Kinh doanh theo mạng

Tài liệu Kinh doanh theo mạng: HƯỚNG DẪN KINH DOANH TRÊN MẠNG MỤC LỤC Định hướng nghề nghiệp 2 Lịch sử ngành kinh doanh theo mạng 4 Nguyên lý để phát triển của hệ thống mạng lưới 6 So sánh kinh doanh truyền thống và kinh doanh mạng 8 Ưu điểm của ngành nghề M.L.M (Kinh doanh theo mạng) 9 Phân biệt giữa kinh doanh theo mạng và hình tháp ảo 12 Lựa chọn công ty 14 Cẩm nang kinh doanh theo mạng 17 Những câu hỏi thường gặp 17 Nếu muốn thành đạt, đừng bao giờ nói… 32 Từ điển ABC nguyên tắc thành công 35 14 nguyên tắc thành công 38 Nguyên tắc 1: Một cuộc sống cân bằng 38 Nguyên tắc 2: Hành xử với lòng tự trọng 41 Nguyên tắc 3: Nuôi dưỡng lòng tự trọng 43 Nguyên tắc 4: Trao quyền cho người khác 46 Nguyên tắc 5: Người bán hàng thành công 49 Nguyên tắc 6: Xây dựng hình ảnh bản thân 52 Nguyên tắc 7: Tạo năng lượng cho bản thân 54 Nguyên tắc 8: Là nhà lãnh đạo thực thụ 57 Nguyên tắc 9: Tận dụng từng phút giây 60 Nguyên tắc 10: Đối mặt với những biến động t...

doc86 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1848 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kinh doanh theo mạng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN KINH DOANH TRÊN MẠNG MỤC LỤC Định hướng nghề nghiệp 2 Lịch sử ngành kinh doanh theo mạng 4 Nguyên lý để phát triển của hệ thống mạng lưới 6 So sánh kinh doanh truyền thống và kinh doanh mạng 8 Ưu điểm của ngành nghề M.L.M (Kinh doanh theo mạng) 9 Phân biệt giữa kinh doanh theo mạng và hình tháp ảo 12 Lựa chọn công ty 14 Cẩm nang kinh doanh theo mạng 17 Những câu hỏi thường gặp 17 Nếu muốn thành đạt, đừng bao giờ nói… 32 Từ điển ABC nguyên tắc thành công 35 14 nguyên tắc thành công 38 Nguyên tắc 1: Một cuộc sống cân bằng 38 Nguyên tắc 2: Hành xử với lòng tự trọng 41 Nguyên tắc 3: Nuôi dưỡng lòng tự trọng 43 Nguyên tắc 4: Trao quyền cho người khác 46 Nguyên tắc 5: Người bán hàng thành công 49 Nguyên tắc 6: Xây dựng hình ảnh bản thân 52 Nguyên tắc 7: Tạo năng lượng cho bản thân 54 Nguyên tắc 8: Là nhà lãnh đạo thực thụ 57 Nguyên tắc 9: Tận dụng từng phút giây 60 Nguyên tắc 10: Đối mặt với những biến động trong cuộc sống 61 Nguyên tắc 11: Quản lý thời gian 67 Nguyên tắc 12: Sức mạnh của quyền uy 70 Nguyên tắc 13: Biết ưu tiên làm những việc quan trọng 74 Nguyên tắc 14: Suy nghĩ tích cực 78 Những điều 1 người thành công cần phải có 84 Kiếm 1 triệu đô trong kinh doanh theo mạng như thế nào? 84 7 phẩm chất của một thủ lĩnh KDTM 84 Lời tâm sự của những phân phối viên KDTM thành công 85 ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP Bạn chỉ thành công khi bạn hiểu thật kỹ những ý tưởng sau đây : Khi còn nhỏ công việc chính của Bạn là đi học. Khi lớn lên ai cũng mong muốn phấn đấu vào đại học. Tại sao vậy? Vì muốn sau này dễ kiếm việc làm. Chung quy lại mục đích để kiếm tiền. Có 3 cách kiếm tiền: * Cách 1: Làm công (Dùng sức kiếm tiền) Với cách này thì sau 30 đến 40 năm công tác, khi về hưu sẽ có một khoản tiền gọi là lương hưu nho nhỏ để sinh sống. * Cách 2: Làm chủ (Dùng tiền đẻ ra tiền)   - Làm chủ lớn : là làm chủ của các tập đoàn lớn, các công ty Đa Quốc Gia. - Làm chủ nhỏ: Là làm chủ của các công ty nhỏ, các cơ sở sản xuất, tiệm tạp hóa, quán ăn, nhà hàng, khách sạn.. * Cách 3: - Làm Nhà Phân Phối, Tư Vấn Viên của một Tập đòan Kinh Doanh Theo mạng uy tín. Tại sao 3 hình thức này đều được gọi là làm chủ là vì có đặc điểm chung sau đây. + Có tính đầu tư: Đầu tư công sức, đầu tư tiền bạc, đầu tư vật chất. + Tự chịu trách nhiệm về công việc mình làm. + Và có quyền thừa kế Với cách thức đi làm công ăn lương thì Bạn không bao giờ giàu có được. Vậy muốn thật sự giàu có và tự do tài chánh thì chỉ có con đường duy nhất là làm chủ nhưng làm chủ lớn thì khả năng Bạn không nên nghĩ đến vội. Vậy chỉ còn làm chủ nhỏ và làm Nhà Phân Phối, Tư Vấn Viên. Nếu làm chủ nhỏ của bất kỳ ngành nghề nào Bạn cũng cần có vốn, kiến thức, kinh nghiệm ngoài ra thời gian luôn bị gò bó, cạnh tranh khắc nghiệt và rủi ro có thể đến bất cứ lúc nào. Thế nhưng làm Nhà Phân Phối, Tư Vấn Viên của một Tập đòan kinh doanh theo mạng nào đó, Bạn sẽ loại trừ đước tất cả những khó khăn trên và đây cũng là con đường ngắn nhất để giúp Bạn thành công. Ngành Kinh doanh theo mạng ra đời ở Mỹ và phát triển rất mạnh ở các nước trên thế giới cho đến nay là trên 60 năm, và mới du nhập vào Việt Nam chừng 4 năm nay. Tuy nhiên vì mới mẻ nên đó mới là cơ hội cho tất cả những ai muốn vươn lên làm giàu. Cách đây nhiều năm, nền kinh tế các nước trọng về nông nghiệp, sau một thời gian thì công nghiệp được coi trọng, rồi đến thương nghiệp tức là buôn bán phát triển, nhưng thời đại ngày nay thông tin được xem là quan trọng nhất. Đặc biệt trong ngành kinh doanh theo mạng, ai nắm thông tin trước thì người đó sớm thành công. Hoạt động trong ngành kinh doanh theo mạng là con đường khởi nghiệp ngắn nhất và nhanh đi đến thành công nhất.Tham gia trở thành nhà phân phối của một công ty kinh doanh theo mạng thời điểm này là bạn đang nắm trong tay một thông tin vô cùng quan trọng mà hàng triệu người khác còn chưa biết đến. Vậy để đi đến thành công thì công việc khởi động cần làm ban đầu của bạn là: 1 - Ký vào HỢP ĐỒNG đăng ký trở thành thành viên công ty . Theo suy nghĩ của chúng tôi thì Bạn nên tìm hiểu và ký hợp đồng tham gia trở thành phân phối viên của Công ty Oriflame – Đây là 1 công ty đa quốc gia kinh doanh về mỹ phẩm với chính sách hoa hồng rất hoàn hảo có thể tạo thu nhập cho tất cả mọi người. 2 -  Mua tài liệu có bán tại công ty để nghiên cứu đồng thời chuẩn bị đầy đủ một bộ dụng cụ làm việc. Cẩm nang khởi nghiệp Giải đáp thắc mắc về kinh doanh theo mạng Đối thoại với người đỡ đầu tinh thần 10 bài học trên chiếc khăn ăn EL lớn hé mở bí quyết Bạn có thể trở thành bậc thầy trong Kinh Doanh Theo Mạng 3 - Tham dự các buổi huấn luyện miễn phí do công ty đó tổ chức để hiểu về chính sách hoa hồng, hiểu về sản phẩm có như vậy bạn mới tư vấn được cho người khác. 4 - Mua sản phẩm dùng cho bản thân vì có sử dụng sản phẩm Bạn mới có cảm nhận và có niềm tin về sản phẩm và mới mạnh mẽ chia sẽ cho người khác được. 5 - Nhanh chóng tuyển dụng người mới vào doanh nghiệp, tức là lập 1 danh sách người quen sau đó chọn lựa những người tiềm năng trước rồi mời người đó vào doanh nghiệp. Cần lưu ý sử dụng sư kiện hỗ trợ và làm thật tốt kỹ năng 2 tuyển 1. 6 - Hỗ trợ cho những người tuyến dưới tư vấn đến những người mới. Bắt tay vào công việc ngay là bạn đang xây dựng cho mình một doanh nghiệp riêng , một sự nghiệp không chỉ cho bạn mà cho cả gia đình bạn và tương lai của con bạn. Đừng lo lắng, đừng chần chờ gì cả, vừa làm việc vừa học hỏi. Người bảo trợ luôn ở bên bạn, bạn luôn được những người đi trước dắt bạn leo những nấc thang của sự thành công, bạn sẽ không bao giờ lẻ loi, bạn sẽ sống trong môi trường mà các thành viên xuất thân từ các ngành nghề chuyên môn khác nhau, rất tuyệt vời cho bạn học hỏi...và còn nhiều, rất nhiều thứ nữa! HÃY QUYẾT ĐỊNH VÀ HÀNH ĐỘNG NGAY!! CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG. “THIÊN TÀI CHỈ CÓ 1% LÀ LINH CẢM CÒN 99% LÀ MỒ HÔI VÀ NƯỚC MẮT” Kinh doanh theo mạng (Multi-level marketing) hay còn gọi là kinh doanh đa cấp, tiếp thị đa tầng, tiếp thị hệ thống. Trước khi bắt tay tham gia vào một công việc kinh doanh nào thì điều quan tâm đầu tiên là ngành kinh doanh đó có ổn định và lâu dài không? Trước khi lựa chọn sự nghiệp của mình là kinh doanh mạng thì bạn cũng cần hiểu rõ về lịch sử hình thành và phát triển của ngành kinh doanh mạng như thế nào. LỊCH SỬ NGÀNH KINH DOANH THEO MẠNG Lịch sử của ngành KDTM gắn liền với tên tuổi của nhà hóa học người Mỹ có tên là Karl Renborg (1887-1973). Ông là người đầu tiên đã đưa tư tưởng của KDTM vào trong cuộc sống, tạo ra một hệ thống kinh tế, một ngành kinh doanh được gọi là có triển vọng nhất của thế kỷ 21. Ông Renborg có một thời gian 20 năm sống tại Trung Quốc và làm việc tại nhiều công ty khác nhau (dầu hỏa, đóng tàu.). Giữa thập niên 1920-1930 ông và một số người nước ngoài khác bị bắt vào tù khi chính quyền thuộc về tay lực lượng cách mạng Tưởng Giới Thạch. Trong điều kiện sống trong tù rất thiếu thốn, ông đã thực nghiệm nhiều kiểu ăn khác nhau và đã nhận thấy giá trị thực tiễn rất lớn của dinh dưỡng cần thiết đối với sức khỏe con người. Nhưng lấy các chất dinh dưỡng gồm các vitamin và các khoáng chất đó ở đâu ra? Ví dụ như sắt? Ông Renborg đã tìm ra lối thoát duy nhất: đó là ông cạo từng ít chất sắt từ những chiếc đinh rỉ để cho vào khẩu phần ăn dành cho người tù và thỏa thuận với cai tù để xin một ít các loại rau cỏ khác nhau. Vì vậy ông và một số ít người làm theo phương pháp của ông còn sức đề kháng và sống sót được đến ngày trở về tổ quốc, đa số những người khác đều bị chết. Năm 1927 Ông Renborg về lại Mỹ và bắt đầu chế biến các chất bổ sung dinh dưỡng khác nhau dựa trên cỏ linh lăng là một loại cỏ có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, đạm và nhiều thành phần có ích khác. Ông đề nghị những người quen của ông thử nghiệm miễn phí sản phẩm nhưng ông đã thất bại: Không ai dám dùng thử vì chẳng có ai muốn mình làm vật thí nghiệm. Sau nhiều cố gắng liên tục mà không đem lại được kết quả, ông hiểu ra rằng chẳng ai chịu đánh giá tốt những thứ cho không, vì vậy ông đã nghĩ ra một tư tưởng vĩ đại và ngày nay đã trở thành một xu thế kinh doanh tất yếu của thời đại: Ông Renborg đề nghị các bạn của ông tự truyền bá thông tin về chất bổ sung dinh dưỡng này cho người quen của họ, còn nếu người quen của họ mua sản phẩm thì ông hứa sẽ trả hoa hồng cho họ. Ông cũng quyết định trả hoa hồng cho các người quen của bạn mình nếu truyền bá sản phẩm tiếp theo quan hệ của họ.  Kết quả thật bất ngờ: thông tin về các chất bổ sung dinh dưỡng có lợi bắt đầu được truyền bá rộng rãi (vì mỗi người bạn của ông lại có nhiều người bạn khác và bạn của bạn của bạn là vô hạn). Doanh thu bán hàng của công ty tăng vượt quá sức tưởng tượng, mọi người đề nghị gặp ông để tham khảo về thông tin sản phẩm mới này. Từ đó ngành KDTM bắt đầu ra đời. Năm 1934 ông Karl Renborg sáng lập ra công ty "Vitamins California" và nhờ hệ thống bán hàng kiểu mới này, khi người tiêu dùng cũng trở thành người truyền bá sản phẩm (Distributor-Nhà phân phối độc lập), công ty của ông đã nhanh chóng đạt doanh số 7 triệu USD mà không hề mất một đồng quảng cáo nào. Sự độc đáo ở chỗ nhờ tiết kiệm được quảng cáo và các khâu trung gian (đại lý bán buôn, bán lẻ, kho bãi.) nên những người tham gia vào hệ thống của ông có thể nhận được thù lao rất cao. Cuối năm 1939 đầu 1940 ông Renborg đổi tên công ty mình thành công ty "Nutrilite Products" theo tên sản phẩm và vẫn giữ nguyên phương pháp tiêu thụ. Những công tác viên của ông tự tìm người mới, chỉ cho người mới đầy đủ thông tin về sản phẩm và dạy cho người mới phương pháp xây dựng mạng lưới bắt đầu từ những người quen của mình. Công ty đảm bảo cho tất cả nhà phân phối độc lập có đủ sản phẩm và nhận hoa hồng không chỉ lượng sản phẩm họ bán ra mà còn trả hoa hồng cho lương sản phẩm được bán ra của những người do họ trực tiếp tìm ra. Những người tham gia mạng lưới của công ty nhận được sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của người bảo trợ. Phương pháp tiêiu thụ của ông Renborg chính là khởi điểm của kinh doanh theo mạng (Muti-level Maketing), ở đây ông chỉ mới áp dụng một tầng, và trong nhiều tài liệu thì năm 1940 được xem như là năm khởi đầu của KDTM và ông Renborg là ông tổ của ngành này. Lịch sử tiếp theo của KDTM gắn liền với tên tuổi của hai cộng tác viên của "Nutrilite Products" là Rich De Vos và Jey Van Andel. Sau một thời gian làm việc có hiệu quả với công ty "Nutrilite Products" hai ông đã nhận thấy sức mạnh rất lớn của Muti-level Maketing và đã sáng lập ra công ty riêng của mình là "American Way Corporation", viết tắt là Amway và hiện nay Amway đã trở thành một công ty hàng đầu thế giới về KDTM với chi nhánh trên 125 nước trên toàn thế giới. Cuối thập niên 60, nhờ nỗ lực của ông Glen Terner-một người đã hướng dẫn nhiều những kỹ năng làm việc mới vào kinh doanh mạng, KDTM đã mang bản chất mới. Ông nhận thấy rõ vai trò của thành đạt cá nhân trong cuộc sống con người. Ông chỉ cho mọi người thấy những chân trời mới trong cuộc sống và khẳng định rằng mỗi người đều có tiềm năng lớn lao để đạt được mọi mục đích. Ông thành lập công ty và dạy cho mọi người kỹ năng thành đạt, giúp cho mọi người khai thác khả năng tiềm ẩn rất lớn trong mỗi con người. Rất nhiều người nhờ áp dụng chương trình huấn luyện của ông đã tìm thấy và đánh thức được những bản chất tốt đẹp nhất và đạt nhiều thành quả lớn. Chương trình huấn luyện của ông vẫn còn được áp dụng cho đến ngày nay. Vào những năm đầu của thập niên 70, KDTM bắt đầu bị sự phản đối mãnh liệt. Năm 1975 trong hội đồng liên bang Hoa Kỳ có những nhân vật phản đối KDTM và đồng nghĩa KDTM với hình tháp ảo