồi trọc .......................................................................... 7 1.2.3. Những nghiên cứu phủ xanh đất trống đồi trọc ở vùng nghiên cứu ............................................... 10 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 13 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................................................... 13 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................................................ 13 CHƢƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI ....................................................................... 16 3.1.Điều kiện tự nhiên ........................................................................................................................ 16 3.1.1. Vị trí địa lí ................................................................................................................................. 16 3.1.2. Địa hình ..................................................................................................................................... 16 3.1.3. Khí hậu, thủy văn ........................................................................................................................ 16 3.1.4. Thổ nhƣỡng ................................................................................................................................ 20 3.2. Kinh tế - xã hội ............................................................................................................................. 20 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 23 4.1. Hệ thực vật và thảm thực vật ...................................................................................................... 23 4.1.1. Hệ thực vật ................................................................................................................................. 23 4.1.2. Thảm thực vật ............................................................................................................................. 25 4.1.2.1. Rừng kín .................................................................................................................................. 25 4.1.2.2. Rừng thƣa ................................................................................................................................ 27 4.1.2.3. Thảm cây bụi ........................................................................................................................... 28 4.1.2.4. Thảm cỏ ................................................................................................................................... 28 4.2.Hiện trạng, tiềm năng và nguyên nhân hình thành ĐTĐT .......................................................... 29 4.2.1. Độ che phủ rừng và tỉ lệ đất trống đồi trọc ................................................................................... 29 4.2.2. Tình hình sử dụng đất trống đồi trọc ............................................................................................ 30 4.2.3. Hiện trạng và tiềm năng đất trống đồi trọc ................................................................................... 34 4.2.4. Nguyên nhân hình thành đất trống đồi trọc .................................................................................. 36 4.3. Hiệu quả của một số mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc ......................................................... 37 4.3.1. Tình hình giao đất, giao rừng thực hiện phủ xanh đất trống đồi trọc ............................................. 37 4.3.2.Quản lý và chăm sóc .................................................................................................................... 39 4.3.3. Hiệu quả kinh tế của một số mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc ................................................. 40 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4.3.3.1. Mức đầu tƣ và thu nhập ............................................................................................................ 40 4.3.3.2 Phân tích nguyên nhân kém hiệu quả của phủ xanh ĐTĐT ......................................................... 48 4.4. Đề xuất mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc .................................................................................. 51 4.4.1. Điều tra phân loại mô hình phủ xanh ĐTĐT ................................................................................ 51 4.4.2.Xây dựng mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc ............................................................................. 52 4.4.3. Đề xuất mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc ............................................................................... 53 4.5. Xây dựng quy trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc .................................................................. 55 4.5.1 Qui trình trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc ........................................................................... 57 4.5.2. Trồng rừng nhằm mục đích lấy sản phẩm gỗ là chủ yếu ............................................................... 54 4.5.3. Trồng rừng nhằm mục đích phòng hộ là chính, thu sản phẩm từ rừng là kết hợp ........................... 59 4.5.4. Quy trình trồng cây công nghiệp phủ xanh đất trống đồi trọc ........................ 62 4.6. Đề xuất giải pháp phủ xanh đất trống đồi trọc ........................................................................... 65 4.6.1. Giải pháp về kỹ thuật .................................................................................................................. 65 4.6.1.1. Khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên ......................................................................................... 65 4.6.1.2. Khoanh nuôi phục hồi thảm thực vật phòng hộ ......................................................................... 66 4.6.1.3 Trồng rừng sản xuất và rừng phòng hộ ...................................................................................... 66 4.6.1.4 Trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày .............................................................................. 66 4.6.1.5 Thực hiện nông lâm kết hợp ...................................................................................................... 67 4.6.2. Giải pháp về chính sách, tổ chức quản lý và thị trƣờng................................................................. 68 4.6.3. Giải pháp về vốn ......................................................................................................................... 69 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................................................... 71 Kết luận ............................................................................................................................................... 71 Đề nghị ................................................................................................................................................ 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................... 74 PHỤ LỤC ............................................................................................................................................ 78 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên DANH MỤC CÁC BẢNG TT Nội dung Trang Bảng 3.1 Nhiệt độ trung bình tại Thái Nguyên 17 Bảng 3.2 Số giờ nắng trung bình trong tháng 17 Bảng 3.3 Tổng lƣợng mƣa các tháng trong năm 19 Bảng 4.1 Độ che phủ rừng và tỉ lệ đất trống đồi trọc ở Đồng Hỷ 30 Bảng 4.2 Tình hình sử dụng đất đai tại huyện Đồng Hỷ 31 Bảng 4.3 Diện tích đất năm 2008 phân theo loại đất xã, thị trấn 33 Bảng 4.4 Tổng hợp diện tích thiết kế trồng rừng sản xuất năm 2008 38 Bảng 4.5 Số hộ gia đình đƣợc giao đất, giao rừng áp dụng phƣơng thức trồng rừng phòng hộ 40 Bảng 4.6 Mức đầu tƣ và thu nhập trên 1 ha rừng trồng (Keo tai tƣợng) theo mô hình sản xuất nông hộ tại xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 41 Bảng 4.7 Mức đầu tƣ, thu nhập và lãi suất trên 1ha rừng khoanh nuôi không tác động (12 năm) tại xã Văn Lăng - Đồng hỷ - Thái Nguyên 43 Bảng 4.8 Mức đầu tƣ và thu nhập trên 1ha vƣờn rừng tại xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (tính đến năm 2009) 47 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ VÀ ẢNH TT Nội dung Trang Biểu đồ 3.1 Biểu đồ biến thiên nhiệt độ các tháng từ năm 2005 đến 2008 18 Đồ thị 3.1 Đồ thị biến thiên số giờ nắng trong tháng 18 Biểu đồ 3.2 Biểu đồ biến thiên lƣợng mƣa các tháng từ năm 2005 - 2008 19 Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Đồng Hỷ 22 Ảnh 1 Xử lý thực bì chuẩn bị đất trồng rừng 95 Ảnh 2 Hình ảnh đồi trọc ở xã Văn Lăng, Đồng Hỷ 95 Ảnh 3 Mô hình VACR xóm Tam Va, xã Văn Lăng, Đồng Hỷ 96 Ảnh 4 Trồng rừng phòng hộ trên núi đá vôi ở xã Hòa Bình, huyện Đồng Hỷ 96 Ảnh 5 Mô hình khoanh nuôi phục hồi rừng có tác động ở xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ. 97 Ảnh 6 Rừng tự nhiên >3ha của nhà ông Hoàng Văn Lƣơng, Nông Văn Bình, bà Nguyễn Thị Xim, Lý Thị Thành thuộc xóm Hang Cô, xã Hóa Trung 97 Ảnh 7 & ảnh 8 Mô hình nông lâm kết hợp nhà chị Lý Thị Sen, xóm La Thông, xã Hóa Trung; Mô hình nông lâm kết hợp xóm Tam Va, xã Văn Lăng. 98 Ảnh 9. Mô hình trồng rừng sản xuất của nhà anh Nông Văn Đông Xóm La Thông, xã Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ. 99 Ảnh 10. Mô hình nông lâm kết hợp tại xóm Tam Va, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ. 100 Ảnh 11. Khoanh nuôi phục hồi rừng có tác động của nhà ông Nông Văn Sài và Luân Văn Tuấn, xóm Hang Cô, xã Hóa Trung 100 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên MỞ ĐẦU Rừng là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, hơn nữa còn có chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng; rừng tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển Oxy và các nguyên tố cơ bản khác trên trái đất; duy trì tính ổn định độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán; ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai; bảo tồn nguồn nƣớc mặt, nƣớc ngầm và làm giảm mức ô nhiễm không khí, nƣớc [44]. Rừng là một hệ sinh thái đa dạng và phong phú, là nơi lƣu giữ nguồn gen và cung cấp nhiều nguồn tài nguyên thiết yếu cho cuộc sống con ngƣời. Rừng là lá phổi xanh của Trái đất, nhƣng hiện nay rừng đã và vẫn đang bị chặt phá khai thác dẫn đến suy thoái nghiêm trọng. Nhiều loài gỗ quí có giá trị sử dụng cao ngày càng bị cạn kiệt. Để hạn chế và ngăn chặn tình trạng này, ngoài công tác xây dựng các khu bảo tồn để bảo vệ nguồn gen, thì phục hồi các hệ sinh thái rừng đã bị suy thoái là thực sự cần thiết. Cùng với quá trình thoái hoá của thảm thực vật là quá trình suy thoái của đất do xói mòn rửa trôi. Các nhà khoa học đều nhận định mất rừng dẫn đến trọc hoá đất đai là nguyên nhân chính gây ra các thảm hoạ nhƣ thiên tai, bão lụt và hạn hán. Vì vậy cùng với việc khai thác và sử dụng đất rừng hợp lý, thì khôi phục rừng để phủ xanh những vùng đất trống trọc là hết sức cần thiết. Xuất phát từ lý do trên chúng tôi tiến hành chọn đề tài: "Điều tra, đánh giá hiệu quả của một số mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên" Mục đích nghiên cứu - Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp, mô hình hợp lý để phủ xanh đất trống đồi trọc ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nội dung nghiên cứu 1. Nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi trọc ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. 