Luận văn Đánh giá hiệu quả các ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2008 bằng mô hình toán học

Tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả các ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2008 bằng mô hình toán học: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ --------------o0o------------ NGUYỄN VĂN HÙNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2008 BẰNG MÔ HÌNH TOÁN HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội - 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả đạt được trong luận văn là sản phẩm của riêng cá nhân tôi. Trong toàn bộ nội dung của luận văn, những điều được trình bầy hoặc là của cá nhân hoặc là được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu. Tất cả các tài liệu tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng và được trích dẫn hợp pháp. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định cho lời cam đoan của mình. Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2011 Người cam đoan Nguyễn Văn Hùng LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên từ thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi muốn bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc của mình tới tất cả mọi người. Tôi xin bày tỏ sự cám ơn đặc biệt tới PGS....

pdf99 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 920 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả các ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2008 bằng mô hình toán học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ --------------o0o------------ NGUYỄN VĂN HÙNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2008 BẰNG MÔ HÌNH TOÁN HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội - 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả đạt được trong luận văn là sản phẩm của riêng cá nhân tôi. Trong toàn bộ nội dung của luận văn, những điều được trình bầy hoặc là của cá nhân hoặc là được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu. Tất cả các tài liệu tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng và được trích dẫn hợp pháp. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định cho lời cam đoan của mình. Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2011 Người cam đoan Nguyễn Văn Hùng LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên từ thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi muốn bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc của mình tới tất cả mọi người. Tôi xin bày tỏ sự cám ơn đặc biệt tới PGS.TS Đỗ Văn Thành, người đã định hướng cho tôi trong lựa chọn đề tài, đưa ra những nhận xét quý giá và trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin cảm ơn các thầy cô trong khoa CNTT - Trường Đại học Công nghệ - ĐHQG Hà Nội đã dạy bảo tận tình cho tôi trong suốt khoảng thời gian học tập tại trường. Tôi xin cảm anh Đặng Huyền Linh, người đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình tìm hiểu và thu thập dữ liệu các bảng IO để xây dựng chương trình tính toán. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình của mình, nguồn động viên và cổ vũ lớn lao và là động lực giúp tôi thành công trong công việc và trong cuộc sống. Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2011 Nguyễn Văn Hùng MỤC LỤC BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................1 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ......................................................................................2 MỞ ĐẦU.....................................................................................................................3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH IO ...........................................................5 1.1. Mô hình Input-Output (Mô hình IO) .....................................................................5 1.1.1. Lý thuyết về mô hình IO..................................................................................5 1.1.1.1. Bảng IO ...................................................................................................5 1.1.1.1.1. Một số bảng IO..................................................................................9 1.1.1.1.2. Cách lập bảng IO.............................................................................11 1.1.1.1.3. Các nguyên tắc cơ bản để xây dựng bảng danh mục các ngành sản phẩm. ..............................................................................................................11 1.1.1.1.4. Một số biến đổi trong quá trình lập bảng IO ....................................12 1.1.1.2. Phân tích những ảnh hưởng kinh tế thông qua nhân tử vào – ra (IO multipliers) .........................................................................................................14 1.1.1.2.1. Phương trình ảnh hưởng cơ bản.......................................................14 1.1.1.2.2. Những ảnh hưởng ban đầu từ nhu cầu cuối cùng .............................15 1.1.1.2.3. Tính tổng ảnh hưởng .......................................................................16 1.1.1.2.4. Phân tích qua các nhân tử vào - ra...................................................17 1.1.2. Các bảng IO của Việt Nam ...........................................................................22 1.2. Các ứng dụng mô hình IO ...................................................................................23 1.3 Kết luận ...............................................................................................................23 CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH IO VÀO CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ TÁC GIAI ĐOẠN 1996-2008....................................................................................24 2.1. Phương pháp đánh giá tác động của nhân tố cầu đến tăng trưởng........................24 2.1.1. Mô hình lý thuyết về phân tích tác động của các nhân tố cầu đến tăng trưởng ...............................................................................................................................24 2.1.2. Dữ liệu phục vụ cho đánh giá ......................................................................29 2.2. Vận dụng phương pháp để đánh giá tác động của 38 ngành sản phẩm công nghiệp chế tác .......................................................................................................................30 2.2.1. Luận cứ lựa chọn các ngành sản phẩm công nghiệp chế tác đưa vào phân tích ...............................................................................................................................30 2.2.1.1. Danh mục các ngành sản phẩm ..............................................................30 2.2.1.2. Một số ưu điểm......................................................................................32 2.2.1.3. Một số nhược điểm ................................................................................32 2.2.2. Quá trình phân tích bằng phần mềm Excel ...................................................33 2.2.2.1. Một số phương pháp phân tích cơ bản....................................................33 2.2.2.1.1. Tính tỷ lệ VA/GO............................................................................35 2.2.2.1.2. Các tỷ lệ thành phần của VA ...........................................................35 2.2.2.1.3. Đo lường đóng góp của nhân tố lao động vào giá trị gia tăng (VA) của ngành........................................................................................................35 2.2.2.1.4. Tỉ trọng đóng góp của các ngành vào giá trị gia tăng (VA) ..............36 2.2.2.1.5. Ma trận hệ số kỹ thuật A(ij) .............................................................36 2.2.2.1.6. Tỉ lệ chi phí trung gian của ngành....................................................36 2.2.2.1.7. Ma trận Leontief ..............................................................................36 2.2.2.1.8. Hệ số nhân tử đầu ra - Output Multiplier .........................................37 2.2.2.1.9. Hệ số nhân tử đầu vào - Input Multiplier .........................................37 2.2.2.2. Phương pháp phân rã tăng trưởng...........................................................38 2.2.2.2.1. Quá trình tính toán trên từng bảng IO ..............................................38 2.2.2.2.2. Quá trình tính toán trên cùng 2 bảng IO (bảng IO1, IO2) ..................38 2.3.3. Các kết quả phân tích bằng phần mềm Excel cho 38 ngành công nghiệp chế tác ..........................................................................................................................41 2.3. Kết luận ..............................................................................................................50 CHƯƠNG III: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM BẰNG MÔ HÌNH IO .............................................52 3.1. Xác định bài toán ................................................................................................52 3.3. Mô hình nghiệp vụ của hệ thống .........................................................................52 3.3.1. Các chức năng nghiệp vụ..............................................................................53 3.3.1.1. Chức năng nhập, sửa đổi bảng IO...........................................................53 3.3.1.2. Chức năng tìm kiếm bảng IO .................................................................54 3.3.1.3. Chức năng xóa bảng IO..........................................................................54 3.3.1.4. Chức năng nhóm gộp các ngành.............................................................54 3.3.1.5. Chức năng các kỹ thuật phân tích...........................................................54 3.3.2. Sơ đồ ngữ cảnh của hệ thống........................................................................55 3.3.3. Mô hình hóa quá trình xử lý .........................................................................56 3.4. Mô hình kiến trúc hệ thống .................................................................................57 3.4. Xây dựng chương trình .......................................................................................57 3.4.1. Xây dựng các hàm cho hệ thống ...................................................................57 3.4.2. Xây dựng các màn hình chức năng cho hệ thống ..........................................64 3.5. Môi trường thử nghiệm .......................................................................................65 3.6. Cài đặt chương trình............................................................................................65 3.7. Dữ liệu đầu vào của hệ thống..............................................................................65 3.8. Một số giao diện thực hiện chương trình .............................................................65 3.9. Kết luận ..............................................................................................................71 KẾT LUẬN ...............................................................................................................73 1. Những kết quả chính đạt được của luận văn ...........................................................73 2. Hướng nghiên cứu, mở rộng ..................................................................................73 TÀI LIỆU KHAM KHẢO .........................................................................................74 PHỤ LỤC..................................................................................................................75 1 BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Tên đầy đủ Ý nghĩa 1 GO Gross Ouput Giá trị sản xuất 2 VA Value Added Giá trị gia tăng 3 IO Input/Output Vào/ra 4 CG Consumption Goverment Tiêu dùng chính phủ 5 CP Consumption Private Tiêu dùng tư nhân 6 I Tích lũy tài sản 7 X eXport Xuất khẩu 8 M iMport Nhập khẩu 9 T Tax Thuế nhập khẩu 10 SNA System of National Account Hệ thống tài khoản quốc gia 11 CNCT Công nghiệp chế tác 12 SITC Standard International Trade Classification Phân loại theo tiêu chuẩn ngoại thương quốc tế 13 CPE Consumption Private Tiêu dùng tư nhân 14 ISFDE Import Substitution effect in the domestic Final Demand Thay thế nhập khẩu cho nhu cầu nội địa 15 ISIDE Import Substitution effect in the Entermediate Demand Thay thế nhập khẩu cho nhu cầu trung gian 2 