Luận án Tình hình song ngữ Khmer - Việt tại đồng bằng sông Cửu Long - Một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn

Tài liệu Luận án Tình hình song ngữ Khmer - Việt tại đồng bằng sông Cửu Long - Một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn: 8 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN _____________________ ĐINH LƯ GIANG TÌNH HÌNH SONG NGỮ KHMER-VIỆT TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN LUẬN ÁN TIẾN SỸ NGỮ VĂN Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2011 9 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN _____________________ ĐINH LƯ GIANG TÌNH HÌNH SONG NGỮ KHMER-VIỆT TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu Mã số: 62.22.01.10 LUẬN ÁN TIẾN SỸ NGÔN NGỮ HỌC HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS. TS BÙI KHÁNH THẾ PHẢN BIỆN 1. PGS.TS ĐINH LÊ THƯ 2. PGS.TS ĐOÀN VĂN PHÚC 3. TS. PHÚ VĂN HẲN PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP 1. GS.TS NGUYỄN VĂN KHANG 2. PGS. ĐÀO THẢN Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2011 10 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực và chư...

pdf291 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1721 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận án Tình hình song ngữ Khmer - Việt tại đồng bằng sông Cửu Long - Một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN _____________________ ĐINH LƯ GIANG TÌNH HÌNH SONG NGỮ KHMER-VIỆT TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN LUẬN ÁN TIẾN SỸ NGỮ VĂN Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2011 9 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN _____________________ ĐINH LƯ GIANG TÌNH HÌNH SONG NGỮ KHMER-VIỆT TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu Mã số: 62.22.01.10 LUẬN ÁN TIẾN SỸ NGÔN NGỮ HỌC HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS. TS BÙI KHÁNH THẾ PHẢN BIỆN 1. PGS.TS ĐINH LÊ THƯ 2. PGS.TS ĐOÀN VĂN PHÚC 3. TS. PHÚ VĂN HẲN PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP 1. GS.TS NGUYỄN VĂN KHANG 2. PGS. ĐÀO THẢN Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2011 10 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Đinh Lư Giang 11 LỜI CẢM TẠ Để có thể hoàn thành luận án này, chúng tôi đã nhận được sự hướng dẫn khoa học, sự giúp đỡ, những trao đổi học thuật và sự động viên của nhiều thầy cô, đồng nghiệp, cộng tác viên, bạn bè cũng như gia đình. Trước hết, chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm tạ sâu sắc nhất đến GS.TS Bùi Khánh Thế, người Thầy đã nhiều năm hướng dẫn khoa học, chỉ bảo cho chúng tôi trong nghiên cứu cũng như trong cuộc sống. Chúng tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS Đinh Lê Thư và PGS.TS Võ Công Nguyện đã tạo điều kiện cho chúng tôi được tham gia các công trình khoa học của các Thầy Cô về các vấn đề giáo dục và dân tộc học Khmer Nam Bộ và qua đó học hỏi được nhiều điều để tiến hành viết luận án. Chúng tôi bày tỏ lòng cảm ơn đến hai giáo sư phản biện độc lập GS.TS Nguyễn Văn Khang và PGS. Đào Thản, đã đọc và góp ý những ý kiến quan trọng cho bản luận án này. Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các Thầy Cô trong hội đồng đánh giá cấp đơn vị tại trường ĐHKHXH và NV (ĐHQG TP HCM), các thầy cô đã giảng dạy cho chúng tôi, các bạn bè đồng nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài đã quan tâm, trao đổi khoa học, cung cấp tư liệu. Đặc biệt, nếu không có sự giúp đỡ của các cộng tác viên và chính quyền các địa phương Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang mà chúng tôi không thể kể hết được tên ở đây, thì luận án của chúng tôi sẽ không thể hoàn thành. 12 QUY ƯỚC VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU PHIÊN ÂM 1. Ký hiệu phiên âm: Để tiện theo dõi và in ấn, ở một số nội dung trong luận án, một số chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt sẽ được dùng để thay thế cho ký hiệu phiên âm quốc tế, cụ thể như sau: Ký hiệu nguyên âm: i [i] ư [ɨ] u [u] ê [e] ơ [ǝ]; â [ə̌] ô [o] e [] a [ɐ]; ă [ɐ̌] o [ɔ] Ký hiệu phụ âm: ph [ph] th [th] ch [ch] kh [kh] p [p] t [t] c [c] k [k] q [ʔ] b [b] d [d] j [ɟ] g [g] b [ʔb] đ [ʔd] m [m] n [n] nh [ɲ] ng [ŋ] s [s] y [j] h [h] l [l] r [r] 2. Một số từ viết tắt K ý hiệu nguyên âm đôi/nguyên âm chuyển sắc ie [i] ae [ʌ] ua [uʌ] iê [ie] uô [uɔ] êy [i] uơ [uǝ] 13 CPC = Cămpuchia CTV = cộng tác viên ĐBSCL = đồng bằng sông Cửu Long KV = Khmer-Việt tr. = trang VK = Việt-Khmer UBND = Uỷ ban Nhân dân > biến đổi thành < có nguồn gốc từ ? vẫn còn là nghi vấn 8 MỤC LỤC DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 8 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................... 9 2. Tính cấp bách, cần thiết, ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ............................. 9 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 10 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................... 10 5. Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 14 6. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 14 7. Cấu trúc luận án ................................................................................................... 17 Chương 1: BỐI CẢNH TIẾP XÚC NGÔN NGỮ KHMER-VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ................................................................................... 19 1.1 Ngôn ngữ học tiếp xúc .................................................................................... 19 1.1.1 Các định nghĩa và khái niệm ................................................................... 19 1.1.2 Các lĩnh vực nghiên cứu của Ngôn ngữ học tiếp xúc .............................. 21 1.1.3 Các hệ quả của tiếp xúc ngôn ngữ ........................................................... 22 1.2 Bối cảnh tiếp xúc ngôn ngữ KV ở ĐBSCL ...................................................... 25 1.2.1 ĐBSCL và cộng đồng dân tộc Khmer ..................................................... 25 1.2.2 Các trường hợp nghiên cứu điển hình ..................................................... 32 1.2.3 Tiếng Việt, tiếng Khmer và sự phát triển quy tụ của các ngôn ngữ Đông Nam Á .................................................................................................... 38 1.3 Xác định cảnh huống tiếng Khmer ở ĐBSCL .................................................. 48 1.3.1 Tiêu chí phân loại ................................................................................... 48 1.3.2 Các loại hình cảnh huống ngôn ngữ ........................................................ 49 1.3.3 Loại hình của cảnh huống tiếng Khmer................................................... 51 1.4 Tiểu kết chương .............................................................................................. 53 9 Chương 2: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CỘNG ĐỒNG SONG NGỮ KHMER- VIỆT Ở ĐBSCL ..................................................................................................... 55 2.1 Các môi trường song ngữ ở ĐBSCL .................................................................. 55 2.1.1 Môi trường song ngữ về mặt địa lý ........................................................... 55 2.1.2 Môi trường song ngữ về mặt xã hội .......................................................... 57 2.2 Phân loại người Khmer về mặt song ngữ ........................................................... 63 2.2.1 Phương pháp và tiêu chí phân loại ............................................................ 64 2.2.2 Kết quả phân loại ..................................................................................... 67 2.2.3 Khuynh hướng phát triển của các nhóm người Khmer song ngữ .............. 73 2.2.4 Người Khmer song ngữ nhìn từ một số tham tố xã hội ............................. 75 2.3 Phân loại vùng địa lý về mặt song ngữ .............................................................. 78 2.3.1 Các tiêu chí và phương pháp phân loại ..................................................... 78 2.3.2 Kết quả phân vùng và một số đặc điểm vùng song ngữ KV ...................... 79 2.4 Vị thế và việc sử dụng các ngôn ngữ trong cộng đồng song ngữ ........................ 82 2.4.1 Vị thế ngôn ngữ và các lĩnh vực giao tiếp ................................................ 82 2.4.2 Sự phân công chức năng tiếng Việt và tiếng Khmer ................................. 85 2.5 Tiểu kết chương ................................................................................................. 91 Chương 3: MỘT SỐ HỆ QUẢ CỦA SỰ TIẾP XÚC NGÔN NGỮ KHMER- VIỆT Ở ĐBSCL ..................................................................................................... 92 3.1 Các cơ sở lý thuyết và phân biệt ........................................................................ 92 3.1.1 Khái niệm “mã”........................................................................................ 92 3.1.2 Một số hiện tượng về mã qua tiếp xúc ngôn ngữ....................................... 93 3.1.3 Một số hiện tượng về biến đổi ngôn ngữ qua tiếp xúc ............................... 95 3.1.4 Một số phân biệt giữa các khái niệm ........................................................ 96 3.2 Chọn mã và luân phiên mã ở song ngữ KV ........................................................ 99 3.2.1 Chọn mã, vay mượn và sao phỏng trong tiếng Khmer .............................. 99 3.2.2 Chuyển mã ............................................................................................. 113 3.3 Giao thoa KV .................................................................................................. 122 10 3.3.1 Giao thoa thanh điệu tiếng Việt của người Khmer .................................. 123 3.3.2 Lỗi chính tả của học sinh Khmer ............................................................ 131 3.4 Tiểu kết chương ............................................................................................... 135 Chương 4: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH VÀ GIÁO DỤC SONG NGỮ KHMER-VIỆT Ở ĐBSCL .................................................................................. 137 4.1 Chính sách ngôn ngữ đối với dân tộc Khmer ................................................... 137 4.1.1 Tình hình nghiên cứu và chính sách ngôn ngữ dân tộc của Việt Nam ..... 137 4.1.2 Chính sách ngôn ngữ cho vùng song ngữ KV ......................................... 143 4.2 Giáo dục song ngữ KV .................................................................................... 156 4.2.1 Một số kiểu loại giáo dục song ngữ ........................................................ 158 4.2.2 Tình hình giáo dục song ngữ KV hiện nay .............................................. 160 4.2.3 Giáo dục tiếng Việt cho đồng bào Khmer ............................................... 166 4.2.4 Vài lưu ý về việc học và viết chữ Khmer ................................................ 169 4.3 Tiểu kết chương ............................................................................................... 176 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 178 THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 185 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................................................... 200 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 201 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự cộng cư lâu đời và hoà hợp giữa hai dân tộc Việt và Khmer cũng như sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Khmer đã tạo nên tình hình song ngữ KV tại nhiều khu vực ở ĐBSCL với các kiểu loại người, các vùng song ngữ khác nhau, cũng như những biến đổi, phát triển của hai ngôn ngữ trong tiếp xúc. Trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia, nhất là quốc gia đa dân tộc như Việt Nam, từ ngôn ngữ, đến giáo dục, đến phát triển xã hội là con đường mà các nhà làm chính sách cần phải tính đến, và ba yếu tố này cũng tạo nên một tam giác tương hỗ. Đề tài “Tình hình song ngữ Khmer-Việt tại ĐBSCL – Một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn.” được lựa chọn trên cơ sở đó và quan tâm đến mối quan hệ tương hỗ này ở mắt xích đầu tiên (ngôn ngữ), và các kết quả nghiên cứu sẽ làm nền tảng cho việc hoạch định hai mắt xích còn lại một cách hợp lý trường hợp cộng đồng người Việt gốc Khmer tại ĐBSCL. Đề tài được thực hiện với những lý do chủ yếu sau: - Lý do thứ nhất: Nghiên cứu dân tộc thiểu số là một mảng nghiên cứu quan trọng ở một quốc gia đa dân tộc như Việt Nam. Ở vùng ĐBSCL - một khu vực kinh tế trọng điểm của Việt Nam, dân tộc Khmer đóng vai trò rất quan trọng về các mặt lịch sử, văn hoá, kinh tế, xã hội và chính trị. Vì vậy, việc nghiên cứu tiếng Khmer và tình hình song ngữ KV, như là một phần của nghiên cứu dân tộc, sẽ đóng góp vào sự phát triển của bản thân cộng đồng dân tộc này và vào sự ổn định kinh tế, văn hoá, xã hội và chính trị. - Lý do thứ hai: Vấn đề song ngữ thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học xã hội, một khuynh hướng nghiên cứu cần được phát triển ở Việt Nam, đặc biệt là giữa tiếng Việt với ngôn ngữ dân tộc thiểu số. Đây là một lĩnh vực mà chúng tôi quan tâm từ lâu và thích thú, bởi tính ứng dụng của nó trong việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, vốn là nghề nghiệp của chúng tôi hiện nay. - Lý do thứ ba: Luận án tiến sĩ này được phát triển từ luận văn cao học của chúng tôi về đề tài song ngữ KV. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài này sẽ giúp 2 chúng tôi tận dụng được các kết quả nghiên cứu trước đó và khai thác được khía cạnh mô tả lịch đại thông qua so sánh. - Lý do thứ tư: Khi lựa chọn đề tài này, chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ cho sự phát triển của cộng đồng dân tộc mà chúng tôi đã nhiều năm tiếp xúc, nghiên cứu và trở nên yêu mến. 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở một số lý thuyết mới về nghiên cứu song ngữ, cũng như số liệu, ngữ liệu thu thập được qua thực địa, mục đích nghiên cứu là mô tả các đặc điểm môi trường, đặc điểm cộng đồng, đặc điểm ngôn ngữ học, qua đó cung cấp một bức tranh toàn cảnh về tình hình song ngữ KV hiện nay của đồng bào Khmer ĐBSCL. Bức tranh đó sẽ bao gồm việc mô tả khả năng và việc sử dụng song ngữ của người Khmer trong giao tiếp, sự hành chức của hai ngôn ngữ trong xã hội, thái độ của cộng đồng đối với các ngôn ngữ, sự phát triển biến đổi của các ngôn ngữ trong tiếp xúc và từ đó cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chính sách dân tộc, chính sách giáo dục cho cộng đồng Khmer ở ĐBSCL. Để thực hiện các mục tiêu trên, nhiệm vụ cụ thể của luận án là: hệ thống hoá và giới thiệu một cách có chọn lọc các lý thuyết liên quan đến nội dung luận án; giới thiệu khái quát về ĐBSCL cũng như các địa bàn nghiên cứu; miêu tả và chỉ ra các đặc điểm của cộng đồng song ngữ KV qua các nghiên cứu trường hợp cả ở góc độ định tính lẫn định lượng; mô tả và phân tích các hệ quả của quá trình tiếp xúc ngôn ngữ KV; và, tổng thuật, phân tích, đánh giá cũng như gợi ý những chính sách ngôn ngữ, chính sách giáo dục song ngữ và giáo dục ngôn ngữ cho người Khmer vùng song ngữ. 3. Tính cấp bách, cần thiết, ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn Hiện nay, tình hình song ngữ KV ở ĐBSCL tương đối đa dạng và phức tạp. Một bộ phận người Khmer vẫn còn chưa thông thạo tiếng Việt - ngôn ngữ giao tiếp chung - và cả tiếng Khmer. Đặc biệt tỷ lệ mù chữ Khmer còn khá cao. Vấn đề song ngữ này ít nhiều cản trở cho giao tiếp, và một cách gián tiếp ảnh hưởng đến nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của dân tộc Khmer nói riêng và của địa phương nói chung. 3 Nếu không kịp thời nghiên cứu, mô tả và từ đó đưa ra những gợi ý về mặt chính sách, thì những bất cập, những khuynh hướng biến đổi tiêu cực, sẽ làm chậm lại sự phát triển. Về ý nghĩa khoa học, luận án góp phần củng cố các l ý thuyết về Ngôn ngữ học tiếp xúc, gợi ý các hướng nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu song ngữ trên cơ sở liên ngành giữa ngôn ngữ học, xã hội học và dân tộc học. Ở góc độ thu thập tư liệu nghiên cứu, luận án kết hợp hai hướng định lượng và định tính, kết hợp nghiên cứu ngôn ngữ học điền dã và dân tộc học. Luận án còn làm nổi bật các giá trị khoa học qua việc nghiên cứu sự tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ có đặc thù đơn lập, ở một nước đang phát triển. Hơn nữa, luận án cung cấp các tư liệu phục vụ cho các đề tài tương tự. Đặc biệt, luận án còn đóng góp một vài khía cạnh l ý thuyết mới trong nghiên cứu song ngữ ở các ngôn ngữ đơn lập. Về ý nghĩa thực tiễn, luận án sẽ cung cấp thêm sự hiểu biết về tình hình sử dụng ngôn ngữ của cộng đồng Khmer ở ĐBSCL, cung cấp các kết quả khoa học làm cơ sở cho các cơ quan chức năng trong việc hoạch định các chính sách dân tộc, chính sách giáo dục, chính sách ngôn ngữ, cũng như là cơ sở cho công tác quản l ý giáo dục, quản lý chính quyền tại các địa phương ở góc độ song ngữ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tiếng Việt Nam Bộ và tiếng Khmer ở ĐBSCL trong sự so sánh đối chiếu, trong việc sử dụng và trong quá trình tiếp xúc. Về mặt đối tượng, đề tài nghiên cứu giới hạn trong việc nghiên cứu người Việt gốc Khmer và không nghiên cứu đối tượng song ngữ là người Việt1. Đó là lý do cách gọi Khmer – Việt thay vì Việt – Khmer, bởi nó cho thấy chủ thể của nghiên cứu. Về mặt thời gian, đề tài này được thực hiện trong 3 năm 2007 đến 2010 với các dữ liệu, vấn đề song ngữ trong thời gian 10 năm trở lại đây (2000 – 2010). Về mặt không gian địa lý, luận án chỉ nghiên cứu ở khu vực ĐBSCL, thuộc lãnh thổ Việt Nam2, trong đó tập trung ở ba tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang, những nơi có nhiều người Khmer sinh sống, và mở rộng ra một số khu vực khác của ĐBSCL và CPC với mục đích chủ yếu là so sánh và kiểm chứng. 4 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Ở Việt Nam, nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc thiểu số đã được quan tâm và nghiên cứu từ rất sớm. Cuốn “Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam từ những năm 90” của Viện Thông tin Khoa học Xã hội (Trung tâm KHXH & NV Quốc gia) đã liệt kê thư mục nghiên cứu về ngôn ngữ dân tộc (từ trang 172 đến trang 210) từ những năm 1990 cho đến 2002, trong đó có 58 công trình (sách, bài viết) về vấn đề chung và 235 công trình về các ngôn ngữ dân tộc khác nhau. Từ đó đến nay, hàng chục cuốn sách, luận văn, luận án, bài nghiên cứu v.v. đã được thực hiện. Tình hình đó cho thấy nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc ở Việt Nam có một bề dày đáng tự hào. Từ thời điểm cuối những năm 90, đầu những năm 2000, Bùi Khánh Thế đã cung cấp một cái nhìn tổng thể về những đóng góp này: “Hàng trăm khoá luận tốt nghiệp đại học cả ở phía Bắc lẫn ở phía Nam, trong nước và ngoài nước khai thác đề tài từ những ngôn ngữ dân tộc Việt Nam và con số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ trong lĩnh vực này lên đến con số vài chục. Có thể dẫn ra đây một số tác giả Việt Nam và ngoại quốc có công trình nghiên cứu về các ngôn ngữ dân tộc ở Việt Nam. Đó là Hoàng Tuệ, Nguyễn Văn Tài (về dân tộc Mường), Nguyễn Văn Lợi (về tộc Mèo/Hmông), Trần Trí Dõi (về tộc Chứt), Đoàn Văn Phúc (về tộc Êđê), Hoàng Văn Ma (về tộc La ha), Tạ Văn Thông (về tộc Kơ ho), Hoàng Văn An (về tộc Tày), Phạm Đức Dương, Bùi Khánh Thế, Vương Hữu Lễ, Nguyễn Phú Phong, Nguyễn Bạt Tụy, Phạm Hữu Lai … Trong số các nhà nhà khoa học nước ngoài viết về ngôn ngữ dân tộc Việt Nam ta thường gặp trên sách báo tên các tác giả Haudricourt A.G.. Ferlus M., Martini F., Piat M., Savina F.M., Aumonier E.F., Cabaton A., Adams K.L., Diffloth G., Banker J.E., Blood David và Dorothy, Edmonson J.A., Gregerson K.J., Miller J.D. và V.G., Fuller E., Friberg T. và V., Pittman R.S., Watson L., Solnsev V.M., Solseva N.V., Alieva N.F., Efimov A.J., Sokolovskaja N.K., Pogibenko T.T., Blagonrarova J.L …” ([93], tr.60). 5 Và cho đến nay, đã có thêm nhiều tác giả Việt Nam và nước ngoài nữa. Đặc biệt ở miền Nam còn có các nghiên cứu của Phú Văn Hẳn, Brunelle M. (tiếng Chăm), Đinh Lê Thư, Thái Văn Chải, Trần Thanh Pôn, Nguyễn Thị Huệ, Phan Trần Công (tiếng Khmer), Nguyễn Văn Huệ (tiếng Raglai), Lê Khắc Cường (tiếng Stiêng), … cũng như một số khoá luận tốt nghiệp và luận văn cao học ở các trung tâm đào tạo phía Nam. Mảng đề tài tiếp xúc ngôn ngữ và song ngữ cũng đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm từ rất sớm giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ như tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Anh và trong vài chục năm trở lại đây là giữa tiếng Việt và một (hay hơn một) ngôn ngữ dân tộc. Mục đích của các nghiên cứu này là phục vụ cho biên soạn từ điển, biên soạn giáo trình dạy tiếng, viết chuyên khảo, nghiên cứu chính sách ngôn ngữ - dân tộc. Ngoài các công bố ở các tạp chí Ngôn ngữ (Viện Ngôn ngữ học) và Ngôn ngữ và Đời sống (Hội Ngôn ngữ học Việt Nam), có một số tài liệu nghiên cứu thành sách hay dưới dạng bài nghiên cứu mà chúng tôi đã tham khảo trực tiếp từ các tác giả Hoàng Tuệ, Phan Ngọc, Bùi Khánh Thế, Hoàng Thị Châu, Phạm Đức Dương, Đinh Lê Thư, Nguyễn Văn Lợi, Lý Toàn Thắng, Vương Toàn, Nguyễn Đức Tồn, Nguyễn Văn Ma, Nguyễn Văn Chiến, Trần Trí Dõi, Nguyễn Văn Khang, Tạ Văn Thông, Nguyễn Hữu Hoành, Đoàn Văn Phúc, Hoàng Quốc… Có thể thấy tình hình nghiên cứu tiếp xúc ngôn ngữ qua thư mục nghiên cứu khá đầy đủ của Lý Tùng Hiếu ([49], tr.289-305) bao gồm 169 tài liệu công trình bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Việc nghiên cứu tiếng Khmer, ngoài những nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đối với tiếng Khmer ở CPC được công bố ở tạp chí Mon-Khmer Studies3 (Xem Phụ lục 1), JSEALS và một số tạp chí quốc tế khác, ngoài một số nghiên cứu của các nhà dân tộc học như Lê Hương ([54]) (nghiên cứu từ vay mượn Khmer), Nguyễn Đình Đầu, Lê Trung Hoa ([42], [43]) (nghiên cứu về địa danh và nhân danh) …, Trần Thanh Pôn (trong [100]) (nghiên cứu về giáo dục tiếng Khmer), ngoài các công trình ngôn ngữ học của Phan Ngọc ([77]), Thái Văn Chải ([9]) Nguyễn Văn Chiến ([12]), Mai Ngọc Chừ ([13]), Vũ Đức Nghiệu ([76]), Ch. Bauer 6 ([3]), Cl. Gotze-Sam ([35]), Nguyễn Văn Lợi và Nguyễn Thị Huệ ([67]) về các đặc điểm khác nhau của tiếng Khmer… thì những nghiên cứu về đặc điểm của tiếng Khmer Nam Bộ hay từ điển Khmer – Việt, Việt - Khmer phần lớn được các nhà giáo, nhà giáo dục học người Khmer nghiên cứu với mục đích sư phạm, như Lâm Es, Trần Chinh, Lâm Sai, Lâm Khu, Châu Ngọc Phước, Thái Chợt, Trần The, Ngô Chân Lý, Trịnh Thới Cang, Sơn Song Sơn… biên soạn. Việc nghiên cứu về tiếng Khmer Nam Bộ còn được một số các khoá sinh viên thuộc khoa Văn hóa học (Đại học Trà Vinh), khoa Ngữ văn và Báo chí (trước đây) và khoa Văn học và Ngôn ngữ (bây giờ) (ĐHKHXH và NV – ĐHQG TP Hồ Chí Minh), Trung tâm nghiên cứu giáo dục (ĐHSP TP HCM)… thực hiện dưới hình thức khoá luận tốt nghiệp hay báo cáo thực tập, báo cáo khoa học. Riêng việc nghiên cứu vấn đề song ngữ KV có thể nói là còn chưa nhiều. Song ngữ KV chủ yếu được đề cập sơ lược trong các cuốn địa chí, trong phần mở đầu của các nghiên cứu xã hội học, nhân học, lịch sử về ĐBSCL và về cộng đồng Khmer. Năm 2003, luận văn thạc sĩ của chúng tôi đã được thực hiện về tình hình song ngữ KV tại ấp Trà Sết, thuộc xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng trong hoàn cảnh ít tài liệu tham khảo. Gần đây hơn, một vài nghiên cứu của Bùi Khánh Thế, Đinh Lê Thư, Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Văn Huệ, Nguyễn Công Đức, Nguyễn Thị Huệ, Trần Thanh Pôn, Phan Trần Công, Nguyễn Chí Tân … đã bắt đầu cung cấp những tư liệu ở các góc độ từ chính sách ngôn ngữ, đến giáo dục song ngữ, đến các vấn đề cấu trúc ngôn ngữ. Luận án đang hoàn thành của Nguyễn Thị Huệ do GS.TS Nguyễn Văn Lợi hướng dẫn là tư liệu gần nhất với luận án của chúng tôi, trong đó Nguyễn Thị Huệ tập trung nghiên cứu tình hình song ngữ KV ở Trà Vinh. Tuy nhiên, chúng tôi chưa tham khảo được nhiều ngoài những trao đổi trực tiếp với tác giả, ngoài việc nghe trình bày luận án tại hội đồng bảo vệ cấp cơ sở và một bài viết đã công bố về thanh điệu của người Khmer nói tiếng Việt trong năm 2008 [67]. Việc nghiên cứu song ngữ KV được chúng tôi tiến hành bắt đầu từ năm 2001 khi thu thập tài liệu cho luận văn thạc sĩ [38]. Cho đến nay, khoảng 12 đợt điền dã đã được thực hiện, mỗi đợt kéo dài từ 1 tuần đến hơn 1 tháng, với khoảng 1,2 Gb dữ 7 liệu âm thanh dạng .wav, khoảng 300 hình ảnh và tiếp xúc gần 60 CTV (ngoài số 300 đối tượng được phỏng vấn bằng bảng hỏi). Từ nguồn tư liệu đó, chúng tôi đã công bố một số bài nghiên cứu về tiếng Khmer và song ngữ KV tại các hội thảo quốc tế (SEALS 19), hội thảo ngôn ngữ học toàn quốc (Cần Thơ – 2008; Hà Nội – 2009; TP.HCM - 2010), và đăng bài nghiên cứu tại một số tạp chí nghiên cứu. Trên đây là bức tranh có thể chưa đầy đủ về lịch sử nghiên cứu tiếng Khmer và song ngữ KV, tuy nhiên, đó là số lượng tài liệu tham khảo trực tiếp mà chúng tôi có trong tay khi thực hiện luận án này. 6. Cơ sở lý luận Về mặt l ý luận, luận án được nghiên cứu trên hai cơ sở lý thuyết, đó là Ngôn ngữ học tiếp xúc (Contact Linguistics), trước đây được gọi là lý thuyết Tiếp xúc ngôn ngữ (Theory of Language Contact), và lý thuyết Ngôn ngữ học đối chiếu (Theory of Contrastive Linguistics). Lý thuyết Tiếp xúc ngôn ngữ được đánh dấu bằng công trình của H. Schuchargt (1842-1927) về ngôn ngữ pha trộn (mixed language), về các biến thể pidgin và créole của ngôn ngữ và được phát triển thành một lý thuyết qua công trình Language in contact: Findings and Problems (1953) của U. Weinreich được xuất bản ([142], tr.1). Lý thuyết này được sử dụng xuyên suốt luận án và sẽ được mô tả chi tiết ở chương 1. Lý thuyết Ngôn ngữ học đối chiếu là khuynh hướng nghiên cứu theo hướng thực hành ngôn ngữ (practice-oriented approach) nhằm mô tả những tương đồng và khác biệt giữa các ngôn ngữ ([157]). Lý thuyết này được sử dụng trong luận án khi khảo sát những khác biệt giữa hai ngôn ngữ KV trong các hiện tượng hòa mã, chuyển mã, chuyển di và giao thoa, vay mượn và sao phỏng. 