2. Điều tra thống kê và phân loại các mô hình hiện có. 3. Đánh giá hiệu quả kinh tế - sinh thái của một số mô hình. 4. Đề xuất giải pháp phủ xanh đất trống đồi trọc. Ý nghĩa của đề tài + Về lý luận Góp phần nghiên cứu khả năng phục hồi của thảm thực vật trên đất trống đồi núi trọc thông qua các hoạt động xây dựng của con ngƣời tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp và xây dựng mô hình phủ xanh. + Về thực tiễn Thảm thực vật trên vùng đồi núi huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn, đảm bảo nguồn nƣớc sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân trên một phạm vi khá rộng của huyện Đồng Hỷ. Toàn bộ khu vực này vốn đƣợc che phủ bởi kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới rất đa dạng và phong phú, là lá chắn bảo vệ nguồn nƣớc hiện có cũng nhƣ các hệ sinh thái quan trọng khác. Nhƣng cho đến nay chúng đã bị phá hủy nghiêm trọng, thay thế vào đó là các thảm thực vật thứ sinh nghèo kiệt, hoặc rừng trồng thuần loại đơn giản về thành phần cấu trúc. Những sự suy giảm này làm cho thảm thực vật đã không đáp ứng đƣợc vai trò phòng hộ và bảo vệ cảnh quan. Vì vậy, ý nghĩa thực tiễn của đề tài là: lựa chọn các giải pháp kỹ thuật thích hợp nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng khoanh nuôi phục hồi rừng, trồng rừng sản xuất hay bằng giải pháp nông lâm kết hợp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái niệm và định nghĩa đất trống đồi trọc Trần Đình Lý (2003) đƣa ra định nghĩa "Đất trống đồi núi trọc là những vùng đất chƣa có thảm thực vật cây gỗ là chủ yếu hoặc đã có nhƣng đã bị tàn phá mà trên đó chỉ còn là những trảng cỏ, trảng cây bụi hoặc các loại cây ăn quả, cây công nghiệp hay đồng cỏ chăn nuôi bị thoái hóa, năng suất thấp, không ổn định". Đây là định nghĩa đầu tiên về đất trống đồi trọc ở nƣớc ta [27] . Tác giả cũng đã căn cứ vào thành phần thực vật, cấu trúc phẫu diện và độ phì của đất, phân chia đất trống đồi trọc ở nƣớc ta thành 3 nhóm nhƣ sau: - Nhóm I: Gồm những diện tích do rừng bị khai thác kiệt, hoặc do bị đốt, chặt phá rừng để trồng cây nông nghiệp sau 2-3 vụ (đôi khi hơn) rồi bỏ hóa. - Nhóm II: Là các loại đất trống đồi trọc đƣợc hình thành do rừng bị chặt, đốt để lấy đất trồng cây nông nghiệp ngắn ngày lặp đi lặp lại nhiều lần nhƣng không có biện pháp bảo vệ và giữ gìn độ phì của đất, làm cho đất bị xói mòn rửa trôi thoái hóa mạnh. - Nhóm III: Gồm các bãi cát ven biển và nội đồng, các loại núi trọc trơ sỏi đá mà lớp đất mặt còn rất mỏng hoặc đất phát sinh chƣa hoàn chỉnh. 1.2. Chiều hƣớng nghiên cứu 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc 1.2.1.1. Nghiên cứu ở ngoài nước Trung tâm nghiên cứu Quốc tế về nông lâm nghiệp (ICRAF) trong báo cáo hàng năm cho biết trong giai đoạn 1996-1998 đã nghiên cứu phủ xanh đất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên trống đồi trọc bằng nhiều giải pháp khác nhau. Có thể nêu một số mô hình đã thực hiện nhƣ sau: Tại châu Phi: gồm các nƣớc Zambia, Tanzania, Zambabuwe. Các mô hình đã thực hiện: - Mô hình thảm cỏ luân phiên (Rotation woodlost) nhằm phủ xanh đất trong thời kỳ bỏ hoá. Trong mô hình này, ngƣời ta đã dùng cây Điển (Sesbaina sesban), một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae) trồng để phủ xanh đất trong thời kỳ bỏ hoang. Sau 2-3 năm có thể khai thác làm củi. Phần còn lại đốt hoặc để mục để tăng thêm chất mùn và chất dinh dƣỡng cho đất. - Mô hình trồng cây gỗ + cây ăn quả đa tầng (Multitistrata). Trong mô hình này, các loài cây trồng chủ yếu là cây bản địa sẽ tạo ra một hệ thống trồng trọt bền vững có nhiều sản phẩm và tăng thu nhập. - Mô hình chăn nuôi lâm sinh (Silvopastoral) bằng việc tạo ra thảm cỏ chăn nuôi dƣới tán rừng thứ sinh. Tại châu Mỹ La Tinh: gồm các nƣớc Brazil, Peru, Mexico. Các mô hình đã xây dựng đều nhằm mục đích bảo đảm an toàn lƣơng thực và phủ xanh đất trống trọc. Những mô hình đã thực hiện gồm: - Mô hình trồng trọt cải tạo vƣờn nhà (Homgarden) Mô hình nông lâm kết hợp đa tầng, nhiều sản phẩm (Multistrata), trồng cây ăn quả với cây lấy gỗ theo mô hình đa loài nhiều tầng. Năm 1968, F.A. Bazzaz nghiên cứu quá trình diễn thế phục hồi thảm thực vật trên đất sau trồng trọt bị bỏ hoang ở vùng núi cao Shawnee, Illions (Mỹ) [45]. Tại châu Á: gồm các nƣớc Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Các mô hình đã thực hiện là: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Nghiên cứu sử dụng tri thức bản địa trong canh tác phủ xanh để bảo vệ đất và tăng thu nhập cho hệ nƣơng rẫy. - Mô hình nông lâm kết hợp để cải tạo thảm Cỏ tranh (Imperata cylindrica). - Mô hình trồng cây trên đỉnh đồi để chống xói mòn. - Mô hình trồng cây họ đậu trong việc phủ xanh cải tạo đất. - Mô hình sử dụng độ tàn che của cây họ đậu để kiểm soát cỏ dại. Những nghiên cứu khác cũng đã đƣợc thực hiện: phƣơng pháp xây dựng mô hình nông lâm kết hợp (CH.Trachummok, 1982; L. Roche, 1982), đào tạo và huấn luyện kỹ năng xây dựng mô hình nông lâm kết hợp để phủ xanh đất trống đồi trọc (R.F. Fisher, 1991). Năm 1992, T.Tiunei và cộng sự nghiên cứu về phục hồi thảm thực vật thứ sinh trên đất sau nƣơng rẫy ở Mengla - XiSuang banna (Trung Quốc) đã cho thấy, sau 10 năm rừng phục hồi có 3 tầng: tầng cây gỗ ƣu thế, tầng cây bụi, dƣới cùng là tầng cỏ và dây leo [47]. 1.2.1.2. Nghiên cứu ở trong nước Công cuộc phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở nƣớc ta đã đƣợc thực hiện từ những năm 1960. Đến năm 1980 thực sự trở thành vấn đề cấp bách. Điều đó đƣợc thể hiện qua nhiều chƣơng trình dự án đã và đang thực hiện: - Dự án PAM - phủ xanh đất trống đồi núi trọc. - Chƣơng trình 327 - trồng rừng phòng hộ. - Dự án trồng rừng trên đất cát biển Nam Trung Bộ Việt Nam (PACSA). - Dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn JBIC tại 5 tỉnh miền Trung. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Chƣơng trình trồng mới 5 triệu ha rừng do Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá X ngày 29/7/1997. - Chƣơng trình nghiên cứu cấp Nhà nƣớc "Phủ xanh đất trống đồi núi trọc" mã số 04A (1986-1990) do Bộ Lâm nghiệp chủ trì. - Chƣơng trình nghiên cứu cấp Nhà nƣớc "Khôi phục rừng và phát triển lâm nghiệp" mã số KN03 (1990-1995), Bộ Lâm nghiệp chủ trì. Theo hƣớng nghiên cứu này, Trung tâm Khoa học Tự nhiên nay là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng đã đầu tƣ một số đề tài nghiên cứu nhƣ: - Nghiên cứu xây dựng mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc miền núi Nghệ An (1993-1997), GS. TSKH Trần Đình Lý làm chủ nhiệm [20]. - Nghiên cứu cơ sở khoa học và xây dựng mô hình phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở Bắc Trung Bộ (1997-1999), GS. TSKH Trần Đình Lý làm chủ nhiệm [21]. - Nghiên cứu cơ sở khoa học và xây dựng mô hình cải tạo, sử dụng hợp lý hệ sinh thái vùng cát huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị (1999-2000), GS. TSKH Trần Đình Lý làm chủ nhiệm. - Nghiên cứu các giải pháp trồng rừng ở vùng núi đá vôi các tỉnh biên giới bằng các loài cây gỗ quí bản địa (1998-2002), GS. TSKH Nguyễn Tiến Bân làm chủ nhiệm. - Nghiên cứu cơ sở khoa học và xây dựng mô hình cải tạo hệ sinh thái vùng cát ven biển Gio Linh, Quảng Trị (2001-2003), GS. TSKH Trần Đình Lý làm chủ nhiệm [23]. Ngoài các chƣơng trình trên, còn có nhiều đề tài cấp cơ sở thuộc các viện nghiên cứu chuyên ngành nhƣ: Viện Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nam, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã và đang đƣợc thực hiện. 1.2.2. Xu hƣớng nghiên cứu phủ xanh đất trống đồi trọc Do quá trình quản lý chƣa bền vững, độ che phủ của rừng Việt Nam đã giảm sút đến mức báo động. Chất lƣợng của rừng tự nhiên còn lại đã bị hạ thấp quá mức. Năm 1943, với diện tích 15 triệu ha, rừng có độ che phủ 43% diện tích đất tự nhiên, nhƣng ba mƣơi năm chiến tranh với nhiều nguyên nhân khác nhau, đã làm cho diện tích của rừng thu hẹp khá nhanh, đến năm 1993 chỉ còn lại 9,5 triệu ha, che phủ 28% diện tích đất tự nhiên [44]. Trong những năm gần đây, do có chủ trƣơng trồng rừng và bảo vệ rừng nên diện tích rừng có chiều hƣớng tăng lên, đến cuối năm 1999 độ che phủ rừng đạt 33,2%. Theo thống kê năm 2003, diện tích rừng đến cuối năm 2002 đã đạt 35,5% diện tích tự nhiên [44]. * Giải pháp phủ xanh đất trống đồi núi trọc Trƣớc đây quan niệm phủ xanh là trồng rừng trên đất trống đã bị mất hoặc chƣa có rừng. Nhƣng đến đầu những năm 1980, cùng với trồng rừng, các biện pháp khác nhƣ nông lâm kết hợp, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp đều đƣợc coi là phủ xanh đất trống đồi trọc. Trần Đình Lý (1995), đã đƣa ra 6 giải pháp phủ xanh đất trống đồi núi trọc: 1. Khoanh nuôi phục hồi rừng; 2. Khoanh nuôi phục hồi các thảm thực vật (TTV) phòng hộ; 3. Trồng rừng; 4. Trồng các loại cây ăn quả; 5. Trông cây lƣơng thực; 6. Thực hiện giải pháp nông lâm kết hợp [22]. Nhƣ vậy, phủ xanh đất trống đồi trọc không chỉ có trồng rừng, mà nó còn có giải pháp khác đó là thực hiện canh tác theo mô hình nông lâm kết hợp, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, xây dựng vƣờn rừng, đồng cỏ chăn nuôi... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên * Phủ xanh đất trống đồi trọc bằng trồng rừng Đối với việc trồng rừng (rừng sản xuất, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) bằng các loài cây nhập nội, các nghiên cứu thƣờng tập trung vào việc tuyển chọn và khảo nghiệm giống, nghiên cứu điều kiện lập địa, phƣơng thức trồng, sinh trƣởng phát triển của các loài, cấu trúc rừng phục vụ cho công tác chăm sóc tu bổ [28]. Đối với việc trồng rừng nhằm mục đích phòng hộ và bảo vệ môi trƣờng, các tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu phục hồi các hệ sinh thái rừng nhiệt đới theo hƣớng đa loài nhiều tầng bằng các loài cây bản địa. Trần Ngũ Phƣơng (2000) đã mô tả qui luật cấu trúc và quá trình phục hồi của các kiểu rừng nhiệt đới ở Việt Nam và đƣa ra giải pháp tái sinh nhân tạo bằng trồng rừng hỗn loài nhiều tầng kết hợp cây lấy gỗ, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản và các sản phẩm phi gỗ khác. Theo mô hình này thì tầng trên (tầng cây gỗ) là các loài cây gỗ bản địa có giá trị thƣơng mại cao. Tầng dƣới (tầng ƣu thế sinh thái) là các loài cho quả, cây đặc sản. Tầng dƣới tán là các loài cây thuốc, cây làm thức ăn gia súc và cây lƣơng thực. *Phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng khoanh nuôi phục hồi rừng Cho tới nay, khoanh nuôi phục hồi rừng đang là một giải pháp tích cực để tăng nhanh độ che phủ rừng của nƣớc ta. Vấn đề này đã đƣợc nhà nƣớc đặc biệt quan tâm, thể hiện qua việc ban hành 2 qui phạm nhằm lợi dụng năng lực tái sinh tự nhiên cho phục hồi rừng: Qui phạm các giải pháp lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất và rừng đặc dụng (QPN 14 - 92) và Qui phạm phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh (QPN 21 - 98). Lê Ngọc Công (2003), nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng khoanh nuôi trên một số TTV ở Thái Nguyên và vùng phụ cận, đã phân thực Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên vật thành các nhóm dạng sống nhƣ sau: 1. Cây gỗ; 2. Cây bụi; 3. Cây cỏ; 4. Dây leo, cho từng trạng thái nghiên cứu [13]. Lê Đồng Tấn và cộng sự đã nghiên cứu xây dựng mô hình khoanh nuôi tại một số địa phƣơng: Kon Hà Nừng (giai đoạn 1990 - 1995), Con Cuông - Nghệ An (giai đoạn 1992 - 1996), Sơn La (giai đoạn 1990 - 2000), Lai Châu (2000 - 2002), và gần đây là tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh (giai đoạn 2001 2005) cho thấy khả năng phục hồi tự nhiên của thảm thực vật không cao. Trên đất tốt sao 8-9 năm nếu không bị lửa rừng, chặt phá hay chăn thả thì từ thảm cỏ có thể phục hồi thành rừng non đáp ứng đƣợc yêu cầu phòng hộ. Còn về phƣơng diện kinh doanh thì không đáp ứng đƣợc do tỷ lệ các loài cây có giá trị kinh tế không nhiều. Trên đất xấu quá trình lâu hơn, có thể mất 14 - 16 năm (ở Sơn La, Mê Linh - Vĩnh Phúc) mới có thể thành rừng. Tuy nhiên nếu có biện pháp lâm sinh thích hợp (phát luỗng, vệ sinh, trồng dặm) thì quá trình sẽ nhanh hợn. Đinh Hữu Khánh (2005) đã nghiên cứu khoanh nuôi thảm cỏ (trạng thái IC) cho thấy sau 2-5 năm áp dụng giải pháp khoanh nuôi đã tăng độ che phủ của thảm thực vật cây bụi. Tổ thành thực vật cũng thay đổi theo chiều hƣớng cây gỗ chiếm ƣu thế, sinh trƣởng của cây tái sinh cũng tăng lên đáng kể. *Phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng các giải pháp