Góp phần làm rõ thêm âm mưu thâm độc và tội ác của tàn quân Thái Bình thiên quốc ở một số tỉnh Trung Du, miền núi Bắc Kỳ - Việt Nam (1868-1885)

Tài liệu Góp phần làm rõ thêm âm mưu thâm độc và tội ác của tàn quân Thái Bình thiên quốc ở một số tỉnh Trung Du, miền núi Bắc Kỳ - Việt Nam (1868-1885): 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 15 (5/2019) tr 1 - 8 GÓP PHẦN LÀM RÕ THÊM ÂM MƯU THÂM ĐỘC VÀ TỘI ÁC CỦA TÀN QUÂN THÁI BÌNH THIÊN QUỐC Ở MỘT SỐ TỈNH TRUNG DU, MIỀN NÚI BẮC KỲ - VIỆT NAM (1868-1885) Phạm Văn Lực Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Bài báo đề cập đến quá trình xâm nhập, cùng những âm mưu thâm độc và tội ác của tàn quân Thái Bình Thiên Quốc ở một số tỉnh trung du, miền núi Bắc Kỳ - Việt Nam (1868-1885); đồng thời, bài báo cũng đưa ra những nhận định, đánh giá mới về đám tàn quân này. Từ khóa: Quân Thái Bình Thiên Quốc, Bắc kỳ, Việt Nam Đặt vấn đề Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc (1851-1864) là cuộc chiến tranh nông dân vĩ đại nhất trong lịch sử cận đại Trung Quốc. Sau 14 năm hoạt động, năm 1864 cuộc khởi nghĩa bị triều đình phong kiến Mãn Thanh đàn áp đẫm máu. Để tránh sự đàn áp của triều đình, nhiều toán nghĩa quân Thái Bình Thiên Quốc đã phải dạt vào miền Bắc nước ta để lẩn trốn, gây nên họa thổ phỉ. Trong thời gian ở Bắc Kỳ (1868-18...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Góp phần làm rõ thêm âm mưu thâm độc và tội ác của tàn quân Thái Bình thiên quốc ở một số tỉnh Trung Du, miền núi Bắc Kỳ - Việt Nam (1868-1885), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 15 (5/2019) tr 1 - 8 GÓP PHẦN LÀM RÕ THÊM ÂM MƯU THÂM ĐỘC VÀ TỘI ÁC CỦA TÀN QUÂN THÁI BÌNH THIÊN QUỐC Ở MỘT SỐ TỈNH TRUNG DU, MIỀN NÚI BẮC KỲ - VIỆT NAM (1868-1885) Phạm Văn Lực Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Bài báo đề cập đến quá trình xâm nhập, cùng những âm mưu thâm độc và tội ác của tàn quân Thái Bình Thiên Quốc ở một số tỉnh trung du, miền núi Bắc Kỳ - Việt Nam (1868-1885); đồng thời, bài báo cũng đưa ra những nhận định, đánh giá mới về đám tàn quân này. Từ khóa: Quân Thái Bình Thiên Quốc, Bắc kỳ, Việt Nam Đặt vấn đề Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc (1851-1864) là cuộc chiến tranh nông dân vĩ đại nhất trong lịch sử cận đại Trung Quốc. Sau 14 năm hoạt động, năm 1864 cuộc khởi nghĩa bị triều đình phong kiến Mãn Thanh đàn áp đẫm máu. Để tránh sự đàn áp của triều đình, nhiều toán nghĩa quân Thái Bình Thiên Quốc đã phải dạt vào miền Bắc nước ta để lẩn trốn, gây nên họa thổ phỉ. Trong thời gian ở Bắc Kỳ (1868-1885), tàn quân Thái Bình Thiên Quốc đã có những âm mưu thâm độc và gây ra không biết bao nhiêu tội ác đối với đồng bào ta. Thế nhưng, cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn ít đề cập đến vấn đề này; trong phạm vi của một bài viết, tôi xin làm rõ thêm âm mưu và tội ác của tàn quân Thái Bình Thiên Quốc ở Bắc Kỳ, cụ thể như sau: Nội dung 1. Vài nét