là hình thức lừa đảo đang bị cấm ở Hoa Kỳ. Đây là đòn đánh đầu tiên của chính phủ vào KDTM. Bắt đầu cuộc chiến dũng cảm của các công ty KDTM để khẳng định chân lý, tính đúng đắn của mình. Công ty Amway đứng mũi chịu sào, suốt bốn năm liền hầu tòa từ năm 1975-1979. Cuối năm 1979 toà án thương mại liên bang hoa kỳ công nhận phương pháp kinh doanh của Amway không phải là hình tháp ảo và được chấp nhận về mặt luật pháp. Từ đó Bộ luật đầu tiên về KDTM đã ra đời tại Mỹ. Ông Richard Poe, phóng viên của báo Success - một tờ báo rất nổi tiếng tại Mỹ- Trong cuốn: "Làn sóng thứ ba-Kỷ nguyên của KDTM" đã chia KDTM ra làm ba thời kỳ. Làn sóng thứ I (Thời kỳ thứ nhất) là thời kỳ bắt đầu hình thành của ngành KDTM: từ 1940 cho đến năm 1979 chỉ có khoảng 30 công ty KDTM ra đời tại Mỹ. Làn sóng thứ II (Thời kỳ thư hai): từ 1979 - 1990 là thời kỳ bùng nổ của KDTM. Mỗi đêm ngủ dậy chúng ta có thể thấy hàng trăm công ty KDTM bố cáo thành lập với đủ loại sản phẩm và sơ đồ kinh doanh. Đây là thời kỳ phát triển và chọn lọc tự nhiên. Làn sóng thứ III (Thời kỳ thứ ba): từ 1990 trở đi, nhờ tiến bộ của công nghệ thông tin truyền thông, KDTM đã mang màu sắc mới. Các nhà phân phối độc lập có thể đơn giản hóa công việc của mình nhờ vào điện thoại, điện đàm, hội thảo vô tuyến, internet và nhiều phương tiện khác. Nếu như ở làn sóng thứ II, những nhà phân phối độc lập giỏi phải là nhà hùng biện và họ phải đi lại như con thoi đến các mạng lưới thì ở làn sóng thứ III, bất cứ ai cũng có thể sử dụng thời giờ nhàn rỗi của mình để tham gia KDTM. Hàng ngàn công ty đã áp dụng KDTM để truyền bá sản phẩm của mình. Các công ty áp dụng phương pháp bán hàng truyền thống như Ford, Colgate, Canon, Coca-cola và nhiều công ty nổi tiếng khác đã bắt đầu áp dụng phương pháp KDTM để phân phối những mặt hàng độc đáo của mình. Một số thống kê vào 1998 (Tổng hợp từ các tạp chí kinh tế thế giới ): •  Trên thế giới có hơn 30.000 công ty KDTM, trong đó có 5.000 công ty lớn. Doanh số toàn ngành KDTM đạt hơn 400 tỷ USD. •  Tốc độ tăng hàng năm từ 20% - 30% •  Mỹ: hiện Có 2.000 công ty hoạt động và cứ 10 gia đình có 1 người làm KDTM chiếm khoảng 15% dân số, có 500.000 người trở thành triệu phú nhờ KDTM. •  NHẬT: 90% hàng hoá & Dvụ theo KDTM, có 2,5 triệu Nhà Phân Phối đạt Doanh thu 30 tỷ USD. •  ĐÀI LOAN: Cứ 12 người có 1 người làm KDTM. •  MALAISIA: Có hơn 1 triệu NPP đạt Doanh thu 1tỷ USD. •  ÚC: Doanh thu từ KDTM đạt 1,5 tỷ USD. •  ĐỨC, PHÁP, Ý: mỗi nước đạt trên 2 tỷ USD. •  ANH: Doanh thu đạt trên 1 tỷ USD. •  NGA: Có trên 100 Cty KDTM với hơn 2 triệu NPP. •  VIỆT NAM: Tại thời điểm hiện nay có khoảng 20 Cty KDTM và trên 100.000 NPP •  Mỗi ngày trên thế giới có 60.000 người tham gia KDTM. Cũng theo thống kê thì cứ 100 người đang là triệu phú trên thế giới thì có đến 40 người xuất phát theo ngành KDTM và trong thế kỷ 21 này thì 70% hàng hóa và dịch vụ sẽ phát triển theo phương thức kinh doanh này. Tại sao hệ thống mạng lưới tiêu thụ có thể phát triển thành công ở các nước trên thế giới trên 60 năm qua? Đó chính là nhờ vào việc vận dụng 2 nguyên lý sau:  NGUYÊN LÝ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG MẠNG LƯỚI Nguyên lý thứ nhất gọi là nguyên lý chia sẻ (truyền khẩu). và để quý vị hiểu rõ, chúng tôi xin đưa ra ví dụ sau đây. Vào một ngày đẹp trời nào đó, vô tình bạn ghé vào một cửa tiệm bán quần áo, tiệm được trang trí gọn gàng, nhân viên bán hàng xinh đẹp và đặc biệt rất niềm nở chu đáo. Sau khi giúp bạn thử quần áo đến 50 lần mà vẫn tươi cười vui vẻ. Cuối cùng bạn cũng lựa chọn được bộ quần áo vừa ý, chất liệu vải rất tốt, màu sắc rất đẹp, thế nhưng thật ngạc nhiên vì giá cả cũng rất rẻ. Bạn cảm thấy rất hài lòng với bộ quần áo mới mua đó. Rồi khi về nhà bạn nói chuyện lại cho bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình, và như vậy là bạn đã vô tình quảng cáo cho cửa hàng đó. Đến một ngày nào đó, bạn bè, đồng nghiệp và người thân của bạn cũng có nhu cầu và họ tìm đến cửa hàng này. Kết quả là họ cũng rất hài lòng và rồi lại giới thiệu đến những người khác. Đó chính là tâm lý chung của mỗi con người chúng ta. Khi chúng ta dùng một sản phẩm hay một dịch vụ nào tốt mà chúng ta cảm thấy hài lòng, chúng ta thường có thói quen kể lại, chia sẻ lại, truyền miệng lại cho những người bạn, đồng nghiệp và gia đình chúng ta. Đó được gọi là nguyên lý chia sẻ. Nguyên lý thứ hai gọi là nguyên lý phát triển theo cấp số nhân (Bội tăng) tăng theo cấp số nhân là như thế nào, có một câu chuyện kể như thế này: Ngày xưa ở nước Ấn Độ có một ông vua rất thích chơi cờ. Một hôm có một người nông dân phát minh ra một cách chơi cờ mới mà ngày nay được gọi là cờ vua, ông ta liền mang đến dâng cho Quốc Vương. Quốc Vương rất hài lòng và nói rằng: "Nhà ngươi muốn ta ban thưởng gì". Người nông dân đáp rằng: "Thần không ước muốn gì cao xa, chỉ xin Quốc Vương đặt lên ô bàn cờ thứ nhất 1 hạt gạo, ô thứ hai 2 hạt gạo, ô thứ ba 4 hạt và cứ thế, mỗi ô sau số hạt gạo được đặt gấp đôi ô trước. Khi đặt đầy 64 ô cờ là hạ thần mãn nguyện vô cùng". Vừa nghe xong Quốc Vương liền cười lên và gật đầu đồng ý. Thế nhưng rồi khi đem ra thực thi thì Quốc Vương nọ đã phải vét kho đến hạt gạo cuối cùng rồi mà vẫn không trả đủ cho người nông dân ấy. Qua câu chuyện trên chúng ta thấy được uy lực mạnh mẽ của cấp số nhân. Nó đã tập trung được sức mạnh của nhiều người trong khoảng thời gian ngắn nhất để tạo nên một hiệu quả nhanh nhất. Đối với công việc phát triển mạng lưới cũng vậy, thời điểm ban đầu rất chậm vì bạn phải tuyển chọn từng người một cho đến khi có được người thật sự thích thú với công việc giống như bạn. Khi bạn tìm được 2 người tích cực thì từ 2 người này sẽ phát triển thành 4 người, và 4 người thành 8 người. Công việc thật chậm chạp và chán nản. Thế nhưng khi bạn đã có 500 người trong mạng lưới thì từ 500 thành 1000 và từ 1000 thành 2000 rất là nhanh. SO SÁNH KINH DOANH TRUYỀN THỐNG (KDTT) VÀ KINH DOANH THEO MẠNG ĐỐI VỚI HÀNG HÓA LƯU THÔNG QUA HỆ THỐNG KDTT Tc: Quảng Cáo + Các Khâu Trung Gian Chiếm 70% - 80% Giá Thành Sản Phẩm ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU Tc: Quảng Cáo + Các Khâu Trung Gian Chiếm 70% - 80% Giá Thành Sản Phẩm ĐỐI VỚI HÀNG HÓA LƯU THÔNG QUA HỆ THỐNG KDTM Hình thức kinh doanh truyền thống thì bất kỳ sản phẩm nào nó cũng được xuất xưởng từ một nhà máy. Ví dụ đối với những sản phẩm nhập khẩu thì nó sẽ được nhập về bởi một công ty nhập khẩu, từ đó được phân phối đến các đại lý khu vực - Đại lý bán sỉ - rồi đến các cửa hàng bán lẻ. Chúng ta là người tiêu dùng đơn thuần, chúng ta sẽ mua hàng trực tiếp tại các cửa hàng bán lẻ. Để kiếm được lợi nhuận thì các nhà kinh doanh thường tăng giá ở các khâu trung gian. Thông thường các khâu này chiếm từ 30% - 40% giá bán ra của một sản phẩm. Bên cạnh đó người tiêu dùng còn phải gánh chịu một khoản chi phí khác nữa, đó là chi phí dành cho quảng cáo, tiếp thị, tuyên truyền và khuyến mãi. Khoản chi phí này cũng rất đáng kể, thường chiếm khoảng 40% giá bán ra của một sản phẩm. Ví dụ như chi phí quảng cáo trên Tivi vào giờ cao điểm với khoảng thời gian 30 giây là 21 triệu đồng. Mà theo các nhà tâm lý thì một mẫu quảng cáo muốn tạo được ấn tượng nơi người xem thì thường xuyên phải được quảng cáo từ 4 - 10 lần trong 1 ngày và kéo dài liên tục trong nhiều tháng. Như vậy chi phí cho quảng cáo rất lớn cộng với việc tăng giá ở mỗi khâu trung gian đã đẩy giá thành tăng lên từ 70-80%, trong khi giá thành sản xuất ra một sản phẩm tại nhà máy thường chỉ chiếm từ 20-30% mà thôi, nhưng Người tiêu dùng chúng ta luôn phải mua với 100% giá thành, nên dù muốn hay không cũng vẫn phải gánh chịu khoản chi phí này. Xin đưa ra một ví dụ cụ thể: 1 chai nước ngọt sản xuất ra tại nhà máy, giá thành sản xuất thực chất chỉ có 400đ, nhưng tại các tiệm ăn hoặc các tiệm tạp hóa chúng ta vẫn phải trả với giá từ 2000 - 3000đ tuỳ theo mỗi nơi. Tại sao lại có sự chênh lệch như vậy. Đó chính là do chi phí quảng cáo cộng với việc tăng giá ở các khâu trung gian đã đẩy giá lên. Còn hình thức kinh doanh theo mạng là sao? Thì sản phẩm cũng được xuất xưởng từ một nhà máy, sau đó được phân phối bởi một công ty tiêu thụ. Từ công ty này hàng hóa sẽ được phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng không qua bất cứ một chi phí quảng cáo hay một khâu trung gian nào cả. Chúng ta là người tiêu dùng đơn thuần, ngoài việc có được một sản phẩm tốt để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người thân và gia đình, chúng ta thì chúng ta còn có 1 quyền gọi là quyền kinh doanh. Công việc kinh doanh của chúng ta cũng rất là đơn giản, sau khi dùng sản phẩm, cảm nhận thấy sản phẩm thực sự tốt và chất lượng thì chúng ta chia sẻ lại cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp và hàng xóm của chúng ta. Những người chịu đi chia sẻ như vậy gọi là Nhà Phân Phối Và những người này cũng có mối quan hệ của họ, họ lại tiếp tục chia sẻ cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp và hàng xóm của họ, và vô hình chung một hệ thống mạng lưới tiêu thụ đã được hình thành. Công ty sẽ tiết kiệm từ những khâu quảng cáo và những khâu trung gian này gởi lại cho những người tham gia giới thiệu bằng hình thức phần trăm (%) hoa hồng. ƯU ĐIỂM CỦA NGÀNH NGHỀ M.L.M (Còn gọi là Kinh doanh theo mạng): Theo Luật gia Trương Trọng Tài và Thạc sĩ Nguyễn Hoài Phương : Đây là 1 mô hình kinh doanh hiện đại , khoa học, đại chúng hóa nhưng rất mới ở VN. Nó hoàn toàn hợp tình , hợp lý, hợp pháp, hợp lòng dân trong thời kỳ đổi mới, hòa nhập với cộng đồng quốc tế, trước mắt là chuẩn bị gia nhập WTO của nước ta . A) Đối với các Công ty kinh doanh M.L.M : 1/ Loại bỏ các khâu trung gian, tiết kiệm chi phí quảng cáo khổng lồ. Không phải bỏ tiền ra quảng cáo trước. (Các Công ty kinh doanh kiểu truyền thống phải CHI KHỐNG trước tiền quảng cáo, sau đó mới lấy lại thông qua việc thu tiền hàng về sau) 2/ Chi phí tiết kiệm được chủ yếu tập trung cho việc nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm nên sản phẩm mang tính ưu việt cao: độc đáo, độc quyền, chất lượng cực tốt để hướng đến thuyết phục và làm hài lòng người tiêu dùng 100%. Bởi vì cơ sở ngành nghề này là: NIỀM TIN VỀ SẢN PHẨM được lan truyền từ người này sang người khác. Sản phẩm phải cực kỳ tốt thì qui trình này mới diễn ra, kinh doanh mới phát triển. 3/ Chống được hiện tượng hàng gian, hàng giả vì sản phẩm được phân phối trực tiếp đến tận tay người tiêu dùng. 4/ Tạo ra 1 lực lượng tiếp thị, tư vấn, đội ngũ bán hàng khổng lồ rộng khắp mọi nơi trên thế giới một cách nhanh chóng và ổn định bền lâu. Nhiều Công ty doanh số vẫn tăng trưởng dù trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn khu vực. 5/ Tạo ra 1 ý tướng sống rất nhân bản “ KHỎE, ĐẸP, GIÀU VỀ TÌNH YÊU THƯƠNG, ĐỒNG ĐỘI, TIỀN TÀI, BẠN BÈ, THỜI GIAN, TỰ DO … “ ; Điều mà Ngành kinh doanh truyền thống rất khó đạt được . 6/ Đã được hầu hết các quốc gia trên thế giới công nhận và được bảo vệ công bằng bởi luật pháp và các hiệp hội ngành nghề M.L.M. quốc tế và trong nước. B) Đối với xã hội và đất nước : 1/ Xã hội tiết kiệm được chi phí rất lớn dành cho quảng cáo, khuyến mãi. Những chi phí khổng lồ này đối với người dân và xã hội là VÔ ÍCH xét về 1 mặt nào đó. Tự nhiên xã hội phải tốn 1 số tiền rất lớn cho 1 panô to đùng, thậm chí mất vẻ mỹ quan thành phố chỉ với mục đích nhắc người tiêu dùng nhớ đến 1 sản phẩm nào đó! 2/ Tăng khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển nhanh hơn. 3/ Huy động được nguồn vốn và sức lao động nhàn rỗi hoặc dư thừa trong nhân dân. Góp phần thực hiện chương trình XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO của nhà nước và toàn dân. Giải quyết việc làm cho nhiều người lao động, đặc biệt những người trên 45 tuổi ( Các Công ty truyền thống chỉ tuyển người từ 20 ~ 45 tuổi ) và những người không có điều kiện xin việc làm do trình độ, tay nghề hoặc sức khỏe… 4/ Kích thích tiêu dùng, tăng thị phần kinh doanh, góp phần nâng cao mặt bằng mức sống xã hội, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống. 5/ Đóng góp, tăng cường đáng kể ngân sách nhà nước, tăng phúc lợi xã hội. Điển hình một số công ty các năm qua đã đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng chục tỷ đồng (theo báo Tuổi trẻ và Thanh niên) qua các loại thuế nhập khẩu, thuế doanh thu, thuế môn bài, thuế lợi tức doanh nghiệp, thuế thu nhập của các nhà phân phối… và tài trợ các chương trình nhân đạo vì người nghèo, vì học sinh bất hạnh, vì người già cô đơn... 6/ Hơn thế nữa, Việt Nam ta thể hiện ý chí , tinh thần cùng tất cả các nước hội nhập thật sự về mọi mặt, trước mắt là gia nhập WTO. Toàn dân mạnh dạn đi lên, dám nghĩ, dám làm, dám học hỏi, chỉnh sửa để HOÀN THIỆN hơn các quốc gia khác trong khu vực và cả thế giới. Về ngành nghề M.L.M. biết đâu Việt Nam ta sẽ làm tốt, qua mặt cả các nước đàn anh chỉ một thời gian ngắn !  