nông lâm kết hợp Từ những năm 1980, đã có nhiều công trình nghiên cứu về xây dựng mô hình nông lâm kết hợp để phủ xanh đất trống đồi núi trọc [28]. Nguyễn Xuân Đợt (1984) sử dụng đất trống đồi núi trọc theo phƣơng thức nông lâm kết hợp nhằm phát huy hiệu quả tiềm năng lao động và tài nguyên rừng phục vụ các nhiệm vụ kinh tế xã hội bảo vệ môi trƣờng. Lâm Công định (1982, 1984) đã có một số công bố trong đó trình bày cơ sở khoa học và cơ cấu sản xuất nông lâm kết hợp, giới thiệu một số mô hình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên nông lâm kết hợp có thể thực hiện ở các tỉnh miền núi để phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Theo hƣớng xây dựng mô hình kinh tế môi trƣờng, Nguyễn Hải Tuấn và cộng sự (1993) đã nghiên cứu xây dựng mô hình kinh tế môi trƣờng bền vững ở vùng thƣợng nguồn sông Trà Khúc. Lê Trần Chấn (1994) xây dựng mô hình nông lâm kết hợp 3 tầng: tầng vƣợt tán là cây công nghiệp, tầng ƣu thế sinh thái là Cam bù và tầng dƣới tán là cây ƣa bóng đa tác dụng [28]. Phan Anh (2004) đã xây dựng mô hình Vƣờn - Ao - Chuồng (VAC), mô hình Vƣờn - Ao - Chuồng - Rừng (VACR) nhằm nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi trọc ở Bản dân tộc Vân Kiều - Phú Lộc - Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở kết qủa đạt đƣợc tác giả đã đề xuất giải pháp phát triển vƣờn cây lâu năm theo hƣớng vƣờn đồi, vƣờn rừng, phát triển lâm nghiệp theo hƣớng nông nghiệp để làm vƣờn đồi vƣờn rừng. 1.2.3. Những nghiên cứu phủ xanh đất trống đồi trọc ở vùng nghiên cứu Tại Thái Nguyên, công tác phủ xanh đất trống đồi trọc chủ yếu đƣợc thực hiện qua các chƣơng trình do Nhà nƣớc đầu tƣ: Dự án trồng rừng PAM, Dự án trồng rừng 327, Chƣơng trình trồng mới 5 triệu ha rừng... Ngoài ra còn có các dự án do địa phƣơng thực hiện nhƣ: Dự án rừng đặc dụng Thần Sa - Phƣợng Hoàng, Dự án ATK Định Hoá, Dự án đầu tƣ trồng 5000 ha rừng nguyên liệu cho nhà máy Ván dăm thuộc tỉnh Thái Nguyên. Những nghiên cứu về phủ xanh đất trống đồi trọc còn rất hạn chế. Có thể nêu lên một số công trình đã thực hiện nhƣ sau: Đặng Kim Vui (2002) - Nghiên cứu đặc điểm về cấu trúc rừng thứ sinh phục hồi sau nƣơng rẫy ở huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên, cho thấy 1-2 tuổi có 76 loài thuộc 36 họ, 3-5 tuổi có 65 loài thuộc 34 họ, 5-10 tuổi có 56 loài thuộc 36 họ, 11-15 tuổi có 57 loài thuộc 31 họ. Kết quả cho thấy khả năng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên phục hồi tự nhiên của thảm thực vật trong khu vực là không lớn, vì vậy cần có giải pháp chăm sóc tu bổ [39]. Lê Ngọc Công (2003) - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng và khả năng phục hồi tự nhiên của các quần xã thực vật tái sinh trên đất sau nƣơng rẫy tại Thái Nguyên. Theo tác giả khả năng phục hồi tự nhiên của thảm thực vật trên đất sau nƣơng rẫy phụ thuộc rất nhiều vào mức độ thoái hoá đất, nguồn giống và điều kiện lập địa [13]. Lê Đồng Tấn (2007) – Đã có công trình nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mô hình phủ xanh đất trống trọc tại Thái Nguyên - Bắc Kạn. Theo tác giả mô hình phủ xanh bằng khoanh nuôi phục hồi rừng đã mang lại hiệu quả sinh thái cao đó là tạo ra đƣợc thảm thực vật đa dạng có khả năng bảo vệ đất, bảo vệ mô trƣờng, nhƣng về hiệu quả kinh tế thì không cao. Trong khi mô hình vƣờn rừng và mô hình trồng rừng sản xuất đã mang lại lợi nhuận cao, góp phần đáng kể trong việc cải thiện đời sống cho ngƣời dân địa phƣơng. Cũng tác giả và cộng sự, trong hai năm (2006-2007), đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất các giải pháp và qui trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc tại Thái Nguyên - Bắc Kạn”. Kết quả nghiên cứu là những dẫn liệu quan trọng trong việc đánh giá hiện trạng và tiềm năng đất trống trọc, hiệu quả kinh tế của một số mô hình phủ xanh đất trống trọc làm cơ sở cho việc xây dựng qui trình phủ xanh đất trống trọc tại hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Tuy nhiên theo tác giả, kết quả đạt đƣợc mới là bƣớc đầu và cần tiếp tục đƣợc nghiên cứu bổ sung. Đối với Thái Nguyên, các nghiên cứu chủ yếu thực hiện tại các huyện Đại Từ, Phú Lƣơng và Định Hoá. Những vùng khác, trong đó có huyện Đồng Hỷ - một địa phƣơng có tỷ lệ đất trống đồi núi trọc khá cao so với các địa phƣơng khác trong tỉnh còn chƣa đƣợc nghiên cứu [28]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Phạm Ngọc Thƣờng (2003), khi nghiên cứu đặc điểm quá trình tái sinh tự nhiên sau nƣơng rẫy cho rằng: mỗi khoảng thời gian phục hồi, TTV tái sinh có đặc trƣng về tổ thành loài cây, mật độ, độ che phủ và chất lƣợng cây tái sinh khác nhau... Chỉ tiêu để đánh giá chất lƣợng cây tái sinh thể hiện trên 3 phƣơng diện: Về kỹ thuật, kinh tế và về sinh vật học [34]. Tại Đồng Hỷ, công tác phủ xanh đất trống đồi trọc chủ yếu đƣợc thực hiện qua các chƣơng trình do Nhà nƣớc đầu tƣ: Dự án trồng rừng PAM, Dự án trồng rừng 327, Chƣơng trình trồng mới 5 triệu ha rừng thông qua dự án 661... Ngoài các dự án do nhà nƣớc đầu tƣ, huyện Đồng Hỷ còn có dự án trồng 5.000 ha rừng nguyên liệu cho nhà máy Ván dăm tỉnh Thái Nguyên. Việc thực hiện các chƣơng trình khuyến nông, khuyến lâm và phát triển trang trại trong những năm 1990 trở lại đây đã góp phần phủ xanh, làm giảm diện tích đất trống trọc tại các địa phƣơng trong huyện. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Điều tra, đánh giá hiện trạng đất trống đồi trọc và mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Những điều tra khảo sát để đánh giá hiện trạng đất trống đồi trọc, chúng tôi đã thực hiện các tuyến điều tra nhƣ sau: gồm 4 tuyến. - Tuyến 1: Thị trấn Chùa Hang - xã Hóa Trung - Tuyến 2: Thị trấn Chùa Hang - xã Khe Mo - Tuyến 3: Thị trấn Chùa Hang - xã Tân Long - Tuyến 4: Thị trấn Chùa Hang - xã Văn Lăng * Thu thập số liệu ngoài thực địa đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp điều tra tuyến và ô tiêu chuẩn. - Tuyến điều tra: Đƣợc xác đinh theo hai hƣớng song song và vuông góc với đƣờng đồng mức. Cự ly giữa hai tuyến là 50 - 100m tùy theo địa hình cho phép. Để thu thập số liệu thảm thực vật chúng tôi áp dụng ô tiêu chuẩn (OTC) 400m 2 (20x20m) cho tất cả các trạng thái. Để thu thập số liệu về cây tái sinh trong OTC thiết lập hệ thống ô dạng bản có kích thƣớc 4m2 (2x2m). - Thu thập số liệu (chiều cao, đƣờng kính cây, độ tàn che, năng suất cây trồng, sinh trƣởng phát triển cây trồng) trên ô tiêu chuẩn và tuyến điều tra đƣợc thực hiện theo các phƣơng pháp điều tra lâm học đang đƣợc áp dụng hiện nay. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Tổng số đã điều tra 50 ô tiêu chuẩn, trong đó 20 ô 400m2 (thảm cỏ cây bụi), 10 ô 1600m2 (rừng thứ sinh mới phục hồi), 10 ô 2000m2 (rừng thứ sinh trƣởng thành), 10 ô 2000m2 - rừng già (rừng nguyên sinh - rừng bị khai thác kiệt). * Phân loại đất trống đồi trọc theo các phƣơng pháp của Trần Đình Lý (2003). * Đánh giá hiệu quả quả kinh tế của các mô hình bằng việc sử dụng các phần mềm thông dụng trên máy tính với các chỉ tiêu và phƣơng pháp tính toán nhƣ sau: - Năng suất kinh tế của các loại cây trồng trong mô hình - Tổng thu nhập của mô hình - Hao phí vật chất (đầu tƣ) của mô hình - Thu nhập của mô hình = tổng thu nhập - hao phí vật chất - Lãi thuần của mô hình = tổng thu nhập - (hao phí vật chất + hao phí lao động) - Tỷ suất lợi nhuận của mô hình = lãi thuần/(hao phí vật chất + hao phí lao động) Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế tập trung vào các mô hình sau: - Mô hình trồng rừng sản suất - Mô hình khoanh nuôi phục hồi rừng gồm có khoanh nuôi có tác động và khoanh nuôi không tác động. - Mô hình vƣờn rừng Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình đƣợc thực hiện trên qui mô hộ gia đình. Vì thực tế tại địa phƣơng, sau chủ trƣơng giao đất giao rừng thì Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên mọi công việc sản xuất nông lâm nghiệp đều do hộ gia đình quyết định trên cơ sở những qui định chung của Nhà nƣớc. Hợp tác xã hay hệ thống các ban ngành tại địa phƣơng chỉ hỗ trợ về kỹ thuật, tƣ vấn và điều hành theo chủ trƣơng chung của Nhà nƣớc. * Áp dụng phƣơng pháp điều tra đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia (PRA) thông qua việc phỏng vấn trực tiếp ngƣời dân để thu thập số liệu đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình, xác định các nguyên nhân hình thành đất trống đồi núi trọc, đánh giá nguyên nhân kém hiệu quả của công tác phủ xanh đất trống đồi núi trọc. * Đề xuất giải pháp phủ xanh đất trống đồi trọc: Thực hiện theo mục đích sử dụng đất trên cơ sở phân tích tính hiệu quả của các mô hình tại địa phƣơng, kết hợp tham khảo những mô hình điển hình tiên tiến có khả năng nhân rộng ở các địa phƣơng khác trong vùng trung du miền núi và dựa vào đặc điểm kinh tế - xã hội tại địa phƣơng, nhu cầu và tiềm năng kinh tế của ngƣời dân. * Đề xuất loài cây trồng Ƣu tiên chọn loài cây bản địa, những loài cây trồng (kế cả cây nhập nội) đã trồng mà phát triển tốt và có hiệu quả cao, đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân và xã hội, đảm bảo mục tiêu phủ xanh đất trống đồi trọc, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của ngƣời dân. Tuyển chọn loài cây từ các vùng sinh thái khác, cây nhập nội thích nghi với điều kiện sinh thái trong vùng và đáp ứng đƣợc các tiêu chí trên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Chƣơng 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI 3.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Vị trí địa lý Đồng Hỷ là huyện miền núi phía nằm về đông bắc tỉnh Thái Nguyên. Tổng diện tích tự nhiên 45.774,98 ha, phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây giáp huyện Phú Lƣơng, phía Nam giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phú Bình, phía Bắc giáp huyện Võ Nhai. 3.1.2. Địa hình Đồng Hỷ có địa hình đặc trƣng là đồi núi cao và trung bình xen kẽ với ruộng thấp, chủ yếu là núi đá vôi và đồi dạng bát úp, độ cao tuyệt đối so với mặt nƣớc biển cao nhất là núi Bắc Lâu thuộc xóm Tân Sơn, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ có độ cao 638m. Ngoài ra còn có núi Đồi Gianh thuộc xóm Khe Cạn, xã Văn Lăng có độ cao là 515m, nói chung độ cao trung bình so với mặt nƣớc biển từ 50 m - 430m, độ cao tƣơng đối trung bình từ 10m - 190m. Độ dốc từ 10 - 23o. 3.1.3. Khí hậu, thuỷ văn Theo số liệu của Tổng cục Khí tƣợng Thuỷ văn, lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 1.500 - 2.500 mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhiệt độ trung bình chênh lệch giữa tháng nóng nhất (28,90C- tháng 6) với tháng lạnh nhất 15,20C- tháng 1) là 13,70C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300-1.750 giờ và phân phối tƣơng đối đều cho các tháng trong năm. Tổng tích nhiệt độ vƣợt 7.5000C, thời kỳ lạnh (nhiệt độ trung bình tháng dƣới 180C) chỉ trong 3 tháng. Độ ẩm trung bình 84 - 86%, thấp nhất vào mùa khô 78%, cao nhất vào mùa mƣa 89%. Mặt khác do sự chi phối của địa hình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên thấp dần từ Bắc xuống Nam nên trong mùa đông khí hậu của Thái Nguyên đƣợc chia thành 3 tiểu vùng rõ rệt:  Vùng lạnh nhiều nằm ở phía Bắc huyện Võ Nhai.  Vùng lạnh vừa gồm huyện Định Hoá, Phú Lƣơng, Nam Võ Nhai, Bắc Đồng Hỷ.  