Khóa luận Tìm hiểu thành phần hợp chất thứ cấp trong cây Lược vàng (Callisia fragrans L.)

Tài liệu Khóa luận Tìm hiểu thành phần hợp chất thứ cấp trong cây Lược vàng (Callisia fragrans L.): CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1.Đặt vấn đề: Từ ngàn xưa, con người đã biết tìm cây cỏ trong tự nhiên để chữa bệnh và tăng cường sức khỏe. Qua trải nghiệm từ cuộc sống, kho tàng cây dược liệu của con người càng ngày càng phong phú, đa dạng và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, được sự ưu đãi của thiên nhiên nên thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại thảo mộc. Nếu như trước đây, những nghiên cứu trên cây thuốc chủ yếu theo hướng phân lập, tách chiết và thử nghiệm hoạt chất, thì hiện nay xu thế mới là tìm phương pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất các hoạt chất nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học và cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ môi trường. Đây chính là vấn đề đặt ra cho ngành Công nghệ Sinh học thực vật. Công nghệ Sinh học thực vật ra đời đa...

doc65 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2393 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Tìm hiểu thành phần hợp chất thứ cấp trong cây Lược vàng (Callisia fragrans L.), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1.Đặt vấn đề: Từ ngàn xưa, con người đã biết tìm cây cỏ trong tự nhiên để chữa bệnh và tăng cường sức khỏe. Qua trải nghiệm từ cuộc sống, kho tàng cây dược liệu của con người càng ngày càng phong phú, đa dạng và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, được sự ưu đãi của thiên nhiên nên thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại thảo mộc. Nếu như trước đây, những nghiên cứu trên cây thuốc chủ yếu theo hướng phân lập, tách chiết và thử nghiệm hoạt chất, thì hiện nay xu thế mới là tìm phương pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất các hoạt chất nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học và cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ môi trường. Đây chính là vấn đề đặt ra cho ngành Công nghệ Sinh học thực vật. Công nghệ Sinh học thực vật ra đời đã và đang mở ra những triển vọng mới đối với việc bảo tồn và phát triển nguồn cây thuốc dồi dào của nhân loại. Thực sự là trong hơn 20 năm qua, bằng phương pháp nuôi cấy huyền phù tế bào trong các hệ thống bioreactor, hàng trăm loại hoạt chất có giá trị được tổng hợp với giá thành thấp hơn, khắc phục nhiều nhược điểm của phương pháp tổng hợp hóa học. Bằng phương pháp tái sinh cây trực tiếp hoặc gián tiếp qua mô sẹo, tế bào và phôi mà nhiều loài cây thuốc quí được bảo tồn và khai thác hiệu quả, phục vụ đắc lực cho cuộc sống của con người. Cây Lược vàng (Callisia fragrans) có nguồn gốc từ Mexico và hiện nay đang được trồng nhiều ở Việt Nam, đặc biệt là ở Thanh Hóa và Hà Nội. Đây là một loại cây thuốc mới được biết đến trong thời gian gần đây và đã gây xôn xao dư luận về tính năng “thần dược” cũng như những tác dụng phụ mà nó mang lại. Chính vì lý do đó mà việc tìm hiểu và xác định các hợp chất thứ cấp có trong cây Lược vàng là rất cần thiết. Được sự đồng ý của Bộ môn Công nghệ Sinh học – Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ và dưới sự hướng dẫn của thầy Bùi Văn Thế Vinh, tôi đã thực hiện khóa luận tốt nghiệp: “Tìm hiểu thành phần hợp chất thứ cấp trong cây Lược vàng (Callisia fragrans L.). 1.2.Mục đích và yêu cầu: - Tổng quan về một số hợp chất thứ cấp có nguồn gốc từ thực vật. - Tìm hiểu thành phần các hợp chất thứ cấp có trong cây Lược Vàng. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC HỢP CHẤT THỨ CẤP CÓ NGUỒN GỐC THỰC VẬT 2.1. Khái niệm chung về các chất hoạt tính sinh học (HTSH) Về nguyên tắc chung tất cả sinh chất tùy điều kiện cụ thể điều là các chất có hoạt tính sinh học (cả theo có lợi và không có lợi). Sinh chất thường được phân loại thành nhóm chất sơ cấp và thứ cấp. Nhóm chất sơ cấp là những chất cơ bản nhất cần thiết để duy trì sự sống. Đó là protein, nucleic acid, carbonhydrat, lipid. Chúng thường là các polyme sinh học có trong lượng phân tử (MW) cao, là các polyme sinh học. Nhóm chất thứ cấp thường có MW nhỏ. Đa số chúng được tổng hợp de novo, nhưng cũng không ít chất sinh học là sản phẩm phân rã hoặc ở dạng dẫn xuất từ các chất sơ cấp hay từ những đơn vị tạo thành chất sơ cấp. Đó là nhóm chất phenol, isoprenoid, các dẫn suất chứa nitơ (trong đó alkaloid) các peptid, kháng sinh, vitamin... Là những chất thể hiện hoạt tính sinh học giúp chuyển hóa vận động hoạt động sống, giúp lập quan hệ sinh thái của cơ thể sống với môi trường sống xung quanh. 2.2.Alkaloid: 2.2.1.Khái niệm: Alkaloid từ tiếng Ả rập là al-qali có nghĩa là kiềm, là nhóm chất hữu cơ có hoạt tính sinh học, chủ yếu ở thực vật; Ở động vật, nấm tảo không phổ biến lắm; Không thấy có ở vi khuẩn. Có thể nói alkaloid là nghiên cứu đầu tiên của con người về hóa các hợp chất tự nhiên. Alkaloid là nhóm hợp chất tự nhiên hiện diện khá nhiều trong các họ thực vật với cấu trúc hóa học và hoạt tính sinh học rất đa dạng. Trên thực tế có rất nhiều loại thực vật có alkaloid nhưng ở mức độ vết hoặc tỉ lệ phần vạn. Để giới hạn với ý nghĩa thực tiễn, một cây được xem là có alkaloid phải chứa ít nhất 0,05% alkaloid so với mẫu không. (Phạm Thanh Kỳ, 2002). Alkaloid là những hợp chất hữu cơ có chứa dị vòng Nitơ, có tính bazơ. Do đó, nó là nhóm các hợp chất không thuần khiết về mặt hoá học. Hiện nay, người ta đã tìm được khoảng gần 6000 ankaloid và chủ yếu là các chất ít tan trong nước nhưng dễ tan trong các dung môi hữu cơ, nhiều chất có hoạt tính sinh học cao như: Quinin, Ephedrin, Codeine… 2.2.2.Nguồn gốc: Alkaloid là hợp chất có chứa Nitơ nguồn gốc thực vật. Hàm lượng alkaloid có thể đạt đến 10% trong các loại rau quả thông dụng như khoai tây, chè, cà phê… Hầu hết các alkaloid hiện diện trong cây có hoa, loại 2 lá mầm, nhưng người ta cũng thấy alkaloid trong động vật, côn trùng, sinh vật biển… 2.2.3.Phân loại: Alkaloid được phân loại theo một số cách khác nhau: Phân loại theo loài thực vật chứa alkaloid, theo bản chất hóa học tự nhiên hoặc theo tác động sinh lý của chúng. 2.2.3.1.Phân loại theo bản chất hóa học: Do cách phân loại dựa vào cấu trúc nhân cơ bản không đáp ứng được số lượng alkaloid rất nhiều và đa dạng, nên để tiện lợi, các alkaloid được chia thành ba loại: alkaloid thật, protoalkaloid và giả- alkaloid (Pseudoalkaloid): + Alkaloid thật là những hợp chất có hoạt tính sinh học, luôn có tính base, thường có chứa nguyên tử nitơ vòng dị hoàn, thường được sinh tổng hợp từ amino acid, phân bố giới hạn trong thực vật và hiện diện trong cây dưới dạng muối của một acid hữu cơ, ngoại trừ: colchicin, acid aristolochic, alkaloid thứ cấp. Các alkaloid loại này thường được chia thành nhóm theo nguồn gốc sinh tổng hợp của chúng (ornithin, lysin, phenylalanin, tryptophan, histidin, acid antranilic…) hơn là theo vòng dị hoàn. + Các protoalkaloid được xem là những amin có hoạt tính sinh học kể cả mescalin và N, N-dimetyltryptamin. Chúng là những amin đơn giản, được tổng hợp từ các amino acid, trong đó nguyên tử nitơ không ở trong vòng dị hoàn. + Các giả-alkaloid, là những hợp chất không bắt nguồn từ những amino acid, bao gồm hai nhóm hợp chất lớn là alkaloid steroid và alkaloid terpenoid. Các alkaloid thông thường được phân loại theo đặc trưng phân tử chung của chúng, dựa trên kiểu trao đổi chất được sử dụng để tạo ra phân tử. + Khi không biết nhiều về tổng hợp sinh học của các alkaloid thì chúng được gộp nhóm theo tên gọi của các hợp chất đã biết. + Khi người ta biết nhiều hơn về một alkaloid cụ thể nào đó, thì việc gộp nhóm được thay đổi để phản ánh các kiến thức mới, thông thường lấy theo tên của amin quan trọng về mặt sinh học và nổi bậc nhất trong tiến trình tổng hợp. Các nhóm alkaloid hiện nay gồm có: Nhóm Pyridin: Piperin, Coniin trigonellin, Avecaidin, Guvacin, Pilocarpin, Cytisin, Nicotin, Spartein, Pelletierin. Nhóm Quinolin: Quinin, Quinidin, Dihydroquinin, Dihydroquinidin, Strychnin, Brucin, Veratrin, Cevadin. Nhóm Isoquinolin (Các Alcaloid gốc thuốc phiện): Morphin, Codein, Thebain, Papaverin, Narcotin, Sanguinarin, Narcein, Hydrastin, Berberin. Nhóm Phenethylamin: Mescalin, Ephedirin, Dopamin, Amphetamin. Nhóm Indol: Các Tryptamin: N-metyltryptamin, Psilocybin, Serotoni. Các Ergolin (Các alkaloid từ ngũ cốc /cỏ): Ergin, Ergotamin, Acid lysergic… Các beta-cacbolin: Harmin, Harmalin, Gohimbin, Reserpin, Emitin. Các alkaloid từ chi Ba gạc (Rauwolfia): Reserpin, . Nhóm Purin: Các Xanthin: Caffein, Theobromin, Theophyllin. Nhóm Terpenoit: Các alkaloid Aconit: Aconitin. Các Steroit: Solanin, Samandari (các hợp chất amoni bậc 4: Muscarin, Cholin, Neurin). Các alkaloid từ dừa cạn (chi Vinca) và các họ hàng của nó: Vinblastin, Vincristin. Chúng là các chất chống ung thư và liên kết các nhị trùng (dime) Tubulin tự do, vì thế phá vỡ cân bằng giữa trùng hợp (polyme hóa) và phản trùng hợp vi quản, tạo ra sự kiềm hãm các tế bào trong pha giữa của quá trình phân bào. 2.2.3.2. Phân loại theo loài thực vật chứa alkaloid và theo tác động sinh lý. a) Nhóm morphin: Morphin là alkaloid chủ yếu trong nhựa quả anh túc (Papaver somniferrum) còn xanh cùng với các chất gây nghiện khác như papaverin, Codein, tebain… Morphin ở dạng tinh sạch lần đầu thu được vào năm 1806. Cấu trúc hóa học được xác định vào năm 1927. Cấu trúc lập thể được xác định vào năm 1955. (Diệp Quỳnh Như, 2008). Morphin được tổng hợp từ tiền chất ban đầu là dimethoxy-o-naphtochinone. Hình 2.1: Cấu trúc một số chất tiêu biểu thuộc nhóm chất Morphin. Morphin có tác dụng giảm đau, gây cảm giác lâng lâng dễ chịu. Morphin tác động lên hệ thần kinh trung ương tạo thói quen sử dụng và phụ thuộc vào nó. Nó ảnh hưởng lên một số thụ thể đặc hiệu nằm trên vỏ bán cầu não lớn. Một số neuropeptide