về sự có mặt của tàn quân Thái Bình Thiên Quốc ở Bắc Kỳ (1868-1885) Từ năm 1868 tàn quân Thái Bình Thiên Quốc đã phải dạt vào miền Bắc nước ta để tránh sự đàn áp của triều đình phong kiến Mãn Thanh. Khi vào miền Bắc nước ta, đám tàn quân này phân hóa thành ba bộ phận: - Giặc Cờ Trắng (hay còn gọi là thổ phỉ Bạch Miêu) do Bàn Văn Nhị, Long Văn Lợi, Triệu Tiên Đồng, Triệu Hữu Diền, cầm đầu, chuyên cướp phá ở vùng Đông Bắc. - Giặc Cờ Vàng do Hoàng Sùng Anh, Ngô Côn, Diệp Tài cầm đầu; lúc đầu hoạt động ở Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, từ 1870 chúng kéo quân vào cướp phá ở vùng Sơn Tây, Hưng Hóa (Tây Bắc). + Quân Cờ Đen do Lưu Vĩnh Phúc, Hoàng Thủ Trung, Lưu Bá Anh (hay còn gọi là Ba Dếnh), chỉ huy, hoạt động trên một địa bàn rất rộng từ Tuyên Quang, Phú Thọ đến Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Hưng Hóa (Tây Bắc) [5]. + Sau khi giặc Cờ Trắng, Cờ Vàng bị quân triều đình Nhà Nguyễn phối hợp với Đề đốc Quảng Tây (Trung Quốc) là Phùng Tử Tài đánh bại ở Cao Bằng, Lạng Sơn (1868), Ngô Côn Ngày nhận bài: 11/9/2018. Ngày nhận đăng: 15/10/2018 Liên lạc: Phạm Văn Lực; e-mail: pvldhtb@gmail.com 2 liền đem quân đánh chiếm Bắc Ninh (1870), nhưng y bị tử trận trong một cuộc giao chiến ở gần sông Đuống. Sau khi Ngô Côn chết, giặc Cờ Vàng do Hoàng Sùng Anh cầm đầu kéo vào cướp phá ở Tây Bắc. + Quân Cờ Đen do Lưu Vĩnh Phúc, Hoàng Thủ Trung, Lưu Bá Anh (hay còn gọi là Ba Dếnh),chỉ huy, hoạt động trên một địa bàn rất rộng từ Tuyên Quang, Phú Thọ đến Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Hưng Hóa (Tây Bắc) [5]. Sau khi giặc Cờ Trắng, Cờ Vàng bị quân triều đình Nhà Nguyễn phối hợp với Đề đốc Quảng Tây (Trung Quốc) là Phùng Tử Tài đánh bại ở Cao Bằng, Lạng Sơn (1868), Ngô Côn liền đem quân đánh chiếm Bắc Ninh (1870), nhưng y bị tử trận trong một cuộc giao chiến ở gần sông Đuống. Sau khi Ngô Côn chết, giặc Cờ Vàng do Hoàng Sùng Anh cầm đầu kéo vào cướp phá ở Tây Bắc. Như vậy, để tránh sự đàn áp của triều đình phong kiến Mãn Thanh, tàn quân Thái Bình Thiên Quốc đã phải dạt vào miền Bắc nước ta để lẩn trốn, chứ không phải là được triều đình Nhà Nguyễn cầu viện sang để giúp nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược; càng không phải chúng được Nhà Thanh cử sang để phối hợp cùng với triều đình Huế chống Pháp (như nhiều người vẫn nhầm tưởng). Trong thời gian ở Tây Bắc, tàn quân Thái Bình Thiên Quốc đã có những âm mưu thâm độc và gây ra nhiều tội ác đối với đồng bào ta. 2. Âm mưu thâm độc và tội ác của tàn quân Thái Bình Thiên Quốc ở Bắc Kỳ (1868-1885) 2.1. Lưu Vĩnh Phúc cho quân chiếm cứ châu Bảo Thắng (Lào Cai) Từ khi dạt vào Tây Bắc (1868), quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc đã có âm mưu chiếm cứ châu Bảo Thắng (Lào Cai) từ rất sớm. Đầu năm 1868, Lưu Vĩnh Phúc kéo quân vào châu Lục Yên, chịu sự điều khiển của quyền Quản cơ Nguyễn Văn Phan tiến đánh giặc Cờ Trắng (thổ phỉ Bạch Miêu). Sau ba