Vùng ấm gồm các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Bình, Thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên. Nhìn chung nhiệt độ bình quân năm không có sự khác biệt nhiều giữa các khu vực trong tỉnh. Nhiệt độ trung bình năm ở phía Bắc và Nam tỉnh chỉ chênh lệch nhau khoảng 0,5 - 1,00C. Nhƣng nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối trong mùa đông chênh nhau khá nhiều (ở Định Hóa là 0,40C còn ở Thái Nguyên là 3 0C). Biên độ nhiệt ngày khá cao, từ 7,0 - 7,30C. Tổng tích ôn trong năm đạt khoảng 8.000 - 8.5000C. Nhiệt độ trung bình năm đạt 23 - 240C, số giờ nắng trong năm khoảng 1.300 giờ. Bảng 3.1. Nhiệt độ trung bình tại Thái Nguyên NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRUNG BÌNH THÁNG (0C) N/Th Th1 Th 2 Th3 Th4 Th5 Th6 Th7 Th8 Th9 Th10 Th11 Th12 TB 2005 15,7 17,6 18,8 24 28,6 29,3 28,9 28,3 28,3 25,7 21,9 16,6 23,6 2006 17,7 18 20 25,1 26,5 29 29,1 27,4 27,4 26,7 23,7 17,3 24 2007 16,2 21,6 20,7 22,9 26,7 29,4 29,6 28,5 26,8 25,4 20,3 29,5 24 2008 14,4 13,5 20,8 24 26,7 28,1 28,4 28,2 27,7 26,1 20,5 17,3 23 Nguồn: Trạm khí tƣợng Thái Nguyên Bảng 3.2: Số giờ nắng trung bình trong tháng tại Thái Nguyên TỔNG SỐ GiỜ NẮNG TRONG THÁNG N/Th Th1 Th2 Th3 Th4 Th5 Th6 Th7 Th8 Th9 Th10 Th11 Th12 TB TỔNG 2005 26 17 28 63 179 127 195 153 194 143 98 71 108 1294 2006 45 21 23 86 154 160 168 110 184 122 122 89 106 1274 2007 55 54 23 70 161 191 205 153 133 115 190 34 115 1374 2008 55 27 71 54 128 110 156 148 153 108 158 101 106 1269 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Biểu đồ 3.1: Biểu đồ biến thiên nhiệt độ các tháng từ năm 2005 đến 2008 Đồ thị 3.1: Đồ thị biến thiên số giờ nắng trong các tháng từ năm 2005 đến 2008 * Về chế độ mưa: Đồng Hỷ có con sông chính chảy qua là sông Cầu với chiều dài 110km, lƣu vực 3480km2. Ngoài ra còn có nhiều suối nhỏ khác, lòng suối hẹp, chế độ thuỷ văn thất thƣờng, mùa mƣa thƣờng gây lũ lụt, mùa khô mực nƣớc nông cạn, khả năng vận chuyển bằng đƣờng thuỷ kém. Với lƣợng mƣa khá lớn, trung bình 1.500-2.500 mm, tổng lƣợng nƣớc mƣa tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên dự tính lên tới 6,4 tỷ m3/năm. Tuy nhiên, Biến thiên giờ nắng trong tháng 0 50 100 150 200 250 Th1 Th2 Th3 Th4 Th5 Th6 Th7 Th8 Th9 Th10 Th11 Th12 TB tháng o C 2005 2006 2007 2008 Biến thiên nhiệt độ trong tháng 0 10 20 30 40 Th1 Th 2 Th3 Th4 Th5 Th6 Th7 Th8 Th9 Th10 Th11 Th12 TB tháng t o 2005 2006 2007 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên lƣợng mƣa phân bố không đều theo thời gian và không gian. Theo không gian, do sự chi phối của địa hình nên lƣợng mƣa có sự khác nhau giữa các khu vực, lƣợng mƣa tập trung nhiều ở thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ, trong khi đó tại huyện Võ Nhai, Phú Lƣơng lƣợng mƣa tập trung ít hơn. Theo thời gian, lƣợng mƣa tập trung khoảng 87% vào mùa mƣa (từ tháng 5 đến tháng 10) trong đó riêng lƣợng mƣa tháng 8 chiếm đến gần 30% tổng lƣợng mƣa cả năm và vì vậy thƣờng gây ra những trận lũ lụt lớn. Vào mùa khô, đặc biệt là tháng 12, tháng 1, lƣợng mƣa trong tháng chỉ bằng 0,5% lƣợng mƣa cả năm. Bảng 3.3. Tổng lượng mưa các tháng trong năm TỔNG LƢỢNG MƢA THÁNG N/Th Th1 Th 2 Th3 Th4 Th5 Th6 Th7 Th8 Th9 Th10 Th11 Th12 TB TỔNG 2005 18.7 39.6 58.6 40.5 181.2 224.5 328.2 410.9 292.3 9 93 47.9 145.4 1744.4 2006 2.3 24.4 41 19.6 391.3 233.5 262.7 328.5 215.9 83.1 87.3 6.3 141.3 1695.9 2007 2.1 39.1 85.7 135.4 160.2 238.1 317.2 120.8 273.3 45.7 9.9 23.8 120.9 1451.3 2008 12.3 18.4 24.6 129.7 120.8 238.8 523.3 395.7 207.1 154.1 200.1 5.3 169.2 2030.2 Nguồn: Trạm khí tƣợng Thái Nguyên Biểu đồ 3.2: Biểu đồ biến thiên lượng mưa các tháng từ năm 2005 - 2008 * Tốc độ gió và hướng gió Trên địa bàn Thái Nguyên, trong năm có 2 mùa chính, mùa Đông gió có hƣớng Bắc và Đông Bắc, mùa Hè gió có hƣớng Nam và Đông Nam. Tốc độ Biến thiên lƣợng mƣa trong năm 0 100 200 300 400 500 600 Th1 Th 2 Th3 Th4 Th5 Th6 Th7 Th8 Th9 Th10 Th11 Th12 TB Tháng mm 2005 2006 2007 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên gió trung bình trong các tháng khoảng từ 1,2 đến 1,6m/s. Tốc độ gió lớn nhất dao động trong khoảng từ 10 đến 20 m/s. 3.1.4. Thổ nhƣỡng Chủ yếu là đất Feralít có màu vàng đến vàng nhạt phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét. Thành phần cơ giới là đất thịt trung bình, có độ sâu tầng đất mặt từ 30 - 45cm tỷ lệ đá lẫn 5 -25%, độ nén chặt từ hơi chặt đến chặt, tình hình xói mòn mặt trung bình, đất xếp loại đất cấp 2 - 3. Đồng Hỷ có những loại đất chính sau đây:  Đất Feralít mùn phát triển trên đá mác ma chua  Đất Feralít mùn vùng đồi và núi thấp phát triển trên đá sét  Đất Feralít vùng đồi phát triển trên nhóm đá mác ma  Đất Feralít dốc tụ 3.2. Kinh tế xã hội Đồng Hỷ là một huyện miền núi thuộc tỉnh Thái Nguyên với tổng diện tích tự nhiên 45.774,98ha, trong đó đất nông nghiệp 35.295,51 ha chiếm 77,1% tổng diện tích tự nhiên. - Dân số: Toàn huyện có 26.901 số hộ, với 114.893 nhân khẩu, với 8 dân tộc anh em đó là: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán chỉ, Hoa, H'Mong, Cao lan. Trong đó phần lớn là ngƣời kinh chiếm 53%. Mật độ dân số 251 ngƣời/km2, với hơn 84% dân số là nông thôn. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2008 là 11,76%o. - Về kinh tế: Sản xuất chủ yếu là nông, lâm nghiệp. Sản lƣợng lƣơng thực qui ra thóc 36,041 tấn năm 2008. Bình quân lƣơng thực: 314kg/ngƣời/năm. Toàn huyện có 18 trạm biến thế gần 95% dân số đƣợc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên dùng điện, trên 90% số hộ có tivi, trên 80% số hộ có đài, gần 40% số hộ có điện thoại. Toàn huyện đã kiên cố hóa đƣợc 120,9 km kênh mƣơng, có 30 doanh nghiệp... - Về giao thông: Do địa bàn huyện rộng, diện tích đồi rừng chiếm 2/3 diện tích nên việc đi lại cũng còn gặp khó khăn, cả huyện có tuyến đƣờng quốc lộ 1B, các tuyến đƣờng liên xã đã đƣợc rải nhựa, rải cấp phối, bê tông nhƣng đã có nhiều đoạn đƣờng đang xuống cấp nghiêm trọng, vẫn còn đƣờng đất tới các bản làng. Năm 2008 đã nâng cấp đƣợc 18km đƣờng liên thôn. - Về giáo dục: Cả huyện có 19 nhà trẻ mẫu giáo (04 trƣờng công lập, 15 trƣờng dân lập), có 25 trƣờng tiểu học trong đó có 02 trƣờng tiểu học đạt chuẩn quốc gia và 18 trƣờng THCS, 02 trƣờng THPT. - Về Y tế: Toàn huyện có 18 trạm xá và 01 bệnh viện, 01 phòng khám đa khoa khu vực. Đánh giá chung Diện tích tự nhiên của huyện rộng, dân số phân bố không đồng đều. Vì vậy việc quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng, cải tạo và phục hóa đất đai còn gặp khó khăn. Với sự tăng trƣởng nền kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh nói chung và của huyện nói riêng, đã cải thiện đời sống của nhân dân khá nhiều. Năm 2008 nền kinh tế tăng trƣởng hàng năm của huyện Đồng Hỷ là 57,31%, chỉ số phát triển giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn năm 2008 là 98,09%, cùng với việc giao đất giao rừng và ý thức bảo vệ rừng của ngƣời dân hiện nay là điều kiện tích cực, thuận lợi cho công tác phục hồi rừng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nền kinh tế đƣợc xác định là nền kinh tế Nông - Lâm - Công nghiệp - Xây dựng. Cơ cấu này là phù hợp với tiềm năng kinh tế của huyện. Sản xuất nông nghiệp đã đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng ổn định, giải quyết đƣợc nhu cầu lƣơng thực của nhân dân, khắc phục đƣợc tình trạng đói giáp hạt ở những năm trƣớc đây. Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Đồng Hỷ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Chƣơng 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Hệ thực vật và thảm thực vật 4.1.1. Hệ thực vật Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về hệ thực vật và thảm thực vật tại hai tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn [13, 28, 33]. Tuy nhiên, chƣa có công trình nào nghiên cứu riêng cho huyện Đồng Hỷ. Do vị trí địa lý là nằm ở vùng trung tâm, nơi chuyển tiếp giữa vùng đồi Bắc Bộ với các vùng miền núi phía Bắc nên có thể khẳng định hệ thực vật của huyện Đồng Hỷ là một thành phần của hệ thực vật trong khu vực. Lê Đồng Tấn (2007) [28] đƣa ra con số cho thấy hệ thực hai tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn có 828 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 479 chi, 141 họ. Theo Lê Ngọc Công (2003) hệ thực vật tỉnh Thái Nguyên có: 654 loài thuộc 468 chi, 160 họ [13]. Riêng huyện Đồng Hỷ, chúng tôi đã thống kê 443 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 306 chi, 104 họ 5 ngành thực vật nhƣ sau:  Ngành Thông đất (Lycopodiophita): 2 họ, 2 chi 3 loài  Ngành cỏ tháp bút (Equisetophyta): 1 họ, 1 chi, 2 loài  Ngành Dƣơng xỉ (Polypodiophyta): 7 họ, 14 chi, 18 loài  Ngành Thông (Pinophyta): 2 họ, 2 chi, 3 loài  Ngành Mộc Lan (Magnoliophyta): 92 họ, 287 chi, 417 loài. Trong đó: o Lớp 2 lá mầm (Magnoliopsida): 73 họ, 228 chi, 333 loài o Lớp 1 lá mầm (Liliopsida): 19 họ, 59 chi, 84 loài Danh sách các loài đƣợc trình bày trong phụ lục 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Trong hệ thực vật những họ có nhiều chi gồm: họ Đâu (Fabaceae) 21 chi, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 20 chi, họ Cỏ (Poaceae) 19 chi, họ Cúc (Asteraceae) 11 chi, họ Cà phê (Rubiaceae) 10 chi, họ Re (Laraceae) và họ Lan (Orchidaceae) cùng có 8 chi, họ Bông (Malvaceae) và họ Xoan (Meliaceae) có 7 chi, họ Na (Annonaceae), họ Ráy (Araceae), họ Sảng (Sterculiaceae) và họ Du (Ulmaceae) có 6 chi; họ Xoài (Anacardiaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae) và họ Đay (Tiliaceae) có 5 chi. Những họ có nhiều loài gồm: họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 30 loài, sau đó là họ Cỏ (Poaceae) 29 loài, họ Đậu (Fabaceae) 26 loài, họ Dâu tằm (Moraceae) 17 loài, họ Cà phê (Rubiaceae) và họ Re (Lauraceae) có 14 loài, họ Cúc (Asteraceae) 12 loài, Họ Sảng (Sterculiaceae), họ Bông (Malvaceae), họ Lan (Orchidaceae) có 10 loài, họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) 8 loài; họ Cau dừa (Arecacaea), họ Sim (Myrtaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Đay (Tiliaceae), họ Du (Ulmaceae) cùng có 7 loài; họ Dẻ (Fabaceae), họ Na (Annonaceae), họ Ráy (Araceae), họ Xoan (Meliaceae) có 6 loài; họ Đơn nem (Myrsinaceae), họ Ôrô (Acanthaceae), họ Xoài (Anacardiaceae), họ Bố hòn (Sapindaceae) có 5 loài. Số loài của hệ thực vật huyện Đồng Hỷ bằng 53,50% so với số loài, 63,88% số chi và 73,75 % số họ so với hệ thực vật Thái Nguyên - Bắc Kạn. Các loài, chi, họ trong hệ thực vật huyện Đồng Hỷ đều thuộc hệ thực vật của Thái Nguyên - Bắc Kạn. Những loài cây gỗ lớn có giá trị sử dụng cao ít hơn, số lƣợng cá thể của chúng cũng ít hơn so với các trạng thái thảm thực vật Thái Nguyên. Trong thành phần gồm chủ yếu cây gỗ nhỏ, cây tiên phong ƣa sáng, cây bụi ít có giá trị. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4.1.2. Thảm thực vật Theo khung phân loại của UNESCO (1973) thảm thực vật Đồng Hỷ - Thái Nguyên có những quần hệ với các kiểu thảm sau: 4.1.2.1. Rừng kín - Rừng kín thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp Kiểu này phân bố ở một số địa phƣơng trong huyện (Tân Long, Văn Lăng, Văn Hán, Cây Thị), đây là đối tƣợng bị con ngƣời tác động nhiều nên rừng nguyên sinh không còn. Cấu trúc rừng đã bị phá huỷ, trong tầng cây gỗ xuất hiện nhiều các loài tiên phong ƣa sáng và chiếm ƣu thế. Tuy nhiên, ở một số nơi rừng còn đƣợc bảo vệ tốt (xã Tân Long) nên cấu trúc rừng còn thể hiện tính chất nguyên sinh của chúng. Trong tầng cây gỗ thƣờng gặp các loài gỗ lớn nhƣ: Sấu (Dracontomelum duperreanum), Xoan nhừ (Choerospondias axillaris), Đinh (Markhamia stipulata), Trám trắng (Canarium album), Thị rừng (Diospyros sp.), Nhội (Bischofia javanica), Ràng ràng (Ormosia balansea), Muồng (Peltophorum dasyrrhachis), Dẻ gai (Castanopsis armata, C. indica, C. tonkinensis), Dẻ đỏ (Lithocarpus bacgiangensis), các loài De (Beilschmeidia balansea, Caryodaphnosis tonkinensis, Cinnamomum bejolghota, Giổi (Manglietia fordiana), Gội (Aphanamixis grandifolia), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Trƣờng mật (Paviesia annamensis), Sâng (Pometia pinnata), Sến mật (Madhuca pasquieri), Chẹo (Engelhardtia roburghiana)... Tầng cây bụi gồm các loài trọng đũa (Ardisia neriifolia, A. gigantifolia), Đơn nem (Maesa balansae) thuộc họ Đơn nem (Myrticaceae), Lấu (Psychotria montana, P. balansae), Xà căn (Ophiorrhiza sanguinea), Móc câu đằng (Uncaria macrophylla), Hoắc quang (Wendlandia formosa) họ Cà phê (Rubiaceae), mua (Melastoma sanguineum, M. septemnervium) họ Mua (Melastomataceae)... Tầng cỏ quyết là các loài cây thuộc Cỏ (Poaceae), Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ráy (Araceae), Riềng (Gingiberaceae), và các loài khuyết thực vật thuộc ngành dƣơng xỉ. Ngoài ra trong rừng còn có hệ dây leo (chủ yếu thuộc họ Đậu - Fabaceae) khá phát triển. - Rừng kín thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi Kiểu này phân bố trên độ cao dƣới 700m rừng thƣờng có hai tầng cây chính, tầng trên thƣờng không liên tục với loài ƣu thế là Nghiến (Burretiodendron hsienmu), Đinh (Markhamia stipulata), Trai lý (Garcinia fragraeoides), Xoan nhừ (Choerospondias axillaris), Thị (Dyospyros pilosella), Vạng (Endosperma chinense), Vàng anh (Saraca dives), Lọ nồi (Hydnocarpus hainanensis), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Sâng (Pometia pinnata), Trƣờng (Paviesia annamensis), Lòng mang (Pterospermum heterophyllum), Sếu (Celtis sinensis)... Tầng dƣới là những quần xã thực vật mà các loài ƣu thế là tèo nông (Stroblus tonkinensis), Mạy tèo (S. macrophyllus), Đại phong tử (Hydnocarpus hainanensis)... Cây rừng thƣờng có đƣờng kính trung bình 50cm và cao trên 20m. tầng dƣới là các loài thuộc họ Dẻ (Fagaceae), họ Re (Lauraceae). Tầng cây bụi thƣờng gặp các loài gai (Boehmeria nivea), Lá han (Celtis sinensis), Dây vác (Tetrastifma pachyphyllum), Phất dụ (Dracaena sp.), Dứa dại (Pandnus), Lấu (Dracaena cambodiana), Găng (Randia sp.), Xà căn (Ophiorrhiza sanguinea), Chạc chìu (Tetracera scandens), Lá dong (Phrynium placentarium), Chuối rừng (Musa sp.)