như enkephalin và endorphin cạnh tranh thụ thể trên với Morphin. Nhóm alkaloid phổ biến thứ hai là Codein-dẫn xuất methyleste của Morphin. Hàm lượng của nó trong thuốc phiện dao động từ 0,2 đến 6%. Codein có tác dụng giảm ho. Alkaloid thứ ba là tebain không có tác động kích thích gây nghiện nhưng lại gây co giật. Một điểm thú vị là một dẫn xuất của Morphin gọi là nalorphin lại có tính kháng tác động với Morphin, và được sử dụng trong cai nghiện và cấp cứu ngộ độc ma túy. Nhóm chất gây nghiện khác Morphin về cấu tạo hóa học là papaverin có tác dụng giãn mạch làm tăng sử dụng oxy cơ tim, được sử dụng trong điều trị bệnh tim mạch. Hiện papaverin và một số dẫn suất của nó như no-spa và narcotin được sử dụng để chữa ho chủ yếu ở dạng bột tổng hợp hóa học. Hiện nay người ta cũng đã tổng hợp được nhiều chất có tác dụng giống như Morphin nhưng ít độc hơn nhiều để sử dụng trong y tế. b) Nhóm chất cocain: Là nhóm chất alkaloid có trong lá cocain (Erythroxylon coca L) hiện trồng phổ biến ở nhiều nơi, đặc biệt là khu vực các nước Nam Mỹ. Nó được tổng hợp lần đầu vào năm 1909 và được sử dụng làm thuốc giảm đau. Giống như Morphin, cocain cũng có tác dụng gây cảm giác khoan khoái (gây nghiện) và tạo thói quen sử dụng. Hiện dẫn suất cocain như novocain được sử dụng rộng rãi trong chữa trị. Novacain Cocain Hình 2.2: Cấu trúc một số chất tiêu biểu thuộc nhóm chất Cocain. c) Nhóm chất atropin: Atropin là dẫn xuất của tropin có trong cây thuộc họ cà Solanaceae như cà độc dược Atropabelladonna hay Datura stamonium. Chúng có tác dụng an thần và được sử dụng làm thuốc giảm đau cục bộ, làm thuốc an thần. d)Nhóm quinine: Là nhóm chất alkaloid từ lâu được sử dụng làm thuốc chống sốt rét. Quinine có trong vỏ cây qiunine Cinchona officinalis có nguồn gốc ở Peru, Bolivia. Sau này cây quinine được di thực sang nhiều vùng trong đó có cả Việt Nam. Cấu trúc hóa học của quinine được xác định vào năm 1907 và được tổng hợp hóa học vào năm 1945. Quinine ức chế quá trình sao chép DNA và phiên mã tạo RNA ở tác nhân gây bệnh sốt rét. Quinidin Quinin Hình 2.3: Cấu trúc một số chất tiêu biểu thuộc nhóm chất Quinine. e)Nhóm chất cophein: Alkaloid cophein có mặt chủ yếu trong lá, đặc biệt trong hạt cà phê. Nó là dẫn suất của xanthin (dihydroxypurine). Cophein có tác dụng kích thích, làm giảm mạch, tăng cường hoạt động của tim. Trong thực hành y tế người ta sử dụng những chất có tác dụng tăng cường hoạt động của tim giống cophein, nhưng mạnh hơn là validol (dịch 30% mentol trong methyeste isovalerianic acid), camphor... Xanthin Ureic acid Hình 2.4: Cấu trúc một số chất tiêu biểu thuộc nhóm chất cophein. g)Nhóm colchicin: Có mặt trong các loại cây thuộc họ cochicum. Nó có tác dụng tạo cây đa bội thể, được sử dụng nhiều trong công nghiệp tạo giống cây trồng. 2.2.4.Tính chất vật lý: Phân tử lượng từ 100 đến 900 kDa. Các alkaloid không chứa các nguyên tử oxi trong cấu trúc thông thường là chất lỏng ở nhiệt độ phòng (ví dụ: nicotin, spartein, coniin). Các alkaloid với các nguyên tử oxi trong cấu trúc nói chung là các chất rắn kết tinh ở điều kiện nhiệt độ phòng (ví dụ: berberin). Hầu hết các alkaloid base gần như không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ như CHCl3, eter, các ancol dây cacbon ngắn. Một số alkaloid do có thêm nhóm phân cực như –OH, nên tan được một phần trong nước hoặc trong kiềm (ví dụ: Morphin, Cephalin). - Ngược lại với base, các muối alkaloid nói chung tan được trong nước và ancol, hầu như không tan trong dung môi hữu cơ. Có một số ngoại lệ như Ephedrin, Colchixin, Ecgovonin, các base của chúng tan được trong nước, đồng thời cũng khá tan trong dung môi hữu cơ, còn các muối của chúng thì ngược lại. Alkaloid có N bậc 4 và N-oxid khác tan trong nước và trong kiềm, rất ít tan trong dung môi hữu cơ. Các muối của chúng có độ tan khác nhau tùy thuộc vào gốc acid tạo ra chúng. 2.2.5.Tính chất hóa học: Alkaloid là các base yếu, đa số làm quì tím hóa xanh. Với acid thường tạo ra muối tan trong nước và kết tinh. Tính kiềm phụ thuộc vào khả năng sẵn có của các cặp điện tử đơn độc trên nguyên tử Nitơ và kiểu khác (dị) vòng cùng các phần thay thế. Tính base giảm dần theo thứ tự muối amoni bậc 4, amoni bậc 1, amoni bậc 2, amoni bậc 3. Muối của alkaloid rất bền, nhưng chúng bị phân hủy bởi tia sáng mặt trời hoặc tia tử ngoại. Phần lớn alkaloid vị đắng. Chúng tạo tủa với các dung dịch acid phosphotungstic, phosphomolipdic, picric… Ngoài tính base, các alkaloid có phản ứng tương tự như nhau đối với một thuốc thử, gọi tên chung là các thuốc thử alkaloid. 2.3.Coumarin: 2.3.1. Khái niệm và nguồn gốc: Coumarin là những dẫn chất α- pyron có cấu trúc C3-C6. Benzo α- pyron là chất coumarin đơn giản nhất tồn tại trong thực vật được biết từ năm 1820 trong hạt của cây Dipteryx odorata Willd, thuộc họ Đậu. Cây này mọc ở Brazil, có trồng ở Venezuela và còn có tên địa phương là“Coumarou”, do đó mà có tên coumarin. Benzo α -pyron còn có trong lá cây Asperula odorata L, họ Cà phê; Trong một số cây thuộc chi Melilotus họ Đậu. Chất này có mùi thơm dễ chịu, được dùng làm hương liệu. Trong kỹ nghệ, benzo α-pyron được tổng hợp từ aldehyd salicylic, anhydrid aetic và natri acetat. Người ta có thể coi α -pyron là một lacton (este nội) của acid hydroxy-cinnamic vì khi có tác dụng acid vô cơ lên acid hydroxycinnamic, như HCl thì sẽ đóng vòng lacton. Ngược lại, vòng lacton sẽ bị mở vòng khi tác dụng với kiềm. Sự mở và đóng vòng có tính thuận nghịch. Qua hầu hết các chất thuộc nhóm coumarin luôn có nguyên tử oxy nối vào C-7 nên có thể coi tất cả các dẫn chất coumarin đều xuất phát từ umbelliferon. Coumarin thuộc nhóm các hợp chất phenol nhưng phần lớn các nhóm OH phenol được ether hóa bằng nhóm CH3 hay bằng một mạch terpenoid có từ 1-3 đơn vị isoprenoid. Trong tự nhiên, coumarin ít tồn tại dạng glycosid, nếu có thì mạch đường thường đơn giản, hay gặp là glucose. Coumarin có mặt trong nhiều họ thực vật như: Apocynaceae(Nerium), Apiaceae (Angeliaca, Coriandrum, Daucus, Ferula, Pimpinella, Peucedanum, Selinum), Araliaceae (Eleutherrococcus),Ateraceae (Artemisea, Eupatorium, Helianthus), Euphorbiaceae (Euphorbia), Fabaceae (Melilotus, Glycyrrhiza), Lamiaceae (Mentha, Salvia), Loganiaceae (Gelsemium), Malvaceae (Althea), Oleaceae (Fraxinus), Orchidaceae (Dendrobium), Rosaceae (Crataegus, Prunus), Rubiaceae (Randia), Papaveraceae (Papaver), Poaceae (Hordeum, triticum, Zea), Polypodiaceae (Polypodium), Rutaceae (Citrus, Murraya, Ruta), Saxifragaceae (Dichroa, Hydrangea), Scrophulariaceae (Digitalis), Solanaceae (Atropa, Capsicum, Datura, Lycium, Nicotiana, Scopolia, Solanum), Thymelaceae (Daphne), Tiliaceae (Tilia). 2.3.2.Phân loại: Cho đến nay người ta được biết hơn 200 chất coumarin khác nhau. Có thể phân coumarin thành các nhóm sau: Nhóm coumarin đơn giản, oxy coumarin, 6,7-furanocoumarin (furocoumarin), pyranocoumarin. 2.3.2.1 Coumarin đơn giản: Gồm có Coumarin, Umbelliferon, Skimmin, Neohydrangin, Aesculin, Cichoriin, Daphnetin, Daphnin, Herniarin, Scopoletin, Scopolin, Fabiatrin, Hydragetin, Hydranetin, Scoparon, Ayapin, Limetin, Aurapten, Umbelliprenin, Collinin, 7-nethoxy-5-ge-ranoxycoumarin, Fraxinol, Fraxetin, Fraxin fraxidin, Isofraxxidin, Calycanthosid, 6,7,8 trimethoxy. Hình 2.5: Cấu trúc Coumarin đơn giản. 2.3.2.2 Furanocoumarin (furocourmarin): a) Nhóm 6:7 furanocoumarin (hay còn gọi là nhóm psoralen) gồm có: Psoralen, Bergaptol, Bergapten, Xanthotoxol, anthotoxin, Imperatorin, Isoimperatorin, Prangenin, Oxypeucedanin, Isopimpinellin, Phellopterin, Byakangelicol, Byakangelicin, Bergamottin, Ostruthol, Auraptin, Oxypencedanin hydro, Peucedanin. b)Nhóm dihydro 6:7 furanocoumarin gồm có: Nodakenetin, Nodakenin, Marmesin, Marmesinin. c)Nhóm 7:8 furanocoumarin (angelicin) gồm có: Angelicin, Isobergapten, Sphondin, Pimpenellin, Oroselon, Oroselol. d)Nhóm 7:8 flanocoumarin gồm có: Athamantin, Archangellicin, Edultin, Peucenidin. Hình 2.6: Cấu trúc Furanocoumarin. 2.3.2.3 Nhóm pyranocoumarin: a)Nhóm 6:7 pyranocoumarin (nhóm xanthyletin) gồm có: Xanthyletin, Luvangetin, Xathoxyletin. b)Nhóm dihydro 6:7 pynocoumarin gồm có: Decursin, Xanthalin. c)Nhóm 7:8 pyranocoumarin: đại diện duy nhất là Seselin. d)Nhóm dihydro 7:8 pyranocoumarin gồm có: Xanthogalin, Kellacton, Provismin, Samidin, Visnadin. e)Nhóm 5:6 pyranoncoumarin: nhóm này ít gặp trong cây. Có 2 đại diện chính là: chất Alloxanthoxyletin và Avicennin. Hình 2.7: Cấu trúc Pyranocoumarin. 2.3.3.Lý tính: Coumarin là những chất kết tinh không màu, một số lớn dễ thăng hoa có mùi thơm. Ở dạng kết hợp glycosid thì có thể tan trong nước, ở dạng aglycon thì dễ tan trong dung môi kém phân cực. Các dẫn chất coumarin có huỳnh quang dưới ánh sáng tử ngoại. Cường độ huỳnh quang phụ thuộc nhóm oxy của phân tử coumarin cũng như pH của dung dịch. Khả năng cho huỳnh quang mạnh nhất là nhóm OH ở C-7. 2.3.4.Hóa tính: Coumarin có vòng lacton nên bị mở vòng bởi kiềm tạo thành muối tan trong nước, nếu acid hóa thì sẽ đóng vòng trở lại. Kiềm còn có tác dụng cắt các nhóm acyl trong các dẫn chất acylcoumarin. Nếu thủy phân các aylcoumarin bằng H2SO4 trong cồn thì thường kèm theo sự dehydrat hóa và có sự biến đổi cấu trúc. Coumarin gắn được một mol brom ở nhiệt độ lạnh tạo thành dibromid. Chất này dễ bị cắt bởi HBr và cho dẫn chất 3-bromcoumarin. Do hiệu ứng liên hiệp của dây nối đôi ở vị trí 3-4 với nhóm carbonyl nên tạo ra trung tâm ái điện tử ở cacbon β. Do đó coumarin có thể tác dụng với một số chất lưỡng cực. Benzen khi có mặt AlCl3 không tác dụng với các coumarin nhóm 1, còn với các furocoumarin thì xảy ra sự mở vòng furan và tạo thành dẫn chất 6:7 hydroxy coumarin. 