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 3.1. Sơ đồ ngữ cảnh của hệ thống 55 Hình 3.2. Mô hình hóa quá trình xử lý 56 Hình 3.3. Mô hình kiến trúc hệ thống 57 Hình 3.4. Giao diện đăng nhập hệ thống 66 Hình 3.5. Giao diện chính của chương trình 66 Hình 3.6. Giao diện nhập bảng IO 67 Hình 3.7. Giao diện nhập để cho phép Import từ Excel 67 Hình 3.8. Giao diện Import Ngành và DL ngành từ Excel 68 Hình 3.9. Giao diện tìm kiếm bảng IO 68 Hình 3.10. Giao diện thông tin bảng IO 69 Hình 3.11. Giao diện gộp ngành 69 Hình 3.12. Giao diện nhập hoặc gộp giá trị ngành 70 Hình 3.13. Giao diện các kỹ thuật phân tích 70 Hình 3.14 Giao diện kết quả kỹ thuật phân tích 71 Hình 3.15 Giao diện kỹ thuật phân rã tăng trưởng 71 3 MỞ ĐẦU Phân tích, dự báo kinh tế là công việc phức tạp nhưng rất cần thiết đối với mọi quốc gia. Các cơ quan Chính phủ, các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp… luôn cần có các thông tin phân tích, dự báo kinh tế để làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, ra quyết định trong quản lý điều hành, xây dựng chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh… Để có được những thông tin như vậy, các nhà nghiên cứu đã cố gắng ứng dụng các mô hình toán học để phân tích và dự báo các hành vi của các tác nhân kinh tế. Một trong những mô hình được ứng dụng khá phổ biến trên thế giới để phân tích, dự báo kinh tế là mô hình bảng vào-ra (Input-Output - IO). Mô hình IO lần đầu tiên được đưa ra bởi Wassily Leontief. Đây là một trong những mô hình vĩ mô đầu tiên của kinh tế học hiện đại và được ứng dụng trong phân tích kinh tế từ những năm 1930. So với các công cụ dự báo kinh tế vĩ mô khác, mô hình IO có ưu điểm là có thể phân tích đồng thời quan hệ kinh tế giữa các ngành, trên phương diện phân phối và hình thành sản phẩm; phân tích đuợc các mối quan hệ cân đối hiện vật cũng như giá trị; phân tích được các tác động dây chuyền trong nền kinh tế… Ở Việt Nam, mô hình IO chỉ được bắt đầu nghiên cứu xây dựng từ giữa những năm 1980; việc lập trình cho một số ứng dụng của bảng IO ở Việt Nam chưa được quan tâm. Hiện việc phân tích và tính toán ứng dụng mô hình IO chỉ dựa vào bảng tính EXCEL... Việc ứng dụng các kỹ thuật tin học để xây dựng phần mềm/chương trinh tin học nhằm hỗ trợ quá trình phân tích và dự báo kinh tế nói chung và phân tích kinh tế dựa vào bảng IO nói riêng đang được các nhà tin học kinh tế quan tâm. Đề tài “Đánh giá hiệu quả các ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2008 bằng mô hình toán học” sẽ tập trung tìm hiểu và ứng dụng của mô hình IO để phân tích đánh giá hiệu quả của ngành Công nghiệp chế tác của Việt Nam dựa trên số liệu thực tế của nền kinh tế và lập chương trình tin học cho quá tình tính toán và phân tích đó. Trong Đề tài này, tác giả ứng dụng 3 mô hình IO các năm 1996, 2000 và 2007 do Tổng Cục Thống kê điều tra, xây dựng để phân tích quá trình chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành Công nghiệp chế tác của Việt Nam giai đoạn 1996-2007. Các kết quả nghiên cứu của đề tài cũng là một bằng chứng thực nghiệm chứng minh cho một số kết luận định tính về các nhân tố quyết định sự phát triển của các ngành Công nghiệp chế tác ở Việt Nam hiện nay. Nội dung chính của Đề tài được trình bày trong 3 chương nội dung và phần phụ lục. 4 Chương I: Tổng quan về mô hình IO sẽ trình bầy một cách tóm lược về mô hình này và những ứng dụng chủ yếu của nó này trong phân tích, nghiên cứu các ngành kinh tế. Chương II: Ứng dụng mô hình IO vào các ngành công nghiệp chế tác giai đoạn 1996-2008 sẽ ứng dụng lý thuyết mô hình IO và sử dụng bảng tính Excel làm môi trường tính toán để nghiên cứu tác động của các nhân tố về phía cầu (hay sử dụng), của việc thay đổi hệ số kỹ thuật đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu các ngành công nghiệp chế tác giai đoạn 1996-2008. Chương III: Xây dựng chương trình đánh giá hiệu quả các ngành kinh tế Việt Nam bằng mô hình IO sẽ trình bầy kết quả xây dựng chương trình tin học nhằm tự động hoá quá trình tính toán trong phân tích IO của các nhà phân tích và dự báo kinh tế. Phần phụ lục sẽ giới thiệu mã lệnh (code) của một số thủ tục, hàm và chương trình con của chương trình tin học được xây dựng. Cuối cùng là phần Kết luận và Tài liệu tham khảo. 5 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH IO Trong nhiều thập kỷ qua, với việc ứng dụng ngày càng nhiều các công cụ toán học vào nghiên cứu kinh tế, các phương pháp dự báo kinh tế đã phát triển không ngừng. Các mô hình toán và kinh tế lượng rất được quan tâm trong công tác dự báo. Tuy nhiên, cho đến nay, tính chính xác của các mô hình dự báo kinh tế còn nhiều giới hạn. Các cơ quan nghiên cứu lớn như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đều có các mô hình dự báo rất phức tạp và chi tiết nhưng các kết quả dự báo của họ so với thực tiễn nhiều khi vẫn có sai số khá lớn. Điều này có thể nhận thấy qua việc so sánh các chỉ tiêu dự báo của họ với các chỉ tiêu thực tế xẩy ra sau đó. Mặc dù các kết quả dự báo so với thực tiễn vân chưa thật chính xác nhưng nói chung chúng phản ánh được xu thế biến động của các hiện tượng kinh tế. Việc nghiên cứu tìm kiếm các phương thức dự báo thích hợp với nền kinh tế luôn là một việc cần thiết, quan trọng đối với mỗi quốc gia. Một trong các mô hình toán học hỗ trợ cho các nhà kinh tế trong việc phân tích và dự báo là mô hình Input-Output. Chương này sẽ trình bầy tổng quan về mô hình này và việc ứng dụng của nó trong việc phân tích, dự báo kinh tế. 1.1. Mô hình Input-Output (Mô hình IO) 1.1.1. Lý thuyết về mô hình IO Mô hình IO về cơ bản là một hệ phương trình tuyến tính (linear) mô tả mối liên hệ giữa đầu vào (input) và đầu ra (output) của từng ngành sản xuất trong nền kinh tế. Vì đầu vào của một ngành có thể là đầu ra của nhiều ngành khác, bất kỳ một thay đổi nào trong một ngành (ví dụ sản phẩm tăng, thuế thay đổi, công nghệ thay đổi…) đều có sự “lan tỏa” ra các ngành khác, không trực tiếp cũng gián tiếp. Bởi vậy ứng dụng quan trọng nhất của mô hình này là tính các “chỉ số lan tỏa” (multiplier) của từng ngành, nghĩa là ảnh hưởng khi nó thay đổi vào các ngành khác. 1.1.1.1. Bảng IO Bảng IO bắt nguồn từ những ý tưởng trong cuốn ‘Tư bản’ của Karl Marx khi ông tìm ra mối quan hệ trực tiếp theo quy luật kỹ thuật giữa các yếu tố tham gia quá trình sản xuất. Tư tưởng này của ông sau đó được Wassily Leontief (Nobel kinh tế, 1973) phát triển bằng cách toán học hoá toàn diện quan hệ cung, cầu trong toàn nền kinh tế. Leontief coi mỗi công nghệ sản xuất là một mối quan 6 hệ tuyến tính giữa số lượng sản phẩm được sản xuất ra và các sản phẩm vật chất và dịch vụ làm chi phí đầu vào. Mối liên hệ này được biểu diễn bởi một hệ thống hàm tuyến tính với những hệ số được quyết định bởi quy trình công nghệ. Với tư tưởng này, vào năm 1936 W. Leontief đã xây dựng cho Hoa kỳ hai bảng IO đầu tiên với số liệu của các năm 1919 và 1929. Năm 1941 chúng được xuất bản với tên gọi “ Cấu trúc của nền kinh tế Hoa kỳ”. Sau này bảng IO đã được phát triển và mở rộng để nghiên cứu rất nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội, nhân khẩu học và môi trường … Đến nay, bảng IO còn được sử dụng như một công cụ quan trọng để lượng hóa mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường. Hệ thống các tài khoản quốc gia (SNA), một hệ thống thống kê phản ánh vĩ mô nền kinh tế trong nhiều thập kỷ, được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng, coi mô hình IO là trung tâm của hệ thống này. Tuy nhiên hệ thống SNA lần đầu tiên được Liên Hợp Quốc xuất bản vào năm 1953 không có mô hình IO. Hệ thống tài khoản quốc gia được điều chỉnh năm 1968 đã coi bảng IO là trung tâm của toàn bộ hệ thống. SNA đã sử dụng bảng IO để mô tả việc sử dụng các sản phẩm vật chất và dịch vụ, lao động (được đo bằng thu nhập người lao động), tài sản cố định (được thể hiện bằng khấu hao tài sản cố định) trong quá trình sản xuất của từng hoạt động sản xuất. Bảng IO không những cho biết chi phí trực tiếp cho sản xuất mà cả chi phí gián tiếp trong vòng tròn khép kín của quá trình sản xuất. Bảng IO có cấu trúc như sau: x11 x12 ..... x1n y11 .... y1p m1 x1 x21 x22 ..... x2n y21 .... y2p m2 x2 .... ..... X .... ..... Y ..... ...... ...... xn1 xn2 ..... xnn yn1 ..... ynp mn xn ------------------------------------------------------------------------------------------- x m11 x m 12 .... x n m 1 y m 11 ....... y p m 1 m1 x m21 x m 22 .... x n m 2 y m 21 ..... y p m 2 m2 ... .... Xm .... ..... Ym ..... .... xn m 1 xn m 2 .... xnn m y n m 1 ..... y np m mn ------------------------------------------------------------------------------------------- v11 v12 ..... v1n ----------------------------------- vq1 vq2 ..... vqn ----------------------------------- 7 1x x 2 .... x n x1 x2 .... xn Ở đây: n = - số ngành sản phẩm của bảng IO x = - véc tơ cột gồm n thành phần x1,...., xn là giá trị sản xuất của các ngành p = 5 - Số thành phần của nhu cầu cuối cùng, cụ thể là các thành phần tiêu dùng cá nhân, tiêu dùng xã hội, tích luỹ tài sản cố định, tích luỹ tài sản lưu động và xuất khẩu. X = (xij) - ma trận kích thước n  n các sản phẩm trung gian, cụ thể xij là giá trị các sản phẩm ngành i tham gia vào quá trình sản xuất của ngành j Y = (yij) - ma trận kích thước n  5 các thành phần của nhu cầu cuối cùng, cụ thể yij là giá trị các sản phẩm ngành i tham gia vào nhu cầu cuối cùng loại j. Xm, Ym - các ma trận tương tự như ma trận X, Y nhưng xây dựng đối với các sản phẩm nhập khẩu. m - véc tơ cột gồm n thành phần m1,...., mn là giá trị sản phẩm nhập khẩu của các ngành. q = 4 - số thành phần của đầu vào đầu tiên (primary inputs), cụ thể là các thành phần khấu hao tài sản cố định, thù lao lao động, lợi nhuận và thuế sản xuất. V = (vij) - ma trận kích thước 4  n các thành phần của đầu vào đầu tiên đối với n ngành, cụ thể vij là giá trị của đầu vào đầu tiên loại i trong ngành j, x - véc tơ hàng gồm n thành phần x1 ,..., x 20 là tổng sản phẩm của các ngành, A = (aij) - ma trận kích thước n  n các hệ số đầu vào, ở đây j ij ij x x a  Ad, Am - các ma trận được xây dựng tương tự như ma trận A nhưng tách riêng cho sản phẩm trong nước và sản phẩm nhập khẩu. Theo cách nhìn tổng quát từ bảng IO thì một sản phẩm được xem xét trên hai giác độ khác nhau: - Về giác độ giá trị (theo cột): Thể hiện cung (nguồn) của sản phẩm tức là sản phẩm đó được sản xuất ra như thế nào? Những sản phẩm nào được sử dụng để làm chi phí trong quá trình sản xuất ra một sản phẩm đó. Hay nói cách khác theo cột của bảng IO cho thấy kết cấu giá trị hoặc là định mức kỹ thuật khi tạo ra một đơn vị sản phẩm. Theo cột, những chi phí về sản phẩm vật chất và dịch vụ trong quá trình sản xuất ra một đơn vị sản phẩm được gọi là Chi phí trung gian (Intermediate Input) và những giá trị mới được tạo ra trong quá trình sản xuất được gọi là Giá trị gia tăng (Value Added) bao gồm Thu của người lao động, 8 khấu hao tài sản cố định, thuế sản xuất (còn gọi là thuế gián thu), thặng dư sản xuất. Tổng giá trị sản phẩm mới được sản xuất ra theo cột gọi là Sản lượng đầu vào (Gross Input - GI) hay còn được gọi là tổng chi phí sản xuất tạo ra giá trị sản phẩm (bằng chi phí trung gian cộng với giá trị tăng thêm). - Về giác độ hiện vật (theo hàng hay ngành sản phẩm): Thể hiện cầu (sử dụng) của sản phẩm tức là sản phẩm đó được dùng như thế nào? Sản phẩm có thể được dùng cho sản xuất, cho Tiêu dùng cuối cùng (bao gồm tiêu dùng của hộ gia đình và tiêu dùng của Chính phủ), cho Tích lũy hoặc cho Xuất khẩu. - Dùng cho sản xuất ở đây được hiểu là sản phẩm vật chất và dịch vụ được sử dụng làm chi phí đầu vào trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm khác. Về bản chất việc sử dụng sản phẩm đó không bị mất đi trong quá trình sản xuất mà được chuyển dịch vào sản phẩm mới được tạo ra. Trong tài khoản quốc gia cũng như trong bảng IO, sản phẩm được dùng vào sản xuất được gọi là tiêu dùng trung gian (Intermediate Consumption). - Các nhân tố cầu ở trong bảng IO là các nhân tố: (i) Tiêu dùng cuối cùng, bao gồm tiêu dùng cá nhân và tiêu dùng chính phủ; (ii) Tích lũy tài sản, bao gồm tích lũy tài sản cố định và tích lũy tài sản lưu động; (iii) Xuất khẩu. - Các nhân tố cung trong bảng IO là các nhân tố: Thù lao lao động, vốn khấu hao tài sản cố định và lợi nhuận. - Tiêu dùng cuối cùng (Final Consumption): là những sản phẩm vật chất và dịch vụ được sử dụng vào mục đích thường ngày về đời sống vật chất và tinh thần của cá nhân và xã hội. Những sản