Hướng dẫn phương pháp viết luận văn sử dụng dữ liệu thứ cấp

Tài liệu Hướng dẫn phương pháp viết luận văn sử dụng dữ liệu thứ cấp: HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP VIẾT LUẬN VĂN SỬ DỤNG DỮ LIỆU THỨ CẤP Đề cương chi tiết Phần 1: Phần giới thiệu Lý do chọn đề tài (nêu tầm quan trọng của đề tài) Vấn đề nghiên cứu (nêu những vấn đề đang tồn tại có liên quan đến đề tài) Mục tiêu nghiên cứu (từ những vấn đề tồn tại trên, mục tiêu của luận văn này là ….) Câu hỏi nghiên cứu hoặc giả thuyết Dữ liệu và Phương pháp nghiên cứu (sử dụng mô hình kinh tế lượng) Tóm tắt kết quả nghiên cứu Bố cục luận văn: gồm 5 phần Phần 2: Cơ sở lý luận Nêu tóm tắt các kết quả nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài để làm cơ sở nghiên cứu của luận văn. Từ các kết quả này, chúng ta xây dựng câu hỏi nghiên cứu hoặc các giả thuyết để kiểm định. Phần 3: Thực trạng về đối tượng nghiên cứu (ngân hàng hoặc doanh nghiệp) Chỉ tập trung vào các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Ví dụ, nếu đề tài nói về lợi nhuận ngân hàng, thì chỉ được phép đề cập đến lợi nhuận của ngân hàng trong các năm qua như thế nào? Tại sao ngân hàng có lợi nhuận ...

docx65 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hướng dẫn phương pháp viết luận văn sử dụng dữ liệu thứ cấp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP VIẾT LUẬN VĂN SỬ DỤNG DỮ LIỆU THỨ CẤP Đề cương chi tiết Phần 1: Phần giới thiệu Lý do chọn đề tài (nêu tầm quan trọng của đề tài) Vấn đề nghiên cứu (nêu những vấn đề đang tồn tại có liên quan đến đề tài) Mục tiêu nghiên cứu (từ những vấn đề tồn tại trên, mục tiêu của luận văn này là ….) Câu hỏi nghiên cứu hoặc giả thuyết Dữ liệu và Phương pháp nghiên cứu (sử dụng mô hình kinh tế lượng) Tóm tắt kết quả nghiên cứu Bố cục luận văn: gồm 5 phần Phần 2: Cơ sở lý luận Nêu tóm tắt các kết quả nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài để làm cơ sở nghiên cứu của luận văn. Từ các kết quả này, chúng ta xây dựng câu hỏi nghiên cứu hoặc các giả thuyết để kiểm định. Phần 3: Thực trạng về đối tượng nghiên cứu (ngân hàng hoặc doanh nghiệp) Chỉ tập trung vào các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Ví dụ, nếu đề tài nói về lợi nhuận ngân hàng, thì chỉ được phép đề cập đến lợi nhuận của ngân hàng trong các năm qua như thế nào? Tại sao ngân hàng có lợi nhuận cao trong khi các doanh nghiệp gặp khó khăn do khủng hoãng tài chính? Các yếu tố nào cấu thành lợi nhuận ngân hàng? … Phần 4: Phương pháp nghiên cứu Mô tả dữ liệu nghiên cứu Xác định các biến hồi quy Xác định mô hình hồi quy Tóm tắt thống kê mô tả và ma trận tương quan của các biến lựa chọn Phần 5: Kết quả hồi quy và thảo luận Phân tích từng mối quan hệ một: tương quan thuận hay nghịch?, có ý nghĩa hoặc không có ý nghĩa thống kê? Kết quả có ủng hộ giả thuyết đã chọn để kiểm định hay không? Nêu lý do cụ thể. Kết quả phù hợp hay không phù hợp với các nghiên cứu trước đây? Nêu lý do tại sao? Tại sao không? Kết quả có phù hợp hay không phù hợp với tình hình thực tiễn của đối tượng nghiên cứu? lý do tại sao và tại sao không? Phần 6: Kết luận và đề xuất hướng nghiên cứu Tóm tắt lại vấn đế đã nghiên cứu Từ kết quả đạt được, nêu các kiến nghị cho các đối tượng liên quan Nêu những mặt hạn chế của luận văn Đề xuất hướng nghiên cứu mới Tài liệu tham khảo Các bảng biểu Đề tài: Các yếu tố quyết định khả năng sinh lợi của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam. GVHD: TS. Phạm Hữu Hồng Thái HV: Tô Yến Nga CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Cơ sở hình thành đề tài: Ngành ngân hàng được xem là xương sống của nền kinh tế Việt Nam, nó đóng vai trò rất lớn trong sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Thứ nhất, ngành ngân hàng đóng vai trò chủ đạo trong việc đầy lùi và kiềm chế lạm phát, từng bước duy trì sự ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam, góp phần cải thiện kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư và hợp tác kinh doanh. Thứ hai, tín dụng ngân hàng đã đóng góp tích cực cho việc duy trì sự phát triền kinh tế với nhịp độ cao trong nhiều năm liên tục. Với dư nợ cho vay nền kinh tế chiếm từ 35-37% GDP và mỗi năm ngành ngân hàng đóng góp trên 10% tổng mức tăng trưởng kinh tế của cả nước. Thứ ba, ngành ngân hàng đã hỗ trợ hiệu quả trong việc tạo việc làm mới, thu hút lao động có trình độ cao, góp phần cải thiện thu nhập và giảm nghèo bền vững. Như vậy, xét trên cấp độ vĩ mô, một hệ thống ngân hàng tốt, kinh doanh có hiệu quả, có khả năng chống chọi với các cú sốc tiêu cực, đóng góp tích cực vào sự ổn định của hệ thống tài chính quốc gia là mục tiêu chung trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Trong đó, khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định tình trạng sức khỏe của toàn hệ thống ngân hàng. Xét ở cấp độ vi mô, khả năng sinh lợi là yếu tố quyết định giá cổ phiếu của các ngân hàng trên thị trường chứng khoán. Giá cổ phiếu của một ngân hàng cao hay thấp, tăng hay giảm đều có liên quan rất lớn đến khả năng sinh lợi của ngân hàng đó. Giá cổ phiếu đến lượt nó lại ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông, của ban lãnh đạo và các nhân viên trong ngân hàng. Vì khả năng sinh lợi của ngân hàng mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng ở cả cấp độ vĩ mô lẫn vi mô, nên việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng là hết sức cần thiết. Nó cho chúng ta một bằng chứng khoa học cụ thể để có những biện pháp nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại, qua đó góp phần phát triển kinh tế đất nước. Đó là lý do, tác giả chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.” Mục tiêu nghiên cứu Đề tài cần đạt được các mục tiêu sau: Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó lên khả năng sinh lợi của các ngân hàng TMCP Đề nghị các giải pháp nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của các ngân hàng TMCP Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của 15 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010, bao gồm các cả các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài. Số liệu được lấy từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 15 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2005-2010 và báo cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Á(ADB). Phương pháp nghiên cứu Với sự hỗ trợ của phần mềm Eviews 7.0, nghiên cứu sử dụng kỹ thuật hồi quy bảng (Panel regression) để phân tích các yếu tố bên trong cũng như các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các NHTMCPVN, sử dụng phương pháp bình phương bé nhất cho mô hình Fixed Effects và Random Effects, nghiên cứu sử dụng Hausman test để kiểm định xem mô hình Fixed effects (FE) hay Random effects (RE) phù hợp hơn trong việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các NHTMCPVN. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Ở cấp độ vĩ mô, kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó đưa ra được những chính sách vĩ mô kịp thời và hợp lý nhằm xây dựng một hệ thống ngân hàng vững chắc, hoạt động kinh doanh lành mạnh và hiệu quả. Ở cấp độ vi mô, kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để các nhà quản trị ngân hàng xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng và mức độ ảnh hưởng của chúng, từ đó có thể đưa ra các quyết định hợp lý, mang lại khả năng sinh lợi cao cho ngân hàng của mình, làm cho cổ phiếu ngành ngân hàng có sức hấp dẫn hơn trên thị trường. Kết cấu luận văn Luận văn bao gồm 6 chương Chương 1: Giới thiệu tổng quan Chương 2: Cơ sở lý luận Chương 3: Thực trạng về khả năng sinh lợi của các NHTMCPVN Chương 4: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Chương 5: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 6: Kết luận CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Trong khi một vài nghiên cứu tập trung vào việc tìm hiểu khả năng sinh lợi của các ngân hàng ở một khu vực, một nhóm các quốc gia (Ví dụ như: nghiên cứu của Bourke (1989) ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Úc; Molyneux và Thornton (1992) ở Châu Âu, Demirguc – Kunt và Huizinga (1999) ở 80 nước trên thế giới,… ) thì các nghiên cứu khác lại tập trung vào một quốc gia cụ thể (Ví dụ như: nghiên cứu của Berger (1995) ở Mỹ, Panayiotis P. Athanasoglou et.al (2005) ở Hy Lạp, Fadzan Sufian & Royfaizal Razali Chong (2008) ở Philippines, Fadlan Sufian (2011) ở Hàn Quốc,…). Dù nghiên cứu trên một nhóm các quốc gia hay ở một quốc gia riêng biệt thì các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng cũng được chia làm hai loại: các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài. 2.1. Các nhân tố bên trong Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng có thể được định nghĩa là các nhân tố chịu ảnh hưởng bởi các quyết định mang tính chủ quan của ban lãnh đạo ngân hàng. Các nhân tố này bao gồm: quy mô vốn, quy mô tiền gửi khách hàng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, chính sách lãi suất, mức độ đa dạng hóa, chi phí vận hành, năng suất lao động, tình trạng công nghệ thông tin. 2.1.1. Quy mô vốn (Capital size) Tỷ số vốn được xem như là một công cụ giá trị để đo tình trạng đủ vốn cũng như sự an toàn và lành mạnh của một ngân hàng. Nhìn chung mọi người đều tin rằng một ngân hàng có vốn hóa tốt sẽ có khả năng sinh lợi cao hơn. Trong nghiên cứu của mình về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các ngân hàng ở 12 nước được chọn ra từ các khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ và Úc, Bourke (1989) đã tìm ra mối tương quan thuận giữa tình trạng đủ vốn và khả năng sinh lợi. Ông đã chỉ ra rằng ngân hàng có tỷ số vốn càng cao thì khả năng sinh lợi càng cao. Tương tự, nghiên cứu của Berger (1995) dựa trên dữ liệu của các ngân hàng Mỹ trong khoảng thời gian nửa sau thập niên 1980, và nghiên cứu của Anghazo (1997) dựa trên dữ liệu của các ngân hàng Mỹ từ năm 1989 đến 2003 đều cho rằng các ngân hàng có vốn hóa tốt đều có khả năng sinh lợi cao hơn. Mối tương quan thuận giữa tỷ số vốn và khả năng sinh lợi không chỉ giới hạn trong ngành ngân hàng Mỹ. Trong một nghiên cứu về khả năng sinh lợi của ngân hàng từ 18 nước Châu Âu trong vòng 4 năm từ 1986 đến 1989, Molyneux và Thornton (1992) cũng chỉ ra rằng tỷ số vốn có tác động thuận lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng mặc dù mối quan hệ này ít nhiều bị ảnh hưởng bởi vấn đề sở hữu ngân hàng. Demirguc – Kunt và Huizinga (1999) đã có một nghiên cứu rộng hơn về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở 80 quốc gia bao gồm cả các nước phát triển và đang phát triển trong khoảng thời gian từ 1988 – 1995. Họ đã đi đến kết luận rằng các ngân hàng nước ngoài có khả năng sinh lợi cao hơn các ngân hàng nội địa ở các nước đang phát triển, trong khi điều này là ngược lại ở các nước phát triển. Tuy nhiên, nhìn chung, nghiên cứu của họ ủng hộ mối tương quan thuận giữa tỷ số vốn và khả năng sinh lợi. Nghiên cứu của Panayiotis P. Athanasoglou et.al (2005) dựa trên dữ liệu của các ngân hàng Hy Lạp trong khoảng thời gian từ 1985 – 2001 cũng chỉ ra vốn là một nhân tố quan trọng giải thích khả năng sinh lợi của ngân hàng, quy mô vốn ngân hàng càng lớn thì khả năng sinh lợi càng cao. Mối tương quan thuận giữa quy mô vốn và khả năng sinh lợi của ngân hàng cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Ben Naceur & Goaied (2008) khi xem xét tác động của các biến về ngân hàng, cấu trúc tài chính và các điều kiện kinh tế vĩ mô lên lợi nhuận biên và khả năng sinh lợi của các ngân hàng Tunisia trong khoảng thời gian từ 1980 – 2000. Nghiên cứu tại khu vực Trung đông và Bắc Phi cũng cho kết quả tương tự. Sammy Ben Naceur & Omran (2008) đã phân tích ảnh hưởng của chính sách ngân hàng, sự cạnh tranh, sự cải cách tài chính đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại ở các nước thuộc khu vực Trung đông và Bắc Phi trong suốt khoảng thời gian từ 1989 – 2005 và đi đến kết luận về mối tương quan thuận giữa quy mô vốn và khả năng sinh lợi. Nghiên cứu của Valentina Flamini et al. (2009) về các yếu tố quyết định khả năng sinh lợi của các ngân hàng ở vùng Châu Phi cận Saharan (Sub Saharan Africa – SSA) dựa trên dữ liệu của 389 ngân hàng thuộc 41 nước SSA cũng đã đi đến kết luận về mối tương quan dương giữa quy mô vốn và khả năng sinh lợi. Nghiên cứu này đã đưa ra lời đề nghị rằng chính phủ các nước thuộc khu vực SSA cần có quy định vốn điều lệ cao hơn cho các ngân hàng nhằm đảm bảo tính an toàn và bền vững cho hệ thống tài chính. Trước đó, Uhomoibhi Toni Aburime (2008) nghiên cứu về các yếu quyết định khả năng sinh lợi của ngân hàng Nigeria từ dữ liệu của 33 ngân hàng trong khoảng thời gian từ năm 2000 - 2004 cũng cho kết quả tương tự. Tại Châu Á, các nghiên cứu về khả năng sinh lợi của các ngân hàng đã được tiến hành và cho kết quả tương tự. Nghiên cứu của Fadzan Sufian & Royfaizal Razali Chong (2008) về các yếu tố quyết định khả năng sinh lợi của các ngân hàng ở một nền kinh tế đang phát triển: bằng chứng thực nghiệm từ Philippines trong khoảng thời gian từ 1990 – 2005, nghiên cứu của Sufian & Habibullah (2009) về các yếu tố quyết định khả năng sinh lợi của các ngân hàng Trung Quốc trong khoảng thời gian từ 2000 – 2005, cả hai nghiên cứu đã củng tìm ra mối tương quan dương giữa quy mô vốn và khả năng sinh lợi của ngân hàng. Gần đây nhất là nghiên cứu của Fadlan Sufian (2011) dựa trên dữ liệu của 29 ngân hàng Hàn Quốc trong khoảng thời gian từ 1992-2003 cho thấy các ngân hàng có quy mô vốn lớn có khả năng sinh lợi cao. Nghiên cứu này cho rằng các ngân hàng có vốn hóa tốt đối mặt với nguy cơ vỡ nợ thấp hơn. Hơn nữa, một cấu trúc vốn mạnh rất cần thiết cho các ngân hàng trong nền kinh tế đang phát triển, vì nó cung cấp thêm sức mạnh cho các ngân hàng có thể đứng vững trong thời kỳ khủng hoảng tài chính và tăng mức độ an toàn cho người gửi tiền khi phải đối mặt với các điều kiện kinh tế vĩ mô không ổn định. Như vậy tất cả các nghiên cứu được thực hiện trong các khoảng thời gian khác nhau, tại những khu vực địa lý khác nhau đều cho kết quả về mối tương quan dương giữa quy mô vốn và khả năng sinh lợi của ngân hàng. 2.1.2. Quy mô tiền gửi (Size of deposit liabilities) Samy Ben Naceur và Mohamed Goaied (2001) nghiên cứu các yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động của ngân hàng Tunisia trong khoảng thời gian từ năm 1980 – 1995 chỉ ra rằng các ngân hàng hoạt động tốt nhất đều duy trì mức độ tiền gửi cao so với tài sản của họ. Tỷ lệ tiền gửi so với tài sản càng lớn nghĩa là ngân hàng càng có nhiều vốn để tài trợ cho các hoạt động đầu tư và cho vay. Việc gia tăng hoạt động đầu tư và cho vay đến lượt nó lại mang lại lợi nhuận trên tổng tài sản cao cho ngân hàng (Linda Allen & Anoop Rai, 1996 và Ken Holden & Magdi El-Banany, 2004). 