Jataka trong văn học một số nước Đông Nam Á lục địa nhìn từ lí thuyết tiếp nhận của N.Konrat - Hà Đan

Tài liệu Jataka trong văn học một số nước Đông Nam Á lục địa nhìn từ lí thuyết tiếp nhận của N.Konrat - Hà Đan: 79 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0030 Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 4, pp. 79-85 This paper is available online at JATAKA TRONG VĂN HỌC MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á LỤC ĐỊA NHÌN TỪ LÍ THUYẾT TIẾP NHẬN CỦA N.KONRAT Hà Đan và Hoàng Thị Mỹ Nhị Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Tóm tắt. Sự ra đời của một tác phẩm văn học bất kì bao giờ cũng là một quá trình. Quá trình đó liên quan đến nhiều vấn đề trong đó có vấn đề tiếp nhận văn học. Tiếp nhận văn học theo quan điểm của nhà đông phương học N. Konrat là lí thuyết mà chúng tôi sử dụng để giải mã sự ảnh hưởng của tác phẩm kinh điển Phật giáo Jataka trong văn học một số nước Đông Nam Á lục địa như Campuchia. Myanmar và Lào. Không thể phủ nhận rằng, hầu hết ba quốc gia này đều vay mượn cốt truyện, kết cấu, motip từ Jataka để tạo ra những văn phẩm của mình, bao gồm cả văn học viết lẫn văn học dân gian. Nhưng bằng những con đường khác nhau như truyền giáo, ...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Jataka trong văn học một số nước Đông Nam Á lục địa nhìn từ lí thuyết tiếp nhận của N.Konrat - Hà Đan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
79 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0030 Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 4, pp. 79-85 This paper is available online at JATAKA TRONG VĂN HỌC MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á LỤC ĐỊA NHÌN TỪ LÍ THUYẾT TIẾP NHẬN CỦA N.KONRAT Hà Đan và Hoàng Thị Mỹ Nhị Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Tóm tắt. Sự ra đời của một tác phẩm văn học bất kì bao giờ cũng là một quá trình. Quá trình đó liên quan đến nhiều vấn đề trong đó có vấn đề tiếp nhận văn học. Tiếp nhận văn học theo quan điểm của nhà đông phương học N. Konrat là lí thuyết mà chúng tôi sử dụng để giải mã sự ảnh hưởng của tác phẩm kinh điển Phật giáo Jataka trong văn học một số nước Đông Nam Á lục địa như Campuchia. Myanmar và Lào. Không thể phủ nhận rằng, hầu hết ba quốc gia này đều vay mượn cốt truyện, kết cấu, motip từ Jataka để tạo ra những văn phẩm của mình, bao gồm cả văn học viết lẫn văn học dân gian. Nhưng bằng những con đường khác nhau như truyền giáo, dịch thuật, phóng tác... Jataka của Ấn Độ đã dần dần được bản địa hóa và trở thành giá trị văn học riêng của một quốc gia. Mục đích của bài viết này là đề cập tới ảnh hưởng của Jataka ở một số nước Đông Nam Á lục địa trên một số phương diện. Từ đó sẽ góp phần bổ sung lí luận về các quan hệ văn học - một vấn đề rất được quan tâm trong bối cảnh thế giới đang hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay. Từ khóa: Jataka truyện kể, tiếp nhận văn học, văn học Đông Nam Á. 1. Mở đầu Ấn Độ là quốc gia có nền văn minh vĩ đại từng lan tỏa sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới, trong đó có các nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Trong lịch sử, Đông Nam Á và Ấn Độ có hàng chục thế kỉ giao thương, tiếp xúc, quan hệ qua lại với nhau nên văn