Luận văn Đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Thoại Sơn trong thời gian 2001 - 2006

Tài liệu Luận văn Đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Thoại Sơn trong thời gian 2001 - 2006: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA SƯ PHẠM HUỲNH VĂN TÁNH LỚP DH5DL KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÀNH ĐỊA LÝ ĐÁNH GIÁ SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN THOẠI SƠN TRONG THỜI GIAN 2001 - 2006 Giáo viên hướng dẫn: Th.S: LÊ THỊ NGỌC LINH AN GIANG,05/2008 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng thành kính và biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn Cô Lê Thị Ngọc Linh đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt thời gian hoàn thành luận văn. Kính gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Bùi Hoàng Anh cùng các Thầy, Cô Khoa Sư Phạm trường Đại học An Giang đã tạo điều kiện thuận lợi và trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn: Các Cô (Chú) phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Thoại Sơn, phòng Thống Kê huyện đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình thu thập số liệu thực hiện đề tài. Các bạn bè đã động viên, ủng hộ tôi. Và cuối cùng, xin bày...

pdf78 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 929 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Thoại Sơn trong thời gian 2001 - 2006, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA SƯ PHẠM HUỲNH VĂN TÁNH LỚP DH5DL KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÀNH ĐỊA LÝ ĐÁNH GIÁ SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN THOẠI SƠN TRONG THỜI GIAN 2001 - 2006 Giáo viên hướng dẫn: Th.S: LÊ THỊ NGỌC LINH AN GIANG,05/2008 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng thành kính và biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn Cô Lê Thị Ngọc Linh đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt thời gian hoàn thành luận văn. Kính gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Bùi Hoàng Anh cùng các Thầy, Cô Khoa Sư Phạm trường Đại học An Giang đã tạo điều kiện thuận lợi và trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn: Các Cô (Chú) phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Thoại Sơn, phòng Thống Kê huyện đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình thu thập số liệu thực hiện đề tài. Các bạn bè đã động viên, ủng hộ tôi. Và cuối cùng, xin bày tỏ lòng thương yêu sâu sắc đến mẹ, anh, chị - những người hỗ trợ tôi hết mực cả về vật chất lẫn tinh thần cho tôi. Xin chân thành cảm ơn ! Long Xuyên, ngày 9 tháng 05 năm 2008 Sinh viên Huỳnh Văn Tánh DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH - HĐH: Công nghiệp hóa hiện đại hóa BVTV: Bảo vệ thực vật BQL: Bình quân lúa DT: Diện tích ĐV: Đơn vị ĐX: Đông Xuân HT: Hè Thu HĐND: Hội Đồng Nhân Dân NN: Nông nghiệp HTX: Hợp tác xã KHKT: Khoa học kỹ thuật TĐ: Thu Đông TS: Thủy sản TV: Tiểu vùng TT: Thị trấn TP: Thành phố UBND: Ủy Ban Nhân Dân DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ TT Trang 1. Bản đồ vị trí – hành chính huyện Thoại Sơn – An Giang…………………............1a 2. Bản đồ mật độ dân số huyện Thoại Sơn năm 2006………………………............17a DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TT Tên biểu đồ Trang 1. Biểu đồ 3.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Thoại Sơn qua các năm…………………………………………………………...25 2. Biểu đồ 3.2. Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp Thoại Sơn giai đoạn: 2000 - 2006…………………………………………………….26 3. Biểu đồ 3.3. Sản lượng lúa Thoại Sơn qua các năm……………………….............27 4. Biểu đồ 3.4. Bình lúa đầu người Thoại Sơn qua các năm…………………………28 5. Biểu đồ 3.5. Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản Thoại Sơn giai đoạn: 2003-2006……………………………………………………...31 6. Biểu đồ 3.6. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản Thoại Sơn qua các năm……………………………………………………………….33 7. Biểu đồ 3.7. Sản lượng tôm nuôi Thoại Sơn qua các năm…………………............33 DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 1. Bảng 2.1. Cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản An Giang qua các năm…………………………………………………………............9 2. Bảng 2.2. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp An Giang qua các năm……............10 3. Bảng 2.3. Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt An Giang qua các năm………………………………………………………………..10 4. Bảng 2.4. Diện tích các loại cây trồng An Giang 2002 - 2006…………………….11 5. Bảng 2.5. Những biến đổi của ngành chăn nuôi - số lượng gia súc gia cầm An Giang qua các năm……………………………………….............12 6. Bảng 2.6. Diện tích và cơ cấu diện tích nuôi trồng thủy sản An Giang qua các năm………………………………………………………………..12 7. Bảng 3.1. Cơ cấu diện tích gieo trồng lúa huyện Thoại Sơn: 2001-2006………….18 8. Bảng 3.2. Năng suất gieo trồng và sản lượng lúa và bình quân lúa đầu người huyện Thoại Sơn thời kỳ 2001-2006……………………….19 9. Bảng 3.3. Cơ cấu diện tích các loại cây trồng hàng năm huyện Thoại Sơn: 2002 - 2006…………......................................................................19 10. Bảng 3.4. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp trong cơ cấu ngành nông nghiệp Thoại Sơn qua các năm…………….............20 11. Bảng 3.5. Tình hình chăn nuôi giai đoạn 2002-2006 ( thời điểm 01/10 hàng năm)………………………………………………………….21 12. Bảng 3.6. Tình hình phát triển thuỷ sản Thoại Sơn giai đoạn: 2001-2006……….22 13. Bảng 3.7. Diện tích đất lâm nghiệp Thoại Sơn qua các năm……………………..23 14. Bảng 3.8. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Thoại Sơn qua các năm………………………………………………………...24 15. Bảng 3.9. Diện tích – cơ cấu đất nông nghiệp Thoại Sơn giai đoạn 2000 - 2006……………………………………………………..25 16. Bảng 3.10. Tình hình sản xuất một số cây màu huyện Thoại Sơn qua các năm………………………………………………………...28 17. Bảng 3.11. Tình hình chăn nuôi Thoại Sơn giai đoạn: 2002-2006 (thời điểm 01/10 hàng năm)…………………………………………………………..29 18. Bảng 3.12. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản Thoại Sơn qua các năm………………………………………………………………31 19. Bảng 3.13. Diện tích nuôi trồng thủy sản Thoại Sơn qua các năm……………….32 20. Bảng 3.14. Sản lượng thủy sản Thoại Sơn qua các năm (01/10 hàng năm)……………………………………………………………………...34 21. Bảng 3.15. Chi phí vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế nuôi tôm càng xanh ở huyện Thoại Sơn năm 2002…………………………………………………............37 22. Bảng 4.1. Cơ cấu đất nông nghiệp Thoại Sơn năm 2006…………………............40 23. Bảng 4.2. Bình quân lương thực đầu người huyện Thoại Sơn qua các năm……………………………………………………………….41 DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1. Số đơn vị hành chánh, diện tích và dân số huyện Thoại Sơn năm 2006 Phụ lục 2. Biểu đồ cơ cấu kinh tế Thoại Sơn thời kỳ 2001-2006 Phụ lục 3. Mô hình 2 lúa Phụ lục 4. Mô hình 3 lúa Phụ lục 5. Mô hình lúa – tôm Phụ lục 6. Mô hình 1 lúa 1 màu Phụ lục 7. Vùng quy hoạch nuôi tôm càng xanh : Bảng tổng hợp quy hoạch phát triển diện tích tôm năm 2007 – 2020 Phụ lục 8.Quy hoạch vùng nuôi cá chân ruộng, cá tra chuyên canh, ương cá tra bột: Bảng tổng hợp quy hoạch phát triển diện tích cá năm: 2007 – 2020 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. Thu hoạch lúa Hình 2. Trang trại nuôi bò thịt Hình 3. Nuôi cá tra Hình 4. Sản xuất nấm rơm Hình 5. Thu hoạch tôm càng xanh Hình 6. Nuôi vịt đàn Hình 7. Thu hoạch tôm càng xanh Hình 8. Vệ sinh vuông tôm Hình 9. Vệ sinh vuông tôm Hình 10. Chạy oxi cho tôm Hình 10. Kiểm tra tôm nuôi Hình 12. Kiểm tra thức ăn của tôm MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH MỞ ĐẦU Trang I. Lý do chọn đề tài.........................................................................................................1 II. Mục đích nghiên cứu.................................................................................................1 III. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................................1 IV. Giới hạn đề tài ..........................................................................................................1 1. Giới hạn phạm vi lãnh thổ nghiên cứu ...................................................................…1 2. Giới hạn nội dung nghiên cứu ....................................................................................2 V. Lịch sử nghiên cứu ....................................................................................................2 VI. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.......................................................3 1. Phương pháp luận.......................................................................................................3 1.1. Quan điểm hệ thống.................................................................................................3 1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ ..................................................................................3 1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh ...................................................................................4 2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………4 VII. Đóng góp mới của đề tài………………………………………………………….4 VIII. Ý nghĩa của đề tài………………………………………………………………..5 IX. Cấu trúc luận văn…………………………………………………………………..5 NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CƠ CẤU KINH TẾ - VÀ SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ.........................................................................6 I. Cơ cấu kinh tế .............................................................................................................6 II. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế .......................................................................................7 1. Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế...................................................................7 2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ...................................................................7 2.1. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp.....................................................................................7 2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ................................................................7 CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP AN GIANG THỜI GIAN QUA ...................................9 I. Có sự chuyển biến trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành................................9 II. Cơ cấu sản xuất nội bộ của ngành và lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản đã và đang diễn ra quá trình đa dạng hóa nhưng thiếu tính ổn định và định hướng thị trường.................................................................10 1.Trong ngành trồng trọt...............................................................................................10 2.Trong ngành chăn nuôi ..............................................................................................11 3.Trong ngành thủy sản ...............................................................................................12 CHƯƠNG III. SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN THOẠI SƠN TRONG THỜI GIAN 2001-2006 ......................14 I. Đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tác động đến sản xuất nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Thoại Sơn...............................................................................................14 1. Điều kiện tự nhiên……………………………………………………………….... 