Khóa luận Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Mĩ La Tinh và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Tài liệu Khóa luận Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Mĩ La Tinh và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG    KHểA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI MĨ LA TINH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM Giỏo viờn hướng dẫn : Th.S Nguyễn Quang Minh Sinh viờn thực hiện : Cự Thị Hồng Quyờn Lớp : A4 - K38B - KTNT HÀ NỘI - 2003 Khoá luận tốt nghiệp MỤC LỤC BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ........... 5 I. Lí LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ........................ 5 1. Khỏi niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ............................. 5 2. Cỏc hỡnh thức FDI ........................................................................... 6 3. Tỏc động của FDI đến những nước đang phỏt triển......................... 9 3.1. Những lợi thế của FDI ....................................

pdf114 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1082 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Mĩ La Tinh và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG    KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI MĨ LA TINH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Quang Minh Sinh viên thực hiện : Cù Thị Hồng Quyên Lớp : A4 - K38B - KTNT HÀ NỘI - 2003 Kho¸ luËn tèt nghiÖp MỤC LỤC BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ........... 5 I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ........................ 5 1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ............................. 5 2. Các hình thức FDI ........................................................................... 6 3. Tác động của FDI đến những nước đang phát triển......................... 9 3.1. Những lợi thế của FDI .............................................................. 9 3.2. Những mặt trái của FDI .......................................................... 16 4. Những nhân tố chủ yếu tác động đến thu hút FDI ......................... 19 4.1 Sự ổn định về kinh tế và chính trị-xã hội ................................... 20 4.2 Sự hoàn chỉnh, hữu hiệu của hệ thống pháp luật........................... 20 4.3 Sự mềm dẻo, hấp dẫn của hệ thống chính sách đầu tư nước ngoài ...................................................................................... 21 4.4 Sự phát triển của cơ sở hạ tầng .................................................. 22 4.5 Sự phát triển của đội ngũ lao động và hệ thống doanh nghiệp trong nước ............................................................................... 23 4.6 Sự đơn giản về thủ tục hành chính và hiệu quả các dự án FDI đã triển khai................................................................................. 24 II. THỰC TIỄN FDI TRÊN THẾ GIỚI VÀ NHỮNG XU HƯỚNG CƠ BẢN............. 25 1. Tình hình FDI trên thế giới ............................................................ 25 2. Những xu hướng cơ bản của dòng FDI .......................................... 28 2.1. Sáp nhập và mua lại qua biên giới (cross - border M&A) có xu hướng chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong FDI .......................... 28 2.2. Nguồn vốn FDI chủ yếu vẫn chảy vào các nước công nghiệp phát triển .................................................................................. 30 Kho¸ luËn tèt nghiÖp 2.3. Có sự thay đổi lớn trong tương quan trật tự giữa các chủ đầu tư quốc tế ................................................................................. 31 2.4. Có sự thay đổi lớn trong lĩnh vực đầu tư ..................................... 32 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI Ở MĨ LA TINH ....................... 34 I. CÁC CHÍNH SÁCH VÀ BIỆN PHÁP NHẰM THU HÚT FDI ........................... 34 1. Sử dụng nguyên tắc “đãi ngộ quốc gia” đối với các nhà đầu tư nước ngoài ..................................................................................... 35 2. Đơn giản hoá các thủ tục .............................................................. 36 3. Xoá bỏ những hạn chế đối với việc chuyển vốn và lợi nhuận của nhà ĐTNN......................................................................................36 4. Mở rộng lĩnh vực thu hút vốn ....................................................... 37 5. Xây dựng những ưu đãi đặc biệt cho vốn đầu tư nước ngoài ......... 38 6. Thực hiện tự do hoá thương mại ................................................... 39 7. Tích cực tham gia các hiệp định đầu tư quốc tế ............................. 41 II. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TẠI MỸ LA TINH ......................................... 42 1. Giai đoạn 1960-1970 (giai đoạn tăng trưởng) ............................... 42 2. Giai đoạn đầu 1980 đến nửa cuối những năm 1980 (giai đoạn suy giảm) ...................................................................................... 44 3. Giai đoạn nửa cuối những năm 1980 - nửa đầu những năm 1990 (giai đoạn phục hồi) ........................................................................ 44 4. Giai đoạn từ nửa sau những năm 1990 đến nay (giai đoạn tăng nhanh) ........................................................................................... 46 III. KẾT QUẢ ĐẦU TƯ ................................................................................ 51 1. Khối lượng đầu tư .......................................................................... 51 2. Lĩnh vực đầu tư ............................................................................ 52 3. Cơ cấu chủ đầu tư ........................................................................... 53 4. Hình thức đầu tư ........................................................................... 55 IV. TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CÁC NƯỚC MĨ LA TINH ........ 57 1. Tác động tích cực ........................................................................... 57 Kho¸ luËn tèt nghiÖp 1.1. FDI là nguồn vốn bổ sung để phát triển kinh tế và là nguồn cung ngoại tệ ổn định mà không làm tăng gánh nặng nợ nần ...... 57 1.2. FDI góp phần bù đắp thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai ......... 59 1.3. Tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập người lao động, nâng cao đời sống kinh tế xã hội ........................................................ 61 1.4. Tăng xuất khẩu và cải thiện cơ cấu kinh tế ................................. 62 2. Tác động tiêu cực............................................................................. 63 2.1. Mất cân bằng cán cân thanh toán quốc tế ................................... 63 2.2. Sự phụ thuộc vào vốn đầu tư nước ngoài làm nền kinh tế dễ bị tổn thương................................................................................64 2.3. Nhiều nguồn lợi bị chuyển vào tay tư bản nước ngoài .................. 65 2.4. Các ảnh hưởng tiêu cực khác .................................................. 66 CHƯƠNG III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM ................... 69 I. THỰC TRẠNG FDI TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA...................... 69 1. Số dự án, vốn đầu tư và quy mô dự án ........................................... 69 2. Cơ cấu đầu tư ................................................................................. 69 2.1. Cơ cấu đầu tư theo ngành, lĩnh vực kinh tế .................................. 69 2.2. Cơ cấu đầu tư theo vùng, lãnh thổ .............................................. 71 2.3. Cơ cấu đầu tư theo hình thức đầu tư ........................................... 72 3. Về đối tác đầu tư ............................................................................. 73 4. Những thành tựu đạt được ............................................................... 74 5. Những hạn chế trong thu hút FDI ................................................... 78 II. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 80 1. Mục tiêu ......................................................................................... 81 2. Định hướng ..................................................................................... 82 III. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CỦA VIỆT NAM THÔNG QUA KINH NGHIỆM CỦA MĨ LA TINH ..................................................................... 83 1. Đảm bảo ổn định kinh tế, chính trị-xã hội ...................................... 83 2. Đẩy nhanh quá trình tự do hoá thương mại...................................... 84 Kho¸ luËn tèt nghiÖp 3. Đa phương hoá, đa dạng hoá đối tác và hình thức đầu tư ............... 85 4. Mở rộng đồng thời có ưu tiên lựa chọn những lĩnh vực thu hút FDI .................................................................................................. 87 5. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính .......................................... 88 6. Tạo dựng sân chơi bình đẳng hơn cho nhà đầu tư nước ngoài ........ 89 7. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước ............................................. 90 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO Kho¸ luËn tèt nghiÖp -1- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những hoạt động được đánh giá là đòn bẩy để thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Nước tiếp nhận đầu tư không những được cung cấp về vốn mà còn cả về công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Vì vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành vấn đề quan trọng đối với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Mĩ La Tinh là khu vực thu hút được lượng khá lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian qua, đứng thứ hai sau khu vực châu Á trong số các nước đang phát triển. Đặc biệt, một số nước trong khu vực này luôn nằm trong danh sách “topten” các nước đang phát triển tiếp nhận nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất như Brazil, Mexico, Chilê [78]. Để đạt được điều này, các nước Mĩ La Tinh đã phải có những chính sách, biện pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư làm tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù vậy, cũng giống như các nước đang phát triển khác, khu vực này cũng không tránh khỏi những khó khăn, vấp váp khi tiếp cận với nguồn vốn này nhưng vẫn đang cố gắng vượt qua thách thức để phát triển kinh tế. Những kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước Mĩ La Tinh thực sự đã để lại những kinh nghiệm quý báu cho các đang phát triển. Việt Nam mới thực hiện chính sách mở cửa chưa lâu và chỉ thực sự chú trọng tới thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được hơn 10 năm. Mặc dù đạt được một số thành tự đáng khích lệ như tăng trưởng xuất khẩu, tiếp thu công nghệ tiên tiến... chúng ta vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn này. Do đó nghiên cứu và học hỏi các nước bạn là việc làm cần cần thiết. Kho¸ luËn tèt nghiÖp -2- Cần phải thấy rằng, Việt Nam và Mĩ La Tinh có nhiều điểm khác biệt mà trước hết là các nước Mĩ La Tinh đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, nền kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân có sự điều tiết của nhà nước. Việt Nam đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Định hướng và chính sách xã hội giữa hai bên là khác nhau. Tuy nhiên xét trên khía cạnh thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam và Mĩ La Tinh có những điểm tương đồng: cả hai đều là những nước đang phát triển, đang cố gắng tìm mọi cách để thu hút được càng nhiều nguồn vốn ưu việt này và cả hai cũng đang gặp những vướng mắc tương tự. Do đó, đối với Việt Nam, nghiên cứu những thành công và thất bại của Mĩ La Tinh để đúc rút kinh nghiệm và tránh lặp lại sai lầm là điều rất quan trọng trong quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài xin được làm rõ một số nội dung sau:  Một số vấn đề tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là vai trò của nguồn vốn này đối với các nước đang phát triển và những mặt trái của nó. Bên cạnh đó còn đưa ra một số những nhân tố chủ yếu tác động đến quá trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.  Những chính sách, biện pháp nhằm tạo môi trường hấp dẫn trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Mĩ La Tinh cũng như tình hình thực tiễn thu hút FDI của khu vực này và các kết quả đạt được. Từ đó đánh giá những tác động tích cực cũng như những tác động tiêu cực của nguồn vốn FDI đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của Mĩ La Tinh.  