2.3.5.Tác dụng và công dụng: Tác dụng đáng chú ý của các dẫn chất coumarin là chống co thắt, làm giãn nở động mạch vành mà cơ chế tác dụng tương tự như papaverin. Hàng loạt các chất coumarin tự nhiên cũng như tổng hợp đã được thí nghiệm. Người ta nhận thấy rằng đối với coumarin nhóm 1, nếu OH ở C-7 được acyl hóa thì tác dụng chống co thắt tăng, gốc acyl có 2 đơn vị isopren (ví dụ geranyloxy) thì tác dụng tốt nhât. Đối với nhóm psralen, nếu nhóm hydroxy, methoxy hay isopentenyloxy ở vị trí C-5 hay C-8 thì tăng tác dụng. Đối với nhosmangelicin, nếu có methoxy ở C-5 hay C-5 và C-6 cũng tăng tác dụng. Những dẫn chất acyldihydrofuranocoumarin và acyldihydropyranocoumarin thì tác dụng chống co thắt rất tốt, nhóm acly ở đây tốt nhất có 5 carbon, nếu kéo dài mạch carbon thì tác dụng bị hạ thấp. Một số dược liệu được ứng dụng để khai thác tác dụng nêu trên như: Rễ một loại Tiền hồ - Peucedanum morisonii Bess, hạt cà rốt – Saucus sativus, Ammi visnage (L). Tác dụng chống đông máu của coumarin cũng được biết từ lâu. Nhưng chú ý rằng tính chất này chỉ có đối với các chất có nhóm thế OH ở vị trí 4 và có sự sắp xếp kép của phân tử. Ví dụ chất dicoumarol lần đầu tiên được phát hiện khi chấy này sinh ra trong khi ủ đống cây thuộc chi Melilotus và khi súc vật ăn thì bị bệnh chảy máu do làm giảm sự tổng hợp prothrombin. Hiện nay discoumarol được chế tạo bằng con đường tổng hợp. Tác dụng như vitamin P (làm bền và bảo vệ thành mạch), ví dụ bergapten, aesculin, fraxin. Tác dụng chữa bệnh bạch biến hay lang trắng và bệnh vẩy nến. Tính chất này chỉ có những dẫn chất furanocoumarin như: psoralen, angelicin, xanthotoxin, imperatorin. Tác dụng kháng khuẩn: Nhiều dẫn chất coumarin có tác dụng kháng khuẩn, đặc biệt chất novobiocin là một chất kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng có trong nấm Streptomyces niveus. Một số có tác dụng chống viêm, ví dụ calophyllolid có trong cây mù u, Calophyllum inophyllum có tác dụng chống viêm bằng 1/3 oxyphenbutazon còn các chất calanolid là các dẫn chất coumarin trong cây mù u – calophyllum lanigerum thì gần đây được phát hiện thấy có tác dụng ức chế HIV. Ta cũng cần chú ý rằng các chất aflatoxin là những coumarin độc có trong mốc Aspergillus flavus có thể gây ung thư. 2.4.Flavonoid: 2.4.1.Khái niệm: Flavonoid (hoặc bioflavonoid) là một nhóm hợp chất lớn thường gặp trong trong thực vật. Flavonoid là nhóm chất thứ cấp gồm khoảng hơn 5.000 chất có cấu tạo chủ yếu là C15. Chúng thường được cải biến bằng cách gắn thêm các gốc (-OH) hoặc (-OCH3) và thường ở dạng phức với glucose và acid hữu cơ. Trong số này có những nhóm chất phổ biến như flavonone, anthocyanin, flavon, catechine và rotenon… Chỉ riêng hai nhóm flavon, flavonone với các nhóm thế là OH và OCH3 thì theo lý thuyết có thể gặp 38.627 chất. (Ngô Văn Thu, 1998). Phần lớn các Flavonoid có màu vàng (Flavonoid do từ flavus có nghĩa là màu vàng). Tuy nhiên một số có màu xanh, tím, đỏ, một số khác lại không có màu. Trong thực vật cũng có một số nhóm hợp chất khác không thuộc flavonoid nhưng lại có màu vàng như carotenoid, anthranoid, xanthon… Flavonoid là dẫn xuất của phenol có hầu hết ở người, động thực vật và vi sinh vật do đưa trực tiếp vào từ nguồn thức ăn. Bản thân con người không có khả năng tự tổng hợp được phenol. Flavonoid tham gia vào tất cả các quá trình trao đổi chất, sinh tổng hợp và quá trình enzym. Flavonone Flavon Anthocyanin Hình 2.8: Cấu trúc một số chất tiêu biểu thuộc nhóm Flavonoid. Về mặt cấu tạo người ta sắp xếp vào nhóm Flavonoid những chất có cấu tạo khung theo kiểu C6-C3-C6 hay nói cách khác là khung cơ bản gồm 2 vòng benzen A và B nối với nhau qua mạch 3 carbon. Hình 2.9: Cấu trúc Flavonoid. 2.4.2.Nguồn gốc: Trong thực vật Flavonoid tập trung chủ yếu vào ngành hạt kín ở lớp 2 lá mầm. Ví dụ trong các chi Carthamus, Coreopsis, Dahlia, Gymnosperma, Ageratum… Động vật không tự tổng hợp được Flavonoid, nhưng có thể lấy Flavonoid qua nguồn thức ăn. Hàm lượng và cả thành phần Flavonoid trong cây phụ thuộc vào nơi mọc. Cây mọc ở vùng nhiệt đới và núi cao thì hàm lượng cao hơn ở nơi cây thiếu ánh sáng. Cho đến nay có khoảng 4.000 chất đã được xác định cấu trúc. Chỉ riêng hai nhóm Flavon và Flavonol với nhóm thế là OH hoặc OCH3 thì theo lý thuyết có thể gặp 38.627 chất. (Ngô Văn Thu, 1998). Trong thực vật bậc thấp, flavonoid ít được gặp.Trong ngành rêu, chỉ phát hiện được rất ít chất. Trong dương xỉ, số lượng flavonoid ít nhưng đều có mặt các nhóm anthocyanin, flavanon, flavon, flavonol, chalcon, dihydrochalcon. Ngành hạt trần có khoảng 700 loài, 20 họ, số lượng flavonoid cũng không nhiều, nhưng cũng đủ các nhóm anthocyanidin, leucoanthocyanidin, flavanon, flavon, flavonol, isoflavon. Nét đặc trưng của ngành hạt trần có khác thực vật bật thấp và ngành hạt kín ở chỗ sự hiện diện của nhiều dẫn chất biflavonoid. Flavonoid tập trung chủ yêu vào ngành hạt kín ở lớp 2 lá mầm, có rất nhiều họ chứa flavonoid và đủ các loại flavonoid. Tuy nhiên cũng có một vài nét đặc trưng cho một số họ ví dụ họ Asteraceae là một họ lớn với 15.000 loài, 1000 chi, có rất nhiều dẫn chất thuộc nhóm khác nhau. Tuy nhiên, một số chi có nét đặc trưng riêng của nó, ví dụ trong chi Carthamus, Coreopsis, Cosmos, Dahlia thì hay gặp các chất dẫn chất chalcon và auron. Chi Gymnosperma, Ageratum thì gặp các dẫn chất flavon và flavonol có nhiều nhóm thế có oxy (có thể đến 8 nhóm). Họ Fabaceae thì hay gặp các chất thuộc nhóm isoflavonoid. Họ Rutaceae thường gặp các flacon và flavonol có nhiều nhóm methoxy. Họ Theacea hay gặp các flavan-3-ol. Họ Ranunculaceae và Paeoniaceae hay gặp các dẫn chất flavonol 3,7 diglycosid. Họ Rosaceae chi Rubrus và Prunus ở trong quả hay gặp các anthocyanin có mạch đường phân nhánh. Họ Polygonaceae ở chi Hydropiper hay gặp các flavon và flavonol sulfat. Lớp một lá mầm có 53 họ nhưng cho đến nay chỉ khoảng trên 10 họ tìm thấy có flavonoid: Amaryllidaceae, Araceae, Cannaceae, Commelinaceae, Iridaceae, Lemnaceae, Liliaceae, Musaceae, Orchidaceae, Poaceae. 2.4.3.Phân loại: Sự phân loại Flavonoid dựa vào vị trí của gốc aryl (vòng B) và các mức độ oxy hóa của mạch 3 C. Người ta chia ra: Euflavonoid có gốc aryl ở vị trí C-2, isoflavonoid có gốc aryl ở vị trí C-3, neoflavonoid có gốc aryl ở vị trí C-4. Người ta còn phân biệt biflavonoid là những flavonoid dimer, triflavonoid cấu tạo bởi 3 monomer flavonoid, flavolignan là những flavonoid mà phân tử có một phần cấu trúc lignan. 2.4.3.1.Euflavonoid: Bao gồm các nhóm: anthocyanidin, flavan, flavan 3-ol, flavan 4-ol, flavan 3,4-diol, flavanon, 3-hydroxy flavanon, flavon, flavonol, dihydrochalcon, chalcon, auron. a)Anthocyanidin (2-phennylbenzopyrilium): Đây là sắc tố rất quan trọng trong thực vật. Từ “anthocyanin” được Marquart đưa ra năm 1895 để chỉ sắc tố màu xanh của cây Centaurea cyanus. Từ anthocyanin do chữ anthos = hoa, kyanos = xanh, về sau dùng để chỉ những sắc tố thuộc nhóm flavonoid có màu xanh, đỏ hoặc tím. Trong cây hầu hết các sắc tố này đều ở dạng glycosid (anthocyanin = anthocyanosid) nằm trong dịch tế bào. Khi đun anthocyanin trong dung dịch HCl 20% thì phần đường trong phân tử (thường nối vào OH ở C-3) bị cắt và cho phần aglycon được gọi là anthocyanidin. Cấu trúc của anthocyanidin là 2-phenylbenzopyrilium (= flavilium) là cation, ở trong dung dịch aid (pH từ 1-4) tạo muối có màu đỏ, ở môi trường kiềm (pH>6) là anion cũng tạo được muối với các chất kiềm có màu xanh, nếu tăng thêm kiềm vòng C sẽ mở vòng tạo thành chalcon. Dung dịch anthocyanidin mất màu bởi bisulfit kiềm và dễ bị oxy hóa nên ít được dùng làm phẩm màu. Ba đại diện điển hình là pelargonidin, cyanidin, delphinidin. Tùy theo mức độ methyl hóa các OH trong vòng B của 3 chất trên mà có các dẫn suất khác nhau, ví dụ: malvidin (3’,5’ dimetyl ether delphinidin), petuinidin (5’ methyl ether delphinidin), peonidin (3’ methyl ether cyanidin), đây là những chất khá phổ biến trong thực vật. Nói chung màu tăng khi số lượng nhóm OH trong vòng B tăng do đó delphinidin có màu đậm hơn cyanidin và chất này lại đậm hơn pelargonidin. Ngoài ra, do cyanidin và delphinnidin có chưa các nhóm OH kế cận nên cho màu xanh đậm với muối sắt ba. Ở trong cây, màu sắc các anthocyanin không chỉ phụ thuộc vào cấu trúc phân tử, pH của dịch tế bào mà còn phụ thuộc vào dạng muối hoặc dạng phức với các cation kim loại, hoặc phụ thuộc vào hỗn hợp màu với các sắc tố khác. Các anthocyanin có thể kết hợp với một số kim loại như Fe, Mg dưới dạng phức càng cua (chalate), đây là các chất metalloanthocyanin. Số lượng các chất anthocyanin đã được biết cấu trúc cho đến nay đã có khoảng 300, hầu hết gặp trong nghành hạt kín và chủ yếu là ở hoa, đóng vai trò hấp dẫn côn trùng cho sự thụ phấn.Rất hiếm trong nghành hạt trần. b)Favan 3-ol: Tùy theo nhóm thế đính vào 2 vòng A và B mà có những chất flavan 3-ol khác nhau. Catechin và những đồng phân của nó cũng như gallocatechin và những đồng phân của chất này là những dẫn chất flavan 3-ol gặp tương đối phổ biến trong thực vật ví dụ như trong lá trà. Catechin. Gallocatechin. Hình 2.10: Cấu trúc Catechin, Gallocatechin. Các dẫn chất flavan 3-ol đều có cacbon bất đối ở C-2 và C-3.Mỗi dẫn chất có 4 đồng phân. Đồng phân 2R và 3R được gọi tên bằng cách thêm tiếp đầu ngữ epi. Các đồng phân 2S thì thêm tiếp đầu ngữ enantio, viết tắc là ent. Các dẫn chất flavan 3-ol có thể ở dạng ester galat, benzoat, cinnamat. Ngoài ra người ta cũng gặp một số dẫn chất flavan 3-ol ở dạng glucosid. Trong cây còn gặp những dẫn chất flavan 3-ol ở dạng dimer, trimer, tetramer, pentamer và được gọi là Proanthocyanidin hay như người ta thường gọi là tanin ngưng tụ. c) Flavan 3,4-diol (leucoanthocyanidin): Các dẫn chất flavan 3,4-diol đều không màu, có tính quang hoạt, khi đun với acid thì dễ chuyển thành anthocyanidin có màu đỏ. Vì dễ bị oxy hóa và trùng hiệp hóa nên việc phân lập chất tinh khiết gặp khó khăn. Phần lớn các flavan 3,4-diol cũng ở dạng dimer và cũng được gọi là protoanthocyanidin. Các đơn phân được xác định gọi tên bằng cách