... Thảm tƣơi có Cói (Carex sp.), Mía dò (Costus speciosus), Ráy (Alocasia macrorrhiza), Ráy bò (Pothos sp.), Trâm đài (Rhaphidophora sp.), Gai (Boehmeria nivea), Tiêu ngắn (Piper brevicande), Trầu không rừng (Piper gymnostachyum), Bóng nƣớc (Impatiens claviger), Rrau dớn (Callipteris esculenta), Dƣơng xỉ (Dryopteris sp.), Quyết (Pteris sp.)... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4.1.2.2. Rừng thưa Khu vực nghiên cứu không có kiểu rừng thƣa nguyên sinh. Các quần xã thuộc lớp quần hệ này đều đƣợc phát sinh hình thành từ các quần hệ rừng kín tƣơng ứng nêu trên. Đó là các trạng thái rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác kiệt hay sau nƣơng rẫy đang trong quá trình diễn thế đi lên. - Rừng thƣa thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp Thành phần chủ yếu là các loài cây tiên phong ƣa sáng mọc nhanh. Các loài thƣờng gặp là ràng ràng (Ormosia blansea), Hu đay (Tremaorientalis, T.angustifolia), Ba bét (Mallotus paniculatus), Ba soi (Macaranga deticulata), Bời lời (Litsea verticllata, L. umbellata), Chẹo (Engelhardtia spicata), Thừng mực (Wrightia pubescens), Ớt sừng (Tabernaemontana bovina), Côm (Elaeocarpus griffithii), Sòi (Sapium discolor), Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis), Dẻ gai (Castanopsis indica, C. tonkinesis), Sồi (Lythocarpus variabilis), Thành ngạnh (Cratoxylon cochinchinensis), Chẹo (Engelhardtia roburghiana), Bời lời (Litsea cubeba, L. monopetala, L. verticillata, L. umbellata), Kháo (Phoebe tovoyana), Sụ (Machilus Platycarpa)... - Rừng thƣa thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi Là những trạng thái suy thoái đƣợc phát sinh hình thành từ "Rừng kín thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi" do khai thác kiệt. Do đó trong thành phần rải rác thấy xuất hiện các loài gỗ lớn nhƣ đã trình bầy ở trên. Song những loài cây này thƣờng có kích thƣớc nhỏ hay bị sâu bệnh không có giá trị sử dụng nên đƣợc chừa lại. Các loài thƣờng gặp là Thị (Diospyros sp.), Bứa (Garcinia oblongifolia), Sổ (Dillenia indica). Nếu tiếp tục bị khai thác thì rừng sẽ bị suy thoái thành thảm cây bụi, thảm cỏ và rất khó phục hồi trở lại. Do đó đối tƣợng cần có biện pháp bảo vệ và khai thác hợp lý. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Rừng tre nứa Các quần xã thuộc quần hệ này thƣờng nằm xen kẽ và có thành phần tƣơng tự nhƣ các quần xã thuộc quần hệ rừng kín. Có khác là ở đây do rừng mới đƣợc phục hồi, hoặc do mới bị khai thác nên độ che phủ của rừng thấp hơn so với rừng kín. Độ che phủ của rừng thƣa thƣờng giao động trong khoảng 0,4 - 0,8. Nếu đƣợc bảo vệ và không khai thác rừng sẽ phục hồi trở lại các kiểu rừng kín tƣơng ứng. 4.1.2.3. Thảm cây bụi - Thảm cây bụi thƣờng xanh trên đất địa đới. - Có cây gỗ lá rộng mọc rải rác, Đồng Hỷ không có thảm cây bụi điển hình mà thƣờng là những khoảnh nhỏ xen lẫn với các trạng thái khác: rừng thƣa, thảm cỏ, đất canh tác. Những loài cây thƣờng gặp là: Bùm bụp (Mallotus barbatus, M. contubernalis, M. macrostachys), Me rừng (Phylanthus emblica), Găng (Randia spinosa), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua (Melastoma candidum, M. sanguineum). Cây gỗ có các đại diện là: Bồ đề (Styrax tonkinensis), Ba bét (Mallotus paniculatus), Ba soi (Macaranga deticulata), Bời lời (Litsea verticllata, L. umbellata), Ràng ràng (Ormosia balansea), Sòi (Sapium sebiferum, S. rotundifolium), Hoắc quang (Wendlandia formosa). Với điều kiện nhiệt đới mƣa mùa và đất đai chƣa bị thoái hóa nặng, thảm cây bụi thƣờng là những trạng thái tạm thời trong quá trình diễn thế đi lên của thảm thực vật. Vì vậy, nếu đƣợc bảo vệ thì chúng sẽ nhanh chóng đƣợc phục hồi thành các quần hệ rừng tƣơng ứng. 4.1.2.4. Thảm cỏ - Thảm cỏ dạng lúa cao có cây gỗ và cây bụi thƣờng xanh Ƣu hợp Chè vè (Miscanthus floridulus). Đƣợc hình thành trên đất sau nƣơng rẫy bỏ hóa. Trong quần xã chè vè chiếm ƣu thế, các loài cỏ cao mọc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên cùng Cỏ lau (Saccharum officinarum), Cỏ lách (S. spontaneum), Chít (Thysanolaena maxima). Thành phần cây gỗ có Bồ đề (Styrax tonkinensis), Màng tang (Litsea cubeba), Ràng ràng (Ormosia balansea). - Thảm cỏ không dạng lúa cao có cây gỗ và cây bụi thƣờng xanh. Ƣu hợp chuối rừng, đƣợc hình thành trên đất sau nƣơng rẫy. Thƣờng có diện tích nhỏ và phân bố ở nơi đất có độ ẩm cao. Các loài cây gỗ thƣờng gặp là Màng tang (Litsea cubeba), Ràng ràng (Ormosia balansea), một số loài thuộc chi Ficus. 4.2. Hiện trạng, tiềm năng và nguyên nhân hình thành đất trống đồi trọc 4.2.1. Độ che phủ rừng và tỷ lệ đất trống đồi núi trọc Số liệu thống kê trình bày trong bảng 4.1 cho thấy : toàn huyện có 24.692,73 ha rƣ̀ng tƣơng ƣ́ng độ che phủ 53,96%, và 4.717,54 ha đất trống đồi trọc, chiếm 10,31%. Trong số 18 đơn vị hành chính , có đến 13 xã, thị trấn có độ che phủ rƣ̀ng trên 20%, đó là thị trấn Trại Cau (với diện t ích 202,87 ha, tƣơng ƣ́ng độ che phủ 31,35%), xã Văn Lăng (4.397,00ha = 68,54%), Tân Long (2.756,58 ha = 67,72%), Hòa Bình (645,50 ha = 51,70%), Quang Sơn (770,20 ha = 46,31%), Minh Lập (490,70 ha = 27,01%), Văn Hán (3.848,20 ha = 59,07%), Cây Thị (3.305,50 ha = 80,49%), Hóa Trung (224,56 ha = 18,56%), Linh Sơn (478,81 ha = 29,28%), Hợp Tiến (4.107,90 ha = 79,25%), Tân Lợi (1.169,13 ha = 55,43%), Nam Hoà (764,54 ha = 30,85%). Có 2 thị trấn và 4 xã có tỷ lệ diện tích đất trồng đồi núi trọ c trên 10% là thị trấn Chùa Hang (10,34%), Sông Cầu (24,38%), xã Văn Lăng (16,23%), xã Tân Long (14,02%), xã Quang Sơn (13,51%) và xã Văn Hán (26,99%) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 4.1: Độ che phủ rừng và tỷ lệ đất trống đồi trọc của huyện Đồng Hỷ Địa phƣơng Diện tích tự nhiên (ha) Độ che phủ rừng Tỷ lệ đất trống đồi trọc Diện tích (ha) (%) Diện tích (ha) (%) Toàn huyện 45.774,98 24.692,73 53,96 4.717.54 10,31 1. Chùa Hang 309,30 0,58 0,18 32,01 10,34 2. Sông Cầu 1.046,03 105,40 10,07 255,03 24,38 3. Trại Cau 647,10 202,87 31,35 22,00 3,39 4. Văn Lăng 6.414,79 4.397,00 68,54 1.041,49 16,23 5. Tân Long 4.070,11 2.756,58 67,72 571,02 14,02 6. Hòa Bình 1.248,39 645,50 51,70 43,00 3,44 7. Quang Sơn 1.662,99 770,20 46,31 224,80 13,51 8. Minh Lập 1.816,17 490,70 27,01 15,42 0,84 9. Văn Hán 6.514,10 3.848,20 59,07 1.758,50 26,99 10. Khe Mo 3.138,26 1.255,97 40,02 41,74 1,33 11. Cây Thị 4.106,39 3.305,50 80,49 62,60 1,52 12. Hóa Trung 1.209,56 224,56 18,56 32,01 2,64 13. Hóa Thƣợng 1.354,32 132,99 9,81 31,81 2,34 14. Linh Sơn 1.635,01 478,81 29,28 28,68 1,75 15. Hợp Tiến 5.183,26 4.107,90 79,25 314,66 6,07 16. Tân Lợi 2.109,00 1.169,13 55,43 133,60 6,33 17. Nam Hoà 2.477,60 764,54 30,85 83,60 3,37 18. Huống thƣợng 812,60 36,30 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đồng Hỷ năm 2008 4.2.2. Tình hình sử dụng đất trô ̀ng đồi núi trọc Trong thống kê lâm nghiệp ngƣời ta đã xếp tất cả các trạng thái Ia (cỏ, lau lách), Ib (cây bụi, gỗ, tre rải rác), Ic (nhiều cây gỗ tái sinh), núi đá không Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên cây và các bãi cát, lầy, đất bị xâm hại vào nhóm đất trống trọc. Theo cách thống kê này , chúng tôi đã tổng hợp số liệu về tình hình sử dụng đất và diện tích đất trống trọ c tại huyện Đồng Hỷ . Số liệu đƣợc trình bày trong bảng 4.2 và bảng 4.3. Bảng 4.2: Tình hình sử dụng đất tại huyện Đồng Hỷ ĐVT: ha Loại đất Năm thô ng kê 2000 2005 2008 Tổng diện ti ch tƣ̣ nhiên 47,037.94 47,037.94 45,774.98 1. Đất Nông nghiệp 11,854.65 11,914.24 11,360.36 Đất trồng cây hàng năm 6,377.23 6,377.23 6,396.31 Đất trồng lúa 4,615.41 4,615.41 4,289.95 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi - 36.70 39.19 Đất trồng cây hàng năm khác 1,524.12 1,524.12 2,067.17 Đất trồng cây lâu năm 4,805.13 5,114.33 4,964.05 2. Đất mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản 240.99 236.44 229.56 3. Đất Lâm nghiệp 21,176.28 22,912.07 24,692.73 Rừng tự nhiên 11,958.84 11,958.84 11,936.84 Rừng trồng 9,216.44 10,953.23 12,755.89 4. Đất ở 864.79 956.18 850.93 Đất ở nông thôn 759.79 847.10 741.85 Đất ở thành thị 105.00 109.08 109.08 5. Đất chuyên dùng 4,386.76 4,423.44 3,903.86 6. Đất chƣa sử dụng 8,519.02 6,602.45 4,737.54 Đất bằng chƣa sử dụng 384.93 561.87 513.71 Đất đồi núi chƣa sử dụng 7,670.39 5,362.70 3,545.95 Núi đá không có rừng cây 463.70 677.88 677.88 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đồng Hỷ năm 2008. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ghi chú: Từ năm 2008 huyện Đồng Hỷ chuyển 2 xã Đồng Bẩm và Cao Ngạn về thành phố Thái Nguyên nên diện tích tự nhiên giảm so với năm 2005. Số liệu bảng 4.2 cho thấy tỷ lệ đất qui hoạch cho lâm nghiệp tại huyện Đồng Hỷ khá nhiều với tổng số́ 24.692,73 ha (năm 2008) chiếm hơn 50% tổng diện tích tƣ̣ nhiên toàn huyện . Trong đó đất rƣ̀ng tƣ̣ nhiên có 11.936,84 ha là rƣ̀ng tƣ̣ nhiên và 12.755,89 ha đất rƣ̀ng trồng . Tuy chƣa có con số thống kê cụ thể , nhƣng kết quả điều tra của chúng tôi cho thấy trong số nhƣ̃ng diện tích đất rừng tự nhiên , có một số diện tích mới đƣ ợc đƣa vào khoanh nuôi . Đó là các trạng thái thảm cây bụi có hay không có cây gỗ đang trong quá trình diễn thế đi lên . Để có hiệu quả cần có giải pháp lâm sinh thích hợp để thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi rƣ̀ng . Ngoài đất qui hoạch cho lâm nghiệp , còn có 4.737,54 ha đất trống trọc chƣa sƣ̉ dụng , trong đó đất bằng có 513.71 ha, đất đồi núi đất có 3.545,95 ha và đất núi đá không cây có 677,88 ha. Số liệu bảng 4.3 cho thấy phân bố của đất lâm n ghiệp giƣ̃a cá c địa phƣơng không đồng đều . Trong đó thị trấn Chùa Hang và xã Huống Thƣợng là hai địa phƣơng có ít nhất , dƣới 100ha (Chùa Hang có 0,58ha, Huống thƣợng 36,3ha). Nhƣ̃ng địa phƣơng có tƣ̀ 100-200 ha gồm : thị trấn Sông Cầu (105,4ha), Hóa Thƣợng (132,99 ha); tƣ̀ 200-300 ha có thị trấn Trại Cau (202,87 ha), xã Hóa Trung (224,56 ha); tƣ̀ 300-500ha có xã Linh Sơn (478,81 ha), Minh Lập (490,70 ha); tƣ̀ 500-1000 ha gồm các xã Hòa Bình (645,50 ha), Nam Hoà (764,54 ha), Quang Sơn (770,20 ha); tƣ̀ 1000-2000ha có xã Tân Lợi (1,169,13 ha), Khe Mo (1.255,97 ha); tƣ̀ 2000-3000ha chỉ có xã Tân Long (2.756,58 ha); trên 3000ha có xã Cây Thị (3.305,50 ha), Văn Hán (3.848,20 ha), Hợp Tiến (4.107,90 ha), Văn Lăng (4.397,00 ha). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 4.3: Diện tích đất năm 2008 phân theo loại đất và xã, thị trấn ĐVT: ha Địa phƣơng Tổng diện tích Chia ra Đất Nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chƣa sử dụng Cả huyện 45,774.98 11,360.36 24,692.73 4,717.54 1. TT Chùa Hang 309.30 121.41 0.58 32.01 2. TT Sông Cầu 1,046.03 544.19 105.40 255.03 3. Thị trấn Trại Cau 647.10 212.98 202.87 22.00 4. Văn Lăng 6,414.79 502.63 4,397.00 1,041.49 5. Tân Long 4,070.11 601.87 2,756.58 571.02 6. Hòa Bình 1,248.39 426.47 645.50 43.00 7. Quang Sơn 1,662.99 196.66 770.20 224.80 8. Minh Lập 1,816.17 1,049.13 490.70 15.42 9. Văn Hán 6,514.10 742.23 3,848.20 1,758.50 10. Khe Mo 3,138.26 1,659.99 1,255.97 41.74 11. Cây Thị 4,106.39 542.11 3,305.50 62.60 12. Hóa Trung 1,209.56 699.54 224.56 32.01 13. Hóa Thƣợng 1,354.32 760.59 132.99 31.81 14. Linh Sơn 1,635.01 366.71 478.81 28.68 15. Hợp Tiến 5,183.26 560.59 4,107.90 314.66 16. Tân Lợi 2,109.00 614.67 1,169.13 133.60 17. Nam Hoà 2,477.60 1,232.86 764.54 83.60 18. Huống thƣợng 812.60 525.73 36.30 25.57 Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Đồng Hỷ năm 2008 Kết quả điều tra của chúng tôi cho thấy đất qui hoạch cho lâm nghiệp tại các địa phƣơng đều là đất rừng tự nhiên và đất rừng trồng . Nhƣ̃ng diện tích đã đƣợc giao cho các hộ gia đình và lâm trƣờng để quản lý và sƣ̉ dụng . Đối Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên với rƣ̀ng tƣ̣ nhiên chủ yếu là khoanh nuôi bảo vệ theo các chƣơng trình của dƣ̣ án 661. Đất rừng trồng đƣợc sử dụng để trồng rừng nhƣng do thiếu kinh phí đấu tƣ nên hiệu quả chƣa cao . Địa phƣơng nào trong huyện cũng có đất trống đồi núi trọc chƣa sƣ̉ dụng. Tuy nhiên, những đia phƣơng có nhiều diện tích đất qui hoạch cho lâm nghiệp thì mới có nhiều loại đấ t trống đồi núi trọc này nhƣ : xã Văn Lăng (1.041,49 ha), xã Tân Long (571,02 ha), xã Văn Hán (1.758,50 ha) và xã Hợp Tiến (314,66 ha). Đáng chú ý , phần lớn đất trống trọc chƣa sƣ̉ dụng chủ yếu là đất núi đá không cây. Thƣ̣c chất đây là nhƣ̃ng diện tích đất rƣ̀ng trên núi đá nhƣng đã bị khai thác lâu đời nên không còn khả năng phục hồi rƣ̀ng tƣ̣ nhiên . Trên đó chủ yếu là các thảm cây bụi hay thảm cỏ với hệ thống dây leo thân gỗ hoặc thân thảo phát triển. 4.2.3. Hiện trạng và tiềm năng đất trô ̀ ng đồi nu i trọc Để đánh giá hiện trạng và tiềm năng đất trống đồi núi trọc, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp của Trần Đình Lý (2003). Theo cách đánh giá này thì ở Đồng Hỷ gồm có các nhóm đất trống đồi trọc nhƣ sau: - Nhóm ĐTĐNT loại I Theo tiêu chuẩn phân loại, nhóm này bao gồm ĐTĐNT do rừng bị khai thác hoặc do quá trình đốt, chặt phá rừng để trồng cây nông nghiệp sau 2-3 vụ (đôi khi hơn) rồi bỏ hoang; lớp đất mặt còn dầy hơn 50cm. Về thành phần thực vật, nhóm ĐTĐT ở Đồng Hỷ thƣờng gặp một số cây gỗ mọc rải rác nhƣ: Lim xẹt (Pelthophorum ferrugineum), Mỡ (Manglietia glauca), Thầu táu (Aporosa dioica (Roxb.) Muell.-Arg), Hu (Trema orientalis (L.) Blume), Bồ đề (Styrax tonkinensis), Vai (Daphniphyllum Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên calycinum Benth). Đó là nguồn cây tái sinh tốt cho việc khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên. Nhóm ĐTĐNT loại I còn chứa đựng nhiều tiềm năng lớn cho sự khôi phục rừng tự nhiên, trồng cây công nghiệp, nông nghiệp và cây ăn quả. Trên vùng đất này không nên chặt đốt để trồng rừng, vì làm nhƣ vậy sẽ làm giảm tính đa dạng thực vật nói riêng và sinh vật nói chung. Biện pháp tốt cho loại ĐTĐNT này là khoan nuôi có tác động bằng các giải pháp lâm sinh phát dọn các cây phát triển kém, dây leo cỏ quyết, tra dặm thêm các cây mục đích sau 7 - 10 năm rừng sẽ đƣợc phục hồi. - Nhóm ĐTĐNT loại II Tiêu chuẩn đánh giá cho nhóm này là các loại ĐTĐNT đƣợc hình thành do rừng bị chặt, đốt để lấy đất trồng cây nông nghiệp ngắn ngày lặp đi lặp lại nhiều lần nhƣng không có biện pháp bảo vệ và giữ gìn độ phì của đất, làm cho đất bị bào mòn rửa trôi, thoái hóa mạnh. Trên loại đất này thƣờng gặp các loài thực vật sau: Cỏ xƣớc (Archyranthes aspera), Găng (Canthium horridum), Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinense, C. formosum), Cỏ chỉ (Digitaria longiflora), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Mua (Melastoma candidum), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Chít (Thysanolaena latifolia)... Tiềm năng cho phục hồi tự nhiên hay trồng cây công nghiệp, cây ăn quả thấp. Nếu để phát triển tự nhiên, không có sự tác động tích cực và hợp lý của con ngƣời thì khả năng phát triển đi lên và suy thoái của thảm thực vật là ngang bằng nhau. Muốn phủ xanh các vùng đất này có hiệu quả cần phải tiến hành nghiên cứu nghiêm túc và cặn kẽ để tìm ra các giải pháp tác động thích hợp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Cần chú ý rằng trên đất trống đồi núi trọc loại II mọc chủ yếu là các loại cây bụi hay cỏ, rất ít cây gỗ vì chúng thƣờng xa các khu rừng tự nhiên. Vì vậy, nguồn gieo giống cây gỗ gặp nhiều khó khăn, hạn chế tái sinh tự nhiên rất khó khăn và đòi hỏi thời gian rất dài. Biện pháp có hiệu quả là trồng lại rừng. - Nhóm ĐTĐNT loại III Thuộc nhóm này gồm các loại đồi núi trọc trơ sỏi đá mà lớp đất mặt còn rất mỏng (thƣờng <30cm). Thƣờng gặp ở những núi đá bị tác động mạnh lặp đi lặp lại, hoặc ở những đồi đất có độ dốc cao nhƣng càn đi quét lại nhiều lần làm cho đất bị xói mòn rửa trôi mạnh, lớp đất mặt hầu nhƣ bị bào mòn hết. Thực vật trên loại đất này rất nghèo nàn, chủ yếu là các loài cây chịu hạn, chịu nóng và ƣa sáng. Các loại thƣờng gặp là Dƣơng xỉ quạt (Cheilanthus tenuifolia), Cỏ may (Chrysopogon aciculatum), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Bồng bồng (Lygodium japonicum) và một số loài khác. Loại ĐTĐNT này ở Đồng Hỷ có diện tích ít, tiềm năng cho sự phục hồi thảm thực vật ở đây gần nhƣ bị triệt tiêu. Do đất quá cằn cỗi, nguồn gieo giống ở vùng đất này cũng không còn. Do vậy biện pháp trƣớc tiên là phải cải tạo đất bằng nhiều bƣớc khác nhau. Trong giai đoạn đầu phải trồng lại bằng cây họ đậu nhƣ Keo để cải tạo đất sau đó mới trồng các loại cây mục đích khác. 4.2.4. Nguyên nhân hình thành đất trống đồi trọc Đồng Hỷ là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên nằm trong vùng Đông Bắc Việt Nam, nơi có lƣợng mƣa và độ ẩm cao, do đó không có điều kiện để hình thành thảm cây bụi hay thảm cỏ nguyên sinh. Theo thống kê năm 1943 diện tích rừng của Việt Nam chiếm 43% tổng diện tích tự nhiên của cả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên nƣớc, riêng Thái Nguyên diện tích đất rừng vào thời kỳ đó cũng chiếm gần 50% tổng diện tích tự nhiên. Do những tác động của con ngƣời trong quá trình sinh sống và phát triển, do sự tàn phá của chiến tranh, do nhu cầu dân dụng và đất đai để sản xuất nông nghiệp, xây dựng, do áp lực tăng dân số quá nhanh nên rừng đã bị tàn phá nghiêm trọng. Đặc biệt là do phƣơng thức canh tác không hợp lý; đốt rừng làm nƣơng rẫy liên tục với chu kỳ ngày càng ngắn, du canh du cƣ, trồng cây nông nghiệp ngắn ngày trên đất dốc không có các biện pháp bảo vệ làm cho đất bị xói mòn rửa trôi mạnh, dẫn đến thoái hóa đất, nhiều vùng chỉ còn trơ sỏi đá, thảm thực vật cây gỗ không thể tự phục hồi lại đƣợc. Thảm thực vật nông nghiệp cũng trở nên cằn cỗi, năng suất thấp, nguồn gieo giống cây gỗ bị triệt tiêu làm cho quá trình tái sinh phục hồi tự nhiên theo qui luật diễn thế đi lên không diễn ra đƣợc. 4.3. Hiệu quả kinh tế của một số mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc 4.3.1. Tình hình giao đất, giao rừng thực hiện phủ xanh đất trống đồi trọc Việc giao đất giao rừng đến chủ hộ cơ bản đƣợc hoàn thành tạo đà phát triển lâm nghiệp ngày một tốt hơn, việc phát nƣơng làm rẫy của đồng bào cơ bản không còn. Nguồn lao động trong vùng nghiên cứu, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao, việc trồng mới rừng khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng tăng nhanh về diện tích và chất lƣợng. Nhân dân có ý thức đƣợc việc trồng và bảo vệ rừng đã đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cho họ, tin tƣởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc nhƣ chấp hành tốt các chủ trƣơng, nghị quyết, qui định của cấp ủy, chính quyền địa phƣơng. Gianh giới về diện tích giữa các hộ gia đình chỉ thể hiện trên bản đồ do hạt kiểm lâm quản lý mà không có gianh giới cụ thể ngoài thực địa. Điều đó Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên đã hạn chế việc quản lý và trách nhiệm của chủ rừng, nhất là ở những nơi xa bản làng. Theo thuyết minh của ban quản lý dự án 661 của huyện Đồng Hỷ năm 2008 trồng rừng phòng hộ nằm trên 2 xã trong vùng Dự án là: Văn Lăng và Tân Long. Với tổng diện tích 100,03 ha (gồm: 05 tiểu khu, 16 khoảnh, 103 lô và 88 hộ tham gia nhận trồng rừng theo dự án). Trong đó xã Văn Lăng 76 hộ tham gia 87,6 ha và xã Tân Long có 12 hộ tham gia 12,7ha. Ngoài ra, Ban quản lý còn thiết kế trồng rừng sản xuất tại thị trấn Sông Cầu và 8 xã nằm trên địa bàn huyện với tổng diện tích là 403,40ha. Gồm: 15 tiểu khu, 77 khoảnh, 573 lô và 494 hộ tham gia trông rừng sản xuất. Bảng 4.4: Tổng hợp diện tích thiết kế trồng rừng sản xuất năm 2008 TT Đơn vị (xã) số hộ (hộ) số lô (lô) Diện tích (ha) 1 Hóa Trung 25 27 19 2 Hóa Thƣợng 19 21 13,3 3 Khe Mo 51 61 44 4 Hợp Tiến 58 65 65 5 Minh Lập 88 99 50,5 6 Thị trấn Sông Cầu 28 32 21,6 7 Nam Hòa 54 70 60,5 8 Quang Sơn 71 82 49,5 9 Tân Long 39 47 33,2 Cộng 370 504 355,6 Nguồn: Ban quản lý Dự án 661 Đồng Hỷ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4.3.2. Quản lý và chăm sóc Kết quả điều tra có 40/45 (chiếm 88%) gia đình thực hiện giải pháp khoanh nuôi không tác động, chỉ có 5/45 (chiếm 12%) gia đình có thực hiện giải pháp tác động. Các biện pháp tác động là phát luỗng vệ sinh rừng và trồng bổ sung các loài cây mục đích. Trồng rừng phòng hộ nhằm nhanh chóng xây dựng và ổn định hoàn chỉnh hệ thống rừng phòng hộ rất xung yếu và xung yếu trên các lƣu vực đầu nguồn sông Cầu, hệ thống sông suối khác trong khu vực góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trƣờng, chống xói mòn, lũ lụt, điều hòa khí hậu, nâng cao độ tàn che của đất từ 20% (năm 1992) lên 46,69% (năm 2006) và phấn đấu đến năm 2010 là 50% độ che phủ, góp phần giải quyết việc làm, ổn định đời sống kinh tế cho nhân dân. Phòng hộ kết hợp sản xuất bằng các loại rừng khép kín nhiều tầng tán, bố trí sử dụng đất nông nghiệp một cách triệt để và hợp lý, phát huy hết tác dụng và khả năng của các loại rừng. Nhƣ vậy, khoanh nuôi phục hồi rừng tại địa phƣơng không chỉ đơn thuần là khoanh vùng bảo vệ cho thảm thực vật phục hồi tự nhiên. Phần lớn các hộ gia đình đã có ý và quan tâm đến diện tích rừng đƣợc giao. Nói cách khác, đa số diện tích đất giao cho các hộ gia đình ban đầu chỉ là thảm cây bụi, trảng cỏ là chủ yếu, đa phần là bỏ hoang để rừng phục hồi tự nhiên. Nhƣng hiện nay ngƣời dân đã ý thức đƣợc phần nào việc bảo vệ và trồng rừng có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống của nhân dân. Bảng 4.5 dƣới đây cho thấy việc các hộ nhận trồng rừng phòng hộ ở 2 xã vùng cao Văn Lăng và Tân Long. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 4.5: Số hộ gia đình đƣợc giao đất, giao rừng áp dụng phƣơng thức trồng rừng phòng hộ. Địa phƣơng Tổng số (số hộ) Nhận trồng rừng phòng hộ Số hộ Diện tích (ha) 1. xã Văn Lăng 74 87,6 - xóm Mong 7 7 8,3 - xóm Liên Phƣơng 22 22 22,7 - xóm Tân Lập I 2 2 5,3 - xóm Tân Sơn 20 20 15,6 - xóm Tam Va 12 12 19 - xóm Văn Khánh 13 13 16,7 2. xã Tân Long 12 12,7 - xóm Mỏ Ba 12 12 12,7 Nguồn: Ban quản lý dự án 661 Đồng Hỷ năm 2008 4.3.3. Hiệu quả kinh tế của một số mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc 4.3.3.1. Mức đầu tư và thu nhập Mô hình trồng rừng sản xuất Ở Đồng Hỷ trồng rừng sản xuất ở qui mô hộ gia đình đã phát triển trong những năm gần đây. Hoạt động này đƣợc thực hiện trên đất trồng rừng của các dự án PAM, 135, 661 và đất rừng khoanh nuôi đã giao quyền sử dụng 50 năm. Sau khi nhận đất, các hộ nông dân tiếp tục đầu tƣ chăm sóc tu bổ rừng đã trồng, đồng thời thực hiện trồng thêm rừng mới. Đến nay, nhiều hộ đã có rừng khai thác và cuộc sống của ngƣời dân đã đƣợc cải thiện. Số liệu điều tra cho thấy chi phí, thu nhập và lãi từ 1 ha rừng trồng nhƣ trong bảng 4.6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Với mức đầu tƣ 5,39 triệu đồng/ha, sau khoảng 8 năm tổng thu nhập đạt 77,8 triệu đồng/ha. Trừ chi phí đi còn lãi 72,41 triệu/ha (tƣơng ứng >9triệu đồng/ha/năm). Mức thu nhập này ở mức trung bình so với các loại cây trồng khác (chè: >8 triệu đồng/năm; lúa + ngô trên dƣới 2 triệu đồng/ha/năm). Bảng 4.6: Mức đầu tƣ và thu nhập trên 1 ha rừng trồng (Keo tai tƣợng) theo mô hình sản xuất nông hộ tại xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Nội dung Đơn vị tính Số lƣợng Đơn giá (1000đ)* Thành tiền (triệu đồng) 1. Chi phí 5,39 - Công làm đất Công 25 50 1,25 - Tiền giống Cây 2500 500 12,50** - Công trồng Công 30 50 1,50 - Phân bón Kg/cây 0,1 1,3 0,64 - Chăm sóc, tỉa thƣa Công 40 50 2,0 2. Thu nhập 77,80 - Gỗ (khai thác trắng) m3 150 500 75,00 - Gỗ, củi (khai thác tỉa thƣa) Cây 1000 28 2,80 3. Lãi 72,41 * Đơn giá tính tại thời điểm điều tra ** Tiền giống được hỗ trợ Trồng rừng sản xuất theo mô hình hộ gia đình vừa sử dụng nguồn kinh phí hiệu quả, vừa tận dụng đƣợc nhân lực dƣ thừa hay nhàn rỗi tại địa phƣơng. Hiệu quả sử dụng đất cao hơn thông qua việc trồng xen hay canh tác các loại cây nông nghiệp ngắn ngày hoặc cây mục đích khác khi rừng chƣa khép tán. Do diện tích trồng không lớn (thƣờng chỉ 1-2 ha/hộ/chu kỳ) và phân bố rải rác trong vùng nên diện tích bị khai thác vừa không lớn, vừa không tập trung. Điều này sẽ hạn chế đƣợc những ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng, nhất là môi trƣờng đất, hiệu quả kinh tế cao mà vẫn đáp ứng đƣợc mục tiêu phủ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên xanh đất trống đồi núi trọc. Tuy nhiên, cần lƣu ý rằng sau khi khai thác ngƣời dân thƣờng xử lý thực bì bằng việc đốt cành lá để chuẩn bị đất cho chu kỳ trồng rừng tiếp theo. Quá trình diễn ra sau mỗi lần khai thác và nếu không có biện pháp bảo vệ thì hậu quả là đất đai sẽ bị thoái hóa giống nhƣ phƣơng thức đốt nƣơng làm rẫy trong những năm trƣớc đây. Khoanh nuôi phục hồi rừng Khoanh nuôi phục hồi rừng đang là giải pháp quan trọng lợi dụng triệt để qui luật tái sinh và diễn thế đi lên của thảm thực vật để biến những vùng đất lâm nghiệp hiện chƣa có hoặc không còn rừng thành rừng phòng hộ, rừng sản xuất hay rừng đặc dụng trong khoảng thời gian xác định. Điều quan trọng là sử dụng rừng khoanh nuôi nhƣ thế nào để vừa có tác dụng phủ xanh đất trống trọc nhƣng cũng phải mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao đời sống của ngƣời dân [26]. Khoanh nuôi phục hồi rừng không tác động Theo thống kê, phần lớn đất rừng khoanh nuôi khu vực nghiên cứu là đất sau nƣơng rẫy, đất rừng sau khai thác kiệt đƣa vào khoanh nuôi và phần lớn nằm trong khu vực phòng hộ đầu nguồn. Kết quả điều tra cho thấy sau 8 - 10 năm thảm thực vật phục hồi đều đạt trạng thái rừng non và đáp ứng đƣợc tiêu chí phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Về giá trị kinh tế, kết quả điều tra cho thấy có rất ít diện tích rừng khoanh nuôi không tác động, đến 90% số hộ đƣợc phỏng vấn trả lời là chƣa có thu nhập từ rừng khoanh nuôi ngoài số tiền Nhà nƣớc trả theo dự án 661 là 50 nghìn đồng/ha/năm; đến năm 2007 trở lại đây đã tăng lên 100 nghìn đồng/ha/năm. 10% còn lại trả lời có thu nhập nhƣng rất thấp, dao động trong khoảng 200 - 300 nghìn đồng/ha/năm. Nhƣ vậy, về phƣơng diện phủ xanh thì đạt yêu cầu, nhƣng về phƣơng diện kinh doanh thì không có lãi. Để đánh giá một cách chính xác hơn chúng tôi nêu ra một số mô hình đã khai thác của gia Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên đình ông Đặng Tăng Thắng ở xóm Tam Va, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ với diện tích bảo vệ rừng là 12ha, khi ông nhận đất hiện trạng là thảm cỏ và có cây gỗ. Sau 12 năm thảm thực vật đƣợc phục hồi là rừng non có chiều cao cây và đƣờng kính cây gỗ là 6-8m và 12-15cm, với mật độ cây 550 - 600 cây/ha, độ tàn che 0,7. Thành phần loài gồm có Keo, Bồ đề, Bạch đàn, Mỡ, Trám, Trẩu nhƣng số lƣợng không nhiều. Ngoài ra, còn có một số loài chƣa xác định. Năm 2006 chính quyền địa phƣơng đã cho phép chuyển đổi khu đất thành đất trồng rừng sản xuất. Do đó đến tháng 7/2006 ông Thắng đã khai thác hơn 1ha để chuẩn bị đất trồng rừng. Trên cơ sở đó chúng tôi thu thập thông tin về chi phí và giá trị các sản phẩm đã thu hoạch, kết quả tính toán mức đầu tƣ, thu nhập và lãi suất của mô hình nhƣ trong bảng 4.7. Thời gian thực hiện theo mô hình là từ năm 1992. Bảng 4.7: Mức đầu tƣ, thu nhập và lãi suất trên 1ha rừng khoanh nuôi không tác động (12 năm) tại xã Văn Lăng - Đồng hỷ - Thái Nguyên. Nội dung Đơn vị tính Số lƣợng Đơn giá (1000đ) Thành tiền (triệu đồng) 1. Chi phí 2,75 - Công bảo vệ ha 5 50 0,25 - Thu hoạch trắng công 50 50 2,50 2. Thu nhập 16,11 - Gỗ m3 45 350 15,75 - gỗ củi m3 9 0,4 0,36 3. Lãi 13,36 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Qua kết quả ở bảng 4.7 cho thấy, không giống với rừng trồng thuần loại, rừng phục hồi tự nhiên còn có một số lâm sản phụ. Tuy nhiên, do năng suất cây gỗ rừng tự nhiên thấp nên sản lƣợng rừng cũng thấp chỉ đạt 45m3 gỗ/ha (tƣơng ứng gần 4m3/ha/năm). Tổng thu nhập đạt 16,11 triệu/ha, trừ chi phí còn đƣợc lãi 13,36 triệu đồng/ha, tƣơng ứng 0,89 triệu đồng/năm/ha. Mô hình nêu trên đây đƣợc phục hồi trên đất còn tốt, chƣa bị thoái hóa bạc mầu. Nếu trên đất xấu thì quá trình phục hồi diễn ra chậm hơn dẫn đến thu nhập sẽ còn thấp hơn rất nhiều. Khoanh nuôi phục hồi rừng có tác động Trên địa bàn nghiên cứu, mô hình này khá phổ biến, chiếm 20% số hộ đƣợc điều tra trên địa bàn. Trong giải pháp khoanh nuôi có tác động này, biện pháp tác động chủ yếu là kết hợp trồng bổ sung các loài cây mục đích, phát luỗng, vệ sinh, xúc tiến tái sinh hầu nhƣ chƣa đƣợc áp dụng. Những diện tích rừng trồng lâu nhất vào năm 1992, còn phổ biến là từ năm 2002 trở lại đây. Để đánh giá hiệu quả chúng tôi đã điều tra mô hình của gia đình ông Đặng Tăng Hƣơng ở xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Mô hình đƣợc thực hiện trên khu đồi rộng 3ha, có độ dốc trung bình 21o, hƣớng phơi Đông - Tây, loại đất Feralít vàng nhạt. Theo ông Hƣơng thảm thực vật khi trồng là thảm cỏ cây bụi có cây gỗ, tổ thành loài chủ yếu là Nứa tép, Hu, Lau, cây bụi, cỏ Nhật, Dây leo… Phƣơng thức trồng theo băng, băng trồng đƣợc phát dọc theo đƣờng đồng mức, rộng 2m với băng chừa 3-4m; cự ly trồng 2m/cây; hố đào rộng 30x30x30cm; cây trồng cao 0,5m; thời gian thực hiện năm 2005. Tháng 3 năm 2008 khi chúng tôi đến khảo sát thì gia đình đã thu hoạch cây tái sinh tự nhiên năm 2007, trong đó chủ yếu là Trám, Trẩu, Sung, Bạch đàn, Bồ đề. Khối lƣợng gỗ thu đƣợc khoảng 54m3/ha (cây gỗ cao từ 10 - 12m, đƣờng kính trung bình khoảng 20cm), với giá bán 420 nghìn đồng/m3 thu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên đƣợc 22,68 triệu đồng/ha, tƣơng ứng 1,51 triệu đồng/ha/năm. Ngoài ra cành lá và một số cây gỗ nhỏ khác đƣợc tận dụng làm củi đun. Cây trồng bổ sung gồm: Chủ yếu là Keo, ngoài ra còn trồng gỗ Mỡ, Lát. Số cây trồng (Keo) sống 80%, đạt chiều cao và đƣờng kính trung bình tƣơng ứng là 3,5m và 5,0cm. Rõ ràng hiệu quả của giải pháp khoanh nuôi kết hợp trồng bổ sung các loài cây mục đích vẫn chƣa cao. Nguyên nhân do việc trồng và chăm sóc cây sau khi trồng không đúng qui trình kỹ thuật. Mặt khác, do cây trồng đều là cây gỗ bản địa, khả năng sinh trƣởng chậm nên đòi hỏi phải có thời gian chăm sóc lâu hơn, trong khi nguồn kinh phí không đủ để duy trì cũng là nguyên nhân hạn chế sự thành công của mô hình. Trong quá trình điều tra chúng tôi nhận đƣợc rất nhiều ý kiến của các chủ hộ gia đình trồng rừng và nhận bảo vệ rừng kiến nghị đƣợc vay vốn với lãi suất thấp để giúp nông dân phát huy thế mạnh của vùng núi và phát triển sản xuất nông lâm kết hợp. Mô hình vƣờn rừng Ở Đồng Hỷ vƣờn rừng là loại hình khá phổ biến. Mô hình này chỉ ở qui mô nhỏ từ vài trăm mét đến 1 hoặc 2 ha. Đặc điểm nổi bật của mô hình là ở đó thƣờng có nguồn nƣớc tự nhiên, có địa hình thuận lợi cho việc đào ao thả cá và chăn nuôi gia súc. Vƣờn rừng đƣợc sử dụng nhƣ là một nguồn cung cấp các nhu cầu thiết yếu của ngƣời dân địa phƣơng nhƣ: Vật tƣ sửa chữa nhà cửa, chuồng trại chăn nuôi, làm cọc rào, củi đun hàng ngày, cây lá làm rau, làm thuốc chữa bệnh… Những sản phẩm thu đƣợc từ vƣờn rừng không lớn, đôi khi không thể tính đƣợc bằng tiền, nhƣng nó lại rất quan trọng và cần thiết trong đời sống hàng ngày của ngƣời dân. Nếu cứ duy trì nhƣ vậy thì rõ ràng hiệu quả kinh tế rất thấp. Nhƣng nếu đƣợc đầu tƣ thích đáng thì lợi nhuận thu đƣợc lại khá cao. Nó không chỉ đáp ứng nhu cầu hàng ngày mà còn có thể giúp ngƣời dân làm giàu. Mô hình của gia đình ông Nông Văn Cƣờng, xã Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên chúng tôi nêu dƣới đây là một ví dụ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Với diện tích đất vƣờn rừng là 1,2 ha, rừng trồng 1ha, mô hình trang trại VACR thực hiện từ năm 2007. Cây trồng chủ yếu là cây keo và cây chè, kết hợp chăn nuôi lợn thịt, gà và cá. Thu nhập bình quân 50 triệu đồng/năm tƣơng đƣơng 16 triệu đồng/ha/năm. Nhà ông Lăng Văn Quyết cũng ở huyện Đồng Hỷ làm mô hình nông lâm kết hợp + vƣờn rừng trên tổng diện tích đất 2ha. Trong đó, ruộng vƣờn 0,7ha + 1,3ha rừng trồng. Ông xây dựng mô hình từ tháng 10/2005, ông đầu tƣ trồng chủ yếu là cây Keo lai, Đào cảnh và Chè. Ngoài ra, có trồng một số cây ăn quả xung quanh vƣờn: Nhãn, Vải và Xoài… Cây trồng bổ sung đƣợc thực hiện theo phƣơng thức lấp chỗ trống và xử lý đất cục bộ. Đào hố với kích thƣớc 40x40x40cm, bón lót bằng phân chuồng hay rác mục và NPK. Chăm sóc sau khi trồng 2-3 năm, tùy loại cây mọc nhanh hay chậm. Các biện pháp chăm sóc gồm; làm cỏ, vun gốc, phủ gốc để giữ ẩm và chống xói mòn đất, phát dọn vệ sinh cỏ dại, trồng bổ sung cây chết. Khi cây lớn hơn thì tỉa thƣa những cành già, khô. Với mô hình trên, ngoài những sản phẩm tận thu khi xử lý đất để trồng cây và phát dọn vệ sinh rừng hàng năm, từ những năm trƣớc đây mỗi năm gia đình ông thu nhập 35 triệu đồng/năm từ các sản phẩm: Chè, Đào, củi và chăn nuôi lợn, gà. Vì mới thực hiện theo mô hình từ năm 2005 cho nên chƣa có thu nhập từ rừng trồng do cây keo còn nhỏ chƣa đƣợc khai thác. Khi thực hiện mô hình ông nhận đƣợc sự giúp đỡ về kỹ thuật, cây giống, tài liệu của cơ quan và dự án hỗ trợ làm theo mô hình thí điểm. Vì vậy, tài sản trên đất là số cây trồng chƣa thu hoạch còn khoảng 100 triệu đồng/ha, tƣơng đƣơng với 10 triệu đồng/ha/năm - một mức lãi có thể nói cao tƣơng đƣơng với trồng rừng sản xuất cũng nhƣ trồng cây công nghiệp khác nhƣ Chè mà không mất nhiều công chăm sóc nhƣ làm chè. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 4.8: Mức đầu tƣ và thu nhập trên 1ha vƣờn rừng tại xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (tính đến năm 2009) Nội dung Đơn vị số lƣợng Đơn giá (1000đ) Thành tiền (triệu đồng) 1. Chi phí 11,71 - Chăm sóc (80 công/năm x10 năm) công 800 40 3,20 - Cây giống cây 2500 400 10,0* - Phân bón kg 1300 2700 3,51 - Thu hoạch (khai thác + vận chuyển) công 100 50 5,00 2. Thu nhập 45,00 - Gỗ m3 54 500 27,00 - Củi m3 10 200 2,00 - Hoa màu khác cây 8.000 0,8 6,40 - Chăn nuôi kg 800 12 9,60 3. Lãi 33,29 * Cây giống được hỗ trợ Một sô nhận xe t : - Về kinh tế: Mô hình trồng rừng sản xuất có mức thu nhập cao nhất 77,8 triệu đồng/ha, trừ chi phí còn đƣợc lãi 72,41 triệu đồng/ha, tƣơng đƣơng với mức 10,05 triệu đồng/ha/năm. Mô hình vƣờn rừng đạt 33,29 triệu đồng/ha/năm cộng với tài sản còn lại chƣa khai thác khoảng 100 triệu đồng/ha. Rừng khoanh nuôi phục hồi tự nhiên, kể cả không tác động và có tác động, hầu nhƣ chƣa có thu nhập, hoặc nếu có thì cũng rất thấp. Nếu khai thác trắng cũng chỉ đạt 0,89 triệu đồng/ha/năm cho rừng khoanh nuôi không tác động (với chu kỳ 15 năm) và 1,51 triệu đồng/ha/năm (chƣa hoạch toán phần chi phí) cộng với phần tài sản còn lại trên đất là số cây trồng bổ sung chƣa khai thác cho rừng khoanh nuôi có tác động. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Về phủ xanh: Rừng khoanh nuôi và vƣờn rừng là tốt nhất. Trồng rừng sản xuất trên qui mô hộ gia đình có ƣu điểm là diện tích trồng và khai thác thƣờng nhỏ và không tập trung thành diện rộng nên đã hạn chế đƣợc những ảnh hƣởng tiêu cực đến môi trƣờng. Nhƣng cần lƣu ý khâu xử lý đất sau mỗi chu kỳ khai thác, nếu không sẽ làm cho đất đai bị thoái hóa giống nhƣ đốt nƣơng làm rẫy trƣớc đây. Địa phƣơng cần có nghiên cứu để cho phép chuyển đổi một phần diện tích đất rừng khoanh nuôi thành đất trồng rừng sản xuất để tận dụng tiềm năng sản xuất của đất phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. 