C) Đối với người dân và người tiêu dùng : 1/ Có nhiều sự lựa chọn và nhiều cơ hội hơn được sử dụng hàng chất lượng cao với giá phải chăng. Có thêm QUYỀN ĐƯỢC KINH DOANH, thêm ý tưởng kinh doanh sáng tạo. (trong kinh doanh truyền thống, người tiêu dùng chỉ có quyền sở hữu và sử dụng hàng chứ không có quyền kinh doanh) 2/ Đây là 1 ngành nghề làm thêm ngoài công việc chính, 1 phương tiện dễ dàng hơn để phấn đấu thành công trong cuộc đời đầy giông tố này! Người lớn tuổi có cảm giác vẫn còn khả năng lao động giúp ích cho xã hội. Tăng khả năng và nguồn thu nhập phụ nhưng khá đáng kể cho người dân. Khơi dậy tinh thần làm giàu, cải thiện chất lượng cuộc sống. 3/ Phát huy lòng yêu thương, tinh thần đồng đội hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng vươn tới thành công. 4/ Tăng cường ý thức bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh hơn trị bệnh, giảm tải cho bệnh viện và các cơ sở y tế. Góp phần đẩy mạnh công tác CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU, ý thức dinh dưỡng hợp lý ngay trong gia đình. 5/ Là môi trường rèn luyện ý chí và nghị lực vươn lên thành công trong cuộc sống đầy rủi ro. Qua đó đào tạo ra một lớp người ưu tú cho xã hội. 6/ Tóm lại ngành nghề này mang TÍNH NHÂN BẢN RẤT CAO: ít vốn, không cần trình độ, không phân biệt tuổi tác, tôn giáo, chủng tộc, ngôn ngữ, không phân biệt giàu nghèo, giai cấp, nghề nghiệp, hoàn toàn tự do, chỉ cần thời gian rảnh, chỉ cần có lòng tốt vị tha, yêu thương người, quan tâm người khác, có tinh thần đồng đội yêu thương hỗ trợ nhau, có quan hệ rộng, tin yêu sản phẩm (bằng cách tự sử dụng hoặc theo dõi đánh giá qua người thân), luôn có ý muốn chia xẻ thông tin cho người khác và đặc biệt nhất là nghề này không có tuổi về hưu, được thừa kế cho con cháu, hoàn toàn không có rủi ro, chỉ có thành công (nhanh hay chậm) hoặc bỏ cuộc chứ không hề có thất bại! Một khi đã đạt đến thành công thì khả năng thu nhập rất cao và rất ổn định lâu dài cho gia đình, thậm chí thừa kế cho thế hệ mai sau ! SO SÁNH KINH DOANH TRUYỀN THỐNG VÀ KINH DOANH THEO MẠNG TIÊU CHÍ SO SÁNH KINH DOANH TRUYỀN THỐNG KINH DOANH THEO MẠNG VỐN Rất lớn Rất ít NGÀNH NGHỀ Cần có bằng cấp hoặc nghiệp vụ Không đòi hỏi bằng cấp MẶT HÀNG Đa dạng và dễ bão hòa Độc đáo, chất lượng tốt , độc quyền, dễ sử dụng LỢI NHUẬN Rất thấp Rất cao THỜI GIAN Gò bó Tự do CẠNH TRANH Khắc nghiệt Không có, rất ít TÌNH CẢM Mất mát Giàu có bạn bè KINH NGHIỆM Không phổ biến Luôn chia sẻ RỦI RO Rất lớn Không có Hiện nay ở nhiều nước, luật về KDTM đã ra đời nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà phân phối độc lập và ngăn chặn các hình tháp ảo. Các trường đại học lớn đều có khoa KDTM, hàng vạn cuốn sách về KDTM đã ra đời để giúp các nhà phân phối độc lập nắm bắt được phương pháp làm việc. Cũng theo ông Richard Poe trong cuốn "Làn sóng thứ ba-Kỷ nguyên mới trong KDTM" thì dù bạn có tin hoặc có theo hay không, KDTM vẫn là một xu thế kinh doanh tất yếu trong thời gian tới. LÒNG KHAO KHÁT, SỰ NHIỆT TÌNH VÀ QUYẾT ĐỊNH SÁNG SUỐT LUÔN DẪN BẠN TỚI THÀNH CÔNG…!!!! PHÂN BIỆT GIỮA KINH DOANH THEO MẠNG VÀ HÌNH THÁP ẢO KDTM ngày càng phát triển rộng rãi, được nhiều người ngưỡng mộ đồng thời cũng không ít người phản đối. Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến nghi ngờ hoặc phản đối chính là sự lẫn lộn giữa KDTM, dạng kinh doanh hợp pháp với hình tháp ảo là dạng lừa đảo đang bị cấm ở tất cả các nước trên thế giới. Cả hai kiểu đều sử dụng sức mạnh của cấp số nhân, nghĩa là mạng lưới càng về sau càng rộng ra. Cả hai đều có dòng tiền từ dưới lên và dòng giá trị khác từ trên xuống.. Điểm khác nhau cơ bản chính là ở chỗ này. Nếu như trong KDTM, giá trị đi xuống là sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng cao, mang lại giá trị đích thực tương xứng với đồng tiền bỏ ra thì trong hình tháp ảo, giá trị đi xuống là một giá trị ảo chỉ có giá trị tạm thời trong nội bộ hình tháp hoặc không có giá trị gì, cũng có thể là một giá trị có tác dụng nhỏ hơn, không tương xứng với đồng tiền bỏ ra. Trong hình tháp ảo, mọi người tham gia chỉ mục đích có mã số hoạt động, giới thiệu người khác mà không quan tâm đến sản phẩm có hiệu quả hay không. Chính vì thế thu nhập của người vào trước chỉ có thể dựa trên đóng góp của người vào sau. Đây là hình thức lừa người lân cận và đến một lúc nào đó thì tan vỡ Trong KDTM, người ta thường nói nhiều về luân lý, nhân cách, ý chí. còn trong hình tháp ảo người ta thường đưa ra những lời hứa hẹn làm giàu nhanh và dễ dàng. Có nhiều công ty lợi dụng hình thức KDTM để che đậy hình tháp ảo của mình một cách tinh vi, ở đây chúng ta cần tỉnh táo để phân biệt giữa thật và giả. Trước khi bắt tay tham gia vào một công ty KDTM nào, để phân biệt giữa công ty KDTM thật và công ty ảo bạn cần phải xem xét những khía cạnh sau: 1a. Đóng góp bắt buộc ngay lần đầu tiên vào công ty là bao nhiêu? Nếu cao hơn 2 triệu đồng thì bạn phải cẩn thận. Tuy nhiên có nhiều công ty kinh doanh những mặt hàng cao như hàng điện tử, bảo hiểm. khi đó cần xem xét tiếp khía cạnh thứ hai. 1b. Bạn sẽ nhận được hàng có giá trị như thế nào từ số tiền bạn bỏ ra? Nếu bỏ tiền ra chỉ để được tham gia vào công việc mặc dù sản phẩm có giá trị rất thấp, không tương xứng với đồng tiền bỏ ra thì đó là hình tháp ảo. Nếu hàng bạn nhận được không thể bán được ra thị trường thì đó không phải là hàng đúng nghĩa và bạn bị rơi vào hình tháp ảo. 1c. Bạn bán được hàng của mình trên thị trường với giá bao nhiêu? Nếu bạn mua hàng để tham gia vào công ty KDTM sau đó đem hàng đó bán ra thị trường nhưng thị trường chỉ chấp nhận với giá thấp hơn giá mua sỉ tại công ty, tức là bạn không thể thu lại được số tiền bạn đã bỏ ra thì có nghĩa bạn đang tham gia vào công ty hình tháp ảo. 1d. Có ai tham gia mạng lưới chỉ để sử dụng hàng, không với mục đích kinh doanh không? Nếu có thì đó là việc bình thường, còn nếu mạng lưới toàn những người mua hàng không với mục đích sử dụng thật sự mà chỉ để lĩnh hoa hồng thì đó là hình tháp ảo. 1e. Tiền hoa hồng lấy từ đâu ra? Đây là câu hỏi rất quan trọng. Tiền hoa hồng chỉ có thể có khi hàng được bán đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng, lúc mà người tiêu dùng bỏ tiền ra để mua sản phẩm tương xứng với đồng tiền của họ. Nếu khác đi thì đó là hình tháp ảo. 1f. Tính dân chủ trong doanh nghiệp? Trong chính sách hoa hồng phải nói lên được việc bạn vào sau vẫn có thể có thu nhập cao hơn người vào trước nếu bạn cố gắng và nỗ lực nhiều hơn, ngược lại thì đó là hình tháp ảo. Có những sơ đồ mà người vào trước mời gọi người khác tham gia, khi mạng lưới phát triển ra, sau đó không cần làm gì cả nhưng hàng tháng vẫn được nhận hoa hồng, đó chính là những công ty kinh doanh ảo. KINH DOANH THEO MẠNG TẠI VIỆT NAM : Hiện nay tại thị trường Việt Nam đang có một số công ty kinh doanh mạng đang hoạt động như: •  Sinh lợi: phân phối máy mátxa và máy sử lý nước của Đài loan •  Tân hy vọng: Phân phối máy điện từ, nồi áp suất. của Đài Loan •  Ánh Sáng : phân phối thực phẩm của Trung Quốc và bếp điện từ của Đài Loan •  Vic: phân phối thuốc của Hàn quốc •  Neo-vision: phân phối khẩu trang than hoạt tính của Anh •  Vinex: phân phối thực phẩm dinh dưỡng và mỹ phẩm của Hàn Quốc •  NB: phân phối mỹ phẩm của Đài Loan •  HPS: phân phối thẻ từ y tế của Việt Nam •  Vision: phân phối thực phẩm dinh dưỡng của Pháp •  Simi: phát triển học viên Anh ngữ •  Fimex: phân phối các sản phẩm tiêu dùng của Trung Quốc •  Lý khoa: phân phối nước đông trùng thảo dược của Trung quốc •  Hà khoa: phân phối bếp điện từ và máy nghiền đậu của trung quốc •  Việt AM: phân phối máy Ion của Việt Nam •  Oriflame: phân phối mỹ phẩm của Thụy điển •  Lô Hội: phân phối sản phẩm thực phẩm dinh dưỡng và mỹ phẩm của Mỹ •  Khang Phú Đạt: Phân phối máy sóng điện từ của Trung Quốc. •  Tahitian Noni : phân phối sản phẩm từ trái nhàu của Mỹ. Tới đây khi luật kinh doanh theo mạng được chấp thuận ở Việt Nam giống như ở nhiều nước trên thế giới thì sẽ có rất nhiều các công ty KDTM trên thế giới với đủ các loại sản phẩm, dịch vụ bước chân vào thị trường Việt nam, Vậy làm sao để lựa chọn đúng công ty có sức phát triển mạnh? LỰA CHỌN CÔNG TY TƯỚNG TÀI PHẢI CÓ NGỰA GIỎI.!!! Hiện nay tham gia vào KDTM là hoàn toàn đúng đắn và rất là thuận lợi tuy nhiên tại thời điểm này có khoảng 20 công ty KDTM đang hoạt động tại Việt Nam Thời gian tới sẽ là thời gian bùng nổ của ngành kinh doanh này và chắc chắn sẽ có thêm hàng trăm công ty phân phối các loại sản phẩm và dịch vụ bước chân vào thị trường Việt Nam. Lẽ đương nhiên do chưa chính thức có luật về kinh doanh mạng nên chắc chắn sẽ có nhiều công ty lợi dụng hình thức này để lừa đảo người tiêu dùng. Chính vì vậy lựa chọn đúng công ty để tham gia là điều quan trọng nhất, nếu chọn sai, tham gia vào những công ty kinh doanh mạng lưới ảo thì không những bạn sẽ mất thời gian, công sức, tiền bạc và cả uy tín của mình nữa, và theo kinh nghiệm của tôi thì ở những công ty này bạn càng làm giỏi, càng cố gắng bao nhiêu thì càng phải lãnh hậu quả nặng nề bấy nhiêu Tuy nhiên, nếu bạn muốn thành công trong ngành kinh doanh này thì bạn chỉ nên chọn lựa 1 công ty để tập trung tâm sức vào, không nên cứ thấy công ty nào mới mở ra là lao vào ngay vì cứ nghĩ rằng: bạn sẽ được hưởng lợi lớn nhất vì là người đi đầu. Thế nhưng vì bạn chạy lang thang từ công ty này đến công ty khác bạn sẽ không thành công và đến một lúc nào đó thì chẳng ai thèm nghe và tin bạn nữa. Do đó để chọn lựa một công ty kinh doanh mạng nào thì nhất thiết bạn nên theo đúng những yêu cầu tối thiểu dưới đây: Về lịch sử công ty: 1 - Công ty được chọn lựa phải có thâm niên hoạt động trên thế giới tối thiểu từ 8 năm trở lên 2 - Công ty được chọn (hoặc đối tác sản xuất) nên có cơ sở vật chất đầy đủ: có nhà máy sản xuất ra sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất hiện đại, có viện nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm. 3 - Pháp lý công ty và pháp lý sản phẩm thật đầy đủ Nếu bạn lao vào những công ty mà chưa được nhà nước cho phép thì rất nguy hiểm, vì vậy công ty bạn chọn nhất thiết phải có giấy phép thành lập và giấy đăng ký kinh doanh đầy đủ, ngoài ra sản phẩm mà công ty phân phối cũng phải có giấy phép lưu hành của nhà nước cho phép. Về chính sách hoa hồng: 1. Người tham gia không bắt buộc phải bỏ ngay một lần một số tiền lớn. Bạn không nên tham gia vào những công ty mà khi vào bắt buộc phải bỏ ngay một số tiền là 5 triệu hay 10 triệu để mua sản phẩm. Nên chọn những công ty mà bạn có điều kiện được học tập, được đào tạo thật kỹ về sản phẩm rồi mới quyết định mua sử dụng. 2. Công ty lựa chọn phải có mạng lưới Quốc tế. Bạn nên chọn những công ty phải có tầm nhìn Quốc tế tức là hoạt động trên toàn thế giới, bạn làm việc tại nước này nhưng vẫn có thể giới thiệu và bảo trợ cho những người khác ở các nước khác tham gia vào công việc này và bạn vẫn được hưởng thu nhập tại đó. 3. Quyền lợi tham gia được chi trả công khai đầy đủ: Nên chọn những công ty phải thật đảm bảo quyền lợi cho người tham gia, hoa hồng phải được nhận đúng ngày giờ quy định hàng tháng. Có những công ty mà việc chi trả hoa hồng chỉ là những sự hứa hẹn mặc dù bạn thật sự cố gắng làm việc. 4. Chính sách công ty phải cho phép người vào sau nếu làm việc tích cực vẫn có khả năng có thu nhập cao hơn người vào trước. Có những công ty hình tháp ảo mà người vào sau chỉ làm lợi cho những người vào trước, thu nhập của người vào sau nếu có tích cực cũng không cao hơn được người vào trước, thậm chí có công ty mà những người vào trước không cần làm gì nhưng hàng tháng vẫn hưởng hoa hồng. Không làm gì cả mà vẫn có thu nhập thì thật là bất công. 5.  Chính sách hoa hồng của công ty phải có khả năng cho thu nhập lớn : Có rất nhiều chuyên gia kinh doanh mạng trên thế giới đã đạt thu nhập hàng trăm ngàn đô la một tháng, tại Việt Nam cũng có công ty với chính sách hoa hồng có khả năng cho thu nhập hàng trăm triệu một tháng. Tôi khuyên bạn trước khi tham gia vào một công ty kinh doanh mạng, ngoài những tiêu chuẩn trên ra thì bạn cũng nên hỏi xem tại công ty mà bạn đang tìm hiểu có người nào nhiều tháng liên tục vẫn giữ được mức thu nhập trên trăm triệu một tháng không, nếu có thì bạn nên chọn những công ty như thế. Về sản phẩm: Sản phẩm đánh giá sự tồn tại lâu dài của một công ty kinh doanh theo mạng do đó phải đảm bảo những tiêu chuẩn sau: 1.  Độc đáo: Tức là trên thị trường không có sản phẩm tương tự làm nhái bắt chước được. 2.  Độc quyền: Tức là sản phẩm chỉ bán tại công ty và các chi nhánh công ty, không bán rộng rãi trên thị trường. 3.  Dễ sử dụng: chỉ cần hướng dẫn qua là có thể dùng được 4.  Chất lượng cực tốt: Do sản phẩm được lan truyền từ người này đến người khác, nếu chất lượng thực sự không tốt thì sẽ không có sức lan truyền. 5.  