14 1.1. Vị trí địa lý.............................................................................................................14 1.2. Địa hình .................................................................................................................15 1.3. Khí hậu ..................................................................................................................15 1.4. Thủy văn................................................................................................................15 2. Các nguồn tài nguyên ...............................................................................................16 2.1. Tài nguyên đất .......................................................................................................16 2.2. Tài nguyên nước ....................................................................................................16 2.3. Tài nguyên rừng.....................................................................................................16 3. Điều kiện kinh tế xã hội............................................................................................16 II. Đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Thoại Sơn trong thời gian 2001-2006................................................................18 1.Khái quát về tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Thoại Sơn…………………… 18 1.1 Ngành trồng trọt .....................................................................................................18 2.2 Ngành chăn nuôi.....................................................................................................20 1.3 Ngành thủy sản .......................................................................................................21 1.4. Ngành lâm nghiệp..................................................................................................23 2. Nhận định chung về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Thoại Sơn thời gian 2001 đến 2006 .............................................................................23 2.1. Có sự chuyển biến mạnh về giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp, nhưng trong cơ cấu ngành nông nghiệp không mấy thay đổi………………………...24 2.2. Sự chuyển dịch cơ cấu đất đai canh tác………………………………………... ..25 2.3. Cơ cấu sản xuất nội bộ của các ngành, các lĩnh vực sản xuất nông - lâm - thủy sản ngày càng đa dạng phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện……………………………………...27 2.4. Sự thay đổi về cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo các xã và hiệu quả của các mô hình sản xuất…………………………………………………... 34 2.5.Tận dụng kinh tế mùa nước nổi để góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập…………………………………………………………………….37 CHƯƠNG IV: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN THOẠI SƠN TRONG THỜI GIAN TỪ NAY ĐẾN 2015………………………………………. 40 I. Định hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Thoại Sơn đến năm 2015. .………………………………………40 1. Cơ sở chuyển dịch …………………………………………………………………40 1.1. Cơ sở chính sách và thực tiễn …………………………………………………...40 1.2. Cơ sở đất đai……………………………………………………………………..40 1.3.Thị trường ………………………………………………………………………...41 1.4. Trên cơ sở an ninh lương thực được đảm bảo…………………………………... 41 2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Thoại Sơn từ nay đến 2015…………………………………………………………...41 II. Hệ thống các giải pháp phát triển nông nghiệp Thoại Sơn đến năm 2015…………………………………………………………... 43 1. Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với việc qui hoạch sản xuất hợp lý…………………………………… 43 1.1. Về qui hoạch vùng sản xuất…………………………………………………….. 45 1.2. Về bố trí cây trồng vật nuôi…………………………………………………….. 45 1.3. Về mùa vụ………………………………………………………………………. 45 1.4. Về xây dựng mô hình…………………………………………………………… 45 1.4.1.Mô hình một vụ lúa một vụ tôm………………………………………………. 45 1.4.2. Mô hình 2 vụ lúa 1 vụ cá……………………………………………………… 46 1.4.3. Mô hình trồng màu……………………………………………………………. 47 1.5. Để thực hiện tốt việc qui hoạch cần chu ý…………………………………….... 48 2. Đẩy mạnh cơ khí hóa nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất………………………………………………………………………….. 49 2.1. Đẩy mạnh cơ khí hóa nông nghiệp……………………………………………… 49 2.2. Cần tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất trong lĩnh vực giống cây con………………………………………………………… 50 3. Hoàn thiện hệ thống thủy lợi, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp……………………………………………….. 51 4. Tổ chức tốt các hình thức liên kết sản xuất nông nghiệp - đẩy mạnh phát triển Hợp tác xã nông nghiệp, phát triển các hình thức liên kết hỗ trợ và hợp tác theo mô hình 4 nhà ………………………………………..51 5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm trong đó vai trò định hướng và điều tiết của nhà nước là quan trọng…………………………. 53 6. Tổ chức qui hoạch sản xuất nông nghiệp đảm bảo vấn đề môi trường và phát triển bền vững……………………………………………………………….. 53 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ………………………………………………….. 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Trang 1 Mở Đầu I. Lý do chọn đề tài Thoại Sơn là một huyện trọng điểm sản xuất lương thực của tỉnh An Giang, diện tích sản lượng thuộc loại cao nhất tỉnh. Trong thời gian qua, nông dân huyện đã phát triển nhiều mô hình sản xuất mới đem lại hiệu quả kinh tế vượt trội so với sản xuất lúa. Năm 2000 nông dân xã Phú Thuận đã nuôi thí điểm 3,5 ha tôm càng xanh với thời gian nuôi là 6 tháng (1 lúa và 1 tôm) năng xuất bình quân khoảng 700kg/ha lợi nhuận 45 triệu đồng/ha, tăng gấp 4 lần làm lúa. Đây là tín hiệu đáng mừng trong bước đột phá lựa chọn mô hình thích hợp để chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi của huyện. Bên cạnh đó, nhiều mô hình khác như : 2 lúa 1 màu, 2 lúa 1 cá, cá tra nuôi hầm, trồng sen, rau nhút, nấm rơm, ấu…đã làm thay đổi nhiều về sản xuất nông nghiệp của huyện. Từ những tín hiệu trên, người thực hiện đề tài muốn tổng kết, đánh giá một số nét cơ bản trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Thoại Sơn trong thời gian qua, nhất là giai đoạn 2001- 2006, nhằm so sánh, đối chiếu hiệu quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh nói chung và của huyện Thoại Sơn nói riêng. Qua đó, đưa ra những giải pháp và phương hướng phát triển đúng đắn hầu thực hiện tốt việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đảm bảo cho sự phát triển ổn định nền sản xuất nông nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và đời sống của nhân dân. II. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá khái quát thực trạng sản xuất nông nghiệp của huyện Thoại Sơn. - Tìm hiểu các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Thoại Sơn. - Đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Thoại Sơn giai đoạn 2001- 2006. III. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ khái niệm chuyển dịch cơ cấu cơ cấu kinh tế nói chung, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng. - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Thoại Sơn. - Định hướng và đề ra những giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Thoại Sơn đến 2015. IV. Giới hạn của đề tài 1. Giới hạn phạm vi lãnh thổ nghiên cứu Trang 2 + Đề tài chủ yếu nghiên cứu tập trung vào huyện Thoại Sơn với tổng diện tích tự nhiên là 468,72 km2. Trong đó có 17 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: 3 thị trấn và 14 xã: thị trấn Núi Sập, thị trấn Phú Hòa, thị trấn Óc Eo và các xã: Tây Phú, An Bình, Vĩnh Phú, Vĩnh Trạch, Phú Thuận, Vĩnh Chánh, Định Mỹ, Định Thành, Mỹ Phú Đông, Vọng Đông, Vĩnh Khánh, Thoại Giang, Bình Thành, Vọng Thê, với 74 đơn vị ấp. + Ranh giới phạm vi hành chính lãnh thổ nghiên cứư được xác định trên cơ sở bản đồ hành chính của tỉnh An Giang năm 2006. 2. Giới hạn nội dung nghiên cứu + Phân tích, đánh giá các yếu tố tự nhiên cũng như kinh tế xã hội tác động đến sản xuất nông nghiệp của huyện Thoại Sơn. + Đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện trong thời gian từ 2001 đến 2006. + Định hướng và đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp cho huyện trong thời gian tới. V. Lịch sử nghiên cứu Có thể nói, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một nội dung quan trọng hàng đầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cả trước mắt và lâu dài. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong phạm vi cả nước, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, của tỉnh An Giang hay của huyện Thoại Sơn nói riêng thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định; trong đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – một bộ phận cơ cấu kinh tế cũng đã được quan tâm nhiều hơn nhất là ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một yêu cầu bức xúc nhằm xoá bỏ tính chất thuần nông, tiến lên phát triển những mô hình sản xuất đa dạng nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường và nâng cao đời sống nhân dân. Có thể kể đến một số công trình đã được nghiên cứu như: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân ”của Giáo sư-Tiến sĩ Ngô Đình Giao cùng nhiều nhà khoa học. “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xu hướng phát triển của kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI trong thời đại kinh tế tri thức” của Lê Quốc Sử - nghiên cứu viên cấp bậc 4 của “Trung tâm kinh tế khoa học và phát triển ” thuộc viện khoa học xã hội tại TP. Hồ Chí Minh. “Báo cáo tổng hợp một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010” của cuộc hội thảo ngành Kế Trang 3 hoạch và Đầu tư các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VII tại thành phố Long Xuyên - tỉnh An Giang ngày 10/5/2002. “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - chủ trương và giải pháp”- chương trình tập huấn cán bộ quản lí Hợp tác xã nông nghiệp của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn An Giang. “Nội dung và giải pháp công nghiệp hóa - hiện đại hóa tâp trung trên lĩnh vực nông nghiệp tỉnh An Giang đến năm 2010” của Thạc sĩ Lê Minh Tùng - Hiệu trưởng trường Đại học An Giang. Ngoài ra còn rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng. VI. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Địa lý học là một môn khoa học tổng hợp vừa mang tính thực tiễn sâu sắc lại vừa mang tính cụ thể cao. Đồng thời khoa học địa lý còn mang tính thời đại, nó luôn biến đổi phù hợp với những khám phá của con người và tiến bộ khoa học kỹ thuật. Do đó, khi tiến hành nghiên cứu thực hiện đề tài “đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Thoại Sơn trong thời gian 2001-2006” người thực hiện đã vận dụng những quan điểm và phương pháp nghiên cứu của địa lý nói chung và địa lý kinh tế xã hội nói riêng để hoàn thành đề tài của mình. 1. Phương pháp luận 1.1. Quan điểm hệ thống Địa lý kinh tế học nghiên cứu tổng hợp thể lãnh thổ sản xuất trong một hệ thống các mối quan hệ tác động qua lại với môi trường xung quanh. Vì vậy, khi nghiên cứu vấn đề này huyện Thoại Sơn được coi là một hệ thống kinh tế xã hội thống nhất, được xem xét đánh giá quá trình phát triển kinh tế của huyện và sự kết hợp hài hoà với các huyện khác của tỉnh và của cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. 1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Địa lý kinh tế xã hội là một khoa học tổng thể nghiên cứu không gian lãnh thổ kinh tế xã hội liên quan đến nhiều lĩnh khác nhau. Do đó, khi nghiên cứu các nguồn lực nhằm phát triển kinh tế xã hội của huyện Thoại Sơn chúng ta cần phải xem xét nó trong một chỉnh thể chung của tỉnh và của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long; giải quyết mối quan hệ giữa sự phát triển, sự chuyển dịch với việc nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường…Đồng thời tìm kiếm những mặt tối ưu, định ra những biện pháp cụ thể nhằm phát huy lợi thế của ngành, của các thành phần kinh tế, đánh giá quá trình chuyển dịch, với cái nhìn khách quan, tổng hợp tạo động lực phát triển kinh tế huyện. Trang 4 1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh Cơ cấu kinh tế nói chung không phải là yếu tố ổn định mà là yếu tố vận động có mối quan hệ phù hợp. Vì vậy, cơ cấu kinh tế và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thay đổi theo từng thời kỳ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của thời kỳ đó. Việc nhìn nhận chiều hướng phát triển kinh tế, sự thay đổi của nó qua từng giai đoạn của lịch sử địa phương trong quá khứ và hiện tại, cho phép chúng ta vạch ra viễn cảnh dự báo cho sự phát riển kinh tế trong tương lai. 2. Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu Các số liệu liên quan đến mục đích nghiên cứu cho đề tài được phân tích tổng hợp, xử lý có chọn lọc nhằm phục vụ tốt cho quá trình đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp của huyện Thoại Sơn. Thông qua các số liệu này để so sánh, đối chiếu hiệu của các mô hình sản xuất của huyện. + Phương pháp khảo sát thực địa Đây là một phương pháp khá quan trọng, nó giúp ta trực tiếp thấy được tình hình thực tế của vấn đề nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài này, bản thân người thực hiện cũng đã trực tiếp xâm nhâp thực tế địa bàn nghiên cứu để tìm hiểu, thấy được hiệu quả của các mô hình sản xuất đặc biệt là mô hình lúa – tôm, lúa – cá… Ngoài ra, còn chú ý đến tất cả các điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế xã hội tác động đến quá trình sản xuất nông nghiệp của huyện. + Phương pháp đánh giá tổng hợp Đây là một phương pháp quan trọng trong phân tích đánh giá các điều kiện tác động đến sản xuất nông nghiệp. Phương pháp này giúp ta có một cách nhìn tổng quát vấn đề, xác định được mối quan hệ giữa tự nhiên với kinh tế xã hội phục vụ tốt cho việc nghiên cứu. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp bản đồ, biểu đồ…Trong đó đặc biệt có phương pháp điều tra xã hội học để có thể nhận biết ý kiến người dân về thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện hầu làm rõ những nội dung nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra. VII. Đóng góp mới của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đã đánh giá được sơ bộ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thoại Sơn; rút ra những kết quả làm được cũng như những hạn chế khó khăn trong bước đường chuyển dịch. Từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân. Trang 5 VIII. Ý nghĩa của đề tài Việc nghiên cứu của đề tài cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh nói chung cũng như của huyện Thoại Sơn nói riêng là vấn đề cấp thiết nhằm đáp ứng yêu cầu tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Qua đó, nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh hàng hoá, phục vụ nhu cầu hội nhập quốc tế và khu vực. IX. Cấu trúc của luận văn Luận văn bao gồm các phần chính: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và các phần khác như: lời cảm tạ, mục lục, phụ lục, tài liệu tham khảo, các biểu đồ và các hình ảnh minh họa. Trong đó phần nội dung gồm 4 chương: Chương I: Cơ sở lý thuyết về cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chương II: Đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp An Giang thời gian qua. Chương III: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Thoại Sơn trong thời gian 2001-2006. Chương IV: Định hướng và các giải pháp phát triển nông nghiệp huyện Thoại Sơn trong thời gian từ nay đến 2015. Trang 6 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ I. Cơ cấu kinh tế Xét về mặt triết học, cơ cấu là một phạm trù phản ánh cấu trúc bên trong của một đối tượng, là tập hợp những mối liên hệ cơ bản, tương đối ổn định giữa các yếu tố cấu thành đối tượng đó, trong một thời gian nhất định. Cơ cấu kinh tế của một nước là tổng thể những mối liên hệ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế của nước đó: các lĩnh vực sản xuất; các ngành kinh tế; các thành phần kinh tế; các vùng kinh tế…Ở mỗi vùng, mỗi ngành lại có cơ cấu kinh tế riêng của mình tùy theo điều kiện tự nhiên, xã hội, địa lý kinh tế cụ thể. Trên phạm vi cả nước, cơ cấu kinh tế biểu hiện tập trung của chiến lược kinh tế xã hội. Một cơ cấu kinh tế hợp lí phải phản ánh sự tác động của các quy luật phát triển khách quan, mọi ý định chủ quan, nóng vội hay bảo thủ trong việc tạo ra sự thay đổi cơ cấu thường dẫn đến hậu quả không nhỏ đối với nền kinh tế. Mỗi một cơ cấu đều mang tính lịch sử xã hội nhất định và luôn biến động gắn với sự biến đổi, phát triển không ngừng của các yếu tố, các bộ phận cấu thành nền kinh tế và những mối liên hệ giữa chúng. Sự hình thành cơ cấu kinh tế thường bị chi phối bởi những nhân tố chủ yếu như: - Những nhân tố địa lý tự nhiên: (đất, nước, khí hậu, khoáng sản, nguồn năng lượng…) tác động không nhỏ đến việc hình thành cơ cấu kinh tế. Có thể nói, sản xuất là quá trình “chiếm hữu tự nhiên”, gắn bó với tự nhiên, phụ thuộc với tự nhiên, đồng thời tác động lại tự nhiên. - Những nhân tố kinh tế xã hội: con người - nguồn lao động; truyền thống kinh nghiệm sản xuất, nhu cầu của thị trường, đường lối chính sách, trình độ phát triển kinh tế xã hội…ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành cơ cấu kinh tế của một nước. - Những nhân tố về kinh tế đối ngoại và phân công lao động quốc tế : sự tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế dưới nhiều hình thức sẽ gia tăng và thích ứng, phù hợp về cơ cấu của nền kinh tế với bên ngoài. Tính đa dạng của các nhu cầu phổ biến và sự khác nhau về điều kiện thuận lợi cho nền sản xuất ở các nước, đòi hỏi bất cứ nền kinh tế nào cũng phải có sự thay đổi kết quả hoạt động với bên ngoài với mức độ và phạm vi khác nhau. Trang 7 II. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1. Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi dần dần, từng bước cấu trúc của nền kinh tế trong phạm vi các ngành và các vùng lãnh thổ để thích nghi với hoàn cảnh phát triển kinh tế của một nước hay một địa phương. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện ở sự thay đổi tỷ trọng giữa các ngành: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và cả nội bộ các ngành kinh tế như: giữa trồng trọt và chăn nuôi trong nông nghiệp, giữa khai thác và chế biến trong công nghiệp… Chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ thể hiện ở sự thay đổi địa bàn sản xuất tương ứng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành (Nguyễn Dược - Thuật ngữ Địa lý). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, một mặt phải đảm bảo khai thác hiệu quả nhất những tiềm năng, lợi thế so sánh của đất nước, của từng địa phương; mặt khác phải linh hoạt để thích nghi với những chuyển biến của nền kinh tế thị trường. Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn phải tính đến mối quan hệ thuận và nghịch đặt trong tổng thể của sự hợp tác, phân công lao động của địa phương, của cả nước và quốc tế. 2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 2.1. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp Kinh tế nông nghiệp là bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông thôn. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp bao gồm mối quan hệ giữa : Sản xuất trồng trọt ; sản xuất chăn nuôi - thủy sản; các hoạt động dịch vụ nông nghiệp. Lúa Màu Chăn nuôi-thủy sản Khu vực I: Nông nghiệp Dịch vụ nông nghiệp Khu vực II: Công nghiệp-Xây dựng Khu vực III: Thương mại-dịch vụ 2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Là sự tác động vào sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng giá trị sản xuất trên một hecta, bảo đảm ổn định sản xuất lương thực, tăng tỷ trọng các loại cây thực Cây công nghiệp Cây ăn quả Trồng trọt Cơ cấu kinh tế nông thôn Trang 8 phẩm, cây công nghiệp, phát triển mạnh chăn nuôi, thủy sản thành ngành sản xuất chính, phát triển ngành nghề, dịch vụ sản xuất nông nghiệp. Nghị Quyết 10 của Bộ chính trị đã triển khai chủ trương “việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hoá”. Nội dung chủ yếu của Nghị quyết này đã nhấn mạnh “việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH - HĐH phải tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hóa với cơ cấu đa dạng vừa để xuất khẩu với mức cạnh tranh cao, vừa khai thác lợi thế tiềm tàng của từng vùng sinh thái, tăng nhanh năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp”. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, trước hết là phải bảo đảm an toàn - an ninh lương thực quốc gia. “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ chỗ nặng về trồng trọt, chủ yếu là cây lương thực, sang sản xuất các cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hóa cao; từ chỗ chủ yếu làm nông nghiệp sang phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Trong đó phải giải quyết các mối quan hệ cơ bản như quan hệ giữa trồng trọt với chăn nuôi; giữa nông nghiệp với lâm nghiệp; giữa nông lâm nghiệp với công nghiệp và dịch vụ; giữa đẩy mạnh sản xuất hàng hóa với mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; nhằm tạo ra thế chủ động và hành lang an toàn lương thực, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, xây dựng xã hội nông thôn nước ta văn minh và hiện đại”. Để phát huy lợi thế và khắc phục những khó khăn yếu kém còn tồn tại, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần : - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn hay cơ cấu kinh tế ngành theo phát huy lợi thế so sánh của mỗi vùng gắn với thị trường. - Phát triển chăn nuôi thành ngành sản xuất chính và hướng ra xuất khẩu. - Phát triển công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến. - Tăng cường tiềm lực khoa học, công nghệ và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật qua đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư… - Tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới quan hệ sản xuất ở nông thôn với những hình thức sản xuất và kinh doanh tiến bộ, phù hợp với kinh tế thị trường trong thời đại tin học; thời đại kinh tế tri thức… - Khuyến khích những nhân tố mới, động lực mới của tất cả mọi thành phần kinh tế để khai thác hết mọi tiềm năng, tiềm lực, nhân lực, tài nguyên nhằm phát huy cao độ sức sản xuất, giải phóng triệt để mọi lực lượng sản xuất… Tóm lại, những vấn đề khách quan và thực tiễn nêu trên cho thấy cần phải đẩy mạnh “việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế” nói chung và “cơ cấu kinh tế nông nghiệp” nói riêng theo hướng CNH - HĐH trong thời đại kinh tế tri thức đối với nền kinh tế nước ta cũng như đối với từng địa phương khi bước vào thế kỷ XXI. Trang 9 CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP AN GIANG THỜI GIAN QUA Có thể nói, nền kinh tế An Giang chủ yếu là kinh tế nông nghiệp, lúa vẫn là cây trồng chính gắn liền với xuất khẩu gạo, sau đó là các loại cây công nghiệp, cây màu và khai thác nguồn lợi thủy sản. Ngành nông nghiệp đã được quan tâm đầu tư, khuyến khích sản xuất nhằm tăng thu nhập cho nông dân, mở rộng thị trường, tạo tiền đề cho sự tăng trưởng của các khu vực khác. Thời gian qua, để tăng hiệu quả sản xuất, tăng lợi nhuận trên một đơn vị diện tích, An Giang đã từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nhằm phát huy lợi thế của tỉnh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về hàng hóa xuất khẩu. Trong quá trình chuyển dịch tuy không ít khó khăn hạn chế nhưng cũng có thể đánh giá một cách khái quát kết quả của sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh: I. Có sự chuyển biến trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành Xét về cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành thì việc chuyển dịch sản xuất nông nghiệp có những biến đổi theo hướng tích cực, song còn chậm chưa thật vững chắc. Nông nghiệp vẫn là ngành chiếm vị trí quan trọng hàng đầu mặc dù tỷ trọng của ngành đang có xu hướng giảm dần nhưng vẫn chiếm khoảng 80% tổng giá trị sản xuất của toàn ngành. Ngành thủy sản có mức tăng trưởng đáng kể và chiếm gần 20% cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành, lâm nghiệp chiếm vị trí rất nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành khoảng 1%. Bảng 2.1. Cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản An Giang qua các năm (tính theo giá trị thực tế, đơn vị: %) Năm Toàn ngành Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản 2000 100 82.08 1.17 16.75 2002 100 80.09 1.15 18.76 2004 100 80.45 0.79 18.76 2006 100 79.61 0.82 19.57 Nguồn: Niên giám Thống kê An Giang 2006 Trong cơ cấu sản xuất nội tại của ngành sản xuất nông nghiệp tình hình cũng tương tự như vậy: ngành trồng trọt vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong trong cơ cấu giá Trang 10 trị của ngành sản xuất nông nghiệp ( khoảng 80%) Tỉ trọng của ngành chăn nuôi thấp chiếm khoảng từ 7-11%, nhưng giá trị của hoạt đông dịch vụ nông nghiệp lại cao hơn khoảng 10-14% trong cơ cấu sản xuất của ngành. Qua đó cho thấy hoạt động dịch vụ nông nghiệp ở An Giang khá phát triển. Bảng 2.2. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp An Giang qua các năm. (tính theo giá trị thực tế, đơn vị tính %) Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ 1996 100 75,1 11,5 13,4 1998 100 81,3 8,3 10,4 2000 100 79,1 6,9 14,0 2002 100 79,8 9,6 10,6 2004 100 82,1 8,2 9,7 2006 100 82,7 6,9 10,4 Nguồn : Niên giám Thống kê An Giang 2006 II. Cơ cấu sản xuất nội bộ của ngành và lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản đã và đang diễn ra quá trình đa dạng hóa nhưng thiếu tính ổn định và định hướng thị trường 1. Trong ngành trồng trọt: Cùng với cây lương thực các loại cây rau đậu, cây công nghiệp hàng năm, cây lâu năm ngày càng đóng góp nhiều vào giá trị sản xuất của ngành trồng trọt. Tuy nhiên, cây lương thực vẫn là cây chủ đạo vì nó chiếm tỷ trọng khá cao và ít biến động, cây công nghiệp hàng năm và lâu năm chiếm tỷ trọng thấp mà còn có xu hướng giảm (cây công nghiệp hàng năm 1,2 % năm 2002 giảm còn 0,9 % năm 2006 ; cây công nghiệp lâu năm 5,6 % năm 2002 giảm còn 2 % năm 2006). Các loại rau đậu có xu hướng tăng, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bảng 2.3. Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt An Giang qua các năm (Tính theo giá trị thực tế, đơn vị tính: %) Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số 100 100 100 100 100 Cây lương thực 78,3 76,9 80,0 82,0 78,4 Cây rau đậu 13,5 16,1 14,5 14,1 17,6 Cây công nghiệp hàng năm 1,2 1,0 1,1 1,0 0,9 Trang 11 Cây công nghiệp lâu năm 5,6 4,8 3,4 1,8 2,0 Sản phẩm phụ trồng trọt 1,4 1,2 1,0 1,1 1,1 Nguồn : Tính ra từ giá trị sản xuất ngành trồng trọt của Niên giám Thống kê An Giang 2006 Xét về diện tích gieo trồng cũng tương tự, mặc dù cơ cấu cây trồng ngày càng đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân nhưng tỷ lệ diện tích gieo trồng vẫn có sự chênh lệch cao giữa cây hàng năm - cây lâu năm và giữa cây lương thực với các loại cây trồng khác, cho thấy xu hướng chuyển dịch từ cây lúa sang cây màu, cây công nghiệp…còn chậm. Bảng 2.4. Diện tích các loại cây trồng An Giang 2002 - 2006. Đơn vị: ha Nguồn : Niên giám Thống kê An Giang 2006 2.Trong ngành chăn nuôi: Để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm, góp phần đưa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính. Thời gian qua, ngành chăn nuôi ở An Giang có những bước phát triển khá, hầu hết các loại gia súc, gia cầm đều tăng qua các năm, đặc biệt là đàn dê chỉ từ 1.519 con năm 1999 đã tăng lên 14.950 con năm 2006. Như vậy, đang có sự chuyển dịch cơ cấu các loại vật nuôi theo hướng đa dạng hóa dưới tác động của thị trường, đặc biệt là sự phát triển của đàn bò thịt, bò sữa, heo, dê… Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số 527.397 558.062 574.926 584.427 560.637 I. Cây hàng năm 517.210 547.598 564.416 574.012 550.228 1. Cây LT có hạt 484.857 513.002 532.596 539.520 513.486 2. Các loại cây chất bột 4.572 5.524 1.024 1.529 2.023 3. Cây rau đậu 22.995 24.877 25.384 27.914 30.764 4. Cây CN hàng năm 4.740 4.078 4.853 4.389 2.996 5. Cây hàng năm khác 46 117 559 660 959 II. Cây lâu năm 10.187 10.464 10.510 10.415 10.409 1. Cây CN lâu năm 3422 3421 3.418 3.279 3.295 2. Cây ăn quả 6745 7023 7072 7.130 7.108 3. Cây lâu năm khác 20 20 20 6 6 Trang 12 Tuy nhiên, ngành chăn nuôi vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp và do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm mà số lượng đàn gia cầm có giảm sút đặc biệt là gà. Hiện có nhiều giống vật nuôi mới được đưa vào sản xuất như: bò sửa nhập nội, bò sửa lai, lợn siêu trọng, lợn nạc xuất khẩu, các giống gà vịt lai tạo tăng trọng lượng nhanh cho sản lượng trứng cao…Điều này làm thay đổi đáng kể tập quán sản xuất và cơ cấu hoạt động chăn nuôi truyền thống, hướng phát triển theo sản xuất hàng hóa để xuất khẩu. Bảng 2.5. Những biến đổi của ngành chăn nuôi - số lượng gia súc gia cầm An Giang qua các năm Đơn vị : con Năm Trâu Bò Heo Dê Gà Vịt 1999 3.330 35.027 165.481 1.519 1541.224 1.355.947 2001 3.094 39.781 164.870 1.174 1421.476 1.739.143 2003 3.728 52.832 203.751 5.641 1547.830 2.151.049 2005 5.447 69.765 209.197 14.199 577.219 2.258.018 2006 5.378 74.051 190.898 14.950 707.343 2.245.352 Nguồn : Niên giám Thống kê An Giang 2006 3. Trong ngành thủy sản: Bên cạnh việc đánh bắt khai thác thủy sản tự nhiên thì sự chuyển biến nổi bật của ngành này là sự phát triển nhanh của các hoạt động nuôi trồng thủy sản. Nói chung, có hai chuyển biến đáng kể trong ngành thủy sản: một là có sự chuyển biến về cơ cấu sản xuất giữa khai thác và nuôi trồng, diện tích nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng nhanh. Hai là có sự thay đổi về cơ cấu các loại sản phẩm thủy sản, sản lượng cá tuy vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản phẩm của ngành thủy sản song đang có xu hướng giảm, ngược lại sản lượng tôm có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu nuôi trồng. Bảng 2.6. Diện tích và cơ cấu diện tích nuôi trồng thủy sản An Giang qua các năm Đơn vị tính, ( Diện tích: ha; Cơ cấu: % ) Trang 13 Trong đó Chung Nuôi tôm Nuôi cá Các loại khác Năm DT Cơ cấu DT Cơ cấu DT Cơ cấu DT Cơ cấu 2002 1.787,77 100 282,88 15,8 1.464,63 81,9 40,26 2,3 2003 1.560,90 100 370,10 23,7 1.123,10 72,0 67,70 4,3 2004 1.896,35 100 560,00 29,5 1.217,15 64,2 119,20 6,3 2005 1.835,81 100 587,77 32,0 1.122,44 61,2 125,60 6,8 2006 1.909,00 100 599,50 31,4 1.149,00 60,2 160,50 8,4 Nguồn: Niên giám Thống kê An Giang 2006 Qua những vấn đề trên ta nhận thấy: sản xuất nông nghiệp An Giang thời gian qua đã đạt những thành tựu đáng kể nhất là trong lĩnh vực sản xuất lương thực, từ 1989 đến 2006 sản lượng lương thực tăng nhanh liên tục (từ 1.279.928 tấn lên 2.999.179 tấn) phục vụ tốt cho nhu cầu nhân dân và xuất khẩu. Cùng với cây lương thực, nhiều loại cây trồng khác cũng phát triển khá mạnh như: các loại rau đậu, cây hàng năm khác. Về chăn nuôi cũng khá phát triển, số lượng đàn trâu, bò, heo, dê ngày càng tăng, đàn gia cầm thì không ổn định do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm. Nhiều giống vật nuôi mới cho năng suất cao phục vụ ngày tốt hơn về nhu cầu thực phẩm cải thiện chất lượng bữa ăn cho người dân. Một thành tựu quan trong khác trong nông nghiệp là ngành thủy sản, trong thời gian qua ngành thủy sản có tốc độ phát triển rất nhanh đóng góp ngày càng nhiều vào giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp chiếm gần 20% trong cơ cấu ngành nông nghiệp (năm 2006). Trong đó, đặc biệt là ngành nuôi trồng thủy sản đã góp phần khá lớn vào việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, giải quyết việc làm cho nông dân nhàn rỗi, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của An Giang còn chậm, còn một số nơi chưa ý thức rõ rệt về vấn đề này, phát triển sản xuất nông lâm thủy sản còn phân tán, manh mún chưa gắn với thị trường chưa gắn với phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại trên cùng địa bàn nên năng suất lao động còn thấp, hiệu quả sản xuất trên một hecta chưa cao. Bên cạnh đó còn nhiều khó nhăn khác như: vốn, kỹ thuật, về qui hoạch vùng sản xuất, hướng phát triển ổn định…Qua những khó khăn trên, chúng ta cần phải có những giải pháp đúng đắn để đưa nông nghiệp An Giang ngày phát triển ổn định và mang lại hiệu quả cao. Trang 14 CHƯƠNG III SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN THOẠI SƠN TRONG THỜI GIAN 2001 – 2006 I. Đánh giá về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tác động đến sản xuất nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Thoại Sơn 1. Điều kiện tự nhiên 1.1. Vị trí địa lý Thoại Sơn là một huyện thuộc tỉnh An Giang, nằm trong vùng Tứ Giác Long Xuyên. Cách Thành phố Long Xuyên khoảng 25 km về hướng Đông Bắc. Hướng Bắc giáp huyện Châu Thành, hướng Tây giáp huyện Tri Tôn tỉnh An Giang, phía Nam giáp huyện Tân Hiệp, huyện Hòn Đất của tỉnh Kiên Giang và huyện Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt của Thành phố Cần Thơ. Tổng diện tích tự nhiên là 468,72 km2, chiếm 13,3 % diện tích của tỉnh An Giang. Hiện có 17 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: 3 thị trấn và 14 xã : thị trấn Núi Sập (trung tâm hành chánh huyện), thị trấn Phú Hòa, thị trấn Óc Eo.Và 14 xã: Tây Phú, An Bình, Vĩnh Phú, Vĩnh Trạch, Phú Thuận, Vĩnh Chánh, Định Mỹ, Định Thành, Mỹ Phú Đông, Vọng Đông, Vĩnh Khánh, Thoại Giang, Bình Thành, Vọng Thê, với 74 đơn vị ấp. Huyện có hệ thống giao thông thủy bộ khá thuận tiện, đường bộ thì có tỉnh lộ 943 nối từ TP. Long Xuyên đi qua Thị trấn Phú Hòa, Thị trấn Núi Sập, Thị trấn Óc Eo đến huyện Tri Tôn dài 52 km và nối theo tỉnh lộ 948 để đi Tịnh Biên và quốc lộ 1A đi Châu Đốc. Trong thời gian qua, bằng nhiều nguồn kinh phí, Thoại Sơn đã đầu tư nâng cấp và mở rộng hệ thống giao thông nông thôn. Đến nay, các tuyến lộ, cầu nông thôn trong huyện đã được đầu tư xây dựng bằng bê tông nhựa hóa từ trung tâm huyện xe 4 bánh dễ dàng lưu thông thuận lợi đến các trung tâm xã, ấp với mặt đường rộng từ 2 - 3m, tải trọng 3 tấn với tổng chiều dài hơn 280km đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong hai mùa mưa nắng và mùa nước nổi. Trong chương trình hợp tác kinh tế - xã hội giữa 2 tỉnh Kiên Giang và An Giang sẽ thực hiện tuyến giao thông liên tỉnh từ Sóc Sơn – Óc Eo, tuyến TP.Rạch Giá (Kiên Giang) - Thị trấn Núi Sập (Thoại Sơn). Con đường này khi hoàn thành sẽ rút ngắn cự ly từ TP.Rạch Giá đến Thoại Sơn chỉ 25km và đến TP.Long Xuyên chỉ 50km. Tuyến Tỉnh lộ 943 đang được Tỉnh lập dự án đầu tư nâng cấp cho 2 làn xe và cầu có tải trọng tên 25 tấn sẽ là những yếu tố quan trọng cho phép Thoại Sơn đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế địa phương theo hướng nâng dần tỷ trọng khu vực II, khu vực III lên. Trang 15 Đường thủy có kênh Thoại Hà còn gọi là kênh Rạch Giá – Long Xuyên, nối sông Hậu tại Long Xuyên kéo dài theo hướng Tây Nam, ngang qua Núi Sập, tiếp với sông Kiên Giang đổ ra Vịnh Thái Lan tại cửa biển Rạch Giá. Ngoài ra còn có nhiều kênh rạch tự nhiên có độ rộng từ vài mét đến 100m, hệ thống kênh rạch này không chỉ phục vụ cho ngành giao thông mà còn cung cấp một lượng phù sa lớn cho đất đai Thoại Sơn thêm màu mở, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. 1.2. Địa hình Huyện Thoại Sơn nằm trong vùng đồng bằng thuộc Tứ Giác Long Xuyên có độ cao trung bình 1 - 3m nghiên đều xuống giáp Kiên Giang, ngoài ra huyện còn có một số đồi núi thấp: núi Sập, núi Ba Thê. Kênh Thoại Hà (kênh Rạch Giá – Long Xuyên) và nhiều kênh rạch nhỏ khác đã chia địa hình huyện thành nhiều ô nhỏ, cũng góp phần tốt cho việc tưới tiêu. Nhìn chung địa hình huyện Thoại Sơn không phức tạp, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp cũng như việc giao lưu giữa các vùng khác. Toàn bộ vùng thường xuyên nhận được một lượng nước ngọt từ các sông rạch nhờ dòng chảy tự nhiên. 1.3. Khí hậu Thoại Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với nền nhiệt độ cao và ổn định, nhiệt độ trung bình năm là 27o C, tổng nhiệt độ hoạt động >10.000o C/năm, tổng số giờ nắng trung bình là 2521 giờ. Trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa khoảng từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô khoảng từ tháng 12 đến tháng 4, lượng mưa khá lớn trung bình trên 1000mm/năm chủ yếu vào mùa mưa. Nói chung, với nền nhiệt độ cao đều quanh năm, giàu nắng và không có bão, điều kiện khí hậu ở Thoại Sơn rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp có thể thâm canh tăng vụ, tăng năng xuất cây trồng vật nuôi một cách rộng rãi theo không gian và thời gian. 1.4. Thủy văn Thoại Sơn có hệ thống sông rạch chằng chịt có nguồn nước ngọt quanh năm. Sông Mê Công chảy qua An Giang phân thành hai nhánh: sông Tiền và sông Hậu, chính các kênh rạch đã đưa nước từ sông Hậu đi vào huyện Thoại Sơn thông qua dòng chảy tự nhiên. Vì vậy mà hàng năm Thoại Sơn cũng chịu ảnh hưởng của lũ, nguồn nước được sử dụng tốt trong nông nghiệp cũng như giao thông thủy. Hàng năm, trùng vào mùa mưa (tháng 6,7,8,9,10), Thoại Sơn đón nhận con nước lũ và hình thành “mùa nước nổi”, trên địa bàn huyện có khỏang 80% diện tích tự nhiên bị ngập lũ mới mức nước phổ biến từ 1 - 3m, thời gian ngập từ 2,5 – 5 tháng. Bên cạnh một số rủi ro thì mùa nước nổi cũng mang lại không ít lợi nhuận trong phát triển kinh tế cải thiện đời sống nhân dân, nhất là đối với việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Trang 16 2. Các nguồn tài nguyên 2.1. Tài nguyên đất Huyện Thoại Sơn có đặc điểm là thổ nhưỡng khá đa dạng với nhiều loại đất: đất phù sa, đất cát phong hóa xen lẫn đất phèn, đất than bùn… Nhìn chung, đất đai ở Thoại Sơn khá màu mở, diện tích đất phù sa khá nhiều thuận lợi cho nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây lương thực (lúa), một số cây màu, cây ăn trái và cây công nghiệp. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả đất đai hiện có cần quan tâm giải quyết hai vấn đề lớn là: công tác thủy lợi đối phó với lũ ở những vùng trũng và trồng thêm nhiều rừng ở vùng đồi núi tạo nguồn nước tưới vào mùa khô. 2.2. Tài nguyên nước Nước mặt: Thoại Sơn là huyện thuộc tỉnh An Giang - tỉnh đầu tiên sử dụng nguồn nước ngọt của hệ thống sông Mê Công. Với hệ thống kênh rạch chằng chịt, Thoại Sơn rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Nguồn nước này vừa phục vụ tốt cho trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, vừa thuận lợi cho giao thông thủy. Việc sử dụng nguồn nước mặt đã cung cấp nước tưới cho phần lớn diện tích cây trồng, các ngành lĩnh vực sản xuất, cho sinh hoạt. Nguồn nước còn có tác dụng cải tạo đất đai, khai hoang phục hóa, tháo chua rửa phèn. Tuy nhiên, hàng năm trên địa bàn huyện có khoảng 80 % diện tích tự nhiên bị ngập lũ, nước ngập sâu trên 1m, thời gian kéo dài ảnh hưởng đến các mặt sản xuất và quá trình phát triển kinh tế xã hội huyện Thoại Sơn, đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp để khắc phục. Nước ngầm: theo kết quả thăm dò địa chất thủy văn cho thấy trữ lượng nước ngầm của huyện khá dồi dào. Thời gian qua, nước ngầm được khai thác sử dụng cho mục đích sinh họat và sản xuất công nghiệp (giếng khoang, nước khoáng Cô Tô…). Tuy nhiên, chưa đáng kể so với tiềm năng và nhu cầu xã hội. 2.3. Tài nguyên rừng Tài nguyên rừng của huyện còn rất ít, chủ yếu ở Thị trấn Óc Eo với diện tích 187ha, trong đó rừng phòng hộ là 20ha, rừng đặt dụng 167ha các cây trồng bao gồm: tràm, bạch đàn,… Động vật trong rừng còn rất ít, chủ yếu là các loài chim, cò, rắn… Nhìn chung, tài nguyên rừng huyện Thoại Sơn không còn nhiều. Vì vậy, cần phải có biện pháp chăm sóc, bảo vệ, trồng thêm rừng, khai thác rừng phải có kế hoạch. 