phẩm đó sẽ tiêu phí mất đi trong quá trình sử dụng. - Tích lũy tài sản (Gross Capital Formation): là sản phẩm được sử dụng để tích lũy cho quá trình sản xuất của thời kỳ sau. - Xuất khẩu (Export): là sản phẩm vật chất và dịch vụ được dùng cho xuất khẩu. Những sản phẩm này được sản xuất trong nước nhưng được tiêu dùng cho nhu cầu sử dụng của nước ngoài (bên ngoài lãnh thổ kinh tế). - Chỉ tiêu nhập khẩu (Import): được sử dụng để cân đối giữa cung và cầu hoặc giữa nguồn và sử dụng. Chỉ tiêu tổng hợp của các chỉ tiêu tiêu dùng cuối cùng, tích lũy, xuất khẩu và nhập khẩu là chỉ tiêu sử dụng cuối cùng (Final Demand). Tổng theo hàng được gọi là Giá trị sản xuất (Gross Output: GO). Tổng theo cột (nguồn - cung) là tổng chi phí sản xuất (Gross Input: GI), tổng chi phí theo cột bằng tổng giá trị sản xuất theo hàng, hoặc tổng nguồn phải bằng tổng sử dụng, đó cũng là lý do nhiều nhà kinh tế cho rằng mô hình IO là mô hình toàn diện nhất phản ánh mối quan hệ cung - cầu. Nói cách khác, mô hình IO vừa thể 9 hiện kết cấu về mặt giá trị, vừa thể hiện kết cấu về mặt hiện vật của sản phẩm và thể hiện mối quan hệ cung - cầu đối với từng sản phẩm. 1.1.1.1.1. Một số bảng IO a. Bảng IO giá sử dụng cuối cùng Bảng IO giá sử dụng cuối cùng có dạng như sau: BẢNG IO GIÁ SỬ DỤNG CUỐI CÙNG Tiêu dùng trung gian N1 n2 … Thương nghiệp, vận tải hàng hóa … nn Sử dụng cuối cùng GO giá sử dụng cuối cùng Phí TN, vận tải GO Giá người sản xuất n1 X1 n2 Xij X2 … - = Thương nghiệp, vận tải hàng hóa 0 0 0 0 0 0 0 0 0 A … 0 Chi phí trung gian nn 0 Xn Giá trị tăng thêm GI giá người sản xuất X1 X2 A Xn A Ghi chú: A là giá trị sản xuất của ngành thương nghiệp, vận tải hàng hóa. Trong bảng IO giá sử dụng cuối cùng các phần tử Xij bao gồm giá trị sản phẩm i theo giá thành công xưởng, phí lưu thông và thuế sản phẩm. b. Bảng IO giá người sản xuất BẢNG IO GIÁ SẢN XUẤT Tiêu dùng trung gian N1 n2 … Thương nghiệp, vận tải hàng hóa … nn Sử dụng cuối cùng GO Giá người sản xuất n1 X1 n2 Aij X2 Chi phí trung gian … 10 Thương nghiệp, vận tải hàng hóa A1 a2 … a4 … an a(n+1) A … nn Xn Giá trị tăng thêm GI giá người sản xuất X1 X2 A Xn Trong bảng IO giá sản xuất phần tử Aij không bao gồm phí lưu thông. Do đó phí lưu thông nằm trong các sản phẩm này được đưa về dòng thương nghiệp và vận tải hàng hóa; tổng chi phí theo hàng giá người sản xuất cân bằng với tổng giá trị sản xuất theo cột của bảng IO giá người sản xuất. Bảng IO đem đến cho người đọc cái nhìn tổng thể về nền kinh tế, số liệu trong bảng phản ánh một cách tập trung và khái quát nhất mối quan hệ liên ngành trong quá trình sản xuất và sử dụng sản phẩm cho tiêu dùng cuối cùng; tích lũy tài sản; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nó cho thấy để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm của một ngành thì cần bao nhiêu sản phẩm của ngành khác và ngược lại ngành đó cung cấp bao nhiêu sản phẩm để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm của ngành khác. Từ đó cho phép tính toán và phân tích được các mối quan hệ; đánh giá hiệu quả sản xuất, tính toán được các chỉ tiêu tổng hợp khác. Điều này rất quan trọng đối với các nhà sản xuất, các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách. c. Bảng IO theo giá cơ bản Bảng IO theo giá cơ bản là bảng tốt nhất để tính ma trận nghịch đảo Leontief, vì làm tăng độ tuyến tính trong các quan hệ của bảng IO. Để có bảng IO theo giá cơ bản phải lập ma trận thuế, phần tử của ma trận thuế thể hiện: thuế nằm trong giá trị các sản phẩm vật chất đối với cả tiêu dùng trung gian và tiêu dùng cuối cùng. Ta có: Giá cơ bản = Giá người sản xuất – Thuế sản xuất d. Bảng IO cạnh tranh Bảng IO loại này có thể lập trên phạm vi quốc gia hoặc vùng. Trong bảng IO này thì chi phí trung gian bao gồm cả sản phẩm trong nước và sản phẩm sản xuất ở nước ngoài (nhập khẩu). e. Bảng IO không cạnh tranh 11 Bảng IO loại này cũng có thể được lập trên phạm vi quốc gia hoặc vùng. Trong bảng IO này chi phí trung gian được tách ra sản phẩm sản xuất trong nước và sản phẩm nhập khẩu. g. Bảng IO liên vùng Một trong những đóng góp quan trọng của các mô hình liên kết là sự phát triển của mô hình IO thành mô hình IO liên vùng. Cùng với các mô hình kinh tế lượng, ma trận hoạch toán xã hội, mô hình cân bằng tổng thể, mô hình IO liên vùng được xem như một đối thủ trong việc lựa chọn các mô hình thích hợp đối với các nhà kinh tế. Mô hình IO liên vùng thường là sự lựa chọn hàng đầu đối với Nhật Bản. Trước đây khi nghiên cứu về vùng, các mô hình phân tích chỉ xem xét các ảnh hưởng từ bên ngoài đến một vùng nào đó, mô hình IO liên vùng cho thầy được mức độ ảnh hưởng ngược của vùng này tới vùng khác, sau đó quay ngược cả vùng. 1.1.1.1.2. Cách lập bảng IO Để lập bảng IO sẽ theo các bước sau:  Bước 1: Xác định cỡ của bảng IO tức là số ngành sản phẩm dự định.  Bước 2: Xác định đối tượng điều tra để lập bảng IO, đối tượng điều tra phục vụ việc lập bảng IO thường là các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạch toán độc lập.  Bước 3: Sau khi xác định đối tượng điều tra, lấy đó làm cơ sở để lập dàn mẫu.  Bước 4: Xác định cỡ mẫu và tiến hành điều tra chọn mẫu với dàn mẫu đã được lập ở bước 3.  Bước 5: Thiết kế phiếu điều tra. Việc thiết kế phiếu điều tra để lập bảng IO hết sức phức tạp, điều tra viên hoặc kế toán các doanh nghiệp cần bóc tách rất chi tiết các khoản chi phí.  Bước 6: Tiến hành tập huấn cho giám sát viên và các điều tra viên một cách kỹ lưỡng, vì điều tra để lập được bảng IO hết sức phức tạp.  Bước 7: Nghiệm thu kỹ phiếu điều tra trước khi tiến hành xử lý.  Bước 8: Làm sạch số liệu, xử lý và lập bảng IO. 1.1.1.1.3. Các nguyên tắc cơ bản để xây dựng bảng danh mục các ngành sản phẩm. 12 Ngành trong bảng IO được hiểu là ngành sản phẩm, bao gồm cả sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ. Dù là phân ngành kinh tế hay phân ngành sản phẩm, đơn vị quan sát vẫn là các đơn vị hoạt động kinh tế có hoạch toán, căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất ra sản phẩm của đơn vị để phân loại các sản phẩm trong những ngành kinh tế khác nhau về các ngành sản phẩm tương ứng. Không coi sản phẩm hoàn thành trong từng công đoạn của phân xưởng thuộc ngành sản phẩm, nếu chúng không được bán ra bên ngoài mà chỉ sử dụng tiếp tục trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Nếu tách sản phẩm đến từng phân xưởng trong xí nghiệp công nghiệp thì chỉ tiêu giá trị sản xuất sẽ bị trùng và không phù hợp với phương pháp công xưởng trong việc tính giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp. 1.1.1.1.4. Một số biến đổi trong quá trình lập bảng IO Ma trận nghịch đảo Leontief (I – A)-1 với dòng và cột đều thể hiện ngành sản phẩm thuần túy, nó là tổng thể các sản phẩm đồng loại hoặc có thể thay thế cho nhau, thường giống nhau về công dụng, về quy trình công nghệ sản xuất. Ngành ở đây được gọi là ngành sản phẩm thuần túy hoặc ngành sạch và do vậy trong nền kinh tế thị trường mỗi doanh nghiệp thường sản xuất nhiều hơn một sản phẩm. Ví dụ doanh nghiệp sản xuất hàng dệt, nhưng lại có sản xuất phụ là may mặc, hoặc những sản phẩm phụ trợ khác mà … trong hạch toán của doanh nghiệp không thể bóc tách bao nhiêu là chi phí cho sản xuất chính là dệt, bao nhiêu là chi phí cho sản xuất phụ khác. Từ thực tiễn trên Richard Stone đưa ra ý niệm xây dựng các ma trận vệ tinh trước khi tính ma trận A với dòng và cột là ngành sản phẩm, những ma trận vệ tinh được gọi là ma trận sử dụng (use matrix) và ma trận sản xuất (make matrix) SNA xuất bản năm 1993 gọi là bảng sử dụng (Use table) và bảng nguồn (Supply table), còn gọi tắt là SUT (Supply and Use table). Tuy tên gọi có thay đổi nhưng những ý niệm cơ bản không thay đổi. Sau đây là những khái niệm về các ma trận này: Ma trận sử dụng: Giả sử X – ma trận chi phí trung gian trực tiếp có dạng: X11 X12 … X1k X1n X21 X22 … X2k X2n X = … … Xj1 Xj2 … Xjk Xjn Xn1 Xn2 … Xnk Xnn (Ở Việt Nam số ngành sản phẩm có thể bằng số ngành kinh tế và số ngành sản phẩm cũng có thể khác số ngành kinh tế). 13 Ở ma trận X ngành sản phẩm được thể hiện theo dòng và ngành kinh tế được thể hiện theo cột. Tức là ∑ Xjk (j = 1, n) là tổng theo dòng của ma trận X, thể hiện sản phẩm j được sử dụng làm chi phí trung gian của các ngành trong nền kinh tế. Và ∑ Xjk (j = 1, n) với k = 1, n là tổng theo cột của ma trận. X là thể hiện tổng chi phí trung gian của ngành k Phần tử Xjk thể hiện giá trị sản phẩm của sản phẩm j được dùng cho sản xuất của ngành kinh tế k. Gọi Y là vector sử dụng cuối cùng Y = (Y1, ... , Yn). Với Yi là phần giá trị của sản phẩm i được sử dụng cho nhu cầu cuối cùng. qi vector biểu thị giá trị sản xuất của sản phẩm i. q’ vector chuyển vị của vector q. L vector biểu thị giá trị tăng thêm (GDP). Từ đó ta có quan hệ sau: Qj = ∑ Xjk + Yj X.i + Y = q i là vector cột với các phần tử bằng 1. Ma trận nguồn: Là ma trận thể hiện giá trị sản xuất ngành kinh tế theo dòng và ngành sản phẩm theo cột, ký hiệu là ma trận V. Ma trận được biểu diễn như sau: V11 V112 … V1k V1n V21 V22 … V2k V2n V = … … Vj1 Vj2 … Vjk Vjn Vn1 Vn2 … Vnk Vnn Phần tử Vkj (k = 1, n; j =1, n) biểu thị ngành kinh tế k sản xuất ra giá trị sản phẩm j là Vkj. ∑ Vkj là tổng theo dòng của ma trận V với k = 1, n thể hiện giá trị sản xuất của ngành kinh tế. ∑ Vkj tổng theo cột ma trận V với j = 1, n và thể hiện giá trị sản xuất của sản phẩm j được sản xuất bởi tất cả các ngành trongg nền kinh tế. Ở ma trận V các phần tử nằm trên đường chéo V11, V22 , …, Vjk, Vnn thể hiện sản phẩm chính của các ngành kinh tế. Ví dụ: ngành kinh tế k thì sản phẩm chủ yếu của ngành đó là Vjk. 14 Các phần tử bên ngoài đường chéo của ma trận V cũng có thể tồn tại vì như lập luận ở trên, một đơn vị sản xuất không chỉ sản xuất một loại sản phẩm chủ yếu mà còn sản xuất nhiều loại sản phẩm khác. Vì vậy việc xây dựng ma trận V là phù hợp thực tế và đó cũng là một trong những sự khác nhau cơ bản trong cách tiếp cận thông tin với mô hình cân đối liên ngành mà chúng ta đã làm quen. Từ ma trận V như vừa nêu trên gọi V’ là ma trận chuyển vị của ma trận V và dễ dàng suy ra: q = V’. I I là vector đơn vị, I = (1, 1 …, 1) Xây dựng vector g với các phần tử của g là: (∑ V1j, … , ∑ Vij, … , ∑ Vnj). Vector g thể hiện giá trị sản xuất của các ngành kinh tế từ 1 đến n. Từ đó dễ dàng nhận thấy: g = V. I 1.1.1.2. Phân tích những ảnh hưởng kinh tế thông qua nhân tử vào – ra (IO multipliers) Thông thường, các nhà làm chính sách muốn biết xem một ngành kinh tế nào đó sẽ phát triển như thế nào trong tương lai, để từ đó xây dựng các kế hoạch phát triển. Các nhà làm chính sách cũng muốn biết xem tầm quan trọng của ngành đó trong kinh tế, về các vấn đề như có bao nhiêu lao động làm việc trong ngành kinh tế đó, ngành đó tạo ra bao nhiêu thu nhập và thuế là bao nhiêu, ngành đó cần bao nhiêu vốn và cần phải nhập khẩu bao nhiêu nữa để tăng trưởng. Vì vậy, khi phân tích những ảnh hưởng kinh tế từ bảng IO thường tập trung vào 2 khuynh hướng: Ảnh hưởng của các hoạt động khác tới ngành kinh tế đó dựa vào nghiên cứu, hoặc những ảnh hưởng của ngành kinh tế đó đối với các ngành kinh tế khác. 1.1.1.2.1. Phương trình ảnh hưởng cơ bản Một mô hình vào ra ở dạng đơn giản nhất của nó là sự khớp nối đầy đủ việc phân tích các hoạt động qua lại trong nền kinh tế; Sự phát triển của một ngành kinh tế nào đó có sự tác động qua lại tới sự phát triển các ngành kinh tế khác. Vì vậy, một phương pháp tiếp cận đúng được sử dụng để nghiên cứu một ngành kinh tế bằng cả 2 cách để dự báo xu hướng tăng trưởng của vector tiêu dùng cuối cùng, ví dụ việc tăng tiêu dùng cuối cùng của mỗi một loại mặt hàng trong nền kinh tế sẽ kéo theo sự đòi hỏi về sản lượng của những ngành kinh tế tương ứng và sau đó sử dụng phương trình ảnh hưởng cơ bản sau đây để tính tổng ảnh hưởng tới giá trị sản xuât: 15 ΔX = (I-Ad)ΔYd (1) Hoặc: ΔX = CdΔYd (2) Trong đó: Cd = (I-Ad)-1 Cần phải phân biệt rõ hơn các khái niệm sử dụng trong phương trình (1). Mối liên hệ giữa các nhân tử vào – ra cơ bản được xác định theo công thức sau: X = (I-A)-1Y (3) Trong đó: Y = S + E – M Y: Là vector cột thể hiện nhu cầu tiêu dùng cuối cùng. S: Vector cột thể hiện chi tiêu dùng cuối cùng. E: Vector xuất khẩu. M: Vector nhập khẩu. Mỗi phần tử của ma trận chi phí trung gian AX được chia thành 2 bộ phận: Một bộ phận có nguồn gốc từ trong nước (AdX) và bộ phận còn lại có nguồn gốc từ nước ngoài (Mid), phương trình (3) được viết lại như sau: X = (AdX + Mid) + Y (4) Hoặc X = AdX + (S + E – M + Mid) (5) Khi