Tình hình thu hút FDI của Việt Nam trong thời gian qua bao gồm cả việc đánh giá hiệu quả và những tác động của nguồn vốn này đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam . Thêm vào đó, xem xét mục tiêu và định hướng của Việt Nam về thu hút FDI trong thời gian tới. Từ đó đưa ra một số bài học Kho¸ luËn tèt nghiÖp -3- trong thu hút và sử dụng FDI ở Việt Nam thông qua kinh nghiệm của Mĩ La Tinh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Bài viết nghiên cứu một số vấn đề tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các chính sách, biện pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp của Mĩ La Tinh. Tình hình thực tiễn trong việc thu hút FDI, kết quả và những tác động của FDI đối với kinh tế Mĩ La Tinh và Việt Nam. Tuy nhiên bài viết không thể nghiên cứu sâu toàn bộ khu vực Mĩ La Tinh mà chỉ đề cập đến thực trạng thu hút FDI của khu vực này một cách tổng quát. Sau đó là đi sâu nghiên cứu một số nước có thành tích nổi bật như Brazil, Mexico, Chilê và Achentina 4. Phương pháp nghiên cứu Ngoài việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, bài viết còn sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp để phân tích các kết quả nghiên cứu, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn và đi từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn khách quan. Ngoài ra bài viết còn sử dụng bảng biểu, hình vẽ để mô phỏng xu hướng biến đổi của các đối tượng và hiện tượng. 5. Kết cấu của khóa luận Luận văn được chia làm 3 phần: phần lời mở đầu, phần kết luận và 3 chương, trong đó: Chương I : Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài Chương II : Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Mĩ La Tinh Chương III : Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo - Thạc sĩ Nguyễn Quang Minh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình viết và hoàn thành khoá luận tốt Kho¸ luËn tèt nghiÖp -4- nghiệp này. Đồng thời em cũng xin chân thành cám ơn các cô chú trong Viện kinh tế thế giới, bạn bè và gia đình đã động viên, giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình hoàn thành khoá luận. Mặc dù hết sức cố gắng nhưng do thời gian và tài liệu có hạn nên bài viết không thể tránh khỏi một số sai sót, hạn chế, em rất mong được các quý thầy cô, bạn bè và các độc giả quan tâm phê bình và đóng góp ý kiến. Hà nội, tháng 12 năm 2003 Sinh viên Cù Thị Hồng Quyên Bảng 14: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 1988-2002 (Triệu USD) CHỈ TIÊU 1988-1990 1991- 1995 1996-2000 1996 1997 1998 1999 2000 5 năm 2001 2002 I. Số dự án Cấp mới 214 1397 365 348 275 311 377 1676 523 649 Lượt tăng vốn 1 262 162 164 162 163 174 825 227 305 Giải thể 6 237 54 85 101 86 113 439 94 93 Hết hạn 2 12 4 6 2 2 2 16 1 2 II. Vốn ĐK mới và tăng vốn Vốn đăng kí 1.582 16.244 8.640 4.649 3.897 1.568 2.014 20.768 2.536 1.379 Tăng vốn 300 2.132 788 1.173 884 629 476 3.951 608 919 Giải thể 26 1.522 1.141 544 2.428 784 1.794 6.691 1.434 690 Hết hạn 300 98,6 146,1 24,4 19,1 1,1 2,5 193 3,8 332 Còn hiệu lực 1.556 26.453 31.706 34.040 35.452 36.146 37.851 39.127 III. Vốn thực hiện 7.153 2.923 3.137 2.364 2.179 2.228 12.831 2.300 2.345 Vốn từ nước ngoài 6.086 2.518 2.822 2.214 1.971 2.043 11.568 2.100 2.345 Vốn của DNVN 1.067 405 315 150 208 185 1.263 200 250 Nguồn: Tạp chí Thông tin kinh tế-xã hội số 2/2003, tr.22 K hoá luận tốt nghiệp Kho¸ luËn tèt nghiÖp BẢNG CHỮ VIẾT TẮT FDI (foreign direct investment) : Đầu tư trực tiếp nước ngoài TNC (Transnational Corporation) : Công ty xuyên quốc gia ĐTNN : Đầu tư nước ngoài DN : Doanh nghiệp DNLD : Doanh nghiệp liên doanh DNVN : Doanh nghiệp Việt Nam DNSX : Doanh nghiệp sản xuất NSLD : Năng suất lao động TB : Trung bình ĐPT : Đang phát triển PT : Phát triển CNPT : Công nghiệp phát triển CNH-HĐH : Công nghiệp hoá-hiện đại hoá NIEs (New Industrial Economies) : Các nền kinh tế mới M&A ( Merger& Acquisition) : Sáp nhập và mua lại GDP (Gross Domestic Product) : Tổng sản phẩm quốc nội Vốn ĐK : Vốn đăng ký Vốn ĐT : Vốn đầu tư KCN & KCX : Khu công nghiệp & Khu chế xuất Kho¸ luËn tèt nghiÖp Kho¸ luËn tèt nghiÖp -5- CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Mọi quá trình sản xuất đều cần phải có hai yếu tố cơ bản là tư liệu sản xuất và sức lao động. Thiếu hai yếu tố đó thì sẽ không có bất kì một quá trình sản xuất nào cho dù đó là sản xuất tự cung tự cấp hay sản xuất hàng hoá. Để có được hai yếu tố cơ bản đó, vấn đề đặt ra là cần có vốn đầu tư và thực hiện hoạt động đầu tư. Vốn đầu tư dùng để mua sắm, bổ sung trang thiết bị kĩ thuật, trả lương cho người lao động.Vốn đó dù có sự khác nhau về quy mô hay cơ cấu, song là cần thiết đối với mọi quá trình sản xuất, mọi quốc gia đặc biệt là các quốc gia đang phát triển - những nước mà chưa hoàn thành sự nghiệp công nghiệp khoá, hiện đại hoá. Vốn đầu tư có thể được huy động trong nước cũng như có thể được huy động từ nước ngoài. Trong điều kiện quốc tế hoá đời sống kinh tế được đẩy mạnh như thời đại ngày nay thì nguồn vốn từ nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến và có vai trò không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế, mặc dù đứng về lâu dài mà nói thì vốn đầu tư trong nước vẫn luôn đóng vai trò chủ yếu. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong các kênh thu hút vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) của một quốc gia. Trên thế giới có nhiều cách diễn giải khái niệm về FDI, tuỳ theo góc độ tiếp cận của các nhà kinh tế. Tuy nhiên có một khái niệm được sử dụng rộng rãi hơn cả là khái niệm do Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra. Theo IMF: FDI là số vốn đầu tư được thực hiện để thu được lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư. Ngoài mục đích lợi nhuận, nhà đầu tư mong muốn tìm được chỗ đứng trong việc quản lý doanh nghiệp và mở rộng thị trường. Khái niệm này nhấn mạnh vào hai yếu tố Kho¸ luËn tèt nghiÖp -6- là tính lâu dài của hoạt động đầu tư và động cơ đầu tư là giành quyền kiểm soát trực tiếp hoạt động quản lý doanh Như vậy có thể phân biệt FDI với các dạng đầu tư nước ngoài khác ở các đặc điểm sau:  Đây là loại hình đầu tư chủ yếu có thời hạn dài, vốn của nhà đầu tư từ quốc gia này đưa sang quốc gia khác nhằm mục tiêu lợi nhuận.  Nguồn vốn FDI có thể của chính phủ, cá nhân hoặc hỗn hợp - nghĩa là chủ đầu tư phải có yếu tố nước ngoài mà thể hiện là sự khác nhau về quốc tịch, lãnh thổ.  Chủ sỡ hữu vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình sử dụng vốn và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình tuỳ theo mức độ góp vốn.  Việc tiếp nhận FDI không gây gánh nặng nợ nần cho nước chủ nhà, trái lại nước chủ nhà còn có điều kiện như vốn, kĩ thuật... để phát triển tiềm năng trong nước. 2. Các hình thức FDI Xét trên giác độ toàn cầu, những hình tức FDI thường được áp dụng là: Một là, Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Contractual business Co- operation). Đây là hình thức liên kết kinh doanh giữa đối tác trong nước với các nhà ĐTNN trên cơ sở quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên bằng các văn bản kí kết, trong đó các bên vẫn giữ nguyên tư cách pháp nhân riêng mà không tạo nên một pháp nhân mới. Hai là, doanh nghiệp liên doanh (Joint-venture enterprise). Đây là một hình thức tổ chức kinh doanh quốc tế của các bên tham gia có quốc tịch khác nhau, trên cơ sở cùng sở hữu về vốn góp, cùng quản lý, cùng phân phối lợi nhuận, cùng chia sẻ rủi ro để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động dịch vụ hoặc các hoạt động nghiên cứu bao gồm nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai theo các điều khoản cam kết trong hợp đồng liên doanh ký kết giữa các bên tham gia phù hợp với các quy định của nước sở tại. Kho¸ luËn tèt nghiÖp -7- Ba là, Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (100% foreign capital enterprise). Đây là doanh nghiệp do các nhà ĐTNN đầu tư 100% vốn, do đó hoàn toàn thuộc sở hữu của các nhà ĐTNN, chịu sự điều hành, quản lý của nhà ĐTNN nhưng vẫn là pháp nhân nước sở tại, chịu sự kiểm soát của pháp luật nước sở tại. Bốn là, đầu tư thông qua tư nhân hoá(Privatization). Đây là hình thức các nhà ĐTNN mua một lượng cổ phần đủ lớn của các công ty nhà nước được tư nhân hoá để có quyền tham gia quản lý, điều hành công ty hay doanh nghiệp đó. Năm là, sáp nhập và mua lại( Mergers and Acquisitions-M&As). Thông qua việc sáp nhập với các công ty ở nước ngoài hoặc mua đứt các công ty đó, nhà đầu tư nước ngoài có thể thiết lập sự có mặt của mình ở nước sở tại một cách nhanh nhất. Đây là hình thức đầu tư phổ biến của các công ty xuyên quốc gia hiện nay. Bên cạnh đó còn có vài dạng đặc biệt của hình thức 100% vốn nước ngoài áp dụng cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật, đó là: Hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao( Building Operate Transfer- BOT) được thành lập trên cơ sở văn bản kí kết giữa một bên là nhà ĐTNN và một bên là Chính phủ nước sở tại để thành lập một pháp nhân mới ở nước sở tại nhằm thực hiện trách nhiệm của từng bên theo văn bản đã kí. Hình thức BOT thường áp dụng chủ yếu cho các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng và kinh doanh theo thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý. Khi hết thời hạn kinh doanh, công trình sẽ được chuyển giao không bồi hoàn cho nước sở tại. Hợp đồng xây dựng - chuyển giao-kinh doanh(Building Transfer Operate - BTO). Hình thức này giống BTO, nhưng khác ở điểm là sau khi xây dựng xong, công trình được chuyển giao cho nước sở tại trước rồi nhà đầu tư mới được khai thác. Hợp đồng xây dựng-chuyển giao (Building Transfer-BT). Hình thức này Kho¸ luËn tèt nghiÖp -8- cũng giống như hình thức BTO nhưng khác ở điểm là sau khi chuyển giao xong nhà đầu tư sẽ được chính phủ nước sở tại tạo điều kiện cho nhà ĐTNN thực hiện một dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý chứ không được khai thác công trình đã chuyển giao. Trong các loại hình FDI nói trên, hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đa dạng và thường áp dụng trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí và trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghiệp gia công và dịch vụ. Doanh nghiệp liên doanh (DNLD) là loại hình được nước chủ nhà ưa chuộng vì có điều kiện để học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài, đào tạo lao động, tiếp cận dần chỗ đứng trên thị trường thế giới. Tuy nhiên hình thức này đồi hỏi bên nước chủ nhà phải có khả năng góp vốn, có đủ trình độ tham gia quản lý doanh nghiệp với người nước ngoài thì nước chủ nhà mới đạt hiệu quả mong muốn. Xu hướng chung của tất cả các nước là tăng dần vốn góp của bên nước sở tại trong DNLD, từ đó từng bước tăng cường ảnh hưởng của mình trong doanh nghiệp, tiến tới kiểm soát và quản lý hoàn toàn các hoạt động sản xuất kinh doanh của DNLD. Tuy nhiên hình thức này ngày càng không được chủ ĐTNN ưa chuộng vì nhiều phiền phức do bất đồng trong quản lý, đối tác đầu tư chưa ngang tầm về kinh nghiệm kinh doanh, quy mô kinh tế. Đối với Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, lúc đầu các nhà ĐTNN còn e ngại vì họ chưa nắm rõ tình hình và luật pháp nước sở tại, họ muốn chia sẻ rủi ro với đối tác nước chủ nhà, mặt khác nước chủ nhà cũng không thích hình thức đầu tư này vì họ muốn được chia sẻ lợi ích, học hỏi kinh nghiệm quản lý. Tuy nhiên xu hướng chung, hình thức này ngày càng được mở rộng hơn vì các chủ ĐTNN muốn tự mình quản lý và hưởng lợi nhuận do thành quả đầu tư đem lại, còn nước sở tại buộc phải chấp nhận để cạnh tranh thu hút FDI trong bối cảnh nước nào cũng tìm mọi cách để thu hút thật nhiều FDI. Hình thức đầu tư thông qua tư nhân hoá chỉ thực hiện ở các nước có quá trình tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước mà cho phép nhà đầu tư nước Kho¸ luËn tèt nghiÖp -9- ngoài tham gia. Hình thức M&As được áp dụng phổ biến khi các công ty xuyên quốc gia muốn nhanh chóng tìm được chỗ đứng của mình ở nước sở tại. Hình thức này thường diễn ra trong các ngành như viễn thông, chế tạo ô tô, ngân hàng. Hình thức BOT, BTO, BT được thành lập khi nước chủ nhà có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nhưng nước chủ nhà lại không có khả năng đáp ứng. Đặc biệt với những nước có cơ sở hạ tầng yếu kém thì hình thức này được ưa chuộng vì họ không có đủ vốn để xây dựng các hệ thống hạ tầng cho nền kinh tế. 3. Tác động của FDI đến những nước đang phát triển FDI là một đặc trưng nổi bật của nền kinh tế thế giới hiện đại, một yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá. Trên phượng diện lý thuyết cũng như thực tiễn, khó có một lợi ích nào không đồi hỏi chi phí. FDI mang lại lợi ích và cả rủi ro cho cả nước chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này ta chỉ xem xét tác động của FDI tới nước nhận đầu tư là các nước đang phát triển (ĐPT). 