chuyển thành các dẫn chất anthocyanidin tương ứng. Chúng được gọi tên bằng cách tiếp đầu ngữ leuco trước tên dẫn chất anthocyanidin mà nó chuyển thành. Flavan 3,4-diol. Leucofisetinidin. Hình 2.11: Cấu trúc Flavan 3,4-diol và Leucofisetinidin. d)Flavanon: Khác với flavon ở chỗ không có nối đôi ở vị trí 2-3, có carbon bất đối ở C-2 nên có tính quang hoạt. Hầu hết các chất sau khi phân lập đều là racemat nhưng nếu chiết trong điều kiện nhẹ nhàng (nhiệt độ thấp, tránh dùng kiềm và acid) thì thu được dẫn chất có tính quang hoạt. Chất điển hình là hesperitin, carbon ở C-2 có cấu hình S và quay trái. Người ta cho rằng các chất flavanon khác cũng có cấu hình và tính quang hoạt như hesperitin. Flavanon là những chất không màu nhưng khi làm phản ứng cyanidin thì cho màu rõ hơn flavon, ngoài ra flavanon có điểm chảy thấp hơn flavon tương ứng, dựa vào đây có thể sơ bộ nhận xét: Nhóm chức 4-carbonyl thể hiện rõ, tạo được oxim; nhóm CH2 ở vị trí 3 là nhóm hoạt động. Vòng dihydropyron của flavanon kém bền nên dễ bị mở vòng bởi kiềm hoặc acid để chuyển thành chalcon màu vàng đậm. Trong cây người ta thường gặp chalcon bên cạnh flavanon tương ứng ví dụ: liquiritin và isoliquiritin trong cam thảo. Hình 2.12: Cấu trúc Flavanon và Chalcon. e) 3-Hydroxyflavanon (dihydroflavanol hay flavanonol): Dihydroflavanol có 2 carbon bất đối ở C-2 và C-3. Có thể tồn tại 6 đồng phân: 2d, 2l và 2dl. Phần lớn các chất dihydroflavanol ở dạng aglycon, cũng có một số ở dạng glycosid. Dihydroflavanol phân bố tương đối rộng từ dương xỉ đến thực vật hạt trần và hạt kín. Một số hợp chất được biết nhiều như: Dihydrokaempferol, dihydroquercetin, dihydromyricetin… Trong đó những dẫn chất của taxifolin hay gặp nhất. Đặc biệt chất taxifolin 3-rhamnosid với đồng phân (2S, 3S) có vị ngọt còn các đồng phân còn lại không có vị ngọt. Khi đun nóng một dẫn chất dihydroflavonol trong môi trường acid thì có sự chuyển đồng phân và tính quang hoạt có thể mất. Silybin, silychristin, silidiamin là những chất có trong quả của cây Silybum marianum Gaertn. Hỗn hợp các chất trên gọi là “Silymarin” là những chất có tác dụng bảo vệ tế bào gan rất tốt. Đây là những dẫn chất do sự kết hợp một phân tử alcol conyferilic (một dẫn chất lignan) với một flavonoid nên được gọi là flavolignan. Dihydroflavanol Silybin Hình 2.13: Cấu trúc Dihydroflavanol và Silybin. g)Flavon: Flavon khác flavanon ở chổ có nối đôi ở vị trí 2-3. Các dẫn chất flavon rất phổ biến trong thực vật, kết tinh không màu đến màu vàng nhạt.Chỉ kể những flavon có nhóm thế OH hoặc OCH3 thì hiện nay đã biết có 300 chất. Chất flavon đơn giản nhất không có nhóm thế đã được phân lập từ cây anh thảo (Primula). Hai flavon hay gặp nhất trong cây là apigenin và luteolin. Các dẫn chất của apigenin là genkwanin, scutellarein. Các dẫn chất của luteolin là chrysoeriol. Ngoài những flavon có nhóm thế OH và OCH3 còn có những nhóm thế khác như –OCH2O, -CH3, -CHO, nhóm isoprenoid có 5 carbon. 2.4.3.2.Isoflavonoid: Isoflavonoid bao gồm nhiều nhóm khác nhau isoflavan, isoflav-3-ene, isoflavan-4-ol, isoflavanon, isoflavon, rotenoid, pterocarpan, coumestan, 3-arylcoumarin, coumaronochromen,, coumaronochromon, dihyroisochalcon, homo-isoflavon, isoflavonoid thường gặp trong họ Đậu – Fabaceae. 2.4.3.3.Neoflavonoid: Chỉ có giới hạn trong một số loại thực vật ví dụ: chất brasilin có trong cây tô mộc-caesalpinia sappan, calophillolid trong cây mù u-calophyllum inophyllum 2.4.3.4.Biflavonoid và Triflavonoid: Những flavonoid dimer và trimer đã có nói đến trong phần flavan-3-ol và flavan-3,4 diol. Những chất đó được gọi là proanthocyanidin. Ở đây là những biflavonoid tạo thành từ flavon, flavanon, dihydroflavonon, chalcon, dihydrochalcon, auron, isoflavon. Biflavon mà cấu trúc gồm 2 đơn vị flavon được biết từ rất lâu. Chất điển hình là amentoflavon tạo thành từ 2 phân tử apigenin nối theo dây nối C-C ở vị trí 3’, 8”. Ngoài biflavon còn có biflavanon, bidihydroflavonol, bidihydrochalcon, biauron, biisoflavon. Người ta cũng phân lập được nhiều biflavonoid được cấu thành do 2 đơn phân khác nhóm như flavon-flavanol, dihydrofavonol-flavanon, flavanon-chalcon, flavanon-auron, chalcon-dihydrochalcon, flavon-isoflavon. Dây nối giữa các đơn phân với nhau cũng có thể theo dây nối C-C hoặc C-O-C. Ngoài ngành hạt trần mà chủ yếu là họ Cupressaceae, người ta còn tìm thấy các biflavonoid trong ngành rêu. Đối với cây có 2 lá mầm thì gặp trong một số họ như: Anacardiaceae, Clusiaceae, Euphorbiaceae, Hypericaceae. Đối với cây 1 lá mầm thì gặp trong họ Iridaceae. 2.4.4.Lý tính: Các dẫn chất flavon có màu vàng rất nhạt có khi không màu (trường hợp các nhóm OH đã methyl hóa), flavonol vàng nhạt đến vàng, chalcon và auron vàng đậm đến đỏ cam. Các chất thuộc nhóm isoflavon, flavanon, isoflavanol, leuco-anthocyanidin, flavan-3-ol do không có nối đôi liên hiệp giữa vòng B với nhóm carbonyl nên không màu. Các dẫn chất anthocyanidin thì màu thay đổi tùy theo pH của môi trường. Tuy nhiên khi các flavonoid ở trong các bộ phận của cây thì còn phụ thuộc vào hỗn hợp với các sắc tố khác. Độ tan không giống nhau, thường flavonoid glycosid và flavonoid sulfat là những hợp chất phân cực nên không tan hoặc ít tan trong dung môi hữu cơ, tan được trong nước tốt nhất là là cồn nước. Các aglycon flavonoid thì tan được trong dung môi hữu cơ, không tan trong nước. Các dẫn chất Flavonoid có nhóm 7-hydroxy thường dễ tan trong dung dịch kiềm loãng. 2.4.5.Hóa tính: Tác dụng với FeCl3: Tùy theo nhóm flavonoid và tùy theo số lượng vị trí nhóm OH trong phân tử mà cho màu lục, xanh, nâu. Tác dụng với kiềm: Nếu hơ một tổ chức thực vật như cánh hoa, nhát cắt của gỗ hoặc tờ giấy thấm có nhỏ dung chiết trên miệng lọ ammoniac thì có màu vàng tăng lên tùy theo nồng độ flavonoid và tùy theo nhóm flavonoid. Flavon và flavonol cho màu vàng sáng, anthocyanidin cho màu xanh dương. Chalcon và auron có thể cho màu đỏ da cam. Một số nhóm khác như flavan-3-ol, flavanon, isoflavon màu không thay đổi. Tuy nhiên nếu thực hiện trong ống nghiệm với dung dịch alkali thì một số dẫn chất flavan-3-ol lại cho màu dễ bị oxy hóa, còn flavanon dễ bị isomer hóa thành chalcon nên nếu để một lúc lại cho màu vàng đậm đến đỏ. Tác dụng với NaOH đậm đặc và đun nóng (phân hủy kiềm): Đun flavonoid với dung dịch NaOH 30% thì sẽ mở vòng C rồi đến tạo thành dẫn chất acid thơm và dẫn chất phenol. Tùy theo nhóm thế và vị trí nhóm thế vào vòng A và B mà có các dẫn chất acid thơm và phenol khác nhau. Có thể xác định các dẫn chất này bằng phương pháp sắc ký đối với chất mẫu, kết quả thu được dùng để góp phần biện luận cấu trúc. Ví dụ khi phân hủy chất Chrysin thì thu được phloroglucin, acid benzoic. Tác dụng với H2SO4 đậm đặc: Acid H2SO4 khi nhỏ lên các dẫn chất flavon, flavanol thì cho màu vàng đậm. Đối với chalcon và auron cho màu đỏ, đỏ thắm, đỏ tươi. Flavanol cho màu đỏ cam rồi đỏ thắm. - Tác dụng với antimoin pentachlorid (Phản ứng Martini Bettolo): SbCl5 trong CCl4 cho màu từ đỏ đến tím với chalcon, vàng đến vàng cam với flavon. Dihydrochalcon thì mất nối đôi liên hiệp giữa nhóm carbonyl và vòng B nên không cho màu với SbCl5 hoặc với H2SO4. Phản ứng của cyanidin (Phản ứng Shinoda hay Willstater): Đây là phản ứng khử hay được sử dụng nhất để tìm sự có mặt của dẫn chất flavonoid. Dung dịch flavonoid trong ethanol, thêm bột Mg rồi nhỏ từ từ HCl đậm đặc. Sau 1 đến 2 phút sẽ có màu đỏ cam, đỏ thẩm hoặc đỏ tươi với các chất flavon, flovanol, flavanonol, flavanon. Màu sắc đôi khi có sự thay đổi tùy theo loại, số lượng, vị trí nhóm thế. Ví dụ: các dẫn chất methoxy flavon (Tangeretin, Nobiletin) thì âm tính Để phân biệt giữa flavonoid glycosid và aglycon của chúng, Bryant đem lắt dung dịch có màu với octanol, nếu màu ở lớp dưới lên hết ở lớp octanol, chất thử là aglycon, nếu lớp octanol không màu, chất thử là glycosid. Cũng cần lưu ý rằng các dẫn chất xanthon, ví dụ: mangiferin (có trong lá xoài) cũng dương tính với thuốc thử cyanidin. Tác dụng với chì acetat trung tính hoặc kiềm: Phản ứng thực hiện trên giấy thấm. Nhiều dẫn chất flavonoid tạo thành muối hoặc phức có màu khi nhỏ thêm dung dịch chì acetat trung tính hoặc kiềm. Màu phụ thuộc vào các dẫn chất flavonoid. Phản ứng ghép đôi với muối diazoni: Các dẫn chất flavonoid có nhóm OH ở vị trí 7 có thể phản ứng với muối diazoni để tạo thành chất màu azonic vàng cam đến đỏ. 2.5.Glycosid steroid (glycosid tim) 2.5.1.Khái niệm: Glycosid steroid có tác dụng đặc biệt lên tim. Ở liều điều trị có tác dụng cường tim, làm chậm và điều hòa nhịp tim. Các tác dụng trên được gọi là tác dụng theo quy tắc 3R do 3 chữ cái đứng đầu của 3 từ tiếng Pháp là renforcer = làm nhanh, ralentir = làm chậm, regulariser = điều hòa) của Potair. Nếu quá liều thì gây nôn làm chảy nước bọt, mờ mắt, tiêu chảy, yếu các cơ, loạn nhịp tim, nhĩ thất phân ly, ngoại tâm thu, giảm sức co bóp của tim và cuối cùng là làm ngưng tim ở thời kỳ tâm thu trên tim, giảm sức trương trên tim động vật máu nóng. Glycosid steroid còn được gọi làglycosid digitalic vì glycosid của lá cây digital (Digitalis) được dùng đầu tiên trên lâm sàng để chữa bệnh tim. 2.5.2.Nguồn gốc: Người ta tìm thấy Glycosid steroid trong các họ thực vật: Apocynaceae, Asclepiadaceae, Celastraceae, Cruciferac, Euphorbiaceae, Leguminosac, Lili-aceae, Meliaceae, Moraceae, Ranunculaceae, Scrophulariaceae, Sterculiaceae, Tiliaceae. Glycosid steroid có trong mọi bộ phận của cây: lá, hoa, vỏ, rễ, thân rễ, dò, nhựa mủ. 2.5.3.Phân loại: Glycosid steroid cũng như các Glycosid khác, cấu trúc hóa học gồm hai phần: aglycon và phần đường. 