Có thị trường tiêu thụ 100%: Tức là sản phẩm ai cũng có thể dùng được từ người già, người trẻ, người bệnh tật, người khỏe mạnh, thanh thiếu niên, đàn ông, phụ nữ. ai ai cũng phải cần dùng đến nó. 6.  Có nhu cầu sử dụng thường xuyên: Tức là không chỉ dùng 1 lần mà chúng ta muốn dùng nó lâu dài để bảo vệ sức khỏe. 7.  Giá bán sản phẩm phải được thị trường chấp nhận bằng hoặc cao hơn giá mua sỉ tại công ty: Nếu bạn chọn phải công ty kinh doanh mạng mà sản phẩm bán ra thị trường có giá thấp hơn với giá bạn mua tại công ty thì bạn cẩn thận vì có thể rơi vào công ty có mạng lưới ảo mọi người tham gia chỉ là lôi kéo nhau vào và khó có thể tồn tại lâu. Những yêu cầu bắt buộc khác: •  Công ty phải có đóng thuế với nhà nước, hàng hóa xuất ra khỏi kho phải có hoá đơn chứng từ hợp pháp, Các Nhà phân phối cũng phải đóng thuế thu nhập đầy đủ. Một số công ty tại Việt Nam sau một thời gian tham gia đã trốn thuế rất nhiều và khi bị phát hiện thì đổ bể, Tôi đã thấy một số công ty KDTM mà hàng xuất khỏi kho không hề có hoá đơn mà chỉ là phiếu mua hàng hoặc đơn xin mua hàng. Bạn không nên tham gia vào những công ty như thế, rất nguy hiểm. •  Công ty phải có tổ chức chuyên nghiệp, có chương trình đào tạo về kiến thức sản phẩm và kỹ năng làm việc một cách bài bản, những người dẫn dắt Công ty phải giỏi về kinh doanh mạng. Mạng lưới có tồn tại vững bền hay không chính là nhờ đào tạo, những lớp huấn luyện đặc biệt do bảo hiểm tổ chức rất là chuyên nghiệp, Bạn nên chọn những công ty KDTM có được những chương trình huấn luyện chuyên nghiệp như vậy. Trên đây chỉ là những tiêu chuẩn giúp Bạn tìm kiếm công ty để cộng tác, chúng tôi không khuyên Bạn nên tham gia cụ thể vào công ty nào cả, tuy nhiên có được những tiêu chuẩn trên thực sự chúng tôi đã phải trả bằng một giá rất đắt. Vì đây là sự nghiệp của Bạn nên chúng tôi rất mong Bạn hãy suy nghĩ thật nghiêm túc trước khi đưa ra một quyết định chính thức. Để thành công trong KDTM, Bạn không thể không đọc các tài liệu do các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trên thế giới viết ra, vì vậy tài liệu nào là cần thiết nhất đối với những người chọn kinh doanh mạng làm sự nghiệp. CẨM NANG KINH DOANH THEO MẠNG Dưới đây là một số tài liệu do các chuyên gia thế giới đã thành công lớn trong ngành kinh doanh này viết ra, vì vậy bất cứ ai muốn thành công trong công việc này đều phải đọc qua. * Cẩm nang kinh doanh mạng: là cuốn sách rất hay dành cho người mới nói về các kỹ năng ban đầu để khởi sự doanh nghiệp kinh doanh theo mạng. * Giải đáp thắc mắc về Kinh doanh theo mạng: Giải đáp tất cả các câu hỏi thường gặp của người mới khi bước chân vào lĩnh vực này. * El lớn hé mở bí quyết: là các bí quyết trong tuyển người. * 10 bài học trên bàn ăn: Gồm các bài học rất có ý nghĩa trong quá trình phát triển mạng lưới. * Đối thoại với người đỡ đầu tinh thần: Là cuốn sách tuyệt vời dành cho người đỡ đầu (Sponsor) * Làn sóng thứ 3 - kỷ nguyên của kinh doanh theo mạng: Nói về các thời kỳ thăng trầm của ngành kinh doanh theo mạng và các loại sơ đồ kinh doanh. Ngoài ra còn có các tài liệu khác như: - Làm cách nào để xây dựng 1 DN KDTM sản sinh lợi nhuận. - Bạn muốn trở thành bậc thầy trong KDTM. - Turbo - MLM. - Nhà KDTM vĩ đại nhất thế giới. - Doanh nhân vĩ đại nhất thế giớ.i - Cơ hội thuận lợi nhất trong lịch sử loài người. - Suy nghĩ và làm giàu. NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI BẠN HIỂU THÌ MỌI THỨ TRỞ NÊN THẬT DỄ THỰC HIỆN.!!! Hỏi: Kinh doanh theo mạng là gì? Đáp: Nếu chúng ta xem nhà sản xuất là nhà sáng tạo số một bởi vì họ tạo ra của cải, vật chất cho xã hội thì nhà phân phối là nhà sáng tạo số hai bởi vì họ là người giúp lưu thông dòng của cải, vật chất đó. Trong kinh doanh truyền thống, nhà sản xuất xây dựng hình tháp các tổng đại lý, đại lý buôn bán lẻ và hỗ trợ rất nhiều cho các chương trình quảng cáo khuyến mãi. Còn trong kinh doanh theo mạng, nhà sản xuất xây dựng hình tháp người tiêu dùng, dựa vào chính sách thưởng để khuyến khích người tiêu dùng tìm kiếm người tiêu dùng khác. Theo đánh giá của các chuyên gia về quảng cáo, quảng cáo truyền miệng là loại quảng cáo hữu hiệu nhất, kinh doanh theo mạng sử dụng ưu thế này trong việc truyền bá sản phẩm của mình. Hỏi: Bán hàng kiểu truyền miệng như vậy có lẽ chỉ thích hợp với các công ty nhỏ, khi số lượng hàng bán không nhiều? Đáp: Tuy bán hàng kiểu "mách cho nhau", truyền miệng nhưng doanh số lại rất lớn chứ không nhỏ như nhiều người tưởng. Chúng ta thử ví dụ: Ban đầu nhà sản xuất tìm cho mình 5 khách hàng, mỗi khách hàng lại tìm cho mình 5 khách hàng nữa, như vậy là đã có 25 khách hàng ở tầng 2. Mỗi khách hàng ở tầng 2 tìm thêm 5 khách hàng nữa thì ở tầng 3 đã có 125 khách hàng, cứ tiếp tục như vậy đến tầng 4 nhà sản xuất có 625 khách hàng, đến tầng 5 có 3125 khách hàng và đến tầng 6 nhà sản xuất có 15625 khách hàng. Tổng cộng sau 6 tầng nhà sản xuất có gần 20 ngàn khách hàng. Nên nhớ rằng đây không chỉ là 20 ngàn khách hàng mà còn là 20 ngàn nhà phân phối và nhà sản xuất không chỉ dừng lại ở 5 khách hàng đầu tiên (tầng 1) mà còn mở rộng ra nữa. Một công ty bán hàng theo kiểu truyền thống khó mà xây dựng một hệ thống nhà phân phối lớn như vậy. Doanh thu hàng năm của kinh doanh theo mạng trên thế giới khoảng vài mươi tỷ đô la Mỹ với mức tăng trưởng hàng năm khoảng 30%. Hỏi: Dù sao, bán hàng mà không quảng cáo vẫn không hấp dẫn người tiêu dùng. Ai dám tin vào sản phẩm không quảng cáo? Đáp: Chúng ta thử tìm xem đã có ai quảng cáo xe Dream II chưa? Tự bản thân chất lượng hàng hóa là một quảng cáo siêu việt nhất. Người tiêu dùng là quan tòa phán xét có nên dùng sản phẩm nào đó hay không chư không phải quảng cáo. Tuy nhiên, nếu xét kỹ thì kinh doanh theo mạng là loại hình kinh doanh siêu quảng cáo chứ không phải không có quảng cáo. Bởi vì, các công ty kinh doanh theo mạng sử dụng chính người tiêu dùng làm người quảng cáo và vì vậy để tồn tại và phát triển được, các công ty kinh doanh theo mạng phải sản xuất những mặt hàng độc đáo và có chất lượng cao. Hỏi: Ai có thể tham gia được vào kinh doanh theo mạng? Đáp: Yêu cầu đầu tiên đó là người tham gia phải đủ 18 tuổi, còn lại chỉ là mong muốn . Khi ký hợp đồng kết nối vào mạng lưới Distributor, Bạn chỉ là khách hàng bình thường của công ty như muôn ngàn khách hàng khác. Khi Bạn xây dựng mạng lưới khách hàng càng lớn, Bạn càng gắn chặt hơn với công ty và khi Bạn đã ở đỉnh cao của thành đạt, Bạn có thể trở thành 1 cổ đông lơn của cty. Việc tham gia vào mạng lưới khách hàng của công ty chỉ đơn giản như vậy, đơn giản như khi Bạn đủ 6 tuổi thì có thể vào học lớp một ở trường phổ thông. Nếu một đứa trẻ lớp một có thể mơ ước thành kỹ sư, bác sĩ hay bất kỳ một ai mà nó muốn thành thì một Distributor mới ký hợp đồng cũng có thể mơ ước mức thành đạt bao nhiêu tùy ý, còn kết quả lại tùy thuộc vào sự phấn đấu của Bạn. Hỏi: Nhưng tôi phải bỏ ra bao nhiêu tiền mới được tham gia và cụ thể số tiền tôi thu được trong kinh doanh mạng là bao nhiêu? Đáp: Có thể nói đầu tư ban đầu không đáng kể, chỉ cần Bạn ký hợp đồng, mua bộ tài liệu đầu tiên để có kiến thức và sử dụng một số sản phẩm của công ty là đủ. Nên nhớ là việc Bạn dùng sản phẩm là đầu tư cho bản thân bạn chứ không phải cho công ty. Còn thu nhập của Bạn hoàn toàn phụ thuộc vào Bạn chứ không phải vào công ty. Trong kinh doanh theo mạng, Bạn là chủ doanh nghiệp của Bạn. Bạn tự xác định thời gian, Bạn tự đặt mục đích của mình. Nếu Bạn muốn kiếm 50-100 đô la Mỹ một tháng, Bạn tự tính toán thời gian và công sức để có thể đạt được như vậy. Còn Bạn muốn kiếm gấp 100 lần như vậy, Bạn cũng sẽ đạt được. Tất cả phụ thuộc vào mục đích mà Bạn tự đặt ra. Hỏi: Như vậy kinh doanh theo mạng không đòi hỏi đầu tư gì nhiều mà thu nhập lại rất cao. Đây có phải là chiêu thức dụ dỗ người nhẹ dạ không? Đáp: Có một quy luật: muốn có kết quả tương đương, người đầu tư ít tiền thì phải đầu tư nhiều thời gian, công sức hơn. Cho nên đầu tư ban đầu trong kinh doanh theo mạng không lớn thì đầu tư bản thân phải rất lớn. Bạn có biết bà Rowling, tác giả truyện thiếu nhi nổi tiếng Harry Porter không, sẽ không đúng nếu nói bà chỉ tốn tiền giấy mực thôi mà trở thành tỷ phú đô la. Ở đây kinh doanh theo mạng cho chúng ta một khả năng chứ không phải một sự hứa hẹn. Có một loại hình lừa đảo, được gọi là hình tháp ảo, dùng chiêu thức dụ dỗ người nhẹ dạ cả tin. Đúng hơn loại hình này đánh vào lòng tham của những người chỉ thích làm ít, đầu tư ít mà có tiền nhiều. Thoạt nhìn chúng ta thấy hình tháp ảo có vẻ giống như kinh doanh theo mạng. Họ cũng mở công ty, cũng bán hàng nhưng là những mặt hàng không có giá trị, bị đội giá lên nhiều lần. Người tham gia chỉ bỏ ra ít tiền với hy vọng sau vài tháng có một thu nhập khổng lồ. Chính hình tháp ảo này làm ảnh hưởng rất lớn đến các công ty kinh doanh theo mạng vì sự ngộ nhận của xã hội. Hỏi: Vậy thì làm sao một người mới bắt đầu tham gia phân biệt được đâu là kinh doanh theo mạng, đâu là hình tháp ảo? Đáp: Cũng rất may là nhà nước ta đang chuẩn bị ban hành bộ luật về kinh doanh đa cấp độ (MultiLevel Marketing) để nhận dạng và loại những công ty hình tháp ảo. Còn hiện tại chúng ta có thể tự phân biệt kinh doanh theo mạng và hình tháp ảo bằng một số phương pháp như: Sản phẩm: Phải là mặt hàng độc đáo, chất lượng cao, dùng thường xuyên. Thường khó đánh giá chất lượng sản phẩm nếu chỉ nhìn bề ngoài hoặc dựa vào một số giấy chứng nhận chất lượng. Vì vậy người tiêu dùng nên xem xét có ai đã dùng sản phẩm chưa, kết quả thế nào.Nếu cảm thấy vẫn chưa yên tâm thì nên xét thêm những yếu tố khác. Thu nhập: Thu nhập phải bình đẳng giữa người trước và sau. Nếu Bạn cảm thấy là người vào trước có lợi hơn người vào sau thì đó là hình tháp ảo. Nếu Bạn không chứng minh được người vào sau có thể có thu nhập cao hơn người vào trước nhiều lần thì không nên tham gia. Hỏi: Có lẽ chỉ có những người thất nghiệp mới cần tham gia kinh doanh theo mạng bởi vì họ không có tiền nhiều? Đáp: Thậm chí ngược lại. Những người thất nghiệp thường là những người không có khả năng làm việc độc lập, họ phải dựa vào ông chủ chịu thuê và vì chưa tìm được ông chủ chịu thuê họ nên họ bị thất nghiệp. Còn kinh doanh theo mạng đòi hỏi tính độc lập, ý chí vươn lên rất cao của từng cá nhân trong hệ thống. Kinh doanh theo mạng giúp cho mỗi Distributor tự hoàn thiện bản thân trong quá trình phấn đấu để thành đạt. Mặt khác, để trở thành khách hàng của công ty kinh doanh theo mạng thì ai cũng tham gia được. Đã có nguyên thủ quốc gia, các nhà khoa học, doanh nhân. lại có những công nhân, nông dân, thợ hớt tóc ký hợp đồng để sử dụng sản phẩm của công ty kinh doanh theo mạng với giá ưu đãi. Nhiều người ban đầu ký hợp đồng chỉ đơn giản là để sử dụng sản phẩm, sau đó họ chợt nhận ra sức mạnh của doanh nghiệp và họ dần dần trở nên chuyên nghiệp. Hỏi: Tôi chỉ muốn xây dựng mạng lưới chứ không muốn dùng sản phẩm có được không? Đáp: Được. Tuy nhiên bạn sẽ chẳng có đồng hoa hồng nào cả. Vì thu nhập của Bạn dựa trên sự lưu thông hàng hóa chứ không dựa trên sự lôi kéo người khác. Hỏi: Sản phẩm của các công ty kinh doanh theo mạng thường kỳ lạ và giá quá cao? Đáp: Các công ty kinh doanh theo mạng không chọn mặt hàng đại trà mà kinh doanh công nghệ cao với chất lượng tuyệt hảo. Ông bà ta nói "tiền nào của nấy" để nhắc nhở chúng ta đừng ham của rẻ. Tuy nhiên giá sản phẩm của các công ty kinh doanh theo mạng thường rẻ hơn nhiều do với giá sản phẩm với chất lượng tương tự trong kinh doanh truyền thống do tiết kiệm chi phí ở các khâu trung gian. Cũng cần nhắc thêm, Bạn phải cẩn thận với các công ty hình tháp ảo, họ chỉ bán những sản phẩm rẻ tiền nhưng đội giá lên thật cao để lấy tiền chi cho những người lôi kéo. Hỏi: Làm sao tôi biết được sản phẩm nào chất lượng thật, sản phẩm nào kém nhưng bị đội giá? Đáp: Chỉ có người sử dụng mới trả lời được giá tiền mua có phù hợp hay không. Có hai cách để Bạn quyết định nên dùng sản phẩm hay không: •  Bạn có lòng tin vào người giới thiệu Bạn hoặc trực tiếp tìm hiểu ở những người đã sử dụng. •  Bạn nghiên cứu để hiểu rõ sản phẩm, khi đó Bạn đủ tự tin để dùng thử sản phẩm. Thường rất nhiều người hay quan tâm đến giá cả của sản phẩm, trên thực tế chất lượng và nhu cầu sử dụng sản phẩm quan trọng hơn nhiều. Hỏi: Tại sao các công ty kinh doanh theo mạng không chịu phát tờ bướm trong đó ghi rõ thành phần, công thức, giấy đăng ký chất lượng. Như vậy dễ thuyết phục người tiêu dùng hơn không? Đáp: Bạn thử tưởng tượng, Bạn vừa bước ra khỏi siêu thị, có người phát cho Bạn tờ bướm với đầy đủ nội dung như Bạn vừa nêu và còn khẳng định đây là hàng cực tốt, Bạn có chạy ngay đến địa chỉ ghi trong tờ bướm để mua hàng không? Giả sử trong tờ bướm ghi là số lượng sản phẩm hạn chế, chỉ ưu tiên cho ai đến trước, Bạn có chạy ngay đến để "xí chỗ" không? Kinh doanh theo mạng dựa trên giao tiếp giữa con người với con người. Bạn có thể mới gặp người