đó, có phương trình sau: Y = S + E – M Yd = S + E – (M – Mid) Phương trình này có thể được áp dụng cho Yd hoặc cho sự thay đổi về nhu cầu cuối cùng đối với các sản phẩm được sản xuất trong nước ΔYd. (M – Mid) là phần tử nhập khẩu cho tiêu dùng cuối cùng. ΔYd là sự thay đổi nhu cầu cuối cùng. Ad thể hiện ma trận hệ số chi phí trung gian trực tiếp sử dụng các sản phẩm được sản xuất trong nước làm chi phí đầu vào. Yd là sự thay đổi nhu cầu cuối cùng về hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước. 1.1.1.2.2. Những ảnh hưởng ban đầu từ nhu cầu cuối cùng ΔYd là vector ảnh hưởng ban đầu được sử dụng để tính toàn bộ những ảnh hưởng tới các ngành khác trong nền kinh tế. ΔYd thể hiện sự thay đổi về nhu cầu cuối cùng về hàng hóa và dịch vụ trong nước. Nhu cầu cuối cùng về hàng hóa và dịch vụ trong nước được hiểu là chi tiêu dùng cuối cùng cộng (+) xuất khẩu và trừ (-) đi nhập khẩu chi tiêu dùng cuối cùng. Nhu cầu cuối cùng về hàng hoá và dịch vụ có tác động trở lại hay hiệu ứng nhân tử tới nền kinh tế. Trong chu kỳ đầu tiên, nhu cầu tăng lên về một sản phẩm của một ngành nhất định đòi hỏi ngành đó cần phải sản xuất ra sản phẩm nhiều hơn. Kéo theo đó là sự gia tăng chi phí đầu vào để sản xuất sản phẩm. Kết 16 quả là, nhu cầu tăng lên dẫn đến khối lượng sản xuất tăng theo và thu nhập của các ngành liên quan theo đó cũng gia tăng. 1.1.1.2.3. Tính tổng ảnh hưởng Tổng ảnh hưởng tới các chỉ tiêu kinh tế như giá trị tăng thêm, lao động, tổng giá trị tài sản và nhập khẩu là kết quả của việc tính toán toàn bộ những ảnh hưởng tới giá trị sản xuất. Tổng ảnh hưởng tới giá trị sản xuất: ΔX được xem như tổng ảnh hưởng tới giá trị sản xuất xuất hiện do sự thay đổi về nhu cầu cuối cùng về hàng hóa và dịch vụ. ΔX được tính toán theo phương trình (1). Tổng ảnh hưởng tới giá trị tăng thêm: ΔV = v ΔX Tổng ảnh hưởng tới lao động: ΔL = l ΔX Tổng ảnh hưởng tới tổng giá trị: ΔK = k ΔX Ở đây: ΔV là những thay đổi về giá trị tăng thêm được hình thành do những thay đổi về nhu cầu cuối cùng (Y) đã được xác định ở phần trên, v là vector theo hàng của giá trị tăng thêm và là hệ số (ví dụ giá trị tăng thêm bình quân của một đơn vị giá trị sản xuất của từng ngành kinh tế). ΔL là những thay đổi về số lao động được tạo ra do những thay đổi về nhu cầu cuối cùng (Y), l là vector hàng về hệ số lao động (ví dụ lao động, giờ làm việc bình quân của một đơn vị giá trị sản xuất của từng ngành kinh tế). ΔK là những thay đổi về tổng giá trị tài sản cố định được đề xuất để thỏa mãn nhu cầu cuối cùng mới và k là vector hàng thể hiện tổng giá trị của tích sản xuất và tích tài sản không có nguồn gốc từ sản xuất (như đất đai) bình quân của một đơn vị giá trị sản xuất của từng ngành kinh tế nếu như tổng tích sản được gộp lại với nhau. Các vector v, l và k có thể được thay thế bằng ma trận nếu có giá trị tăng thêm, lao động và vốn có thể được tách ra theo loại (loại lao động, loại tài sản cố định). Ví dụ, giá trị tăng thêm bao gồm tiền công trả cho người lao động, thặng dư sản xuất, khâu hao tài sản cố định, thuế sản xuất và thuế gián thu; Lao động có thể được chia ra các loại: Lao động quản lý, lao động có kỹ năng tay nghề và lao động giản đơn. Để nghiên cứu tích lũy tài sản thì rất cần phải có một sự điều chỉnh trong các khái niệm của SNA. Trong SNA, giá trị tài sản được gắn liền với các hoạt động kinh tế hoặc ngành kinh tế có sở hữu vốn. Chính vì nguyên 17 nhân này, nên đầu tư về đường sá, bến cảnh, sân bay và mạng lưới tiêu dùng do nhà nước xây dựng và sở hữu gắn liền với các hoạt động sản xuất ra các dịch vụ của Chính phủ thay vì từ các hoạt động kinh tế mà có được nguồn lợi trực tiếp từ các ngành đó, ví dụ như ngành công nghiệp vận tải và ngành nông nghiệp. 1.1.1.2.4. Phân tích qua các nhân tử vào - ra Nói đến phân tích IO tức là nói đến các nhân tử IO, các nhân tử IO được sử dụng cho các loại bảng IO từ bảng IO dạng cạnh tranh, không cạnh tranh đến bảng IO liên vùng. Với A là ma trận hệ số chi phí trung gian trực tiếp; X là vector giá trị sản xuất; Y là vector sử dụng cuối cùng. Quan hệ cơ bản của mô hình có dạng: X = (I – A)-1Y (6) Ma trận (I – A)-1 là ma trận nghịch đảo Leontief mở, ma trận này thể hiện hệ số chi phí toàn phần của các ngành cho một đơn vị sử dụng cuối cùng tương ứng. Mô hình IO “mở” bao gồm các hoạt động sản xuất và sử dụng cuối cùng (tiêu dùng cuối cùng hộ gia đình, tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước, tích lũy tài sản cố định, thay đổi tồn kho và xuất khẩu). Tuy nhiên, mô hình có thể được mở rộng với một cột và một dòng thêm ra cho ma trận hệ số chi phí trực tiếp A; cột thêm ra thể hiện tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình; dòng thêm ra thể hiện thu nhập của người lao động. Ma trận A mở rộng ký hiệu là B và (I – B)-1 là ma trận nghịch đảo đóng. Ma trận nghịch đảo đóng có cỡ lớn hơn ma trận nghịch đảo mở (I – A)-1 một dòng và một cột. Trong phân tích IO, cột cuối cùng của ma trận (I – B)-1 là vector nhân tử tiêu dùng (Consumption multiplier). Ý nghĩa của vector này là khi tiêu dùng cuối cùng tăng thêm 1 đơn vị thì đòi hỏi giá trị sản xuất phải tăng thêm là bao nhiêu, điều này rất quan trọng trong việc định hướng các chính sách về kích cầu, xác định rõ khi tăng tiêu dùng cuối cùng của sản phẩm nào sẽ kích thích nhiều nhất đến nền kinh tế. Dòng cuối cùng của ma trận (I – B)-1 là vector nhân tử thu nhập của hộ gia đình (Household income multiplier). Vector này thể hiện khi tăng lên 1 đơn vị tiêu dùng cuối cùng thì thu nhập sẽ tăng lên bao nhiêu, vì khi tiêu dùng cuối cùng tăng sẽ kích thích sản xuất tăng, sản xuất tăng dẫn đến thu nhập tăng (một nhân tố của giá trị tăng thêm); điều này cũng có thể được hiểu khi có thu nhập là bao nhiêu sẽ tiêu dùng 1 đơn vị. Ma trận nghịch đảo đóng (I – B)-1 có (n+1) dòng và (n+1) cột. Gọi B* là phần tử sản xuất của ma trận (I – B)-1, tức là ma trận (I – B)-1 nhưng không bao gồm dòng và cột cuối cùng. B* được gọi là ma trận nghịch đảo Leontief mở rộng cho tiêu dùng cuối cùng và thu nhập. Những phần tử của ma trận nghịch đảo 18 Leontief mở rộng lớn hơn phần tử của ma trận nghịch đảo Leontief mở, bởi vì chúng bao gồm cả phần thêm ra của sản lượng để đáp ứng ảnh hưởng của sản lượng do tiêu dùng cuối cùng gây ra. Ma trận B* , A và (I – A)-1 là nền tảng cho các nhân tử vào ra (Input – Output multipliers). Nhân tử đầu ra (Output Multipliers – OM) Đây là chỉ tiêu quan trọng được sử dụng để các nhà phân tích hoặc hoạch định chính sách sử dụng để đưa ra những quyết định kinh tế vĩ mô. Chỉ tiêu này được tính theo công thức sau: Ψj =  n i iir rij : Phần tử của ma trận nghịch đảo Leontief. Ψj : Nhân tử đầu ra của ngành j. Công thức này được hiểu là để đáp ứng cho một đơn vị nhu cầu sử dụng cuối cùng, tổng chi phí đầu vào (bao gồm chi phí trực tiếp và gián tiếp cho sản xuất) là bao nhiêu. Nếu Ψj càng lớn tức là ngành j sẽ có tác dụng kích thích sản xuất của các ngành khác trong nền kinh tế càng nhiều, vì nó sử dụng nhiều chi phí đầu vào là sản phẩm của ngành khác. Hay ta có thể diễn giải cách khác là: Ma trận nghịch đảo Leontief (I – A)-1 có thể được biểu diễn theo lý thuyết chuỗi như sau: (I – A)-1 = A0 + A1 + … + An (với n→ ∞) (7) Điều này cho thấy quá trình sản xuất bao gồm một chuỗi những vòng tròn khép kín. Từ A0, …, An. Ký hiệu tổng theo cột của ma trận đơn vị A0, A, (I – A)-1 và B* là các vector V0, V1, V2, V3. Đặt V0’, V1’, V2’, V3’ là những vector chuyển vị của vector V0, V1, V2, V3. từ những ảnh hưởng nhân tử khác nhau được biểu diễn như sau: - V’0 là vector đơn vị thể hiện ảnh hưởng ban đầu của quá trình sản xuất. - V’1 thể hiện vòng tròn đầu tiên trong quá trình sản xuất và cũng là tổng chi phí trung gian trên một đơn vị sản phẩm trong quá trình sản xuất. - V’2 là vector tổng chi phí toàn phần cho một đơn vị sản phẩm, bao gồm tổng tất cả các vòng tròn trong quá trình sản xuất – còn gọi là nhân tử đầu ra (Output multipliers). - Vector (V2’ – V0’ – V1’) là tổng chi phí gián tiếp cho một đơn vị sản phẩm. - (V’2 – V’0) thể hiện tổng chi phí toàn phần không bao gồm ảnh hưởng ban đầu. 19 - V’3 là vector cột thể hiện tổng đòi hỏi về đầu ra (sản lượng) khi sản xuất ảnh hưởng bởi sự gia tăng về tiêu dùng cuối cùng – còn gọi là tổng nhân tử đầu ra. - (V’3 – V’2) thể hiện ảnh hưởng về đầu ra khi có sự gia tăng về nhu cầu tiêu dùng cuối cùng. Nhân tử đầu vào (Input Multipliers – IM) Vector này là tổng theo hàng của ma trận nghịch đạo Leontief. Vector này thể hiện: Để tăng một đơn vị giá trị tăng thêm của ngành j thì nhu cầu sử dụng sản phẩm ngành j của các ngành khác trong nền kinh tế là bao nhiêu. Nhân tử thu nhập (Income Multipliers) Gọi h là vector hệ số giữa thu nhập của người lao động và giá trị sản xuất. Cũng như các vòng tròn liên tiếp trong quá trình sản xuất trong quan hệ (7), nhân hai vế của quan hệ (7) với h sẽ có: h(I – A)-1 = h(A0 + A1 + … + An) = h + hA + … + hAn (8) Đặt: V1* = hA V*2 = h(I – A)-1 V*3 = hB* Đặt h’, V1*’, V2*’, V3*’ là chuyển vị của vector h, V1*, V2*, V3*; h’, V1*’, V2*’, V3*’ là những vector cột. Lúc đó - h’ là vector thể hiện ảnh hưởng ban đầu của sản xuất đến thu nhập. - V1*’ thể hiện vòng tròn đầu tiên của thu nhập, hoặc là hệ số thu nhập trực tiếp từ sản xuất. - V2*’ là vector tổng thu nhập từ sản xuất (Income multipliers). - (V2*’ – h’ – V1*’) là thu nhập gián tiếp từ sản xuất. - V3*’ tổng thu nhập từ sản xuất tạo ra bao gồm cả sự kích thích của tiêu dùng cuối cùng đến quá trình sản xuất - (V3*’ - V2*’) là vector chỉ bao gồm thu nhập do ảnh hưởng của việc tăng tiêu dùng (tiêu dùng tăng dẫn đến sản xuất tăng dẫn đến thu nhập tăng). Nhân tử nhập khẩu (Import Multipliers) Gọi k là vector hệ số nhập khẩu giữa giá trị nhập khẩu và giá trị sản xuất đối với từng sản phẩm. Ta có: V1** = kA là vector ảnh hưởng nhập khẩu trực tiếp trong quá trình sản xuất. V2** = k(I – A)-1 đòi hỏi về nhập khẩu cho sản xuất một đơn vị sử dụng cuối cùng. 20 V3** = kB* phản ánh tổng nhu cầu về nhập khẩu bao gồm cả nhu cầu về nhập khẩu khi có sự kích thích của việc tăng tiêu dùng cuối cùng. Liên kết ngược (Backward linkage – BL) Liên kết ngược dùng để đo mức độ quan trọng tương đối của một ngành với tư cách là bên sử dụng các sản phẩm vật chất và dịch vụ làm đầu vào từ toàn bộ hệ thống sản xuất. Liên kết ngược được xác định bằng tỷ lệ của tổng các phần tử theo cột của ma trận Leontief so với mức trung bình của toàn bộ hệ thống sản xuất. Tỷ lệ này được gọi là hệ số lan toả (Index of the power of dispersion) và được xác định như sau:      n i n j ij n i ij k r n r 1 1 1 1  Với: i, j, k = 1 → n n là số ngành được khảo sát trong mô hình Chỉ tiêu µ thể hiện mức cầu về tổng chi phí của một ngành so với mức cầu chung của toàn nền kinh tế. Nếu chỉ tiêu µ lớn hơn 1 chỉ ra ngành đó có ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế, chỉ tiêu µ nhỏ hơn 1 thể hiện mức đòi hỏi về chi phí của ngành nhỏ hơn mức đòi hỏi bình quân của nền kinh tế. Liên kết xuôi ( Forward Linkage – FL) Liên kết xuôi hàm ý mức độ quan trọng của một ngành như là nguồn cung sản phẩm vật chất và dịch vụ cho toàn bộ hệ thống sản xuất, liên kết này được xem như độ nhạy của nền kinh tế, được đo lường bằng tổng các phần tử theo hàng của ma trận nghịch đảo Leontief so với mức trung bình của toàn bộ hệ thống. Xét về độ nhậy và chỉ số lan tỏa có thể thấy mức độ thay đổi rõ rệt ở hầu hết các ngành (trong 22 ngành), đặc biệt là nhóm ngành nông nghiệp, suốt từ năm 1986 (dựa vào các bảng cân đối liên ngành 1989, 1996 và 2000) đến giai đoạn 2005 chỉ số lan tỏa của nhóm ngành nông nghiệp luôn nhỏ hơn 1, chỉ có độ nhậy là luôn lớn hơn 1; đến giai đoạn từ 2007 trở đi cả độ nhạy và độ lan tỏa của nhóm ngành nông nghiệp đều lớn hơn 1; tương tự là ngành thủy sản. Đáng kể nhất là ngành chế biến sản phẩm nông nghiệp có độ nhậy và độ lan tỏa mạnh nhất trong nền kinh tế. Như vậy có thể thấy nhóm ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp có sự ảnh hưởng kích thích rất mạnh đến nền kinh tế trong giai đoan hiện nay, như vậy, có thể thấy chính sách về tam nông đã phát huy hiệu quả tích cực đối với nền kinh tế; nhưng xét về cơ cấu của những nhóm ngành này trong giai đoạn hiện nay có xu hướng giảm xuống. Chẳng hạn cơ cấu của nhóm ngành nông nghiệp từ 13,35% năm 2000 giảm 21 xuống còn 8,27% trong năm 2007; cơ cấu nhóm ngành chế biến lương thực thực phẩm từ 12% xuống 10% … Bảng thống kê: Liên kết ngược (LKN) và liên kết xuôi (LKX) trong nền kinh tế Việt Nam năm 2007 và 2000 