7. Phương pháp nghiên cứu Về mặt phương pháp, luận án có sự kết hợp giữa định lượng và định tính, trên cơ sở các giáo trình về phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội ([63]; [110]). Sự kết hợp này được mô tả chi tiết trong công trình của Robert Murray Thomas ([180]). Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu còn có sự tham khảo các bài giảng về 8 nghiên cứu định lượng và định tính của PGS.TS Phan Thị Yến Tuyết, và TS. Phan Ngọc Lan (trong chương trình Cao học Việt Nam học, năm 2010). 7.1 Hướng tiếp cận định lượng Ở hướng định lượng, dữ liệu được thu thập qua phương pháp thống kê xã hội học như là phương pháp chủ đạo. Phương pháp này lấy cơ sở trên việc chọn mẫu phân tầng, sử dụng bảng hỏi tổng hợp và việc xử lý số liệu bằng phần mềm MS Excel và SPSS. Chọn mẫu: Mẫu được chọn theo từng phân tầng, với tỷ lệ lấy từ cơ cấu toàn ĐBSCL (trên cơ sở Niên giám thống kê năm 20074 của 3 tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng và An Giang). Cách chọn mẫu theo phương pháp phân tầng này có thể nói là phù hợp với tính chất và quy mô nghiên cứu, cũng như số lượng đối tượng nghiên cứu. Do các mẫu được chọn trên cơ sở phần trăm các tiêu chí, nghĩa là tập hợp mẫu phản ánh cấu trúc của toàn bộ đối tượng nghiên cứu, nên kết quả nghiên cứu thu được về mặt lý thuyết mới có thể khái quát được cho toàn bộ đối tượng nghiên cứu. Tuy vậy, chúng tôi vẫn nhấn mạnh đến tính chất tương đối của nghiên cứu định lượng, do số lượng mẫu là ít so với tập hợp đối tượng nghiên cứu. Ba phân tầng được sắp xếp theo thứ tự như sau: - Phân tầng thứ nhất – giới tính, có hai biến độc lập là nam và nữ. - Phân tầng thứ hai – nghề nghiệp. Ở phân tầng này có sự phân biệt nhỏ giữa nam – nữ bởi tính chất hoạt động nghề nghiệp khác nhau. Đối với nam, các biến được chọn là nông dân; người buôn bán; cán bộ địa phương; sư sãi, giáo viên; lái xe ôm, xe ba gác và người làm thuê làm mướn. Đối với nữ, đó là các biến nông dân; người buôn bán; cán bộ địa phương; giáo viên; làm thuê làm mướn; nội trợ. - Phân tầng thứ ba – độ tuổi. Phân tầng này bao gồm 3 biến tố, thể hiện ở 3 nhóm: 1 – 30 tuổi; 31 – 60 tuổi, trên 60 tuổi. Sau khi các mẫu đã được phân bổ, thì việc chọn mẫu tiếp theo dựa trên nguyên tắc ngẫu nhiên và thuận lợi: bên trong mỗi nhóm, chúng tôi chọn phỏng vấn và thu thập thông tin ở những người chúng tôi gặp, miễn là những người này thỏa 9 mãn các yêu cầu của biến và có khoảng cách không gian đã được khoanh vùng. Sau khi tính được tỷ lệ mẫu theo từng biến tố, 300 mẫu đã được chọn (và 30% mẫu dự phòng - để đảm bảo mỗi biến có ít nhất là 1 mẫu dự phòng), và được phân bổ đều cho 3 xã của ba trường hợp nghiên cứu điển hình sẽ được đề cập ngay sau đây. Việc phân bố 300 mẫu trên được thể hiện ở Phụ lục 2. Nghiên cứu đa trường hợp: Một số trường hợp điển hình có những điểm tương đồng và cả dị biệt đã được chọn để nghiên cứu. Do địa bàn nghiên cứu rất rộng, nên chỉ 3 huyện được chọn nghiên cứu điển hình, đó là các huyện Trà Cú (tỉnh Trà Vinh), huyện Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) và huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang), là các huyện đông đồng bào Khmer nhất ở ĐBSCL. Trong các huyện đó, 3 xã được chọn để triển khai nghiên cứu định lượng. Ba xã này chưa hẳn đã thể hiện hết các đặc thù của ĐBSCL, vì vậy, trừ các nghiên cứu định lượng, các nghiên cứu mô tả, định tính còn sử dụng cả dữ liệu ở các địa phương khác nữa. Các xã trên được lựa chọn dựa trên một số đặc điểm tương đồng và đại diện, sẽ được đề cập chi tiết hơn ở chương 1 của luận án. Bảng hỏi phỏng vấn 300 mẫu có thể thấy ở Phụ lục 3a. 7.2 Hướng tiếp cận định tính Nghiên cứu ngôn ngữ học điền dã: Phương pháp này thường được sử dụng trong nghiên cứu thực địa, nhất là nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc. Nó bao gồm việc quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, thu âm ngữ liệu, quan sát các tình huống giao tiếp, chụp và sao lưu tài liệu để tiến hành phân tích. Phương pháp này được sử dụng trong luận án để đi sâu vào chi tiết và kiểm chứng, mô tả thêm về kết quả định lượng. Nghiên cứu tư liệu: Phương pháp này được sử dụng trong việc tham khảo các công trình nghiên cứu l ý thuyết và thực tiễn trước đó về tiếng Việt, tiếng Khmer cũng như song ngữ nói chung. Phần lớn chương 4 của luận án sử dụng phương pháp này. Nghiên cứu hồi cố (lịch sử lời kể): Phương pháp này được sử dụng ở các cuộc phỏng vấn sâu nhằm tìm lại những thông tin trong quá khứ. Đặc biệt, phương 10 pháp này được chúng tôi sử dụng trong việc mô tả sự khác biệt của tình hình sử dụng cũng như khả năng song ngữ của người Khmer trong hiện tại và trong quá khứ, trong khảo sát sự biến đổi ngôn ngữ, cũng như những nghiên cứu về song ngữ KV trước 1975. 7.3 Các phần mềm xử lý thông tin. Luận án cũng sử dụng một số phần mềm để xử lý các dạng thông tin, ngữ liệu, số liệu khác nhau: Phần mềm xử lý ngữ âm Praat: PRAAT (Tiếng Hà Lan nghĩa là "NÓI") được sử dụng trong luận án để phân tích các mẫu âm thu được khi nghiên cứu về giao thoa ngôn ngữ và lỗi phát âm của người Khmer song ngữ. Speech Tools: Speech Tools là bộ các ứng dụng do Hội ngữ học Mùa hè phát triển, được sử dụng để tìm ra sự biến đổi thanh điệu, sự khác biệt phương ngữ giữa các phương ngữ Khmer Nam Bộ và một số dấu hiệu đơn tiết hoá. MS. Excel: Đây là một sản phẩm phần mềm phục vụ cho thống kê, tính toán bằng bảng biểu. Phần mềm này được sử dụng để thống kê và phân loại người song ngữ cũng như một số phân tích số liệu về từ vay mượn và hoà mã. MapInfo (Thông tin bản đồ) MapInfo Professional là phần mềm hệ thống thông tin địa lí do công ty MapInfo (nay là Pitney Bowes) sản xuất. Đây là phần mềm vẽ và biên tập các bản đồ. MapInfo được sử dụng với sự hỗ trợ của Google Earth để xác định các vùng song ngữ KV trong các nghiên cứu trường hợp. 8. Cấu trúc luận án Cấu trúc luận án gồm 4 chương (không kể phần dẫn nhập và kết luận): Chương 1: BỐI CẢNH TIẾP XÚC NGÔN NGỮ VIỆT – KHMER Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Chương này giới thiệu về lý thuyết tiếp xúc ngôn ngữ, mô tả bối cảnh và môi trường tiếp xúc ngôn ngữ KV, mô tả và đối chiếu các đặc điểm của tiếng Việt và tiếng Khmer trong tiếp xúc cũng như hệ quả và xu hướng biến đổi do quá trình tiếp xúc ngôn ngữ tạo nên. Ngoài ra, chương còn dành một phần quan trọng để xác định loại hình cảnh huống tiếng Khmer dựa trên một số tiêu chí phổ quát. 11 Chương 2: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CỘNG ĐỒNG SONG NGỮ KHMER – VIỆT Ở ĐBSCL. Chương này đề cập đến các môi trường (địa lý và xã hội), nơi hai ngôn ngữ KV tiếp xúc với nhau. Các kiểu loại người Khmer và các nhóm người Khmer về mặt song ngữ cũng được phân loại trên cơ sở nghiên cứu định tính. Cuối chương là nghiên cứu về vị thế và sự phân công chức năng của tiếng Việt và tiếng Khmer ở ĐBSCL. Chương 3: MỘT SỐ HỆ QUẢ CỦA SỰ TIẾP XÚC NGÔN NGỮ KHMER- VIỆT Ở ĐBSCL. Chương này đề cập đến các khái niệm về mặt lý thuyết liên quan đến các ngôn ngữ trong môi trường song ngữ, mô tả các hiện tượng khác nhau trong giao tiếp song ngữ KV tại địa phương. Một phần của chương được dành để nghiên cứu về các hiện tượng giao thoa và lỗi phát âm của người song ngữ Khmer nói tiếng Việt và của học sinh dân tộc Khmer viết tiếng Việt. Chương 4: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH VÀ GIÁO DỤC SONG NGỮ KHMER-VIỆT Ở ĐBSCL. Vấn đề thực tiễn được rút ra trên cơ sở kết quả nghiên cứu của luận án, bao gồm những đề xuất thực tiễn cho chính sách ngôn ngữ, chính sách giáo dục song ngữ và một số giải pháp cho việc dạy và học tiếng Việt và tiếng Khmer. Cuối cùng là phần kết luận, thư mục tham khảo và hơn 10 phụ lục minh hoạ thêm cho nội dung của luận án. 12 Chương 1: BỐI CẢNH TIẾP XÚC NGÔN NGỮ KHMER-VIỆT Ở ĐBSCL Ở Đông Nam Á và ở Việt Nam, lịch sử tiếp xúc giữa các ngôn ngữ đã được quan tâm nghiên cứu, bởi quá trình này là tác nhân quan trọng của sự biến đổi của các ngôn ngữ trong khu vực, trong đó có tiếng Việt và tiếng Khmer. Từ những cơ sở lý thuyết về ngôn ngữ học tiếp xúc, chương này sẽ giới thiệu bối cảnh nơi sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Khmer diễn ra. 1.2 Ngôn ngữ học tiếp xúc 1.2.1 Các định nghĩa và khái niệm Tiếp xúc ngôn ngữ, ở góc độ nhân học văn hóa, được xem là một bộ phận của quá trình tiếp biến văn hoá (acculturation). Việc nghiên cứu vấn đề này là nhiệm vụ của Ngôn ngữ học tiếp xúc (Contact Linguistics), và các cơ sở lý thuyết đúc kết được đã xây dựng nên lý thuyết Tiếp xúc ngôn ngữ (Theory of Language Contact). Lịch sử nghiên cứu tiếp xúc ngôn ngữ đã được Winford D. ([184]) mô tả một cách chi tiết5, trong đó cho thấy công trình xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX của H. Schuchardt (1842-1927) về “sự pha trộn ngôn ngữ” là nghiên cứu tiên phong (theo Bùi Khánh Thế, trong [112], tr.11). Sau đó, các tác giả Boudouin de Courtenay (1845-1929) với “Bàn về tính chất pha trộn của tất cả các ngôn ngữ” (1900), “Bàn về khái niệm pha trộn ngôn ngữ” (1926 và 1958), rồi L.V. Scerba (1880-1940) với “Thổ ngữ Đông Lugits” (1915) là những tác giả đặt tiền đề cho con đường Ngôn ngữ học tiếp xúc được hình thành. Theo Bùi Khánh Thế ([112], tr.12), từ tiếp xúc (contact), thuật ngữ mở đầu cho khuynh hướng nghiên cứu này xuất phát từ Martinet A. trong “Sự lan truyền ngôn ngữ và ngôn ngữ học cấu trúc” (1950). Tuy vậy, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng sự mở đầu đích thực của lý thuyết Tiếp xúc ngôn ngữ được đánh dấu bằng Language in contact: Findings and Problems (1953) của U. Weinreich6. Sau đó, hàng loạt công trình đã được xuất bản, trong đó gần đây và nổi bật nhất là các công trình của Sarah Thomason và Terrence Kaufman (1988)7, Sarah Thomason (2001)8, Winford D. (2002)9, Ghil'ad Zuckermann (2003)10. Tại 13 Việt Nam, Phan Ngọc, Phạm Đức Dương11, Bùi Khánh Thế thuộc nhóm người tiên phong nghiên cứu tiếp xúc ngôn ngữ và đặt những nền móng lý thuyết và thực tiễn thông qua các nghiên cứu của mình. Tiếp theo họ, nhiều công trình, như đã được nêu ở phần dẫn nhập của luận án, cho thấy Ngôn ngữ học tiếp xúc đã đặt nền móng vững chắc ở Việt Nam, cho dù những nghiên cứu theo hướng này đến nay vẫn chưa nhiều. Để tìm hiểu về vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ, có lẽ cần phải điểm qua một số định nghĩa cơ bản. Theo từ điển International Encyclopedia of Linguistics (quyển 4, tr. 310) thì tiếp xúc ngôn ngữ là: “cảnh huống kề cận nhau về mặt địa lý và về mặt xã hội của các ngôn ngữ hoặc phương ngữ, mức độ song ngữ dần xuất hiện trong phạm vi cộng đồng, và do vậy các ngôn ngữ bắt đầu ảnh hưởng với nhau (như vay mượn từ hoặc thay đổi trong cách phát âm.” Từ điển Bách khoa Toàn thư thuộc Viện Từ điển học và Bách khoa thư (Việt Nam) định nghĩa tiếp xúc ngôn ngữ là: “quá trình ảnh hưởng, thâm nhập, thậm chí thay thế lẫn nhau giữa các ngôn ngữ, do trong các điều kiện lịch sử, xã hội nhất định, các chủ nhân của những ngôn ngữ này bằng nhiều hình thức, trạng huống khác nhau đã tiến hành việc giao tiếp bằng lời với nhau. Tiếp xúc ngôn ngữ là hiện tượng phổ biến đối với toàn bộ ngôn ngữ nhân loại và là một tác nhân khá quan trọng làm cho từng ngôn ngữ biến đổi và phát triển. Các hiện tượng ngôn ngữ thường gặp khi nảy sinh tiếp xúc ngôn ngữ: vay mượn, sao phỏng, giao thoa, hoà trộn, lai tạp hoặc thay thế hoàn toàn.”12 Bùi Khánh Thế ([112], tr.13) cũng dẫn ra hai định nghĩa về tiếp xúc ngôn ngữ, trong đó, theo O.S. Akhmanova (1966) , tiếp xúc ngôn ngữ là: “sự tiếp hợp nhau giữa hai ngôn ngữ do những điều kiện cận kề về mặt địa lý, sự tương cận về mặt lịch sử, xã hội dẫn đến nhu cầu của các cộng đồng người vốn có