4.3.3.2. Phân tích nguyên nhân kém hiệu quả của phủ xanh đất trống đồi trọc Ở trên chúng tôi đã trình bày hiệu qủa kinh tế của một số mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc điển hình có thể mang lại hiệu quả cả về phƣơng diện kinh tế và về bảo vệ môi trƣờng đó là phủ xanh đất trống đồi trọc ở huyện Đồng Hỷ. Những mô hình phủ xanh mang tính tự nhiên (khoanh nuôi phục hồi rừng không tác động) và một số mô hình (khoanh nuôi có tác động) đã góp phần tích cực trong việc tăng độ che phủ rừng. Nhƣng về kinh tế lại ít hoặc không có hiệu quả trong khoảng thời gian 15-17 năm, đây là một trong những nhƣợc điểm cần khắc phục. Giá trị kinh tế thấp, không có thu nhập là nguyên nhân chính làm giảm tính hấp dẫn của ngƣời dân tham gia bảo vệ rừng dẫn đến nhiều nơi khoanh nuôi không thành rừng. Những mô hình nhân tạo nhƣ; vƣờn rừng, trồng rừng, trồng cây công nghiệp, có sự đầu tƣ và tác động của con ngƣời cũng ít thành công. Từ kết quả điều tra chúng tôi thấy rằng nguyên nhân chƣa hiệu quả của phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở Đồng Hỷ nói riêng và ở tỉnh Thái Nguyên nói chung là: - Chế độ chính sách chƣa hợp lý Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Nguồn vốn tản mạn, thiếu tập trung, đầu tƣ chƣa đủ độ cho trồng rừng cũng nhƣ khoanh nuôi hục hồi và bảo vệ rừng. - Chƣa kết hợp hài hòa mối quan hệ giữa trồng rừng, bảo vệ rừng với phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trƣờng. - Chƣa giải quyết thỏa đáng mối quan hệ về trách nhiệm, nghĩa vụ với quyền lợi, đời sống của ngƣời dân và ngƣời trồng rừng, bảo vệ rừng. - Ngoài nguyên nhân nêu trên thì việc thiếu cơ sở khoa học là một trong những nguyên nhân hết sức quan trọng đã gây nên tổn thất trong thời gian qua. Cụ thể là: + Trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng không phù hợp với điều kiện lập địa nên hiệu quả kinh tế môi trƣờng thấp. + Một số vùng có độ dốc lớn đất còn tốt, yếu tố gây giống tự nhiên còn phong phú, đáng lẽ ra ở đó phải thực hiện khoanh nuôi với một số kỹ thuật lâm sinh thì sau 5 - 6 năm thảm thực vật rừng sẽ đƣợc phục hồi, hạn chế đƣợc xói mòn, rửa trôi đất, bảo vệ đƣợc đa dạng sinh học, ít tốn kém kinh phí đầu tƣ. Nhƣng ngƣời ta không thực hiện biện pháp khoanh nuôi mà tiến hành xử lý đất và dọn sạch thực bì để trồng rừng bằng các loài cây nhập nội nhƣ Bạch đàn, Keo các loại. Sau 4 - 5 năm, rừng không mang lại hiệu quả mà giá trị môi trƣờng cũng kém, ngƣời dân ở đó không có thu nhập từ rừng hoặc nếu có thì cũng rất ít, không đáng kể nên ngƣời ta chặt rừng đi để trồng cây lƣơng thực, thực phẩm. Nhƣ vậy sau một thời gian mất tiền trồng và chăm sóc vẫn không có rừng, đất lại càng bị xói mòn, thoái hóa mạnh, môi trƣờng xấu đi. + Ở một số nơi có độ dốc thấp (<20o), độ dầy tầng đất mặt khoảng 30 - 50cm, cây gỗ đã triệt tiêu, không còn nguồn gieo giống, chỉ có thể trồng rừng chứ không thể khoanh nuôi thì lại khoanh nuôi để phục hồi rừng tự nhiên. Kết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên quả là sau 10-15 năm mất công, mất tiền chi phí cho khoanh nuôi cũng vẫn chỉ có thảm cỏ hoặc thảm cây bụi, thảm thực vật rừng chƣa phục hồi lại đƣợc. - Trồng rừng không đúng theo quy trình, quy phạm: + Thông thƣờng mỗi hố trồng cây rừng có kích thƣớc 50x50cm, 4040cm, 40x60cm có khi 50x100cm tùy theo từng loại cây trồng và điều kiện lập địa, tuy nhiên phổ biến hố trồng cây lại chỉ đào 30x40cm, thậm chí có nơi không đào hố mà chỉ cuốc vùi cây xuống. Vì vậy cây trồng còi cọc, kém phát triển, bị cỏ dại lấn át rồi chết dần. + Sau khi trồng không chăm sóc theo quy trình dẫn đến một thời gian sau cây chết gần hết. Cũng vì thế mà diện tích trồng thì nhiều mà diện tích rừng thực tế lại ít. - Khai thác không đúng chu kỳ, biện pháp khai thác không hợp lý, không chừa lại cây gieo giống nên nhiều nơi không còn nguồn tái sinh, thảm thực vật rừng không có điều kiện phục hồi tự nhiên. - Đại đa số rừng trồng hiện nay là các loài cây nhập nội, chƣa chú ý đúng mức phát triển cây bản địa, do đó khả năng thích nghi và sự bền vững về sinh thái kém, phụ thuộc nhiều vào nguồn giống bên ngoài. Có thể nói đây là điểm yếu và cũng là một khó khăn lớn cần đƣợc giải quyết trong thời gian tới. - Có những nơi do quá nhấn mạnh mặt bảo vệ môi trƣờng mà không chú ý đúng mức đến lợi ích kinh tế và vấn đề sử dụng hợp lý có hiệu quả tài nguyên đất, nên lúc đầu chỉ nghĩ đến việc làm sao cho có rừng chứ không suy tính đến việc sử dụng vốn rừng và đất rừng có hiệu quả cao nhất về lâu dài. Vì vậy ngay từ đầu không có qui hoạch trồng theo lô khoảnh hợp lý, đến lúc rừng đã già thì xử lý rất khó khăn. Nếu không khai thác thì cũng bị tàn lụi, rừng bị hƣ hại thêm. Nhiều rừng trồng lộn xộn gồm Mỡ, Bạch đàn, Keo, Bồ đề ở các độ tuổi khác nhau đặt ra cho ngành lâm nghiệp địa phƣơng giải quyết thế nào cho Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên hợp lý, bảo vệ đƣợc môi trƣờng nhƣng có hiệu quả kinh tế là bài toán khó. Giả sử lúc đầu trồng rừng theo lô, theo khoảnh theo từng độ tuổi thì giờ đây việc khai thác cũng dễ dàng để trồng mới lại rừng mà không gây ra xáo trộn cảnh quan môi trƣờng. 4.4. Đề xuất mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc 4.4.1. Điều tra phân loại mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất trong nông lâm nghiệp nhằm chống xói mòn để bảo vệ môi trƣờng và đất đai. Nhƣng cho đến nay vẫn chƣa có công trình nào nghiên cứu và tiến hành phân loại mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc. Trong phạm vi đề tài chúng tôi không đi sâu vào việc xây dựng một tiêu chuẩn hay khung phân loại các mô hình phủ xanhh đất trống đồi trọc mà chỉ tiến hành điều tra và thống kê các mô hình phổ biến đang đƣợc áp dụng hiện nay tại địa phƣơng thuộc huyện Đồng Hỷ. Kết quả điều tra cho thấy ở Đồng Hỷ có 5 mô hình phổ biến sau: - Mô hình Vƣờng + Ao + Chuồng (VAC). Mô hình này hầu nhƣ ở địa phƣơng nào cũng có và thƣờng phân bố gần nhà. Đặc trƣng của mô hình là đƣợc xây dựng trên đất vƣờn hay đất liền kề nên qui mô không lớn, thƣờng trên dƣới 1 ha. Cây trồng chính trên đất vƣờn là cây Chè, nguồn thu chính cũng là cây Chè, chăn nuôi là cá và gia cầm, đại gia súc (Trâu, Bò) không phát triển, nếu có thì chủ yếu làm sức kéo (cày bừa). - Mô hình Vƣờn + Ao + Chuồng + Rừng (VACR). Loại mô hình này phát triển sau khi có chính sách giao đất giao rừng (1990). Kết quả điều tra cho thấy tiềm năng phát triển của loại mô hình này ở địa phƣơng là rất lớn. Tuy nhiên do vốn đầu tƣ lớn và đòi hỏi ngƣời dân phải có kiến thức và kỹ thuật trong sản xuất lâm nghiệp nên số hộ đầu tƣ sản xuất theo mô hình này không nhiều (mỗi xã chỉ khoảng 3 - 4 hộ). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Mô hình trồng cây Công nghiệp. Cây trồng chính là Chè. Đây là mô hình phổ biến ở huyện Đồng Hỷ và đang mang lại hiệu quả khá cao về mặt kinh tế và phủ xanh đất trống đồi trọc. - Mô hình trồng rừng: Chủ yếu là rừng thuần loại là cây Keo. Trƣớc đây trồng rừng sản xuất do các nông trƣờng thực hiện, nhƣng gần đây mô hình đã phát triển đến các hộ nông dân từ khi có Dự án 661 hoạt động. Đặc biệt, kể từ năm 2006 địa phƣơng có chủ trƣơng chuyển đổi đất rừng tự nhiên không nằm trong vùng phòng hộ thành đất rừng sản xuất thì nhiều hộ gia đình đƣợc giao quyền sử dụng đất rừng đã mạnh dạn đầu tƣ trồng rừng. Đây là mô hình mang lại hiệu quả khá cao nhƣ đã đƣợc đánh giá. - Mô hình khoanh nuôi phục hồi rừng. Có hai phƣơng thức khoanh nuôi kết hợp trồng bổ sung và khoanh nuôi không kết hợp trồng bổ sung. Đây là mô hình chiếm diện tích lớn tại địa phƣơng. Nhờ có mô hình này mà tỷ lệ rừng che phủ đã đƣợc cải thiện và không ngừng nâng cao. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế của mô hình lại thấp. Vì vậy cần nghiên cứu và tính toán lại để làm sao đảm bảo đƣợc lợi ích kinh tế nhƣng vẫn giữ đƣợc vai trò phủ xanh đất trống đồi trọc để bảo vệ môi trƣờng. 4.4.2. Xây dựng mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc Mục đích xây dựng mô hình là phục vụ cho việc đề xuất giải pháp và xây dựng qui trình phủ xanh đất trống đồi trọc. Mô hình đƣợc thực hiện tại các xã Văn Lăng, Tân Long. Mỗi địa điểm chọn một số hộ gia đình tham gia là đất trống trọc đã đƣợc qui hoạch cho lâm nghiệp để khoanh nuôi phục hồi rừng. Thời gian đƣa vào khoanh nuôi từ năm 1999, tại thời điểm thực hiện mô hình thảm thực vật là thảm cây bụi có cây gỗ, có rừng thứ sinh, ở gần khu dân cƣ. Thành phần thực vật tuy có khác nhau ở các địa điểm nhƣng chủ yếu vẫn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên là cây tiên phong ƣa sáng mọc nhanh. Các loài thƣờng gặp là Bồ đề, Trám, Trẩu, Lau, Hu, Vai, Dẻ, Kháo,... Có 2 phƣơng pháp tác động đã đƣợc thực hiện: + Trồng dặm các loại cây mục đích. Thực hiện phƣơng thức này nhằm tăng cƣờng tính đa dạng thực vật và nâng cao chất lƣợng rừng phục hồi. Phƣơng thức trồng theo băng với hố trồng rộng 30x30x30cm. Thành phần loài cây trồng chủ yếu là Keo, Lát, Kháo, Xoan ta (Melia azedarach), .. số lƣợng trung bình 600 - 800 cây/ha. + Tra dặm hạt. Đây là một phƣơng thức cung cấp nguồn hạt cho tái sinh. Việc thiết kế gieo hạt theo kiểu lấp lỗ trống và theo băng hàng nhƣ thiết kế trồng bổ sung. Chỉ khác gieo hạt trực tiếp bằng hình thức chọc lỗ tra hạt (cuốc hố đập nhỏ đất và gieo hạt với số lƣợng 2-3 hạt/hố) Nhƣ vậy có thể thực hiện giải pháp trồng dặm, tra hạt để tăng tính đa dạng thực vật và chất lƣợng rừng đƣợc phục hồi. Do điều kiện thời gian, chúng tôi chƣa thể thu thập đầy đủ dẫn liệu để tính toán hiệu quả kinh tế, nhất là suất đầu tƣ cho việc áp dụng giải pháp này để phủ xanh. Tuy nhiên, những số liệu điều tra cho thấy mức đầu tƣ khá cao so với các loại cây trồng khác. Vì vậy, Nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ ngƣời dân khi thực hiện phủ xanh bằng giải pháp này. 4.4.3. Đề xuất mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc Trƣớc đây quan niệm phủ xanh đất trống đồi trọc là trồng rừng trên đất chƣa có rừng. Nhƣng đến đầu những năm 1990, cùng với trồng rừng, các biện pháp nông lâm kếp hợp, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp đều đƣợc coi là phủ xanh đất trống đồi trọc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Trong quyết định số 661/QĐ/TTg, ngày 29/7/1998 của thủ tƣớng Chính phủ về mục tiêu, chính sách và tổ chức thực hiện chƣơng trình trồng mới 5 triệu ha rừng đã nêu rõ nhiệm vụ đến năm 2010 phải đạt đƣợc các chỉ tiêu trồng mới 5 triệu ha. Trong đó rừng phòng hộ và rừng đặc dụng 1 triệu ha, trồng mới rừng sản xuất 2 triệu ha, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả 1 triệu ha. Nhƣ vậy, phủ xanh đất trống trọc không chỉ có giải pháp duy nhất là trồng rừng, mà còn có nhiều giải pháp khác. Đó là trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, xây dựng vƣờn rừng, đồng cỏ chăn nuôi. Phủ xanh đất trống đồi trọc bằng trồng rừng Đối với việc trồng rừng sản xuất sử dụng tập đoàn cây trồng đã đƣợc Bộ Nông nghiệp và PTNN công nhận. Đối với việc trồng rừng nhằm mục đích phòng hộ và bảo vệ môi trƣờng là mô hình đa loài nhiều tầng bằng các loài cây bản địa. Theo mô hình này thì tầng trên, tầng cây gỗ là các loài cây gỗ bản địa có giá trị thƣơng mại cao, tầng dƣới (tầng ƣu thế sinh thái) là các loài cho quả, cây đặc sản. Tầng dƣới tán là các loài cây thuốc, cây làm thức ăn gia súc, cây lƣơng thực. Phủ xanh đất trống đồi trọc bằng khoanh nuôi phục hồi rừng Cho đến nay, khoanh nuôi phục hồi rừng đang là một giải pháp tích cực để tăng nhanh độ che phủ rừng ở nƣớc ta. Vấn đề này đã đƣợc Nhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm, thể hiện qua việc ban hành 2 qui phạm nhằm lợi dụng năng lực tái sinh tự nhiên để phục hồi rừng: Qui phạm các giải pháp lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất và rừng đặc dụng (QPN 14-92) và Qui phạm phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh (QPN 21-

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc343.pdf
Tài liệu liên quan