lần đánh thắng giặc Cờ Trắng, Lưu Vĩnh Phúc được vua Tự Đức thưởng chức Cửu phẩm Bách hộ. Lưu Vĩnh Phúc chính thức nhận quan chức của triều đình Huế, đóng quân ở Tuyên Quang, sẵn sàng làm nhiệm vụ theo sự điều khiển của triều đình Huế. Tháng 3 năm 1868, Lưu Vĩnh Phúc xin khai mỏ đồng ở Tuyên Quang để tạo nguồn kinh phí nuôi quân nhưng không được vua Tự Đức chấp nhận. Giữa năm ấy, Lưu Vĩnh Phúc liền đem quân đánh nhau với Hà Quân Xương (Quản cơ của Triều Nguyễn trông coi vùng Bảo Thắng), rồi chiếm giữ luôn châu Bảo Thắng - một vị trí có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng, là nơi chốt giữ xung yếu cửa ngõ biên giới Việt Nam tiếp giáp với Vân Nam (Trung Quốc). Từ Bảo Thắng về trấn sở Hưng Hóa (ở địa phận xã Trúc Phê, huyện Tam Nông) chỉ mất khoảng 20 ngày đường. Trong cuộc chiến tranh Việt - Pháp và Trung - Pháp cuối thế kỷ XIX, Triều đình Huế, phong kiến Mãn Thanh cũng như thực dân Pháp đều nhận thức rất rõ vị trí quân sự quan trọng của Bảo Thắng. Các quan lại Nhà Thanh ở biên giới Lưỡng Quảng thường dâng tấu về triều nói rõ: “Xét ra châu Bảo Thắng ở Việt Nam cùng với Hà Khẩu ở Vân Nam chỉ cách một con sông, nếu muốn lấy sông ấy làm giới hạn thì phía Đông có thể đến phủ Khai Hóa, phủ Quảng Nam, phía Tây có thể vào phủ Lâm An, phủ Phổ An, đường đi nhiều ngả,và vị trí Bảo Thắng có thể toả chiết được quân tiền phong của giặc (Pháp) thì biên giới tỉnh Vân Nam cũng không đến nỗi nguy cấp. Nếu quân Pháp tiến giữ Bảo Thắng thì toàn cục nước Việt không thể cứu vãn được và việc biên phòng tỉnh Vân Nam lại là khẩn cấp”[13]. 3 Không những thế: “Bảo Thắng còn là nơi cửa ngõ thông thương buôn bán, là nơi có nhiều của cải có thể ở được”như lời Trần Đình Túc, Tán lý quân thứ Tuyên Quang tâu với triều đình Huế. Vì thế “Lưu Vĩnh Phúc chiếm giữ Bảo Thắng mà quyết không chịu rời đi nơi khác chỉ vì theo Lưu nếu dời đi mà vẫn ở Việt Nam thì mất một chỗ hiểm, nhờ vào địa thế và riêng nguồn lợi thu được ở Bảo Thắng, Lưu Vĩnh Phúc đã có thể tự lo đủ lương thực và vũ khí cho đội quân của mình. Có thể nói, tại vùng biên này, quân của Lưu Vĩnh Phúc công, thủ đều dễ dàng. Hơn nữa, Ông lại có Trung Quốc làm hậu thuẫn vững chắc một khi triều đình Mãn Thanh đã lợi dụng được Lưu và đội quân của ông. Trong tầm nhìn chiến lược của Trung Quốc, Bảo Thắng sẽ là phên dậu phía Nam cho cả vùng Vân Nam rộng lớn và giàu có”[1]. Vị trí chiến lược của châu Bảo Thắng (Lào Cai) không phải chỉ quan trọng với triều đình phong kiến Nguyễn, Nhà Thanh mà còn cả với các nước tư bản Anh, Pháp, Mỹ, Đức lúc bấy giờ. Các nước Anh, Pháp đều coi các xưởng ở tỉnh Vân Nam là nơi tụ họp mối lợi, người Anh muốn đi qua Miến Điện sang Vân Nam, người Pháp muốn đi qua Việt Nam đến Vân Nam, do đó trước kia cả Anh và Pháp đã tổ chức nhiều đoàn du lịch thám hiểm tìm đường vào Vân Nam. Đối với thực dân Pháp việc khai thông sông Hồng, từ Hà Nội lên Vân Nam là gần và tiện lợi nhất, nhưng lại bị quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc ngăn trở. Do đó, sau khi chiếm được Hà Nội, Pháp đã treo “giải thưởng 5 vạn bạc để mua Lưu Vĩnh Phúc và 10 vạn bạc để lấy được châu Bảo Thắng”[10]. Trong các cuộc thương nghị giữa Pháp với triều đình Huế cũng như giữa triều đình Mãn Thanh với Pháp sau này, vấn đề Lưu Vĩnh Phúc và châu Bảo Thắng thường được đem ra bàn bạc rất kỹ lưỡng. Nhà Thanh không muốn xung đột với Pháp, nhưng nếu chiến tranh giữa hai bên xảy ra thì công việc phòng thủ biên giới phía Nam - trong đó có việc chiếm giữ châu Bảo Thắng là rất cần kíp. Năm Quang Tự thứ 8 (1883), Lưu Trường Hựu gửi thư cho thống chế Lưỡng Quảng là Trương Chấn Hiên nói rõ: “Trước đã phái người mang quân 6 doanh ở biên giới các phủ Lâm An, Khai Hóa, Quảng Nam, nay đem quân đã luyện tập ở các trấn và tiếp tục mộ mấy doanh để phòng khi cần thiết. Nhưng từ Hà Khẩu trở xuống không phải sức quân của Trung Quốc có thể đủ được. Bảo Thắng chẹn được nơi xung yếu thì có thể chống che cho ta. Giá thử qua Bảo Thắng mà tiến đến phía Tây, thì đã gần ngay phên dậu của ta” [11]. Xuất phát từ tầm chiến lược đặc biệt quan trọng của Bảo Thắng mà cả Triều đình Huế, nhà Thanh và thực dân Pháp không bên nào muốn để tuột mất. Nhận biết được điều đó, Lưu Vĩnh Phúc đã lợi dụng được điểm yếu và mâu thuẫn của ba thế lực nói trên, âm mưu chiếm cứ lâu dài châu Bảo Thắng, biến nơi đây thành căn cứ chính “mà quyết không chịu rời đi”. Cho đến khi Hiệp ước Pháp - Thanh được ký kết (1885) quân đội nhà Thanh (cả Lưu Vĩnh Phúc và quân Cờ Đen) buộc phải triệt thoái khỏi Bắc Kỳ; cùng với đó là Công ước Pháp - Thanh 1887, 1895 cũng được thông qua, việc phân định đường biên giới giữa “Đông Dương thuộc Pháp” với Nhà Thanh được hoàn tất. Lúc đó, châu Bảo Thắng mới thoát khỏi âm mưu thâm độc, không bị Nhà Thanh cướp mất. Vì thế, đến khi buộc phải dời đi theo quy định của Hiệp ước Thiên Tân ký kết năm 1885, Lưu Vĩnh Phúc đã cho quân san phẳng thành Lào Cai và tàn sát nhân dân trong vùng hết sức dã man, gần như không còn một ai sống sót [3]. Ngoài những việc làm trên, Lưu Vĩnh Phúc còn có những yêu sách hết sức ngang ngược về tiền bạc cho mình và đòi triều đình phong kiến Nguyễn cũng phải ban bổng lộc cho cả bố mẹ của Y: “Sau mỗi một thắng lợi, Lưu lại ra điều kiện với triều đình Huế phải trả lương cho Y bằng chức Tổng đốc và triều đình Huế phải ban bổng lộc cho cả cha mẹ của Y nữa”[12]. Điều đó đã lột tả được bản chất của đội quân này (quân Cờ Đen) không khác gì “đội quân đánh thuê”. 