2007 2000 TT Sản phẩm LKN LKN LKX LKX 1 Cây trồng, gia súc, gia cầm và dịch vụ nông nghiệp 1.1 1.6 0.92 1.38 2 Gỗ tròn và các sản phẩm lâm nghiệp khác 0.94 0.91 0.83 0.99 3 Cá và các sản phẩm từ biển khác 1.36 0.87 0.93 0.83 4 Quặng kim loại và khoáng sản phi kim loại 0.78 0.98 0.86 0.88 5 Thực phẩm chế biến 1.64 1.64 1.46 0.93 6 Đồ uống và thuốc lá 1.27 0.68 1.15 0.78 7 Vải dệt, hàng dệt may và các sản phẩm làm bằng da thuộc 0.63 0.48 1.22 1.01 8 Các sản phẩm từ gỗ và giấy 1.12 1.26 1.19 1.04 9 Hoá chất và các sản phẩm hoá chất, dầu mỏ, than và các sản phẩm từ than cốc 0.97 1.05 0.76 0.96 10 Cao su và các sản phẩm bằng nhựa 0.79 0.74 1.08 1.11 11 Các sản phẩm khoáng sản phi kim loại 1.11 1.05 1.21 1.18 12 Các kim loại cơ bản và các sản phẩm bằng kim loại giả 0.99 1.19 1.16 1.25 13 Máy móc, thiết bị, đồ dùng và các phụ kiện của chúng 1.01 1.05 0.99 0.81 14 Thiết bị vận tải 0.97 0.66 1.11 1.1 15 Các sản phẩm công nghiệp chế biến- chế tạo khác 0.94 0.78 1.05 0.83 16 Điện và nước 0.89 1.1 0.82 1.08 17 Xây dựng 1.07 0.75 1.15 0.71 18 Thương mại bán buôn và thương mại bán lẻ 0.82 1.5 0.97 1.57 19 Vận tải và viễn thông 0.9 1.17 0.75 0.9 20 Tài chính, bảo hiểm, dịch vụ kinh 0.88 1.05 0.77 1.14 22 doanh bất động sản 21 Quản lý nhà nước, quốc phòng và an ninh 0.89 0.65 0.8 0.71 22 Dịch vụ phục vụ cá nhân và cộng đồng và dịch vụ khác chưa phân loại 0.93 0.85 0.8 0.81 Nguồn: Tổng cục thống kê 1.1.2. Các bảng IO của Việt Nam Ở Việt Nam một số mô hình kinh tế sử dụng phân tích bảng IO để đánh giá tác động trực tiếp, gián tiếp lên quá trình sản xuất bởi yếu tố ngoại sinh, tức là thay đổi do yếu tố bên ngoài mang đến đối với nhu cầu cuối cùng. Ở Việt Nam, đối với loại mô hình này ma trận ngành sản phẩm x ngành sản phẩm phù hợp hơn. Bảng IO ở Việt Nam được lập theo 3 loại giá: giá người dụng cuối cùng, giá sản xuất và giá cơ bản. Bảng IO theo giá cơ bản dùng trong phân tích đầu vào-đầu ra. Điều quan trọng nhất là: - Bảng IO theo giá cơ bản cung cấp giá trị thuần khiết nhất theo hàng - Bảng IO theo giá cơ bản phản ánh thu nhập từ người lao động và vốn góp.  Bảng IO 1989: Đây là bảng IO đầu tiên được xây dựng và công bố. Bảng IO 1989 được lập với kích cỡ 54 x 54 ngành sản phẩm dưới sự giúp đỡ của Thống kê Liên Hợp Quốc.  Bảng IO 1996: là bảng IO lần thứ 2 được xây dựng vào năm 1996 với kích cỡ 97 x 97 ngành sản phẩm với kinh phí của Nhà nước và một phần của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB).  Bảng IO 2000: là Bảng IO thứ 3 được xây dựng vào năm 2000 với kích cỡ 112 x 112 ngành sản phẩm.  Bảng IO 2007: là bảng IO thứ 4 được xây dựng năm 2007 với kích cỡ 138 x 138 ngành sản phẩm. Các bảng IO do Tổng cục Thống kê xây dựng trên đã cung cấp cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách cái nhìn tổng thể về nền kinh tế, số liệu trong các bảng IO phản ánh một cách tập trung và khái quát nhất mối quan hệ liên ngành trong quá trình sản xuất, chi phí đầu vào cho sản xuất (chi phí trung gian, vốn, lao động, thuế và thặng dư) với sử dụng sản phẩm cho tiêu dùng cuối cùng, tích lũy tài sản, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế quốc dân. Các bảng IO sẽ cho thấy để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm của một ngành thì cần bao nhiêu sản phẩm của các ngành khác và ngược lại ngành đó 23 cung cấp bao nhiêu sản phẩm để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm của ngành khác. Từ đó cho phép tính toán và phân tích được các mối liên hệ, đánh giá hiệu quả sản xuất, tính toán được các chỉ tiêu tổng hợp khác. Để thực hiện các nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành công nghiệp chế tác đề tài sử dụng các bảng IO 1996, 2000 và 2007 mà không sử dụng bảng IO 1989 vì muốn làm rõ tác động của hội nhập kinh tế được thể hiện trong giai đoạn 1996-2008. 1.2. Các ứng dụng mô hình IO  Nhu cầu về sản xuất khi thay đổi nhu cầu cuối cùng.  Phân tích nhu cầu của sản phẩm (i nào đó) với giá trị tăng thêm của ngành đó.  Ảnh hưởng của từng nhân tố của tổng cầu đến sản lượng.  Ảnh hưởng về giá cả nền kinh tế khi tăng lương hoặc thuế.  Ảnh hưởng của cầu đối với VA.  Tính toán và dự báo nhu cầu năng lượng.  Ảnh hưởng của nền kinh tế đến môi trường.  Nhu cầu về vốn, lao động và nhập khẩu.  Quan hệ giữa tiêu dùng (theo nhóm) và thu nhập. 1.3 Kết luận Trong chương này tác giả đã trình bày phần tìm hiểu về mô hình IO trong phân tích và đánh giá kinh tế. Dựa trên phần lý thuyết mô hình IO mà trọng tâm của mô hình này là các bảng IO. Dựa trên bảng IO có thể phân tích và dự báo một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và lập các dự án kế hoạch cho sản xuất kinh doanh. Trong đó tác giả tập trung tìm hiểu các vấn đề sau: Thứ nhất, tác giả đã tìm hiểu về bảng IO bao gồm cấu trúc của một bảng IO, cách lập một bảng IO, các nghành trong bảng IO và các loại bảng IO đang sử dụng ở Việt Nam. Thứ hai, tác giả đã trình bày những ảnh hưởng kinh tế thông qua các nhân tử vào – ra (IO multiplier) từ bảng IO để biết xem sự lan tỏa, kích thích sự phát triển giữa các ngành kinh tế với nhau như nào. Thứ ba, tác giả giới thiệu về các bảng IO của Việt Nam lập và công bố. 24 CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH IO VÀO CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ TÁC GIAI ĐOẠN 1996-2008 Các nội dung của Chương I đã cho chúng ta những khái niệm cơ bản về Mô hình IO. Để hiểu rõ hơn Chương I, chương này sẽ tiến hành phân tích cụ thể vào ngành công nghiệp chế tác. Vận dụng các kỹ thuật phân tích mô hình IO, tất cả các nhân tố tác động đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế nói chung cũng như các ngành công nghiệp chế tác nói riêng đều được xem xét. Chính nhờ đó mà chúng ta có thể đánh giá được các động lực quyết định tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp chế tác. Để vận dụng với điều kiện số liệu cụ thể của Việt Nam, tác giả tiến hành theo trình tự như sau: (i) Thứ nhất, lựa chọn các ngành công nghiệp chế tác để đưa vào phân tích; (ii) Thứ hai, xem xét các tác động ở cấp vĩ mô, tổng thể nền kinh tế; (iii) Thứ ba, xem xét các tác động ở cấp ngành để rút ra các nhận định về quá trình chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp chế tác. 2.1. Phương pháp đánh giá tác động của nhân tố cầu đến tăng trưởng 2.1.1. Mô hình lý thuyết về phân tích tác động của các nhân tố cầu đến tăng trưởng Để phân tích tác động của các nhân tố cầu đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu các ngành công nghiệp chế tác, tác giả sử dụng phương pháp phân rã nguồn tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu do Kubo-Robinson-Syrquin (1986) phát triển. Nội dung cụ thể của phương pháp này được luận văn trích dẫn từ nghiên cứu "Thay đổi cơ cấu kinh tế theo thời gian tiếp cận từ phía cầu và cung" của các tác giả Nguyễn Khắc Minh, Nguyễn Việt Hùng và Nguyễn thị Cẩm Vân, cụ thể như sau: a. Phương trình cân đối vật chất của mô hình vào ra trong nền kinh tế đóng Phương trình cân đối vật chất cho một nền kinh tế đóng được định nghĩa như sau: Xij = luồng hàng hoá trung gian từ ngành i sang ngành j Xi = sản xuất trong ngành i Pi = giá đầu ra trong ngành i Fi = cầu cuối cùng đối với ngành i aij = đòi hỏi sản phẩm trung gian từ ngành i trên một đơn vị đầu ra ngành j. 25 Tạm thời bỏ qua xuất khẩu và nhập khẩu, các hàng của các tài khoản vào ra danh nghĩa có thể được viết là: ii j ijiii FPXPXP  (1) Khi giả định công nghệ với hệ số cố định, các hệ số vào-ra là hằng số và được xác định bởi: j ij ij X X a  (2) Với một năm cho trước, tỷ số của các luồng trung gian trên đầu ra được tính như sau: jj iji j iji XP XP P aP  (3) Nếu chọn một bảng vào-ra đại diện làm năm cơ sở, thì đơn vị của các luồng thực được định nghĩa sao cho tất cả các giá của nó bằng 1. Trong trường hợp này, các phương trình (2) và (3) là như nhau. Các hệ số aij được định nghĩa là giá tính bằng Việt Nam đồng của đầu vào từ ngành i cần thiết để sản xuất ra đầu ra trong ngành j theo giá năm cơ sở (trong nghiên cứu này năm cơ sở được chọn là năm 1994) và được tính trực tiếp từ bảng kế toán vào-ra danh nghĩa. Lưu ý rằng các hệ số tính từ phương trình (3) đối với những năm khác nhau trong đó giá tương đối là khác nhau không thể so sánh với nhau, bởi vì các đơn vị đầu ra thực khác nhau. Khi ta chia cả 2 vế của phương trình (1) cho mức giá, thì phương trình (1) có thể viết lại như sau : i j jiji FXaX  (4) Đây là phương trình cân đối vật chất cơ bản của mô hình vào-ra. Ở dạng ma trận, ta có: X = AX + F (5) hoặc giải theo X: X = (I - A)-1F (6) Phương trình (6) là “lời giải” của mô hình vào-ra tĩnh. Nếu cầu cuối cùng được chỉ định là ngoại sinh, thì ta có thể sử dụng phương trình này để xác định những đòi hỏi sản xuất cần thiết để thoả mãn nhu cầu. b. Phương trình cân đối vật chất của mô hình vào ra trong nền kinh tế mở Khi xem xét ý nghĩa của thương mại trong hầu hết các nước đang phát triển hiện thời, quan trọng là đưa nhập khẩu và xuất khẩu vào mô hình vào-ra một cách tường minh. Một cách tiếp cận chuẩn và có lẽ đơn giản nhất là giả định 26 rằng hàng hoá nhập khẩu và trong nước là “như nhau”; nghĩa là, chúng là những sản phẩm thay thế hoàn hảo trong mọi công dụng. Khi đó có thể viết lại phương trình cân đối vật chất, phân biệt các nhóm khác nhau của cung và cầu: X + M = A X + F + E (7) ở đây các biến mới là M = véc tơ nhập khẩu F = véc tơ cầu trong nước E = véc tơ xuất khẩu Giải đối với X: X = (I - A)-1 (F + E - M) (8) Phương trình (8) giống như phương trình (6) ngoại trừ là E + F - M là cầu ròng đối với hàng hoá sản xuất trong nước. Trong mô hình này, người ta giả thiết rằng tỷ lệ của cầu trong nước đối với hàng hoá sản xuất trong nước trên tổng cầu trong nước là cố định theo ngành. Các tỷ lệ cầu trong nước này được cho bởi: ii d i d i i VF EX d    (9) Xd = véc tơ sản xuất trong nước V = véc tơ cầu trung gian (hỗn hợp của hàng nhập khẩu và trong nước) F = véc tơ cầu cuối cùng trong nước (hỗn hợp của hàng nhập khẩu và trong nước) Ed = véc tơ xuất khẩu hàng trong nước Mm = véc tơ nhập khẩu A = ma trận hệ số bảng vào - ra (I - O) với aij là cầu trung gian hỗn hợp của ngành i trên một đơn vị đầu ra trong nước trong ngành j. Trong mô hình chuẩn thì V = A Xd. Bây giờ giả thiết rằng tỷ lệ của cầu trong nước đối với hàng hoá sản xuất trong nước trên tổng cầu trong nước là cố định theo ngành. Các tỷ lệ cầu trong nước này được định nghĩa bằng ma trận Dˆ với các phần tử là các tham số di, phương trình cân đối vật chất đối với hàng hoá trong nước được viết như sau: dddd EFVX  (10) ở đây: VDV d ˆ và FDF d ˆ , Vì V = AXd, do đó phương trình cân đối vật chất có thể viết là: )ˆ()ˆ( 1 dd EFDADIX   (11) hoặc: )()( 1 dddd EFAIX   27 ở đây: ADAd ˆ . c. Phương pháp phân rã xác định nguồn tăng trưởng của các ngành kinh tế Từ phân tích ở trên ta có thể viết các phương trình cân đối vật chất đối với cung và cầu hàng hoá sản xuất trong nước là: iiiii EVFdX  )( (12) ở đây (bỏ các chỉ số d) Xi = sản xuất trong nước của ngành i Di = tỷ lệ giữa cầu trong nước đối với hàng hoá sản xuất trong nước trên tổng cầu trong nước, như trong phương trình (8) Fi = cầu cuối cùng Vi = cầu trung gian Ei = xuất khẩu Dưới dạng ma trận, phương trình cân đối vật chất được cho trong (11) có thể được viết lại như sau: )ˆ()ˆ( 1 EFDADIX   (13) Trong đó Dˆ là ma trận mà các phần tử của nó là các tham số di, A là ma trận hệ số vào- ra, và X, F, E là những véc tơ, Ma trận ADˆ là ma trận hệ số vào- ra hàng hoá trong nước. Ký hiệu  là trong một biến [X = X(t+1) – Xt)], có thể viết thay đổi tổng cầu trong nước (sau một số biến đổi đại số) như sau: )(ˆ11 FDRX  mở rộng cầu trong nước ER  1 mở rộng xuất khẩu ))(ˆ( 221 VFDR  thay thế nhập khẩu 211 )(ˆ XADR  thay đổi trong các hệ số vào- ra (14) ở đây 1 111 )ˆ(  ADIR và các chỉ số 1 và 2 ký hiệu cho các thời kỳ. Phương trình này cho ta công thức phân rã cơ bản của thay đổi đầu ra ngành thành các nguồn thay đổi khác nhau gồm F, E, D và A. Hai số hạng đầu ở vế phải là những thay đổi trong tổng đầu ra do đóng góp của sự mở rộng cầu trong nước và xuất khẩu. Số hạng thứ ba đo ảnh hưởng của thay thế nhập khẩu đối với sản xuất, thâu tóm bởi những thay đổi trong các tỷ lệ cung trong nước. Số hạng cuối cùng cho thấy ảnh hưởng của những thay đổi trong các hệ số IO biểu diễn sự mở rộng và làm sâu thêm những mối quan hệ liên ngành qua thời gian do những thay đổi trong hỗn hợp đầu vào trung gian. Đó là do những thay đổi trong công nghệ sản xuất cũng như sự thay thế giữa các đầu