hóa Ấn Độ đã để lại những dấu ấn đậm nét trong nền văn hóa Đông Nam Á, đặc biệt là Phật giáo. Phật giáo nói chung, văn học Phật giáo Ấn Độ nói riêng đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiến trình phát triển văn học Đông Nam Á trong suốt chiều dài lịch sử. Tiếp biến tập truyện cổ Jataka Ấn Độ - một hiện tượng cụ thể của tương tác văn hóa Ấn Độ - Đông Nam Á do vậy đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều học giả trong và ngoài nước. Ở nước ngoài, phải kể đến Ven Sengpan Pannyawansa với công trình A critical study of the Vessantara - Jataka and its influence on Kengtung Buddism, Eastern Shan State, Burma (2007) [15]. Trong 7 chương sách, tác giả dành hẳn 1 chương nói về văn học Phật giáo và ảnh hưởng của Jataka lên các nước theo Phật giáo tiểu thừa. Tác giả đã nhắc đến sự tồn tại của Dasa Jataka (10 Jataka cuối cùng) trong văn học một số nước Đông Nam Á lục địa, đặc biệt là câu chuyện về Hoàng tử Vessandor - do rất được yêu thích.Tiếp đến là công trình Buddhist Ethics in the Pannàsa Jàtaka (Đạo đức Phật giáo trong Pannàsa Jàtaka) của nhà nghiên cứu Bunnary. Công trình này nhấn mạnh vào khía cạnh đạo đức của tác phẩm trong việc thực hiện các lời dạy của Đức Phật. Tác giả coi đó là tác phẩm ngụy kinh, kinh phóng tác, nghĩa là vẫn vay mượn từ tập truyện Jataka của Ấn Độ nhưng biên soạn lại theo ngôn ngữ và tinh thần dân tộc giúp trở nên gần gũi và dễ hiểu đối với quần chúng. Ngày nhận bài: 1/2/2018. Ngày sửa bài: 9/3/2018. Ngày nhận đăng: 5/4/2018. Tác giả liên hệ: Hoàng Thị Mỹ Nhị. Địa chỉ e-mail: mynhi.vass@gmail.com Hà Đan và Hoàng Thị Mỹ Nhị 80 Cùng với Jataka chính thống, 50 Jataka bản địa đã ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân Myanmar, Campuchia, Lào ở phương diện đạo đức, hành vi, ứng xử Còn ở Việt Nam, thực tế trên cho thấy việc nghiên cứu Jataka ở nước ta chưa nhiều. Một vài nhận định về văn phầm này lúc đầu chỉ xuất hiện ở lời giới thiệu của Thích Minh Châu khi dịch tập truyện này ra tiếng Việt với cách tiếp cận chủ yếu từ tôn giáo học. Sau đó, có xuất hiện thêm vài công trình nghiên cứu nhưng hầu hết là các bài viết lẻ tẻ trong các giáo trình về văn học Đông Nam Á. Bài viết Phương diện kết cấu trong nghệ thuật kể chuyện - thuyết pháp của Jataka của tác giả Phan Thu Hiền [8] trên Tạp chí Nghiên cứu văn học số tháng 8/2008 có thể coi là bài viết khá công phu về tác phẩm này nhưng cách tiếp cận lại chỉ là một phương diện thuộc về hình thức tác phẩm: đó là kết cấu. Theo tác giả, Jataka có 4 loại kết cấu: kết cấu chuỗi (chain narrative), kết cấu truyện trong truyện), kết cấu đồng hiện đan xen giữa quá khứ và hiện tại (tow - tier story), kết cấu đan xen giữa truyện kể và thi kệ. Như vậy, điểm qua vài nét về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy chưa có nghiên cứu nào thật đồ sộ về tập truyện Jataka nói chung và quá trình tiếp biến văn phẩm này ở Đông Nam Á nói riêng. Với những lí do trên, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu ảnh hưởng của Jataka trong đời sống văn học một số nước Đông Nam Á lục địa không những cho chúng ta những hiểu biết về mối quan hệ văn hóa lịch sử Ấn Độ - Đông Nam Á mà còn góp phần bổ sung thêm tư liệu cho các học giả, các nhà nghiên cứu quan tâm đến văn hóa - văn học Đông Nam Á nói chung và ảnh hưởng của Jataka lên văn học các nước Đông Nam Á lục địa nói riêng. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Lí thuyết tiếp nhận của N. Konrat Đề cập đến vấn đề quan hệ văn học, thực chất chúng ta muốn nói đến mối quan hệ, tác động qua lại giữa nhà văn, tác phẩm với các nền/khu vực văn học... Quan hệ văn học là một phạm trù mang tính lịch sử và trong quá trình tương tác, sẽ nảy sinh vấn đề ảnh hưởng văn học ở các mức độ đậm nhạt khác nhau. Do ảnh hưởng văn học “chỉ xảy ra trong điều kiện có tiếp nhận và sáng tạo, làm ra tác phẩm mới” [7; tr.9] nên khi bàn đến quan hệ văn học, không thể không nói tới vấn đề tiếp nhận: Ai tiếp nhận, tiếp nhận cái gì và tiếp nhận bằng cách/như thế nào ? sao lại tiếp nhận ?... Điều đó có nghĩa, một tác phẩm văn học từ dạng thức ban đầu nếu có sự lan tỏa tới các vùng, miền, quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau đương nhiên do nhiều yếu tố. Ngoài yếu tố địa lí thì bối cảnh văn hóa, lịch sử và đặc điểm tâm lí, tính cách dân tộc là những căn cứ chúng ta có thể dựa vào để lí giải mức độ cũng như sự tương đồng, khác biệt trong khi cùng tiếp nhận một tác phẩm văn học ở những quốc gia khác nhau như trường hợp Jataka, Ramayana của Ấn Độ; Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc Chúng ta đều biết, trong dòng chảy văn chương nhân loại xưa nay, hiện tượng di chuyển văn bản tác phẩm từ quốc gia này sang quốc gia khác khá phổ biến. Đây là điều thú vị, thu hút sự quan tâm của nhiều học giả. Tùy từng góc độ, hướng tiếp cận mà người ta có những cách lí giải khác nhau. Tuy nhiên, chúng tôi đồng ý với cách lí giải của nhà Đông phương học N. Konrat. Ông gọi những nhân tố giúp văn học từ nước này di chuyển sang nước khác là “kẻ môi giới văn học”. Trong bài viết Về vấn đề quan hệ văn học, N. Konrat đã có phân biệt sự tiếp nhận văn học ngoại lai gồm 6 hình thức (cũng chính là cách thức, con đường tiếp nhận văn học): Hình thức thứ 1: Tiếp nhận tác phẩm trực tiếp từ văn bản gốc; Hình thức thứ 2: Tiếp nhận văn phẩm thông qua dịch thuật (nội dung và hình thức tác phẩm gốc giữ nguyên, chỉ chuyển thể ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ đích); Hình thức thứ 3: Phác họa lại nguyên tác (phần lớn nội dung nguyên tác và chất liệu của nó được giữ lại, chỉ thêm bớt ít nhiều theo nhãn quan cá nhân của tác giả); Jataka trong văn học một số nước Đông Nam Á lục địa nhìn từ lí thuyết tiếp nhận của N.Konrat 81 Hình thức thứ 4: Thích nghi dân tộc (mô phỏng theo đề tài, cốt truyện, nhân vật... trong tác phẩm nguyên tác nhưng ít nhiều biến đổi cho phù hợp với tâm lí, tính cách và bản sắc văn hóa dân tộc); Hình thức thứ 5: Phóng họa thể loại (đây không phải là mô phỏng lại tác phẩm ngoại lai mà là phóng họa lại thể loại của nguyên tác theo một hình mẫu được xác định nghiêm ngặt). Ví dụ như trường hợp truyện Thủy Hử của Nhật Bản là phóng họa lại thể loại “tiểu thuyết lục lâm” mang tính quốc tế dù có nguồn gốc từ Trung Quốc; Hình thức thứ 6: Vay mượn một số motif, đề tài, chi tiết, cốt truyện, kết cấu, hình thức... của nguyên tác rồi tái tạo lại văn phẩm của dân tộc [10; tr. 260 - 277]. Khi xem xét 6 hình thức trên, dẫu cách diễn đạt có thể không giống nhau cả “trăm phần trăm”, chúng tôi vẫn thấy có nhiều hình thức trùng với quá trình tiếp nhận Jataka Ấn Độ ở các nước Đông Nam Á lục địa để tạo ra các văn phẩm mang màu sắc riêng. 