giới thiệu lần đầu tiên, Bạn có thể chưa hề nghe đến sản phẩm đó, nhưng phong thái nói chuyện, tư cách và hưng phấn của người giới thiệu có thể gây cho bạn niềm tin, sự cảm tình và Bạn có thể đồng ý thử ngay sản phẩm. Những tờ bướm, hướng dẫn. chỉ giúp cho bạn 3% ý thức còn giao lưu chính là ở tiềm thức (chiếm đến 97%), mà giao lưu tiềm thức chỉ có trong giao tiếp giữa con người với con người, máy móc, kỹ thuật không làm thay được. Hỏi: Nhiều công ty kinh doanh theo mạng bán thực phẩm nhưng lại tuyên truyền về tính năng trị bệnh như một loại thuốc. Có phải để lừa đảo người tiêu dùng? Đáp: Tâm lý chung hiện nay của hầu hết mọi người là cái gì trị được bệnh đó phải là thuốc. Tôi kể một câu chuyện sau: Trước đây, các thủy thủ đi xa bờ lâu ngày khi về hay bị căn bệnh được gọi là Scobut. Bệnh này rất nguy hiểm và gây chết người. Năm 1930, một nhà hóa học người Hungary tên là Szent Gyorgyi đã dùng dịch chiết từ quả ớt cựa gà hoặc dùng nước chanh để chữa bệnh Scobut. Rõ ràng chúng ta không thể gọi ớt hoặc chanh là thuốc được. Mỗi một loại cây cỏ có một chất sống riêng, chưa có nhà máy nào tổng hợp được. Các chất sống đó hỗ trợ rất nhiều cho việc phòng bệnh và trị bệnh của cơ thể, đặc biệt trong việc chống oxy hóa và ngăn ngừa những bệnh ung thư, tim mạch. Việc sản xuất các loại thực phẩm, được chiết xuất từ các loại cây cỏ đã được dân gian công nhận đang rất phổ biến trên thế giới hiện nay. Ngoài ra việc cung cấp thường xuyên thức ăn bổ dưỡng cho cơ thể sẽ giúp cho cơ thể đào thải các chất độc, tự hồi phục dần dần, hệ miễn nhiễm làm việc tốt hơn và cơ thể trở nên khỏe mạnh. Đây là quá trình tự nhiên chứ không có gì phóng đại và việc ngày càng có nhiều công ty sản xuất những loại thức ăn bổ dưỡng là hợp với quy luật phát triển. Ngoài ra, Bộ Y tế nước ta đã có những công văn quy định rõ ràng việc xét chọn loại nào là thực phẩm, loại nào là dược phẩm chứ không thể tùy tiện muốn gọi thế nào cũng được. Hỏi: Khi nghe một số người kể là họ hết bệnh này bệnh nọ một cách khó tin, nhiều bác sĩ có tên tuổi khẳng định là trên lý thuyết không thể có loại thuốc nào lại trị "bá bệnh" như vậy. Có phải các công ty kinh doanh theo mạng muốn bán được hàng thì phải nhờ một số "có mồi" để phóng đại các tác dụng sản phẩm của họ? Đã có một số bài báo phê phán những công ty bán "thần dược" chữa "bá bệnh"! Đáp: Đúng là trên thế giới không có loại thuốc trị "bá bệnh". Tuy nhiên cơ thể con người là một bộ máy hoàn hảo, khi bộ máy này làm việc tốt thì nó có thể tự trị mọi loại bệnh tật. Các loại thực phẩm cao cấp của các công ty kinh doanh mạng chỉ có tác dụng thúc đẩy quá trình tự đào thải, tự hồi phục của cơ thể và qua đó giúp cho "bộ máy - cơ thể" làm việc tốt. Khi "bộ máy - cơ thể" làm việc tốt, nó tạo ra nhiều kết quả có vẻ "kỳ lạ", nhưng đó là thực tế. Để kiểm tra xem những lời kể của ai đó là "thật" hay "bịa" không khó, chỉ mất công tìm hiểu một tý, tuy nhiên nhiều người quá tin tưởng vào "kiến thức" của mình đến nỗi vội "phán" ngay là vô lý. Có một câu chuyện tương tự về các nhà "thông thái bảo thủ" như sau: Zénobe Gramme (Dê-nốp Gram) là một nhà kỹ thuật điện người Bỉ có tài ở thế kỷ 19. Xuất thân ông là thợ mộc, vì ham mê sáng chế phát minh mà đến năm đã 30 tuổi ông vẫn quyết tâm bỏ nghề, đi sang thủ đô Pháp để học và nghiên cứu. Sau nhiều năm thí nghiệm, ông đã sáng tạo được một kiểu máy phát điện mới, hoạt động theo nguyên tắc tự kích thích, về sau gọi là máy Gram. Nhưng khi ông đề nghị được trình bày phát minh đó trước một phiên họp của viện Hàn Lâm khoa học Pháp, thì nhiều viện sĩ có tên tuổi kịch liệt phản đối: " Làm gì có chuyện vô lý thế! Không cần đến nam châm vĩnh cửu thì tạo ra dòng điện thế nào được" Cần nói thêm là, lúc bấy giờ điện vẫn còn là điều bí ẩn, và người ta mới chỉ biết tạo ra dòng điện nhờ nam châm vĩnh cửu. Gram bèn mang chiếc máy của mình đến gặp một giáo sư chuyên về điện nhờ xem giúp. Vị giáo sư kiên quyết không xem: " Tôi chẳng cần phải xem, khi tôi đã biết chắc rằng về lý thuyết không thể có chuyện đó được!" . Nhưng thực tiễn mạnh hơn lý thuyết. Chỉ ít năm sau máy Gram đã chinh phục được các nhà kỹ thuật điện khắp thế giới và danh tiếng của anh thợ tự học có tài cũng vang xa. Người ta kể rằng, sau này khi lý thuyết về điện đã phát triển sâu hơn và trong một buổi nghe giới thiệu những cơ sở toán học với rất nhiều dấu tích phân của chiếc máy điện tự kích thích. Zénobe Gramme đã cười và nói những người ngồi bên: - Nếu trước đây tôi cứ đắm đuối trong những mớ "cỏ ngỗng" (chỉ những dấu tích phân) này, thì có lẽ đến bây giờ chiếc máy phát điện của tôi vẫn chưa ra đời được! Vậy đó, tôi dám khẳng định rằng những người phê phán sản phẩm hoặc ngành kinh doanh theo mạng là những người chưa hề dùng sản phẩm hoặc chưa hề tìm hiểu, nghiên cứu về kinh doanh theo mạng một cách nghiêm túc. Hỏi: Dù sao đã có bài báo dẫn chứng cụ thể về ông A, bà B nào đó tuyên truyền thuốc bá bệnh, lừa người tiêu dùng. Không thể nói tác giả bài báo nói bậy được. Đáp: Bạn mua bia Heineken về uống và mua phải bia giả. Bạn có viết đơn lên tòa soạn tố cáo hãng bia Heineken lừa bạn không? Chắc chắn Bạn hiểu là hãng bia Heineken không có lỗi mà do một kẻ lừa đảo nào đó đã làm giả đem bán cho Bạn. Cũng vậy, sau khi ký hợp đồng Bạn chỉ là khách hàng thường xuyên của công ty, trong các điều khoản hợp đồng bao giờ cũng ghi rõ Bạn không phải là nhân viên của công ty, Bạn phải nói đúng về tính năng, tác dụng của sản phẩm và Bạn chỉ mua đủ dùng chứ không được biến nhà Bạn thành kho hàng. Tuy nhiên vẫn có ông A, bà B nào đó tự xưng là nhân viên của công ty hoặc cố tình nói sai tác dụng của sản phẩm để lừa người tiêu dùng. Nên lên án chính ông A, bà B nào đó chứ không nên lên án công ty. Ngoài ra, tại nước ta các công ty thương mại nước ngoài chưa được phép mở chi nhánh tại Việt Nam , các công ty đó phải thông qua đối tác. Nếu đối tác cố tình trốn thuế, buôn lậu hoặc thực hiện các hành vi sai pháp luật khác thì công ty nước ngoài cũng bị ảnh hưởng lây. Cần đánh giá, xem xét kỹ vấn đề trước khi lên án. Hỏi: Khi tham gia kinh doanh theo mạng, tôi phải bắt đầu từ đâu? Đáp: Lòng tin . Đó là khởi đầu của doanh nghiệp. Khi Bạn có lòng tin. Bạn có thể yên tâm sử dụng sản phẩm, Bạn có đủ hưng phấn để kể cho bạn bè của Bạn và có đủ kiên nhẫn để đi đến thành công. Hỏi: Nhưng làm sao tôi có thể tin ngay được khi chưa hiểu gì mấy? Đáp: Kinh doanh theo mạng là doanh nghiệp của cảm xúc chứ không phải của trí thức. Không ai có thể hiểu ngay từ ngày đầu tiên, nhưng có thể cảm nhận được thông qua hưng phấn, phong cách của những người giới thiệu. Tôi biết có người bỏ ngay một ít tiền dùng thử sản phẩm để "mua lòng tin". Cái giá để "mua lòng tin" như vậy không lớn. Trên thực tế, có thể không cần phải mua lòng tin ngay như vậy mà chỉ cần chịu khó bỏ ít thời gian để tìm hiểu trước khi quyết định dùng thử sản phẩm. Hỏi: Tôi tin vào kinh doanh theo mạng nhưng tôi không biết phải làm gì để có mạng lưới lớn? Đáp: Có một câu chuyện như sau: Có người đến gặp một chuyên gia lớn của công ty kinh doanh theo mạng để hỏi xem làm cách nào ông có thể xây dựng mạng lưới lớn đến hơn hai trăm ngàn người như vậy được. Ông trả lời: Sao! Tôi xây đấy à? Anh nhầm rồi, tôi chỉ kiếm có mấy người thôi, mạng lưới lớn như vậy là do họ xây đấy. Anh nên đến hỏi họ. Người này đến gặp những người do chuyên gia này giới thiệu và hỏi tương tự như trên. Tất cả những người đó đều tỏ vẻ ngạc nhiên: Tôi mà xây được lớn thế à! Tôi chỉ tìm có vài người, họ tự xây đấy chứ, anh đi gặp họ mà hỏi. Người này lại đến gặp những người tiếp theo và cứ mỗi lần gặp đều được nghe câu trả lời như nhau là không phải họ xây mà do vài người họ tìm ra tự xây. Vậy đó, để có mạng lưới lớn Bạn chỉ cần làm vài điều sau đây: •  Sử dụng và yêu quý sản phẩm của công ty. Nhiều người không chịu bắt đầu doanh nghiệp bằng việc sử dụng sản phẩm nên không bao giờ có được mạng lưới. •  Lập danh sách người quen và ngỏ lời mời họ đến buổi nghe thông tin. Chú ý là chỉ "ngỏ lời mời" chứ không phải kể hết cho bạn mình nghe về tính năng, tác dụng của sản phẩm, về hoa hồng của từng tầng. Khi ngỏ lời mời Bạn càng ít nói càng tốt, hãy để cho những người có kinh nghiệm cho thông tin. •  Khi bạn của Bạn nghe xong thông tin, hãy để họ tự quyết định dùng hay chưa dùng sản phẩm, tham gia hay không tham gia doanh nghiệp. Chú ý là đừng quyết định thay họ, đừng cãi nhau, nài nỉ khi họ chưa quyết định ngay. Hãy để cho họ có thời gian suy nghĩ và tìm hiểu thêm. •  Nếu bạn của Bạn quyết định đi theo Bạn thì hãy chỉ cho họ biết rõ cách sử dụng sản phẩm và làm đúng như Bạn đang làm. Hỏi: Tôi có phải dẹp ngay công việc tôi đang làm khi tham gia kinh doanh theo mạng không? Đáp: Không, Bạn không cần phải "cắt cầu" ngay. Nếu Bạn chỉ muốn ký hợp đồng chỉ để sử dụng sản phẩm giá ưu đãi, Bạn chẳng cần phải suy nghĩ gì cả. Còn Bạn muốn làm việc để có thu nhập, Bạn có thể tự xác định mình có thể bỏ ra nhiêu giờ trong ngày hoặc một tuần để tham gia kinh doanh theo mạng. Tuy nhiên cần phải nghiêm túc với công việc mới này và kế hoạch đã đặt ra. Khi nào Bạn cảm thấy thật sự yêu thích công việc mới, lúc đó Bạn có thể chuyển hẳn sang chuyên nghiệp. Hỏi: Từ nhỏ đến nay tôi chưa từng buôn bán, chưa hề biết kinh doanh. Làm sao tôi có thể thành công trong kinh doanh theo mạng được? Bởi vì dù sao cũng phải bán được nhiều hàng thì mới có lãi. Đáp: Ai trong đời cũng phải bán một cái gì đó. Thầy giáo bán kiến thức, phu bốc vác bán mồ hôi. Bạn là công chức, khi ra khỏi nhà Bạn phải ăn mặc lịch sự thì tức là Bạn bán bản thân để đổi lấy sự giao tiếp thành công. Nếu buôn bán có nghĩa là cầm hàng đi mời chào ai đó để kiếm đồng lời thì đó là bán hàng rong. Để bán được nhiều hàng không cần phải bỏ sức nhiều mà cần phải biết bán một cách "thông minh". Khi Bạn xây dựng một đội ngũ khách hàng lớn dưới Bạn, mỗi ngày chỉ cần dùng hoặc bán một ít thì lượng hàng tiêu thụ lớn hơn rất nhiều nếu Bạn tự bán. Đây chính là ưu điểm của kinh doanh theo mạng. Henrry Ford đã nói: Tôi thà hưởng mổi người 1% của 100 người còn hơn là mìnhh tôi hưởng 100%. Hỏi: Tôi có cần mở office, mua các dụng cụ văn phòng để làm việc không? Đáp: Nếu Bạn muốn, Bạn có thể mở office để phát triển mạng lưới của Bạn. Tuy nhiên, kinh doanh theo mạng là doanh nghiệp từ con người đến con người, việc tiếp xúc với con người quan trọng hơn máy móc. Bạn nên kết hợp với đồng đội cùng mở trung tâm với đầy đủ pháp nhân để có thể tổ chức sinh hoạt, luyện tập, huấn luyện. Cùng nhau làm việc sẽ có sức mạnh lớn. Hỏi: Tôi đang có công việc, đồng lương không cao nhưng ổn định. Kinh doanh theo mạng có thể cho tôi thu nhập ổn định không? Đáp: Khái niệm ổn định trên thế giới hiện nay chỉ là tương đối. Giả sử Bạn là nhân viên của một công ty với mức lương và công việc ổn định. Nhưng vào một ngày đẹp trời, bạn đến văn phòng để làm việc và chợt thấy văn phòng đã bị niêm phong, hỏi anh công an đang giữ cửa thì được biết công ty vừa bị niêm phong vì phá sản. Điều này vẫn thường xảy ra. Kinh doanh theo mạng không cho chúng ta sự ổn định ban đầu, thậm chí có thể nói là vô cùng không ổn định, Bạn có thể kiếm được 10 người tầng 1, họ rất hưng phấn và chỉ trong vòng một vài tháng Bạn có mạng lưới 500-600 người. Nhưng chỉ sau một biến cố nhỏ Bạn chẳng còn ai trong mạng lưới. Bạn phân vân không hiểu tại sao lại như vậy, Bạn đau khổ, thậm chí muốn bỏ việc. Tôi khuyên Bạn hãy bình tĩnh suy xét và Bạn sẽ thấy rằng Bạn đang có mạng lưới toàn "con chuột". Họ chỉ có hưng phấn do dùng một ít sản phẩm và có một ít kết quả. Họ có mạng lưới bởi vì họ chỉ việc kéo người về, còn lại mọi việc Bạn phải làm hết. Bạn là chủ còn họ chỉ làm theo mệnh lệnh của Bạn. Họ không hề có mong muốn gì trong doanh nghiệp này. Bạn thúc ép họ, kêu gào họ làm việc nhưng đã là "con chuột" thì có tẩm bổ đến mấy thì vẫn là "con chuột". Bạn phải tìm cho được "con voi". Bạn phải kiếm cho ra người có mong muốn làm việc. Khi họ hiểu việc, họ tự làm lấy và Bạn chỉ là người giúp đỡ họ. Việc tìm cho ra một "con voi" là việc làm mất thời gian, công sức. Bạn phải tiếp xúc rất nhiều "con chuột" cho đến khi xuất hiện một "con voi". Nhưng khi "con voi" sao chép Bạn sẽ xuất hiện những "con voi" ở tầng dưới. Cứ như vậy khi mạng lưới của Bạn toàn "con voi" thì cả mạng lưới phía dưới của Bạn sẽ bùng nổ. Các "con voi" trong mạng lưới của Bạn sẽ làm việc không cần đến sự thúc ép của Bạn. Thu nhập của Bạn lúc đó sẽ tăng lên và Bạn sẽ vẫn có thu nhập "không ổn định" nhưng tăng dần theo thời gian. Bạn sẽ đạt đến sự tự do hoàn toàn về thời gian và tiền bạc. Tuy nhiên như Bạn thấy đấy, cái giá của sự tự do là sự làm việc không ngừng nghỉ và sự kiên nhẫn, bởi vì lúc đó bạn sẽ bị vô cùng nhiều những "con chuột" làm tụt hưng phấn và niềm tin của Bạn, có khi Bạn còn bị chửi bới, mắng nhiếc hoặc phải chịu đựng sự phỉ báng của bạn