3. Điều kiện kinh tế xã hội ™ Dân cư nguồn lao động: Thoại Sơn là 1 trong 11 huyện, thị của tỉnh An Giang, với diện tích là 468,72 km2 chiếm 13,3 % diện tích của tỉnh, với dân số là 191.007 người (năm 2006) chiếm 8,64 % dân số tỉnh; mật độ dân số là 408 người/km2. Qua số liệu trên ta nhận thấy lực lượng lao động ở huyện khá dồi dào, dân số trong độ tuổi lao động khoảng 110.000 lao động. Hàng năm có thêm khoảng 3.500 – 4.000 lao Trang 17 động cần bố trí việc làm, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nhất là đối với những ngành nghề cần nhiều lao động. Ngoài ra, nông dân còn có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất lúa, các loại cây trồng khác. Đa số người dân sống làm nghề nông. Do đại bộ phận lao động tập trung trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nghề trồng lúa nên tỉ trọng lao động trong các lĩnh vực phi nông nghiệp rất thấp. Thu nhập chính của người dân là từ cây lúa nên đời sống nhân dân còn thấp. Ở Thoại Sơn, đa số nhân dân sống bằng nghề nông nên thời gian lao động nhàn rỗi là khá lớn, lao động chỉ theo mùa vụ. Bên cạnh đó, hàng năm lại có thêm khoảng 3.500 - 4.000 lao động mới đã gây sức ép rất lớn về vấn đề việc làm, tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện. Trình độ dân trí còn thấp, lao động có tay nghề còn thiếu, điều này hạn chế đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, khả năng tiếp cận thị trường còn thiếu linh hoạt. Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một trong những yếu tố cơ bản nhằm cải thiện đời sống nhân dân, tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích, khắc phục dần những yếu kém do tính chất thuần nông mang lại. ™ Hệ thống thuỷ lợi: của huyện khá hoàn chỉnh nhưng chưa thật tốt, mạng lưới kênh rạch chằng chịt, nhưng cũng đã phục vụ khá tốt cho sản xuất nông nghiệp cũng như sản xuất khác và sinh hoạt. ™ Hệ thống chính sách: Vì Thoại Sơn là huyện thuộc tỉnh An Giang nên có nhiều chính sách phát triển kinh tế xã hội từ tỉnh. Gần đây, huyện thực hiện nhiều chính sách được ban hành hỗ trợ cho việc phát triển nông nghiệp như: Quyết định số 1179/2000/QĐ.UB ngày 05/06/2000 về khuyến khích và ưu đãi đầu tư phát triển chăn nuôi bò; Quyết định số 2240/2000/QĐ.UB về việc thực hiện một số chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn huyện; Quyết định 170/2001/QĐ.UB về việc thực hiện một số chính sách và ưu đãi đầu tư phát triển nuôi tôm càng xanh…Nói chung, đã có hàng loạt các chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp tạo điều kiện cho nông dân an tâm chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với tình trạng độc canh cây lúa trước đây. ™ Thị trường: Thoại Sơn có vị trí địa lý khá thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Nơi đây, có hệ thống thủy bộ khá thuận tiện là giáp Long Xuyên, Kiên Giang, Cần Thơ – nơi có nhiều nhà máy chế biến lương thực thực phẩm, thủy sản.. Sản phẩm nông nghiệp của huyện góp phần khá lớn vào sản xuất và xuất khẩu của tỉnh An Giang. An Giang lại là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, thị trường tiêu thụ khá lớn vì là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, ngoài ra còn giáp với Campuchia trao đổi mua bán thông qua các cửa khẩu. An Giang cũng là bạn hàng của các nước ASEAN, EU, Trung Quốc, Nhật Bản….chủ yếu là xuất khẩu các mặt hàng như: gạo, thủy sản, rau quả đông Trang 18 lạnh…Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ không ổn định, các doanh nghiệp vẫn còn yếu kém trong khâu tiếp thị dự báo thị trường. Mà thị trường là nhân tố quan trọng tác động đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung hay sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nói riêng. Muốn chuyển dịch cơ sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cần phải đánh giá đúng đắn và kịp thời nhu cầu của thị trường để quy hoạch những loại cây trồng vật nuôi cho phù hợp. Vì vậy, các cấp chính quyền, các ban ngành cần có những biện pháp đúng đắn tiếp cận thị trường tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, hạn chế những rủi ro đáng tiếc cho nông dân. II. Đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Thoại Sơn trong thời gian 2001 đến 2006 1.Khái quát về tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Thoại Sơn 1.1.Ngành trồng trọt Nền kinh tế huyện Thoại Sơn chủ yếu là kinh tế nông nghiệp, lúa vẫn là cây trồng chính gắn với xuất khẩu gạo, sau đó là một số cây màu và đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của ngành thuỷ sản. Ngành nông nghiệp đã đang được đầu tư, khuyến khích sản xuất nhằm tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy phát triển các khu vực khác. Trong thời gian qua, diện tích, năng xuất, sản lượng lúa không ngừng tăng lên, cơ cấu mùa vụ có sự thay đổi, vụ đông xuân được mở rộng, vụ hè thu được trồng đại trà, vụ mùa hầu như không còn nữa, vụ thu đông (vụ 3) tăng nhanh chóng. Diện tích gieo trồng lúa tăng nhanh từ 74.639 ha năm 2001 lên 89.155 ha năm 2006, chủ yếu là nhờ tăng diện tích canh tác lúa vụ Thu Đông (vụ 3). Tuy nhiên, để đảm bảo nhu cầu sản xuất, phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất, diện tích lúa đang có xu hướng giảm, chủ yếu là giảm vụ thu đông. Bảng 3.1. Cơ cấu diện tích gieo trồng lúa huyện Thoại Sơn: 2001-2006. Đơn vị: ha Năm 2001 2002 2004 2006 DT % DT % DT % DT % Lúa ĐX 37.334 50 37.221 48,4 36.845 34,4 36.636 41,1 Lúa HT 37.204 49,9 37.024 48,1 36.317 33,9 36.083 40,5 Vụ mùa - - - - - - - - Lúa TĐ (vụ 3) 101 0,1 2.708 3,5 33.998 31,7 16.436 18,4 Tổng DT Gieo trồng 74.639 100 76.953 100 107.160 100 89.155 100 Trang 19 Nguồn : Niên giám Thống kê Thoại Sơn 2006 Do áp dụng khá tốt khoa học kỹ thuật, giống mới, phát triển thuỷ lợi mà năng suất gieo trồng, sản lượng lúa không ngừng tăng lên. Từ 2001-2006, ta thấy diện tích gieo trồng lúa tăng nhanh từ 74.639 ha năm 2001 lên 107.160 ha năm 2004 tăng 1,4 lần, như sau đó giảm nhẹ vì một số tiểu vùng đã được xả lũ nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất và hiệu quả kinh tế. Mặc dù diện tích gieo trồng giảm nhưng năng suất lúa vẫn tăng (tăng 1,2 lần) và bình quân lương thực đầu người đạt mức cao, trong đó lúa đạt: 2.526 kg/người (năm 2006). Bảng 3.2. Năng suất gieo trồng, sản lượng lúa và bình quân lúa đầu người huyện Thoại Sơn thời kỳ 2001-2006 Đơn vị tính 2001 2002 2004 2006 Năng suất gieo trồng Tạ/ha 46,90 54,28 53,73 54,10 Sản lượng lúa Tấn 350.044 417.692 575.744 482.326 BQL/người Kg/người 2898 2238 3032 2526 Nguồn: Niên giám Thống kê Thoại Sơn 2006 Về cơ cấu diện tích các loại cây trồng cũng có sự biến đổi nhưng còn chậm và chưa thật vững chắc. Cây hàng năm vẫn chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối, trong đó cây lúa là cây luôn luôn chiếm vị trí hàng đầu (chiếm gần hết khoảng 99% diện tích cây hàng năm), số còn lại là cây màu, cây hàng năm khác. Bảng 3.3. Cơ cấu diện tích các loại cây trồng hàng năm huyện Thoại Sơn: 2002 - 2006, Đơn vị: ha 2002 2004 2006 DT % DT % DT % Tổng DT gieo trồng (ha) 77.236 100 107.595 100 89.525,2 100 Trong đó:1. Lúa 76.953 99,63 107.160 99,60 89.155 99,58 2. Màu 247 0,32 354 0,33 353 0,40 3. Cây CN ngắn ngày 36 0,05 80,6 0,07 17,2 0,02 Nguồn: Niên giám Thống kê Thoại Sơn 2006 Trang 20 Trong nội bộ ngành nông nghiệp, có sự chuyển dịch từ trồng trọt sang chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp, nhưng vẫn còn chậm. Trồng trọt luôn là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất nhưng đang có xu hướng giảm (chiếm 76,4% năm 2006), chăn nuôi chiếm tỉ trọng khiêm tốn trong cơ cấu ngành nông nghiệp (chiếm 8,3% năm 2006), nhưng dịch vụ nông nghiệp có tỉ trọng khá cao (chiếm 15,3% năm 2006) trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Bảng 3.4. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp trong cơ cấu ngành nông nghiệp Thoại Sơn qua các năm. (tính theo giá hiện hành) Đơn vị :% Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số 100 100 100 100 100 Trồng trọt 76,3 76,5 79,5 82,8 76,4 Chăn nuôi 9,6 9,4 7,9 6,3 8,3 DV nông nghiệp 14,1 14,1 12,6 10,9 15,3 Nguồn: Niên giám Thống kê Thoại Sơn 2006 1.2. Ngành chăn nuôi Nhìn chung, tình hình chăn nuôi ở Thoại Sơn ngày càng phát triển mạnh, số lượng đàn bò, trâu heo, dê…không ngừng tăng lên. Từ 2002-2006, trong vòng 4 năm đàn trâu tăng 2,7 lần, đàn bò tăng 3,2 lần, riêng đàn gia cầm tăng giảm không ổn định do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm. Qua đó, chúng ta nhận thấy xu hướng mới trong sản xuất nông nghiệp, đáp ứng tốt nhu cầu chuyển dịch cơ cầu sản xuất và tăng nhanh nguồn thực phẩm, cải thiện chất lượng bửa ăn cho nhân dân. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi vẫn còn chiếm tỉ trọng thấp (chưa tới 10 %) so với tiềm năng của huyện. Vì vậy, cần đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi, tận dụng tốt nguồn phụ phẩm từ nông nghiệp. Từng bước phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại …nhằm phát huy được lợi thế của huyện, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Trang 21 Bảng 3.5. Tình hình chăn nuôi giai đoạn: 2002 – 2006 ( thời điểm 01/10 hàng năm), Đơn vị: con Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1. Trâu 116 96 136 167 266 313 2. Bò 671 1.155 1.548 1.596 2.179 2.122 3. Heo 29.278 29.531 32.530 34.760 29.245 35.837 4. Gà 98.591 209.682 227.137 51.580 43.575 127.964 5. Vịt 279.898 304.865 346.191 177.610 197.719 261.226 6. Dê, cừu, ngựa - - 118 265 574 884 Nguồn: Niên giám Thống kê Thoại Sơn 2001 – 2006 1.3. Ngành thủy sản: Ngành thuỷ sản Thoại Sơn có sự thay đổi ngày phù hợp với tình hình thực tế của huyện, thể hiện qua các đặc điểm sau: + Số luợng bè cá ngày càng giảm từ 25 cái năm 2000 giảm còn 9 cái năm 2006, cho nên sản lượng cá bè cũng ngày càng giảm. Sự thay đổi này phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện, giúp giữ vệ sinh môi trường. Tuy giảm số lượng bè cá nhưng tăng mạnh diện tích nuôi cá ao hầm, chân ruộng cùng với các dự án đẩy mạnh nuôi cá chân ruộng ao hầm của huyện. + Điểm đáng chú ý là trong quá trình phát triển của ngành thủy sản, đó là diện tích nuôi tôm càng xanh tăng rất nhanh từ 4 ha năm 2000 lên 406,1 ha năm 2006 (tăng 100 lần), chủ yếu là nuôi tôm chân ruộng (1 vụ lúa 1 vụ tôm), sản lượng tôm ngày càng tăng nhanh từ 1,2 tấn năm 2000 lên 529 tấn năm 2006 ( tăng 440,8 lần), chứng tỏ năng suất tôm tăng rất nhanh, nông dân ngày càng có kinh nghiệm trong việc nuôi trồng thủy sản. Điều này nói lên hiệu quả sản xuất, khẳng định sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của huyện từ độc canh cây lúa sang nuôi Trang 22 trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm càng xanh đã đem lại thu nhập cao, cải thiện đời sống cho nông dân. Bảng 3.6. Tình hình phát triển thuỷ sản Thoại Sơn giai đoạn:2000 – 2006 Năm 2000 2002 2004 2006 Số bè cá cái 25 153 35 9 + Sản lượng cá bè tấn 35 206 45 16 Diện tích nuôi cá ha 187 180 121 130,5 + Ao hầm ha 167 180 88 105 + Chân ruộng ha 20 0 33 25,5 + Sản lượng cá nuôi tấn 5.458 5.762 2.513 5.486 Diện tích nuôi tôm ha 4 199 410,5 406,1 + Ao hầm ha 0 0 2 2 + Chân ruộng ha 4 199 408,5 404,1 + Sản lượng tôm tấn 1,2 176 447 529 Nguồn: Niên giám thống kê Thoại Sơn 2001- 2006 Trang 23 1.4. Lâm nghiệp Do điều kiện tự nhiên tác động, diện tích rừng ở Thoại Sơn rất ít chỉ vài trăm ha chủ yếu là ở thị trấn Óc Eo ( khu vực đồi núi Ba Thê ), nên giá trị của rừng mang lai không nhiều. Tuy nhiên, huyện cũng đang có nhiều dự án nhằm đẩy mạnh trồng cây gây rừng, phát triển du lịch sinh thái nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, tăng thêm nguồn thu nhập cho người lao động. Bảng 3.7. Diện tích đất lâm nghiệp Thoại Sơn qua các năm Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Diện tích (ha) - - 158 176 167 187 Nguồn: Niên giám Thống kê Thoại Sơn 2001-2006. 