2.1.3. Quy mô ngân hàng (Bank size) Kết quả nghiên cứu của Fadzan Sufian & Royfaizal Razali Chong (2008) tại Philippines, nghiên cứu của Pasiouras & Kosmidous (2007) tại ngân hàng của 15 nước EU trong khoảng thời gian từ 1995-2001, nghiên cứu của Staikouras, Mamatzakis & Koutsomanoli – Filippaki (2008) tại các ngân hàng Châu Âu từ năm 1998-2005 đã tìm ra mối tương quan âm giữa quy mô ngân hàng và khả năng sinh lợi của các ngân hàng. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Fadlan Sufian (2011) tại Hàn Quốc, nghiên cứu của Spathis et al. (2002) tại các ngân hàng Hy Lạp từ năm 1990 – 1999, nghiên cứu của Kosmidous (2008) tại các ngân hàng Hy Lạp từ năm 1990-2002 đã tìm ra mối tương quan dương giữa quy mô ngân hàng và khả năng sinh lợi của các ngân hàng. 2.1.4. Rủi ro thanh khoản (Liquidity risk) Molyneux và Thornton (1992) và Fadlan Sufian (2011) đều tìm ra mối tương quan nghịch giữa rủi ro thanh khoản và khả năng sinh lợi của ngân hàng, kết quả nghiên cứu cho thấy ngân hàng có khả năng thanh quản kém hơn sẽ có khả năng sinh lợi cao hơn. 2.1.5. Rủi ro tín dụng (Credit risk) Các nghiên cứu của Panayiotis P. Athanasoglou et.al (2005) ở Hy Lạp, Panayiotis P.Athanasoglou et.al (2006) ở vùng đông nam Châu Âu, Fadzlan Sufian & Royfaizal Razali Chong (2008) ở Philippines, Anna P.I.Vong & Hoi Si Chan (2009) ở Macao, Fadlan Sufian (2011) ở Hàn Quốc đều tìm ra mối tương quan âm giữa rủi ro tín dụng và khả năng sinh lợi của ngân hàng. Các nghiên cứu này đưa ra lời khuyên rằng các ngân hàng nên tập trung vào việc quản lý rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng hơn là việc mở rộng dư nợ tín dụng. 2.1.6. Mức độ đa dạng hóa (Level of diversification) Khi các ngân hàng được đa dạng hóa, nó có thể sinh ra nhiều nguồn thu nhập hơn, vì thế có thể giảm được sự phụ thuộc của nó vào thu nhập từ lãi, thu nhập mà dễ dàng bị chịu ảnh hưởng bởi môi trường kinh tế vĩ mô. Kết quả nghiên cứu của Guorong Jiang et al. (2003) chỉ ra rằng các ngân hàng đa dạng hóa ở Hong Kong có khả năng sinh lợi cao. Tương tự, nghiên cứu của Fadzlan Sufian (2011) cũng cho thấy mối tương quan thuận giữa thu nhập phi lãi và khả năng sinh lợi của ngân hàng Hàn Quốc. Nghiên cứu chỉ ra rằng các ngân hàng có thu nhập đa dạng từ các công cụ phái sinh và các hoạt động thu phí khác có khả năng sinh lợi cao. Nghiên cứu của Fadzlan Sufian & Royfaizal Razali Chong (2008) ở Philippines cũng cho thấy mối tương quan dương giữa thu nhập phi lãi và khả năng sinh lợi của ngân hàng. Nghiên cứu này đưa ra lời đề nghị rằng các ngân hàng nên cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ mới để nâng cao khả năng sinh lợi. Ngoài ra, các ngân hàng cũng cần chú trọng đến việc phát triển công nghệ để tăng thêm tính tiện ích cho các sản phẩm của mình cũng như góp phần cải thiện năng suất lao động cho ngân hàng. 2.1.7. Chi phí hoạt động (Operating cost) Kinh nghiệm thực tế cho thấy, các ngân hàng có chi phí hoạt động càng cao thì khả năng sinh lợi càng thấp. Và lập luận đó đã được ủng hộ bởi kết quả nghiên cứu của Bouke (1989), Guorong Jiang et al. (2003), Panayiotis P. Athanasoglou et.al (2005), Fadlan Sufian (2011), Fadzlan Sufian & Royfaizal Razali Chong (2008), Sufian & Habibullah (2009). Ngược lại Molyneur và Thornton (1992) lại phát hiện ra biến chi phí có tác động thuận đến khả năng sinh lợi của ngân hàng Châu Âu. Họ đã chứng minh được rằng các ngân hàng đạt được lợi nhuận cao có chi phí tiền lương cao. Nghiên cứu của Balachandher K.Guru et al.(2002) về các yếu tố quyết định khả năng sinh lợi của các ngân hàng ở Malaysia, sử dụng mẫu là 17 ngân hàng thương mại Malaysia trong khoảng thời gian từ 1986 - 1995 đã cho kết quả về mối tương quan thuận giữa chi phí vận hành và khả năng sinh lợi của ngân hàng. Mối tương quan thuận giữa khả năng sinh lợi và chi phí cũng được tìm thấy ở Tunisia trong nghiên cứu của Ben Naceur & Goaied (2008). Kết quả nghiên cứu của họ đã ủng hộ học thuyết tiền lương: lương tăng thì năng suất lao động cũng tăng. 2.1.8. Chính sách lãi suất (Interest rate policy) Chính sách lãi suất của ngân hàng bao gồm lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Lãi suất huy động là một trong những nguồn chi phí vốn của ngân hàng. Đó là lý do tại sao Steven Fries et al. (2002) cho rằng hàm số lợi nhuận của một ngân hàng bao gồm tiền lãi để thanh toán cho người gửi tiền. Mặt khác, tiền lãi từ hoạt động tín dụng của ngân hàng là nguồn thu nhập chủ yếu được dùng để tái đầu tư mở rộng kinh doanh. Bobáková (2003) cho rằng khả năng sinh lợi của ngân hàng bị ảnh hưởng bởi chính sách lãi suất và chính sách này có thể được điều chỉnh để nâng cao khả năng sinh lợi của ngân hàng. Vì thế, yếu tố quyết định chính là năng lực của ngân hàng trong việc xây dựng chuẩn khung lãi suất để đáp ứng chi phí sử dụng vốn, chi phí hoạt động cũng như lợi nhuận yêu cầu của các cổ đông ngân hàng. 2.1.9. Năng suất lao động (Labour productivity) Những bằng chứng thực nghiệm từ Panayiotis P. Athanasoglou et al.,( 2005) đã chỉ ra rằng năng suất lao động tăng có ảnh hưởng tích cực và quan trọng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Nghiên cứu này cho thấy năng suất lao động cao là một nhân tố quan trọng tạo ra thu nhập cao cho ngân hàng. Vì thế, các ngân hàng nên hướng đến mục tiêu tăng năng suất lao động thông qua các chiến lược khác như: giữ ổn định đội ngũ lao động, đảm bảo chất lượng cao hơn của lao động được tuyển dụng mới, cắt giảm nhân sự để tăng tổng đầu ra bằng cách tăng cường đầu tư vào các tài sản cố định kết hợp với công nghệ mới. 2.1.10. Tình trạng công nghệ thông tin (State of information technology) Hệ thống công nghệ thông tin góp phần quan trọng trong việc quản lý cũng như hiệu quả dịch vụ khách hàng. Porter và Millar (1985) đã chứng minh rằng đầu tư vào công nghệ thông tin đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm tổng chi phí của ngân hàng (đưa ra lợi thế chi phí) và đa dạng hóa sản phẩm (đưa ra lợi thế cạnh tranh), được phản ánh trong sự gia tăng của lợi nhuận ròng. Sử dụng những bằng chứng từ những dữ liệu kế toán, Holden và El-Bannany đã điều tra thực nghiệm xem liệu việc đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin có ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng Mỹ trong suốt khoảng thời gian từ năm 1976 đến năm 1996 hay không. Kết quả nghiên cứu của họ chỉ ra rằng việc đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin (chủ yếu là đầu tư vào hệ thống máy ATM) có ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Tương tự, một vài nghiên cứu khác (ví dụ như: Abdullah, 1985; Katagiri, 1989; Shawky, 1995 và Gupta, 1998) cho thấy rằng việc phát triển hệ thống máy ATM của ngân hàng sẽ đem lại thu nhập từ dịch vụ cao hơn mà không cần phải tuyển thêm nhân sự và mở thêm chi nhánh, vì vậy giảm được chi phí giao dịch và cuối cùng là tăng khả năng sinh lợi của ngân hàng. Sử dụng Internet để thực hiện các giao dịch ngân hàng cũng giúp làm giảm chi phí giao dịch và nâng cao khả năng sinh lợi của ngân hàng. Daniel và Storey (1997) rút ra từ kết quả của một cuộc điều tra trong đó mỗi giao dịch không dùng tiền mặt giảm được 1,08 bảng Anh cho một chi nhánh. 2.2. Các nhân tố bên ngoài Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng là các nhân tố nằm ngoài khả năng kiểm soát của các nhà quản trị ngân hàng, nó tượng trưng cho các sự kiện diễn ra bên ngoài ngân hàng. Tuy nhiên, các nhà quản trị vẫn có thể lường trước được những thay đổi của môi trường bên ngoài và cố gắng xây dựng những chính sách nhằm nắm bắt kịp thời các cơ hội phát triển cũng như hạn chế tối đa những tác động không mong muốn do các nhân tố bên ngoài mang lại. Trong các nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới, các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng bao gồm: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ lạm phát, tốc độ tăng cung tiền, sự phát triển của thị trường chứng khoán, sự tự do hóa thị trường ngoại hối, sự tập trung kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng. 2.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Theo kinh nghiệm thông thường, trong thời kỳ kinh tế bùng nổ sẽ có nhiều nhu cầu tín dụng hơn trong thời kỳ kinh tế suy thoái. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao sẽ làm tăng sức mạnh cho các gói dư nợ tín dụng vì lúc này các doanh nghiệp có điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn, khả năng trả nợ cao hơn góp phần vào việc giảm rủi ro tín dụng. Ngược lại, điều kiện kinh tế suy thoái có thể gây tổn thất cho ngân hàng do tăng các khoản vay không hiệu quả. Brouke (1989) đã đưa ra những bằng chứng thực nghiệm cho thấy tăng trưởng kinh tế làm tăng lợi nhuận của ngân hàng. Các nghiên cứu khác như nghiên cứu của Balachandher K.Guru et al.(2002), Gerlach et al.(2004), Bashir (2003), Nier (2000), Sufian & Habibullah (2009) cũng tìm ra mối tương quan dương giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và khả năng sinh lợi của ngân hàng. Trong khi kết quả nghiên cứu của Fadzlan Sufian & Royfaizal Razali Chong (2008), Anna P.I.Vong & Hoi Si Chan (2009) lại cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế không có ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. 2.2.2. Tốc độ lạm phát Những bằng chứng thực nghiệm trong nghiên cứu của Demirguc – Kunt và Huizinga (1999), Demirguc – Kunt và Huizinga (2001) đã chỉ ra rằng lạm phát làm nâng cao khả năng sinh lợi của ngân hàng. Họ cho rằng mối tương quan dương giữa tốc độ lạm phát và khả năng sinh lợi của ngân hàng chỉ ra rằng thu nhập của ngân hàng tăng nhanh hơn chi phí của ngân hàng. Tốc độ lạm phát cao đi cùng với lãi suất cho vay cao và vì thế thu nhập cũng cao. Nhưng nếu lạm phát xảy ra bất ngờ và ngân hàng tỏ ra chậm chạp trong việc điều chỉnh lãi suất thì chi phí của ngân hàng có thể tăng nhanh hơn thu nhập và do đó ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Sử dụng dữ liệu của 154 ngân hàng trong suốt khoảng thời gian từ 1980 – 2006, Uhomoibhi Toni Aburime (2008) đã nghiên cứu về các yếu tố kinh tế vĩ mô quyết định đến khả năng sinh lợi của ngân hàng Nigeria và cũng tìm ra mối tương quan dương giữa tốc độ lạm phát và khả năng sinh lợi của ngân hàng. Cùng cho kết quả về quan hệ thuận giữa hai biến này còn có các nghiên cứu của Balachandher K.Guru et al. (2002), P. Athanasoglou et.al (2006), Anna P.I.Vong & Hoi Si Chan (2009). Tuy nhiên, nghiên cứu của Uche (1996) và Ogowewo và Uche (2006) lại cho kết quả âm. Họ giải thích rằng ở Nigeria, trong thời kỳ lạm phát cao, các ngân hàng dễ bị tổn thương và lạm phát là nhân tố chính gây áp lực cho các định chế tài chính này. Lạm phát gây mất ổn định kinh tế vĩ mô, làm cho rủi ro của ngân hàng tăng cao và khả năng sinh lợi giảm xuống. Không chỉ riêng ở Nigeria, nghiên cứu của Fadzlan Sufian & Royfaizal Razali Chong (2008) cũng cho kết quả tương tự ở Philippines. Như vậy, ở những quốc gia khác nhau, tác động của lạm phát lên khả năng sinh lợi của ngân hàng theo chiều hướng hoàn toàn khác nhau. 2.2.3. Tốc độ tăng cung tiền Nghiên cứu của Sufian & Habibullah (2009) đã tìm ra mối tương quan nghịch giữa tốc độ tăng cung tiền và khả năng sinh lợi của ngân hàng Trung Quốc. Trong khi đó, nghiên cứu của Fadzlan Sufian & Royfaizal Razali Chong (2008) lại không tìm thấy mối liên hệ giữa tốc độ tăng cung tiền và khả năng sinh lợi của các ngân hàng Phippines. 