vào khác nhau (do thay đổi trong giá tương đối), mặc dù ta không thể tách các ảnh hưởng này. 28 Phương trình (14) phân rã sai phân cấp một trong đầu ra thành các thành phần khác nhau có ý nghĩa hơn nhiều sự phân rã trực tiếp dựa trên phương trình (13), vì nó có thể giải thích cả tăng trưởng trong cầu trung gian mà cách phân rã trực tiếp đã bỏ qua. Vì phương trình này phân rã tổng thay đổi trong đầu ra, nó được gọi là công thức sai phân cấp một và thích hợp nhất để nhận diện các “đầu máy” chính của tăng trưởng ngành. Có vài điểm đáng lưu ý về phương trình phân rã. Thứ nhất, thay thế nhập khẩu được xác định theo ngành từ những thay đổi trong tỷ lệ nhập khẩu trên tổng cầu. Chỉ định này ngầm giả định rằng hàng nhập khẩu là những hàng thay thế không hoàn hảo đối với hàng hoá trong nước. Nó khác về quan niệm so với cách xử lý của Chenery và các tác giả khác (1962), trong đó hàng nhập khẩu được coi là thay thế hoàn hảo cho hàng trong nước và cả hai được cộng lại với nhau không có sự phân biệt trong cầu cuối cùng và trung gian. Như đã trình bày ở trên, cách tiếp cận trong nghiên cứu này cho phép chúng ta xử lý riêng rẽ hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước. Theo định nghĩa sử dụng ở đây, tổng đóng góp của thay thế nhập khẩu vào tăng trưởng nhạy cảm với mức chi tiết hoá ngành. Thí dụ, có thể có thay thế nhập khẩu dương trong mọi ngành nhưng lại có tổng nhập khẩu trên tổng cầu tăng do những thay đổi trong cơ cấu theo ngành của cầu. Thứ hai, lưu ý rằng ảnh hưởng của những thay đổi trong các hệ số vào-ra bao gồm những thay đổi trong hệ số tổng và không phân biệt riêng rẽ giữa hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá sản xuất trong nước. Như vậy, các hệ số vào-ra có thể vẫn bằng hằng số (Aij = 0) và vì vậy số hạng cuối cùng trong (14) sẽ bằng 0, cho dù có những thay đổi trong các tỷ lệ cung trong nước (điều đó gây ra những thay đổi trong ADˆ hoặc dA ). Những thay đổi công nghệ được định nghĩa là những thay đổi trong hệ số tổng, còn bất kỳ thay đổi trong các tỷ lệ cung trong nước trung gian được đưa vào trong số hạng thay thế nhập khẩu. Thứ ba, mỗi số hạng trong phân rã được nhân với các phần tử của ma trận nghịch đảo trong nước Leontief. Do đó, nó thâu tóm cả những ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp của mỗi nhân tố tác động lên tổng đầu ra, có xét đến những liên kết qua cầu trung gian. Cuối cùng, lưu ý rằng có vấn đề chỉ số không tường minh trong phương trình phân rã vì phép phân rã có thể được định nghĩa hoặc sử dụng các hệ số cơ cấu năm cuối và các trọng số khối lượng năm khởi đầu, hoặc sử dụng các hệ số cơ cấu năm khởi đầu và các trọng số khối lượng năm cuối [như trong (14)]. Hai phiên bản tương tự với các chỉ số giá Paasche và Laspeyres. Trong phân tích sau 29 đây, tính toán riêng rẽ cả hai chỉ số đối với phép phân rã trong mỗi thời kỳ và trình bày trung bình của hai chỉ số. Để phân tích những nguyên nhân thay đổi trong cơ cấu đầu ra, cần xem xét những độ lệch so với tăng trưởng theo tỷ lệ. Nếu định nghĩa độ lệch so với tăng trưởng theo tỷ lệ của đầu ra của ngành i là 122 iii XXX   , ở đây  là tỷ số của tổng sản phẩm quốc gia (GNP) trong thời kỳ 2 trên GNP trong thời kỳ 1. Sau khi biểu diễn phương trình cân đối vật chất ở dạng độ lệch, ta có thể giải thích sự tăng trưởng không tỷ lệ trong đầu ra theo kiểu tương tự với (14) như sau: FDRX  11 ˆ mở rộng cầu trong nước ER 1 mở rộng xuất khẩu ))(ˆ( 221 VFDR  thay thế nhập khẩu 211 )(ˆ XADR  thay đổi trong các hệ số vào- ra (15) Trong công thức này các độ lệch () thay thế các số gia (), còn hai số hạng cuối đo thay thế nhập khẩu và thay đổi công nghệ thì trùng với (14). Lưu ý rằng vì tổng các độ lệch so với tăng trưởng cầu là bằng 0, các số hạng cầu kết hợp các ảnh hưởng Engel và ảnh hưởng giá tương đối. Hơn nữa, vì độ lớn của Xi thường nhỏ hơn nhiều so với Xi, và vì những ảnh hưởng thay thế nhập khẩu và thay đổi kỹ thuật là vẫn như thế, tầm quan trọng tương đối của cầu trong nước trong công thức độ lệch giảm đi đáng kể. Công thức này hữu ích để giải thích thay đổi cơ cấu trong sản xuất. Để mở rộng hơn phân tích, chúng ta có thể phân rã tiếp tục mở rộng cầu cuối cùng (F) trong nước thành 4 thành phần sau: (1) F1= tiêu dùng của hộ gia đình; (2) F2= chi tiêu của chính phủ; (3) F3= hình thành vốn; (4) F4= thay đổi trong hàng tồn kho. Sử dụng ký hiệu thay đổi tổng cầu trong nước là X; Mở rộng cầu trong nước ký hiệu là DD; Mở rộng xuất khẩu ký hiệu là EE; Thay thế nhập khẩu ký hiệu là IS; Thay đổi trong các hệ số vào-ra ký hiệu là IO. Với ký hiệu đó phương trình (14) có thể viết lại như sau:  X F1 F 2 F3 F4 EE IS IO        (14’) 2.1.2. Dữ liệu phục vụ cho đánh giá 30 Dữ liệu phục vụ cho đánh giá chính là các bảng IO do cục thống kê đưa ra. Hiện giờ tổng cục thống kê đưa ra 4 bảng IO đã có kết quả điều tra là: - Bảng IO 1989: Đây là bảng IO đầu tiên được xây dựng và công bố. Bảng IO 1989 được lập với kích cỡ 54 x 54 ngành sản phẩm dưới sự giúp đỡ của Thống kê Liên Hợp Quốc. - Bảng IO 1996: là bảng IO lần thứ 2 được xây dựng vào năm 1996 với kích cỡ 97 x 97 ngành sản phẩm với kinh phí của Nhà nước và một phần của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB). - Bảng IO 2000: là Bảng IO thứ 3 được xây dựng vào năm 2000 với kích cỡ 112 x 112 ngành sản phẩm. - Bảng IO 2007: là bảng IO thứ 4 được xây dựng năm 2007 với kích cỡ 138 x 138 ngành sản phẩm. 2.2. Vận dụng phương pháp để đánh giá tác động của 38 ngành sản phẩm công nghiệp chế tác 2.2.1. Luận cứ lựa chọn các ngành sản phẩm công nghiệp chế tác đưa vào phân tích 2.2.1.1. Danh mục các ngành sản phẩm Căn cứ vào các danh mục ngành sản phẩm của 3 bảng IO 1996, 2000 và 2007 và mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả nghiên cứu đã tiến hành gộp các ngành sản phẩm trong 3 bảng IO thành 38 ngành sản phẩm. Danh mục cụ thể của 38 ngành sản phẩm như sau: Bảng: Danh mục 38 ngành sản phẩm đưa vào phân tích Ngành Gộp ngành Ngành Gộp ngành N1 Trồng trọt và lâm nghiệp N20 Dược phẩm N2 Chăn nuôi, thuỷ sản N21 Cao su, các sản phẩm làm từ cao su N3 Công nghiệp phi chế tác N22 Xà phòng, các chất tẩy N4 Chế biến bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt; Dầu mỡ thực vật, động vật; Sản phẩm bơ sữa; Bánh, mứt, kẹo, ca cao, sôcôla N23 Chất dẻo, các sản phẩm làm từ chất dẻo N5 Chế biến và bảo quản rau quả N24 Sản phẩm hóa chất khác N6 Rượu, bia, nước uống không cồn N25 Các sản phẩm khác bằng kim loại (dụng cụ y tế, thiết bị chính xác quang học, đồng hồ các loại, 31 Ngành Gộp ngành Ngành Gộp ngành dụng cụ gia đình, mô tô xe máy, xe đạp và các máy móc thông dụng khác) N7 Đường các loại N26 Chế tạo máy (máy công cụ, máy chuyên dùng, ô tô các loại và thiết bị vận tải khác) N8 Chế biến chè, cà phê N27 Các sản phẩm điện, điện tử (máy móc thiết bị điện, máy móc thiết bị truyền thanh, truyền hình và thông tin) N9 Thuốc lá, thuốc lào N28 Luyện kim đen và các sản phẩm bằng kim loại đen đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) N10 Chế biến thuỷ sản và sản phẩm từ thuỷ sản N29 Luyện kim màu và các sản phẩm bằng kim loại màu đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) N11 Xay xát, chế biến lương thực và thực phẩm khác N30 Dệt vải, dệt kim N12 Sành, sứ, gốm, thủy tinh N31 Dệt thảm, dệt khác N13 Gạch ngói (các loại) N32 Da và các sản phầm từ da N14 Xi măng N33 Sản phẩm công nghiệp khác (chế biến thức ăn gia súc, sản phẩm công nghiệp in, sản phẩm công nghiệp khác còn lại) N15 Vật liệu xây dựng khác N34 Sản phẩm của nhà xuất bản N16 Giấy, các sản phẩm từ giấy N35 Xăng, dầu mỡ N17 Chế biến gỗ, lâm sản N36 Xây dựng N18 Hóa chất hữu cơ và vô cơ căn bản N37 Các dịch vụ thị trường N19 Phân bón, thuốc trừ sâu N38 Các dịch vụ công Nguồn: Tính toán của tác giả. Theo bảng "Danh mục 38 ngành sản phẩm đưa vào phân tích", khối ngành nông lâm ngư nghiệp được nhóm thành 2 ngành sản phẩm, khối ngành dịch vụ cũng được nhóm thành 2 ngành sản phẩm. Còn lại, 34 ngành là các ngành sản phẩm của khu vực công nghiệp và xây dựng, trong đó 32 ngành sản phẩm của 32 công nghiệp chế tác. Việc lựa chọn 38 ngành sản phẩm này được dựa vào hai tiêu chí sau: 1. Đảm bảo nhiều nhất có thể được các ngành công nghiệp chế tác trong các bảng IO 1996, 2000 và 2007. 2. Các ngành không nằm trong phạm vi nghiên cứu được ghép lại tối đa để đảm bảo sai số trong quá trình phân rã tăng trưởng là thấp nhất có thể được. Thực tế vận dụng các phương pháp phân rã tăng trưởng đã cho thấy số lượng ngành sản phẩm đưa vào phân tích tăng lên thì sai số cũng tăng lên tương ứng. Việc lựa chọn nhóm ngành này có một số ưu nhược điểm sau: 2.2.1.2. Một số ưu điểm Nhóm 38 ngành sản phẩm gộp kể trên bao quát được tất cả các ngành sản phẩm công nghiệp chế tác của 3 bảng IO 1996, 2000 và 2007, tạo điều kiện cho việc phân tích động lực thúc đẩy tăng trưởng của các ngành cũng như quá trình chuyển dịch cơ cấu giai đoạn 1996-2007. Việc nhóm, gộp các ngành sản phẩm trong bảng IO nhưng vẫn đảm bảo số lượng tối đa có thể có các sản phẩm công nghiệp chế tác sẽ cho phép phân tích chi tiết nhất về các động lực của tăng trưởng cũng như quá trình chuyển dịch cơ cấu nội bộ nhóm ngành công nghiệp chế tác. Các nhóm ngành sản phẩm được lựa chọn là khá tương thích với các ngành công nghiệp trong các niên giám thống kê. Điều này sẽ cho phép dễ dàng tìm kiếm các số liệu thống kê để đối chứng, bổ sung cho các phân tích bằng mô hình IO trong chương này. 2.2.1.3. Một số nhược điểm Nhằm đảm bảo tính thống nhất về phân ngành giữa các bảng IO, chúng tôi đã phải gộp chung một số ngành sản phẩm công nghiệp quan trọng với một số ngành sản phẩm khác. Ví dụ như sản phẩm gạo được ghép với các sản phẩm xay xát và chế biến lương thực và thực phẩm khác. Một số ngành sản phẩm có tỉ trọng trong VA tương đối thấp đã được gộp chung nhưng lại không đồng nhất về công nghệ sản xuất, về tiêu hao vật chất. Ví dụ như sản phẩm điện được ghép với sản phẩm nước và gas. Do đó, các kết quả phân tích từ nhóm 38 ngành sản phẩm này chỉ nên xem là gần đúng. Như trên đã đề cập, các bảng IO được sử dụng trong Đề tài này là các bảng IO theo giá hiện hành. Do đó, việc phân tích các nhân tố tác động đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu các ngành công nghiệp chế tác đã không được loại bỏ các yếu tố về giá. Nhằm hạn chế nhược điểm này, Đề tài sẽ chú trọng phân 33 tích, đánh giá các khía cạnh về chuyển dịch cơ cấu phía cung, phía cầu của các ngành sản phẩm giữa hai giai đoạn 1996-2000 và 2000-2007. 2.2.2. Quá trình phân tích bằng phần mềm Excel 2.2.2.1. Một số phương pháp phân tích cơ bản Minh họa quá trình tính toán là bảng IO 2000 đã gộp thành 3 ngành: Công nghiệp – Xây dựng, Nông nghiệp và Dịch vụ. Kết quả gộp bảng IO như sau: 34 Mô tả bảng IO: Ký hiệu bảng IO Ý nghĩa ký hiệu Ký hiệu bảng IO Ý nghĩa ký hiệu Mã ngành: 1 Ngành Công nghiệp – Xây dựng T Thuế nhập khẩu Mã ngành: 2 Ngành Nông nghiệp GOj Tổng giá trị sản xuất theo hàng Mã ngành: 3 Ngành Dịch vụ ICi Giá trị tiêu dùng trung gian của ngành ICj Giá trị tiêu dùng trung gian của ngành Thuế SX Thuế sản xuất CG Tiêu dùng chính phủ của ngành Lương Lương cho người lao động CP Tiêu dùng tư nhân của ngành Khấu hao Khấu hao sản xuất I Tích lũy tài sản Lợi nhuận Lợi nhuận cho sản xuất X Xuất khẩu VA Giá trị gia tăng M Nhập khẩu GOi Tổng giá trị sản xuất theo cột Bảng IO 2000 gộp thành 3 ngành: 1 2 3 ICj CG CP I X M T GOj 1 17749722 70947742 1697233 90394697 49254508 2974043 23654630 3585486 152813 162539579 2 28387026 229688520 56885341 314960888 137359039 122058766 159625534 190842901 14991085 528170241 3 8046829 65315181 45282063 118644074 109107711 26209910 6446642 58614626 59230225 2206100 257586638 IC 54183579 365951444 103864637 523999661 295721258 26209910 131479453 241894791 253658614 17350000 948296460 Thuế SX 82223207 68222353 90960818 241406379 Lương 8220140 22899887 14667523 45787551 Khấu hao 11296154 50752905 33190829 95239888 Lợi nhuận 6616498 20343650 14902827 41862977 VA 108356000 162218797 153721999 424296797 GOi 162539579 528170241 257586637 948296458 35 2.2.2.1.1. Tính tỷ lệ VA/GO Đo lường tỉ lệ giá trị gia tăng thu được từ tổng giá trị sản xuất của ngành. Tỷ lệ này tính theo công thức như sau: j j GO VA GOVA / Bảng 1: Kết quả tính từ bảng IO 2000 gộp thành 3 ngành N1 N2 N3 VA/GO 0.67 0.31 0.60 2.2.2.1.2. Các tỷ lệ thành phần của VA V1j: Đo lường tỉ lệ chi phí nhân công trong tổng giá trị sản xuất của ngành j (Tỷ lệ này chính là phép chia của hàng "Lương"j