2.5.3.1.Phần aglycon: Có thể chia thành hai phần: một là nhân hydrocarbon và một mạch nhánh là vòng lacton. Nhân hydrocarbon: đây là nhân steran hay 10,13-dimethyl cyclopentano-perhydrophenanthren. Đính vào nhân này có nhóm chức oxy. Vòng lacton: Phần aglycon của Glycosid steroid ngoài khung hydrocarbon nói trên thì đặc biệt còn có một vòng lacton nối vào vị trí C-17 của khung. Vòng lacton này coi là mạch nhánh. Hầu hết các chất có tác dụng sinh học đều có vòng lacton ở hướng βâ. Có hai loại vòng lacton: một vòng lacton có 4 carbon có nối đôi ở vị trí α-βâ. Những aglycon nào có vòng lacton này thì có 23 carbon và được xếp vào nhóm “cardenolid”. Loại thứ hai có vòng lacton 5 carbon và có 2 nối đôi (vòng α -pyron hay coumalin), những aglycon nào có vòng nối đôi này thì có 24 carbon và được xếp vào nhóm “bufadienolid” (tên gọi do chữ bufo = cóc, dien = 2 nối đôi, trong nhựa cóc có các chất có cấu trúc hoàn toàn giống như aglycon của nhóm này ví dụ bufotalin). Các Glycosid steroid thường gặp là loại cardenolid, một số ít thuộc loại bufadienolid, ví dụ: scillaren A có trong cây hành biển(Urginea maritima L.), hellebrin có trong cây Helleborus niger L. 2.5.3.2.Phần đường: Phần đường nối vào nhóm OH ở C-3 của aglycon.Cho đến nay người ta thường biết khoảng 40 loại đường khác nhau. Ngoài những đường thông thường như D- Glycose, L-rhamnose, D-xylose, D-fructose có gặp trong những nhóm Glycosid khác, còn lại là những đường gặp trong Glycosid steroid. Trong những đường này đáng chú ý là những đường 2,6-desoxy. 2.5.4.Tính chất lý học: Glycosid steroid là những chất kết tinh, không màu, vị đắng, có năng suất quay cực, tan trong nước, cồn, không tan trong benzen, ether. Những Glycosid steroid nào có đường 2-desoxy thì rất dễ bị thủy phân khi đun với acid vô vơ 0,05N trong methanol 30 phút, trong khi những Glycosid khác trong điều kiện đó thì không thủy phân được. Glycosid tim dễ bị thủy phân bởi các enzyme. Thường thì các enzyme này có sẵn trong cây, có khả năng cắt bớt các đơn vị đường cuối mạch (xa aglycon) để chuyển thành các glucosid thứ cấp, ví dụ: enzyme digilanidase trong lá digital lông, digipurpidase trong lá digital tía, strophanthobiase trong hạt Strophanthus courmontii, scillarenase trong Urginea maritima. Vòng lacton 5 cạnh hay 6 cạnh dễ bị mở vòng bởi tác dụng của kiềm rồi tạo thành dẫn chất iso không có tác dụng. 2.5.5.Tính chất hóa sinh: Phần quyết định tác dụng lên tim là phần aglycon bao gồm nhân steroid và vòng lacton chưa bão hòa, cả 2 phần điều quan trọng. Nếu vẫn giữa lại vòng lacton, thay nhân steroid bằng nhân benzen, naphtalen…thì mất tác dụng. Nếu vẫn giữ nguyên nhân steroid mà thay đổi vòng lacton như: bão hòa nối đôi, mở vòng lacton, thay vòng lacton bằng vòng lactam thì mất hoặc giảm đi rất nhiều. Sự hấp thụ qua dạ dày, tá tràng ruột non phụ thuộc vào tính ái dầu của nó. Digitoxin dễ hấp thu qua đường tiêu hóa và tái hấp thu qua thận và gan vì chỉ có một nhóm OH tự do trong phần aglycon. Digitoxin tích lũy trong cơ thể. Ouabain có 5 nhóm tự do trong phần aglycon, rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa nên phải tiêm tĩnh mạch. Ouabain thải trừ nhanh. Nhóm OH ở vị trí thứ 14 rất quan trọng, không có nhóm này thì tác dụng giảm đi rất nhiều. Cách nối vòng cũng ảnh hưởng. C/D nối vòng cis có tác dụng quyết định lên tim. A/B trans giảm tác dụng gấp 10 lần so với dẫn chất cis tương ứng. Nhóm OH ở C-3 hướng α thì giảm tác dụng đi nhiều. Qua quá trình chuyển hóa trong cơ thể, OH βâ ở vị trí C-3 bị epimer hóa sang OH α để thải ra ngoài. Vòng lacton hướng α cũng có tác dụng. Nếu ở dạng aglycon thì hoạt tính của nhóm bufadienolid mạnh hơn dẫn chất cardenoid tương ứng. Phần đường có ảnh hưởng đến tác dụng nhưng ít, chủ yếu là ảnh hưởng đến độ hòa tan. 2.6.Saponin: 2.6.1.Khái niệm và nguồn gốc: Saponin còn gọi là saponosid do chữ la tinh sapo = xà phòng (vì tạo bọt như xà phòng ), là một nhóm glycosid lớn, gặp rộng rãi trong thực vật. Người ta cũng phân lập được saponin trong động vật như hải sâm, cá sao. Saponin steroid thường gặp trong những cây một lá mầm. Các họ hay gặp là: Amaryllidaceae. Dioseoreaceae (củ nâu), Liliaceae, Smilacaceae. Đáng chú ý nhất là một số loài thuộc chi Dioscorea L, Agave L, Yucca L. Saponin tritepenoid thường gặp trong những cây 2 lá mầm thuộc các họ như: Acanthaceae, Amaranthaccac, Araliaceae, Campanulaceae, Caryophyll-aceae, Fabaceae, Polygalaceae, Rubiaceae, Sapindaceae, Sapotaceae. Trong cây saponin thường tích lũy ở những bộ phận khác nhau: Tích lũy ở quả như bồ kết, bồ hòn; rễ như cam thảo, viễn chí, cát cánh; lá như dứa Mỹ... 2.6.2.Phân loại: Về mặt phân loại, dựa trên cấu trúc hóa học có thể chia ra: saponin triterpenoid và saponin steroid 2.6.2.1.Saponin triterpenoid: Phần genin của loại của loại này có 30 carbon cấu tạo bởi 6 nhóm hemiterpen. Người ta chia ra làm 2 loại: saponin triterpenoid pentacylic và saponin triterpenoid tetracyclic. a)saponin triterpenoid pentacylic: loại này chia ra các nhóm: olean, uán, lupan, hopan. b)saponin triterpenoid tetracyclic: Có 3 nhóm chính: dammaran, lanostan, cucurbitan. 2.6.2.2.Saponin steroid: Gồm có: + Nhóm spirostan: với 03 chất điển hình là: sarsasapogenin, smilagenin, tigogenin. + Nhóm furostan: nhóm này có cấu trúc tương tự nhóm spirostan chỉ khác vòng F bị biến đổi. + Nhóm aminofurostan: Ở đây vòng F mở như trường hợp saparillosid nói ở trên nhưng ở vị trí C-3 đính nhóm NH3. + Nhóm spirosolan: Nhóm này chỉ khác nhóm spirotan ở nguyên tử oxy của vòng F được thay thế bằng nhóm NH. Một điểm cần chú ý là ở đây có isomer ở C-22 (khác với nhóm spirotan). + Nhóm solanidan: solanin có trong mầm khoai tây thuộc nhóm này. Ở đây 2 vòng E và F cùng chung 1C và 1N. Những chất thuộc 3 nhóm aminofurostan, spirosolan và solanidan đều có chứa N vừa mang tính alcaloid vừa mang tính glycosid nên được gọi là những chất glycoalcaloid. Ngoài những nhóm saponinsteroid kể trên người ta còn gặp một số saponon steroid có cấu trúc mạch nhánh khác như polypodosaponin, oslandin.. 2.6.3.Tính chất lý hóa. Saponin có một số tính chất đặc biệt sau: Làm giảm sức căng bề mặt, tạo bọt nhiều khi lắc với nước, có tác dụng nhũ hóa và tẩy sạch. Làm vỡ hồng càu ngay ở những nồng độ rất loãng. Độc với cá vì saponin làm tăng tính thấm của biểu mô đường hô hấp nên làm mất các chất điện giải cần thiết, ngoài ra saponin còn có tác dụng diệt các loài thân mền như gian, sán, ốc sên. Kích ứng niêm mạc gây hắc hơi, đỏ mắt, có tác dụng long đờm, lợi tiểu; liều cao gây nôn mửa,đi lỏng. Có thể tạo phức với cholesterol hoặc với các chất 3-β -hydroxysteroid khác. Tuy vậy một vài tính chất trên không thể hiện ở một vài saponin. Ví dụ: sarsaparillosid thì không có phá huyết cũng như tính tạo phức với cholesterol. Saponin đa số có vị đắng trừ một số như glycyrrhizin có trong cam thảo bắc, abrusosid trong cam thảo dây, oslandin trong cây Polypodium vulgare có vị ngọt. Saponin tan trong nước, alcol, rất ít tan trong aceton, ether, hexan do đó người ta dùng 3 dung môi này để tủa saponin. Saponin có thể bị tủa bởi chì acett, bari hydroxyd, ammoni sulfat. Saponin khó bị thẩm tích, người ta dựa vào tính chất này để tinh chế saponin trong quá trình chiết suất. Phần genin tức là sapogenin và dẫn chất acetyl sapogenin thường dễ kết tinh hơn saponin. Saponin triterpenoid thì có loại trung tính và loại acid, saponin steroid thì có loại trung tính và loại kiềm. CHƯƠNG 3: THÀNH PHẦN HỢP CHẤT THỨ CẤP TRONG CÂY LƯỢC VÀNG 3.1.Giới thiệu về cây Lược Vàng 3.1.1.Thực vật học: Lược vàng hay còn gọi là Lan vòi, Lan rũ, cây Bạch Tuộc, Trai phất dũ, Giả khóm… Hình 3.1. Cây Lược vàng. Tên khoa học: Callisia fragrans (Lindl) Woods. Do nhà khoa học người Mỹ R.E Woodson xác định từ năm 1942. Giới: Plantae Ngành: Magnoliophyta Lớp: Liliopsida Bộ: Commelinales Họ: Commelinaceae Chi: Callisia Loài: Callisia fragrans (Lindl.) Wood. 3.1.2.Mô tả cây: Lược vàng là loài cây thân thảo một lá mầm, dài ngày, thân ngắn, tích trữ nhiều nước, thích nghi theo hướng chịu hạn. Do có kiểu tái sinh sinh dưỡng bằng những cầu sinh dưỡng (stolons), mọc ra từ những nách lá ở đoạn thân gần gốc, trông tựa những vòi của loài mực và bạch tuộc, thân và lá của cây lại gần giống như một loài địa lan. Lá màu xanh lục sáng, hình ngọn giáo, dài 8-12 cm, rộng 4-5 cm, mép hơi gợn sóng, mọc xoắn ốc. Lá có thể thay đổi một ít hình dạng và màu sắc khi ở các môi trường khác nhau. Trong điều kiện chiếu sáng toàn phần, cường độ ánh sáng mạnh, ẩm độ không khí và ẩm độ đất thấp thì lá ngắn lại, mép gợn sóng nhiều hơn và có đường viền màu tím, lá cũng mọc chặt hơn. Hoa mọc thành từng cặp xim trên một trục dài 40-50 cm, mỗi cặp xim được ôm bởi 3 lá bắc dài 1-1,5 cm; đài trắng trong suốt, khô xác, hình trâm, dài 5-6mm; tràng trắng trong, bóng nhẵn, mỏng, rũ vào buổi trưa, hình trứng hẹp, dài 6 mm; nhị 6. 3.1.3.Sinh học và sinh thái: Cây chỉ ra hoa trong điều kiện sinh thái tối ưu, đặc biệt là ở nơi có che bóng một phần.Trong điều kiện khô hạn, thời gian chiếu sáng trong ngày dài, cường độ ánh sáng cao, cây không ra hoa. 3.1.4.Phân bố: Lược Vàng là một loại cây cỏ bình thường, có nguồn gốc ở Mexico, được di thực sang nước Nga, rồi đến Việt Nam (đầu tiên là tỉnh Thanh Hóa). Nay đã phát triển rộng ra nhiều tỉnh khác, đặc biệt là Hà Nội. 3.1.5.Cách trồng: Trồng trên đất tơi xốp, có đủ ánh sáng, bẻ các chồi của cây, hoặc cắt khúc các thân cây dài 6-7cm sau đó giâm xuống đất, hoặc trong nước, chờ cho các khúc thân đâm rễ thì có thể đem trồng được, cây sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, đủ ẩm, độ ẩm không khí thấp từ 45-60%, nhiệt độ tối thích 20-250C. Đất màu phơi khô, đập nhỏ. Nước phải pha loãng cùng nước vo gạo, tưới giữa chậu. Cắm một vè nhỏ cao 0,7cm giữa chậu để Lược vàng lên cao có chỗ dựa, cây không bị gục. Hình 3.2: Chuẩn bị đất và trồng Lược vàng. 3.1.6.Thu hái và chế biến: Lược vàng là loại cây rất dễ trồng và có khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu tốt nên có thể xanh tốt quanh năm khi được chăm sóc cẩn thận. Tất cả các bộ phận của cây đều được sử dụng vào các mục đích làm thuốc như: Lá Lược vàng có thể dùng để ăn sống, thân và rễ được dùng để dầm rượu, ngọn Lược vàng được sử dụng lại làm giống để trồng. 