2.2.4. Sự phát triển của thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán càng phát triển rộng, càng năng động và càng hiệu quả khi đất nước trở nên giàu có hơn. Vì thế, các nước đang phát triển thường có ít thị trường chứng khoán phát triển hơn. Theo những nghiên cứu của Demirguc – Kunt và Huizinga (1999), Bashir (2000), Demirguc – Kunt và Huizinga (2001), Sammy Ben Naceur (2003), Sammy Ben Naceur & Goaied (2008) chỉ ra rằng ngân hàng sẽ có cơ hội nâng cao lợi nhuận ở những nước có thị trường chứng khoán phát triển. Vì khi thị trường chứng khoán phát triển, các ngân hàng có thể dễ dàng tăng vốn của mình, mà vốn lại là một nhân tố quan trọng góp phần làm tăng khả năng sinh lợi của ngân hàng. Hơn nữa, khi thị trường chứng khoán phát triển, thông tin tài chính của các công ty sẽ minh bạch hơn, nhờ đó các ngân hàng có thể đưa ra các quyết định cho vay chính xác, góp phần làm giảm rủi ro tín dụng, từ đó làm tăng lợi nhuận và nâng cao khả năng sinh lợi cho ngân hàng. 2.2.5. Sự tự do hóa thị trường ngoại hối Khả năng sinh lợi của ngân hàng ở một quốc gia có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ tỷ giá hối đoái ở quốc gia đó. Ogunleye (1995) đã khẳng định rằng lợi nhuận của ngân hàng có thể bị hạn chế bởi chế độ tỷ giá cố định; trong khi đó, chế độ tỷ giá thả nổi có điều chỉnh và thả nổi hoàn toàn lại cho phép một biên độ đủ rộng cho các ngân hàng trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối và vì thế có thể làm cho khả năng sinh lợi của ngân hàng tăng cao. Tuy nhiên, Uhomoibhi Toni Aburime (2008) lại tìm ra mối tương quan âm giữa sự tự do hóa thị trường ngoại hối và khả năng sinh lợi của ngân hàng. Điều này có nghĩa là ngân hàng Nigeria tạo ra được lợi nhuận cao hơn trong thời kỳ chế độ tỷ giá cố định 2.2.6. Mức độ độc quyền của ngành ngân hàng Nghiên cứu của Demirguc – Kunt và Huizinga (1999) đã tìm ra mối tương quan âm giữa tỷ số độc quyền và lợi nhuận biên của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu này cho thấy tỷ số tổng tài sản toàn ngành ngân hàng trên GDP càng lớn và tỷ số độc quyền càng thấp thì lợi nhuận biên và khả năng sinh lợi cảng giảm. Các nghiên cứu của P.Athanasoglou et al. (2006) về các yếu tố quyết định khả năng sinh lợi của các ngân hàng ở vùng đông nam Châu Âu trong khoảng thời gian từ 1998 – 2002, Fadlan Sufian (2011) tại Hản Quốc cũng cho kết quả tương tự. Tuy nhiên nghiên cứu của Ben Naceur & Goaied (2008) lại cho kết quả ngược lại Nghiên cứu giải thích mối tương quan âm này có nghĩa là độc quyền làm cho khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại Tunisia thấp hơn so với thị trường cạnh tranh. CHƯƠNG 3 HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTMCP TỪ NĂM 2005 ĐẾN 2010 3.1. Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) (Xem phụ lục bảng 3.1) ROA trung bình của các NHTMCPVN có xu hướng tăng trong giai đoạn từ năm 2005-2007. Giai đoạn từ năm 2008-2010, ROA trung bình có xu hướng giảm. Năm 2005, ROA trung bình của các NHTMVN đạt 1,31%, trong đó nổi bật nhất là ngân hàng KLB có khả năng sinh lợi cao nhất trong toàn hệ thống ngân hàng với ROA đạt 2,71%. Các ngân hàng như HBB, MB, NVB, SHB, STB cũng thuộc nhóm các ngân hàng có khả năng sinh lợi cao. Các ngân hàng lớn như VCB, CTG, EIB có khả năng sinh lợi rất thấp, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình năm 2005. Năm 2006, nền kinh tế Việt Nam phát triển trong điều kiện nền kinh tế vĩ mô khá thuận lợi. Tổng sản phẩm quốc nội GDP tăng 8,17%, với những lực đẩy chính là tiêu thụ nội địa, xuất khẩu và đầu tư. Trong năm, tỷ số giá tiêu dùng tăng 6,6% là mức chấp nhận được. Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) đã mở ra những cơ hội và thách thức mới. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là điểm sáng nổi bật nhất trong bức tranh kinh tế Việt Nam. Năm 2006, tổng số vốn FDI đăng ký mới và đầu tư bổ sung đạt trên 10,2 tỷ USD – mức cao nhất kể năm 1988. Kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm ước đạt 40 tỷ USD – tăng 24% so với năm 2005. Năm 2006 cũng chứng kiến sự bùng nổ của thị trường chứng khoán Việt Nam, thu hút một lượng đầu khổng lồ từ các nhà đầu tư. Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường này cũng thu hút khá nhiều các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Thị trường tài chính ngân hàng cũng có nhiều khởi sắc, đánh dấu một bước phát triển cả về chất và lượng của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) trung bình của các NHTMVN đạt mức 1,45% tăng hơn so với mức 1,31% của năm 2005. Trong năm 2006, ROA của WB đã vượt lên đứng đầu danh sách, khi con số này đạt 2,88%. Cũng trong năm 2006, ngành ngân hàng chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của VCB khi khả năng sinh lợi được cải thiện đáng kể, từ mức 0,95% năm 2005 lên mức 1,58% năm 2006. Các ngân hàng như GDB, KLB, HBB, HDB, MXB, MB, NVB, STB thuộc nhóm các ngân hàng có tỷ suất sinh lợi trên tài sản cao trong năm 2006. Đáng chú ý là ngân hàng SHB, trong năm 2005 ROA của ngân hàng này thuộc nhóm các ngân hàng có ROA cao, nhưng sang năm 2006 tỷ số này lại giảm hơn một nửa. Khả năng sinh lợi của CTG chỉ đạt 0,44% thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình, CTG dường như vẫn tỏ ra khá yếu kém trong việc sử dụng tài sản hiệu quả. Mặt khác, ta dễ dàng nhận thấy các ngân hàng càng có quy mô tài sản nhỏ thì càng có hệ số ROA cao, điển hình như ngân hàng WB, KLB, MXB. Các ngân hàng có quy mô tài sản lớn như VCB, CTG lại có hiệu quả sử dụng tài sản thấp hơn. Điều này được giải thích là do các ngân hàng này có bộ máy hoạt động khá cồng kềnh, tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, mặt khác các chi phí cho việc bảo dưỡng, vận hành máy móc, sửa chữa trang thiết bị văn phòng, … tốn kém khiến cho lợi nhuận bị giảm đáng kể, ROA cũng vì thế mà thấp hơn so với các ngân hàng có quy mô tài sản nhỏ. Nhìn chung trong năm 2007, hiệu quả hoạt động của các NHTMCP đã được nâng cao. Hệ số ROA trung bình đạt 1,48% mức cao nhất trong 6 năm, từ 2005-2010. Ngân hàng DAB có ROA cao nhất đạt 3,61%, ngân hàng VTN có ROA thấp nhất đạt 0,04%. Các ngân hàng như: ACB, GDB, KLB, MXB, RKB, SGB, STB, WB thuộc nhóm các ngân hàng có ROA cao trong năm 2007. Trong khi các ngân hàng ABB, CTG, HDB, MSB, NVB, OJB, VIB thuộc nhóm các ngân hàng có ROA thấp, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình năm 2007. Vì các NHTMCPVN có quy mô nhỏ nên ROA thường cao hơn mức trung bình của các ngân hàng trên thế giới (ROA: 1,19%), và các ngân hàng trong khu vực Châu Á (ROA: 0,89%) (Nguồn: Jaccar Equity Reseach Vietnam, 2009, số liệu thống kê năm 2007). Năm 2007, ngân hàng DAB có ROA cao nhất trong các ngân hàng, thấp nhất là ngân hàng VTN. Bước sang năm 2008, nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như ngành ngân hàng Việt Nam nói riêng phải chịu tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Ngành ngân hàng một mặt phải đối phó với những khó khăn từ thực trạng nền kinh tế, mặt khác lại phải chịu sự chi phối của các chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách điều hành lãi suất, tiền tệ của Chính Phủ và NHNN. Lạm phát tăng cao đến 22% trong năm 2008 đã trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của các NHTMVN. ROA trung bình của các NHTMCP giảm từ mức 1,48% trong năm 2007 xuống còn 1,40% trong năm 2008. GDB có ROA thấp nhất đạt 0,15%, LVB có ROA cao nhất đạt 5,95%. Nhóm các ngân hàng có ROA cao bao gồm ACB, FCB, MXB, SGB, STB, TCB, TPB, WB. Các ngân hàng như ABB, CTG, GB, HDB, MSB, NVB, OCB, PNB, RKB, VAB, VCB, VIB,VPB thuộc nhóm các ngân hàng có ROA thấp. Nhìn chung, trong năm 2008, các ngân hàng đều có ROA giảm so với năm 2007. Năm 2009, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn chưa thật sự chấm dứt, tình hình kinh tế trong nước còn gặp nhiều khó khăn, thị trường trong nước và thế giới biến động theo chiều hướng khá phức tạp; điều này đã làm cho khả năng sinh lợi trung bình của toàn khối NHTMCPVN tiếp tục giảm, chỉ còn 1,33%. Ngân hàng FCB là ngân hàng có ROA cao nhất đạt 4,01%; ngược lại, ngân hàng DAB lại trở thành ngân hàng có ROA thấp nhất với mức 0,3%. Các ngân hàng như: EIB, GDB, LVB, MXB, SGB, STB, TCB thuộc nhóm các ngân hàng có ROA cao. Các ngân hàng như CTG, NAB, NVB, OJB, PNB, RKS, SCB, VIB, VTN thuộc nhóm các ngân hàng có ROA thấp. Năm 2010 là một năm đầy khó khăn của thị trường tiền tệ trong nước và trên thế giới khi mà các nước đang nỗ lực phục hồi sau những biến động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu năm 2008 và 2009. Thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán chưa thực sự phục hồi, bên cạnh đó những biến động bất thường về giá vàng, giá USD trong nước tại một số thời điểm đã gây ra những kho khăn nhất định cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đồng thời, sự gia tăng nhanh mạng lưới chi nhánh các ngân hàng trong nước, sự xâm nhập ngày càng sâu rộng của các ngân hàng nước ngoài đã tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các TCTD. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn về năng lực tài chính và các chỉ tiêu an toàn trong ngân hàng đã được áp dụng theo hướng đảm bảo an toàn hơn, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế. Để đạt được các tiêu chuẩn này, các ngân hàng phải nâng cao năng lực tài chính, cơ chế quản trị rủi ro, chính sách kinh doanh,… Chính những yếu tố này đã tạo ra những thách thức không nhỏ đối với các ngân hàng khi thị trường tài chính còn nhiều khó khăn. Chính vì vậy, ROA trung bình toàn khối NHTMCPVN trong năm 2010 giảm xuống mức 1,18% từ mức 1,33% của năm 2009. Trong đó, ngân hàng SGB đạt tỷ suất sinh lợi trên tài sản cao nhất (4,73%), con số này tại ngân hàng SCB là 0,46% đạt giá trị nhỏ nhất. Các ngân hàng như: EIB, FCB, LVB, MB, STB, TCB, VCB thuộc nhóm các ngân hàng có ROA cao, trong khi các ngân hàng như CTG, GB, GDB, MXB, NAB, NVB, TPB, VIB, VPB, WB thuộc nhóm các ngân hàng có ROA thấp. Nếu xét riêng từng ngân hàng qua các năm thì ngân hàng STB là ngân hàng có khả năng sinh lợi đạt mức cao và ổn định nhất, tỷ suất sinh lợi trên tài sản của STB luôn đạt giá trị trên mức trung bình chung toàn khối NHTMCP. Một ngân hàng khác là SGB cũng tỏ ra khá hiệu quả trong việc sử dụng tài sản khi tỷ số ROA luôn ở mức cao và tăng đều qua các năm và đến năm 2010 SGB đã vươn lên giữ vị trí đứng đầu trong toàn khối NHTMCP với ROA đạt 4,73%. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn từ nền kinh tế nhưng ACB, EAB, HBB, FCB, KLB, TCB, MB luôn giữ vững được mức ROA lớn hơn 1% qua các năm. LVB có tỷ suất sinh lợi trên tài sản năm 2008 đạt 5,95% - cao nhất trong các ngân hàng từ trước tới nay, tuy nhiên tỷ số này lại có xu hướng giảm mạnh, đến năm 2010 tỷ số này chỉ còn ở mức 1,95%. Cũng giống như LVB, ngân hàng WB có suất sinh lợi rất cao từ năm 2005-2008, tuy nhiên đến năm 2009 tỷ số này có dấu hiệu giảm dần và kết thúc năm 2010, tỷ số ROA của WB chỉ còn ở mức 0,55%. Hai ngân hàng NAB và NVB tỏ ra chống chọi khá kém với những cú sốc của nền kinh tế, cụ thể là ROA của NAB ở mức 1,43% trong năm 2007 đột ngột giảm xuống chỉ còn 0,16% trong năm 2008 khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra. Tình trạng của NVB cũng diễn ra tương tự khi ROA giảm từ mức 2,13% trong năm 2005 xuống còn 1,85%; 0,75%; 0,52% trong các năm tiếp theo. Hai ngân hàng có quy mô tài sản lớn là EIB và VCB đã cải thiện được rõ rệt khả năng sinh lợi của mình khi tỷ số ROA của hai ngân hàng này đã dần đi vào ổn định và đạt giá trị trên 1%. Ngân hàng CTG tuy luôn đứng trong nhóm các ngân hàng có ROA thấp nhất và đến năm 2010 ROA của ngân hàng này vẫn đạt con số dưới mức 1% , nhưng khả năng sinh lợi tại CTG lại có xu hướng tăng đều qua các năm. Cùng thuộc nhóm các ngân hàng có tỷ suất sinh lợi trên tài sản thấp là 3 ngân hàng GB, OJB, VIB; trong khoảng thời gian từ 2005-2010, tỷ số ROA của 3 ngân hàng này chưa từng chạm mức 1%. Nói tóm lại, giai đoạn từ năm 2005-2010 là giai đoạn chứng kiến một bước chuyển mình của nền kinh tế Việt Nam, những khó khăn và thuận lợi, những cơ hội và thách đan xen; cùng với những thăng trầm của kinh tế đất nước, các NHTMVN mà đặc biệt là khối TMCP đã cố gắng vươn lên, từng bước cải thiện hiệu quả hoạt động của mình, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của cả nước. 3.2. Tổng tài sản (Xem phụ lục bảng 3.2 và bảng 3.3) Tổng tài sản của các ngân hàng từ năm 2005-2010 liên tục tăng, năm sau đều tăng cao hơn năm trước. Tốc độ tăng tổng tài sản của các ngân hàng diễn ra mạnh mẽ nhất vào hai năm 2006 và 2007 khi mà nền kinh tế có những thuận lợi và thành tựu vượt bậc, thị trường tài chính phát triển, các ngân hàng hoạt động hiệu quả và tổng tài sản không ngừng tăng lên. Tuy nhiên bước sang năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản tại các ngân hàng đã dần chậm lại, thậm chí có ngân hàng còn đạt mức tăng trưởng âm trong năm 2008 so với năm 2007, ví dụ như: ABB, HDB, OCB, SEABANK, VIB. Năm 2009 và 2010, tổng tài sản của các ngân hàng đã có sự tăng trở lại nhưng với tốc độ chậm hơn hai năm 2006 và 2007. Xuất thân từ ngân hàng thương mại nhà nước, được cổ phần hóa để trở thành NHTMCP, hai ngân hàng VCB và CTG có một giá trị tài sản khổng lồ và chiếm tỷ trọng lớn trong khối các NHTMCPVN. Tuy nhiên, với sự vươn lên mạnh mẽ của các NHTMCP khác, tỷ trọng tài