những thứ tiếng khác nhau phải giao tiếp với nhau.” 14 còn từ điển Bách khoa về ngôn ngữ học (tiếng Nga do V.N. Jarceva chủ biên, 1990 - trích theo Bùi Khánh Thế trong [112], tr.13) thì viết: “sự tác động qua lại giữa hai hoặc nhiều ngôn ngữ, tạo nên ảnh hưởng đối với cấu trúc và vốn từ của một hay nhiều ngôn ngữ. Những điều kiện xã hội của sự tiếp xúc ngôn ngữ được quy định bởi yêu cầu cần thiết phải giao tiếp lẫn nhau giữa những thành viên thuộc các nhóm dân tộc và ngôn ngữ do những nhu cầu về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội v.v. thúc đẩy.” Tuy các định nghĩa trên có khác về nguồn gốc, thời điểm và cách tiếp cận, nhưng tất cả đều đề cập đến góc độ môi trường xã hội của sự tiếp xúc và đến những ảnh hưởng qua lại của các ngôn ngữ trong tiếp xúc. Đó chính là những đối tượng trung tâm mà Ngôn ngữ học tiếp xúc nghiên cứu. 1.2.2 Các lĩnh vực nghiên cứu của Ngôn ngữ học tiếp xúc Bằng việc tổng hợp tư liệu có được (Từ điển trực tuyến Wikipedia, các định nghĩa ở trên, các bài viết, công trình của các tác giả trong và ngoài nước, và nhất là từ mục lục của các sách chuyên khảo kinh điển), có thể thấy Ngôn ngữ học Tiếp xúc quan tâm nghiên cứu các địa hạt sau: Nghiên cứu môi trường. Môi trường địa lý, lịch sử, kinh tế, xã hội, chính trị của sự tiếp xúc được quan tâm nghiên cứu, mô tả, phân loại nhằm tìm ra bản chất của sự tiếp xúc ngôn ngữ. Đó có thể là môi trường cá nhân (lịch sử tiếp xúc ngôn ngữ trong mỗi cá nhân, vấn đề tâm lý và bản sắc cá nhân giữa các ngôn ngữ tiếp xúc), môi trường cộng đồng (trong đó có môi trường gia đình, hàng xóm, cộng đồng địa phương, cộng đồng xã hội rộng lớn, cộng đồng quốc gia và khu vực). Các nghiên cứu ở góc độ này có thể sẽ mô tả những yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội ảnh hưởng đến sự tiếp xúc, mô tả và phân loại các môi trường tiếp xúc, các đối tượng tiếp xúc và các không gian (khu vực địa lý) của sự tiếp xúc, vị thế và sức mạnh của các ngôn ngữ trong mối tương quan lẫn nhau. Nghiên cứu biến đổi. Các hiện tượng của tiếp xúc ngôn ngữ liên quan đến 3 vấn đề: 15 - Sự duy trì ngôn ngữ nghiên cứu về các vấn đề vay mượn từ vựng, phổ biến cấu trúc hay vay mượn cú pháp, sự chuyển di và giao thoa v.v. - Sự biến đổi ngôn ngữ nghiên cứu về sự phát triển quy tụ và khuếch tán, sự chuyển mã, sự hoà mã v.v. - Sự tạo mới ngôn ngữ nghiên cứu về các ngôn ngữ pha trộn, sự thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, sự bào mòn ngôn ngữ, sự diệt vong của một ngôn ngữ, hiện tượng bồi hoá ngôn ngữ (pidginization), sự nảy sinh créole. Nghiên cứu hoạch định. Hướng nghiên cứu này quan tâm đến các vấn đề vĩ mô như kế hoạch hoá ngôn ngữ, lập pháp ngôn ngữ, ngôn ngữ và chính trị, ngôn ngữ và bản sắc văn hoá xã hội, duy trì bảo vệ các ngôn ngữ nguy cấp, phát triển, hiện đại hoá, trí tuệ hoá các ngôn ngữ giao tiếp v.v và v.v. 1.1.3 Các hệ quả của tiếp xúc ngôn ngữ Có rất nhiều hệ quả trực tiếp và gián tiếp của quá trình tiếp xúc, tuy nhiên, ba trong số các hệ quả có thể nói là trực tiếp và có tính chất quy luật là sự phát triển quy tụ, sự giao thoa ngôn ngữ và song ngữ. (Rozentzzveig V. 1972, trích theo [112], tr. 14; [94], [104]). 1.1.3.1 Phát triển quy tụ (convergence) Khi tiếp xúc với một cường độ và thời gian nhất định, hai ngôn ngữ sẽ có những biến đổi theo xu thế giống nhau và làm cho một số đặc điểm của chúng gần nhau hơn. Hiện tượng này được gọi là sự phát triển quy tụ (hay hội tụ). Khái niệm này luôn gắn liền với khái niệm khu vực ngôn ngữ (linguistic area) hay liên minh ngôn ngữ (sprachbund). Liên minh ngôn ngữ thường là một khu vực gồm những ngôn ngữ cận kề về địa lý, có thể có hoặc không có quan hệ về nguồn gốc với nhau ([141]). Vùng ngôn ngữ gồm các tiếng Trung Quốc, Việt, Hàn, Nhật, hay vùng ngôn ngữ Đông Nam Á là các thí dụ về một liên minh ngôn ngữ trong đó các ngôn ngữ có khuynh hướng phát triển xích lại gần nhau và tham gia vào cùng một khuynh hướng phát triển. Giữa tiếng Thái, tiếng Việt và một số ngôn ngữ trong khu vực Đông Nam Á, sự phát triển hội tụ trong liên minh ngôn ngữ này chính là sự hình thành thanh điệu và đơn tiết hoá. 16 Bùi Khánh Thế ([92], [93], [94]) sau một số nghiên cứu đã nhận xét rằng xu hướng phát triển quy tụ của các ngôn ngữ ở Việt Nam và trong khu vực Đông Nam Á là có quy luật và là xu hướng chủ đạo. Myers-Scotton ([167], tr.271) đã dành hẳn một chương nói về hiện tượng quy tụ này và đã phát biểu rằng quy tụ là thứ ngôn ngữ của những người song ngữ bao gồm trong nó tất cả những hình thức bề mặt từ một ngôn ngữ, nhưng với những bộ phận của cấu trúc từ vựng trừu tượng nằm bên dưới những khuôn mẫu bề mặt đến từ một ngôn ngữ khác. Mayers-Scotton cho rằng quy tụ là một trong hai quá trình bao gồm sự quy tụ và sự bào mòn ngôn ngữ. 1.1.3.2 Giao thoa ngôn ngữ (interference) Đã có những cách hiểu, những định nghĩa khác nhau về hiện tượng giao thoa trong ngôn ngữ, và không phải lúc nào những cách hiểu và định nghĩa này cũng thống nhất, ít nhất là ở các tác giả chúng tôi tham khảo, như Postman L. ([171]), R. Wardhaugh R. ([182]), cũng như một số tác giả khác chưa tiếp cận được tài liệu như Pimsen Buarapha (2006), Lehiste I. (1988), Thomason và Kaufman (1991). Một cách ngắn gọn, giao thoa là sự ảnh hưởng của ngôn ngữ cho lên ngôn ngữ nhận trong quá trình chuyển di một hình thái nào đó. Nguyễn Văn Khang ([56], tr.45-47) đã tổng thuật hai bình diện của giao thoa: bình diện thứ nhất, coi giao thoa là “hiện tượng tác động qua lại giữa cấu trúc và các yếu tố trong cấu trúc của hai (hoặc hơn hai) ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp của cư dân song ngữ” – đây là bình diện thuần tuý ngôn ngữ học; và bình diện thứ hai, bình diện ngôn ngữ học xã hội, trong đó việc nghiên cứu giao thoa sẽ làm “sáng tỏ toàn bộ những hiểu biết về hai (hoặc trên hai) ngôn ngữ”. Hiện tượng giao thoa ngôn ngữ sẽ được đề cập ở chương 3. 1.1.3.3 Song ngữ (bilingualism) Song ngữ đôi khi được hiểu và nghiên cứu như là một khái niệm bao hàm cả những vấn đề giao thoa và quy tụ. Phan Ngọc, Phạm Đức Dương ([78], tr.55) cho rằng “Cơ sở của lý luận tiếp xúc ngôn ngữ là hiện tượng song ngữ”. Ở Việt Nam và trên thế giới, số lượng các chuyên khảo về ngôn ngữ học xã hội và về vấn đề song ngữ nhiều bao nhiêu, thì những định nghĩa và cách tiếp cận song ngữ cũng nhiều gần như vậy. Song ngữ là kết quả trực tiếp, cơ bản và rõ rệt nhất của sự tiếp xúc 17 ngôn ngữ. Từ điển The Encyclopedia of Language and Linguistics (năm 1994, cuốn 1, tr. 354) định nghĩa song ngữ (hay đa ngữ) là “sự cùng tồn tại của hai hay hơn hai ngôn ngữ được sử dụng bởi các cá nhân và các nhóm trong xã hội”, và theo chúng tôi, định nghĩa này đã bao hàm đầy đủ mà súc tích nội dung của song ngữ. Đối với nghiên cứu song ngữ ở Việt Nam, Hoàng Tuệ ([114]) đã gợi ý vấn đề song ngữ là vấn đề mang tính chất xã hội – tâm lý. Vương Toàn ([104]) đã mô tả một cách đầy đủ các vấn đề cần nghiên cứu của hiện tượng song ngữ trong bài viết “Về hiện tượng song ngữ” như nó được hiểu trong ngôn ngữ học hiện đại. Về mặt nghiên cứu thực tiễn, Bùi Khánh Thế, từ rất sớm (các năm 1973, 1975, 1976, 1978), đã có một số bài nghiên cứu về song ngữ ở miền Nam trong đó đặc biệt là nghiên cứu về song ngữ Chăm – Việt. Đây có thể nói là nghiên cứu điển hình, bao hàm đầy đủ những mối quan tâm của Ngôn ngữ học Tiếp xúc và nhất là về mặt thực tiễn đã đưa ra được một mô hình nghiên cứu song ngữ, trong đó nghiên cứu song ngữ không thể tách rời việc mô tả tỉ mỉ môi trường song ngữ, và cũng không thể tách rời với nghiên cứu chính sách để đưa vào ứng dụng thực tiễn. Nguyễn Văn Khang ([56]) đã thể hiện vấn đề song ngữ một cách cân đối giữa hai bình diện cá nhân và cộng đồng, cũng như giới thiệu các vấn đề cần nghiên cứu bên trong và chung quanh hiện tượng này. Về nội dung nghiên cứu của song ngữ, khuynh hướng nghiên cứu hiện đại ([138], [156], [172], [176]) nhìn nhận song ngữ ở hai mặt: bản chất cá nhân và bản chất xã hội, và thể hiện quan điểm này thành hai thuật ngữ: song ngữ cá nhân (individual bilingualism, bilinguality13) và song ngữ xã hội (societal bilingualism, collective bilingualism). Nếu như song ngữ cá nhân nghiên cứu về các quá trình thụ đắc các ngôn ngữ, trạng thái hay mối tương quan giữa các ngôn ngữ, năng lực song ngữ và cách đo năng lực song ngữ, các kỹ năng song ngữ, tâm lý song ngữ, việc xử lý các ngôn ngữ trong hệ thần kinh, mối quan hệ giữa tiếng mẹ đẻ và các ngôn ngữ khác, mối quan hệ giữa song ngữ, nhận thức và tư duy v.v. thì song ngữ xã hội lại nghiên cứu về sự hình thành, tồn tại, biến đổi của các cộng đồng song ngữ, môi trường song ngữ với sự sản sinh ngôn ngữ mới, sự bồi đắp cho các ngôn ngữ, sự lụi 18 tàn, diệt vong, hồi sinh của các ngôn ngữ, sức sống ngôn ngữ trong cộng đồng song ngữ, các vấn đề song ngữ và song văn hoá, các vấn đề song ngữ và bản sắc, song ngữ và chính trị, các kiểu loại người song ngữ và vùng song ngữ, các hiện tượng diễn ra trong giao tiếp song ngữ, sự phân công chức năng xã hội của các ngôn ngữ trong cộng đồng .v.v. Song ngữ cá nhân được xem là nguyên nhân của sự tiếp xúc, còn song ngữ xã hội là kết quả của nó. Luận án của chúng tôi sẽ chỉ tập trung chủ yếu vào nghiên cứu một số mặt chủ yếu và cơ bản thuộc bản chất xã hội của hiện tượng song ngữ, và sẽ không đề cập nhiều đến vấn đề song ngữ cá nhân. 1.2 Bối cảnh tiếp xúc ngôn ngữ KV ở ĐBSCL 1.4.1 ĐBSCL và cộng đồng dân tộc Khmer 1.2.1.1 Lịch sử hình thành vùng ĐBSCL ĐBSCL, hay còn gọi là khu vực Tây Nam Bộ là một khu vực tương đối bằng phẳng, bao gồm 12 tỉnh và một thành phố14 trên một diện tích gần 40,000 km2 (11% diện tích cả nước). Lịch sử hình thành vùng ĐBSCL hiện nay được đánh dấu bằng sự xuất hiện của cư dân bản địa thuộc văn hoá Đồng Nai (từ khoảng 4000 năm đến 2500 năm trước). Từ thế kỷ thứ I đến thứ VI, ở ĐBSCL là sự xuất hiện của vương quốc Phù Nam (Funan), chủ nhân của nền văn hoá Óc Eo. Đến thế kỷ thứ VII, vương quốc Phù Nam bị Chân Lạp (Chenla, một thuộc quốc của Phù Nam của người Môn cổ và người Khmer cổ) xâm chiếm. Và cũng từ đó, khu vực rộng lớn này đã bị chia ra thành hai phần là Lục Chân Lạp (High Chenla) là lãnh thổ của CPC hiện nay, và Thủy Chân Lạp (Low Chenla) là khu vực ĐBSCL hiện nay. Từ khoảng thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ XIII, khu vực Thủy Chân Lạp là khu vực hoang vắng, và chỉ bắt đầu đón những nhóm nhỏ người Khmer từ CPC đến cư trú rải rác tại đây từ thế kỷ thứ XIII. Các nhóm dân cư này chạy từ thủ đô Angkor sau những cuộc nội chiến giữa các hoàng tộc CPC và nhất là để tránh cuộc chiến tranh với quân Xiêm. Từ cuối thế kỷ XV, khu vực ĐBSCL hình thành nên 3 vùng do sự rút dần của nước biển, và những nơi này thu hút ngày càng đông cư dân đến sinh sống. Đó là vùng Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau (chủ yếu là khu vực Sóc Trăng, Vĩnh Châu, 19 Vĩnh Lợi); vùng An Giang – Kiên Giang (Vọng Thê, Tri Tôn, Nhà Bàng), và vùng Trà Vinh. Đến thế kỷ XVI trở đi, cư dân Việt, từ Đàng Trong (chủ yếu là khu vực từ Quảng Ngãi trở vào) bắt đầu xuất hiện và khẩn hoang tại đây ([31]; [6], [74]). Như vậy, cư dân Khmer (từ thế kỷ XIII) và cư dân Việt (từ thế kỷ XVI) đã bắt đầu khai thác, khẩn hoang, canh tác. Có một đặc điểm giống nhau là cư dân nông nghiệp lúa nước, hai dân tộc này cùng khai thác và qua nhiều thế kỷ, cùng với sự bồi tích tự nhiên của biển Đông, đã biến vùng đất hoang sơ này thành một vùng đồng bằng trù phú. Và trong đó, dân tộc Việt là dân tộc chủ thể và chiếm đa số ở ĐBSCL. Còn dân tộc Khmer cũng là chủ nhân lâu đời của vùng đất này, với những đặc điểm riêng về kinh tế, văn hoá xã hội và cả ngôn ngữ. Trong ý thức của họ, nhất là sau khi chúa Nguyễn sát nhập vùng Biên Hoà, Gia Định, Hà Tiên vào lãnh thổ Việt Nam, đã phân biệt và nhận thức rõ tiếng nói giữa người Khmer miệt dưới (ở ĐBSCL) và người Khmer miệt trên (ở CPC). Cho đến nay, theo số liệu điều tra dân số 2007, tại ĐBSCL có hơn 17 triệu người, trong đó người Việt chiếm khoảng 15 triệu, người Khmer chiếm khoảng 1,2 triệu, người Hoa chiếm khoảng 800,000 và phần còn lại là các dân tộc Chăm, Chơ ro, Stiêng, Mnông, Nùng …. Cộng đồng người Khmer sống tập trung nhiều nhất ở hai tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh, ngoài ra còn sống rải rác ở một số huyện xã thuộc các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Cần Thơ, Tây Ninh (Xem Phụ lục 5a về sự phân bố người Khmer ở ĐBSCL, [100]). Từ những nhóm sống tách biệt, dần dần hình thành nên sự cộng cư ngày một dày đặc giữa hai (hoặc 3 dân tộc – bao gồm cả người Hoa, những người di cư ồ ạt từ khoảng nửa sau thế kỷ XVII) trong từng huyện từng xã, và sự cộng cư này càng được khuyến khích từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. 