bè và người thân. Hỏi: Nhưng làm sao tôi phân biệt được đâu là "con chuột", đâu là "con voi"? Đáp: Có một cách duy nhất: Tiếp xúc với nhiều người, cho họ thông tin về sản phẩm, về công ty và về ngành kinh doanh theo mạng. Sau đó Bạn hãy "lắng nghe" họ để biết tâm tư, tình cảm và mong muốn của họ. Nhiều người bị sai lầm là nói quá nhiều mà không chịu dừng lại để lắng nghe bạn mình. Bạn nên luôn luôn nhớ là kỹ năng giao tiếp thành công phụ thuộc vào khả năng nghe chứ không phải khả năng nói. Hỏi: Làm thế nào để tôi tiếp xúc được với nhiều người? Đáp: Thế giới có 7 tỷ dân, nên không thiếu người để tiếp xúc. Bạn hãy lên kế hoạch làm việc, tiếp xúc từ môi trường ấm trước, tức là tiếp xúc với quen trước. Đó là những người bạn học cùng thời phổ thông, đại học, những người cùng cơ quan, những người cùng sinh hoạt trong câu lạc bộ thể thao, hội đoàn. Tiếp theo dần dần làm quen với môi trường lạnh. Dễ nhất là Bạn tiếp xúc với những "người lạ" trong phường Bạn đang ở. Họ tuy chưa biết Bạn nhưng khi Bạn giới thiệu Bạn nhà ở, tổ, đường, và Bạn nói là muốn tìm những người trong phường mình có mong muốn cải thiện sức khỏe, muốn làm thêm hoặc muốn có công việc tốt hơn thì họ sẻ cảm thấy gần gũi, dễ nói chuyện với Bạn. Sau đó Bạn tập tiếp xúc lạnh, tức là tập tiếp xúc với người lạ. Khi muốn xây dựng thị trường ở tình thành khác hoặc nước khác, Bạn nên đi theo cùng một nhóm sẽ có hiệu quả cao. Hỏi: Tôi cần làm việc bao lâu để có mạng lưới lớn và để được "tự do tuyệt đối"? Đáp: Sự thành công nhanh hay chậm hoàn toàn tùy thuộc vào Bạn chứ không bởi yếu tố bên ngoài. Những người thành công lớn họ thường có những tố chất sau đây: - Đam mê: Chính sự đam mê đã đem lại hưng phấn cho họ và cho mọi người khác noi theo. - Dám lãnh trách nhiệm: Họ làm việc miệt mài, họ phàn nàn hoặc kêu ca khi gặp khó khăn. Họ sẵn sàng "đúng mũi chịu sào" để những người khác noi theo. - Học tập không ngừng: Những người càng biết nhiều càng khiêm tốn để học hỏi thêm, còn những ai mắc bệnh "thủ lĩnh" chỉ có một tý hiểu biết đã vội cho rằng mình đủ kiến thức và không chịu học hỏi thêm. - Hài hước: Một tính cách rất đặc biệt của những người thành đạt là họ luôn luôn biết cười, luôn luôn vui vẻ, không phụ thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài. Một chuyên gia lớn trong kinh doanh theo mạng đã nói: " Nếu Bạn muốn có mạng lưới lớn, nếu Bạn muốn đạt sự tự do tuyệt đối, thì hai năm liền Bạn hãy làm việc quên ngủ" Hỏi: Tôi rất tin nhưng tôi nói chẳng ai tin. Đáp: Có nhiều lý do để người khác không tin Bạn: 1. Bạn nói rằng Bạn tin nhưng đó mới là "tạm tin" chứ chưa thật sự tin. Bạn chưa dùng sản phẩm, thậm chí không dám cho người nhà dùng và vì vậy chẳng ai tin Bạn. Tôi biết có nhiều người nói ngọng, nói lắp bắp tức là chẳng hề có khiếu nói nhưng ai cũng tin họ bởi vì họ đã dùng sản phẩm có kết quả. 2. Bạn vượt quá giới hạn "ngỏ lời mời" và "cho thông tin". Đây là lỗi thường xuyên bị vấp của những người mới. Cho dù bạn rất thành đạt trong việc khác, bạn của Bạn chỉ tin Bạn và tin vào công việc cũ của Bạn chứ không hề tin vào công việc mới này. 3. Bạn tiếp xúc người mới với tư cách không nhã nhặn, tác phong không đàng hoàng hoặc Bạn mời đến chỗ làm việc của Bạn để nói về doanh nghiệp nhưng căn phòng của Bạn luộm thuộm, bừa bãi. Không ai nhìn thấy công ty ngay từ đầu, họ chỉ nhìn thấy Bạn. Nếu Bạn không biết "bán bản thân" của Bạn với giá cao thì sẽ chẳng ai tin Bạn. 4. Bạn mời khách với "tâm mong cầu". Có nghĩa là Bạn mời với hy vọng là khách sẽ mua hàng và Bạn sẽ có lãi hoặc khách sẽ xây cho Bạn một mạng lưới lớn và Bạn sẽ có tiền từ mạng lưới của họ. Tuy Bạn không nói ra nhưng "tiềm thức giao lưu" làm cho khách cảm nhận được Bạn đang lợi dụng họ và chẳng ai muốn mình bị lợi dụng cả. Muốn được người khách tin, Bạn phải dẹp bỏ "tâm mong cầu" và chỉ tiếp xúc với mọi người với "TÂM GIÚP ĐỠ". Bạn cũng cần phải biết rằng kinh doanh theo mạng là doanh nghiệp thống kê. Lúc đầu Bạn mời có thể không ai đến hoặc có đến cũng không tin Bạn. Dần dần số lượng người theo Bạn ngày càng đông tùy thuộc vào độ chuyên nghiệp của Bạn. Hỏi: Nghe giới thiệu về sản phẩm và công việc tôi rất thích, nhưng về nhà vừa nói mấy câu thì người nhà tôi phản đối ngay và cho rằng tôi "bị lừa" tôi phải đối phó thế nào? Đáp: Bạn đừng buồn rầu vì người nhà của Bạn không hề ghét bỏ gì Bạn mà đang muốn "bảo vệ" Bạn. Tâm lý bảo vệ của người nhà có khi giúp Bạn thoát khỏi những cạm bẫy đời thường, cũng có khi trở thành lực cản, cướp đi những "ước mơ" của Bạn. Tốt nhất Bạn khoan nói khi chưa thật sự hiểu hết công việc hoặc mời người nhà của Bạn đến buổi cho thông tin chứ Bạn đừng tự mình chống chọi với người nhà. Hỏi: Tôi rất muốn tiếp xúc với thật nhiều người để giúp đỡ họ, nhưng khi gặp người mới tôi có cảm giác không nói nên lời được. Tôi phải làm sao? Đáp: Tâm lý sợ hãi là hiện tượng tâm lý phổ biến của mọi người. Tâm lý này bắt nguồn từ tổ tiên xa xưa của chúng ta là động vật. Chính phản xạ sợ hãi này đã giúp động vật thoát khỏi những nguy hiểm của môi trường xung quanh như hỏa hoạn, thú dữ. Con người hiện đại vẫn mang theo nỗi sợ hãi "vật lý" của thời tiền sử. Điều này giúp con người phản ứng nhanh với những nguy hiểm bất ngờ. Ví dụ như khi đang ngồi chơi trong nhà, nghe tin lửa cháy mọi người đều chạy vội ra cửa để thoát thân. Tuy nhiên đối với phương diện xã hội thì "sợ hãi" lại là cản trở sự phát triển của con người. Để làm tốt công việc, Bạn cần phải biết "bán nỗi sợ hãi" đi. Bạn hãy tự tưởng tượng, Bạn ra đường và cho người ăn xin một ngàn đồng, Bạn cho vì thương họ và bạn có cảm thấy sợ hãi không? Chắc chắn là không vì Bạn chỉ giúp họ chứ không cần gì ở họ. Trong doanh nghiệp này cũng vậy, Bạn đến gặp mọi người để cho một thông tin tốt lành mà Bạn đã cảm nhận được, Bạn biết rằng thông tin này sẽ giúp họ, Bạn không mong cầu gì ở họ và khi đó Bạn không còn thấy sợ hãi nữa. Bạn cũng nên thật thà mà nhận xét rằng Bạn sợ hãi vì Bạn sợ bị từ chối. Chính tâm lý sợ từ chối, tức là sợ mất các món lợi như hoa hồng, mạng lưới. khiến Bạn sợ hãi. Dù Bạn cố gắng đẹp tâm mong cầu nhưng trong sâu thẳm ở tiềm thức vẫn còn, Bạn cầu kiên nhẫn tập luyện thường xuyên mới đẹp hoàn toàn tâm mong cầu được. Hỏi: Tôi sẽ làm việc hăng hái và tôi sẽ đem lại lợi nhuận cao cho công ty, Công ty có thễ hỗ trợ cho tôi làm việc được không, chẳng hạn như trả lương, trợ cấp tiền xăng v.v. để tôi yên tâm làm việc? Đáp: Tôi ví dụ: Bạn đến gặp nhà xuất bản và nói rằng Bạn chuẩn bị viết tiểu thuyết rất hay, tiểu thuyết này sẽ thu hút hàng triệu độc giả và sẽ đem lại lợi nhuận khổng lồ cho nhà xuất bản khi nó được tái bản nhiều lần. Bạn chỉ yêu cầu nhà xuất bản trợ cấp giấy bút và tiền cà phê buổi sáng để Bạn yên tâm viết tiểu thuyết. Bạn nghĩ là nhà xuất bản sẽ đồng ý trợ cấp cho Bạn hay không? Hỏi: Tôi hiểu sức mạnh của doanh nghiệp, tôi sẵn sàng đầu tư nhưng tài chính của tôi còn kém. Nếu những người đỡ đầu hỗ trợ cho tôi bằng cách xây dựng trung tâm, mở văn phòng với đầy đủ trang thiết bị, lúc đó tôi chỉ lo tuyển người và đào tạo người mới chứ không phải mất thời gian để kiếm tiền đầu tư nữa, như vậy có phải đôi bên cùng có lợi không? Đáp: Một bà mẹ thương con gái chân yếu tay mềm nên nấu ăn dùm, giặt đồ dùm. Khi nào con gái nấu ăn, giặt đồ được? Trong ngôi nhà doanh nghiệp, công ty và những người đỡ đầu là hai mái nhà luôn che chở chúng ta. Những người đỡ đầu không bao giờ bỏ rơi Bạn nhưng Bạn phải nỗ lực tự vượt khó khăn. Bạn không thể nào lớn mạnh được nếu Bạn không tự vươn lên, tự vượt khó. Có những người vừa làm thêm như rửa chén bát, tiếp thị,. để kiếm tiền, vừa làm doanh nghiệp, họ trưởng thành nhanh hơn những người luôn nhận được sự giúp đỡ. Hơn nữa Bạn đâu cần phải mở văn phòng, đầu tư trang thiết bị. Bạn cần đọc tài liệu, sách vở và làm theo những chỉ dẫn trong tài liệu, sách vở và của những người đỡ đầu Bạn. Hỏi: Tôi muốn bán lẻ sản phẩm để có thu nhập ban đầu và để có tiền xây dựng mạng lưới. Tôi cần phải bán như thế nào? Đáp: Bạn không cần phải bán hàng theo kiểu thông thường, tức là không cần đem sản phẩm đến từng người để chào bán, Bạn chỉ cần tiếp xúc với nhiều người, khi nói chuyện với khách Bạn lắng nghe để biết khách cần đến sản phẩm hay cần công việc. Nên cảm thấy sản phẩm của công ty sẽ thích hợp với khách, Bạn mời khách đến nghe buổi thông tin đầy đủ. Có thể ban đầu khách chỉ muốn dùng sản phẩm nhưng khi nghe đầy đủ thông tin, khách có thể có mong muốn làm việc. Khi khách chỉ có nhu cầu dùng sản phẩm, Bạn bán cho họ và đừng quên chăm sóc họ. Sự quan tâm thật lòng của Bạn sẽ biến khách trở thành thân thiện với Bạn và khi đó họ sẵn sàng giới thiệu cho Bạn những người quen của họ. Hỏi: Tìm người mua sản phẩm ở đâu? Đáp: Có một câu chuyện của Rassel Conuell với tựa đề là "cách đồng đầy kim cương" Ngày xưa có một chủ trại sống ở Châu Phi. Vào thời đó đang rộ lên phong trào tìm đá quý. Có một lần, một người khách đến gặp ông chủ trại và kể chuyện về những người thu hàng triệu đồng vàng tại dòng suối của mình. Ông chủ trại bán ngay trang trại và lên đường tìm kim cương, ông lặn lội khắp châu lục nhưng không tìm được viên kim cương nào. Sau cùng vừa buồn chán, vừa bệnh tật, vừa đau khổ ông đã trầm mình xuống sông tự tử. Một thời gian lâu sau, người chủ mới của trang trại trên tìm thấy một viên đá to và lạ lùng ngay dòng suối chảy qua trang trại. Ông ta đem hòn đá vào nhà và đặt lên lò sưởi. Có một lần có một người khách đến thăm, ông chính là người kể chuyện về những nơi nhiều kim cương cho ông chủ trang trại trước đó. Ông ta nhìn cục đá và nói với ông chủ mới rằng đây là lần đầu tiên tôi thấy một viên kim cương to và quý giá như thế này. Ông chủ mới ngạc nhiên: "Thật vậy sao? Trong cánh đồng của tôi đầy những loại đá này" Không quan trọng là Bạn đang ở đâu, chung quanh Bạn là cánh đồng đầy kim cương. Chỉ có điều - Bạn phải nhìn và tìm thấy nó. Hỏi: Tại sao sản phẩm của các công ty kinh doanh theo mạng đều là những mặt hàng chất lượng cao? Đáp: Đã có những công ty áp dụng phương thức kinh doanh theo mạng để bán những mặt hàng không chất lượng và kết quả là sự phá sản. Chất lượng sản phẩm là tiêu chuẩn hàng đầu để các công ty kinh doanh theo mạng tồn tại được. Theo thống kê, nếu sản phẩm không đạt yêu cầu của người tiêu dùng, công ty sẽ không tồn tại quá 18 tháng. Kinh doanh theo mạng dựa trên giao tiếp giữa con người với con người, trong đó người ta bán niềm tin, bán uy tín trước khi bán sản phẩm. Và vì vậy để một ai đó thường xuyên dùng sản phẩm của công ty thì chất lượng của sản phẩm là yêu cầu đầu tiên. Hỏi: Giữa sản phẩm và sơ đồ kinh doanh, cái nào quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp? Đáp: Một công ty có sản phẩm tồi thì dù chính sách trả thưởng hấp dẫn đến mấy cũng bị phá sản. Một công ty có sản phẩm tồi mà chính sách kinh doanh tồi thì cũng sẽ thất bại. Muốn thành công, công ty phải đi đều trên hai bước chân: công ty cần phải sản phẩm tốt cộng với chính sách thưởng kích thích sự hăng hái của người tham gia. Khi giới thiệu doanh nghiệp, Bạn nên phân tích đủ ưu điểm của sản phẩm lẫn ưu điểm của doanh nghiệp. Nếu Bạn chỉ quan tâm đến việc bán sản phẩm hoặc Bạn chỉ quan tâm xây dựng "mạng lưới chay", tức là xây dựng mạng lưới mà chẳng ai sử dụng sản phẩm thì Bạn trở thành "người què" vì chỉ đi có một chân (chỉ một chân sản phẩm hoặc một chân doanh nghiệp). Hỏi: Tôi muốn chuyên nghiệp nhưng ai nếu ai hỏi tôi làm nghề gì thì tôi phải trả lời thế nào? Đáp: Nếu ai đó hỏi Bạn đang làm nghề gì thì đó là khởi đầu tốt để Bạn gợi mở nhu cầu của họ. Bạn có thể trả lời chẳng hạn như sau: Công ty tôi kinh doanh trong lĩnh vực sức khỏe và sắc đẹp, còn tôi tìm và giới thiệu cho công ty những người có mong muốn làm thêm hoặc muốn tìm cơ hội mới với công ty đa quốc gia. Bạn hãy chờ xem phản ứng của người đối thoại để hướng dẫn họ đến buổi nghe thông tin nếu họ có nhu cầu. Hỏi: Khi gặp 1 người lạ, tôi cần bắt đầu như thế nào? Đáp: Làm quen hoặc ít nhất tạo sự thân thiện. Khi họ đã cởi mở với Bạn, Bạn có thể dễ dàng gợi mở về công việc hoặc về sản phẩm với họ. Còn nếu Bạn lôi xềnh xệch họ vào công việc của Bạn, họ sẽ hốt hoảng và tìm cách chạy xa khỏi Bạn để tránh bị rơi vào cái bẫy nào đó của Bạn mà họ chưa hình dung. Hỏi: Nhưng tôi cần làm quen như thế nào đây? Đáp: Đầu tiên Bạn cần bán "nỗi sợ hãi" của Bạn. Bạn nên là người chủ động làm quen. Tùy theo hoàn cảnh mà Bạn mở đầu, ví dụ: Ngồi trên xe đi từ Hà Nội - Hải Phòng, Bạn có thể gợi chuyện như anh (chị) nhà ở Hà Nội hay Hải Phòng. Ngồi quán café vào mùa bóng đá Anh, Bạn có thể hỏi: Anh ơi hôm qua kết quả đội Arsenal gặp đội Liverpool thế nào? Tôi bận họp không xem được. Rất nhiều cách để làm quen một cách tự nhiên. Nếu cầm quyển phỏng vấn trong tay, Bạn có thể vào thẳng đề là Bạn đang tìm người có mong muốn làm thêm hoặc muốn tìm cơ hội mới