2. Nhận định chung về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Thoại Sơn thời gian 2001 đến 2006 Thoại Sơn là một huyện của tỉnh An Giang, nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu chiếm hơn 50% GDP của huyện. Với sản xuất cây lúa là chủ lực nên giá tiêu thụ nông sản đặc biệt là lúa gạo có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống nông dân và tốc độ phát triển kinh tế toàn huyện. Trước tình hình kinh tế thế giới và khu vực biến động về nhiều mặt, việc gia nhập WTO đã tạo nên một thách thức lớn cho nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và An Giang hay huyện Thoại Sơn nói riêng. Để tồn tại và phát triển ổn định, nền kinh tế nông nghiệp Thoại Sơn phải có hướng chuyển dịch tích cực, thích ứng nhanh với nền kinh tế thị trường, đối phó lại những rũi ro trong quá trình sản xuất. Qua phân tích điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội, rõ ràng Thoại Sơn có nhiều thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Có thể nói: • Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giúp nông dân đa dạng hoá sản xuất cây trồng vật nuôi, tập trung khai thác tiềm năng và lợi thế của từng tiểu vùng để nâng cao chất lượng nông sản và hiệu quả sản xuất. • Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phát triển những vùng nguyên liệu nông sản tập trung ,trợ giúp cho sự phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ, hỗ trợ tích cực cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. • Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm đảm bảo vấn đề an ninh lương thực thực phẫm, phát triển một nền nông nghiệp bền vững, góp phần làm tăng Trang 24 nhanh tỷ trọng nông sản hàng hoá, kim ngạch xuất khẩu và hiệu quả sản xuất, góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân. Nhìn lại trong thời gian qua huyện Thoại Sơn đã có sự chuyển biến bước đầu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Tuy rằng, sự chuyển dịch này đến nay được đánh giá là chậm so với yêu cầu. Do đó, huyện đã chủ trương cần phải nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát huy lợi thế của huyện, nhất là lợi thế về chăn nuôi và thuỷ sản. Nhìn chung, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thời gian qua thể hiện ở những mặt sau: 2.1. Có sự chuyển biến mạnh về giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp, nhưng trong cơ cấu ngành nông nghiệp không mấy thay đổi Giá trị sản xuất ngành ngành nông nghiệp tăng mạnh qua các năm từ 2002 đến 2006, tăng 1,75 lần. Trong đó, ngành trồng trọt tăng 1,76 lần, chăn nuôi tăng 1,53 lần, dịch vụ nông nghiệp tăng 1,9 lần. Chứng tỏ rằng dịch vụ nông nghiệp ở Thoại Sơn ngày được chú trọng hơn, điều đó cho thấy nông dân ngày càng quan tâm đến các mô hình sản xuất kinh doanh tổng hợp trong đó có các hoạt động dịch vụ nông nghiệp. Bảng 3.8. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Thoại Sơn qua các năm, (tính theo giá hiện hành) Đơn vị : 1000 đồng Năm 2002 2004 2006 Tổng số 969.498.545 1.422.592.800 1.705.004.800 Trồng trọt 740.137.500 1.131.161.500 1.302.229.000 Chăn nuôi 92.647.525 112.466.300 141.925.800 Dịch vụ NN 136.713.520 178.965.000 260.850.000 Nguồn: Niên giám Thống kê Thoại Sơn 2006 Trang 25 Biểu đồ 3.1. Biểu đồ thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Thoại Sơn qua các năm Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Thoại Sơn qua các năm 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2002 2003 2004 2005 2006 năm Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ NN 2.2. Sự chuyển dịch cơ cấu đất đai canh tác Để phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, việc sử dụng đất canh tác có chiều hướng thay đổi: diện tích trồng cây hàng năm có chiều hướng giảm, tuy rằng nó vẫn chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu diện tích (giảm từ 98,05 % năm 2000 xuống còn 95,77 % năm 2006). Diện tích đất trồng cây lâu năm chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng đang có xu hướng tăng nhanh từ 282 ha năm 2000 lên 888 ha năm 2006, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản đặt biệt tăng mạnh từ 22 ha năm 2000 lên 582 ha năm 2006. Bảng 3.9. Diện tích - cơ cấu đất nông nghiệp Thoại Sơn giai đoạn: 2000 -2006 Đơn vị: ha 2000 2004 2006 Năm Diện tích % Diện tích % Diện tích % Tổng số 38.062 100 38.701 100 41.618 100 1.Đất NN 38.062 100 38.525 99,54 41.326 99,29 - Đất trồng cây hàng năm 37.323 98,05 37.339 96,48 39.856 95,77 +Đất ruộng lúa 37.312 98,03 37.331 96,46 39.848 95,75 +Đất cây hàng năm khác 11 0,03 8 0,02 8 0,01 - Đất vườn tạp 435 1,14 - - - - Trang 26 - Đất trồng cây lâu năm 282 0,74 1050 2,71 888 2,13 - Đất cỏ dung chăn nuôi - - - - 0,4 0 - Đất nuôi trồng thủy sản 22 0,06 136 0,35 582 1,40 2. Đất lâm nghiệp - - 176 0,49 187 0,45 3.Đất nông nghiệp khác - - - - 105 0,25 Nguồn: Niên giám Thống kê Thoại Sơn 2006 Biểu đồ 3.2. Biểu đồ cơ cấu diện tích đất nông nghiệp Thoại Sơn giai đoạn: 2000-2006 Cơ cấu đất nông nghiệp Thoại Sơn năm 2000 98% 1%1% Cây hàng năm Đất vườn tạp Đất trồng cây lâu năm Cơ cấu đất nông nghiệp Thoại Sơn năm 2006 2% 96% 1% 1% Đất cây hàng năm Đất cây lâu năm Đất nuôi trồng thủy sản Đất lâm nghiệp Trang 27 2.3. Cơ cấu sản xuất nội bộ của các ngành, các lĩnh vực sản xuất nông - lâm - thủy sản ngày càng đa dạng phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện nhưng thiếu tính ổn định Trong thời gian qua, mặc dù cây lúa vẫn là cây trồng chính, nhưng nông dân huyện cũng đẩy mạnh phát triển cây màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản phù hợp với điều kiện sản xuất trong huyện. Những năm gần đây, nhằm thích ứng nhanh với nền kinh tế thị trường, tận dụng lợi thế tự nhiên, một bộ phận không nhỏ nông dân huyện Thoại Sơn đã chuyển sang thực hiện mô hình sản xuất đa canh, cơ bản là thực hiện luân canh cây lúa với nuôi trồng thủy sản và với các cây trồng khác, sự luân canh này thay đổi linh động theo thời gian và không gian (thay đổi theo mùa vụ, theo năm), tuỳ theo diễn biến của thị trường và giá cả. Sự thay đổi này thể hiện qua các lĩnh vực sau: ™ Trong ngành trồng trọt: cây lương thực là cây chủ lực ở Thoại Sơn, diện tích và sản lượng cây lương thực không ngừng tăng lên qua các năm. Trong cây lương thực thì cây lúa luôn giữ vai trò chủ đạo. Sản lượng lúa ngày càng tăng góp phần đáng kể cho việc đảm bảo an ninh lương thực và cung cấp gạo cho xuất khẩu. Do làm khá tốt trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chọn giống cao sản nên năng suất sản lượng lúa ngày càng tăng: + Năng suất tăng từ 50 tạ/ha năm 2001 lên 54 tạ/ha năm 2006. + Sản lượng tăng từ 350 ngàn tấn 2001 lên 591 ngàn tấn 2005. Năm 2006 có giảm do diên tích trồng lúa giảm phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Biểu đồ 3.3. Biểu đồ sản lượng lúa của huyện Thoại Sơn qua các năm 350 418 490 576 591 482 100 200 300 400 500 600 ngàn tấn 2001 2002 2003 2004 2005 2006 năm Sản lượng lúa của Thoại Sơn qua các năm Do sản lượng lúa huyện Thoại Sơn cao nên bình quân lúa đầu người của huyện rất cao đạt 2526 kg/người,( năm 2006) đảm bảo tốt về an ninh lương thực. Trang 28 Biểu đồ 3.4. Biểu đồ bình quân lúa đầu người Thoại Sơn qua các năm 2898 2238 3032 2526 0 1000 2000 3000 4000 Kg/người 2001 2002 2004 2006 năm Bình quân lúa đầu người Thoại Sơn qua các năm Cùng với lúa, các loại các cây màu và cây công nghiệp như: bắp, khoai lang, mía, đâu xanh, đậu nành, rau các loại…cũng khá phát triển nhằm đa dạng hoá cây trồng nhưng không ổn định. Đáng chú ý là bắp (đạt 42 ha năm 2006), nhất là các loại rau có diện tích gia tăng đáng kể (tăng từ 147 ha năm 2002 lên 206 ha năm 2006), đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân. Bảng 3.10. Tình hình sản xuất một số cây màu huyện Thoại Sơn qua các năm Các loại cây ĐV tính 2002 2003 2004 2005 2006 1.Bắp Diện tích Ha 52 47 44 33 42 Năng xuất Tạ/ha 36,35 36,17 37,27 37,88 38,11 Sản lượng Tấn 189 170 164 125 160 2.Khoai lang Diện tích Ha 4 7 15 9 9 Năng xuất Tạ/ha 162,50 154,29 152,00 148,89 152,50 Sản lượng Tấn 65 108 228 134 136 3.Rau các loại Diện tích Ha 147 220 250 201 256 Năng xuất Tạ/ha 148,23 149,91 137,00 139,80 140,66 Trang 29 Sản lượng Tấn 2.179 3.298 3.298 2.810 3.537 4.Đậu xanh Diện tích Ha 17 13 6 6 3 Năng xuất Tạ/ha 17 15,83 15,00 17,50 17 Sản lượng Tấn 26 19 9 10,5 6 5.Đậu nành Diện tích Ha 9 10 48,1 84 5,5 Năng xuất Tạ/ha 17,78 18 18,50 18,56 20 Sản lượng Tấn 17 10 89 156 11 Nguồn: Niên giám Thống kê Thoại Sơn 2006 ™ Trong ngành chăn nuôi: Qua phân tích trên cho thấy cơ cấu kinh tế nông nghiệp Thoại Sơn chủ yếu là trồng trọt, ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu nông nghiệp (chiếm chưa tới 10 %). Tuy nhiên, trong những năm gần đây ngành chăn nuôi cũng phát triển theo hướng tăng số lượng đàn bò thịt, bò sửa, tăng đàn lợn. Từ năm 2002 đến năm 2006 số đàn bò tăng lên 2.122 con (tăng gần 1000 con so với năm 2002), đàn lợn tăng từ 29.531 con lên 35.837 con, đàn trâu tăng từ 96 con lên 313 con, đàn gia cầm có giảm nhẹ do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm: đàn gà giảm từ 209.682 con còn 127.964 con, vịt giảm từ 304.865 con còn 261.226 con, ngược lại số dê, cừu, ngựa ngày càng tăng từ 118 con lên 884 con. Thời gian gần đây, ngành chăn nuôi huyện đã được chú trọng phát triển hơn, việc chăn nuôi phát triển theo hướng công nghiệp với các trang trại chăn nuôi bò thịt…áp dụng công nghệ khoa học vào sản xuất, ngày càng có nhiều giống bò thịt, bò sữa, lợn siêu nạc có chất lượng tốt được đưa vào sản xuất. Bảng 3.11. Tình hình chăn nuôi Thoại Sơn giai đoạn: 2002-2006 ( thời điểm 01/10 hàng năm) Đơn vị: con Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1. Trâu TĐ: Cày kéo 116 108 96 76 136 114 167 140 266 213 313 295 2. Bò 671 1.155 1.548 1.596 2.179 2.122 Trang 30 TĐ: Cày kéo 240 236 265 216 375 471 3. Heo 29.278 29.531 32.530 34.760 29.245 35.837 4. Gà 98.591 209.682 227.137 51.580 43.575 127.964 5. Vịt 279.898 304.865 346.191 177.610 197.719 261.226 6. Dê, cừu, ngựa - - 118 265 574 884 Nguồn : Niên giám Thống kê Thoại Sơn 2001 – 2006 Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho nhân dân, đảm bảo chất lượng bữa ăn, ngành chăn nuôi huyện còn tân dụng tốt sức kéo của trâu, bò vào sản xuất nông nghiệp. ™ Trong ngành thủy sản: sau cây lúa, thủy sản là thế mạnh thứ hai của huyện Thoại Sơn. Bên cạnh việc đánh bắt, khai thác thuỷ sản tự nhiên thì hoạt động nuôi trồng thủy sản ngày phát triển mạnh mẽ, những giống loài được chọn lọc phù hợp điều kiện tự nhiên của huyện, với những mô hình như: nuôi tôm chân ruộng (1 vụ lúa -1 vụ tôm), nuôi cá chân ruộng (2 vụ lúa - 1 vụ cá), nuôi cá ao hầm…đã mang lại cho nông dân những lợi nhuận bất ngờ so với việc độc canh cây lúa. Nhìn chung, hoạt động thủy sản Thoại Sơn thời gian qua có hai chuyển biến đáng kể: một là sự biến đổi về cơ cấu các hoạt động sản xuất giữa khai thác và nuôi trồng, hai là sự thay đổi về cơ cấu các loại sản phẩm thủy sản: + Về cơ cấu sản xuất: Nếu xét về giá trị sản xuất ta thấy ngành thủy sản phát triển với tốc độ khá nhanh, từ năm 2002 đến 2006 đã tăng gần 2 lần (từ 119.081.700 ngàn đồng lên 230.533.000 ngàn đồng, theo giá hiện hành). Trong đó, giá trị đánh bắt thủy sản tăng 1,9 lần (từ 42.218.580 ngàn đồng lên 79.854.000 ngàn đồng); ngành nuôi thủy sản tăng 1,8 lần (từ 76.503.200 ngàn đồng lên 138.679.000 ngàn đồng); dịch vụ thủy sản tăng 33 lần (từ 360.000 ngàn đồng lên 12.000.000 ngàn đồng). Xét về cơ cấu trong giá trị sản xuất ngành thủy sản ta thấy: ngành nuôi trồng thủy sản luôn chiếm tỷ trọng cao hơn đánh bắt thủy sản, đặc biệt đạt đỉnh điểm là 92,3 % năm 2005, sau đó giảm còn 60,2 % năm 2006 do biến động thị trường. Dịch vụ thủy sản ngày càng phát triển phục vụ cho quá trình sản xuất. Trang 31 Bảng 3.12. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản Thoại Sơn qua các năm, Đơn vị: % 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số 100 100 100 100 100 Đánh bắt 35,5 40,2 14,6 7,0 34,6 Nuôi trồng 64,2 58,9 84,5 92,3 60,2 Dịch vụ TS 0,3 0,9 0,9 0,7 5,2 Nguồn: Niên giám Thống kê Thoại Sơn 2006 Biểu đồ 3.5. Biểu đồ sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản Thoại Sơn giai đoạn: 2003-2006 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản Thoại Sơn 2003 40% 59% 1% Đánh bắt Nuôi trồng Dịch vụ TS Cơ cấu gí trị sản xuất ngành thủy sản Thoại Sơn năm 2006 35% 60% 5% Đánh bắt Nuôi trồng Dịch vụ TS Trang 32 + Cơ cấu sản phẩm thủy sản: cũng đang có những biến đổi theo hướng đa dạng hóa, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ngoài con cá thì con tôm càng xanh ngày càng được chú trọng phát triển - diện tích nuôi ngày càng tăng nhanh chóng với mô hình chủ yếu là chân ruộng (1 vụ lúa 1 vụ tôm). Năm 2006 toàn huyện có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản là 536,6 ha, trong đó diện tích nuôi cá là 130,5 ha, diện tích nuôi tôm là 406,1ha tập trung chủ yếu ở các xã Phú Thuận, xã Vĩnh Chánh, Thị trấn Phú Hòa. Việc nuôi tôm luân canh với lúa mang hiệu quả kinh tế cao. Theo kết quả khảo sát các hộ nuôi tôm ở xã Phú Thuận cho thấy năng xuất bình quân 1ha là 0,8 – 1,2 tấn/ha, lợi nhuận khoảng 30 – 40 triệu đồng/ha. Đây là tín hiệu đáng mừng cho bà con nông dân nâng cao thu nhập từ trồng trọt sang nuôi trồng thủy sản, góp phần hiệu quả cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Nhìn chung, sản phẩm thủy sản ở Thoại Sơn ngày càng đa dạng như tôm càng xanh, cá tra, cá lóc, cá rô đồng, cá rô phi, lươn,…Diện tích mặt nước sử dụng cho nuôi trồng ngày càng tăng từ 191 ha năm 2000 lên 536,6 ha năm 2006, trong đó đáng chú ý là diện tích nuôi tôm tăng từ 4 ha năm 2000 lên 406,1 ha năm 2006 (tăng khoảng 100 lần). Hình thức nuôi ngày càng đa dạng như: nuôi tôm trên ruộng, nuôi cá trên ruộng, nuôi cá đăng vèo, nuôi lươn theo bồn… Bảng 3.13. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản Thoại Sơn qua các năm. Đơn vị: ha Nguồn: Niên giám Thống kê Thoại Sơn 2006 Năm 2000 2002 2004 2006 Cá 187 180 121 130,5 Tôm 4 199 410,5 406,1 Tổng DT 191 379 531,5 536,6 Trang 33 Biểu đồ 3.6. Biểu đồ diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản Thoại Sơn qua các năm. 191 379 532 537 0 100 200 300 400 500 600 ha 2000 2002 2004 2006 năm Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản Thoại Sơn qua các năm. Tuy nhiên, sản lượng thủy sản Thoại Sơn có sự biến động qua các năm: do số lượng bè cá giảm nên sản lượng cá bè cũng giảm từ 35 tấn năm 2000 còn 16 tấn 2006, đánh bắt thì tăng giảm không ổn định năm 2006 là 7.450 tấn; sản lượng cá nuôi cũng không ổn định đạt 5.458 tấn năm 2000 và giảm vào năm 2004 còn 2.513 tấn do ảnh hưởng biến động thị trường, nhưng sau đó tăng lại năm 2006 đạt 5.486 tấn; đáng chú ý là sản lượng tôm nuôi tôm tăng nhanh chóng từ 1,2 tấn năm 2000 lên 529 tấn 2006 (tăng gần 440 lần). Biểu đồ 3.7. Biểu đồ sản lượng tôm nuôi huyện Thoại Sơn qua các năm 1 176 447 529 0 100 200 300 400 500 600 tấn 2000 2002 2004 2006 năm Sản lượng tôm nuôi huyện Thoại Sơn qua các năm Trang 34 Bảng 3.14. Sản lượng thủy sản huyện Thoại Sơn qua các năm (01/10 hàng năm), Đơn vị: tấn Năm 2000 2002 2004 2006 Cá bè 35 206 45 16 Cá nuôi 5.458 5.762 2.513 5.486 Tôm nuôi 1,2 176 447 529 Đánh bắt 7678 9.191 4.827 7.450 Tổng số 13.172,2 15.355 7.832 13.481 Nguồn: Niên giám Thống kê Thoại Sơn năm 2006 Tóm lại, ngành thủy sản của huyện ngày phát triển theo hướng đẩy mạnh nuôi trồng và nó đã đem lại hiệu quả cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển thủy sản trong những năm gần đây. Sự phát triển của ngành thủy sản cũng đã giải quyết tốt việc làm cho hàng trăm lao động nhàn rỗi, góp phần tăng thu nhập, cải thiện chất lượng bữa ăn cho nhân dân… 2.4. Sự thay đổi về cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo các xã và hiệu quả của các mô hình sản xuất Để thực hiện mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp Thoại Sơn trở thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa đa dạng, có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, thời gian qua huyện Thoại Sơn đã đẩy mạnh phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, phát triển chăn nuôi, các cây trồng khác ngoài lúa đồng thời với việc phát triển các mô hình đa canh và sản xuất kinh doanh tổng hợp. ● Tình hình sản xuất nông nghiệp cụ thể của xã Phú Thuận: Phú Thuận là một xã được tách ra từ xã Phú Hòa từ năm 2000, nằm về phía Đông huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Phía Bắc giáp Thị trấn Phú Hòa, phía Đông giáp TP. Long Xuyên, phía Nam giáp xã Vĩnh Trinh (Thốt Nốt – TP.Cần Thơ), phía Tây giáp xã Vĩnh Chánh (Thoại Sơn). Đa số các hộ sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp (chiếm 80 % hộ toàn xã, còn lại 20 % sinh sống ngành thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ). Có thể thấy được hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích với những mô hình sản xuất mới phù hợp với điều kiện sinh thái vùng qua thực tế ở xã Phú Thuận - mệnh danh là “ Vương quốc tôm càng xanh ”. Đây là một trong những xã đi đầu trong quá trình thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế sản xuất nông nghiệp của huyện. Song song với việc nâng cấp các công trình đê bao và hệ thống thủy lợi để phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp thì nông dân xã Phú Thuận đã từng bước đầu Trang 35 tư vào những mảnh đất có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản, mạnh dạn phá thế độc canh cây lúa. Với diện tích tự nhiên là 3124 ha. Trong đó đất canh tác 2468 ha, diện tích nuôi tôm 2006 là 390 ha . Với việc thực hiện mô hình nuôi tôm càng trong mùa nước nổi đã đem lại hiệu quả kinh tế khá cao so với cây lúa từ 3 - 5 lần. Thu hoạch hàng năm của một nông hộ từ mô hình 1 lúa 1 tôm từ 30- 40 triệu đồng/ha đã tạo điều kiện thúc đẩy từng bước sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Các hộ nông dân nuôi thuỷ sản hầu hết có thu nhập khá cao, đời sống vật chất tinh thần được nâng lên rõ rệt. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động nghèo, nhàn rỗi trong xã và các vùng lân cận. Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND huyện, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hướng dẫn qui hoạch vùng chuyên canh kỹ thuật chăn nuôi tôm, cá và đầu tư cho con giống. Với sự quyết tâm chỉ đạo lãnh đạo thực hiện thắng lợi việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của Đảng ủy - HĐND - UBND xã cùng với lòng quyết tâm vượt khó để vươn lên làm giàu của các hộ nông dân, thời gian qua ngành nông nghiệp của xã đã đạt nhiều kết quả khả quan. Đến năm 2006, danh sách các hộ nuôi tôm của xã Phú Thuận đã lên đến 211 hộ. ● Hiệu quả của việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi cùng với các mô hình sản xuất đa canh. Qua các kết quả phân tích thì các mô hình sản xuất đa canh và kinh doanh tổng hợp đã đạt hiệu quả khá cao, thể hiện ở các chỉ tiêu: thu nhập/ha, thu nhập/hộ, hiệu quả một đồng vốn so với mô hình 2 lúa. Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng chủ yếu từ lúa sang phát triển chăn nuôi, thủy sản với các hình thức quảng canh, thâm canh, luân canh… đã giúp người dân đối phó với các biến động của thời tiết, thủy văn và giá cả thị trường.Các mô hình sản xuất đa canh này là cơ sở nhằm đạt được mục tiêu chuyển đổi nền kinh tế của huyện từ thu nhập thấp rủi ro sang nền kinh tế có thu nhập cao, ít rủi ro hơn và tiến tới phát triển ổn định bền vững. HIỆU QUẢ KINH TẾ 1 VỤ LÚA ĐÔNG XUÂN- 1 VỤ TÔM HÈ THU. 1. Hiệu quả kinh tế vụ lúa Đông Xuân: a.Chi phí sản xuất lúa trên 1 ha: + Chi phí ra bình quân = 200.000 đ/ha + Chi phí mua giống: 100 kg x 3.000 đ/kg = 300.000 đ + Thuốc bảo vệ thực vật = 320.000 đ + Phân bón các loại: = 970.000 đ Trang 36 + Công chăm sóc: = 1.000.000 đ + Công thu hoạch: = 1.200.000 đ Tổng cộng = 4.090.000 đ b.Thu nhập lúa Đông Xuân: Năng suất 6,5 tấn/ha, giá bình quân 1.500đ/kg: 6.500 kg x 1.500/kg = 9.750.000 đ c.Hiệu quả kinh tế: 9.750.000 đ – 4.090.000 đ = 5.660.000 đ 2. Hiệu quả kinh tế sản xuất 1 ha tôm càng xanh vụ Hè Thu: a.Chi phí sản xuất: - Công đào lấp lên đê bao: mặt 2m, đáy 5m, cao 1.5m, dài 400m, khối lượng đào lấp là: (2m + 5m): 2 x 1,5m x400m = 2.100m3 x 3.500 đ = 7.350.000 đ - Công trang sửa gia cố đê bao: 400m x 5.000 đ/m = 2.000.000 đ - Mua giống tôm càng xanh : 50.000 con x 120 đ/con = 6.000.000 đ - Chất xử lí môi trường nước nuôi: 1.000 kg x 1.500 đ/kg = 1.500.000 đ ( Bao gồm vôi, dây thuốc cá, hoá chất…) - Thức ăn: 1.800 kg x 10.000 đ/kg (thức ăn công nghiệp) = 18.000.000 đ - Thuê lao động và chi phí khác: +Thuê lao động: 500.000 đ/tháng x 2 người x 6 tháng = 6.000.000 đ +Chi phí thu hoạch: = 1.000.000 đ +Lưới đăng, xăng dầu: = 7.000.000 đ Tổng cộng = 48.850.000 đ b.Sản phẩm thu hoạch Tôm sau 6 tháng nuôi năng suất bình quân 1,2 tấn/ha, giá bình quân 75.000 đ/kg 75.000 x 1200 kg = 90.000.000 đ c.Lợi nhuận: + Tổng thu: 90.000.000 đ + Tổng chi: 48.000.000 đ + Lợi nhuận: 90.000.000 đ – 48.850.000 đ = 41.150.000 đ Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Thoại Sơn Trang 37 Bảng 3.15. Chi phí vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế nuôi tôm càng xanh ở huyện Thoại Sơn năm 2002 Họ và tên DT (ha) Giống (con) SL (tấn) Năng suất (tấn/ ha) Tổng chi (triệu đồng) Doanh thu Lời (triệu đồng) Lợi nhuận / ha (triệu đồng) Bùi Thanh Cần Văng Công Hường Nông Thanh Sơn Nguyễn Văn Muộn Văng Chí Linh Nguyễn Thanh Thảo 1 2 2 0,6 2 1,2 50.0001 150.000 140.000 50.000 180.000 200.000 0,8 2,8 3,8 0,54 2,0 2,4 0,8 1,4 1,9 0,9 1,0 2,0 50 80 100 29 70 74 65 182 247 37 120 168 15 102 147 8 50 94 15 51 73,5 12,3 25 78,33 Nguồn: điều tra một số hộ nuôi tôm hiệu quả ở Thoại Sơn năm 2002 2.5. Tận dụng kinh tế mùa nước nổi để góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập Thời gian qua, nông dân huyện đã tận dụng khá tốt mùa nước nổi để tăng thêm thu nhập với các ngành nghề như: khai thác đánh bắt hải sản bằng câu lưới, trồng sen, trồng ấu, trồng rau nhút, hay hoa màu…Nhưng trong thời gian gần đây để tận dụng tốt hơn nữa trong việc khai thác mặt lợi của mùa nước nổi, các cấp chính quyền triển khai khảo sát lựa chọn các mô hình áp dụng hiệu quả đã phát triển mạnh ngành nuôi trồng thủy sản (tôm càng xanh, cá tra, cá lóc…). Có thể nói, kinh tế mùa nước nổi đã đem lại không ít lợi nhuận cho nông dân huyện, giúp giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho nông dân nghèo. Ngày càng có nhiều hộ lao động tham gia sản xuất trong mùa nước nổi. Qua khảo sát các mô hình sản xuất năm 2006 ở huyện Thoại Sơn cho thấy các mô hình nông dân thường áp dụng đạt hiệu quả kinh tế khá cao là như: nuôi tôm chân ruộng, nuôi cá chân ruộng, nuôi cá ao hầm, trồng rau nhút, trồng ấu, trồng nấm Trang 38 rơm, bắt ốc bưu vàng, đóng xuồng ghe, nuôi lươn theo bồn trên cạn…những khu vực có đê bao thì trồng lúa 3 vụ. Nói chung, các mô hình sản xuất mới ngày càng được nhân rộng trên địa bàn huyện. Có thể rút ra những nhận xét: + Mô hình nuôi tôm càng xanh chân ruộng trong mùa nước nổi tập trung ở xã Phú Thuận, xã Vĩnh Chánh. Với mô hình này đã đem lại lợi nhuận cao cho các hộ nuôi, giải quyết công ăn việc làm cho các thanh niên thất nghiệp, người đi bắt ốc bưu vàng bán cho các hộ nuôi tôm. Bắt đầu thả tôm vào khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 dương lịch tức là sau vụ lúa Đông Xuân, sau khoảng 5 đến 6 tháng thì thu hoạch. Các hộ nuôi tôm ở đây dùng thức ăn cho tôm chủ yếu là các loại thủy sản đánh bắt từ tự nhiên như: cá tạp, cua ốc..nên chi phí thấp, năng suất 1,2 tấn/ha, giá bán 75- 90.000 đồng/kg., lợi nhuận bình quân 35- 40 triệu/ha.. Ngoài ra khi nước rút, đất nuôi tôm cũng tạo nên độ phì cho đất. + Mô hình nuôi cá chân ruộng, ao hầm cũng mang lại nhiều lợi nhuận như nuôi tôm càng xanh, chủ yếu là cá tra, cá lóc,..nuôi chủ yếu ở xã Phú Thuận, xã Vĩnh Chánh, Thị trấn Phú Hòa. Thức ăn cũng từ đánh bắt tự nhiên là các loại cá tạp giá rẽ. Năng suất khoảng 200 tấn/ha, giá bán từ 15- 20 đồng/kg, lợi nhuận bình quân khoảng 20- 40 triệu/ha. + Mô hình trồng nấm rơm: diện tích Đông Xuân-Hè Thu (thống kê sơ bộ của phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Thoại Sơn (năm 2006): là 411,3 ha với 1232 hộ, trong đó Đông Xuân là 160,55 ha với 632 hộ và Hè Thu là 250,75 ha với 600 hộ. Năng suất 1,5 kg/mô, giá bán là 7.000 đến 11.000 đồng/kg. Với mô hình này đã đem lại nhiều mặt lợi cho nhân dân: thu lợi nhuận từ trồng nấm, bảo vệ môi trường, rơm mục đi là phân hữu cơ rất tốt cho một số loại cây trồng. + Các mô hình khác như: trồng ấu, trồng rau nhút, trồng sen, cũng đem lại thu nhập khá cho các hộ sản xuất các mô hình này. Tóm lại, thời gian qua ngành nông nghiệp của huyện Thoại Sơn đã có nhiều chuyển biến tích cực, sản xuất nông nghiệp có tính đa dạng hơn chú ý phát triển ngành nuôi trồng thủy sản và đã mang lại nhiều kết quả khả quan, phát huy được lợi thế về điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế xã hội của huyện. Đời sống vật chất tinh thần của người dân đang có xu hướng được nâng lên rõ rệt, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định trật tự xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khó khăn, hạn chế trong bước đường chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp như: - Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp còn chậm, tỷ trọng chăn nuôi vẫn đạt thấp, chủ yếu vẫn là ngành trồng trọt, chưa chú trọng nhiều đến luân canh lúa - màu, thiếu bền vững và chưa khai thác có hiệu quả, tiềm năng, lợi thế của vùng. Trang 39 - Sự tăng trưởng về diện tích, sản lượng trong nuôi trồng thuỷ sản những năm qua chủ yếu là theo số lượng, chất lượng sản phẩm từng bước đã được quan tâm nhưng chưa được áp dụng rộng rãi. - Khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chưa có được sự kết hợp hài hoà giữa các doanh nghiệp kinh doanh thủy sản nên nông dân chưa chủ động được kế hoạch sản xuất, thường bị phụ thuộc vào biến động thị trường. - Trong nuôi trồng thủy sản giá thành còn cao, dễ bị ảnh hưởng khi thị trường có diễn biến xấu. - Việc chuyển dịch nuôi tôm trong mùa lũ còn chậm do chưa nắm vững kỹ thuật nhân giống cũng như kỹ thuật nuôi, vốn đầu tư khá lớn và một số công trình thủy lợi chưa hoàn thiện so nhu cầu sản xuất. - Chất lượng nhiều loại nông sản còn thấp, chưa đồng đều, giá thành còn cao, kém sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất thấp. - Chưa xây dựng ngành hàng và mặt hàng, đăng ký thương hiệu, sự gắn kết giữa doanh nghiệp với người sản xuất để chủ động nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu chưa chặt chẽ, mối quan hệ lợi ích giữa các bên chưa xác định rõ. - Môi trường vẫn đang đứng trước nguy cơ suy thoái do sử dụng nhiều phân vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật, các chất thải từ chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. - Cơ giới hoá chưa đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất quy mô trang trại. Mức độ cơ giới hoá trong nhiều khâu sản xuất còn ít và chậm, nhất là công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch. - Các mô hình tổ chức và quản lý nói chung chưa thật sự trở thành động lực và đòn bẩy thúc đẩy sản xuất, góp phần phát triển đời sống vùng nông thôn. Vì vậy, để nền kinh tế huyện được phát triển ổn định hơn nữa đòi hỏi phải có những định hướng và các biện pháp tối ưu nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất xã hội nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Trang 40 CHƯƠNG IV ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN THOẠI SƠN TRONG THỜI GIAN TỪ NAY ĐẾN 2015 I. Định hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Thoại Sơn đến năm 2015 1. Cơ sở chuyển dịch 1.1. Cơ sở chính sách và thực tiễn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là thực hiện chủ trương chính sách của nhà nước nhằm đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập tạo công ăn việc làm cho người lao động ở nông thôn, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực. Để khuyến khích cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhiều chính sách được ban hành như chính sách khuyến khích và ưu đãi nuôi bò, chính sách khuyến khích phát triển nuôi tôm càng xanh, chính sách khuyến khích ưu đãi và đầu tư đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên địa bàn huyện. Trên cơ sở các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cùng với các mô hình sản xuất và hiệu quả cao của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiện tại. Vì vậy, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là điều cần thiết và quan trọng. 