2.2. Các phương thức du nhập vào một số nước Đông Nam Á lục địa của Jataka Như đã đề cập ở phần giới thuyết, Jataka là kinh điển Phật giáo của Ấn Độ, được viết bằng tiếng Sanskrit. Do vậy, thoạt kì thủy, những người tiếp cận được nó phải biết ngôn ngữ này. Ở các nước Đông Nam Á nói chung, đó chỉ có thể là các nhà sư. Thiên niên kỉ thứ nhất sau công nguyên, phần lớn các nước Đông Nam Á chưa có chữ viết. Vì thế, tiếng Sanskrit, Pali đóng vai trò ngôn ngữ truyền giáo (Ấn Độ giáo hoặc Phật giáo). Tầng lớp trí thức ở thời kì này chủ yếu là các nhà sư. Họ đã tiếp nhận Phật giáo Ấn Độ, sau đó phổ biến rộng rãi trong dân chúng. Con đường của các văn phẩm Ấn Độ (trong đó có Jataka) tới Đông Nam Á cũng không thể khác. Theo luận điểm của N. Konrat, nghĩa là quá trình tiếp biến Jataka của Ấn Độ ở Đông Nam Á bắt đầu bằng phương thức 1: Tiếp nhận tác phẩm trực tiếp từ văn bản gốc mà những người tiếp nhận là các nhà sư. Dần dà, để Phật giáo cũng như kinh điển nhà Phật (trong đó có Jataka) phổ biến hơn trong dân chúng thì buộc phải có lớp người dịch văn phẩm này ra ngôn ngữ bản địa Các nhà sư một lần nữa lại là những người thực hiện quá trình này. Họ có vai trò rất lớn - không chỉ vì am hiểu mà còn để thuận lợi cho việc giảng kinh và truyền bá giáo lí nhà Phật. Một mặt, các nhà sư dịch văn phẩm Jataka theo tiếng bản địa; mặt khác, họ làm công việc biên soạn, phóng tác thậm chí, một số người còn dựa theo đề tài, cốt truyện, nhân vật trong Jataka để viết thành văn phẩm mới theo nhãn quan của mình. Con đường này chính là con đường bác học và theo các luận điểm của N.Konrat thì quá trình này thuộc hình thức 2, 3, 4, 5. Sau một thời gian, khi đạo Phật đã đi sâu vào đời sống nhân dân và có chỗ đứng nhất định trong xã hội, số người hướng tới và tin theo Phật giáo càng nhiều. Phật giáo do vậy không chỉ đến với tầng lớp trên của xã hội mà có sự lan tỏa sâu rộng trong quần chúng. Từ đây, Jataka dần thoát ra khỏi phạm vi chùa chiền, gia nhập vào dòng chảy văn học các nước Đông Nam Á lục địa và đến một lúc nào đó, Jataka Ấn Độ tìm thấy quê hương thứ hai của mình. Dưới đây, chúng tôi cụ thể hóa sự xuất hiện các văn phẩm Jataka ở một số nước Đông Nam Á lục địa thông qua quá trình tiếp biến văn phẩm này tại Myanmar, Campuchia, Lào. 2.2.1. Jataka trong văn học viết Theo nhà nghiên cứu Vũ Oanh thì văn học viết Myanmar bắt đầu vào thế kỉ XI dưới triều đại Pangan. Lúc bấy giờ, văn học chủ yếu lấy cảm hứng từ Phật giáo và các câu chuyện trong Jataka. Tác giả cho rằng, thời điểm ấy, “ngoài văn bia thì phổ biến hơn cả là những truyện Jataka (những truyện kể về tiền kiếp Phật. Biết được nhiều nhất là truyện về Wethandaya (Vessantra), Jataka cuối cùng trong chuỗi 547 truyện, kể về kiếp cuối cùng của Đức Phật”[5; tr. 276]. Tác phẩm này, đến thế kỉ XIV - XV dưới triều đại Ava (1364 - 1555) một lần nữa được tái sinh ở dạng thơ nhờ tài năng nghệ thuật của thi sĩ Shin Aggasamadhi, sinh năm 1479 tại Kanbya, phía Đông Tabayin. Ông cũng đã viết những câu chuyện Jataka bằng thơ về Đức Phật.Cho đến các giai đoạn sau (thế kỉ XVIII - XIX), dưới triều