3.1. Những lợi thế của FDI Thứ nhất, FDI bổ sung nguồn vốn cho nước chủ nhà phát triển kinh tế mà không làm tăng gánh nặng nợ nần. Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, các nước đang phát triển đều bị thiếu vốn đầu tư do tích luỹ nội bộ thấp hoặc không có tích luỹ. Điều này đã hạn chế đến quy mô đầu tư và đổi mới công nghệ, trang thiết bị kĩ thuật ở các nước này. FDI là loại hình đầu tư không quy định mức vốn đầu tư tối đa mà chỉ quy định mức đầu tư tối thiếu, do vậy cho phép nước sở tại khai thác được nguồn vốn bên ngoài, làm tăng thêm nguồn lực để phát triển kinh tế. Nguồn vốn FDI có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế xã hội và thường là vốn đầu tư dài hạn, do các nhà ĐTNN tự quản lý và tự chịu kết quả kinh doanh nên có hiệu quả để tăng trưởng kinh tế bền vững. Kho¸ luËn tèt nghiÖp -10- Hình 1 cho ta thấy FDI vào các nước ĐPT tăng lên nhanh chóng từ 44,266 tỷ USD năm 1991 tăng lên 111,649 tỷ USD năm 1995 và đạt mức cao nhất vào năm 2000 với số lượng là 238,643 tỷ USD, tăng hơn 5 lần so với năm 1991. Đây là một nguồn vốn lớn giúp các nước ĐPT phát triển kinh tế của mình. Bên cạnh đó, như đã nói FDI là nguồn vốn do các chủ ĐTNN “tự làm, tự chịu”, nó khác với các khoản viện trợ chính thức (ODA) hay các khoản tín dụng quốc tế khác là không gây ra gánh nặng nợ nần cho nước tiếp nhận đầu tư nên các nước đang phải chịu sức ép nợ nần ở khu vực châu Á, đặc biệt là các nước thuộc khu vực Mĩ La Tinh rất mong muốn tiếp nhận nguồn vốn đầu tư này. Thứ hai, FDI thúc đẩy chuyển giao công nghệ và học tập kinh nghiệm quản lý kinh doanh của nước ngoài. Ở các nước đang phát triển, công nghệ thường là công nghệ cổ truyền, lạc hậu với năng suất thấp. Bên cạnh đó, với trình độ phát triển kinh tế xã hội, giáo dục, khoa học kĩ thuật không cao, các nước này có ít khả năng phát triển những công nghệ mới và hiện đại. Mặt khác, với số vốn tích lũy ít ỏi, khả năng tự nhập khẩu công nghệ của các nước này cũng rất hạn chế. Trong hoàn cảnh đó, FDI được coi là phương tiện hữu hiệu để các nước này có thể tiếp cận với những công nghệ cao, hiện đại của nước ngoài. Hình 1: Luồng FDI vào các nước đang phát triển (1991-2000) 0 50000 100000 150000 200000 250000 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Nguồn : UNCTAD Handbook of Statistics Kho¸ luËn tèt nghiÖp -11- Thông thường, khi triển khai dự án đầu tư vào một nước, chủ ĐTNN không chỉ chuyển vào đó vốn bằng tiền mà còn chuyển cả vốn hiện vật như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu (còn gọi là công nghệ cứng) và vốn vô hình như công nghệ, tri thức khoa học, bí quyết quản lý, kỹ năng tiếp cân thị trường (còn gọi là công nghệ mềm) cũng như đưa chuyên gia nước ngoài vào hoặc đào tạo các chuyên gia bản xứ về các lĩnh vực đó. Điều này cho phép các nước nhận đầu tư không chỉ có được những công nghệ đơn thuần mà còn nắm vững cả các kĩ năng nguyên lý vận hành, sửa chữa, mô phỏng và phát triển nó, nhanh chóng tiếp cận được công nghệ hiện đại ngay cả khi nền tảng quốc gia chưa được tạo lập đầy đủ. Ví dụ một nghiên cứu được thực hiện với 8 chi nhánh công ty nước ngoài và 16 công ty thầu phụ trong nước trong lĩnh vực điện tử của Xingapo cho thấy sự chuyển giao công nghệ lớn nhất được thực hiện thông qua các cơ hội học tập mà các chi nhánh công ty của nước ngoài đưa ra qua việc kiểm tra và phản hồi thông tin. Sự chuyển giao công nghệ trực tiếp như đề cập ở trên có tầm quan trọng không lớn và phần lớn được thực hiện thông qua việc cung cấp các kĩ năng như cố vấn hoặc đào tạo về hệ thống quản lý chất lượng và những kĩ năng thực hành sản xuất hàng hoá khác. Loại công nghệ chuyển giao chủ yếu liên quan đến các quá trình sản xuất, đặc biệt là những kĩ năng về quản lý chất lượng[30]. Việc chuyển giao công nghệ thông qua FDI của các công ty xuyên quốc gia (TNC-Transnational Corporation) có vai trò to lớn trong việc kích thích các doanh nghiệp trong nước tự nâng cao trình độ công nghệ và thông qua chuyển giao công nghệ tạo ra nhiều sản phẩm mới, kiểu dáng đẹp, chất lượng cao, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của bản thân doanh nghiệp trên cả thị trường trong nước lẫn thị trường quốc tế. Với hình thức doanh nghiệp liên doanh, nước chủ nhà tham gia quản lý cùng các nhà ĐTNN nên có điều kiện tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài trong sản xuất kinh doanh, nâng dần kiến thức kinh doanh hiện đại của cán bộ và tay nghề của đội ngũ công nhân như kinh nghiệm Kho¸ luËn tèt nghiÖp -12- xây dựng và đánh giá dự án, kinh nghiệm tổ chức điều hành doanh nghiệp, quản lý tài chính, kế toán, quản lý công nghệ, nghiên cứu thị trường, nghệ thuật tiếp thị, thông tin quảng cáo, tổ chức mạng lưới dịch vụ. Thứ ba, FDI mở ra cơ hội hội nhập kinh tế thế giới. Hiện nay, các nước đang phát triển đều đã nhận thức ra rằng sự phát triển kinh tế của mình phải dựa vào thị trường thế giới, phải tham gia tích cực vào phân công lao động quốc tế và họ luôn tìm cách để thực hiện quá trình đó một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Hội nhập kinh tế thế giới có nghĩa là định hướng phát triển kinh tế từ thay thế nhập khẩu sang hướng vào xuất khẩu. Các nghiên cứu về quá trình phát triển kinh tế của các nước đang phát triển cho thấy một trong những nhân tố đảm bảo cho chiến lược hội nhập thành công là thu hút FDI. Điều này về mặt lý thuyết là do đầu tư trực tiếp nước ngoài gắn bó chặt chẽ với thương mại, còn về mặt thực tiễn là do các nước đang thiếu kinh nghiệm và khả năng thâm nhập thị trường nước ngoài. Hầu hết các nước đang phát triển đạt được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao và tạo ra những chuyển biến trong cơ cấu thương mại của mình là nhờ thu FDI vào các ngành công nghệ tiên tiến và những ngành sản xuất các sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường thế giới.Ví dụ điển hình về mặt này là trường hợp của Malaysia. Trong hơn hai thập kỷ qua, nước này đã thành công vang dội trong việc chuyển từ xuất khẩu sản phẩm sơ chế sang hàng có hàm lượng chế tạo cao. Tỷ lệ sản phẩm chế tạo trong tổng xuất khẩu của Malaysia đã tăng từ trên 20% vào đầu thập kỷ 70 lên 70% trong những năm của thập kỷ 90. Thành tích kỳ diệu này của Malaysia là có công rất lớn của FDI. Trong năm 1980, tỷ lệ FDI vào khu vực chế tạo đạt mức rất cao 77% và đã tăng lên tới 84,5% trong năm 1990. Bên cạnh đó, thông qua FDI, các nước đang và chậm phát triển được thu hút vào mạng lưới phân công lao động quốc tế và khu vực. Một thí dụ là ngành công nghiệp ô tô ở các nước Đông Nam Á. Các hãng sản xuất ô tô nổi tiếng như Kho¸ luËn tèt nghiÖp -13- Toyota, Honda, Nissan, Mazda... đều thực hiện chiến lược thiết lập mạng lưới sản xuất và lắp ráp được bố trí ở các nước khác nhau và được gắn bó với nhau thông qua buôn bán nội bộ công ty. Quá trình này được thúc đẩy mạnh mẽ bởi tự do hoá thương mại trong khu vực. Ngoài ra, FDI còn mang lại nhiều lợi ích khác cho nước chủ nhà. Đó là, hoạt động hiệu quả của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài sẽ giúp các quốc gia này khai thác có hiệu quả các thế mạnh sẵn có về tài nguyên, vị trí địa lý và nguồn nhân công vẫn còn được sử dụng rất lãng phí ở các nước này. Thứ tư, FDI thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá (CHH-HĐH). Bằng việc chuyển giao công nghệ thường đã mất sức cạnh tranh ở chính quốc, nhưng lại còn khá mới mẻ và hiện đại đối với các nước tiếp nhận đầu tư, FDI góp phần cải thiện cơ cấu kinh tế các nước tiếp nhận đầu tư theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá và quốc tế hoá. ở những nền kinh tế mới CNH, đầu tư của các công ty xuyên quốc gia thường tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế tạo. Ví dụ, ở Xingapo các công ty nước ngoài chiếm 66-75% số tư bản đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế tạo trong khoảng thời gian 1977-1981, ở Thái Lan năm 1988 FDI vào nông nghiệp, khai thác mỏ, dầu khí chiếm 12,2% còn gần 90% tập trung vào công nghiệp [1]. Điều này giải thích tại sao FDI đã đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy quá trình xuất khẩu sản phẩm công nghiệp ở các nước này. Mặt khác vốn FDI đầu tư vào các ngành dịch vụ ngày càng tăng, do đó cũng góp phần thúc đẩy cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH ở các nước tiếp nhận vốn. Chẳng hạn như: đầu những năm 90, tỉ lệ FDI đầu tư vào khu vực dịch vụ ở Mêhicô đã lên đến 60%, còn ngành công nghiệp chế tạo đã giảm còn 27%, do đó góp phần làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế nước này theo hướng tăng của các ngành dịch vụ và giảm tỉ trọng của các ngành công nghiệp và nông nghiệp [4]. Kho¸ luËn tèt nghiÖp -14- Thứ năm, FDI góp phần giả quyết tình trạng thất nghiệp và nâng cao thu nhập. Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, mục đích chủ yếu của các công ty nước ngoài là nhằm thu lợi nhuận cao, tìm kiếm thị trường mới, củng cố chỗ đứng và duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Do đó các công ty này đặc biệt chú trọng đến việc tận dụng nguồn lao động rẻ ở nước tiếp nhận đầu tư. Thông qua việc thành lập các doanh nghiệp mới hoặc mở rộng quy mô các doanh nghiệp hiện có, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra công ăn việc làm cho một số lượng khá lớn người lao động tại nước tiếp nhận, đặc biệt là tại những nước đang phát triển - nơi có nguồn lao động dồi dào, nhưng thiếu vốn để khai thác và sử dụng. Chẳng hạn như một công ty máy tính sản xuất ổ đĩa đã làm tăng công ăn việc làm ở khu vực Băngkôc (Thái Lan) từ 5.000 lên đến 20.000 người trong năm 1989. Hoặc ở Xingapo, trong năm 1989 các công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 70% lao động có việc làm trong lĩnh vực chế biến [22]. Gần đây hơn, tại Mêhicô, trong năm 2001, tỷ lệ gia tăng người lao động vào làm tại các công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã cao gấp hai lần mức gia tăng bình quân của cả nước. Từ năm 1994, các công ty có vốn ĐTNN đã tạo ra 1/4 lượng công ăn việc làm mới cho nước này và hiện tại các ct này đang thu hút khoảng 20% số lao động chính thức của nước này [49]. Song song với tạo ra việc làm, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn làm tăng thu nhập cho người lao động bởi tiền lương trả từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thường cao hơn các doanh nghiệp trong nước, điều này góp phần nâng cao mặt bằng tiền lương chung tại nước tiếp nhận. Bảng 1 cho thấy sự khác biệt về tiền lương giữa các công ty có vốn ĐTNN và các công ty trong nước thường ở mức khá cao, khoảng 20-30% ví dụ như ở Vênêzuêla là 29%, Thái Lan là 20%, Hồng Kông là 27%... đặc biệt có trường hợp mức chênh lệch này lên tới 50% (Mêhicô)[49] và 60% (Inđônêxia). Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, một bộ phận dân cư có thể có được mức thu nhập cao và kéo theo đó là mức tiêu dùng cũng như tiết kiệm sẽ Kho¸ luËn tèt nghiÖp -15- cao hơn, điều đó sẽ thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển cũng như mở rộng hoạt động tái đầu tư. Tóm lại, FDI đóng vai trò khá toàn diện đối với sự phát triển kinh tế xã hội của nước tiếp nhận đầu tư. Với những ưu điểm nổi bật trên thì việc thu hút FDI đã trở thành chiến lược phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ ngày nay. Tuy nhiên, song song với những nỗ lực thu hút FDI cũng phải xem chừng đến những những tác động tiêu cực mà FDI có thể gây ra. Kho¸ luËn tèt nghiÖp -16- Bảng 1 : Sự chênh lệch về lương giữa các công ty có vốn ĐTNN và các công ty trong nước ở các nước ĐPT. Tác giả nghiên cứu Nước và năm nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Cơ sở nghiên cứu Kết quả Aitken, Harrison và Lipsey Mêhicô (1990) và Vênêzuêla (1987) Lương có tay nghề và không có tay nghề Đặc điểm công ty, ngành và khu vực FOE* trả cao hơn 29% ở Vênêzuêla và 22% ở Mêhicô (có tay nghề); 22% ở Vênêzuêla và 3,3% ở Mêhicô (không có tay nghề) Haddad vad Harrison Moroco, các DNSX, 1985 – 1996 Mức lương TB trong DN Độ lớn công ty FOE trả cao hơn 30% Lipsey và Sjonlm Inđônêxia, các DNSX, 1996 Tiền công TB Đặc điểm công nhân và DN FOE trả cao hơn 12% cho người lao động chân tay và 22% cho người lao động trí óc Matsuoka Thái lan, ngành sản xuất, 1996 và 1998 Tiền công tính theo giờ NSLĐ khu vực và ngành FOE trả cao hơn 20% trong lĩnh vực phi sản xuất và 8% trong lĩnh vực sản xuất (1996) ; 28% và 12% năm 1998 Mazumdar Camơrun, Dămbia, ngành sản xuất, 1993 Thu nhập Đặc điểm công nhân và DN FOE trả cao hơn 18% ở Camơrun và 24% ở Dămbia. Ramstetter HồngKông (1983 -1996), Malayxia (1972 - 1979, 1981 - 1995), Xingapo (1975 - 1996), Đàiloan (1974-1995), các DNSX Tiền trả thực tế cho mỗi lao động FOE trả cao hơn 27% (HồngKông) ;20% (Malayxia) ;9%(Xingapo); 16% (Đài loan) Te velde và Morrissey Camơrun, Ghana, Kênia, Dămbia, Dimbabuê, DNSX, đầu thập niên 90 Thu nhập TB hàng tháng Đặc điểm công nhân và DN FOE trả cao hơn 8% (Camơrun); 22% (Ghanna), 17%(Kênia), 13% (Dimbabuê) Nguồn: www.odi.org.uk *FOE (Foreign-owned establishments): Doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Kho¸ luËn tèt nghiÖp -17- 3.2. Những mặt trái của FDI FDI có thể gây ra nhiều những mặt trái cho nước nhận đầu tư. Sau đây là một vài mặt tiêu cực có thể dễ dàng nhận thấy: Một là, chi phí thu hút FDI đôi khi quá cao. Ngày nay, thấy rõ lợi ích ngày càng to lớn do FDI mang lại, cùng với chiến lược phát triển dựa trên sự hoà nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới, các quốc gia ngày càng tích cực hơn trong việc tìm kiếm nguồn vốn FDI. Một trong các biện pháp mà các nước thường đưa ra là các khuyến khích đầu tư. Đây chính là các ưu đãi mà nước chủ nhà dành cho các nhà đầu tư nước ngoài, thông thường nó có các hình thức sau:  Các khuyến khích về tài chính: nước chủ nhà trực tiếp cung cấp vốn cho các nhà đầu tư nước ngoài dưới dạng tài trợ đầu tư và tín dụng ưu đãi (chẳng hạn như việc cho nhà đầu tư vay vốn với lãi suất ưu đãi khi đầu tư vào vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn như Trung Quốc đang áp dụng).  Các khuyến khích về thuế: được đặt ra nhằm giảm bớt gánh nặng về thuế cho các nhà đầu tư như việc miễn giảm thuế trong một thời gian đầu hoạt động.  Các khuyến khích gián tiếp: được đặt ra nhằm tăng khả năng sinh lời cho các nhà đầu tư nước ngoài thông qua việc chính phủ cung cấp đất đai hoặc cơ sở hạ tầng với giá thấp hơn giá thương mại thông thường. Như vậy, có thể nhận thấy là các khuyến khích đầu tư này chính là việc chuyển một phần lợi ích từ các nước tiếp nhận sang các nhà đầu tư nước ngoài. Đó chính là chi phí của thu hút đầu tư. Trong nhiều trường hợp, khi mà nước chủ nhà không đánh giá chính xác được toàn bộ các tác động tích cực mà một dự án FDI mang lại thì sẽ rất dễ xảy ra tình trạng chi phí bỏ ra để thu hút được dự án còn lớn hơn tổng lợi nhuận mà dự án đem lại. Có thể nói việc này khá nguy hiểm nếu không có một chính sách thu hút đầu tư đúng đắn vì khi đó FDI không những không thúc đẩy dược tăng trưởng kinh tế mà còn làm thất thoát các nguồn lực của đất nước. Kho¸ luËn tèt nghiÖp -18- Hai là, nguy cơ trở thành bãi rác công nghệ. Mục tiêu của các nhà đầu tư khi tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài là đạt được lợi nhuận cao nhất. Bởi vậy các nhà đầu tư bao giờ cũng tận dụng tối đa các yếu tố sản xuất. Bên cạnh đó, dưới tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật nên máy móc, công nghệ rất mau trở nên lạc hậu, điều này luôn tạo ra sức ép buộc các nhà sản xuất phải nhanh chóng đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lương sản phẩm. Kéo dài thời gian khai thác công nghệ bằng cách đầu tư ra bên ngoài chính là biện pháp giải quyết được hai mục tiêu trên.Vì lẽ đó mà hầu hết công nghệ mà các nhà đầu tư chuyển giao sang các nước đang và chậm phát triển đều là những công nghệ đã qua sử dụng, thậm chí có những công nghệ đã rất lạc hậu. Việc chuyển giao công nghệ lạc hậu có thể gây ra rất nhiều thiệt hại cho nước nhận đầu tư, đó là: thứ nhất, rất khó tính được giá trị thực của những máy móc chuyển giao đó, do vậy nước chủ nhà thường bị các nhà đầu tư khai tăng giá công nghệ dẫn đến thiệt hại trong tỷ lệ góp vốn và cuối cùng là trong việc phân chia lợi nhuận; thứ hai, gây ô nhiễm môi trường; thứ ba, công nghệ lạc hậu thì chất lượng sản phẩm thấp, chi phí sản xuất cao và do đó sản phẩm của nước nhận đầu tư khó có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Thực tiễn cho thấy tình hình chuyển giao công nghệ của các nước công nghiệp sang các nước đang phát triển vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm. Theo báo cáo của ngân hàng phát triển Mỹ, có tới 70% thiết bị mà các nước Mỹ La Tinh nhập khẩu từ các nước tư bản phát triển là công nghệ lạc hậu. Cũng như vậy, có rất nhiều công nghệ lạc hậu đã chuyển giao vào các nước ASEAN trong những năm qua bằng con đường FDI. Tuy nhiên, các quốc gia nhận đầu tư có thể hạn chế bớt tác động tiêu cực này thông qua chính sách công nghệ thích hợp của mình. Ngoài ra, các quốc gia này nên chú ý việc lựa chọn công nghệ phải phù hợp với phấp luật, chính sách về bảo vệ môi trường. Kho¸ luËn tèt nghiÖp -19- Ba là, rất khó quản lý được chính xác hoạt động của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Có thể nói đầu tư trực tiếp nước ngoài đang là một chiến lược hàng đầu của các công ty xuyên quốc gia trong xu thế quốc tế hoá các nền kinh tế. Hầu hết các chủ đầu tư nước ngoài rất giàu kinh nghiệm, sành sỏi trong kinh doanh, họ luôn tìm cách né tránh sự quản lý của chính phủ nước nhận đầu tư về vốn đầu tư trực tiếp nói riêng và các mặt quản lý hoạt động khác nói chung, nhất là quản lý lợi nhuận phát sinh. Do đó nhà nước rất khó nắm bắt chính xác các số liệu từ các doanh nghiệp nước ngoài. Mặt khác, với mục đích chính là lợi nhuận, các nhà đầu tư thường đầu tư vào những ngành, những lĩnh vực có hiệu suất lợi nhuận cao như bảo hiểm, ngân hàng, khai thác dầu khí... trong khi nước nhận đầu tư lại mong muốn các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các ngành mà trong nước chưa phát triển như nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng... Và vì thế có thể gây ra tình trạng mất cân đối trong đầu tư của nền kinh tế. Nếu nhà nước không có những quy hoạch và cơ chế quản lý hữu hiệu sẽ có thể dẫn tới tình trạng đầu tư tràn lan, kém hiệu quả, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, nạn ô nhiễm môi trường trầm trọng, cơ cấu kinh tế méo mó hoặc chậm được cải thiện và từ đó tích tụ những nguy cơ gây mất ổn định chung của đời sống kinh tế xã hội. Bốn là, bị biến thành nơi tiêu thụ sản phẩm và bị phụ thuộc vào vốn đầu tư và mô hình công ty ở chính quốc. Rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài khi chọn nước để đầu tư mang theo mong muốn mở rộng thị trường tại nước nhận đầu tư. Đây chính là chiến lược xuất khẩu sản phẩm ngay tại thị trường nội địa và cũng lại là một mâu thuẫn lớn với chính sách hướng về xuất khẩu của nước nhận đầu tư. Do đó trên thực tế luôn xuất hiện các hành vi tiêu cực làm trái với các quy định pháp luật và các thoả thuận hợp đồng ban đầu về tiêu thụ sản phẩm. Nếu sản phẩm có khả năng xuất khẩu được thì các nhà đầu tư luôn nắm giữ và độc quyền thị trường tiêu thụ. Kho¸ luËn tèt nghiÖp -20- Có nhiều nước đang phát triển có tích luỹ thấp, do đó nguồn vốn đầu tư chủ yếu dựa vào đầu tư trực tiếp nước ngoài và các nguồn vốn bên ngoài khác. Do đó khi có những biến cố xảy ra như khủng hoảng kinh tế, bất ổn về chính trị... các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn đột ngột sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế các nước này. Bên cạnh đó, thông qua nguồn đầu tư trực tiếp, các công ty xuyên quốc gia thiết lập một hệ thống các công ty, xí nghiệp ở nước ngoài theo hình ảnh và cơ chế của bản thân chủ đầu tư. Điều này đã tạo ra sự lệ thuộc tất yếu nhiều mặt của các cơ sở kinh tế nước ngoài vào chính quốc. Hạn chế này đã gây ra mâu thuẫn giữa mong muốn duy trì một cơ cấu kinh tế dân tộc, độc lập, tự chủ với xu hớng chuyển hoá các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thành một chi nhánh của công ty tư bản độc quyền. Ngoài ra, FDI còn gây ra nhiều những mặt tiêu cực khác như làm mất cân đối giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị, gây ra sự phân hoá giàu nghèo, tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, những mặt trái của FDI cũng không thể phủ nhận được những lợi ích to lớn của nó, chỉ lưu ý rằng chúng ta không nên quá kì vọng vào FDI và phải có những biện pháp hữu hiệu để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của FDI. Bởi vì mức độ thiệt hại mà FDI gây ra cho nước chủ nàh nhiều hay ít phụ thuộc rất nhiều vào chính sách, năng lực, trình độ quản lý, trình độ chuyên môn của nước nhận đầu tư. 4. Những nhân tố chủ yếu tác động đến thu hút FDI Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút FDI của một nước. Nó không chỉ phụ thuộc vào những điều kiện của nước chủ nhà mà nó còn phụ thuộc vào mục đích của nhà đầu tư. Nếu nhà đầu tư muốn tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm thì điều kiện hấp dẫn nhà đầu tư sẽ là dân số đông, thu nhập trung bình cao, nếu họ muốn tìm nguồn nguyên liệu rẻ thì điều kiện đó là tài nguyên thiên nhiên dồi dào, dễ khai thác. Tuy nhiên, nếu không xét đến khả năng và nhu cầu về vốn đầu tư của cả bên nước chủ đầu tư lẫn bên nước nhận Kho¸ luËn tèt nghiÖp -21- đầu tư và với giả định bối cảnh chung của thế giới ở điều kiện bình thường cả về tự nhiên và nhân tạo thì có thể nhận thấy dòng vốn đầu tư quốc tế nói chung và dòng FDI nói riêng chỉ thực sự mở rộng và ưa tìm đến những nơi có môi trường đầu tư đảm bảo cho đồng vốn sinh sôi nảy nở. Thực tế đã chứng minh một môi trường đầu tư hấp dẫn, có sức cạnh tranh để thu hút FDI trước hết phải bao gồm những nhân tố chủ yếu sau: 4.1 Sự ổn định về kinh tế và chính trị-xã hội Đây là điều kiện tiên quyết nhằm giảm thiểu những rủi ro về kinh tế-chính trị của dòng vốn FDI vượt khỏi tầm kiểm soát của nhà đầu tư nước ngoài. Những bất ổn về kinh tế-chính trị không chỉ làm cho dòng FDI bị chững lại, bị thu hẹp lại mà còn làm cho dòng vốn từ trong nứơc chảy ngược ra ngoài, tìm đến nơi trú ẩn mới an toàn và hiệu quả hơn. Theo thống kê, người ta đã nhận định rằng một nước mà có tình hình chính trị xã hội ổn định thì có thể tăng lượng FDI thu hút được lên 57% [69]. Điều kiện này không chỉ bao gồm các yêu cầu về duy trì sự phát triển kinh tế ổn định, trật tự an ninh chính trị-xã hội cần thiết cho sự vận hành bình thường của đất nước mà còn phải duy trì được dư luận và tâm lý chung thuận lợi và ủng hộ các nhà đầu tư nước ngoài. Bất kì sự bất ổn nào về chính trị như khủng bố, đảo chính, nội chiến hay sự hoài nghi, tẩy chay, thiếu thiện cảm của giới lãnh đạo và quần chúng nhân dân đối với ĐTNN đều là những nhân tố nhạy cảm tác động tiêu cực tới tâm lý cũng như là hành động thực tế của nhà ĐTNN và nó cũng sẽ làm chậm lại những cải cách về chính sách cần thiết nhằm thu hút FDI của nước chủ nhà. 4.2 Sự hoàn chỉnh, hữu hiệu của hệ thống pháp luật Hệ thống pháp luật đầu tư là thành phần quan trọng của môi trường đầu tư, bao gồm các văn bản pháp luật, các văn bản dưới luật, các văn bản quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài như hướng dẫn đầu tư, đánh giá, thẩm định dự án Kho¸ luËn tèt nghiÖp -22- và quản lý các hoạt động đầu tư nhằm tạo nên một hành lang pháp lý đồng bộ, hiệu quả tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bên cạnh đó, các quy định trong hệ thốn pháp luật đầu tư của nước sở tại phải đảm bảo sự an toàn về vốn và cuộc sống cá nhân cho nhà đầu tư khi hoạt động đầu tư của họ không vi phạm pháp luật, không làm phương hại đến lợi ích, an ninh quốc gia. Ví dụ như phải đảm bảo không quốc hữu hoá tài sản tư nhân, đảm bảo việc di chuyển lợi nhuận về nước cho các nhà đầu tư được dễ dàng. Nội dung của hệ thống pháp luật ngày càng đồng bộ, chặt chẽ, không chồng chéo, phù hợp với quy định của luật pháp và thông lệ quốc tế thì khả năng thu hút FDI càng cao. Một hệ thống pháp luật hoàng chỉnh, hữu hiệu có thể làm tăng lượng FDI thu hút được lên tới 100% [69]. 