1.2.1.2 Lịch sử tiếp xúc ngôn ngữ KV ở ĐBSCL Như vậy, có thể thấy lịch sử tiếp xúc giữa hai dân tộc Việt và Khmer, mà cũng chính là sự tiếp xúc giữa 2 ngôn ngữ Việt và Khmer ở ĐBSCL bắt đầu từ khoảng thế kỷ XVI. Lịch sử tiếp xúc giữa 2 ngôn ngữ theo chúng tôi là một quá trình gồm những giai đoạn như sau: 20 - Hai ngôn ngữ tiếp xúc với nhau từ thế kỷ thứ XVI, XVII khi những nhóm cư dân ở Đàng Trong di cư xuống phía Nam và khai hoang. Theo “Lịch sử khẩn hoang Nam Bộ” ([73]), một phần ĐBSCL lúc bấy giờ chỉ là những giồng đất cao, và một phần vẫn còn nằm dưới biển. Khi đó, sự tiếp xúc giữa hai cộng đồng, với hai ngôn ngữ hoàn toàn khác biệt ở một khu vực vừa rộng lớn, vừa đầy rẫy những hiểm nguy, theo chúng tôi là không nhiều. - Cho đến đầu thập kỷ 1620, vương quốc của vua Khmer Chey Chettha II (1618- 1628) bắt đầu suy yếu do những cuộc xung đột với Thái Lan. Rồi đến cuối thế kỷ XVII, Mạc Cửu từ Lôi Châu (Trung Quốc) vượt biển chạy sang Chân Lạp lánh nạn, được vua Chân Lạp cho khai phá vùng Sài Mạc (khu vực Hà Tiên bây giờ). Về sau, khu vực này được mở rộng ra Phú Quốc, Rạch Giá, Cà Mau. Mạc Cửu được chúa Nguyễn phong làm Tổng binh trấn Hà Tiên. Sự di cư của người Hoa, một dân tộc vốn giỏi về thương nghiệp, đã tạo cơ hội cho sự giao lưu giữa người Việt và người Khmer có thêm điều kiện phát triển, và có lẽ từ đó những tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ cũng dần dần hình thành, và hoàn toàn mang tính tự phát. ([6]; [64]) - Cho đến 1698, Nguyễn Hữu Cảnh do nhà Nguyễn ở triều đình Huế phái đi bắt đầu đặt những trạm thu thuế, mở đầu cho sự thành lập bộ máy hành chính ở khu vực Sài Gòn. Đến giữa thế kỷ XVIII về cơ bản, chúa Nguyễn đã nắm giữ toàn bộ vùng ĐBSCL. Chúa Nguyễn chia vùng Nam Bộ ra làm 3 trấn: Biên Hòa, Gia Định, Hà Tiên. Cuối cùng, đến 1802, khi Nguyễn Ánh trở thành vua Gia Long và thống nhất toàn bộ khu vực ĐBSCL, thì làn sóng dân cư người Việt đến định cư khẩn hoang ở đây ngày càng đông, và tiếng Khmer và tiếng Việt đã có những tiếp xúc mạnh mẽ và hình thành nên nhiều nhóm song ngữ, nhiều khu vực song ngữ mạnh. - Đến cuối thập kỷ 50 của thế kỷ XVIII, thực dân Pháp bắt đầu xâm lược Đông Dương và đặt chế độ bảo hộ của mình. Và cũng từ đó, cho đến hết chiến tranh Việt Nam, sự tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ phát triển mạnh, hình thành nên những cộng đồng song ngữ. Chính sách “chia để trị” của thực dân Pháp, cũng như chính sách “Việt Nam hoá chiến tranh” và “chiến tranh tổng lực” của đế quốc Mỹ đã cùng lúc vừa chia rẽ hai dân tộc Việt và Khmer, nhưng cũng đồng thời là cơ hội để hai dân 21 tộc gần nhau hơn trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm ([117], [118]). Sự tiếp xúc ngôn ngữ nhờ đó mà phát triển ngày càng mạnh hơn về nhiều mặt. - Từ sau 1975 đến nay, với các chính sách bình đẳng dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam, tiếng Khmer đã được đưa vào sử dụng trong trường học, trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, tivi), sự tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ bước sang trang mới, và giảm dần tính tự phát cũng như được định hướng hơn trong khuynh hướng chung về vấn đề ngôn ngữ và dân tộc của một quốc gia đa dân tộc, thống nhất trong đa dạng như Việt Nam. Tầng lớp trí thức Khmer song ngữ tạo điều kiện cho sự phát triển của song ngữ KV. Hai ngôn ngữ Việt và Khmer, đối với phần đông đồng bào Khmer, đều là những ngôn ngữ được sử dụng trong giao tiếp. Song ngữ KV đi vào đời sống của cả hai dân tộc, thể hiện qua hệ thống vay mượn, nhân danh, địa danh, tài liệu song ngữ v.v. Sự tiếp xúc trong nhiều thế kỷ và liên tục như vậy đã mang đến những kết quả không chỉ ở sự biến đổi ngôn ngữ mà ở nhiều góc độ khác nữa. Ở hệ thống tên gọi, người Khmer sống ở ĐBSCL ngày càng có khuynh hướng đặt tên theo tiếng Việt. Đây là một minh chứng quan trọng cho tính chất hoà đồng dân tộc cũng như cho chiều sâu của sự tiếp xúc. Nghiên cứu trên 2200 tên của người Khmer tại xã Tập Sơn (huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) cho thấy xu hướng người Khmer được đặt tên tiếng Việt ngày càng tăng lên: 43% những người sinh từ năm 1941 đến 1950 được đặt tên theo tiếng Việt, trong khi tỷ lệ này từ những năm 2001-2008 là 83%. 2.1: Tỷ lệ người Khmer có tên tiếng Việt (từ 2200 mẫu) ở xã Tập Sơn. 22 Ở góc độ địa danh, chiều sâu trong sự tiếp xúc thể hiện ở số lượng các địa danh có gốc Khmer hay chuyển dịch từ tiếng Khmer (Trương Vĩnh Ký ([187]), Bùi Đức Tịnh ([103]), Vương Hồng Sển ([84]), Trịnh Hoài Đức ([32]), Lê Trung Hoa ([42], [43]), các cuốn địa chí các tỉnh An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh...). Rất nhiều địa danh từ cấp thành phố, tỉnh, đến các ấp có nguồn gốc Khmer nhưng được Việt Hoá. Thí dụ: Mỹ Tho < /m so/; Sóc Trăng < /srɔk khleaŋ/; Cần giờ < /phnɔr kansɔ/; Sài Gòn < /prɛi nɔkɔr/ ; Trà Cú < /tku/; Cà Mau < /tɨk kmao/; Sa Đéc < /phsa dk/; Kế Sách < /ksak/. (Xem thêm Phụ lục 14). Ở góc độ cộng đồng, người Khmer có khả năng sử dụng hai ngôn ngữ khi giao tiếp chiếm tỷ lệ cao. Ở những khu vực có đông đồng bào Khmer sinh sống, đa số các vùng địa lý đều là vùng song ngữ. Các vấn đề về thành phần người Khmer song ngữ và vùng địa lý song ngữ sẽ được khảo cứu một cách chi tiết ở chương 2. Ở góc độ sự biến đổi giữa các ngôn ngữ, các hiện tượng sao phỏng, hoà mã, chuyển mã, cũng như những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực giữa hai ngôn ngữ diễn ra rất phong phú và đa dạng. Đó là hệ quả của sự tiếp xúc KV và sẽ được khảo cứu ở chương thứ 3 của luận án này. 1.2.1.3 Vài nét về người Khmer ở ĐBSCL Cộng đồng dân tộc Khmer là một trong những dân tộc có số lượng người lớn nhất Việt Nam. Dưới đây là một số nét sơ lược về cộng đồng này, làm cơ sở cho nghiên cứu song ngữ của luận án. Về mặt dân cư, người Khmer hiện nay khoảng 1,2 triệu người, sống tập trung ở các tỉnh Sóc Trăng (hơn 300 ngàn người), Trà Vinh (hơn 290 ngàn người), Kiên Giang (gần 200 ngàn người), An Giang (gần 90 ngàn), Bạc Liêu (gần 58 ngàn) và các tỉnh khác. Về mặt cư trú, người Khmer sinh sống chủ yếu ở ba vùng là vùng nội địa, vùng ven biển và vùng biên giới Tây Nam. Ở vùng nội địa, họ thường tụ cư thành những nhóm gia đình gồm một số gia đình, thường là có quan hệ thân tộc, tạo nên các phum và sóc (srok). Các phum và sóc trước đây đều có người quản trị, là các mê phum, mê sóc. Người Khmer sống theo 5 hình thức cư trú khác nhau: trên giồng đất, 23 trên đất ruộng, dọc theo kênh và lạch nhỏ, dọc theo trục lộ giao thông và theo dạng vành khăn ven chân núi. Tuy nhiên, hiện nay, người Khmer ngày càng có xu hướng cư trú theo hình thức hỗn hợp và xen kẽ với người Việt, người Hoa. Về mặt tôn giáo, tín ngưỡng, người Khmer theo Phật giáo Nam Tông (Theravada). Chùa Khmer (hiện nay khoảng gần 500 chùa ở ĐBSCL) đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần của người Khmer. Chùa Khmer là trung tâm của cộng đồng Khmer ở các địa phương. Đứng đầu mỗi chùa là một vị sư cả, dưới là các sư sãi. Ngoài ra, còn có một ban quản trị chùa (kna kômaka wat) lo việc trị sự trong chùa. Đàn ông Khmer đến tuổi thì thường đi tu một thời gian để tu thân và cũng là để trả hiếu cho cha mẹ. Đi tu làm cho đàn ông Khmer không những có giá trị hơn, có đạo đức hơn, mà đa số qua thời gian đi tu học được chữ viết Khmer và tiếng Phạn. Ngoài tôn giáo, người Khmer còn có tín ngưỡng thờ cúng arăk, neak ta, tevâna. Về mặt văn hoá, người Khmer Nam Bộ có nhiều giá trị vật chất lẫn tinh thần. Bữa ăn của người Khmer thường có cơ cấu cơm – rau – cá, và cũng như người Việt, cơm là lương thực chính. Người Khmer thường sử dụng các loại mắm, nước dừa làm nguyên liệu chế biến thức ăn, trong đó đặc trưng nhất là mắm bò hóc (prahok). Trang phục truyền thống của người Khmer cũng dễ phân biệt với các dân tộc khác và được sử dụng trong các dịp lễ Tết, đám cưới v.v. Về nhà ở, hầu hết ở ĐBSCL, người Khmer làm nhà đất mái lá rất đơn giản. Tuy nhiên, kiến trúc Khmer trong các chùa lại phản ánh một nghệ thuật tinh xảo và độc đáo. Đối với phương tiện đi lại, do địa hình có nhiều kênh rạch, nên các loại thuyền “tắc ráng”, “đuôi tôm” rất phổ biến, đặc biệt là ghe “ngo” nổi tiếng thường được biết đến trong các lễ hội đua ghe ngo ở các địa phương. (Xem thêm [119]). Về lễ hội: Người Khmer có nhiều lễ hội, và lễ hội là một phần sinh hoạt văn hoá cộng đồng của họ. Các lễ hội của người Khmer thường có nguồn gốc Phật Giáo, Bà la môn Giáo hay nguồn gốc tín ngưỡng nông nghiệp. Từ các lễ Chol Chnăm Thmây, Đôn ta, Ok om bok, đến các lễ sơ sinh, cầu an, lễ xuất gia, lễ núi ngàn, lễ đại cầu siêu luôn thu hút nhiều người tham gia. Đặc biệt, bên cạnh các lễ hội đó, các 24 hình thức thể thao, nghệ thuật cũng phổ biến, làm tăng thêm tính cộng đồng của người Khmer. Trong quá trình tiếp xúc với người Việt và Hoa, người Khmer Nam Bộ cũng dần dần đưa vào trong văn hoá của mình một số giá trị và biểu tượng, cũng như tham gia vào các lễ hội văn hoá của các dân tộc khác. Về truyền thống gia đình, gia đình Khmer bao gồm 2 loại chủ yếu là gia đình hạt nhân và gia đình phức hợp. Điểm đặc biệt của người Khmer là không có sự phân biệt tử hệ mà là song hệ, khác với tính chất phụ hệ hay mẫu hệ ở các dân tộc khác. Văn hoá gia đình Khmer mang đậm nét văn hoá Phật giáo trong cách ứng xử, trong quan hệ, trong các nghi lễ vòng đời. Về cơ cấu nghề nghiệp, nông nghiệp giữ vai trò quan trọng, bên cạnh đó, người Khmer cũng có một số hoạt động khác như chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản, thủ công nghiệp và một bộ phận buôn bán nhỏ. Thí dụ, theo nghiên cứu của Đinh Lê Thư ([100], tr.35-36), trong số 1675 người Khmer trong độ tuổi lao động ở hai huyện Trà Cú và Châu Thành (Trà Vinh), thì cơ cấu nghề nghiệp như sau: Nông nghiệp (65,2%), tiểu thủ công nghiệp (4,8%), công nhân viên (3,4%), nghề không ổn định (19,6%), thất nghiệp hoặc không xác định nghề nghiệp (7%). Về chỉ số phát triển, theo Đặng Quốc Bảo ([100], tr. 39), chỉ số phát triển giáo dục của 5 tỉnh Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và An Giang là 0,77 (chỉ số G), và chỉ số phát triển kinh tế (K) là 45,6. Các chỉ số này là thấp nhất trong 8 vùng kinh tế của cả nước ([100], bảng 1.2, tr.38). 1.4.2 Các trường hợp nghiên cứu điển hình Do tính chất rộng lớn của địa bàn nghiên cứu, để triển khai đề tài, chúng tôi đã chọn 3 trường hợp nghiên cứu điển hình, đó là các xã Tập Sơn (huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh), xã Vĩnh Châu (huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) và xã Cô Tô (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang). Nếu như ba tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng và An Giang là những tỉnh có đông đồng bào Khmer nhất, thì ba huyện Trà Cú, Vĩnh Châu, Tri Tôn thuộc ba tỉnh này cũng vậy. Ba xã trên được chọn nghiên cứu nhằm triển khai nghiên cứu định tính như đã đề cập ở phần phương pháp nghiên cứu, còn các nghiên cứu quan sát, điền đã ngôn ngữ học v.v. để mô tả các hiện tượng của song 25 ngữ KV thì được mở rộng ra một số địa bàn khác nữa. Việc chọn 3 xã trên vừa có lý do chủ đích, vừa có lý do thuận lợi. Về mặt chủ đích, chúng tôi ưu tiên chọn những xã có những nét tương đồng nhất định với nhau và phản ánh những đặc trưng cơ bản và đa dạng của ĐBSCL. Các xã này đều gần trung tâm huyện thị, là ngã ba đường giao thông, có các điểm trường, các khu chợ hay một số điểm kinh doanh, sản xuất công nghiệp hay thương mại, có tỷ lệ người Khmer tương đối cao, có các chùa Khmer, đa dạng về cơ cấu ngành nghề v.v. 1.4.2.1 Xã Tập Sơn15 (huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) Tập Sơn là một trong những xã nằm ngoài cửa ngõ của huyện Trà Cú. Để đến thị trấn Trà Cú và xa hơn nữa là thị trấn Định An, không thể không đi qua ngã ba chợ Tập Sơn. Chính vì lẽ đó, Tập Sơn là một xã tương đối sầm uất và mang trong nó cả bộ mặt nông nghiệp vốn có của một huyện vùng xa, lại vừa có một tính chất thị tứ nhất định. Một cách tổng quan nhất, cảnh huống song ngữ ở đây có những khác biệt với hai trường hợp nghiên cứu còn lại ở sự kết dính giữa các cộng đồng và tính chất hài hoà tự nhiên trong giao tiếp song ngữ. Vị trí địa lý: Tập Sơn là một trong xã nằm ở phần phía bắc của huyện Trà Cú. Cách thành phố Trà Vinh khoảng 40 km và cách thị trấn Trà Cú khoảng 6 km, Tập Sơn nằm ở đầu mối giao thông giữa Quốc lộ 54 đi huyện Tiểu Cần và Quốc lộ 53 dẫn đến thị trấn Trà Cú. Dân số và dân tộc: Xã Tập Sơn có diện tích đất 19,19 km2, dân số là 9,550 người16 (trong đó số nữ là 4898, chiếm 