3.2.Thành phần hóa học của cây Lược Vàng Cho đến nay mới chỉ có một vài nghiên cứu về thành phần hoá học của cây Lược vàng, và kết quả cho thấy trong cây này có chứa các hợp chất glyco- phospholipid, axit béo, các chất màu carotenoid, chlorophyll, α/β-tocopherol, một số hợp chất vòng thơm (quercetin, axit gallic, axit caffeic), flavonoid, phytosterol, axit hữu cơ, đường tự do và polysaccharid. (www.congnghehoahoc.org/.../isootientin-phan-lap-tu-cay-luoc-vang.html). Theo nguyên cứu của Trịnh Thị Diệp, Đỗ Thị Phương, Nguyễn Kim Phương, Nguyễn Minh Khôi, lá và thân cây Lược Vàng có chứa flavonoid, carotenoid, phytosterol, acid hữu cơ, axit béo, polysaccharide, và đường tự do. 3.2.1.Hợp chất Flavonoid có trong cây Lược vàng: Flavonoids trong Lược vàng bao gồm 2 loại: quercetin và kempferol. (www.callisia.org/properties.htm). 3.2.1.1. Quercetin: Quercetin là một phytochemical là một phần của các màu tìm thấy trong da của táo và củ hành đỏ. Thực phẩm giàu quercetin bao gồm cây bạch hoa “capers” (1800 mg / kg), cây cần núi “lovage” (1700 mg / kg), táo (440 mg / kg), cây nham lê “bilberry” (158 mg / kg, tươi trọng lượng), quất Vitis-idaea “lingonberry” (trồng 74 mg / kg, hoang dã 146 mg / kg), quất (trồng 83 mg / kg, hoang dã 121 mg / kg), chè (Camellia sinensis), hành tây đặc biệt là hành tây đỏ (nồng độ quercetin cao nhất trong các vòng ngoài cùng), nho đỏ, quả cam, chanh, cà chua, bông cải xanh và các loại rau và lá cây xanh khác và một số quả như dâu tây, mâm xôi... Hình 3.3: Cấu trúc Quercetin. Một nghiên cứu do đại học Queensland, Australia, cũng đã chỉ ra sự hiện diện của quercetin trong các giống của mật ong, bao gồm mật ong có nguồn gốc từ bạch đàn và hoa cây chè. Quercetin là chống chỉ định với một số loại thuốc kháng sinh, nó có thể tương tác với fluoroquinolon (một loại kháng sinh y học), như Quercetin cạnh tranh liên kết với DNA gyrase của vi khuẩn. Cho dù điều này ức chế hoặc tăng cường hiệu lực của fluoroquinolon không phải hoàn toàn rõ ràng. Quercetin cũng là một chất ức chế mạnh mạnh của Cytochrome P450 3A4 (viết tắt CYP3A4) và Cytochrome P450 2C9 (viết tắt CYP2C9) mà là các enzyme phá vỡ hầu hết các loại thuốc trong cơ thể. Như vậy, quercetin sẽ được dự kiến sẽ tăng mức độ huyết thanh, và do đó hiệu ứng, các loại thuốc có kháng histamine của Quercetin có thể giúp giảm các triệu chứng dị ứng và các triệu chứng bệnh suyễn. tính chất chống viêm có thể giúp giảm đau từ rối loạn như viêm khớp. Quercetin cũng có thể giúp giảm các triệu chứng như mệt mỏi, trầm cảm và lo âu. Vì thế Quercetin được sử dụng để điều trị bệnh viêm, viêm khớp và thoái hóa, hen phế quản, da dị ứng và các bệnh nhầy, bệnh tim mạch có hoạt tính của vitamin P và là chất chống oxy hóa có hiệu quả, ức chế khối u, chống co thắt. Quercetin được dùng để chữa dị ứng, xuất huyết nội, vỡ mao mạch, thấp khớp, bệnh của hệ tuần hoàn máu v.v... Nó đã được cô lập và được bán như là một bổ sung chế độ ăn uống. 3.2.1.2. Kempferol: Kemferol có tác dụng củng cố thành mạch máu, tăng trương lực của mạch máu, chống viêm, giúp thải chất độc ra khỏi cơ thể và là chất lợi tiểu có hiệu quả. Kemferol dùng để chữa các bệnh viêm nhiễm khác nhau, dị ứng và bệnh đường tiết niệu. Hình 3.4: Cấu trúc Kempferol. 3.2.1.3.Tác dụng sinh học của flavonoid. Các dẫn chất flavonoid có khả năng dập tắc các gốc tự do như HO, ROO.. Các gốc này sinh trong tế bào bởi nhiều nguyên nhân và khi sinh ra cạnh tranh DNA thì sẽ gây ra những ảnh hưởng nguy hại như gây biến dị, hủy hoại tế bào, gây ung thư, tăng nhanh sự lão hóa. Thí nghiệm cho thấy khả năng dập tắt một số flavonoid theo thứ tự myricetin > quercetin > rhammetin > morin > diosmetin > naringgenin > apigenic > catechin > 5,7 dihydro-3’,4’,5’trimethoxy flavon > robinin > kaempferol > flavon. Flavonoid tạo được phức với các ion kim loại mà chính các ion kim loại này là xúc tác của nhiều phản ứng oxy hóa. Các flavonoid có 3,4,3’,4’ hydroxy có khả năng liên kết tốt với các ion kim loại đó theo phức oxychromon, oxycarbonyl hoặc 3’,4’ orthodioxyphenol. Thành phần của màng tế bào có các chất lipid dễ bị peroxyd hóa, tạo ra những sản phẩm làm rối loạn sự tro đổi chất cũng dẫn đến sự hủy hại tế bào. Đưa các chất chống oxy hóa như flavonoid vào cơ thể để bảo vệ tế bào thì có thể ngăn ngừa các nguy cơ như sơ vỡ động mạch, tai biến mạch, lão hóa, tổn thương do bức xạ, thoái hóa gan... Flavonoid cùng với các acid ascorbic tham gia trong quá trình hoạt động của hyaluronidase. Enzyme này làm tăng tính thấm của mao mạch. Khi enzyme này thừa thì gây hiện tượng xuất huyết dưới da mà y học gọi là bệnh thiếu vitamin P. Các chế phẩm chứa flavonoid chiết từ các loài Citrus như “Cemaflavone”, “Circularine”..., Flavonoid từ lá bạc hà (diosmin) như “Diosmil”, Flavonoid từ hoa hè (rutin) với nhiều biệt dược khác nhau đx chứng minh tác dụng làm bền thành mạch, làm giảm tính “dòn” và tính thấm của mao mạch. Tác dụng này được hợp lực cùng với acid ascorbic. Flavonoid được dùng trong các trường hợp rối loạn chức năng tĩnh mạch, tĩnh mạch bị suy yếu, giản tĩnh mạch, trĩ, chảy máu do đặt vòng trong phụ khoa, các bênh trong nhãn khoa như sưng huyết kết mạc, rối loạn tuần hoàn võng mạc. Các dẫn chất anthocyanosid có tác dụng tái tạo tế bào võng mạc và đã được chứng minh có tác dụng tăng thị lực vào ban đêm. Tác dụng chống độc của flavonoid thể hiện làm giảm thương tổn gan, bảo vệ được chức năng gan khi một số chất độc được đưa vào cơ thể súc vật thí nghiệm (CCl4, benzen, ethanol, CHCl3, quinin, novarsenol...). Dưới tác dụng của flavonoid ngưỡng ascorbic được ổn định đồng thời lượng glycogen trong gan tăng. Sự tích lũy glycogen có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chức năng giải độc gan. Việc sử dụng một số dược liệu trong điều trị viêm gan, xơ gan, bảo vệ tế bào gan rất hiệu quả như: cây actisô, có biệt dược là Chophytol. Cây Silibum marianum Gaertn có biệt dược “Legalon”; cây bụt dấm – Hibiscus sabdariffa. Tác dụng kích thích mật thể hiện ở một số chất thuộc nhóm flavonoid, f;avon, flavonol, và flavan-3-ol. Flavonoid thể hiện tác dụng chống co thắt những tổ chức cơ nhẵn (túi mật, ống dẫn mật, phế quảng và một số tổ chức khác). Ví dụ: apigenin có tác dụng làm giảm co thắt phế quản gây ra bởi histamin, acetylcholin, seretonin. Trên bộ máy tiết niệu, nhiều flavonoid thuộc nhóm flavon, flavanon, flavonol thể hiện tác dụng thông tiểu rõ rệt. Scoparosid trong Sarothamnus scoparius, lespacapitosid trong Lespedezacapitata, quercitrin trong lá diếp cá, flavonoid của cây rau mèo đều có tác dụng thông tiểu. Tác dụng chống loét của flavanon và chalcon glycosid của rễ cam thảo đã được ứng dụng để chữa đau dạ dày. Một số dẫn chất khác như catechin, 3-O-methyl catechin, naringgenin cũng đã được thử thấy có tác dụng chống loét. Tác dụng chống viêm của nhiều flavonoid thuộc nhóm flavon, flavanon, dihydroflavanon, anthocyanin, flavan-3-ol, chalcon, isoflavon, biflavol, 4-aryl coumarin, 4-aryl chroan đều được chứng minh bằng thực nghiệm do các chất flavonoid này ức chế con đường sinh tổng hợp prostagladin. Người ta đã chứng minh rutin, citrin, leucodel phinidin, quercetin, cetechin để điều trị ban đỏ, viêm da, tổn thương da và màng nhầy trong trường hợp xạ trị. Trên hệ tim mạch, nhiều flavonoid thuộc nhóm flavonol, flavan-3-ol, anthocyanin như quercetin, rutin, myricetin, pelargonin, hỗn hợp catechin của trà có tác dụng làm tăng biên độ co bóp và tăng thể tích phút của tim, thí nghiệm làm hồi phục tim khi bị ngộ độc bởi CHCl3, quinin, methanol, bình thường lại sự rối loạn nhịp. Cao chiết từ cây bạch quả - Ginko biloba chứa các dẫn chất 3-rutinosid của kaempferol, quercetin và isorhammetin (trong lá già đã vàng thì chứa ginkgetin và isoginkgetin) đã được một số hãng của Pháp bào chế thành biệt dược ví dụ: “Ginkogink”, “Tanakan” có tác dụng tăng tuần hoàn máu trong động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Thuốc dùng cho những người có biểu hiện lão suy: rối loạn trí nhớ, khả năng làm việc bằng trí óc sút kém, mất tập trung tư tưởng, hay cáu gắt. Trên hệ thần kinh, một số C-flavon glycosid của hạt táo – Ziziphus vugaris var. Spinosus (chứa spinosin, swertisin và các dẫn chất acyl của spinosin) có tác dụng an thần rõ rệt. Một số tài liệu gần đây có nói đến tác dụng chống ung thư của một số chất như leucocyanidin, leucopelargonidin, leucodelphinidin và tác dụng kháng HIV của một số dẫn chất thuộc nhóm flavon như chrysin, acacetin 7-O-β-D-galactopyranosid. Các dẫn chất thuộc nhóm isoflavonoid có tác dụng estrgen ví dụ: genistein (5,7,4’ trihydroxyisoflavon), daizein (7,4’ dihydroxyisoflavon). Tác dụng này được giải thích do sự gần nhau về cấu trúc với diethylstilboestrol. Một số flavonoid khác thuộc nhóm totenoid như chất rotenon có trong dây mật Derriselliptica Benth thì tác dụng diệt côn trùng đã được biết đến và đã được ứng dụng từ lâu. Lá và thân cây lược vàng để thử hoạt tính kháng khuẩn trên ba chủng vi khuẩn thường gặp: Staphylococcus aureus; Escherichia coli và Bacillus pumilus. Trong cây Lược vàng có hoạt chất thuộc nhóm flavonoid và nhóm xteron lành tính mà không độc hại cho cơ thể con người, kể cả khi uống hoặc bôi trên da. Ngoài ra còn có những nguyên tố quan trọng cho cơ thể con người như: sắt, crôm và đồng. Flavonoids trong cây Lược vàng có hoạt tính của vitamin P làm tăng độ bền của thành mạch máu và tăng cường tác dụng của vitamin C, khi kết hợp với vitamin C đôi khi người ta còn gọi là vitamin C2. Ngoài ra chúng còn có tác dụng chống viêm, giúp làm chóng lành vết thương, vết bỏng, vết bầm tím. Khi uống, flavonoid giúp chữa các vết loét dạ dày và tá tràng, thông mật và ức chế khối u. Sử dụng trong điều