sản của VCB và CTG đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Tính đến cuối năm 2010, tỷ trọng tài sản của CTG chiếm 14,88%, tỷ trọng tài sản của VCB chiếm 12,42% tổng tài sản toàn khối NHTMCPVN. VCB có mức tăng tài sản khá đều qua các năm, tốc độ tăng trung bình đạt 17,6%. Sẵn có mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp trên phạm vi cả nước nên trong giai đoạn từ năm 2007 trở về sau, VCB không tập trung vào tài sản cố định mà chuyển sang các tài sản khác như chứng khoán kinh doanh, cho vay khách hàng, góp vốn đầu tư dài hạn. Ngân hàng CTG cũng có mức tăng trưởng tài sản khá đều đặn từ năm 2005 đến 2009, năm 2010 tổng tài sản của CTG có sự tăng trưởng vượt bậc đạt mức 51%, vượt qua VCB và trở thành ngân hàng có tài sản lớn nhất trong khối các NHTMCPVN. Tài sản của CTG có sự tăng trưởng vượt bậc vào năm 2010 là do ngân hàng này tập trung vào việc cho vay các TCTD khác (tăng 177% so với năm 2009), chứng khoán đầu tư (tăng 58%), góp vốn đầu tư dài hạn (tăng 43%). Ngoài hai ngân hàng lớn là CTG và VCB, các ngân hàng TMCP khác cũng có những bước phát triển tổng tài sản theo cách riêng của mình. Đứng vị trí thứ 3 về giá trị tài sản, chỉ sau CTG và VCB là ngân hàng ACB. Tài sản của ACB liên tục tăng trong giai đoạn từ 2005-2010. Các chi nhánh và phòng giao dịch của ACB đã có độ bao phủ trên phạm vi toàn quốc nên trong các năm từ 2007-2010, ACB không chú trọng đến việc mở rộng mạng lưới mà đầu tư sang các hoạt động khác như chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư, cho vay khách hàng. Tính đến cuối năm 2010, tổng tài sản của ACB đã đạt giá trị 205.102.950 triệu đồng, chiếm 8,3% tổng tài sản toàn khối NHTMCPVN. Ngân hàng có giá trị tài sản đứng thứ 4 là STB. Tốc độ tăng tài sản của STB từ 2005-2010 phản ánh theo đúng những diễn biến của nền kinh tế Việt Nam. Cụ thể là trong hai năm 2006 và 2007, khi nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh thì tốc độ tăng tổng tài sản của STB trong hai năm này cũng rất cao (71% năm 2006 và 161% năm 2007). Năm 2008, nền kinh tế gặp khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng tài sản của STB giảm xuống mức 6%. Đến năm 2009 và 2010, khi nền kinh tế đã dần đi vào hồi phục, tốc độ tăng trưởng tài sản của STB lại có mức tăng trở lại, đạt 44% trong cả hai năm 2009 và 2010. Trong cơ cấu tài sản, STB không tập trung vào khoản mục tài sản cố định mà tập trung vào các khoản mục khác như chứng khoán kinh doanh, góp vốn đầu tư dài hạn, cho vay khách hàng. Một ngân hàng có giá trị tổng tài sản lớn tiếp theo là TCB. Ngân hàng TCB được xem là ngân hàng có mức tăng trưởng tài sản ổn định nhất trong giai đoạn từ năm 2005-2010, tốc độ tăng trung bình hằng năm đạt 60%, tỷ trọng tài sản của TCB trong tổng tài sản của khối NHTMCP tăng liên tục qua các năm. Năm 2006, tổng tài sản của TCB tăng 62%, trong đó chủ yếu là tăng tài sản cố định hữu hình (tăng 304%) để đầu tư cho việc xây dựng trụ sở mới, mở thêm các chi nhánh và phòng giao dịch. Năm 2007, tổng tài sản của TCB tăng 128% so với năm 2006, tất cả các khoản mục trong tổng tài sản đều tăng với tốc độ trên 100%. Năm 2008, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, một số ngân hàng đạt mức tăng trưởng tài sản âm, TCB vẫn chứng tỏ là một ngân hàng hoạt động khá an toàn và hiệu quả khi tổng tài sản vẫn tăng 50% so với năm 2007 và tốc độ này vẫn tăng đều đặn ở mức 56% và 62% trong hai năm 2009 và 2010. Ngân hàng WB được xem là ngân hàng có tốc độ tăng tổng tài sản ấn tượng nhất trong giai đoạn từ 2005-2009 (tăng 136% năm 2006, Tăng 155% năm 2007, tăng 196% năm 2008 và 288% năm 2009). Tuy nhiên, đến năm 2010, tài sản của WB lại đột ngột giảm 9% so với năm 2009. Nguyên nhân là do WB đã giảm tiền gửi tại các TCTD khác (giảm 84%). Tỷ trọng tài sản của ABB trong tổng tài sản toàn khối NHTMCP ngày càng tăng, tài sản tăng với tốc độ nhanh nhất vào hai năm 2006 và 2007. Năm 2006, tổng tài sản của ABB tăng 358% so với năm 2005, trong đó đáng chú ý là các khoản tăng về tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng khác (tăng 1.100%), tiền gửi có kỳ hạn và cho vay các tổ chức tín dụng (tăng 943%), tài sản cố định hữu hình (tăng 264%), các tài sản khác (tăng 910%). Các khoản tăng này cho thấy trong năm 2006, giá trị giao dịch thanh toán qua ABB tăng, ngoài ra tài sản cố định hữu hình và các tài sản khác tăng cao chứng tỏ ABB đã tập trung mạnh vào việc phát triển mạng lưới các chi nhánh, PGD của mình. Thật vậy, năm 2006 được đánh dấu là năm phát triển nhanh của mạng lưới hoạt động của ABB để phục vụ khách hàng mới, tăng thêm sự thuận tiện cho khách hàng hiện tại khi số lượng điểm giao dịch của ABB đã tăng từ 8 điểm vào cuối năm 2005 lên 14 điểm vào cuối năm 2006. Bước sang năm 2007, ABB tiếp tục đầu tư vào việc mở rộng các chi nhánh, phòng giao dịch; tính đến cuối năm 2007, ABB đã có 54 điểm giao dịch trên toàn quốc. Tổng tài sản của ABB năm 2007 tăng 452% so với năm 2006, trong đó đáng chú ý là các khoản: cho vay khách hàng (tăng 509%), chứng khoán đầu tư (tăng 966%), tài sản cố định (tăng 1.216%). Các khoản cho vay khách hàng và chứng khoán đầu tư tăng chứng tỏ ABB đang đẩy mạnh hoạt động tín dụng truyền thống, bên cạnh đó cũng đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh của mình. Trước tình hình khó khăn chung của nền kinh tế Việt Nam, ABB đã chủ trương tập trung đảm bảo an toàn, mở rộng mạng lưới và tạo nền tảng phát triển bền vững cho những năm tiếp theo. Vì thế, tổng tài sản của ABB năm 2008 giảm 21% so với năm 2007, trong đó chứng khoán kinh doanh giảm 60%, chứng khoán đầu tư giảm 37%, tài sản cố định tăng 507%, tính đến cuối năm 2008, ABB đã có 70 điểm giao dịch trên cả nước. Năm 2009, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam, tổng tài sản của ABB trong năm 2009 đã tăng trưởng trở lại nhưng với tốc độ chậm hơn rất nhiều so với các năm trước. Tính đến cuối năm 2009, tổng tài sản của ABB tăng 97% so với năm 2008, trong đó: tiền, vàng gửi tại các TCTD khác tăng 245%, chứng khoán kinh doanh tăng 86%, cho vay khách hàng tăng 97%. Năm 2010, tổng tài sản của ABB tăng 43%, trong đó: tiền mặt, vàng bạc, đá quý tăng 117%, cho vay khách hàng tăng 58%, tài sản có khác tăng 477%. Tính đến cuối năm 2010, ABB đã có 115 chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước. Kịch bản cũng xảy ra tương tự tại các ngân hàng HDB, OCB, SEABANK, VIB khi tài sản tăng mạnh vào hai năm 2006 và 2007, giảm vào năm 2008 và có mức tăng nhẹ trở lại vào năm 2009 và 2010. Tuy nhiên, trong cơ cấu tài sản của từng ngân hàng lại có sự tăng giảm khác biệt ở các khoản mục. Cụ thể là: HDB, VIB không chú trọng tập trung tăng tài sản cố định mà chủ yếu tập trung vào các khoản khác như: cho vay các TCTD khác, chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư, cho vay khách hàng và góp vốn đầu tư dài hạn. Trong khi đó, ngân hàng OCB và SEABANK lại chú trọng đầu tư tài sản cố định, mở rộng mạng lưới tương tự như ABB. Là một ngân hàng có quy mô nhỏ, RKB lại có tốc độ tăng tổng tài sản rất nhanh qua các năm mà chủ yếu là tăng khoản mục tài sản cố định do ngân hàng này đang mở rộng mạng lưới hoạt động của mình ra khắp các tỉnh thành trên cả nước. RKB có tổng tài sản năm 2007 tăng 162% so với năm 2006 (trong đó tài sản cố định tăng 1.068%), năm 2008 tăng 161% so với năm 2007 (trong đó tài sản cố định tăng 22%, tiền gửi tại NHNN tăng 1.687%, tiền, vàng gửi tại các TCTD khác tăng 242%), năm 2009 tăng 185% so với năm 2008 (trong đó tài sản cố định tăng 204%), năm 2010 tăng 132% so với năm 2009 (trong đó tài sản cố định tăng 162%). Tính đến ngày 30/06/2011, RKB đã có 108 điểm giao dịch trên toàn quốc. Nhìn chung trong giai đoạn từ năm 2005-2010, ngành ngân hàng Việt Nam mà đạc biệt là khối TMCP có tốc độ tăng tài sản khá nhanh chủ yếu tập trung vào việc phát triển các mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch trên phạm vi toàn quốc, phát triển hệ thống công nghệ thông tin, lắp đặt các máy ATM, tạo nền tảng cơ sở vật chất vững chắc cho hoạt động của ngân hàng trong những năm sau. 3.3. Vốn chủ sở hữu (Xem phụ lục bảng 3.4) Cũng giống như diễn biến của mức tăng tổng tài sản, vốn chủ sở hữu của các ngân hàng có xu hướng tăng qua các năm, tăng mạnh nhất vào hai năm 2006 và 2007, năm 2008 tốc độ tăng giảm dần, thậm chí có ngân hàng còn đạt mức tăng trưởng âm; vốn chủ sở hữu có sự tăng trưởng trở lại vào năm 2009 và 2010 nhưng với tốc độ thấp hơn rất nhiều so với hai năm 2006 và 2007. Năm 2006, KLB có tốc độ tăng trưởng VCSH nhanh nhất, đạt 605% so với năm 2005. KLB có tốc độ tăng VCSH trong năm 2006 nhanh như vậy là do năm 2006 chính là năm KLB chính thức được chuyển đổi từ NHTMCP nông thôn lên NHTMCP thành thị. Việc tăng VCSH mà chủ yếu là tăng vốn điều lệ từ 28.039 triệu đồng lên 290.003 triệu đồng ( tăng 934%) đã tạo ra một nền tảng tài chính vững mạnh hơn cho KLB. Trong năm 2006, ABB cũng phát hành thêm 9.669.510 cổ phần (mệnh giá 100.000 VND/cổ phần), nâng mức vốn cổ phần từ 165.000 triệu đồng năm 2005 lên 1.131.951 triệu đồng vào cuối năm 2006 (tăng 586%), đẩy VCSH lên 1.190.274 triệu đồng (tăng 533%). SHB cũng là một ngân hàng có tốc độ tăng VCSH rất nhanh đạt mức 522% do trong năm này, SHB nhận thêm 85.559 triệu đồng vốn góp từ công ty TNHH T&T và 344.112 triệu đồng từ các cổ đông thể nhân, nâng mức vốn điều lệ từ 70.329 triệu đồng lên 500.000 triệu đồng. Vốn điều lệ của NVB trong năm 2006 tăng 400.000 triệu đồng so với năm 2005, cùng với việc tăng trích lập các quỹ đã làm cho VCSH năm 2006 của NVB đạt 521.135 triệu đồng (tăng 405%). HBB trong năm 2006 đã có 3 đợt tăng vốn điều lệ: đợt 1 vào ngày 24/01/2006 lên 500.000 triệu đồng, đợt 2 vào ngày 24/05/2006 lên 900.000 triệu đồng, đợt 3 vào ngày 27/10/2006 lên 1.000.000 triệu đồng, qua 3 đợt tăng vốn điều lệ, tính đến ngày 31/12/2006, vốn điều lệ của HBB đã đạt mức 1.000.000 triệu đồng, góp phần chính làm cho VCSH tăng 349%. Các ngân hàng khác như: EAB, EIB, MB, STB, VAB, VPB, WB cũng có tốc độ tăng VCSH trên 100% so với năm 2005. Năm 2007, MXB có tốc độ tăng trưởng VCSH nhanh nhất, đạt 516%, do trong năm này, vốn điều lệ của MXB tăng từ 70.000 triệu đồng lên 500.000 triệu đồng. SHB tiếp tục lại có đợt tăng vốn điều lệ lên 2.000.000 triệu đồng vào năm 2007, góp phần chính làm cho VCSH tăng 326% so với năm 2006. ACB cũng có đợt tăng vốn điều lệ mạnh trong năm 2007 khi NHNN cho phép ACB tăng vốn điều lệ lên 2.630.060 triệu đồng bằng cách chuyển 1.100.046 triệu đồng trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu, chuyển 330.014 triệu đồng từ Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ sang vốn điều lệ và phát hành thêm 99.953 triệu đồng cổ phiếu mới cho các cổ đông trong nước và nước ngoài. Kết quả là VCSH của ACB đã tăng 278% so với năm 2006. Được sự cho phép của NHNN, EIB đã tăng vốn điều lệ lên 2.800.000 triệu đồng, bằng cách phát hành thêm 158.762.900 cổ phần (mệnh giá: 10.000 VND/1 cổ phần), góp phần làm tăng VCSH thêm 223% so với năm 2006. Còn lại các ngân hàng khác hầu hết đều có tốc độ tăng VCSH đạt trên 100% so với năm 2006. Riêng WB, tốc độ tăng VCSH đã chậm lại, chỉ đạt 4% năm 2006. Năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hoạt động kinh doanh ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, lợi nhuận của các ngân hàng bị giảm hơn so với năm 2007 dẫn đến lợi nhuận chưa phân phối giảm, trong khi đó thị trường chứng khoán liên tục mất điểm, cơ hội tăng vốn chủ sở hữu bằng cách bán thêm cổ phiếu ra thị trường trở nên khó thực hiện hơn trước, chính vì những lý do đó mà tốc độ tăng VCSH của các NHTMCPVN trong năm 2008 đã giảm nhanh so với năm 2007, thậm chí có ngân hàng còn đạt mức tăng trưởng âm, ví dụ như: DAB, HBB, MSB, OCB, OJB, VTN. Ngân hàng HBB được xem là ngân hàng có mức giảm giá trị VCSH nhanh nhất trong năm 2008 khi VCSH của ngân hàng này đã giảm 185.666 triệu đồng (tương đương 6%) so với năm 2007 do lợi nhuận chưa phân phối giảm từ 293.774 triệu đồng xuống còn 70.992 triệu đồng. Tương tự như HBB, lợi nhuận chưa phân phối giảm đã khiến cho VCSH của các ngân hàng DAB, MSB, OCB, OJB, VTN giảm theo. Trong điều kiện kinh tế khó khăn như vậy, một số ngân hàng vẫn có mức tăng vốn điều lệ khá ấn tượng, ví dụ như: EIB vẫn tăng vốn điều lệ lên 7.219.999 triệu đồng (tăng 157%) góp phần làm tăng VCSH lên 6.549.134 triệu đồng (tăng 104%). HDB tăng vốn cổ phần từ 500.000 triệu đồng lên 1.550.000 triệu đồng (tăng 210%) góp phần chính trong việc tăng VCSH lên thêm 931.857 triệu đồng (tương đương 126%). WB tăng vốn cổ phần từ 200.000 triệu đồng lên 1.000.000 triệu đồng (tăng 400%); đồng thời các quỹ và lợi nhuận chưa phân phối cũng tăng đáng kể giúp VCSH của WB tăng 870.836 triệu đồng (tương đương tăng 377%) so với năm 2007. Các ngân hàng còn lại có tốc độ tăng VCSH trung bình ở mức 19%. Bước sang năm 2009, VCSH của các ngân hàng đã có sự tăng trưởng trở lại trong đó đáng chú ý nhất là VTN với mức tăng 503% so với năm 2008. Sở dĩ VTN có mức tăng trưởng VCSH cao như vậy là do vốn điều lệ của ngân hàng đã tăng từ 566.501 triệu đồng lên 3.617.446 triệu đồng. Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng VCSH cao thứ hai trong năm 2009 là RKB, đạt 168%, vì tăng vốn điều lệ từ 504.077 triệu đồng lên 1.500.000 triệu đồng. Ngân hàng OJB cũng có đợt tăng vốn điều lệ từ 1.000.000 triệu đồng lên 2.000.000 triệu đồng (tăng 100%) trong năm 2009, cộng với lợi nhuận chưa phân phối tăng từ 39.318 triệu đồng lên 194.947 triệu đồng (tăng 395%) đã góp phần làm cho VCSH của OJB tăng 109% so với năm 2008. Các ngân hàng khác đạt tốc độ tăng VCSH trung bình ở mức 28%. Theo nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 thì đến hết ngày 31/12/2010 các NHTMCPVN phải đạt được mức vốn điều lệ là 3.000 tỷ. Chính vì thế, trong năm 2010, tốc độ tăng VCSH diễn ra nhanh hơn ở những ngân hàng có quy mô nhỏ chưa đạt được mục tiêu về vốn điều lệ trong những năm trước như: MXB, DAB, KLB, RKB, VIB. Trong năm 2010, MXB đã bán 200 triệu cổ phần để tăng vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng, trong đó có 450 tỷ đồng (tương đương 15% vốn điều lệ) được bán cho đối tác chiến lược nước ngoài là công ty TNHH FFH, góp phần làm VCSH tăng 269% so với năm 2009. Ngân hàng DAB cũng tăng vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng lên 3.100 tỷ đồng, tốc độ tăng VCSH đạt 207%. KLB tăng vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng, tốc độ tăng VCSH đạt 189%. RKB tăng vốn điều lệ từ 1.500 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng, tốc độ tăng VCSH đạt 109%. VIB tăng vốn điều lệ từ 2.400 tỷ đồng lên 4.000 tỷ đồng, tốc độ tăng VCSH đạt 124%. Như vậy, kết thúc năm 2010, hầu hết các NHTMCPVN đã đạt được mức vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng theo quy định. Các NHTMCP như BVB, FCB, GDB, NAB, PGB vẫn chưa đạt được mức vốn điều lệ theo quy định (BVB có vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng, FCB có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng, GDB có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng, NAB có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng, PGB có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng). Ngoài các ngân hàng có tốc độ tăng VCSH trên 100%, các NHTMCP còn lại có mức tăng trung bình đạt 46% trong năm 2010. 3.4. Tiền gửi từ khách hàng (Xem phụ lục bảng 3.5) Nhìn chung, trong giai đoạn từ năm 2005-2010, các NHTMCPVN luôn có sự tăng trưởng khá cao đối với tiền gửi từ khách hàng, năm sau luôn tăng cao hơn năm trước. Các ngân hàng có quy mô nhỏ có tốc độ tăng tiền gửi từ khách hàng nhanh hơn các ngân hàng có quy mô lớn. Trong năm 2006, NVB có tốc độ tăng trưởng tiền gửi từ khách hàng cá nhân và các tổ chức kinh tế rất nhanh, tăng 1.274% so với năm 2005. Ngân hàng có tốc độ tăng nhanh thứ hai trong năm 2006 là ABB, từ 209.317 tỷ đồng lên 1.567.350 tỷ đồng (tăng 649%). Đặc biệt, hoạt động huy động vốn từ khách hàng doanh nghiệp là hoạt động khởi sắc nhất của ABB trong năm 2006 trên cơ sở quan hệ đã được thiết lập với các cổ đông chiến lược (EVN, PVFC, GELEXIMCO) và các công ty thành viên của họ là các đơn vị có nguồn tiền gửi và tiền thanh toán lớn. Tiền gừi từ khách hàng năm 2006 của SHB tăng 108% so với năm 2005, nguồn tiền gửi tăng thêm chủ yếu do ngân hàng đã nhận được nguồn tiền gửi bằng USD cho tất cả các kỳ hạn. Xét về giá trị tuyệt đối, CTG là ngân hàng có lượng tiền gửi từ khách hàng tăng nhiều nhất trong năm 2006 (tăng 15.296.395 triệu đồng). Trong năm 2006, để duy trì và phát triển thị phần, CTG đã thực hiện đồng bộ các giải pháp như điều hành linh hoạt cơ chế lãi suất, tăng cường tiếp thị, cung cấp sản phẩm huy động vốn mang tính cạnh tranh cao, đổi mới phong cách giao dịch, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, nâng cấp 70 điểm giao dịch mẫu theo tiêu chuẩn CTG. Về cơ cấu tiền gửi: Tiền gửi từ doanh nghiệp tăng 16,1% và chiếm 45% tổng tiền gửi huy động từ khách hàng, tiền gừi từ doanh nghiệp tăng là do việc cổ phần hóa các DNNN đã thu được lượng vốn thặng dư khá lớn, chưa đưa vào sản xuất kinh doanh nên tạm thời được gửi ở ngân hàng; Tiền gửi từ dân cư tăng 18,8%. Bên cạnh tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiền kiệm, CTG đã không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn khác. Trong năm 2006, CTG đã phát hành thành công 3 đợt chứng chỉ tiền gửi dài hạn và kỳ phiếu, thu hút được 7.385 tỷ đồng và 254 triệu USD. Năm 2007, NVB lại tiếp tục đứng đầu danh sách ngân hàng có tốc độ tăng tiền gửi từ khách hàng cao nhất (tăng 1.017% so với năm 2006), tiền gửi từ khách hàng tăng nhanh là do NVB đã chuyển đổi mô hình hoạt động từ NHTMCP nông thôn lên NHTMCP thành thị và chuyển trụ sở chính về TP.HCM, đồng thời các điểm giao dịch cũng được tăng thêm đã thu hút được lượng tiền gửi nhiều hơn trước. Đây cũng là tình hình chung của các NHTMCPVN trong năm 2007 khi các ngân hàng tập trung chú trọng phát triển mạng lưới hoạt động, tăng các điểm giao dịch trải dài khắp đất nước, đồng thời nghiên cứu và cho ra đời nhiều sản phẩm tiền gửi mới, phù hợp với từng phân khúc khách hàng; vì vậy đã thu hút được một lượng tiền gửi lớn từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Năm 2008, cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng diễn biến theo chiều hướng khá phức tạp làm cho việc huy động vốn thông qua hình thức tiết kiệm gặp nhiều khó khăn. Kết quả là một số ngân hàng như ABB, NVB, PNB, SEABANK có tốc độ tăng trưởng tiền gửi từ khách hàng đạt con số âm. Do có sự di chuyển vốn từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, từ ngân hàng có lãi suất tiền gửi thấp sang ngân hàng có lãi suất tiền gửi cao nên bên cạnh các ngân hàng có tổng huy động tiền gửi giảm thỉ một số ngân hàng khác lại có tốc độ tăng khá nhanh như RKB (tăng 548%), MXB (tăng 295%), SHB (tăng 239%), VTN (tăng 230%). Năm 2009 và 2010, các NHTMCPVN vẫn có tốc độ tăng tiền gửi từ khách hàng đều đặn. Tuy nhiên, trái lại với tình hình chung, một số ngân hàng vẫn đạt mức tăng trưởng âm như: MXB và FCB. Cụ thể tiền gửi từ khách hàng của MXB giảm 620.358 triệu đồng (tương đương 48%) trong năm 2008; nguyên nhân là do tiền gửi của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại MXB giảm mạnh. Đối với FCB, nguyên nhân tiền gửi từ khách hàng giảm là do tiền gửi không kỳ hạn giảm 260 tỷ (tương đương 75%). 3.5. Thu nhập ngoài lãi (Xem phụ lục bảng 3.6) Ngoài các hoạt động ngân hàng truyền thống là huy động vốn và cho vay, các NHTMCPVN đang ngày càng hướng đến việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại như: dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thanh toán, dịch vụ tư vấn tài chính,… Bên cạnh đó, các ngân hàng còn tham gia vào các hoạt động kinh doanh khác như: kinh doanh chứng khoán, kinh doanh vàng và ngoại tệ, các hoạt động đầu tư. Việc đa dạng hóa nguồn thu nhập đã giúp các ngân hàng phân tán được những rủi ro trong kinh doanh, tạo nên một nguồn thu nhập dồi dào đến từ nhiều hướng, từ đó từng bước thoát khỏi sự lệ thuộc quá nhiều vào hoạt động tín dụng. Năm 2006, ABB có tốc độ tăng trưởng thu nhập ngoài lãi rất nhanh, tăng đến 3.399% so với năm 2005. Kết quả có được là do ABB đã trở thành thành viên của hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và các tổ chức tài chính thế giới (SWITF) và đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 80 ngân hàng ở các quốc gia trên thế giới, với mục tiêu trở thành ngân hàng số một về dịch vụ thanh toán quốc tế, thu nhập từ dịch vụ thanh toán của ABB ngày càng tăng cả về số lượng và giá trị giao dịch, thu từ nghiệp vụ ủy thác, đại lý tăng 8.340 triệu đồng (tương đương 21.947%) so với năm 2005. Bên cạnh đó, ABB cũng dần quan tâm hơn đến các hoạt động kinh doanh khác như kinh doanh ngoại hối, thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 1.835 triệu đồng (tương đương 900%) so với năm 2005. Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng thu nhập ngoài lãi nhanh thứ hai trong năm 2006 là NVB, tăng 1.293% so với năm 2005, thu nhập ngoài lãi tăng nhanh như vậy là do trong năm 2006 NVB có các khoản thu nhập mà năm 2005 không có như: thu từ nghiệp vụ bảo lãnh, thu phí dịch vụ thanh toán, thu phí dịch vụ ngân quỹ, thu lãi từ kinh doanh ngoại hối. Cũng giống như ABB và NVB, kể từ năm 2006, các ngân hàng thương mại khác cũng bắt đầu chú ý hơn đến việc phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại mà trước hết là dịch vụ thanh toán, trong đó đáng chú ý nhất là dịch vụ thẻ ATM. Năm 2007, đáng chú ý nhất là ngân hàng SHB với tốc độ tăng thu nhập ngoài lãi tăng 4.629% so với năm 2006, trong đó thu nhập từ kinh doanh ngoại hối tăng 2.463 triệu đồng (tương đương 61.575%), ngoài ra SHB còn có thêm các khoản thu nhập từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư, hoạt động góp vốn đầu tư dài hạn, các khoản thu này chưa xuất hiện trong năm 2005. Hầu hết các ngân hàng đều có mức tăng trưởng thu nhập ngoài lãi khá nhanh so với năm 2006. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có các ngân hàng đạt mức tăng trưởng thu nhập ngoài lãi âm như HBB, KLB, MXB, OCB. Ngân hàng HBB có lãi thuần từ các hoạt động kinh doanh đều tăng, trừ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư, trong khi hoạt động này lại mang đến một nguồn thu khá lớn cho HBB trong năm 2006, chính sự sụt giảm lớn trong hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư đã làm cho tổng thu nhập ngoài lãi của HBB trong năm 2007 giảm so với năm 2006. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và thu nhập từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh của OCB sụt giảm mạnh trong khi thu nhập từ các hoạt động dịch vụ, hoạt động góp vốn mua cổ phần lại tăng không đáng kể đã làm cho thu nhập ngoài lãi của OCB giảm so với năm 2006. Tình hình cũng diễn ra tương tự ở ngân hàng KLB và MXB khi sự sụt giảm trong thu nhập từ hoạt động mua bán chứng khoán là nguyên nhân chính dẫn đến tổng thu nhập ngoài lãi giảm. Năm 2008, lạm phát tăng cao, khủng hoảng tài chính toàn cầu gây khó khăn cho nền kinh tế, Chính phủ phải áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, tăng trưởng tín dụng bị hạn chế ở mức thấp, nguồn vốn đổ vào chứng khoán từ các ngân hàng bị siết chặt. Thêm vào đó, thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2008 đã phải chịu hậu quả từ việc định giá quá cao giá trị của thị trường năm 2007, sau đó, khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, giá trị ảo của chứng khoán đã dần lộ rõ, chỉ số chứng khoán sụt giảm mạnh. Các ngân hàng có hoạt động kinh doanh chứng khoán cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, kết quả là các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng thu nhập ngoài lãi âm xuất hiện ngày càng nhiều hơn do lỗ từ hoạt động mua bán chứng khoán. Cụ thể: ACB lỗ 30.067 triệu đồng từ mua bán chứng khoán kinh doanh, STB lỗ 88.253 triệu đồng từ mua bán chứng khoán đầu tư, ABB lỗ 24.678 triệu đồng, CTG lỗ 22.789 triệu đồng, GDB lỗ 44.785 triệu đồng, HBB lỗ 58.874 triệu đồng, MB lỗ 167.710 triệu đồng, MXB lỗ 11.293 triệu đồng, SCB lỗ 35.508 triệu đồng, Seabank lỗ 29.840 triệu đồng, VAB lỗ 39.811 triệu đồng, VIB lỗ 78.302 triệu đồng, VPB lỗ 1.287 triệu đồng. Bên cạnh đa số những ngân hàng bị lỗ từ hoạt động kinh doanh chứng khoán trong năm 2008, có một số ít ngân hàng vẫn đạt được lợi nhuận từ hoạt động này, như TCB lãi 931.102 triệu đồng, KLB lãi 6.761 triệu đồng, OJB lãi 87.960 triệu đồng. Bước sang năm 2009, trước những nỗ lực của Chính phủ nhằm đối phó với tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì sản xuất kinh doanh và tạo việc làm cho người lao động, nền kinh tế Việt Nam từng bước được hồi phục, thị trường chứng khoán có bước phát triển lạc quan hơn, số lượng ngân hàng thương mại có mức tăng thu nhập ngoài lãi âm cũng vì thế đã giảm đi rất nhiều. Các ngân hàng như ABB, ACB, HBB, NVB, SCB, Seabank, VAB, VIB, VPB đã có tốc độ tăng trưởng trở lại nhờ nguồn thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán, kinh doanh ngoại hối tăng so với năm 2008. Bên cạnh đó, một số ngân hàng vẫn chưa thoát khỏi tốc độ tăng trưởng âm đối với thu nhập ngoài lãi, thậm chí còn có dấu hiệu giảm sâu hơn như CTG lỗ 48.215 triệu đồng từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, DAB lỗ 35.213 triệu đồng từ mua bán chứng khoán kinh doanh, MDB lỗ 2.829 triệu đồng từ mua bán chứng khoán đầu tư,… Năm 2010, thị trường chứng khoán, giá vàng, tỷ giá hối đoái có những biến động theo chiều hướng phức tạp, khó đoán trước gây khó khăn không nhỏ cho hoạt động kinh doanh của các NHTMCP. Nửa đầu năm 2010, thị trường chứng khoán biến động trong biên độ hẹp từ 480-550 điểm với thanh khoản ở mức trung bình. Trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 8 thị trường chứng khoán bước vào giai đoạn lao dốc khi chỉ số chứng khoán đều chạm mốc thấp nhất trong vòng một năm. Từ cuối tháng 8 những bất ổn của nền kinh tế bắt đầu bộc lộ và đỉnh điểm là tháng 11, chính sách tiền tệ đột ngột thay đổi, thể hiện quyết tâm kiềm chế lạm phát kéo theo một cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng. Đối với thị trường ngoại hối, sau khi tỷ giá tăng vào hai năm 2008 và 2009 thì tỷ giá bắt đầu giảm nhẹ vào tháng 01/2010 đạt mức 18.544VND/USD. Tháng 08/2010, NHNN tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên mức 18.932VND/USD, cuối tháng 