4 2.2. Quân Cờ Đen gây ra nhiều tội ác đối với đồng bào ta ở một số tỉnh Bắc kỳ 2.2.1. Ở Tây Bắc Ngay từ khi kéo quân vào Tây Bắc (1870), đi đến đâu chúng cũng thẳng tay cướp phá, chém giết đồng bào ta: “Ai có tiền hối lộ, chúng tha, Ai không có tiền chúng giết ngay tại chỗ”[6]. Sự tàn ác của giặc Cờ Vàng đã làm cho: “xóm làng xơ xác, nhân dân đói khổ, nhiều nơi nhân dân đã phải bỏ cả làng, bản rủ nhau chạy vào rừng sâu để ở”. Quam tô mương của Mường La (thành phố Sơn La), Mường Muổi (Thuận Châu), Mường Sang (Mộc Châu) đã ghi lại cảnh cơ cực của đồng bào các dân tộc như sau: “ dân sống cuộc đời như nai, như hoãng, nay đây mai đó. Dân như loài cuốc, như cáo, như chồn chui rúc rừng sâu” [14]. Cùng với cướp phá, tàn quân Thái Bình Thiên Quốc còn có những hành động hết sức đê tiện, bỉ ổi đối với nhân dân ta: “Đem tí thịt lợn treo cột nhà Cô nàng coi như làm vợ cho giặc. Đặt bầu ruợu dưới chạn thức ăn Coi như đám cưới đã xong Giặc vào buồng ngủ với con, với cháu” [14] Có thể nói, sự tàn ác của giặc “Cờ Vàng” (tiếng Thái gọi là “Xấc cơ lường”) đã làm cho dân chúng thời bấy giờ hết sức phẫn uất. Nhiều nơi nhân dân đã phải tự thành lập các đội quân “Chinh chiến” để chống giặc “Cờ Vàng” bảo vệ bản mường. 2.2.2. Ở Sơn Tây, Vĩnh Phúc Ngày mùng 2 tháng 2 âm lịch tức ngày 28 tháng 2 năm 1884 quân Cờ Đen đi đến huyện Yên Lãng (Sơn Tây) và hạ trại ở Đồng Bói của làng Hương Canh, gần xã Tân Phong ngày nay. Mặc dù dân làng đã cung đốn đủ gạo, thịt cho toán quân này, nhưng chúng vẫn gây sự; bị dân làng phản ứng đánh lại giết chết một tên lính, quân Cờ Đen sẵn súng trong tay, lại đông về số lượng, chúng bao vây kín vùng phía Đông Nam bờ lũy Hương Canh và dùng những khẩu mã tràng (loại súng thần công nhỏ, có bánh xe kéo) liên tục nã vào các cổng làng. Sau hơn một tiếng cầm cự, cánh cổng chính bị đổ nghiêng cũng là lúc quân Cờ Đen ồ ạt tràn vào làng. Các tráng đinh làng Tiên ra sức chặn đánh, nhưng không chống đỡ nổi, quân Cờ Đen đã giết hết những nghĩa sĩ ấy trước khi tràn vào các xóm. Khi tràn vào các xóm, quân Cờ Đen điên cuồng cướp bóc, đốt phá, cứ hễ gặp người là chém. Dân làng Hương Canh lúc đó chỉ biết chạy thoát thân trong hoảng loạn. Chỉ vì mất một mạng người mà quân Cờ Đen với bản chất của những tên thổ phỉ “Giặc trốn” đã chém giết để trả thù điên cuồng, người trong làng phần bị giết chết, phần thì nhanh chân bỏ chạy, chỉ còn lại trẻ con người già yếu không chạy kịp đều bị tàn sát, cả làng nháo nhác tiếng kêu khóc, trẻ con lạc cha mẹ chạy khắp đường. Số quân Cờ Đen ở ngoài đồng cũng tràn cả vào làng, bắt gà, giết lợn thổi cơm ăn. Dã man hơn, tối đến quân Cờ Đen cho nấu một vạc cháo hoa loãng ở giữa sân đình Tiên, bắt số trẻ con lạc bố mẹ dồn cả vào một chỗ rồi đơm ra bát đàn cho húp. Tuy hoảng sợ 5 nhưng vì đói cả nên bọn trẻ cũng húp lấy hút để. Hễ đứa nào húp cháo nóng chỉ một chỗ là quân “Cờ Đen” phán định ấy là con nhà giàu, đứa nào húp xung quanh cho cháo nguội dần thì cho là con nhà nghèo. Những đứa chúng cho là con nhà giàu thì liền dùng giáo nhọn đâm vào lưng đứa bé mà nhấc bổng lên trên trời. Đứa bé giãy giụa vì quá đau đớn mà huơ tay huơ chân, khóc thảm thiết. Lính Cờ Đen cười ầm cả lên mà bảo: “Tý nheo (trẻ con) đang múa đấy” rồi vứt xác trẻ con xuống giếng Nội ở đầu đình. Cả đứa chưa chết hẳn lẫn đứa chết cũng bị chết đuối hết, nước giếng đỏ ngầu màu máu, xác tràn lên gần