đại Konbaung (1752 - 1819), Jataka vẫn luôn là nguồn cảm Hà Đan và Hoàng Thị Mỹ Nhị 82 hứng dạt dào cho văn học viết. Rất nhiều cây bút coi Jataka là “cội nguồn cảm hứng” cho các sáng tác của mình - như nhà sư U Obhasa đã viết các Jataka ở dạng thức văn xuôi. Cũng chính U Obhasa là người đầu tiên dịch 10 truyện Jataka từ tiếng Pali sang dạng văn xuôi đơn giản của Myanmar. Ông muốn mọi người dân đều hiểu và đánh giá cao các Jataka. Tuy nhiên, ông mới chỉ dịch được 8 truyện trong đó: Temi (Muga-pakkha)-jātaka(538), Mahā-janaka-jātaka (539), Nemi- jātaka (541), Mahosada-jātaka (542), Candakumāra-jātaka (544), Nārada-jātaka (545), Vidhūra-jātaka (546), Vessantara-jātaka (547). Hai truyện Jataka còn lại là Suvannasāma-jātaka (540) và Bhūridatta-jātaka (543) cũng được viết ở thể văn xuôi do 2 nhà sư khác là Shin Nandamedha và Shin Paggātikkha chấp bút [15]. Giống như Myanmar, trong nền văn học viết Campuchia cũng có một dòng văn chương Phật giáo in đậm dấu ấn của Jataka. Theo nhà nghiên cứu Vũ Tuyết Loan: “Các Jataka đã có một ảnh hưởng lớn đối với sáng tác của người Khơme và đã mang vào đó đạo đức tôn giáo của Phật giáo. Những mẩu chuyện trong Jataka được dùng làm cái cốt cho những sáng tạo mới. Xu hướng Jataka hóa biểu hiện trong tác phẩm ở chỗ các nhân vật chính diện là hiện thân của Phật tổ”[5. tr.134]. Quả đúng như vậy, khi nhìn lại văn học Campuchia ở nguồn mạch này, ngoài Truyện Vessandor là biến thể của Jataka 547 thì rất nhiều cây bút đã mượn câu chuyện về tiền kiếp Đức Phật làm “tiền đề” cho sáng tác của mình như Kosa Thipspaday Kao với truyện thơ Cơrông Xôphẹ Mứt (1798), Phhiecseday Acsa Tân với tác phẩm Truyện Sabba siddhi (1899) [13; tr. 120]. Ở Lào, sau khi vua Phạ Ngừm thống nhất các mương Lào, thành lập quốc gia thống nhất Lạn Xạng (thế kỉ XIV - XVII), nền văn học viết trên đất Triệu Voi cũng hình thành và phát triển. Trong quá trình xây dựng nền văn học viết truyền thống, bên cạnh việc tiếp nhận các kinh kệ, giáo lí đạo Phật, người Lào tiếp nhận cả đề tài, cốt truyện, hình tượng nhân vật trong Jataka. Một số văn phẩm tiêu biểu như: Phạ - vệt - xẳn - đon, Cham - pa - xi - thon; Nang Tan Tay, Xiêu - xa-vạt, Lan - xỏn - pù, Pù -xỏa - lan, Thạo Hùng Thạo Chương, xỉn - xay, Xu - li - vông, Ka - la - kết, Nang - Tèn - on...[11. tr. 25]. Những phân tích trên đây cho thấy, văn học viết ở một số nước Đông Nam Á lục địa như Myanmar, Campuchia, Lào... chịu ảnh hưởng sâu sắc của Jataka. Từ văn học viết, nó lại đi vào đời sống dân chúng và trở thành nguồn sáng tạo vô tận của các tầng lớp nhân dân. Người ta vay mượn cốt truyện, motif, hình tượng, kết cấu... để hình thành nên những truyện kể dân gian của riêng dân tộc mình. 2.2.2. Jataka trong văn học dân gian Vay mượn cốt truyện: Rất nhiều cốt truyện được tác giả dân gian Myanmar, Lào, Campuchia vay mượn để tạo nên những văn phẩm mang tính bản địa hóa của quốc gia mình. Chẳng hạn như trong Truyện cổ Lào, các truyện “Sự tích hình thỏ trên mặt trăng” và “Sự tích của rượu” vốn bắt nguồn từ các truyệnTiền thân Sasa (Jataka 316) và Tiền thân Kumbha (Jataka 512) [3]. Trong Truyện cổ Campuchia, chùm truyện “Thỏ Phéa làm vua”, “Thỏ kết bạn với voi”, “Thỏ lừa cá sấu” dựa trên truyện Tiền thân Daddabha (Jataka 322)[4]. Vay