4.3 Sự mềm dẻo, hấp dẫn của hệ thống chính sách đầu tư nước ngoài Chính sách thương mại mở cửa là yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời đại ngày nay. Những cuộc điều tra về các công ty Nhật Bản quyết định đầu tư ra nước ngoài cho thấy sự nhận thức tích cực về các chính sách chi phối các khoản đầu tư vào một nước, và các rào chắn thương mại thấp là những yếu tố có ảnh hưởng đáng kể, chi phối quyết định đầu tư của các công ty đa quốc gia vào đất nước đó. Bên cạnh đó, việc tích cực tham gia các khu vực mậu dịch tự do, các thoả thuận tự do hoá thương mại cũng là nhân tố thu hút FDI. Bởi lẽ động lực thúc đẩy các hoạt động đầu tư ra nước ngoài ngày càng gắn liền với các cơ hội thương mại hơn là khai thác thị trường địa phương. Chính sách tiền tệ phải giải quyết được các vấn đề chống lạm phát và ổn định tiền tệ. chính sách lãi suất và tỉ giá tác động trực tiếp đến dòng chảy của FDI với tư cách là những yếu tố quyết định giá trị đầu tư và mức lợi nhuận thu được tại một thị trường xác định. Việc xem xét sự vận động của vốn nước ngoài ở các nước trên thế giới cho thấy, dòng vốn đầu tư dài hạn, nhất là FDI đổ vào một nước thường tỉ lệ nghịch với độ chênh lệch lãi suất trong và ngoài nước, trong Kho¸ luËn tèt nghiÖp -23- khu vực và ngoài khu vực. Nếu độ chênh lệch lãi suất càng cao, tư bản nước ngoài càng ưa đầu tư theo kiểu cho vay ngắn hạn, ít rủi ro hơn và hưởng lãi ngay trên số chênh lệch lãi suất đó. Hơn nữa, khi mức lãi suất trong nước cao hơn mức lãi suất quốc tế thì sức hút với dòng vốn chảy vào càng mạnh. Tuy nhiên, đồng nghĩa với lãi suất cao là chi phí trong đầu tư cao lại làm giảm lợi nhuận của các nhà đầu tư. Do đó xác định mức lãi suất hợp lý là một yếu tố quan trọng để thu hút FDI. Một tỉ giá hối đoái linh hoạt, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế ở từng giai đoạn thì khả năng thu lợi nhuận từ xuất khẩu càng lớn và sức hấp dẫn với đầu tư nước ngoài cũng càng lớn. Một nước mà có mức tăng trưởng xuất khẩu cao sẽ làm yên lòng các nhà đầu tư hơn vì khả năng trả nợ của nước đó được đảm bảo hơn, độ mạo hiểm trong đầu tư sẽ giảm xuống. Các mức ưu đãi tài chính-tiền tệ dành cho nhà ĐTNN cũng là yếu tố hấp dẫn FDI. Các mức ưu đãi này nhằm đảm bảo cho nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận cao nhất trong điều kiện kinh doanh chung của khu vực, của mỗi nước để khuyến khích họ đầu tư vào trong nước và vào những nơi mà chính phủ khuyến khích đầu tư. Những ưu đãi về thuế chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong những ưu đãi về tài chính - tiền tệ dành cho nhà đầu tư. Mức thuế ưu đãi cao hơn luôn dành cho các dự án có tỉ lệ vốn nước ngoài cao, quy mô lơn, dài hạn, hướng về thị trường nước ngoài, sử dụng nhiều lao động trong nước, tái đầu tư lợi nhuận. Có thể nói rằng nếu mức thuế trung bình của một nước giảm 1% thì nước đó có thể tăng lượng FDI lên 4% [69]. Ngoài ra, hệ thống thuế thi hành hiệu quả, rõ ràng dễ áp dụng và mức thuế không quá cao (so với lãi suất, lợi nhuận bình quân, so với mức thuế chung của khu vực và thế giới), các thủ tục thuế cũng đơn giản, hợp lý, tránh vòng vèo qua nhiều khâu trung gian, công khai và thuận lợi cho đối tượng nộp thuế cũng là những yêu cầu để hấp dẫn FDI nhiều hơn. Kho¸ luËn tèt nghiÖp -24- 4.4 Sự phát triển của cơ sở hạ tầng Sự phát triển của cơ sở hạ tầng kĩ thuật của quốc gia tiếp nhận FDI luôn là điều kiện vật chất hàng đầu để các chủ đầu tư có thể nhanh chóng thông qua các quyết định và triển khai trên thực tế các dự án đầu tư đã cam kết. Một tổng thể hạ tầng phát triển phải bao gồm hệ thống giao thông vận tải phát triển với cầu, cảng, đường xá, bến bãi, sân bay và các phương tiện giao thông bảo phủ toàn quốc và đủ tầm hoạt động quốc tế; một hệ thống bưu chính viễn thông với các thiết bị hiện đại, có thể nối mạng quốc gia và quốc tế một cách thông suốt và an toàn; hệ thống điện nước dồi dào, phân bổ tiện lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống hàng ngày và một mạng lưới dịch vụ phát triển, rộng khắp và có chất lượng cao như y tê, giải trí, các dịch vụ hải quan, tài chính, thương mại, quảng cáo. Tóm lại, hệ thống kết cấu hạ tầng đó phải giúp cho chủ ĐTNN cảm thấy thoải mái và an toàn như ở trong nước họ và giúp họ giảm các chi phí sản xuất về giao thông vận tải, thông tin liên lạc mà không bị cản trở trong việc kinh doanh với đối tác ở nước sở tại cũng như toàn cầu. Dịch vụ thông tin đầu tư cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn FDI. Nội dung hoạt động dịch vụ này rất phong phú và mang tính thời sự cao, bao gồm từ việc cung cấp thông tin cập nhật, chính xác về môi trường đầu tư của nước tiếp nhận đầu tư cho các đầu tư tiềm năng trên toàn thế giới; hỗ trợ các đối tác đầu tư trong và ngoài nước tiếp xúc và lựa chọn các đối tác thích hợp đến giúp đỡ các bên làm thủ tục kí kết hợp đồng kinh doanh, thành lập doanh nghiệp liên doanh và các dịch vụ thông tin cần thiết khác. Việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng không chỉ là điều kiện cần để tăng tính hấp dẫn cảu môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợ cho các chủ đầu tư triển khai các dự án và kế hoạch đầu tư của mình mà đó còn là cơ hội để nước chủ nhà có thể và có khả năng thu lợi từ dòng vốn nước ngoài đã thu hút được thông qua thu nhập từ các dịch vụ như hải quan, thương mại, tài chính,... Kho¸ luËn tèt nghiÖp -25- 4.5 Sự phát triển của đội ngũ lao động và hệ thống doanh nghiệp trong nước Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật ngày nay, lao động có tay nghề, kĩ thuật cao là yêu cầu cần thiết nhất lại đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN - nơi mà trình độ công nghệ được coi là cao hơn mặt bằng trong nước. Vì vậy, việc thiếu các nhân lực kĩ thuật lành nghề, các lãnh đạo, quản lý cao cấp, các nhà doanh nghiệp tài ba và sự lạc hậu về trình độ khoa học- công nghệ trong nước sẽ khó lòng đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư để triển khai dự án của họ, làm chậm và thu hẹp lại dòng vốn nước ngoài chảy vào trong nước. Theo thống kê thì cứ tăng số lao động trên 25 tuổi được đào tạo sau phổ thông trung học lên 1% thì lượng FDI thu hút được sẽ tăng thêm 3% [69]. Một hệ thống doanh nghiệp trong nước phát triển, đủ sức tiếp thu công nghệ chuyển giao, và là đối tác bình đẳng với các nhà đầu tư là điều kiện cần thiết để nước tiếp nhận đầu tư có thể thu hút được nhiều hơn và hiệu quả hơn luồng vốn FDI. Hệ thống doanh nghiệp đó phải bao gồm cả những doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ trên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề, thông thạo các nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính. Bởi vì các doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc lưu chuyển vốn trong nước và quốc tế, từ đó càng thuận lợi cho các hoạt động đầu tư. 4.6 Sự đơn giản về thủ tục hành chính và hiệu quả các dự án FDI đã triển khai Thủ tục hành chính rườm rà, phiền phức, gây tốn kém về thời gian và chi phí, làm mất cơ hội đầu tư là lực cản lớn nhất làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó một bộ máy hành chính hiệu quả quyết định sự thành công không chỉ trong việc thu hút vốn nước ngoài mà còn của toàn bộ quá trình huy động, sử dụng vốn cho đầu tư phát triển. Bộ máy đó phải thống nhất, gọn nhẹ, sáng suốt và nhạy bén với các chính sách, với những thủ tục hành chính, những quy định pháp lý đơn giản, công khai nhất quán mà vẫn đảm bảo được tính chặt chẽ, được Kho¸ luËn tèt nghiÖp -26- thực hiện bởi những con người có trình độ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm và tôn trọng pháp luật. Các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các dự án FDI với mục đích hàng đầu là thu lợi nhuận. Do đó, các dự án đã và đang thực hiện đạt kết quả cao sẽ khuyến khích các nhà đầu tư tiếp tục tái đầu tư sản xuất mowr rộng, đông thời cũng thuyết phục các nhà đầu tư khác yên tâm bỏ vốn. Ngược lại, nếu các dự án đang triển khai không đạt hiệu quả, thua lỗ thường xuyên sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư vì họ cho rằng môi trường đầu tư đã có rủi ro. Tóm lại, trong dòng vận động của mình, FDI sẽ tìm đến các quốc gia có nền kinh tế-chính trị-xã hội ổn định; hệ thống luật pháp đầu tư minh bạch; chính sách ĐTNN thông thoáng; hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển; đội ngũ lao động có trình độ và rẻ; nền hành chính hữu hiệu, các dự án đã triển đạt hiệu quả và nhiều điều kiện khác nữa để có thể sinh sôi nảy nở và đạt hiệu quả tốt nhất. II. THỰC TIỄN FDI TRÊN THẾ GIỚI VÀ NHỮNG XU HƯỚNG CƠ BẢN 1. Tình hình FDI trên thế giới Trong lịch sử thế giới, FDI đã tồn tại ngay từ thời tiền tư bản. Các công ty của Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha là những công ty đi đầu trong lĩnh vực FDI dưới hình thức đầu tư vốn vào các nước Châu Á để khai thác đồn điền, khoáng sản nhằm cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp ở chính quốc. Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, hoạt động đầu tư nước ngoài của các nước công nghiệp phát triển có quy mô ngày càng lớn. Những năm đầu của thế kỉ XX, khoảng 70% FDI của thế giới là đầu tư vào các nước đang phát triển. Sau chiến tranh thế giới thứ II, các nước thuộc địa dần lấy lại được độc lập dân tộc về mặt chính trị. Để giành độc lập về mặt kinh tế, ở những mức độ khác nhau, các nước này tiến hành “quốc hữu hoá” tư bản nước ngoài. Bối cảnh đó đã phần nào khiến cho dòng FDI từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển và chậm phát triển đột nhiên bị chững lại và suy giảm. Kho¸ luËn tèt nghiÖp -27- Từ sau 1945, các nước tư bản Tây Âu thiếu vốn để khôi phục nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh. Tây Âu, Nhật Bản trở thành điểm nóng của đầu tư và thu hút tới 40% tổng FDI toàn thế giới năm 1950 và lên tới 69% năm 1960. Trong thời kì này, Mỹ là nước dẫn đầu thế giới về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, chủ yếu là vào Nhật Bản, Tây Âu và các đồng minh ở Đông Nam Á. Đến những năm thập kỉ 60 và 70, dòng FDI từ các nước công nghiệp phát triển đã có sự dịch chuyển đến các nước đang phát triển, chủ yếu nhằm vào các lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên và các ngành cần nhiều lao động như dệt may, chế biến.trong thời gian này, nổi lên có khu vực Mĩ La Tinh đã thu hút với quy mô lớn và nhịp độ khá cao trong nhiều năm liền, tạo nên nhịp tăng trưởng ngoạn mục. Năm 1970, khu vực này đã thu hút được 1,1 tỷ USD (chiếm gần 50%) tổng số FDI đổ vào các nước đang phát triển (2,3 tỷ USD) [33]. Cùng với quá trình phát triển thương mại quốc tế và quốc tế hoá hoạt động SXKD, từ giữa những năm 80 đến nay, dòng FDI trên thế giới có sự gia tăng nhanh chóng. Ta thấy tổng số FDI thế giới bình quân hàng năm trong thời kì 1983-1987 chỉ đạt 77,1 tỷ USD, vậy mà bốn năm tiếp theo con số này tăng thêm 100 tỷ USD, tăng hơn 2 lần so với thời kì 1983-1987, trong đó mức tăng kỉ lục đạt 235 tỷ USD vào năm 1990. Theo báo cáo của Tổ chức thương mại và phát triển của Liên Hợp Quốc (UNCTAD) thì những năm thập kỉ 90, FDI toàn cầu đã tăng liên tục. Tuy nhiên Bảng 2: Dòng FDI vào các nước trên thế giới (1983 - 1992) Toàn thế giới Các nước phát triển Các nước ĐPT Các nước Trung Đông ÂU Năm Số lượng (tỷ USD) Tỷ lệ (%) Số lượng (tỷ USD) Tỷ lệ (%) Số lượng (tỷ USD) Tỷ lệ (%) Số lượng (tỷ USD) Tỷ lệ (%) 1983-1987 77,1 100 58,7 76 18,3 24 0,02 0,02 1988-1992 177,3 100 139,1 78 36,8 21 1,36 0,77 Nguồn: World Investment Report, 1996, tr 4 Kho¸ luËn tèt nghiÖp -28- bước sang những năm đầu của thế kỉ mới FDI thế giới lại có sự sụt giảm đáng báo động. Từ bảng 3, ta thấy mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nhiều khu vực, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ Châu á năm 1997 nhưng dòng FDI chảy vào các nước toàn thế giới năm 1998 vẫn đạt 694,457 tỷ USD, tăng 45,25% so với năm 1997, năm 1999 tiếp tục tăng thêm 56,7% (đạt 1088,263 tỷ USD). Dòng FDI tăng mạnh và đạt đến đỉnh cao nhất vào năm 2000, đạt mức 1491,934 tỷ USD.Có thể nói nguyên nhân chủ yếu khiến cho dòng FDI tăng mạnh những năm 1999-2000 là do các cuộc thôn tính và sáp nhập qua biên giới (cross-boder M&A) của các tập đoàn kinh tế lớn. Riêng năm 2000, tổng giá trị các vụ M&A trên thế giới đạt mức kỉ lục là 3500 tỷ USD, tăng 200 tỷ USD so với năm 1999 [18]. Tuy nhiên lượng FDI tập trung chủ yếu vào các nước phát triển đạt hơn 80% trong khi các nước đang phát triển và các nước khác chỉ chiếm có gần 20% tổng FDI chảy vào của cả thế giới năm 2000. Bảng 3: Dòng FDI chảy vào các khu vực (1993-2002) Toàn thế giới Các nước phát triển Các nước đang phát triển Năm Tỷ USD Tỷ lệ (%) Tỷ USD Tỷ lệ (%) Tỷ USD Tỷ lệ (%) 1993 227,532 100 137,163 60,28 83,612 36,75 1994 259,696 100 145,066 55,86 108,651 41,84 1995 330,516 100 204,416 61,85 111,649 33,78 1996 386,140 100 220,726 57,16 152,587 39,52 1997 478,082 100 271,764 56,84 188,887 39,51 1998 694,457 100 484,800 69,81 188,597 27,15 1999 1088,263 100 839,263 77,12 225,747 20,74 2000 1491,934 100 1228,364 82,33 238,643 15,99 2001 735,146 100 503,144 68,44 204,801 27,86 2002 651,189 100 460,334 70,69 162,145 24,90 Nguồn: UNCTAD Handbook of Statistics [78] Kho¸ luËn tèt nghiÖp -29- Tuy nhiên bước sang thế kỉ XXI, dòng FDI có sự giảm sút đột ngột, chỉ đạt 735,146 tỷ USD năm 2001, giảm hơn 50% so với năm 2000 và tiếp tục giảm 26,13% năm 