51,28%), mật độ dân số của xã là 498 người/km2 17. Về thành phần dân tộc, xã Tập Sơn là một trong những xã tập trung 26 đông đồng bào Khmer sinh sống nhất, bao gồm 3700 người Việt (38,74%), 5809 người Khmer (60,82%) và 41 người thuộc thành phần dân tộc khác (khoảng 0,42%). Tổ chức hành chính: Xã Tập Sơn có 9 khóm ấp: Bà Tây A, Bà Tây B, Bà Tây C, Đông Sơn, Chợ, Cây Da, Trà Mềm, Bến Trị, Ô. Người Khmer tập trung ở một số ấp như các ấp Bà Tây A, Bến Trị, trong khi đó, người Việt tập trung đông ở ấp Chợ. Một bộ phận người Việt đến định cư muộn hơn thì lại ở các ấp nằm xa đường giao thông hơn, như các ấp Ô, Trà Mềm. (Xem bản đồ vệ tinh xã Tập Sơn ở Phụ lục 5b) Hệ thống giáo dục: Xã Tập Sơn tính đến năm học 2008 – 2009 có 02 trường tiểu học (gồm 49 lớp học, 2988 học sinh, 80 giáo viên) trong tổng số 32 trường của Huyện, 01 trung học cơ sở (21 lớp học, 816 học sinh, 60 giáo viên) trong tổng số 15 trường của Huyện, 01 trung học phổ thông (23 lớp, 811 học sinh, 65 giáo viên) trong tổng số 5 trường. Ngoài ra, xã còn có tổ chức khuyến học, có nhiệm vụ vận động phụ huynh và học sinh đi học. Cơ sở tôn giáo: Trên địa bàn xã Tập Sơn có 01 chùa Khmer, với khoảng 40 vị sư hiện đang tu ở đây. Hoạt động kinh tế và nghề nghiệp: Với diện tích đất nông nghiệp chiếm hơn 90% (1800,27 ha/1918,64 ha), đa số người dân ở đây làm nông nghiệp theo hai dạng: canh tác trên đất nhà hoặc được thuê canh tác. Ngoài ra, những người trong độ tuổi lao động còn làm (hẳn hoặc phụ thêm) một số nghề như: tham gia làm cán bộ hành chính tại UBND Xã và các ấp, giáo viên các trường trong và ngoài xã; buôn bán ở chợ hay ở ngã ba đường giao thông; chạy xe ôm, xe lôi, xe ba gác để chở người và hàng hoá; làm thuê làm mướn tại một số địa phương khác (đặc biệt là phong trào đi làm nghề giúp việc hay làm công nhân ở các nhà máy ở Bình Dương, tập trung phần lớn ở nhóm người Khmer độ tuổi 20 – 40 tại các cấp Bà Tây A, B, C). Một bộ phận thuộc lứa tuổi lao động vẫn còn ở trong tình trạng thất nghiệp. Một trong những địa điểm quan trọng của xã Tập Sơn là chợ Tập Sơn, nằm ở ấp Chợ, nơi quy tụ hàng hoá buôn bán và trao đổi không chỉ trong nội bộ xã mà lan sang cả các xã lân cận như Tân Sơn, Phước Hưng, Ngãi Xuyên, Tân Hiệp. Tuy thuộc loại 27 một trong những xã có kinh tế khá nhất huyện (không kể các thị trấn Trà Cú và Định An), xã Tập Sơn vẫn còn đến 695 hộ nghèo (2839 nhân khẩu)18, trong đó 156 hộ Việt (22,45%) và 539 hộ Khmer (77,55%). 1.4.2.2 Xã Vĩnh Châu (huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) Nếu như ở Tập Sơn (Trà Cú, Trà Vinh) chỉ có hai dân tộc Việt và Khmer, thì xã Vĩnh Châu nói riêng, cũng như toàn tỉnh Sóc Trăng (và Kiên Giang, Bạc Liêu …) còn có cộng đồng dân tộc Hoa, chủ yếu là người Phúc Kiến và Triều Châu sinh sống. Không nằm ở vị trí trọng yếu giao thông đến thị trấn Vĩnh Châu, nhưng xã Vĩnh Châu nằm trong một vùng đặc biệt mà ở những năm gần đây được đánh dấu bởi sự phát triển của nghề nuôi tôm sú, nghề làm thay đổi cơ cấu nghề nghiệp, thói quen canh tác nông nghiệp và cả quan hệ kinh tế, văn hoá xã hội của vùng. Những thông tin dưới đây giúp chúng ta có một cái nhìn cụ thể hơn về trường hợp này. Vị trí địa lý: Vĩnh Châu, tên của xã trùng với tên huyện Vĩnh Châu mà xã trực thuộc, là một xã nằm ven biển, phía tây của thị trấn Vĩnh Châu. Phía bắc giáp xã Khánh Hoà và xã Hòa Đông, phía tây giáp xã Lạc Hoà và phía nam giáp biển, Vĩnh Châu có thể nói là xã cửa ngõ dẫn từ thị trấn Vĩnh Châu đến các xã phía tây của huyện như Lạc Hoà, Vĩnh Hải và huyện Long Phú (tỉnh Sóc Trăng) ra đến cửa biển Mỹ Thạnh (giáp Cù lao Dung) thông qua tỉnh lộ 111 và tỉnh lộ 38. (Xem bản đồ vệ tinh của xã Vĩnh Châu ở Phụ lục 5c). Dân số và dân tộc: Xã Vĩnh Châu có diện tích 44,7 km2, dân số toàn xã là 21273 người (trong đó nữ là 10615, chiếm 49,90%), mật độ dân số là 466 người/km2 (so với tỷ lệ toàn huyện là 324 người/km2). Về thành phần dân tộc, người Việt chiếm 6%, người Hoa 16,8% và người Khmer chiếm 77,2%. D8ây là xã 28 đông đồng bào Khmer nhất huyện (15891 người so với xã đông thứ hai là Lai Hoà, 15694 người). Tổ chức hành chính: Xã Vĩnh Châu có tất cả 11 ấp: Cà Lăng A, Cà Lăng A Biển, Cà Lăng B, Cà Săng, Đại Rụng, Giồng Me, Sân Chim, Soài Côn, Vĩnh An, Vĩnh Bình, Vĩnh Trung. Người Việt tập trung chủ yếu ở các ấp Giồng Me và Soài Côn, người Hoa sống phần lớn ở các ấp Cà Săng, Cà Lăng A Biển, Vĩnh Bình. Người Khmer, do chủ yếu làm ruộng, nên tập trung nhiều ở các ấp còn lại. Tuy nhiên, có thể thấy ở một vài khu vực có sự cộng cư rất đông đúc giữa 3 dân tộc. Cơ sở tôn giáo: Địa bàn xã Vĩnh Châu, do đặc điểm đa dạng về dân tộc, nên có đến 8 cơ sở tôn giáo, trong đó gồm 3 chùa Khmer (chùa Soài Côn, Sala Pô Thi, Siri Kro Săng), 2 tịnh xá (Ngọc Châu Như, Ngọc Định), 1 miếu (Miếu Phước Đức Kim Long), 1 chùa (Pháp Hoa). Ba chùa Khmer trong xã tính đến 2009 có tất cả 81 vị sư hiện đang tu hành. Hoạt động kinh tế và nghề nghiệp chủ yếu quay quanh việc nuôi trồng thủy sản, mà chủ yếu là nuôi tôm sú và trồng hành, làm rẫy (ở những khu vực gần biển, nước mặn không thể nuôi sú). Những năm gần đây, nhiều hécta đất trồng lúa đã được chuyển thành các vuông tôm, với sự đầu tư của người dân trong xã cũng như từ những nơi khác trong huyện và tỉnh. Trong số diện tích đất màu là 1877,5 ha, diện tích thủy sản đã chiếm đến 62% (1070 ha). Năm 2009, đã có 555 hộ được hỗ trợ 314 triệu đồng tiền tôm giống; các hộ này canh tác trên 393 ha. Ngoài các hộ đầu tư các vuông tôm, phần lớn lao động trong xã là làm thuê, làm mướn cho những hộ này. Một số nghề nghiệp khác trong xã bao gồm: cán bộ xã, ấp, giáo viên, thu mua tôm, buôn bán lẻ tại nhà, trên các trục lộ hay buôn bán ở thị trấn Vĩnh Châu, xe ôm, ngư dân đánh bắt ven biển hoặc xa bờ, làm vườn, trồng hành, vận chuyển hàng hoá đường sông hoặc biển, một bộ phận cũng đi làm mướn ở Cà Mau, và gần đây là ở Đồng Nai. Tỷ lệ nhân công làm trên một nghề chiếm đa số, kể cả tầng lớp cán bộ xã và giáo viên. Tỷ lệ thất nghiệp của xã tương đối thấp, do hoạt động nuôi tôm cần nhiều nhân công. Tuy vậy, xã Vĩnh Châu vẫn còn 1438 hộ nghèo (tỷ lệ 29,87%). 1.4.2.3 Xã Cô Tô (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) 29 Tri Tôn cũng như Tịnh Biên là hai trong số các huyện nằm gần biên giới Việt Nam – CPC và có tỷ lệ người Khmer sinh sống cao nhất tỉnh An Giang. Tuy không nằm gần thị trấn Tri Tôn, Cô Tô có những nét đặc biệt riêng như có đến 2 công ty khai thác đá hoạt động, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của không những bản thân xã, mà cả huyện Tri Tôn. Cùng với đặc trưng nông nghiệp và chăn nuôi, trường hợp điển hình này mang cả hai thế mạnh kinh tế truyền thống (nông nghiệp) và hiện đại (khai thác đá). Vị trí địa lý: Xã Cô Tô có thể dễ dàng được nhận ra bởi cái tên của nó gắn liền với núi Cô Tô. Cách thị trấn Tri Tôn khoảng 5 km về phía Nam, cách biên giới Việt Nam – CPC khoảng 25km đường chim bay, Cô Tô nằm ở ngã ba giữa quốc lộ 15 chạy vòng quanh núi Cô Tô, và tỉnh lộ 943 đi về hướng Ba Thê, Óc Eo, Rạch Giá. Cô Tô giáp xã Núi Tô ở phía bắc, hai xã Tà Đảnh và Tân Tuyến ở phía tây, xã Ô Lâm ở phía đông, và giáp với địa phận tỉnh Kiên Giang ở phía nam. Dân số và dân tộc: Có diện tích thuộc loại trung bình so với các xã khác (42,34 km2), dân số Cô Tô tính đến năm 2008 là 9837 người, trong đó có 5640 nữ (chiếm 57,33%). Mật độ dân số 232 người/km2 là khá thưa so với các xã Tập Sơn và Vĩnh Châu. Thành phần dân tộc ở Cô Tô bao gồm người Việt (32%) và người Khmer chiếm 68% (6696 người). Tổ chức hành chính: Cô Tô có 6 ấp: Tô Bình, Tô Lợi, Tô An, Tô Phước, Huệ Đức và Sóc Triết. Người Khmer chủ yếu phân bố ở các ấp chân núi Cô Tô và các ấp phía nam (như Tô An, Sóc Triết, Tô Lợi), trong khi ở khu vực kinh tế mới định cư và khu vực chợ Cô Tô chủ yếu là người Việt (như Huệ Đức, Tô Phước hoàn toàn không có hộ Khmer; Tô Bình chỉ có 3 hộ). 30 Hệ thống giáo dục: Xã Cô Tô có 01 trường mẫu giáo (khoảng 200 em, 9 giáo viên), 03 trường tiểu học (1100 học sinh, 42 giáo viên), 01 trường trung học cơ sở (560 học sinh, 23 giáo viên). Như vậy, có thể thấy với 5 trường, Cô Tô là một trong những xã có tương đối nhiều điểm trường. Cơ sở tôn giáo: Trong địa bàn xã Cô Tô có tất cả 4 cơ sở tôn giáo, trong đó có 3 chùa Khmer (đều được công nhận là “chùa văn hoá”), gồm 56 vị sư sãi Khmer. Đặc biệt, chùa Bà Chúa xứ ở Cô Tô khá nổi tiếng trong vùng và hàng năm nhiều có nhiều người đến viếng thăm. Hoạt động kinh tế và nghề nghiệp: Hoạt động kinh tế ở Cô Tô chủ yếu gồm 3 dạng chính. Về mặt truyền thống, đó là hoạt động trồng lúa nước của phần đông người Việt và một bộ phận người Khmer, hay chăn nuôi, làm vườn (chủ yếu do người Khmer vốn không quen sống ở những khu vực thấp). Về mặt kinh doanh, cả người Việt lẫn người Khmer đều kinh doanh ở chợ Cô Tô, nhưng vai trò có sự khác biệt: người Việt mua, bán ở chợ với tư cách là người buôn bán lẻ, còn người Khmer chủ yếu bán nông sản sản xuất được. Ngoài ra, một bộ phận không nhỏ (cả hai dân tộc Việt lẫn người Khmer) làm công nhân cho các công ty khai thác đá. Ngành khai thác đá ở Cô Tô thu hút nhiều dạng lao động khác nhau, do những công việc này có nhiều công đoạn: chọn đá, chẻ đá, chuyển đá, bán đá v.v. Nhân công không chỉ được các công ty thuê mướn, mà cả những chủ thu mua đá hay các chủ ghe thuyền chở đá cũng thuê họ vận chuyển đá. Cùng với nghề này, một bộ phận nhỏ làm nghề sửa chữa máy móc, buôn bán xăng dầu, nước giải khát, bán quán. Nhờ hoạt động khai thác đá, thu nhập của một bộ phận người từ vài năm trở lại đây ngày càng trở nên khá hơn tuy công việc nguy hiểm và vất vả. Ngoài ra, còn có một số người tham gia công tác chính quyền, làm giáo viên, tu tại các chùa v.v. 1.4.3 Tiếng Việt, tiếng Khmer và sự phát triển quy tụ của các ngôn ngữ Đông Nam Á Trên đây là bối cảnh tiếp xúc ngôn ngữ Việt-Khmer ở ĐBSCL. Phần tiếp theo đây sẽ giới thiệu tổng quan về hai ngôn ngữ Việt và Khmer trong tiếp xúc. 1.4.3.1 Tiếng Việt 31 Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của nước CHXHCN Việt Nam, được khoảng 80 triệu người Việt Nam và khoảng 3 triệu người Việt sống ở nước ngoài (Mỹ, Pháp, Thái Lan, CPC v.v.) sử dụng. Nguyễn Thiện Giáp ([36]), cũng như nhiều tác giả trước đó, kết luận rằng “tiếng Việt là ngôn ngữ thuộc nhóm Việt – Mường, tiểu chi Việt – Chứt, nằm trong khối Việt-Katu, thuộc khu vực phía đông của ngành Mon-Khmer, họ Nam Á”. Các nhóm cư dân Proto Việt-Chứt khi di cư đã lần lượt tiếp xúc với nhóm Katu, Bahnar, Khmer, cũng như Thái-Kađai. Sự tiếp xúc của tiếng Việt với tiếng Hán trước và nhất là trong thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc đã ảnh hưởng đến tiếng Việt về nhiều mặt. Đến năm 939, khi Việt Nam giành được độc lập, tiếng Việt dần dần có những bước phát triển riêng của nó, trong đó có sự sáng tạo ra chữ Nôm. Đến thế kỷ thứ XVII, sự hình thành chữ Quốc ngữ gắn liền với các nhà truyền giáo phương Tây đã làm cho tiếng Việt thay đổi đáng kể. Vào thời kỳ Pháp thuộc, tiếng Việt du nhập vào nhiều từ vay mượn và khái niệm mới. Cuối cùng, sự tiếp xúc của tiếng Việt với tiếng Anh và các ngôn ngữ khác, từ 1945 trở lại đây đã làm cho tiếng Việt có một bộ mặt như ngày nay. Nguyễn Tài Cẩn (trích theo [36], tr.19) đã phân tiếng Việt ra làm 6 giai đoạn phát triển trong lịch sử của nó. Như vậy, có thể nói lịch sử tiếng Việt cũng là lịch sử của những tiếp xúc lâu dài và liên tục với các ngôn ngữ trong và ngoài khu vực Đông Nam Á. Về mặt loại hình, tiếng Việt thuộc vào loại hình ngôn ngữ đơn lập (isolated), đơn tiết tính (monosyllabic), không biến hình (amorphous). Tính chất đơn lập đơn tiết tính này được xem là khá triệt để. Các đặc điểm cơ bản về loại hình của tiếng Việt cho thấy từ trong tiếng Việt không biến đổi hình thái; ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng các đơn vị từ và trật tự từ; trong tiếng Việt không có phương thức phụ tố mà là phương thức hư từ và trật tự từ; đơn vị tiếng là một âm tiết về mặt ngữ âm và là một hình vị về mặt ngữ pháp; tiếng Việt là ngôn ngữ có thanh điệu v.v. Về mặt chữ viết, trong quá trình hình thành và phát triển, tiếng Việt đã sử dụng các hệ thống chữ Hán, chữ Nôm, và hệ chữ La tinh hiện nay là chữ Quốc ngữ. Về hệ thống âm vị, có thể thấy những đặc điểm cơ bản sau: 32 - Âm vị siêu đoạn tính: 6 thanh điệu (ngang, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng), được phân biệt ở âm vực và âm điệu. - Phụ âm: Trong tiếng Việt có đến 22 phụ âm đầu (b, m, f, v, t, t’, d, n, z, ʐ, s, ş, c, ʈ, ɲ, l, k, χ, ŋ, ɣ, h, ʔ) và 8 âm cuối (trong đó có 6 phụ âm /m, n, ŋ, p, t, k/ và hai bán nguyên âm /-w, -j/). - Nguyên âm: có 13 nguyên âm đơn (/i, e, ε, ɤ, ɤˇ, a, ɯ, ă, u, o, ɔ, ɔˇ, εˇ/) và 3 nguyên âm đôi (/ie, ɯɤ, uo/). Về mặt nguồn gốc từ vựng, tiếng Việt bao gồm nhiều loại như từ thuần Việt (có nguồn gốc như: gốc Nam Á (Mon-Khmer), gốc Tày-Thái), từ gốc Hán (bao gồm tiền Hán-Việt, Hán-Việt và hậu Hán-Việt - chiếm khoảng 60% đến 70% vốn từ vựng tiếng Việt hiện nay), từ gốc Ấn Âu (Pháp, Anh - từ gốc Pháp (trong quân sự, món ăn, kỹ thuật, y khoa…) hay gốc Anh (tin học, khoa học …) thì được vay mượn trong thời kỳ Pháp thuộc, chiến tranh Việt Nam và nhất là giai đoạn mở cửa đổi mới và loại từ hỗn chủng (được cấu tạo từ những đơn vị có nguồn gốc khác nhau). Về mặt phạm vi sử dụng, tiếng Việt hàm chứa nhiều lớp từ địa phương, từ lóng, từ nghề nghiệp và thuật ngữ khoa học kỹ thuật. Về mặt cấu tạo, từ tiếng Việt có từ đơn, từ ghép (đẳng lập và chính phụ) cũng như có hiện tượng láy và các dạng láy của từ. Ở góc độ ngữ pháp, tiếng Việt là một ngôn ngữ phân tích tính (analytic), không có hình thái; có trật tự các thành tố trong câu là SVO và trong danh ngữ là trung tâm trước, bổ ngữ sau. Tiếng Việt có hệ thống danh từ chỉ loại, có hệ thống chuỗi động từ; là một ngôn ngữ thiên đề thuyết hơn là chủ vị; có hệ thống từ tình thái; có các loại câu đơn, câu ghép và câu đặc biệt v.v. Về mặt phương ngữ, có ba phương ngữ chính là Bắc Bộ (cho đến Thanh Hoá), Trung Bộ (từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân), Nam Bộ (từ Quảng Nam – Đà Nẵng đến TP Hồ Chí Minh và khu vực miền Tây) ([11]) mà trong mỗi phương ngữ lại có các thổ ngữ khác. Đặc biệt phương ngữ Nam Bộ với các đặc điểm khác biệt về ngữ âm và từ vựng chính là biến thể tiếp xúc trực tiếp với tiếng Khmer Nam Bộ. 1.4.3.2 Tiếng Khmer 33 Tiếng Khmer là ngôn ngữ chính thức của Vương Quốc CPC. Đây là một ngôn ngữ rất cổ xưa, đã xuất hiện từ thời Tiền Angkor trên nền tảng Proto Mon- Khmer. Từ thế kỷ thứ IX đến XIII, tiếng Khmer cổ đã được sử dụng ở Vương Quốc Khmer. Rồi từ thế kỷ XIV đến XVIII, tiếng Khmer bắt đầu tiếp xúc và vay mượn từ các ngôn ngữ láng giềng như tiếng Thái, tiếng Lào và cả tiếng Việt. Những tiếp xúc liên tục đó đã làm thay đổi một cách sâu sắc ngôn ngữ này và từ thế kỷ XIX cho đến nay, tiếng Khmer đã đạt đến hình thức hiện đại của nó như bây giờ. Tiếng Khmer hiện nay không những được nói bởi khoảng 14,8 triệu người ở CPC nói, mà ở ĐBSCL (Việt Nam) 1,2 triệu người, ở Thái Lan hơn 1,2 triệu và khoảng 300 000 người ở Mỹ, Pháp, Úc và Canađa (theo Wikipedia) cũng sử dụng ngôn ngữ này. Về mặt loại hình, cũng như tiếng Việt, tiếng Khmer là ngôn ngữ đơn lập, nhưng không đơn tiết tính mà cận âm tiết (sesquisyllabic) ([179]). Hệ chữ Khmer có một đặc điểm là lấy phụ âm làm trung tâm (kiểu abudija), phụ âm được viết ở giữa, các nguyên âm hay phụ âm khác được viết xung quanh (có thể trước, sau, trên hoặc dưới). Về mặt hình thái học, tiếng Khmer là một ngôn ngữ không biến hình, tương tự như tiếng Việt. Về mặt chữ viết, có nhiều ý kiến khác nhau. L. Finot cho rằng chữ Khmer được phát triển từ hệ thống ký tự Pallava của miền Nam Ấn độ có từ thế kỷ VI. Điều này cũng được Diffloth G. khẳng định ([17], tr.440). Hệ chữ này cũng được các thứ tiếng như Thái, Lào sử dụng và có ít nhiều liên quan đến chữ Miến Điện. Giả thuyết thứ hai cho rằng văn tự Khmer bắt nguồn từ chữ cổ Brahmi Ấn Độ (Lý Thiêm Têng, Lịch sử văn học Khơme, 1954 ở Phnôm Pênh – trích dẫn theo Thái Văn Chải, [8], tr.256) Về ngữ âm, đa số từ Khmer là từ đơn tiết hoặc cận âm tiết (sesquisyllable, còn gọi là một âm tiết rưỡi, cách gọi của Nguyễn Văn Huệ, [51]), trừ những từ vay mượn từ gốc Pali hay Sanskrit có thể đa tiết. Về mặt cấu tạo âm tiết, những từ dạng cận âm tiết thường có một tiền âm tiết19 (trong đó nguyên âm bị nhược hoá) và một âm tiết chính. Tiếng Khmer là ngôn ngữ không có thanh điệu, chỉ ở biến thể thấp của phương ngữ Phnôm Pênh cũng như khẩu ngữ ở Sóc Trăng, Kiên Giang mới có 34 sự xuất hiện đối lập âm vực. Về nguyên âm, số lượng âm tiết tiếng Khmer dựa trên 2 hệ thống của Sidwell P. và Minegishi M. ([165]) Theo Sidwell P., tiếng Khmer có 30 nguyên âm đơn và đôi: Nguyên âm dài iː eː ɛː ɨː əː aː uː oː ɔː Nguyên âm ngắn i e ɨ ə ɐ a u o Nguyên âm đôi dài iə̯ ei̯ ɐe̯ ɨə̯ əɨ̯ ɐə̯ ao̯ uə̯ ou̯ ɔə̯ Nguyên âm đôi ngắn eə̯̆ uə̯̆ oə̯̆ Còn Minegishi M. thì cho rằng tiếng Khmer có 28 nguyên âm đơn và đôi. Nguyên âm dài iː e̝ː eː ɛː ɯː ə̝ː əː aː uː o̝ː oː ɔː Nguyên âm ngắn i e ɛ ɯ ə a u o ɔ Nguyên âm đôi dài iə̯ aɛ̯ aə̯ o̞u̯ ao̯ Nguyên âm đôi ngắn ɛə̯ ʷɔ Lâm Es ([33], tr. 32-33) thì đếm số lượng nguyên âm dựa trên số ký hiệu, và đưa ra con số 34 nguyên âm, trong đó phân chia chúng dựa trên tính chất kết hợp thành 2 nhóm là nguyên âm độc lập (21 nguyên âm) và nguyên âm không độc lập (13 nguyên âm). Đặc biệt đối với các phương ngữ tiếng Khmer Nam Bộ, Minegishi M ([165], tr. 130 - 131) đã mô tả hệ thống nguyên âm của 4 phương ngữ: Phương ngữ Trà Vinh, phương ngữ Sóc Trăng, phương ngữ Kiên Giang và phương ngữ An Giang. Về phụ âm, tiếng Khmer có 17 nguyên am, được ghi thành 33 con chữ phụ âm. Các con chữ này được chia thành 2 loại là các loại con chữ phụ âm giọng o (15 con chữ) và các loại con chữ phụ âm giọng ô (18 con chữ). Ngoài ra, trong tiếng Khmer có rất nhiều các các tổ hợp phụ âm và chúng chỉ xuất hiện ở vị trí đầu âm tiết chứ không xuất hiện ở cuối âm tiết. Các tổ hợp phụ âm trong tiếng Khmer có thể là những kết hợp sau ([158], tr. 185-186): pd, cd, kd; tb, cb, kb; thp, chp, khp; pht, kht; phc, khc; phk, thk, chk; p, t, c,k; thm, chm, khm; phn, chn, khn; phn, khn; phŋ, thŋ, chŋ, khŋ; 35 thv, chv, khv, phy, thy, khy; phl, thl, chl, khl; ps, ks; ph, th, ch, kh; md; mt, mc, mk; mn; my; mr; ml; ms, mh sp, st, sk, s; sb, sd; sm, sn, sŋ; sv, sy; sr; sl; pr, tr, cr, kr Hệ thống âm cuối trong tiếng Khmer ít hơn so với phụ âm đầu, gồm các âm /p, t, c, k, m, n, n, ŋ, l, s, h/ và 2 bán nguyên âm /-w, -y/. Riêng đối với âm vực, thật ra trong tiếng Khmer cổ đã từng có âm vực (register). Tuy nhiên, chỉ trừ một số phương ngữ, hay thổ ngữ ở các vùng xa, nơi còn phân biệt hai cách sinh âm (phonation) là cao và thấp, còn tiếng Khmer chuẩn và các phương ngữ lớn không có âm vực. Ở ĐBSCL, một số vùng, và ở một số từ ngữ, hiện tượng khu biệt cao độ này vẫn còn tồn tại và dường như lại trở lại như là kết quả của quá trình đơn tiết hoá ([181], tr. 87). Về từ vựng, tiếng Khmer có nhiều lớp từ vựng khác nhau được phân chia theo nguồn gốc ([9]): từ cơ bản gốc Nam Á; từ vay mượn (gốc tiếng Pháp, chủ yếu du nhập do tiếp xúc với người Pháp trong chiến tranh Đông Dương và qua tầng lớp trí thức Khmer vốn có truyền thống học và nói tiếng Pháp; gốc Pali và Sanskrit vay mượn từ Ấn Độ, chủ yếu sử dụng trong tôn giáo, nghệ thuật, văn chương; gốc Việt, đây là xu thế vay mượn ngày càng lớn, thay thế cho xu thế vay mượn tiếng Pali, Sanskrit (tr.32), và số lượng tương đối lớn ở cộng đồng Khmer ĐBSCL). Về mặt cấu tạo từ, từ đơn Khmer có thể là đơn tiết (/srey/ ‘cô gái’, /cɨə/ ‘tin, nghĩ’), một âm tiết rưỡi, hay có từ hai âm tiết trở lên (gốc vay mượn Ấn Âu hay Pali, Sanskrit). Từ ghép cũng giống như tiếng Việt, có thể bao gồm hai hay trên hai yếu tố mờ nghĩa, được ghép một cách đẳng lập hay chính phụ). Về ngữ pháp, tiếng Khmer có trật tự các thành tố trong câu là SVO (kiểu như “tôi-ăn-cơm” [kʰɲom si bai]) giống như tiếng Việt. Phương thức phụ tố trong tiếng Khmer có giá trị lịch sử. Hình thái tiếng Khmer không có sự hợp dạng về thời và cách mà chỉ là để thay đổi từ loại. Cấu trúc danh ngữ cũng bao gồm trung tâm trước, bổ ngữ hạn định sau, thí dụ: chó - lớn (chkae thom). Tiếng Khmer là ngôn ngữ có danh từ chỉ loại, nhưng trong danh ngữ có lượng từ, danh từ chỉ loại có thể không 36 xuất hiện, thí dụ: trâu - hai ([krɔbey pi:]) = hai con trâu. Hệ thống đại từ phong phú và thay đổi theo quan hệ, giới tính, tuổi tác và địa vị xã hội. Về phong cách, các nhà sư, tăng đồ Phật Giáo sử dụng một số từ vựng đặc biệt (chan “độ” thay cho nam bari “ăn” ([17], tr.450). Về phương ngữ, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tiếng Khmer có 4 phương ngữ chính: phương ngữ Battambang (ở khu vực phía Bắc); phương ngữ thủ đô Phnôm Pênh, phương ngữ Surin (phía đông bắc Thái Lan) và phương ngữ Nam (vùng ĐBSCL, Việt Nam). Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào về phương ngữ học Khmer, hơn nữa, ngay ở khu vực ĐBSCL, tình hình phương ngữ cũng đã phức tạp hơn nhiều, khi các nhà nghiên cứu cho rằng có ít nhất 3 tiểu phương ngữ ([9]; [17]; [33]; [70]). Một đặc điểm nữa của tiếng Khmer ở ĐBSCL là tính chất song thể ngữ. Sự khác nhau giữa hai biến thể trên thực tế là sự khác biệt của tiếng Khmer ở hai thời điểm của quá trình đơn tiết hóa, cũng như một số biến đổi theo đó. Về mặt phân bố chức năng giữa hai biến thể, Nguyễn Văn Khang ([56], tr.94) đã tổng hợp và so sánh quan điểm của các tác giả ngoài qua bảng dưới đây (và được bổ sung bởi kết quả nghiên cứu đối với trường hợp tiếng Khmer). Tình hình Tác giả Tình hình tiếng Khmer Biến thể H Giảng đạo Ferguson, Fishman, Householder H (trong chùa) Công việc chính thức của chính quyền Abbulaziz Mkilifi, Platt, Householder Chủ yếu sử dụng tiếng Việt, trường hợp sử dụng tiếng Khmer trong các cuộc họp ở những ấp có đông cán bộ Khmer làm ngôn ngữ thứ hai, thì tiếng Khmer được sử dụng là biến thể L. Giáo dục Ferguson, Fishman, Abbulaziz Mkilifi, Gumperz, Platt, Household Chủ yếu sử dụng tiếng Việt, nếu dùng tiếng Khmer khi viết thì biến thể H, khi giảng bài thì biến thể L. Như vậy có sự lẫn lộn giữa L và H, chứ không như Ferguson khẳng định “sự chồng chéo lên nhau giữa H và L là rất ít”. ([56], tr.94) Thương mại hiện đại Abbulaziz Mkilifi, Ở tiếng Khmer là biến thể L. 37 Gumperz, Platt Gắn bó sinh hoạt thành phố hơn là nông thôn. Abbulaziz Mkilifi, Gumperz Ở tiếng Khmer là biến thể L. Viết (vì những mục đích nghiêm chỉnh) Ralph Fasold Ở tiếng Khmer, mọi hình thức viết đều sử dụng biến thể H. Biến thể L Trò chuyện với gia đình. Ferguson, Fishman, Abbulaziz Mkilifi, Gumperz, Platt, Householder Biến thể L. Với đầy tớ và những người lao động bậc thấp Ferguson, Fishman, Gumperz Ở cộng đồng Khmer, chức năng này là giao tiếp với người giúp việc, làm mướn, và luôn được sử dụng ở biến thể L. Gắn với bản sắc văn hóa địa phương hay nông thôn Abbulaziz Mkilifi, Gumperz Nếu là sinh hoạt văn hóa bình dân, dùng biến thể L, nếu gắn với hoạt động tôn giáo hay dưới dạng viết thì dùng biến thể H. 1.4.3.3 Một số nét tương đồng và khác biệt Như vậy, có thể tổng hợp một số điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ Việt và Khmer như sau: Về những điểm tương đồng: - Về nguồn gốc, hai ngôn ngữ đều thuộc họ Nam Á, nhánh Mon-Khmer, vì vậy có cùng một số lượng gốc từ như nhau (thí dụ: Khmer /che/ - Việt “cháy”; Khmer /dăi/ - Việt “đất”; Khmer /bɔɔk/ - Việt “bóc”; Khmer /chrɔhɔm/ - Việt “chòm hỏm” …). Cả hai đều là các ngôn ngữ đơn lập và không biến hình. - Về ngữ pháp, cả hai đều có có hệ thống danh từ chỉ loại (thí dụ: Khmer /kon/ - Việt “con”); có cấu trúc chuỗi động từ (verbal serialization) (thí dụ: Khmer / kʰɲom t si bai/ - Việt “tôi đi ăn cơm.”; sử dụng các phương thức trật tự từ và hư từ… Hệ thống đại từ trong hai ngôn ngữ cũng rất phong phú (thí dụ: Khmer / kʰɲom, kei, nieŋ, vie, kluən, …/ - Việt “tôi, anh, chị, ông, bà, nó, họ, …”). Cả hai đều có cùng trật từ SVO và về cơ bản cùng trật tự danh ngữ. Hệ thống từ 38 tình thái, ngữ khí từ, hệ thống đại từ chỉ định, đại từ sở hữu của cả hai ngôn ngữ cũng rất tương đồng với nhau. - Về mặt cơ tầng từ vựng, ngoài các lớp từ thuần, có nguồn gốc Nam Á ra, ngôn ngữ văn học, nghệ thuật, tôn giáo của cả hai ngôn ngữ đều vay mượn các ngôn ngữ khác là tiếng Hán, tiếng Pali, tiếng Sanskrit. Đặc biệt lớp từ vay mượn Ấn Âu của hai ngôn ngữ là do cả hai dân tộc đều có chung một giai đoạn lịch sử Pháp thuộc. Một số nét tương đồng giữa tiếng Việt và tiếng Khmer sẽ làm cho sự biến đổi của các ngôn ngữ có những nét đặc thù riêng. Về những điểm khác biệt, chúng ta có thể thấy một số nét chính như sau: - Khác biệt trong hệ chữ viết, tiếng Việt sử dụng hệ chữ La tinh, còn tiếng Khmer sử dụng hệ chữ gốc Ấn Độ. - Tiếng Việt là một ngôn ngữ có thanh điệu, trong khi đó tiếng Khmer chỉ có một số phân biệt cao độ ở một vài thổ ngữ. - Khác biệt trong cấu tạo âm tiết (tiếng Việt chỉ đơn tiết, còn tiếng Khmer có cả loại một âm tiết rưỡi cũng như đa âm tiết) - Khác biệt trong cấu trúc danh ngữ và trong việc sử dụng từ loại. - Khác biệt trong hệ đếm: tiếng Khmer có hệ đếm ngũ phân, còn tiếng Việt có hệ đếm thập phân v.v. 1.4.3.4 Sự phát triển hội tụ của các ngôn ngữ Mon-Khmer và của hai ngôn ngữ KV Hai ngôn ngữ Việt và Khmer trong tiếp xúc nằm trong một