trị dị ứng, chảy máu nội tạng, viêm thận, viêm khớp, cũng như một số bệnh tim mạch, mắt và nhiễm trùng, Kempferol có tác dụng làm tăng độ bền của mạch máu, an thần, chống viêm, lợi tiểu mạnh – giúp cơ thể bài tiết các chất độc hại ra ngoài. Có thể sử dụng để chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh dị ứng, rối loạn chức năng bài tiết nước tiểu. Các steroid có trong thực vật được gọi là các phitosterol. Chúng có hoạt tính tương tự nội tiết tố sinh dục, còn có tác dụng diệt khuẩn, chống xơ vữa động mạch và kiềm chế sự phát triển của các khối u. Có thể ứng dụng trong điều trị một số dạng ung thư, cũng như các bệnh tuyến tiền liệt, bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa. Trên lâm sàng, lược vàng được sử dụng chữa các bệnh dạ dày – ruột, bệnh túi mật, lá lách; các bệnh đường hô hấp như ho, viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản; các bệnh đường tiết niệu; các bệnh ngoài da như viêm da, zona, chàm… Thuốc chế từ “lược vàng” có tác dụng giảm đau, chống nóng rát, giúp vết thương chóng lành… Ngoài ra, còn có tác dụng nhất định đối với ung thư, chống nghiện rượu và nghiện thuốc lá. Theo quan điểm của Đông y, lược vàng là thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế, tiêu viêm, hóa đàm, lợi thủy. Có thể sử dụng để chữa ho, viêm họng, sốt, viêm nhiễm tiêu hóa và tiết niệu; dùng ngoài giã đắp chữa trị vết thương, viêm nhiễm ngoài da. Tóm lại, tạm thời có thể xếp lược vàng vào loại “thuốc thanh nhiệt” của Đông y. Trong Đông y “thuốc thanh nhiệt” là loại thuốc được sử dụng nhiều nhất, do có tác dụng điều hòa và nâng cao sức chống bệnh của cơ thể; đối với nhiều loại bệnh nhiễm khuẩn, thậm chí nhiễm virut, thuốc thanh nhiệt có tác dụng điều trị trực tiếp, hoặc hỗ trợ rất tốt. Tuy nhiên, nếu sử dụng lâu dài, quá liều lượng hoặc không đúng bệnh, cũng có thể gây nên những tác dụng ngoài sự mong muốn, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ và người cao tuổi. Bệnh dùng Lược vàng theo dân gian có thể chữa giảm – khỏi, gồm: Bệnh răng lợi, viêm họng, phế quản, ho, rát cổ, long đờm. Khớp gáy, cổ, tay, chân, cột sống, lưng, gối, cơ, buồn tay chân, cứng cơ khó vận động. Bệnh đại tràng, dạ dày, nhuận tràng, thông đại tiểu tiện, ăn ngủ tốt. Vết thương, bỏng, cầm máu, huyết áp, tuyến tiền liệt, sỏi thận, mỡ máu, đường máu. Bệnh gút, tim mạch, tai biến não. Bệnh u, bướu, ung thư sau mổ. Cảm hàn, tê liệt chân tay. Bệnh nổi mẩn, ngứa. Bệnh ho khan kéo dài. Bệnh sưng chân răng và nhức răng. Bệnh côn trùng cắn. 3.2.2.Hợp chất saponin steroid có trong cây Lược vàng: Từ dịch chiết methanol của cây Lược vàng, đã phân lập được hợp chất là sterol ginsenoside-Rg1 có khung dammarane. Đây là lần đầu tiên hợp chất này được phân lập từ cây Lược vàng. Hợp chất Ginsenoside-Rg1 được nghiên cứu có hoạt tính kháng vi sinh vật chọn lọc mạnh và có hoạt tính sinh học cao. (Theo nguyên cứu của Trần Thu Hương, Lê Huyền Trâm, Trần Thượng Quảng, Trần Thị Minh, Phan Văn Kiệm, Nguyễn Phương Thảo, Nguyễn Tuấn Anh, Hồ Đức Cường). 3.2.2.1.Saponin steroid Các steroid có trong thực vật được gọi là các phitosterol. Chúng có hoạt tính tương tự nội tiết tố sinh dục, còn có tác dụng diệt khuẩn, chống xơ vữa động mạch và kiềm chế sự phát triển của các khối u. Có thể ứng dụng trong điều trị một số dạng ung thư, cũng như các bệnh tuyến tiền liệt, bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa. (www.callisia.org/properties.htm). Saponin steroid có tác dụng kiểm soát các quá trình sinh học, kích thích các tế bào trong cơ thể tổng hợp protein, góp phần vào sự đổi mới của các tế bào mô cơ. Trong thành phần của Callisia fragrans còn có các chất hoạt động mạnh như: beta-sitostirola, giúp làm giảm mức cholesterol trong máu, tăng cường và làm sạch các bức tường của các mạch máu. Xteron nguồn gốc thực vật gọi là phitosterol; Xteon này có hoạt tính estrogen và cả hoạt tính kháng sinh. Phitosterol có tác dụng chống vi khuẩn, chống mạch máu xơ cứng và chống ung thư, bệnh mất cân bằng trao đổi chất của cơ thể. 3.2.2.2.Tác dụng và công dụng: Saponin steroid có tác dụng long đờm, chữa ho. Saponin steroid là hoạt chất chính trong các dược liệu chữa ho như viễn chí, cát cánh, cam thảo, thiên môn, mạch môn. Một số dược liệu chứa saponin steroid có tác dụng thông tiểu như rau má, tỳ giải, thiên môn, mạch môn. Saponin steroid có mặt trong một số vị thuốc bổ như nhân sâm, tam thất và một số cây thuộc họ sâm khác. Saponin steroid làm tăng sự thấm của tế bào, sự có mặt của saponin steroid sẽ làm cho các hoạt chất khác dễ hòa tan và hấp thụ, ví dụ trường hợp digitonin trong lá digital. Một số saponin steroid có tác dụng chống viêm. Một số có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, ức chế virut. Một số có tác dụng chống ung thư trên thực nghiệm. Nhiều saponin steroid có tác dụng diệt các loài thân mềm (nhuyễn thể). Spogenin steroid dùng làm nguyên liệu để bán tổng hợp các thuốc steroid. Digitonin dùng để dịnh lượng cholesterol. Một số nguyên liệu chứa saponin steroid dùng để phá nước gội đầu, giặt len dạ, tơ lụa. 3.2.3. Hợp chất isoorientin chiết từ cây lược vàng: Qua nghiên cứu bước đầu về thành phần hoá học và hoạt tính sinh học của cây Lược vàng, các nhà khoa học tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Viện Hoá học các Hợp chất Thiên nhiên đã phân lập được hợp chất isoorientin, một flavon C-glucosid mang nhiều hoạt tính sinh học lý thú. Hợp chất isoorientin (3’,4',5,7-tetrahydroxyflavone-6-C-βâ-D glucopyranoside) là một flavon có mặt trong một số loài thực vật bậc cao. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy hợp chất này thể hiện nhiều hoạt tính sinh học có giá trị trong các thử nghiệm in vitro và in vivo bao gồm hoạt tính chống oxi hoá, kháng viêm, kháng sinh, bảo vệ gan, chống tiểu đường, giảm đường máu. Một nghiên cứu trên chuột cho thấy isoorientin được hấp thụ kém qua đường ruột nhưng lại được chuyển hoá thành các sản phẩm khác nhờ các vi sinh vật đường ruột đồng thời thời gian lưu giữ trong ruột khá dài (khoảng 12h) đủ để hợp chất này thể hiện các tác dụng sinh học. Giống như các chất thuộc nhóm flavonoit, hoạt tính chống oxi hoá của isoorientin thể hiện rõ rệt. Hoạt tính chống viêm của isoorientin được thử nghiệm trên chuột nhắt bị gây viêm bằng carrageenan cho thấy với liều 30 mg/kg thể trọng, isoorientin làm giảm đến hơn 40% thể tích khối viêm mà hoàn toàn không gây độc cho dạ dày. Một hoạt tính đáng quan tâm khác của isoorientin là những tác dụng liên quan đến bệnh tiểu đường. Có khá nhiều nghiên cứu chứng tỏ isoorientin có khả năng làm hạ đường huyết, giảm mỡ máu. Thí nghiệm trên mô hình chuột gây tiểu đường bằng streptozotocin cho thấy cao chiết nước và butanol từ lá cây Cecropia obtusifolia chứa isoorientin có tác dụng làm giảm đường huyết sau khi cho uống 3 giờ. Hợp chất isoorientin thể hiện hoạt tính kháng sinh yếu trên các chủng vi khuẩn và nấm với giá trị MIC trong khoảng 100-200 g/mL. Trong một số nghiên cứu, mặc dù dịch chiết các mẫu thực vật chứa isoorientin ức chế mạnh sự phát triển các chủng vi sinh vật kiểm định nhưng khi được phân lập ra, hoạt tính của isoorientin lại có giá trị thấp hơn dịch chiết ban đầu. Ngoài những hoạt tính sinh học kể trên, isoorientin còn thể hiện những nhiều tác dụng khác như bảo vệ gan, thận, chống tụ máu, ức chế enzym acetylcholinesterase và butyrylcholinesterase vốn có liên quan đến các bệnh về thần kinh. 3.2.4.Vitamin & khoáng dinh dưỡng: Ngoài các chất đã nêu ở trên thì trong cây Lược vàng còn có nhiều loại vitamin và khoáng chất. Có vitamin C, vitamin B2 (riboflavin) và Vitamin B5 (pantothenic acid), vitamin RR (nicotine acid). Các chất dinh dưỡng khoáng vi lượng như: đồng, sắt, niken… 3.2.5.Acid amin có trong cây Lược Vàng: Theo nguyên cứu của Trần Thu Hương, Lê Huyền Trâm, Trần Thượng Quảng, Trần Thị Minh, Phan Văn Kiệm, Nguyễn Phương Thảo, Nguyễn Tuấn Anh, Hồ Đức Cường, trong cây Lược vàng còn có acid amin là L-trptophan với hoạt tính sinh học tươn đối cao. 3.2.6.Kết quả định tính & định lượng các loại nhóm chất trong cây Lược vàng. 3.2.6.1.Kết quả định tính: Theo kết quả nghiên cứu của Bs. Hoàng Sầm, cùng các cộng sự thuộc khoa hoá trường đại học sư phạm Thái nguyên (Hứa Văn Thao, Phạm Văn Khang, Nguyễn Anh Tuấn) đã xác định được các hợp chất hữu cơ trong cây Lược vàng như bảng sau: Bảng 3.1. Kết quả định tính các loại nhóm chất hữu cơ trong cây Lược vàng Những hợp chất Thuốc thử Hiện tượng Kết luận Ankaloid 1.Dragendooc Kết tủa vàng Có 2.Phản ứng Wagner Kết tủa vàng Có Flavonoid 1.Phản ứng Xianidin của Wilstatter Dung dịch nhạt màu dần đến màu đỏ nhạt Có 2.FeCl3 1% + K3[Fe(CN)6] Màu xanh thẫm Có 3.H2SO4 Hồng nhạt Có Coumarin Phản ứng tạo kết tủa bông Có kết tủa Có Saponin Phản ứng tạo bọt Có bọt Có Glucosid steroid Phản ứng Keller-Kaliani Xuất hiện vạch màu nâu đen Có Đường khử Fellinh Kết tủa đỏ gạch Có Cyanua Giấy Picrat Vàng nâu Có Nhận xét: Qua bảng 3.1, thấy trong mẫu cây Lược vàng có chứa nhiều nhóm hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học cao như ankaloid, flavonoid, saponin, glucosid tim, coumarin và xuất hiện cyanua trong mẫu nghiên cứu. 3.2.6.2.Kết quả định lượng: (www.dongyvietbac.com.vn). a)Hàm lượng chất hoà tan Bảng 3.2: Hàm lượng chất hoà tan trong cồn 70% của mẫu khô (độ ẩm 24%) Mẫu nghiên cứu Khối lượng mẫu khô ban đầu (g) Khối lượng bã khô sau khi chiết (g) Hàm lượng  (%) 1 15,564 13,402 13,893 2 7,534 6,602 12,367 3 10,245 9,008 12,078 Hàm lượng chất hoà tan trung bình là: 2,780% Bảng 3.3: Hàm lượng chất hoà tan trong nước của mẫu tươi. Mẫu nghiên cứu Khối lượng mẫu ban đầu (g) Khối lượng bã khi chiết, sấy ở 500C (g) Hàm lượng (%) 1 74.426 2.829 96.199 2 63.456 2.023 95.884 3 65.089 2.078 95.732 Hàm lượng chất hòa tan trung bình là: 95.938 % Nhận xét: Từ bảng 3.2 & 3.3, ta thấy hàm lượng chất hoà