với công ty quốc tế. Khi nói chuyện, Bạn nên gợi chuyện và lắng nghe để hiểu tâm tư của khách và sau đó lựa chọn cách dẫn dắt câu chuyện cho phù hợp. Hỏi: Muốn thành công thì phải tiếp xúc với nhiều người nhưng cũng phải chọn lọc chứ, chẳng lẽ đui què sứt mẻ gì cũng đưa vào doanh nghiệp? Đáp: Bạn nên tiếp xúc với tất cả mọi người với tâm không phân biệt nhưng Bạn chỉ mời đến buổi cho thông tin những ai có nhu cầu. Với những người có nhu cầu thì không quan trọng họ là ai. Cho dù họ là người "dốt nhất thế giớ" nhưng nếu họ chịu làm việc, có thể họ lại có quan hệ với người "giỏi nhất thế giới". Các chuyên gia kinh doanh theo mạng, khi tiếp xúc với người mới, họ biết cách khai thác quan hệ của người mới chứ không phải chỉ làm việc với một mình người đó Hỏi: Tuy nhiên có thống kê nào về trình độ của những người thành công trong kinh doanh theo mạng? Đáp: Có. Như chúng ta đã biết, kinh doanh theo mạng thích hợp với mọi độ tuổi, mọi trình độ, tuy nhiên theo Richard Poe trong quyển "Làn sóng thứ ba, kỷ nguyên kinh doanh theo mạng" đối tượng thích hợp nhất đối với kinh doanh theo mạng là những chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nói chung những người ở độ tuổi 30 đến 50 sẽ chiếm tỷ lệ thành đạt cao nhất trong kinh doanh theo mạng. Nhưng như đã nói ở trên, Bạn nên quan tâm đến nhu cầu của khách hơn là quan tâm đến tuổi. Hỏi: Số lượng chủng loại sản phẩm có liên quan đến thành công của công ty kinh doanh theo mạng? Đáp: Các công ty kinh doanh theo mạng hàng năm đều cho ra đời những sản phẩm mới. Việc tăng chủng loại sản phẩm giúp tăng đối tượng tham gia và đảm bảo phục vụ các đối tượng khách hàng khác nhau. Tuy nhiên, không thể so sánh giữa công ty với một loại sản phẩm hay công ty có 500 loại sản phẩm xem công ty nào phát triển tốt hơn. Hỏi: Tôi mới vào doanh nghiệp, nhưng tôi đã có ngay tầng 1. Làm sao tôi có thể giúp tầng 1 cho thông tin được? Đáp: Theo Jhon Kalench, người mới đào tạo người mới là tốt nhất. Thường khi mới vào doanh nghiệp, Bạn rất lo là Bạn nói kém và người mới không theo Bạn. Thật ra, như tôi đã nói ở trên, doanh nghiệp của chúng ta là doanh nghiệp cảm xúc, của hưng phấn. Bạn chỉ cần nói đúng theo những điều được học (mà để học thuộc theo mẫu không quá khó) và với sự hưng phấn thật sự thì người mới sẽ theo Bạn. Bạn nên chú ý: Nói hay hoặc nói dở không quan trọng mà quan trọng là nói đúng thời điểm thì người mới sẽ theo Bạn còn một chuyên gia đầy kinh nghiệm nói chuyện không đúng thời điểm thì họ vẫn không theo. Vì vậy, nếu ai đó chưa quyết định theo Bạn, bạn đừng cắt cầu mà hãy tạo sự thân thiện để đến thời điểm chín mùi họ sẽ quay lại với Bạn. Hỏi: Tôi muốn nhanh chóng có kinh nghiệm trong kinh doanh theo mạng, tôi phải làm gì? Đáp: Luyện tập. Bạn hãy tập làm quen, ngỏ lời mời (1 chọi 1), tập cho thông tin, đọc tài liệu, tập theo các chương trình đào tạo của trung tâm. Và quan trọng là Bạn phải lặp đi lặp lại hàng trăm lần sự luyện tập. Bạn thử tưởng tượng: Bạn được dạy lái xe, người thầy chỉ cho Bạn biết đạp ga ở đâu, đạp phanh như thế nào, cách quay vô lăng. Bạn thuộc và nhớ ngay lời thầy dạy, Bạn có nghĩ là Bạn lái giỏi ngay hay không? Chắc chắn là nếu Bạn không luyện tập và thường xuyên ngồi sau vôlăng, Bạn không thể lái giỏi được. Hỏi: Tôi được biết "tiền nằm trên sân khấu". Nhưng tôi chưa từng đứng trước đám đông, làm sao tôi có thể đứng lên sân khấu để chia sẻ, cho thông tin hoặc đào tạo được? Đáp: Tôi biết có nhiều anh hùng ngoài chiến trận, không hề biết sợ chết là gì, nhưng khi về hậu phương báo cáo lại thì không nói nổi một câu. Đó là tâm lý bình thường, Bạn đừng quá lo lắng. Có một cách để thoát nỗi sợ hãi là luyện tập thường xuyên. Bạn nên nói thẳng với đồng đội là Bạn rất sợ đứng trước đám đông và đề nghị mọi người giúp Bạn. Ban đầu Bạn đăng ký lên trước đám đông để chào và nói: Tôi tên là. Lần sau, Bạn nói dài hơn một tý: Tôi tên là., sinh năm., tại. Lần sau, Bạn nói dài hơn nữa: Tôi tên là...sinh năm., tại., trước đây tôi làm việc tại. Nói chung mỗi lần Bạn cố gắng nói dài thêm một tý và sau một thời gian Bạn có thể nói thoải mái. Điều quan trọng là Bạn có thật sự muốn thoát khỏi nỗi sợ hãi hay không, còn đã quyết tâm thì chắc chắn Bạn sẽ đạt được nếu chịu khó luyện tập. Ở nhà bạn cũng có thể tự luyện tập bằng cách đứng trước gương, tự nói chuyện và xem người trong gương như là khách hàng đang ngồi nghe. Ban đầu Bạn sẽ thấy mặt của Bạn trong gương đỏ dần rồi tái đi, sau một thời gian Bạn cảm thấy bình thường. Có một cách nữa, khó luyện hơn nhưng nếu chịu khó luyện tập Bạn có thể sẽ đứng nói chuyện trước đám đông bao nhiêu tùy thích: hàng ngày Bạn ngồi ở một chỗ yên tĩnh, Bạn ngồi với tư thế mắt hơi nhắm (tương tự như ngồi thiền), Bạn tưởng tượng đang đứng trước đám đông 50 người, 100 người, 500 người hoặc 5000 người (ban đầu nên tưởng tượng ít thôi) và diễn thuyết về một đề tài nào đó mà Bạn đã thuộc. Bạn phải tưởng tượng đến chi tiết như vị trí đang đứng, hình thù lớp học hoặc hội trường. Ban đầu những hình ảnh có vẻ mù mờ, càng về sau cành rõ dần. Bạn luyện cho đến khi nào Bạn cảm nhận được năng lượng và hưng phấn của bản thân và cảm nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của người nghe. Khi đó tôi xin chúc mừng sự thành công của Bạn. Bạn đã trở thành một diễn giả lớn trước công chúng. Hỏi : Có thể cho tôi biết sự khác nhau giữa bán hàng trực tiếp và kinh doanh đa cấp? Nhiều người đã nói chuyện với tôi về các khái niệm này nhưng dường như mỗi người lại có một quan điểm khác nhau về chúng. Hai khái niệm này giống hay khác nhau? Đáp : Đây là một câu hỏi rất hay. Đa số các chuyên gia đều công nhận rằng Kinh doanh theo mạng, hay còn được gọi là Kinh doanh đa cấp, là một phần của của khái niệm bán hàng trực tiếp trong đó các sản phẩm hoặc dịch vụ được phân phối trên cơ sở trực tiếp giữa người và người và được người bán bán hàng bán cho người tiêu dùng.Tuy nhiên, hai khái niệm này trên thực tế lại tạo ra kiểu hành vi rất khác nhau đối với những người bán hàng. Những công ty bán hàng trực tiếp được biết đến với đặc trưng dựa trên“ người bán”, có nghĩa rằng họ chiết khấu phần trăm hoa hồng sẵn có cho nhà phân phối hàng hoá trong việc bán lẻ cao hơn người quản lý công việc của họ. Những công ty bán hàng trực tiếp thường quảng bá các loại hàng hoá có giá cao hơn, mục đích sử dụng lâu dài, bền như những bộ lọc nước và không khí, nồi nấu ăn, các vật dụng trang trí nhà cửa hoặc vật dụng gia đình, vân vân hơn là sản phẩm tiêu dùng thường xuyên Các loại sản phẩm do các công ty bán hàng trực tiếp phân phối thường giới hạn tiềm năng thu nhập thặng dư. Rõ ràng điều này cũng có những ngoại lệ như thu nhập thặng dư từ bán bảo hiểm, nhưng thường thì với các mặt hàng là hàng tiêu dùng thường xuyên, người bán hàng phải dựa vào người bán hàng kế tiếp lẫn doanh số tiềm năng. Các ngân phiếu hoa hồng trực tiếp thường cao hơn so với trong KDTM, vì thế bạn muốn nhanh chóng kiếm được tiền , thì bán hàng trực tiếp đúng là chiếc vé lựa chọn cho bạn. Còn nếu bạn muốn xây dựng một thu nhập thặng dư dài hạn, bạn cần phải xem xét KDTM. Những nhà phân phối KDTM vẫn phải bán sản phẩm của họ, nhưng quá trình bán hàng thường bắt đầu với “thị trường ấm” từ những người họ hàng hoặc bạn bè của họ. Những mức hoa hồng bán lẻ do các công ty KDTM đưa ra thường thấp hơn rất nhiều so với bán hàng trực tiếp vì phần nhiều khoản hoa hồng đó đã được chi trả thưởng cho các quản trị viên bán hàng phía trên mạng lưới trong hệ thống đỡ đầu. Đổi lại, bạn có thể cũng đỡ đầu một mạng lưới những nhà phân phối downline để không chỉ bán hàng cho họ mà còn trở thành những người tiêu thụ sản phẩm cho bạn nữa. Nếu những sản phẩm công ty có giá phải chăng, chất lượng cao và mang đến những lợi ích rõ ràng, nhà phân phối có cơ hội thực sự để xây dựng được một khách hàng vĩnh viễn. Khách hàng liên tục sử dụng sản phẩm sẽ tạo ra thu nhập thặng dư. Thu nhập thặng dư là tiền mà bạn kiếm được từ những đơn tái đặt hàng và sản phẩm của những tân binh do bạn tuyển mộ và những người khác mà tiếp đó bản thân các tân binh này lại tuyển mộ. Quá trình này tiếp tục sẽ tạo ra thu nhập cho bạn một thời gian sau khi hết ngày này đến ngày khác tập trung vào doanh số hoặc kết quả của công việc bảo trợ. Chẳng hạn, tiền bản quyền mà một nhà văn hoặc một nghệ sĩ kiếm được từ những tác phẩm của họ là một dạng của thu nhập thặng dư. Tương tự là những lợi tức kiếm được trong đầu tư chứng khoán. Những sản phẩm tiêu dùng như các loại vitamin, sản phẩm chăm sóc cá nhân, mỹ phẩm, vân vân thường thích hợp với mô hình KDTM vì việc đặt hàng liên tục tạo ra thu nhập thặng dư điều khiển dạng doanh nghiệp này Từng có thâm niên làm việc trong bán hàng trực tiếp và KDTM, tôi đã thấy rằng dễ thu hút người ta tham gia vào những cơ hội KDTM hơn vì nhiều lý do sau: * Chi phí để tham gia không quá đắt Ngoài các sản phẩm mẫu và tài liệu hướng dẫn kinh doanh có giá khá hợp lý thì không còn phải tốn thêm khoản đầu tư nào khác. Đơn đặt hàng có thể được công ty gửi đến đều đặn và người tiêu dùng có thể thường xuyên tái đặt hàng trực tiếp cho công ty qua fax,email, điện thoại hay website của công ty với các khoản tiền thưởng được định rõ kể từ người bán hàng cấp 1 trong hệ thống phân phối trở đi. Vì thế,việc lưu trữ hàng là không cần thiết * Ngày càng nhiều người có thể tham gia vào KDTM vì khái niệm này cho phép làm việc bán thời gian bên cạnh công việc chính toàn thời gian của họ * Mô hình doanh nghiệp KDTM hỗ trợ chuyển đổi doanh số của sản phẩm hoặc dịch vụ ban đầu vào trong thu nhập thặng dư suốt đời. * Khái niệm KDTM tạo ra sự tăng trưởng hình học. Các nhà phân phối tạo sức bật thời gian và công sức của họ bằng cách tuyển mộ một số lượng người nhỏ, huấn luyện và hỗ trợ họ cho đến khi chính những tân binh này có thể lại tuyển mộ, huấn luyện và hỗ trợ người của họ để sao chép và nhân đôi trình tự này. Theo cách này, tổ chức mạng lưới tuyến dưới tạo ra doanh số để từ đó tạo ra những khoản hoa hồng và tiền thưởng cho mọi người bao gồm người đỡ đầu cá nhân của họ và tuyến trên bên trên của người đỡ đầu tuỳ theo quy định của kế hoạch trả thưởng. Như thế bạn có thể nhìn thấy, những công ty bán hàng trực tiếp mang đến cho bạn thu nhập tức thời trong khi những công ty MLM tạo cho bạn một cơ hội đòn bẩy tạo sức bật từ thời gian để xây dựng lợi tức thặng dư dài hạn hơn. Nếu bạn thích con người, là một người giao thiệp tốt và sẵn sàng làm việc, thì cả bán hàng trực tiếp truyền thống hoặc KDTM đều có thể mang đến mức thu nhập tiềm năng tuyệt vời. NẾU MUỐN THÀNH ĐẠT ĐỪNG BAO GIỜ NÓI… Điều gì là cần thiết để có thể thành công trong sự nghiệp? Đối với các chuyên gia chẳng hạn, yêu cầu đầu tiên phải có là kinh nghiệm chuyên môn và khả năng làm việc trong tập thể. Tất nhiên bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều yếu tố nữa cần chú ý. Còn trong lĩnh vực kinh doanh, con đường ngắn nhất đưa đến thành công là xóa bỏ tất cả mọi yếu tố tiêu cực đang cản trở bạn. Luôn có những cách hữu hiệu để “dẹp vật cản”, nhưng bằng cách chú ý đến các quy định được mã hóa sau đây với tên gọi “Đừng bao giờ nên nói…”, bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. 1. Đừng bao giờ nói: “Họ vẫn chưa gọi điện lại cho tôi” hay “Họ nói sẽ gọi điện lại sau”. Cả hai câu nói này giống nhau ở chỗ đều… dở như nhau, bởi chúng cùng thể hiện rằng bạn chưa có được xác nhận của đối tác, rằng mọi việc vẫn giậm chân tại chỗ. Hãy suy nghĩ và tìm cách giải quyết sáng tạo hơn chứ không nên đợi chuông điện thoại. Bạn hãy tự mình nhấc ống nghe để gọi cho họ. 2. Đừng bao giờ nói: “Tôi cho rằng đã có người lo việc này rồi”. Lời biện hộ kiểu này chỉ làm cho công việc thêm chậm trễ. Hãy cố tránh cách lập luận rằng chỉ cần có người làm việc này là tốt rồi. Nếu trước mặt bạn là nhiệm vụ, bạn nên thử tìm cách giải quyết. Nếu bạn không hiểu điều gì đó, cứ mạnh dạn đặt câu hỏi. 3. Đừng bao giờ nói: “Không ai nói việc này với tôi cả”. Một khi cấp trên của bạn biết được bạn thường lặp lại câu nói đó, có lẽ ông ta sẽ có ấn tượng không mấy tốt đẹp về thái độ của bạn đối với các hoạt động của công ty. Có vẻ như bạn mù mờ về những sự việc đang diễn ra xung quanh, thậm chí bạn không biết sắp xếp công việc và thời gian theo mức độ ưu tiên cần thiết. 4. Đừng bao giờ nói: “Tôi đã có lúc nghĩ rằng…”. Câu nói như vậy sẽ làm cho cộng sự, cấp trên, đối tác… mất hẳn mọi sự quan tâm đến bạn, và đó cũng là con đường ngắn nhất dẫn đến việc bạn bị sa thải. 5. Đừng bao giờ nói: “Tôi đã nhờ cô ấy chuyển lời rằng…”. Thế thì sao chứ? Dù bạn đã nhờ ai đó truyền đạt lại điều gì đó, thì việc này vẫn không thể hiện được rằng bạn hoàn tất nhiệm vụ được giao, đồng thời không có nghĩa là hiện tại trách nhiệm thực thi công việc sẽ được chuyển cho người mà bạn nhờ chuyển lời. Một nhân viên kinh nghiệm thậm chí trong những tình huống khó khăn nhất cũng không đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. 