cho tổng giá trị sản xuất GOj của ngành j). V2j: Đo lường tỉ lệ lợi nhuận trong tổng giá trị sản xuất của ngành j (Tỷ lệ này chính là phép chia của hàng "Khấu hao"j cho tổng giá trị sản xuất GOj của ngành j). V3j: Đo lường tỉ lệ khấu hao tài sản cố định trong tổng giá trị sản xuất của ngành j (Tỷ lệ này chính là phép chia của hàng "Lợi nhuận"j cho tổng giá trị sản xuất GOj của ngành j). V4j: Đo lường tỉ lệ thuế gián thu trong tổng giá trị sản xuất của ngành j (Tỷ lệ này chính là phép chia của hàng "Thuế"j cho tổng giá trị sản xuất GOj của ngành j). V5j: Đo lường tỉ lệ chi phí vốn trong tổng giá trị sản xuất của ngành j (Tỷ lệ này chính là phép chia của hàng "Khấu hao + Lợi nhuận"j cho tổng giá trị sản xuất GOj của ngành j). Bảng 2: Kết quả tính từ bảng IO 2000 gộp thành 3 ngành N1 N2 N3 V1j 0.51 0.13 0.35 V2j 0.07 0.10 0.13 V3j 0.04 0.04 0.06 V4j 0.05 0.04 0.06 V5j 0.11 0.13 0.19 2.2.2.1.3. Đo lường đóng góp của nhân tố lao động vào giá trị gia tăng (VA) của ngành 36 Alpha (L)j: Đo lường đóng góp của nhân tố lao động vào giá trị gia tăng của ngành j (Tỷ lệ này chính là phép chia của hàng "Lương"j cho giá trị gia tăng VAj của ngành j). Bảng 3: Kết quả tính từ bảng IO 2000 gộp thành 3 ngành N1 N2 N3 Alpha (L)j 0.76 0.42 0.59 2.2.2.1.4. Tỉ trọng đóng góp của các ngành vào giá trị gia tăng (VA) VAj: Tỷ trọng đóng góp của các ngành vào giá trị gia tăng của ngành j (Tỷ lệ này chính là phép chia của hàng "VA"j cho tổng tiêu dùng trung gian của hàng giá trị gia tăng ICi). Bảng 4: Kết quả tính từ bảng IO 2000 gộp thành 3 ngành N1 N2 N3 VAj 25.5 38.2 36.2 2.2.2.1.5. Ma trận hệ số kỹ thuật A(ij) Đo lường mức độ tiêu hao vật chất trong sản xuất phân theo ngành kinh tế. Tỷ lệ này tính theo công thức như sau: j ji ij GO NN A /  Với i là hàng và j là cột của bảng IO và ma trận trận Aij Bảng 5: Kết quả tính từ bảng IO 2000 gộp thành 3 ngành N1 N2 N3 N1 0.11 0.13 0.01 N2 0.17 0.43 0.22 N3 0.05 0.12 0.18 2.2.2.1.6. Tỉ lệ chi phí trung gian của ngành Đo lường tổng tiêu hao vật chất trong ngành kinh tế. (Aij được tính là tổng giá trị các cột của ma trận hệ số kỹ thuậ A(ij). Bảng 6: Kết quả tính từ bảng IO 2000 gộp thành 3 ngành N1 N2 N3 Aij 0.33 0.69 0.40 2.2.2.1.7. Ma trận Leontief Để tính được ma trận Leontief ta sẽ phải tính theo các bước sau:  Bước 1: Tính ma trận đơn vị (Có số hàng và số cột bằng ma trận hệ số kỹ thuật Aij) Bảng 7: Ma trận đơn vị I 37 N1 N2 N3 N1 1 0 0 N2 0 1 0 N3 0 0 1  Bước 2: Tính ma trận (I-Aij): Tính hiệu 2 ma trận, ma trận đơn vị I trừ đi ma trận hệ số kỹ thuật Aij Bảng 8: Hiệu hai ma trận I-Aij N1 N2 N3 N1 0.89 -0.13 -0.01 N2 -0.17 0.57 -0.22 N3 -0.05 -0.12 0.82  Bước 3: Tính ma trận nghịch đảo của ma trận (I-Aij) đây chính là ma trận Leontief. Bảng 9: Ma trận Leontief N1 N2 N3 N1 1.187 0.302 0.090 N2 0.419 1.986 0.536 N3 0.134 0.316 1.299 2.2.2.1.8. Hệ số nhân tử đầu ra - Output Multiplier Đo lường sự gia tăng đầu ra (output) của ngành i khi nhu cầu của nền kinh tế gia tăng. (Được tính là tổng theo cột của ma trận Leontief) Bảng 10: Ma trận Leontief N1 N2 N3 Tổng cộng OM 1.740 2.604 1.925 6.270 Kết quả phân tích cho thấy ngành công nghiệp - xây dựng sẽ có sự gia tăng sản lượng lớn nhất nếu nhu cầu của nền kinh tế tăng lên, tiếp theo là ngành dịch vụ và nông nghiệp. Nếu có nhiều ngành, chúng ta có thể xếp hạng (ranking) về mức độ gia tăng sản lượng (OM) này 2.2.2.1.9. Hệ số nhân tử đầu vào - Input Multiplier Đo lường sự gia tăng đầu vào (input) của ngành j khi nhu cầu của nền kinh tế gia tăng. (Được tính là tổng giá trị theo hàng của ma trận Leontief) Bảng 11: Ma trận Leontief IM N1 1.579 N2 2.941 N3 1.749 Tổng cộng 6.270 38 Kết quả phân tích cho thấy ngành công nghiệp - xây dựng sẽ có sự gia tăng đòi hỏi chi phí đầu vào nhiều nhất nếu nhu cầu của nền kinh tế tăng lên, tiếp theo là ngành dịch vụ và nông nghiệp. Điểm đáng lưu ý là tổng mức độ gia tăng đầu vào (IM) và đầu ra (OM) luôn bằng nhau. 2.2.2.2. Phương pháp phân rã tăng trưởng Là một phương pháp (phân tích kỹ thuật) khó đòi hỏi quá trình tính toán trên nhiều bảng IO, khối lượng tính toán lớn theo các bước sau: 2.2.2.2.1. Quá trình tính toán trên từng bảng IO  Bước 1: Tính ma trận hệ số kỹ thuật A(ij): Cách tính ma trận này như mục 2.2.2.1.5.  Bước 2: Thành lập ma trận đơn vị I: Là ma trận mà đường chéo = 1  Bước 3: Tính ma trận I-A(ij): Tính hiệu 2 ma trận I (ma trận đơn vị) và ma trận A(ij) (Ma trận hệ số kỹ thuật)  Bước 4: Tính ma trận Leontief (I-Aij)-1: Tính ma trận nghịch đảo của ma trận ở bước 3.  Bước 5: Tính ma trận hệ số nhập khẩu M: Là ma trận vuông có đường chéo bằng với ma trận mà hàng i chạy cột có giá trị là: Nhập khẩu (M) + Thuế (T) chia cho Tiêu dùng trung gian (IC) + Nhập khẩu (M) + Tiêu dùng chính phủ (CG) + Tiêu dùng tư nhân (CP) + Tích lũy tài sản (I).  Bước 6: Tính ma trận (I-M): Tính hiệu 2 ma trận I (ma trận đơn vị) và ma trận M (ma trận bước 5)  Bước 7: Tính ma trận (I-M)Aij: Tính tích 2 ma trận Ma trận bước 6 và ma trận bước 3.  Bước 8: Tính ma trận I-(I-M)Aij Tính hiệu 2 ma trận I (ma trận đơn vị) và ma trận ở bước 7.  Bước 9: Tính ma trận Leontief (Ma trận không cạnh tranh) (I-(I-M)Aij)-1: Tính ma trận nghịch đảo của ma trận bước 8. 2.2.2.2.2. Quá trình tính toán trên cùng 2 bảng IO (bảng IO1, IO2)  Bước 1: Tính ma trận D(x): Chính là hiệu 2 ma trận của 2 bảng IO của cột GOi của Bảng IO1 – GOi của bảng IO2 (Hàng chạy cột giữ nguyên).  Bước 2: Tính ma trận D(CP) = CP(IO1) - CP(IO2): Chính là hiệu 2 ma trận của 2 bảng IO của cột CPi của Bảng IO1 – CPi của bảng IO2 (Hàng chạy cột giữ nguyên). 39  Bước 3: Tính ma trận D(CG) = CG(IO1) - CG(IO2): Chính là hiệu 2 ma trận của 2 bảng IO của cột CGi của Bảng IO1 – CGi của bảng IO2 (Hàng chạy cột giữ nguyên).  Bước 4: Tính ma trận D(IP) = IP(IO1) - IP(IO2): Chính là hiệu 2 ma trận của 2 bảng IO của cột Tích lũy tài sản Ii của Bảng IO1 – Tích lũy tài sản Ii của bảng IO2 (Hàng chạy cột giữ nguyên).  Bước 5: Tính ma trận D(E) = E(IO1) - E(IO2): Chính là hiệu 2 ma trận của 2 bảng IO của cột Xuất khẩu Ei của Bảng IO1 – Xuất khẩu Ei của bảng IO2 (Hàng chạy cột giữ nguyên).  Bước 6: Tính ma trận (I - M(IO2)) {D(CP), D(CG), D(IP)}: Tính tích của 2 ma trận (I - M(IO2)) và ma trận {D(CP), D(CG), D(IP)} - Với (I - M(IO2)) Chính là ma trận đơn vị trừ đi ma trận hệ số nhập khẩu của bảng IO2 - Với {D(CP), D(CG), D(IP)} Chính là ma trận gộp 3 cột D(CP), D(CG), D(IP) thành một ma trận 3 cột i hàng.  Bước 7: Tính ma trận B(IO1) (I - M(IO2)) {D(CP), D(CG), D(IP)}: Tính tích 2 ma trận B(IO1) và ma trận H vừa tính ở trên - Với B(IO1) là ma trận (I-(I-M)Aij)-1 của bảng IO1. - Ma trận (I - M(IO2)) {D(CP), D(CG), D(IP)} là ma trận tính ở bước 6.  Bước 8: Tính ma trận B(IO1) D(E): Tính tích 2 ma trận B(IO1) và ma trận D(E) - Với B(IO1) là ma trận (I-(I-M)Aij)-1 của bảng IO1. - Ma trận D(E) là ma trận tính ở bước 5.  Bước 9: Tính ma trận {(I - M(IO1) - (I - M(IO2))}: Tính hiệu 2 ma trận {(I - M(IO1) và (I - M(IO2)) - Với (I - M(IO1)) Chính là ma trận đơn vị trừ đi ma trận hệ số nhập khẩu của bảng IO1 - Với (I - M(IO2)) Chính là ma trận đơn vị trừ đi ma trận hệ số nhập khẩu của bảng IO2  Bước 10: Tính ma trận {(I - M(IO1) - (I - M(IO2))} Fe(IO1): Tính tích 2 ma trận {(I - M(IO1) - (I - M(IO2))} và ma trận Fe(IO1) - Với {(I - M(IO1) - (I - M(IO2))} Chính là ma trận tính ở bước 9 - Với Fe(IO1) là ma trận hàng chạy còn cột có giá trị là CP1+CG1+I1 (Tiêu dùng tư nhân + Tiêu dùng chính phủ + Tích lũy tài sản)  Bước 11: Tính ma trận B(IO1) {(I - M(IO1) - (I - M(IO2))} Fe(IO1): Tính tích 2 ma trận B(IO1) và ma trận {(I - M(IO1) - (I - M(IO2))} Fe(IO1). - Với B(IO1) là ma trận tính ở bước 8. 40 - Với {(I - M(IO1) - (I - M(IO2))} Fe(IO1) là ma trận tính ở bước 10  Bước 12: Tính ma trận (I - M(IO2)) A(IO1): Tính tích 2 ma trận (I - M(IO2)) và ma trận A(IO1). - Với (I - M(IO2)) Chính là ma trận đơn vị trừ đi ma trận hệ số nhập khẩu của bảng IO2. - Với A(IO1) là ma trận hệ số kỹ thuật của bảng IO1.  Bước 13: Tính ma trận {I - (I - M(IO2)) A(IO1)}: Tính hiệu 2 ma trận I (ma trận đơn vị) và ma trận (I - M(IO2)) A(IO1). - Với I là ma trận đơn vị - Với (I - M(IO2)) A(IO1) là ma trận tính ở bước 12.  Bước 14: Tính ma trận {I - (I - M(IO2)) A(IO1)}-1: Tính ma trận nghịch đảo của ma trận bước 13.  Bước 15: Tính ma trận {I-(I-M(IO1))A(IO1)}-1 - {I-(I - M(IO2))A(IO1)}-1: Tính hiệu 2 ma trận {I-(I-M(IO1))A(IO1)}-1 và {I-(I - M(IO2))A(IO1)}-1 - Với {I-(I-M(IO1))A(IO1)}-1 là ma trận nghịch đảo của ma trận {I-(I- M(IO1))A(IO1)} ma trận này tính ở bước tính toán trên từng bảng IO. - Với và {I-(I - M(IO2))A(IO1)}-1 là ma trận tính ở bước 14.  Bước 16: Tính ma trận [{I-(I-M(IO1))A(IO1)}-1-{I-(I-M(IO2))A(IO1)}-1]F(IO2): Tích của 2 ma trận [{I-(I-M(IO1))A(IO1)}-1-{I-(I-M(IO2))A(IO1)}-1] và ma trận F(IO2).  Bước 17: Tính ma trận {I-(I-M(IO2))A(IO1)}-1-{I- (I - M(IO2))A(IO2)}-1  Bước 18: Tính ma trận [{I-(I-M(IO2))A(IO1)}-1-{I-(I-M(IO2))A(IO2)}-1] F(IO2).  Bước 19: Tính ma trận kết quả kỹ thuật phân rã tăng trưởng. - Số hàng của ma trận kết quả phân rã tăng trưởng là i (i=38 ngành công nghiệp chế tác). - Cột 1: Cột của ma trận bước 1. - Cột 2: Cột của ma trận bước 2. - Cột 3: Cột của ma trận bước 3. - Cột 4: Cột của ma trận bước 4. - Cột 5: Cột của ma trận bước 5. - Cột 6: Cột của ma trận bước 11. - Cột 7: Cột của ma trận bước 16. - Cột 8: Cột của ma trận bước 18. - Cột 9: Cột 1 – (Cột 2 + Cột 3 + Cột 4 + Cột 5 + Cột 6 + Cột 7 + Cột 8) - Hàng thứ i+1 là giá trị tổng các hàng theo từng cột. 41  Bước 20: Kết quả cuối cùng ma trận kỹ thuật phân rã tăng trưởng (Tính theo %). - Số hàng của ma trận kết quả phân rã tăng trưởng là i + 1 (i=38 ngành công nghiệp chế tác). - Cột 1: Tiêu dùng tư nhân = Cột 2/Cột 1 của bước 19 * 100. - Cột 2: Tiêu dùng chính phủ = Cột 3/Cột 1 của bước 19 * 100. - Cột 3: Tích lũy tài sản = Cột 4/Cột 1 của bước 19 * 100. - Cột 4: Tỷ lệ xuất khẩu = Cột 5/Cột 1 của bước 19 * 100. - Cột 5: Thay thế nhập khẩu cho nhu cầu nội địa = Cột 6/Cột 1 của bước 19 * 100. - Cột 6: Thay thế nhập khẩu cho nhu cầu trung gian = Cột 7/Cột 1 của bước 19 * 100. - Cột 7: Thay đổi công nghệ = Cột 8/Cột 1 của bước 19 * 100. - Cột 8: Lỗi = Cột 9/Cột 1 của bước 19 * 100. 2.3.3. Các kết quả phân tích bằng phần mềm Excel cho 38 ngành công nghiệp chế tác Áp dụng phương pháp phân rã tăng trưởng của Kubo-Robinson-Syrquin (1986) đã được phát biểu phần lý thuyết mục 2.1.1 với các bảng IO 1996, 2000 và 2007 theo 38 ngành sản phẩm đã lựa chọn ở trên để đánh giá tác động của các nhân tố cầu đối với tăng trưởng đầu ra cho giai đoạn 1996-2000 và 2000-2007. Kết quả được phân tích như sau: a. Tác động ở cấp vĩ mô của các nhân tố cầu và thay đổi hệ số kỹ thuật Trước khi phân tích tác động của các nhân tố phía cầu đối với tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành công nghiệp chế tác, Đề tài xem xét tác động ở cấp vĩ mô, tổng thể nền kinh tế. Kết quả phân tích được cho ở bảng 12. Quá trình tính toán theo các bước ở mục 2.2.2.2 (Kỹ thuật phân rã tăng trưởng). Bảng 12: Đóng góp của các thành phần cầu đối với sự gia tăng đầu ra Giai đoạn 1996-2000 Giai đoạn 2000-2007 Phân tích từ các bảng IO 1996, 2000 và 2007 - Tiêu dùng tư nhân (CPE), % 28,32 28,01 - Tiêu dùng chính phủ (CGE), % 2,14 2,91 - Tích lũy vốn (CFE), % 17,10 9,76 - Xuất khẩu (EE), % 50,79 51,21 - Thay thế nhập khẩu cho nhu cầu nội địa (ISFDE), % -1,75 2,75 42 Giai đoạn 1996-2000 Giai đoạn 2000-2007 - Thay thế nhập khẩu cho nhu cầu trung gian (ISIDE), % -0,21 0,04 - Thay đổi hệ số kỹ thuật (TCE), % 4,92 5,98 - Sai số tính toán (ER), % -1,30 -0,66 - Tổng tác động của các nhân tố cầu, % 100,0 100,0 Một số số liệu kinh tế vĩ mô cơ bản - Tốc độ tăng trưởng GDP, % 7,0 7,7 - Tốc độ tăng trưởng GDP của công nghiệp chế tác, % 11,2 12,0 - Tốc độ tăng tích lũy vốn, % 9,4 13,6 - Tỉ lệ tích lũy vốn trên GDP (giá hiện hành), % 28,5 35,8 - Tốc độ tăng xuất khẩu hàng hóa, % 21,6 19,0 Nguồn: Tính toán của tác giả. b. Tác động ở cấp ngành của các nhân tố cầu và thay đổi hệ số kỹ thuật * Tỉ lệ VA/GO(Value Added: Giá trị gia tăng/Gross Output: Giá trị sx) giá trị này cho biết đo lường tỉ lệ giá trị gia tăng thu được từ tổng giá trị sản xuất của ngành. (Quá trình tính toán giá trị này theo mục 2.2.2.1.1 tính tỷ lệ VA/GO). Trong 32 ngành công nghiệp chế tác được phân tích ở đây thì 17 ngành có sự suy giảm tỉ lệ VA/GO so với năm 1996. Mức độ suy giảm tỉ lệ VA/GO chủ yếu tập trung vào các sản phẩm có tỉ trọng xuất khẩu lớn như dệt may, da giày và chế biến thủy hải sản. Điều này