khuynh hướng biến đổi chung của các ngôn ngữ Đông Nam Á đã được một số nhà nghiên cứu như Maspéro G. ([185]), Blood H.F ([134]), Phạm Đức Dương ([28]), M. Ferlus ([34]), Đoàn Văn Phúc ([81]), Alieva N.F. ([128]), Bùi Khánh Thế ([93], [94]), Nguyễn Tài Cẩn ([7]), Thach Ngoc Minh ([181]), Phú Văn Hẳn ([48]), Nguyễn Văn Huệ ([51]), Brunelle M. ([135]) quan tâm nghiên cứu trong vài chục năm trở lại đây. Nguyên nhân chủ đạo là sự phát triển quy tụ của một liên minh ngôn ngữ. Sự biến đổi chính của liên minh này là ba xu hướng có liên quan chặt chẽ với nhau: xu hướng đơn tiết hoá, xu hướng hình thành thanh điệu và xu hướng mất phương thức 39 phụ tố. ([51], tr. 34). Nguyễn Văn Huệ ([51]) trong luận án của mình đã tổng hợp một số những nguyên nhân của hiện tượng đơn tiết hoá của các ngôn ngữ Nam Đông Dương, bao gồm nguyên nhân bên ngoài là sự tiếp xúc ngôn ngữ, và nguyên nhân bên trong là sự từ bỏ phương thức phụ tố (nguyên nhân ngữ pháp) – quan điểm của Phạm Đức Dương ([28]), và sự thay đổi ngữ âm do tiếp xúc ngôn ngữ gây nên (nguyên nhân ngữ âm mà Nguyễn Văn Huệ đề xuất thay cho nguyên nhân ngữ pháp). Cùng với Nguyễn Văn Huệ, các tác giả Đoàn Văn Phúc ([81]), Thach Ngoc Minh ([181]), Phú Văn Hẳn ([48]), Brunelle M. ([135])… khi nghiên cứu xu hướng đơn tiết hoá trong các ngôn ngữ Êđê, Chăm, Khmer cũng cho thấy con đường đơn tiết hoá, về mặt cơ bản và chung nhất, thường diễn ra bắt đầu từ các từ song tiết, trong đó nguyên âm của âm tiết đầu bị nhược hoá đi và từ song tiết biến thành dạng cận âm tiết. Tiếp theo, tiền âm tiết yếu đi và rồi rụng đi, và kết quả là từ một cận âm tiết trở thành một âm tiết. Tiếng Việt và tiếng Khmer đều là những ngôn ngữ chịu sự tác động của quá trình đơn tiết hoá, tuy nhiên, mức độ và sự “phản ứng” của các ngôn ngữ này đối với xu hướng đơn tiết hoá là khác nhau. Điểm khác biệt lớn nhất là ở chỗ, thay vì hình thành thanh điệu như tiếng Việt, tiếng Khmer chọn giải pháp nhân đôi hệ thống nguyên âm, và điều đó đã làm cho ngôn ngữ này trở thành một trong những ngôn ngữ có nhiều nguyên âm nhất trên thế giới. Từ hướng tiếp cận lịch đại, có thể khẳng định khuynh hướng quy tụ của hai ngôn ngữ này là sự phát triển xích lại gần nhau của tiếng Khmer Nam Bộ và tiếng Việt Nam Bộ, mà trong đó khuynh hướng từ tiếng Khmer xích lại phía tiếng Việt là chủ đạo. Thach Ngoc Minh ([181]) đã nhận xét rằng hiện tượng đơn tiết hóa diễn ra ở phương ngữ Khmer ở Kiên Giang được đẩy nhanh hơn do sự tiếp xúc với tiếng Việt20. Xu hướng phát triển hội tụ này không chỉ diễn ra ở mặt ngữ âm, mà cả bình diện từ vựng và cú pháp. Về mặt ngữ âm, đó là sự gia giảm âm rung /r/ (thí dụ: phương ngữ Sóc Trăng: /srae/ > [sè] “ruộng”; /krobey/ > [kobèy] “con trâu”); đó là sự rơi rụng dần các tiền âm tiết hay tổ hợp phụ âm (thí dụ: phương ngữ Kiên Giang /krodaw/ > [kdaw] “nóng”; /pralaŋ/ > [pla: ŋ]); đó là sự biến đổi các nguyên âm; sự 40 hình thành âm vực và thanh tính (thí dụ: phương ngữ Kiên Giang /kra:/ > [kà] “nghèo” đối lập âm vực với /ka:/ “cổ”; /rin/ > [hìn] “học” đối lập với /hian/ “cổ”). Về mặt từ vựng, đó là hiện tượng vay mượn, hòa mã và chuyển mã từ tiếng Việt sang tiếng Khmer với số lượng đáng kể và có hệ thống, cùng với xu hướng giao thoa được thể hiện chủ yếu qua sự bào mòn và biến đổi thanh điệu. 1.5 Xác định cảnh huống tiếng Khmer ở ĐBSCL Cảnh huống ngôn ngữ là môi trường bên trong và bên ngoài của một cộng đồng nói ngôn ngữ đó. Cũng như bản thân các ngôn ngữ, vì nhiều lý do nghiên cứu, các cảnh huống ngôn ngữ cũng cần được phân loại một cách thống nhất. Các nghiên cứu của Ferguson ([144], [145]), Haugen E. ([150]), Steward W. ([177]), Edwards J, [140], Anwei Feng, [129] … đã ít nhiều đề cập đến yêu cầu và các tiêu chí phân loại. Trong nỗ lực mô tả các đặc điểm của song ngữ KV, chúng tôi đã tham khảo các tiêu chí phân loại của White P., và trên cơ sở đó, xây dựng nên các loại hình cảnh huống dân tộc, chủ yếu từ những cảnh huống các ngôn ngữ ở Việt Nam, ở khu vực Đông Nam Á và trên cơ sở tư liệu về các ngôn ngữ trên thế giới. 1.5.1 Tiêu chí phân loại White P. (1987, trích theo Edward J., [140], tr. 459) trên cơ sở những nghiên cứu của Haugen E. và Ferguson C. đã đề xuất 3 tiêu chí phân loại loại hình cảnh huống ngôn ngữ. Các tiêu chí của White, P. đề xuất bao gồm: Tiêu chí thứ nhất: Tính duy nhất. Tiêu chí này bao gồm 2 thuộc tính là tính duy nhất (unique) hay không duy nhất (non-unique), chúng tôi ký hiệu là [±DN]. Tiêu chí này sẽ phân biệt ba khả năng của cảnh huống ngôn ngữ: thứ nhất, tồn tại duy nhất trong một quốc gia lãnh thổ ([+DN]) nghĩa là chỉ có ở một nước, một quốc gia và lãnh thổ mà không có ở bất kỳ nước, quốc gia, lãnh thổ nào khác21; không duy nhất nhưng luôn ở vị trí ngôn ngữ thiểu số ([DN]), nghĩa là tồn tại ở trên một quốc gia nhưng luôn ở vị thế của một ngôn ngữ thiểu số22; và không duy nhất, thiểu số trong một hoàn cảnh nhưng lại là đa số trong một số các hoàn cảnh khác. White P. (1987) gọi đó là local-only (chỉ duy nhất trong một địa phương: [+ĐP])23. 41 Tiêu chí thứ hai: Tính tiếp giáp địa lý, bao gồm tiếp giáp (adjoining) và không tiếp giáp (non-adjoining) ([±TG]). Tiêu chí này mô tả việc các cộng đồng ngôn ngữ của cùng một ngôn ngữ có phân bố kề cận với nhau hay không. Tiêu chí [±TG] trước hết sẽ loại bỏ những cộng đồng ngôn ngữ có thuộc tính [+DN] ở tiêu chí [±DN], bởi nếu duy nhất thì không thể mang tính chất tiếp giáp24. Tiêu chí thứ ba: Tính kết dính, với 2 thuộc tính: kết dính (cohesive) và không kết dính (non-cohesive) [±KD]. Tiêu chí kết dính ([+KD]) hay không kết dính ([KD]) xác định mức độ chặt chẽ, thống nhất hay phân rẽ giữa các thành viên của cộng đồng ngôn ngữ25. Việc phân chia các cảnh huống ngôn ngữ thành các loại hình khác nhau là nền tảng quan trọng để tiếp cận nghiên cứu các cộng đồng ngôn ngữ, và đặc biệt là nghiên cứu tiếp xúc ngôn ngữ giữa các ngôn ngữ quốc gia, đa số và các ngôn ngữ thiểu số dân tộc trong phạm vi một quốc gia. Phần tiếp theo sẽ giới thiệu các loại hình cảnh huống, cũng như xác định cảnh huống của tiếng Khmer tại ĐBSCL. 1.5.2 Các loại hình cảnh huống ngôn ngữ Với 3 tiêu chí kể trên và sự loại trừ lẫn nhau tất yếu các thuộc tính [+DN] và [±TG], có 10 trường hợp cảnh huống được xác định. Edwards J ([140], tr. 459 - 460) đã giới thiệu 10 nhóm ngôn ngữ trong một bảng gọi là khuôn mẫu 10 ô (ten cell model) được giới thiệu dưới đây. Cách gọi tên cho các nhóm, được viết in hoa đầu mỗi nhóm, là do chúng tôi thử đề xuất. Nhóm 1: THIỂU SỐ DUY NHẤT (duy nhất + kết dính) [+DN] [+KD] Đây là các ngôn ngữ chỉ có ở một quốc gia duy nhất và kết dính chặt chẽ với nhau. Đó có thể là một cộng đồng phương ngữ (thường được tổ chức dưới góc độ tôn giáo). Nhóm này thường là một ngôn ngữ tách ra từ một ngôn ngữ khác. Chẳng hạn tiếng Welsh ở xứ Wales. Hay một thí dụ khác là tiếng Fruilian ở một trong 20 vùng của Ý tên là Friuli-Venezia-Giulia, là ngôn ngữ tách ra từ tiếng Ý với một vài yếu tố Treistine và Slovelian, là thuộc nhóm này. Nhóm 2: THIỂU SỐ DUY NHẤT RỜI RẠC (duy nhất + không kết dính) [+DN] [KD] cũng tương tự như nhóm trên, nhưng lại sinh sống rời nhau thành các 42 cộng đồng khác nhau trong mỗi quốc gia. Thí dụ tiếng bản địa Cornish ở Cornwall (Anh), hay tiếng Raglai ở Việt Nam phân bố ở các khu vực Khánh Hòa, Ninh Thuận, một ít ở Lâm Đồng và Bình Thuận. Nhóm 3: THIỂU SỐ TIẾP GIÁP (không duy nhất + tiếp giáp + kết dính) [DN] [+TG] [+KD] là các ngôn ngữ tồn tại ở trên một lãnh thổ quốc gia, nhưng các cộng đồng đó gắn kết với nhau khá chặt chẽ và cận kề nhau. Chẳng hạn tiếng Occitan (tiếng Pháp gọi là Langue d’Oc) là một ngôn ngữ Romance được nói ở Pháp (khu vực Occitania phía Nam nước Pháp), ở Ý (Thung lũng Occitan), ở Monaco và ở Tây Ban Nha (Thung lũng Aran)26. Ở Đông Nam Á, nhiều ngôn ngữ như vậy, trong đó điển hình là tiếng Mnông ở Việt Nam, Nam Lào, và Căm pu chia. Nhóm 4: THIỂU SỐ RỜI RẠC (không duy nhất + tiếp giáp + không kết dính) [DN] [+TG] [KD] cũng giống như nhóm 3, nhưng khác biệt ở mức độ kết dính giữa các cộng đồng. Chẳng hạn tiếng Saami được nói ở Phần Lan, Thụy Điển và Na Uy. Một số dân nhập cư cũng có thể tạo nên một nhóm ngôn ngữ như vậy, khi họ sống rải rác và rời rạc ở những khu vực khác nhau của các quốc gia láng giềng. Nhóm 5: THIỂU SỐ ĐỊA PHƯƠNG (không duy nhất + không tiếp giáp + kết dính) [DN] [TG] [+KD] Chẳng hạn như tiếng Catalan được sử dụng ở Pháp và Tây Ban Nha. Tiếng Catalan là ngôn ngữ quốc gia ở Andorra và là ngôn ngữ chính thức ở một số vùng tự trị Tây Ban Nha27. Đây là ngôn ngữ có đặc thù là không phân bố tiếp giáp, nhưng lại có mức độ kết dính khá chặt chẽ. Nhóm 6: THIỂU SỐ ĐA QUỐC GIA (không duy nhất + không tiếp giáp + không kết dính) [DN] [TG] [KD] Đây là các ngôn ngữ thiểu số đa quốc gia nhưng được chia thành những nhóm nhỏ rời rạc ở nhiều quốc gia khác nhau mà ít có quan hệ gắn kết với nhau. Chẳng hạn tiếng Romany được khoảng 2,5 triệu người nói với phân bố rời rạc không những ở Trung Âu và Đông Âu mà cả ở nhiều nơi trên thế giới. Nhóm 7: THIỂU SỐ ĐẶC THÙ ĐỊA PHƯƠNG (thiểu số địa phương + tiếp giáp + kết dính) [+ĐP] [+TG] [+KD] là các ngôn ngữ không phải duy nhất mà có vị thế thiểu số ở một số khu vực. Mức độ gắn kết giữa người nói các ngôn ngữ này 43 tương đối cao và cộng đồng thiểu số này sống tiếp giáp với cộng đồng đa số ở quốc gia khác. Trường hợp tiêu biểu là tiếng Pháp được sử dụng như thiểu số ở khu vực Aosta (dãy núi Alpes ở Ý), trong khi đó là ngôn ngữ quốc gia chính thức ở Pháp. Hoặc tiếng Ý của công nhân nhập cư vào Thụy sĩ. Ở Việt Nam, đó là trường hợp tiếng Khmer ở ĐBSCL là tiếng thiểu số, trong khi ở CPC, đây là ngôn ngữ đa số. Nhóm 8: THIỂU SỐ ĐỊA PHƯƠNG PHÂN CÁCH (thiểu số địa phương + tiếp giáp + không kết dính) [+ĐP] [+TG] [KD] khác với nhóm số 7 ở tính chất rời rạc kém kết dính. Đó là trường hợp tiếng Pháp ở các vùng New England (các khu vực góc Đông Bắc của Mỹ: Biển Atlantic, một phần Canađa và bang New York). Ở Đông Nam Á, đó có thể là trường hợp của tiếng Khmer ở bên kia biên giới Thái Lan. Nhóm 9: THIỂU SỐ ĐỊA PHƯƠNG KẾT DÍNH [+ĐP] [TG] [+KD] Đây là nhóm các ngôn ngữ không tiếp giáp nhưng lại kết dính chặt chẽ. Một thí dụ là tiếng Pháp ở khu vực Apulia, nằm ở phía Tây Nam Ý, giáp biển. Tuy không cận kề kiếp giáp với biên giới Pháp, nhưng cộng đồng Pháp ngữ ở đây tương đối chặt chẽ. Nhóm 10: THIỂU SỐ ĐỊA PHƯƠNG RỜI RẠC (thiểu số địa phương + không tiếp giáp + không kết dính) [+ĐP] [TG] [KD] Đó là ngôn ngữ Albania được sử dụng ở khu vực Mezzogiorna. 1.5.3 Loại hình của cảnh huống tiếng Khmer Như vậy, nếu xét trên cơ sở các tiêu chí trên, chúng ta có thể thấy một số ngôn ngữ ở Việt Nam nằm trong các nhóm sau: + Tiếng Việt: Tiếng Việt thuộc nhóm 5, là nhóm Thiểu số địa phương. Cộng đồng người Việt tại hải ngoại, tuy về mặt địa lý không tiếp giáp với Việt Nam nhưng có mức độ gắn kết rất cao giữa các thành viên, thể hiện qua việc giữ gìn ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam ở kiều bào Việt tại hải ngoại. + Tiếng Hoa: Tiếng Hoa ở Việt Nam, với tư cách là ngôn ngữ thiểu số ở Việt Nam, thuộc vào nhóm 8, nhóm Thiểu số địa phương phân cách. Trên thực tế, tiếng Hoa là ngôn ngữ chính ở Trung Quốc, nhưng lại là tiếng thiểu số ở miền Nam Việt Nam và cộng đồng này không có quan hệ gì với Trung Quốc. 44 + Tiếng Chăm: Tiếng Chăm hiện nay thuộc vào nhóm 6, nhóm Thiểu số đa quốc gia. Ở Việt Nam và CPC, tiếng Chăm đều là ngôn ngữ thiểu số và ít có sự kết dính giữa các cộng đồng với nhau. Về loại hình cảnh huống tiếng Khmer: Theo các tiêu chí trên, tiếng Khmer thuộc nhóm 7 ([+ĐP] [+TG] [+KD]) với những đặc điểm như: [+ĐP]: Tiếng Khmer là ngôn ngữ thiểu số ở Việt Nam, Thái Lan và Mỹ, nhưng lại ngôn ngữ đa số ở CPC. Tính chất [+ĐP] có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo tồn ngôn ngữ, bởi là thiểu số ở một số quốc gia nhưng đa số ở một (hay một số) quốc gia khác, cộng đồng Khmer ở Việt Nam ít nhiều có quan hệ với tiếng Khmer ở CPC. Mối quan hệ ngôn ngữ này không nhất thiết, và nếu như xét đến các cảnh huống khác như tiếng Pháp ở Thụy Sĩ, ở Bỉ, ở Canađa, tiếng Đức ở Thụy Sĩ, tiếng Malayu ở Inđônêxia, tiếng Hoa ở Singapore và nhiều quốc gia khác, không liên quan gì đến những tư tưởng ly khai chính trị. [+TG]: Cộng đồng người Việt Nam gốc Khmer sống cận kề với CPC qua một quãng đường biên giới ở các tỉnh An Giang, Kiên Giang và Tây Ninh. Tính chất tiếp giáp này cho thấy sự ảnh hưởng lẫn nhau của hai ngôn ngữ, và làm cho mối quan hệ của đặc điểm [+Đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- TÌNH HÌNH SONG NGỮ KHMER-VIỆT TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN.pdf
Tài liệu liên quan