11/2010 tỷ giá tăng lên mức 21.380 – 21.450 21.500VND/USD. Năm 2010 là một năm đầy biến động của thị trường vàng với những kỷ lục liên tiếp được thiết lập. Trong khoảng 3 quý đầu năm 2010, giá vàng dường như biến động không nhiều, chỉ giao động ở ngưỡng 2,8 triệu đồng/chỉ. Tuy nhiên từ giữa quý 4 giá bắt đầu biến động mạnh, kỷ lục mới vửa được thiết lập thì sau đó vài giờ đã bị phá vỡ bởi kỷ lục khác. Trước những diễn biến khó kiểm soát của sàn vàng, ngày 30/12/2009, Chính phủ đã yêu cầu chấm dứt hoạt động của các sàn vàng từ ngày 30/03/2010, đồng thời cũng yêu cầu NHNN bãi bỏ ngay quy định về kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài. Hoạt động huy động và cho vay vàng của các ngân hàng cũng bị thu hẹp theo quy định của thông tư số 22/2010/TT-NHNN được ban hành ngày 29/10/2010 của NHNN về huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Lãi suất huy động bằng vàng cũng đã sụt giảm mạnh trước hiệu lực của thông tư này. Việc siết chặt hoạt động kinh doanh vàng đối với các ngân hàng đã làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh vàng của các ngân hàng bị ảnh hưởng tiêu cực. Nhiều ngân hàng đã phải chịu những khoản lỗ rất lớn từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ, hoạt động kinh doanh chứng khoán, cụ thể như: ABB lỗ 6.913 triệu đồng từ kinh doanh ngoại tệ và 40.794 triệu đồng từ mua bán chứng khoán kinh doanh; ACB lỗ 19.249 triệu từ mua bán chứng khoán kinh doanh đồng thời lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng cũng giảm 55% so với năm 2009; STB lỗ 169.750 triệu đồng từ kinh doanh vàng và ngoại tệ và 45.834 triệu đồng từ mua bán chứng khoán kinh doanh; KLB lỗ 31.564 triệu đồng từ kinh doanh ngoại hối và 24.538 triệu đồng từ mua bán chứng khoán kinh doanh; OJB lỗ 42.990 triệu đồng từ kinh doanh ngoại hối và 51.950 triệu đồng từ mua bán chứng khoán kinh doanh;… 3.6. Rủi ro tín dụng (Xem phụ lục bảng 3.7) Tỷ lệ chi phí dự phòng tổn thất rủi ro tín dụng trên dư nợ tín dụng của các ngân hàng nhìn chung có xu hướng giảm từ năm 2005 đến năm 2010. Trong số các NHTMCPVN, WB là ngân hàng có rủi ro tín dụng luôn ở mức thấp nhất, TCB đạt mức rủi ro tín dụng cao nhất trong số các NHMTCPVN trong hai năm 2008 và 2009, các ngân hàng như ACB, STB có mức độ rủi ro tín dụng khá ổn định qua các năm và ngày càng có xu hướng thấp hơn mức trung bình. Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2007 của toàn ngàn ngân hàng tăng 37,8% cao hơn rất nhiều so với các năm trước đó. Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, cơ cấu dư nợ cho vay của các ngân hàng đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dư nợ cho vay trung và dài hạn tập trung vào các ngành kinh tế quan trọng như nâng cấp xây dựng cơ sở hạ tầng, nuôi trồng thủy sản, cho vay sản xuất kinh doanh và cho vay tiêu dùng. Tuy tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh nhưng tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng lại giảm, chất lượng tín dụng được cải thiện rõ rệt. Năm 2008, lãi suất huy động tăng nhanh đã khiến cho lãi suất cho vay bị đẩy lên ở mức quá cao, các doanh nghiệp trở nên dè dặt hơn trong việc vay vốn ngân hàng, một số doanh nghiệp đã tính đến khả năng thu hẹp sản xuất để đối phó với tình hình kinh tế khó khăn này. Trong tình hình kinh tế khó khăn, giá cả các nguyên liệu đầu vào tăng cao, sản phẩm đầu ra khó tiêu thụ, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và rơi vào tình trạng mất khả năng trả nợ làm cho chất lượng tín dụng ngày một xấu đi. Ngoài ra, thị trường bất động sản xuống dốc khiến cho các khoản vay liên quan đến bất động sản khó có khả năng thu hồi nợ. Trong khi đó các NHTM đã cho vay khá nhiều vào lĩnh vực bất động sản vào năm 2007; đến năm 2008, khi biến cố khủng hoảng kinh tế nổ ra thì các khoản vay này mới thực sự bộc lộ hết tính chất rủi ro của nó. Tỷ lệ nợ xấu năm 2008 của toàn ngành ngân hàng là 3,6%, tăng so với mức 2% của năm 2007. Từ ngày 01/02/2009 các NHTM bắt đầu cho vay theo chương trình hỗ trợ lãi suất 4%, với chính sách này dư nợ tín dụng tại các ngân hàng đã tăng lên rất nhanh. Theo báo cáo của NHNN, dư nợ tín dụng hỗ trợ lãi suất tính đến ngày 24/12/2009 đã là 412.180 tỷ đồng, trong đó dư nợ ở nhóm NHTM nhà nước và Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương là 274.884 tỷ đồng, nhóm NHTMCP là 108.085 tỷ đồng, nhóm ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng 100% vốn nước ngoài là 20.747 tỷ đồng, công ty tài chính là 8.463 tỷ đồng. Với chính sách nới lỏng tín dụng, dư nợ tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng đã tăng đột biến, tính đến tháng 11/2009, tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng là 37% vượt xa những dự kiến và định hướng ban đầu. Chính việc tăng trưởng tín dụng quá nóng này đã buộc NHNN phải đưa ra nhiều biện pháp thắt chặt tiền tệ vào cuối năm 2009. Cụ thể, từ ngày 01/12/2009 lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam được tăng lên mức 8%/năm, đẩy mức lãi suất cho vay tối đa của các tổ chức tín dụng tăng từ 10,5%/năm lên 12%/năm. Xét về chất lượng tín dụng, nhìn chung chất lượng tín dụng của các NHTMCP đã được cải thiện đáng kể trong năm 2009, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí dự phòng tổn thất rủi ro tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng năm 2009 đạt 2,46%. Tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống năm 2010 đạt 27,65% trong đó tăng trưởng bằng VND tăng 25,3%, tín dụng bằng USD tăng 37,7%. Năm 2010 được xem là một năm bùng nổ của tín dụng ngoại tệ khi mà NHNN hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng USD, mở rộng đối tượng được vay vốn bằng đồng ngoại tệ và đặc biệt là sự chênh lệch khá lớn giữa lãi suất cho vay bằng VND và USD. Hiện tượng này đã tạo ra một nguồn cung ảo trên thị trường ngoại tệ khi một lượng cung tín dụng bằng ngoại tệ được đổi sang đồng Việt Nam để đưa vào sản xuất kinh doanh. Tính đến cuối năm 2010, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam ở vào khoảng 2,5%. CHƯƠNG 4: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng dữ liệu được thu thập từ các bản báo cáo tài chính hằng năm của 37 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2005 -2010. Tính đến ngày 31/12/2010, hệ thống ngân hàng Việt Nam gồm có 39 NHMTCP, vì vậy việc lấy mẫu từ 37 ngân hàng TMCP mang tính đại diện cho tổng thể toàn khối NHTMCPVN. Các dữ liệu kinh tế vĩ mô được thu thập từ kết quả phân tích của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ASIAN DEVELOPMENT BANK – Key indicators for Asia and the Pacific 2010 – www.adb.org/statistics). 4.2. Lượng hóa các biến Theo Sammy Ben Naceur & Goaied (2008), Fadzlan Sufian & Royfaizal Razali Chong (2008), Anna P.I.Vong & Hoi Si Chan (2009), Fadlan Sufian (2011), các nghiên cứu này đã sử dụng tỷ số lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) như là một biến phụ thuộc để đo lường khả năng sinh lợi của ngân hàng. ROA chỉ ra lợi nhuận thu được trên một đồng tài sản; tỷ số này rất quan trọng vì nó phản ánh tính hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn tài chính và đầu tư của ngân hàng để tạo ra lợi nhuận (Hassan & Bashir, 2003). Đối với bất kỳ ngân hàng nào, ROA đều phụ thuộc vào các quyết định chính sách của ngân hàng cũng như các nhân tố không thể kiểm soát được liên quan đến nền kinh tế và các quy định của chính phủ. Rivard & Thomas (1997) đã đề nghị rằng khả năng sinh lợi của ngân hàng nên được đo lường tốt nhất bằng ROA vì ROA không bị bóp méo bởi số nhân vốn chủ sở hữu cao (high equity multipliers) và ROA chứng tỏ là một công cụ đo lường tốt hơn khả năng thu lợi của một ngân hàng trên danh mục tài sản của nó. Trong khi đó, tỷ số lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) lại phản ánh hiệu quả quản trị của ngân hàng trong việc sử dụng vốn cổ phần. Vì ROA của các trung gian tài chính thường có xu hướng thấp hơn nên hầu hết các ngân hàng đều sử dụng đòn bẩy tài chính để tăng ROE đến mức cạnh tranh (Hassan & Bashir, 2003). Vì những lý do đó, ROA sẽ được sử dụng trong nghiên cứu này để đo lường khả năng sinh lợi của các NHTMCP Việt Nam. 4.2.1. Các nhân tố bên trong Các biến đại diện cho các nhân tố bên trong được sử dụng để phân tích trong nghiên cứu này bao gồm: E/TA (Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản), LNTA(logarit tự nhiên của tổng tài sản), LLP/TL (Dự phòng tổn thất rủi ro tín dụng/Dư nợ tín dụng), NI/TA (Thu nhập ngoài lãi/Tổng tài sản), TC/TA (Tổng chi phí/Tổng tài sản). Quy mô ngân hàng (Bank size) Quy mô ngân hàng được đo lường bằng cách lấy logarit tự nhiên của tổng tài sản (LNTA). Biến LNTA được đưa vào mô hình hồi quy để xem xét tính kinh tế theo quy mô (economies of scale) của các ngân hàng. Nếu LNTA có mối tương quan dương với khả năng sinh lợi của ngân hàng chứng tỏ ngân hàng càng mở rộng quy mô thì khả năng sinh lợi càng tăng, mở ra cơ hội cho các ngân hàng có thể tiếp tục đa dạng hóa và mở rộng kênh phân phối để nâng cao khả năng sinh lợi của mình. Ngược lại, trường hợp xuất hiện mối tương quan âm chứng tỏ nếu mở rộng quy mô thêm nữa có thể làm cho chi phí tăng cao, sự phát triển về trình độ quản lý, nguồn nhân lực không theo kịp sự phát triển của quy mô khiến cho rủi ro của ngân hàng tăng cao, khả năng sinh lợi cũng vì thế mà bị giảm đi. Các nghiên cứu của Fadzan Sufian & Royfaizal Razali Chong (2008), Ben Naceur & Goaied (2008), Fadlan Sufian (2011) cũng đã sử dụng tỷ số này để đo lường quy mô ngân hàng và cho ra một kết quả không thống nhất về mối tương quan giữa quy mô ngân hàng và khả năng sinh lợi của ngân hàng. Vì vậy, LNTA trong nghiên cứu này có thể có mối tương quan dương hoặc âm đối với khả năng sinh lợi của ngân hàng. Quy mô vốn chủ sở hữu (Capital size) Quy mô vốn chủ sở hữu được đo lường bằng vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản (E/TA), tỷ số này thể hiện tình trạng đủ vốn và sự an toàn, lành mạnh về tài chính của một ngân hàng. Một cấu trúc vốn mạnh là một nhân tố hết sức cần thiết cho các TCTD ở các nền kinh tế đang phát triển, bởi lẽ nó tạo thêm sức mạnh cho các TCTD có thể đứng vững qua các cuộc khủng hoảng tài chính và làm tăng mức độ an toàn cho người gửi tiền trong điều kiện kinh tế vĩ mô không ổn định. Tỷ số E/TA của một ngân hàng thấp chứng tỏ ngân hàng đó sử dụng đòn bẩy tài chính cao, điều này chứa đựng rất nhiều rủi ro và có thể làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm khi chi phí vốn vay cao. Các nghiên cứu của Panayiotis P. Athanasoglou et.al (2005), Panayiotis P.Athanasoglou et.al (2006), Ben Naceur & Goaied (2008), Anna P.I.Vong & Hoi Si Chan (2009) cũng đã sử dụng tỷ số này để đo lường quy mô vốn của ngân hàng và đều cho kết luận về tác động tích cực của quy mô vốn chủ sở hữu lên khả năng sinh lợi của ngân hàng; vì vậy, tỷ số E/TA cũng được dùng trong nghiên cứu này và được kỳ vọng có mối tương quan dương với khả năng sinh lợi của các NHTMCPVN. Quy mô tiền gửi (Size of deposit liabilities) Quy mô tiền gửi được đo lường bằng tiền gửi khách hàng chia cho tổng tài sản (DE/TA). Tiền gửi khách hàng được xem như một nguồn vốn rẻ của ngân hàng, tỷ số này càng lớn chứng tỏ ngân hàng càng có được nguồn vốn giá rẻ, nguồn vốn này sau khi được dùng để cấp tín dụng hoặc đầu tư vào các hoạt động kinh doanh khác sẽ đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng do chênh lệch giữa chi phí đầu vào và đầu ra cao. Ngược lại, trong trường hợp tỷ số DE/TA thấp, ngân hàng sẽ phải huy động vốn từ các nguồn khác như vay trên thị trường liên ngân hàng, phát hành giấy tờ có giá,… với chi phí cao hơn làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm, khả năng sinh lợi của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực. Nghiên cứu của Samy Ben Naceur và Mohamed Goaied (2001), Anna P.I.Vong & Hoi Si Chan (2009) đã sử dụng tỷ số này để đo lường quy mô tiền gửi của ngân hàng. Vì vậy, tỷ số DE/TA cũng được sử dụng trong nghiên cứu này và kỳ vọng có mối tương quan dương với khả năng sinh lợi của ngân hàng. Rủi ro tín dụng (Credit risk) Rủi ro tín dụng được đo lường bằng chi phí dự phòng tổn thất rủi ro tín dụng chia cho tổng dư nợ tín dụng (LLP/TL). Tỷ số này cho biết chất lượng tín dụng của một ngân hàng thương mại; tỷ số LLP/TL càng lớn chứng tỏ hoạt động tín dụng càng chứa đựng nhiều rủi ro, các khoản cho vay chẳng những không mang lại lợi nhuận mà còn gây thiệt hại về mặt tài chính cho ngân hàng. Tỷ số LLP/TL càng tăng thì khả năng sinh lợi của ngân hàng càng giảm. Các nghiên cứu của Fadzan Sufian & Royfaizal Razali Chong (2008), Anna P.I.Vong & Hoi Si Chan (2009), Panayiotis P. Athanasoglou et.al (2005), Panayiotis P. Athanasoglou , Matthaios D.Delis, Christos K. Staikouras (2006) đã sử dụng tỷ số này để đo lường rủi ro tín dụng của một ngân hàng. Vì vậy, tỷ số LLP/TL cũng được sử dụng trong nghiên cứu này và kỳ vọng có mối tương quan âm với khả năng sinh lợi của ngân hàng. Mức độ đa dạng hóa (Level of diversification) Mức độ đa dạng hóa được đo lường bằng tổng thu nhập ngoài lãi (bao gồm: lợi nhuận thuần từ hoạt động dịch vụ, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, lợi nhuận từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh, lợi nhuận thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư, lợi nhuận từ hoạt động khác, thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần) chia cho tổng tài sản (NI/TA). Tổng thu nhập ngoài lãi của một ngân hàng càng lớn chứng tỏ mức độ đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đó càng cao. Nguồn thu nhập của ngân hàng không phải chịu sự phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động tín dụng. Các nghiên cứu gần đây cho thấy ngân hàng nào càng đa dạng hóa thì khả năng sinh lợi càng cao. Các nghiên cứu của Fadzan Sufian & Royfaizal Razali Chong (2008), Fadlan Sufian (2011), Ben Naceur & Goaied (2008) đã sử dụng tỷ số này để đo lường mức độ đa dạng hóa của một ngân hàng. Vì vậy, tỷ số NI/TA cũng được sử dụng trong nghiên cứu này và được kỳ vọng là có mối tương quan dương với khả năng sinh lợi của ngân hàng. Chất lượng quản trị chi phí hoạt động (Operating cost) Chất lượng quản trị chi phí hoạt động được đo lường bằng tổng chi phí hoạt động chia cho tổng tài sản (OC/TA). Chi phí hoạt động được biểu hiện bằng tổng chi phí tiền lương và thưởng, cũng như các chi phí để vận hành các trụ sở của ngân hàng như chi phí khấu hao, chi phí bảo trì, bảo dưỡng, chi phí sửa chữa tài sản cố định, chi phí hành chính, chi phí bảo hiểm tiền gửi. Các nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới không cho một kết quả thống nhất về mối tương quan giữa tỷ số OC/TA và khả sinh lợi của ngân hàng. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ số này càng cao thì khả năng sinh lợi của ngân hàng càng giảm. Trong khi các kết quả nghiên cứu khác lại cho thấy tỷ số này càng cao thì khả năng sinh lợi của ngân hàng càng cao do lương tăng làm tăng năng suất lao động. Các nghiên cứu của Panayiotis P. Athanasoglou et.al (2005), Panayiotis P. Athanasoglou , Matthaios D.Delis, Christos K. Staikouras (2006), Ben Naceur & Goaied (2008), Fadzan Sufian & Royfaizal Razali Chong (2008), Fadlan Sufian (2011) đã sử dụng tỷ số này để đo lường chất lượng quản trị chi phí hoạt động của ngân hàng. Vì vậy, tỷ số OC/TA cũng được sử dụng trong nghiên cứu này và có thể có mối tương quan âm hoặc dương với khả năng sinh lợi của ngân hàng. 4.2.2. Các nhân tố bên ngoài Các biến đại diện cho các nhân tố bên ngoài được sử dụng để phân tích trong nghiên cứu này bao gồm: RGDP (tốc độ tăng trưởng kinh tế), INF (tỷ lệ lạm phát). Thứ nhất, biến RGDP được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng GDP thực hằng năm của Việt Nam. Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng, các nhu cầu về tín dụng và các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng càng tăng nên ngân hàng thu được nhiều lợi nhuận hơn. Vì vậy, RGDP được kỳ vọng có mối tương quan dương với khả năng sinh lợi của ngân hàng. Thứ hai, biến INF được đo lường bằng tỷ lệ lạm phát hằng năm của Việt Nam. Lạm phát cao đồng nghĩa với chi phí cao hơn và thu nhập cao hơn. Nếu một ngân hàng có thu nhập tăng với tốc độ nhanh hơn chi phí thì lạm phát có tác động tích cực đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Ngược lại, nếu tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của thu nhập thì lạm phát có tác động tiêu cực đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Bảng 4.1 liệt kê các biến được sử dụng trong mô hình hồi quy, mô tả cách lượng hóa các biến, mối tương quan thuận hay nghịch giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc dựa vào cơ sở lý luận đã được trình bày ở Chương 2. Bảng 4.1. Mô tả các biến được sử dụng trong mô hình hồi quy Biến Mô tả Dấu kỳ vọng Phụ thuộc ROA Lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản của ngân hàng tại thời điểm t. Độc lập Các nhân tố bên trong LNTA Logarit tự nhiên của tổng tài sản (đại diện cho quy mô ngân hàng) +/- E/TA Vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản (đại diện cho quy mô vốn chủ sở hữu) + LLP/TL Dự phòng tổn thất rủi ro tín dụng chia cho tổng dư nợ tín dụng (đại diện cho rủi ro tín dụng) - NI/TA Tổng thu nhập ngoài lãi chia cho tổng tài sản (đại diện cho mức độ đa dạng hóa) + OC/TA Tổng chi phí vận hành chia cho tổng tài sản (đại diện cho chất lượng quản trị chi phí vận hành) +/- Các nhân tố bên ngoài RGDP Tốc độ tăng trưởng GDP thực hằng năm + INF Tốc độ lạm phát hằng năm +/- 4.3. Thống kê mô tả và ma trận tương quan Bảng 4.2 (xem phụ lục) thống kê mô tả biến phụ thuộc và các biến độc lập được sử dụng trong mô hình hồi quy bao gồm: giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất. Bảng 4.3 (xem phụ lục) trình bày ma trận tương quan giữa các biến được sử dụng trong mô hình hồi quy. Ma trận tương quan chỉ ra rằng mối tương quan giữa các biến độc lập không chặt, điều này có nghĩa là không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến hoặc hiện tượng đa cộng tuyến không nghiêm trọng. Theo Kennedy (2008) thì hiện tượng đa cộng tuyến chỉ trở nên nghiêm trọng khi hệ số tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình từ 0.80 trở lên, điều này không xảy ra với mô hình trong nghiên cứu này. Các hệ số tương quan giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) với các biến bên trong đều không có ý nghĩa thống kê tại tất cả các mức ý nghĩa, ngoại trừ biến quy mô ngân hàng (LNTA). Mối tương quan âm và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1% giữa quy mô ngân hàng (LNTA) và tốc độ tăng trưởng kinh tế (RGDP) cho thấy tác động rất lớn của RGDP lên giá trị tài sản của các ngân hàng. Mối tương quan giữa các yếu tố bên ngoài bao gồm: tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát với khả năng sinh lợi của ngân hàng không có ý nghĩa thống kê tại tất cả các mức ý nghĩa. 4.4. Mô hình nghiên cứu Các nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng đều sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính. Xét về vấn đề này, Short (1979) và Bourke (1989) đã xem xét một vài mô hình và đưa đến kết luận rằng mô hình hồi quy tuyến tính cho kết quả tốt như bất cứ mô hình nào khác trong việc nghiên cứu về khả năng sinh lợi của ngân hàng. Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả cũng sẽ sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Mô hình nghiên cứu: Pit = α+ β1(LNTA)it+ β2(E/TA)it + β3(DE/TA)it+ β4(LLP/TL)it+ +β5(NI/TA)it+ β6(OC/TA)it+ β7(RGDP)t + β8(INF)t + eit Trong đó, Pit là khả năng sinh lợi của ngân hàng i tại thời điểm t, được lượng hóa bằng tỷ số lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản (ROA). (LNTA)it là quy mô ngân hàng i tại thời điểm t, được lượng hóa bằng logarit của tổng tài sản ngân hàng i tại thời điểm t. (E/TA)it là quy mô vốn chủ sở hữu của ngân hàng i tại thời điểm t, được lượng hóa bằng vốn chủ sở hữu của ngân hàng i trong năm t chia cho tổng tài sản của ngân hàng i trong năm t. (DE/TA)it là quy mô tiền gửi của ngân hàng i tại thời điểm t, được lượng hóa bằng tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng i trong năm t chia cho tổng tài sản của ngân hàng i trong năm t. (LLP/TL)it là rủi ro của ngân hàng i tại thời điểm t, được lượng hóa bằng dự phòng tổn thất rủi ro tín dụng của ngân hàng i trong năm t chia cho tổng dư nợ tín dụng tại ngân hàng i trong năm t. (NI/TA)it là mức độ đa dạng hóa của ngân hàng i tại thời điểm t, được lượng hóa bằng tổng thu nhập ngoài lãi của ngân hàng i trong năm t chia cho tổng tài sản của ngân hàng i trong năm t. (OC/TA)it là chất lượng quản trị chi phí hoạt động của ngân hàng i tại thời điểm t, được lượng hóa bằng tổng chi phí hoạt động của ngân hàng i trong năm t chia cho tổng tài sản của ngân hàng i trong năm t. (RGDP)t là tốc độ tăng trưởng GDP thực tại thời điểm t (INF)t là tốc độ lạm phát tại thời điểm t. 4.5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật hồi quy bảng (Panel regression) để phân tích các yếu tố bên trong cũng như các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các NHTMCPVN. Dữ liệu bảng được sử dụng phổ biến vì các lý do sau. Thứ nhất, nó cung cấp nhiều dữ liệu thông tin hơn khi mà ta có thể quan sát được những biến đổi của một ngân hàng trong nhiều năm cũng như so sánh các ngân hàng khác nhau trong cùng một năm. Nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương bé nhất (LS-Least Squares) cho 4 mô hình: Mô hình 1: Mô hình Fixed effects (FE) chỉ bao gồm các nhân tố bên trong, không kể đến các nhân tố bên ngoài. Pit = α+ β1(LNTA)it+ β2(E/TA)it + β3(DE/TA)it+ β4(LLP/TL)it+ +β5(NI/TA)it+ β6(OC/TA)it + eit Mô hình 2: Mô hình Random effects (RE) chỉ bao gồm các nhân tố bên trong, không kể đến các nhân tố bên ngoài. Pit = α+ β1(LNTA)it+ β2(E/TA)it + β3(DE/TA)it+ β4(LLP/TL)it+ +β5(NI/TA)it+ β6(OC/TA)it+ eit Mô hình 3: Mô hình Fixed effects (FE) bao gồm cả các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài. Pit = α+ β1(LNTA)it+ β2(E/TA)it + β3(DE/TA)it+ β4(LLP/TL)it+ +β5(NI/TA)it+ β6(OC/TA)it+ β7(RGDP)t + β8(INF)t + eit Mô hình 4: Mô hình Random effects (RE) bao gồm cả các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài. Pit = α+ β1(LNTA)it+ β2(E/TA)it + β3(DE/TA)it+ β4(LLP/TL)it+ +β5(NI/TA)it+ β6(OC/TA)it+ β7(RGDP)t + β8(INF)t + eit Mục đích của việc sử dụng 4 mô hình này là để so sánh sự thay đổi trong kết quả hồi quy về mối liên hệ giữa khả năng sinh lợi của các NHTMCPVN và các biến giải thích khi không có tác động của các biến kinh tế vĩ mô (bao gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát) và khi có tác động của các biến kinh tế vĩ mô. Nghiên cứu cũng sử dụng White cross-section cho cả 4 mô hình để kiểm soát hiện tượng phương sai thay đổi. Nghiên cứu sử dụng Durbin Watson để kiểm định hiện tượng tự tương quan, sử dụng kiểm định t để kiểm định giả thiết về các hệ số hồi quy, sử dụng kiểm định F để kiểm định sự phù hợp của mô hình. Sau cùng, để kiểm định xem mô hình Fixed effects (FE) hay Random effects (RE) phù hợp hơn, nghiên cứu sử dụng Hausman test. CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 5.1. Kết quả nghiên cứu Kết quả hồi quy về mối quan hệ giữa khả năng sinh lợi của các NHTMCPVN và các biến giải thích được trình bày ở bảng 4.4 (xem phụ lục), với mô hình (1) là mô hình Fixed effects (FE) không bao gồm các nhân tố bên ngoài, mô hình (2) là mô hình Random effects (RE) không bao gồm các nhân tố bên ngoài, mô hình (3) là mô hình Fixed effects bao gồm cả các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài, mô hình (4) là mô hình Random effects bao gồm cả các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài. Kiểm định Durbin – Watson trên 4 mô hình đều cho kết quả nằm trong khoảng (1,3) chứng tỏ không xảy ra hiện tượng tự tương quan trong mô hình hồi quy. Kết quả kiểm định F trên 4 mô hình đều có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1% chứng tỏ sự phù hợp của mô hình. Xét hệ số xác định R2 và R2 hiệu chỉnh, hai hệ số này đạt giá trị cao nhất trong mô hình (3) – mô hình Fixed effects bao gồm cả các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài. 5.1.1. Quy mô ngân hàng (LNTA) Quy mô ngân hàng có mối tương quan dương với khả năng sinh lợi của các NHTMCPVN và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1% trong mô hình (3) và 10% trong mô hình (4), không có ý nghĩa thống kê tại tất cả các mức ý nghĩa trong mô hình (1) và (2). Mối tương quan dương chỉ ra rằng các ngân hàng Việt Nam càng mở rộng quy mô thì khả năng sinh lợi càng tăng, thể hiện tính kinh tế theo quy mô. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây của Spathis et al.(2002), Kosmidou (2008). Nghiên cứu này cho rằng quy mô ngân hàng có mối tương quan dương với khả năng sinh lợi của ngân hàng bởi hai lý do: Thứ nhất, nhờ sức mạnh của thị trường, các ngân hàng lớn sẽ trả chi phí đầu vào ít hơn, Thứ hai, ngân hàng có thể có lợi thế kinh tế theo quy mô thông qua việc phân bổ chi phí cố định trên một khối lượng giao dịch lớn hơn. Thực vậy, ở Việt Nam, ngân hàng có quy mô lớn như VCB, CTG, EIB nhờ vào sức mạnh thị trường có thể thu hút được nguồn vốn huy động lớn từ các tập đoàn, tổng công ty nhà nước với mức lãi suất thấp, chi phí đầu vào thấp; các ngân hàng này lại có lợi thế kinh tế theo quy mô khi chi phí cố định được phân bổ cho một khối lượng giao dịch lớn. Vì thế, lợi nhuận của các ngân hàng này rất lớn. Hệ số hồi quy của LNTA không có ý nghĩa thống kê trong mô hình (1) và (2)- mô hình chỉ bao gồm các nhân tố bên trong, nhưng khi các nhân tố bên ngoài bao gồm tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát được đưa vào mô hình hồi quy thì hệ số hồi quy của biến LNTA lại trở nên có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1% đối với mô hình (3) và 10% đối với mô hình (4), điều này chứng tỏ tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô lên giá trị tài sản của ngân hàng Việt Nam là rất lớn. 5.1.2. Quy mô vốn chủ sở hữu (E/TA) Quy mô vốn chủ sở hữu (E/TA) có mối tương quan dương với khả năng sinh lợi của các NHTMCPVN và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1% trong cả 4 mô hình, chứng tỏ quy mô vốn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao khả năng sinh lợi của các ngân hàng Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây như: Bourke (1989) ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Úc; Berger (1995) và Anghazo (1997) ở Hoa Kỳ; Panayiotis P. Athanasoglou et.al (2005) ở Hy Lạp; Ben Naceur & Goaied (2008) ở Tunisia; Sammy Ben Naceur & Omran (2008) ở Trung Đông và Bắc Phi; Fadzan Sufian & Royfaizal Razali Chong (2008) ở Philippines; Sufian & Habibullah (2009) ở Trung Quốc; Fadlan Sufian (2011) ở Hàn Quốc. Nghiên cứu này cho rằng các ngân hàng có vốn hóa tốt đối mặt với nguy cơ vỡ nợ thấp hơn. Hơn nữa, một cấu trúc vốn mạnh rất cần thiết cho các ngân hàng trong nền kinh tế đang phát triển, vì nó cung cấp thêm sức mạnh cho các ngân hàng có thể đứng vững trong thời kỳ khủng hoảng tài chính và tăng mức độ an toàn cho người gửi tiền khi phải đối mặt với các điều kiện kinh tế vĩ mô không ổn định. Kết quả nghiên cứu đã phản ánh đúng thực trạng của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Trong giai đoạn từ năm 2005-2010, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua một thời kỳ đầy thăng trầm. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra năm 2008, 2009 càng là cơ sở minh chứng cho tầm quan trọng của quy mô vốn chủ sở hữu đối với các NHTMCPVN. Giai đoạn diễn ra khủng hoảng, trong khi các ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ tỏ ra chống chọi kém với những cú sốc của nền kinh tế thể hiện ở tỷ số ROA giảm mạnh thì các ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu lớn như ACB, CTG, EIB, STB, TCB, VCB vẫn có khả năng sinh lợi đạt ở mức cao và ổn định. Như vậy, rõ ràng quy mô vốn chủ sở hữu đã cung cấp cho các ngân hàng một sức mạnh nội lực để có thể đứng vững trong thời kỳ kinh tế có nhiều bất ổn. Hệ thống ngân hàng Việt Nam trong hơn 20 năm định hình và phát triển, vấn đề nâng cao năng lực tài chính của các NHTMVN luôn được các cơ quan chức năng đặt ra như một vấn đề cốt lõi của hệ thống tài chính quốc gia. Vấn đề càng trở nên quan trọng hơn khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, các sự kiện kinh tế diễn ra trên thế giới đều ít nhiều có ảnh hưởng đến Việt Nam, chỉ có nâng cao năng lực tài chính mới tạo nên một nội lực để các NHTMVN có thể chống chọi được với các rủi ro, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Do vậy, việc yêu cầu các tổ chức tín dụng tăng vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính là giải pháp đúng đắn, phù hợp với bối cảnh của nền kinh tế và phù hợp với chủ trương xây dựng một hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định và phát triển bền vững. 5.1.3. Quy mô tiền gửi (DE/TA) Quy mô tiền gửi (DE/TA) có mối tương quan dương với khả năng sinh lợi của các NHTMCP Việt Nam và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1% trong cả 4 mô hình. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng ở Việt Nam, ngân hàng thu hút được tiền gửi từ khách hàng càng nhiều thì khả năng sinh lợi càng cao. Kết quả nghiên cứu phù hợp với kết quả nghiên cứu của Samy Ben Naceur và Mohamed Goaied (2001). Nghiên cứu này cho rằng tiền gửi của khách hàng được xem là nguồn vốn rẻ nhất trong các công cụ huy động vốn, khi tiền gửi được chuyển hóa thành các khoản cho vay thì chênh lệch giữa chi phí đầu vào và đầu ra, hay nói một cách khác là chênh lệch giữa chi phí lãi và thu nhập từ lãi sẽ trở nên rất lớn, tạo nên một khoản lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Ngược lại, khi một ngân hàng thu hút được ít tiền gửi từ khách hàng thì để đảm bào cho nhu cầu thanh khoản của mình, ngân hàng phải đi vay từ thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao, làm cho chi phí tăng, lợi nhuận của ngân hàng cũng vì thế mà giảm đi. Thật vậy, tại Việt Nam, các ngân hàng lớn như CTG, VCB tiền thân là các NHTM Nhà nước nên có lợi thế rất lớn trong việc thu hút vốn, đặc biệt là nguồn vốn từ các tổng công ty nhà nước, các tập đoàn kinh tế. Khi việc tăng trưởng tín dụng bị khống chế, việc cho vay thêm là không thể trong khi nguồn vốn huy động được còn khá dồi dào, các ngân hàng lớn đã tận dụng nguồn vốn này để cho các ngân hàng nhỏ vay thông qua thị trường liên ngân hàng với lãi suất rất cao và thu được một khoản lợi nhuận lớn. Trong khi đó, các ngân hàng nhỏ gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn, nguồn vốn huy động được của các ngân hàng nhỏ lại chủ yếu đến từ dân cư là các khách hàng nhỏ lẻ, vì thế để huy động được vốn các ngân hàng nhỏ đã buộc phải tham gia vào cuộc chạy đua lãi suất, ngân hàng càng nhỏ thì lãi suất huy động càng cao. Cuộc chạy đua lãi suất ngày càng làm co hẹp biên độ chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay, làm cho lợi nhuận của ngân hàng nhỏ cũng vì thế mà giảm đi. Hơn thế nữa, dù đã dùng mọi biện pháp tăng lãi suất, tặng quà, khuyến mãi,… nhưng nguồn vốn thu hút được của các ngân hàng nhỏ vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu thanh khoản của mình. Lúc này, các ngân hàng nhỏ buộc phải vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao, với chi phi đầu vào tăng cao như vậy, điều hiển nhiên là lợi nhuận của các ngân hàng nhỏ lại tiếp tục bị co hẹp. Như vậy, quy mô tiền gửi của ngân hàng càng lớn thì lợi nhuận của ngân hàng càng cao và ngược lại. 5.1.4. Rủi ro tín dụng (LLP/TL) Đúng như những gì đã kỳ vọng, rủi ro tín dụng (LLP/TL) có mối tương quan âm với khả năng sinh lợi của các NHTMCPVN và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1% trong mô hình (1) và (3), có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5% trong mô hình (2) và (4). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng ở Việt Nam, ngân hàng có rủi ro tín dụng càng cao sẽ có khả năng sinh lợi càng thấp. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây của Panayiotis P. Athanasoglou et.al (2005) ở Hy Lạp, Panayiotis P.Athanasoglou et.al (2006) ở vùng đông nam Châu Âu, Fadzlan Sufian & Royfaizal Razali Chong (2008) ở Philippines, Anna P.I.Vong & Hoi Si Chan (2009) ở Macao, Fadlan Sufian (2011) ở Hàn Quốc. Các nghiên cứu này cho lời khuyên là các ngân hàng nên tập trung nhiều hơn vào việc quản trị rủi ro tín dụng. Kết quả nghiên cứu đã phản ánh đúng thực trạng của các NHTMCPVN. Năm 2007, rủi ro tín dụng của tất cả các ngân hàng đều giảm so với năm 2006, cũng trong năm này, ROA của các ngân hàng đều tăng so với năm 2006. Năm 2008, các ngân hàng như KLB, MB, NVB, OCB, VTN,… có rủi ro tín dụng tăng đều có ROA giảm. Rủi ro tín dụng không những không mang lại lợi nhuận cho ngân hàng mà còn làm cho khả năng sinh lợi của ngân hàng giảm. 5.1.5. Mức độ đa dạng hóa (NI/TA) Mức độ đa dạng hóa (NI/TA) có mối tương quan dương với khả năng sinh lợi của các NHTMCPVN và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1% trong cả 4 mô hình. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, các ngân hàng có thu nhập ngoài lãi như thu nhập từ hoạt dịch vụ, từ hoạt động mua bán chứng khoán, kinh doanh vàng, kinh doanh ngoại hối, thu nhập từ việc góp vốn mua cổ phần,… càng cao thì khả năng sinh lợi càng cao. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây của Guorong Jiang et al. (2003) ở Hong Kong, Fadzlan Sufian (2011) ở Hàn Quốc, Nghiên cứu của Fadzlan Sufian & Royfaizal Razali Chong (2008) ở Philippines. Kết quả nghiên cứu đã phản ánh đúng thực trạng của các NHTMCPVN. Năm 2006, các ngân hàng thương mại bắt đầu chú ý đến việc phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại mà trước hết là dịch vụ thanh toán, trong đó đáng chú ý nhất là dịch vụ thẻ ATM, các ngân hàng đã có được các nguồn thu mà năm 2005 chưa có như: thu phí dịch vụ thanh toán, thu phí dịch vụ ủy thác, đại lý, thu phí dịch vụ ngân quỹ, thu phí dịch vụ bảo lãnh,… Thu nhập ngoài lãi tăng làm cho ROA của các ngân hàng tăng, ngân hàng có thu nhập ngoài lãi càng tăng mạnh thì khả năng sinh lợi càng cao. Năm 2007, các ngân hàng có tốc độ tăng thu nhập ngoài lãi càng nhanh thì khả năng sinh lợi càng cao. Năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm cho thị trường chứng khoán của Việt Nam chao đảo, các khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh chứng khoán đã kéo thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng xuống mức thấp, hậu quả là ROA của các NHTMCPVN giảm so với năm 2007. Năm 2009, trước những nỗ lực của Chính phủ, thị trường chứng khoán, thị trường ngoại hối, đã có những bước phát triển lạc quan hơn, các ngân hàng như ABB, EIB, FCB, HDB, MB, MSB, NVB, PGB,… đã có được nguồn thu trở lại từ hoạt động kinh doanh chứng khoán, kinh doanh ngoại tệ, vì thế ROA của các ngân hàng này cũng tăng so với năm 2008. Bên cạnh đó, một số ngân hàng vẫn chưa thoát khỏi tình trạng lỗ từ hoạt động kinh doanh chứng khoán và ngoại tệ như CTG, DAB, SHB, TPB,… đã làm cho ROA giảm so với năm 2008. Năm 2010, giá vàng, tỷ giá hối đoái diễn biến theo chiều hướng phức tạp, cùng với quy định siết chặt hoạt động kinh doanh vàng của các ngân hàng làm cho thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng giảm kéo tỷ số ROA giảm theo. 5.1.6. Quản trị chi phí hoạt động (TC/TA) Tỷ lệ TC/TA có mối tương quan âm với khả năng sinh lợi của ngân hàng. Mối tương quan âm này chỉ ra rằng, chi phí hoạt động của các NHTMCPVN càng tăng, mà đặc biệt là càng tăng nhanh hơn tổng tài sản thì khả năng sinh lợi càng giảm và ngược lại, chi phí hoạt động càng giảm thì khả năng sinh lợi càng tăng. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây của Bouke (1989) ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Úc; Guorong Jiang et al. (2003) ở Hong Kong, Panayiotis P. Athanasoglou et.al (2005) ở Hy Lạp; Fadzlan Sufian & Royfaizal Razali Chong (2008) ở Philippines; Sufian & Habibullah (2009) ở Trung Quốc, Fadlan Sufian (2011) ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là hệ số hồi quy của biến TC/TA lại không có ý nghĩa thống kê tại tất cả các mức ý nghĩa trong cả 4 mô hình. 5.1.7. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (RGDP) Tốc độ tăng trưởng kinh tế có mối tương quan dương với khả năng sinh lợi của các NHTMCPVN và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1% trong cả hai mô hình (3) và (4). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam càng cao thì khả năng sinh lợi của các ngân hàng càng tăng; điều này phản ánh đúng thực trạng của nền kinh tế Việt Nam trong các năm qua, khi kinh tế tăng trưởng kéo theo nhu cầu tín dụng và nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ khác của ngân hàng tăng, các ngân hàng có nguồn thu dồi dào và đa dạng hơn, làm cho khả năng sinh lợi của các ngân hàng tăng cao. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây của Brouke (1989) ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Úc; Bashir (2000) ở Trung Đông , Nier (2000) ở Anh, Balachandher K.Guru et al.(2002) ở Malaysia, Gerlach et al.(2004) ở Hong Kong, , Sufian & Habibullah (2009) ở Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu đã phản ánh đúng thực trạng của nền kinh tế Việt Nam. Năm 2006, nền kinh tế Việt Nam phát triển trong điều kiện thuận lợi, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,17%, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đã làm cho tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của các ngân hàng đều tăng cao, ROA trung bình đạt 1,45% tăng so với mức 1,35% của năm 2005. Tiếp tục đà tăng trưởng của năm 2006, trong năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 8,48%, đây là mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn từ năm 2005-2010; ROA trung bình của các ngân hàng đạt mức 1,48% cũng là mức cao nhất trong 6 năm từ 2005-2010. Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ đã lan rộng ra khắp thế giới và có ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giảm chỉ còn 6,23%, ROA của các NHTMCP cũng vì thế mà đồng loạt giảm theo khiến cho ROA trung bình trong năm 2008 giảm so với năm 2007 và chỉ đạt ở mức 1,40%. Năm 2009, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn chưa thực sự chấm dứt, thị trường trong nước và thế giới diễn biến theo chiều hướng phức tạp, tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 5,32% - mức thấp nhất trong giai đoạn 2005-2010, ROA trung bình của các NHTMCP cũng giảm đến mức thấp nhất 1,33%. Năm 2010, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã dần lắng xuống, nhưng dư âm của cuộc khủng hoảng vẫn còn đó, để đảm bảo cho sự phát triển an toàn của hệ thống ngân hàng Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng những quy định khắt khe hơn đối với các ngân hàng theo hướng đáp ứng các chuẩn mực quốc tế, vì vậy, tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 6,78% nhưng ROA trung bình của toàn khối TMCP chỉ đạt 1,18%. 5.1.8. Tỷ lệ lạm phát (INF) Tỷ lệ lạm phát (INF) có mối tương quan âm với khả năng sinh lợi của các NHTMCPVN và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1% trong mô hình (3), tại mức ý nghĩa 10% trong mô hình (4). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ lạm phát của kinh tế Việt Nam càng cao thì khả năng sinh lợi của ngân hàng càng giảm; ngược lại, tỷ lệ lạm phát càng được giữ ổn định ở mức thấp thì khả năng sinh lợi của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxHƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP VIẾT LUẬN VĂN SỬ DỤNG DỮ LIỆU THỨ CẤP.docx
Tài liệu liên quan