2002(đạt 543 tỷ USD). Theo báo cáo đầu tư thế giới của UNCTAD-uỷ ban Liên hợp quốc về thương mại và phát triển thì suy giảm kinh tế Mỹ - Nhật và sự ngưng trệ của làn sóng sáp nhập công ty là nguyên nhân chủ yếu làm cho FDI thế giới giảm mạnh trong 2 năm qua. Sau khi lên đến đỉnh điểm vào năm 2000, làn sóng thôn tính và sáp nhập (M&A) nay đã lắng dịu lại, tính riêng 9 tháng đầu năm 2002, số vụ M&A trên thế giới giảm 45% chỉ đạt 250 tỷ US, giảm 210 tỷ USD so với cùng kì năm 2001). [20]. Sự sụt giảm FDI chủ yếu diễn ra ở các nước công nghiệp phát triển, đặc biệt là Mỹ và Tây Âu - nơi thu hút được lượng FDI lớn nhất kể từ những năm 80 trở lại đây. Năm 2001, các nước phát triển chỉ thu hút được 510 tỷ USD, giảm hơn 50% so với năm 2000, trong khi tại các nước đang phát triển FDI chỉ giảm khoảng hơn 15%, đạt hơn 200 tỷ USD. Tuy nhiên sang năm 2002, sự sụt giảm diễn ra ở cả hai khu vực, trong đó FDI vào các nước phát triển giảm 31%, đạt 349 tỷ USD; FDI vào các nước đang phát triển giảm 23%, đạt 194 tỷ USD [20]. Đánh giá về triển vọng của luồng vốn FDI trên thế giới, các chuyên gia của IMF cho rằng, năm 2003 FDI toàn thế giới có khả năng phục hồi nhẹ nhờ vào một số các nhân tố tác động như: nền kinh tế thế giới được dự đoán là sẽ phục hồi, đạt mức tăng trưởng cả năm 2,9%; các biện pháp giảm tỉ lệ lãi suất mà Mỹ, EU và Nhật Bản tiến hành trong thời gian qua sẽ kích thích đầu tư tăng trở lại...Trong khi đó nhân hàng đầu tư J.P.Morgan của Mỹ thì cho rằng, sản xuất công nghiệp thế giới có thể phục hồi vào cuối năm 2003 sẽ là cơ sở để các nhà sản xuất gia tăng thêm vốn đầu tư. Dự đoán, tỷ lệ đầu tư/GDP của thế giới tăng 22,9%vào năm 2003 và 23,5% cho giai đoạn 2004-2007. Cũng trong thời gian này, tỷ lệ đầu tư/GDP của các nước phát triển đạt 20,2% và 20,5% còn của các nước đang phát triển đạt 26,5% và 27,3% [20]. Việc xem xét toàn cục bức tranh về FDI trên thế giới trong thời gian qua Kho¸ luËn tèt nghiÖp -30- cho ta thấy nguồn vốn FDI gia tăng nhanh chóng và chiếm vị trí ngày càng cao trong lưu chuyển vốn quốc tế. Tuy nhiên sự phân phối của dòng chảy này giữa các khu vực, giữa các quốc gia là không giống nhau, có liên quan đến chính sách và môi trường đầu tư ở các nước và về tổng quát diễn ra theo các xu hướng chính sau: 2. Những xu hướng cơ bản của dòng FDI 2.1. Sáp nhập và mua lại qua biên giới (cross - border M&A) có xu hướng chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong FDI Việc sáp nhập và mua lại các công ty để thành lập chi nhánh sản xuất ở nước ngoài giúp các công ty xuyên quốc gia tạo ra năng lực sản xuất lớn hơn, củng cố và phát huy thế mạnh của mình trong quá trình cạnh tranh quốc tế. Đặc biệt hình thức này còn là cách nhanh nhất giúp các công ty xuyên quốc gia thiết lập sự có mặt của mình ở nước chủ nhà, sử dụng hiệu quả mạng lưới cung ứng và hệ thống phân phối sẵn có để mở rộng thị phần, tránh được hàng rào thuế quan, tăng năng lực cạnh tranh. Do đó các tập đoàn xuyên quốc gia đã chủ yếu sử dụng hình thức đầu tư này để mở rộng quy mô của mình ở nước ngoài. Có thể nói sáp nhập và mua lại qua biên giới (cross - border M&As) là động lực chủ yếu làm gia tăng ĐTNN trong những năm gần đây.Nhìn vào bảng 3 ta thấy, năm 1999, giá trị các vụ cross-border M&As đã đạt 766,044 tỷ USD chiếm hơn 70% tổng FDI trên toàn thế giới. Năm 2000, xu hướng sáp nhập các công ty thành các công ty khổng lồ trên thế giới tăng lên, giá trị các vụ sáp nhập và mua lại qua biên giới đạt 1143,816 tỷ USD chiếm 76,6% lượng FDI toàn cầu Bảng 4: Giá trị các vụ cross - border M&As* Tỷ USD 1999 2000 2001 2002 Thế giới 766,044 1143,816 593,960 369,789 Các nước CNPT 679,481 1056,059 496,159 307,793 Các nước ĐPT 74,030 70,610 85,813 44,532 Nguồn: World Investment Report 2003 * Giá trị tại các nước bán Kho¸ luËn tèt nghiÖp -31- Những ngành công nghiệp diễn ra những hoạt động sáp nhập và mua lại nhộn nhịp là các ngành viễn thông, dược phẩm, chế tạo ôtô, cung cấp năng lượng, ngân hàng và chủ yếu diễn ra trong nội bộ liên minh Châu Âu và Mỹ vào giữa những năm 90. Tuy nhiên gần đây có sự tăng lên của các vụ cross-border của Nhật Bản và một số nền kinh tế công nghiệp mới (NIEs). Sang năm 2001, làn sóng sáp nhập và mua lại có sự “lắng dịu”, chỉ đạt 593,960 tỷ USD giảm 48% so với năm 2000. Năm 2002, làn sóng này vẫn tiếp tục suy giảm, đạt 369,789 tỷ USD giảm 37,7% so với năm 2001. Sự suy giảm của làn sóng sáp nhập và mua lại cùng với các nhân tố khác đã làm cho dòng FDI sụt giảm gần 50% năm 2001 và gần 30% năm 2002. Như vậy, sáp nhập và mua lại đang trở thành hình thức đầu tư ra nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn hiện nay. Thực tế cho thấy sự tăng hay giảm vốn FDI trên thế giới phụ thuộc rất lớn vào chiến lược toàn cầu của các công ty xuyên quốc gia và sự mở rộng của các vụ M&A. 2.2. Nguồn vốn FDI chủ yếu vẫn chảy vào các nước công nghiệp phát triển FDI vào các nước CNPT năm 1950 chiếm tỉ trọng 40% tổng FDI toàn cầu, năm 1960 chiếm khoảng 69%, năm 1970 chiếm 67,6%, năm 1980 chiếm 73,6%. Hình 2 cho thấy FDI đổ vào các nước CNPT vẫn luôn chiếm tỉ trọng rất Hình 2 : Lượng FDI vào các nước từ 1990 đến 2002(triệu USD) 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1990 1995 1998 1999 2000 2001 2002 Các nước CNPT Các nước ĐPT Nguồn : Foreign Direct Invesment, inflows and outflows, by Region Kho¸ luËn tèt nghiÖp -32- cao (luôn lớn hơn 50% lượng FDI của thế giới) từ năm 1990 trở lại đây. Các nước phát triển đã đạt mức kỉ lục trong thu hút FDI năm 2000, với tỉ trọng là 82,33%. Những nước thu hút FDI lớn nhất vẫn là Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Bỉ và Luxămbua. Nhìn vào bảng 5 ta thấy, Mỹ luôn là địa chỉ hấp dẫn trong thu hút FDI trong những năm 1999, 2000, 2001.Tuy nhiên sang năm 2002 đã phải nhường vị trí này cho Bỉ và Lucxămbua. Mặc dù lượng FDI vào các nước CNPT bị giảm mạnh trong 2 năm 2001 và 2002 nhưng các chuyên gia của IMF cho rằng, trong 5 năm tới FDI vẫn chủ yếu tập trung tại các nền kinh tế phát triển, song các nền kinh tế ĐPT sẽ nâng tỷ phần của mình lên tới 30%% lượng FDI toàn cầu, tăng khoảng 10% và 10 nền kinh tế lớn của thế giới có khả năng chiếm tới 70% lượng FDI toàn cầu [20]. Như vậy, dòng FDI lại không chảy từ nơi nhiều vốn sang nơi ít vốn, mà lại chảy chủ yếu trong các nước CNPT - nơi có môi trường đầu tư tốt, đồng vốn được sử dụng hiệu quả, quay vòng nhanh và ít chịu rủi ro. 2.3. Có sự thay đổi lớn trong tương quan trật tự giữa các chủ đầu tư quốc tế Vào đầu thế kỉ XX, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan là những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu tư bản thì đến giữa thế kỉ này, Mỹ nổi lên dẫn đầu thế giới về lượng tư bản đầu tư ra nước ngoài, sau đó mới đến Anh, Pháp. Đầu tư của Mỹ trong giai đoạn này tập trung chủ yếu vào các nước Tây Âu, Nhật Bản, các nước đồng minh ở Đông Nam Á và các nước Mỹ La Tinh. Bảng 5: Ba nước dẫn đầu trong thu hút FDI Vị trí 1999 2000 2001 2002 1 Mỹ Mỹ Mỹ Bỉ và Lucxămbua 2 Bỉ và Lucxămbua Bỉ và Lucxămbua Anh Pháp 3 Anh Đức Pháp Đức Nguồn : Kho¸ luËn tèt nghiÖp -33- Đến thập niên 70, Nhật Bản, Đức vượt qua Anh, Pháp về đầu tư nước ngoài và đe doạ vị trí đứng đầu của Mỹ. Trong những năm 80, Nhật dẫn đầu thế giới về đầu tư ra nước ngoài và đã làm rung chuyển nước Mỹ với các vụ đầu tư khổng lồ trong các lĩnh vực công nghiệp chế tạo, thép, điện tử, robot, bất động sản. Bước sang thập niên 90, trật tự các nước chủ đầu tư lớn thế giới lại có sự thay đổi. Do chịu sự ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế kéo dài nên FDI ra nước ngoài của Nhật giảm, kéo nước này xuống vị trí thấp hơn và đưa Mỹ, Anh, Pháp, Đức lên các vị trí đầu bảng (xem bảng 6). Phá vỡ trật tự truyền thống, một hiện tượng mới xuất hiện trong thị trường đầu tư quốc tế là có một số nước ĐPT trở thành chủ đầu tư, dù chỉ chiếm một tỷ lệ không lớn trong tổng số vốn đầu tư quốc tế nhưng con số này ngày càng gia tăng. Năm 1980, lượng FDI của các nước ĐPT đầu tư ra nước ngoài chiếm 4,77% tổng FDI ra nước ngoài trên thế giới, năm 1990 chiếm 7,14%, năm 1995 chiếm 13,89%.Từ năm 2001 trở lại đây, do có sự giảm sút của FDI toàn cầu nên FDI ra nước ngoài của các nước ĐPT cũng giảm theo, chiếm khoảng 6,46% tổng FDI đầu tư ra nước ngoài của thế giới năm 2001 [36]. Chủ đầu tư các nước ĐPT lớn nhất là các NIEs Châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Xingapo,... Đối tượng đầu tư của “các con rồng Châu Á” khi đưa vốn ra đầu tư trực tiếp ở nước ngoài thời gian qua tập trung chủ yếu vào Mỹ, EU và các nước đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á như Trung Quốc, ASEAN, Việt Nam... mặc dù chính họ cũng đang rất cần thu hút vốn ĐTNN. Theo nhận xét của ông Toshio Wantabe - giáo sư kinh tế Học viện Công nghệ Tokyo thì kể Bảng 6: Ba nước dẫn đầu trong đầu tư ra nước ngoài Vị trí 1998 1999 2000 2001 2002 1 Mỹ Mỹ Anh Mỹ Mỹ 2 Anh Anh Pháp Pháp Pháp 3 Đức Pháp Mỹ Anh Anh Nguồn: UNCTAD Handbook Statistics Kho¸ luËn tèt nghiÖp -34- từ năm 1990, các con rồng Châu Á đã thực hiện khối lượng đầu tư vào các nước Châu Á lớn hơn khối lượng do Nhật hoặc Mỹ thực hiện. Cũng theo nguồn trên, Hồng Kông là nhà đầu tư lớn nhất ở Trung Quốc và Inđônêxia, trong khi đó Đài Loan là nhà đầu tư lớn nhất ở Malayxia và nước này còn đầu tư vào Trung Quốc lớn hơn cả Mỹ rất nhiều. Sự vươn lên của các NIEs Châu Á trong đầu ra của FDI chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế cũng như là tích luỹ của các nước này. 2.4. Có sự thay đổi lớn trong lĩnh vực đầu tư Đầu thế kỉ XX, các nước đầu tư ra nước ngoài thường đầu tư vào các lĩnh vực truyền thống như khai thác tài nguyên thiên nhiên, đồn điền và một số ngành chế biến nông sản để khai thác được nguồn nguyên liệu và lao động rẻ ở các nước thuộc địa. Sang những năm 80, dòng vốn FDI vào các nước công nghiệp chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp chế tạo và dịch vụ, những ngành có hàm lượng công nghệ cao như bán dẫn vi điện tử, công nghệ sinh học... Trong đó đầu tư đầu tư vào các ngành dịch vụ có xu hướng gia tăng. Bảng 7: FDI vào các ngành, 1999 - 2001 Đơn vị : % 1999-2000 2001 NGÀNH Nước PT Nước ĐPT Thế giới Nước PT Nước ĐPT Thế giới Truyền thống 2,1 8,9 3,3 10,2 7,6 9,6 Công nghiệp chế tạo 21,0 30,8 22,6 16,6 33,0 20,5 Dịch vụ 71,0 56,3 68,5 64,9 58,4 46,53 Nguồn : World Investment Report 2002 Nhìn vào bảng 7 ta thấy trong những năm 1999 - 2000 dòng FDI thường tập trung chủ yếu vào các ngành dịch vụ (đặc biệt là thương mại và tài chính), chiếm 71% ở các nước phát triển và 56,3% ở các nước đang phát triển. Một bộ Kho¸ luËn tèt nghiÖp -35- phận cao tiếp theo tập trung vào các ngành công nghiệp chế tạo, đặc biệt ;à những ngành có hàm lượng công nghệ, kĩ thuật cao như ngành điện tử, chế tạo ô tô... chiếm 21% ở các nước phát triển và 30,8% ở các nước ĐPT. Sang năm 2001 và năm 2002, FDI vào các lĩnh vực truyền thống của các nước phát triển lại tăng lên đến 10,2% trong khi FDI vào khu vực công nghiệp chế tạo và dịch vụ lại giảm xuống tương ứng là 16,6% và 64,9%. Tuy nhiên, hiện tượng tương tự không xảy ra đối với các nước ĐPT, lĩnh vực truyền thống vẫn giảm trong tỷ trọng thu hút FDI và FDI trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo và dịch vụ vẫn tăng lên tương ứng. Điều này đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế các nước ĐPT theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Kho¸ luËn tèt nghiÖp -34- CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI Ở MĨ LA TINH I. CÁC CHÍNH SÁCH VÀ BIỆN PHÁP NHẰM THU HÚT FDI Sau cuộc khủng hoảng nợ vào những năm đầu của thập niên 80, các nước Mĩ La Tinh đã thay đổi cách nhìn đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, từ thái độ chống đối mang tính dân tộc chủ nghĩa, các nước này đã chuyển sang thái độ sẵn lòng chào đón FDI. Sự thay đổi này một phần là do việc thay thế thu hút FDI bằng các khoản vay ngân hàng trong thập niên 70 trong nỗ lực nhằm “duy trì sự độc lập” đã đem lại kết quả ngược với sự mong đợi của các nước này. Trên thực tế, cuộc khủng hoảng nợ xảy ra sau đó đã tác động mạnh mẽ tới chủ quyền của họ. Từ bài học này, phần lớn các nước Mĩ La Tinh đã có thái độ cởi mở hơn đối với dòng vốn FDI ngay từ nửa sau thập kỉ 80. Như trong các lý thuyết về đầu tư quốc tế chỉ rõ, FDI có tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư. Nó không chỉ đem lại nguồn vốn bổ sung cho phát triển kinh tế mà cả khoa học công nghệ tiến tiến, kinh nghiệm quản lý, và những kinh nghiệm cần thiết khác - điều mà các nước đang phát triển đang thiếu. Nhận thức được tầm quan trọng của FDI, đặc biệt trong bối cảnh các nước Mĩ La Tinh đang tích cực chuyển hướng sang đường lối tự do kinh tế. Ngay từ cuối những năm 80, chính phủ nhiều nước Mĩ La Tinh đã thực hiện một số biện pháp nhằm tăng tính hấp dẫn đối với việc tự do di chuyển vốn. Tuy nhiên, các chính sách, biện pháp chỉ thực sự được đẩy mạnh và đạt hiệu quả khi các nước này bước vào thập niên 90. Sau đây là một số biện pháp, chính sách chủ yếu trong những nỗ lực nhằm thu hút FDI của Mĩ La Tinh. Kho¸ luËn tèt nghiÖp -35- 1. Sử dụng nguyên tắc “đãi ngộ quốc gia” đối với các nhà đầu tư nước ngoài Để thu hút đầu tư nước ngoài nói chung và FDI nói riêng, luật của tất cả các nước Mĩ La Tinh đã đưa ra một nguyên tắc, đó là “đối xử bình đẳng” với đầu tư trong nước cũng như đầu tư nước ngoài.Nguyên tắc này thậm chí còn được đưa vào hiến pháp của một số nước. Ở Mêhicô, Luật đầu tư nước ngoài ra đời năm 1993 thay thế luật đầu tư nước ngoài năm 1973, quy định các nhà ĐTNN (kể cả pháp nhân, thể nhân) có quyền bình đẳng với các nhà đầu tư trong nước, có quyền mua bán bất động sản, thành lập doanh nghiệp mới trên lãnh thổ Mêhicô, có quyền di chuyển những doanh nghiệp hiện có đến nơi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mà mình cho là thuận lợi dọc theo chiều dài biên giới 100 km và ven biển 50 km, sâu trong nội địa 20 km. Các doanh nghiệp nước ngoài có thể tổ chức, quản lý sản xuất theo các điều kiện như của người bản xứ khi có thể sử dụng các vật tư dao động tại chỗ, kể cả nguồn khoa học kĩ thuật [5]. Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi số 4930/64 của Braxin chỉ rõ “ Cả tư bản trong nước và tư bản nước ngoài đều được hưởng sự đãi ngộ như nhau” [64]. Tại Chilê, nguyên tắc đối xử không phân biệt đối với tư bản nước ngoài cũng được phản ánh rõ tại hiến pháp và tất cả các luật, trong đó có luật ĐTNN (Foreign Investment Statute) được biết đến như là luật DL600 (Decree Law 600) của nước này [44]. Ngoài ra hầu hết các nước Mĩ La Tinh đều không đưa ra những yêu cầu, những điều kiện liên quan đến hoạt động của dự án ví dụ như những điều kiện về vị trí địa lý, về lĩnh vực hoạt động, về hàm lượng công nghệ, hay những quy định về tỷ lệ xuất khẩu... đối với tư bản nước ngoài. Trong trường hợp các nước này có những quy định thì đó thường là những quy định liên quan đến số lao động nước ngoài trong doanh nghiệp mà thôi. Chẳng hạn như ở Chi lê, lao động người nước ngoài và lao động người Chi lê có chung một nguồn luật điều chỉnh. Mặc dù vậy các doanh nghiệp là có trên 25 lao động chỉ có thể sử dụng tối đa là 15% người Kho¸ luËn tèt nghiÖp -36- nước ngoài. 2. Đơn giản hoá các thủ tục Để tránh phiền hà cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn vào đầu tư tại nước mình, trong những năm 90 các nước Mĩ La Tinh đã tinh giảm đáng kể những điều tiết trong lĩnh vực điều chỉnh vốn ĐTNN. Điều này được phản ánh trong việc đơn giản hoá các quy tắc, thủ tục. Phần lớn các nước đều xoá bỏ những quy định về tiền phê duyệt (prior authorization) và chỉ yêu cầu trong một số trường hợp nhất định. Trong các trường hợp mà vẫn yêu cầu phê duyệt trước thì các thủ tục hành chính cũng được đơn giản hoá và tiến hành nhanh chóng. Ngoài ra, một số nước còn đưa ra giới hạn thời gian làm thủ tục và sau đó dự án sẽ tự động được xét duyệt. Về thủ tục đăng kí ĐTNN, phần lớn các nước Mĩ La Tinh đều không bắt buộc phải đăng kí nhưng các nhà ĐTNN cần phải đăng kí để được đảm bảo những quyền lợi liên quan đến việc rút vốn và chuyển lợi nhuận về nước. Ví dụ, Luật ĐTNN sửa đổi 4390/64 của Braxin không yêu cầu phải đăng kí nhưng để được rút vốn và chuyển lợi nhuận về nước, điều kiện tiên quyết là các nhà ĐTNN phải đăng kí với phòng quản lý vốn của Ngân hàng Trung ương nước này. Riêng ở Achentina và Bôlivia đã huỷ bỏ hoàn toàn những quy định về đăng kí ĐTNN. 3. Xoá bỏ những hạn chế đối với việc chuyển vốn và lợi nhuận của nhà ĐTNN Nhằm tạo tâm lý yên tâm cho các nhà ĐTNN khi đầu tư vào nước mình, các nước Mĩ La Tinh đã xoá bỏ những quy định về việc hạn chế chuyển vốn và lợi nhuận với số lượng lớn ra nước ngoài. Trong Luật ĐTNN của Mêhicô (1993) ghi rõ “xoá bỏ những hạn chế về hồi hương vốn, về chuyển ra nước ngoài những khoản thu nhập kiếm được từ Mêhicô như: lợi nhuận, cổ tức, thu nhập bản quyền, thu nhập về cố vấn pháp lý, thu nhập từ tư vấn kĩ thuật...”[5]. Kho¸ luËn tèt nghiÖp -37- Còn trong Luật ĐTNN sửa đổi của Braxin cũng chỉ rõ “ không có hạn chế nào về việc rút vốn, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài và đăng kí tái đầu tư cổ tức như là vốn ĐTNN mới” đối với nhà ĐTNN [64]. Tuy nhiên, Chi lê có quy định chặt hơn, đó là “nhà đầu tư nước ngoài có quyền rút vốn một năm sau khi vào nước này và có quyền chuyển lợi nhuận về nước bất kì lúc nào” [44]. 4. Mở rộng lĩnh vực thu hút vốn Có thể nói thay đổi quan trọng nhất trong chính sách tự do hoá đối với luồng vốn FDI của các nước Mĩ La Tinh thể hiện ở chỗ nhà nước đã giảm bớt chức năng điều hoà đối với các luồng vốn ĐTNN cho các ngành, các lĩnh vực kinh tế. Từ chính sách hạn chế và cấm đoán trong những năm 70 và đầu những năm 80, các nước Mĩ La Tinh đã có một bước ngoặt chuyển sang sách lược khuyến khích ĐTNN, mở cửa các ngành sản xuất trước đây chỉ dành cho nhà nước và tư bản trong nước. Tuy không bỏ việc kiểm soát hoàn toàn nhưng các nước này đã ban hành các văn bản luật mở rộng rõ rệt không gian kinh tế cho hoạt động kinh doanh của các công ty nước ngoài. Với luật ĐTNN năm 1973, Mêhicô là một nước mà các chuyên gia Liên Hợp Quốc cho rằng đứng đầu về việc hạn chế tư bản nước ngoài. Tuy nhiên trên cơ sở luật ĐTNN năm 1993 đã công bố “Tư bản nước ngoài được tự do hoạt động trong mọi lĩnh vực kinh tế không thuộc diện quy chế đặc biệt”. Luật mới đã cho phép người nước ngoài tham gia sản xuất, kinh doanh 688 trong tổng số 754 mặt hàng làm ra khoảng 81,4% GDP hàng năm của Mêhicô [5]. Bên cạnh đó luật này cũng mở rộng cho người nước ngoài tham gia vào một số ngành dịch vụ mà trước đây cấm như: vận tải bằng đường hàng không, truyền hình cáp, thư chuyển nhanh, dịch vụ tư vấn giáo giục, dịch vụ luật gia, đại lý bảo hiểm, dịch vụ thông tin khai thác dầu mỏ và hơi đốt, xây dựng đường ống dẫn dầu và hơi đốt... Các lĩnh vực kinh doanh tiếp tục được mở rộng khi Mêhicô đưa ra Nghị Kho¸ luËn tèt nghiÖp -38- định về Luật ĐTNN (Decree of Foreign Investment Law) năm 1998, nghị định này cho phép nhà đầu tư nước ngoài được tham gia vào một số lĩnh vực thuộc các ngành mà trước đây độc quyền nhà nước như điện năng, hoá dầu và khí đốt tự nhiên. Với việc tự do hoá trong lĩnh vực đầu tư, hiện nay chúng ta có thể nói “Mêhicô là một thị trường rất rộng mở đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài” [65]. Những thay đổi tương tự cũng diễn ra ở Braxin, nơi cho đến tận gần đây vẫn thực hiện những hạn chế cứng rắn trong việc tiếp cận một số ngành kinh tế không những đối với tư bản nước ngoài mà còn đối với cả tư bản trong nước. Các dự án luật được Quốc hội nước này thông qua năm 1995 có liên quan đến việc bãi bỏ độc quyền của nhà nước trong một số ngành công nghiệp hàng đầu như thăm dò, khai thác và chế biến dầu mỏ. Nhà nước cũng bãi bỏ độc quyền trong một số ngành dịch vụ như viễn thông, cung cấp khí đốt và một số loại hoạt động kinh doanh khác [6, 135]. Tại Chi lê, nhà ĐTNN được phép tham gia tất cả các hoạt động sản xuất và tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, trừ một số rất ít các ngành bao gồm buôn bán ven biển, vận tải máy bay và thông tin đại chúng. Nhà nước đóng vai trò rất nhỏ trong sản xuất, chỉ tham gia một số hoạt động chiến lược như thăm dò và khai thác lithium, hydrocacbon lỏng và khí ở vùng duyên hải hoặc một số vùng được coi là quan trọng đối với an ninh quốc gia. Tuy nhiên, trong những trường hợp nhất định, các công ty nước ngoài vẫn có thể được phép đầu tư vào các khu vực này. 5. Xây dựng những ưu đãi đặc biệt cho vốn đầu tư nước ngoài Có thể nói rằng, khuyến khích dòng FDI chảy vào nước mình bằng việc đơn giản hoá thủ tục, bãi bỏ những hạn chế đối với vốn ĐTNN thôi chưa đủ mà còn phải là việc đưa ra những ưu đãi hấp dẫn và những đặc quyền cho nhà đầu tư nữa. Kho¸ luËn tèt nghiÖp -39- Ưu đãi được sử dụng nhiều nhất là ưu đãi về thuế. Các nước Mĩ La Tinh đều đưa ra những hình thức ưu đãi như mức thuế ưu đãi, miễn thuế... Chẳng hạn như, Mêhicô cho phép người nước ngoài được miễn thuế lợi nhuận và cổ tức đầu tư; Chi lê cũng miễn thuế và các chi phí cho việc rút vốn khi tổng số vốn rút về nhỏ hơn hoặc bằng số vốn thực hiện. Để khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các ngành, các khu vực cần phát triển một số nước cũng đưa ra những ưu đãi về thuế như Bôlivia, Braxin, Chi lê, Vênzuêla. Achentina, Peru cũng đưa các khoản ưu đãi về thuế để khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các hoạt động khai mỏ, dầu khí, điện năng và ngân hàng. Ưu đãi về thuế cũng được sử dụng để khuyến khích các nhà ĐTNN đầu tư vào các sản phẩm xuất khẩu. Một số nước Mĩ La Tinh đã xoá bỏ hoặc giảm thuế nhập khẩu cho những sản phẩm là nguyên liệu đầu vào để sản xuất hàng xuất khẩu hoặc miễn thuế cho những sản phẩm dùng để xuất khẩu. Ngoài những ưu đãi về thuế, các nước Mĩ La Tinh còn dùng các ưu đãi tài chính khác như trợ cấp, cho vay ưu đãi, bảo lãnh cho vay...Ví dụ như ở Chi lê, để khuyến khích ĐTNN vào vùng Arica và Parinacota ở phía Bắc Chi lê, theo chương trình DFL 15, các dự án phát triển tại những khu vực này mà có doanh thu hàng năm đạt 1 triệu USD trở lên sẽ được nhận một khoản trợ cấp trị giá 1,3 triệu USD[60]. Bên cạnh việc đưa ra những khoản ưu đãi, các nước Mĩ La Tinh còn xây dựng các khu chế xuất, khu công nghiệp, và khu miễn thuế để thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu vực đó. Khu chế xuất Maladorodos của Mêhicô là một ví dụ điển hình. Khu vực này dài 2000 dặm dọc theo bờ biển Thái Bình Dương tới vịnh Mêhicô, rộng 130 dặm dọc theo biên giới giữa Mỹ và Mêhicô. Với những chính sách tự do hoá thương mại, khu vực này đã thu hút được phần lớn FDI đổ vào Mêhicô. Kho¸ luËn tèt nghiÖp -40- Chi lê cũng có hai khu miễn thuế, một ở phía bắc vùng Iquique, một ở Punta Arenas. Các doanh nghiệp sản xuất trong khu vực này sẽ được miễn thuế doanh nghiệp, thuế giá rị gia tăng (VAT) và các loại thuế đối với hàng nhập khẩu với điều kiện sản phẩm làm ra phải được xuất khẩu. Nếu sản phẩm được bán trong nước thì phải nộp lại thuế VAT và thuế nhập khẩu. 6. Thực hiện tự do hoá thương mại Nhận thức rằng FDI chỉ chảy về những nơi có chính sách thương mại thông thoáng, cởi mở. Trong nửa cuối thập kỉ 80 và đầu thập kỉ 90, hàng loạt các nước Mĩ La Tinh đã tiến hành cải cách chính sách thương mại, tiến tới mô hình kinh tế mở, thực hiện tự do hoá mậu dịch với nội dung chủ yếu là dỡ bỏ những hạn chế đối với hoạt động xuất nhập khẩu và điều hành tỉ giá hối đoái. Trước hết, các nước này đã giảm mức thuế quan trung bình xuống một cách đáng kể. Số liệu trong bảng 8 cho thấy rõ điều này. Bảng 8: Cải cách thuế quan ở Mĩ La Tinh Mức thuế quan TB (%) Hạn chế số lượng (%) Nước 1985-1987 1991-1992 1985-1987 1991-1992 Braxin 51 21,1 39 10 Mêhicô 34 10 92,2 19,9 Chi lê 35 11 10,1 0,0 Achentina 29,4 12,2 88 8,0 Trung bình 37,3 13,5 57,3 9,4 Nguồn: Graham Bird, sdd, tr.23; World Bank Discussion Papers No 267, Washington, D.C. 1994, tr.61 Trước cải cách, mức thuế quan trung bình ở 4 nước là 37,5%. Trong tiến trình cải cách, mức thuế quan trung bình của khu vực này đã giảm xuống còn 13,5%. Ngay cả Braxin là một nước khá thận trọng cũng cắt giảm đáng kể thuế quan nhập khẩu xuống 21,1%. ở Mĩ La Tinh không có nước nào có mức thuế quan trung bình vượt quá 25%, riêng Mêhicô và Chi lê có mức thuế quan tương ứng là 10% và 11%. Theo báo cáo của Ngân hàng phát triển Châu Mỹ thì mức Kho¸ luËn tèt nghiÖp -41- thuế quan trung bình của Mĩ La Tinh hiện nay chỉ còn cao hơn mức thuế quan của các nước phát triển [8]. Việc cắt giảm thuế quan đã tạo ra môi trường cạnh tranh nhiều hơn và giảm khuynh hướng chống lại xuất khẩu của chế độ bảo hộ mậu dịch. Điều này đã làm tăng tính hấp dẫn đối với dòng FDI vào Mĩ La Tinh. Xoá bỏ hoặc giảm một cách đáng kể hàng rào phi thuế quan cũng là một bộ phận quan trọng trong quá trình thực hiện tự do hoá thương mại của Mĩ La Tinh. Cho đến thập kỉ 80 ở 4 nước Braxin, Mêhicô, Chi lê và Achentina, trung bình có 57,3% số mặt hàng nhập khẩu phải được cấp giấy phép nhập khẩu. Riêng Mêhicô, năm 1984, các hàng rào phi thuế quan bao trùm 100% hàng nhập khẩu. Trong quá trình cải cách hầu hết các nước đã giảm đáng kể các hàng rào phi thuế quan. Số liệu trong Bảng 8 cho thấy Chilê đã xoá bỏ hoàn toàn các hạn chế định lượng. Ba nước còn lại cũng đều thay dần các hạn chế số lượng bằng thuế quan. Điều này cũng góp phần làm chính sách thương mại của Mĩ La Tinh thông thoáng hơn. Chính sách tỉ giá hối đoái ngày càng thống nhất và linh hoạt cũng góp phần làm môi trường đầu tư hấp dẫn hơn. Trước những năm 80, những nước Mĩ La Tinh áp dụng cơ chế hối đoái song trùng hoặc đa trùng. Cơ chế này quan hệ mật thiết với chính sách bảo hộ mậu dịch, do đó không khuyến khích được ĐTNN. Từ những năm 90, các nước này đã bắt đầu cải cách cơ chế tỉ giá hối đoái bằng cách xoá bỏ hệ thống đa tỉ giá, áp dụng cơ chế hối đoái thống nhất và linh hoạt. Điều này chẳng những khuyến khích xuất khẩu mà còn làm tăng dòng ĐTNN vào trong nước. Tham gia vào các khu vực tự do thương mại cũng là chủ trương nhằm tăng tính hấp dẫn môi trường đầu tư của các nước Mĩ La Tinh. Việc tham gia vào các thoả thuận thương mại khu vực sẽ làm gia tăng niềm tin của các nhà ĐTNN về tính ổn định của môi trường và tính nhất quán trong việc thực hiện các cam kết của nước chủ nhà. Kho¸ luËn tèt nghiÖp -42- Như vậy sau một loạt những thay đổi, chính sách thương mại của Mĩ La Tinh đã trở nên cởi mở, thông thoáng góp phần tích cực vào việc nâng cao tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. 