tan trong nước của cây Lược Vàng trong dung môi cồn 70% tương đối nhỏ so với trong dung môi là nước, do đó nước là dung môi chiết tốt các chất có trong mẫu cây Lược vàng. b) Hàm lượng chất hoà tan trong eylacetat Bảng 3.4: Hàm lượng chất hoà tan trong etylacetat chi ết mẫu bằng dung môi là nước. Mẫu nghiên cứu Khối lượng nguyên liệu tươi (g) Khối lượng cao (g) Hàm lượng (%) 1 74.426 0.093 0.125 2 63.456 0.072 0.114 3 65.089 0.0685 0.105 Hàm lượng trung bình là: 0.115 % Bảng 3.5: Hàm lượng chất hoà tan trong etylacetat chi ết mẫu bằng dung môi là cồn 70%. Mẫu nghiên cứu Khối lượng nguyên liệu khô (g) Khối lượng bã khi chiết, sấy ở 500C (g) Hàm lượng (%) 1 15.564 0.352 2.2616 2 7.534 0.212 2.8139 3 10.245 0.253 2.4695 Hàm lượng trung bình là: 2.515 % Nhận xét: Từ bảng 3.4 & 3.5, nhận thấy các chất tan được trong dung môi etylacetat của dịch chiết m ẫu bằng dung môi cồn 70% lớn hơn so với của dịch chiết m ẫu bằng dung môi nước, trong dịch chiết etylacetat chủ yếu các hợp chất có độ phân cực tương đương với etylacetat tan trong đó, như flavonoid, saponin, coumarin…, do đó có thể sử dung dung môi này để chiết các nhóm chất có độ phân cực tương đương với etylacetat. c) Hàm lượng chất hoà tan trong clorofom Bảng 3.6: Hàm lượng chất hoà tan trong clorofom chiết mẫu bằng dung môi cồn 70% Mẫu nghiên cứu Khối lượng nguyên liệu khô (g) Khối lượng cao  (g) Hàm lượng (%) 1 15,564 0,072 0,4626 2 7,534 0,036 0,4778 3 10,245 0,053 0,5173 Hàm lượng alkaloid trung bình:  0,4859 Nhận xét: Từ bảng 3.6 thì trong dịch chiết clorofom chủ yếu là các chất có độ phân cực tương đương với clorofom như các ankaloid, saponin… nhưng chủ yếu vẫn là các alkaloid, hàm lượng các chất này tương đối lớn trong cao thu được, do đó có thể sử dụng cách thực nghiệm này để chiết các alkaloid. 3.3.Công dụng chữa bệnh của cây Lược Vàng Lá và thân cây lược vàng để thử hoạt tính kháng khuẩn trên ba chủng vi khuẩn thường gặp: Staphylococcus aureus; Escherichia coli và Bacillus pumilus. Trong cây Lược vàng có hoạt chất thuộc nhóm flavonoid và nhóm xteron lành tính mà không độc hại cho cơ thể con người, kể cả khi uống hoặc bôi trên da. Ngoài ra còn có những nguyên tố quan trọng cho cơ thể con người như: sắt, crôm và đồng. Flavonoids trong cây Lược vàng có hoạt tính của vitamin P làm tăng độ bền của thành mạch máu và tăng cường tác dụng của vitamin C, khi kết hợp với vitamin C đôi khi người ta còn gọi là vitamin C2. Ngoài ra chúng còn có tác dụng chống viêm, giúp làm chóng lành vết thương, vết bỏng, vết bầm tím. Khi uống, flavonoid giúp chữa các vết loét dạ dày và tá tràng, thông mật và ức chế khối u. Sử dụng trong điều trị dị ứng, chảy máu nội tạng, viêm thận, viêm khớp, cũng như một số bệnh tim mạch, mắt và nhiễm trùng, Kempferol có tác dụng làm tăng độ bền của mạch máu, an thần, chống viêm, lợi tiểu mạnh – giúp cơ thể bài tiết các chất độc hại ra ngoài. Có thể sử dụng để chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh dị ứng, rối loạn chức năng bài tiết nước tiểu. Các steroid có trong thực vật được gọi là các fitosterol. Chúng có hoạt tính tương tự nội tiết tố sinh dục, còn có tác dụng diệt khuẩn, chống xơ vữa động mạch và kiềm chế sự phát triển của các khối u. Có thể ứng dụng trong điều trị một số dạng ung thư, cũng như các bệnh tuyến tiền liệt, bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa. Trên lâm sàng, lược vàng được sử dụng chữa các bệnh dạ dày – ruột, bệnh túi mật, lá lách; các bệnh đường hô hấp như ho, viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản; các bệnh đường tiết niệu; các bệnh ngoài da như viêm da, zona, chàm… Thuốc chế từ “lược vàng” có tác dụng giảm đau, chống nóng rát, giúp vết thương chóng lành… Ngoài ra, còn có tác dụng nhất định đối với ung thư, chống nghiện rượu và nghiện thuốc lá. Theo quan điểm của Đông y, lược vàng là thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế, tiêu viêm, hóa đàm, lợi thủy. Có thể sử dụng để chữa ho, viêm họng, sốt, viêm nhiễm tiêu hóa và tiết niệu; dùng ngoài giã đắp chữa trị vết thương, viêm nhiễm ngoài da. Tóm lại, tạm thời có thể xếp lược vàng vào loại “thuốc thanh nhiệt” của Đông y. Trong Đông y “thuốc thanh nhiệt” là loại thuốc được sử dụng nhiều nhất, do có tác dụng điều hòa và nâng cao sức chống bệnh của cơ thể; đối với nhiều loại bệnh nhiễm khuẩn, thậm chí nhiễm virut, thuốc thanh nhiệt có tác dụng điều trị trực tiếp, hoặc hỗ trợ rất tốt. Tuy nhiên, nếu sử dụng lâu dài, quá liều lượng hoặc không đúng bệnh, cũng có thể gây nên những tác dụng ngoài sự mong muốn, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ và người cao tuổi. Bệnh dùng Lược vàng theo dân giang có thể chữa giảm – khỏi, gồm: - Bệnh răng lợi, viêm họng, phế quản, ho, rát cổ, long đờm. - Khớp gáy, cổ, tay, chân, cột sống, lưng, gối, cơ, buồn tay chân, cứng cơ khó vận động. - Bệnh đại tràng, dạ dày, nhuận tràng, thông đại tiểu tiện, ăn ngủ tốt. -Vết thương, bỏng, cầm máu, huyết áp, tuyến tiền liệt, sỏi thận, mỡ máu, đường máu. - Bệnh gút, tim mạch, tai biến não. - Bệnh u, bướu, ung thư sau mổ. - Cảm hàn, tê liệt chân tay. - Bệnh nổi mẩn, ngứa. - Bệnh ho khan kéo dài. - Bệnh sưng chân răng và nhức răng. - Bệnh côn trùng cắn. CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 4.1.Kết luận - Từ các kết quả định tính và định lượng trên chứng tỏ trong cây Lược Vàng có chứa các hợp chất hữu cơ thứ cấp như Alkaloid, Cyanua, Coumarin, Đường khử, Flavonoid, Glycosid tim, Saponin. - Hiện nay cây Lược vàng đã được sử dụng để làm thuốc ở nhiều nước trên thế giới như Nga, Mexico, Mỹ…Ở Việt Nam trong vòng 2 năm trở lại đây cây Lược Vàng đặc biệt được biết đến với tính năng “thần dược” được dân giang sử dụng để chữa các bênh như: Sử dụng trong điều trị dị ứng, chảy máu nội tạng, viêm thận, viêm khớp, cũng như một số bệnh tim mạch, mắt và nhiễm trùng, Kempferol có tác dụng làm tăng độ bền của mạch máu, an thần, chống viêm, lợi tiểu mạnh – giúp cơ thể bài tiết các chất độc hại ra ngoài. Có thể sử dụng để chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh dị ứng, rối loạn chức năng bài tiết nước tiểu. Các steroid có trong thực vật được gọi là các phitosterol. Chúng có hoạt tính tương tự nội tiết tố sinh dục, còn có tác dụng diệt khuẩn, chống xơ vữa động mạch và kiềm chế sự phát triển của các khối u. Có thể ứng dụng trong điều trị một số dạng ung thư, cũng như các bệnh tuyến tiền liệt, bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa - Trên lâm sàng, lược vàng được sử dụng chữa các bệnh dạ dày – ruột, bệnh túi mật, lá lách; các bệnh đường hô hấp như ho, viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản; các bệnh đường tiết niệu; các bệnh ngoài da như viêm da, zona, chàm… Thuốc chế từ “lược vàng” có tác dụng giảm đau, chống nóng rát, giúp vết thương chóng lành… Ngoài ra, còn có tác dụng nhất định đối với ung thư, chống nghiện rượu và nghiện thuốc lá. - Theo quan điểm của Đông y, lược vàng là thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế, tiêu viêm, hóa đàm, lợi thủy. Có thể sử dụng để chữa ho, viêm họng, sốt, viêm nhiễm tiêu hóa và tiết niệu; dùng ngoài giã đắp chữa trị vết thương, viêm nhiễm ngoài da. Hiện nay nước ta vẫn chưa có tài liệu chính thức nào về các chất hóa học cũng như công dụng chữa bệnh của Lược vàng. Do đó mà song song với công dụng chữa bệnh thì người sử dụng luôn phải chú ý đến tác dụng phụ mà Lược vàng có thể mang lại như: có thể gây tổn thương thanh quản, dị ứng ban đỏ, phù nề tứ chi, phù toàn thân. Những phản ứng trên chỉ xuất hiện ở những người có khả năng miễn dịch yếu. Vì thế khi sử dụng dụng cây Lược vàng chữa bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ, và chuyên gia. 4.2.Kiến nghị Vì Lược Vàng là một cây thuốc mới có chứa các hợp chất thứ cấp rất hiệu quả trong việc chữa bệnh. Nhưng hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào về tác dụng chữa bệnh của cây Lược Vàng. Vì thời gian thực hiện đề tài hạn hẹp nên đề tài vẫn chưa định lượng được chính xác các hợp chất thứ cấp có trong cây Lược Vàng, cũng như công dụng chữa bệnh “thần dược” của cây Lược Vàng. Vì thế tôi rất mong đề tài “Tìm hiểu thành phần hợp chất thứ cấp trong cây Lược Vàng” này sẽ là cơ sở vững chắc cho các công trình nghiên cứu khoa học tiếp theo của ngành thực vật về một cây thuốc quý còn “tìm ẩn” này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Ngô Văn Thu (1998), Bài giảng Dược Liệu tập 1, Nxb Trung tâm thông tin-Thư viện Đại học Dược, Hà Nội. 2. Phạm Thanh Kỳ (2002), Bài giảng Dược Liệu tập 2, Nxb Y học Hà Nội. 3. Nguyễn Kim Phi Phụng (2007) Phương Pháp Cô Lập Hợp Chất Hữu Cơ, Nxb Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 4. Diệp Quỳnh Như (2008), Giáo trình Sinh Phẩm Chứa Các Hợp Chất Sinh Học, Tp.Hồ Chí Minh. 5. Trần Thu Hương, Lê Huyền Trâm, Trần Thượng Quảng, Trần Thị Minh, Phan Văn Kiệm, Nguyễn Phương Thảo, Nguyễn Tuấn Anh, Hồ Đức Cường. Ginsenoside RG1 và L-Tryptophan từ cây Lược vàng (Callisia fragrans). Kỷ yếu khoa học trường ĐH Bách Khoa Hà Nội ( Tài liệu nước ngoài. 6. D. N. Olennikov, T. A. Ibragimov, I. N. Zilfikarov và V. A. Chelombit′ko (2008). Chemical composition of Callisia fragrans juice 1. Phenolic compounds. Chemical of natural compounds, Vol. 44 (6): 776-777. 7. A. Seyoum, K. Asres, F.K. El-Fiky (2006). Structure-radical scavenging relationships of flavonoids. Phytochemistry, Vol. 67: 2058-2070. Trinh Thi Diep, Do Thi Phuong, Nguyen Kim Phuong, Nguyen Minh Khoi. The Preliminary Chemical and Experimental Pharmacological Study on the Leaves and the Stems of Callisia fragrans. Science proceeding of Natural institute of medicinal metarials. ( Tài liệu Internet 8. www.congnghehoahoc.org 9. www.dongyvietbac.com.vn 10. www.callisia.org/properties.htm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhoa luan tot nghiep_CHINH.doc
Tài liệu liên quan