mượn motif: Như đã đề cập đến trong phần giới thuyết chung về Jataka - những câu chuyện kể về kiếp trước của Đức Phật, trước khi trở thành Đức Phật, Ngài đã trải qua biết bao nhiêu kiếp sống: Khi là người, khi động vật, lúc cỏ cây, thần linh Truyện Myanmar vay mượn motif này. Trong nhiều truyện kể ở Myanmar, thời gian được đẩy lùi về thời quá khứ với kiếp trước của Đức Phật như: “Đã lâu lắm, vào thời Đức Phật Thumana thứ 13, có một người Bà la môn tên là Anmanđa ở xứ Jikama” (Anh Bà la môn và con chó đá) hay như lời dẫn vào truyện Viên hồng ngọc bị mất cắp: “Thời Đức Phật Tanengara thứ nhất, có một người Bà la môn rất giàu”. Ở truyện Lòng biết ơn của súc vật thì: “Ngày xưa, ở nước Tekatho, dưới thời Đức Phật thứ 25, có bốn chàng cùng học trong một tu viện”(14). Truyện Campuchia cũng không là ngoại lệ. Có Jataka trong văn học một số nước Đông Nam Á lục địa nhìn từ lí thuyết tiếp nhận của N.Konrat 83 điều, thời gian trong các tác phẩm ấy được đẩy lùi về quá khứ kiểu: “Trong thời kì Đức Phật Thích Ca hành đạo, tại xứ sở Savathay có một vị phú hộ tên là...” (Nàng Visakha) hay như lời dẫn vào truyện Sự tích ngày lễ Phchum -ben: “Thuở Đức Thích Ca còn tại thế, một hôm vào lúc đêm vắng, tại hoàng cung của vua Binbisara bỗng nổi lên tiếng gào khóc thảm thiết hòa lẫn tiếng kêu vang”. Tương tự là truyện Một kiếp luân hồi: “Thuở ấy, Đức Phật trụ trì trên dãy Hy Mã Lạp sơn, nhìn thấy vua Assaka trong cơn thất vọng, Đức Phật bèn cưỡi mây đến”[9]. Vay mượn hình tượng nhân vật: Trong Kinh Bổn Sinh, Đức Phật là hình tượng xuyên suốt tác phẩm. Trong 547 truyện thì mỗi câu chuyện là một tiền kiếp của Ngài. Dù là người hay động vật, Ngài đều hiện lên với các tính chất sau: Một bậc thầy giáo hóa chúng sinh, dẫn loài người đến miền an lạc; một vị thần công lí bênh vực người khổ nạn, trừng trị kẻ ác; một hiệp sĩ trên con đường đạt tới chân lí vĩnh cửu. Có lẽ, trong tâm thức người dân Campuchia, hình tượng Đức Phật đã là một hằng số về những gì cao đẹp đến mức họ muốn ca ngợi ai như người anh hùng dân tộc, nhà thông thái thì viện ngay đến Đức Phật và cho là hóa kiếp của Ngài. Tiêu biểu là truyện Hoàng tử và cô gái thổi tiêu. Ở Lào, đó là truyện Hoàng tử Vet - xanh - đon thành Phật... Vay mượn kết cấu: Jataka là tập hợp 547 truyện trong một truyện lớn nên kết cấu truyện thuộc kiểu kết cấu truyện chuỗi, truyện khung, truyện lồng trong truyện. Khi di chuyển vào một số nước Đông Nam Á, kết cấu này được lặp lại. Ví dụ như truyện Lòng biết ơn của súc vật ở Myanmar, chùm truyện về con Thỏ ở Campuchia, truyện Xiêu Xa Vạt ở Lào 2.3. Đôi điều rút ra Có thể nói, quá trình tạo ra các biến thể Jataka ở Myanmar, Campuchia, Lào là hiện tượng mang tính tất yếu của quá trình giao thoa, tiếp biến văn hóa giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á với Ấn Độ. Ba quốc gia Myanmar, Campuchia, Lào đã tiếp thu tinh hoa văn hóa của một trong vài nền văn minh cổ xưa rực rỡ nhất, đồng thời biết sáng tạo để các tác phẩm văn học của mình đậm đà hơn tinh thần dân tộc. Và từ các nội dung đã trình bày ở trên, chúng tôi bước đầu rút ra một số quy luật về quá trình ấy như sau: 2.3.1. Về nguyên tắc lựa chọn và tiếp thu hệ thống cốt truyện, hình thức kể chuyện thuyết pháp, kết cấu từ Jataka. Nhìn