1.2. Cơ sở đất đai Diện tích đất nông nghiệp của huyện Thoại Sơn là 41.618 ha năm 2006. Trong đó, diện tích đất trồng lúa chiếm rất lớn (chiếm 95,7 %), phần còn lại là đất sử dụng cho cây hàng năm, cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản (diện tích là 582 ha chiếm 1,4 %). Bảng 4.1. Cơ cấu đất nông nghiệp Thoại Sơn năm 2006 Diện tích (ha) Chiếm tỉ lệ (%) Đất nông nghiệp 41.618 100 1. Đất sản xuất nông nghiệp 40.744 97,9 a.Đất trồng cây hàng năm 39.856 95,77 - Trong đó lúa 39.848 95,75 - Đất cỏ dùng chăn nuôi 0.4 0 - Đất trồng cây hàng năm khác 8 0,02 b.Đất trồng cây lâu năm 888 2,13 Trang 41 2. Đất lâm nghiệp 187 0,45 3. Đất nuôi trồng thủy sản 582 1,4 4. Đất nông nghiệp khác 105 0,25 Nguồn : Niên giám Thống kê Thoại Sơn 2006 Qua bảng trên ta thấy khả năng mở rộng diện tích trồng các loại cây màu, cây công nghiệp cũng như diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện còn rất lớn. Bên cạnh đó, Thoại Sơn có nhiều kênh rạch chia ruộng đất ra thành nhiều ô nhỏ rất thuận lợi cho việc nuôi trồng, nguồn nước thì dồi dào vào mùa nước nổi là điều kiện thích hơp cho nuôi thủy sản đặc biệt là nuôi tôm càng xanh, cá tra. 1.3. Thị trường So với các tỉnh khác An Giang có vị trí khá thuận lợi trong phát triển kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Vì là một huyện của tỉnh An Giang nên Thoại Sơn cũng có nhiều thuận lợi về việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thông qua các tuyến giao thông đường bộ cũng như giao thông đường thủy. Thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng mở rộng không chỉ đáp ứng nhu cầu cho địa phương, các tỉnh lân cận mà đặc biệt là cho xuất khẩu nước ngoài. Ngoài thị trường truyền thống, hướng tới đang mở rộng xâm nhập các thị trường mới như: Hoa Kỳ, Úc, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc…để xuất khẩu các mặt hàng nông sản. 1.4. Trên cơ sở an ninh lương thực được đảm bảo Trong quá trình đẩy mạnh phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, thời gian qua Thoại Sơn vẫn đảm bảo được an ninh lương thực. Sản lượng lương thực bình quân đầu người cao đều gia tăng qua các năm. Bảng 4.2. Bình quân lương thực đầu người huyện Thoại Sơn qua các năm Đơn vị: kg/người/năm Năm 2002 2003 2004 2005 2006 BQLT/người 2239 2621 3033 3112 2521 Nguồn: Niên giám Thống kê An Giang 2006 Như vậy, Thoại Sơn chẳn những cân đối lương thực mà còn dư thừa một khối lượng lớn gạo để xuất khẩu tạo đà thuận lợi cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. 2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Thoại Sơn từ nay đến 2015 Trang 42 Trong thời gian qua, Thoại Sơn đã đạt nhiều thành tích trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chậm so với sự phát triển của thị trường và sự mong đợi của nhân dân. Sự chuyển dịch này còn nặng về số lượng, chưa chú trọng nhiều đến khoa học công nghệ, đến việc qui hoạch, đảm bảo chất lượng sản phẩm cho nên hiệu quả và khả năng cạnh tranh thấp, tiêu thụ sản phẩm khó khăn, nó trở thành mối lo ngại thường xuyên của nông dân. Trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế xã hội, trình độ sản xuất của người dân kết hợp với thông tin dự báo về nhu cầu thị trường, đánh giá tiềm lực cạnh tranh của các mặt hàng nông sản trong huyện. Ngành nông nghiệp đã xác định các loại cây trồng vật nuôi chiến lược có hiệu quả phù hợp với nhu cầu thị trường, thích hợp với từng vùng sinh thái và có khả năng cạnh tranh để phát triển trong thời gian tới. Căn cứ vào tình hình thực tế, cần lựa chọn việc qui hoạch vùng nuôi trồng thuỷ sản chuyên canh theo phương pháp công nghiệp, nhất là tôm càng xanh, cá ao hầm như một chương trình trọng điểm để góp phần đảm bảo tăng nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ khu vực nông nghiệp. Mục tiêu chính là nhanh chóng tạo ra sự đột phá, nhất là trong lĩnh vực giống cây, con. Tính toán lại diện tích trồng lúa theo hướng thâm canh lúa chủ yếu để xuất khẩu, hướng ưu tiên là giống lúa hàng hoá có thể đem lại giá trị gia tăng cao, nhằm ổn định sản lượng và giá trị lúa gạo, vừa góp phần đảm bảo an ninh lương thực, vừa nâng cao thu nhập cho người trồng lúa. Mục tiêu chung trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển nông nghiệp nông thôn của huyện Thoại Sơn đến 2015 là phải xây dựng một vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển bền vững với các loại nông sản có thế mạnh, có chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai và các nguồn tài nguyên nông nghiệp đồng thời phát triển công nghiệp và dịch vụ. Tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân góp phần tích cực đảm bảo vững chắc an ninh lương thực của huyện cũng như của tỉnh và của quốc gia, thực hiện mục tiêu do Đại hội Đảng lần thứ IX đề ra đối với nông nghiệp và nông thôn. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Thoại Sơn được tiến hành trong điều kiện “sống chung với lũ”phát huy các mặt tích cực của mùa nước nổi. Đồng thời phải hướng tới việc bảo vệ môi trường sinh thái. Chẳng hạn như có hệ thống canh tác phù hợp trong vùng bao đê chống lũ, bố trí qui hoạch các vùng nuôi tôm, cá phải hợp lí tránh ô nhiễm môi trường nước làm ảnh hưởng đến đến sinh hoạt của nhân dân. Tổ chức tốt kinh tế xã hội và môi trường ở các cụm, tuyến dân cư. Đồng thời, sản xuất nông nghiệp cũng hướng tới một nền nông nghiệp sạch, bảo đảm an toàn vệ sinh nông thủy súc sản. Trang 43 Đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng chính là đạt mục tiêu giá trị bình quân sản xuất trên 1 ha canh tác đạt 30 triệu đồng năm 2010 và 50 - 60 triệu đồng 2015. Nói chung, hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là góp phần tăng khả năng tích lũy cho nông dân, nâng cao đời sống vật chất tinh thần, đảm bảo an toàn an ninh lương thực thực phẩm. Định hướng của ngành nông nghiệp Thoại Sơn từ nay đến 2015 là tập trung đầu tư theo chiều sâu, từng bước thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp. Trên cơ sở diện tích và cơ cấu quỹ đất nông nghiệp sẽ có sự thay đổi, giảm dần đất trồng lúa có năng suất thấp sang trồng màu, cây công nghiệp hoặc trồng cỏ phục vụ cho chương trình phát triển đàn bò của huyện. Trong những năm tới, không khuyến kích sản xuất 3 vụ lúa trên năm, vận động nông dân triển khai mô hình sản xuất đa canh với các loại cây màu, lúa - tôm, lúa - cá...là những mô hình sản xuất đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. II. Hệ thống các giải pháp phát triển nông nghiệp Thoại Sơn đến năm 2015 1. Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với việc qui hoạch sản xuất hợp lý Nhìn chung, tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Thoại Sơn chưa có tính tập trung cao, sản xuất nông nghiệp còn phân tán nhỏ lẻ. Chẳng hạn như: vùng sản xuất lúa cao sản thì chưa có sự phân vùng cụ thể, mang tính cá nhân, chưa có sự hợp tác liên kết của các nông hộ để nâng cao chất lượng, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Trong thời gian vừa qua, ngành nông nghiệp huyện Thoại Sơn đã có những thay đổi trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản với các mô hình kết hợp lúa tôm (1vụ lúa 1vụ tôm), lúa cá (2 vụ lúa 1vụ cá)…nhưng tình hình sản xuất còn phân tán, nhỏ lẻ mang tính tự phát, nên chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, việc qui hoạch các vùng nuôi trồng thủy sản theo trật tự khoa học, phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng là việc làm sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Làm tốt vấn đề này sẽ đảm bảo vấn đề môi trường, không ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của nhân dân, tạo ra sản phẩm hàng hóa để xuất khẩu. Song song đó cần đẩy mạnh khâu chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Cần phải tạo nên một nền sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng, phát triển bền vững. Tiếp tục tăng sản lượng lương thực trên cơ sở nâng cao hiệu quả kinh tế, đảm bảo cho nhân dân có thu nhập cao và ổn định. Để phát huy lợi thế điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế xã hội của huyện Thoại Sơn cần đổi mới công tác qui hoạch sản xuất nông nghiệp theo hướng xây dựng các vùng sản xuất nông - công nghiệp sản xuất hàng hóa, gắn qui hoạch sản suất với công Trang 44 nghiệp chế biến và phân phối lưu thông. Đa dạng hóa cây con, sản xuất kinh doanh tổng hợp, cùng với việc xây dựng các vùng chuyên canh lớn phát huy kinh tế vùng ngập lũ, nhanh chóng thích nghi với nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, ưu tiên cho xuất khẩu. Khi tiến hành qui hoạch sản xuất nông nghiệp cần chú ý phải phù hợp với mục tiêu và nội dung của quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, tập trung cho cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp cần thực hiện tốt việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng đẩy mạnh phát triển thủy sản, chăn nuôi. Đồng thời với việc phát triển các mô hình đa canh, sản xuất kinh doanh tổng hợp, phát huy kinh tế trong mùa nước lũ và mùa nước nổi, nhằm tạo ra một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa có năng suất chất lượng tốt, có hiệu quả có tính cạnh tranh cao, ổn định và bền vững, đủ sức hội nhập với khu vực và quốc tế. Thoại Sơn đang hướng tới việc xây dựng nền nông nghiệp theo hướng tới xuất khẩu là chính. Gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến để tạo ra sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có thương hiệu hàng hóa cạnh tranh trên thị trường. Tạo sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu nông sản theo hướng tăng tỷ trọng mặt hàng thủy sản và các nông sản khác ngoài lúa. Tăng hiệu quả sử dụng đất (sự gia tăng thu nhập trên 1ha đất). Góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân trong huyện, giải quyết việc làm cho nông dân nhàn rỗi, ổn định trật tự xã hội, giúp xóa đói giảm nghèo. Việc qui hoạch phát tiển nông nghiệp ở Thoại Sơn phải đặt trong tổng thể qui hoạch và định hướng phát triển chung của tỉnh và khu vực, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và thị trường. Đồng thời phải căn cứ vào lợi thế cạnh tranh của huyện, lợi thế cạnh tranh của huyện Thoại Sơn nhìn tổng thể có ưu thế lớn về cây lúa, thủy sản, khai thác tiềm năng về du lịch. Khi qui hoạch phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tránh tư tưởng cứng nhắc là phải cứ chuyển dịch cây lúa sang cây trồng khác, sang thủy sản mới đạt yêu cầu chuyển dịch, mà phải trên cơ sở cây nào, con nào đang có nhu cầu của thị trường và có hiệu quả cho nông dân thì khuyến khích trồng cây ấy tức là: “qui hoạch phát triển và chuyển dịch theo cái mà thị trường cần”. Do vậy, công tác thông tin và dự báo thị trường là rất cần thiết. Cho nên việc qui hoạch sản xuất nông nghiệp mang tính lịch sử thay đổi theo điều kiện thị trường và thời gian. Vì vậy, cần có kế hoạch phát triển nông nghiệp cụ thể theo từng giai đoạn (5 năm, 10 năm) nhằm đạt được hiệu quả cao. Trang 45 1.1. Về qui hoạch vùng sản xuất: - Đối với vùng nuôi trồng thủy sản (1 lúa 1 tôm ; 2 lúa 1 cá) tập trung ở những vùng có nguồn nước tốt, thuận lợi cho giao thông đường bộ và đường thủy và đã có nông dân thực hiện mô hình thành công để qui hoạch. - Đố

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfDANH GIA SU CHUYEN DICH CO CAU KINH TE NONG NGHIEP HUYEN THOAI SON TRONG THOI GIAN 2001 2006.PDF
Tài liệu liên quan