giải thích cho tốc độ tăng xuất khẩu của Việt Nam là rất cao so với nhiều nước nhưng tốc độ tăng trưởng GDP chỉ ở mức khá, khoảng 7,5% trong giai đoạn 1995-2007. Nói cách khác, đóng góp của xuất khẩu thấp hơn nhiều mức tiềm năng. Ngoài ra, một số sản phẩm công nghiệp hóa chất cũng có mức độ suy giảm khá cao như xăng dầu mỡ, hóa chất vô cơ, luyện kim đen, phân bón và thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, một số ngành chế tác đã có mức gia tăng tỉ lệ VA/GO khá cao như chế biến chè và cà phê, đường, chế biến gỗ và lâm sản, chất dẻo, các sản phẩm khác bằng kim loại, vật liệu xây dựng. Điểm đáng chú ý là các ngành có sự gia tăng tỉ lệ VA/GO là các ngành có xu hướng phục vụ thị trường nội địa hơn là xuất khẩu. Vấn đề này sẽ được phân tích chi tiết hơn ở các phần dưới đây. Bảng 13: Tỉ lệ giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất (VA/GO), % Ngành VA/GO 1996 VA/GO 2000 VA/GO 2007 Ngành VA/GO 1996 VA/GO 2000 VA/GO 2007 43 Ngành VA/GO 1996 VA/GO 2000 VA/GO 2007 Ngành VA/GO 1996 VA/GO 2000 VA/GO 2007 N1 0,73 0,73 0,51 N20 0,25 0,34 0,27 N2 0,63 0,54 0,24 N21 0,38 0,33 0,47 N3 0,52 0,71 0,64 N22 0,23 0,28 0,08 N4 0,26 0,27 0,16 N23 0,16 0,31 0,40 N5 0,22 0,33 0,15 N24 0,24 0,30 0,17 N6 0,45 0,34 0,25 N25 0,27 0,21 0,47 N7 0,17 0,25 0,24 N26 0,20 0,36 0,22 N8 0,26 0,35 0,57 N27 0,27 0,20 0,33 N9 0,36 0,20 0,15 N28 0,33 0,15 0,13 N10 0,30 0,19 0,08 N29 0,35 0,25 0,19 N11 0,14 0,09 0,05 N30 0,27 0,16 0,17 N12 0,42 0,32 0,44 N31 0,33 0,37 0,13 N13 0,39 0,32 0,51 N32 0,44 0,15 0,32 N14 0,37 0,24 0,28 N33 0,33 0,23 0,47 N15 0,17 0,37 0,38 N34 0,36 0,36 0,43 N16 0,20 0,23 0,20 N35 0,75 0,30 0,14 N17 0,22 0,24 0,41 N36 0,34 0,26 0,32 N18 0,32 0,39 0,12 N37 0,67 0,58 0,60 N19 0,24 0,37 0,09 N38 0,64 0,61 0,60 Nguồn: Tính toán của tác giả. * Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp chế tác Nhằm thuận tiện cho việc phân tích chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp chế tác, luận văn xem xét tác động của các thành phần cầu đối với sự gia tăng đầu ra theo từng nhóm ngành công nghiệp chế tác là: (i) Nhóm các sản phẩm chế tác có tỉ trọng xuất khẩu lớn, gồm các ngành N5, N8, N10, N17, N21, N30, N31, N32; (ii) Nhóm các sản phẩm phục vụ thị trường tiêu dùng nội địa, gồm các ngành N4, N6, N7, N9, N11, N16, N20, N22, N33, N34; (iii) Nhóm các sản phẩm vật liệu xây dựng, gồm các ngành N13, N14, N15; (iv) Nhóm các sản phẩm công nghiệp hóa chất, gồm các ngành N18, N19, N23, N24, N35 và (v) Nhóm các sản phẩm công nghiệp nặng và máy móc thiết bị, gồm các ngành N25, N26, N27, N28, N29. Chúng tôi loại bỏ ngành N12 do sai số tính toán rất lớn khi phân rã tăng trưởng cho giai đoạn 2000-2007. Bảng 14: Tỉ trọng giá trị gia tăng (VA) và gia tăng đầu ra của các nhóm ngành công nghiệp chế tác, % 44 VA (1996) VA (2000) VA (2007) ∆GO (96-00) ∆GO (00-07) Nhóm các sản phẩm chế tác có tỉ trọng xuất khẩu lớn 5,78 5,24 7,95 15,12 12,61 Nhóm các sản phẩm phục vụ thị trường tiêu dùng nội địa 7,45 5,82 5,01 11,08 10,30 Nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng 1,69 1,59 2,48 2,24 3,05 Nhóm sản phẩm công nghiệp hóa chất 0,87 1,49 2,62 2,17 4,88 Nhóm sản phẩm công nghiệp nặng và máy móc thiết bị 1,98 3,49 9,43 10,83 18,80 Nguồn: Tính toán của tác giả. * Các động lực thúc đẩy mở rộng đầu ra và thay đổi hệ số kỹ thuật (năng suất): - Nhóm các sản phẩm chế tác có tỉ trọng xuất khẩu lớn: Bảng 15: Đóng góp của các thành phần cầu đối với sự gia tăng đầu ra của các sản phẩm chế tác có tỉ trọng xuất khẩu lớn, % Giai đoạn 1996-2000 Giai đoạn 2000-2007 EE CPE EE CPE Chế biến và bảo quản rau quả (N5) 999,37 -966,89 88,04 36,15 Chế biến chè, cà phê (N8) 136,77 -88,61 97,20 136,54 Chế biến thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản (N10) 106,29 -6,52 70,35 15,53 Chế biến gỗ, lâm sản (N17) -94,39 -27,18 85,78 13,30 Cao su, các sản phẩm làm từ cao su (N21) 43,34 18,42 132,78 -7,21 Dệt vải, dệt kim 82,66 21,91 345,36 16,36 45 Giai đoạn 1996-2000 Giai đoạn 2000-2007 EE CPE EE CPE (N30) Dệt thảm, dệt khác (N31) 4,34 16,34 97,67 11,97 Da và các sản phầm từ da (N32) 69,42 7,64 56,52 -1,46 Nguồn: Tính toán của tác giả. Bảng 15 (tiếp): Đóng góp của các thành phần cầu đối với sự gia tăng đầu ra của các sản phẩm chế tác có tỉ trọng xuất khẩu lớn, % Giai đoạn 2000- 2007 Giai đoạn 2000- 2007 Giai đoạn 1996- 2000 Giai đoạn 2000- 2007 ISFDE ISIDE ISFDE ISIDE TCE CFE TCE CFE N5 -125,44 -21,90 0.67 0.41 901,00 -614,73 6,13 -31,33 N8 -88,73 -31,12 8.23 4.40 -29,05 192,49 -5,41 -141,90 N10 -0,43 -0,90 -0.49 -0.71 -0,57 1,75 8,52 6,72 N17 8,67 11,90 -0.22 0.23 274,57 -54,46 1,14 -0,64 N21 17,21 21,20 105.52 -92.15 -5,70 8,47 25,36 -76,86 N30 -4,37 -6,32 -229.14 53.33 5,03 0,74 -8,69 -69,73 N31 63,61 9,70 -88.95 -32.59 0,23 6,98 56,08 59,96 N32 12,73 8,13 171.17 -109.23 3,62 0,31 0,71 -26,96 Nguồn: Tính toán của tác giả. Bảng 16: Đóng góp của các thành phần cầu đối với sự gia tăng đầu ra của các sản phẩm phục vụ thị trường tiêu dùng nội địa, % Giai đoạn 1996-2000 Giai đoạn 2000-2007 EE CPE EE CPE Chế biến bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt; Dầu mỡ thực vật, động vật; Sản phẩm bơ sữa; Bánh, mứt, kẹo, ca cao, sôcôla (N4) 41,95 54,59 12,24 77,72 Rượu, bia, nước uống không cồn (N6) -2,53 107,00 30,55 32,58 46 Giai đoạn 1996-2000 Giai đoạn 2000-2007 EE CPE EE CPE Đường các loại (N7) 1,16 100,98 - 50,11 - 173,19 Thuốc lá, thuốc lào (N9) 17,70 61,99 24,94 34,78 Xay xát, chế biến lương thực và thực phẩm khác (N11) 11,78 52,01 89,09 81,12 Giấy, các sản phẩm từ giấy (N16) 42,59 34,87 41,26 38,38 Dược phẩm (N20) 23,93 83,70 22,24 30,45 Xà phòng, các chất tẩy (N22) 7,36 49,36 -1,90 55,38 Sản phẩm công nghiệp khác (chế biến thức ăn gia súc, sản phẩm công nghiệp in, sản phẩm công nghiệp khác còn lại) (N33) 201,33 -32,33 69,77 76,86 Sản phẩm của nhà xuất bản (N34) 48,43 88,50 9,55 75,49 Nguồn: Tính toán của tác giả. Bảng 16 (tiếp): Đóng góp của các thành phần cầu đối với sự gia tăng đầu ra của các sản phẩm phục vụ thị trường tiêu dùng nội địa, % Giai đoạn 1996-2000 Giai đoạn 2000-2007 Giai đoạn 1996-2000 Giai đoạn 2000-2007 ISFDE ISIDE ISFDE ISIDE TCE CFE TCE CFE N4 1,74 -0,74 12,71 3,87 -0,93 2,42 11,48 -15,73 N6 -8,55 -1,17 -3,68 -0,06 0,77 4,11 1,73 38,66 N7 1,27 0,22 -20,54 6,36 -5,52 -1,35 -4,19 344,60 N9 -43,51 -19,93 16,46 0,98 86,84 5,94 -8,40 29,58 N11 9,86 -0,52 2,25 -5,05 16,04 11,48 72,09 -137,85 N16 -9,25 -0,54 2,13 0,40 17,23 13,87 9,08 3,84 N20 -16,76 -4,78 5,27 3,47 -21,53 18,41 22,66 11,04 N22 32,07 5,13 -92,78 138,72 5,09 0,95 -124,10 125,05 N33 -20,60 -163,01 5,97 18,02 132,08 -19,20 -34,46 -40,80 47 Giai đoạn 1996-2000 Giai đoạn 2000-2007 Giai đoạn 1996-2000 Giai đoạn 2000-2007 ISFDE ISIDE ISFDE ISIDE TCE CFE TCE CFE N34 -118,23 -96,86 -17,75 -1,24 175,33 -91,94 -10,26 1,97 Nguồn: Tính toán của tác giả. Bảng 17: Đóng góp của các thành phần cầu đối với sự gia tăng đầu ra của các sản phẩm vật liệu xây dựng, % Giai đoạn 1996-2000 Giai đoạn 2000-2007 EE CPE EE CPE Gạch ngói (các loại) (N13) 3,90 8,45 -1550,5 -314,30 Xi măng (N14) 8,00 5,64 46,42 6,77 Vật liệu xây dựng khác (N15) -22,08 -10,78 92,05 12,71 Nguồn: Tính toán của tác giả. Bảng 17 (tiếp): Đóng góp của các thành phần cầu đối với sự gia tăng đầu ra của các sản phẩm vật liệu xây dựng, % Giai đoạn 1996-2000 Giai đoạn 2000-2007 Giai đoạn 1996-2000 Giai đoạn 2000-2007 ISFDE ISIDE ISFDE ISIDE TCE CFE TCE CFE N13 -2,42 -20,82 372,67 -172,41 71,10 41,34 611,08 1206,27 N14 -1,21 11,43 -1,25 1,04 25,45 52,40 7,07 38,86 N15 2,25 13,64 32,76 15,39 134,12 -18,37 23,31 -11,07 Nguồn: Tính toán của tác giả. - Nhóm các sản phẩm công nghiệp hóa chất: + Do nhóm sản phẩm này chủ yếu được sử dụng cho chi phí trung gian nên các nhân tố thay thế nhập khẩu và xuất khẩu (phục vụ đầu vào trung gian của nước nhập khẩu) là các nhân tố chính quyết định sự mở rộng sản lượng của nhóm này. Nhân tố xuất khẩu (EE) có đóng góp khá cao trong giai đoạn 2000- 2007 ở tất cả các sản phẩm thuộc nhóm này. Nếu các tính toán của Đề tài cũng như chất lượng các bảng IO là chính xác, đáng tin cậy thì kết quả này có nghĩa rằng việc đầu tư vào các ngành công nghiệp hóa chất của Việt Nam thời gian vừa qua đã phần nào tạo ra được năng lực cạnh tranh. + Kết quả trong các bảng dưới đây cho thấy Việt Nam đã thay thế nhập khẩu cho tiêu dùng cuối cùng (ISFDE) và tiêu dùng trung gian (ISIDE) của hầu hết các sản phẩm hóa chất như hóa chất vô cơ, phân bón, chất dẻo nhưng vẫn phải nhập khẩu hoàn toàn xăng cho tiêu dùng trung gian. Do bảng IO 2007 đã được tiến hành điều tra trước khi Nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất đi vào hoạt 48 động nên kết quả này sẽ không phản ánh thực tiễn kinh tế nước ta trong những năm tới đây. Bảng 18: Đóng góp của các thành phần cầu đối với sự gia tăng đầu ra của các sản phẩm công nghiệp hóa chất, % Giai đoạn 1996-2000 Giai đoạn 2000-2007 EE CPE EE CPE Hóa chất hữu cơ và vô cơ căn bản (N18) 425,66 216,95 44,48 12,08 Phân bón, thuốc trừ sâu (N19) 9,87 14,52 71,36 16,80 Chất dẻo, các sản phẩm làm từ chất dẻo (N23) 13,05 5,90 41,86 14,28 Sản phẩm hóa chất khác (N24) -254,92 -304,22 39,53 11,41 Xăng, dầu mỡ (N35) 74,53 7,83 402,64 - 51,89 Nguồn: Tính toán của tác giả. Bảng 18 (tiếp): Đóng góp của các thành phần cầu đối với sự gia tăng đầu ra của các sản phẩm công nghiệp hóa chất, % Giai đoạn 1996-2000 Giai đoạn 2000-2007 Giai đoạn 1996-2000 Giai đoạn 2000-2007 ISFDE ISIDE ISFDE ISIDE TCE CFE TCE CFE N18 53,85 -79,82 13,68 6,49 -504,45 -64,24 -1,21 22,67 N19 7,51 80,96 10,33 -5,54 -16,22 7,23 19,02 -12,45 N23 0,80 28,09 24,61 10,72 30,31 26,25 -9,17 19,64 N24 149,02 1746,28 9,57 6,82 -557,17 -519,95 4,16 29,52 N35 -3,60 -12,79 -46,70 -203,06 30,55 5,67 14,35 -31,57 Nguồn: Tính toán của tác giả. Nhìn chung đóng góp của nhân tố thay thế hệ số kỹ thuật (TCE) của nhóm ngành này là thấp ở cả hai giai đoạn 1996-2000 và 2000-2007. Riêng các ngành phân bón, thuốc trừ sâu và xăng dầu mỡ có sự cải tiến đáng kể về vai trò của nhân tố thay thế hệ số kỹ thuật là nhờ Việt Nam đã đầu tư xây dựng các tổ hợp khí điện đạm ở phía Nam. Như vậy, việc gia tăng đầu tư của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2007 đã có những đóng góp nhất định cho tiến bộ công nghệ ở một số ngành. 49 Nhóm các sản phẩm công nghiệp nặng và máy móc thiết bị: Đây là nhóm chiếm tỉ trọng trong mở rộng sản lượng đầu ra và VA lớn nhất trong nhóm ngành công nghiệp chế tác. Động lực cho sự mở rộng này tập trung ở các nhân tố tích lũy vốn, xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. Bảng 19: Đóng góp của các thành phần cầu đối với sự gia tăng đầu ra của các sản phẩm công nghiệp nặng và máy móc thiết bị, % Giai đoạn 1996-2000 Giai đoạn 2000-2007 EE CPE EE CPE Các sản phẩm khác bằng kim loại (dụng cụ y tế, thiết bị chính xác quang học, đồng hồ các loại, dụng cụ gia đình, mô tô xe máy, xe đạp và các máy móc thông dụng khác) (N25) 22,98 10,24 -300,04 -72,33 Chế tạo máy (máy công cụ, máy chuyên dùng, ô tô các loại và thiết bị vận tải khác) (N26) 79,25 4,53 24,38 4,91 Các sản phẩm điện, điện tử (máy móc thiết bị điện, máy móc thiết bị truyền thanh, truyền hình và thông tin) (N27) 90,42 -12,67 7,83 17,12 Luyện kim đen và các sản phẩm bằng kim loại đen đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) (N28) 29,66 5,71 46,56 6,23 Luyện kim màu và các sản phẩm bằng kim loại màu đúc sẵn (trừ máy móc, thiết 77,61 9,33 36,07 5,72 50 Giai đoạn 1996-2000 Giai đoạn 2000-2007 EE CPE EE CPE bị) (N29) Nguồn: Tính toán của tác giả. Bảng 19 (tiếp): Đóng góp của các thành phần cầu đối với sự gia tăng đầu ra của các sản phẩm công nghiệp nặng và máy móc thiết bị, % Giai đoạn 1996-2000 Giai đoạn 2000-2007 Giai đoạn 1996-2000 Giai đoạn 2000-2007 ISFDE ISIDE ISFDE ISIDE TCE CFE TCE CFE N25 33,91 38,07 232,76 -122,3 6,73 5,09 113,86 227,29 N26 -6,81 -4,98 18,45 0,38 -1,45 27,74 -1,90 53,55 N27 -4,63 -7,04 50,07 10,98 13,07 20,34 -1,56 16,94 N28 7,17 37,48 6,44 -23,46 -5,00 28,34 15,19 46,63 N29 6,69 29,29 3,28 1,00 -34,23 20,05 3,74 51,40 Nguồn: Tính toán của tác giả. + Do sản phẩm đầu ra của nhóm ngành này được đưa vào tích lũy nên nhân tố tích lũy vốn giữ vai trò quan trọng nhất. Tác động của nhân tố này trong giai đoạn 2000-2007 mạnh hơn nhiều giai đoạn 1996-2000. Điều này là hoàn toàn phù hợp với thực tế nền kinh tế đã đang duy trì tốc độ tăng tích lũy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2008 BẰNG MÔ HÌNH TOÁN HỌC.pdf
Tài liệu liên quan