đầy lên cả miệng giếng. Trong đêm kinh hoàng ấy ở làng Canh, những người chạy thoát được không dám về không biết những người thân của mình hiện ra sao, còn hay bị đã bị giặc giết mất rồi. Sáng ngày mùng 3 tháng 2 tức ngày 29 tháng 2, quân Cờ Đen rút ra khỏi làng, khi đi chúng bắt bớ những người còn sót lại trong làng gồng gánh phục dịch chúng sang tận Bắc Ninh. Sau khi quân Cờ Đen kéo đi, người làng Cánh trở về nhà tìm người thân chôn cất, hầu như nhà nào cũng có người chết, nhiều người bị chết hết cả nhà không còn ai. Số người dân bị giết cả ba làng chừng bảy, tám trăm người [15]. Từ đó đến nay, cứ vào ngày mùng 2 tháng Hai Âm lịch hàng năm dân làng Hương Canh đều tổ chức cúng giỗ trận cho những người bị giết hại trong trận vong năm ấy. Riêng ở Đình Tiên, khi cúng người ta còn đổ một xe cháo và bánh chòn xuống giếng Nội, nơi mà những đứa bé vô tội năm Giáp Thân bị vứt xác xuống đây. Đến nay, dân làng vẫn kể lại mỗi khi ấy nước giếng Nội đang trong vắt bỗng đỏ ngầu và đêm ấy có tiếng trẻ con khóc trong sân đình Tiên. Mọi người đều nghĩ đó là oan hồn của những đứa trẻ bị lũ giặc giết hại năm đó. Vào cuối năm 1885-Ất Dậu, quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc đã tràn vào làng Giai Lạc (nay thuộc xã Quang Minh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc) cướp phá, hãm hiếp phụ nữ và giết hại hơn 200 người. Ngày nay, dân làng Giai Lạc vẫn lấy ngày 23/10 âm lịch hàng năm làm ngày giỗ trận để tưởng nhớ những người bị quân Cờ Đen sát hại năm ấy (theo nội dung tấm bia Trận vong tiên linh soạn năm Thành Thái thứ 5 (1892), đó là những tội lỗi cần phải được làm rõ và lên án nghiêm khắc [15]. 3. Một vài nhận xét Thứ nhất, để tránh sự đàn áp của triều đình phong kiến Mãn Thanh, tàn quân Thái Bình Thiên Quốc đã phải dạt vào miền Bắc nước ta nương náu nhờ; chứ không phải do triều đình Nhà Nguyễn cầu viện sang để chống Pháp; cũng không phải chúng được triều đình phong kiến Mãn Thanh cử sang để “giúp” nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược. Thứ hai, khi vào “nương náu” nhờ, tàn quân Thái Bình Thiên Quốc đáng ra phải thiện phục để nhận được sự che chở, bao dung của nhân dân ta; nhưng ngược lại, chúng hết sức tàn ác và gây ra không biết bao nhiêu tội lỗi đối với đồng bào ta. Điều đó đã thể hiện nguyên hình bản chất của chúng là đội quân xâm lược, tàn ác; đội quân nước lớn của “Thiên triều” đầy tham vọng đồng hóa, thôn tính đối với nhân dân ta. Thứ ba, việc đánh giá đối với quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc cần phải có sự rõ ràng về công và tội. 6 Bàn về nhân vật Lưu Vĩnh Phúc, ngay từ năm 1940 trên Báo Mới tác giả Nguyễn Văn Bân đã cho đăng hàng loạt bài ký sự viết về những hành động của quân Cờ Đen mà tác giả đã từng được chứng kiến. Những bài ký sự này sau được Trung Bắc thư xã in thành sách với tiêu đề Giặc Cờ Đen, trong đó nội dung chủ yếu là lên án những hành vi cướp phá, tàn sát của quân Cờ Đen