7. Tích cực tham gia các hiệp định đầu tư quốc tế Để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư nước ngoài, chỉ dựa vào luật quốc gia thôi thì chưa đủ mà còn phải đưa vào các hiệp định đầu tư song phương, đa phương và các hiệp định quốc tế khu vực. Bởi vì các hiệp định này có mục đích là bảo vệ và hỗ trợ các nhà đầu tư. Nhận thức rõ điều này, các nước Mĩ La Tinh đã tích cực, chủ động tham gia vào các hiệp định đầu tư song phương, đa phương và các hiệp định quốc tế khác. Hiệp định đầu tư song phương (Bilateral Investment Treaty – BIT) là hiệp định dựa trên những nguyên tắc đãi nộ quốc gia và những nguyên tắc tối huệ quốc. Các hiệp định này bao gồm các cơ chế giải quyết tranh chấp sẽ là cơ sở pháp lý vững chắc bảo vệ các nhà đầu tư. Nhiều nước Mĩ La Tinh đã tham gia các hiệp định này.Năm 1990 các nước Mĩ La Tinh mới chỉ tham gia có 49 hiệp định BITs mà đến năm 2002 con số này đã lên tới 413 hiệp định. Trong đó, các nước Mêhicô, Chilê, Braxin chưa kí một hiệp định nào năm 1990 thì đến năm 2002 Mêhicô đã kí 15 hiệp định, Braxin kí 14 hiệp định và Chi lê kí 47 hiệp định [78]. Bên cạnh đó, các hiệp định tự do thương mại (Free Trade Agreements - FTAs) cũng có tác dụng củng cố lòng tin của các nhà đầu tư vì các hiệp định này cũng có một số quy định về giải quyết tranh chấp liên quan đến đầu tư tương tự như các hiệp định đầu tư song phương. Do đó các nước trong khu vực cũng tích cực tham gia các FTAs. Ví dụ Mêhicô đã kí 32 FTAs với các nước trong khu vực Bắc Mỹ, Mĩ La Tinh, Tây Âu và Trung Đông. Chi lê cũng kí các FTAs với EU, Hàn Quốc... Ngoài ra, phần lớn các nước Mĩ La Tinh đã tham gia hệ thống các tổ chức đảm bảo đầu tư quốc tế như :Tổ chức đảm bảo đầu tư đa phương (MICA) của Kho¸ luËn tèt nghiÖp -43- World Bank là một tổ chức được thành lập năm 1988 nhằm đảm bảo cho các nhà đầu tư tránh khỏi những rủi ro phi thương mại; hoặc Trung tâm về giải quyết các tranh chấp liên quan đến đầu tư (CIRDS). Một số nước còn tham gia Cơ quan đầu tư tư nhân nước ngoài của chính phủ Mỹ nhằm đảm bảo cho các nhà đầu tư tránh khỏi những rủi ro về chính trị. II. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TẠI MỸ LA TINH 1. Giai đoạn 1960-1970 (giai đoạn tăng trưởng) Dẫu rằng trong các thập kỉ 60 và 70, Mĩ La Tinh không được đánh giá cao như khu vực Đông Á, song khu vực này cũng được coi là một hiện tượng kinh tế đáng chú ý. Bởi vậy trong suốt hai thập kỉ này, các nhà đầu tư trên thế giới cũng đã đầu tư một lượng đáng kể FDI vào khu vực này để khai thác tiềm năng to lớn từ nguồn lực mà thị trườngTây Bán Cầu này hứa hẹn mang lại. Điều này đã tạo ra làn sóng FDI mạnh mẽ vào khu vực Mĩ La Tinh trong những năm 1960-1970. Tỷ lệ vốn FDI mà Mĩ La Tinh tiếp nhận hàng năm trong hai thập kỉ 1970 và 1980 luôn chiếm khoảng 40- 50% tổng lượng FDI dành cho các nước đang phát triển. Trong năm 1970, trong 2,1 tỷ USD đổ vào các nước đang phát triển thì đã có tới 1,1 tỷ USD đổ vào Mĩ La Tinh, chiếm hơn 50% về tỷ trọng. Đặc biệt trong năm 1980, Mĩ La Tinh đã thu hút được 6,1 tỷ USD trong khi tất cả các nước đang phát triển chỉ thu hút được có 8,4tỷ USD[78] Cũng trong thập kỉ 70, trong mười Quốc gia đang phát triển thu hút được nhiều FDI nhất thì Mỹ la tinh có tới 3 Quốc gia: Braxin đứng đầu thu hút được 1390 triệu USD, Mêhicô đứng thứ 2 với 743 triệu USD và Achentina đứng thứ 9 với 121 triệu USD [4]. Nói riêng về Mêhicô, trong giai đoạn 1971-1981, một năm trước khi khủng hoảng nợ xảy ra, dòng FDI luôn tăng trưởng ở mức trung bình là 18%. Giai đoạn 1978-1982, lượng FDI trung bình tăng gấp 2 lần lượng FDI trong khoảng thời gian 1974-1977 và gấp 3 lần FDI của thập kỉ 60 [27]. Kho¸ luËn tèt nghiÖp -44- Có thể nói rằng sự gia tăng mạnh mẽ của dòng FDI vào khu vực Mĩ La Tinh trong thời kì này là do sự bùng nổ của nhu cầu tìm kiếm các nguồn dầu mỏ, thêm vào đó là giá nhân công, nguyên liệu và năng lượng ở đây rất rẻ. Đặc biệt là do cuộc khủng hoảng dầu mỏ, tỷ trọng dòng FDI vào khu vực này càng tăng lên mạnh mẽ từ 9% thời kì 1968-1978 lên 15% thời kì 1978-1981 mặc dù, như đã nêu, một số nước Mĩ La Tinh trong thời kì này đã đưa ra các luật, các qui định nhằm ngăn cản sự gia tăng của dòng FDI vào nước mình, như luật ĐTNN 1973 của Mêhicô chẳng hạn nhưng cũng không ngăn cản nổi sự bùng nổ của dòng FDI tràn vào khu vực này trong giai đoạn đó [27]. Nhưng điều gì xảy ra sau đó? Đầu tư trực tiếp nước ngoài quả thật đã dẫn đến tăng trưởng, song muốn tăng trưởng ổn định và lâu dài thì cần phải quản lí và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư. Sự tăng trưởng mà khu vực này có được trong giai đoạn những năm 1960 và 1970 chủ yếu là do sự gia tăng về khối lượng đầu tư chứ chưa thực sự phải là do hiệu quả đầu tư mang lại cũng như chưa tạo ra những biến đổi về chất trong cơ cấu kinh tế. Rốt cuộc, khủng hoảng dầu mỏ nổ ra, nợ nước ngoài tăng nhanh, lạm phát phi mã ở mức 4 con số khiến cho các nền kinh tế “bong bóng” của khu vực này bắt đầu xì hơi mạnh, rơi vào suy thoái và các khủng hoảng tài chính trầm trọng khi bước vào thập kỉ 80. 2. Giai đoạn đầu 1980 đến nửa cuối những năm 1980 (giai đoạn suy giảm) Bước vào đấu thập kỉ 80, dòng FDI vào Mĩ La Tinh có sự suy giảm mạnh, từ 6,1 tỷ USD năm 1980 xuống còn 4,1 tỷ USD năm 1985. Năm 1985, Mĩ La Tinh chỉ chiếm có 38,6% và năm 1990 còn 31% tổng FDI vào các nước đang phát triển trong khi đó các nước Đông á lại tăng rất mạnh từ 5,9% năm 1980 lên 28,1% năm 1985 và 43,9% năm 1990 [4]. Từ 1983 đến 1985, vốn FDI mới và tái đầu tư lợi nhuận vào Mêhicô giảm trung bình khoảng 3/4 so với những năm khủng hoảng dầu lửa. Kết quả là đầu tư trực tiếp nước ngoài trung bình hàng năm vào Mêhicô trong giai đoạn này thấp hơn thời kì 1962- 1973 và dòng FDI xuống mức thấp nhất vào năm 1984, đạt có Kho¸ luËn tèt nghiÖp -45- 404 triệu đôla. Không nằm trong vòng ngoại lệ, FDI vào Braxin cũng giảm mạnh và giảm tới 40% trong giai đoạn 1983-1985 so với thời kì 1978-1981[27]. Theo các chuyên gia nhận định, việc giảm sút mạnh dòng FDI chảy vào Mĩ La Tinh là kết quả của các nhân tố bên ngoài gây bất ổn định cho nền kinh tế các nước này do việc giảm giá dầu trong giai đoạn đó gây ra. Thêm vào đó, việc trì hoãn các cuộc tái thương lượng đối với các khoản nợ nước ngoài của chính phủ các nước Mĩ La Tinh đã gây tâm lý hoang mang cho các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy họ đã hoặc là hoãn việc đầu tư các khoản FDI mới hoặc là rút vốn về nước và làm cho dòng FDI bị thu hẹp lại. 3. Giai đoạn nửa cuối những năm 1980 - nửa đầu những năm 1990 (giai đoạn phục hồi) Như đã nói vào cuối những năm 1980, các nước Mĩ La Tinh đã thay đổi quan điểm đối với dòng FDI và đã có những chính sách, biện pháp nhằm thu hút FDI. Nhờ vậy mà dòng FDI chảy vào khu vực đã có dấu hiệu phục hồi từ cuối 1980. Tại Mêhicô, năm 1986, FDI tăng nhanh và đạt 1849,7 triệu USD. Trong năm 1987, FDI vào nước này tăng vượt mức trung bình những năm khủng hoảng dầu mỏ và đạt 3090,3 triệu USD [27]. Tuy nhiên trong giai đoạn cuối những năm 80, luồng FDI chảy vào khu vực chủ yếu được thực hiện thông qua việc trao đổi nợ lấy cổ phần. Đây là chương trình được thực hiện tại các nước Mĩ La Tinh nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng nợ trong đó các nhà đầu tư nước ngoài thường là các công ty đa quốc gia mua lại một khoản nợ đã giảm giá trên thị trường thứ cấp và bán lại cho chính phủ nước con nợ để lấy lại tiền của nước con nợ đó. Sau đó nhà đầu tư phải dùng tiền này để đầu tư vào nước con nợ hoặc mua lại cổ phiếu của các doanh nghiệp nhà nước. Kết quả cuối cùng là nước con nợ có thể chuyển đổi món nợ nước ngoài của mình thành cổ phiếu thuộc sở hữu nhà nước. Tại Mêhicô năm 1986-1987, trong tổng dòng vốn đầu tư nước ngoài có tới 48% là vốn thực hiện thông qua hoán đổi nợ và con số này lên tới 67% nếu tính trong khoảng thời gian từ 1983 đến 1987 [27]. Kho¸ luËn tèt nghiÖp -46- Bước sang những năm đầu thập kỉ 90, lượng vốn FDI chảy vào khu vực có sự gia tăng mặc dù tỷ trọng trong tổng FDI vào các nước đang phát triển không tăng hoặc tăng ít. Bảng 9: FDI vào Mỹ La tinh (1990-1996) Đơn vị: Tỷ USD Nước 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 Mỹ La tinh 7,8 12,8 14,5 15,7 20,8 17,8 25 Braxin 0,989 1,102 2,061 1,291 2,130 4,405 10,792 Mêhicô 2,633 4,761 4,393 4,398 10,973 9,647 9,943 Chi lê 0,661 0,882 0,935 1,034 2,583 2,956 4,815 Achentina 1,836 2,439 4,431 2,793 3,635 5,609 6,949 Nguồn: - T/c Châu Mỹ ngày nay số 3/ 1997, tr.12. - Nhìn vào bảng 9 ta thấy FDI vào Mêhicô tăng mạnh vào 1994 đạt 10,973 tỷ USD tăng 2,5 lần so với năm 1993. Điều này được giải thích là do luật đầu tư nước ngoài mới (1993) với cơ chế thông thoáng đã khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài thấy rằng Mêhicô thật sự chào đón họ. Hơn nữa, hiệp định khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đi vào hiệu lực cũng làm cho FDI vào Mêhicô tăng lên nhanh chóng vì các nhà đầu tư nước ngoài thấy được rằng đầu tư vào Mêhicô chính là con đường để tiếp cận với một khu vực thị trường rộng lớn đó là Mỹ và Canađa. Vì vậy mà trong khoảng thời gian 1994- 1996, FDI vào Mêhicô đã đạt trên 30 tỷ USD, chiếm 10% trong tổng số FDI vào các nước đang phát triển và 40% lượng FDI vào khu vực Mĩ La Tinh, cho phép Mêhicô đứng thứ 2 trên thế giới sau Trung Quốc trong các nước đang phát triển và đứng đầu khu vực Mỹ la tinh về thu hút FDI. Bên cạnh đó ta thấy FDI vào Braxin cũng tăng rất mạnh đạt mức tăng trung bình là 32% mỗi năm trong khoảng 1990-1995, đến năm 1996, FDI vào nước này tăng mạnh nhất, gấp 1,5 lần năm 1995 đạt 10,792 tỷ USD. Kho¸ luËn tèt nghiÖp -47- Tương tự FDI vào Chilê và Achentina cũng tăng lên nhanh chóng trong những năm đầu của thập kỉ 90 đạt 45,5% và 31% tương ứng trong giai đoạn 1990-1996. 4. Giai đoạn từ nửa sau những năm 1990 đến nay (giai đoạn tăng nhanh) Vào cuối những năm 90, FDI vào Mĩ La Tinh tăng lên nhanh chóng. Năm 1999, lượng FDI đã tăng gấp hơn 4 lần lượng FDI năm 1996. Có thể nói lượng FDI chảy vào Mĩ La Tinh tăng nhanh trong giai đoạn 1997- 2002 là do các nước đều có những biện pháp ổn định kinh tế chính trị, các biện pháp thu hút vốn FDI và đặc biệt là quá trình tư nhân hoá diễn ra mạnh mẽ. Một điều đáng chú ý là khu vực này không hề bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á 1997. Bởi vì chính những năm sau đó là những năm mà lượng FDI đạt được mức cao và kỉ lục. Hình thức đầu tư chủ yếu trong giai đoạn này là thông qua các cuộc sáp nhập và mua lại (M&A). Nhìn vào bảng 10 ta thấy , năm 1997, lượng FDI đột ngột tăng nhanh đạt 69 tỷ USD tăng 176% so với năm 1996, và đạt mức kỉ lục vào năm 1999 với khối lượng là gần 110 tỷ USD tăng gần 60% so với năm 1997. Trong những năm 1997- 1998, lượng FDI vào Mêhicô đạt 26,33 tỷ USD trong khi Braxin lại thu hút được 47,849 tỷ USD. Nhờ đó Braxin đã được đẩy lên vị trí hàng đầu và kéo Mêhicô xuống vị trí thứ 2 trong số các nước thu hút được nhiều FDI nhất khu vực. Có được điều này một phần là do Braxin đã tham gia vào khu vực thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) nên đã thúc đẩy tư bản nước ngoài đầu tư vào đây để có thể thâm nhập vào thị trường các nước Nam Mỹ. Kho¸ luËn tèt nghiÖp -48- Bước sang năm 1999, Braxin vẫn là nước tiếp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI MĨ LA TINH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM.pdf
Tài liệu liên quan