6. Đừng bao giờ nói: “Tôi không biết rằng ông không muốn tôi làm điều đó”. Nếu bạn nói những câu đại loại như vậy, thì có nghĩa là bạn chỉ có thể hành động khi có người nhắc nhở và khi các hành động của bạn bị cấp trên giám sát chặt chẽ. 7. Đừng bao giờ nói: “Tôi không có thời gian” hay “Tôi bận lắm”. Khi nói câu này, bạn đã vô tình để lộ tính không chuyên nghiệp của mình. Kỹ năng hoàn tất nhiệm vụ đúng thời hạn là một đặc tính quan trọng của nhà quản lý thành công. Nếu bạn thanh minh cho việc không hoàn thành công việc là do không đủ thời gian, thì bạn đang ký vào “bài điếu văn sự nghiệp” của mình đấy. Và trên tấm bia ở nơi chôn vùi sự nghiệp đó sẽ được viết lên dòng chữ: “Không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao”. 8. Đừng bao giờ nói: “Tôi không biết rằng phải hỏi về chuyện này”. Điều quan trọng nhất trong công việc là tiên liệu trước tất cả những việc cần làm. Yếu kém trong việc dự đoán và hoạch định tương lai cũng đồng nghĩa với việc bạn không nắm giữ được các đầu mối công việc trong tay mình. Nhà quản lý thành công cần thấy trước và tính trước được những bước hành động tiếp theo của công ty mình. 9. Đừng bao giờ nói: “Nhưng đến kỳ hạn đó chúng ta vẫn còn thời gian”. Chẳng có ai thích tình trạng “nước đến chân mới nhảy”. Nhà lãnh đạo biết rõ rằng việc hoàn tất kế hoạch vào phút chót sẽ không còn thời gian để đánh giá, kiểm tra hay sửa chữa sai sót nếu có. Hoạt động kinh doanh hiện đại không chấp nhận những sản phẩm thứ cấp. 10. Đừng bao giờ nói: “Nhưng đối tác nói là việc này sẽ được thực hiện đúng thời hạn”. Vấn đề là việc này sẽ không xảy ra. Tại sao vậy? Bởi vì bạn không thể kiểm tra toàn bộ quá trình, không thể nhìn thấy hết những rắc rối phát sinh cũng như cách khắc phục chúng. 11. Đừng bao giờ nói: “Việc này phải được kết thúc vào lúc … và không cần bàn thảo gì thêm nữa”. Thời hạn chỉ quan trọng khi mọi việc được hoàn thành và bạn cần theo dõi, cũng như điều tiết thời hạn đó theo đòi hỏi của tình hình thực tế. 12. Đừng bao giờ nói: “Theo tôi hiểu thì…”. Đây là câu trả lời láu cá, bởi vì bạn đang cố tình lảng tránh sự thật. Khi nói câu đó, bạn đã thể hiện rằng bạn không phải là thành viên tham gia tích cực vào quá trình công việc, mà chỉ là người quan sát từ bên ngoài. Mà khán giả thì không được trả công bao giờ. 13. Đừng bao giờ nói: “Tôi sẽ làm việc này ngay khi nhận được trả lời từ…”. Trong cuộc cạnh tranh ngày nay thì đây không phải là câu trả lời tốt nhất. Một khi bạn cảm thấy mình chỉ là cái đinh ốc nhỏ trong cả chiếc xe lớn, thì bạn cũng sẽ không trụ được lâu với công việc. Điều khẳng định này cũng đúng trong trường hợp thời hạn thực thi công việc bị kéo dài ra không phải do lỗi của bạn. Bắt tay vào việc đúng lúc, dành cho nó sự quan tâm thích đáng và nhận trách nhiệm về mình- đó chính là chương trình hành động của nhà quản lý thực sự. 14. Đừng bao giờ nói: “Tôi hứa rằng tôi sẽ làm việc này không chậm trễ”. Tất nhiên là bạn sẽ làm thôi, chỉ có điều sau khi đã có ai đó buộc phải nhắc bạn. Như thế bạn đã chứng minh với mọi người rằng bạn là người không biết tổ chức công việc, và chỉ thực hiện khi được chú ý, nhắc nhở. Nếu bạn luôn hành động như vậy thì sự nghiệp của bạn sẽ có thể là 2 khả năng: thời gian của bạn dành cho công việc này sắp kết thúc, hoặc bạn sẽ không bao giờ được thăng chức. 15. Đừng bao giờ nói: “Tôi đã cố gắng liên lạc trong suốt thời gian này, nhưng…”. Câu nói đó bây giờ không thể làm giảm bớt những lời phê bình, cảnh cáo. Người ta có thể hiểu là bạn không thể tự mình hoàn thành nghĩa vụ và chịu trách nhiệm về những công việc được giao, hoặc đồng nghiệp đã không còn muốn hợp tác với bạn nữa. Trong trường hợp nào thì điều này cũng có thể mang đến những chuyện không vui. 16. Đừng bao giờ nói: “Tôi không thể nào gặp được ông ta qua điện thoại”. Đây là câu không bao giờ nên nói. Có lẽ bạn nghĩ rằng như vậy là bạn đang tỏ ra mình bận rộn với công việc chăng? Nhưng không đúng. Nếu bạn cho rằng bạn “không thể gặp qua điện thoại” thì nghĩa là bạn đang ở …trên mây. Cần phải làm mọi việc để điều này không xảy ra, như sử dụng máy di động, máy nhắn tin, để lại số điện thoại…, và việc liên lạc với đối tác sẽ không trở thành quá khó khăn đối với bạn. Còn nếu chỉ ngồi nghĩ ra lời giải thích thì bạn sẽ bất lực mà thôi. Trong kinh doanh hiện đại, mọi thứ nói chung đã quá rõ ràng. Hành động tích cực - đó chính là chìa khóa đưa đến thành công. Còn những cản trở trên con đường đi của bạn thì bạn phải tự mình giải quyết lấy. Nếu bạn không thể tự mình làm được điều đó, thì vật cản lại chính là bản thân bạn. TỪ ĐIỂN ABC NGHỆ THUẬT KINH DOANH Thực tế cho thấy giữa các chủ doanh nghiệp đã thành đạt đều có rất nhiều điểm chung. Hãy hình dung: nếu tất cả các chủ doanh nghiệp đó chia sẻ những giá trị và đặc tính chung của họ với mọi người, thì việc khởi sự và điều hành công ty của bạn chắc sẽ dễ dàng như đánh vần bảng chữ cái ABC. Vậy chúng ta cùng nhau điểm lại bài học vỡ lòng này nhé!   A - Thái độ tích cực (Attitude). Việc có được một thái độ, quan điểm tốt sẽ tạo cho bạn một sức lôi cuốn tuyệt vời trong con mắt những nhân viên tài năng vào bất cứ thời điểm nào dù tốt hay xấu. Vậy thế nào là một thái độ đúng? Chắc chắn trên con đường kinh doanh, bạn không thể tránh khỏi những khó khăn vấp váp, dù thế nào cũng luôn giữ một cái nhìn lạc quan và sự suy nghĩ tích cực. Điều này sẽ lan tỏa tới mọi người xung quanh và giữ họ ở lại với bạn trong suốt cuộc hành trình.  B - Kiên định (Bold). Cho dù hoàn cảnh hiện tại của bạn đang thế nào đi chăng nữa, thì vẫn phải giữ vững lập trường và không từ bỏ mục tiêu. Trong nhiều trường hợp, bạn thấy được những cơ hội mà nhiều người khác không thấy, vì vậy đừng lưỡng lự nếu phải mạo hiểm. Hãy ghi nhớ, một chủ doanh nghiệp bao giờ cũng kiên định, không bao giờ để những giấc mơ của mình lụi tàn.   C - Lịch thiệp, say mê & bộc trực (Courteous, charming & candid). Ở những chủ doanh nghiệp thành đạt nhất ba tính cách này thường hoà quyện với nhau rất tuyệt vời.  D - Kiên quyết (Determined) biến những ý tưởng thành hiện thực.   E - Sinh lực (Energy). Mọi người đều bàn về tầm quan trọng của các kỹ năng quản lý thời gian, nhưng việc quản lý sinh lực của bạn cũng không kém phần quan trọng. Đừng phí sức vào những việc vô ích.   F – Trọng tâm (Staying Focused). Hãy luôn giữ vững trọng tâm vào những vấn đề quan trọng chứ không phải các yếu tố tiểu tiết.   G - Hoà đồng và rộng lượng (Gregarious and generous) Những đặc tính này sẽ giúp bạn kết giao thêm nhiều bạn mới trước khi bạn cần đến chúng. Quan hệ là nền tảng vững chắc cho các hoạt động kinh doanh . Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của những cử chỉ thân thiện nhỏ, vì điều này mọi người sẽ yêu mến và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong những lúc khó khăn.   H (Humor) - Hài hước. Hóm hỉnh mọi nơi mọi lúc sẽ giúp bạn vượt qua nhiều đêm dài khó khăn. Một lời đùa vui vẻ hay một lời bình luận dí dỏm có thể các tác dụng rất lớn, tạo ra một sức sống mới cho bầu không khí đang căng thẳng, ngột ngạt.   I - Cách tân (Innovation) là chìa khoá cho sự sáng tạo và tăng trưởng trong kinh doanh ngày nay.  J - Khả năng xử lý (Juggle) nhiều nhiệm vụ trong cùng lúc mà không xao lãng bất cứ việc nào là phẩm chất tuyệt vời và rất cần thiết.   K - Độc đáo (Kooky). Mỗi một chủ doanh nghiệp đều có một vài ý tưởng độc đáo nào đó, chỉ cần đợi cơ hội, thành công sẽ đến. Những ý tưởng táo bạo có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong kinh doanh kéo theo sự thành công bất ngờ.   L - Dẫn dắt (Lead). Những chủ doanh nghiệp thành đạt nhất luôn biết cách dẫn dắt mọi người đi theo con đường mà họ đã định ra.  M - Người thầy giáo ( Mentor ). Hãy là một người thầy giáo, chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức với những người khác. Chính bạn là người đã mở ra một hướng đi mới và mọi người đi theo bạn, vậy thì ai nếu không phải là bạn sẽ dạy họ đi trên con đường này.  N - Tự nhiên (Naturally). Hãy biến nghệ thuật làm chủ doanh nghiệp trở nên tự nhiên như một phần trong ADN di truyền của bạn, Các chủ doanh nghiệp nhiều phần được sinh ra hơn là được tạo thành. Hãy thể hiện thật nhuần nhuyễn các điểm mạnh của mình để đạt được những kết quả tuyệt vời nhất.   O - Lạc quan (Optimistic) nhưng cũng rất R - thực tế (Realistic) là hai đặc tính quan trọng. Nó sẽ giúp bạn có được lối suy nghĩ sáng tạo để giải quyết các vấn đề khó khăn phát sinh, tìm thấy những câu trả lời khả khi điều hành các hoạt động kinh doanh.   P (Pleasantly persistent) - kỹ năng duy trì độ cân bằng thích hợp: bền bỉ mà vẫn thoải mái. Hai yếu tố này rất khó nhuần nhuyễn. Thành công không chỉ cần một ý tưởng lớn mà còn phải bền gan, nhưng đừng “lên gân” quá kẻo mất sức mà không đi được xa.   Q - Đặt câu hỏi (Question) với vị trí hiện tại của mình và không bao giờ tự thoả mãn. Những chủ doanh nghiệp thành đạt luôn đặt ra nhiều câu hỏi khác nhau để khám phá những cơ hội và vấn đề mới.   R - đặc biệt (Remarkable). Trong thế giới kinh doanh ngày nay, bạn phải thực sự đặc biệt ở một mặt nào đó để nổi bật lên so với các đối thủ cạnh tranh. Việc bắt chiếc những gì người khác đã làm sẽ không đưa bạn đến đâu cả. Làm một điều gì đó tốt hơn các đối thủ cạnh tranh là yếu tố sống còn.     S – Có chiến lược (Strategic) nhưng cũng biết tận dụng tối đa khi thời cơ xuất hiện. Có trong tay một tấm bản đồ, bạn có thể biết rõ những lối ngoặt, những đường tắt để đến đích một cách ngoạn mục. Nhưng bạn cũng cần phải có tầm nhìn để có thể nhận ra cái đích nào xứng đáng để vẽ bản đồ đi tới.   T - Nền tảng chuyên môn (Technically competent). Không có nhiều con đường tắt đến với mục tiêu, vì vậy bạn phải trang bị cho mình một nền tảng kiến thức để cải thiện khả năng.   U - Điềm tĩnh (Unflappable). Khi mọi việc không xảy ra như ý muốn, những chủ doanh nghiệp vĩ đại luôn bình tĩnh đối mặt với thách thức.   V - Tạo dựng giá trị (Value). Trong mắt các khách hàng, các chủ doanh nghiệp phải là một tập hợp các giá trị nào đó hữu ích đối với họ.   W - Ấn tượng (Wow). Để khách hàng nhớ mãi, các chủ doanh nghiệp phải để lại những ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng qua mỗi lần tiếp xúc.   X - trải nghiệm khác thường (eXtraodinary eXperiences). Mỗi một lần mua sắm hoặc sử dụng dịch vụ đối với khách hàng lại là một trải nghiệm thú vị mới. Điều này sẽ đưa khách hàng quay trở lại nhiều lần hơn trong tương lai.   Y - Những người trẻ mãi không già (Young at heart). Các ông chủ thành công không bao giờ đánh mất tính tò mò và sự ham học hỏi. Đôi mắt họ luôn loé sáng khi họ cảm thấy phấn khích vì một ý tưởng tuyệt vời nào đó.    Z - Nhiệt huyết (Zealous) với cuộc sống. Hơn tất cả, các chủ doanh nghiệp nên luôn tâm niệm rằng cớ sao cứ phải băn khoăn lo lắng, hãy thoải mái bất cứ khi nào có thể!  Vậy, trong tương lai, nếu bạn phải đương đầu với một bức tường đá hay sa lầy trên đường đi, hãy điểm lại từ điển ABC - Nghệ thuật làm chủ doanh nghiệp. Và đặt cho mình câu hỏi: “Tại sao mình lựa chọn con đường này, chắc phải có một hướng đi nào đó thích hợp hơn chứ!”, rồi bạn sẽ thấy thách thức đang từng bước bị đẩy lùi và thành công sẽ rộng mở trước mắt bạn.   14 NGUYÊN TẮC THÀNH CÔNG Brian Tracy là một trong số các tác giả hàng đầu thế giới với những cuốn sách viết về bí quyết thành công trong cuộc sống và kinh doanh. Những bài nói chuyện hay hội thảo của ông về kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng bán hàng, kinh nghiệm quản lý và chiến lược kinh doanh luôn cung cấp những ý tưởng thiết thực và chiến lược khôn ngoan mà người ta có thể vận dụng để đạt được nhiều kết quả tốt đẹp hơn trong mọi lĩnh vực cuộc sống. NGUYÊN TẮC 1: MỘT CUỘC SỐNG CÂN BẰNG Theo nhà tâm lý học Sidney Jourard, 85% hạnh phúc trong cuộc sống bắt nguồn từ những mối quan hệ cá nhân. Sự giao lưu và thời gian bạn dành cho những người bạn quan tâm là cội rễ của niềm vui, cảm giác hứng thú và thoả mãn mà bạn có được hàng ngày. 15% còn lại của hạnh phúc là kết quả của những thành tích mà bạn đạt được. Tiếc rằng nhiều người đã không nhận thức được điều đó. Họ xem nhẹ những mối quan hệ của mình, nguồn gốc chính của hạnh phúc, để cố gắng đạt được nhiều thành tựu hơn nữa trong nghề nghiệp. Tuy nhiên, sự nghiệp của một người, cho dù là ở đỉnh cao, cũng chỉ có thể là một cái cớ nhỏ tạm thời của niềm hạnh phúc sâu xa và sự toại nguyện mà con người mong muốn. Không có câu trả lời hoàn hảo cho câu hỏi: “Làm thế nào để cân bằng cuộc sống của chúng ta?”, nhưng có một vài ý tưởng có thể giúp bạn làm được nhiều hơn nữa trong những lĩnh vực quan trọng đối với bạn. Những ý tưởng này thường đòi hỏi sự thay đổi và sự cách tân trong l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKinh doanh theo mạng.doc