đối với nhân dân ta trong gần 20 năm hoạt động ở các tỉnh thượng du Bắc Kỳ mà chủ yếu là ở Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Sơn Tây và một số địa phương xung quanh Hà Nội. Từ cuối những năm 1950, nhân vật Lưu Vĩnh Phúc và quân Cờ Đen bắt đầu được giới nghiên cứu sử học ở nước ta quan tâm, đi sâu tìm hiểu một cách sâu sắc, khá toàn diện và có những nhận xét đánh giá khác nhau về vai trò của Lưu Vĩnh Phúc và quân Cờ Đen trong cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược từ những thập niên cuối thế kỷ XIX. Trong tác phẩm Chống xâm lăng xuất bản năm 1957, tác giả Trần Văn Giàu đề cao Lưu Vĩnh Phúc, coi ông là người có công lớn trong lịch sử Việt Nam thời ấy, ông tiêu biểu cho mối đồng minh chiến đấu của hai dân tộc Việt - Trung. Năm 1958, khi ra mắt độc giả tác phẩm Lưu Vĩnh Phúc, tướng Cờ Đen, tác giả Trần Văn Giáp cũng có ý kiến tương tự. Ông đánh giá hành động của Lưu Vĩnh Phúc là: thương người, cứu người, chống áp bức xâm lược, bảo vệ dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, không vì lợi ích cá nhân mà câu kết với người ngoài Có thể nói, nhân vật Lưu Vĩnh Phúc và quân Cờ Đen đã trở thành một đề tài được đưa ra thảo luận khá sôi nổi trên diễn đàn của Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử năm 1962, từ số 34 đến số 42, với sự tham gia của nhiều học giả có tên tuổi. Tuy nhiên, những ý kiến bình luận, đánh giá về Lưu Vĩnh Phúc và quân Cờ Đen vẫn chưa nhất quán. Theo tác giả, bên cạnh những đóng góp của Lưu Vĩnh Phúc và quân Cờ Đen đối với công cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam lúc bấy giờ, cũng cần phải làm rõ bản chất, cùng âm mưu đen tối và tội ác man rợ đối với đồng bào ta của đội quân này. Đã hơn một thế kỷ qua, ở nhiều nơi, những di hận ấy trong nhân dân vẫn còn đọng lại khó có thể xoá nhòa được; thế nhưng, không hiểu vì sao một số nhà nghiên cứu của ta vẫn còn né tránh, không muốn nhắc đến? KẾT LUẬN Từ khi dạt vào miền Bắc nước ta (1868), tàn quân Thái Bình Thiên Quốc (kể cả quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc) đã sách nhiễu, có nhiều âm mưu đen tối và gây ra nhiều tội ác đối với đồng bào ta ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Chính góc khuất này cho đến nay vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức nên việc nhìn nhận, đánh giá về quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc chưa thống nhất; đặt ra vấn đề giới Sử học cần phải tiếp tục được nghiên cứu kỹ hơn, những gì là đóng góp, những gì là tội ác của quân Cờ Đen cần phải được làm rõ và lên án nghiêm khắc mới công bằng với lịch sử. Qua lịch sử Việt Nam thời kỳ (1868 - 1885) đã phản ánh một thực tế nước ta lúc bấy giờ không chỉ bị thực dân Pháp thôn tính mà còn bị nhiều thế lực dày xéo, trong đó có tàn quân Thái Bình Thiên Quốc và cả quân đội của triều đình phong kiến Mãn ThanhThực trạng đó đã lột tả được bản chất của “thời cuộc” lúc đó: Nước Việt Nam