chung, các quốc gia không mô phỏng, sao chép, bắt chước hoàn toàn các yếu tố từ bên ngoài mà tiếp thu có chọn lọc, sáng tạo những tinh hoa của nền văn minh Ấn huy hoàng, rực rỡ để “đứng trên vai một người khổng lồ”. Toàn bộ Kinh Bổn Sinh vốn là tập đại thành gồm 547 truyện song người dân ba nước chỉ tiếp thu một số lượng truyện. Ban đầu là 50 truyện (Panasa Jataka) [2] sau đó các tác giả dân gian chọn 10 truyện minh họa cho 10 hạnh của Phật pháp (Dasa Jataka). Cuối cùng, chỉ còn lại một truyện được nhân dân ba nước nồng nhiệt đón nhận. Theo chúng tôi, có hiện tượng này vì trước hết, đó là những câu chuyện hay và cảm động trong Jataka. Khi lan tỏa, nó có sức hấp dẫn hơn các truyện khác trong toàn bộ hệ thống truyện. Song lí do chính vẫn từ phía các nước tiếp nhận. Trong Jataka, câu chuyện 547 nói đến hạnh bố thí. Ba nước Myanmar, Campuchia, Lào theo Phật giáo tiểu thừa. Trong kinh điển của dòng Phật giáo này, hạnh bố thí được đặt lên hàng đầu trong 10 hạnh Ba - la - mật, gồm: Bố thí, Trì giới, Xuất gia, Trí tuệ, Tinh tấn, Kiên nhẫn, Chân thật, Chí nguyện, Từ tâm và Xả ly 2.3.2. Về những biến thể Jataka trong truyện cổ dân gian Đông Nam Á Trong quá trình tạo ra các biến thể, 3 nước đều vay mượn cốt truyện là chủ yếu. Ở đây, nhân dân 3 nước chỉ mượn cái “lõi” của Jataka để thổi vào đó hồn cốt của dân tộc mình. Bởi vậy, người ta thấy phía sau những câu chuyện được coi là các biến thể của Jataka, đậm đà nét văn hóa riêng của từng nước. Không phải ngẫu nhiên mà có những cốt truyện đều được nhân dân 3 nước yêu thích như: Sự tích hình thỏ trên mặt trăng, Chuyện tiếng động mạnh, Hoàng tử Vessandor, Chuyện con thỏ nhát gan... Đặc biệt, người dân ba nước rất hứng thú với câu chuyện về Hoàng tử Hà Đan và Hoàng Thị Mỹ Nhị 84 Vessandor, vị Bồ Tát hoàn thành sứ mệnh cuối cùng của mình dưới trần thế. Do đó, cuộc đời của hoàng tử là một lí tưởng cho lòng tin. Người dân thích nghe kể về cuộc đời của ông, vì lòng từ bi hỉ xả hiếm có của ông đã làm họ vô cùng xúc động. Về kết cấu, nếu trong Jataka, kết cấu mỗi truyện đều có 4 phần (phần kết là thi kệ) thì khi di chuyển vào Myanmar, Campuchia và Lào, các biến thể đều không có thi kệ. Với Jataka, những bài kệ chính là linh hồn tác phẩm. Nội dung của mỗi bài kệ thâu tóm giáo lí Đức Phật muốn truyền tải hoặc tóm tắt tư tưởng sau những lần thuyết pháp để dạy cho các đệ tử. Tương truyền, ban đầu, Jataka chỉ gồm 20 bài kệ, được sắp xếp theo số lượng những câu thơ tăng dần nhưng cùng với thời gian, các Tỳ kheo thêm vào không ít bình luận - là những câu chuyện liên quan đến Đức Phật có thêm phần giải thích cho phong phú và lồng vào những câu chuyện dân gian, phù hợp với nội dung Phật giáo, được lưu truyền bằng phương thức truyền miệng nhằm giáo hóa chúng sinh. 3. Kết luận Như vậy, bằng nhiều con đường khác nhau, Jataka đã du nhập vào Myanmar, Campuchia, Lào. Dẫu không thể phủ nhận sự ảnh hưởng của kinh điển Phật giáo này trong dòng chảy văn học một số Đông Nam Á thì hồn cốt mỗi dân tộc vẫn là điều người đọc có thể cảm nhận được trong hàng chục văn phẩm được coi là biến thể này. Điều đó giải thích tại sao đến hôm nay, những câu chuyện có gốc gác từ Jataka vẫn còn nguyên giá trị và được coi là thứ tài sản văn hóa phi vật thể quý báu trong dòng chảy văn hóa ở mỗi nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Thích Minh Châu, Nguyên Tâm, Trần Phương Lan (dịch), 2015. Đại Tạng Kinh Việt Nam/Kinh Tiểu Bộ (tập III, IV, V, VI). Nxb Tôn giáo, Hà Nội. [2] Chea Bunnary, 2004. Buddhist Ethics in the Pannàsa Jàtaka (Apocryphal Birth- Stories). Royal University of Phnom Penh. [3] Ngô Văn Doanh, 2008. Truyện cổ Lào. Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. [4] Ngô Văn Doanh, 2008. Truyện cổ Campuchia, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. [5] Nguyễn Tấn Đắc (Chủ biên), 1983. Văn học các nước Đông Nam Á. Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Hà Nội. [6] Nguyễn Tấn Đắc, 2003.Văn hóa Đông Nam Á. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [7] Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên, 2007): Từ điển thuật ngữ văn học. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [8] Phan Thu Hiền, 2008. “Phương diện kết cấu trong nghệ thuật kể chuyện - thuyết pháp của Jataka”. Tạp chí Nghiên cứu Văn học (8). [9] Lê Hương, 1963. Truyện cổ Cao Miên (tập 2). Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn. [10] N. Konrat, 1997. Phương Đông và Phương Tây (Trịnh Bá Đĩnh dịch). Nxb Giáo dục, Hà Nội. [11] Đức Ninh - Trần Thúc Việt, 2007. Diện mạo văn học cận hiện đại Lào. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [12] Phạm Xuân Nguyên, 1994. Truyện cổ Mianma. Nxb Văn học, Hà Nội. [13] Vũ Tuyết Loan, 2003. Tuyển tập văn học Campuchia. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [14] Vũ Quang Thiện, 2005. Lịch sử Myanma. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [15] Ven Sengpan Pannyawansa, 2007. A critical study of the Vessantara - Jataka and its influence on Kengtung Buddism, Eastern Shan State, Burma, www.khamkoo.com/. Jataka trong văn học một số nước Đông Nam Á lục địa nhìn từ lí thuyết tiếp nhận của N.Konrat 85 ABSTRACT Influence of Jataka on Literature of some Southeast Asian Nations Viewed from N.Konrat's Reception theory Ha Dan và Hoang Thi My Nhi Institute for Southeast Asian Studies, Vietnam Academy of Social Sciences The appearance of any certain literary work is always a process. This process is a complex of matters in which recieved literature. The theory of literature from view’s the Orient researchers, N. Konrat is that we apply to uncode the influnce of Jataka (Buddhist canon) on literature of some continent Southeast Asian nations such as Cambodia, Laos and Myanmar. It is undeniable that three countries borrow pilot, structure, motif from Jataka then they create both popular literature and academy literatue. However, by many diference ways like missionary activities, translation, adaption..., India’s Jataka has been gradually located and become unique work of every nation. The paper tries to find out how Jātaka impacted on literary those nations through some aspects. On that basic, the paper will contribute to theory about literary relations – which has been attactived in the intergrated world context at the present. Keywords: Jataka tales, received literature, Southeast Asian literature.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5204_10_ha_dan_va_hoang_thi_my_nhi_938_2123687.pdf
Tài liệu liên quan