phải “đối diện” với cả Pháp và Trung Hoa nửa sau thế kỷ XIX. 7 Trong bối cảnh hiện nay, khi đất nước ta đang bị “kẹt” giữa các nước lớn ở Biển Đông, tôi thiết nghĩ bài học của một thời Việt Nam phải “đối diện” với cả Pháp và Trung Hoa cuối thế kỷ XIX cần được xem xét lại, sẽ giúp chúng ta tìm ra được cách thức bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc một cách hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Văn Bân (1940), “Giặc Cờ Đen”. Trung Bắc Thư xã, Hà Nội. [2] (1991), “Đại Nam nhất thống chí (1991)”. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [3] (1974), “Địa Chí tỉnh Hưng Hóa (Bản dịch của Nguyễn Xuân Lân)”, Ty Văn hóa Vĩnh Phú. [4] Trần Văn Giàu (1957), “Chống xâm lăng: Lịch sử Việt Nam từ 1858-1898 (Quyển 2). Bắc Kỳ kháng Pháp”. Nxb Xây dựng Hà Nội. [5] Phạm Văn Lực (2011), “Phong trào đấu tranh chống giặc Cờ Vàng ở Tây Bắc (1870- 1880)”. Tạp chí Lịch sử Quân sự - Viện nghiên cứu Lịch sử Quân sự Việt Nam. Bộ Quốc phòng, Hà Nội. [6] Khu ủy Khu Tây Bắc (1970), “Nhân dân các dân tộc Tây Bắc chống thực dân Pháp xâm lược”. Sơ thảo-tập 1 (1858-1930). [7] Y. Tsuboi (1992), “Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa (1845-1885)”. Người dịch: Nguyễn Đình Đầu, Hội Sử học Việt Nam, Hà Nội. [8] Trương Nhân Tuấn - Biên giới Vân Nam và Bắc Việt theo đồ tuyến của các Công ước Pháp - Thanh năm 1887 và 1895, trên [9] Phạm Văn Sơn (1971), “Quân dân Việt Nam chống Tây xâm lược”. Nxb Sài Gòn. Tài liệu tiếng Trung Quốc (bản dịch) [10] Hoàng Hải An (1993), “Lưu Vĩnh Phúc lịch sử thảo” Nhà sách Nam Ninh-Quảng Tây tái bản. [11] La Đôn Trung (1998), “Trung - Pháp binh sự bản mạt”. Trung tâm Văn hóa tỉnh Quảng Tây. [12] (1991), Hồi ký của Ông Văn Cung.Trung tâm Văn hóa tỉnh Quảng Tây. Tài liệu tiếng Pháp [13] Ch. Fourniau (1989), La frontière sino-vietnamienne et le face à face franco-chinois à l’époque de la conquête du Tonkin, trong La Font - Les frontières du Vietnam – Histoire des frontières de la péninsule indochinoise, tr. 92. Tài liệu tiếng Thái và điền dã [14] (2000), Quam tô mương của Mường Piềng, Mường La, Mường Sang, Mường Muổi, Mường Quài - bản dịch của Lường Vương Chung. [15] Tài liệu điền dã tại Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Điện Biên, Vĩnh Phúc, tháng 8 năm 2015. 8 FURTHER CLARIFICATION OF SATANIC MACHINATION AND CRIME OF THAI BINH THIEN QUOC REMAINDERS IN SOME MIDLAND AND NORTHERN MOUNTAINOUS PROVINCES IN VIETNAM (1868-1885) Pham Van Luc Tay Bac University Abtract: The article focuses on the intrusion process, satatic machination and crime of Thai Binh Thien Quoc remainders in some midland and northern mountainous provices in Vietnam (1868-1885). At the same time, the article presents judgements and assessments on these army remainders. Keywords: Thai Binh Thien Quoc army, Tonkin, Vietnam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1_pham_van_luc_3452_2167611.pdf
Tài liệu liên quan